Khóa luận Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

pdf 99 trang thiennha21 5590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_cong_tac_kiem_toan_khoan_muc_luong_va_cac.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  Trường Đại học Kinh tế Huế UYÊN -2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  SinhTrường viên thực hi Đạiện: họcGi ảKinhng viên hư ớtếng dHuếẫn: Lớp: K50B Kiểm toán -2020
  3. LỜI CÁM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là thành quả cuối cùng của quá trình thực tập, tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức được học vào đối tượng nghiên cứu. Chính vì vậy, để có một bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh đòi hỏi phải dành nhiều tâm huyết và tìm tòi một cách kỹ lưỡng. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành khóa luận này, em còn nhận được sự hỗ trợ, động viên rất lớn từ phía Thầy Cô giáo, đơn vị thực tập, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến toàn thể Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế, Quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính, đặc biệt là chuyên ngành Kiểm toán đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Em cám ơn cô – Tiến sĩ Hồ Thị Thúy Nga, người đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến giúp em thực hiện khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo, các phòng ban và đặc biệt là các anh chị phòng kiểm toán BCTC 05 Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và quan tâm em trong suốt quá trình thực tập và trong quá trình thực hiện khóa luận của mình. Em cảm ơn những kiến thức, những kinh nghiệm, những tận tình giải đáp của mọi người về những thắc mắc và khó khăn em gặp trong suốt quá trình thực tập. Do thời gian thực tập cũng như kiến thức còn hạn chế nên em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cô và các anh chị trong công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC để em có thể hoàn thiện vốn kiến thức của mình và hoàn thiện khóa luận một cách tốt hơn. Với tất cả những ýTrường kiến đóng góp củ a Đạithầy cô và học anh chị, emKinh sẽ mang theo tế bên Huế mình, biến nó trở thành hành trang quý giá giúp em vững bước trên con đường thành công sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 15 tháng 04 năm 2020 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Thảo Uyên
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG iiv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 2 1.5.2. Phương pháp xử lý số liệu 3 1.6. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1. Giới thiệu chung về kiểm toán báo cáo tài chính 4 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính 4 1.1.2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính 4 1.1.3. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 4 1.2. Cơ sở lý luận về khoản mục lương và các khoản phải trích theo lương 13 1.2.1. Tiền lương 13 1.2.2. Các khoản trích theo lương 19 1.2.3. Tài khoản và nguyên tắc hạch toán tài khoản 21 1.3. KiểmTrường toán khoản mục Đại tiền lương học và các khoKinhản trích theo tế lương Huế trong kiểm toán báo cáo tài chính 23 1.3.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 23 1.3.2. Các hành vi gian lận lận và sai sót có thể xảy ra đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 24 1.3.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục lương và các khoản trích theo lương 26 1.3.4. Quy trình kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương 28 SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên i
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN 35 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 35 2.1.1. Thông tin chung 35 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 36 2.1.3. Mục tiêu và phương châm hoạt động 37 2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự tại Công ty 37 2.1.5. Các dịch vụ mà Công ty cung cấp 41 2.2. Sơ lược về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC 42 2.2.1. Hồ sơ kiểm toán 42 2.2.2. Giấy làm việc 43 2.2.3. Quy trình kiểm toán tổng quát tại Công ty 43 2.3. Thực trạng công tác kiểm toán tiền lương các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện 44 2.3.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương 44 2.3.2. Thực hiện kiểm toán 55 2.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục lương và các khoản phải trích theo lương 76 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 79 3.1. Nhận xét về công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện 79 3.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 79 3.1.2. GiaiTrường đoạn thực hiện kiểmĐại toán học Kinh tế Huế 81 3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 82 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện 83 3.2.1. Hoàn thiện xác lập mức trọng yếu cho khoản mục lương và các khoản phải trích theo lương 83 3.2.2. Hoàn thiện thủ tục tìm hiểu hệ thống KSNB của đơn vị kiểm toán 85 3.2.3. Hoàn thiện thủ tục phân tích 85 SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên ii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga 3.2.4. Các vấn đề khác 85 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 1. Kết luận 87 2. Kiến nghị 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 DANH MỤC PHỤ LỤC 90 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên iii
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Xác định nhân tố R 10 Bảng 1. 2: Xảng hướng dẫn các tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua 11 Bảng 1. 3: Xảng tỷ lệ các khoản trích theo lương mới nhất năm 2018 21 Bảng 1. 4: Một số thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trình tiền lương 32 Bảng 2. 1: Danh sách thành viên nhóm kiểm toán AAC tại XYZ 46 Bảng 2. 2: Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC 53 Bảng 2. 3: Chỉ mục giấy làm việc chi tiết thuộc E400 56 Bảng 2. 4: Các thủ tục kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương 56 Bảng 2. 5: Chính sách kế toán áp dụng 58 Bảng 2. 6: Bảng tổng hợp số liệu tiền lương và các khoản trích theo lương (hoàn thiện một phần) 59 Bảng 2. 7: Bảng tổng hợp số liệu tiền lương và các khoản trích theo lương 61 Bảng 2. 8: Bảng phân tích chi phí lương theo bộ phận sử dụng lao động 62 Bảng 2. 9: Doanh thu và lợi nhuận theo thực tế và kế hoạch trong hai năm 63 Bảng 2. 10: Bảng phân tích kết chi phí lương theo quý 64 Bảng 2. 11: Sản lượng bê tông trong 4 quý năm nay so với năm trước 65 Bảng 2. 12: Bảng chọn mẫu quy trình tính lương 66 Bảng 2. 13: Kiểm tra tính chính xác trên bảng lương 67 Bảng 2. 14: Bảng thanh toán lương tháng 6 năm 2018 67 Bảng 2. 15: Bảng kiểm tra việc phân bổ chi phí lương 68 Bảng 2. 16: Bảng đối chiếu số phải nộp trong năm và số công ty hạch toán 69 Bảng 2. 17: Tỷ lệ trích vào chi phí/thu của người lao động 70 Bảng 2. 18: Kiểm tra chứng từ nộp tiền 70 Bảng 2. 19: Kiểm tra việc thực hiện trích KPCĐ 71 Bảng 2. 20: Bảng tính quỹ lương năm 2018 72 Bảng 2.Trường 21: Kiểm tra tiền lương Đại năm trưhọcớc chi đếKinhn 31/3 năm sautế Huế 74 SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên iv
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1. 1: Quy trình kiểm toán bctc 5 Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức cả công ty AAC 38 Sơ đồ 2. 2: Cơ cấu tổ chức phòng BCTC 40 Sơ đồ 2. 3: Chu trình kiểm toán chung tại công ty AAC 44 Sơ đồ 2. 4: Cơ đồ tổ chức của công ty cổ phần ABC 49 Biểu đồ 2. 1: Tỷ trọng chi phí lương giữa các bộ phận sử dụng lao động trong năm nay và năm trước – trích glv e442 63 Biểu đồ 2. 2: Tỷ trọng chi phí lương theo bộ phận trong năm nay 64 Biểu đồ 2. 3: Biến động chi phí lương trong 4 quý năm nay so với năm trước 65 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên v
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ của từ viết tắt 1 AAC Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2 ABC Công ty Cổ phần ABC 3 BCĐSPS Bảng Cân đối số phát sinh 4 BCTC Báo cáo tài chính 5 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 6 BHXH Bảo hiểm xã hội 7 BHYT Bảo hiểm y tế 8 CĐKT Cân đối kế toán 9 CP Cổ phần 10 DN Doanh nghiệp 11 DNKiT Doanh nghiệp kiểm toán 12 GLV Giấy làm việc 13 HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ 14 KPCĐ Kinh phí công đoàn 15 KQHĐSXKD Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 16 KSNB Kiểm soát nội bộ 17 KTV Kiểm toán viên 18 LCTT Lưu chuyển tiền tệ 19 NLĐ Người lao động 20 TSCĐ Tài sản cố định 21 SXC Sản xuất chung Trường22 VACPA ĐạiHộ i Kihọcểm toán Kinh viên hành ngh tếề Vi ệHuết Nam SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên vi
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Với xu hướng phát triển và hội nhập theo cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh là điều tất yếu xảy ra đối với các doanh nghiệp. Đi cùng xu thế hội nhập đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại trong nền kinh tế cạnh tranh thì việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư là rất quan trọng. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp luôn muốn làm đẹp và nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của mình. Yêu cầu của các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động kiểm toán ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan đối với việc nâng cao chất lượng quản lý của mọi loại hình doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin trung thực, tin cậy về tình hình tài chính cho mọi đối tượng quan tâm trên thị trường. Đồng thời, hoạt động kiểm toán còn hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính, kế toán nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị được kiểm toán. Lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề rất quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp nào. Tiền lương là yếu tố nhằm đảm bảo tái sản xuất sức lao động, do đó nó là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho từng doanh nghiệp. Nghiên cứu vấn đề lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề cần thiết và giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc quản lý nguồn lao động. Mỗi doanh nghiệp đều có chính sách lương khác nhau, chính sách lương thể hiện chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao động và khuyến khích họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Làm thế nào để có một chính sách lương hợp lý để khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp luônTrường là một câu hỏi lĐạiớn của cá chọcdoanh nghi Kinhệp trên thị trưtếờng Huếhiện nay. Vậy nên, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, em đã lựa chọn đề tài: “TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC” SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục tiêu chính sau: Thứ nhất, hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục Lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC. Thứ hai, tìm hiểu, phân tích làm rõ thực trạng kiểm toán khoản mục Lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty sản xuất ABC do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. Thứ ba, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC của Công ty sản xuất do AAC thực hiện. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quy trình kiểm toán khoản mục Lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất ABC (Công ty khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC) do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Số liệu phân tích được thu thập từ ngày 1/1/2018 đến 31/12/2018. Không gian nghiên cứu: Khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC là Công ty sản xuất AAC. NTrườngội dung nghiên c ứĐạiu: Đề tài học chỉ tập trungKinh nghiên ctếứu quy Huế trình kiểm toán khoản mục Lương và các khoản trích theo lương mà không tiến hành nghiên cứu quy trình kiểm toán của các phân hành khác trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật, Chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam (VACPA), Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán và Kế toán Việt Nam và các bài khóa luận chuyên đề có liên quan. Phương pháp quan sát: quan sát thực tế cách tiến hành kiểm toán khoản mục Lương và các khoản trích theo lương từ đó có thể nắm bắt được từng bước thực hiện quy trình. Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn đơn vị kiểm toán nhằm tìm hiểu về nội dung và các bước trong quy trình kiểm toán khoản mục Lương và các khoản trích theo lương. Phương pháp tham gia kiểm toán trực tiếp: trực tiếp tham gia vào một số công đoạn của quy trình kiểm toán với tư cách Trợ lý kiểm toán viên. 1.5.2. Phương pháp xử lý số liệu Tiến hành tổng hợp và chọn lọc những số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu của bài. Tính toán số học, so sánh và phân tích số liệu để từ đó có thể rút ra được các nhận xét từ số liệu thu thập được. 1.6. Kết cấu đề tài PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục Lương và các khoản tríchTrường theo lương trong Đại kiểm toán học BCTC Kinh tế Huế Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán khoản Lương và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Giới thiệu chung về kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính Trong giáo trình “Kiểm toán” (2004) của trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội có nêu: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ, thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng”. Theo Khoản 9, Điều 5, Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 thì: “Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán”. 1.1.2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC là: (a) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúpTrường kiểm toán viên đưaĐại ra ý ki họcến về việc Kinh liệu báo cáo ttếài chính Huế có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không. (b) Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên.”1 1.1.3. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 1 Theo đoạn 11, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam 2011 SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính: Chuẩn bị Thực hiện Kết thúc kiểm toán kiểm toán kiểm toán Sơ đồ 1. 1: Quy trình kiểm toán BCTC 1.1.3.1. Chuẩn bị kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán BCTC, nhằm tạo ra tiền đề và điều kiện cụ thể về vật chất, con người trước khi thực hiện kiểm toán. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm: a) Tiền kế hoạch Đây là quá trình KTV tiếp cận khách hàng để thu thập thông tin cần thiết, giúp KTV hiểu về các nhu cầu của khách hàng, đánh giá về khả năng chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện kiểm toán cùng các vấn đề khác như thời gian thực hiện, phí kiểm toán, Các công việc trong giai đoạn tiền kế hoạch: Tiếp nhận khách hàng: Nhằm mục đích đánh giá khả năng chấp nhận (đối với khách hàng mới) hoặc tiếp tục (đối với khách hàng cũ) hay từ chối khách hàng. Phân công kiểm toán viên: Lựa chọn đội ngũ KTV dựa trên các yêu cầu: số người phù hợp với quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán; chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của KTV, hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng; tính độc lập của các thành viên đoàn kiểm toán dựa trên nhóm kiểm toán dự định sẽ phân công. ThTrườngỏa thuận sơ bộ với Đại khách hàng:học Kinh tế Huế Cần thỏa thuận sơ lược với khách hàng về các vấn đề sau: - Mục đích, phạm vi kiểm toán; phí dịch vụ kiểm toán - Việc cung cấp tài liệu kế toán và các phương tiện cần thiết cho cuộc kiểm toán. - Vấn đề kiểm tra số dư đầu kỳ đối với các khách hàng mới. - Các dịch vụ khác như góp ý cải tiến HTKSNB, tư vấn quản lý, SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Ký kết hợp đồng kiểm toán: Công ty tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng. Hợp đồng kiểm toán phải ghi rõ những điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, b) Lập kế hoạch kiểm toán Tìm hiểu khách hàng: Tìm hiểu về môi trường và lĩnh vực hoạt động của khách hàng: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tình hình cạnh tranh của thị trường, chế độ kế toán, quy định liên quan đến ngành nghề kinh doanh, Tìm hiểu về các yếu tố nội tại của khách hàng: đặc điểm về sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh, khả năng tài chính, hệ thống kế toán, Các bên liên quan: Các bộ phận trực thuộc; các chủ sở hữu chính thức; các cá nhân, tổ chức có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đến đơn vị khách hàng. Tìm hiểu chu trình kinh doanh quan trọng: KTV có thể thực hiện việc tìm hiểu chu trình kinh doanh theo hướng như sau: Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện trong thực tế đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình kinh doanh quan trọng. Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản hiệu quả, phù hợp đối với đặc điểm của từng chu trình kinh doanh. Sau đó KTV cần tiến hành ghi chép lại thông tin nhận được là do ai cung cấp, cách chứng minh tính hiện hữu của thông tin đó như các mẫu chứng từ, các báo cáo, các thủ Trườngtục kiểm toán phỏng Đạivấn, quan học sát, kiểm Kinhtra, tế Huế Phân tích sơ bộ BCTC: Mục đích là để KTV có thể nhìn nhận được tình hình tài chính của đơn vị khách hàng một cách khái quát, toàn diện, xác định được vùng có rủi ro sai sót trọng yếu, từ đó có thể xác định nội dung, thời gian và phạm vi sử dụng các phương pháp kiểm toán. Khi thực hiện phân tích sơ bộ BCTC, KTV thực hiện phân tích biến động, phân tích hệ số, phân tích các số dư bất thường, dựa trên số liệu của các BCTC. Ở bước SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga này, KTV thường chủ yếu phân tích Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐSXKD, còn Báo cáo LCTT thì phân tích khi cần thiết. Đánh giá chung về HTKSNB và rủi ro: Việc nghiên cứu HTKSNB của khách hàng, đánh giá rủi ro rất quan trọng vì chỉ khi có đủ hiểu biết về HTKSNB thì KTV mới có thể lập kế hoạch tổng thể và xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với khách hàng. KTV cần có sự hiểu biết về HTKSNB trên cả hai mặt, đó là HTKSNB có được thiết kế phù hợp không và trên thực tế có được đơn vị thực hiện hay không. Các nội dung cần tìm hiểu: môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; thông tin và truyền thông; hoạt động kiểm soát; việc giám sát; nghiên cứu công việc, tài liệu của KTV nội bộ. KTV phải lập hồ sơ về những thông tin đã thu thập để chứng minh đã tìm hiểu về KSNB. Hồ sơ thường được thực hiện và hoàn thành dưới dạng bảng tường thuật, bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ và lưu đồ. Sau đó KTV thường sử dụng phép thử walk-through để kiểm tra lại xem đã mô tả đúng hiện trạng của từng chu trình nghiệp vụ hay chưa. Nếu có sự khác biệt thì KTV sẽ điều chỉnh lại các mô tả cho đúng với hiện trạng. Tất cả các rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được đánh giá dựa trên kinh nghiệm, nhận định nghề nghiệp và có chứng minh cụ thể. Rủi ro kiểm soát thường được KTV dự kiến ở mức cao nhất có thể ngay cả khi KTV đã hiểu khá rõ về hệ thống. Đồng thời KTV cần đưa ra mức rủi ro kiểm toán. Từ đó KTV xác định được rủi ro phát hiện, trên cơ sở đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp để rủi ro kiểm toán sau cùng chỉ nằm trong giới hạn được phép. Rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàngTrường và rủi ro kiểm soát. Đại Đối với học các khoản Kinh mục mà r ủitế ro phátHuế hiện chấp nhận được là thấp, KTV sẽ tăng cường thử nghiệm chi tiết, mở rộng mẫu, số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập nhiều hơn. Ngược lại, đối với các khoản mục có thể cho phép mức rủi ro phát hiện cao, phạm vi kiểm toán hẹp hơn, số lượng bằng chứng cần thu thập ít hơn, KTV có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản, giảm cỡ mẫu để tăng tính hiệu quả kinh tế. Mô hình rủi ro kiểm toán được thiết lập và có thể biểu thị bởi công thức sau: AR = IR x CR x DR SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Hoặc DR = AR / (IR x CR) Trong đó: AR: rủi ro kiểm toán IR: rủi ro tiềm tàng CR: rủi ro kiểm soát DR: rủi ro phát hiện Xác định mức trọng yếu: “Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.”2 Tính trọng yếu của thông tin cần được phải xem xét trên cả hai phương diện định lượng (một sai phạm được xem là trọng yếu nếu nó vượt quá một giới hạn nhất định) và định tính (cần xem xét bản chất của sai phạm cũng như mức độ ảnh hưởng đến đối tượng sử dụng cũng như mục đích sử dụng thông tin). Thiết lập mức trọng yếu: Mức trọng yếu tổng thể: Là mức giá trị mà KTV xác định ở cấp độ toàn bộ BCTC có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Mức trọng yếu tổng thể thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm của một số chỉ tiêu tổng quát như: Tổng tài sản, Tổng doanh thu, Lợi nhuận trước thuế, tùy vào xét đoán của KTV, đặc điểm ngành nghề cũng như nhu cầu của đại đa số bộ phận sử dụng thông tin. Bảng tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể theo các chỉ tiêu (theo VACPA) được nêu ở Phụ lục 1. Mức trọng yếu thực hiện: Sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán trong các thử nghiệm cụ thể, nhằm ngăn chặn những sai sót nhỏ khi tổng hợp lại có thể làm tổng thể bị sai sót trọng yếu. Mức trọng yếu này tùy thuộc xét đoán cụ thể củaTrường KTV, thông th ưĐạiờng được họcxác định Kinhtừ 50% đến 75%tế mứcHuế trọng yếu tổng thể. Ngưỡng sai sót không đáng kể (mức sai sót có thể bỏ qua): Đây không phải là mức trọng yếu nhưng việc xác định ngưỡng này giúp KTV loại bỏ những sai sót quá nhỏ mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Ngưỡng này được xác định từ 0% đến 4% mức trọng yếu tổng thể BCTC. 2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Xác định phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Khi thiết kế thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định được các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thoã mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán.3 Các phương pháp lựa chọn phần tử kiểm tra bao gồm: - Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%). - Lựa chọn các phần tử đặc biệt. - Lấy mẫu kiểm toán: lấy mẫu kiểm toán có thể áp dụng phương pháp thống kê hoặc phương pháp phi thống kê, việc lựa chọn phương pháp lấy mẫu nào là tuỳ thuộc vào các xét đoán của kiểm toán viên xem phương pháp nào có hiệu quả hơn. Trong khi đó, chương trình kiểm toán mẫu có đưa ra một số phương pháp chọn mẫu áp dụng cho các cuộc kiểm toán. Đối với các thử nghiệm cơ bản, số mẫu lựa chọn thường áp dụng chọn mẫu theo kỹ thuật CMA (Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ). Theo phương pháp này, KTV có thể thực hiện các cách thức để chọn mẫu: - Chọn mẫu không phân nhóm: Tất cả các phần tử đều đưa vào để xác định cỡ mẫu và chọn mẫu. - Chọn mẫu có phân nhóm: • Nhóm 1: phần tử đặc biệt và có giá trị lớn hơn khoảng cách mẫu: Kiểm tra 100% • Nhóm 2: phần tử không đặc biệt và có giá trị nhỏ hơn khoảng cách mẫu: Tính cỡ mẫu và chọn mẫu XácTrường định cỡ mẫu: Đại học Kinh tế Huế Khoảng cách mẫu (J) = ứ ọ ế ế â ố Số mẫu có thể chọn (Ss) = á ị ổ ể ứ ọ ế ế KTV xác định nhân tố R dựa vào phương pháp tiếp cận kiểmâ toán ố dựa trên rủi ro khi xem xét thiết kế và triển khai của HTKSNB. 