Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện

pdf 73 trang thiennha21 23/04/2022 7810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_chi_phi_tra.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA THỰC HIỆN Trường ĐạiVÕ TH ỊhọcCẨM NGUYKinhỆT tế Huế Khóa học: 2014 – 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN   BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SINH VIÊN Giáo viên hướng dẫn Võ Thị Cẩm Nguyệt Th.S Nguyễn Quốc Tú Lớp: K48C Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2014 - 2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong suốt quãng thời gian bốn năm ngồi trên giảng đường đại học, em nhận thấy được rằng mình trưởng thành rất nhiều trong cách suy nghĩ lần cách sống. Thầy cô tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã cho em rất nhiều, động lực học tập, sự tự tin vào bản thân và điều quan trọng hơn hết là kiến thức, là một tài sản vô giá để em làm hành trang bước tiếp trên con đường tương lai của mình. Ngày hôm này khi em ngồi viết những lời này, em không khỏi xúc động và em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Khoa Kế toán - Kiểm toán đã tạo điều kiện cho em thực tập cuối khóa tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA để hoàn thành chương trình học đại học của mình. Và có thể nói nếu không có sự dìu dắt, giúp đỡ của một người thầy, người mà em rất kính trọng và quý mến. Thầy luôn nhiệt tình, lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận của mình, thì em nghĩ mình không thể nào hoàn thành tốt bài báo cáo khóa luận cuối khóa này. Người thầy mà em đang nói tới, người mà em rất ngưỡng mộ đó là thầy Nguyễn Quốc Tú. Em nghĩ không chỉ có riêng em quý mến thầy, mà còn có rất nhiều bạn sinh viên đã từng tiếp xúc và được thầy giảng dạy đều rất quý thầy và dành nhiều tình cảm đẹp cho thầy. Em chân thành cảm ơn thầy, em cảm thấy mình rất may mắn khi được thầy trực tiếp hướng dẫn. Thứ quý giá mà thầy cho em ngoài kiến thức ra, đó chính là động lực, niềm tin và cách nhìn nhận về cuộc sống. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy kính mến. Chúc thầy nhiều sức khỏe và may mắn trong cuộc sống. Cuối cùngTrường em xin gửi lời cĐạiảm ơn đ ếnhọc các anh Kinhchị Kiểm toán tế viên, Huế trợ lý Kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại công ty. Em xin chúc quý công ty ngày càng phát triển. Huế, ngày 22 tháng 04 năm 2018 Sinh viên Võ Thị Cẩm Nguyệt SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt
  4. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ iii PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu 1 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Mục tiêu nghiên cứu 3 6. Kết cấu đề tài 4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 1.1 Tổng quan nghiên cứu 5 1.2 Khái quát chung về khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán Báo cáo tài chính 6 1.2.1 Khái niệm về khoản mục Chi phí trả trước 6 1.2.2 Đặc điểm của khoản mục Chi phí trả trước ảnh hưởng tới công tác kiểm toán 7 1.2.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục chi phí trả trước 8 1.3 Kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán Báo cáo tài chính 9 1.3.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán Báo cáo tài Trườngchính Đại học Kinh tế Huế 9 1.3.1. Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục chi phí trả trước 10 1.4 Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán Báo cáo tài chính 10 1.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán 10 1.4.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính 14 SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt
  5. Khóa luận tốt nghiệp 1.4.2 Kết thúc kiểm toán về khoản mục Chi phí trả trước 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 21 2.1 Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA21 2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 21 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 21 2.1.3 Đặc điểm tổ chức, bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 22 2.1.4 Các dịch vụ do công ty cung cấp 24 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong Kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 26 2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát 26 2.2.2 Thử nghiệm cơ bản 28 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 47 3.1 Nhận xét 47 3.1.1 Ưu điểm: 47 3.1.2. Hạn chế 48 3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục Chi phí trả trước 51 3.2.1. Phân tích theo tháng phát sinh Chi phí trả trước 51 3.2.1TrườngSử dụng phương Đại pháp PIVOT học để tìm Kinh ra các nghi ệtếp vụ bHuếất thường 56 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 1. Kết luận 62 2. Kiến nghị 63 SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt
  6. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh BCLC : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC : Báo cáo tài chính KSNB : Kiểm soát nội bộ GLV : Giấy làm việc HĐQT : Hội đồng quản trị KTV : Kiểm toán viên TK : Tài khoản TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định CCDC : Công cụ dụng cụ CĐPS : Cân đối phát sinh. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt VACPA : Nam Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt i
  7. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Chi phí trả trước 25 Bảng 2.2. Chương trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước 27 Bảng 2.3. Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018 29 Bảng 2.4. Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018 31 Bảng 2.5: Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018 33 Bảng 2.6: Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018 35 Bảng 2.7: Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018 38 Bảng 2.8: Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018 40 Bảng 2.9: Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018 43 Bảng 3.1: Trích từ chương trình kiểm toán mẫu VACPA ban hành 47 Bảng 3.2: Trích từ hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán BDF 48 Bảng 3.3: Số liệu chi phí trả trước của Công ty CP ABC được tổng hợp 50 Biểu 3.1: Biến động phát sinh tăng của khoản mục chi phí trả trước 50 Biểu 3.2: Biến động số phát sinh giảm của khoản mục chi phí trả trước 51 Bảng 3.4: Số liệu chi phí trả trước của Công ty TNHH XYZ được tổng hợp 52 Biểu 3.3: Biến động phát sinh giảm chi phí trả trước của Công ty TNHH XYZ 52 Bảng 3.5:Trường Sử dụng phương phápĐại PIVOT học thống kêKinh số liệu phát tếsinh nHuếợ khoản mục CP trả trước 54 Bảng 3.6: Sổ chi tiết phát sinh nợ khoản mục chi phí trả trước tháng 5 55 Bảng 3.7: Sử dụng phương pháp PIVOT thống kê số liệu phát sinh có khoản mục chi phí trả trước 56 SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt ii
  8. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 20 Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt iii
  9. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết đề tài Trước sự phát triển của nền kinh tế trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp muốn nhận được sự đầu tư, dòng tiền từ nước ngoài chảy vào, thì doanh nghiệp đó phải chứng minh được cho các nhà đầu tư thấy một bức tranh tài chính khả quan. Và điều đó chỉ có thể chứng minh được khi có một bên thứ ba độc lập bước vào kiểm tra sức khỏe, tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Chính vì thế, không những ở nước ngoài mà hiện nay, ngay cả ở Việt Nam hoạt động kiểm toán độc lập ngày càng phát triển và luôn song song, đồng hành cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp. Đối với chi phí trả trước, là một khoản mục quan trọng ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính. Mọi sai phạm tồn tại ở khoản mục này có thể ảnh hưởng đến các khoản mục khác trên báo cáo tài chính như: Tiền và tương đương tiền, chi phí, doanh thu, lợi nhuận từ đó dẫn đến rủi ro lớn khi kiểm toán khoản mục này, nếu như khoản mục đó còn tồn đọng nhiều sai phạm. Tuy khoản mục này là một khoản mục có ít nghiệp vụ so với những khoản mục khác, nhưng lại là một khoản mục vô cùng nhạy cảm, chứa nhiều gian lận và sai sót doanh nghiệp lợi dụng để che dấu các khoản chi phí vào trong khoản mục này để điều chỉnh lợi nhuận. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện”. Khi thực hiện đề tài này em mong muốn hiểu rõ hơn các thủ tục kiểm toán mà Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA áp dụng để kiểm toán khoản mục này, để từ đó đưa ra các ưu, nhược điểm, các biện pháp giúp hoàn thiện các thủ tục Trườngkiểm toán khoản m Đạiục chi phí học trả trước Kinhtrong kiểm toántế Báo Huế cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 2. Đối tượng nghiên cứu Thủ tục kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 1
  10. Khóa luận tốt nghiệp 3. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận nghiên cứu Đề tài là tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước được Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện. Thủ tục kiểm toán nhằm kiểm tra, xác minh lại sự phân bổ chi phí, các con số được hạch toán. Để mô tả rõ hơn về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước, em sẽ chọn một số công ty là khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA để thực hiện. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu: Tiến hành đọc các Thông tư hướng dẫn hiện hành có liên quan đến khoản mục chi phí trả trước, Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán mới, Thông tư 133/2016/TT-BTC Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu hồ sơ khách hàng, chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành và giấy làm việc của khoản mục chi phí trả trước do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thiết kế. Thông qua việc nghiên cứu tài liệu nhằm hiểu rõ hơn những lý luận cơ sở phục vụ cho việc đi sâu nghiên cứu các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước và làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận xét, đánh giá các thủ tục. Phương pháp quan sát có tham gia: Tiến hành tham gia, hỗ trợ các anh(chị) hoàn thiện giấy làm việc, thu thập chứng từ, chọn lọc, sắp xếp và phân tích số liệu thu thập được. Quan sát anh(chị) sắp xếp công việc và trao đổi với các thành viên trong nhóm kiểm toán, trao đổi với khách hàng để từ đó hiểu rõ hơn thực tế các anh(chị) đã thực hiện các thủ tục kiểm toán đó như thế nào? Bên cạnh đó, thông qua việc quan sát có thamTrường gia vào đoàn kiểm Đạitoán nhằ mhọc giúp cho Kinhviệc đối chiế u,tế kiể mHuế tra các thủ tục do AFA thiết kế so với chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành. Phương pháp phỏng vấn sâu: Bên cạnh việc quan sát cách thức làm việc của KTV tiến hành phỏng vấn quy trình làm việc của các kiểm toán viên tại công ty, cách thức họ thu thập thông tin, bằng chứng và những vấn đề cần chú trọng tập trung thực hiện khi kiểm toán khoản mục này. Tìm hiểu những khó khăn và vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hiện các thủ tục phát hiện gian lận và sai sót hiệu quả. Ngoài ra, SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 2
  11. Khóa luận tốt nghiệp phỏng vấn trưởng nhóm kiểm toán về cách thức soát xét, kiểm tra công việc khi thực hiện thủ tục kiểm toán của các kiểm toán viên và các phương pháp mà Công ty áp dụng để thay thế khi KTV không thực hiện hay thực hiện không hiệu quả các thủ tục này. Phương pháp thu thập tài liệu: Trong qua trình theo đoàn kiểm toán, tác giả đã tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp về chứng từ liên quan và các tài liệu thứ cấp là các giấy tờ làm việc do các kiểm toán xử lý, ghi chép lại về các thủ tục kiểm toán liên quan đến việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán khoản mục chi phí trả trước. Ngoài ra, còn thu thập thêm các chứng từ, sổ sách của đơn vị khách hàng như Sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 242, Sổ phân bổ chi phí trả trước, Báo cáo tài chính năm 2017 và một số giấy tờ khác phục vụ cho việc thực hiện các thủ tục. Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập tài liệu thông qua các phương pháp trước đó, sau đó tiến hành so sánh, phân tích các tài liệu thu thập với chương trình kiểm toán mẫu dựa trên cơ sở đó đánh giá các thủ tục của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã thực hiện đã đầy đủ, hiệu quả hay chưa. Từ đó, đưa ra các nhận xét, đánh giá và đưa ra một số kiến nghị phù hợp cho Công ty áp dụng. 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu tại một số công ty khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện. - Thời gian: Tháng 12/2017 - Tháng 05/2018. 5. Mục tiêu nghiên cứu - Hiểu và nắm rõ lý thuyết các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước - TìmTrường hiểu xem thực tĐạiế kiểm toán học viên th ựKinhc hiện các thtếủ tụ c Huếkiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước. - Nhận xét những ưu và nhược điểm đối với thủ tục kiểm toán mà Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá đã áp dụng. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 3
