Luận văn Phân tích danh mục hàng sản xuất của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An năm 2015

pdf 69 trang yendo 5830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích danh mục hàng sản xuất của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_danh_muc_hang_san_xuat_cua_cong_ty_co_pha.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích danh mục hàng sản xuất của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An năm 2015

  1. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN BÁ LINH PHÂN TÍCH DANH MỤC HÀNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2016
  2. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN BÁ LINH PHÂN TÍCH DANH MỤC HÀNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương Nơi thực hiện: Công ty cổ phần dược – vật tư y tế Nghệ An Thời gian thực hiện: 18/7/2016 - 18/11/2016 HÀ NỘI 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Trưởng bộ môn Quản lý và kinh tế dược, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô trong bộ môn Quản lý và kinh tế dược đã tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích, giúp tôi xây dựng nền tảng trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong trường Đại học dược Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Nghệ An (DNA Pharma), cùng tập thể cán bộ nhân viên các Phòng ban: Marketing, Kế toán Tài vụ, Kế hoạch kinh doanh, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng đảm bảo chất lượng, đặc biệt là phòng kế hoạch của DNA Pharma đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu trong đề tài này. Tôi rất biết ơn sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những người thân yêu luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nghệ An, ngày tháng năm 2016 Học viên Trần Bá Linh
  4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Sản phẩm 3 1.1.1. Khái niệm về sản phẩm 3 1.1.2. Cấu trúc sản phẩm 3 1.1.3. Các yếu tố liên quan đến sản phẩm 3 1.2. Sử dụng thuốc 6 1.2.1. Thị trường Dược phẩm Việt Nam 6 1.2.2. Sử dụng thuốc sản xuất trong nước 8 1.3. Tình hình sản xuất trong nước giai đoạn 2010- 2015 10 1.4. Khái quát về Công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Nghệ An 17 1.4.1. Thông tin chung 17 1.4.2. Quá trình hình thành và phát triển 18 1.4.3. Cơ sở vật chất 19 1.4.4. Tầm nhìn 19 1.4.5. Một số đặc điểm đặc trưng 20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu 22 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu. 22 2.3.2.Biến số nghiên cứu 22 2.3.3. Cỡ mẫu, phương pháp thu thập số liệu 26 2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 26 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1. Cơ cấu danh mục hàng sản xuất DNA Pharma năm 2015 27
  5. 3.1.1. Danh mục thuốc phân theo nhóm điều trị 27 3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc phân theo thành phần 30 3.1.3. Danh mục thuốc theo dạng bào chế 31 3.1.4. Danh mục thuốc đăng ký mới, đăng ký lại và gia hạn số đăng ký 32 3.2. Doanh số bán các sản phẩm hàng sản xuất của DNA Pharma năm 2015 33 3.2.1. Doanh số bán hàng qua các đối tác 33 3.2.2. Doanh số bán hàng sản xuất theo nhóm điều trị 34 3.2.3. Doanh số bán hàng qua các kênh 35 3.2.4. Doanh số bán mặt hang Lyzatop . 40 Chương 4. BÀN LUẬN 47 4.1. Cơ cấu danh mục hàng sản xuất DNA Pharma năm 2015 47 4.1.1. Danh mục thuốc phân theo nhóm điều trị 47 4.1.2. Danh mục thuốc phân theo thành phần 47 4.1.3. Danh mục thuốc theo dạng bào chế 47 4.1.4. Danh mục thuốc đăng ký mới, đăng ký lại, gia hạn số đăng ký 48 4.2. Doanh số bán các sản phẩm hàng sản xuất của DNA Pharma năm 2015 48 4.2.1. Doanh số bán hàng qua các đối tác 48 4.2.1. Doanh số theo nhóm điều trị 49 4.2.3. Doanh số bán hàng qua các kênh 49 4.2.3. Doanh số hàng thương hiệu mạnh Lyzatop 51 4.3. Một số tồn tại cần khắc phục 52 KẾT LUẬN 53 KIẾN NGHỊ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DSĐH: Dược sỹ đại học GMP: Thực hành sản xuất thuốc tốt (Good manufacturing practice) THD: Trung học dược TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific Strategic Economy Partnership Agreement) UNIDO: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc(United Nations Industrial Development Organization) WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) WHO: Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) TPCN: Thực phẩm chức năng
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu 22 Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng thuốc tân dược đông dược và TPCN 27 Bảng 3.3: Phân nhóm thuốc tân dược 30 Bảng 3.4: Phân nhóm thuốc đông dược 31 Bảng 3.5: Số lượng hoạt chất cấu thành 31 Bảng 3.6: Số lượng thuốc theo dạng bào chế 31 Bảng 3.7: 1 số hoạt chất công ty sản xuất nhiều dạng bào chế 31 Bảng 3.8: Cấp số đăng ký năm 2015 32 Bảng 3.9: Theo đối tác năm 2015 33 Bảng 3.10: Doanh thu hàng sản xuất theo nhóm điều trị 34 Bảng 3.11: Doanh thu qua kênh bảo hiểm và OTC 2015 36 Bảng 3.12: Doanh thu bán bảo hiểm 2015 36 Bảng 3.13: Doanh thu OTC nội, ngoại tỉnh 2015 37 Bảng 3.14: Doanh thu OTC ngoại tỉnh 2015 . 38 Bảng 3.15: Doanh thu, lợi nhuận Lyzatop trong nhóm hàng đông dược .41 Bảng 3.16: Doanh thu Lyzatop ở thị trường nội, ngoại tỉnh . .42
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Siro thuốc ho bổ phế 4 Hình 1.2: Doanh thu của ngành dược phẩm VN so với tổng thu nhập quốc dân 7 Hình 1.3: Chỉ số lợi nhuận của ngành dược qua các năm 8 Hình 1.4: Cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu của ngành dược Việt Nam theo quốc gia 9 Hình 1.5: Cơ cấu khách hàng của ngành dược phẩm Việt Nam 14 Hình 1.6: Chênh lệch giữa thuốc kê đơn và không kê đơn tại thị trường mua của Việt Nam 16 Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức DNA Pharma 20
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 10/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 68/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Dự kiến năm 2020, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước[21]. Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều. Bởi Việt Nam hiện đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Thị trường Việt Nam là miếng đất màu mỡ của rất nhiều doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài như Sanofi-Aventis, GSK, Pfizer Và xu thế hiện giờ, dòng sản phẩm thuốc ngoại rất được người dân ưa chuộng và tin dùng. Những lý do trên đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp dược phẩm trong nước nếu muốn tồn tại và phát triển thì không những phải chú trọng đầu tư về công nghệ, nhân lực mà quan trọng nhất là phải tạo ra được các sản phẩm dược có chất lượng, có vị thế trên thị trường. Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An cũng không nằm ngoài xu thế đó. Công ty xác định rõ, để tồn tại và phát triển thì không còn con đường nào khác là phải không ngừng đổi mới để thích nghi với thị trường. Để đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng thì phải tạo ra các sản phẩm chất lượng. Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội thì danh mục sản phẩm phải chiếm vị thế trên thị trường, được thị trường chấp nhận. Như vậy, vấn đề quan trọng nhất chính là Công ty phải sản xuất được một danh mục sản phẩm đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu thị trường. Xuất phát từ thách thức đó, cần có chiến lược hoàn thiện danh mục sản phẩm công ty sản xuất cạnh tranh với các công ty khác. Vì vậy việc phân tích danh mục mặt hàng đã sản xuất của công ty hàng năm là rất cần thiết. Chính 1
  10. vì thế tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích danh mục hàng sản xuất của Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An năm 2015” được thực hiện với các mục tiêu sau: 1. Phân tích cơ cấu danh mục hàng sản xuất của Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An năm 2015. 2. Phân tích doanh số bán các sản phẩm hàng sản xuất của Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An năm 2015. Từ đó làm rõ những lợi thế và nhược điểm trong sản xuất của công ty và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện danh mục sản phẩm của công ty. 2
  11. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Sản phẩm 1.1.1. Khái niệm về sản phẩm Sản phẩm là những cái gì có thể cung cấp ra thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu hay ước muốn của thị trường. Những sản phẩm được mua bán trên thị trường bao gồm hàng hóa vật chất (ví dụ: ôtô, sách), dịch vụ (ví dụ: hớt tóc, buổi hòa nhạc), địa điểm (ví dụ: Hawail, Venice), tổ chức (ví dụ: hiệp hội Tim Mỹ, Nữ Hướng Đạo), và ý tưởng (ví dụ: Kế hoạch hóa gia đình, lái xe an toàn). 1.1.2. Cấu trúc sản phẩm Cấu trúc của sản phẩm, bao gồm: [14] - Lợi ích cốt lõi: Là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua. - Đặc điểm hữu hình: Tập hợp những thuộc tính và những điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm. - Đặc điểm dịch vụ: Tập hợp những dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm gia tăng giá trị của sản phẩm. - Lợi ích cốt lõi: Siro thuốc ho bổ phế chữa các chứng bệnh ho. - Đặc điểm hữu hình: Thuốc nước 1 lọ 125 ml, tiện lợi cho người uống. Vỏ hộp bên ngoài nhỏ gọn, dễ cầm, dễ sử dụng, dễ bảo quản. - Đặc điểm dịch vụ: Khách hàng có thể mua thuốc tại tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc, dễ mua. 1.1.3. Các yếu tố liên quan đến sản phẩm * Nhãn hiệu sản phẩm - Khái niệm: Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán hay nhóm người bán và để phân biệt chúng với các đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu bao gồm: [13] 3
  12. + Tên nhãn hiệu + Dấu hiệu của nhãn hiệu: hình vẽ, màu sắc, đặc thù, Ví dụ: Nhãn hiệu Siro thuốc ho bổ phế, có: Tên nhãn hiệu: Siro thuốc ho bổ phế Dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu: Chữ “Siro thuốc” in hoa ở trên, chữ “bổ phế” in hoa ở dưới, màu xanh. Hình 1.1: Siro thuốc ho bổ phế - Vai trò quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm: Gắn nhãn hiệu cho sản phẩm sẽ thể hiện được niềm tin của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường thông qua nhãn hiệu, làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua, và hiện nay làm cơ sở quản lý chống làm hàng giả. - Cách đặt tên cho nhãn hiệu: + Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng 1 loại mặt hàng nhưng có đặc tính khác nhau ít nhiều. Ví dụ: Hãng Honda có các dòng xe: Airblade, Wave RSX, Lead, SH. + Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuấ bởi công ty. Ví dụ: Dép Biti’s. 4
