Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, biên tập, xử lý số liệu tại tờ số 43 tỷ lệ 1:500

pdf 75 trang thiennha21 14/04/2022 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, biên tập, xử lý số liệu tại tờ số 43 tỷ lệ 1:500", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_may_toan_dac_dien_tu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, biên tập, xử lý số liệu tại tờ số 43 tỷ lệ 1:500

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỒNG XUÂN CẦM “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 43 TỶ LỆ 1:500 PHƯỜNG PHÚ DIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2014 – 2018 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỒNG XUÂN CẦM “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 43 TỶ LỆ 1:500 PHƯỜNG PHÚ DIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Lớp : K46 – QLĐĐ – N03 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trương Thành Nam THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế” là phương thức quan trọng giúp học viên, sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố bổ sung lý thuyết học trên lớp, học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn của chính mình. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - ThS. Trương Thành Nam đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến ban Lãnh đạo Công ty Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc, các anh trong Đội đo đạc đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập. Do thời gian cũng như kiến thức của bản thân có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế nên trong quá trình làm khóa luận còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đồng Xuân Cầm
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ 14 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất phường Phú Diễn năm 2016 33 Bảng 4.2: Số liệu các mốc hạng cao 34 Bảng 4.3: Bảng trị đo, số hiệu chỉnh và trị bình sai cạnh 35 Bảng 4.4: Hệ tọa độ phẳng UTM kinh tuyến trục: 105 00 – Múi chiếu: 3 độ (k = 0.9999) Ellippsoid Qui chiếu:WGS-84 38
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Giao diện MicroStation V8i 18 Hình 2.2: Thanh công cụ thuộc tính 19 Hình 2.3: Thanh công cụ Primary 19 Hình 2.4: Thanh công cụ chuẩn 19 Hình 2.5: Thanh công cụ chính 20 Hình 2.6: Bảng Snap Mode 20 Hình 2.7: Task 20 Hình 2.8: Mở VietMap XM 21 Hình 2.9: Các tính năng của phần mềm 22 Hình 2.10: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Viet Map XM 24 Hình 4.1: Xử lý số liệu đo 41 Hình 4.2: Đọc số liệu đo 42 Hình 4.3: Chọn file ngày đo 42 Hình 4.4: Ghi Kết quả đo sau khi đã sửa tên trạm máy và định hướng. 42 Hình 4.5: Sau khi đã ghi kết quả đo thì tính tọa độ XYH. 43 Hình 4.6: Kết quả tính XYH 43 Hình 4.7: Xuất ra tiệp XYH 43 Hình 4.8: Lưu kết quả XYH. Txt 43 Hình 4.9: Tạo file bản đồ tổng 44 Hình 4.10: Xử lý số liệu đo chi tiết. 44 Hình 4.11: Nhập file XYH vừa xuất ra 45 Hình 4.12: Vẽ điểm XYH lên bản vẽ tổng 45 Hình 4.13: Kết quả sau khi phun điểm lên bản vẽ tổng 45 Hình 4.14: Kết quả nối vẽ của ngày đo 46 Hình 4.15: Khu đo tỷ lệ 1:1000 46
  6. iv Hình 4.16: Tạo Mảnh bản đồ địa chính 47 Hình 4.17: Bảng phân mảnh tỷ lệ 1:1000 47 Hình 4.18: Kết quả phân mảnh tỷ lệ 1:500 48 Hình 4.19: Tạo Bàng Chắp 48 Hình 4.20: Đánh số thứ tự tờ bản đồ 49 Hình 4.21: Cắt mảnh bản đồ địa chính 49 Hình 4.22: Kết quả cắt mảnh bản đồ 50 Hình 4.23: Tìm sửa lỗi 50 Hình 2.24: Chọn các level tham gia tạo thành thửa đất 51 Hình 2.25: Tạo Vùng hoặc tạo topology 51 Hình 2.26: Bảng tạo vùng 52 Hình 4.27: Quản lý dữ liệu thửa đất 52 Hình 4.28: Đánh số thứ tự thửa đất 53 Hình 4.29: Gán dữ liệu từ nhãn 53 Hình 4.30: Gán nhãn các dữ liệu liên quan đến thửa đất 53 Hình 4.31: Biên tập tường nhà 54 Hình 4.32: Kết quả nối tường nhà 54 Hình 4.33: Ghi chú tính chất nhà 54 Hình 4.34: Viết ghi chú tính chất nhà 55 Hình 4.35: Biên tập tương chung, tường riêng 55 Hình 4.36: Biên tập các level đường giao thông 55 Hình 4.37: Biên tập thủy hệ, song suối, kênh mương 56 Hình 4.38: Biên tập đường địa giới, tên khu dân cư, số hiệu mốc địa giới, ký hiệu điểm địa giới hành chính được xác định trên thực địa. 56 Hình 4.39: Ký hiệu cell 56 Hình 4.40: Một số ghi chú khác 57 Hình 4.41: Vẽ khung bản đồ địa chính 57
  7. v Hình 4.42: Bảng vẽ khung tờ bản đồ 57 Hình 4.43: Kết quả vẽ khung bản đồ địa chính 58 Hình 4.44: Vẽ nhãn địa chính 58 Hình 4.45: Vẽ nhãn thửa hoặc vẽ nhãn địa chính 58 Hình 4.46: Vẽ nhãn rảnh tay 59 Hình 4.47: Bảng vẽ nhãn rảnh tay cho 1 tờ bản đồ hoặc nhiều tờ bản đồ 59 Hình 4.48: Kiểm tra và hoàn thiện bản đồ, tờ bản đồ địa chính 60 Hình 4.49: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 60
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Đầy đủ BĐĐC Bản đồ địa chính BTMNMT Bộ tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân
  9. vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi MỤC LỤC vii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Bản đồ địa chính 3 2.1.1. Khái niệm 3 2.1.2. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 4 2.1.3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 8 2.1.4. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 9 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 11 2.2.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính 11 2.2.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc 12 2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa 13 2.3.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính 13 2.3.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ 14 2.3.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ 15 2.4. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 16 2.4.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu 16 2.4.2. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 16 2.5. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính. 18 2.5.1 Microstation V8i 18 2.5.2. VIETMAP 21
  10. viii 2.6. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 24 2.6.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử 24 2.6.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ 24 2.6.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử 25 2.7. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 25 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 28 3.3. Nội dung nghiên cứu 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu 29 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 31 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội,tình hình sử dụng đất của phường Phú Diễn 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31 4.1.2. Đặc điểm về Kinh tế xã hội 32 4.1.3. Công tác quản lý đất đai 33 4.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GPS 34 4.2.1. Thu thập tài liệu 34 4.3. Đo vẽ chi tiết, biên tập tờ bản đồ 43 40 4.3.1. Đo vẽ chi tiết 40 4.3.2. Biên tập bản đồ 50 4.3.3 Đánh giá, nhận xét kết quả thành lập tờ bản đồ địa chính số 43 từ số liệu đo chi tiết 61 4.3.4. Kểt quả đo vẽ 61 4.4. Thuận lợi khó khăn và giải pháp 61 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1. Kết luận 63 5.2. Kiến nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, không có khả năng tái tạo, hạn chế về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Đất đai là yếu tố duy nhất của sự sống, nếu không có đất sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Cho nên việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai là một vấn đề hết sức quan trọng. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất Đai. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Để bảo vệ quỹ đất đai của địa phương cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồ địa chính. Công ty Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc đã tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán: Đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 và 1:1000 tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho toàn khu vực phường Phú Diễn, với sự phân công, giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban Chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, Công
  12. 2 ty Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, biên tập, xử lý số liệu tại tờ số 43 tỷ lệ 1:500 ” 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Thành lập lưới khống chế đo vẽ cho phường Phú Diễn bằng công nghệ đo GPS. - Nghiên cứu , tìm hiểu phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử - Thuận lợi,khó khăn,đề xuất giải pháp 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Nắm vững các kiến thức về xây dựng cơ sở dữ liệu trên công nghệ GIS. + Sử dụng thành thạo công nghệ GIS. + Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này. + Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu. + Giúp sinh viên thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học.
  13. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nghiên cứu bản đồ địa chính 2.1.1. Khái niệm Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên nghành thông thường ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật nhưng thay đổi hợp pháp của pháp luật đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật theo định kỳ. hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, người ta hướng tới việc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng . Vì vậy, bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ địa chính cơ bản quốc gia. Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Thống kê đất đai. - Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. - Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở. - Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất. - Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, qui hoạch giao thông, thuỷ lợi. - Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết. - Giải quyết tranh chấp đất đai. Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta
  14. 4 thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu đã số hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Khi thành lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêu cầu cơ bản sau: - Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất và loại đất. Ngoài ra, bản đồ địa chính cần thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố: Giao thông, thủy lợi, thông tin, địa vật đặc trưng. . .Ở những vùng có độ chênh cao cần thể hiện cả về mặt địa hình. - Các yếu tố pháp lý được điều tra, được thể hiện chính xác và chặt chẽ. Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất. 2.1.2. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 2.1.2.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường. Mỗi bộ bản đồ có thể là một hoặc nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ và quản lý đất đai ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố phụ khác có liên quan. Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc đặc biệt. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai
  15. 5 điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường gấp khúc cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Tuy nhiên trên thực tế đo đạc nói chung và đo đạc địa chính nói riêng thường xác định đường cong bằng cách chia nhỏ đường cong tới mức các đoạn nhỏ của nó có thể coi là đoạn thẳng và nó được quản lý như một đường gấp khúc. Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây, hàng rào hoặc đánh dấu bằng các dấu mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất. Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnh thửa và diện tích của nó. Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay đơn vị tính thuế. Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý khác nhau như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông, thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu. Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cố kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp.
  16. 6 Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. 2.1.2.2. Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố sau: - Điểm khống chế tọa độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ở thực địa để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ. - Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc địa giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì ưu tiên biểu thị đường địa giới cấp cao hơn. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu thông trong các cơ quan nhà nước. - Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong. Để xác định vị trí thủa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa điểm ngoặt, điểm cong của đường biên. Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng. - Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết.
  17. 7 - Công trình xây đựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc, . . .Các công trình được xây dựng theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như gạch nhà, nhà bê tông, nhà nhiều tầng. - Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội, . . . - Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng, đường ngoài đồng, đường phố, ngõ phố, . . .Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cấu cống trên đường và tính chất cong đường. Giới hạn thể hiện hệ thông giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng. - Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thông sông ngòi, kênh mương, ao hồ, . . . Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì trên bản đồ vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong khu vực dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy. - Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng. - Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. - Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao.
  18. 8 2.1.3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu về quản lý đất đai đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cả cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia là cơ sở toán học mà mỗi quốc gia nhất thiết phải có để thể hiện thống nhất và chính xác các dữ liệu đo đạc bản đồ phục vụ quản lý biên giới quốc gia, quản lý nhà nước về địa giới hành chính lãnh thổ. Trước đây bản đồ địa chính được thành lập trên mặt phẳng chiếu vuông góc Gauss-Kruger với múi chiếu 30, sử dụng Elipxôit Kraxovski (R = 6378245, r = 6356863, α = 1:298,3). Kinh tuyến gốc(00) được quy ước là kinh tuyến đi qua GRINUYT. Điểm gốc của hệ tọa độ mặt phẳng X = 0 km, Y = 500 km, kinh tuyến trung ương là 1050 đi qua Hà Nội. Kinh tuyến, vĩ tuyến hệ tọa độ, độ cao nhà nước 1972. Cơ sở khống chế mặt bằng của bản đồ địa chính là hệ tọa độ các cấp (I,II,III,IV), lưới địa chính cơ sở, lưới địa chính cấp I,II. Trên cơ sở các điểm tọa độ này phát triển khống chế đo vẽ tam giác nhỏ hoặc đường chuyền kinh vĩ cấp 1,2. Cho đến nay hệ quy chiếu quốc gia HN-72 không đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật mà thực tế đang đòi hỏi nên cần phải xây dựng hệ tọa độ quốc gia mới. Hệ tọa độ quốc gia phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Thống nhất trên địa bàn toàn quốc. - Độ chính xác cao nhất trên cơ sở hợp với trị đo hiện tại là chủ yếu, khi cần thiết kế có thể bổ sung không đáng kể. - Tạo điều kiện sử dụng những phương pháp xử lý toán học hiện đại theo phương án để có kết quả tin cậy tuyệt đối. Hiện nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều đã thay đổi hệ quy chiếu quốc gia phù hợp với đặc điểm của từng nước. Ở Việt Nam theo quyết
  19. 9 định số 83/2000/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 sử dụng ELIPXOIT WGS-84 toàn cầu. - Điểm gốc tọa độ quốc gia điểm N00 (điểm gốc của lưới GPS cấp “0”)đặt trong khuôn viên Viện Nghiên cứu Địa chính (nay là Viện khoa học Đo đạc và bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt – Hà Nội - Lưới chiếu tọa độ phẳng: lưới chiếu UTM quốc tế. - Chia múi và phân mảnh hệ thống hiện hành có chú thích danh pháp quốc tế. Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp có hệ số điều chỉnh tỷ lệ hệ số biến dạng chiều dài K = 0,9999 để thể hiện bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính các loại tỷ lệ: Kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh, từng thành phố trực thuộc trung ương (Nguồn: Nguyễn Thị Kim Hiệp, (2006) [5]. 2.1.4. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Mảnh bản đồ địa chính tỷlệ1:10000 được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
  20. 10 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnhbản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính
  21. 11 tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. (Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính ). 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 2.2.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau: - Đo vẽ bản đồ địa chính trực tiếp trên thực địa bằng các loại máy toàn đạc điên tử và máy kinh vĩ thông thường. - Đo vẽ bản đồ địa chính trên cơ sở ảnh chụp máy bay ( ảnh hàng không) kết hợp với đo vẽ trực tiếp trên thực địa (phương pháp đo vẽ ảnh phối hợp với bình đồ ảnh, ảnh đơn). - Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ.
  22. 12 Trong ba phương pháp thành lập bản đồ địa chính trên, quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước: - Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc ( bản đồ địa chính cơ sở ). - Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã ( gọi tắt là bản đồ địa chính ). 2.2.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc Xác định ranh giới hành chính cấp xã phường Xây dựng lưới khống chế đo vẽ Đo vẽ ở ngoại nghiệp Biên tập bản đồ địa chính Tổ chức đăng ký Biên bản xác định ranh giới thửa đất Kiểm tra nghiệm thu, thành lập bản đồ gốc Hoàn thành bản đồ, nhân bộ Lập sổ mục kê và các biểu tổng hợp diện tích Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính Bản chất của phương pháp là xác định vị trí tương đối của các điểm chi tiết địa vật so với điểm không chế đo vẽ và các điểm lưới cấp cao hơn bằng các máy toàn đạc thông thường hoặc máy toàn đạc điện tử.
