Luận văn Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương

pdf 115 trang thiennha21 12/04/2022 6910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_tinh_hinh_hoat_dong_kinh_doanh_cua_cong_t.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG Họ và tên sinh viên : Đinh Thị Thu Huyền Lớp : Anh 7 Khóa : 46 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Bùi Thị Lý Hà Nội, tháng 05 năm 2011
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 4 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4 1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh. 4 2. Đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh. 5 3. Vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh. 6 4. Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh. 7 II. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NGUỒN TÀI LIỆU PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 7 1. Phƣơng pháp phân tích. 7 1.1. Phương pháp chi tiết: 7 1.2. Phương pháp so sánh. 8 1.3. Phương pháp thay thế liên hoàn. 10 2. Nguồn tài liệu phân tích. 11 III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 12 1. Phân tích chung tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 12 1.1. Phân tích chung doanh thu của doanh nghiệp. 12 1.2. Phân tích chung chi phí của doanh nghiệp. 14 1.3. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. 16 2. Phân tích các yếu tố sản xuất kinh doanh. 18 2.1. Phân tích tình hình lao động. 18 2.2. Phân tích yếu tố tài sản cố định. 19 2.3. Nguyên vật liệu. 21 3. Phân tích các khoản mục chi phí chi tiết. 21 3.1. Phân tích giá vốn hàng bán. 21
  3. 3.2. Phân tích chi phí bán hàng. 22 3.3. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp. 22 4. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 23 4.1. Một số vấn đề về tình hình tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp. 23 4.2. Phân tích chỉ tiêu tài chính thể hiện khả năng thanh toán. 24 4.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động. 27 4.4. Phân tích chỉ tiêu tài chính đánh giá cơ cấu vốn. 29 4.5. Phân tích chỉ số tài chính thể hiện khả năng sinh lời. 31 CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG 33 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG. 33 1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Thái Dƣơng. 33 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 35 3. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Thái Dƣơng. 39 II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG. 40 1. Phân tích chung tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Thái Dƣơng. 40 1.1. Phân tích chung tình hình doanh thu. 40 1.2. Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh. 44 1.3. Phân tích chung tình hình lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ. 46 2. Phân tích các yếu tố sản xuất kinh doanh. 48 2.1. Phân tích yếu tố lao động. 48 2.2. Phân tích yếu tố tài sản cố định. 52 2.3. Phân tích yếu tố nguyên vật liệu. 55 3. Phân tích các yếu tố chi phí kinh doanh 57 2
  4. 3.1. Giá vốn hàng bán. 57 3.2. Chi phí bán hàng. 58 3.3. Chi phí quản lý. 59 4. Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Thái Dƣơng. 60 4.1. Phân tích các chỉ tiêu tài chính thể hiện khả năng thanh toán. 60 4.2. Phân tích các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động. 63 4.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá cơ cấu vốn. 69 4.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời. 72 III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG. 75 1. Điểm mạnh và điểm yếu. 75 1.1. Điểm mạnh. 75 1.2. Điểm yếu. 76 2. Cơ hội và thách thức. 77 2.1. Cơ hội 77 2.2. Thách thức. 78 CHƢƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG 81 I. PHƢƠNG HƢỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI. 81 1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tƣ. 81 2. Marketing. 83 3. Nguồn nhân lực. 83 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG. 83 1. Giải pháp về vốn. 83 2. Giải pháp về lao động. 86 3
  5. 3. Giải pháp về tiết kiệm chi phí. 88 4. Gải pháp cho việc quản lý chất lƣợng sản phẩm. 90 5. Giải pháp cho việc bán hàng, mở rộng thị trƣờng. 91 6. Giải pháp công nghệ. 93 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 96 4
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình biến động doanh thu của Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010 40 Bảng 2: So sánh doanh thu thuần của Thái Dƣơng với các công ty HPB, STP, TTP. . 42 Bảng 3: Biến động doanh thu thuần của Thái Dƣơng theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn 2008-2010. 43 Bảng 4: Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của Thái Dƣơng so sánh với HPB,STP, TTP. 44 Bảng 5: Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. 46 Bảng 6: Tình hình biến động về số lƣợng lao động của Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. 49 Bảng 7: Biến động NSLĐ bình quân của Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. 50 Bảng 8: Biến động số lao động và lƣơng bình quân tại công ty Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. 50 Bảng 9: Các chỉ tiêu trang bị TSCĐ của Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. 52 Bảng 10:Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Thái Dƣơng và so sánh với HPB,STP,TTP 54 Bảng 11: Tỷ suất phí giá vốn hàng bán của Thái Dƣơng và so sánh với HPB, STP, TTP. 57 Bảng 12: Tỷ suất phí chi phí bán hàng của Thái Dƣơng và so sánh với HPB, STP, TTP. 58 Bảng 13: Tỷ suất phí chi phí quản lý của Thái Dƣơng và so sánh với HPB, STP, TTP. 59 Bảng 14: Hệ số thanh toán trong ngắn hạn của Thái Dƣơng giai đoạn 2008- 2010. 60 Bảng 15: Hệ số thanh toán của Thái Dƣơng và so sánh với các công ty HPB, STP, TTP. 63 5
  7. Bảng 16: Tình hình luân chuyển tổng tài sản của Thái Dƣơng 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010. 64 Bảng 17: Tình hình luân chuyển khoản phải thu của Thái Dƣơng 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010. 65 Bảng 18: Tình hình luân chuyển khoản phải trả của Thái Dƣơng 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010. 66 Bảng 19: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho của Thái Dƣơng 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010. 68 Bảng 20:Cơ cấu vốn của Thái Dƣơng 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP 69 Bảng 21: Khả năng thanh toán lãi vay của Thái Dƣơng 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP 2010. 71 Bảng 22: Tỷ suất lợi nhuận của Thái Dƣơng 2008-2010 so sánh với HPB, STP, TTP 2010. 72 Bảng 23: Khả năng sinh lời của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của Thái Dƣơng 2008-2010 so sánh với HPB, STP, TTP 2010. 73 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Biến động giá dầu thô trên thế giới giai đoạn 2008-2010 56 Sơ đồ 1: Phân loại chi phí kinh doanh theo nội dung chi phí. 14 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Thái Dƣơng 38 6
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CF : Chi phí CTTC : Cho thuê tài chính DT : Doanh thu DTT : Doanh thu thuần EBIT : Lợi nhuận trước thuế và lãi vay FL : Đòn cân nợ, đòn cân tài chính HĐQT : Hội đồng quản trị HPB : Công ty cổ phần PP LN : Lợi nhuận QTCL : Quản trị chất lượng Rc : Hệ số thanh toán hiện hành ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Rq : Hệ số thanh toán nhanh STP : Công ty cổ phần thương mại Sông Đà TSCĐ : Tài sản cố định TTP : Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến VCSH : Vốn chủ sở hữu
  9. LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh kinh tế thị trường, tình hình kinh tế xã hội của đất nước ta ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Chính điều đó đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên, xu hướng này cũng làm phát sinh những vấn đề phức tạp về phía các doanh nghiệp, đặt ra cho họ những khó khăn, thách thức, đòi hỏi chính bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực vượt qua, tránh nguy cơ bị đào thải bởi sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường. Có thể nói, hầu hết những quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan. Do đó, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững và đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, thực hiện đổi mới và hoạt động có hiệu quả. Các nhà quản lý cần nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu thị trường, tìm kiếm và sử dụng những yếu tố sản xuất mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp nhất, huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh doanh. Kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu thực hiện hay kiểm tra mức độ thành công của dự án đầu tư. Bên cạnh đó, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tượng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp. 1
  10. Sau quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương cùng với những kiến thức đã học tại trường Đại học Ngoại Thương, em nhận thấy việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh là rất phù hợp với công ty hiện nay. Em đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài:“ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương”. Mục tiêu nghiên cứu: Nội dung đề tài nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh doanh, từ đó đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương trong giai đoạn 2008- 2010 để thấy rõ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương trong giai đoạn 2008-2010 và so sánh với Công ty bao bì PP (HPB), Công ty cổ phần thương mại Sông Đà (STP), Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến (TTP). Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu là các phương pháp phân tích chi tiết, so sánh và tổng hợp từ số liệu thực tế từ những báo cáo tài chính, tài liệu nội bộ của doanh nghiệp. Nội dung của đề tài gồm có ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương II: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương. Chương III: Phương hướng hoạt động và các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương trong thời gian tới. Phân tích hoạt động doanh nghiệp là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được nhiều sự góp ý từ các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành 2
  11. cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô PGS.TS Bùi Thị Lý cùng sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011. Sinh viên Đinh Thị Thu Huyền . 3
  12. CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh. “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.1 Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật để từ đó đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai. Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Ban đầu, trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, chưa phức tạp, công việc phân tích cũng được tiến hành đơn giản xem xét một số chỉ tiêu tổng quát dựa trên dữ liệu của bảng tổng kết tài sản – còn gọi là phân tích kế toán hay kế toán nội bộ. Khi nền kinh tế càng phát triển, phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ xuất phát từ nhu cầu quản lý một cách có hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp mà còn do tốc độ phát triển của các xu hướng thương mại quốc tế, sự cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ ngành, trên khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng được hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập. 1 PGS.TS. Phạm Thị Gái (2004) Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội. Trang 9 4
  13. Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. Phân tích hoạt động kinh doanh như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp. Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai thác, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và phù hợp với các yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan từ đó đề ra các biện pháp để phát triển hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp. 2. Đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh. Nội dung của phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa. Các quá trình, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế, trong mối quan hệ tác động của các nhân tố. Chỉ tiêu: tiêu thức phản ánh nội dung phạm vi cuả kết quả hiện tượng kinh tế nghiên cứu. Nhân tố: là yếu tố bên trong của chỉ tiêu mà mỗi sự biến động của nó có tác động đến tính chất, xu hướng và mức xác định của chỉ tiêu phân tích. Các hình thức phân loại nhân tố: - Theo tính tất yếu của nhân tố + Nhân tố chủ quan: doanh nghiệp kiểm soát được + Nhân tố khách quan: nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp - Theo tính chất của nhân tố: + Nhân tố số lượng: số lao động, doanh thu, chi phí, + Nhân tố chất lượng: năng suất lao động, tỷ suất lợi nhuận, - Theo xu hướng tác động + Nhân tố tích cực 5
  14. + Nhân tố tiêu cực - Theo nội dung kinh tế + Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh + Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh 3. Vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh. Khác với việc nghiệp vụ mang tính pháp chế và chuẩn mực, phân tích hoạt động kinh doanh hướng vào nội bộ quản trị doanh nghiệp rất linh hoạt và đa dạng trong phương pháp kỹ thuật. Số liệu của phân tích không được cung cấp rộng rãi mà chỉ ở một vài khía cạnh, là bí mật riêng của doanh nghiệp. Việc phân tích đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể tự đánh giá thế mạnh, thế yếu của bản thân để từ đó có những hành động củng cố, phát huy, khắc phục hay cải tiến việc quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Bất kỳ hoạt động kinh doanh như thế nào thì vẫn có những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích thì doanh nghiệp mới có thể phát hiện và dựa vào đó mà phát huy mọi tiềm năng thị trường cùng với việc khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất trong kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được tiến hành sau mỗi kỳ kinh doanh mà còn phân tích trước khi tiến hành kinh doanh như phân tích tính kinh tế các dự án, tính khả thi, phân tích các luận chứng kinh tế kỹ thuật giúp các nhà doanh nghiệp quyết định hướng đầu tư vào các dự án đầu tư một cách đúng đắn. Kết quả của phân tích là cơ sở để doanh nghiệp ra các quyết định ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. Bên cạnh đó, phân tích kinh doanh giúp cho doanh nghiệp dự báo được những xu hướng, biến động trong tương lai từ đó có những biện pháp đề phòng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Không chỉ nhà quản trị sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh mà công cụ này còn rất cần thiết đối với các đối tượng bên ngoài, khi họ có các mối 6
  15. quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp đó là những nhà cho vay, nhà đầu tư, các cổ đông, cơ quan quản lý khác 4. Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh. Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần xem xét, đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu bình quân nội ngành và các thông số thị trường. Tiến hành việc phân tích những nhân tố chủ quan và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch. Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn. Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích. Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động doanh nghiệp Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị. Các báo các được thể hiện bằng văn bản, bảng biểu và bằng các loại đồ thị hình tượng, thuyết phục. II. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NGUỒN TÀI LIỆU PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 1. Phƣơng pháp phân tích. Sự phát triển trong việc nhận thức các hiện tượng kinh tế cùng với sự phát triển của các môn khoa học kinh tế và toán ứng dụng, đã hình thành nên các phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. Để đạt được mục đích có thể sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau, mỗi phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế của nó. Sau đây là một số phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh. 1.1. Phương pháp chi tiết: Khái niệm: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh doanh đều cần chi tiết theo các hướng khác nhau. Thông thường, phân tích chi tiết được chia theo các hướng. 7
  16. Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Do đó phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt về kết quả sản xuất kinh doanh. Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bởi các bộ phận, phân xưởng, đội, tổ sản xuất khác nhau trực thuộc doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau như: khoán doanh thu, khoán chi phí, khoán gọn cho các bộ phận mà đánh giá mức khoán đã hợp lý hay chưa và về việc thực hiện định mức khoán của các bộ phận như thế nào. Cũng thông qua đó mà phát hiện các bộ phận tiên tiến, lạc hậu trong việc thực hiện các chỉ tiêu, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh. Phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hoạch toán kinh tế nội bộ. 1.2. Phương pháp so sánh. Khái niệm: Là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). 2 So sánh là phương pháp đơn giản và sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. So sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. 2 THS. Nguyễn Tấn Bình (2006), Giáo trình phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 16 8
  17. Phương pháp so sánh làm cơ sở để sử dụng các phương pháp khác nhằm xác định ảnh hưởng của các nhân tố lượng hóa đến chỉ tiêu phân tích. Nguyên tắc so sánh: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: Tình hình thực hiện của một kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu của các doanh nghiệp cùng ngành, cùng khu vực, Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được. Ðiều kiện so sánh: Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải thống nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế. Về thời gian: Là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau: o Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế. o Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán. o Phải cùng một đơn vị tính cả về số liệu, thời gian, giá trị. Về mặt không gian: Yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. Kỹ thuật so sánh: Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: So sánh bằng số tuyệt đối: o Số tuyệt đối là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó, ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính toán các loại số liệu khác. 9
  18. o So sánh bằng số tuyệt đối là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.  Công thức: Mức biến động tương đối = chỉ tiêu kỳ phân tích - chỉ tiêu kỳ gốc So sánh bằng số tương đối: Có nhiều loại số tương đối, tuỳ theo yêu cầu phân tích mà sử dụng cho phù hợp. o Số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.  Công thức: Số tương đối hoàn thành kế hoạch = chỉ tiêu kỳ phân tích / chỉ tiêu kỳ gốc * 100%  Công thức: Tốc độ tăng trưởng = ( chỉ tiêu kỳ phân tích - chỉ tiêu kỳ gốc) / chỉ tiêu kỳ gốc * 100% Tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích. 1.3. Phương pháp thay thế liên hoàn. Khái niệm: là phương pháp mà trong đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu cần phân tích ( đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.3 Vị trí, tác dụng của phương pháp: Liên hoàn là liên tục kế thừa số liệu. Phương pháp này được dùng để nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố có mối liên hệ với nhau biểu hiện dưới dạnh tích số hoặc thương số. Sử dụng phương pháp này cho phép xác định được sự ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố vì vậy việc đề xuất các biện pháp để phát huy điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu là rất cụ thể 3 THS. Nguyễn Tấn Bình (2006), Giáo trình phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 20 10
  19. Nội dung của phương pháp: o Bước 1: Xác định đối tượng cần phân tích mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc, số lượng của các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích để xác định công thức tính chỉ tiêu. Tùy điều kiện số liệu cho phép và yêu cầu của việc phân tích mà số lượng nhân tố ảnh hưởng có thể được tính khác nhau, công thức biểu hiện có thể khác nhau. o Bước 2: Sắp xếp các nhân tố trong công thức đảm bảo tuân theo trật tự nhất định, nhân tố số lượng đứng trước, chất lượng đứng sau, sắp xếp nhân tố chủ yếu đứng trước nhân tố thứ yếu đứng sau. o Bước 3: Tiến hành thay thế để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố Quy tắc thay thế: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố ta cho nhân tố đó lấy giá trị kỳ nghiên cứu và cố định; nhân tố đứng trước nó ở kỳ nghiên cứu và nhân tố đứng sau nó ở kỳ gốc, ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích chính bằng hiệu của số lần thay thế này với lần thay thế trước hoặc với số liệu kỳ gốc nếu là lần thay thế thứ nhất. Mỗi lần thay thế ta chỉ thay thế một nhân tố, có bao nhiêu nhân tố ta thay thế bấy nhiêu lần. o Bước 4: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đối chiếu với sự tăng, giảm chung của đối tượng và rút ra nhận xét. 2. Nguồn tài liệu phân tích. Khi thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh cần thu thập những tài liệu như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, các báo cáo đánh giá tình hình hoạt động và định hướng phát triển của doanh nghiệp qua các năm hoạt động Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đối mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý doanh nghiệp. Thông thường, bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối sử dụng các số sư các tài khoản kế toán. Một bên phản ánh tài sản, một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp. 11
  20. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài chính. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh, cho biết tình trang lãi hay lỗ của doanh nghiệp. Như vậy, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, cung cấp thông tin tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật, trình độ quản lý của doanh nghiệp. Thuyết minh báo cáo tài chính: Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích đánh giá cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, tình hình tăng giảm tài sản cố định, tăng giảm vốn, Thông qua thuyết minh báo cáo tài chính mà biết được chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Phân tích chung tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1. Phân tích chung doanh thu của doanh nghiệp. Toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác, hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp gồm sản xuất, bán hàng. Các hoạt động này đều đem lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tiễn nghiên cứu và dựa trên các hoạt động kinh doanh chính của công ty, nhận thấy doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và là vấn đề chủ yếu cần đưa vào phân tích. Việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ là quá trình đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán. Đối với doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn, là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Đây là quá trình quan trọng góp phần tạo ra doanh thu chính cho doanh nghiệp. Khái niệm về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ 12