3 Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 530 về việc lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 1. 1: Xác định nhân tố R Xem xét về mặt thiết kế và triển khai của HTKSNB (D&I) HTKSNB có thiết kế và triển khai (D&I) D&I không có Có thực hiện thử nghiệm kiểm Không th Khoản mục chu ực soát trình hiện thử HTKSNB hoạt HTKSNB nghiệm kiểm ho soát động không ạt động hữu hiệu hữu hiệu R xác định Cao Cao TB/Thấp Cao Khoản mục CĐKT 3 3 1.5/0.5 3 Khoản mục KQKD 0.7 0.7 0.5/0.35 0.7 Theo cách này, mẫu được chọn có mang tính chất đại diện cao do khả năng được lựa chọn của một đơn vị tiền tệ là như nhau, đồng thời số mẫu được chọn chịu ảnh hưởng của chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết do đó số mẫu chọn có thể giảm xuống trong trường hợp hệ thống kiểm soát được cho là tốt và ngược lại. Điều này phù hợp với các quy định chuẩn mực: “Trong quá trình thu thập bằng chứng, kiểm toán viên phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán để bảo đảm rủi ro kiểm toán giảm xuống mức có thể chấp nhận được” Tổng hợp kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán thường bao gồm các nội dung: - Hiểu biết của KTV về hoạt động của khách hàng. - Hiểu biết của KTV về hệ thống kiểm soát nội bộ . - Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán. - Nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. - STrườngự phối hợp, chỉ đạo Đại giám sát vhọcà kiểm tra Kinh tế Huế Bên cạnh đó, đối với cuộc kiểm toán có quy mô lớn, phức tạp, địa bàn rộng hay kiểm toán BCTC qua nhiều năm thì cần thiết phải lập Chiến lược kiểm toán tổng thể: - Nguồn lực cho các phần hành kiểm toán đặc biệt. - Quy mô nguồn lực phân bổ cho các phần hành kiểm toán cụ thể. - Thời điểm triển khai các nguồn lực. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga - Phương thức quản lý, chỉ đạo và giám sát các nguồn lực.4 1.1.3.2. Thực hiện kiểm toán Giai đoạn thực hiện kiểm toán là quá trình thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm thu thập những bằng chứng đầy đủ, thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của KTV. KTV thực hiện chủ yếu hai loại thử nghiệm sau: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát là đánh giá sự hiện diện và tính hiệu lực của HTKSNB. Kết quả của thử nghiệm này là bằng chứng để KTV điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản. Các thử nghiệm kiểm soát bao gồm: phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát, thực hiện lại các thủ tục kiểm soát. Sau khi đã hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, KTV phải đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Tùy vào mức độ tin cậy dự kiến đối với KSNB mà có mức độ sai phạm có thể bỏ qua khác nhau, KTV có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau: Bảng 1. 2: Bảng hướng dẫn các tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua5 Mức độ tin cậy dự kiến vào thủ tục KSNB Mức độ sai phạm có thể Cao 2% - 7% Trung bình 6% - 12% Thấp 11 – 20% Không tin cậy Không kiểm tra ThTrườngực hiện thử nghiệm Đại cơ bản: học Kinh tế Huế Là thử nghiệm bao gồm các thủ tục để thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu trong BCTC. Trong quá trình thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV thường sử dụng phối hợp thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. Thủ tục phân tích cơ bản: 4 Giáo trình Kiểm toán, trường Đại học Kế toán tài chính Hà Nội, 2004 5 Theo AICPA, Audit and Accounting Guide, Audit Sampling (New York 1982), Trích lại theo Principlces of Audit, Meigs, Pany 1989 SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga “Thủ tục phân tích được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính.”6 Việc sử dụng các thủ tục phân tích như các thử nghiệm cơ bản được gọi là thủ tục phân tích cơ bản. Thử nghiệm chi tiết: Thử nghiệm chi tiết là việc đi sâu vào kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay các số dư bằng các phương pháp thích hợp. Kiểm tra nghiệp vụ: là kiểm tra chi tiết một số hay toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh để xem xét mức độ trung thực của các khoản mục. KTV sẽ chọn các nghiệp vụ cần kiểm tra; sau đó kiểm tra chi tiết các tài liệu, chứng từ của nghiệp vụ đó (số tiền, mã số thuế, tên công ty, ); xem xét quá trình ghi chép chúng qua các TK; cuối cùng KTV đánh giá và xác định số phát sinh hay số dư cuối kỳ. Kiểm tra số dư: là kiểm tra đánh giá mức độ trung thực của số dư các TK có nhiều nghiệp vụ phát sinh. KTV phân chia số dư thành các bộ phận, hay tùy theo đối tượng; sau đó chọn mẫu để kiểm tra bằng các phương pháp thích hợp. Đối với các khoản mục trọng yếu hoặc có rủi ro cao, KTV cần mở rộng các thử nghiệm chi tiết để tăng cường khả năng phát hiện các sai lệch trọng yếu. 1.1.3.3. Hoàn thành kiểm toán Đây là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại những bằng chứng đã thu thập được để hình thànhTrường ý kiến kiểm toán. Đại Giai đoạn học này được Kinh thực hiện theo tế các Huếbước: Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán KTV tổng hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính tổng quát trước khi lập báo cáo kiểm toán về BCTC như: xem xét các khoản nợ tiềm tàng, xem xét sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, xem xét giả định hoạt động liên tục, đánh giá kết quả thu thập được bằng các thủ tục. Báo cáo kiểm toán về BCTC 6 Đoạn 04, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 520 SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Các loại ý kiến kiểm toán Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: - Ý kiến kiểm toán ngoại trừ - Ý kiến kiểm toán trái ngược - Từ chối đưa ra ý kiến 1.2. Cơ sở lý luận về khoản mục lương và các khoản phải trích theo lương 1.2.1. Tiền lương 1.2.1.1. Khái niệm tiền lương Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.7 Về phương diện người lao động, tiền lương là một khoản thu nhập mà họ nhận được từ doanh nghiệp, nhằm để người lao động trang trải cuộc sống, tái sản xuất sức lao động, có điều kiện phát triển về cả vật chất và tinh thần. Về phương diện doanh nghiệp, tiền lương là khoản tiền mà DN phải trả cho người lao động, khoản phải trả này chính là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm của DN. Tiền lương của một doanh nghiệp bao gồm lương nhân viên hành chính, lương hưởng theo giờ lao động, sản lượng công việc thực tế, các khoản thưởng, hoa hồng, các khoản phúc lợi, và những khoản trích theo tiền lương theo quy định hiện hành củaTrường pháp luật hoặc theo Đại sự thoả thuậnhọc của ngKinhười lao động tế và chHuếủ lao động. 1.2.1.2. Các hình thức tiền lương Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. 7 Điều 90, Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH2013 SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại chi phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.8 Do đó, việc tính và trả lương cho người lao động thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Nhưng mục đích của các hình thức này đều nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức tiền lương sau: a) Hình thức trả lương theo thời gian lao động: là hình thức trả lương căn cứ theo thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ ) Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương bao gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Mức lương = Mức lương x (Hệ số + Tổng hệ số các tháng cơ bản lương khoản phụ cấp) Lương ngày: Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính trả lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập, hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để trợ cấp BHXH. Mức lương ngày được tính bằng cách: Mức lương tháng Mức lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng theo quy Trường Đạiđị nhhọc (24 hoặ cKinh 26 ngày) tế Huế Lương giờ: Số tiền lương, tiền công được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động. Mức lương giờ thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm. 8 Điều 94, Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Mức lương ngày Mức lương giờ = Số giờ làm việc theo quy định Trả lương theo thời gian có thưởng: là sự kết hợp giữa việc trả lương theo thời gian đơn giản và tiền thưởng khi công nhân vượt mức những chỉ tiêu số lượng và chất lượng đã quy định nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Hình thức này được áp dụng chủ yếu với công nhân phụ làm công việc phục vụ. Ngoài ra, còn áp dụng ở công nhân chính làm công việc sản xuất, có trình độ cơ khí hóa, tự động hóa. Mức lương theo = Mức lương + Các khoản thời gian có thưởng theo thời gian tiền thưởng b) Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Hình thức trả lương theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, nâng cao khả năng làm việc và tăng năng suất lao động. Các hình thức trả lương theo sản phẩm: Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức trả lương theo số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định. Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Tiền lương được = Số lượng sản phẩm x Đơn giá lĩnhTrường trong tháng Đạithực học tế hoàn thànhKinh tế Huếtiền lương Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Thường được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như lao động làm nhiệm vụ vận chyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị, Tuy lao động của họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất của lao động trực tiếp, nên có thể căn cứ vào kết quả của lao động trực tiếp mà lao động gián tiếp phục vụ để tính lương sản phẩm cho lao động gián tiếp. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Tiền lương được Tiền lương được lĩnh của Tỷ lệ lương = x lĩnh trong tháng bộ phận trực tiếp gián tiếp Tiền lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt: Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp người lao động còn được nhận thêm tiền thưởng theo quy định của doanh nghiệp. Trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư trên định mức quy định hoặc không đảm bảo đủ ngày công quy định thì có thể phải chịu tiền phạt trừ vào thu nhập của họ. Cách tính lương này khuyến khích người lao động không chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động. Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến: Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn một phần tiền thưởng được tính trên cơ sở tăng đơn giá tiền lương ở mức năng suất cao. Chế độ tiền lương khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ vượt mức quy định, nhằm giải quyết kịp thời thời gian quy định theo đơn đặt hàng, hợp đồng, Tuy nhiên hình thức này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, nó chỉ được sử dụng khi cần hoàn thành gấp một đơn đặt hàng hoặc trả lương cho người lao động làm việc ở những khâu khó nhất. c) Hình thức trả lương theo lương khoán: Hình thức này áp dụng những công việc được giao khoán cho từng lao động hay một tập thể lao động. Tiền lương khoán được áp dụng đối với những công việc hoặc khối lượng công việc cần được phải hoàn thành trong một thời gian nhất định. Có hai phương pháp khoán: Khoán công việc và khoán quỹ lương. Khoán công việc: Hình thức này doanh nghiệp quy định mức tiền lương cho mỗi công việc hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. Người lao động căn cứ vào mức lương cóTrường thể tính được tiề nĐại lương c ủahọc mình thông Kinh qua khối lưtếợng Huếcông việc đã hoàn thành. Hình thức trả lương này áp dụng cho những công việc giản đơn, có tính chất đột xuất như bốc dỡ nguyên vật liệu, hàng hóa, sửa chữa nhà cửa Mức tiền lương quy Khối lượng công Tiền lương = định cho từng công x việc đã hoàn khoán công việc việc thành Khoán quỹ lương: Là dạng đặc biệt của tiền lương sản phẩm được sử dụng để trả lương cho những người làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp. Theo SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga hình thức này, căn cứ vào khối lượng công việc của từng phòng ban, doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương. Quỹ lương thực tế của từng phòng ban phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao. Tiền lương thực tế của từng nhân viên phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng ban, vừa phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong phòng ban đó. d) Hình thức trả lương/thưởng theo doanh thu Đây là hình thức trả lương, thưởng theo doanh số mà NLĐ đạt được so với mục tiêu doanh số mà DN đề ra. Hình thức này thường áp dụng cho nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, Các hình thức: lương, thưởng doanh số cá nhân và lương, thưởng doanh số nhóm. 1.2.1.3. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương của DN trả cho tất cả các lao động thuộc DN quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương của DN bao gồm các khoản: - Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian làm việc thực tế. - Tiền lương trả cho NLĐ sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi quy định. - Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, nghỉ phép, đi học. - Tiền ăn trưa, ăn ca. - Các loại phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm gi ờ, phụ cấp dạy nghề, phụ cTrườngấp trách nhiệm, phụ Đại cấp thâm họcniên ). Kinh tế Huế - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Quỹ tiền lương của DN thường được phân thành hai loại cơ bản: Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã được quy định, bao gồm: tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Tiền lương phụ: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, đi học, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất. Việc phân chia quỹ tiền lương như trên có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ quỹ tiền lương theo đúng quy định và đúng mục đích. Đối với doanh nghiệp chưa có lãi, chưa bảo toàn vốn thì tổng quỹ lương của doanh nghiệp được phép chi không vượt quá tiền lương cơ bản tính theo số lượng lao động thực tế tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đạt được tỷ suất cao thì được chi quỹ lương theo hiệu quả đạt được của doanh nghiệp.9 1.2.1.4. Vai trò của tiền lương Tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và xã hội. Đối với xã hội: Tiền lương là công cụ của chính sách phân phối và tái phân phối thu nhập. Đối với doanh nghiệp: Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phí sản xuất lớn, một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra. Vì vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động sao cho hiệu quả nhất nhằm tiết kiệm chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, nâng cao sức cạnhTrường tranh của doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Huế Đối với người lao động: Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Khi người lao động tham gia sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp thì họ phải nhận được tiền lương. Tiền lương chính là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. 9 Kế toán Đức Minh, Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp tien-luong-trong-doanh-nghiep.html SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2.2. Các khoản trích theo lương 1.2.2.1. Bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.10 Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.11 Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. 1.2.2.2. Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.12 Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên tiền lương phTrườngải trả công nhân viĐạiên trong học kỳ. Theo Kinh chế độ hiện tế hành, Huế hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 25.5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó: 17.5% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 8% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHXH được trích lập tạo ra nguồn vốn tài trợ cho người lao động trong trường hợp 10 Khoản 1, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế - Luật số 46/2014/QH13 11 Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế - Luật số 25/2008/QH12 12 Khoản 1, Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội – Luật số 58/2014/QH13. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Thực chất của BHXH là giúp mọi người đảm bảo về mặt xã hội để người lao động có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi gặp khó khăn, rủi ro khiến họ bị mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn. Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên bị ốm đau, thai sản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng, doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH. 1.2.2.3. Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.13 Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm. Theo Điều 81 Luật BHXH, người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: - Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp. - Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH. - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Theo điều 82 Luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Nguồn hình thành quỹ BHTN như sau: - NgưTrườngời lao động đóng Đại bằng 1% họctiền lương,ti Kinhền công tháng tế đóng Huế BHTN. - Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng - BHTN của những người lao động tham gia BHTN. Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương,tiền công tháng đóng BHTN của những người tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần. 13 Khoản 4, ĐIều 3 Luật Việc làm – Luật số 38/2013/QH13. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2.2.4. Kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả người lao động trong tháng và tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Dưới đây là bảng tỷ lệ các khoản Bảo hiểm trích theo lương năm 2019: Bảng 1. 3: Bảng tỷ lệ các khoản trích theo lương mới nhất năm 201814 Các khoản trích theo lương Trích chi phí DN Trích lương NLĐ Tổng BHXH 17.5% 8% 25.50% BHYT 3% 1.50% 4.50% BHTN 1% 1% 2% KPCĐ 2% 2% Tổng các khoản: Bảo hiểm 23.50% 10.50% 34% + KPCĐ 1.2.3. TàiTrường khoản và nguyên Đại tắc hạch học toán tài khoKinhản tế Huế 1.2.3.1. Tài khoản sử dụng Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các tài khoản sau:15 Tài khoản 334 – Phải trả người lao động 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam quy định, áp dụng từ ngày 01/01/2019 trở đi. 15 Điều 53, Thông tư 200/2014/TT-BTC. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Là tài khoản trung tâm dùng để phản ánh hạch toán lương. Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Kết cấu TK 334: NỢ CÓ - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và Các thưởng có tính chất lương, BHXH và khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước các khoản khác phải trả, phải chi cho cho NLĐ. NLĐ. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương của NLĐ Dư nợ (nếu có): phản ánh số tiền đã trả Số dư bên Có: phản ánh các khoản tiền lớn hơn số tiền phải trả về tiền lương, tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính công, tiền thưởng và các khoản khác cho chất lương và các khoản khác còn phải NLĐ. trả cho NLĐ. Tài khoản 338: Phải trả phải nộp khác Bốn TK cấp 2 của TK 338 được sử dụng để kế toán các khoản trích theo lương +TK 3382 – Kinh phí công đoàn + TK 3384 – Bảo hiểm y tế + TK 3383 – Bảo hiểm xã hội + TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp Kết cấu TK 3382, 3383, 3384, 3386: NỢ CÓ Trường Đại học- Trích Kinh BHXH, BHYT,tế Huế BHTN, KPCĐ - KPCĐ chi tại đơn vị vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của NLĐ. - Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, - KPCĐ vượt chi được cấp bù. BHYT, BHTN và KPCĐ. - Số BHXH đã chi trả NLĐ khi được cơ quan BHXH thanh toán SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Dư Nợ (nếu có): phản ánh số đã trả, đã Số dư bên Có: phản ánh BHXH, nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp; số BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích chưa BHXH đã chi trả công nhân viên chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc KPCĐ được thanh toán; KPCĐ vượt chi chưa được để lại cho đơn vị chưa chi hết. được cấp bù. Hệ thống chứng từ kế toán Tham khảo các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phụ lục 2 - Danh mục biểu mẫu chứng từ trong kế toán lao động tiền lương. 1.2.3.2. Nguyên tắc hạch toán Toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác mang tính chất lương của NLĐ phải được hạch toán qua TK 334. Phản ánh kịp thời, chính xác số lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán và thanh toán đúng, kịp thời tiền lương, các khoản thanh toán với NLĐ. Tính đúng và kịp thời của các khoản trích theo lương theo đúng các văn bản hướng dẫn liên quan. Các chi phí tiền lương, các khoản mang tính chất lương, các khoản trích theo lương cần phải được hạch toán, phân bổ đúng đắn vào các khoản mục chi phí của DN. Đảm bảo đầy đủ các thủ tục, chứng từ, hồ sơ liên quan đến các khoản phải trả, phải nộp theo quy định hiện hành, phải theo dõi chi tiết từng nội dung, từng đối tượng.16 1.3. Kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.3.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương Mục đích của kiểm toán BCTC là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với BCTC, Trườngthông qua việc KTV Đại đưa ra ýhọc kiến về việcKinh liệu BCTC tế có Huếđược lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không.17 Đó là mục tiêu trong cả cuộc kiểm toán, còn riêng đối với kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên có các mục tiêu sau: 16 Kế toán Thiên Ưng, nguyên tắc hạch toán tài khoản, khoan-phai-tra-cho-nguoi-lao-dong-tai-khoan-334.htm 17 Điều 3, Chuẩn mực Kiểm toán số 200, theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Mục tiêu chung: đối với khoản mục lương và các khoản trích theo lương là kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để khẳng định tính trung thực và hợp lý của nghiệp vụ về tiền lương và nhân viên, tất cả các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán tài chính. Mục tiêu về sự hiện hữu và có thực: Mục tiêu về sự hiện hữu và có thực đối với các nghiệp vụ tiền lương có nghĩa rằng các nghiệp vụ tiền lương được ghi chép thực sự xảy ra và số dư tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương thực sự tồn tại. Mục tiêu đầy đủ: Mục tiêu về sự đầy đủ đối với các nghiệp vụ tiền lương hướng tới việc tất cả các nghiệp vụ tiền lương đã xảy ra đều được ghi chép một cách đầy đủ trong sổ sách, báo cáo kế toán. Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Mục tiêu này nhằm đảm bảo đơn vị phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo đúng chế độ hiện hành. Mục tiêu phát sinh: Đảm bảo các khoản chi phí, phân bổ lương và các khoản trích theo lương, chi thanh toán là thật sự phát sinh trong kỳ. Mục tiêu đánh giá, phân bổ và chính xác: Mục tiêu đánh giá với các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương và các số dư có liên quan nhằm đạt được mục tiêu các giá trị đã ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương được tính toán, phân bổ đúng đắn và hợp lý. Các báo cáo về thuế phải nộp và các khoản phải nộp khác có liên quan đến lương được lập chính xác. MTrườngục tiêu trình bày Đạivà khai báohọc: Mục tiKinhêu này đối vớitế các Huếnghiệp vụ về tiền lương là việc chi phí tiền lương và các khoản phải thanh toán cho công nhân viên được trình bày vào các TK thích hợp. 1.3.2. Các hành vi gian lận lận và sai sót có thể xảy ra đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương Đối với nghiệp vụ phê duyệt: Nhân viên được tuyển dụng không dựa trên tiêu chuẩn do Ban Giám đốc duyệt. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Các nhân viên có thể được trả tiền mà chưa được duyệt dẫn tới tăng chi phí hoặc vi phạm hợp đồng với công đoàn. Các khoản cộng dồn với tiền hưu trí, nghỉ phép, hoặc phúc lợi bị tính không đúng do sử dụng sai thông tin. Những điều chỉnh chưa phê duyệt về việc tăng mức lương của một nhân viên nào đó có thể dẫn tới khoản chi vô lý và tăng mức chi phí nhân công không đúng thực tế. Chưa xây dựng quy chế trả lương có sự phê duyệt của người có thẩm quyền, cách thức tính lương và trả lương không nhất quán. Thanh toán các khoản phụ cấp và các khoản khác ngoài lương chính không có chính sách cụ thể và không có quyết định của Ban Giám đốc. Về công tác kế toán, ghi sổ: Các khoản chi liên quan đến tiền lương, thưởng, các khoản trích theo lương, khoản khấu trừ không được ghi chép chính xác về số học, đúng thời kỳ và thích hợp về phân loại. Ngoài ra, còn có những trường hợp bất thường, ngoại lệ về tiền lương của ban lãnh đạo. Hạch toán một số khoản có tính chất lương như tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ, vào chi phí mà không thông qua tài khoản 334. Hạch toán tạm ứng lương vào tài khoản mà không hạch toán giảm các khoản phải trả NLĐ theo quy định. Chưa tiến hành khấu trừ vào lương đối với các khoản bồi thường thiệt hại, tổn thất, vi phạm của NLĐ. Đối với công tác thực chi: Các khoản chi lương không căn cứ vào các khoản nợ đã ghi nhận, tiền chi ra có thể chiTrường cho những dịch vụĐại không cóhọc thật. Kinh tế Huế Thanh toán lương khống: Nhân viên khống, hồ sơ khống, nhân viên đã thôi việc vẫn được trả lương, khai khống thêm giờ lao động, Đối với hệ thống sổ sách kế toán, tài liệu liên quan: Không giới hạn nhân viên đối với quyền truy cập, tiếp cận hệ thống sổ sách kế toán, các báo cáo và tài liệu liên quan. Không có hợp đồng với nhân viên tạm thời, làm việc theo thời vụ. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Chưa ký đủ hợp đồng hoặc hợp đồng hết hạn vẫn chưa ký tiếp với các nhân viên vẫn đang làm việc tại DN. Về quỹ lương: Xác định quỹ lương chưa có cơ sở. Chưa đăng ký với cơ quan thuế địa phương về tổng quỹ lương phải trả trong năm căn cứ vào phương pháp tính lương. Chi quá quỹ tiền lương; sử dụng quỹ tiền lương chưa đúng mục đích. Xác định quỹ tiền lương không phù hợp với mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, do đó hạch toán vào chi phí thấp hơn hoặc cao hơn số thực tế. Trích thiếu quỹ tiền lương theo đơn giá công ty giao. Chưa thực hiện xác định và trừ lùi quỹ tiền lương khi công ty không thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao. 1.3.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục lương và các khoản trích theo lương Khoản mục lương và các khoản trích theo lương là khoản mục chi phí quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn ở đa số các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất, gia công. Do các chi phí ngày đều quan trọng nên nếu sai sót sẽ dẫn đến những sai lệch trọng yếu trên BCTC. Vì vậy, kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm ngăn chặn các gian lận thường xảy ra như đã nêu trên. Các thủ tục kiểm soát doanh nghiệp có thể áp dụng: Kiểm soát bằng chi phí tiền lương Một cách hữu hiệu để kiểm soát chi phí tiền lương là hoạch định và theo dõi việc thực hiện các bảng dự toán lương. Mỗi bộ phận (phòng ban, phân xưởng, cửa hàng, ) đều cần lập dự toán chi phí tiền lương của mình vào đầu niên độ. Hàng tháng, kế toán sẽ tổng hợp, so sánh chi phí tiền lương thực tế với dự toán, mọi biến động trọng yếuTrường đều cần được phát Đại hiện để kịphọc thời xử Kinhlý. tế Huế Công tác kế toán thực hiện theo quy định của Nhà nước Tổ chức nghiêm túc công tác ghi chép và lập báo cáo cho cơ quan chức năng của nhà nước theo các quy định về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương. Việc này không những giúp doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước mà còn giúp phát hiện những sai phạm trong công tác lao động và tiền lương. Phân công, phân nhiệm trong công tác lao động và tiền lương SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Một vấn đề rất quan trọng là phải có sự phân nhiệm giữa các chức năng để giảm bớt khả năng sai phạm. Thường thì cần có sự tách biệt giữa các chức năng: - Chức năng theo dõi nhân sự, tuyển dụng, ký hợp đồng và quản lý hồ sơ. - Chức năng theo dõi lao động: quản lý lao động và chấm công. - Chức năng tính lương và ghi chép lương: tính lương và các khoản khấu trừ lương. - Chức năng phát lương: phát lương cho người lao động và kiểm soát chặt chẽ các khoản tiền lương người lao động chưa nhận. Kiểm soát quá trình lập bảng chấm công và các tài liệu liên quan để tính lương Lập các chứng từ ban đầu: thẻ bấm giờ, bảng theo dõi lao động, bảng chấm công, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng kê thời gian vượt giờ. Kiểm tra đầy đủ và tính chính xác của chứng từ ban đầu về lương. Kiểm soát quá trình tính lương và các khoản trích theo lương Ban hành chính sách lương rõ ràng. Bộ phận nhân sự phải thông báo kịp thời mọi biến động về nhân sự và tiền lương, bộ phận tính lương phải thường xuyên cập nhật các biến động. Phân công người có thẩm quyền phê duyệt các thay đổi trong việc tính lương, phê duyệt bảng lương. Bảng lương và các chứng từ chi lương phải chuyển đầy đủ và kịp thời để kế toán ghi chép ĐTrườngịnh kỳ, nhà quản lý Đại đối chiếu họcchi phí lương Kinh thực tế với tế quỹ Huếlương kế hoạch. Kiểm tra độc lập việc thực hiện Định kỳ người đứng đầu đơn vị nên tiến hành kiểm tra các công việc mà các bộ phận đã thực hiện như kiểm tra quy trình tuyển dụng, việc ký hợp đồng lao động, chấm công, tính lương và trả lương Có thể đối chiếu số liệu của phòng nhân sự với phòng kế toán, giữa phòng kế toán với bộ phận trực tiếp sử dụng lao động SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm và tăng cường ý thức kỷ luật của các bộ phận này. 1.3.4. Quy trình kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương 1.3.4.1. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: Các thông tin về HTKSNB đối với khoản mục tiền lương có thể được thu thập bằng các cách như: - Xem giấy tờ làm việc của KTV tiền nhiệm. - Phỏng vấn Ban giám đốc, trưởng phòng kế toán, các nhân viên có liên quan. - Quan sát cách thức làm việc: chấm công như thế nào, dựa vào tiêu chí nào; cách thức sử dụng và lưu trữ chứng từ lương; - Kiểm tra sơ lược các giấy tờ, chứng từ, thông báo và sổ sách liên quan đến khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương. Từ các thông tin có được, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế thử nghiệm cơ bản: nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức tối đa thì không cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà có thể thực hiện ngay thử nghiệm cơ bản; nếu rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập các bằng chứng đánh giá lại nhận định của mình về mức độ rủi ro của HTKSNB. Các thử nghiệm kiểm soát: Các thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện trong kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương gồm: Khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên BTrườngảng tính lương chính Đại là cơ s ởhọc để thanh Kinhtoán tiền lương, tế ghi Huế chép vào sổ sách kế toán và phân bổ chi phí tiền lương. Do đó, nó thường là xuất phát điểm trong các thử nghiệm kiểm soát của KTV về tiền lương và các khoản trích theo lương. KTV chọn ra bảng tính lương của một hoặc một số kỳ tính lương rồi tính toán lại để kiểm tra độ chính xác về mặt số học. Bước tiếp theo là chọn ra một bảng tổng hợp thanh toán tiền lương có liên quan và một bảng tổng hợp việc phân bổ chi phí nhân công rồi so sánh với các con số tương ứng trên bảng tính lương. Đồng thời đối chiếu con số này với sổ nhật ký tiền lương và sổ cái. Tính chính xác của các con số SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga này có ý nghĩa quan trọng do sự ảnh hưởng đáng kể của tiền lương tới rất nhiều khoản mục, chỉ tiêu trên BCTC (chi phí NCTT, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, sản phẩm dở dang, thành phẩm, phải trả người lao động, thậm chí là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng). Sau đó, KTV chọn ra mẫu ngẫu nhiên một vài nhân viên từ bảng tính lương và lấy ra các hồ sơ nhân sự của mỗi nhân viên này để kiểm tra thời hạn hợp đồng, các mức lương, bậc lương và các khoản trích theo lương trên hợp đồng với các thông tin trên bảng tính lương để xác định xem chúng có khớp nhau không. KTV cũng nên lưu ý kiểm tra các báo cáo hoạt động nhân sự về việc tuyển mới hoặc mãn hạn hợp đồng. Khảo sát tiền lương khống Khai lương khống là hình thức gian lận phổ biến nhất trong kế toán tiền lương. Lương khống có thể biểu hiện dưới hình thái tăng số lượng như khai nhân viên khống hoặc số giờ lao động hoặc số lượng sản phẩm hoàn thành khống. - Số nhân viên khống: Trường hợp gian lận này được thể hiện qua việc kế toán tiếp tục viết phiếu chi cho nhân viên đã thôi việc hoặc đã hết hạn hợp đồng hoặc không có thực. Nếu người chấm công thời gian lao động vừa là người phụ trách ghi phiếu chi cho nhân viên thì cơ hội xảy ra gian lận này là rất cao. Để phát hiện được gian lận này thì KTV có thể chọn một số tháng có biến động về tiền lương hoặc nghi ngờ; So sánh, đối chiếu tên của công nhân viên trên Bảng chấm công và thanh toán lương với danh sách cán bộ ở phòng nhân sự. Đặc biệt chú ý các chữTrường ký mới xuất hiện hoặcĐại xuất hiệnhọc nhiều lầnKinh trên một bảngtế lương;Huế Chọn một số hay toàn bộ hồ sơ nhân viên đã mãn hạn hợp đồng hoặc nghỉ việc để xem các khoản thanh toán cho anh ta có được tiếp tục nữa hay không; Đề nghị một cuộc trả lương đột xuất. - Số giờ, khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành khống: Việc khai tăng thời gian làm việc hoặc khai man số sản phẩm hoàn thành thường dễ xảy ra trong trường hợp việc theo thời gian, giám sát và quản lý không chặt SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga chẽ hoặc do sự móc nối giữa người giám sát với các nhân viên của họ. Hình thức gian lận này rất khó phát hiện vì thiếu bằng chứng thực tế. Để kiểm tra xem hình thức gian lận này có xảy ra hay không, KTV có thể đối chiếu số giờ công, ngày công trên bảng lương với các thẻ thời gian và bảng chấm công của bộ phận sử dụng lao động. Nếu đơn vị trả lương sản phẩm, sẽ tiến hành đối chiếu số lượng sản phẩm hoàn thành trên bảng lương với số lượng sản phẩm nhập kho, hoặc hoàn thành trên sổ sách theo dõi sản xuất; Kiểm tra việc tính toán trên bảng lương. Khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động: Do việc tính và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động không đúng sẽ dẫn tới việc đánh giá sai lệch các chỉ tiêu trên BCTC (số dư sản phẩm dở dang, thành phẩm, công trình xây dựng cơ bản, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, ) nên đối với kiểm toán khoản mục tiền lương thì việc khảo sát phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng. KTV cần chú ý tới tính nhất quán và hợp lý trong việc xác định đối tượng chịu phân bổ chi phí cũng như việc chọn tiêu thức phân bổ chi phí tiền lương cho các đối tượng chịu chi phí. Hơn nữa, KTV cũng phải kiểm tra việc hạch toán các nghiệp vụ tiền lương trên sơ đồ tài khoản có đúng với quy định hiện hành và chính sách đề ra của công ty không. Bên cạnh đó, KTV cũng có thể đối chiếu một số phiếu công việc hoặc các bằng chứng khác của một số công việc mà công nhân đã thực hiện với việc hạch toán xem có đúng đắn không? Khảo sát các khoản trích theo lương: KTV cần phải xác định tính chính xác của quỹ lương để làm cơ sở tính toán chính xácTrường cho các tài kho ảnĐại BHXH, họcBHYT, BHTN Kinh và KPCĐ. tế Đ ồngHuế thời, KTV phải so sánh chi tiết thông tin trên Bảng kê khai của các khoản trích theo lương với các thông tin trên sổ lương để đánh giá tính hợp lý của các khoản phải nộp. KTV cũng có thể so sánh các khoản đã thanh toán với các bảng kê khai các khoản phải nộp để xác định đơn vị có kê khai đúng không, cũng như xem xét thủ tục quyết toán các khoản đó giữa đơn vị với các tổ chức bên ngoài. Kiểm tra sự phân công phân nhiệm trong kế toán lao động và tiền lương: SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Nguyên tắc bất kiêm nhiệm luôn là nguyên tắc quan trọng trong việc thực hiện KSNB. Do đó trong lúc thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV cần thiết kiểm tra sự độc lập trong suốt chu trình tiền lương – lao động, thông qua khảo sát bốn chức năng sau: Chức năng theo dõi nhân sự: KTV tìm hiểu về cách thức tuyển dụng; mức lương đưa ra, các chế độ bảo hiểm và phụ cấp mà NLĐ được hưởng ghi rõ ràng trong hợp đồng lao động, có đầy đủ chữ ký của NLĐ và người sử dụng lao động; tình hình lập báo cáo tình hình nhân sự, lập sổ nhân sự, lưu trữ hồ sơ nhân sự. Chức năng theo dõi tiến độ làm việc: KTV xem xét hệ thống tổ chức chấm công tại đơn vị; kiểm tra các thủ tục kiểm soát tại đơn vị đối với việc kê khai, chấm công, phê duyệt tại mỗi bộ phận. Chức năng tính, ghi chép lương và chức năng chi trả lương: KTV kiểm tra việc độc lập giữa bộ phận tính lương và bộ phận trả lương. Đồng thời đánh giá tổ chức chi trả, đặc biệt đối với những khoản tiền lương thực tế chưa chi trả được theo dõi như thế nào. Việc ghi chép sổ sách kế toán do ai thực hiện và thực hiện như thế nào. Khảo sát tiền lương của bộ phận quản lý: KTV cần tìm hiểu các chính sách, chế độ thanh toán tiền lương của DN xem có hợp lý và được tuân thủ nhất quán không. Bên cạnh đó, KTV cũng nên so sách lương nhân viên quản lý, nhân viên hành chính, lương lãnh đạo kỳ này với kỳ trước và thảo luận với khách hàng về chênh lệch khi so sánh nếu có. Nếu sự giải thích không thỏa đáng, KTV cần kiểm tra chi tiết việc tính toán, đánh giá, ghi sổ với tiền lương quản lý để tìm ra sai phạm cụ thể. 1.3.4.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản CácTrườngthủ tục phân tích Đại cơ bản: học Kinh tế Huế Trước tiên, KTV cần phân tích và đưa ra đánh giá tổng quát về khả năng sai phạm, biến động của tiền lương và các khoản trích theo lương. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 1. 4: Một số thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trình tiền lương Thủ tục phân tích Khả năng sai phạm So sánh số dư của tài khoản chi phí tiền lương với các Sai phạm của các tài năm trước khoản chi phí tiền lương So sánh chi phí lương năm nay với năm trước đồng Sai phạm về chi phí tiền thời kiểm tra sản lượng sản xuất/tiêu thụ năm nay với lương năm trước So sánh tỷ lệ của chi phí nhân công trực tiếp trong tổng Sai phạm về chi phí số giá vốn hàng bán/doanh thu với các năm trước. nhân công trực tiếp So sánh tỷ lệ của chi phí nhân công trực tiếp trong tổng Sai phạm về tiền hoa số chi phí bán hàng với các năm trước hồng bán hàng So sánh các TK chi tiết theo dõi về BHXH, BHYT, Sai phạm về các khoản BHTN, KPCĐ được tính dồn của kỳ này so với kỳ trích theo tiền lương trước KTV có thể tính tỷ trọng của khoản lương trong tổng nợ phải trả để thấy được mức độ trọng yếu của khoản mục và sự ảnh hưởng của khoản mục đối với tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Việc so sánh số dư trên các tài khoản chi tiết về BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của kỳ này với kỳ trước còn giúp KTV có thể xem xét và so sánh giữa sự biến động của tiền lương và sự biến động của các khoản trích theo lương xem có hợp lý không. Nếu có biến động bất thường, KTV phải xác minh để tìm hiểu nguyên nhân. Lúc này KTV cần tính đến sự thay đổi của mức lương, của khối lượng công việc hoàn thành vàTrường của quỹ lương cho Đại phép giữa học các kỳ kế Kinhtoán. tế Huế Thực hiện thử nghiệm cơ bản: Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, nếu như kết quả cho thấy rủi ro kiểm soát như KTV đã xác định thì KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm cơ bản đã được thiết kế phù hợp. Thậm chí nếu rủi ro kiểm soát thấp hơn dự kiến thì KTV vẫn thực hiện thử nghiệm cơ bản đã được thiết kế để đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Ngược lại, nếu kết quả của các thử nghiệm kiểm soát cho thấy rủi ro kiểm soát vượt quá mức dự kiến thì SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga KTV sẽ phải thiết kế lại thử nghiệm cơ bản, bằng cách tăng cường việc thực hiện phân tích và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư. Mục tiêu của các thử nghiệm cơ bản về tiền lương là nhằm kiểm tra xem các khoản tính dồn về tiền lương và các khoản trích theo lương có được đánh giá đúng hay không, đồng thời cũng xác định xem các nghiệp vụ trong khoản mục lương và các khoản trích theo lương có được thanh toán và ghi sổ đúng kỳ hạn không. Các kiểm tra chi tiết về tiền lương đối với một số thời kỳ trong năm: Đối chiếu tên và mức lương trên bảng lương với hồ sơ nhân viên tại bộ phận nhân sự. KTV tiến hành chọn mẫu một số nhân viên của công ty để tiến hành kiểm tra từ lúc tiếp nhận cho đến khi chi trả lương. Dựa trên Hợp đồng lao động, các thỏa ước lao động tập thể KTV xem xét mức độ phù hợp, nhất quán từ các khâu tiếp nhận đến cơ sở tính lương và chi trả lương. Đối chiếu số giờ công, ngày công trên bảng lương với các thẻ thời gian và bảng chấm công của bộ phận sử dụng lao động. Nếu đơn vị trả lương bẳng sản phẩm, sẽ đối chiếu với hóa đơn, phiếu xuất kho tương ứng. Kiểm tra việc khấu trừ lương trên bảng lương. KTV có thể thực hiện thử nghiệm bằng cách tính toán lại các khoản khấu trừ trên bảng lương, so sánh số liệu trên bảng lương với sổ chi tiết các TK, với thông báo nộp BHXH của cơ quan BHXH, đối chiếu với các khoản chi bằng tiền đã phát sinh trên các chứng từ chi tiền. Ngoài ra, KTV cần kiểm tra thời hạn tính và trích các khoản trên tiền lương và thời hạn quyết toán các khoản đó. KiTrườngểm tra việc tính toán Đại trên b ảnghọc lương Kinh tế Huế Dựa trên những phê duyệt của Hội đồng quản trị về việc tính toán tiền lương, KTV tiến hành tính toán lại và đối chiếu với nhau. Đồng thời xem xét thêm các tài liệu đính kèm. So sánh tổng tiền lương trên bảng lương với số liệu trên phiếu chi, séc trả lương. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga KTV có thể thực hiện thử nghiệm này bằng cách so sánh tổng tiền lương đã được tính toán lại trên bảng lương với số liệu trên phiếu chi, séc trả lương có đầy đủ chữ ký xác nhận của những người có trách nhiệm. Kiểm tra việc phân bổ tiền lương vào chi phí trong kỳ. Trọng tâm của việc thử nghiệm đối với các tài khoản này là hướng tới tính chính xác trong việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng chịu phí hoặc hướng vào các khoản chi trả về tiền lương, tiền làm thêm giờ, tăng ca, bồi dưỡng cho công nhân sản xuất, nhân viên bán hàng, hoặc cho nhân viên quản lý. Vì vậy, KTV cần kiểm tra tổng số tiền lương; tiền làm thêm ca, thêm giờ có phù hợp với thực tế hay không qua việc kiểm tra các bảng kê có xác nhận của những người có trách nhiệm trên bảng kê đó. Kiểm tra việc xử lý các khoản lương mà nhân viên chưa lĩnh. Nếu có số dư tiền lương thì đây có thể là các khoản lương phát sinh nhưng chưa trả cho NLĐ, số tiền này sẽ được thanh toán vào kỳ sau. Điều này phụ thuộc vào chính sách của từng DN. Nhưng các chính sách này cần được thực hiện một cách nhất quán trong kỳ kế toán. Nếu có sự thay đổi thì phải được trình bày trên thuyết minh BCTC. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.1. Thông tin chung Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC Tên giao dịch đối ngoại: Auditing and Accounting Company Tên viết tắt: AAC Loại hình doanh nghiệp: Trách nhiệm hữu hạn Trụ Sở chính Lô 78-80 Đường 30 tháng 4, Tp. Đà Nẵng Tel: +84.2363.655886 Fax: +84.2363.655887 Email: aac@dng.vnn.vn Website: www.aac.com.vn Chi Nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh Tầng 4 Tòa nhà Hoàng Đan, 47-49 Hoàng Sa, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Tel: +84.289102235 Fax: +84.289102349 Email:Trườngaac.hcm@aac.com.vn Đại học Kinh tế Huế Chi Nhánh tại Tp. Hà Nội Tầng 6 Tòa nhà Việt Á, Số 9 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội Tel: +84.2432242403 ;+84.2466666369 Fax: +84.432242402 Email: aac.hn@aac.com.vn SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ Tài Chính, được thành lập trên cơ sở Quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01/04/1993 và tái cơ cấu theo Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13/02/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. Ngày 06/09/2000, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 139/2000/QĐ-BTC về việc đổi tên “Công ty Kiểm toán Đà Nẵng – DAC” thành “Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC”, mục đích để phù hợp với tình hình mới về sự phát triển của Công ty. Và để thực hiện lộ trình chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần hoặc Công ty Trách nhiệm hữu hạn, vào ngày 07/05/2007 “Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC” đã được chuyển thành “Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC”. AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 300 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. Với trụ sở chính tại Đà Nẵng, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và một số đại diện từ các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, khách hàng của AAC trải dài trên khắp mọi miền đất nước, nhưng thị trường trọng yếu của Công ty vẫn là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. AAC được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các nghành có quy chế riêng về việc lựa chọn và bộ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện. AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính – đầu tư, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng, AACTrường đã được Bộ Công Đại Thương học bình ch ọnKinh là một tro ngtế năm Huế công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cúp Top Trade Services. AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bình chọn và trao cúp vàng DN Việt Nam tiêu biểu; được Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín” SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga AAC có đội ngũ hơn 150 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước (như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ ). 2.1.3. Mục tiêu và phương châm hoạt động Mục tiêu hoạt động Mục tiêu chiến lược của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC là trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng đầu tại Việt Nam, cụ thể là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ, cung cấp cho họ những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu để tổ chức điều hành và quản trị hoạt động của DN, đồng thời đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, AAC luôn quan tâm đến việc xây dựng một môi trường làm việc và văn hóa công ty hiện đại; xứng đáng là lựa chọn hàng đầu của những người có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt trong việc phát triển tài năng và nghề nghiệp tại AAC. Phương châm hoạt động AAC hoạt động theo phương châm “Chất lượng trong từng dịch vụ” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các giao kết dịch vụ. TheoTrường quan điểm của ĐạiAAC thì lhọcợi ích và niKinhềm tin của kháchtế hHuếàng chính là thước đo chính xác nhất chất lượng cung cấp dịch vụ của AAC. Do đó AAC luôn quan tâm đến quyền lợi thiết thực của khách hàng; hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; kịp thời cung cấp các ý kiến tư vấn, các giải pháp tối ưu cho khách hàng trong công tác quản lý và điều hành.18 2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự tại Công ty 18 Theo Website của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC: aac.com.vn SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM ĐỐC BCTC ĐỐC BCTC ĐỐC XDCB ĐỐC XDCB Phụ trách kỹ thuật kiểm toán BCTC KHỐI XDCB PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TƯ VẤN THƯ KÝ TÀI CHÍNH ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC KHỐI P1 P3 P1 P3 P4 P2 P4 CN HCM BAN KIỂM SOÁT CHẤT P2 LƯỢNG KIỂM TOÁN Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức cả công ty AAC Quan hệ chức năng: (Nguồn: Phòng Nhân sự AAC) Quan hệ trực tuyến: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Tổng giám đốc Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm Pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng cao. Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện. Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại. Phó Tổng Giám đốc Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân sự, hành chính, khách hàng và các vấn đề về nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Pháp luật về những vấn đề được phân công và ủy quyền. Được phân công soát xét các báo cáo kiểm toán theo từng phòng ban kiểm toán của từng khối kiểm toán. Phó Tổng Giám đốc BCTC thứ nhất quản lý công việc của phòng Kiểm toán BCTC 1, 3 và 4 (Khối Kiểm toán BCTC 1). Phó Tổng Giám đốc BCTC thứ hai quản lý công việc của phòng Kiểm toán BCTC 2, 5 và chi nhánh (Khối Kiểm toán BCTC 2). Trường Đại học Kinh tế Huế Hai Phó Tổng Giám đốc XDCB sẽ quản lý công việc của ba phòng Kiểm toán XDCB và phòng Kiểm soát Chất lượng kiểm toán. Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật kiểm toán BCTC sẽ giải quyết các vấn đề khó liên quan đến các kỹ thuật kiểm toán. Phòng Kế toán tài chính: Quản lý và xử lý những vấn đề liên quan đến tài chính, thủ tục, chứng từ của Công ty. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Phòng Tư vấn đào tạo: Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc giảng dạy, đào tạo các lớp học thực hành Kiểm toán và Kế toán do công ty tổ chức; đào tạo, giảng dạy cho sinh viên thực tập tại công ty; cập nhật và cung cấp những thông tin mới về chính sách, chuẩn mực, pháp luật liên quan đến công việc kế toán, kiểm toán cho nhân viên công ty. Cơ cấu tổ chức các phòng BCTC: Trưởng, phó phòng kiểm toán Kiểm toán viên chính Trợ lý kiểm toán viên Sơ đồ 2. 2: Cơ cấu tổ chức phòng BCTC Trưởng, phó phòng Kiểm toán BCTC: Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của công ty, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhiệm các công việc hành chính. Trưởng phòng giữ vai trò lãnh đạo trong ban quản lý phòng, là cầu nối giữa Tổng giám đốc, ban quản lý công ty với các nhân viên; có chức năng quan trọng trong việc tạo ra môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp cho các nhân viên. Phó phòng là người tham mưu trực tiếp cho Trưởng phòng, thay mặt Trưởng phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian Trưởng phòng đi vắng và thực hiện các côngTrường việc do Trưởng ph Đạiòng ủy quyền. học Kinh tế Huế Kiểm toán viên chính: Là trưởng đoàn khi đi kiểm toán; giám sát công việc của các trợ lý KTV, nhân viên thử việc; thực hiện hợp đồng kiểm toán với khách hàng; báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán; soát xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán; được ký báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Trợ lý Kiểm toán viên: Là những người tham gia thực hiện kiểm toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi KTV cấp Quốc gia; chịu trách nhiệm trước KTV hoặc người quản lý công việc về tất cả những vấn đề liên quan đến việc thực hiện một công việc. Tùy thuộc vào thâm niên công tác mà trợ lý KTV được chia làm ba cấp: Trợ lý Kiểm toán viên cấp 1: Là người sau thời gian thử việc 3 tháng, được trúng tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó. Theo thông lệ, những người mới tốt nghiệp các trường kinh doanh, các trường đại học và những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kiểm toán và kế toán có thể làm việc cho công ty với tư cách là một trợ lý mới vào nghề. Trợ lý Kiểm toán viên cấp 2: Là những người làm việc ở công ty kiểm toán được hai năm, chịu trách nhiệm về các công việc mà trưởng đoàn giao phó. Trợ lý Kiểm toán viên cấp 3: Là những người làm việc ở công ty từ 3 năm trở lên, có nhiều kinh nghiệm trong kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán. 2.1.5. Các dịch vụ mà Công ty cung cấp Dịch vụ Kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính; Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án; Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế; Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán nội bộ; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước; Dịch vụ Kế toán: Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán; Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; Lập các báo cáo tài chính định kỳ; Tư vấn chuyển đổi báo cáo tài chính theo IAS,IFRS; Tư vấn lựa chọn phương pháp kế toán và hoàn thiện hệ thống kế toán; Các dịch vụ khác về kế toán DTrườngịch vụ tư vấn thuế: ĐạiTư vấn thuếhọctrọn góiKinh ; Soát xét vàtế đánh Huế giá việc tuân thủ nghĩa vụ thuế; Tư vấn thực hiện các quy định về tránh đánh thuế lần hai; Lập kế hoạch và cấu trúc thuế; Tư vấn về các ảnh hưởng của thuế đối với các hợp đồng tương lai,các quyết định tài chính; Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế; Tư vấn công tác kê khai và quyết toán thuế; Các dịch vụ tư vấn khác về thuế Dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư: Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp; Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ; Soát xét các báo cáo tài chính cho SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga mục đích mua bán-sáp nhập; Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa hoặc phá sản doanh nghiệp; Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh chấp,tài phán ; Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng: Đào tạo,bồi dưỡng kế toán trưởng; Đào tạo kiểm toán viên nội bộ; Cập nhật kiến thức tài chính,kế toán,kiểm toán; Đào tạo kỹ năng thực hành kế toán; Các khóa học về thuế; Hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức thi tuyển kế. 2.2. Sơ lược về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC 2.2.1. Hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán được dùng để lưu giữ các thông tin quan trọng, bao gồm toàn bộ GLV được KTV phụ trách lập, cùng các tài liệu phản ánh nội tại công ty khách hàng qua các năm. Hồ sơ kiểm toán tại AAC được lưu trữ tại kho riêng, chìa khóa do nhân viên có trách nhiệm giữ và chỉ được mở cửa vào kho khi có sự cho phép của các lãnh đạo trong công ty. Các hồ sơ được sắp xếp theo từng phòng ban, theo từng Trưởng đoàn phụ trách kiểm toán. Việc sắp xếp như vậy để tránh thất lạc, dễ kiểm soát và bảo quản. Hồ sơ kiểm toán tại công ty AAC được phân thành 2 loại: Hồ sơ thường trực: Đây là hồ sơ dùng để lưu trữ những tài liệu phản ánh các thông tin về công ty được kiểm toán, bao gồm: thông tin chung; tài liệu về thuế, nhân sự, công tác kế toán, ; các hợp đồng quan trọng, các hợp đồng dài hạn; hệ thống kiểm soát nội bộ. Những thông tin này được lưu giữ từ năm đầu kiểm toán và tiếp tục được. KTVTrường cập nhật qua cácĐại năm kiểm học toán sau Kinh này. Việc lưutế gi ữHuế thông tin như vậy giúp các KTV có thể thuận tiện tra cứu, nắm được tình hình các năm trước của khách hàng. Hồ sơ làm việc: Mỗi khách hàng chỉ có duy nhất một bộ Hồ sơ thường trực nhưng lại có nhiều Hồ sơ làm việc tương ứng với số năm được công ty AAC kiểm toán. Hồ sơ làm việc được dùng để lưu giữ các GLV của KTV cùng với các chứng từ kèm theo, giải thích cho các GLV trong từng năm kiểm toán. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.2.2. Giấy làm việc Giấy làm việc là nơi thể hiện chi tiết các công việc trong cuộc kiểm toán, thể hiện sự phân công và phối hợp làm việc giữa các KTV. Trưởng đoàn giám sát và kiểm tra lại công việc của trợ lý KTV thông qua các GLV mà các trợ lý đã lập. GLV cũng là căn cứ để lập, phát hành Báo cáo kiểm toán và lập kế hoạch và tiến hành cuộc kiểm toán năm sau (đối chiếu số liệu, các vấn đề năm trước đã được khách hàng xử lý hay chưa, ). Giấy làm việc mà công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC áp dụng dựa theo mẫu do VACPA ban hành. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV sẽ linh hoạt thiết kế lại nội dung chi tiết GLV cho phù hợp với tình hình cuộc kiểm toán, tuy nhiên tên và nội dung công việc của GLV các phần hành hầu như không thay đổi. Tham khảo chỉ mục hồ sơ kiểm toán theo mẫu do VACPA ban hành tại Phụ lục 3. 2.2.3. Quy trình kiểm toán tổng quát tại Công ty Quy trình kiểm toán tổng thể BCTC tại công ty AAC gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Quy trình kiểm toán của công ty AAC hiện nay được xây dựng dựa trên việc áp dụng chương trình kiểm toán mẫu do Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cùng các chuyên gia về kiểm toán hàng đầu Việt Nam và các chuyên gia quốc tế hợp tác xây dựng, được thể hiện chi tiết qua sơ đồ 2.3 dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Quản lý cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo Xem xét chấp nhận khách hàng Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội Tổng hợp kết quả kiểm mới hoặc giữ khách hàng cũ bộ [C100-C500] toán [B410] [A100] Lập hợp đồng kiểm toán và lựa Kiểm tra cơ bản tài sản Phân tích tổng thể báo cáo chọn nhóm kiểm toán [A200] [D100-D800] tài chính lần cuối [B420] Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động [A300] Thư giải trình của Ban Kiểm tra cơ bản nợ phải Giám đốc và Ban quản trị Tìm hiểu chính sách kế toán và trả [E100-E600] Tổng hợp quả toán kết kiểm [B430-B440] chu trình kinh doanh quan trọng [A400] Phân tích sơ bộ báo cáo tài Kiểm tra cơ bản nguồn Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm chính [A500] vốn [F100-F300] toán [B300] Kiểm tra cơ bảntra bảngKiểm đốicân toán kế Đánh giá chung về hệ thống Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả Thư quản lý và các tư vấn khách Lập kế hoạch và xác định Lập hoạch xác kế và rủi ro kiểm soát nội bộ và rủi ro gian giấy Lậptờ xét soát việc làm và kinh doanh [G100-G700] hàng khác [B200] Tuân thủ toán kiểm chuẩn Việt Nam mực lận [A600] Phù hợp toánvới kế Chuẩn Việt Nam mực Kiểm tra các nội dung khác Soát xét, phê duyệt và phát hành Xác định mức trọng yếu [A700] báo cáo [B100] [H100-H200] Tổng hợp quả toán kết kiểm & đánh giá lượngchất Kế hoạch kiểm toán chi tiết và Đánh giá lại mức trọng yếu và tổng hợp kế hoạch kiểm toán Kiểm soát chất lượng kiểm toán phạm vi kiểm toán [A700] [A800] Xác định, đánh giá và quản lý rủi ro Sơ đồ 2. 3: Chu trình kiểm toán chung tại Công ty AAC 2.3. Thực trạng công tác kiểm toán tiền lương các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện 2.3.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương 2.3.1.1. TrườngXem xét chấp nhận Đạikhách hàng học và đánh Kinhgiá rủi ro hợ ptế đồng Huế (A120) Công việc đầu tiên của mỗi cuộc kiểm toán luôn là tìm hiểu thông tin khách hàng để có những cái nhìn chung nhất về hoạt động kinh doanh của khách hàng, các quy định, chính sách mà công ty khách hàng đang áp dụng qua đó để đánh giá rủi ro tiềm tàng. Người đại diện của công ty tìm hiểu các thông tin chung về khách hàng thường là trưởng đoàn và công việc này áp dụng cho cả khách hàng cũ và khách hàng mới. SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Mặc dù Công ty Cổ phần ABC là khách hàng cũ của công ty nhưng KTV vẫn sẽ tiến hành thực hiện một số công việc cơ bản tương tự như đối với khách hàng mới. Những công việc này cần thiết được lặp lại dù cho KTV đã hiểu khá rõ về đơn vị khách hàng, như: tiến hành xem xét tính độc lập của AAC với khách hàng dựa trên các dịch vụ mà AAC có cung cấp cho khách hàng; xem xét mức độ ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán của các sự kiện mới phát sinh trong năm, đặc biệt là các sự kiện liên quan đến pháp luật; xem xét các yếu tố có thể gây ra rủi ro cao cho hợp đồng kiểm toán. Những thông tin về Công ty Cổ phần ABC chủ yếu được lấy ra từ hồ sơ kiểm toán năm trước và cập nhật thêm những điều mới trong năm nay. Thủ tục này được thực hiện theo giấy làm việc A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro (Phụ lục 04) 2.3.1.2. Lập Hợp đồng kiểm toán, chọn KTV thực hiện kiểm toán (A210, A230, A240, A260, A270) Lập Hợp đồng kiểm toán Sau khi xem xét chấp nhận khách hàng, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC tiến hành lập hợp đồng kiểm toán số 289/HĐKT-AAC với Công ty cổ phần ABC. Hợp đồng này quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, được thể hiện trên mẫu A210 – Hợp đồng kiểm toán (Phụ lục 05) Lựa chọn KTV thực hiện kiểm toán Thành viên nhóm kiểm toán được lựa chọn theo tiêu chí: yêu cầu về số người, yêu cầu về tính độc lập, trình độ khả năng của KTV, yêu cầu về chuyên môn, có kinh nghiệm hay kiến thức về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. SoátTrường xét và cam kết của Đại AAC về tínhhọc độc lập Kinh của các thành tế viên Huế được ghi vào GLV A270 – Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV (Phụ lục 06) GLV A260 –Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán (Phụ lục 07). SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2. 1: Danh sách thành viên nhóm kiểm toán AAC tại XYZ – Trích GLV A260 Chức danh (1) Họ tên Chữ ký (2) Ngày tháng (3) Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể Trần Thị Thu H. cuộc kiểm toán Người soát sét công việc KSCL Đinh Thị Ngọc T. Chủ nhiệm kiểm toán/Trưởng phòng Đinh Thị Ngọc T. kiểm toán KTV chính/Trưởng nhóm Phan Thị Thu H. KTV chính Nguyễn Thị Hoa M. Trợ lý KTV 1 Nguyễn Thị Mỹ L. Trợ lý KTV 2 Hồ Thị Như H. Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp Ngoài ra, để phục vụ cho cuộc kiểm toán, AAC gửi kèm giấy làm việc A240 – Danh mục tài liệu cần cung cấp (Phụ lục 08) khi thông báo kế hoạch kiểm toán cho Công ty ABC. GLV này nêu rõ các tài liệu mà khách hàng cần lập và cung cấp. Các tài liệu có thể được gửi qua mail, fax hoặc in ra giấy. Những tài liệu nào đã có từ những năm trước nếu không có thay đổi thì không cần thu thập lại Liên quan đến khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, các tài liệu mà KTV yêu cầu cung cấp là: - Thỏa ước lao động tập thể (nếu có); - Quy chế tiền lương - BiênTrường bản kiểm tra về Đại lao động tronghọc năm/ Kinhkỳ (nếu có); tế Huế - Các chính sách có liên quan đến nhân sự và thu nhập của nhân viên; - Các tài liệu liên quan đến quỹ lương được phép chi trong năm/kỳ (nếu có); - Quyết định tăng, giảm lương của nhân viên trong kỳ. Trao đổi với BGĐ của khách hàng về kế hoạch kiểm toán Trưởng đoàn kiểm toán, trưởng phòng Kiểm toán BCTC cùng các thành viên Ban Giám đốc, kế toán trưởng của XYZ đã họp để trao đổi sơ lược về kế hoạch kiểm SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga toán. Một số vấn đề được trao đổi như phạm vi, thời gian kiểm toán; xác định các bộ phận, phòng ban liên quan đến cuộc kiểm toán; các thay đổi quan trọng về môi trường kinh doanh, quy định pháp lý trong năm có ảnh hưởng đến đơn vị; các vấn đề Ban Giám đốc quan tâm, đề nghị KTV lưu ý trong cuộc kiểm toán và một số vấn đề khác. Trưởng đoàn kiểm toán sẽ gửi thư cho khách hàng về việc bổ nhiệm nhóm kiểm toán được phân công kiểm, phạm vi công việc sẽ thực hiện và thời gian sẽ thực hiện. Các nội dung này đều được thể hiện đầy đủ trong giấy làm việc A230 – Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán (Phụ lục 09). 2.3.1.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A310) Là yêu cầu quan trọng trước khi thực hiện kiểm toán, giúp cho KTV có hình dung cơ bản về tình hình hoạt động của đơn vị khách hàng trong năm qua để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Tìm hiểu khái quát về Công ty Cổ phần ABC Trưởng nhóm kiểm toán hoặc những KTV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ tiến thành tìm hiểu khách hàng bằng việc thu thập những thông tin, hiểu biết về những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động lên doanh nghiệp. Công việc này thường được lập trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu, thường là thời điểm thực hiện soát xét BCTC giữa kỳ hoặc kiểm toán sơ bộ. Hiểu biết về đặc điểm doanh nghiệp CôngTrường ty hoạt động trong Đại các lĩnh học vực: Kinh tế Huế - Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao: Chi tiết: sản xuất bê tông thương phẩm; - Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá. Chi tiết: chế biến đá xây dựng; - Khai thác: đá, cát, sỏi, đất sét; - Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; - Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu; - Xây dựng nhà các loại; SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga - Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Chi tiết: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, xây lắp đường dây và lưới điện đến 35KV; - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Chi tiết: kinh doanh nhà đất; - Bán buôn đồ uống, Chi tiết: bán buôn rượu, bia, nước giải khát; - Bán buôn máy móc, thiết bị phụ tùng máy khác: Chi tiết: bán buôn máy móc, thiết bị vận tải, thiết bị, phụ tùng máy bơm bê tông, thiết bị điện công nghiệp, gia dụng, công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng; - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; - Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Chi tiết: bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần ABC: Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban Giám đốc Phòng tổ chức – hành chính Phòng kỹ thuật – thi trường Phòng tài vụ Phòng vật tư Tổ thi công Xí nghiệp bê tông Z nhóm kính Xí nghiệp xây dựng Y Tổ sắt xây Xí nghiệp bê tông X dựng Ban chỉ huy công trường Tổ mộc nội thất Giám sát kỹ thuật Kho vật tư Tổ nề Tổ thi công Trườngnguyên liệu Đại học Kinh tế Huếđiện nước Tổ mộc, Tổ mộc COFFA Đội thi công cơ giới Sơ đồ 2. 4: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần ABC SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS. Hồ Thị Thúy Nga Hiểu biết về pháp lý về môi trường mà doanh nghiệp hoạt động Công ty áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán. Đối với các lĩnh vực sản xuất bê tông thương phẩm, trong năm 2018, không có quy định hay chính sách kế toán mới nào áp dụng cho ngành này mà ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp không có thay đổi, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vẫn cần theo quy định chung của Luật doanh nghiệp. Luật chứng khoán: Công ty đã thực hiện niêm yết cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày 24/12/2007 với mã chứng khoán là ABC. Theo đó, Công ty chịu sự kiểm soát của Luật chứng khoán. Công ty Cổ phần ABC không chịu ảnh hưởng nhiều của các chính sách do Nhà nước ban hành. Các văn bản pháp lý liên quan khác Các quy định về thuế: - Thuế Giá trị gia tăng  Hoạt động bán bê tông thương phẩm và xây lắp: Áp dụng mức thuế suất 10%  Các hoạt động kinh doanh khác: Áp dụng mức thuế suất theo quy định hiện hành. - Thuế Thu nhập doanh nghiệp:  Đối với dự án “Nhà máy Bê tông X”: Áp dụng thuế suất 10% TrườngĐối với hoạt động Đại xây lắp vàhọc các hoạ tKinh động khác: Áptế dụ ngHuế thuế suất 20% Ngoài ra, để tìm hiểu doanh nghiệp, KTV còn tìm hiểu về loại hình sở hữu và bộ máy quản trị, các hoạt động đầu tư và tài chính của doanh nghiệp, hiểu biết về các chính sách kế toán áp dụng và các vấn đề khác. Tất cả được thể hiện cụ thể trong giấy làm việc A310 – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (Phụ lục 10). Tìm hiểu các chu trình kinh doanh quan trọng ở Doanh nghiệp Công ty Cổ phần ABC là Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên các chu trình kinh doanh quan trọng của ABC là Chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và SVTH: Hoàng Thị Thảo Uyên 50