  13. + Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm. Ví dụ: Nokia N9, Nokia N500, Nokia X2 + Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm (từng chủng loại hàng) do công ty sản xuất.Ví dụ: gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Nga Sơn - Yêu cầu tên nhãn hiệu: + Tên nhãn hiệu phải hàm ý được lợi ích về sản phẩm. + Tên nhãn hiệu phải hàm ý được chất lượng về sản phẩm. + Tên nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ. + Tên nhãn hiệu phải khác biệt hẳn những tên khác. * Bao gói: - Các yếu tố cấu thành bao gói của sản phẩm: + Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. + Lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển. + Nhãn hiệu. + Các thông tin mô tả sản phẩm trên bao gói. - Vai trò quan trọng của bao gói: + Bảo vệ sản phẩm. + Tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu. + Tác động tới hành vi mua của khách hàng. - Để có một bao gói hiệu quả, phải thông qua các quy trình sau: + Xây dựng quan niệm về bao gói: Bao gói phải tuân theo nguyên tắc nào? Đóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Cung cấp những thông tin gì về sản phẩm? + Quyết định về các khía cạnh: Kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày + Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của bản thân Công ty. 5
  14. + Quyết định về các thông tin trên bao gói: Thông tin về sản phẩm (chỉ ra đó là hàng gì?), thông tin về phẩm chất sản phẩm, thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính sản phẩm, thông tin về nhãn hiệu . Các thông tin có thể được in trực tiếp lên bao bì hoặc dán lên bao bì. 1.2. Sử dụng thuốc 1.2.1. Thị trường Dược phẩm Việt Nam - Tốc độ tăng trưởng ổn định: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của thị trường dược phẩm Việt Nam tăng ổn định qua các năm. Với sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe và nhu cầu về y tế ngày càng tăng của người dân Việt Nam, doanh thu ngành thuốc không ngừng tăng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình giai đoạn 2009-2013 đạt 18.8%/năm. - Ngành dược tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới: BMI đã dự báo lượng tiêu thụ thuốc sẽ tăng lên 117,802.35 tỷ VND vào năm 2017, tương ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình là 15.5%. Hơn nữa, tỉ lệ đóng góp của ngành cho GDP của cả nước cũng tăng qua các năm và được dự đoán tiếp tục giữ xu hướng này trong vòng 5 năm tới. Ngành dược phẩm được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 5 năm tới. Mức chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người thấp (31.6 đô la Mỹ), cùng với sự bùng nổ dân số, nhận thức cao dần về chăm sóc sức khỏe, sẽ tạo tiền đề vững mạnh cho sức mua dược phẩm, dẫn đến tăng trưởng ngành. 6
  15. Hình 1.2: Doanh thu của ngành dược phẩm VN so với tổng thu nhập quốc dân (Nguồn: Cục quản lý Dược) - Lợi nhuận còn biến động: Mặt hàng thuốc và dược phẩm là nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống, vì vậy, doanh thu tăng trưởng đều. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành có phần biến động, khi ngành ghi nhận tăng trưởng âm vào năm 2011 (-2.05%) cũng như sự giảm dần của các chỉ số sinh lời của ngành. Điều nay có thể được giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính có thể kể đến là sự bắt đầu tăng giá đột ngột vào năm 2011 của nguyên vật liệu đầu vào. Trung bình năm 2011, giá đầu vào cho ngành tăng gần 10%. 7
  16. - Hình 1.3: Chỉ số lợi nhuận của ngành dược qua các năm (Nguồn: Cục quản lý Dược) 1.2.2. Sử dụng thuốc sản xuất trong nước - Thực trạng thuốc sản xuất trong nước: hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn cả trong lẫn ngoài nước + Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài: Việt Nam đã tiến hành cam kết mở cửa về thị trường Dược phẩm khi tham gia vào WTO nên chắc chắn rằng số lượng các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Đây là cơ hội cũng đồng thời là thách thức rất lớn.Sự mở rộng giao thương, buôn bán với các nước khác sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều nguồn đầu tư và thu hút, bên cạnh đó với sự xuất hiện của các tập đoàn Dược phẩm nước ngoài sẽ mang đến sự cạnh tranh với các công ty dược phẩm nước ta. 8
  17. + Trong nước là sự cạnh tranh với các tập đoàn dược phẩm nước ngoài: Hiện nay, nói về thị trường thuốc tại Việt Nam chủ yếu được cung ứng bởi hai nguồn chính, một là thuốc sản xuất trong nước và hai là thuốc nhập khẩu.Tân dược 90% nguyên liệu dược nhập từ nước ngoài. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu dược nước ngoài khiến cho ngành dược gặp rất nhiều rủi ro về tỷ giá, thanh toán tín dụng cũng như về cung cầu trên thị trường nguyên liệu dược. Theo Bộ Thống Kê, giá nguyên liệu dược tăng qua các năm. Phần lớn, nguyên liệu dược nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Hình 1.4: Cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu của ngành dược Việt Nam theo quốc gia (Nguồn: Cục quản lý Dược) - Sản xuất nguyên liệu thuốc trong nước: Chính sách của Chính phủ Việt Nam là ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, với phương châm “ người Việt dùng hàng Việt”. 9
  18. Tân dược chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay Việt Nam mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxycillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm. Đây đều là những kháng sinh phổ biến để điều trị bệnh. Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp đông dược được thu góp từ trong nước thay vì nhập khẩu như tân dược. Với hơn 4,000 loài thảo dược, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về đa dạng sinh học. Hiện nay, theo thống kê, cả nước có 80 doanh nghiệp sản xuất đông dược, trong đó chỉ có 5 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP của WHO. Bên cạnh đó, có 400 cơ sở sản xuất nhỏ không có đăng ký. Năm 2009, số đông dược đăng kí chỉ bằng 10% số dược phẩm đăng kí của toàn ngành. Hơn nữa, tỉ lệ sử dụng đông dược ngày càng tăng, và theo dự báo của bộ Y tế, con số này sẽ tăng lên 30% trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, đông dược là phân ngành đầy tiềm năng phát triển do nhu cầu ngày càng cao và chi phí sản xuất chủ động, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu của ngành dược phẩm nói chung. Nhìn chung việc sản xuất nguyên liệu trong nước còn gặp nhiều hạn chế về: + Chủng loại còn đơn điệu, chưa đa dạng. + Dạng bào chế phổ biến ở dạng thuốc viên, thuốc gói. Thuốc tiêm truyền và dạng thuốc đặc biệt như chuyên khoa sâu còn hạn chế, chưa có công nghệ kỹ thuật và máy móc để sản xuất. + Đầu tư về các loại dược phẩm đặc hiệu phức tạp còn yếu kém:Các doanh nghiệp dược nội địa, vào thời điểm này, phần lớn mới chỉ sản xuất thuốc dạng thông thường (generic). Các doanh nghiệp dược Việt chưa sản xuất được các loại thuốc như thuốc gây mê, giải độc đặc hiệu, chống ung thư, Parkinson. 1.3. Tình hình sản xuất trong nước giai đoạn 2010- 2015 Sản xuất dược phẩm trong nước đã đáp ứng được khoảng trên 50% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế thì ngành dược phẩm Việt Nam vẫn còn đang phải đứng trước nhiều thử thách gay gắt. 10
  19. Thị trường Dược phẩm trong nước đã bị thuốc ngoại chiếm giữ đến khoảng 60% thị phần. Đa số các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có khả năng sản xuất ra những loại thuốc đặc trị, mà chủ yếu vẫn là thuốc thông thường nhưng chủng loại thì chưa phong phú. Ngoài ra nhiều loại thuốc trong nước mặc dù có chất lượng tương đương với thuốc ngoại nhập nhưng do vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho chính mình nên khả năng cạnh tranh còn thấp. Tính đến năm 2015, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước tương đối phong phú, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó có khoảng 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược (bao gồm các tổ hợp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cá thể tham gia sản xuất thuốc YHCT).công nghệ sản xuất thuốc ngày một nâng cao, đặc biệt là từ khi có sự hiện diện của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoạt động. Các đơn vị trong nước đã nhập khẩu thiết bị hiện đại, mua dây chuyền công nghệ cũng như tăng cường sản xuất nhượng quyền các sản phẩm công nghệ cao. Thuốc sản xuất tại Việt Nam đã đa dạng về chủng loại và số lượng. Ví dụ như: các nhóm thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, kháng sinh và các nhóm thuốc khác. Giá trị tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam tăng mạnh qua các năm đáp ứng đến 50% trị giá tiền thuốc sử dụng. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, hiện nay công nghiệp dược Việt Nam mới ở gần cấp độ 3 (Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất khẩu được một số dược phẩm) theo thang phân loại của WHO. Còn nếu theo thang phân loại 5 mức phát triển của UNIDO thì công nghiệp dược của ta mới chỉ ở mức 3, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”. Tuy vậy, cũng phải nhận thấy ngành 11
  20. công nghiệp dược Việt Nam trong 10 năm gần đây đã tăng trưởng nhanh chóng. Theo báo cáo của BMI, năm 2008, Việt Nam đã chi khoảng 1,1 tỷ USD cho dược phẩm. Trong năm 2009, con số này sẽ tăng lên khoảng 1,2 tỷ USD do chi phí mua thuốc để phòng chống các dịch bệnh tăng lên. Vào năm 2013, chi phí này sẽ tăng lên khoảng 1,7 tỷ USD. Giá trị thị trường thuốc kê đơn ước đạt 1,45 tỷ USD vào năm 2013, chiếm khoảng 73,2% thị trường dược phẩm; thuốc không kê đơn sẽ đạt khoảng 529 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 26,8%. Hiện nay, năng lực của ngành dược trong nước đáp ứng được gần 50% về doanh thu, phần còn lại chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Vào năm 2013, kim ngạch nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD so với con số 923 triệu USD trong năm 2008. Trong khi đó, xuất khẩu dược phẩm chỉ đạt 216 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm nay cả nước đã nhập khẩu 1.6 tỷ USD các mặt hàng dược phẩm tăng khoảng 10.8% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng trưởng từ nay đến cuối năm nhập khẩu có thể vượt trên 2 tỷ USD dù các tháng cuối năm giá trị nhập khẩu có chậm lại so với cùng kỳ. Danh mục nhập khẩu từ các quốc gia nhiều nhất có Pháp, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc chiếm 40% tổng giá trị nhập khẩu. Pháp vẫn là nguồn cung lớn nhất thị trường dược phẩm VN năm nay hơn 208 triệu USD, tăng 20% so với năm trước. Một số thị trường có biến động tăng mạnh hơn 30% có Nga, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thụy Điển. Thị trường thuốc Việt hàng năm cung cấp khoảng 50% nhu cầu hơn 3 tỷ USD cả nước. Chi tiêu thuốc bình quân đầu người Việt Nam hiện nay quanh mức 35 – 37 USD/năm vẫn ở mức thấp so với nhiều nước lân cận như Thái Lan (60 USD người/năm), Trung Quốc (100 USD người/năm). Với tốc độ phát triển kinh tế và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng cao thì trong 5 năm tới giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức 8 tỷ USD. Đến nay Việt Nam vẫn nằm trong top đầu thế giới về tăng trưởng chi tiêu cho dược phẩm. 12
  21. Rõ ràng tiềm năng của ngành dược phẩm là còn rất lớn và việc thông qua hiệp định TPP đã có thêm nhiều cơ hội và thách thức cho ngành dược trong những năm tới.Các doanh nghiệp ngành dược đang gặp một số khó khăn và thách thức khi mức độ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng gây gắt. Thông tư 01 của Bộ Y tế và Nghị định 63/2014 của chính phủ liên quan đến quy trình đấu giá thuốc vào các bệnh viện công trên cả nước (ETC), một mặt sẽ làm minh bạch về hoạt động kinh doanh thuốc, mặt khác sẽ làm tăng tính cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành. Việc Việt Nam tham giaTPP đã tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp dược trong nước. Chủ yếu các doanh nghiệp trong ngành phải xem xét các vấn đề: mức độ cạnh tranh, thuế và các qui định về sở hữu trí tuệ trong sử dụng thuốc gốc (generic). Ngành thuốc sẽ mất đi thế độc quyền trong nước khi hiệp định TPP được thực hiện, khi các doanh nghiệp thuốc nước ngoài vào thị trường Việt Nam với chất lượng thuốc tốt hơn và giá thành rẻ hơn, các doanh nghiệp thuốc trong nước sẽ gặp khó khăn nếu không nâng cao nâng lực và sức cạnh tranh Hiện trạng ngành công nghiệp dược Việt Nam hiện nay: các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối thuốc trong thời gian qua đều biến đổi theo chiều hướng tích cực so với các năm trước. Nhìn chung thị trường dược phẩm đã đi vào ổn định, bảo đảm tốt việc cung cấp đủ thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Tình trạng khan hiếm thuốc, đầu cơ, tăng giá đột biến đã được kiểm soát và hầu như không xảy ra trên toàn quốc. Các cơ sở đạt GMP đã thực sự cố gắng vươn lên, cải tạo nhà xưởng cũ hoặc xây dựng nhà máy mới đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn GMP và tiếp tục đầu tư, nâng cấp duy trì theo tiêu chuẩn GMP. Đặc biệt các công ty, xí nghiệp ở các tỉnh phía Nam đã tích cực huy động mọi nguồn vốn như vốn tự có, vốn ưu 13
  22. đãi với sự giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân địa phương, đã cải tạo xây dựng và mua sắm trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu GMP. Hiện nay, Việt Nam đã có 8 đơn vị tham gia sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế và đã sản xuất được cả 3 loại theo phân loại vắc xin trên của WHO, trong đó có 04 cơ sở có dây chuyền đạt GMP, doanh thu sản xuất của vắc xin, sinh phẩm y tế sản xuất tại Việt Nam năm 2009 là: 130 tỉ VNĐ. Trong năm 2015, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt hơn 1,649 tỷ USD, tăng 18% so với cả năm 2014, đáp ứng được 48% nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân. Cùng với đó, tiền sử dụng thuốc bình quân đầu người ở nước ta đạt mức 37,9 USD/người/năm, tăng 10% so với năm 2014 và tăng gần gấp đôi so với năm 2009. Hình 1.5: Cơ cấu khách hàng của ngành dược phẩm Việt Nam (Nguồn: Cục quản lý Dược) 14
  23. Dược phẩm được đưa đến người dùng qua rất nhiều kênh, từ bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế, nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc trực thuộc doanh nghiệp, trung ương và địa phương. - Cơ sở y tế: Hơn 70% doanh thu thuốc tại Việt Nam đến từ các bệnh viện. Doanh thu đến từ cơ sở y tế đến từ việc dùng thuốc chữa trị trực tiếp trong bệnh viện, và qua đơn thuốc bác sĩ kê khai. Việc số lượng đơn vị cơ sở y tế tăng qua các năm, hay người dân có thói quen đi khám bác sĩ tăng lên tạo điều kiện cho việc tăng trưởng doanh thu ngành từ phân khúc này. Khi tính riêng trên các sản phẩm thuốc nội, con số này chưa đến 50%. Bên cạnh đó, hiện tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện là không giống nhau khi các bệnh viện tuyến trung ương chỉ sử dụng 12%, các bệnh viện tỉnh và thành phố sử dụng 34%, còn các bệnh viện trạm y tế tuyến huyện dùng đến hơn 60% thuốc nội khi kê đơn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, tỉ lệ sử dụng thuốc nội ở bệnh viện có nguy cơ giảm do hiệu lực của thông tư 01, khi các loại thuốc có giá rẻ trúng thầu. Mà nhiều khả năng đó là những loại thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc hay Ấn Độ. Tỷ lệ thuốc bán qua đơn sẽ tăng lên, thuốc bán không qua đơn sẽ giảm xuống tương ứng; Hiện nay, chỉ khoảng tầm 20-30% người dân ra quầy thuốc mua theo đơn. Tuy nhiên, tỉ lệ này sẽ tăng dần lên, chủ yếu là do nhu cầu sử dụng thuốc trị liệu tăng lên, và tập quán đi khám ở bệnh viện hơn là tự khám tại gia. Hơn nữa, về phía cung, các doanh nghiệp đang gia tăng doanh thu bằng cách trả hoa hồng cho các bác sĩ ở bệnh viện nếu họ kê thuốc qua đơn. Hiện nay, giá hoa hồng cho các bác sĩ là từ 10-30% trên tổng giá trị dược phẩm. Tâm lý của người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng hàng ngoại. Thống kê chính thức cho thấy, bác sĩ Việt Nam chỉ kê 20%-30% thuốc nội trên tổng số thuốc cho bệnh nhân. Trong tiềm thức của người Việt, thuốc đắt là thuốc tốt. Mà hiển nhiên rằng, thuốc nhập khẩu vẫn thường đắt 15
  24. hơn thuốc nội. Vì vậy, thuốc nội vẫn đang bị lép vế ở thị trường nội địa do những quan niệm sai lầm này. Tuy nhiên theo báo cáo năm 2013 của Vụ Thị trường thuộc Bô Công Thương, thói quen này đang dần được thay đổi. Tỉ lệ người Việt dùng hàng Việt nói chung đã tăng lên 70% trong khi trước đó tỉ lệ này chỉ dừng lại ở 30%. Vì vậy, nhóm mặt hàng dược phẩm nói riêng cũng kì vọng một sự thay đổi. Hình 1.6: Chênh lệch giữa thuốc kê đơn và không kê đơn tại thị trường mua của Việt Nam (Nguồn: Cục quản lý Dược) - Quầy thuốc bán lẻ: Số lượng bán thuốc qua các quầy ở Việt Nam là khá cao (50-60%). Tuy nhiên, do giá trị thuốc bán qua quầy là các thuốc thông thường, thuốc bổ nên giá cả thấp hơn so với thuốc đặc trị được kê đơn qua bệnh viện, nên tính theo doanh thu, thuốc qua quầy chỉ đạt 26.5% thị phần. Hơn nữa, mạng lưới quầy thuốc tư nhân được mở rộng 16
  25. qua các năm. Đến năm 2012, cả nước có khoảng 57,000 quầy thuốc, tương đương với cứ 10,000 dân thì sẽ có 6.3 quầy. Vì vậy, doanh thu qua kênh bán hàng này cũng tăng trưởng đều với tốc độ trung bình 17.5%/năm. - Xuất khẩu: Xuất khẩu dược phẩm ở Việt Nam vẫn còn chưa mạnh. Cán cân thương mại ngành dược phẩm vẫn luôn âm trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đang tạo mọi điều kiện khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: đốc thúc doanh nghiệp đạt chuẩn GMP, hỗ trợ đầu tư dự án, giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu còn 0%. Cũng giống như các nước láng giềng Bangladesh, Pakistan, doanh nghiệp dược Việt Nam cũng nhắm đến các thị trường mà có rào cản gia nhập thấp. Các nước Đông Nam Á như Lào và Campuchia là những thị trường chính, trong khi khu vực châu Phi và Trung Đông sẽ dần dần được chú ý. 1.4. Khái quát về Công ty Cổ phần Dược –Vật tư Y tế Nghệ An 1.4.1.Thông tin chung - Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Nghệ An - Tên viết tắt :DNA PHARMA - Ngày thành lập : 10/03/1960 - Địa chỉ trụ sở chính : 16 - Nguyễn Thị Minh Khai – Tp.Vinh - Nghệ An - Điện thoại : 038.3841642; 3842941 - Fax : 038.3844674; 3848720 - Email : dna@dnapharma.com.vn - Website : - Mã số thuế : 2900491298 - Tài khoản số : 102010000383820 tại Ngân hàng công thương Nghệ An - Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: + Sản xuất kinh doanh Dược - Mỹ phẩm, thực phẩm thuốc và TTB y tế. 17
  26. + Kinh doanh nhà hàng, khách sạn. + Cho thuê văn phòng. 1.4.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 10/03/1960 UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 134/QĐ-UB hợp nhất hiệu thuốc tây Nghệ An và Công ty thuốc Nam Bắc thành “Quốc doanh dược phẩm Nghệ An”. Năm 1976: Thực hiện chủ trương hợp nhất 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh của nhà nước thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 20/05/1976 UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định 1308 /QĐ-UB sát nhập 2 quốc doanh dược phẩm Nghệ An và Hà Tỉnh thành “Công ty dược phẩm Nghệ Tĩnh”. Năm 1979 công ty được Hội đồng Bộ trưởng tặng cờ thi đua xuất sắc, hai đơn vị cấp huyện được tặng thưởng huân chương lao động hạng 3. Năm 1981 theo chủ trương của nhà nước và sự chỉ đạo của Bộ Y tế , UBND Tỉnh Nghệ Tĩnh đã có quyết định số 725/QĐ-UB ngày 27/07/1981 sát nhập 3 xí nghiệp I,II, xí nghiệp sản xuất thuốc YHCT với Công ty Dược phẩm thành Xí nghiệp liên hợp Dược Nghệ Tĩnh. Đồng thời chuyển giao, phân cấp các hiệu thuốc thành phố, huyện về cho thành phố, huyện quản lý. Từ 1986 đến 1989 tham gia triển lãm hội chợ toàn quốc được tặng 12 huy chương vàng,11 huy chương bạc và 4 bằng khen cho các sản phẩm thuốc và dược liệu. Năm 1991 thực hiện chủ trương của nhà nước về tách chia tỉnh, Tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, công ty mang tên mới là “Công ty Dược phẩm-dược liệu Nghệ An” Năm 1993 thực hiện chủ trương của nhà nươc sát nhập các công ty dược phẩm thành phố, huyện với CTDP - dược liệu Nghệ An. Các đơn vị Dược phẩm thành phố, huyện trở thành đơn vị hiệu thuốc trực thuộc công ty. 18