  21. Các khoản giảm trừ gồm có: - Chiết khấu bán hàng - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại - Thuế (tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu, GTGT) Vai trò của doanh thu đối với doanh nghiệp: Doanh thu có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, là khâu cuối cùng trong lưu thông. Doanh thu giúp cho doanh nghiệp bù đắp chi phí cho những chi phí đã bỏ ra, thu hồi vốn, thực hiện giá trị thặng dư. Doanh thu thể hiện khả năng cũng như sức mạnh của doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường. Nâng cao doanh thu là biện pháp căn bản để tăng lợi nhuận doanh nghiệp, nâng cao uy tín và khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của phân tích doanh thu trong doanh nghiệp: Việc phân tích doanh thu đã giúp ta thấy rõ được tổng doanh thu trong kỳ kinh doanh cũng như doanh thu thuần của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích phản ánh những biến động trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngay trong kỳ và giữa các kỳ kinh doanh, từ đó phản ánh uy tín kinh doanh và phản ánh mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Chỉ rõ và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới doanh thu và sự biến động doanh thu giữa các kỳ. Việc phân tích tình hình thực hiện doanh thu làm cơ sở cho việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, kết cấu doanh thu hay các phương án kinh doanh cũng như giúp hay lập các chỉ tiêu kinh tế khác. Nội dung phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.  Phân tích chung doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Thông qua việc phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giúp doanh nghiệp nắm bắt được biến động cụ thể của doanh thu trong nhiều năm từ đó đưa ra nhận xét chính xác về chất lượng kinh doanh cũng như xu hướng kinh doanh trong 13
  22. kế hoạch dài hạn. Xác định được vai trò, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong một khoảng thời gian dài. Phương pháp phân tích: - So sánh doanh thu qua các kỳ kinh doanh - So sánh doanh thu với doanh nghiệp cùng ngành về quy mô doanh thu, tốc độ.  Phân tích tình hình doanh thu theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ cấu và biến động của doanh thu theo từng nghiệp vụ kinh tế, cụ thể là tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Qua đó, xác định được vai trò của từng nghiệp vụ, tính chất quan trọng của từng thị trường, dự đoán tiềm năng của các thị trường để đề ra các mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cũng như biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. 1.2. Phân tích chung chi phí của doanh nghiệp. Khái niệm chi phí của doanh nghiệp. Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Phân loại chi phí: Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, chi phí được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Để thuận tiện cho việc phân tích hoạt động kinh doanh, bài viết phân loại chi phí hoạt động kinh doanh theo nội dung chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí sản xuất Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng Chi phí ngoài sản xuất Chi phí quản lý doanh nghiệp Sơ đồ 1: Phân loại chi phí kinh doanh theo nội dung chi phí. 14
  23. Khái niệm về tỷ suất chi phí: tỷ suất chi phí hay là tỷ suất phí cho biết cần bao nhiêu đồng chi phí để tạo ra một đồng doanh thu. Tổng mức chi phí thường thay đổi theo khối lượng hoạt động nhưng tỷ suất chi phí thường ổn định hoặc biến động rất ít qua các thời kỳ. Do đó, đây là một loại chỉ tiêu chất lượng tiêu biểu dùng làm thước đo tính hiệu quả trong điều hành quản lý chi phí. Tỷ suất phí giảm qua các ký kinh doanh là một điều tốt, tuy nhiên điều kiện đi kèm theo nó phải là sự tăng trưởng không ngừng của doanh thu, giữ vững uy tín của doanh nghiệp, chất lượng hàng hóa, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước, xã hội. Do đó, doanh nghiệp cần phải quản lý tỷ suất phí hay nói cách khác là quản lý chi phí kinh doanh một cách hợp lý. Ý nghĩa của quản lý chi phí kinh doanh hợp lý. Đối với doanh nghiệp thì việc quản lý chi phí kinh doanh hợp lý góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín trên thị trường, tạo lập uy tín đối với người lao động, khách hàng, đối tác và tăng khả năng đầu tư trong tương lai. Giảm chi phí hợp lý cho phép doanh nghiệp có cơ hội tăng lợi nhuận, từ đó đảm bảo tốt hơn cho đời sống người lao động như ổn định, tạo việc làm mới, tăng lương tăng thưởng và nâng cao phúc lợi xã hội. Nhiệm vụ phân tích chi phí kinh doanh. Phản ánh chính xác kịp thời chi phí kinh doanh phát sinh và phân bổ trong ngành hàng kinh doanh hoặc những biến động của chi phí trong quá trình kinh doanh. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí kinh doanh, nhận biết được nhân tố nào có những tác động tốt cũng như tác động xấu. Đề xuất các giải pháp quản lý chi phí kinh doanh hợp lý. Nội dung phân tích chung chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích chung chi phí kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên việc thu thập chính xác số liệu về chi phí kinh doanh, nắm bắt được chỉ tiêu trong phân tích chi 15
  24. phí kinh doanh. Thông qua việc phân tích đánh giá khái quát tình hình chung đối với biến động chi phí kinh doanh và chất lượng chi phí kinh doanh, khả năng quản lý toàn bộ chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó định hướng để phân tích cụ thể, chi tiết cho các bước phân tích tiếp theo. Phương pháp phân tích:  Mức chênh lệch tuyệt đối của chi phí giữa các kỳ CF = CF1 - CF0  Tỷ suất chi phí từng kỳ (%) Tsf = CF/DT  Chênh kệch Tsf Tsf = Tsf1 - Tsf0  Mức độ tăng giảm tỷ suất phí (%) % Tsf = Tsf/ Tsf0  Mức tiết kiệm hoặc bội chi : là phần chênh lệch giữa chi phí thực hiện thực tế so với chi phí thực hiện trên cơ sở tỷ suất phí kế hoạch so với doanh thu thực hiện. U = Tsf*DT1 1.3. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Khái niệm về lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. LN = DT – CF - Lợi nhuận gộp = DTT – GVHB - Lợi nhuận thuần = LNG – (CFBH + CFQL) - Lợi nhuận sau thuế = LNT - thuế TNDN Lợi nhuận bao gồm 3 bộ phận: o Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, trong trường hợp nay là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. 16
  25. o Lợi nhuận từ hoạt động tài chính thu được từ hoạt động tài chính thường xuyên của doanh nghiệp o Lợi nhuận khác: là số lợi nhuận doanh nghiệp có thể thu được từ hoạt động không thường xuyên, không lường trước được như lợi nhuận từ việc thanh lý các tài sản cố định, thu tiền phát sinh do khách hàng vi phạm hợp đồng Vai trò của lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh, phản ánh được đầy đủ mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, kết quả sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất. Lợi nhuận quyết định sự tồn vong , khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận Phân tích quá trình hình thành và phân phối lợi nhuận nhằm đánh giá chính xác, khách quan chất lượng kinh doanh của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. Phân tích nguyên nhân, xác định nhân tố ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận để có biện pháp phát huy và khắc phục kịp thời. Cung cấp thông tin làm căn cứ để đề ra các quyết định chỉ đạo hoạt động kinh doanh, đề ra các biện pháp nhằm khai thác tiềm năng của doanh nghiệp để không ngừng nâng cao lợi nhuận. Phân tích chung lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ. Như ta đã biết hầu hết các doanh nghiệp thì lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương cũng không nằm ngoài quy luật đó, lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng vai trò quan trọng nhất. Dó đó, cần phải tìm hiểu về những biến động của lợi nhuận từ hoạt động này, giúp doanh nghiệp thấy rõ những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt 17
  26. động này. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. Phương pháp phân tích: So sánh mức độ biến động, tỷ lệ biến động qua các năm. Dựa trên các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu là Tỷ lệ LNG/DTT; Tỷ lệ LNT/DTT; Tỷ lệ LNT/GVHB 2. Phân tích các yếu tố sản xuất kinh doanh. Các yếu tố sản xuất kinh doanh bao gồm: lao động, tài sản máy móc, thiết bị , nguyên vật liệu. Các yếu tố này phải đựơc sử dụng cân đối, hài hòa trong quá trình sản xuất kinh doanh mới đảm bảo mang lại kết quả cao, chi phí sản xuất thấp , do vậy hiệu quả kinh doanh mới cao được. Nếu việc tổ chức quản lý không tốt, không đồng bộ, mất cân đối giữa các yếu tố sẽ dẫn đến kết quả sản xuất bị hạn chế ở nơi mất cân đối đó và ảnh hưởng đến hiệu quả nói chung. 2.1. Phân tích tình hình lao động. Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Chủ yếu xem xét đến ở đây là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào việc sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp. Về số lượng, đòi hỏi phải có số lượng công nhân viên thích ứng với cơ cấu hợp lý, đặc biết chú ý đến số lượng lao động có tay nghề cao. Về chất lượng, cần chú ý đến mức độ lành nghề của lao động và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên quản lý. Do vậy, khi phân tích cần đưa ra các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng lao động. Về số lượng, cần xem xét lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất, số lượng lao động có tay nghề cao và số lượng lao động phổ thông. Tổng số, cơ cấu lao động của công ty thay đổi như thế nào qua các kỳ. Để đánh giá chất lượng lao động thì cần liên hệ với quy mô sản xuất, từ đó biết được năng suất lao động và mức độ hiệu quả trong việc quản lý lao động của công ty. Có thể thấy được điều này thông qua phân tích năng suất lao động và quỹ lương của doanh nghiệp. 18
  27. Năng suất lao động bình quân được tính theo công thức sau: w = DTT/N Trong đó: N: số lao động của doanh nghiệp DTT: doanh thu thuần của doanh nghiệp. w : năng suất lao động bình quân của người lao động Quỹ lương ( tổng chi phí tiền lương) là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo số lượng, chất lượng mà họ đóng góp cho doanh nghiệp. Với hình thức trả lương theo thời gian CPTLt = N.lt Trong đó: N: số lao động của doanh nghiệp lt: mức tiền lương bình quân Bên cạnh đó, việc phân tích quỹ lương còn chỉ ra sự biến động của quỹ lương trong doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh, sự tác động của quỹ lương đối với chi phí kinh doanh, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động quỹ lương và đưa ra phương án sử dụng quỹ lương có hiệu quả. 2.2. Phân tích yếu tố tài sản cố định. Tài sản cố định ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính. Do tính khách quan của yêu cầu phân tích, nội dung phân tích ở đây chỉ đề cập đến tài sản cố định hữu hình, là tài sản chủ yếu có tính chất vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, đóng vai trò quan trọng tạo ra nguồn lợi trực tiếp cho doanh nghiệp. Các hệ số phân tích tình hình trang bị tài sản cố định. Hệ số tăng (giảm) tài sản cố định dùng để đánh giá quy mô tài sản cố định thay đổi trong kỳ. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp có sự thay đổi đáng kể. Nếu giá trị tài sản tăng trong kỳ là tài sản cố định mới và giảm trong kỳ là tài sản cố định cũ, lạc hậu thì tài sản cố định của doanh nghiệp được đổi 19