  23. 13 Phương pháp toàn đạc đòi hỏi các điểm khống chế phải rải đều trên toàn khu đo với mật độ điểm dày đặc. Tỷ lệ bản đồ càng lớn, địa vật che khuất càng nhiều thì phải tăng số lượng điểm khống chế. Phương pháp toàn đạc được ứng dụng để thành lập bản đồ địa chính ở những khu vực không lớn có độ dốc dưới 6 độ hoặc ở những nơi không có ảnh máy bay thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000; 1:2000; 1: 1000; 1:500. Phương pháp này sẽ tận dụng tất cả các máy toàn đạc điện tử hiện đại. Hiện nay với việc sử dụng các phần mềm đồ họa và quản lý bản đồ trên máy tính thì việc chuyển các số liệu toàn đạc thành lập bản đồ khá thuận lợi. 2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.3.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000; 1: 1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1: 500; 1: 200 ở các vùng đô thị. Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước. Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng , đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều.
  24. 14 Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp. Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử. 2.3.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau: Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ [S] max (m) mβ () fS/[S] TT Tỷ lệ bản đồ KV1 KV2 KV KV2 KV1 KV2 1 Khu vực đô thị 1:500, 1:1000, 600 300 15 15 1:4000 1:2500 1:2000 2 Khu vực nông thôn 1:1000 900 500 15 15 1:4000 1:2000 1:2000 2000 1000 15 15 1:4000 1:2000 1:5000 4000 2000 15 15 1:4000 1:2000 1:10000 - 1:250000 8000 6000 15 15 1:4000 1:2000 Ghi chú: KV1 là đường chuyền kinh vĩ 1. Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m.
  25. 15 Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m. Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng: fb =2mb√‾n Trong đó : - mb là sai số trung phương đo góc. - n là số góc đường chuyền. Góc trong lưới khống chế đo vẽ dùng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 3"÷ 5" thì đo một lần đo, chênh lệch giữa hai nữa lần đo và chênh lệch hướng qui “0” phải nhỏ hơn hoặc băng 20". Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ đo hai lần riêng biệt, chênh lệch giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy đo). Chênh cao đo hai lần cùng với đo cạnh ngang chênh lệch giữa đo đi và đo về phải nhỏ hơn ± 100√L mm (L là chiều dài tính theo km). 2.3.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2. Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên.
  26. 16 2.4. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.4.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất. 2.4.1.1. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết 2.4.1.2. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + DXA1-P YP = YA1 + DYA1-P Trong đó DXA1-P = Cos aA1 - P * S DYA1-P = Sin aA1 - P * S 2.4.2. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 2.4.2.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử trong đo vẽ chi tiết Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.(Central Processing Unit- Micropocessor). Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ (điểm chi tiết), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang (hay góc bằng) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy (K), số
  27. 17 liệu khí tượng môi trường đo (nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao (X,Y,H) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy (im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộ nhớ trong (RAM- Random Access Memory) hoặc bộ nhớ ngoài (gọi là field book- sổ tay điện tử) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý (GIS) cài đặt trong máy tính. 2.4.2.2. Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy toàn đạc điện tử a. Công tác chuẩn bị máy móc. Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp kế (có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp xuất), một thước thép 2m để đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gương phản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh. b. Trình tự đo. Tại điểm định hướng B, tiến hành cân bằng và dọi tâm chính xác bảng ngắm hoặc gương. Tại trạm đo A: - Tiến hành cân bằng và định tâm máy (đưa máy trùng với tâm mốc). Lắp pin, mở máy và khởi động máy. Đặt chế độ đo và đơn vị đo. - Đưa ống kính ngắm chính xác điểm định hướng B. Bằng các phím chức năng nhập các số liệu như hằng số (K), nhiệt độ (t0), áp xuất (P), toạ độ và độ cao điểm trạm đo A (XA,YA,HA), toạ độ điểm định hướng B (XB,YB), chiều cao máy im, chiều cao gương sào (lg). Đưa trị số hướng mở đầu về 00'00'00".
  28. 18 - Quay ống kính về ngắn tâm gương sào tại điểm chi tiết 1. lúc này máy sẽ tự động đo và nhập dữ liệu vào CPU các trị số khoảng cách nghiêng DA1, góc bằng 1( kẹp giữa hướng mở đầu AB và hướng A1) và góc đứng v1( hoặc góc thiên đỉnh z1). 2.5. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính. 2.5.1 Microstation V8i Hình 2.1: Giao diện MicroStation V8i
  29. 19 * Menu của MicroStation Menu chính của Microstation được đặt trên cửa sổ lệnh. Từ menu chính có thể mở ra nhiều menu dọc trong đó chứa rất nhiều chức năng của Microstation.Ngoài ra còn có nhiều menu được đặt ở các cửa sổ hội thoại xuất hiện khi ta thực hiện một chức năng nào đó của Microstation. * Thanh công cụ thuộc tính ( Attributes ) Hình 2.2: Thanh công cụ thuộc tính Hộp công cụ đầu tiên dưới thanh menu bar là thanh công cụ thuộc tính. Đây là nơi thay đổi các thuộc tính của đối tượng như level, màu sắc, kích thước, style, Hình 2.3: Thanh công cụ Primary Hầu hết các ký hiệu trong thanh công cụ chuẩn là các chức năng thường được sử dụng. Hình 2.4: Thanh công cụ chuẩn Hộp công cụ chuẩn được ẩn theo mặc định. Nó chứa các công cụ cho phép nhanh chóng truy cập thường được sử dụng.Thanh công cụ được mở bằng cách chọn chuẩn từ menu Tools trên thanh menu chính.Tuy nhiên, hầu hết những công cụ này có thể được truy cập bằng cách sử dụng các phím tắt bàn phím.
  30. 20 Hình 2.5: Thanh công cụ chính Hộp công cụ chính được sử dụng để lựa chọn, thao tác, sửa đổi, Khi bấm và giữ nút trái của chuột, các nút dữ liệu, trên một công cụ trong hộp công cụ chính, sẽ thấy một menu cho phép bạn truy cập vào tất cả các công cụ trong đó hộp công cụ. * Các chế độ bắt điểm (Snap mode) Hình 2.6: Bảng Snap Mode Hình 2.7: Task
  31. 21 Trong Microstation có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ. Các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh, giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng. 2.5.2. VIETMAP a. Môi trường làm việc của VietMap VietMap XM là phần mềm thành lập bản đồ địa chính chạy trên nền phần mềm MicroStation V8 XM, V8i và có khả năng chạy trên phần mềm ArcGis. Mục đích: thành ậl p nhanh bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, giúp cho người dùng không mất nhiều thời gian trong việc thành lập bản đồ. Hình 2.8: Mở VietMap XM Ưu điểm của phần mềm VIETMAP XM : - Tốc độ xử lý nhanh, không mất nhiều thời gian chờ đợi trong khi phần mềm chạy.
