Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm

pdf 76 trang thiennha21 23/04/2022 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ĐỒNG LÂM Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Sinh viên thực hiện : Võ Thị Phương Huyền MSSV: 1154030304 Lớp: 11DKKT5 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em, được tìm hiểu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Thị Mai Hà Trâm. Mọi chứng từ cập nhật, kết quả và số liệu trong khóa luận đều được phép của Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm, không có sự sao chép không hợp lệ hay vi phạm quy chế đào tạo. Em xin chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2015 Sinh viên Võ Thị Phương Huyền ii
  3. LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, em sẽ gặp không ít khó khăn để có thể hoàn thành nếu như không có sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của TS. Dương Thị Mai Hà Trâm. Em xin chân thành cảm ơn Cô đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian qua, tạo điều kiện để em có thêm vốn hiểu biết và học hỏi được nhiều điều từ kiến thức sâu rộng của Cô, góp phần làm giàu thêm hành trang cho tương lai. Em cũng xin được cảm ơn quý thầy cô các bộ môn đã cung cấp cho em thêm kiến thức để bổ trợ cho việc thực hiện đề tài, cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em có một quá trình thực tập để cọ xát với thực tế trước khi bắt đầu cho công việc sau này. Bên cạnh sự giúp đỡ của các thầy cô, em còn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các Anh, Chị trong Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm. Sự chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các Anh, Chị đã giúp em nắm vững kiến thức đã học cũng như những điều hay trong lĩnh vực Kế toán. Em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt đến các Anh, Chị cũng như quý công ty ngày càng phát triển để khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nước nhà. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2015 Sinh viên Võ Thị Phương Huyền iii
  4. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP iv
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN: Họ và tên sinh viên: Võ Thị Phương Huyền MSSV: 1154030304 Lớp: 11DKKT5 Thời gian thực hiện khóa luận: Từ ngày 08/06/2015 đến ngày 24/08/2015. Tại đơn vị: Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm. Trong quá trình viết khóa luận tốt nghiệp sinh viên đã thể hiện : 1. Thực hiện viết khóa luận tốt nghiệp theo quy định: Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn : Thường xuyên Ít liên hệ Không 3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu : Tốt Khá Trung bình Không đạt TP. HCM, ngày . tháng .năm 2015 Giảng viên hƣớng dẫn (Ký tên, ghi rõ họ tên) v
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPSX Chi phí sản xuất CPNVL Chi phí nguyên vật liệu CPNC Chi phí nhân công CPSXC Chi phí sản xuất chung TSCĐ Tài sản cố định CCDC Công cụ dụng cụ TK Tài khoản PXSX Phân xưởng sản xuất GTSP Giá thành sản phẩm SXSP Sản xuất sản phẩm CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang BHXH, BHYT, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất BHTN, KPCĐ nghiệp, Kinh phí công đoàn SP Sản phẩm KKTX Kê khai thường xuyên KKĐK Kiểm kê định kỳ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số 2.1 Bảng số lượng nhân viên Phòng Kế toán 37 Biểu số 2.2 Bảng kiểm kê tồn silo. 53 Biểu số 2.3 Bảng chi phí định mức đơn vị. 54 Biểu số 2.4 Bảng tính giá thành clinker của phân xưởng clinker. 56 Biểu số 2.5 Bảng tính giá thành xi măng của phân xưởng xi măng. 56 vii
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán CPNVL trực tiếp 13 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán CPNC trực tiếp 15 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán CPSXC 18 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm 20 Sơ đồ 1.5 Quy trình tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm 27 Sơ đồ 1.6 Quy trình tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm . 28 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 31 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 35 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 39 viii
  9. MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cám ơn iii Nhận xét của đơn vị thực tập iv Nhận xét của giáo viên hướng dẫn v Danh mục các từ viết tắt vi Danh mục các bảng biểu vii Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, hình ảnh viii Mục lục ix Lời mở đầu 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN XI MĂNG ĐỒNG LÂM 3 1.1 Chi phí và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất. 3 1.1.1 Chi phí. 3 1.1.1.1 Khái niệm chi phí 3 1.1.1.2 Phân loại chi phí 3 1.1.2 Giá thành sản phẩm 6 1.1.2.1 Khái niệm giá thành 6 1.1.2.2 Phân loại giá thành 6 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7 1.1.4 Một số công việc cần làm để tính giá thành sản phẩm 7 1.1.5 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8 1.2 Kế toán chi phí sản xuất. 8 1.2.1 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất 8 1.2.1.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 8 1.2.1.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 8 1.2.2 Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất 11 1.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11 ix
  10. 1.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 14 1.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 15 1.3 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 19 1.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 19 1.3.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 21 1.3.2.1 Khái niệm sản phẩm dở dang 21 1.3.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 21 1.4 Tính giá thành sản phẩm 23 1.4.1 Đối tượng tính giá thành 23 1.4.2 Kỳ tính giá thành 23 1.4.3 Phương pháp tính giá thành 23 1.4.3.1 Phương pháp giản đơn (trực tiếp) 23 1.4.3.2 Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất phụ 24 1.4.3.3 Phương pháp hệ số 24 1.4.3.4 Phương pháp tỷ lệ 25 1.4.3.5 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 26 143.3.6 Phương pháp tính giá thành phân bước 26 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ĐỒNG LÂM 29 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm 29 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 29 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 30 2.1.2.1 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty 30 2.1.2.2 Doanh số 31 2.1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại công ty 31 2.1.3 Tổ chức bộ máy công ty 34 2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán 37 2.1.4.1 Chức năng 39 2.1.4.2 Nhiệm vụ 40 2.1.4.2.1 Công tác tài chính 40 x
  11. 2.1.4.2.2 Công tác kế toán 40 2.1.4.2.3 Công tác khác 41 2.1.5 Hệ thống sổ sách kế toán và chính sách kế toán 41 2.1.5.1 Hệ thống chứng từ 41 2.1.5.2 Hệ thống tài khoản kế toán 42 2.1.5.3 Sổ sách kế toán 42 2.1.5.4 Chính sách kế toán 42 2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm 43 2.2.1 Vấn đề chung về kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty 43 2.2.1.1 Nguyên tắc hạch toán 43 2.2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 43 2.2.1.3 Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành . 44 2.2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm 44 2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 44 2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 47 2.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 48 2.2.2.3.1 Chi phí nhân viên phân xưởng 49 2.2.2.3.2 Chi phí vật liệu sản xuất chung 50 2.2.2.3.3 Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất chung 51 2.2.2.3.4 Chi phí khấu hao tài sản cố định 51 2.2.2.3.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác 52 2.2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất 53 2.2.2.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 53 2.2.2.6 Tính giá thành 55 CHƢƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ĐỒNG LÂM 58 xi
  12. 3.1 Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 58 3.1.1 Ưu điểm 58 3.1.1.1 Đánh giá chung 58 3.1.1.2 Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 59 3.1.2 Tồn tại 60 3.2 Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 61 3.2.1 Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm 61 3.2.2 Sử dụng hợp lý nguồn lao động 61 3.2.3 Tiến hành phân bổ công cụ dụng cụ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài 61 3.2.3 Giảm chi phí sản xuất chung 62 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC xii
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp luôn muốn khẳng định vị trí trong nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Họ đã không ngừng cạnh tranh để phát triển và tìm ra cho mình một phương án kinh doanh hiệu quả nhất. Để có thể cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thay đổi mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, một trong những biện pháp cần thiết nhất là phải hạ giá thành sản phẩm. Để đạt được mục tiêu trên, doanh nghiệp cần quản lý tốt chi phí sản xuất, không để xảy ra tình trạng lãng phí và giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết. Vì vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu quan trọng và trọng tâm của các doanh nghiệp sản xuất. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tính giá thành sản phẩm đối với một doanh nghiệp, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phẩn xi măng Đồng Lâm, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu đề tài - Hệ thống lại cơ sở lý luận về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp. - Từ cơ sở lý luận trên, tìm hiểu và nêu lên thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm. - Sau khi đã tìm hiểu về thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, so sánh giữa cơ sở lý luận và thực trạng để rút ra nhận xét về công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng, từ đó đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 1 Lớp: 11DKKT5
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm. Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/04/2015 đến ngày 31/05/2015. Số liệu thu thập: Trong 2 năm 2013 và 2014. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo các phương pháp chủ yếu sau: Thu thập số liệu từ các chứng từ, sổ sách của công ty, thông tin báo chí từ nguồn đáng tin cậy, thông tin từ các cơ quan thông tin nhà nước. Sử dụng thống kê số liệu, diễn giải, quy nạp từ việc thu thập nguồn số liệu thực tế từ đơn vị thực tập liên quan tới việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trong 2 năm 2013 và 2014. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, luận giải, so sánh và tư duy logic kinh tế học với hệ thống sơ đồ, bảng biểu nhằm làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong quá trình làm đề tài. 5. Kết cấu đề tài Nội dung của khóa luận có 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm. Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm. Chương III: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 2 Lớp: 11DKKT5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ĐỒNG LÂM 1.1 Chi phí và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1 Chi phí 1.1.1.1 Khái niệm chi phí Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 1.1.1.2 Phân loại chi phí Có một số cách phân loại chi phí phổ biến như sau: a. Theo chức năng hoạt động Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia ra thành 2 loại: chi phí sản xuất (CPSX) và chi phí ngoài sản xuất. Chi phí sản xuất: là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất gắn liền với hoạt động sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu (CPNVL), chi phí tiền lương công nhân sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), chi phí điện, Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục chi phí cơ bản sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ CPNVL chính, NVL phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, tiền ăn giữa ca - Chi phí sản xuất chung: là các khoản CPSX sau khi trừ CPNVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, như chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ phục vụ sản xuất - Chi phí máy thi công: là chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 3 Lớp: 11DKKT5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp (vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy). Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức bằng máy, thì không sử dụng tài khoản (TK) 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”, mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, TK 622, TK 627. Chi phí ngoài sản xuất: gồm có chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí phục vụ cho quá trình bảo quản và tiêu thụ hàng hóa. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại CPSX theo chức năng hoạt động giúp quản lý định mức chi phí, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. b. Theo nội dung kinh tế của chi phí Toàn bộ các chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành 5 yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí vật liệu khác sử dụng vào sản xuất. Chi phí tiền lương: gồm toàn bộ các khoản phải trả cho công nhân viên, như tiền lương, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm toàn bộ số trích khấu hao của những TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm chi phí trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại, chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 4 Lớp: 11DKKT5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Phân loại chi phí theo tiêu thức này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chỉ ra để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí cho các kỳ sau. c. Theo mối quan hệ ứng xử chi phí Tổng chi phí gồm 3 loại: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Biến phí: là những khoản chi phí biến đổi theo mức độ hoạt động như chi phí NVL thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra, chi phí hoa hồng hàng bán thay đổi theo số lượng sản phẩm tiêu thụ được Định phí: là những khoản chi phí không thay đổi theo bất kỳ một chỉ tiêu nào trong một kỳ nhất định, ví dụ như tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao TSCĐ (theo phương pháp đường thẳng) Chi phí hỗn hợp: là chi phí có đặc điểm bao gồm cả hai yếu tố biến phí và định phí, như chi phí điện thoại cố định Phân loại chi phí theo quan hệ xử lý chi phí giúp phân tích tình hình tiết kiệm chi phí và xác định các biện pháp thích hợp để hạ thấp chi phí đơn vị. d. Theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: Chi phí trực tiếp: là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, một hoạt động kinh doanh nhất định. Kế toán căn cứ vào số liệu trên chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Đối với những chi phí này, khi phát sinh kế toán tập hợp chung, sau đó tính toán, phân bổ cho từng đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp. Phân loại chi phí theo tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí giúp xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng đúng đắn và hợp lý. e. Theo lĩnh vực hoạt động Chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 3 loại: SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 5 Lớp: 11DKKT5
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm đó. Chi phí hoạt động đầu tư tài chính: là chi phí liên quan đến việc dùng tiền đầu tư vào lĩnh vực khác Chi phí của hoạt động khác: là chi phí của các nghiệp vụ không xảy ra thường xuyên trong doanh nghiệp, như giá trị còn lại của TSCĐ do nhượng bán, thanh lý, chi phí bồi thường bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế 1.1.2 Giá thành sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm giá thành Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng - động lực, hao mòn tài sản cố định và công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh doanh, được biểu hiện bằng tiền cho khối lượng sản phẩm, khối lượng công việc hoặc dịch vụ hoàn thành sau một thời kỳ nhất định. 1.1.2.2 Phân loại giá thành a. Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế và chi phí sản xuất định mức. Giá thành thực tế: là giá thành được tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế và chi phí sản xuất thực tế. b. Theo phạm vi phát sinh chi phí Giá thành sản xuất: là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm, gồm CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CP máy thi công và CPSXC. Giá thành toàn bộ: là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gồm CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CP máy thi công, CPSXC, CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 6 Lớp: 11DKKT5
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự giống nhau và khác nhau như sau:  Giống nhau: cả CPSX và GTSP cùng giống nhau về chất, cùng là loại chi phí sản xuất sản phẩm và được biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hóa.  Khác nhau: CPSX và GTSP khác nhau về lượng. CPSX gắn liền với một thời kỳ nhất định. Còn GTSP gắn với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là chi phí phát sinh cho tất cả các loại sản phẩm sản xuất ra trong một thời điểm nhất định, không phân biệt công việc đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Giá thành sản phẩm là khoản CPSX gắn liền với một số lượng sản phẩm hay một công việc, dịch vụ cụ thể. Giá thành sản phẩm bao gồm CPSX chi ra ở kỳ này, nhưng không nằm trong giá thành ở kỳ này, như CP chờ phân bổ, CP tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, hoặc có những khoản chi phí đã chi ở kỳ trước nhưng tính vào giá thành kỳ này như CPDD đầu kỳ; hoặc CP không chi ra trong kỳ này nhưng được tính vào GTSP kỳ này như CP trích trước 1.1.4 Một số công việc cần làm để tính giá thành sản phẩm  Doanh nghiệp phải tổ chức quy trình công nghệ SXSP tương đối ổn định, có kế hoạch dự phòng khi máy hư đột xuất. Có như vậy phân xưởng có thể sản xuất được số lượng sản phẩm cao.  Ngay từ các khâu đầu tiên liên quan đến tính giá thành như xuất NVL SXSP, cho đến khâu cuối cùng như kiểm nhận bán thành phẩm hay sản phẩm hoàn thành, doanh nghiệp phải tổ chức cân, đo, đong, đếm chính xác về số lượng hàng tồn kho. Qua đó, CPSX được ghi nhận trung thực.  Kế toán phải tổ chức hạch toán chi tiết tỉ mỉ, cụ thể cho từng đối tượng chịu chi phí, từng sản phẩm, bắt đầu từ việc lập chứng từ ghi nhận CPSX như xuất NVL để SXSP A, tiền lương công nhân SXSP A cho đến việc tính giá thành SP A.  Trong trường hợp CPSX không thể tách riêng cho từng đối tượng, từng sản phẩm, phải lựa chọn các phương pháp phân bổ hợp lý theo quy trình công nghệ, theo trình độ quản lý.  Đồng thời, kế toán chọn các phương pháp tập hợp CP, tính GTSP phù hợp với trình độ của doanh nghiệp và quy tình công nghệ. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 7 Lớp: 11DKKT5
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm  Trong quá trình sản xuất luôn xảy ra các tình huống ngoài ý muốn, có thể ảnh hưởng đến việc tính giá thành. Do vậy, doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống thông tin tốt nhằm nắm bắt kịp thời để xử lý trường hợp sai sót trong quá trình sản xuất và quản lý. Doanh nghiệp tổ chức các bộ phận trong nội bộ thành một thể thống nhất, không chỉ phục vụ riêng cho công tác tính giá thành mà bao gồm cả công tác quản lý toàn doanh nghiệp. Điều này giúp nhà quản trị kiểm soát tài sản, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đó là mục tiêu chính của các doanh nghiệp. 1.1.5 Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trải qua 4 bước sau:  Bƣớc 1: Tập hợp CPSX theo lĩnh vực hoạt động (theo nội dung kinh tế, theo khoản mục chi phí, theo mối quan hệ ứng xử chi phí, theo phương pháp tập hợp và đối tượng chịu chi phí).  Bƣớc 2: Tính toán phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định.  Bƣớc 3: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.  Bƣớc 4: Tính giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 1.2 Kế toán chi phí sản xuất 1.2.1 Đối tƣợng và phƣơng pháp kế toán chi phí sản xuất 1.2.1.1 Đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định chi phí phát sinh ở những nơi nào (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất ) và thời kỳ chi phí phát sinh (trong kỳ này hay của kỳ trước) để ghi nhận vào nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B ). 1.2.1.2 Phƣơng pháp kế toán chi phí sản xuất Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với nhiều chủng loại khác nhau, quy cách khác nhau, có nhiều loại CPSX cũng khác nhau. Những CPSX này liên quan đến một hay nhiều đối tượng tập hợp CP, nhiều sản phẩm. Để kế toán CPSX một cách hợp lý, chúng ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau: SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 8 Lớp: 11DKKT5
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm a. Phƣơng pháp tập hợp CPSX trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp CPSX có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chịu chi phí riêng biệt. Trên cơ sở đó, kế toán tập hợp số liệu theo từng đối tượng liên quan vào sổ kế toán. b. Phƣơng pháp tập hợp CPSX gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp CPSX liên quan đến nhiều đối tượng chịu CPSX mà không thể ghi chép riêng rẽ theo từng đối tượng chịu chi phí. Doanh nghiệp phải tổ chức ghi chép ban đầu cho các CPSX theo địa điểm phát sinh chi phí để kế toán tập hợp chi phí. Sau đó phải chọn tiêu thức phân bổ để tính toán, phân bổ CPSX đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan một cách hợp lý nhất và đơn giản thủ tục tính toán phân bổ.  Quá trình phân bổ CPSX Bước 1: Xác định hệ số phân bổ (H) Tổng số CP cần phân bổ Hệ số phân bổ CP H = Tổng tiêu thức phân bổ Bước 2: Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng Các CP phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng x Hệ số phân bổ CP Sau đây là một số phương pháp phân bổ CPSX:  Phƣơng pháp phân bổ CPSX: Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để phân bổ CPSX trực tiếp đến từng đối tượng liên quan. Tuy nhiên, có những trường hợp CPSX liên quan đến nhiều đối tượng mà kế toán không tách ra được CP cho các đối tượng trên chứng từ kế toán gốc, thì người ta áp dụng phương pháp phân bổ CPSX theo một trong các tiêu thức dưới đây: - Phân bổ theo định mức tiêu hao: Cách phân bổ CPSX theo định mức tiêu hao, thực chất là tiêu hao NVL, áp dụng việc tách riêng CPNVL cho từng sản phẩm trong CPSX chung. Doanh nghiệp phải xây dựng được định mức CPSX cho từng loại SP, làm cơ sở cho kế toán phân bổ CPNVL cho từng sản phẩm. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 9 Lớp: 11DKKT5
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Tổng CPNVL thực tế CPNVL phân bổ cho SP A = x CPNVL theo định mức SP A Tổng CPNVL định mức - Phân bổ theo hệ số tiêu hao: Phương pháp phân bổ CPSX theo hệ số tiêu hao áp dụng việc tách CPNVL cho từng SP. Doanh nghiệp phải xây dựng được hệ số tiêu hao cho từng SP để làm cơ sở cho kế toán phân bổ CP. Tổng CPNVL thực tế CPNVL phân bổ cho SP A = x CPNVL theo hệ số của SP A Tổng CPNVL theo hệ số - Phân bổ theo khối lượng sản phẩm: Cách phân bổ CPSX theo khối lượng thành phẩm áp dụng việc tách CPNVL cho từng SP, thực hiện theo khối lượng NVL tính cho từng sản phẩm ứng với khối lượng (hay trọng lượng) thành phẩm SX ra. CPNVL phân bổ cho SP A = Số lượng NVL phân bổ cho SP A x Đơn giá NVL của SP A Trong đó, số lượng NVL phân bổ cho SP A được tính theo công thức sau: Tổng khối lượng NVL xuất dùng thực tế Số lượng NVL phân bổ cho SP A = x Số lượng SP A hoàn thành trong kỳ Tổng khối lượng TP hoàn thành trong kỳ - Phân bổ theo số giờ máy hoạt động: Cách phân bổ này áp dụng việc tách CPSX theo CP giờ máy chạy như CPVL phụ, nhiên liệu, động lực CPVL phụ từng loại SP = CPVL phụ cho 1 giờ máy x Số giờ máy hoạt động cho từng SP - Phân bổ theo CPNVL: Cách phân bổ này thường áp dụng cho việc tách CP tiền lương của công nhân SX (CNSX) từng loại SP theo tỷ suất CPNVL của SP đó và được tính theo công thức sau: CPNVL của SP đó Mức phân bổ CP tiền lương của CNSX 1 loại SP = x Tổng tiền lương của CNSX Tổng CPNVL - Phân bổ theo tiền lương của công nhân trực tiếp SX: Phương pháp này dùng phân bổ CPSX chung theo tỷ lệ tiền lương của công nhân trực tiếp SX ra SP. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 10 Lớp: 11DKKT5
