Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

pdf 93 trang thiennha21 25/04/2022 3800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_phai_thu_kh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DO CÔNG TY TNHH THỰC HIỆN SVTHTrường Đại họcGVHD: Kinh Th.S Nguytế Huếễn Ngọc Thủy Niên khóa: 2014 - 2018 Huế, tháng 04 năm 2018
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Lời Cảm Ơn Khóa luận tốt nghiệp là thành quả cuối cùng của quá trình thực tập, tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức được học vào đối tượng nghiên cứu. Chính vì vậy, để có một báo cáo khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh đòi hỏi phải dành nhiều tâm huyết và tìm tòi một cách kỹ lưỡng. Bên cạnh sự nỗ lực từ bản thân để hoàn thành khóa luận này, tôi còn nhận được sự hỗ trợ, động viên rất lớn từ phía Thầy Cô giáo, đơn vị thực tập, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô giáo khoa Kế Toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt là cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tiếp đến tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, cùng các anh chị trong đơnvị, đặc biệt là các anh chị trong phòng Báo cáo tài chính 4 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội tiếp cận với thực tế công việc kiểm toán và nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong thời gian thực tập tại công ty. Trong thời gian thực tập dù bản thân đã có nhiều cố gắng song do kinh nghiệm, thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp Trườngnày không thể tránh Đạikhỏi nhhọcững thi ếuKinhsót. Rất mong tếs ựHuếđóng góp ý kiến từ Quý Thầy Cô giáo để khóa luận được hoàn thiện, phong phú và có giá trị hơn trong thực tiễn. Sinh viên Lê Thị Thủy SVTH: Lê Thị Thủy i
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng Cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh KTV Kiểm toán viên CP Cổ phần BCTC Báo cáo tài chính TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ GLV Giấy làm việc NSNN Ngân sách nhà nước TK Tài khoản BCĐSPS Bảng Cân đối số phát sinh TSCĐ Tài sản cố định BĐSĐT Bất động sản đầu tư XDCB Xây dựng cơ bản NPT Nợ phải thu BCKiT Báo cáo kiểm toán TrườngIAS Đại học KinhChuẩn mực kiểmtế toán Huế quốc tế SVTH: Lê Thị Thủy ii
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục NPT khách hàng 12 Bảng 1.2. Bảng thủ tục kiểm soát đối với NPT khách hàng 15 Bảng 1.3. Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB khoản mục NPT khách hàng 22 Bảng 2.1 Thông tin chi tiết về các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kiểm tra 54 Bảng 2.2. Kiểm tra thủ tục soát xét chính 55 Bảng 2.3. Tính mức trọng yếu 58 Bảng 2.5. Phân tích số liệu khoản phải thu khách hàng hai năm 2015- 2016 64 Bảng 2.4. Các thủ tục kiểm toán 63 Bảng 2.6. Phân tích biến động các hệ số liên quan tới khoản phải thu khách hàng trong 2 năm 64 Bảng 2.7. Bảng trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi 67 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thủy iii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy DANH MỤC SƠ ĐỒ ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty AAC 37 Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán chung tại công ty AAC 41 Sơ đồ 2.3. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại công ty AAC 42 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thủy iv
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy MỤC LỤC Lời Cảm Ơn i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu 3 1.6. Cấu trúc đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. 5 1.1 Tổng quan về kiểm toán Báo cáo tài chính 5 1.1.1 Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính 5 1.1.2 Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính 6 1.1.2.2. Mục tiêu cụ thể 6 1.1.3 Tổng quan về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính 7 1.1.3.1. Khái niệm về khoản phải thu khách hàng 7 1.1.3.2. Đặc điểm về khoản phải thu khách hàng 7 1.1.3.3. Nguyên tắc kế toán đối với việc hạch toán khoản phải thu khách hàng 8 1.1.3.4. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản phải thu khách hàng 10 1.1.3.5. Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán khoản phải thu khách hàngTrường Đại học Kinh tế Huế 10 1.1.3.6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi 11 1.2 Khoản mục phải thu khách hàng với vấn đề kiểm toán 12 1.2.1 Mục tiêu của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng đối với các doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC 12 1.2.2 Vai trò kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng đối với các doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC 13 SVTH: Lê Thị Thủy v
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy 1.2.3 Gian lận và sai sót có thể xảy ra đối với khoản mục phải thu khách hàng .14 1.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng 15 1.3Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 18 1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch 18 1.3.1.2. Tìm hiểu khách hàng 20 1.3.1.3.Nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 22 1.3.1.4. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán 24 1.3.1.5. Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán 25 1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 26 1.3.2.1. Thử nghiệm kiểm soát đối với quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 26 1.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 32 1.3.3.1. Chuẩn bị hoàn thành cuộc kiểm toán 32 1.3.3.2. Báo cáo kiểm toán 33 1.3.3.3. Thư quản lý 33 1.3.3.4. Sự kiện phát sinh sau ngày ký Báo cáo kiểm toán 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIẾM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC. 35 2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiếm toán và Kế toán AAC 35 2.1.1. Thông tin chung 35 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 35 2.1.3. Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động 36 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức 36 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ 38 2.1.5. TrườngCác sản phẩm và dịchĐại vụ mà học công ty Kinhcung cấp tế Huế 39 2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện 40 2.2.1.Quy trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 40 2.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán 41 2.2.1.2. Thực hiện kiểm toán 42 2.2.1.3. Hoàn thành kiểm toán 46 SVTH: Lê Thị Thủy vi
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy 2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiếm toán Báo cáo tài chính tại công ty ABC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện 47 2.2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 47 2.2.2.2. Thực hiện kiểm toán 62 2.2.2.3. Hoàn thành kiểm toán 72 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIẾM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 74 3.1. Đánh giá về công tác quản lý và cách thức tổ chức chung cho các cuộc kiểm toán 74 3.1.1. Ưu điểm 74 3.1.2. Một số tồn tại 75 3.2. Đánh giá về quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng 76 3.2.1. Ưu điểm 76 3.2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 76 3.2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 77 3.2.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 77 3.2.2. Một số tồn tại 78 3.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 79 3.3.1. Tìm hiểu và đánh giá HTKSNB 79 3.3.2. Nâng cao chất lượng quản lý và tổ chức các cuộc kiểm toán 80 3.3.3. Về vấn đề áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 81 3.3.4. Về phía các cơ quan chức năng 81 3.1. KếtTrường luận Đại học Kinh tế Huế 82 3.2. Kiến nghị và hướng phát triển của đề tài 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 85 SVTH: Lê Thị Thủy vii
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, bước chuyển đổi nền kinh tế từ hình thức kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc dân. Sự thay đổi này đã đánh dấu bước ngoặt của sự ra đời kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Nền kinh tế mở đặt ra nhiều yêu cầu mới. Trước sự đòi hỏi của nền kinh tế, vai trò của hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng ngày càng gia tăng. Sự phát triển một cách mạnh mẽ của các công ty kiểm toán độc lập hiện nay đã chứng minh được vai trò cũng như sự cần thiết của hoạt động này. Hoạt động kiểm toán góp phần đảm bảo sự tin cậy về thông tin kinh tế, tài chính cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý, giúp cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nhận biết và khắc phục những khuyết điểm trong quản lý và thực thi pháp luật từ đó nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý. Cũng theo Ier – Khan – Sere: Kiểm toán có ý nghĩa lớn trên nhiều mặt: đó là “Quan tòa công minh của quá khứ”, là “Người dẫn dắt cho hiện tại” và “Người cố vấn sáng suốt cho tương lai”. Báo cáo tài chính là một bằng chứng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh. Một tập hợp thông tin có được từ việc xử lý các giao dịch cuối cùng sẽ được phản ánh thành các bộ phận, các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Vì vậy để đạt được mục đích kiểm toán toàn diện Báo cáo tài chính kiểm toán viên cần phải xem xét kiểm tra riêng biệt các bộ phận của chúng. Trong số các khoản mục trình bày trên Báo cáo tài chính, khoản mục khoản phảiTrườngthu khách hàng Đạilà một khoản học mục quanKinh trọng, thường tế cóHuế tỷ trọng lớn đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại, liên quan chặt chẽ với chu trình bán hàng – thu tiền và ảnh hưởng ít nhiều đến nhiều khoản mục khác. Dựa vào khoản mục này của doanh nghiệp, người sử dụng Báo cáo tài chính cũng có thể đánh giá sơ bộ về tình hình bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế này đòi hỏi kiểm toán viên phải thực hiện nhiều bước chuẩn bị cho chương trình, thủ tục kiểm toán các khoản SVTH: Lê Thị Thủy 1
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy phải thu; cũng như cần có sự tìm hiểu cụ thể và phối hợp với doanh nghiệp được kiểm toán. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, kết hợp với những kiến thức đã học tại nhà trường và được sự hướng dẫn tận tình của các anh chị kiểm toán viên, tôi nhận thấy kiểm toán khoản phải thu khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quy trình kiểm toán khoản mục này tôi đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nắm được cơ sở lý luận của một quy trình kiểm toán BCTC nói chung hay quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp nói riêng từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn tất công việc kiểm toán. Nắm được những công việc cơ bản của quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng nói riêng. Tìm hiểu rõ về thực trạng công tác thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC tại công ty ABC. Đưa ra các đánh giá và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả của công tác thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính 1.3.TrườngĐối tượng nghiên Đại cứu học Kinh tế Huế Với đề tài này, tôi nghiên cứu về các đối tượng sau: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty ABC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. SVTH: Lê Thị Thủy 2
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Do nguyên tắc bảo mật của công việc kiểm toán, để tránh tiết lộ thông tin của khách hàng, nên sau đây tôi xin gọi công ty được kiểm toán là công ty ABC thay cho tên thật của công ty khách hàng. Đồng thời các bên liên quan của công ty khách hàng cũng được viết tắt hoặc đổi lại tên. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC và cuộc kiểm toán được thực hiện tại công ty ABC. Thời gian: Thu thập tài liệu, số liệu và các thông tin liên quan thuộc về Báo cáo tài chính của công ty ABC (khách hàng của công ty, do tính bảo mật nên đề tài xin được dấu tên) niên độ 2016. Hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính diễn ra từ ngày 17/01/2017 đến ngày 20/02/2017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Có hai hệ thống phương pháp nghiên cứu chính: Phương pháp thu thập số liệu và phương pháp xử lý số liệu. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn nhân viên bộ phận kiểm toán nhằm tìm hiểu về nội dung các bước trong quy trình kiểm toán liên quan đến đề tài thực hiện. Trực tiếpTrường tham gia vào một Đại số công đoạnhọc của quyKinh trình kiểm tế toán Huế với vai trò Trợ lý kiểm toán viên. Phương pháp quan sát: quan sát thực tế cách thức tiến hành kiểm toán để có thể nắm được các bước công việc trong quy trình kiểm toán liên quan đến đề tài thực hiện. Thu thập số liệu tại công ty liên quan đến quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng. SVTH: Lê Thị Thủy 3
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh các số liệu liên quan trong quá trình kiểm toán để phát hiện ra những biến động bất thường. So sánh đối chiếu các số liệu giữa các thời kỳ cũng như giữa đối tượng này với đối tượng khác. Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp phân tích dựa trên các số liệu đã thu thập được để kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý và sau đó phân tích xu hướng, biến động. 1.6. Cấu trúc đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiêm cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Chương 3: Đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp hoàn hiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiếm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thủy 4
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Tổng quan về kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1.1 Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của các thông tin này với các tiêu chuẩn được thiết lập. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập. (Giáo trình Kiểm toán căn bản) Thông tin và các tiêu chuẩn: Kiểm toán được thực hiện nhằm đi đến việc xác định sự phù hợp giữa thông tin được kiểm toán với những tiêu chuẩn đã được thiết lập cho thông tin đó. Các tiêu chuẩn được sử dụng trong kiểm toán rất đa dạng, tùy theo thông tin cần kiểm toán. Tiêu chuẩn càng rõ ràng, chặt chẽ thì việc kiểm toán càng thuận lợi và cho kết quả khách quan. Thu thập và đánh giá bằng chứng: Bằng chứng kiểm toán là những “chứng cứ” mà KTV thu thập và sử dụng làm căn cứ để đưa ra ý kiến về thông tin được kiểm toán. KTV phải đánh giá về sự thích hợp và đầy đủ của bằng chứng kiểm toán trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán trên Báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên: Kiểm toán viên phải có năng lực nghề nghiệp để có thể thiết kế và thực hiện quá trình (chính là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng nói trên);TrườngKTV cần phải Đạiđộc lập để học các xét đoánKinh và ý kiến tếđược Huếkhách quan, không thiên lệch. Theo khoản 9, điều 5, Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH2 ngày 29/03/2011: “Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu SVTH: Lê Thị Thủy 5
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy của Báo cáo tài chính của công ty được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam". Theo định nghĩa của Liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC): “Kiểm toán là việc kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về Báo cáo tài chính”. 1.1.2 Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1.2.1. Mục tiêu chung Theo Chuẩn mực kiểm toán số 200: Mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu kiểm toán BCTC giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những thiếu sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị để khắc phục những yếu kém đó nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Theo khoản 11, chuẩn mực kiểm toán số 200: Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp khi thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC là: a) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp KTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không. b) Lập Báo cáo kiểm toán về BCTC và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểmTrường toán Việt Nam, phùĐại hợp với học các phát hiệnKinh của KTV. tế Huế 1.1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tính hiện hữu: Các thông tin phản ánh tài sản hoặc nguồn vốn phải được đảm bảo bằng sự tồn tại thực tế của tài sản, nguồn vốn hoặc tính thực tế xảy ra của các nghiệp vụ. Tính đầy đủ: Thông tin phản ánh trên bảng khai tài chính không bị bỏ sót trong quá trình xử lý. SVTH: Lê Thị Thủy 6
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Tính chính xác: Ghi chép chính xác về cơ học trong các phép tính số học, cũng như khi chuyển sổ sách kế toán. Tính đánh giá: Giá của tài sản cũng như giá phí, giá thành đều được tính theo phương pháp kế toán là giá trị thực tế đơn vị chỉ ra để mua hoặc thực hiện hoạt động. Tính phân loại: Các giao dịch và sự kiện ghi nhận đúng thời hạn. Kịp thời: Các giao dịch, nghiệp vụ phát sinh đều được ghi nhận đúng hạn. Trình bày và công bố: Tuân thủ các quy định cụ thể trong phân loại tài sản và vốn cũng như quá trình kinh doanh qua hệ thống tài khoản tổng hợp và chi tiết, phản ánh các quan hệ đối ứng để có thông tin hình thành nên BCTC. Tất cả các sự kiện đặc biệt xảy ra đều phải trình bày rõ trên Thuyết minh BCTC. Quyền và nghĩa vụ: Tài sản phản ánh trên Bảng kê tài chính phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, vốn và công nợ phải phản ánh đúng quyền, nghĩa vụ tương ứng của đơn vị. 1.1.3 Tổng quan về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1.3.1. Khái niệm về khoản phải thu khách hàng Theo điều 17, khoản 2, điểm a, TT 200/2014/TT – BTC hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành: Khoản phải thu khách hàng bao gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán như: phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lậpTrường với người bán, gồm Đại các khoản học phải thu Kinh giữa công tytế mẹ vàHuế công ty con, liên doanh, liên kết). Gồm các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác. 1.1.3.2. Đặc điểm về khoản phải thu khách hàng Phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp bị người mua chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi. SVTH: Lê Thị Thủy 7
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận. Phải thu khách hàng là đối tượng để sử dụng các thủ thuật làm tăng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị. Phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được và còn phụ thuộc vào việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra. Trong tất cả các khoản phải thu, khoản mục phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. 1.1.3.3. Nguyên tắc kế toán đối với việc hạch toán khoản phải thu khách hàng Để phản ánh khoản phải thu khách hàng kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu của khách hàng” Nguyên tắc kế toán đối với TK 131 theo thông tư 200/2014/TT-BTC: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản NPT và tình hình thanh toán các khoản NPT của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, bán hàng hóa, BĐSĐT, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. Không phản ánh vào TK này các nghiệp vụ thu tiền ngay. Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là cácTrường khách hàng có quanĐại hệ kinh học tế với doanhKinh nghiệp tếvề mua Huế sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính. Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong TK này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường. SVTH: Lê Thị Thủy 8
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Trong hạch toán chi tiết TK này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa, BĐSĐT đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao. Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản NPT của khách hàng theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc: Khi phát sinh các khoản NPT khách hàng (bên Nợ TK 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán). Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ TK 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước. Khi thu hồi NPT khách hàng ( bên Có TK 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có TK 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền) tại thời điểm nhận trước. Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệTrường tại tất cả các thời Đạiđiểm lập BCTChọcth eoKinh quy định của tế pháp Huế luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng thanh toán tại thời điểm lập BCTC. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá SVTH: Lê Thị Thủy 9
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn. 1.1.3.4. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản phải thu khách hàng Bên Nợ Số tiền phải thu khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa, BĐSĐT, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính. Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). Bên Có: Số tiền khách hàng trả nợ. Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng. Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại. Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT) hoặc không có thuế GTGT). Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua. Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng. Tài khoản này có thể có số tiền dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụTrường thể. Khi lập BCĐKT Đại, phải lấyhọc số dư chi Kinh tiết theo từng tế đối Huếtượng phải thu của TK này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”. 1.1.3.5. Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán khoản phải thu khách hàng Về cơ bản để theo dõi các khoản phải thu khách hàng, doanh nghiệp cần có các loại sổ sách như sau: sổ chi tiết NPT khách hàng chi tiết theo từng khách hàng, sổ Cái TK NPT khách hàng, Bảng theo dõi tuổi nợ các khoản phải thu, Bảng tổng hợp phải thu khách hàng, Sổ chi tiết theo dõi dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, Sổ Cái SVTH: Lê Thị Thủy 10
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy TK dự phòng khoản phải thu khó đòi, Sổ sách theo dõi các khoản nợ đã xóa kèm theo các quyết định liên quan đến vấn đề xử lý các khoản phải thu khó đòi, Bảng đối chiếu công nợ. Hệ thống chứng từ liên quan đến việc quản lý, hạch toán các khoản phải thu khách hàng gồm: Hợp đồng kinh tế hoặc các yêu cầu mua hàng; Phiếu xuất kho; Hóa đơn bán hàng. Các chứng từ thanh toán: phiếu kế toán (trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, phiếu thu, giấy báo Có, Séc, các biên bản liên quan xóa sổ khoản phải thu khó đòi. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có thể thiết kế hệ thống chứng từ sổ sách sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp tùy theo đặc thù ngành nghề kinh doanh và yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp. 1.1.3.6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi a) Khái niệm Theo điều 45, thông tư 200/2014 TT – BTC: Dự phòng phải thu khó đòi là khoản dự phòng phần giá trị các khoản NPT và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự như các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi. b) Điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác. CácTrường khoản không đủ Đại căn cứ xác học định là NPTKinhnày phải tếxử lý Huếnhư một khoản tổn thất. Có đủ căn cứ xác định là khoản NPT khó đòi: NPT đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc cam kết nợ khác SVTH: Lê Thị Thủy 11
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy NPT chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. c) Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản NPT khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó: Đối với NPT quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:  30% giá trị đối với khoản NPT quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.  50% giá trị đối với khoản NPT quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.  70% giá trị đối với khoản NPT quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.  100% giá trị đối với khoản NPT từ 3 năm trở lên. Đối với NPT chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản NPT khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. (Theo TT228/TT-BTC) 1.2 Khoản mục phải thu khách hàng với vấn đề kiểm toán 1.2.1 Mục tiêu của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng đối với các doanh Trườngnghiệp trong kiểm Đại toán BCTC học Kinh tế Huế Bảng 1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục NPT khách hàng. Mục tiêu kiểm toán Diễn giải Hiện hữu Các khoản phải thu khách hàng đã được ghi chép là có thực. Đầy đủ Tất cả các khoản NPT đều được ghi nhận đầy đủ và không bị bỏ SVTH: Lê Thị Thủy 12
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy sót. Quyền và nghĩa vụ Các khoản NPT khách hàng là thuộc quyền sở hữu của đơn vị tại thời điểm lập BCTC. Đánh giá Các khoản NPT được định giá đúng bao gồm việc lập dự phòng có căn cứ hợp lý, các khoản ghi giảm khoản phải thu đều được ghi nhận đúng đắn trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Chính xác Các khoản phải thu khách hàng trong bảng kê và bảng cân đối thu tiền khớp đúng với sổ theo dõi thu tiền và sổ tổng cộng được chuyển đúng và sổ Cái. Trình bày và công Các khoản phải thu được trình bày và thuyết minh rõ ràng, được bố ghi nhận theo đúng các đối tượng theo dõi chi tiết. Các vấn đề có liên quan như cầm cố, thế chấp của các khoản NPT phải được công bố đầy đủ. Đúng kỳ Các nghiệp vụ xảy ra, các khoản phải thu cần ghi nhận phải được ghi chép kịp thời, đúng niên độ. 1.2.2 Vai trò kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng đối với các doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC Khoản mục NPT khách hàng là một khoản mục lớn trên BCĐKT, việc kiểm toán nhằmTrường xác minh, bày tỏĐại ý kiến học về tính trung Kinh thực, hợp tế lý củaHuế khoản mục trên BCTC. Khoản mục NPT khách hàng trên BCĐKT. Vì vậy, kiểm toán khoản mục NPT khách hàng góp phần kiểm tra tính chính xác của khoản mục Doanh thu. Chính là tài sản của doanh nghiệp. Do đó, thực hiện kiểm toán khoản mục này sẽ giúp kiểm tra tính trung thực của các loại tài sản cũng như khả năng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Thủy 13
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Kiếm toán khoản mục NPT khách hàng bao gồm cả đánh giá việc lập dự phòng phải thu khó đòi và các chi phí phát sinh liên quan. Do vậy, qua kiểm toán NPT khách hàng, KTV sẽ thu thập được các bằng chứng về việc ghi tăng ( hoặc giảm) chi phí, từ đó kiểm tra thêm về tính chính xác của lợi nhuận trong kỳ. NPT khách hàng phản ánh một giai đoạn trong chu trình bán hàng thu tiền. Kiểm toán khoản mục này có thể phát hiện ra các sai phạm liên quan đến HTKSNB và giảm rủi ro kiểm toán. Qua đó, KTV có thể đề xuất những kiến nghị trong thư quản lý giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của HTKSNB trong đơn vị. 1.2.3 Gian lận và sai sót có thể xảy ra đối với khoản mục phải thu khách hàng Khả năng không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng, cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều TK khác nhau. Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập BCTC. Chênh lệch sổ chi tiết, sổ Cái, BCĐKT. Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất TK phải thu, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK 131. Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất kho, do đó đối chiếu công nợ số liệu không khớp đúng. Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn, không quy định thời hạnTrường nộp lại nên bị nhân Đại viên chiếm học dụng vốn Kinh hoặc biển thủ. tế Huế Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ. Không phân loại tuổi nợ, hoặc có phân loại nhưng chưa hợp lý, không có chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả. Hạch toán khoản phải thu khách hàng không đúng kỳ, bỏ sót nghiệp vụ khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán. SVTH: Lê Thị Thủy 14
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Chưa lập dự phòng các khoản NPT khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng chưa trích, thiếu hoặc trích thừa, vượt qua tỷ lệ, định mức cho phép. Hồ sơ lập dự phòng NPT khó đòi chưa đầy đủ theo quy định, không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ các khoản nợ đã xóa nợ cho người mua. 1.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng Bảng 1.2. Bảng thủ tục kiểm soát đối với NPT khách hàng Thủ tục kiểm Mục tiêu kiểm soát Nội dung soát Xử lý yêu cầu Xác định về khả năng - Kiểm tra đơn đặt hàng hợp lệ cần phải có mua hàng. cung ứng hàng hóa của chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu đơn vị. của đơn vị khách hàng. - Bộ phận có thẩm quyền xét duyệt đơn đặt hàng về số lượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã, nhằm xác định khả năng cung ứng của đơn vị và tiến hành lập lệnh bán hàng. - Trường hợp nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, email, fax, cần có những thủ tục để đảm bảo tính pháp lý về việc đã đặt hàng của khách hàng. Trường Đại học -KinhNếu đơn đặt htếàng đưHuếợc chấp nhận cần có sự hồi báo cho khách hàng để tránh các tranh chấp có thể xảy ra. Sau khi chấp nhận đơn đặt hàng, cần ký kết hợp đồng. Xét duyệt bán Đảm bảo khả năng thu hồi -Doanh nghiệp cần thiết lập chính sách bán chịu các khoản NPT. chịu rõ ràng. Bộ phận xét duyệt bán chịu dựa SVTH: Lê Thị Thủy 15
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy vào đơn đặt hàng và các nguồn thông tin khác làm căn cứ để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng. - Lập dánh sách các khách hàng thường xuyên giao dịch và luôn cập nhật các thông tin tài chính, khả năng thanh toán và uy tín trong thanh toán của khách hàng. - Trong môi trường có rủi ro kinh doanh cao, có thể yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản hoặc ký quỹ. Xuất kho hàng Quản lý việc xuất hàng, -Thủ kho căn cứ vào lệnh bán hàng đã được hóa tránh nhầm lẫn thất thoát phê duyệt và phiếu xuất kho để xuất hàng cho hàng hóa. bộ phận vận chuyển hàng hóa. - Một phiếu xuất kho hợp lệ cần có đầy đủ chữ ký của người lập, người kiểm tra và người nhận. - Phiếu xuất kho thường lập thành 3 liên: 1 liên gửi đến thủ kho để lằm căn cứ ghi thẻ kho và xuất kho hàng hóa, 1 liên chuyển cho bộ phận kế toán để theo dõi hàng tồn kho, liên còn lại được lưu tại bộ phận bán hàng. ChuyểnTrường hàng Hạn chế Đạisai sót trong học -KinhBộ phận gửi htếàng nhHuếận được hàng từ kho cho khách hàng. khâu xuất hàng và các phải kiểm tra sự khớp đúng giữa hàng thực gian lận có thể xảy ra. nhận với đơn đặt hàng và phiếu xuất kho, lập chứng từ gửi hàng và gửi cho khách hàng. - Lưu ý rằng bộ phận này cần độc lập để hạn chế các gian lận xảy ra do sự thông đồng giữa SVTH: Lê Thị Thủy 16
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy thủ kho với người nhận hàng. - Chứng từ vận chuyển là cở sở để lập hóa đơn, thường bao gồm các thông tin về quy cách và chủng loại hàng hóa, số lượng và các dữ liệu có liên quan. Lập và kiểm tra Hóa đơn được lập chính -Trước khi hóa đơn được lập cần phải kiểm tra hóa đơn xác (hợp pháp, hợp lý, các chứng từ liên quan: đơn đặt hàng, lệnh bán hợp lệ) và đúng thời gian. hàng, phiếu xuất kho, chứng từ vận chuyển, thông báo điều chỉnh (nếu có) - Khi lập hóa đơn phải: sử dụng bảng giá đã duyệt của đơn vị, tính ra giá trị của từng loại và cho cả hóa đơn, đánh số thứ tự liên tục và lập thành 3 liên có sự kiểm tra trước khi gửi 1 liên cho khách hàng. - Hóa đơn phải có chữ ký của người lập, người đại diện theo pháp luật của đơn vị và khách hàng. Có thể thay thế chữ ký người đại diện theo pháp luật bằng cách đóng dấu treo, trường hợp bán hàng qua điện thoại có thể không cần chữ ký của khách hàng. - Tổng hợp các hóa đơn phát hành từng ngày Trường Đại học đKinhể ghi TK tổng tế hợp trHuếên Sổ Cái. Từng hóa đơn được sử dụng để vào tài khoản chi tiết giúp theo dõi NPT của từng khách hàng. Theo dõi thanh Kiểm soát việc thu hồi nợ -Cần có sự phân chia trách nhiệm tách rời giữa toán hai chức năng bán hàng và thu tiền. - Bộ phận phụ trách bán chịu định kỳ lập báo SVTH: Lê Thị Thủy 17
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy cáo NPT theo từng nhóm tuổi và gửi thư thông báo nợ cho khách hàng nhằm nhanh chóng thu hồi nợ và xử lý chênh lệch (nếu có). Xét duyệt các Đánh giá đúng giá trị của -Đơn vị cần quy định chính sách chiết khấu khoản chiết khoản phải thu khách thương mại. Xét duyệt hàng bán bị trả lại và khấu thương hàng. giảm giá hàng bán rõ ràng cũng như cần có bộ mại, hàng bán bị phận độc lập chịu trách nhiệm tiếp nhận, xét trả lại và giảm duyệt các khoản này. giá hàng bán. - Đối với các khoản giảm giá hoặc chiết khấu thương mại (Phát sinh ngoài hóa đơn): Phải lập hóa đơn điều chỉnh ghi rõ là điều chỉnh hóa đơn nào. Lập dự phòng Lập dự phòng đúng quy -Bộ phận có thẩm quyền cần chú ý phân loại phải thu khó đòi, định. NPT quá hạn theo độ tuổi và trích lập dự cho phép xóa sổ phòng theo tỷ lệ quy định các kho ản nợ - Quy định chặt chẽ thủ tục xét duyệt xóa sổ không thu h ồi các khoản nợ không thu hồi được. được. 1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toánTrường BCTC Đại học Kinh tế Huế 1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả của toàn bộ cuộc kiểm toán. Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán đạt được hiệu quả, Giám đốc Kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán thường lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán cụ thể, gồm các công việc như sau: SVTH: Lê Thị Thủy 18
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy 1.3.1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán. a. Đánh giá khả năng tiếp tục kiểm toán khách hàng cũ và chấp nhận khách hàng mới. Khách hàng cũ: KTV cập nhật thông tin khách hàng cũ nhằm mục đích đánh giá lại khách hàng xem xét có phát sinh vấn đề mới: tranh chấp, kiện tụng, xung đột, có sự kiện đặc biệt xảy ra, tình hình hoạt động của đơn vị hay không. Khách hàng mới: KTV cần lưu ý tìm hiểu lý do kiểm toán của khách hàng. Thu thập thông tin về ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương châm hoạt động của khách hàng từ các nguồn internet, bài báo, tạp chí, dữ liệu, ngân hàng, BCTC, BCKiT (nếu có). b. Phân công KTV Theo VSA số 200 “Công việc kiểm toán phải được giao cho những KTV có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có đầy đủ kỹ năng, có đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế của cuộc kiểm toán”. Đặc biệt, đối với khách hàng cũ không nên thay đổi KTV thường xuyên bởi họ hiểu biết rõ những đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên nếu khách hàng đã kiểm toán lâu năm thì phải thay đổi luân chuyển KTV vì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán”. c. Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng KTV sẽ trao đổi sơ bộ với khách hàng về các vấn đề sau trước khi ký hợp đồng kiểm toán: Mục đích và phạm vi kiểm toán của đơn vị: công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, yêu cầu cổ đông, vay vốn, TrườngTài liệu kế toán: tĐạiài liệu tài họcchính và Kinhphi tài chính tếcần thiếtHuế cho cuộc kiểm toán. Thời gian dự kiến tiến hành cuộc kiểm toán, phí kiểm toán d. Lập hợp đồng kiểm toán Đây là bước cuối của giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán. Nó chính là thỏa thuận về dịch vụ kiểm toán giữa khách hàng và công ty kiểm toán. SVTH: Lê Thị Thủy 19
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Theo VSA 210 quy định: “Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức, trước khi tiến hành cuộc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và công ty kiểm toán”. 1.3.1.2. Tìm hiểu khách hàng Theo VSA số 300 về Lập kế hoạch kiểm toán: “KTV phải hiểu biết về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng, hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bên liên quan” và trong đoạn 2, ISA số 310 đã hướng dẫn: “ Để thực hiện được kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh đủ để nhận thức và xác định các dữ liệu, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà đánh giá của KTV có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến BCKiT”. Đây là nền tảng để đánh giá rủi ro và khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian kiểm toán cần thiết và mở rộng các thủ tục kiểm toán khác. a. Thu thập thông tin Thu thập thông tin cơ sở: KTV phải có hiểu biết chung về nền kinh tế, về mức độ lạm phát, về các chính sách của chính phủ. Ngoài ra, KTV còn phải hiểu biết về môi trường kinh doanh, các điều kiện kinh doanh bất lợi của khách hàng. Hơn thế nữa, một yếu tố không thể thiếu khi tìm hiểu về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng đó là cơ cấu quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và cơ cấu vốn. Thu thập được các thông tin đó, KTV có thể giải thích được một số điểm bất thường của doanh nghiệp như: sự tăng giảm bất thường của lợi nhuận, của chi phí, đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đánh giá ban đầu mức trọng yếu với BCTC cũng như khoản mục phảiTrường thu khách hàng vàĐại thực hiện học thủ tục phânKinh tích để xáctế định Huế khối lượng công việc cần thực hiện. Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng gồm: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty. BCTC và các BCKiT, thanh tra hay kiểm tra của một vài năm trước. Các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. SVTH: Lê Thị Thủy 20
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Các hợp đồng cam kết quan trọng như hợp đồng mua bán, sử dụng bản quyền. Các nội dung, chính sách của khách hàng: chính sách tín dụng, tiếp thị Tài liệu khác. Phỏng vấn, trao đổi: với những người có thẩm quyền về tình hình tài chính của đơn vị, HTKSNB, cơ cấu tổ chức. Tham quan đơn vị để có thể quan sát được hoạt động của đơn vị, từ đó có thể đánh giá sơ bộ về HTKSNB. b. Phân tích sơ bộ BCTC Thủ tục phân tích là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số, các tỷ lệ để phát hiện ra những biến động thất thường. Mục đích của việc sử dụng thủ tục phân tích là nhằm hiểu được hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá được khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện ra được các dấu hiệu sai sót trên BCTC của khách hàng cũng như giúp KTV giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục phân tích đối với khoản mục NPT khách hàng được KTV sử dụng thực hiện trong giai đoạn này gồm hai loại cơ bản là phân tích theo chiều ngang và phân tích dọc. Phân tích ngang (phân tích xu hướng) là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC, cụ thể với khoản mục NPT khách hàng KTV thực hiện như sau:  So sánh về số liệu NPT khách hàng của kỳ này với kỳ trước. Qua đó, KTV có thể thấy được tình hình biến động bất thường của khoản mục NPT khách hàngTrường và xác định được vấnĐại đề cần họcquan tâm. Kinh tế Huế  So sánh các chỉ tiêu của công ty khách hàng với chỉ tiêu chung của toàn ngành.  So sánh số NPT khách hàng thực tế so với dự toán hay ước tính của KTV. Phân tích dọc (Phân tích tỷ suất) là việc phân tích dựa trên cơ sở sự thay đổi tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể, cụ thể đối với khoản mục NPT khách hàng: SVTH: Lê Thị Thủy 21
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy  Phân tích sự biến động tỷ trọng NPT khách hàng trong tổng NPT 1.3.1.3. Nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát a. Nghiên cứu HTKSNB KTV cần phải có sự hiểu biết đầy đủ về các bộ phận hợp thành HTKSNB của doanh nghiệp để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Sự hiểu biết này bao gồm hai phương tiện, đó là HTKSNB có được thiết kế phù hợp hay không và chúng có được đơn vị thực hiện trên thực tế hay không. KTV sử dụng bảng câu hỏi sau để tìm hiểu về HTKSNB đối với NPT khách hàng kết hợp với chu trình bán hàng – thu tiền. Bảng 1.3. Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB khoản mục NPT khách hàng Trả lời Yếu kém Ghi Câu hỏi Không áp Có Không chú Quan Thứ d ụng trọng yếu 1. Phiếu thu có được đánh số thứ tự từ trước ? 2. Tất cả đơn đặt hàng có được xét duyệt bởi trưởng bộ phận xét duyệt bán hàng hay không ? 3. Phiếu xuất kho có được kiểm tra số lượng, chủng loại, đTrườngơn giá và đối chiếu Đạichính xáchọc Kinh tế Huế với đơn đặt hàng, hóa đơn hay không ? 4. Người phụ trách kế toán công nợ có độc lập với chức năng theo dõi với thu tiền hay không ? 5. Có quy định về số tiền tối đa phải ký quỹ SVTH: Lê Thị Thủy 22
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy mà một người có trách nhiệm đi thu tiền từ khách hàng hay không? 6. Các chứng từ có được đánh dấu, chữ ký đầy đủ khi xét duyệt nhằm tránh việc sử dụng lại hay không ? 7. Các khoản bán chịu có được xét duyệt không 8. Định kỳ có đối chiếu công nợ ? Các bảng câu hỏi hầu hết đều được thiết kế dưới dạng trả lời có hoặc không, dựa vào câu trả lời của khách hàng, KTV có thể đánh giá được HTKSNB của khách hàng là tốt hay xấu. Các câu trả lời “Có” thường biểu hiện cho một hệ thống kiểm soát tốt và ngược lại. Dựa vào mức độ quan trọng của từng khoản mục, KTV sẽ đưa ra kết luận chung về HTKSNB của khách hàng. Từ đó KTV mô tả hoặc vẽ các lưu đồ đối với chu trình bán hàng – thu tiền kết hợp quan sát thực tế hoạt động công ty để đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB. b. Đánh giá rủi ro kiểm soát. Sau khi tìm hiểu, đánh giá sơ bộ và có được những hiểu biết sơ bộ về HTKSNB của khách hàng đối với chu trình bán hàng, KTV sẽ đưa ra các đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu của BCTC dựa trên những bằng chứng thu thập được. Khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa hoặc KTV xét thấy có khả năng giảm được trong thực tế thì KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiếtTrường để có được bằng chứngĐại về sựhọc hữu hiệu Kinh tương ứng củatếki ểmHuế soát nội bộ. Đây là cơ sở để KTV giới hạn phạm vi của thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan. Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, KTV không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà phải tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp. Đây là giai đoạn chủ quan đòi hỏi sự xét đoán cùng kinh nghiệm của KTV. SVTH: Lê Thị Thủy 23
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy 1.3.1.4. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán a. Xác định mức trọng yếu Theo VSA 200 “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để chỉ rõ tầm quan trọng của những thông tin kế toán trên các BCTC. Thông tin được xem là trọng yếu nghĩa là nếu thông tin đó không đầy đủ, thiếu chính xác thì nó sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho người sử dụng thông tin đó. Đánh giá tính trọng yếu nhằm đảm bảo rằng BCTC không còn những sai sót trọng yếu. KTV cần xác lập mức trọng yếu có thể chấp nhận được, có nghĩa là số tiền tối đa có thể cho phép, để căn cứ vào đó thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện ra những sai lệch có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC”. Đối với mỗi khoản mục, mức trọng yếu cũng khác nhau. Công việc này dựa vào những xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV về cả định lượng và định tính. Đầu tiên, KTV căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng để đưa ra ước tính ban đầu về mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC. Mức ước lượng này chính là mức sai số tối đa cho phép, nghĩa là mức mà KTV tin tưởng rằng vẫn không làm BCTC bị sai lầm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến nhận định của người sử dụng. Sau đó KTV sẽ phân phối ước tính ban đầu về mức trọng yếu cho các bộ phận hay các bộ phận của BCTC căn cứ trên bản chất của các khoản mục, đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm kiểm toán và chi phí kiểm tra các khoản mục. b. Đánh giá rủi ro kiểm toán. Theo VSA số 400, đánh giá rủi ro kiểm toán là việc KTV và công ty kiểm toán xácTrườngđịnh rõ mức độ rủi Đại ro kiểm họctoán có thể Kinh xảy ra là cao tế hay Huế thấp. Rủi ro kiểm toán (AR) bao gồm đánh giá các rủi ro: rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR): Mô hình rủi ro kiểm toán: AR=IR*CR*DR SVTH: Lê Thị Thủy 24
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Bảng 1.4. Ma trận rủi ro phát hiện Đánh giá KTV về CR Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV về IR Cao Tối thiểu Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Tối đa Nếu sau khi lập xong kế hoạch kiểm toán cụ thể và xác định mức độ trọng yếu có thể chấp nhận được thấp thì rủi ro KTV tăng lên, KTV phải tiến hành mở rộng phạm vi kiểm toán, lựa chọn các phương pháp kiểm toán hữu hiệu hơn nhằm thu thập được nhiều hơn các bằng chứng kiểm toán có giá trị. 1.3.1.5. Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán a. Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược Theo VSA số 300, kế hoạch kiểm toán chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng và kiểm toán BCTC của nhiều năm. Như vậy, trong trường hợp này KTV phải lập kế hoạch kiểm toán chiến lược còn trong các cuộc kiểm toán khác thì không. b. Kế hoạch kiểm toán tổng thể Theo VSA 300 lập kế hoạch kiểm toán BCTC: “Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch kiểm toán chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung,Trường lịch trình và phạm Đại vi dự kiến học của các thKinhủ tục kiểm toán”.tế Huế Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm các nội dung: Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát; xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán, xét đoán các khả năng có sai phạm trọng yếu, xác định các nghiệp vụ và các sự kiện kế toán phức tạp; hoạch định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán. SVTH: Lê Thị Thủy 25
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy c. Chương trình kiểm toán. Theo VSA 300 “Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán”. KTV và trợ lý kiểm toán tiến hành công việc kiểm toán theo đúng chỉ dẫn đã đề ra trong chương trình kiểm toán. Ở các công ty kiểm toán lớn, chương trình kiểm toán thường tuân theo một chương trình kiểm toán chuẩn cho khoản mục hoặc nghiệp vụ. 1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 1.3.2.1. Thử nghiệm kiểm soát đối với quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng Đối chiếu đơn đặt hàng với lệnh bán hàng, chứng từ giao hàng về số lượng chủng loại, đơn giá của hàng thực xuất và chữ ký của người mua hàng. Mục đích là nhằm thu thập bằng chứng rằng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng đã thực sự xảy ra và quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định nội bộ của đơn vị. Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở cho việc xét duyệt nhằm kiểm tra sự tuân thủ các thủ tục xét duyệt bán chịu. Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, từng hóa đơn; so sánh trên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm để kiểm tra xem đơn vị có dùng bảng giá đã được duyệtTrường để tính đơn giá bánĐại hay không. học Kinh tế Huế Đối chiếu các chứng từ, hóa đơn xem có sự khớp đúng với số liệu trên sổ sách kế toán. Thủ tục này để chắc chắn rằng tất cả các nghiệp vụ bán hàng đều được ghi nhận đầy đủ và chính xác trên sổ kế toán. Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại hay bị hư hỏng SVTH: Lê Thị Thủy 26
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Kiểm tra việc tính giá cộng dồn ghi vào sổ chi tiết, sổ nhật ký bán hàng, chuyển Sổ Cái liên quan đến hàng bán bị trả lại và NPT khách hàng. Chọn mẫu chứng từ liên quan hàng bán bị trả lại để kiểm tra xem có sự xét duyệt của bộ phận có thẩm quyền hay không, kiểm tra xem có đúng với quy định thực tế đơn vị đã quy định hay không. Chọn mẫu đối chiếu chứng từ chuyển hàng đi với đơn đặt hàng, hóa đơn bán hàng Chỉ chọn mẫu chứng từ chuyển hàng đã lập trong kỳ đối chiếu với các hóa đơn bán hàng có liên quan để kiểm tra xem các trường hợp đã giao hàng nhưng chưa lập hóa đơn bán hàng. Kiểm tra sự liên tục của các chứng từ: hóa đơn bán hàng, phiếu giao nhận hàng hóa, phiếu xuất kho. 1.3.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục phải thu khách hàng. a. Thủ tục phân tích Tính số vòng quay NPT Số vòng quay NPT khách hàng = Doanh thu thuần/NPT khách hàng bình quân So sánh tỷ lệ này với số liệu ngành hoặc của năm trước để tìm hiểu hoạt động kinh doanh của đơn vị, dự đoán khả năng có sai lệch trong BCTC. Tính kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ / Số vòng quay NPT khách hàng SoTrường sánh hệ số vòng Đạiquay kho ảnhọc phải thu Kinh so với ngành, tế năm Huế nay so với năm trước của đơn vị: để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng NPT khó đòi. Phân tích tuổi nợ: để KTV tập trung kiểm tra chi tiết những vùng có khả năng rủi ro cao. SVTH: Lê Thị Thủy 27
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy So sánh số dư của các khoản NPT quá hạn qua các năm để có thể năm bắt tình hình biến động của các khoản nợ quá hạn và xác định được các khả năng sai phạm trong số liệu NPT. b. Thủ tục kiểm tra chi tiết Thu thập bảng số dư chi tiết theo dõi công nợ phân tích theo tuổi nợ của từng khách hàng, trong đó nêu rõ số công nợ đã quá hạn và thời gian nợ quá hạn tính từ ngày hết hạn nợ, để đối chiếu với sổ chi tiết và Sổ Cái. Thủ tục này nhằm xác định xem NPT được ghi chính xác và hiện hữu. KTV tiến hành đối chiếu tổng của Bảng phân tích tuổi nợ với BCĐKT. KTV tiến hành chọn mẫu một số khách hàng trong bảng chi tiết công nợ để đối chiếu với kỳ hạn trả nợ, hạn mức tín dụng của từng khách hàng để có thể thực hiện các mục tiêu về sự ghi chép chính xác và đánh giá quỹ dự phòng NPT khó đòi cần trích lập. Thảo luận với đơn vị về khả năng thu hồi nợ và dự phòng NPT khó đòi. Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câu trả lời của bên thứ ba. Gửi thư xác nhận công nợ đến bên thứ ba. Đây là thủ tục rất quan trọng khi tiến hành kiểm toán khoản phải thu khách hàng. Nó có thể thực hiện được các mục tiêu về sự đầy đủ, sự tồn tại cũng như quyền sở hữu của đơn vị khách hàng đối với các khoản phải thu. Thư xác nhận có 2 loại là thư xác nhận dạng khẳng định và thư xác nhận dạng phủ định. TrườngLoại 1: Thư xác nhĐạiận dạng họckhẳng định Kinh (positive form) tế yêuHuếcầu người được xác nhận phúc đáp trực tiếp cho KTV trong mọi trường hợp trong đó nêu rõ là đồng ý hoặc không đồng ý với thông tin cần xác nhận, hoặc cung cấp thông tin yêu cầu xác nhận. Loại 2: Thư xác nhận dạng phủ định (negative form) đề nghị người được xác nhận chỉ phúc đáp cho KTV nếu có sự khác biệt về thông tin trong thư xác nhận. SVTH: Lê Thị Thủy 28
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Nếu thư xác nhận được gửi theo loại 1, bằng chứng kiểm toán sẽ đáng tin cậy hơn vì dù thông tin trong thư là đúng hay sai thì vẫn được xác nhận, nếu KTV không nhận được thư xác nhận trả lời thì có thể tìm hướng khác để thu thập các bằng chứng liên quan. Còn đối với loại 2, hạn chế của thư xác nhận loại này là có những trường hợp KTV không nhận được thư trả lời không phải là do khách hàng đồng ý số liệu mà do thư bị thất lạc hay khách hàng không chịu xác nhận và gửi lại. Do đó, thư xác nhận loại này chỉ được sử dụng khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp, các khoản NPT có giá trị nhỏ. Thư xác nhận là một bằng chứng quan trọng khi kiểm toán khoản mục NPT khách hàng, do đó, việc lập và gửi thư xác nhận phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản:  Nội dung thông tin cần xác nhận: KTV cần cân nhắc về các loại thông tin mà người được yêu cầu có thể sẵn sàng xác nhận hay không, điều này sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ phúc đáp và nội dung của bằng chứng thu thập được. Đồng thời đảm bảo các thông tin trên thư xác nhận là chính xác và trùng khớp với thông tin của đơn vị và với các tài liệu liên quan. Thư phúc đáp của khách hàng chắc chắn phải gửi đến địa chỉ của KTV và nhấn mạnh rằng thư phúc đáp nên gửi trực tiếp cho KTV.  Phương pháp chọn mẫu để gửi thư xác nhận: Do số lượng khách hàng mà đơn vị giao dịch rất nhiều nên KTV cần chọn mẫu để gửi thư xác nhận. Cỡ mẫu cần có tính đại diện cho tổng thể để bằng chứng thu thập được có đủ độ tin cậy. Cỡ mẫu lớn hay nhỏ tùy thuộc vào tỷ trọng của khoản mục NPT khách hàng trên BCTC. Nếu khoản mục này có tỷ trọng lớn thì cỡ mẫu cần phải lớn và ngược lại. NgoàiTrường ra, việc xác định Đạicỡ mẫu c ònhọc phụ thuộc Kinh vào mức rủi tế ro kiểmHuế soát, đơn vị có mức rủi ro kiểm soát lớn thì cỡ mẫu phải lớn, do việc kiểm soát của đơn vị kém hiệu quả sẽ dể dẫn đến các sai phạm.  Giải trình về sự sai lệch giữa thư xác nhận với số liệu đơn vị: Khi có sự khác biệt này, KTV cần đề nghị đơn vị giải trình lý do sai sót và có hướng giải quyết các sai lệch. Nếu thư xác nhận khẳng định là số dư đã nêu là không phản ánh đúng số dư nợ hiện hành thì KTV cần lập bảng chỉnh hợp giữa số liệu trên sổ chi SVTH: Lê Thị Thủy 29
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy tiết có liên quan với bảng kê chi tiết do khách hàng của đơn vị gửi đến để xác nhận số thực tế.  Trường hợp không nhận được thư phúc đáp: KTV nên tiếp tục gửi thư lần thứ hai, ba Cuối cùng nếu vẫn không nhận được KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Thủ tục thay thế thường là kiểm tra việc thu tiền nợ của khách hàng sau ngày khóa sổ kế toán, kiểm tra vận đơn và doanh thu bán hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.  Lập bảng tóm tắt và tổng hợp kết quả về việc gửi thư xác nhận, trong đó nêu rõ, tỷ lệ mẫu gửi thư xác nhận so với tổng thế, số lượng thư xác nhận có trả lời, tỷ lệ NPT được xác nhận so với tổng thể Kiểm tra việc lập dự phòng NPT khó đòi  Bằng chứng tốt nhất về khả năng thu hồi được các khoản phải thu khó là việc thu được tiền sau ngày khóa sổ và KTV có thể dựa vào đó để đánh giá khả năng thu hồi NPT khách hàng. Nếu thấy có khoản phải thu khách hàng có số tiền lớn đáng kể lại xóa sổ do không thu hồi được, KTV cần kiểm tra về sự xét duyệt đối với khoản này. Vì nếu không được xét duyệt chặt chẽ, rất dễ có khả năng nhân viên đã gian lận và tìm cách xóa sổ một số khoản nợ để che giấu hành vi đánh cắp ngân quỹ của mình.  Các bước công việc trong quá trình kiểm tra: Để kiểm tra việc trích lập dự phòng NPT khó đòi, KTV có thể yêu cầu đơn vị cung cấp bảng tính trích lập dự phòng, kiểm tra về thời hạn nợ quá hạn, số tiền nợ, đặc biệt cần chú ý kiểm tra các khoản nợ quá hạn có giá trị lớn. So sánh chi tiết các khoản nợTrường phân theo nhóm tuổĐạii của nămhọc nay so Kinh với năm trư ớc.tế Xem Huếxét các công nợ còn tồn đọng vào cuối năm nhưng vẫn chưa thu được vào các tháng đầu năm sau. Xem xét các khoản bán chịu quá hạn và lớn bất thường. Rà soát lại các thư xác nhận từ khách hàng, đặc biệt là các công nợ còn đang tranh chấp, từ đó tìm ra các dấu hiệu cho thấy các khoản nợ có thể không thu hồi được. Tổng cộng các khoản nợ có khả năng không thu hồi được. SVTH: Lê Thị Thủy 30
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Tổng cộng các khoản nợ có khả năng không thu hồi được ước tính dựa trên các thủ tục kiểm soát đã thực hiện và lập danh sách những khách hàng nghi ngờ sẽ không đòi được; ghi lý do lập và ước tính mức dự phòng cần lập. Tính toán xem xét về số ngày bán chịu, mối liên hệ giữa khoản dự phòng NPT khó đòi với NPT khách hàng và với doanh thu bán chịu. Đồng thời phải so sánh với tỷ số của năm trước, nếu có những khoản chênh lệch lớn thì cần xác minh nguyên nhân. Xem xét các khoản phải thu khách hàng bị cầm cố, thế chấp. Bằng chứng về sự cầm cố, thế chấp của các khoản phải thu khách hàng có thể được thu thập thông qua thư xác nhận. Việc phân tích TK chi phí lãi vay có thể giúp KTV phát hiện chi phí phải trả cho việc cầm cố, thế chấp từ đó lần ra các nghiệp vụ cầm cố, thế chấp NPT khách hàng. Thủ tục này giúp KTV xác định được mục tiêu quyền và nghĩa vụ, công bố của khoản mục phải thu khách hàng. Đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ. Xem xét tại đơn vị có nghiệp vụ phát sinh công nợ bằng ngoại tệ trong kỳ và còn số dư cuối kỳ không: Kiểm tra hạch toán trong kỳ theo tỷ giá nào, có hạch toán lãi, lỗ theo từng nghiệp vụ phát sinh không; xét xem các khoản có số dư cuối kỳ có được đơn vị đánh giá lại không. Đánh giá về sự trình bày và khai báo các khoản NPT khách hàng trên BCTC  Xem xét các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn có được trình bày riêng biệt trên BCTC không ? TrườngCác khoản khách Đại hàng họcứng trước Kinh (có số dư Có)tế cần Huế được trình bày ở khoản mục nợ phải trả trên BCĐKT.  Các khoản phải thu được đem đi cầm cố thế chấp có được trình bày và thuyết minh đầy đủ hay không ? SVTH: Lê Thị Thủy 31
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy 1.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng cuộc kiểm toán, giai đoạn này được thực hiện theo các bước sau: 1.3.3.1. Chuẩn bị hoàn thành cuộc kiểm toán Sau khi hoàn thành kiểm toán từng phần hành riêng lẻ KTV cần tổng hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính tổng quát trước khi lập BCKiT và BCTC gồm: a. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng KTV và công ty kiểm toán cần trao đổi với nhà quản lý về khả năng các khoản nợ tiềm tàng, xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị, họp Ban Giám đốc, KTV cũng có thể liên lạc với luật sư hay tư vấn pháp luật của đơn vị. Các khoản nợ tiềm tàng có thể là các khoản bồi thường, hoặc các khoản công nợ khác nhưng tại thời điểm lập BCTC vẫn chưa thể kết luận được có phát sinh hay không (tranh chấp về thuế, các khoản nợ liên quan đến các vụ kiện). b. Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC Theo chuẩn mực kế toán số 23 KTV và công ty kiểm toán cần xem xét công ty khách hàng có nhận diện, công bố ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm mà có ảnh hưởng đến kết luận kiểm toán. Cụ thể KTV cần tìm hiểu về các thủ tục mà Ban Giám đốc đã thiết lập; phỏng vấn Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị; xem xét các biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc và Ban quản trị sau ngày kết thúc kỳ kế toán; xem xét BCTC giữa niên độ Trườngkỳ gần nhất kể từ sau Đại ngày k ếthọc thúc kỳ kếKinh toán của đơn tế vị. Huế c. Xem xét về giả định hoạt động liên tục KTV cần kiểm tra các dấu dấu hiệu sau: Đơn vị bị lỗ trong thời gian dài và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; đơn vị có liên quan đến các vụ kiện tụng lớn có khả năng làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của khách hàng; đơn vị gặp phải những thiên tai hay những sự kiện khách quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn SVTH: Lê Thị Thủy 32
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Xem xét chính sách pháp luật của Nhà nước đã tạo ra những bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng. d. Đánh giá kết quả kiểm toán. KTV cần áp dụng các thủ tục phân tích, đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán, đánh giá lại các sai sót chưa điều chỉnh, rà soát lại hồ sơ kiểm toán, yêu cầu đơn vị cung cấp cho KTV thư giải trình của Ban Giám đốc đơn vị, kiểm tra các sự kiện công bố trên bảng Thuyết minh BCTC, xem xét các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán. 1.3.3.2. Báo cáo kiểm toán Theo VSA 700, “BCKiT là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị đã được kiểm toán”. KTV và ban giám đốc sẽ thực hiện phát hành BCKiT cho khách hàng với các loại ý kiến: a. Ý kiến chấp nhận toàn phần Loại ý kiến này được sử dụng trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC của công ty khách hàng đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị, phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành. b. Ý kiến chấp nhận từng phần Ý kiến này được sử dụng trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC của công ty khách hàng chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởngTrường bởi các yếu tố loại Đại trừ hay họcphụ thuộc Kinhmà KTV nêu tếra trong HuếBCKiT. Không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: ý kiến kiểm toán ngoại trừ: ý kiến kiểm toán trái ngược; từ chối đưa ra ý kiến. 1.3.3.3. Thư quản lý Thư quản ký là bản tổng hợp ý kiến đánh giá, nhận xét và đề xuất biện pháp cải tiến các yếu tố kém tồn tại về quản lý quy trình bán hàng – thu tiền, chính sách kế SVTH: Lê Thị Thủy 33
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy toán, HTKSNB cũng như các khía cạnh kinh doanh tại đơn vị mà KTV nhận biết có lợi cho đơn vị. Báo cáo về những quan sát của KTV trong thư quản lý do KTV cung cấp được xem như là một phần của cuộc kiểm toán. Thư quản lý không nên có những vấn đề mâu thuẫn với thư giải trình của nhà quản lý. 1.3.3.4. Sự kiện phát sinh sau ngày ký Báo cáo kiểm toán a. Sự kiện xảy ra sau ngày ký BCKiT nhưng trước ngày công bố BCTC đã được kiểm toán. KTV đã hoàn thành công việc, do vậy Ban Giám đốc đơn vị phải có trách nhiệm thông báo những sự kiện xảy ra sau ngày ký BCKiT có ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trình bày trên BCTC hoặc ý kiến của KTV. Nếu BCTC được điều chỉnh, KTV thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung và phát hành BCKiT mới cho BCTC mới điều chỉnh. Nếu BCTC cần điều chỉnh nhưng Ban Giám đốc đơn vị không đồng ý thì KTV có quyền đưa ra ý kiến ngoại trừ, trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán tùy theo ảnh hưởng của các sự kiện đến BCTC. b. Sự kiện phát sinh sau khi BCTC đã được kiểm toán công bố KTV không có nghĩa vụ phải điều tra về BCTC nữa, tuy nhiên nếu có sự kiện xảy ra vào ngày ký BCKiT mà KTV biết được sự kiện đó vào thời điểm đó thì KTV phải điều chỉnh BCKiT. Nếu BCTC được phát hành lại, KTV thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung và phát hành lại BCKiT mới cho BCTC mới đã điều chỉnh. Nếu BCTC cần phát hành lại nhưng Ban Giám đốc không đồng ý, KTV sẽ thông báo đến người chịu trách nhiệm trong đơn vị về những hành động mà KTV sẽ tiến hành để ngăn ngừa việc đơn vị sử dụng BCTC đã phát hành. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thủy 34
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIẾM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiếm toán và Kế toán AAC 2.1.1. Thông tin chung Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên tiếng anh: Auditing and Accounting Co., Ltd. (AAC) Trụ sở chính: Lô 78 -80, Đường 30 tháng 4, Tp. Đà Nẵng. Số điện thoại: 84 511 3655886 Fax: 84 511 3655887 Email: aac@dng.vnn.vn Website: www.aac.com.vn Chi nhánh: Tòa Nhà Hoàng Đan (Tầng 4) 47 – 49 Hoàng Sa, Tp. Hồ Chí Minh 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (thành viên của PrimeGlobal) trước đây là một trong năm công ty kiểm toán đầu tiên trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập từ tháng 4 năm 1993 và tái cơ cấu vào tháng 3 năm 1995. Tháng 5 năm 2007, AAC chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước trựcTrường thuộc Bộ Tài chính Đại thành Công học ty Trách Kinh nhiệm hữu tế hạn. THuếháng 9 năm 2008. AAC trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal – một trong số ít các tổ chức kiểm toán hàng đầu trên thế giới, có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Hiện nay AAC có văn phòng chính tại Thành phố Đà Nẵng, chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và có đại diện tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. AAC có 150 nhân viên chuyên nghiệp. Trong đó có 27% là KTV cấp quốc gia (CPA), 10% có bằng quốc tế về kế toán, kiểm toán, luật và trên đại học. Theo công bố của VACPA từ SVTH: Lê Thị Thủy 35
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy năm 2009 đến nay, AAC luôn nằm trong nhóm 7 công ty kiểm toán có số lượng KTV cấp quốc gia đông đảo nhất tính trên hơn 170 công ty kiểm toán và tư vấn đang hoạt động tại Việt Nam. 2.1.3. Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động AAC hoạt động theo phương châm: “Chất lượng trong từng hoạt động”, và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các giao kết dịch vụ. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thủy 36
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM ĐỐC BCTC ĐỐC BCTC Phụ trách kỹ thuật kiểm toán ĐỐC XDCB ĐỐC XDCB BCTC KHỐI XDCB THƯ KÝ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC KHỐI P1 P2 P3 P4 P5 CN HCM BAN KIỂM SOÁT CHẤT P1 P2 P3 LƯỢNG KIỂM TOÁN Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty AAC Quan hệ trực tuyến Trường(Nguồn: Đại Công ty họcTNHH Kiểm Kinh toán và Kê tế toán HuếAAC) SVTH: Lê Thị Thủy 37
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ Tổng giám đốc Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty. Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty, giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng cao. Đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện, ký BCKiT và thư quản lý. Tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại. Phó tổng giám đốc Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân sự, hành chính, khách hàng và các vấn đề về nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật Nhà nước về những vấn đề được phân công và ủy quyền. Kế toán trưởng: Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm soát nội bộ, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật như: Lập BCTC, công khai số liệu tài chính, tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống TK kế toán, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hồ sơ kế toán đúng theo đặc điểm kinh doanh của công ty. Trưởng, phó phòng  Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và đóng vai trò quan trọngTrường trong lĩnh vực hoạtĐại động họccủa công ty.Kinh Trưởng ph tếòng giHuếữ vai trò lãnh đạo trong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng Giám đốc, ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về công việc hành chính.  Phó phòng là người tham mưu trực tiếp cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian trưởng phòng đi vắng và thực hiện các công việc do trưởng phòng ủy quyền. SVTH: Lê Thị Thủy 38
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy KTV chính: Giám sát công việc của các trợ lý. Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán. Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán. Được ký vào các BCKiT theo sự phân công của trưởng phòng. Trợ lý KTV: Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi KTV cấp quốc gia (chưa có chứng chỉ KTV độc lập). Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý KTV chia làm ba cấp 1,2,3. Chịu sự giám sát chặt chẽ của người có trách nhiệm, thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên. 2.1.5. Các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ chuyên ngành về kiểm toán, định giá, tư vấn thuế, tư vấn tài chính – kế toán và đào tạo. AAC được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có quy chế riêng về việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện, như: Kiểm toán các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các công ty đại chúng, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán a. Dịch vụ Kiểm toán: Kiểm toán BCTC, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, kiểm toán BCTC vì mục đích thuế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nội bộ, các dịch vụ khác về kiểm toán, kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước. b. Dịch vụ kế toán: Dịch vụ ghi chép và giữ sổ kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, tư vấn lập BCTC, tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS, tư vấn lựa chọn phương Trườngpháp kế toán và hoàn Đại thiện hệ học thống kế toánKinh, các dịch tếvụ khác Huế về kế toán. c. Dịch vụ tư vấn Thuế: Tư vấn thuế trọn gói, soát xét và đánh giá việc tuân thủ nghĩa vụ thuế, tư vấn công tác kê khai và quyết toán thuế, tư vấn thực hiện các quy định về tránh đánh thuế hai lần, lập kế hoạch và cấu trúc thuế, tư vấn về các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng tương lai, các quyết định tài chính, hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế, các dịch vụ tư vấn khác về thuế. SVTH: Lê Thị Thủy 39
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy d. Dịch vụ Tư vấn Tài chính và Đầu tư: Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp, tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ, dịch vụ đánh giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp, soát xét BCTC cho mục đích mua bán – sáp nhập, tư vấn thủ tục mua bán, giải thể doanh nghiệp, thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán, các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác. e. Dịch vụ Đào tạo và Hỗ trợ tuyển dụng: Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng, đào tạo KTV nội bộ, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán, hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức thi tuyển kế toán viên, KTV nội bộ, dịch vụ đăng ký giấy phép lao động và tiền lương, các dịch vụ đào tạo khác theo yêu cầu. Hiện tại AAC đang thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc. Khách hàng của AAC là doanh nghiệp và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước. 2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện 2.2.1. Quy trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Hiện AAC đang áp dụng chương trình kiểm toán mẫu do Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) gợi ý. Tùy theo từng loại hình kinh doanh của khách hàng, phạm vi, mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán AAC sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Quy trình kiểm toán BCTC được soạn thảo trên cơ sở tuân thủ những Chuẩn mực kiểm toán, Quy chế kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện hành, đồng thời có sự so sánh đối chiếu và vận dụng các ISA và Thông lệ được chấp nhận chung của quốc tế. Quy trình này cho phép KTV AAC lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách khoa học và hiệu quảTrường nhằm đạt được mục Đại tiêu đề rahọc cho mỗi cuộcKinh kiểm toán. tế Huế Quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC gồm 3 giai đoạn, gồm: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán được thể hiện qua sơ đồ sau: SVTH: Lê Thị Thủy 40
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện QUY kiểm toán TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC Hoàn thành cuộc kiểm toán Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán chung tại công ty AAC 2.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Trong ISA 300 cũng nêu rõ: “Chuyên gia kiểm toán cần lập kế hoạch cho công tác kiểm toán để có thể đảm bảo được rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả”. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cũng là giai đoạn quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán, cũng như sẽ chi phối đến chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán. Tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, quy trình lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện ở sơ đồ sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thủy 41
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Tìm hiểu thông tin hoặc Hệ thống HTKSNB cập nhật thông tin Tìm hiểu khách kế toán hàng Ký kết hợp đồng kiểm toán Phân tích BCTC Thảo luận về kế hoạch kiểm toán Tham chiếu cuộc kiểm toán năm trước Kế hoạch kiểm toán Tài liệu và thông tin yêu cầu khách hàng lập Kiểm tra kế hoạch kiểm toán Sơ đồ 2.3. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại công ty AAC 2.2.1.2. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán được thu thập đầy đủ vTrườngà đáng tin cậy. Đại học Kinh tế Huế a. Mục tiêu kiểm toán Xét trên quan điểm KTV: Mục tiêu kiểm toán là mục tiêu mà chúng ta đặt ra nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hoặc nhiều cơ sở dẫn liệu BCTC thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp. SVTH: Lê Thị Thủy 42
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Xét trên quan điểm khách hàng: Mục tiêu kiểm toán là cộng thêm mức độ tin cậy vào BCTC. b. Cơ sở dẫn liệu BCTC: Bao gồm: tính đầy đủ, hiện hữu, tính chính xác, đánh giá, sở hữu và trình bày. c. Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực: Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực là bằng chứng đầy đủ và thích hợp, hiệu quả chi phí, nâng cao giá trị kiểm toán. d. Thủ tục kiểm toán: Thủ tục kiểm toán bao gồm: kiểm tra các hoạt động kiểm soát, các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết. e. Kỹ thuật kiểm toán Các kỹ thuật kiểm toán gồm: So sánh, tính toán, xác nhận, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát, kiểm tra thực tế. f. Các chương trình kiểm toán chi tiết Kiểm toán chung Kiểm toán vốn bằng tiền Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng Kiểm toán thuế GTGT được khấu trừ g. Tổ chức hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán được định nghĩa là tài liệu dẫn chứng cho công việc của KTV tiến hành trong cuộc kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán thu thập được để làm cănTrường cứ đưa ra ý kiến của ĐạiKTV trong họcBCK iTKinh. Hồ sơ kiểm tế toán Huếlà tài liệu được lập bởi KTV và là căn cứ để KTV cấp trên soát xét công việc mà KTV cấp dưới và các trợ lý KTV đã thực hiện. Hồ sơ kiểm toán đang dùng tại công ty AAC có file cứng và file mềm kèm theo (gồm file Word và Excel). KTV có thể sử dụng file cứng để cấp cho người sử dụng ghi chép tay, hoặc dùng file mềm để ghi chép trên máy tính. Người sử dụng cần chú ý để sửa đổi cho phù hợp với kỳ kiểm toán, với khách hàng và doanh nghiệp kiểm SVTH: Lê Thị Thủy 43
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy toán của mình. Sau khi hoàn thành việc ghi chép file mềm phải in ra giấy để soát xét và lưu trên file cứng. Hồ sơ kiểm toán lưu lại đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán. KTV và công ty kiểm toán cần lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán đầy đủ, kịp thời, đảm bảo tính toàn vẹn, tính bảo mật thông tin KTV không cần lưu trong hồ sơ kiểm toán tất cả các bản nháp đã bị thay thế, gồm GLV, dự thảo BCTC, các bản ghi chép, các giấy tờ đã chỉnh sửa lỗi in và các tài liệu trùng lặp, Sau khi tổng hợp lại hồ sơ kiểm toán thì KTV sẽ hoàn thiện hồ sơ theo danh sách chỉ mục hồ sơ kiểm toán tổng hợp bằng cách đánh dấu vào các tài liệu đã thực hiện trong quá trình kiểm toán vào chỉ mục hồ sơ. Hồ sơ kiểm toán tại công ty kiểm toán AAC gồm: Hồ sơ thường trực: là nơi lưu giữ những thông tin chung về khách hàng như lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, tình hình về nhân sự, cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo công ty khách hàng, các quy định, quy chế ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, . Hồ sơ thường trực luôn luôn được cập nhật qua từng năm bởi KTV để theo dõi tất cả các thông tin về sự thay đổi về các thông tin chung của khách hàng. KTV tham gia kiểm toán năm đó là người có trách nhiệm bổ sung, cập nhật những thông tin về sự thay đổi của khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc kiểm toán ở những năm tiếp theo. Hồ sơ thường trực bao gồm: Thông tin chung, các tài liệu về pháp luật, các tài liệu về thuế, các tài liệu về nhân sự, các tài liệu về kế toán, các hợp đồng quan trọng vàTrường dài hạn, các quy đ ịnhĐại về kiểm học soát nội bộKinh. tế Huế Hồ sơ làm việc: Hồ sơ làm việc bao gồm tất cả các GLV và các chứng từ làm dẫn chứng cho các kết luận cũng như cho các bước công việc của KTV thực hiện kiểm toán trong năm đó. Hồ sơ làm việc được lưu giữ theo từng năm, do đó, mỗi năm cứ mỗi công ty khách hàng lại có một hồ sơ làm việc mới. SVTH: Lê Thị Thủy 44
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Trên bìa của mỗi hồ sơ kiểm toán đều ghi rõ đó là hồ sơ thường trực hay hồ sơ làm việc, ghi rõ tên công ty khách hàng, mã khách hàng, năm kiểm toán đối với hồ sơ làm việc. Mã khách hàng là một dãy gồm 12 ký tự: XX999-999-99, trong đó:  2 ký tự đầu tiên (XX) là ký hiệu cho loại hình kiểm toán  3 ký tự tiếp theo (999) chỉ địa danh của đối tượng kiểm toán (sử dụng theo mã vùng của mỗi tỉnh)  3 ký tự tiếp theo (999) là mã số khách hàng  2 ký tự cuối cùng (99) là số năm của hồ sơ  Ví dụ: TC511-098-08 Giải thích: TC: Ký hiệu của loại hình kiểm toán BCTC; 511: mã vùng của TP Đà Nẵng; 098: khách hàng số 098; 08: năm kiểm toán là năm 2008. Vậy đây là mã số của một khách hàng số 098, về kiểm toán BCTC năm 2008 tại Đà Nẵng. Đối với kiểm toán XDCB, 2 ký tự đầu tiên của mã khách hàng được thay thế bằng XD. h. Tổ chức giấy làm việc Chức năng của giấy làm việc trong một cuộc kiểm toán:  GLV là nơi thể hiện sự phân công, phối hợp công việc kiểm toán.  Là căn cứ để KTV giám sát và kiểm tra lại công việc của các trợ lý  Là bằng chứng chứng minh cho BCKiT. Trường Làm căn cứ đểĐại lập kế hoạch học và tiến Kinh hành cuộc kiểmtế toán Huế năm sau. Nguyên tắc sắp xếp và đánh số giấy làm việc: GLV được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa, được công ty quy định cụ thể cho từng khoản mục. GLV của mỗi khoản mục được sắp xếp theo thứ tự của mỗi khoản mục trên bảng cân đối tài khoản. Trong mỗi khoản mục, giấy làm việc được sắp xếp như sau: SVTH: Lê Thị Thủy 45
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Tờ thứ 1 (Tờ chủ đạo): tờ này thể hiện TK đang được kiểm toán, số liệu của tài khoản trên BCTC (Số dư đầu kỳ, số phát sinh nợ, số phát sinh có, số dư cuối kỳ), kết luận, các đề nghị cũng như các điều chỉnh của KTV đối với TK được kiểm toán. Tờ thứ 2 (Tờ chương trình): tờ chương trình được in sẵn và yêu cầu KTV trả lời. Tờ thứ 3 (Tờ thực hiện kiểm toán): Thực hiện các bước kiểm toán theo chương trình đã được lập ở tờ thứ 2. Tờ thứ 4 (Xác nhận nợ): tờ thứ 4 sẽ là các xác nhận nợ của các bên có liên quan, các xác nhận công nợ được KTV lưu lại làm bằng chứng kiểm toán. Một công ty khách hàng có thể có rất nhiều công nợ nên tờ thứ 4 có thể bao gồm nhiều trang liên quan. Các tờ giấy còn lại: bao gồm tất cả các chứng từ, giấy tờ liên quan đến khoản mục hoặc TK đang được kiểm toán như các khế ước vay, các quy chế của hội đồng quản trị, bảng tính khấu hao, Tất cả các giấy làm việc đều được đánh số chỉ mục, các GLV của cùng một TK được đánh chỉ mục giống nhau. Đối với những TK con, chỉ mục được đánh số sau dấu gạch ngang. Số trang trên GLV được đánh số một cách liên tục chứ không đánh số tờ. Ví dụ, tớ chủ đạo có 2 trang thì được đánh từ 1 đến 2, sau đó, tờ chương trình sẽ được đánh thứ 3, 2.2.1.3. Hoàn thành kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình kiểm toán BCTC. Đây là lúc các KTV sẽTrường tổng kết quá trình Đạithực hiện họckiểm toán Kinh tại đơn vị khách tế hHuếàng, nêu ra ý kiến của mình thông qua biên bản trao đổi và phát hành BCKiT. SVTH: Lê Thị Thủy 46
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy 2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiếm toán Báo cáo tài chính tại công ty ABC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. 2.2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán a. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Công ty CP ABC là khách hàng cũ mà công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã kiểm toán vào năm 2015, nên quyết định chấp nhận cuộc kiểm toán sẽ dựa vào thông tin của công ty CP ABC trong hồ sơ kiểm toán năm trước và cập nhật những thay đổi trong năm hiện tại. Thủ tục này sẽ được thực hiện theo GLV mẫu A120 [Phụ lục 1] để thực hiện việc xem xét chấp nhận khách hàng. Nội dung bao gồm: cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại khách hàng hiện hữu, xem xét có phát sinh vấn đề mới, xung đột, tranh chấp, mâu thuẫn về phạm vi kiểm toán, thủ tục kiểm toán không. Đánh giá những đặc điểm hoạt động trong năm nay có dẫn đến rủi ro hay không, nếu rủi ro quá lớn công ty kiểm toán có thể từ chối không tiếp tục kiểm toán đơn vị này. Một số thông tin cơ bản của khách hàng  Tên công ty: Công ty CP ABC  Số năm kiểm toán BCTC cho khách hàng: 12 năm  Địa chỉ: Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam.  Loại hình doanh nghiệp: Công ty CP  Năm tài chính: 2016 (01/01 đến 31/12)  Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và hàng hóa dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết Trường- Xây dựng các Đại công trình họckỹ thuật dânKinh dụng khác. tế Chi Huếtiết: Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, các công trình điện, công cộng, cấp thoát nước; - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết: Tư vấn thiết kế xây dựng các công trình giao thông; - Chuẩn bị mặt bằng. Chi tiết: San lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, kè chống xói lở; SVTH: Lê Thị Thủy 47
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Chi tiết: kinh doanh bất động sản; - Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, thạch cao. Chi tiết: sản xuất bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông đúc sẵn, - Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác; - Cho thuê xe có động cơ; - Dịch vụ lưu trú ngắn hạn. Chi tiết: Khách sạn; - Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; - Sản xuất vật liệu từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: sản xuất bê tông nhựa thương phẩm; - Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm dân cư và đô thị, đầu tư xây dựng, kinh doanh chuyển giao (BOT) các công trình cơ sở hạ tầng giao thông.  Người đại diện pháp luật: Ông Phạm C.H – Tổng Giám đốc  Các đơn vị trực thuộc: Đơn vị có đầu tư vào một công ty con là công ty TNHH MTV A.  Lý do Doanh nghiệp muốn có BCTC được kiểm toán: để phục vụ họp Đại hội cổ đông và nộp cho các đối tượng khác có nhu cầu như: cơ quan thuế, ngân hàng, chủ đầu tư, Các vấn đề cần xem xét: các sự kiện của năm, mức phí, quan hệ với khách hàng, mâu thuẫn và lợi ích, các dịch vụ kiểm toán. Sau khi xem xét, nhận thấy: Năm 2016, công ty CP ABC không có biến động lớn, vẫn hoạt động kinh doanh bình thường nên công ty quyết định tiếp tục kiểm toán và KTVTrường đánh giá rủi ro của Đạihợp đồng họckiểm toán Kinhở mức trung btếình. Huế b. Lập hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán Hợp đồng kiểm toán Sau khi xem xét chấp nhận khách hàng, công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC tiến hành soạn thảo hợp đồng kiểm toán để ký kết với khách hàng, KTV thực hiện trên GLV A210 [Phụ lục 22]. Đây là điều kiện pháp lý quan trọng trong một SVTH: Lê Thị Thủy 48
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy cuộc kiểm toán, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa công ty CP ABC và công ty AAC. Hợp đồng kiểm toán phải có đầy đủ các nội dung sau:  Mục tiêu và phạm vi kiểm toán  Trách nhiệm của Ban Giám đốc khách hàng và KTV  Hình thức thông báo kết quả kiểm toán  Thời gian thực hiện cuộc kiểm toán  Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập các GLV nhằm thực hiện các công việc liên quan, chuẩn bị cho cuộc kiểm toán. Tuy nhiên vì công ty ABC là khách hàng cũ của công ty nên trong cuộc kiểm toán năm 2016 KTV không lập thư hẹn kiểm toán và các thư từ giao dịch trước kiểm toán. Tiếp đó, KTV tiến hành lập thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán theo mẫu GLV A230 [Phụ lục 2] và Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp theo mẫu GLV A240 [Phụ lục 3]. Mục đích nhằm đảm bảo cho kế hoạch kiểm toán thuận lợi, phù hợp với thời gian của công ty kiểm toán và đơn vị, cũng như để cả hai bên chuẩn bị tốt các chứng từ, giấy tờ thuận lợi cho cuộc kiểm toán. Ngoài các chứng từ cần cung cấp chung cho mọi cuộc kiểm toán riêng đối với kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng KTV yêu cầu các tài liệu cụ thể như;  Danh mục các khoản phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2016  Các biên bản đối chiếu công NPT tại ngày 31/12/2016  Bảng phân tích tuổi nợ của các khoản NPT: dưới 1 năm, từ 1 năm đến dưới 2 năm,Trường từ 2 năm đến dĐạiưới 3 năm, học trên 3 năm. KinhTrường hợp tế đơn Huế vị chưa lập, KTV yêu cầu cung cấp đầy đủ hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ liên quan giữa công ty ABC và khách hàng. Chi tiết các khoản đã thanh toán sau ngày 31/12/2016 (nếu có) gồm: ngày thanh toán, chứng từ tham chiếu, số tiền thanh toán.  Danh mục NPT đã được lập dự phòng tại ngày 31/12/2016 và quyết định xóa sổ NPT khó đòi trong năm/kỳ (nếu có). SVTH: Lê Thị Thủy 49
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập bảng trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về kế hoạch kiểm toán theo mẫu GLV A290 [Phụ lục 4], A291 để trao đổi với Ban Giám đốc về một số nội dung chính. Gồm phạm vi kiểm toán, các thay đổi về môi trường kinh doanh, quy định pháp lý trong năm có ảnh hưởng đến đơn vị, các vấn đề Ban Giám đốc quan tâm và đề nghị KTV lưu ý trong cuộc kiểm toán, thời gian, nội dung và cách thức trao đổi với ban quản trị của công ty CP ABC để tiến hành trao đổi. Nhóm kiểm toán Công ty CP ABC là một công ty có ngành nghề kinh doanh phong phú, đa dạng nên công ty AAC sắp xếp một đội ngũ KTV có kinh nghiệm để tham gia vào cuộc kiểm toán. Trong đoàn kiểm toán trực tiếp tham gia kiểm toán tại đơn vị có trưởng đoàn kiểm toán là KTV có chứng chỉ hành nghề, bên cạnh đó có 1 trợ lý kiểm toán cấp 1, 1 trợ lý kiểm toán cấp 2 và 1 trợ lý kiểm toán cấp 3 có kinh nghiệm. Tất cả KTV và trợ lý kiểm toán trong đoàn đều là người có hiểu biết rõ về lĩnh vực kinh doanh của công ty, đã tham gia nhóm kiểm toán của đơn vị vào năm trước nên nắm bắt được những vấn đề còn tồn tại rủi ro để công việc kiểm toán hiệu quả. Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành lập GLV A250 Phân công nhiệm vụ của thành viên nhóm kiểm toán [Phụ lục 5], bên cạnh đó cần soạn thảo các GLV A260, A270, A292 để cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán và soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV. Để đảm bảo tính độc lập với khách hàng theo yêu cầu của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán KTV cần lập GLV A271 Theo dõi luân chuyển KTV và thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán. c. TìmTrường hiểu khách hàng vàĐại môi trường học hoạt động Kinh tế Huế Mục tiêu: Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. SVTH: Lê Thị Thủy 50
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Theo tìm hiểu của KTV thì công ty CP ABC là doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực bao gồm: xây dựng cầu đường, bất động sản. Do đó, công tác tìm kiếm dự án, công tác đền bù giải phóng mặt bằng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của dự án, từ đó ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty. Công ty có thể thực hiện công trình xây dựng theo phương thức thầu toàn bộ công trình hoặc theo từng hạng mục công trình theo phương thức thầu phụ. Quy trình sản xuất theo bản vẽ thiết kế xây dựng. Hoạt động xây dựng của công ty chịu tác động lớn từ yếu tố thời tiết, khí hậu và địa chấn. Thị trường bất động sản chịu sự tác động của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn có liên quan, đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, phải có quy mô lớn về vốn. Trong khi đó, quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực này còn nhiều bất cập, hiện còn có quá nhiều quy định chồng chéo và phức tạp. Đối với mảng kinh doanh bất động sản, năm 2016 công ty đã không còn kinh doanh nữa do Nhà nước đã không còn những quỹ đất tái định cư giao lại cho công ty quản lý và bàn giao nữa. Đối với hoạt động XDCB, bên cạnh thời gian thi công các công trình thường kéo dài thì việc giải ngân nguồn vốn thường chậm, quá trình hoàn thiện hồ sơ quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu thường kéo dài cho nên sẽ có ảnh hưởng đến tình hình tài chính, công tác thu hồi công nợ của các công ty xây dựng. Bên cạnh đó hiện nay giá cả của các loại nguyên vật liệu đầu vào vẫn đang còn ở mức cao, đặc biệt là sản phẩm thép xây dựng đã làm ảnh hưởng đến giá vốn của các sản phẩm kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, với các biện pháp tích cực của Chính phủ, khi nền kinh tế có sự phát Trườngtriển ổn định thì nhu Đại cầu về nh họcà ở, các công Kinh trình hạ tầng tế sẽ Huếtăng cao. Năm 2016, tính cạnh trạnh trong ngành xây dựng tại Việt Nam rất cao do sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, do Công ty chuyên xây dựng các công trình giao thông từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào Nam có vốn NSNN nên ít chịu áp lực cạnh tranh như các công trình xây dựng dân dụng. Cũng từ đặc điểm này nên khách hàng của công ty chủ yếu là các Ban quản lý các dự án thuộc vốn NSNN cấp. Ngoài ra, còn có các Ban quản lý các khi đường bộ. SVTH: Lê Thị Thủy 51
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Tham khảo Phụ lục 6 GLV A310 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động d. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng tại đơn vị khách hàng Để tìm hiểu về chính sách kế toán của đơn vị, KTV lập GLV D340 [Phụ lục 16] để kiểm tra. Kết luận các chính sách kế toán áp dụng phù hợp với TT 200/2014/TT- BTC và phù hợp với các quy định khác của pháp luật, nhất quán với năm trước. Tìm hiểu chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền của công ty KTV tiến hành lập GLV A410 [Phụ lục 7] và kiểm tra walk – through. Mô tả quy trình tìm hiểu. Mục tiêu: Tìm hiểu sơ bộ về chính sách bán hàng của công ty. Tìm hiểu về quy trình bán hàng của công ty. Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu trình kinh doanh này. Quyết định xem liệu có thực hiện thử nghiệm kiểm soát hay không. Thiết kế các thử nghiệm cơ bản phù hợp và có hiệu quả. Thực hiện: Phương thức bán hàng chủ yếu của doanh nghiệp là tham gia đấu thầu các công trình xây dựng. Doanh thu xây lắp các công trình giao thông, vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất, phần còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ là doanh thu hoạt động cho thuê thiết bị. Từ năm 2015, công ty đã không còn doanh thu từ mảng hoạt động kinh doanh bất động sản. ChínhTrường sách giảm giá, chiếtĐại khấu, học khuyến mại,Kinh hoa hồng tếkhuyến Huế mại và tín dụng được thực hiện theo hồ sơ dự thầu. Công ty không có hàng bán bị trả lại. Đối với giảm giá hàng bán thường ít xảy ra. Một số công trình xây dựng được giảm giá theo biên bản thỏa thuận giữa hai bên khi có biến động giảm của giá cả nguyên vật liệu, các nguyên nhân khác, Khách hàng chủ yếu của Công ty là các Ban Quản lý dự án các công trình có vốn NSNN, các công ty chủ đầu tư. Mức độ phụ thuộc vào khách hàng là không lớn, SVTH: Lê Thị Thủy 52
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy do Công ty ABC đã hoạt động lâu năm trên thị trường xây dựng, đã gây được uy tín, giá cả, chất lượng trong ngành nên tỷ lệ trúng thầu của Công ty là khá cao. Do đặc thù của hoạt động xây dựng nên công NPT thường tồn đọng lâu, đặc biệt là các công trình có vốn NSNN phải phụ thuộc vào thời gian giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước thì chủ đầu tư mới thanh toán cho nhà thầu. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm tra trích lập dự phòng NPT khó đòi vì công nợ đến hạn thanh toán nhưng chưa thu hồi được. Qua phỏng vấn, quy trình bán hàng được mô tả như sau: Sau khi trúng thầu hoặc nhận được chỉ định dự án, Phòng kinh tế kỹ thuật phối hợp với Phòng kế toán soạn thảo hợp đồng xây dựng. Công ty cùng với Bên chủ đầu tư tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng. Hợp đồng xây dựng này đã được Tổng Giám đốc cùng các thành viên trong phòng kinh tế kỹ thuật chịu trách nhiệm kiểm tra, phê duyệt nhằm đảm bảo hợp đồng xây dựng phù hợp với hồ sơ trúng thầu về các điều khoản giá trị, khối lượng thực. Sau mỗi lần quyết toán nghiệm thu công trình từng hạng mục hoặc khi dự án nghiệm thu hoàn thành, nếu được chủ đầu tư xác nhận thì Phòng kinh tế kỹ thuật sẽ tiến hành lập hồ sơ thanh toán khối lượng công trình được nghiệm thu hoàn thành. Khi lập hồ sơ thanh toán, phòng kinh tế đối chiếu khối lượng thực hiện trên hồ sơ thanh toán với khối lượng đã được nghiệm thu trên hồ sơ nghiệm thu, đồng thời phòng kinh tế cũng ráp giá kỹ thuật để đảm bảo giá trị thanh toán được tính toán chính xác. Hồ sơ thanh toán sau khi hoàn thiện sẽ được chuyển cho Tổng giám đốc phê duyệt. Phòng kế toán căn cứ vào hồ sơ thanh toán đã được hai bên phê duyệt, xuất hóa đơn tài chínhTrường cho phần giá trịĐại nghiệm họcthu. Hay kếKinh toán ghi nhận tế doanh Huế thu và công nợ. Căn cứ vào tiến độ thanh toán ghi theo hợp đồng, công ty làm giấy đề nghị thanh toán cho chủ đầu tư có sự phê duyệt của kế toán trưởng. Định kỳ cuối quý Công ty thực hiện đối chiếu, xác nhận công nợ lập biên bản đối chiếu công nợ. Qua tìm hiểu chu trình bán hàng – thu tiền KTV kết luận kiểm soát nội bộ đối với chu trình nhìn chung đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được SVTH: Lê Thị Thủy 53
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy thực hiện ở mức độ tương đối. Không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình này, thay vào đó thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao. Lý do vì các thủ tục kiểm soát được thiết kế nhưng chưa đảm bảo áp dụng đầy đủ đối với tất cả các nghiệp vụ, chủ yếu mới chỉ áp dụng với các nghiệp vụ giá trị lớn. Kiểm tra walk – through chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền để kiểm tra các thủ tục kiểm soát chính của đơn vị. [GLV A411-Phụ lục 8] Chọn 1 nghiệp vụ bán hàng bất kỳ để kiểm tra từ đầu đến cuối chu trình. Các thông tin chi tiết về các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ được chọn kiểm tra thể hiện ở bảng sau Bảng 2.1 Thông tin chi tiết về các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kiểm tra Loại chứng từ, tài liệu Thông tin về chứng từ (số/ngày) Hợp đồng kinh tế Hợp đồng số 21/2016/HĐKT ngày 27/09/2016 Hồ sơ thanh toán Hồ sơ thanh toán đợt 1 ngày 27/12/2016 Hóa đơn tài chính Hóa đơn Số 0000056 ngày 31/12/2016 Giấy đề nghị thanh toán Không có BB đối chiếu công nợ Chưa có (Nguồn: Phòng BCTC 4, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thủy 54
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy Kết quả kiểm tra các kiểm soát chính. Bảng 2.2. Kiểm tra thủ tục soát xét chính Kiểm soát chính Có Không Ghi chú Tổng giám đốc cùng các thành viên Phòng kinh tế kỹ thuật  chịu trách nhiệm kiểm tra lại hợp đồng xây dựng đã được Công ty và Bên chủ đầu tư soạn thảo nhằm đảm bảo hợp đồng xây dựng phù hợp với hồ sơ trúng thầu về các điều khoản giá trị, khối lượng thực hiện và điều khoản thanh toán, bảo lãnh có liên quan. Đối chiếu khối lượng thực hiện trên hồ sơ thanh toán với  khối lượng đã được nghiệm thu trên hồ sơ nghiệm thu, đồng thời phòng kinh tế ráp giá kỹ thuật để đảm bảo giá trị thanh toán được tính toán chính xác. Phòng kế toán căn cứ vào hồ sơ thanh toán đã được hai  bên phê duyệt, xuất hóa đơn tài chính cho phần giá trị nghiệm thu. Kế toán ghi nhận doanh thu và công nợ tương ứng. Căn cứ vào tiến độ thanh toán ghi trên hợp đồng, Công ty  Không có làm giấy đề nghị thanh toán cho chủ đầu tư Định kỳTrường cuối quý Công ty Đạithực hiện họcđối chiếu, Kinh xác nhận tế Huế Gửi thư xác công nợ. nhận nhưng chưa nhận được thư hồi âm. (Nguồn: Phòng BCTC 4, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC) SVTH: Lê Thị Thủy 55