Khóa luận Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn n-Hexan của lá cây xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f)

pdf 82 trang thiennha21 18/04/2022 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn n-Hexan của lá cây xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tiep_tuc_nghien_cuu_chiet_xuat_phan_lap_mot_so_hop.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn n-Hexan của lá cây xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f)

  1. . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC ĐINH HOÀNG GIANG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN N-HEXAN CỦA LÁ CÂY XĂNG SÊ (Sanchezia nobilis Hook.f) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC ĐINH HOÀNG GIANG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN N-HEXAN CỦA LÁ CÂY XĂNG SÊ (Sanchezia nobilis Hook.f) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Khóa: QH.2015.Y Người hướng dẫn: TS. VŨ ĐỨC LỢI ThS. BÙI THỊ XUÂN Hà Nội – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Đức Lợi – Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu và Dược học Cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội và ThS. Bùi Thị Xuân – Giảng viên tại Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã định hướng, tận tâm chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành Khoá luận này. Các thầy cô không chỉ truyền đạt kiến thức học thuật mà còn trang bị cho em thêm rất nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Dược liệu và Dược học Cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện và hoàn thành Khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Quý thầy cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, các cán bộ, giảng viên trực thuộc Khoa Y Dược và các thầy cô tại các cơ sở liên kết đào tạo với Khoa Y Dược đã nhiệt tình chỉ dạy cho em từ những điều căn bản nhất đến tới những tri thức to lớn của nhân loại trong suốt thời gian 5 năm học tập và nghiên cứu chuyên ngành Dược học tại nơi đây. Do kiến thức của em còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu không được nhiều nên Khoá luận này của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của Quý thầy cô để Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, con xin được cảm ơn gia đình, tôi xin cảm ơn những người bạn đã đồng hành cùng tôi, những người đã luôn theo sát, quan tâm và tạo điều kiện giúp tôi có thể hoàn thành Khoá luận này. Xin chúc tất cả mọi người luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc! Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2020 Sinh viên Đinh Hoàng Giang
  4. DANH MỤC KÍ HIỆU STT Kí hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Đơn vị hình thành khuẩn 1 CFU Colony-forming unit lạc Distortionless enhancement Tăng cường biến dạng bằng 2 DEPT by polarization transfer sự chuyển phân cực 2,2′-diphenyl-1- 3 DPPH picrylhydrazyl Electrospray ionisation Quang phổ khối tia điện ion 4 ESI−MS mass spectrometry hoá Enoyl-acyl carrier protein 5 FabI reductase I Half maximal inhibitory Nồng độ ức chế 50% mức 6 IC 50 concentration tối đa 7 LC50 Median lethal concentration Nồng độ gây chết 50% Minimum inhibitory 8 MIC Nồng độ ức chế tối thiểu concentration 3-(4,5-dimethylthiazol-2- 9 MTT yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide Nuclear magnetic Quang phổ cộng hưởng từ 10 NMR resonance hạt nhân Oxygen radical absorbance 11 ORAC Khả năng hấp thụ gốc oxy capacity 12 TLC Thin-layer chromatography Sắc ký bản mỏng
  5. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Ảnh chụp lá và hoa của cây S. nobilis 4 Hình 1.2 Cấu tạo tổng thể cây S. nobilis 5 Hình 1.3 Công thức hoa S. nobilis 7 Hình 1.4 Thành phần bột lá và cuống lá S. nobilis 8 Hình 1.5 Thành phần bột thân S. nobilis 9 Hình 1.6 Công thức cấu tạo các hợp chất 1−22 13 Hình 3.1 Sơ đồ chiết xuất lá S. nobilis phân đoạn n−hexan 19 Hình 3.2 Cấu trúc hợp chất S3 24 Hình 3.3 Cấu trúc hợp chất S4 26 Hình 3.4 Cấu trúc hợp chất S5 28
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Dữ liệu phổ DEPT, 13C−NMR và 1H−NMR của Bảng 3.1 22 hợp chất S3 và hợp chất tham khảo Dữ liệu phổ DEPT, 13C−NMR và 1H−NMR của Bảng 3.2 24 hợp chất S4 và hợp chất tham khảo Dữ liệu phổ DEPT, 13C−NMR và 1H−NMR của Bảng 3.3 26 hợp chất S5 và hợp chất tham khảo Liên quan cấu trúc axit béo với tác dụng kháng Bảng 3.4 29 khuẩn Tác dụng của axit béo lên enoyl reductase vi Bảng 3.5 29 khuẩn Gram (+) Bảng 3.6 Nồng độ ức chế tối thiểu của axit béo 29 Tỷ lệ ức chế của axit palmitic so với đối chứng Bảng 3.7 31 âm Đường kính vùng ức chế vi khuẩn E. coli của các Bảng 3.8 31 chất Bảng 3.9 Nồng độ ức chế tối thiểu của axit béo 33
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về chi Sanchezia 3 1.1.1. Vị trí phân loại chi Sanchezia 3 1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Sanchezia 3 1.1.3. Đặc điểm phân bố chi Sanchezia 3 1.2. Tổng quan về loài Sanchezia nobilis 4 1.2.1. Đặc điểm đại phẫu loài S. nobilis 5 1.2.2. Đặc điểm bột dược liệu loài S. nobilis 8 1.2.3. Thành phần hoá học loài S. nobilis 9 1.2.4. Tác dụng dược lý 13 1.2.5. Công dụng loài S. nobilis theo Y học cổ truyền 15 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng 16 2.1.1. Nguyên vật liệu 16 2.1.2. Hoá chất, thiết bị 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu 17 2.2.1. Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất 17 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hợp chất 18 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 19 3.1. Kết quả 19 3.1.1. Kết quả chiết xuất 19 3.1.2. Kết quả phân lập 20 3.1.3. Kết quả xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được 22 3.2. Bàn luận 28 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
  8. MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam sở hữu ranh giới trải dài trên nhiều vĩ độ, một bên là biển liên tục thổi gió ẩm, một bên là núi giữ lại hơi ẩm đó, thời tiết thay đổi liên tục giữa các mùa trong năm và khác nhau rõ rệt giữa từng vùng miền, giúp hệ sinh thái nơi đây phát triển trù phú với nhiều loài đặc hữu và những sinh vật quý hiếm. Chính điều đó tạo nên nguồn nguyên liệu dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật) to lớn, tạo tiền đề để nhân dân Việt Nam từ xưa tới nay tìm tòi, vận dụng rất nhiều phương thuốc Nam dược. Cùng kiến thức về Đông dược, các vị Thần y nước Việt và cha ông ta đã xây dựng và tích luỹ một kho tàng tri thức y dược học quý giá. Trong thời điểm hiện tại, khi y học Tây phương đã qua thời kì bùng nổ, các loại thuốc tổng hợp mới đang phát triển rất chậm chạp và tác nhân gây bệnh dần trở nên đề kháng, thì xu hướng quay về với nguồn gốc thiên nhiên lại đang được các nhà khoa học chú ý nhiều hơn. Rất nhiều trong số các loài sinh vật đang được sàng lọc tìm kiếm hoạt chất lại là những loài cây cỏ mọc hoang dại mà dân gian Việt Nam vẫn thường truyền tay nhau làm thuốc điều trị hoặc phòng chống nhiều loại bệnh cấp và mạn tính. Hiện nay đã có khá nhiều nghiên cứu về các loài thuộc họ Acanthaceae, một số về các cây thuộc chi Sanchezia. Tuy nhiên các nghiên cứu này còn khá sơ sài và thường chỉ tập trung vào thành phần hoá học [23, 24], ít nghiên cứu về độc tính và tác dụng sinh học trên người. Phần lớn các nghiên cứu là trên loài Sanchezia speciosa, còn loài Sanchezia nobilis mới được nghiên cứu rất ít, bao gồm một số nghiên cứu trên thế giới và các nghiên cứu ở Việt Nam như nghiên cứu của TS. Vũ Đức Lợi, ThS. Bùi Thị Xuân, PGS.TS. Bùi Thanh Tùng [5−7, 48, 49] Trên mạng internet có xuất hiện một số bài báo viết về tác dụng điều trị đau dạ dày của lá cây Khôi đốm hay Xăng sê (một số có nêu tên khoa học là loài S. speciosa) bằng cách sắc lá khô với nước hoặc nhai sống lá tươi [2], nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh những tác dụng này, mà hoàn toàn là những lời truyền miệng trong dân gian. Các nghiên cứu trước đây đã công bố thành phần dịch chiết lá S. nobilis có chứa glycosid, sterol, flavonoid, [5, 6, 23, 24] Ngoài ra có một số khoá luận 1
  9. tốt nghiệp dược sĩ cũng sử dụng lá S. nobilis làm đề tài nghiên cứu [3]. Việc nghiên cứu sâu hơn vào thành phần hoá học và tác dụng sinh học của cây sẽ giúp chứng minh các kinh nghiệm sử dụng cây trong dân gian, hướng tới tìm kiếm, tách chiết và phân lập hoạt chất trong cây và nuôi trồng, sản xuất thuốc điều trị từ cây. Năm 2019 đã có đề tài khoá luận tốt nghiệp “Nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn n−hexan của lá cây Khôi đốm” của dược sĩ Phạm Thị Hà. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn n−hexan của lá cây Xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f)” với những mục tiêu sau: 1. Chiết xuất phân lập được một số hợp chất từ phân đoạn n−hexan của lá cây Xăng sê/Khôi đốm. 2. Xác định cấu trúc các hợp chất đã phân lập. 2
  10. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Sanchezia 1.1.1. Vị trí phân loại chi Sanchezia Theo phân loại của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) năm 2020 [12], chi Sanchezia thuộc: Giới: Plantae (Thực vật) Phân giới: Tracheobionta (Thực vật có mạch) Siêu ngành: Spermatophyta (Thực vật có hạt) Ngành: Magnoliophyta (Thực vật hạt kín – Ngọc lan) Lớp: Magnoliopsida (Thực vật hai lá mầm – Ngọc lan) Phân lớp: Asteridae (Cúc) Bộ: Scrophulariales (Hoa môi – Hoa mõm chó) Họ: Acanthaceae (Ô rô) Chi: Sanchezia Ruiz & Pav. (xăng−sê) 1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Sanchezia Sanchezia là loại cây bụi thường xanh, nửa gỗ, nhỏ, mọc thẳng đứng, cao 1,3−2,4 m. Thân cây trơn nhẵn, màu lục sáng đến tím. Lá hình ngọn giáo, to, dài tới 26 cm, mọc đối. Phiến lá màu lục, các vân màu vàng hoặc ngà rõ rệt. Hoa màu vàng, hình ống, bẹ hoa màu đỏ, dài khoảng 5 cm, mọc thành chùm 6 đến chùm 10 từ ngọn hoặc nách lá ở thân chính. Quả là những bao thuôn dài với 6−8 hạt tròn, nén chặt. [22, 46] 1.1.3. Đặc điểm phân bố chi Sanchezia Theo tổ chức The Plant List, chi Sanchezia có 75 tên loài, trong đó có 54 (72%) tên loài được chấp nhận, 9 (12%) là các tên đồng nghĩa và 12 (16%) tên loài chưa được đánh giá [37]. Loài Sanchezia nobilis nằm trong số 54 tên được chấp nhận (mức tín nhiệm trung bình). Trên thế giới, chi Sanchezia gồm các loài bản địa ở Nam Mỹ (Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Panama, Peru, Venezuela) và các loài ngoại lai ở 3
  11. Bangladesh, Belize, Cameroon, Costa Rica, Cuba, Dominica, El Salvador, Fiji, Guatemala, Guinea, Haiti, Hawaii, Honduras, Jamaica, Mexico, Nicaragua, Puerto Rico, Trinidad và Tobago, các đảo Cook, Leeward, Solomon, Windward và ở Việt Nam [21]. Ở Việt Nam, chi Sanchezia mới phát hiện 1 loài là S. nobilis hay S. speciosa, thường được gọi là cây Xăng−sê, lá Ngũ sắc hay cây Khôi đốm. Chi phân bố ở miền núi Tây Giang (Quảng Nam), Hoà Vang (Đà Nẵng), Chiêm Hoá và Na Hang (Tuyên Quang) [1] và mọc nhiều ở miền Bắc Việt Nam [48]. 1.2. Tổng quan về loài Sanchezia nobilis Theo một số tài liệu, loài S. nobilis và S. oblonga là cùng 1 loài [36, 40, 45]. Một số tài liệu khác lại cho rằng S. nobilis và S. speciosa là cùng 1 loài [4, 46]. Điều này có thể do việc có ít nghiên cứu mô tả phân biệt rõ loài S. nobilis với các loài gần nhau cũng có hoa màu vàng bóng (S. pennellii, S. cyathibracteata), đặc biệt là S. speciosa, tuy nhiên vẫn có chú ý quan trọng: Lá của S. nobilis có hình thuôn mũi giáo rất nhọn, khác hoàn toàn với lá thuôn hình ê líp của S. speciosa [25]. Tuy nhiên, Trung tâm Dữ liệu Thực vật Việt Nam coi S. speciosa là tên đồng nghĩa với S. nobilis [54]. Hình 1.1. Ảnh chụp lá và hoa của cây S. nobilis 4
  12. 1.2.1. Đặc điểm đại phẫu loài S. nobilis 1. Nhuỵ hoa; 2. Nhị hoa; 3. Cánh hoa; 4. Lá đài; 5. Bẹ hoa; 6. Cụm hoa hoàn chỉnh; 7. Thân cây; 8. Lá cây; 9. Cuống lá. Hình 1.2. Cấu tạo tổng thể cây S. nobilis [22] 1.2.1.1. Lá cây Lá hình trứng hoặc ngọn giáo, không lá gốc, khác nhau về hình dạng và kích thước, có rìa hơi răng cưa, phần bụng lá bất đối và phần ngọn rất nhọn, mọc đối chữ thập. Mặt trên lá xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn, cả hai mặt đều bóng láng, mùi đặc trưng yếu. Lá có 1 gân chính và mạng lưới gân phụ. Các gân nổi rõ hơn ở mặt dưới. Chiều dài lá 7−9 cm, chiều rộng 4−6 cm. Cuống lá hình trụ hoặc gần trụ, màu lục, có lông rất nhỏ. Thường lá ở phía trên có cuống ngắn hơn lá phía dưới. Chiều dài cuống 1,5−2 cm, chiều rộng 2−3 mm. [22] 5
  13. 1.2.1.2. Thân cây Thân mọc thẳng đứng, nửa gỗ, sống lâu năm, phần trên tròn, phần dưới hình tứ giác. Chiều cao đạt 0,5−1 m, đường kính 0,5−2 cm. Thân cây đơn nhánh, có nhiều lóng dài tới 5 cm ở phần dưới và ngắn hơn ở phần trên. [22] 1.2.1.3. Hoa + Cụm hoa hoàn chỉnh Những bông hoa mọc thành chùm tạo thành một cụm hoa kép không cuống, phát triển hướng xuống sau đó hướng lên. Hoa lưỡng tính, không cuống, nhỏ, khác cỡ nhưng hình dạng giống nhau. Hoa có mùi đặc trưng nhẹ, vị hơi đắng, chiều dài 2,5−3,5 cm. [22] + Bẹ hoa Bẹ hoa màu lục, hình thuôn dài hoặc hình ngọn giáo thuôn dài, đỉnh nhọn, có chiều dài 1,2−1,3 cm, chiều rộng 0,25−0,5 cm. [22] + Đài hoa Đài hoa màu lục, gồm 5 lá đài xen kẽ (cánh rời), có chiều dài 1,3−1,5 cm, chiều rộng 0,2−0,4 cm, xếp đè nhau. [22] + Tràng hoa Tràng hoa màu vàng cam, gồm 5 cánh hoa dính nhau (cánh liền), hình ống, có lông bên ngoài, gồm 5 thuỳ, mỗi thuỳ có 2 môi (trong và ngoài). Cánh hoa hình trứng thuôn dài hẹp hai đầu, các đầu và toàn bộ viền tròn. Tràng hoa có chiều dài 2,5−3 cm. [22] + Bộ nhị Bộ nhị gồm 4 nhị hoa chia thành 2 nhị hữu thụ (gồm 2 ô thuôn dài và bao phấn có lông) và 2 nhị không phấn (tứ bội). Các sợi tơ của nhị hoa hữu thụ mọc vượt bên ngoài ống tràng hoa, có chiều dài 1,3−1,5 cm, các sợi của nhị không phấn chỉ dài 0,5−0,7 cm. Bao phấn được gắn vào sợi tơ do chúng phát triển đồng thời. [22] 6
  14. + Bộ nhuỵ Bộ nhuỵ gồm một noãn kép vượt trội, 2 khoang, chiều dài 0,3−0,4cm, đường kính 0,2−0,3 cm, mỗi vị trí có 2 tiểu noãn gắn vào bầu nhuỵ, tiểu noãn hướng trục. Vòi nhuỵ dài 2,5−3 cm, đường kính 0,4−0,5 cm. Đầu nhuỵ không phân nhánh, không nhú. [22] + Công thức hoa ∙ | ∙ , ⚥ , K5 , [C5 A4(3:2)] , G(2) Hình 1.3. Công thức hoa S. nobilis [22] 7
  15. 1.2.2. Đặc điểm bột dược liệu loài S. nobilis 1.2.2.1. Bột lá và cuống lá Tinh thể calci carbonat Xơ trụ bì Biểu bì (dưới) Xơ mạch libe Quản Nhu mô Lông che chở Biểu bì (trên) Mạch gỗ bào bần Tinh Hạt thể Biểu bì Mô giậu Nhu mô mỏng Mô xốp tinh Lông tiết calci cuống lá bột oxalat Hình 1.4. Thành phần bột lá và cuống lá S. nobilis [22] 8
  16. 1.2.2.2. Bột thân Tinh thể calci carbonat Xơ trụ bì Xơ bần Lông che chở Mạch gỗ Biểu bì thân cây Xơ mạch libe Quản bào Ống quản bào Tinh thể calci oxalat Hạt tinh bột Mô bần Nhu mô bần Hình 1.5. Thành phần bột thân S. nobilis [22] 1.2.3. Thành phần hoá học loài S. nobilis Năm 2013, Ahmed E.A.E. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu phần trên mặt đất (thân và lá) của S. nobilis tại Ai Cập (2003). Từ cao MeOH tổng, nhóm nghiên cứu đã phân lập được 5 hợp chất, bao gồm: 1 hợp chất matsutake alcohol: 1-octen-3-ol (1) 4 hợp chất matsutake alcohol glycosid: + 3-O--glucopyranosyl-1-octen-3-ol (2) + 3-O--glucopyranosyl-(1→6)--glucopyranosyl-1-octen-3-ol (3) + 3-O- -arabinopyranosyl-(1→6)--glucopyranosyl-1-octen-3-ol (4) + 3-O- -arabinopyranosyl-(1→6)--glucopyranosyl-(1→6)-- glucopyranosyl-1-octen-3-ol (5) 9
  17. Trong đó hợp chất 1−4 lần đầu tiên được phân lập từ họ Acanthaceae, hợp chất 5 lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên. [23] Năm 2014, nhóm nghiên cứu của Ahmed E.A.E. tiếp tục nghiên cứu trên mẫu S. nobilis tại Ai Cập (2003) và phân lập được 6 hợp chất từ cao MeOH của thân và lá, 3 hợp chất từ cao MeOH của hoa. 9 hợp chất bao gồm: 3 hợp chất cinnamyl alcohol glycosid: + 9-O--glucopyranosyl trans-cinnamyl alcohol (6) + 9-O--xylopyranosyl-(1→6)-O--glucopyranosyl-(1→6)-O-- glucopyranosyl trans-cinnamyl alcohol (7) + Syringin (8) 1 hợp chất neolignan glucosid: 4-O--glucopyranosyl dehydrodiconiferyl alcohol (9) 2 hợp chất benzyl alcohol glycosid: + 7-O--glucopyranosyl benzyl alcohol (10) + 7-O--apiofuranosyl-(1→6)-O--glucopyranosyl benzyl alcohol (11) 3 hợp chất flavonoid glycosid: + Apigenin-7-O--glucopyranosid (12) + Apigenin-7-O-gentiobiosid (13) + Apigenin-7-O--glucuronopyranosid (14) Trong đó hợp chất 7 lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên, hợp chất 6, 8, 9, 13 lần đầu tiên được phân lập từ họ Acanthaceae, hợp chất 10−12 và 14 lần đầu tiên được báo cáo từ chi Sanchezia. [24] Ở Việt Nam, năm 2018, B.T. Xuân và cộng sự đã nghiên cứu mẫu lá cây S. nobilis thu hái ở Nam Định và phân lập được 3 hợp chất từ phân đoạn dịch chiết ethyl acetat: + 9-methoxycanthin-6-on (15) + 9-hydroxyheterogorgiolid (16) 10
  18. + O-methyl furodysinin lacton (17) Cả 3 hợp chất này đều được phân lập lần đầu tiên từ lá cây S. nobilis. [6] Năm 2019, B.T. Xuân và cộng sự tiếp tục nghiên cứu trên mẫu lá S. nobilis ở Nam Định và phân lập được thêm 2 hợp chất từ phân đoạn dịch chiết n−hexan: + Sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (18) + Stigmasterol (19) Đây là lần đầu tiên 2 hợp chất này được phân lập từ lá cây S. nobilis. [5] Cùng năm 2019, N.T. Hiền đã nghiên cứu phân lập được một số hợp chất từ phân đoạn dịch chiết nước của lá S. nobilis ở Nam Định: + 4',5,7-trihydroxy-3',5'-dimethoxyflavon (20) + Kaempferol-3-O- -L-arabinofuranosid (21) + Kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosid (22) Cả 3 hợp chất này đều được phân lập lần đầu tiên từ cây S. nobilis cũng như chi Sanchezia. [3] 1: R = H 2: R = Glc 6: R = Glc 3: R = Glc-(6→1)-Glc 7: R = Glc-(6→1)-Glc- 4: R = Glc-(6→1)-Ara (6→1)-Xyl 5: R = Glc-(6→1)-Glc-(6→1)-Ara 8 9 11