  12. Khóa luận tốt nghiệp 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm có 3 phần: Phần 1: Mở đầu. Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan chung về kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện các thủ tục kiểm toán trong kiểm toán chi phí trả trước do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện. Phần 3: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 4
  13. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Tổng quan nghiên cứu Trong quá trình học tập trên giảng đường và qua quá trình thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá. Tác giả nhận thấy rằng khoản mục chi phí trả trước là một khoản mục tuy phát sinh ít nghiệp vụ so với những khoản mục khác, tuy nhiên nó cũng chứa không ít rủi ro sai phạm trên báo cáo tài chính. Và muốn biết được rằng Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đang áp dụng những thủ tục kiểm toán nào để thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí trả trước nhằm tìm ra các sai phạm đó. Từ sự tò mò và muốn tìm hiểu vấn đề mà mình nên quan tâm nên tác giả đã tiến hành tìm đọc các tài liệu có liên quan đến kiểm toán khoản mục này. Một nghiên cứu mới đây của tác giả Vương Thị Thủy (2016) ở trường Học viện tài chính Hà Nội với đề tài: “ Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước dài hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO”. Đề tài này cũng đã làm rõ được các thủ tục kiểm toán mà Công ty TNHH Kiểm toán ASCO áp dụng. Tuy nhiên đề tài này chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về kiểm toán khoản mục chi phí trả trước dài hạn chứ không bao quát hết cả khoản mục chi phí trả trước. Hiện tại, ở trường Đại học Kinh tế Huế chưa có một nghiên cứu nào có liên quan đến quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước. Cũng như là đề tài về kế toán có liên quanTrường đến khoản mục này. Đại học Kinh tế Huế Nhận thấy đây là một khoản mục hay, đáng để tìm hiểu và nghiên cứu bổ sung vào kho tài liệu của thư viện trường Đại học Kinh tế Huế nên tác giả đã quyết định chọn đề tài: “ Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện” SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 5
  14. Khóa luận tốt nghiệp 1.2 Khái quát chung về khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán Báo cáo tài chính 1.2.1 Khái niệm về khoản mục Chi phí trả trước Chi phí trả trước theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 1/1/2015). Thay thế Chế độ kế toán theo Quyết định 15: Là tài khoản dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ kế toán sau. a) Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, bao gồm: - Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán. - Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm. - Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản, ) và các lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán; - Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán; - Chi phí đi vay trả trước về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu ngay khi phát hành; - Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm; - SốTrườngchênh lệch giá bán Đại nhỏ hơn họcgiá trị còn Kinh lại của TSCĐ tế bán Huế và thuê lại là thuê tài chính; - Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động; - Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 6
  15. Khóa luận tốt nghiệp - Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán. Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình được ghi nhận ngay là chi phí sản xuất kinh doanh, không ghi nhận là chi phí trả trước. b) Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý. c) Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí. d) Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch). (Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC). 1.2.2 Đặc điểm của khoản mục Chi phí trả trước ảnh hưởng tới công tác kiểm toán Chi phí trả trước là một khoản mục có ảnh hưởng đến thông tin trên cả BCĐKT và Báo cáo KQHĐKD. Chi phí trả trước bao gồm 2 phần chính là các CCDC có thể quan sát thấy và các khoản chi phí không nhìn thấy. Khi phân bổ chi phí trả trước thì khoản mục chi phí trả trước trên BCĐKT sẽ giảm và đồng thời khoản mục chi phí trên BCKQKDTrường sẽ tăng lên. Chi Đạiphí trả trư ớhọcc dài hạ nKinh cũng liên quan tế đế nHuế TSCĐ, khi TSCĐ không đủ giá trị được chuyển sang CCDC sẽ được đưa vào chi phí trả trước. Khoản mục Chi phí trả trước liên quan đến việc phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ, cần phải có tiêu thức phân bổ hợp lý, bảng tổng hợp phân bổ. Đối với những khoản Chi phí trả trước là công cụ dụng cụ liên quan đến công việc kiểm kê, đảm bảo sự hiện hữu của công cụ dụng cụ. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 7
  16. Khóa luận tốt nghiệp Chi phí trả trước là một khoản mục thuộc phần tài sản trên BCĐKT, có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản mục khác. Các thông tin chủ yếu liên quan đến Chi phí trả trước bao gồm các thông tin về tiền và tương đương tiền, các loại chi phí trên Báo cáo KQHĐKD từ đó tác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận và kết quả kinh doanh được tổng hợp và trình bày trong các BCTC hàng năm của đơn vị. Với vai trò và đặc điểm của chi phí trả trước như đã trình bày ở trên, kiểm toán chi phí trả trước có vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC. Thông qua kiểm toán, KTV có thể xem xét, đánh giá việc quản lý, phân bổ chi phí trả trước và phát hiện các sai sót trong các nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trước nhằm mục đích đưa ra kiến nghị giúp cho doanh nghiệp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý các khoản chi phí trả trước. 1.2.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục chi phí trả trước a) Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và KSNB nói riêng cho khâu công việc cụ thể trong Chi phí trả trước. Những quy định này gồm - Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc (như việc phân công, phân nhiệm hợp lý các công việc xét duyệt đơn đặt hàng, mức phân bổ chi phí trả trước, quy trình giao nhận CCDC ). - Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua trình tự thủ tục thực hiện xử lý công việc, như: trình tự, thủ tục xét duyệt đơn đặt hàng, trình tự thủ tục mua hàng, nhập kho, sử dụng b) Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trên: tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm traTrường đôn đốc thực hiện cácĐại quy đ ịnh.học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 8
  17. Khóa luận tốt nghiệp 1.3 Kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán Báo cáo tài chính Chi phí trả trước là một khoản mục thuộc phần Tài sản trên BCĐKT, thông thường khoản mục này ít nghiệp vụ xảy ra. Trong nhiều công ty lớn có phát sinh nhiều nghiệp vụ thì khoản mục này vẫn có xảy ra những sai sót trọng yếu. Đồng thời vì khoản mục Chi phí trả trước có liên quan đến việc phân bổ chi phí nên có ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị, vì vậy khoản mục này có nhiều khả năng xảy ra gian lận khi tiến hành lập BCTC. Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước là căn cứ, cơ sở giúp KTV có thể đưa ra ý kiến kiểm toán cho toàn bộ Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. 1.3.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán Báo cáo tài chính Mục tiêu chung: Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ hiệu lực, hiệu quả của HTKSNB và độ tin cậy của BCTC được kiểm toán. Mục tiêu của kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính chủ yếu của khoản mục này. Đồng thời cung cấp các thông tin tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các kỳ có liên quan khác. Mục tiêu cụ thể: Đối với số dư tài khoản Chi phí trả trước: - Mục tiêu sự hiện hữu: Số dư khoản mục Chi phí trả trước được trình bày trên Báo cáo tài chính của đơn vị là có thực. - MụcTrường tiêu tính toán đánh Đại giá: Các họckhoản Chi Kinh phí trả trướ ctếđượ cHuế tính toán đánh giá đúng đắn, chính xác. - Mục tiêu chính xác: Số dư khoản mục Chi phí trả trước dài hạn trình bày trên BCTC, cũng như các sổ sách có liên quan là chính xác. - Mục tiêu trình bày và công bố: Số dư khoản mục Chi phí trả trước được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 9
  18. Khóa luận tốt nghiệp Đối với các nghiệp vụ liên quan đến Chi phí trả trước: - Mục tiêu sự phát sinh: Các khoản Chi phí trả trước được ghi nhận trên sổ kế toán phải phát sinh trong thực tế. - Mục tiêu đánh giá và phân bổ: Các khoản Chi phí trả trước được tính toán đánh giá đúng đắn, đúng kỳ. - Mục tiêu đầy đủ: Các khoản Chi phí trả trước đều được ghi nhận đầy đủ. - Mục tiêu trình bày và công bố: Các khoản Chi phí trả trước đúng nguyên tắc, phương pháp kế toán, đúng quan hệ đối ứng tài khoản và chính xác về số liệu. - Mục tiêu hạch toán đúng kỳ: Các khoản Chi phí trả trước đều được ghi nhận, phân bổ đúng kỳ kế toán. 1.3.2. Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục chi phí trả trước - Phân bổ chi phí trả trước chưa hợp lí và không nhất quán giữa các năm. - Chưa có chính sách phân bổ chi phí trả trước. - Chưa mở sổ theo dõi từng loại chi phí thực tế phát sinh, nội dung từng loại chi phí chưa rõ ràng, cụ thể. - Đưa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào chi phí chờ kết chuyển mà không phân bổ vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh phù hợp theo quy định. - Chi phí liên quan đến nhiều kì nhưng không phân bổ hoặc phân bổ theo tiêu thức không phù hợp, nhất quán. - Đưa vào sử dụng ngày 1/1 nhưng đến ngày 30/3 mới tiến hành phân bổ. - Phân bổ hết rồi mà vẫn phân bổ tiếp. 1.4 Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán Báo cáoTrường tài chính Đại học Kinh tế Huế 1.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một số cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toán cuộc kiểm toán. Đối với khoản mục Chi phí trả trước, lập kế hoạch kiểm toán sẽ giúp KTV thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra ý kiến xác đáng về SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 10
  19. Khóa luận tốt nghiệp khoản mục Chi phí trả trước trên Báo cáo tài chính, từ đó giúp các KTV hạn chế các sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc. 1.4.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thực hiện kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước. KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán cũng như các chính sách kế toán đối với Chi phí trả trước. KTV sẽ tiến hành thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng như: Giấy phép thành lập và điều lệ hoạt động của công ty, các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành và năm trước, các hợp đồng và cam kết quan trọng. 1.4.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Chi phí trả trước và đánh giá rủi ro kiểm soát Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đối với Chi phí trả trước là bước công việc quan trọng mà KTV cần thực hiện khi tiến hành kiểm toán khoản mục này không chỉ để xác định tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên nghiệp vụ của đơn vị. Nếu hệ thống KSNB đối với khoản mục này hoạt động có hiệu quả tức là rủi ro kiểm soát đượTrườngc đánh giá ở mức thĐạiấp thì số lưhọcợng, bằ ngKinh chứng kiểm tế toán thuHuế thập sẽ giảm và ngược lại. Đối với việc đánh giá hệ thống KSNB khoản mục Chi phí trả trước, KTV có thể thực hiện qua bốn bước cơ bản như sau: Thứ nhất, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với khoản mục Chi phí trả trước và mô tả chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc dựa trên: Mỗi công ty kiểm soát, hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán trong đơn vị, các thủ tục SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 11