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Tiền lương CNSX SP đó Mức phân bổ CPSXC 1 loại SP = x Tổng CPSXC Tổng tiền lương CNSX  Phƣơng pháp phân bổ CPSX phụ Sản xuất phụ: là những bộ phận SX ra SP hoặc thực hiện lao vụ nhằm phục vụ cho quá trình tạo ra SP chính của doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm SXKD của doanh nghiệp mà tổ chức những bộ phận SX phụ liên quan, như SX phụ điện, nước, sửa chữa Bộ phận SX phụ được xem như là một đối tượng để tính giá thành. Tất cả các khoản CP liên quan đến SX phụ phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp riêng biệt trên sổ kế toán chi tiết của TK 154. Sau đó, kế toán phân bổ CPSX phụ vào từng đối tượng sử dụng có liên quan. Chi phí SX phụ: được phân bổ cho các đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng sử dụng và giá thành đơn vị thực tế của SPSX phụ. Công thức tính như sau: Tổng giá CPSX CPSX CPSX Giá thành Giá thành thành SP = phụ DD + phụ phát - phụ DD - kế hoạch + kế hoạch phụ đầu kỳ sinh trong cuối kỳ cung cấp nhận từ kỳ cho SX SX phụ phụ khác Tổng giá thành thực tế từng loại SX phụ Giá thành đơn vị của SP phụ = Khối lượng SPSX phụ hoàn thành Mức phân bổ CPSX phụ = Khối lượng phục vụ cho mỗi đối tượng x Giá thành đơn vị của SP phụ Như vậy, phụ thuộc vào doanh nghiệp kế toán áp dụng phương pháp phân bổ chi phí cho thích hợp. Kế toán áp dụng phương pháp định mức chi phí, hệ số, trọng lượng thành phẩm, số giờ chạy máy tách CPNVL cho từng đối tượng tính giá thành. Đối với việc phân bổ CPNC trực tiếp kế toán dùng CPNVL. Còn phân bổ CPSXC ta dùng CPNC trực tiếp hay tiền lương của công nhân SX. 1.2.2 Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất 1.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNVL trực tiếp bao gồm CPNVL chính và CPNVL phụ dùng trực tiếp SXSP. Kế toán sẽ tập hợp trực tiếp CP này theo từng đối tượng tập hợp CP, từng đối tượng giá thành có liên SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 11 Lớp: 11DKKT5
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm quan. NVL chính là những NVL sau khi qua SX sẽ hình thành nên thực thể của SP. Vật liệu phụ là những vật liệu kết hợp với NVL chính tạo nên chất lượng, màu sắc của SP.  Nguyên tắc hạch toán: Kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để theo dõi CPNVL dùng SXSP. Tùy theo yêu cầu quản lý, theo dõi và tính giá thành cho từng đối tượng, kế toán mở chi tiết TK 621. CPNVL trực tiếp vượt định mức không được tính vào giá thành SP, dịch vụ mà được tính vào giá vốn hàng bán. Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển CPNVL trực tiếp vào TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang hoặc TK 631 – Giá thành sản xuất tùy theo doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX hoặc KKĐK.  Chứng từ sử dụng: Giấy báo vật tư còn lại cuối kỳ, lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu chi, giấy báo nợ, các bảng phân bổ NVL.  Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (Phương pháp KKTX): CPNVLTT trong kỳ = Trị giá NVL đưa vào sử dụng – Trị giá NVL còn lại chưa sử dụng cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi  Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi : Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu  Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay mà không nhập kho căn cứ vào hoá đơn mua hàng kế toán ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu từ Có TK 111 - Tiền mặt Hoặc Có TK 112 - Tiền gởi ngân hàng Hoặc Có TK 331 - Phải trả người bán  Trường hợp nguyên vật liệu xuất ra sử dụng không hết, cuối kỳ nhập lại kho, kế toán ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 12 Lớp: 11DKKT5
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Cuối kỳ kết chuyển CPNVL trực tiếp vượt định mức vào TK 632 ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ sang tài khoản tính giá thành . Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu trực tiếp  Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (Phương pháp KKĐK): Giá trị vật tư xuất trong kỳ = Giá trị vật tư tồn đầu kỳ + Giá trị vật tư nhập trong kỳ - Giá trị vật tư tồn cuối kỳ  Kế toán kết chuyển CPNVL trực tiếp vào TK 631: Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán CPNVL trực tiếp TK 152/TK 611 TK 621 TK 152 (TK 611) Trị giá thực tế NVL xuất kho Trị giá thực tế NVL sử dụng cho chế tạo sản phẩm không hết nhập kho TK 331, TK 111, TK 112 TK 154 (TK 631) Mua NVL dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm Kết chuyển chi phí NVL Tổng giá Giá chưa trựctiếp thanh toán có thuế, TK 133 liên quan Thuế VAT x SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 13 Lớp: 11DKKT5
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm 1.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả chi phí của công nhân trực tiếp sản xuất như: tiền lương chính, các khoản phụ cấp lương, lương nghỉ phép, lương ngừng việc, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, tiền ăn giữa ca, bảo hiểm tai nạn của công nhân SX. CPNC trực tiếp thường được tính trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trong trường hợp CPNC trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng thì có thể tập hợp chung và chọn tiêu thức phân bổ cho thích hợp.  Nguyên tắc hạch toán: Kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp để theo dõi. Tùy theo yêu cầu quản lý và tính giá thành cho từng đối tượng, kế toán mở chi tiết TK 622. CPNC trực tiếp vượt định mức không được tính vào giá thành SP, dịch vụ mà được tính vào giá vốn hàng bán. Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển CPNVL trực tiếp vào TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang hoặc TK 631 – Giá thành sản xuất tùy theo doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX hoặc KKĐK.  Chứng tử sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.  Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:  Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334 – Phải trả cho người lao động  Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN của công nhân trực tiếp SX: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác  Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – Chi phí phải trả  Cuối kỳ, kết chuyển CPNC trực tiếp vượt định mức vào TK 632 ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp  Kết chuyển CPNC trực tiếp SX vào TK 154 (TK 631): SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 14 Lớp: 11DKKT5
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Nợ TK 154 (TK 631) – Chi phí SXKD dở dang (Giá thành SX) Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 (TK 631) Tiền lương chính, lương phụ Kết chuyển chi phí phụ cấp tiền ăn giữa ca phải trả nhân công trực tiếp cho các đối công nhân sản xuất tượng chịu chi phí TK 335 TK 632 Trích trước tiền lương nghỉ CPNC trực tiếp vượt phép của công nhân sản xuất định mức TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của CNSX x 1.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm, bao gồm: - Chi phí lương và các khoản trích theo lương nhân viên phân xưởng. - Chi phí vật liệu. - Chi phí công cụ, dụng cụ. - Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất. - Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ, - Chi phí khác bằng tiền.  Nguyên tắc hạch toán: TK 627 – Chi phí sản xuất chung chỉ sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông, bưu điện, du lịch và dịch vụ. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 15 Lớp: 11DKKT5
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Kế toán sử dụng TK 627 để theo dõi chi phí sản xuất chung. Tùy theo yêu cầu quản lý và tính giá thành cho từng đối tượng, kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2 để theo dõi chi phí theo nội dung kinh tế và mở sổ chi tiết để theo dõi phân xưởng, bộ phận sản xuất. Trường hợp có nhiều loại SP mà CPSXC của mỗi loại SP không được phản ánh một cách tách biệt, thì CPSXC được phân bổ cho các loại SP theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. CPSXC cố định vượt định mức không được tính vào giá thành SP, dịch vụ mà được tính vào giá vốn hàng bán. Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển CPNVL trực tiếp vào TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang hoặc TK 631 – Giá thành sản xuất tùy theo doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX hoặc KKĐK.  Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, các chứng từ liên quan khác,  Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:  Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 6271 – Chi phí lương nhân viên phân xưởng Có TK 334 – Phải trả cho người lao động  Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN của nhân viên phân xưởng vào CPSX: Nợ TK 6271 – Chi phí lương nhân viên phân xưởng Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác  Xuất vật liệu cho phân xưởng: Nợ TK 6272 – Chi phí nguyên vật liệu Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu  Xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng: Nợ TK 6273 – Chi phí công cụ, dụng cụ Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ  Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận phân xưởng SX: Nợ TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 16 Lớp: 11DKKT5
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ  Chi phí điện, nước, điện thoại dùng ở bộ phận sản xuất: Nợ TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác Có TK 141, TK 111, TK 112,  Chi phí bằng tiền khác tại phân xưởng: Nợ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài Có TK 331, TK 111, TK 112,  Phát sinh giảm CPSXC: Nợ TK 111, TK 112, TK 138, Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung  Cuối kỳ, kết chuyển CPSXC cố định vượt định mức vào TK 632 ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung  Kết chuyển CPSXC vào TK 154 (TK 631): Nợ TK 154 (TK 631) – Chi phí SXKD dở dang (Giá thành SX) Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán Chi phí sản xuất chung SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 17 Lớp: 11DKKT5
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm TK 334 TK 627 TK 111,112,152 Tiền lương chính, lương phụ, Các khoản giảm chi phí phụ cấp tiền ăn ca phải trả cho nhân viên phân xưởng TK338 TK 632 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ CPSXC cố định vượt Theo tiền lương của nhân viên định mức TK 152 Trị giá thực tế của vật liệu xuất TK 154 (TK 631) dùng cho quản lý phân xưởng TK153 Kết chuyển CPSXC Xuất kho CCDC có giá trị nhỏ dùng cho hoạt động sản xuất TK142, TK 224 Phân bổ vào CPSXC TK214 Trích khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng TK331, TK 335 Chi phí điện, nước, sửa chữa thuê ngoài TK111, TK112, TK141 Chi khác bằng tiền cho hoạt đông sản xuất SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 18 Lớp: 11DKKT5
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm 1.3 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 1.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất để theo dõi đối tượng hạch toán và theo khoản mục chi phí.  Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (Phương pháp KKTX):  Cuối kỳ, kết chuyển CPSX trong kỳ theo từng đối tượng chịu chi phí: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung  Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được bắt bồi thường: Nợ TK 138 – Phải thu khác Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ: Nợ TK 155 – Thành phẩm Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  Sản phẩm sản xuất xong bán thẳng hoặc gửi bán: Nợ TK 632/TK 157 – Giá vốn hàng bán/Hàng gửi đi bán Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 19 Lớp: 11DKKT5