  19. 10: R = Glc 11: R = Glc-(6→1)-Api 12: R = Glc 13: R = Glc-(1→6)-Glc 14: R = Glr 15 16 17 18 19 20 12
  20. 22 21 Hình 1.6. Công thức cấu tạo các hợp chất 1−22 1.2.4. Tác dụng dược lý 1.2.5.1. Chống viêm Năm 2016, Tung B.T. và cộng sự phân lập được 4 hợp chất từ dịch chiết EtOH lá S. speciosa và nghiên cứu tác dụng chống viêm bằng thử nghiệm ức chế sự biến tính albumin, kết quả: 3-methyl-1H-benz[f]indole-4,9- dion (IC50 = 193,7 ± 5,24 μg/mL) > sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (daucosterol) > quercetin 3-O-β-d-galactopyranosid (hyperosid) > quercetin 3-O-α-l-rhamnopyranosid (quercitrin). [14] Cùng năm 2016, Loi V.D. và cộng sự thử tác dụng của dịch chiết EtOH lá S. speciosa liều 1,5 g/kg, làm giảm phù đáng kể trên triệu chứng phù bàn chân ở chuột bị kích thích bởi 0,05 mL muối Carrageenan 1%. [48] 1.2.5.2. Chống oxi hoá Năm 2013, Mohammadjavad P. và cộng sự xác định khả năng dọn dẹp gốc tự do của phân đoạn MeOH dịch chiết lá S. speciosa bằng thử nghiệm ORAC cho kết quả tương đương quercetin, cho thấy tiềm năng của chất chống oxi hoá từ thiên nhiên. [39] Năm 2016, trong cùng nghiên cứu của Tung B.T. và cộng sự, dịch chiết EtOH lá S. speciosa có tác dụng chống oxi hoá trong phương pháp DPPH: hyperosid (IC50 = 20,83 ± 1,29 μg/mL) > quercitrin > 3-methyl-1H-benz[f]indole-4,9-dion > daucosterol. [14] 13
  21. 1.2.5.3. Chống ung thư Năm 2013, trong cùng nghiên cứu của Mohammadjavad P. và cộng sự, họ xác định tác dụng gây độc tế bào của phân đoạn MeOH dịch chiết lá S. speciosa trên tế bào MCF−7, SK−MEL−5 và HUVEC bằng thử nghiệm MTT, quan sát tác dụng ức chế tăng trưởng tế bào mạnh nhất trên MCF−7, sau đó đến SK−MEL−5 và thấp nhất trên HUVEC, thể hiện sự ức chế chọn lọc tốt hơn doxorubicin. [39] Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Abu S.R. tiến hành thử nghiệm gây độc tế bào trên loài tôm nước mặn Artemia salina và so sánh LC50 của phân đoạn n−hexan (19,95 μg/mL) và ethyl acetat (12,88 μg/mL) dịch chiết lá S. speciosa với vincristin suphat (10,96 μg/mL), cho thấy tiềm năng kiểm soát ung thư của lá S. speciosa. [44] 1.2.5.4. Giảm đau Năm 2018, B.T. Xuân và cộng sự đánh giá tác dụng giảm đau trung ương với 2 mô hình thực nghiệm là phương pháp mâm nóng và phương pháp rê kim trên chuột nhắt trắng đối với phân đoạn dịch chiết n-hexan và ethyl acetat của lá cây S. nobilis. Kết quả: Liều 16 mg/kg/ngày, 48 mg/kg/ngày của phân đoạn ethyl acetat cho tác dụng rõ rệt hơn so với liều 64 mg/kg/ngày, 192 mg/kg/ngày của phân đoạn n-hexan, dùng đường uống trong 7 ngày liên tục. [7] 1.2.5.5. Kháng axit Năm 2019, Loi V.D. và cộng sự tiến hành nghiên cứu tác dụng kháng axit của các phân đoạn dịch chiết S. nobilis, cho thấy tác dụng của phân đoạn nước tốt hơn phân đoạn n−hexan và ethyl acetat, nhưng vẫn kém hơn tác dụng của thuốc Antigas. [49] 1.2.5.6. Chống loét dạ dày − tá tràng Năm 2019, Loi V.D. và cộng sự đánh giá hiệu quả chống loét dạ dày − tá tràng kích thích bởi 400 mg/kg cyteamin của dịch chiết ethyl acetat từ lá S. nobilis trên chuột Wistar bạch tạng, kết luận dịch chiết 11,52 mg/kg có tác dụng cải thiện mức độ điều trị tổn thương loét (54,17%), giảm số lượng vết loét trung bình (1,85 ± 0,80) và chỉ số loét (5,61 ± 2,69), nhưng không thay đổi diện tích vết loét. [50] 14
  22. 1.2.5. Công dụng loài S. nobilis theo Y học cổ truyền Theo báo Khoa học và Đời sống năm 2019, lá Khôi đốm có tác dụng kháng viêm, liền vết loét đối với những trường hợp bị viêm loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori: Nhai sống vài lá tươi với một hạt muối là cắt cơn đau lập tức, dùng một thời gian thì khỏi hẳn, hoặc sắc lá khô thay nước chè uống hằng ngày. [2] Bài báo này trích lời ThS. Ngô Đức Phương – Viện trưởng viện thuốc Nam, nhưng không nêu rõ tên khoa học của cây. Một số trang web khác cũng khẳng định khả năng điều trị bệnh đau dạ dày của lá Xăng sê, còn gọi là lá Ngũ sắc, lá Khôi đốm với tên khoa học là Sanchezia nobilis Hook.f hay Sanchezia speciosa Leonard. Các công dụng này bao gồm: giảm đầy bụng, ợ chua, trung hoà axit dạ dày, điều trị đau bụng, đi ngoài, ngăn ngừa sự phát triển của vết viêm nhiễm và loét dạ dày, hỗ trợ phục hồi tổn thương trong dạ dày, tham gia tiêu diệt H. pylori. Cách sử dụng: Rửa sạch 5–6 lá tươi, nhai sống cùng 1 thìa muối trắng, mỗi ngày 2–3 lần khi đói, duy trì trong ít nhất 2 tuần; hoặc lấy 40–60 g lá khô đun sôi với 1–1,5 L nước, đun còn 500 mL thì ngừng đun, uống như nước trà; hoặc hãm 10–12 lá cây khô hoặc tươi cùng nước sôi trong 10 phút để uống. [52, 53] Tuy nhiên, những bài viết này còn chủ quan, sơ sài, ít nêu rõ các nghiên cứu khoa học cụ thể. 15
  23. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng 2.1.1. Nguyên vật liệu Lá cây Khôi đốm được thu hái tại Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định ngày 15/01/2018. Mẫu sau thu hái được xử lý, phơi sấy, bảo quản trong túi nilon kín và được giám định tên khoa học tại Viện Dược liệu bởi ThS. Nguyễn Quỳnh Nga, kết luận: Sanchezia nobilis Hook.f. họ Acanthaceae (họ Ô rô) với tên Việt Nam là cây Khôi đốm hoặc Xăng xê hoặc Lá ngũ sắc. Mẫu được lưu tại: Phòng Tiêu bản, Khoa Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu (số hiệu: DL−150118). (Phụ lục 1) 2.1.2. Hoá chất, thiết bị 2.1.2.1. Hoá chất + Dung môi chiết xuất và phân lập: ethanol (EtOH) 70%, n−hexan, ethyl acetat (EtOAc), methanol (MeOH), dichloromethan (CH2Cl2) ; tất cả đều đạt tiêu chuẩn phân tích. + Hóa chất định tính: FeCl3, NaOH, H2SO4, HCl, phenolphtalein, thuốc thử Fehling, 2.1.2.2. Thiết bị + Đo nhiệt độ nóng chảy: Máy Mikroskopheiztisch PHMK−50 (VEB Wagetechnik Rapido, Đức). + Ghi phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR (500 MHz), 13C-NMR (125 MHz), DEPT−90 và 135 MHz): Quang phổ kế AVANCE AV 500 (Brucker, Đức) tại Viện Hoá học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). + Ghi phổ khối tia điện ion hoá (ESI−MS): Khối phổ kế Varian Agilent 1100 LC/MSD. + Sắc ký bản mỏng (TLC): Bản mỏng Kieselgel 60 F254 (Merck) (silicagel, độ dày 0,25 mm) và RP−18 F254 (Merck) (silicagel, độ dày 0,25 mm). 16
  24. + Sắc ký cột (CC): Silicagel pha thường cỡ hạt 70−230 và 230−400 mesh (Merck) và các cột sắc ký có kích cỡ khác nhau. + Dụng cụ thí nghiệm: pipet, ống nghiệm, bình chiết, cốc có mỏ, bình gạn + Các thiết bị khác: tủ sấy, tủ hotte, cân phân tích, máy cô quay, đèn UV 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất Mẫu lá S. nobilis Hook.f sau khi rửa sạch, phơi khô, làm nhỏ được ngâm chiết bằng dung môi EtOH 70% ở nhiệt độ phòng trong 3 ngày, rút dịch chiết lần 1. Bổ sung dung môi ngập dược liệu 2−3 cm, rút dịch chiết lần 2 và lần 3. Gộp dịch chiết 3 lần, lọc qua giấy lọc, cất loại dung môi dưới áp suất giảm, thu được cao tổng EtOH. Phân tán cao tổng EtOH trong nước cất và chiết phân bố bằng n-hexan và ethyl acetat. Các phân đoạn n−hexan, ethyl acetat được cất loại dung môi dưới áp suất giảm, thu được các cắn: n−hexan (H), ethyl acetat (E). Phần dịch nước còn lại được cô cạn, thu được cắn nước (N). Tiến hành xử lý và phân lập hợp chất từ cắn n-hexan bằng phương pháp sắc ký cột. Các phân đoạn thu được trong quá trình phân lập được theo dõi bằng TLC. + Sắc ký cột: Thực hiện với chất hấp phụ là silicagel pha thường cỡ hạt 70−230 và 230−400 mesh (Merck) trong các loại cột sắc ký có kích cỡ khác nhau, lựa chọn các hệ dung môi có độ phân cực tăng dần. + Sắc ký bản mỏng: Thực hiện trên bản mỏng nhôm tráng sẵn silicagel 60 F254 (Merck), độ dày 0,25 mm và RP−18 F254, độ dày 0,25 mm (Merck). Sau khi triển khai sắc ký, các vết được kiểm tra bằng đèn bức xạ UV ở bước sóng 254 nm và 365 nm và phun thuốc thử hiện màu là dung dịch H2SO4 10%, sau đó làm nóng bằng súng nhiệt. 17