  20. Khóa luận tốt nghiệp kiểm soát và kiểm toán nội bộ. KTV cũng thực hiện việc kiểm tra đối chiếu với sự phân công, phân nhiệm trong việc hạch toán Chi phí trả trước tại khách hàng. Thứ hai, đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát của khoản mục Chi phí trả trước. Nếu hệ thống KSNB với khoản mục này được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và ngược lại. Mức rủi ro này có thể được KTV đánh giá cao, trung bình, thấp hoặc theo tỷ lệ phần trăm. 1.4.1.3 Đánh giá rủi ro trong khoản mục Chi phí trả trước - Xác định rủi ro kiểm toán mong muốn đối với khoản mục Chi phí trả trước trên cơ sở rủi ro kiểm toán mong muốn của toàn bộ BCTC và đánh giá của KTV đối với khoản mục chi phí trả trước. - Đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục Chi phí trả trước. Trong khi đánh giá rủi ro tiềm tàng KTV cần xem xét một số yếu tố sau: + Bản chất công việc kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến các loại Chi phí trả trước của khách hàng. + Động cơ của khách hàng có liên quan đến Chi phí trả trước thông qua sử dụng các ước tính kế toán đối với khoản mục này. + Các nghiệp vụ Chi phí trả trước có diễn ra thường xuyên, liên tục hay không? Kết quả những lần kiểm toán trước của khoản mục Chi phí trả trước. Số dư của tài khoản Chi phí trả trước. - Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với Chi phí trả trước: Là sự tồn tại những sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện và ngăn ngừa kịp thời, do hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán không hoTrườngạt động hoặc hoạ t Đạiđộng không học hiệu qu ảKinhdẫn tới ảnh hưtếởng Huếtrọng yếu đến Báo cáo tài chính. Rủi ro kiểm soát đại diện cho sự đánh giá về cơ cấu kiểm toán nội bộ của khách hàng có hiệu quả đối với việc phát hiện và ngăn ngừa các sai sót xảy ra đối với Chi phí trả trước hay không? Khi tiến hành kiểm toán Chi phí trả trước để đánh giá được rủi ro kiểm toán đối với Chi phí trả trước thì KTV cần hiểu được cơ cấu kiểm soát nội bộ, đánh giá mức rủi ro kiểm soát và sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 12
  21. Khóa luận tốt nghiệp Xác định mức trọng yếu tổng thể: Trưởng nhóm lựa chọn tiêu chí tổng doanh thu để xác định mức trọng yếu tổng thể, với tỉ lệ tưởng ứng là 1,5%. Xác định mức trọng yếu thực hiện: Mức trọng yếu thực hiện thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 75% so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Tại công ty cổ phần ABC, trưởng nhóm chọn tỷ lệ này là 75% mức trọng yếu tổng thể. Xác định Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua: xác định ngưỡng này bằng 2% mức trọng yếu thực hiện. Xác định phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Trưởng nhóm kiểm toán phải xác định rõ ngay từ giai đoạn lập kế hoạch cách lựa chọn các phần tử thử nghiệm để thu thập bằng chứng kiểm toán khi tiến hành thử nghiệm cơ bản đối với từng khoản mục lớn trên BCTC thông qua lựa chọn một trong 3 phương pháp: ­Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%); ­Lựa chọn các phần tử đặc biệt; ­Lấy mẫu kiểm toán. Với phương pháp chọn mẫu phi thống kê, kỹ thuật phân tổ, tức là việc phân chia tổng thể thành các nhóm có cùng một tiêu thức hay tính chất kinh tế gọi là tổ, là phương pháp rất hiệu quả trong việc lấy mẫu để giảm tính biến động của tổng thể vì có rất nhiều số dư tài khoản bao gồm một số các nghiệp vụ có số tiền lớn và rất nhiều các nghiệp vụ với số tiền nhỏ. Do vậy, việc phân chia tổng thể thành 2 hoặc nhiều tổ nhỏ dựa trên số tiền có thể làm tăng tính hiệu quả của kiểm toán. Khi đó: Kiểm tra 100% những khoản mục lớn hơn một số tiền nhất định; Lấy mẫu với những khoản mục thấp hơn số tiền đã thiết lập. Cỡ mẫu được xác định như sau: Trường ĐạiTổng giá học trị của t ổngKinh thể tế Huế Cỡ mẫu có thể = X Nhân tố R Mức trọng yếu chi tiết Khoảng cách mẫu = Tổng giá trị của Tổng thể / Cỡ mẫu Sau đó, tiến trình lấy mẫu thực hiện như sau: ­ Kiểm tra 100% các khoản mục >= khoảng cách mẫu; ­ Kiểm tra các phần tử đặc biệt; SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 13
  22. Khóa luận tốt nghiệp ­ Cỡ mẫu trong tổng thể còn lại được xác định bằng: (Giá trị Tổng thể - Giá trị khoản mục kiểm tra 100% - Giá trị khoản mục đặc biệt)/Khoảng cách mẫu R-Mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu, bao gồm 3 mức độ: Bảng 2.4: Mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu Khoản mục trên Bảng Khoản mục trên báo cáo Mức độ đảm bảo CĐKT kết quả kinh doanh Thấp 0,5 0,35 Trung bình 1,5 0,5 Cao 3 0,7 R trên khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh thấp hơn so với Bảng cân đối kế toán do mối quan hệ bút toán kép giữa các tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, việc ghi nhận tài sản hay nợ phải trả đã có tác động trực tiếp đến việc ghi đúng doanh thu hay chi phí. 1.4.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính Sau khi thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết đối với khoản mục Chi phí trả trước, KTV sẽ thực hiện kiểm toán theo đúng trình tự các bước được mô tả trong chương trình đã lập nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết. Ở giai đoạn này công việc của KTV cụ thể như sau: 1.4.2.1 Thứ nghiệm kiểm soát đối với khoản mục Chi phí trả trước Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát: Để xem xét hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí trả trước, KTV sử dụng thử nghiệm kiểm soát (chủ yếu là thôngTrường qua Bảng câu hỏi tìmĐại hiểu h ệhọcthống KSNB Kinh của khách tế hàng) Huế để phân tích môi công ty kiểm soát chung, xem xét hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát hiện đang được thực hiện ở khách hàng. Từ đó, KTV thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống KSNB đối với Chi phí trả trước để từ đó có thể xác định các thử nghiệm cơ bản cần thiết. KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bao gồm: SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 14
  23. Khóa luận tốt nghiệp - Khảo sát khâu thiết kế các chính sách kiểm soát. - Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ: Kiểm toán viên yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc xét duyệt đơn đặt hàng, nhập kho, tiêu chuẩn phân bổ chi phí. Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến các khía cạnh: + Sự đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu, các bước liên quan đến khoản mục Chi phí trả trước. + Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với các vấn đề liên quan đến khoản mục Chi phí trả trước. - Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB: + Kiểm toán viên khảo sát đánh giá sự vận hành của các quy chế KSNB đảm bảo về tính hữu hiệu trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu (hoạt động) và tính thường xuyên, liên tục trong vận hành của quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát. + Kiểm toán viên có thể phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị về sự hiện hữu của các bước kiểm soát, kể cả tính thường xuyên hiện hữu vận hành của nó. Đồng thời kiểm toán viên có thể trực tiếp quan sát công việc của nhân viên thực hiện kiểm soát hồ sơ, tài liệu + Một thủ tục phổ biến và quan trọng là kiểm tra các dấu hiệu của hoạt động KSNB lưu lại trên các hồ sơ, tài liệu (Chữ ký của người phê duyệt mua hàng, dấu hiệu của hoàn thiện chứng từ kế toán, chữ ký của người kiểm tra việc ghi sổ kTrườngế toán ). Dấu hi ệuĐại của kiể mhọc soát nộ i Kinhbộ lưu lại trên tế hồ sơ,Huế tài liệu là bằng chứng có tính thuyết phục cao về sự hiện hữu và tính thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát trên thực tế. + Các sai sót trong vận hành của KSNB thường dễ dẫn đến sự thiếu tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan đã ghi nhận. - Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB: SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 15
  24. Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động KSNB của đơn vị là một công việc có ý nghĩa quan trọng. Sự thực hiện đúng đắn các nguyên tắc “Phân công và ủy quyền”, nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm” sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát, ngăn ngừa và hạn chế được sự lạm dụng hay lợi dụng chức năng, quyền hạn trong quá trình thực hiện liên quan đến khoản mục Chi phí trả trước. Kiểm toán viên thường chú ý đến việc thực hiện thủ tục phê duyệt có đúng chức năng hay không, việc phân công bố trí người trong các khâu liên quan đến phê duyệt - thực hiện, kế toán- thủ kho- thủ quỹ có đảm bảo sự độc lập cần thiết cho sự giám sát chặt chẽ hay không. 1.4.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục Chi phí trả trước a. Thực hiện thủ tục phân tích: Trong giai đoạn này, KTV thực hiện thủ tục phân tích chi tiết Chi phí trả trước theo từng đối tượng cụ thể như giữa kỳ này với kỳ trước Các thủ tục phân tích thường áp dụng khi kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước là: Phân tích ngang: - So sánh Chi phí trả trước của từng đối tượng giữa kỳ này với kỳ trước, giữa các tháng trong kỳ để thấy biến động về Chi phí trả trước (số dư đầu kỳ- cuối kỳ). - So sánh mức Chi phí trả trước của kỳ này với kỳ trước (số phát sinh kỳ này với số phát sinh kỳ trước) của từng đối tượng. - So sánh mức Chi phí trả trước của đơn vị với các đơn vị cùng ngành khác. Khi thực hiện các phân tích, KTV cần làm rõ những tác động của các yếu tố gây sự biến động đương nhiên đối với Chi phí trả trước KTV cần chỉ ra nghi ngờ về sai phạm cóTrường thể có. Đại học Kinh tế Huế Những tác động của yếu tố đương nhiên không gây ra sai phạm, KTV loại trừ tác động của các yếu tố này để đưa ra các nghi ngờ về khả năng sai phạm của trong khoản mục Chi phí trả trước. Để xác định rõ được những sai phạm, KTV cần dựa vào CSDL là mục tiêu để tiếp tục thực hiện các bước kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 16
  25. Khóa luận tốt nghiệp Phân tích dọc: Phân tích chỉ tiêu Chi phí trả trước trên tổng tài sản, xem khoản mục Chi phí trả trước chiếm bao nhiêu phần trăm tổng tài sản. b. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ đối với khoản mục Chi phí trả trước Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ Chi phí trả trước sẽ liên quan đến việc hạch toán các khoản: Công cụ dụng cụ, chi phí kinh doanh trong kỳ, các khoản thanh toán. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ Chi phí trả trước, KTV thường tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm toán. Kỹ thuật chọn mẫu do KTV tự lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên thường chú ý đặc biệt đến các nghiệp vụ liên quan đến Chi phí trả trước có giá trị lớn, không có tiêu thức phân bổ chi Chi phí trả trước vào chi phí kinh doanh trong kỳ, không có hợp đồng thương mại, hóa đơn mua bán. Kiểm tra chi tiết chủ yếu là kiểm tra các nghiệp vụ đã ghi nhận trên sổ hạch toán trong quá trình kế toán liệu rằng có đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ thể hay không. Các cơ sở dẫn liệu đó cũng chính là mục tiêu mà kiểm toán viên có trách nhiệm thu thập các bằng chứng thích hợp để xác nhận sự đảm bảo. Thực chất của quá trình kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ chính là tiến hành kiểm tra lại quá trình xử lý kế toán liên quan đến khâu ghi sổ kế toán đối với các nghiệp vụ Chi phí trả trước, nhằm có được các bằng chứng xác nhận các cơ sở dẫn liệu cụ thể có liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ. Cách thức tiến hành kiểm tra chi tiết chủ yếu thực hiện xem xét, đối chiếu từ các nghiệp vụ đã hạch toán trên sổ kế toán như sổ chi tiết, nhật ký chung để từ đó kiểm tra các chứng từ, tài liệu có liên quan. Dưới đây là các mục tiêu kiểm toán cụ thể và các thủ tục kiểm toán chủ yếu, phổ biến thưTrườngờng áp dụng để thu Đại thập bằ nghọc chứng xácKinh nhận cho cáctế cơ Huế sở dẫn liệu tương ứng. Mục tiêu 1: Hiện hữu, phát sinh. Nghiệp vụ ghi nhận Chi phí trả trước phải thực sự phát sinh và được sự phê chuẩn đúng đắn. Thủ tục kiểm tra: SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 17
  26. Khóa luận tốt nghiệp - Kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ đối chiếu với các chứng từ có liên quan, đảm bảo các nghiệp vụ được ghi trong sổ kế toán đều thực sực phát sinh. - Kiểm tra các tài liệu có liên quan đến việc phát sinh Chi phí trả trước như hợp đồng, hóa đơn mua bán công cụ dụng cụ. - Kiểm tra việc chuyển các TSCĐ có giá trị <30tr sang CCDC, kiểm tra giá trị còn lại của các TSCĐ khi chuyển. Mục tiêu 2: Sự đánh giá và phân bổ Các nghiệp vụ Chi phí trả trước đã được tính toán, đánh giá đúng đắn, hợp lý hay không. Thủ tục kiểm tra: - Kiểm tra trên các hóa đơn mua bán, xem xét việc tính toán chính xác trên các hóa đơn. Kiểm tra việc tính giá trị còn lại của TSCĐ chuyển sang CCDC. - Kiểm tra sự nhất quán về việc phân bổ chi phí trả trước giữa các năm. Mục tiêu 3: Sự hạch toán đầy đủ Nghiệp vụ Chi phí trả trước đã ghi sổ kế toán phải được hạch toán đầy đủ, không trùng hay bỏ sót. Thủ tục kiểm tra: - Tiến hành kiểm kê CCDC phân bổ nhiều kỳ, đảm bảo rằng không có CCDC nào có mặt tại kho mà không được ghi chép. - LTrườngấy một vài chứng từĐạinhư hóa họcđơn mua TSCKinhĐ, CCDC, tếchứ ngHuế từ liên quan đến chi phí bảo hiểm, phòng cháy nổ có liên quan đến việc hạch toán vào tài khoản 242. Mục tiêu 4: Trình bày và công bố Các nghiệp vụ Chi phí trả trước phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán, đúng quan hệ đối ứng tài khoản (vào các sổ kế toán), chính xác về số liệu tương ứng đã ghi trên chứng từ. Thủ tục kiểm tra: SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 18
  27. Khóa luận tốt nghiệp - Kiểm tra chọn mẫu về việc hạch toán đúng đắn của các tài khoản, đảm bảo không có sự hạch toán nhầm giữa Chi phí trả trước với TSCĐ, các chi phí phát sinh trực tiếp trong kỳ. Mục tiêu 5: Sự hạch toán đúng kỳ Nghiệp vụ Chi phí trả trước phải được hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ đó. Thủ tục kiểm tra: Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh cuối kỳ và đầu kỳ sau, xem xét xem có nghiệp vụ nào phát sinh trong kỳ mà kỳ sau mới ghi nhận hoặc ngược lại phát sinh kỳ sau mà kỳ này đã ghi nhận. 1.4.2 Kết thúc kiểm toán về khoản mục Chi phí trả trước Giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán khoản Chi phí trả trước gồm các công việc chủ yếu sau: Thứ nhất: Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan đến Chi phí trả trước. Thứ hai: Tổng hợp các kết quả kiểm toán Chi phí trả trước Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục này. Công việc này dựa trên các thủ tục đã thực hiện và những bằng chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước thường được thể hiện dưới dạng bảng tổng hợp kết quả kiểm toán hay biên bản kiểm toán. CácTrường nội dung chủ yếu Đạitrong tổng học hợp kết quKinhả kiểm toán tế Huế - Tổng hợp các thủ tục kiểm toán đã áp dụng. - Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá về mức độ sai phạm. - Nguyên nhân các sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 19
  28. Khóa luận tốt nghiệp Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả liên quan đến Chi phí trả trước dài hạn và tiến hành thảo luận với BGĐ của khách hàng để thống nhất bút toán điều chỉnh. Nếu khách hàng đồng ý với những điều chỉnh của KTV thì các bút toán này sẽ được tổng hợp trên giấy tờ làm việc và tính lại số dư liên quan đến khoản mục Chi phí trả trước trên BCTC. Nếu khách hàng không đồng ý với các bút toán điều chỉnh đó và chủ nhiệm kiểm toán cho rằng các sai lệch là trọng yếu hoặc có ảnh hưởng dây chuyền ảnh hưởng trọng yếu đến nhiều chỉ tiêu trên BCTC thì KTV sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ về khoản mục Chi phí trả trước. - Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa. - Ý kiến của KTV về sai phạm và những lưu ý (hạn chế) về KSNB đối với Chi phí trả trước giúp hệ thống KSNB đối với khoản mục chi phí trả trước hiệu quả hơn. - Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có) - Tổng hợp kết quả kiểm toán chu trình Chi phí trả trước là một trong các căn cứ cho KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có). Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 20
  29. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 2.1 Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Tên viết tắt: AFA Trụ sở chính của AFA: Số 142 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Tell: (0236)-3633333. Fax: (0236)-3633338. Email: info@afac.com.vn. Website: afac.com.vn Logo: Chi nhánh tại Hà Nội: 96 Tân Mai, P.Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Tp. Hà Nội Điện thoại: (024) 211 80888. Email:kiemtoanafa.hn@gmail.com Văn phòng đại diện Quảng Ngãi: 101 Nguyễn Trãi, Tp. Quảng Ngãi, T. Quảng Ngãi Văn phTrườngòng đại diện Tây Nguyên:Đại 41Ahọc Trần QuangKinh Khải, Tp. tế Pleiku, Huế Gia Lai Văn phòng đại diện Quảng Nam: 14 Lý Thường Kiệt, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA (sau đây gọi tắt là “AFA”), tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán AFA, là một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 21
  30. Khóa luận tốt nghiệp 0401632052 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/11/2014, thay đổi lần gần nhất vào ngày 01/10/2017. Tổng số vốn điều lệ của AFA ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 9,99 tỷ đồng. AFA hoạt động theo phương châm “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các dịch vụ mà AFA cung cấp. Mục tiêu hoạt động của AFA là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. AFA cam kết cung cấp tới khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao nhất và tham gia vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức, bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ - GĐ PHÒNG PHÓ TGĐ GĐ PHÒNG GĐ KHỐI THẨM KHỐI KIỂM KHỔI KIỂM KẾ TOÁN - ĐỊNH GIÁ TOÁN XDCB TƯ VẤN - ĐÀO TẠO HÀNH CHÍNH TOÁN BCTC KHỐI KIỂM KHỐI KIỂM KHỐI THẨM TOÁN XÂY TOÁN BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DỰNG CƠ BẢN TÀI CHÍNH BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KIỂM PHÒNG KIỂM BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KIẾM PHÒNG KIỂM CHẤT LƯỢNGTrườngTOÁN XDCB 1 ĐạiTOÁN XDCB học 2 CHẤTKinh LƯỢNG TOÁNtế BCTC Huế 1 TOÁN BCTC 2 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá AFA (Nguồn: Sổ tay nhân viên – Thông tin tổng quan về công ty) Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận: SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 22
  31. Khóa luận tốt nghiệp + Tổng Giám Đốc: Là người đại diện toàn quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty, trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác. + Phó TGĐ - GĐ của các Khối: Được ủy quyền xem xét chấp nhận khách hàng, ký báo cáo kiểm toán, quản lý, sắp xếp lịch công tác cho các nhân viên, là người đại diện công ty tham gia các cuộc trao đổi với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại cho Trưởng đoàn kiểm toán. + Phòng Tư vấn - Đào tạo: Thực hiện các dịch vụ tư vấn về thuế, cung cấp dịch vụ kế toán, trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật các chính sách mới, các điểm thay đổi, bổ sung trong các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán, thuế cho các khách hàng của công ty và khách hàng có nhu cầu; chịu trách nhiệm tổ chức khóa đào tạo, huấn luyện cho nhân viên mới và thực tập sinh. + Phòng Kế toán - Hành chính: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty hằng ngày, lưu giữ hồ sơ chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, tổng hợp, đối chiếu số liệu cuối kỳ, lập BCTC cuối kỳ, hỗ trợ nhân viên trong công ty về các hoạt động liên quan đến phần mềm hoạt động, cung cấp con dấu của công ty, trực tiếp nhận và gửi hồ sơ của khách hàng. + Khối kiểm toán XDCB: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán XDCB theo đúng thời gian đã được phân công của Ban Giám đốc. + Khối kiểm toán BCTC: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán BCTC theo đúng thời gian phân công của Ban Giám đốc, liên lạc với côngTrường ty khách hàng nh ằĐạim chuẩn họcbị cho cu ộKinhc kiểm toán, tếthực hiHuếện kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán và trình lên Ban Giám đốc để xét duyệt trước khi phát hành. + Khối thẩm định giá: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng liên quan đến thẩm định giá. + Ban kiểm soát chất lượng: Rà soát, kiểm tra chất lượng của các báo cáo kiểm toán BCTC và kiểm toán XDCB trước khi phát hành; đánh giá công việc hoàn thành SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 23
  32. Khóa luận tốt nghiệp của các nhân viên thực hiện; thống kê và lập báo cáo trình bày với Ban Giám đốc về chất lượng của cuộc kiểm toán đã hoàn thành. 2.1.4 Các dịch vụ do công ty cung cấp AFA cung cấp đầy đủ các dịch vụ Giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính và đầu tư, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn xác định giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng cho các khách hàng trong và ngoài nước nằm trong khuôn khổ các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước Việt Nam. Cụ thể: Kiểm toán BCTC thường niên Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế Kiểm toán và Kiểm toán tuân thủ soát xét Kiểm toán hoạt động Báo cáo Soát xét BCTC tài chính Soát xét thông tin tài chính dựa theo các thủ tục thỏa thuận trước Các dịch vụ khác về kiểm toán Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của việc đầu tư và tuân thủ trình tự thủ Kiểm tục đầu tư xây dựng công trình với quy định hiện hành của Nhà nước toán Kiểm tra nguồn dự án cho toàn bộ công trình, số vốn đầu tư cấp phát quyết qua các năm, tổng số vốn đầu tư thực hiện cho các công trình, vốn đầu toán vốn tư thực hiện qua các năm đầu tư Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp các hạng mục công trình và xây dựngTrườngtoàn bộ công trình Đại học Kinh tế Huế cơ bản Kiểm tra giá trị quyết toán phần vật tư, thiết bị hoàn thành Kiểm tra giá trị quyết toán chi phí khác, việc phân bổ các chi phí này cho các hạng mục công trình Dịch vụ Ghi sổ kế toán, lập BCTC, báo cáo quản trị kế toán Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 24
  33. Khóa luận tốt nghiệp Cung cấp dịch vụ lập sổ kế toán Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS Tư vấn sử dụng phần mềm kế toán Cung cấp nhân viên kế toán và Kế toán trưởng Cung cấp các dịch vụ kế toán khác Tư vấn cho các doanh nghiệp về các Luật thuế Tư vấn kê khai và quyết toán thuế Lập hồ sơ xét ưu đãi thuế Dịch vụ Lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế tư vấn Đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan thuế thuế Cung cấp dịch vụ tư vấn thuế trọn gói Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế Cung cấp dịch vụ soát xét tờ khai quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN. Các dịch vụ tư vấn thuế. Dịch vụ định giá tài sản: động sản, bất động sản Nghiên cứu thị trường: tư vấn, định giá bán hàng hóa – dịch vụ của doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập thị trường mới, một kênh phân phối Dịch vụ mới thẩm Xác định giá trị doanh nghiệp: tư vấn, xác định giá trị tổng quát của một định giá Trườngdoanh nghiệp gồĐạim tài sả n họccố định, tàiKinh sản lưu độ ngtế Huế Thẩm định các dự án đầu tư Các dịch vụ liên quan khác đến dịch vụ thẩm định giá Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp Dịch vụ chuyên Tư vấn thủ tục mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc và giải thể doanh nghiệp ngành Soát xét BCTC phục vụ cho việc mua bán, sáp nhập SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 25
  34. Khóa luận tốt nghiệp khác Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán Đào tạo KTV nội bộ, cập nhật kiến thức về kế toán, tài chính, kiểm toán và thuế; đào tạo các kỹ năng về thực hành kế toán. (Nguồn: Sổ tay nhân viên – Thông tin tổng quan về công ty) 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong Kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào các thủ tục kiểm toán mà trên thực tế Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã áp dụng để kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước. Qua quá trình thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, tác giả đã tiến hành đọc tài liệu, hồ sơ kiểm toán, thực hiện các phương pháp nghiên cứu quan sát có tham gia, phỏng vấn các anh(chị) kiểm toán ở đây, cùng tham gia vào đoàn kiểm toán thì tác giả thấy rằng các KTV ở Công ty AFA khi kiểm toán khoản mục chi phí trả trước, các KTV kết hợp giữa thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản trong quá trình thực hiện các thủ tục. 2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát Khi kiểm toán khoản mục chi phí trả trước, KTV bắt tay vào thực hiện các thử nghiệm cơ bản trước, trong quá trình thực hiện thử nghiệm cơ bản, KTV sẽ kết hợp phỏng vấn Ban giám đốc, kế toán trưởng các câu hỏi có liên quan đến khoản mục này, các thắc mắc trong quá trình thực hiện thử nghiệm cơ bản. Dưới đây là Bảng hỏi hệ thống KSNB đối với khoản mục chi phí trả trước mà KTV thưTrườngờng áp dụng để h ỏiĐại được thi ếhọct kế bởi Công Kinh ty TNHH tếKiểm Huế toán và Thẩm định giá AFA. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 26
  35. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.1: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Chi phí trả trước. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Tham chiếu Tên Ngày Tên khách hàng: Công ty CP ABC Người thực hiện PQT 12/01/2018 Ngày khóa sổ: 31/12/2017 Người soát xét 1 HVC 12/01/2018 Nội dung: Kiểm tra hệ thống KSNB Người soát xét 2 KTV đã yêu cầu Công ty photo bản chính hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán, bảng trích phân bổ CCDC của Công ty, sổ chi tiết TK 242. Đồng thời KTV sử dụng bảng câu hỏi được xây dựng sẵn kết hợp với những câu hỏi ngoài để thu thập được những thông tin liên quan tới việc quản lý và sử dụng các tài sản của công ty. Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB STT Câu hỏi Trả lời Ghi chú I CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC Có Không Sổ chi tiết Chi phí trả trước dài hạn có được lập 1 đầy đủ thông tin theo yêu cầu của Công ty không? Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn 2 có được theo dõi đầy đủ không? Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn 3 có bảng tập hợp phân bổ không? 4 ThTrườngời gian phân bổ cóĐại phù hợ p họckhông? Kinh tế Huế 5 Tiêu thức phân bổ có phù hợp không? Đơn vị có bảng theo dõi các loại công cụ dụng 6 cụ phân bổ dài kỳ không? Đơn vị có chính sách phân bổ chi phí trả trước 7 hay không? 8 Đơn vị có quy định về chức năng, trách nhiệm, SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 27
  36. Khóa luận tốt nghiệp quyền hạn và nghĩa vụ của từng người liên quan đến xử lý công việc hay không? Việc xét duyệt đơn đặt hàng, kiểm tra CCDC mua về, trình tự thủ tục mua CCDC về nhập 9 kho có được diễn ra một cách độc lập hay không? Phương pháp phân bổ có được thống nhất qua 10 các năm hay không? Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ 11 chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Thì đơn vị có đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo hay không? Khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc 12 ngoại tệ đối với khoản chi phí trả trước thì đơn vị đánh giá theo tỷ giá nào? 2.2.2 Thử nghiệm cơ bản Qua quá trình tìm hiểu, thực tế tại đây thì tác giả thấy được rằng Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện các thử nghiệm cơ bản là dựa vào mẫu 5530 đểTrườngtiến hành thực hiệ nĐại các thủ t ụhọcc kiểm toán. Kinh tế Huế Dưới đây là mẫu 5530 được lấy từ giấy làm việc của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA khi kiểm toán cho một công ty khách hàng. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 28
  37. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.2. Chương trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước. 5530 Người lập: [ ] Chi phí trả trước Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Cơ sở dẫn liệu Tham chiếu Thủ tục C A V E P A Thủ tục cơ bản 1) Thủ tục phân tích C A E 5540 2) Chi phí trả trước 5550 Kiểm tra số dư đầu kỳ 5551 2.1) - Chi phí C A E 5552 - Phân bổ C A V 5553 Kiểm tra số dư cuối kỳ 2.2) - Phát sinh trong năm C A E 5561 - Phân bổ C A V 5562-1;5562-2 Đánh giá rủi ro từ hệ thống kiểm B soát nội bộ 1) Rủi ro đáng kể Mô tả các thủ tục kiểm toán cụ thể khác để đáp ứng với rủi ro 2) Tài khoản nhân sự Mô tả các thủ tục kiểm toán cụ thể khác để đáp ứng với rủi ro C Kết luận kiểm toán Có hoặc STT Kết luận kiểm toán Tham chiếu Không 1. Các thủ tục này đã được tùy chỉnh (khi cần thiết) để đáp ứng các rủi ro được đánh giá của các sai sótTrường trọng yếu trong báo Đại cáo tài chính. học Kinh tế Huế 2. Nguy cơ sai lệch trọng yếu trong cán cân tài sản, nhà xưởng và thiết bị đã giảm xuống mức chấp nhận được. 3. Tất cả các cơ sở dẫn liệu có liên quan đã được giải quyết. Nếu không, các thủ tục bổ sung nên được thực hiện để đưa ra ý kiến kiểm toán. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 29
  38. Khóa luận tốt nghiệp Để minh họa các thử nghiệm cơ bản mà Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện để kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước thì tác giả xin trình bày hồ sơ kiểm toán của Công ty CP ABC do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện vào năm 2018. Sau đây là một số thông tin về Công ty CP ABC: - Công ty CP ABC hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0401333013. - Địa chỉ: 233 Điện Biên Phủ, Phường Hòa Khê, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng. - Mã số thuế: 0401333013. - Ngày hoạt động: 01/02/2010. - Ngành nghề kinh doanh của Công ty: + Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao. + Xây dựng nhà các loại. + Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ. + Hoạt động xây dựng chuyên được phân vào đâu. + Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. + Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, dụng khác. + Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. + Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng. + Bán buôn chuyên doanh khác chưa cây cảnh. + Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác. Khi kiểm toán khoản mục chi phí trả trước, thủ tục đầu tiên mà KTV bắt tay vào thực hiện đó là thủ tục chung. a) Thủ tục chung LậTrườngp Bảng số liệu tổ ngĐại hợp có họcso sánh vKinhới số dư cu ốtếi năm Huế trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, sổ chi tiết, và giấy tờ làm việc khác của kiểm toán năm trước. - Mục đích khi thực hiện thủ tục này là đảm bảo số liệu được trình bày trên BCTC khớp với những số liệu được ghi nhận trong các sổ kể toán. - Trong quá trình thực hiện thủ tục này, KTV tiến hành xem Báo cáo đã kiểm toán năm trước để tiến hành điền số liệu năm trước vào GLV mẫu 5510. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 30
  39. Khóa luận tốt nghiệp - KTV cũng sẽ tiến hành kiểm tra giữa số cuối kỳ năm 2016 đã được kiểm toán, so sánh với số đầu kỳ năm 2017 trên sổ chi tiết, xem thử có khớp đúng hay chưa. Nếu như có sự khác biệt thì KTV nên xem lại GLV năm trước, có thể có những bút toán điều chỉnh KTV năm trước đã nêu lên ý kiến mà đơn vị chưa điều chỉnh. Thông thường, khi có bút toán điều chỉnh thì khách hàng có thể thực hiện điều chỉnh như sau: Một là, thực hiện điều chỉnh ngay khi có kết luận kiểm toán và điều chỉnh vào số cuối kỳ năm 2016. Khi thực hiện điều chỉnh này thì số cuối kỳ kiểm toán năm 2016 sẽ khớp với số đầu kỳ năm 2017. Hai là, khách hàng thực hiện điều chỉnh vào số phát sinh trong kỳ kiểm toán này, thì số chênh lệch giữa đầu kỳ này và cuối kỳ trước là số điều chỉnh đó. - Số cuối kỳ năm 2017 sẽ được KTV kiểm tra kĩ và lấy trên sổ chi tiết tài khoản tại ngày 31/12/2017 của Công ty CP ABC. Số cuối kỳ trên sổ chi tiết sẽ được KTV đối chiếu, so sánh với sổ cái, Bảng CĐPS, CĐKT. Thông qua bước này, KTV có thể thống nhất số liệu với khách hàng vào cuối kỳ, nếu có chênh lệch lập tức đi tìm hiểu nguyên nhân, kiểm tra chi tiết, lúc này sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Tất cả các công việc trên được KTV ghi lại vào giấy làm việc mẫu 5510. Bảng 2.3. Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018. 5510 ] CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC Người lập: [ Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Mục tiêu: Năm nay Điều chỉnh Năm nay Đã kiểm toán Trường(Trước KiT)Đại học Kinh(Sau tế KiT) Huế Nợ Có GL LY Chi phí trả trước 4,859,557,030 4,859,557,030 2,181,365,323 Ngắn hạn 2,844,437,620 871,893 147,612,903 2,697,696,610 2,017,106,437 Dài hạn 2,015,119,410 2,015,119,410 164,258,886 4,859,557,030 4,859,557,030 2,181,365,323 KẾT LUẬN: SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 31
  40. Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Ở thủ tục chung này KTV thực hiện đã phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra là đảm bảo số liệu trên BCTC khớp với những số liệu được ghi nhận trong các sổ kế toán. Tuy nhiên, ở thủ tục này là chưa xong, bởi lẽ sau khi các thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ được thực hiện hoàn tất, có những điều chỉnh gì, KTV sẽ tiến hành điền vào cột điều chỉnh trên GLV mẫu 5510 này. Trên đây là một ví dụ điển hình khi kiểm toán khoản mục chi phí trả trước của Công ty CP ABC có thực hiện điều chỉnh về số liệu. Sau khi thực hiện thủ tục chung xong, KTV sẽ dựa vào chương trình kiểm toán mẫu 5530 để thực hiện các thủ tục cơ bản. b) Thủ tục phân tích Các thủ tục phân tích được quy định rất rõ trong chương trình kiểm toán, nhằm phát hiện ra những biến động bất thường, đây là một thủ tục hiệu quả để từ đó KTV có thể phân tích các biến động đó nguyên nhân là do đâu, từ đó xác định và khoanh vùng những rủi ro có thể xảy ra và ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, thủ tục này đòi hỏi sự tư duy và kinh nghiệm phán đoán của KTV. Thủ tục phân tích này được Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đi sâu thực hiện. Thủ tục này được KTV ở AFA ghi lại vào giấy làm việc mẫu 5540. Khi thực hiện thủ tục này KTV đã tiến hành những bước như sau: - Từ Báo cáo đã kiểm toán năm trước, KTV lấy số liệu đã kiểm toán năm 2016. Sau đó, trên sổ chi tiết tài khoản 242, hoặc bảng CĐPS, CĐKT lấy số liệu năm 2017 để tiến hành so sánh với năm 2016 các khoản chi phí trả trước ngắn hạn và chiTrường phí trả trước dài h ạn.Đại học Kinh tế Huế - Tiếp đến là KTV sẽ đi tìm lời giải thích cho biến động đó, nguyên nhân là do đâu. Để giải thích rõ hơn thủ tục phân tích này, tác giả xin minh họa giấy làm việc mẫu 5540 như sau: SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 32
  41. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.4. Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018. 5540 ] CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC Người lập: [ Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Mục tiêu: Thủ tục chung: 2017 2016 Biến động % Chi phí trả trước Ngắn hạn 2,844,437,620 2,017,106,437 827,331,183 41% 1127 Dài hạn 2,015,119,410 164,258,886 1,850,860,524 % 123 4,859,557,030 2,181,365,323 2,678,191,707 % Nguyên nhân: CP phí trả trước dài hạn tăng mạnh do tiến hành thi công sửa chữa văn phòng KẾT LUẬN: Nhận xét: Ở thủ tục phân tích này đã được KTV của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã đi sâu thực hiện. Và cũng đã phân tích được biến động bất thường từ chi phí trả trước dài hạn tăng mạnh là do trong năm đơn vị tiến hành thi công sửa chữa văn phòng. c) ThTrườngủ tục kiểm tra chi Đại tiết học Kinh tế Huế Các thủ tục kiểm tra chi tiết này giúp KTV trong việc xác minh, kiểm tra lại các mục tiêu liên quan đến khoản mục chi phí trả trước. Các thủ tục kiểm tra chi tiết mà Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA áp dụng như sau: Thủ tục 1: Kiểm tra sự phân bổ khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 33
  42. Khóa luận tốt nghiệp Mục tiêu thủ tục: Đảm bảo các khoản chi phí trả trước được phân bổ và ghi sổ đúng vào cuối năm. Nguồn gốc số liệu: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2016, sổ chi tiết TK 242, Bảng phân bổ chi phí, Bảng CĐPS tài khoản. Công việc tiến hành: Trên thuyết minh Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2016. KTV tiến hành lấy số liệu đầu kỳ, sau đó trên bảng phân bổ chi phí hoặc sổ chi tiết TK242, KTV lọc ra các tài khoản có liên quan đến khoản mục chi phí mà trong kỳ đã phân bổ, kiểm tra lại xem đơn vị đã phân bổ đúng chưa và những khoản mục có liên quan đến việc ghi tăng khoản mục chi phí trả trước trong kỳ. Sau đó, KTV sẽ cộng trừ trên GLV, đối chiếu số liệu đã xử lý với Bảng CĐPS tài khoản 242 xem thử khớp đúng hay chưa. Công việc này được KTV ghi lại vào GLV mẫu 5570. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 34
  43. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.5: Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018. 5570 ] CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC Người lập: [ Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Mục tiêu: Đảm bảo các khoản chi phí trả trước được phân bổ và ghi sổ đúng vào cuối năm (CSDL: Đầy đủ, chính xác, hiện hữu, phát sinh) Thủ tục chung: Chi phí trả trước ngắn hạn Phân bổ Tài khoản Số dư đầu kỳ Phát sinh tăng Số dư cuối kỳ 627 641 642 Tổng CCDC chờ phân bổ 1,348,341,664 4,265,636,263 3,078,771,762 576,879,053 3,655,650,815 1,958,327,111 CP bảo hiểm máy móc thiết bị 525,959,437 1,290,528,759 990,583,163 58,624,119 1,049,207,282 767,280,914 Phí sử dụng đường bộ 142,805,336 312,461,000 335,280,587 1,156,156 336,436,743 118,829,593 Tổng 2,017,106,437 5,868,626,022 4,404,635,512 - 636,659,328 5,041,294,840 2,844,437,618 Chi phí trả trước dài hạn Phân bổ Tài khoản Số dư đầu kỳ Phát sinh tăng Số dư cuối kỳ 627 641 642 Tổng Công cụ dụng cụ chờ phân bổ - - 171,352,834 523,257,484 694,610,318 (694,610,318) Chi phí sửa chữa 44,794,754 2,602,305,912 - 2,647,100,666 Phí sử dụng đường bộ 119,464,132 54,832,000 109,556,660 2,110,420 111,667,080 62,629,052 Tổng 164,258,886 2,657,137,912 280,909,494 - 525,367,904 806,277,398 2,015,119,400 Tổng chi phí trả trước 2,181,365,323Trường8,525,763,934 Đại 4,685,545,006học Kinh- 1,162,027,232 tế Huế5,847,572,238 4,859,557,018 KẾT LUẬN: SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 35
  44. Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Trên GLV mẫu 5570, khi thực hiện thủ tục này KTV đã xác định là nhằm thỏa mãn mục tiêu đầy đủ, chính xác, hiện hữu phát sinh là chưa hợp lý. Bởi lẽ khi thực hiện thủ tục kiểm tra lại sự phân bổ chi phí của đơn vị, đối chiếu giữa các sổ với nhau thì chỉ thỏa mãn mục tiêu chính xác. Còn muốn thỏa mãn thêm mục tiêu đầy đủ cũng như hiện hữu, phát sinh thì KTV cần tiến hành thêm thủ tục là kiểm tra hóa đơn mua CCDC về hoặc hợp đồng bảo hiểm, xem thử đơn vị đã ghi đầy đủ trong sổ sách kế toán hay chưa. Ngược lại, chọn một vài bút toán liên quan đến khoản mục này, kiểm tra lại chứng từ xem thử có đầy đủ hay không, thì lúc này mới thỏa mãn thêm được mục tiêu đầy đủ, hiện hữu và phát sinh. Thủ tục 2: Kiểm tra số phát sinh tăng của khoản mục chi phí trả trước Mục tiêu thủ tục: Khi thực hiện việc kiểm tra này, nhằm mục đích đảm bảo rằng các khoản chi phí trả trước có tồn tại và được ghi chép chính xác, đầy đủ. Nguồn gốc số liệu: Hóa đơn mua hàng, hợp đồng, sổ cái TK 242, sổ chi tiết TK 242 Công việc tiến hành: Từ sổ chi tiết TK 242, KTV chọn một vài nghiệp vụ có số phát sinh lớn, kiểm tra sự hiện hữu, phát sinh của nghiệp vụ đó bằng cách kiểm tra hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, tờ trình, báo giá, biên bản nghiệm thu bàn giao, các quyết định ghi tăng TSCĐ của Ban Giám Đốc và tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ này cũng như là kiểm tra số tiền trên hóa đơn, đối chiếu với sổ cái TK 242 để kiểm tra tính chính xác và đầy đủ. Công việc này được KTV ghi lại vào GLV mẫu 5561. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 36
  45. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.6: Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018. 5561 ] CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC Người lập: [ Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Mục tiêu: Đảm bảo rằng các khoản chi phí tồn tại và ghi chép chính xác Đảm bảo rằng các khoản chi phí có tồn tại và được ghi chép đầy đủ. Thủ tục chung: Kiểm tra hóa đơn để đảm bảo rằng: - Đồng ý với số tiền, số lượng đặt hàng hoặc chứng từ mua hàng - Được ghi chép và ủy quyền hợp lý - Kiểm tra sự ghi chép chính xác trên hóa đơn. Hóa đơn Hợp Ghi Công việc NCC Mô tả Sổ cái Số Ngày Tiền đồng chú 1 2 Ngắn hạn -31/12/2017 1 Thuê đất Lô C20,21 Thanh Vinh từ 01/01/2017 585 28/02/2017 360,000,000 x 360,000,000 (Công ty cổ phần DINCO) √ √ ê tông ( D òng tr 2 Xylanh hút đẩy b ự ph ạm Cẩm Lệ) (Công ty 1018 19/07/2017 67,768,000 x x 67,768,000 Cổ phần Tổng Công ty Vĩnh Phú) √ √ B 3 ảo hiểm vật chất xe bơm Isuzu (giá trị xe 5.9 tỷ) (Công ty 161042 21/09/2917 64,363,636 x x 64,363,636 Bảo Hiểm MIC Đà Nẵng) Trường Đại học Kinh tế Huế √ √ SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 37
  46. Khóa luận tốt nghiệp 30% chi phí lập quy hoạch dự án Cụm CN Vùng Đông Duy 4 Xuyên theo HĐ số 276-2016/Cty -IDCo ngày 20/12/2016 222 31/10/2017 90,000,000 x x 90,000,000 (Cồng ty CP Tư Vấn Thiết Kế Công Nghiệp Và Dân Dụng) √ √ l 5 ập qui hoạch chi tiết Trạm Cẩm Lệ (Công ty CP Đầu Tư Xây 86,363,636 Dựng Nam Đại Phú) √ √ Tổng 668,495,272 Tổng ps tăng 5,868,626,022 Tỷ lệ 11% Dài hạn Thi công l 1 ắp đặt đường dây TBA ( Trạm Hội An) (Công ty 0000451 22/05/2017 454,536,364 x x 454,536,364 CP Xây lắp công nghiệp Tân Thịnh) √ √ Phụ tùng máy trộn bê tông EUROTEC MB4500 (HĐKT số 2 78/HĐKT-2017 ngày 20/10/2017) (Công ty TNHH Tiếp thị 28 09/11/2017 264,600,000 x x 264,600,000 CN Quốc tế Việt) √ √ Tổng 719,136,364 Tổng ps tăng 2,657,137,912 Tỷ lệ 27% KẾT LUẬN: Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 38
  47. Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Ở thủ tục này, KTV đã thực hiện như vậy là hợp lý, thỏa mãn đầy đủ mục tiêu ban đầu đã đề ra. Tuy nhiên, ở thủ tục này, sau khi thực hiện xong, KTV chưa kết luận trên giấy tờ làm việc. Thủ tục 3: Kiểm tra sự phân bổ chi phí trả trước và tính toán lại phân bổ. Mục tiêu thủ tục: Ở thủ tục này, KTV tiến hành kiểm tra tính nhất quán, chính xác sự phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn. Nguồn gốc số liệu: Để thực hiện công việc này, KTV sử dụng các tài liệu như: sổ chi tiết chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, bảng phân bổ CCDC năm 2017. Từ danh mục các CCDC hiện có trong kỳ của doanh nghiệp với các số liệu về nguyên giá, thời gian đưa CCDC vào sử dụng, tỷ lệ phân bổ, KTV tính toán lại số phân bổ trích trong năm của công ty. Sau khi tính toán lại, KTV đối chiếu với số phát sinh có, tức số đã phân bổ trong năm trên bảng phân bổ của đơn vị đã cung cấp cho KTV. Nếu phát hiện ra chênh lệch, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân: + Nếu chênh lệch nhỏ do làm tròn số trong quá trình tính toán, có thể bỏ qua. + Nếu chênh lệch lớn thì thông qua kiểm tra chi tiết, KTV xem xét sự khác biệt do những CCDC nào gây nên, kiểm tra lại nguyên giá, thời điểm đưa vào sử dụng, thời gian trích phân bổ, số đã phân bổ của các CCDC đó và yêu cầu giải thích từ phía khách hàng. Mọi công việc được thực hiện ở thủ tục này, đều được kiểm toán viên trình bày lần lượt trên giấy làm việc mẫu 5562-1 và 5562-2. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 39
  48. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.7: Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018 5562-1 ] CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC Người lập: [ Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Mục tiêu: Đảm bảo chi phí được phân bổ là chính xác Thủ tục chung: Đảm bảo chính sách phân bổ của khách hàng được tính trên cơ sở hợp lý và đang được áp dụng nhất quán. Thực hiện kiểm tra tính hợp lý về phân bổ G/L Ước tính Tháng Số tiền PB Phân bổ Mô tả Nguyên giá Số dư đầu kỳ Nợ Có Số dư cuối kỳ phân Chênh lệch trong trong năm bổ/tháng năm Bảo hiểm dân sự, vật chất xe 43C-08024 22,906,144 1,908,845 - 1,908,845 0 1,908,845 1 1,908,845 - Khuôn vuông bê tông cho thí nghiệm 34,181,818 34,181,818 13,047,898 21,133,920 2,848,485 4 11,868,687 1,179,211 Phí bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt 2,627,100 2,627,100 939,259 1,687,841 218,925 4 912,188 27,071 Phí b à thi à th ảo hiểm BH máy móc v ết bị nh ầu 6,944,000 6,944,000 2,482,667 4,461,333 578,667 4 2,411,111 71,556 HĐ/GCN002.KD01.HD.KT5.17.00330 Bảo hiểm vật chất xe 43C-12566; 43C-12595 18,060,000 18,060,000 6,165,645 11,894,355 1,505,000 4 6,270,833 (105,188) Máy bơm 5,5 Hp (trạm Dung Quất) 19,500,000 19,500,000 7,181,452 12,318,548 1,625,000 4 6,770,833 410,618 Van truyền thủy lực (xe bơm) 7,229,560 7,229,560 6,024,633 1,204,927 1,204,927 5 6,024,633 0 Van định áp (xe bơm) 4,390,880 4,390,880 3,659,067 731,813 731,813 5 3,659,067 (0) Bộ gioăng phớt (xe bơm) 8,618,537 8,618,537 7,182,114 1,436,423 1,436,423 5 7,182,114 (0) Bánh răng (xe bơm) 19,603,244Trường Đại19,603,244 học16,336,037 Kinh3,267,207 tế Huế3,267,207 5 16,336,037 (0) Thanh trượt gài số (xe bơm) 11,447,394 11,447,394 9,539,495 1,907,899 1,907,899 5 9,539,495 - SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 40
  49. Khóa luận tốt nghiệp Mặt máy quy lắp D6CAcho xe HD270 50,825,000 50,825,000 38,801,882 12,023,118 8,470,833 4 34,730,417 4,071,465 Máy đục makita ( trạm Hội an) 4,304,545 4,304,545 2,962,268 1,342,277 717,424 4 2,941,439 20,828 Xylanh hút đẩy bê tông 67,768,000 67,768,000 28,236,667 39,531,333 5,647,333 5 28,236,667 (0) Thiết bị Trạm trộn ( Trạm Hội An) 49,377,273 49,377,273 16,047,614 33,329,659 4,114,773 4 14,950,341 1,097,273 Bảo hiểm vật chất toàn bộ xe 43C-13157 5,000,000 5,000,000 1,500,000 3,500,000 416,667 4 1,513,889 (13,889) 2,017,106,437 5,868,626,022 5,041,294,840 2,844,437,618 979,883,236 - 25,681,060 KẾT LUẬN: Công ty đang đưa Máy kiểm tra độ bền nén bê tông, hiểu chỉnh thiết bị trị giá 156.000.000 VND vào phân bổ chi phí là không hợp lý và Công ty đã phân bổ vào CP số tiền 8.387.097 VNĐ > Đề nghị công ty điều chỉnh lại như sau: - Ghi tăng mới TSCĐ - Giảm CP đã phân bổ, số tiền 8.378.097 và tăng CP khấu hao trong năm theo khung khấu hao 5 năm, số tiền 838.710 Công ty đang phân bổ vượt chi phí trả trước “BH vật chất bảo hiểm dân sự toàn bộ xe , BH TN người ngồi trên xe ( 43LD-0382, 0398)”, dẫn đến mục này có số dư âm trên bảng phân bổ, số tiền : (871.893) đồng > Đề nghị công ty điều chỉnh lại như sau Nợ TK 2421 / Có TK 632 Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 41
  50. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.8: Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018 5562-2 ] CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC Người lập: [ Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Mục tiêu: Đảm bảo chi phí được phân bổ là chính xác Thủ tục chung: Đảm bảo chính sách phân bổ của khách hàng được tính trên cơ sở hợp lý và đang được áp dụng nhất quán. Thực hiện kiểm tra tính hợp lý về phân bổ Tháng Số dư đầu Số tiền phân PB Phân bổ Chênh Mô tả Nợ Có Số dư cuối kỳ kỳ bổ/tháng trong trong năm lệch năm Chi phí lắp dựng trạm phong thử 44,794,754 44,794,754 - 8,958,954 5 44,794,754 - Phí s -09801 ử dụng đường bộ xe trộn 43C 4,838,464 4,838,464 - 691,208 8 4,838,464 - (từ ngày 24/08/2015 đến 23/08/2017) Phí s - ử dụng đường bộ xe trộn 43C 4,838,464 4,838,464 - 691,208 8 4,838,464 - 09925(từ ngày 24/08/2015 đến 23/08/2017) Phí s -09974 ử dụng đường bộ xe trộn 43C 4,838,464 4,838,464 - 691,208 8 4,838,464 - (từ 24/08/2015 đến 23/08/2017) Chi phí sửa chữa văn phòng 1,119,986,020 311,107,230 808,878,790 31,110,723 10 311,107,228 2 Phí s -25779 xe ử dụng đường bộ xe 43A 5,065,000 2,110,420 2,954,580 211,042 10 2,110,417 3 văn phòng Thi công lắp đặt kính, mặt dựng alu ( VP ) 178,727,962 67,022,982 111,704,980 7,446,998 9 67,022,986 (4) Thi công l ắp đặt đường dây TBA ( TrạmTrường Đại454,536,364 học Kinh tế Huế 8 Hội An) 101,008,080 353,528,284 12,626,010 101,008,081 (1) SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 42
  51. Khóa luận tốt nghiệp Thi công nội thất văn phòng 321,221,291 71,382,512 249,838,779 8,922,814 8 71,382,509 3 Thi công n th ội ất vách trang trí, tủ âm 221,234,275 73,744,760 147,489,515 9,218,095 8 73,744,758 2 tường B ồn chứa nước bằng thép (10m3) Trạm 21,000,000 1,750,000 19,250,000 875,000 2 1,750,000 - Dung Quất Ph ùng máy tr ê tông EUROTEC ụ t ộn b 264,600,000 22,050,000 242,550,000 11,025,000 2 22,050,000 - MB4500 (trạm Hội An) - - Tổng 164,258,886 2,657,137,912 806,277,398 2,015,119,400 102,703,385 806,277,428 - 30 KẾT LUẬN: Mục tiêu kiểm toán đã đạt được Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 43
  52. Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Ở thủ tục này, KTV đã tiến hành các bước công việc kiểm tra thời điểm đơn vị đưa CCDC vào sử dụng, tính toán lại phân bổ là hoàn toàn hợp lý. Sau khi kiểm tra chi tiết khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn, KTV đã phát hiện ra đơn vị đang hạch toán nhầm khi mua mới TSCĐ về, đáng lẽ phải trích khấu hao TSCĐ này, đưa vào tài khoản 214, nhưng lại phân bổ đưa vào tài khoản 2421. Cùng với đó là việc phân bổ vượt chi phí trả trước của khoản tiền bảo hiểm. KTV cũng đã đưa hai ý kiến này lên giấy làm việc. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra tính toán lại, có những chênh lệch lớn ở chi phí trả trước ngắn hạn, KTV đã không đưa ý kiến vào giấy làm việc để yêu cầu đơn vị điều chỉnh, cũng như là yêu cầu giải thích từ phía khách hàng. Đó là tất cả các thủ tục mà Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã áp dụng để kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước. Sau khi thực hiện xong tất cả các thủ tục, đặc biệt là khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, có những sai sót nào cần điều chỉnh, cần nêu lên ý kiến, KTV sẽ ghi ý kiến đó vào trên sheet Error, mẫu giấy làm việc 5520. Dưới đây là minh họa mẫu GLV 5520 được trích từ hồ sơ kiểm toán của Công ty CP ABC. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 44