  28. mới, tiên tiến. Tuy nhiên, khi phân tích cần chú ý đến chu kỳ kinh dpanh của doanh nghiệp. Gia ùtrò TSCÑ taêng ( giaûm ) trong kyø Heä soá taêng ( giaûm ) TSCÑ = Giaù trò TSCÑ bính quaân trong kyø Hệ số hao mòn tài sản cho biết tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định. Hệ số này càng tiến gần đến 1 chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã dược khấu hao gần hết, trở nên lạc hậu và doanh nghiệp sắp phải thay mới. Ngược lại, hệ số này thấp chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp mới được trang bị. Giaù trò hao moøn cuûa TSCÑ He äsoá hao moøn TSCÑ = Nguyeân giaù TSCÑ Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định. Trang bị tài sản cố định là bước đầu quan trọng nhằm đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, nhưng sử dụng tài sản cố định sao cho hiệu quả mới là mục tiêu chính của doanh nghiệp. Vì thế, nhà phân tích cần phải phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định một cách toàn diện về số lượng, thời gian và công suất sử dụng. Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng tài sản cố định là hiệu suất sử dụng tài sản cố định hay còn gọi là vòng quay tài sản cố định được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính. Chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua đó có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp như thế nào. Doanh thu thuaàn Hieäu suaát söû duïng voán coá ñònh = Nguyeân giaù TSCÑ bính quaân Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, và có vai trò đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Vòng quay này càng cao và càng tăng lên thì càng tốt đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Còn ngược lại thì biểu hiện việc sử dụng tài sản cố định không hiệu 20
  29. quả, tức là công suất được sử dụng ở mức thấp, cho thấy doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định quá mức với khả năng tiêu thụ sản phẩm hoặc so với khả năng cung cấp nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, ổn định nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào. 2.3. Nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là cơ bản của sản xuất. Việc cung cấp nguyên liệu đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và có chất lượng là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất. Đảm bảo nguyên vật liệu như thế nào thì việc tạo ra sản phẩm cũng như thế. Số lượng, chất lượng, tính đồng bộ của sản phẩm phụ thuộc trước tiên vào số lượng, chất lượng, tính đồng bộ trong việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Tiến độ sản xuất phụ thuộc vào tính kịp thời trong việc đảm bảo nguyên liệu. Ngoài ra, việc sử dụng sản phẩm tiết kiệm hay lãng phí, giá thành sản phẩm cao hay thấp, kết quả kinh doanh như thế nào cũng phụ thuộc rất lớn vào việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Việc một doanh nghiệp có đủ khả năng đáp ứng kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường, khả năng gây sức ép của doanh nghiệp đó đối với nhà cung cấp, tình trạng thanh toán của doanh nghiệp đó, biến động giá nguyên vật liệu trên thế giới. Đối với những loại nguyên vật liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài thì tình hình nguyên vật liệu còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như biến động của tỷ giá, tình hình kinh tế chính trị của nước nhà cung cấp, 3. Phân tích các khoản mục chi phí chi tiết. 3.1. Phân tích giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động, Đây là những chi phí trực tiếp trong quá trình sản xuất, hình thành nên giá thành sản phẩm. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp là những chi phí khả biến, còn chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến. Tỷ suất phí giá vốn hàng bán cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì chi phí sản xuất trực tiếp ra sản phẩm chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ chi phí sản xuất trực tiếp thấp và sản phẩm có khả năng đem lại lợi 21
  30. nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này giảm theo thời gian là một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng quản lý khoản mục chi phí này của doanh nghiệp tốt lên. Giaù voán haøng baùn Tyû suaát phì giaù voán haøng baùn = Doanh thu thuaàn 3.2. Phân tích chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm Chi phí này gồm các tiểu khoản: Phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa. Chi phí nhân viên Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí khấu hao TSCD Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản Chi phí quảng cáo tiếp thị Chi phí khác Chi phì baùn haøng Tyû suaát phì chì phì baùn haøng = Doanh thu thuaàn Chỉ tiêu này cho biết để tạo một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải chi bao nhiêu cho việc bán hàng, đưa sản phẩm tới tay người mua. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho thấy được việc doanh nghiệp có chú trọng đến việc bán hàng hay không, có đầu tư thích đáng cho việc tiếp thị, quảng cáo, thúc đẩy bán hàng hay không. Chỉ tiêu này càng bé và giảm theo thời gian chứng tỏ doanh nghiệp quản lý càng hiệu quả các chi phí liên quan đến việc bán hàng. 3.3. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này gồm các tiểu khoản: Phục vụ chung cho hoạt động doanh nghiệp. Chi phí nhân viên văn phòng 22
  31. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí khấu hao TSCD Thuế, lệ phí, lãi vay Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác Chi phí khác Chi phì quaûn lyù Tyû suaát phì chì phì quaûn lyù = Doanh thu thuaàn Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải chi ra bao nhiêu cho việc quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể vận hành đồng bộ, chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ bộ máy quản lý của doanh nghiệp là tập trung, gọn nhẹ hiệu quả. Ngược lại , nếu chỉ tiêu này lớn thì có thể bộ máy quản lý của công ty quá cồng kềnh, bị phân tán làm cho doanh nghiệp không những tốn nhiều chi phí mà việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng kém hiệu quả. 4. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 4.1. Một số vấn đề về tình hình tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp. Khái niệm. Tình hình tài chính có quan hệ trực tiếp với tình hình sản xuất kinh doanh, từ cung ứng vật tư hàng hoá đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, công tác tài chính được thực hiện tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hay kiềm hãm đối với quá trình sản xuất, lưu chuyển hàng hoá. Phân tích tình hình tài chính mà cụ thể là phân tích báo cáo tài chính là một nội dung đặc trưng, chủ yếu của công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Mục tiêu cuối cùng của công tác phân tích kinh doanh cũng là hiệu quả tài chính và thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính không phải là một quá trình tính toán các tỷ số mà là quá trình tìm hiểu kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính, tìm hiểu thực trạng tài chính của doanh nghiệp được phản ánh qua các báo cáo tài chính. 23
  32. Phân tích tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó có thể kiến nghị và đề xuất các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Phân tích hoạt động tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích các báo cáo tài chính. Đó là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua phân tích, các nhà quản trị thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai. Phân tích các báo cáo tài chính rất được nhiều đối tượng quan tâm như các nhà quản lý, các chủ sở hữu, hay người cho vay Mỗi nhóm người này khi phân tích có xu hướng tập trung vào các khía cạnh khác nhau, nhưng lại thường liên quan với nhau về bức tranh thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính nhằm mục đích phản ánh tính sinh động của các “con số” trong báo cáo để những người sử dụng chúng có thể đánh giá đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính là làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành, chỉ ra những thế mạnh và cả tình trạng bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. Nội dung phân tích tình hình tài chính: o Phân tích chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng thanh toán. o Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời. o Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá cơ cấu vốn. o Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả hoạt động. 4.2. Phân tích chỉ tiêu tài chính thể hiện khả năng thanh toán. Đối với một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì việc có đủ khả năng thanh toán hay không là rất quan trọng đối với các bên liên quan đến doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản nợ trong ngắn hạn. Các khoản nợ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thanh toán khi đến hạn mà không cần phải vay nợ thêm. 24
  33. Hệ số thanh toán: Dùng để đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với những khoản nợ ngắn hạn và nợ đã đến hạn ở thời điểm phân tích. Ba chỉ tiêu thường dùng để đánh giá khả năng thanh toán trong ngắn hạn của một doanh nghiệp là hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời.  Hệ số thanh toán hiện hành (Rc): đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi khoản nợ ngắn hạn đó đến hạn phải trả. Taøi saûn löu ñoäng Heä soá thanh toaùn hieän haønh = Nôï ngaén haïn Tài sản lưu động: bao gồm vốn bằng tiền như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản thanh toán như các khoản phải thu, các khoản tạm ứng Các khoản hàng tồn kho như nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: Vay ngắn hạn, các khoản phải trả khác. Chỉ tiêu Rc này càng cao thì khả năng thanh toán càng cao, doanh nghiệp luôn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ. Và ngược lại khi tỷ số này thấp, nó báo hiệu những khó khăn về tài chính sắp xảy ra. Tuy nhiên chỉ tiêu này tăng lên cũng không phải là tốt vì có thể có một lượng tiền mặt tồn trữ quá mức, tiền nhàn rỗi quá nhiều, hoặc do hàng hóa ứ đọng, hư hỏng không tiêu thụ được Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.4 Qua thực tiễn người ta cho rằng hệ số này bằng 2 là tốt nhất và đây là hệ số thường được ngân hàng chấp nhận cho vay theo hình thức tín chấp.5 Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc và từng ngành kinh doanh, phụ thuộc vào đặc điểm của từng xí nghiệp, và hệ số này được so sánh với tỷ số thanh toán trung bình ngành mà công ty, xí nghiệp đó đang kinh doanh, hoặc so sánh với các năm trước mới thấy rõ sự 4 5 THS. Nguyễn Tấn Bình (2006), Giáo trình phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 210 25
  34. tiến bộ hay giảm sút. Vì vậy trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp  Hệ số thanh toán nhanh (Rq): cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tài sản lưu động không bao gồm hàng tồn kho, phải loại hàng tồn kho ra vì như đã nói ở trên, hàng tồn kho khó có thể chuyển hóa ngay thành tiền và có thể bị sụt giảm giá trị. Taøi saûn löu ñoäng - haøng toàn kho Heä soá thanh toaùn nhanh = Nôï ngaén haïn Đối với người cho vay hay các nhà đầu tư thì hệ số này càng cao càng tốt nhưng đối với doanh nghiệp thì hệ số này càng cao cho thấy việc doanh nghiệp sử dụng tiền và tài sản ngắn hạn chưa tốt.  Hệ số thanh toán tức thời: Là một tiêu chuẩn đánh giá đòi hỏi độ chính xác cao về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sẵn tiền mặt để thanh toán. Hệ số thanh toán tức thời được tính toán dựa trên mối quan hệ so sánh giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn và đến hạn. Tieàn maët Heä soá thanh toaùn töùc thôøi = Nôï ngaén haïn Cùng với ba chỉ tiêu nói trên thì vốn lưu động ròng cũng là một chỉ tiêu tổng hợp đo lường sức khỏe tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được tính bằng công thức như sau: Voán löu ñoäng roøng = Taøi saûn löu ñoäng - Nôï ngaén haïn Đây là một chỉ tiêu tuyệt đối cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có được tài trợ một phần từ nguồn vốn cơ bản lâu dài mà không đòi hỏi chi trả trong ngắn hạn hay không cũng như là việc doanh nghiệp có thể dùng tài sản ngắn hạn để trả các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu như vốn lưu động ròng dương thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn còn nếu vốn lưu động ròng âm thì khá 26