  27. Năm 1998 Công ty thành lập TTTM Dược và mỹ phẩm hoạt động có hiệu quả, được nhiều đối tác trong và ngoài nước quan tâm lien doanh liên kết. Năm 2000 do đặc điểm và điều kiện hoạt động, được UBND tỉnh Nghệ An cho phép đổi tên Công ty Dược phẩm - dược liệu Nghệ An thành “Công ty Dược phẩm Nghệ An”. Năm 2001 thực hiện chủ trương của Nhà nước, ngày 31/12/2001 tại quyết định 4726/QĐ-UB-DN của UBND Tỉnh Nghệ An quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu công ty dược phẩm Nghệ An sang Công ty CP Dược – VTYT Nghệ An. 1.4.3. Cơ sở vật chất - Vốn điều lệ : 40.000.000.000 VNĐ(100% vốn cổ đông) - Khu vực văn phòng Công ty : số 16 - Nguyễn Thị Minh Khai - Tp.Vinh - Nghệ An - Nhà máy GMP-WHO : số 68 - Nguyễn Sỹ Sách - Tp.Vinh - Nghệ An - Trung tâm thương mại Dược - Mỹ Phẩm : số 28 - Lê Lợi - Tp.Vinh - Nghệ An - 19 chi nhánh Dược trong tỉnh - 01 chi nhánh tại Hà Nội - Hệ thống bán lẻ 545 quầy và 200 đại lý 1.4.4. Tầm nhìn - Năm 2015 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về phân phối Dược Mỹ phẩm trên toàn quốc. - Năm 2020 Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất Thuốc và Thực phẩm chức năng. 19
  28. Sơ đồ tổ chức DNA Pharma Hội đồng quản trị Tổng giám đốc PTGĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ Kế toán sản xuất chất lượng kinh doanh nhân sự trưởng P.kế hoạch Phân xưởng P.tổ chức P.kế toán P.kinh doanh sản xuất GMP hành chính P.nghiên cứu Phân xưởng P.thị trường phát triển Đ D-TPCN P.đảm bảo Các chi Ban cơ điện Chất lượng nhánh P.kiểm tra chất lượng Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức DNA Pharma 1.4.5. Một số đặc điểm đặc trưng * Quy mô sản xuất: Công ty hiện có một nhà máy sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn GMP – WHO và sản xuất thuốc đông dược đang trong tiến trình xây dựng đạt tiêu chuẩn GMP- WHO. 20
  29. Nhà máy sản xuât thuốc Tân dược và đông được đặt tại số 68 đường Nguyễn Sỹ Sách, TP Vinh, bao gồm: Xưởng thuốc viên Non- βlactam, các sản phẩm ĐD- TPCN. * Hệ thống hàng sản xuất Hiện tại Công ty đã được Cục Quản Lý Dược cấp số đăng ký sản xuất cho gần 300 sản phẩm thuốc tân dược và thuốc đông dược. Dạng bào chế đa dạng: viên nang, viên nén, thuốc bột, siro, hoàn cứng bao đường cùng với quy cách đóng gói phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. * Hệ thống thị trường và khách hàng - Công ty tập trung phát triển mạnh lực lượng khách hàng trên cả 2 thị trường OTC và ETC. Các sản phẩm của công ty hầu như có mặt tại khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. - Tại thị trường ETC: Gần 100 khách hàng là các bệnh viện công lập và tư nhân tại tất cả các huyện thị trong Tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh ngoài như Hà Nội, Bắc Giang, Thái Bình, Quảng Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Bến Tre .với cả hai hình thức bán bảo hiểm và bán nội trú. - Tại thị trường OTC: Các sản phẩm của Công ty có mặt tại tất cả các đại lý, trạm y tế, các nhà thuốc trên toàn tỉnh. Tại thị trường ngoại tỉnh, Công ty giao cho các chi nhánh ngoại tỉnh phụ trách phủ hàng với mức độ rộng nhất tới tất cả các nhà thuốc, các công ty phân phối 21
  30. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ sản phẩm do Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An sản xuất năm 2015. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An. - Thời gian: + Thời gian nghiên cứu: tháng 1/2015 đến tháng 12/2015. + Thời gian thu thập số liệu: tháng 5- tháng 8 năm 2016. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:mô tả hồi cứu. 2.3.2.Biến số nghiên cứu Bảng 2.1 Biến số nghiên cứu Khái niệm/ Cách thu TT Tên biến Phân loại định nghĩa thập (1) (2) (3) (4) (5) - Thuốc tân dược: theo thông tư 40/2014/TT-BYT -Thuốc đông dược: Danh mục Thuốc tân dược, đông theo thông tư hàng SX trong 1. dược, thực phẩm chức 05/2015/TT-BYT Thứ hạng phần mềm năng - Thực phẩm chức Vietsun năng: là những sản phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận con người. 22
  31. Khái niệm/ Cách thu TT Tên biến Phân loại định nghĩa thập (1) (2) (3) (4) (5) - Thuốc kháng sinh - Khoáng chất vitamin Tra cứu danh - Chống dị ứng mục hàng sản Thuốc theo nhóm tác 2. - Thuốc đường tiêu Thứ hạng xuất trong dụng điều trị hóa phần mềm - Thuốc giảm đau, hạ Vietsun sốt, chống viêm - Các nhóm khác - Thuốc đơn thành phần: là thuốc có một hoạt chất có tác Tra cứu danh Thuốc đơn thành phần/ dụng dược lý mục hàng sản 2 thành phần/ 3 thành Thứ hạng 3. - Thuốc đa thành xuất trong phần/ 4 thành phần/ 4 phần: là thuốc có ít phần mềm thành phần trở lên nhất 2 thành phần có Vietsun tác dụng dược lý khác nhau -Thuốc viên: viên Tra cứu danh nén, viên nang, viên mục hàng sản Thuốc viên, thuốc nước, bao phim. 4. Phân loại xuất trong thuốc gói - Thuốc nước: siro, phần mềm hỗn dịch. Vietsun - Thuốc gói: bột, 23
  32. Khái niệm/ Cách thu TT Tên biến Phân loại định nghĩa thập (1) (2) (3) (4) (5) cốm. - Đăng ký lần đầu: những thuốc được cấp số đăng ký mới. Tra cứu Sổ Đăng ký lần đầu/ đăng - Đăng ký lại, gia theo dõi danh 5. Phân loại ký lại, gia hạn hạn: những thuốc mục số đăng được cấp số đăng ký ký lại, gia hạn mới lần 2 hoặc được gia hạn số đăng ký. - Liên doanh: công ty sản xuất thành phẩm cho đối tác, đối tác tự tiêu thụ ra Tra cứu mục Sản xuất liên doanh/ tự thị trường. bán hàng trong 6. Phân loại sản xuất/ khác - Tự sản xuất: công phần mềm ty tự sản xuất và tự Vietsun tiêu thụ thành phẩm. - Khác. - Bán bảo hiểm: Tra cứu mục bán thầu cho các bán hàng 7. Bán bảo hiểm/ OTC bệnh viện. Phân loại trong phần - Bán OTC:bán cho mềm Vietsun các nhà thuốc, quầy 24
  33. Khái niệm/ Cách thu TT Tên biến Phân loại định nghĩa thập (1) (2) (3) (4) (5) thuốc ( trừ bán bảo hiểm) - Bán nội tỉnh: những thuốc bán trong địa bàn tỉnh Tra cứu mục Nghệ An. bán hàng 8. Bán nội tỉnh/ ngoại tỉnh Phân loại - Bán ngoại tỉnh: trong phần những thuốc bán mềm Vietsun ngoài địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổng lượng hàng Tra cứu mục Sản lượng bán mỗi mặt hóa xuất theo mỗi Rời rạc bán hàng 9. hàng mặt hàng tính đến trong phần 31/12/2015 mềm Vietsun Tra cứu mục Tổng số tiền bán Doanh thu mỗi sản Liên tục bán hàng 10. mỗi sản phẩm tính phẩm trong phần đến 31/12/2015 mềm Vietsun Chi phí sản xuất Tra cứu mục mặt hàng từ khâu Liên tục bán hàng 11. Giá vốn nguyên liệu đến khi trong phần ra thành phẩm. mềm Vietsun 25
  34. 2.3.3. Cỡ mẫu, phương pháp thu thập số liệu - Cỡ mẫu: Toàn bộ danh mục các thuốc đã sản xuất năm 2015, bao gồm 59 mặt hàng. - Phương pháp thu thập dữ liệu hồi cứu: + Phần mềm Vietsun để lấy danh mục các nhóm hàng- áp dụng để lấy số liệu về số lượng thuốc được sản xuất tại công ty, cũng như áp dụng để nghiên cứu doanh số của các mặt hàng. + Báo cáo tài chính tổng hợp cho năm tài chính kết thúc ngày 31-12- 2015 của Công ty cổ phần Dược - VTYT Nghệ An. + Báo cáo thực hiện doanh số năm 2015 của Công ty CP Dược – VTYT Nghệ An năm 2015. 2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Phương pháp tỷ trọng: + Phần trăm lợi nhuận/ doanh thu + Tỷ trọng lợi nhuận + Tỷ lệ doanh thu - Phương pháp chênh lệch: lợi nhuận= doanh thu – giá vốn. - Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu. 26
  35. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ cấu danh mục hàng sản xuất DNA Pharma năm 2015 3.1.1. Danh mục thuốc phân theo nhóm điều trị Tính đến năm 2015, DNA Pharma có 1 nhà máy sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn GMP - WHO và 1 nhà máy đông dược đang trong quá trình xây dựng đạt GMP – WHO đi vào hoạt động sản xuất. Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng thuốc tân dược đông dược và TPCN % % Số mặt Sản lượng Doanh thu TT Nhóm thuốc sản doanh hàng (triệu viên) (Tỷ đồng) lượng thu 1 Tân dược 37 306.242.995 59,0 71,7 69,7 2 Đông dược 12 75.506.043 15,0 27,2 26,4 3 Thực phẩm chức năng 10 135.835.046 36,0 4 3,9 Tổng 59 517.584.084 100,0 102,9 100,0 Năm 2015 số mặt hàng thuốc tân dược đang được DNA Pharma sản xuất với sản lượng tương đối lớn chiếm 59 % với doanh thu gần 70 %. Nguyên nhân nhà máy tân dược có 1 dây chuyền sản xuất và đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GMP - WHO từ năm 2008. Các thuốc ở nhà máy là những mặt hàng thuốc thiết yếu trong công tác phòng, chữa bệnh và đang được thị trường chấp nhận. Nhà máy đông dược đang trong quá trình xây dựng đạt GMP và số lượng mặt hàng còn ít nên sản lượng thuốc đông dược chỉ chiếm 15%. Với số lượng sản xuất ít hơn nhưng các mặt hàng đông dược nhìn chung vẫn mang lại doanh thu cho công ty chiếm 26 %. Thực phẩm chức 27
  36. năng chỉ chiếm một lượng ít. Với việc Bộ Y Tế ra thông tư 16/2011/TT-BYT và xu thế chung của thị trường, DNA Pharma nên tập trung hơn nữa nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm đông dược. *Phân nhóm thuốc tân dược Thuốc tân dược công ty đang sản xuất được phân theo tác dụng điều trị như sau: Bảng 3.3 Phân nhóm thuốc tân dược Stt Nhóm thuốc Số mặt hàng Tỷ lệ % 1 Nhóm hàng kháng sinh 11 29,8 2 Nhóm vitamin khoáng chất 9 24,3 3 Nhóm hàng chống dị ứng 2 5,4 4 Nhóm thuốc đường tiêu hóa 3 8,1 5 Nhóm giảm đau hạ sốt chống viêm 2 5,4 6 Nhóm thuốc gây nghiện hướng thần 2 5,4 7 Nhóm thuốc tai mũi họng 2 5,4 8 Nhóm thuốc hormoon 2 5,4 9 Các nhóm thuốc khác 4 10,8 Tổng 37 100,0 Đối với danh mục thuốc tân dược được phân theo thông tư 40/TT-BYT ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2014, hiện công ty sản xuất hơn 8 nhóm thuốc, với tổng số mặt hàng là 37. Hầu hết các thuốc đều là thuốc generic, có tác dụng điều trị thông thường và là thuốc thiết yếu. Trong đó nhóm hàng kháng sinh chiếm tỉ lệ lớn nhất phù hợp với mô hình bệnh tật tại Việt Nam. * Phân nhóm thuốc đông dược. Hàng đông dược công ty đang sản xuất còn ít đa dạng, gồm 12 mặt hàng phân theo tác dụng điều trị theo bảng: 28
  37. Bảng 3.4 Phân nhóm thuốc đông dược Stt Nhóm thuốc Số mặt hàng Tỷ lệ % Nhóm thuốc nhuận tràng tả hạ, thu liễm, tiêu 1 5 41,7 thực, bình vị kiện tỳ Nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc tiêu ban lợi 2 2 16,7 thủy 3 Nhóm thuốc an thần định chí dưỡng tâm 2 16,7 4 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 1 8,3 5 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 1 8,3 6 Nhóm thuốc giải biểu 1 8,3 Tổng 12 100,0 Căn cứ theo thông 05/2015/TT-BYT ban hành danh mục thuốc đông ty, thuốc từ dược liệu và vị thuốc cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế ban hành ngày 17/03/2015 để phân loại nhóm tác dụng, công ty hiện có 6 nhóm thuốc đông dược với 12 sản phẩm do nhà máy Đông dược đạt GMP-WHO chưa đi vào sản xuất, chưa tương xứng công suất của nhà máy. Nên DNA Pharma cần có chiến lược đầu tư nghiên cứu về sản phẩm thuốc đông dược để sản xuất ra nhiều mặt hàng hơn nữa đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo thêm việc làm cho công nhân lao động cũng như là tận dụng có hiệu quả về công suất của nhà máy đông dược. Nhóm thuốc chữa bệnh về tỳ chiếm tỉ lệ lớn trong danh mục thuốc đông dược, tiếp đến là thuốc an thần và bổ gan. Ngoài ra công ty còn có nhóm hàng thực phẩm chức năng gồm 10 sản phẩm chiếm tỉ trọng 3,92% trên tổng doanh thu hàng sản xuất. 29
