Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học các trường trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học các trường trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_cua_to_chuyen_mon_theo_hu.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học các trường trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, ngành GD&ĐT luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội. Ngành GD&ĐT đã có những chiến lược và các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác quản lý dạy - học; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hoạt động có chất lượng và hiệu quả, đặc biệt quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Đối với nhà trường THCS thì tổ chuyên môn là đơn vị quản lý trực tiếp triển khai các hoạt động chuyên môn. Hoạt động tổ chuyên môn luôn có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học trong nhà trường. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà trường nói chung và công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đã thu được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong quá trình quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn theo hướng NCBH ở trường THCS còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập. Nhiều trường chưa nhận thức đúng và đầy đủ vị trí vai trò hoạt động của tổ chuyên môn trong hoạt động chung của nhà trường. Các tổ chuyên môn chưa phát huy được hiệu quả hoạt động để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học các trường trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” làm vấn đề nghiên cứu.
  2. 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS; Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THCS thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội; Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THCS thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội theo hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động của tổ chuyên môn và công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường trung học cơ sở. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường trung học cơ sở. 5. Phạm vi nghiên cứu Về địa bàn nghiên cứu: 08 trường THCS của quận Tây Hồ, Thành Phố Hà Nội Về khách thể điều tra khảo sát: 50 cán bộ quản lý và 150 giáo viên
  3. 3 6. Giả thuyết khoa học Chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn trong các trường THCS quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Đó là việc quản lý điều hành chưa thực sự khoa học, thiếu tính đồng bộ, chưa có sự nhanh nhạy và quyết đoán trong việc cải tiến công tác điều hành quản lý điều hành tổ chuyên môn. Sinh hoạt chuyên môn còn mang nặng tính hình thức. Từ đó có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn một cách đồng bộ, có hệ thống nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 7.4. Phương pháp toán học thống kê 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường trung học cơ sở Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường trung học cơ sở Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
  4. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.2. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Quản lý và chức năng quản lý 1.2.2. Quản lý giáo dục 1.2.3. Quản lý nhà trường 1.2.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn 1.3. Lý luận về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường trung học cơ sở 1.3.1. Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.2. Những yêu cầu đổi mới đối với trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay 1.3.3. Tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở 1.3.4. Hoạt động nghiên cứu bài học Thuật ngữ nghiên cứu bài học (NCBH) (tiếng Anh là Lesson Study hoặc Lesson Research) dùng để chỉ một quá trình nghiên cứu, học hỏi từ thực tế của một nhóm hay nhiều giáo viên của một nhà trường nhằm đáp ứng tốt nhất việc học tập có chất lượng của học sinh. NCBH có trọng tâm là nghiên cứu việc học (NCVH) của học sinh thông qua từng chủ đề, bài học, môn học, lớp học cụ thể. 1.3.5. Hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường trung học cơ sở 1.3.5.1. Định nghĩa hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường trung học cơ sở
  5. 5 Hoạt động tổ chuyên môn theo NCBH cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào? Qua hoạt động này, mỗi giáo viên tự rút ra kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, tự hoàn thiện kỹ năng, năng lực giảng dạy của bản thân để phù hợp với các đối tượng học sinh. 1.3.5.2. Các bước của quá trình nghiên cứu bài học ở trường trung học cơ sở 1.3.5.3. Nguyên tắc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Bước 1: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch NCBH Bước 2: Tổ chuyên môn thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy Bước 3: Tổ chuyên môn yêu cầu các giáo viên cùng soạn giáo án, tiến hành dạy thể hiện sự sáng tạo của cá nhân Bước 4: Tổ chuyên môn dự giờ tiết dạy minh họa, người dạy minh họa Bước 5: Tổ chuyên môn thảo luận về giờ dạy minh họa Bước 6: Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày 1.4. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong trường trung học cơ sở 1.4.1. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn 1.4.2. Mối quan hệ giữa hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
  6. 6 1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở 1.4.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường Quy trình xây dựng kế hoạch gồm: (1) Phân tích thực trạng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của Hiệu trưởng; (2) Xác định mục tiêu của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (3) Xác định các hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của nhà trường tương ứng với các mục tiêu; (4) Xác định các nguồn lực hỗ trợ của nhà trường cho hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (5) Xác định chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của nhà trường. (6) Thảo luận và thống nhất thực hiện kế hoạch nghiên cứu bài học của các tổ chuyên môn trước Hội đồng sư phạm nhà trường 1.4.3.2. Tổ chức cho các tổ chuyên môn triển khai hoạt động nghiên cứu bài học (1) Thay đổi nhận thức của giáo viên và tổ chuyên môn về sinh hoạt chuyên môn (2) Mời chuyên gia bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng nghiên cứu bài học cho giáo viên (3) Lựa chọn một tổ chuyên môn và một giáo viên cốt cán của tổ thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của một bài học cụ thể: - Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch; - Tổ chuyên môn chọn giáo viên;
  7. 7 - Tổ chuyên môn triển khai các bước; - Hoạt động dự giờ giáo viên và rút kinh nghiệm; - Thảo luận trong hội đồng sư phạm. 1.4.3.3. Chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn (1) Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch nghiên cứu bài học (2) Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán trong hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường và tổ chuyên môn (3) Giám sát việc thực hiện đúng quy trình nghiên cứu bài học trong hoạt động tổ chuyên môn 1.4.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Khi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động NCBH trong trường trung học phổ thông cần trả lời các câu hỏi sau: (1) Đánh giá việc thực hiện quy trình NCBH ở tổ chuyên môn. (2) Đánh giá việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH của giáo viên trong tổ chuyên môn. (3) Đánh giá kỹ năng, phương pháp hiện có của giáo viên và trau dồi, bổ sung các kỹ năng mới phù hợp với giáo viên trong tổ chuyên môn. (4) Đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện NCBH của nhà trường đề ra. 1.4.3.5. Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên và học sinh (1) Xây dựng chính sách động viên, khen thưởng và phê bình kịp thời, công bằng và khách quan đối với Tổ chuyên môn; (2) Tạo môi trường làm việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, tôn trọng tổ chuyên môn
  8. 8 (3) Thông qua các hình thức trao đổi chuyên môn giữa các tổ chuyên môn trong và ngoài nhà trường để tạo động lực, cơ chế cho các tổ chuyên môn. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường trung học cơ sở 1.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý 1.5.2. Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản lý 1.5.3. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường quản lý Kết luận chương 1
  9. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI 2.1. Phương pháp khảo sát 2.1.1. Nội dung điều tra, khảo sát 2.1.2. Đối tượng điều tra, khảo sát 2.1.3. Công cụ điều tra, khảo sát 2.1.4. Chọn mẫu điều tra, khảo sát 2.1.5. X lí số liệu 2.2. Đặc điểm tình hình giáo dục quận Tây Hồ 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Trong quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn, Ban giám hiệu các trường đã triển khai nhiều giải pháp để quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và bước đầu đem lại hiệu quả nhất định. Bên cạnh sự thuận lợi của tổ chuyên môn là được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, cụ thể của Ban Giám hiệu các nhà nhưng trong quá trình thực hiện cũng gặp phải nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường trung học cơ sở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội cho thấy hiệu quả của công tác quản lý chịu ảnh hưởng của một số yếu tố: • Về Hiệu trưởng và Ban giám hiệu các nhà trường Với tinh thần thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Tây Hồ, Ban giám hiệu các các nhà
  10. 10 trường coi việc nâng cao nhận thức đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới sinh hoạt chuyên môn nói riêng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi giáo viên. Tất cả các cán bộ quản lý đều cho rằng việc đổi mới quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là cần thiết tuy nhiên khả năng vận dụng các kỹ năng quản lý vào thực tiễn của nhiều cán bộ quản lý còn chưa tốt. Một số nội dung trong công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo cũng như công tác kiểm tra đánh giá chưa được thực hiện một cách khoa học và thường xuyên. Các nội dung kiểm tra đánh giá chưa được công khai, một số tiêu chí đánh giá chưa thực sự hợp lý dẫn đến kết quả đánh giá chưa thực sự khách quan. Vì vậy việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học còn gặp nhiều khó khăn. • Về đội ngũ giáo viên Đội ngũ giáo viên của nhiều nhà trường về trình độ, năng lực, ý thức của một số giáo viên còn hạn chế đặc biệt là các giáo viên trẻ. Thậm chí có một số đồng chí giáo viên hoài nghi hiệu quả của giờ dạy theo hướng đổi mới, sợ mất thời gian họp hành một cách hình thức, vô bổ ; có giáo viên e ngại khi thấy đối tượng học sinh mình giảng dạy nhận thức yếu, thiếu nhiều kỹ năng, chưa có thói quen hợp tác, cơ sở vật chất chưa phù hợp Một số giáo viên chưa nắm rõ quy chế sinh hoạt chuyên môn trong hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường. Hoạt động nghiên cứu bài học muốn thực sự hiệu quả thì việc phát triển các tổ chuyên môn theo tinh thần “Chia sẻ để học hỏi” là vô cùng quan trọng, tuy nhiên một số giáo viên có xu hướng ngại chia sẻ hoặc không muốn chia sẻ vì sợ mất bí quyết nghề nghiệp. Đây là một trong những tồn tại cần được khắc phục.
  11. 11 Vấn đề theo dõi, kiểm tra thực hiện mô hình mới này của Ban giám hiệu nhà trường chưa thành nề nếp, các tổ trưởng chuyên môn chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lí đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nên chưa biết cách quản lí, điều hành đạt hiệu quả. • Về môi trường quản lý Ban giám hiệu các các nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn nhà trường triển khai kế hoạch đã xây dựng với phương châm là các tổ chuyên môn phải mạnh dạn áp dụng kiến thức thu nhận được từ đợt tập huấn bồi dưỡng giáo viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tham khảo tài liệu trên mạng Internet, học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn, phát huy trí tuệ tập thể, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên cũng đã tạo được hiệu ứng tích cực trong các nhà trường. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao vì thực tế trong lúc thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, nhiều tổ trưởng chuyên môn và giáo viên vẫn gặp phải một số khó khăn và cần giúp đỡ nhưng lại thiếu sự tư vấn trực tiếp của tổ tư vấn hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu các nhà trường cũng nhận thấy, cơ sở vật chất của các nhà trường còn chưa đảm bảo được yêu cầu của hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa kịp thời. Công tác quản lý của ban giám hiệu ở một số nhà trường chưa chú trọng việc tạo môi trường làm việc tích cực cho giáo viên cũng như môi trường học tập năng động và sáng tạo cho học sinh. Kết luận chương 2
  12. 12 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN TÂY HỒ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.1.2. Nguyên tắc phù hợp thực tiễn 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.2. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 3.2.1. Tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học a) Mục đích yêu cầu Việc tổ chức học tập, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về sinh hoạt chuyên môn mới theo nghiên cứu bài học cũng như cách thức tiến hành là rất cần thiết, nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên nắm được mục đích các hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. b) Nội dung và cách tổ chức thực hiện * Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Ngay từ đầu năm học tổ chức cho giáo viên học tập chính trị, học tập về nhiệm vụ năm học, họp tổ chuyên môn xác định khâu cơ bản trong quá trình nghiên cứu bài học. Nhắc lại nhiệm vụ trọng tâm
  13. 13 của nhà trường và đặc điểm người học để thống nhất trong nhận thức của giáo viên. Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức tham quan học tập và hội thảo để làm rõ tác dụng của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Tổ chức cho cán bộ cốt cán (Hiệu phó, Ttổ chuyên môn, nhóm trưởng) tham quan những trường THCS đã tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để học học kinh nghiệm. * Kiểm tra, đánh giá Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phổ biến nội dung các phong trào thi đua, yêu cầu các cá nhân thực hiện nghiêm túc. Kết quả thi đua được thể hiện qua chất lượng các tiết dạy, thực hiện nền nếp dạy học, tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường phát động. c) Điều kiện thực hiện biện pháp Hiệu trưởng phải có khả năng bồi dưỡng kiến thức nghiên cứu bài học cho cán bộ, giáo viên nhưng đồng thời cũng có kế hoạch mời các chuyên gia để bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên hiểu rõ, nắm kiến thức nghiên cứu bài học. 3.2.2. Thay đổi hình thức lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn trong hoạt động nghiên cứu bài học a) Mục tiêu của biện pháp Xác định rõ và thống nhất trong hội đồng sư phạm nhà trường về yêu cầu trong sinh hoạt chuyên môn trong giảng dạy của giáo viên trong năm học. Có công cụ để nhà trường, tổ chuyên môn đánh giá giáo viên khách quan, công bằng và giáo viên tự đánh giá được phát triển năng lực trong năm học. b) Nội dung và cách thức thực hiện *Xây dựng kế hoạch - Phân tích thực trạng của hoạt động nghiên cứu bài học.
  14. 14 - Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của hoạt động nghiên cứu bài học và đánh giá tính thực tiễn của mục tiêu, chỉ tiêu đó. - Xác định các hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn tương ứng với các mục tiêu. - Xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường. - Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường. - Trình bày kế hoạch nghiên cứu bài học của nhà trường. * Xây dựng quy chế sinh hoạt chuyên môn trong hoạt động nghiên cứu bài học Để hoạt động nghiên cứu bài học có hiệu quả, yêu cầu thực hiện tốt các quy định về: thời gian, quy trình thực hiện giờ dạy minh họa, dự giờ và thảo luận. * Tổ chức, chỉ đạo thực hiện - Thành lập Ban chỉ đạo. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo. + Đối với hiệu trưởng Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong hoạt động nghiên cứu bài học; phải hiểu biết đầy đủ các mục tiêu, nội dung, phương thức nghiên cứu bài học; phải kiên trì tổ chức hướng dẫn các giáo viên trong nhà trường thực hiện hoạt động nghiên cứu bài học; đồng thời phải chăm lo các điều kiện, phương tiện trong và ngoài nhà trường phục vụ giáo viên thực hiện hoạt động nghiên cứu bài học. Hiệu trưởng cũng cần phải biết phân công hợp lý để lãnh đạo các tổ chức trong nhà trường tham gia có hiệu quả hoạt động nghiên cứu bài học. + Đối với Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
  15. 15 Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quản lý các hoạt động chuyên môn theo dõi hoạt động dạy và học, bố tí sắp xếp thăm lớp, dự giờ, thao giảng, thực hiện các chuyên đề về hoạt động nghiên cứu bài học, kiểm tra đánh giá hoạt động nghiên cứu bài học của giáo viên, + Đối với Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất chỉ đạo các bộ phận phục vụ chuẩn bị hoạt động nghiên cứu bài học như chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị phục vụ dạy học. + Đối với tổ tưởng chuyên môn Tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn về thực hiện hoạt động nghiên cứu bài học, chuẩn bị các chuyên đề, các hoạt động, sinh hoạt ngoại khóa phục vụ hoạt động nghiên cứu bài học. * Kiểm tra, đánh giá - Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu bài học của tổ chuyên môn; - Dự giờ thăm lớp; - Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; - Thu thập các nguồn tin phản ánh về hoạt động nghiên cứu bài học thông qua các kênh thông tin. c) Điều kiện thực hiện Để thực hiện tốt kế hoạch hoạt động nghiên cứu bài học, tổ trưởng chuyên môn, hiệu phó chuyên môn, hiệu trưởng có trách nhiệm: - Giải đáp những thắc mắc của giáo viên trong cuộc họp để đảm bào sự đồng thuận của giáo viên.
  16. 16 - Cùng giáo viên thảo luận những khó khăn có thể gặp phải và tìm phương án giải quyết. - Chỉ đạo sát sao hoạt động sinh hoạt chuyên môn. - Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, kiên định thực hiện kế hoạch. 3.2.3. Thiết lập phương pháp quản trị chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học a) Mục tiêu của biện pháp Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, kế hoạch nghiên cứu bài học của giáo viên, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành b) Nội dung và cách thức thực hiện *Xây dựng kế hoạch Một số kỹ thuật thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: (1) Kỹ thuật quan sát khi dự giờ (2) Một số kỹ thuật chụp ảnh và quay video khi dự giờ (3) Một số kỹ thuật chủ trì sinh hoạt chuyên môn (4) Một số kỹ thuật thiết kế kế hoạch bài học * Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Hiệu trưởng cần quan tâm các vấn đề sau đây khi chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn: (1) Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch nghiên cứu bài học (2) Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên đầu đàn trong hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường và tổ chuyên môn.
  17. 17 (3) Giám sát việc thực hiện đúng quy trình nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn. (4) Chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng nâng cao chất lượng các buổi thảo luận cho từng bài học được nghiên cứu. (5) Phát triển mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần “chia sẻ để học hỏi”. * Kiểm tra, đánh giá Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn từ khâu lập kế hoạch cho tới khâu áp dụng vào giảng dạy hang ngày để có cái nhìn tổng quan về quá trình hoạt động nghiên cứu bài học của tổ chuyên môn. Tiếp thu ý kiến góp ý của đội ngũ cán bộ, giáo viên c) Điều kiện để thực hiện Hiệu trưởng phải là người đi tiên phong trong hoạt động nghiên cứu bài học, phải nắm vững kiến thức về hoạt động nghiên cứu bài học, nghiệp vụ sư phạm và nội dung hoạt động nghiên cứu bài học 3.2.4. Xây dựng các hệ thống đánh giá theo từng chỉ tiêu đặt ra cho các tổ chuyên môn trong việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học a) Mục tiêu của biện pháp Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những mặt hạn chế để điều chỉnh kế hoạch, tổ chức lãnh đạo. b) Nội dung và cách thức thực hiện * Xây dựng kế hoạch Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu bài học trong trường trung học phổ thông cần thực hiện tốt các nội dung sau: (1) Đánh giá việc thực hiện quy trình nghiên cứu bài học ở tổ
  18. 18 (2) Đánh giá việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH của giáo viên trong tổ chuyên môn. (3) Đánh giá việc hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học của giáo viên trong tổ chuyên môn. (4) Đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện nghiên cứu bài học của nhà trường đề ra. * Tổ chức, chỉ đạo thực hiện - Khi tiến hành kiểm tra, hiệu trưởng cần dựa vào sự giúp đỡ của các tổ trưởng chuyên môn, hoặc năng lực giáo viên giỏi nòng cốt của bộ môn, hoặc các tổ chức đoàn thể, qua đó để thúc đẩy sự kiểm tra thường xuyên của cá nhân cũng như bộ phận. - Xây dựng nội dung kiểm tra cũng như chuẩn đánh giá cụ thể cho từng nội dung để công việc tổ chức kiểm tra thuận lợi và sự đánh giá mới đầy đủ chính xác. - Quán triệt cho đội ngũ giáo viên nhận thức rằng kiểm tra là công việc quản lý của người lãnh đạo. * Kiểm tra, đánh giá Nghiên cứu tình hình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh qua dự giờ thăm lớp. c) Điều kiện để thực hiện Hiệu trưởng phải công khai xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn, xác định rõ mục đích kiểm tra, nội dung kiểm tra, hình thức và phương pháp kiểm tra. Tiến hành tự kiểm tra của trưởng bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn trong trường học.
  19. 19 3.2.5. Bồi dưỡng kiến thức phát triển kĩ năng nghiên cứu bài học cho giáo viên thông qua hình thức nhóm chuyên gia tư vấn cho tổ chuyên môn a) Mục tiêu của biện pháp - Bồi dưỡng năng lực về hoạt động nghiên cứu bài học cho cán bộ quản lý và giáo viên. - Giới thiệu mô hình sinh hoạt chuyên môn mới, nêu sự cần thiết và những lợi ích mà sinh hoạt chuyên môn mới mang lại. b) Nội dung và cách thức thực hiện - Thành lập nhóm tư vấn cho các buổi sinh hoạt chuyên môn. - Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên về nội dung hoạt động nghiên cứu bài học. - Hình thành và xây dựng kĩ năng lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng. c) Điều kiện để thực hiện - Hiệu trưởng phải là người thật sự am hiểu kiến thức hoạt động nghiên cứu bài học, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của từng thành viên do mình quản lý. - Mời những chuyên gia thật sự am hiểu về nội dung hoạt động nghiên cứu bài học để tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên nắm vững kiến thức. 3.2.6. Tiến hành rà soát hàng năm về cơ sở vật chất nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy a) Mục đích yêu cầu Đổi mới đồ dùng trang thiết bị dạy học nhằm tạo điều kiện cho giáo viên trình bày bài giảng, các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, phong phú, tăng tốc độ truyền tải thông tin mà không giảm chất lượng thông tin, là phương tiện thực hiện các phương pháp trực
  20. 20 quan, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tăng cường cho học sinh khả năng tự chiếm lĩnh tri thức. b) Nội dung và cách thức thực hiện - Tổ chức quán triệt cho giáo viên nâng cao nhận thức về việc sử dụng thiết bị dạy học. - Rà soát toàn bộ chương trình giảng dạy của tổ. - Khôi phục lại các thiết bị đã bị hư hỏng, cải tiến thiết bị để sử dụng thuận tiện, hiệu quả hơn. - Hàng năm vào đầu năm học phải có kế hoạch kiểm tra thư viện, phòng thí nghiệm để có kế hoạch thay thế và bổ sung. - Hàng năm phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, trong toàn thể giáo viên. c) Điều kiện thực hiện biện pháp - Các nhà trường cần vận động nguồn tài chính làm mới và tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học từ các nguồn xã hội hóa. - Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học bằng những phong trào thi đua. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Luận văn đã đề xuất 06 biện pháp, trong mỗi biện pháp đều được xác định rõ mục tiêu biện pháp, nội dung, cách thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp. Các biện pháp được đề xuất trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên sự thống nhất, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý hoạt động nghiên cứu bài học. Nếu thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp trên sẽ tạo được sự chuyển biến trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng, nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục tại các trường. 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính thực tiễn của các biện pháp đề xuất
  21. 21 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 3.4.2. Các bước tiến hành khảo nghiệm 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm * Tính cấp thiết của các biện pháp Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ trưng cầu ý kiến ở mức độ “rất cần thiết” và “cần thiết” chiếm tỷ lệ rất cao, mức độ “không cần thiết” không có. Điều này khẳng định, việc nâng cao chất lượng quản lý cần có sự kết phối hợp nhiều yếu tố tham gia, mỗi một yếu tố xét trong mối tương quan nhất định, đều có thể hình thành một biện pháp tương ứng làm cơ sở giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý có căn cứ để tăng cường công tác lãnh đạo, giải quyết tốt những yêu cầu do mục tiêu đề ra. * Về tính khả thi của các biện pháp Hầu hết, mức độ “rất khả thi” và “khả thi” của các biện pháp được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá đều chiếm tỷ lệ cao, chỉ có một vài ý kiến đánh giá biện pháp số 5 là không khả thi. Kết luận chương 3
  22. 22 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lí đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn ở trường THCS quận Tây Hồ, Hà Nội cho thấy các hiệu trưởng đã có nhận thức đúng về vai trò của mình trong việc quản lí đổi mới sinh hoạt chuyên môn và trong thực tế công tác quản lý đã đi vào nề nếp và đạt được những thành công nhất định. Các hiệu trưởng và tổ trưởng đều được đào tạo bài bản về nghiệp vụ quản lý giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công việc. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn đã trở thành nền nếp hàng năm trước khi bước vào năm học mới. Việc đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới chương trình, nội dung, thiết bị dạy học. Tuy nhiên công tác quản lí đổi mới sinh hoạt chuyên môn của Hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội còn nhiều khó khăn. Đội ngũ Hiệu trưởng tuy có trình độ lí luận chính trị và nghiệp vụ quản lý, nhưng khả năng để vận dụng vào thực tiễn công tác còn hạn chế. Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thực hiện đúng các quy chế chuyên môn, chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Tổ chuyên môn sinh hoạt nội dung còn nghèo nàn, mang tính hình thức. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong các nhà trường chưa đầy đủ để phục cho các hoạt động chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Với mục đích đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn ở các trường THCS trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà
  23. 23 Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, phù hợp với thực tiễn của địa phương và đảm bảo tính khả thi, trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở, đánh giá thực trạng, Luận văn đề xuất 06 biện pháp. Qua khảo nghiệm, các biện pháp được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Nếu được triển khai thực hiện đồng bộ, các biện pháp trên sẽ góp phần quản lý đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn ở các trường THCS trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội. Từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh. 2. Khuyến nghị Đối với các trường trung học cơ sở Chú trọng quản lý công tác nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo niềm tin cho giáo viên về những thay đổi tích cực trong phát triển nghề nghiệp khi tham gia hoạt động nghiên cứu bài học. Chủ động xây dựng kế hoạch, quy chế sinh hoạt chuyên môn trong hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường ngay từ đầu năm học và công khai kế hoạch, quy chế này đến toàn thể giáo viên nhà trường. Thường xuyên phổ biến kinh nghiệm và các điển hình tiên tiến. Tổ chức cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán đi học tập kinh nghiệm ở những trường đã tổ chức thành công hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn. Có kế hoạch mời chuyên gia về tập huấn, tư vấn cho hoạt động nghiên cứu bài học tại tổ chuyên môn, cho giáo viên trước và trong quá trình thực hiện hoạt động này.
  24. 24 Có nguồn ngân sách hợp lý cho các tổ nhóm sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học hiệu quả và thiết thực. Đề xuất các giáo viên có thành tích tốt để cấp trên khen thưởng và động viên kịp thời. Lập kế hoạch rà soát, bổ sung cơ sở vật chất ngay từ đầu năm học, vận động các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ nhà trường. Đối với các tổ chuyên môn Chủ động, tích cực trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn đầy đủ, chi tiết từ đầu năm học, tổ chức triển khai thường xuyên đến tổ viên. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động chuyên môn theo nghiên cứu bài học của tổ viên. Đánh giá và kiến nghị kịp thời với Ban Giám hiệu để có biện pháp điều chỉnh. Khuyến khích giáo viên trong tổ thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Đối với đội ngũ giáo viên Thường xuyên tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nội dung kiến thức và phương pháp dạy học qua nhiều kênh và nhất là dự giờ theo hướng nghiên cứu bài học. Tích cực, chủ động đổi mới giờ dạy, tham dự các giờ dạy của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Ban Giám hiệu, Tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, tăng cường nhận thức cho học sinh.