Luận văn Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2015

pdf 73 trang yendo 7754
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_khao_sat_thuc_trang_su_dung_thuoc_cho_benh_nhan_noi.pdf

Nội dung text: Luận văn Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2015

  1. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2016
  2. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TCQLD MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Phương Nhung Thời gian thực hiện: Từ ngày 18/7/2016 đến ngày 18/11/2016 HÀ NỘI 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Thị Phương Nhung, là cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý và kinh tế dược, đặc biệt là GS.TS. Nguyễn Thanh Bình, PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, TS Đỗ Xuân Thắng, TS Nguyễn Thị Thanh Hương đã truyền đạt cho em phương pháp nghiên cứu khoa học và nhiều kiến thức chuyên ngành quý báu. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, các phòng ban và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế hoạch - Tổng hợp, phòng Tài chính - Kế toán, khoa Dược Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Vinh đã tạo điều kiện cho em trong quá trình làm đề tài. Sau cùng, em xin gửi những lời yêu thương nhất tới gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh
  4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1 Danh mục thuốc và nguyên tắc xây dựng 3 1.1.1 Khái niệm danh mục thuốc bệnh viện 3 1.1.2 Nguyên tắc xây dựng 3 1.1.3 Tiêu chí lựa chọn thuốc 4 1.1.4 Quy trình xây dựng DMTBV 5 1.1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lựa chọn DMTBV 7 1.2 Một số văn bản quy phạm quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện 8 1.3 Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới và tại Việt Nam 10 1.3.1 Trên thế giới 10 1.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc tại Việt Nam 11 1.4 Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc 14 1.4.1 Phân tích ABC 14 1.4.2 Phân tích VEN 14 1.4.3 Phân tích nhóm điều trị 14 1.4.4 Phương pháp phân tích theo liều xác định trong ngày (DDD) 15 1.5 Vài nét về bệnh viện đa khoa thành phố Vinh 18 1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa TP Vinh 18 1.5.2 Tổ chức và nhân lực 19 1.5.3 Hội đồng thuốc và điều trị 20 1.5.4 Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị 21 1.6 Khoa Dược bệnh viện đa khoa thành phố Vinh 21 1.6.1 Chức năng 22 1.6.2 Nhiệm vụ 22 1.6.3 Cơ cấu nhân lực khoa dược 23 1.7 Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh năm 2015 24 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1 Đối tượng nghiên cứu 25
  5. 2.1.1 Đối tượng 25 2.1.2 Thời gian,địa điểm nghiên cứu 25 2.2 Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 25 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 25 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 26 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 26 2.3 Biến số & chỉ số nghiên cứu 27 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1 So sánh cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú năm 2015 29 3.1.1 So sánh DMT bệnh viện và DMT sử dụng cho bệnh nhân nội trú năm 2015 29 3.1.2 Phân tích nhóm thuốc trong danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tăng lên so với danh mục thuốc bệnh viện 29 3.1.3 Phân tích nhóm thuốc trong danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú giảm đi so với danh mục thuốc bệnh viện 30 3.1.4 Phân tích giá trị sử dụng các thuốc nằm ngoài danh mục thuốc bệnh viện 31 3.2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015. 32 3.2.1 Cơ cấu DMT đã sử dụng cho bệnh nhân nội trúnăm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý. 32 3.2.2 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện năm 2015 theo xuất xứ hàng hóa. 34 3.2.3 Cơ cấu thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo nguồn gốc xuất xứ và nhóm dược lý 34 3.2.4 Cơ cấu thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo thành phần. 36 3.2.5 Cơ cấu thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo tên genergic và biệt dược. 37 3.2.6 Cơ cấu thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo đường dùng. 37 3.2.7 Cơ cấu thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo phương pháp phân tích ABC 38 3.2.8 Cơ cấu danh mục các thuốc hạng A theo nguồn gốc xuất xứ 38
  6. 3.2.9 Cơ cấu danh mục thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý 39 3.2.10 Cơ cấu danh mục thuốc hạng A theo tên genergic và biệt dược 40 3.2.11 Danh mục 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm A 41 3.2.12 Phân tích cơ cấu chi phí nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn theo DDD. 42 Chương 4. BÀN LUẬN 45 4.1 So sánh danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015. 45 4.2 Cơ cấu và chi phí thuốc cho bệnh nhân nội trú năm 2015 48 KẾT LUẬN 56 KIẾN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADR Adverse Drug Reaction – Phản ứng có hại của thuốc BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BYT Bộ Y Tế CT Chỉ thị DDD Difined Daily Dose – Liều xác định trong ngày DLS Dược lâm sàng DMT Danh mục thuốc DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện HC Hoạt chất HCQT Hành chính quản trị HĐT&ĐT Hội đồng thuốc & điều trị HSCC Hồi sức cấp cứu ICD Mã bệnh quốc tế KHTH Kế hoạch tổng hợp KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn MHBT Mô hình bệnh tật RHM Răng hàm mặt SKM Số khoản mục TCCB Tổ chức cán bộ TMH Tai mũi họng TT Thông tư USD Đô la Mỹ VEN Thuốc tối cần; thuốc thiết yêu; thuốc không thiết yếu VTYT - HC Vật tư y tế - Hóa chất VTYT,CNTT Vật tư y tế, công nghệ thông tin WHO Tổ chức y tế thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Giá trị tiêu thụ thuốc trên thế giới Bảng 1.2 Các bước tính DDD Bảng 1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tính theo DDD Bảng 1.4 Nhân lực của Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2015 Bảng 1.5 Mô hình bệnh tật của BVĐKTP Vinh năm 2015 theo mã ICD 10 Bảng 2.1 Các biến số, chỉ số nghiên cứu trong phân tích danh mục thuốc sử dụng Bảng 3.1 So sánh số hoạt chất và số khoản mục thuốc giữa 2 danh mục. Bảng 3.2 Cơ cấu khoản mục thuốc trong danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tăng lên so với danh mục thuốc bệnh viện. Bảng 3.3 Cơ cấu khoản mục thuốc dùng cho bệnh nhân nội trú giảm xuống so với danh mục thuốc bệnh viện. Bảng 3.4 Bảng giá trị sử dụng các thuốc nằm ngoài DMTBV Bảng 3.5 Cơ cấu DMT đã sử dụng cho bệnh nhân nội trú năm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý Bảng 3.6 Cơ cấu DMT đã sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện năm 2015 theo xuất xứ hàng hóa. Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc nội trú theo nguồn gốc xuất xứ và nhóm dược lý Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc sử dụng theo thành phần. Bảng 3.9 Cơ cấu thuốc theo tên genergic – tên biệt dược Bảng 3.10 Cơ cấu thuốc theo đường dùng Bảng 3.11 Cơ cấu thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo phương pháp phân tích ABC. Bảng 3.12 Cơ cấu danh mục thuốc hạng A theo nguồn gốc xuất xứ Bảng 3.13 Cơ cấu danh mục thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý. Bảng 3.14 Cơ cấu thuốc theo tên genergic và biệt dược Bảng 3.15 Danh mục 10 thuốc có giá trị tiêu thụ cao nhất trong nhóm A Bảng 3.16 Cơ cấu chi phí thuốc kháng sinh. Bảng 3.17 Cơ cấu tiêu thụ kháng sinh tiêm sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo liều DDD tại bệnh viện năm 2015.
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình tổ chức của Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh. Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện là cơ sở trực tiếp khám chữa bệnh và góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh, là đơn vị khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế. Một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khám chữa bệnh là sử dụng thuốc hợp lý và đạt hiệu quả. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhiều hoạt chất, biệt dược, kỹ thuật chẩn đoán mới, hiện đại đã ra đời và được đưa vào sử dụng nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Đối với mỗi bệnh viện một hệ thống danh mục thuốc (DMT) có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong công tác khám chữa bệnh giúp cho chu trình cung ứng thuốc, thông tin thuốc cũng như xử lý ADR sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra một DMT được xây dựng hợp lý sẽ giúp cho việc tư vấn, giáo dục về thuốc trọng tâm hơn và cải thiện được mức độ sẵn có của thuốc, từ đó giúp cho việc sử dụng thuốc trên người bệnh được tốt hơn. Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh là bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Sở Y Tế Nghệ An với 220 giường bệnh và hơn 250 cán bộ nhân viên.Với sự phát triển không ngừng của bệnh viện, sự nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ y tế cũng như nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, bệnh viện không những phải cung ứng đủ thuốc mà còn phải bảo đảm sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý. Trước đây, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh đã có công trình nghiên cứu "Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh năm 2012 ". Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu phân tích các hoạt động tồn trữ, cấp phát và giám sát kê đơn thuốc, chưa đi sâu phân tích, đánh giá danh mục thuốc sử dụng. Vì vậy, với mong muốn được góp phần vào việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, đề tài: "Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc 1
  11. cho bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2015” với hai mục tiêu: 1. So sánh cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015. 2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015. 2
  12. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 Danh mục thuốc và nguyên tắc xây dựng 1.1.1 Khái niệm danh mục thuốc bệnh viện DMTBV là cơ sở pháp lý để bệnh viện có kế hoạch chủ động cung ứng thuốc phục vụ công tác điều trị, phù hợp với khả năng khoa học kỹ thuật và kinh phí của bệnh viện. Vì vậy, danh mục thuốc được hiểu là “Danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa mãn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh bệnh viện, phù hợp với MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh. Những thuốc này trong một phạm vi thời gian, không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn sẵn có bất kỳ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả phải chăng.[3] Để đáp ứng yêu cầu trên Bộ Y Tế quy định về tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị các bệnh viện tại Thông tư 21/2013/TT- BYT, ngày 08 tháng 8 năm 2013, trong đó đã nêu ra nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn DMTBV. Vì vậy, yêu cầu đối với DMTBV là phải thống nhất với DMT chủ yếu của Bộ Y tế. Về việc thống nhất một cách rõ ràng các tiêu chí lựa chọn khi xây dựng DMT là rất quan trọng và cần phải được thực hiện một cách bài bản nhằm tạo dựng giá trị của DMT cũng như sự tin tưởng của thầy thuốc kê đơn.[24] 1.1.2 Nguyên tắc xây dựng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của HĐT &ĐT tại thông tư 21/2013/TT – BYT, theo đó đã đưa ra các quy định về nguyên tắc lựa chọn thuốc vào DMT bao gồm các yêu cầu như: - Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện. 3
  13. - Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện, dựa trên các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh. - Đáp ứng với các phương pháp, kỹ thuật mới trong điều trị, phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện. - Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. - Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành.[8] 1.1.3 Tiêu chí lựa chọn thuốc Để thống nhất Bộ Y tế đã đưa ra các tiêu chí áp dụng cho câc bệnh viện lựa chọn thuốc gồm: thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị; thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng; ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định; khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng; đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc; ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần cần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị, có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất; ưu tiên lựa chọn thuốc genergic hoặc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể, trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng [8] 4
  14. 1.1.4 Quy trình xây dựng DMTBV Quy trình xây dựng DMTBV chính là nền tảng cho việc quản lý dược tốt và sử dụng thuốc hợp lý ttrong bệnh viện. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), DMTBV được xây dựng qua bốn giai đoạn bao gồm 19 bước, cụ thể như sau: Các giai đoạn Các bước tiến hành Bước 1: Giới thiệu các khái niệm cần thiết để có sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện. Quản lý hành chính Bước 2: Thiết lập hội đồng thuốc và điều trị. Bước 3: Xây dựng các chính sách và quy trình. Bước 4: Xây dựng hoặc lựa chọn phác đồ điều trị. Bước 5: Thu nhập các dữ liệu để đánh giá lại DMT hiện đang có. Bước 6: Phân tích mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc. Bước 7: Đánh giá từng nhóm thuốc để phác thảo Xây dựng danh mục DMTBV. thuốc Bước 8: Phê chuẩn danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện. Bước 9: Giáo dục cho cán bộ bệnh viện về quy định sử dụng thuốc không có trong danh mục, bổ sung hay loại bỏ thuốc khỏi danh mục, sử dụng thuốc genergic và tương đương điều trị. Bước 10: Quyết định xây dựng cẩm nang danh mục thuốc. Bước 11: Xây dựng các quy định và thông tin trong cẩm nang DMT. Xây dựng cẩm nang Bước 12: Xây dựng các chuyên luận trong cẩm nang. danh mục thuốc Bước 13: Xây dựng các chuyên luận đặc biệt trong cẩm nang. Bước 14: Xây dựng các tra cứu. Bước 15: In và phát hành cẩm nang. Bước 16: Xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn Duy trì danh mục Bước 17: Thiết kế và tiến hành điều tra sử dụng thuốc thuốc. 5
  15. Các giai đoạn Các bước tiến hành Bước 18: Thiết kế và tiến hành hệ thống theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR). Bước 19: Cập nhật danh mục thuốc sau đó cập nhật cẩm nang sử dụng. Khi triển khai các bước hành chính: HĐT & ĐT thu thập các thông tin để giúp ban giám đốc Bệnh viện thấy rõ hiệu quả của việc quản lý tốt DMT và thuyết phục các nhà quản lý bệnh viện đồng ý và ra quyết định về DMT và xem như đây là quy định của bệnh viện. Các thông tin HĐT &ĐT cần thu thập bao gồm: tổng giá trị và tỷ trọng tiền thuốc của năm trước đã dùng, số lượng các thuốc, các nhóm thuốc đang sử dụng, giá trị và nguyên nhân các thuốc bị huỷ năm trước, tên 10 loại thuốc sử dụng nhiều nhất, các phản ứng có hai của thuốc, các thuốc giả, thuốc kém chất lượng. HĐT &ĐT chịu trách nhiệm xây dựng, giám sát mọi quy định và quy trình liên quan đến thuốc tại bệnh viện. Một số quy định nên được HĐT &ĐT quy định rõ bằng văn bản: quy trình lựa chọn thuốc mới, các thuốc hạn chế sử dụng, sử dụng thuốc ngoài danh mục và kê đơn thuốc theo tên genergic. 6
  16. 1.1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lựa chọn DMTBV MHBT của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập hợp tất cả tình trạng mất cân bằng về thể xác tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng, xã hội đó trong khoảng thời gian nhất định. Nghiên cứu mô hình bệnh tật là một trong những nhiệm vụ của các nhà quản lý, đặc biệt là cơ quan quản lý chăm sóc sức khỏe. Kết quả nghiên cứu mô hình bệnh tật giúp cho việc: Quản lý được sức khỏe và bệnh tật của toàn xã hội. - Xác định được thực trạng xu hướng thay đổi cơ cấu bệnh tật trong cộng đồng, để có chiến lược và chính sách phòng chống và đối phó với bệnh tật. - Định hướng chiến lược phát triển kỹ thuật điều trị, cung ứng và sử dụng thuốc khoa học. - Chủ động nghiên cứu về sản xuất, cung ứng và phân phối thuốc. - Các nhà hoạch định chính sách y tế có thể dự đoán những bệnh có khả năng thanh toán được, những bệnh mới sẽ xuất hiện, dự đoán trong tương lai các bệnh tật. Nhờ đó lập kế hoạch ngân sách y tế, kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các chiến lược chung của ngành, chủ động, hợp lý và hiệu quả. - Ở Việt Nam, mô hình bệnh tật hiện nay đang ở giai đoạn chuyển đổi, với đa gánh nặng. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm, nhưng một số bệnh lây nhiễm đang có nguy cơ quay trở lại; tỷ lệ mắc các bệnh không lây ngày càng gia tăng; tai nạn, chấn thương, ngộ độc tăng nhanh; một số dịch bệnh mới lạ xuất hiện và diễn biến khó lường. - Sự gia tăng của những bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh. Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm trung bình cao gấp 40- 50 lần so với điều trị bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc điều trị đắt tiền, thời gian điều trị dài, dễ biến chứng.[18] 7
  17. - Ngày nay do đô thị hóa làm gia tăng tai nạn giao thông, sự ô nhiễm môi trường làm tăng các loại bệnh ung thư, dùng nhiều hóa chất trong nông nghiệp không kiểm soát được dẫn đến ngộ độc, đời sống ngày càng cao làm tăng tuổi thọ và làm tăng bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường 1.2 Một số văn bản quy phạm quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Với một mục tiêu đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các nước đang phát triển cần có chính sách quốc gia về thuốc. Trên cơ sở đó, ngày 14/6/2005, Quốc Hội Việt Nam đã ban hành Luật dược, luật này quy định việc kinh doanh thuốc, đăng ký, lưu hành thuốc, sử dụng thuốc, cung ứng thuốc, thông tin, quảng cáo thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, và thuốc phóng xạ, tiêu chuẩn chất lượng thuốc và kiểm nghiệm thuốc.[19] Ngày 08/8/2013, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 21/2013/TT- BYT quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. Trong đó chỉ rõ Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện. Thông tư đã quy định rõ một trong những nhiệm vụ của HĐT &ĐT là xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc. Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn trữ, bảo quản đến kê đơn, cấp phát và sử dụng. Đồng thời cần áp dụng ít nhất một trong các phương phápPhân tích ABC; Phân tích nhóm điều trị; Phân tích VEN; Phân tích theo liều xác định trong ngày – DDD để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị và giám sát các chỉ số sử dụng thuốc. Từ đó hội đồng cần xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp.[8] Để chấn chỉnh việc cung ứng thuốc nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh và sử dụng thuốc an toàn hợp lý, ngày 16/04/2004, Bộ y tế đã đưa 8
  18. ra chỉ thị số 05/2004/CT – BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện. Trong đó, chỉ thị yêu cầu Ban giám đốc bệnh viện chỉ đạo hoạt động của HĐT & ĐT trong việc lựa chọn thuốc và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế kê và bán thuốc theo đơn trong bệnh viện.[2] Ngày 10/6/2011, Bộ y tế đã ban hành thông tư 23/2011/TT- BYT về việc Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Trong đó quy định rõ: a) Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh. b) Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc. c) Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác. Một số nhóm thuốc cần thận trọng khi sử dụng thì phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc, bao gồm: Thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị lao và corticoid. d) Thầy thuốc căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp. Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm. e) Thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc cho điều dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh (hoặc gia đình người bệnh). Theo dõi đáp ứng của người bệnh khi dùng thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho khoa Dược ngay khi xảy ra.[7] 9
  19. Gần đây ngày 29/2/2016 Bộ y tế ban hành thông tư 05/2016/TT – BYT quy định về việc kê đơn trong điều trị ngoại trú. Trong đó nêu rõ nguyên tắc kê đơn thuốc chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Và không được kê vào đơn thuốc: Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh; Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; Thực phẩm chức năng; Mỹ phẩm. [10] 1.3 Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới và tại Việt Nam 1.3.1 Trên thế giới Nền công nghiệp dược phẩm trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Năm 2010 giá trị tiêu thụ 685 tỷ USD, và tăng dần đều từng năm đến năm 2014 giá trị tiêu thụ thuốc 745 tỷ USD. Tổng giá trị tiêu thụ thuốc được thể hiện ở bảng 1.1[22]. Dân số toàn cầu tăng nhanh, điều kiện vật chất đầy đủ, tuổi thọ ngày càng tăng, tuy nhiên do sinh hoạt ăn uống thiếu khoa học, môi trường ô nhiễm và về an toàn về thực phẩm ngày càng bị ô nhiễm đã trở thành nguyên nhân chủ yếu làm tăng nhu cầu về thuốc men chăm sóc sức khỏe con người [14]. Thống kê cho thấy chi phí dành cho thuốc men và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho con người trên toàn thế giới tăng nhanh qua các năm. Bảng 1.1. Giá trị tiêu thụ thuốc trên thế giới Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị tiêu thụ 685 725 714 717 745 (tỷ USD) 10
  20. Một thực tế đáng quan tâm là ở mỗi nước mức chi phí sử dụng thuốc bình quân trên đầu người khác nhau và có sự chênh lệch đáng kể giữa các nước có thu nhập bình quân đầu người cao với các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp và trung bình. Số liệu thống kê năm 2013 cho thấy, tiêu thụ thuốc bình quân đầu người của toàn thế giới vào khoảng 185 USD, tuy nhiên mức tiêu thụ ở các nước rất khác nhau như: Mỹ 892USD/năm, Canada 664 USD/năm, Nhật 420 USD/năm, Hàn Quốc 323 USD/năm các nước đang phát triển khoảng 95 USD. Số liệu này cũng phản ánh rằng tiền thuốc bình quân đầu người ở các nước đang phát triển cao gấp nhiều lần so với các nước đang phát triển và kém phát triển.[23] Tổng giá trị tiêu thụ thuốc ở các quốc gia cũng có sự chênh lệch lớn: năm 2011, Mỹ dẫn đầu chiếm 34% tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên thế giới; kế đến là Nhật 12%. Tổng giá trị tiêu thụ thuốc tăng trưởng chủ yếu ở các nước có nền công nghiệp đang phát triển, đến 2016 tăng 30%, tuy vậy chưa có thay đổi vị trí thứ hạng các nước. Dự kiến từ năm 2012 – 2017 tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm ở các nước có công nghiệp dược phát triển sẽ chậm lại, bình quân khoảng 1%-4%. Nhóm các quốc gia có công nghiệp dược đang phát triển sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ do chi tiêu cho dược phẩm của người dân các nước này hiện còn thấp, trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với mức tăng trưởng 15 -18%, điều này sẽ làm cho Trung Quốc có tổng giá trị tiêu thụ thuốc đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Mỹ trong vài ba năm tới.[20] 1.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc tại Việt Nam Việt Nam đã trải qua một thời kỳ kéo dài với nền kinh tế bao cấp, hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung. Thuốc được cung ứng và sử dụng theo kế hoạch với giá bao cấp của nhà nước. Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, nhà nước đã xóa bỏ chế độ bao cấp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cung ứng thuốc. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối thuốc trong thời gian này đều biến đổi theo 11
  21. chiều hướng tích cực so với các năm trước. Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây, kinh phí thuốc sử dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí bệnh viện. Các báo cáo của bộ y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc của các bệnh viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Theo báo cáo các kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009- 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh – Bộ y tế, tổng giá trị tiền thuốc BHYT sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng viện phí hàng năm trong bệnh viện.[5, 13] Việt Nam được đánh giá là thị trường dược phẩm nhiều tiềm năng, có mức tăng trưởng khoảng 16% hàng năm cao nhất Đông Nam Á. Năm 2012 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 2,6 tỷ USD, năm 2013 tăng lên 3,3 tỷ USD (tăng 21,%), dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020[20]. Số liệu thống kê của cục Quản lý Dược cho thấy, mức tiền thuốc bình quân đầu người liên tục tăng trưởng dương và ổn định. Năm 2005 là 9,85 USD/người, năm 2010 là 22,25 USD/người và năm 2014 là 34,48 USD/người tăng hơn 3 lần so với năm 2005. Tiêu thụ các loại thuốc tại Việt Nam hiện nay cũng đang trong xu hướng chung của các nước đang phát triển, đó là các bệnh liên quan đến chuyển hóa và dinh dưỡng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng nhiều nhất (20%)[11, 20]. Trong năm 2012, cơ cấu thị trường thuốc chủ yếu là thuốc genergic chiếm 51.2% và biệt dược là 22.3%. Kênh phân phối chính là hệ thống các bệnh viện dưới hình thức thuốc được kê đơn (ETC) chiếm trên 70%, còn lại được bán lẻ ở hệ thống các quầy thuốc (OTC)[20]. Tuy nhiên, hiện nay các thuốc sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong danh mục thuốc và kinh phí thuốc sử dụng. Các kết quả khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến bệnh viện đều cho thấy, các thuốc sản xuất ttrong nước chỉ chiếm 25.5% - 43.3% số khoản mục thuốc và 7% - 57.1% tổng giá trị sử dụng, trong đó thấp nhất là các bệnh viện tuyến 12
  22. trung ương[18]. Bên cạnh đó, các thuốc nhập khẩu, các bệnh viện ưu tiên sử dụng các thuốc nhập khẩu từ các nước Ấn Độ, Hàn Quốc. Năm 2008, thuốc thành phần nhập khẩu từ hai nước Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm trên 1/5 tổng kinh ngạch nhập khẩu thuốc thành phẩm vào thị trường Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu là các nhóm thuốc kháng khuẩn, chuyển hóa và tiêu hóa mà nhiều doanh nghiệp trong nước đang sản xuất. Một số nghiên cứu về cơ cấu danh mục thuốc tại bệnh viện đã được thực hiện cho thấy thực trạng sử dụng thuốc hiện nay tại các bệnh viện còn nhiều vấn đề cần giải quyết: Tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện Ninh Hòa năm 2012 các thuốc sử dụng tại bệnh viện nằm trong 17 nhóm thuốc của DMTBV năm 2012. Nhóm ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn kinh phí sử dụng nhiều chiếm tỷ lệ 57.8%, nhóm thuốc tim mạch sử dụng nhiều thứ hai chiếm tỷ lệ 12.4%, nhóm thuốc tiêu hóa sử dụng nhiều thứ ba chiếm tỷ lệ 6.1%, các nhóm thuốc giảm đau, hạ sôt, chống viêm đứng thứ tư chiếm tỷ lệ 3.9%. Các nhóm khác còn lại chiếm 19.7%, nhóm thuốc chẩn đoán có kinh phí sử dụng ít nhất chiếm tỷ lệ 0.2%.[16] Theo một nghiên cứu khác tại bệnh viện đa khoa Bà Rịa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khi phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ABC, VEN, có 860 thuốc được sử dụng trong bệnh viện. Tổng chi phí thuốc là 135.140.800.000. đồng trong đó có 162 loại thuốc (18.84%) được xếp hạng A nhưng chiếm đến 76.33% chi phí sử dụng, 232 loại thuốc (27%) thuộc nhóm B chiếm 17.31% chi phí sử dụng thuốc, còn lại 466 loại thuốc chiếm (54.16%) thuộc nhóm C chỉ chiếm 6.36% chi phí sử dụng thuốc trong bệnh viện.[17] 13
  23. 1.4 Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc 1.4.1 Phân tích ABC Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách. Các thuốc loạn A (chiếm 10- 20% tổng số thuốc ứng với khoảng 70- 80% ngân sách), các thuôc loại B (với tỷ lệ thuốc trung bình) và các thuốc loại C(đại đa số các thuốc có cách sử dụng riêng lẻ ở mức thấp, mà tổng của chúng chỉ chiếm ít hơn 25% tổng ngân sách). Phân tích ABC có thể được dùng để đưa ra sự ưu tiên đối với các thuốc thuộc loại A trong việc đưa ra các quyết định lựa chọn và mua sắm thuốc. 1.4.2 Phân tích VEN Một phương pháp phân tích khác được sử dụng trong lựa chọn thuốc là phân tích VEN. Phân tích VEN dựa trên mức độ quan trọng của các nhóm thuốc: Nhóm V (Vital) là những thuốc tối cần; nhóm E (Essential) là những thuốc thiết yếu; nhóm N (Non Essential) là những thuốc không thiết yếu, không cần phải sẵn có. Phân tích VEN được sử dụng trong lựa chọn thuốc như sau: thuốc tối cần và thuốc thiết yếu nên ưu tiên lựa chọn, nhất là khi ngân sách thuốc hạn hẹp.[8] 1.4.3 Phân tích nhóm điều trị Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất; Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý; Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất huyết; Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế. 14
  24. 1.4.4 Phương pháp phân tích theo liều xác định trong ngày (DDD) Định nghĩa: Phương pháp tính liều xác định trong ngày (DDD) giúp chuyển đổi, chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp, viên, ống tiêm, chai thành ước lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị, ví dụ: số liều dùng hàng ngày. Liều xác định trong ngày là liều trung bình duy trì hàng ngày với chỉ định chính của một thuốc. Liều xác định trong ngày được dựa trên liều trung bình cho người lớn, nhưng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với liều trẻ em. Đơn vị tính trong liều khuyến cáo của một thuốc có thể là g, mg cho các thuốc dạng rắn và ml cho các thuốc dạng lỏng hoặc dạng tiêm. 15
  25. 1.4.4.1 Cách tính DDD Bảng 1.2 Các bước tính DDD TT Các bước Ví dụ Số lượng methyldopa được sử Xác định tổng số thuốc được sử dụng hằng năm tại một bệnh viện dụng hoặc được mua trong chu tuyến tỉnh và các phòng mạch lân kỳ phân tích theo đơn vị số 1 cận cho một vùng dân cư 2 nghìn lượng tối thiểu (viên, viên nang, người là: ống tiêm) và hàm lượng (mg, g, 25.000 viên methyldopa 250mg IU). và 3.000 viên methyldopa 500mg Tính tổng lượng thuốc được tiêu Tổng lượng tiêu thụ hằng năm thụ trong một năm theo đơn vị của methyldopa 2 mg/g/UI bằng cách lấy số lượng = (25.000 x 250mg) + (3.000 x (viên, viên nang, ống tiêm) nhân 500mg) với hàm lượng. = 7.750.000 mg (7.750g) Liều xác định trong ngày (DDD) của methyldopa = 1g Chia tổng lượng đã tính cho 3 Như vậy, số DDD methyldopa DDD của thuốc. tiêu thụ = 7.750g : 1g = 7.750 DDD Lượng tiêu thụ hàng năm của methyldopa Chia tổng lượng đã tính cho số = 7.750 DDD : 2.000.000 dân 4 lượng người bệnh (nếu xác định một năm được) hoặc số dân nếu có. = 3,875 DDD cho 1.000 dân một năm [8] 16
  26. 1.4.4.2 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp Bảng 1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tính theo DDD Ưu điểm Hạn chế + Giúp chuyển đổi, chuẩn hóa các số liệu về số liệu sản phẩm như hộp, + DDD là đơn vị đo lường mang viên, ống tiêm. tính ước định, dựa trên việc xem + Dùng để so sánh giữa mức tiêu thụ xét thông tin sẵn có về liều dùng của các thuốc khác nhau trong cùng khuyến cáo của nhà sản xuất, của nhóm khi các thuốc này có hiệu quả các thử nghiệm lâm sàng đã được điều trị tương đương nhưng khác công bố chứ không phải liều điều nhau về liều dùng và giá cả, hoặc các trị. thuốc thuộc các nhóm điều trị khác + DDD không được tính cho các nhau. thuốc dùng tại chỗ, vaccin, thuốc + So sánh sử dụng thuốc tại nhiều gây mê tại chỗ/toàn thân, chẩn thời điểm khác nhau nhằm mục đích đoán hình ảnh và chiết xuất dị giám sát và đánh giá hiệu quả. nguyên. + So sánh tình hình tiêu thụ giữa các + Phương pháp tính DDD chỉ nên vùng, .giữa các bệnh viện khác nhau. áp dụng khi các số liệu mua thuốc, kiểm kê là đáng tin cậy. + So sánh chi phí các thuốc khác nhau trong cùng nhóm điều trị trong trường hợp các thuốc này không có giới hạn thời gian điều trị như thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc điêù trị cao huyết áp. [14] 17
  27. 1.5 Vài nét về bệnh viện đa khoa thành phố Vinh 1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa TP Vinh - Nhiệm vụ chính của bệnh viện là thực hiện công tác Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh. - Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú. - Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của nhà nước. - Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong địa bàn thành phố. - Tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự cùng Thành đội Vinh - Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện. Bên cạnh đó bệnh viện còn phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch và là cơ sở thực hành của trường đại học Y Vinh. 18
  28. 1.5.2 Tổ chức và nhân lực 1.5.2.1 Mô hình tổ chức Mô hình tổ chức của Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh Giám đốc bệnh viện Phó giám đốc Phó giám đốc KHTH TCCB HCQT Điều dưỡng VTYT, CNTT Kế toán Lâm sàng Cận lâm sàng Truyền nhiễ m TMH Xét nghiệm CDHA Gây mê HS CC Nội tổng hợp Dược Kiểm soát nhiễm khuẩn Ngoại Nhi Mắt Khoa khám bệnh Nội TM, Nội tiết Sản RHM YHCT Hình 1.1. Mô hình tổ chức của Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh. 19
  29. 1.5.2.2 Nhân lực Tình hình nhân lực của Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2015 được khái quát qua bảng sau. Bảng 1.4: Nhân lực của Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2015 Chủng loại cán bộ Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú Sau ĐH 23 8.71 Bác sỹ Đa khoa 33 12.5 Tổng 56 21.21 Sau Đại học 01 0.37 Dược sỹ Đại Học 02 0.75 Trung học 14 5.3 Tổng 17 6.42 Điều dưỡng, kỹ thuật viên, Nữ hộ sinh 153 57.95 Cán bộ khác 38 14.42 Tổng cộng 264 100 1.5.3 Hội đồng thuốc và điều trị 1.5.3.1 Tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện gồm có 10 thành viên do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập. Chủ tịch hội đồng là Giám đốc bệnh viện; Phó chủ tịch hội đồng kiêm uỷ viên thường trực là trưởng khoa Dược; thư ký hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp. Các thành viên khác bao gồm: Trưởng các khoa lâm sàng; điều dưỡng trưởng bệnh viện và trưởng phòng tài chính kế toán. 1.5.3.2 Chức năng nhiệm vụ Tư vấn thường xuyên cho Giám đốc bệnh viện về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện; 20
  30. - Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược; - Theo dõi hiệu quả sử dụng thuốc và phản ứng có hại, rút kinh nghiệm sai sót trong sử dụng thuốc; - Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong điều trị; - Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và điều dưỡng. Trong đó dược sỹ là tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và điều dưỡng là người thực hiện y lệnh. 1.5.4 Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị Hội đồng thuốc và điều trị họp một tháng một lần và khi cần thiết. Phó chủ tịch hội đồng chuẩn bị nội dung họp và gửi tài liệu đến các thành viên trước khi diễn ra cuộc họp. Trên cơ sở đó hội đồng sẽ thảo luận và đưa ra các kiến nghị, đề xuất trình lên giám đốc phê duyệt và ra quyết định thực hiện[8]. Các nội dung hoạt động của HĐT&ĐT - Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện và đề nghị Sở y tế tổ chức đấu thầu; - Lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện theo kết quả đấu thầu; - Kiến nghị việc mua sắm thuốc men, hóa chất, vật tư theo nhu cầu điều trị của bệnh viện mà không có trong kết quả đấu thầu; - Bình đơn thuốc, bình hồ sơ bệnh án rút kinh nghiệm điều trị; - Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn; - Xây dựng các quy trình liên quan đến việc sử dụng thuốc; - Đánh giá thực trạng quá trình sử dụng thuốc; - Theo dõi giám sát các phản ứng có hại của thuốc, tư vấn, hướng dẫn bác sỹ, điều dưỡng theo dõi, phát hiện, xử trí và báo cáo ADR; - Tổ chức học tập theo các chuyên đề về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, các tương tác thuốc cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện. 1.6 Khoa Dược bệnh viện đa khoa thành phố Vinh 21
  31. 1.6.1 Chức năng Khoa dược chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện; có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Khoa dược là nơi thực hiện các chính sách quốc gia về thuốc. 1.6.2 Nhiệm vụ - Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). - Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu. - Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. - Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện. - Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. - Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc. - Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. - Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược. - Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện. - Tham gia chỉ đạo tuyến. - Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. 22
  32. - Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. - Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. - Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.[6] 1.6.3 Cơ cấu nhân lực khoa dược * Tổ chức Khoa Dược Sơ đồ tổ chức khoa dược BAN HĐT&ĐT GIÁM ĐỐC TRƯỞNG KHOA Đơn vị thông tin Kho dược Kho chính Kho VTYT Tổ thống thuố c và DLS liệu & HC kê Kh o thuốc Kho thuốc viên Tổ cấp phát Tiêm ngoại trú Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược Cơ cấu nhân lực khoa dược gồm: 03 Dược sĩ đại học, 14 Dược sĩ trung học. Khoa Dược gồm các vị trí: - Trưởng khoa - Phó khoa 23
  33. - Tổ thông tin thuốc và dược lâm sàng - Tổ thống kê - Tổ kho - Nhà thuốc bệnh viện 1.7 Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh năm 2015 Mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa thành phố Vinh năm 2015 (theo mã ICD 10) được trình bày theo bảng sau: Bảng 1.5: Mô hình bệnh tật của BVĐKTP Vinh năm 2015 theo mã ICD 10 ST Chương bệnh Mã ICD X Tần xuất Tỷ lệ (%) T C01 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật A00-B99 2334 1.96% C02 Khối U C00-D48 1295 1.09% C04 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và E00-E90 chuyển hóa 17263 14.52% C06 Bệnh hệ thần kinh G00-G999 1139 0.96% C07 Bệnh mắt và phần phụ H00-H59 7179 6.04% C08 Bệnh tai và xương chum H60-H95 4697 3.95% C09 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 17560 14.77% C10 Bệnh hệ hô hấp J00-J99 24061 20.24% C11 Bệnh hệ tiêu hóa K00-K99 10999 9.25% C13 Bệnh cơ - xương và mô liên kết M00-M99 8443 7.10% C14 Bệnh hệ sinh dục-tiết niệu N00-N99 5159 4.34% C15 Chửa, đẻ và sau đẻ O00-O99 6572 5.53% C19 Chấn thương, ngộ độc và một số S00-S99 hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài 3740 3.15% Các chương bệnh khác 8438 7.10% Cộng 118879 100.00% 24
  34. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng: - Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện năm 2015. - Danh mục thuốc bệnh viện xây dựng năm 2015 2.1.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2015 đến 31/12/2015. - Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu - Mô tả cắt ngang: mô tả thực trạng sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành Phố Vinh trong năm 2015. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1 Nguồn cung cấp: - Số liệu lấy từ: + Phần mềm quản lý xuất nhập thuốc tại bệnh viện. + Danh mục thuốc bệnh viện. + Báo cáo tổng kết của bệnh viện. 2.2.2.2 Phương pháp thu thập - Hồi cứu nguồn số liệu sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh năm 2015 theo số liệu thống kê lưu tại khoa Dược và phòng tài chính kế toán. - Danh mục thuốc bệnh viện lưu tại khoa Dược và HĐT&ĐT. - Các thông tin về thuốc cần thu thập: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ hàm lượng, dạng bào chế, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, nước sản xuất. 25
  35. 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu khảo sát được tiến hành xử lý bằng phần mềm là Microsoft Excel 2007. Các bước thực hiện: - Mẫu sau khi thu thập sẽ được tiến hành thống kê phân loại theo các biến số đã được xác định ở hai mục tiêu. - Các số liệu thu được sẽ được mã hóa, làm sạch. - Kiểm tra lại các dữ liệu bị điền thiếu trong microsoft Excel trước khi phân tích. - Phương pháp vẽ biểu đồ: Dùng biểu đồ hình cột, hình tròn để thể hiện các chỉ tiêu hoặc so sánh các chỉ tiêu. 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu: - Phương pháp phân tích ABC: Các bước tiến hành Bước 1: Liệt kê sản phẩm. Bước 2: Điền thông tin cho mỗi thuốc gồm: đơn giá và số lượng thuốc. Bước 3: Tính giá trị tiền cho mỗi thuốc bằng cách nhân đơn giá với số lượng thuốc. Tổng số tiền bẳng tổng lượng tiền của mỗi thuốc. Bước 4: Tính giá trị phần trăm của mỗi thuốc bằng cách lấy số tiền của mỗi thuốc chia cho tổng số tiền. Bước 5: Sắp xếp lại các thuốc theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần. Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị mỗi thuốc, bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với thuốc tiếp theo trong danh sách. Bước 7: Phân hạng các thuốc như sau: Hạng A: Gồm các thuốc chiếm 75-80% tổng giá trị tiền. Hạng B: Gồm các thuốc chiếm 15-20% tổng giá trị tiền. Hạng C: Gồm các thuốc chiếm 5-10% tổng giá trị tiền. Thông thường, thuốc hạng A chiếm 10-25% tổng số thuốc, hạng B chiếm 10-20% tổng số thuốc và 60-80% còn lại là hạng C.[21] 26
  36. - Phương pháp phân tích nhóm điều trị Các bước tiến hành: + Tiến hành 3 bước đầu tiên của phân tích ABC để thiết lập danh mục thuốc bao gồm cả số lượng và giá trị tiêu thụ. + Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo thông tư 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2011 của Bộ y tế. + Sắp xếp lại danh mục thuốc theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất. - Liều sử dụng trong ngày theo DDD (Defined Daily Dose) Số DDD thuốc sử dụng tính theo 1 ngày – giường được cho bởi công thức: ố ( ă) Số DDD/giường/1 ngày = (Công thức 1) ố ườ ự ố ( ă) Số DDD/100 giường/1 ngày = (Công thức 2) ố ườ ự - Số DDD (1 năm): Số DDD của thuốc dùng trong 1 năm. - Số giường thực: Số bệnh nhân nằm trong một khoảng thời gian nhất định, được tính bằng số giường kế hoạch (hoặc thực kê) x công suất sử dụng. 2.3 Biến số & chỉ số nghiên cứu Bảng 2. 1 Các biến số, chỉ số nghiên cứu trong phân tích danh mục thuốc sử dụng CÁCH THU STT TÊN BIẾN SỐ/CHỈ SỐ KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI THẬP Căn cứ phân Thuốc thuộc loại theo thông một trong các 1 Nhóm tác dụng dược lý Biến phân loại tư 40/2014/TT nhóm tác dụng – BYT ngày dược lý. 17/11/2014. 2 Tiền thuốc sử dụng mỗi Là khoản tiền Dạng số Danh mục 27
  37. CÁCH THU STT TÊN BIẾN SỐ/CHỈ SỐ KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI THẬP thuốc. đã sử dụng của thuốc sử dụng. mỗi thuốc. Thuốc được Danh mục sản xuất bởi Nhị phân thuốc sử dụng 3 Nguồn gốc xuất xứ. doanh nghiệp (có/không) căn cứ vào dược phẩm nguồn gốc. trong nước. Thuốc đơn thành phần là Danh mục thuốc trong Nhị phân (đơn thuốc sử dụng 4 Thành phần. thành phần có thành phần/đa căn cứ vào 1 thành phần thành phần) thành phần của có tác dụng thuốc. dược lý. Thuốc kê tên Danh mục genergic là thuốc sử dụng Thuốc kê tên genergic/tên Nhị phân 5 thuốc sử dụng căn cứ vào tên biệt dược. (Có/không) tên chung quốc thuốc và tên tế. hoạt chất. Danh mục Thuốc có dạng thuốc sử dụng 6 Dạng bào chế. bào chế như Biến phân loại căn cứ vào uống, tiêm dạng bào chế. Là thuốc nằm trong hạng Danh mục 7 Thuốc hạng A/B/C. Phân loại A/B/C sau khi thuôc sử dụng. phân hạng. Số hoạt chất và khoản mục Thuốc ký sinh trùng, thuốc theo Danh mục 8 chống nhiễm khuẩn tính nhóm thuốc ký Dạng số thuốc sử dụng. theo liều DDD. sinh trùng và nhiễm khuẩn theo liều DDD 28
  38. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 So sánh cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú năm 2015. 3.1.1 So sánh DMT bệnh viện và DMT sử dụng cho bệnh nhân nội trú năm 2015. Bảng 3.1 So sánh số hoạt chất và số khoản mục thuốc giữa 2 danh mục. Phân loại DMT BV DMT sử dụng Chênh lệch (1) (2) (3) (2)-(3) Hoạt chất (HC) 253 212 41 Số khoản mục 373 316 57 thuốc (SKM) Tỷ lệ (SKM/HC) 1.47 1.49 Có sự chênh lệch giữa danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú về số khoản mục và số hoạt chất. Có đến 41 hoạt chất tương ứng với 57 khoản mục đã được bệnh viện đề xuất nhưng chưa cần thiết dùng đến cho bệnh nhân nội trú. 3.1.2 Phân tích nhóm thuốc trong danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tăng lên so với danh mục thuốc bệnh viện. Bảng 3.2. Cơ cấu khoản mục thuốc trong danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tăng lên so vói danh mục thuốc bệnh viện. Số khoản mục Nhóm tác dụng dược lý Chênh lệch TT Sử dụng BV (1) (2) (3) (3)- (2) 1 Thuốc tim mạch. 51 49 -2 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm 2 7 4 -3 máu sau đẻ và chống đẻ non. Thuốc điều trị bệnh mắt, tai, 3 20 12 -8 mũi, họng. Thuốc giãn cơ và ức chế 4 7 6 -1 cholinesterase. 29
  39. Số khoản mục TT Nhóm tác dụng dược lý Chênh lệch Sử dụng BV 5 Thuốc lợi tiểu. 5 3 -2 Có 16 thuốc trong danh mục thuốc sử dụng tăng lên so với danh mục thuốc bệnh viện, chủ yếu là nhóm thuốc điều trị bệnh mắt tai mũi họng (8 thuốc) và nhóm thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non (3 thuốc) còn lại tăng ít hơn. 3.1.3 Phân tích nhóm thuốc trong danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú giảm đi so với danh mục thuốc bệnh viện. Bảng 3.3 Cơ cấu khoản mục thuốc dùng cho bệnh nhân nội trú giảm xuống so với danh mục thuốc bệnh viện. Số khoản mục Nhóm tác dụng dược lý Chênh lệch TT Sử dụng BV (1) (2) (3) (3)- (2) Thuốc điều trị ký sinh trùng, 1 45 65 20 chống nhiễm khuẩn. 2 Thuốc đường tiêu hóa. 40 44 4 3 Thuốc tác dụng đối với máu. 8 10 2 Thuốc giảm đau, hạ sốt chống 4 27 33 6 viêm không steroid. Hormon và các thuốc tác động 5 27 42 15 vào hệ thống nội tiết. 6 Vitamin và các chất vô cơ. 11 18 7 Dung dịch điều chỉnh nước, 7 điện giải, cân bằng acid- 10 12 2 base Thuốc tác dụng trên đường hô 8 17 18 1 hấp. Thuốc chống dị ứng và dùng 9 6 8 2 trong các trường hợp quá mẫn. 10 Thuốc điều trị da liễu. 5 7 2 11 Thuốc chống rối loạn tâm 2 4 2 30
  40. Số khoản mục TT Nhóm tác dụng dược lý Chênh lệch Sử dụng BV thần. Thuốc có nguồn gốc từ dược 12 9 17 8 liệu. Có 12 nhóm thuốc có số lượng khoản mục trong danh mục thuốc sử dụng ít hơn trong danh mục thuốc bệnh viện. Nhiều nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (20 thuốc) và nhóm Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (15 thuốc) các nhóm còn lại ít hơn: Nhóm thuốc đông dược, vitamin và khoáng chất và nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm NSAID. 3.1.4 Phân tích giá trị sử dụng các thuốc nằm ngoài danh mục thuốc bệnh viện. Bảng 3.4 Bảng giá trị sử dụng các thuốc nằm ngoài DMTBV Giá trị Nội dung Tỷ lệ (%) (nghìn đồng) Các thuốc thuộc DMTBV 10.139.593 90.57 Các thuốc ngoài DMTBV 1.055.812 9.43 Tổng 11.195.405 100 Kết quả cho thấy các thuốc dùng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015 thuộc danh mục thuốc bệnh viện xây dựng có giá trị tiêu thụ là 10.139.593 (nghìn đồng) tương ứng với 90.57%. Còn các thuốc bệnh nhân nội trú sử dụng ngoài danh mục thuốc bệnh viện có giá trị tiêu thụ là 1.055.812 (nghìn đồng) tương ứng với 9.43%. 31
  41. 3.2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015. 3.2.1 Cơ cấu DMT đã sử dụng cho bệnh nhân nội trúnăm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý. Bảng 3.5 .Cơ cấu DMT đã sử dụng cho bệnh nhân nội trú năm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý Danh mục thuốc Thành tiền TT Nhóm tác dụng dược lý Số khoản Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ mục (%) (nghìn đồng) (%) Thuốc điều trị ký sinh trùng, 1 45 14.24 5.122.129 45.75 chống nhiễm khuẩn. 2 Thuốc đường tiêu hóa. 40 12,66 830.009 7.41 3 Thuốc tác dụng đối với máu. 8 2,53 204.273 1.82 4 Thuốc gây tê, mê. 12 3,80 302.906 2.71 5 Thuốc tim mạch. 51 16,14 1.621.202 14.48 Thuốc giảm đau, hạ sốt chống 6 27 8,54 472.537 4.22 viêm không steroid. Hormon và các thuốc tác động 7 27 8,54 563.274 5.03 vào hệ thống nội tiết. 8 Vitamin và các chất vô cơ. 11 3,48 302942 2.71 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, 9 cầm máu sau đẻ và chống đẻ 7 2,22 145.576 1.30 non. Dung dịch điều chỉnh nước, 10 điện giải, cân bằng acid- 10 3,16 513.993 4.59 base Thuốc tác dụng trên đường hô 11 17 5,38 191.571 1.71 hấp. Thuốc giải độc và các thuốc 12 dùng trong trường hợp ngộ 2 0,63 10.299 0.09 độc. Thuốc chống dị ứng và dùng 13 6 1,90 19.596 0.18 trong các trường hợp quá mẫn. 14 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai, 20 6.33 118.843 1.06 32
  42. Danh mục thuốc Thành tiền TT Nhóm tác dụng dược lý Số khoản Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ mục (%) (nghìn đồng) (%) mũi, họng. 15 Thuốc điều trị da liễu. 5 1,58 2.115 0.02 Thuốc giãn cơ và ức chế 16 7 2,22 3.74.378 3.34 cholinesterase. Thuốc chống rối loạn tâm 17 2 0,63 8.875 0.08 thần. 18 Thuốc lợi tiểu. 5 1,58 6.178 0.06 19 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn. 1 0,32 56.843 0.51 Thuốc điều trị bệnh đường tiết 20 2 0,63 3.614 0.03 niệu. 21 Thuốc dùng chẩn đoán. 2 0,63 198.338 1.77 22 Thuốc có nguồn gốc dược liệu. 9 2,85 125.814 1.12 Tổng 316 100.00 11.195.405 100.00 Qua bảng trên cho thấy chi phí sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện năm 2015 là 11.195.405 (nghìn đồng). Trong đó 03 nhóm thuốc có chi phí cao nhất gồm: Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn: 5.122.129 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 45.75%; Nhóm thuốc tim mạch 1.621.202 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 14.48%; Nhóm thuốc đường tiêu hóa 830.009 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 7.41%. Các nhóm còn lại có tỷ lệ chi phí ít hơn. 33
  43. 3.2.2 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện năm 2015 theo xuất xứ hàng hóa. Bảng 3.6 Cơ cấu DMT đã sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện năm 2015 theo xuất xứ hàng hóa. Số khoản mục Giá trị sử dụng STT Nguồn gốc xuất xứ Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (%) Số lượng (%) (nghìn đồng) 1 Thuốc sản xuất trong nước 159 50.32 4.526.413 40.43 2 Thuốc nhập khẩu 157 49.68 6.668.992 59.57 Tổng 316 100 11.195.405 100 Kết quả phân tích cho thấy, tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh thuốc sản xuất trong nước với số khoản mục chiếm 50.32% và giá trị sử dụng chiếm 40.43%. Đây cũng là mục tiêu của bệnh viện đã đặt ra đầu năm 2015 “Ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước”. 3.2.3 Cơ cấu thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo nguồn gốc xuất xứ và nhóm dược lý Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc nội trú theo nguồn gốc xuất xứ và nhóm dược lý Thuốc nội Thuốc ngoại Nhóm thuốc theo tác dụng dược STT Giá Trị SKM Giá Trị lý SKM (%) (%) (%) (%) 1 Thuốc chống rối loạn tâm thần 0.00 0.00 100.00 100.00 2 Thuốc dùng chẩn đoán 0.00 0.00 100.00 100.00 Thuốc điều trị bệnh đường tiết 3 0.00 0.00 100.00 100.00 niệu 4 Thuốc gây tê, mê 25.00 4.88 75.00 95.12 Thuốc giãn cơ và ức chế 5 42.86 6.29 57.14 93.71 cholinesterase 34
  44. Thuốc nội Thuốc ngoại Nhóm thuốc theo tác dụng dược STT Giá Trị SKM Giá Trị lý SKM (%) (%) (%) (%) 6 Thuốc tim mạch 43.14 8.79 56.86 91.21 Hormon và các thuốc tác động vào 7 18.52 8.95 81.48 91.05 hệ thống nội têt Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm 8 42.86 10.76 57.14 89.24 máu sau đẻ và chống đẻ non 9 Thuốc tác dụng đối với máu 50.00 12.24 50.00 87.76 Thuốc điều tri bệnh mắt tai mũi 10 20.00 18.87 80.00 81.13 họng 11 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 64.71 21.80 35.29 78.20 Thuốc giảm đau, hạ sốt chống 12 55.56 32.04 44.44 67.96 viêm không steroid 13 Thuốc điều trị da liễu 40.00 32.85 60.00 67.15 14 Thuốc lợi tiểu 80.00 41.31 20.00 58.69 15 Thuốc đường tiêu hóa 60.00 53.38 40.00 46.62 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống 16 62.22 54.87 37.78 45.13 nhiễm khuẩn Dung dịch điều chỉnh nước, điện 17 50.00 69.09 50.00 30.91 giải, cân bằng acid - base 18 Vitamin và các chất vô cơ 72.73 73.46 27.27 26.54 Thuốc giải độc và các thuốc dùng 19 100.00 100.00 0.00 0.00 trong trường hợp ngộ độc Thuốc chống dị ứng và dùng trong 20 100.00 100.00 0.00 0.00 các trường hợp quá mẫn 21 Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu 100.00 100.00 0.00 0.00 22 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 100.00 100.00 0.00 0.00 35
  45. Kết quả cho thấy năm 2015, giá trị tiêu thụ thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú 100% dùng thuốc ngoại là thuộc nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần, thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu, thuốc dùng chẩn đoán. Các nhóm thuốc gây tê, mê, thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase, thuốc tim mạch, Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có giá trị thuốc ngoại chiếm trên 90% tổng giá trị tiêu thụ, còn các nhóm thuốc thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc, thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn, thuốc tẩy trùng và sát khuẩn, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu 100% là thuốc có nguồn gốc là thuốc sản xuất trong nước. 3.2.4 Cơ cấu thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo thành phần. Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc sử dụng theo thành phần. Số khoản mục Giá trị sử dụng Nhóm Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ STT Số lượng thuốc (%) (nghìn đồng) (%) Thuốc đa 1 66 20.89 2.934.648 26.21 thành phần Thuốc đơn 2 250 79.11 8.260.757 73.79 thành phần Tổng 316 100 11.195.405 100 Các thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh đa khoa Thành phố Vinh năm 2015 chủ yếu là thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ 79.11% về khoản mục và chiếm 73.79% về giá trị sử dụng (8.260.757 nghìn đồng). Thuốc đa thành phần chiếm 20.89% về khoản mục tương ứng chiếm 26.21% về giá trị sử dụng. 36
  46. 3.2.5 Cơ cấu thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo tên genergic và biệt dược. Bảng 3.9 Cơ cấu thuốc theo tên genergic – tên biệt dược Số khoản mục Giá trị sử dụng STT Nhóm thuốc Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng Giá trị (%) (%) 1 Thuốc mang tên genergic 254 80.38 9.145.348 81.69 2 Thuốc mang tên biệt dược 43 13.61 1.758.581 15.71 3 Đông dược 19 6.01 291.476 2.60 Tổng 316 100 11.195.405 100 Các thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Vinh năm 2015 chủ yếu là thuốc mang tên genergic, chiếm 80.39% số lượng khoản mục và 81.69% về tổng kinh phí thuốc sử dụng. Các thuốc mang tên biệt dược chiếm 13.61% về khoản mục và 15.71% về giá trị sử dụng. 3.2.6 Cơ cấu thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo đường dùng. Bảng 3.10 Cơ cấu thuốc theo đường dùng Số khoản mục Giá trị sử dụng TT Đường dùng Số Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ lượng (%) (nghìn đồng) (%) 1 Đường Tiêm 121 38.29 9.410.507 84.06 2 Đường Uống 158 50.00 1.400.954 12.51 3 Đường khác 37 11.71 383.944 3.43 Tổng 316 100 11.195.405 100 Trong danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú năm 2015 có 158 thuốc sử dụng đường uống chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh mục 50% và 12.51% giá trị sử dụng. Có 121 thuốc sử dụng đường tiêm (bao gồm tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm truyền) chiếm tỷ lệ 38.29% và 84.06% về 37
  47. giá trị sử dụng. Còn lại là các thuốc dùng theo đường khác như: dùng ngoài, khí dung chiếm tỷ lệ 11.71% về danh mục và 3.43% về giá trị. 3.2.7 Cơ cấu thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo phương pháp phân tích ABC Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo phương pháp phân tích ABC. Số khoản mục Giá trị tiêu thụ Giá trị Hạng Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (nghìn đồng) A 41 12.97 8.917.499 79.65 B 63 19.94 1.696.268 15.15 C 212 67.09 581.638 5.20 Tổng 316 100.00 11.195.405 100.00 Kết quả phân tích cho ta thấy: Hạng A có giá trị tiêu thụ cao nhất, chiếm tỷ lệ 79.65% (8.917.499 nghìn đồng) tương ứng với 12.97% số khoản mục (41 thuốc). Hạng B chiếm 15.15% về giá trị tiêu thụ (1.696.268 nghìn đồng), tương ứng với 63 khoản mục thuốc (19.94%), còn lại là hạng C chiếm 5.20% về giá trị tiêu thụ (581.638 nghìn đồng) ứng với 212 thuốc (67.09%). 3.2.8 Cơ cấu danh mục các thuốc hạng A theo nguồn gốc xuất xứ Bảng 3.12. Cơ cấu danh mục thuốc hạng A theo nguồn gốc xuất xứ Số khoản mục Giá trị tiêu thụ STT Nhóm thuốc Số Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ lượng (%) (nghìn đồng) (%) Thuốc sản xuất trong 1 14 34.15 3.625.830 40.66 nước 2 Thuốc nhập khẩu 27 65.85 5.291.669 59.34 Tổng 41 100.00 8.917.499 100.00 38
  48. Trong danh mục thuốc hạng A chủ yếu là các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu với số khoản mục thuốc chiếm 65.85% và giá trị sử dụng chiếm tới 59.34%. Thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ ít hơn cả về giá trị sử dụng (40.66%) cũng như số khoản mục (34.15%). 3.2.9 Cơ cấu danh mục thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý Bảng 3.13. Cơ cấu danh mục thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý. Số khoản mục Giá trị sử dụng TT Nhóm tác dụng dược lý Số Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ lượng (%) (nghìn đồng) (%) Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống 1 16 39.02 4.847.567 54.36 nhiễm khuẩn. 2 Thuốc đường tiêu hóa. 3 7.32 483.839 5.43 3 Thuốc tác dụng đối với máu. 1 2.44 122.693 1.38 4 Thuốc gây tê, mê. 1 2.44 68.012 0.76 5 Thuốc tim mạch. 5 12.20 1.347.492 15.11 Thuốc giảm đau, hạ sốt chống 6 1 2.44 192.033 2.15 viêm không steroid. Hormon và các thuốc tác động vào 7 2 4.88 446.593 5.01 hệ thống nội tiết. 8 Vitamin và các chất vô cơ. 2 4.88 255.829 2.87 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm 9 1 2.44 66.566 0.75 máu sau đẻ và chống đẻ non. Dung dịch điều chỉnh nước, điện 10 4 9.76 404.011 5.53 giải, cân bằng acid-base 11 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp. 1 2.44 69.540 0.78 Thuốc giãn cơ và ức chế 12 1 2.44 319.032 3.58 cholinesterase. 13 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 2.44 56.843 0.64 14 Thuốc dung chẩn đoán. 1 2.44 180.995 2.03 15 Thuốc có nguồn gốc dược liệu. 2 4.88 125.994 1.41 Tổng 41 100.00 8.917.499 100.00 39
  49. Các thuốc hạng A gồm 41 loại thuốc chia thành 15 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có giá trị sử dụng cao nhất chiếm 54.36% (4.847.567 nghìn đồng) tương ứng với 16 khoản mục chiếm tỷ lệ 39.02%, tiếp theo là nhóm thuốc điều trị tim mạch chiếm 15.11% về giá trị sử dụng (1.347.492 nghìn đồng) tương ứng với 12.20% khoản mục. Nhóm thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non là ít nhất về giá trị sử dụng (chiếm 0.75%) cũng như số khoản mục thuốc (1 thuốc). 3.2.10 Cơ cấu danh mục thuốc hạng A theo tên genergic và biệt dược Bảng 3.14 Cơ cấu thuốc theo tên genergic và biệt dược Số khoản mục Giá trị sử dụng STT Nhóm thuốc Giá trị Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (%) (nghìn đồng) (%) Thuốc mang tên 1 31 75.61 7.398.076 82.96 genergic. Thuốc mang tên 2 8 19.51 1.393.428 15.63 biệt dược. Các thuốc hạng A 41 100.00 8.917.499 100.00 Trong nhóm thuốc hạng A chủ yếu thuốc mang tên genergic chiếm tới 82.96% về giá trị sử dụng tương ứng với 31 khoản mục (chiếm 75.61%). Thuốc mang tên biệt dược chiếm 15.63% về giá trị sử dụng và chiếm 19.51% về số khoản mục. 40
  50. 3.2.11 Danh mục 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm A Bảng 3.15 Danh mục 10 thuốc có giá trị tiêu thụ cao nhất trong nhóm A Thành phần hoặc hoạt Giá trị tiêu STT Tên thuốc Tỷ lệ % chất thụ 1 Vimotram 1,5g Amoxicilin + sulbactam 16.04% 1,430,782,000 2 Piperacilin 1g Piperacilin 4.68% 417,582,000 Brogood 3 Piracetam 4.62% Injection 411,941,250 4 Tuhara Piracetam 4.59% 408,938,000 5 Fizoti 1g Ceftizoxim 4.49% 400,832,000 6 Tinidazol Kabi Tinidazol 3.96% 352,998,000 Meronem Inj 1g 7 Meropenem 3.93% 10's 350,423,228 Solu-Medrol Inj Methylprednisolone 8 3.89% 40mg 1's sodium succinate 347,185,900 9 Tazam Cloxacilin 3.85% 343,545,300 10 Suklocef 1,5g Cefoperazol +Sulbactam 3.75% 334,796,652 Trong phân hạng A, danh sách 10 thuốc có giá trị cao nhất chủ yếu là kháng sinh. Trong đó kháng sinh Vimotram 1,5g có giá trị tiêu thụ 1.430.782 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 16.04% trong phân hạng A. 41
  51. 3.2.12 Phân tích cơ cấu chi phí nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn theo DDD. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm thuốc đứng đầu trong danh mục thuốc kể cả về số khoản mục và giá trị sử dụng. Mặt khác đây là nhóm thuốc có sự chênh lệch lớn giữa hai danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân và danh mục thuốc bệnh viện. Vì vậy, để làm rõ hơn về khía cạnh tiêu thụ, đề tài đi sâu phân tích cơ cấu chi phí của nhóm này. a. Phân tích cơ cấu chi phí thuốc kháng sinh. Bảng 3.16: Cơ cấu chi phí thuốc kháng sinh. Số khoản mục Giá trị Tỷ lệ STT Phân nhóm tiêu thụ (%) Hoạt Khoản (nghìn đồng) chất mục 1 Nhóm beta lactam 18 22 4.314.504 84.23 2 Nhóm quinolon 2 4 355.435 6.94 3 Nhóm 5 nitro imidazol 3 5 408.939 7.98 4 Nhóm Marcrolid 3 5 30.915 0.60 5 Kháng sinh chống nấm 1 1 17 0.0003 6 Nhóm Aminosid 1 1 4.980 0.10 7 Nhóm điều trị virut 3 4 6.968 0.14 8 Nhóm Phenicol 1 1 85 0.002 9 Thuốc Sulfamid 1 2 286 0.01 TỔNG 34 45 5.122.129 100.00 Giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện năm 2015 là 5.122.129 (nghìn đồng). Trong đó nhóm Betalactam là nhóm thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất cả về số lượng khoản mục cũng như giá trị (chiếm 84.23%). Tiếp đó là nhóm 5 nitro imidazol chiếm 7.08% về giá trị, nhóm quinolon chiếm 6.94% về giá trị. Nhóm kháng sinh chống nấm chiếm tỷ lệ ít nhất giá trị chỉ chiếm 0.0003%. 42
  52. b. Phân tích cơ cấu tiêu thụ kháng sinh tiêm sử dụng bệnh nhân nội trú theo liều DDD tại bệnh viện năm 2015. Số giường kế hoạch: 220, công suất sử dụng giường bệnh: 130% Bảng 3.17 Cơ cấu tiêu thụ kháng sinh tiêm sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo liều DDD tại bệnh viện năm 2015. Thành phần Số liều DDD/100 Loại nhóm Số Lượng hoặc hoạt chất DDD ngày-giường Amoxicilin + 33274 49911 47.81 sulbactam Piperacilin 8436 602.57 0.577 Ceftizoxim 6263 1565.75 1.500 Meropenem 436 218 0.209 Cloxacilin 6059 3029.5 2.902 Cefoperazol 3348 1255.5 1.203 +Sulbactam Cefamandol 3665 610.83 0.585 Cefotiam 3857 964.25 0.924 Ampicilin + Nhóm Betalactam 8827 8827 8.456 Sulbactam Imipenem + 356 89 0.085 Cilastatin Ceftazidime 916 229 0.219 Potassium clavulanat + 557 118.83 0.114 Ticarcilin Ceftriaxone 234 117 0.112 Cefuroxim 229 343.5 0.329 Fosfomycin 246 30.75 0.029 Levofloxacin 689 1033.5 0.990 Nhóm Quinolon Ciprofloxacin 1162 232.4 0.223 Ciprofloxacin 1756 351.2 0.336 Nhóm Aminoside Amikacin 475 237.5 0.228 43
  53. Thành phần Số liều DDD/100 Loại nhóm Số Lượng hoặc hoạt chất DDD ngày-giường Metronidazol 8 2.67 0.003 Nhóm Imidazol Tinidazol 13074 4358 4.175 Metronidazol 5628 1876 1.797 TỔNG 76003.7481 72.81 Bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015 được dùng kháng sinh tiêm hàng ngày (72.81 DDD/100 ngày – giường). Trong đó lớn nhất là kháng sinh Vimotram 1.5g (Amoxicilin + sulbactam) và Bipisyn 1.5g (Ampicilin + Sulbactam). 44
  54. Chương 4. BÀN LUẬN 4.1 So sánh danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015. Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện xây dựng và danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú năm 2015 gồm 22 nhóm thuốc theo tác dụng dược lý, về cơ bản danh mục thuốc đã đáp ứng được mô hình bệnh tật tại bệnh viện. Trong mỗi nhóm thuốc, số hoạt chất và khoản mục thuốc phong phú cả về số lượng (nhóm điều trị ký sinh trùng có 34 hoạt chất) và dạng bào chế (nhiều thuốc có dạng bào chế tiêm và uống ) Số hoạt chất và tên biệt dược trong danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú đều ít hơn danh mục thuốc bệnh viện xây dựng. Qua đó ta thấy rằng danh mục chưa được sát với thực tế sử dụng. Cần xuất phát từ phác đồ điều trị và mô hình bệnh tật trên thực tế để điều chỉnh danh mục thuốc phù hợp hơn. Tỉ lệ tên biệt dược/hoạt chất là 1,47 (đối với danh mục thuốc bệnh viện) và 1,49 (đối với danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú), nghĩa là cứ 01 hoạt chất thì có 1,47 (hoặc 1,49) tên biệt dược. Trong hai danh mục, nhiều hoạt chất chỉ có một tên biệt dược (Piperacillin, Meropenem, Cerebrolysin ), hoặc một hoạt chất có nhiều hơn 01 tên biệt dược (nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhóm thuốc tim mạch). Do đó, đối với các hoạt chất chỉ có 01 tên biệt dược, khi bị gián đoạn trong cung ứng sẽ không có thuốc sử dụng, do đó sẽ phải chuyển sang dùng hoạt chất khác có tác dụng dược lý tương tự hoặc phải thay đổi phác đồ điều trị. Ví dụ: Thuốc Lovenox 40mg (Enoxaparin) dùng trong bệnh nhân bị đau thắt ngực trên bệnh nhân tim mạch, khi hết thuốc phải chuyển sang dùng thuốc khác. Điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. 45
  55. Bên cạnh đó, đối với các hoạt chất có nhiều hơn 01 tên biệt dược thì trong quá trình cung ứng, sử dụng có thể dẫn đến tình trạng thừa thuốc (hoặc một vài thuốc sẽ không dùng đến) khi các thuốc được sử dụng ổn định về chất lượng và số lượng. Thuốc Xonesul -2 (Cefoperazol + Sulbactam); Quinvonic (Levofloxacin 500mg) năm 2015 không được sử dụng. Hiệu quả của danh mục thuốc thể hiện qua kết quả sử dụng thuốc, cho thấy vai trò và hiệu quả của Hội đồng thuốc và điều trị trong hoạt động lựa chọn thuốc. Kết quả phân tích danh mục thuốc bệnh viện đã đáp ứng nhu cầu điều trị của bác sỹ. Tuy nhiên do bệnh viện chưa có chu trình chuẩn trong lựa chọn, xây dựng danh mục nên vẫn tồn tại tình trạng thuốc không cần thiết, thuốc không được sử dụng trong danh mục thuốc. Kết quả cho thấy các thuốc dùng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015 thuộc danh mục thuốc bệnh viện xây dựng có giá trị tiêu thụ là 10.139.593 (nghìn đồng) tương ứng với 90.57%. Còn các thuốc bệnh nhân nội trú sử dụng ngoài danh mục thuốc bệnh viện có giá trị tiêu thụ là 1.055.812 (nghìn đồng) tương ứng với 9.43%. Kết quả cho thấy việc sử dụng thuốc ngoài danh mục có thể do hiệu quả của thuốc hiện có không đáp ứng, hoặc do mô hình bệnh tật có thay đổi so với năm 2014, nên số lượng dự trù của bệnh viện chưa sát. Nhưng thực tế sử dụng ngoài danh mục chiếm tới 1.055.812 (nghìn đồng), không vượt quá 20% tổng giá trị nên ở trong mức độ cho phép. Sự chênh lệch giữa hai danh mục thuốc xảy ra ở cả hoạt chất và tên thuốc do sự bổ sung hay loại bỏ hoạt chất hoặc tên biệt dược khỏi danh mục thuốc. Có thể lí giải kết quả này bởi một số nguyên nhân sau: Thứ nhất: do nhu cầu thực tế điều trị đòi hỏi phải bổ sung các thuốc mới hoặc do thuốc đã được lựa chọn nhưng trong quá trình sử dụng vì một nguyên nhân nào đó (nhà cung cấp hết hàng hoặc thuốc gặp vấn đề về chất lượng ) phải thay thế, bổ sung đáp ứng yêu cầu điều trị. Kết quả bảng 3.2 cho thấy 46
  56. một số nhóm thuốc quan trọng đối với mô hình bệnh tật tại bệnh viện đều tăng về hoạt chất so với ban đầu, ví dụ nhóm thuốc tim mạch tăng lên 2 thuốc, nhóm thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non tăng lên 3 thuốc, nhóm thuốc điều trị bệnh mắt, tai, mũi họng tăng lên 8 thuốc. Thứ hai: một số nhóm giảm số hoạt chất và tên biệt dược so với danh mục thuốc bệnh viện, điều này được giải thích hoặc do thuốc đó không đáp ứng được hiệu quả điều trị, hoặc khi xây dựng danh mục thuốc đã đưa thêm vào để “đề phòng” khi thuốc được lựa chọn chính gặp vấn đề cung ứng hay hiệu quả điều trị. Ví dụ, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, trong danh mục thuốc thuốc bệnh viện có tới 42 hoạt chất, nhưng thực tế chỉ sử dụng 34 hoạt chất. Thứ ba: giữa danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân nội trú không có sự biến động. Điều này xảy ra ở các thuốc mà phạm vi sử dụng có tính ổn định và lượng sử dụng không nhiều như thuốc dùng trong chẩn đoán và nhóm thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu. Xã hội ngày càng phát triển, tỷ lệ mắc các bệnh chuyển hóa tim mạch ngày càng cao. Vì vậy đây cũng là nhóm có nhiều thuốc (danh mục thuốc bệnh viện xây dựng có 49 thuốc, danh mục sử dụng cho bệnh nhân nội trú có tới 51 thuốc). Nguyên nhân do một số thuốc trong quá trình sử dụng không đáp ứng được yêu cầu chất lượng điều trị nên phải thay bằng các thuốc khác. Hiện nay với việc triển khai đấu thầu theo thông tư 01/2012/TTLT – BYT –BTC với quy định chỉ lựa chọn duy nhất 1 mặt hàng trúng thầu cho mỗi nhóm thuốc thì đã khắc phục được tình trạng có nhiều thuốc cùng một hoạt chất trúng thầu như trước đây. Tuy nhiên cũng có nhiều vấn đề đặt ra đó là chất lượng thuốc sử dụng liệu có đảm bảo hay không khi trong mỗi gói thầu, mỗi thuốc chỉ được xét trúng thầu 01 mặt hàng thuốc có giá đánh giá thấp nhất trong số các mặt hàng đạt các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng quy 47
  57. định trong hồ sơ mời thầu. Do đó khi điều trị cho bệnh nhân có sử dụng thuốc ngoài danh mục bệnh viện xây dựng sẽ xảy ra. Thói quen kê đơn thuốc cho bệnh nhân, ví dụ tại bệnh viện chưa làm kháng sinh đồ nên bác sỹ kê kháng sinh theo kinh nghiệm hoặc thói quen, sẽ dẫn tới một số thuốc vượt quá số lượng dự trù, khi điều trị các bệnh nhân khác sẽ chuyển nhóm hoặc không có trong danh mục dự trù điều đó dẫn đến sự chênh lệch giữa danh mục bệnh nhân nội trú sử dụng và danh mục bệnh viện xây dựng, ngoài ra với sự hạn chế số lượng các thuốc mỗi nhóm thì bác sĩ có ít lựa chọn hơn và bệnh nhân cũng ít được tiếp cận với sử dụng các thuốc có chất lượng hơn. 4.2 Cơ cấu và chi phí thuốc cho bệnh nhân nội trú năm 2015. Cơ cấu và kinh phí thuốc theo tác dụng dược lý: Giá trị tiêu thụ của 3 nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhóm thuốc tim mạch và nhóm thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa chiếm giá trị cao nhất trong danh mục (45.75%, 14.48%, 7.41%). Điều này hoàn toàn phù hợp vì mô hình bệnh tật tại bệnh viện cũng theo mô hình chung trong cả nước là tỷ lệ mắc các bệnh nhiềm khuẩn, chuyển hóa tim mạch và bệnh về đường tiêu hóa luôn ở mức cao. Đồng thời, đối tượng khám chữa bệnh tại bệnh viện chủ yếu là nhân dân trên địa bàn thành phố, nơi có điều kiện sống, sinh hoạt cao hơn các khu vực khác trong tỉnh Nghệ An nên tỷ lệ mắc các bệnh trên sẽ cao hơn. Cơ cấu và kinh phí thuốc theo nguồn gốc xuất xứ Ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước là một trong những nguyên tắc mà Bộ Y tế đặt ra trong lựa chọn thuốc thành phẩm sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các thuốc nhập khẩu chỉ lựa chọn khi thuốc sản xuất trong nước không đáp ứng hiệu quả điều trị, hoặc không có. Tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ tương đương về khoản mục (159/157) và giá trị là thấp hơn thuốc nhập khẩu 48
  58. (40.43%/59.57%). Điều này cho thấy tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh thực hiện theo sự khuyến cáo của Bộ Y tế, hướng tới việc hàng năm tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước sử dụng tại bệnh viện tuyến huyện, thành phố tăng mỗi năm từ 2-4%/năm, đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 75% trong danh mục thuốc của các cơ sở điều trị.[9] Các thuốc sản xuất trong nước tập trung chủ yếu vào các nhóm thuốc hạ sốt giảm đau, chống viêm, các khoáng chất và các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Còn các thuốc chuyên khoa như kháng sinh thế hệ mới, các thuốc tác với máu, thuốc gây tê mê thì hầu như là thuốc nhập khẩu. So sánh kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ là 12.1%, trong khi đó số lượng sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ lớn hơn là 36.8%.[18] Trong điều kiện hiện nay khi chưa có một bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng các thuốc ngoại đều có hiệu quả điều trị hơn các thuốc sản xuất trong nước, thì đối với những nhóm thuốc mà công nghiệp trong nước có khả năng đáp ứng, việc sử dụng nhiều các thuốc ngoại nhập vẫn còn bất cập. Điều này do tâm lý thích dùng hàng ngoại hoặc do sự tác động của đội ngũ trình dược viên cũng như các chiến lược marketing bài bản, chuyên nghiệp của các công ty nước ngoài. Đồng thời cũng là do các doanh nghiệp dược trong nước chưa đáp ứng được hết nhu cầu điều trị, chưa chú trọng đến hoạt động marketing, phát triển chất lượng, mẫu mã nên chưa tạo được niềm tin cho bác sỹ kê đơn. Theo báo cáo của Cục Quản Lý Dược thì thuốc sản xuất trong nước chỉ đang tập trung vào các nhóm thuốc thông thường với các dạng bào chế đơn giản như nhóm hạ sốt giảm đau chống viêm, kháng sinh. Các thuốc chuyên khoa như: nhóm gây mê, nhóm thuốc điều trị ung thư, tác động vào hệ hệ thống miễn dịch, thuốc tác động lên quá trình đông máu và thuốc dùng chẩn 49
  59. đoán thì hầu như ngành công nghiệp dược trong nước chưa sản xuất được[12]. Do đó, để đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh nặng thì thuốc nhập khẩu vẫn được ưu tiên sử dụng tại các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện ở tuyến trung ương. Hơn nữa, mức giá của thuốc nhập khẩu thường cao hơn nhiều so với thuốc sản xuất trong nước, nên thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ về giá trị sử dụng. Sử dụng thuốc sản xuất trong nước sẽ làm giảm chi phí điều trị, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp dược trong nước phát triển. Do đó, các bệnh viện đặc biệt là hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện, cần có những biện pháp hữu hiệu thay đổi tư duy cũng như tăng cường sử dụng thuốc sản xuất trong nước để tránh sự lãng phí và sử dụng kém hiệu quả nguồn lực tài chính y tế. Cơ cấu thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo nguồn gốc xuất xứ và nhóm dược lý Năm 2015, giá trị tiêu thụ thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú 100% dùng thuốc ngoại là thuộc nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần, thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu, thuốc dùng chẩn đoán. Đây là những nhóm thuốc phải lựa chọn thuốc nhập khẩu vì ngành công nghiệp dược và bào chế trong nước chưa theo kịp yêu cầu điều trị. Các nhóm thuốc gây tê, mê, thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase, thuốc tim mạch, Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có nguồn gốc thuốc ngoại, giá trị tiêu thụ trên chiếm trên 90% tổng giá trị tiêu thụ. Thực tế cho thấy, các thuốc nhập khẩu thường được lựa chọn sử dụng ttrong các chuyên khoa như Hồi sức cấp cứu, tim mạch đây cũng là những lĩnh vực mà ngành công nghiệp dược, bào chế nước ta chưa đạt tới. Còn các nhóm thuốc Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc, thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn, thuốc tẩy trùng và sát khuẩn, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu 100% là thuốc có nguồn gốc là thuốc sản xuất trong nước. 50
  60. Cơ cấu và kinh phí thuốc theo đơn thành phần – đa thành phần Thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh chủ yếu là thuốc đơn thành phần, chiếm tỷ lệ rất lớn về số lượng khoản mục (79,11%) và chiếm 73,79% về giá trị. Như vậy về cơ bản bệnh viện thực hiện đúng theo ưu tiên lựa chọn thuốc đơn thành phần để sử dụng theo quy định của Bộ Y tế. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn cũng cho thấy phần lớn ở các bệnh viện cũng sử dụng thuốc dạng đơn thành phần chiếm tỷ lệ cao 78,8%, các thuốc dạng đa thành phần chiếm tỷ lệ 21,21%[15]. Các thuốc đa thành phần được sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh chiếm tỷ lệ thấp 20.89% về số lượng khoản mục, tập trung chủ yếu là các dạng phố hợp của vitamin, khoáng chất, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, thuốc đường tiêu hóa, thuốc đường hô hấp. Các dạng phối hợp hoặc các hoạt chất trong dạng phối hợp đều nằm trong danh mục thuộc quỹ bảo hiểm chi trả. Cơ cấu thuốc mang tên genergic và tên biệt dược Theo kết quả phân tích thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015 chủ yếu mang tên genergic. Các thuốc mang tên biệt dược được sử dụng với số lượng khoản mục cũng như giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ thấp (13.61% về khoản mục thuốc và 15.71% về giá trị). Thông tư 21/2013/TT –BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc mang tên genergic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế sử dụng tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể. Các thuốc genergric có giá thành thấp hơn các thuốc biệt dược, nên được khuyến khích sử dụng để giảm thiểu chi phí. Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng thuốc được khuyến khích trong trường hợp có thể cân nhắc sử dụng giữa tên biệt dược và tên genergic trong cùng một mục đích điều trị với điều kiện tương đương sinh học. Điều này đòi hỏi ngành Y tế cần quản lý tốt hơn việc cấp phép sản xuất hay nhập khẩu thuốc đã được chứng minh hiệu quả lâm 51
  61. sàng, đầu tư hợp lý cho việc thử lâm sàng và chứng minh tương đương sinh học để có bằng chứng thuyết phục những người quyết định việc sử dụng thuốc của bệnh nhân kê đơn thuốc theo tên genergic và đưa ra những hành động cụ thể cho cán bộ và nhân viên y tế lựa chọn thuốc hiệu quả và chi phí phù hợp. Cơ cấu và kinh phí thuốc theo đường dùng Tổ chức y tế thế giới và Bộ y tế đã có nhiều khuyến cáo nhằm đảm bảo an toàn trong điều trị và giảm thiểu các nguy cơ rủi ro. Một trong các giải pháp khác là ưu tiên sử dụng thuốc đường uống, chỉ sử dụng thuốc tiêm khi thật cần thiết [4]. Thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015 chủ yếu dùng theo đường uống, chiếm tỷ lệ rất lớn về khoản mục (50%) và chiếm 12.51% về giá trị. Đây là sự lựa chọn phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế, vì cùng hoạt chất, khi lựa chọn dạng thuốc uống sẽ thuận tiện và an toàn cho bệnh nhân hơn khi dùng đường tiêm, đồng thời sẽ giảm được chi phí điều trị do thuốc đường tiêm. Mặt khác một hoạt chất thì giá thành của thuốc tiêm thường cao hơn thuốc uống. Phân tích cơ cấu và kinh phí thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú theo các phương pháp phân tích. Phương pháp phân tích ABC cũng là một công cụ hữu ích trong công việc nhận định những vấn đề tồn tại trong sử dụngthuốc cũng như phân bổ ngân sách mua thuốc. Danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015, 79.65% kinh phí phân bổ cho 12.97% tổng sản phẩm hạng A, 15.15% kinh phí phân bổ cho 19.94% tổng sản phẩm hạng B và còn lại 67.09% tổng sản phẩm chiếm tỷ lệ kinh phí 5.20% (hạng C), tỷ lệ này cũng tương đồng với nhiều bệnh viện khác Kết quả cho thấy trong nhóm hạng A, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có giá trị sử dụng cao nhất chiếm 54.36% (4.847.567 52
  62. nghìn đồng), tiếp theo là nhóm thuốc điều trị tim mạch chiếm 15.11% về giá trị sử dụng (1.347.492 nghìn đồng). Tiếp theo là nhóm thuốc điều trị Hormon, chuyển hóa với 4.88% về khoản mục chiếm 5.01% về giá trị sử dụng. Đây cũng chỉ ra rằng thuốc quan trọng đối với mô hình bệnh tật chiếm tỷ lệ cao ở hạng A. Sử dụng kháng sinh luôn là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt tại các bệnh viện. Việc tập trung một tỷ lệ lớn số lượng thuốc cũng như kinh phí sử dụng cho nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là do nhu cầu điều trị một tỷ lệ lớn các bệnh nhiễm trùng trong mô hình bệnh tật ở Việt Nam nói chung, cũng như trong mô hình bệnh tật bệnh viện nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh các lý do trên bệnh viện cần phải xem xét, rà soát lại liệu nhóm thuốc này có đang bị lạm dụng hay không. Hơn nữa tại bệnh viện chưa làm kháng sinh đồ, chỉ điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm của bác sĩ. Điều này dễ dẫn đến sự lạm dụng kháng sinh trong điều trị, làm gia tăng tình trạng kháng sinh trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng. Thực tế cho thấy, các bệnh viện đang phải đối mặt với sự lan rộng của các chủng vi khuẩn đã đề kháng với các thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khi phân tích nhóm A đã cho thấy một số thuốc chỉ mang tính bổ trợ, không quan trọng trong quá trình điều trị vẫn có trong hạng A, đó là các thuốc vitamin (Me2B); Lipofundin 10%. Đây là một thực tế mà còn tồn tại ở nhiều bệnh viện. Trước tình trạng lạm dụng các nhóm thuốc có tác dụng hỗ trợ trong điều trị, ngày 02/7/2012, BHXH Việt Nam đã có công văn số 2503/BHXH –DVT về việc thanh toán theo chế độ BHYT đối với 5 loại thuốc: Glucathion tiêm, Ginkgo Biloba uống, Glucosamin uống, Arginin uống và L-ornithin L- Aspartat tiêm, uống. Trong đó, đã yêu cầu không thanh toán theo chế độ BHYT khi sử dụng các thuốc trên như thuốc bổ thông thường, chỉ thanh toán khi thuốc được sử dụng phù hợp với các công văn hướng dẫn có liên quan của 53
  63. Cục quản lý dược, chỉ định của thuốc đã được phê duyệt và tình trạng bệnh nhân. [1] Theo đó, bệnh viện cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhóm thuốc này, tránh sử dụng các thuốc có giá thành cao, chi phí điều trị lớn không cần thiết, để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, tránh lãng phí ngân sách, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT. Các thuốc trong danh mục hạng A là các thuốc có chi phí sử dụng cao nhưng chiếm số lượng thấp, tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh trong danh mục thuốc hạng A chủ yếu là các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu với số khoản mục thuốc chiếm 65.85% và giá trị sử dụng chiếm tới 59.34%. Điều đó hoàn toàn phù hợp. Bên cạnh đó chủ yếu thuốc mang tên genergic chiếm tới 82.96% về giá trị sử dụng tương ứng với 31 khoản mục (chiếm 75.61%). Thuốc mang tên biệt dược chiếm 15.63% về giá trị sử dụng và chiếm 19.51% về số khoản mục. Trong cơ cấu nhóm điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn, các thuốc được lựa chọn nhiều nhất thuộc phân nhóm Beta lactam với 18 hoạt chất/22 khoản mục thuốc. Đây cũng là phân nhóm có tỷ trọng chi phí lớn nhất (84.23%) trong tổng chi phí nhóm thuốc kháng sinh. Trong phân hạng A, danh sách 10 thuốc có giá trị cao nhất chủ yếu là kháng sinh. Trong đó kháng sinh Vimotram 1,5g có giá trị tiêu thụ 1.430.782 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 16.04% trong phân hạng A. Cần phải có biện pháp để thay đổi kháng sinh cùng nhóm, cùng tác dụng có giá thành rẻ để giảm chi phí. Khối lượng sử dụng cho bệnh nhân thông qua liều DDD cho thấy có 72.81 liều DDD/100 ngày – giường, nghĩa là với 100 bệnh nhân điều trị /ngày thì có 72.81 lượt sử dụng kháng sinh tiêm. 54
  64. Sử dụng kháng sinh hợp lý là điều hết sức quan trọng đối với mỗi bệnh viện, nhiệm vụ quan trọng này điều đầu tiên thuộc về hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện. Từ việc xây dựng phác đồ, hướng dẫn điều trị chuẩn, đến việc chẩn đoán xác định loại vi khuẩn để đưa ra quyết định dùng loại kháng sinh nào, cách dùng, thời gian dùng. Từ đó góp phần nâng cao được chất lượng điều trị, giảm sự lạm dụng kháng sinh trong bệnh viện. 55
  65. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú năm 2015. - Có sự khác nhau giữa danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015, được thể hiện: . Có đến 41 hoạt chất thuộc danh mục bệnh viện đề xuất nhưng chưa cần thiết dùng đến cho bệnh nhân nội trú tương ứng với 57 khoản mục. . Có 16 thuốc trong danh mục thuốc sử dụng tăng lên so với danh mục thuốc bệnh viện, chủ yếu là nhóm thuốc điều trị bệnh mắt tai mũi họng và nhóm thuốc Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻvà chống đẻ non còn lại tăng ít hơn. . Có 12 nhóm thuốc có số lượng khoản mục trong danh mục thuốc sử dụng ít hơn trong danh mục thuốc bệnh viện. Nhiều nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và nhóm Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết các nhóm còn lại ít hơn: Nhóm thuốc đông dược, Vitamin và khoáng chất và nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm NSAID. . Thuốc dùng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015 thuộc danh mục thuốc bệnh viện xây dựng có giá trị tiêu thụ là 10.139.593 (nghìn đồng) tương ứng với 90.57%. Còn các thuốc bệnh nhân nội trú sử dụng ngoài danh mục thuốc bệnh viện có giá trị tiêu thụ là 1.055.812 (nghìn đồng) tương ứng với 9.43%. 2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú năm 2015. - Chi phí sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện năm 2015 là 11.195.405 (nghìn đồng). Trong đó có 03 nhóm thuốc chi phí cao nhất gồm: Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn: 5.122.129 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 45.75%; Nhóm thuốc tim mạch 1.621.202 (nghìn đồng) 56
  66. chiếm tỷ lệ 14.48%; Nhóm thuốc đường tiêu hóa 830.009 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 7.41%. Các nhóm còn lại có tỷ lệ chi phí ít hơn. - Tại bệnh viện đa khoa Thành Phố Vinh thuốc sản xuất trong nước với số khoản mục chiếm 50.32% và giá trị sử dụng chiếm 40.43%. Thuốc nhập khẩu chiếm 59.57% về giá trị và 49.68 % về khoản mục. - Giá trị tiêu thụ thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú 100% dùng thuốc ngoại là thuộc nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần, thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu, thuốc dùng chẩn đoán. Các nhóm thuốc gây tê, mê, thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase, thuốc tim mạch, Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có giá trị tiêu thụ thuốc ngoại chiếm trên 90% tổng giá trị tiêu thụ, còn các nhóm thuốc Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc, thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn, thuốc tẩy trùng và sát khuẩn, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu 100% là thuốc có nguồn gốc là thuốc sản xuất trong nước. - Các thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh đa khoa Thành phố Vinh năm 2015 chủ yếu là thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ 79.11% về khoản mục và chiếm 73.79% về giá trị sử dụng (8.260.757 nghìn đồng). Thuốc đa thành phần chiếm 20.89 % về khoản mục tương ứng với 26.21% về giá trị. - Các thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện ĐKTP Vinh năm 2015 chủ yếu là thuốc mang tên genergic, chiếm 80.39% só lượng khoản mục và 81.69% về tổng kinh phí thuốc sử dụng. Các thuốc mang tên biệt dược chiếm 13.61% về khoản mục và 15.71% về giá trị sử dụng. - Trong danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú năm 2015 có 158 thuốc sử dụng đường uống chiếm tỷ lệ 50% và 12.51% về giá trị sử dụng. Có 121 thuốc sử dụng đường tiêm chiếm tỷ lệ 38.29% và 84.06% về giá trị sử dụng. Còn lại là các thuốc dùng theo đường khác như: dùng ngoài, khí dung chiếm tỷ lệ 11.71% về danh mục và 3.43% về giá trị. 57
  67. - Phân tích danh mục thuốc sử dụng bằng phương pháp ABC cho thấy: + Giá trị tiêu thụ thuốc nhóm A còn cao. Một số thuốc chỉ mang tính chất bổ trợ (vitamin, khoáng chất) vẫn nằm ở nhóm này. + Trong danh mục thuốc hạng A chủ yếu là các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu với số khoản mục thuốc chiếm 65.85% và giá trị sử dụng chiếm tới 59.34%. Mặc dù trong nước hiện nay đã có nhiều thuốc có thể thay thế nhưng thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ thấp hơn thuốc nhập khẩu về giá trị sử dụng chiếm 40.66% về khoản mục chiếm 34.15%. + Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có giá trị sử dụng cao nhất chiếm 54.36% (4.847.567 nghìn đồng), tiếp theo là nhóm thuốc điều trị tim mạch chiếm 15.11% về giá trị sử dụng (1.347.492 nghìn đồng). Nhóm thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non là ít nhất về giá trị sử dụng (chiếm 0.75%) cũng như số khoản mục thuốc (1 thuốc). + Trong nhóm thuốc hạng A chủ yếu thuốc mang tên genergic chiếm tới 82.96% về giá trị sử dụng tương ứng với 31 khoản mục (chiếm 75.61%). Thuốc mang tên biệt dược chiếm 15.63% về giá trị sử dụng và chiếm 19.51% về số khoản mục. + Trong phân hạng A, danh sách 10 thuốc có giá trị cao nhất chủ yếu là kháng sinh. Trong đó kháng sinh Vimotram 1,5g có giá trị tiêu thụ 1.430.782 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 16.04% trong phân hạng A. + Giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện năm 2015 là 5.122.129 (nghìn đồng). Trong đó nhóm Betalactam là nhóm thuốc chiếm giá trị cao nhất 4.314.504 (nghìn đồng). Tiếp đó là nhóm 5 nitronidazol có giá trị tiêu thụ là 408.939 (nghìn đồng). Nhóm kháng sinh chống nấm chiếm tỷ lệ ít nhất về giá trị tiêu thụ. 58
  68. + Bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2015 được dùng kháng sinh tiêm hàng ngày (72.81 DDD/100 ngày – giường). Trong đó lớn nhất là kháng sinh Vimotram 1,5g (Amoxicilin + sulbactam) và Bipisyn 1,5g (Ampicilin + Sulbactam). 59
  69. KIẾN NGHỊ - Hội đồng thuốc & điều trị của bệnh viện cần tiến hành phân tích danh mục thuốc sử dụng theo các phương pháp ABC/VEN, DDD trong việc lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. - Việc lựa chọn danh mục thuốc bệnh viện cần xuất phát từ mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị tại bệnh viện để nâng cao hiệu quả danh mục thuốc. - Các bác sỹ cần phải lựa chọn kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh, quan tâm đến các thông số dược động học cũng như dược lực học để sử dụng kháng sinh phù hợp hơn. - Tăng cường công tác quản lý sử dụng thuốc, đặc biệt là nhóm kháng sinh và nhóm thuốc không thiết yếu. - Thay thế các thuốc nhóm A bằng các thuốc rẻ tiền hơn với tác dụng điều trị tương đương để giảm chi phí thuốc. 60
  70. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Công văn số 2503/BHXH -DVT về việc thanh toán theo chế độ BHYT đối với 5 loại thuốc. 2. Bộ Y tế (2004), Chỉ thị số 05/2004/CT -BYT ngày 16/4/2004 về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện. 3. Bộ Y tế (2009), Hội thảo chuyên đề - Đánh giá vai trò Hội đồng thuốc và điều trị. 4. Bộ Y tế (2010), Tài liệu đào tạo liên tục về tiêm an toàn. 5. Bộ Y tế (2011), Báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2010 và trọng tâm 2011. 6. Bộ Y tế (2011), Thông tư 22/2011/TT -BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 Quy định hoạt động, tổ chức khoa của khoa Dược bệnh viện. 7. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011/TT -BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. 8. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. 9. Bộ Y tế (2014), Đề án quy hoạch chi tiết phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 10. Bộ Y tế (2016), Thông tư 05/2016/TT -BYT ngày 29 tháng 2 năm 2016 quy định về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. 11. Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế (2015), Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2015. 12. Cục quản lý Dược (2011), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và định hướng trọng tâm công tác năm 2011. 13. Cục quản lý khám chữa bệnh (2010), Báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh 2009 thực hiện chỉ thị 06, thực hiện đề án 1816 và định hướng kế hoạch hoạt động 2010, Hội nghị tổng kết công tác chữa bệnh năm 2009 và kiểm tra kế hoạch hoạt động năm 2010, Huế 1/2010. 14. Bùi Duy Duyn (2015), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Thành phố Thái Bình năm 2014, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội. 15. Phạm Thị Bích Hằng (2015), Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Bắc Kạn năm 2014, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại Học Dược Hà Nội. 16. Phạm Thị Thanh Hiền (2013), Phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Bình tỉnh Khánh Hòa năm 2012, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại Học Dược Hà Nội.
  71. 17. Nguyễn Trương Thị Minh Hoàng (2016), Phân tích danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện đa khoa Bà Rịa - Tỉnh Vũng Tàu năm 2015, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội. 18. Vũ Thu Hương (2012), Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa, Luận án tiến sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 19. Quốc Hội (2005), Số 34/2005/QH11 về luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2005. 20. Tạp chí STIFO (2014), xu hướng ngành dược toàn cầu số Trung tâm thông tin khoa học & công nghệ TP.HCM tháng 12. 21. Tổ chức y tế thế giới (2003), Hội đồng thuốc và điều trị - cẩm nang hưỡng dẫn thực hành, Trung tâm khoa học quản lý y tế thế giới. Tiếng Anh 22. Anthony Savelli et al (1996), Manual For The Development And Mainteance Of Hospital Drug Formularies, Management Sciences for Health, pp. 23. IMS Health (2012), Gobal Pharmaceutical Market and Generick. 24. WHO (2007), Management Sciences for Health, Drug and Therapeutics Committee Training Course.
  72. PHỤ LỤC 1 Phiếu thu thập thông tin phân nhóm tác dụng dược lý STT Nhóm thuốc Quy ước 1 Thuốc gây tê, mê. 1 2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid. 2 3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. 3 4 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc. 4 5 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. 5 6 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 6 7 Thuốc tác dụng đối với máu. 7 8 Thuốc tim mạch. 8 9 Thuốc điều trị da liễu. 9 10 Thuốc dùng chẩn đoán 10 11 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 11 12 Thuốc lợi tiểu. 12 13 Thuốc đường tiêu hóa. 13 14 Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết. 14 15 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase. 15 16 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai, mũi, họng. 16 17 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non. 17 18 Thuốc chống rối loạn tâm thần. 18 19 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp. 19 20 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base 20 21 Vitamin và các chất vô cơ. 21 22 Thuốc có nguồn gốc dược liệu 22
  73. PHỤ LỤC 2 Phiếu thu thập thông tin STT Phân loại Quy ước 1 Thuốc genergic 1 2 Thuốc biệt dược 2 3 Thuốc đơn thành phần 3 4 Thuốc đa thành phần 4 5 Thuốc sản xuất trong nước 5 6 Thuốc nhập khẩu 6 7 Thuốc dùng đường tiêm 7 8 Thuốc dùng đường uống 8 9 Thuốc dùng đường khác 9