Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH kiểm toán Việt Mỹ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH kiểm toán Việt Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tim_hieu_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_von_bang_ti.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH kiểm toán Việt Mỹ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT MỸ Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành : KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : Ths. NGUYỄN QUỲNH TỨ LY Sinh viên thực hiện : TRẦN QUỐC ĐẠT MSSV: 1054030759 - Lớp : 10DKKT02 TP.Hồ Chí Minh, 2014 i
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ (VATC), không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 07 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Quốc Đạt Luận văn tốt nghiệp ii SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô khoa Kế toán - Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh, những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức mới trong quãng thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt Giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Quỳnh Tứ Ly , người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành Báo cáo thực tập này. Sự hướng dẫn về mặt lý thuyết cũng như thực hành đã giúp em củng cố và biết cách ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ. Đặc biệt các anh, chị phòng Kế toán - Kiểm toán đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ em trong thời gian thực tập tại Công ty. Nhân đây, em xin chúc quý Thầy, Cô và toàn thể anh, chị trong Công ty luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống và thành công trong công việc! Tp.Hồ Chí Minh, Ngày 17 tháng 07 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Quốc Đạt Luận văn tốt nghiệp iii SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Tp. Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2014 Giảng viên hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp iv SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1. BCTC Báo cáo tài chính 2. BGĐ Ban giám đốc 3. BHXH Bảo hiểm xã hội 4. CBCNV Cán bộ công nhân viên 5. CĐKT Cân đối kế toán 6. CĐPS Cân đối phát sinh 7. KSNB Kiểm soát nội bộ 8. KTV Kiểm toán viên 9. NH Ngân hàng 10. PGD Phòng giao dịch 11. RRKS Rủi ro kiểm soát 12. RRTT Rủi ro tiềm tàng 13. TG Tỷ giá 14. TK Tài khoản 15. TNHH Trách nhiệm hữu hạn Luận văn tốt nghiệp v SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng câu hỏi KSNB về khoản mục Vốn bằng tiền Bảng 2.1: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục Vốn bằng tiền tại Công ty TNHH ABC Bảng 2.2: Rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục Vốn bằng tiền và các thủ tục, thử nghiệm kiểm soát DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ Sơ đồ 2.2: Các giai đoạn của quy trình kiểm toán BCTC Luận văn tốt nghiệp vi SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 4 1.1 Khái quát về vốn bằng tiền: 4 1.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền: 4 1.1.2 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền: 4 1.2 Kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: 5 1.2.1 Ý nghĩa và mục tiêu kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: 5 1.2.1.1 Ý nghĩa: 5 1.2.1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: 6 1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: 8 1.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: 8 1.2.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: 16 1.2.2.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: 23 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT MỸ (VATC) 27 2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ (VATC): 27 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ: . 27 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: 27 2.1.3 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động: 29 Luận văn tốt nghiệp vii SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 2.1.4 Lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ: 30 2.2 Giới thiệu khái quát về quy trình kiểm toán chung tại Công ty: 31 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: 31 2.2.1.1 Tiếp nhận khách hàng: 31 2.2.1.2 Phân công kiểm toán viên: 32 2.2.1.3 Thoả thuận sơ bộ với khách hàng: 32 2.2.1.4 Lập hợp đồng kiểm toán: 32 2.2.1.5 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: 32 2.2.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán: 32 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán: 32 2.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: 33 2.3 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ: 33 2.3.1 Giới thiệu về Công ty khách hàng: 33 2.3.2 Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền tại Công ty TNHH ABC: 34 2.3.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Vốn bằng tiền: 34 2.3.2.2 Thực hiện các thủ tục kiểm toán Vốn bằng tiền: 44 2.3.2.3 Hoàn thành kiểm toán: 65 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT MỸ THỰC HIỆN 67 Luận văn tốt nghiệp viii SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 3.1 Nhận xét hoạt động kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ: 67 3.1.1 Ưu điểm: 67 3.1.2 Hạn chế: 69 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ: 70 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 74 Luận văn tốt nghiệp ix SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự ra đời của các công ty Kiểm toán Việt Nam, hoạt động kiểm toán đã hình thành và từng bước phát triển. Kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp, một lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ. Hoạt động kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Thông qua việc thực hiện nghiệp vụ và chức năng của mình, kiểm toán viên giúp cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế phát hiện được và khắc phục các vi phạm cũng như các sai sót trong việc chấp hành các chính sách, luật kinh tế của Nhà nước. Vốn bằng tiền là một loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp biểu hiện trực tiếp dưới hình thái giá trị. Trên BCTC, khoản mục Vốn bằng tiền của doanh nghiệp có quan hệ với nhiều khoản mục khác như: Phải thu khách hàng, phải trả người bán, hàng tồn kho, Vì vậy kiểm toán đối với Vốn bằng tiền trong Kiểm toán BCTC không thể tách rời việc kiểm toán đối với các khoản mục có liên quan. Mặt khác, khả năng sai phạm đối với khoản mục này là rất lớn và khoản mục này thường được đánh giá là trọng yếu trong mọi cuộc kiểm toán, điều này càng làm cho việc kiểm toán đối với Vốn bằng tiền càng trở nên quan trọng trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của quy trình kiểm toán Tiền, em đã lựa chọn đề tài: “TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT MỸ” nhằm tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết cũng như thực tế tiến hành kiểm toán khoản mục này của các KTV trong Công ty TNHH Kiềm toán Việt Mỹ. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tăng thêm hiểu biết trong thực tế về quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ. Luận văn tốt nghiệp 1 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly - Nhận thức rõ ràng và chính xác hơn về kiến thức đã được học trên lý thuyết. - Nhận biết những ưu điểm và phát hiện một số hạn chế của Công ty trong quá trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền. - Đưa ra giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế để hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền tại Công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu: + Nghiên cứu về lý thuyết đã học hoặc thu thập thông qua các văn bản pháp lý, sách giáo khoa, tạp chí, internet, + Tìm hiểu thực trạng về phương pháp thực hiện hay giải quyết vấn đề của đơn vị, thông qua tài liệu, số liệu thực tế thu thập. - Tiếp cận công việc thực tế: Sau khi đã có hiểu biết nhất định về quy trình, phương pháp thực hiện tại đơn vị thực tập thông qua việc nghiên cứu tài liệu, tiếp cận thực tế sẽ giúp em hiểu được và trực tiếp làm quen với quy trình và những nội dung công việc thực tế, giúp sinh viên làm quen dần với kỹ năng nghề nghiệp, làm sáng tỏ và có thể giải thích những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tập tại đơn vị. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành khóa luận này, trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu về kiểm toán; chuẩn mực kế toán và kiểm toán; chế độ kế toán hiện hành; sử dụng tài liệu, hồ sơ kiểm toán của Công ty Việt Mỹ để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu. Luận văn tốt nghiệp 2 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, quan sát: Trực tiếp hỏi người hướng dẫn làm đề tài, quan sát quá trình làm việc và hỏi KTV về các vấn đề liên quan đến đề tài. - Phương pháp duy vật biện chứng: Tìm hiểu mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tế thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền tại Công ty. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Thống kê những thông tin, dữ liệu thu thập được để tiến hành phân tích, đánh giá. Sau đó thông tin sẽ được tập hợp lại để đưa ra những nhận định tổng hợp, khách quan từ đó phát hiện những ưu nhược điểm, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 5. Kết cấu đề tài: Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC Chương 2: Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ (VATC) Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền do Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ thực hiện Luận văn tốt nghiệp 3 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.1 Khái quát về vốn bằng tiền: 1.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền: - Vốn bằng tiền của DN là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi (tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) và các khoản tiền đang chuyển (kể cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim loại, đá quý ). - Trên bảng CĐKT, vốn bằng tiền được trình bày ở phần Tài sản (Phần A: Tài sản ngắn hạn, khoản I: Tiền và các khoản tương đương tiền, mục 1: Tiền). Vốn bằng tiền được trình bày trên bảng CĐKT theo số tổng hợp và các nội dung chi tiết được công bố trong bảng thuyết minh BCTC gồm: Tiền mặt: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, kim khí quý, đá quý được lưu trữ tại két của doanh nghiệp. Số liệu được trình bày trên BCTC của khoản mục này là số dư của tài khoản tiền mặt vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối chiếu với số thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết. Tiền gửi ngân hàng: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, đá quý, kim khí quý được gửi tại ngân hàng. Số dư của tài khoản TGNH được trình bày trên bảng CĐKT phải được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ. Tiền đang chuyển: Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng, hay tuy đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản TGNH để trả cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận được giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng, hoặc giấy báo của kho bạc. 1.1.2 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền: Do đặc điểm của vốn bằng tiền, để quản lý tốt đối với vốn bằng tiền trên nhiều khía cạnh khác nhau, kế toán vốn bằng tiền cần tuân thủ những nguyên tắc hạch toán sau: Luận văn tốt nghiệp 4 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly - Kế toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ kế toán nhưng phải được Bộ Tài chính chấp nhận bằng văn bản. - Ở doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, hoặc tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi sổ kế toán. - Đối với vàng bạc, đá quý, kim khí quý được tính ra tiền theo giá thực tế (giá hoá đơn, hoặc giá thanh toán) để ghi sổ kế toán và theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại. 1.2 Kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: 1.2.1 Ý nghĩa và mục tiêu kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: 1.2.1.1 Ý nghĩa: Vốn bằng tiền là một khoản mục trong tài sản lưu động, được trình bày trước tiên trên bảng CĐKT, và là căn cứ để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Do đó, khoản mục này thường được trình bày sai lệch. Khi số dư của tài khoản này quá thấp sẽ cho thấy đơn vị sẽ gặp khó khăn trong thanh toán. Ngược lại, khi số dư quá cao sẽ cho thấy sự quản lý vốn bằng tiền kém hiệu quả. Kiểm toán các tài khoản tiền có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện và ngăn ngừa những gian lận, sai sót hoặc lạm dụng quá trình quản lý, hạch toán các tài khoản tiền. Đồng thời các tài khoản tiền liên quan đến rất nhiều các chu kỳ kinh doanh khác, như: chu kỳ mua vào và thanh toán; chu kỳ bán hàng và thu tiền; chu kỳ tiền lương và nhân sự Vì vậy việc kiểm toán các tài khoản tiền cũng được đặt trong mối quan hệ với kiểm toán các khoản mục liên quan. Việc sai sót, gian lận tiền dĩ nhiên sẽ dẫn đến những sai sót ở các chu kỳ liên quan. Hoặc ngược lại, những sai sót, gian lận ở các khoản mục liên quan, có thể dẫn đến sai sót và gian lận ở các tài khoản tiền. Luận văn tốt nghiệp 5 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 1.2.1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: - Việc xác định hệ thống mục tiêu kiểm toán có vai trò rất quan trọng. Nó giúp cho KTV thực hiện đúng hướng và có hiệu quả. Là một loại hình kiểm toán, kiểm toán BCTC có mục tiêu tổng quát là thu thập bằng chứng để đưa ra kết luận trình bày trên một BCTC thích hợp. Mục tiêu tổng quát này đã được xác định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu tổng thể của KTV và DN kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, khoản 11 xác định: “Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không?; Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên.” - Đây là mục tiêu cơ bản của cuộc kiểm toán BCTC. Mục tiêu tổng quát này được cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểm toán chung như: tính hợp lý chung, tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác số học, phân loại và trình bày, quyền và nghĩa vụ, đánh giá và phân bổ. - Trong quá trình thực hiện kiểm toán, ngoài việc phải xác định chính xác các mục tiêu cụ thể, KTV còn phải xác định chính xác các mục tiêu đó vào từng phần hành kiểm toán để xây dựng hệ thống mục tiêu đặc thù. Việc xác định mục tiêu kiểm toán đặc thù của mỗi phần hành, khoản mục cụ thể là một công việc quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán, đồng thời làm giảm rủi ro kiểm toán đến mức thấp nhất. Trên cơ sở mục tiêu kiểm toán đặc thù cho từng khoản mục, KTV tiến hành các thủ tục để khẳng định mục tiêu kiểm toán đó có được đơn vị tuân thủ hay không? Từ đó tìm ra các sai phạm. Luận văn tốt nghiệp 6 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Mục tiêu kiểm toán của khoản mục vốn bằng tiền nhằm xác định các vấn đề chủ yếu sau: Tính hiện hữu của kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền: Tức là xem xét đánh giá sự hiện diện, tính liên tục và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với vốn bằng tiền có được đảm bảo không? Sự đảm bảo về mức độ trung thực, hợp lý của các khoản mục vốn bằng tiền trên báo BCTC, thể hiện trên các khía cạnh sau: Mục tiêu hiện hữu: xác nhận số dư các khoản tiền tồn tại vào ngày lập bảng CĐKT là hợp lý. Vì số dư này liên quan đến khả năng thanh toán nên doanh nghiệp khai báo tiền vượt quá số dư thực tế để che dấu tình hình tài chính thực hoặc thất thoát tài sản hoặc tiền bị chiếm dụng nên số thực tế nhỏ hơn số sổ sách. Mục tiêu này liên quan đến mục tiêu hiện hữu của khoản tiền và được coi là mục tiêu quan trọng trong kiểm toán khoản mục này. Mục tiêu về sự đầy đủ: Xác nhận tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền là có thật và đều được ghi nhận. Đây là mục tiêu quan trọng nhất vì thế KTV cần chú trọng đến mục tiêu này để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Mục tiêu quyền sở hữu: Xác nhận doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền. Đây là mục tiêu KTV xác định nhưng nó không giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền nên KTV có thể bỏ qua mục tiêu này trong quá trình thực hiện kiểm toán để tránh lãng phí thời gian. Mục tiêu đánh giá: Số dư của tiền phải được ghi theo đúng giá trị có thể thực hiện được. Mục tiêu này áp dụng cho những tài khoản ngoại tệ, nếu doanh nghiệp có ngoại tệ và với giá trị lớn thì mục tiêu này khá quan trọng. Mục tiêu ghi chép chính xác: Sổ chi tiết được tổng cộng đúng và phải phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Mục tiêu trình bày và công bố: số tiền được phân loại và trình bày thích hợp trên BCTC. Các trường hợp tiền bị hạn chế sử dụng đều được khai báo đầy đủ. Luận văn tốt nghiệp 7 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: Sau khi đã xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán cho từng khoản mục, KTV tiến hành thu thập bằng chứng cho cuộc kiểm toán. Để thực hiện công việc này, KTV cần xây dựng một quy trình kiểm toán cụ thể cho cuộc kiểm toán để có thể đạt được kết quả tốt. Kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền được tiến hành qua ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 1.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: Bước1: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: - Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán nhằm xác định cơ sở pháp lý, các mục tiêu, phạm vi kiểm toán cùng các điều kiện về nhân lực, vật lực cho cuộc kiểm toán. - Khi tiếp nhận thư mời kiểm toán, công ty kiểm toán cần đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán thông qua xem xét KSNB, tính liêm chính của ban quản lý và liên lạc với KTV tiền nhiệm. - Nếu chấp nhận thư mời kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ lựa chọn nhân viên kiểm toán xuống đơn vị theo yêu cầu của khách hàng. Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, Kiểm toán viên được phân công kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền phải có trình độ, năng lực chuyên môn về vốn bằng tiền và hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Sau khi được phân công kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, KTV phải xác định mục tiêu kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền. - Ngoài ra, trong quá trình thực hiện cũng cần tránh thay đổi nhân viên nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như chất lượng công việc. Đặc biệt, việc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm có thể giúp cho KTV tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cũng như có được hiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Luận văn tốt nghiệp 8 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở: - Đây là một công việc quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Giai đoạn này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản làm nền tảng cho các công việc tiếp theo. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, đã xác định rằng KTV cần phải tìm hiểu các thông tin sau: Đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị: Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác, bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Đặc điểm của đơn vị (Lĩnh vực hoạt động; Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị; Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cả đầu tư vào các đơn vị có mục đích đặc biệt; Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị.). Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có). Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu. Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị. Hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán: - Đối với phần hành kiểm toán vốn bằng tiền, KTV phải dựa vào các căn cứ chủ yếu sau: Chính sách chế độ liên quan đến quản lý vốn bằng tiền, như quy định về mở tài khoản TGNH, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, quy định về phát hành séc về quản lý và hạch toán ngoại tệ. Luận văn tốt nghiệp 9 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Các quy định của hội đồng quản trị (hay ban giám đốc) đơn vị về trách nhiệm và thủ tục phê chuẩn, xét duyệt chi tiêu vốn bằng tiền, quy định về phân công trách nhiệm giữ quỹ, kiểm kê, đối chiếu Báo cáo tài chính. Các chứng từ, tài liệu thu chi, chuyển tiền. Sổ kế toán các tài khoản vốn bằng tiền (sổ tổng hợp, sổ chi tiết và các chứng từ, tài liệu, sổ kế toán khác có liên quan). Bước 3: Thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục vốn bằng tiền: - Thực hiện thủ tục phân tích là việc KTV phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến. - Các thủ tục phân tích thường được thực hiện ở cả 3 bước là lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các thủ tục phân tích giúp Kiểm toán viên nhận diện các vấn đề quan trọng cần trong quá trình kiểm toán, xác định được rủi ro tiềm tàng liên quan đến các khoản mục. Bước 4: Tìm hiểu sơ bộ về HTKSNB của khách hàng đối với khoản mục vốn bằng tiền: - Đây là công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá RRKS đã được quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 265 – Trao đổi về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán, đã nêu: “Trong quá trình đánh giá rủi ro, kiểm toán viên xem xét kiểm soát nội bộ để thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với thực tế của đơn vị được kiểm toán nhưng không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên có thể phát hiện những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ không chỉ trong quá trình đánh giá rủi ro mà còn trong bất kỳ giai đoạn nào khác của cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn về những khiếm khuyết Luận văn tốt nghiệp 10 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly phát hiện được mà kiểm toán viên phải trao đổi với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.” - Các nguyên tắc KSNB đối với vốn bằng tiền: Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính: Vì không thể có KSNB vững mạnh khi nhân viên không đủ khả năng, hoặc không liêm chính và cố tình gian lận. Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm: nghĩa là không cho bất cứ cá nhân nào thực hiện các chức năng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nghiệp vụ. Nói cách khác, mỗi cá nhân chỉ được phân công một nhiệm vụ trong quá trình xử lý nghiệp vụ, bao gồm các chức năng xét duyệt nghiệp vụ; ghi chép vào sổ kế toán; bảo quản tài sản; kiểm kê, đối chiếu các số liệu ghi trên sổ sách kế toán với số liệu thực tế. Tập trung đầu mối thu: nên hạn chế tối đa số người nắm giữ tiền, nghĩa là chỉ cho phép một số ít nhân viên được thu tiền. Điều này làm giảm khả năng thất thoát số tiền đã thu. Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu: Phân công cho một nhân viên ghi nhận kịp thời các nghiệp vụ thu tiền ngay vào thời điểm phát sinh. Hàng ngày đối chiếu số liệu giữa thủ quỹ và kế toán, nộp ngay số thu cho ngân hàng. Để tăng cường kiểm soát, trước khi thủ quỹ nộp tiền vào ngân hàng, có thể phân công cho một nhân viên độc lập so sánh giữa tổng số thu trên chứng từ, số thu trên chứng từ với số thu đã ghi vào sổ sách kế toán. Có biện pháp khuyến khích người nộp tiền yêu cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu. Thực hiện tối đa những khoản chi tiền bằng tiền gửi ngân hàng, hạn chế chi tiền mặt. Cuối mỗi tháng thực hiện đối chiếu giữa số liệu ghi trên sổ sách với thực tế, cụ thể là đối chiếu giữa: Sổ cái và sổ phụ về số dư và số phát sinh của tài khoản tiền gửi ngân hàng. Tài khoản tiền mặt với biên bản kiểm kê quỹ. Luận văn tốt nghiệp 11 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly - Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB, KTV tiến hành khảo sát thông qua các hình thức cơ bản sau: phỏng vấn, kiểm tra chứng từ, sổ sách, báo cáo, khảo sát thực tế, lấy xác nhận căn cứ vào ước tính về tính hiện hữu của kiểm soát nội bộ, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát theo những cách thức khác nhau theo tỷ lệ, theo mức độ - Đối với doanh nghiệp nhỏ, KTV thường soạn thảo tường thuật, còn với doanh nghiệp lớn, họ thường dùng lưu đồ để mô tả cơ cấu KSNB hiện hành. Để thiết lập, KTV thường dựa vào sự quan sát và sử dụng bảng câu hỏi về KSNB. Bảng 1.1: Bảng câu hỏi về KSNB về khoản mục vốn bằng tiền có thể như sau: TRẢ LỜI CÂU HỎI YẾU KÉM GHI QUAN THỨ CÓ KHÔNG CHÚ TRỌNG YẾU 1. Công ty có phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán thanh toán hay không? 2. Cuối ngày, thủ quỹ và kế toán thanh toán có kiểm kê quỹ với nhau không? 3. Có người chứng kiến kiểm kê quỹ giữa thủ quỹ và kế toán thanh toán không? Có chữ ký xác nhận của người thứ ba trên biên bản kiểm kê quỹ hay không? 4. Trước khi thanh toán, chứng từ có đối chiếu với các chứng từ khác liên quan hay không? Luận văn tốt nghiệp 12 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 5. Các phiếu thu, chi tiền có được đánh số thứ tự liên tục không? 6.Các khoản chi có được xét duyệt trước khi chi không? 7. Các khoản thu chi có được ghi nhận đúng thời điểm phát sinh? 8. Các khoản thu có được thủ quỹ nộp ngay vào quỹ hay ngân hàng không? 9. Tất cả các khoản tiền mặt thu được có lập phiếu thu không? 10. Công ty có thực hiện hình thức thanh toán qua ngân hàng không? 11. Có quy định về số tiền thanh toán tối đa mà một người có trách nhiệm được quyền phê duyệt hay không? 12. Việc thu tiền bán hàng có phát hành biên lai hoặc phiếu thu tiền cho khách hàng hay không? 13. Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, phiếu chi trước khi thu tiền hay không? 14. Cuối ngày có lập báo cáo thu chi không? 15. Có lập bảng kế hoạch thu chi đầu kỳ và được xét duyệt hay không? 16. Định kỳ có đối chiếu giữa số tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng không? Luận văn tốt nghiệp 13 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 17. Có đánh dấu các chứng từ gốc khi đã ký phiếu chi không? 18.Các phiếu chi sau khi thanh toán có đóng dấu “đã thanh toán” không? 19. Sau khi thu tiền xong có đóng dấu “đã thu tiền” trên phiếu thu hay không? 20. Cuối ngày, kế toán thanh toán có báo số dư cho giám đốc hay không? Bước 5: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục vốn bằng tiền: Đánh giá tính trọng yếu: Trọng yếu là khái niệm chỉ tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản của kiểm toán có ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đối tượng kiểm toán và việc sử dụng thông tin đã đánh giá đó để ra quyết định quản lý. Để đánh giá mức trọng yếu, nhân viên kiểm toán cần thực hiện các bước sau: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Là sai số tối đa mà KTV tin rằng tại mức đó các BCTC có chứa đựng sai sót nhưng chưa ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng BCTC. Việc ước tính này đòi hỏi chủ yếu là kinh nghiệm và trình độ của KTV. Phân bổ ước tính ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục: các khoản mục vốn bằng tiền sẽ lần lượt phân phối tính ban đầu về tính trọng yếu. Đánh giá rủi ro: - Trong khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV đánh giá rủi ro kiểm toán đối với từng khoản mục trong BCTC. KTV thường quan tâm các loại rủi ro sau: Rủi ro tiềm tàng (IR): là mức rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống KSNB. Do bản chất của vốn bằng tiền nên rủi ro tiềm tàng thường có nguy cơ xảy ra rất cao đối với khoản mục này. Rủi ro tiềm Luận văn tốt nghiệp 14 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly tàng của khoản mục vốn bằng tiền phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như: bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính trung thực của ban giám đốc, bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kết quả các lần kiểm toán trước. Rủi ro kiểm soát (CR): là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu do hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, do đó đã không phát hiện và ngăn chặn các sai phạm này. Đối với khoản mục vốn bằng tiền, kiểm toán sẽ tiến hành đánh giá lại RRKS của từng sơ sở dẫn liệu. Công việc này chủ yếu là để nhận diện các điểm yếu, điểm mạnh của hệ thống KSNB, nhằm điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp. Nếu KTV đánh giá RRKS là thấp, thì các thử nghiệm cuối năm có thể chỉ hạn chế ở mức đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và so sánh số dư này với xác nhận của ngân hàng. Nếu đánh giá mức độ rủi ro trong kiểm soát là trung bình, thì có thể áp dụng các thủ tục trên và bổ sung thêm một số thủ tục nhằm phát hiện gian lận. Nếu đánh giá RRKS là đáng kể hay tối đa thì kiểm toán cần mở rộng các thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản mục. Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp lại mà trong quá trình kiểm toán, KTV không phát hiện được. Rủi ro kiểm toán (AR): AR = IR x CR x DR DR = AR / (IR x CR) Với mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được và các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát xác định Kiểm toán viên sẽ tính ra rủi ro phát hiện và dựa vào đó xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Bước 6: Lập kế hoạch kiểm toán chung và thiết kế chương trình kiểm toán Trên cơ sở hiểu biết về tình hình kinh doanh, nghĩa vụ pháp lý cùng hệ thống KSNB của khách hàng, KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chung và thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản mục vốn bằng tiền. Luận văn tốt nghiệp 15 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 1.2.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: - Thực hiện kế hoạch kiểm toán là thực hiện các công việc đã lập ra trong kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán. Mục đích của giai đoạn này là thu thập bằng chứng đầy đủ, tin cậy làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán về BCTC của doanh nghiệp. Thực chất của công việc này là thu thập các bằng chứng để chứng minh đánh giá RRKS và tính chính xác của nghiệp vụ phát sinh về vốn bằng tiền. - Để đạt được mục đích trên, Kiểm toán viên phải thực hiện ba bước công việc: Thực hiện thủ tục kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với vốn bằng tiền; Thực hiện các thủ tục phân tích; Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. a. Thực hiện thủ tục kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Các thử nghiệm kiểm soát thông dụng có thể áp dụng: Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo số tổng cộng đến sổ cái: - Mục đích thử nghiệm: Đánh giá khả năng tự kiểm tra về độ chính xác đối với các phép tính cộng trên nhật ký và sổ cái, cũng như việc chuyển sổ từ nhật ký vào sổ cái. - Muốn vậy, trước hết KTV lần theo số tổng cộng hàng tháng của cột tổng cộng từ nhật ký thu tiền đến tài khoản Tiền mặt và TGNH trên sổ cái, cũng như đến tài khoản Phải thu. Tương tự, sẽ kiểm tra từ nhật ký chi quỹ cho đến tài khoản Tiền mặt, TGNH trên sổ cái và đến tài khoản phải trả. Nếu thử nghiệm về tổng cộng và chuyển sổ cho thấy có nhiều sai sót, thì phải tăng phạm vi kiểm toán, vì chúng là biểu hiện của một hệ thống KSNB yếu kém. So sánh chi tiết danh sách nhận tiền từ sổ quỹ (báo cáo quỹ) với nhật ký thu tiền, với các bảng kê TGNH và với tài khoản Nợ phải thu: Luận văn tốt nghiệp 16 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly - KSNB tốt đòi hỏi các nhân viên có liên quan phải gửi ngay số tiền thu được trong ngày vào ngân hàng, hoặc chậm nhất là ngày hôm sau. Thủ tục này nhằm giảm thiểu cơ hội nhân viên chiếm dụng tiền quỹ để chi tiêu. Để đảm bảo rằng các khoản tiền thu được gửi ngay vào ngân hàng, KTV nên so sánh chi tiết danh sách thu tiền với bảng kê gửi tiền hàng ngày vào ngân hàng. - Khi so sánh các bút toán ghi vào nhật ký hàng ngày với TGNH, KTV có thể phát hiện loại gian lận gối đầu (lapping). Thủ thuật này được thực hiện bằng cách ghi nhận trễ khoản tiền đã thu và bù đắp bằng những khoản thu sau đó. Do đó sẽ làm cho số dư tài khoản Phải thu được công bố sẽ cao hơn mức thực tế, và chỉ khi nào đối chiếu công nợ chi tiết và thường xuyên mới phát hiện được. Thủ thuật này rất dễ thực hiện tại các doanh nghiệp mà thủ quỹ kiêm kế toán quỹ. Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật ký chi tiền với tài khoản Phải trả, và với các chứng từ có liên quan: Thử nghiệm được thực hiện bằng cách chọn ra một số khoản chi trên nhật ký và đối chiếu ngược trở về với các chứng từ gốc như đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng, hóa đơn, và các séc chi trả. Khi xem xét những tài liệu này, KTV sẽ có cơ hội để kiểm tra các thủ tục kiểm soát về chi tiền. Tương tự, KTV cũng sẽ đặc biệt lưu ý đến sự xét duyệt trên các tài liệu, và xác định xem các tài liệu trên có phù hợp với nhau hay không. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát: Sau khi thực hiện các thủ tục trên, KTV sẽ đánh giá lại RRKS. Công việc này chủ yếu là để nhận diện các điểm yếu và điểm mạnh của hệ thống KSNB nhằm điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp. Nếu KTV đánh giá RRKS là thấp, thì các thử nghiệm cơ bản vào cuối năm có thể chỉ hạn chế ở mức đối chiếu với biên bản kiểm quỹ, đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, và so sánh số dư này với thư xác nhận của khách hàng. Nếu đánh giá mức độ RRKS là trung bình, thì có thể áp dụng các thủ tục trên và bổ sung thêm một số thủ tục Luận văn tốt nghiệp 17 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly nhằm phát hiện gian lận. Nếu đánh giá RRKS là đáng kể hay tối đa, KTV cần phải mở rộng phạm vi thực hiện thử nghiệm chi tiết các khoản mục. b. Thực hiện các thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích ít được sử dụng trong kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thủ tục phân tích có thể vẫn hữu ích. Các thủ tục phân tích thường thấy ở kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền như sau: So sánh số dư tài khoản năm hiện hành với số liệu kế hoạch, số dư của năm trước để nhận biết và tìm hiểu nguyên nhân sự thay đổi đó. Tính toán các chỉ tiêu tài chính, các hệ số thanh toán, nhận xét tình hình biến động. Ví dụ có thể sử dụng tỷ lệ giữa số dư tài khoản tiền với các tài sản ngắn hạn. Tỷ lệ này có thể đem so với số dự toán về ngân sách hay với tỷ lệ của năm trước. Các biến động bất thường cần được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân. c. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết: Tiền mặt: Tiếp theo sau việc khảo sát về KSNB, KTV cần tiến hành các khảo sát về các nghiệp vụ tiền mặt. Dưới đây sẽ trình bày các mục tiêu kiểm toán cụ thể và thể thức khảo sát thông thường, phổ biến mà KTV thường sử dụng trong khảo sát nghiệp vụ tiền mặt: Mục tiêu kiểm toán: các khoản tiền mặt thu, chi ghi trên sổ kiểm toán tiền mặt đều thực tế phát sinh và có căn cứ hợp lý. Để khảo sát mục tiêu này, KTV thường tiến hành các thể thức chủ yếu sau đây: Kiểm tra các bằng chứng về sự phê duyệt chi tiền của người có trách nhiệm (chữ kí phê duyệt, tính đúng đắn của sự phê duyệt). Kiểm tra mẫu những chứng từ chi tiền đối với những khoản chi lớn và bất thường về nội dung chi, xem xét các chứng từ có đầy đủ chứng từ gốc kèm theo chứng minh hợp lệ và hợp lý không. Đối chiếu chứng từ thu, chi với các chứng từ chứng minh nghiệp vụ (chứng từ gốc). Xem xét lại sổ nhật ký quỹ (thu, chi tiền mặt), sổ cái tài khoản tiền mặt và đối chiếu với các sổ kế toán có liên quan như sổ mua hàng, bán hàng, thanh toán Luận văn tốt nghiệp 18 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Kiểm tra tên của những người nộp tiền, người nhận tiền trên các chứng từ liên quan. Kiểm tra các khoản chi tiền cho khách hàng về giảm giá, hoa hồng đại lý xem có đúng chính sách quy định của đơn vị hay không và đối chiếu với các sổ kế toán liên quan để xác định các khoản tiền mặt đã được chi và có khách hàng thực nhận hay không. Mục tiêu kiểm toán: các khoản thu, chi tiền mặt đều được ghi sổ kế toán đầy đủ và kịp thời - Thể thức khảo sát cho mục tiêu này có thể được áp dụng gồm: Đối chiếu chọn mẫu các chứng từ thu, chi tiền mặt đối với sổ nhật ký quỹ và sổ kế toán liên quan khác về số tiền và cả ngày ghi để kiểm tra sự đầy đủ và kịp thời của việc ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh. Tiến hành khảo sát đồng thời các nghiệp vụ mua vào và thanh toán cũng như với chu kỳ bán hàng và thu tiền để đối chiếu, kiểm tra sự ghi chép đầy đủ, phát hiện ghi trùng hay bỏ sót nghiệp vụ. - Trong các khảo sát trên đây có thể cho phép phát hiện được các gian lận có thể như: người bán hàng thu tiền ngay nhưng cố tình quên ghi sổ hay ghi sổ chậm hay chậm nộp tiền để lạm dụng sử dụng tiền của đơn vị một thời gian cho mục đích cá nhân; khoảng cách giữa ngày ghi nhận doanh thu và thời điểm thu tiền của khách hàng với thời điểm hạch toán tiền mặt đã thu trên sổ kế toán (hoặc thời điểm lập phiếu thu tiền mặt) quá lớn thì có khả năng nhân viên bán hàng, thu tiền lạm dụng sử dụng tiền của đơn vị trong thời gian đó. KTV cũng cần lưu ý các khoản chi tiền cho người mua như: giảm giá, chiết khấu, hoa hồng có được ghi chép đầy đủ hay không. Hoặc nghiệp vụ xoá sổ các khoản thu khó đòi có thực tế được xử lý chưa. Đôi khi, thủ tục lấp liếm trong hạch toán các khoản thu tiền mặt (chưa ghi ngay khoản đã thu mà chờ khi thu được khoản khác để che dấu sự thiếu hụt về tiền mặt thu được) cũng cần được KTV cảnh giác khi kiểm tra ngày ghi sổ tiền mặt và sổ kế toán khác có đảm bảo kịp thời và đúng kỳ không. Luận văn tốt nghiệp 19 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Mục tiêu kiểm toán: các khoản thu, chi tiền mặt đều được đánh giá, tính toán đúng đắn, đặc biệt đối với tiền mặt là ngoại tệ, vàng bạc và đá quý. - KTV cần thực hiện các khảo sát liên quan đánh giá, tính toán thực hiện ở đơn vị đối với tiền mặt, trong đó đặc biệt đối với tiền mặt là ngoại tệ, vàng bạc và đá quý. Các khảo sát cụ thể thường là: Kiểm tra việc tính toán thu chi tiền mặt và việc đối chiếu số liệu giữa kế toán và thủ quỹ. Kiểm tra việc tính toán quy đổi ngoại tệ có phù hợp với tỷ giá ngân hàng công bố có hiệu lực cùng thời điểm; việc sử dụng phương pháp đánh giá vàng bạc, đá quý có đảm bảo phù hợp và nhất quán hay không. Khảo sát việc thực hiện nghiệp vụ đánh giá ngoại tệ tồn quỹ có được duy trì và thực hiện đúng thể thức quy định hay không. Kiểm tra việc tính toán các khoản giảm giá, hoa hồng đã chi bằng tiền mặt. Mục tiêu kiểm toán: các khoản tiền thu được đều được gửi vào ngân hàng kịp thời, thực hiện quy định thanh toán qua ngân hàng. Các khảo sát chủ yếu thường được thực hiện gồm: Khảo sát việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, các khoản lớn qua ngân hàng. Đối chiếu giữa sổ kế toán tiền mặt với sổ ngân hàng về ngày bán hàng thu tiền mặt; ngày nộp tiền mặt vào ngân hàng và số tiền mặt nộp vào ngân hàng. Mục tiêu kiểm toán: các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt đều được hạch toán đúng. KTV thường thực hiện các khảo sát như so sánh, xem xét việc hạch toán vào tài khoản liên quan, tham chiếu một số nghiệp vụ trong việc hạch toán vào sổ kế toán, đặc biệt các nghiệp vụ chi tiền mặt cho các chi phí để kiểm tra việc hạch toán có đúng hay không. Mục tiêu kiểm toán: việc tổng hợp và chuyển đổi để ghi sổ cái là đúng đắn và chính xác. Luận văn tốt nghiệp 20 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Khảo sát cho mục tiêu này thường được KTV tiến hành bằng cách tổng hợp các sổ chi tiết liên quan đến thu, chi tiền mặt và đối chiếu sổ cái tài khoản tiền mặt. Cũng có thể tham chiếu các sổ kế toán khác có liên quan. Tiền gửi ngân hàng: Mục tiêu đặc thù kiểm toán đối với TGNH chủ yếu là: Tính chính xác về kĩ thuật tính toán và hạch toán các khoản TGNH vào sổ kế toán và được trình bày trên BCTC. Các khoản TGNH trình bày trên BCTC đều có căn cứ hợp lý. Sự đánh giá đúng đắn các khoản TGNH, đặc biệt là ngoại tệ và vàng bạc đá quý. Các nghiệp vụ liên quan đến TGNH đều được ghi chép đầy đủ, kịp thời và đúng lúc. Sự khai báo trình bày các khoản TGNH là đầy đủ và đúng đắn. Quá trình kiểm toán TGNH cũng được kết hợp với kiểm toán chu trình mua vào và thanh toán, chu kỳ bán hàng và thanh toán, và cùng với kiểm toán tiền mặt. Các thủ tục khảo sát chi tiết thông thường đối với số dư TGNH cũng cơ bản tương tự như đối với kiểm toán tiền mặt. Song, dưới đây sẽ đề cập cụ thể về vận dụng một số thủ tục đặc thù có điểm riêng biệt hơn so với kiểm toán tiền mặt: Lập bản kê chi tiết TGNH và đối chiếu với số dư trên sổ cái, đối chiếu với số liệu của ngân hàng xác nhận. KTV thu thập hoặc tự lập bảng kê chi tiết về các loại tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý) gửi tại ngân hàng. Thực hiện việc đối chiếu để xác nhận về số liệu liên quan đến TGNH. Kiểm toán việc quy đổi ngoại tệ và tính giá đối với vàng bạc, đá quý gửi tại ngân hàng (thể thức khảo sát như kiểm toán tiền mặt). Kiểm toán việc tính toán khoá sổ kế toán tài khoản TGNH thông qua việc yêu cầu khách hàng cung cấp sổ phụ (hoặc các bản sao kê) của ngân hàng gửi cho đơn vị ở khoản thời gian trước và sau ngày khoá sổ để đối chiếu với số liệu trên sổ của đơn vị nhằm phát hiện chênh lệch tìm hiểu nguyên nhân (nếu có). Luận văn tốt nghiệp 21 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Gửi thư xác nhận số dư tài khoản TGNH vào thời gian khoá sổ. KTV có thể yêu cầu đơn vị kê khai hoặc tự mình thu thập và kê khai về tiền gửi ngân hàng của đơn vị tại các ngân hàng có liên quan và đảm nhận việc gửi đi, nhận về “thư” đề nghị các ngân hàng xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng vào thời điểm báo cáo. Việc xin xác nhận này không thể thiếu trong khảo sát tiền gửi ngân hàng. Cùng với nội dung về đề nghị xác nhận số dư tiền gửi, KTV cũng xin ý kiến về các thông tin có liên quan khác như: Số dư của mọi tài khoản của đơn vị tại ngân hàng. Các giới hạn trong việc sử dụng tiền gửi ngân hàng. Mức lãi suất (của các khoản tiền gửi đã có lãi). Các khoản khác: cầm cố, thế chấp, mở thư tín dụng hay các khoản tương tự. Thư xác nhận này là một cơ sở để đối chiếu với số liệu kế toán tai đơn vị (như đã nêu trên). Nếu thấy chênh lệch, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân có liên quan. Khảo sát các quá trình chuyển khoản: Nghiệp vụ chuyển khoản là loại nghiệp vụ đặc thù riêng của TGNH. Trường hợp tiền gửi của đơn vị được chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay chuyển khoản giữa các tài khoản trong nội bộ của công ty, tổng công ty rất khó để quá trình đó được thực hiện hợp lý, đúng đắn. KTV cần chú ý khảo sát loại nghiệp vụ này bằng cách lập bảng liệt kê tất cả các khoản TGNH trong các nghiệp vụ chuyển khoản được thực hiện trước và sau ngày lập báo cáo tài chính và đối chiếu với việc ghi sổ kế toán của từng nghiệp vụ đó có được ghi sổ kịp thời và đúng đắn không. Việc khảo sát này có thể phát hiện được sự che dấu của sự biển thủ bằng việc ghi chép không đúng đắn ngày và tài khoản có quan hệ (ví dụ: thực hiện một nghiệp vụ chuyển tiền vào cuối kỳ từ một ngân hàng này sang một ngân hàng khác nhưng chỉ hạch toán ghi tăng TGNH đến mà chưa ghi giảm ngay ở ngân hàng chuyển khoản đi). Tiền đang chuyển: Luận văn tốt nghiệp 22 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Khảo sát chi tiết tiền đang chuyển và số dư tiền đang chuyển chủ yếu thường thực hiện các nội dung chủ yếu sau: Lập bảng kê danh sách các khoản tiền đang chuyển liên ngân hàng cho tất cả các tài khoản liên quan để kiểm tra séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi. Kiểm tra này nhằm xem xét các khoản tiền đó có được phản ánh chính xác hay không, có đúng với các quy định của chế độ tài chính hay không. Tính toán, đối chiếu kiểm tra với các tài khoản ngoại tệ được quy đổi và ghi sổ kế toán trong kỳ cũng như còn lại cuối kỳ. Kết hợp việc khảo sát đối với tiền mặt và TGNH về nghiệp vụ và số dư tài khoản để xem xét tính hợp lý, trung thực của các nghiệp vụ và số dư có liên quan đến tài khoản tiền đang chuyển. Kiểm tra việc tính toán khóa sổ kế toán tài khoản tiền đang chuyển, đảm bảo sự tổng hợp đúng kỳ cũng như tính toán chính xác, hợp lý của việc quy đổi ngoại tệ. 1.2.2.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: Giai đoạn kết thúc kiểm toán là giai đoạn rất quan trọng đối với cả cuộc kiểm toán. Mục đích của giai đoạn này là KTV đưa ra ý kiến tổng quát của mình về khoản mục vốn bằng tiền của đơn vị có trình bày trung thực và hợp lý không xét trên khía cạnh trọng yếu. Trong giai đoạn này, KTV cần thực hiện các bước sau: a. Xem xét lại các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ: Thông thường, phần lớn các công việc quan trọng của một cuộc kiểm toán được thực hiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán, do vậy trong khoản thời gian kể từ ngày kết thúc niên độ cho đến khi hoàn thành báo cáo kiểm toán có thể xảy ra các sự kiện đánh giá hoặc công khai BCTC. Do đó, KTV phải có trách nhiệm xem xét các sự kiện này. Có hai loại sự kiện sau ngày lập BCTC cần sự xem xét của ban quản trị và KTV là: Những sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và đòi hỏi cần điều chỉnh: Những sự kiện này cung cấp thêm thông tin cho ban quản trị khi xác định cách đánh giá các Luận văn tốt nghiệp 23 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly số dư tài khoản vào ngày lập bảng CĐKT và cho các KTV khi tiến hành kiểm tra số dư. Những sự kiện này bao gồm: tuyên bố phá sản do tình trạng tài chính xấu của một khách hàng có số dư khoản phải thu lớn chưa thanh toán, giải quyết một vụ kiện với một món tiền ghi sổ, bán các khoản đầu tư với giá thấp hơn giá trị ghi sổ, KTV cần phải thận trọng để phân biệt giữa các sự kiện đã có vào ngày lập bảng CĐKT và các sự kiện mới phát sinh ngày cuối năm. Những sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần công khai. Các sự kiện này thường bao gồm: sự phát hành trái phiếu hoặc các chứng khoán vốn, sự tụt giảm thị trường chứng khoán làm giảm các khoản đầu tư, khách hàng có số dư khoản phải thu lớn bị phá sản do gặp thiên tai, hoả hoạn, Các thủ tục kiểm toán của việc xem xét các sự kiện trên được chia làm hai nhóm: Nhóm các thủ tục thường được kết hợp với nhau thành một phần của quá trình kiểm tra các số dư tài khoản cuối năm. Nhóm các thủ tục thực hiện đặc biệt nhằm mục đích phát hiện các sự kiện hoặc quá trình phải được thừa nhận trong kỳ kiểm toán. b. Đánh giá kết quả của toàn bộ công việc kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: Công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, kết quả thu thập được và cân nhắc để đưa ra ý kiến nhận xét về khoản mục này để nhận xét về BCTC. Để đạt được mục đích này, KTV thường thực hiện các công việc sau: Áp dụng các thủ tục phân tích: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 – Thủ tục phân tích, đã quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV trong việc thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để giúp KTV hình thành kết luận tổng thể về BCTC. Việc áp dụng các thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán nhằm mục đích Luận văn tốt nghiệp 24 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được, nhất là các số liệu thu được của các khoản mục trên BCTC. Đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán: Chuẩn mục kiểm toán Việt Nam số 500 – Bằng chứng kiểm toán, đã quy định và hướng dẫn các yếu tố cấu thành bằng chứng kiểm toán trong một cuộc kiểm toán báo BCTC, quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV và doanh nghiệp kiểm toán trong việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra các kết luận hợp lý làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán. Do vậy, cần xem xét mọi khía cạnh của khoản mục vốn bằng tiền có được kiểm soát đầy đủ không, kiểm tra lại tính chính xác của các chứng từ. Nếu Kiểm toán viên xét thấy chưa đủ bằng chứng về tính trung thực và hợp lý của BCTC thì có thể tiến hành thu thập thêm hoặc ra quyết định loại trừ. Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được: KTV cần đánh giá tổng hợp các sai sót không trọng yếu phát hiện được trong quá trình kiểm toán. Lập các bút toán điều chỉnh đối với các sai sót trọng yếu và đánh giá lại. Sau đó so sánh với các sai sót có thể bỏ qua xem có thể chấp nhận được khoản mục không? Kiến nghị về những vấn đề còn tồn tại ở đơn vị khách hàng: Qua quá trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng, KTV rút ra kết luận về mục tiêu kiểm toán, chỉ ra các vấn đề còn tồn tại trong quản lý và hạch toán kế toán tại đơn vị khách hàng. c. Xem xét lại các tài liệu kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền: Mục đích của công việc này là đánh giá việc thực hiện của KTV chưa có kinh nghiệm và đảm bảo rằng cuộc kiểm toán thoả mãn các chuẩn mực thực hiện của công ty kiểm toán. Vào giai đoạn hoàn thành cuộc kiểm toán có quy mô lớn, toàn bộ tư liệu kiểm toán sẽ được một KTV có kinh nghiệm và độc lập không tham gia vào cuộc kiểm toán xem xét lại nhằm đánh giá khách quan xem cuộc kiểm toán có được tiến Luận văn tốt nghiệp 25 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly hành hợp lý không, các KTV có khả năng đánh giá các bằng chứng mà họ tập hợp được hay không, cuộc kiểm toán có được thực hiện với sự thận trọng thích đáng hay không? Luận văn tốt nghiệp 26 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT MỸ (VATC) 2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ (VATC): 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ: - Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ được thành lập ngày 14/08/2009 bởi những kiểm toán viên ưu tú đã có thâm niên trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính của Việt Nam. Sự ra đời của công ty xuất phát từ tâm huyết được mang kiến thức và kinh nghiệm của mình để chia sẽ với khách hàng và cùng khách hàng vượt qua thử thách, thành công trong quá trình phát triển kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. - Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ là công ty 100% vốn trong nước, được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0309299811 cấp ngày 14/08/2009 và thay đổi 1 lần vào ngày 15/03/2010 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp. Vốn điều lệ: 6.000.000.000 VNĐ (Sáu tỷ đồng Việt Nam) Tên đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ Trụ sở chính: 19 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM Điện thoại: (08) 7300 8668 Fax: (08) 6296 8396 Email: vietmyaudit@gmail.com Website: www.vietmyaudit.com.vn Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ Kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn thuế, đào tạo. 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Luận văn tốt nghiệp 27 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Giám đốc Bộ phận Bộ phận hành nghiệp vụ chính Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận kế toán nhân sự văn kiểm toán tư vấn tư vấn tài đào tạo phòng thuế chính Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ - Giám đốc: là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hoạt động của Công ty, trực tiếp quản lý công việc tại Công ty. Giám đốc là người xây dựng những kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn, ngắn hạn của Công ty, đồng thời theo dõi và giám sát tiến độ thực hiện những mục tiêu được đề ra, từ đó phối hợp với những người quản lý tại các bộ phận thay đổi hoặc tiếp tục phát triển chiến lược đã đề ra. - Bộ phận hành chính: + Bộ phận kế toán: Thực hiện nhiệm vụ quản lý và theo dõi tình hình tài chính kế toán, thực hiện quy trình hạch toán chi phí, doanh thu, thông báo kịp thời cho BGĐ những vấn đề tài chính của Công ty. Cuối mỗi kỳ kế toán, bộ phận kế toán cung cấp báo cáo tài chính cho BGĐ, giúp cho việc lập kế hoạch và theo dõi tình hình tài chính của Công ty. + Bộ phận nhân sự: Chịu trách nhiệm về tình hình nhân sự ở công ty, bộ phận này sẽ có chức năng tuyển dụng nhân sự mới, tham mưu cho ban giám đốc về tình hình nhân sự, những thiếu sót trong bộ phận nhân sự, đồng thời phân công nhiệm vụ và theo dõi tiến độ làm việc của mỗi nhân viên trong Công ty. + Bộ phân văn phòng: đây là bộ phận chuyên phụ trách những công văn đến và đi, thực hiện lưu trữ những hồ sơ, file tài liệu. Bộ phận văn phòng còn có nhiệm vụ thường xuyên cập nhật những văn bản mới, những luật mới liên quan tới ngành nghề hoạt động của Công ty, từ đó cung cấp cho nhân viên khi được yêu cầu. Đồng thời, bộ phận này còn phụ Luận văn tốt nghiệp 28 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly trách về văn phòng phẩm cần thiết cho các phòng ban khác. Trong bộ phận này, còn có cả bộ phận lái xe phục vụ nhu cầu đi lại của công nhân viên khi đi kiểm toán tại các công ty khác. - Bộ phận nghiệp vụ: + Bộ phận kiểm toán: gồm có 4 nhóm kiểm toán chính với số lượng kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên đông đảo chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính, ngân hàng Tùy vào khối lượng công việc mà những nhóm kiểm toán này có thể tách nhỏ ra hay hợp nhất lại để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Đứng đầu mỗi nhóm kiểm toán là các trưởng nhóm, có nhiệm vụ phân công công việc cho từng thành viên, tổ chức nhân sự trong mỗi cuộc kiểm toán và giúp các thành viên gỡ rối khi có khúc mắc hay giải đáp những thông tin cần thiết phục vụ cho công việc kiểm toán. + Bộ phận tư vấn thuế: Là bộ phận bao gồm những nhân viên am hiểu sâu rộng về thuế của Việt Nam cũng như quốc tế, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thuế cho khách hàng, nhằm nâng cao trình độ quản lý thuế của các doanh nghiệp. + Bộ phận tư vấn tài chính: Là bộ phận chuyên tư vấn cho khách hàng những giải pháp hiệu quả về quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp và công nghệ thông tin. + Bộ phận đào tạo: Có nhiệm vụ bồi dưỡng và cập nhật những kiến thức mới về ngành nghề cho các nhân viên trong công ty. Không dừng lại ở đó, bộ phận đào tạo còn liên kết với Hội Kiểm toán viên Việt Nam (VACPA), các trường đại học trong và ngoài thành phố, những KTV, giảng viên có kiến thức sâu rộng để mở những lớp đào tạo nghiệp vụ kiểm toán, kế toán dành cho những ai mong muốn tiếp cận môi trường kiểm toán và kế toán chuyên nghiệp. 2.1.3 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động: - Mục tiêu: + Hỗ trợ khách hàng của mình hoàn thành những kế hoạch đã đề ra, đồng thời đáp ứng đươc nguyện vọng phát triển của nhân viên và chính của Công ty. Luận văn tốt nghiệp 29 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly + Cùng làm việc với khách hàng để đem lại sự đảm bảo và tin cậy, hiệu quả trong kinh doanh, giúp khách hàng tuân thủ đúng pháp luật và hiện đại doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. - Nguyên tắc hoạt động: Nguyên tắc hoạt động của Công ty Kiểm toán Việt Mỹ là độc lập, tin cậy, hiệu quả, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và bí mật kinh doanh của khách hàng. Đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ và uy tín đối với khách hàng là những tiêu chuẩn hàng đầu mà công ty luôn tuân thủ. 2.1.4 Lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ: - Các dịch vụ kiểm toán : + Kiểm toán BCTC. + Kiểm toán hoạt động. + Kiểm toán tuân thủ. + Kiểm toán nội bộ, rà soát hoạt động kinh doanh. + Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án. + Kiểm toán thông tin tài chính trên cơ sở các thoả thuận trước. - Các dịch vụ tư vấn tài chính : + Tư vấn thiết lập hệ thống tài chính kế toán. + Tư vấn tái cơ cấu hệ thống tài chính và kế toán. + Tư vấn thiết lập hệ thống hợp nhất báo cáo tài chính. + Tư vấn đầu tư các dự án. + Tư vấn và đánh giá hệ thống công nghệ thông tin doanh nghiệp. + Tư vấn và định giá doanh nghiệp. - Các dịch vụ tư vấn thuế: + Tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp. + Tư vấn thuế thu nhập cá nhân. + Tư vấn các dịch vụ khác liên quan đến thuế. - Đào tạo: + Đào tạo kế toán doanh nghiệp. + Đào tạo kế toán trưởng. Luận văn tốt nghiệp 30 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly + Đào tạo các lớp khai báo thuế, cập nhật chính sách thuế, hệ thống về thuế. + Đào tạo hướng dẫn sinh viên, nhân viên đã đi làm về kinh nghiệm kế toán, kiểm toán thực tiễn. + Đào tạo các chính sách về tài chính kế toán, thuế khác. 2.2 Giới thiệu khái quát về quy trình kiểm toán chung tại Công ty: Quy trình kiểm toán BCTC ở công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ gồm 3 giai đoạn thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Các giai đoạn của quy trình kiểm toán BCTC 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: 2.2.1.1 Tiếp nhận khách hàng: - Khi được mời kiểm toán, để tránh rủi ro, công ty sẽ phân công cho những KTV nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu về khách hàng, đánh giá khả năng đảm nhận công việc cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán để quyết định xem có nên ký hợp đồng hay không. + Đối với khách hàng mới: Trước hết, KTV cần tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng tiềm năng, thu thập thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính . Với các thông tin thu thập được, KTV nghiên cứu phân tích sơ bộ về thực trạng tài chính của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của họ để quyết định xem có nhận lời kiểm toán hay không? + Đối với khách hàng cũ: Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, KTV sẽ cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về các khách hàng hiện hữu để đưa ra quyết định có nên tiếp tục kiểm toán cho khách hàng hay không? Luận văn tốt nghiệp 31 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 2.2.1.2 Phân công kiểm toán viên: Công ty sẽ phân công KTV đủ năng lực, phù hợp với công việc kiểm toán dựa trên những hiểu biết của họ về những nét đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. 2.2.1.3 Thoả thuận sơ bộ với khách hàng: Khi nhận thấy có thể nhận lời kiểm toán, KTV sẽ trao đổi và thoả thuận sơ bộ với khách hàng về một số vấn đề như: mục đích và phạm vi kiểm toán, các dịch vụ đi kèm, phí kiểm toán 2.2.1.4 Lập hợp đồng kiểm toán: Công ty tiến hành lập hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Hợp đồng cần nêu rõ loại báo cáo kiểm toán được phát hành sẽ tuỳ theo mức độ trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành cũng như cần khẳng định với đơn vị là kiểm KTV không có trách nhiệm phát hiện mọi gian lận và sai sót. 2.2.1.5 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: - Tìm hiểu về hệ thống kế toán và chính sách kế toán, sơ đồ hạch toán, các loại tài khoản sử dụng, các loại sổ sách, các loại báo cáo tài chính. - Tìm hiểu quy trình hoạt động của công ty, các chu trình kiểm soát của từng phần hành tại đơn vị. - Đánh giá rủi ro và đưa ra mức kiểm toán phù hợp với từng khoản mục. 2.2.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán: - Xác lập mức trọng yếu và những sai sót có thể bỏ qua. - Đưa ra danh sách các tài liệu cần chuẩn bị và yêu cầu khách hàng gửi dữ liệu. - Chuẩn bị hồ sơ kiểm toán. 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán: - KTV và các trợ lý kiểm toán tiến hành thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng đúng như thời hạn trên thư hẹn. Quá trình kiểm toán sẽ được thực hiện theo chương trình mẫu do công ty xây dựng dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Luận văn tốt nghiệp 32 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly - Tuỳ theo tình hình cụ thể mà kiểm toán viên sẽ đưa ra các thủ tục kiểm toán có liên quan, quyết định cỡ mẫu sao cho phù hợp. - KTV tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan, đánh giá tham chiếu và lưu vào hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến sau này. 2.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: - KTV tiến hành thêm một số thử nghiệm như xem xét sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ, giả định hoạt động liên tục. - Trưởng nhóm kiểm toán đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng, đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh và rà soát lại toàn bộ công việc. - Lập bảng dự thảo báo cáo kiểm toán và gửi cho khách hàng. - Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Lập bảng ghi nhớ hoàn tất hợp đồng kiểm toán và tiến hành thanh lý hợp đồng. 2.3 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ: 2.3.1 Giới thiệu về Công ty khách hàng: Để đảm bảo tuân theo nguyên tắc hoạt động tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ, em xin được phép minh họa thực tế Công ty khách hàng cụ thể với tên gọi là Công ty TNHH ABC. Thông tin chung về khách hàng: Tên đầy đủ: Công ty TNHH ABC Địa chỉ: Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Điện thoại: (08) 33840 6xxx Fax: (08) 33840 7xxx Loại hình doanh nghiệp: TNHH 2 thành viên trở lên thành lập tại Việt Nam. Giấy phép kinh doanh số 0303786xxx, do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 12 tháng 5 năm 2005. Luận văn tốt nghiệp 33 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Vốn điều lệ: 60.000.000.000 VND Thông tin chung và chế độ kế toán mà công ty áp dụng: Hoạt động chính của công ty là kinh doanh các loại hàng hoá về VLXD, các loại sản phẩm nông lâm thuỷ sản và bất động sản. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Luật kế toán, chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006, Thông tư số 244/2009/BTC-TT ngày 31 tháng 12 năm 2009 về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp; và các thông tư, hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài chính. Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND). Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Kỳ kiểm toán tại Công ty TNHH ABC được minh họa trong bài làm là năm 2013. 2.3.2 Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền tại Công ty TNHH ABC: 2.3.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Vốn bằng tiền: a. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Vốn bằng tiền: KTV tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của Công ty ABC thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn sau: Luận văn tốt nghiệp 34 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Bảng 2.1: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục Vốn bằng tiền tại Công ty TNHH ABC: TRẢ LỜI CÂU HỎI YẾU KÉM GHI QUAN THỨ CÓ KHÔNG CHÚ TRỌNG YẾU 1. Công ty có phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán thanh toán hay không? 2. Cuối ngày, thủ quỹ và kế toán thanh toán có kiểm kê quỹ với nhau không? 3. Có người chứng kiến kiểm kê quỹ giữa thủ quỹ và kế toán thanh toán không? Có chữ ký xác nhận của người thứ ba trên biên bản kiểm kê quỹ hay không? 4. Trước khi thanh toán, chứng từ có đối chiếu với các chứng từ khác liên quan hay không? 5. Các phiếu thu, chi tiền có được đánh số thứ tự liên tục không? 6.Các khoản chi có được xét duyệt trước khi chi không? 7. Các khoản thu chi có được ghi nhận đúng thời điểm phát sinh? 8. Các khoản thu có được thủ quỹ nộp ngay vào quỹ hay ngân hàng không? Luận văn tốt nghiệp 35 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 9. Tất cả các khoản tiền mặt thu được có lập phiếu thu không? 10. Công ty có thực hiện hình thức thanh toán qua ngân hàng không? 11. Có quy định về số tiền thanh toán tối đa mà một người có trách nhiệm được quyền phê duyệt hay không? 12. Việc thu tiền bán hàng có phát hành biên lai hoặc phiếu thu tiền cho khách hàng hay không? 13. Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, phiếu chi trước khi thu tiền hay không? 14. Cuối ngày có lập báo cáo thu chi không? 15. Có lập bảng kế hoạch thu chi đầu kỳ và được xét duyệt hay không? 16. Định kỳ có đối chiếu giữa số tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng không? 17. Có đánh dấu các chứng từ gốc khi đã ký phiếu chi không? 18.Các phiếu chi sau khi thanh toán có đóng dấu “đã thanh toán” không? 19. Sau khi thu tiền xong có đóng dấu “đã thu tiền” trên phiếu thu hay không? 20. Cuối ngày, kế toán thanh toán có báo số dư cho giám đốc hay không? Luận văn tốt nghiệp 36 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Đánh giá: Tổng số câu hỏi: 20 câu Lựa chọn Số lần Tỷ lệ (%) Có 18 90 Không 2 10 b. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán: - Từ kết quả bảng câu hỏi về hệ thống KSNB liên quan đến việc kiểm soát tiền của đơn vị được thực hiện bằng cách phỏng vấn cán bộ nhân viên có liên quan (trong bảng gồm 20 câu, kết quả: tỷ lệ câu trả lời “CÓ” là 90% .Tuy nhiên những câu trả lời “KHÔNG” chiếm 10% là những câu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống KSNB), KTV nhận xét hệ thống KSNB của công ty thiết kế như trên có thể ngăn ngừa và phát hiện được những gian lận và sai sót. Hệ thống KSNB của đơn vị tương đối hữu hiệu. Từ đó có thể đưa ra Mức rủi ro kiểm soát: CR= 30% - Do tiền là tài sản rất nhạy cảm, là đối tượng của sự gian lận, đánh cắp, liên quan đến nhiều chu trình kinh doanh khác nên sự sai sót, gian lận của tiền sẽ ảnh hưởng đến sự sai sót ở các chu trình có liên quan và ngược lại. Đặc điểm kinh doanh của đơn vị là sản xuất thương mại nên các nghiệp vụ thanh toán thu-chi tiền tương đối lớn. Do đó đánh giá mức rủi ro tiềm tàng:IR=75 % Đánh giá mức rủi ro kiểm toán: AR=5% Đánh giá sơ bộ rủi ro phát hiện: DR = AR / ( IR x CR ) = 5% / (75% x 30% ) = 22,22% AR: Rủi ro kiểm toán. Luận văn tốt nghiệp 37 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly IR: Rủi ro tiềm tàng. CR: Rủi ro kiểm soát. DR: Rủi ro phát hiện. c. Xác định các sai sót tiềm tàng và các thủ tục kiểm soát chủ yếu: Rủi ro tiềm tàng Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát 1. Tiền mặt có thể - Quy định hàng ngày thủ - Kiểm tra chứng từ liên quan bị sử dụng sai quỹ cần ghi chép thu, chi đến thu chi tiền mặt. mục đích hoặc tiền mặt vào sổ quỹ. Các - Phỏng vấn xem thủ quỹ có mất cắp. nghiệp vụ thu, chi phải có biết quy định này hay không. phiếu thu, phiếu chi đã được xét duyệt của cấp có - Quan sát nơi cất giữ tiền, số thẩm quyền. lượng nhân viên nắm giữ tiền. - Thủ tục hạn chế tiếp cận - Quan sát chứng từ có đầy đủ tiền và phải có nơi cất giữ thông tin và chữ ký xét duyệt tiền an toàn. của cấp thẩm quyền. 2. Tiền mặt có thể - Thanh toán bằng chuyển - Quan sát việc kiểm tra sổ cái bị biển thủ, chiếm khoản đối với khoản tiền và sổ chi tiết (nợ phải thu). dụng, tham ô. trên hai mươi triệu. - Phỏng vấn nhân viên công ty - Hàng ngày, đối chiếu số xem họ có biết những quy định dư trên sổ cái với sổ quỹ đó không. tiền mặt. - Kiểm tra biên bản kiểm kê - Cuối mỗi ngày kiểm kê quỹ và bản kê thu tiền. quỹ tiền mặt, lập bảng kê - Quan sát việc đối chiếu sổ cái thu tiền và nộp số tiền thu Luận văn tốt nghiệp 38 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly được vào quỹ hoặc ngân và sổ tiền mặt. hàng. 3. Gian lận trong - Định kỳ (hàng tháng) đối - Quan sát việc đối chiếu sổ nghiệp vụ gửi chiếu số dư tiền trên sổ sách kế toán và sổ phụ ngân tiền, rút tiền (sử sách kế toán của công ty hàng dụng TGNH cho với sổ phụ ngân hàng. - Kiểm tra việc xét duyệt chứng mục đích không - Việc gửi tiền vào ngân từ hóa đơn. được phép, ). hàng có hai người trở lên - Phỏng vấn nhân viên xem họ phụ trách. có biết những quy định đó - Chứng từ có đầy đủ chữ không. ký của các cấp thẩm quyền. 4. Thanh toán Chứng từ được đánh số thứ - Kiểm tra sự đầy đủ thông tin nhiều lần cho một tự liên tục, đóng dấu xác của chứng từ bằng cách chọn chứng từ. nhận khi đã thanh toán. mẫu. Bảng 2.2: RRTT khoản mục vốn bằng tiền và các thủ tục, thử nghiệm kiểm soát d. Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát: Thử nghiệm 1: Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo số tổng cộng đến Sổ cái: - KTV lần theo số tổng cộng hàng tháng của cột tổng cộng từ nhật ký thu tiền đến tài khoản Tiền mặt và TGNH trên Sổ cái, cũng như đến tài khoản Phải thu. Tương tự, sẽ kiểm tra từ nhật ký chi quỹ cho đến tài khoản Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng trên Sổ cái và đến tài khoản Phải trả người bán. Sau đây là kết quả làm việc của KTV: Luận văn tốt nghiệp 39 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly ĐVT: đồng Phải trả người Phải thu Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng bán Số dư 143.174.888.410 187.026.898.347 4.493.535.165 23.472.684.104 đầu kỳ Số 3.441.057.694.745 6.403.462.520.504 91.616.253.139 13.903.130.983.216 phát £ £ £ £ sinh nợ Số 3.425.914.168.047 6.382.605.960.376 87.773.011.961 13.877.656.862.045 phát £ £ £ £ sinh có Số dư 158.318.415.108 166.170.338.219 8.336.776.343 48.946.805.274 cuối kỳ f f f f Ghi chú: : Số liệu đã được kiểm toán năm 2012 £ : Phù hợp với sổ nhật ký và sổ cái. f : Khớp với sổ cái. Kết luận: Số liệu đã được ghi chép đầy đủ và tính toán chính xác. Thử nghiệm 2: Chọn một số chứng từ và so sánh chi tiết danh sách nhận tiền thanh toán từ sổ quỹ (báo cáo quỹ) với nhật ký thu tiền, với các bảng kê tiền gửi vào ngân hàng và với tài khoản Phải thu: - Thủ tục này nhằm giảm thiểu cơ hội nhân viên chiếm dụng tiền quỹ để chi tiêu. Để đảm bảo rằng các khoản tiền thu được gửi ngay vào ngân hàng, KTV tiến hành so Luận văn tốt nghiệp 40 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly sánh chi tiết danh sách thu tiền với bảng kê gửi tiền hàng ngày vào ngân hàng. Sau đây là kết quả làm việc của KTV: ĐVT: đồng Thu của Ghi sổ Ghi sổ và gửi Số tiền bị Ngày Số khách khoản thu vào ngân nhân viên tháng hàng thực nhận từ hàng chiếm dụng 07/01/2013 T.T.Anh 20.378.920 T.T.Anh 20.378.920 - £ 13/03/2013 V.V. Tuấn 65.678.500 V.V. Tuấn 65.678.500 - £ 23/04/2013 N.V. Tiến 43.769.450 N.V. Tiến 43.769.450 - £ 15/06/2013 L.T.Hoa 76.278.000 L.T.Hoa 76.278.000 - £ 06/08/2013 T.T.Trung 50.689.780 T.T.Trung 50.689.780 - £ 10/09/2013 N.M. Hiệp 47.980.650 N.M. Hiệp 47.980.650 - £ 12/11/2013 V.V. Luận 37.259.690 V.V. Luận 37.259.690 - £ DNTN Trung 178.000.000 DNTN Trung 178.000.000 - £ 28/12/2013 Thiên Thiên Tổng cộng 520.034.990 520.034.990 Ghi chú: £: Phù hợp với sổ nhật ký và sổ cái. Kết luận: Thủ quỹ đã ghi chép đầy đủ chính xác các khoản phải thu của khách hàng. Luận văn tốt nghiệp 41 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Thử nghiệm 3: Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật ký chi tiền với tài khoản Phải trả, và với các chứng từ có liên quan - KTV chọn ra một số khoản chi trên Nhật ký và đối chiếu ngược trở về với các chứng từ gốc như đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng, hóa đơn, và các séc chi trả. Sau đây là kết quả làm việc của KTV: ĐVT: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Nội dung Số tiền 12/01/2013 PC08/01 Mua nông sản. 24.300.000 g,l Mua công cụ, dụng cụ cho 40.200.000 10/05/2013 PC06/05 g,l phòng quản lý. 25/07/2013 PC13/07 Mua lâm sản. 57.500.000 g,l 24.000 USD 08/09/2013 PC06/09 Nhập máy móc, thiết bị mới. g,l 29/12/2013 PC17/12 Mua VLXD. 36.800.000 g,l Ghi chú: l: Khớp với hóa đơn mua hàng g: khớp với phiếu nhập kho. Kết luận: Các nghiệp vụ được ghi chép chính xác theo chứng từ gốc. Thử nghiệm 4: Chọn mẫu chứng từ để kiểm tra các thông tin cần thiết và chữ ký xét duyệt trên chứng từ - Kết quả làm việc của KTV được trình bày dưới đây: Luận văn tốt nghiệp 42 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly STT Tên chứng từ Số hiệu 1 Phiếu thu PT07/01 H,K,P 2 Phiếu chi PC14/02 F,H,K,P 3 Phiếu thu PT05/03 H,K,P 4 Phiếu thu PT19/04 H,K,P 5 Phiếu chi PC10/05 F,H,K,P 6 Phiếu thu PT15/06 H,K,P 7 Phiếu chi PC04/07 F,H,K,P 8 Phiếu thu PT12/08 H,K,P 9 Phiếu chi PC23/09 F,H,K,P 10 Phiếu chi PC16/10 F,H,K,P 11 Phiếu thu PT25/11 H,K,P 12 Phiếu chi PC 07/12 F,H,K,P Ghi chú: F: Chứng từ có xét duyệt H: Chứng từ có đầy đủ chữ ký và đóng dấu K: Chứng từ có đánh số liên tục P: Chứng từ phù hợp nội dung Kết luận: Chứng từ được ghi chép phù hợp với mục đích sử dụng và có xét duyệt đầy đủ. e. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản: Luận văn tốt nghiệp 43 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly - Trên cơ sở các đánh giá ban đầu về KSNB, KTV đã thiết kế các thử nghiệm kiểm soát. Kết quả thực hiện các thử nghiệm này cho phép KTV chứng minh rằng hệ thống KSNB là khá tốt, RRKS đã được đánh giá ban đầu trung bình là hợp lý. Do vậy KTV ngoài áp dụng các biện pháp đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, so sánh số dư cuối kỳ với thư xác nhận của khách hàng thì còn cần bổ sung thêm một số thủ tục nhằm phát hiện gian lận. 2.3.2.2 Thực hiện các thủ tục kiểm toán vốn bằng tiền: a. Thủ tục chung: Thủ tục 1: Xem xét các nguyên tắc, chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị: Mục tiêu: Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng so với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Sau khi đã thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết về khoản mục Tiền, KTV tiến hành kiểm tra các nguyên tắc kế toán nhất quán với năm trước. Bởi nó ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC của đơn vị. Các nhà đầu tư, các cấp quản lý Nhà nước sử dụng BCTC để ra các quyết định kinh tế. Do đó, đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tuân thủ theo một chuẩn mực thống nhất và nguyên tắc kế toán nhất định. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các nguyên tắc kế toán nhất quán so với năm trước, các thông tin tài chính không thể so sánh được giữa các năm và giữa các doanh nghiệp với nhau. Vì vậy, việc kiểm tra các nguyên tắc kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là thủ tục quan trọng cho các thử nghiệm chi tiết được thực hiện sau này. - Đồng thời KTV cũng tiến hành kiểm tra nội dung hạch toán thông qua việc xem xét chính sách kế toán của đơn vị, cách hạch toán nghiệp vụ tăng giảm Tiền. Đồng thời đối chiếu với thuyết minh BCTC năm trước để tìm ra sai lệch. Thủ tục 2: Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). Luận văn tốt nghiệp 44 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly - Trong thủ tục này, KTV dựa vào bảng CĐKT để so sánh, đối chiếu với số dư khoản mục Tiền trên bảng CĐPS: ĐVT: đồng WP ref: BA0 Client: ABC Prepared by: Tuyết Chinh Date:01/03/2014 Period ended: 31/12/13 Reviewed by: Date: Reviewed by: Subject: Tiền và các khoản tương đương tiền Số cuối năm Đơn vị Điều chỉnh Việt Mỹ Số đầu năm Tiền mặt 8,336,776,343 - 8,336,776,343 4,493,535,165 V V0 Tiền gửi ngân hàng 48,946,805,274 - 48,946,805,274 23,472,684,104 V V0 Cộng 57,283,581,617 - 57,283,581,617 27,966,219,269 V0: Đối chiếu báo cáo năm ngoái V: Đối chiếu cân đối kế toán, sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh Nhận xét: Từ bảng đối chiếu do KTV lập ra, ta thấy rằng trong năm 2013 số dư khoản mục Tiền và TGNH được kiểm kê tại đơn vị là 57.283.581.617 đúng với giá trị mà KTV đã điều chỉnh, điều đó cho thấy doanh nghiệp đã áp dụng đúng các nguyên tắc kế toán, không sai phạm chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. b. Thủ tục phân tích: Mục tiêu: Đánh giá sự biến động để tìm ra biến động bất thường của tiền. Thủ tục 1: So sánh số dư tiền và khoản tương đương tiền năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường. - Nhằm đạt được sự giải trình hợp lý về tình hình biến động của khoản mục Tiền tại Công ty, KTV tiến hành tính toán sự khác biệt giữa số dư năm nay với số dư năm Luận văn tốt nghiệp 45 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly trước, qua đó phát hiện những biến động bất thường, tìm hiểu nguyên nhân, KTV cũng dựa trên những tài liệu như sổ chi tiết, sổ cái, báo cáo kiểm toán năm trước, bảng CĐPS và so sánh số liệu trong bảng CĐKT. - Kết quả của thủ tục này được thể hiện dưới đây: ĐVT: đồng Số tiền Tiền mặt TGNH Số đầu năm 4.493.535.165 23.472.684. 104 Số cuối năm 8.336.776.343 48.946.805. 274 Chênh lệch 3.843.241.178 25.474.121. 170 Tỷ lệ 85% 108,5% Phân tích: Tiền gửi ngân hàng tăng đáng kể 108,5% (tương ứng với 25.474.121.170 đồng) do Công ty thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, doanh thu từ các hoạt động tài chính bằng hình thức chuyển khoản tăng. Nhận xét: Tình hình biến động là trung thực, hợp lý. Thủ tục 2: Tiếp theo, KTV dựa vào Sổ cái tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền lập bảng số phát sinh bên nợ và bên có từ tháng 1 đến tháng 12 tại công ty. Cụ thể như sau: Luận văn tốt nghiệp 46 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Tiền mặt: ĐVT: đồng Tỷ lệ phát Tỷ lệ phát Tháng Phát sinh Nợ Phát sinh Có sinh Nợ sinh (%) Có(%) 1 7.291.037.491 6.830.248.320 8,0 8,3 2 6.271.945.720 6,8 8.748.730.139 7,8 3 8.440.242.021 6.910.375.012 9,2 7,9 4 9.482.849.110 8.228.002.374 10,4 9,4 5 9.374.390.153 5.692.024.194 10,2 6,5 6 6.859.203.284 6.710.309.134 7,5 7,6 7 6.299.137.421 8.294.302.442 6,9 9,4 8 5.272.940.147 6.193.740.374 5,8 7,1 9 7.299.207.302 9.103.031.839 8,0 10,4 10 7.591.001.732 6.246.248.247 8,3 7,1 11 9.061.897.406 7.628.101.371 9,9 8,7 12 8.372.401.352 7.187.899.515 9,1 8,2 Cộng 91,616,253,139 87,773,011,961 100,0 100,0 “Trích Bảng cân đối số phát sinh năm 2013 Công ty ABC” Nhận xét: Số tiền phát sinh tương đối đồng đều giữa các tháng, tuy nhiên tháng 4, 5 và 9 có các nghiệp vụ phát sinh lớn, chủ yếu là khách hàng trả tiền hàng (10.4% và 10.2%) và trả tiền nhà cung cấp, chi nộp tiền vào ngân hàng (9.4% và 10.4%). Số dư Luận văn tốt nghiệp 47 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly tiền mặt cuối kỳ lớn là vào cuối năm cần dự trữ lượng tiền mặt lớn để chi trả cho nhà cung cấp, chi lương và thưởng lễ Tết cho nhân viên. Tiền gửi ngân hàng: ĐVT: đồng Tỷ lệ Tỷ lệ phát Tháng Phát sinh Nợ Phát sinh Có phát sinh sinh Có Nợ (%) (%) 1 1.139.382.057.359 1.392.344.789.056 8,2 10,0 2 1.243.523.402.553 1.214.587.398.624 9,0 8,8 3 1.233.920.052.445 1.149.895.232.452 8,9 8,3 4 1.282.950.257.385 1.248.734.831.402 9,2 9,0 5 1.186.328.492.032 1.083.743.814.924 8,5 7,8 6 1.343.027.473.493 1.123.459.876.544 9,7 8,1 7 1.122.258.205.383 1.456.647.048.672 8,1 10,5 8 1.211.234.512.398 1.023.489.045.895 8,7 7,4 9 904.890.345.098 989.456.782.367 6,5 7,1 10 1.011.236.789.456 1.045.375.432.245 7,3 7,5 11 988.394.816.678 978.167.583.472 7,1 7,0 12 1.235.984.578.936 1.171.755.026.392 8,9 8,4 Cộng 13.903.130.983.216 13.877.656.862.045 100,0 100,0 “Trích Bảng cân đối số phát sinh năm 2013 Công ty ABC” Luận văn tốt nghiệp 48 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Nhận xét: Phát sinh giữa các tháng nhìn chung tương đối đồng đều, chỉ có tháng 9 số phát sinh nợ khá thấp (6,5%) do nhiều khách hàng chưa chuyển khoản tiền mua hàng và cung cấp dịch vụ đúng hạn. Thủ tục 3: Phân tích tỷ suất khả năng thanh toán nhanh so với năm trước: ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm trước Năm nay Tiền & các khoản 27.966.219.269 57.283.581.619 tương đương tiền Nợ ngắn hạn 389.022.824.279 422.485.895.499 Khả năng thanh toán 7,2% 13,6% nhanh Nhận xét: Khả năng thanh toán nhanh khá tốt so với năm trước, cho thấy khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp năm nay khả quan hơn so với năm trước. c. Thử nghiệm chi tiết: Thử nghiệm 1: Thu thập bảng tổng hợp số dư tiền và các khoản tương đương tiền tại các quỹ và ngân hàng tại ngày khóa sổ, tiến hành đối chiếu với các số dư trên Sổ chi tiết, Sổ Cái và BCTC: - Mục đích của thử nghiệm: Đảm bảo các khoản tiền và tương đương tiền là có thực; thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp; được hạch toán và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ; và được trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ hiện hành. - Dưới đây là bảng tổng hợp số dư tiền mặt và TGNH tại ngày khóa sổ: Luận văn tốt nghiệp 49 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly ĐVT: đồng Số phát sinh trong kỳ Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ Tăng Giảm Tiền 4.493.535.165 91.616.253.139 87.773.011.961 8.336.776.343 mặt 48.946.805.274 TGNH 23.472.684.104 13.903.130.983.216 13.877.656.862.045 Tổng 27.966.219.269 13.994.747.236.355 13.965.429.874.006 57.283.581.617 cộng Nhận xét: Số dư tiền mặt, TGNH tại thời điểm khóa sổ 31/12/2013 là trung thực và hợp lý, được ghi chép đầy đủ và chính xác trên BCTC. Thử nghiệm 2: Kiểm tra số dư Tiền mặt thực tế và đối chiếu sổ sách - Thu thập biên bản kiểm kê quỹ Tiền mặt của công ty nhằm đảm bảo tính hiện hữu của số dư Tiền mặt tại thời điểm 31/12/2013: Luận văn tốt nghiệp 50 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Đơn vị: Cty TNHH ABC (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số 12/2013 BIÊN BẢN KIỂM KÊ TIỀN MẶT Hôm nay, vào lúc 9 giờ 00 ngày 31 tháng 12 năm 2013. Chúng tôi gồm: Ông Phạm Văn A Chức vụ: Giám đốc Bà Dương Thị B Chức vụ: Kế toán trưởng Bà Trần Thị C Chức vụ: Thủ quỹ Tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt có đến hết ngày 31/12/2013 tại phòng Kế toán Công ty Hoa Sen Vàng số tiền tồn quỹ thực tế như sau: STT Diễn giải Số lượng Số tiền I Số dư theo sổ quỹ x 8.336.776.343 II Số kiểm kê theo thực tế x 8.336.777.000 Trong đó: 1 Loại 500,000 đ 9.964 4.892.000.000 2 Loại 200,000 đ 9.977 1.995.400.000 3 Loại 100,000 đ 8.690 869.000.000 4 Loại 50,000 đ 6.940 347.000.000 5 Loại 20,000 đ 4.774 95.480.000 6 Loại 10,000 đ 3.654 36.540.000 Luận văn tốt nghiệp 51 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly 7 Loại 5,000 đ 1.896 9.480.000 8 Loại 2,000 đ 674 1.348.000 9 Loại 1,000 đ 431 431.000 10 Loại 500 đ 196 98.000 III Chênh lệch (III=I-II) x (657) Thừa/ thiếu: Thừa 657 đồng. Lý do: Trong quá trình thu chi số lẻ không thu chi được. Biên bản kết thúc vào lúc 11 giờ 30 cùng ngày. Chúng tôi cam đoan số tiền trên là đúng sự thật. Nếu có sai sót chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm pháp luật. Kế toán trưởng Thủ quỹ Giám đốc (đã ký) (đã ký) (đã ký) Dương Thị B Trần Thị C Phạm Văn A - Chọn mẫu một số nghiệp vụ thu chi tiền mặt kiểm tra tính liên tục và bất thường của chứng từ ( phiếu thu, phiếu chi và các hóa đơn đính kèm): Luận văn tốt nghiệp 52 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly ĐVT: đồng Client: ABC Prepared by: Tuyết Chinh Date:01/03/2014 Period ended: 31/12/13 Reviewed by: Date: Reviewed by: Subject: Tiền mặt Chọn một số nghiệp vụ kiểm tra chứng từ chi tiết tài khoản tiền mặt: Ngày tháng Số hiệu Diễn giải TK Nợ TK Có Số tiền Chứng từ 05/01/2013 PTMS/01/003 Tina - Thu lại tiền biếu khách 04/01 1111V-000 138 15,000,000 PT, GHU 06/01/2013 PTMS/01/007 A.Toán - Hoàn tạm ứng 03/01 1111V-000 141 20,000,000 PT, GHU 11/01/2013 BTHS/01/009 A.Sơn - Thu tiền CLTG (ACB) 1111V-000 138 25,500,195 PT, GHU 13/01/2013 PTMS/01/024 A.Hy - Hoàn tạm ứng 13/1 1111V-000 141 30,000,000 PT, GHU 17/01/2013 PTMS/01/031 A.Sơn - Hoàn tạm ứng 1111V-000 138 52,893,345 PT, GHU 20/01/2013 PTMS/01/039 Cẩm - Hoàn tạm ứng 5/1+6/1 1111V-000 141 20,700,000 PT, GHU 20/01/2013 PTMS/01/040 Nghĩa - Hoàn tạm ứng 6/1 1111V-000 141 50,000,000 PT, GHU 31/01/2013 PTMS/01/047 Anh Sơn - Hoàn tạm ứng 1111V-000 138 79,174,400 PT, GHU 01/02/2013 PTMS/02/001 A.Sơn - Hoàn tạm ứng 1111V-000 138 70,000,000 PT, GHU 03/02/2013 PTMS/02/005 Tina - Hoàn lại tiền HH (LTC- TN) 1111V-000 138 50,000,000 PT, GHU 03/02/2013 PTMS/02/007 Nghĩa - Hoàn tạm ứng 30/01 1111V-000 141 50,000,000 PT, GHU 14/02/2013 PTMS/02/019 Hy - Hoàn tạm ứng 30/01 1111V-000 141 30,000,000 PT, GHU 15/02/2013 PTMS/02/020 Nghĩa -Hoàn tạm ứng 03/02 1111V-000 141 50,000,000 PT, GHU 24/02/2013 PTMS/02/031 A.Hy -Hoàn tạm ứng 14/02 1111V-000 141 30,000,000 PT, GHU 05/03/2013 PTMS/03/008 Nghĩa -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 50,000,000 PT, GHU 06/03/2013 PTMS/03/011 C.Duyên -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 15,000,000 PT, GHU 06/03/2013 PTMS/03/013 Hòa -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 55,000,000 PT, GHU 08/03/2013 PTMS/03/018 A.Hy -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 30,000,000 PT, GHU 14/03/2013 PTMS/03/027 Nghĩa -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 50,000,000 PT, GHU 19/03/2013 PTMS/03/035 A.Hy -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 30,000,000 PT, GHU 23/03/2013 PTMS/03/040 C.Duyên -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 15,000,000 PT, GHU 23/03/2013 PTMS/03/041 Nghĩa -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 50,000,000 PT, GHU 29/03/2013 PTMS/03/048 A.Hy -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 30,000,000 PT, GHU 30/03/2013 PTMS/03/052 A.Sơn -Hoàn tạm ứng 1111V-000 138 49,050,000 PT, GHU 09/04/2013 PTMS/04/011 Nghĩa -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 50,000,000 PT, GHU 20/04/2013 PTMS/04/022 A.Hy -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 30,000,000 PT, GHU 23/04/2013 PTMS/04/027 Nghĩa -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 50,000,000 PT, GHU 24/04/2013 PTMS/04/031 A.Sơn -Hoàn tạm ứng 1111V-000 138 19,878,936 PT, GHU 27/04/2013 PTMS/04/036 Thùy Trâm -Hoàn tạm ứng 1111V-000 141 52,000,000 PT, GHU 15/04/2013 CPHSV CÔNG TY CP ĐẦU TƯ HSV CHO TNHH HSV1111V-888 MƯỢN 3388 50,000,000,000 HD, PT 11/10/2013 BTHS/01/012 A.Sơn - Tạm ứng bằng TM (HH) 138 1111V-000 700,000,000 PC 13/10/2013 BTHS/01/008 Tina - Chi HH (BL) 138 1111V-000 100,800,000 PC 20/11/2013 BTHS/01/026 Liễu - Chi lương CB CNV 334 1111V-000 288,450,000 PC, BL 27/12/2013 PCMS/04/088 Lệ -Chi lương CNV 334 1111V-000 284,070,018 PC, BL 27/12/2013 SON Tạm ứng tiền mặt PHẠM ANH SƠN 138 1111V-888 10,000,000,000 PC PC: Phiếu chi PT: Phiếu thu GHƯ: Giấy hoàn ứng HD: Hợp đồng mượn tiền BL: Bảng lương Luận văn tốt nghiệp 53 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Nhận xét: Sau khi đối chiếu, không có sự chênh lệch, các nghiệp vụ thu chi đều có đầy đủ chứng từ. Phiếu chi, phiếu thu của đơn vị đều được đánh số liên tục, có đầy đủ chữ ký của người xét duyệt. - Đối chiếu số dư trên sổ chi tiết cũng như sổ cái với biên bản kiểm kê tiền mặt nhằm kiểm tra sự khớp đúng số liệu giữa các sổ sách có liên quan: ĐVT: đồng Client: ABC Prepared by: Tuyết Chinh Date:01/03/2014 Period ended: 31/12/13 Reviewed by: Vân Date: Reviewed by: Subject: Tiền mặt Số tiền Theo sổ cái Theo kiểm kê Chênh lệch Tiền mặt (VND) 8,336,776,343 8,336,777,000 657 Tiền mặt ngoại tệ - - - Tổng cộng 8,336,776,343 8,336,777,000 657 Kết luận: Chênh lệch không đáng kể, số liệu sổ chi tiết phù hợp số kiểm tra. Thử nghiệm 3: Kiểm tra số dư các tài khoản ngân hàng, kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán đối với các số dư tiền có gốc ngoại tệ tại thời điểm khóa sổ thông qua thư xác nhận của ngân hàng. - KTV tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ thu chi TGNH để kiểm tra: Luận văn tốt nghiệp 54 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly ĐVT: đồng Client: ABC Prepared by: Tuyết Chinh Date:01/03/2014 Period ended: 31/12/13 Reviewed Date: by: Reviewed by: Subject: Tiền gửi ngân hàng Chọn một số nghiệp vụ kiểm tra chứng từ chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng: CTY TNHH DVVTB VET SAO (VN) HBHoan tra tien khach hang 09/01/2013 1121V-STB ung truoc ngay 02/11/2011 1121V-020331 271,065,480 12/01/2013 1121V-STB CTY TNHH DVVTB VET SAO (VN) HBHoan tra tien dat coc ngay 02/11/2011 1121V-020331 244,543,500 10/01/2013 1121V-AGR DNTN Hải Long chi trả tiền đất 1121V-040144 800,000,000 TU CITI BC MIC0212EDP45673, PHI NN:40USD, 28/02/2013 3945_1122U-ACB INV:S2644/NMRF, M/S.MRF LTD 1122U-010131 14,023,575,712 04/01/2013 100_1122U-STB BAO CO DP XUAT INV NO.S2601/NMRF-CTY HOA SEN VANG 1122U-020131 13,772,473,344 19/01/2013 1370_1122U-STB BAO CO DP XUAT INV NO.S2625/NMRF-CTY HOA SEN VANG 1122U-020131 14,191,532,704 23/03/2013 5914_1122U-STB BAO CO DP XUAT INV NO.S2659/NMRF-CTY HOA SEN VANG 1122U-020131 12,413,288,051 13/12/2013 7379_1122U-VTB RM - Inward CA credit,TK : 940112041300002 1122U-050131 31,537,433,933 Thanh toan dot 2 HD: P2531:6.286.896.000 & P 2534 : 4.500.000.000 , 20/03/2013 1121V-AGR (VAY) cty CS Phú Riềng 331 1121V-04V 10,786,896,000 26/10/2013 1121V-STB CTY HOA SEN VANG TT DOT CUOI HD P.2559(25/HD-CSLN)-CTY CS LOC NINH 331 1121V-020 12,599,193,600 TRICH USD495,870.18 TT INV STU-IN/12-0958, 17/10/2013 1122U-STB CTR P2550/02-12/NSTU-CTY HOA SEN VANG 331 1122U-020 10,327,984,109 20/11/2013 1122U-STB TRICH USD835,089.59 TT INV STU-IN/12-0959 & STU-IN /12-0957-CTY HOA SEN VANG 331 1122U-020 17,393,245,981 Luận văn tốt nghiệp 55 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Nhận xét 1: Sau khi đối chiếu với sổ phụ, KTV thấy không có sự chênh lệch, các nghiệp vụ thu chi đều có đầy đủ giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng. - Khi tiến hành thực hiện gửi thư xác nhận số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khóa sổ, cần chú ý những vấn đề sau: + Thư xác nhận cần được gửi cho tất cả các ngân hàng, ngay cả đối với những ngân hàng có số dư trên tài khoản này bằng 0. Nếu ngân hàng không trả lời, KTV phải gửi thư lần hai. Do ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ, ngoài số dư thì trên thư xác nhận phải yêu cầu xác nhận đồng thời về các thông tin khác cần quan tâm, đó có thể là: các giới hạn trong việc sử dụng tiền, mức lãi suất của các tài khoản tiền gửi có lãi, các khoản vay ngân hàng, các khoản cầm cố, thế chấp hay thỏa thuận khác với ngân hàng như mở thư tín dụng hay các khoản tương tự. + Việc đề nghị ngân hàng xác nhận các thông tin này (mặc dù trên sổ sách đơn vị là không có) sẽ giúp KTV phát hiện những giao dịch trên với ngân hàng mà có thể đơn vị chưa khai báo đầy đủ. Sau khi nhận được thư xác nhận, KTV cần lần theo số dư của tài khoản này lên số dư trên bảng CĐKT, nếu có chênh lệch cần làm rõ nguyên nhân. Thông thường ngân hàng rất thận trọng khi trả lời, tuy nhiên vẫn có những sai sót xảy ra. Vì vậy, nếu có nghi ngờ về những thông tin ngân hàng cung cấp, KTV có thể tiếp xúc với ngân hàng để làm rõ những nghi vấn. - Căn cứ trên sổ quỹ TGNH và bảng CĐPS, lọc ra thông tin về các ngân hàng có giao dịch với Công ty TNHH ABC: NH Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) - CN Phan Đăng Lưu NH Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) – PGD số 6 NH Quân đội (MB) – CN Gia Định NH Á Châu (ACB)– CN Điện Biên Phủ NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)– PGD Thanh Đa NH Kỹ Thương (Techcombank) – PGD Văn Thánh NH Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (AgriBank) – CN Lý Thường Kiệt, CN Bình Thạnh, CN Tân Phước Khánh Luận văn tốt nghiệp 56 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly NH Công Thương Việt Nam (VietinBank) – CN số 7 NH Việt Nam Thương Tín (VietBank) – CN Điện Biên Phủ NH Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) – CN Sài Gòn NH Sài Gòn Hà Nội (SHB) – CN Sài Gòn NH Nam Á – CN Thị Nghè NH Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) – CN Sài Gòn NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) – CN Gia Định - KTV tiến hành gửi thư xác nhận số dư TK TGNH đến các NH mà Cty ABC giao dịch nhằm đảm bảo số dư TK TGNH đến ngày 31/12/2013 là có thực và khớp đúng với các số dư trên sổ sách kế toán. (Mẫu thư xác nhận gửi ngân hàng được trình bày tại phần Phụ lục) - Sau khi nhận được thư xác nhận từ ngân hàng, KTV tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết số dư theo từng ngân hàng đã được đối chiếu với sổ phụ và thư xác nhận của ngân hàng: Luận văn tốt nghiệp 57 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly ĐVT: đồng WP ref: BA2 Client: ABC Prepared by: Tuyết Chinh Date:28/3/2013 Period ended: 31/12/12 Reviewed by: Date: Reviewed by: Subject: Tiền gửi ngân hàng Chi tiết số dư tiền gửi ngân hàng theo từng ngân hàng đối chiếu với sổ phụ và thư xác nhận ngân hàng Số dư cuối kỳ TG sử dụng Gốc USD TG NH VND-(ACB) NH Á Châu 3,367,566,264 TG NH VND-(STB) NH TMCP SG Thương Tín 10,536,681,602 TG NH VND-(TCB) NH Kỹ Thương Techcom Văn Thánh 191,622,978 TG NH VND-(AGR) NH No&PTNT L.T.Kiệt 5,468,007,705 TG NH VND-(AGR) NH No&PTNT-CN Bình Thạnh 1,449,566 TG NH VND-(AGR) NH NN&PTNT-CN Tân Ph.Khánh 1,435,900 TG NH VND-(VTB) NH Công thương VN 5,029,390,384 TG NH VND-(VB) NH VN Thương tín 4,968,579 TG NH VND-(MHB) NH PT Nhà ĐB S.C.Long 35,758,336 TG NH VND-(HSBC) NH Hồng Koong-THượng Hải ( HSBC) 2,363,000 TG NH VND-(SHB) NH SG Hà Nội 5,129,557 TG NH VND-(NAB) NH Nam Á 13,680,199 TG NH VND-(VPB) NH VN Thịnh Vượng 5,985 TG NH VND-(BID) NH Đầu Tư & Phát Triển VN 5,127,349,815 TG NH VND-VCB) NH Vietcombank 5,044,373,801 TG NH VND-MBB NH Quân Đội 5,294,145,125 TG NH VND-NH Á Châu (ACB) 39,773 TG NH VND-NH Techcom (TCB) 1,512,378 TG NH VND-NH Kỹ Thương Techcom Văn Thánh (TCB) 2,555,084 TG NH VND-NH VN Thịnh Vượng (VP) 1,513,560 TG NH USD-(ACB) NH Á Châu 26,337,421 21,036 1,252,02 TG NH USD-(STB) NH SG Thương Tín 6,305,028,007 21,036 299,725,61 TG NH USD-(TCB) NH Kỹ Thương Techcom Văn Thánh (thanh toán) 104,140,000 21,036 4,950,56 TG NH USD-(AGR) NH No&PTNT L.T.Kiệt (thanh toán) 87,652,971 21,036 4,166,81 TG NH USD-(VTB) NH Công Thương VN 40,458,599 21,036 1,923,30 TG NH USD-(VTB) NH Công Thương VN (Vay) 2 21,036 0,00 TG NH USD-(VB) NH VN Thương Tín 26,328,046 21,036 1,251,57 TG NH USD-(MHB) NH PT Nhà ĐB S.C.Long (MHB) 116,687,341 21,036 5,547,03 TG NH USD-(SHB) NH SG Hà Nội 5,798,932 21,036 275,67 TG NH USD-(NAB) NH Nam Á 52,959,567 21,036 2,517,57 TG NH USD-(VPB) NH VN Thịnh Vượng 42,639,290 21,036 2,026,97 TG NH USD-(VPB) NH Standard Charter 11,113,613 21,036 528,31 TG NH USD-(BID) NH Đầu Tư & Phát Triển VN 43,595,504 21,036 2,072,42 TG NH USD-(BID) NH Đầu Tư và Phát Triển VN (Vay) 1 21,036 0,00 TG NH USD-(MBB) NH Quân Đội 1,954,516,391 21,036 92,912,93 Cộng 48,946,805,274 419,151 Luận văn tốt nghiệp 58 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Số dư cuối kỳ TGNH có gốc ngoại tệ: 419,151 USD Công ty ABC đã thực hiện quy đổi sang đồng nội tệ: 419,151 x 21,036 = 8,817,260,436 VND Nhận xét 2: Sau khi đối chiếu số dư TKTGNH trên sổ sách và thư xác nhận, sổ phụ NH thì KTV không phát hiện có sự chênh lệch. Đơn vị có quy đổi tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo. Thử nghiệm 4: Đánh giá lại TK USD do chênh lệch tỷ giá ở cuối kỳ. ĐVT: đồng Client: Hoa Sen Vàng Prepared by: Tuyết Chinh Date:01/03/2014 Period ended: 31/12/13 Reviewed Date: by: Reviewed by: Subject: Tiền gửi ngân hàng Kiểm tra việc đánh giá số dư gốc ngoại tệ: Tỷ giá các ngân hàng tại 31/12/2013 NH Hồng Kông-THượng Hải ( HSBC) 21.050 NH Vietcombank 21.050 NH Quân Đội 21.045 NH Á Châu 21.045 NH SG Thương Tín 21.050 NH Kỹ Thương HCM (thanh toán) 21.050 NH No&PTNT L.T.Kiệt (thanh toán) 21.040 NH Công Thương VN 21.040 NH VN Thương Tín 21.050 NH PT Nhà ĐB S.C.Long (MHB) 21.040 NH SG Hà Nội 21.045 NH Nam Á 21.040 NH VN Thịnh Vượng 21.050 NH Đầu Tư & Phát Triển VN 21.050 Tỷ giá bình quân các ngân hàng 21.046 Gốc USD tiền gửi ngân hàng 419.151 BA2.1 Tỷ giá đơn vị đang thực hiện để đánh giá số dư cuối kỳ 21.036 Chênh lệch 10 Chênh lệch tỷ giá cần phải điều chỉnh 4.191.510 Luận văn tốt nghiệp 59 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Nhận xét: Đơn vị chưa đánh giá lại TK USD do chênh lệch tỷ giá cuối kỳ: giá trị đánh giá vào cuối kỳ lớn hơn so với sổ sách là 4.191.510 đồng. Đề nghị đơn vị lập bút toán bổ sung điều chỉnh: Nợ TK 1122: 4.191.510 Có TK 413: 4.191.510 Sau đó chuyển qua tài khoản doanh thu tài chính: Nợ 413: 4.191.510 Có 515: 4.191.510 Thử nghiệm 5: Kiểm tra việc khóa sổ các khoản thu chi tiền, cụ thể chọn kiểm tra 10 nghiệp vụ thu chi tiền mặt và 10 nghiệp vụ thu chi TGNH trước và sau ngày 31/12/2013 Kiểm tra 10 nghiệp vụ thu chi tiền mặt trước và sau ngày 31/12/2013 ĐVT: đồng Ngày Chứng từ Nội dung Số tiền 23/12/2013 PT07/12 Thu tiền do khách hàng trả 19.900.000 27/12/2013 PT11/12 Thu tiền của khách hàng trả 16.800.000 28/12/2013 PC16/12 Gửi tiền vào ngân hàng 70.000.000 30/12/2013 PC19/12 Chi tiếp khách 5.000.000 31/12/2013 PT15/12 Thu tiền của khách hàng trả 120.000.000 05/01/2014 PC04/01 Mua nguyên vật liệu 11.550.000 06/01/2014 PC05/01 Mua công cụ dụng cụ cho phòng quản lý 12.100.000 07/01/2014 PC07/01 Chi tiền điện thoại 3.480.000 08/01/2014 PC08/01 Chi tiền vận chuyển hàng 885.000 08/01/2014 PC09/01 Chi tiền cho quảng cáo, tiếp thị 19.800.000 Nhận xét 1: Sau khi kiểm tra 10 nghiệp vụ thu chi tiền mặt, KTV thấy rằng các chứng từ đều được ghi chép đúng niên độ. Luận văn tốt nghiệp 60 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Ki ểm tra 10 nghiệp vụ thu chi TGNH trước và sau ngày 31/12/2013 ĐVT: đồng Ngày Chứng từ Nội dung Số tiền 24/12/2013 GBC08/12 Thu tiền của khách hàng 37.000.000 Trả tiền hàng cho công ty TNHH Việt 25/12/2013 UNC14/12 148.000.000 Khánh 28/12/2013 GBC12/12 Thu tiền của công ty TNHH Trung Nam 178.000.000 Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài 29/12/2013 GBC13/12 256.000.000 Gòn trả tiền 30/12/2013 GBN14/12 Thu tiền của khách hàng 25.800.000 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền 02/01/2014 GBN01/01 70.000.000 mặt 03/01/2014 Sec 234 Mua nguyên vật liệu 201.250.000 04/01/2014 UNC03/01 Nhập máy móc, thiết bị mới 376.250.000 05/01/2014 GBC01/01 DNTN Vạn Phúc trả tiền 49.600.000 09/01/2014 Sec 237 Chi tiếp khách công ty 7.580.000 Nhận xét 2: Sau khi kiểm tra 10 nghiệp vụ thu chi tiền gửi ngân hàng, KTV thấy rằng các chứng từ đều được ghi chép đúng niên độ, đơn vị áp dụng tỷ giá ngoại hối phù hợp với thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Thử nghiệm 6: Kiểm tra các nghiệp vụ thu chi bất thường: - KTV tiến hành kiểm tra sổ quỹ của đơn vị để phát hiện số tiền lớn bất thường hay những diễn giải lạ, tiến hành kiểm tra với các chứng từ gốc và xem xét chúng có cần được công bố, thuyết minh trên BCTC hay không. Luận văn tốt nghiệp 61 SVTH: Trần Quốc Đạt
- ĐH Công nghệ TP.HCM GVHD: Th.S Nguyễn Quỳnh Tứ Ly Kiểm tra các nghiệp vụ thu chi tiền mặt ĐVT: đồng Ngày TK Số hiệu Diễn giải Số tiền tháng đối ứng Ngiệp vụ thu tiền mặt 04/05/2013 PT06/05 Chị Thư rút TGNH 11216 50.000.000 Sacombank nhập quỹ tiền mặt theo số séc DA:168 ngày 04/05/2013 13/07/2013 PT17/07 Chị Thư rút TGNH BIDV 11211 280.000.000 nhập quỹ tiền mặt theo số séc GB:181 ngày 13/07/2013 14/08/2013 PT20/08 Chị Thư rút TGNH BIDV 11211 29.000.000 nhập quỹ tiền mặt theo số séc GB: 188 ngày 14/08/2013 23/09/2013 PT28/09 Chị Thư rút TGNH 11216 100.000.000 Sacombank nhập quỹ tiền mặt theo số séc DA: 172 ngày 23/09/2013 27/11/2013 PT32/11 Anh Minh nộp trả nợ tiền lãi 1388 40.000.000 năm 2012 chưa góp đủ vốn cổ phần 31/12/2013 PT16/12 Chị Thư rút TGNH 11215 60.000.000 VietinBank nhập quỹ tiền mặt theo số séc AM: 211 gày 31/12/2013 Ngiệp vụ chi tiền mặt Luận văn tốt nghiệp 62 SVTH: Trần Quốc Đạt