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm  Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (PPKKTX) TK621 TK154 TK 155 Tổng hợp CPNVLTT Nhập kho thành phẩm TK 622 TK 632 Tổng hợp CPNCTT Xuất bán thẳng TK 627 Tổng hợp CPSXC Xuất thẳng gửi bán TK 157  Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (Phương pháp KKĐK):  Đầu kỳ, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  Cuối kỳ, kết chuyển CPSX phát sinh trong kỳ: Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung  Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế kế toán xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 631 – Giá thành sản xuất  Tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 631 – Giá thành sản xuất SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 20 Lớp: 11DKKT5
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm 1.3.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.3.2.1 Khái niệm sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tại thời điểm tính giá thành. Để phản ánh trung thực CPSX sản phẩm hoàn thành trong kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá SPDD vào cuối kỳ để tính số lượng và giá trị của SPDD trước khi tính giá thành. 1.3.2.2 Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang a. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Áp dụng đối với trường hợp CPNVL chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành, NVL được bỏ từ đầu vào quy trình SX, và SP đang chế tạo giữa các kỳ ổn định. Theo phương pháp này thì trị giá SPDD cuối kỳ được tính theo trị giá NVL trực tiếp, còn CPNC trực tiếp và CPSXC được tính hết vào trị giá SP hoàn thành trong kỳ. Chi Chi phí NVL Chi phí NVL trực tiếp dở phí + trực tiếp phát Số lượng sản dang đầu kỳ sinh trong kỳ sản phẩm xuất = x dở dang dở Số lượng cuối kỳ dang Số lượng sản phẩm + cuối sản phẩm hoàn thành kỳ dở dang trong kỳ cuối kỳ Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán, xác định được chi phí dở dang cuối kỳ kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm nhanh chóng. Nhược điểm: kết quả đánh giá SPDD có mức độ chính xác thấp do không tính chi phí chế biến cho sản phẩm dở, do đó tính giá thành sản phẩm kém chính xác. Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục, CPNVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. b. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo ước lượng hoàn thành tương đương Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị có tỷ trọng các khoản mục CPSX không chênh lệch nhiều trong tổng giá thành và NVL được bỏ một lần ngay từ đầu quy trình SX. CPNVL chính hoặc CPNVL trực tiếp được phân bổ đều cho các SP đã và đang SX, không phân biệt SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 21 Lớp: 11DKKT5
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm là đã hoàn thành hay còn dở dang. Còn đối với CPNC và CPSXC thì được bỏ dần vào SX theo mức độ hoàn thành tương đương, hoặc theo CP tiêu hao thực tế.  Bƣớc 1: Quy đổi số lượng SPDD theo tỷ lệ hoàn thành tương đương. Số lượng SPDD quy đổi = Số lượng SPDD x Tỷ lệ hoàn thành của SPDD  Bƣớc 2: Xác định CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp và CPSXC của SPDD cuối kỳ theo các công thức sau: Chi phí NVL Chi phí NVL trực tiếp dở + trực tiếp phát CPNVL dang đầu kỳ sinh trong kỳ Số lượng trực tiếp sản phẩm = x của dở dang SPDD Số lượng Số lượng cuối kỳ sản phẩm + sản phẩm hoàn thành dở dang trong kỳ cuối kỳ Chi phí NC Chi phí NC trực tiếp dở + trực tiếp đầu CPNC dang đầu kỳ kỳ Số lượng trực tiếp SP quy = x của đổi cuối SPDD Số lượng SP Số lượng SP kỳ + hoàn thành quy đổi cuối trong kỳ kỳ CPSXC dở CPSXC phát Số lượng + dang đầu kỳ sinh trong kỳ SP quy CPSXC x đổi cuối của = kỳ SPDD Số lượng SP Số lượng SP hoàn thành + quy đổi cuối trong kỳ kỳ  Bƣớc 3: Xác định trị giá SPDD cuối kỳ theo công thức sau: Trị giá SPDD cuối kỳ = CPNVL trực tiếp của SPDD + CPNC trực tiếp của SPDD + CPSXC của SPDD Ưu điểm: đảm bảo tính hợp lý hơn và độ tin cậy cao hơn của CPSXKD dở dang cũng như chỉ tiêu thành phẩm và giá vốn hàng bán trong báo cáo kế toán. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 22 Lớp: 11DKKT5
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của SPDD là một công việc phức tạp. Điều kiện áp dụng: phù hợp với những doanh nghiệp có khối lượng SPDD lớn, khối lượng SPDD cuối kỳ nhiều và có biến động lớn so với đầu kỳ. c. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức Đối với doanh nghiệp SX tính giá thành định mức cho từng công đoạn SX, kế toán có thể căn cứ vào CP định mức của từng công đoạn do đơn vị xây dựng để tính trị giá SPDD vào cuối kỳ. Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng SPDD, mức độ hoàn thành và CP định mức cho từng SP để tính ra trị giá SPDD cuối kỳ. Ưu điểm: tính toán nhanh chóng. Nhược điểm: nhiều khi mức độ chính xác không cao vì có sự chênh lệch giữa thực tế và định mức. Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức CPSX hợp lý và việc quản lý, thực hiện theo định mức là ổn định, ít biến động. 1.4 Tính giá thành sản phẩm 1.4.1 Đối tƣợng tính giá thành Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đối tượng tính giá thành sản phẩm thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc chi tiết, khối lượng sản phẩm, dịch vụ đến một điểm dừng kĩ thuật thích hợp mà nhà quản lý cần thông tin về giá thành. 1.4.2 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tập hợp, tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Kỳ tính giá thành thường được chọn trùng với kỳ kế toán như tháng, quý, năm. 1.4.3 Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm 1.4.3.1 Phƣơng pháp giản đơn (trực tiếp) SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 23 Lớp: 11DKKT5
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ đơn giản, khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, mặt hàng ít. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở CPSX đã tập hợp trong kỳ, CP của SPDD đầu kỳ và cuối kỳ. Tổng giá = CPSX dở CPSX phát CPSX dở Trị giá thành SP dang đầu + sinh trong - dang cuối - khoản điều hoàn thành kỳ kỳ kỳ chỉnh giảm giá thành Tổng giá thành SP Giá thành đơn vị SP = Số lượng SP hoàn thành 1.4.3.2 Phƣơng pháp loại trừ chi phí sản xuất phụ Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ SXSP mà ngoài SP chính còn thu được SP phụ. Đối tượng tính giá thành tỏng trường hợp này là SP chính. Tổng giá thành SP chính hoàn thành là toàn bộ CPSX nhưng loại trừ CPSX của SP phụ. Thường thì CPSX phụ được tính theo giá kế hoạch, hoặc phần chênh lệch giữa giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế. Tổng giá CPSX dở CPSX phát CPSX dở Trị giá CPSX SP - thành SP = dang đầu + sinh trong dang cuối - khoản điều - phụ hoàn thành kỳ kỳ kỳ chỉnh giảm giá thành Trong đó, CPSX SP phụ được tính cho từng khoản mục CP theo tỷ trọng như sau: CPSX SP phụ Tỷ trọng CPSX SP phụ = Tổng CPSX CPSX SP phụ = Tỷ trọng CPSX SP phụ x CP từng khoản mục tương đương 1.4.3.3 Phƣơng pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất đồng thời tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí của từngloại sản phẩm . Để tính giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các loại sản phẩm khác nhau đó về một loại sản phẩm duy nhất gọi là sản phẩm chuẩn . Khi quy đổi kế toán dựa vào hệ số quy đổi được xây dựng sẵn . Sản phẩm có hệ số bằng 1 gọi là sản phẩm chuẩn . SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 24 Lớp: 11DKKT5
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm  Bước1: Quy đổi số lượng SP hoàn thành trong kỳ và số lượng SPDD ra thành 1 loại SP quy đổi theo 1 hệ số cho sẵn. Tổng số lượng SP hoàn thành quy đổi = Số lượng SPSX thực tế của từng SP Hệ số quy đổi từng SP Tổng số lượng SPDD quy đổi cuối kỳ = Số lượng SPDD của từng SP cuối kỳ Hệ số quy đổi từng SP  Bước 2: Tính trị giá của SPDD cuối kỳ theo các phương pháp đánh giá SPDD.  Bước 3: Xác định tổng giá thành của SPHT quy đổi. Tổng giá CPSX dở CPSX phát Trị giá Trị giá thành SP = dang đầu + sinh trong - SPDD quy - khoản điều hoàn thành kỳ kỳ đổi cuối kỳ chỉnh giảm quy đổi giá thành  Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của SP quy đổi. Tổng giá thành SP hoàn thành quy đổi Giá thành của một SP quy đổi = Tổng số lượng của SP hoàn thành quy đổi  Bước 5: Xác định tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm. Tổng giá thành thực tế của SP A = Số lượng SPHT thực tế của SP A x Hệ số của SP A x Giá thành 1 SP quy đổi  Bước 6: Xác định giá thành đơn vị thực tế của từng sản phẩm. Tổng giá thành thực tế Giá thành thực tế của một SP quy đổi = Số lượng thực tế của SPHT 1.4.3.4 Phƣơng pháp tỷ lệ Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất thu được một nhóm sản phẩm với chủng loại, phẩm chất, quy cách khác nhau. Trong trường hợp này đối tượng tập hợp CPSX là nhóm SP, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách SP trong nhóm SP đó. Trình tự tính giá thành SP như sau: Chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch. Tính tổng giá thành thực tế của cả nhóm SP theo phương pháp giản đơn. Tính tỷ lệ giá thành. Tổng giá thành của nhóm SP Tỷ lệ giá thành = Tổng tiêu thức phân bổ SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 25 Lớp: 11DKKT5
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Tính giá thành thực tế từng quy cách SP. Tổng giá thành thực tế từng quy cách SP = Tiêu chuẩn phân bổ từng quy cách Tỷ lệ giá thành SP 1.4.3.5 Phƣơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hoặc SX loạt nhỏ, theo đơn đặt hàng. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn hàng, đối tượng tính giá thành là từng SP, dịch vụ theo từng đơn hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành là thời điểm từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng. Theo phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, kế toán phải mở sổ theo dõi riêng từng SP theo từng đơn đặt hàng. Hàng tháng, căn cứ CPSX đã tập hợp theo từng phân xưởng trong sổ kế toán chi tiết để ghi vào các bảng tính giá thành có liên quan. Khi hoàn thành việc SX, kế toán tính giá thành SP bằng cách cộng toàn bộ CPSX đã tập hợp trên bảng tính giá thành. 1.4.3.6 Phƣơng pháp tính giá thành phân bƣớc Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình SX một SP phức tạp kiểu liên tục, qua nhiều công đoạn khác nhau, SP phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau, nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục SX ở giai đoạn sau. Mỗi công đoạn, kế toán phải xác định đối tượng để tính giá thành là bán thành phẩm và thành phẩm. CPSX được tập hợp theo từng công đoạn và được kết chuyển lần lượt từ công đoạn trước sang công đoạn tiếp theo. a. Phương pháp có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển tuần tự) Áp dụng đối với trường hợp đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm và thành phẩm. Theo phương pháp này, CPSX được tập hợp ở công đoạn SX đầu tiên, tính giá thành bán thành phẩm của công đoạn đầu tiên và chuyển giá trị bán thành phẩm sang công đoạn thứ 2 một cách tuần tự tính lần lượt như vậy, cho đến công đoạn cuối cùng là giá thành của sản phẩm hoàn thành. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 26 Lớp: 11DKKT5
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Sơ đồ 1.5: Quy trình tính giá thành phân bƣớc có tính giá thành bán thành phẩm Chi phí Chi phí chế Giá thành bán nguyên vật + biến bước 1 thành phẩm liệu trực tiếp bước 1 Giá thành Chi phí chế Giá thành bán thành phẩm bán thành + biến bước 2 phẩm bước 1 bước 2 Giá thành Chi phí chế Giá thành thành + bán thành biến bước n phẩm phẩm bước n-1 b. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển song song) Trong phương pháp tính giá thành SP phân bước mà không tính giá thành bán thành phẩm, thì đối tượng tính giá thành được xác định là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Theo phương pháp này, kế toán CPSX theo từng khoản mục CP ở từng công đoạn. Khi đã tập hợp được CPSX của tất cả các công đoạn SX cho đến thành phẩm, kế toán mới tổng hợp giá thành SP hoàn thành (thành phẩm). Bản chất phương pháp là kết chuyển song song các khoản mục CPSX nằm trong thành phẩm ở từng công đoạn. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 27 Lớp: 11DKKT5
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Sơ đồ 1.6: Quy trình tính giá thành phân bƣớc không tính giá thành bán thành phẩm CPSX ở công CPSX ở công CPSX ở công đoạn 1 đoạn 2 đoạn n CPSX của CPSX của CPSX của công đoạn 2 công đoạn n công đoạn 1 trong thành trong thành trong thành phẩm phẩm phẩm Giá thành sản phẩm hoàn thành SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 28 Lớp: 11DKKT5
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ĐỒNG LÂM 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm (công ty) được thành lập từ tháng 12/2005. Vốn điều lệ là 1.200.000.000.000 VND (một nghìn hai trăm tỷ đồng), với sự tham gia góp vốn của 3 cổ đông sáng lập: Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Asean, Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Hà Nội, Công ty cổ phần xây dựng Vạn Niên. Công ty hoạt động theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 3300384306 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp lần đầu ngày 06 tháng 12 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ 06 ngày 16 tháng 10 năm 2009. Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm là chủ đầu tư Dự án Nhà máy xi măng Đồng Lâm tại Thôn Cổ Xuân, Xã Phong Xuân và Thôn Đông Lâm, Xã Phong An, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Công suất thiết kế: 4 triệu tấn xi măng/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án: 280 triệu USD. Diện tích xây dựng: 99,6 ha. Quy mô công suất nhà máy: 5.000 tấn clinker/ngày, tương đương với 2 triệu tấn xi măng/năm. Với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn, bộ máy điều hành và kinh doanh của Công ty được tập trung ở văn phòng chính đặt tại TP Hồ Chí Minh. 3 nhà máy sản xuất Clinker và xi măng sẽ được triển khai xây dựng tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và Nghệ An (là các địa phương có trữ lượng nguyên liệu đá vôi lớn), 1 nhà máy sản xuất xi măng đặt tại TP Hồ Chí Minh (nguyên liệu đầu vào là bán thành phẩm Clinker do các nhà máy trong tập đoàn cung cấp). Thị trường mục tiêu của Công ty là khu vực Nam Bộ và Miền Trung của Việt Nam. Hiện tại, Công ty đã đầu tư xây dựng hoàn thành nhà máy xi măng số 1 tại Huế với công suất thiết kế là 1,8 triệu tấn xi măng/năm. Dây chuyền sản xuất của nhà máy sử dụng công nghệ lò quay có công suất thiết kế là 5.500 tấn/clinker/ngày với các máy nghiền con lăn đứng thế hệ mới và máy làm nguội Clinker kiểu hành tinh theo công nghệ hiện đại của Cộng SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 29 Lớp: 11DKKT5
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Hòa Liên Bang Đức. Các loại sản phẩm chính của Công ty gồm có: Clinker PC50, xi măng PCB40 bao, xi măng PCB40 rời và các loại xi măng đặc biệt như xi măng ít toả nhiệt, xi măng đóng rắn nhanh, xi măng làm đường, Trụ sở chính của công ty: Địa chỉ: Thôn Cổ Xuân, Xã Phong Xuân, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: (+84) 054.3751 702 – 2751 703 Số Fax: (+84) 054.3751 701 Email: info@donglam.com.vn Website: www.donglam.com.vn Văn phòng tại Tp.HCM: Địa chỉ: Lầu 2 cao ốc Agrex, 58 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM. Điện thoại: (+84) 8 6290 3079 Số Fax: (+84) 8 6290 3078 Văn phòng kinh doanh tại Huế: Địa chỉ: Số 105A Hùng Vương, Phường Phú Hội. Tp.Huế Điện thoại: (+84) 054. 3934666 – 3937777 Số Fax: (+84) 054. 3937666 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 2.1.2.1 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty gồm: - Khai thác và chế biến khoáng sản. - Sản xuất, kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng. - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Kinh doanh xuất, nhập khẩu xi măng và nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. - Dịch vụ bến cảng và dịch vụ kho bãi. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 30 Lớp: 11DKKT5
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm - Dịch vụ vận chuyển đường bộ và đường sông. 2.1.2.2 Doanh số Biểu đồ 2.1 Biểu đồ so sánh kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2013, 2014 (Đơn vị tính: đồng) 5,000,000,000,000 4,500,000,000,000 4,000,000,000,000 3,500,000,000,000 3,000,000,000,000 2,500,000,000,000 2,000,000,000,000 1,500,000,000,000 2013 1,000,000,000,000 2014 500,000,000,000 0 Doanh thu Doanh thu Giá vốn hàng Lợi nhuận bán hàng và thuần về bán sau thuế cung cấp bán hàng và dịch vụ cung cấp dịch vụ (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014) Từ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 (Xem Phụ lục 03), nhận thấy rằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty giảm xuống nhưng không đáng kể. Cụ thể là giảm khoảng 4,565% (từ 187.970.676.448 đồng xuống còn 179.359.355.450 đồng so với năm 2013. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang trong giai đoạn sản xuất và kinh doanh ổn định. 2.1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại công ty Quy trình sản xuất xi măng gồm 6 giai đoạn sau:  Giai đoạn 1: Khai thác mỏ. Xác định nguồn khoáng sản, nổ mìn, phá đá, vận chuyển đá vôi chở về kho nguyên liệu.  Giai đoạn 2: Gia công sơ bộ nguyên liệu. Đá vôi, đất sét, quặng sắt được vận chuyển từ mỏ khai thác về nhà máy thường ở dạng viên tảng có kích thước lớn, nên phải được đập nhỏ trước để tiện cho việc nghiền, sấy khô, chuyển tải và tồn trữ. Vật liệu sau khi được đập nhỏ và có độ hạt đồng đều nên giảm được hiện tượng phân li của SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 31 Lớp: 11DKKT5
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm độ hạt khác nhau trong quá trình vận chuyển và tồn trữ, có lợi cho việc tạo ra thành phần liệu sống và sự phối liệu được chính xác. Nhưng trong sản xuất xi măng độ hạt của vật liệu là hạt vừa, nếu hạt quá nhỏ sẽ làm cho hệ thống đập nhỏ phức tạp thêm Máy đập nhỏ: Đập nhỏ là quá trình làm giảm nhỏ độ hạt của vật liệu bằng phương pháp cơ học. Trước đây, đập nhỏ được chia làm 3 giai đoạn là đập thô, đập vừa và đập nhỏ. Hiện nay chỉ áp dụng một giai đoạn đập nhỏ đã đạt được đường kính hạt là 1100mm, có khi còn nhỏ hơn 25mm. Như vậy, hệ thống đập nhỏ đã được đơn giản đi rất nhiều, không những giảm được vốn đầu tư, giảm ô nhiễm mà còn nâng cao hiệu suất lao động. Thiết bị đập nhỏ: Có nhiều kiểu thiết bị đập nhỏ như: kiểu hàm, kiểu cối xay, kiểu trục cán, kiểu búa Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và trình độ kỹ thuật của từng nước mà sử dụng thiết bị đập nhỏ phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao và dễ vận hành, sửa chữa. Thường thì các nhà máy sử dụng máy đập nhỏ kiểu búa đơn quay để đập nhỏ đá vôi, Mergel, than, Clinker Ưu điểm của loại máy này năng lực sản xuất lớn, tỉ suất đập nhỏ cao, cấu tạo đơn giản, thân máy nhỏ, độ hạt đồng đều, dễ thay thế linh kiện. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm là: đầu búa, rãnh răng lược, tấm lót chống bị mài mòn, khi sản xuất tạo nhiều bụi; không thích hợp đập nhỏ các vật liệu bị ẩm ướt hoặc vật liệu dính.  Giai đoạn 3: Nghiền, sấy phối liệu sống. Sấy phối liệu sống: Phối liệu đã được định lượng gồm đá vôi, đất sét sẽ được nạp vào máy nghiền. Tại đây phối liệu được nghiền và sấy khô bằng khí thải từ lò nung. Sau khi sấy thì lượng nước có trong nguyên liệu, chủ yếu là trong đất sét giảm xuống rất nhiều, tạo điều kiện cho các giai đoạn sau như nung Clinker, tồn trữ xi măng. Nghiền phối liệu sống: Sử dụng phương pháp nghiền bi để nghiền phối liệu sống, tỉ lệ chiều dài và đường kính của máy nghiền bi là 3:1. Đặc điểm của máy nghiền bi thép là: 1. Áp dụng rộng rãi trong việc nghiền vật liệu rắn, năng lực sản xuất lớn. 2. Khi độ hạt liệu vào là 20 ÷ 30mm thì độ nhỏ của sản phẩm có thể đạt tới 0,1mm. 3. Có thể tiến hành nghiền, sấy cùng một lúc. 4. Kết cấu đơn giản, dễ kiểm tra, dễ thay thế linh kiện. 5. Vận hành tốt. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 32 Lớp: 11DKKT5
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm 6. Phát ra tiếng ồn khá lớn khi vận hành, tiêu hao nhiều năng lượng trong một đơn vị sản xuất.  Giai đoạn 4: Nung Clinker. Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 1450oC của đá vôi, đất sét và một số phụ gia điều chỉnh. Nung Clinker xi măng là khâu then chốt trong sản xuất xi măng. Nhiệt độ của vật liệu từ 1300 ÷ 1450 ÷ 1300oC là tiến hành nung Clinker. Khi nhiệt độ của vật liệu đạt mức trên thì các chất sắt nhôm 4 canxi, nhôm 3 canxi, oxit magie và các chất kiềm bắt đầu nóng chảy; oxit canxi, silic 2 canxi hoà vào trong pha lỏng. Trong pha lỏng, oxit canxi, silic 2 canxi xảy ra phản ứng tạo thành silic 3 canxi, đây là quá trình hấp thụ vôi. Khi đạt 1450oC vôi tự do được hấp thụ đầy đủ. Phản ứng: 2CaO.SiO2 + CaO → 3CaO.SiO2 Quá trình giảm nhiệt độ từ 1450→1300oC là quá trình hoàn thiện tinh thể Alite, cho tới 1300oC thì pha lỏng bắt đầu đông kết, phản ứng tạo thành silic 3 canxi cũng kết thúc. Lúc này trong vật liệu còn một số oxit canxi chưa hoá hợp với silic 2 canxi, gọi là oxit canxi tự do. Sau khi nung thành Clinker phải tiến hành làm nguội. Mục đích là để tăng chất lượng Clinker, nâng cao tính dễ nghiền, thu hồi nhiệt dư của Clinker, giảm hao nhiệt, nâng hiệu suất nhiệt của hệ thống nung, giảm nhiệt độ Clinker, thuận tiện cho việc tồn trữ, vận hành và nghiền Clinker.  Giai đoạn 5: Nghiền xi măng. Sau khi làm nguội, Clinker được chuyển lên silo Clinker. Từ đây, Clinker được nạp vào máy nghiền xi măng cùng thạch anh và các phụ gia điều chỉnh, hệ thống nghiền sơ bộ có thiết bị lọc bụi hiệu suất cao. Mục đích của việc nghiền xi măng: • Xi măng càng mịn thì càng tăng diện tích bề mặt. • Tăng tính năng thuỷ phân hoá rất mạnh, nó bao bọc cát sạn trong bê tông và dính kết lại với nhau. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 33 Lớp: 11DKKT5
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Nhưng thực tế nếu nghiền quá mịn sẽ giảm sản lượng của máy nghiền, tăng tiêu hao điện năng. Đồng thời, kích cỡ hạt càng mịn thì khi tồn trữ dễ mất đi hoạt tính, giảm độ bền vững của bê tông. Vì vậy độ mịn của xi măng được khống chế trong khoảng 88µm, dư trên rây khoảng 5→10%.  Giai đoạn 6: Đóng gói xi măng. Sau khi nghiền, xi măng chưa thể xuất xưởng ngay mà phải qua tồn trữ trung gian. Tồn trữ xi măng có tác dụng như sau: • Khống chế nghiêm ngặt chất lượng xi măng. • Cải thiện chất lượng xi măng. Xi măng bao là dùng máy đóng bao đổ xi măng vào túi giấy. Máy đóng bao có 2 loại chính: máy đóng bao quay tròn và máy đóng bao cố định. 2.1.3 Tổ chức bộ máy công ty Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 34 Lớp: 11DKKT5
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Ban Tổng Kiểm Giám đốc soát Phó Tổng Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng đầu tư Nhân sự Tài Kỹ Mua Bán xây dựng hành chính kế thuật hàng hàng cơ bản chính toán công nghệ Phân Phân Phòng xưởng xưởng nghiên Phòng sản xuất sản xuất cứu phát Tổng hợp clinker xi măng triển Quan hệ chỉ đạo, chức năng Quan hệ điều hành Bộ máy của công ty gồm có Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, 8 phòng chức năng và 2 phân xưởng sản xuất được tổ chức như mô tả trong Sơ đồ 1.1. Chức năng, nhiệm vụ tổng quát của các đơn vị trong Công ty như sau: - Ban Giám đốc: gồm có Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc phụ trách chung, Phó Tổng Giám đốc phụ trách thương mại. - Ban Kiểm soát: thực hiện công việc kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại công ty. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 35 Lớp: 11DKKT5
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm - Phòng đầu tƣ xây dựng cơ bản: quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở kỹ thuật và thiết bị hiện có tại công ty; xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát chặt chẽ các kế hoạch bảo trì, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, máy móc. - Phòng Nhân sự Hành chính: chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và bố trí nhân sự theo yêu cầu, thực hiện các công tác hành chính. - Phòng Tài chính Kế toán: chịu trách nhiệm toàn bộ công tác Kế toán-Tài chính của công ty, đứng đầu là Giám đốc tài Chính kiêm Kế toán trưởng. - Phòng Mua hàng: chịu trách nhiệm tổ chức công tác đấu thầu, lựa chọn nhà cung cấp-nhà thầu thi công xây lắp, ký hợp đồng và quản lý các hợp đồng kinh tế. - Phòng Kỹ thuật Công nghệ Dự án: xây dựng phương án công nghệ, lựa chọn dây chuyền sản xuất, nghiên cứu tối ưu hóa tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới. - Phòng Bán hàng: Tổ chức, xây dựng mạng lưới phân phối, bán hàng, xây dựng hình ảnh công ty, sản phẩm, thương hiệu và trực tiếp thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi. - Phòng nghiên cứu phát triển: nghiên cứu thị trường, đề xuất các phương án phát triển sản phẩm. - Phòng Tổng hợp: tham mưu, giúp nhà quản lý lưu trữ, văn thư, điều phối các hoạt động khác của đơn vị và thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà quản lý giao. - Phân xƣởng sản xuất clinker: đảm nhận công đoạn sản xuất, tồn trữ và xuất clinker. Cụ thể bao gồm các bước: khai thác đá vôi, gia công sơ bộ nguyên liệu, nghiền sấy phối liệu sống và nung clinker. - Phân xƣởng sản xuất xi măng: Phân xưởng nghiền xi măng: đảm nhận công đoạn nghiền xi măng, đóng bao và xuất xi măng để đưa đi tiêu thụ. Mỗi phòng, phân xưởng đều có Trưởng phòng và Quản đốc phân xưởng. Trưởng phòng và Quản đốc phân xưởng sẽ trực tiếp báo cáo cho Ban giám đốc công ty. Như vậy, bộ máy tổ chức của công ty hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 36 Lớp: 11DKKT5
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm 2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán Mô hình kế toán Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm đang áp dụng là mô hình kế toán tập trung. Phòng Tài chính Kế toán đặt tại văn phòng TP Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm cập nhật số liệu nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các phòng ban công ty ở văn phòng TP Hồ Chí Minh và xử lý tất cả các giao dịch kinh tế phát sinh khác của Ban điều hành công trường Huế cũng như của toàn bộ doanh nghiệp. Nhân sự của phòng Tài chính Kế toán gồm có 10 người. Trong đó: 3 người làm việc tại văn phòng TP Hồ Chí Minh và 7 người làm việc thường xuyên tại nhà máy ở Huế. Bảng 2.1 Bảng số lƣợng nhân viên Phòng kế toán Số Nơi làm việc Chức danh Công việc người thường xuyên Giám đốc Tài chính, Giám đốc Tài chính 1 TP. HCM Kế toán trưởng Phó Giám đốc bộ phận Tài Phó Giám đốc Tài chính 1 Huế chính – Kế toán Kế toán tổng hợp, Kế toán tiền Kế toán tổng hợp 1 Huế lương, Kế toán thuế Kế toán giá thành và kết quả Kế toán chi phí sản xuất, giá 1 Huế kinh doanh thành và kết quả kinh doanh Kế toán tài sản cố định, Kế Kế toán TSCĐ và vật tư 1 Huế toán vật tư Kế toán bán hàng, mua hàng Kế toán bán hàng, Kế toán mua 1 Huế và công nợ hàng, Kế toán công nợ phải thu SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 37 Lớp: 11DKKT5
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm và phải trả Kế toán tiền mặt-tiền gửi ngân hàng, Kế toán nguồn vốn, Kế Kế toán Thanh toán 1 Huế toán đầu tư tài chính -góp vốn và vay nợ Kế toán xây dựng cơ bản và Kế toán Đầu tư 1 TP. HCM sửa chữa lớn Huế Thủ quỹ 2 Thủ quỹ TP. HCM Tổng số 10 Hàng ngày, các chuyên viên kế toán làm việc tại nhà máy (ở Huế) sẽ hướng dẫn công tác kế toán, thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ, cập nhật số liệu phát sinh vào phần mềm kế toán. Định kỳ (cuối tháng), tất cả các chứng từ gốc liên quan đến các giao dịch phát sinh trong tháng tại Huế được lập thành bảng kê và chuyển về phòng Tài chính Kế toán công ty tại văn phòng TP HCM. Với mô hình này, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức như sau: SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 38 Lớp: 11DKKT5
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty Giám đốc Tài chính (kiêm Kế toán trưởng) Phó giám đốc Tài chính Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán giá thành bán hàng, TSCĐ và tổng hợp và kết quả mua hàng vật tư và công kinh doanh nợ Kế toán Kế toán Thủ quỹ thanh toán đầu tư Quan hệ chỉ đạo, chức năng Quan hệ điều hành 2.1.4.1 Chức năng - Tổ chức và thực hiện các tác nghiệp tài chính bao gồm: phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tính toán hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư (nếu có), huy động và quản lý nguồn vốn sản xuất kinh doanh - đầu tư - liên doanh liên kết, quản lý việc sử dụng vốn, tài sản, thu nhập, chi phí, SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 39 Lớp: 11DKKT5
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm - Thiết lập và vận hành hệ thống kế toán (bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị) đảm bảo tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn mực, nguyên tắc và chế độ kế toán theo quy định. - Kiểm soát mọi hoạt động đầu tư, liên doanh - liên kết, sản xuất - kinh doanh ở khía cạnh tài chính và đề xuất các giải pháp, công cụ quản trị rủi ro tài chính. 2.1.4.2 Nhiệm vụ 2.1.4.2.1 Công tác tài chính - Thu thập, xử lý, tổng hợp và phân tích các số liệu về sản xuất kinh doanh, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư (tính toán giá trị hiện tại thuần - NPV, tỉ suất hoàn vốn nội bộ - IRR, thời gian hoàn vốn ) nhằm cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo và các cổ đông của Công ty. - Lập kế hoạch tài chính - ngân sách, theo dõi - kiểm soát việc thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách được duyệt, đánh giá tình hình tài chính và kịp thời đề xuất các biện pháp điều chỉnh hợp lý (nếu có). - Là bộ phận đầu mối, trực tiếp thực hiện các thủ tục huy động vốn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư. Tổ chức quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. - Hoạch định và đưa ra những quyết định tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, phân tích và đề xuất các công cụ quản trị rủi ro tài chính. 2.1.4.2.2 Công tác kế toán - Thu thập, xử lý, tổng hợp và phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng chế độ, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán các thông tin, số liệu kế toán về nguồn vốn, tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình chi phí, tình hình công nợ, tình hình thanh quyết toán vốn đầu tư theo cơ cấu vốn đầu tư, theo dự án, công trình, hạng mục công trình. Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số lượng và giá trị từng loại tài sản. Ghi chép và hạch toán đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thực hiện các thủ tục kê khai, quyết toán thuế với cơ quan Thuế kịp thời, đầy đủ và chính xác. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 40 Lớp: 11DKKT5
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm - Lập và nộp các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, thống kê, báo cáo thuế cho các cơ quan quản lý Nhà Nước theo quy định. - Lập các báo cáo kế toán quản trị, giá thành sản xuất, kết quả sản xuất theo mặt hàng, chi phí bán hàng và quản lý, báo cáo nguồn vốn và tình hình thực hiện huy động vốn, báo cáo tình hình thanh toán hợp đồng, báo cáo tình hình giải ngân vốn vay và tính toán lãi vay phục vụ cho yêu cầu kiểm soát, quản lý, điều hành của Công ty. - Kiểm tra, kiểm soát các khoản thu chi, thanh toán công nợ, nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Kiểm tra và kiểm soát việc quản lý, sử dụng các loại tài sản, công cụ, dụng cụ. - Cung cấp và giải trình số liệu kế toán phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán và theo yêu cầu của các cổ đông, các nhà tài trợ và các cơ quan chức năng theo quy định. 2.1.4.2.3 Công tác khác - Cập nhật chính sách, quy định của Nhà Nước trong lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế nhằm trợ giúp cho Ban lãnh đạo trong quá trình điều hành và triển khai áp dụng kịp thời đến các bộ phận trong Công ty. - Xây dựng, triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ và các quy trình nghiệp vụ. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành chế độ, chính sách, các quy chế, quy định về tài chính kế toán của Công ty. - Tham gia công tác lập hồ sơ mời thầu, xét thầu, đàm phán ký kết hợp đồng với nhà thầu (nếu có yêu cầu) và thực hiện thanh quyết toán công trình, hạng mục công trình hoàn thành theo quy định hiện hành. - Xây dựng và quản lý hệ thống định mức chi phí của Công ty. - Thực hiện các công tác khác theo phân công chỉ đạo của Tổng Giám đốc. 2.1.5 Hệ thống sổ sách kế toán và chính sách kế toán 2.1.5.1 Hệ thống chứng từ Về cơ bản, Công ty vận dụng các mẫu chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 (chế độ kế toán doanh nghiệp) và các quy định hiện hành, một số mẫu biểu khác được xây dựng phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp của Công ty. Công ty có đăng ký và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng tự in. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 41 Lớp: 11DKKT5
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm 2.1.5.2 Hệ thống tài khoản kế toán Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp. Đồng thời có vận dụng và mở các tài khoản chi tiết cần thiết để phục vụ yêu cầu quản lý thực tế của Công ty. 2.1.5.3 Sổ sách kế toán Tại Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm, sổ sách và báo cáo kế toán được trình bày theo hình thức Nhật ký chung. Các loại sổ chủ yếu gồm: - Sổ Nhật ký chung. - Sổ cái. - Sổ kế toán chi tiết. 2.1.5.4 Chính sách kế toán Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND). Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các hướng dẫn sửa đổi, bổ sung. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 42 Lớp: 11DKKT5
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Trong giai đoạn đầu tư trước hoạt động, các khoản thu nhập phát sinh trong kỳ được điều chỉnh giảm vào khoản mục "Chi phí xây dựng cơ bản dở dang", các khoản chi phí quản lý của Công ty phát sinh trong kỳ được ghi nhận tăng vào khoản mục "Chi phí xây dựng cơ bản dở dang". Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm 2.2.1 Vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty 2.2.1.1 Nguyên tắc hạch toán  Đối với các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng tính giá thành thì tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng, cụ thể: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất clinker được tập hợp vào tài khoản Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – mở chi tiết cho phân xưởng clinker. - Chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất clinker được tập hợp vào tài khoản Chi phí nhân công trực tiếp – mở chi tiết cho phân xưởng clinker. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất xi măng được tập hợp vào tài khoản Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – mở chi tiết cho phân xưởng xi măng. - Chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất xi măng được tập hợp vào tài khoản Chi phí nhân công trực tiếp – mở chi tiết cho phân xưởng xi măng.  Đối với chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền liên quan đến 2 phân xưởng sản xuất clinker và phân xưởng sản xuất xi măng mà không tách ra ngay được thì công ty tiến hành tổng hợp lại rồi phân bổ cho từng đối tượng theo tỷ lệ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. 2.2.1.2 Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng sản xuất bao gồm phân xưởng sản xuất clinker và phân xưởng sản xuất xi măng. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 43 Lớp: 11DKKT5
