Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên tại Trung tâm Huấn luyện VietJet - Công ty cổ phần hàng không VietJet - Việt Nam

pdf 24 trang phuongvu95 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên tại Trung tâm Huấn luyện VietJet - Công ty cổ phần hàng không VietJet - Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_doi_ngu_tiep_vi.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên tại Trung tâm Huấn luyện VietJet - Công ty cổ phần hàng không VietJet - Việt Nam

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo như Nhật Bản với quan điểm coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện đại; hay Singapore với phương châm thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế; cường quốc Mỹ cũng luôn chú trọng đến việc tập trung cho đầu tư giáo dục - đào tạo và thu hút nhân tài; một người bạn lớn của Việt Nam là Liên xô trước đây cũng đã khẳng định: Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội. Việt Nam cũng hòa nhập rất tốt vào xu thế phát triển của thế giới. Nghị quyết TW 8, khoá XI khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” [10]. Trong chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội XI, vai trò của GD&ĐT lại được làm rõ: “GD&ĐT cần tập trung vào việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” [9]. Để nguồn nhân lực thực sự có chất lượng cao không thể không nhắc đến hoạt động bồi dưỡng nhân sự - việc đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo sát sự tiến hoá và phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp có một lực lượng lao động tay nghề cao, kỹ năng giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu. Là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bởi được ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất và buộc phải hoạt động đồng bộ trong một quy trình hết sức chặt chẽ, ngành hàng không dân dụng càng luôn phải đề cao yếu tố bồi dưỡng nhân sự. Mà với các Hãng hàng không thì đội ngũ tiếp viên là một lực lượng mang tính nòng cốt và không thể thiếu, là gương mặt, là hình ảnh đại diện cho Hãng Hàng không của họ. Khi bay ra thế giới với những chuyến bay quốc tế thì họ còn là gương mặt, là hình ảnh đại diện cho cả quốc gia. Vì thế yêu cầu bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên hàng không là tất yếu nhằm xây dựng một đội ngũ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếp viên trong ngành Hàng không Việt Nam nói chung và tại Trung tâm Huấn luyện VietJet nói riêng hiện nay còn nhiều bất cập. Để hoạt động bồi dưỡng tiếp viên có hiệu quả cần có sự quản lý. Đó chính là lý do em lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên tại Trung tâm Huấn luyện VietJet - Công ty cổ phần hàng
  2. 2 không VietJet - Việt Nam” làm hướng nghiên cứu với mong muốn góp phần cải thiện công tác quản lý hoạt động này. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên tại Trung tâm Huấn luyện VietJet, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động này, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ tiếp viên của Công ty Cổ phần Hàng không VietJet. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên hàng không trong ngành Hàng không Việt Nam. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên hàng không tại Trung tâm Huấn luyện VietJet - Công ty Cổ phần Hàng không VietJet. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên hàng không trong ngành Hàng không Việt Nam. 4.2. Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên hàng không tại Trung tâm Huấn luyện VietJet. 4.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên hàng không tại Trung tâm Huấn luyện VietJet. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Hàng không Việt Nam tại Trung tâm Huấn luyện VietJet từ năm 2012 đến 2016. 6. Giả thuyết khoa học Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ tiếp viên hàng không tại Trung tâm Huấn luyện VietJet hiện nay đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, song vẫn còn những hạn chế như: cơ sở vật chất chưa đáp ứng; hình thức bồi dưỡng chưa thật sự phát huy hết nội lực của Trung tâm, người dạy và người học; tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, công tác kiểm tra đánh giá sau bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả cao Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếp viên khoa học, phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng tiếp viên. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp thống kê toán học 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn được trình bày trong 3 chương:
  3. 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Hàng không Việt Nam. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Hàng không Việt Nam tại Trung tâm Huấn luyện VietJet. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Hàng không Việt Nam tại Trung tâm Huấn luyện VietJet Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Đội ngũ tiếp viên là một nhân tố quyết định trong ngành hàng không. Quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV ở mỗi cơ sở đào tạo có tầm quan trọng đặc biệt vì nó quyết định đến hình ảnh, chất lượng và sự phát triển của đội ngũ này. Hầu hết các Hãng hàng không trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng tiếp viên là vấn đề hết sức quan trọng. Việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp viên có cơ hội học tập thường xuyên nhằm kịp thời bổ sung kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc cho bắt kịp với yêu cầu phát triển của Ngành, của Hãng là phương châm hành động của các cấp quản lý. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Quản lý (một tổ chức/hệ thống) là tổ hợp các tác động chuyên biệt, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm phát huy tiềm năng của các yếu tố, các mối quan hệ chức năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ hội của tổ chức/hệ thống trên cơ sở đó đảm bảo cho tổ chức/hệ thống vận hành (hoạt động) tốt, đạt được các mục tiêu đã đặt ra với chất lượng và hiệu quả tối ưu trong các điều kiện biến động của môi trường. 1.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, điều hành các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội (Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài) [2]. Quản lý giáo dục cũng có đầy đủ các chức năng cơ bản của quản lý nói chung, theo sự thống nhất của đa số các tác giả thì quản lý giáo dục có 4 chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá. 1.2.3. Bồi dưỡng Bồi dưỡng là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có trình độ
  4. 4 chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó. Bồi dưỡng là thêm vào, tăng cường các yếu tố để người lao động làm cho tốt hơn, giỏi hơn những việc đang làm. 1.2.4. Đội ngũ Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong một hệ thống (tổ chức) [9]. 1.2.5. Đội ngũ tiếp viên hàng không Tiếp viên hàng không là người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về khai thác bay và tàu bay. 1.2.6. Hoạt động bồi dưỡng tiếp viên hàng không Hoạt động bồi dưỡng TV là bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt hoặc đã lạc hậu, cập nhật thêm những tri thức mới về lĩnh vực hàng không nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho TV để đáp ứng kịp thời những yêu cầu ngày càng hiện đại và sự phát triển của ngành hàng không. 1.2.7. Quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếp viên hàng không Quản lý hoạt động bồi dưỡng TV là hệ thống các tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý là TV, nhằm tổ chức, điều khiển quá trình bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho TV, đáp ứng yêu cầu thay đổi hoặc nâng cao chất lượng lao động nghề nghiệp của họ. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm huấn luyện hàng không Trung tâm huấn luyện là cơ quan chuyên môn thuộc Cục Hàng hàng không tham mưu giúp Cục thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực đào tạo, huấn luyện hàng không. Trong đó, chịu trách nhiệm việc phát triển, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho TV, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc cung ứng ĐNTV chất lượng cao cho ngành HKVN. 1.4. Đặc điểm của đội ngũ tiếp viên hàng không Việt Nam Đội ngũ tiếp viên HKVN được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn gắt gao từ rất nhiều nguồn khác nhau, rất đa dạng cả về trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và cơ cấu nhân lực. Đặc điểm nghề nghiệp của TV có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng, sắp xếp lịch bồi dưỡng, giáo viên bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, nội dung chương trình bồi dưỡng 1.5. Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên hàng không Việt Nam 1.5.1. Yêu cầu về Chuẩn nghề nghiệp tiếp viên a) Điều kiện đối với TV hàng không: b) Yêu cầu về kiến thức hàng không đối với TV hàng không c) Yêu cầu về kinh nghiệm đối với TV hàng không d) Yêu cầu về kỹ năng đối với TV hàng không
  5. 5 1.5.2. Xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ tiếp viên Nhu cầu bồi dưỡng chính là những kiến thức, kỹ năng, phương pháp và quan điểm mà học viên cần học để đáp ứng những nguyện vọng trong công việc và cuộc sống của họ. Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng giúp xác định sự chênh lệch giữa kỹ năng, kiến thức và thái độ mà người học đang có với kỹ năng, kiến thức và thái độ mà người học cần phải có. Làm tốt việc đánh giá nhu cầu bồi dưỡng mang lại rất nhiều lợi ích : - Quyết định xem bồi dưỡng có phải là giải pháp tốt hay không. - Xây dựng chiến lược bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng. - Đưa ra chương trình bồi dưỡng lấy học viên làm trung tâm, chương trình này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của học viên. - Xác định được nội dung và phương pháp bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng học viên, được học viên quan tâm, không theo ý muốn chủ quan của giáo viên. - Nâng cao hiệu quả trong bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng sẽ áp dụng được ngay vào công việc và cuộc sống của học viên. - Tạo được sự tin tưởng của học viên đối với giáo viên và chất lượng bồi dưỡng. 1.5.3. Mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Mục tiêu của bồi dưỡng là sử dụng tối đa nguồn nhân lực. Mục tiêu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho TV là trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh mới của ngành hàng không. 1.5.4. Chương trình và nội dung bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên a) Chương trình bồi dưỡng b) Nội dung bồi dưỡng 1.5.5. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên a) Phương pháp bồi dưỡng - Phương pháp dạy học nhóm - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) - Phương pháp đóng vai - Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thuyết trình b) Hình thức bồi dưỡng - Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn tập trung. - Bồi dưỡng tại chỗ. - Bồi dưỡng thông qua việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu của TV trên cơ sở có sự hỗ trợ của GV/huấn luyện viên.
  6. 6 - Bồi dưỡng từ xa thông qua việc học trực tuyến (E-learning), qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng. 1.6. Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên hàng không 1.6.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng Xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng hàng đầu của quản lý. Nó là cơ sở của việc thực hiện các chức năng khác của quản lý. Để xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng TV thì cơ sở bồi dưỡng cần thực hiện xác định các vấn đề: Phân tích bối cảnh, tình hình thực tiễn chất lượng ĐNTV; Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng; Dự kiến chương trình, giáo trình, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, phương thức kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng; Dự kiến các nguồn lực 1.6.2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên - Tổ chức tốt bộ máy nhân lực thực hiện hoạt động bồi dưỡng. - Tổ chức hoạt động bồi dưỡng. - Huy động các nguồn lực. 1.6.3. Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Chỉ đạo vốn là chức năng được thể hiện rõ ràng trong nội hàm của khái niệm quản lý. Cũng là chức năng thể hiện năng lực của người Giám đốc trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TV tại cơ sở bồi dưỡng. 1.6.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng TV cần được tiến hành ở tất cả các khâu từ lập kế hoạch bồi dưỡng xem có tính khả thi, phù hợp với thực trạng TV không? Cách thức tổ chức thực hiện các nội dung bồi dưỡng có hiệu quả không? Việc đánh giá TV của cơ sở bồi dưỡng có tác dụng khuyến khích TV vươn lên không? Tất cả các câu hỏi đó cần được trả lời khi kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng TV. 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động bồi dưỡng 1.7.1. Yếu tố khách quan 1.7.2. Yếu tố chủ quan Kết luận chương 1 Chương một của luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản có tính chất cơ sở để triển khai nội dung tiếp theo. Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên là con đường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ để người tiếp viên vững vàng về nhân cách và chuyên môn nghiệp vụ. Bồi dưỡng tiếp viên nhằm tạo ra một cơ cấu nhân lực hợp lý và đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng đạt chuẩn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Quản lý hoạt động bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng của cơ sở đào tạo, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bồi dưỡng. Để nâng cao hiệu quả quản
  7. 7 lý hoạt động bồi dưỡng, mỗi cơ sở cần đánh giá một cách đúng đắn thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng của đơn vị mình. Qua đó, nghiên cứu những điều kiện cụ thể để đưa ra những biện pháp quản lý cho phù hợp. Để làm được điều này, chương hai của luận văn sẽ đi vào phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV tại VTC. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ TIẾP VIÊN TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VIETJET 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Hàng không VietJet 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và các thành tựu Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VJC) được thành lập ngày 23/7/2007 với mục tiêu thực hiện hoạt động khai thác vận chuyển hàng không mô hình hàng không thế hệ mới chi phí thấp, cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của hành khách. 2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh 2.1.2.1. Tầm nhìn: 2.1.2.2. Sứ mệnh: 2.2. Khái quát về Trung tâm Huấn luyện VietJet 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.2.2. Đội ngũ giáo viên a) Về trình độ chuyên môn Tất cả GV tại VTC đã đạt Chuẩn và trên Chuẩn về trình độ bồi dưỡng theo quy định của Luật Giáo dục và yêu cầu của Cục HKVN. Bảng 2.1. Thống kê trình độ của giáo viên Năm Tổng số GV Tiến sĩ và Th. sĩ Đại học 2012 1 1 0 2013 30 7 23 2014 63 15 48 2015 98 23 75 2016 123 40 83 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của VTC) b) Về nghiệp vụ sư phạm c)Về trình độ ngoại ngữ và tin học 2.3. Khái quát về đội ngũ tiếp viên 2.3.1. Số lượng và cơ cấu nhân lực Bảng 2.4. Thống kê cơ cấu nhân lực của đội ngũ tiếp viên Quốc tịch TV trưởng TV Tổng số Tỷ lệ % Việt Nam 137 494 631 80,4 Nước ngoài 15 139 154 19,6 Tổng 152 633 785 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2016 của VJC)
  8. 8 Bảng 2.4 cho thấy, có 154 TV là người nước ngoài chiếm 19,6% . Điều này góp phần nâng cao tính quốc tế hóa tạo sức hút cho thương hiệu và một môi trường làm việc đa văn hóa. 2.3.2. Về trình độ học vấn Bảng 2.5. Số lượng và trình độ tiếp viên của VJC qua 5 năm khai thác Trình độ Năm Số TV Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp 2012 98 1 70 17 10 2013 230 2 125 55 48 2014 338 3 187 104 44 2015 464 4 320 107 33 2016 785 8 452 245 80 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của VJC ) Bảng 2.5 cho thấy qua 5 năm hoạt động khai thác, trình độ của ĐNTV được tăng lên rất nhanh. Nếu như năm 2012 chỉ có 1 thạc sĩ và 70 cử nhân thì đến năm 2016 đã có 8 thạc sĩ và 452 cử nhân Đây chính là điều kiện thuận lợi để có thể lựa chọn được nguồn nhân sự tốt cho hoạt động bồi dưỡng. 2.4. Khái quát về thực trạng khảo sát 2.4.1. Mục đích khảo sát Làm rõ thực trạng bồi dưỡng và công tác quản lý các hoạt động đồi dưỡng để đánh giá rút ra những ưu điểm và hạn chế, làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV. 2.4.2. Nội dung khảo sát - Nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV. - Thực trạng hoạt động bồi dưỡng TV. - Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng TV. 2.4.3. Đối tượng và số lượng khảo sát - CBQL: 36 - GV huấn luyện: 50 2.4.4. Phương pháp khảo sát 2.5. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên tại Trung tâm Huấn luyện VietJet 2.5.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên
  9. 9 Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Mức độ đánh giá Bình Không TT Nội dung Rất tốt Tốt thường tốt SL % SL % SL % SL % Bồi dưỡng lòng yêu nghề, đạo đức 1 55 64 31 36 0 0 0 0 nghề nghiệp Chuẩn hóa theo yêu cầu về Chuẩn 2 63 73 23 27 0 0 0 0 nghề nghiệp tiếp viên Cập nhật, củng cố và duy trì trình độ 3 chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng 56 65 30 35 0 0 0 0 nghề nghiệp Bổ sung những thiếu hụt về tri thức, 4 điều chỉnh, sửa đổi những tri thức đã 28 33 43 50 12 14 3 3 bị lạc hậu Nâng cao trình độ chuyên môn nghiêp 5 45 52 33 39 8 9 0 0 vụ, kỹ năng lãnh đạo đội nhóm Chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ tiếp 6 0 0 12 14 43 50 31 36 viên Kết quả thu được ở bảng 2.6 cho thấy: Đa số các nội dung đều được đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt khá cao. Các nội dung "Chuẩn hóa theo yêu cầu về Chuẩn nghề nghiệp tiếp viên", "Cập nhật, củng cố và duy trì trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp" được đánh giá rất cao với 100% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện rất tốt và tốt. 2.5.2. Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Mức độ đánh giá Bình Không TT Nội dung Rất tốt Tốt thường tốt SL % SL % SL % SL % 1 An toàn bay 81 94 5 6 0 0 0 0 2 Quản lý nguồn lực tổ bay 76 88 10 12 0 0 0 0 3 Sơ cứu trên không 36 42 36 42 14 16 0 0 Xây dựng hình ảnh tiếp viên chuyên 4 66 77 20 23 0 0 0 0 nghiệp 5 An ninh hàng không 77 90 9 10 0 0 0 0 6 Hàng nguy hiểm 36 42 22 25 28 33 0 0 Kỹ năng chăm sóc khách hàng 7 34 40 52 60 0 0 0 0 chuyên nghiệp 8 Phục vụ trên không 33 38 31 36 22 26 0 0 9 Văn hóa và hội nhập VietJet 3 3 46 54 37 43 0 0
  10. 10 Các nội dung “An toàn bay”, “An ninh hàng không” và "Quản lý nguồn lực tổ bay" được đánh giá rất cao với 100% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là rất tốt và tốt, trong đó ý kiến đánh giá rất tốt lần lượt là 94%, 90% và 88%. 2.5.3. Thực trạng thực hiện phương pháp bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện phương pháp bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Mức độ đánh giá Rất Bình Không TT Nội dung Tốt tốt thường tốt SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp dạy học nhóm 23 27 41 47 22 26 0 0 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 2 20 23 42 49 24 28 0 0 điển hình 3 Phương pháp đóng vai 21 24 37 43 28 33 0 0 Phương pháp phát hiện và giải quyết 4 20 23 25 29 41 48 0 0 vấn đề 5 Phương pháp đàm thoại 29 34 57 66 0 0 0 0 6 Phương pháp thực hành, xem băng đĩa 20 23 29 34 37 43 0 0 7 Phương pháp thuyết trình 9 11 32 37 39 45 6 7 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề và Phương pháp thuyết trình có số ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường là cao nhất. Điều đó cho thấy cần áp dụng nhiều và cải tiến hơn nữa, thực hiện chất lượng hơn nữa 2 phương pháp này trong các lớp bồi dưỡng ĐNTV để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. 2.5.4. Thực trạng thực hiện hình thức bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Bảng 2.9.Thực trạng thực hiện hình thức bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Mức độ đánh giá Rất Bình Không TT Nội dung Tốt tốt thường tốt SL % SL % SL % SL % Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch 1 12 14 65 76 9 10 0 0 của VTC Bồi dưỡng tại chỗ theo nhu cầu đột 2 25 29 25 29 36 42 0 0 xuất của đơn vị 3 Hội thảo, hội giảng 5 6 1 1 80 93 0 0 4 Thực hành, thực tập, tham quan 19 22 33 38 34 40 0 0 Tự bồi dưỡng theo chương trình quy 5 0 0 35 41 48 56 3 3 định 6 Bồi dưỡng từ xa 8 9 24 28 54 63 0 0
  11. 11 Cần tiếp tục duy trì tốt hình thức Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch như hiện nay. Đồng thời cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hình thức Bồi dưỡng từ xa và khuyến khích Tự bồi dưỡng theo chương trình quy định vì đây là xu thế mới trong giáo dục hiện đại, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí bồi dưỡng. 2.5.5. Kết quả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên - Về tinh thần, thái độ học tập: Tất cả các HV tham gia bồi dưỡng đều học tập nghiêm túc, ghi chép đầy đủ, thảo luận và thực hành sôi nổi. - Về kết quả học tập: 100% HV cơ bản nắm vững nội dung chương trình bồi dưỡng. 2.6. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên tại Trung tâm Huấn luyện VietJet 2.6.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Hiện nay CBQL, GV về cơ bản đã nhận thức một cách rõ ràng về tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng trong việc tổ chức tốt bộ máy và xây dựng lực lượng bồi dưỡng, xác định được các yêu cầu cụ thể trong bồi dưỡng, cập nhật các nội dung bồi dưỡng, đổi mới phương pháp hình thức bồi dưỡng 2.6.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Xây dựng kế hoạch là một chức năng quản lý. Nội dung chính của xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng TV của VTC chính là sự sắp đặt có tính toán trước một cách khoa học các mục tiêu, giải pháp thực hiện, trình tự tiến hành công việc của người quản lý trong khoảng thời gian định sẵn trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực để công việc được tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao. Bảng 2.12. Thực trạng thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Mức độ đánh giá Bình Không TT Nội dung Rất tốt Tốt thường tốt SL % SL % SL % SL % Phân tích và đánh giá thực trạng 1 35 41 44 51 7 8 0 0 ĐNTV, công tác bồi dưỡng ĐNTV Xác định mục tiêu bồi dưỡng, lựa 2 48 56 31 36 7 8 0 0 chọn mục tiêu ưu tiên Tham mưu với Giám đốc, hình thành 3 34 39 24 28 28 33 0 0 kế hoạch sơ bộ
  12. 12 Công bố các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã 4 10 12 32 37 44 51 0 0 được dự kiến Tham khảo ý kiến đóng góp của 5 CBQL và GV, điều chỉnh nội dung 24 28 28 32 34 40 0 0 kế hoạch 6 Soạn thảo kế hoạch chính thức 17 20 26 30 43 50 0 0 7 Ra quyết định thực hiện 11 13 35 40 40 47 0 0 Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, 8 16 19 24 28 46 53 0 0 cá nhân 9 Xác nhận kế hoạch 10 11 34 40 42 49 0 0 Kết quả thu được ở bảng 2.12 cho thấy đa số các nội dung đều được đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt khá cao. Điều đó chứng tỏ VTC đã làm tốt công tác thiết lập các mục tiêu khiến hoạt động bồi dưỡng luôn đi đúng hướng, đáp ứng đúng nhu cầu bồi dưỡng của ĐNTV. 2.6.3. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Mức độ đánh giá Bình Không TT Nội dung Rất tốt Tốt thường tốt SL % SL % SL % SL % 1 Thành lập Tổ chuyên trách 48 56 34 39 4 5 0 0 2 Triển khai kế hoạch 53 62 33 38 0 0 0 0 Hướng dẫn lập chương trình, tiến 3 42 49 41 48 3 3 0 0 trình hoạt động của các bộ phận 4 Duyệt kế hoạch tác nghiệp 28 32 40 47 18 21 0 0 Giám sát hoạt động của Tổ chuyên 5 24 28 34 40 28 33 0 0 trách Trao đổi, rút kinh nghiệm, lường 6 trước khó khăn, dự kiến những giải 17 19 35 41 34 40 0 0 pháp Đề ra các giải pháp tối ưu để huy 7 21 24 34 40 31 36 0 0 động nguồn lực 8 Theo dõi và đánh giá 20 23 33 38 33 38 0 0 Kết quả thu được ở bảng 2.13 cho thấy các nội dung “Triển khai kế hoạch”, “Thành lập tổ chuyên trách”, “Hướng dẫn lập chương trình, tiến trình hoạt động của các bộ phận” được đánh giá cao với đa số ý kiến đánh giá ở mức rất tốt và tốt, chỉ có rất ít phiếu đánh giá ở mức bình thường. Điều
  13. 13 này chứng tỏ VTC đã thực hiện rất tốt các nội dung này, tạo sự thông suốt, sáng tỏ đến các bộ phận trong việc triển khai kế hoạch hoạt động bồi dưỡng. 2.6.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Bảng 2.14. Thực trạng thực hiện chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Mức độ đánh giá Bình Không TT Nội dung Rất tốt Tốt thường tốt SL % SL % SL % SL % Nâng cao nhận thức cho CBQL 1 và GV về vai trò của công tác 6 7 38 44 42 49 0 0 bồi dưỡng Điều khiển bộ máy hoạt động 2 15 17 37 43 34 40 0 0 hiệu quả 3 Ra các quyết định kịp thời 27 31 35 41 24 28 0 0 Tổ chức các hình thức hoạt động 4 11 13 37 43 38 44 0 0 bồi dưỡng 5 Tạo động lực học tập 13 15 37 43 36 42 0 0 Đánh giá rút kinh nghiệm quá 6 15 17 35 41 36 42 0 0 trình bồi dưỡng Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng thực hiện chỉ đạo công tác bồi dưỡng đều tập trung nhiều nhất ở 2 mức độ tốt và bình thường. Trong đó, nội dung “Ra các quyết định kịp thời” được đánh giá cao nhất với số ý kiến đánh giá rất tốt là 27, tốt là 35, bình thường là 24. Điều đó chứng tỏ việc ra quyết định còn chưa kịp thời, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh trong thời gian tới. 2.6.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động xuyên suốt chu trình quản lý công tác bồi dưỡng TV của VTC. Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng Mức độ đánh giá Bình Không TT Nội dung Rất tốt Tốt thường tốt SL % SL % SL % SL % Xác định vấn đề cần kiểm tra, 1 27 31 36 42 23 27 0 0 đánh giá 2 Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá 45 52 26 30 15 18 0 0 Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, 3 17 20 35 41 34 39 0 0 đánh giá Xác định phương pháp kiểm tra, 4 20 23 36 42 30 35 0 0 đánh giá
  14. 14 Triển khai tiêu chí tới tất cả các 5 25 29 35 41 26 30 0 0 bộ phận, thành viên liên quan Theo dõi, thu thập thông tin 6 12 14 39 45 35 41 0 0 trước khi kiểm tra, đánh giá Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh 7 27 31 35 41 24 28 0 0 giá Tổng kết công tác kiểm tra đánh 8 11 13 38 44 31 36 6 7 giá Nội dung "Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá" với 34 ý kiến chiếm 40% đánh giá mức độ thực hiện là bình thường. Điều đó chứng tỏ nội dung này đã được VTC quan tâm nhưng một số tiêu chí đánh giá chưa sát với thực tiễn, còn chung chung hoặc nặng về định tính, đòi hỏi cần có sự cải thiện trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá sát với thực tiễn bồi dưỡng, dễ dàng đo đếm được bằng các yếu tố định lượng, từ đó thể hiện chính xác kết quả bồi dưỡng. 2.6.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng Để nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng ĐNTV, đòi hỏi các CBQL, các nhà hoạch định chính sách của Cục HKVN, Bộ GTVT phải thiết kế được chương trình bồi dưỡng phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm này. Muốn vậy, trước hết phải xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và bồi dưỡng ĐNTV, từ đó lựa chọn phương thức bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và hiệu quả mong muốn của tổ chức cũng như cá nhân người được bồi dưỡng. 2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tiếp viên tại Trung tâm Huấn luyện VietJet 2.7.1. Điểm mạnh 2.7.2. Hạn chế 2.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế Kết luận chương 2 Quản lý mục tiêu bồi dưỡng sao cho chất lượng ĐNTV đáp ứng nhu cầu của VJC và của ngành hàng không. Chính yêu cầu đó đòi hỏi sự cấp thiết về nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng. Về chương trình bồi dưỡng, VTC đã quan tâm và chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng, rà soát, chỉnh sửa chương trình, nội dung môn học đảm bảo luôn bám sát các yêu cầu về Chuẩn nghề nghiệp TV. Hoạt động dạy học được VTC đặc biệt quan tâm, tuy nhiên một số GV chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy nên còn gặp khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học. Quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV được VTC đặc biệt coi trọng tuy nhiên một số CBQL và GV còn chưa ý thức được vai trò của quản lý hoạt động bồi dưỡng.
  15. 15 Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng còn hạn chế do công tác phối hợp giữa các đơn vị chưa thật tốt. Thực trạng được phân tích ở trên là cơ sở thực tiễn để có thể đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên tại Trung tâm Huấn luyện VietJet trong bối cảnh nền kinh tế phát triển rất nhanh, nhu cầu đi lại vận chuyển bằng đường hàng không gia tăng mạnh mẽ và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng không trong nước và trên thế giới hiện nay. Đó là nội dung tác giả diễn giải ở chương 3. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ TIẾP VIÊN TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VIETJET 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ TV phải căn cứ vào thực trạng của đội ngũ, từ đó, đề xuất các giải pháp cần thiết khắc phục những tồn tại, phát huy những điểm mạnh để phát triển đội ngũ TV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của VJC trong từng giai đoạn phát triển. 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng có quá trình lịch sử hình thành và phát triển, đội ngũ TV của VJC được hình thành cùng với lịch sử của VJC. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ TV trong đề tài phải phù hợp với thực tế của cơ sở bồi dưỡng trong bối cảnh hiện nay, không được trái với chủ trương đường lối chính sách của Đảng, các Nghị định, văn bản Luật pháp Nhà nước. 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, tâm lý, tập quán Khi đưa ra các biện pháp đều phải cân nhắc đến tính vừa sức và cân đối với điều kiện hiện có để các biện pháp đó đem lại chất lượng, hiệu quả. 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên tại Trung tâm Huấn luyện VietJet 3.2.1. Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và tiếp viên về vai trò của quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên * Mục tiêu biện pháp *Nội dung biện pháp * Cách thức tiến hành *Điều kiện thực hiện
  16. 16 3.2.2. Chỉ đạo đổi mới lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên * Mục tiêu biện pháp *Nội dung biện pháp *Cách thức tiến hành * Điều kiện thực hiện 3.2.3. Huy động các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên * Mục tiêu biện pháp * Nội dung biện pháp *Cách thức tiến hành *Điều kiện thực hiện 3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ tiếp viên * Mục tiêu biện pháp * Nội dung biện pháp * Cách thức tiến hành * Điều kiện thực hiện 3.2.5. Đổi mới phương pháp bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên theo hướng nâng cao năng lực của người học * Mục tiêu biện pháp * Nội dung biện pháp *Cách thức tiến hành * Điều kiện thực hiện 3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên * Mục tiêu biện pháp * Nội dung biện pháp *Cách thức tiến hành * Điều kiện thực hiện 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Theo quan điểm tiếp cận hệ thống thì không có một sự vật hiện tượng nào tồn tại phát triển một cách độc lập riêng biệt trong một môi trường cô lập mà nó phải có mối liên hệ, tác động qua lại với các sự vật khác, với môi trường xung quanh. Vì vậy, các biện pháp tác giả đề xuất sẽ không có một biện pháp nào là hoàn toàn độc lập có sức mạnh vạn năng mà tất yếu có liên quan tới các biện pháp khác ở mức độ khác nhau. Mỗi biện pháp đều xác định những nguyên tắc định hướng và các nội dung cụ thể đối với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNTV. Mỗi biện pháp tuy có tác dụng nhất định, mang tính độc lập tương đối nhưng giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ, biện chứng, chi phối, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Biện pháp này lấy biện pháp kia làm tiền đề, điều kiện tồn tại và phát triển của mình
  17. 17 Tất cả đều hướng tới mục tiêu tăng hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNTV. 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đã đề xuất 3.4.1. Vài nét về hoạt động khảo nghiệm Để tiến hành đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và các GV đang công tác giảng dạy tại VTC. - Số phiếu thu là 57 phiếu, đạt 100%. - Sử dụng thang điểm của 04 mức độ và tính điểm trung bình: + Rất cần thiết/ Rất khả thi: 3 điểm + Cần thiết/ Khả thi: 2 điểm + Ít cần thiết/ Ít khả thi: 1 điểm + Không cần thiết/Không khả thi: 0 điểm - Tính điểm trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất sau đó sắp xếp thứ bậc. Công thức tính điểm trung bình: 1 n X  X .n i i n i 1 Trong đó: X là điểm trung bình Xi là điểm của mức độ i ni là số lượng của mức độ i n là tổng số lượng phiếu 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm a) Mức độ cần thiết của biện pháp đề xuất Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp Mức độ đánh giá Rất Không Điểm Thứ Cần Ít cần TT Các biện pháp cần cần TB bậc thiết thiết thiết thiết SL % SL % SL % SL % Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và tiếp viên về 1 39 68 12 21 4 7 2 4 2.54 6 vai trò của quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Chỉ đạo đổi mới lập kế hoạch 2 hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp 51 89 6 11 0 0 0 0 2.89 1 viên Huy động các nguồn lực cho hoạt 3 47 82 10 18 0 0 0 0 2.82 2 động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên
  18. 18 Đa dạng hóa các hình thức bồi 4 dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 44 77 5 9 6 10 2 4 2.60 4 cho đội ngũ tiếp viên Đổi mới phương pháp bồi dưỡng 5 đội ngũ tiếp viên theo hướng 47 82 5 9 5 9 0 0 2.74 3 nâng cao năng lực của người học Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, 6 đánh giá công tác bồi dưỡng đội 41 72 8 14 8 14 0 0 2.58 5 ngũ tiếp viên Điểm TB chung 2.70 Bảng 3.1 cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ cao, đa số các ý kiến đều đánh giá ở mức độ rất cần thiết và cần thiết, trong đó 100% ý kiến đánh giá biện pháp “Chỉ đạo đổi mới lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng” và “Huy động các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng” ở mức độ rất cần thiết và cần thiết, cho thấy đây là 2 biện pháp quan trọng nhất. Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp
  19. 19 b) Tính khả thi của các biện pháp đề xuất Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp Mức độ đánh giá Điể Rất Khả Ít khả Không Thứ TT Các biện pháp m khả thi thi thi khả thi bậc TB SL % SL % SL % SL % Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và tiếp 1 viên về vai trò của quản lý 40 70 12 21 3 5 2 4 2.58 5 hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Chỉ đạo đổi mới lập kế hoạch 2 hoạt động bồi dưỡng đội ngũ 53 93 2 3 1 2 1 2 2.88 1 tiếp viên Huy động các nguồn lực cho 3 hoạt động bồi dưỡng đội ngũ 42 74 10 17 3 5 2 4 2.61 4 tiếp viên Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng chuyên môn, 4 44 77 8 14 2 4 3 5 2.63 3 nghiệp vụ cho đội ngũ tiếp viên Đổi mới phương pháp bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên theo 5 47 82 9 16 1 2 0 0 2.81 2 hướng nâng cao năng lực của người học Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, 6 đánh giá công tác bồi dưỡng 41 72 7 12 5 9 4 7 2.49 6 đội ngũ tiếp viên Điểm TB chung 2.67 Bảng 3.2 cho thấy các biện pháp đưa ra đều được đánh giá là rất khả thi. Như vậy, ý kiến đồng thuận về tính khả thi của 6 biện pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện.
  20. 20 Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp 3.5. Khảo nghiệm mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Tính Tính D cần thiết khả thi (Hiệu số thứ bậc TT Các biện pháp D2 Điểm Thứ Điểm Thứ giữa 2 TB bậc TB bậc đại lượng) Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và tiếp viên về vai trò của 1 2.54 6 2.58 5 1 1 quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Chỉ đạo đổi mới lập kế hoạch hoạt động 2 2.89 1 2.88 1 0 0 bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Huy động các nguồn lực cho hoạt động 3 2.82 2 2.61 4 -2 4 bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng 4 chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ tiếp 2.60 4 2.63 3 1 1 viên Đổi mới phương pháp bồi dưỡng đội 5 ngũ tiếp viên theo hướng nâng cao năng 2.74 3 2.81 2 1 1 lực của người học Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá 6 2.58 5 2.49 6 -1 1 công tác bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên ∑D2 8
  21. 21 Qua khảo nghiệm, có thể khẳng định thêm về tính cần thiết, tính khả thi phù hợp nhau và có sự thống nhất tương đối cao chứng tỏ những biện pháp này có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV của VTC, nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu của VJC và của Ngành HK. Kết luận chương 3 Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV, thông qua việc khảo nghiệm, xin ý kiến của các CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và GV giảng dạy tại VTC, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV tại VTC với mục tiêu nâng cao chất lượng bồi dưỡng ĐNTV của VTC. Đối với mỗi biện pháp, đề tài đều đưa ra mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện nhằm đảm bảo tính khoa học và tính khách quan. Qua khảo nghiệm, các biện pháp đề xuất đều được tiến hành điều tra và so sánh thông qua kết quả điều tra và biểu đồ xác định mức độ cần thiết và khả thi. Đa số các biện pháp đề xuất đều nhận được sự đồng thuận cao của CBQL, Tổ trưởng bộ môn và các GV. Cả 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV trên đều có quan hệ chặt chẽ, có khả năng áp dụng hiệu quả, có tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó phải thực hiện đồng bộ, nhất quán trong suốt quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải phối kết hợp các biện pháp với nhau một cách chặt chẽ, linh hoạt thì hoạt động bồi dưỡng của VTC sẽ đạt kết quả cao, từ đó nâng cao chất lượng của ĐNTV theo hướng Chuẩn hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Ngành HKVN và yêu cầu hội nhập với Hàng không thế giới, tạo thương hiệu và uy tín cho VTC nói riêng và VJC nói chung. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Người tiếp viên giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng phục vụ và sự an toàn trên mỗi chuyến bay, không những thế, họ còn là hình ảnh đại diện của Hãng hàng không, của quốc gia mà họ thuộc về. Vì vậy, quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV là yêu cầu hết sức cần thiết nhằm nâng cao trình độ cho họ về nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn, tay nghề và kỹ năng thực hành vững vàng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Hàng không. Trong giai đoạn hiện nay, quản l‎ý hoạt động bồi dưỡng là tập trung lãnh đạo, tổ chức, điều khiển sao cho các cơ sở đào tạo đạt được các mục tiêu đã đề ra, tăng cường, phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu
  22. 22 cầu đổi mới quản lý đào tạo nói chung. Chỉ đạo giáo viên vận dụng phối hợp các phương pháp bồi dưỡng phù hợp với nội dung và hình thức bồi dưỡng trong việc nâng cao năng lực cho TV, kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động bồi dưỡng một cách khoa học, chính xác nhằm đem lại chất lượng và hiệu quả cho công tác bồi dưỡng TV. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV hàng không Việt Nam vận dụng vào nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV tại VTC. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: - Phân tích lý luận làm rõ vị trí vai trò của người TV và những vấn đề quản lý bồi dưỡng ĐNTV. Đã hệ thống và làm sâu sắc thêm lý luận về quản lý bồi dưỡng ĐNTV tại VTC. - Trên cơ sở phân tích số liệu, tư liệu thống kê và qua khảo sát thực tế nhằm đánh giá thực trạng tình hình quản lý bồi dưỡng ĐNTV tại VTC. Đề tài đã phác họa được bức tranh về ĐNTV và quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV tại VTC trong 5 năm qua. - Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực trạng ĐNTV, thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng ĐNTV tại VTC, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý. Các biện pháp trên có tính khả thi trong quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNTV trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng ĐNTV, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của VJC trong giai đoạn mới. Trên cơ sở những kiến thức đã học, vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn, hy vọng 6 biện pháp đề xuất trong quá trình nghiên cứu có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng ĐNTV tại VTC nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho ngành hàng không nói chung và bồi dưỡng cho ĐNTV tại VTC nói riêng. Kết quả nghiên cứu mà luận văn thực hiện góp phần vào công tác nghiên cứu các l ý luận khoa học về quản l ý giáo dục và quản l ý hoạt động bồi dưỡng, giúp Giám đốc VTC có thể tham khảo để sử dụng trong việc đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng, từ đó tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý, tăng hiệu suất công việc, nâng cao uy tín và thương hiệu của Trung tâm Huấn luyện VietJet. 2.Khuyến nghị Để thực hiện các biện pháp có hiệu quả, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị sau: 2.1. Đối với Bộ Giao thông vận tải - Có các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn chi tiết trong công tác huấn luyện đào tạo nói chung và quản lý bồi dưỡng tiếp viên nói riêng để Trung tâm Huấn luyện VietJet và các cơ sở bồi dưỡng khác có hành lang pháp lý để thực hiện. - Được quan tâm, hỗ trợ của Bộ GTVT trong công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong ngành Hàng không Việt Nam, cụ thể: cập
  23. 23 nhật thông tin, các ứng dụng, các tiến bộ công nghệ hàng không dân dụng trên thế giới, các chương trình hợp tác bồi dưỡng quốc tế, công tác phát triển nguồn nhân lực hàng không dân dụng trong nước và quốc tế. - Có những chính sách ưu đãi cho các Hãng hàng không tư nhân mới gia nhập và tham gia vào thị trường hàng không Việt Nam các ưu đãi về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. - Đa dạng hóa các hình thức xã hội hóa đào tạo đối với nhiều chức danh nhân viên hàng không trong đó có tiếp viên nhằm chủ động trong công tác phát triển nguồn lực cho Hãng. 2.2. Đối với Cục Hàng không Việt Nam - Được hỗ trợ và tạo sự thuận lợi cho VietJet trong lĩnh vực huấn luyện, bồi dưỡng, công tác cấp chứng chỉ, cấp phép nhân viên hàng không. - Cần thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tổ chức các chuyên đề, tổ chức cho CBQL của các cơ sở đào tạo hàng không tham quan học tập những cơ sở tiên tiến nước ngoài quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng để có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm. - Được tạo cơ chế, sự thuận lợi trong việc thu hút các nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế cho VietJet nói chung và Trung tâm Huấn luyện VietJet nói riêng. - Xây dựng hệ thống chương trình khung đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chuẩn, thống nhất cho tất cả các hãng hàng không của Việt Nam để tạo sự đồng nhất về chất lượng bồi dưỡng, khiến cho sản phẩm đầu ra của quá trình bồi dưỡng đạt được tiêu chuẩn chung về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp. - Tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra của Cục HKVN với công tác bồi dưỡng ĐNTV. 2.3. Đối với Công ty Cổ phần hàng không VietJet - Tích cực chỉ đạo mở các khóa bồi dưỡng tiếp viên sao cho đồng bộ, đạt hiệu quả cao; tăng cường các dự án bồi dưỡng trong đó có việc bồi dưỡng đội ngũ tiếp viên. - Tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị, đồ dùng học tập để phục vụ tốt cho công tác quản lý bồi dưỡng dựa trên kế hoạch huấn luyện và bồi dưỡng hàng năm. - Đầu tư mạnh mẽ xây dựng cơ sở vật chất hiện đại tại Việt Nam phục vụ cho các hoạt động thực hành của TV như: huấn luyện quy trình chữa cháy, huấn luyện quy trình khẩn nguy trên cạn và trên nước - Đầu tư thiết kế các phần mềm huấn luyện, bồi dưỡng trực tuyến và nâng cấp định kỳ. Đổi mới phương pháp huấn luyện trực tuyến bằng các phần mềm sinh động và hấp dẫn hơn.
  24. 24 - Liên kết với các cơ sở y tế trong việc huấn luyện nội dung “sơ cứu trên không” đảm bảo cho TV được thực hành trên cơ thể người, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. - Chỉ đạo các Phòng liên quan phối hợp kiểm tra, đánh giá đội ngũ tiếp viên để đo lường được kết quả sau bồi dưỡng, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, hoàn thiện các khâu trong quản lý hoạt động này. - Tạo cơ chế thi đua khen thưởng hợp lý, kịp thời để động viên tiếp viên tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả cao. Gắn thành tích sau các khóa bồi dưỡng vào các tiêu chí đánh giá năng lực (KPI) mỗi 6 tháng của tiếp viên. Biểu dương trên toàn mạng VietJet những tiếp viên có thành tích học tập xuất sắc. - Có chế độ khen thưởng với những CBQL làm tốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng. - Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tiếp viên được tham dự các đợt bồi dưỡng về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng của ĐNTV. - Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe định kỳ cho tiếp viên thông qua các hình thức như tổ chức khám bệnh định kỳ tại các trung tâm y tế có uy tín; duy trì thường xuyên các lớp học yoga, gym, võ thuật