Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở CTY Vinh Hưng

pdf 81 trang yendo 3750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở CTY Vinh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_to_chuc_cong_tac_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_g.pdf

Nội dung text: Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở CTY Vinh Hưng

  1. Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở CTY Vinh Hưng
  2. Lời mở đầu rong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan Ttâm, vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua số liệu do phòng Tài chính Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp, các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế hoạt động từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả của hoạt động sản xuất dinh doanh của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức, dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành, đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Việc phân tích, đánh giá đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên việc tính giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình tính chính xác của giá thành sản phẩm lại chịu sự ảnh hưởng của kết quả tập hợp chi phí sản xuất. Do vậy tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo xác định đúng nội dung phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượng giá trị các yếu tố chi phí được chuyển dịch vào sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu cấp bách trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phầnVinh Hưng, nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò, ý nghĩa của tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” ở CTY Vinh Hưng làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chương 1
  3. Những vấn đề Lý luận chung về kế toán chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 1.1.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuât. 1.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất. - Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ. + Hao phí về lao động sống: các chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp, thưởng, khoản tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ. + Hao phí về lao động vật hoá: bao gồm các loại chi phí nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khác bằng tiền. Chi phí sản xuất đa dạng và thời điểm phát sinh không đồng nhất, vì vậy cần phải tính toán tập hợp chi phí sản xuất trong từng thời kỳ nhất định cho phù hợp với thời kỳ thực hiện kế hoạch và thời kỳ báo cáo. Trong thực tiễn, chi phí sản xuất của doanh nghiệp được tập hợp theo từng tháng, quý, năm, tuỳ theo đặc điểm quy mô từng doanh nghiệp. 1.1.2.Phân loại chi phí. Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau. 1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí. Mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy cách
  4. phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: đó là những chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng, thiết bị, xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương và những khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định của tất cả tài sản cố định dùng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền đã chi trả các loại dịch vụ đã mua từ bên ngoài như điện, nước, điện thoại, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí bằng tiền khác: bao gồm toàn bộ những chi phí khác ngoài những yếu tố kể trên. Cách phân loại này có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuât, lập kế hoạch cung ứng vật tư kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau, cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân. 1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí. Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuât. Theo cách phân loại này căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chi làm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp.
  5. - Chi phí sản xuất chung: + Chi phí nhân viên phân xưởng. + Chi phí vật liệu. + Chi phí dụng cụ sản xuất. + Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí bằng tiền khác. Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất kỳ sau. 1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm. - Chi phí khả biến: là chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với những biển đổi của mức độ hoạt động. Hoạt động ở đây được hiểu theo góc độ khác nhau như là số lượng sản phẩm sản phẩm sản xuất ra hoặc bán ra, số giờ máy lao động, số km đi được. - Chi phí bất biến: là các chi phí không thay đối về tổng số dù có sự thay đổi về mức độ hoạt động trong một phạm vi nhất định nào đó. + Chi phí bắt buộc: là chi phí có liên quan đến máy móc thiết bị và những cấu trúc tổ chức cơ bản của một Công ty. VD như chi phí khấu hao bảo hiểm tài sản. Được xem là bắt buộc vì chúng có bản chất lâu dài và không thể giảm đến số 0 dù chỉ một thời gian ngắn. + Chi phí không bắt buộc: là những chi phí phát sinh từ quy định hàng năm của người quản lý nhằm chi phí trong những phạm vi của loại chi phí bất biến nào đó. 1.1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
  6. - Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm, nếu có điều kiện để tính trực tiếp cho đối tượng tính giá thành ngay tại thời điểm chi phí phát sinh. Bao gồm chi phí NVL trực tiếp, NC trực tiếp sản xuất. - Chi phí gián tiếp: là những chi phí có tính chất phục vụ cho công tác quản lý điều hành và phục vụ quá trình sản xuất. Do vậy với loại chi phí này không thể tính trực tiếp cho các đối tượng tính giá thành mà phải thực hiện phân bổ theo những tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. Như vậy, tuỳ theo việc xem xét chi phí ở các góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà doanh nghiệp có thể lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí sản xuất cho phù hợp. Việc phân loại chi phí sản xuất cho sản xuất theo những tiêu thức khác nhau cũng cho phép hiểu biết cặn kẽ nội dung và tính chất chi phí sản xuất, vị trí của chi phí sản xuất trong việc sản xuất ra sản phẩm, mức độ và phạm vi quan hệ của mỗi loại đối với quá trình sản xuất. Nhà quản trị biết lựa chọn cách phân loại hợp lý phù hợp với các yêu cầu của doanh nghiệp mình giúp cho công việc kế toán được tiến hành tốt và việc tính chi phí sản xuất chính xác không bị thiếu sót. 1.2.Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 1.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho mỗi khối lượng hoặc mỗi đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành. Cần phải tình giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. 1.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm. 1.2.2.1.Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành. Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành, giá thành thành phẩm chia làm ba loại: - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình
  7. sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp. Là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải phải kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiêu quả kinh doanh. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuât, chế tạo sản phẩm. Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và công nghệ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán. Theo phạm vi tính toán giá thành, giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: - Giá thành sản xuất còn được gọi là giá thành công xưởng: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, tính cho sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán. Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ ở các doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành toàn bộ: Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính trên sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ được tính toán xác định khi sản phẩm, công việc, hoặc lao vụ đã được xác nhận là tiêu
  8. thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.3.Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm của sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành, sự tiết kiệm về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hạ hoặc cao. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành lại không giống nhau về lượng. Sự khác nhau đó thể hiện ở các điểm sau: Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả). 1.4. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thanh - Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quá trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cấu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất và lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xây dựng đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
  9. - Trên cơ sở mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định để tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp. - Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt đến bộ phận kế toán các yếu tố chi phí. - Thực hiện tổ chức hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng yêu cầu thu nhận xử lý hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp. - Thường xuyên kiểm tra thông tin liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. - Tổ chức lập và phân tích cac báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 1.5.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. 1.5.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiểu địa điểm, nhiều phân xưởng, tổ đội sản xuất khác nhau ở từng địa điểm sản xuất lại có thể sản xuất chế biến nhiều sản phẩm, nhiều công việc lao vụ khác nhau. Do đó chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng phát sinh ở nhiểu địa điểm nhiều bộ phận liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý
  10. chi phí sản xuất của doanh nghiệp mới tổ chức tốt công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản và sổ chi tiết đều phải theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xất đã xác định. Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh của chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hach toán kinh doanh của doanh nghiệp mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, hay từng giai đoạn từng quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng tổ đội sản xuất. Tuỳ theo quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng mặt hàng, từng công trình xây dựng, từng đơn đặt hàng, từng loạt hàng hay từng bộ phận, cụm chi tiết hoặc chi tiết sản phẩm. Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã được quy định hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và có tác dụng phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời đúng đắn. 1.5.2.Đối tượng và kỳ tính giá thành. * Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất đối tượng tính giá thành là kết quả sản xuất thu được những sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đặc điểm tính chất của sản phẩm, yêu cầu trình độ hạch toán kinh tế và quản lý của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp sản xuất tuỳ vào đặc điểm cụ thể mà đối tượng tính giá thành có thể là: - Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành. - Mức thành phẩm, chi tiết, bộ phận sản xuất. - Từng công trình, hạng mục công trình.
  11. Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được, phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất, tính chất sản phẩm mà quyết định kỳ tính giá thành để cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm một cách kịp thời phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. * Kỳ tính giá thành có thể dựa vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, có thể là hàng tháng hàng quý hoặc là kỳ mà sản phẩm hoàn thành nhập kho Như vậy tuy đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có sự khác nhau về nội dung nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mối quan hệ đó thể hiện ở việc sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được để xác định giá trị chuyển dịch của các yếu tố chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành. Ngoài ra một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại, một đối tượng tính giá thành lại có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.5.3.Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ rất mật thiết. Việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp. Trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với một đối tượng tính giá thành. Trong nhiều trường hợp khác nhau, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm. Ngược lại một đối tượng tính giá thành cũng có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
  12. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính giá thành và kỹ thuật tính giá thành ở doanh nghiệp đó. 1.6. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.6.1.Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay, hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. 1.6.1.1.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp mua bán thành phẩm để lắp ráp, gia công thêm thành sản phẩm thì bán thành phẩm mua ngoài cũng được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào chứng từ xuất kho để tính ra giá trị thực tế vật liệu trực tiếp xuất dùng và căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào các đối tượng có thể tiến hành theo các phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp nguyên, vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ
  13. gián tiếp để phân bổ chi phí cho đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được dùng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo tiêu thức này phải đảm bảo được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ của các đối tượng: Chi phí vật liệu phân bổ Tiêu thức phân bổ = x Hệ số phân bổ cho từng đối tượng cho từng đối tượng Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ - Chứng từ: Khi phát sinh các khoản chi phí về NVLTT, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, các chứng từ khác có liên quan để xác định giá vốn của số nguyên vật liệu xuất ding cho sản xuất chế tạo sản phẩm (Theo phương pháp tính giá vốn nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã lựa chọn). Trên cơ sở đó, kế toán tập hợp chi phí NVLTT cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất cũng như từng đối tượng sử dụng trong doanh nghiệp, công việc này thường được thực hiện trong “Bảng phân bổ nguyên vật liệu” - Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư. Ngoài ra kế toán sử dụng các tài khoản liên quan khác: TK 152, 153, 111, 154, - Trình tự hạch toán: Các nghiệp vụ chủ yếu được khái quát ở sơ đồ sau: Sơ đồ kế toán chi phí NVLTT TK 152 TK 621 TK152 NVLTT NVLtồn CKNK
  14. TK 111, 112, 141 TK 154 KC CPNVLTT CPNVLTT TK 331 1.6.1.2.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân viên trực tiếp làm ra sản phẩm như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lượng. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí theo một tỷ lệ nhất định so với số tiền lương chính của công nhân viên trực tiếp sản xuất. - Chứng từ: Chi phí tiền lương được xác định cụ thể tuỳ thuộc hình thức tiền lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Sổ tiền lương phải trả cho công nhân viên sản xuất cũng như các đối tượng lao động khác thể hiện trên bảng bảng tính và được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương. Trên cơ sở đó, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí nhân công trực tiếp được tính toán căn cứ vào số tiền lương công nhân sản xuất của từng đối tượng và tỷ lệ trích quy định theo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ.
  15. - Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp” TK này mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như TK 621. TK622 cuối kỳ không có số dư. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như: 334, 338, 154 Trình tự hạch toán: các nghiệp vụ chủ yếu được khái quát ở sơ đồ sau: TK 334 TK622 TK154 PT CNV KC CP NCTT TK 335 TT TL Nghỉ phép của CNV TK338 Trích BHXH,BHYT, KPCĐ 1.6.1.3.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cấn thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
  16. Như vậy do chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều loại sản phẩm trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phân bổ phù hợp. Các tiêu thức được sử dụng phổ biến để phân bổ chi phí sản xuất chung là: Phân bổ theo định mức, giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất. Công thức phân bổ: Mức chi phí SXC phân bổ Tổng chi phí sản xuất chung Tiêu thức phân bổ = x cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ từng đối tượng Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627. Tài khoản sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” TK 627 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng, từng loại hoạt động, từng phân xưởng, bộ phận, TK627 có 6 TK cấp 2 để theo dõi phản ánh riêng từng nội dung chi phí: TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 627.2: Chi phí vật liệu TK 627.3: Chi phí công cụ dụng cụ TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 627.8: Chi phí khách bằng tiền. Trình tự hạch toán: Được thể hiện ở sơ đồ sau: TK334,338 TK627 TK154 CP NC KC CPSXC
  17. TK152 TK632 CP VL CP SXC không được Phân bổ ghi nhận CP SXC trong kỳ TK153(142,242) CP CCDC TK214 CP KH TSCĐ TK111,112,141,331 CP DVMN & CP khác bằng tiền 1.6.1.4.Tổng hợp chi phí sản xuất: Tài khoản sử dụng: TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK này dùng để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên, được thể hiện trên sơ đồ sau:
  18. Sơ đồ 1.1 KT tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK152, 153 TK621 TK154 TK 152 CP NVLTT KC CPNVLTT Nhập kho VL tự gia công chế biến TK 111,112,331 TK1388 Cp mua NVL, CCDC NK VL Tự gia công chế biến TK133 TK334,338 TK622 TK155 CP NCTT KC CPNCTT Giá thành TT sp hoàn thành NK TK627 TK 157 CP NV KC CPSXC Giá thành TT sp HT gửi bán ngay CP VL, CCDC TK214 TK632
  19. CP khâu hao GT sp HT bán ngay TK 111,112,142 Dư CK:xxx CP DVMN Phần CPSXC cố định không PB vào GTSP TK133 1.6.2.Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ phát sinh không liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, của hàng đã bán. Vì thế việc hạch toán chi phí sản phẩm trong các doanh nghiệp này cũng có những khác biệt nhất định. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, chỉ tiến hành một loại hoạt động. -Hạch toán nguyên vật liệu: Do đặc điểm của phương pháp kê khai định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng, hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ. Để phản ánh chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm kế toán sử dụng TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành
  20. kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang vận chuyển trên đường. - Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: hạch toán giống với chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Hạch toán chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và đều được chi tiết theo các điều khoản tương ứng, tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631 chi tiết theo từng sản phẩm để tính giá thành. Có thể khái quát trình tự kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ theo sơ đồ sau:
  21. ơ đồ1.2: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK154 TK631 TK154 CP SX DD đầu kỳ KC SPDD cuối kỳ TK611 TK621 TK138 CP NVL TT NK VL tự gia công chế biến TK 334, 338 TK622 TK632 CPNC KC CP NC TT GT TT sp hoàn thành TK627 CP SXC KC CPSXC CP VL, CCDC Phần CPSXC cố định không TK 214 PB vào giá thành CPKH TK 111, 112, 335
  22. CP DVMN, CP bằng tiền khác TK133 1.7.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm làm dở là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất thường có quá trình công nghệ sản xuất liên tục và xen kẽ lẫn nhau, nên ở một thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm thường có khối lượng sản phẩm đang sản xuất dở dang. Trong trường hợp này, chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm, công việc đang sản xuất dở dang nữa. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc hết sức phức tạp, khó có thể thực hiện một cách chính xác tuyệt đối. Kế toán phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thường được áp dụng: 1.7.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo NVL trực tiếp
  23. Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu. Công thức tính toán: D ĐK + C N D CK = x Q D Q HT + Q D Trong đó: D ĐK , D CK : Chí phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. C N : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. Q HT , Q D : Sản lượng của sp hoàn thành trong kỳ và dở dang cuối kỳ. Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn công nghệ trước chuyển sang. Nếu doanh nghiệp có tập hợp riêng chi phí nguyên vật chính trực tiếp sản xuất thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất. 1.7.2.Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, trước hết kế toán phải căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, lần lượt tính toán khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo công thức. -Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây truyền công nghệ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp sản xuất:
  24. D ĐK + C N D CK = x Q D Q HT + Q D - Đối với các chi phí bỏ dần vào trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung: D ĐK + C N ’ D CK = x Q D ’ Q HT + Q D ’ Trong đó: Q D: Khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng thành phẩm tương đương theo tỷ lệ chế biến hoành thành (% HT). - Đối với những sản phẩm có khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau, có thể vận dụng tỷ trọng hoàn thành chung của sản phẩm dở dang là 50% để tính, sẽ giảm bớt được công việc xác định mức độ hoành thành ở từng công đoạn. Phương pháp tính này còn gọi là phương pháp tính 50%. 1.7.3.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phi sản xuất định mức. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất đó cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. Mỗi phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng riêng, doanh nghiệp phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. 1.8.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.
  25. 1.8.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất (CPSX) đã tập hợp được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị thành phẩm làm dở(SPLD) đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức sau: Tổng giá thành TT sp CPSX DD CPSX phát sinh CPSX DD = + – hoàn thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Tổng giá thành TT sp hoàn thành trong kỳ Giá thành TT đơn vị sp = Khối lượng sp hoàn thành trong kỳ Cách tính này là giản đơn nhất, trong các phương pháp sau dù việc tính toán có phức tạp hơn nhưng cuối cùng giá thành đều phải dựa vào công thức giản đơn này. Phương pháp tính giá thành giản đơn (còn gọi là phương pháp trực tiếp) áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác, các doanh nghiệp điện nước. 1.8.2.Phương pháp tính giá thành phân bước. Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp, loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối. Do
  26. có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước chia thành: 1.8.2.1. Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Trong trường hợp này để có thể tính được giá thành của thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần phải xác định được giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với các chi phí của giai đoạn sau để tính giá thành nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy tuần tự cho tới giai đoạn cuối cùng khi tính được giá thành thành phẩm. Có thể khái quát trình tự tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm như sau: Giả sử doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua “n” giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục: Giai đoạn 1: CP NVL trực tiếp + CP khác giai đoạn 1 Giá thành NTP(1) Giai đoạn 2: CP NTP(1) + CP khác giai đoạn 2 Giá thành NTP (2) Giai đoạn n: CP NTP (n-1) + CP khác giai đoạn n Giá thành thành phẩm Việc kết chuyển tuần tự chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau theo trình tự như trên có thể theo số tổng hợp (theo tổng giá thành của nửa thành phẩm) hoặc theo từng khoản mục giá thành. Nếu kết chuyển chi phí giai đoạn trước sang giai đoạn sau theo số tổng hợp thì sau khi tính được giá thành thành phẩm ta phải hoàn nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, mà việc hoàn nguyên rất phức tạp, do vậy rất ít được sử dụng trong thực tế.
  27. Việc kết chuyển tuần tự riêng theo từng khoản mục sẽ cho ta giá thành của nửa thành phẩm bước sau và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng theo khoản mục ngay nên được áp dụng phổ biến. 1.8.2.2.Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm: Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do vậy chỉ cần tính toán, xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm ta được giá thành thành phẩm. Cụ thể các bước tính như sau: - Tính chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm (theo từng khoản mục) SPLD ĐK + CPSX TK C ITP = x Số lượng thành phẩm SPHT GĐI + SPSX GĐI Trong đó: C ITP là CPSX giai đoạn i trong thành phẩm. Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ áp dụng trong doanh nghiệp mà sản phẩm làm dở phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không. - Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn ta được giá thành thành phẩm. Giá thành thành phẩm =  C ITP Có thể khái quát cách tính theo phương pháp này như sau: CPSX giai CPSX giai Giai đoạn 1 đoạn 1 theo đoạn 1 trong Giá thàn h CPSX giai CPSX giai thàn đoạn 2 theo đoạn 2 trong Giai đoạn 2 h phẩm
  28. CPSX giai CPSX giai Giai đoạn n đoạn n theo đoạn n trong 1.8.3.Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ. Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ thì để tính giá thành sản phẩm chính ta phải loại trừ phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Phần chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch hoặc cũng có thể tính bằng cách lấy phần giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế. Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính tính như sau: Tổng giá thành sp chính = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ – SPLD cuối kỳ – CPSX SP phụ Chi phí sản xuất sản phẩm phụ cũng được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tổng sản phẩm sản xuất của cả quy trình công nghệ nhân với từng khoản mục tương ứng. CPSX sản phẩm phụ Tỷ trọng CPSX sp phụ = Tổng chi phí sản xuất Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán chi phí sản xuất sản phẩm phụ có thể được tính trừ vào khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 1.8.4.Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng. Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hàng loạt nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó. Khi hoàn thành tổng cộng chi phí các tháng lại ta sẽ có giá thành của đơn đặt hàng.
  29. Nếu đơn đặt hàng được sản xuất chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn chi phí chung cần phải phân bổ theo tiêu thức thích hợp. 1.8.5.Phương pháp tính giá theo hệ số. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ, cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để tính giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định cho từng loại sản phẩm rồi tiến hành như sau: - Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số giá thành để làm tiêu thức phân bổ: Tổng sản lượng quy đổi =  Sản lượng thực tế SP(i) x Hệ số SP(i) - Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm: Sản phẩm quy đổi SP(i) Hệ số phân bổ chi phí SP(i) = Tổng sản lượng đã quy đổi -Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục: Tổng giá GT sp làm Chi phí sản GT sp làm Hệ số phân = + - x thành SP(i) dở đầu kỳ xuất trong kỳ dở cuối kỳ bổ GT SP(i) 1.8.6.Phương pháp tính giá theo tỷ lệ. - Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất kết quả sản xuất thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách, kích cỡ sản phẩm theo tỷ lệ. Để tính được giá thành theo phương pháp này trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá kế hoạch, giá định mức sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm. SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ – SPLD cuối kỳ
  30. Tỷ lệ giá thành = (theo khoản mục) Tiêu chuẩn phân bổ - Tiếp đó lấy giá thành kế hoạch (giá thành định mức) tính theo sản lượng thực tế nhân với tỷ lệ tính giá thành của nhóm sản phẩm ta được giá thành tính theo quy cách, kích cỡ. Tổng giá thành = Tiêu chuẩn phân bổ x Tỷ lệ tính giá thành từng quy cách từng quy cách 1.9.Sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành Để công tác kế toán được hoàn thiện thì việc hoàn thiện về sổ sách kế toán sao cho hợp lý với đặc điểm của DN cũng là công việc hết sức quan trọng. Hơn thế nữa với công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm thì sổ sách kế toán không chỉ là cơ sở để tính toán tập hợp chi phí và tính giá thành cho các sản phẩm sản xuất trong giai đoạn nhất định mà còn là cơ sở để so sánh đối chiếu và góp phần cung cấp thông tin cho quản lý chi phí chung. Trong chế độ kế toán tồn tại bốn hình thức sổ sách khác nhau, để có thể phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. - Với DN áp dụng hình thức Nhật ký chung thì hạch toán chi phí sản xuất gồm các sổ: + Nhật ký chung. + Sổ chi tiết tài khoản 154(TK631) + Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (631) - Với DN áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ thì hạch toán chi phí sản xuất gồm các sổ: + Sổ kế toán chi tiết theo từng phân xưởng + Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 - Với DN áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ thì hạch toán chi phí sản xuất gồm các bảng kê 4, 5, 6 các Nhật ký chứng từ số 1, 2, 7, - Với DN áp dụng hình thức Nhật ký sổ cái thì hạch toán chi phí sản xuất gồm các sổ:
  31. + Nhật ký sổ cái + Sổ chi tiết 621, 622, 627, 154 Tóm lại dù hình thức sổ nào đi nữa thì cũng phải đảm bảo sự đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện cho việc ghi chép và công tác kiểm tra, đối chiếu, giảm thiểu công việc ghi chép nhưng cũng phải đảm bảo việc thông tin đầy đủ chính xác có như vậy mới làm cho kế toán xứng đáng là công cụ như cung cấp thông tin tin cậy, một công cụ quản lý sắc bén hiệu quả. Chương 2 Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Vinh Hưng. 2.1.Đặc điểm chung của Công ty. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Cổ phần Vinh Hưng tiền thân là một tổ hợp tác, được thành lập ngày 2 tháng 5 năm 1985. Địa chỉ: 32/71 Phố Tân ấp, Hà Nội. Quá trình hoạt động và phát triển của Công ty: Từ năm 1985 đến năm 1990: Trong giai đoạn này, tổ hợp tác hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Thương Mại, sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị, trong thời kỳ này năm nào tổ hợp tác cũng hoàn thành kế hoạch với mức tăng trưởng hàng năm là 15%. Các sản phẩm chủ yếu là: Phụ tùng xe máy: 576.000 C Chân chống xe máy: 12.347 C Đèo hàng xe đạp: 5.535 C Phanh: 5.276 bộ Chắn xích xe: 4.224 C Tăng xích: 3.912 C
  32. Đũa tanh + ốp: 5.140 C Tay phanh: 3.478 đôi Từ năm 1990 đến năm 2000: Thời kỳ này, kinh tế xã hội cả nước gặp khó khăn, nhưng tổ hợp tác đã khắc phục được khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, đời sống cán bộ công nhân viên được đảm bảo. Từ ngày 18 tháng 12 năm 2001 do tất yếu của thị trường tổ hợp tác đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Vinh Hưng. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sản xuất các loại phụ tùng xe đạp, xe máy, thực hiện chuyển giao công nghệ thích hợp nhằm đẩy mạnh sản xuất phục vụ cho công nghiệp hoá tại các thành phố và nông thôn. Đến nay sản phẩm của Công ty rất phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại sản phẩm với chất lượng cao. Dưới đây là một số dữ liệu về công tác tài chính của công ty năm 2002, 2003, 2004. Năm Vốn SXKD Doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận 2002 1.150.000.000 3.130.000.000 32.000.000 19.000.000 2003 1.675.000.000 4.196.000.000 34.400.000 21.000.000 2004 1.845.000.000 6.054.000.000 38.000.000 25.000.000 Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất phụ tùng xe đạp, xe máy như: Chân chống xe đạp, xe máy, đèo hàng, phanh, chắn xích Công ty có 2 phân xưởng chính để sản xuất thành phẩm phụ tùng xe đạp, xe máy là: - Phân xưởng sản xuất. - Phân xưởng KCS và sửa chữa. +Phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ sản xuất ra các sản phẩm nghĩa là khi vào chỉ là nguyên vật liệu, khi ra đã trở thành thành phẩm. Bộ máy quản lý gồm: 1 Giám đốc phân xưởng, 1 thủ kho, 3 kỹ thuật. +Phân xưởng sửa chữa và KCS có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm và sửa chữa những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất.
  33. Bộ máy quản lý gồm: 1 quản đốc, 1 thủ kho, 1 kỹ thuật. - Vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất: Đối với thép là, ống hơi, chốt, van tay, ống thép hàn được chuyển vào phân xưởng sản xuất. Tại đây thép lá sẽ được cán nguội, sau đó được rèn đúc theo khuôn mẫu, lắp ráp thêm phụ tùng cần thiết, kiểm tra chất lượng và nhập kho thành phẩm. 2.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất ở Công ty. Công ty Cổ phần Vinh Hưng hoạt động với tư cách pháp nhân đầy đủ. Tổ chức sản xuất ở Công ty như sau: Công ty có 2 phân xưởng chính do quản đốc điều hành trực tiếp. Giám đốc điều hành chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giàm đốc làm công tác tham mưu cho giám đốc và phụ trách về kỹ thuật sản xuất, trực tiếp theo dõi các phòng ban trong toàn công ty. Các phòng ban chức năng bao gồm: + Phòng kế toán tài chính và kinh tế thị trường: thực hiện ghi sổ kế toán và ký kết hợp đồng kinh tế. +Phòng cung ứng vật tư: Thực hiện chức năng kiểm tra thu mua, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, kho, bảo quản nguyên vật liệu. +Phòng kỹ thuật công nghệ: Quản lý máy móc thiết bị, quản lý tổ chức kỹ thuật sản xuất quy trình công nghệ, nguyên vật liệu, kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho và chất lượng sản phẩm trước khi đưa đi tiêu thụ. +Văn phòng, phòng hành chính: Phục vụ công tác văn phòng và hành chính văn bản, hội nghị. +Ban an toàn và bảo vệ: An toàn sản xuất, an toàn lao động và an toàn thiết bị, bảo vệ tài sản của công ty. Ta có thể mô tả tổ chức bộ máy quản lý của công ty Vinh Hưng qua sơ đồ sau:
  34. Sơ đồ bộ máy quản lý công ty CP Vinh Hưng. Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng kỹ Ban an toàn và tài chính và thuật công bảo vệ kinh tế thị nghệ Văn Phòng cung phòng, ứng vật tư phòng Công ty Cổ phần Vinh Hưng với 105 cán bộ công nhân viên, trong sản xuất công nghiệp có hơn 90 cán bộ công nhân viên, trong việc tiêu thụ sản phẩm có 7 nhân viên. Trong đó gồm 12 người là lãnh đạo và quản lý (tất cả đều có trình độ đại học). Cán bộ quản lý kỹ thuật là 6 người. Lực lượng lao động của Công ty chủ yếu là nam, trình độ tay nghề của công nhân bình quân bậc 4,5/7, hầu hết là lực lượng trẻ khoẻ có năng lực, ta có thể thấy đây là một tiềm năng lớn của công ty, nếu công ty có biện pháp kích thích tốt thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Vinh Hưng. Bộ máy kế toán ở Công ty tổ chức tập trung tại công ty. Kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phòng kế toán có nhiệm vụ tính giá thành sản phẩm, thực hiện các nghiệp vụ chi trả, tiêu thụ sản phẩm, tính toán và trả lương cho nhân viên. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung và tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức Bộ máy kế toán tập trung.
  35. Bộ máy kế toán được chia thành các bộ phận sau: +Kế toán trưởng: Tổng hợp, báo cáo và chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán, thông tin kinh tế, chịu trách nhiệm trước nhà nước về các chế độ kế toán. +Kế toán tổng hợp: Thực hiện theo dõi vật tư, công cụ lao động, thanh toán với người bán, người mua. Thực hiện công tác tiêu thụ vật tư hàng hoá, theo dõi thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, các công nợ khác. Theo dõi tổng hợp và chi tiết tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Thực hiện công tác vào sổ trên máy vi tính. +Thủ quỹ: Đảm bảo cấp phát tiền mặt. Sơ đồ: Bộ máy của Công ty. Kế toán trưởng Kế toán tổng Thủ quỹ hợp
  36. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Vinh Hưng là hình thức Nhật ký chung. Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung: Chứng từ gốc Sổ nhật Sổ Nhật ký Sổ, thẻ ký chung kế chuyên toán chi Bảng Sổ cái tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ.
  37. Quan hệ đối chiếu. 2.2.Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ phần Vinh Hưng 2.2.1.Đặc điểm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất ở công ty. 2.2.1.1Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở công ty. Để thuận tiện cho việc hạch toán chi phí sản xuất quản lý, chi phí sản xuất được chia thành: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) + Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) + Chi phí sản xuất chung (CPSXC) Mỗi khoàn mục chi phí trên lại bao gồm các yếu tố chi phí khác nhau kế toán phân loại cụ thể như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm. Trong đo chi phí nguyên vật liệu chính là những chi phí cấu tạo nên thực thể của sản phẩm như: thép lá các loại, chốt, ống hơi Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm một tỷ trọng đáng kể trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (85% đến 95%) và chủ yếu phát sinh ở phân xưởng sản xuất, do đó đây là một yếu tố chi phí quan trọng trong công tác chi phí sản xuất ở công ty. - Chi phí nguyên vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho sản xuât sản phẩm bao gồm các loại như: đinh, ốc, vít, hồ chống dính Chi phí vật liệu phụ này cấu thành nên thực thể sản phẩm và góp phần làm cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường, khoản chi phí này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm từ 5% đến 10%. - Nhiên liệu: Chi phi nhiên liệu trong giá thành sản phẩm chiếm một tỷ trọng không đáng kể từ 2% đến 4% bao gồm các loại nhiên liệu như: dầu, mỡ, than.
  38. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương thực tế, của công nhân sản xuất các khoản bảo hiểm xã hội tính trên tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất, khoản mục này chiếm 4% đến 6 trong giá thành sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: Là khoản mục chi phí lớn thứ hai sau khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tuy vậy nó cũng chiếm 8% đến 10% trong giá thành sản phẩm, nó bao gồm: + Tiền lương bảo hiểm xã hội phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng. + Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. 2.2.1.2.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất ở mỗi doanh nghiệp. Phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý trong từng doanh nghiệp mà kế toán xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cho phù hợp. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí ở công ty Vinh Hưng là quan trọng và cần thiết, tập hợp chi phí sản xuất phải đầy đủ, chính xác và kịp thời các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp các số liệu cần thiết cho công tác hạch toán chi phí sản xuất. Công ty CP Vinh Hưng là loại hình doanh nghiệp sản xuất theo kế hoạch của từng tháng sản phẩm chủ yếu là các loại phụ tùng xe đạp, xe máy. Mỗi phân xưởng trong công ty đảm nhận một công đoạn sản xuất khác nhau. Chính vì đặc điểm tổ chức sản xuất đó nên chi phí sản xuất ở mỗi phân xưởng hầu như là không giống nhau. Xuất phát từ lý do đó đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở công ty Vinh Hưng là theo từng phân xưởng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất được xác định đối với các phân xưởng là phương pháp trực tiếp cho hai khoản mục chi phí: Nguyên vật liệu trực tiếp nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung được tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng.
  39. * Tài khoản sử dụng: Hiện nay, công ty cũng áp dụng hệ thống tài khoản chung của hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam ban hành ngày 1/11/1995 theo quyết định 114TC/QĐ/CĐKT cụ thể là: - Đối với CPNVLTT sử dụng TK 621-CPNVLTT Trong đó 621 được chia thành nguyên vật liệu phụ cho từng phân xưởng. +Phân xưởng sản xuất. +Phân xưởng sửa chữa. - Đối với CPNCTT sử dụng TK622- CPNCTT Tài khoản này cũng chi tiết cho từng phân xưởng và bộ phận văn phòng, quản lý công ty. - Đối với chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627-CPSXC Tài khoản này có mở chi tiết cho từng phân xưởng và các TK cấp 2 như sau: TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 627.2: Chi phí vật liệu. TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác. Kế toán tập hợp chi phí dựa trên các chứng từ, sổ sách chi tiết của các phân xưởng gửi lên trong tháng của công ty và cuối tháng kết chuyển chi phí vào tài khoản 154. Cuối mỗi quý, từ các sổ chi tiết chi phí đã được hạch toán theo từng tháng kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất của cả quý. Việc hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán chi phí theo từng khoản mục chi phí. 2.2.2.Phương pháp kế toán chi phí sản xuất ở công ty Vinh Hưng. 2.2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (TK621) Hiện nay ở công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như phụ tùng xe máy, chân chống xe máy, đèo hàng xe đạp nguyên vật liệu chính bao gồm các loại thép lá, chốt, ống thép hàn, ống hơi mà trong quá trình sản xuất nó cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
  40. Các nguyên liệu phụ như: đinh, ốc vít, hồ chống dính cũng tham gia vào quá trình sản xuất của sản phẩm. Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm. Vật liệu bao gồm nhiều loại, ở công ty thì chủ yếu là đi mua ngoài theo giá thị trường. Do đó đoi hỏi công tác quản lý theo dõi phải được nâng cao. Để theo dõi tình hình Nhập – Xuất – Tồn vật tư, kế toán sử dụng TK 152 – Nguyên vật liệu. Chi tiết: TK 152.1: Chi phí nguyên vật liệu chính. TK 152.2: Chi phí vật liệu phụ và nhiên liệu. Việc xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý chặt chẽ từng phân xưởng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuât, căn cứ vào định mức vật liệu sản xuất sản phẩm, các phân xưởng khi có nhu cầu sử dụng vật tư sẽ viết phiếu đề nghị nhận vật tư có xác nhận của quản đốc phân xưởng. Sau đó gửi lên phòng cung ứng vật tư, phòng cung ứng vật tư viết phiếu xuất kho vật liệu. Thủ kho căn cứ vào số lượng thực xuất ghi trên phiếu xuất kho để xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: 1 liên lưu lại phòng cung ứng vật tư. 1 liên thủ kho giữ. 1 liên thủ kho chuyển lên cho kế toán. Sau khi tiến hành đối chiếu kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, kế toán tiến hành định khoản ngay trên phiếu xuất kho đồng thời phân loại các phiếu xuất kho theo từng phân xưởng và ghi vào tờ kê tổng hợp xuất vật tư của phân xưởng đó theo giá hạch toán ghi trên phiếu xuất. Trên tờ kê chi tiết kế toán có mở từng cột để theo dõi riêng từng loại: nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất kinh doanh chính và nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung (tất cả các chứng từ xuất kho do thủ kho đưa lên 3 đến 5 ngày 1 lần)
  41. Phiếu xuất kho được căn cứ vào số lượng, định mức sử dụng của các phân xưởng và được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị. Cuối tháng căn cứ vào các bảng tổng hợp xuất vật tư, kế toán tiến hành cộng lại theo từng cột (theo đối tượng sử dụng) số liệu này được làm căn cứ để kế toán ghi vào bảng tính phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ để từ đó tính ra giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng. Giá thực tế của vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp hệ số. Giá thực tế của VL Giá hạch toán của vật liệu = x Hệ số giá vật liệu xuất dùng trong tháng xuất dùng trong tháng Giá thực tế của vật liệu tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ Hệ số giá = Giá hạch toán của VL tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ Việc tính toán hệ số giá vật liệu và tính giá thành thực tế của vật liệu xuất dùng, phân bổ cho từng đối tượng sử dụng được thể hiện đồng thời trên bảng tính và phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ và hạch toán chi phí sản xuất do kế toán tổng hợp thực hiện. Ví dụ: Cụ thể việc tính giá thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng 1/2005 như sau: Hệ số giá vật liệu xuất 384.767.999 + 336.431.326 dùng trong tháng = = 0,99 387.057.179 +341.426.988 Giá thực tế vật liệu xuất dùng trong tháng = 0,99 x 312.454.450 = 309.329.905,5 * Nhận xét:
  42. Theo Chuẩn mực kế toán 02 về Hàng tồn kho, việc tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp hệ số đã không còn thích hợp. Vấn đề này Cty nên xem xét và lựa chọn phương pháp tính giá mới cho phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành. Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty Vinh Hưng: Kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho do thủ kho đưa lên để hạch toán vật liệu xuât kho theo từng phân xưởng (phân xưởng sản xuất và phân xưởng sửa chữa) Căn cứ vào số liệu tổng cộng của các tờ tổng hợp vật liệu xuất kho để lập bảng phân bổ vật liệu. Mẫu: Phiếu xuất kho số 72/11 Ngày 12/1/2005 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn An Khánh (địa chỉ bộ phận phân xưởng sản xuất) Lý do xuất kho: Xuất tại kho anh Trường STT Tên sản phẩm, Mã số ĐVT Số lượng Thành tiền quy cách nhãn Yêu cầu Thực xuất hiệu A B C D 1 2 3 ống thép hàn Cây 640 640 3.290.880 Căn cứ PXK số 105/11 ngày 18/1/2005 Xuất kho chốt: 39.900 C x 55,24 = 2.204.076 (đồng) Xuất kho chun: 2 kg x 11.100 = 22.200 (đồng) Cộng: 2.226.276 (đồng) Căn cứ PXK số 106/11 ngày 18/1/2005 Xuất kho nylon: 5 kg x 14.000 = 70.000 (đồng)
  43. Căn cứ PXK số 05/11 ngày 6/1/2005 Xuất Quần áo công nhân số 2: 2 bộ x 80.000 = 160.000 Xuất Giầy vải: 4 đôi x 16.000 = 224.000 Xuất Găng tay vải: 56 đôi x 3.200 = 179.200 Xuất Khẩu trang: 35 cái x 1.000 = 35.000 Cộng: 598.200 (đồng) Công ty CP Vinh Hưng Phòng Kế toán tài chính Bảng tổng hợp xuất vật tư Tháng 1/2005 Phân xưởng sản xuất ĐV: đồng Có TK 152 STT Số CT Tổng tiền TK 627 TK 621 1 5 598.200 598.200 2 7 26.000 26.000 3 16 1.224.400 1.224.400 4 18 88.000 88.000 5 72 3.290.880 3.290.880 6 74 1.700.900 1.700.900 7 105 2.226.276 2.226.276 8 106 70.000 70.000
  44. 9 118 78.500 78.500 10 149 1.110.000 1.110.000 11 203 223.411.384 223.411.384 Cộng 233.824.504 10.413.156 223.411.384 Hạch toán: Nợ TK 627: 10.413.156 (PX sản xuất) Nợ TK 621: 223.411.384 Có TK 152: 233.824.504 Bảng tính và phân bổ nguyên vật liệu Tháng 1/ 2005 ĐV: đồng S TK Có TK 153 Công TK 152 Nguyên vật liệu T Nội dung cụ dụng cụ T TK Nợ Giá H-toán Tỷ lệ Giá thực tế HT TL TT I Tồn đầu kỳ 22.148.500 22.154.200 II Nhập trong kỳ 312.045.450 0.99 312.106.230 III Công I và II 334.193.950 334.260.430 IV Xuất trong kỳ 312.454.450 309.329.905,5 621 294.861.654 291.913.037,46 PX sản xuất 223.411.384 221.177.270,16 PX sửa chữa 71.450.270 70.735.767,3 627.2 15.124.226 14.972.983,74 PX sản xuất 10.413.156 10.309.024,44 PX sửa chữa 4.711.070 4.663.959,3 642 Quản lý XN 2.468.570 2.443.884,3 V Tồn cuối kỳ 21.739.500 24.930.524,5
  45. Sau khi xác định được giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng kế toán tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng, căn cứ để phân bổ giá trị vật liệu xuất dùng là mục đích sử dụng nguyên vật liệu ghi trên phiếu xuất kho và đã được tồng hợp lại theo từng cột trên tờ kê chi tiết xuất vật tư theo giá hạch toán. Từ số liệu tổng hợp trên bảng phân bổ vật tư, công cụ, dụng cụ, cuối tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ghi vào khoản mục CPNVLTT trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất đồng thời kế toán ghi vào NKC và sổ các TK liên quan theo định khoản: Nợ TK 621: CPNVLTT Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu Và tiến hành kết chuyển. Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 621: CPNVLTT
  46. Trích: Sổ Nhật ký chung Tháng 1/2005 Chứng từ Đã Số phát sinh NTGS Diễn giải ghi SHTK SH NT Nợ Có SC 1 2 3 4 5 6 7 8 HT30 10/1 Xuất nguyên 621 291.913.037 vật liệu để sản xuất TT + Phân xưởng 221.177.270 sản xuất + Phân xưởng 70.735.767 sửa chữa HT31 Xuất nguyên 627(2) 14.972.983 vật liệu để sản xuất chung + Phân xưởng 10.309.024 sản xuất + Phân xưởng 4.663.959 sửa chữa HT33 Xuất nguyên 642 2.443.883 vật liệu để quản lý XN HT34 Phân bổ NVL 152 309.329.905
  47. Trích: Sổ cái TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 1/2005 Chứng từ Đã Số phát sinh Ngày Tài ghi tháng Số Ngày Diễn giải khoảnđối sổ Nợ Có ghi sổ hiệu tháng ứng cái 1 2 3 4 5 6 7 8 31/1 HT30 + Xuất dùng 152 221.177.270 PX sản xuất HT30 +Xuất dùng 152 70.735.767 PX sửa chữa Kết chuyển 154 221.177.270 tính giá thành PX sản xuất. Kết chuyển 154 70.735.767 tính giá thành PX sửa chữa. Cộng 291.913.037 291.913.037 Hạch toán: Nợ TK 621: 291.913.037 (Cho cả 2 phân xưởng) Có TK152: 291.913.037 Và tiến hành kết chuyển. Nợ TK 154: 291.913.037 Có TK 621: 291.913.037 2.2.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. (TK622) Công ty Vinh Hưng là công ty tư nhân nhưng các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ cũng giống như các DNNN. Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty được tập hợp và phân bổ trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng, khoản mục chi phí
  48. nhân công trực tiếp bao gồm: Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuât, chi phí trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Căn cứ vào các bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích bảo hiểm do kế toán tiền lương chuyển sang kế toán chi phi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cho đối tượng sử dụng. Phản ánh và theo dõi các khoản chi phí đó trên Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK621 và phản ánh chi phí NCTT theo định khoản: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334: Phải trả cán bộ công nhân viên. Có TK 338: Phải trả phải nộp khác. Cuối kỳ kết chuyển : Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 1/2005 ĐV: đồng STT Có TK TK334 TK338 Cộng Nợ TK 1 TK 622 37.302.186 8.749.895 46.052.081 Phân xưởng sản xuất 31.090.230 7.292.770 38.383.000 Phân xưởng sửa chữa 6.211.956 1.457.125 7.669.081 2 TK 627(1) 3.093.770 561.310 3.655.080 Phân xưởng sản xuất 2.546.000 432.820 2.978.820 Phân xưởng sửa chữa 547.770 128.490 676.260 3 TK 152.1 1.818.450 426.550 2.245.000 Tổ kho và cung ứng 4 TK 642.1 Quản lý 4.174.740 979.260 5.154.000 XN
  49. Cộng 46.389.146 10.717.015 57.106.161 Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán ghi Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 622: Trích: Sổ Nhật ký chung Tháng 1/2005 Ngày Chứng từ Đã Số hiệu Số phát sinh tháng Số Ngày Diễn giải ghi sổ tài Nợ Có ghi sổ hiệu tháng cái khoản 1 2 3 4 5 6 7 8 TT34 31/1 * Phân bổ tiến 622 37.302.186 lương PX sản xuất 31.090.230 PX sửa chữa 6.211.956 627 3.093.770 PX sản xuất 2.546.000 PX sửa chữa 547.770 152.1 1.818.450 642.1 4.174.740 Phải trả CNV 334 46.389.146 TT34 31/1 * Trích BHXH 622 8.749.895 PX sản xuất 7.292.770 PX sửa chữa 1.457.125 627 561.310 PX sản xuất 432.820 PX sửa chữa 128.490 152.1 426.550 642.1 979.260 Phải trả, phải 338 10.717.015 nộp #
  50. Trích: Sổ cái TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 1/2005 Chứng từ T Số phát sinh NTGS Diễn giải NK TKĐư SH NT Nợ Có C 1 2 3 4 5 6 7 8 TT34 31/1 + Tiền lương CN PX sản 31.090.230 334 xuất TT34 31/1 + Tiền lương CN PX sửa 6.211.956 334 chữa. + Trích BHXH, BHYT, 7.292.770 338 KPCĐ CN PX sản xuất + Trích BHXH, BHYT, 1.457.125 338 KPCĐ CN PX sửa chữa. Kết chuyển tính giá 38.383.000 154 thành PX sản xuất. Kết chuyển tính giá 7.669.081 154 thành PX sửa chữa. Cộng 46.052.081 46.052.081 Hạch toán: Nợ TK 622: 46.052.081 Có TK 334: 38.383.000 Có TK 338: 7.669.081 Cuối kỳ kết chuyển : Nợ TK 154: 46.052.081 Có TK 622: 46.052.081 2.2.2.3.Kế toán chi phí sản xuất chung. (TK 627) Kế toán chi phí sản xuất chung ở công ty Vinh Hưng được chi tiết thành: TK 627: Chi phí sản xuất chung TK 627(1): Chi phí nhân viên phân xưởng
  51. TK 627(2) :Chi phí vật liệu phân xưởng TK 627(4): Chi phí khấu hao TSCĐ TK 627(8): Chi phí khác bằng tiền Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung là tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng, cụ thể đối với từng yếu tố chi phí như sau: 2.2.2.3.1.Chi phí nhân viên phân xưởng: TK 627(1) Bao gồm chi phí tiền lương và chi phí trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội của nhân viên phân xưởng. Cuối tháng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán căn cứ vào sô liệu trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội để định khoản Nợ TK 627(1): Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 338: Phải trả phải nộp khác. Sau đó ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo khoản mục chi phí nhân viên phân xưởng. Hạch toán cụ thể: Nợ TK 627(1): 3.655.080 (Cả hai phân xưởng) Trong đó: Nợ TK 627(1):2.978.820 (Phân xưởng sản xuất) Nợ TK 627(1): 676.260 (Phân xưởng sửa chữa) Có TK 334: 3.093.770 Có TK 338: 561.310 2.2.2.3.2.Chi phí vật liệu phân xưởng: TK 627(2) Chi phí vật liệu phân xưởng ở công ty bao gồm những chi phí vật liệu xuất dùng cho toàn phân xưởng như : xẻng, xô, chổi quét dọn vệ sinh, bóng đèn, quạt dùng cho phân xưởng, dầu chống dính, xăng, mỡ để bảo dưỡng máy móc, các loại vật liệu như que hàn, dây thép dùng cho phân xưởng. Ngoài ra ở công ty khoản mục chi phí vật liệu còn bao gồm cả chi phí dụng cụ sản xuất như đồ dùng bảo hộ lao động của công nhân như găng tay, khẩu trang,
  52. giầy, mũ, ủng cao su vì có giá trị nhỏ nên kế toán góp chung vào khoản mục chi phí vật liệu phân xưởng. Cuối tháng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ và định khoản: Nợ TK 627(2) Có TK 152 Đồng thời để làm căn cứ ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo dõi khoản mục chi phí vật liệu phân xưởng. Hạch toán cụ thể: Nợ TK 627(2): 14.972.983 Trong đó: Nợ TK 627(2) :10.309.024 (Phân xưởng sản xuất) Nợ TK 627(2): 4.663.959( Phân xưởng sửa chữa) Có TK 152:14.972.983 2.2.2.3.3.Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 627(4): Tài sản cố định ở công ty bao gồm các loại: Nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhà làm việc, thiết bị truyền dẫn. Hầu hết các máy móc thiết bị sản xuất có giá trị lớn mới được trang bị như máy cắt dây, máy phay, máy hàn. Các máy đều tham gia vào quy trình sản xuất với công suất lớn. Hiện nay ở công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định căn cứ vào nguyên giá, số năm sử dụng tài sản đó để tính ra mức khấu hao của từng tháng. Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao 1 năm = Số năm sử dụng Mức khấu hao 1 năm Mức khấu hao 1 tháng = 12 tháng Cụ thể: Máy phay, mức trích khấu hao được tính 25 năm là 20.000.0000
  53. 20.000.000 Mức khấu hao 1 năm = = 800.000 25 800.000 Mức khấu hao 1 tháng = = 66.666 12 Bảng đăng ký mức khấu hao TSCĐ (trang bên) Tổng hợp số tiền trích trong tháng của từng loại tài sản cố định trong doanh nghiệp. Từ đó kế toán lập bảng mức trích khấu hao T1 /2005 cho cả 2 phân xưởng như sau: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định Tháng 1 / 2005 ĐV: đồng Mức trích T1/2005 STT Tên TSCĐ Nhóm TSCĐ PX sản PX sửa Cộng xuất chữa I Dùng sản xuất PX 3.024.039 363.000 3.387.039 1 Máy móc thiết bị Máy móc 718.204 86.213 804.417 thiết bị công tác Máy cắt dây NT 186.004 22.329 208.333 Máy cắt NT 148.804 17.863 166.667 Máy phay NT 59.522 7.145 66.667 Máy hàn NT 323.874 38.876 362.750 2 Nhà cửa kho tàng 2.059.398 247.202 2.306.600
  54. sản xuất 3 TSCĐ khác 246.437 29.585 276.022 II Dùng cho QLPX 447.896 4 Cân bàn kèm quả Dụng cụ đo 157.351 cân lường 5 Phương tiện thiết bị 290.545 quản lý Cty Cộng I + II 3.834.935 Hạch toán cụ thể: Nợ TK 642: 447.896 Nợ TK 627(4) : 3.387.039 Trong đó: Nợ TK 627(4) : 3.024.039 (Phân xưởng sản xuất) Nợ TK 627(4): 363.000 (Phân xưởng sửa chữa) Có TK 214: 3.834.935 2.2.2.3.4.Chi phí bằng tiền khác TK 627(8): Chi phí khác bằng tiền ở công ty bao gồm: Tiền điện, Chi phí ăn ca, chi phí độc hại. Ngoài ra còn bao gồm chi phí lao vụ sửa chữa phân bổ cho sản xuất kinh doanh. Chi phí này được tập hợp ở phân xưởng sản xuất do thống kê phân xưởng làm sau đó gửi lên phòng kế toán, kế toán phân bổ chi phí lao vụ này cho các đối tượng theo giá hạch toán. Bảng phân bổ dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Tháng 1 /2005 ĐV: đồng Khoản mục Phân xưởng sản xuất Phân xưởng sửa chữa Điện năng 776.000 -
  55. Chi phí khác 1.426.378 245.675 Cộng 2.202.378 245.675 Cuối tháng tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán căn cứ vào bảng phân dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác và định khoản: Nợ TK 627(8): 2.448.053 Trong đó: Nợ TK 627(8): 2.202.378 (Phân xưởng sản xuất) Nợ TK 627(8): 245.675 (Phân xưởng sửa chữa) Có TK 111, 112, : 2.448.053 * Cuối tháng kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ, sổ chi tiết các khoản mục và sổ chi tiết các tài khoản tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục và cho từng đối tượng sử dụng. Căn cứ vào số liệu tổng hợp trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, cuối tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo yếu tố chi phí sản xuất. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Tháng 1/2005 ĐV: đồng Nợ TK TK 627 Cộng TK 627(1) TK627(2) TK 627(4) TK 627(8) Đối tượng PX sản 2.978.820 10.309.024 3.024.039 2.202.378 18.514.261 xuất PX sửa 676.260 4.663.959 363.000 245.675 5.948.894 chữa Cộng 3.655.080 14.972.983 3.387.039 2.448.053 24.463.155 Toàn bộ chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp căn cứ vào bảng tổng hợp và chi tiết theo tường phân xưởng. Lập và ghi Sổ cái tài khoản 627.
  56. Trích: Sổ cái TK 627- Chi phí sản xuất chung Tháng 1/2005 Chứng từ Trang Số phát sinh NTGS Diễn giải TKĐƯ SH NT NKC Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 TH 31/1 Chi phí vật liệu 14.972.983 152 1 Chi phí NVPX 334, 338 3.655.080 Chi phí KH TSCĐ 214 3.378.039 Chi phí khác bằng 2.448.053 111, tiền Kết chuyển vào TK 24.463.155 154 CPSXKD DD Cộng 24.463.155 24.463.155 Sau khi tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển: Nợ TK 154: 24.463.155 Có TK 627: 24.463.155 Trong đó: Có TK 627(1): 3.655.080 Có TK 627(2): 14.972.983 Có TK 627(4): 3.387.039 Có TK 627(8): 2.448.053 2.2.2.4.Kế toán chi phí sản xuất toàn công ty. Sau khi kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở các tài khoản TK 621, TK 622, TK 627, cuối kỳ hạch toán kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh sử dụng tài khoản: TK 154, và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng.
  57. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Tài khoản: 154 Tháng 1/2005 ĐV: đồng Khoản mục CP TK 621 TK 622 TK 627 Cộng Đối tượng sử dụng - Phân xưởng sản xuất 221.177.270 38.383.000 18.514.261 278.074.531 - Phân xưởng sửa chữa 70.735.767 7.669.081 5.948.894 84.353.742 Cộng 291.913.037 46.052.081 24.463.155 362.428.273 trích: Sổ cái tk 154 Tháng 1/2005 ĐV: đồng NT Chứng từ ĐG SH Số phát sinh Diễn giải GS SH NT SC TK Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 TH1 31/1 + CP NVLTT sản 621 291.913.037 xuất PX sản xuất 221.177.270 PX sửa chữa 70.735.676 + CP NCTT sản 622 46.052.081 xuất PX sản xuất 38.383.000 PX sửa chữa 7.669.081 + CP SXC 627 24.463.155 PX sản xuất 18.514.261 PX sửa chữa 5.948.894 + KC CPSXKD DD 154 362.428.273 PX sản xuất 278.074.531
  58. PX sửa chữa 84.353.742 Cộng 362.428.273 362.428.273 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 154: (PX Sản xuất) :278.074.531 Có TK 621:221.177.270 Có TK 622:38.383.000 Có TK 627:18.514.261 Nợ TK 154: (PX Sửa chữa)84.3530742 Có TK 621:70.735.767 Có TK 622:7.669.081 Có TK 627:84.353.742 Nợ TK 154: (Cả công ty) 362.428.273 Có TK 621: 291.913.037 Có TK 622: 46.052.081 Có TK 627: 24.463.155 Trích: Sổ Nhật ký chung Tháng 1/2005 Ngày Chứng từ Đã Số hiệu Số phát sinh tháng Số Ngày Diễn giải ghi tài Nợ Có ghi sổ hiệu tháng sổ cái khoản 1 2 3 4 5 6 7 8 31/1 TH cp NVLTT 621 219.913.037 152 219.913.037 TH cp NCTT 622 46.052.081 334 37.302.186 338 8.749.895 TH cp SXC 627 24.463.155
  59. 152 14.972.983 334 3.655.080 338 214 3.378.039 111 2.448.053 2.2.3.Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở công ty Vinh Hưng. Để tính được giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ kế toán phải xác định được giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ. ở công ty hiên nay phương pháp xác định sản phẩm làm dở là theo chi phí sản xuất định mức có tính đến mức độ hoàn thành (phương pháp số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương). Sản phẩm làm dở ở công ty bao gồm: Phanh rút (phân xưởng sửa chữa), chân chống nửa thành phẩm (phân xưởng sản xuất) và vật liệu tồn kho của phân xưởng. Cuối tháng phòng KCS tiến hành xuống từng phân xưởng để kiểm kê xác định số sản phẩm làm dở, sau đó gửi lên phòng kế toán, kế toán có nhiệm vụ lập bảng tính giá trị sản phẩm làm dở, căn cứ vào số lượng làm dở kiểm kê ở từng phân xưởng và chi phí sản xuất định mức cho một sản phẩm có tính đến mức độ hoàn thành. Tương ứng với mỗi loại sản phẩm làm dở mức độ hoàn thành được tính khác nhau. Đối với phanh rút mức độ hoàn thành tính chung cho tất cả các loại là 70%, chân chống được đánh giá là sản phẩm làm dở khi nó vẫn còn ở dạng khuân, chưa có là xo và ốc vít. Mức độ độ hoàn thành đối với phanh rút là 70%, chân chống là 90%, số liệu này được dựa trên định mức kỹ thuật sản phẩm, do phòng kỹ thuật tính và đã xác định được toàn bộ chi phí gồm: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy, tính đến các công đoạn của sản phẩm dở thì chúng chiếm trong tổng giá thành sản phẩm là 90%, đối với chân
  60. chống đang trong quy trình dưỡng hộ là 70% trong tổng giá thành sản phẩm khi đang ở dạng khuân. Tỷ trọng các chi phí đó chính là mức độ hoàn thành tương ứng của các loại sản phẩm dở. Loại sản phẩm dở thứ 3 là vật liệu tồn kho ở các phân xưởng bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. Cách tính giá trị sản phẩm làm dở như sau: * Đối với phanh rút và chân chống được xác định theo công thức. Giá trị sản Số lượng sản Đơn giá định mức Mức độ phẩm làm dở = phẩm làm dở x x 1 sản phẩm hoàn thành cuối kỳ cuối kỳ *Đối với vật tư tồn kho được xác định theo công thức: Giá trị vật tư tồn kho = Số lượng vật tư tồn kho x Đơn giá hạch toán ở mỗi phân xưởng Căn cứ vào giá trị của từng khoản mục chi phí trong giá thánh sản phẩm làm dở do kế toán ước tính, chi phí vật tư chiếm 88%, chi phí tiền lương chiếm 4%, chi phí máy chiếm 8% (tính chung cho 2 loại sản phẩm làm dở là phanh rút và chân chống). Cụ thể: Đối với phanh rút trong đó có nhiêu loại sản phẩm khác nhau: + Phanh rút loại nhỏ: Giá trị sản phẩm làm dở = 115 cái x 20.000 x 70% = 1.610.000 cuối kỳ +Đối với phanh rút loại TB: Giá trị sản = 75 cái x 22.000 x 70% = 1.155.000
  61. phẩm làm dở cuối kỳ Đối với chân chống: Mức độ hoàn thành là 90% Giá trị sản phẩm làm dở = 67 cái x 13.180 x 90% = 794.754 cuối kỳ +Đối với phanh rút: Giá trị vật liệu tồn kho = 35.652.400 x 88% = 31.374.112 ở mỗi phân xưởng Chi phí nhân công = 35.652.400 x 4% = 1.426.096 Chi phí máy = 35.652.400 x 8% = 2.852.192 Tương tự đối với chân chống Bảng tính giá trị sản phẩm làm dở Mức Giá trị sản phẩm làm dở ST Số độ Đơn giá Tên sản phẩm Tiền T lượng hoàn định mức Vật liệu CP máy Cộng lương thành 1 Phanh rút 31.374.112 1.426.096 2.852.192 35.652.400 Loại nhỏ 115 70% 20.000 1.416.800 64.400 128.800 1.610.000 Loại TB 75 22.000 1.016.400 46.200 92.400 1.155.000 . 2 Chân chống 4.797.894 218.086 436.172 5.452.152
  62. Mini 67 90% 13.180 699.383 31.790 63.581 794.754 Phượng hoàng 32 14.100 357.350 16.243 32.487 406.080 3 Vật liệu tồn 44.207.000 44.207.000 kho Thép lá 4.637 5.142 23.841.524 23.841.524 ống hơi 99 11.000 1.089.000 1.089.000 . Cộng 80.379.006 1.644.182 3.288.364 85.311.552 2.2.4.Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty Vinh Hưng. 2.2.4.1.Đối tượng tính giá thành. Vì quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là một quy trình công nghệ phức tạp, chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới xác định là thành phẩm. Chính vì vậy, công ty xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. - Kỳ tính giá thành: Do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty nên đã quyết định đến kỳ tính giá thành của công ty. Xuất phát từ đặc điểm của quy trình sản xuất, sản phẩm thu được là nhóm sản phẩm cùng loại nhưng quy cách, kích cỡ khác nhau và chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn nên kỳ tính giá thành được tính là một tháng. 2.2.4.2.Phương pháp tính giá thành. Hiện nay công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ. Theo phương pháp này thi trước hết ta phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành, ở công ty tiêu chuẩn phân bổ là tính giá theo sản lượng thực tế nhập kho, từ đó tính ra tỷ lệ giá thành. Tỷ lệ giá thành lại căn cứ vào 2 chỉ tiêu:
  63. Giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế nhập kho dược trên đơn giá kế hoạch tường sản phẩm do phòng kinh tế lập và số lượng sản phẩm thực tế nhập kho dựa trên đơn giá kế hoạch trên bảng tổng hợp giá thành kế hoạch nhập kho. Căn cứ vào giá thành thực tế nhập kho sản phẩm trên giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ. (Thể hiện trên bảng tổng hợp giá thành) Công thức tính tỷ lệ giá thành: SPDD CPPS SPDD + - Tỷ lệ giá đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ = thành Giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế Giá thành kế hoạch theo Tổng giá thành = sản lượng thực tế từng x Tỷ lệ giá thành từng nhóm nhóm sản phẩm Cụ thể trong Tháng 1/2005 có bảng tính giá thành sản phẩm như sau: * Cách lập bảng tổng hợp tính giá thành như sau: + Dư đầu kỳ: Căn cứ vào dòng số dư cuối kỳ ở bảng tính giá thành sản phẩm tháng trước, tương ứng với khoản mục chi phí. + Phát sinh trong kỳ: Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất. + Dư cuối kỳ: Căn cứ vào bảng tính giá trị sản phẩm dở dang. + Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho: Căn cứ vào số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ vừa tổng hợp trên bảng. Giá thành thực tế của sản phẩm nhập kho được tính bằng công thức: Giá thành thực tế của SPDD đầu = + CPPS trong kỳ - SPDD cuối kỳ sản phẩm nhập kho kỳ
  64. Cụ thể: Giá thành thực tế của = 42.491.694 + 362.428.273 - 85.311.552 = 319.608.415 sản phẩm nhập kho Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm Tháng 1 /2005 ĐV: đồng Khoản mục chi phí STT Chỉ tiêu Tổng tiền CPNVLTT CPNCTT CPSXC 1 Số dư đầu kỳ 42.491.694 24.354.456 12.458.254 5.678.984 2 Phát sinh trong kỳ 362.428.273 291.913.037 46.052.081 24.463.155 3 Số dư cuối kỳ 85.311.552 80.379.006 1.644.182 3.288.364 4 Giá thành thực tế sản phâm nhập 319.608.415 235.888.487 56.866.153 26.853.775 kho * Cách lập bảng tính giá thành kế hoạch nhập kho như sau Cột sản lượng sản phẩm nhập kho căn cứ vào số lượng sản phẩm đã được phong KCS kiểm tra chất lượng kỹ thuật cho nhập kho thành phẩm. Cột giá thành kế hoạch nhập kho được tính theo công thức: Đơn giá kế Số lượng sản Giá thành kế = hoạch 1 sản x phẩm nhập kho hoạch nhập kho phẩm của 1 loại Cụ thể: Chân chống Mini: Giá thành kế = 12.975 x 3.670 = 47.552.190
  65. hoạch nhập kho Bảng tổng hợp giá thành kế hoạch nhập kho Tháng 1 /2005 ĐV: đồng Đơn giá SLSP nhập Giá thành kế hoạch STT Tên sản phẩm kế hoạch kho nhập kho 1 Chân chống Mini 12.957 3.670 47.552.190 2 Đèo hàng Mini 12.113 4.567 55.320.071 3 Phanh rút 19.230 7.587 145.898.010 4 Chống rọ 2.175 1.257 2.733.975 5 Tay phanh nhôm 7.412 5.120 37.494.444 Cộng 346.372.628 * Từ 2 bảng trên, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào tổng giá thành thực tế nhập kho và tổng giá thành kế hoạch nhập kho, ta tính được tỷ lệ giá thành. Tỷ lệ giá 319.608.415 = = 0,92273 thành 346.372.628 Giá thành thực tế sản = 0,92273 x 47.552.190 = 43.877.832 phẩm chân chống Mini Giá thành thực tế sản = 0,92273 x 55.320.071 = 51.045.489 phẩm đèo hàng Mini
  66. Bảng tính giá thành theo nhóm sản phẩm Tháng 1 / 2005 ĐV: đồng Giá thành ( Z ) STT Tên sản phẩm Kế hoạch Thực tế 1 Chân chống Mini 47.552.190 43.877.832 2 Đèo hàng Mini 55.320.071 51.045.489 3 Phanh rút 145.898.010 134.624.471 4 Chống rọ 2.733.975 2.522.721 5 Tay phanh nhôm 37.494.444 35.017.086 Cộng 346.372.628 319.608.415 Sau đó căn cứ vào kế hoạch phân phối thành phẩm từ phân xưởng mà kế toán ghi: Nợ TK 155: 319.608.415 (Nếu đem thành phẩm nhập kho) Có TK 154: 319.608.415
  67. Chương 3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cp Vinh Hưng. 3.1. Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Vinh Hưng. Công ty Vinh Hưng được thành lập với chức năng là sản xuất các loại sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp đáp ứng những nhu cầu của thị trường cũng như góp phần vào công cuộc xây dựng, đổi mới, hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Bước sang nền kinh tế thị trường với sự phát triển của cơ chế quản lý kinh tế và sự mới mẻ của chế độ kế toán mới ban hành. Công ty Vinh Hưng đã hoà nhập với sự chuyển biến chung của nền kinh tế trong cả nước. Công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn ban đầu của cơ chế quản lý mới khi đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của nên kinh tế thị trường, cùng với sự nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất, công ty đã và đang ổn định sản xuất và có xu hướng phát triển vững chắc trong tương lai. Doanh thu trong những năm gần đây tăng lên một cách rõ ràng góp phần cải thiện cho đời sống của cán bộ công nhân viên. 3.1.1. ưu điểm. Về tổ chức bộ máy kế toán của công ty nhìn chung là gọn nhẹ hợp lý, hoạt động có nề nếp, có kinh nghiệm. Cán bộ kế toán đều có trình độ nghiệp vụ cao, nắm vững chế độ, tác phong làm việc khoa học và có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng của công ty
  68. đã được quan tâm. Với bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung đã tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đội ngũ kế toán được tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc, có tác phong làm việc khoa học, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Việc cung cấp số liệu giữa các bộ phận kế toán và cung cấp số liệu để lập báo cáo kế toán chính xác, kịp thời và đầy đủ. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của công ty. Với hệ thống kế toán mới ban hành, công ty đã từng bước vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt hình thức kế toán Nhật ký tập trung được áp dụng trong công tác kế toán là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Khối lượng nghiệp vụ phát sinh kế hoạch khá nhiều, do đó với hình thức kế toán này sẽ hạn chế được sổ sách kế toán, đồng thời thuận lợi cho công ty áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán, giảm bớt được khối lượng ghi chép, tạo cho công việc kế toán tổng hợp cuối tháng được nhanh chóng không bị ứ đọng. Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với quy mô của công ty. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là cho từng phân xưởng là hợp lý. Mỗi phân xưởng đảm nhân một nhiệm vụ sản xuất riêng, độc lập trong quy trình sản xuất sản phẩm. Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Nhìn chung việc tập hợp chi phí sản xuất chung của công ty là tương đối khoa học và phù hợp với đặc điểm của công ty. Cụ thể là kế toán đã tiến hành mở 4 TK cấp 2 cho TK 627 để hạch toán được chính xác chi phí, đáp ứng được yêu cầu quản lý chung. Về kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và kinh phí công đoàn: Hiện nay ở công ty công nhân viên được trả lương theo sản phẩm kết hợp với trả lương theo thời gian, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo từng
  69. phân xưởng sản xuất là hoàn toàn hợp lý kế toán đã theo dõi tỷ mỷ, chi tiết về chi phí nhân công trực tiếp. Về công tác đánh giá sản phẩm làm dở: Việc đánh giá sản phẩm làm dở ở công ty được đánh giá theo chi phí sản xuất định mức có tính đến mức độ hoàn thành là hoàn toàn khoa học, có căn cứ, mức độ hoàn thành dựa trên những tiêu chuẩn định mức đã được phòng kỹ thuật, phòng KCS tính toán kiểm tra và đánh giá. 3.1.2. Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm đó, vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau: Trong những năm gần đây, thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh độc lập đến năm 1996 chế độ hạch toán có sự thay đổi cho nên việc tổ chức công tác kế toán trong thời gian đầu vẫn chưa ổn định và chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện hạch toán và đổi mới công tác kế toán. + Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với khoản mục 621 lại bao gồm cả công cụ dụng cụ, kế toán không sử dụng TK 153 để hạch toán riêng mà coi TK 153 như TK 152 (thể hiện trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ) điều đó làm cho chi phí sản xuất trong kỳ không chính xác ảnh hưởng đến chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ và giá thành sản phẩm của công ty. + Về kế toán chi phí sản xuất chung: Mặc dù ở công ty đã theo dõi khoản mục chi phí sản xuất chung trên tài khoản cấp 2 riêng, tuy nhiên vẫn còn một yếu tố chi phí sản xuất chung chưa được tách riêng. Chẳng hạn chi phí dụng cụ kế toán tính gộp vào chi phí nguyên vật liệu phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài là tiền điện, tiền nước sản xuất kế toán tính gộp vào yếu tố chi phí bằng tiền khác và chi phí tiền điện nước sản xuất là chi phí phát sinh ở cả 2 phân xưởng nhưng lại tính hết vào phân xưởng sản xuất. Do đó kế toán nên xem xét lại việc tập hợp phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định. + Về công tác đánh giá sản phẩm làm dở: Đối với từng khoản mục chi phí trong giá trị sản phẩm làm dở mới chỉ do kế toán ước tính chung cho cả 2 loại sản phẩm là phanh rút và chân chống mà chưa căn cứ vào tỷ trọng cụ thể của từng
  70. khoản mục chi phí đối với mỗi loại sản phẩm dở. Vì vậy, để đảm bảo giá trị sản phẩm dở được tính toán chính xác thì kế toán cần xác định tỷ trọng cụ thể của từng khoản mục chi phí. + Về phương pháp tính giá vật liệu xuất kho: hiên nay theo chuẩn mực kế toán 02 hàng tồn kho đã không sử dụng phương pháp này để tính giá vật liệu xuất kho. Do đó Cty nên xem xét và có thay đổi để hoàn thiện hơn trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. 3.2. Một số ý kiến, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty Vinh Hưng. Qua thời gian thực tập tại phòng kế toán của công ty Vinh Hưng, tối đã có thời gian tìm hiểu về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty, tôi thấy rằng việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty là đảm bảo tuân theo chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nói chung. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề tồn tại chưa thật hợp lý gây ảnh hưởng không tốt đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Và đây chính là những vấn đề cần thiết phải xem xét , nghiên cứu sửa đổi, để góp phần hoàn thiện cho hệ thống kế toán của công ty. Với mong muốn góp phần cải tiến hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Vinh Hưng nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ, tính chính xác giá thành thực tế của sản phẩm tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: ý kiến 1: - Về việc vận dụng phương pháp tính giá Vật tư xuất kho. Theo chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho, đoạn 13 quy định : Doanh nghiệp được phép lựa chọn bất kỳ một trong các phương pháp tính giá vật liệu xuất kho. Nhưng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho của Cty theo phương pháp hệ số đã không còn phù hợp, vậy theo tôi Công ty nên tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp Bình quân gia quyền thì phù hợp hơn.
  71. Theo phương pháp Bình quân gia quyền cách tính giá vật liệu xuất kho theo công thức sau: Đơn giá bình quân gia Trị giá vốn thực tế Số lượng vật tư xuất = x quyền vật tư xuất kho kho Đơn giá TG vật tư tồn đầu kỳ + TG vốn thực tế vật tư nhập trong kỳ = BQGQ Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập trong kỳ - Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. ở công ty hiện nay, kế toán không theo dõi riêng cho khoản mục chi phí công cụ dụng cụ (không mở TK 153 – CCDC) mà kế toán tập hợp và tính cả chi phí xuất dùng công cụ dụng cụ vào TK 152 – Chi phí nguyên vật liệu, là không hợp lý và chính xác. Theo tôi kế toán nên mở TK 153 – công cụ dụng cụ để theo dõi và hạch toán riêng. Để thuận lợi cho việc quản lý có hiệu quả và kế toán theo dõi một cách chi tiết, như vậy kế toán có thể tập hợp chi phí công cụ dụng cụ từ các chứng từ xuất kho công cụ dụng cụ của từng tháng và giúp cho việc xác định giá thực tế của nguyên vật liệu được chính xác. Đồng thời cuối tháng kế toán kết hợp cùng với thủ kho kiểm kê kho vật tư để xác định chính xác và đúng đắn giá trị thực tế của vật tư tồn kho nhằm đáp ứng cho yêu cầu quản lý đạt hiệu quả cao, giúp cho việc tính toán giá thành sản phẩm phù hợp và chính xác hơn. Trong tháng 1, giá trị công cụ dụng cụ xuất kho tập hợp chung vào giá trị nguyên vật liệu xuất kho, không xác định được giá trị công cụ dụng cụ xuất kho nên không thể tập hợp riêng phân bổ được.
  72. Ví dụ: Trong T1 /2005 phát sinh các nghiệp vụ xuất dùng công cụ dụng cụ với tổng số tiền là : 11.058.860 cho phân xưởng sản xuất. Như vậy sẽ làm cho chi phí NVL tăng lên 1 lượng là : 11.058.860 và chi phí CCDC giảm đi 1 lượng là : 11.058.860 . ý kiến 2: Mở thêm TK chi tiết cho TK 627: Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố chi phí sản xuất, ứng với mỗi yếu tố chi phí theo chế độ quy định sẽ mở một tài khoản cấp 2 tương ứng để theo dõi chi tiết từng yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 627.2: Chi phí vật liệu phân xưởng. TK 627.3: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất. TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 627.8: Chi phí bằng tiềng khác. Ngoài ra tuỳ vào từng doanh nghiệp kế toán có thể mở thêm một số TK cấp 2 khác phù hợp với yêu cầu kế toán quản trị của đơn vị. ở công ty Vinh Hưng cũng mở một số TK cấp 2 để quản lý và theo dõi chi tiết theo đúng chế độ quy định. Như TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ. Còn TK 627.8 và TK 627.2 : thì chưa chi tiết và đúng theo chế độ kế toán quy định. * Ví dụ: TK 627.2: Chi phí vật liệu phân xưởng nhưng kế toán tính chung cho cả chi phí công cụ dụng cụ sản xuất mà lẽ ra kế toán phải mở thêm TK 627.3
  73. TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác, kế toán lại mở và theo dõi quản lý chung cho cả chi phí tiền điện, nước cũng tính vào chi phí bằng tiền khác mà lẽ ra thì kế toán phải mở TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài để theo dõi. Để phục vụ cho công tác kế toán nắm bắt được tỷ trọng của từng yếu tố chi phí chuẩn trong khoản mục chi phí sản xuất chung là bao nhiêu từ đó có biện pháp quản lý tiết kiệm chi phí sản xuất đối với từng yếu tố chi phí như thế nào cho phù hợp, do đó kế toán nên mở thêm một số tài khoản cấp 2 cho một số yếu tố chi phí sau: TK 627.3:Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài. Như vậy kế toán tách riêng chi phí công cụ dụng cụ sản xuất ra khỏi chi phí vật liệu phân xưởng (TK 627.2) và theo dõi chi tiết trên TK 627.3 Còn chi phí điện nước sản xuất kế toán tách khỏi chi phí bằng tiền khác(TK 627.8) và theo dõi chi tiết trên TK 627.7. Khi đó việc hạch toán các chi phí này trên các sổ kế toán theo định khoản sau: + Nợ TK 627.2 Có TK 152 + Nợ TK 627.7 Có TK 111,112,331 + Nợ TK 627.1 Có TK 334,338 + Nợ TK 627.8 Có TK 111,112 + Nợ TK 627.4 Có TK 214 + TK 627.3 Có TK 153
  74. Trong tháng 1 /2005 tổng số tiền điện phải trả là 766.000 kế toán tính vào chi phí khác bằng tiền (TK 627.8). Nếu mở TK 627.7 : Chi phí dịch vụ mua ngoài thì sẽ theo dõi tiền điện trên TK 627.7 Ví dụ: Trong T1 /2005 phát sinh các nghiệp vụ xuất dùng công cụ dụng cụ với tổng số tiền là : 11.058.860 cho phân xưởng sản xuất. Như vậy sẽ làm cho chi phí NVL tăng lên 1 lượng là : 11.058.860 và chi phí CCDC giảm đi 1 lượng là : 11.058.860 . Nếu mở TK 627.3: Chi phí công cụ dụng cụ thì sẽ theo dõi công cụ trên TK 627.3 ý kiến 3: Hoàn thiện phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm chi phí về tiền điện phát sinh ở các phân xưởng sản xuất và phân xưởng sửa chữa. Nhưng hiện nay kế toán lại tính hết tiền điện sản xuất vào chi phí sản xuất kinh doanh chính và hạch toán số tiền này vào TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác. Như vậy, sẽ làm cho chi phí bằng tiền khác tăng lên một lượng và làm chi phí dịch vụ mua ngoài giảm đi một lượng . Vậy để làm sao cho chính xác từng yếu tố chi phí thì kế toán nên mở TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài để theo dõi và hạch toán riêng. Do vậy, để đảm bảo cho công tác hạch toán chi phí sản xuất chung đúng đối tượng, đúng nơi phát sinh chi phí, đảm bảo giá thành sản phẩm, lao vụ được tập hợp chính xác thì kế toán nên phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng phân xưởng như tiền lương thực tế của công nhân sản xuất. Trong tháng 1 / 2005 tổng số tiền điện sản xuất là 776.000 công ty phải trả cho công ty điện lực HN, kế toán đã hạch toán khoản tiền này vào TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác làm cho chi phí bằng tiền khác tăng lên một lượng là 776.000. Để đảm bảo hạch toán chi phí SXC kế toán nên phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng phân xưởng theo tiền lương thực tế như sau: Hệ số phân bổ CP = Tổng chi phí mua ngoài = 776.000 = 0.0168
  75. dịch vụ mua ngoài Tổng tiền lương 46.052.081 Mức phân bổ cho PX sản xuất = 38.383.000 x 0.0168 = 646.772 Mức phân bổ cho PX sửa chữa = 7.669.081 x 0.0168 = 129.228 Nợ TK 627.7: 776.000 +Nợ TK 627.7: PX sản xuất: 646.772 +Nợ TK 627.7: PX sửa chữa: 129.228 Có TK 111,112: 776.000 ý kiến 4: Hoàn thiện công tác đánh giá sản phẩm làm dở: Công ty hiện nay công tác đánh giá sản phẩm làm dở được tính theo chi phí định mức có tính đến mức độ hoàn thành là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên giá trị của từng khoản mục chi phí chiếm trong tổng giá thành sản phẩm làm dở mới chỉ được kế toán ước lượng dựa vào tỷ trọng của từng khoản mục chiếm trong tổng giá thành sản phẩm đã được tính ở trang trước.Việc ước tính tỷ trọng của từng khoản mục chi phí trong tổng giá trị sản phẩm làm dở. Như vậy sẽ không đánh giá chính xác từng khoản mục chi phí trong mỗi loại sản phẩm làm dở là bao nhiêu. Thực tế định mức kỹ thuật của sản phẩm thì tỷ trọng của từng khoản mục chi phí chiếm trong mỗi loại sản phẩm làm dở là hoàn toàn khác nhau ở mỗi phân xưởng. Do đó, để công tác định giá sản phẩm làm dở cho mỗi sản phẩm được đúng nhằm đảm bảo giá thành sản phẩm chính xác thì kế toán phải tiến hành kiểm tra sản phẩm làm dở ở mỗi phân xưởng vào cuối tháng vì sản phẩm làm dở ở mỗi phân xưởng là khác nhau. Như vậy cuối tháng phải lập biên bản xác định giá trị sản phẩm làm dở ở mỗi phân xưởng. Hoặc kế toán có thể căn cứ vào định mức kỹ thuật sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất để xác định từng khoản mục chi phí của mỗi loại sản phẩm làm dở là bao nhiêu. Sau đây là số chỉ tiêu mà phòng kỹ thuật tính được trong tháng: Khoản mục Mức độ hoàn thành Mức độ HT 90% Chân
  76. Phanh rút 70% chống nửa thành phẩm. Chi phí NVL 86% 84% Chi phí nhân công 6% 4% Chi phí máy 8% 12% Căn cứ vào số liệu trên, kế toán có thể tính được giá trị của từng khoản mục trong sản phẩm dở một cách chính xác. Ví dụ: Giá trị sản phẩm làm dở của phanh rút loại nhỏ và chân chống được tính cho từng khoản mục như sau: Giá trị sản phẩm làm dở của Phanh rút nhỏ: Chi phí NVL = 70% x 115 x 20.000 x 86% = 1.384.600 Chi phí nhân = 70% x 115 x 20.000 x 6% = 96.600 công Chi phí máy = 70% x 115 x 20.000 x 8% = 128.80 Cộng: 1.610.000 Giá trị sản phẩm làm dở của Chân chống: Chi phí NVL = 90% x 67 x 13.180 x 84% = 667.593 Chi phí nhân công = 90% x 67 x 13.180 x 4% = 31.790 Chi phí máy = 90% x 67 x 13.180 x 12% = 95.371 Cộng: 794.754 Giá trị sản phẩm làm dở của Vật liệu: Giá trị sản phẩm làm dở của vật liệu thép lá = 4.637 x 5.142 = 23.841.524 Như vậy sau các tính toán lại, giá thành sản phẩm của Cty đã thay đổi như sau:
  77. Phanh rút nhỏ: Khoản mụ Giá thành Chênh lệch Cũ Mới - CP NVL 1.416.800 1.384.600 -32.200 - CP NC 64.400 96.600 +32.200 - CP Máy 128.800 128.000 -800 Cộng 1.610.000 1.610.000 -800 Chân chống Mini: Khoản mụ Giá thành Chênh lệch Cũ Mới - CP NVL 699.383 667.593 -31.790 - CP NC 31.790 31.790 0 - CP Máy 63.581 95.371 +31.790 Cộng 794.754 794.754 0 Kết luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước các doanh nghiệp sản xuất phải chịu sự tác động của quy luật thị trường trong đó cạnh tranh là một tất yếu. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển sản phẩm mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp sản xuất ra phải được thị trường chấp nhận nghĩa là giá trị cá biết của sản phẩm của doanh nghiệp phải nhỏ hơn giá trị thị trường của sản phầm. Ngày nay để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và trở thành công cụ quản lý có hiệu lực tại các doanh nghiệp, kế toán nói chung và đặc biệt là kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải luôn được cải tiến và hoàn thiện. Vì chi phí sản xuất và giá thành thực sự là một chỉ tiêu tổng hợp, là một tấm gương phản chiếu toàn bộ chi phí sản xuất là lãng phí hay tiết kiệm trong quá trình sản xuất sản phẩm đáp ứng ngày càng cao của công tác quản lý, phát huy cao độ vai trò của kế toán là giám đốc mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh một cách thường xuyên liên tục, toàn diện và có hệ thống. Phát hiện và khai thác kịp
  78. thời khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp tăng cường và thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế. Qua thời gian thực tập tại công ty Vinh Hưng, tôi nhận thấy trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của cơ chế mới hiện nay. Tuy nhiên, nếu công ty nếu công ty tìm được những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa đối với quá trình phát triển của công ty. Những ý kiến đóng góp của tôi nêu ra phần nào hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Trong điều kiện hiện tại của công ty, cùng với khả năng và trình độ của cán bộ kế toán của công ty cộng với sự quan tâm đúng mực của lãnh đạo trong thời gian tới công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong điều kiện đổi mới với cơ chế nền kinh tế thị trường. Mục Lục Lời mở đầu Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp STT Diễn giải 1.1 CP sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1 KN chi phí sản xuất 1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí 1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí 1.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm 1.1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
  79. và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 1.2.1 KN giá thành sản phẩm 1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 1.2.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành 1.2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán 1.3 Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.4 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 1.5 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 1.5.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 1.5.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 1.5.3 Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 1.6 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 1.6.1 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX 1.6.1.1 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NVLTT 1.6.1.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NCTT 1.6.1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí SXC 1.6.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất 1.6.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK 1.7 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.7.1 Đánh giá sản phẩm dơ dang theo NVLTT 1.7.2 Đánh giá sản phẩm dơ dang theo sản lượng hoàn thanh tương đương 1.7.3 Đánh giá sản phẩm dơ dang theo chi phí sản xuất định mức 1.8 Các phương pháp tính giá thành 1.8.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn 1.8.2 Phương pháp tính giá thành phân bước 1.8.1.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP