Khóa luận Đánh giá về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam

pdf 96 trang thiennha21 23/04/2022 3101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_ve_hieu_qua_quan_tri_rui_ro_thanh_khoan_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Mỹ Hạnh Sinh viên thực hiện : Lữ Thị Anh Thư MSSV: 1154020966 Lớp: 11DTDN1 TP. Hồ Chí Minh, 2015 ii
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, do tự bản thân tôi thực hiện, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm đồ án của riêng mình. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung đồ án trung thực, được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh. Đồng thời tôi cam kết rằng kết quả quá trình nghiên cứu của báo cáo thực tập tốt nghiệp này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam doan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Tác giả Lữ Thị Anh Thư iii
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phan Mỹ Hạnh đã quan tâm, dành thời gian hướng dẫn tận tình, chu đáo và giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Đồng thời, tôi đặc biệt cảm ơn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ, và cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành một cách nhanh chóng. Hơn nữa, tôi xin chân thành cám ơn chuyên viên Nguyễn Trung Hậu và Phạm Xuân Tiến đã góp ý và giúp tôi hoàn thiện báo cáo này. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến ba mẹ đã tạo động lực và đốc thúc để hoàn thành đề tài đã chọn trong thời gian sớm nhất. Cuối cùng, xin cám ơn tất cả bạn bè và những người thân đã nhiệt tình trong việc cung cấp các thông tin quý báu, giúp đỡ, động viên, ủng hộ và là chỗ dựa tinh thần cho tôi, giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành đồ án của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2015 Lữ Thị Anh Thư iv
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 1.1 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 4 1.1.1 Tổng quan về rủi ro 4 1.1.1.2 Phân loại rủi ro 5 1.1.2 Rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 5 1.1.2.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 5 1.1.2.1.1 Khái niệm 5 1.1.2.1.2 Phân loại 6 1.1.2.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 7 1.1.2.2.1 Nhận dạng rủi ro 7 1.1.2.2.2 Phân tích rủi ro 8 1.1.2.2.3 Đo lường rủi ro 8 1.1.2.2.4 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro 8 1.1.2.2.5 Tài trợ rủi ro 9 1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến ro trong kinh doanh ngân hàng 9 1.1.3.1 Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng 9 1.1.3.2 Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng 9 1.1.3.3 Nhóm nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh 10 1.1.4 Ảnh hƣởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và đối với kinh tế xã hội 10 1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng 11 1.2.1 Bản chất của rủi ro thanh khoản 11 1.2.1.1 Các khái niệm về thanh khoản 11 1.2.1.1.1 Thanh khoản: 11 1.2.1.1.2 Rủi ro thanh khoản 11 1.2.1.1.3 Quản trị thanh khoản: 11 1.2.1.1.4 Cung thanh khoản: 11 v
  5. 1.2.1.1.5 Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích của ngân hàng làm giảm quỹ của ngân hàng đó. 12 1.2.1.1.6 Trạng thái thanh khoản ròng: 12 1.2.1.2 Nguyên nhân rủi ro thanh khoản 13 1.2.1.2.1 Nguyên nhân tiền đề: 13 1.2.1.2.2 Nguyên nhân từ hoạt động 14 1.2.1.3 Sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản 14 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản 15 1.2.2.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản 16 1.2.2.2 Dấu hiệu thị trường nhận biết rủi ro thanh khoản 16 1.2.2.2.1 Lòng tin của dân chúng: 16 1.2.2.2.2 Sự biến động của thị giá cổ phiếu: 16 1.2.2.2.3 Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường: 16 1.2.2.2.4 Chịu lỗ khi bán tài sản: 16 1.2.2.2.6 Vay Ngân hàng Trung Ương (NHTW): 17 1.2.2.3 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản 17 1.2.2.3.1 Phương pháp 1: Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh. 17 1.2.2.3.2 Phương pháp 2: Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả (QĐ457/2005/QD – NHNN) 17 1.2.2.3.3 Phương pháp 3: Dự báo nhu cầu thanh khoản: 17 1.2.2.4 Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản 22 1.2.2.4.1 Quản trị thanh khoản “Có” 22 1.2.2.4.2 Quản trị thanh khoản nợ 22 1.2.2.4.3 Quản trị thanh khoản phối hợp 23 1.2.2.4.4 Biện pháp chung 23 1.3 Các băn bản pháp quy về RRTK 23 2 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25 2.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 25 vi
  6. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 25 2.1.2 Bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển VN. 28 2.1.3 Tình hình nhân sự;đánh giá sự đáp ứng với tình hình hoạt động, kinh doanh hiện nay của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 30 2.1.4 Doanh số của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 31 2.1.5 Địa bàn kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển VN. 34 2.2 Thực trạng thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam từ 2011 đến 2014. 36 2.2.1 Tình hình nguồn vốn và tài sản tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam. 36 2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn. 36 2.2.1.2 Tình hình tài sản. 37 2.2.2 Tình hình cung thanh khoản và cầu thanh khoản tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam. 40 2.2.3 Các hệ số ảnh hưởng đến tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản tài Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. 42 2.2.3.1 Vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR) 42 2.2.3.2 Hệ số H1 và H2. 43 2.2.3.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3. 45 2.2.3.4 Chỉ số năng lực cho vay H4. 46 2.2.3.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5. 47 2.2.3.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6. 48 2.2.3.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7. 49 2.2.3.8 Chỉ số (Tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H8 50 2.3 Đánh giá tình hình quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 52 2.3.1 Ƣu điểm 54 2.3.2 Nhƣợc điểm 56 vii
  7. 3 CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 58 3.1 Giải pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản và hiệu quả quản trị rủi ro trong ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 58 3.2 Định hƣớng phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đến 2020. 66 viii
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc VN Việt Nam TMCP Thƣơng mại cổ phần TP Thành phố KHDN Khách hàng doanh nghiệp RRTK Rủi ro thanh khoản NHTW Ngân hàng trung ƣơng HĐKD Hoạt động kinh doanh DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các yếu tố của cung cầu thanh khoản .11 Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn của BIDV năm 2011 – 2013 35 Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV năm 2011 – 2013 36 Bảng 2.3. Tình hình tài sản của BIDV năm 2011 – 2013 37 Bảng 2.4. Cung – cầu thanh khoản của BIDV năm 2011 – 2013 39 Bảng 2.5. Cung – cầu thanh khoản của BIDV năm 2011 – 2013 41 Bảng 2.6.Hệ số H1và H2 của BIDV năm 2011 – 2013 42 Bảng 2.7.Hệ số H3 của BIDV năm 2011 – 2013 44 Bảng 2.8.Hệ số H4 của BIDV năm 2011 – 2013 . 45 Bảng 2.9. : Hệ số H5 của BIDV năm 2011 – 2013 46 Bảng 2.10. Hệ số H6 của BIDV năm 2011 – 2013 48 Bảng 2.11. Hệ số H7 của BIDV năm 2011 – 2013 49 Bảng 2.12. Hệ số H8 của BIDV năm 2011 – 2013 50 ix
  9. DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 27 Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu bộmáy tỏ chứcquản lýcủa ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 28 Hình 2.3. Địa bàn kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển VN.33 DANH SÁCH ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng .5 Sơ đồ 1.2. Các bƣớc quản trị rủi ro trong ngân hàng 6 Sơ đồ 1.3: Các phƣơng pháp dự báo RRTK 17 Biểu đồ 2.1. Sự phát triển nhân sự của BIDV giai đạn 2011-2013 .29 Biểu đồ 2.2. Các hệ số chính của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 30 Biểu đồ 2.3. Chênh lệch gi a cung thanh khoản và cầu thanh khoản của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 40 Biểu đồ 2.4. Hệ số CAR của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 42 Biểu đồ 2.5. Hệ số H1 và H2của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 43 Biểu đồ 2.6. Hệ số H3 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 45 Biểu đồ 2.7. Hệ số H4 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 46 Biểu đồ 2.8. Hệ số H5 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 47 Biểu đồ 2.9. Hệ số H6 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 48 Biểu đồ 2.10. Hệ số H7 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 49 Biểu đồ 2.11. Hệ số H8 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 50 x
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Trong thế giới ngày nay, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản, khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thế giới cạnh tranh ngày càng gia tăng. Với tốc độ tăng trưởng khá cao và vị thế ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến ngành ngân hàng, được xem là “mạch máu của nền kinh tế”. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những gì đã diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam những tháng cuối năm 2013 cho thấy vấn đề thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy việc lựa chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” là sự cần thiết. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này và đề ra một số biện pháp để nâng cao tính thanh khoản trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2
  11.  Phạm vi nghiên cứu. Đề tài được thực trên cơ sở số liệu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. 3. Mục tiêu đề tài Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013. Phân tích tình hình cung – cầu thanh khoản, đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như: chỉ số trạng thái tiền tiền mặt, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản, cấu trúc tiền gửi, chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản. Đề ra giải pháp nâng cao tính thanh khoản và hạn chế những rủi ro về thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, những phương pháp chủ yếu được sử dụng là thu nhập số liệu, so sánh, phương pháp phân tích mô tả, giải thích, quy nạp và diễn dịch phân tích thống kê. 5. Giới thiệu kết cấu đề tài . Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTM. Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 3
  12. CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTM 1.1 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.1.1 Tổng quan về rủi ro 1.1.1.1 Khái niệm rủi ro Rủi ro theo một số tài liệu nghiên cứu là một khái niệm trừu tượng. Nhưng nhìn chung rủi ro được định nghĩa theo hai trường phái chính: Theo quan điểm của trường phái truyên thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điêu không chắc chắn: Theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1995:” rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”. Theo từ điển Oxford:” rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại” Theo trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vưa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội: Theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith:” rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”.  Như vậy, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc cái yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ 4
  13. được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những tác hại mà chúng gây nên.  Kết luận: Rủi ro là bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc, là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả, số lƣợng các kết quả càng lớn, sai lệch gi a các kết quả càng cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.Rủi ro có thể mang đến tổn thất, mất mát, nguy hiểm nhƣng cũng có thể mang đến nh ng cơ hội. 1.1.1.2 Phân loại rủi ro Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận rủi ro, trong phạm vi đề tài căn cứ vào phạm vi phát sinh rủi ro và tác động của rủi ro đến đối tượng quan tâm. Tác giả chi rủi ro thành rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống: Rủi ro hệ thống (hay còn gọi là rủi ro không phân tán được) là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường. Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngoài của một ngành doanh nghiệp hay của một doanh nghiệp chẳng hạn như chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị. Rủi ro phi hệ thống (hay còn gọi là rủi ro phân tán được) loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát được chỉ ảnh hưởng đến một công ty hoặc một doanh nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Vì hầu hết các nhà đầu tư có hiểu biết tối thiểu đều có thể loại bỏ rủi ro có thể phân tán đường bằng cách nắm giữ một danh mục đầu tư đủ lớn từ vài chục đến vài trăm. 1.1.2 Rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.1.2.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.1.2.1.1 Khái niệm Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực 5
  14. tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoảg chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. 1.1.2.1.2 Phân loại Sơ đồ 1.1. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Rủi ro lãi suất RR quốc gia Rủi ro ngoại và RR khác hối Rủi ro trong kinh doanh ngân RR công nghệ hàng Rủi ro tín & hoạt động dụng RR hoạt động Rủi ro thanh ngoại bảng khoản - Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất, dẫn dến tổn thất về mặt tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. - Rủi ro tỷ giá (hay rủi ro ngoại hối) là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi gây tổn thất cho ngân hàng. - Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu các chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh đều chứa rủi ro tín dụng. - Rủi ro thanh khoản (mất khả năng thanh toán) là lọai rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra 6
  15. tiền, hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. - Rủi ro hoạt động ngoại bảng là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng không phát triển các hoạt động ngoại bảng. Chẳng hạn trong trường hợp bảo lãnh công ty phát hành trái phiếu, nếu công ty này phá sản thì ngân hàng phải đứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chưng khoán do công ty phát hành. - Rủi ro công nghệ và hoạt động . Rủi ro công nghệ là loại rủi ro phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tính khi mở rộng qui mô hoạt động. . Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ và có thể phát sinh bất cứ khi nào nếu hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc là khi hệ thống hỗ trợ bên trong ngừng hoạt động. - Rủi ro quốc gia và rủi ro khác . Rủi ro quốc gia là rủi ro xảy ra trong trường hợp ngân hàng đầu tư bằng bán tệ cho các công ty nước ngoài có trụ sở ở nước ngoài. Nếu công ty này không có khả năng hoặc không sẵn lòng hoàn trả vốn vay thì rất khó để thu hồi lại vốn. . Rủi ro khác bao gồm thay đổi thuê đột ngột, chiến tranh, trộm cắp, lừa đảo 1.1.2.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn điện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát nhưng ảnh hưởng bât lợi của rủi ro. Sơ đồ 1.2. Các bƣớc quản trị rủi ro trong ngân hàng Nhận dạng Phân tích Đo lường Kiểm soát Tài trợ rủi rủi ro 1.1.2.2.1rủi ro Nhận dạrủing ro r ủi ro & phòng ro ngừa rủi ro 7
  16. Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động định dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro,các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng, nhằm thống kế được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê các dạng rủi ro đã, đang và có thể xuất hiện đối với ngân hàng bằng phương pháp sau: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra, phân tích các báo cáo tài chính, phương pháp lưu đồ, thanh tra hiện trường, phân tích các hợp đồng, làm việc với các cơ quan Nhà nước, các ban, ngành có liên quan. 1.1.2.2.2 Phân tích rủi ro Phân tích rủi ro là phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro. Đây là một công việc phức tạp, bởi mỗi rủi ro không chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra mà do nhiều nguyên nhân gây ra. Phân tích rủi ro là nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân thay đổi chúng. Từ đó sẽ phòng ngừa rủi ro một cách hữu hiệu hơn. 1.1.2.2.3 Đo lường rủi ro Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá. Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro. Để đánh giá mức độ quan trọng rủi ro đối với ngân hàng, người ta sử dụng cả hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro – mức độ nghiêm trọng của tổn thât. Trong đó tiêu chí thứ hai đóng vai trò quyết định. 1.1.2.2.4 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro 8
  17. Công việc trọng tâm của công tác quản trị là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, các công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng. Có các biện pháp kiểm soát rủi ro như: Các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng hóa rủi ro, quản trị thông tin 1.1.2.2.5 Tài trợ rủi ro Khi rủi ro xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực, giá trị pháp lý. Sau đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp này được chia ra làm hai nhóm: tự khắc phục rủi ro, chuyển giao rủi ro. 1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến ro trong kinh doanh ngân hàng 1.1.3.1 Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng Có nhiều nguyên nhân thuộc về năng lực quản lý dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nhưng việc không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc cho vay và đầu tư quá liều lĩnh cũng dẫn đến rủi ro, cụ thể trong cho vay ngân hàng tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó, trong đầu tư ngân hàng chỉ chú trọng đầu tư và một loại chứng khoán có rủi ro cao. Và do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đên việc ngân hàng cho vay hoặc đầu tư không hợp lý. Ngoài ra còn có nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô, do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ, tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. 1.1.3.2 Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng 9
  18. Những nguyên nhân thuộc về phía khách hàng như do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả, kênh thu nhập lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được Mặt khác việc khách hàng quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiêu thanh khoản hay do chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo cũng là nguyên nhân gây rủi ro cho ngân hàng. 1.1.3.3 Nhóm nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh Những nguyên nhân khách quan có khá nhiều như do thiên tai, hỏa hoạn, tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định. Hay do khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tê dẫn đến tỷ giá hôi đoái biến động thất thường, môi trường pháp lý không thuận lợi cũng dẫn đến những rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 1.1.4 Ảnh hƣởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và đối với kinh tế xã hội Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro dầu tiên ảnh hưởng là có thể gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản Bên cạnh đó rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng làm ăn thua lỗ liên tục, một ngân hàng thường xuyên không đủ khả năng thanh toán có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của khách hàng, và phá sản là con đường tất yếu. Từ đó, ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi tiền vào ngân hàng, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng nhu cầu vốn làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng trong nước. Ngoài ra, rủi ro của các ngân hàng cũng ảnh hưởng đên nền kinh tế thế giới, vì trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của mỗi 10
  19. quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hiện về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh, nên rủi ro ngân hàng tại một nước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Thực tế đã chứng minh qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ (2008) 1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng 1.2.1 Bản chất của rủi ro thanh khoản 1.2.1.1 Các khái niệm về thanh khoản 1.2.1.1.1 Thanh khoản: Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. 1.2.1.1.2 Rủi ro thanh khoản RRTK là rủi ro khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay (Thomas.P.Fitch) RRTK là sự biến động về thu nhập ròng và thị giá của vốn sở hữu, xuất phát từ khó khăn của ngân hàng trong việc huy động ngay lập tức các khoản ngân quỹ sẵn bằng hình thức vay mượn hoặc bán tài sản (Timothy W.Koch) Như vậy RRTK là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 1.2.1.1.3 Quản trị thanh khoản: Quản trị thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn. 1.2.1.1.4 Cung thanh khoản: Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng quỹ của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng 11
  20. 1.2.1.1.5 Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích của ngân hàng làm giảm quỹ của ngân hàng đó. Bảng 1.1 Các yếu tố của cung cầu thanh khoản Cung thanh khoản St Cầu thanh khoản Dt 1. Các khoản tiền gửi đang đến 1. Khách hàng rút các khoản tiền gửi (S1) (D1) 2. Thu nhập bán các khoản dịch vụ 2. Yêu cầu cấp các khoản tin dụng (S2) (D2) 3. Thu hồi tin dụng đã cấp (S3) 3. Hoàn trả các khoản vay mượn phi 4. Bán các tài sản đang kinh doanh tiền gửi (D3) và sử dụng (S4) 4. Chi phí phát sinh khi kinh doanh 5. Các khoản cung khác (S5) các sản phẩm và dịch vụ (D4) 5. Thanh toán cổ tức cho các cổ đông (D5) 1.2.1.1.6 Trạng thái thanh khoản ròng: Trạng thái tanh khoản ròng = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản (NLPt) = (S1+ S2+ S3+ S4+ S5) – (D1 + D2 + D3 + D4 + D5) Ba khả năng có thể xảy ra như sau:  NLPt=0: ngân hàng trong trạng thai cân bằng thanh khoản, trường hợp này rất hiếm có thể xảy ra trong thực tế.  NLPt>0: ngân hàng trong tình trạng thặng dư thanh khoản Do nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không cho vay đầu tư được. Trong phạm vi của một ngân hàng, đây là công việc không khai thác hêt tiềm năm sinh lời của tài sản Có, chiếm giữ quá nhiêu tài sản Có ở dạng trực tiếp hay gián tiếp không có khả năng sinh lời (Tồn quỹ tiền mặt quá lớn); hoặc cũng có thể do ngân hàng tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả. 12
  21. Nhà quản trị phải lập kế hoạch đầu tư số vốn thặng dư để mang lại hiệu quả (ví dụ như mua các chứng khoán dự trữ thứ cấp đã bán ra trước đó, cho vay trên thị trường tiền tệ, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác )  NLPt<0: ngân hàng trong tình trạng thiếu hụt thanh khoản Khi đó, ngân hàng sẽ mất những cơ hội đầu tư tốt có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, mất khách hàng khi họ phải đên ngân hàng khác để vay. Từ việc mất khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến mất khách hàng tiền gửi, vì giảm lòng tin của người gửi tiền. Nhà quản trị phải quyết định bổ sung nguồn tài trợ và chi phí tài trợ một cách hợp lý (ví dụ như bán dự trữ thứ cấp, vay qua đêm, vay tái chiết khấu NHNN, phát hành chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn để huy động vốn, huy động từ thị trường tiền tệ ) 1.2.1.2 Nguyên nhân rủi ro thanh khoản 1.2.1.2.1 Nguyên nhân tiền đề: Nguyên nhân thứ nhất: sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Nghĩa là ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, đồng thời tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp về thời hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Hiếm khi luồng tiền ròng bên tài sản có lại vừa khít để trang trải luồng tiền ròng bên tài sản nợ. Trên thực tế ngân hàng thường có một tỷ lệ đáng kể tài sản nợ có đặc điểm là phải được hoàn trả tức thời nêu người gửi có nhu cầu, như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn có thể rút trước hạn do đó ngân hàng luôn phải đối mặt với RRTK. Nguyên nhân thứ hai là do sự nhạy cảm của tài sản chính với những thay đổi lãi suất. Khi lãi suất ngân hàng giảm (tức là lãi suất đầu tư cao hơn lãi suất ngân hàng), nhiều khách hàng gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách hàng vay tiền sẽ tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì có lãi suất thấp hơn. Như vậy sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân 13
  22. hàng. Hơn nữa, sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản, mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đên chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ của ngân hàng. Nguyên nhân thứ ba, đó là ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Những trục trặc về thanh khoản hay tin đồn về mất khả năng thanh khoản sẽ làm giảm niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. Một trong những công việc quan trọng đối với nhà quản lý ngân hàng là luôn liên hệ chặt chẽ với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn và những khách hàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng để biết được kế hoạch của họ khi nào thì rút tiền, và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản thích hợp. 1.2.1.2.2 Nguyên nhân từ hoạt động Nguyên nhân bên tài sản nợ: RRTK có thể phát sinh bất cứ khi nào khi những người gửi tiền rút đột ngột, hoặc buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc bán bớt tài sản để đáp ứng khả năng thanh khoản. Trong tất cả các nhóm thuộc tài sản có thì tiền mặt có mức độ thanh khoản cao nhất, vì vậy ngân hàng sử dụng tiền mặt là phương tiện đầu tiên và trực tiếp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Nhưng tiền mặt không mang lại thu nhập lãi suất do đó các ngân hàng luôn có xu hướng giảm thiểu tài sản có ở dạng tiền mặt. Để thu được lãi suất, các ngân hàng phải đầu tư vào những tài sản ít thanh khoản hơn hoặc vào những tài sản có thời hạn dài. Tuy nhiên một số tài sản chỉ có thể chuyển hóa thành tiền ngay lập tức với mức bán rất thấp, do đó có thể đe dọa đến khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng. Nguyên nhân bên tài sản có: RRTK phát sinh liên quan đến các cam kết tín dụng. Một cam kết tín dụng cho phép người vay tiến hành rút tiền vay bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó. Một khi cam kết tín dụng được thực hiện thì ngân hàng phải bảo đảm có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nếu không ngân hàng phải đối mặt với RRTK. 1.2.1.3 Sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản 14
  23. Hiếm khi nào tại một thời điểm tổng cung bằng với tổng cầu thanh toán. Do đó ngân hàng phải thường xuyên đối phó với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản. Bên cạnh đó, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau: một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của nó lại càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản cao thường có chi phí huy động vốn lớn, như vậy sẽ làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay. Những nghiên cứu gần đây chứng tỏ rằng hiện tượng thiếu, thâm hụt thanh khoản, thường là một trong những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang ở tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo có thể là ngân hàng mất dầ các khoản tiền gửi cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng, không thể thu hút thêm các khoản tiền gửi mới do thái độ dè dặt của công chúng đối với ngân hàng, một số ngân hàng thì ở trong tình trạng cho vay hỗ trợ một cách miễn cưỡng, vì phải huy động vốn lãi suất cao hơn lãi suất cho vay, cang làm suy giảm hơn nữa lợi nhuận của ngân hàng. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản với mức độ lớn tại một số ngân hàng và trở thành một trong những nguyên nhân đưa đến phá sản đã khẳng định rằng không thể bỏ qua vấn đề thanh khoản. Không chỉ có vậy, việc một ngân hàng bị thiếu hụt thanh khoản sẽ gây tổn thất cho toàn bộ hệ thống, chính vì RRTK có tính lan truyên trên toàn hệ thống nên việc nâng cao khả năng quản trị thanh khoản ở từng ngân hàng là một vấn đê rất quan trọng không chỉ đối với từng ngân hàng mà còn là một vấn đề cấp thiết của toàn bộ hệ thống. Do đó, ngày nay công tác quản trị thanh khoản trở nên quan trọng hơn so với trước đây, bởi một số ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù về mặt kỹ thuật, nó vẫn còn khả năng trả nợ. Hơn nữa, năng lực quản trị thanh khoản là thước đo quan trọng về tính hiệu quả tổng thể để đạt đên các mục tiêu dài hạn của ngân hàng. 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản 15
  24. 1.2.2.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản Thứ nhất, nhà quản trị thanh khoản phải thưởng xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho ăn khớp với nhau. Thứ hai, nhà quản trị thanh khoản cần phải biết trước khả năng ở đâu và khi nào những khách hàng gửi tiền, xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung thêm tiền gửi hoặc trả nợ của họ. Thứ ba, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải được phân tsch trên cơ sở liên tục để tránh kéo dài một trong hai trạng thái thặng dư hoặc thâm hụt. 1.2.2.2 Dấu hiệu thị trường nhận biết rủi ro thanh khoản 1.2.2.2.1 Lòng tin của dân chúng: Ngân hàng sẽ mất dần người gửi tiền bởi vì những cá nhân và tổ chức lo ngại rằng ngân hàng không đủ tiền mặt và có thể không có khả năng hoàn trả tiên gửi. 1.2.2.2.2 Sự biến động của thị giá cổ phiếu: Thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm, bởi vì những nhà đầu tư nhận thấy răng ngân hàng đang đứng trước một cuộc khủng hoảng thanh khoản. 1.2.2.2.3 Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường: Khi ngân hàng áp dụng mức lãi suất huy động (tiên gửi, kỳ phiếu, trái phiếu) và chấp nhận mức lã suất đi vay cao hơn mức lãi suất thị trường một cách bất thường, hay nói cách khác ngân hàng chấp nhận rủi ro dưới hình thức áp dụng chi phí vay vốn cao là bởi vi ngân hàng được xem là đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng thanh khoản. 1.2.2.2.4 Chịu lỗ khi bán tài sản: Ngân hàng chịu ức ép bán tài sản một các vội vã và sẵn sàng chịu lỗ lớn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và việc chuyển hóa tài sản của ngân hàng là thường xuyên thì ngân hàng có thể đang phải chịu khó khăn về thanh khoản. 16
  25. 1.2.2.2.5 Không đáp ứng đầy đủ các cam kết tín dụng: Ngân hàng không có khả năng đáp ứng đúng hẹn và đầy đủ các cam kết tín dụng, thời gian giải ngân bị kéo dài, nhu cầu xin vay của những khách hàng có hệ số tín nhiệm cao không được giải quyết. Ta có thể kết luận rằng ngân hàng đang có khó khăn về thanh khoản. 1.2.2.2.6 Vay Ngân hàng Trung Ương (NHTW): Khi ngân hàng buộc phải vay NHTW với khối lượng lớn và tường xuyên hơn, NHTW đã bắt đầu đặt câu hỏi về những khoản vay của ngân hàng thì chính là ngân hàng đang có khó khăn về thanh khoản. 1.2.2.3 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản 1.2.2.3.1 Phương pháp 1: Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh. Phương pháp này phải áp dụng sao cho phù hợp với các đặc điểm hoạt động của ngân hàng. 1.2.2.3.2 Phương pháp 2: Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả (QĐ457/2005/QD – NHNN) Tỷ lệ khả năng chi trả (%) = tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoản thời gian 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thơi gian 7 ngày làm tiếp theo. 1.2.2.3.3 Phương pháp 3: Dự báo nhu cầu thanh khoản: Sử dụng 4 phương pháp dự báo là phương pháp tiếp cận nguồn vón và sử dụng nguồn, phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn, phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống và phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản theo sơ đồ 1.5 17
  26. Sơ đồ 1.3: Các phƣơng pháp dự báo RRTK Phương pháp tép cận nguồn vốn và sử dụng vốn Thực chất của phương pháp này là đo lường cung cầu thanh khoản, trong đó phần chủ yếu của cung cầu thanh khoản là tiền gửi và cho vay nên phương pháp này tập trung vào đo lường những thay đổi dự tính trong tiền gửi và cho vay của ngân hàng. Phương pháp này bắt đầu với hai thực tế đơn giản: - Một là, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiên gửi tăng và cho vay giảm. - Hai là, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng.  Bước 1 Dự báo nhu cầu vay vốn và tiên gửi kỳ kế hoạch Từ đầu năm, ngân hàng ước lượng nhu cầu thanh khoản của các tháng, quý trong năm. Bât cứ lúc nào khi nguồn tạo ra thanh khoản và nhu cần sử dụng thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng có một độ lệch thanh khoản có thể được xác định như sau Xây dựng mô hình: f(cho vay)= f(tăng trưởng kinh tế, tỷ suất lợi nhuận, lạm phát, lãi suất ) 18
  27. f(tiền gửi) = f(GDP/người, cung tiền, thu nhập, lạm phát, lãi suất ) Trong đó, thay đổi của tiên gửi phụ thuộc vào các biến sau: . Lãi suất cơ bản . Tăng trưởng thu nhập cá nhân . Tỷ lệ tăng trưởng cung tiền của NHTW . Lãi suất . Tỷ lệ lạm phát .  Bước 2: Xác định khe hở thanh khoản Khe hở thanh khoản = Tổng cung thanh khoản (1) – Tổng cầu thanh khoản (2) Khi khe hở thanh khoản > 0 ngân hàng có tổng cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản, va phần thanh khoản thặng dư nhanh chóng phải được đầu tư vào những tài sản sinh lợi cho đến khi chúng được cần đến để trang trả nhu cầu tiền sau này. Khi khe hở thanh khoản < 0 ngân hàng có tổng cầu thanh khoản lớn hơn tổng cung thanh khoản, trong trường hợp này, ngân hàng cần phải gia tăng thanh khoản từ nhiều nguồn cung cấp sẵn có khác nhau một các kịp thời và với chi phí rẻ nhất. Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn Nếu như phương pháp nguồn vốn và sử dụng vốn giúp ngân hàng đo lường cả nguồn cung và nguồn cầu thanh khoản thì phương pháp tiêp cận cấu trúc vốn chỉ quan tâm đến thanh khoản. Phương pháp đo lường RRTK dựa vào việc phân chia cơ cấu nguồn vốn huy động theo khả năng nguồn vốn này bị rút ra khỏi ngân hàng để xác định yêu cầu thanh khoản của ngân hàng.  Bước 1: Dự báo các nguồn vốn huy động và nhu cầu tiền vay tiềm năng: Ngân hàng ước lượng nhu ccầu thanh khoản của các tháng, quý tiếp theo trong năng băng các số liệu của tháng, quý trước đây. Ta tiến hành xây dựng mô hình của 19
  28. từng nguồn ốn phụ thuộc vào thời gian, ví dụ như mô hình dự báo tiền gửi không ky hạn như sau: f (tiền gửi không kỳ hạn) = f(t) Trong đó t là thời điểm cần dự báo. Tương tự như trên đối với các nguồn vốn còn lại và nhu cầu tiền vay tiềm năng.  Bước 2: Nguồn vốn được phân chia thành các nhóm Chia các khoản tiền gửi và các nguồn khác thành các loại trên cơ sở ước lượng xác suất ( khả năng) rút tiền của khách hàng. Có thể chia tiền gửi và các loại huy động phi tiền gửi của ngân hàng thành 3 loại: Loại 1: Ổn định thấp ( nguồn vốn nóng) là vốn vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất hoặc được dự tính sẽ bị rút khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch. Loại 2: Ổn định vừa phải là các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó một phẩn đáng kể (25-30%) sẽ có thể bị rút khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch. Loại 3: Ổn định cao là khoản mục vốn mà nhà quản trị ngân hàng tin tưởng chắc chắn rằng ít có khả năng bị rút khỏi ngân hàng ( trừ một bộ phận rất nhỏ trong tổng số).  Bước 3: Xác định yêu cầu dự trữ thanh khoản cho nguồn vốn trên Thông thường tỷ lệ dự trữ thanh khoản được lựa chọn như sau: -Tỷ lệ dự trữ thanh khoản lớn nhất cho nguồn vốn nóng thường là 95% -Tỷ lệ dự trữ thanh khoản cho nguồn vốn kém ổn định, thường là 30% -Tỷ lệ dự trử thanh khoản thấp nhất cho nguồn vốn ổn định <= 15% Như vậy nhu cầu dự trự thanh khoản cho các khoản tiền gửi và các khoản huy dộng phi tiền gửi được xác định như sau: Dự trữ thanh khoản tài sản nợ huy động = 95% (Nguồn ổn định thấp – Dự trữ bắt buộc) + 30%(Nguồn ổn định vừa – Dự trữ bắt buộc) + !5% (Nguồn ổn định cao – Dự trữ bắt buộc) 20
  29. Đối với các khoản tiền cho vay, ngân hàng phải sẵn sàng mọi lúc một khi khách hàng nộp đơn xin vay và thỏa mãn các tiêu chuẩn tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng ( các khoản vay có chất lượng cao). Sau khi được chấp thuận, hạn mức cho vay có thể ra khỏi ngân hàng chỉ trong phạm vi vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Như vậy: Tổng nhu cầu = Dự trữ thanh khoản + Nhu cầu tiền vay thanh khoản tài sản nợ huy động tiềm năng Phƣơng pháp xác định xác suất mỗi tình huống Phương pháp này được thực hiện theo trình tự hai bước như sau:  Bước 1: Ngân hàng phỏng đoán khả năng xảy ra mỗi trạng thái thanh khoản theo ba cấp độ: Khả năng xấu nhất khi tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến hoặc tiền vay lên cao trên mức dự kiến. Khả năng tốt nhất khi tiền gửi lên cao trên mức độ dự kiến tiền vay xuống thấp dưới mức dự kiến. Khả năng thực tế nằm ở cấp độ nào đó giữa hai cấp độ trên. Trạng thái thanh khoản dự kiến = Pi x SDi Trong đó: Pi: Xác suất tương ức với một trong ba khả năng. SDi: Thặng dư hoặc thâm hụt thanh khoản theo mỗi khả năng.  Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản. Phƣơng pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản Phương pháp tính toán nhu cầu thanh khoản này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng có của ngân hàng và các chỉ số trung bình trong ngành. Thông thường các chỉ số thanh khoản sau đây được sử dụng:  Chỉ số vốn tự có (H1) H1 = Vốn tự có / Vốn huy động  Chỉ số vốn tự có/tổng tài sản có (H2) 21
  30. H2 = Vốn tự có / Tổng tài sản có  Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3) H3 = Tiền mặt / Tổng tài sản có  Chỉ số năng lực cho vay (H4) H4 = Dư nợ / Tổng tài sản có  Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng (H5) H5 = Dư nợ/tiền gửi khách hàng  Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6) H6 = Chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẳn sàng để bán / Tổng tài sản có  Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD (H7) H7 = Tiền gửi và cho vay tại TCTD/ Tiền gửi và vay từ TCTD  Chỉ số (Tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng (H8) H8 = (Tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng 1.2.2.4 Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản 1.2.2.4.1 Quản trị thanh khoản “Có” NH tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao.: chủ yếu là tiền mặt, trái phiếu kho bạc và các chứng khoán dễ bán. Ƣu điểm: Các tài khoản Có tính thanh khoản có thể chuyển hóa thành tiền mặt nhanh chóng với chi phí chuyển nhượng thấp. Nhƣợc điểm: Chịu một chi phí cơ hội lớn do tiền mặt không mang lại thi nhập lãi suất và trái phiếu kho bạc có mức lãi suất không hấp dẫn. Hay nói cách khác, một tài sản là thanh khoản sẽ mang lại thu nhập thấp và ngược lại một tài sản mang lại thu nhập cao sẽ không thanh khoản. 1.2.2.4.2 Quản trị thanh khoản nợ 22
  31. Ngân hàng sẽ thực hiện mua thanh khoản hay vay nợ trên thị trường tiền tệ để đáp ứng các yêu cầu về thanh khoản phát sinh Ƣu điểm: Không làm thay đổi quy mô bảng cân đồi tài sản và kết cầu tài sản có nên nếu ngân hàng quản lý tài sản nợ một cách hiệu quả, thì chiến lược kinh doanh bên tài sản có sẽ không bị ảnh hưởng bởi những sự rút tiền gửi quá mức thông thường. Nhƣợc điểm: biện pháp này tương đối tốn kém vì ngân hàng phải đi vay vốn bổ sung với lãi suất cao hơn lãi suất chi trả cho những khoản tiền gửi. 1.2.2.4.3 Quản trị thanh khoản phối hợp Ngân hàng sử dụng cả việc tích trữ thanh khoản và đi mua thanh khoản trên thị trường tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản 1.2.2.4.4 Biện pháp chung Biện pháp chung bao gồm các qui tắc nhằm xây dựng một chương trình quản lý RRTK, đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản, quản trị khả năng tiếp cận các nguồn vốn, lập kế hoạch dự phòng, quản trị thanh khoản đối với ngoại tệ, kiểm soát nội bộ trong quản trị RRTK, công bố thông tin ra ngoài, và các nguyên tắc quy định vai trò của ban kiểm soát 1.3 Các băn bản pháp quy về RRTK Ngày 19 tháng 4 năm 2005 thống đốc NHNN đã ban hành QD457. Trong đó đặc biệt chú ý là về khoản mục tỷ lệ khả năng chi trả phù hợp với yêu cầu quản trị RRTK. 23
  32. TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Chƣơng 1 tập trung nghiên cứu, phân tích và đưa ra cơ sở lý luận về vấn đề rủi ro trong NHTM nói chung và về vấn đề quản trị RRTK trong NHTM. Nội dung trình bày từ các khải niệm, phân loại, các bước quản trị rủi ro nói chung đến các dấu hiệu nhận biết RRTK, Phương pháp quản trị RRTK và các văn bản pháp qui về quản trị RRTK tại Việt Nam. Đây là cơ sở tiền đề cho nghiên cứu chương 2 về thực trạng quản trị RRTK tại các NHTM Việt Nam nói chung và quản trị RRTK tại ngân hàng BIDV nói riêng. Từ đó đưa ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTK tại ngân hàng BIDV trong chương 3. 24
  33. 2 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh, Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh. o Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Tp Hồ Chí Minh (1976-1981) Ngân hàng Kiến thiết TP. Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 580 ngày 15/11/1976 của Bộ Tài chính, với vai trò cấp phát vốn xây dựng cơ bản cho toàn miền Nam. Ngày đầu thành lập, Chi nhánh được UBND Tp Hồ Chí Minh, Bộ Tài Chính bố trí trụ sở cơ quan tại Sở Tài chính Tp Hồ Chí Minh số 142 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3. Bộ máy tổ chức tất cả chỉ có 55 cán bộ, gồm 25 cán bộ khung được tăng cường từ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và 30 cán bộ bổ sung tại Tp Hồ Chí Minh; có 07 phòng gồm phòng Kế toán, phòng Cấp phát vốn công trình Trung ương, phòng Cấp phát vốn công trình địa phương, phòng Quản lý các công ty xây lắp, phòng Kế hoạch, Kinh tế và Kỹ thuật, phòng Hành chính và Tổ chức. 25
  34. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của Chi nhánh, vừa phải xây dựng cơ sở vật chất, vừa phải xây dựng đội ngũ và tổ chức các lớp đào tạo cho các cán bộ, nhân viên. Chưa có cơ sở vật chất hiện đại, chưa có quy trình bài bản, cán bộ, nhân viên Chi nhánh cùng nhau xây dựng quy trình. Trong khó khăn, Chi nhánh luôn phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. o Thời kỳ Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Tp Hồ Chí Minh (1981-1990) Bằng quyết định 259, kể từ ngày 24/06/1981, Chính phủ đã chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ Bộ Tài Chính sang Ngân hàng Nhà nước với tên gọi mới, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và Chi hàng Kiến thiết TP. Hồ Chí Minh được đổi tên thành “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng” với chức năng quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản của nền kinh tế. o Thời kỳ Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hồ Chí Minh (1990-2012) Đầu năm 1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời, Nhà nước chuyển nhiệm vụ quản lý vốn ngân sách từ ngân hàng sang Bộ tài chính, thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chính thức chuyển đổi theo mô hình ngân hàng hai cấp là: quản lý ngân hàng và ngân hàng chuyên doanh. Từ đây, Chi nhánh chính thức được mang tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh” theo quyết định 105 ngày 26/11/1990 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 28/12/2011, BIDV tiến hành IPO thành công với việc phát hành 3% vốn điều lệ (tương đương với 847,5 tỷ đồng), giá đấu thành công bình quân là 18.583 đồng/cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần). Ngày 08/03/2012 Tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu và thông qua đề án Tái cơ cấu 2011-2015 và chiến lược phát triển nhằm đưa BIDV trở thành ngân hàng kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính 26
  35. ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, có chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam. o Thời kỳ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh (từ 2012 đến nay) Ngày 27/04/2012 BIDV chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số 0100150619 (đăng ký lần đầu ngày 03/04/1993, thay đổi lần thứ 13 ngày 27/04/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp) với số vốn điều lệ là 23.012 tỷ đồng. Đồng thời, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hồ Chí Minh cũng chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh 27
  36. 2.1.2 Bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển VN. Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. (Nguồn o o t ng n n n – 2013) 28
  37. Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. ồ o o t ng n n n – 2013) 29
  38. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh. Theo đó, Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Bộ máy tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ hội sở đến các chi nhánh từng phòng ban có các chức năng riêng biệt và cụ thể. Bộ máy này hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế. Ưu điểm: Bộ máy phân chia cụ thể ra từng khối riêng biệt, mỗi khối đảm nhận một đối tượng khách hàng riêng biệt và thực hiện những chức năng riêng biệt. Khuyết điểm: Do bộ máy quá chi tiết, dễ dẫn đến tình trạng dư thừa và rất khó kiểm soát. 2.1.3 Tình hình nhân sự;đánh giá sự đáp ứng với tình hình hoạt động, kinh doanh hiện nay của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Biểu đồ 2.1. Sự phát triển nhân sự của BIDV giai đạn 2011-2013 30
  39. Qua biểu đồ 1.1 Ta nhận thấy vào năm 2012, BIDV có số lượng nhân viên cao nhất trong 3 năm và sụt giảm không đáng kể vào năm 2013. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do BIDV nhận thấy bộ máy quá cồng kềnh, đội ngũ nhân viên làm việc không có hiệu quả và dư thừa ở một số bộ phận nhất định. Vì vậy, BIDV đã quyết định cắt giảm một cơ số nhân viên để ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2013, BIDV có tổng số 18.231 nhân viên,trong đó 79,7% có bằng đại học, 6,4 % có bằng tiến sĩ hoặc thạc sỹ và 13,9% có bằng trung cấp hoặc các bằng khác.BIDV thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định của nhà nướcđối với người lao động, đồng thời tạo điều kiện tối đa để nâng cao đờisống vật chất, tinh thần cho người lao động. Với phương châm coi đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của ngân hàng, Ban lãnh đạo chú trọng việc phát triển và củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên đảm bảo thu hút nhân tài , tạo ra động lực làm việc và khả năng làm việc. 2.1.4 Doanh số của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Biểu đồ 2.2. Các hệ số chính của BIDV giai đoạn 2011 - 2013 31
  40. Trong năm 2013, BIDV đã kiên định mục tiêu đẩy mạnh kế hoạch kinh doanh gắn với tuân thủ các chỉ đạo của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước, đồng thời tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong công tác triển khai các chính sách tiền tệ. Bám sát các nội dung chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, BIDV cũng ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo điều hành phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cùng hàng loạt chương trình công tác. BIDV đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong năm 2013, cụ thể: Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản BIDV đạt gần 550 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng đều đạt trên 16%, nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,37%, lợi nhuận trước thuế đạt 5.290 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao, ROA 0,78%, ROE 13,8%, chia cổ tức 8,5%. Năm 2013, BIDV hoàn tất việc phát hành cổ phần bổ sung cho cổ đông hiện hữu với số lượng là 510.032.102 cổ phiếu tương đương 5.100 tỷ và phát hành 3.150 tỷ trái phiếu dài hạn đáp ứng điều kiện để được tính vào vốn cấp 2. Hệ số CAR riêng lẻ, hợp nhất đều đạt trên 10%. Tổng tài sản năm 2013 đạt 548 ngàn tỷ đồng, tăng 13,12% so với năm 2012. Huy động vốn (tiền gửi của khách hàng và giấy tờ có giá) đến 31/12/2013 đạt 372.156 tỷ, tăng trưởng 13% so với năm 2012, thị phần huy động vốn tăng 0,3%. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng chuyển dịch theo hướng gia tăng dần tỷ trọng huy động vốn dân cư góp phần gia tăng tính ổn định của nền vốn BIDV. Tín dụng cho nền kinh tế (cho vay khách hàng đến 31/12/2013) đạt 391.035 tỷ, tăng 15% so với cuối 2012. Tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân, góp phần tăng trưởng GDP của đất nước, đồng thời kiểm soát cơ cấu, chất lượng tín dụng theo mục tiêu kế hoạch năm. Thu dịch vụ ròng đạt 2.461 tỷ, chấm dứt giai đoạn chững lại của thu dịch vụ ròng trong năm 2012, tăng 15% so với năm 2012. Khối Công ty và các đơn vị trực thuộc tiếp tục đạt được các thành quả đáng ghi nhận, giảm dần sự lệ thuộc vào BIDV. Các 32
  41. đơn vị tại hải ngoại tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ kinh tế, chính trị được giao. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 2013 đạt 5.290 tỷ đồng và tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của BIDV 19.209 tỷ đồng. Bên cạnh đó lợi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng mạnh lên 2.461 tỷ đồng. Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của BIDV tăng trưởng ổn định trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Lợi nhuận trước thuế năm 2013 hoàn thành 112% chỉ tiêu đề ra, đảm bảo thực hiện trích lập đủ dự phòng rủi ro, và các mục tiêu đã đề ra (thu nhập của người lao động, quyền lợi cho cổ đông, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước). Năm 2013, huy động vốn dân cư, cho vay cá nhân vươn lên đứng thứ 2 trên thị trường về doanh số.BIDV đã thành công trong việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo sản phẩm có cấu trúc linh hoạt, giúp gia tăng doanh số và đem lại lợi nhuận cho BIDV. Ưu điểm: BIDV luôn duy trì đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hệ thống, kiểm toán và định hạng tín nhiệm quốc tế: Hệ số tỷ lệ an toàn vốn (CAR) luôn duy trì>9% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các chỉ tiêu an toàn thanh khoản đều đảm bảo đúng quy định. Khuyết điểm: Về kết quả kinh doanh của BIDV ta nhận thấy trong năm 2013, các chỉ số này có xu hướng giảm, khả năng thanh khoản tuy cao nhưng cũng có phần giảm sút. 33
  42. 2.1.5 Địa bàn kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển VN. Hình 2.3. Địa bàn kinh doanhcủa ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. ồ o o t ng n n n – 2013) 34
  43. Đến hết năm 2013, mạng lưới hoạt động của BIDV gồm Hội Sở chính, 01 Sở giao dịch và 126 chi nhánhvới 503 Phòng giao dịch, 95 Quỹ tiết kiệm hoạt động rộng khắp trên địa bàn 63 tỉnh/TP trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bổ tập trung 33% ở khu vực Động lực phía Bắc; 18% ở khu vực Động lực phía Nam ; 13% ở khu vực Miền núi phía Bắc; 10% ở khu vực Bắc Trung Bộ; 8% ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; 6,6% ở khu vực Nam Trung Bộ; 6,4% ở khu vực Tây Nguyên và 5% ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Ngoài ra, BIDV còn có hiện diện thương mại và liên doanh tại các quốc gia: Cộng Hòa Séc, Myanma , Lào và Campuchia . So sánh với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Vietinbank có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; 01 Sở Giao dịch ở Thành phố Hà Nội; 04 đơn vị sự nghiệp; 02 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng; 01 văn phòng đại diện tại Myanmar; 148 chi nhánh cấp một tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước và 03 chi nhánh tại nước ngoài (02 chi nhánh ở CHLB Đức và 01 chi nhánh ở nước CHDCND Lào); Ngoài ra VietinBank còn có quan hệ với trên 1000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, qua thống kê này cho thấy BIDV không hề kém cạnh đối thủ cạnh tranh mạnh như Vietinbank mà còn có phần nổi trội hơn do sự phân chia khu vực hoạt động rõ ràng và hợp lý hơn. Ưu điểm: Theo hình ta thấy, BIDV phát triển mạnh mẽ và dày đặc nhất ở khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam, đây cũng là hai khu vực có nền kinh tế phát triển nhất cả nước tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đặc biệt, hội sở chính nằm tại thủ đô Hà Nội – trái tim của Việt Nam - đảm bảo thuận tiện trong việc giao lưu cũng như tìm hiểu thị trường tiềm năng. Không những thế, BIDV còn có những chi nhánh ở nước ngoài, điều này góp phần chứng tỏ sự phát triển vững mạnh và lâu dài của ngân hàng. Khuyết điểm: Việc rải đều nhiều chi nhánh ở trong nước cũng như ngoài nước sẽ khiến hệ thống trở nên phức tạp và khó quản lý hơn. 35
  44. 2.2 Thực trạng thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam từ 2011 đến 2014. 2.2.1 Tình hình nguồn vốn và tài sản tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam. 2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định, hay nói cách khác bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Thông qua bảng cân đối kế toán, người quản trị ngân hàng biết được cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Trong 3 năm qua, tình hình nguồn vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn của BIDV có nhiều sự thay đổi, cụ thể được trình bày qua bảng sau: Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn của BIDV năm 2011 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng) 2013 so với 2012 2012 so với 2011 2013 2012 2011 Số tiền % Số tiền % Vốn điều lệ 28.112 23.012 12.948 5.100 22,16% 10.064 77,73% Vốn huy động 416.726 358.019 282.896 58.707 16,39% 75.123 26,56% Nguồn vốn khác 103.548 103.754 109.911 (206) (0,199%) (6.157) (5,6%) NGUỒN VỐN 548.386 484.785 405.755 63.601 13,12% 70.030 19,48% ( ồ o o t ng n n n – 2013) . Nguồn vốn của ngân hàng tăng qua ba năm. Năm 2011, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 405.755 tỷ đồng, đến năm 2013 là 548.386 tỷ đồng (tăng 142.631 tỷ đồng). Để có được kết quả như vậy, ngân hàng đã không ngừng tìm kiếm nguồn vốn cũng như việc cạnh tranh với các ngân hàng khác để thu hút khách hàng. 36
  45. Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV năm 2011 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng) 2013 2012 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn điều lệ 28.112 5,12% 23.012 4,75% 12.948 3,19% Vốn huy động 416.726 75,99% 358.019 73,85% 282.896 69,72% Nguồn vốn khác 103.548 18,89% 103.754 21,4% 109.911 27,09% NGUỒN VỐN 548.386 100% 484.785 100% 405.755 100% ( ồ o o t ng n n n – 2013) Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn, ta thấy qua ba năm, tỷ trọng vốn huy động có xu hướng tăng đáng kể trong giai đoạn 2011-1013 (từ 69.72% lên 75.99%). Nguồn vốn huy động vẫn đóng vai trò chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. 2.2.1.2 Tình hình tài sản. Tài sản của ngân hàng là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng đó. Qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản, nhà quản trị có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu tại ngân hàng của mình. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tư khác nhau có mức sinh lời khác nhau cũng như có mức rủi ro khác nhau. Ngoài ra, phân tích tình hình tài sản của ngân hàng giúp các nhà quản trị có được những quyết định chính xác những chiến lược đầu tư trong từng thời kỳ nhất định. Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng. 37
  46. Bảng 2.3. Tình hình tài sản của BIDV năm 2011 – 2013 ĐVT: (tỷ đồng) 2013 so với 2012 2012 so với 2011 2013 2012 2011 Số tiền % Số tiền % Tiền m t 3.862 3.295 3.629 0.567 17.21 (0.334) (9.2) Tiền gửi tại 60.491 70.698 64.820 (10.207) (14.44) 5.878 9.07 các TCTD Cho vay 384.890 334.009 288.080 50.881 15.23 45.929 15.94 Tài sản cố 5.202 4.229 3.641 0.973 23.01 0.588 16.15 định Tài sản 93.941 72.554 45.585s 21.387 29.48 26.969 59.16 khác TÀI SẢN 548.386 484.785 405.755 63.601 13.12 79.03 19.48 ( ồ o o t ng n n n – 2013) Tiền mặt v t ền g t T T Đây là phần tài sản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng ngày. Số lượng tiền dự trữ này thay đổi theo từng thời kỳ và theo chiến lược đầu tư của mỗi ngân hàng. Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD là khoản mục tốn nhiều chi phí nhưng khả năng sinh lợi gần bằng không. Nhưng ngược lại, nếu dự trữ khoản mục này nhỏ thì không đảm bảo nhu cầu thanh toán hằng ngày thì vấn đề về rủi ro thanh khoản rất dễ xảy ra khi có nhu cầu rút tiền hàng loạt hay những sự cố bất thường. Lượng tiền mặt thay đổi qua các năm; cụ thể năm 2011 là 3.629 tỷ đồng giảm xuống còn 3.295 tỷ đồng vào năm 2012, và tăng lên 3862 vào năm 2013. Tiền gửi tại các TCTD tăng cao vào năm 2012 là 70.698 tỷ đồng, tăng 5.878 tỷ đồng (tức 9.07%) so với năm 2011; đến năm 2013 giảm còn 60.491 tỷ đồng => BIDV cần dự trữ lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng. Tài sản cố định và tài sản khác: Đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, bao gồm thiết bị, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu hoạt động 38
  47. thường xuyên của ngân hàng. Từ năm 2011 - 2013, tài sản cố định và tài sản khác tăng đều qua các năm là do ngoài nhu cầu nâng cao công nghệ, thiết bị, BIDV nâng cao cơ sở hạ tầng và mở thêm chi nhánh. Cho vay: Đây là khoản mục biểu hiện kết quả của việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Có thể nói là khoản mục tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là khoản mục rủi ro lớn nhất vì đây là nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ nhạy cảm với những thay đổi của môi trường kinh tế xã hội và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, Qua 3 năm, khoản mục cho vay trong nước liên tục tăng, từ 288.080 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 384.890 tỷ đồng (tức 33.61%) vào năm 2013. Chứng tỏ BIDV đã đưa nguồn vốn nhàn rỗi đến tay người có nhu cầu sử dụng vốn tốt hơn. 39
  48. 2.2.2 Tình hình cung thanh khoản và cầu thanh khoản tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam. Bảng 2.4. Cung – cầu thanh khoản của BIDV năm 2011 – 2013 (Đơn vị: tỷ VNĐ) 2013 so với 2012 2012 so với 2011 2013 2012 2011 Số tiền % Số tiền % 1. Cung thanh khoản 523.02 508.667 390.442 14.353 2.82% 118.23 30.28% Tiền mặt 3.862 3.295 3.629 0.567 17.21% -0.334 -9.2% Tiền gửi tại NHNN 12.834 16.380 7.240 -3.546 -2.16% 9.14 126.24% Tiền gửi tại TCTD 47.656 54.317 57.580 -6.661 -1.23% -3.263 -5.7% Chứng khoán đầu tư 68.072 48.965 31.684 19.107 39.02% 17.281 54.54% Tiền gửi khách hàng 338.902 303.059 240.508 35.843 11.83% 62.551 26.01% Tiền gửi và vay từ TCTD 47.798 39.550 35.705 8.248 20.85% 3.845 10.77% Phát hành giấy tờ có giá 33.254 28.055 4.330 5.199 18.53% 23.725 547.92% Các khoản phải thu khác 18.298 15.046 9.766 3.252 21.61% 5.28 54.07% 2. Cầu thanh khoản 459.62 397.89 343.296 61.73 15.51% 54.594 15.9% Chi trả tiền gửi đến hạn 62.333 53.246 39.862 9.087 17.07% 13.384 33.58% Cấp tín dụng 384.890 334.009 293.937 50.881 15.23% 40.072 13.63% Các khoản phải chi khác 12.397 10.635 9.497 1.762 16.57% 1.138 11.98% 3. Trạng thái thanh khoản 63.4 110.777 47.146 -47.38 -42.8% 63.631 134.97% ( ồ o o t ng n n n – 2013) 40
  49. Biểu đồ 2.3. Chênh lệch gi a cung thanh khoản và cầu thanh khoản của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 Nhìn chung trong ba năm, nguồn cung thanh khoản luôn lớn hơn cầu thanh khoản, tạo ra trạng thái thặng dư trong thanh khoản. Năm 2012, với tình hình kinh tế có nhiều biến động, có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng. BIDV quyết định tăng nguồn cung thanh khoản để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Năm 2012, thặng dư thanh khoản đạt 110.777 tỷ đồng tăng 63.631tỷ đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, thặng dư thanh khoản là 63.4 tỷ đồng, giảm 47.377 tỷ đồng so với năm 2012. Điều này cho thấy ngân hàng đã cân bằng giữa lợi nhuân và an toàn trong thanh khoản. Việc để cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí, thay vì khoản tiền đó đem đầu tư sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Từ năm 2012 đến năm 2013, nguồn cung thanh khoản mang tính ổn định hơn. Lượng tiền thanh toán trong tổng cung thanh khoản có tăng lên nhưng không đáng kể. Từ đó đảm bảo cho tình hình thanh khoản tại BIDV luôn trong tình trạng đảm bảo.
  50. Nguồn cung tiền dồi dào nhưng ngân hàng chưa tận dụng tối đa các khoản cung này để mang lại lợi nhuận cao hơn cho. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phát huy tốt hơn công tác thu nợ. 2.2.3 Các hệ số ảnh hưởng đến tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản tài Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. 2.2.3.1 Vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR). Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Bảng 2.5. Cung – cầu thanh khoản của BIDV năm 2011 – 2013 (Đơn vị: tỷ VNĐ) 2013 2012 2011 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 28.112 23.012 12.948 Hệ số CAR (%) 10,23% 9,65% 11,07% ( ồ o o t ng n n n – 2013) 42
  51. Biểu đồ 2.4. Hệ số CAR của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 Hệ số CAR riêng lẻ, hợp nhất của BIDVluôn đạt và được duy trì trên 9% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2013,hệ số CAR đảm bảo ở mức 10,23% (cao hơn mức yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước). Khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là BIDV đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. 2.2.3.2 Hệ số H1 và H2. Bảng 2.6. Hệ số H1 và H2 của BIDV năm 2011 – 2013 (ĐVT: Tỷ đồng) 2013 2012 2011 Vốn tự có 96.563 72.351 51.292 Vốn huy động 416.726 358.019 282.896 Hệ số H1 (%) 23,17% 20,21% 18,13% Vốn tự có 96.563 72.351 51.292 Tổng tài sản có 548.386 484.785 405.755 Hệ số H2 (%) 17,61% 14,92% 12,64% (Nguồn: Bảo b o o t ng niên c a n – 2013 và kết quả tính toán c a sinh viên) 43
  52. Biểu đồ 2.5. Hệ số H1 và H2 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 Đối với hai hệ số H1 và H2, tiêu chuẩn chung của NHNN là lớn hơn hoặc 5%. Hệ số H1 đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều, vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Sau ba năm hoạt động thì vốn tự có của BIDV tăng mạnh từ 51.292 tỷ đồng trong năm 2011 lên 96.563 tỷ đồng trong năm 2013. Tương ứng với điều này thì vốn tự có/vốn huy động H1 cũng không ngừng tăng cao từ 18,13% trong năm 2011 đến 23,17% trong năm 2013. Chứng tỏ khả năng huy động vốn tại BIDV là cao và quy mô huy động vốn của ngân hàng cũng đã được mở rộng hơn sau mỗi năm. Nguồn vốn huy động của ngân hàng trong khoảng thời gian này đa dạng và phong phú hơn với nhiều kỳ hạn phong phú và huy động từ nhiều loại hình dân cư khác nhau. Đây là kết quả thể hiện sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên BIDV trong quá trình thực hiện chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh và tạo được niềm tin tưởng của khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng. Hệ số H2 đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Thông thường, ngân hàng gặp phải sự sụt giảm về tài sản do rủi ro xuất hiện 44
  53. càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm thấp. Vì vậy, hệ số này cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng. Trong ba năm 2011 – 2013, hệ số vốn tự có/tổng tài sản có H2 của BIDV luôn đảm bảo đúng so với yêu cầu tối thiểu của NHNN là lớn hơn hoặc bằng 5% và không ngừng tăng qua các năm từ 12,64% năm 2011 đến 17,61% năm 2013. Với khả năng an toàn của vốn tự có khá cao, BIDV đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, đồng thời cũng giúp cho ngân hàng tăng được nguồn cho vay và giảm được lãi suất cho vay để cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường cho vay từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch hơn. Điều này sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh được nâng cao hơn khi mà lợi nhuận từ hoạt động này không ngừng tăng cao. 2.2.3.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3. Chỉ số H3 là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất trong tổng tài sản. Chỉ số này càng cao chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Nhưng trái lại, chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Bảng 2.7.Hệ số H3 của BIDV năm 2011 – 2013 (ĐVT: Tỷ đồng) 2013 2012 2011 Tiền m t 3.863 3.295 3.629 Tiền gửi tại NHNN 12.835 16.381 7.240 Tiền gửi tại TCTD 47.656 54.317 57.580 Tổng tài sản có 548.386 484.785 405.755 Hệ số H3 (%) 11,74% 15,26% 16,87% (Nguồn: Bảo b o o t ng niên c n – 2013 và kết quả tính ‘toán c a sinh viên) 45
  54. Biểu đồ 2.6. Hệ số H3của BIDV giai đoạn 2011 - 2013 Theo số liệu thu thập trong ba năm, lượng tiền gửi giảm. Điều này khiến ngân hàng giảm tính thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản cũng giảm theo. Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD của BIDVgiảm mạnh vào năm 2013. Chỉ số H3 của BIDV giảm từ 16,87%xuống còn 15,26% trong năm 2012, đạt mức thấp 11,74% vào năm 2013. Điều này thể hiện công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng không đạt hiệu quả và khả năng hạn chế rủi ro thanh khoản không cao. 2.2.3.4 Chỉ số năng lực cho vay H4. Chỉ số H4 phản ánh năng lực cho vay. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Bảng 2.8. : Hệ số H4 của BIDV năm 2011 – 2013 (ĐVT: Tỷ đồng) 2013 2012 2011 Dƣ nợ 391.035 339.924 293.937 Tổng tài sản có 548.386 484.785 405.755 Hệ số H4 (%) 71,31% 70,12% 72,44% (Nguồn: Bảo b o o t ng niên c n – 2013 và kết quả tính toán c a sinh viên) 46
  55. Biểu đồ 2.7. Hệ số H4 của BIDV giai đoạn 2011 - 2013 Nhìn chung, hoạt động chủ yếu của BIDV là hoạt động tín dụng: Chỉ số H4 năm 2011 là 71,31%, năm 2012 là 70,12%, năm 2013 là 72,44%, trung bình ba năm 2011 – 2013 là 71,29%, có nghĩa, tính trung bình các khoản tín dụng chiếm trên 71% trong tổng tài sản có của ngân hàng. 2.2.3.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5. Chỉ số H5 là chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng, đánh giá các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp. Bảng 2.9. : Hệ số H5 của BIDV năm 2011 – 2013. (ĐVT: Tỷ đồng) 2013 2012 2011 Dƣ nợ 391.035 339.924 293.937 Tiền gửi khách hàng 338.902 303.059 240.508 Hệ số H5 (%) 115,38% 112,16% 122,22% (Nguồn: Bảo b o o t ng niên c n – 2013 và kết quả tính toán c a sinh viên) 47
  56. Biểu đồ 2.8. Hệ số H5 của BIDV giai đoạn 2011 - 2013 Theo bảng số liệu ba năm 2011 – 2013, ngân hàng cho vay vượt mức tiền gửi huy động được, tức là vượt mức 100%. Chỉ số H5 năm 2011 là 122,22%, giảm mạnh vào năm 2012 là 112,16%, và tăng trở lại vào năm 2013 là 115,38%; trung bình ba năm 2011 – 2013 là 116,59%, có nghĩa, tính bình quân ngân hàng huy động được 1 đồng thì cho vay trên 1,1659 đồng. Như vậy, tài sản có sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của ngân hàng, mà cho vay là tài sản có có độ rủi ro cao hơn nhiều so với tài sản có sinh lời khác. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tính thanh khoản của ngân hàng. 2.2.3.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6. Chứng khoán có tính thanh khoản cũng là một trong những tài sản có tính thanh khoản cao như: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, Nếu một ngân hàng thiếu thanh khoản trong ngắn hạn có thể sử dụng nguồn cung thanh khoản từ việc bán hoặc cầm cố loại tài sản này trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Và đây cũng là một trong những công cụ tài chính mang đến khả năng sinh lời cho ngân hàng. Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Chỉ số này cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng cao, luôn được đáp ứng bởi các chứng khoán này. Điều này cũng đồng nghĩa với lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm đi vì đầu tư vào lĩnh vực này mang lợi nhuận ít hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác như tín dụng. 48
  57. Bảng 2.10. Hệ số H6 của BIDV năm 2011 – 2013. (ĐVT: Tỷ đồng) 2013 2012 2011 Chứng khoán kinh doanh và 68.072 48.965 31.684 chứng khoán sẵn sàng để bán Tổng tài sản có 548.386 484.785 405.755 Hệ số H6 (%) 12,41% 10,1% 7,81% (Nguồn: Bảo b o o t ng niên c n – 2013 và kết quả tính toán c a sinh viên) Biểu đồ 2.9. Hệ số H6 của BIDV giai đoạn 2011 - 2013 Theo kết quả tính toán cho thấy, Chỉ số H6 gia tăng đều từ năm 2011 là 7.81% đến năm 2013 là 12.41%. Chỉ số này tuy tăng nhưng không cao, cũng không ở mức thấp cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng luôn được đáp ứng bởi các chứng khoán này nhưng lợi nhuận của ngân hàng cũng không bị giảm đi. 2.2.3.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7. Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 là tỷ lệ giữa tiền gửi và cho vay TCTD/tiền gửi và vay từ TCTD. Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của NH càng tốt. 49
  58. Bảng 2.11. Hệ số H7 của BIDV năm 2011 – 2013. (ĐVT: Tỷ đồng) 2013 2012 2011 Tiền gửi và cho vay tại TCTD 47.656 54.317 57.580 Tiền gửi và vay từ TCTD 47.799 39.550 35.705 Hệ số H7 (%) 99,7% 137,34% 161,27% (Nguồn: Bảo b o o t ng niên c n – 2013 và kết quả tính toán c a sinh viên) Biểu đồ 2.10. Hệ số H7 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 Theo bảng số liệu trên cho thấy ngân hàng có chỉ số H7 lớn hơn 100% vào năm 2011 và 2012 và khá ổn định, tuy nhiên đến năm 2013, hệ số này nhỏ hơn 100%, nghĩa là ngân hàng đã đi vay nhiều hơn gửi lại đối với TCTD khác. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang bị mất dần lợi thế trong việc huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình. 2.2.3.8 Chỉ số (Tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H8. Chỉ số H8 được tính bằng công thức (tiền mặt + tiền gửi tại TCTD)/tiền gửi của khách hàng. Chỉ số H8 càng cao thì khả năng thanh khoản càng tốt. 50
  59. Bảng 2.12. Hệ số H8 của BIDV năm 2011 – 2013. (ĐVT: Tỷ đồng) 2013 2012 2011 Tiền mặt 3.863 3.295 3.629 Tiền gửi tại NHNN 12.835 16.381 7.240 Tiền gửi tại TCTD 47.656 54.317 57.580 Tiền gửi khách hàng 338.902 303.059 240.508 Hệ số H8 (%) 18,99% 24,42% 28,46% (Nguồn: Bảo b o o t ng niên c n – 2013 và kết quả tính toán c a sinh viên) Biểu đồ 2.11. Hệ số H8 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 Hệ số H8 của ngân hàng khá tốt từ năm 2011đến năm 2013. Tuy nhiên, hệ số này có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013(giảm 9.47%). Điều này cho thấy BIDV nên nhìn nhận nghiêm túc chất lượng thanh khoản hiện tại và có những biện pháp giải quyết để cải thiện hệ số này vào các năm sau. 51
  60. Tóm lại: Tình hình thanh khoản tại BIDV tốt và luôn đạt yêu cầu. Nguyên nhân là ngân hàng luôn phát huy tốt hoạt động gia tăng nguồn cung thanh khoản từ các khoản tín dụng thu về, vì đây là nguồn cung chủ yếu cho ngân hàng, giúp cho tình hình thanh khoản của ngân hàng luôn ở tình trạng thanh khoản thặng dư. Đồng thời cũng hạn chế những rủi ro tín dụng bằng cách tránh cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, thẩm định khách hàng kỹ trước khi cho vay. Ngoài ra để đảm bảo nguồn cung thanh khoản, ngân hàng luôn tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn tiền gửi có kỳ hạn dài để tạo sự ổn định trong nhu cầu thanh khoản. 2.3 Đánh giá tình hình quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Hoạt động quản lý thanh khoản tại BIDV có những mặt thuận lợi như: Luôn có sự tác động kịp thời của NHNN khi ngân hàng có rủi ro thanh khoản phát sinh. NHNN sẽ can thiệp và hỗ trợ thanh khoản để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng; hoạt động quản trị rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng của ngân hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các tập đoàn tài chính và doanh nghiệp lớn đang đầu tư vào ngân hàng. Bên cạnh những điểm thuận lợi, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại BIDV còn một số khó khăn tồn tại cần phải khắc phục như:thiếu đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro thanh khoản có kinh nghiệm. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro chưa thống nhất. Bản thân công tác quản trị rủi ro thanh khoản chưa nhận được sự lưu tâm của các nhà quản trị ngân hàng (do các chỉ số như H3 và H7 được duy trì khá tốt vào năm 2011 và 2012 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2013). Tình hình thanh khoản tại BIDV khá tốt cho thấy hoạt động quản lý thanh khoản tại ngân hàng được đẩy mạnh. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: 52
  61. Lượng tiền mặt và tiền gửi các TCTD giảm mạnh (từ 70.698 năm 2012 xuống còn 60.491 năm 2013), điều này có thể dẫn đến thiếu hụt tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng. Nguyên nhân là: L ợng tiền mặt giảm m n để giảm thiểu p í v đầu t v o k oản mục mang l i lợi nhuận o ơn. Khi những người gửi tiền rút đột ngột, buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc bán bớt tài sản để đáp ứng khả năng thanh khoản. Trong tất cả các nhóm thuộc tài sản có thì tiền mặt có mức độ thanh khoản cao nhất, vì vậy ngân hàng sử dụng tiền mặt là phương tiện đầu tiên và trực tiếp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Nhưng tiền mặt không mang lại thu nhập lãi suất do đó ngân hàng có xu hướng giảm thiểu tài sản có ở dạng tiền mặt vào năm 2013. Tình trạng thặng dư thanh khoản sẽ làm tốn nhiều chi phí và làm mất đi những chi phí cơ hội, công tác quản lý thanh khoản không đạt hiệu quả và khả năng hạn chế RRTK không cao (thể hiện qua chỉ số H3 của BIDV giảm từ 16,87%xuống còn 15,26% trong năm 2012, đạt mức thấp 11,74% vào năm 2013); Ngân hàng đi vay nhiều hơn giữ lại đối với các TCTD khác, do vậy mất dần lợi thế trong huy động vốn (thể hiện qua chỉ số H7 lớn hơn 100% vào năm 2011 và 2012 và khá ổn định, tuy nhiên đến năm 2013, hệ số này nhỏ hơn 100%). Nguyên nhân là: o t đ ng quản t n k oản v n t o ng n đ đ p ng đ ợ u n quố tế Phương pháp tĩnh vẫn là phương pháp chủ yếu để ngân hàng theo dõi và đánh giá tình trạng thanh khoản. Việc áp dụng phương pháp quản trị thanh khoản động đòi hỏi việc tích lũy kinh nghiệm, tiếp thu và sàng lọc các tri thức, khoa học, chuẩn mực và thực tiễn quản trị rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng quốc tế vào Việt Nam. Do đó BIDV cần hoàn thiện và đồng bộ hóa nhiều thông tin cùng một lúc nên việc đổi mới cơ chế là điều cần thiết. 53
  62. p ố ợp trong tr ển k t n quản t n k oản n n ịp n ng p t u đ ợ s n t ng t ể t ống Sự phối hợp giữa các phòng ban, chi nhánh với Hội sở chính, giữa các chi nhánh trên cùng địa bàn còn chưa nhịp nhàng, việc cung cấp các thông tin báo cáo có liên quan không kịp thời, thực hiện mang tính tượng trưng nên thiếu chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động quản lý thanh khoản. t ợng ngu n n n trong quản t n k oản o Chất lượng nguồn nhân lực là nguyên nhân sâu xa nhất mang lại rủi ro trong quản lý ngân hàng. Đặc biệt hoạt động quản lý thanh khoản mang nhiều yếu tố chủ quan trong việc điều hành. Nếu năng lực cán bộ hạn chế, không đủ tầm nhìn để xác định những khả năng biến động trong các luồng vốn và chuẩn bị những biện pháp đối phó với biến động đó thì dễ xảy ra rủi ro thanh khoản. Hiện nay cán bộ làm trong lĩnh vực quản lý thanh khoản vẫn chưa được đào tạo bài bản, khoa học theo chuẩn mực quốc tế mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Các cán bộ, nhà quản lý ở các phòng ban khác cũng còn hạn chế kiến thức về tầm quan trọng của quản trị thanh khoản cũng như việc quản trị thanh khoản là nhiệm vụ chung của tất cả các phòng ban. t ống ng ng t ng t n t n k oản n ậu Việc tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến tại ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao. Hiện nay cơ sở vật chất của ngân hàng vẫn còn lạc hậu so với các ngân hàng trong khu vực và quốc tế, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa, dữ liệu truyền trực tiếp về Hội sở chính còn chậm, đường truyền quá tải, xảy ra nhiều lỗi trong xử lý dữ liệu trong khi hoạt động quản lý thanh khoản đòi hỏi độ chính xác và thời gian cập nhập cao. Hệ thống thông tin quản lý chưa được cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác đã ảnh hưởng tới việc tổng hợp số liệu, dự báo thanh khoản trong tương lai. Đây là một trong những nguyên nhân BIDV phải sử dụng kết hợp cả hai phương pháp truyền thống và hiện đại trong hoạt động quản trị thanh khoản tại ngân hàng. 2.3.1 Ƣu điểm 54
  63. Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản BIDV đạt gần 550 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng đều đạt trên 16%, nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,37%. Hệ số CAR riêng lẻ, hợp nhất đều đạt trên 10%.  Các kết quả cho thấy hoạt động của BIDV công khai, minh bạch, an toàn và hướng theo thông lệ, các chỉ số tín nhiệm tiếp tục được duy trì, ngân hàng đã không ngừng tìm kiếm nguồn vốn cũng như việc cạnh tranh với các ngân hàng khác để thu hút khách hàng: o Trong hợp tác quốc tế, BIDV tiếp tục gia tăng quan hệ hợp tác đầu tư, đa dạng hoạt động kinh doanh như hợp tác với Tập đoàn bảo hiểm Metlife (Mỹ); Thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng lớn của Nhật Bản, hợp tác với câu lạc bộ MU của Anh quốc các hoạt động đầu tư nước ngoài thực hiện có hiệu quả, tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt dẫn dắt các doanh nghiệp Việt nam đầu tư vào các thị trường có hiện diện của BIDV o BIDV cũng đã thực hiện căn bản tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015, trong đó tập trung vào những nội dung quan trọng như hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực tài chính, phát triển ngân hàng bán lẻ, quản trị rủi ro; phát triển nguồn nhân lực chú trọng chất lượng để phát huy cao nhất nguồn năng lực nội sinh trong các giai đoạn phát triển tiếp theo góp phần tích cực vào việc xây dựng quảng bá hình ảnh thương hiệu vì cộng đồng của BIDV.  Khẳng định được thương hiệu và tạo được lòng tin đối với khách hàng, nguồn vốn huy động lớn và ổn định khả năng huy động vốn cũng như đưa được nguồn vốn nhàn rỗi đến tay người có nhu cầu sử dụng vốn tốt hơn. Đồng thời ngân hàng đang ở trạng thái thái thặng dư thanh khoản nên ngân hàng luôn có khả năng đảm bảo thanh khoản. - Ngân hàng đã thiết lập được hệ thống thông tin một cách liên tục với các khách hàng lớn, các khách hàng có lượng tiền gửi thanh toán lớn. Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt và giá trị lớn, khách hàng sẽ liên lạc thông báo trực tiếp với bộ phận ngân quỹ trước khi đến ngân hàng, điều này giúp cho bộ phận ngân quỹ có thể cân đối lượng 55
  64. tiền mặt đang có và có thể bổ sung lượng tiền mặt một cách nhanh chóng bằng cách điều chuyển từ các chi nhánh gần nhất, vay NHNN, vay các TCTD khác Việc này giúp cho ngân hàng tránh được việc thiếu hụt tiền mặt, thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và không làm mất lòng tin khách hàng, nhất là những khách hàng truyền thống của ngân hàng. 2.3.2 Nhƣợc điểm - Ngân hàng vẫn chưa xây dựng mô hình dự báo về RRTK, chưa trích lập dự phòng RRTK mà bộ phận kế toán – ngân quỹ chỉ tiến hành theo dõi các lượng tiền ra vào trong ngày và một số món tiền lớn được thông báo trước của hôm sau. Chi nhánh chưa có sự ước lượng về các chỉ số thanh khoản, chưa tính toán và theo dõi diễn biến của tỷ lệ khả năng chi trả cho từng loại tiền, vàng. - Chưa đề ra các giải pháp và chính sách quản trị RRTK: ngân hàng chưa có các chính sách trong việc kiểm soát và duy trì khả năng chi trả đối với từng loại tiền tệ, vàng. Chưa thiết lập được một tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản và chính sách quy định về việc nắn giữ các giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao. 56
  65. TÓM TẮT CHƢƠNG 2 Chương 2 của bài báo cáo đã giới thiệu đôi nét về ngân hàng BIDV chi nhánh TPHCM, đi sâu phân tích tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam từ đó rút ra nhận xét về tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng BIDV. Từ tình hình thanh khoản của ngân hàng BIDV chi nhánh TPHCM, qua việc phân tích các chỉ số thanh khoản, báo cáo kết luận được tình hình yếu kém về khả năng thanh khoản của ngân hàng, từ đó nêu lên các nguyên nhân của tình hình thanh khoản, làm tiền đề cho các giải pháp được nêu ra tại chương 3. Chương 2 còn nêu lên những mặt tích cực và hạn chế trong quản trị RRTK tại ngân hàng BIDV TPHCM từ đó góp phần đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt tích cực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị RRTK tại ngân hàng. Bên cạnh đó, nội dung chương cũng đề cập đến những thành tựu và hạn chế của quá trình phân tích thanh khoản, làm tiền đề và kinh nghiệm cho các nghiên cứu vấn đề quản trị RRTK sau này. 57
  66. 3 CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1 Giải pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản và hiệu quả quản trị rủi ro trong ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Để quản trị RRTK tại ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, báo cáo đề xuất nên áp dụng chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp vì chiến lược này khắc phục được nhược điểm của hai chiến lược là chiến lược quản trị thanh khoản nợ và quản trị thanh khoản có, từ đó mang lại khả năng phòng ngừa và hạn chế RRTK một cách tốt nhất. Theo những phân tích về tình hình thanh khoản của ngân hàng (Chương 2), dự báo khe hở thanh khoản và tổng nhu cầu thanh khoản (mục 3.2.1)thì ngân hàng đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt thanh khoản là khá lớn, bên cạnh đó các tài sản thanh khoản của ngân hàng có chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do đó, trước hết ngân hàng cần đầu tư các tài sản có tính thanh khoản cao. Giả p p n đối giữa cung và cầu thanh khoản. Nhu cầu thanh khoản và các quyết định thanh khoản phải được phân tích một cách thường xuyên liên tục nhằm giảm thiểu những tình huống thặng dư hay thâm hụt về thanh khoản. Nếu thặng dư thanh khoản mà không được đầu tư ngay sẽ khiến cho ngân hàng tổn thất về thu nhập lãi; trong khi đó, mọi thâm hụt thanh khoản phải được đáp ứng tức thì, không chậm trễ, nếu không ngân hàng sẽ phải chịu chí phí cao để xử lý hậu quả. Từ phân tích tình hình cung – cầu thanh khoản ta thấy BIDV đang trong tình trạng thừa thanh khoản. Cũng chính thực trạng này làm cho ngân hàng phải tốn kém nhiều chi phí để dự trữ thừa lượng tiền này thay vì đem đi đầu tư vào mục đích khác. Vì vậy một giải pháp ở đây là ngân hàng cần phải cân đối hợp lí giữa cung và cầu 58
  67. thanh khoản; cụ thể là trong tình trạng hiện nay ngân hàng đang trong trạng thái thừa thanh khoản ngân hàng có thể đẩy mạnh mở rộng hoạt động tín dụng thông qua các hình thức cho vay như cho vay thấu chi, cho vay tín chấp để giải quyết lượng vốn thừa này. Bên cạnh đó ngân hàng có thể đem gửi những khoản tiền dư thừa ở các tổ chức tín dụng khác như Kho bạc Nhà nước Vừa hạn chế chi phí và mang lại thu nhập cho ngân hàng và đồng thời đảm bảo tình trạng cân đối thanh khoản tốt cho ngân hàng. Giải pháp quản trị thanh khoản cân bằng. Do những rủi ro vốn có khi phụ thuộc vào nguồn thanh khoản vay mượn và những chi phí dự trữ tài sản thanh khoản, phần lớn các ngân hàng đã dung hòa trong việc lựa chọn chiến lược quản trị thanh khoản. Nghĩa là kết hợp đồng thời cả hai loại chiến lược này để tạo nên chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng. Chiến lược này đòi hỏi, các nhu cầu thanh khoản có thể dự kiến, được dự trữ bằng chứng khoán khả nhượng và tiền gửi tại ngân hàng khác. Trong khi đó, các nhu cầu thanh khoản đã dự phòng trước, theo thời vụ, theo chu kỳ và theo xu hướng, được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc các nhà cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản không dự kiến được trước sẽ được đáp ứng từ việc vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Các nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định và có nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là các khoản tiền vay ngắn hạn, trung hạn và chứng khoán sẽ chuyển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện. Do vậy, giải pháp về chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng cần được áp dụng một cách tối đa tại BIDV. Để làm được điều này, đòi hỏi phải nâng cao trình độ và sự nhạy bén của Ban Quản trị ngân hàng cũng như cán bộ phòng tín dụng, phòng huy động vốn. n đố ơ u và tỷ trọng tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp v n ng c. Hạn chế cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn, hạn chế tín dụng vào một số ngành nghề hay địa phương cụ thể, đa dạng khách hàng và ngành nghề để tối ưu hóa 59
  68. và hạn chế rủi ro danh mục cho vay. Hạn chế cho vay vào những lĩnh vực có độ rủi ro và có tính đầu cơ cao như chứng khoán, bất động sản. Nghiêm túc thực hiện các qui định về dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước. Ưu tiên đầu tư vào các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo có hiệu quả kinh doanh. Th c hi n vi c quản lý tốt ch t ợng tín dụng, kỳ h n tín dụng, r i ro lãi su t và khe hở lãi su t. Giảm tối thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và dự trù cho những tình huống xấu nhất. Cần thiết đưa ra một tỷ lệ nhất định về việc lấy nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn phù hợp với từng thời kỳ, tránh tỷ lệ quá cao dẫn đến mất an toàn thanh khoản. Có những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng loại khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ và tránh tình trạng rút tiết kiệm trước hạn gây khó khăn cho việc cân đối kỳ hạn huy động và cho vay. X d ng đ ngũ n n v n ó trìn đ n ng v đ o đ ng ề ng p. Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng là cần thiết. Chính bộ phận này sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới. Do vậy, BIDV cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng. Đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng của họ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ nhân viên này sẽ là những người góp phần vào thành công chung của ngân hàng . Ngoài ra còn một số biện pháp: 60
  69. Nghiên cứu và tìm giải pháp cho mối quan hệ rủi ro giữa rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá đến rủi ro thanh khoản để có chính sách đúng đắn và phòng ngừa đến mức tối đa những thiệt hại do yếu tố thanh khoản gây ra. Luôn cập nhật và áp dụng các công cụ tài chính hiện đại để giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Áp dụng công cụ Repo cho các khoản đầu tư là chứng khoán nợ, Future hay Forward để giảm thiểu những rủi ro về sự biến động lãi suất, SWAP để cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có nhằm hạn chế tác động của rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn. Để quản trị RRTK tại ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, báo cáo đề xuất nên áp dụng chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp vì chiến lược này khắc phục được nhược điểm của hai chiến lược là chiến lược quản trị thanh khoản nợ và quản trị thanh khoản có, từ đó mang lại khả năng phòng ngừa và hạn chế RRTK một cách tốt nhất. 3.1.1 Giải pháp quản trị thanh khoản hỗn hợp. Ngân hàng kết hợp dự trữ tài sản có tính thanh khoản và đi vay hay ký các hợp đồng thỏa thuận về tín dụng đối với các TCTD khác, các nhà đầu tư Tuy nhiên ngân hàng cần phải biết nên dự trữ tài sản có tính thanh khoản nhiều hơn hay tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn, do đó ta tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp. 3.1.1.1 Đầu t v o t sản có tính thanh khoản cao 3.1.1.1.1 Ch ng khoán thanh khoản Chứng khoán thanh khoản của ngân hàng tất cả đều là chứng khoán của chính phủ, do đó tỷ suất sinh lợi sẽ thấp hơn so với các chứng khoán trên thị trường (chứng khoán sẵn sàng để bán). Ngân hàng cần phải mở rộng đầu tư vào chứng khoán thị trường vì những chứng khoán này được giao dịch tại sàn giao dịch nên có tính thanh khoản rất cao, có thể bán nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.Tuy nhiên vì các chứng khoán này được giao dịch trên thị trường nên sự biến động giá của các chứng khoán là vô cùng lớn. Ngân hàng phải có một bộ phận phụ trách nghiên cứu và 61
  70. theo dõi các khoản đầu tư chứng khoán trên thị trường nhằm hạn chế rủi ro sụt giá chứng khoán và mang lại tỷ suất sinh lợi cao cho ngân hàng từ việc chứng khoán tăng giá. 3.1.1.1.2 Tỷ trọng d nợ tín dụng trên t ng tài sản có Ngân hàng nên giảm bớt tỷ trọng của dư nợ trên tổng tài sản có vì dư nợ tín dụng là tài sản có tính thanh khoản rất thấp, do vậy ngân hàng cần phải mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác thay vì lĩnh vực truyền thống là tín dụng. Vậy nếu như tổng tài sản có là không đổi thì ngân hàng nên chuyển vốn đầu tư từ tín dụng sang đầu tư chứng khoán thanh khoản. Như vậy việc chuyển đổi tài sản có tính thanh khoản cao sang đầu tư thành tài khoản có tính thanh khoản thấp đã làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng phải có nhiều biện pháp nhằm nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro và ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh mới, từ đó làm tăng tính thanh khoản của dư nợ tín dụng vì các khoản vay có khả năng thu hồi cao. 3.1.1.1.3 Tiền g i t i các tctd khác Thay vì dự trữ thanh khoản bằng tiền mặt, ngân hàng có thể gửi lượng tiền mặt dư thừa tại các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn. Đây là tài sản thanh khoản có tính thanh khoản cao, lại có tỷ suất sinh lợi cao hơn tiền mặt, bên cạnh đó tiền gửi tại các TCTD còn giúp cho ngân hàng có thể thanh toán dễ dàng các khoản tiền giao dịch giữa các ngân hàng. Khi có khó khăn thanh khoản ngân hàng có thể dễ dàng rút các khoản tiền gửi này để chi trả cho những yêu cầu cấp thiết, những khoản nợ cần thanh toán ngay Đây là chiến lược dự trữ mà hầu hêt các ngân hàng đều lựa chọn. 3.1.1.2 Tìm ngu n tài trợ từ bên ngoài 62
  71. Việc sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài phải được cân nhắc hết sức cần thận vì nếu ngân hàng dựa vào khả năng đi vay trên thị trường tiền tệ để đáp ứng thanh khoản quá nhiều thì cũng là nguyên nhân gây ra khủng hoảng thanh khoản, vì khi nhà đầu tư giảm niềm tin đối với ngân hàng thì ngân hàng không thể vay các khoản vay mới và không được phép tuần hoàn các khoản vay cũ, khi đó ngân hàng sẽ không có nguồn cung để đáp ứng cho nhu cầu chi trả các khoản nợ đến hạn 3.1.1.2.1 Tiền g i khách hàng có kỳ h n. Tại ngân hàng BIDV thì tài sản nợ chủ yếu là tiền gửi của khách hàng, trong đó thì các khoản tiền gửi có xác suất rút tiền cao lại có chi phí thấp so với các khoản tiền gửi ổn định. Vì vậy ngân hàng cần có kế hoạch huy động vốn cụ thể, trong đó chú trọng các khoản vốn trung và dài hạn, giảm tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn do có xác suất rút tiền cao. Ngân hàng cần có nhiều loại hình tiền gửi linh hoạt, nhiều chương trình khuyến mãi, dự thưởng cho loại hình tiền gửi trung và dài hạn để có thể thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải củng cố lòng tin của khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng bằng các dịch vụ bảo hiểm tiền gửi và các cam kết vững chắc về hoàn trả tiền gửi cho khách hàng. Từ đó xây dựng được lòng tin của khách hàng, thu hút được nhiều nguồn vốn huy động dài hạn và ổn định, tránh tình trạng mất lòng tin của khách hàng và rút vốn hàng loạt. 3.1.1.2.2 Vay từ NHNN. Đây là nguồn cung thanh khoản phổ biến nhất của các NHTM nhà nước, khi có tình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống NHNN sẽ bơm tiền vào hệ thống bằng cách cho các NHTM vay để có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Khi lãi suất cơ bản tăng thì lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cũng tăng, do đó khi áp dụng biện pháp vay NHNN phục vụ cho thanh khoản thì ngân hàng cần phải có kế hoạch vay cụ thể, nhằm tránh được sự gia tăng của chi phí sử dụng vốn. 63
  72. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp cấp thiết khi ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản vì RRTK vì khi vay NHNN thì bản than ngân hàng sẽ ỷ lại và không xây dựng cho mình cơ chế quản lý cũng như dự báo thanh khoản, và khi vay quá nhiều thì hạn mức tín dụng của ngân hàng tại NHNN sẽ cạn kiệt và khi có rủi ro xảy ra đột biến thì ngân hàng không thể vay thêm để có thể chi trả cho các khoản nợ. Bên cạnh đó, sau khi gia nhập WTO thì nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển theo nền kinh tế thị trường, NHNN phải hạn chế vai trò điều tiết của mình đối với các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy việc phụ thuộc vào NHNN là một phương án cần phải hạn chế và chỉ sử dụng khi đã xảy ra rủi ro. 3.1.1.2.3 Vay trên thị tr ng liên ngân hàng Vay trên thị trường liên ngân hàng cũng là một biện pháp nhằm bổ sung nguồn thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi có khó khăn thanh khoản xảy ra thì các NHTM trong hệ thống điều có khó khăn về bốn nên lãi suất thị trường liên ngân hàng cũng sẽ được đẩy lên cao. Do đó khi có RRTK xảy ra trên toàn hệ thống thì phương pháp này có thể áp dụng được. Do đó các NHTM nói chung và ngân hàng BIDV nói riêng nên xem xét thời điểm sử dụng biện pháp này sao cho đạt hiệu quả cao với chi phí thấp nhất 3.1.2 Các giải pháp khác 3.1.2.1 Bộ phận quản lý rủi ro Ngân hàng phải có bộ phận quản lý rủi ro cụ thể, hiện tại bộ phận chịu trách nhiệm về quản lý RRTK là phòng kế toán và ngân quỹ còn bộ phận chịu trách nhiệm về rủi ro tín dụng là phòng kế hoạch kinh doanh. Các rủi ro trong ngân hàng có mối liên kết với nhau vì vậy ngân hàng cần có một bộ phận quản lý rủi ro chung toàn ngân hàng, từ đó có thể quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống hơn các rủi ro trong ngân hàng. Bộ phận quản lý rủi ro phụ trách tính toán các chi tiêu thanh khoản như tỷ lệ khả năng chi trả, chỉ số tiền mặt, chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản bên cạnh đó bộ phận 64
  73. này cần tính toán các khoản đầu tư tài sản thanh khoản sao cho hợp lý, đa dạng hóa các khoản vay và đầu tư cho thanh khoản, nhằm hạn chế rủi roc ho các khoản vay và đầu tư, tính toán các khoản vay sao cho chi phí thấp nhưng vẫn có tính ổn định. Bộ phận quản lý rủi ro kết hợp với bộ phận ngân quỹ để theo dõi nguồn tiền mặt lưu thông của ngân hàng, từ đó đưa ra những biện pháp quản trị RRTK một cách nhanh chóng và chính xác. 3.1.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên Những rủi ro xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp và chất lượng nghiệp vụ của các nhân viên ngân hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản. một nhân viên yếu kém về nghiệp vụ có thể sẽ gây rủi ro trong quá trình giao dịch, gây mất mát, thiệt hại cho ngân hàng, động thời nhân viên có nghiệp vụ, năng lực kém cũng sẽ gây mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Những yếu tố trên đều có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản. Vì vậy, ngân hàng cần phải có một đội ngũ nhân viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời cần có những công tác đào tạo nhằm nâng cao trình dộ nghiệp vụ của nhân viên sao cho phù hợp với sự phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên không chỉ cần giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phảo có đạo đức nghề nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng nhất nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra do nhân viên tham ô, thâm lạm công quỹ gây rủi ro về thanh khoản cũng như gây mất lòng tin với khách hàng. Do đó, ngân hàng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo vào sử dụng nhân viên một cách khoa học hơn nhằm làm cho chất lượng đội ngũ nhân viên ngày càng được nâng cao, từ đó hạn chế được rủi ro thanh khoản xuất phát từ trình độ năng lực và đạo đức của nhân viên. 3.1.2.3 Công bố thông tin Ngân hàng cần công bố thông tin rộng rãi trên báo, đài và các phương tiện đại chúng. Việc công bố thông tin về hoạt động kinh doanh và thông tin về quản trị rủi ro 65