Khóa luận Tiêu chuẩn hoá gel từ Lô hội Aloe vera Asphodelaceae

pdf 62 trang thiennha21 102910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tiêu chuẩn hoá gel từ Lô hội Aloe vera Asphodelaceae", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tieu_chuan_hoa_gel_tu_lo_hoi_aloe_vera_asphodelace.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tiêu chuẩn hoá gel từ Lô hội Aloe vera Asphodelaceae

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH ĐỖ TRẦN BẢO VY TIÊU CHUẨN HÓA GEL TỪ LÔ HỘI Aloe vera Asphodelaceae Chuyên ngành : Quản lý và cung ứng thuốc KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC Hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Hoàng Thảo My TP.HCM NĂM 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Chữ ký SV SV. ĐỖ TRẦN BẢO VY
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành cùng Quý thầy cô của khoa Dược trong năm năm qua đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi, đặc biệt là cô Nguyễn Hoàng Thảo My đã hướng dẫn tận tình và các giáo viên trong bộ môn Kiểm nghiệm đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp năm học 2018. Bài báo cáo khóa luận này tóm tắt lại quá trình tôi nghiên cứu, tìm hiểu về thông tin về cây Lô hội, qua đó xây dựng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm gel Lô hội. Vì kiến thức và khả năng còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Tôi xin hứa sẽ cố gắng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Đỗ Trần Bảo Vy
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH iiv DANH MỤC CÁC BẢNG v TÓM TẮT KHÓA LUẬN ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Sơ lược về gel Lô hội. 3 1.1.1. Nguồn gốc hình thành cây Lô hội. 3 1.1.2. Phân bố và sinh thái cây Lô hội 4 1.1.3. Đặc điểm thực vật của cây Lô hội 6 1.1.4. Thành phần hóa học của cây Lô hội. 7 1.1.5. Công dụng của cây Lô hội. 8 1.2. Khái quát về gel Lô hội 12 1.2.1. Định nghĩa về gel. 12 1.2.2. Thông tin về gel Lô hội. 12 1.2.3. Thành phần gel Lô hội. 13 1.2.4. Công dụng của gel Lô hội. 13 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Vật liệu nghiên cứu. 15 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 15 2.1.2. Nguyên vật liệu. 16 2.1.3. Trang thiết bị. 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 17 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 24 3.1. Kết quả 25 3.1.1. Tính chất. 25 3.1.2. Độ đồng nhất. 25 3.1.3. Tỷ trọng. 26 Đỗ Trần Bảo Vy i TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  5. 3.1.4. Độ pH. 26 3.1.5. Độ nhớt. 27 3.1.6. Độ đồng đều khối lượng. 28 3.1.7. Độ bám dính. 29 3.1.8. Độ nhiễm khuẩn. 29 3.1.9. Độ ổn định. 29 3.1.10. Giới hạn kim loại nặng Pb 30 3.1.11. Độ ẩm 31 3.1.12. Định tính. 32 3.1.13. Định lượng. 35 3.2. Bàn luận. 37 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40 4.1. Kết luận. 40 4.2. Kiến nghị. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 PL1 Phụ lục 2 PL2 Phụ lục 3 PL9 Đỗ Trần Bảo Vy ii TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Khoảng tin cậy ALL Acute Lymphoblastic Leukemi Bệnh bạch cầu dạng nguyên bào lympho cấp AML Acute Myeloid Leukemia Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính CFU Colony-forming unit Đơn vị khuẩn lạc trong 1 ml mẫu cSt Centistoke Đơn vị đo độ nhớt động lực HPTLC High Performance Thin Layer Sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao Liquid Chromatography KL Khối lượng KLTB Khối lượng trung bình NASA National Aeronautics and Space Cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ Administration NXB Nhà xuất bản PP Phương pháp tb Trung bình Đỗ Trần Bảo Vy iii TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cây Lô hội được trồng ở Việt Nam. 5 Hình 1.2. Cây Lô hội được trồng ở quốc gia khác. 5 Hình 1.3. Cấu tạo hình thái cây Lô hội. 6 Hình 1.4. Phần ngang của lá trưng bày ba lớp tế bào. 6 Hình 2.1. Gel Lô hội tự điều chế. 15 Hình 2.2. Gel Lô hội trên thị trường. 15 Hình 3.1. Gel Lô hội được trải trên mặt kính. 24 Hình 3.2. Gel Lô hội được ép bằng 2 phiến kính. 25 Hình 3.3. Picnomet chứa gel Lô hội. 26 Hình 3.4. Kết quả thử nghiệm độ ổn định. 29 Hình 3.5. Phản ứng hóa học nhận biết Pb. 30 Hình 3.6. Phản ứng so màu thử tạp kim loại (Pb). 30 Hình 3.7. Kết quả phản ứng với Calci clorid 10%. 32 Hình 3.8. Kết quả phản ứng với Xanhthymol. 32 Hình 3.9. Kết quả phản ứng với Kalidicromat và acid nitric đậm đặc. 32 Hình 3.10. Kết quả phản ứng với CuSO4 và NaOH. 32 Hình 3.11. Kết quả phản ứng với acid nitric đậm đặc. 33 Hình 3.12. Kết quả phản ứng với dung dịch I2 0,001N. 33 Hình 3.13. Kết quả phản ứng với natri hydrocarbonat và dung dịch sắt III clorid. 34 Hình 3.14. Kết quả phản ứng với dung dịch Kali permanganat. 34 Hình 3.15. Kết quả phản ứng tạo bọt. 34 Hình 3.16. Kết quả phản ứng xác định chỉ số tạo bọt. 34 Hình 3.17. Thử nghiệm protein trong môi trường acid. 35 Hình 3.18. Thử nghiệm protein trong môi trường kiềm. 35 Hình 3.19. Biều đồ thể hiện kết quả khảo sát hiệu quả dưỡng ẩm da gel Lô hội. 37 Đỗ Trần Bảo Vy iv TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Lịch sử của liệu pháp Lô hội. 3 Bảng 1.2. Thành phần hóa học và tính chất của Lô hội. 7 Bảng 2.1. Bảng hoạt chất được sử dụng trong Tiêu chuẩn hóa gel từ Lô hội. 16 Bảng 2.2. Bảng trang thiết bị được sử dụng trong Tiêu chuẩn hóa gel từ Lô hội. 17 Bảng 3.1.Tỷ trọng tương đối của gel Lô hội ở nhiệt độ phòng. 26 Bảng 3.2 Kết quả đo pH của các mẫu gel Lô hội ở nhiệt độ phòng. 26 Bảng 3.3. Độ nhớt của gel Lô hội ở nhiệt độ phòng. 27 Bảng 3.4. Bảng đo khối lượng các mẫu gel Lô hội. 28 Bảng 3.5. Kết quả hàm lượng nước (%) có trong các mẫu gel Lô hội. 31 Bảng 3.6. Kết quả hàm lượng carbomer 940 (%) có trong các mẫu gel Lô hội. 36 Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cơ sở dự kiến cho gel Lô hội tự điều chế Đỗ Trần Bảo Vy v TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  9. Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018 TIÊU CHUẨN HÓA GEL TỪ LÔ HỘI ALOE VERA ASPHODELACEAE Đỗ Trần Bảo Vy Hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Hoàng Thảo My Mở đầu: Tình hình biến đổi khí hậu cũng như là ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Chúng khiến da dễ bị bỏng rát, ửng đỏ và gây cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với ánh nắng và khói bụi. Vậy thì tại sao chúng ta không sử dụng gel Lô hội để cung cấp nước làm mềm mịn da, xoa dịu vết cháy nắng nhanh chóng? Từ những công dụng trên chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Tiêu chuẩn hóa gel từ Lô hội Aloe vera Ashodelaceae” với mục tiêu là xây dựng chỉ tiêu chung của gel, từ đó đề ra tiêu chuẩn riêng cho gel Lô hội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu gel Lô hội tự điều chế và ba mẫu gel Lô hội có trên thị trường. Kết quả: Bộ tiêu chuẩn cơ sở cho gel Lô hội (Gel trong suốt, thể chất mềm mịn, mùi thơm đặc trưng; không có các tiểu phân; tỷ trọng [1,13 – 1,18] g/cm3; pH [5,00 -8,00]; lêch không quá 10% so với khối lượng nhãn; độ nhớt [15.000 – 200.000] cSt; lớp gel không bị bong tróc; kết quả âm tính với các vi sinh vật; lớp gel không bị thay đổi tính chất cảm quan, không bị tách lớp; hàm lượng kim loại nặng Pb dưới 20ppm; độ ẩm [90,00 – 99,00] %; có các phản ứng hóa học đặc trưng của Carbomer 940, Glycerin, Vitamin E, Vitamin C, Saponin và Protein; hàm lượng Carbomer 940 [0,10 – 0,50] %). Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi đã đưa ra một bộ tiêu chuẩn cơ sở cho gel Lô hội tự điều chế, phục vụ cho việc nghiên cứu về các mỹ phẩm dạng gel, chúng tôi đã tìm hiểu và khảo sát thành công 13 chỉ tiêu quan trọng. Từ khóa: Tiêu chuẩn hóa; gel; gel Lô hội; Aloe vera Asphodelaceae; Carbomer 940. Đỗ Trần Bảo Vy vi TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  10. Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013-2018 GEL STANDARDIZATION FROM ALOE VERA ASPHODELACEAE Do Tran Bao Vy Supervisor: MS. Nguyen Hoang Thao My Introduction: Climate change and environmental pollution have a direct impact on health. They cause burns, redness, and irritability when we exposed to sunlight and dust. Why do not we use aloe vera gel to provide smooth skin and soothing sunburn quickly? I have studied the topic of "Gel Standardization from Aloe Vera Asphodelaceae" which aims to set up the general criteria of gel, thus setting standards for aloe vera gel. Materials and methods: Sample of self-prepared aloe vera gel and three available aloe vera gels on the market. Results: Gel standardization of Aloe vera gel (Gel is transparent liquid, soft texture, characteristic aroma; there are no subdivisions; density [1,13 – 1,18] g/cm3; pH [5,00 -8,00]; the difference does not exceed 10% of the volume label.; viscosity [15.000 – 200.000] cSt; the gel layer is not peeling; results negative for microorganisms; the gel layer is not changed sensitively and not separated; lead content is less than 20ppm; humiduty [90,00 – 99,00] %; there are typical chemical reactions of Carbomer 940, Glycerin, Vitamin E, Vitamin C, Saponin và Protein; Carbomer 940 [0,10 – 0,50] %). Conclusion: Through the research and experiment process, I introduced a set of baseline standards for self-modulating Aloe Vera gel, which was used for research on gel cosmetics achieved 13 important indicators. Key words: Standardization; gel; Aloe vera gel; Aloe vera Asphodelaceae; Carbomer 940. Đỗ Trần Bảo Vy vii TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  11. Đặt vấn đề ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu thiên nhiên trong ngành Dược và hóa mỹ phẩm đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học với các công trình nghiên cứu từ khoa học cơ bản đến ứng dụng thực tiễn. Trong đó, các dược liệu dân gian dễ gần, dễ kiếm và dễ sử dụng chính là một hướng phát triển tiềm năng. Trong nghiên cứu này, nhóm chọn khảo sát trên cây Lô hội, loài thực vật có tên khoa học là Aloe vera hay Aloe barbadensis. Trong cây Lô hội có chất đông dính (gel) rất có ích trong việc điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá và bệnh tiểu đường. Trong những năm gần đây, dịch gel được chiết xuất từ cây Lô hội được dùng nhiều trong các ngành công nghệ dược phẩm, hoá mỹ phẩm như: kem bôi da, thuốc viên hay thuốc mỡ để điều trị các bệnh ngoài da, dịu mát da, dưỡng ẩm cho da hay hỗ trợ chống nắng. Vào mùa hè, nhiệt độ cao với cường độ ánh sáng mạnh khiến cho làn da của nhiều phụ nữ trở nên đen sạm, thô ráp hơn và còn có thể hình thành những vết cháy nắng, ửng đỏ, bong tróc da. Trên thực tế, bên cạnh việc tăng cường sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem chống nắng thì những sản phẩm gel Lô hội vừa cấp nước cho da, vừa xoa dịu các vết cháy nắng nhanh chóng. Từ những tác dụng và ứng dụng thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về các sản phẩm đã có mặt trên thị trường, sau đó so sánh với mẫu gel Lô hội tự điều chế qua các chỉ tiêu được nhắc đến trong đề tài nghiên cứu: “Tiêu chuẩn hoá gel từ Lô hội Aloe vera Asphodelaceae”. Gel Lô hội dùng ngoài da là một mỹ phẩm dưỡng ẩm phổ biến đối với mọi người. Nhu cầu bảo vệ làn da không chỉ vào mùa hè oi bức khiến làn da bị bỏng rát, ửng đỏ mà ngay trong mùa đông lạnh giá khiến da bị khô, nứt nẻ. Đặc biệt đối với làn da mỏng, dễ bị mất nước thì nhu cầu sử dụng càng tăng. Tuy nhiên làm thế nào để chọn được loại gel tốt mà vẫn phù hợp với túi tiền người tiêu dùng nhất là vào mùa hè, trong khi các gian hàng mỹ phẩm ở khắp mọi nơi mọc lên ngày càng nhiều, thật và giả xen lẫn tồn tại. Vì thế việc tạo ra loại gel an toàn hiệu quả và thỏa mãn các chỉ tiêu quan trọng cho sản phẩm gel Lô hội là việc làm cần thiết nhằm mục Đỗ Trần Bảo Vy 1 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  12. Đặt vấn đề đích đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm để gel Lô hội được ứng dụng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Khi sản phẩm được tạo thành, việc tiêu chuẩn hóa thành phẩm nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng cũng như nâng cao đầu ra cho sản phẩm là điều cần thiết. Tiêu chuẩn hoá nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm: đối tượng là những sản phẩm gel Lô hội đã có trên thị trường để đảm bảo cho sản phẩm đạt chất lượng ổn định ở mức quy định. Tiêu chuẩn hoá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm: đối tượng là những sản phẩm gel Lô hội có chất lượng cao, sản phẩm mới chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều. Sau khi tự tạo ra được mẫu gel Lô hội tự điều chế, chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu như: tính chất, độ đồng nhất, tỷ trọng, độ pH, độ nhớt, độ bám dính, độ nhiễm khuẩn, độ ổn định, thử nghiệm sinh lý trên da, giới hạn cho phép của chì, định tính bằng các phản ứng hóa học ghi nhận sự có mặt của Carbomer 940, Glycerin, Vitamin E, Vitamin C, Saponin, Protein và Polysaccaride, định lượng Carbomer 940 và hàm lượng nước chứa trong gel Lô hội. Dựa trên đặc điểm của cơ sở vật chất, quy mô phòng thí nghiệm và tính chất của mẫu thử được thực hiện theo quy trình chuẩn được viết trong Dược Điển Việt Nam IV và quy chuẩn quốc gia. Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên hai mục tiêu chính như sau: - Xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm chung cho dạng gel. - Xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm đặc trưng cho gel Lô hội. Đỗ Trần Bảo Vy 2 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  13. Chương 1. Tổng quan tài liệu CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC VỀ CÂY LÔ HỘI. 1.1.1. Nguồn gốc hình thành cây Lô hội. Cây Lô hội (Aloe vera Linne) là loại cây thảo mộc có từ thời thượng cổ. Khoảng 5000 năm trước Công Nguyên, nhiều dân tộc Ả Rập ở vùng Trung Đông đã biết sử dụng cây Lô hội để phục vụ cho cuộc sống của mình, từ vùng Trung Đông cây Lô hội lan rộng sang nhiều quốc gia khác như: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Mexico, Nhật Bản [31]. Lịch sử tồn tại và phát triển của cây Lô hội trên khắp thế giới gắn liền với sự hiểu biết ngày càng phong phú về các lĩnh vực: sinh học, dược lý qua bảng 1.1. Bảng 1.1. Lịch sử của liệu pháp Lô hội. 2200 năm trước Sử dụng để làm thuốc theo tài liệu cổ nhất của người Sumeri Công Nguyên viết bằng chữ hán nôm trên phiến đất nung [21]. 400 năm trước Lá khô và nhựa cây bắt đầu được các thương nhân biến thành Công Nguyên một mặt hàng để đem bán sang Châu Á. 50 năm trước Ngày càng được sử dụng rộng rãi trong y học Hy Lạp – La Mã Công Nguyên và y học phương Tây sau này. TK VII – VIII Các thầy thuốc Trung Quốc dùng Lô hội để chữa các bệnh sốt (đời Tùy–Đường) cao, co giật ở trẻ em cũng như dùng làm thuốc tẩy sổ. Cuối thế kỷ Macro Polo (1254 – 1323), nhà khoa học người Ý đã giới thiệu XIII cho người dân Trung Quốc, sau đó di thực sang Việt Nam. Đỗ Trần Bảo Vy 3 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  14. Chương 1. Tổng quan tài liệu Thế kỷ Lô hội theo chân người Tây Ban Nha sang Châu Mỹ. Đảo Caribê, Trung và Nam Mỹ là nơi sản xuất Lô hội chính để XVI – XVII xuất khẩu sang Châu Âu. Carl Von Linne mô tả và đặt tên Aloe vera L. Năm 1720 Đó cũng là tên khoa học của cây dùng tới ngày nay. Năm 1800 Aloe vera được sử dụng làm thuốc nhuận tràng ở Hoa Kỳ. Lô hội chính thức được công nhận trong Dược điển Mỹ với Năm 1820 công dụng tẩy xổ và bảo vệ da. Năm 1935 Thử nghiệm hiện đại bắt đầu bằng các vết loét do bức xạ. Năm 1996 Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển sản xuất và chế biến Lô hội. 1.1.2. Phân bố và sinh thái cây Lô hội [1] Cây Lô hội là loại cây bụi như xương rồng, còn được gọi bằng một số tên khác như: Nha đam, Tượng đảm, Long tu, Du thông, Lưỡi hổ, Hổ thiết thuộc chi Aloe. Trong khoảng 180 loài thuộc chi Aloe thì có 4 loài được sử dụng để làm thuốc bổ và chữa bệnh, một số loài có độc tố. Hai loài được chú ý nhiều nhất là Aloe ferox Mill và Aloe vera L. Chi Aloe ở nước ta chỉ có 1 loài là Aloe vera L. Sinensis. Berger tức là cây Lô hội lá nhỏ [4]. Chi Aloe vera Linne có khoảng 330 loài trên thế giới, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Phi, Madagasca và Ả Rập. Trong đó, Nam Phi và Bắc Sômali là những trung tâm có sự đa dạng cao nhất về các loài của chi này. Có 100 loài và các dạng lai được trồng khá phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới thuộc Bắc Mỹ, Caribê, châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và Australia. Cây Lô hội được trồng nhiều ở Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Philipin và Việt Nam. Đỗ Trần Bảo Vy 4 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  15. Chương 1. Tổng quan tài liệu Ở nước ta, Lô hội được trồng rải rác ở khắp nơi, nhiều nhất là các tỉnh phía nam và ven biển miền Trung như ở các vùng Phan Thiết, Phan Rí (tỉnh Bình Thuận), Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận). Cây được trồng trong chậu hay trên đồng ruộng để làm cảnh và làm thuốc. Lô hội là cây có biên độ sinh thái khá rộng, thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất pha cát hoặc chỉ có cát. Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi vì chúng có khả năng tồn trữ nước trong lá; sinh trưởng và phát triển mạnh trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ và ra hoa quả nhiều. Hình 1.1. Cây Lô hội được trồng ở Việt Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận). Hình 1.2. Cây Lô hội được trồng ở quốc gia khác (Mexico, Trung Quốc). Đỗ Trần Bảo Vy 5 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  16. Chương 1. Tổng quan tài liệu 1.1.3. Đặc điểm thực vật của cây Lô hội Giới: Plantae Ngành: Magnoliophyta Lớp: Liliopsida Họ: Asphodelaceae Bộ: Asparagales Chi: Aloe Loài: Aloe vera. Hình 1.3. Cấu tạo hình thái cây Lô hội. - Cây Lô hội là cây thảo nhỏ, sống lâu năm, dạng thân cỏ, mập, màu xanh lục nhạt. Thân ngắn hoá gỗ, mang nhiều vết sẹo do lá rụng. [1] - Lá khá dày, dài 30–50 cm, rộng 5–10 cm, dày 1–2cm. Lá không cuống, gốc tù và rộng, mọc áp sát vào nhau thành hình hoa thị, đầu thuôn dài thành hình mũi nhọn, phiến rất dày, mọng nước, mặt trên phẳng hoặc hơi lồi, có những đốm trắng, mặt dưới khum, mặt cắt tam giác, mép có gai thưa và cứng. Mỗi lá gồm 3 lớp: a) Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, dày. b) Lớp tế bào nằm trên các bó mạch vận chuyển, chứa chất sáp màu vàng gồm aloin và anthraquinon tương tự. c) Lớp trong cùng là một khối nguyên, gồm các cấu trúc chứa dịch lỏng. Nó chính là gel Lô hội. Hình 1.4. Phần ngang của lá trưng bày ba lớp tế bào. Đỗ Trần Bảo Vy 6 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  17. Chương 1. Tổng quan tài liệu - Cụm hoa cao khoảng 1m, mọc ở kẽ lá thành chùm trên một cán dài, mang rất nhiều hoa bao bọc bởi những lá bắc màu đỏ, mọc rũ xuống, bao hoa nạc màu vàng cam, có 6 phiến dính liền ở gốc, 6 nhị hơi dài hơn bao hoa, bầu rời có 3 ô. - Quả nang hình trứng thuôn có màu xanh, khi chín màu nâu, chứa nhiều hạt. Mùa hoa, quả: từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm. 1.1.4. Thành phần hóa học của cây Lô hội. Các thành phần có khả năng hoạt động khác bao gồm vitamin, enzym, khoáng chất, đường, lignin, saponin, acid salicylic và acid amin [8]. Nó có nhiều monosaccharide và polysaccharides; vitamin B1, B2, B6 và C; niacinamide và choline, một số thành phần vô cơ, enzym (acid và phosphatase kiềm, amylase, lactat dehydrogenase, lipase) và các hợp chất hữu cơ (aloin, barbaloin, và emodin) như được mô tả [16]. Thành phần chức năng chính của Lô hội là một chuỗi dài của mannose acetylated [19]. Bảng 1.2. Thành phần hóa học và tính chất của Lô hội [11]. Hoạt chất Thành phần Thuộc tính và chức năng Cung cấp 20 trong số 22 acid Các khối xây dựng cơ bản Acid amin amin cần thiết và 7 trong số 8 của protein trong cơ thể và acid amin thiết yếu. mô cơ. Cung cấp Aloe emodin, acid Anthraquinon Giảm đau, kháng khuẩn. aloetic, alovin, anthracine. Anthranol, acid chrysophanic, barbaloin, smodin, dầu thanh Kháng nấm và kháng virus Enzym tao, ester của acid cinnamonic, nhưng độc ở nồng độ cao. isobarbaloin, resistannol. Saponin Làm sạch, tạo bọt, khử trùng. Đỗ Trần Bảo Vy 7 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  18. Chương 1. Tổng quan tài liệu Cholesterol, sistosterol, Các tác nhân chống viêm. Steroid campesterol. Lupeol. Khử trùng và giảm đau. Chữa lành vết thương và Hormon Auxin và gibberellin. chống viêm. Calci, crôm, đồng, sắt, mangan, Khoáng chất Cần thiết và tốt cho sức khỏe. kali, natri và kẽm. A, B, C, E, choline, B12, acid Chất chống oxy hóa (A, C, E) Vitamin folic. trung hòa các gốc tự do. Monosaccharid (Glucose và Fructose). Chống virus, hoạt động điều Đường Polysaccharid (Glucomannans / hòa miễn dịch. polymannose). 1.1.5. Công dụng của cây Lô hội. 1.1.5.1. Cây Lô hội làm cảnh. Cây Lô hội dễ trồng lại có dáng đẹp nên ở một số nơi trồng để làm cảnh. Gần đây, NASA đã nghiên cứu thấy Lô hội có khả năng chống ô nhiễm môi trường, khử khí độc hại trong nhà ở thông dụng (để ứng dụng trong các phi thuyền vũ trụ). Sơ bộ thấy sau 24 giờ cây Lô hội khử hết 90% lượng khí formaldehyde có trong 1 m3 không khí nhà ở [5]. 1.1.5.2. Cây Lô hội làm thuốc theo y học cổ truyền. Do cây Lô hội có vị đắng, tính hàn, vào 4 kinh: Can, tỳ, vị, đại tràng nên có tác dụng thông đại tiện, mát huyết, hạ nhiệt, trị cam tích, kinh giản ở trẻ em, ăn uống không tiêu, giúp tiêu hóa, đắp ngoài trị phỏng, rôm sảy. Đỗ Trần Bảo Vy 8 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  19. Chương 1. Tổng quan tài liệu Các hợp chất hoạt tính sinh học được sử dụng làm chất làm se, cầm máu, chống đái tháo đường, chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư. Ngoài ra, chúng còn hiệu quả trong điều trị bệnh dạ dày, các vấn đề tiêu hóa, bệnh ngoài da, táo bón, tổn thương bức xạ, vết thương, tiêu chảy và điều trị các bệnh về da. 1.1.5.3. Tác dụng nhuận tràng. Anthraquinon có trong nhựa mủ là một thuốc nhuận tràng mạnh; nó kích thích bài tiết chất nhầy, tăng hàm lượng nước ở đường ruột và tăng nhu động ruột. Lô hội là một trong những hợp chất nhuận tràng mạnh nhất và được sử dụng theo truyền thống để điều trị chứng táo bón [15]. Khi dùng với liều 0,25 mg, thuốc nhuận tràng bắt đầu trong vòng 6–12 giờ dẫn đến sự đi tiêu lỏng. Nó an toàn cho các bà mẹ cho con bú, vì không có thuốc nhuận tràng được tìm thấy ở trẻ sơ sinh của họ [22]. 1.1.5.4. Làm lành vết thương. Chữa lành vết thương là phục hồi sự toàn vẹn của các mô bị thương. Acid amin cần thiết trong quá trình chữa lành vết thương có mặt trong Lô hội. Nó cũng chứa nhiều chất điện giải vô cơ như sắt, kali, magie, crom, đồng, natri, calci và kẽm, là một phần quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương. Nó kích thích cơ thể để sản xuất kháng thể và bắt đầu chữa lành vết thương bằng cách thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng [9]. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khả năng chữa lành vết thương nhanh chóng với điều trị bằng Lô hội [29]. Lô hội ngăn ngừa sự hình thành vết sẹo trong quá trình tổn thương da bằng cách kích thích quá trình sản xuất tế bào và thúc đẩy quá trình tái sinh ở các lớp sâu nhất của da [13]. Theo một nghiên cứu ở Thái Lan, 27 bệnh nhân bị bỏng ở mức độ khác nhau được chia thành hai nhóm. Một nhóm được đắp một miếng gạc thấm dung dịch Lô hội, một nhóm được đắp một miếng gạc có thêm dung dịch Vaseline. Kết quả là các vết bỏng của nhóm dùng Lô hội lành nhanh hơn, với thời gian lành trung bình là 12 ngày so với nhóm sử dụng Vaseline là 18 ngày. Đỗ Trần Bảo Vy 9 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  20. Chương 1. Tổng quan tài liệu 1.1.5.5. Chống viêm nhiễm dị ứng. Lô hội thể hiện hiệu quả chống viêm mạnh do anthraquinon và chromon. Một lượng Lô hội uống (2%) đã được báo cáo là hiệu quả trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của đau và kích thước vết thương ở bệnh nhân viêm miệng [24]. Tác dụng chống viêm của Lô hội cũng hữu ích trong việc giảm đau khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Lô hội có hoạt tính chống bradykinin vì nó chứa enzym bradykinase, làm phân hủy bradykinin và làm giảm sự xâm nhập, Lô hội có tác dụng chống lại quátrình viêm gây ra bởi sự tổng hợp prostaglandin cũng như sự ức chế của bạch cầu và ít bị chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây dị ứng. Lô hội có tác dụng làm lành vết đứt, vết loét, vết phỏng hay vết sưng do côn trùng cắn đốt trên da vì nó có chứa vitamin, các hormon, chất Magnesium lactat, có tác dụng ức chế phản ứng Histamin, ức chế và loại trừ bradykinin là những thành phần gây phản ứng dị ứng và viêm. Một loại acid hữu cơ trong Lô hội có tác dụng làm giảm chứng viêm đến 79,7% và ức chế phản ứng tự miễn dịch đến 42,4%. Lô hội có chứa anthraquinone cũng có khả năng làm giảm chứng viêm nhưng không có tác dụng đối với phản ứng tự miễn dịch [21]. 1.1.5.6. Hoạt tính chống ung thư. Glycoprotein và polysaccharid có trong Aloe vera làm cho nó trở thành một tác nhân ngăn ngừa hóa trị mạnh có tác dụng chống lại các loại ung thư khác nhau. Các tác nhân này kích thích hệ miễn dịch chống lại ung thư [28]. Barbaloin, aloe emodin và aloesin chiết xuất từ Lô hội đã cho thấy độc tính tế bào đối với AML và ALL. Việc quản lý các hợp chất hoạt tính này đã được báo cáo để mở rộng đáng kể tuổi thọ của động vật được cấy ghép khối u [12]. Các nhà nghiên cứu tuyên bố: “Theo các kết quả dịch tễ học cây trồng cho biết thì Lô hội có tác dụng ngăn chặn các chất gây ung thư phổi”. Hơn nữa, Lô hội còn là “một loại chất phòng ngừa rộng rãi”, hay còn gọi là “một loại dưỡng chất phòng chống được nhiều loại bệnh ung thư cho con người” [14]. Đỗ Trần Bảo Vy 10 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  21. Chương 1. Tổng quan tài liệu Chiết xuất mannose và một số hợp chất khác từ lô hội có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, đặc biệt là các tế bào trợ giúp T4, các bạch cầu kích hoạt phản ứng miễn dịch chống viêm nhiễm. Kích thích phản ứng miễn dịch chống ung thư. Một thử nghiệm trên các tế bào ung thư người (ngoài cơ thể) đã phát hiện ra rằng những liều Lô hội cao có khả năng hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư này. 1.1.5.7. Bảo vệ răng. Lô hội được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nha khoa để điều trị nhiều biến chứng ở răng, chẳng hạn như giảm đau và tăng tốc độ lành sau phẫu thuật nha chu [13]. Các bệnh về nướu như viêm nướu và viêm nha chu được điều trị bằng cách sử dụng Lô hội để giảm chảy máu, kiểm soát và ngăn chặn sưng nướu răng [27]. 1.1.5.8. Điều trị Herpes sinh dục. Herpes sinh dục gây ra bởi virut Herpes Simplex là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Điều trị bệnh này là chữa lành vết loét và tổn thương nhanh hơn để có thể giảm hoặc ngăn ngừa bệnh. Chiết xuất lô hội (0,5%) dưới dạng kem thân nước đã cho thấy phương pháp điều trị mụn rộp sinh dục ở nam giới thông qua một quá trình chữa bệnh nhanh hơn. 1.1.5.9. Bệnh suyễn. Lưu trữ cao chiết từLô hội trong bóng tối trong khoảng thời gian 3 – 10 ngày đã sản xuất một số hợp chất hoạt tính (prostanoid) trong các phân đoạn glycoprotein và polysaccharide. Các hợp chất hoạt tính này đã cho thấy hiệu quả chống lại bệnh hen phế quản mãn tính. Tuy nhiên, hoạt động chống lại bệnh hen suyễn trở nên hiệu quả nếu bệnh nhân trước đây được dùng với thuốc steroid [25], [26]. 1.1.5.10. Giải độc cho cơ thể. Lô hội có phần chất xơ sẽ có tác dụng cuốn sạch các thành phần chất thải nằm kẹt trong các nếp gấp của ruột. Lô hội có chứa nguyên tố Natri, Uronic acid nên có tác dụng cải thiện và kích thích chức năng gan, thận, hai cơ quan chủ yếu của việc loại trừ chất độc trong Đỗ Trần Bảo Vy 11 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  22. Chương 1. Tổng quan tài liệu cơ thể, giúp giải độc tố trong đường ruột, trung hoà tính acid trong dạ dày, đồng thời làm giảm chứng táo bón và loét dạ dày [20]. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ GEL LÔ HỘI. 1.2.1. Định nghĩa về gel. Gel là dạng thuốc có thể chất mềm, đồng nhất dùng để bôi lên da và niêm mạc nhằm gây tác dụng tại chỗ hoặc đưa dược chất thấm qua da và niêm mạc, làm trơn hoặc bảo vệ [2]; [17]. Thành phần của thuốc gồm một hay nhiều dược chất, được hòa tan hay phân tán đồng đều trong một hoặc hỗn hợp tá dược, thuộc hệ phân tán một pha hoặc nhiều pha: . Gel thân dầu [3]: tá dược thường được cấu tạo bởi paraffin lỏng được cho thêm polyethylen, đầu béo vào được gel hóa bởi oxyd silic keo hay xà phòng nhôm hoặc kẽm. . Gel thân nước [3]: thường là nước, glycerin, propylen glycol được gel hóa bằng các tác nhân tạo gel như nhôm adragant, tinh bột, dẫn xuất của cellulose, carbopol, magnesi hoặc nhôm silica. Một gel hình thành bằng cách tạo ra một sự cân bằng giữa polymer và dung môi. Một nồng độ đóng vai trò trong việc tạo gel, còn được gọi là điểm hóa gel, dưới điểm này, gel không thể được hình thành trong khi ở trên điểm này độ nhớt tăng lên rất nhiều. Cũng như thuốc mỡ, gel có 3 phương pháp chủ yếu đề điều chế: phương pháp hòa tan, phương pháp trộn đều đơn giản và phương pháp nhũ hóa. 1.2.2. Thông tin về gel Lô hội. Gel chứa 99,3% lượng nước, 0,7% còn lại được tạo thành từ chất rắn với carbohydrat cấu thành cho một thành phần lớn [12]. Gel polysaccharid là các glycosyl từ đường hexo và pento. Một số phân tử polysaccharide như cellulo không tan được trong nước chủ yếu là cellulo và hemicellulo. Những polysaccharid còn lại thì tan được trong nước và phân tán đều trong nước. Chúng đóng vai trò tạo độ kết dính, tạo đặc, tăng độ nhớt và tạo gel. Đỗ Trần Bảo Vy 12 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  23. Chương 1. Tổng quan tài liệu Gel Lô hội thường được thương mại hóa dưới dạng bột đậm đặc. Nó được sử dụng để ngăn ngừa thiếu máu cục bộ cấp tiến do bỏng, tê cóng, tổn thương điện và lạm dụng ma túy động mạch bên trong. Phân tích in vivo của những vết thương này chứng tỏ rằng gel này hoạt động như một chất ức chế thromboxan A2, một chất hòa giải của tổn thương mô tiến triển [8]. 1.2.3. Thành phần gel Lô hội. Trên cơ sở chất khô, gel Lô hội bao gồm 55% polysaccharid, 17% monosaccharid, 7% protein, 4% lipid, 16% khoáng chất, 1% hợp chất phenolic và một loạt các vitamin bao gồm vitamin A, C, E, B1, B2, B12, niacin, cholin và acid folic [7], [23], [24]. Polysaccharid bao gồm glucomannan, xylose, rhamno, galacto và arabino [7]. Các enzym có trong gel Lô hội bao gồm catalase, amyla, oxida, cellula, lipa và carboxypeptid. Kali và clorid có mặt với số lượng quá nhiều trong khi natri, calci, magiê, đồng, kẽm, crom và sắt có mặt với số lượng nhỏ. Khoảng 20 acid amin có mặt trong gel lô hội trong đó có 7 acid amin thiết yếu [7]. 1.2.4. Công dụng của gel Lô hội. 1.2.4.1. Chống oxy hóa. Một số chất chống oxy hóa như α–tocopherol, carotenoid, flavonoid, tannin và vitamin C có mặt trong Lô hội [6], [13]; [24]. Lô hội là một loại thuốc chống oxy hóa phụ thuộc liều, rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh khác nhau [15]. Điều tra về khả năng chống oxy hóa của polysaccharid phân lập từ gel Lô hội cho thấy nó có tác dụng bảo vệ chống lại dihydrochlorid và chết tế bào trong các tế bào biểu mô thận [18]. 1.2.4.2. Dưỡng ẩm, dưỡng da. Mucopolysaccharid giúp gắn kết độ ẩm vào da. Các acid amin cũng làm mềm tế bào da cứng và kẽm hoạt động như một chất làm se để thắt chặt các lỗ chân Đỗ Trần Bảo Vy 13 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  24. Chương 1. Tổng quan tài liệu lông. Tác dụng giữ ẩm của nó cũng đã được nghiên cứu trong điều trị da khô, giảm sự xuất hiện của nếp nhăn mụn và giảm ban đỏ [30]. Trong một nghiên cứu mà các tác dụng giữ ẩm của các công thức mỹ phẩm có chứa nồng độ khác nhau của gel đông khô, cho thấy rằng chỉ có công thức có nồng độ cao hơn (0,25% kl/kl và 0,5% kl/kl) tăng hàm lượng nước của tầng lớp sừng sau một lần sử dụng duy nhất. Khi các công thức được áp dụng hai lần mỗi ngày trong khoảng thời gian 2 tuần, tất cả các công thức (có nồng độ 0,1% kl/kl, 0,25% kl/kl và 0,5% kl/kl của bột gel Lô hội) có tác dụng tương tự. Người ta đã đề xuất rằng gel Lô hội chứa các sản phẩm cải thiện quá trình hydrat hóa da có thể bằng cơ chế giữ ẩm [10]. Lignin là chất giúp thấm sâu và luân chuyển cùng với các yếu tố khác mà nó liên kết, đây là lý do nhiều sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm pha trộn với Lô hội. Polysaccharid, các chất khoáng, vitamin, amino acid cùng với chất lignin tẩy sạch tế bào chết, kích thích tái sinh tế bào mới và bổ sung dinh dưỡng cho da. Đỗ Trần Bảo Vy 14 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  25. Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng sử dụng trong nghiên cứu tiêu chuẩn hóa gel Lô hội gồm: - Gel Lô hội tự điều chế. - Gel Lô hội có trên thị trường. Hình 2.1. Gel Lô hội tự điều chế. Hình 2.2. Gel Lô hội trên thị trường. (Mẫu 1, Mẫu 2, Mẫu 3) Ngày Mã Gel Lô hội trên thị trường Số lô Hạn dùng sản xuất Mẫu 1 Gel Nha đam Milaganics (Việt Nam) 0821016GND 21/03/2018 21/03/2020 Gel dưỡng da Lô hội Aloe Vera Mẫu 2 AAE04444 08/08/2017 08/08/2020 Soothing Gel (Hàn Quốc) Gel dưỡng da Lô hội Holika Holika Mẫu 3 171577047 28/09/2017 28/09/2020 Aloe Soothing Gel (Hàn Quốc) Đỗ Trần Bảo Vy 15 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  26. Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.2. Nguyên vật liệu. Bảng 2.1. Bảng hóa chất được sử dụng trong Tiêu chuẩn hóa gel từ Lô hội STT Hóa chất Hãng sản xuất/Tiêu chuẩn 1 Acid nitric đậm đặc Xilong/Trung Quốc 2 CuSO4 Xilong/Trung Quốc 3 Kali clorid Xilong/Trung Quốc 4 Natri hydrocarbonat Xilong/Trung Quốc 5 Thuốc thử Dithizone Xilong/Trung Quốc 6 Dung dịch KI Xilong/Trung Quốc 7 Dung dịch Kalibicromat 8 Thuốc thử Thioacetamid 4% 9 Dung dịch chì chuẩn 1 phần triệu 10 Dung dịch đệm acetat pH 3,5 11 Dung dịch Calci clorid 10% 12 Dung dịch Xanh thymol 13 Dung dịch Kalidicromat 10%, Pha theo Dược điển Việt Nam IV 14 Dung dịch I2 (Phụ lục 2.1) 15 Dung dịch sắt III clorid 16 Dung dịch Kali permanganat 17 HCl 0,1N 18 NaOH 0,1N và NaOH 0,2N 19 Chỉ thị metyl da cam 20 Chỉ thị phenolphtalein Đỗ Trần Bảo Vy 16 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  27. Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.3. Trang thiết bị. Bảng 2.2. Bảng trang thiết bị được sử dụng trong Tiêu chuẩn hóa gel từ Lô hội STT Tên thiết bị Model Hãng sản xuất 1 Cân kĩ thuật Sartorius Đức 2 Cân phân tích Sartorius Đức 3 Máy đo pH Mettler Toledo Thụy Sĩ – Hoa Kỳ 4 Tủ sấy Memmert UN 110 Đức 5 Bếp cách thủy HH – S6 Trung Quốc 6 Máy ly tâm Hermle Z306 Đức 7 Máy khuấy từ gia nhiệt IKA RH basic Đức 8 Tủ hood BS – 122 Việt Nam Và một số dụng cụ phòng thí nghiệm như: ống nghiệm, cốc có mỏ, ống đong, buret, bình định mức, bình nón, picnomet, nhớt kế, đũa thủy tinh, mặt kính, lam kính, 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Sau khi nghiên cứu thành công mẫu gel Lô hội tự điều chế, chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu như: tính chất, độ đồng nhất, tỷ trọng, độ pH, độ nhớt, độ bám dính, độ nhiễm khuẩn, độ ổn định, thử nghiệm sinh lý trên da, giới hạn cho phép của chì, phản ứng định tính bằng các phản ứng hóa học ghi nhận sự có mặt của Carbomer 940, Glycerin, Vitamin E, Vitamin C, Saponin, Protein và Polysaccaride, định lượng Carbomer 940 và hàm lượng nước chứa trong gel Lô hội. Thực hiện kiểm 3 lần cho 3 mẫu sản phẩm đã có mặt trên thị trường theo quy định kiểm nghiệm chung. Qua đó đưa ra bộ tiêu chuẩn cơ sở dự kiến và áp dụng kiểm tra mẫu gel Lô hội tự điều chế. Đỗ Trần Bảo Vy 17 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  28. Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu  Xác định tỷ trọng, độ pH, độ nhớt, độ ổn định tương đối của gel Lô hội. Xác định tỷ trọng gel Lô hội bằng phương pháp xác định bằng lọ Picnomet, xác định pH bằng máy đo pH, xác định độ nhớt bằng nhớt kế, xác định độ ổn định dạng gel bằng cách dùng tủ sấy, tủ lạnh, máy ly tâm. Tất cả được thực hiện theo quy trình chuẩn được viết trong Dược Điển Việt Nam IV.  Xác định tính chất, độ đồng nhất, độ bám dính, độ nhiễm khuẩn, giới hạn phát hiện chì tương đối của gel Lô hội. Dựa trên vị trí sử dụng, mức tối thiểu ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như tác dụng không mong muốn, chúng tôi tiến hành xác định tính chất, độ đồng nhất, độ bám dính bằng cách kiểm tra cảm quan bên ngoài dưới ánh sáng trên phiến kính mỏng, xác định độ nhiễm khuẩn qua các xét nghiệm do Quatest 3 kiểm nghiệm, giới hạn chì bằng phương pháp so màu.  Xác định các thành phần có trong gel Lô hội. Dựa trên đặc điểm của cơ sở vật chất, quy mô phòng thí nghiệm, chúng tôi tiến hành xác định một vài thành phần thông thường có trong đa số các loại gel dưỡng ẩm: Carbomer 940, Glycerin, Vitamin E và C, Saponin, Protid và Polysaccharide. Sau đây là chỉ tiêu cho sản phẩm dưỡng ẩm gel Lô hội được tiến hành: 2.2.1. Tính chất. Trải 2,00g chế phẩm lên mặt kính, cần tiến hành ở nơi có đủ ánh sáng, tránh ánh sáng trực tiếp, không có màu sắc khác ở gần và không có mùi lạ. Quan sát bằng mắt thường. (Phụ lục 1.12, Dược điển Việt Nam IV, PL-18) 2.2.2. Độ đồng nhất. Lấy 4 đơn vị đóng gói, mỗi đơn vị khoảng 0,02 - 0,03g, trải đều chế phẩm trên 4 phiến kính. Đậy mỗi phiến kính bằng một phiến kính thứ 2 và ép mạnh cho tới khi tạo thành một vết có đường kính khoảng 2cm. Quan sát vết thu được bằngmắt thường (cách mắt khoảng 30cm), ở 3 trong 4 tiêu bản không được nhận thấy các tiểu phân. Nếu có các tiểu phân nhìn thấy ở trong phần lớn số các vết thì phải làm lại với Đỗ Trần Bảo Vy 18 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  29. Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 8 đơn vị đóng gói. Trong số các tiêu bản này, các tiểu phân cho phép nhận thấy, không được vượt quá 2 tiêu bản. (Phụ lục 1.12, Dược điển Việt Nam IV, PL-18) 2.2.3. Tỷ trọng. Xác định tỷ trọng gel Lô hội (Phụ lục 6.5, Dược điển Việt Nam IV, PL-148) d = Trong đó: d là tỷ trọng gel Lô hội (g/cm3) m1 là khối lượng picnomet và nắp đã rửa sạch (g). m2 là khối lượng picnomet chứa gel Lô hội (g). 2.2.4. Độ pH. Cân 10g chế phẩm vào cốc, thêm 20ml nước cất đun sôi để nguội, lọc loại bỏ tá dược, lấy nước, đem đo pH. Lặp lại 6 lần trong cùng 1 mẫu. Đo trên pH kế với điện cực Calomel- thủy tinh. Chuẩn máy với 3 dung dịch đệm chuẩn 4,01; 7,00 và 10,00 (nhiệt độ phòng). Thể tích dung dịch đo: 20ml. (Phụ lục 6.2, Dược điển Việt Nam IV, PL-144) Làm tương tự với các mẫu chế phẩm còn lại. 2.2.5. Độ nhớt. Phương pháp đo thời gian chảy của chất lỏng qua ống mao quản để xác định độ nhớt của gel Lô hội. (Phụ lục 6.3, Dược điển Việt Nam IV, PL-145) Đo thời gian bằng giây của một thể tích gel Lô hội chảy qua mao quản của nhớt kế chuẩn, dưới tác dụng của trọng lực ở nhiệt độ xác định. Độ nhớt động học là tích số của thời gian chảy đo được (tính bằng giây) và hằng số hiệu chuẩn của nhớt kế (bằng cách chuẩn trực tiếp với các chất chuẩn đã biết trước độ nhớt). Đỗ Trần Bảo Vy 19 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  30. Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Khi mẫu chảy tự do, đo thời gian chảy tính bằng giây từ vạch thứ nhất (vạch cao nhất) đến vạch thứ hai (vạch thấp hơn). Tiến hành đo 5 lần lấy kết quả trung bình. Kết quả nào sai lệch quá 2,5% so với kết quả trung bình thì loại bỏ. 2.2.6. Độ đồng đều khối lượng. Cân các chế phẩm gel Lô hội bằng cân phân tích, so sánh với khối lượng nhãn sau khi đã trừ bao bì. (Phụ lục 11.3, Dược điển Việt Nam IV, PL-221) 2.2.7. Độ bám dính. Trải một lớp gel Lô hội có diện tích 1 x 2,5cm bằng đũa thủy tinh trên tấm kính đã được làm sạch. Sau khi để khô ở nhiệt độ phòng trong 24giờ, nhấn băng dính trên toàn bộ lớp gel. Kéo băng ra khỏi lớp gel ngay lập tức. 2.2.8. Độ nhiễm khuẩn. Gửi mẫu gel Lô hội tự điều chế đến trung tâm thử nghiệm Quatest 3 để kiểm vi sinh. 2.2.9. Độ ổn định. Gel được theo dõi sự thay đổi chất lượng trong 6 chu kỳ gia giảm nhiệt độ bảo quản. Mỗi chu kỳ mẫu thử lần lượt: 4oC trong thời gian 24giờ, 50oC trong 24giờ, Nhiệt độ phòng trong 6giờ. Sau mỗi chu kỳ, mẫu thử được kiểm tra về hình thức. Sử dụng máy ly tâm với tốc độ 10000 vòng/4 phút để đánh giá sơ bộ khả năng tách lớp của mẫu chế phẩm. 2.2.10. Giới hạn kim loại nặng Pb. Phản ứng hóa học nhận biết Pb: Cho vào mỗi ống nghiệm 1ml gel. - Thí nghiệm A: Thêm 2 giọt thuốc thử Dithizone. Đỗ Trần Bảo Vy 20 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  31. Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm B: Thêm 2-3 giọt dung dịch KI 1%. - Thí nghiệm C: Thêm 2-3 giọt dung dịch Kalibicromat, kết tủa sẽ tan trong acid vô cơ và kiềm. Quy trình thử tạp Pb bằng phương pháp so màu. Pha dung dịch X từng mẫu: Cân chính xác 2,5g gel trong 50ml nước cất. Pha dung dịch thioacetamid: Lấy 15ml hỗn hợp dung dịch gồm glycerin, NaOH, nước cho vào cốc 50 ml. Thêm 3 ml dung dịch thioacetamid 4% lắc đều rồi làm nóng hỗn hợp trên bếp cách thủy 20giây. Làm lạnh rồi làm thí nghiệm ngay. - Ống thử có nắp: Lấy 12ml dung dịch X. - Ống chuẩn có nắp: Lấy 2ml dung dịch X, thêm 10ml dung dịch chì chuẩn 1ppm. Cho vào mỗi ống thử và chuẩn 2ml dung dịch đệm acetat pH 3,5. Thêm 1,2 ml dung dịch thioacetamid, trộn đều và để yên. Trong vòng 5 phút, quan sát màu của cả 2 ống nghiệm trên. Ống thử không được đậm màu hơn ống chuẩn. 2.2.11. Độ ẩm: Cho nhanh 2,0000g mẫu thử vào một chén cân đáy bằng có đường kính khoảng 50mm và chiều cao khoảng 30mm. Cô đến khô cạn trên cách thuỷ và sấy ở 100–105oC trong 3 giờ. Lấy mẫu ra, để nguội trong bình hút ẩm có chất hút ẩm silica gel và cân. Lặp lại quá trình sấy sau 1 giờ cho đến khi khối lượng cân không thay đổi. Tiến hành lặp lại 3 lần cho từng mẫu phân tích. (Phụ lục 12.15, Dược điển Việt Nam IV, PL-240). 2.2.12. Định tính. Carbomer 940 - Thí nghiệm A: Thêm 2ml dung dịch calci clorid 10% vào 10ml gel, lắc đều. - Thí nghiệm B: Thêm 0,5ml dung dịch xanh thymol vào 5ml gel. Quan sát hiện tượng kết tủa trắng(A), dung dịch chuyển từ xanh sang cam (B). Đỗ Trần Bảo Vy 21 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  32. Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Glycerin - Thí nghiệm A: Trộn 1ml gel với 0,5ml acid nitric đậm đặc và thêm 0,5ml dung dịch kali dicromat 10%, lắc đều. Dung dịch có màu xanh bền. - Thí nghiệm B: Cho 1ml CuSO4 và NaOH vào ống nghiệm sẽ có kết tủa xanh Cu(OH)2. Sau đó thêm vào 1ml gel, lắc đều. Dung dịch có màu xanh bền. Vitamin E Thêm 2ml acid nitric đậm đặc vào 1ml gel. Sau đó đun nóng trong 15 phút, có khói nâu và dung dịch chuyển sang vàng. Vitamin C Thí nghiệm A: - Ống nghiệm 1: Hòa tan 2,0g gel chế phẩm trong 10ml nước cất. Thêm vào 1ml dung dịch I2 0,01N. Dung dịch chỉ nhạt màu. - Ống nghiệm 2: Chứa 10ml nước cất và thêm vào 1ml dung dịch I2 0,01N. Dung dịch dần mất màu. Thí nghiệm B: Lấy 5ml gel chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm 0,1g natri hydrocarbonat và nhỏ từ từ dung dịch sắt III clorid. Lắc đều và để yên. Dung dịch có màu nâu tím bền. Thí nghiệm C: Dung dịch mẫu gel trong nước sẽ khử ngay dung dịch kali permanganat mà không cần đun nóng. Dung dịch có kết tủa nâu. Saponin Lấy 1ml gel cho vào ống nghiệm, pha loãng với 10ml nước cất. Đậy ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều dọc của ống nghiệm trong 1 phút (30 lần lắc). Quan Đỗ Trần Bảo Vy 22 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  33. Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu sát lớp bọt sau 15 phút, nếu ống nghiệm còn bọt trên bề mặt dung dịch chứng tỏ có saponin. Thí nghiệm A: Dựa trên tính chất tạo bọt. - Ống nghiệm 1: Chứa 5ml HCl 0,1N (pH=1). - Ống nghiệm 2: Chứa 5ml NaOH 0,1N (pH=13). Thêm 1 ml gel vào mỗi ống nghiệm, đậy đầu ống nghiệm bằng ngón tay cái. Sau đó lắc mạnh cả 2 ống trong 15 giây. Để yên, quan sát chiều cao cột bọt 2 ống. Thí nghiệm B: Xác định chỉ số tạo bọt. Cân 1,00g gel chế phẩm cho vào bình nón có thể tích 250ml đã chứa sẵn 100 ml nước sôi, giữ cho sôi nhẹ trong 30 phút, để nguội, thêm nước cho tới 100ml. Lấy 10 ống nghiệm có chiều cao vào đường kính như nhau cho vào các ống nghiệm lần lượt 1,2,3, ,9,10ml dung dịch trên. Thêm nước cất vào mỗi ống cho đủ mỗi ống 10ml. Bịt miệng các ống nghiệm rồi lắc theo chiều dọc trong 15 giây ( mỗi giây 2 lần lắc). Để yên 15 phút và đo chiều cao của các cột bọt. Protein Thí nghiệm A: Trong môi trường acid. - Ống nghiệm 1: Nhỏ vài giọt metyl da cam vào 0,1ml HCl 0,1N và 1ml nước cất. Dung dịch có màu hồng cam. - Ống nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3ml gel chế phẩm và 1ml dung dịch ở ống 1. Trộn đều và dung dịch chuyển sang cam vàng. Thí nghiệm B: Trong môi trường kiềm. - Ống nghiệm 3: Cho 0,1ml NaOH 0,1N, thêm nước cất, lắc đều. Cho thêm 2-3 giọt phenolphtalein. Dung dịch màu hồng. - Ống nghiệm 4: Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3 ml gel chế phẩm và 1ml dung Đỗ Trần Bảo Vy 23 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  34. Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu dịch ở ống 3. Màu hồng sẽ nhạt dần. 2.2.13. Định lượng. Carbomer 940 Cân chính xác 5g gel chế phẩm, thêm từ từ 50 ml nước cất vào, đồng thời khuấy và đun nóng ở 60oC trong 15 phút trên máy khuấy từ. Ngừng đun, thêm 150ml nước và tiếp tục khuấy trong 30 phút. Thêm 2,00g kali clorid chuẩn và chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,2N, chỉ thỉ là phenolphtalein. Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ cho đến khi màu của dung dịch có màu hồng nhạt bền trong 30 giây. (Dự thảo về thuốc) Tiến hành lặp lại 3 lần cho mỗi mẫu gel. Ghi lại thể tích NaOH 0,2N tiêu tốn qua các lần chuẩn độ. Đỗ Trần Bảo Vy 24 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  35. Chương 3. Kết quả và bàn luận CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. KẾT QUẢ. Kết quả ghi nhận lại 13 chỉ tiêu cho chế phẩm gel Lô hội như sau: 3.1.1. Tính chất. Mô tả: Quan sát trên 3 lô gel Lô hội tự điều chế đều không có màu, trong suốt, có thể chất mềm mịn, có mùi đặc trưng. Hình 3.1. Gel Lô hội được trải trên mặt kính. Nhận xét: Gel Lô hội tự điều chế giống về cảm quan với mẫu trên thị trường, không bị biến màu theo thời gian. 3.1.2. Độ đồng nhất. Mô tả: Cả 4 tiêu bản của mỗi mẫu gel Lô hội đều không nhận thấy các tiểu phân lạ khi quan sát. Hình 3.2. Gel Lô hội được ép bằng hai phiến kính. Nhận xét: Gel Lô hội tự điều chế đạt chỉ tiêu độ đồng nhất. Đỗ Trần Bảo Vy 25 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  36. Chương 3. Kết quả và bàn luận 3.1.3. Tỷ trọng. Hình 3.3. Picnomet chứa gel Lô hội. Mô tả: Phương pháp đo tỷ trọng gel Lô hội bằng picnomet được ghi nhận kết quả theo bảng 3.1. Bảng 3.1. Tỷ trọng tương đối của gel Lô hội ở nhiệt độ phòng. Tỷ trọng Mẫu gel tự điều chế Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 d (g/cm3) 1,15 1,13 1,16 1,17 Nhận xét: Quan sát 3 mẫu gel thị trường nhận thấy tỷ trọng d (g/cm3) dao động từ 1,13 đến 1,18 g/cm3. Đây cũng là tiêu chuẩn cơ sở dự kiến của gel Lô hội. 3.1.4. Độ pH. Mô tả: Kết quả đo pH thực hiện qua 6 lần thử cho mỗi mẫu gel Lô hội và được ghi nhận lại qua bảng 3.2. Bảng 3.2. Kết quả đo pH của các mẫu gel ở nhiệt độ phòng. Mẫu Số lần đo Kết quả đo pH Độ pH TB các lần đo 1 7,00 n = 6 2 7,05 XTB = 6,97 Mẫu gel 3 7,13 SD = 0,12 tự điều chế 4 6,85 RSD = ± 1,72% 5 7,10 ± 0,12 6 6,79 6,85; 7,09] Đỗ Trần Bảo Vy 26 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  37. Chương 3. Kết quả và bàn luận 1 6,52 n = 6 2 6,43 XTB = 6,41 3 6,36 SD = 0,06 Mẫu 1 4 6,35 RSD = ± 0,94% 5 6,41 ± 0,06 6 6,37 [6,35; 6,47] 1 7,38 n = 6 2 7,42 XTB = 7,30 3 7,31 SD = 0,12 Mẫu 2 4 7,37 RSD = ± 1,64% 5 7,14 ± 0,12 6 7,16 7,18; 7,42] 1 7,50 n = 6 2 7,43 XTB = 7,44 3 7,68 SD = 0,13 Mẫu 3 4 7,24 RSD = ± 1,75% 5 7,33 ± 0,13 6 7,56 Nhận xét: Quan sát kết quả của 3 mẫu gel thị trường nhận thấy độ pH phù hợp cho da. Tiêu chuẩn cơ sở dự kiến của gel Lô hội khoảng từ 5,00 - 8,00. 3.1.5. Độ nhớt. Mô tả: Thực hiện qua 5 lần thử cho mỗi mẫu gel Lô hội, kết quả nào sai lệch quá 2,5% so với kết quả trung bình thì loại bỏ. Đỗ Trần Bảo Vy 27 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  38. Chương 3. Kết quả và bàn luận Bảng 3.3. Độ nhớt của gel Lô hội ở nhiệt độ phòng. Độ nhớt Mẫu gel tự điều chế Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 (cSt) 19.475 15.805 76.218 197.204 Nhận xét: Quan sát độ nhớt của 3 mẫu gel thị trường nhận thấy khoảng dao động từ 15.000 đến 200.000. .