Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây lắp – Xáng Trà Vinh

pdf 79 trang yendo 7321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây lắp – Xáng Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_xay_lap_xa.pdf

Nội dung text: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây lắp – Xáng Trà Vinh

  1. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế, Luật và Ngoại ngữ Trường đại học Trà Vinh cùng quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt qua trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Búp đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do thời gian thực hiện luận văn ngắn và kiến thức còn hạn chế, nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Ngày 09 tháng 07 năm 2011 Sinh viên thực hiện Võ Hải Sơn
  2. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với tư cách là một công cụ quản lí kinh tế, phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu đối với các nhà quản trị. Thộng qua phân tích các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động tài chính không những là công cụ để phát hiện những tiềm năng trong hoạt động kinh doanh mà còn là cộng cụ để cải tiến quản lí trong kinh doanh. Bất kì hoạt động kinh doanh trong điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa, thì cũng còn những tiềm năng chưa được phát hiện và chỉ có thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện và khai thác chúng để mang lại hiệu quả cao hơn. Song thông qua phân tích mới thấy rõ nguyên nhân, nguồn gốc các vấn đề phát sinh và có những giải pháp thích hợp để cải tiến hoạt động bên trong doanh nghiệp. Để doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn, hạn chế những rủi ro xảy ra, các nhà quản trị tiến hành phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp hữu hiệu và đề ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lí kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, các nhà phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Phân tích báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp.Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng cũng như những lợi ích từ việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp nên tôi đã chọn đề tài “Phân SVTH: Võ Hải Sơn 1 Lớp:DA07KTC
  3. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây lắp – Xáng Trà Vinh” làm nội dung nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp, chỉ ra thế mạnh và hạn chế trong kinh doanh, từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị tài chính trong tương lai. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua ba năm 2008, 2009, 2010. Mục tiêu 2: Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như: Chỉ tiêu thanh toán Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu lợi nhuận Chỉ tiêu cơ cấu tài chính Mục tiêu 3: Đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính trong tương lai. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Không gian Đề tại được thực hiện tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Thời gian Số liệu thu thập cho đề tài nghiên cứu được lấy trong ba năm 2008, 2009 và 2010. Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 04/04/2011 đến ngày 08/05/2011. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ số tài chính. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu SVTH: Võ Hải Sơn 2 Lớp:DA07KTC
  4. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Số liệu được chọn là 3 bảng báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 do Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh lập theo qui định cuả Bộ Tài Chính, cụ thể là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Phân tích tình hình lợi nhuận cuả doanh nghiệp qua 3 năm 2008, 2009, 2010. Áp dụng phương pháp phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc các bảng báo cáo tài chính. Phân tích theo chiều ngang Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động cuả một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động cuả các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết và sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào đó có biên động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân. Phân tích theo chiều dọc Với báo cáo qui mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỉ lệ 100%. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể), phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một diều kiệ so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó khái quát tình hình tài chính cuả doanh nghiệp. Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Áp dụng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế cuả năm 2010 với năm 2009 và so sánh năm 2009 với năm 2008. SVTH: Võ Hải Sơn 3 Lớp:DA07KTC
  5. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Điều kiện để so sánh: Các chỉ tiêu kinh tế phải được thống nhất về nội dung phản ánh và phương pháp tính. Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau. Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường. So sánh số tuyệt đối: xác định chênh lệch giữa trị số cuả chỉ tiêu năm 2010 với năm 2009 và năm 2009 với năm 2008. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối cuả chỉ tiêu kinh tế. Y = Y 1 – Y0 Với: Y1: trị số cuả chỉ tiêu phân tích Y0: trị số cuả chỉ tiêu gốc So sánh số tương đối: là xác định số % tăng (giảm) của năm 2010 so với năm 2009 và so sánh năm 2009 với năm 2008. Kết quả cho biết tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức phổ biến cuả chỉ tiêu kinh tế. T = Y1 / Y 0 x 100% Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn qua 2 năm: năm 2010 với năm 2009 và năm 2009 với năm 2008, để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời cuả vốn chủ sở hữu, tìm ra giải pháp nâng cao ROE. Mục tiêu 3: Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính của doanh nghiệp trong thời gian tới. Áp dụng phương pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua và dựa vào những thuận lợi, khó khăn cuả doanh nghiệp, chúng ta có thể đưa ra kết luận chung về tình hình quản lí kinh doanh cuả doanh nghiệp trước đó, đồng thời biết được những khuyết điểm, những sai lầm thiếu sót mà doanh nghiệp đang có, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính để khắc phục tình trạng trên. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI SVTH: Võ Hải Sơn 4 Lớp:DA07KTC
  6. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần nội dung của đề tài gồm có chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Xây lắp – Xáng Trà Vinh Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính của công ty SVTH: Võ Hải Sơn 5 Lớp:DA07KTC
  7. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Phân tích tài chính là vận dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích vào báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan, nhằm rút ra kết luận hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích tài chích là một công cụ sàng lọc khi lựa chọn các ứng viên đầu tư hay sáp nhập, đồng thời là công cụ dự báo các điều kiện cũng như hậu quả về tài chính trong tương lai. Phân tích tài chính không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về kết quả tài chính hiện hành so với quá khứ, nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá những việc đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó đề nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Nói cách khác, phân tích tài chính là cần làm sao cho các con số trên các báo cáo tài chính “biết nói”, để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, phương án hoạt động kinh doanh của những nhà quản lí các doanh nghiệp đó. 1.2. Ý NGHĨA, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.2.1. Ý nghĩa phân tích tài chính Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua phân tích báo cáo tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lí các loại vốn, nguồn vốn; vạch ra khả năng tiềm năng về vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. SVTH: Võ Hải Sơn 6 Lớp:DA07KTC
  8. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người khác sử dụng để họ có thể đưa ra các quyết định về đầu tư, và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có nhu cầu nghiên cứu các thông tin này nhưng có trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế. Cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của các khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và tình huống có thể làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó. 1.2.3. Nhiệm vụ phân tích tài chính Nhiệm vụ của phân tích tài chính của doanh nghiệp là căn cứ trên những nguyên tắc tài chính của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tích cực, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.4. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp Để tiến hành phân tích tài chính người ta sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là báo cáo tài chính. Những bộ phận cốt lõi của bảng báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.4.1. Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán (Bảng CĐKT) là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh khái quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Như vậy Bảng CĐKT phản ánh mối quan hệ cân đối tổng thể của “tài sản” và “nguồn vốn” trong doanh nghiệp, được thể hiện trong phương trình kế toán cơ bản: Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu SVTH: Võ Hải Sơn 7 Lớp:DA07KTC
  9. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh a) Phân tích biến động theo thời gian Phân tích biến động theo thời gian được thực hiện bằng cách so sánh giá trị chỉ tiêu ở các kì khác nhau. Việc so sánh được thực hiện cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Kết quả tính theo số tuyệt đối thể hiện mức tăng (giảm) của chỉ tiêu: Mức tăng (giảm) = Mức độ kì sau – Mức độ kì trước Kết quả tính theo số tương đối phản ánh tỉ lệ tăng (giảm) của chỉ tiêu: Tỉ lệ tăng (giảm) = Mức tăng (giảm) / Mức độ kì trước Phân tích biến động theo thời gian cho thấy sự tăng (giảm) của tài sản, nguồn vốn và từng khoản mục tài sản, nguồn vốn. b) Phân tích kết cấu và biến động kết cấu Phân tích kết cấu và biến động kết cấu nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các khoản mục tài sản trong tổng tài sản hay giữa các khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, qua đó đánh giá việc sử dụng vốn, cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Đồng thời phân tích kết cấu và biến động kết cấu cũng nhằm đánh giá tầm quan trọng của từng khoản mục tài sản trong tổng tài sản, hay từng khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, từ đó đánh giá tính hợp lí của việc phân bổ và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giá trị của các khoản mục nguồn vốn Tỉ lệ khoản = x 100 mục nguồn vốn Gía trị của tổng nguồn vốn /Tổng nguồn vốn Phân tích biến động kết cấu nhằm đánh giá sự thay đổi về mặt kết cấu giữa các khoản mục tài sản trong tổng tài sản hoặc giữa các khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Phân tích biến động kết cấu được thực hiện bằng cách so sánh kết cấu giữa các kì với nhau, qua đó đánh giá biến động của từng khoản mục. Công thức tổng quát như sau: Mức tăng (giảm) về kết cấu = Tỉ lệ kì trước – Tỉ lệ kì sau SVTH: Võ Hải Sơn 8 Lớp:DA07KTC
  10. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh 1.2.4.2. Phân tích khái quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo KQHĐKD) là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của một kỳ (tháng, quý, năm). Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị về sản phẩm, lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố, nên nó được các nhà quản lý quan tâm rất nhiều. Phần I: Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kì trước (để so sánh), tổng số phát sinh của kì báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến cuối kì báo cáo. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước khác. a) Phân tích biến động theo thời gian Tương tự như trường hợp của Bảng CĐKT, khi phân tích biến động theo thời gian của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng thực hiện so sánh các chỉ tiêu ở các kỳ nhau. b) Phân tích kết cấu và biến động kết cấu Khi phân tích kết cấu, chỉ tiêu doanh thu thuần được xác định là quy mô tổng thể , tương ứng tỷ lệ 100%. Các chỉ tiêu khác của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được xác định tỷ lệ theo kết cấu chiếm trong quy mô tổng thể đó. Qua việc xác định tỉ lệ các chỉ tiêu chi phí, lãi chiếm trong doanh thu thuần nhà quản trị sẽ đánh giá được hiệu quả của một đồng doanh thu tạo trong kì. 1.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán SVTH: Võ Hải Sơn 9 Lớp:DA07KTC
  11. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Đây là nhóm chỉ tiêu không chỉ có nhà quản trị quan tâm mà còn được sự quan tâm của chủ sở hữu và đặc biệt là các chủ nợ. Tổng các khoản phải trả Hệ số khái quát về công nợ = Tổng các khoản phải thu Để có tình hình chung về công nợ , ta dùng hệ số khái quát để xem xét sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau trước khi đi vào phân tích chi tiết. Công nợ là những phát sinh tất yếu trong quá trình kinh doanh, do đó duy trì và điều khiển công nợ một cách có kế hoạch và trôi chảy là một nghệ thuật trong kinh doanh . Các chỉ tiêu cụ thể xem xet tình hình này là: các khoản phải thu và các khoản phải trả. 1.3.1.1. Các khoản phải thu Các khoản phải thu được phân tích qua hai chỉ tiêu: Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu 360 Số ngày thu tiền = Số vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay càng cao chứng tỏ tình hình quản lí và thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quan thuộc, ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn, Mặt khác, số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc, gần như bán hàng thu bằng tiền mặt, khó cạnh tranh và mở rộng thì trường. 1.3.1.2.Các khoản phải trả Hệ số thanh toán vốn lưu động SVTH: Võ Hải Sơn 10 Lớp:DA07KTC
  12. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Trong tổng số tài sản lưu động, bao gồm rất nhiều khoản mục có tính thanh khoản khác nhau, hệ số thanh toán vốn lưu động là tỉ lệ giữa tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền để trả nợ (tiền và các chứng khoán ngắn hạn) trong tài sản lưu động. Tiền và các chứng khoán ngắn hạn Hệ số thanh toán = vốn lưu động Tài sản lưu động Trong đó: Hệ số thanh toán vốn lưu động thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của vốn lưu động thấp, tuy nhiên quá cao lại biểu hiện tình trạng ứ đọng vốn, kém hiệu quả. Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn hay còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành hay hệ số thanh khoản Tổng tài sản lưu động Hệ số thanh toán hi ện h ành = Nợ ngắn hạn Hệ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Ý nghĩa của hệ số là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán nhanh Tiền và các chứng khoán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn SVTH: Võ Hải Sơn 11 Lớp:DA07KTC
  13. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung qua nhiều vào vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể không hiệu quả. 1.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. 1.3.2.1. Số vòng quay tài sản Số vòng quay tổng tài sản tức là so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động. Hệ số vòng quay vốn tài sản nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác: một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Doanh thu thuần Số vòng quay toàn bộ tài sản = Tổng tài sản 1.3.2.2. Số vòng luân chuyển hàng hóa Số vòng luân chuyển hàng hóa còn gọi là số vòng quay hàng tồn kho hay số vòng quay kho là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hoá nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh phù hợp trên thị trường. Giá vốn hàng bán Số ngày của một vòng = Hàng tồn kho bình quân 360 Vòng quay hàng t ồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho càng cao (số ngày của một vòng quay càng ngắn) SVTH: Võ Hải Sơn 12 Lớp:DA07KTC
  14. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh càng tốt, tuy nhiên với số vòng quay quá cao sẽ thể hiện sự bất ổn trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không cung ứng kịp thời cho khách hàng gây mất uy tín doanh nghiệp. 1.3.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận 1.3.3.1. Hệ số lãi gộp Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán chưa thuế và giá vốn. Không tính đến chi phí kinh doanh, hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí; đặc biêt là chi phí bất biến để đạt lợi nhuận. Lãi gộp Hệ số lãi gộp = Doanh thu Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỉ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ số lãi gộp thích hợp. 1.3.3.2. Hệ số lãi ròng (suất sinh lời của doanh thu) Lãi ròng Hệ số lãi ròng = Doanh thu Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời cuả doanh thu (ROS: return on sales), thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồnglợi nhuận ròng. 1.3.3.3. Suất sinh lời cuả tài sản Hệ số suất sinh lời cuả tài sản – ROA (return on asset) – mang ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và tài sản càng hợp lí, hiêu quả. SVTH: Võ Hải Sơn 13 Lớp:DA07KTC
  15. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Lãi ròng Suất sinh lời cuả tài sản (ROA) = Tổng tài sản 1.3.3.4. Suất sinh lời cuả vốn chủ sở hữu Hệ số suất sinh lời cuả vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông) ROE (return on equity) – mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Lãi ròng Suất sinh lời cuả vốn chủ sở hữu ROE = Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành nên tài sản. Suất sinh lời cuả vốn chủ sở hữu (ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc vào suất sinh lời cuả tài sản (ROA). 1.3.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính Cơ cấu tài chính là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng cuả nguồn vốn chủ sở hữu và tỷ trọng nguồn vốn từ đi vay chiếm trong tổng số nguồn vốn cuả doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính là chỉ tiêu cực kì quan trọng, là đòn bẩy đầy sức mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận cuả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn mang tính rủi ro. 1.3.4.1. Hệ số nợ so với tài sản Hệ số nợ hay tỷ số nợ là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn Tổng số nợ Hệ số nợ so với tài sản = Tổng tài sản 1.3.4.2. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu SVTH: Võ Hải Sơn 14 Lớp:DA07KTC
  16. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Tổng số nợ Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Hệ số càng cao mang lại hiệu quả cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi. Hệ số càng thấp, mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ. SVTH: Võ Hải Sơn 15 Lớp:DA07KTC
  17. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP XÁNG TRÀ VINH 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP – XÁNG TRÀ VINH 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Vị trí địa lý Với địa thế nằm cặp sông Long Bình là một vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ lẫn đường thủy, là một lợi thế đưa công ty ngày càng phát triển tạo điều kiện tốt cho công ty trong quan hệ hợp tác, giao lưu, điều hành sản xuất và vận chuyển các phương tiện thi công trình được dễ dàng. Trụ sở chính: Địa chỉ: 108/6 Đường Bạch Đằng, P4, thành phố Trà Vinh – Trà Vinh Email: xlxtravinh@yahoo.vn 2.1.1.2. Lịch sử hình thành Công ty Xây lắp Xáng là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào ngày 16/08/1976, chuyển sang công ty cổ phần theo quyết định số 759 ngày 28/05/2003 của UBND tỉnh Trà Vinh và chính thức hoạt động vào ngày 01/7/2003. * Về cơ cấu tổ chức: Có 3 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 05 đơn vị sản xuất, với tổng số cán bộ công nhân viên là 53 người, trong đó có 03 nữ. Tổ chức chính trị: có một chi bộ trực thuộc Đảng ủy khối doanh nghiệp với 12 đảng viên, công đoàn cơ sở có 53 đoàn viên. Phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng hành chánh tổ chức: 05 người Phòng kế hoạch kĩ thuật: 04 người Phòng Kế toán tài vụ: 04 người Đơn vị sản xuất: Đội cơ giới: 15 người SVTH: Võ Hải Sơn 16 Lớp:DA07KTC
  18. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Đội xáng: 07 người Đội xây lắp: 06 người Xưởng cơ khí:10 người Ban giám đốc: 2 người 2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ Chức năng: Hành nghề thi công xây dựng các công trình thủy lợi, các công trình cầu giao thông nông thôn, gia công cơ khí, đóng và sửa chửa sà lan. Nhiệm vụ: Xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối và phát triển nông thôn như: đào mới, nạo vét kênh mương, xây dựng hệ thống đê biển, công đập ngăn mặn, công trình cầu đường giao thông nông thôn, san lắp mặt bằng xây dựng, gia công sửa chữa cơ khí, đóng mới sà lan các loại và vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và đường bộ. 2.1.1.4. Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi: dưới sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các nghành chức năng, công ty có bộ máy năng động, đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, có thể đáp ứng thi công các công trình lớn, một tập thể đoàn kết, có tính nhất trí cao trong lao động sản xuất và công tác, cùng nhau xây dựng công ty ngày càng phát triển vững mạnh. Khó khăn: Một số công trình tổ chức thi công luôn bị cản trở, do việc giải tỏa, đền bù chưa kịp thời, thời tiết mưa bão nhiều cũng như hay bị vướn vào các vụ mùa lúa chờ thu hoạch. Mặt khác công trình thi công được phân tán nhiều nơi, trên địa bàn rộng, xa xôi, hẻo lánh, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty SVTH: Võ Hải Sơn 17 Lớp:DA07KTC
  19. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC P.HÀNH CHÁNH P.KẾ HOẠCH KỸ PHÒNG TỔ CHỨC THUẬT KẾ TOÁN TÀI VỤ Đội cơ giới Đội xáng Đội Xây lắp Xưởng cơ khí Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 2.1.2.2. Ban giám đốc Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về toàn bộ công tác SXKD của công ty, trực tiếp phụ trách công tác tài vụ và tổ chức. Phó Giám đốc: Phụ trách toàn bộ khâu thi công các công trình thủy lợi và giao thông nông thôn. Trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch kỹ thuật và thay mặt Giám đốc khi vắng. Được quyết định và giải quyết một số công việc Giám đốc ủy quyền. 2.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban * Phòng hành chánh tổ chức Theo dõi tổng hợp các hoạt động của Công ty, dự thảo các báo cáo chung, theo dõi đôn đốc các đơn vị thực hiện. Phụ trách công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật. Tổ chức công tác quản trị, công tác văn thư lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, soạn thảo các quyết định điều động, hợp đồng tuyển dụng và cho thôi việc, đề bạt kỷ luật, khen thưởng, hướng dẫn theo dõi thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. SVTH: Võ Hải Sơn 18 Lớp:DA07KTC
  20. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Lập kế hoạch đào tạo, tuyển dụng theo nhu cầu phát triển của Công ty. Hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tiến hành lập kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương. Tổ chức thực hiện công tác bổ túc nghề, theo dõi bậc lương hàng năm.Thường xuyên hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh bảo hiểm. * Phòng Kế toán Tài vụ Hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty để lập kế hoạch tài chính, kế hoạch cung ứng vật tư. Sử dụng hợp lí các nguồn vốn, chấp hành đúng các chế độ chính sách quản lý tài chính. Theo dõi và tổ chức thanh toán đúng chế độ chính sách, các khoản phải thanh toán với cán bộ nhân viên và khách hàng. Trích lập sử dụng các quỹ và các loại thuế đối với Nhà Nước theo quy định. Lập kế hoạch thu chi và quản lí tiền mặt kịp thời theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tổ chức cung ứng vật tư tới chân công trình kịp thời theo tiến độ, cũng như những vật tư phục vụ cho gia công sửa chữa theo đúng chủng loại, quy cách, chất lượng. Vật tư hàng hóa nhập kho bảo quản tốt, hàng hóa nhập kho, xuất kho phải có chứng từ hợp lệ. * Phòng kỹ thuật Hàng năm xây dựng kế hoạch vật tư sản xuất, phụ trách công tác hợp đồng kinh tế, theo dõi việc thực hiện khi chấm dứt hoặc hoàn thành và bàn giao sản phẩm cho khách hàng, công trình cho đầu tư. Tổ chức nghiệm thu khi công trình sản phẩm hoàn thành và bàn giao sản phẩm cho khách hàng, công trình cho chủ đầu tư. Đồng thời là thành viên của hội đồng giám định tình trạng kỹ thuật, hướng dẫn việc thi công các công trình thủy lợi, trước khi tiến hành thi công có kiểm tra lại thiết kế, dự toán công trình trong quá trình thi công theo dõi, giám sát cơ sở cho việc nghiệm thu, bàn giao công trình sau này. * Đội cơ giới SVTH: Võ Hải Sơn 19 Lớp:DA07KTC
  21. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Tổ chức thi công các công trình thủy lợi bằng cơ giới như đào kênh, san lắp mặt bằng, thi công đường giao thông nông thôn theo đồ án thiết kế, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, vận chuyển vật tư cho công trình thi công và cho khách hàng. * Đội xáng Tổ chức thi công nạo vét, đào mới các công trình kênh thủy lợi theo đúng kỹ thuật, tiến độ và đảm bảo về kỹ thuật. * Đội xây lắp Tổ chức thi công xây dựng mới và sửa chữa các công bọng, cầu giao thông nông thôn theo thiết kế đảm bảo về kỳ thuật. * Đội xây dựng cầu Tổ chức đóng cọc, thi công các công trình cầu cơ giới, cầu giao thông nông thôn đảm bảo chất lượng công trình. * Xưởng cơ khí Sửa chữa cơ khi phục vụ cho công trình thi công. Sửa nhỏ, trung, đại tu thiết bị xe máy, phương tiện thi công. Sửa chữa gia công đóng mới sà lan các loại. Đặc điểm tổ chức công tác Kế toán: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT KT Thủ KT KT Vật Thủ Tiền thanh quỹ TSCĐ tư kho lương toán và BHXH Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy Kế toán SVTH: Võ Hải Sơn 20 Lớp:DA07KTC
  22. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh *Chức năng, nhiệm vụ của Kế toán Kế toán trưởng: Trực tiếp điều hành chung về các mặt công tác của phòng. Hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính kế toán, giúp Giám đốc bố trí, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả các chỉ tiêu nộp ngân sách, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ. Tổ chức và chịu trách nhiệm công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quản lý, sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn, việc chấp hành chế độ quản lý định mức lao động, tiền lương, cùng phòng tổ chức hành chánh xây dựng đơn giá tiền lương hàng năm. Tổ chức bảo quản, lưu trữ, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán theo chế độ qui định. Theo dõi công nợ phải thu, công nợ phải trả. Kiểm tra chứng từ và trực tiếp trình ký chứng từ hàng tháng. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tổ chức thực hiện các thủ tục vay vốn mua sắm máy móc, thiết bị thi công, quản lý và theo dõi các hợp đồng kinh tế của khách hàng. Nhân viên kế toán tổng hợp: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, tính rõ ràng, trung thực, tính chính xác của các số liệu, thông tin, những chứng từ kế toán. Lập báo cáo kế toán định kỳ. Theo dõi số liệu tăng, giảm của các nguồn vốn như: vốn cố định, vốn lưu động và các quỹ xí nghiệp. Tổng hợp các số liệu phát sinh trong tháng, lên các biểu mẫu kế toán, nhật ký chứng từ, bảng kê kế toán. Hạch toán kế toán, lập sổ cái, sổ chi tiết, tính giá thành xây lắp, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính theo định kỳ. Nhân viên kế toán thanh toán: Lập sổ theo dõi: thu chi tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, theo dõi thanh toán với ngân hàng, thanh toán với người bán, với người mua, thanh toán với công nhân viên, lập phiếu thu chi khi có đủ chứng từ hợp pháp,đúng quy định, lập phiếu thanh toán tạm ứng hàng tháng, lập bảng kê khai chứng từ thuế GTGT đầu vào và bảng SVTH: Võ Hải Sơn 21 Lớp:DA07KTC
  23. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh kế khai nộp thuế hàng tháng. Lập hóa đơn thuế GTGT đầu ra và báo cáo quyết toán thuế các loại hàng năm. Nhân viên kế toán vật tư: Theo dõi các phiếu nhập, xuất các loại vật tư, nhiên liệu, lập bảng phân bổ cho từng hàng mục vật tư công trình và báo cáo kiểm kê định kỳ các loại vật tu, theo dõi chi phí sửa chữa, nhiên liệu cấp phát cho từng phương tiện thi công. Mở sổ chi tiết nhập, xuất, tồn các loại nguyên vật liệu. Nhân viên kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, tham gia kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ theo quy định hiện hành. Lập sổ và theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và mở sổ chi tiết cho từng loại. Phân bổ và lập khấu hao cơ bản cho từng loại TSCĐ, các biểu báo cáo về TSCĐ. Nhân viên thủ quỹ: Cấp phát tiền khi có phiếu chi, nhập quỹ khi có phiếu thu và trực tiếp nhận tiền mặt rút từ ngân hàng về. Thường xuyên kiểm kê số tiền mặt, số tiền quỹ cho từng loại thực tế và tiến hành đối chiếu thường xuyên số liệu với sổ kế toán với kế toán thánh toán. Nhân viên thủ kho: Quản lý cấp phát vật tư, phụ tùng, khi có phiếu xuất kho của phòng kế toán tài vụ, nhập vật tư, phụ tùng, có kiểm tra số lượng, quy cách, chất lượng, nhập số theo dõi xuất, nhập, tồn vật tư, Nhân viên kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính lương, các khoản trích theo lương, các chế độ có tính chất như lương và trình Giám đốc duyệt chi. Sau đó chuyển sang kế toán trưởng và thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên chức. Chính sách kế toán áp dụng: SVTH: Võ Hải Sơn 22 Lớp:DA07KTC
  24. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Công ty CP Xây Xáng Trà Vinh áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính, áp dụng hành thức kế toán nhật ký chứng từ. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: đồng Việt Nam. Chế độ chứng từ: mọi chúng từ thu, chi phải được kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị xem xét ký duyệt hợp lệ mới được xuất quỹ. Hệ thống tài khoản: đơn vị áp dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định 15 ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ. Hệ thống báo cáo tài chính: thực hiện theo quyết định 15 ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính. Chứng từ gốc – Bảng phân bổ Bảng kế Sổ chi Sổ quỹ kiêm ti ết Báo cáo th ủ Nhật ký chứng từ Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Báo cáo chi tiết Hình 2.3: Sơ đồ nhật ký chứng từ SVTH: Võ Hải Sơn 23 Lớp:DA07KTC
  25. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Đối chiếu kiểm tra 2.1.3. Phương hướng phát triển trong thời gian tới Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch thi công các công trình thủy lợi giao thông nông thôn. Nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng công trình, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và giao thông nông thôn. Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Thực hiện đẩy đủ, đúng quy định trong đấu thầu, ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động. 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP XÂY LẮP – XÁNG TRÀ VINH 2.2.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh trong ba năm 2008 2009 – 2010 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách nhìn tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lí, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động kinh doanh. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, ta cần thực hiện các nội dung sau: 2.2.2.1. Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán (Bảng CĐKT) Phân tích khái quát Bảng CĐKT tức là phân tích khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn để so sánh tổng tài sản, nguồn vốn của năm sau so với năm trước. Từ đó thấy được qui mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp. a) Phân tích tình hình tài sản SVTH: Võ Hải Sơn 24 Lớp:DA07KTC
  26. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Tài sản của doanh nghiệp được công bố trên Bảng CĐKT thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế cuả doanh nghiệp dung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình tài sản là phân tích biến động các khoản mục tài sản nhằm giúp nhà quản lý tìm hiểu về sự thay đổi giá trị, tỷ trọng cuả tài sản qua từng năm như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp hay không. Phân tích tình hình tài sản, doanh nghiệp thực hiện phân tích biến động theo thời gian và biến động kết cấu của từng khoản mục tài sản và của tổng tài sản. Phân tích biến động theo thời gian SVTH: Võ Hải Sơn 25 Lớp:DA07KTC
  27. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Bảng 2.1: Phân tích biến động tài sản theo thời gian Đvt: triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 09 / 08 CHÊNH LỆCH 10 / 09 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Mức Tỉ lệ (%) Mức Tỉ lệ (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 17.847 10.306 7.853 (7.541) (42,25) (2.453) 23,80 I Tiền và các khoản tương đương tiền 178 2.286 355 2.108 1184,27 (1931) (84,47) II Đầu tư tài chính ngắn hạn 517 732 4260 215 41,59 3.528 481,97 III Các khoản phải thu ngắn hạn 13.449 5.544 2.387 (7.905) (58,78) (3.157) (56,94) IV Hàng tồn kho 3.349 1.372 510 (1.977) (59,03) (862) (62,83) V Tài sản ngắn han khác 355 372 339 17 4,79 (33) (8,87) B TÀI SẢN DÀI HẠN 4.786 3.372 3.712 (1.414) (29,54) 340 10,08 I Các khoản phải thu dài hạn 0 691 2.152 691 1.461 211,43 II Tài sản cố định 1.151 1.004 1.560 (147) (12,77) 556 55,38 III Bất động sản đầu tư IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn VTài sản dài hạn khác 3.635 1.676 0 (1.959) (53,89) (1.676) (100) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 22.633 13.678 11.565 (8.955) (39,57) (2.113) (15,45) (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh) SVTH: Võ Hải Sơn 26 Lớp:DA07KTC
  28. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Qua bảng phân tích trên, ta nhận thấy tình hình tài sản trong 3 năm qua có xu hướng giảm mạnh: năm 2009 giảm 8.955 tr.đ so với năm 2008 (tương ứng giảm 35,97%), năm 2010 giảm 2.113 tr.đ so với năm 2009 (tương ứng giảm 15,45%). Tài sản ngắn hạn: năm 2009 giảm so với năm 2008 là 7.541 tr.đ (giảm 42,25%), sang năm 2010 chỉ tiêu này lại tiếp tục giảm 2.453 tr.đ so với nặm 2009 (giảm 23,8%). Nguyên nhân chủ yếu là do một số chỉ tiêu tài sản ngắn hạn giảm: Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 là 2.108 tr.đ (tăng 1187%), sang năm 2010 lại giảm mạnh 1.931 tr.đ (giảm 84,47%)so với năm 2009 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2008. Sở dĩ có sự giảm mạnh này là do trong năm 2010 doanh nghiệp đã dùng một lượng lớn tiền và các khoản tương đương tiền gửi vào ngân hàng hay nói cách khác sử dụng cho hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản đầu tư tài chính ngắn han tăng cao qua các năm: năm 2009 tăng 215 tr.đ so với 2008 (tương ứng tăng 41,59 %), sang năm 2010 tăng rẩt mạnh 3.528 tr.đ ( tương ứng 482%) so với năm 2009. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tại doanh nghiệp là các khoản tiền gửi tiết kiệm (được đem thế chấp bảo lãnh của Ngân hàng cho các bảo lãnh thi công và bảo lãnh bảo hành công trình) và liên tục trong 3 năm doanh nghiệp đã dùng một lượng lớn tiền mặt gửi vào ngân hàng để thu tiền lãi tiết kiệm. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm qua các năm: năm 2008 là 13.449 tr.đ, năm 2009 giảm 7.905 tr.đ (giảm 58,78%) và năm 2010 tiếp tục giảm 3.157 tr.đ (giảm 56,94%). Ta xét thấy: trong thực tế 3 năm qua, số lượng các hợp đồng xây lắp giảm, hơn nữa do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp với đặc điểm thời gian thi công các công trình tương đối dài; song các khoản phải thu phụ thuộc nhiều vào số lượng các hợp đồng doanh nghiệp đấu thầu có được và khoản thời gian hoàn thành hợp đồng nên các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh và có tác động đến tổng giá trị tài sản là điều dễ hiểu. Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, năm 2009 giảm 1.977 tr.đ so với năm 2008 (tương đương giảm 59%), năm 2010 tiếp tục giảm 862 tr.đ so với năm 2009 (tương đương giảm 62,83%). Đây là kết quả đáng SVTH: Võ Hải Sơn 27 Lớp:DA07KTC
  29. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh khích lệ của chính sách hạn chế hàng tồn kho của doanh nghiệp bắt đầu từ năm 2008. Điều này cho thấy doanh nghiệp hạn chế được tình trạng tồn động vốn, không cần bỏ quá nhiều chi phí cho việc lưu trữ, bảo quản hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn khác: nhìn chung có biến động qua các năm. Năm 2008 là 355 tr.đ, năm 2009 là 372 tr.đ và năm 2010 là 339 tr.đ. Năm 2009 tài sản ngắn hạn có 2 khoản mục giảm so với năm 2008 là tài sản ngắn hạn khác (giảm 127 tr.đ, tương đương giảm 63,82 % so với năm 2008) và thuế và các khoản phải thu nhà nước ( giảm 68 tr.đ, tương đương 43,59 % so với năm 2008). Nhưng trong năm 2009 có xuất hiện 2 khoản mục mà năm 2008 không có là chi phí trả trước ngắn hạn (192 tr.đ) và thuế GTGT được khấu trừ (19 tr.đ). Song sang năm 2010 cả 3 khoản mục Chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu 339 tr.đ đồng đều không còn giá trị. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp trong 3 năm qua có nhiều biến động: năm 2009 giảm 1.414 tr.đ so với năm 2008 (giảm 29,54%), nhưng sang năm 2010 lại tăng 340 tr.đ (tăng 10,08%) so với 2009 nhưng vẫn thấp hơn năm 2008. Cụ thể: Phải thu dài han có chuyển biến mạnh qua các năm: năm 2008 không có khoản mục phải thu dài hạn của khách hàng, song sang năm 2009 khoản mục có giá trị 686 tr.đ, và sang năm 2010 lên tới 1.101 tr.đ, tức tăng 60,5% so với năm 2009. Đặc biệt khoản mục phải thu dài hạn nội bộ trong 2 năm 2008, 2009 không có giá trị nhưng sang năm 2010 lại tăng vọt lên tới 1.047 tr.đ. Các khoản phải thu dài hạn có chiều hướng gia tăng trong 2 năm 2009, 2010 là một dấu hiệu tiêu cực, cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng một khoảng tiền tương đối lớn. Như vậy doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để thu hồi các khoản nợ nhất là các khoản hợp đồng giao khoán nội bộ không để tình trạng chiếm dụng vốn kéo dài. Khoản mục phải thu dài hạn khác năm 2008 không có; sang năm 2009 có giá trị 5,2 tr.đ, và năm 2010 giảm còn 3,2 tr.đ. Phải thu dài hạn tăng cao là do khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp có thể gặp vấn đề nên doanh nghiệp cần có phương cách thu nợ hiệu quả. SVTH: Võ Hải Sơn 28 Lớp:DA07KTC
  30. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Tài sản cố định cũng có biến động qua các năm: năm 2008 có giá trị 1.151tr.đ, năm 2009 có giá trị 1.004 tr.đ (giảm 12,77% so với 2008) và năm 2010 có giá trị 1.560 tr.đ (tăng đến 55,38 % so với 2009). Khoản mục này có sự thay đổi là do có biến động của giá trị tài sản cố định hữu hình. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng đều qua các năm; năm 2008 là 6.069tr.đ , năm 2009 là 6.299 tr.đ (tăng 3,79 %) và sang năm 2010 đạt 6.821 tr.đ (tăng 8,29%). Song lại có biến động trong giá trị hao mòn lũy kế: năm 2008 là 4.918 tr.đ, năm 2009 là 5.295 tr.đ và sang năm 2010 là 5.261 tr.đ. Sở dĩ có sự thay đổi này do doanh nghiệp có chủ động mua thêm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tuy nhiên giá trị nguyên giá tài sản cố định tăng không đáng kể. Để đảm bảo về nhu cầu hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần tích cực đầu tư hơn nữa. Tài sản dài hạn khác giảm mạnh qua từng năm: năm 2008 có giá trị 3.635 tr.đ, năm 2009 có giá trị 1.676 tr.đ (giảm 53,9 % so với 2008) và sang năm 2010 thì không còn. Tài sản dài hạn khác với đặc trưng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh; qua đó ta có thể hiểu được khoản mục này lần lượt giảm qua 2 năm 2009, 2010 là do doanh nghiệp đã dần phân bổ hết tổng số chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nhìn chung tài sản của doanh nghiệp giảm qua các năm . Điều này nói lên doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, có những dấu hiệu lạc quan trong một số chỉ tiêu tăng cao như: phải thu dài hạn của khách hàng, tài sản cố định hữu hình. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh năng động và hiệu quả hơn nữa. Phân tích kết cấu và biến động kết cấu. SVTH: Võ Hải Sơn 29 Lớp:DA07KTC
  31. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Bảng 2.2: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của tài sản Đvt: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CƠ CẤU CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 17.847 78,85 10.306 75,35 7.853 67,90 (3,51) (7,44) I Tiền và các khoản tương đương tiền 178 0,79 2.286 16,71 355 3,07 15,93 (13,64) II Đầu tư tài chính ngắn hạn 517 2,28 732 5,35 4.260 36,84 3,07 (31,48) III Các khoản phải thu ngắn hạn 13.449 59,42 5.544 40,53 2.387 20,64 (18,89) (19,89) IV Hàng tồn kho 3.349 14,80 1.372 10,03 510 4,41 (4,77) (5,62) V Tài sản ngắn han khác 355 1,57 372 2,72 339 2,93 1,15 (0,21) B TÀI SẢN DÀI HẠN 4.786 21,15 3.372 24,65 3.712 32,10 3,51 7,44 I Các khoản phải thu dài hạn 691 5,05 2.152 18,61 5,05 13,56 II Tài sản cố định 1.151 5,09 1.004 7,34 1.560 13,49 2,25 6,15 III Bất động sản đầu tư IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V Tài sản dài hạn khác 3.635 16,06 1.676 12,25 (3,81) (12,25) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 22.633 100 13.678 100 11.565 100 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh) SVTH: Võ Hải Sơn 30 Lớp:DA07KTC
  32. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Dựa vào bảng phân tích ta thấy kết cấu tài sản có sự biến động: Tỉ trọng tài sản ngắn hạn giảm dần qua từng năm. Năm 2008 chiếm 78,85 % trong tổng giá trị tài sản, năm 2009 chiếm 75,35 % và năm 2010 là 67,9%, điều đó cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn trong thời gian ngắn có thể gặp khó khăn. Song ta cũng thấy được điểm sáng trong khâu tiêu thụ sản phẩm khi tỉ trọng hàng tồn kho giảm qua các năm, năm 2008 là 14,8 %, năm 2009 là 10,03 % và sang năm 2010 giảm xuống còn 4,41%. Đồng thời các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đều qua từng năm: năm 2008 chiếm 2,28 %, năm 2009 chiếm 5,35% và sang năm 2010 tăng mạnh đạt 36,84%. Đây cũng là một tín hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp biết đưa lượng tiền vào hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm qua từng năm: năm 2008 chiếm 59,42%, năm 2009 giảm còn 40,53% (giảm 18,89%) và năm 2010 chiếm 20,64% (tiếp tục giảm 19,89%) trong tổng giá trị tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn chính là giá trị xây lắp nghiệm thu chờ chủ đầu tư thanh toán ngày 31 tháng 12. Khoản mục này giảm cho thấy doanh nghiệp tích cực thu nợ, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn. Tỉ trọng các khoản phải thu dài hạn tăng qua từng năm: năm 2008 khoản mục này không có giá trị, năm 2009 tăng lên 5,05% và sang năm 2010 tăng rất mạnh lên đến 18,61%. Điều này cho thấy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp có nhiều khả quan song doanh nghiệp cũng cần có biện pháp thu nợ hiệu quả. Trong kết cấu tài sản, khoản mục tài sản cố định tăng đều qua các năm: năm 2008 chiếm 5,09 %, năm 2009 chiếm 7,34 % và sang năm 2010 tiếp tục tăng lên 13,49 %. Đặc biệt, khoản mục nguyên giá tài sản cố định hữu hình chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng giá trị tài sản.: năm 2008 chiếm 26,81 %, năm 2009 chiếm 46,05% và sang năm 2010 chiếm tới 58,98%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có quan tâm đầu tư thêm máy móc, thiết bị phục vụ kinh doanh. Đặc biệt, hai khoản mục: tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản dài hạn khác có nhiều biến động. SVTH: Võ Hải Sơn 31 Lớp:DA07KTC
  33. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Năm 2008, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm 0,79%, năm 2009 tăng lên 16,71% nhưng sang 2010 lại đột ngột giảm còn 3,07%. Mặc dù có đột ngột tăng lên 17% trong năm 2009 nhưng lại giảm xuống còn 3% trong 2010, song nhìn chung tỉ trọng khoản mục này trong kết cấu tài sản không cao cho thấy doanh nghiệp biết sử dụng tiền cho hoạt đồng đầu tư, kinh doanh. Khoản mục tài sản dài hạn giảm mạnh qua từng năm. Năm 2008 chiếm 16,06% trong kết cấu tài sản, năm 2009 giảm còn 12,25% và sang năm 2010 thì khoản mục này không còn vì trong năm 2010 doanh nghiệp đã hoàn thành phân bổ chi phí sản xuất Nhìn chung khoản mục tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm dần qua từng năm còn tài sản dài hạn lại có xu hướng tăng dần trong kết cấu tài sản. b) Phân tích tình hình nguồn vốn Nguồn vốn doanh nghiệp trên Bảng CĐKT thể hiện nguồn vốn tài trợ và khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình nguồn vốn tức là phân tích biến động các khoản mục nguồn vốn nhằm giúp cho nhà quản trị thấy được sự thay đổi về giá trị, tỉ trọng của nguồn vốn qua các thời kì như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay tiêu cực trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Phân tích biến động các khoản mục nguồn vốn cung cấp thông tin cho nhà quản trị nhìn về sự biến động nguồn vốn cuả doanh nghiệp, nhằm tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động nguồn vốn cuả doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích tình hình nguồn vốn thường tiến hành bằng phương pháp so sánh theo chiều ngang, chiều dọc. Phân tích biến động theo thời gian `Quan sát ta thấy giá trị nợ phải trả của doanh nghiệp hàng năm giảm dần: năm 2009 giảm 9.261 tr.đ (tương đương 65.82%) so với năm 2008, năm 2010 tiếp tục giảm 2.385 tr.đ (tương đương 45.59%) so với 2009. Mức giảm này chủ yếu do tác động của khoản mục Người mua trả tiền trước giảm mạnh qua từng năm: năm 2008 là 11.324 SVTH: Võ Hải Sơn 32 Lớp:DA07KTC
  34. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh tr.đ, năm 2009 là 4.277 tr.đ (giảm tới 90,21% so với 2008) và năm 2010 là 1.424 tr.đ (giảm 66,71% so với 2009). Nguyên nhân chính là do trong 3 năm qua số lượng các hợp đồng xây lắp giảm kéo theo các khoản trả trước của khách hàng cũng giảm theo. Khoản mục phải trả người bán cũng biến động mạnh qua các năm; năm 2008 có giá trị 2.277 tr.đ, nhưng sang năm 2009 giảm mạnh chỉ còn 223 tr.đ (tức giảm đến 90,21% so với 2008) và sang năm 2010 tăng lên 424 tr.đ (tương đương tăng 90,13%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với 2008. Có thể đánh giá biến động ở khỏan mục ở 2 chiều hướng khác nhau: ở chiều hướng tốt, ta có thể thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho các hoạt động trong quá trình kinh doanh là tương đối khả quan, song cũng là một nhược điểm khi doanh nghiệp chưa biết sử dụng vốn của doanh nghiệp khác để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Các khoản mục còn lại: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác có biến động qua từng năm song không có ảnh hưởng nhiều đến nợ phải trả của doanh nghiệp. Riêng khoản mục phải trả dài hạn người bán năm 2008 không có, sang năm 2009 và 2010 duy trì ở mức 144 tr.đ; trong thực tế đây là một điều tốt khi doanh nghiệp biết cách chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Nguồn vốn chủ sở hữu: ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng đều qua từng năm: năm 2009 tăng 306 tr.đ (tức 3,57%) so với năm 2008, sang năm 2010 tiếp tục tăng thêm 272 tr.đ (tức 3,07%) so với 2009. Nguồn vốn chủ sở hữu hàng năm tăng lên chủ yếu là do có sự gia tăng của lợi nhuận chưa phân phối và các loại quỹ; năm 2008 lợi nhuận chưa phân phối có giá trị 79 tr.đ, năm 2009 có giá trị 333 tr.đ (tăng 321,52% so với 2008) và năm 2010 tăng lên đạt 552 tr.đ (tiếp tục tăng 65,77%) so với 2009. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua có hiêu quả nên lợi nhận không ngừng tăng lên. Tuy nhiên Quỹ khen thưởng, phúc lợi trong 3 năm qua có giá trị âm: năm 2008 có giá trị âm 32 tr.đ, năm 2009 có giá trị âm 24 tr.đ và năm 2010 có giá trị âm 12 tr.đ. Nguyên nhân là do: theo qui định của doanh nghiệp thì 3% mức lợi nhuận sau thuế SVTH: Võ Hải Sơn 33 Lớp:DA07KTC
  35. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh sẽ được trích cho Quỹ khen thưởng phúc lợi, song trong thực tế thì số tiền mà doanh nghiệp chi cho các hoạt động khen thưởng phúc lợi trong 3 năm qua đều vượt định mức. SVTH: Võ Hải Sơn 34 Lớp:DA07KTC
  36. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Bảng 2.3 : Phân tích biến động nguồn vốn theo thời gian Đvt:Triệu đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 09 / 08 10 / 09 2008 2009 2010 Mức Tỉ lệ (%) Mức Tỉ lệ (%) A NỢ PHẢI TRẢ 14.070 4.809 2.424 (9.261) (65,82) (2.385) (49,59) I NỢ NGẮN HẠN 14.070 4.665 2.282 (9.405) (66,84) (2.383) (51,08) 1 Phải trả người bán 2.277 223 424 (2.054) (90,21) 201 90,13 2 Người mua trả tiền trước 11.324 4.277 1.424 (7.047) (62,23) (2.853) (66,71) 3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 316 1 271 (315) (99,68) 270 2.700 4 Phải trả người lao động 121 142 138 21 17,36 (4) (2,82) 5 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 32 22 24 (10) (31,25) 2 9,09 II NỢ DÀI HẠN 144 144 144 100 Phải trả dài hạn người bán 144 144 144 100 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.563 8.869 9.141 306 3,57 272 3,07 I VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.595 8.893 9.153 298 3,47 260 2,92 1 Vốn đầu tư chủ sở hữu 8.392 8.392 8.392 2 Quỹ đầu tư phát triển 42 66 42 100 24 57,14 3 Qũy dự phòng tài chính 124 126 143 2 1,61 17 13,49 4 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 79 333 552 254 321,52 219 65,77 II NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ KHÁC (32) (24) (12) 8 (25) 12 (50) Quỹ khen thưởng, phúc lợi (32) (24) (12) 8 (25.) 12 (50) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 22.633 13.678 11.565 (8.955) (39,57) (2.113) (15,45) (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh) SVTH: Võ Hải Sơn 35 Lớp:DA07KTC
  37. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nguồn vốn Quan sát ta thấy: kết cấu nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm dần, năm 2009 giảm 27,01% so với 2008 và năm 2010 giảm 14,02% so với 2009. Ttong khi đó, kết cấu vốn chủ sở hữu lại tăng tương đối theo sự giảm dần của kết cấu nợ phải trả, năm 2009 tăng 27,01% so với 2008 và năm 2010 tăng 14,02% so với 2009. Kết cấu nợ phải trả giảm chủ yếu là do có biến động chủ yếu ở hai khoản mục: Phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Khoản mục phải trả người bán năm 2008 chiếm 10,06% trong tổng kết cấu nguồn vốn, sang năm 2008 giảm còn 1,63% và sang năm 2010 tăng lên 3,67% nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm 2008. Tỉ trọng của khoản mục phải trả người bán trong kết cấu nguồn vốn nhìn chung thấp, điều này có mặt tích cực ở điểm doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán cho các khoản chi tiêu trong doanh nghiệp song cũng cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp còn thấp. Khoản mục người mua trả tiền trước giảm mạnh qua từng năm: năm 2008 chiếm 50,03% trong tổng kết cấu nguồn vốn, sang năm 2008 giảm còn 31,27% (tức giảm 18,76%) và sang năm 2010 chỉ chiếm 12,31% (giảm 18,96%). Khi số lượng các hợp đồng xây lắp giảm qua từng năm thì các khoản người mua trả tiền trước giảm là điều dễ hiểu, song tỉ trọng khoản mục này giảm dần trong kết cấu nguồn vốn cũng thể hiện điểm yếu của doanh nghiệp khi khả năng chiếm dụng vốn giảm dần vì với các khoản tiền trả trước này, doanh nghiệp có thể sử dụng ngay cho mục đích hoạt động kinh doanh, nhanh chóng có nguồn thu mới. Các khoản mục còn lại: Phải trả người lao động, Các khoản phải trả và phải nộp ngắn hạn khác tăng dần qua từng năm. Năm 2008 khoản mục Phải trả người lao động chiếm 0,53%, năm 2009 chiếm 1,04% và năm 2010 tăng lên 1,19%( mặc dù xét về giá trị tuyệt đối thì khoản mục này giảm so với 2009). Khoản mục các khoản phải trả và phải nộp ngắn hạn khác năm 2008 chiếm 0,14%, năm 2009 chiếm 0,16% và năm 2010 chiếm 0,21%. SVTH: Võ Hải Sơn 36 Lớp:DA07KTC
  38. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2008 chiếm 1,40%, năm 2009 giảm mạnh chỉ còn 0,01% và sang năm 2010 lại tăng lên chiếm 2,34% trong tổng nguồn vốn. Khoản mục phải trả dài hạn người bán có biến động nhỏ: năm 2008 không có giá trị, năm 2009 chiếm 1,05% và 2010 chiếm 1,25% mặc dù giá trị tuyệt đối không đổi. Kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn tăng chủ yếu là do có sự gia tăng mạnh của vốn đầu tư chủ sở hữu và các khoản mục khác. Năm 2008 vốn đầu tư chủ sở hữu chỉ chiếm 37,08% trong tổng nguồn vốn, năm 2008 tăng lên tới 61,35% và năm 2010 đạt 72,56%. Quỹ đầu tư phát triển năm 2009 chiếm 0,31%, sang năm 2010 tăng lến 0,57%. Qũy dự phòng tài chính năm 2008 chiếm 0,55%, năm 2009 chiếm 0,92% và năm 2010 tăng lên 1,24%. Riêng quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2008 chiếm âm 0,14%, năm 2009 chiếm âm 0,18% và năm 2010 là âm 0,03%. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng từng năm: năm 2008 chỉ chiếm 0,35%, năm 2009 tăng lên 2,43% và năm 2010 đạt 4,77% tổng nguồn vốn. Đây là một tín hiệu tốt cho doanh nghiệp. SVTH: Võ Hải Sơn 37 Lớp:DA07KTC
  39. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Bảng 2.4: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nguồn vốn Đvt: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CƠ CẤU CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % NĂM 09/08 NĂM 10/09 A NỢ PHẢI TRẢ 14.070 62,17 4.809 35,16 2.424 20,96 (27,01) (14,20) I NỢ NGẮN HẠN 14.070 62,17 4.665 34,11 2.282 19,73 (28,06) (14,37) 1 Phải trả người bán 2.277 10,06 223 1,63 424 3,67 (8,43) 2,04 2 Người mua trả tiền trước 11.324 50,03 4.277 31,27 1.424 12,31 (18,76) (18,96) 3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 316 1,40 1 0,01 271 2,34 (1,39) 2,34 4 Phải trả người lao động 121 0,53 142 1,04 138 1,19 0,50 0,16 5 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 32 0,40 22 0,16 24 0,21 0,02 0,05 II NỢ DÀI HẠN 144 1,05 144 1,25 1,05 0,19 Phải trả dài hạn người bán 144 1,05 144 1,25 1,05 0,19 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.563 37,83 8.869 64,84 9.141 79,04 27,01 14,20 I VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.595 37,98 8.893 65,02 9.153 79,14 27,04 14,13 1 Vốn đầu tư chủ sở hữu 8.392 37,08 8.392 61,35 8.392 72,56 24,28 11,21 2 Quỹ đầu tư phát triển 42 0,31 66 0,57 0,31 0,26 3 Qũy dự phòng tài chính 124 0,55 126 0,92 143 1,24 0,37 0,32 4 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 79 0,35 333 2,43 552 4,77 2,09 2,34 II NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ KHÁC (32) (0,14) (24) (0,18) (12) (0,10) (0,03) 0,07 Quỹ khen thưởng, phúc lợi (32) (0.14) (24) (0,18) (12) (0,10) (0,03) 0,07 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 22.633 100 13.678 100 11.565 100 0 0 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh) SVTH: Võ Hải Sơn 38 Lớp:DA07KTC
  40. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh 2.2.1.2. Phân tích khái quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nếu như phần trước, phân tích bảng CĐKT cho ta biết phần nào sức mạnh tài chính, tình hình sử dụng vốn, mục đích sử dụng vốn thì việc phân tích các khoản mục báo cáo KQHĐKD sẽ bổ sung thên các thông tin về tài chính, góp phần làm cho “bức tranh” tài chính của doanh nghiệp sinh động hơn. Nó sẽ giúp cho nhà quản lí có được niềm tin từ thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp và cũng giúp cho nhà quản lí phần nào nhận thức được nguồn gốc, khả năng tạo lợi nhuận và những xu hướng của chúng trong tương lai. Việc phân tích này cần phải kết hợp so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc các mục trên báo cáo KQHĐKD dựa trên cơ sở am hiểu về nhũng chính sách kế toán, những đặc điểm sản xuất kinh doanh, những phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. a) Phân tích biến động theo thời gian Tương tự như trường hợp phân tích bảng CĐKT, khi phân tích biến động theo thời gian của báo cáo KQHĐKD doanh nghiệp cũng thực hiện so sánh các chỉ tiêu trong 3 năm. SVTH: Võ Hải Sơn 39 Lớp:DA07KTC
  41. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Bảng 2.5: Phân tích biến động theo thời gian của các khoản mục trên báo cáo KQHĐKD Đvt: Triệu đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 09/08 10/09 2008 2009 2010 Mức Tỉ lệ (%) Mức Tỉ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.104 22,344 14.596 7.240 47,93 (7.748) (34,68) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 132 132 (132) (100) 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.104 22,212 14.596 7.108 47,06 (7.616) (34,29) 4. Giá vốn hàng bán 13.813 20,595 12.320 6.782 49,10 (8.275) (40,18) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.291 1,617 2.276 326 25,25 659 40,75 6. Doanh thu hoạt động tài chính 287 145 305 (142) 49,48 160 110,34 7. Chi phí tài chính 4 29 4 25 625 rong đó: Chi phí lãi vay phải trả 4 0 4 (4) 100 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 1.800 1,393 2.117 (407) (22,61) 724 51,97 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (222) 365 435 587 (264,41) 70 19,18 11. Thu nhập khác 1.004 81 350 (923) (91,93) 269 332,10 12. Chi phí khác 673 60 32 (613) (91,08) (28) (46,67) 13. Lợi nhuận khác 331 21 318 (310) (93,66) 297 1.414,29 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 109 386 753 277 254,13 367 95,08 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 28 97 188 69 246,43 91 93,81 16. Lợi nhuận sau thuế 81 289 565 208 256,79 276 95,50 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh) SVTH: Võ Hải Sơn 40 Lớp:DA07KTC
  42. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Qua phân tích biến động các khoản mục trong bảng báo cáo KQHĐKD, ta thấy: Tổng doanh thu thuần hàng năm của doanh nghiệp có biến động, năm 2009 tăng 7.108 tr.đ (tăng 47,06%) so với 2008 nhưng sang năm 2010 lại giảm mạnh 7.616 tr.đ (giảm 34,29%) so với 2009. Lí do là trong 2009 công ty nhận và hoàn thành đuợc nhiều hợp đồng xây dựng các công trình thủy lợi, các công trình cầu giao thông nông thôn, gia công cơ khí, sửa chữa sà lan; tuy nhiên sang năm 2010 số lượng các hợp đồng giảm mạnh nên doanh thu giảm theo là đi ều dễ hiểu. Giá vốn hàng bán cũng có nhiều biến động qua các năm. Năm 2009 tăng 6.782 tr.đ (tăng 49,10%) so với 2008. Đây là tốc độ cao hơn tốc độ tăng doanh thu trong cùng thời kì và là dấu hiệu không tốt Nguyên nhân là do trong trong xu thế lạm phát năm 2009, giá nhiều nguyên vật liệu thuộc chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng cao, thêm vào đó doanh nghiệp chưa có chính sách hạn chế chi phí hiệu quả. Tuy nhiên sang năm 2010 giá vốn hàng bán lại giảm 8.275 tr.đ (giảm 40,18%) so với 2009 và xuất hiện dấu hiệu tốt khi tốc độ giảm giá vốn hàng bán mạnh hơn tốc độ giảm doanh thu. Mặc dù trong năm 2010 số lượng các hợp đồng thực hiện giảm, song phải ghi nhận dấu hiệu tích cực khi mặc dầu vẫn chịu tác động của việc tăng giá các nguyên vật liệu đầu vào nhưng nhờ rút kinh nghiệm từ năm 2009, doanh nghiệp đã có chính sách chặt chẽ, hạn chế tối đa các chi phí đầu vào, góp phần hạn chế Lợi nhuận gộp tăng đều tăng qua từng năm, năm 2009 tăng 326 tr.đ (tăng 25,25%) so với 2008 và năm 2009 tiếp tục tăng 659 tr.đ (tăng 40,75%) so với 2009. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 giảm 142 tr.đ (giảm 49,48%) so với 2008 vì trong năm 2009, các khoản gửi tiết kiệm của doanh nghiệp vào ngân hàng giảm nên khoản tiền lãi tiêt kiệm cũng giảm theo. Nhưng sang năm 2010, doanh nghiệp tiếp tục tăng các khoản tiền gửi ngân hàng nên kéo theo doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 160 tr.đ ( khoảng 110,43%) so với 2009. Trong khi đó chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay phải trả) năm 2009 vào khoảng 4 tr.đ, song năm 2010 tăng lên 25 tr.đ (tăng 625%). SVTH: Võ Hải Sơn 41 Lớp:DA07KTC
  43. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2009 giảm 407 tr.đ (giảm 22,61%) so với 2008, năm 2010 lại tăng mạnh 724 tr.đ (tăng 51,97%) so với 2010 và cao hơn cả năm 2008. Trong thực tế, trong năm 2010 doanh nghiệp có phát sinh một loạt các chi phí quản lí liên quan trong hoạt động xây lắp song doanh nghiệp chưa có biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả nên làm cho khoản mục này tăng cao. Do trong năm 2008 chi phí quản lí doanh nghiệp lên tới 1.800 tr.đ, quá cao so với lợi nhuận gộp và doanh thu hoạt động tài chính nên lợi nhuận thuần âm 221 tr.đ, song sang năm 2009 lợi nhuận thuần đã đạt 365 tr.đ và năm 2010 đạt 487 tr.đ (tăng 19,18%) so với 2009. Lợi nhuận khác của doanh nghiệp biến động tăng, giảm hàng năm chủ yếu là do có sự thay đổi của khoản mục thu nhập khác và chi phí khác. Thu nhập khác trong năm 2008 đạt cao 1.004 tr.đ, sang năm 2009 giảm mạnh xuống còn 81 tr.đ (tương đương giảm 91,93%) và năm 2010 lại tăng lên 350 tr.đ (tăng 332,10% so với 2009) nhưng vẫn thấp hơn năm 2008. Sở dĩ có sự thay đổi này là do các khoản doanh nghiệp thanh lí, nhượng bán những tài sản đã hết khấu hao, không còn khả năng sử dụng thay đổi qua từng năm. Chi phí khác lại giảm đều hàng năm, năm 2008 đạt 673 tr.đ, năm 2009 giảm mạnh xuống còn 60 tr.đ (giảm 91,08%) và năm 2010 chỉ còn 32 tr.đ (giảm 46,67%). Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có biện pháp kiểm soát chi phí khác hiệu quả. Như vậy lợi nhuận khác trong năm 2008 đạt 331 tr.đ, năm 2009 giảm mạnh còn 21 tr.đ và tăng trở lại trong năm 2010 đạt 318 tr.đ. Lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp tăng qua các năm, năm 2008 đạt 109 tr.đ, sang năm 2009 tăng thêm 277 tr.đ (tăng 254,13%) so với 2008 và năm 2010 tăng thêm 367 tr.đ (tăng 95,98%) so với 2009. Đây là một kết quả rất khả quan, cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. b) Phân tích theo chiều dọc Trong năm 2008 ta thấy trong 100 đồng doanh thu có 91,45 đồng giá vốn hàng bán, 8,55 đồng lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế chiếm 0,72 đồng. Năm 2009 SVTH: Võ Hải Sơn 42 Lớp:DA07KTC
  44. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh trong 100 đồng doanh thu có 92,17 đồng giá vốn hàng bán, 0,59 đồng các khoản trừ giảm doanh thu, lợi nhuận gộp chiếm 7,24 đồng và lợi nhuận trước thuế là 1,73 đồng. Năm 2010 trong 100 đồng doanh thu có 84,41 đồng giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp chiếm 15,59 đồng và lợi nhuận trước thuế chiếm 5,16 đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng qua từng năm là một dấu hiệu tích cực cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đạt hiệu quả trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Như vậy, khi so sánh về mặt kết cấu ta thấy trong cùng 100 đồng doanh thu, giá vốn hàng bán năm 2009 cao hơn so với năm 2007 là 0,72 đồng và trong năm 2009 có xuất hiện thêm 0,59 đồng giảm trừ doanh thu dẫn đến lợi nhuận gộp năm 2009 giảm tương ứng 1,31 đồng. Giá vốn hàng bán năm 2010 lại giảm 7,77 đồng so với 2009 nên lợi nhuận gộp tăng 8,36 đồng. Song lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp trong 3 năm qua đều tăng, năm 2009 tăng 1,01 đồng so với năm 2008 và năm 2010 tăng 3,43 đồng so với năm 2009. Phải nhận thấy mặc dù doanh nghiệp đạt lợi nhuận và tăng đều qua từng năm song lợi nhuận vẫn chưa cao; điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. SVTH: Võ Hải Sơn 43 Lớp:DA07KTC
  45. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Bảng 2.6: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục trên báo cáo KQHĐKD Đvt: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CƠ CẤU CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.104 100 22.344 100 14.596 100 0 0 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 132 0,59 0,59 (0,59) 15.104 100 22.212 99,41 14.596 100 (0,59) 0,59 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Gía vốn hàng bán 13.813 91,45 20.595 92,17 12.320 84,41 0,72 (7,77) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.291 8,55 1.617 7,24 2.276 15,59 (1,31) 8,36 6. Doanh thu hoạt động tài chính 287 1,90 145 0,65 305 2,09 (1,25) 1,44 7. Chi phí tài chính 4 0,02 29 0,20 0,02 0,18 Trong đó: Chi phí lãi vay phải trả 4 0,02 0,02 (0,02) 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 1.800 11,92 1.393 6,23 2.117 14,50 (5,68) 8,27 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (222) (1,47) 365 1,63 435 2,98 3,10 1,35 11. Thu nhập khác 1.004 6,65 81 0,36 350 2,40 (6,28) 2,04 12. Chi phí khác 673 4,46 60 0,27 32 0,22 (4,19) (0,05) 13. Lợi nhuận khác 331 2,19 21 0,09 318 2,18 (2,10) 2,08 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 109 0,72 386 1,73 753 5,16 1,01 3,43 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 28 0,19 97 0,43 188 1,29 0,25 0,85 16. Lợi nhuận sau thuế 81 0,54 289 1,29 565 3,87 0,76 2,58 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh) SVTH: Võ Hải Sơn 44 Lớp:DA07KTC
  46. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh 2.2.2 Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán Cơ cấu công nợ thể hiện quan hệ cán cân thanh toán và tình trạng chiếm dụng hay bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ bị thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn và ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thừa thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm phần vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại doanh nghiệp sẽ thiếu một phần vốn để sản xuất kinh doanh. Bảng 2.7: Bảng so sánh hệ số công nợ qua các năm Đvt: Triệu đồng CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 09/08 10/09 2008 2009 2010 Mức Tỉ lệ (%) Mức Tỉ lệ (%) Các khoản phải thu 13.803 6.605 5.877 (7.198) (52,15) (728) (11,02) Các khoản phải trả 14.070 4.809 2.424 (9.261) (65,82) (2.385) (49,59) Hệ số khái quát về công nợ 98,10 137,35 242,45 77,72 39,24 30,52 105,10 (%) Triệu đồng % 16.000 300 13.803 14.070 14.000 242,45 250 12.000 Các khoản phải thu 200 10.000 Các kho ản phải trả 8.000 6.605 150 137,35 5.877 6.000 Hệ số khái quát về 4.809 100 98,10 công nợ (%) 4.000 2.424 50 2.000 0 0 2008 2009 2010 Hình 2.4: Đồ thị hệ số khái quát về công nợ SVTH: Võ Hải Sơn 45 Lớp:DA07KTC
  47. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Dựa vào bảng so sánh trên ta thấy: hệ số khái quát công nợ qua các năm tăng, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Năm 2008 này số này là 98,1%, sang năm 2009 tăng lên 137,35% vì mặc dù các khoản phải thu, phải trả trong năm 2009 đều giảm so với năm 2008 nhưng các khoản phải thu chỉ giảm 7.198 tr.đ (tương đương 52.15% )vẫn còn chậm hơn mức giảm so với các khoản phải trả (các khoản phải trả giảm 9.261 tr.đ tương đương 65,82%) nên hệ số công nợ năm 2009 tăng thêm 39,24% so với năm 2008. Tình hình tương tự lại diễn ra trong năm 2010 khi các khoản phải thu giảm 728 tr.đ (tương đương 11,02% so với 2009), trong khi các khoản phải trả lại giảm mạnh hơn là 2.385 tr.đ(tương đương giảm 49,59%). Điều này làm cho hệ số công nợ năm 2010 đạt 242,45%, tức tăng mạnh 105,1% so với 2009. Với số liệu 3 năm vừa phân tích, ta thấy trừ năm 2008 có hệ số công nợ nhở hơn 1 (<1) hay 100%, hai năm 2009 và 2010 thì hệ số công nợ tăng mạnh và lớn hơn 1 (hay 100%), cho thấy lượng vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp lớn hơn lượng vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng. Đây không phải là một tín hiệu tốt, đòi hỏi doanh nghiệp cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình thu hồi công nợ, tránh tình trạng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. a) Các khoản phải thu SVTH: Võ Hải Sơn 46 Lớp:DA07KTC
  48. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Bảng 2.8: Bảng phân tích tình hình công nợ phải thu Đvt: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM NĂM 2008 2009 2010 09/08 10/09 1 Phải thu cuả khách hàng 4.708 3.118 2.267 (1.590) (851) 2 Trả trước cho người bán 8.701 2.409 1.104 (6.292) (1.305) 3 Các khoản phải thu khác 39 16 15 (23) (1) 4 Chi phí trả trước ngắn hạn 192 192 (192) 5 Thuế GTGT được khấu trừ 19 19 (19) 6 Thuế và các khoản phải thu nhà 156 (68) (88) nước 88 7 Tài sản ngắn hạn khác 199 72 339 (127) 267 8 Phải thu dài hạn cuả khách hàng 686 1.102 686 416 9 Phải thu dài hạn nội bộ 1.047 1.047 10 Phải thu dài hạn khác 5 3 5 (2) TỔNG CỘNG 13.803 6.605 5.877 (7.198) (728) Nhìn chung tình hình công nợ phải thu hàng năm của doanh nghiệp giảm dần, cụ thể: Năm 2009 có giá trị 6.605 tr.đ (giảm 7.198 tr.đ so với 2008) và năm 2010 còn 5.877 tr.đ (giảm 2.404 tr.đ so với 2010). Nguyên nhân giảm từng năm là do: trong năm 2009 hầu hết các chỉ tiêu đều giảm giá trị so với 2008: Phải thu khách hàng giảm 1.590 tr.đ, trả trước cho người bán giảm 6.292 tr.đ, các khoản phải thu khác giảm 23 tr.đ, thuế và các khoản phải thu nhà nước giảm 68 tr.đ, tài sản ngắn hạn khác giảm 127 tr.đ và tài sản dài hạn khác giảm 1.959 tr.đ, đồng thời trong năm 2009 xuất hiện thêm 4 khoản mục: chi phí trả trước ngắn hạn có giá trị 192 tr.đ,thuế GTGT được khấu trừ 19 tr.đ, phải thu dài hạn của khách hàng 686 tr.đ và phải thu dài hạn khác 5 tr.đ. Sang năm 2010 một loạt các chỉ tiêu tục giảm: phải thu của khách hàng giảm 851 tr.đ, trả trước cho người bán giảm 1.305 tr.đ, các khoản phải thu khác giảm 1 tr.đ, phải thu dài hạn khác giảm 2 tr.đ, tài sản dài hạn khác giảm 1.676 tr.đ; có 3 SVTH: Võ Hải Sơn 47 Lớp:DA07KTC
  49. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh chỉ tiêu: chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu nhà nước không còn, riêng 2 chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác và phải thu dài hạn khác lần lượt tăng 267 tr.đ và 416 tr.đ; chỉ tiêu phải thu dài hạn nội bộ 2 năm trước không có nhưng trong năm 2010 có giá trị 1.047 tr.đ, tuy nhiên vẫn không làm ảnh hưởng đến việc giảm tổng cộng nợ phải thu. Để thấy rõ hơn về tình hình công nợ phải thu, thường dựa vào 2 chỉ tiêu: Số vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân. Bảng 2.9: Bảng vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân Đvt: Triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU Đvt 2008 2009 2010 Doanh thu thuần Tr.đ 15.104 22.212 14.596 Các khoản thu tiền bình Tr.đ 11.041 10.069 5.536 quân Vòng quay các khoản phải Vòng 1,4 2,2 2,6 thu Kì thu tiền bình quân Ngày 224 139 116 25. 000 22.212 20. 000 15.104 15.000 14.596 Doanh thu thuần 11.041 10.069 10. 000 Các khoản thu 5. 536 tiền bình quân 5. 000 0 2008 2009 2010 Hình 2.5: Đồ thị vòng quay các khoản phải thu SVTH: Võ Hải Sơn 48 Lớp:DA07KTC
  50. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Vòng Ngày 3 250 224 2,6 2,5 200 2,2 2 150 Vòng quay các khoản 139 ph ải thu 1,5 1,4 116 100 1 Kì thu tiền bình quân 0,5 50 0 0 2008 2009 2010 Hình 2.6: Đồ thị kì thu tiền bình quân Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt và kì thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu. Qua bảng phân tích ta thấy vòng quay các khoản phải thu tăng dần và kì thu tiền bình quân giảm dần theo từng năm: năm 2008 là 1,4 vòng với mỗi vòng tương ứng 224 ngày, năm 2009 là 2,2 vòng với mỗi vòng và năm 2010 là 2,6 vòng tương ứng 116 ngày. Tuy nhiên số vòng quay nhìn chung vẫn ở mức rất thấp và kì thu tiền bình quân vẫn còn dài, cho thấy tốc độ thu hồi tiền nợ của doanh nghiệp chậm hay nói cách khác doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Song ta cũng nhận thấy những nỗ lực đáng ghi nhận của doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản nợ a) Các khoản phải trả SVTH: Võ Hải Sơn 49 Lớp:DA07KTC
  51. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Bảng 2.10: Phân tích tình hình công nợ phải trả Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 1 Phải trả người bán 2.277 223 424 (2.054) 201 2 Người mua trả tiền trước 11.324 4.277 1.424 (7.047) (2.853) 3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 316 1 271 (315) 270 4 Phải trả người lao động 121 142 138 21 (4) 5 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 32 22 24 (10) 2 6 Phải trả dài hạn người bán 144 144 144 TỔNG CỘNG 14.070 4.809 2.424 (9.261) (2.385) Tình hình công nợ phải trả của doanh nghiệp lần lượt giảm qua các năm: năm 2008 có giá trị 14.070 tr.đ, năm 2009 đạt 4.809 tr.đ (giảm 9.261 tr.đ so với 2008) và năm 2010 giảm còn 2.424 tr.đ (tức giảm 2.853 tr.đ). Trong năm 2009 có nhiều chỉ tiêu giảm so với 2010: phải trả người bán giảm 2.054 tr.đ, người mua trả tiền trước giảm 7.047 tr.đ, thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 315 tr.đ, các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác giảm 10 tr.đ, riêng 2 chỉ tiêu phải trả người lao động, phải trả dài hạn người bán tăng lần lượt là 21 tr.đ và 144 tr.đ. Sang năm 2010 nhiều chỉ tiêu tiếp tục giảm so với 2009: người mua trả tiền trước giảm mạnh 2.853 tr.đ, phải trả người lao động giảm 4 tr.đ, tuy nhiên phải trả người bán lại tăng thêm 201 tr.đ, thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 270 tr.đ và các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác tăng thêm 2 tr.đ. Tình hình nợ phải trả giảm dần qua từng năm là một dâu hiệu tích cực , cho thấy doanh nghiệp không phải chịu gánh nặng về các khoản phải trả. Song cũng có thể bị đánh giá theo chiều tiêu cực ở khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp không cao. SVTH: Võ Hải Sơn 50 Lớp:DA07KTC
  52. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn phát sinh việc thu chi và khả năng thanh toán. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là liệu các doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ khi chúng đến hạn hay không. Vì vậy, việc phân tích khả năng thanh toán của đơn vị nhằm đưa ra nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ, trì hoãn trong các khoản thanh toán, tiến tới làm chủ về mặt tài chính. Điều này có ý nghĩa đặc biết quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thường dựa vào những hệ số chủ yếu sau: Hệ số thanh toán vốn lưu động Bảng 2.11: Bảng phân tích hệ số thanh toán vốn lưu động Đvt: Triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Tiền và các khoản tương đương tiền 178 2.286 355 Tài sản vốn lưu động 17.847 10.306 7.853 Hệ số thanh toán vốn lưu động 0,01 0,22 0,05 Trong 3 năm qua hệ số thanh toán vốn lưu động nhìn chung thấp. Năm 2009 là cao nhất nhưng cũng chỉ đạt 0,22; năm 2008 đạt 0,01 và năm 2010 là 0,05. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán vốn lưu động của doanh nghiệp chưa tốt. Tri ệu đồng 20.000 0,25 17.847 18.000 0,222 16.000 0,2 14.000 Tiền và các khoản t ương 12.000 0,15 10.306 đương tiền Tài sản lưu động 10 .000 7.853 8.000 0,10 Hệ số thanh toán vốn lưu động 6.000 4.000 0,05 2.286 0,045 2.000 178 0,010 355 0 0 2008 2009 2010 Hình 2.7: Đồ thị hệ số thanh toán vốn lưu động SVTH: Võ Hải Sơn 51 Lớp:DA07KTC
  53. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Hệ số thanh toán ngắn hạn (hệ số thanh toán hiện hành) Bảng 2.12: Bảng phân tích hệ số thanh toán ngắn hạn Đvt: Triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Tài sản lưu động 17.847 10.306 7.853 Nợ ngắn hạn 14.070 4.665 2.282 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,27 2,21 3,44 Triệu đồng 20000 4 18.000 17.847 3,441 3,5 16.000 14.070 3 14.000 2,5 12.000 10.306 Tài sản lưu động 10.000 2,209 2 Nợ ngắn hạn 7.853 Hệ sô thanh toán 8.000 1,5 6.000 1,268 hiện hành .4.665 1 4.000 2.282 0,5 2.000 0 0. 2008 2009 2010 Hình 2.8: Đồ thị hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán ngắn hạn trong 3 năm qua cao hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là đáng tin cậy. Đáng lưu ý là hệ số thanh toán ngắn hạn tăng đều qua từng năm, năm 2008 đáng 1,27, năm 2009 đạt 2,21 và năm 2010 đạt 3,44. Tuy nhiên hệ số cao cũng thể hiện mặt tiêu cực là doanh nghiệp dễ ứ động vốn. Để có thể đánh giác chính xác hơn khả năng thanh toán khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, ta tính thêm hệ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh SVTH: Võ Hải Sơn 52 Lớp:DA07KTC
  54. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Bảng 2.13: Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh Đvt: Triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Tiền và các khoản tương đương tiền 178 2286 355 Nợ ngắn hạn 14.070 4.665 2.282 Hệ số thanh toán nhanh 0,01 0,49 0,16 Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắc khe hơn về về khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán hiện hành. Ta thấy hệ số thanh toán nhanh trong 3 năm đều rất thấp, nhỏ hơn 0,5 (<0,5). Với kết quả này cho thấy khả năng thanh toán nhanh khi nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đến hạn là rất thấp. Đây là một vấn đề trọng tâm mà doanh nghiệp phải quan tâm tìm biện pháp giải quyết trước nguy cơ thiếu tiền mặt chi trả nợ. 2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ vốn chủ sở hữu và là thước đo năng lực quản lí của nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực ngày càng thu hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng vốn hiệu quả ngày càng trở nên cấp thiết. Để đánh giá xem doanh nghiệp khai thác các nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh ra sao, ta sử dụng các chỉ tiêu sau: a) Số vòng quay vốn chung Bảng 2.14: Vòng quay vốn chung Đvt: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 Doanh thu thuần 15.104 22.212 14.596 7.108 (7.616) Tổng tài sản 22.633 13.678 11.565 (8.955) (2.113) Số vòng quay toàn bộ tài sản 0,67 1,62 1,26 0,96 (0,36) (vòng) SVTH: Võ Hải Sơn 53 Lớp:DA07KTC
  55. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Tri ệu đồng Vòng 25.000 1,8 22.633 22.212 1,6 20.000 1,62 1,4 Doanh thu thuần 1,26 15.104 14.596 1,2 15.000 13.678 11.565 1 Tổng tài sản 0,8 10.000 Số vòng quay 0,67 0,6 toàn bộ tài sản 0,4 5.000 (Vòng) 0,2 0 0 2008 2009 2010 Hình 2.9: Đồ thị số vòng quay toàn bộ tài sản Trong năm 2008 số vòng quay toàn bộ tài sản là 0,67 vòng, tức là trong 1 đồng tài sản doanh nghiệp tạo ra được chỉ 0,67 đồng doanh thu. Đây là mức thấp cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản không cao, khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp trong năm 2008 chậm, khó có điều kiện tích lũy, tái đầu tư tài sản cố định mới. Tuy nhiên sang năm 2009 thì chỉ số này lại tăng lên 1,62 và mặc dù có giảm trong năm 2010 xuống còn 1,26, song ta vẫn nhận thấy dấu hiệu tích cực khi chỉ số vòng quay toàn bộ tài sản trong 2 năm đã lớn hơn 1 (>1). Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản đã được nâng cao, khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp được cải thiện, đồng thời có thêm điều kiện tích luỹ, tái đầu tư tài sản cố định mới để nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất cũng như cơ sở vật chất trong doanh nghiệp. b) Số vòng luân chuyển hàng hoá ( Vòng quay hàng tồn kho) Bảng 2.15: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay Đvt: Triệu đồng SVTH: Võ Hải Sơn 54 Lớp:DA07KTC
  56. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 Gía vốn hàng bán 13.813 20.595 12.320 6.782 (8.275) Hàng tồn kho đầu kì 1.623 3.349 1.372 1.726 (1.977) Hàng tồn kho cuối kì 3.349 1.372 510 (1.977) (862) Hàng tồn kho bình quân 2.486 2.361 941 (126) (1.420) Vòng quay hàng tồn kho 6 9 13 3 4 (vòng) Số ngày của một vòng quay 65 40 27 (25) (13) (ngày) Tri ệu đồng 25.000 20.595 20000 Giá vốn hàng bán 15000 13.813 12.320 10000 Hàng tồn kho bình quân 5000 2.486 2.361 941 0 2008 2009 2010 Hình 2.10: Đồ thị vòng quay hàng tồn kho SVTH: Võ Hải Sơn 55 Lớp:DA07KTC
  57. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Vòng Ngày 14 70 65 13 12 60 10 50 9 Vòng quay hàng 8 40 40 tồn kho (V òng) 6 6 30 Số ngày của một 27 vòng quay (Ngày) 4 20 2 10 0 0 2008 2009 2010 Hình 2.11: Đồ thị số ngày của một vòng quay Qua phân tích ta thấy: số vòng quay hàng tồn kho tăng dần và số ngày của một vòng quay giảm dần theo từng năm, cụ thể: Năm 2008 số vòng quay hàng tồn kho là 6 vòng, mỗi vòng với thời gian khoảng 65 ngày, nghĩa là trung bình hàng hoá được bán ra 7 lần trong năm. Sang năm 2009, số vòng quay hàng tồn kho đạt 9 vòng (tăng 3 vòng so với 2008) và mỗi vòng có thời gian 40 ngày (giảm 25 ngày so với 2008), trung bình hàng hoá được bán ra 9 lần trong năm. Trong năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 13 vòng (tăng thêm 4 vòng so với 2009) và mỗi vòng có thời gian khoảng 27 ngày (giảm 13 ngày so với 2009), trung bình hàng hoá được bán ra 13 lần trong năm. Nhìn chung đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy tốc độ quay vòng hàng hóa trong kho của doanh nghiệp nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, hạn chế được chi phí bảo quản , đồng thời khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh hơn. c) Thời hạn thanh toán Thời hạn thu tiền SVTH: Võ Hải Sơn 56 Lớp:DA07KTC
  58. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Chỉ tiêu này thể hiện phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay bán thiếu trong việc tiêu thụ hàng hoá, ở đây chúng ta chỉ xét mối quan hệ giữa 2 chỉ tiêu “phải thu khách hàng” với “doanh thu thuần” để từ đó biết được thời hạn mà khách hàng thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp. Bảng 2.16: Thời hạn thu tiền Đvt: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 Phải thu khách hàng 4.708 3.118 2.267 (1.590) (851) Doanh thu thuần 15.104 22.212 14.596 (7.108) (7,616) Bình quân 1 ngày 42 62 41 20 (21 Thời hạn thu tiền (ngày) 112 51 56 (62) 5 Trong năm 2008 thời hạn thu tiền dài lên tới 112 ngày song sang năm 2009 giảm còn 51 ngày và sang năm 2010 tăng lên 56 ngày nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với 2008. Tuy nhiên nhìn chung số ngày thu tiền này vẫn còn là quá chậm làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và lợi nhuận, đồng thời cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, vì thế cần chú ý điều chỉnh kịp thời. Thời hạn trả tiền Thời hạn trả tiền được đánh giá dựa trên tỉ số giữa chi tiêu khoản phải trả người bán so với chỉ tiêu giá vốn hàng bán, nhằm biết được thời gian doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Bảng 2.17: Thời hạn trả tiền NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 Các khoản phải trả người bán 2.277 223 424 (2.054) 201 Giá vốn hàng bán 13.813 20.595 12.320 (6.782) (8.275) Giá vốn hàng bán bình quân một ngày 38,37 57,21 34,22 18,84 (22,99) Thời hạn trả tiền (ngày) 59,34 3,90 12,39 (55,45) 8,49 SVTH: Võ Hải Sơn 57 Lớp:DA07KTC
  59. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Trong 3 năm thì thời hạn trả tiền của doanh nghiệp trong năm 2008 cao nhất (59,34 ngày) nhưng lại giảm rất mạnh trong năm 2009 (3,9 ngày) và năm lại 2010 lại tăng lên 12,39 ngày. Tuy nhiên thời hạn này vẫn còn ngắn cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp thấp. 2.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận a) Hệ số lãi gộp Hệ số này được sự quan tâm đặc biệt đặc biệt của nhà quản lí vì nó cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Bảng 2.18: Hệ số lãi gộp Đvt: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 Lãi gộp 1.291 1.617 2.276 326 659 Doanh thu thuần 15.104 22.212 14.596 7.108 (7.616) Hệ số lãi gộp 0,09 0,07 0,16 (0,02) 0,09 25.000 0,18 22.212 0,156 0,16 20.000 0,14 15.104 0,12 15.000 14.596 Lãi gộp 0,1 Doanh thuthuần 0,085 0,08 10.000 0,073 0,06 Hệ số lãi gộp 5.000 0,04 2.276 1.291 1.617 0,02 0 0 2008 2009 2010 SVTH: Võ Hải Sơn 58 Lớp:DA07KTC
  60. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Hình 2.12: Đồ thị hệ số lãi gộp Hệ số lãi gộp của doanh nghiệp biến động qua các năm. Năm 2009 là 0,07 tức giảm 0,02 so với 2008; nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng mạnh so với 2008 (7.108 tr.đ) trong khi đó lãi gộp lại tăng ít hơn (chỉ khoảng 326 tr.đ). Sang năm 2010 tăng lên 0,16, nguyên nhân là do lãi gộp tăng thêm 659 tr.đ song doanh thu thuần lại giảm mạnh 7.616 tr.đ. b) Hệ số lãi ròng – Suất sinh lời của doanh thu ROS Bảng 2.19: Hệ số lãi ròng – ROS Đvt: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 Lãi ròng 81 289 565 208 276 Doanh thu thuần 15.104 22.212 14.596 7.108 (7.616) Hệ số lãi ròng ROS 0,005 0,013 0,039 0,008 0,026 Triệu đồng % 25.000 0,045 22.212 0,039 0,040 Lãi ròng 20.000 0,035 15.104 14.596 0,030 15.000 0.025 Doanh thu thuần 0,020 10.000 0,015 0,013 Hệ số lãi ròng 5.000 0,010 ROS (%) 0,005 81 289 565 0,005 0 0 2008 2009 2010 Hình 2.13: Đồ thị hệ số lãi ròng – ROS Hệ số lãi ròng của doanh nghiệp trong 2 năm 2008 và 2009 không đổi, vẫn giữ ở mức 0,01. Điều đáng lưu ý là trong giai đoạn này cả doanh thu thuần và lãi SVTH: Võ Hải Sơn 59 Lớp:DA07KTC
  61. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh ròng đều tăng, doanh thu thuần tăng 7.616 tr.đ, lãi ròng tăng 208 tr.đ. Sang năm 2010 thì doanh thu thuần giảm 7.616 tr.đ, trong khi đó lãi ròng lại tăng 276 tr.đ sơ với 2009, điều này làm cho hệ số lãi ròng tăng lên 0,04; hay nói cách khác 1 đồng doanh thu đã tạo ra được 0,04 đồng lợi nhuận ròng. Mặc dù còn thấp song đây là tín hiệu khả quan, chứng tỏ doanh nghiệp biết cách quản lí chi phí, tạo thu nhập từ hoạt động khác và kinh doanh đạt hiệu quả. c) Suất sinh lời của tài sản ROA Bảng 2.20: Suất sinh lời của tài sản – ROA Đvt: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 Lãi ròng 81 289 565 208 276 Tổng tài sản 22.633 13.678 11.565 (8.955) (113) Suất sinh lời của tài sản 0,004 0,021 0,049 0,018 0,028 Triệu đồng % 25.000 22.633 0,06 0,049 0,05 20.000 0,04 Lãi ròng 15.000 13.678 11.565 0,03 10.000 Tổng tài sản 0,021 0,02 5.000 0,01 Suât sinh lời 81 0,004 289 565 của tài sản (%) 0 0 2008 2009 2010 Hình 2.14: Đồ thị suất sinh lời của tài sản Suất sinh lời tài sản của doanh nghiệp tăng qua từng năm, năm 2008 đạt 0.04% (tức là trong 100 đồng tài sản tạo ra 0,004 đồng lợi nhuận), sang năm 2009 đạt 0,021% và năm 2010 đạt 0,049%). Điều đáng lưu ý là mặc dù tổng tài sản SVTH: Võ Hải Sơn 60 Lớp:DA07KTC
  62. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh giảm qua từng năm song lãi ròng lại tăng chứng tỏ việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp có mang lại hiệu quả. Nhưng nhìn chung suất sinh lời của tài sản ROA trong doanh nghiệp không cao, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc phát huy hiệu quả sử dụng tài sản. d) Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE Tỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lời nhuận, nó được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu. Bảng 2.21: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu – ROE Đvt: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 Lãi ròng 81 289 565 208 276 Vốn chủ sở hữu 8.563 8.869 9.141 306 272 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 0,009 0,033 0,062 0,024 0,029 Triệu đồng % 10.000 0,07 8.869 9.141 9.000 8.563 0,062 0,06 8.000 7.000 0,05 Lãi ròng 6.000 0,04 5.000 Vốn chủ sở hữu 0,033 0,03 4.000 Su ất sinh lời 3.000 0,02 vốn chủ sở hữu 2.000 ( %) 0,009 565 0,01 1.000 81 289 0 0 2008 2009 2010 Hình 2.15: Đồ thị suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng qua từng năm, năm 2008 đạt 0,009 % ( tức 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,009 lợi nhuận), năm 2009 đạt 0,033 %, năm 2010 đạt 0,062 %. Quan sát biến động qua từng năm ta thấy cả vốn chủ sở hữu và SVTH: Võ Hải Sơn 61 Lớp:DA07KTC
  63. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh lãi ròng đều tăng qua từng năm, cho thấy việc sử dụng vốn ở đơn vị mang lại hiệu quả. Tuy nhiên suất sinh lời của vốn chủ sở hữu vẫn còn thấp đòi hỏi doanh nghiệp cần có chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính Bảng 2.23: Bảng chỉ tiêu cơ cấu tài chính Đvt: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 NĂM 09/08 NĂM 10/09 Tổng nợ 14.070 4.809 2.424 (9.261) (2.385) Tổng tài sản 22.633 13.678 11.565 (8.955) (2.113) Vốn chủ sở hữu 8.563 8.869 9.141 306 272 Hệ số nợ so với tài sản (%) 62,17 35,16 20,96 27,01 14,20 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu (%) 164,31 54,22 26,52 110,09 27,70 Triệu đồng % 70 25.000 22.633 62,17 60 20.000 50 Tổng nợ 14.070 15.000 13.678 40 35,16 11.565 Tổng tài sản 30 10.000 20,96 20 4.809 Hệ số nợ so với 5.000 2.424 10 tài sản (%) 0 0 2008 2009 2010 Hình 2.16: Đồ thị hệ số nợ so với tài sản SVTH: Võ Hải Sơn 62 Lớp:DA07KTC
  64. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Triệu đồng % 16000 180 14.070 14000 164, 31 160 12000 140 Tổng nợ 10000 8.869 9.141 120 8.563 100 8000 Vốn chủ sở hữu 80 6000 4.809 Hệ số nợ so với 54,22 60 vốn chủ sở hữu 4000 2.424 40 (%) 2000 26,52 20 0 0 2008 2009 2010 Hình 2.17: Đồ thị hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu a) Hệ số nợ so với tài sản Hệ số nợ so với tài sản cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu % giá trị hình thành từ vốn vay. Qua phân tích ta thấy hệ số này của doanh nghiệp giảm qua các năm, năm 2008 là 62,17 %, năm 2009 giảm còn 35,16 % và năm 2010 chỉ còn 20,96 %. Nhìn chung tỉ lệ này vẫn còn nhỏ hơn 1, cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản vay trong dài hạn. b) Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cho biết xem doanh nghiệp có lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho mục đích thanh toán hay không. Hệ số này của doanh nghiệp giảm qua từng năm: trong năm 2008 hệ số này rất cao 164,31% chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đã sử dụng các khoản nợ cho việc thanh toán; tuy nhiên sang năm 2009 hệ số này giảm rất mạnh xuống chỉ còn 54,22% và năm 2010 giảm còn 26,52%. Trong 2 năm 2009, 2010, tỉ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn giảm chứng tỏ doanh nghiệp đã giảm việc lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho mục đích thanh toán. SVTH: Võ Hải Sơn 63 Lớp:DA07KTC
  65. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh Từ việc phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu ta có: Bảng 2.23: Bảng tổng hợp NHẬN CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009 2010 XÉT Hệ số khái quát về công nợ % 98,10 137,35 242,45 không tốt Vòng quay các khoản phải thu Vòng 6 9 13 thấp Số ngày của một vòng quay Ngày 224 139 116 cao Nhận xét chung Doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn Hệ số thanh toán vốn lưu động % 1 22,2 4,5 thấp Hệ số thanh toán hiện hành % 126,8 220,9 344,1 cao Hệ số thanh toán nhanh % 1 49 16 thấp Nhận xét chung Khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp thấp Số vòng quay toàn bộ tài sản Vòng 0,67 1,62 1,26 thấp Vòng quay hàng tồn kho Vòng 6 9 13 thấp Số ngày của một vòng quay Ngày 65 40 27 cao Thời han thu tiền Ngày 112,21 50,53 55,91 chậm Thời han trả tiền Ngày 59,34 3,90 12,39 nhanh Nhận xét chung Hiệu quả hoạt động chưa cao Hệ số lãi gộp % 9 7 16 tăng Hệ số lãi ròng ROS % 0,5 1,3 3,9 thấp Suất sinh lời của tài sản ROA % 0,4 0,21 4,9 thấp Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE % 0,9 3,3 6,2 thấp Nhận xét chung Cần có biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của tài sản Hệ số nợ so với tài sản % 62,17 35,16 20,96 thấp Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu % 164,31 54,22 26,52 thấp Nhận xét chung Kết cấu tài chính tương đối tốt SVTH: Võ Hải Sơn 64 Lớp:DA07KTC
  66. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP – XÁNG TRÀ VINH Trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả và có chiến lược phát triển linh hoạt, phù hợp. Chính vì thế doanh nghiệp cần phải phân tích tình hình tài chính, đánh giá được tình hình hoạt động của mình để có thể dự đoán trước được những sự việc hay rủi ro có thể xảy ra từ đó có những giải pháp hợp lý cho hoạt động của doanh nghiệp và để có thể củng cố, giữ vững được vị thế của mình trên thương trường. Qua phân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, em xin đưa ra một số giải pháp để nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị tài chính của Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh trong tương lai. 3.1. TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ THANH TOÁN Công nợ của doanh nghiệp qua các năm có nhiều điểm đáng lưu ý cả về các khoản phải thu và khoản phải trả . Đối với các khoản phải thu: việc các khoản phải thu tăng làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động , thể hiện doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, nhưng các khoản phải thu tăng cũng thể hiện mặt tích cực khi doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng và bán được sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có một số biện pháp làm giảm các khoản phải thu như: khi kí kết hợp đồng với khách hàng, doanh nghiệp cần đưa ra các ràng buộc trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi cho khách hàng thanh toán sớm. Đối với các khoản phải trả: doanh nghiệp cần theo dõi kĩ các khoản nợ cụ thể với từng chủ nợ, xác định các khoản có thể “chiếm dụng hợp lí”, khoản nào đến hạn cần thanh toán nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tăng sự tin cậy của các đối tác. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tiếp tục chú trọng thanh toán các khoản công nợ với ngân sách nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. SVTH: Võ Hải Sơn 65 Lớp:DA07KTC
  67. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh 3.2. NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP Tỉ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trong doanh nghiệp rất thấp, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh toán nhanh khi nợ đến hạn của doanh nghiệp. Do vậy cần thường xuyên phân tích công nợ và có kế hoạch dự trữ tiền mặt hợp lí; mặc dù trong thời gian qua việc gửi tiền vào ngân hàng mang đến cho doanh nghiệp một nguồn thu đáng kể song để tạo nên tính thanh khoản nhanh, doanh nghiệp cần rút một phần tiền gửi ngân hàng về nhập quĩ tiền mặt, nâng tỉ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong cơ cấu tài sản ngắn hạn để có thể huy động ngay khi cần thiết. 3.3. VẤN ĐỀ QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Doanh nghiệp cần lập kế hoạch cho nguồn vốn lưu động hàng năm, để so sánh nguồn vốn hiện có với số vốn thường xuyên cầnh thiết nhằm xem nguồn vốn lưu động thừa hay thiếu. Nếu thừa cần mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cho các hoạt động khác để có thêm thu nhập. Nếu thiếu cần tìm nguồn tài trợ, huy động vốn từ bên ngoài. Qua phân tích ta thấy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp giảm dần qua từng năm. Thực tế này đòi hỏi doanh nghiệp cần năng động hơn nữa trong việc huy động vốn từ bên ngoài và đặc biệt là vấn đề hiệu quả sử dụng vốn nên được đặt lên hàng đầu; có như thế mới có đủ khả năng đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán không có nhiều tín hiệu khả quan, lãi suất ngân hàng tăng cao thì hơn lúc nào hết doanh nghiệp cần tập trung cho các hoạt động kinh doanh nhanh chóng mau lại nguồn thu, quay vòng vốn nhanh. Cụ thể như hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp là thi công xây dựng các công trình thủy lợi, các công trình cầu giao thông nông thôn, gia công cơ khí, đóng và sửa chửa sà lan; trong bối cảnh hiện nay bên cạnh tích cực thi công hoàn thành các hợp đồng xây dựng đang có thì doanh nghiệp cần đẩy mạnh tìm kiếm, tập trung cho các hợp đồng gia công cơ khí, SVTH: Võ Hải Sơn 66 Lớp:DA07KTC
  68. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Xây lắp – Xáng Trà Vinh sửa chữa. Đây là cách tốt để tiết kiệm thời gian, chi phí mà lại quay vòng vốn nhanh trong tình hình kinh tế khó khăn. 3.4. NÂNG CAO DOANH THU Qua phân tích ta nhận thấy, doanh thu của doanh nghiệp trong 03 năm nghiên cứu chưa ổn định, vì thế việc duy trì tốc độ tăng doanh thu là một trong những việc làm cần thiết. Muốn thế, trước hết cần phải chú trọng đến chất lượng của sản phẩm xây lắp để tạo ra được niềm tin cậy cho khách hàng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Mặt khác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm nó cũng là nền tảng để tạo uy tín, thu hút khách hàng mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến chiến lược marketing, nghĩa là tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những thị trường mới đồng thời duy trì thị trường cũ để có thêm những hợp đồng mới. Cần dự báo và chỉ đạo sớm, kịp thời, hiệu quả. Sự biến động của kinh tế thế giới đang tác động trực tiếp hoạt động trong nền kinh tế đặc biệt là hoạt động xây lắp như tăng giá nhiên liệu, cước vận chuyển, giảm cầu Điều này có thể ảnh hưởng và tác động xấu đến thị trường. Vì vậy đòi hỏi cần theo sát các diễn biến trên để lường trước khó khăn, kịp thời đưa ra kiến nghị, giải pháp khả thi. Doanh nghiệp cần giữ vững và mở rộng thị phần, xóa bỏ dần những khoảng trống nhằm ngăn chặn sự thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Để làm được điều đó doanh nghiệp cần linh hoạt có chính sách đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng, giá cả hợp lí và tổ chức tư vấn cho khách hàng. 3.4.1. Nâng cao chiến lược marketing Sau khi cổ phần hóa, cơ cấu quản lý của doanh nghiệp đã có những thay đổi phù hợp với tình hình mới trên cơ sở kế thừa những nguồn lực của công ty trước đây. Cần chú ý đến công tác tìm kiếm, thu tập thông tin thị trường trong và ngoài nước, thông tin dự báo về thị trường một cách nhanh chóng và chính xác để đầu tư SVTH: Võ Hải Sơn 67 Lớp:DA07KTC