  38. 3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc phân theo thành phần Bảng 3.5: Số lượng hoạt chất cấu thành Thực phẩm TT Thành phần Tân dược Đông dược Tổng chức năng 1 Đơn thành phần 26 5 7 38 Phối hợp hai thành 2 9 1 1 11 phần Phối hợp ba thành 3 2 0 1 3 phần Phối hợp bốn thành 4 0 1 1 2 phần Phối hợp bốn thành 5 0 5 0 5 phần trở lên Tổng 37 12 10 59 Qua bảng 3.5, nhận thấy rằng số thuốc đơn chất mà công ty đang sản xuất là 38 sản phẩm, chiếm 64% tổng số mặt hàng công ty đang sản xuất; số thuốc phối 2 hoạt chất là 11 sản phẩm, chiếm 18,6% tổng số mặt hàng công ty sản xuất; số thuốc phối từ 3 hoạt chất trở lên của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ. Việc công ty sản xuất các mặt hàng tân dược đông dược và TPCN chủ yếu là các sản phẩm có hoạt chất đơn chất là phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại vẫn đang sử dụng các mặt hàng điều trị thông thường. Đồng thời, chính sách sản xuất này cũng phù hợp với khả năng của công ty và tương đối phù hợp với thông tư 40, đó là những thuốc thiết yếu được quỹ bảo hiểm thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh. 30
  39. 3.1.3. Danh mục thuốc theo dạng bào chế Bảng 3.6: Số lượng thuốc theo dạng bào chế Thực phẩm TT Dạng bào chế Tân dược Đông dược Tổng chức năng 1 Thuốc viên 32 7 6 45 2 Thuốc nước 0 2 1 3 3 Thuốc gói 5 3 3 11 Tổng 37 12 10 59 Bảng 3.7: 1 số hoạt chất công ty sản xuất nhiều dạng bào chế STT Tên hoạt chất Dạng bào chế Số sản phẩm 1 Chloramphenicol Thuốc viên 2 2 Omeprazol Thuốc viên 2 3 Cao bạch quả, cao đinh lăng Thuốc viên 2 4 Dextro anhydrous Thuốc bột 2 5 Vitamin C Thuốc viên 4 6 Berberin HCl Thuốc viên 2 7 Xuyên tâm liên Thuốc viên 2 Qua bảng, nhận thấy, với 59 sản phẩm tân dược đông dược và TPCN bao gồm nhiều dạng bào chế từ nhiều hoạt chất khác nhau. Điều này thể hiện tính phong phú của sản phẩm DNA Pharma. Các hoạt chất công ty sử dụng để sản xuất đều là những hoạt chất phổ biến. Với 1 hoạt chất, công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm, dạng bào chế hiện nay chủ yếu vẫn là dạng thuốc viên bao gồm viên nén, viên nang cứng và viên bao phim. DNA Pharma đang từng bước đa dạng hóa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Một mặt tăng doanh thu 31
  40. cho công ty, mặt khác đáp ứng nhu cầu thị trường. Các hoạt chất như Chloramphenicol, vitamin C, Berberin được công ty sản xuất nhiều. 3.1.4. Danh mục thuốc đăng ký mới, đăng ký lại và gia hạn số đăng ký Bảng 3.8: Cấp số đăng ký năm 2015 TT Nhóm thuốc Đăng ký lần đầu Đăng ký lại, gia hạn Tổng 1 Tân dược 5 5 10 2 Đông dược 2 2 4 Thực phẩm 3 1 0 1 chức năng Tổng 8 7 15 Qua bảng nhận thấy rằng với quy định chặt chẽ trong đấu thầu thuốc của thông tư 01 đã ảnh hưởng khá lớn đến việc đăng ký lại, đăng ký mới và gia hạn cho các thuốc của DNA Pharma sản xuất vì trong những năm trước năm 2012 một số loại thuốc của các đối tác liên doanh cũng như thuốc trực tiếp phân phối của công ty được sản xuất ra chỉ phục vụ bán cho kênh bảo hiểm y tế mà không thể bán được vào thị trường OTC. Nên DNA Pharma và các đối tác không thể đăng ký lại nữa vì các thuốc này không có thị trường tiêu thụ. Mặt khác các thuốc khác cũng cần phải chọn lọc kỹ hơn thì mới đưa vào sản xuất, cho nên tới năm 2015 số lượng đăng ký thuốc mới, đăng ký lại và gia hạn có chiều hướng giảm dần. Bộ y tế tiếp tục ra thông tư 44/2014/TT-BYT quy định đăng ký thuốc thì việc đăng ký lại một số thuốc của DNA Pharma sẽ không đăng ký được nữa do không phù hợp với thông tư 44. Do đó nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ngân hàng số của công ty trong thời gian sắp tới. 32
  41. 3.2. Doanh số bán các sản phẩm hàng sản xuất của DNA Pharma năm 2015 3.2.1. Doanh số bán hàng qua các đối tác Bảng 3.9: Theo đối tác năm 2015 Tỷ lệ Doanh thu Tỷ lệ TT Nguồn hàng Số lượng (%) ( tỷ đồng) (%) 1 Hàng liên doanh 6 10 21,4 20,8 Hàng thành phẩm công ty 2 53 90 81,5 79,2 sản xuất Tổng 59 100 102,9 100 Hàng sản xuất của DNA Pharma được phân làm 2 đối tượng: - Hàng liên doanh: Là hàng đối tác liên doanh đặt DNA Pharma sản xuất trong đó liên doanh chịu trách nhiệm đặt mua nguyên, phụ liệu. DNA Pharma xuất bán thành phẩm cho đối tác liên doanh và đối tác tự phát triển thị trường các mặt hàng này. - Hàng thành phẩm công ty sản xuất: Là hàng DNA Pharma trực tiếp sản xuất và trực tiếp kinh doanh. Qua bảng ta nhận thấy số lượng mặt hàng thành phẩm DNA Pharma trực tiếp sản xuất và phân phối chiếm tỷ lệ lớn cả về số lượng và doanh thu. Tổng số mặt hàng 53/59 chiếm 90% về số lượng sản phẩm và chiếm 79,2 % về doanh thu. Qua số liệu này chứng minh DNA Pharma vẫn nắm vai trò chủ đạo trong sản xuất và kinh doanh các mặt hàng do DNA Pharma sản xuất. Hàng liên doanh chiếm 21,4% về doanh thu chứng tỏ công ty vẫn đang thu hút được một số lượng liên doanh lớn mặc dù doanh thu không cao nhưng đã tạo cho DNA Pharma tận dụng có hiệu quả về công suất của các nhà máy, 33
  42. tăng thêm thu nhập cho người lao động và đặc biệt là tận dụng được các kênh phân phối của các đối tác để đưa thuốc của DNA Pharma vươn ra trên địa bàn toàn quốc, góp phần nâng cao được thương hiệu của DNA Pharma. Doanh số cụ thể từng mặt hàng thuộc từng nhóm, xem tại phụ lục 1. 3.2.2. Doanh số hàng sản xuất theo nhóm điều trị Đối với riêng doanh thu hàng công ty sản xuất, nhóm hàng chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng doanh thu, doanh thu các mặt hàng phân theo nhóm điều trị được phân theo bảng sau: Bảng 3.10 Doanh thu hàng sản xuất theo nhóm điều trị Doanh thu Tỉ trọng Tên nhóm hàng Số lượng (VNĐ) (%) Tân dược 37 71.713.771.639 69,69 Doanh thu nhóm hàng chống dị 2 18.482.325.178 17,96 ứng Doanh thu nhóm hàng kháng sinh 11 37.344.537.762 36,29 Doanh thu nhóm giảm đau hạ sốt 2 3.796.687.639 3,69 chống viêm Doanh thu nhóm thuốc đường tiêu 3 1.216.495.832 1,18 hóa Doanh thu nhóm thuốc gây nghiện 2 1.146.459.112 1,11 hướng thần Doanh thu nhóm thuốc tai mũi 2 478.475.264 0,46 họng Doanh thu nhóm thuốc hormoon 2 1.467.473.990 1,43 Doanh thu các nhóm vitamin 9 4.817.617.649 4,68 khoáng chất Doanh thu các nhóm thuốc khác 4 2.963.699.213 2,88 34
  43. Đông dược 12 27.147.995.432 26,38 Nhóm thuốc an thần định chí 2 8.432.183.722 8,19 dưỡng tâm Nhóm thuốc nhuận tràng tả hạ, 5 12.462.617.947 12,11 thu liễm, tiêu thực, bình vị kiện tỳ Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 1 733.884.060 0,71 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 1 1.408.136.670 1,37 Nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc 2 3.401.983.613 3,31 tiêu ban lợi thủy Nhóm thuốc giải biểu 1 709.189.420 0,69 Thực phẩm chức năng 10 4.037.915.242 3,92 Tổng 102.899.682.313 100 Theo bảng trên có thể nhận thấy thuốc tân dược là mặt hàng mang lại doanh thu chính cho công ty, năm 2015 doanh thu đạt 71.713.771.639 VNĐ chiếm tỉ lệ 69,69%, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là doanh thu nhóm hàng kháng sinh, chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm thuốc tai mũi họng. Doanh thu hàng đông dược đạt 27.147.995.432 VNĐ chiếm tỉ lệ 26,38%, trong đó nhóm thuốc nhuận tràng tả hạ, thu liễm, tiêu thực, bình vị kiện tỳ chiếm tỉ lệ lớn nhất gồm nhiều mặt hàng và doanh thu đạt 12.462.617.947 VNĐ. Còn lại là nhóm thực phẩm chức năng đạt 4.037.915.272 VNĐ chiếm tỉ lệ 3,92% trên tổng doanh thu. 3.2.3. Doanh số bán hàng qua các kênh. Như hầu hết các doanh nghiệp dược phẩm khác, hiện tại, DNA Pharma cũng đang tiếp cận hai kênh bán là bảo hiểm y tế và OTC. Doanh số cụ thể bán vào 2 kênh này thực hiện trong năm 2015 như sau: 35
  44. Bảng 3.11: Doanh thu qua kênh bảo hiểm và OTC 2015 TT Kênh bán Doanh thu ( VNĐ) Tỷ lệ (%) 1 Bán Bảo hiểm 16.624.417.677 16,1 2 Bán OTC 64.896.985.466 63,1 3 Hàng liên doanh 21.378.279.170 20,8 Tổng 102.899.682.313 100 Bảng 3.12: Doanh thu bán bảo hiểm 2015 TT Tên khách hàng Doanh thu ( VNĐ) Tỷ lệ (%) 1 Bệnh viện tuyến tỉnh & thành phố 2.290.078.263 13,78 2 Bệnh viện tuyến huyện 14.334.339.414 86,22 Tổng cộng 16.624.417.677 100 Doanh thu bán bảo hiểm hàng sản xuất của công ty năm 2015 là 16.624.417.677 VNĐ chỉ chiếm 16,1 % tổng doanh thu hàng sản xuất. Bán bảo hiểm đối tượng bán là các bệnh viện. Trong đó doanh thu nhóm bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố đạt 2.290.078.263 VNĐ chỉ chiếm tỷ lệ 13,78 % trên tổng doanh thu hàng bảo hiểm. Doanh thu bán bảo hiểm cho bệnh viện tuyến huyện chiếm tỷ lệ lớn nhất 86,22 % trên tổng doanh thu bán bảo hiểm. Do những quy định về đấu thầu mới theo thông tư 01 của Bộ Y Tế hầu hết các doanh nghiệp dược phẩm đều gặp nhiều khó khăn. Công tác đấu thầu thuốc chặt chẽ, đấu thầu theo hoạt chất và chỉ trúng thầu 1 thuốc có giá thấp nhất nên mức độ cạnh tranh về giá rất cao. Khi mà việc bán thuốc vào kênh bảo hiểm gặp nhiều hạn chế, các doanh nghiệp dược tập trung phát triển mạnh trên thị trường OTC. DNA Pharma không nằm ngoài xu hướng đó. 36
  45. Bảng 3.13: Doanh thu OTC nội, ngoại tỉnh 2015 TT Tên khách hàng Doanh thu (VNĐ) Tỉ lệ (%) 1 OTC nội tỉnh 37.028.858.417 57,06 Các chi nhánh 28.788.169.410 44,36 Bệnh viện tư 4.531.319.829 6,99 Nhà thuốc 3.709.369.178 5,71 2 OTC ngoại tỉnh 27.868.127.049 42,94 Tổng 64.896.985.466 100,00% Nhìn vào bảng ta có thể thấy doanh thu bán OTC thị trường nội tỉnh các chi nhánh chiếm tỷ lệ lớn nhất với 44,36% trên tổng doanh thu OTC. Bệnh viện tư nhân với đặc thù khác so với bệnh viện công lập nên bệnh viện tư nhân có thể chủ động tìm kiếm các mặt hàng không trong danh mục thầu để phục vụ công tác khám chữa bệnh của bệnh viện mình, do đó doanh thu nhóm bệnh viện này khá thấp. Bán OTC đối tượng bán là các bệnh viện tư nhân, nhà thuốc, quầy thuốc, phòng khám đa khoa ( trừ bán thầu bảo hiểm) Bán OTC nội tỉnh chủ yếu là ở các nhà thuốc, quầy thuốc, phòng khám đa khoa. Năm 2015 doanh thu bán hàng sản xuất OTC ngoại tỉnh của công ty đạt 27.868.127.049 VNĐ chiếm 42,94% tổng doanh thu bán OTC. Hiện nay DNA Pharma mạng lưới phân phối tại thị trường ngoại tỉnh còn ít, chưa bao quát hết được nhưng năm 2015 doanh thu ngoại tỉnh vẫn đạt con số khá cao. Điều này là tín hiệu đáng mừng đối với công ty vì thị trường OTC ngoại tỉnh rộng lớn và đang cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt. Tuy nhiên, thị trường ngoại tỉnh còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội. Tiến tới DNA Pharma nên xây dựng nhiều chính sách để phát triển mạnh hơn nữa 37
  46. kênh OTC ở thị trường tỉnh ngoài và củng cố thêm vị thế chủ nhà ở thị trường nội tỉnh. Bán OTC ngoại tỉnh chủ yếu bán cho các công ty và nhà thuốc ở các tỉnh miền trung như thanh hóa, hà tĩnh, quảng bình. Doanh thu cụ thể bán OTC ngoại tỉnh hàng sản xuất của công ty được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.13: Doanh thu OTC ngoại tỉnh 2015 TT Tên khách hàng Doanh thu(VNĐ) Tỷ lệ(%) 1 Công ty CP Dược - VTYT Quảng Trị 21.777.320 0,07 2 Công ty CP Dược phẩm Xuân Lộc 2.628.658.158 8,8 3 Công ty CP Sao Mai 2.113.053.487 7,58 4 Công ty CP Dược phẩm Á Đông 163.135.320 0,59 5 Công ty CP Dược phẩm Miền Trung 1.166.524.280 0,24 6 Công ty TNHH Dược phẩm Hậu Vũ 163.263.200 0,59 Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng 7 218.126.551 0,78 Long 8 Công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long 714.776.220 2,56 9 Công ty TNHH INDICO 794.757.640 2,85 Công ty TNHH Dược phẩm Tuyên 10 241.298.060 0,87 Thạc 11 Công ty TNHH Dược phẩm Hạnh Hải 810.531.960 2,91 12 Nhà Thuốc Ngân Hoa 137.598.420 0,49 13 Công ty TNHH Dược phẩm Ngọc Hà 863.524.972 3,1 Công ty CP Dược Trung Ương 14 434.133.181 1,56 Medipharco-Tenamyd 15 Cônng ty TNHH Hưng Bình Hường 63.158.920 0,23 16 Công ty TNHH Dược phẩm Alpha 31.704.120 0,11 17 Công ty TNHH Dược phẩm Trí Tín 2.226.273.226 7,99 Công ty CP Thương mại Dược phẩm 18 1.996,814.368 7,16 Tiến Thịnh 38
  47. 19 Công ty TNHH MTV Hoàng Long 103.348.200 0,37 Công ty CP đầu tư CN Dược & TBYT 20 1.794.750.260 6,44 AT 21 Công ty CP Dược Hà Tĩnh 1.712.166.443 6,14 22 Nhà thuốc Hằng Đức 71.590.950 0,26 Công ty TNHH Thương mại Dược 23 143.700.229 0,18 phẩm Châu Hoàng Công ty TNHH MTV Dược phẩm 24 175.615.580 0,63 Hùng Hải 25 Nhà Thuốc Hiếu Lam 597.399.718 2,14 26 Công ty TNHH Dược phẩm Tây Sơn 1.423.299.001 5,11 Công ty CP Thương mại Dược phẩm 27 67.318.872 0,24 Nhật Lệ 28 Công ty TNHH Dược An Khang 1.462.374.060 5,25 Công ty TNHH TM và Dược phẩm 29 366.951.660 1,32 Lâm Hạnh Công ty TNHH TM và Dược phẩm 30 1.243.111.360 4,46 Yên Bái Công ty TNHH TM Dược phẩm Cường 31 405.717.424 1,45 Mùi 32 Công ty CP Pymepharco 237.975.342 0,85 33 Công ty TNHH Thành Sen 1.283.865.796 4,61 34 Nhà thuốc Xuân Hương 288.579.620 1,04 Công ty CP Thương mại Thiên Lộc 35 157.104.720 0,56 Xuân 36 Nhà Thuốc Đường Thưởng 180.228.368 0,65 37 Công ty CP Dược- VTYT Thiên Long 182.815.575 0,66 38 Công ty CP Dược Trung Ương 3 18.392.640 0,07 39 Công ty CP Dược Duy Tiên 449.834.524 1,61 Công ty TNHH TMDV và Dược phẩm 40 65.770.800 0,24 Lạc Hồng 41 Nhà Thuốc Nhật Lan 144.737.620 0,52 42 Công ty TNHH Dược phẩm Phan Rang 356.391.579 1,28 43 Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Nga 71.279.760 0,26 39
  48. 44 Công ty CP Dược- VTYT Hải Dương 62.949.586 0,22 Công ty TNHH Việt Đức animal 45 11.747.959 0,04 nutrition Tổng cộng 27.868.127.049 100 3.2.4. Doanh số bán mặt hàng Lyzatop . Trong nhóm hàng đông dược của Công ty có một mặt hàng là Lyzatop là mặt hàng chiến lược của công ty. 40
  49. Bảng 3.14: Doanh thu, lợi nhuận Lyzatop trong nhóm hàng đông dược Sản lượng Doanh thu Giá vốn Lợi nhuận gộp Tỷ lệ lợi nhuận so Tỷ trọng lợi nhuận TT Tên nhóm hàng (viên) (VNĐ) (VNĐ) (VNĐ) với doanh thu (%) (%) 1 Lyzatop 6.262.200 10.050.590.731 6.483.832.058 3.566.758.673 35,49 24,28 2 Đông dược còn lại 69.243.843 17.097.404.701 5.973.357.686 11.124.047.015 65,06 75,72 Tổng hàng đông 3 75.506.043 27.147.995.432 12.457.189.744 14.690.805.688 54,11 dược Giá vốn: Đối với hàng khai thác là giá mua vào Đối với hàng sản xuất là tổng chi phí sản xuất Hàng đông dược tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu là 54,11%. Chỉ tính riêng mặt hàng Lyzatop đã mang về cho công ty năm 2015 doanh thu là 10.050.590.731 VNĐ, lợi nhuận gộp là 3.566.758.673 VNĐ, những con số không hề nhỏ. Tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu là 35,49% có nghĩa là 1 đồng doanh thu tạo ra 35,49 đồng lãi gộp. Doanh số cụ thể của mặt hàng Lyzatop được thể hiện trong bảng sau: 41
  50. Bảng 3.15: Doanh thu Lyzatop ở thị trường nội, ngoại tỉnh Số lượng Doanh thu Tên Tỷ trọng (viên) ( VNĐ) Tổng cộng 6.262.200 10.050.590.731 100 Thị trường nội tỉnh 5.843.680 9.518.162.443 94,712 1.1 Bệnh viện tuyến thành phố 163.440 295.748.566 2,943 Bệnh viện đa khoa TP Vinh 88.000 159.238.092 1,584 Bệnh viện Lao & Bệnh phổi 52.800 95.542.857 0,951 Nghệ An Bệnh viện Giao Thông Vận Tải 19.280 34.887.619 0,347 Vinh Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ 1.920 3.474.285 0,035 An Quầy Thuốc BV Lao & Bệnh 480 868.571 0,009 phổi Nghệ An Bệnh viện Công An Tỉnh Nghệ 960 1.737.142 0,017 An 1.2 Bệnh viện tuyến huyện 2.901.460 5.241.346.620 52,15 Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc 112.800 204.114.282 2,031 Bệnh viện đa khoa Diễn Châu 241.920 437.759.998 4,356 Bệnh viện đa khoa Yên Thành 190.560 344.822.854 3,431 Bệnh viện đa khoa Tân Kỳ 163.220 295.350.475 2,939 Bệnh viện đa khoa khu vực Tây 151.200 264.685.712 2,634 Bắc Nghệ An Bệnh viện đa khoa Qùy Hợp 225.600 408.228.567 4,062 Bệnh viện đa khoa Quỳ Châu 158.840 287.424.758 2,860 Bệnh viện đa khoa Quế Phong 28.800 52.114.284 0,519 42
  51. Bệnh viện đa khoa Kỳ Sơn 131.520 237.988.570 2,368 Bệnh viện đa khoa Tương Dương 369.600 668.799.996 6,654 Bệnh viện đa khoa khu vực Tây 216.000 390.857.139 3,889 Nam Nghệ An Bệnh viện đa khoa Anh Sơn 96.000 173.714.284 1,728 Bệnh viện đa khoa Đô Lương 158.400 286.628.570 2,852 Bệnh viện đa khoa Thanh 120.960 218.880.000 2,178 Chương Bệnh viện đa khoa Nam Đàn 104.640 189.348.567 1,884 Bệnh viện đa khoa Hưng Nguyên 48.000 86.857.140 0,864 Bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu 213.600 386.514.283 3,846 Bệnh viện đa khoa Cửa Lò 35.880 64.925.715 0,646 Trung tâm y tế Nghĩa Đàn 133.920 242.331.426 2,411 1.3 Bệnh viện tư nhân 12.480 22.582.857 0,225 Bệnh viện đa khoa TN Phủ Diễn 2.880 5.211.429 0,052 CNCTTNHHTM Minh Khang 6.720 12.159.999 0,121 BVTASG CN Công Ty TNHH Y Tế Hoàng 2.880 5.211.429 0,052 Mai -PK khoa Quang Khởi 1.4 Các chi nhánh 2.571.600 3.704.839.200 36,861 Chi nhánh Dược phẩm huyện 159.880 221.280.000 2,202 Nghi Lộc Chi nhánh Dược phẩm huyện 389.860 569.220.000 5,664 Diễn Châu Chi nhánh Dược phẩm huyện 459.200 678.480.000 6,751 Yên Thành Chi nhánh Dược phẩm huyện 44.640 65.160.000 0,648 43
  52. Tân Kỳ Chi nhánh Dược phẩm huyện 109.920 164.220.000 1,634 Nghĩa Đàn Chi nhánh Dược phẩm huyện 127.840 178.680.000 1,778 Quỳ Hợp Chi nhánh Dược phẩm huyện 15.920 23.580.000 0,235 Quỳ Châu Chi nhánh Dược phẩm huyện 35.520 52.680.000 0,524 Quế Phong Chi nhánh Dược phẩm huyện 26.080 38.700.000 0,385 Kỳ Sơn Chi nhánh Dược phẩm huyện T- 29.880 44.520.000 0,443 ương Dương Chi nhánh Dược phẩm huyện 12.000 17.760.000 0,177 Con Cuông Chi nhánh Dược phẩm huyện 7.200 10.500.000 0,104 Anh Sơn Chi nhánh Dược phẩm huyện Đô 101.320 142.020.000 1,413 Lương Chi nhánh Dược phẩm huyện 158.400 234.000.000 2,328 Thanh Chương Chi nhánh Dược phẩm huyện 48.000 71.100.000 0,707 Nam Đàn Chi nhánh Dược phẩm huyện 98.180 142.680.000 1,420 Hưng Nguyên Chi nhánh Dược phẩm huyện 528.560 776.100.000 7,722 Quỳnh Lưu 44
  53. Chi nhánh Dược phẩm Thành 61.680 87.780.000 0,873 phố Vinh Chi nhánh Trung tâm thương mại 157.520 216.720.000 1,854 Dược- Mỹ phẩm 1.5 Mậu dịch viên đại lý 190.700 254.556.000 2,523 Khách ngoại tỉnh 410.860 532.428.288 5,298 Công ty CP Dược phẩm Miền 1.920 2.649.600 0,026 Trung Công ty TNHH Dược phẩm Trí 10.700 14.572.800 0,145 Tín Công ty CP Thương mại Dược 173.340 223.749.888 2,226 phẩm Tiến Thịnh Nhà Thuốc Hiếu Lam 18.140 23.184.000 0,231 Công ty TNHH Dược An Khang 15.740 19.872.000 0,198 Công ty TNHH TMDV và Dược 10.080 13.910.400 0,138 Phẩm Lạc Hồng Nhà Thuốc Nhật Lan 14.780 18.547.200 0,185 Công Ty TNHH Dược Phẩm 166.160 215.942.400 2,149 Phan Rang Nhìn vào bảng trên ta thấy sản phẩm Lyzatop trải dài trên cả 2 thị trường nội, ngoải tỉnh. Trên thị trường nội tỉnh doanh thu Lyzatop đạt 9.518.162.443 VNĐ chiếm 94,71 % tổng doanh thu Lyzatop, điều này là do hiện tại theo thông tư 05/2014/TT-BYT, Lyzatop nằm trong danh mục các mặt hàng đông dược được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Hiện nay sản phẩm hầu như có mặt tại tất cả các cơ sở bán thuốc. Trên thị trường ETC, sản phẩm Lyzatop đang được đẩy 45
  54. mạnh và được cơ sở y tế tin dùng. Hiện tại sản phẩm được tiêu thụ mạnh ở các chi nhánh công ty và bệnh viện tuyến huyện chiếm lần lượt là 36,86 và 52,15 % Trên thị trường ngoại tỉnh doanh thu Lyzatop đạt 532.428.288 VNĐ chiếm gần 5,3 %. Lý do là thị trường ngoại tỉnh đang cạnh tranh rấ khốc liệt và hệ thống marketing của công ty đang hoạt động chưa hiệu quả. Sắp tới phòng Marketing sẽ phối hợp với các chi nhánh triển khai các chương trình hỗ trợ xúc tiến bán hàng, thúc đẩy tăng doanh số cho mặt hàng này. Ước năm 2016, doanh thu Lyzatop đạt trên 20 tỷ đồng. Như vậy doanh thu hàng sản xuất của DNA Pharma trong năm 2015 là 102.899.682.313 VNĐ. Công ty định hướng chiến lược trong năm 2016 sẽ phấn đấu đạt 120.000.000 VNĐ, với phương châm càng ngày càng đi lên để cố gắng là một doanh nghiệp mạnh của cả nước. 46
  55. Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Cơ cấu danh mục hàng sản xuất DNA Pharma năm 2015 4.1.1. Danh mục thuốc phân theo nhóm điều trị Trong số 59 mặt hàng mà Công ty sản xuất năm 2015, có 37 mặt hàng tân dược, 12 mặt hàng đông dược, 10 mặt hàng TPCN với doanh thu ngày một tăng. So với quy mô nhà xưởng hiện tại, danh mục sản phẩm còn ít, chưa phù hợp với công suất nhà máy. Công ty chủ yếu đang sản xuất hàng tân dược, điều này là do hệ thống quy mô nhà máy. Hiện tại Công ty mới chỉ có 1 dây chuyền sản xuất tân dược đạt GMP- WHO và đang trong quá trình xây dựng dây chuyền sản xuất thuốc đông dược đạt GMP- WHO. Với xu thế hiện nay của thị trường đang nghiêng về ưa chuộng sử dụng hàng đông dược và doanh thu mang lại khá lớn thì đây là mặt hạn chế cần thay đổi của công ty vì vậy việc công ty đưa ra chiến lược tập trung phát triển các mặt hàng đông dược là hướng đi đúng. 4.1.2. Danh mục thuốc phân theo thành phần Công ty sản xuất chủ yếu là đơn chất (tức là thuốc chỉ có một hoạt chất chính), với 38 sản phẩm chiếm 64% tổng số mặt hàng công ty sản xuất. Chính sách sản xuất này cũng phù hợp với khả năng của công ty và tương đối phù hợp với thông tư 40, đó là những thuốc thiết yếu được quỹ bảo hiểm thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy vậy, thuốc phối hợp 2 hoạt chất trở lên đang còn ít chưa đa dạng hóa sản phẩm. Công ty cần nghiên cứu thêm nhiều dạng bào chế từ 2 hoạt chất trở lên để đa dạng hóa tăng sức cạnh tranh trên thị trường về mẫu mã hàng hóa. 4.1.3. Danh mục thuốc theo dạng bào chế Dạng bào chế hiện nay công ty sản xuất gồm thuốc viên, thuốc nước, thuốc gói. Sản xuất chính là dạng thuốc viên gồm 45 sản phẩm chiếm 76 % tổng số mặt hàng công ty sản xuất. Các dạng thuốc khác chỉ chiếm rất ít như 47
  56. thuốc nước, thuốc gói. Các hoạt chất công ty sử dụng đều là những hoạt chất phổ biến. Công ty cần đầu tư và triển khai thêm các dạng bào chế khác để đa dạng hóa sản phẩm vừa tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường vừa đưa đến cho người tiêu dung nhiều sự lựa chọn. 4.1.4. Danh mục thuốc đăng ký mới, đăng ký lại và gia hạn số đăng ký Năm 2015 số lượng đăng ký thuốc mới, đăng ký lại và gia hạn có chiều hướng giảm dần. Theo thông tư 44, DNA Pharma sẽ đầu tư chọn lọc hơn trong việc đăng ký mới, đăng ký lại và gia hạn số đăng ký, giúp công ty chọn lọc ra được bộ sản phẩm thực sự có vị thế trên thị trường. Và tiết kiệm được chi phí khi mà thực trạng có nhiều sản phẩm được đăng ký, được gia hạn Công ty lại không có chính sách sản xuất. Nhìn chung nhận thấy các hoạt động phát triển danh mục sản phẩm của DNA Pharma là thực sự cần thiết, một mặt đảm bảo các yêu cầu của các cơ quan ban ngành, mặt khác đảm bảo sự phát triển của công ty và đáp ứng được các nhu cầu của thị trường. Hiện tại, DNA Pharma đã có một danh mục hàng đa dạng, gần như đầy đủ các mặt hàng generic thiết yếu. 4.2. Doanh số bán các sản phẩm hàng sản xuất của DNA Pharma năm 2015 4.2.1. Doanh số bán hàng qua các đối tác Với 53/59 sản phẩm DNA Pharma đang trực tiếp sản xuất và phân phối, chiếm 79 % về doanh thu, chứng minh DNA Pharma vẫn nắm vai trò chủ đạo trong sản xuất và kinh doanh các mặt hàng do công ty sản xuất. Mặt khác, DNA Pharma vẫn đang thu hút được một lượng lớn đối tác liên doanh với doanh thu năm 2015 là 21,4 tỷ đồng chiếm gần 21% tổng doanh thu hàng sản xuất của công ty, tận dụng có hiệu quả về công suất của các nhà máy, tăng thêm thu nhập cho người lao động và đặc biệt là tận dụng được các kênh phân phối của các đối tác để đưa thuốc của DNA Pharma vươn ra trên địa bàn toàn quốc. 48
  57. DNA Pharma nên xem xét lại các chính sách liên doanh để nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất hàng cho liên doanh, nâng cao doanh thu bán hàng qua đối tác và bên cạnh đó đẩy mạnh hàng công ty sản xuất là mục tiêu hàng đầu. 4.2.2. Doanh số theo nhóm điều trị Đối với doanh thu hàng sản xuất theo nhóm điều trị, thuốc tân dược là mặt hàng mang lại doanh thu lớn hơn mặt hàng đông dược, năm 2015 hàng tân dược đạt 71.713.771.639 VNĐ chiếm tỉ lệ 69,69%, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là doanh thu nhóm hàng kháng sinh, chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm thuốc tai mũi họng. Doanh thu hàng đông dược đạt 27.147.995.432 VNĐ chiếm tỉ lệ 26,38%, trong đó nhóm thuốc nhuận tràng tả hạ, thu liễm, tiêu thực, bình vị kiện tỳ chiếm tỉ lệ lớn nhất gồm nhiều mặt hàng và doanh thu đạt 12.462.617.947 VNĐ. Còn lại là nhóm thực phẩm chức năng đạt 4.037.915.272 VNĐ chiếm tỉ lệ 3,92% trên tổng doanh thu. Mặt hàng đông dược doanh thu còn ít do chưa đa dạng hóa sản phẩm và dây chuyền thuốc đông dược đạt GMP đang trong quá trình xây dựng nhưng đây là mặt hàng tiềm năng và ngày càng được thị trường chấp nhận. Chính vì thế công ty nên chú trọng đầu tư hơn nữa sản phẩm đông dược. 4.2.3 Doanh số bán hàng qua các kênh DNA Pharma đẩy mạnh bán hàng tại cả hai kênh bảo hiểm và kênh OTC. Bên cạnh vẫn thu hút và sản xuất hàng liên doanh với đối tác. Trên kênh bảo hiểm năm 2015 doanh thu đạt 16.624.417.677 VNĐ chỉ chiếm 16,1 % tổng doanh thu hàng sản xuất, vói doanh thu chính tập trung ở bệnh viện tuyến huyện đạt 14.334.339.414 VNĐ, doanh thu ở bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố ít hơn với 2.290.078.263 VNĐ. Do những quy định về đấu thầu mới theo thông tư 01 nên doanh nghiệp dược phẩm nói chung và DNA Pharma nói riêng gặp nhiều khó khăn. Số lượng mặt hàng trúng thầu cao nhưng giá trị trúng thầu lại không lớn do sự cạnh tranh về giá. Hiện nay 49
  58. ngoài các mặt hàng công ty sản xuất được thanh thoán bảo hiểm và trúng thầu thì DNA Pharma còn gửi thầu các mặt hàng của các công ty ngoại tỉnh, hầu hết những mặt hàng này có giá khá tốt. Thị trường dược phẩm Nghệ An nói riêng đang rất màu mỡ để các công ty dược ngoại tỉnh xâm chiếm thị trường. DNA Pharma phải có những bước đi và có các chính sách ngắn hạn và dài hạn để chiếm thị phần trong thị trường của kênh này vì đa số các thuốc do DNA Pharma sản xuất đều nằm trong danh mục được quĩ bảo hiểm y tế thanh toán. Trên kênh OTC, công ty giao cho các chi nhánh phụ trách phát triển thị trường, đảm bảo doanh số được giao. Thực tế cho thấy, doanh số hàng bán OTC chiếm tỷ lệ cao, đạt 86,22 % tổng doanh thu hàng công ty sản xuất. Đẩy mạnh phát triển kênh OTC là hướng đi chiến lược đúng trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Công ty cũng có điều kiện thuận lợi để thực hiện nhờ có mạng lưới phân phối sâu và rộng. Tuy nhiên, công ty cần có nhiều thay đổi hơn nữa để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường OTC. Về doanh số bán hàng OTC ở thị trường nội tỉnh và ngoại tỉnh Doanh thu hàng OTC của công ty năm 2015 ở thị trường nội tỉnh cao hơn ngoại tỉnh. Với điều kiện thuận lợi do có lợi thế là chủ nhà trong địa bàn nội tỉnh. Tại thị trường nội tỉnh, DNA Pharma doanh thu chiếm 57,06 % trên tổng doanh thu hàng OTC, với doanh thu chính tập trung ở các chi nhánh đạt 28.788.169.410. Hiện nay các công ty dược phẩm lớn nhỏ khác nhau ngày một nhiều nên sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt đòi hỏi DNA Pharma phải kịp thời đổi mới để giữ vững và phát triển được thị phần. Thị trường ngoại tỉnh doanh thu chủ yếu bán cho các công ty và nhà thuốc ngoại tỉnh. Năm 2015 doanh thu ít hơn thị trường nội tỉnh do mạng lưới phân phối ở thị trường ngoại tỉnh còn ít và công tác marketing chưa thực sự hiệu quả. Hiện nay hoạt động cung ứng tại thị trường ngoại tỉnh vừa tốn 50
  59. nhiều chi phí, vừa gặp phải nhiều khó khăn, chủ yếu là do vấn đề cạnh tranh về giá, về chất lượng nhưng ngoại tỉnh là một thị trường tiềm năng công ty nên đầu tư nhiều hơn về nguồn lực, chủ yếu là nhân lực. 4.2.4 Doanh số hàng thương hiệu mạnh Lyzatop Xác định đầu tư cho các mặt hàng thương hiệu, đặc biệt là hàng thương hiệu mạnh là bước đi chiến lược của Công ty. Bởi công ty không đủ nguồn lực, cũng như quy luật thị trường không cho phép công ty phát triển đồng đều các sản phẩm. Tập trung các yếu tố để xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng, từ đó phát triển thương hiệu của công ty, tạo tâm lý lan tỏa sang các sản phẩm khác của công ty. Tức là tập trung làm thương hiệu sản phẩm để góp phần tạo nên thương hiệu công ty, rồi từ đó lại phát triển thương hiệu cho các sản phẩm khác. Sản phẩm Thuốc ống uống bổ dưỡng Lyzatop của Công ty sau nhiều năm đầu tư, hiện tại sản phẩm này cũng đang được thị trường OTC đánh giá cao. Nhắc đến DNA Pharma là người tiêu dùng nhớ ngay đến sản phẩm Lyzatop nên sản phẩm này có thể xem là hàng thương hiệu mạnh. Tuy nhiên, với một công ty dược lớn như DNA Pharma, mà mới chỉ tập trung phát triển được một mặt hàng thương hiệu Lyzatop là chưa tương xứng với nguồn lực. Tiến tới trong những năm tiếp theo Công ty nên có chủ trương xây dựng thêm mặt hàng chiến lược khác. Đối với các hàng sản xuất thông thường công ty vẫn tiếp tục sản xuất để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhưng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, công ty sẽ có sự chọn lọc để tiếp tục phát triển các mặt hàng có tiềm năng, có vị thế, đồng thời loại bỏ ngừng sản xuất các mặt hàng không được thị trường chấp nhận. 51
  60. 4.3. Một số tồn tại cần khắc phục - Công ty chưa có nguồn ngân sách hoạt động cho phòng Marketing. Mọi chương trình đều được chi trả trực tiếp. Nên bị động và còn dè dặt trong việc triển khai. - Nguồn nhân lực tại một số chi nhánh ngoại tỉnh còn thiếu (cả DSĐH, DSTH) và yếu về chuyên môn, do đó việc mở rộng mạng lưới cung ứng tại các địa bàn này là rất khó khăn và hoạt động của phần lớn các chi nhánh là chưa hiệu qủa. - Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh chưa được vận dụng linh hoạt. Hoạt động quảng cáo trên truyền hình; quảng cáo trên báo chí không thường xuyên; hoạt động PR còn ít và ở phạm vi hẹp - Các hình thức khuyến mại của Công ty chưa linh hoạt, chưa có sự đổi mới. Các chương trình còn dập khuôn qua nhiều năm, gây tâm lý nhàm chán cho khách hàng. 52
  61. KẾT LUẬN 5.1. Về danh mục hàng sản xuất của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An năm 2015. Danh mục hàng sản xuất phong phú, đa dạng, có tính duy trì, mở rộng, thường xuyên tiếp tục đăng ký mới được thể hiện qua: + Thuốc tân dược đông dược, thực phẩm chức năng: 37 mặt hàng thuốc tân dược, 12 thuốc đông dược, 10 thực phẩm chức năng. + Thuốc phân theo thành phần: rất đa dạng gồm thuốc đơn thành phần, phối hợp 2 thành phần, 3 thành phần, 4 thành phần, phối hợp 4 thành phần trở lên. + Thuốc theo dạng bào chế: phong phú với thuốc viên, thuốc nước, thuốc gói. + Thuốc theo nhóm tác dụng dược lý: thuốc tân dược với 10 nhóm hàng, thuốc đông dược với 5 nhóm hàng. + Thuốc đăng ký mới, đăng ký lại và gia hạn: 8 sản phẩm thuốc đăng ký lần đầu, 7 sản phẩm thuốc đăng ký lại và gia hạn. 5.2. Về doanh số bán các sản phẩm hàng công ty sản xuất năm 2015. - Có mở rộng loại hình sản phẩm để kinh doanh thể hiện qua: + 21,38% hàng liên doanh. + 78,62% hàng công ty sản xuất. - Doanh thu bán tân dược là 73,79 tỷ đồng, đông dược là 26,21 tỷ đồng. - Có mặt hàng chiến lược Lyzatop với doanh thu là 10,05 tỷ đồng. - Khi bán hàng có cả bán bảo hiểm, OTC và cả ở thị trường nội tỉnh và ngoại tỉnh.
  62. KIẾN NGHỊ Với Công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Nghệ An - Đầu tư hơn nữa để đổi mới công nghệ sản xuất, nhằm đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm. - Nghiên cứu sản xuất đón đầu các hoạt chất thuôc sắp hết hạn bảo hộ độc quyền. Trong những năm tới, công ty cần thực hiện tốt công tác điều tra thị trường, nhu cầu khách hàng, diễn biến bệnh tật trong nước, khu vực và quốc tế để có chiến lược phát triển sản phẩm một cách phù hợp. Tìm kiếm, hợp tác chuyển giao khoa học, công nghệ sản xuất nhượng quyền các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, các sản phẩm Thuốc đặc trị, các thuốc còn đang trong thời gian bảo hộ độc quyền - Thiết lập hệ thống quản lý kênh phân phối chuyên nghiệp đảm bảo hoạt động cung ứng thuốc hiệu quả. Tập trung nguồn lực để phát triển mạnh thị trường ngoại tỉnh vì đây là thị trường rọng và tiềm năng đòi hỏi nguồn lực lớn. DNA Pharma cần phải có những chính sách và các giải pháp thực hiện, các lộ trình ngắn hạn và lâu dài để khai thác thị trường này.
  63. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ Y Tế (2009), Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc, Thông tư số 13/2009/TT-BYT, ngày 01/09/2009. 2. Đào Thị Minh Thanh, Nguyễn Sơn Lam (2010), Nghiên cứu marketing, Nhà xuất bản Tài chính. 3. Lê Đăng Lăng (2009), Kỹ năng và Quản trị bán hàng , Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Hồng Uy (2002), Nghiên cứu đánh giá chiến lược marketing của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà giai đoạn 1998-2001, Luận văn Thạc sỹ dược học, Đại học Dược Hà Nội. 5. Nguyễn Thanh Đô , Nguyễn Ngọc Huyền (2009), Quản trị kinh doanh , Bộ môn Quản trị kinh doanh tổng hợp trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 6. Nguyễn Thị Hương Lan (2005), Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của xí nghiệp dược phẩm trung ương 1 giai đoạn 1999-2004, Luận văn Thạc sỹ dược học, Đại học Dược Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Quang Vinh (2004), Nghiên cứu đánh giá kết quả hoạt động marketing của công ty cổ phần Traphaco giai đoạn 1997-2003, Luận văn Thạc sỹ dược học, Đại học Dược Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Quản lý và Kinh tếDược, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2011), Pháp chếDược, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
  64. 10. Nguyễn Thanh Tùng (2003), Phân tích một số chiến lược marketing củaCông ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 - Pharbaco giai đoạn 2009 -2012, Luận văn Thạc sỹ Dược học, Đại học dược Hà Nội. 11. Peter Drucker (2012), Quản trị trong thời khủng hoảng (tái bản), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 12. Philip Kotler, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê. 13. Trần Minh Đạo (2011), Giáo trình marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. TIẾNG ANH 14. IMS Health (2011, 2012). 15.Al Ries & Jack Trout (2008), The 22 immutable laws of marketing, Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Mickey C.Smith (2001), Pharmaceutical Marketing in the 21th, Haworth Press, New York, USA. TÀI LIỆU INTERNET 17. 18. Website: www.dnapharma.com.vn 19. 20. Website://www.vinapharm.com.vn 21. Website://thesharingbankers.wordpress.com
  65. PHỤ LỤC Công ty CP Dược- VTYT Nghệ An 16- Minh Khai- tp Vinh Báo cáo bán hàng Từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2015 STT Tên cấp ĐVT Số lượng Doanh thu Giảm trừ Doanh thu thuần Tỷ trọng 102.899.682.31 Tổng cộng 517.584.084 2.795.149.365 100.104.532.948 100 3 1. Tân dược nhóm 1 138.330.170 38.076.155.615 1.465.091.711 36.611.063.904 36,573 Cimetidin 200mg - 1 Viên 4.095.600 595.029.900 31.632.407 563.397.493 0,563 T/60H/20v/10 v - NA Cinarizin 25mg - 2 Viên 9.501.950 501.983.103 30.146.656 471.836.447 0,471 T/50H/20v/25 v – NA Ciprofloxacin DNA 3 Viên 3.418.000 1.837.962.340 90.080.132 1.747.882.208 1,746 500mg T/100h/10vi/10 v Cloramphenicol DNA 4 Viên 9.611.100 5.511.777.686 198.713.794 5.313.063.892 5,308 250mg T/100h Cotrimoxazol DNA 5 480mg - Viên 7.170.800 1.639.542.862 75.396.970 1.564.145.892 1,563 T/100h/10v/20v DNA Stomat - T200 6 Viên 955.262 363.047.652 23.470.136 339.577.516 0,339 L/14 v Nang cứng DNA Stomat - T/ 7 Viên 469.500 258.418.280 2.827.200 255.591.080 0,255 50H/10v/10 viên DNA Codein - 8 Viên 1.567.300 893.407.000 13.857.840 879.549.160 0,879 T/120H/10v/10 v – NA DNA Cold 2,5 gam 9 Gói 292.150 186.016.000 4.675.840 181.340.160 0,181 H/25gói- NA
  66. Gerdogyl T300H/2 10 524.000 219.420.000 11.288.400 208.131.600 0,208 v/10v DNAPharma Viên Hoạt huyết kiệ n não - 11 13.995.700 7.199.069.335 63.236.232 7.135.833.103 7,128 T/80H/5v/20 - NA Viên Hoạt huyết kiện não - 12 7.080.600 1.233.114.387 73.560.495 1.159.553.892 1,158 DNAT/80H/5 v/20v Viên Lincomycin 500mg - 13 5.626.800 7.133.199.600 366.950.608 6.766.248.992 6,759 T/63H/10v/10 - NA Viên Nafluextra - T/100h/10 14 3.856.600 744.320.000 13.982.000 730.338.000 0,730 v/10 V - NA Viên Nadeper 500mg - T/ 320 15 343.200 14.154.000 0 14.154.000 0,014 lọ/200v - NA Viên Oresol 27,9g - T/30H/10 16 Gói 265.420 413.214.759 14.733.862 398.480.897 0,398 Gói - NA Oresol 5,58 g 17 Gói 545.720 352.368.938 2.876.160 349.492.778 0,349 T/24H/40gói - NA Paracetamol 500mg - 18 31.572.000 3.052.367.639 175.754.096 2.876.613.543 2,874 T/60H/20v/10 - NA Viên Prednisolon 5mg - 19 9.388.300 1.453.319.990 68.330.101 1.384.989.889 1,384 T/90H/20V/20v - NA Viên Rospycin 1,5 M.U.I - 20 91.968 169.221.120 0 169.221.120 0,169 T/300H/2V/8v - NA Viên Rotundin 30mg - 21 1.024.400 299.117.163 12.606.428 286.510.735 0,286 T/140H/10v/10v - NA Viên Salbutamol 2mg - T120 22 5.794.500 292.459.264 15.466.998 276.992.266 0,277 H/25v /10 v- NA Viên Vinpocetin 5mg - 23 5.536.200 1.622.984.489 98.548.090 1.524.436.399 1,523 T/300H/2v/25v - NA Viên Vitamin 3B - 24 2.421.400 276.002.000 6.606.600 269.395.400 0,269 T/60H/20v/10v - NA Viên Vinacode - T/ 80 25 1.247.300 253.052.112 11.783.814 241.268.298 0,241 H/10v/10 v - NA Viên
  67. Vitamin C DNA 500mg 26 11.934.400 1.561.585.996 58.566.852 1.503.019.144 1,501 - K/100h *100v-NA Viên 2. Gia công 34.753.500 21.378.279.170 0 21.378.279.170 21,356 Cax - KG T/100 lọ 27 Viên 1.799.000 733.884.060 0 733.884.060 0,733 /100 V Chính Khí- KG 28 T/120h/10 Gói – Nghệ Gói 593.970 966.175.361 0 966.175.361 0,965 An K-Ganic T/60H /10 29 1.046.400 392.515.104 0 392.515.104 0,392 v/10viên Viên ME2B 0.5mg T/200H/3 30 1.564.270 689.514.509 0 689.514.509 0,689 v/10 v-Nghệ An Viên Saforliv 200mg T 60 31 1.716.460 615.848.061 0 615.848.061 0,615 H/6vỉ10 v- Nghệ An Viên Vomina 50mg 32 28.033.400 17.980.342.075 0 17.980.342.075 17,962 T/100H/25vØ/4viªn Viên 2. Tân dược nhóm 2 136.441.010 20.758.646.042 979.350.368 19.779.295.674 19,759 Cloramphenicol 0,25g - 33 Viên 27.717.750 12.628.341.853 605.381.696 12.022.960.157 12,010 T/70L/450v - NA Cốm Calci gói/50gam - 34 Gói 32.960 88.290.000 2.332.800 85.957.200 0,086 T/10 bịch/20 - NA Metronidazol 250mg 35 35.081.300 3.784.475.323 175.989.546 3.608.485.777 3,605 T90H/20v/10v-NA Viên Tetracyclin 0,25g - 36 16.395.300 2.820.897.419 123.661.332 2.697.236.087 2,694 T/70L/450v - NA Viên Vitamin B1 0,01g - 37 36.426.300 742.338.711 31.375.020 710.963.691 0,710 T/600L/100v - NA Viên Vitamin B2 2mg - 38 8.900.000 161.186.582 10.038.117 151.148.465 0,151 T/600L/100v - NA Viên 39 Vitamin B6 25mg - Viên 11.887.400 533.116.154 30.571.857 502.544.297 0,502 T/600L/100v - NA
  68. 3. Thuốc đông dược 72.066.673 18.222.936.744 197.005.901 18.025.930.843 18,007 Berberin 0,01g - 40 47.576.000 1.321.842.308 10.459.756 1.311.382.552 1,310 T/400L/200v - NA Viên Berberin 0,01g - 41 9.606.000 277.857.251 6.748.722 271.108.529 0,271 T/600L/100v . NA Viên Cảm xuyên hương DNA 42 2.642.400 709.189.420 28.568.310 680.621.110 0,680 -T/60H/10V/10v-NA Viên Viên nang Chorlatcyn - 43 Viên 2.222.660 3.009.468.509 18.217.141 2.991.251.368 2,988 T/100H/4V/10v - NA Đại tràng hoàn 4g – 44 Gói 596.730 916.976.598 14.133.660 902.842.938 0,902 Hộp/10 gói - NA Ho Bổ phế 125ml - 45 Lọ 73.283 1.408.136.670 3.214.400 1.404.922.270 1,403 T/70läọ– Nghệ An Lyzatop - T/24H/20 46 ống 6.262.200 10.147.634.443 97.043.712 10.050.590.731 10,040 ống- Nghệ An Xuyên tâm liên DNA 47 (viên nén) - Viên 2.810.900 351.062.500 16.450.000 334.612.500 0,334 T/60B/10lä/50 - NA Xuyên tâm liên DNA 48 (N.cứng) - Viên 276.500 80.769.045 2.170.200 78.598.845 0,079 T/60H/10v/10 v 4. Thực phẩm chức năng 135.835.046 4.037.915.242 153.701.385 3.884.213.857 3,880 * Bổ gan tiêu độc DNA 49 Viên 17.600 9.090.000 0 9.090.000 0,009 T 60 /H/10V/10V * Canci B 5ml - 50 ống 47.800 26.768.000 178.304 26.589.696 0,027 T/63H/20« - Nghệ An * Chè vằng 2 g- 51 Gói 82.375 52.329.952 3.389.250 48.940.702 0,049 T/30h/25 gói - Nghệ An * Glucoza 100g - 52 T/6bịch/20 Gói – Nghệ Gói 168.483 505.857.437 17.306.400 488.551.037 0,488 An
  69. * Kiện lực - T/27.000v 53 Viên 24.136.650 844.782.750 28.025.655 816.757.095 0,816 – Nghệ An * Nabica 100g - 54 T/6bịch/20 Gói – Nghệ Gói 65.738 151.197.400 5.836.480 145.360.920 0,145 An * Rutin C- DNA - 55 6.600 960.000 0 960.000 0,001 T/100H/10Vi/ 10v -NA Viên * Vitamin C 0,05g - 56 35.114.000 596.938.000 33.509.040 563.428.960 0,563 T/60L/1000v – NA Viên * Vitamin C 0,05g - 57 75.689.300 1.806.727.203 65.153.856 1.741.573.347 1,740 T/600L/100v – NA Viên * Vitamin C 0,05g - 58 506.500 43.264.500 302.400 42.962.100 0,043 T/180H/10v/10 – NA Viên 5. Sản phẩm khác 157.685 425.749.500 0 425.749.500 0,425 Bông hút 10gam - 157.685 425.749.500 0 425.749.500 0,425 59 Gói T/160gói – Nghệ An