  25. 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hợp chất 2.2.2.1. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được qua 2 bước chính + Bước 1: Thực hiện đo nhiệt độ nóng chảy, phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H−NMR, 13C−NMR, DEPT), phổ khối (MS), thiết lập bộ dữ liệu của các chất phân lập được. + Bước 2: So sánh bộ dữ liệu của các chất phân lập được với dữ liệu của các chất đã công bố. 2.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (phổ NMR) Với các kỹ thuật phổ NMR, ta có thể biết được mối liên hệ giữa các proton và carbon trong phân tử, kết hợp với phổ khối và các thông tin khác, hoặc chỉ bằng NMR có thể xây đựng được cấu trúc phân tử của hợp chất. Do có rất nhiều thông tin đặc trưng về cấu trúc phân tử, việc so sánh phổ proton hay carbon một chiều của chất cần phân tích với một chất đã biết cho phép xác định chất đó một cách đáng tin cậy. 2.2.2.3. Phổ khối tia điện ion hoá (ESI−MS) Trong cùng một điều kiện, sự phân mảnh tạo các ion con từ ion mẹ sẽ tuân theo những định luật nhất định. Các chất có cấu trúc tương tự nhau sẽ tạo ra những phân mảnh giống nhau. Dựa vào ESI−MS và các phương pháp phổ khác, so sánh với ngân hàng dữ liệu phổ, ta có thể xác định được cấu trúc và định danh một chất chưa biết. 18
  26. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả 3.1.1. Kết quả chiết xuất 3,0 kg lá S. nobilis Cô quay thu 32 L EtOH 70% hồi dung môi 251,2 g cao chiết tổng EtOH 150 g cao chiết tổng EtOH 150 mL nước cất Cao chiết tổng pha loãng 0,9 L × 3 lần n−hexan Pha hữu cơ Cô quay thu Pha nước hồi dung môi 28,6 g cắn n−hexan (H) Hình 3.1. Sơ đồ chiết xuất lá S. nobilis phân đoạn n−hexan Lá Sanchezia nobilis Hook.f (3,0 kg) sau khi được rửa sạch, làm nhỏ, phơi khô, sấy (80°C trong 6 tiếng) được ngâm chiết bằng 12 L dung môi ethanol 70% ở nhiệt độ phòng (ngập dược liệu 2−3 cm) trong 3 ngày. Rút lấy dịch chiết lần 1, bổ sung dung môi ngập dược liệu 2−3 cm (khoảng 10 L) ngâm trong 2 ngày, rút lấy dịch chiết lần 2 và thực hiện tương tự để rút dịch chiết lần 3. 19
  27. Dịch chiết EtOH 3 lần được gộp lại, lọc qua giấy lọc, sau đó được cất thu hồi dung môi EtOH dưới áp suất giảm, thu được 251,2 g cao chiết tổng EtOH. 150 g cao chiết tổng EtOH được phân tán trong 150 mL nước cất (tỷ lệ 1:1; m/v). Dịch thu được đem chiết phân bố với dung môi n−hexan 3 lần, mỗi lần 900 mL n−hexan trong 30 phút, thu được phân đoạn dịch chiết n−hexan (pha hữu cơ) và pha nước. Phân đoạn n−hexan được cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cắn n−hexan (28,6 g) ký hiệu là H. Pha nước được tiếp tục đem chiết phân bố với dung môi ethyl acetat. 3.1.2. Kết quả phân lập 3.1.2.1. Phân lập giai đoạn 1 Áp dụng phương pháp sắc ký cột hấp phụ với chất nhồi cột là silicagel pha thường cỡ hạt 70−230 và 230−400 mesh (Merck) và dung môi sắc ký là n−hexan : dichloromethan (14:1; v/v). Chất nhồi cột: Silicagel được hoạt hoá ở 100°C/2h trong tủ sấy rồi để nguội trong bình hút ẩm. Chuẩn bị cột: + Cột sắc ký đường kính 5 cm, có lớp lọc frit, được lắp thẳng đứng trên giá, tráng sạch bằng EtOH. + Khoá van cột, đổ 40 mL dung môi sắc ký vào cột, mở van cho dung môi chảy từ từ để tráng cột đồng thời đẩy hết bọt khí trong lớp lọc frit ra ngoài. Khoá van cột khi bề mặt dung môi còn cách lớp lọc khoảng 3 cm. + Lắc silicagel với một lượng vừa đủ dung môi sắc ký thành hỗn dịch (đạt yêu cầu nếu silicagel lắng xuống sau 30 giây ngừng lắc). Đổ nhanh hỗn dịch trên vào cột, vừa đổ vừa gõ nhẹ bằng quả bóp cao su quanh thành cột để silicagel được nén chặt, phân bố đều, bằng mặt, thoát hết bọt khí. Rửa thành cột bằng dung môi sắc ký, mở van cột để silicagel lắng nhanh hơn. Chiều dài cột silicagel là 30 cm. 20
  28. + Khoá van cột, đảm bảo cột ở vị trí thẳng đứng, dùng quả bóp cao su gõ nhẹ, đều, đối xứng xung quanh thân cột tới khi không còn bọt khí trong cột, để cột ổn định trong 10 phút. Chú ý dung môi luôn phải cách bề mặt silicagel ít nhất khoảng 5 cm, không để dung môi bay hơi quá nhiều. Tiến hành sắc ký: + Mở van cột cho dung môi sắc ký chảy đến sát bề mặt silicagel, khóa van cột. + 18 g cắn n-hexan (H) được phân lập trên cột sắc ký với chất hấp phụ silicagel pha thường, sử dụng hệ dung môi rửa giải n−hexan : dichloromethan (14:1; v/v). Điều chỉnh tốc độ rửa giải 1 mL/phút. + Hứng dịch rửa giải vào các ống và kiểm tra bằng TLC, gộp các ống có sự tương đồng: Gộp các ống 2−16 thu được phân đoạn H1 (8 g), gộp các ống 17−20 thu được phân đoạn H2 (5 g), gộp các ống 21−22 thu được phân đoạn H3 (4 g). 3.1.2.2. Phân lập giai đoạn 2 Áp dụng phương pháp sắc ký cột hấp phụ với chất nhồi cột là silicagel pha thường cỡ hạt 70−230 và 230−400 mesh (Merck). Tiến hành chuẩn bị cột và chất nhồi cột tương tự giai đoạn 1 với cột sắc ký đường kính 3 cm. Tiến hành sắc ký cột cắn phân đoạn H1 với chất hấp phụ silicagel, hệ dung môi rửa giải n−hexan : dichloromethan (10:1; v/v), hứng dịch rửa giải vào các ống và kiểm tra bằng TLC, gộp các ống có cùng thành phần và bốc hơi dung môi thu được 4 phân đoạn nhỏ gồm H1.1, H1.2, H1.3, H1.4. Phân đoạn H1.3 (1,9 g) được tiếp tục phân tách trên cột sắc ký silicagel, rửa giải bằng hệ dung môi chloroform : methanol (5:1; v/v) thu được hợp chất ký hiệu là S3 (56 mg). Phân đoạn H1.4 (1,8 g) được tiếp tục phân tách trên cột sắc ký silicagel, rửa giải bằng hệ dung môi n−hexan : chloroform (3:1; v/v) thu được hợp chất ký hiệu là S4 (41 mg). 21
  29. Tiến hành sắc ký cột cắn phân đoạn H2 với chất hấp phụ silicagel, hệ dung môi rửa giải n−hexan : ethyl acetat (10:1, 5:1; v/v), hứng dịch rửa giải vào các ống và kiểm tra bằng TLC, gộp các ống có cùng thành phần và bốc hơi dung môi thu được 2 phân đoạn nhỏ gồm H2.1, H2.2. Phân đoạn H2.1 (1,8 g) được tiếp tục phân tách trên cột sắc ký silicagel, rửa giải bằng hệ dung môi n−hexan : dichloromethan (4:1; v/v) thu được hợp chất ký hiệu là S5 (29 mg). 3.1.3. Kết quả xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được + Hợp chất S3: Hexadecanoic acid (axit palmitic) Tinh thể màu trắng đến vàng, t°nc = 43–44°C. + − Phổ ESI−MS: m/z 257,0 [M+H] , m/z 255,0 [M−H] . CTPT: C16H32O2 (M=256). (Phụ lục 2) Bảng 3.1. Dữ liệu phổ DEPT, 13C−NMR và 1H−NMR của hợp chất S3 và hợp chất tham khảo [28] Hợp chất S3 Hợp chất tham khảo [28] ac ac δH ppm δH ppm Vị trí ab ab DEPT C ppm C ppm C (Mult; J=Hz) (Mult; J=Hz) 1 C 179,7 − 180,64 − 2 CH2 34,0 2,34 (t; 7,0) 34,3 2,33 (t; 7,35) 3 CH2 24,7 1,63 (m; 7,5) 24,85 1,62 (m; 7,35) 4 CH2 29,1−29,7 1,26 (m) 29,25−29,89 1,24−1,28 (m) 5 CH2 29,1−29,7 1,26 (m) 29,25−29,89 1,24−1,28 (m) 6 CH2 29,1−29,7 1,26 (m) 29,25−29,89 1,24−1,28 (m) 7 CH2 29,1−29,7 1,26 (m) 29,25−29,89 1,24−1,28 (m) 8 CH2 29,1−29,7 1,26 (m) 29,25−29,89 1,24−1,28 (m) 9 CH2 29,1−29,7 1,26 (m) 29,25−29,89 1,24−1,28 (m) 22
  30. 10 CH2 29,1−29,7 1,26 (m) 29,25−29,89 1,24−1,28 (m) 11 CH2 29,1−29,7 1,26 (m) 29,25−29,89 1,24−1,28 (m) 12 CH2 29,1−29,7 1,26 (m) 29,25−29,89 1,24−1,28 (m) 13 CH2 29,1-29,7 1,26 (m) 29,25−29,89 1,24−1,28 (m) 14 CH2 31,9 1,26 (m) 32,12 1,28−1,29 (m) 15 CH2 22,7 1,26 (m) 22,88 1,31−1,33 (m) 16 CH3 14,1 0,88 (t; 7,0) 14,31 0,87 (t; 6,7) OH − − − 3,75 (s) a. Đo trong CDCl3; b. Đo ở 125 MHz; c. Đo ở 500 MHz Dữ liệu phổ ESI−MS hợp chất S3 cho thấy pic ion phân tử ở m/z 257,0 [M+H]+, m/z 255,0 [M−H]− tương ứng với khối lượng phân tử M = 256. Dữ liệu phổ 13C−NMR và DEPT cho thấy hợp chất S3 có 16 carbon, bao gồm các tín hiệu sau: Tín hiệu δC 179,7 (C-1) với dịch chuyển hoá học xa nhất thể hiện carbon ở nhóm carboxyl; tín hiệu δC 34,0 (C-2) và 31,9 (C-14); có 5 carbon ở vị trí đối xứng là C-7, C-8, C-9, C-10, và C-11 tạo ra cùng một tín hiệu với cường độ cao δC 29,7; có nhiều tín hiệu xuất hiện rất gần nhau: δC 29,4 (C-4), 29,6 (C-5), 29,4 (C-13), 29,3 (C-6), 29,1 (C-12); tín hiệu δC 24,7 (C-3), 22,7 (C-15) và 14,1 (C-16). Dữ liệu phổ 1H−NMR cho thấy hợp chất S3 có 32 hydro, bao gồm các tín hiệu sau: δH 2,34 (2H, t, Ј=7,0, H-2); tín hiệu δH 1,63 (2H, m, J=7,5, H-3); tín hiệu δH 1,26 (24H, m) thể hiện 24 hydro là H-4, H-5, H-6, H-7, H-8, H-9, H-10, H-11, H-12, H-13, H-14 và H-15; tín hiệu δH 0,88 (3H, t, J=7,0, H-16). So sánh dữ liệu phổ trên với dữ liệu tham khảo [28], kết luận hợp chất S3 là hexadecanoic acid (axit palmitic). 23
  31. Hình 3.2. Cấu trúc hợp chất S3 + Hợp chất S4: (9Z,12Z)-octadeca-9,12-dienoic acid (axit linoleic) Chất lỏng, sánh, không màu. + Phổ ESI−MS: m/z 281,0 [M+H] . CTPT: C18H32O2 (M=280). (Phụ lục 3) Bảng 3.2. Dữ liệu phổ DEPT, 13C−NMR và 1H−NMR của hợp chất S4 và hợp chất tham khảo [16] Hợp chất S4 Hợp chất tham khảo [16] ac ac δH ppm δH ppm Vị trí ab ab DEPT C ppm C ppm C (Mult; J=Hz) (Mult; J=Hz) 1 C 179,6 − 180,09 − 2 CH2 34,0 2,34 (t) 34,06 2,34 (t; 7,5) 3 CH2 24,7 1,63 (m) 24,69 1,63 (m) 4 CH2 29,1 1,27−1,37 (m) 29,07 1,26−1,34 (m) 5 CH2 29,0 1,27−1,37 (m) 29,14 1,26−1,34 (m) 6 CH2 29,0 1,27−1,37 (m) 29,35 1,26−1,34 (m) 7 CH2 29,6 1,27−1,37 (m) 29,69 1,26−1,34 (m) 8 CH2 27,2 2,05 (m) 27,18 2,04 (m) 9 CH 130,0 5,31−5,40 (m) 130,02 5,32−5,39 (m) 10 CH 128,1 5,31−5,40 (m) 128,08 5,32−5,39 (m) 24
  32. 11 CH2 25,6 2,77 (t) 25,63 2,77 (t; 7,0) 12 CH 127,9 5,31−5,40 (m) 127,91 5,32−5,39 (m) 13 CH 130,2 5,31−5,40 (m) 130,21 5,32−5,39 (m) 14 CH2 27,2 2,05 (m) 27,21 2,04 (m) 15 CH2 29,3 1,27−1,37 (m) 29,24 1,26−1,34 (m) 16 CH2 31,6 1,27−1,37 (m) 31,92 1,26−1,34 (m) 17 CH2 22,6 1,27−1,37 (m) 22,68 1,26−1,34 (m) 18 CH3 14,0 0,89 (t) 14,09 0,88 (t; 7,0) a. Đo trong CDCl3; b. Đo ở 125 MHz; c. Đo ở 500 MHz Dữ liệu phổ ESI−MS hợp chất S4 cho thấy pic ion phân tử ở m/z 281,0 [M+H]+ tương ứng với khối lượng phân tử M = 280. Hợp chất S4 được dự đoán là một axit béo không bão hoà mạch thẳng. Dữ liệu phổ 13C–NMR và DEPT cho thấy hợp chất S4 có 18 carbon, bao gồm các tín hiệu sau: nhóm carboxyl tín hiệu C 179,6 (C-1); 4 methin olefinic carbon tín hiệu C 130,0 (C-9), 128,1 (C-10), 127,9 (C-12), 130,2 (C-13); 1 nhóm methyl C 14,0 (C- 1 18); các tín hiệu C 22,6−34,0 là các nhóm methylen. Dữ liệu phổ H–NMR cho thấy hợp chất S4 có 32 hydro, bao gồm các tín hiệu sau: 4 olefinic proton tín hiệu δH 5,31−5,40 (4H, m, H-9, H-10, H-12, H-13); 2 proton gắn với bis−allylic carbon tín hiệu δH 2,77 (2H, t, J=7,0, H-11); 2 proton trong nhóm methylen ở vị trí α của nhóm carboxyl tín hiệu δH 2,34 (2H, t, H-2); 4 proton gắn với allylic carbon tín hiệu δH 2,05 (4H, m, H-8, H-14); nhóm methyl tận cùng tín hiệu δH 0,89 (3H, t, H-18). Các hằng số ghép thấp thể hiện cấu hình Z của 2 liên kết đôi. So sánh dữ liệu phổ trên với dữ liệu tham khảo [16], kết luận hợp chất S4 là (9Z,12Z)-octadeca-9,12-dienoic acid (axit linoleic). 25
  33. Hình 3.3. Cấu trúc hợp chất S4 + Hợp chất S5: (Z)-octadec-9-enoic acid (axit oleic) Chất lỏng, sánh, không màu. + – Phổ ESI−MS: m/z 283,0 [M+H] , m/z 281,0 [M–H] . CTPT: C18H34O2 (M=282). (Phụ lục 4) Bảng 3.3. Dữ liệu phổ DEPT, 13C−NMR và 1H−NMR của hợp chất S5 và hợp chất tham khảo [8] Hợp chất S5 Hợp chất tham khảo [8] ac ac δH ppm δH ppm Vị trí ab ab DEPT C ppm C ppm C (Mult; J=Hz) (Mult; J=Hz) 1 C 180,3 − 179,7 − 2 CH2 34,1 2,34 (t) 34,0 2,35 (t; 7,5) 3 CH2 29,6 1,26−1,37 (m) 29,8 1,63 (m) 4 CH2 29,3 1,26−1,37 (m) 29,5 1,2−1,4 5 CH2 29,2 1,26−1,37 (m) 29,3 1,2−1,4 6 CH2 29,1 1,26−1,37 (m) 29,14 1,2−1,4 7 CH2 29,0 1,26−1,37 (m) 29,06 1,2−1,4 8 CH2 31,9 2,04 (m) 31,9 2,01 (m) 26
  34. 9 CH 130,0 5,34 (m) 130,0 5,34 (m) 10 CH 129,7 5,34 (m) 129,7 5,34 (m) 11 CH2 28,8 2,04 (m) − 2,01 (m) 12 CH2 29,4 1,26−1,37 (m) 29,7 1,2−1,4 13 CH2 29,0 1,26−1,37 (m) 29,03 1,2−1,4 14 CH2 27,2 1,26−1,37 (m) 27,2 1,2−1,4 15 CH2 27,1 1,26−1,37 (m) 27,1 1,2−1,4 16 CH2 24,7 1,26−1,37 (m) 24,7 1,2−1,4 17 CH2 22,7 1,26−1,37 (m) 22,7 1,2−1,4 18 CH3 14,1 0,89 (t; 7,0) 14,1 0,88 (t; 7,0) a. Đo trong CDCl3; b. Đo ở 125 MHz; c. Đo ở 500 MHz Dữ liệu phổ ESI−MS hợp chất S5 cho thấy pic ion phân tử ở m/z 283,0 [M+H]+, m/z 281,0 [M–H]– tương ứng với khối lượng phân tử M = 282. Dữ liệu phổ 13C–NMR và DEPT cho thấy hợp chất S5 có 18 carbon, bao gồm các tín hiệu sau: 2 tín hiệu C 130,0 (C-9) và 129,7 (C-10) của carbon chưa bão hoà; tín hiệu C 180,3 (C-1) của nhóm carboxyl; 1 tín hiệu C 14,1 (C-18) của methyl carbon; các tín hiệu còn lại C 22,7 (C-17), 24,7 (C-16), 27,1 (C-15), 27,2 (C-14), 28,8 (C-11), 29,0 (C-7), 29,0 (C-13), 29,1 (C-6), 29,2 (C-5), 29,3 (C-4), 29,4 (C-12), 29,6 (C-3), 31,9 (C-8) và 34,1 (C-2) là các methylen carbon. Dữ liệu phổ 1H–NMR cho thấy hợp chất S5 có 34 hydro, bao gồm các tín hiệu sau: tín hiệu δH 0,89 (3H, t, J=7,0, H-18) thể hiện nhóm methyl tận cùng; dải tín hiệu δH 1,26−1,37 (22H, m) là các methylen proton; tín hiệu δH 2,04 (4H, m, H-8, H-11) là các nhóm methylen vị trí α của nhóm C=C; δH 2,34 (2H, t, H-2) là nhóm methylen vị trí α của nhóm carboxyl; tín hiệu δH 5,34 (2H, m, H-9, H-10) là các proton chưa bão hoà. So sánh dữ liệu phổ trên với dữ liệu tham khảo [8], kết luận hợp chất S5 là (Z)-octadec-9-enoic acid (axit oleic). 27
  35. Hình 3.4. Cấu trúc hợp chất S5 3.2. Bàn luận Kết quả của đề tài: Đã phân lập được 3 axit béo từ phân đoạn n−hexan của cây S. nobilis là axit palmitic (hexadecanoic acid), axit linoleic ((9Z,12Z)- octadeca-9,12-dienoic acid) và axit oleic ((Z)-octadec-9-enoic acid) bằng phương pháp ngâm chiết với dung môi EtOH sau đó tách phân đoạn bằng n−hexan, xác định cấu trúc hợp chất bằng kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, phổ khối và cộng hưởng từ hạt nhân, so sánh với dữ liệu đã được công bố của các chất. Thành phần chính trong dầu chiết từ lá cây và hạt của rất nhiều loài là các axit béo bão hoà (chủ yếu là axit palmitic, có trong hạt ca cao, đậu nành, hướng dương ) và axit béo không bão hoà (chủ yếu là C16 và C18, bao gồm axit linoleic, có trong hạt đậu nành và ngô, và axit oleic, có trong hạt hồ đào, cải, vừng ) [29]. Thành phần axit béo trong hạt thường khác nhau giữa các loài, nhưng trong lá thường là không đổi [31]. Các axit béo có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật (rất nhiều loài vi tảo, vi khuẩn, nấm, đơn bào, virus), đã được nghiên cứu và báo cáo qua nhiều thập kỉ [10, 11, 18, 27, 30, 32, 34, 38, 43, 47], ngoài ra chúng còn là nguyên liệu chính trong phụ gia bảo quản thực phẩm [20]. Các axit béo và monoglycerid của chúng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn trực tiếp và gián tiếp theo nhiều cách khác nhau [33]. Tính chất này có liên quan tới cấu trúc hoá học (bảng 3.4). Tổng quát: axit bão hoà mạch ngắn và axit không bão hoà mạch dài kháng khuẩn tốt hơn; với axit không bão hoà, cấu hình cis- hiệu quả hơn cấu hình trans- và vị trí liên kết đôi (ở axit mạch dài) có vai trò quan trọng lên tác dụng; chỉ có các vi khuẩn Gram (+) và một vài vi khuẩn Gram (−) nhạy cảm với axit béo. [35] 28
  36. Bảng 3.4. Liên quan cấu trúc axit béo với tác dụng kháng khuẩn [35] Cấu trúc axit béo Độc tính trên vi khuẩn Nồng độ cao trên vi khuẩn Gram (−), phụ Chuỗi ngắn ( 2 >2 >2 Axit oleic (C18:1) 0,020 0,4 0,1 Axit linoleic (C18:2) 0,035 0,2 0,05 *Axit palmitic không có tác dụng dù ở nồng độ >2 mM [32] Bảng 3.6. Nồng độ ức chế tối thiểu của axit béo (đơn vị: mM)* [30] Vi sinh vật Axit palmitic Axit oleic Axit linoleic Streptococcus nhóm A 3,9 1,77 0,089 Streptococcus nhóm D NI NI NI Streptococcus 3,9 NI 0,089 beta−hemolytic non−A Streptococcus 0,48 NI 0,044 pneumoniae Staphylococcus aureus NI NI NI 29
  37. Staphylococcus 3,9 NI NI epidermidis Candida NI NI 0,455 Corynebacterium 1,9 NI 0,044 Micrococcus 1,9 NI 0,089 Nocardia asteroides NI NI 0,089 *NI = không ức chế ở nồng độ thử nghiệm (1,0 mg/mL hoặc 3,0−6,0 mM). Với axit không bão hoà, chỉ cấu hình cis- có tác dụng. [30] Vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Nghiên cứu của Bo K.Y. và cộng sự năm 2018 đã tổng hợp được: axit lauric diệt H. pylori ở nồng độ 1 mM [15], monoglycerid chuỗi 10−14 carbon của axit lauric (GML) diệt H. pylori ở nồng độ 0,5 mM [18], ít hình thành đề kháng; các axit béo bão hoà và monoglycerid chuỗi 10−14 carbon của chúng và các axit béo đa không bão hoà (như axit linolenic) cũng có hiệu quả diệt H. pylori [33]. + Axit palmitic (hexadecanoic acid) Axit palmitic (C16:0) là axit béo bão hoà phổ biến nhất trong cơ thể, chiếm 20−30% tổng axit béo trong màng phospholipid và triacylglycerol mô mỡ. Axit palmitic chiếm lượng lớn trong tổng chất béo một số sản phẩm thiên nhiên: dầu cọ (44%), thịt và sữa (50−60%), bơ ca cao (26%), dầu ô liu (8−20%) và cả sữa mẹ (20−30%). Lượng axit palmitic dung nạp một ngày của người khoảng 20−30 g, nếu có thay đổi thường không ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ trong mô. [17] Axit palmitic đã được chứng minh là có khả năng chống viêm bằng cách ức chế cạnh tranh enzym phospholipase A2 với hằng số ức chế Ki = 1,58 −5 −5 × 10 M, giá trị IC50 = 43,26 × 10 M và năng lượng gắn ΔG = −8,69 kcal/mol trong nghiên cứu của Vasudevan A. và cộng sự năm 2012. Thử nghiệm in silico cho thấy axit palmitic có năng lượng gắn tự do 58,14 kcal/mol, tương đương với các chất ức chế khác. [9] 30
  38. Nghiên cứu của Chifu B.H. và cộng sự năm 2011 cho thấy một số vi khuẩn Gram (−) bị tiêu diệt hiệu quả bởi axit palmitic (bảng 3.7) và các axit béo khác. Tuy tác dụng kìm khuẩn/diệt khuẩn của các axit béo có thể được tăng cường bởi ethanol, vốn không thể bị loại bỏ hoàn toàn trong nghiên cứu, nhưng điều đó không làm giảm tầm quan trọng của tác dụng của các axit béo. [13] Bảng 3.7. Tỷ lệ ức chế (%) của axit palmitic so với đối chứng âm [13] Aggrega- Fusobac- tibacter Porphyr- Streptoc- Streptoc- Candida terium actinomy- omonas occus occus albicans nucleatu- cetemco- gingivalis mutans gordonii m mitans Gram (−) (−) (−) (+) (+) Tỷ lệ 10 42 92 70 84 100 ức chế* *Dựa trên tỷ lệ CFU 24 giờ giữa 3 đĩa có 25 μg/mL axit palmitic so với đối chứng âm [13] Nghiên cứu của Eva J. và cộng sự năm 2013 cho thấy axit palmitic có tác dụng trên Escherichia coli: kìm khuẩn ở nồng độ 10−20 ppm, diệt khuẩn ở nồng độ 30 ppm (bảng 3.8) [28]. Bảng 3.8. Đường kính vùng ức chế (mm) vi khuẩn E. coli của các chất [28] Chất sử dụng Vùng ức chế sau 24 giờ Vùng ức chế sau 48 giờ Axit palmitic 10 ppm 18,00 14,50 Axit palmitic 20 ppm 19,00 17,00 Axit palmitic 30 ppm 13,00 16,50 Đối chứng âm (DMSO) 0,00 0,00 Đối chứng dương 15,00 14,00 (chloramphenicol) 31
  39. + Axit linoleic ((9Z,12Z)-octadeca-9,12-dienoic acid) và axit oleic ((Z)- octadec-9-enoic acid) Axit linoleic (C18:2, n−6) là axit béo đa không bão hoà phổ biến nhất trong cơ thể sinh vật, được sử dụng để sinh tổng hợp prostaglandin, màng tế bào và axit arachidonic. [41] Hỗn hợp đồng phân của C18:2 có rất nhiều lợi ích với sức khoẻ: chống ung thư, chống tiểu đường, chống viêm, chống béo phì và chống xơ vữa động mạch, tất cả đều đã được chứng minh trên thực nghiệm in vitro và in vivo. Tuy nhiên, tác dụng của các đồng phân khác nhau có thể khác nhau, một số còn có hại với sức khoẻ trong một số điều kiện nhất định. [51] Axit oleic (C18:1) là axit béo đơn không bão hoà, thường thấy trong dầu ô liu, quan trọng với dinh dưỡng cho người, giúp giảm nồng độ LDL−cholesterol, cholesterol toàn phần và chỉ số đường huyết. [19] Axit oleic là thành phần chính trong chế độ ăn Địa Trung Hải, có các đặc tính có lợi trong điều hoà miễn dịch, điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn như: bệnh tim mạch, bệnh tự miễn, rối loạn chuyển hoá, tổn thương da và ung thư, ngoài ra còn có vai trò đáng kể trong hấp thu thuốc (một số NSAID). [42] Nghiên cứu của Dilika F. và cộng sự năm 2000 cho thấy axit linoleic và axit oleic từ dịch chiết cây Helichrysum pedunculatum ức chế sinh trưởng một số vi khuẩn Gram (+), tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ khi dùng phối hợp cả 2 axit, nhưng không có tác dụng trên vi khuẩn Gram (−) trong nghiên cứu (bảng 3.9). [26] Như đã trình bày trong bảng 3.5, kết quả nghiên cứu của Chang J.Z. và cộng sự năm 2005 cho thấy axit linoleic và axit oleic ức chế enoyl−acyl carrier protein reductase (FabI), là yếu tố giới hạn tốc độ tổng hợp và kéo dài chuỗi axit béo ở vi khuẩn. Về cơ chế, axit linoleic ức chế bằng cách gắn vào cả enzym tự do (ngăn cản gắn cofactor nucleotid) và cả phức hợp FabI−NADPH (ngăn cản gắn cơ chất). [32] 32
  40. Bảng 3.9. Nồng độ ức chế tối thiểu của axit béo (đơn vị: mg/mL)* [26] Axit Axit Axit linoleic Vi khuẩn Gram linoleic oleic + axit oleic Bacillus cereus (+) 0,01 NA Bacillus pumilus (+) 1,0 NA Bacillus subtilis (+) 0,01 1,0 Micrococcus kristinae (+) 1,0 1,0 0,05 mỗi axit Staphylococcus aureus (+) 1,0 1,0 0,05 mỗi axit Enterobacter cloacae; Escherichia coli; Klebsiella pneumoniae; Pseudomonas (−) NA NA aeruginosa; Serratia marcescens *NA = không có tác dụng Các axit béo chiết xuất từ thiên nhiên, cụ thể là axit palmitic, axit linoleic và axit oleic có rất nhiều tiềm năng trở thành chất ức chế vi sinh vật, ứng dụng trong điều trị các bệnh liên quan cho người và động vật. Với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H. pylori trong viêm loét dạ dày tá tràng được lưu truyền trong dân gian của loài Sanchezia nobilis, trên thế giới và cả ở Việt Nam hiện chưa có tài liệu nào chứng minh tác dụng này, nhưng không phủ nhận khả năng điều trị đó của cây. Đề tài nghiên cứu đã phân lập được 3 hợp chất trên từ lá cây S. nobilis tại Nam Định. Nghiên cứu này cùng với kết quả những đề tài nghiên cứu trước đây về thành phần hoá học của lá cây S. nobilis cho thấy đây là nguồn dược liệu rất hữu ích, cần được nghiên cứu, khai thác thêm thông tin và chứng minh tác dụng từ những bài thuốc trong dân gian. 33
  41. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, đề tài đã thu được một số kết quả: + Chiết xuất và phân lập: Sử dụng phương pháp ngâm chiết với dung môi EtOH 70% để chiết xuất và phương pháp sắc ký cột để phân lập, đã phân lập được 3 hợp chất từ phân đoạn n−hexan của lá cây Sanchezia noblis thu hái tại tỉnh Nam Định. + Xác định cấu trúc hợp chất: Sử dụng kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, phổ khối, phổ cộng hưởng từ hạt nhân, so sánh với dữ liệu đã công bố của các hợp chất liên quan, 3 hợp chất đã được xác định là: axit palmitic (S3), axit linoleic (S4), axit oleic (S5). Kiến nghị: + Tiếp tục nghiên cứu, chiết xuất và phân lập thêm các hợp chất từ phân đoạn n−hexan của lá cây S. nobilis. + Thử nghiệm chiết xuất từ các bộ phận khác của cây S. nobilis (hoa, thân, rễ ) và các phân đoạn khác (ethyl acetat, nước ) để tìm kiếm thêm các thành phần mới hoặc có hoạt tính. + Dựa trên kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học, cần đánh giá các tác dụng chống viêm, chống loét dạ dày và các tác dụng sinh học khác, bao gồm tác dụng ức chế vi khuẩn H. pylori trong dân gian của cây S. nobilis. 34
  42. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 3, Nhà xuất bản Trẻ, tr. 272-273. 2. Phạm Hằng (2019), "Lá Khôi đốm chữa viêm dạ dày", Khoa học & Đời sống. 3. Nguyễn Thị Hiền (2019), Nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn dịch chiết nước của lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f), Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Phạm Hoàng Hộ (2003), "Sanchezia speciosa. Sàng-xê", Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, tr. 39. 5. Bùi Thị Xuân, Vũ Đức Lợi, Phạm Thị Hà, và cộng sự (2019), "Một số hợp chất phân lập từ phân đoạn n-hexan của lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.)", VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, 35(1), tr. 61-66. 6. Bùi Thị Xuân, Vũ Đức Lợi, Vũ Thị Mây, và cộng sự (2018), "Một số hợp chất phân lập từ lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.)", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, 34(1), tr. 42-47. 7. Bùi Thị Xuân, Vũ Đức Lợi, Trần Minh Ngọc, và cộng sự (2018), "Nghiên cứu tác dụng giảm đau của phân đoạn dịch chiết từ lá cây Khôi Đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.)", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, 34(2), tr. 26-30. Tài liệu tiếng Anh 8. Masayuki A., Yoshihiko I., Asahi S., et al. (2009), "Isolation and Pharmacological Characterization of Fatty Acids from Saw Palmetto Extract", Analytical Sciences, 25(4), pp. 553-557. 9. Vasudevan A., Kalarickal V.D., Pradeep K.M., et al. (2012), "Anti- Inflammatory Property of n-Hexadecanoic Acid: Structural Evidence and Kinetic Assessment", Chemical Biology & Drug Design, 80(3), pp. 434-439.
  43. 10. Debois A.P. (2012), "Potential applications of antimicrobial fatty acids in medicine, agriculture and other industries", Recent Patents on Anti-Infective Drug Discovery, 7(2), pp. 111-122. 11. Desbois A.P. and Smith V.J. (2010), "Antibacterial free fatty acids: Activities, mechanisms of action and biotechnological potential", Applied Microbiology and Biotechnology, 85(6), pp. 1629-1642. 12. United States Department of Agriculture (2020), Sanchezia Ruiz & Pav - sanchezia, USDA.gov (US). 13. Chifu B.H., Yelena A., Taylor M.M., et al. (2011), "Short- and medium- chain fatty acids exhibit antimicrobial activity for oral microorganisms", Archives of Oral Biology, 56(7), pp. 650-654. 14. Tung B.T., Loi V.D., Hai N.T., et al. (2016), "In vitro antioxidant and anti- inflammatory activities of isolated compounds of ethanol extract from Sanchezia speciosa Leonard’s leaves", Journal of Basic and Clinical Physiology and Pharmacology, 28(1), pp. 1-6. 15. Petschow B.W., Batema R.P. and Ford L.L. (1996), "Susceptibility of Helicobacter pylori to bactericidal properties of medium-chain monoglycerides and free fatty acids", Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 40(2), pp. 302-306. 16. N.C. Bao and P.V. Ty (2017), "Long-chain compounds isolated from Lac Tien (Passiflora foetida L.)", Hue University Journal of Science: Natural Science, 126(1C), pp. 101-106. 17. Gianfranca C., Elisabetta M., Sabastiano B., et al. (2017), "Palmitic Acid: Physiological Role, Metabolism and Nutritional Implications", Frontiers in Physiology, 8(902). 18. Sun C.Q., O'Connor C.J. and Roberton A.M. (2003), "Antibacterial actions of fatty acids and monoglycerides against Helicobacter pylori", FEMS Immunology and Medical Microbiology, 36(1-2), pp. 9-17. 19. Jorge D., Juan C.S.H. and Marta L. (2017), "Vermicomposting of Winemaking By-Products", trong M.G., chủ biên, Handbook of Grape Processing By-Products, Academic Press, pp. 55-78. 20. Freese E., Shew C.W. and Galliers E. (1973), "Function of lipophilic acids as antimicrobial food additives", Nature, 241(5388), pp. 321-325.
  44. 21. Tripp E.A. and Koenemann D.M. (2015), Sanchezia Ruiz & Pav., Nomenclatural synopsis of Sanchezia (Acanthaceae), fifty years since last treated, Plants of the World Online, KewScience (UK). 22. Ahmed E.A.E., Khaled M.M., Enaam Y.B., et al. (2006), "Macro-and micromorphology of Sanchezia nobilis Hook. cultivated in Egypt: Leaf, stem and flower", Bulletin of Pharmaceutical Sciences (Assiut University), 29(2), pp. 300-327. 23. Ahmed E.A.E., Khaled M.M., Enaam Y.B., et al. (2013), "Matsutake alcohol glycosides from Sanchezia nobilis", Chemistry of Natural Compounds, 48(6), pp. 930-933. 24. Ahmed E.A.E., Khaled M.M., Enaam Y.B., et al. (2014), "Cinnamyl alcohol, benzyl alcohol, and flavonoid glycosides from Sanchezia nobilis", Chemistry of Natural Compounds, 50(5), pp. 823-826. 25. Leonard E.C. (1926), "Notes on the Genus Sanchezia", Journal of the Washington Academy of Sciences, 16(18), pp. 484-492. 26. Dilika F., Bremner P.D. and Meyer J.J.M. (2000), "Antibacterial activity of linoleic and oleic acids isolated from Helichrysum pedunculatum: a plant used during circumcision rites", Fitoterpia, 71(4), pp. 450-452. 27. Thomar H., Issacs C.E., Brown H.R., et al. (1987), "Inactivation of enveloped viruses and killing of cells by fatty acids and monoglycerides", Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 31(1), pp. 27-31. 28. Eva J., Elly I., Hanapi U., et al. (2013), "Effectiveness Of Extracted Antibacterial Compound From Hydroid Aglaophenia Cupressina Lamoureoux Against Bacterial Cell Of Escherichia Coli", International Journal of Scientific & Technology Research, 2(2), pp. 138-143. 29. Harborne J.B. and Baxter H. (1993), Phytochemical Dictionary: A Handbook of Bioactive Compounds from Plants, Taylor and Francis Ltd, London, pp. 34-38. 30. Jon J.K., Dennis M.S., Anthony J.C., et al. (1972), "Fatty acids and derivatives as antimicrobial agents", Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 2, pp. 23-28. 31. Harwood J.L. (1980), "Plant acyl lipids: structure, distribution and analysis", The Biochemistry of Plants, Academic Press Inc., New York, pp. 24-30.
  45. 32. Chang J.Z., Jung S.Y., Tae G.L., et al. (2005), "Fatty acid synthesis is a target for antibacterial activity of unsaturated fatty acids", FEBS Letters, 579(23), pp. 5157-5162. 33. Bo K.Y., Joshua A.J., Elba R.V.G., et al. (2018), "Antibacterial Free Fatty Acids and Monoglycerides: Biological Activities, Experimental Testing, and Therapeutic Applications", International Journal of Molecular Sciences, 19(4), pp. 1114. 34. Rohrer L., Winterhalter K., Eckert J., et al. (1986), "Killing of Giardia lamblia by human milk is mediated by unsaturated fatty acids", Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 30(2), pp. 254-257. 35. McGaw L.J., Jäger A.K. and van Staden J. (2002), "Antibacterial effects of fatty acids and related compounds from plants", South African Journal of Botany, 68(4), pp. 417-423. 36. Encyclopedia of Life (2020), Sanchezia oblonga Ruiz & Pav., National Museum of Natural History, Smithsonian (US). 37. The Plant List (2020), Sanchezia, The Plant List 2013, KewScience (UK) and Missouri Botanical Garden (US) and The New York Botanical Garden (US). 38. Farrington M., Brenwald N., Haines D., et al. (1992), "Resistance to desiccation and skin fatty acids in outbreak strains of methicillin-resistant Staphylococcus aureus", Journal of Medical Microbiology, 36(1), pp. 56-60. 39. Mohammadjavad P., Yi L.W., Bushra A.M., et al. (2013), "In vitro anti- oxidant and anti-cancer activity of methanolic extract from Sanchezia speciosa leaves", Pakistan Journal of Biological Sciences, 16(20), pp. 1212- 1215. 40. ITIS Report (2020), Sanchezia oblonga Ruiz & Pav., The White House Subcommittee on Biodiversity and Ecosystem Dynamics (US). 41. Mototada S., Yasukazy Y. and Etsuo N. (2014), "Unregulated Lipid Peroxidation in Neurological Dysfunction", in R.W. and D.M., editors, Omega-3 Fatty Acids in Brain and Neurological Health, Academic Press, pp. 31-55.
  46. 42. Helioswliton S.C., Patrícia R.d.S., Bethânea C.P., et al. (2013), "An Overview of the Modulatory Effects of Oleic Acid in Health and Disease", Mini-Reviews in Medicinal Chemistry, 13(2), pp. 201-210. 43. Hazell S.L. and Graham D.Y. (1990), "Unsaturated fatty acids and viability of Helicobacter (Campylobacter) pylori", Journal of Clinical Microbiology, 28(5), pp. 1060-1061. 44. Abu S.R., Shumaia P., Abdul K., et al. (2015), "Preliminary phytochemical screening and cytotoxic potentials from leaves of Sanchezia speciosa Hook. f", International Journal of Advances in Scientific Research 1(3), pp. 145- 150. 45. Tropicos (2020), Sanchezia nobilis Hook., Missouri Botanical Garden (US). 46. Godofredo U.S.J. (2015), Sanchezia, StuartXchange (PH). 47. Seidel V. and Taylor P.W. (2004), "In vitro activity of extracts and constituents of Pelagonium against rapidly growing mycobacteria", International Journal of Antimicrobial Agents, 23(6), pp. 613-619. 48. Loi V.D., Tung B.T., Ha V.H., et al. (2016), "Phytochemical and anti- inflammatory effect from the leaf of Sanchezia speciosa Leonard growing in Vietnam", Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, 8(7), pp. 309-315. 49. Loi V.D., Xuan B.T. and Ngoc T.M. (2019), "Chemical constituents and antacid activity of aquaeous extract of the leaves of Sanchezia nobilis Hook.f. from Vietnam", Research & Reviews: A Journal of Pharmacognosy, 6(2), pp. 15-22. 50. Loi V.D., Xuan B.T. and Ngoc T.M. (2019), "Chemical constituents and anti-ulcer activity of ethylacetate extract of the leaves of Sanchezia nobilis Hook.f.", Pharmacognosy Journal, 11(6), pp. 1172-1180. 51. Bo Y., Haiqin C., Catherine S., et al. (2015), "Review of the roles of conjugated linoleic acid in health and disease", Journal of Functional Foods, 15, pp. 314-325. Tài liệu trang web
  47. 52. Huyền Linh (2019), Cây xăng sê chữa đau dạ dày – Bài thuốc hay không nên bỏ qua, Soytebackan (VN), truy cập ngày 9/3/2020, tại trang web 53. Võ Hoàng Yên (2019), Cây xăng sê chữa bệnh dạ dày, lưu ý và bài thuốc chữa bệnh, Từ điển Cây thuốc (VN), truy cập ngày 9/3/2020, tại trang web 54. BotanyVN (2020), Sanchezia nobilis Hook.f, Trung tâm Dữ liệu Thực vật Việt Nam, truy cập ngày 8/6/2020, tại trang web t=species.
  48. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH MẪU PHỤ LỤC 2. PHỔ MS, 1H− VÀ 13C−NMR, DEPT CỦA HỢP CHẤT S3 PHỤ LỤC 3. PHỔ MS, 1H− VÀ 13C−NMR, DEPT CỦA HỢP CHẤT S4 PHỤ LỤC 4. PHỔ MS, 1H− VÀ 13C−NMR, DEPT CỦA HỢP CHẤT S5
  49. Display Report - Selected Window Selected Analysis Analysis Name: S3.d Instrument: LC-MSD-Trap-SL Print Date: 11/7/2019 2:12:30 PM Method: Cot150x3mm.m Operator: 2195410AE0000514 Acq. Date: 11/7/2019 2:10:16 PM Sample Name: S3 Analysis Info: Column Eclipse XDB-C18, 4.6 x150mm MSD Trap Report v 4 (A4-Opt2) Page 1 of 1
  50. Display Report - Selected Window Selected Analysis Analysis Name: S3.d Instrument: LC-MSD-Trap-SL Print Date: 11/7/2019 2:12:12 PM Method: Cot150x3mm.m Operator: 2195410AE0000514 Acq. Date: 11/7/2019 2:10:16 PM Sample Name: S3 Analysis Info: Column Eclipse XDB-C18, 4.6 x150mm MSD Trap Report v 4 (A4-Opt2) Page 1 of 1
  51. S3-CDCl3-1H Current Data Parameters 2.358 2.344 2.328 1.662 1.647 1.632 1.617 1.602 1.257 0.894 0.880 0.866 -0.000 7.258 NAME LOI_S3 EXPNO 10 PROCNO 1 F2 - Acquisition Parameters Date_ 20191105 Time 16.16 INSTRUM spect PROBHD 5 mm PABBO BB/ PULPROG zg30 TD 65536 SOLVENT CDCl3 NS 16 DS 2 SWH 10000.000 Hz FIDRES 0.152588 Hz AQ 3.2767999 sec RG 72.05 DW 50.000 usec DE 6.50 usec TE 304.2 K D1 1.00000000 sec TD0 1 === CHANNEL f1 === SFO1 500.1920889 MHz NUC1 1H P1 10.20 usec PLW1 22.00000000 W F2 - Processing parameters SI 65536 SF 500.1890136 MHz WDW EM SSB 0 LB 0.30 Hz GB 0 PC 1.00 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 ppm 2.07 2.09 3.00 24.84
  52. S3-CDCl3-1H 2.358 2.344 2.328 1.662 1.647 1.632 1.617 1.602 1.257 0.894 0.880 0.866 2.5 2.4 2.3 2.2 2.1 2.0 1.9 1.8 1.7 1.6 1.5 1.4 1.3 1.2 1.1 1.0 0.9 0.8 ppm 2.07 2.09 3.00 24.84
