Luận văn Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Nghệ An năm 2015

pdf 74 trang yendo 7821
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Nghệ An năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_co_cau_danh_muc_thuoc_su_dung_tai_benh_vi.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Nghệ An năm 2015

  1. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NÔI NGUYỄN VĂN TUẤN PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2016
  2. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NÔI NGUYỄN VĂN TUẤN PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ : CK 60720412 Người hướng dẫn khoa học :TS Hà Văn Thúy Thời gian thực hiện đề tài : Tháng 7/2016 – 11/2016 HÀ NỘI 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Dược sỹ chuyên khoa cấp I tôi đã được Ban Giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn: TS.Hà Văn Thúy, PGS.TS Nguyến Thị Song Hà - TrưởngPhòng Sau đại học Trường Đại học Dược Hà Nội, Người thầy kính mến đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tinh thần em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội, các thầy cô bộ môn Quản lý và kinh tế Dược cùng toàn thể các thầy cô trong trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An, nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn và đã giúp đỡ cho tôi trong suốt khóa học. Tôi xin chân thànhcảm ơn bạn bè, đồng nghiệp lớp CK1 khoá 18, bạn bè, đồng nghiệp Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An, các bạn bè gần xa đã cùng chia sẽ, động viện tinh thần trong cuộc sống, học tập và công tác. Xin cảm ơn gia đình và những người thân yêu của tôi, những người đã nuôi dưỡng, chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi trưởng thành và vươn lên trong cuộc sống. Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2016 HỌC VIÊN Nguyễn Văn Tuấn
  4. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 3 1.1. THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO VÀ BỆNH PHỔI, THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 3 1.1.1. Thực trạng chung về sử dụng thuốc . 3 1.1.2. Thực trạng về bệnh lao 6 1.1.3. Thực trạng về kinh phí thuốc sử dụng tại một số bệnh viện 7 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐCTRONG BỆNH VIỆN 9 1.2.1. Phương pháp phân tích ABC 9 1.2.2. Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN) 10 1.2.3. Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị 11 1.2.4. Thực trạng về giám sát danh mục thuốc sử dụng 12 1.3. Một vài nét về Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An 13 1.3.1. Lịch sử hình thành 13 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và Cơ cấu nhân lực bệnh viện 13 1.3.3. Mô hình bệnh tật của BV Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015. 14 1.3.4. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa dược Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An 15 1.3.5. Hội đồng thuốc và điều trị 16
  5. CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu . 18 2.1.1. Đối tượng 18 2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu 18 2.3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu . 18 2.4. Các biến số nghiên cứu 20 2.5. Phương pháp thu thập số liệu 21 2.6. Phương pháp xử lý vàphân tích số liệu . 22 2.7. Trình bày số liệu 25 2.7.1. Công thức tính toán . 25 2.7.2.Trình bày số liệu 25 CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 27 3.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị của thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 27 3.1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 27 3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc điều trị lao . 29 3.1.3. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong danh mục thuốc sử dụng 31 3.1.4. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng 32 3.1.5. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng . 32 3.1.6. Cơ cấu thuốc theo tên INN và thuốc theo tên biệt dược trong DMT sử dụng . 34 3.1.7. Cơ cấu thuốc trong DM và thuốc ngoài DM 35 3.1.8. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt trong DMT sử dụng 35 3.1.9. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC 36 3.1.10. Thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm A 38
  6. CHƯƠNG IV : BÀN LUẬN 43 1.Về cấu số lượng và giá trị của thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu 43 1.1. Về cơ cấu thuốc theo nhóm điều trị . 43 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 52
  7. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của BV Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 14 Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu 20 Bảng 2.3. Bảng ma trận ABC/VEN 25 Bảng 3.4. Cơ cấu DMT thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ Annăm 2015 . 27 Bảng 3.5. Cơ cấu DMT thuốc điều trị lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh 29 phổi Nghệ Annăm 2015 Bảng 3.6. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 31 Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong DMT sử dụng 32 Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc theo đường dùng 32 Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo tên INN và thuốc theo tên biệt dược 34 Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc trong và ngoài DMT chủ yếu . 35 Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt trong DMT sử dụng 35 Bảng 3.12. Kết quả phân tích ABC . 36 Bảng 3.13.Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất thuộc nhóm A 38 Bảng 3.14. Kết quả phân tích VEN 39 Bảng 3.15. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN 41 Bảng 3.16. Cơ cấu nhóm thuốc trong nhóm AN 42
  8. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1 1. Sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện 16 Hình 2.2. Thiết kế nghiên cứu 19 Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu số lượng DMT điều trị lao 30 Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu giá trị DMT điều trị lao 30 Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ 31 Hình 3.6. Biểu đồ cơ giá trị thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ 31 Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc theo đường dùng 33 Hình 3.8. Biểu đồ cơ cấu giá trị thuốc theo đường dùng 33 Hình 3.9. Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc theo tên INN và tên biệt dược 34 Hình 3.10. Biểu đồ cơ cấu giá trị thuốc theo tên INN và tên biệt dược 34 Hình 3.11. Biểu đồ phần trăm số lượng thuốc theo phân loại ABC 37 Hình 3.12. Biểu đồ phần trăm tổng giá trị theo phân loại ABC 37 Hình 3.13. Kết quả phân tích VEN theo số lượng khoản mục 39 Hình 3.14. Kết quả phân tích VEN theo giá trị sử dụng 40
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Tiếng Việt 1 ADR Phản ứng có hại của thuốc 2 BA Bệnh án 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 BN Bệnh nhân 5 BS Bác sỹ 6 BV Bệnh viện 7 BVĐK Bệnh viện đa khoa 8 CK Chuyên khoa 9 CNTT Công nghệ thông tin 10 DLS Dược lâm sàng 11 DMT Danh mục thuốc 12 DSĐH Dược sỹ đại học 13 DSTH Dược sỹ trung học 14 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 15 GT Giá trị 16 GTTT Giá trị tiền thuốc 17 HĐT & ĐT Hội đồng thuốc và điều trị 18 HSCC Hồi sức cấp cứu 19 ICD Mã bệnh quốc tế 20 INN Tên gốc quốc tế 21 KCB Khám chữa bệnh 22 KHTH Kế hoạch tổng hợp 23 KM Khoản mục thuốc 24 KTV Kỹ thuật viên 25 MHBT Mô hình bệnh tật 26 SL Số lượng
  10. 27 TC-HC Tổ chức - hành chính 28 TC-KT Tài chính – kế toán 29 TP Thành phần 30 WHO Tổ chức Y tế Thế giới
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc phòng, chữa bệnh từ lâu đã trở thành một nhu cầu tất yếu của con người. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe. Việc sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh. Tăng khả năng kháng thuốc trong điều trị bệnh[24. Nhờ những thành tựu khoa học kỹ thuật trong đó nổi bật là về sự phát minh thuốc mới mà phương thức điều trị ngày càng mang tính khoa học. Nhờ việc quản lý sử dụng thuốc trong điều trị chặt chẽ của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, sự tuân thủ của người bệnh, người nhà người bệnh mà công tác chăm sóc sức khỏe ngày một cải thiện. nhiều bệnh dịch lớn trên thế giới và ở nước ta đã hạn chế và được thanh toán, chữa khỏi, cơ bản hoàn thành trong công tác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, kéo dài tuổi thọ con người[3]. Vai trò của thuốc trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân không chỉ bằng các chính sách của Nhà nước, ngành Y tế. Mà cả người bệnh nói riêng, nhân dân nói chung ngày càng được quan tâm. Ngày nay trong cơ chế thị trường thuốc được công nhận. Song phải nhấn mạnh đến tính chất đặc biệt của thuốc vì thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Cần phải được sử dụng an toàn hợp lý, quản lý có hiệu quả, tiết kiệm trong điều trị đảm bảo chất lượng cao[4]. Là một bệnh viện chuyên khoa của tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Đảng và Nhà nước. Chương trình chống Lao Quốc gia đã nhận được sự hợp tác giúp đỡ có hiệu quả về tài chính, kỹ thuật của các tổ chức Quốc tế. Mặt khác, Việt Nam phải đối phó với các vấn đề Lao/HIV đang phát triển mạnh, Lao kháng thuốc ngày một gia tăng, sự tuân thủ của người bệnh trong sử dụng thuốc, công tác giám sát trong quá trình điều trị của cán 1
  12. Bộ Y Tế, cùng nhiều vấn đề xã hội khác, rất cần sự quan tâm của toàn xã hội[6][8]. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An trực thuộc Sở y tế tỉnh Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa Lao tuyến tỉnh hạng II. Ngoài danh mục thuốc điều trị Lao do chương trình chống Lao Quốc gia cấp, kinh phí sử dụng thuốc năm 2015 của bệnh viện chiếm khoảng hơn 8 tỷ đồng[20].Điều này cho thấy kinh phí sử dụng thuốc tương đối cao trong ngân sách toàn bệnh viện. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An, năm 2015” nhằm mục tiêu. 1. Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu. 2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 theo phương pháp ABC và VEN. Từ đó đưa ra đề xuất góp phần xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện ngày càng hợp lý. 2
  13. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO VÀ BỆNH PHỔI, THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.1.1. Thực trạng chung về sử dụng thuốc Trong những năm gần đây nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của con người đang ngày càng được cải thiện, làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, kéo theo làm tăng nhu cầu sử dụng thuốc. Theo báo cáo của Cục quản lý Dược, tiền thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2012 tiền thuốc bình quân đầu người là 29,5 USD / năm, năm 2014 tiền thuốc bình quân đầu người đã nâng lên mức 31 USD / năm. Nhu cầu tiêu dùng thuốc bình quân đầu người tăng lên giúp cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người dân và thúc đẩy ngành dược phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó chúng ta còn đang gặp phải nhiều bất cập trong việc sử dụng thuốc[31. Hiện nay, mô hình bệnh tật của nước ta đang thay đổi với gánh nặng bệnh tật kép của các bệnh truyền nhiễm và các bệnh truyền nhiễm ngày một gia tăng ( như bệnh COPD/Lao, HIV/Lao, Hen/Lao )[17[21]. Thực trạng này kéo theo một loạt các vấn đề sử dụng thuốc tràn lan, lạm dụng thuốc trong điều trị nhất là kháng sinh, thuốc bổ, vitamin hoặc kê quá nhiều thuốc trong một đơn[34]. Cục quản lý khám chữa bệnh vừa công bố tình hình sử dụng thuốc tại một số bệnh viện tuyến trung ương có đến 41% bệnh án sử dụng kháng sinh kết hợp, trong đó 7,7 bệnh án chỉ định kết hợp ba loại kháng sinh. Số thuốc trong từng bệnh án còn cao có tới 10-15 thuốc. 3
  14. Việc kê quá nhiều thuốc cho bệnh nhân dẫn đến làm tăng chi phí điều trị và tăng nguy cơ xuất hiện tương tác thuốc, tăng nguy cơ kháng thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh[30]. Tại Bệnh viện Bạch Mai, số thuốc kháng sinh chiếm tỉ lệ 46,25%, nghĩa là theo đánh giá chuẩn của WHO đã có đến 1/2 số thuốc kháng sinh sử dụng thừa. Số thuốc được kê không cần thiết này làm tăng chi phí y tế, tăng khả năng xuất hiện tác dụng phụ của thuốc và tình trạng kháng kháng sinh. Tại một số cơ sở y tế, mức độ sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân thậm chí gần như 100%. Tại Bệnh viện Bạch Mai, khoa tai mũi họng : 100%, răng hàm mặt : 94%, khoa ngoại : 94%, khoa sản : 89% Tình trạng kết hợp nhiều loại kháng sinh cũng ở mức rất phổ biến (41,91%) và đã xuất hiện những đơn thuốc kê kết hợp cùng lúc đến bốn loại kháng sinh. Riêng chi phí dành cho kháng sinh đã lên mức gần 100 tỉ đồng, chiếm khoảng 1/3 ngân sách mua thuốc toàn viện. Có thể nói, việc kê đơn, sử dụng thuốc không hợp lý đang còn phổ biến ở hầu hết các bệnh viện. Điều đó cho thấy MHBT ở Việt Nam có tỷ lệ nhiễm các bệnh nhiểm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến. Các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc từ các cơ sở y tế ngày càng nhiều, số lượng báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) năm 2013 là 8016, năm 2014 là 8513 đến năm 2015 là 9266 trường hợp[6][26]. Về cơ cấu sử dụng thuốc trong bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý thì năm 2010 tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc sử dụng vẫn chiếm tới 37,07% tuy có giảm nhẹ so với năm 2009 (38,4%)[30]. Theo một số nghiên cứu năm 2012 tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Phú Thọ chiếm 43,99% tỷ lệ thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc, bệnh viện đa khoa tây bắc Nghệ An có 17 thuốc kháng sinh trong nhóm A chiếm 24,1% . Kết quả này phù hợp với MHBT của Việt Nam về tỷ lệ các bệnh 4
  15. nhiễm trùng. Tuy nhiên kết quả phân tích của nghiên cứu cũng cho thấy sự bất hợp lý trong cách lựa chọn và sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện. Trong khi đó, HĐT&ĐT bệnh viện lựa chọn thuốc không dựa trên phác đồ điều trị của bệnh viện mà dựa chủ yếu trên nhu cầu điều trị của bác sỹ. Điều này dễ dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị tại bệnh viện nếu không có giám sát chặt chẽ và xây dựng các phác đồ điều trị trong bệnh viện[21]. Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa cho thấy các bệnh viện tuyến huyện thuốc tiêu thụ nhiều nhất chiếm 70% giá trị sử dụng vẫn có nhiều thuốc không thực sự cần thiết (N) : như vitamin, thuốc có tính chất điều trị hỗ trợ, đặc biệt vitamin trong nhóm A của bệnh viện tuyến huyện là 9,1% đến 11%[29]. Cơ cấu thuốc nội – thuốc ngoại nằm trong khoảng 48,5% đến 55,5% khoản mục và từ 39,3% đến 53,2% giá trị sử dụng. Cơ cấu thuốc generic từ 35,5% đến 47,8% khoản mục và từ 17,8% đến 21,8% giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng thuốc tiêm tại tuyến huyện từ 41,1% đến 52,2%. Nhóm thuốc kháng khuẩn tại bệnh viện tuyến huyện là 43,1% . Kinh phí sử dụng thuốc trong bệnh viện thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng ngân sách của bệnh viện có thể chiếm 40 – 60% đối với các nước đang phát triển và 15 – 20% đối với các nước phát triển. Tuy nhiên tại Việt Nam con số này còn cao hơn nhiều. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện là 58.7% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện[10] . 5
  16. 1.1.2. Thực trạng về bệnh lao 1.1.2.1. Thực trạng về bệnh lao trên thế giới Theo số liệu thống kê của tổ chức Y Tế thế giới (TCYTTG – WHO 2013) khoảng một phần ba dân số thế giới (2,379) tỷ người đã nhiễm lao. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 5000 người mỗi ngày, khoảng 1,8 triệu người chết vì lao mỗi năm, trung bình cứ 20 giây có một người tử vong sau HIV. Châu Phi là nơi có chỉ số nhiễm lao cao nhất thế giới nhưng Châu Á lại là nơi có người mắc lao cao nhất, chiếm ½ số trường hợp mắc lao[6]. Lao kháng thuốc là một trong những nguyên nhân làm bệnh lao gia tăng và khó kiểm soát được, khi điều trị lao kháng thuốc thì hiệu quả điều trị sẽ kém. Những bệnh nhân này trở thành nguồn lây bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Ước tính mỗi năm có khoảng 42.500 bệnh nhân mắc lao kháng thuốc nhưng con số này có thể tăng lên[17]. Hiện nay tử vong do lao đứng thứ 5 sau các bệnh tim mạch, nhiễm khuẩn hô hấp, ung thư, tiêu chảy. Tử vong do lao chiếm 23% tổng số nguyên nhân chết trên toàn cầu, trong đó 50% ở Châu Phi – nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao,98% ở các nước có thu nhập thấp, trong đó 80% ở lứa tuổi lao động từ 15 đến 19 tuổi. trước khi có hóa trị liệu chống lao thì 50% đến 60% bệnh nhân lao sẽ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán[6]. 1.1.2.2. Tình hình bệnh lao tại Việt Nam Theo báo cáo của Hiệp hội tổ chức Y Tế thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù chương trình chống lao Quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong kiểm soát, phát hiện và điều trị, tuy nhiên bệnh lao ở nước ta đã giảm nhiều nhưng vẫn đang còn ở mức cao. Đứng thứ 12 trong số 22 nước có tình hình 6
  17. dịch tễ lao cao nhất, thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WHO năm 2014)[17]. Năm 2013, có 17.000 người tử vong vì lao, 130.000 người mắc lao mới (tỷ lệ 144/100.000 dân số), tỷ lệ đa kháng thuốc trong số bệnh nhân mới là 4%, trong số người đã từng điều trị lao là 23%, ước tính có 5.100 bệnh nhân lao kháng thuốc trong năm 2013. Tỷ lệ có nhiễm HIV trong số người mắc lao được xét nghiệm là 6%. Ngày 17/3/2015, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 với mục tiêu giảm 30% số mắc và 40% số tử vong trong 5 năm từ 2015 - 2020. Đây là mục tiêu rất cao nhưng có cơ sở khoa học và thực tiễn, đòi hỏi phải có 4 đổi mới đó là tư duy, công nghệ, tiếp cận và đầu tư. Với 8 giải pháp toàn diện và có điểm đột phá, mục tiêu nhân văn đó sẽ đạt được, phòng tránh được cái chết không cần thiết cho nhiều người Việt Nam[16]. 1.1.3. Thực trạng về kinh phí thuốc sử dụng tại một số bệnh viện Ở Việt Nam cùng với phát triển của nền kinh tế - xã hội thì nhu cầu thuốc cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tăng. Tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ hơn gấp hai lần: từ 13,39 USD năm 2007 lên 27,7 USD năm 2011. Do nhu cầu về thuốc tăng mạnh trong những năm gần đây nên thị trường thuốc ngày càng thêm sôi động. Chi phí cho thuốc chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi y tế. Theo số liệu tài khoản y tế Quốc gia năm 2007, tổng chi cho thuốc phòng chữa bệnh là 28,4 nghìn tỷ đồng, chi mua thuốc tăng gần gấp đôi so với năm 2000 và chiếm khoảng 40% tổng chi y tế[20]. Theo số liệu thống kê năm 2010, tiền thuốc sử dụng của Việt Nam đã đạt hơn 1,9 tỷ USD. Trong năm 2011, con số này tăng lên khoảng 2,4 tỷ USD. Cũng trong năm 2011, kim ngạch nhập 7
  18. khẩu thuốc đã vượt 1,5 tỷ USD so với 923 triệu USD của 5 năm trước đó (2008), kinh phí chi cho thuốc bình quân đầu người năm 2011 đạt 27,6 USD tăng 21,6% so với năm 2010[31]. Nguồn tài chính để mua thuốc chủ yếu từ hộ gia đình, chiếm 72% tổng chi phí mua thuốc, trong đó chi phí mua thuốc điều trị chiếm 58% còn chi phí mua thuốc khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở Y tế chỉ chiếm 14%. BHYT cũng đóng vai trò quan trọng trong cấp tài chính để mua thuốc. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để mua thuốc chủ yếu phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia. Hiện nay, đối với một số bệnh, nhà nước cấp thuốc miễn phí cho các bệnh nhân, ví dụ bệnh lao, HIV/AIDS, tâm thần phân liệt, động kinh Vai trò của HĐT&ĐT sẽ được phát huy tốt nhất khi chức năng tư vấn trong việc lựa chọn thuốc, quy định về kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc. Đặc biệt là không vượt quá kinh phí điều trị và không bị lạm dụng thuốc, hạn chế các thuốc không thực sự cần thiết như: vitamin, thuốc hỗ trợ điều trị[12][29]. Theo báo cáo của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh tuyên Quang năm 2014 số đơn thuốc có sử dụng kháng sinh chiếm 97%, số lượng thuốc ngoại có trong đơn chiếm 48,2%, số lượng thuốc nội có trong đơn là 40,5%. Tại bệnh viện Hữu Nghị đã đề cập đến việc ứng dụng một số giải pháp trong quản lý thuốc, kê đơn nội ngoại trú đã góp phần giảm tỷ lệ số đơn thuốc, hồ sơ bệnh án sai quy định giúp cho phần kê đơn, chỉ định thuốc được thuận tiện. Tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Thái Nguyên năm 2014 sử dụng thuốc nhập khẩu chiếm 63,54%, thuốc nội chiếm 36,46%, điều đó cho ta thấy tỷ lệ thuốc ngoại và thuốc nội chênh lệch nhau quá lớn[26]. 8
  19. Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Phù Ninh năm 2012 cho thấy, nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ trung bình là 25,4% trên tổng giá trị tiền thuốc sử dụng . Tương ứng tại bệnh viện C Thái Nguyên năm 2011, kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (33%) trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng[25]. 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN Để góp phần chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng thuốc tại các Bệnh viện. Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8 tháng 8 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT & ĐT trong bệnh viện. HĐT & ĐT bệnh viện có chức năng tư vấn cho Giám đốc về sử dụng thuốc nhằm mục đích sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế và tiện dụng dễ tìm, dễ cung ứng. Theo hướng dẫn của thông tư số 21/2013/TT-BYT, Hội đồng thuốc sử dụng 4 phương pháp sau để phân tích các dữ liệu tổng hợp, quản lý danh mục thuốc và phát hiện các vấn đề trong sử dụng thuốc gồm: * Phân tích ABC. * Phân tích VEN * Phân tích nhóm điều trị. * Liều xác định trong ngày. 1.2.5. Phương pháp phân tích ABC 1.2.5.1. Khái niệm. hân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện. 9
  20. 1.2.5.2. Ý nghĩa. Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường để: - Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí thấp hơn. - Tìm ra những liệu pháp điều trị để thay thế. - Thương lượng với nhà cung cấp hoặc tổ chức đấu thầu giữa các nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn. Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng động và từ đó phát hiện những điểm chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật. Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện. Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ cho một chu kỳ trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể ứng dụng cho một đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu. Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt là thuốc trong nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng giá thành rẻ hơn. Trong một số trường hợp, phân tích ABC cần phải được sử dụng cả những số liệu về giá thành, các biệt dược và các chi phí điều trị khác như tiền bơm tiêm.vv Phân tích ABC cũng có thể được sử dụng đề đánh giá một phác đồ điều trị khi tất cả các thuốc sử dụng có hiệu quả tương đương[20][35]. 1.2.6. Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN) Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như mong muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện. Các thuốc 10
  21. được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục sống còn, thiết yếu và không thiết yếu. Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm điều trị chỉ có thể so sánh những thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị[35]. 1.2.7. Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị Dựa trên phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị giúp: + Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất. + Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý. + Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất huyết. + Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thể. Các bước phân tích nhóm điều trị cũng giống như phân tích ABC, một số ít nhóm điều trị có chi phí cao chiếm phần lớn chi phí. Có thể tiến hành cả bước phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm có chi phí điều trị cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí thấp, hiệu quả cao. Việc phân tích ABC/VEN đã được đưa vào thông tư số 21/2013/TT- BYT ban hành ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn đề sử dụng thuốc và là bước đầu trong quy trình xây DMTBV[12]. 11
  22. 1.2.8. Thực trạng về giám sát danh mục thuốc sử dụng Hiện nay, do ảnh hưởng tiêu cực của một số hoạt động Marketing không lành mạnh dẫn đến trong DMT của bệnh viện có nhiều tên thuốc khác nhau cho cùng một hoạt chất, đặc biệt là kháng sinh, nhiều loại thuốc bổ trợ điều trị .vv. Điều này khiến cho người kê đơn dễ dàng lạm dụng kháng sinh, thuốc hỗ trợ kê quá nhiều cho người bệnh, dẫn đến nhiều tương tác khi điều trị. Từ đó gây khó khăn cho người mua thuốc, cấp pháp và giám sát sử dụng thuốc. Hoạt động quảng cáo thuốc sản xuất trong nước chưa thực sự phổ biến dẫn đến hạn chế lựa chọn thuốc nội vào DMT bệnh viện[31]. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 01/TTLT-BYT- BTC hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở Y tế, có nhiều cơ hội cho thuốc sản xuất trong nước trúng thầu. Từ khi đấu thầu mua thuốc theo thông tư này, giá thuốc tại thị trường Việt Nam có nhiều biến động, trong thời gian gần đây cũng ảnh hưởng đến việc duy trì danh mục thuốc bệnh viện, giá của một số thuốc phê duyệt trúng thầu thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thị trường nên một số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không cung ứng thuốc, chịu phạt do sai hợp đồng. Việc xây dựng DMT trong bệnh viện chưa chú trọng đến nguyên tắc “ưu tiên thuốc sản xuất trong nước đạt chất lượng, ưu tiên chọn thuốc genergic, thuốc của những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP”[9]. Việc sử dụng thuốc ngoại nhập, biệt dược vẫn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là những loại thuốc của công ty Dược phẩm phân phối độc quyền nhất là ở các bệnh viện lớn dẫn đến vượt quá khả năng chi trả của người bệnh và quỹ bảo hiểm Y tế. Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam cho biết tính đến hết năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ở Việt Nam đã lên tới hơn 1.696 triệu USD tăng gần 19% so với năm 2008. Điều này có nghĩa 12
  23. tiền thuốc đã tăng mạnh qua từng năm và phản ánh hai khía cạnh, một là số lượng bệnh tăng lên, sử dụng thuốc nhiều hơn và hai là giá thuốc đã tăng cao kéo theo chi phí bỏ ra cũng tăng theo. Năm 2009, quỹ BHYT bị thâm hụt gần 2.000 tỷ đồng . Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cơ cấu DMT Bệnh viện và sơ bộ cho thấy trong những năm gần đây việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước còn chiếm tỷ lệ thấp đặc biệt là bệnh viện tuyến Trung ương, sử dụng các thuốc nhóm VE còn chiếm tỷ lệ cao cần phải xem xét loại bỏ bớt nhằm tiết giảm chi phí thuốc trong điều trị[35]. Đây vẫn còn là vấn đề nan giải cần có những chấn chỉnh không chỉ từ phía các bệnh viện mà cần có sự vào cuộc của toàn ngành Y tế. Trước bất cập nêu trên của các bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong nuốn có được đánh giá chính xác nhất về cơ cấu DMT sử dụng tại bệnh viện. 1.3. Một vài nét về Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An 1.3.1. Lịch sử hình thành Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An được thành lập năm 1954 và trực thuộc Sở Y tế Nghệ An, có chức năng và nhiệm vụ khám, điều trị bệnh Lao, Lao/HIV,các bệnh liên quan đến Hô hấp, Phổi và chỉ đạo thực hiện mục tiêu chương trình chống Lao trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Để đáp ứng cho công tác khám và điều trị phục vụ nhân dân thì bệnh viện luôn được cấp trên quan tâm và đầu tư cả về con người và cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc. Tháng 3 năm 2016 bệnh viện được nâng hạng lên bệnh viện hạng II. 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và Cơ cấu nhân lực bệnh viện - Cấp cứu – khám chữa bệnh 13
  24. - Đào tạo cán bộ y tế - Nghiên cứu khoa học về y học - Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật - Phòng bệnh - Hợp tác quốc tế - Quản lý kinh tế y tế Năm 2015 bệnh viện được giao 275 giường bệnh, có 214 cán bộ viên chức trong đó có 01 Bác sỹ chuyên khoa II, 02 Thạc sỹ, 9 Bác sỹ chuyên khoa I, 38 Bác sỹ, 03 Dược sỹ ĐH, 10 Dược Sỹ trung cấp, ĐH điều dưỡng và ĐH khác là 35, có 84 Y sỹ, KTV, NHS, điều dưỡng TH và 32 cán bộ khác.Bệnh viện có 6 phòng chức năng, 5 khoa cận lâm sàng và 7 khoa lâm sàng. 1.3.3. Mô hình bệnh tật của BV Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 Mô hình bệnh tật của bệnh viện được phân loại theo bảng phân loại quốc tế bệnh thật lần thứ 10 (ICD) . Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của BV Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 Các bệnh thường gặp Mã ICD- Số ca Tỷ lệ (%) TT 10 1 Viêm phổi J12.9 2652 37,2 2 Bệnh Lao A15.0 2326 32,6 3 COPD (Các loại) J44 808 11,3 4 U phổi C32 356 5,0 5 Bệnh khác của hệ hô hấp J95 – J99 581 4,5 6 Hen phế quản (Các loại) J45 276 3,9 7 Nhiễm HIV B20 125 1,7 14
  25. Qua bảng thống kê mô hình bệnh tật tại Bệnh viện cho thấy bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất đến 37,2% với số ca mắc bệnh lên đến 2652, tiếp theo là bệnh lao 32,6% sau đó đến bệnh COPD, U phổi, Bệnh khác của hệ hô hấp, hen phế quản và nhiễm HIV. 1.3.4. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa dược Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An Ngày 10/9/201, Bộ Y tế ban hành thông tư 22/2011/TT-BYT quy định tổ chức hoạt động của khoa dược bệnh viện. Từ đó, khoa dược Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An đã nghiêm cứu thực hiện với những quy định cụ thể như sau : Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. 1.3.4.1. Các bộ phận chính của Khoa - Hành chính khoa và thống kê - Nghiệp vụ dược ; - Tổ Kho, Tổ cấp phát ; - Đơn vị Dược lâm sàng, thông tin thuốc, Cảnh giác Dược và ADR - Nhà thuốc bệnh viện. 1.3.4.2. Sơ đồ tổ chức của khoa Dược Khoa Dược năm 2015 có 13 cán bộ nhân viên trong đó có 03 DSĐH và 10 dược sĩ trung học (DSTH) được bố trí làm việc theo sơ đồ sau: 15
