Tóm tắt Luận văn Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

pdf 26 trang phuongvu95 5151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_sinh_hoat_chuyen_mon_theo_huong_ngh.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC LÊ THỊ HẢI YẾN QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 81.40.114 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
  2. TẠI HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Minh Hiền Phản biện 1: TS. Đặng Thị Minh Hiền Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Phương Huyền Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viện Quản lý Giáo dục vào hồi 14 giờ 30 phút ngày 15 tháng 01năm 2020. CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN VĂN TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của nền giáo dục là đào tạo những con người phát triển toàn diện, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn làm được điều đó, giáo dục phải có sự thay đổi đồng bộ trên các mặt, trong đó yếu tố có ý nghĩa quan trọng là phải nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ GV. GV phải luôn được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, GV phải có năng lực không ngừng tự hoàn thiện, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, cũng như biết phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Năng lực dạy học của GV có ảnh hưởng lớn đến kết quả họctập của học sinh. Cải tiến chất lượng dạy và học đồng thời gắn với việc bồi dưỡng năng lực củaV G sẽ đảm bảo hiệu quả giáo dục về nhiều mặt. GV có năng lực chuyên môn tốt, phương pháp giảng dạy hiệu quả thì càng thúc đẩy hơn nữa quá trình nhận thức của HS. Do đó, yêu cầu đặt ra là làm thế nào nâng cao năng lực dạy học cho GV và bằng cách nào để hiệuđạt quả cao nhất? Theo quy định của Bộ GD&ĐT thì hằng năm mỗi GV có nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên. Người GV có thể chọn nhiều hình thức để thực hiện nhiệm vụ này như tham gia trang trường học kết nối, câu lạc bộ, trường học ảo, nghiên cứu qua tài liệuchuyên môn nghiệp vụ, sách báo, Những hình thức này diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi tùy vào sự sắp xếp, ý thức tự giác của GV nên sự kiểm soát, đánh giá của CBQL về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Hiện nay trong nhà trường nói chung và trong trường THCS nói riêng, SHCM là một trong những hoạt động chủ đạo. Tổnhóm chuyên môn là xương sống của tổ chức nhà trường. Vì mỗi GV đều được xếp vào các tổ nhóm cụ thể. Ở đó họ được sinh hoạt theokế 1
  4. hoạch của trường, tổ, nhóm với những nội dung gần gũi, cùng một mục tiêu đó là nâng cao năng lực dạy học, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn để cùng nhau đạt mục tiêu chung của đơn vị. Trong thực tế, các trường đã dành ít nhất 02 lần/tháng để cáctổ, nhóm chuyên môn SHCM định kì. Qua các buổi SHCM này, năng lực của GV được phát huy và ngày càng hoàn thiện. Có nhiều hình thức SHCM như dự giờ thao giảng, tổ chức thi GVDG các cấp, làm chuyên đề, xây dựng chương trình bồi dưỡng HSG, phụ đạo HSY, làm ĐHDH, hướng dẫn nội dung ôn tập, xây dựng đề kiểm tra theo hướng đổi mới, Một trong những hình thức SHCM mang tính chất vừa cụ thể, vừa có căn cứ khoa học, phù hợp với đa sốcácnhà trường đó là SHCM theo hướng NCBH. NCBH là một mô hình phát triển năng lực dạy học của giáo viên thông qua việc cải tiến chất lượng dạy và học của từng bài học cụ thể, qua đó cải tiến chất lượng học của học sinh. Hình thức này đã được áp dụng ở nhiều nước, bước đầu được áp dụng ở Việt Namvà đã chứng minh được tính khả thi của nó trong việc bồi dưỡng và phát triển năng lực chuyên môn của GV so với các phương pháp truyền thống khác. Thực tế hiện nay, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn nói chung và theo hướng NCBH tại các trường THCS ở huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội còn chưa được làm bài bản, chưa thực sự hiệu quả. Tính chuyên sâu vào lĩnh vực chuyên môn chưa nhiều, một số buổi còn thiên về hội họp, hành chính. Công tác QL hoạt động này của Hiệu trưởng còn chưa tốt ở một số khâu, một số nội dung như việc chỉ đạo lập kế hoạch riêng cho SHCM, chỉ đạo thực hiện từng bước trong NCBH, công tác kiểm tra, Vì vậy tác giả mong muốn nghiên cứu đề xuất biện pháp QL SHCM theo hướng NCBH, đóng góp cho việc quản lý SHCM nói 2