  32. 22 - Hầu như các tính năng để để mở. Điều này cho phép người dùng có thể tự sửa chữa theo ý muốn. (VD : Thiết kế hồ sơ thửa đất, ). - Có nhiều tính năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, tính năng kiểm tra bản đồ, các tính năng ồđ ng bộ giữa dữ liệu và các đối tượng trên bản vẽ. - Các tính năng diện tích giải tỏa, xuất biểu – hồ sơ giải tỏa chuyên nghiệp. - Phần mềm có phân hệ thành lập bản đồ với nhiều tính năng xử lý nhanh, tự động, mềm dẻo, giúp ích trong công tác thành lập bản đồ địa chính một cách nhanh chóng, dễ dàng. b. Các tính năng chính của phần mềm Giao diện phần mềm được thể hiện Hình 2.9: Các tính năng của phần mềm * Hệ thống Có thể lựa chọn bảng mã thành lập bản đồ theo quy phạm cũ hoặc theo thông tư 25. * Biên tập - Hỗ trợ đầy đủ các công cụ biên tập bản đồ như ghi chú, chèn ký hiệu. - Có chức năng hiện khoảng cách đến những đối tượng ghi chú, ký hiệu cùng loại giúp cho việc đặt các ghi chú, ký hiệu được cân đối trên bản đồ địa chính. - Hỗ trợ hệ thống lệnh tắt giúp cho việc biên tập nhanh hơn. - Các font chữ, cỡ chữ, màu sắc của các đối tượng biên tập (ghi chú, ký hiệu, đường nét) có thể sửa lại được để phù hợp với từng đơn vị, từng địa phương. - Các chữ ghi chú sẽ tự động quay theo hướng Bắc trong mọi trường hợp. * Bản đồ Hỗ trợ đầy đủ các công cụ bản đồ như :
  33. 23 + Tạo topology với số lượng đỉnh thửa lớn, tính diện tích chính xác, không bỏ thửa. + Quản lý thông tin thửa đất và tìm kiếm thửa đất nhanh chóng, dễ dàng. + Kiểm tra và hoàn thiện bản đồ như: kiểm tra tiếp biên mảnh bản đồ, tạo đường bao ngoài mảnh bản đồ, đổi màu thửa theo mục đích sử dụng, kiểm tra lỗi biên tập chồng đè. * Bản đồ địa chính Phân hệ làm bản đồ địa chính được cập nhật theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, hỗ trợ công tác thành lập bản đồ địa chính tốt hơn. * Biên tập BĐĐC Hỗ trợ quá trình biên tập như: Đặt tỷ lệ biên tập bản đồ địa chính, chèn ký hiệu, biên tập biên giới, đường địa giới hành chính, giao thông, thủy hệ và các đối tượng liên quan. * Tiện tích - Chuẩn hoá các tên lớp thành tên theo chuẩn của MicroStation V8 như Level 1, Level 2, Khi chuyển bản vẽ lên từ MicroStation SE (V7) hoặc từ AutoCAD ta cần phải sử dụng tiện ích chuẩn hóa theo chỉ số lớp để chuẩn hoá các lớp. - Ghi thông tin nhãn thửa ra file txt: Ghi thông tin về số hiệu thửa, loại ruộng đất, diện tích trong nhãn địa chính (còn gọi là nhãn biên tập hay nhãn in) ra file text, có thể được dùng để ghi nhãn địa chính của famis ra file text. * Trợ giúp Nếu chưa biết cách sử dụng thì trong phần trợ giúp sẽ hướng dẫn sử dụng phần mềm VietMap XM, cập nhật phần mềm, thông tin bản quyền về phần mềm. [6]
  34. 24 2.5.2.1. Hình 2.10: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Viet Map XM 2.6. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 2.6.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử Như đã giới thiệu ở phần 2.4.2.1 2.6.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ Góc và cạnh của đường truyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện tử Leica TCRA 1103 plus số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại. Chênh cao được đo bằng phương pháp lượng giác và đo đồng thời với quá trình đo góc cạnh. Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử Leica TCRA 1103 plus: - Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 10-03) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy. - Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chênh cao máy, chiều cao gương.
  35. 25 - Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm định hướng, chiều cao máy, chiều cao gương. - Ngắm máy vào điểm định hướng, đặt hướng khởi đầu bằng 0, quay máy vào điểm tiếp theo đo góc, cạnh, độ chênh cao. - Sau mỗi làn bấm nút đo máy xẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy. - Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác. 2.6.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử Như đã giới thiệu ở phần 2.4.2.2 2.7. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học công nghệ trong cả nước, thời gian qua, hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Ứng dụng khoa học công nghệ vào đo đạc bản đồ góp phần xây dựng một hệ thống đo đạc bản đồ hoàn chỉnh thống nhất trong toàn quốc. Trên cơ sở những định hướng lớn về hoạt động khoa học và công nghệ và chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều văn bản qui phạm pháp luật mới đã được ban hành đã góp phần củng cố hành lang pháp lý cho hoạt động đo đạc bản đồ trên phạm vi toàn quốc. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và quán triệt chủ trương cải cách thủ tục hành chính, công tác cung cấp thông tin tư liệu ngày càng được cải tiến và đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng tiếp cận thông tin dễ dàng. Chúng ta đã thành công trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào công nghệ định vị toàn cầu (GPS), điều này có vai trò quyết định trong việc xây dựng hệ qui chiếu VN-2000, thành lập các mạng lưới trắc địa cơ sở hỗ trợ công tác đo đạc chi tiết để thành lập các loại bản đồ cơ bản và chuyên đề. Hiện nay, 5 trạm GPS tại Đồ Sơn, Vũng Tàu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang hoạt động liên tục,
  36. 26 cung cấp số cải chính phân sai (kỹ thuật DGPS), số liệu xử lý sau phục vụ rất hiệu quả cho công tác đo đạc địa hình đáy biển, phân giới cắm mốc và đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều lĩnh vực khác. Công nghệ xử lý ảnh số, ảnh viễn thám hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu xử lý ảnh hàng không, ảnh vệ tinh đa phổ có độ phân giải cao và siêu cao. Xử lý ảnh số, ảnh viễn thám kết hợp với công nghệ thông tin địa lý hiện được áp dụng để thành lập và hiệu chỉnh bản đồ địa hình cơ bản, thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ công tác giám sát thay đổi trên bề mặt trái đất. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến, chỉ trong thời gian ngắn nhiều công trình dự án quan trọng đã được triển khai, thiết lập được khối lượng lớn hệ thống tư liệu đo đạc bản đồ cơ bản, phục vụ kịp thời các nhu cầu phát triển kinh tế. Song song với những thành công trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào phục vụ xã hội, nhiều để tài nghiên cứu khoa học và dự án thử nghiệm cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở đã được triển khai để đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất và là cơ sở cho công tác phát triển ứng dụng công nghệ và nghiên cứu khoa học sau này. Với mục tiêu "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong đo đạc và bản đồ, tăng cường năng lực hiện đại hóa công tác đo đạc và bản đồ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Ngành đo đạc và bản đồ đã và đang hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, chính sách quản lý đo đạc bản đồ phù hợp với xu thế hội nhập theo hướng phát triển bền vững đồng thời từng bước hoàn thiện các mạng lưới trắc địa (bao gồm cả mạng lưới được xác định bằng công nghệ vệ tinh) và dữ liệu qui chiếu bản đồ theo hướng chuẩn hóa, cung cấp dữ liệu trên mạng, phát triển bền vững và đảm bảo sự hoạt động chung về dữ liệu, hợp tác chung giữa các cơ quan quản lý, cung cấp dữ liệu để đảm bảo tính nhất quán dữ liệu, tránh chồng chéo, đầu tư nhiều lần.
