Khóa luận Ứng dụng phần mềm MicroStation và FAMIS trong thành lập bản đồ địa chính cho phường Quỳnh Xuân, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng phần mềm MicroStation và FAMIS trong thành lập bản đồ địa chính cho phường Quỳnh Xuân, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ung_dung_phan_mem_microstation_va_famis_trong_than.pdf
Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng phần mềm MicroStation và FAMIS trong thành lập bản đồ địa chính cho phường Quỳnh Xuân, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A HỒNG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ TỈ LỆ 1/1000 TỜ BẢN ĐỒ SỐ 24 TỪ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC TẠI PHƯỜNG QUỲNH XUÂN, THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A HỒNG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỈ LỆ 1/1000 TỜ BẢN ĐỒ SỐ 24 TỪ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC TẠI PHƯỜNG QUỲNH XUÂN, THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Đại học chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K47 – QLĐĐ – N02 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Đặng Văn Minh Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Ứng dụng phần mềm MicroStation và FAMIS trong thành lập bản đồ địa chính cho phường Quỳnh Xuân, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An”, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô bộ môn Quản lý đất đai, khoa Quản lý Tài Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tạo điều kiện để em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo bộ môn Quản lý đất đai, khoa Quản Lý Tài Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong những năm học qua. Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo GS.TS. Đặng Văn Minh đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Chi nhánh công ty CP tư vấn đầu tư và công nghệ môi trường HQ Miền Trung, anh chị trong Ủy ban nhân dân phường Quỳnh Xuân đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan cũng như quá trình điều tra, thu thập số liệu cho đề tài. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù em đã cố gắng và nỗ lực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm do vậy đề tài khó tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý kiến và thông cảm của quý thầy cô. Em xin kính chúc quý thầy cô, các cô chú, anh chị luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Giàng A Hồng
- ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ bản đồ 12 Bảng 2.2 Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ 14 Bảng 4.1: Bảng thành quả tọa độ phẳng và độ cao bình sai 40 Bảng 4.2: Bảng chiều dài cạnh, phương vị và sai số tương hỗ 41 Bảng 4.3: Số liệu thống kê diện tích tờ bản đồ số 21 65
- iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis 28 Hình 4.1: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ 49 Hình 4.2.: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 50 Hình 4.3: Thửa đất sau khi được tạo49 tâm thửa 56 Hình 4.4.: Tạo khung bản đồ 61 Hình 4.5: Bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 63
- iv DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc. 17 Sơ đồ 2.2: Khối công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số 19 Sơ đồ 2.3: Các bước quy trình thành lập bản đồ địa chính: 22
- v DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐĐC : Bản đồ địa chính BTN&MT : Bộ tài nguyên và môi trường GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng QĐ : Quyết định QSD : Quyền sử dụng STNMT : Sở tài nguyên môi trường UBND : Ủy ban nhân dân
- vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC SƠ ĐỒ iv DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết đề tài 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. Tổng quan về bản đồ địa chính 3 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính 3 2.1.2. Mục đích, nội dung bản đồ địa chính 6 2.1.3. Cơ sở toán học bản đồ địa chính 10 2.1.4. Độ chính xác của bản đồ địa chính 14 2.1.5. Các phương pháp trong thành lập bản đồ địa chính 17 2.1.6. Trình tự các bước khi đo đạc, thành lập bản đồ số địa chính 20 2.2. Phần mềm ứng dụng trong thành lập bản đồ địa chính 23 2.2.1. Giới thiệu phần mềm Mapping Office, Microstation 23 2.2.2. Giới thiệu phần mềm Famis 25 2.3. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 29 2.3.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử 29 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 30 3.2. Nội dung nghiên cứu 30 3.3. Các phương pháp nghiên cứu 30 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp. 30 3.3.2. phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 30
- vii 3.3.2. Phương pháp đo đạc 31 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 32 3.3.4. Phương pháp chuyên gia 32 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 4.1. Đặc Điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực đo vẽ 33 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 33 4.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội 34 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất 35 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 35 4.2.2. Tình hình giao đất cấp GCN QSD đất 35 4.2.3. Tình hình cán bộ quản lý đất đai tại phường Quỳnh Xuân 36 4.2.4. Tình hình quản lý hồ sơ địa chính 36 4.3. Thực trạng công tác đo vẽ thành lập BĐĐC tại phường Quỳnh Xuân 37 4.3.1. Thực trạng công tác đo vẽ thành lập BĐĐC 37 4.3.2. Công tác xây dựng lưới khống chế mặt phẳng và độ cao 39 4.3.3. Công tác nội nghiệp 39 4.3.4. Đánh giá hiện trạng thành lập bản đồ địa chính 43 4.4. Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính phường Quỳnh Xuân 43 4.5. Đánh giá phần mềm Microstation và Famis 65 PHẦN 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 67 5.1. Kết luận 67 5.2. Kiến nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết đề tài Đất đai là sản phẩm tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có tầm quan trọng rất lớn đối với môi trường sống của con người, là địa bàn phân bố dân cư xây dựng các công trình kinh tế văn hóa, an ninh, quốc phòng từ xa xưa con người đã biết khai thác và sử dụng tài nguyên đất. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất lâu dài, đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp về quan hệ giữa người với người liên quan đến đất đai, đặc biệt là vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất đai. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng, vì vậy việc thành lập bản đồ địa chính là hết sức cần thiết, giúp việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả hơn, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Trong nhưng năm gần đây với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, người ta sử dụng máy tính để thành lập cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thông tin đất đai nhằm cập nhật, sửa chữa và bổ sung kịp thời những thay đổi hợp pháp của đất đai. Do vậy việc ứng dụng các phần mềm để thành lập bản đồ địa chính sẽ giúp chúng ta qui hoạch, quản lý đất đai được tốt và hợp lý hơn, trên cơ sở đó giúp cho ngành địa chính thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân và các ban ngành sử dụng đất một cách thuận tiện. Từ đó ngành địa chính có thể theo dõi và đưa ra phương pháp quản lý có hiệu quả nhất. Qua quá trình học tập và nghiên cứu ở trường, nay em chọn báo cáo tốt nghiệp với chuyên đề: “Ứng dụng phần mềm MicroStation và FAMIS trong thành lập bản đồ địa chính cho phường Quỳnh Xuân, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An”
- 2 1.2. Mục tiêu của đề tài - Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis vào thành lập bản đồ địa chính dạng số tại phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về bản đồ địa chính 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng vùng đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan tới đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin không gian của đất đai phục vụ công tác quản lý đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành khác ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật thông tin về các thay đổi hợp pháp của đất đai, công tác cập nhật thông tin có thể thực hiện hàng ngày hoặc theo định kỳ. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đang hướng tới việc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia. Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai như sau: - Thống kê đất đai. - Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị nói riêng.
- 4 - Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động của các loại đất trong từng đơn vị hành chính cấp xã. - Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng và làm cơ sở đo vẽ của công trình ngầm. - Làm cơ sở thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai. Với điều kiện khoa học công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin không gian được thể hiện toàn bộ trên giấy cùng với hệ thống kí hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng trực quan dễ sử dụng. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu mã hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ (x, y), còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Bản đồ số địa chính được hình thành dựa trên hai yếu tố kỹ thuật là phần cứng của máy tính và phần mềm tiện ích. Các số liệu đo đạc thực địa hoặc các loại bản đồ giấy địa chính cũ cũng được số hoá, xử lý và quản lý trong máy tính theo nguyên tắc bản đồ số địa chính. Bản đồ số đã sử dụng thành quả của công nghệ thông tin hiện đại nên có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với bản đồ giấy theo phương pháp truyền thống thông thường, về độ chính xác, bản đồ số lưu trữ trực tiếp các số đo nên các thông tin chỉ bị ảnh hưởng của sai số đo đạc ban đầu, trong khi đó bản đồ giấy còn chịu ảnh hưởng rất lớn của sai số đồ hoạ. Trong quá trình sử dụng, bản đồ số cho phép ta lưu trữ gọn nhẹ, dễ dàng tra cứu, cập nhật thông tin, đặc biệt
- 5 nó tạo ra khả năng phân tích tổng hợp thông tin nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho các cơ quan nhà nước, cơ quan kinh tế kỹ thuật. Tuy nhiên khi nghiên cứu về bản đồ địa chính phải xem xét các vấn đề cơ bản của bản đồ thông thường. Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính và phạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính cần phải dựa trên một số khái niệm về các loại bản đồ địa chính sau: Bản đồ địa chính cơ sở: là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng phương pháp có sử dụng ảnh chụp từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa hay được thành lập trên cơ sở biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín khung, mảnh bản đồ. Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn được lập phủ kín một hay một số đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh; để thể hiện hiện trạng vị trí, diện tích, hình thể của các ô, thửa có tính ổn định lâu dài, dễ xác định ở thực địa của một hoặc một số thửa đất có loại đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng một chỉ tiêu thống kê. Bản đồ địa chính: là tên gọi cho bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính. Bản đồ địa chính được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã, là tài liệu quan trọng của hồ sơ địa chính. Trên bản đồ phải thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loại đất của từng thửa theo từng chủ hoặc chủ sử dụng
- 6 đất; đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của nhà nước ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương. Mảnh bản đồ trích đo là tên gọi cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các ô thửa có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện các chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai. Khi thành lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêu cầu cơ bản sau: - Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất, loại đất. - Bản đồ địa chính phải có hệ thống toạ độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất. - Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như: vị trí các điểm, các đường đặc trưng, diện tích các thửa - Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ. 2.1.2. Mục đích, nội dung bản đồ địa chính 2.1.2.1. Mục đích của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được thành lập với những 4 mục đích chính như sau: - Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai từng khu vực và trong cả nước. - Xác lập quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất trên từng lô đất cụ thể của nhà nước và mọi công dân. - Là công cụ giúp nhà nước thực thi các nhiệm vụ, công việc có liên quan đến đất đai: thu thuế, giải quyết tranh chấp, quy hoạch đất đai, đền bù, - Cung cấp thông tin về đất đai và cơ sở pháp lý cho các hoạt động dân sự như: thừa kế, chuyển nhượng, cho, tặng, thế chấp, kinh doanh bất động sản
- 7 2.1.2.2. Nội dung bản đồ địa chính a, Yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường. Mỗi bộ bản đồ có thể là một hoặc nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ và quản lý đất đai ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố phụ khác có liên quan. Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc đặc biệt. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường gấp khúc cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Tuy nhiên trên thực tế đo đạc nói chung và đo đạc địa chính nói riêng thường xác định đường cong bằng cách chia nhỏ đường cong tới mức các đoạn nhỏ của nó có thể coi là đoạn thẳng và nó được quản lý như một đường gấp khúc. Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây, hàng rào hoặc đánh đấu bằng các dấu mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất. Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnh thửa và diện tích của nó.
- 8 Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay đơn vị tính thuế. Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý khác nhau như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông, thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu. Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Gác cụm dân cư thường có sự cố kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. b, Nội dung thể hiện của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính, vì vậy trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai. Điểm khống chế toạ độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế toạ độ và độ cao nhà nước các cấp, lưới toạ độ địa chính cơ sở, lưới toạ độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1mm trên bản đồ. Địa giới hành chính các cấp: Để thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã, các mốc giới hành
- 9 chính, các điểm đặc trưng của địa giới. Khi đường địa giới hành chính cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì biểu thị đường địa giới cấp cao. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu trữ trong các cơ quan quản lý nhà nước. Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa, điểm ngoặt, điểm đường cong của đường biên. Ngoài ra trên mỗi thửa đất còn thể hiện đầy đủ ba yếu tố: số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng. Loại đất: Tiến hành phân loại đất và thể hiện năm loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ địa chính cần phải phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết. Công trình xây dựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư đặc biệt là khu vực đô thị, trên từng thửa đất phải thể hiện chính xác ranh giới, các công trình xây dựng như nhà ở, nhà làm việc ranh giới các công trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất vật liệu của công trình như nhà gạch, nhà bêtông, nhà nhiều tầng. Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội Hệ thống giao thông: Thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường trong làng, ngoài đồng, đường phố, ngõ phố Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường và các tính chất của đường. Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ
- 10 rộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, đường có độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng. Hệ thống thuỷ văn: Thể hiện hệ thống sông, ngòi, kênh, mương, ao hồ Đo vẽ theo mức nước tại thời điểm đo vẽ. Kênh mương có độ rộng lớn hơn 0.5mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, kênh mương có độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ một nét theo đường tim của nó và ghi chú độ rộng. Khi đo vẽ khu dân cư thì phải thể hiện chính xác hệ thống thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và ghi chú dòng chảy. Địa vật quan trọng: Trên bản đồ địa chính thể hiện các địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng như cột cờ, ăngten Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính phải thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường cao thế, hành lang bảo vệ đê điều. Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng địa hình có chênh cao lớn phải thể hiện dáng đất bằng các đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao. 2.1.3. Cơ sở toán học bản đồ địa chính 2.1.3.1. Cơ sở toán học Theo quy định hiện nay của bản đồ địa chính được thành lập trên cơ sở hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN=2000 Bán trục lớn a = 6378137.0 m Bán trục nhỏ b = 6356752.31 m Độ dẹt á = 1/2985272 Elipxoid WGS - 84 với các thông số của Elip định vị phù hợp lãnh thổ Việt Nam. Điểm gốc của hệ toạ độ mặt phẳng (điểm cắt giữa kinh tuyến trục của từng tỉnh và xích đạo) có X = 0 km, Y = 500 km. Điểm gốc của hệ độ cao tại Hòn Dấu - Hải Phòng
- 11 Để làm giảm ảnh hưởng biến dạng độ dài diện tích đến độ chính xác của bản đồ địa chính. Thì khi thành lập bản đồ địa chính cơ sở Tỷ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10000, sử dụng múi chiếu 3° Tỷ lệ 1/200, 1/500 sử dụng múi chiếu 1,5° Lưới khống chế mặt bằng để thành lập bản đồ địa chính hiện nay sử dụng lưới hạng cao và lưới tam giác hạng I, II, III, IV, và lưới đường chuyền hạng II, III, IV nhà nước tiếp đến lưới địa chính cập I, II, dưới nữa là tam giác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ, ngoài ra cần sử dụng lưới được đo theo công nghệ GPS. Về lưới khống chế độ cao là các điểm độ cao hạng I, II, III, IV nhà nước và các điểm độ cao kỹ thuật, độ cao đo GPS. 2.1.3.2. Tỷ lệ bản đồ Bản đồ địa chính được thành lập theo tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000, 1:25000. Việc lựa chọn tỷ lệ cho tờ bản đồ địa chính căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau. - Khu vực đo vẽ, điều kiện tự nhiên, mức độ khó khăn địa hình, tính chất quy hoạch của vùng đất và tập quán sử dụng đất khác nhau nên diện tích thửa đất cùng loại ở các vùng khác nhau cũng thay đổi đáng kể. - Mật độ thửa trên một ha: Mật độ càng lớn phải vẽ tỷ lệ lớn hơn. - Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu tố quan trọng để chọn tỷ lệ bản đồ. Muốn thể hiện được chính xác diện tích đến 0.1m2 thì phải vẽ ở tỷ lệ 1:5000. - Khả năng kinh tế kĩ thuật của đơn vị là yếu tố cần tính đến vì khi đo vẽ tỷ lệ càng lớn thì chi phí càng lớn hơn. - Yêu cầu của công tác quản lý, trình độ quản lý và sử dụng đất của mỗi địa phương. Cơ bản cho việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ được quy định như sau:
- 12 Bảng 2.1. Tỷ lệ bản đồ Loại đất Khu vực đo vẽ Tỷ lệ bản đồ Đất ở Đô thị lớn, thị xã, thị trấn 1/200, 1/500, Đất nông nghiệp Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ 1/1000, 1/2000, 1/5000 Đất lâm nghiệp Đồi núi 1/5000, 1/10000 Đất chưa sử dụng Núi cao 1/10000, 1/25000 2.1.3.3. Chia mảnh bản đồ địa chính Chia mảnh và đánh số phiên hiệu mảnh, ghi tên gọi bản đồ địa chính. - Mảnh bản đồ tỷ lệ: 1/25000 Dựa theo lưới ô vuông kilomet (km) chia khu đo thành các ô vuông thực tế (12 x 12) km. Mỗi ô vuông tương ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1/25000 kích thước hữu ích của bản vẽ là (48 x 48) cm diện tích đo vẽ là 14.400ha. Số hiệu tờ bản đồ 1/25000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 25, tiếp theo là gạch ngang (-). 3 số tiếp theo là số chẵn km của toạ độ X, 3 số sau là số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái trên tờ bản đồ. - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10000 Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1/25000 làm cơ sở chia thành 4 ô vuông kích thước (6 x 6) km, tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10000. Kích thước hữu ích của tờ bản đồ là (60 x 60) cm, diện tích đo vẽ là 3600ha. Số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1.10000 đánh theo nguyên tắc tương tự tờ bản đồ 1/25000 nhưng thay 2 số đầu bằng 25 bằng 10. - Mảnh bản đồ tỷ lệ: 1/5000 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10000 thành 4 ô vuông mỗi ô vuông có kích thước là (3 x 3) km ta có mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000. Kích thước hữu ích của bản vẽ là (60 x 60) cm, tương ứng với diện tích là 900ha ở thực địa. Số hiệu
- 13 của tờ bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như tờ bản đồ tỷ lệ 1/25000 nhưng không có số 25 ở đầu. - Mảnh bản đồ tỷ lệ: 1/2000 Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1/5000 làm cơ sở chia thành 9 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là (1 x 1) km, ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1/2000. Kích thước khung bản vẽ là (50 x 50 )cm, diện tích đo vẽ thực tế là 100 ha. Các ô vuông được đánh bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, số hiệu của tờ bản đồ tỷ lệ 1/2000 là số hiệu của tờ 1/5000 thêm gạch nối (-) và số hiệu ô vuông. - Mảnh bản đồ tỷ lệ: 1/1000 Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1/2000 chia làm thành 4 ô vuông mỗi ô vuông có kích thước thực tế là (500 x 500) m ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000. Kích thước hữu ích của bản vẽ tờ bản đồ 1/1000 là (50 x 50)cm, diện tích đo vẽ thực tế là 25ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái qua phải từ trên xuống dưới, số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1/1000 gồm số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1/2000 thêm gạch nối số thứ tự ô vuông. - Mảnh bản đồ tỷ lệ: 1/500 Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1/2000 làm cơ sở chia thành 16 ô vuông có kích thước thực tế là (250 x 250)m tương ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1/500. Kích thước hữu ích của bản vẽ là (50 x 50)cm, tương ứng với diện tích đo vẽ là 6,25ha. Các ô vuông được đánh số từ 1 đến 16 nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Số hiệu tờ bản đồ 1500 gồm số hiệu tờ bản đồ 1/2000, thêm gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. - Mảnh bản đồ tỷ lệ: 1/200
- 14 Trong trường hợp đặc biệt cần bản đồ tỷ lệ 1/200 thì lấy bản đồ tỷ lệ 1/2000 làm cơ sở chia thành 100 tờ bản đồ tỷ lệ 1/200 theo ký hiệu số Ả Rập từ 1 đến 100 vào sau ký hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1/2000. Bảng 2.2 Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ Tỷ lệ Cơ sở Kích thước Kích thước Diên tích Ký hiệu Ví dụ bản đồ để chia mảnh bản vẽ (cm) thực tế (m) đo vẽ (ha) thêm vào 1:10000 1:25000 60*60 6000*6000 3600 10-230 302 1:5000 1:10000 60*60 3000*3000 900 230 302 1:2000 1:5000 50*50 100*100 100 1 9 230 302-6 1:1000 1:2000 50*50 500*500 25 A,b,c,d 230 302-6-b 1:500 1:2000 50*50 250*250 6,25 (1) (16) 230 302-6-(14) 1:200 1:2000 50*50 100*100 1,0 14100 230 302-6-95 ( Nguồn:Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2013)[3] 2.1.4. Độ chính xác của bản đồ địa chính Yếu tố cơ bản cần quản lý đối với đất đai đó là vị trí, kích thước và diện tích các thửa đất. Các yếu tố này được đo đạc và thể hiện trên bản đồ địa chính. Độ chính xác các yếu tố trên phụ thuộc vào kết quả đo, độ chính xác thể hiện bản đồ và độ chính xác tính diện tích. Khi sử dụng công nghệ bản đồ số thì giảm hẳn được ảnh hưởng của sai số đồ họa và sai số diện tích, độ chính xác số liệu không phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà phụ thuộc trực tiếp vào sai số đo. Tuy nhiên, trong hệ thống bản đồ địa chính người ta phải nghiên cứu quy định những hạn sai cơ bản của các yếu tố bản đồ, các hạn sai này sẽ thiết kế các sai số đo và vẽ bản đồ phù hợp cho từng bước của công nghệ thành lập bản đồ. Độ chính xác của bản đồ thể hiện qua các yếu tố đặc trưng trên bản đồ. 2.1.4.1. Độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ - Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế tọa độ từ điểm địa chính trở lên gần nhất không quá 0,10mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập.
- 15 - Đối với khu vực đất ở đô thị sai số nói trên không vượt quá 6cm cho tỷ lệ 1:500, 1:1000 và 4cm cho 1:200. - Sai số trung bình về độ cao của điểm khống chế đo vẽ (nếu có yêu cầu thể hiện địa hình) sau bình sai so với điểm độ cao kỹ thuật gần nhất không quá 1/10 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản. - Sai số đưa các điểm góc khung bản đồ, giao điểm lưới km, các điểm tọa độ nhà nước, các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính số được quy định là bằng 0 (không có sai số). - Trên bản đồ địa chính in trên giấy sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2mm, đường chéo khung bản đồ không vượt qua 0,3mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2mm so với giá trị lý thuyết. Trường hợp vượt các hạn sai quy định, khi sử dụng các số liệu đo trên bản đồ in trên giấy phải cải chính độ biến dạng của giấy vào kết quả đo. 2.1.4.2. Độ chính xác vị trí điểm chi tiết - Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính số so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp) gần nhất không vượt quá: 5cm đối với bán đồ địa chính tỷ lệ 1:200 7cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 15cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 30cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 150cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 300cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Quy định sai số nêu trên ở tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000 áp dụng cho trường hợp đo vẽ đất đô thị và đất có khu vực giá trị kinh tế cao, trường hợp khu đo vẽ đất khu dân cư nông thôn ở tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 các sai số nêu trên được phép tới 1,5 lần, trường hợp đo vẽ đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 các sai số nêu trên được phép tới 2 lần.
- 16 - Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính in trên giấy (sau khi đã cải chính độ biến dạng của giấy in bản đồ) so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh gần nhất) không vượt quá 0,3mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và không vượt quá 0,4mm so với bản đồ tỷ lệ 1:10000. - Sai số trung bình độ dài giữa các điểm trên cùng cạnh thửa đất, sai số trung bình độ dài cạnh thửa đất, sai số tương hỗ trung bình giữa các điểm trên hai cạnh thửa đất trên bản đồ địa chính số và trên bản đồ địa chính in trên giấy không vượt quá 1,5 lần tương ứng với từng dạng bản đồ địa chính. 2.1.4.3. Độ chính xác thể hiện độ cao trên bản đồ - Sai số trung bình về độ cao đường bình độ, độ cao của điểm đặc trưng địa hình, độ cao của điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ địa chính (nếu có yêu cầu biểu thị) so với độ cao của điểm khống chế độ cao ngoại nghiệp gần nhất không quá 1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồng bằng và không quá 1/2 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồi núi, núi cao, vùng ẩn khuất. - Khi kiểm tra sai số lớn nhất về vị trí điểm khống chế ảnh, điểm của lưới đo vẽ không vượt quá sai số giới hạn và lượng sai số có giá trị bằng hoặc gần bằng (70 đến 100%) sai số giới hạn không vượt quá: Về mặt phẳng: 5% tổng số các trường hợp kiểm tra. Về độ cao (nếu có): 5% tổng số các trường hợp kiểm tra ở vùng quang đãng và 10% tổng số các trường hợp kiểm tra ở vùng ẩn khuất. 2.1.4.4. Độ chính xác tính diện tích Diện tích thửa đất được tính chính xác đến mét vuông, khu vực đô thị cần tính chính xác đến 0,1m2. Diện tích thửa đất được tính hai lần, độ chênh kết quả tính diện tích phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và diện tích thửa. Quy phạm quy định sai số tính diện tích cho phép là: Pgh = 0,0004.M.√푃 Trong đó: M là mẫu số tỷ lệ bản đồ P là diện tích thửa đất tính bằng m2
- 17 2.1.5. Các phương pháp trong thành lập bản đồ địa chính 2.1.5.1. Phương pháp toán học Đây là phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa, là phương pháp cơ bản nhất để thành lập bản đồ địa chính từ tỷ lệ 1: 2000 đến 1: 200. Phương pháp này sử dụng các loại máy kinh vĩ, thước dây và mia hoặc các máy toàn đạc điện tử. Việc đo đạc được tiến hành trực tiếp ngoài thực địa, số đo sẽ được xử lý bằng các phần mềm để vẽ bản đồ. Việc sử dụng các phần mềm đồ hoạ để xử lý số liệu đo trên thực địa thành lập số rất thuận tiện, cho độ chính xác khá cao đáp ứng được yêu cầu quản lý đất hiện nay. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc. XÂY DỰNG THIẾT KẾ KỸ THUẬT-DỰ TOÁN ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ ĐO VẼ CHI TIẾT NGOÀI THỰC ĐỊA TRIỂN VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ĐÁNH SỐ THỬA, TÍNH DIỆN TÍCH, LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT THỬA ĐẤT BIÊN TẬP BẢN ĐỒ IN VÀ KIỂM TRA BẢN ĐỒ Sơ đồ 2.1. Công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc.
- 18 Ưu điểm: Phương pháp toàn đạc có thể đo trực tiếp đến từng điểm chi tiết trên đường biên thửa đất, đo nhanh, có thể đo cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, độ chính xác cao. Nhược điểm: Thời gian ngoại nghiệp nhiều, quá trình vẽ bản đồ thực hiện trong phòng dựa vào số liệu đo và bản vẽ sơ hoạ nên không thể quan sát trực tiếp ngoài thực địa dễ bỏ sót các chi tiết làm sai lệch các đối tượng cần thiết kế trên bản đồ, giá thành cao. 2.1.5.2. Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không Đã từ lâu ảnh hàng không được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong quá trình thành lập bản đồ địa hình từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệ lớn. Ảnh hàng không có ưu điểm giúp chúng ta xác định, thu thập các thông tin địa vật, địa hình một cách nhanh chóng và khách quan. Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật của công nghệ thông tin mới, đang nhanh chóng được sử dụng rộng rãi vào các ngành đo ảnh nên việc thành lập bản đồ ảnh hàng không được tự động khá cao. Ở những vùng đất nông nghiệp ít bị địa vật và cây cối che khuất các đường biên thửa đất, bờ ruộng thể hiện khá rõ nét trên phim ảnh hàng không. Do đó dùng ảnh hàng không để thành lập bản đồ địa chính ở vùng đất nông nghiệp là hoàn toàn có thể thực hiện được, ứng dụng phương pháp này sẽ tăng hiệu quả kinh tế và đẩy nhanh tốc độ thành lập bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước Ưu điểm: Thời gian tiếp xúc ngoài thực địa ngắn, thời gian làm việc trong phòng tăng lên làm cho công tác thành lập bản đồ so với phương pháp đo vẽ trực tiếp nhàn hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không là một trong những phương pháp tiên tiến hiện nay ở Việt Nam.
- 19 Nhược điểm: Độ chính xác bản đồ được thành lập phụ thuộc vào nhiều yếu tố của tấm ảnh bay chụp như: Độ gối phủ của một dải ảnh cần đảm bảo theo quy phạm, độ nét của ảnh, chất liệu tấm ảnh, tỷ lệ tấm ảnh bay chụp ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình và điều kiện ngoại cảnh khi bay chụp. Hơn nữa trong quá trình làm việc trong phòng còn nhiều sai sót nhầm lẫn trong việc đoán đọc cũng như có nhiều sai số trong khi định vị tấm ảnh. 2.1.5.3. Phương pháp thành lập bản đồ bằng công nghệ số Đây là phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa, là phương pháp hiện đại nhất hiện nay để thành lập bản đồ địa chính. Phương pháp này sử dụng các loại máy toàn đạc điện tử. Việc đo đạc được tiến hành trực tiếp ngoài thực địa, và đồng thời đo được cả góc và cạnh, số liệu được lưu dữ trong bộ nhớ của máy toàn đạc điển tử, số liệu đo sẽ được trút lên máy tính rùi xử lý bằng các phần mềm công nghệ số để biên tập bản đồ. Việc sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu đo trên thực địa thành lập số rất nhanh và thuận tiện, cho độ chính xác cao đáp ứng được yêu cầu quản lý đất hiện nay. Công tác chuẩn bị Xây dựng lưới đo vẽ Đo vẽ chi tiết bằng toàn đạc điện tử Chạy chương trình Biên tập In và ki ểm tra Sơ đồ 2.2: Khối công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số
- 20 Ưu điểm: Phương pháp công nghệ số có thể đo trực tiếp đến từng điểm chi tiết trên đường biên thửa đất, đo nhanh, có thể đo cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, độ chính xác cao, cho chúng ta được sản phẩm có chất lượng cao, bản đồ đẹp, và đặc biệt là có thể chỉnh sửa được bản đồ. Nhược điểm: Tốn chi phí về trang thiết bị máy móc, mua bản quyền và giá thành rất cao. 2.1.6. Trình tự các bước khi đo đạc, thành lập bản đồ số địa chính Bước 1: - Triển khai tuyên truyền chủ chương, chính sách, mục đích yêu cầu đến cấp phường, khu dân cư để từng chủ sử dụng đất biết được các nội dung về công tác Đo đạc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. - Khảo sát khu đo, thu thập tư liệu, lập kế hoạch thực hiện công tác đo đạc bản đồ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thiết kế, đo lưới khống chế đo vẽ. - Đơn vị thi công cùng cán bộ địa chính phường xác định theo ranh giới 364/CP trên thực địa. Bước 2: * Khu dân cư đo vẽ tỷ lệ 1/1000 - Đơn vị thi công cùng cán bộ địa phương và các chủ sử dụng đất liền kề tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất theo từng chủ sử dụng đất. - Thu thập toàn bộ tài liệu liên quan đến thửa đất (bản photocopy), kiểm tra thông tin, thuộc tính thửa đất. - Trong thời gian thi công những thửa đất còn xảy ra tranh chấp thì đơn vị thi công sẽ lập biên bản xác định ranh giới, mốc gới thửa đất theo hiện trạng đang tranh chấp gửi lên UBND phường để giải quyết (không cho các chủ sử dụng đất ký vào bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đang tranh chấp) * Khu đất nông nghiệp đo vẽ tỷ lệ 1/2000
- 21 Đối với khu đất nông nghiệp yêu cầu các chủ sử dụng đất xác định ranh giới cắm biển bằng giấy, ghi rõ họ tên của vợ và chồng, địa chỉ Khu, xứ đồng (những khu vực ranh giới không rõ ràng các chủ sử dụng đất phải đóng cọc, nếu không đóng cọc ranh giới thì đơn vị thi công đo bao, lập báo cáo lên UBND phường) UBND phường thông báo tới các chủ sử dụng đất phô tô chứng minh thư nhân dân của (vợ và chồng), sổ hộ khẩu, Giấy CNQSD đất và các giấy tờ liên quan đến thửa đất để việc phục vụ cho công tác quy chủ và cấp GCNQSD đất được chính xác. Bước 3: - Đơn vị thi công tiến hành đo đạc theo ranh giới đã được xác định, lập lược đồ chi tiết, biên tập bản đồ trên máy tính. Bước 4: - Đơn vị thi công tiến hành in 100% bản đồ để kiểm tra, đối soát hình thể, loại đất, quy chủ, công khai bản đồ tại từng Khu, tiếp nhận và giải quyết thắc mắc của các chủ sử dụng đất. Bước 5: - Sau khi đơn vị thi công hoàn thiện khâu kiểm tra tiến hành cắt mảnh và bản đồ biên tập theo thông tư 25. Bước 6: - In Bản đồ, phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng sử dụng đất, đơn đăng ký cấp GCNQSD đất, các loại bảng biểu tổng hợp diện tích. Sau đó kết hợp với Trưởng Khối mời chủ sử dụng đất đến tại Nhà VH Khối để kiểm tra, rà soát ký nhận vào sơ đồ thửa đất và ký xác nhận vào các tài liệu theo qui định. Bước 7: - Đơn vị thi công đã hoàn thành sản phẩm, UBND phường kiểm tra ký xác nhận vào các tài liệu để phục vụ cho công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm cấp chủ đầu tư.
- 22 - Đơn vị thi công sửa chữa bổ sung những thiếu sót, hoàn thiện in bản đồ và các tài liệu liên quan, trình Sở TN&MT phúc tra các ý kiến kiểm tra nghiệm thu. - Sau khi đã hoàn thành bước kiểm tra nghiệm thu tiến hành giao nộp sản phẩm theo quy định hiện hành. Công tác chuẩn bị Tổ chức triển khai, tuyên truyền Tiến hành thu thập các tài liệu hiện chủ trương của công tác đo đạc lập có tại địa phương phục vụ bản đồ địa chính Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính Thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính Xác định ranh giới, mốc giới, Lập lưới khống chế đo vẽ cho thửa đất của từng hộ gia đình khu đo Đo đạc chi tiết tới từng thửa đất ngoài thực địa Kiểm tra, đối soát quy chủ, loại đất, công khai bản đồ, giải quyết thắc mắc Biên tập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000 Ký nhận diện tích, loại đất tới từng hộ gia đình và các loại hồ sơ, bảng biểu Kiểm tra nghiệm thu, hoàn thiện và giao nộp sản phẩm Sơ đồ 2.3 Các bước quy trình thành lập bản đồ địa chính
- 23 Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ. Bản đồ số bao gồm các thành phần cơ bản sau: - Thiết bị ghi dữ liệu. - Máy tính, - Cơ sở dữ liệu, - Thiết bị thể hiện bản đồ. Bản đồ số được tổ chức và lưu trữ gọn nhẹ, khác với bản đồ truyền thống ở chỗ: Bản đồ số chỉ là các file dữ liệu ghi trong bộ nhớ máy tính và có thể thể hiện ở dạng hình ảnh giống như bản đồ truyền thống trên màn hình máy tính. Nếu sử dụng các máy vẽ thì ta có thể in được bản đồ trên giấy giống như bản đồ thông thường. Bản đồ số địa chính là loại bản đồ chuyên ngành đất đai được thiết kế, biên tập, lưu trữ và hiển thị trong máy tính như các loại bản đồ số thông thường. Bản đồ số địa chính là cơ sở dữ liệu không gian cho hệ thống thông tin đất đai (LIS). Nhờ các máy tính có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, khả năng tổng hợp, cập nhật, phân tích thông tin và xử lý dữ liệu bản đồ phong phú nên bản đồ số được ứng dụng rộng rãi và đa dạng hơn rất nhiều so với bản đồ giấy. 2.2. Phần mềm ứng dụng trong thành lập bản đồ địa chính Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành điện tử tin học, các máy tính, các thiết bị đo, máy vẽ kỹ thuật số không ngừng hoàn thiện. Trên cơ sở đã người ta xây dựng, tổ chức dữ liệu bản đồ mà máy tính có thể đọc và thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ. Vì vậy, việc ứng dụng các phần mềm CAD, GIS, LIS đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập bản đồ số. 2.2.1. Giới thiệu phần mềm Mapping Office, Microstation Mapping office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn Intergraph bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu đồ họa và phi đồ họa sử
- 24 dụng trong hệ thống thông tin địa lý GIS và bản đồ chạy trên hệ điều hành DOS/WINDOW. Mapping office gồm 5 phần mềm ứng dụng được tích hợp trong một môi trường đồ họa thống nhất, phục vụ cho việc thu thập và duy trì dữ liệu, các phần mềm thành phần đó là. - MicroStation là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các modul phần mềm ứng dụng khác như: GEOVEC, IRASB, IRASC, MSFC, MRFClean, MRFFlag, FAMIS Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation có một giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ hoạ đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng. - MGE sử dụng cho việc thu thập duy trì dữ liệu, tạo các bản đồ chuyên đề, hỏi đáp, phân tích vùng và phân tích không gian. Cơ sở dữ liệu được xây dựng trên nền ngôn ngữ hỏi đáp SQL. Mge-pc có thể chạy cùng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ dụng khác như D – base, Foxpro, hoặc các hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL thông dụng khác trên thị trường. - I/rasc: Cung cấp đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và sử lý ảnh hàng không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc trực tiếp nếu là ảnh số. I/rasc cho phép người sử dụng cùng một lúc có thể kết hợp điều khiển và thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector. Khả năng này rất tốt khi người sử dụng tiến hành số hóa trên màn hình. - I/rasb: Là hệ phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen trắng – Black and White Image).Các công cụ trong I/RasB sử dụng để làm sạch các ảnh được quét vào từ các tài liệu cũ, cập nhật các bản vẽ cũ bằng các thông tin mới, phục vụ cho phần mềm vector hóa bán tự động, I/Geovec. Chuyển đổi dữ liệu dạng raster sang vector. I/RasB cũng cho phép người sử dụng đồng thời thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector trong cùng một môi trường. - I/Geovec: là phần mềm chuyên thực hiện việc chuyển đổi bán tự động dữ liệu raster (dạng Binary ) sang vecter sang các đối tượng. Với công nghệ
- 25 dượt đường bán tự động cao cấp, I/geovec giảm được rất nhiều thời gian cho quá trình xử lý chuyển đổi tài liệu cũ sang dạng số. I/geovec thiết kế với giao diện ngưới dùng rất thuận tiện. 2.2.2. Giới thiệu phần mềm Famis Famis là phần mềm: “Tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính” (Field Work And Cadstral Mapping Intergraphted Software – Famis). Đây là hệ thống phần mềm đƣợc Tổng cục Địa chính ban hành năm 1998 và áp dụng cho tất cả các Sở địa chính trong toàn quốc nhằm thống nhất hoá công nghệ và chuẩn hoá số liệu để thống nhất quản lý việc lập bản đồ và hồ sơ địa chính. Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất này gồm 2 phần mềm lớn: Phần mềm Famis có khả năng: + Xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. + Đảm nhận công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghệp nghiệp đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành lập một cơ sở dữ liệu về bản đồ số và hồ sơ địa chính thống nhất. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính – CadDB là phần mềm thành lập quản lý thông tin về hồ sơ địa chính, hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý sử dụng đất. Cấp GCNQSD đất, thống kê tình hình sử dụng đất. Chức năng của phần mềm Famis được chia làm 2 chức năng lớn: Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo + Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, không nhầm lẫn. + Thu nhận số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay : - Từ các sổ đo điện tử (Electronic Field Book) TOPCON. - Từ các số liệu đo thủ công đƣợc ghi trong sổ đo.
- 26 - Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến TOPCOM,TD của xí nghiệp bản đồ nông nghiệp 1. + Xử lý hướng đối tượng: Phần mềm cho phép người dùng bật / tắt hiển thị các thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn. Bộ mã chuẩn bao gồm hai loại mã: Mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển. Phần mềm có khả năng xây dựng bản đồ tự động khi xử lý mã. + Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo. FAMIS cung cấp phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo. Phương pháp 1: Qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Ngƣời dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình. Phương pháp 2: Qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tƣơng ứng với một bản ghi trong bảng này. + Bình sai trắc địa: FAMIS có khả năng bình sai trị đo theo phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu. Kết quả sau khi bình sai được hiển thị lên màn hình. + Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị khác nhau: máy in, máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR. + Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo. Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số : FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa chính nhờ: ảnh số (IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVEC MGE-PC) + Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn. FAMIS cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các thông tin tuân thủ theo quy định của Tổng cục Địa chính. + Tạo vùng, tự động tính diện tích. Tự động sửa lỗi. Tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa.
- 27 + Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tƣợng bản đồ. Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả. + Đăng ký sơ bộ (quy chủ sơ bộ): Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác quy chủ tạm thời. Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa. + Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động. + Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm: Phiếu xác nhận kết quả hiện trạng thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận + Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số công cụ thao tác trên bản đồ thông dụng nhất. Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác theo các phương pháp nắn affine, porjective. Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân bậc số liệu. Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểu diễn (tô màu) của MicroStation, Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ. + Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ Địa chính. Nhóm chức năng thực hiện việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị hồ sơ Địa chính. Các chức năng này đảm bảo cho phần mềm FAMIS tạo thành một hệ thống thống nhất Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis Chúng ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ thành lập BĐĐC trên phần mềm famis như sau:
- 28 Vào cơ sở dữ liệu trị đo Nhập số liệu file TXT file ACS Hiển thị, sửa chữa trị đo Xử lý mã, tạo bản đồ tự động Sửa chữa đối tượng bản đồ Lưu trữ bản đồ file DGN Vào cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính Nạp file bản đồ DGN Sửa chữa lỗi ( MRFClean, MRFFlang ) tạo vùng Tạo bản đồ địa chính Đánh số thửa Vẽ nhãn thửa Tạo khung bản đồ Lưu trữ, in bản đồ Hình 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis
- 29 2.3. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 2.3.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.( Central Processing Unit- Micropocessor ). Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ ( điểm chi tiết ), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang ( hay góc bằng ) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z ). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy(K), số liệu khí tượng môi trường đo ( nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao ( X,Y,H ) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy( im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộ nhớ trong ( RAM- Random Access Memory ) hoặc bộ nhớ ngoài ( gọi là field book- sổ tay điện tử ) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý ( GIS ) cài đặt trong máy tính
- 30 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Công tác thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis trên cơ sở kết quả đo vẽ trực tiếp thực địa bằng máy toàn đạc điện tử. Phạm vi: Thành lập bản đồ tỷ lệ 1:1000, 1:2000 Phường Quỳnh Xuân - Thị xã Hoàng Mai - Tỉnh Nghệ An. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội - Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai - Khái quát về bản đồ địa chính. - Ứng dụng phần mềm Famis, Microstation thành lập bản đồ địa chính. - Đánh giá độ chính xác kết quả đạt được trên cơ sở các văn bản quy phạm hiện hành. 3.3. Các phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp. - Tài liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội được lấy từ đề án xây dựng nông thôn mới của Ủy ban nhân dân Phường Quỳnh Xuân, Thị Xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. - Số liệu lưới khống chế trắc địa. - Số liệu về bản đồ địa chính của xã. 3.3.2. phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 3.3.2.1. đo vẽ chi tiếp ngoài thực địa Chuẩn bị máy móc: máy toàn đạc điện tử hãng TOPCOM GTS 236 do Trung Quốc sản xuất, 1 gương phục vụ công tác đo đạc. Nhâm lực: nhóm đo gồm 2 người - 1 người đứng máy
- 31 - 1 người đi gương Dụng cụ: sổ ghi chép, bút, cọc, sơn để đánh dấu điểm trạng phụ. Phương pháp làm ngoài thực địa Rọi tâm, cân bằng máy tại trạm đo Đặt tên Job(ngày đo), đặt điểm trạm máy, đặt điểm định hướng Quay máy đến điểm định hướng đưa góc bằng về 0 rồi đo các điểm chi tiết 3.4.2.2. Biên tập, chỉnh lý bản đồ bằng phần mềm MicroStation và phần mềm Famis Phương pháp làm nội nghiệp: Trút số liệu từ máy toàn đạc vào máy tính Xử lý số liệu Triển điểm chi tiết bằng Famis trong phần mềm Microstation Nối điểm, đối soát lại khu đo, kiểm tra độ chính xác Chỉnh sửa, chuẩn hóa các đối tượng trên bản đồ Bản đồ hoàn chỉnh 3.3.2. Phương pháp đo đạc - Phương pháp toàn đạc: Sử dụng máy toàn đạc điện tử và phép chiếu tọa độ cực để đo chi tiết các đối tượng của khu đo. - Phương pháp đo đạc: Sử dụng phương pháp đo GPS tương đối trạng thái tĩnh để đo đạc hệ thống lưới khống chế đo vẽ.
- 32 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microstation và Famis để xử lý các số liệu, thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000 tại Phường Quỳnh Xuân Thị xã Hoàng Mai - Tỉnh Nghệ An. 3.3.4. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến các nhà khoa học, cán bộ quản lý và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu để đưa ra phương án tối ưu thực hiện công tác đo đạc phù hợp với địa bàn cụ thể.
- 33 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc Điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực đo vẽ 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên Phường Quỳnh Xuân nằm về phía Tây Nam thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An với diện tích tự nhiên là 1582,51 ha, có vị trí địa lý: + Từ 190 11’ 10” đến 190 14’ 24” vĩ độ Bắc. + Từ 1050 39’ 53” đến 1050 42’58” kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. - Phía Nam giáp xã Quỳnh Bảng và xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Phía Đông giáp xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. - Phía Tây giáp xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Khu đo có địa hình bằng phẳng, nghiêng dần theo hướng từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình là 150. Nhìn chung địa hình của phường có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông - lâm nghiệp, vị trí thuận lợi giao lưu hàng hoá. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên phường mang đặc trưng của khí hậu Bắc Trung Bộ. * Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân hàng năm của phường khoảng 290C, tháng lạnh nhất trong năm khoảng 170C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao nhất khoảng 400C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, tháng lạnh nhất nhiệt độ khoảng 100C. * Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm đạt khoảng 1500mm - 1700mm, và được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong đó lượng
- 34 mưa lớn nhất tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết như bão, áp thấp nên thường xảy ra lũ lụt cục bộ. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa ít, khô hạn nhất là từ tháng 1 đến tháng 2. * Chế độ gió: Phường chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam. - Gió mùa Đông Bắc, tập trung từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau làm giảm nhiệt độ đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất. - Gió phơn Tây Nam là loại hình thời tiết đặc trưng của vùng Trung Bộ, đây là loại gió khô nóng tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của người dân 4.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội Tổng kết tình hình kinh tế - xã hội cho thấy, nền kinh tế luôn có sự chuyển biến, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Khu vực dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng, địa bàn và lĩnh vực hoạt động thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững. Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ (theo giá so sánh) năm 2016 đạt 4.673,2 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2015 và gấp 1,8 lần so với năm 2012; tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2011-2016 là 12,3%. Các hoạt động dịch vụ khác như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, tư vấn, việc làm phát triển nhanh, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt dịch vụ tài chính, ngân hàng tăng nhanh cả về quy mô và phạm vi hoạt động, đa dạng hoá các hình thức khai thác nguồn vốn, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng bình quân 18 %/năm; doanh số cho vay tăng 17,3%/năm; tổng dư nợ tăng 17 %/năm
- 35 Với phương châm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng đối tượng cho vay, phát triển các dịch vụ ngân hàng đến tận cơ sở thời gian qua dịch vụ tài chính ngân hàng đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tỉnh. 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất Theo số liệu Thống kê đất đai đến 2017 do Văn phòng Đăng ký QSD đất thị xã Hoàng Mai cung cấp, diện tích các loại đất của phường Quỳnh Xuân như sau: - Diện tích tự nhiên: 1685,27 ha, trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp: 1145,19 ha (chiếm 67,95%). + Đất sản xuất nông nghiệp: 419,54 ha (chiếm 24,89%); + Đất lâm nghiệp: 521,59 ha (chiếm 30,95%); - Diện tích đất phi nông nghiệp: 536,42 ha (chiếm 31,83%). + Đất ở: 275,66 ha; + Đất chuyên dùng: 237,54 ha; - Diện tích đất chưa sử dụng: 3,66 ha (chiếm 0,002%). Theo thực tế hiện trạng sử dụng đất đai hiện nay tại xã rất phức tạp, các thửa đất biến động rất nhiều do chuyển mục đích, chuyển nhượng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch giao thông, thủy lợi.v.v. 4.2.2. Tình hình giao đất cấp GCN QSD đất - Kết quả giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất (tính đến ngày 10/5/2015). Tổng số giấy CNQSD đất đã cấp: 3520 giấy, với diện tích: 1470,8 ha, Trong đó: + Cấp giấy chứng nhận QSD chung đất ở và đất sản xuất nông nghiệp: 3350 giấy, diện tích: 1020,0 ha.
- 36 + Đất lâm nghiệp đã cấp được: 170 giấy, diện tích: 450,8 ha. - Kết quả khảo sát về tổng số thửa đất trong khu vực Trích đo bản đồ địa chính kỳ này khoảng: 4529 thửa đất. Trong đó: + Đất ở, đất vườn, ao gắn liền đất ở khoảng: 1418 thửa, với diện tích 51,7 ha; + Đất các tổ chức trong khu dân cư khoảng 16 thửa, với diện tích 5,5 ha. + Đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản khoảng: 3095 thửa, với diện tích 297,6 ha; + Đất chuyên dùng, đất giao thông, thủy lợi khoảng: 41 thửa, với diện tích 47,2 ha. - Tổng số chủ sử dụng đất: 2528. Trong đó: + Hộ gia đình, cá nhân: 2516 (chủ sử dụng đất ở: 1256, chủ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tập trung: 1260). + Tổ chức: 12 chủ sử dụng (UBND xã: 01; Tổ chức kinh tế: 03; Trường học 04; cơ quan, đơn vị nhà nước: 04). 4.2.3. Tình hình cán bộ quản lý đất đai tại phường Quỳnh Xuân Phường có 1 cán bộ địa chính (là công chức xã) chuyên trách làm công tác quản lý đất đai. Cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, phù hợp công tác quản lý đất đai tại địa phương, cán bộ địa chính xã đã được trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ công tác. 4.2.4. Tình hình quản lý hồ sơ địa chính Hiện tại hồ sơ địa chính phường đã được lập theo quy định tại thông tư 29/2004 bao gồm các hồ sơ, sổ sách đã lập để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Quỳnh Xuân gồm: - Lập năm 1996 gồm: Sổ mục kê đất đai 01 quyển, sổ địa chính 4 quyển, sổ cấp giấy chứng nhận 01 quyển; - Hồ sơ địa chính đất lâm nghiệp (lập năm 2006) gồm: Sổ mục kê 01 quyển; sổ địa chính 4 quyển; sổ cấp giấy chứng nhận 01 quyển.
- 37 Trong thời gian qua, hồ sơ địa chính hiện có là tài liệu duy nhất phục vụ công tác quản lý đất đai tại địa phương, tuy nhiên việc quản lý đất đai phức tạp, nhạy cảm nhưng nguồn tài liệu về bản đồ, hồ sơ địa chính hiện có không thể đáp ứng được trong giải quyết công việc hàng ngày liên quan đến đất đai tại phường và tại các cấp ngành có liên quan, với các lý do sau: - Bản đồ giải thửa 299, được lập năm 1985 đã bị biến động gần như 100%, không đáp ứng được công tác quản lý Nhà nước về đất đai và cấp giấy chứng nhận QSD đất hiện nay. - Hồ sơ địa chính không đầy đủ, mất mát, rách nát do quá trình sử dụng và chuyển giao cán bộ chuyên môn địa chính tại phường; một số loại sổ sách không được lập hoặc lập không đủ sổ cấp giấy, sổ đăng ký biến động để theo dõi thường xuyên. - Số liệu thống kê, báo cáo về các loại đất không chính xác với thực tế đất đai đang sử dụng của các chủ sử dụng. Vì vậy, nguồn tài liệu về hồ sơ địa chính đối với khu vực đất dân cư và đất sản xuất nông nghiệp ổn định, tập trung hiện nay, không còn đáp ứng yêu cầu của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai. Để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, việc Trích đo bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSD đất và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với khu vực dân cư, khu vực đất sản xuất nông nghiệp ổn định, tập trung phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai là hết sức cần thiết và cấp bách. 4.3. Thực trạng công tác đo vẽ thành lập BĐĐC tại phường Quỳnh Xuân 4.3.1. Thực trạng công tác đo vẽ thành lập BĐĐC 4.3.1.1. Bản đồ giải thửa (bản đồ 299) Bản đồ giải thửa (hay còn gọi bản đồ 299), được thành lập năm 1985, đo theo phương pháp thủ công (gồm 8 tờ, tỷ lệ 1/2.000), đây là tài liệu bản đồ duy nhất để cấp giấy chứng nhận QSD đất cho nhân dân theo Nghị định 64/CP và quản lý đất đai trước đây và hiện nay tại địa phương. Trải qua nhiều
- 38 năm quản lý và sử dụng tài liệu này, đồng thời thực hiện quy hoạch nông thôn mới, giao thông, thủy lợi, dân cư nên bản đồ nay đã bị biến động lớn cả về hình thể và thông tin thửa đất, chủ sử dụng do đó loại bản đồ này không còn phù hợp với thực tế quản lý đất đai hiện nay. 4.3.1.2. Bản đồ địa chính đất lâm nghiệp Bản đồ được lập năm 2004, tỷ lệ 1/10.000 gồm: 01 tờ (hệ toạ độ VN- 2000, kinh tuyến trục 1040 45’, múi chiếu 3), bản đồ này đo vẽ chi tiết đối với đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng. Loại bản đồ này đảm bảo độ chính xác sử dụng cho quản lý và cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân. 4.3.1.3. Bản đồ địa giới hành chính 364/CT và các loại bản đồ chuyên đề khác Bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính của phường được thành lập năm 1995, tỷ lệ 1/50.000 (gồm 01 tập 06 tờ), theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Nguồn tài liệu này hiện đang được quản lý tại xã, ranh giới ổn định, không tranh chấp. - Bản đồ nền địa hình, bản hiện trạng sử dụng đất năm 2010 (tỷ lệ 1:10.000), bản đồ này được lập theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dùng để thiết kế khống chế đo vẽ; phân mảnh bản đồ; xác định khu vực đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000. 4.3.1.4. Bản đồ lập theo Chỉ thị 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Bản đồ lập theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất tại phường Quỳnh Xuân gồm: 16 khu đất. Các khu đất này có ranh giới cơ bản ổn định ngoài thực địa, biến động ít so với bản đồ.
- 39 4.3.2. Công tác xây dựng lưới khống chế mặt phẳng và độ cao 4.3.2.1. Công tác ngoại nghiệp 4.3.2.1.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu Theo nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Công nghệ thông tin, lưới tọa độ địa chính cơ sở đã được xây dựng phủ trùm trên toàn tỉnh, do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng năm 2002, trong khu đo phường Quỳnh Xuân có 01 điểm địa chính cơ sở (232415), điểm này vẫn nguyên, ổn định ngoài thực địa và phục vụ để xây dựng lưới địa chính toàn thị xã Hoàng Mai và khu đo phường Quỳnh Xuân. Ngoài ra, trong khu đo phường Quỳnh Xuân có 06 điểm địa chính được xây dựng cùng đợt này gồm: HM-28; HM-36; HM-37; HM-44; HM-45; HM- 46. Các điểm địa chính này được xây dựng, đảm bảo mật độ điểm để phát triển lưới khống chế đo vẽ. 4.3.1.1.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ. Trước tiên dựa vào sự phân bố của các điểm địa chính cấp cao kết hợp với điều kiện địa và việc đi khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng lưới khống chế đo vẽ cho khu vực toàn xã. Tùy theo điều kiện địa hình thực tế của từng khu vực để bố trí lưới khống chế đo vẽ cho phù hợp, điểm khởi và khép của lưới đo vẽ là các điểm địa chính cấp II trở lên. Lưới khống chế đo vẽ toàn bộ khu vực Phường Quỳnh Xuân gồm 103 điểm, trong đó có 3 điểm địa chính cấp cao đã biết được dùng làm các điểm khởi tính cho các dạng đường chuyền. Lưới được xây dựng theo phương pháp toàn đạc sử dụng máy đo GPS TRIMBLE với 2 lượt đo đi và đo về, mỗi lần với 2 nửa lần đo, đảm bảo theo đúng quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4.3.3. Công tác nội nghiệp 4.3.2.1 Bình sai lưới kinh vĩ - Trút số liệu đo từ máy GPS TRIMBLE bằng phần mềm Trimble Data Transfer.
- 40 - Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ đã tiến hành sử dụng phần mềm bình sai Trimble Business Center (TBC) của hãng Trimble để bình sai lưới kinh vĩ. - Kết quả bình sai được thể hiện qua các bảng sau: KẾT QUẢ BÌNH SAI LƯỚI GPS Bảng 4.1: Bảng thành quả tọa độ phẳng và độ cao bình sai HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG: VN-2000 KINH TUYẾN TRỤC : 105° 00' MÚI: 3° ELLIPSOID: WGS-84 Số Tên Tọa độ Độ cao Sai số vị trí điểm TT điểm X(m) Y(m) h(m) (mx) (my) (mh) (mp) 1 232415 2125667.317 598558.647 13.046 2 HM-28 2126401.947 599323.062 8.091 3 HM-37 2125185.465 600514.848 1.406 4 HM-45 2124244.720 599463.289 1.696 5 HM-46 2124135.975 598530.236 1.966 6 1QX-100 2125322.069 600202.196 6.216 0.016 0.011 0.027 0.019 7 1QX-101 2125319.582 598304.806 18.278 0.015 0.010 0.028 0.018 8 1QX-102 2125395.968 598194.857 15.946 0.014 0.009 0.029 0.017 9 1QX-103 2125523.920 598268.568 16.381 0.015 0.010 0.029 0.018 10 1QX-104 2125471.925 598378.751 23.645 0.014 0.010 0.027 0.017 11 1QX-105 2125588.614 598520.585 16.876 0.014 0.010 0.025 0.017 12 1QX-106 2125695.136 598396.688 15.876 0.014 0.009 0.028 0.017 13 1QX-107 2125471.807 598693.473 21.082 0.014 0.009 0.022 0.017 14 1QX-108 2125697.516 598659.634 17.158 0.014 0.009 0.024 0.017 15 1QX-109 2125807.090 598666.714 15.700 0.014 0.009 0.024 0.016 16 1QX-110 2125873.902 598520.922 11.516 0.014 0.009 0.028 0.017 17 1QX-111 2125288.754 599393.146 17.146 0.016 0.011 0.017 0.019 18 1QX-112 2125986.022 598765.363 13.892 0.014 0.010 0.025 0.017 19 1QX-113 2126070.292 598655.249 9.846 0.014 0.009 0.028 0.016 20 1QX-114 2126096.501 598925.474 12.364 0.014 0.009 0.025 0.017
- 41 Bảng 4.2: Bảng chiều dài cạnh, phương vị và sai số tương hỗ Hệ tọa độ phẳng VN-2000 ELLIPSOID : WGS-84 Cạnh tương hỗ Chiều dài mS ms/S Phương vị m Ch.cao mh Điểm đầu Điểm cuối (m) (m) ° ' " " (m) (m) 1QX-08 1QX-07 109.656 0.008 1/13578 224 00 43.57 15.05 0.492 0.078 1QX-09 1QX-07 228.879 0.012 1/19032 314 49 39.26 10.85 -1.653 0.088 1QX-08 1QX-09 255.195 0.010 1/25346 160 16 22.51 6.70 2.145 0.076 1QX-12 1QX-07 356.129 0.010 1/37079 293 34 09.89 6.85 -2.962 0.086 1QX-12 1QX-09 165.182 0.010 1/16633 263 24 41.71 16.48 -1.308 0.084 1QX-14 1QX-07 392.519 0.012 1/32437 338 38 19.51 5.22 -4.059 0.086 1QX-09 1QX-14 205.114 0.013 1/15345 185 24 52.14 10.42 2.405 0.084 1QX-12 1QX-14 288.876 0.011 1/26281 219 25 21.18 7.40 1.097 0.081 1QX-13 1QX-14 172.948 0.013 1/13517 218 28 00.56 14.42 2.301 0.083 1QX-16 1QX-07 243.676 0.011 1/21810 41 05 53.92 9.12 -0.141 0.090 1QX-16 1QX-09 323.278 0.010 1/31501 86 02 55.71 8.48 1.513 0.088 1QX-13 1QX-16 413.364 0.011 1/38474 276 27 37.44 6.88 -1.617 0.087 1QX-16 1QX-14 353.552 0.010 1/34688 120 58 04.68 6.74 3.918 0.085 1QX-10 1QX-07 191.250 0.010 1/19153 95 22 28.12 14.62 -0.191 0.094 1QX-11 1QX-07 326.432 0.011 1/30567 60 11 55.57 7.84 -1.102 0.093 1QX-11 1QX-10 202.670 0.013 1/15118 27 16 05.00 11.27 -0.910 0.097 1QX-16 1QX-10 203.798 0.013 1/15289 351 28 12.89 10.01 0.051 0.094 1QX-16 1QX-11 124.928 0.010 1/12895 279 51 40.86 21.28 0.961 0.093 1QX-16 1QX-15 333.536 0.013 1/26280 138 07 21.94 7.58 3.636 0.089 1QX-11 1QX-17 401.022 0.013 1/31814 144 21 34.75 5.85 3.236 0.092 1QX-16 1QX-17 323.972 0.013 1/25585 160 02 24.33 6.39 4.197 0.088 1QX-11 1QX-19 565.609 0.013 1/43633 221 37 30.77 4.54 3.092 0.102 1QX-19 1QX-17 617.037 0.010 1/59065 80 57 57.11 4.90 0.144 0.097 1QX-11 1QX-20 500.928 0.014 1/35020 190 58 32.04 4.27 3.743 0.096 1QX-16 1QX-20 518.623 0.013 1/39593 204 54 41.69 4.24 4.704 0.093 1QX-20 1QX-17 368.483 0.011 1/32930 63 14 57.14 7.67 -0.507 0.091
- 42 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC 1 . Sai số trung phương trọng số đơn vị. mo = ± 1.000 2 . Sai số vị trí điểm: Lớn nhất : (1QX-121). mp = 0.022(m). Nhỏ nhất : (1QX-08). mp = 0.002(m). 3 . Sai số trung phương tương đối chiều dài cạnh : Lớn nhất : (1QX-148 1QX-165). mS/S = 1/ 10522 Nhỏ nhất : (1QX-21 1QX-52). mS/S = 1/ 143800 4 . Sai số trung phương phương vị cạnh : Lớn nhất : (1QX-73 1QX-125). m = 25.22" Nhỏ nhất : (1QX-22 1QX-66). m = 1.57" 5 . Sai số trung phương chênh cao : Lớn nhất : (1QX-19 1QX-22). mh= 0.107(m). Nhỏ nhất : (1QX-77 232415). mh= 0.016(m). 6 . Chiều dài cạnh : Lớn nhất : (1QX-08 1QX-07). Smax = 1752.49m Nhỏ nhất : (1QX-22 1QX-66). Smin = 109.66m Trung bình : Stb = 478.17m Ngày 29 tháng 4 năm 2015 Người thực hiện đo : Nguyễn Văn Hái Người xử lý số liêu : Nguyễn Văn Hái Kết quả được xử lý tính toán bằng phần mềm South Gps Processor và biên tập bằng phần mềm DPSurvey ooo0ooo
- 43 4.3.4. Đánh giá hiện trạng thành lập bản đồ địa chính 4.3.4.1. Thuận lợi - Mật độ, vị trí các mốc lưới địa chính đảm bảo cho xây dựng phát triển lưới khống chế đo vẽ phục vụ đo chi tiết bản đồ địa chính; - Bản đồ 364/CT của xã được thành lập năm 1995 có địa giới hành chính là căn cứ pháp lý để xác định ranh giới khu vực cần đo và quản lý đất đai của xã; - Bản đồ nền, bản đồ hiện trạng kiểm kê 2010 sử dụng tốt cho việc thiết kế lưới khống chế đo vẽ, phân mảnh bản đồ và xác định khu vực đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000; - Bản đồ, hồ sơ địa chính giao đất lâm nghiệp lập năm 2003 sử dụng tốt cho công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất và quản lý đối với khu vực đất lâm nghiệp; 4.3.4.2. Khó khăn - Bản đồ giải thửa 299, lập 1985 đo vẽ hiện trạng đất giao theo Nghị định 64/CP không còn phù hợp với hiện trạng sử dụng đất hiện nay. Tuy nhiên, các tài liệu bản đồ này vẫn được sử dụng làm căn cứ để xác định nguồn gốc sử dụng đất trong quá trình xét duyệt cấp giấy chứng nhận QSD đất lần này. - Để giải quyết khó khăn trên cần phải xây dựng bản đồ địa chính mới phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo đúng quy định. 4.4. Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính phường Quỳnh Xuân Phần mềm thành lập bản đồ địa chính cung cấp một nhóm các chức năng hỗ trợ người dùng thao tác trên cơ sở dữ liệu trị đo. Cơ sở dữ liệu trị đo là cơ sở dữ liệu lưu trữ toàn bộ số liệu đo đạc trong quá trình xây dựng bản đồ địa chính. Cơ sở dữ liệu trị đo là cơ sở dữ liệu nền để xây dựng lên cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính, cụ thể trên phường Quỳnh Xuân tôi sử dụng luôn phần mềm Famis để phun điểm.
- 44 Trong sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính ban đầu từ các trị đo trên có thể phân chia thành các giai đoạn chính sau: - Tệp dữ liệu trị đo: Là file dữ liệu của trạm đo sau đó ghép lại thành file dữ liệu đo của toàn đơn vị hành chính (file đo tổng) - Tạo khu đo: Để xây dựng một cơ sở dữ liệu trị đo trước hết phải tạo mới một khu đo. Thông thường thao tác này chỉ nên thực hiện một lần cho mỗi một đơn vị hành chính. - Nhập dữ liệu khu đo: lấy file đo của toàn phường Quỳnh Xuân từ máy Topcon. - Biên tập trị đo: Thay đổi hoặc chỉnh sửa trị đo trước khi triển điểm. - Tạo thể hiện các điểm trị đo: Để tiện cho việc kiểm tra độ chính xác của các điểm trị đo, ta có thể hiển thị trực tiếp các thông tin của các điểm đo lên màn hình bằng cách tạo mô tả trị đo. Các thông tin có thể tạo hiển thị bao gồm (Số hiệu điểm, Mã, Toạ độ, Điểm khởi đầu, Số hiệu trạm, Cao độ). - Nối các điểm trị đo xử lý trị đo của khu đo: Vẽ theo kiểu AutoCad Có ba hình thức nối điểm, nhưng thường dùng vẽ dạng AutoCad người dùng vừa kiểm soát được đối tượng thực hiện, độ chính xác sự bắt điểm cao hơn, dễ thực hiện thuận tiện trong công việc. - Tạo bản đồ kiểm tra: Chức năng này có tác dụng ghi kích thước của các đoạn ranh giới thửa lên trên đoạn đó để khi in ra đối chiếu với kích thước thực tế trên thực địa. - Kết quả là một file dgn tổng phường Quỳnh Xuân. Các bước thực hiện trên phường Quỳnh Xuân như sau: - Tạo khu đo - Nhập dữ liệu khu đo - Tạo thể hiện trị đo - Nối điểm trị đo - Bước 1:
- 45 Nhập sổ đo vào máy tính theo khuôn dạng trong notepad: Khởi động phần mềm NC và chuyển file.txt sang file.asc - Bước 2: Nháy kép vào biểu tượng Microstation SE xuất hiện màn hình: Từ File New xác định đường dẫn và tên file.dgn cần tạo. Nhập dữ liệu khu đo Nhập từ tệp toàn đạc điện tử Thao tác thực hiện:
- 46 Để nhập dữ liệu vào từ tệp toàn đạc điện tử, người sử dụng vào menu Trị đo Nhập dữ liệu trị đo Nhập từ tệp toàn đạc điện tử. - Bước 3: Tạo bảng phân lớp đất: Sau đó vào Setting Level Display (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + E) Sau đó vào Setting Level Name sau đó điền các thông số vào hộp thoại: - Bước 4: Thiết kế bảng màu: Setting Level Color table xuất hiện hộp thoại cho ta thiết kế bảng màu:
- 47 - Bước 5: Khởi động famis và nhập dữ liệu: Từ cửa sổ lệnh của Microstation nhập: Xuất hiện cửa sổ giao diện: Nhập số liệu: - Từ Menu chính chọn Cơ sở dữ liệu Nhập dữ liệu import hộp thoại import hiện ra: Hiển thị trị đo:
- 48 Từ Menu chính chọn Cơ sở dữ liệu Hiển thị Hiển thị trị đo Đánh dấu vào các yếu tố cần hiển thị: Chấp nhận Ra khỏi Cơ sở dữ liệu Hiển thị Tạo mô tả trị đo Chấp nhận Ra khỏi Cơ sở dữ liệu hiển thị bảng code
- 49 Ta được tọa độ các điểm như sau: Hình 4.1: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ
- 50 Sửa trị đo: Từ Menu chính chọn Cơ sở dữ liệu Nhập dữ liệu Sửa trị đo xuất hiện củng cố chúng ta có thể thêm mới hay sửa chữa trị đo: Xử lý, tính toán: Nhóm chức năng này cung cấp các công cụ tính toán thông dụng thường làm trong đo đạc và xây dựng bản đồ địa chính. Xử lý, tính toán Nối điểm theo số hiệu xuất hiện hộp thoại giao diện: Ta được file bản đồ cơ bản: Hình 4.2.: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi
- 51 - Bước 6: Xử lý các đối tượng bản đồ: Từ bản đồ được tạo thành khi xử lý cơ sở dữ liệu trị đo, ta đổi các đối tượng bản đồ về đúng với các thông tin của chúng theo quy định của tổng cục Địa Chính. Từ Menu chính chọn Cơ sở dữ liệu trị đo Quản lý bản đồ chọn lớp thông tin. Cửa sổ giao diện xuất hiện, ta chọn lớp thông tin cần hiển thị, ấn chấp nhận. Dùng lệnh Change element attributes của phần mềm Microstation để biên tập thay đổi thuộc tính các đối tượng. Khởi động Famis Sau khi chạy chương trình Microstation trên thanh Menu vào Utilities Mdl Application Browse chọn đường dẫn C:\Famis\Famis.ma
- 52 Chọn OK trên màn hình xuất hiện menu chính của phần mềm Famis và hộp thoại đăng nhập mã đơn vị hành chính. - Bước 7: Tự động tìm sửa lỗi Sau khi hoàn thành các công việc thao tác với cơ sở dữ liệu trị đo. Để tiến hành các bước tiếp theo của việc biên tập thành lập bản đồ, cần chuyển phần thao tác sang cơ sở dữ liệu. Các công việc chính của cơ sở dữ liệu bao gồm: Tạo Topology: * Sửa lỗi Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tự động tìm, sửa lỗi - Tự động tìm sửa lỗi (CLEAN): Chức năng tự động sửa lỗi thông dụng trong bản đồ như là: Bắt quá điểm, bắt chưa tới điểm, hai đường trùng nhau Chức năng tự động tìm, sửa lỗi trên thanh menu của Famis cho phép đặt tham số để dễ dàng trong việc tìm cũng như sửa lỗi, giá trị sai số đặt báo lỗi được chọn cho một hoặc nhiều Level. Giá trị này được tính bằng 0.1 mm x M, M là mẫu số tỉ lệ bản đồ. Cửa sổ MRPClean hiện ra, ấn tiếp tục điền các thông số.
- 53 - Bước 8: Tự động tìm sửa lỗi Flag: Chức năng hiển thị vị trí các lỗi mà MRF Flag không tự động sửa được và để người dùng tự sửa lỗi đối với bản vẽ. Nếu có lỗi, tại vị trí có lỗi xuất hiện cờ (Flag) ngầm định là chữ D. Kết thúc quá trình sửa lỗi, nếu bản vẽ đã hết lỗi thì chương trình có thông báo trong đó Edit Status báo cáo là “No flags!!!” Sửa những lỗi còn lại mà MRFClean không chưa sửa hết. Từ Menu chính chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ tạo topology tự động tìm sửa lỗi Flag.
- 54 Sau đó người dùng có thể chọn một trong các nút lệnh như Zoom In hoặc Zoom Out, tìm đến đối tượng cần sửa thông tin. - Bước 9: Tạo vùng cho bản đồ: Chức năng tự động tạo vùng cho các đối tượng bản đồ được lựa chọn. Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu không gian đã được chuẩn hóa trên toàn thế giới. Mô hình không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý mô tả về vị trí, kích thước, hình dạng của tùng đối tượng bản đồ riêng lẻ mà còn mô tả về quan hệ không gian giữa các đối tượng như quan hệ kề nhau, liền nhau Chương trình chỉ tạo Topology cho các đối tượng dạng vùng như: thửa đất, sông, suối Các đối tượng tham gia tạo vùng có thể nằm trên nhiều lớp khác nhau, trên toàn file hoặc một vùng do người tự định nghĩa (fence). Để tạo Topology, các đối tượng vùng cần phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Không chứa các điểm cuối tự do: Có thể là các điểm bắt chưa tới hoặc là vượt quá. - Tại các đường giao nhau phải có điểm nút. - Một vùng phải được tạo từ nhiều đường khép kín. Nhằm mục đích kiểm tra và sửa lỗi cho bản đồ nền. Từ Menu chính chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ tạo topology tạo vùng thực hiện các thao tác tạo vùng.
- 55 Trên màn hình xuất hiện cửa sổ: Các thao tác trên giao diện: - Chọn các level chứa các đối tượng trên bản đồ tham gia tạo vùng trên bảng level. - Chọn Loại đất mặc định (Thường chọn loại đất có nhiều nhất trên bản đồ). - Chọn đối tượng sử dụng mặc định. - Chọn Số hiệu bản đồ (mặc định là tên tệp DGN). - Chọn loại bản đồ (Bản đồ tổng, bản đồ gốc, bản đồ địa chính). Khi tạo Topology cho bản đồ tổng cần phải chọn đơn vị hành chính trước. Các bản đồ gốc và bản đồ địa chính được cắt từ bản đồ tổng sẽ lấy đơn vị hành chính là đơn vị hành chính của bản đồ tổng và loại bản đồ được xác định khi cắt mảnh.
- 56 - Chọn level cho tâm thửa. - Chọn màu cho tâm thửa. - Kích chọn Lưu thông tin cũ (mặc định) nếu muốn mô hình topology mới lưu các thông tin hồ sơ địa chính của mô hình topology cũ (nếu có) ngược lại mô hình topology mới sẽ không có các thông tin hồ sơ địa chính. - Kích nút để bắt đầu quá trình tạo Topology. Hệ thống hiển thị giao diện thông báo cho người dùng. - Kích nút để kết thúc chức năng và đóng cửa sổ giao diện. Sửa topology: Nhằm khôi phục lại topology sau khi chạy topology Xóa topology: Chức năng này ngược lại với chức năng tạo Topology, tất cả Topology của bản đồ hiện tại được xóa đi Hình 4.3: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa - Bước 10: Tạo vùng cho bản đồ địa chính: Thao tác tương tự như tạo bản đồ nền: Chọn các Level chứa các đối tượng bản đồ tham gia vào tạo vùng: - Level tạo: 10,21,32
- 57 Kích chuột vào ô “Tạo vùng” để bắt đầu quá trình tạo vùng. Kích chuột vào ô “Ra khỏi” để kết thúc chức năng. Sau khi đã tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ Quản lý bản đồ Kết nối với cơ sở dữ liệu để lấy thông tin mới. Kết quả thu được là bản đồ địa chính - Bước 11: Đánh số thửa đất: Chức năng đánh số thửa trong bản đồ địa chính theo thứ tự từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. Vị trí thửa được xác định qua vị trí điểm đặc trưng thửa. Để tránh việc đánh số thửa theo vị trí của hai thửa có số hiệu liên tiếp rất xa nhau, chức năng này cho phép tạo một khoảng băng rộng theo chiều ngang, các thửa nào rơi vào cùng một khoảng thì được đánh số thửa từ trái qua phải mà không quan tâm đến vị trí trên dưới. Từ Menu chính chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ bản đồ địa chính đánh số thửa tự.
- 58 Kích chuột vào “Đánh Zích Zắc” sau đó kích chuột vào “Đánh Số Thửa” Các thửa tham gia đánh số có thể là toàn bộ thửa trên file bản đồ hiện thời hoặc trong một vùng nào đó do người dùng tự định nghĩa. - Bước 12: Gán thông tin thửa đất: Nhóm các chức năng này phục vụ quá trình gán thông tin địa chính ban đầu. Hay nói cách khác, các thông tin hồ sơ địa chính ban đầu: Số hiệu thửa, loại đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ, diện tích được gán cho các thửa trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bản đồ địa chính. Từ Menu chính chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ Gán thông tin địa chính ban đầu Gán dữ liệu từ nhãn. Từ Menu chính chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ Gán thông tin địa chính
- 59 Trên giao Bảng thông tin thửa đất - Kích vào một đối tượng trên danh sách, hiển thị thông tin chi tiết thửa đất ở bên dưới. - Người sử dụng có thể sửa tất cả các thông tin của đối tượng được chọn, kích nút Ghi để ghi lại các thông tin vừa sửa. - Kích nút nếu muốn chọn đến bản ghi đầu tiên trên danh sách. - Kích nút nếu muốn chọn đến bản ghi cuối cùng trên danh sách. - Kích nút nếu muốn chọn đến bản ghi liền trước bản ghi đang được chọn trên danh sách. - Kích nút nếu muốn chọn đến bản ghi sau bản ghi đang được chọn trên danh sách. - Kích nút “Báo cáo” nếu muốn kiểm tra dữ liệu các thửa trên danh sách theo thông tin chứng minh thư hoặc năm sinh. - Kích nút “Hiển thị ra màn hình” để phóng to thửa đất được chọn trên bản đồ. - Kích nút “Rời khỏi” để thoát khỏi chức năng. - Bước 13: Vẽ nhãn thửa: Một trong những công cụ thường dùng nhất trong thành lập bản đồ là vẽ nhãn thửa cho các đối tượng bản đồ từ dữ liệu thuộc tính của nó. Một đối tượng không thể hiển thị tất cả các dữ liệu liên quan. Vì vậy, chức năng “Vẽ nhãn thửa” sẽ cung cấp cho người dùng tự định nghĩa theo một định dạng cho trước như C:\Famis\system\mdsd2003.txt. Các đối tượng được vẽ nhãn phải là những đối tượng kiểu vùng đã tạo Topology.
- 60 Từ Menu chính chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ Xử lý bản đồ Vẽ nhãn thửa: Màn hình xuất hiện cửa sổ Người dùng nhập những thông tin: - Tỉ lệ bản đồ: cần chọn đúng tỉ lệ trước khi vẽ để kích cỡ nhãn và vị trí phù hợp với bản đồ. - Kiểu chữ: Gồm hai hộp TextBox chứa mã font và một hộp comboBox chứa danh sách các fonts để chọn. Trước khi vẽ bản đồ bạn cần chọn font. Ta có thể nhập trực tiếp mã font vào hộp hoặc chọn tên font trong danh sách thả xuống. - Level, Màu: các thông số này quy định Level và màu sắc của nhãn được vẽ. Để chọn level bạn nhập trực tiếp vào TextBox là một số integer có
- 61 giá trị 1 63 để chọn màu hãy nhấn vào nút chọn màu và chọn lấy một màu tương ứng. Nhãn địa chính: là nhãn vẽ cho bản đồ địa chính nó có dạng như sau: Loại đất, số thửa, diện tích Nếu chọn loại nhãn là nhãn quy chủ, sau khi tạo xong có dạng: Số hiệu thửa, loại đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ. Nhãn quy chủ sẽ được lưu dưới dạng đối tượng chữ có nhiều dòng. Hình 4.4.: Tạo khung bản đồ - Bước 14: Tạo khung bản đồ: Chức năng tạo khung bản đồ địa chính của Famis tự động xác định vị trí và tự động tạo khung theo đúng tiêu chuẩn của ngành. Ngoài ra chức năng còn cho phép phá khung bản đồ trong các trường hợp cần thiết. Từ Menu chính chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ bản đồ địa chính tạo khung bản đồ.
- 62 Ta khai báo các thông số cần thiết và chọn toạ độ góc khung bản đồ và nhấn để tạo khung bản đồ. Sau khi vẽ khung xong.
- 63 Hình 4.5: Bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh In bản đồ và khắc phục kiểm tra đối soát bổ sung: Để phục vụ việc kiểm tra đối soát bổ sung ta cần in bản đồ gốc địa chính. Thao tác: Vào file chọn Plot. Trên cửa sổ giao diện ta chọn thông số in như sau: Lựa chọn yếu tố in, máy in, kích thước giấy in, xác định tỷ lệ, chế độ in. Sau đó chọn OK để máy in ra bản đồ đen trắng và dùng bản đồ này để đối soát, kiểm tra bao gồm: Kích thước, hình dạng thửa đất, loại đất tên sử dụng và các yếu tố khác liên quan. Khi phát hiện có sai sót hoặc nhầm lẫn phải ghi chú cẩn thận và đầy đủ để bổ sung và sửa chữa theo kết quả kiểm tra. Đồng thời kết quả đối soát này được thành biên bản để lưu hồ sơ kiểm tra theo quy định đối với người thực hiện.
- 64 - Bước 15: Tạo hồ sơ thửa đất Hồ sơ thửa đất là thành phần quan trọng trợ giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Chương trình Famis có khả năng tạo hồ sơ thửa đất tự động theo những mẫu quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Famis cũng có chức năng chia cắt thửa đất tự động trên tờ bản đồ mà xác định thửa đất như: Đỉnh thửa, chiều dài cạnh, chủ sử dụng Nhờ có chức năng này mà nó giúp cho việc quản lý hồ sơ địa chính theo đúng quy định cho hồ sơ thửa đất. Chức năng này cho phép tự động tạo ra các loại hồ sơ thửa đất như sau: + Trích lục thửa đất + Kết quả đo đạc địa chính + Bản mô tả ranh giới thửa đất. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Kết quả thực hiện Với số liệu thu thập được sau đó em đã tiến hành xử lý số liệu đo đạc để ra được bản đồ tổng của Phường Quỳnh Xuân sau đó em đã cắt mảnh bản
- 65 đồ Địa Chính và thực hiện biên tập các mảnh bản đồ Địa Chính số 24 bằng phần mềm Famis. Những thành quả đạt được: + Đã hoàn thành được một số mảnh bản đồ địa chính cụ thể là tờ bản đồ số 24. + In giao nộp kèm báo cáo là tờ bản đồ DC24. + Đi sâu vào tìm hiểu công tác thành lập bản đồ địa chính qua đó cho thấy việc ứng dụng phần mềm MicroStation và Famis thành lập bản đồ địa chính. Bảng 4.3: Số liệu thống kê diện tích tờ bản đồ số 24 Tổng Diện tích Tỷ lệ STT Loại đất Ký hiệu số ( ) (%) thửa 1 Đất chuyên trồng lúa LUC 7 6203,6 10.70 2 Đất ở nông thôn ONT 24 43 513,0 74,99 3 Đất trồng cây lâu năm CLN 6 2504,7 4,3 Đất bằng trồng cây hàng 4 BHK 5 979,7 1.7 năm khác 5 Đất thủy lợi DTL 4 1712.1 2,9 6 Đất giao thông DGT 3 3107,9 5,4 7 Đất chưa sử dụng BCS 1 7,1 0,01 Tổng 50 58 028,1 100% 4.5. Đánh giá phần mềm Microstation và Famis * Ưu điểm: - Thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số có nhiều ưu điểm nổi trội so với công nghệ thành lập bản đồ truyền thống là khả năng tự động hoá trong sản xuất cho hiệu quả năng suất cao.
- 66 - Bản đồ địa chính được thành lập có thể lưu trữ trên máy tính hoặc in ra giấy rất thuận tiện và có thể cập nhật các biến động một cách nhanh chóng, chính xác. - Khả năng trao đổi thông tin với các phần mềm khác rất tiện dụng thông qua file .dxf hoặc .dwg. Do vậy, việc tra cứu cung cấp và cập nhật thông tin rất nhanh chóng và chính xác giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được hiệu quả hơn. - Đặc biệt việc sử dụng phần MicroStation và phần mềm tích hợp Famis vào việc biên tập bản đồ địa chính cho ta hiệu quả kinh tế cao, vì phần mềm sử dụng dễ dàng, nhanh gọn và cho độ chính xác cao. - Phần mềm Famis có tính năng mạnh trong việc thành lập cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính so với các phần mềm khác như: + Phần mềm Famis cho phép tạo topology với số lượng thửa lớn với tốc độ rất nhanh, độ chính xác cao. + Phần mềm Famis cho phép gán và quản lý được nhiều trường dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau giúp cho việc quản lý Nhà nước về đất đai đầy đủ, thống nhất, chặt chẽ và dễ dàng hơn. + Đặc biệt Phần mềm Famis còn có chức năng về nhãn thửa bán tự động rất tiện dụng có thể vừa vẽ nhãn vừa biên tập. + Phần mềm Famis có thể nhập và xuất các tệp văn bản có đuôi mở rộng *.txt phục vụ cho công tác xây dựng dữ liệu hồ sơ địa chính được dễ dàng. * Nhược điểm: Để sử dụng được phần mềm Famis trong thành lập bản đồ địa chính trên cơ sở dữ liệu máy toàn đạc điện tử, đòi hỏi phải có hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ cán bộ an hiểu về công nghệ tin học và kiến thức chuyên ngành.
- 67 PHẦN 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Phần mềm Thành lập bản đồ địa chính - FAMIS là hệ thống công cụ thành lập bản đồ Địa chính chuyên nghiệp trong môi trường MicroStation. Với đầy đủ các tính năng mạnh và chuyên nghiệp, FAMIS đã góp phần nâng cao đáng kể năng suất công việc, giảm thiểu tối đa thời gian thu nhận, biên tập bản đồ địa chính. Đây cũng chính là ứng dụng hữu ích cho các đơn vị thành lập bản đồ, các sở Tài nguyên - Môi trường. Việc nghiên cứu ứng dụng của phần mềm để xây dựng bản đồ địa chính cho các đơn vị hành chính là rất cần thiết. Qua quá trình thực tập em đã tiến hành thực hiện chuyên đề thu được kết quả sau: - Tìm hiểu và sử dụng thành thạo phần mềm Microstation và FAMIS. - Tiếp cận trực tiếp với công nghệ thành lập bản đồ địa chính. - Biên tập hoàn chỉnh tờ bản đồ địa chính số 24 của phường Quỳnh Xuân. - Thành lập lưới đo vẽ bao gồm: 3 điểm địa chính và 205 điểm lưới kinh vĩ có độ chính xác cao. - Tổng số tờ bản đồ địa chính của toàn xã: 58 tờ. + 21 tờ bản đồ địa chính : 21 tờ tỷ lệ 1:2000 + 37 tờ bản đồ địa chính : 37 tờ tỷ lệ 1:1000 - Đã thành lập được một mảnh bản đồ địa chính 1:1000 thuộc Phường Quỳnh xuân Thị xã Hoàng Mai. Tổng số thửa là 50, diện tích là 58 028,1 tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStation, FAMIS đã đạt kết quả tốt. - Sử dụng máy đo đặc điện tự trong đo vẽ thành lập bản đồ địa chính giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đem lại độ chính xác cao.
- 68 5.2. Kiến nghị - Tiếp tục triển khai cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên theo quy định luật đất đai 2013. - Nhà nước cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành. - Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp, tạo điều kiện phát triển ngành Quản lý đất đai trong tương lai không xa bắt kịp với tiến độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. 2. Tổng cục Địa Chính (2008), Quy phạm thành lập bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000. 3. Bộ Tài Nguyên - Môi Trường, hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation, Famis và Vilis. 4. Tổng cục Địa chính. Ký hiệu bản đồ địa chính 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000, 1:25000. Hà Nội năm 2000. 5. Tổng cục Địa chính Hà nội năm 2000. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Famis. 6. Tổng cục Địa chính (1999). Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicrostationSE. 7. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. 8. - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. 9. - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thành lập bản đồ địa chính. 10. - Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 11. – Th.s Nguyễn Quý Ly (2015), Giáo trình bài giảng môn Bản đồ học.