  53. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.9: Trích giấy làm việc từ hồ sơ kiểm toán Công ty CP ABC năm 2018 5520 ] CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC Người lập: [ Soát xét 1: [ ] Soát xét 2: [ ] Mục tiêu: Thủ tục chung: Bảng cân đối kế toán BCKQKD STT Tên tài khoản và mô tả Nợ Có Nợ Có A. Điều chỉnh 211 Tài sản cố định hữu hình 156,000,000 2421 Chi phí trả trước ngắn hạn 147,612,903 214 Hao mòn tài sản cố định 838,710 627 Chi phí sản xuất chung 7,548,387 2421 Chi phí trả trước ngắn hạn 871,893 632 Giá vốn hàng bán 871,893 B. Các vấn đề được xác định Công ty đang đưa Máy kiểm tra độ bền nén bê tông, hiểu chỉnh thiết bị trị giá 156.000.000 VND vào phân bổ chi phí là không hợp lý và Công ty đã phân bổ vào CP số tiền 8.387.097 VNĐ 1 > Đề nghị công ty điều chỉnh lại như sau - Ghi tăng mới TSCĐ - Giảm CP đã phân bổ, số tiền 8.378.097 và tăng CP khấu hao trong năm theo khung khấu hao 5 năm, số tiền 838.710 TrườngCông ty đang phân Đại bổ vượt chi học phí Kinh tế Huế trả trước “BH vật chất bảo hiểm dân s àn b 2 ự to ộ xe , BH TN người ngồi trên xe ( 43LD-0382, 0398)”, dẫn đến mục này có số dư âm trên bảng phân bổ, số tiền : (871.893) đồng > Đề nghị công ty điều chỉnh lại như sau Nợ TK 2421 / Có TK 632 KẾT LUẬN: SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 45
  54. Khóa luận tốt nghiệp Tóm lại: Qua chương 2 của bài nghiên cứu, tác giả đã trình bày chi tiết các thủ tục kiểm toán mà Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã áp dụng để kiểm toán khoản mục chi phí trả trước. Tác giả đã trình bày chương trình kiểm toán, chi tiết từng thủ tục được thực hiện bởi KTV, từ đó nhóm cũng đã so sánh đối chiếu với các thủ tục kiểm toán đối với chương kiểm toán mẫu do VACPA ban hành, cũng như đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện thủ tục sẽ được trình bày ở chương 3 của bài nghiên cứu. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 46
  55. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA. 3.1 Nhận xét 3.1.1 Ưu điểm: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước khá phù hợp với chương trình kiểm toán mẫu do Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành. Chương trình kiểm toán được thay đổi hằng năm, bổ sung thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết để đảm bảo được rằng các mục tiêu kiểm toán được thực hiện đầy đủ. Chương trình kiểm toán được đánh dấu rõ ràng, khoa học và lưu trữ theo các file dữ liệu Excel giúp KTV thực hiện thủ tục đầy đủ, tránh trường hợp thực hiện thiếu sót. Đồng thời trong các file giấy làm việc có sẵn công thức tính toán, phân tích tạo điều kiện cho KTV thực hiện công việc một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sau mỗi thủ tục được thực hiện, KTV đều có bằng chứng kiểm toán kèm theo để dễ dàng kiểm tra, đối chiếu các vấn đề phát sinh sau này. Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA có một đội ngũ KTV chất lượng, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán. Khi tiến hành kiểm toán, luôn có sự phân công công việc rõ ràng, hợp lý và khoa học. Các khoản mục có liên quan với nhau thường được kết hợp để kiểm toán, và các khoản mục mang tính chất phức tạp, quan trọng thường được giao cho các KTV có kinh nghiệm. Mỗi thành viên trong nhóm kiểm toán, sau khi thực hiện xong công việc của mình trênTrường giấy làm việc, cu Đạiối ngày chuy họcển file choKinh trưởng nhóm tế ki ểHuếm toán rà soát lại. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ xem qua cách trình bày giấy làm việc, các thủ tục được các thành viên thực hiện xem thử chính xác hay chưa, cần bổ sung thêm thủ tục gì, thì sẽ trao đổi với nhau và hoàn thành. Chứng từ, hồ sơ có liên quan đến công việc kiểm toán đều được lưu trữ có khoa học, rõ ràng đảm bảo cho KTV dễ dàng trong việc kiểm tra, soát xét. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 47
  56. Khóa luận tốt nghiệp 3.1.2. Hạn chế Thứ nhất, ở thủ tục thứ 2 là kiểm tra số phát sinh của khoản mục, việc chọn mẫu để kiểm tra còn dựa vào xét đoán chuyên môn của KTV, chọn những mẫu có số phát sinh lớn hoặc chọn mẫu quá ít sẽ dẫn đến những rủi ro có sai phạm trong những nghiệp vụ mà KTV đã bỏ qua và mẫu chọn không đại diện được cho tổng thể. Thứ hai, chương trình kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước được Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thiết kế. So với chương trình kiểm toán mẫu của Hiệp Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thì các thủ tục kiểm toán do Công ty AFA thiết kế trong chương trình kiểm toán vẫn chưa đầy đủ. Ở thủ tục chung Công ty AFA vẫn còn thiếu thủ tục kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Tác giả cũng đã so sánh chương trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA với chương trình mẫu của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA ban hành. Dưới đây là chương trình kiểm toán của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 48
  57. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 3.1: Trích từ chương trình kiểm toán mẫu VACPA ban hành. Người Tham STT Thủ tục thực chiếu hiện I. Thủ tục chung Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và 1 D640 phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, 2 D610 Sổ Cái, sổ chi tiết, và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). II. Thủ tục phân tích So sánh, phân tích biến động của chi phí trả trước và các tài sản 1 khác ngắn hạn/dài hạn năm nay so với năm trước, giải thích D610 những biến động bất thường. III. Kiểm tra chi tiết 1. Chi phí trả trước Thu thập Bảng tổng hợp phân bổ chi phí trả trước theo từng nội dung chi phí (số đầu kỳ, cuối kỳ, giá trị tăng và giá trị phân bổ trong kỳ, thời điểm phát sinh và thời gian phân bổ ): - Đối chiếu, số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi 1.1 D620 tiết, BCĐPS, BCTC). - Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, các khoản không phù hợp tính chất TK ). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần). Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội 1.2 dung, giá trị, tài khoản đối ứng ). Tìm hiểu nguyên nhân và D642 thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ (1): - Chọn mẫu kiểm tra các khoản chi phí trả trước có giá trị lớn. - Kiểm tra Bảng phân bổ chi phí trả trước của năm/kỳ trước 1.3 D643 (phương pháp phân bổ, cách xác định thời gian phân bổ và tính toán lại giá trị chờ phân bổ đầu năm/kỳ ). -TrườngKiểm tra việc phân Đạiloại chi phí học trả trước ngắn/dKinhài hạn. tế Huế Kiểm tra chứng từ liên quan đến các khoản chi phí trả trước phát 1.4 sinh, đảm bảo các chi phí này được ghi nhận đầy đủ, chính xác D642 và phân loại đúng đắn. Đánh giá tính hợp lý của thời gian phân bổ các chi phí trả trước 1.5 D641 do DN chọn và tính nhất quán với năm trước. Kiểm tra lại tính toán của Bảng tổng hợp phân bổ và đánh giá 1.6 tính hợp lý của việc phân bổ chi phí trả trước vào các tài khoản D641 chi phí liên quan. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 49
  58. Khóa luận tốt nghiệp Xem xét chênh lệch giữa phương pháp phân bổ cho mục đích kế toán và mục đích thuế (nếu có) và tính toán thuế thu nhập hoãn 1.7 D642 lại phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng (kết hợp với phần hành “Thuế”). Như tác giả cũng đã nói ở trên thì so với chương trình kiểm toán mẫu của VACPA đối với khoản mục chi phí trả trước, thì thủ tục chung của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA vẫn còn thiếu thủ tục kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng. Và đây là thủ tục kiểm tra chính sách được áp dụng đối với khoản mục chi phí trả trước mà một Công ty TNHH Kiểm toán BDF đã thực hiện: Bảng 3.2: Trích từ hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán BDF. Áp dụng Ảnh hưởng do thay đổi Chính sách kế toán Năm Năm chính trước nay sách kế toán Chi phí trả trước ngắn hạn/dài hạn phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một/nhiều kỳ kế toán trong năm tài chính, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh   mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo. Đối vớiTrường tiền thuê nhà, thuê Đại đất trả trhọcước đơn vKinhị phân tế Huế bổ theo thời gian thuê, đối với chi phí sửa chữa và công cụ dụng cụ xuất dùng đơn vị phân bổ 24 tháng Tài khoản tạm ứng dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong đơn   vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 50
  59. Khóa luận tốt nghiệp 3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục Chi phí trả trước Sau khi tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, tác giả đã đưa ra được các ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại trong quy trình, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước tại công ty. Góp phần nâng cao chất lượng khi kiểm toán khoản mục này. Như đã trình bày ở phần hạn chế, việc chọn mẫu để kiểm tra còn dựa vào xét đoán chuyên môn của KTV, ở khoản mục này công ty không chạy mẫu trên phần mềm, điều đó sẽ dẫn đến rủi ro bỏ qua các khoản mục có sai phạm làm ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán sau này. Công ty nên áp dụng việc chạy mẫu trên phần mềm mà công ty đã trang bị sẵn đối với khoản mục này để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Ở thủ tục kiểm tra chi tiết tác giả nhận thấy rằng công ty nên bổ sung thêm một số thủ tục giúp KTV khoanh vùng được các nghiệp vụ cần tiến hành kiểm tra, điều này sẽ giúp KTV giảm được thời gian khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ. 3.2.1. Phân tích theo tháng phát sinh Chi phí trả trước Mục tiêu thủ tục: Khi thực hiện thủ tục này, KTV sẽ biết được tháng nào chi phí trả trước có số phát sinh lớn. Từ đó tìm ra các được những biến động lớn, bất thường chủ yếu nằm ở tháng nào. Từ đó giới hạn được phạm vi kiểm toán, cũng như là tiến hành kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ở những tháng đó. Nguồn gốc số liệu: Từ sổ nhật lý chung, sổ chi tiết tài khoản 242, KTV tiến hành lọc ra số tổng 12 tháng, sau đó phân tích tỷ trọng số phát sinh nợ (tăng) và phát sinh có (giảm), Trườngsau đó đưa lên biểu Đạiđồ để xem học xét. Kinh tế Huế Dưới đây là số liệu của Công ty CP ABC đã được tác giả tính toán: SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 51
  60. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 3.3: Số liệu chi phí trả trước của Công ty CP ABC được tổng hợp Tháng Phát sinh nợ Tỷ trọng Phát sinh có Tỷ trọng 1 280,033,563 3% 411,026,837 7% 2 548,962,472 6% 471,968,387 8% 3 1,352,576,068 16% 462,688,668 8% 4 688,530,279 8% 427,528,247 7% 5 1,422,296,429 17% 500,299,421 9% 6 667,528,170 8% 484,763,041 8% 7 116,887,018 1% 466,996,370 8% 8 493,708,479 6% 480,962,826 8% 9 303,221,909 4% 483,328,835 8% 10 757,603,144 9% 512,579,794 9% 11 769,737,575 9% 560,443,216 10% 12 1,124,678,828 13% 584,986,585 10% Tổng cộng 8,525,763,934 100% 5,847,572,227 100% (Nguồn: Số liệu được tác giả tính toán) Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 52
  61. Khóa luận tốt nghiệp Từ số liệu trên, KTV đưa lên biểu đồ để nhìn thấy rõ hơn các biến động. Biểu 3.1: Biến động phát sinh tăng của khoản mục chi phí trả trước. Phát sinh tăng 14 18% 16% 12 14% 10 12% 8 10% 6 8% 6% 4 4% 2 2% 0 0% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Tỷ trọng (Nguồn: Số liệu được tác giả xử lý và đưa lên biểu đồ) Khi nhìn vào biểu đồ này, thấy được rằng số phát sinh tăng của khoản mục chi phí trả trước chủ yếu biến động vào hai tháng là tháng 3 và tháng 5, chiếm tỷ trọng lần lượt là 16% và 17% so với cả năm. Lúc này, KTV sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trong hai tháng này phát sinh tăng ở khoản mục này lại có biến động như vậy. Nguyên nhân có thể là do công ty mua thêm thiết bị để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc là sữa chữa TSCĐ, hoặc mua thêm bảo hiểm các thiết bị Việc nhận định và khoanh vùng kiểm toán ở hai tháng này sẽ giúp KTV phân tích và đi kiểm tra chi tiết từng khoTrườngản mục được dễ dàng Đại hơn. học Kinh tế Huế Tương tự như việc phân tích số phát sinh tăng của khoản mục chi phí trả trước, ở số phát sinh giảm KTV cũng tiến hành đưa lên biểu đồ để dễ dàng nhìn thấy các biến động. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 53
  62. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 3.2: Biến động số phát sinh giảm của khoản mục chi phí trả trước. Phát sinh giảm 14 12% 12 10% 10 8% 8 6% 6 4% 4 2 2% 0 0% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Tỷ trọng (Nguồn: Số liệu được tác giả xử lý và đưa lên biểu đồ) Khi nhìn vào biểu đồ, thì thấy được rằng ở số phát sinh giảm khoản mục chi phí trả trước của Công ty CP ABC không có nhiều biến động giữa các tháng trong năm. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 54
  63. Khóa luận tốt nghiệp Để thấy biến động này được rõ hơn, tác giả sẽ lấy thêm số liệu của Công ty TNHH XYZ để phân tích: Bảng 3.4: Số liệu chi phí trả trước của Công ty TNHH XYZ được tổng hợp Tháng Phát sinh có Tỷ trọng 1 92,323,575 7% 2 87,967,348 6% 3 116,187,804 8% 4 79,932,136 6% 5 94,919,132 7% 6 117,595,704 8% 7 117,595,684 8% 8 119,130,916 8% 9 126,107,048 9% 10 127,965,713 9% 11 133,563,548 9% 12 196,365,997 14% 1,409,654,605 100% (Nguồn: Số liệu được tác giả tổng hợp và tính toán) Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 55
  64. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 3.3: Biến động phát sinh giảm chi phí trả trước của Công ty TNHH XYZ Phát sinh giảm 14 16% 12 14% 12% 10 10% 8 8% 6 6% 4 4% 2 2% 0 0% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Tỷ trọng (Nguồn: Số liệu được tác giả xử lý và đưa lên biểu đồ) Nhìn vào biểu đồ này, ta thấy được số phát sinh giảm khoản mục chi phí trả trước của Công ty TNHH XYZ có biến động lớn nhất ở tháng 12. Từ đó, KTV quay ngược lại lọc sổ chi tiết của khoản mục này, để xem thử chủ yếu là nghiệp vụ gì. Thì sau khi lọc tác giả thấy được rằng chủ yếu là phân bổ CCDC vào cuối tháng. Cái này có liên quan đến chính sách phân bổ của đơn vị. Từ đó, KTV có thể so sánh đối chiếu với năm trước, xem thử năm trước đó, việc phân bổ này có diễn ra chủ yếu vào cuối năm hay không. Nếu không phải như vậy thì yêu cầu đơn vị giải trình có sự thay đổi chính sách nào hay không. 3.2.1TrườngSử dụng phương phápĐại PIVOT học để tìm raKinh các nghiệp vtếụ bấ tHuế thường Trong chương trình kiểm toán mẫu đối với khoản mục Chi phí trả trước, có thủ tục là đọc lướt sổ cái để tìm ra nghiệp vụ bất thường. Tuy nhiên, ở Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA chỉ đi sâu vào việc chọn mẫu một số nghiệp vụ để kiểm tra hóa đơn, chứng từ xem thử có đầy đủ chứng từ hay không, việc kiểm tra nghiệp vụ bất thường ở khoản mục này không được công ty chú trọng lắm. Thủ tục đọc lướt sổ cái kiểm tra nghiệp vụ bất thường là đúng nhưng chưa đủ. Ví dụ như đối với những công ty khoản mục chi phí trả trước phát sinh rất nhiều nghiệp SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 56
  65. Khóa luận tốt nghiệp vụ cả bên nợ lẫn bên có, thì việc đọc lướt sổ cái được xem là thủ tục không hiệu quả. Thực chất, kiểm tra nghiệp vụ bất thường tức là việc xem đối ứng các tài khoản hạch toán có chính xác hay không. Để phục vụ cho thủ tục này được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí trong cuộc kiểm toán thì tác giả xin trình bày một phương pháp được thực hiện trên Excel. Đó là phương pháp PIVOT nhằm tìm ra các nghiệp vụ bất thường. Dưới đây là minh họa phương pháp PIVOT được tác giả thực hiện dựa trên số liệu khoản mục chi phí trả trước của Công ty CP ABC. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 57
  66. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 3.5: Sử dụng phương pháp PIVOT thống kê số liệu phát sinh nợ khoản mục CP trả trước Row Labels 1111 1121XN 1311 1412 2412 331 Grand Total 9,600,000 145,600,000 124,833,563 280,033,563 1 17,767,927 360,000,000 35,112,000 136,082,545 548,962,472 2 25,288,545 35,281,000 1,119,986,020 172,020,503 1,352,576,068 3 20,704,200 17,448,000 650,378,079 688,530,279 4 19,588,200 3,147,000 1,399,561,229 1,422,296,429 5 21,950,400 82,215,000 563,362,770 667,528,170 6 23,943,600 5,592,000 87,351,418 116,887,018 7 69,809,309 66,285,000 357,614,170 493,708,479 8 7,770,000 76,001,000 219,450,909 303,221,909 9 12,306,000 745,297,144 757,603,144 10 30,319,000 12,960,000 726,458,575 769,737,575 11 73,732,000 1,050,946,828 1,124,678,828 12 246,741,181Trường145,600,000 Đại360,000,000 học420,079,000 Kinh1,119,986,020 tế Huế6,233,357,733 8,525,763,934 Grand Total SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 58
  67. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 3.6: Sổ chi tiết phát sinh nợ khoản mục chi phí trả trước tháng 5 Tháng Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có 5 bảo hiểm VC, bảo hiểm tai nạn xe 43C-12265 331 18,060,000 0 5 Khuôn bê tông 150x150x100, thành 10 ly, đáy 10 ly, vách 8 ly 331 42,727,273 0 5 co số 1 331 16,000,000 0 5 Thi công nội thất văn phòng 331 321,221,291 0 5 Thi công nội thất vách trang trí và tủ âm tường ( VP) 331 174,730,100 0 5 Thi công nội thất vách trang trí và tủ âm tường ( VP) 331 46,504,175 0 5 Thi công lắp đặt đường dây TBA ( Trạm Hội An) 331 454,536,364 0 5 ống bơm bê tông (1.867.687 đ/ống) 331 56,030,610 0 5 rơ le ( bơm cần PM) 331 1,300,320 0 5 Khuỷu nối ống (518.180 đ/ cái) 331 10,363,600 0 5 Gioang tụ bù (bơm cần PM) 331 2,606,436 0 5 ấm chịu mài mòn (xe bơmPM) 331 40,847,408 0 5 đĩa đệm cao su, (xe bơm) PM 331 457,560 0 5 Bóng cao su (xe bơm cần PM) 331 9,718,875 0 5 BH vật chất toàn bộ xe , BH tai nạn người NTX (43C-15512,15514,15555) 331 33,649,946 0 5 Phí duy trì simcard 1.000.000 đ/ xe (43C-15512,15544,15555) 331 3,000,000 0 5 Thiết bị giám sát hành trình 2.000.000 đ/ xe (43C-15512,15544,15555) 331 6,000,000 0 5 Bảo hiểm Vật chất xe, bảo hiểm LPX (43C-06774) 331 3,422,727 0 5 bảo hiểm vật chất xe, Bảo hiểm LPX ( 43C-12276) 331 19,726,364 0 5 Khối CPU ( Trạm Hội An) 5.031.818 đ/ cái 331 10,063,636 0 5 máy lạnh Panasonic PU12TKH ( Trạm Cẩm lệ, Hội An) 331 1,990,908 0 5 máy lạnh Panasonic PU12TKH ( Trạm Hội An) 331 10,181,818 0 5 máy lạnh Panasonic PU12TKH ( Trạm Cẩm lệ) 331 10,181,818 0 5 Mô đun 6E S7231-OHK22 ( Hội An) 331 10,240,000 0 5 Thuê nhà 233- Điện Biên Phủ- Đà Nẵng 331 96,000,000 0 Trường Đại(Ngu họcồn: Số liKinhệu được tác gi ảtếxử lý Huếbằng phương pháp PIVOT) SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 59
  68. Khóa luận tốt nghiệp Sử dụng phương pháp này, KTV có thể dễ dàng thấy được ở TK 242 hiện đang đối ứng với bao nhiêu tài khoản và việc đối ứng đó có gì bất thường hay không. Từ đó đi kiểm tra chi tiết từng nghiệp vụ được tác giả minh họa ở Bảng 3.6. Tương tự việc sử dụng phương pháp PIVOT đối với số phát sinh nợ, thì ở số phát sinh cũng có việc sử dụng phương pháp này cũng giúp tìm ra các nghiệp vụ bất thường. Bảng 3.7: Sử dụng phương pháp PIVOT thống kê số liệu phát sinh có khoản mục chi phí trả trước Sum of PS Có Row Labels 6271 6272 6273 6275 6276 6279PT 6423 Grand Total 1 683,333 88,291,187 261,143,280 27,751,378 33,157,659 411,026,837 2 683,333 147,577,497 55,430,261 27,751,378 40,525,918 471,968,387 3 683,333 111,771,488 249,626,468 27,751,377 72,856,002 462,688,668 4 683,333 109,655,900 9,490,390 226,082,432 81,616,192 427,528,247 5 5,737,097 96,922,103 24,507,051 239,239,302 133,893,868 500,299,421 6 7,804,545 93,108,714 24,816,919 246,803,083 112,229,780 484,763,041 7 8,334,834 78,623,332 24,816,919 241,183,673 114,037,612 466,996,370 8 10,911,535 67,628,819 24,909,490 3,125,676 259,891,112 114,496,194 480,962,826 9 12,106,061 67,734,244 31,708,472 5,661,022 253,009,681 113,109,355 483,328,835 10 12,106,061 69,097,147 33,272,572 8,698,600 276,296,059 113,109,355 512,579,794 11 7,052,297 74,522,469 58,429,714 10,326,934 296,957,613 113,154,189 560,443,216 12 17,156,916 87,935,287 68,235,848 10,778,971 285,538,456 115,341,107 584,986,585 Grand Total 83,942,678 1,092,868,187Trường300,187,375 Đại38,591,203 học Kinh3,091,201,420 tế83,254,133 Huế1,157,527,231 5,847,572,227 SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 60
  69. Khóa luận tốt nghiệp Tóm lại: Từ cơ sở lý luận đã được trình bày ở Chương 1 của bài nghiên cứu và các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước đã được Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA trên thực tế áp dụng được trình bày ở Chương 2. Từ hai chương đó và quá trình tham gia nghiên cứu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA trong thời gian qua, tác giả đã nêu lên được ưu điểm, nhược điểm của các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước mà AFA đã áp dụng, đồng thời tác giả cũng đã nghiên cứu và bổ sung thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết được xem là hiệu quả và ít tốn kém chi phí nhằm hoàn thiện thủ tục kiểm tra chi tiết cho Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA được trình bày ở chương 3 của bài nghiên cứu. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 61
  70. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Yêu cầu của báo cáo kiểm toán là phản ánh đúng thông tin trên báo cáo tài chính, điều này phải được thực hiện theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA ban hành với đầy đủ các thủ tục kiểm toán để đảm bảo rằng không bỏ sót bất cứ sai sót trên báo cáo tài chính làm ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng của người sử dụng thông tin. Thông qua việc tìm hiểu, cũng như tham gia thực tế vào đoàn kiểm toán, tác giả đã biết được chu trình kiểm toán, các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước mà Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã áp dụng. Khoản mục chi phí trả trước là một khoản mục thuộc về phần Tài sản trên Bảng CĐKT, nhưng khi thực hiện các bút toán phân bổ nó có liên đới tới các tài khoản chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh, ảnh hưởng đến lãi (lỗ) của đơn vị nếu việc phân bổ này diễn ra không đúng. Qua quá trình nghiên cứu tại Công ty về cơ bản tác giả đã giải quyết được những vấn đề sau: Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận chung về kiểm toán khoản mục chi phí trả trước, cũng như đã trình bày khá đầy đủ những sai sót thường gặp phải đối với khoản mục này. Thứ hai, tìm hiểu được thực trạng về các thủ tục kiểm toán mà Công ty AFA đã áp dụng đối với khoản mục chi phí trả trước, cũng như đi sâu vào phân tích các thủ tục để từ đó đưaTrường ra những điểm m ạĐạinh và hạ nhọc chế của cácKinh thủ tục. tế Huế Thứ ba, sau khi kết thúc việc tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước được Công ty AFA áp dụng thì tác giả cũng đã đưa ra các ưu, nhược điểm để từ đó làm cơ sở cho việc bổ sung thêm các thủ tục nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Thứ tư, bài nghiên cứu này cũng đã so sánh đối chiếu các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước giữa Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 62
  71. Khóa luận tốt nghiệp AFA so với chương trình kiểm toán mẫu của VACPA ban hành, đồng thời tác giả cũng đã đưa vào thủ tục kiểm toán chung mà ở Công ty Kiểm toán BDF thiết kế, mà ở Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA không có. Để từ đó nêu lên sự khác biệt của hai chương trình kiểm toán về việc thực hiện các thủ tục kiểm toán đối khoản mục chi phí trả trước. 2. Kiến nghị Ở bài nghiên cứu này tác giải đã có điều kiện thực tế, quan sát cách làm việc của các KTV ở Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Trong thời gian nghiên cứu để thực hiện đề tài tại công ty tác giả có một số kiến nghị như sau: Thứ nhất: Nhà trường nên tạo điều kiện nhiều hơn, đưa các GLV ở các công ty kiểm toán với từng khách hàng khác nhau vào chương trình giảng dạy, để sinh viên ít nhiều sẽ hiểu được một cuộc kiểm toán thực tế diễn ra như thế nào, khi đi thực tế sẽ không còn bỡ ngỡ. Thứ hai: Những biện pháp hoàn thiện các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước mà tác giả đưa ra chưa được Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA áp dụng vào thực tế. Nếu có thời gian thêm, thì tác giả mong muốn rằng sẽ đưa các thủ tục này vào để thực hiện, sau đó sẽ quan sát, nghiên cứu xem các thủ tục này khi đưa vào có mang lại hiệu quả trong quá trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước hay không. Thứ ba: Về sau nếu có điều kiện tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu các thủ tục kiểm toán khác trên Báo cáo tài chính để không những tìm hiểu quy trình kiểm toán ở những khoản mục khác do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thiết kế mà còn đưaTrường ra các thủ tục nhằ mĐại hoàn thi ệhọcn các quy Kinh trình kiểm to ántế đó. Huế Thứ tư: Tác giả mong muốn rằng đề tài này sẽ được thầy (cô) trong bộ mô kiểm toán đưa vào giảng dạy để sinh viên biết được quy trình kiểm toán đối với khoản mục chi phí trả trước diễn ra như thế nào. Các thủ tục được tiến hành cụ thể ra làm sao cũng như là cho những sinh viên khóa sau có những đề tài liên quan đến khoản mục này chất lượng hơn. SV: Võ Thị Cẩm Nguyệt 63