  37. 27 Thời gian tới, ngoài việc hiện đại hóa mạng lưới trắc địa mặt đất quốc gia theo quan điểm hiện đại, nhiệm vụ quan trọng của ngành đo đạc và bản đồ giai đoạn 2006 -2020 là tạo luận cứ khoa học để từng bước hoàn thiện hệ thống hỗ trợ mặt đất phù hợp với điều kiện Việt Nam để khai thác ứng dụng có hiệu quả hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu ; xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin địa lý cơ bản phù hợp với chuẩn GIS ISO TC211 và nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu mô hình số độ cao (DEM), cơ sở dữ liệu trọng lực, mô hình GEOID số Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vẫn sẽ tập trung vào lĩnh vực kết hợp ảnh hàng không, ảnh viễn thám độ phân giải siêu cao; sử dụng công nghệ Lidar, công nghệ GIS để thu nhận dữ liệu xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý, thành lập bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề các tỷ lệ; nghiên cứu ứng dụng công nghệ đo đạc bản đồ địa hình đáy biển bằng hồi âm chùm tia; đẩy nhanh hoạt động khoa học-công nghệ từ nay đến 2020 để ứng dụng thông tin địa lý trong quản lý đô thị, thành phố lớn, xã hội hóa thông tin và tiến tới chính phủ điện tử. Một số nội dung mới về khoa học-công nghệ cũng sẽ được triển khai như: Nghiên cứu chung giữa các lĩnh vực GPS, Ảnh radar DInSAR khảo sát thay đổi trọng lực trái đất bằng các phương pháp đo trọng lực vệ tinh và mặt đất; Chính xác hóa xác định vị trí bằng kỹ thuật GNSS và các ứng dụng thiên văn vô tuyến, Trắc địa và địa động lực bằng kỹ thuật VLBI (Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường, 13/12/2007, tr 5)
  38. 28 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation, vietmapXM. . . vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết xây dựng bản đồ địa chính tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố hà Nội, biên tập, xử lý số liệu tại tờ số 43. - Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng bản đồ địa chính tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, biên tập xử lý số liệu tại tờ số 43. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Công ty Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc. - Địa điểm thực tập: P. Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Thời gian thực tập: Từ 09 tháng 1 năm 2019 đến 17 tháng 5 năm 2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Khái quát Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội,tình hình sử dụng đất phường Phú Diễn - Điều kiện tự nhiên- Kinh tế xã hội. - Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội phường Phú Diễn. - Hiện trạng sử dụng đất. - Tình hình quản lý đất đai. Nội dung 2: Thành lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GPS - Thiết kế lưới GPS - Chọn điểm, chôn mốc - Đo và bình sai lưới Nội dung 3: Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ địa chính Sử dụng máy toàn đạc điện tử GTS - 239N tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố trên đất như ranh giới thửa đất, các địa hình địa vật, thủy hệ, giao
  39. 29 thông Số liệu đo vẽ chi tiết được biên tập, lập bản đồ địa chính bằng phần mềm MicroStation v8 và VietmapXM. Ứng dụng phần mềm Microstation v8i và VietmapXM thành lập bản đồ địa chính. - Nhập số liệu đo. - Thành lập bản vẽ. - Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ. - Sửa lỗi. - Chia mảnh bản đồ. - Tiến hành biên tập mảnh bản đồ số 43. - Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa. - In và lưu trữ bản đồ. Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp 3.4. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân phường Phú Diễn, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bắc Từ Liêm về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp. + Phương pháp đo đạc: Đề tài sử dụng máy toàn đạc điện tử MÁY GPS TRIMBLE 4600LS (GPS 01 tần số) để đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GPS tĩnh. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. + Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần
  40. 30 mềm để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới. + Phương pháp bản đồ: Đề tài sử dụng phần mềm Microstation v8i kết hợp với phần mềm VietmapXM, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.
  41. 31 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội,tình hình sử dụng đất của phường Phú Diễn 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý - Phường Phú Diễn ngày nay là đơn vị hành chính thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 10 km. Phường nằm ở trung tâm quận Bắc Từ Liêm tiếp giáp với 2 Quận và 6 Phường - Phía Bắc giáp 2 phường Cổ Nhuế 2 và phường Minh Khai - Phía ôngĐ giáp 2 phường Cổ Nhuế 1 và phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) - Phía Tây giáp phường Phúc Diễn - Phía Nam giáp phường Phú Diễn và phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm) 4.1.1.2. Giao thông - Nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội, thuộc khu vực phát triển mở rộng không gian nội thành nên hệ thống giao thông của quận phát triển khá đồng bộ với nhiều tuyến giao thông quan trọng của quốc gia, của thành phố như: Đường Bắc Thăng Long – Sân bay quốc tế Nội Bài: đây là tuyến đường nối trực tiếp trung tâm thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài. Tuyến đường này dài 15 km, đoạn qua Từ Liêm 5,5 km (đoạn đường Phạm Văn Đồng), mặt cắt rộng 23,5 m gồm 2 lòng đường rộng 8m, 2 lòng đường xe thô sơ rộng 3,5 m. Đường 70 dài 13 km, rộng 10,5m, chạy dọc phía Tây của quận đi qua các phường Tây Tựu, Thượng Cát. - Đường 23 có chiều dài 7,5 km đi qua các phường Thượng Cát, Liên Mạc, Đông Ngạc, Thụy Phương là đường bao phía Bắc quan trọng của quận.
  42. 32 - Ngoài ra, quận còn có nhiều tuyến đường huyết mạch như: đường 69, đường Xuân Đỉnh, đường Lương Thế Vinh 4.1.2. Đặc điểm về Kinh tế xã hội - Bắc Từ Liêm có vị trí thuận lợi nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố, giao thông thuận tiện nên có nhiều ưu thế trong việc phát triển thị trường đối với khu vực nội thành và giao lưu hàng hóa với các địa phương khác. Nằm trong vùng có thị trường lớn, Từ Liêm có thể cung cấp các loại nông sản thực phẩm như: gạo, rau, thịt gia súc, gia cầm, cá, các loại thủy sản, hoa quả, đặc biệt là hoa tươi. Các loại thực phẩm chế biến cho thị trường Hà Nội và các khu vực lân cận như: đậu phụ, bún, bánh kẹo, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ: hàng dệt kim, dệt may, đan lát, đồ gỗ và các loại đồ dùng gia đình. - Với việc mở rộng thủ đô về phía Tây và Tây Bắc nên Bắc Từ Liêm được quy hoạch là khu vực trung tâm phát triển văn hóa, trung tâm thương mại, khoa học kỹ thuật, tập trung các bệnh viện lớn,văn phòng đại diện, trụ sở cơ quan - Nền kinh tế phát triển nhanh và toàn diện, cơ cấu kinh tế thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, từng bước chuyển dần sang cơ cấu thương mại, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành đạt 17,8%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của thành phố; Giai đoạn 2006 - 2011 đạt 18,9%/năm, cao hơn 10,51% so với 5 năm trước. - Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình quốc gia về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa được tích cực thực hiện và có hiệu quả như: nâng cao chất lượng cuộc sống (cải thiện nhà ở ngoại thành, thực hiện phổ cập giáo dục, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, ). Việc cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý
  43. 33 được UBND quận tích cực thực hiện. Vai trò quản lý Nhà nước được củng cố và phát huy có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. - Dân cư tập trung đông, tỷ lệ tăng cơ học cao, nguồn lao động dồi dào. Số lượng lao động có trình độ văn hóa và tay nghề tăng dần qua các năm. 4.1.3. Công tác quản lý đất đai 4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất phường Phú Diễn năm 2016 Diện Tích Tỷ lệ STT Hiện Trạng Sử Dụng Đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 284,59 100,00 1 Đất nông nghiệp 99,00 34,79 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 93,83 32,97 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 14,84 5,21 1.1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác 14,84 5,21 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 78,99 27,76 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5,17 3,82 2 Đất phi nông nghiệp 180,05 63,27 2.1 Đất ở 100,50 35,31 2.1.1 Đất ở tại đô thị 100,50 35,31 2.2 Đất chuyên dùng 63,35 22,26 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,27 0,09 2.2.2 Đất quốc phòng 10,35 3,64 2.2.3 Đất có mục đích công cộng 52,73 18,53 2.2.3.1 Đất giao thông 40,53 14,24 2.2.3.2 Đất thủy lợi 6,70 2,35 3 Đất chưa sử dụng 5,05 1,77 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 5,05 1,77 (Nguồn: UBND phường Phú Diễn)
  44. 34 4.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn xã giai đoạn 2016-2020. Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý. Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật. Những tài liệu phục vụ cho công tác thành lập bản đồ địa chính: - Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất. - Sổ theo dõi biến động đất đai. - Sổ mục kê đất đai. - Các tờ bản đồ giải thửa. 4.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GPS 4.2.1. Thu thập tài liệu 4.2.1.1. Thu thập số liêu mốc hạng cao Bảng 4.2: Số liệu các mốc hạng cao Tọa độ, Độ cao STT Số hiệu điểm x(m) y(m) h(m) 1 BTL-05 2329623.629 580167.711 8.164 2 BTL-06 2329035.950 577742.136 6.895 3 BTL-09 2327835.999 578798.778 6.483 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường phường Phú Diễn)
  45. 35 4.2.1.2. Đo,bình sai Bảng 4.3: Bảng trị đo, số hiệu chỉnh và trị bình sai cạnh Trị đo Sai số đo Số hiệu chỉnh Trị bình sai STT Kí hiệu góc (m) (m) (m) (m) 1 KV1-12 KV1-18 802.582 0.003 -0.001 802.581 2 BTL-06 KV1-12 994.481 0.003 0.010 994.491 3 BTL-09 KV1-18 231.037 0.003 0.002 231.039 4 BTL-09 KV1-16 905.274 0.004 -0.004 905.270 5 BTL-09 KV1-17 844.610 0.003 -0.001 844.609 6 KV1-16 KV1-12 1335.077 0.004 0.001 1335.078 7 KV1-15 KV1-14 631.801 0.008 0.001 631.802 8 KV1-13 BTL-06 1136.326 0.004 0.001 1136.327 9 BTL-05 KV1-1 772.341 0.004 -0.005 772.336 10 KV1-16 KV1-10 820.445 0.003 -0.007 820.438 11 KV1-10 BTL-05 1047.330 0.004 -0.006 1047.324 12 KV1-13 KV1-18 348.793 0.004 -0.007 348.786 13 KV1-10 KV1-1 846.769 0.005 0.001 846.770 14 KV1-16 BTL-05 1828.939 0.004 -0.002 1828.937 15 BTL-06 KV1-19 657.207 0.004 0.004 657.211 16 BTL-06 KV1-6 547.458 0.004 0.005 547.463 17 KV1-10 KV1-9 430.644 0.005 0.000 430.644 18 KV1-18 KV1-14 485.016 0.007 -0.008 485.008 19 KV1-19 KV1-12 337.969 0.004 0.005 337.974 20 KV1-12 KV1-5 474.978 0.002 -0.007 474.971 21 KV1-10 KV1-12 1041.829 0.004 0.003 1041.832 22 KV1-18 KV1-20 547.343 0.004 -0.002 547.341 23 BTL-09 KV1-20 397.539 0.004 0.004 397.543 24 KV1-6 KV1-12 509.599 0.004 0.012 509.611
  46. 36 25 BTL-05 KV1-9 826.184 0.004 -0.004 826.180 26 KV1-12 KV1-10 1041.829 0.004 0.014 1041.843 27 KV1-17 KV1-16 321.080 0.004 -0.004 321.076 28 KV1-13 KV1-6 823.508 0.005 -0.007 823.501 29 KV1-15 KV1-16 587.535 0.004 0.000 587.535 30 KV1-4 KV1-10 1104.411 0.005 0.007 1104.418 31 KV1-15 KV1-10 289.332 0.004 -0.006 289.326 32 KV1-5 KV1-13 882.168 0.004 -0.004 882.164 33 KV1-8 KV1-10 753.251 0.004 0.006 753.257 34 KV1-16 KV1-10 820.445 0.003 0.004 820.449 35 KV1-16 KV1-7 1199.236 0.005 0.005 1199.241 36 KV1-10 KV1-14 898.074 0.007 -0.010 898.064 37 KV1-5 BTL-06 745.437 0.003 0.004 745.441 38 KV1-12 KV1-13 459.413 0.003 -0.001 459.412 39 KV1-13 KV1-12 459.413 0.003 0.003 459.416 40 KV1-5 KV1-10 1330.697 0.004 0.006 1330.703 41 KV1-11 KV1-10 576.298 0.005 0.006 576.304 42 KV1-17 KV1-18 1075.582 0.003 0.001 1075.583 43 KV1-13 KV1-14 481.931 0.009 0.002 481.933 44 KV1-5 KV1-12 474.978 0.002 0.002 474.980 45 KV1-8 KV1-12 720.489 0.004 0.000 720.489 46 KV1-12 KV1-7 186.944 0.003 -0.002 186.942 47 KV1-12 KV1-11 506.869 0.005 0.005 506.874 48 KV1-4 KV1-5 401.624 0.004 0.001 401.625 49 KV1-7 KV1-14 533.978 0.009 0.000 533.978 50 KV1-20 KV1-16 947.466 0.004 -0.001 947.465 51 KV1-5 KV1-12 474.978 0.002 -0.002 474.976 52 KV1-4 KV1-12 633.162 0.003 -0.002 633.160
  47. 37 53 KV1-15 KV1-12 936.002 0.006 0.002 936.004 54 KV1-19 KV1-6 241.150 0.004 0.000 241.150 55 KV1-13 KV1-19 583.208 0.004 -0.001 583.207 56 KV1-18 KV1-16 1122.445 0.004 0.000 1122.445 57 KV1-10 KV1-7 1021.050 0.005 -0.002 1021.048 58 KV1-5 KV1-19 358.032 0.004 0.000 358.032 59 KV1-5 KV1-11 756.358 0.005 0.000 756.358 60 KV1-16 KV1-9 1038.263 0.004 0.001 1038.264 61 KV1-15 KV1-7 866.663 0.006 0.000 866.663 62 KV1-5 KV1-6 217.488 0.004 0.000 217.488 63 KV1-8 KV1-5 725.354 0.004 0.000 725.354 64 KV1-16 KV1-1 1363.759 0.004 0.001 1363.760 65 KV1-4 KV1-8 382.875 0.005 0.001 382.876 66 KV1-4 KV1-11 591.927 0.004 0.001 591.928 67 KV1-1 KV1-9 416.496 0.005 0.000 416.496 68 KV1-17 KV1-20 751.685 0.003 0.000 751.685 69 KV1-8 KV1-11 373.282 0.003 0.000 373.282 - Sai số đo cạnh lớn nhất: ( KV1-13 KV1-14) ms(max) = 0.009m - Sai số đo cạnh nhỏ nhất: ( KV1-12 KV1-5) ms (min) = 0.002m - Số hiệu chỉnh cạnh lớn nhất:( KV1-12 KV1-10) ds(max) = 0.014m - Số hiệu chỉnh cạnh nhỏ nhất:( KV1-10 KV1-9) ds (min) = 0.000m