  26. Trưởng Khoa Phó Khoa Thông tin thuốc, DLS, Nhiệp vụ Hành chính, Nhà Theo dõi ADR dược thống kê thuốc Đội phát Kho cấp Kho cấp Cung Kho Kho cấp thuốc tới phát ngoại phát thuốc ứng chính nội trú tay người trú CT Lao bệnh Hình 1 1. Sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện 1.3.5. Hội đồng thuốc và điều trị Căn cứ thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 của Bộ Y tế về việc quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị thay thế. 1.4.5.1. Tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An được thành lập và kiện toàn hàng năm, tùy vào tình hình cụ thể số thành viên có thể thấy đổi do một số khoa mới thành lập. Giám đốc bệnh viện làm chủ tịch Hội đồng, phó chủ tịch thường trực là Trưởng khoa dược, Thư ký là Trưởng phòng KHTH, các trưởng khoa là các ủy viên. 16
  27. 1.4.5.2. Chức năng Hội đồng thuốc và điều trị có chức năng tư vấn cho Giám đốc Bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện. 1.4.5.3. Nhiệm vụ - Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện. - Xây dựng DMT dùng trong Bệnh viện, xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị. - Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến thuốc. - Giám sát phản ứng có hại của thuốc và các sai sót trong điều trị. - Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc. 17
  28. CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng - DMT Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015. - Báo cáo sử dụng thuốc của khoa Dược Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An về Số lượng, giá thuốc, tên INN, tên biệt dược, nguồn gốc xuất xứ. 2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu * Thời gian nghiên cứu Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2015 * Địa điểm : Khoa Dược – Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu : Mô tả cắt ngang 2.3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 18
  29. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An Cơ cấu số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An theo phương pháp ABC/VEN Theo Thuốc Thuốc Thuốc Thuốc Thuốc Thuốc Phân Phân Phân Phân nhóm nội đơn theo theo trong cần tích tích tích ma tích cơ điều trị thuốc thành tên đường danh mục quản ABC VEN trận cấu ngoại phần Generic dùng thuốc lý đặc ABC thuốc đa và tên ngoài biệt VEN trong thành biệt danh mục nhóm phần dược AN Kết luận và đề xuất Hình 2.2. Thiết kế nghiên cứu 19
  30. 2.4. Các biến số nghiên cứu Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu Phân Nguồn TT Tên biến Định nghĩa/Mô tả loại thu thập số liệu Kinh phí sử Tổng kinh phí sử dụng Biến Danh mục thuốc sử 1 dụng thuốc năm 2015 dành cho thuốc dạng dụng năm 2015 trong năm số Cơ cấu thuốc Là số KM hoặc giá trị Danh mục thuốc điều Biến điều trị lao thuốc điều trị lao trị lao do chương trình 2 phân chống Lao quốc gia loại cấp Cơ cấu thuốc Là số KM hoặc giá trị Thông tư 40/2014/TT- theo tác dụng thuốc trong từng nhóm tác BYT ngày 17/11/2014 dược lý dụng dược lý theo thông tư V/v ban hành và 40/2014/TT-BYT ngày hướng dẫn thực hiện Biến 17/11/2014 V/v ban hành danh mục thuốc chủ 3 phân và hướng dẫn thực hiện yếu sử dụng tại các cơ loại danh mục thuốc chủ yếu sử sở khám chữa bệnh dụng tại các cơ sở khám được quỹ BHYT chữa bệnh được quỹ thanh toán BHYT thanh toán Cơ cấu thuốc Là số KM hoặc giá trị Danh mục thuốc chủ Biến theo nguồn gốc thuốc SX ở nước ngoài yếu và danh mục 4 phân xuất xứ nhập khẩu và thuốc sx thuốc sử dụng loại trong nước Cơ cấu thuốc Là số KM hoặc giá trị Biến Danh mục thuốc chủ 5 đơn thành phần thuốc đơn thành phần, đa phân yếu và danh mục đa thành phần thành phần loại thuốc sử dụng 20
  31. Cơ cấu thuốc Là số KM hoặc giá trị Danh mục thuốc chủ Biến mang tên gốc, thuốc mang tên gốc, tên yếu và danh mục 6 phân thuốc mang tên thương mại thuốc sử dụng loại thương mại Cơ cấu thuốc Là số KM hoặc giá trị Biến Danh mục thuốc chủ 7 tiêm và thuốc thuốc tiêm, thuốc uống phân yếu và danh mục uống loại thuốc sử dụng Cơ cấu thuốc Là số KM hoặc giá trị Danh mục thuốc chủ Biến trong danh thuốc trong danh mục, yếu và danh mục 8 phân mục, thuốc thuốc ngoài danh mục thuốc sử dụng loại ngoài danh mục Cơ cấu thuốc Là số KM hoặc giá trị Biến Danh mục thuốc chủ 9 cần quản lý đặc thuốc cần quản lý đặc biệt phân yếu và danh mục biệt trong DMT trong DMT loại thuốc sử dụng 2.5. Phương pháp thu thập số liệu - Hồi cứu các tài liệu, sổ sách liên quan đến toàn bộ thuốc tân dược đã sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 (trừ nhà thuốc bệnh viện), bao gồm: + Số liệu từ phần mềm quản lý xuất nhập thuốc tại bộ phận thống kê của khoa Dược Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An (không bao gồm nhà thuốc BV). + Danh mục thuốc Bệnh viện sử dụng trong năm 2015 + Báo cáo tổng kết BV năm 2015 + Các thông tin cần thu thập bao gồm : Tên thuốc, tên hoạt chất, hàm lượng dạng bào chế, đường dùng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, nước sản xuất, nhóm điều trị, thuốc đơn thành phần, đa thành phần . Các biểu mẫu thu thập số liệu (Trang sau ) 21
  32. TT Tên thuốc, Thành Đ/vị Đường Đơn giá Thành nồng độ, hàm lượng phần dùng tiền + Ghi chú : Bảng thu thập các nhóm thuốc như sau: - Thuốc theo tác dụng dược lý - Thuốc điều trị lao - Thuốc nội, thuốc ngoại - Thuốc đơn thành phần, đa thành phần - Thuốc theo đường dùng - Thuốc theo tên biệt dược - Thuốc trong danh mục, ngoài danh mục - Thuốc cần quản lý đặc biệt 2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Xử lý số liệu bằng phần mềm excel 2007. - So sánh, mô hình hóa dưới dạng biểu đồ, đồ thị; - Trình bày kết quả bằng phần mềm Microsoft Word 2007. * Phân tích theo nhóm điều trị Dựa theo TT 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh được BHYT thanh toán. + Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo DMT chủ yếu. + Sắp xếp lại danh mục thuốc theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm về số lượng thuốc, lượng tiêu thụ và giá trị sử dụng của mỗi nhóm điều trị. * Thuốc điều trị Lao Xếp theo phác đồ điều trị như điều trị lao mới, lao tái phát, lao kháng thuốc, lao kháng đa thuốc 22
  33. * Thuốc theo đường dùng Xếp thuốc theo đường uống, đường tiêm truyền và đường khác. * Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất Phân loại dựa vào các tài liệu sau: Danh mục hoạt chất gây nghiện (ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 2 tháng 06 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ y tế). Bảng giới hạn hàm lượng hoạt chất gây nghiện trong thuốc thành phẩm dạng phối hợp (ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Danh mục thuốc hướng tâm thần ở dạng phối hợp (ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Bảng giới hạn hàm lượng hoạt chất hướng tâm thần trong thuốc thành phẩm dạng phối hợp (ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT- BYT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). * Thuốc hạn chế kê đơn : Các thuốc có ký hiệu (*) trong DMT bệnh viện và DMTCY là thuốc dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi các thuốc trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn (trù trường hợp cấp cứu). Phân tích ABC : Là phương pháp phân tích tương quan giữa số lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách . Các bước tiến hành: Tóm tắc các bước phân tích ABC: + Liệt kê các sản phẩm. + Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm. 23
  34. - Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian). - Số lượng sản phẩm. + Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm. + Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền. + Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giảm dần. + Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm, bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách. Phân hạng sản phẩm như sau: + Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80% tổng giá trị tiền. + Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền. + Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền. Thông thường sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% là hạng C. * Phân tích VEN Là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện theo các hạng mục tối cần, thiết yếu và không thiết yếu - Các thuốc sống còn (V): Gồm những thuốc dùng để cứu sống người bệnh hoặc các thuốc thiết yếu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. - Các thuốc thiết yếu (E): Gồm những thuốc có hiệu quả điều trị các bệnh không quá nghiêm trọng, không phòng ngừa bệnh nghiêm trọng, có thể điều trị khỏi bệnh nghiêm trọng. 24
  35. - Các thuốc không thiết yếu (N): Gồm những thuốc dùng để điều trị các bệnh nhẹ, có thể có hoặc không có trong DMT thiết yếu và không cần thiết phải lưu kho. Phương pháp này giúp cho HĐT&ĐT có các dữ liệu quan trọng để giải quyết thuốc nào nên loại bỏ khỏi DMT, thuốc nào là cần thiết, thuốc nào ít quan trọng hơn. - Phân nhóm các thuốc V-E-N dựa vào biên bản của HĐT&ĐT, tính tổng số và tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc, kinh phí sử dụng trong mỗi nhóm nhỏ. * Phân tích ma trận ABC/VEN. + Xếp các thuốc V-E-N trong nhóm A thu được các nhóm nhỏ AV, AE, AN. Sau đó tính tổng số và tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc và giá trị sử dụng thuốc trong mỗi nhóm nhỏ. + Làm tương tự với các nhóm B và C thu được ma trận ABC/VEN Bảng 2.3. Bảng ma trận ABC/VEN V E N A AV AE AN B BV BE BN C CV CE CN 2.7. Trình bày số liệu 2.7.1. Công thức tính toán a. Tỷ lệ % cơ cấu danh mục thuốc sử dụng Số lượng KM mỗi nhóm Tỷ lệ % (HC) từng nhóm = x 100% Tổng số KM 25
  36. b. Tỷ lệ % cơ cấu giá trị thuốc đã sử dụng Tổng giá trị SD mỗi nhóm Tỷ lệ % giá trị sử dụng = x 100% Tổng giá trị SD toàn bệnh viện 2.7.2.Trình bày số liệu Số liệu được trình bày bằng cách lập bảng và mô hình hóa dưới dạng biểu đồ hoặc đồ thị. 26
  37. CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị của thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015. 3.1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý. Bảng 3.4. Cơ cấu DMT thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015. Giá trị SL Tỷ lệ Tỷ lệ TT Nhóm thuốc sử dụng thuốc (%) (%) (triệu đồng) 1 Thuốc điều trị kí sinh trùng 76 26,5 6.084,5 54,9 và nhiễm khuẩn(kháng sinh) 2 Thuốc điều trị lao các thể 11 3,8 1.827,3 16,5 mới và lao tái phát 3 Thuốc điều trị lao kháng 7 2,5 964,9 8,7 thuốc 4 Thuốc tăng cường miễn dịch 15 5,2 607,7 5,5 và hỗ trợ chức năng gan 5 Thuốc điều trị các bệnh trên 17 5,9 389,2 3,5 đường hô hấp (giãn phế quản và long đờm) 6 Thuốc chống viêm, chống dị 14 4,9 313,4 2,8 ứng 7 Vitamin và khoáng chất 12 4,2 269,8 2,4 8 Dung dịch điều chỉnh nước 13 4,5 164,0 1,5 và điện giải 27
  38. 9 Thuốc điều trị tim mạch, 31 10,8 132,7 1,2 huyết áp 10 Thuốc cầm máu 7 2,5 104,0 0,9 11 Thuốc đường tiêu hóa 10 3,5 24,2 0,2 12 Thuốc hạ nhiệt, giảm đau 13 4,5 15,5 0,1 13 Thuốc khác 61 21,2 188,3 1,7 Tổng 287 100 11.085,5 100 Nhận xét: Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 gồm 13 nhóm thuốc, có 287 thuốc (đơn chất,hợp chất). Số lượng thuốc (đơn chất,hợp chất) của các nhóm thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện năm 2015 rất khác nhau cụ thể như sau : Nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng và nhiễm khuẩn (kháng sinh) là nhóm thuốc có số lượng thuốc nhiều nhất : 76 thuốc bằng 26,5% tổng số danh mục và chiếm 54,9% giá trị sử dụng. Điều này là hợp lý với bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh tương ứng với bệnh nhiễm khuẩn, bệnh hô hấp, bệnh COPD, nhất là bệnh viêm phổi, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn. Đứng thứ hai là nhóm thuốc điều trị lao các thể mới và lao tái phát : có 11 thuốc bằng 3,8% tổng số danh mục nhưng nó chiếm tới 16,5% giá trị sử dụng. Thứ ba là nhóm thuốc điều trị lao kháng thuốc : có 7 thuốc bằng 2,5% tổng số danh mục nhưng nó chiếm tới 8,7% giá trị sử dụng. Điều này cho ta thấy bệnh lao vẫn đang còn là một gánh nặng cho cộng đồng và toàn xã hội nhất là lao kháng thuốc. Tiếp theo là nhóm thuốc tăng cường miễn dịch và hỗ trợ chức năng gan có 15 thuốc bằng 5,2% tổng số danh mục nhưng và chiếm 5,5% giá trị 28
  39. sử dụng. Tiếp đến là nhóm thuốc điều trị các bệnh trên đường hô hấp (giãn phế quản và long đờm) có 17 thuốc chiếm 5,9% tổng số danh mục và chiếm 3,5% giá trị sử dụng. Chỉ riêng 5 nhóm này đã chiếm tới 43,9% số thuốc và chiếm tới 89,1% giá trị sử dụng. Trong đó giá trị sử dụng của nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng và nhiễm khuẩn, nhóm thuốc điều trị lao các thể mới và lao tái phát, lao kháng thuốc là cao hơn tất cả. Điều này cho thấy bệnh viện sử dụng thuốc đúng theo cơ cấu mô hình bệnh tật. 3.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc điều trị lao Thuốc điều trị lao do chương trình chống Lao Quốc gia cấp. Danh mục thuốc điều trị lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 được chương trình chống Lao Quốc gia cấp với một lượng lớn gần 3 tỷ đồng, trong đó thuốc điều trị lao các thể mới và lao tái phát chiếm gần 2 tỷ đồng, thuốc điều trị lao kháng thuốc chiếm gần 1 tỷ đồng. Điều đó cho thấy bệnh lao ngày một tăng, là gánh nặng cho toàn xã hội, nhất là lao kháng thuốc. Bảng 3.5. Cơ cấu DMT thuốc điều trị lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015. SL Tỷ lệ Giá trị sử dụng Tỷ lệ TT Nhóm thuốc thuốc (%) (Triệu đồng) (%) 1 Thuốc điều trị lao các 11 61,1 1.827,3 65,4 thể mới và lao tái phát 2 Thuốc điều trị lao kháng 7 38,9 964,9 34,6 thuốc Tổng 18 2.792,2 100 29
  40. Cơ cấu DMT điều trị lao được minh họa qua 2 biểu đồ sau : Thuốc điều trị lao các thể mới và lao tái phát Thuốc điều trị lao kháng thuốc Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu số lượng DMT điều trị lao Thuốc điều trị lao các thể mới và lao tái phát Thuốc điều trị lao kháng thuốc Giá trị; Thuốc điều trị lao kháng thuốc; 34,6; 35% Giá trị; Thuốc điều trị lao các thể mới và lao tái phát; 65,4; 65% Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu giá trị DMT điều trị lao Nhận xét: Trong danh mục thuốc điều trị lao do chương trình chống Lao Quốc gia cấp cho Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 như sau: Thuốc điều trị lao các thể mới và lao tái phát có 11 loại thuốc chiếm 61,1% tổng danh mục và chiếm 65% giá trị sử dụng. Thuốc điều trị lao kháng thuốc có 7 loại thuốc chiếm 38,9% tổng danh mục và chiếm 35% giá trị sử dụng. Điều đó cho thấy bệnh lao ngày một gia tăng và là gánh nặng cho toàn Xã hội, nhất là lao kháng thuốc. 30
  41. 3.1.3. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong danh mục thuốc sử dụng Bảng 3.6. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ SL Tỷ lệ Giá trị sử dụng Tỷ lệ TT Nhóm thuốc thuốc (%) (triệu đồng) (%) 1 Thuốc nội 174 60,6 7.138,7 64,4 2 Thuốc ngoại 113 39,4 3.946,8 35,6 Tổng 287 100 11.085,5 100 Biểu đồ dưới đây biểu diễn cơ cấu SLDM và giá trị sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ SL thuốc Thuốc nội Thuốc ngoại Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ Giá trị Giá trị; Thuốc ngoại; 35,6; 36% Giá trị; Thuốc nội; 64,4; 64% 31
  42. Hình 3.6. Biểu đồ cơ cấu giá trị thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ Nhận xét: Thuốc nội gồm 174 hoạt chất chiếm tỷ lệ 60,6% tổng danh mục và chiếm 64,4% giá trị sử dụng. Thuốc ngoại gồm 113 hoạt chất chiếm tỷ lệ 39,41% tổng danh mục và chiếm 35,6% giá trị sử dụng . 3.1.4. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong DMT sử dụng. SL Tỷ lệ Giá trị sử dụng Tỷ lệ TT Nhóm thuốc thuốc (%) (triệu đồng) (%) 1 Thuốc đơn thành phần 246 85,7 8.927,6 80,5 2 Thuốc đa thành phần 41 14,3 2.157,9 19,5 Tổng 287 100 11.085,5 100 Nhận xét : Kết quả cho thấy trong DMT sử dụng tại bệnh viện, thuốc đơn thành phần có 246 thuốc chiếm 85,7% và chiếm 80,5% giá trị sử dụng. Thuốc đa thành phần có 41 thuốc chiếm 14,3% và chiếm 19,5% giá trị sử dụng. 3.1.5. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc theo đường dùng. SL Tỷ lệ Giá trị sử dụng Tỷ lệ TT Nhóm thuốc thuốc (%) (triệu đồng) (%) 1 Thuốc tiêm, truyền 104 36,2 7.514,6 67,8 2 Thuốc đường uống 173 60,3 3.246,8 29,3 3 Thuốc đường dùng khác 10 3,5 324,1 2,9 Tổng 287 100 11.085,5 100 32
  43. Cơ cấu thuốc theo đường dùng được minh họa qua 2 biểu đồ sau : Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc theo đường dùng Thuốc đường dùng khác 3% Giá trị; Thuốc đường uống; 29,3; 29% Giá trị; Thuốc tiêm, truyền; 67,8; 68% Hình 3.8. Biểu đồ cơ cấu giá trị thuốc theo đường dùng Nhận xét: Thuốc tiêm, truyền có 104 thuốc bằng 36,2% tổng số danh mục và chiếm 67,8% giá trị sử dụng. Thuốc đường uống có 173 thuốc bằng 60,3% tổng số danh mục và chiếm 29,3% giá trị sử dụng. 33
  44. Thuốc đường dùng khác có 10 thuốc bằng 3,5% tổng số danh mục và chiếm 2,9% giá trị sử dụng. 3.1.6. Cơ cấu thuốc theo tên INN và thuốc theo tên biệt dược trong DMT sử dụng Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo tên INN và thuốc theo tên biệt dược. SL Tỷ lệ Giá trị sử dụng Tỷ lệ TT Nhóm thuốc thuốc (%) (triệu đồng) (%) 1 Thuốc theo tên INN 255 88,8 9.792,7 88,3 2 Thuốc theo tên biệt dược 32 11,2 1.292,8 11,7 Tổng 287 100 11.085,5 100 Cơ cấu thuốc theo tên INN và biệt dược được minh họa qua 2 biểu đồ sau : Hình 3.9. Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc theo tên INN và tên biệt dược Giá trị; Thuốc theo tên biệt dược; 11,7; 12% Giá trị; Thuốc theo tên INN; 88,3; 88% Hình 3.10. Biểu đồ cơ cấu giá trị thuốc theo tên INN và tên biệt dược 34
  45. Nhận xét : Thuốc theo tên INN có 255 thuốc bằng 88,8% tổng danh mục và chiếm 88,3% giá trị sử dụng. Thuốc theo tên biệt dược có 32 thuốc bằng 11,2% tổng danh mục và chiếm 11,7% giá trị sử dụng. 3.1.7. Cơ cấu thuốc trong DM và thuốc ngoài DM thuốc chủ yếu Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc trong và ngoài DMT chủ yếu SL Tỷ lệ Giá trị sử dụng Tỷ lệ TT Nhóm thuốc thuốc (%) (triệu đồng) (%) 1 Thuốc trong DMT 285 99,3 11.058,0 99,8 2 Thuốc ngoài DMT 2 0,7 27,5 0,2 Tổng 287 100 11.085,5 100 Nhận xét : Hầu hết các thuốc sử dụng tại bệnh viện nằm trong DMT, điều này cho thấy Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An thực hiện đúng quy định của Bộ Y Tế. 3.1.8. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt trong DMT sử dụng Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt trong DMT sử dụng. SL Giá trị sử dụng Tỷ lệ Tỷ lệ TT Nhóm thuốc thuốc (triệu đồng) (%) (%) n =287 11.085,5 1 TGN,HTT và tiền chất 7 2,4 17,1 0,2 2 Thuốc hạn chế sử dụng 7 2,4 469,3 4,2 14 4,8 486,4 4,4 35
  46. Nhận xét : Kết quả phân tích cho thấy số lượng TGN,HTT và tiền chất là 7 bằng 2,4% và chiếm 0,2% giá trị sử dụng. Thuốc hạn chế sử dụng có 7 thuốc bằng 2,4% và chiếm 4,2% giá trị sử dụng. 3.1.9. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC Sử dụng phương pháp phân tích ABC với toàn bộ các thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 ( trừ thuốc điều trị lao). Nguồn thuốc điều trị lao do của chương trình chống Lao Quốc gia cấp nên trong nên trong phân tích ABC và VEN không phân tích danh mục thuốc điều trị lao. Ngoài danh mục thuốc điều trị Lao do chương trình chống Lao Quốc gia cấp thì danh mục thuốc của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 có 269 thuốc chiếm 8.293,3 triệu đồng. Bảng 3.12. Kết quả phân tích ABC. Tỷ lệ Giá trị sử dụng Tỷ lệ TT Hạng SL thuốc (%) (triệu đồng) (%) 1 A 30 11,15 6.593,6 79,5 2 B 53 19,7 1.282,3 15,5 3 C 186 69,15 417,4 5,0 Tổng 269 100 8.293,3 100 Căn cứ vào số liệu ở bảng 3.12. tỷ lệ số lượng thuốc theo phân loại ABC được minh họa theo biểu đồ sau :( trang sau) 36
  47. Cơ cấu số lượng danh mục theo phân loại ABC A; 11,15% B, 19.7% A B C C; 69,15% Hình 3.11. Biểu đồ phần trăm số lượng thuốc theo phân loại ABC Cơ cấu giá trị sử dụng của các nhóm thuốc theo phân loại ABC B, 15.5% C, 5.0% A B C A, 79.5% Hình 3.12. Biểu đồ phần trăm tổng giá trị theo phân loại ABC Nhận xét : Thuốc nhóm A có 30 khoản mục chiếm 79,5% giá trị sử dụng, tương đương với 11,15% tổng danh mục. Thuốc nhóm B có 53 khoản mục chiếm 15,5% giá trị sử dụng, tương đương với 19,7% tổng danh mục. 37
  48. Thuốc nhóm C có 186 khoản mục chiếm 5,0% giá trị sử dụng, tương đương với 69,15% tổng danh mục, như vậy thuốc nhóm C là thuốc có giá trị sử dụng thấp. 3.1.10. Thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm A Nhóm thuốc A là tập hợp các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất. Tiến hành phân tích sâu hơn nhóm thuốc A, ta có số liệu sau: Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.13. Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất thuộc nhóm A. Giá trị sử dụng Tỷ lệ TT Tên hoạt chất Tên thuôc (triệu đồng) (%) 1 Cefamandol Tarcefaldol 1g 1.839,8 36,9 2 Cloxacilin Tazam 1g 941,2 18,9 sodium 3 Cefalemid Cefalemid 1g 606,0 12,2 4 Tobramycin Vinbrex 80mg/2ml 377,8 7,6 5 Ceftezol Ceftezol 1g 256,2 5,1 Zidimbiotic 1g 6 Ceftazidim 242,1 4,9 ( Ceftazidim1g) 7 Glycyl funtumin Aslem 0.3mg/1ml 198,8 4,0 8 Methylprednisolon Menison inj 40mg 179,4 3,6 3,6 9 Cefamandol Recognile 1g 179,4 Dalacin 300mg 156,5 10 Clindamycin 3,2 ( Klindamycin) Tổng 4.977,2 100 38
  49. Nhận xét: Mười thuốc được sử dụng nhiều nhất trong nhóm A thì có 8 kháng sinh, trong đó có 01 kháng sinh nhóm aminozid, 01 kháng sinh nhóm lincosamid, còn lại là nhóm cephalosporin. Hai thuốc còn lại có 01 thuốc tăng cường miễn dịch, 01 thuốc thuộc nhóm chống viêm chống dị ứng. 3.1.11. Phân tích VEN Bảng 3.14. Kết quả phân tích VEN SL Giá trị sử dụng Nhóm Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) thuốc (triệu đồng) 867,3 V 73 27,14% 10,4% 6.479,6 E 164 60,97% 78,3% 946,4 N 32 11,89% 11,3% Tổng 269 100 8.293,3 100 Biểu đồ dưới đây biểu diễn cơ cấu SLDM và giá trị sử dụng theo phân loại VEN: Cơ cấu số lượng danh mục theo phân loại VEN 100,00% 80,00% 60,97% 60,00% 40,00% 27,14% 20,00% 11,89% 0,00% V E N Hình 3.13. Kết quả phân tích VEN theo số lượng khoản mục 39
  50. Cơ cấu giá trị sử dụng của các nhóm thuốc theo phân loại VEN N, 11.3% V, 10.4% V E N E, 78.3% Hình 3.14. Kết quả phân tích VEN theo giá trị sử dụng Nhận xét : Trong phân tích ven VEN Nhóm thuốc V có 73 thuốc chiếm số lượng 27,14% và chiếm 10,4% giá trị sử dụng. Nhóm thuốc E có 164 chiếm số lượng nhiều nhất lên tới 60,97% và chiếm 78,3% giá trị sử dụng. Nhóm thuốc N mặc dù là nhóm thuốc không thiết yếu nhưng nó có tới 32 thuốc chiếm số lượng 11,89% và chiếm 11,3% giá trị sử dụng. Điều này cho ta thấy bệnh viện cần hạn chế sử dụng nhóm N, bên cạnh đó cần nghiên cứu rà soát xem xét lại nhóm thuốc E có phải là nhóm N hay không để giảm số lượng nhóm thuốc ở nhóm E nếu thấy chúng không còn thiết yếu đối với bệnh viện. Để làm được điều này chúng ta cần dựa vào ma trận phân tích ABC/VEN. 40
  51. 3.1.12. Phân tích ma trận ABC/VEN Bảng 3.15. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN. Giá trị sử dụng TT Hạng SL thuốc Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (triệu đồng) V 6 2,23 597,5 7,2 A E 17 6,32 5.421,3 65,4 N 7 2,6 574,8 6,9 V 9 3,34 175,6 2,1 B E 30 11,14 726,3 8,7 N 14 5,2 380,4 4,6 V 57 21,18 86,2 1,1 C E 111 41,26 249,5 3,0 N 18 6,69 81,7 1,0 Tổng 269 100 8.293,3 100 Nhận xét : Kết quả cho thấy, trong DMT bệnh viện số lượng thuốc ở cả 3 nhóm A,B,C thuốc E chiếm tỷ lệ cao nhất 17/30 thuốc nhóm A chiếm 6,32% số lượng thuốc và chiếm 65,4% giá trị sử dụng. Thuốc E trong nhóm B có 30/53 số lượng thuốc chiếm 11,14% và chiếm 8,7% giá trị sử dụng, tương tự thuốc E trong nhóm C có 111/186 số lượng thuốc chiếm 41,26% và chiếm 3,0% giá trị sử dụng. Theo kết quả trên ta thấy cần quan tâm đến nhóm AN trong DMT bệnh viện, giá trị sử dụng của nhóm thuốc AN chiếm tương đối cao, nó có giá trị sử dụng gần bằng nhóm BE và nhiều hơn nhóm CE. Điều đó cho ta thấy cần xem xét, hạn chế thuốc N trong nhóm A tránh lãng phí không cần thiết. 41
  52. Bảng 3.16. Cơ cấu nhóm thuốc trong nhóm AN SL Tỷ lệ Giá trị sử dụng Tỷ lệ Nhóm thuốc (%) (Triệu đồng) (%) Tăng cường miễn dịch và 03 42,9 375,3 65,3 hỗ trợ chức năng gan Các Vitamin và khoáng 04 57,1 199,5 34,7 chất Tổng 7 100 574,8 100 Nhận xét : Qua kết quả phân tích cơ cấu nhóm thuốc trong nhóm AN cho ta thấy, trong AN chỉ có 2 nhóm : Nhóm thuốc tăng cường miễn dịch và hỗ trợ chức năng gan có 3 thuốc tương đương 42,85% số lượng thuốc và chiếm 65,3% giá trị sử dụng, nhóm thuốc các Vitamin và khoáng chất có 4 thuốc tương đương 57,15 số lượng thuốc và chiếm 34,7% giá trị sử dụng. 42
  53. CHƯƠNG IV BÀN LUẬN 4.1. Về cấu số lượng và giá trị của thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu 4.1.1. Về cơ cấu thuốc theo nhóm điều trị. Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 có 287 khoản mục, tổng kinh phí sử dụng hơn 11 tỷ đồng được chia làm 13 nhóm theo tác dụng điều trị, cho thấy Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh duy nhất trên địa bàn với việc sử dụng nhiều nhóm thuốc có tác dụng dược lý khác nhau phù hợp với mô hình bệnh tật của địa phương để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Thuốc điều trị lao do chương trình chống Lao Quốc gia cấp, nhưng nó cũng chiếm một số lượng lớn trong năm 2015. Cụ thể như sau: Thuốc điều trị lao các thể mới và lao tái phát có 11 loại thuốc chiếm 61,12% SLDM và chiếm 65,4% giá trị sử dụng. Thuốc điều trị lao kháng thuốc có 7 loại thuốc chiếm 38,88% SLDM và 34,6% giá trị sử dụng. Điều này cho ta thấy bệnh lao vẫn đang còn là một gánh nặng cho cộng đồng và toàn xã hội nhất là lao kháng thuốc. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ giá trị sử dụng cao nhất và số lượng khoản mục cũng lớn nhất. Điều này là hợp lý với bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh tương ứng với bệnh nhiễm khuẩn, bệnh hô hấp, bệnh COPD, nhất là bệnh viêm phổi. Kết quả này khá tương đồng với các báo cáo về tinh thần sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương tại 38 bệnh viện đa khoa 43
  54. năm 2009 tỷ lệ kinh phí sử dụng kháng sinh trung bình từ 32,3 đến 32,5% [19]. Một nghiên cứu về thực trạng đấu thầu mua thuốc BHT tại các cơ sở chữa khám bệnh công lập trong cả nước năm 2010 cũng cho kết quả tương tự với giá trị thanh toán của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ lớn là các ciprofloxacin 1% (proxacin), combikit 1,6g (ticarcilin + acid clavulnic), xenitram 1,8g )Ampicilin + sulbatam) vv. Sử dụng kháng sinh luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt tại các bệnh viện[30]. Việc lập một tỷ lệ lớn số lượng thuốc cũng như kinh phí sử dụng cho nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là do nhu cầu điều trị một tỷ lệ lớn các bệnh nhiễm trùng trong mô hình bệnh tật của Việt Nam nói chung, cũng như mô hình bệnh tật của Bệnh viện nói riêng. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An bên cạnh việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, viêm phổi mỗi năm còn tiếp nhận nhiều ca bệnh trong tình trạng cấp cứu ở tuyến huyện chuyển về, do đó phần nào giải thích nhu cầu sử dụng nhiều kháng sinh trong điều trị tại Bệnh viện. Tuy nhiên, bên cạnh các lý do trên, bệnh viện cần xem xét, rà soát lại xem liệu nhóm thuốc này có đang bị lạm dụng hay không. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng kháng sinh chủ yếu dựa trên trình độ, nhu cầu điều trị chủ quan của Bác sỹ và chưa có một hướng dẫn cụ thể, quy định chặt chẽ cho việc sử dụng nhóm thuốc này. Điều này dễ dẫn đến lạm dụng kháng sinh trong điều trị, làm gia tăng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng. Thực tế cho thấy, các bệnh viện đang phải đối mặt với sự lan rộng các vi khuẩn đa đề kháng kháng sinh[30]. Theo báo cáo phân tích thực trạng sử dụng và kháng kháng sinh do nhóm nghiên cứu quốc gia GARP, các chủng phế cầu (Streptococcus 44
  55. pneumonia) một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp có tỷ lệ kháng penicillin cao là 71,4% và kháng eryhromycin là 92,10%, có 755 các chủng phế cầu kháng với ít nhất 3 loại kháng sinh trở lên, các vi khuẩn gram âm như enterobacteriaceae, Shigella, Salmonella cũng có tỷ lệ kháng kháng sinh cao[30]. Vấn đề kháng kháng sinh mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội với các nước đang phát triển với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay thế kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền. Vấn đề này căn bản thuộc về y tế, trong đó sức ép về thuốc là yếu tố nội tại quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển và gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Không những thế, kết quả phân tích cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng cho thấy, phần lớn giá trị tiền thuốc kháng sinh tập trung vào nhóm beta – lactam, nhóm quinolon. Bên cạnh nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn các nhóm thuốc điều trị bệnh trên đường hô hấp, dung dịch điều chỉnh nước điện giải, cân bằng acid bazơ và các dung dịch tiêm truyền khác, thuốc tim mạch, thuốc tăng cường miễn dịch và hỗ trợ chức năng gan , thuốc chống viêm chống dị ứng là các nhóm thuốc chiểm tỷ lệ cao về số lượng và giá trị trong danh mục thuốc sử dụng. Kết quả này cũng tương đồng với các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh khác, các nghiên cứu này đều chỉ ra sự có mặt của các nhóm thuốc trong số 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất. Điều này cho thấy gánh nặng từ các bệnh như viêm phổi, COPD, bệnh hô hấp, tim mạch .vv. đang ngày càng gia tăng[6]. Đúng như nhận định của Bộ Y tế: “Mô hình bệnh tật của Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp dịch tễ học. Các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức độ cao trong khi nhóm bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh”. Việc sử dụng nhiều các thuốc trong nhóm bệnh 45
  56. này cũng hợp lý với số lượng lớn bệnh nhân điều trị ngoại trú đến khám và được BHYT chi trả tiền thuốc hàng tháng. Tuy nhiên bệnh viện cũng cần có những biện pháp theo dõi quản lý chặt chẽ việc kê đơn ngoại trú, tránh xẩy ra tiêu cực như lạm dụng thuốc, kê khống thuốc hay tình trạng “rút ruột BHYT” gây tăng phí nguồn ngân quỹ BHYT[13]. Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt nam có tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẫn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn [30]. 4.1.2. Về cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ Ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước là một trong những đề án và nguyên tắc mà Bộ y tế đặt ra trong lựa chọn thuốc thành phẩm sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hưởng ứng thực hiện Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” (Ban hành kèm theo Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam") [9]. Tuy nhiên, với chức năng của một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, phần lớn bệnh nhân khám và điều trị trong tình trạng bệnh nặng, cần sử dụng thuốc chuyên khoa đặc trị mà ngành công nghiệp dược trong nước chưa đáp ứng được . Theo kết quả phân tích Thuốc nội gồm 174 hoạt chất chiếm tỷ lệ 60,6% và chiếm 64,4% giá trị sử dụng. Thuốc ngoại gồm 113 hoạt chất chiếm tỷ lệ 39,4% và chiếm 35,6% giá trị sử dụng . Điều này cho ta thấy sử dụng thuốc theo đúng nguyên tắc của Bộ Y tế. Các thuốc sản xuất trong nước tập trung chủ yếu vào các nhóm thuốc thông thường là kháng sinh, tiêu hóa, tim mạch, hạ nhiệt giảm đau chống viêm các vitamin và khoáng chất, dung dịch tiêm truyền. Các nhóm thuốc 46
  57. ngoại như kháng sinh thế hệ mới, thuốc điều trị hen, COPD thuốc tác dụng với máu Trong điều kiện hiện nay khi chưa có một bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng các thuốc ngoại đều có hiệu quả điều trị hơn các thuốc sản xuất trong nước, thì đối với những nhóm thuốc mà công nghiệp trong nước có khả năng đáp ứng, việc sử dụng nhiều các thuốc ngoại nhập vẫn còn bất cập. Điều này có thể do tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam, hoặc do sự tác động của hoạt động Marketing chuyên nghiệp của các công ty nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp dược trong nước cũng chưa đáp ứng được hết nhu cầu điều trị, chưa chú trọng hoạt động Marketing, phát triển chiến lược mẫu mã nên chưa tạo được niềm tin cho bác sĩ kê đơn, cân nhắc sự thay thế thuốc ngoại bằng thuốc nội có tác dụng tương đương mà chi phí thấp hơn để tiết kiệm ngân sách và giúp giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân. 4.1.3. Về cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành phần Thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An chiếm tỷ lớn là thuốc đơn thành phần. Qua phân tích cho thấy trong DMT sử dụng tại bệnh viện, thuốc đơn thành phần có 246 thuốc chiếm 85,7% và chiếm 80,5% giá trị sử dụng. Thuốc đa thành phần có 41 thuốc chiếm 14,3% và chiếm 19,5% giá tri sử dụng. Như vậy về cơ bản bệnh viện đã thực hiện đúng ưu tiên lựa chọn thuốc đơn thành phần để sử dụng theo quy định của Bộ Y tế. Các thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ thấp hơn, tập trung chủ yếu là các dạng phối hợp của thuốc điều trị lao, vitamin, khoáng chất, kháng sinh, thuốc đường tiêu hóa, thuốc đường hô hấp. Các dạng phối hợp hoặc các hoạt chất trong dạng 47
  58. phối hợp đều nằm trong DMT chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế nên đảm bảo chi phí được BHYT thanh toán. 4.1.4. Về cơ cấu thuốc theo đường dùng Trong DMT sử dụng tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An đường tiêm truyền là chủ yếu chiếm 67,8% giá trị, đường uống chiếm tỷ lệ 29,3% còn lại một số ít sử dụng theo đường khác như nhỏ mắt, xịt, bôi ngoài da Sử dụng đường tiêm có ưu điểm là sinh khả dụng cao, thời gian xuất hiện tác dụng nhanh, phù hợp với các bệnh nhân không uống được và các thuốc không hấp thu đường uống. Tuy nhiên đường tiêm cũng có nhược điểm như giá trị sử dụng cao, độ an toàn thấp dễ gây sốc, gây đau khi tiêm, dễ nhiễm trùng nơi tiêm và khó sử dụng cho bệnh nhân. Do đó thuốc tiêm được sử dụng nhiều trong bệnh viện nhất là các trường hợp bệnh nặng hoặc cấp cứu, cần cân nhắc nguy cơ và lợi ích nên ưu tiên đường uống nếu có thể. 4.1.5. Về cơ cấu thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất, thuốc hạn chế sử dụng Về cơ cấu thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất chiếm tỷ lệ nhỏ 0,2%, thuốc hạn chế sử dụng chiếm 4.2% điều đó, cho thấy Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An đã sử dụng ít những kháng sinh dùng cho những trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc những kháng sinh đã bị kháng, Nghiên cứu tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Quảng Ninh sử dụng thuốc hạn chế kê đơn chiếm 6,2% tổng giá trị sử dụng thuốc [25]. 4.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An theo phương pháp ABC và VEN. Phương pháp phân tích ABC nằm trong bước đầu tiên của quy trình xây dựng danh mục thuốc được quy định tại thông tư số 21/2013/TT-BYT 48
  59. của Bộ Y tế nên ở Việt Nam hầu hết các nghiên cứu về DMT đều đã sử dụng phương pháp phân tích ABC để đánh giá về sử dụng ngân sách về thuốc ở các bệnh viện. Tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An sử dụng phương pháp phân tích ABC với toàn bộ các thuốc được sử dụng tại bệnh viện năm 2015 ( trừ thuốc điều trị lao). Nguồn thuốc điều trị lao do của chương trình chống Lao Quốc gia cấp cho bệnh viện nên trong nên trong phân tích ABC và VEN không phân tích danh mục thuốc điều trị lao. Ngoài danh mục thuốc điều trị Lao do chương trình chống Lao Quốc gia cấp thì danh mục thuốc sử dụng của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 có 269 thuốc chiếm 8.293,3 triệu đồng cụ thể như sau. Thuốc phân loại A có giá trị sử dụng chiếm 79,6%, thuốc phân loại B có giá trị sử dụng chiếm 15,5%, thuốc phân loại C chiếm tỷ lệ 5,0% giá trị sử dụng. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện phân tích ABC. Thuốc nhóm A gồm có 30 thuốc đứng đầu trong cơ cấu thuốc theo tác dụng điều trị trong đó nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm giá trị sử dụng cao nhất, sau đó là thuốc điều trị tim mạch, huyết áp tiếp đến các bệnh liên quan về phổi. Như vậy bệnh viện đã phân bổ ngân sách chủ yếu vào các thuốc nhóm này và phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh viện cần xem xét việc sử dụng kháng sinh, thuốc tăng cường miễn dịch hỗ trợ chức năng gan đã thực sự hợp lý hay chưa để giảm thiểu chi phí[24]. Phân tích VEN mất nhiều thời gian và khó khăn phân tích ABC trong việc xếp loại các thuốc vào nhóm V-E-N vì hiện tại ở Việt Nam mới chỉ đưa ra định nghĩa thế nào là thuốc V,E,N chưa đưa ra tiêu chí xếp loại chính xác, hơn nữa cần sự nhất trí của các thành viên trong HĐT&ĐT, tại 49
  60. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An phân tích cho thấy nhóm thuốc V có 73 thuốc chiếm số lượng 27,14% và chiếm 10,4% giá trị sử dụng. Nhóm thuốc E có 164 chiếm số lượng nhiều nhất lên tới 60,97% và chiếm 78,3% giá trị sử dụng. Nhóm thuốc N mặc dù là nhóm thuốc không thiết yếu nhưng nó có tới 32 thuốc chiếm số lượng 11,89% và chiếm 11,3% giá trị sử dụng. Điều này cho ta thấy bệnh viện cần hạn chế sử dụng nhóm N, bên cạnh đó cần nghiên cứu rà soát xem xét lại nhóm thuốc E có phải là nhóm N hay không để giảm số lượng nhóm thuốc ở nhóm E nếu thấy chúng không còn thiết yếu đối với bệnh viện. Để làm được điều này chúng ta cần dựa vào ma trận phân tích ABC/VEN. Kết quả phân tích ABC/VEN cho thấy, trong DMT bệnh viện số lượng thuốc ở cả 3 nhóm A,B,C thuốc E chiếm tỷ lệ cao nhất. Thuốc E trong nhóm A có 17/30 chiếm 6,32% số lượng thuốc và chiếm 65,4% giá trị sử dụng. Thuốc E trong nhóm B có 30/53 số lượng thuốc chiếm 11,14% và chiếm 8,7% giá trị sử dụng, tương tự thuốc E trong nhóm C có 111/186 số lượng thuốc chiếm 41,26% và chiếm 3,0% giá trị sử dụng. Theo kết quả trên ta thấy cần quan tâm đến nhóm AN trong DMT bệnh viện, giá trị sử dụng của nhóm thuốc AN chiếm tương đối cao, nó có giá trị sử dụng gần bằng nhóm BE và nhiều hơn nhóm CE. Phân tích nhóm AN cho ta thấy, trong AN chỉ có 2 nhóm : Nhóm thuốc tăng cường miễn dịch và hỗ trợ chức năng gan có 3 thuốc tương đương 42,85% số lượng thuốc và chiếm 65,3% giá trị sử dụng, nhóm thuốc các Vitamin và khoáng chất có 4 thuốc tương đương 57,15 số lượng thuốc và chiếm 34,7% giá trị sử dụng. Điều đó cho ta thấy cần xem xét, hạn chế thuốc N trong nhóm A tránh lãng phí không cần thiết. 50
  61. * Hạn chế của nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên đề tài chưa giải thích được tại sao thuốc ngoại và thuốc hỗ trợ chức năng gan được sử dụng nhiều. 51
  62. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận 1.1. Về cơ cấu số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu Năm 2015 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An sử dụng 287 thuốc được phân vào 13 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất có 76 khoản mục chiếm 26,5% và chiếm 54,9% tổng giá trị sử dụng thuốc. Điều này là hợp lý với bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh tương ứng với bệnh nhiễm khuẩn, bệnh hô hấp, bệnh COPD, nhất là bệnh viêm phổi, mặt khác có thể đánh giá vẫn còn tình trạng lạm dụng kháng sinh . Thuốc điều trị lao do chương trình chống Lao Quốc gia cấp, nhưng nó cũng chiếm một số lượng lớn trong năm 2015. Cụ thể như sau: Thuốc điều trị lao các thể mới và lao tái phát có 11 loại thuốc chiếm 61,12% SLDM và chiếm 65,4% giá trị sử dụng. Thuốc điều trị lao kháng thuốc có 7 loại thuốc chiếm 38,88% SLDM và 34,6% giá trị sử dụng. Điều này cho ta thấy bệnh lao vẫn đang còn là một gánh nặng cho cộng đồng và toàn xã hội nhất là lao kháng thuốc. Thuốc nội gồm 174 hoạt chất chiếm tỷ lệ 60,6% và chiếm 64,4% giá trị sử dụng. Thuốc ngoại gồm 113 hoạt chất chiếm tỷ lệ 39,4% và chiếm 35,6% giá trị sử dụng, điều đó cho thấy bệnh viện sử dụng thuốc đúng theo tiêu chí “ Người Việt nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. . Thuốc đơn thành phần có 246 thuốc chiếm 85,7% và chiếm 80,5% giá trị sử dụng. Thuốc đa thành phần có 41 thuốc chiếm 14,3% và chiếm 19,5% giá tri sử dụng. 52
  63. Thuốc tiêm, truyền có 104 thuốc bằng 36,2% và chiếm 67,8% giá trị sử dụng. Thuốc đường uống có 173 thuốc bằng 60,3% và chiếm 29,3% giá trị sử dụng. Thuốc đường dùng khác có 10 thuốc bằng 3,5% và chiếm 2,9% giá trị sử dụng. Thuốc nằm trong DMT chiếm tỷ lệ 99,8% số lượng thuốc sử dụng. Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất gồm 7 hoạt chất 2,4% và chiếm 0,2% giá trị sử dụng. Thuốc hạn chế sử dụng có 7 thuốc chiếm 2,4% và chiếm 4,2% giá trị sử dụng. 1.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An theo phương pháp ABC và VEN Thuốc nhóm A chiếm 11,15% tổng số lượng thuốc sử dụng, trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng . Thuốc V chiếm 27,14%, thuốc E chiếm 60,97%, nhóm N chiếm 11,89% tổng số lượng thuốc sử dụng. Thuốc A có giá trị sử dụng cao nhất chiếm 79,5% tổng giá trị sử dụng thuốc, trong đó thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về giá trị sử dụng thuốc. Thuốc V chiếm 10,4%, thuốc E chiếm 78,3%, thuốc N chiếm 11,3% tổng giá trị sử dụng thuốc. Thuốc AN chiếm 6,9% tổng giá trị sử dụng thuốc. Ưu điểm : - Phân tích ABC/VEN đã giúp hội đồng thuốc điều trị bệnh viện lựa chọn được những thuốc phù hợp với việc điều trị. - Loại bỏ khỏi danh mục những thuốc hỗ trợ điều trị nhưng chiếm giá trị sử dụng tiền thuốc lớn. 53
  64. * Nhược điểm: - Khả năng phân tích ABC/VEN của Hội đồng thuốc điều trị bệnh viện còn hạn chế. 2. Ý kiến đề xuất với Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An HĐT & ĐT xây dựng một số phác đồ điều trị chuẩn đối với một số bệnh có tỷ lệ mắc cao, bình hồ sơ bệnh án, rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong điều trị, hạn chế việc lạm dụng thuốc, nhất là kháng sinh, vitamin và các thuốc hỗ trợ điều trị. Sử dụng phương pháp phân tích ABC/VEN để đánh giá tính hợp lý và làm rõ những bất cập trong DMTBV trong những năm trước đó, từ đó có biện pháp hạn chế sử dụng hoặc đưa ra khỏi DMTBV những thuốc thuộc nhóm AN khi không cần thiết để giảm chi phí, giảm ngân sách. Ưu tiên sử dụng thuốc nội để tiết kiệm ngân sách. Cân nhắc sử dụng thuốc theo tên INN thay cho tên biệt dược để giảm chi phí sử dụng thuốc. Thay thế các thuốc nhóm A bằng thuốc rẻ tiền hơn với tác dụng điều trị tương đương để giảm chi phí thuốc. 54
  65. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược (2008), Quản lý và kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội. 2. Bộ môn Quản lý và kinh tế dược (2008), Pháp chế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, trang 67-78. 3. Bộ môn Dược lâm sàng (2003),Giáo trình dược lâm sàng và điều trị, Trường Đại học Dược Hà Nội, trang 9-17. 4. Bộ môn quản lý và Kinh tế dược (2008), Dược xã hội học, Trường Đại học Dược Hà Nội, trang 52-55. 5. Bộ Y tế (2001). Bảng phân loại Quốc tế bệnh tật ICD10, nhà xuất bản Y học. 6. Bộ Y tế (2014). Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2014 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2015. 7. Bộ Y tế (2013). Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2013 hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. 8. Bộ Y Tế (2012), Đề án “người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Ban hành kèm theo Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 9. Bộ y tế (2014), Thông tư 19/2014/TT-BYT , Quy định các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc 10. Bộ y tế (2011) Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở có giường bệnh. 11. Bộ Y tế (2013). Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 qui định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. 56
  66. 12. Bộ Y tế (2014). Thông tư 40/2014/TT-BYT ban hành danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh được Bảo hiểm y tế thanh toán. 13. Bộ Y tế (2006). Thuốc biệt dược và cách sử dụng, nhà xuất bản Y học 14. Bộ Y tế (2014). Quyết định 68?QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 15. Bộ Y Tế (2015) .”Quyết định số: 4263 /QĐ-BYT ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế”về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao. 16. Đàm Trung Bảo (2005) “ Liệu pháp chữa lao kháng thuốc” Tạp chí Dược lâm sàng (1), trang 2-5. 17. Nguyễn Thanh Bình (2015). Dịch tễ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Dũng (2013), “Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tạibệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011”, Luận văn Thạc sĩ dược học, trường Đại học Dược Hà Nội. 19. Hà Quang Đang (2009). Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ tại Bệnh viện 87 - Tổng cục Hậu cần 2006 - 2008 - Luận văn thạc sỹ dược học. 20. Nguyễn Thị Song Hà (2010), “Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện phổi TW năm 2009”, Tạp chí Dược họcsố 418 tháng 02/2011. 21. Nguyễn Thị Song Hà (2012). Chuyên đề quản lý và cung ứng thuốc trong bệnh viện, tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế dược. 22. Đặng Thị Hoa (2012). Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Luận án chuyên khoa II. 57
  67. 23. Nguyễn Trung Hà, Nguyễn Sơn Nam (2011), phân tích sử dụng kinh phí một số nhóm thuốc tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 trong 2 năm 2008-2009, tạp chí dược học, số 426 tháng 10 năm 2011. 24. Phạm Thị Bích Hằng (2012). Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014- Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1. 25.Trần Thị Hằng (2012), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc và thông tin thuốc tại bệnh viên đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011, Luận Văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. 26. Hoàng Kim Huyền (2011). Dược lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 27. Lương Thị Thanh Huyền (2013). Phân tích thực trạng hoạt động quản lý thuốc tại bệnh viên Trung ương quân đội 108 năm 2012 - Luận văn thạc sĩ dược học 28. Vũ Thị Thu Hương (2012). Đánh giá hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viên đa khoa, Luận án tiến sỹ dược học. 29. Nguyễn Văn Kính (2010). Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam - GARP. 30. Lương Ngọc Khuê (2010), Báo cáo tổng quan tình hình quản lý và sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh, Cục quản lý khám chữa bệnh Việt Nam. 31. Đàm Thị Phương Mai (2013). Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viên lao và bệnh viện phổi Quảng Ninh năm 2010, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I. 32. Nguyễn Quốc Toàn (2014). Phân tích thực danh mục thuốc sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Tương-Vĩnh Phúc năm 2012 - Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1. 58
  68. 33. Trần Nhân Thắng (2012), “ Khảo sát tình hình kê đơn sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai năm 2011’’, Tạp chí Y học thực hành, số 830 tháng 07/2012. 34. Huỳnh Hiền Trung (2012). Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viên nhân dân 115. Luận án tiến sĩ dược học. 35. Phạm Lương Sơn (2012). Nghiên cứu hoạt động đấu thầu mua thuốc bảo hiểm Y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập ở Việt Nam - Luận án tiến sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 36. Tổ chức Y tế thế giới (2004). Hội đồng thuốc và điều trị, cẩm nang hướng dẫn thực hành. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 38. ITSC, Preliminary Result Reports on Rsurvery in HCM City, VietNam 1986 - 1988, pp 126-129. 39. I.UATLD (1996), TB guide for Low - Income Countries, Geneva. 59
  69. PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU I. Phụ lục Phiếu thu thập số liệu cho các biến số 1,2,3,4,5,6,7,8 của Bảng 2.2 TT Tên Hoạt Nồng độ, Nước Đơn Đơn Thành Nhóm tác thuốc chất hàm lượng sản xuất vị giá tiền dụng dược lý (*) (*) Mã hóa: Thuốc gây tê, mê: thuốc hạn chế sử dụng Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp II. Phụ lục Phiếu thu thập số liệu cho các biến số 9 của Bảng 2.2 TT Tên Hoạt Nồng Đơn Đơn Thành Thuốc Phân Phân thuốc chất độ, vị giá tiền điều trị nhóm theo hàm lao theo tác lượng từng dụng đặc tính dược lý Thuốc điều trị lao mới, lao tái phát Thuốc điều trị lao kháng thuốc 60
  70. III. Phụ lục Phiếu thu thập số liệu cho các biến số 6 của Bảng 2.2 Nồng Thuốc tiêm Đơn Tên Hoạt độ, Đường Đơn Thành và các TT vị thuốc chất hàm dùng giá tiền đường dùng tính lượng khác IV. Phụ lục Phiếu thu thập số liệu cho các biến số 4,5,của Bảng 2.2 TT Tên Hoạt Nồng Đơn Đơn Thành Thuốc Thuốc Thuốc thuốc chất độ, vị giá tiền tên biệt đơn cần hàm tính dược TP, đa quản lý lượng gốc, TP đặc biệt INN 61
  71. V. Phụ lục Phiếu thu thập số liệu cho phương pháp phân tích ABC Hoạt Tên thuốc, Nước Hàm Số Thành % mỗi % cộng Phân Stt ĐVT chất VTYT SX lượng lượng Đơn giá tiền sp dồn loại 1 A 2 A 3 A 4 A 5 B 6 B 7 B 8 B 9 B 10 C 11 C 12 C 13 C 14 C 15 C 62
  72. VI. Phụ lục Phiếu thu thập số liệu cho phương pháp phân tích ABC/VEN % Hoạt Tên thuốc, Nước Hàm Số Stt ĐVT Thành % mỗi cộng Phân loại chất VTYT SX lượng lượng Đơn giá tiền sp dồn 1 A E 2 A E 3 A N 4 A V 5 B E 6 B E 7 B N 8 B V 9 B V 10 C N 11 C E 12 C V 13 C N 14 C N 63
  73. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I KHÓA 18 Kính gửi : - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp 1 - Phòng Sau đại học trường đại học Dược Hà Nội - Giáo viên hướng dẫn Họ và tên học viên : Nguyễn Văn Tuấn Tên đề tài : “Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015”. Chuyên ngành : Tổ chức quản lý dược Mã số : CK 60720412 Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp 1 vào hồi 16 giờ ngày 14 tháng 01 năm 2017 tại Nghệ An. Quyết định số 1158/QĐ-DHN ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội. NỘI DUNG SỬA CHỮA, HOÀN CHỈNH 1. Những nội dung đã được sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng - Sửa lỗi chính tả. - Bổ sung thêm phần xử lý số liệu trang 22. - Bảng 3.5 trang 29, đã sắp xếp lại và bổ sung thêm vào trang 30. - Sửa và sắp xếp lại tài liệu tham khảo. 2. Những nội dung xin bảo lưu : Không có Hà nội, ngày 10 tháng 02 năm 2017 Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Học viên (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) TS HÀ VĂN THÚY NGUYỄN VĂN TUẤN 64