  35. nguy hiểm cho doanh nghiệp khi hết hạn vay và phải tìm nguồn vốn khác để thay thế, tình trạng này có thể đe dọa tới sự tồn tại của doanh nghiệp. 4.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động. Các chỉ tiêu hoạt động đo lường mức độ hoạt động liên quan đến hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp  Số vòng quay tài sản: Dựa trên tỷ lệ so sánh giữa doanh thu thuần và tổng số tài sản để tính toán xem cứ một đồng tài sản tham gia quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, số vòng quay tài sản thể hiện hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trong kỳ. Doanh thu thuaàn Voøng quay toång taøi saûn = Toång taøi saûn bính quaân Chỉ tiêu này cao hay thấp tùy thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao và tăng lên theo thời gian là một dấu hiệu rất tốt, thể hiện năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp ngày càng cao.  Số vòng quay và số ngày một vòng quay các khoản phải thu: Số vòng quay khoản phải thu: Phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu. Số vòng quay này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi nhanh các khoản nợ, khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu càng nhanh, ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh toán và khả năng hoạt động. Số vòng quay các khoản phải thu dùng để xem xét các khoản phải thu, khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng, vòng quay các khoản phải thu quay càng nhanh càng tốt. Doanh thu thuaàn Voøng quay caùc khoaûn phaûi thu = Khoaûn phaûi thu bính quaân Chỉ tiêu số ngày một vòng quay khoản phải thu thể hiện kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp, là một chỉ tiêu mật thiết với chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu. 27
  36. Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì số ngày trên một vòng quay khoản phải thu trung bình càng nhỏ, thể hiện tốc độ thu hồi nợ nhanh. 360 ngaøy Soá ngaøy moät voøng quay khoaûn phaûi thu = Voøng quay khoaûn phaûi thu  Số vòng quay và số ngày một vòng quay khoản phải trả. Số vòng quay khoản phải trả phản ánh tốc độ luân chuyển khoản phải trả, cho thấy khả năng trả các khoản nợ của doanh nghiệp là nhanh hay chậm, chủ yếu ở đây là các khoản phải trả nhà cung cấp. Số vòng quay các khoản phải trả càng nhiều càng thể hiện khả năng thanh toán tốt của doanh nghiệp. Giaù voán haøng baùn Voøng quay khoaûn phaûi traû = Khoaûn phaûi traû bính quaân Số ngày một vòng quay khoản phải trả thể hiện thời hạn trả tiền bình quân của doanh nghiệp, là chỉ tiêu kiểm soát dòng tiền chi trả, giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản nợ, xây dựng kế hoạch ngân sách và chủ động điều tiết lượng tiền trong kinh doanh. 360 ngaøy Soá ngaøy moät voøng quay khoaûn phaûi traû = Voøng quay khoaûn phaûi traû  Số vòng quay và số ngày hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và số lượng tồn kho phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng cung ứng của nhà cung cấp, mức độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp v.v Do đó doanh nghiệp cần xác lập một mức dự trữ sao cho hợp lý và số vòng quay hàng tồn kho chính là tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Giaù voán haøng baùn Voøng quay haøng toàn kho = Haøng toàn kho bính quaân Số vòng quay hàng tồn kho nhanh hay chậm tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã 28
  37. lựa chọn mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Điều này giúp doanh nghiệp giảm lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ, rút ngắn được chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt, giảm bớt nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ đọng. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh thường được đánh giá cao cho thấy hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên nếu chi tiêu này quá cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp có thể khiến cho mức tồn kho không đủ để đáp ứng các hợp đồng tiêu thụ của kỳ sau và nó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu số ngày một vòng quay hàng tồn kho có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho nói trên. Hai chỉ tiêu này sẽ bổ trợ cho nhau: số vòng quay tăng lên sẽ làm giảm số ngày trên một vòng quay. 360 ngaøy Soá ngaøy moät voøng quay haøng toàn kho = Voøng quay haøng toàn kho Tính toán được số ngày trên một vòng quay cho doanh nghiệp thấy định hướng để tiếp tục rút ngắn vòng quay của hàng tồn kho sao cho phù hợp nhất với nhu cầu về hàng tồn kho trong từng thời kỳ, mà lại tiết kiệm được chi phí tồn kho, trong khi vẫn đảm bảo doanh thu không bị ảnh hưởng. 4.4. Phân tích chỉ tiêu tài chính đánh giá cơ cấu vốn. Quá trình phân tích vốn luân chuyển ở trên cho ta hướng đánh giá đối với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp. Nhưng các nhà phân tích còn quan tâm đến khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, đối với việc thỏa mãn các khoản nợ vay dài hạn mà các doanh nghiệp vay các chủ nợ để có vốn hoạt động kinh doanh. Phân tích cơ cấu vốn nhằm mục đích đánh giá mức độc lập về tài chính của doanh nghiệp và rủi ro của đầu tư dài hạn.  Hệ số nợ và hệ số tự tài trợ. Nôï phaûi traû Heä soá nôï = Toång nguoàn voán 29
  38. Voán chuû sôû höõu Heä soá töï taøi trôï VCSH = Toång nguoàn voán Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là hai yếu tố cấu thành nguồn vốn nên tổng hai tỷ số này bằng 1. Tỷ suất nợ phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn của doanh nghiệp, tỷ suất tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn riêng của doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn. Qua việc phân tích tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ, ta thấy được mức độ tự lập hay phụ thuộc về vốn của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng cao chứng tỏ khả năng tự chủ và độc lập của doanh nghiệp càng cao đối với các khoản nợ vay.  Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì có bao nhiều đồng sẽ được tài trợ bởi nguồn vốn từ vay nợ bên ngoài. Chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nôï phaûi traû Tyû leä nôï treân voán chuû sôû höõu = Voán chuû sôû höõu  Khả năng thanh toán lãi vay: Là khả năng thanh toán lãi vay mà doanh nghiệp đã vay để đầu tư dài hạn như mua sắm tài sản cố định bằng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở đây phải lấy tổng số lợi nhuận trước thuế và lãi vay vì lãi vay được tính vào chi phí trước khi tính thuế lợi tức. Lôïi nhuaän tröôùc thueá vaø laõi vay ( EBIT) Khaû naêng thanh toaùn laõi vay = Laõi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định. Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). So sánh giữa nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi vay ở mức độ nào, khả năng thanh toán chi phí lãi vay ra sao. Hệ số này càng cao phản ánh tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp càng có hiệu quả và thể hiện mức độ an toàn trong việc sử dụng vốn vay cao. Nếu thấp chứng tỏ hiệu quả kinh doanh yếu, khó có khả năng bổ sung thêm vốn vay. 30
  39. 4.5. Phân tích chỉ số tài chính thể hiện khả năng sinh lời. Xét cho cùng mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận và thông qua lợi nhuận đạt được đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Tỷ suất sinh lời chính là thước đo hàng đầu để đánh giá tính hiệu quả và tính sinh lời của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó trước khi đầu tư vào doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ suất biểu hiện cho hệ số sinh lời của doanh nghiệp bởi vì nó là kết quả của hàng loạt chính sách và biện pháp quản lý của doanh nghiệp.  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lôïi nhuaän roøng Tyû suaát lôïi nhuaän treân doanh thu = Doanh thu thuaàn Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh càng lớn, lợi nhuận sinh ra càng nhiều. Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao thì sẽ có tỷ suất phí thấp, cho thấy doanh nghiệp quản lý tốt chi phí.  Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA: return on asset) : mang ý nghĩa một đồng đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này là công cụ đo lường tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp. Cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại cho chủ nợ và chủ sở hữu. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp và phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý. Lôïi nhuaän roøng Doanh thu thuaàn ROA = x Doanh thu thuaàn Toång taøi saûn  Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE: return on equity) : mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Lôïi nhuaän roøng ROE = Voán chuû sôû höõu 31
  40. Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành lên tài sản, do đó, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc rất nhiều vào tỷ suất sinh lời của tài sản. Thông qua phương trình DuPont, ta thấy rõ được điều đó: Lôïi nhuaän roøng Doanh thu thuaàn Toång taøi saûn ROE = x x Doanh thu thuaàn Toång taøi saûn Voán chuû sôû höõu Toång taøi saûn = ROA x = ROA x Ñoøn baåy taøi chình Voán chuû sôû höõu Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ FL (financial leverage) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Toång taøi saûn FL = Voán chuû sôû höõu Ta thấy được khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, một sự tăng vay nợ sẽ làm cho ROE tăng cao. Ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm và thua lỗ, một sự tăng vay nợ sẽ làm ROE giảm nghiêm trọng, khi đó, ROE phụ thuộc chủ yếu vào đòn bẩy tài chính. 32
  41. CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG. 1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Thái Dƣơng. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương tiền thân là Công ty TNHH Kỹ nghệ Thái Dương thành lập ngày 20/05/2003, tọa lạc tại Km số 3, đường 70, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Công ty TNHH Kỹ nghệ Thái Dương đã trải qua những khó khăn, thách thức của buổi đầu sơ khai, nhưng với nỗ lực, cố gắng toàn thể công nhân viên, công ty đã vượt qua và dành được những thành công nhất định. Ngày 20/05/2006 là một ngày đặc biệt, đánh dấu sự khởi đầu mới trong quá trình phát triển của công ty bằng việc xây dựng nhà máy mới với diện tích trên 30.000m2 tại khu công nghiệp phố Nối A, Mỹ Hào, Hưng Yên. Theo sau sự thay đổi về quy mô hoạt động, ngày 04/11/2006, Công ty TNHH Kỹ nghệ Thái Dương chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0900280286 được cấp tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương có tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mỹ Hào, Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Mỹ Hào, Hưng Yên. Công ty có con dấu riêng hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần. Các hoạt động kinh doanh được cấp phép của công ty gồm rất nhiều lĩnh vực, nhưng công ty tập trung chủ yếu vào sản xuất, kinh doanh bao bì dệt và không dệt hướng đến thị trường trong nước và xuất khẩu, thêm vào đó là hoạt động nhập khẩu hạt nhựa HDPE, PE, PP, LDPE, LLDPE phục vụ cho sản xuất và thương mại. 33
  42. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương ra đời, kế thừa và phát huy những thành công đã đạt được trước đó. Công ty đã xác định tầm nhìn và sứ mệnh của riêng mình. Tầm nhìn của công ty: Thái Dương vươn tới là Công ty hàng đầu Việt Nam, cung cấp ra thị trường trong nước và quốc tế các sản phẩm bao bì chất lượng hơn, đẹp hơn và than thiện hơn với môi trường nhằm thỏa mãn sự hài long cao nhất của khách hàng. Sứ mệnh của công ty: Làm hài lòng khách hàng bằng các sản phẩm than thiện môi trường, chất lượng phục vụ được kết tinh bằng nỗ lực lao động sáng tạo và trí tuệ con người Thái Dương. Ý nghĩa logo: - Thể hiện sự giao thoa giữa Trời và Đất. - Thông qua sự chuyển tiếp giữa ngày và đêm là sự kế thừa Quá khứ - nỗ lực Hiện tại – vươn tới Tương lai. - Hướng tới sự phát triển bền vững không ngừng của Con người, Doanh nghiệp, Cộng đồng. Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Thái Dương luôn tự hào và tự tin về năng lực của mình để đem đến cho khách hàng hài lòng về sản phẩm, chất lượng tốt nhất, đáp ứng công năng sử dụng với chi phí thấp. Để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao, có quy mô lớn, Thái Dương liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong toàn công ty. Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng được văn hóa làm việc với môi trường thuận lợi, trọng dụng nhân tài, phát huy tối đa sự độc lập và sáng tạo của từng nhân viên, hướng đến mục tiêu xây dựng công ty lớn mạnh và phát triển bền vững. Với tiêu chí tạo ra các sản phẩm phục vụ con người nên Thái Dương đặt sự an toàn cho con người và môi trường lên trên hết, công ty đang hướng tới triển khai và áp dụng các hệ thống QLCL như ISO 14000, HACCP, GMP. Công ty Thái Dương đã khẳng định được vị trí vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước bằng các sản phẩm uy tín, chất lượng, dịch vụ tốt. Thái Dương 34
  43. đã thiết lập được các mối quan hệ kinh doanh với các Tập đoàn và Doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới tại: Châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc Thái Dương đang hợp tác với nhiều tập đoàn lớn về việc cung ứng các loại hạt nhựa PP, HDPE, LDPE, LLDPE tại thị trường Việt Nam như: Jampoo Corporation; Lotte Corporation; Lyondell Basell; Be Max Trading Co., Ltd; Mitsui & Co., Ltd; Honam Petrochemical Corp; Intochu Plastics Pte., Ltd, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương có tên giao dịch bằng Tiếng Anh là Thai Duong investment and development joint stock company ( Thái Dương Corp) Tru sở: KCN Phố Nối A, Mỹ Hào, Hưng Yên. Điện thoại: +84 3213 990 799 Fax: +84 3213 990 799 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban.  Đại hội đồng Cổ đông Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương. Đại hội đồng Cổ đông có quyền thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án; nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; quyết định sửa đổi bổ sung vào Điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị và quyết định bộ máy tổ chức của công ty; có các quyền và nghĩa vụ khác theo Điều lệ công ty.  Hội đồng Quản trị Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương có 6 người, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT.  Ban Giám đốc Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất, là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và Đại hội đồng 35
  44. Cổ đông về việc quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc công ty có các quyền và nghĩa vụ theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty. Giúp việc cho Giám đốc còn có hai phó tổng giám đốc gồm : Phó giám đốc kỹ thuật – sản xuất và phó giám đốc kinh doanh. Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất: Có nhiệm vụ giúp giám đốc các công việc sau: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất thông qua phân công chỉ đạo phòng kỹ thuật, phân xưởng sản xuất, phòng kế hoạch vật tư và tổ chức thực hiện các quy trình công nghệ. Xây dựng các điểm kiểm soát chất lượng, chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ sản xuất. Kiểm tra và xử lý sản phẩm không phù hợp. Phó giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp giám đốc các công việc: Chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm, các khiếu nại của khách hàng. Theo dõi, quản lý trực tiếp phòng kinh doanh, nghiên cứu thị trường, đưa ra các chính sách bán hàng. Duyệt, ký kết hợp đồng bán hàng theo uỷ quyền của giám đốc. Các phòng, ban, đơn vị sản xuất kinh doanh:  Phòng Tổ chức hành chính. Tham mưu cho Giám đốc, trưởng các bộ phận về lĩnh vực quản lý hành chính và tổ chức nhân sự. Hỗ trợ các hoạt động sản xuất, quản lý tài sản, tổ chức các hoạt động đời sống, quản lý văn thư, lễ tân, phục vụ Tổ chức nhân sự: nhân sự, lao động tiền lương, chế độ của người lao động, bảo đảm phúc lợi cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.  Phòng Tài chính - Kế toán. Có chức năng tổ chức công tác tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. Hướng dẫn hỗ trợ các bộ phận, phòng ban về vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính - kế toán. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu, chi tài chính, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng các loại tài sản, vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm chính sách chế độ tài chính của Nhà nước. 36
  45. Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập các báo cáo tài chính, lưu trữ bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống kê và cung cấp số liệu đó cho các bộ phận liên quan trong công ty và các cơ quan quản lý theo quy định.  Phòng Kinh doanh: Phối hợp và điều hành hàng ngày giữa các phòng ban chức năng và các bộ phận trực tiếp sản xuất. Xây dựng chiến lược tiếp thị, giá cả dịch vụ để mở rộng thị trường cung cấp hàng hoá sản phẩm. Làm đầu mối quan hệ với các nhà cung ứng và khách hàng trong nước và quốc tế. Trực tiếp đàm phán, chuẩn bị hợp đồng, theo dõi việc thực thi các hợp đồng kinh tế, báo cáo định kỳ, báo cáo hoàn thành hợp đồng, gia hạn và thanh lý hợp đồng. Đánh giá hiệu quả từng hợp đồng, từng dịch vụ dưới sự quản lý của Ban Giám đốc. Phối hợp với các phòng ban chức năng lập các báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và báo cáo Giám đốc theo định kỳ (hoặc đột xuất). Tổng hợp số liệu dịch vụ, sản phẩm hàng ngày, hàng tháng làm cơ sở cho các báo cáo định kỳ và lưu trữ chứng từ hàng năm.  Ban Quản lý chất lượng và công nghệ. Điều hành trực tiếp các bộ phận, tổ sản xuất theo chức năng nhiệm vụ. Quản lý, khai thác các phương tiện kỹ thuật, thiết bị máy móc nhà xưởng để đạt công suất cao nhất. Hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các công tác: mua sắm vật tư, máy móc thiết bị và đặc biệt là công việc sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị. Phối hợp chặt chẽ với phòng Tổ chức hành chính quản lý lao động trực tiếp tại phân xưởng để kịp thời thay thế, bổ sung, chuyển đổi các vị trí làm việc của công nhân cho phù hợp và hiệu quả nhất để đảm bảo được tính chuyên môn trong công tác sản xuất kinh doanh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc phân công. 37
  46. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT – GIÁM ĐỐC PGĐ KINH PGĐ KỸ DOANH THUẬT – SẢN XUẤT PHÒNG TỔ PHÒNG TÀI CHÍNH BAN QUẢN LÝ PHÒNG KINH CHỨC HÀNH – KẾ TOÁN CHẤT LƯỢNG DOANH CHÍNH VÀ CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY 1 NHÀ MÁY 2 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Thái Dƣơng ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 38
  47. 3. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Thái Dƣơng. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm như: vải PP không dệt (Polypropylene spunbonded fabric); bao bì PP dệt; bao bì PE, bao bì BOPP cùng với việc kinh doanh hạt nhựa các loại. Sản phẩm vải PP không dệt là loại sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm này chỉ mới được đưa vào sản xuất lại nước ta nhưng nó có khả năng ứng dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như: • Lĩnh vực bảo hộ lao động: dung trong quần áo bảo hộ, chống cháy; gang tay bảo hộ lao động, mặt nạ chống cháy, chống bụi. • Lĩnh cực may mặc: làm nguyên liệu chần chăn, áo, đệm lót áo, mũ, lót giầy, đế giầy, • Lĩnh vực y tế: quần áo, mũ phẫu thuật; khăn, ga trải giường; thảm, chăn chống khuẩn, lớp lọc máu, da nhân tạo, • Lĩnh vực vật liệu xây dựng: mái lợp, mặt sau của thảm, tấm chống âm, cách âm, tấm lọc, • Lĩnh vực công nghiệp ô tô: lớp ốp cửa, lớp trong trần xe, lớp cách âm, lớp lọc khí điều hòa, lọc khí vào động cơ, lọc dầu, • Lĩnh vực nông nghiệp: tấm che nắng cho nhà trồng rau, tấm nhựa để reo hạt. • Lĩnh vực đồ dung trong gia đình: khăn ướt, khẩu trang, bong ngoái tai, túi đựng complê, vải bọc, vải lau, túi siêu thị, túi đi chợ, túi trà, khăn trải bàn, khăn ăn, Sản phẩm bao bì PP dệt là loại sản phẩm đã rất phổ biến ở nước ta và đã có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất. Loại sản phẩm này được sử dụng làm bao bì đóng gói bên ngoài, chủ yếu trong các ngành như ngành chế biến lương thực thực phẩm, ngành thức ăn chăn nuôi, ngành phân bón. Loại sản phẩm bao bì bao PE gồm có bao PE, túi PE, túi HDPE và túi phức hợp PE/PA. Khả năng ứng dụng của nó cũng rất đa dạng như bao PE thường được 39
  48. sử dụng làm bao bì lót bên trong sau lớp bao PP dệt bên ngoài để bảo quản các loại như lương thực, thực phẩm, phân bón, đồ dùng, thiết bị điện tử, túi PE, túi HDPE thường được sử dụng để chèn, lót cho các sản phẩm có kích thước không quá lớn, hay khi đi mua sắm, Bao bì BOPP cũng có công dụng làm bao bì bên ngoài của sản phẩm nhưng nó là loại sản phẩm có hình thức đẹp, không gây ô nhiễm môi trường. Nó có thể là sản phẩm bao BOPP, bao bì BOPP ghép ảnh PP hay là bao bì BOPP ghép ảnh PE. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương còn kinh doanh các loại hạt nhựa nhập khẩu như hạt nhựa PE, PP, LDPE, LLDPE, cung cấp cho các nhà máy khác về nhu cầu hạt nhựa để phục vụ sản xuất. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG. 1. Phân tích chung tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Thái Dƣơng. 1.1. Phân tích chung tình hình doanh thu. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương là một công ty chuyên về sản xuất các sản phẩm bao bì, túi nhằm phục vụ cho việc đóng gói, bảo quản các mặt hàng nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ tiêu dùng, Do đó, nguồn tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hay nói chính xác hơn là bán các sản phẩm mà công ty đã sản xuất ra. Ta có thể thấy được tình hình biến động doanh thu bán hàng của công ty trong các năm 2008, 2009 và 2010 qua bảng số liệu sau. Bảng 1: Tình hình biến động doanh thu của Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010 ĐVT: Triệu đồng 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu ST ST ST ST % ST % DT bán hàng 120,306 146,762 150,052 26,456 21.99 3,290 2.24 Các khoản giảm 54 2 54 (52) trừu DTT bán hàng 120,306 146,708 150,050 26,402 21.95 3,342 2.28 Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ bảng cân đối kế toán của Thái Dương 40