Đây cũng là tiêu chuẩn cơ sở dự kiến của gel Lô hội. 3.1.6. Độ đồng đều khối lượng. Mô tả: Kết quả đo độ đồng đều khối lượng thực hiện qua 5 lần thử cho mỗi mẫu gel Lô hội và được ghi nhận lại qua bảng 3.3. Bảng 3.4. Bảng đo khối lượng các mẫu gel Lô hội. KL bao bì và gel KL bao bì m2 KL gel KLTB gel mtb Mẫu m1 (g) (g) m = m1 - m2 (g) (g) Lần 1 37,1878 7,1976 29,9902 Lần 2 37,1842 7,1958 29,9884 29,9887 Mẫu 1 Lần 3 37,1846 7,1969 29,9877 RSD = ± 0,04% Lần 4 37,1847 7,1962 29,9885 Lần 5 37,1859 7,1973 29,9886 Lần 1 331,72 41,74 299,98 Lần 2 331,71 41,72 299,99 291,99 Mẫu 2 Lần 3 331,75 41,74 290,01 RSD = ± 0,03% Lần 4 331,72 41,75 299,97 Lần 5 331,73 41,75 299,98 Đỗ Trần Bảo Vy 28 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  39. Chương 3. Kết quả và bàn luận Lần 1 71,4649 16,4762 54,9887 Lần 2 71,4735 16,4757 54,9978 54,9902 Mẫu 3 Lần 3 71,4596 16,4759 54,9837 RSD = ± 0,05% Lần 4 71,4683 16,4758 54,9925 Lần 5 71,4642 16,4760 54,9882 Nhận xét: Quan sát kết quả của 3 mẫu gel thị trường nhận thấy độ đồng đều khối lượng không lệch quá 10% so với khối lượng nhãn. Đây cũng là tiêu chuẩn cơ sở dự kiến của gel Lô hội. 3.1.7. Độ bám dính. Mô tả: Lớp gel khô bám chắc vào phiến kính và không bị bong tróc. Nhận xét: Gel Lô hội tự điều chế đạt chỉ tiêu độ bám dính. 3.1.8. Độ nhiễm khuẩn. Mẫu được gửi qua trung tâm Quatest 3 để thử giới hạn nhiễm khuẩn. Kết quả ghi nhận được đính kèm bằng phiếu kiểm nghiệm ở Phụ lục 3 của đề tài nghiên cứu. 3.1.9. Độ ổn định. Mô tả: Trong 6 chu kỳ gia giảm nhiệt độ bảo quản cho thấy các mẫu gel Lô hội không bị biến đổi về hình thức bên ngoài và không bị tách lớp. Hình 3.4. Kết quả thử nghiệm độ ổn định. Đỗ Trần Bảo Vy 29 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  40. Chương 3. Kết quả và bàn luận 3.1.10. Giới hạn kim loại nặng Pb. Mô tả phản ứng hóa học nhận biết Pb. - Thí nghiệm A: Không có màu đỏ tía với thuốc thử Dithizone. - Thí nghiệm B: Không có kết tủa vàng với dung dịch KI 1%. - Thí nghiệm C: Không có kết tủa vàng với dung dịch Kali dicromat. Hình 3.5. Phản ứng hóa học nhận biết Pb. Nhận xét: Gel Lô hội không chứa hoặc chứa lượng rất ít kim loại Pb. Mô tả phản ứng so màu thử tạp Pb. - Ống thử (phải) không đậm màu hơn ống chuẩn (trái) Hình 3.6. Phản ứng so màu thử tạp kim loại nặng (Pb). Nhận xét: Gel Lô hội có lượng chì dưới 1 phần triệu. Đỗ Trần Bảo Vy 30 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  41. Chương 3. Kết quả và bàn luận Nhận xét chung: Gel Lô hội tự điều chế đạt chỉ tiêu giới hạn kim loại Pb vì hàm lượng chì cho phép tối đa của mỹ phẩm là 20 phần triệu. Đây cũng chính là tiêu chuẩn cơ sở cho chỉ tiêu kiểm giới hạn kim loại Pb. 3.1.11. Độ ẩm Hàm lượng nước (X) tính bằng % theo công thức: X = x 100 Trong đó: m1 là khối lượng chén cân trước khi sấy (g). m2 là khối lượng mẫu và chén cân sau khi sấy (g). m là khối lượng mẫu cân (g). Bảng 3.5. Kết quả hàm lượng nước (%) có trong các mẫu gel Lô hội. Mẫu gel Lô hội m (g) m1 (g) m2 (g) X (%) Xtb (%) Lần 1 2,0003 18,4158 20,3433 96,36 Mẫu tự Lần 2 2,0012 17,2841 19,2125 96,36 96,35 điều chế Lần 3 2,0000 20,2585 22,1852 96,33 Lần 1 2,0006 18,4158 20,3157 94,97 Mẫu 1 Lần 2 2,0021 18,4157 20,3171 94,97 94,97 Lần 3 2,0002 18,4157 20,3154 94,98 Lần 1 2,0014 17,2841 19,1026 90,86 Mẫu 2 Lần 2 2,0007 17,2798 19,0969 90,82 90,84 Lần 3 2,0001 17,2799 19,0968 90,84 Lần 1 2,0024 20,2582 22,2099 97,47 Mẫu 3 Lần 2 2,0018 20,2585 22,2103 97,5 97,50 Lần 3 2,0006 20,2587 22,2096 97,52 Tiêu chuẩn cơ sở dự kiến: 90,00– 99,00% Đỗ Trần Bảo Vy 31 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  42. Chương 3. Kết quả và bàn luận 3.1.12. Định tính. Carbomer 940 - Thí nghiệm A: Xuất hiện kết tủa trắng. - Thí nghiệm B: Dung dịch chuyển sang màu cam. Hình 3.7. Kết quả phản ứng Hình 3.8. Kết quả phản ứng với Calci clorid 10%. với Xanh thymol. Nhận xét: Gel Lô hội có Carbomer 940. Glycerin - Thí nghiệm A: Dung dịch xuất hiện màu - Thí nghiệm B: Kết tủa xanh (ống 1) tan xanh lam bền. nhanh, dung dịch có màu xanh tím. Hình 3.9. Kết quả phản ứng với Hình 3.10. Kết quả phản ứng kali dicromat và acid nitric đậm đặc. với CuSO4 và NaOH. Nhận xét: Gel Lô hội có Glycerin Đỗ Trần Bảo Vy 32 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  43. Chương 3. Kết quả và bàn luận Vitamin E Mô tả: Dung dịch chuyển sang vàng cam (ít vitamin E), khói nâu bay lên. Hình 3.11. Kết quả phản ứng với acid nitric đậm đặc. Vitamin C - Thí nghiệm A: Ống nghiệm 1 chỉ bị pha loãng chứ màu không thay đổi. Ống nghiệm 2,3,4 thì màu vàng nâu của dung dịch I2 nhạt dần cho đến mất màu. Hình 3.12. Kết quả phản ứng với dung dịch I2 0,001N. Đỗ Trần Bảo Vy 33 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  44. Chương 3. Kết quả và bàn luận - Thí nghiệm B: Dung dịch có màu nâu - Thí nghiệm C: Xuất hiện kết tủa màu nâu. tím bền Hình 3.13. Kết quả phản ứng với natri Hình 3.14. Kết quả phản ứng hydrocarbonat, dung dịch sắt III clorid với dung dịch kalipermanganat. Nhận xét: Gel Lô hội có vitamin C. Saponin - Thí nghiệm A: Ống phải (chứa NaOH) - Thí nghiệm B: Ống có cột bọt cao 1cm ở có cột bọt cao hơn ống trái (chứa HCl). ống số 2. Ống này có 2 ml nước sắc 1% Sơ bộ là saponin steroid. tương ứng với 0,1g gel. Chỉ số bọt (CSB) = = 500 Hình 3.15. Kết quả phản ứng tạo bọt. Hình 3.16. Kết quả phản ứng xác định chỉ số tạo bọt. Nhận xét: Gel Lô hội có Saponin. Đỗ Trần Bảo Vy 34 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  45. Chương 3. Kết quả và bàn luận Protein - Ống nghiệm 1: Dung dịch có màu - Ống nghiệm 3: Dung dịch màu hồng. - hồng cam. - Ống nghiệm 2: Dung dịch chuyển - Ống nghiệm 4: Màu hồng nhạt dần - sang cam vàng. Hình 3.17. Thử nghiệm protein trong Hình 3.18. Thử nghiệm protein trong môi trường acid. môi trường kiềm. Nhận xét: Gel Lô hội có Protein. 3.1.13. Định lượng. Carbomer 940 (Với Carbomer chứa 56,00 % đến 68,00% nhóm acid carboxylic) 1 ml dung dịch NaOH 0,2N tương đương với 9,0 mg nhóm acid carboxylic. Hàm lượng nhóm acid carboxylic (X) tính bằng % theo công thức sau: X = x 100. Trong đó: V là thể tích của dung dịch NaOH 0,2N tiêu tốn khi chuẩn mẫu gel (ml). m là khối lượng cân của mẫu gel (g). Đỗ Trần Bảo Vy 35 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  46. Chương 3. Kết quả và bàn luận Bảng 3.6. Kết quả hàm lượng carbomer 940 (%) có trong các mẫu gel Lô hội. Hàm lượng Mẫu gel Lô hội m (g) V (ml) X (%) Xtb (%) Carbomer 940 (%) Lần 1 5,0007 1,30 0,23 Mẫu gel Lần 2 5,0005 1,30 0,23 0,23 0,35 - 0,41 tự điều chế Lần 3 5,0001 1,30 0,23 Lần 1 4,9995 1,50 0,27 Mẫu 1 Lần 2 5,0081 1,50 0,27 0,27 0,42 – 0,48 Lần 3 5,0163 1,50 0,27 Lần 1 5,0022 1,20 0,22 Mẫu 2 Lần 2 5,0013 1,20 0,22 0,22 0,34 – 0,49 Lần 3 5,0018 1,20 0,22 Lần 1 5,0103 1,10 0,20 Mẫu 3 Lần 2 5,0034 1,10 0,20 0,20 0,31 – 0,36 Lần 3 5,0026 1,10 0,20 Tiêu chuẩn cơ sở dự kiến: 0,10 - 0,50 % Đỗ Trần Bảo Vy 36 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  47. Chương 3. Kết quả và bàn luận 3.2. BÀN LUẬN. Các chỉ tiêu độ đồng nhất, độ ổn định, độ nhớt, độ pH, tỷ trọng, độnhiễm khuẩn, giới hạn kim loại nặng Pb, độ ẩm giúp đánh giá hình thức và mức độ an toàn khi sử dụng sản phẩm trên da một cách phù hợp nhất. Qua đó, người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi lựa chọn loại dưỡng ẩm phù hợp cho da. Thăm dò ý kiến về gel Mô tả: thử nghiệm hiệu quả trên da với 50 người tình nguyện được thể hiện qua hình 3.19. Phiếu khảo sát chi tiết được đính kèm ở Phụ lục 1 của nghiên cứu. Hình 3.19. Biều đồ thể hiện kết quả khảo sát hiệu quả dưỡng ẩm da gel Lô hội. Nhận xét: Qua kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn đều hài lòng với khả năng dưỡng ẩm da, chiếm 72%, đặc biệt là có 18% người tình nguyện đánh giá rất hài lòng, chiếm 8% - một con số khởi đầu cho bước nghiên cứu tiếp theo. Với khoảng 18% tạm hài lòng và bên cũng đó cũng khoảng 2% không hài lòng và chúng tôi có ghi lại góp ý của họ để cân nhắc và khắc phụ để gel Lô hội ngày càng nâng cao chất lượng và phổ biến hơn với người tiêu dùng. Việc lựa chọn một loại mỹ phẩm cho tác dụng trị liệu cao cũng là một vấn đề khó khăn; tuy nhiên các thử nghiệm cho thấy, các chất gel ngay sau khi trích khỏi lá cây Lô hội sẽ thay đổi phẩm chất rất nhanh (do tác động của enzym trong gel), nên người ta phải thêm vào mỹ phẩm những chất chống oxy hóa thích hợp với các tác dụng như sau: Đỗ Trần Bảo Vy 37 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  48. Chương 3. Kết quả và bàn luận Carbomer 940 Carbomer 940 là một polymer sử dụng như một chất tăng cường độ nhớt, chất tạo gel, hoặc nhân tố tạo treo hạt và được sử dụng chủ yếu trong các công thức để tạo ra các sản phẩm gel dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Tỷ lệ sử dụng: 0.1-0.5% trọng lượng công thức sản phẩm. Theo Hội đồng Chuyên gia Đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) cho thấy Carbomer có khả năng gây kích ứng da thấp và nhạy cảm ở nồng độ 100%. Glycerin Với cơ chế hoạt động là hấp thụ nước từ môi trường bên ngoài (từ trong không khí ) sau đó giữ lại trong hợp chất. Glycerin sau khi thẩm thấu vào trong da sẽ giữ lại lượng nước đó trong lớp sừng trên da. Chính vì thế da bạn sẽ luôn được cung cấp độ ẩm cần thiết một cách tự nhiên và đầy đủ. Đây là lý do khiến Glycerin có mặt trong hầu hết các sản phẩm dưỡng ẩm, làm đẹp da. Glycerin còn tạo một lớp màng bảo vệ da, hạn chế sự thoát hơi nước trên bề mặt da, giúp da không bị khô, mất hơi nước và luôn duy trì độ ẩm cho da, vì thế làn da luôn được mịn màng. Việc cung cấp đủ ẩm cho da còn góp phần vào việc tăng khả năng đàn hồi da, kìm hãm quá trình lão hóa da, ngăn cản sự hình thành các nếp nhăn trên da. Các loại vitamin Sự góp mặt của vitamin E trong sản phẩm dưỡng da mang đến lợi ích sau: - Bảo vệ da khỏi các yếu tố môi trường gây hại, chống lại tia cực tím. - Là 1 chất giữ ẩm tuyệt vời. - Có khả năng kháng viêm mạn - Ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa da sớm. - Giúp đẩy mạnh khá năng hấp thụ vào da của các dưỡng chất khác. Đỗ Trần Bảo Vy 38 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  49. Chương 3. Kết quả và bàn luận Công dụng tuyệt vời của vitamin C là: - Thúc đẩy sự hình thành collagen. - Ngăn ngừa khô da, làm trắng, mịn da. - Trị vết thâm nám, giảm nếp nhăn. Ngoài ra trong gel Lô hội còn rất nhiều loại vitamin khác có lợi choviệc dưỡng ẩm, cung cấp cho da tươi trẻ và đàn hồi tốt, tuy nhiên do hàm lượngcác vitamin này khá thấp, có quá nhiều tá dược khiến cho các phản ứng khó nhận thấy như nhận biết sự xuất hiện của vitamin A, vitamin B12, Saponin Chất này chiếm khoảng 3% trong thành phần gel của Lô hội, có khả năng làm sạch và có tính sát trùng. Ngoài ra, saponin còn có tác dụng thanh lọc những độc tố trong cơ thể. Protein Khả năng tạo gel của protein được sử dụng để tạo độ cứng, độ đàn hồi cho một số mỹ phẩm và để cải biến khả năng hấp thụ nước, tạo độ dày, tạo lực liên kết (bám dính) giữa các tiểu phân cũng như làm bền các nhũ tương và bọt. Đỗ Trần Bảo Vy 39 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  50. Chương 4. Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN. Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi xây dựng một bộ tiêu chuẩn cơ sở cho gel Lô hội tự điều chế, phục vụ cho việc nghiên cứu về các mỹ phẩm dạng gel, chúng tôi đã tìm hiểu và khảo sát thành công 13 chỉ tiêu quan trọng. Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cơ sở dự kiến cho gel Lô hội. STT Các chỉ tiêu Kết quả nghiên cứu 1 Tính chất Dung dịch trong, thể chất mềm mịn, mùi thơm đặc trưng. 2 Độ đồng nhất Không có các tiểu phân lạ. 3 Tỷ trọng 1,13- 1,16 g/cm3. 4 Độ pH 5,00 – 8,00 5 Độnhớt 1,13 – 1,18 cSt. 6 Độđồng đều KL Chênh lệch không quá 10% so với khối lượng nhãn 7 Độ bám dính Lớp gel không bị bong tróc 8 Độ nhiễm khuẩn Kết quả âm tính với các vi sinh vật. 9 Độ ổn định Lớp gel không bị thay đổi cảm quan và không bị tách lớp. 10 Giới hạn Pb Cho phép không quá 20ppm 11 Độ ẩm Hàm lượng nước 90,00 – 99,00% Có các phản ứng hóa học đặc trưng của Carbomer 940, 12 Định tính Glycerin, Vitamin E, Vitmin C, Saponin và Protein. 13 Định lượng Hàm lượng Carbomer 940 (0,10 - 0,50%). Đỗ Trần Bảo Vy 40 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  51. Chương 4. Kết luận và kiến nghị 4.2. KIẾN NGHỊ. Nếu có thêm điều kiện và thiết bị hỗ trợ, chúng tôi định hướng sẽ phát triển trên hai chỉ tiêu thử nghiệm là thử nghiệm kích ứng da và độ thẩm thấu qua da. Các thử nghiệm trên nhằm đánh giá tác dụng dược lý cũng như khả năng hấp thụ qua da khi sử dụng. Bên cạnh đó, thử nghiệm bổ sung này có thể minh chứng cho các tác dụng của gel Lô hội và đưa ra khuyến cáo về lượng sản phẩm cũng như thời gian đủ để sản phẩm có tác dụng trên da. Nếu có thêm thời gian nghiên cứu, chúng tôi sẽ phát triển về độ ổn định dài hạn: Việc đánh giá độ ổn định qua thời gian dài (thử nghiệm dài hạn) trên các mốc thời gian 0, 3, 6, 9, 12, 24 tháng như tiêu chuẩn trong độ ổn định thuốc nhằm đưa ra khuyến cáo hạn dùng chính xác hơn, và được đề cập trong hồ sơ đăng ký. Tăng số lượng lô sản xuất (tối thiểu 6 lô) để đánh giá hiệu quả về tính đồng nhất cho quy trình, mục đích hỗ trợ nâng tầm trong quy mô công nghiệp. Đỗ Trần Bảo Vy 41 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  52. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương, Đặng Quang Chung (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, tập II, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 2. Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Trung tâm Dược điển - Dược thư, Hà Nội. 3. Huỳnh Văn Hóa (2011), Bào chế và sinh dược học tập 2, Nhà xuất bản Y học. 4. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần, Bùi Xuân Chương (2009), Cây Thuốc Bài Thuốc Và Biệt Dược, Y học. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh 6. Talal Aburjai and Feda M Natsheh (2003), "Plants used in cosmetics", Phytotherapy Research: An International Journal Devoted to Pharmacological and Toxicological Evaluation of Natural Product Derivatives, 17(9), p. 987-1000. 7. Kulveer Singh Ahlawat and Bhupender Singh Khatkar (2011), "Processing, food applications and safety of aloe vera products: a review", Journal of food science and technology, 48(5), p. 525-533. 8. Mary D Boudreau and Frederick A Beland (2006), "An evaluation of the biological and toxicological properties of Aloe barbadensis (miller), Aloe vera", Journal of Environmental Science and Health Part C, 24(1), p. 103- 154. 9. A Bozzi, C Perrin, S Austin, F Arce Vera (2007), "Quality and authenticity of commercial aloe vera gel powders", Food chemistry, 103(1), p. 22-30. 10. Susi Elaine Dal'Belo, Lorena Rigo Gaspar, Patrícia Maria Berardo Gonçalves Maia Campos (2006), "Moisturizing effect of cosmetic formulations containing Aloe vera extract in different concentrations assessed by skin bioengineering techniques", Skin Research and Technology, 12(4), p. 241-246. 11. D Jasso De Rodrıguez, D Hernández-Castillo, R Rodrıguez-Garcıa, JL Angulo-Sánchez (2005), "Antifungal activity in vitro of Aloe vera pulp and liquid fraction against plant pathogenic fungi", Industrial Crops and Products, 21(1), p. 81-87.
  53. 12. HA El-Shemy, MAM Aboul-Soud, AA Nassr-Allah, KM Aboul-Enein, A Kabash, A Yagi (2010), "Antitumor properties and modulation of antioxidant enzyms' activity by Aloe vera leaf active principles isolated via supercritical carbon dioxide extraction", Current medicinal chemistry, 17(2), p. 129-138. 13. Kojo Eshun and Qian He (2004), "Aloe vera: a valuable ingredient for the food, pharmaceutical and cosmetic industries—a review", Critical reviews in food science and nutrition, 44(2), p. 91-96. 14. JL de M Gonçalves, NF Barros, EKS Nambiar, RF Novais (1997), "Soil and stand management for short-rotation plantations", Management of soil, nutrients and water in tropical plantation forests., p. 379-417. 15. Josias H Hamman (2008), "Composition and applications of Aloe vera leaf gel", Molecules, 13(8), p. 1599-1616. 16. SM Hayes (1999), "Lichen planus report of successful treatment with aloe vera", General dentistry, 47(3), p. 268-272. 17. Yun Hu, Juan Xu, Qiuhui Hu (2003), "Evaluation of antioxidant potential of Aloe vera (Aloe barbadensis Miller) extracts", Journal of agricultural and food chemistry, 51(26), p. 7788-7791. 18. Min-Cheol Kang, Seo Young Kim, Yoon Taek Kim, Eun-A Kim, Seung- Hong Lee, Seok-Chun Ko, WAJP Wijesinghe, Kalpa W Samarakoon, Young-Sun Kim, Jin Hun Cho (2014), "In vitro and in vivo antioxidant activities of polysaccharide purified from aloe vera (Aloe barbadensis) gel", Carbohydrate polymers, 99, p. 365-371. 19. Jae Kwon Lee, Myung Koo Lee, Yeo-Pyo Yun, Youngsoo Kim, Jong Sik Kim, Yeong Shik Kim, Kyungjae Kim, Seong Sun Han, Chong-Kil Lee (2001), "Acemannan purified from Aloe vera induces phenotypic and functional maturation of immature dendritic cells", International immunopharmacology, 1(7), p. 1275-1284. 20. John B Miller (2011), "Genesis of the Institute for Aloe Studies", Cactus and Succulent Journal, 83(2), p. 86-90. 21. Richard D Morgenstern (2014), Economic analyses at EPA: assessing regulatory impact, Routledge. 22. Sushruta Mulay (2013), "Aloe vera-A review", International Journal of Pharmaceutical and Phytopharmacological Research, 3(3). 23. Yicheng Ni, D Turner, KM Yates, I Tizard (2004), "Isolation and characterization of structural components of Aloe vera L. leaf pulp", International immunopharmacology, 4(14), p. 1745-1755.
  54. 24. Maharjan H Radha and Nampoothiri P Laxmipriya (2015), "Evaluation of biological properties and clinical effectiveness of Aloe vera: A systematic review", Journal of traditional and complementary medicine, 5(1), p. 21-26. 25. J Reuter, A Jocher, J1 Stump, B Grossjohann, G Franke, CM Schempp (2008), "Investigation of the anti-inflammatory potential of Aloe vera gel (97.5%) in the ultraviolet erythema test", Skin pharmacology and physiology, 21(2), p. 106-110. 26. Takao Shida, Akira Yagi, Hiroshi Nishimura, Itsuo Nishioka (1985), "Effect of aloe extract on peripheral phagocytosis in adult bronchial asthma", Planta medica, 51(03), p. 273-275. 27. Harinder Paul Singh, G Sathish, K Nagendra Babu, KS Vinod, Hari Prasad Rao (2016), "Comparative study to evaluate the effectiveness of aloe vera and metronidazole in adjunct to scaling and root planing in periodontitis patients", Journal of International Oral Health, 8(3), p. 374. 28. Vanessa Steenkamp and MJ Stewart (2007), "Medicinal applications and toxicological activities of Aloe. Products", Pharmaceutical biology, 45(5), p. 411-420. 29. Mahsa Tarameshloo, Mohsen Norouzian, Saeed Zarein-Dolab, Masoomeh Dadpay, Jaleh Mohsenifar, Roohollah Gazor (2012), "Aloe vera gel and thyroid hormone cream may improve wound healing in Wistar rats", Anatomy & cell biology, 45(3), p. 170-177. 30. Dennis P West and Ya Fen Zhu (2003), "Evaluation of aloe vera gel gloves in the treatment of dry skin associated with occupational exposure", American Journal of Infection Control, 31(1), p. 40-42. 31. Richard L Wynn (2005), "Aloe vera gel: Update for dentistry", Gen Dent, 53(1), p. 6-9.
  55. Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT ĐỐI VỚI NHÓM NGƯỜI TÌNH NGUYỆN Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP “TIÊU CHUẨN HÓA GEL TỪ LÔ HỘI” (Thực hiện đóng góp ý kiến về mức độ an toàn và hiệu quả trên da khi sử dụng gel Lô hội nhằm mục đích đề ra bộ tiêu chuẩn phù hợp cho quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Rất mong nhận được thông tin xác thực từ anh/chị) Nội dung khảo sát. Câu 1: Anh/chị đồng ý về hình thức nào của gel Lô hội? Gel mịn, đồng nhất Hương thơm đặc trưng Trong suốt Khác Câu 2: Anh/chị cảm thấy hiệu quả dưỡng da như thế nào sau khi sử dụng? Ngứa, ửng đỏ Mềm mại Rát, khó chịu Khác Câu 3: Anh/chị đánh giá tăng chất lượng dưỡng ẩm về gel Lô hội. Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Rất hài lòng Câu 4: Anh/chị có góp ý gì cho sản phẩm gel Lô hội không? Xin cảm ơn anh/chị Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Người khảo sát Đỗ Trần Bảo Vy PL1 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  56. Phụ lục 2 MẪU TIÊU CHUẨN CƠ SỞ DỰ KIẾN CHO GEL LÔ HỘI TỰ ĐIỀU CHẾ Nội dung: 1. Yêu cầu kĩ thuật: 1.1. Tính chất: Thể chất mềm mịn, trong suốt, có hương đặc trưng. 1.2. Độ đồng nhất: Không xuất hiện các tiểu phân lạ. 1.3. Tỷ trọng: 1,13 -1,18 1.4. pH: 5,00 – 8,00 1.5. Độ nhớt: 15.000 – 200.000 cSt. 1.6. Độ đồng đều khối lượng: Chênh lệch khối lượng ± 10% so với khối lượng nhãn. 1.7. Độ bám dính: Lớp gel sau khi khô bám dính trên da, không bị bong tróc. 1.8. Độ nhiễm khuẩn: Staphylococcus aureus Không được có Pseudomonas aeruginosa Không được có Candida albicans Không được có 1.9. Giới hạn chì (Pb): Không được quá 20 phần triệu. 1.10. Hàm lượng nước: 90,0 % – 99,0 % 1.11. Độ ổn định: Lớp gel không bị thay đổi cảm quan và không bị tách lớp. 1.12. Định tính: Đỗ Trần Bảo Vy PL2 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  57. Phải cho các phản ứng dương tính của: Carbomer 940, Glycerin, Vitamin E, Vitamin C, Saponin, Protein. 1.13. Định lượng: Hàm lượng Carbomer 940 từ 0,10 % - 0,50%. 2. Phương pháp thử: 2.1. Tính chất. Trải 2,00g chế phẩm lên mặt kính, cần tiến hành ở nơi có đủ ánh sáng, tránh ánh sáng trực tiếp, không có màu sắc khác ở gần và không có mùi lạ. Quan sát bằng mắt thường. 2.2. Độ đồng nhất. Lấy 4 đơn vị đóng gói, mỗi đơn vị khoảng 0,02 - 0,03 g, trải đều chế phẩm trên 4 phiến kính. Đậy mỗi phiến kính bằng một phiến kính thứ 2 và ép mạnh cho tới khi tạo thành một vết có đường kính khoảng 2 cm. Quan sát vết thu được bằng mắt thường (cách mắt khoảng 30 cm), 3 trong 4 tiêu bản không được nhận thấy các tiểu phân. Nếu có các tiểu phân nhìn thấy ở trong phần lớn số các vết thì phải làm lại với 8 đơn vị đóng gói. Trong số các tiêu bản này, các tiểu phân cho phép nhận thấy, không được vượt quá 2 tiêu bản. 2.3. Tỷ trọng. Tiến hành theo Phụ lục 6.5, Dược điển Việt Nam V. 2.4. pH. Cân 10g chế phẩm vào cốc, thêm 20ml nước cất đun sôi để nguội. Tiến hành đo pH. 2.5. Độ nhớt. Khi mẫu chảy tự do, đo thời gian chảy tính bằng giây từ vạch thứ nhất (vạch cao nhất) đến vạch thứ hai (vạch thấp hơn). Tiến hành đo 5 lần lấy kết quả trung bình. Kết quả nào sai lệch quá 2,5% so với kết quả trung bình thì loại bỏ. 2.6. Độ đồng đều khối lượng. Đỗ Trần Bảo Vy PL3 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  58. Cân các chế phẩm gel Lô hội bằng cân phân tích, so sánh với khối lượng nhãn sau khi đã trừ bao bì. 2.7. Độ bám dính. Trải một lớp gel Lô hội có diện tích 1 x 2,5cm bằng đũa thủy tinh trên tấm kính đã được làm sạch. Sau khi để khô ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ, dùng băng keo nhấn mạnh lên lớp gel. Lớp gel không được bong tróc. 2.8. Độ nhiễm khuẩn. Tiến hành theo Phụ lục 13.6, Dược điển Việt Nam V. 2.9. Độ ổn định. Gel được theo dõi sự thay đổi chất lượng trong 6 chu kỳ gia giảm nhiệt độ bảo quản. Sau mỗi chu kỳ, mẫu thử được kiểm tra về hình thức. Mỗi chu kỳ mẫu thử lần lượt: - 4oC trong thời gian 24 giờ, - 50oC trong 24 giờ, - Nhiệt độ phòng trong 6 giờ. Sử dụng máy ly tâm với tốc độ 10000 vòng/4 phút để đánh giá sơ bộ khả năng tách lớp của mẫu chế phẩm. 2.10. Giới hạn chì (Pb). Pha dung dịch thioacetamid: Lấy 15ml hỗn hợp dung dịch gồm glycerin, NaOH, nước cho vào cốc 50 ml. Thêm 3 ml dung dịch thioacetamid 4% lắc đều rồi làm nóng hỗn hợp trên bếp cách thủy 20giây. Làm lạnh rồi làm thí nghiệm ngay. Mẫu thử: Cân chính xác 2,5g gel hòa tan với 50ml nước cất. - Ống thử: Lấy 12 ml dung dịch mẫu thử. - Ống chuẩn: Lấy 10 ml dung dịch chì chuẩn 1ppm, thêm 2ml dung dịch mẫu thử. Đỗ Trần Bảo Vy PL4 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  59. Cho vào mỗi ống thử và chuẩn 2ml dung dịch đệm acetat pH 3,5. Thêm 1,2 ml dung dịch thioacetamid, trộn đều và để yên. Trong vòng 5 phút, quan sát màu của cả 2 ống nghiệm trên. Ống thử không được đậm màu hơn ống chuẩn. 2.11. Độ ẩm: Cho nhanh 2,0000 g mẫu thử vào một chén cân đáy bằng có đường kính khoảng 50 mm và chiều cao khoảng 30 mm. Cô đến khô cạn trên cách thuỷ và sấy ở 100 – 105 oC trong 3 giờ. Lấy mẫu ra, để nguội trong bình hút ẩm có chất hút ẩm silica gel và cân. Lặp lại quá trình sấy sau 1 giờ cho đến khi khối lượng cân không thay đổi. 2.12. Định tính. Carbomer 940 - Thí nghiệm A: Thêm 2 ml dung dịch calci clorid 10 % vào 10 ml gel, lắc đều sẽ kết tủa trắng. - Thí nghiệm B: Thêm 0,5 ml dung dịch xanh thymol vào 5 ml gel. Dung dịch chuyển từ xanh sang cam. Glycerin - Thí nghiệm A: Trộn 1ml gel với 0,5 ml acid nitric đậm đặc và thêm 0,5ml dung dịch kali dicromat 10%, lắc đều. Dung dịch có màu xanh bền. - Thí nghiệm B: Cho 1ml CuSO4 và NaOH vào ống nghiệm sẽ có kết tủa xanh Cu(OH)2. Sau đó thêm vào 1ml gel, lắc đều. Dung dịch có màu xanh bền. Vitamin E Thêm 2ml acid nitric đậm đặc vào 1ml gel. Sau đó đun nóng trong 15 phút, có khói nâu và dung dịch chuyển sang vàng. Vitamin C Thí nghiệm A: Đỗ Trần Bảo Vy PL5 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  60. - Ống nghiệm 1: Hòa tan 2,0g gel chế phẩm trong 10ml nước cất. Thêm vào 1ml dung dịch I2 0,01N. Dung dịch chỉ nhạt màu. - Ống nghiệm 2: Chứa 10ml nước cất và thêm vào 1ml dung dịch I2 0,01N. Dung dịch dần mất màu. Thí nghiệm B: Lấy 5ml gel chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm 0,1g natri hydrocarbonat và nhỏ từ từ dung dịch sắt III clorid. Lắc đều và để yên. Dung dịch có màu nâu tím bền. Thí nghiệm C: Dung dịch mẫu gel trong nước sẽ khử ngay dung dịch kali permanganat mà không cần đun nóng. Dung dịch có kết tủa nâu. Saponin Lấy 1ml gel cho vào ống nghiệm, pha loãng với 10ml nước cất. Đậy ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều dọc của ống nghiệm trong 1 phút (30 lần lắc). Quan sát lớp bọt sau 15 phút, nếu ống nghiệm còn bọt trên bề mặt dung dịch chứng tỏ có saponin. Thí nghiệm A: Dựa trên tính chất tạo bọt. - Ống nghiệm 1: Chứa 5ml HCl 0,1N (pH=1). - Ống nghiệm 2: Chứa 5ml NaOH 0,1N (pH=13). Thêm 1 ml gel vào mỗi ống nghiệm, đậy đầu ống nghiệm bằng ngón tay cái. Sau đó lắc mạnh cả 2 ống trong 15 giây. Để yên, quan sát chiều cao cột bọt 2 ống. Thí nghiệm B: Xác định chỉ số tạo bọt. Cân 1,00g gel chế phẩm cho vào bình nón có thể tích 250ml đã chứa sẵn 100 ml nước sôi, giữ cho sôi nhẹ trong 30 phút, để nguội, thêm nước cho tới 100ml. Lấy 10 ống nghiệm có chiều cao vào đường kính như nhau cho vào các ống nghiệm lần lượt 1,2,3, ,9,10ml dung dịch trên. Thêm nước cất vào mỗi ống cho đủ mỗi ống 10ml. Bịt miệng các ống nghiệm rồi lắc theo chiều dọc trong 15 giây ( mỗi giây 2 lần lắc). Đỗ Trần Bảo Vy PL6 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  61. Để yên 15 phút và đo chiều cao của các cột bọt. Protein Thí nghiệm A: Trong môi trường acid. - Ống nghiệm 1: Nhỏ vài giọt metyl da cam vào 0,1ml HCl 0,1N và 1ml nước cất. Dung dịch có màu hồng cam. - Ống nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3ml gel chế phẩm và 1ml dung dịch ở ống 1. Trộn đều và dung dịch chuyển sang cam vàng. Thí nghiệm B: Trong môi trường kiềm. - Ống nghiệm 3: Cho 0,1ml NaOH 0,1N, thêm nước cất, lắc đều. Cho thêm 2-3 giọt phenolphtalein. Dung dịch màu hồng. - Ống nghiệm 4: Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3 ml gel chế phẩm và 1ml dung dịch ở ống 3. Màu hồng sẽ nhạt dần. 2.13. Định lượng. Cân chính xác 5g gel chế phẩm, thêm từ từ 50 ml nước cất vào, đồng thời khuấy và đun nóng ở 60 oC trong 15 phút trên máy khuấy từ. Ngừng đun, thêm 150ml nước và tiếp tục khuấy trong 30 phút. Thêm 2,00 g kali clorid chuẩn và chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,2 N, chỉ thỉ là phenolphtalein. Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ cho đến khi màu của dung dịch có màu hồng nhạt bền trong 30 giây. 1 ml dung dịch NaOH 0,2N tương đương với 9,0 mg nhóm acid carboxylic. Đỗ Trần Bảo Vy PL7 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  62. Phụ lục 3 KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MẪU GEL LÔ HỘI TỰ ĐIỀU CHẾ TẠI TRUNG TÂM QUATEST 3 Tên chỉ tiêu Phương pháp thử Kết quả thử nghiệm 1. Staphylococcus aureus/0,1g ISO 22718 : 2015 Âm tính 2. Pseudomonas aeruginosa/0,1g ISO 22717 : 2015 Âm tính 3. Candida albicans/0,1g ISO 18416 : 2015 Âm tính 4. Hàm lượng chì mg/kg ACM THA 05 Không phát hiện Đỗ Trần Bảo Vy PL8 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI