Khóa luận Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty Cổ phần may Hòa Thọ, chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam

pdf 112 trang thiennha21 21/04/2022 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty Cổ phần may Hòa Thọ, chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_thuc_hien_trach_nhiem_xa_hoi_doi_voi_ng.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty Cổ phần may Hòa Thọ, chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, CHI NHÁNH DUY XUYÊN, QUẢNG NAM NGÔ THỊ LAI Niên khóa 2015 - 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, CHI NHÁNH DUY XUYÊN, QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Ngô Thị Lai TS. Hoàng Trọng Hùng Lớp: QTKD K49 – QT Niên khóa: 2015 - 2019 Huế, tháng 5 năm 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Lêi C¶m ¥n §Ó khãa luËn nµy ®¹t kÕt qu¶ tèt nhÊt, t«i ®· nhËn ®­îc sù hç trî, gióp ®ì cña nhiÒu c¬ quan, tæ chøc, c¸ nh©n. Víi t×nh c¶m s©u s¾c, ch©n thµnh, cho phÐp t«i ®­îc bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c ®Õn tÊt c¶ c¸c c¸ nh©n vµ c¬ quan ®· t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu ®Ò tµi. Tr­íc hÕt t«i xin göi tíi quý thÇy c« khoa Qu¶n trÞ kinh doanh tr­êng §¹i häc Kinh tÕ- §¹i häc HuÕ lêi chµo tr©n träng, lêi chóc søc kháe vµ lêi c¶m ¬n s©u s¾c. Víi sù quan t©m, d¹y dç, chØ b¶o tËn t×nh chu ®¸o cña thÇy c«, ®Õn nay t«i ®· cã thÓ hoµn thµnh khãa luËn nµy. §Æc biÖt t«i xin göi lêi c¶m ¬n ch©n thµnh nhÊt tíi thÇy gi¸o Hoµng Träng Hïng ®· quan t©m gióp ®ì, h­íng dÉn t«i hoµn thµnh tèt khãa luËn nµy trong thêi gian qua. T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n ®Õn l·nh ®¹o Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ HuÕ, c¸c Khoa Phßng ban chøc n¨ng ®· trùc tiÕp vµ gi¸n tiÕp gióp ®ì t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu ®Ò tµi. §Æc biÖt, t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban l·nh ®¹o C«ng ty cæ phÇn may Hßa Thä- Duy Xuyªn cïng sù gióp ®ì nhiÖt t×nh cña c¸c anh chÞ trong phßng nh©n sù ®· t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi nhÊt cho t«i trong suèt thêi gian thùc tËp t¹i C«ng ty. Víi ®iÒu kiÖn thêi gian còng nh­ kinh nghiÖm cßn h¹n chÕ cña mét sinh viªn ®i thùc tËp, khãa luËn nµy kh«ng thÓ tr¸nh ®­îc nh÷ng thiÕu sãt. T«i rÊt mong nhËn ®­îc sù chØ b¶o, ®ãng gãp ý kiÕn cña c¸c thÇy c« ®Ó t«i cã ®iÒu kiÖn bæ sung, n©ng cao ý thøc, tÝch gãp thªm kinh nghiÖm cña m×nh, phôc vô tèt h¬n cho c«ng t¸c thùc tÕ vµ nh÷ng c«ng viÖc sau nµy. Huế, tháng 05 năm 2019 Sinh viên Ngô Thị Lai Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Nghiên cứu định tính: 3 4.2.Nghiên cứu định lượng 3 4.2.1 Xây dựng khung nghiên cứu 3 4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: 5 4.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: 5 4.2.4 Phương pháp chọn mẫu: 5 4.2.5 Thiết kế bảng hỏi 6 4.2.6. Phương pháp phân tích: 6 5. Kết cấu của đề tài 8 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 9 1. Cơ sở lý luận 9 1.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội 9 1.2. KháiTrường niệm người lao động Đại học Kinh tế Huế 10 SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 1.3. Sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp 10 1.4. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và các bên liên quan 11 1.5. Thành phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) 12 1.6 Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động 15 1.6.1. Thu nhập 17 1.6.2 Phúc lợi 18 1.6.3. Điều kiện làm việc 18 1.6.4. Lãnh đạo 18 1.6.5. Đào tạo và phát triển 18 2. Cơ sở thực tiễn 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ CHI NHÁNH DUY XUYÊN - QUẢNG NAM 25 1. Tổng quan về công ty 25 1.1. Giới thiệu về công ty 25 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty 25 1.3. Logo công ty 28 1.4. Bộ máy quản lý công ty 29 1.5. Tầm nhìn-Sứ mệnh 32 1.6.Triết lí kinh doanh 32 1.7.Định hướng phát triển của công ty 32 1.8. Nhãn hàng tiêu biểu của công ty 32 1.9.Các thành tích, giải thưởng tiêu biểu của công ty cổ phần may Hòa Thọ -Duy Xuyên 33 1.10 Tình hình lao tại công ty cổ phần may Hòa Thọ, Duy Xuyên trong giai đoạn 2016-2018 33 1.11 Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm của công ty 35 2.Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động theo bộ tiêu chuẩn SA8000 tại công ty cổ phần may Hòa Thọ- Duy Xuyên, Quảng Nam 36 2.1. ThuTrường nhập Đại học Kinh tế Huế 36 SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.2. Phúc lợi 39 2.3. Điều kiện lao động 41 2.3.1 Lao động trẻ em 41 2.3.2 Lao động cưỡng bức 41 2.3.3 An toàn 42 2.3.4.Sức khỏe 44 2.3.5. Giờ làm việc 45 2.3.6. Bảo vệ môi trường 47 2.3.7. Chống mua bán người và sử dụng lao động nô lệ 48 2.4. Hệ thống quản lí 49 2.5: Đào tạo và phát triển 50 3.Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần May Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam qua kết quả khảo sát 50 3.1 Đặc điểm đối tượng khảo sát 50 3.1.1. Đối tượng khảo sát theo giới tính 51 3.1.2. Đối tượng khảo sát theo độ tuổi 52 3.1.3 Đối tượng khảo sát theo thu nhập 52 3.1.4 Đối tượng khảo sát theo thâm niên làm việc tại công ty 52 3.1.5 Đối tượng khảo sát theo phòng ban 52 3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Conbach's Alpha 52 3.3. Đánh giá của người lao động về việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty 55 3.3.1 Đánh giá về yếu tố thu nhập 56 3.3.2 Đánh giá về yếu tố Phúc lợi 57 3.3.3. Đánh giá về yếu tố Điều kiện làm việc 58 3.3.4. Đánh giá về yếu tố Lãnh đạo 59 3.3.5. Đánh giá về yếu tố biến đào tạo và phát triển 59 3.4. Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm yếu tố theo giới tính 60 3.4.1. Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố thu nhập theo giới tính 60 3.4.2. KếtTrường quả kiểm định Independent Đại- samplehọc T- testKinh nhân tố phúctế lợi Huế theo giới tính 62 SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 3.4.3 Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố điều kiện làm việc theo giới tính 63 3.4.4 Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố lãnh đạo theo giới tính 64 3.4.5. Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố Đào tạo và phát triển theo giới tính 65 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ CHI NHÁNH DUY XUYÊN, QUẢNG NAM 68 3.1 Nhóm giải pháp về Thu nhập 68 3.2. Nhóm giải pháp về phúc lợi 69 3.3. Nhóm giải pháp về Điều kiẹn làm viẹc 69 3.4.Nhóm giải pháp về Đào tạo phát̂ triển ̂ 69 3.5. Nhóm giải pháp cải thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa đồng nghiệp với nhau. 70 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 72 1. Kết luận 72 2. Đề xuất, kiến nghị 72 2.1. Kiến nghị với nhà nước, chính phủ 72 2.2. Đối với Công ty cổ phần May Hòa Thọ- Duy Xuyên, Quảng Nam 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSR: Trách nhiệm xã hội DN: Doanh nghiệp NLĐ: Người lao động SA8000:Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội CBCNV: Cán bộ công nhân viên BHYT: Bảo hiểm y tế BHXH: Bảo hiểm xã hội PCCC: Phòng cháy chữa cháy TGĐ: Tổng giám đốc KSC: Bộ phận làm công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm KHKT: Khoa học kĩ thuật Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu lao động tại công ty cổ phần may Hòa Thọ qua các năm từ 2016-2018 34 Bảng 2: So sánh lợi nhuận của công ty từ năm 2016 đến năm 2017 35 Bảng 3: Đặc điểm của đối tượng khảo sát 51 Bảng 4: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Conbach's Alpha cho từng biến quan sát.53 Bảng 5: Đánh giá của người lao động về yếu tố Thu nhập 56 Bảng 6: Đánh giá của người lao động về yếu tố Phúc lợi 57 Bảng 7: Đánh giá của người lao động về yếu tố Điều kiện làm việc 58 Bảng 8: Đánh giá của người lao động về yếu tố lãnh đạo 59 Bảng 9: Đánh giá của người lao động về yếu tố đào tạo và phát triển 59 Bảng 10. Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố thu nhập theo giới tính 61 Bảng 11: Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố phúc lợi theo giới tính 62 Bảng 12: Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố điều kiện làm việc theo giới tính 63 Bảng 13: Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố lãnh đạo theo giới tính 64 Bảng 14: Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố đào tạo và phát triển theo giới tính 65 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng DANH MỤC HÌNH Hình 1: Quy trình nghiên cứu 4 Hình 2: Mô hình kim tự tháp về CSR 13 Hình 3: Bộ máy quản lý công ty 29 Hình 4: Công ty giải quyết chế độ cho đối tượng lao động nữ mang thai 38 Hình 5: Công ty thực hiện đóng bảo hiểm 100% cho người lao động 40 Hình 6: Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp đang phối hợp với lực lượng PCCC tại công ty trong buổi diễn tập. 43 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, doanh nghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ. Việt Nam đã trở thành một trong số các nước xuất khẩu lớn trên thế giới về hàng dệt, may mặc, da giày, nông, thuỷ sản, đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ Xuất khẩu đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu mà ở đó các nguyên tắc thương mại mang tính ràng buộc được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhận thức và thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam đang gặp những khó khăn nhất định, bởi đây vẫn là vấn đề mới mẻ, chỉ xuất hiện vài thập niên gần đây và còn ít doanh nghiệp quan tâm. Đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, thiếu kinh nghiệm hoạt động trong kinh tế thị trường, do đó các chủ doanh nghiệp mới chỉ quan tâm tới số lượng, ít nhiều tới chất lượng sản phẩm, chưa quan tâm tới lợi ích người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng xã hội; hoạt động bảo vệ môi trường Nhận thức về TNXH của DN chỉ đơn giản là xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp để thu hút các nhà đầu tư, khách hàng hoặc làm từ thiện. Trên thực tế, các hành vi thiếu TNXH của DN gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới đời sống xã hội khiến dư luận bức xúc như lén lút xả chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường, gian lận, trốn thuế, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng, không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, hàng nghìn tai nạn lao động, ngộ độc thức ăn của công nhân ở các khu công nghiệp Những hậu quả này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, môi trường sống của thế hệ sau mà chúng ta không thể không kiểm soát. Do đó, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 đem lại cho doanh nghiệp khả năng phát huy tối đa nguồn nhân lực để cạnh tranh thắng lợi. Một doanh nghiệp phát triển bền vững không chỉ là mỗi năm tạo ra doanh thu nhiêu, lợi nhuận thu về như thế nào, nộp ngân sách bao nhiêu, hay tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, bởi đó chỉ là điều kiện cần cho sự phát triển. Điều kiện đủ cho sự phát triển bền vững vẫn phải đánh giá đến yếu tố phi tài chính, trong đó bao hàm trách nhiệm xãTrường hội, tức là đóng góp Đại cho sự pháthọc triển xãKinh hội. Hoạt đtếộng trách Huế nhiệm xã hội SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng của doanh nghiệp không còn chỉ là các hoạt động từ thiện, mà nó đã được nâng lên thành một yếu tố cấu thành cho sự phát triển bền vững. Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải nhận thức được rằng họ có trách nhiệm với xã hội trong toàn bộ tác động của họ với môi trường xã hội, môi trường tự nhiên và tuân thủ pháp lý, đó là những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng. Cho nên trách nhiệm xã hội là yếu tố rất căn bản cấu thành sự phát triển bền vững cho xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng. Công ty Cổ phần may Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam với bề dày lịch sử khá lâu trong lĩnh vực dệt may ở Việt Nam, là công ty dệt may đầu tiên nằm trên mảnh đất Duy Xuyên đầy tiềm năng như hiện nay. Bên cạnh đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty còn nhiều hạn chế dẫn đến nhiều trường hợp xin nghỉ việc và chuyển công ty. Thực trạng trên, ban lãnh đạo công ty cùng phòng nhân sự đã trực tiếp nói chuyện với người lao động để tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình hình đó. Nhận thức được vấn đề này trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần may Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam, tôi quyết định thực hiện đề tài "THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ CHI NHÁNH DUY XUYÊN- QUẢNG NAM" để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần may Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam và đưa ra giải pháp góp phần nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm xã hội nói chung và đối với người lao động nói riêng. -Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty cổ phần may Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam - Đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của công ty đối với người lao động Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại tổng công ty cổ phần may Hòa Thọ , Duy Xuyên, Quảng Nam. - Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 - Đối tượng điều tra: Công nhân viên tại công ty cổ phần may Hòa Thọ, Duy Xuyên, Quảng Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam. - Phạm vi thời gian: - Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2016 đến năm 2018 - Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu định tính: - Quan sát thái độ cách làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty để nhận xét trách nhiệm làm việc của mỗi người đối với công ty. - Phỏng vấn, trao đổi với bộ phận nhân sự ở công ty để kiểm tra đối chiếu kết quả đã được quan sát. 4.2.Nghiên cứu định lượng 4.2.1 Xây dựng khung nghiên cứu Quy trình nghiên cứu có thể tóm tắt theo sơ đồ sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Xây dựng thang đo Nghiên cứu định tính, phỏng vấn ban lãnh đạo để hiệu chỉnh thang đo Điều chỉnh thang đo Khảo sát ( nghiên cứu định lượng n = 120) Chọn công cụ phân tích - Mã hóa, nhập dữ liệu - Làm sạch dữ liệu - Thống kê mô tả - Crombach’s Alpha - Kiểm định giá trị trung bình kiểm định Independent- sample T- test Phân tích kết quả và viết báo cáo Hình 1: Quy trình nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin về tình hình tài chính, cơ cấu doanh nghiệp, thông tin nhân sự, . Từ phòng hành chính, phòng nhân sự, phòng kế toán Website: -tho-duy-xuyen/#ixzz5lX4GTWJW 4.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thông tin được thu thập từ việc thực hiện nghiên cứu khảo sát đối với người lao động. Tiến hành khảo sát nhân viên tại công ty cổ phần may Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam, thu thập dữ liệu định lượng từ bảng câu hỏi , dùng SPSS để xử lí và phân tích dự liệu định lượng. 4.2.4 Phương pháp chọn mẫu: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để có thể dễ tiếp cận với đối tượng khảo sát. Số lượng đối tượng khảo sát được tính toán hợp lí tại các bộ phận quản lí, chuyền may, kĩ thuật, bảo vệ và nhà ăn. Do quá trình thực tập tìm hiểu tại công ty còn nhiều hạn chế về thời gian, khả năng tiếp cận nhân viên nên tác giả thực hiện phương pháp chọn mẫu thuận tiện . Tuy nhiên, tác giả cố gắng có sự đồng đều về các bộ nhân viên giữa các bộ phận trong công ty. * Phương pháp xác định cỡ mẫu Theo Hair & cộng sự (1998) để phân tích nhân tố khám phá EFA, cần ít nhất 5 mẫu trên một biến quan sát. Như vậy, với 23 biến định lượng được đưa ra trong bảng khảo sát, kích cỡ mẫu (n) tối thiểu là: 5 x 23=115 (1) Fidell (1996) cho rằng: Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất. Tabachhnick & Fidell (1996) cho rằng kích thướt mẫu phải đảm bảo theo công thức: n>=8m+ 50 (2) Trong đó: n là cỡ mẫu, m là số lượng biến phụ có trong mô hình, với 5 biến phụ thuộc đưa ra trong mô hình đề xuất ta có: 8m + 50=8 x 5 + 50= 90 Ta thấy (1) > 90. Thỏa mãn được (2). Vậy số lượng mẫu điều tra tối thiểu là 115, nhưng để tránh các rủi ro trong quá trình điều tra Trường, tác giả tiến hành đi ềĐạiu tra 120 họcnhân viên. Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 4.2.5 Thiết kế bảng hỏi Công cụ thu thập thông tin là bảng câu hỏi dùng để thăm dò lấy ý kiến của các đối tượng, trong đó đa phần là câu hỏi đóng, có một câu hỏi mở. -Dạng câu hỏi là câu có cấu trúc mở, người được khảo sát viết câu trả lời vào chỗ chấm. - Dạng câu hỏi là câu có cấu trúc đóng với các loại câu hỏi và câu trả lời đã liệt kê sẵn và người được khảo sát chọn câu hỏi một câu trả lời hoặc nhiều câu trả lời, đánh giá theo thang điểm cho trước. 4.2.6. Phương pháp phân tích: Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích số liệu. Trong quá trình phân tích số liệu được tiến hành như sau: Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra mã hóa, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu một số phương pháp phân tích sẽ được sử dụng như sau: + Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng bảng tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm khảo sát như giới tính, độ tuổi, thu nhập, phòng ban và thâm niên công tác + Kiểm định giá trị trung bình của các biến quan sát + Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua đại lượng Cronbach's Alpha - Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ ( nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lopwsn hơn 0,6 ( Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao) ( Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). - Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu( Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) - Các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ ( nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rải rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu lớn 0,7. Dựa trên thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa trên các tiêu chí: - LoạTrườngi các biến quan sát cóĐại hệ số tương học quan biKinhến tổng nh ỏtếhơn 0,4(Huế đây là những SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6( các khái niệm trong nghiên cứu này là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời). + Kiểm định Independent T-test theo nhân tố giới tính 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, kiến nghị, khóa luận được kết cấu trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiến về việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động Chương 2: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần may Hòa Thọ, chi nhánh Duy Xuyên-Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần may Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên- Quảng Nam. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội CSR là viết tắt của cụm từ Corporate social responsibility được dịch là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của DN (doanh nghiệp) đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của DN và trở thành điều kiện bắt buộc để DN tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, khái niêm CSR còn mới với nhiều DN tại Việt Nam và năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở DN còn hạn chế. - Năm 1973 Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: "CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn Những yêu cầu pháp lý,kinh tế, công nghệ". - Archie Carroll (1990) còn cho rằng CSR có phạm vi khá rộng hơn" CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một tổ chức tại một thời điểm nhất định." - Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là điều kiện ràng buộc đối với các hợp đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển, buộc phải tuân thủ khi ký hợp đồng. - Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện qua các yêu cầu về tuân thủ chế độ lao động tốt, an toànvệ sinh thực phẩm, sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường. - Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững: " CSR là sự cam kết trong việc ứng xử hợp lí và đóng góp vào sự phát triển kinh tế , đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung". Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Phát triển kinh tế tý nhân của Ngân hàng Thế giới (WB):" CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát trền kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình của họ, cho cộng đồng và của toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội". 1.2. Khái niệm người lao động Tại Việt Nam, khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 định nghĩa: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người lao động có thể là người: - Lao động phổ thông, lao động chân tay (có tay nghề hoặc không có tay nghề): công nhân, thợ, nông dân làm thuê(tá điền), người giúp việc, - Lao động trí óc hoặc lao động văn phòng: nhân viên (công chức, tư chức), cán bộ, chuyên gia, Tại nhiều quốc gia như Đức kể từ khi cải cách pháp luật hông qua Đạo luật Hiến pháp trình trong năm 2001, theo pháp lý không còn phân biệt giữa nhân viên và công nhân. Luật này tác động đến một thỏa thuận thương lương tập thể của Đức. Như vậy,trong những năm gần đây, sự tách biệt và phân biệt đối xử giữa công nhân, viên chức, nhân viên hoặc cán bộ - thực hiện các hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp tương tự,hoặc hoạt động tương tự được bãi bỏ, như trong các thỏa ước tập thể cho dịch vụ công cộng và trong các thỏa ước tập thể về khuôn khổ của hợp đồng làm việc. 1.3. Sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp Phần nhiều các tập đoàn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thực hiện CSR chủ yếu do được thừa hưởng chính sách, chương trình từ tập đoàn mẹ. Bên cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp như các định nghĩa về CSR nói trên, các doanh nghiệp thực hiện các chương trình hướng tới cộng đồng, xã hội còn vì một số lý do. Đầu tiên, là để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của các bên cho vay. Ví dụ các dự án hoặc các công ty lớn đều đi vay vốn của các định chế tài chính như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châuTrường Á, JBIC, KFW ĐạiTất cả định học chế này Kinhđều áp dụng tế một sốHuế bộ tiêu chuẩn, SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng như bộ tiêu chuẩn thực hiện về phát triển bền vững môi trường và xã hội của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới. Bộ tiêu chuẩn này gồm 8 tiêu chuẩn liên quan đến đất đai, sức khỏe, an toàn, môi trường và xã hội Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, khi gia công giày cho Adidas hay New Balance, các công ty phải tuân thủ các quy định mà khách hàng này đưa ra như không sử dụng lao động trẻ em, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và các yêu cầu về môi trường. Những yêu cầu này thường được cụ thể hóa trong những bộ quy tắc ứng xử trách nhiệm xã hội như SA 8000. Thứ hai, thực hiện CSR là chiến lược để các công ty quản lý rủi ro và tạo sự đồng thuận xã hội. Thông thường công ty sẽ đối mặt với hai loại rủi ro chính: (1) rủi ro xã hội - là những rủi ro mà công ty có thể gây ra cho cộng đồng sinh sống xung quanh như tiếng ồn, khói, bụi, cháy nổ; (2) rủi ro công ty - là rủi ro mà cộng đồng sinh sống xung quanh có thể gây ra cho công ty như biểu tình, chặn đường ra vào công ty, phá hoại cơ sở vật chất và tài sản công ty Thực hiện CSR sẽ giúp doanh nghiệp ngăn ngừa và hóa giải những rủi ro thông qua cung cấp thông tin hai chiều, đối thoại hoặc có những hỗ trợ thiết thực giúp cộng đồng phát triển sinh kế để bù đắp lại những thiệt hại nếu có (ví dụ, mất đất nông nghiệp cho việc xây dựng nhà máy, bị ảnh hưởng bởi khói bụi, tiếng ồn ). Tất nhiên, nếu doanh nghiệp cố tình gây ô nhiễm môi trường, vi phạm luật lao động hay làm những điều trái với quy định của pháp luật thì có thực hiện CSR cũng chẳng ích gì, bởi CSR lúc này chỉ là biện pháp trá hình mà không phải là một chiến lược xuất phát từ thực tâm của công ty. Thứ ba, CSR còn là chiến lược tạo sự khác biệt về thương hiệu, xây dựng sự yêu thích từ khách hàng, người tiêu dùng. Đây đang là xu hướng được nhiều tập đoàn trên thế giới coi trọng. 1.4. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và các bên liên quan Các bên liên quan/hữu quan (stakeholder) của một doanh nghiệp theo mô hình lý thuyết của CSR là các cá nhân và tổ chức có quyền lợi, trách nhiệm, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp (Freeman, 1984). Các bên liên Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng quan là khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, ban giám đốc, chủ sở hữu, cổ đông, cơ quan nhà nước, đoàn thể, các nhóm chính trị, các phương tiện truyền thông, và những người khác. Nhân viên là một trong các nhóm của các bên liên quan quan trọng nhất mà lợi ích của họ phải được đề cập đến (Clarkson, 1995). Vì họ có hành vi ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, các nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của tổ chức. Do đó, hành vi của nhân viên có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động CSR của doanh nghiệp và họ có những phản ứng khác nhau tại nơi làm việc (Koh và Boo, 2001; Peterson 2004). Là thành viên của tổ chức nhân viên có liên quan, có những đóng góp và phản ứng với việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp (Rupp và cộng sự, 2006). Nhân viên không chỉ mong đợi công ty cư xử một cách có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng mà họ còn là là tác nhân quan trọng của CSR (Peterson, 2004; Rupp và cộng sự, 2006). Vì vậy, cuối cùng việc thực thi các chiến lược CSR một cách thường xuyên là trách nhiệm của nhân viên. Thành tựu của các kế hoạch CSR sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự tự nguyện của nhân viên khi hợp tác và tuân thủ chiến lược CSR (Collier và Esteban, 2007; trích bởi Phạm Thị Thanh Hương, 2013). Khi nhân viên nhận thức rõ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp của mình họ sẽ phản ứng lại bằng tình cảm, thái độ và hành vi; do đó CSR là một chủ đề quan tâm của học giả, của nhà quản lý và của các doanh nghiệp (Rupp và cộng sự, 2006). 1.5. Thành phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) Trách nhiệm xã hội đã trở nên phổ biến và có rất nhiều quan điểm khác nhau về nội dung và phạm vi cũng như những nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Trong số đó, mô hình “kim tự tháp” của Carroll (1979) có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất. Do đó, nghiên cứu này dựa trên phương pháp luận là mô hình kim tự tháp của Carroll (1979). Theo mô hình kim tự tháp Carroll (1979), CSR bao gồm bốn yếu tố: -Trách nhiệm từ thiện/nhân đạo: Là một công dân doanh nghiệp tốt Có đóng góp nguồn lực cho cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng -Trách nhiệm đạo đức: Thực hiện đúng những gì được coi là công bằng, đúng đắn, hợp lý - Trách nhiệm pháp luật/pháp lý: Cần phải hoạt động theo đúng pháp luật - Trách nhiệm kinh tế: Cần phải có lợi nhuận. Đây là nền tảng của mọi trách nhiệm khác Trách nhiệm từ thiện, nhân đạo Là một công dân doanh nghiệp tốt Có đóng góp nguồn lực cho cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống Trách nhiệm đạo đức Thực hiện đúng những gì được coi là công bằng, đúng đắn, hợp lí Trách nhiệm pháp luật, pháp lí Cần phải hoạt động theo đúng pháp luật Trách nhiệm Kinh tế Cần phải có lợi nhuận Đây là nền tảng của mọi trách nhiệm khác Hình 2: Mô hình kim tự tháp về CSR Nguồn: Carroll (1979, 1991) * Trách nhiệm kinh tế (economic responsibility): tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân. Hơn thế, doanh nghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội. Vì vậy, chức năng kinh doanh luôn phải được đặt lên hàng đầu. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp (Carroll, 1979). * Trách nhiệm pháp luật/pháp lý (legal responsibility): Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân theo các luật lệ, luật pháp của địa phương, của đất nước và cả luậtTrường quốc tế. Đó chính Đại là sự cam học kết của doanhKinh nghiệp tếvới xãHuế hội. Các doanh SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ pháp luật một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Carroll, 1979). * Trách nhiệm đạo đức (ethical responsibility): Là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được đưa vào văn bản luật. Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật (ví dụ như tránh gây thiệt hại, tổn thương cho xã hội; tôn trọng quyền con người; chỉ làm những điều đúng và công bằng ). Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nhưng lại chính là trung tâm của trách nhiệm xã hội. Ví dụ: ngày nghỉ thứ 7, tiền làm thêm giờ, điều kiện lao động, quan hệ với cộng đồng, thông tin cho người tiêu dùng, uy tín với đối tác đều là các vấn đề mở và mức độ cam kết như thế nào phụ thuộc vào trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp. Trách nhiệm đạo đức bao gồm những hoạt động mở rộng ra ngoài những hạn chế của trách nhiệm pháp lý (Carroll, 1979). *Trách nhiệm nhân đạo/từ thiện (philanthropic responsibility): là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, như quyên góp ủng hộ người khó khăn, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Doanh nghiệp phải đáp ứng được các kỳ vọng từ xã hội như là những công dân tốt (be a good corporate citizens). Ví dụ về trách nhiệm nhân đạo như doanh nghiệp đóng góp về nguồn lực tài chính, công sức cho các hoạt động nghệ thuật, giáo dục và các hoạt động cộng đồng. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội đến mức độ này vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi (Carroll, 1979). Mô hình trên có tính toàn diện và khả thi cao, là quan điểm được nhiều nghiên cứu cả thực tiễn và học thuật chấp nhận. Các vấn đề liên quan được đề cập trong định nghĩa CSR được tách ra và ngày càng phát triển. Dựa trên cái nhìn tổng quan về sự phát triển trong việc xác định trách nhiệm xã hội, có thể kết luận rằng định nghĩa CSR của Carroll là được chấp nhận rộng rãi nhất và được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm. TrườngCarroll (1979) ghi nhậnĐại và tích học hợp các khíaKinh cạnh hiện tế tại v àoHuế một định nghĩa SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng để mà giải thích hoàn toàn những gì về CSR . “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm kinh tế, pháp lý, đạo đức và kỳ vọng mà xã hội mong chờ các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Carroll, 1979, trang 500). Một cách tiếp cận để phân loại giải thích định nghĩa CSR của Carroll được đưa ra bởi Banerjee (2007) bao gồm một số chủ đề chính: Đầu tiên, nghĩa vụ trong ngắn hạn được xác định để phản ánh những gì một công ty cần xây dựng các chính sách và hành động của mình. Thứ hai, CSR thường vượt quá yêu cầu pháp lý bắt buộc, chẳng hạn như quan tâm đến nhân viên của mình. Thứ ba, hoạt động tình nguyện được đề cập như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Và cuối cùng, mối quan tâm của “xã hội” và “lợi ích xã hội” thuật ngữ “các bên liên quan” và thu hẹp trách nhiệm mà một công ty phải đáp ứng. Banerjee (2007) khẳng định rằng định nghĩa của Carroll (1979) phản ánh bản chất và loại trách nhiệm của doanh nghiệp. Một cách giải thích khác về CSR cũng khẳng định tính toàn diện về định nghĩa của Carroll: Đầu tiên, CSR có thể được giải thích với hai chức năng cụ thể là: nghĩa vụ kinh tế - xã hội và xã hội con người. Thứ hai, trách nhiệm xã hội được xác định từ quan điểm của lý thuyết tính hợp pháp và lý thuyết các bên liên quan, trong đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh (Stratling, 2007). Cuối cùng, cách để xác định trách nhiệm xã hội được dựa trên quan điểm của vấn đề quản lý xã hội và quản lý các bên liên quan (Gao, 2009; trích bởi Le Thi Thanh Xuan và Teal, 2011). Định nghĩa Carroll thuộc về quan điểm đầu tiên, nhưng nó cũng có thể bao gồm những những quan điểm khác. Việc xem xét các tài liệu cho thấy, định nghĩa CSR của Carroll là toàn diện hơn những người khác vì nó có thể tích hợp tất cả các khía cạnh hiện tại và có thể được giải thích bởi tất cả các phương pháp tiếp cận xác định trách nhiệm xã hội . 1.6 Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động. Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng thân của sự phát triển sẽ không bền vững, sẽ phải trả giá rất đắt về môi trường và những vấn đề xã hội. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về môi trường, bình đẳng giới,an toàn lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. Trên thực tế, không phải đến bây giờ vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới được đặt ra, mà trái lại, ngay trong thời bao cấp người ta cũng đã nói nhiều về trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp đối với nhà nước và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức mà cả phương diện pháp lý. Những tác hại về môi trường do một số doanh nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về mặt đạo đức , mà phần quan trọng hơn cần được xử lý nghiêm khắc về mặt pháp lý .Do đó, không phải ngẫu nhiên, trong những năm gần đây, trên sách báo và thông tin đại chúng ở Việt Nam, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Mục đích của SA8000 là cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu đưa ra các yêu cầu chung liên quan đến điều kiện làm việc cho tất cả các ngành nghề và quốc gia. Phối hợp với các tổ chức nhân quyền và lao động trên khắp thế giới. Khuyến khích sự hợp tác gữa giới chủ, công nhân và các tổ chức dân sự. Mang lại lợi ích cho cả cộng đồng kinh doanh và người tiêu dùng thông qua phương thức đôi bên cùng có lợi. Khi tổ chức quyết định áp dụng SA 8000 thì có nhiều lý do để áp dụng trong đó có những lý do chính sau: + Muốn cải thiện môi trường làm việc + Muốn cải thiện đời sống sức khỏe trong tổ chức + Muốn cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp + Muốn cải thiện mối quan hệ với chính quyền địa phương + Bị khách hàng ép buộc,bị các nước nhập khẩu bắt buộc ( rào cản phi thuế quan) Nội dung được thể hiện qua các yếu tố sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 1.6.1. Thu nhập - Người lao động làm việc tại Công ty được phân công làm việc theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và làm công việc gì hưởng lương theo công việc đó. Người lao động được nâng bậc lương khi đến thời hạn và được nâng lương trước thời hạn khi người lao động có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất. Người lao động được đảm bảo mức tiền lương không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu nhà nước quy định; nếu thấp hơn sẽ được bù. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm và theo tính chất công việc được giao sẽ được trả lương vào ngày 10 đến ngày 15 hằng tháng (Kèm theo phương án trả lương của Công ty đã được phê duyệt và được niêm yết tại bảng tin của Công ty) và được nhận tiền thưởng chuyên cần, thưởng thành tích xuất sắc và được hưởng lương tháng thứ 13 vào cuối năm. Các khoản thu nhập của người lao động được công khai trên bảng lương chi tiết hằng tháng. Người lao động làm thêm giờ được trả làm thêm giờ bằng 150% tiền lương làm thêm vào ngày bình thường và bằng 200% làm thêm vào ngày chủ nhật, 300% vào những ngày nghỉ Lễ, Ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Người lao động làm việc vào ban đếm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Thời gian làm thêm của người lao động khi cần thiết vào những ngày bình thường tối đa không quá 04giờ/Ngày, 30 giờ/ tháng, 300 giờ/năm. Tiền lương: tiền lương hàng tuần (hoặc hàng tháng) phải đáp ứng các yêu cầu của Luật pháp và phải trang trải đủ những nhu cầu cơ bản của công nhân và gia đình; không được trừ lương vì lý do vi phạm kỷ luật. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 1.6.2 Phúc lợi - Quyền tự do hội họp và thỏa ước tập thể: Tôn trọng quyền thành lập công đòan và gia nhập công đòan, không đe dọa, ngăn cản hội họp công đòan. - Sự phân biệt đối xử: không phân biệt đối xử với các lý do sắc tộc, đẳng cấp, nguồn gốc, tôn giáo, giới tính, tổ chức chính trị, tuổi tác, không quấy rối tình dục. 1.6.3. Điều kiện làm việc - Lao động trẻ em: không được tuyển công nhân dưới 15 tuổi( dưới 14 tuổi đối với các nước đang phát triển theo Công ước 138 của ILO) và biện pháp khắc phục nếu phát hiện có trẻ em đang làm việc. - Lao động cưỡng bức: không được ràng buộc về nợ và lao động khổ sau, tổ chức và các nhà thầu phụ, nhà gia công của tổ chức không được giữ tiền đặt cọc và giấy tờ tùy thân của người lao động. - An tòan và sức khỏe: cung cấp một môi trường làm việc an tòan và bảo đảm sức khỏe, thực hiện phòng ngừa tai nạn lao động, đào tạo công nhân về an tòan và bảo đảm sức khỏe, có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh, nước uống cho người lao động. - Giờ làm việc: tuân theo luật hiện hành, nhưng không được nhiều hơn 48giờ/ tuần. Làm 7 ngày được nghỉ 1 ngày. Thời gian tăng ca không quá 12 giờ/ tuần. 1.6.4. Lãnh đạo - Hệ thống quản lý bao gồm: Có chính sách trách nhiệm xã hội, phải tổ chức họp lãnh đạo định kỳ để xem xét tình hình thực hiện hệ thống trách nhiệm xã hội, phải có người đại diện để quản lý hệ thống trách nhiệm xã hội, phải kiểm sóat các nhà cung cấp/ nhà thầu phụ, thực hiện khắc phục và phòng các điểm không phù hợp, lưu trữ hồ sơ. 1.6.5. Đào tạo và phát triển Công ty có những chính sách đào tạo và phát triển tuân thủ theo các quy định và chuẩn mực xã hội bao gồm hệ thống đào tạo chuyên nghiệp và bộ phận xử lí kỉ luật. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2. Cơ sở thực tiễn Trách nhiệm xã hội của DN được quy định trong các CoC được hiểu là trách nhiệm của DN đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục, chủ yếu ngay tại nơi làm việc. Đó cũng chính là quá trình chuyển từ mối quan tâm thuần tuý đến tăng trưởng của mỗi DN, của mỗi nền kinh tế sang mối quan tâm đến sự phát triển mà mỗi DN đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Việc thực hiện các quy định thể hiện Trách nhiệm xã hội của DN trong các CoC là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của DN, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp của DN mang tính chất nhân đạo, từ thiện được trích ra từ lợi nhuận của DN sau khi đã bán sản phẩm.Thực hiện Trách nhiệm xã hội của DN Việt Nam là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho DN, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của DN, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn luật pháp lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá DN trong nền kinh tế hiện đại. Công việc này đối với DN Việt Nam mới chỉ là bắt đầu song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Bởi vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện cho DN thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.Thời gian gần đây, dư luận đang quan tâm chặt chẽ và bức xúc đối với hàng loạt vụ vi phạm đạo đức kinh doanh, xâm hại môi trường và sức khỏe con nguời ở mức độ nghiêm trọng; điển hình là vụ sữa nhiễm melamine của Trung Quốc và vụ xả trực tiếp chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải của công ty Vedan ở Việt Nam. Sự đúng – sai trong những vụ việc trên là rõ ràng. Tuy nhiên, đối với xã hội và hàng ngàn doanh nghiệp dang hoạt dộng khác, bài toán về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) lại đuợc đặt ra và cần đuợc thảo luận nghiêm túc cả về mặt lý luận chính sách và thực tiễn. Trên thế giới, đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trách nhiệm xã hội không còn là vấn đề xa lạ. Các doanh nghiệp nếu thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình sẽ đạt được một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toànTrường cầu ngày càng quan Đại tâm hơn học tới ảnh hưKinhởng của việc tế toàn Huế cầu hoá đối với SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Chúng ta có thể dẫn ra đây một số ví dụ về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất. Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt các thiết bị mới. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí(5). Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương, thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. Thứ hai, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu. Mỗi doanh nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Chẳng hạn, Công ty Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm 70 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương và do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấpTrường địa phương. Nhờ đó, Đại số lượng học làng cung Kinhcấp sữa bò đtếã tăng Huếtừ 6 tới hơn 400, SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn. Thứ ba, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty. Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Đến lượt nó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động. Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tưởng. Chẳng hạn, hãng điện tử dân dụng Best Buy đã có chương trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; hãng nước khoáng nổi tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nước thân thiện với môi trường. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình, mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội(7). Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Có một thực tế là, ở các nước đang phát triển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao không nhiều. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thu hút, giữ chân họ và phát huy hết khả năng của họ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tất cả những điều nói trên là cơ sở để luận chứng cho sự cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung, đồng thời là những kinh nghiệm bổ ích, có giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là vấn đề mớiTrường mẻ, nhưng bước Đại đầu đã đưhọcợc một sốKinh bộ, ngành quantế tâm,Huế chú ý. Bằng SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng chứng là, từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao(8). Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộcTrường da Hào Dương, Công Đại ty Gi ấyhọc Việt Tr ì,Kinh công ty Hyundai tế VinashinHuế (Khánh SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội. Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần tìm nguyên nhân của các hiện tượng và những giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Một số người cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là “các khoản đóng góp từ thiện”. Một số người khác cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn thực hiện trách nhiệm xã hội. Nói tóm lại, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam còn tương đối khó khăn. Sở dĩ như vậy trước hết là do sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội; trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chỉ đơn thuần được hiểu là các khoản đóng góp từ thiện. Thứ hai, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng gây ra những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội. Điều này đặc biệt khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nói một cách toàn diện hơn, theo nghiên cứu năm 2002 của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, những rào cản và thách thức lớn nhất cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: 1. Nhận thức về trách nhiệm xã hội trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn có sự khácTrường nhau khá lớn. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2. Năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ quy tắc ứng xử (CoC). 3. Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ). 4. Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn. 5. Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp. 6. Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng(9). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ CHI NHÁNH DUY XUYÊN - QUẢNG NAM 1. Tổng quan về công ty 1.1. Giới thiệu về công ty Được thành lập từ 1962, Hòa Thọ là một trong những doanh nghiệp dệt may có bề dày lịch sử và quy mô lớn với 2 lĩnh vực chính : 1- Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc, các loại sợi. 2- Nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị thiết yếu dùng để kéo sợi và sản xuất hàng may mặc Không chỉ là một hệ thống cung ứng Sợi - May hàng đầu Việt Nam, Hòa Thọ còn giữ vai trò nòng cốt, trong các hoạt động của Vinatex và Vitas, tích cực đóng góp to lớn vào ngành dệt may Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Với chủng loại sản phẩm đa dạng gồm Suit, quần tây, áo khoác, bảo hộ lao động, cùng chất lượng đảm bảo, mẫu mã hợp thời trang, sản phẩm Hòa Thọ được khách hàng đánh giá cao, kể cả những thị trường với nhiều tiêu chuẩn khắt khe như Hòa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc Cùng với bề dày lịch sử lâu đời, quy mô sản xuất lớn, đội ngũ nhân sự tâm huyết và sáng tạo, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, Hòa Thọ không ngừng gia tăng năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế dẫn đầu cũng như thương hiệu của mình trên cả thị trường trong nước và quốc tế 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Năm 1962: Được thành lập từ năm 1962, tiền thân có tên là Nhà máy Dệt Hoà Thọ (SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Năm 1975, khi thành phố Đà Nẵng được giải phóng, Nhà máy Dệt Hoà Thọ được chính quyền tiếp quản và đi vào hoạt động trở lại vào ngày 21/04/1975. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Năm 1993: Đổi tên thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Dệt Hoà Thọ theo quyết định thành lập số 241/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1997: Đổi tên thành Công ty Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 433/QĐ-TCLĐ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Năm 2005: Chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 200/2005/QĐ-TTg ngày 08/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2006: Ngày 15/11/2006 chuyển thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 3252/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 02 năm 2007. Lịch sử hình thành và phát triển các đơn vị thành viên Năm 1993: Đầu tư 2 vạn cọc sợi và một xưởng dệt vải với 400 máy dệt Năm 1975: Thành lập Nhà Máy Sợi Hoà Thọ Năm 1997: Thành lập Nhà Máy May Hoà Thọ 1 Năm 1999: Thành lập Nhà Máy May Hoà Thọ 2 Năm 2001: Thành lập Công Ty May Hoà Thọ - Điện Bàn Năm 2002: Thành lập mới hai đơn vị - Thành lập Nhà Máy May Hoà Thọ 3, đến năm 2010 sát nhập vào Nhà Máy May Hòa Thọ 2 (nay là Nhà Máy May Veston Hòa Thọ) - Thành lập Công ty May Hoà Thọ - Quảng Nam. Năm 2003: Thành lập Công Ty May Hoà Thọ - Hội An Năm 2007: Đầu tư mới hai Công ty: - Công ty May Hoà Thọ - Duy Xuyên - Công ty May Hoà Thọ - Đông Hà Năm 2011: Thành lập Nhà Máy May Veston Hòa Thọ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Năm 2012: - Góp vốn đầu tư vào Công Ty CP May Hòa Thọ - Phú Ninh. - Thực hiện tách Công Ty Sợi Hòa Thọ thành 02 nhà máy Sợi 1 và Sợi 2. Năm 2016 cho đến nay: - Góp vốn đầu tư thành lập Công Ty CP Sợi Hòa Thọ - Thăng Bình - Thành lập Nhà Máy May Hòa Thọ - Quãng Ngãi - Thành lập Nhà Máy May Hòa Quý CÔNG TY CP MAY HÒA THỌ - DUY XUYÊN Tên giao dịch: HOATHO DUY XUYEN GARMENT JOINT STOCK COMPANY. Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần Mã số thuế: 4000939407 Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Gò Dỗi, đường 610, Xã Duy Sơn, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam Đại diện pháp luật: Huỳnh Khanh Ngày cấp giấy phép: 03/10/2013 Ngày hoạt động: 05/10/2013 Tổng số lao động 500 lao động Tổng diện tích :5251 Số chuyền may: 9 chuyền Năng suất 1.200.000sp/năm Chuyên sản xuất: Quần tây các loại Khách hàng chính: Perry Ellis, Fishman Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Mã STT Tên ngành ngành 1 Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) 13220 2 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép 4641 3 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác 4659 4 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669 1.3. Logo công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 1.4. Bộ máy quản lý công ty GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC kỹ thuật P.GIÁM ĐỐC Kế hoạch TỔ CHỨC HÀNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH K.C.S CHÍNH BV.VS ,Y TẾ TIỀN LƯƠNG, KIỂM FINAL BHXH, SA CHI PHÍ - NHÀ ĂN ĐÓNG THÙNG QUẢN QUẢN QUẢN ĐỐC ĐỐC ĐỐC 1 2 3 Bộ Kho Tổ Cắt Hoàn Phòng Ban B T T phận NPL Thành ộ ổ ổ KT Lean ph n Chu n Kế kiểm ậ ẩ Cơ triển b n hoạch vải ị điệ khai KCS,CN KCS,CN KCS,CN DỰ PHONG DỰPHÒNG DỰ PHÒNG TỔ 1 TỔ 4 TỔ 7 TỔ 8 TỔ 2 TỔ 5 TỔ 9 TỔ 3 TỔ 6 Hình 3: Bộ máy quản lý công ty SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 29 Trường Đại học Kinh tế Huế
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng *Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong công ty, được bổ nhiệm và chịu sự chi phối, chỉ đạo của tập đoàn, là người đại diện pháp lý trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về quyền và nghĩa vụ của công ty, là người ra quyết định và chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh của công ty. * Phó giám đốc kế hoạch : Chỉ đạo trực tiếp các phòng ban như bộ phận kế hoạch, kho, tổ cắt và hoàn thành. Là người tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính * Phó giám đốc kỹ thuật : Phụ trách việc quản lý kỹ thuật trong quá trình sản xuất như cơ điện, phòng kiểm tra, bộ phận triển khai,tổ chuẩn bị, cố vấn cho giám đốc trong quá trình mua máy móc thiết bị công nghệ quản lý hệ thống thiết bị sản xuất trong khâu chế biến, là người trợ giúp đắt lực cho giám đốc. *KCS: -Tham mưu đề xuất với ban lãnh đạo công ty về công tác tổ chức quản lí và kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Bao quát chung về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm - Thành lập các bộ phận đảm nhận các động kiểm tra chất lượng sản phẩm trong công ty cho phù hợp với thực tế( đổi người, bố trí người phù hợp với công việc). * Tổ chức hành chính: - Tuyển dụng, bố trí nhân lực, điều hành an ninh, y tế đời sống - giải quyết các chế độ cho người lao động - giải quyết các thủ tục pháp lý của công ty * Kế toán tài chính - Tổng hợp tính lương hằng tháng cho cán bộ công nhân viên - Lưu trữ hồ sơ sản xuất kiêm thủ quỹ - Kế toán vật tư, tiền mặt - Chi phí nhà ăn *Quản đốc: - Là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất của công ty, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao. - Tổ chức phân công công việc, đôn đóc hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảoTrường hoạt động đúng ti ếĐạin độ, đáp họcứng yêu cKinhầu chất lượ ngtế đượ cHuế giao, đồng thời SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng đảm bảo công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, vệ sinh thực công nghiệp, PCCC . -Phát hiện và xử lí kịp thời các sự cố phát sinh về máy móc, con người trong ca làm việc. *Kỹ thuật chuyền may - Chịu trách nhiệm hướng dẫn kĩ thuật may hàng từ khi may mẫu đến khi đưa hàng vào may đại trà và kết thúc đơn hàng - Giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm của chuyền Phối hợp với tổ trưởng phân công công đoạn phù hợp tay nghề công nhân, lập kế hoạch đào tạo hướng dẫn thao tác thừa, cải tiến nâng cao nâng suất đạt chỉ tiêu được giao - Tạo không khí làm việc vui vẻ thân thiện, không gây mất đoàn kết nội bộ, bằng mặt không bằng lòng, xây dựng công sở văn hóa. - Đảm bảo sản phẩm làm ra đạt yêu cầu kĩ thuật , hạn chế thấp nhất để xảy ra hàng lỗi, hàng kém chất lượng. - Trả hàng tái chế lại và hướng dẫn công nhân thực hành - Theo dõi tình trạng thiết bị - Kết hợp phòng kĩ thuật, cơ điện nhà máy để chuẩn bị Rập, ke cử, thiết bị theo quy trình thiết kế chuyền. - Phối hợp với KCS chuyền để phát hiện kịp thời những lỗi khi mới rải chuyền. - Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc cùng với tổ trưởng thực hiện tốt công việc được giao, thay thế khi tổ trưởng vắng mặt. *Tổ trưởng - Kiểm tra chuyền may hằng ngày - Làm tốt công tác chuẩn bị phụ liệu cho chuyền may đang sản xuất - Chịu trách nhiệm về chuyền may của mình bao gồm về công nhân, thiết bị, thành phẩm và tiền lương - Quản lý và giám sát chuyền may và các công việc có liên quan như thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp,an toàn thực phẩm - Theo dõi và đôn đốc hàng lên chuyền, tạo không khí làm việc thi đua tích cực, vui vẻ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Chịu trách nhiệm về sản lượng hằng ngày của tổ - Chấp nhận và giám sát công nhân của mình tuân thủ đúng nội quy, quy định và hệ thống của công ty -Phối hợp với kĩ thuật chuyền phân công công đoạn cho phù hợp tay nghề, điều động công nhân theo kế hoạch đào tạo hướng dẫn thao tác theo yếu cầu của kĩ thuật. 1.5. Tầm nhìn-Sứ mệnh Xây dựng Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hòa Thọ phát triển trường tồn, có tính nhân văn cao, có chất lượng vượt trội, có sáng tạo không ngừng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng để hàng hóa Hòa Thọ đi khắp thế giới và Hòa Thọ là Doanh Nghiệp nòng cốt của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. 1.6.Triết lí kinh doanh Người lao động là tài sản quý giá nhất của Tổng Công Ty. Tạo giá trị thực sự cho khách hàng. Đóng góp vào sự phát triển của đất nước, môi trường sống và đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông. 1.7.Định hướng phát triển của công ty Văn hóa nhân văn và thượng tôn pháp luật. Môi trường xanh, sạch, đẹp. Chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế. Tích cực tham gia chuỗi giá trị ngành và toàn cầu. 1.8. Nhãn hàng tiêu biểu của công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 1.9.Các thành tích, giải thưởng tiêu biểu của công ty cổ phần may Hòa Thọ -Duy Xuyên Công ty có bề dày lịch sử khá lớn, đã trở thành doanh nhiệp vững mạnh trong ngành dệt may, dưới đây là một số giải thưởng của công ty: -Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khen tặng danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động” năm 2018, đây là danh hiệu 5 năm liền Tổng Công ty đã đạt được. -Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội vì đã thực hiện tốt pháp luật lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động năm 2018. -Đạt Danh hiệu “Doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia giai đoạn 2018 - 2020”. -Bằng khen của Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam về Doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2010, 2011. - Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu về An toàn lao động năm 2008” do Bộ Lao động và TBXH tặng. -Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2018. 1.10 Tình hình lao tại công ty cổ phần may Hòa Thọ, Duy Xuyên trong giai đoạn 2016-2018 Trong mọi tổ chức, lao động luôn là yếu tố then chốt, có ảnh hưởng quyết định đến mọi hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong nhiều năm qua, công ty đã không ngừng bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường hiện nay. Trong 3 năm trở lại đây( 2016-2018), tình hình lao động ở công ty cổ phần May Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam có những đặc điểm sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Bảng 1: Tình hình lao động tại công ty cổ phần may Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam qua các năm từ 2016-2018 Đơn vị: người 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tiêu chí Số Số Số (%) (%) (%) (+/-) (%) (+/-) (%) lượng lượng lượng Tổng số 450 100 480 100 500 100 30 6,66 20 4,1 lao động Phân theo giới tính Nam 140 31,11 145 30,20 165 36 5 0,71 20 13,79 Nữ 310 68,89 335 69,80 335 64 25 8,06 0 0 Phân theo trình độ Đại học 70 15,55 80 16,67 90 18 10 0,28 10 12,5 Cao đẳng, 60 13,33 61 12,70 71 14,2 1 1,66 10 16,39 trung cấp Phổ 320 71,12 339 70,63 339 67,8 19 5,93 0 0 thông (Nguồn: Phòng nhân sự công ty) Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các yếu tố về vốn, vật chất, tài chính, kĩ thuật thì yếu tố lao động cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, quyêt định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì vậy việc sử dụng hợp lí nguồn lao động để phát huy tôt năng lực của mỗi lao động là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Với lịch sử hoạt động lâu năm trong ngành dệt may, công ty cổ phần may Hòa Thọ đãkhông ngừng cải thiện công tác tổ chức, quản lý lao động cũng như nâng cao lực lượng lao động cả về số lượng lẫn chất lượng. Tổng số lao động của công ty năm 2017 là 480 người, tăng lên 30 người so với năm 2016 là 450 người.Ta nhìn thấy sự thay đổi về số lao động qua bảng 1. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Xét theo giới tính, lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao động nam trong tổng số lao động của công ty. Lao động nữ chiếm 68,89%năm 2016, năm 2017 chiếm 69,80%, năm 2018 chiếm 64%. Đối với lao động nam, năm 2016 chiếm 31,11%, năm 2017 chiếm 30,20% và năm 2018 chiếm 36%. Do đặc thù của ngành dệt may là nhẹ nhàng nhưng rất khéo léo nên lao động công nhân chủ yếu là nữ. Xét về trình độ học vấn, trình độ học vấn qua các năm tăng cao, cụ thể năm 2016 bậc đại học có 70 người chiếm 15,55 % , năm 2017 có 80 người tăng 10 người chiếm 16,67% và năm 2018 có 90 người tăng 10 người so với năm 2017 và tăng 20 người so với năm 2016.Qua đó, chúng ta biết được rằng trình độ bậc đại học chiếm tỷ trọng không cao nhưng sẽ là lực lượng nòng cốt của công ty.Trình độ cao đẳng, trung cấp ít có sự thay đổi qua các năm, từ năm 2016 có 60 người chiếm 13,33%, sang năm 2017 tăng thêm 1 người là 61 người chiếm 12,70% và đến năm 2018 có 71 người chiếm 14,2%. Trình độ chiếm tỉ trọng cao nhất là đối tượng lao động phổ thông,lao động ở nhóm này thường ở các bộ phận chuyền may, nhà bếp, tổ vệ sinh, bảo vệ .Công việc của nhóm này không yêu cầu về trình độ mà yêu cầu về sự nhiệt huyết và sự trung thành. 1.11 Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm của công ty Bảng 2: So sánh lợi nhuận cra công ty từ năm 2016 đến năm 2018 So sánh Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng lợi nhuận 523,862 555,553 611,345 31,691 6,049 55,792 10,042 (triệu đồng) (Nguồn: Phòng kế toán công ty) Theo báo cáo từ phòng kế toán của công ty, ta nhận thấy lợi nhuận của công ty cổ phần may Hòa Thọ- Duy Xuyên, Quảng Nam tăng đều đặn qua các năm với tốc độ cao.Cụ thể là năm 2016, lợi nhuận của công ty là 523,862 triệu đồng sang năm 2017 lợi nhuận là 555,553 triệu đồng, tăng 31,691 triệu đồng tương ứng 6,049% Sang năm 2018 lợi nhuận là 611,345 triệu đồng, tăng 55,792 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng 10,042%. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động theo bộ tiêu chuẩn SA8000 tại công ty cổ phần may Hòa Thọ- Duy Xuyên, Quảng Nam Công ty đưa ra các chính sách cụ thể trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động như sau: 2.1. Thu nhập Công ty luôn bảo đảm thực hiện tốt các chính sách chế độ tiền lương đối với người lao động theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước: Người lao động làm việc tại Công ty được phân công làm việc theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và làm công việc gì hưởng lương theo công việc đó. Người lao động được nâng bậc lương khi đến thời hạn và được nâng lương trước thời hạn khi người lao động có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất. Người lao động được đảm bảo mức tiền lương không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu nhà nước quy định; nếu thấp hơn sẽ được bù. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm và theo tính chất công việc được giao sẽ được trả lương vào ngày 10 đến ngày 15 hằng tháng (Kèm theo phương án trả lương của Công ty đã được phê duyệt và được niêm yết tại bảng tin của Công ty) và được nhận tiền thưởng chuyên cần, thưởng thành tích xuất sắc và được hưởng lương tháng thứ 13 vào cuối năm. Các khoản thu nhập của người lao động được công khai trên bảng lương chi tiết hằng tháng. Người lao động làm thêm giờ được trả làm thêm giờ bằng 150% tiền lương làm thêm vào ngày bình thường và bằng 200% làm thêm vào ngày chủ nhật, 300% vào những ngày nghỉ Lễ, Ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Người lao động làm việc vào ban đếm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Thời gian làm thêm của người lao động khi cần thiết vào những ngày bình thường tối đa khôngTrường quá 04giờ/Ngày, Đại 30 giờ/ tháng,học 300 giờ/năm.Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Người lao động được hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm rủi ro (24/24), Bảo hiểm thất nghiệp và được nghỉ ốm đau, thai sản , Lễ, Tết theo quy định và được nghỉ phép năm theo quy định 14 ngày/năm và cứ đủ 05 năm công tác được nghỉ thêm 01 ngày thâm niên và nghỉ những ngày phép việc riêng được hưởng lương. Các quyền lợi khác của người lao động sẽ được thực hiện đúng theo thoả ước lao động tập thể của. Công ty đã ký kết. Công ty luôn phấn đấu không ngừng cải thiện chính sách về tiền lương để người lao động an tâm gắn bó với công việc và đóng góp công sức làm ra nhiều của cải cho xã hội. Tiền lương trả cho người lao động đúng với công việc mà họ đang làm và không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành. Tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường, vào ngày nghỉ hàng tuần, vào ngày lễ, tết được trả theo Điều 61 bộ luật lao động.Ngoài số tiền bảo hiểm y tế trích lại để chăm lo sức khỏe ban đầu, công ty còn luôn thực hiện tốt việc khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV theo quy định, chi thêm bình quân 2.000 đồng.người/tháng để mua thuốc chữa bệnh và xây dựng Quỹ Ái hữu hơn 300 triệu đồng nhằm trợ cấp và giúp đỡ những trường hợp CBCNV có hoàn cảnh giải quyết khó khăn đột xuất. Hàng năm, công ty đều có tiền lương tháng 13 và tiền bù lương sau nghỉ Tết, hỗ trợ tàu xe đối với người lao động ở xa về quê ăn Tết. Bên cạnh việc quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, Hòa Thọ Corp còn là đơn vị luôn đi đầu trong công tác xã hội từ thiện. Chỉ tính riêng năm 2009, Tổng Công ty đã chi hơn 300 triệu đồng cho công tác xã hội như: phụng dưỡng Mẹ VN anh hùng, ủng hộ tỉnh Quảng Trị, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo tại Cù Lao Chàm, hỗ trợ xây nhà tình thương ở quận Cẩm Lệ, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ xây nhà cho người nghèo bị thiệt hại do cơn bão số 9. tặng phần thưởng cho học sinh nghèo vượt khó tại Đà Nẵng và Quảng Nam Công ty không trừ lương CBCNV khi họ vi phạm kỷ luật, công ty luôn đảm bảo rằng tiền lương và các phúc lợi khác cho người lao động phải được chi tiết rõ ràng và thường xuyên. Tiền lương được trả dưới dạng tiền mặt. CBCNV ai cũng biết tính lương cho mình, mỗi tháng họ luôn nhận được phiếu lương và xem có gì không phù hợp thì lên phòng nhân sự khiếu nại. *ChếTrườngđộ thai sản Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Mức hưởng 100% tiền lương, tiền công đóng BHXH do cơ quan BHXH chi trả; Thời gian nghỉ ngơi được tính vào thời gian đóng BHXH đối với chế độ khám thai 5 lần( 1 lần=1 ngày), sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thời gian hưởng lương 10- 50 ngày tùy theo độ tuổi của thai nhi, con bị chết sau khi sinh thời gian hưởng lương 90 ngày nếu con < 60 ngày tuổi, hưởng lương 30 ngày nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên. Mức hưởng lương 100% tiền lương ,tiền công đóng BHXH do cơ quan BHXH chi trả; thời gian nghỉ tính vào thời gian đóng BHXH; trợ cấp 1 lần: 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con được trả bởi BHXH đối với chế độ sinh con thời gian hưởng là 6 tháng, nếu sinh đôi, ba từ con thứ 2 thêm 1 tháng cho mỗi con. Mức hưởng 25% hoặc 40% mức lương tối thiểu chung đối với chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh trong thời gian hưởng từ 5-15 ngày trong 1 năm. Chú ý: Lao động nữ chỉ được hưởng các chế độ trên nếu đóng BHXH ít nhất 6 tháng ( không cần liên tục) trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Riêng đối với lao động nữ khi sinh con, trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Hình 4: Công ty giải quyết chế độ cho đối tượng lao động nữ mang thai Trường Đại học(Ngu ồKinhn: Từ phòng tế hành chínhHuế công ty) SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Công ty đã lập danh sách giải quyết chế độ đau ốm, thai sản và dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động ở công ty về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tiền lương tính hưởng bảo hiểm xã hội, tình trạng và điều kiện được hưởng trợ cấp tại Bảo hiểm xã hội huyện Duy Xuyên. 2.2. Phúc lợi Công ty luôn tôn trọng các quyền lợi của người lao động và thực hiện tốt về các yếu tố phúc lợi tại công ty. Người lao động tự do hội họp và quyền thỏa ước tập thể: Công ty tạo điều kiện để công nhân được tự do thành lập và tham gia vào tổ chức công đoàn. Công ty luôn tôn trọng quyền tự do hội họp cuả công đoàn, khi xảy ra tranh chấp về quyền và lợi ích của công nhân thì đại diện công doàn sẽ đúng ra đàm phán bảo vệ cho người lao động. Công ty có thỏa ước lao động tập thể và biên bản hội họp của công đoàn. “Chủ tịch công đoàn là ông Đinh Công Sơn, do người lao động tín nhiệm và bầu lên”. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Hình 5: Công ty thực hiện đóng bảo hiểm 100% cho người lao động Theo như số liệu thống kê, số lao động của công ty là 500 lao động nhưng trong thông báo của BHXH huyện Duy Xuyên- Nam chỉ có đóng BHXH cho 484 lao động vì lí do 16 lao động đang trong thời gian nghỉ sinh và một vài trường hợp xin nghỉ việc. Công ty luôn nâng trách nhiệm của mình bằng việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đối với người lao động . Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.3. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là các yếu tố vô cùng quan trọng đối với người lao động làm việc tại công ty, được thể hiện qua các yếu tố sau: 2.3.1 Lao động trẻ em Công ty không tuyển lao động trẻ em (< 15 tuổi) và lao động vị thành niên ( < 18 tuổi ) vào làm việc trong công ty. Khi tuyển công nhân vào làm việc phải xem xét hồ sơ đầy đủ ( đơn xin việc, giấy chứng minh nhân dân, giấy khám sức khỏe, ). Trường hợp phát hiện lao động vị thành niên đang làm việc tại công ty do làm hồ sơ giả, hay mượn giấy tờ của người khác để được làm việc thì công ty sẽ thông báo với cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý hoặc tạo điều kiện cho những lao động này được đi học phổ cập ngoài giờ làm, thời gian làm việc của đối tượng này là không quá 7h một ngày hoặc 42h một tuần. 2.3.2 Lao động cưỡng bức Công ty luôn bố trí cho người lao động làm việc theo đúng như vị trí mà công ty đã đăng tuyển, trường hợp chuyển đổi nơi làm việc do yêu cầu sản xuất kinh doanh thì thông báo với Ban chấp hành công đoàn và phải phù hợp với khả năng cũng tình trạng sức khỏe của người lao động. Người lao động có đầy đủ khả năng cũng như giấy tờ đáp ứng với vị trí mà công ty đang tuyển thì sẽ được vào làm việc sau quá trình phỏng vấn mà không phải đóng bất kỳ một khoản lệ phí nào. Các trưởng chuyền hay quản đốc phân xưởng không được lăng mạ xỉ nhục công nhân khi làm sai. Ví dụ như trường hợp trưởng chuyền PU ở đơn vị Xịt sơn lăng mạ, sỉ nhục đến danh dự của một công nhân nên đã bị xử lý kỷ luật và buộc phải xin lỗi người công nhân đó. Công ty luôn tạo mọi điều kiện cho CBCNV như xây dựng quỹ phúc lợi. Gia đình khó khăn có con học giỏi đều có chế độ thưởng khuyến khích, tổ chức cuộc thi viết cho tất cả công nhân nêu lên ý kiến, suy nghĩ của mình về việc quản lý (hành vi, thái độ ứng xử đối với công nhân) từ cấp chủ quản đến trưởng chuyền đơn vị. Hết ca làm việc tất cả công nhân đều được ra về sau khi dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc. KhiTrường tổ chức làm ca đêm Đại thì công học nhân nào Kinhmuốn làm ca tế đêm Huếphải ký vào biên SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng bản một cách tự nguyện. Khi công nhân muốn nghỉ việc đều được giải quyết và được thanh toán tất cả các khoản tiền (lương tháng cuối cùng, BHXH). 2.3.3 An toàn Công ty không để xảy ra tai nạn là mục tiêu cuối cùng với phương châm: An toàn để sản xuất, Sản xuất phải an toàn. An toàn là hàng đầu, tốc độ làm việc là thứ hai và lợi nhuận và thứ ba. Yêu cầu và trách nhiệm của các Công ty: Cung cấp và duy trì một môi trường làm việc và một hệ thống công việc an toàn và lành mạnh. Cung cấp đánh giá rủi ro tại các khu vực làm việc cũng như những thông tin cần thiết về các mối nguy hiểm cho toàn bộ công nhân viên tại đơn vị. Hướng dẫn, huấn luyện và giám sát công nhân viên, đảm bảo làm việc một cách an toàn. Giám sát các điều kiện môi trường làm việc trong phạm vi quản lý của đơn vị mình. Lưu giữ các thông tin tài liệu liên quan đến vấn đề an toàn và sức khoẻ của cán bộ công nhân viên. Cung cấp bảo hộ lao động đầy đủ cho các công nhân viên làm việc tại tất cả các khu vực, đặc biệt các khu vực tiếp xúc với hoá chất, máy móc đặc biệt. Ban hành những quy định đối với việc sử dụng các thiết bị nghiêm ngặt, sử dụng hoá chất và tổ chức huấn luyện cho công nhân. Ban giám đốc, trưởng ban An toàn lao động các đơn vị và các phòng ban có liên quan có trách nhiệm tổ chức họp đình kỳ để cùng nhau thảo luận và tìm hướng cải thiện tình hình an toàn lao động tại đơn vị mình. Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Công ty về việc đảm bảo an toàn – sức khoẻ cho tất cả các công nhân viên làm việc trong đơn vị. Công ty tham gia đóng BHXH đầy đủ cho CBCNV, trang bị các phương tiện đảm bảo an toàn nơi làm việc, nhà vệ sinh sạch sẽ, nơi làm việc thoáng có nhiều cửa sổ và máy quạt với công suất lớn. Trạng bị phương tiện phòng chống cháy nổ và của thoát hiểm ở nơi dễ thấy như ở góc cầu thang. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Hình 6: Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp đang phối hợp với lực lượng PCCC tại công ty trong buổi diễn tập. (Nguồn: Phòng hành chính công ty) Diễn tập phòng cháy, chữa cháy tại công ty ngày 28 – 3 năm 2018 , nằm trong kế hoạch hoạt động Tuần lễ quốc gia an toàn – vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ của Ban Chỉ đạo tỉnh, Phòng cảnh sát PCCC đã phối hợp với công ty tổ chức diễn tập phương án xử lý cháy nổ tại công ty. Tình huống giả định là cháy tại xưởng do bị chập điện. Buổi diễn tập đã thành công tốt đẹp. Qua đó nhằm nâng cao ý thức chủ động phòng ngừa và khả năng sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra. Qua đợt diễn tập, tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân viên và người lao động trong công ty ý thức tốt hơn về PCCC, công tác cứu hộ cứu nạn và tự thoát hiểm. Các công nhân khi làm việc đều phải có nón vải đội kín đầu, bao tay (nilong, vải), áo bảo hộ, dây đeo chống ồn, khẩu trang y tế, các phương tiện bảo hộ này đếu do công ty cấp phát cho công nhân và công nhân phải bảo quàn cẩn thận sau khi sử dụng (được đem về nhà giặt phơi hoặc cất vào ngăn tủ tại nơi làm việc). Hàng tuần hoặc hàng tháng công ty sẽ thay phương tiện bảo hộ mới thay cho phương tiện bảo hộ cũ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.3.4.Sức khỏe Ở khu nhà ăn thường xuyên được kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, các món ăn luôn được thay đổi và đầy đủ dinh dưỡng cho công nhân. Khi làm ca đêm thì CBCNV đều được ăn giữa ca để đảm bảo sức khỏe. Ở mỗi đơn vị đều có nhà vệ sinh nam, nữ riêng biệt, và có các bình uống nước cho công nhân, mức độ giám sát định kì từ 1 tháng/ lần đến 2 năm/lần tùy theo từng chỉ tiêu và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.Cơ sở thuê lao động phải cung câp đủ nước uống với lượng 1,5 lít/người/ca. Bếp ăn phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Phải có bản kiểm tra của y tế dự phòng 3 tháng 1 lần.Nhân viên nấu ăn phải học và có giấy xác nhận an toàn thực phẩm. Nhân viên nấu ăn phải cắt móng tay ngắn, sạch sẽ, mặc đồ bảo hộ riêng, đội mũ đi gang tay chuyên dùng, đeo khẩu trang khi làm việc. Đặc biệt không được hút thuốc lá, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm. Thức ăn chín phải che đậy cẩn thận, có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, gián, côn trùng. Thức ăn bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60 cm. Phải lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 tiếng phòng sự cố ngộ độc thức ăn Công ty có nhà y tế riêng để khám bệnh và cấp phát thuốc cho CBCNV và có cả các bác sĩ khám chẩn đoán bệnh, do đó khi có các trường hợp tai nạn lao động xảy ra đều được xử lý kịp thời. Khi công nhân làm việc mà thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại thì định kỳ hàng tháng đều được khám bệnh nếu phát hiện sức khỏe không đảm bảo thì sẽ chuyển công việc khác. Nơi làm việc chế độ 3 ca thì các chuyền thường xuyên thay phiên nhau. Khi có sự thay đổi ca đột ngột thì công nhân được nghỉ bù vào thời gian của ca được chuyển qua. ví dụ: một công nhân đang làm ca 2 (từ 14h00 đến 22h00) ở chuyền 1 mà được chuyển sang chuyền 2 – đang làm ca 1 (từ 6h00 đến 14h00) thì sáng hôm sau người này sẽ bắt đầu làm việc từ 8h00 đến 14h00. Ông Nguyễn Đức Trị - Phó TGĐ công ty Hòa Thọ cho biết: Không chỉ đẩy mạnh hoạt động SXKD, Hòa Thọ Corp còn đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và là DN luôn đi đầu trong công tác xã hội. Tại tất cả các đơn vị của HòaTrường Thọ, môi trường làmĐại việc củhọca người lao Kinh động luôn đưtếợc quanHuế tâm chăm lo, SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng nơi làm việc khang trang và thoáng mát, công tác chăm sóc sức khỏe tại chỗ được chú trọng đảm bảo, nhà ăn khang trang sạch đẹp, bữa cơm giữa ca và bữa ăn buổi sáng được phục vụ miễn phí. Ngoài ra, công ty còn mở siêu thị giá rẻ tại chỗ để phục vụ công nhân, tổ chức tặng quà nhân ngày sinh nhật, nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và tặng quà cho các cháu thiếu nhi nhân ngày 1/6, Tết Trung thu, con CBCNV đạt học sinh giỏi Công ty hướng tới hình ảnh của một công ty thân thiện với môi trường. Tôn trọng, thực hiện và cam kết kiểm soát nghiêm ngặt quy trình sản xuất để không vi phạm các tiêu chuẩnvề môi trường. Công ty đã đầu tư dự án hệ thống xử lý nước thải với sự phê duyệt của Bộ Công nghiệp, giá trị tổng mức đầu tư lên đến 30 tỷ đồng, do Công ty Seen thiết kế và lắp đặt. Ngoài ra, tất cả các lò đốt phục vụ các công đoạn sản xuất Dệt – Nhuộm – May khép kín đều được trang bị hệ thống thiết bị xử lý khói, bui. Cùng với quá trình phát triển sản xuất, Công ty vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường. Về lâu dài, sẽ có kế hoạch di dời một số nhà máy đến các khu công nghiệp được quy hoạch cho ngành công nghiệp nhuộm, không ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. Trước mắt, liên tục đầu tư và ứng dụng các chương trình nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và khói thải để đạt được sự ổn định và kết quả tốt hơn. 2.3.5. Giờ làm việc Thời gian quy định làm việc được quy định mỗi ngày 8h, mỗi tuần 48h. Ngày nghỉ hàng tuần được quy định là ngày chủ nhật, riêng nhân viên các bộ phận sửa chửa, bảo trì, bảo vệ điện nước, cấp dưỡng hoặc do nhu cầu sản xuất hoặc chức vụ cá biệt được phân công làm việc vào ngày chủ nhật sẽ được bố trí hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào ngày khác trong tuần. Thời gian làm việc giờ hành chánh Nhà máy: sáng từ 7h00 đến 11h00 Chiều từ 11h45 đến 15h45 _hoặc: sáng từ 7h15 đến 12h00 Chều Trườngtừ 12h45 đến 16h00 Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng _hoặc : sáng từ 7h15 đến 11h00 Chiều từ 11h45 đến 16h00 _hoặc: sáng từ 7h30 đến 11h00 Chiều từ 11h45 đến 16h15 _hoặc sáng từ 7h30 đến 12h00 Chiều từ 12h45 đến 16h15 _hoặc :sáng tu7h30 đến 12h00 Chiều từ 13h00 đến 16h30 Tổng công ty và Ban công trình: Sáng từ 7h30 đến 12h00 Chiều từ 13h30 đến 17h00 Thời gian làm việc theo ca: Ca 1: từ 6h00 đến 14h00 Ca 2: từ 14h00 đến 22h00 Ca 3: thừ 22h00 đến 6h00 sáng hôm sau Công ty có thể thỏa thuận thời gian làm việc với công nhân viên có nhiệm vụ đặc thù hoặc chức vụ cá biệt theo nhu cầu riêng của công việc. Công ty có thể thỏa thuận với công nhân viên làm thêm giờ nhưng không vượt quá 4h một ngày, 300h một năm. Thời gian nghỉ ngơi: _Làm việc theo giờ hành chánh: thời gian nghỉ trưa không tính vào thời gian làm việc Nhà máy: nghỉ từ 45 phút đến 60 phút Tổng công ty và Ban công trình : nghỉ 90 phút Ca 1 và ca 2 nghỉ 30 phút giữa ca Ca 3 : nghỉ 45 phút giữa ca Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút mỗi ngày, được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh, hưởng đủ lương. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Lao động nữ: Trong thời gian hành kinh , lao động nữ được nghỉ ngơi 30 phút/ ngày trong tối thiểu 3 ngày mỗi tháng. Mang thai từ tháng thứ 7 hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ ngày Đặc biệt :Công ty không sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm thêm việc ban đêm và đi công tác. Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm và dành các điều kiện tốt nhất cho người lao động để họ có thể yên tâm làm việc mà không một lợi ích nào không được bảo vệ. Trong công ty, lao động nữ chiếm phần lớn, họ là lực lượng vô cùng lớn đối với nguồn lực của công ty, tạo cho lao động nữ môi trường làm việc tốt nhất cũng đồng nghĩa với việc tạo ra môi trường phát triển cho công ty. 2.3.6. Bảo vệ môi trường Chính sách môi trường là chính sách đảm bảo một môi trường làm việc sạch sẽ, không có các chất độc hại có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường cho người lao động và không gây ảnh hưởng tới môi trường chung quanh. Để thực hiện mục tiêu chung của chính sách môi trường nêu trên Công ty ban hành chính sách về Môi trường như sau: Công ty chỉ sản xuất những sản phẩm thoả mãn các yêu cầu chính đáng của khách hàng. Công ty sẽ luôn quan tâm giảm bớt những tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách bố trí công nhân thu gom rác thải trong sản xuất – sinh hoạt tập trung về một nơi và hợp đồng với một đơn vị có chức năng vận chuyển rác trên đưa đến nơi xử lý rác theo quy định của chính quyền địa phương và giảm bớt rác thải thông qua việc sử dụng hợp lý các nguyên vật liệu, nguồn năng lượng và nước nhằm quản lý sự hoạt động của chúng đem lại ảnh hưởng tốt đối với môi trường. Công ty sẽ luôn quan tâm xem xét các vấn đề và mục tiêu liên quan đến môi trường nhằm chứng tỏ sự cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng và môi trường làm việc của công nhân thoáng, mát, sạch sẽ và cảnh quang của Tổng công ty xanh, sạch, đẹp. Công ty sẽ bố trí nhân viên có trách nhiệm duy trì - cải thiện - nâng cao chất lượng quản lý môiTrường trường của Tổng ĐạiCông ty, sẽhọc giáo dục Kinhvà huấn luyện tế thích Huế hợp để bảo đảm SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng rằng tất cả CBCNV Tổng Công ty thấu hiểu chính sách về môi trường của Tổng Công ty để cùng thực hiện. 2.3.7. Chống mua bán người và sử dụng lao động nô lệ Nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lí hành vi mua bán người, lao động nô lệ và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng chống mua bán người, tiếp nhận , xã minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người. Công ty ban hành chính sách chống mua bán người và lao động nô lệ. */ Các hành vi bị nghiêm cấm - Mua bán người. - Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. - Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. - Cưỡng bức người khác hoặc môi giới để người khác thực hiện hành vi mua bán người và lao động nô lệ. - Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi mua bán người và lao động nô lệ. - Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật. - Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi vi phạm. - Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân, tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân. *Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm - Tuyệt đối nghiêm cấm các bộ phận sử dụng lao động nô lệ và cưỡng bức. - Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức trong phòng, chống mua bán người. - Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi vi phạm. - Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế. - Tư vấn về phòng ngừa mua bán người + CungTrường cấp kiến thức pháp Đại luật về phhọcòng, chống Kinh mua bán ng tếười. Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng + Cung cấp thông tin về thủ đoạn mua bán người và hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người. + Cung cấp thông tin về quyền, nghĩa vụ của nạn nhân và hướng dẫn cách thức thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó - Cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người - Các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ bao gồm: + Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe; + Giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn nhân và người thân thích của họ; + Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật Công ty luôn ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm các điều kiện làm việc cho người lao động , có giải pháp ngăn ngừa và hạn chế tối đa các hành vi vi phạm làm hại đến người lao động. 2.4: Hệ thống quản lí (lãnh đạo) Công ty có một bộ phận chuyên về thực hiên trách nhiệm xã hội, hàng năm luôn có khóa đào tạo huấn luyện cho nhân viên , an toàn lao động và sức khỏe cũng như huấn luyện cho nhân viên mới, nhân viên tạm thời tuyển dụng. Công ty luôn giám sát mọi hoạt động xem xét những hoạt động không phù hợp để kịp thời chấn chỉnh cho phù hợp với bộ tiêu chuẩn. Công ty luôn đảm bảo thực hiện các quy định từ điều 1 đến điều 8 của bộ tiêu chuẩn này. Công ty luôn lưu trữ hồ sơ về thực hiện trách nhiệm xã hội. Người lãnh đạo là người biết đặt vị trí của mình vào vị trí của những người cấp dưới, để suy nghĩ và hành động một cách sáng suốt và chuẩn mực. Khi đó, người cấp dưới mới tôn trọng và chấp hành mọi việc một cách vui vẻ, đem lại kết quả công việc cao hơn. Ban quTrườngản lý công ty phả i Đạilà tấm gương học sáng trongKinhmọi công tế vi ệHuếc để từ đó tất cả SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng nhân viên cùng học tập và rèn luyện bản thân để trở thành người lao động có ích cho xã hội. 2.5: Đào tạo và phát triển -Thực hành kỷ luật: Công ty không sử dụng hình phạt về thể xác, nhục hình, lăng mạ, ép buộc, trừ lương đối với CBCNV vi phạm nội quy. Sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn về nội quy lao động thì mới được ban hành và thông báo cho toàn thể CBCNV của công ty hiểu rõ. Khi công nhân viên, công đoàn không hiểu rõ về thưởng, phạt thì họ có thể khiếu nại mà không bị ảnh hưởng gì. -Phân biệt đối xử: CBCNV của công ty đều được đối xử công bằng dù là người Việt Nam (tất cả các dân tộc) hay người nước ngoài, ở trình độ như nhau được trả lương như nhau. Các hình thức xử phạt đối với các CBCNV đều được áp dụng như nhau tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và nội quy của công ty Khi tuyển dụng thì công ty luôn căn cứ vào trình độ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, cũng như đề bạt khen thưởng phải căn cứ vào thành tích, kết quả làm việc. Công ty luôn đảm bảo công nhân không bị quấy rối tình dục, nếu trường hợp này xảy ra thì phải báo cho Ban lãnh đạo công ty biết để kịp thời xử phạt. Lao động làm việc như nhau được trả lương ngang nhau không phân biệt nam hay nữ. Lao động nữ trong thời gian mang thai được nghỉ khám thai 3 lần mỗi lần 1 ngày, trong trường hợp người mang thai có bệnh lý hoặc thai nhi không bình thường thì được nghỉ phép 2 ngày cho mỗi lần đi khám thai và phải có giấy xác nhận của bác sĩ. 3.Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần May Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam qua kết quả khảo sát 3.1 Đặc điểm đối tượng khảo sát Để có sự đánh giá chính xác và toàn diện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty, tác giả đã hoàn thành điều tra khảo sát công nhân viên lao động tại công ty May Hòa Thọ, Duy Xuyên, Quảng Nam được thể hiện qua bảng tổng hợp sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 50
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Bảng 3: Đặc điểm của đối tượng khảo sát Tiêu chí Tần số Tỷ lệ % Nam 54 45 1. GIỚI TÍNH Nữ 66 55 <=30 tuổi 56 46,7 2. ĐỘ TUỔI Từ 31<=45 tuổi 50 41,7 Từ 46<=55 tuổi 14 11,7 Từ 56 tuổi trở lên 0 0 Dưới 4 triệu 10 8,3 3. THU NHẬP Từ 4 đến dưới 8 triệu 69 57,5 Từ 8 đến dưới 12 triệu 37 30,8 Trên 12 triệu 4 3,3 Dưới 3 năm 18 15 4. THÂM NIÊN Từ 3 đến dưới 6 năm 59 49,2 Từ 6 đến dưới 9 năm 35 29,2 Trên 9 năm 8 6,7 Bộ phận quản lý 19 15,8 Bộ phận chuyền may 70 58,3 5. PHÒNG BAN Bộ phận kĩ thuật 16 13,3 Bộ phận đóng gói 5 4,2 Nhà bếp 7 5,8 Bảo vệ 3 2,5 (Nguồn: Kết quả điều tra) 3.1.1. Đối tượng khảo sát theo giới tính Theo thống kê, trong tổng 120 đối tượng được khảo sát, có 54 nam, chiếm 45%, có 66 nữ chiếm 55%. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 51
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 3.1.2. Đối tượng khảo sát theo độ tuổi Các đối tượng được khảo sát có độ tuổi từ 31 tuổi đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ 68%, tiếp theo là độ tuổi từ 46 đến 55 tuổi chiếm 19%, còn lại là độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 13%. 3.1.3 Đối tượng khảo sát theo thu nhập Từ số liệu thống kê, mức thu nhập trung bình chiếm tỷ trọng lớn là từ mức 4 triệu đến dưới 8 triệu đồng, chiếm 59%. ở mức thu nhập nhập này tập trung vào đối tượng lao động may hành phẩm và làm thêm giờ. Mức thu nhập từ 8 triệu đến dưới 12 triệu chiếm 32%. Mức thu nhập dưới 4 triệu chiếm 8% tập trung vào đối tượng lao động mới thử việc. Còn lại mức thu nhập 12 triệu là mức thu nhập của bộ phận quản lý, chiếm 1%. 3.1.4 Đối tượng khảo sát theo thâm niên làm việc tại công ty Theo thống kê, đối tượng khảo sát có mức thâm niên dưới 1 năm chiếm 1% là đối tượng người lao động thử việc. Mức thâm niên từ 3 đến dưới 6 năm chiếm 52% , mức thâm niên từ 6 đến dưới 9 năm chiếm 31%, còn lại mức thâm niên trên 9 năm chiếm 16%. 3.1.5 Đối tượng khảo sát theo phòng ban Theo số liệu thống kê, bộ phận chuyền may chiếm 64%, bộ phận kĩ thuật chiếm 15%, bộ phận quản lý chiếm 7%, bộ phận đóng gói chiếm 5%, bộ phận nhà bếp chiếm 6%, còn lại là bộ phận bảo vệ chiếm 3%. Các đối tượng được khảo sát tập trung ở bộ phận chuyền may . 3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Conbach's Alpha Sử dụng hệ số Cronbach's Alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo. Theo Sekaran(1992) nếu hệ số Cronbach's Alpha nhỏ hơn 0,6 thì thang đo lường được cho là không đủ độ tin cậy, nếu nằm trong khoảng 0,6 đến 0,8 là có thể chấp nhạn được và nếu hệ số này từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì được xem là tốt. Hệ số tương quan biến tổng (item- total coreclation): Hệ số tương qua của một biến với một điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì hệ số tương quan của các biến này với các biến khác trong cùng một nhóm càng cao. Theo Nunally & Burnster (1994) các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏTrườnghơn 0,3 được coi là Đạibiến rải rác học và sẽ bị loKinhại bỏ. tế Huế SVTH: Ngô Thị Lai – Lớp: QTKD K49 52