  49. Ta có thể thấy được doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm từ năm 2008 cho đến năm 2010. Cụ thể năm 2009 doanh thu thuần tăng 26,402 triệu đồng tương đương với tăng 21.95% so với năm 2008, năm 2010 doanh thu thuần tăng 3,342 triệu đồng tương đương tăng 2.28% so với năm 2009. Sự tăng lên không ngừng của doanh thu cho thấy doanh nghiệp ngày càng thực hiện tốt việc bán hàng của mình thể hiện qua việc đáp ứng đầy đủ, kịp thời các đơn đặt hàng, tạo được niềm tin trong lòng khách hàng. Ngày càng có nhiều hợp đồng mua sản phẩm dài hạn được ký kết dẫn đến doanh thu tăng rất lớn trong năm 2009. Tuy nhiên, năm 2010 doanh thu thuần của doanh nghiệp có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2009, điều này được lý giải là do có quá nhiều doanh nghiệp trong ngành cùng cạnh tranh mà doanh nghiệp chưa có các sách lược bán hàng phù hợp dẫn đến doanh thu thực hiện chưa đạt được hiệu quả cao. Qua bảng phân tích trên, ta còn có thể nhận thấy được một điều, đó là trong năm 2008 các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp bằng 0, hay nói cách khác là doanh nghiệp không có chiết khấu hàng bán, không phải giảm giá hàng bán cho khách hàng, không có hàng bán bị trả lại. Một doanh nghiệp bán hàng mà không bị trả lại là một điều rất tốt thể hiện hiệu quả cao trong việc sản xuất nhưng nếu như không có những ưu đãi cho khách hàng về giá bán thì sẽ khó có thể thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong hai năm 2009 và 2010, năm 2009 với việc chiết khấu cho khách hàng đến 54 triệu đồng đã góp phần làm doanh thu tăng đột biến, còn năm 2010 doanh thu của công ty tăng không đáng kể cũng do công ty không có những chính sách ưu đãi khách hàng phù hợp. Bên cạnh những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp thì những nhân tố khách quan cũng có những tác động không nhỏ đến doanh nghiệp. Ta có thể thấy rõ điều đó khi xem xét đến tình hình kinh tế trên toàn giới trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Cụ thể là năm 2008 là một năm mà các nền kinh tế lớn rơi vào tình trạng khủng hoảng. Sự sụp đổ của các đế chế tài chính đã gây ra không ít những tác động tiêu cực như giá cả thay đổi thất thường, lạm phát tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở hầu hết các ngành. Năm 2009 nền kinh tế thế giới đã có những khởi sắc nhất định tuy chưa phải là lớn nhưng cũng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thái Dương cũng không nằm 41
  50. ngoài quy luật đó cụ thể là doanh thu của doanh nghiệp tăng 26,402 triệu đồng . Tuy nhiên, đến năm 2010 lại một lần nữa kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, vẫn còn dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và chịu không ít tác động từ tình hình chính trị trên thế giới. Kinh tế nước ta trong năm 2010 cũng cùng chung số phận với các nước trên thế giới, thậm chí còn có phần nặng nề hơn. Một loạt các yếu tố bất cập bày ra trước mắt đó là tình trạng nhập siêu, giá vàng tăng mạnh, tỷ lệ lạm phát cao ở mức hai con số, ở đâu cũng thắt chặt chi tiêu dẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tốt lên nhưng rất ít, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng lên không đáng kể. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng tình hình kinh tế đất nước ta trong những năm gần đây ngày càng phát triển được thể hiện qua GDP hàng năm vẫn tăng trưởng, xuất khẩu ngày một tăng. Việc tăng lên không ngừng về sản lượng của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm nông sản xuất khẩu như lúa, ngô, đường, thức ăn chăn nuôi, yêu cầu một số lượng rất lớn về bao bì đóng gói. Với những gì mà công ty đã đạt được hiện nay thì đây là một điều kiện rất tốt để doanh nghiệp mở rộng thị trường, đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu trong tương lai. Bảng 2: So sánh doanh thu thuần của Thái Dƣơng với các công ty HPB, STP, TTP. ĐVT: Triệu đồng 2009 2010 2010/2009 Chỉ tiêu ST ST ST % DTT của Thái Dương 146,708 150,050 3,342 2.28 DTT của HPB 184,267 188,710 4,443 2.41 DTT của STP 153,123 192,909 39,786 25.98 DTT của TTP 1,044,571 1,334,515 289,944 27.76 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Thái Dương, HPB, STP, TTP năm 2010. Bên cạnh đó, qua bảng trên ta có thể thấy được rằng doanh thu thuần của Thái Dương trong cả hai năm 2009 và 2010 đều thấp hơn so với ba công ty còn lại. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi vì so với ba công ty HPB và STP, TTP thì Thái Dương có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu của Thái Dương cũng thấp hơn rất nhiều so với các công ty còn lại cho thấy khả năng bán hàng của 42
  51. Thái Dương chưa thực sự tốt, quy mô của Thái Dương cũng không tăng nhanh như các công ty đó. Bảng 3: Biến động doanh thu thuần của Thái Dƣơng theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn 2008-2010. ĐVT: Triệu đồng Chỉ 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 tiêu ST % ST % ST % ST % ST % DTT bán hàng trong 117,23 97.4 141,80 96.6 143,50 95.6 24,57 20.9 1,69 nước 4 5 8 6 1 4 4 6 3 1.19 DTT xuất 59.5 1,64 33.6 khẩu 3,072 2.55 4,900 3.34 6,549 4.36 1,828 1 9 5 120,30 146,70 150,05 26,40 21.9 3,34 Tổng 6 100 8 100 0 100 2 5 2 2.28 Nguồn: Phòng tài chính – kế toán công ty Thái Dương Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong nước chiếm hầu như toàn bộ trong tổng doanh thu thuần mà công ty đạt được nhưng đang trên đà giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2008 doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng trong nước đạt 117,234 triệu đồng tương đương 97.45% trong tổng doanh thu thuần, năm 2009 khoản mục này đạt 141,808 triệu đồng tương đương 96.66% và đến năm 2010 thì khoản mục này tăng lên 143,501 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 95,64% trong toàn bộ doanh thu thuần của công ty. Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động bán hàng trong nước giảm đồng nghĩa với tỷ lệ doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tăng, đây là một dấu hiệu tốt cho tình hình doanh thu của doanh nghiệp. Thị trường trong nước tuy là một thị trường tiềm năng mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp nhưng trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay thị trường quốc tế đang là nơi mà hầu hết các doanh nghiệp hướng đến, đó là một thị trường rộng lớn với khả năng tăng trưởng cao, và có thể mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn nhiều cho doanh nghiệp. Chính vì thế, mà việc tăng doanh thu thuần từ hoạt động xuất khẩu cho thấy doanh nghiệp đã bước kịp với xu thế chung, 43
  52. và từng bước đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ xuất khẩu là chưa lớn, doanh thu tăng lên không đáng kể cho thấy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp, phương hướng để phát triển doanh thu này hơn nữa. Bên cạnh đó, công ty cũng cần hết sức chú trọng đến các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng trong nước vì dù sao đây cũng là hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp tính tới thời điểm hiện tại. 1.2. Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh. Bảng 4: Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của Thái Dƣơng so sánh với HPB,STP, TTP. ĐVT: Triệu đồng 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu ST ST ST ST % ST % Tổng chi phí 114,295 140,218 143,189 25,923 22.68% 2,971 2.12% Doanh thu thuần 120,306 146,708 150,050 26,402 21.95% 3,342 2.28% Tsf Thái Dương 0.95 0.96 0.95 0.01 1.05% (0.01) -1.04% Tsf HPB 0.95 0.94 (0.01) -1.05% Tsf STP 0.92 0.93 0.01 1.09% Tsf TTP 0.89 0.91 0.02 2.25% Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh công ty Thái Dương, HPB, STP, TTP. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, doanh thu cũng như chi phí kinh doanh của công ty đều tăng lên qua các năm. Năm 2009 so với năm 2008 doanh thu thuần tăng 26,402 triệu đồng, chi phí chỉ tăng 25,923 triệu đồng, song % DT < % CF ( 21.95% < 22.68% ) chứng tỏ trong năm 2009 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đã gặp phải những vấn đề khó khăn nhất định, tốc dộ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Nếu chỉ tính năm 2009, tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là 140,218 triệu đồng tăng những 22.68% so với chỉ tiêu này năm 2008, đây là một con số thật đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu xem xét, tỷ suất phí của doanh nghiệp giữa hai năm thì ta có thể nhận thấy không có sự chênh lệch quá nhiều. Nếu như năm 2008, doanh nghiệp phải bỏ ra 0.95 đồng chi phí để thu về 1 đồng doanh thu thì năm 2009 doanh nghiệp phải bỏ ra 0.96 đồng. 44
  53. Để giải thích cho tình trạng trên, xét về những nguyên nhân chủ quan ta có thể thấy, năm 2009 công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương đã quản lý chưa tốt chi phí kinh doanh của mình với mức bội chi U= Tsf*DT2009 = 1,467 triệu đồng. Hay nói cách khác, trong năm 2009 doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí 1,467 triệu đồng, đây thực sự là một tổn thất lớn đối với công ty. Đến năm 2010, mặc dù doanh thu của doanh nghiệp tăng không đáng kể chỉ 2.28% tương đương với 3,342 triệu đồng nhưng tốc độ tăng doanh thu lại lớn hơn tốc độ tăng chi phí, đây là một dấu hiệu khá tốt cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2010 là một năm cho thấy sự tiến bộ trong việc quản lý chi phí của Thái Dương, công ty đã sử dụng tiết kiệm được 1,563 triệu đồng ( U= Tsf*DT2010= -1,563) so với năm 2009. Như đã đề cập ở phần trên, năm 2010 là năm mà tình hình kinh tế nước ta có nhiều vấn đề bất ổn, bên cạnh những yếu tố góp phần làm cho tăng trưởng doanh thu không như mong đợi thì còn có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Với tỷ lệ lạm phát tăng cao lên đến 11.75%, sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do, nổi trội hơn cả đó là tỷ giá hối đoái tăng quá cao gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp do nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp được nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành sản xuất bao bì là một ngành sản xuất với những máy móc thiết bị tiêu thụ điện năng tương đối lớn, trong khi đó việc cung cấp điện ở nước ta trong năm 2010 luôn ở trong tình trạnh báo động. Việc thiếu điện dẫn đến cắt điện luân phiên rồi tăng giá điện cũng gây tác động xấu đến chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính trong hoàn cảnh đó khả năng quản lý tốt tổng thể các yếu tố chi phí của Thái Dương càng được bộc lộ rõ, thể hiện qua tỷ lệ biến động tỷ suất phí của công ty nhỏ hơn 0 hay tỷ suất phí năm 2010 nhỏ hơn tỷ suất phí năm 2009. Cũng như Thái Dương, tỷ suất phí của HBP giảm, trong khi đó các công ty lớn như TTP hay STP thì tỷ suất phí lại tăng. Điều này có thể được lý giải là trong bối cảnh như vậy các công ty với quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất không cồng kềnh có thể linh hoạt thay đổi để thích nghi, duy trì tỷ suất phí hoặc nỗ lực hơn nữa nhằm giảm tỷ suất phí. Ngược lại, các công ty lớn sẽ có những khó khăn nhất định trong việc thích nghi. 45
  54. So với các công ty cùng ngành như công ty HPB, TTP, STP thì tỷ suất phí của Thái Dương có nhỉnh hơn một chút trong cả hai năm 2009 và 2010, đặc biệt là so với những công ty lớn như STP, TTP. Điều này có thể được lý giải là do công ty mới tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành từ năm 2003, có thể được xem là công ty non trẻ khi gia nhập ngành so với các công ty lớn, đặc biệt như TTP. Nhờ có thâm niên kinh doanh trong ngành giúp TTP hay STP có thể tạo được mối quan hệ lâu dài, tin cậy với khách hàng hay như nhà cung cấp cộng với việc có quy mô lớn, biết tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Do đó, giúp công ty duy trì tỷ suất phí ở mức thấp hơn so với các công ty khác. Đây được xem là một điểm mấu chốt mà Thái Dương cần quan tâm. 1.3. Phân tích chung tình hình lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bảng 5: Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. ĐVT: Triệu đồng 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu ST ST ST ST % ST % DT bán hàng và 120,30 146,76 150,05 3,29 c/c dịch vụ 6 2 2 26,456 22.0% 0 2.2% Các khoản giảm trừ 0 54 2 54 (52) DTT bán hàng và 120,30 146,70 150,05 3,34 cung cấp dịch vụ 6 8 0 26,402 21.9% 2 2.3% 109,83 135,04 138,39 3,34 Giá vốn hàng bán 8 5 2 25,207 22.9% 7 2.5% Lợi nhuận gộp 10,468 11,663 11,658 1,195 11.4% (5) 0.0% - Tỷ lệ LNG/DTT 0.09 0.08 0.08 (0.01) 11.1% 0 0.0% Chi phí bán hàng 723 783 1,206 60 8.3% 423 54.0% - Chi phí quản lý 3,734 4,390 3,591 656 17.6% (799) 18.2% Lợi nhuận thuần 6,011 6,490 6,861 479 8.0% 371 5.7% (0.005 - Tỷ lệ LNT/DTT 0.05 0.045 0.045 ) 10.0% 0 0.0% Tỷ lệ (0.005 LNT/GVHB 0.055 0.05 0.05 ) -9.1% 0 0.0% 46
  55. Thuế TNDN phải nộp 1,503 1,623 1,715 120 8.0% 93 5.7% Lợi nhuận sau thuế 4,508 4,868 5,146 359 8.0% 278 5.7% Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của Thái Dương giai đoạn 2008-2010 Nhìn chung, các khoản mục lợi nhuận của Thái Dương từ năm 2008 đến năm 2010 có sự thay đổi không lớn, có tăng có giảm. Đối với khoản mục lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng 1,195 triệu đồng tương đương 11.4% nhưng tỷ lệ LNG/DTT lại giảm 0,01 lần tương đương 11.1% so với năm 2008. Nếu như năm 2008 doanh nghiệp cứ thu về 1 đồng doanh thu thuần thì có 0.09 đồng lợi nhuận gộp thì đến năm 2009 lại chỉ có 0.08 đồng. Nguyên nhân là do chi phí giá vốn hàng bán tăng nhiều mà doanh nghiệp lại không thể bán hàng với mức giá tăng tương ứng, nếu giá bán cao thì sẽ không thể cạnh tranh được với doanh nghiệp khác cùng ngành, thậm chí Thái Dương còn phải thực hiện chiết khấu cho khách hàng. Năm 2010, lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ của Thái Dương có giảm nhưng không đáng kể, may mắn là công ty đã có thể duy trì tỷ lệ LNG/DTT bằng với năm 2009 là 0.08 lần. Không như tình hình biến động của lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Thái Dương đều tăng qua các năm với mức biến động năm 2009 so với năm 2008 tăng 8%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 5.7%. Nhưng xem xét đến tỷ lệ LNT/DTT ta có thể thấy, năm 2009 tỷ lệ này giảm nhẹ so với năm 2008, nguyên nhân là do hai khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý của doanh nghiệp đều tăng với tỷ lệ tương ứng là 8.3% và 17.6% trong khi đó thì doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ lại chỉ tăng 21.9%. Đến năm 2010 tỷ lệ này không biến động so với năm 2009 và vẫn giữ nguyên là 0.045 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có 0.045 đồng lợi nhuận thuần. Đây là một điều đáng mừng trong việc quản lý của doanh nghiệp, để tránh tình trạng các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng nhanh có thể làm giảm lợi nhuần thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như nhận thấy những bất cập trong việc phân bổ các khoản mục chi phí của mình mà trong năm 47
  56. 2010 Thái Dương đã chủ động có những biện pháp để chuyển dịch cơ cấu hai khoản mục này. Cụ thể, tăng chi phí bán hàng 423 triệu đồng tương đương 54% và giảm chi phí quản lý 799 triệu đồng tương đương 18.2%, đây được xem là một việc làm đúng đắn để duy trì tỷ lệ LNT/DTT của doanh nghiệp. Chỉ tiêu LNT/GVHB là một chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, chỉ tiêu này của doanh nghiệp không thay đổi ở năm 2010 và giảm 0.005 lần ở năm 2009. Như vậy, ở năm 2009 khả năng tạo ra lợi nhuận thuần của giá vốn hàng bán kém hơn so với năm 2008. Tóm lại, qua việc phân tích lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp qua ba năm ta có thể thấy được, lợi nhuận của Thái Dương nhìn chung là tăng nhưng không lớn. Bên cạnh đó, công ty đã có những cố gắng nhất định để dần dần cải thiện những yếu kém trong nội tại doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên những cố gắng đó vẫn là chưa đủ, công ty cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong tương lai. 2. Phân tích các yếu tố sản xuất kinh doanh. 2.1. Phân tích yếu tố lao động. Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bao bì, tuy có sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại nhưng vẫn sử dụng rất nhiều lao động. Đặc điểm của nguồn lao động trong ngành này chủ yếu là lao động có trình độ thấp, phần lớn đã học hết trung học phổ thông nhưng vẫn còn những lao động có khi chỉ học hết bậc tiểu học, năng suất không cao và nguồn cung không ổn định. 48
  57. Bảng 6: Tình hình biến động về số lƣợng lao động của Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. ĐVT: Người Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Tổng số lao động 350 441 423 91 (18) Số lao động tăng 114 134 76 Số lao động giảm 61 43 94 Lao động phổ thông 319 402 370 83 (32) Lao động có tay nghề cao 31 39 53 8 14 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Thái Dương năm 2008-2010 Đối với công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương, tổng số lao động trong năm 2009 và 2010 đã tăng lên so với năm 2008, chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty đã tăng lên. Năm 2009 lượng lao động tăng lên 91 người so với năm 2008 điều này được giải thích là do năm 2008 cùng chung hoàn cảnh với nền kinh tế trong và ngoài nước, việc sản xuất của công ty trì trệ, công ty chưa sử dụng được hết công suất do đó số lượng lao động để duy trì sản xuất chỉ là 350 người. Đến năm 2009, sau thời kì khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có những chuyển biến tích cực, sức sản xuất của công ty đã tăng lên đáng kể, thể hiện ở đây là lượng lao động trực tiếp của công ty tăng lên đến 441 người. Tuy nhiên, đến năm 2010, tổng số lao động của công ty giảm nhẹ chỉ 18 người. Có một vài nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng này là do, sự tăng trưởng của công ty không lớn, nhu cầu lao động không cao như trước nữa, hoặc do chính sách lao động kém cạnh tranh nên không thu hút được lao động. Phân tích tiếp sự biến động tăng – giảm của lượng lao động qua các năm, ta có thể thấy được chỉ trong một năm mà số lượng lao động rời bỏ công ty cũng như số lượng lao động vào công ty làm việc là một con số tương đối lớn chiếm gần ¼ tổng số lao động của công ty. Điều này thể hiện sự bất cập trong chính sách lao động của công ty. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là số lượng lao động có tay nghề cao của công ty ngày một tăng, điều này cho thấy công ty rất chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao tay nghề của lao động và số lượng lao động mới vào công ty thì chủ yếu là lao động phổ thông thay thế số lao động phổ thông cũ đã rời bỏ công ty. 49
  58. Để đánh giá sâu hơn về chất lượng lao động của doanh nghiệp, ta cần liên hệ với quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Trước tiên, ta xem xét sự biến động năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp qua các năm dựa vào bảng sau: Bảng 7: Biến động NSLĐ bình quân của Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Tổng số lao động 350 441 423 91 (18) Doanh thu thuần 120,306 146,708 150,050 26,402 3,342 NSLĐ bình quân 343.73 332.67 354.73 (11) 22 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty Thái Dương Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, năng suất lao động bình quân năm 2009 giảm 11 triệu đồng so với năm 2008 do doanh nghiệp sử dụng quá nhiều lao động với trình độ tay nghề thấp do đó hiệu quả sử dụng lao động không cao. Năm 2010, năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp tăng lên đáng kể 22 triệu đồng trên 1 lao động so với năm 2009, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là trong thời kỳ năm 2010, Thái Dương đã hết sức chú trọng đến việc nâng cao tay nghề của công nhân lao động, cho dù số lượng lao động có giảm nhẹ nhưng lại chủ yếu là giảm những lao động phổ thông còn lượng lao động cao tay nghề ngày càng tăng do đó đã cải thiện được hiệu quả lao động trong toàn doanh nghiệp. Ta tiếp tục xem xét sự biến động quỹ lương cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động quỹ lương để thấy rõ hơn nữa khả năng quản lý chi phí tiền lương cũng như lực lượng lao động của doanh nghiệp. Bảng 8: Biến động số lao động và lƣơng bình quân tại công ty Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 Tổng số lao động (N) Người 350 441 423 Lương bình quân (It) Triệu đồng 1.961 2.347 2.600 CFTLt Triệu đồng 8 238 12 420 13 200 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Thái Dương 50
  59. Dựa theo công thức CFTL=N*I, ta thấy quỹ lương của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ hai nhân tố đó là số lượng lao động và mức lương bình quân trên một lao động trong năm. Năm 2009 so với năm 2008, ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động đến sự biến động của chi phí tiền lương là: CFTLN = N2009*I2008 – N2008*I2008 = 441*1.961*12 – 350*1.961*12 = 2141.412 % CFTLN = CFTLN/CFTL2008 = 2141.412/8238 = 25.99% Ảnh hưởng của nhân tố lương bình quân tháng đến sự biến động chi phí tiền lương: CFTLI = N2009*I2009 – N2009*I2008 = 423*2.600*12 – 423*2.347*12 = 2042.388 % CFTLI = CFTLI/CFTL2008 = 2042.388/8238= 24.79% Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: CFTL = CFTLN + CFTLI = 2141.412 + 2042.388 = 4183.8 % CFTL = % CFTLN + % CFTLI = 25.99% + 24.79% = 50.78% Tương tự như vậy, năm 2010 so với năm 2009: CFTL = CFTLN + CFTLI = (506.952) + 1286.628 = 779.676 % CFTL = % CFTLN + % CFTLI = = - 4.08% + 10.36% = 6.28% Như vậy, năm 2009 tổng chi phí tiền lương của doanh nghiệp tăng khá lớn 50.78% so với năm 2008. Trong đó, do số lượng lao động tăng 91 người làm góp phần làm tăng 25.99% quỹ lương, mức lương bình quân tháng tăng cũng tác động làm tăng 24.79% quỹ lương. Năm 2010 quỹ lương của doanh nghiệp vẫn tăng tuy không lớn chỉ khoảng 6.28%, mặc dù số lượng lao động giảm làm quỹ lương giảm 4.08%, nhưng mức lương bình quân trên một lao động lại tăng 0.253 triệu đồng trên 1 người làm quỹ lương tăng 10.36%. Tuy rằng, chi phí tiền lương của doanh nghiệp đều tăng qua các năm nhưng không vì thế mà ta có thể nhận định rằng doanh nghiệp quản lý và sử dụng chi phí này không tốt. Năm 2009, do tăng công suất hoạt động nên bắt buộc phải tăng số lượng lao động, cùng với đó thì mức tiền lương cũng tăng góp phần khuyến khích lao động. Đến năm 2010, doanh nghiệp lại tiếp tục tăng lương, điều này thể hiện rất rõ ý muốn của doanh nghiệp là giữ chân những lao động lâu năm, có tay nghề cao bằng lương thưởng, góp phần ổn định nguồn lao 51
  60. động hơn nữa, tránh để lao động của mình chạy sang công ty các đối thủ cạnh tranh hay các ngành khác có thu nhập cao hơn. Tóm lại, tất cả các dấu hiệu như số lượng lao động tăng giảm không ổn định, mức độ tăng không lớn, trình độ chuyên môn, tay nghề lao động thấp, vẫn để cho lao động rời bỏ công ty thể hiện các chính sách nguồn nhân lực của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả cao như mong đợi. Tuy nhiên, việc công ty chủ động thực hiện đào tạo tay nghề lao động cũng như viêc chủ động tăng lương cho phù hợp với yêu cầu xã hội đã cho thấy những cái nhìn mới về khả năng phát triển nguồn lao động của công ty trong tương lai. 2.2. Phân tích yếu tố tài sản cố định. Một phần nhỏ máy móc thiết bị được phục vụ cho sản xuất của công ty được trang bị từ năm 2003 khi công ty mới đi vào hoạt động. Theo thời gian công ty dần dần mở rộng quy mô, đầu tư thêm nhiều dây chuyền thiết bị mới. Có thể chia máy móc thiết bị của công ty thành hai nhóm sau: Nhóm các máy móc thiết bị chính: máy thổi túi PE, máy thổi màng ghép BOPP, máy thổi bao bì PP, máy cắt túi PE, bao PP, máy thổi và cắt vải PP không dệt, Nhóm các máy móc thiết bị hỗ trợ: máy dập quai túi, máy hàn bao, máy in, máy trộn nguyên vật liệu, máy bơm hơi, Bảng 9: Các chỉ tiêu trang bị TSCĐ của Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. Đơn Thái Dương HPB STP TTP Chỉ tiêu vị 2008 2009 2010 2010 2010 2010 Giá trị TSCĐ bình Triệu quân đồng 39,080 34,980 33,280 21,530 13,079 111,032 Triệu Tăng TSCĐ đồng - - 5,600 - 676 31,078 Triệu Giảm TSCĐ đồng - - - 2,989 - 18,113 Hệ số tăng TSCĐ Lần - - 0.17 - 0.05 0.28 Hệ số giảm TSCĐ Lần - - - 0.14 - 0.16 Hệ số hao mòn TSCĐ Lần 0.33 0.41 0.45 0.82 0.64 0.75 Nguồn: Bảng thuyết minh báo cáo tài chính của Thái Dương 2008-2010 52