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm 2.2.1.3 Đối tƣợng tính giá thành, kỳ tính giá thành và phƣơng pháp tính giá thành Đối tượng tính giá thành: là bán thành phẩm Clinker PC50, thành phẩm xi măng bao PCB40. Kỳ tính giá thành: tháng. Phương pháp tính giá thành: phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Khi đó căn cứ vào chi phí sản xuất từng phân xưởng ta tính được giá thành của nửa thành phẩm và xi măng theo công thức: Tổng giá Chi phí ở Chi phí dở Chi phí phát Chi phái dở thành = + giai đoạn trước + dang đ ầ u kì + sinh trong kì - dang cuối kì thực tế ở chuyển sang của giai đoạn i của giai đoạn i ở giai đoạn i giai đoạn i Tổng giá thành thực tế giai đoạn i Giá thành đơn vị SP giai đoạn i = Sản lượng sản xuất trong tháng giai đoạn i 2.2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm 2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí: Nguyên liệu, vật liệu chính, nguyên liệu, vật liệu phụ, nhiên liệu phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất bán thành phẩm Clinker PC50 và thành phẩm xi măng bao PCB40. - Nguyên liệu, vật liệu chính dùng cho sản xuất clinker gồm có: đá vôi, đất sét. - Nguyên liệu, vật liệu chính dùng cho sản xuất xi măng gồm có: clinker. - Nguyên liệu, vật liệu phụ gồm có: thạch cao, vỏ bao, phụ gia - Nhiên liệu phục vụ cho sản xuất gồm có: dầu Diezen, dầu nhờn, than cám Công ty sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” để tập hợp chi phí sản xuất cho phân xưởng sản xuất clinker và phân xưởng sản xuất xi măng. Tài khoản 621 chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cụ thể như sau: SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 44 Lớp: 11DKKT5
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm TK 6211 - Nguyên vật liệu trực tiếp tại Phân xƣởng sản xuất Clinker TK 62111 – Đá vôi TK 62112 – Đất sét TK 62113 – Than cám 4A TK 62114 – Dầu Diezen TK 62115 – Điện năng TK 62116 – Vật liệu chịu lửa TK 6212 – Nguyên vật liệu trực tiếp tại Phân xƣởng sản xuất xi măng TK 62121 – Clinker TK 62122 – Thạch cao TK 62123 – Các loại phụ gia TK 62124 – Dầu nhờn TK 62125 – Vỏ bao TK 62126 – Dầu Diezen TK 62127 – Nguyên liệu, vật liệu khác cho sản xuất xi măng Các chứng từ sử dụng: - Phiếu xuất kho (xuất nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất). - Phiếu nhập kho (vật liệu còn lại cuối kỳ tại các phân xưởng). Hàng ngày, căn cứ định mức tiêu hao vật tư và kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt, các phân xưởng sản xuất sẽ lập yêu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất. Phòng vật tư sẽ lập phiếu xuất kho và thực hiện việc xuất kho nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất để tiến hành sản xuất sản phẩm. Cuối ngày, căn cứ phiếu xuất kho đã thực hiện và có đầy đủ chữ ký hợp lệ, kế toán vật tư sẽ cập nhật dữ liệu xuất kho nguyên liệu, vật liệu chính (Xem Phụ lục 01:Phiếu xuất kho) vào phân hệ kế toán vật tư đã được phân quyền sử dụng trên phần mềm kế toán. Trong tháng 11/2014, công ty phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về tình hình xuất NVL trực tiếp để sản xuất sản phẩm như sau: SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 45 Lớp: 11DKKT5
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm  Ngày 01/11, xuất 176 tấn than cám 4A, đơn giá 2.500.000 đồng/tấn để sản xuất sản phẩm tại phân xưởng clinker: Nợ TK 62113: 440.000.000 đồng. Có TK 1523: 440.000.000 đồng.  Ngày 02/11, xuất 489 lít dầu diezen cho PXSX clinker, đơn giá 21.200 đồng/ lít: Nợ TK 62114: 10.365.752 đồng. Có TK 1524: 10.365.752 đồng.  Ngày 02/11, xuất 6.052 tấn đá vôi cho PXSX clinker, đơn giá 57.902 đồng/tấn: Nợ TK 62113: 350.422.904 đồng. Có TK 1523: : 350.422.904 đồng.  Ngày 06/11, xuất 3.000 tấn đất sét cho PXSX clinker, đơn giá 35.000 đồng/tấn: Nợ TK 62112: 105.000.000 đồng. Có TK 1525: 105.000.000 đồng.  Ngày 15/11, xuất 5.500 tấn clinker cho PXSX xi măng, đơn giá 202.216 đồng/tấn: Nợ TK 62121: 1.112.188.000 đồng. Có TK 1541: 1.112.188.000 đồng.  Ngày 18/11, xuất 240 tấn thạch cao cho PXSX xi măng, đơn giá 740.000 đồng/tấn: Nợ TK 62122: 177.560.785 đồng. Có TK 1522: 177.560.785 đồng.  Ngày 21/11, xuất 3.000 tấn clinker cho PXSX xi măng, đơn giá 202.216 đồng/tấn: Nợ TK 62121: 606.648.000 đồng. Có TK 1541: 606.648.000 đồng.  Ngày 24/11, xuất 50.000 vỏ bao xi măng cho PXSX xi măng, đơn giá 42.438 đồng/bao: Nợ TK 62125: 2.121.900.000 đồng. Có TK 1525: 2.121.900.000 đồng. Căn cứ vào các phiếu xuất kho đã kiểm tra, trước hết kế toán ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung (Xem Phụ lục 04: Sổ Nhật ký chung), sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung, phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật vào sổ chi tiết TK 6211(Xem Phụ lục 05: Sổ chi tiết tài khoản 6211), sổ chi tiết TK 6212 (Xem Phụ SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 46 Lớp: 11DKKT5
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm lục 06: Sổ chi tiết tài khoản 6212) và sổ cái TK 621 (Xem Phụ lục 07: Sổ Cái tài khoản 621). Cuối tháng, sau khi kiểm tra và đối chiếu toàn bộ số liệu xuất kho nguyên liệu, vật liệu chính trên phần mềm kế toán với bộ phận kho và phiếu xuất kho, kế toán vật tư sẽ thực hiện bút toán kết chuyển toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu chính đã xuất dùng cho sản xuất từ các tài khoản 621 sang các tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” tương ứng để phục vụ cho việc tính toán giá thành sản xuất sản phẩm. 2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: - Tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng clinker. - Tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng xi măng. Tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp được tính trên cơ sở hệ số cấp bậc công việc, mức lương tối thiểu và ngày công thực tế của từng công nhân. Các khoản phụ cấp tính theo hệ số được quy định trong thỏa ước lao động tập thể của Công ty. Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được tính theo quy định hiện hành của Nhà nước. Công ty sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để tổ chức hạch toán kế toán. Tài khoản 622 được mở chi tiết như sau: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp TK 6221 – Chi phí nhân công trực tiếp tại Phân xưởng sản xuất clinker. TK 6222 – Chi phí nhân công trực tiếp tại Phân xưởng sản xuất xi măng. Các chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công. - Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Hàng tháng, trên cơ sở bảng chấm công của các phân xưởng, phòng tổ chức nhân sự sẽ thực hiện việc tính lương và các khoản trích theo lương. Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương để lập bảng phân bổ tiền lương và các SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 47 Lớp: 11DKKT5
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm khoản trích theo lương. Sau đó thực hiện việc hạch toán số liệu phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương vào phần mềm kế toán. Trong tháng 11/2014, công ty phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về tình hình tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất như sau:  Ngày 30/11, Tiền lương phải trả trong tháng phân bổ cho các bộ phận: Công nhân sản xuất tại PXSX clinker: 144.772.304 đồng, công nhân sản xuất tại PXSX xi măng: 166.573.394 đồng. Nợ TK 6221: 144.772.304 đồng. Nợ TK 6222: 166.573.394 đồng. Có TK 3341: 311.345.698 đồng.  Ngày 30/11, trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 6221: 34.745.353 đồng. Nợ TK 6222: 39.977.615 đồng. Có TK 338: 74.722.968 đồng. Chi tiết tài khoản 338, trong đó: TK 3382: 6.226.913,96 đồng. TK 3383: 56.042.225,64 đồng. TK 3384: 9.340.370,94 đồng. TK 3389: 3.113.456,98 đồng. Cuối tháng, căn cứ số liệu phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Xem Phụ lục 08: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương), kế toán cập nhật số liệu vào các sổ chi tiết của tài khoản 622 (Xem Phụ lục 09: Sổ chi tiết tài khoản 6221 và Phụ lục 10: Sổ chi tiết tài khoản 6222). Sau đó, kế toán thực hiện việc kết chuyển chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản 154 tương ứng để phục vụ cho công tác tính toán giá thành sản phẩm. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 48 Lớp: 11DKKT5
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm 2.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Công ty vận dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” để tổ chức hạch toán kế toán. Tài khoản 627 được mở chi tiết như sau: TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – Chi phí vật liệu TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác Các chứng từ sử dụng: - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. - Phiếu xuất kho (vật liệu, công cụ dụng cụ). - Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. - Các chứng từ thanh toán, chi tiền liên quan đến dịch vụ mua ngoài và chi khác. 2.2.2.3.1 Chi phí nhân viên phân xƣởng Bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của bộ phận gián tiếp tại các phân xưởng sản xuất bao gồm: Quản đốc, phó quản đốc, đốc công, nhân viên thống kê, thủ kho của phân xưởng. Trong tháng 11/2014, công ty phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về tình hình tiền lương nhân viên phân xưởng sản xuất như sau:  Ngày 30/11, Tiền lương phải trả trong tháng phân bổ cho các bộ phận: nhân viên phân xưởng sản xuất clinker: 69.496.283 đồng, nhân viên phân xưởng sản xuất xi măng: 105.742.470 đồng. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 49 Lớp: 11DKKT5
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Nợ TK 62711: 69.496.283 đồng. Nợ TK 62712: 105.742.470 đồng. Có TK 3341: 175.238.753 đồng.  Ngày 30/11, trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 62711: 16.679.108 đồng. Nợ TK 62712: 25.378.193 đồng. Có TK 338: 42.057.301 đồng. Chi tiết tài khoản 338, trong đó: TK 3382: 3.504.775,06 đồng. TK 3383: 31.542.975,54 đồng. TK 3384: 5.257.162,59 đồng. TK 3389: 1.752.387,53 đồng. Cuối tháng, căn cứ số liệu phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Xem Phụ lục 08: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương), kế toán cập nhật số liệu vào các sổ chi tiết của tài khoản 6271 (Xem Phụ lục 11: Sổ chi tiết tài khoản 62711 và Phụ lục 12: Sổ chi tiết tài khoản 62712) và sổ cái tài khoản 627 (Xem Phụ lục 13: Sổ Cái TK 627). Sau đó, kế toán thực hiện việc kết chuyển chuyển chi phí nhân viên phân xưởng sang tài khoản 154 tương ứng để phục vụ cho công tác tính toán giá thành sản phẩm. 2.2.2.3.2 Chi phí vật liệu sản xuất chung Bao gồm các loại vật liệu (không thuộc khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, hoặc phục vụ yêu cầu quản lý chung tại phân xưởng sản xuất. Trong tháng 11/2014, công ty phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về tình hình vật liệu sản xuất chung như sau:  Ngày 26/11, chi tiền vật tư sửa chữa: Nợ TK 6272: 57.382.128 đồng Có TK 1531: 57.382.128 đồng  Ngày 28/11, cấp dầu mỡ cho phân xưởng sản xuất: Nợ TK 6272: 22.818.404 đồng SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 50 Lớp: 11DKKT5
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Có TK 1537: 22.818.404 đồng Cuối tháng, căn cứ tình hình xuất nguyên liệu sản xuất chung trong tháng, kế toán ghi số liệu vào sổ Nhật ký chung, phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ chi tiết của tài khoản 6272 (Xem Phụ lục 13: Sổ chi tiết tài khoản 6272) và sổ cái tài khoản 627 (Xem Phụ lục 18: Sổ Cái TK 627). 2.2.2.3.3 Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất chung Bao gồm các chi phí về dụng cụ: cuốc, xẻng, găng tay, mũi khoan, mũ nhựa, dụng cụ thủy lực Trong tháng 11/2014, công ty phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về tình hình xuất công cụ dụng cụ sản xuất chung như sau:  Ngày 01/11, xuất găng tay cho phân xưởng sản xuất: Nợ TK 6273: 10.432.546 đồng Có TK 1531: 10.432.546 đồng  Ngày 02/11, xuất mũi khoan cho phân xưởng sản xuất: Nợ TK 6273: 9.838.256 đồng Có TK 1532: 9.838.256 đồng Cuối tháng, căn cứ tình hình xuất công cụ dụng cụ sản xuất chung trong tháng, kế toán ghi số liệu vào sổ Nhật ký chung, phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ chi tiết của tài khoản 6273 (Xem Phụ lục 14: Sổ chi tiết tài khoản 6273) và sổ cái tài khoản 627 (Xem Phụ lục 18: Sổ Cái TK 627). 2.2.2.3.4 Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng bao gồm: khấu hao nhà cửa, phân xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất xi măng. Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Trong tháng 11/2014, công ty phát sinh nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ tại phân xưởng sản xuất như sau:  Ngày 30/11, trích khấu hao TSCĐ trong tháng của phân xưởng sản xuất clinker: 63.863.838 đồng, của phân xưởng sản xuất xi măng: 101.322.434 đồng. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 51 Lớp: 11DKKT5
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Nợ TK 6274: 9.838.256 đồng Có TK 2141: 63.863.838 đồng Có TK 2142: 101.322.434 đồng Cuối tháng, kế toán tiến hành lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho bộ phận sản xuất (Xem Phụ lục 15: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho bộ phận sản xuất). Đây là cơ sở để đưa mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng vào sổ cái tài khoản 627. (Xem Phụ lục 18: Sổ Cái TK 627). 2.2.2.3.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Chi phí dịch vụ mua ngoài tại các phân xưởng bao gồm: tiền điện, tiền nước Chi phí bằng tiền khác tại phân xưởng bao gồm: tiền chè, tiền nước uống Chứng từ sử dụng: Hóa đơn giá trị gia tăng, ủy nhiệm chi, phiếu chi, Hàng ngày, khi có chứng từ phát sinh, kế toán các phần hành sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ chứng từ và tiến hành cập nhật số liệu vào phần mềm kế toán theo phân hệ được phân công. Trong tháng 11/2014, công ty phát sinh nghiệp vụ về chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền tại phân xưởng sản xuất như sau:  Ngày 30/11, tiền điện trong tháng là 807.381.916 đồng, tiền nước là 68.708.227 đồng (tất cả chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Nợ TK 6277: 876.090.143 đồng Có TK 112: 876.090.143 đồng  Ngày 30/11, thanh toán tiền thi nâng bậc dùng cho phân xưởng sản xuất là 30.766.036 đồng, trả tiền chè 156.141.592 đồng. Tất cả đã thanh toán bằng tiền mặt. Nợ TK 6278: 186.907.628 đồng Có TK 111: 186.907.628 đồng Cuối tháng, kế toán sẽ kiểm tra, tổng hợp chi phí phát sinh theo tài khoản, tiến hành phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền theo tỷ lệ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất tại hai phân xưởng. Sau đó, kế toán cập nhật số liệu vào các sổ chi tiết ( Xem Phụ SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 52 Lớp: 11DKKT5
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm lục 16: Sổ chi tiết TK 6277 và Phụ lục 17: Sổ chi tiết TK 6278) và sổ cái tài khoản 627 (Xem Phụ lục 18: Sổ Cái TK 627). 2.2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất Công ty sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để tổng hợp và tính toán giá thành. Tài khoản 154 được mở chi tiết như sau: TK 1541 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của PX clinker. TK 1542 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của PX xi măng. Cuối tháng, kế toán thực hiện việc kết chuyển số liệu từ các sổ chi tiết và sổ cái của TK 621, TK 662, TK 627 vào TK 154 tương ứng. Sau khi tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, kế toán tiến hành lập các sổ chi tiết của TK 154 ( Xem Phụ lục 19: Sổ chi tiết TK 1541 và Phụ lục 20: Sổ chi tiết TK 1542) và sổ cái tài khoản 154 (Xem Phụ lục 21: Sổ Cái TK 154). 2.2.2.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Tại Công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm, công tác đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành vào cuối tháng. SPDD cuối kỳ tại phân xưởng sản xuất clinker là clinker chưa hoàn thành còn trong lò nung của phân xưởng clinker và tại phân xưởng sản xuất xi măng là xi măng rời chưa nghiền xong tại phân xưởng sản xuất xi măng. Phương pháp đánh giá SPDD ở công ty là phương pháp đánh giá theo chi phí định mức. Công thức tính như sau: Trị giá SPDD cuối kỳ = Số lượng tồn x Chi phí định mức đơn vị x Mức độ hoàn thành SPDD Vào cuối tháng, đại diện phòng kế toán và phòng vật tư tiến hành kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang tại phân xưởng, cụ thể là khối lượng các loại hỗn hợp nguyên liệu trong các silo của từng phân xưởng sau đó lập bảng kiểm kê hàng tồn silo. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 53 Lớp: 11DKKT5
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Bảng 2.2: Bảng kiểm kê tồn silo Công ty CP xi măng Đồng Lâm CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG KIỂM KÊ TỒN SILO Tháng 11/2014 Vào lúc 7h30 ngày 1/12/2014. Tại công ty CP xi măng Đồng Lâm chúng tôi gồm: Ông: Phạm Văn Hiệu - Phòng Vật tư Bà: Hoàng Thị Liên - Phòng Kế toán Đã cùng tiến hành kiểm kê các silo tại phân xưởng số lượng tồn như sau: STT Tên silo Đơn vị Số lượng tồn Ghi chú 1 Silo clinker Tấn 835 2 Silo xi măng Tấn 185 Cộng 1.020 Phòng Vật tư Phòng Kế toán Căn cứ vào đây, kế toán sẽ tính giá khối lượng dở dang cuối kỳ theo định mức được quy định đối với từng mức thành phẩm ở các phân xưởng. Bảng 2.3: Bảng chi phí định mức đơn vị BẢNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC ĐƠN VỊ Đơn vị tính: đồng/tấn Chi phí Chi phí Chi phí Tên SP Tổng CPSX NVLTT NCTT SXC Clinker 121.306 34.884 193.720 349.964 Xi măng 250.035 34.494 158.270 442.799 Tại công ty, dựa vào kết quả phân tích tỷ lệ, thành phần hóa học của sản phẩm từ thiết bị phân tích nhanh trên băng để xác định tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm. Từ đó, công ty xác định được mức độ hoàn thành của clinker là 75% và xi măng rời là 50%. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 54 Lớp: 11DKKT5
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm  Cuối kỳ kiểm kê tồn kho silo của phân xưởng clinker còn 835 tấn clinker chưa hoàn thành, mức độ hoàn thành 75% thì trị giá clinker dở dang được tính như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 835 x 121.306 = 101.290.510 đồng. - Chi phí nhân công trực tiếp: 835 x 34.884 x 75% = 21.846.105 đồng. - Chi phí sản xuất chung: 835 x 193.720 x 75% = 121.317.150 đồng. Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại phân xưởng clinker: 101.290.510 + 21.846.105 + 121.317.150 = 244.453.765 đồng.  Cuối kỳ kiểm kê tồn kho silo của phân xưởng xi măng còn 185 tấn xi măng chưa hoàn thành, mức độ hoàn thành 50% thì trị giá xi măng dở dang được tính như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 185 x 250.035 = 46.256.475 đồng. - Chi phí nhân công trực tiếp: 185 x 34.494 x 50% = 3.190.695 đồng. - Chi phí sản xuất chung: 185 x 158.270 x 50% = 14.639.975 đồng. Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của phân xưởng xi măng: 46.256.475 + 3.190.695 + 14.639.975 = 64.087.145 đồng. 2.2.2.6 Tính giá thành Đối tượng tính giá thành: là bán thành phẩm Clinker PC50 và thành phẩm xi măng bao PCB40. Đầu tiên, kế toán sẽ tính giá thành của bán thành phẩm clinker PC 50. Sau khi tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ tại phân xưởng sản xuất clinker vào sổ chi tiết TK 1541 (Xem Phụ lục 19: Sổ chi tiết tài khoản 1541), sổ cái TK 154 (Xem Phụ lục 21: Sổ Cái TK 154) và kiểm kê sản phẩm clinker dở dang cuối kỳ, kế toán tính được tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Từ đó, theo công thức tính giá thành, kế toán tính được tổng giá thành thực tế, giá thành đơn vị sản phẩm clinker dựa vào số lượng sản phẩm hoàn thành là 8.500 tấn. SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 55 Lớp: 11DKKT5
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Bảng 2.4: Bảng tính giá thành clinker của phân xƣởng clinker BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CLINKER CỦA PHÂN XƢỞNG CLINKER Tháng 11/2014 Số lượng: 8.500 tấn Giá thành Khoản CPSXDD CP phát sinh CPSXDD Tổng giá thành đơn vị mục CP đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thực tế (đồng/tấn) CPNVLTT 95.436.674 905.788.455 101.290.510 899.934.619 105.874 CPNCTT 15.700.274 179.517.657 21.846.105 173.371.826 20.397 CPSXC 75.796.538 691.052.362 121.317.150 645.531.750 75.945 Tổng 46.933.486 1.776.358.474 244.453.765 1.718.838.195 202.216 Ngày 30 tháng 11 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vì công ty áp dụng mô hình tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm nên sau khi tính được giá thành bán thành phẩm clinker PC50, kế toán sẽ tính được chi phí giai đoạn trước chuyển sang tại phân xưởng sản xuất xi măng chính là toàn bộ giá thành sản xuất bán thành phẩm clinker trước đó. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ tại phân xưởng sản xuất xi măng được ghi vào sổ chi tiết TK 1542 ( Xem Phụ lục 20: Sổ chi tiết tài khoản 1542), sổ cái TK 154 (Xem Phụ lục 21: Sổ Cái TK 154). Kiểm kê sản phẩm xi măng rời cuối kỳ, kế toán tính được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và tiến hành tính tổng giá thành thực tế của sản phẩm xi măng bao PCB 40 với số lượng hoàn thành là 8.500 tấn. Bảng 2.5: Bảng tính giá thành xi măng của phân xƣởng xi măng BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH XI MĂNG CỦA PHÂN XƢỞNG XI MĂNG Tháng 11/2014 SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 56 Lớp: 11DKKT5
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm Số lượng: 8.500 tấn Khoản CP giai đoạn Giá thành CPSXDD CP phát sinh CPSXDD Tổng giá mục trƣớc chuyển đơn vị đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thành thực tế CP sang (đồng/tấn) CPNV 114.097.344 899.934.619 4.018.309.510 46.256.475 4.986.084.998 586.598 LTT CPNCT 16.398.601 173.371.826 206.551.009 3.190.695 393.130.741 46.251 T CPSXC 91.063.995 645.531.750 854.899.069 14.639.975 1.576.854.839 185.512 Tổng 221.559.940 1.718.838.195 5.079.759.588 64.087.145 6.956.070.578 818.361 Ngày 30 tháng 11 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 57 Lớp: 11DKKT5
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Dƣơng Thị Mai Hà Trâm CHƢƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ĐỒNG LÂM 3.1 Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm, em đã tìm hiểu toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Từ thực tế quan sát, em rút ra được một số nhận xét và đánh giá như sau: 3.1.1 Ƣu điểm 3.1.1.1 Đánh giá chung  Về lĩnh vực hoạt động và bộ máy quản lý của doanh nghiệp Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm có quy mô sản xuất tương đối lớn, với công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại, công ty đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Doanh nghiệp luôn có xu hướng mở rộng sản xuất, không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm. Công tác tổ chức nhân sự tương đối hợp lý, giữa các bộ phận có sự phân công phân nhiệm rõ ràng không trùng lắp. Cơ cấu bộ máy tổ chức gọn nhẹ và khoa học.  Về bộ máy kế toán tại doanh nghiệp Bộ máy kế toán năng động, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin phục vụ cho doanh nghiệp. Công tác kế toán được kiểm tra thường xuyên và liên tục, giảm thiểu sai sót. Mỗi nhân viên trong bộ máy kế toán đảm nhiệm một phần hành nên không xảy ra tình trạng gian lận. Bên cạnh đó, mỗi kế toán viên còn được trang bị một máy tính riêng thuận lợi cho việc cập nhật và truy xuất dữ liệu.  Về vận dụng chế độ chứng từ kế toán SVTH: Võ Thị Phƣơng Huyền 58 Lớp: 11DKKT5