  48. 38 4.2.1.3. Kết quả Bảng tọa độ lưới đo vẽ Bảng 4.4: Hệ tọa độ phẳng UTM kinh tuyến trục: 105 00 – Múi chiếu: 3 độ (k = 0.9999) Ellippsoid Qui chiếu:WGS-84 Tọa độ, Độ cao Sai số vị trí điểm STT Số hiệu điểm x(m) y(m) h(m) mx(m) my(m) mh(m) mp(m) 1 BTL-05 2329623.629 580167.711 8.164 2 BTL-06 2329035.950 577742.136 6.895 3 BTL-09 2327835.999 578798.778 6.483 4 KV1-1 2328940.725 580528.427 6.292 0.004 0.005 0.039 0.006 5 KV1-10 2328674.712 579724.556 6.965 0.003 0.004 0.029 0.005 6 KV1-11 2328844.305 579173.797 6.972 0.004 0.005 0.033 0.006 7 KV1-12 2328715.581 578683.563 6.373 0.003 0.003 0.022 0.004 8 KV1-13 2328268.078 578579.702 6.728 0.004 0.003 0.030 0.005 9 KV1-14 2328102.616 579032.321 6.346 0.008 0.008 0.043 0.011 10 KV1-15 2328427.575 579574.122 6.028 0.005 0.006 0.039 0.008 11 KV1-16 2327854.556 579703.832 6.770 0.004 0.004 0.038 0.006 12 KV1-17 2327552.701 579594.429 6.848 0.004 0.004 0.042 0.006 13 KV1-18 2327919.315 578583.295 6.457 0.003 0.003 0.029 0.004 14 KV1-19 2328807.640 578358.387 7.062 0.004 0.003 0.028 0.005 15 KV1-20 2327441.916 578850.978 6.787 0.005 0.004 0.038 0.006 16 KV1-4 2329330.166 578835.723 7.243 0.004 0.005 0.032 0.006 17 KV1-5 2329144.517 578479.598 6.920 0.003 0.003 0.024 0.004 18 KV1-6 2329038.752 578289.567 7.373 0.004 0.004 0.029 0.006 19 KV1-7 2328531.087 578713.692 5.785 0.004 0.005 0.034 0.006 20 KV1-8 2329216.557 579201.340 7.026 0.004 0.005 0.032 0.006 21 KV1-9 2328798.037 580137.150 6.590 0.004 0.005 0.037 0.006 (Nguồn:Công ty cổ phần phát triển Bất Động Sản Sài Gòn)
  49. 39 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC 1. Sai số trung phương trọng số M= 1.00 đơn vị: 2. Sai số vị trí điểm: - Nhỏ nhất: mpmin = 0.004m (Điểm: KV1-12) - Lớn nhất: mpmax = 0.011m (Điểm: KV1-14) 3. Sai số tương đối cạnh: (Cạnh: BTL-05_KV1-16, S = - Nhỏ nhất: ms/smin = 1/457220 1828.880m) (Cạnh: KV1-14_KV1-13, S = - Lớn nhất: ms/smax = 1/ 53546 481.915m) 4. Sai số phương vị: - Nhỏ nhất: mamin = 0.420" (BTL-05_KV1-16) - Lớn nhất: mamax = 5.5 95" (KV1-12_KV1-7) 5. Sai số chênh cao: - Nhỏ nhất: mdhmin = 0.022m (BTL-06_KV1-12) - Lớn nhất: mdhmax = 0.043m (KV1-14_KV1-7) 6. Chiều dài cạnh: - Nhỏ nhất: Smin = 186.938m (KV1-12_KV1-7) - Lớn nhất: Smax = 1828.880m (BTL-05_KV1-16) - Trung bình: Stb = 718.821m
  50. 40 Sơ đồ lưới đo vẽ 4.3. Đo vẽ chi tiết, biên tập tờ bản đồ 43 4.3.1. Đo vẽ chi tiết Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. - Khi đo vẽ chi tiết, tùy theo yêu cầu độ chính xác bản đồ cần lập và phương pháp đo vẽ lập bản đồ địa chính mà lựa chọn loại máy đo, độ chính xác lý thuyết theo lý lịch của máy đo cho phù hợp và phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật dự toán công trình. - Đo vẽ đường địa giới hành chính. + Trước khi đo vẽ chi tiết, ta phải phối hợp với cán bộ địa chính cấp xã dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa theo thực tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính. + Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính thực hiện theo ranh giới thực tế đang quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương với điểm đo chi tiết.
  51. 41 - Đo vẽ ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định. - Đo vẽ nhà ở, công trình xây dựng khác thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương với điểm đo vẽ chi tiết. Tiến hành trút số liệu đo chi tiết trong má bằng phần mềm ra máy tính để xử lý số liệu: Bước 1: Thao tác trên phần mềm LEICA Geo Office Tools Tool Data Exchange Manager Serial ports COM 3File GSI tên Job ( tên công việc của ngày đó. Ví dụ 10-03) Sau đó: Chọn thư mục lưu file ngày đo. Bước 2: Thao tác trên máy toàn đạc điện tử leica TCRA1103 plus Màn hình chính khi mở máy chọn 5: Configuration 2: Communication mode 3: GeoCom On – Line mode YES. Bước 3: Xử lý số liệu trên phần mềm DPSuvery 2.9.7 Hình 4.1: Xử lý số liệu đo
  52. 42 Hình 4.2: Đọc số liệu đo Hình 4.3: Chọn file ngày đo Hình 4.4: Ghi Kết quả đo sau khi đã sửa tên trạm máy và định hướng.
  53. 43 Hình 4.5: Sau khi đã ghi kết quả đo thì tính tọa độ XYH. Hình 4.6: Kết quả tính XYH Hình 4.7: Xuất ra tiệp XYH Hình 4.8: Lưu kết quả XYH. Txt
  54. 44 Bước 4: Thao tác trên phần mềm Vietmap XM. Hình 4.9: Tạo file bản đồ tổng Hình 4.10: Xử lý số liệu đo chi tiết.
  55. 45 Hình 4.11: Nhập file XYH vừa xuất ra Hình 4.12: Vẽ điểm XYH lên bản vẽ tổng Hình 4.13: Kết quả sau khi phun điểm lên bản vẽ tổng
  56. 46 Hình 4.14: Kết quả nối vẽ của ngày đo Các ngày tiếp theo làm tương tự. Sau khi đã đo vẽ xong toàn phường thì bắt đầu công tác phân mảnh bản đồ địa chính, biên tập tờ bản đồ địa chính theo đúng quy định, quy phạm của thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Theo thiết kế kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính của phường Phú Diễn có 2 tỷ lệ bản đồ đó là 1:1000 đối với đất nông nghiệp, 1:500 đối với đất phi nông nghiệp. Được thể hiện như sau: Hình 4.15: Khu đo tỷ lệ 1:1000
  57. 47 Sau khi đã xác định của từng tỷ lệ thì được phân mảnh bản đồ theo tỷ lê khu đo đó. Được thể hiện như sau: Tỷ lệ nhỏ được đánh Số thứ tự bản đồ trước được bao nhiêu thì tỷ lệ lớn hơn sẽ bắt đầu từ số tiếp theo của tỷ lệ bản đồ trước đó. “ Chú thích là (n+1). Trong đó n là số thứ tự tờ bản đồ cuối cùng của tỷ lệ nhỏ. Thao tác phân mảnh trên VietmapXM như sau: Hình 4.16: Tạo Mảnh bản đồ địa chính Hình 4.17: Bảng phân mảnh tỷ lệ 1:1000
  58. 48 Với diện tích đất nông nghiệp của phường phú diễn thì được phân mảnh bởi 14 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Hình 4.18: Kết quả phân mảnh tỷ lệ 1:500 Hình 4.19: Tạo Bàng Chắp
  59. 49 Hình 4.20: Đánh số thứ tự tờ bản đồ Hình 4.21: Cắt mảnh bản đồ địa chính
  60. 50 Hình 4.22: Kết quả cắt mảnh bản đồ Sau Khi đã cắt mảnh bản đồ xong thì biên tập bản đồ theo thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014. Trong quá trình thực hiện biên tập bản đồ giống nhau. Cho nên em chọn 1 tờ bản đồ để thực hiện, các thao tác nó giống nhau. 4.3.2. Biên tập bản đồ Hình 4.23: Tìm sửa lỗi
  61. 51 Hình 2.24: Chọn các level tham gia tạo thành thửa đất Hình 2.25: Tạo Vùng hoặc tạo topology
  62. 52 Hình 2.26: Bảng tạo vùng Sau khi đã tạo vùng hoặc tạo topology xong thì chúng ta bắt đầu sang phần gán dữ liệu thuộc tính cho tờ bản đồ đó. ( Ví dụ tên chủ sử dụng; địa chỉ thửa đất; địa chỉ thường chú; số CMND, CMQD, CCCD; số hiệu tờ, thửa cũ, số phôi phát hành cũ; ) được thực hiện như sau: Bước 1: Quản lý dữ liệu thửa đất Hình 4.27: Quản lý dữ liệu thửa đất
  63. 53 Bước 2: Đánh số thửa tự động Hình 4.28: Đánh số thứ tự thửa đất Bước 3: Gán dữ liệu Hình 4.29: Gán dữ liệu từ nhãn Hình 4.30: Gán nhãn các dữ liệu liên quan đến thửa đất
  64. 54 Hình 4.31: Biên tập tường nhà Hình 4.32: Kết quả nối tường nhà Hình 4.33: Ghi chú tính chất nhà
  65. 55 Hình 4.34: Viết ghi chú tính chất nhà Hình 4.35: Biên tập tương chung, tường riêng Hình 4.36: Biên tập các level đường giao thông
  66. 56 Hình 4.37: Biên tập thủy hệ, song suối, kênh mương Hình 4.38: Biên tập đường địa giới, tên khu dân cư, số hiệu mốc địa giới, ký hiệu điểm địa giới hành chính được xác định trên thực địa. Hình 4.39: Ký hiệu cell
  67. 57 Hình 4.40: Một số ghi chú khác Sau khi đã biên tập xong thì bắt đầu vẽ khung bản đồ địa chính Hình 4.41: Vẽ khung bản đồ địa chính Hình 4.42: Bảng vẽ khung tờ bản đồ
  68. 58 Hình 4.43: Kết quả vẽ khung bản đồ địa chính Sau khi đã vẽ khung bản đồ địa chính xong thì chúng ta bắt đầu sang vẽ nhãn thửa hoặc vẽ nhãn địa chính. Bước 1: Hình 4.44: Vẽ nhãn địa chính Bước 2: Hình 4.45: Vẽ nhãn thửa hoặc vẽ nhãn địa chính
  69. 59 Ngoài ra, phần mềm Vietmap XM còn có vẽ rãnh tay nhãn địa chính, công cụ này phục vụ cho việc tự động biên tập nhãn thửa xoay theo hình thửa đất, đẹp mắt, nhanh, gọn nhẹ đáp ứng được nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Hình 4.46: Vẽ nhãn rảnh tay Hình 4.47: Bảng vẽ nhãn rảnh tay cho 1 tờ bản đồ hoặc nhiều tờ bản đồ Sau khi đã vẽ nhãn thửa hoặc nhãn địa chính xong thì chùng ta làm công tác kiểm tra hoàn thiện lại bản đồ trên thực địa.
  70. 60 Hình 4.48: Kiểm tra và hoàn thiện bản đồ, tờ bản đồ địa chính Sau khi đã in và đối soát bản đồ lần cuối đã đạt thông số kỹ thuật yêu cầu thì sẽ in giao nộp sản phẩm. Hình 4.49: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh
  71. 61 4.3.3. Đánh giá, nhận xét kết quả thành lập tờ bản đồ địa chính số 43 từ số liệu đo chi tiết - Kết quả: + Thành lập được lưới khống chế đo vẽ phường Phú Diễn – quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội. + Thành lập được bản đồ địa chính qua các số liệu đo chi tiết trong quá trình đo đạc. + Bản mô tả xác định ranh giới, mốc giới thửa đất, sổ nhật ký trạm đo lập đúng mẫu, đúng quy định, có đầy đủ chữ ký xác nhận, đồng ý của các cấp có liên quan. + Ranh giới, loại đất được đo vẽ và thể hiện phù hợp với hiện trạng sử dụng. 4.3.4. Kểt quả đo vẽ Bảng 4.5: Tổng hợp diện tích đất STT Loại đất Số thửa Diện tích (m2) 1 Đất ở tại đô thị 73 6941.7 2 Đất giáo dục 1 2483.0 3 Đất giao thông 1 10161.0 4 Đất văn hóa 1 103.8 Nhận xét: Trong tờ bản đồ số 43 đất ở chiếm diện tích lớn nhất gồm 73 thửa với diện tích là 6941.7 m2 Tờ bản đồ đã được kiểm tra và đánh giá độ chính xác đạt yêu cầu theo quy phạm 4.4. Thuận lợi khó khăn và giải pháp Thuận lợi - Trong công việc thực tập tại doanh nghiệp các anh chị ở công ty nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt trong nội nghiệp và ngoại nghiệp - Được hỗ trợ tối đa về điều kiện sinh hoạt cũng như trang thiết bị để phục vụ cho công tác đo vẽ
  72. 62 Khó khăn - Ở các khu vực đo vẽ không lớn, diện tích thửa đất nhỏ và có nhiều địa vật che chắn ảnh hưởng đến kết quả đo - Gặp nhiều khó khăn về thời tiết,nắng,mưa,gió bão - Trang thiết bị còn thiếu 1 số thứ vd:Gương mini,Gương giấy - Thời gian thi công còn ngắn Giải pháp: - Chọn những ngày thời tiết đẹp để tiến hành đo đạc -Bổ sung đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc - Tăng thêm thời gian thi công
  73. 63 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Đề tài nghiên cứu "Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 1:500 tờ bản đồ số 43 từ số liệu đo đạc tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có những kết luận chính như sau: Sau thời gian nghiên cứu ,đo đạc tổng kết địa bàn có tổng diện tích đất tự nhiên là 284,59ha trong đó 99,00 ha đất nông nghiệp, 180,05 ha đất phi nông nghiệp, 5,05 ha đất chưa sửa dụng. Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn khá tốt. * Đề tài sau thời gian nghiên cứu đã tìm hiểu được phương pháp,quá trình và rút ra nhiều kinh nghiệm để thành lập được một tờ bản đồ địa chính 1:500 thuộc tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội với số hiệu tờ bản đồ đã thành lập khi kết thúc đợt thực tập là tờ 43 Tổng số 76 thửa với tổng diện tích là 19689,5 m2, trong đó: -Đất đô thị gồm: 73 thửa với diện tích : 6941,7 m2 -Đất giáo dục gồm: 1 thửa với diện tích : 2483,0 m2 -Đất giao thông gồm: 1 thửa với diện tích : 10161,0 m2 -Đất văn hóa gồm: 1 thửa với diện tích : 103,8 m2 Tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStation V8i, Gcadas với độ chính xác cao 5.2. Kiến nghị - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ những kỹ thuật viên, cán bộ địa chính nhằm sử dụng thành thạo phần mềm chuyên ngành, tạo điều kiện phát triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  74. 64 - Trong phạm vi nhà trường em có một số kiến nghị như sau: Nhà trường trang bị đủ các thiết bị hiện đại cho sinh viên để sinh viên có điều kiện tiếp cận, nắm bắt kịp thời công nghệ mới. Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được thực tập sản xuất nhiều hơn, tiếp xúc với công việc thực tế để tiếp thu và nắm vững kiến thức hơn.
  75. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014), Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 - Quy định về thành lập BĐĐC. 3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2008), Quy phạm Thành lập Bản đồ địa chính năm 2008. 4. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2008), Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 - Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000. 5. Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013. 6. Nguyễn Thị Kim Hiệp (Chủ biên) Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Giáo trình bản đồ địa chính. (2006) Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 7. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 8. Vũ Thị Thanh Thủy (2009), Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 9. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử. 10. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Vietmap XM – caddb. 11. Viện nghiên cứu địa chính (2002), Hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation & Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội.