Khóa luận Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy học - chương “Nhóm oxi” (Hoá học lớp 10 nâng cao)

pdf 106 trang thiennha21 9603
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy học - chương “Nhóm oxi” (Hoá học lớp 10 nâng cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_van_dung_phuong_phap_webquest_trong_day_hoc_chuong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy học - chương “Nhóm oxi” (Hoá học lớp 10 nâng cao)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC    Nguyễn Thị Kim Thoa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST TRONG DẠY HỌC – CHƯƠNG “NHÓM OXI” (HOÁ HỌC LỚP 10 NÂNG CAO) Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST TRONG DẠY HỌC – CHƯƠNG “NHÓM OXI” (HOÁ HỌC LỚP 10 NÂNG CAO) GVHD : ThS. Thái Hoài Minh SVTH : Nguyễn Thị Kim Thoa Khóa : 2008 – 2012 Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2012
  3. Để hoàn tất được khóa luận “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG NHÓM OXI (HÓA HỌC 10 NÂNG CAO)”, em luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô cùng gia đình, bè bạn. Đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Thái Hoài Minh. Cô đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy trong tổ Phương pháp và toàn bộ các thầy cô, nhân viên khoa Hóa trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách tự tin hơn. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh Vũ – giáo viên trường THPT Thủ Đức (quận Thủ Đức); thầy Trần Đình Hương - giáo viên trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1); quý thầy cô tổ Hóa trường THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ Đức, THPT Tam Phú (quận Thủ Đức) đã nhiệt tình hỗ trợ em trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các bạn sinh viên K34, K35 khoa Hóa, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh; các em HS thuộc các trường THPT Thủ Đức, trường THPT Bùi Thị Xuân đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ em trong quá trình thực nghiệm. Cảm ơn các bạn Lợi Minh Trang, bạn Lê Thành Vĩnh, anh Nguyễn Ngọc Trung đã đồng hành cùng em trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên, chia sẻ cùng em để em hoàn thành được khóa luận như ngày hôm nay. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012 Nguyễn Thị Kim Thoa
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 12 1.2. Tổng quan về việc ứng dụng ICT trong dạy học hóa học ở trường THPT 14 1.2.1. Thực trạng về việc ứng dụng ICT trong giáo dục ở Việt Nam 14 1.2.2. Các hình thức ứng dụng ICT trong dạy học 17 1.3. Tổng quan về phương pháp webquest và trang WebQuest 18 1.3.1. Khái niệm về phương pháp webquest. 18 1.3.2. Khái niệm trang WebQuest 19 1.3.3. Đặc điểm của việc học tập với phương pháp webquest 20 1.3.4. Các dạng nhiệm vụ trong WebQuest 21 1.3.5. Cấu trúc chung của WebQuest 22 1.3.6. Quy trình thiết kế một WebQuest 23 1.3.7. Tiến trình thực hiện dạy học bằng phương pháp webquest 26 1.3.8. Các tiêu chí để đánh giá nội dung một WebQuest 27 1.4. Giới thiệu một số công cụ tạo website trực tuyến 28 1.4.1. Google Sites 28 1.4.2. Wix.com 29 1.4.3. DevHub 30 1.4.4. SnapPages 30 1.4.5. Webnode 31 1.4.6. WordPress 31 1.5. Sử dụng Google Sites để thiết kế WebQuest 32 1.6. Nội dung, phương pháp dạy học chương “Nhóm Oxi” 37 1.6.1. Giới thiệu nội dung chương “Nhóm Oxi” 37 1.6.2. Nguyên tắc sư phạm khi giảng dạy chương “Nhóm Oxi” 39 CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “NHÓM OXI”(HÓA HỌC 10 NÂNG CAO) 42 2.1. Cấu trúc chung của WebQuest 42 2.2. Giới thiệu hệ thống WebQuest đã thiết kế 44
  5. 2.2.1. Bài “Oxi” 44 2.2.2. Bài “Ozon và Hidro peOxit” 49 2.2.3. Bài “Lưu huỳnh” 54 2.2.4. Bài “Hợp chất có Oxi của Lưu huỳnh” 59 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 69 3.1. Mục đích thực nghiệm 70 3.2. Nội dung thực nghiệm 70 3.3. Đối tượng thực nghiệm 70 3.4. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm 71 3.5. Tiến hành thực nghiệm 72 3.6. Kết quả thực nghiệm 73 3.6.1. Một số sản phẩm của HS 73 3.6.2. Kết quả nhận xét của GV, giáo sinh và HS về WebQuest và phương pháp webquest 74 3.6.3. Kết quả bài kiểm tra của HS 81 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 97
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CD : compact dics (đĩa quan được sử dụng để lưu trữ dữ liệu số) CNTT : Công nghệ thông tin CTCT : Công thức cấu tạo ĐHSP : Đại học Sư phạm GV : Giáo viên ICT : Information and Communication Technologies (Công nghệ thông tin và truyền thông) HS : Học sinh HTML : Hypertext Markup Language (Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản) HTTH : Hệ thống tuần hoàn PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa SV : Sinh viên THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng ULR : Universal Resource Locator (tham chiếu nguồn tài nguyên)
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng đánh giá các thành viên trong nhóm 44 Bảng 2.2. Bảng tiêu chí đánh giá chung bài Oxi 47 Bảng 2.3. Bảng tiêu chí đánh giá chung bài Ozon và Hydro peOxit 52 Bảng 2.4. Bảng tiêu chí đánh giá chung bài Lưu huỳnh 57 Bảng 2.5.Bảng tiêu chí đánh giá chung phần Lưu huỳnh đioxit 62 Bảng 2.6. Bảng tiêu chí đánh giá chung phần bài axit sunfuric 67 Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng 71 Bảng 3.2. Quy trình thực nghiệm phương pháp webquest 72 Bảng 3.3. Thống kê số lượng GV tham gia nhận xét 75 Bảng 3.4. Nhận xét của GV về WebQuest 75 Bảng 3.5. Nhận xét của HS về WebQuest và phương pháp webquest 78 Bảng 3.6. Phân phối điểm bài kiểm tra 82 Bảng 3.7. Phân phối tần suất lũy tích kết quả kiểm tra 82 Bảng 3.8. Phân loại kết quả kiểm tra 82 Bảng 3.9. Thống kê các tham số đặc trưng 83 Bảng 3.10. Quy đổi các giá trị Fα nhóm 1 86 Bảng 3.11. Quy đổi các giá trị Fα nhóm 2 87
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1.Cấu trúc chung của một WebQuest 22 Hình 1.2. Sơ đồ quy trình thiết kế trang WebQuest 24 Hình 1.3. Biểu tượng của Google Sites 28 Hình 1.4. Biểu tượng của Wix.com 29 Hình 1.5. Biểu tượng của DevHub 30 Hình 1.6. Giao diện của SnapPeges 30 Hình 1.7. Giao diện của Webnode 31 Hình 1.8. Giao diện của WordPress 31 Hình 1.9. Giao diện của công cụ Google Sites 33 Hình 1.10. Giao diện đăng nhập tài khoản Gmail 33 Hình 1.11. Giao diện tạo website mới 33 Hình 1.12. Giao diện ban đầu của trang web 34 Hình 1.13. Giao diện quản lý trang web 35 Hình 1.14. Giao diện tạo trang mới 36 Hình 1.15. Giao diện soạn thảo văn bản 37 Hình 1.16. Cấu trúc chương "Nhóm Oxi" 38 Hình 2.1. Sơ đồ WebQuest đã thiết kế 42 Hình 2.2. Giao diện WebQuest bài Oxi 45 Hình 2.3. Giao diện phiếu đánh giá chung bài Oxi 48 Hình 2.4. Giao diện WebQuest bài Ozon và Hydro peoxit 51 Hình 2.5. Giao diện phiếu đánh giá cá nhân bài Ozon và Hydro peoxit 53 Hình 2.6. Giao diện WebQuest bài Lưu huỳnh 56 Hình 2.7. Giao diện phiếu đánh giá chung bài Lưu huỳnh 58 Hình 2.8. Giao diện WebQuest phần Lưu huỳnh đioxit 60 Hình 2.9. Giao diện phiếu đánh giá chung phần Lưu huỳnh đioxit 63 Hình 2.10. Giao diện WebQuest phần axit sunfuric 66 Hình 2.11. Giao diện phiếu đánh giá cá nhân phần axit sunfuric 68 Hình 2.12. Giao diện phiếu đánh giá chung phần Axit sunfuric 69 Hình 2.13. Một sản phẩm của HS trong phần lưu huỳnh đioxit 73 Hình 2.14. Đoạn phim HS làm thí nghiệm "thổi bong bóng" 74 Hình 2.15. Giao diện trò chơi ô chữ 74 Hình 2.16. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra nhóm 1 83 Hình 2.17. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra nhóm 2 84
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đảng nhận định rằng, muốn phát triển thì cần phải đổi mới. Trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định “cần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Đổi mới cũng cần hướng nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đến những chân trời mới của tri thức thế giới ngày nay. Yếu tố quốc tế phải luôn luôn được coi trọng hàng đầu vì xu thế hòa nhập toàn cầu, cạnh tranh quyết liệt ở thương trường năm châu không cho phép sự tồn tại của tư duy cục bộ, bản vị, xơ cứng. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước: dạy học hướng vào người học, ngày càng nhiều giáo viên (GV) tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp seminar, hoạt động nhóm, dạy học theo dự án Tất cả những phương pháp trên nhằm mục đích giúp HS chủ động tiếp cận kiến thức, tích cực tìm kiếm thông tin và từ đó phát triển khả năng tư duy, khả năng tự học của bản thân. Đúng theo tinh thần của J. A. Komensky đã đề ra cho giáo dục ngay từ thế kỷ XVII: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách, hãy tìm ra phương pháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn” Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), mạng lưới Internet phát triển rộng khắp đã trở thành một công cụ hỗ trợ tối đa cho nhu cầu tìm kiếm thông tin của HS. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và xử lý thông tin trên mạng của HS không phải lúc nào cũng thuận lợi và đạt hiệu quả. Lượng thông tin khổng lồ trên mạng khiến cho HS mất khá nhiều thời gian để tìm kiếm và thu thập. Đồng thời HS cũng dễ bị chệch hướng khỏi mục đích chính của đề tài. Thêm vào đó, nhiều tài liệu trực tuyến chứa nội dung không chính xác hoặc khó xác định mức độ tin cậy của thông tin, dẫn đến việc HS bị nhiễu còn GV lại phải mất nhiều thời gian để kiểm định và đánh giá cho HS. Ngoài ra, việc tiếp cận thông tin đại trà trên mạng của HS có thể chỉ mang tính thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của người học. Để khắc phục những nhược điểm trên, năm 1995, Bernie Dodge ở trường đại học San Diego State University (Mỹ) đã xây dựng WebQuest(1) trong dạy học. Ý (1) Xem định nghĩa trang 15
  10. tưởng của ông là đưa ra cho HS một tình huống thực tiễn có tính thời sự hoặc lịch sử, dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm được, HS cần xác định quan điểm của mình về chủ đề đó trên cơ sở lập luận. HS tìm được những thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua những nguồn tài liệu đã được GV lựa chọn từ trước. WebQuest không yêu cầu HS có kỹ năng về công nghệ thông tin (CNTT) cao, chỉ cần kỹ năng đọc cơ bản và có thể tiếp thu, xử lý các thông tin dạng văn bản, có những kiến thức cơ bản trong thao tác với máy tính và Internet. WebQuest có thể sử dụng trong mọi môn học, ở tất cả các loại hình trường học và rất thích hợp cho việc dạy học liên môn. Mô hình này đang được các nước trên thế giới hưởng ứng và phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, đã có một số khóa luận và luận văn tìm hiểu về webquest(2) nhưng chưa có một sản phẩm nào được đưa lên mạng để phổ biến phương pháp này một cách rộng rãi trong các bộ môn nói chung và trong môn hóa học nói riêng. Đó chính là những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST TRONG DẠY HỌC – CHƯƠNG “NHÓM OXI” (HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG CAO)”. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học – chương “Nhóm Oxi” (Hóa học lớp 10 nâng cao) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn hóa học ở THPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: việc ứng dụng ICT trong quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông. - Đối tượng nghiên cứu: việc thiết kế WebQuest phục vụ cho PPDH webquest ở chương “Nhóm Oxi” - Hóa học 10 nâng cao. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu tổng quan về Google Sites và cách tạo một trang web trên Google Sites. - Nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận của phương pháp webquest. - Nghiên cứu về nội dung, PPDH của chương “Nhóm Oxi” - Hoá học lớp 10 nâng cao. - Thiết kế WebQuest cho chương “Nhóm Oxi”. - Thực nghiệm để đánh giá kết quả của đề tài nghiên cứu. (2) Xem định nghĩa trang 15
  11. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Thiết kế WebQuest phục vụ cho PPDH webquest nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích cực cho HS THPT với nội dung nằm trong chương “Nhóm Oxi” (Hóa học lớp 10 nâng cao). 6. Giả thuyết khoa học - Nếu xây dựng WebQuest đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, đơn giản, dễ sử dụng, đồng thời đề xuất cách vận dụng hợp lý để phục vụ cho phương pháp webquest sẽ giúp nâng cao hứng thú học tập của HS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT. 7. Phương pháp nghiên cứu - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phân tích, tổng hợp thông tin. - Sử dụng máy tính và Google Sites để thiết kế WebQuest. - Điều tra thực trạng. - Thực nghiệm sư phạm. - Tổng hợp và xử lý kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm sư phạm theo phương pháp thống kê toán học. 8. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Hai lớp 10 trường THPT Thủ Đức, TP. HCM; hai lớp 10 trường THPT Bùi Thị Xuân, TP. HCM. - Nội dung nghiên cứu: Hóa học vô cơ chương “Nhóm Oxi” – Hóa học 10 nâng cao. 9. Điểm mới của đề tài - Tạo trang WebQuest bằng công cụ Google Sites, trang WebQuest này đã được xuất lên mạng. - Xây dựng hệ thống trang WebQuest mới thuộc phạm vi chương “Nhóm Oxi” phục vụ cho phương pháp học webquest. - Sử dụng công cụ Google Docs tạo các phiếu đánh giá trực tuyến hỗ trợ cho phần đánh giá HS.
  12. 1. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Năm 1995 Bernie Dodge ở trường đại học San Diego State University (Mỹ) đã xây dựng Webquest trong dạy học. Phương pháp này được tiếp tục phát triển bởi Tom March (Úc) và Heinz Moser (Thụy Sĩ). Bernie Dodge nhận thấy rằng Internet ngày càng phổ biến và việc thu thập, xử lý thông tin trên mạng là một kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu, học tập cũng như trong hầu hết các ngành nghề. Tuy nhiên, việc truy cập thông tin một cách tự do trên mạng để đáp ứng yêu cầu trong dạy học của HS có những hạn chế như mất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin có chất lượng, HS dễ bị chệch hướng khỏi đề tài do lượng thông tin quá nhiều Để khắc phục nhược điểm, ông đã đề ra phương pháp webquest và ý tưởng về WebQuest. Đồng hành cùng với ông là Tom March - cũng là giảng viên tại trường đại học San Diego State. Cả hai ông cùng nhau tạo ra những WebQuest và cùng tiến hành thực nghiệm với các sinh viên (SV), cải tiến phương pháp, khắc phục những nhược điểm. Kể từ khi ra đời, WebQuest đã nhanh chóng trở thành một làn sóng phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới, đặc biệt Brazil, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Australia, Hà Lan, Mỹ là những nước rất quan tâm và phát triển mạnh phương pháp này. Bernie Dodge cũng đã tạo một trang web riêng (WebQuest.org) nhằm giới thiệu phương pháp webquest và cho phép mọi người tạo ra các WebQuest miễn phí tại đây. Sau đó, Tom March nhận thấy rằng, việc GV xây dựng một WebQuest chất lượng tốn rất nhiều thời gian và công sức trong khi việc dạy học phải đảm bảo sự liên tục. Thấu hiểu điều trên, ông đã lập ra một trang web gọi là “BestWebQuest.com”, tập hợp tất cả những WebQuest trên thế giới và ông phân ra theo lĩnh vực, GV có thể vào đây chia sẻ và sử dụng các WebQuest như là một nguồn tài nguyên chung. Các WebQuest đã được ông cùng các cộng sự kiểm tra về mặt nội dung để đảm bảo HS sẽ phát triển được các mức tư duy theo thang phân loại của Bloom. Một đại diện khác của WebQuest nữa mà nếu không nhắc đến ông có lẽ là một thiếu sót lớn, đó chính là Heinz Moser (Thụy Sĩ). Ông là một giáo sư về giáo dục truyền thông tại Đại học Zurich và là giáo sư danh dự của ngành giáo dục và nghiên cứu tại Đại học Kassel. Bernie Dodge và Tom March sáng tạo ra phương pháp webquest nhưng các ông chỉ dừng lại việc xây dựng các WebQuest cho từng bài riêng
  13. biệt, một chủ đề riêng mang tính lịch sử hoặc tính thời sự. Đến Heinz Moser, ông đã đưa ra thêm một ý tưởng nữa vào năm 2000, đó chính là việc áp dụng WebQuest cho nhiều bài trong cùng một chương, nhiều chương liên tiếp theo cách học xoắn ốc nhằm phát triển tri thức một cách vừa củng cố vừa liên tục. Cuốn sách “Abenteuer Internet: Lernen mit WebQuests” có nội dung gồm những hiểu biết và khái niệm về WebQuest do Heinz Moser biên soạn được tiếp nhận nồng nhiệt tại Đức. Riêng ở Việt Nam, khái niệm WebQuest cũng theo trào lưu du nhập vào nước ta từ khoảng 2007. Có một số GV và một vài khóa luận đề cập đến phương pháp webquest. Điển hình như các thầy cô trong nhóm thành viên của VVOB Việt Nam đã đưa vào trang web của mình một chuyên mục giới thiệu về WebQuest. Các chị Trần Thị Tuyết Nhung, Phạm Thị Nhạn lớp CH K20 - SPKT trường đại học Sư Phạm Hà Nội cũng thiết kế riêng một trang web (music.easyvn.com) giới thiệu khá đầy đủ và có kèm ví dụ về WebQuest. Ngoài ra còn có một vài khóa luận cũng nghiên cứu về WebQuest: - Vận dụng kỹ thuật WebQuest vào dạy học chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 THPT, khóa luận tốt nghiệp (khuyết danh). - Nguyễn Thị Thu Chi (2007), Sử dụng WebQuest trong dạy học Lịch sử lớp 11 ở trường THPT”, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, có một số giảng viên đại học đã áp dụng phương pháp webquest vào dạy học trên đối tượng SV và thu được những kết quả nhất định [6]. Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy rằng phương pháp này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của nhà giáo dục. Tuy nhiên, nó vẫn còn mới mẻ và chưa có sự phát triển rộng rãi ở Việt Nam. Các tác giả trên đều giới thiệu về phương pháp WebQuest, nêu được những ưu điểm của phương này cũng như cách thức và công cụ để tạo nên một WebQuest nhưng chưa tác giả nào tạo được một WebQuest một cách hoàn chỉnh, hoặc có tác giả đã tạo được nhưng lại chỉ lưu hành nội bộ. Và một điều đặc biệt là các tác giả tạo WebQuest từ các phần mềm Microsoft Word, PowerPoint hay trên công cụ xây dựng web: Microsoft Frontpage. Nếu dùng Word, PowerPoint thì không mô tả hết tinh thần của WebQuest, còn dùng Frontpage thì đòi hỏi người thiết kế phải biết ngôn ngữ HTLM, rất khó khăn và tương đối phức tạp. Nếu tìm trên mạng một WebQuest thì rất
  14. nhiều nhưng một WebQuest bằng tiếng Việt hoàn chỉnh thì hầu như không có, nhất là trong lĩnh vực hóa học. 1.2. Tổng quan về việc ứng dụng ICT trong dạy học hóa học ở trường THPT 1.2.1. Thực trạng về việc ứng dụng ICT trong giáo dục ở Việt Nam Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một “tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý thông tin” [30].Các công nghệ này bao gồm phần cứng và mạng máy tính, các phần mềm cần thiết, Internet, công nghệ truyền thông (đài và vô tuyến) và điện thoại. Thuật ngữ ICT ra đời vào năm 1997, trong một báo cáo của Dennis Stevenson gửi chính phủ Anh và được lan truyền rộng rãi trong các tài liệu mới của chương trình giảng dạy của quốc gia Anh vào năm 2000. Riêng CNTT - đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1995 và sau đó được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay, thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có các ứng dụng CNTT. Nhiều chương trình đào tạo ở các trường đại học và phổ thông của các nước có nền giáo dục tiên tiến từ lâu đã sử dụng những chức năng của công nghệ vào trong giảng dạy. Đổi mới PPDH bằng CNTT cũng là một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Ở nước ta, năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT - BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012. Năm học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: - Tổ chức tốt việc dạy học Tin học ở các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập Tin học trong nhà trường. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong Giáo dục và Đào tạo ở các cấp học, bậc học, theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở các môn học.
  15. Qua tham khảo các tài liệu [3],[28], tính đến năm 2009, đã có 20% GV trung học, 30% trường THPT, 25% trường THCS ứng dụng CNTT. Trong đó, từ 2–5% số bài giảng được sử dụng phần mềm dạy học và có ứng dụng CNTT. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không chỉ phát triển mạnh ở các thành phố lớn mà còn phát triển ở nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn đã góp phần đẩy nhanh tiến trình công bằng trong giáo dục. Với sự trợ giúp của CNTT, việc dạy và học đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhất là các môn xã hội cho những vùng ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin. Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức. Một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho GV sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, đặc biệt là các phần mềm mã nguồn mở phục vụ cho giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể: Phần mềm văn phòng (OpenOffice.org), thư viện số (Emilda, phpmylibrary, Koha, OpenBiblio), quản lý mạng lớp học (Mythware, i–Talc của Intel), ngoài ra còn có hệ thống quản lý E- learning (Moodle, Dokeos) và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Qua tìm hiểu, việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở nước ta trong những năm vừa qua đã có những ưu điểm và hạn chế nhất định.[24]  Ưu điểm - Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh đoạn phim, ảnh chụp trên máy quay với âm thanh, văn bản, biểu đồ được trình bày qua máy tính theo giáo án vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. - Các phần mềm và công cụ có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường. - Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau. - Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet có thể được khai thác để tạo
  16. nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. - Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, HS có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của ICT trong quá trình đổi mới PPDH. Có thể khẳng định rằng, môi trường ICT chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.  Hạn chế Theo nhận định của một số chuyên gia, việc đưa ICT ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. - Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho HS, vì GV sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “vận dụng” đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các PPDH truyền thống mới rèn luyện được kỹ năng cho HS. - Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặt khác, PPDH cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS, cũng như dạy HS cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các PPDH đồng thời phát huy ưu điểm của PPDH này làm hạn chế những nhược điểm của PPDH truyền thống. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được
  17. đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy trọn vẹn tính tích cực và hiệu quả của nó. - Việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. - Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng CNTT trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới PPDH sử dụng CNTT (phương tiện chiếu projector, ) còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên khó triển khai rộng khắp, hiệu quả. - Việc kết nối, sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền chậm. Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ GV chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên GV chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT trong lớp học một cách có hiệu quả. 1.2.2. Các hình thức ứng dụng ICT trong dạy học Hiện nay trên thế giới, người ta phân biệt rõ ràng hai hình thức ứng dụng ICT trong dạy và học, đó là Computer Base Training (CBT: dạy dựa vào máy tính) và E- learning (học dựa vào máy tính).[3] - CBT: là hình thức GV sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu, các thiết bị đa phương tiện để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến HS, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh, các tư liệu phim ảnh, sự tương tác giữa người và máy. - E-learning là hình thức HS sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà GV soạn sẵn, hoặc xem những đoạn phim về tiết dạy của các GV hay trao đổi trực tuyến với GV thông qua mạng Internet. Điểm khác biệt giữa E-learning và CBT là E-learning lấy người học làm trung tâm, người học tự làm chủ quá trình học tập của mình. Còn CBT là hình thức hỗ trợ cho GV, lấy người dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ. Ở nước ta hiện nay, ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH đã được nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó có một số mô hình được đánh giá là thành công như “Teaching and Learning with computer” của công ty IBM và “Teaching to the Future” của công ty Intel.
  18. Căn cứ vào tình hình thực tiễn và những thành tựu nêu trên, có thể nhận định rằng ngành giáo dục phổ thông nước ta chỉ đang phát triển ở hình thức CBT. Vì vậy, phương hướng phấn đấu và phát triển tiếp theo sẽ là tích hợp ICT vào quá trình dạy học. Đồng thời đổi mới dần PPDH và xây dựng một mô hình giáo dục hiện đại mới phù hợp hơn, trong đó việc phát triển và đẩy mạnh sử dụng E-learning trong giáo dục là mục tiêu cần đạt được. Tuy nhiên, việc học theo E-learning (học thông qua mạng Internet) lại còn quá mới mẻ so với HS THPT và không giúp HS hiểu được cặn kẽ vấn đề. Phương pháp webquest chính là sự kết hợp cả hai cách ứng dụng ICT trên, vừa giúp HS tự tiếp cận kiến thức thông qua mạng Internet và trang WebQuest, vừa giúp HS hiểu sâu sắc vấn đề khi GV tổng kết, giải quyết những vấn đề HS hiểu lệch hoặc chưa hiểu tới ngay tại buổi báo cáo của HS. 1.3. Tổng quan về phương pháp webquest và trang WebQuest 1.3.1. Khái niệm về phương pháp webquest Từ khi ra đời cho đến nay, webquest được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong giáo dục phổ thông cũng như đại học. Có nhiều định nghĩa cũng như cách mô tả khác nhau về webquest. Theo nghĩa hẹp, webquest được hiểu như một PPDH. Theo nghĩa rộng, webquest được hiểu như một mô hình, một quan điểm về dạy học có sử dụng mạng Internet. Ở đây, chúng tôi xây dựng webquest theo nghĩa hẹp, tức là xem đây như một PPDH và gọi chung là “phương pháp webquest”. Từ đó, ta có thể định nghĩa như sau: “Phương pháp webquest là một PPDH, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do GV chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày và đánh giá”[5]. Song song với phương pháp này, WebQuest cũng là bản thân đơn vị nội dung dạy học được xây dựng để sử dụng và là công cụ hỗ trợ cho phương pháp webquest chính là trang WebQuest được đưa lên mạng. Như vậy, trong khóa luận này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ như sau: - “webquest”: phương pháp webquest. - “WebQuest”: trang WebQuest.
  19. Trong tiếng Việt chưa có cách dịch hoặc cách dùng thuật ngữ thống nhất cho khái niệm này. Trong tiếng Anh, “Web” ở đây nghĩa là mạng, “Quest” là tìm kiếm, khám phá. Dựa trên thuật ngữ và bản chất của khái niệm có thể gọi phương pháp webquest là phương pháp “khám phá trên mạng”. Như vậy, phương pháp webquest là một dạng đặc biệt của dạy học sử dụng truy cập mạng Internet, thông qua các trang WebQuest và là một PPDH phức hợp. Phương pháp webquest có thể chia thành hai loại: loại sử sụng các trang WebQuest lớn và loại sử dụng các trang WebQuest nhỏ. WebQuest lớn xử lý một vấn đề phức tạp trong một thời gian dài (có thể kéo dài đến 1 tháng), có thể coi như là một dự án dạy học. WebQuest nhỏ xử lý vấn đề trong thời gian ngắn, khoảng một vài tiết học (ví dụ 1 đến 2 tiết), HS xử lý một đề tài chuyên môn bằng cách tìm kiếm thông tin và xử lý chúng cho bài trình bày, tức là các thông tin chưa được sắp xếp sẽ được lập cấu trúc theo các tiêu chí và kết hợp vào kiến thức đã có trước của các em. Phương pháp webquest có thể được sử dụng ở tất cả các loại hình trường học. Điều kiện chủ yếu là HS phải có kỹ năng đọc cơ bản và có thể tiếp thu, xử lý các thông tin dạng văn bản. Bên cạnh đó, HS cũng phải có những kiến thức cơ bản trong thao tác với máy tính và Internet. Phương pháp webquest có thể sử dụng trong mọi môn học. Ngoài ra, phương pháp này còn rất thích hợp cho việc dạy học liên môn. 1.3.2. Khái niệm trang WebQuest WebQuest là một công cụ hỗ trợ cho phương pháp webquest, cũng là một thành phần không thể thiếu khi dạy học theo phương pháp webquest. HS sẽ thông qua trang WebQuest để tiếp cận chủ đề, nhiệm vụ cần thực hiện cũng như lấy thông tin qua các đường dẫn liên kết và từ đó hoàn thành nhiệm vụ cùng nhóm của mình. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào HS cũng có thể truy cập mạng Internet và không phải GV nào cũng biết cách tạo một trang web thông qua các ngôn ngữ lập trình web. Chính vì thế, trong quá trình phát triển, tùy điều kiện mà các trang WebQuest có thể thực hiện trên Microsoft Word, Excel, PowerPoint, hay trên Microsoft Frontpage, Microsoft Publisher, Điều quan trọng là phải có các liên kết với những tài liệu khác, và tài liệu này không nhất thiết phải là các trang web mà là bất kì nguồn tài liệu nào được GV kiểm định có thể hỗ trợ để HS hoàn thành nhiệm vụ, chẳng hạn như các tài liệu dạng tập tin pdf, word, đĩa CD, sách Tuy nhiên, những trang WebQuest trên được gọi là “WebQuest tĩnh”, chúng không thể xuất lên mạng mà chỉ lưu hành nội bộ,
  20. nằm dưới dạng tập tin đưa cho HS. Và vì vậy, nó vẫn chưa mô tả hết tinh thần của webquest, vẫn chưa phải là phương pháp dạy và học tích cực. Như vậy, trang WebQuest vừa là một website vừa lại không phải là website. Là một website bởi lẽ, nó cũng có thể được đưa lên mạng, được dùng công cụ tạo web để thiết kế. Nó không phải là website bởi xét về mục đích, website là để mọi người truy cập, tìm kiếm thông tin, còn WebQuest là công cụ để hỗ trợ cho HS khi học với phương pháp webquest. 1.3.3. Đặc điểm của việc học tập với phương pháp webquest Dạy học với phương pháp webquest có những đặc điểm riêng khác với các phương pháp khác: - Chủ đề dạy học: chủ đề phải gắn với tình huống thực tiễn và mang tính phức hợp, có thể là những tình huống lịch sử mang tính điển hình, hoặc những tình huống có tính thời sự. Những tính huống này có thể được xem xét dưới nhiều phương diện khác nhau và có thể có nhiều quan điểm để giải quyết. - Định hướng hứng thú HS: Nội dung của chủ đề và PPDH phải định hướng vào hứng thú, tích cực hoá động cơ học tập của HS. - Tính tự lực cao của người học: Quá trình học tập là quá trình tự điều khiển, HS cần tự lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự điều khiển và tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá. HS sẽ chủ động tiếp cận và lĩnh hội kiến thức, tự giác hơn trong học tập, GV chỉ đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn. - Quá trình học tập là quá trình tích cực và kiến tạo: Khác với việc truy cập mạng thông thường nhằm thu thập thông tin, trong phương pháp webquest HS cần lấy và xử lý thông tin thông qua trang WebQuest nhằm giải quyết nhiệm vụ đề ra (tích cực). HS cần có quan điểm riêng dựa trên cơ sở lập luận để trả lời câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề (kiến tạo). - Quá trình học tập mang tính xã hội và tương tác: Hình thức làm việc trong webquest chủ yếu là làm việc nhóm, do đó việc học tập mang tính xã hội và tương tác. HS có thể rèn luyện tính cộng đồng, biết trình bày quan điểm và lắng nghe phản hồi cũng như nhận xét quan điểm của bạn bè và của chính mình. - Quá trình học tập định hướng nghiên cứu và khám phá: Để giải quyết vấn đề đặt ra HS cần áp dụng các phương pháp làm việc theo kiểu nghiên cứu và khám phá. Những hoạt động điển hình của HS trong phương pháp webquest là tổng
  21. kết, đánh giá, hệ thống hóa, trình bày trong sự trao đổi với những HS khác. HS cần thực hiện và từ đó phát triển những khả năng tư duy như: so sánh, phân loại, suy luận, kết luận, phân tích sai lầm, chứng minh 1.3.4. Các dạng nhiệm vụ trong WebQuest Có nhiều dạng nhiệm vụ trong WebQuest, nhưng Bernie Dodge phân biệt những loại nhiệm vụ sau: Tái hiện thông tin các thông tin (bài tập tường thuật): HS tìm kiếm những thông tin, xử lý thông tin đó để trả lời các câu hỏi riêng rẽ và phải chứng tỏ được rằng HS hiểu những thông tin đó. Kết quả tìm kiếm thông tin sẽ được trình bày theo cách đa phương tiện (ví dụ bằng chương trình PowerPoint) hoặc thông qua các áp phích, các bài viết ngắn, (tùy theo yêu cầu của GV). Nếu chỉ là cắt dán mà không xử lý các thông tin đã tìm được như tóm tắt, hệ thống hóa thì không phải phương pháp webquest. Tổng hợp thông tin: HS có nhiệm vụ lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sau đó xử lý, liên kết, tổng hợp chúng trong một sản phẩm chung. Giải điều bí ấn: Việc đưa vào một điều bí ẩn là phương pháp làm cho người học quan tâm, hứng thú hơn với đề tài. Vấn đề là thiết kế một bí ẩn mà HS không thể tìm thấy lời giải của nó trên Internet, để giải nó HS sẽ phải thu thập thông tin từ những nguồn khác nhau, lập ra các mối liên kết và rút ra kết luận. Bài tập báo chí: HS được giao nhiệm vụ với tư cách nhà báo tiến hành lập báo cáo về những hiện tượng hoặc những cuộc tranh luận hiện tại cùng với những bối cảnh nền và tác động của chúng. Để thực hiện nhiệm vụ này họ phải thu thập thông tin và xử lý chúng thành một bản tin, một bài phóng sự, một bài bình luận hoặc một dạng bài viết báo kiểu khác. Lập kế hoạch và thiết kế (nhiệm vụ thiết kế): HS phải tạo ra một sản phẩm hoặc phác thảo kế hoạch cho một dự định. Những mục đích và hướng dẫn chỉ đạo sẽ được miêu tả trong đề bài. Lập ra các sản phẩm sáng tạo (bài tập sáng tạo): Nhiệm vụ của người học là chuyển đổi những thông tin đã xử lý thành một sản phẩm sáng tạo, ví dụ một bức tranh, một tiết mục kịch, một tác phẩm châm biếm, một tấm áp phích, một trò chơi, một nhật ký mô phỏng hoặc một bài hát
  22. Lập đề xuất thống nhất (nhiệm vụ tạo lập sự đồng thuận): Những đề tài nhất định sẽ được thảo luận theo cách tranh luận. Mọi người sẽ ủng hộ các quan điểm khác nhau trên cơ sở các hệ thống giá trị khác nhau, các hình dung khác nhau về những điều kiện và hiện tượng nhất định, dẫn đến sự phát triển một đề xuất chung cho một nhóm thính giả cụ thể (có thực hoặc mô phỏng). Thuyết phục những người khác (bài tập thuyết phục): Người học phải tìm kiếm những thông tin hỗ trợ cho quan điểm lựa chọn, phát triển những ví dụ có sức thuyết phục về quan điểm tương ứng. Ví dụ bài trình bày trước một ủy ban, bài thuyết trình trong phiên xử tại tòa án (mô phỏng), viết các bức thư, các bài bình luận hoặc các công bố báo chí, lập một áp phích hoặc một đoạn phim, trong khi đó vấn đề sẽ luôn luôn là thuyết phục những người được đề cập. Tự biết mình (bài tập tự biết mình): Những bài tập kiểu này đòi hỏi người học xử lý những câu hỏi liên quan đến bản thân cá nhân mình mà các câu hỏi đó không có những câu trả lời nhanh chóng. HS có thể suy ra từ việc xem xét các mục tiêu cá nhân, những mong muốn về nghề nghiệp và các triển vọng của cuộc sống, các vấn đề tranh cãi về đạo lý và đạo đức, các quan điểm về các đổi mới kỹ thuật, về văn hoá và nghệ thuật. Phân tích các nội dung chuyên môn (bài tập phân tích): Người học phải xử lý cụ thể hơn với một hoặc nhiều nội dung chuyên môn, để tìm ra những điểm tương đồng và các khác biệt cũng như các tác động của chúng. Đề ra quyết định (bài tập quyết định): Để có thể đưa ra quyết định, phải có thông tin về nội dung cụ thể và phát triển các tiêu chuẩn làm cơ sở cho sự quyết định. Các tiêu chuẩn làm cơ sở cho sự quyết định có thể được cho trước, hoặc người học phải phát triển các tiêu chuẩn của chính mình. Điều tra và nghiên cứu (bài tập khoa học): HS tiến hành một nhiệm vụ nghiên cứu thông qua điều tra hay các phương pháp nghiên cứu khác. Ở kiểu bài tập này, cần tìm ra một nhiệm vụ với mức độ khó khăn phù hợp. 1.3.5. Cấu trúc chung của WebQuest Một WebQuest thường có cấu trúc chung gồm sáu mục:
  23. 1. Giới thiệu 2. 6. Nhiệm vụ Kết luận Cấu trúc của một WebQuest 3. 5. Tiến trình Đánh giá 4. Nguồn tư liệu Hình 1.1. Cấu trúc chung của một WebQuest Giới thiệu: GV giới thiệu chủ đề của bài học, việc giới thiệu phải tạo một động lực để kích thích HS. Nhiệm vụ: GV giới thiệu tình huống và nhiệm vụ của từng nhóm. Nhiệm vụ phải thú vị, có ý nghĩa. Tạo nhiệm vụ chính là phần mang tính sáng tạo nhất của WebQuest và cũng là phần khó khăn nhất. Tiến trình: GV đưa ra các bước cơ bản HS cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ và hệ thống câu hỏi định hướng HS tìm hiểu để đi đến giải quyết nhiệm vụ của mình. Nguồn tư liệu: GV tìm các trang tài liệu có liên quan đến chủ đề, giúp HS có thể giải quyết được vấn đề. Đánh giá: GV đưa ra các tiêu chí đánh giá, hình thức đánh giá (đánh giá theo nhóm, đánh giá cá nhân, tự đánh giá, GV đánh giá ) và cách thức để HS đánh giá. Các tiêu chí đánh giá cần rõ ràng, cụ thể và bám sát vào nội dung sản phẩm mà HS thực hiện. Kết luận: GV chốt lại vấn đề của bài học. 1.3.6. Quy trình thiết kế một WebQuest Qua tham khảo tài liệu [5], chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế một WebQuest như sau:
  24. 1.TẠO KHUNG TRANG WEBQUEST 2.CHỌN CHỦ ĐỀ 4.TÌM NGUỒN TÀI LIỆU 3.XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH 7.THIẾT KẾ ĐÁNH GIÁ 5.XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ 6.THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH 8.TRÌNH BÀY TRANG WEB 9.THỰC NGHIỆM 10.ĐÁNH GIÁ, SỬA CHỮA Hình 1.2. Sơ đồ quy trình thiết kế trang WebQuest - Bước 1: Tạo khung trang WebQuest. Tạo trang web và cấu trúc chung của một WebQuest. Có thể dùng nhiều công cụ như: Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Microsoft Frontpage, Microsoft Publisher, các công cụ tạo website miễn phí, các dịch vụ tạo website - Bước 2: Chọn chủ đề. Chủ đề cần phải có mối liên kết rõ ràng với những nội dung được xác định trong chương trình dạy học. Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội, đòi hỏi HS phải tỏ rõ quan điểm. Quan điểm đó không thể được thể hiện bằng những câu trả lời như “đúng” hoặc “sai” một cách đơn giản mà cần lập luận quan điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề. Những câu hỏi sau đây cần trả lời khi quyết định chủ đề: • Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo không ? • HS có hứng thú với chủ đề không ?
  25. • Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không ? • Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không ? Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả và giới thiệu chủ đề với HS. Đề tài cần được giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu để HS có thể làm quen với một đề tài khó. - Bước 3: Xác định mục đích. Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện WebQuest. Các yêu cầu cần phù hợp với HS và có thể đạt được, đồng thời phải mang tính giáo dục. - Bước 4: Tìm nguồn tài liệu học tập. GV tìm các trang web, các tài liệu có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những tài liệu thích hợp để đưa vào liên kết trong WebQuest. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ Internet (URL). Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều công sức. Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải quyết các vấn đề. Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu WebQuest hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang web bên ngoài. Ngoài các trang web, các nguồn thông tin tiếp theo có thể là các thông tin chuyên môn được cung cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số (ví dụ các từ điển trực tuyến trong dạy học ngoại ngữ). Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng nội dung công việc và trước đó các nguồn tin này phải được GV kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy. - Bước 5: Xác định nhiệm vụ. Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, HS cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được giới thiệu. Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của WebQuest. Nhiệm vụ định hướng cho hoạt động của HS, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy. Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách ngắn gọn và rõ ràng. Những nhiệm vụ cần phong phú về yêu cầu, về phương tiện có thể áp dụng, các dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được chia thành các tiểu chủ đề nhỏ hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác khau. - Bước 6: Thiết kế tiến trình. Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm HS, cần thiết kế tiến trình thực hiện nhiệm vụ. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho
  26. quá trình làm việc của HS. Tiến trình thực hiện nhiệm vụ thường có: xem chủ đề, xác định nhiệm vụ và trả lời các câu hỏi hướng dẫn, xem nguồn thông tin, thực hiện và trình bày sản phẩm. - Bước 7: Thiết kế đánh giá. Gồm thiết kế hình thức đánh giá, tiêu chí đánh giá và cách thức đánh giá. Các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, đầy đủ, thuộc nhiều hình thức đánh giá (đánh giá theo cá nhân, theo nhóm ) để phần đánh giá được chính xác. Phần đánh giá cá nhân có thể dùng bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận để rèn luyện khả năng giải bài tập của HS. Cần có thời hạn đánh giá cụ thể. Về cách thức đánh giá, có thể cho HS văn bản có sẵn các tiêu chí đánh giá, HS hoàn tất và gửi lại GV sau buổi báo cáo hoặc dùng các cách thức đánh giá trực tuyến hay trao đổi qua thư điện tử, lập một diễn đàn - Bước 8: Trình bày trang WebQuest. Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây có thể thiết kế dưới dạng văn bản, bây giờ cần sử dụng để trình bày WebQuest. Trang WebQuest đã được chuẩn bị sẵn về cấu trúc, các nội dung đã hoàn tất chỉ cần chép và dán trực tiếp vào trang web. Sau đó là chỉnh sửa các liên kết, kiểu chữ, màu sắc chữ, chèn thêm hình ảnh cho trang WebQuest thêm sống động và ấn tượng hơn. - Bước 9: Thực nghiệm WebQuest. Sau khi đã hoàn tất lần thứ nhất về trang WebQuest, tiến hành khảo sát với các GV và giáo sinh, thực nghiệm với HS để đánh giá và sửa chữa - Bước 10: Đánh giá, sửa chữa. Dựa trên kết quả phản hồi, tiến hành sửa chữa WebQuest để hoàn chỉnh hơn. 1.3.7. Tiến trình thực hiện dạy học bằng phương pháp webquest Tiến trình dạy học với phương pháp webquest gồm sáu bước: - Nhập đề: GV giới thiệu chủ đề. Thông thường, một WebQuest bắt đầu với việc đặt ra tình huống có vấn đề thực sự đối với người học, tạo động cơ cho người học sao cho họ tự muốn quan tâm đến đề tài và muốn tìm ra một giải pháp quyết vấn đề. - Xác định nhiệm vụ: HS được giao các nhiệm vụ cụ thể. Cần có sự thảo luận với HS để HS hiểu nhiệm vụ, xác định được mục tiêu riêng, cũng như có những bổ sung, điều chỉnh cần thiết. Tính phức tạp của nhiệm vụ phụ thuộc vào đề tài và trước tiên là vào nhóm đối tượng. Thông thường, các nhiệm vụ sẽ được xử lý trong các nhóm.
  27. - Hướng dẫn nguồn thông tin: GV hướng dẫn nguồn thông tin để xử lý nhiệm vụ, chủ yếu là những trang trong mạng Internet đã được GV lựa chọn và liên kết, ngoài ra có thể có những chỉ dẫn về các tài liệu khác. - Thực hiện: HS thực hiện nhiệm vụ trong nhóm. GV đóng vai trò tư vấn. HS có thể tham khảo ý kiến của GV khi cần. - Trình bày: HS trình bày các kết quả của nhóm trước lớp, sử dụng PowerPoint hoặc tài liệu văn bản, (tùy theo yêu cầu của GV trong mục “nhiệm vụ”), có thể đưa lên mạng. - Đánh giá: Đánh giá kết quả, tài liệu, phương pháp và thái độ học tập thông qua các phiếu đánh giá trực tuyến trong WebQuest. Có thể sử dụng các hình thức ghi lại quá trình thực hiện để hỗ trợ, sử dụng đàm thoại, phiếu điều tra HS cần được tạo cơ hội suy nghĩ và đánh giá một cách có phê phán. Việc đánh giá tiếp theo do GV thực hiện. 1.3.8. Các tiêu chí để đánh giá nội dung một WebQuest Chất lượng của WebQuest phụ thuộc vào ý tưởng. Vì vậy khi thiết kế, phải kiểm tra xem các tiêu chí sau có đạt được hay không: - Các nhiệm vụ đưa ra cho HS trong bài tập dạng WebQuest phải là các vấn đề lý thú, phức tạp, thách thức, là phiên bản thu nhỏ của các công việc mà người lớn đang thực hiện ngoài xã hội. - Để thực hiện được những yêu cầu của GV trong Webquest, HS phải vận dụng các kỹ năng tư duy ở mức độ cao như tổng hợp, phân tích, giải quyết tình huống, sáng tạo và đưa ra quyết định chứ không chỉ đơn thuần là làm những bài tập đã có sẵn đáp án hay chỉ đọc bài rồi trả lời đúng sai. - Một WebQuest phải sử dụng được các nguồn tư liệu phong phú trên Internet. Nguồn trong một Webquest phải dựa trên các thông tin liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và được cập nhật thường xuyên. Trong điều kiện không có Internet, GV có thể tải các trang web này về sẵn trong máy tính, hoặc sử dụng các nguồn tư liệu khác (Word, Excel, sách, báo chí, CD ). Điều quan trọng là các tư liệu này là các tư liệu “sống” chứ không phải chỉ là các bài giảng của GV hay những bài đã được kiểm định kỹ càng trong sách giáo khoa (SGK). WebQuest là một dạng bài tập giao cho HS, HS phải nghiên cứu nguồn tài liệu “sống” do GV cung cấp và vận dụng những kỹ năng tư duy ở mức độ cao để hoàn thành nhiệm vụ mà GV đưa ra.
  28. 1.4. Giới thiệu một số công cụ tạo website trực tuyến Có hai cách phổ biến để tạo một website. Cách thứ nhất, người dùng mua và đăng kí một Web Host, sau đó tự làm các trang web dựa vào ý thích. Muốn lập được web theo cách này, người sử dụng phải biết tương đối kiến thức về ngôn ngữ lập trình web. Cách thứ hai, người dùng sử dụng các trang (công cụ) cung cấp sẵn để đăng ký một website, hoặc có thể chọn cho mình các mẫu web có sẵn mà một số trang cung cấp. Đối với những người chưa học qua về ngôn ngữ lập trình web thì cách thứ hai đơn giản và tiện lợi hơn nhiều. Trong khóa luận này, chúng tôi xin trình bày một số công cụ tạo web trực tuyến miễn phí, phù hợp với đối tượng không chuyên. 1.4.1. Google Sites ( Hình 1.3. Biểu tượng của Google Sites Google Sites là một ứng dụng của Google dùng để tạo một trang web miễn phí, xuất hiện lần đầu vào ngày 28 tháng 02, năm 2008. Nó được thay thế cho Google Page Creator - một dịch vụ cho phép tạo các trang đơn giản trước đây của Google. Người sử dụng có thể tạo một trang web cho cá nhân (giáo viên, nhà văn, nhà thơ, sinh viên ), một tập thể như lớp học hay một câu lạc bộ, thậm chí cho một cơ quan. Trang web lập trên Google Sites có ưu điểm là rất dễ lập và chạy rất nhanh, tồn tại mãi với tài khoản Gmail của người tạo. Một tài khoản của Google có thể tạo được rất nhiều trang web, mỗi trang web Google Sites cung cấp 100MB dung lượng. Hơn nữa, việc tạo một trang web dễ dàng như chỉnh sửa tài liệu, cho phép chèn hình ảnh, đoạn phim và các tiện ích vào web giúp sinh động hơn, chẳng hạn: Google Calendar, Google NewsShow, Clock & Date, Weather, Google Clock, Fish, . và nhiều hơn nữa là giúp chèn các đoạn Flash động vào web thông qua tiện ích Include gadget (Iframe). Ngoài ra, dịch vụ còn cung cấp tính năng HTML để người dùng có thể chỉnh sửa trang web theo ý muốn nhưng tính năng này vẫn còn giới hạn, tức là không cho phép nhúng vào các đối tượng: frame, embed, styles, scrip. Một kinh nghiệm giúp tăng dung lượng lưu trữ là đăng ký nhiều tài khoản tại đây rồi tạo ra một mẫu web cho các tài khoản ấy và liên
  29. kết chúng với nhau. Tác giả luôn có thể kiểm soát truy cập áp dụng cho chính bản thân, nhóm của mình, hoặc toàn bộ tổ chức. Trang web tạo ra có thể xuất trên thế giới, mọi người sẽ truy cập được từ bất kì máy tính nào có kết nối Internet và bất kì lúc nào. Ngoài ra, quản trị viên có thể quản lý quyền chia sẻ, truy cập trang web trong cùng nhóm cũng như thu hồi quyền truy cập web ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, Google Sites vẫn có một số hạn chế nhất định. Các giao diện được cung cấp sẵn và rất phong phú nhưng không thể chỉnh sửa, tác động hoặc thay đổi. Người tạo chỉ có thể thay đổi những thứ đơn giản như kiểu chữ, màu sắc nhưng kiểu chữ và cỡ chữ cũng khá hạn chế. Các giao diện phong phú nhưng giao diện đẹp và ấn tượng thì lại không nhiều. 1.4.2. Wix.com ( ) Wix thật sự là một công cụ tạo web flash cực tốt cho cả các đối tượng cá nhân lẫn doanh nghiệp. Các thao tác sử dụng (hỗ trợ kéo - thả) vô cùng đơn giản, load flash cực nhanh, có thể tạo nhiều trang tùy ý và cho phép chèn vô số các đối tượng đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim, văn bản, google maps Hình 1.4. Biểu tượng của Wix.com
  30. 1.4.3. DevHub ( ) Hình 1.5. Biểu tượng của DevHub DevHub là công cụ đa năng cho phép người dùng tạo website một cách đơn giản nhất có thể không cần nhiều kiến thức về lập trình HTLM vẫn có thể làm được. Điểm đặc sắc của DevHub so với các dịch vụ khác là người quản trị có thể kiếm tiền từ trang web của mình. Bên cạnh đó là chức năng nhập thông tin, bài viết có một không hai từ tài khoản của người sử dụng ở các dịch vụ blog nổi tiếng như: wordpress, Blogger, Typepad hay Tumblr về trang web của chính người dùng ở DevHub. 1.4.4. SnapPages ( ) Đây là dịch vụ được giới chuyên môn đánh giá là dịch vụ tạo website trực tuyến có thao tác dễ dàng nhất. Hình 1.6. Giao diện của SnapPeges Chỉ cần kéo và thả các đối tượng vào một trang có sẵn sao cho vừa ý, sau đó xuất ra website thành phẩm. Tuy nhiên, SnapPages không hỗ trợ tiếng Việt và chỉ tạo được tối đa 5 trang nhỏ trong một trang web chính.
  31. 1.4.5. Webnode ( ) Hình 1.7. Giao diện của Webnode Tương tự các dịch vụ trên, Webnode cung cấp một ứng dụng xây dựng website trực tuyến trực quan, sinh động với 3 tùy chọn tạo trang chỉ trong khoảng 5 phút là: Personal website (web cá nhân), Business website (web doanh nghiệp) và E- Commerce (web bán hàng - thương mại điện tử). Với mỗi nhóm chức năng tạo trang riêng biệt được xây dựng với độ hoàn thiện cao nhất, Webnode không hề thua kém bất kỳ các dịch vụ nào kể trên. Tính đến nay đã có hơn 2000000 cá nhân, doanh nghiệp đủ mọi ngành nghề tham gia xây dựng web trên Webnode cũng đủ để thầy tiềm năng phát triển của dịch vụ này. Webnode có một giao diện mà có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với Microsoft Word và nó cực kỳ dễ sử dụng. Nếu quen với sử dụng Word, có thể dễ dàng làm quen với Webnode trong vài phút. Webnode là chương trình trực quan có nội dung quản lý hệ thống mạnh mẽ và hấp dẫn người sử dụng với một giao diện thân thiện. 1.4.6. WordPress (www.wordpress.com) Hình 1.8. Giao diện của WordPress
  32. WordPress là một mã nguồn mở miễn phí. Tác giả của WordPress có một câu slogan nổi tiếng là “Viết code như làm thơ”. Câu nói đó phần nào phản ảnh cách thức hoạt động của WordPress và tác động của nó đối với người sử dụng. Trên thế giới hiện có hơn 200 triệu blog, website sử dụng mã nguồn này. Tuy nhiên, WordPress thích hợp nhất vào việc xuất bản nội dung kiểu nhóm nhỏ (viết Blog). Với mã nguồn nhỏ gọn, tinh giản tối đa khiến nó gặp khó khăn khi đáp ứng các yêu cầu mở rộng như sự tương tác giữa các thành viên, quản lý thành viên, diễn đàn, 1.5. Sử dụng Google Sites để thiết kế WebQuest Có khá nhiều công cụ tạo web miễn phí nhưng chúng tôi chọn Google Sites để tạo WebQuest vì nó có những ưu điểm nổi bật sau: • Trang web tồn tại mãi cùng với tài khoản Gmail của người quản trị. • Thao tác lập web và chỉnh sửa khá đơn giản. • Tác giả có thể chia sẻ quyền quản trị với một nhóm đối tượng. • Giao diện Google Sites có thể hiển thị tiếng Việt hoặc tiếng Anh phụ thuộc vào Gmail của tác giả là ở ngôn ngữ nào. • So với các công cụ khác, Google Sites có mức độ phổ biến cao hơn. Các tài liệu hướng dẫn sử dụng, chỉnh sửa càng đầy đủ và chi tiết bao nhiêu thì việc sử dụng và phát triển web càng dễ dàng bấy nhiêu. Khi cần tra cứu, yếu tố này sẽ giúp tiết kiệm nhiều công sức, thời gian. • Google Sites có hỗ trợ chức năng “Navigation”, cho phép tạo những thanh bên liên kết các nội dung lại với nhau. Để tạo một website bằng Gogole Sites, cần thực hiện ba bước cơ bản sau:  Bước 1: Tạo tài khoảng Google (dành cho người chưa có gmail). Để tạo trang web trên Google Sites cần phải đăng kí tài khoảng trên Google. Điều này có thể thực hiện thông qua việc tạo một tài khoản theo địa chỉ: www.mail.google.com  Bước 2: Tạo trang web. - Trước hết, truy cập vào link này để tạo một website:
  33. Hình 1.9. Giao diện của công cụ Google Sites Tiếp tục chọn vào “Get Started” để bắt đầu đăng kí. Khi màn hình hiện ra một cửa sổ mới, nhập tài khoảng gmail, sau đó chọn “đăng nhập”. Sau khi chọn “đăng nhập”, một cửa sổ sẽ hiện ra với danh sách tất cả các website mà người dùng đã từng tạo (hoặc trống nếu chưa tạo website trước đó). Nhấn nút “Tạo” để tạo một website mới. Hình 1.10. Giao diện đăng nhập tài khoản Gmail - Đặt tên và chọn giao diện. Sau khi chọn vào “Tạo”, cửa sổ sau sẽ hiện ra. Hình 1.11. Giao diện tạo website mới
  34. Điền tên trang web muốn tạo vào ô: “Đặt tên trang web của bạn”. Khi đó, tên website sẽ có dạng: “ten site”. Tên trang web này hoàn toàn có thể thay đổi được. Có thể chọn giao diện trống (Blank Template) hoặc theo một mẫu cho trước bằng cách lựa chọn các mẫu được liệt kê trên giao diện, hay vào “Duyệt qua thư viện để xem thêm” chọn giao diện mà mình thích. Sau đó, nhập mã mà trang web hiển thị để hoàn tất. Cuối cùng, nhấn vào ô “Tạo” để kết thúc việc tạo website.  Bước 3: Chỉnh sửa Site. Khi chọn giao diện, trang web hiện ra là một trang web hoàn chỉnh của một tác giả nào đó đã thực hiện. Người tạo phải tiến hành chỉnh sửa để phù hợp với nội dung mong muốn. Hình 1.12. Giao diện ban đầu của trang web - Chức năng quản lý trang web. Vào nút ở đầu trang, chọn “quản lý trang web”. Lúc này màn hình hiện lên một cửa sổ của quản lý trang web, gồm nhiều mục: + Hoạt động gần đây: Hiển thị tất cả những thay đổi mà người quản trị đã thao tác. + Trang: Bao gồm các trang đã tạo hoặc sẵn có và bố cục sắp xếp của nó. Người tạo có thể giữ chuột để di chuyển vị trí của các trang. + Tài liệu đính kèm: Bao gồm các tập tin, hình ảnh có trong trang web.
  35. + Mục đã xóa: Bao gồm những trang đã xóa, có thể khôi phục lại hoặc xóa nó vĩnh viễn. + Chung: Phần này hỗ trợ cho phép thay đổi tên trang web, mô tả sơ lược về trang web, hiện cảnh báo dành cho người lớn hay nếu không thích có thể xóa trang web này đi. Người làm cũng có thể chỉnh sửa ngôn ngữ hiển thị của trang web, cho phép đối tượng có thể truy cập vào trang web hay chọn những người quản trị trang web. + Chia sẻ quyền: Mục này cho phép chia sẻ trang web với bạn bè trong nhóm hoặc xuất ra trên Internet, thay đổi người quản trị trang web. + Bố cục trang web: Bao gồm đầu trang, thanh bên và chân trang hệ thống. • Đầu trang cho phép thay đổi hình ảnh và kích thước hình ảnh ở phần trên cùng của trang web. • Thanh bên. Hiển thị những thanh nằm ở bên trái (phải) của trang web. Chọn “chỉnh sửa” để thay đổi nội dung hiển thị. Chọn “thêm mục thanh bên” để đưa thêm một thanh hiển thị bên khác. + Màu và phông chữ: Cho phép chỉnh sửa màu sắc, kiểu chữ, kích cỡ chữ + Chủ đề: Mục này cho phép thay đổi giao diện, có nhiều giao diện khác nhau hiển thị, nếu không thêm giao diện, chọn vào “duyệt các chủ đề khác”. Hình 1.13. Giao diện quản lý trang web
  36. - Tạo trang mới. Chọn biểu tượng ở thanh công cụ, tại đây sẽ cho phép tạo trang mới, đặt tên và chọn vị trí của trang mới, nhấn nút “tạo” sau đó nhấn nút “lưu” để hoàn tất. Hình 1.14. Giao diện tạo trang mới - Sửa đổi nội dung trên một trang bất kì. Chọn trang cần chỉnh sửa, nhấp vào biểu tượng ở thanh công cụ, tại đây cho phép nhập nội dung mới, xóa nội dung cũ - Sử dụng thanh menu trong soạn thảo văn bản. Thanh menu gồm 4 mục: + Chèn: dùng để chèn hình ảnh, chèn liên kết, dòng ngang, đoạn phim, mục lục, bảng tính + Định dạng: định dạng theo các tiêu đề, chỉ số trên và dưới, canh chỉnh theo lề. + Bảng: chèn một bảng và các thao tác với bảng. + Bố cục: chọn một trong 9 cách bố cục trang như 1 cột, 2 cột, 3 cột - Sử dụng thanh công cụ khi soạn thảo. Thanh công cụ có các nút: Hoàn tác, Làm lại, Ô chọn phông chữ, Ô chọn cỡ chữ, Đậm, Nghiêng, Gạch dưới, Màu văn bản, Màu nền văn bản, Thêm hoặc xóa liên kết, Danh sách được đánh số, Danh sách có dấu đầu dòng, Tăng thụt lề, Giảm thụt lề, Canh trái, Canh giữa, Canh phải, Xóa định dạng, Chỉnh sửa nguồn HTML.
  37. Sau khi hoàn tất văn bản, nhấn chọn “lưu” để lưu nội dung hoặc “hủy” để hủy bỏ. Hình 1.15. Giao diện soạn thảo văn bản 1.6. Nội dung, phương pháp dạy học chương “Nhóm Oxi” 1.6.1. Giới thiệu nội dung chương “Nhóm Oxi” 1.6.1.1. Mục tiêu chung của chương  Kiến thức HS biết vận dụng những kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng Oxi hóa khử để hiểu được: - Tính chất hóa học của đơn chất: O2, O3, S. - Tính chất hóa học của các hợp chất: H2O2, H2S, SO2, SO3, H2SO4. - Những ứng dụng quan trọng của Oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của chúng.  Kỹ năng Tiếp tục củng cố và hình thành các kỹ năng: - Thực hành, thí nghiệm về tính chất hóa học của các đơn chất O2, S và các hợp chất của chúng. - Quan sát, giải thích, kết luận các hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (ô nhiễm không khí, đất, nước, sự phá hủy tầng ozon, mưa axit, ) - Cân bằng các phản ứng Oxi hóa - khử, xác định chất khử, chất Oxi hóa bằng phương pháp cân bằng electron hoặc cân bằng Oxi hóa. - Giải các bài tập hóa học có liên quan.  Tình cảm, thái độ Ý thức bảo vệ môi trường, chống gây ô nhiễm không khí, đất, nước,
  38. 1.6.1.2. Cấu trúc chương “Nhóm Oxi” Vị trí nhóm Oxi trong BHTTT Cấu tạo nguyên tử của Khái quát về nhóm các nguyên tố Tính chất của các nguyên tố trong nhóm Cấu tạo phân tử Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên Bài Oxi Tính chất hóa học Ứng dụng, điều chế Ozon Cấu tạo phân tử Bài Ozon và hydro peOxit Tính chất Hydro Ứng dụng peoxit Chương Cấu tạo phân tử “Nhóm Oxi” Tính chất vật lý, Ảnh hưởng của nhiệt độ Bài Lưu huỳnh Tính chất hóa học Ứng dụng Sản xuất lưu huỳnh Cấu tạo phân tử Tính chất vật lý Bài hydrosunfua Tính chất hóa học Trạng thái tự nhiên, điều chế Tính chất của muối sunfua Lưu Cấu tạo phân tử huỳnh Tính chất vật lý Bài hợp chất có Tính chất hóa học Oxi của lưu Lưu huỳnh trioxit Ứng dụng Điều chế, sản xuất Axit Phần riêng sunfuric Hình 1.16. Cấu trúc chương "Nhóm Oxi"
  39. 1.6.2. Nguyên tắc sư phạm khi giảng dạy chương “Nhóm Oxi” Chương 6 “Nhóm Oxi” tập hợp những bài giảng về các nguyên tố và chất hóa học, khi giảng dạy cần bảo đảm các nguyên tắc sư phạm cơ bản sau: 1. Sử dụng các phương tiện trực quan, thí nghiệm hóa học để truyền thụ kiến thức. Quá trình nhận thức của HS được thực hiện theo con đường từ trực quan sinh động đến biểu tượng và hình thành khái niệm. Chỉ từ sự quan sát các chất thực, các mẫu chất, mô hình, thí nghiệm, hình vẽ sinh động, HS mới có thể biểu tượng hóa đúng đắn và hiểu đầy đủ về tính chất của các chất và quá trình biến đổi chúng. Nhờ đó kiến thức được khắc sâu vào trí óc của HS. 2. Khi nghiên cứu một chất, phải đặt chúng trong mối liên hệ với các chất khác theo sự biến đổi qua lại lẫn nhau. Các chất chỉ thể hiện tính chất của mình thông qua sự biến đổi, tương tác với các chất khác. 3. Vận dụng các lý thuyết chủ đạo để giải thích bản chất các biến đổi, giúp HS hiểu sâu sắc các kiến thức, đồng thời thông qua đó rèn luyện các thao tác tư duy. Nhiệm vụ chính của GV cần làm rõ các mối quan hệ: - Giữa thành phần, cấu tạo với tính chất lý, hóa học của chất. - Tính chất của chất, ứng dụng và phương pháp điều chế chất đó. 4. Chú trọng việc xử lý chất thải trong phòng thí nghiệm và sản xuất góp phần làm tăng ý thức và kinh nghiệm bảo vệ môi trường và thiên nhiên. Chương 6 “Nhóm Oxi” là chương cuối cùng nghiên cứu về các chất cụ thể trong chương trình Hóa học 10 và cũng là chương đặc biệt có các kiến thức kế thừa từ những năm học trước như O2, H2SO4. Do đó trong quá trình giảng dạy, yêu cầu GV phải nắm được các kiến thức mà HS đã được học để tiếp tục phát triển cao hơn tránh trùng lặp. Đồng thời, GV cần triệt để khai thác các lý thuyết chủ đạo, vận dụng các kiến thức về nguyên tử, liên kết hóa học, hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung trong chương. Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp dùng lời được xem là kinh điển khi giảng dạy các bài về chất. Sự phối hợp thường xuyên các phương pháp này theo hình thức minh họa hoặc nghiên cứu là để góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức và tăng hứng thú học tập cho HS. Từ kinh nghiệm của nhiều thầy cô, việc phối hợp các phương pháp sau sẽ phù hợp để giảng dạy các kiến thức trong chương:
  40.  Tái hiện kiến thức cũ bằng phương pháp vấn đáp, đàm thoại. GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS có thể tranh luận với nhau và với cả GV; qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học. Sử dụng biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng giờ học qua hệ thống các câu hỏi phù hợp với yêu cầu của bài học, hấp dẫn và sát đối tượng. Đặc biệt trong chương này, nếu kết hợp tốt với khâu chuẩn bị bài ở nhà của HS và hệ thống câu hỏi đàm thoại trên lớp, GV sẽ dễ dàng nâng mức độ từ vấn đáp tái hiện thành vấn đáp giải thích, thậm chí là vấn đáp tìm tòi. Điều này giúp cho giờ học sẽ sinh động, bài học hấp dẫn, lôi cuốn HS hơn.  Tiếp thu kiến thức bằng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với thao tác tư duy diễn dịch, so sánh và liên tưởng. HS sẽ tự chiếm lĩnh kiến thức mới khi thấy có điểm giống kiến thức đã học. Ngược lại, nếu thấy mâu thuẫn với quy luật đã học thì HS đã tự đưa mình vào tình huống có vấn đề. Tiếp theo, HS tự giải quyết vấn đề bằng cách xem xét mối liên hệ cấu tạo - tính chất - ứng dụng - điều chế, và sẽ có ngay câu trả lới, đó chính là kiến thức mới. Chẳng hạn, khi nghiên cứu tính chất hóa học của các nguyên tố trong nhóm Oxi, HS có thể dựa vào tính chất hóa học chung của nhóm VIA và suy luận tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh là tính oxi hóa do cấu hình electron đều có 6 electron ngoài cùng. Tuy nhiên, bên cạnh tính oxi hóa, lưu huỳnh còn có thể hiện thêm tính khử. Để giải quyết vấn đề trên, HS buộc phải nghiên cứu sự khác biệt về sự phân bố các electron vào các obitan của lưu huỳnh và oxi.  Đẩy mạnh việc tự học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập ở nhà. Lượng kiến thức có trong chương này rất lớn. Các nguyên tử có nhiều trạng thái oxi hóa dẫn đến sự biến đổi khả năng oxi hóa - khử. Ngoài ra, một số hợp chất còn thể hiện tính chất axit - bazơ. Đây là một trong những chương trọng tâm của hóa học vô cơ. Hầu hết các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học cao đẳng hiện nay đều đề cập đến nội dung chương này. Vì thế, nhu cầu tự học ở chương này là rất lớn. Đẩy mạnh việc tự học bằng cách giải bài tập thì cả thầy và trò đều sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa một lượng kiến thức lớn với thời gian học hạn chế tại lớp. Hệ thống bài tập tốt sẽ giúp HS củng cố kiến thức, tăng năng lực suy luận và làm tăng niềm say mê học tập bộ môn. Chuẩn bị bài và giải bài tập ở nhà là một trong những biện pháp thực thi cá thể hóa việc học đến mức cao nhất.
  41. Với những nguyên tắc sư phạm khi giảng dạy chương “Nhóm Oxi” trên và qua tham khảo [1], chúng tôi đề xuất phương pháp giảng dạy chương này theo sơ đồ sau: Vận dụng lý thuyết chủ đạo về cấu tạo Dự đoán tính chất Xác minh những điều nguyên tử, liên kết hóa học của đơn chất dự đoán về tính chất hóa học, định luật O2, O3, S và những bằng các thí nghiệm, tuần hoàn, phản ứng hợp chất của chúng thực hành hóa học hóa học. Khi giảng dạy, cần gắn những kiến thức về ứng dụng và điều chế chất với những tính chất vật lý và hóa học của chất.
  42. 2. CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “NHÓM OXI” (HÓA HỌC 10 NÂNG CAO) 2.1. Cấu trúc chung của WebQuest Trang chủ Bài Oxi Bài ozon và hydro peOxit Bài lưu huỳnh Bài hợp chất có Oxi của lưu huỳnh Lưu huỳnh Axit sunfuric Trang giáo viên Tác giả Cách đọc tài liệu tiếng anh Hướng dẫn giải bt Kết quả báo cáo Hình 2.1. Sơ đồ WebQuest đã thiết kế Trong WebQuest mỗi bài đều gồm có sáu mục nhỏ: Giới thiệu, nhiệm vụ, tiến trình, nguồn tư liệu, đánh giá, kết luận. Giới thiệu: Giới thiệu sơ lược về nội dung chất cần nghiên cứu, tạo sự hiếu kì cho HS. Nhiệm vụ: Phần này chúng tôi phân lớp thành bốn nhóm, đưa nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm, thời gian trình bày báo cáo, cách thức báo cáo. Tiến trình: Nêu lên các bước chung mà các nhóm cần làm, trong đó có đưa hệ thống câu hỏi định hướng cho HS, những chú ý mà HS cần chú trọng tìm hiểu sâu hơn để giải quyết đúng trọng tâm vấn đề.
  43. Nguồn tư liệu: Tùy từng nhiệm vụ mà ở phần nguồn tài liệu chúng tôi phân rõ của từng nhóm hay phân theo mục nội dung bài học, các nhóm cần hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm mình để chọn đúng nguồn tư liệu cần thiết. Ở đây, vì WebQuest “Hóa học trong tầm tay” là một trang web được xuất lên mạng, nên chúng tôi chọn tất cả tư liệu là các trang web trên mạng. Đánh giá: Chúng tôi thiết kế hệ thống đánh giá gồm ba hình thức: đánh giá chung, HS tự đánh giá theo nhóm và đánh giá cá nhân. Trong đó, phần đánh giá chung và đánh giá cá nhân được chúng tôi sử dụng công cụ Google Docs thiết kế phiếu đánh giá trực tuyến. - Đánh giá chung: Là hình thức các nhóm đánh giá cho nhóm báo cáo dựa trên các tiêu chí đánh giá do GV soạn sẵn. Các nhóm sau khi hoàn tất buổi báo cáo sẽ vào đường dẫn liên kết sẵn có trên WebQuest, trong mục đánh giá để đánh giá cho các nhóm bạn. Các tiêu chí này HS đã được tiếp cận trước buổi báo cáo diễn ra. Ngoài ra, GV cũng căn cứ trên các tiêu chí này để đánh giá cho các nhóm thuyết trình. - Tự đánh giá theo nhóm: HS hoàn thành phiếu tự đánh giá các thành viên trong nhóm và gửi cho GV vào cuối buổi thuyết trình. Phiếu đánh giá này là một văn bản dạng word, được thiết kế chung cho tất cả các bài. - Đánh giá cá nhân: Là 2 bài trắc ngiệm ngắn, mỗi bài gồm 5 câu, bao gồm những nội dung đã báo cáo của tất cả các nhóm. Một bài được làm ngay cuối buổi báo cáo nhằm mục đích để các HS phải chú ý theo dõi bài báo cáo của nhóm bạn. Một bài HS hoàn thành ở nhà sau buổi báo cáo, từng HS vào đường dẫn liên kết trên WebQuest để hoàn tất phần bài tập này. Theo đó, điểm tổng cộng của từng HS bao gồm: một cột điểm đánh giá của GV chiếm 45%, một cột điểm trung bình của các nhóm nhận xét cho nhóm báo cáo chiếm 20%, điểm trung bình của phiếu tự đánh giá của các thành viên trong nhóm chiếm 10% , điểm của phần đánh giá cá nhân chiếm 10% và điểm của bài kiểm tra trên lớp ngay cuối buổi báo cáo chiếm 15%. Kết luận: Chốt lại vấn đề dựa trên nhiệm vụ, nhắc nhở, khích lệ HS.
  44. Bảng 2.1. Bảng đánh giá các thành viên trong nhóm BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM Nhóm : . Họ và tên (người đánh giá) : Công việc Thời gian Thời gian STT Tên Đánh giá – nhận xét của nhóm của nhóm hoàn thành 1 2.2. Giới thiệu hệ thống WebQuest đã thiết kế Có thể tham khảo trang WebQuest tại đường dẫn sau: Hoặc gõ “webquestOxi” tìm kiếm trên Google, chọn kết quả tìm thấy đầu tiên. 2.2.1. Bài “Oxi”  Giới thiệu Oxi là một chất khí xuất hiện từ rất lâu (khoảng 2 tỉ năm về trước), cùng với lịch sử hình thành của trái đất. Nhưng các nhà khoa học vẫn không hề biết và hiểu về sự tồn tại cũng như vai trò của nó. Mãi đến thế kỉ 17, bí ẩn nguyên tố của sự sống này mới được khám phá. Và cùng với sự ra đời của Oxi, một thế giới lịch sử hóa học nữa cũng được mở ra từ đây, thổi bay lớp bụi mờ che lấp tri thức khoa học thực sự - thuyết nhiên tố. Thế nhưng lịch sử khám phá ra Oxi cũng là một câu chuyện dài, gây tranh cãi suốt gần 200 năm. Vậy câu chuyện đó là như thế nào, tính chất của Oxi là gì vai trò ra sao trong cuộc sống, các HS sẽ được biết qua bài học này.
  45. Hình 2.2. Giao diện WebQuest bài Oxi  Nhiệm vụ Tại một buổi hội nghị đề xuất giải Nobel hóa học, mọi người nhận thấy rằng việc tìm ra Oxi thực sự là một khám phá vĩ đại và quyết định vinh danh nhà hóa học này. Thế nhưng các vị giám khảo không thống nhất được người xứng đáng bởi các quốc gia còn đang tranh cãi với nhau xem nhà hóa học nào mới thực sự là người tìm ra Oxi. Người Pháp cho rằng Lavoisier mới đích thực là người tìm ra Oxi, người Anh thì ủng hộ cho Pristley còn người Thụy Điển cứ khăng khăng rằng C.Scheele mới xứng đáng. Ban tổ chức bàn bạc với nhau và quyết định sẽ cho các nhà hóa học trên tự chứng minh rằng mình mới đúng là “cha đẻ” của Oxi. Mỗi tổ sẽ đóng vai là một trong ba nhà hóa học trên, phác họa một tấm áp phích hình ảnh “đứa con” Oxi và làm một thí nghiệm thể hiện một ứng dụng có thật của Oxi trong thực tế cuộc sống hoặc một phản ứng điều chế Oxi. Sau đó, lần lượt các nhà hóa học sẽ lên diễn giải trong vòng 15 phút để thuyết phục ban giám khảo. Cuối buổi báo cáo, cả lớp sẽ làm một bài trắc nghiệm ngắn gồm 5 câu trong vòng 5 phút về nội dung kiến thức mà các nhóm đã báo cáo. Lớp chia thành 4 nhóm (tương ứng với 4 tổ). - Nhóm 1, 4: Lavoisier. - Nhóm 2: Pristley. - Nhóm 3: C.Scheele.
  46.  Tiến trình - Các nhóm cần tìm hiểu các thông tin sau: + Cách thức (phương trình) nhà hóa học (mình đóng vai) đã dùng để điều chế Oxi? Thời gian tìm thấy? + Vị trí của Oxi trong bảng HTTH? Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Oxi cho biết tính chất hóa học cơ bản gì? + Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của Oxi? + Tính chất hóa học cơ bản của Oxi? + Thể hiện ở những phản ứng với các chất nào? + Ứng dụng của Oxi trong cuộc sống và công nghiệp? + Nguyên tắc chung điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm? + Thu khí Oxi bằng phương pháp gì? Vì sao? + Các cách điều chế Oxi trong công nghiệp? - Các nhóm chú trọng hơn phần tính chất hóa học và điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm. - Các nhóm có thể kết hợp SGK và tìm thêm thông tin qua các trang web GV cung cấp. - Vẽ tấm áp phích. - Chọn và chuẩn bị thí nghiệm biễu diễn. - Diễn thuyết trước lớp. Có thể trao đổi với GV về cách tiến hành thí nghiệm.  Nguồn tư liệu - Tìm hiểu về lịch sử của Oxi: 1. 2. _khoa_h%E1%BB%8Dc_v%C4%A9_%C4%91%E1%BA%A1i_nh%E 1%BA%A5t_trong_l%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD/20 - Tìm hiểu về các tính chất lý - hóa của Oxi: 1. 2. - Tìm hiểu ứng dụng Oxi: 1.
  47. 2. 3. - Tìm hiểu điều chế Oxi: 1.  Đánh giá Dưới đây là bảng tiêu chí đánh giá chung cho bài Oxi. Bảng 2.2. Bảng tiêu chí đánh giá chung bài Oxi 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm Thời gian Đúng giờ hoặc Quá 3 – 4 phút Quá 5 – 7 phút Quá hơn 8 phút trình bày không quá 2 quy định. quy định. quy định (1) phút quy định. Tính tổ Các thành viên Có 1 thành Có 2 thành viên Có từ 3 thành chức trong nhóm đều viên không không tham gia viên không (1) trình bày, phân tham gia trình trình bày hoặc tham gia trình chia công việc bày hoặc vắng vắng mặt không bày hoặc vắng hợp lý. mặt không xin xin phép. mặt không xin phép. phép. Kỹ năng Trình bày rõ Có nắm nội Còn phụ thuộc Quá phụ thuộc trình bày ràng, mạch lạc, dung trình bày tài liệu nhưng vào tài liệu, trước lớp ngắn gọn; phong nhưng còn vấp, có sự cố gắng không có sự (2) thái tự tin; chưa biết cách khi thuyết trình giao lưu mắt không phụ thuộc làm ngắn gọn, Không gây với người nghe; vào tài liệu, gây người nghe có được sự hào tác phong thiếu hứng thú với chú ý theo dõi. hứng với người tự tin, thuyết người nghe. nghe. trình nhàm chán khiến người nghe không chú ý theo dõi. Trả lời câu Nhanh, hợp lý, Trả lời chậm Trả lời chậm, Trả lời sai hoàn hỏi thỏa mãn người nhưng thỏa chưa thỏa mãn toàn hoặc (1) nghe. mãn người người nghe không trả lời
  48. nghe. hoàn toàn. được. Tấm áp Thiết kế đẹp, Không đáp ứng Không đáp ứng Không đáp ứng phích màu sắc hài hòa, được yêu cầu được yêu cầu được yêu cầu về (2) bố cục hợp lý, về nội dung. về nội dung và nội dung, bố đảm bảo đầy đủ bố cục. cục và kiểu chữ, nội dung, kiểu kích cỡ chữ. chữ và kích cỡ chữ phù hợp. Thí nghiệm Thao tác đúng, Thao tác đúng, Thao tác đúng Thao tác chưa biểu diễn thí nghiệm thành nêu được vai nhưng thí chuẩn xác, thí (2) công, nêu được trò của thí nghiệm không nghiệm không vai trò của thí nghiệm nhưng thành công và thành công và nghiệm. thí nghiệm chưa nêu được chưa nêu được không thành đầy đủ vai trò đầy đủ vai trò công. của thí nghiệm. của thí nghiệm. Dưới đây là giao diện phiếu đánh giá chung được chúng tôi thiết kế bằng Google Docs. Hình 2.3. Giao diện phiếu đánh giá chung bài Oxi
  49. 2.2.2. Bài “Ozon và Hydro peoxit”  Giới thiệu Ozon là một dạng thù hình của Oxi, được Schoenbein - người Đức tìm ra vào năm 1840. Ban đầu ông gọi nó là ozon vì ông ngửi thấy nó có mùi gì đó gần giống như Clo, hoặc Brom, vì theo tiếng Hy Lạp, “ozon” nghĩa là “có mùi”. Một hợp chất khá quan trọng và phổ biến khác của Oxi là hydro peoxit hay vẫn thường được biết đến với tên gọi “nước Oxi già”. Hydro peoxit được điều chế lần đầu tiên vào năm 1818 bởi Louis Jacques Thénard - nhà hóa học người Pháp. Ozon có trong tự nhiên và là một chất khí có khá nhiều ứng dụng. Còn “nước Oxi già” thì tủ thuốc gia đình nào hầu như cũng có. Vậy chúng còn có những ứng dụng gì, tính chất ra sao, những ứng dụng đó là do tính chất gì của chúng làm nên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nào.  Nhiệm vụ Hóa học luôn luôn gắn với đời sống và luôn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày xung quanh chúng ta. Việc học nói chung và bộ môn hóa học nói riêng không phải là cái gì đó trừu tượng, xa vời mà là những thứ rất gần gũi trong đời sống. Từ tầng ozon xa vời vợi trong không trung đến ngay chai nước Oxi già vẫn hay dùng để rửa vết thương đều có sự hiện diện của hóa học, nhưng không phải ai cũng giải thích các hiện tượng bình thường một cách đúng đắn và khoa học đâu nhé. Để các bậc cha mẹ hiểu hơn về việc học của con mình cũng như biết được vai trò của môn hóa trong đời sống, trường chúng ta đề xuất ý tưởng mời các phụ huynh HS tham gia giờ hóa học bài “Ozon và Hydro peoxit” của lớp chúng ta vào tuần tới. Lớp chia thành 4 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nhóm 1: Tìm hiểu về cấu tạo, tính chất và những ứng dụng của ozon. - Nhóm 2: Tìm hiểu về tầng ozon, nguyên nhân gây nên và hậu quả. - Nhóm 3: Tìm hiểu về cấu tạo, tính chất của hydro peoxit. - Nhóm 4: Tìm hiểu về những ứng dụng của hydro peoxit (đặc biệt làm rõ tính khử trùng vết thương của nước Oxi già), và so sánh tính chất của ozon với hydro peoxit. Mỗi nhóm thuyết trình trên PowerPoint trong vòng 7 phút. Sau khi các nhóm hoàn thành báo cáo, cả lớp sẽ làm một bài trắc nghiệm ngắn trong 5 phút về nội dung mà tất cả các nhóm đã thuyết trình.
  50.  Tiến trình - Mỗi nhóm cần tìm hiểu các thông tin sau: • Nhóm 1: + Dạng thù hình là gì? Cấu tạo của ozon? + Tính chất vật lý của ozon? Tại sao nói ozon vừa là chất có hại, vừa là chất có lợi cho sức khỏe? + Ozon có ở đâu? + Tính chất hóa học của ozon? So sánh tính chất đó với Oxi? + Nhận biết ozon như thế nào? + Ứng dụng của ozon? Những ứng dụng đó dựa trên tính chất nào của ozon. • Nhóm 2: + Tầng ozon có ở đâu? Vai trò của tầng ozon? + Nguyên nhân gây thủng tầng ozon? (Trình bày rõ cơ chế) + Tác hại khi tầng ozon bị thủng? Hiện nay, mức độ thủng của tầng ozon như thế nào? • Nhóm 3: + CTPT và CTCT của hydro peoxit? + Tại sao hydro peoxit còn được gọi là “nước Oxi già”? + Tính chất vật lý của hydro peoxit? + Tính chất hóa học của hydro peoxit? + Nhận biết hydro peoxit bằng cách nào? • Nhóm 4: + Những ứng dụng của hydro peoxit? + Những ứng dụng trên dựa vào tính chất nào của hydro peoxit? + Tại sao nước Oxi già có khả năng khử trùng? Khi nước Oxi già tiếp xúc với vết thương, ta thấy vết thương sủi bọt lên, giải thích? + Hydro peoxit và ozon có những điểm gì giống và khác nhau. + Khi có mặt hydro peoxit và ozon thì phải nhận biết bằng cách nào? - Các nhóm có thể kết hợp SGK và tìm thêm thông tin qua các trang web do GV cung cấp.
  51. - Thiết kế PowerPoint. - Chuẩn bị báo cáo. - Diễn thuyết trước lớp. Hình 2.4. Giao diện WebQuest bài Ozon và Hydro peoxit  Nguồn tư liệu - Tìm hiểu chung về ozon: 1. 2. moi-truong/120-ozon.html 3. 4. - Tìm hiểu về tầng ozon 1. moi-truong/120-ozon.html 2. %C3%B4z%C3%B4n 3. 4. 5.
  52. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. - Tìm hiểu về hydro peoxit 1. %ADt 2. 3. 4. 5. 6. 7.  Đánh giá Tương tự như với bài Oxi, chúng tôi đã thiết kế bảng tiêu chí đánh giá chung cho bài Ozon và Hydro peoxit. Bảng 2.3. Bảng tiêu chí đánh giá chung bài Ozon và Hydro peoxit 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm Thời gian Đúng giờ quy Quá 1 phút quy Quá 2 phút quy Quá hơn 2 phút trình bày định. định. định. quy định. (1) Các thành viên Có 1 thành Có 2 thành viên Có từ 3 thành trong nhóm đều viên không không tham gia viên không Tính tổ tham gia vào tham gia quá quá trình báo tham gia quá chức quá trình báo trình báo cáo cáo hoặc vắng trình báo cáo (1) cáo. hoặc vắng mặt mặt không xin hoặc vắng mặt không xin phép. không xin phép. phép.
  53. Kỹ năng Trình bày rõ Có nắm nội Còn phụ thuộc Quá phụ thuộc trình bày ràng, mạch lạc, dung trình bày tài liệu nhưng vào tài liệu, trước lớp ngắn gọn; phong nhưng còn vấp, có sự cố gắng không có sự (2) thái tự tin; chưa biết cách khi thuyết trình giao lưu mắt không phụ thuộc làm ngắn gọn, Không gây với người nghe; vào tài liệu, gây người nghe có được sự hào tác phong thiếu hứng thú với chú ý theo dõi. hứng với người tự tin, thuyết người nghe. nghe. trình nhàm chán khiến người nghe không chú ý theo dõi. Nhanh, hợp lý, Trả lời chậm Trả lời chậm, Trả lời sai hoàn Trả lời câu thỏa mãn người nhưng thỏa chưa thỏa mãn toàn hoặc hỏi nghe. mãn người người nghe không trả lời (1) nghe. hoàn toàn. được. Thiết kế đẹp, Không đáp ứng Không đáp ứng Không đáp ứng màu sắc hài hòa, được yêu cầu được yêu cầu được yêu cầu về Power bố cục hợp lý, về bố cục, các về kiểu chữ, nội dung, bố point đảm bảo đầy đủ yêu cầu khác màu sắc và bố cục và kiểu chữ, (2) nội dung, kiểu hoàn thành đầy cục. kích cỡ chữ. chữ và kích cỡ đủ. chữ phù hợp. Sau đây là giao diện của phần đánh giá cá nhân. Hình 2.5. Giao diện phiếu đánh giá cá nhân bài Ozon và Hydro peoxit
  54. 2.2.3. Bài “Lưu huỳnh”  Giới thiệu Bên cạnh 7 nguyên tố kim loại được lịch sử ghi nhận là có từ thời xa xưa (được mệnh danh là “thất hùng”) còn có 2 nguyên tố phi kim nữa là cacbon và lưu huỳnh. Đặc biệt, lưu huỳnh đã kinh qua bao cuộc chiến, nổi danh với “ngọn lửa Hy Lạp”, được các nhà giả kim thuật khá ưu ái. Vậy lưu huỳnh là nguyên tố như thế nào, có những tính chất, vai trò gì, khai thác và điều chế ra sao? Các em sẽ được biết qua bài học này.  Nhiệm vụ Kênh truyền hình BBC của Mỹ muốn làm một đoạn phim tài liệu ngắn tìm hiểu về nguyên tố có từ thời xa xưa và hiện tại đang là nguồn nguyên liệu quan trọng để điều chế axit sunfuric: lưu huỳnh. Để tăng thêm sự phong phú, kênh truyền hình BBC quyết định tổ chức cuộc thi dành cho tất cả học sinh phổ thông trên toàn thế giới để lựa chọn đoạn phim xuất sắc nhất và sẽ được kênh này phát sóng trên truyền hình. Theo đó, mỗi nhóm học sinh sẽ làm một đoạn phim tài liệu ngắn (tối đa 5 phút) về một mảng nội dung trong bài lưu huỳnh và đặc biệt phải có kèm theo một mẫu tinh thể lưu huỳnh tà phương do tự tay nhóm điều chế trong phòng thí nghiệm. Mỗi tổ sẽ là một nhóm tham dự cuộc thi trên. - Tổ 1: tìm hiểu về tính chất vật lý của lưu huỳnh - Tổ 2: tìm hiểu về vị trí của S trong bảng HTTH và tính oxi hóa của lưu huỳnh. - Tổ 3: tìm hiểu về tính khử và ứng dụng của lưu huỳnh. - Tổ 4: tìm hiểu về sản xuất lưu huỳnh. Mỗi nhóm có thể thuyết trình về đoạn phim để tăng tính thuyết phục. Ngoài ra, cuối buổi thuyết trình, cả lớp sẽ làm một bài trắc nghiệm nhỏ gồm 5 câu trong vòng 5 phút bao gồm tất cả nội dung mà các nhóm đã báo cáo.  Tiến trình - Những thông tin cần tìm hiểu • Tổ 1 + Hai dạng thù hình của lưu huỳnh? + Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh? (Giải thích rõ về trạng thái S ứng với từng nhiệt độ).
  55. • Tổ 2 + Cấu hình và vị trí của lưu huỳnh trong bảng HTTH? + Các số oxi hóa mà lưu huỳnh có thể thể hiện? + Tính chất hóa học của lưu huỳnh? + Tính oxi hóa của S thể hiện qua những phản ứng nào? (Có đoạn phim thí nghiệm hoặc hình ảnh minh họa và phải giải thích rõ những hiện tượng). • Tổ 3 + Vì sao S có tính khử? + Tính khử của S thể hiện ở những phản ứng nào? (Có đoạn phim thí nghiệm hoặc hình ảnh minh họa và giải thích rõ hiện tượng). + Những ứng dụng của S? Ứng dụng nào quan trọng nhất? Vì sao? • Tổ 4 + Lưu huỳnh trong tự nhiên tồn tại ở dạng nào và thường có ở đâu? + Cách khai thác lưu huỳnh trong tự nhiên? (Giải thích rõ). + Cách sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất? (Có đoạn phim hoặc hình ảnh minh họa và giải thích hiện tượng). - Các HS kết hợp SGK và tìm thêm thông tin qua các trang web mà GV cung cấp. - Quay phim và chỉnh sửa. - Điều chế mẫu lưu huỳnh tà phương (lưu huỳnh hình kim). Chú ý: HS có thể trao đổi với GV về cách tiến hành thí nghiệm điều chế này.  Nguồn tư liệu - Tổng quát về lưu huỳnh: 1. 2. 3. 4. 5. - Tính chất vật lý: 1. 2. - Tính chất hóa học của lưu huỳnh:
  56. 1. =1 2. 3. - Hai dạng thù hình của S: 1. 2. 3. 4. - Khai thác lưu huỳnh trong tự nhiên: 1. ijen-indonesia-543778/ 2. belerang/ 3. - Điều chế lưu huỳnh trong phòng thí nghiệm: 1. Hình 2.6. Giao diện WebQuest bài Lưu huỳnh
  57.  Đánh giá Tương tự như các bài trước, chúng tôi đã thiết kế bảng tiêu chí đánh giá chung: Bảng 2.4. Bảng tiêu chí đánh giá chung bài Lưu huỳnh 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm Độ dài Đúng giờ quy Quá 2 phút quy Quá 3 phút quy Quá 4 phút quy đoạn định hoặc quá 1 định. định. định. phim. phút quy định. (1) Tính tổ Các thành viên Có 1 thành viên Có 2 thành viên Có từ 3 thành chức trong nhóm đều vắng mặt không vắng mặt không viên vắng mặt (1) có mặt và tham xin phép hoặc xin phép hoặc không xin phép gia vào quá trình không tham gia không tham gia hoặc không điêù chế mẫu vào thí nghiệm thí nghiệm. tham gia. lưu huỳnh tà điều chế mẫu phương. lưu huỳnh tà phương. Nội dung Chính xác và Chính xác, Có chỗ bị sai Nội dung bị sai đoạn tương đối đầy nhưng nội dung nhưng không những lỗi không phim đủ về nội dung bị thiếu 1 mục lớn hoặc nội chấp nhận được (3) yêu cầu. nhỏ. dung bị thiếu 1 hoặc thiếu nội mục lớn. dung quá nhiều. Hình thức Hình ảnh đẹp, Hình ảnh đẹp, Hình ảnh tương Hình ảnh chưa đoạn lời thoại (nếu lời thoại (nếu đối đẹp, lời đẹp, lời thoại phim có) rõ ràng, bố có) hơi nhỏ hoặc thoại quá nhỏ chưa đạt yêu (2) trí khoa học. bố trí chưa hợp hoặc bố trí cầu, bố trí tùy lý. không hợp lý. tiện.
  58. Bài Ngắn gọn, trôi Làm rõ được nội Thuyết trình dài Dài dòng, chưa thuyết chảy, làm rõ dung đoạn phim dòng, chưa trôi trôi chảy và nội trình. được nội dung và nội dung yêu chảy nhưng vẫn dung chưa được (2) của đoạn phim cầu nhưng còn rõ được nội làm rõ. và nội dung yêu dài dòng. dung. cầu (giải thích về hiện tượng). Mẫu lưu Ra đúng sản Đúng sản phẩm Đúng sản phẩm Chưa rõ hình huỳnh tà phẩm lưu huỳnh lưu huỳnh tà lưu huỳnh tà dạng lưu huỳnh phương. tà phương, tinh phương, tinh thể phương nhưng tà phương. (2) thể dài, nhiều và hơi ngắn nhưng tinh thể quá đẹp. nhiều, đẹp. ngắn, ít. Trả lời Nhanh, hợp lý, Trả lời chậm Trả lời chậm, Trả lời chưa câu hỏi thỏa mãn những nhưng thỏa mãn chưa thỏa mãn chính xác hoặc (1) thắc mắc người người nghe. người nghe hoàn không trả lời nghe. toàn. được. Và đây là giao diện phiếu đánh giá chung dành cho bài lưu huỳnh. Hình 2.7. Giao diện phiếu đánh giá chung bài Lưu huỳnh
  59. 2.2.4. Bài “Hợp chất có oxi của Lưu huỳnh” 2.2.4.1. Lưu huỳnh đioxit  Giới thiệu Là một hợp chất có oxi của lưu huỳnh, khí sunfurơ được coi là chất công ít tội nhiều, đồng thời còn là mối lo nguy hại môi trường lớn nhất. Vì sao lại như vậy? Ngoài ra, khí sunfurơ còn có những tính chất như thế nào, có ứng dụng gì trong cuộc sống không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học lần này.  Nhiệm vụ Tan học, bị mắc mưa, Tí và Tèo ngồi nói chuyện với nhau. - Mưa này có phải mưa axit không Tèo? Tí nghe anh hai nói một nửa cơn mưa ở nước ta là mưa axit đó. - Mưa axit là gì? Sao lại có mưa axit? - Tí cũng không biết nữa? Hay là đi hỏi mấy anh chị lớp 10 đi, anh hai Tí cũng học lớp 10 đó. Các anh chị lớp 10 chúng ta hãy cùng nhau giúp Tí và Tèo hiểu về mưa axit và những tác hại của nó nhé. Nhóm 1: giải thích về cấu tạo phân tử và chứng tỏ lưu huỳnh đioxit là oxit axit thông qua một vở kịch vui. Nhóm 2: cũng thông qua hình thức kịch vui, chứng tỏ lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa. Nhóm 3: vẽ bức tranh nói lên quá trình tạo mưa axit và những ảnh hưởng. Nhóm 4: thiết kế 1 tờ bướm (tờ rơi, brochures) tuyên truyền về sự gây ô nhiễm của khí sunfurơ cho mọi người hiểu và đồng thời đề xuất những giải pháp. Tất cả các nhóm trình bày vấn đề tối đa trong vòng 8 phút. Cuối buổi báo cáo, cả lớp sẽ làm một bài trắc nghiệm ngắn gồm 5 câu trong vòng 5 phút bao gồm nội dung mà các nhóm đã báo cáo.
  60. Hình 2.8. Giao diện WebQuest phần Lưu huỳnh đioxit  Tiến trình - Những thông tin cần tìm hiểu • Nhóm 1 + Lưu huỳnh đioxit có CTCT như thế nào? Giải thích liên kết hóa học trong phân tử SO2. + Những chất như thế nào thì gọi là oxit axit? Chứng minh SO2 là một oxit axit. + Khi tác dụng với dung dịch bazơ, SO2 tạo được những muối nào? Vì sao? • Nhóm 2 + S trong SO2 có số oxi hóa bao nhiêu? SO2 sẽ thể hiện được tính khử hay oxi hóa? + Những phương trình phản ứng nào chứng minh tính khử, tính oxi hóa của SO2? + Khi cho SO2 tác dụng với dung dịch Br2 và thuốc tím, hiện tượng gì xảy ra? + Tương tự, hiện tượng gì xảy ra khi cho cánh hoa hồng vào bình khí sunfurơ? • Nhóm 3 + Mưa axit là gì?
  61. + Nguyên nhân gây ra mưa axit? + Giải thích rõ sự hình thành mưa axit từ khí SO2. + Những ảnh hưởng của mưa axit gây nên? • Nhóm 4 + Vì sao SO2 lại là chất gây ô nhiễm? + Khí SO2 sinh ra từ những nguồn nào? + Khí sunfurơ gây những tác hại gì cho con người? + Có cách nào để hạn chế thải khí SO2 mà em, các bạn và mọi người có thể làm được? - Các em kết hợp SGK và tìm thêm thông tin qua các trang web GV cung cấp. - Tiến hành thực hiện tiết mục và tập cách diễn đạt giải thích. - Biểu diễn tiết mục trước lớp.  Nguồn tư liệu - Tìm hiểu cấu tạo phân tử và tính chất hóa học: 1. diOxit-l%C6%B0u-hu%E1%BB%B3nh-triOxit/ 2. huy%CC%80nh-diOxit-l%C6%B0u-huy%CC%80nh-triOxit/ 3. - Tìm hiểu về mưa axit: 1. 2. truong/380-tim-hieu-ve-mua-axit.html 3. axit/55265849/412/ 4. l%C6%B0u-hu%E1%BB%B3nh-triOxit/ - Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm bởi SO2 1. 2. 3. axit/55265849/412/
  62.  Đánh giá Chúng tôi đã thiết kế bảng tiêu chí đánh giá chung như sau: Bảng 2.5.Bảng tiêu chí đánh giá chung phần Lưu huỳnh đioxit 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm Thời gian Đúng giờ quy Quá 2 phút quy Quá 3 phút quy Quá 4 phút quy trình bày. định hoặc quá 1 định. định. định. (1) phút quy định. Tính tổ Các thành viên Có 1 thành viên Có 2 thành viên Có từ 3 thành chức trong nhóm đều vắng mặt không vắng mặt không viên vắng mặt (1) có mặt, tham gia xin phép hoặc xin phép hoặc không xin phép vào quá trình tiết không tham gia không tham gia. hoặc không tham mục. vào quá trình tiết gia. mục. Vở kịch Thể hiện được Thể hiện được nội Thể hiện được nội Thể hiện được (nhóm nội dung yêu dung yêu cầu; nội dung yêu cầu; nội nội dung yêu 1,2) cầu; nội dung dung phải chính dung chưa chính cầu nhưng chưa (2) phải chính xác; xác; nhưng hình xác; hình thức đầy đủ và nhiều thu hút người thức chưa thu hút chưa thu hút chỗ chưa chính xem, tạo sự người xem, chưa người xem. xác; chưa thu hứng thú, hấp tạo nhiều sự hứng hút người xem. dẫn. thú. Tranh vẽ Nội dung đầy Nội dung đầy đủ, Nội dung đầy đủ, Không thỏa mãn (nhóm 3) đủ, chính xác, chính xác, bố cục chính xác, bố cục những điều trên. (2) bố cục hợp lý, chưa hợp lý, màu chưa hợp lý, màu màu sắc hài hòa; sắc chưa hài hòa; sắc chưa hài hòa; thuyết trình hấp nhưng thuyết thuyết trình chưa dẫn, thuyết phục trình hấp dẫn, hấp dẫn, chưa người nghe và thuyết phục người giúp người nghe giúp người nghe nghe và giúp hiểu rõ vấn đề. hiểu rõ vấn đề. người nghe hiểu rõ vấn đề.
  63. Tờ bướm Nội dung đầy Nội dung đầy đủ, Nội dung đầy đủ, Chưa thỏa mãn (Nhóm 4) đủ, chính xác, chính xác, bố cục chính xác; bố cục những yêu cầu (2) bố cục hợp lý; chưa hợp lý; màu chưa hợp lý; màu trên. màu sắc, kiểu sắc, kiểu chữ sắc, kiểu chữ chữ hài hòa; chưa hài hòa; chưa hài hòa; thuyết trình hấp thuyết trình hấp thuyết trình dẫn, thuyết phục dẫn, thuyết phục không hấp dẫn, người nghe và người nghe và chưa giúp người giúp người nghe giúp người nghe nghe hiểu rõ vấn hiểu rõ vấn đề. hiểu rõ vấn đề. đề. Trả lời câu Nhanh, hợp lý, Trả lời chậm Trả lời chậm, Trả lời chưa hỏi do thỏa mãn những nhưng thỏa mãn chưa thỏa mãn chính xác hoặc nhóm khác thắc mắc người người nghe. người nghe hoàn không trả lời đặt. (1) nghe. toàn. được. Phiếu đánh giá chung cho phần bài Lưu huỳnh đioxit. Hình 2.9. Giao diện phiếu đánh giá chung phần Lưu huỳnh đioxit
  64. 2.2.4.2. Axit sunfuric  Giới thiệu Một loại axit khá quen thuộc và gần gũi, góp công sức rất lớn cho sự phát triển nền công nghiệp lẫn nông nghiệp nhưng gây nguy hiểm cũng không ít. Thậm chí ngay thời giả kim thuật, các nhà giả kim đã gọi chúng là “linh hồn của sunfat” và hằng năm thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn axit này. Axit đó là gì và vì sao có tầm ảnh hưởng lớn đến vậy, chúng ta sẽ được biết qua bài học này.  Nhiệm vụ Tại một buổi tiệc hóa học, để tạo không khí hóa học, những người tham gia phải thể hiện một tiết mục vui nhộn liên quan đến một chủ đề nào đó do ban tổ chức đặt ra. Chủ đề lần này là axit sunfuric. Mở đầu là là tiết mục “thổi bong bóng” của nhóm 1. Nhóm này sẽ phải thổi một bong bóng từ nguyên liệu: một dung dịch là axit sunfuric và một chất rắn nào đó tự chọn. (Không dùng miệng, không dùng các dụng cụ bơm hơi nhé!). Tiếp theo là “trò chơi mật thư” do nhóm 2 phụ trách. Theo đó, nhóm 2 sẽ viết một bức mật thư chỉ với nguyên liệu là axit sunfuric, và giải thích bằng cách nào để người nhận đọc được bức mật thư ấy. Màn kế tiếp là “tạo núi” của nhóm 3. Chỉ với nguyên liệu ban đầu là dung dịch axit sunfuric và một chất rắn là đường, làm sao tạo được ngọn núi đen sì, đang bốc khói chầm chậm nhô lên từ lòng đất. Cuối cùng, nhóm 4 sẽ đem đến “trò chơi ô chữ” với nội dung liên quan đến phần ứng dụng, sản xuất axit sunfuric và muối sunfat. Mỗi tiết mục diễn ra tối đa 8 phút. Các nhóm có thể sáng tạo hoạt cảnh cho tiết mục của mình thêm hấp dẫn, vui nhộn. Sau cùng, cả 4 nhóm sẽ cùng vượt qua một bài kiểm tra nhỏ (5 phút) liên quan đến tất cả nội dung của bài axit sunfuric mà các nhóm đã trình bày trước đó của ban tổ chức để xem có đúng là “công dân hóa học” không nhé! Điều thú vị gì đang đợi chúng ta phía trước, cùng đón xem nào!
  65.  Tiến trình - Những thông tin cần tìm hiểu • Nhóm 1 + Axit sunfuric loãng có những tính chất gì? Tính chất đó thể hiện ở những phản ứng nào? + Trong những phản ứng ấy, phản ứng nào tạo nên hơi khí? + Để thổi bong bóng, ta cần đẩy khí vào bên trong bong bóng, vậy có thể vận dụng lượng khí từ phản ứng hóa học trên không? Nếu được thì vận dụng như thế nào? • Nhóm 2 + Tính chất hóa học của axit sunfuric đặc? + Nếu nhỏ axit đặc lên giấy, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Vì sao? + Làm thế nào biến axit sunfuric đặc thành loãng và ngược lại? • Nhóm 3 + Axit sunfuric đặc có những tính chất gì? + Làm cách nào để biến đường trắng thành đen? Phản ứng xảy ra như thế nào? Viết phương trình phản ứng minh họa. + Axit sunfuric đặc có gây nguy hiểm không? • Nhóm 4 + Axit sunfuric có những ứng dụng gì? Ứng dụng nào quan trọng nhất? + Các giai đoạn sản xuất axit sunfuric? + Tình hình sản xuất axit sunfuric ở nước ta? + Axit sunfuric là axit mấy nấc? Vì sao? + Nhận biết gốc sunfat như thế nào? - Các em kết hợp SGK và tìm thêm thông tin qua các trang web cung cấp. - Tiến hành thực hiện tiết mục và tập cách diễn đạt giải thích. - Diễn thuyết và biểu diễn tiết mục trước lớp.
  66. Hình 2.10. Giao diện WebQuest phần axit sunfuric  Nguồn tài liệu - Tìm hiểu cấu tạo phân tử và tính chất vật lý: 1. 2. - Tìm hiểu tính chất hóa học của axit sunfuric loãng: 1. 2. - Tìm hiểu tính chất của axit sunfuric đặc: 1. 2. - Tìm hiểu quy trình sản xuất: 1. acid-sulfuric.html 2. 3. - Tìm hiểu ứng dụng: 1. 2.
  67. - Một số đoạn phim thí nghiệm: 1. 2. 3.  Đánh giá Chúng tôi thiết kế hệ thống tiêu chí đánh giá cho phần axit sunfuric như sau: Bảng 2.6. Bảng tiêu chí đánh giá chung phần bài axit sunfuric 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm Thời gian Đúng giờ quy Quá 2 phút quy Quá 3 phút quy Quá 4 phút quy trình bày. định hoặc quá 1 định. định. định. (1) phút quy định. Tính tổ Các thành viên Có 1 thành Có 2 thành viên Có từ 3 thành chức trong nhóm đều viên vắng mặt vắng mặt không viên vắng mặt (1) có mặt, tham gia không xin phép xin phép hoặc không xin phép vào quá trình tiết hoặc không không tham gia. hoặc không mục. tham gia vào tham gia. quá trình tiết mục. Thí nghiệm Ra được kết quả Ra được kết Ra được kết Ra được kết quả (nhóm yêu cầu; hiện quả yêu cầu; quả; hiện tượng nhưng chưa 1,2,3) tượng rõ ràng; hiện tượng rõ khá rõ; nhưng hoàn tất; hiện (2) giải thích đúng ràng; giải thích chưa giải thích tượng không rõ hiện tượng, tạo đúng hiện được dầy đủ ràng; chưa giải được sự thú vị, tượng, nhưng hiện tượng, thích hiện vui nhộn. chưa tạo được chưa tạo được tượng, chưa tạo sự thú vị, vui sự thú vị, vui được sự thú vị, nhộn. nhộn. vui nhộn. Trò chơi ô Nội dung phong Nội dung Nội dung Nội dung thiếu chữ (2) phú, đủ các mục phong phú; đủ phong phú; sót khá nhiều so đã giao, tạo sự các mục đã chưa đầy đủ các với các mục đã hấp dẫn, thu hút giao; chưa tạo mục đã giao; giao; chưa tạo
  68. người chơi. được sự hấp chưa tạo được được sự hấp dẫn; thu hút sự hấp dẫn; thu dẫn; thu hút người chơi. hút người chơi. người chơi. Trả lời câu Nhanh, hợp lý, Trả lời chậm Trả lời chậm, Trả lời chưa hỏi do thỏa mãn những nhưng thỏa chưa thỏa mãn chính xác hoặc nhóm khác thắc mắc người mãn người người nghe không trả lời đặt. nghe. nghe. hoàn toàn. được. (1) Dưới đây là giao diện của phiếu đánh giá cá nhân và đánh giá chung: Hình 2.11. Giao diện phiếu đánh giá cá nhân phần axit sunfuric
  69. Hình 2.12. Giao diện phiếu đánh giá chung phần Axit sunfuric
  70. 3. CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm - Đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của WebQuest và phương pháp webquest trong dạy học hóa học 10 THPT, thể hiện qua: • Phân tích so sánh kết quả bài kiểm tra khảo sát cuối buổi báo cáo của lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC). • Tổng kết các phiếu tham khảo ý kiến GV, giáo sinh và HS. • Mức độ hứng thú học tập bộ môn được nâng lên, HS yêu thích môn học hơn (đánh giá qua tổng kết các phiếu tham khảo ý kiến của GV và HS). 3.2. Nội dung thực nghiệm Để thực hiện được mục đích thực nghiệm trên phải triển khai các công việc sau: - Thăm dò ý kiến của GV, HS về tính khoa học, độ tin cậy, khả năng ứng dụng của WebQuest thông qua phiếu câu hỏi sau khi sử dụng WebQuest đã thiết kế. - Tổ chức kiểm tra có đối chứng giữa HS có sử dụng WebQuest và học với phương pháp webquest (thời gian tìm kiếm thông tin, thái độ học tập ) với HS chưa được tiếp cận, từ đó đánh giá về tính hiệu quả của WebQuest và phương pháp webquest trong dạy học hóa học chương “Nhóm Oxi” (Hóa học lớp 10 nâng cao). - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của HS thông qua bài kiểm tra 15 phút (xem phụ lục). Qua đó đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của HS khi GV vận dụng phương pháp webquest trong dạy học. 3.3. Đối tượng thực nghiệm - Đối với GV: Thăm dò ý kiến bằng phiếu câu hỏi với số lượng 25 GV đang giảng dạy Hóa học ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đối với giáo sinh: Thăm dò ý kiến bằng phiếu câu hỏi với số lượng khoảng 40 giáo sinh khoa Hóa trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - Đối với HS: Tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Thủ Đức, THPT Bùi Thị Xuân.