  5. chung, QL SHCM theo hướng NCBH nói riêng tại các trường THCS trên địa bàn huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội đạt hiệu quả. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài đề xuất các biện pháp QL SHCM theo hướng NCBH tại các trường THCS huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội giúp công tác QL của Hiệu trưởng trên lĩnh vực này đạt hiệu quả cao hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL SHCM theo hướng NCBH tại các trường THCS 3.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng QL SHCM theo hướng NCBH tại các trường THCS huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 3.3 Đề xuất biện pháp QL SHCM theo hướng NCBH tại các trường THCS huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp QL SHCM theo hướng NCBH của Hiệu trưởng tại các trường THCS huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội. 4.2. Khách thể nghiên cứu: QL SHCM ở các trường THCS 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về QL SHCM theo hướng NCBH trong các trường THCS. Chỉ ra thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp QL SHCM theo hướng NCBH tại các trường THCS huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội. 5.2 Chủ thể Quản lý: Hiệu trưởng các trường THCS. 5.3 Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tại 03 trường THCS trên địa bàn huyện Quốc Oai: trường THCS Phú Cát, trường THCS Đông Xuân và trường THCS Ngọc Liệp. 3
  6. 5.4 Giới hạn về khách thể khảo sát - Một số GV đang giảng dạy tại các trường THCS Phú Cát, trường THCS Đông Xuân và trường THCS Ngọc Liệp. - TTCM 03 trường THCS Phú Cát, trường THCS Đông Xuân và trường THCS Ngọc Liệp. - Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng 03 trường THCS Phú Cát, trường THCS Đông Xuân và trường THCS Ngọc Liệp. 5.5 Giới hạn về thời gian nghiên cứu Thời gian lấy số liệu khảo sát từ năm 2018 đến năm 2019. 6. Giả thuyết khoa học SHCM theo NCBH những năm gần đây đã được thực hiện ở các trường THCS huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả chưa cao. Nếu nghiên cứu và đề xuấtáp dụng các biện pháp QL SHCM theo hướng NCBH như tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV; chỉ đạo triển khai lập kế hoạch; chỉ đạo GV soạn giáo án theo hướng NCBH; tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũkỹ thuật chuẩn bị và tham gia dự giờ cũng như thực hiện tốt các bước trong NCBH; tăng cường công tác kiểm tra và xây dựng môhình SHCM theo hướng NCBH bài bản, khoa học sẽ tác động tích cực đến chất lượng SHCM ở các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng đổi mới giáo dục hiện nay. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn 7.2.3 Phương pháp quan sát 7.2.4 Phương pháp chuyên gia 7.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 4
  7. 8. Đóng góp của đề tài Đề xuất biện pháp QL SHCM theo hướng NCBH nhằm phát huy năng lực dạy học cho đội ngũ GV thông qua SHCM theo hướng NCBH góp phần nâng cao năng lực QL của Hiệu trưởng tại các trường góp phần đổi mới về công tác QL đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văngồm3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường THCS. Chương 2: Thực trạng quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường THCS huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội. Chương 3: Biện pháp quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường THCS huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu ở ngoài nước 1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước 1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1 Tổ chuyên môn (TCM) Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ 5
  8. phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học. 1.2.2 Sinh hoạt chuyên môn (SHCM) SHCM là một hình thức hoạt động của TCM, NCM đã được quy định trong Điều lệ nhà trường và là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. SHCM không trùng khít với họp TCM. Họp TCM thiên về hành chính, thông báo, đánh giá triển khai nhiệm vụ, giải quyết sự vụ. SHCM là hình thức hoạt động của TCM, NCM với sự tham gia của CBQL, GV, NV trong nhà trường. Nó là dịp để trao đổi CM góp phần nâng cao chất lượng DH. Thông qua SHCM sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng, nhiều giải pháp trong lĩnh vực CM được phân công cho GV, NV trong tổ, nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được giao thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, hiệu quả công việc và đạt mục tiêu của nhà trường. 1.2.3 Nghiên cứu bài học (NCBH) NCBH là một quy trình chung để phát triển nghiệp vụ sư phạm cho GV, để cải tiến nâng cao chất lượng của từng bài học nghiên cứu qua đó mà nâng cao chất lượng giảng dạy. Ở đây chúng ta cần phân biệt NCBH (quy trình chung để phát triển nghiệp vụ sư phạm) khác với “Bài học nghiên cứu” (những tiết học cụ thể được lựa chọnđể đạt được mục đích nghiên cứu). NCBH có trọng tâm là nghiên cứu việc học của HS thông qua từng bài học, môn học, lớp học và các hoạt động cụ thể. Các hoạt động của GV trong quá trình NCBH gồm: Cùng nhau thiết kế xác định mục tiêu, các câu hỏi và bài tập, các phương pháp và kỹ thuật dạy học, cùng nhau quan sát, ghi chép, suy ngẫm và chia sẻ thực tế việc học của HS, cùng nhau tìm hiểu HS học như thế nào, HS gặp phải những khó khăn gì, GV cần làm gì để HS học tập có hiệu quả. 1.2.4 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 6
  9. SHCM theo hướng NCBH đúng như tên gọi của nó là hoạt động GV cùng nhau nghiên cứu, học hỏi từ thực tế một bài học cụ thể, các hoạt động DH trên lớp cụ thể, bài học, những việc làm, cử chỉ cụthể của người học trên lớp để từ đó mỗi GV đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, phát huy tính tích cực nhằm nâng caonăng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV. Đồng thời hoạt động NCBH cũng đảm bảo cơ hội học tập và nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của từng HS trong môi trường cụ thể. 1.2.5 Quản lý (QL) QL là quá trình tác động có chủ định, hướng đích của chủ thểQL lên đối tượng QL nhằm tạo ra các hoạt động hướng tới mụcđích chung của tổ chức dưới sự tác động của môi trường. QL là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, đólà quan hệ giữa chủ thể QL và đối tượng QL. Là tác động có ý thức, tác động bằng quyền lực, theo quy trình và phối hợp các nguồn lực. Nhằm thực hiện mục tiêu chung. QL phải có công cụ và phương pháp tồn tại trong một môi trường luôn biến đổi. QL là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thểQL; đối tượng QL; mục tiêu QL; công cụ, phương tiện QL; cách thức QL (có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và môi trường QL. Những nhân tố này có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật của QL. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy trong cuốn “Khoa học quản lí đại cương” của Nguyễn Thành Vinh thì QL là một trong vô số các hoạt động của con người, nhưng đó là một loại hình hoạt động đặc biệt, là lao động siêu lao động, nghĩa là nó lấy các loại hình lao động cụ thể làm đối tượng để tác động tới nhằmphối kết hợp chúng lại thành một hợp lực, từ đó tạo nên sức mạnh chung của một tổ chức. Vì vậy QL vừa có những đặc điểm chung, có quan hệ hữu cơ với các hoạt động cụ thể khác, vừa có tính độc lập tương đốivà 7
  10. mang những đặc trưng riêng của nó. Đặc điểm chung của QL đó là đều có các yếu tố là chủ thể (con người có ý thức), sử dụng những công cụ, phương tiện và những cách thức nhất định để tác động vào đối tượng (con người tự nhiên, xã hội, tư duy) nhằm đạt tới mục tiêu. Hoạt động QL còn có những đặc trưng của nó. Các yếu tố cũng gồm bốn yếu tố. Đó là chủ thể QL, sử dụng các quyết định QL, công cụ, phương tiện QL lên đối tượng QL để đạt mục tiêu QL. 1.2.6 Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Trong QL dạy học ở trường phổ thông, nhà QL cần chú ý đến QL nhiều mặt trong đó có QL hoạt động của TCM. Nội dung QL hoạt động TCM bao gồm: QL xây dựng KHDH của TCM; QL việc thực hiện KHDH của TCM; QL việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV của TCM; QL công tác tham mưu, phối hợp hoạt động của TCM. Để QL được hoạt động TCM, nhà QL phải xây dựng kế hoạch, đưa ra nhiều giải pháp đặc biệt là đổi mới SHCM nhằm phát triển CM cho GV. Một trong đổi mới QL hoạt động của TCM làQL SHCM theo hướng NCBH. QL SHCM theo hướng NCBH là hoạt động nằm trong chuỗi QL hoạt động TCM của Hiệu trưởng, là quá trình tác động của các chủ thể quản lý đến hoạt động chuyên môn của GV, giúp GV hợp tác với nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy học để tạo ra điều kiện tốt nhất phát triển năng lực học tập của HS. 1.3 Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở 1.3 .1 Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở Thông thường, NCBH diễn ra trong bốn lần SHCM: 8
  11. + Lần thứ nhất: Bước 1 thường diễn ra ở lần SHCM thứ nhất (trong đó việc cử GV dạy minh họa và chọn bài để nghiên cứu được tiến hành ở buổi SHCM trước đó). Bước 1 có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện trí tuệ của cả tập thể. Qua đó mỗi GV tự bồi dưỡng và học tập lẫn nhau về mọi mặt. + Lần thứ hai: Được tiến hành sau khi lần thứ nhất đãhoàn thành, mọi vấn đề như giáo án, hệ thống câu hỏi, bàitập, ĐDDH, công cụ KTĐG, đã hoàn tất. GV tự nguyện dạy minh họahoặc được chọn cử dạy minh họa tiến hành dạy trên lớp, thể hiện ý tưởng của cả TCM, NTC sau khi đã thảo luận ở các buổi SHCM trước (không được dạy thử trước). Các GV khác dự giờ, quan sát và ghi chép các vấn đề: Chuyển quan sát GV sang tập trung quan sát HS và tập trung xem xét nét mặt, cử chỉ của HS xem các em học với cảm nghĩ như thế nào trong giờ học. Xem xét các biểu hiện về tâm lý, thái độ, hành vi trong các tình huống HS thực hiện trong giờ học. + Lần thứ 3: SHCM thảo luận về dự giờ dạy minh họa. Hoạt động này có thể tiến hành ngay sau dự giờ hoặc sau đó nhưng không nên quá một tuần lễ. Nội dung buổi SHCM lần này là qua việc GV dạy minh họa chia sẻ các mục tiêu, ý tưởng của TCM, NCMvà những ý tưởng mới, những thay đổi, điều chỉnh của GV dạy minh họa, những cảm nhận của GV dạy minh họa trong DH, những điều bản thân GV minh họa thấy được, chưa được, mức độ được, chưa được. Người dự lắng nghe, ghi chép các ý kiến tự đánh giá củaGV dạy minh họa, sau đó góp ý về giờ dạy theo tinh thần trao đổi, xây dựng. Các nội dung SHCM trong góp ý giờ dạy ở buổi này tập trung đánh giá về HS. + Lần thứ 4: SHCM theo hướng NCBH ở lần này tập trung vào việc tổng kết lại lần NCBH trước và chọn bài, cử GV dạy thể nghiệm ở lần tiếp theo. Tại buổi SHCM này, người chủ trì phải hết sức linh 9
  12. hoạt và khéo léo để mỗi GV phát biểu được những nghiên cứu, vận dụng, kiểm nghiệm đã tự học, học qua đồng nghiệp ở lần SHCM 1, 2, 3. Trên cơ sở đó tiếp tục chọn bài học để nghiên cứu hoặc có thể dạy lại bài học đó và tiếp tục nghiên cứu hoặc điều chỉnh thay đổi. 1.3.2 Các bước SHCM theo hướng NCBH tại các trường THCS 1.3.2.1 Chuẩn bị bài dạy 1.3.2.2 Tiến hành dạy và dự giờ 1.3.2.3 Suy ngẫm thảo luận về bài dạy 1.3.2.4 Áp dụng 1.4 Quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 1.4.1 Lập kế hoạch quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 1.4.2 Tổ chức quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 1.4.3 Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 1.4.4 Kiểm tra quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở 1.5.1 Các yếu tố chủ quan 1.5.2 Các yếu tố khách quan CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu các trường được khảo sát 2.1.1 Khái quát về kinh tế- xã hội huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 2.1.2 Quy mô, số lượng, chất lượng học sinh các trường THCS huyện Quốc Oai 10
  13. 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát Khảo sát thực trạng các trường về những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm có số liệu thực tế, làm cơ sở cho quá trình phân tích tình hình, tìm ra nguyên nhân của thực trạng. Từ đó đưa ra các biện pháp QL SHCM theo hướng NCBH đạt hiệu quả. 2.2.2. Nội dung khảo sát Khảo sát nhận thức vai trò của SHCM theo hướng NCBH; Khảo sát thực trạng các bước SHCM theo hướng NCBH; Khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch QL SHCM theo hướng NCBH; Khảo sát thực trạng tổ chức QL SHCM theo hướng NCBH; Khảo sát thực trạng chỉ đạo SHCM theo hướng NCBH; Khảo sát thực trạng kiểm tra SHCM theo hướng NCBH; Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến SHCM theo hướng NCBH tại các trường THCS huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội. 2.2.3. Khách thể khảo sát CBQL nhà trường (Bao gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng): 06 người. Các TTCM, GV trong các TCM của nhà trường: 90 người. Tổng số khách thể khảo sát: 96 người. 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Các mức độ tốt, rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều: 03 điểm; Các mức độ trung bình, quan trọng, ảnh hưởng ít: 02 điểm; Các mức độ chưa tốt, không quan trọng, không ảnh hưởng: 01 điểm; Điểm trung bình là số điểm CBQL, GV đánh giá ở các mức độ chia cho tổng số người được khảo sát. Được quy về các mức độnhư sau: Từ 2.45 đến 3.0: tốt; Từ 1.9 đến 2.44: trung bình; Từ 1.0 đến 1.8: chưa tốt. Sử dụng các công thức toán học thống kê, đối chiếu so sánh, suy luận logic; 11
  14. Phân tích tìm ra nguyên nhân của thực trạng ở các nội dung có điểm trung bình từ 1.0 đến 1.8 (chưa tốt). Đề ra biện pháp đề xuất cải tiến công tác QL SHCM theo hướng NCBH ở các trường THCS Phú Cát, Ngọc Liệp và Đông Xuân huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội nói riêng và các trường THCS trên địa bàn huyện Quốc Oai nói chung. 2.3. Thực trạng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 2.3.1 Thực trạng nhận thức về vai trò sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 2.3.2 Thực trạng các bước sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 2.4 Thực trạng quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sởhuyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 2.4.2 Thực trạng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở huyện Quốc Oai thành phố Hà iNộ 2.4.3 Thực trạng công tác chỉ đạo quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sởhuyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 2.4.4 Thực trạng kiểm tra quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 12
  15. 2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường Trung học cơ sở huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 2.6 Đánh giá chung thực trạng Các trường THCS Ngọciệp, L Phú Cát, Đông Xuân huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội có đội ngũ CBQL, TTCM, GV đảm bảo về số lượng, chất lượng. Nhận thức của CBQL, GV về vai trò của SHCM nói chung và SHCM theo hướng NCBH nói chung ở mức trung bình khá. Các trường đã tiến hành thành lập và chỉ đạo các TCM hoạt động theo Điều lệ nhà trường, SHCM đều đặn 02 tuần/lần. Nội dung SHCM của các tổ nhóm đã thực hiện thao giảng, dạy thể nghiệm, làm chuyên đề, thảo luận thi GVDG các cấp, thiết kế và xây dựng ma trận đề kiểm tra, xây dựng chủ đề dạy học tự chọn, bồi dưỡng HSG, phụ đạo HSY và SHCM theo hướng NCBH. Tuy nhiên trong công tác QL SHCM theo hướng NCBH của các trường THCS huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội vẫn còn những hạn chế cần phải đề xuất biện pháp khắc phục: + Chất lượng thực hiện một số yêu cầu trong các bướctrong SHCM theo NCBH chưa được bài bản, cụ thể, chưa hiệu quả. + Công tác QL của Hiệu trưởng trong SHCM theo hướng NCBH còn một số khâu chưa tốt như: Xây dựng kế hoạch QL SHCM theo hướng NCBH chưa được tiến hành thành một văn bản riêng từ Hiệu trưởng đến TTCM, NTCM đến GV mà thực hiện lồng ghép trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, kế hoạch hoạt động của TCM, kế hoạch cá nhân của GV. Công tác tổ chức chưa được Hiệu trưởng xây dựng văn bản, biên bản cụ thể để TCM, GV thực hiện cụ thể, rõ ràng. Chưa xây dựng được các mô hình điển hình về SHCM theo NCBH để cùng chia sẻ, thảo luận rộng rãi trong phạm vi toàn trường. Việc ghi chép, tập hợp 13
  16. các minh chứng của GV dự giờ chưa cụ thể, còn chung chung dẫn tới một bộ phận GV chưa tích cực trong NCBH còn đùn đẩy, lẩn tránh trách nhiệm khi tham gia. Công tác chỉ đạo việc báo cáo trước, sau SHCM theo hướng NCBH của Hiệu trưởng chưa triệt để. Việc chỉ đạo thực hiện số lượng các buổi SHCM theo hướng NCBH ở các TCM ở các môn học còn ít. Công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường về SHCM theo NCBH đã có xong chưa thật chi tiết, bài bản ở hệ thống biên bản và định hướng cụ thể nội dung kiểm tra. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra SHCM theo NCBH chưa hình thành. Vì thế công tác tổng hợp đánh giá so với mục tiêu về lĩnh vực này vẫn chưa được tiến hành. Vấn đề QL SHCM theo NCBH của Hiệu trưởng cần phải được làm một cách cụ thể, bài bản hơn để nó vừa đúng với các văn bảnchỉ đạo của cấp trên vừa mang lại hiệu quảM SHC tại các nhà trường. CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 3.2 Các biện pháp quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường THCS huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội 14
  17. 3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học * Mục đích của biện pháp: Làm thay đổi nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH bài học trong hoạt động chuyên môn của nhà trường từ mức trung bình khá lên mức tốt. Xây dựng môi trường học tập của CBQL, GV vì sự tiến bộ của người học và nâng dần năng lực nghề nghiệp của GV vì mục tiêu bộ môn, mục tiêu của tổ nhóm và mục tiêu chung của đơn vị. Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cho nhà giáo trực tiếp, thường xuyên. * Nội dung của biện pháp: Bồi dưỡng cho CBQL, GV về kiến thức, kỹ năng, các văn bản chỉ đạo về SHCM theo NCBH. Phân biệt sự khác biệt với SHCM truyền thống. Bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần thái độ hợp tác, trách nhiệm, nghiêm túc trongnghề nghiệp. * Cách thức thực hiện: Tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng nhận thức của CBQL, GV qua các hình thức tập huấn, mời chuyên gia, làm mẫu và triển khai, hội thảo các văn bản chỉ đạo. Ra các Quyết định QL và trao quyền cho đội ngũ TTCM, TPCM, NTCM, nhóm tư vấn về chuyên môn. Tổ chức khảo sát nhận thức, làm bài thu hoạch về kiến thức, kỹ năng đểxây dựng dự thảo năm sau và điều chỉnh kế hoạch bồiỡng. dư * Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng ra các quyết định QL, mời chuyên gia, lên kế hoạch NCBH ngay từ những tuần học đầu tiên. CBQL gương mẫu, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, vừa tham gia NCBH vừa giám sát, chỉ đạo. Tạo điều kiện về các nguồn lực đảm bảo cho công tác bồi dưỡng. Tập hợp sự tham gia đông đủ của GV, tạo sự đồng thuận trong nhận thức. 3.2.2 Chỉ đạo triển khai lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học từ nhà trường đến các giáo viên 15
  18. * Mục đích của biện pháp: Xây dựng kế hoạch để khẳng định vị trí của hoạt động NCBH trong nhà trường, lập ra con đường đicó hướng, đích rõ ràng từ nhà trường đến mỗi GV làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai. * Nội dung của biện pháp: Chỉ đạo, hướng dẫn để mỗi tổ chức trong trường, mỗi GV xây dựng được một bản kế hoạch SHCM theo hướng NCBH phù hợp với thực tiễn, khả thi và đảm bảo tính pháp lí, xuyên suốt từ trên xuống dưới. * Cách thức thực hiện: Chỉ đạo, hướng dẫn bằng văn bản, làm mẫu qua hội thảo. Thực hiện theo từng tháng đối với các tổnhóm và mỗi cá nhân. Thực hiện quy trình báo cáo từ cấp dưới lên cấp trên. Tổ chức sơ kết, tổng kết từ nhóm, tổ đến trường. lắng nghe trao đổi đề xuất để chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch. * Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng tạo điều kiện lên kế hoạch, các nguồn lực, tổ chức các hội nghị. Quan tâm đến công tác khen thưởng theo tháng, kì, năm. CBQL, TTCM, NTCM, GV cốt cán phải tiên phong trong đầu tư cho kế hoạch, luôn đề xuất các giải pháp hay, phù hợp. 3.2.3 Chỉ đạo tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn thiết kế giáo án, tích cực tham gia xây dựng mục tiêu bài học theo hướng nghiên cứu bài học * Mục đích của biện pháp: Làm thay đổi kỹ năng, chất lượng soạn giáo án của GV nhất là phần xác định mục tiêu. Khắc phục tình trạng tham gia SHCM theo NCBH ở bước 1 ở mức chưa tốt lên mức tốt. * Nội dung của biện pháp: GV viết được mục tiêu chung và mục tiêu riêng của từng hoạt động trong giáo án qua tham gia hoạt động NCBH. Từ đó xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi để đạt mục tiêu từng hoạt động và mục tiêu chung. Tham gia NCBH cùng đồng nghiệp ở khâu chọn bài và chuẩn bị bài dạy tích cực, tránh hình thức, thiếu trách nhiệm, trông chờ vào người khác. 16
  19. * Cách thức thực hiện: Tổ chức tập huấn viết mục tiêu trong các nhóm môn cụ thể, nhờ chuyên gia tư vấn. Mỗi GV tự rút ra bài học viết mục tiêu. Tổ chức lực lượng đánh giá giáo án (bài soạn) củaGV theo công văn 5555/BGD&ĐT-GDTr của Bộ GD&ĐT. Tổng hợp các kỹ thuật tham gia hội thảo, kỹ thuật viết mục tiêu, kỹ thuật chia sẻ chuyên môn cho GV. Tổ chức đánh giá năng lực soạn giáo ánvà tham gia NCBH qua báo cáo của lực lượng được phân công giám sát, chỉ đạo. * Điều kiện thực hiện: Lên kế hoạch tập huấn viết mục tiêu bài soạn theo môn, tổ chức lên kế hoạch cho các nhóm môn được hội thảo, thực hành. Nhà trường tổ chức thống nhất biên bản kiểmtra bài soạn theo hướng NCBH. 3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ thuật chuẩn bị và tham gia dự giờ trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học * Mục đích của biện pháp: Làm thay đổi thực trạng công tác chuẩn bị trước khi dự giờ và tham gia dự giờ từ mức chưa tốt lên mức tốt của GV. Thay đổi quan niệm đánh giá tiết dạy không phải hướng tới người dạy mà hướng tới sự tiến bộ của HS. Giúp GV chủ động suy ngẫm về các biện pháp giúp HS tháo gỡ khó khăn, phát huy HS tích cực trong mỗi giờ học và trong quá trình học tập. * Nội dung của biện pháp: GV thực hiện được các yêu cầu về công tác chuẩn bị trước khi dự giờ, hiểu và thực hành được các kỹthuật khi tham gia dự giờ, chia sẻ khi thảo luận. Làm được phiếu, báo cáo sau dự giờ và NCBH ở bước 02. * Cách thức thực hiện: Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách cùng với TTCM, TPCM, NTCM thống nhất các yêu cầu đối với TTCM, TPCM, NTCM và GV trong chuẩn bị và dự giờ NCBH triển khai đến mỗi cá nhân. Thu thập báo cáo của các tổ nhómchuẩn bị trước khi tiến hành dự giờ. Qua NCBH và dự giờ tập huấn cho GV kỹ thuật tham gia dự giờ. Tổ chức cho mỗi GV làm báo cáo, bài thu 17
  20. hoạch NCBH theo tháng làm căn cứ đánh giá bồi dưỡng thường xuyên và thúc đẩy chuyên môn. * Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng tạo điều kiện và trao quyền cho Phó Hiệu trưởng và các TTCM, TPCM, NTCM giúp việc, tổng hợp, báo cáo. Quy định lề lối dự giờ NCBH, thời điểm thu nộp, thẩm định báo cáo thu hoạch. Mỗi GV có trách nhiệm chấp hành vàlàmtốt phân công, hoàn thành báo cáo. Đưa tiêu chí dự giờ NCBH vào đánh giá GV theo tháng, công khai kết quả đánh giá. 3.2.5 Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt trong sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học * Mục đích của biện pháp: Xây dựng được ở mỗi nhóm môn từ 01 đến 02 GV cốt cán làm nòng cốt trong các NCM để thay mặt nhà QL quyết định, chỉ đạo những vấn đề liên quan đến môn học trong đó có SHCM theo hướng NCBH. Tạo môi trường học tập thường xuyên, đáng tin cậy. Phát huy nhiệm vụ của GV cốt cán. Không ngừng bồi dưỡng đội ngũ cốt cán, tạo sức lan tỏa trong đồng nghiệp về chuyên môn. Xây dựng văn hóa nhà trường về tinh thần tự học, sáng tạo của nhà giáo. Phát huy SHCM theo các nhóm dưới sự điều hành của NTCM và các GV cốt cán, tạo ra lớp lang trong quá trình QL.Giúp mỗi GV phấn đấu theo các tiêu chí để trở thành GV cốt cán trong bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường. Tạo động lực về vật chất, tinh thần đối với đội ngũ cốt cán. Làmcơsở cho công tác bổ nhiệm TTCM, TPCM và các chức danh QL. * Nội dung của biện pháp: Trao quyền cho GV cốt cán qua các quyết định QL. Chỉ đạo các cá nhân tổ chức trong trường tạo điều kiện để GV cốt cán thi hành nhiệm vụ. Xây dựng chính sách động viên, khen thưởng, có chế độ giảm số tiết, phụ cấp cho đội ngũGV cốt cán. Tạo điều kiện đểngũ đội này phấn đấu trở thành các nhà QL. * Cách thức tiến hành biện pháp: Rà soát, bình bầu, lựa chọn và tập huấn GV cốt cán. Tổ chức SHCM theo hướng NCBH theo nhóm 18
  21. môn dưới sự điều hành của GV cốt cán. Coi đây là một tổ chức hoạt động nhỏ nhất trong nhà trường.Tổ chức đánh giá vai trò, vị trí, uy tín của GV cốt cán trong NCM theo tháng, kỳ, năm học. Làm cơ sở đánh giá tháng đối với GV. Khen thưởng các GV cốt cán hoàn thành tốt nhiệm vụ, rà soát bổ sung, thay thế các GV cốt cán khác trong quá trình SHCM tại tổ nhóm. * Điều kiện thực hiện biện pháp: Hiệu trưởng chỉ đạo rà soát đội ngũ theo môn, chia các nhóm môn, đưa ra quyết định thành lập các TCM, NCM. Tổ chức cho các TCM, NCM rà soát, tự đánh giá, bình bầu GV cốt cán theo tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT vàra văn bản đề xuất GV cốt cán ngay từ đầu năm học. Hiệu trưởng racác quyết định QL trao quyền cho GV cốt cán thông qua quyết định QL, quy chế làm việc của đơn vị. Các GV tôn trọng quyền và nhiệm vụ của GV cốt cán, thể hiện quyền bình bầu, nhận xét để lựachọn GV cốt cán đồng thời phấn đấu trở thành GV cốt cán. 3.2.6 Xây dựng mô hình sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tiêu biểu * Mục tiêu của biện pháp: Tập trung xây dựng một NCM tổ chức SHCM theo hướng NCBH hiệu quả nhất để các NCM kháchọc tập.Tạo ra môi trường học tập về kiến thức môn học, đề xuất biện pháp để giúp người học tiến bộ, kỹ năng SHCM theo NCBH cho đội ngũ GV đặc biệt là GV cốt cán làm nòng cốt cho phát triển chuyên môn trong trường. Xây dựng hình thức SHCM theo hướng NCBH là hình thức hoạt động chính, hiệu quả của các TCM, NCM trong nhà trường. * Nội dung của biện pháp: Xây dựng nội dung, tiêu chuẩn, cách thức thực hiện mô hình SHCM tiêu biểu. Hướng dẫn SHCM theo NCBH theo mô hình đã xây dựng. Hội thảo, rút kinh nghiệm, bổ sung mô hình. Áp dụng chung cho các TCM, NCM. * Cách thức thực hiện biện pháp: Tổng hợp ý kiến đóng góp, tư vấn của ban tư vấn chuyên môn hoặc chuyên gia về nội dung, mục 19
  22. tiêu, cách thức, sản phẩm của từng bước, từng buổi SHCM theo NCBH. Bổ sung, hoàn chỉnh và tiến hành SHCM theo mô hình để các TCM, NCM khác cùng dự. Chỉ đạo đồng loạt nhân rộng mô hình sau khi đã rà soát, điều chỉnh cho các TCM, NCM khác thực hiện tương tự. Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác xây dựng và triển khai mô hình SHCM tiêu biểu đốiới v mỗi GV, TCM, NCM và nhà trường. * Điều kiện thực hiện biện pháp: Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng mô hình SHCM theo hướng NCBH trong dịp hè để toàn thể NCM khác tham dự tập huấn. Phân công cụ thể người tổng hợp các đóng góp và điều chỉnh từ các buổi hội thảo và đóng góp của chuyên gia thành văn bản chỉ đạo chuyên môn trong trường. Đảm bảo các điều kiện để tổ chức NCBH theo các nhóm môngần gũi với 100% GV trong trường.Yêu cầu GV thực hiện thamgia SHCM theo mô hình, ghi chép đầy đủ, tích lũy kinh nghiệm. Nghiêm túc trong quá trình tham gia SHCM theo mô hình và tại NCM của mình. 3.2.7 Kiểm tra, đánh giá sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đối với giáo viên theo tiêu chí thống nhất * Mục tiêu của biện pháp: Xây dựng hệ thốngăn v bản về các mức độ đánh giá GV tham gia và hiệu quả của tham giaSHCMtheo hướng NCBH. Từ đó dùng làm thước đo đánh giá mỗi GV về năng lực chuyên môn, công tác tự học, tự bồi dưỡng, làm cơ sở đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV, đánh giá viên chức hằng tháng, năm học. Giúp các lực lượng chức năng của trường có thước đo trong công tác kiểm tra đánh giá, giúp công tác QL của Hiệu trưởng về SHCM theo hướng NCBH được thuận lợi, có hiệu quả. Phát hiện những cá nhân chưa tích cực trong SHCM theo hướng NCBH có phương hướng tư vấn khắc phục. * Nội dung của biện pháp: Xây dựng các tiêu chí đánh giá SHCM theo hướng NCBH dành cho GV khoa học, cụ thể, phù hợp với thực tiễn của nhà trường và kế hoạch đề ra.Thống nhất các tiêu chí vàbiên 20
  23. bản kiểm tra đánh giá từ trường đến mỗi GV. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá SHCM theo hướng NCBH đối với GV theo tháng, năm học. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra đánh giá theo tiêu chí. Tổ chức công khai kết quả kiểm tra đánh giá và tổ chức hộinghị tập huấn, rút kinh nghiệm sau kiểm tra đánh giá. * Cách thức thực hiện: Tổ chức hội nghị xây dựng các tiêu chí đánh giá SHCM theo hướng NCBH dành cho GV. Tổ chức lực lượng kiểm tra đánh giá theo kế hoạch đã xây dựng dưới các hình thức trực tiếp, gián tiếp, thường xuyên hoặc đột xuất. Tổ chức thông qua biên bản kiểm tra đánh giá các tiêu chí SHCM theo hướng NCBHcủa từng GV trong quá trình SHCM tại tổ nhóm, chia sẻ, tư vấn rút kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc. Điều chỉnh các tiêu chí, kế hoạch kiểm tra đánh giá khi cần thiết. Xử lý kết quả kiểm tra đánh giá trong tháng, năm. * Điều kiện thực hiện: Nhà trường thống nhất cao các tiêu chí kiểm tra đánh giá. Hiệu trưởng xếp lịch cho các hội nghị và kế hoạch kiểm tra đánh giá SHCM theo hướng NCBH. Coi đây như một nội dung kiểm tra thường xuyên của nhà trường trong tháng, nămhọc. Các GV tích cực tham gia SHCM theo hướng NCBH có hiệu quả. Có ý thức thực hiện theo các tiêu chí được kiểm tra. Lắng nghe ý kiến tư vấn thúc đẩy và luôn có mong muốn phát triển chuyên môn, cầu tiến. Xử lý kết quả sau mkiể tra phải chính xác, tránh che đậy nhược điểm, thiên vị cá nhân. Các điều kiện cần thiết để công tác kiểm tra diễn ra an toàn, đúng lịch, không ảnh hưởng đến hoạt động học tập của HS phải được đảm bảo. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp: 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 21
  24. Khảo nghiệm nhằm khẳng định tính khả thi của các biện pháp. Khảo nghiệm nhằm rà soát lại xem biện pháp đưa ra có vậndụng được không, ở mức nào, cần bổ sung gì. 3.4.2. Các bước của quá trình khảo nghiệm 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận 1. QL SHCM theo hướng NCBH là quá trình Hiệu trưởng thực hiện các chức năng QL nhằm chỉ đạo, điều hành SHCM theo định hướng tập trung phân tích các hoạt động của người học theo công văn số 5555/BGD&ĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT. Đó là việc SHCM nhằm khuyến khích GV tham gia vào quá trình bồi dưỡng chuyên môn không phải để mổ xẻ, đánh giá người dạymà thực hiện đầy đủ các bước NCBH một cách khoa học, bài bản tập trung hướng đến tìm ra nguyên nhân vì sao HS học như vậy. Qua đó, đề xuất các biện pháp phát huy hoạt động học tốt của HS, khắc phục cho HS gặp khó khăn trong học tập nhằm giúp hoạt động học của trò với kết quả tốt hơn. Đồng thời tạo cơ hộicho GV nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong môi trường thường xuyên, trực tiếp. 2. Nội dung QL SHCM theo hướng NCBH của Hiệu trưởng gồm: Lập kế hoạch QL SHCM theo hướng NCBH;Tổ chức SHCM theo hướng NCBH; Chỉ đạo SHCM theo hướng NCBH; Kiểm tra, đánh giá kếtuả q thực hiện SHCM theo hướng NCBH. Trong quá trình QL, có các yếu tố ảnh hưởng đến nó gồm các nhóm yếu tố Hiệu trưởng, TTCM, GV và môi trường các điều kiện. 3. Kết quả khảo sát thực trạng QL SHCM theo NCBH tại các trường THCS huyện Quốc Oai, thành phố HàNội cho thấy ẫnv còn một số khâu, bước trong QL SHCM theo hướng NCBH thực hiện ở mức chưa tốt. Thực trạng ấy chịu ảnh hưởng của các yếu tố nhưHiệu trưởng, TTCM, GV, HS, các điều kiện đảm bảo. Tuy nhiên yếu tố nhà QL (Hiệu trưởng) ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình QL SHCM theo hướng NCBH. 22
  25. 4. Biện pháp đề xuất của đề tài gồm 07 biện pháp. Các biện pháp đã đảm bảo nguyên tắc và tính khả thi, cần thiết của nó. Đó là: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH; Chỉ đạo triển khai lập kế hoạch từ nhà trường đến các GV; Chỉ đạo TCM, NCM thiết kế giáo án, tích cực tham gia xây dựng mục tiêu bài học theo hướng NCBH; Tổ chức bồi dưỡng cho GV kỹ thuật chuẩn bị và tham gia dự giờ trong SHCM theo NCBH; Xây dựng đội ngũ GV cốt cán làm nòng cốt trong NCBH; Xây dựng mô hình SHCM theo hướng NCBH tiêu biểu; Kiểm tra, đánh giá SHCM theo hướng NCBH đối với GV theo tiêu chí thống nhất Khuyến nghị 1. Đối với phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai Tăng cường công tác chỉ đạo QL SHCM đối với Hiệu trưởng các trường, đưa nội dung này vào các tiêu chí thi đua, đánh giá công tác QL của Hiệu trưởng đối với cá nhân Hiệu trưởng và tập thể đơnvị. Chỉ đạo các trường xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác KTNB, trong đó có kiểm tra SHCM theo NCBH. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đặc biệt là bồi dưỡng GV cốt cán, TTCM, TPCM, NTCM để vững vàng về kiến thức và kỹ năng tổ chức SHCM giúp họ hướng dẫn đồng nghiệp. Tham mưu cho UBND huyện đầu tư CSVC, ĐDDH, trang thiết bị, để đảm bảo các điều kiện cho SHCM theo NCBH tại các NCM được riêng rẽ (lớp học đủ các điều kiện, phòng SHCM và các điều kiện khác phục vụNCBH). Công tác khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động chuyên môn. Tham mưu đề xuất với các cơ quan chức năng đề cử, quy hoạch GV làm tốt hoạt động chuyên môn vào các chức vụ lãnh đạo, QL. 2. Đối với Hiệu trưởng các trường THCS huyện Quốc Oai Nâng cao nhận thức, chủ động, tích cực, gương mẫu trong đổi mới công tác QL nhất là QL SHCM theo hướng NCBH. Thường xuyên nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên để có am hiểu về lĩnh vực QL. Cần có kế hoạch tập huấn cho đội ngũ GV ngay từ hè của năm học trước để khi bước vào năm học GV đã được tập huấn 23
  26. tránh ỷ lại, trông chờ. Mời chuyên gia, tổ chức học tập ở các mô hình NCBH tốt cho đội ngũ CBQL, TTCM, TPCM, NTCM và GV cốt cán. Xây dựng các văn bản, quyết định QL có tính pháp quy đảm bảo các quyền, nhiệm vụ của đội ngũ CBQL, TTCM, TPCM, NTCM và GV cốt cán thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện để họ được trao quyền và là cánh tay đắc lực cho Hiệu trưởng trong công tác QL. Thường xuyên làm tốt công tác động viên khích lệ GV phát triển chuyên môn. Tham mưu cho các cấp có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc trong NCBH. Tạo điều kiện để các cá nhân tham gia bồi dưỡng theo các tiêu chuẩn GV cốt cán và chuẩn nghề nghiệp GV. Thực hiện quy trình QL, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình QL khi cần thiết nhằm đạt mục tiêu đề ra. 3. Đối với tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán:Nghiêm túc, công tâm trong hoạt động chuyên môn và trong làm khoa học. Cẩn trọng, cụ thể, thực hiện lớplang trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch và đánhgiákế hoạch NCBH trong tổ nhóm. Chủ động, tích cực trong công tác bồi dưỡng thường xuyên, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng đặc biệt là bồi dưỡng GV cốt cán và bồi dưỡng chương trình dành cho TTCM, TPCM, NTCM. Gương mẫu tìm tòi, sáng tạo trong ĐMPP và KTDH, đổi mới KTĐG, tiên phong trong NCBH và dạy minh họa. Tích cực tham gia Hội thi GVDG các cấp để khẳng định vị thế của bản thân trong tổ nhóm. Thường xuyên khảo sát nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng, những vấn đề khó khăn trong tổ nhóm để đề xuất cácgiải pháp trong SHCM đối với nhà trường và áp dụng trong nhóm. Đề xuất khen thưởng đối với đồng nghiệp thực chất, đúng người đúng việc. Quan tâm xây dựng đội ngũ kế cận trong nhóm để trao quyền cũng như chuẩn bị cho đội ngũ GV cốt cán kế cận, tránh tình trạng “giữ miếng” trong chuyên môn. 24