  53. S3-CDCl3-C13CPD Current Data Parameters NAME LOI_S3 77.25 77.00 76.74 34.01 31.92 29.68 29.66 29.65 29.63 29.58 29.42 29.35 29.23 29.06 24.68 22.68 14.08 179.85 EXPNO 2 PROCNO 1 F2 - Acquisition Parameters Date_ 20191106 Time 7.22 INSTRUM spect PROBHD 5 mm PABBO BB/ PULPROG zgpg30 TD 65536 SOLVENT CDCl3 NS 256 DS 4 SWH 31250.000 Hz FIDRES 0.476837 Hz AQ 1.0485760 sec RG 198.57 DW 16.000 usec DE 6.50 usec TE 304.6 K D1 2.00000000 sec D11 0.03000000 sec TD0 1 === CHANNEL f1 === SFO1 125.7864591 MHz NUC1 13C P1 10.00 usec PLW1 88.00000000 W === CHANNEL f2 === SFO2 500.1910008 MHz NUC2 1H CPDPRG[2 waltz16 PCPD2 80.00 usec PLW2 22.00000000 W PLW12 0.35764000 W PLW13 0.17989001 W F2 - Processing parameters SI 32768 SF 125.7726241 MHz WDW EM SSB 0 LB 1.00 Hz GB 0 PC 1.40 220 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 ppm
  54. S3-CDCl3-C13CPD 29.68 29.66 29.65 29.63 29.58 29.42 29.35 29.23 29.06 30.3 30.2 30.1 30.0 29.9 29.8 29.7 29.6 29.5 29.4 29.3 29.2 29.1 29.0 28.9 28.8 28.7 ppm
  55. S3-CDCl3-C13CPD &DEPT DEPT90 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm C13CPD 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm
  56. S3-CDCl3-C13CPD &DEPT DEPT90 33 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 33 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 ppm C13CPD 33 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 ppm
  57. Display Report - Selected Window Selected Analysis Analysis Name: S4.d Instrument: LC-MSD-Trap-SL Print Date: 11/7/2019 2:22:36 PM Method: Cot150x3mm.m Operator: 2195410AE0000514 Acq. Date: 11/7/2019 2:19:48 PM Sample Name: S4 Analysis Info: Column Eclipse XDB-C18, 4.6 x150mm MSD Trap Report v 4 (A4-Opt2) Page 1 of 1
  58. 14 7.262 5.397 5.394 13 5.387 5.384 5.381 5.379 12 5.376 5.373 5.362 11 5.359 5.355 5.350 5.343 10 5.341 5.339 5.336 9 5.334 5.332 5.329 5.326 8 5.322 5.319 5.315 7 2.784 2.783 S4-CDCl3-1H 2.770 2.770 6 2.757 2.358 2.12 2.343 5 2.328 2.069 2.056 2.042 4 2.029 1.647 1.634 3 1.619 0.86 1.370 1.357 2.04 1.351 2.17 2 1.343 2.27 1.336 14.35 1.321 1 1.312 3.00 1.309 1.302 1.297 0 1.281 1.274 0.903 -1 0.897 0.890 0.880 ppm 0.875 -0.000 PC 1.00 PC 0 GB Hz 0.30 LB 0 SSB EM WDW MHz 500.1890115 SF 65536 SI parameters Processing - F2 W 22.00000000 PLW1 usec 10.20 P1 1H NUC1 MHz 500.1920889 SFO1 === f1 CHANNEL === 1 TD0 sec 1.00000000 D1 K 304.2 TE usec 6.50 DE usec 50.000 DW 64.21 RG sec 3.2767999 AQ Hz 0.152588 FIDRES Hz 10000.000 SWH 2 DS 16 NS CDCl3 SOLVENT 65536 TD zg30 PULPROG BB/ PABBO mm 5 PROBHD spect INSTRUM 16.21 Time 20191105 Date_ Parameters Acquisition - F2 1 PROCNO 10 EXPNO LOI_S4 NAME Parameters Data Current
  59. 6.0 5.394 5.387 5.384 5.376 5.373 5.5 5.362 5.359 2.12 5.355 5.350 5.343 5.341 5.0 5.339 5.336 5.334 5.329 5.322 4.5 4.0 S4-CDCl3-1H 3.5 3.0 2.784 2.783 2.770 0.86 2.770 2.757 2.5 2.358 2.343 2.328 2.04 2.069 2.056 2.042 2.0 2.029 2.17 1.647 1.634 1.619 1.370 2.27 1.357 1.5 1.351 1.343 1.336 14.35 1.321 1.312 1.309 1.0 1.302 1.297 3.00 1.281 1.274 0.903 0.897 0.5 0.890 0.880 ppm 0.875
  60. 2.9 2.8 2.784 2.783 0.86 2.770 2.770 2.7 5.376 5.5 2.757 5.373 5.362 2.6 5.4 5.359 5.355 2.12 5.350 5.3 2.5 5.343 5.341 ppm 5.339 2.4 5.336 5.334 2.04 2.358 2.343 2.3 2.328 2.2 S4-CDCl3-1H 2.1 2.069 2.056 2.17 2.0 2.042 2.029 1.9 1.8 1.7 1.647 2.27 1.6 1.634 1.619 1.5 1.370 1.357 1.4 1.351 1.343 1.336 14.35 1.3 1.321 1.312 1.309 1.2 1.302 1.297 1.281 1.274 1.1 1.0 0.903 0.9 0.897 3.00 0.890 0.880 0.8 0.875 ppm
  61. S4-CDCl3-C13CPD Current Data Parameters NAME LOI_S4 130.21 130.01 128.07 127.91 77.25 77.00 76.75 33.97 31.52 29.57 29.33 29.12 29.06 29.02 27.20 27.17 25.63 24.66 22.55 14.03 179.57 EXPNO 2 PROCNO 1 F2 - Acquisition Parameters Date_ 20191106 Time 7.46 INSTRUM spect PROBHD 5 mm PABBO BB/ PULPROG zgpg30 TD 65536 SOLVENT CDCl3 NS 256 DS 4 SWH 31250.000 Hz FIDRES 0.476837 Hz AQ 1.0485760 sec RG 198.57 DW 16.000 usec DE 6.50 usec TE 304.4 K D1 2.00000000 sec D11 0.03000000 sec TD0 1 === CHANNEL f1 === SFO1 125.7864591 MHz NUC1 13C P1 10.00 usec PLW1 88.00000000 W === CHANNEL f2 === SFO2 500.1910008 MHz NUC2 1H CPDPRG[2 waltz16 PCPD2 80.00 usec PLW2 22.00000000 W PLW12 0.35764000 W PLW13 0.17989001 W F2 - Processing parameters SI 32768 SF 125.7726241 MHz WDW EM SSB 0 LB 1.00 Hz GB 0 PC 1.40 220 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 ppm
  62. S4-CDCl3-C13CPD 27.20 27.17 25.63 24.66 22.55 14.03 130.21 130.01 128.07 127.91 77.25 77.00 76.75 33.97 31.52 29.57 29.33 29.12 29.06 29.02 179.57 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm
  63. S4-CDCl3-C13CPD 130.21 130.01 128.07 127.91 134 133 132 131 130 129 128 127 126 125 ppm
  64. S4-CDCl3-C13CPD 14.03 31.52 29.57 29.33 29.12 29.06 29.02 27.20 27.17 25.63 24.66 22.55 33.97 37 36 35 34 33 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 ppm
  65. S4-CDCl3-C13CPD &DEPT DEPT90 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm C13CPD 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm
  66. S4-CDCl3-C13CPD &DEPT DEPT90 132.5 132.0 131.5 131.0 130.5 130.0 129.5 129.0 128.5 128.0 127.5 127.0 126.5 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 132.5 132.0 131.5 131.0 130.5 130.0 129.5 129.0 128.5 128.0 127.5 127.0 126.5 ppm C13CPD 132.5 132.0 131.5 131.0 130.5 130.0 129.5 129.0 128.5 128.0 127.5 127.0 126.5 ppm
  67. S4-CDCl3-C13CPD &DEPT DEPT90 34 33 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 34 33 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 ppm C13CPD 34 33 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 ppm
  68. Display Report - Selected Window Selected Analysis Analysis Name: S5.d Instrument: LC-MSD-Trap-SL Print Date: 11/7/2019 2:17:49 PM Method: Cot150x3mm.m Operator: 2195410AE0000514 Acq. Date: 11/7/2019 2:14:34 PM Sample Name: S5 Analysis Info: Column Eclipse XDB-C18, 4.6 x150mm MSD Trap Report v 4 (A4-Opt2) Page 1 of 1
  69. Display Report - Selected Window Selected Analysis Analysis Name: S5.d Instrument: LC-MSD-Trap-SL Print Date: 11/7/2019 2:17:03 PM Method: Cot150x3mm.m Operator: 2195410AE0000514 Acq. Date: 11/7/2019 2:14:34 PM Sample Name: S5 Analysis Info: Column Eclipse XDB-C18, 4.6 x150mm MSD Trap Report v 4 (A4-Opt2) Page 1 of 1
  70. 14 7.258 5.384 5.381 13 5.378 5.373 5.371 5.368 12 5.360 5.356 5.354 11 5.348 5.344 5.342 5.337 10 5.335 5.332 5.328 9 5.321 2.784 2.782 2.770 8 2.756 2.356 2.341 7 2.326 2.070 S5-CDCl3-1H 2.056 2.042 6 2.029 2.017 2.65 2.005 5 1.994 1.647 1.633 1.618 4 1.603 1.370 1.357 3 1.343 1.00 1.330 1.321 2.10 1.319 3.43 2 1.313 2.16 1.302 10.43 1.297 7.62 1 1.296 3.12 1.289 1.288 1.281 0 1.270 1.258 0.903 -1 0.893 0.889 0.880 ppm 0.875 0.866 PC 1.00 PC 0 GB Hz 0.30 LB 0 SSB EM WDW MHz 500.1890132 SF 65536 SI parameters Processing - F2 W 22.00000000 PLW1 usec 10.20 P1 1H NUC1 MHz 500.1920889 SFO1 === f1 CHANNEL === 1 TD0 sec 1.00000000 D1 K 304.1 TE usec 6.50 DE usec 50.000 DW 17.93 RG sec 3.2767999 AQ Hz 0.152588 FIDRES Hz 10000.000 SWH 2 DS 16 NS CDCl3 SOLVENT 65536 TD zg30 PULPROG BB/ PABBO mm 5 PROBHD spect INSTRUM 16.25 Time 20191105 Date_ Parameters Acquisition - F2 1 PROCNO 10 EXPNO LOI_S5 NAME Parameters Data Current
  71. 5.373 5.371 5.368 5.360 5.5 5.356 5.354 2.65 5.348 5.344 5.342 5.337 5.0 5.335 5.332 5.328 5.321 5.318 5.316 4.5 5.314 5.311 5.307 4.0 S5-CDCl3-1H 3.5 2.784 3.0 2.782 2.770 2.756 2.356 1.00 2.341 2.326 2.5 2.070 2.056 2.042 2.10 2.029 2.017 2.005 1.994 2.0 3.43 1.647 1.633 1.618 1.603 1.370 2.16 1.357 1.5 1.343 1.330 10.43 1.321 1.319 7.62 1.313 1.302 1.0 1.297 1.296 1.289 3.12 1.288 1.281 1.270 1.258 ppm 0.903 0.893
  72. 2.8 2.784 1.00 2.782 2.770 2.7 2.756 5.5 5.371 5.360 2.6 5.356 5.4 5.354 2.65 5.348 5.344 2.5 5.342 ppm 5.337 5.335 2.4 2.356 2.341 2.10 2.3 2.326 2.2 S5-CDCl3-1H 2.1 2.070 2.056 2.042 2.0 2.029 3.43 2.017 2.005 1.9 1.994 1.8 1.7 1.647 1.633 2.16 1.6 1.618 1.603 1.5 1.370 1.357 1.343 1.4 1.330 1.321 10.43 1.319 1.313 1.3 1.302 1.297 1.296 7.62 1.2 1.289 1.288 1.281 1.1 1.270 1.258 1.0 0.903 0.9 0.893 0.889 0.880 3.12 0.875 0.866 ppm
  73. S5-CDCl3-C13CPD Current Data Parameters NAME LOI_S5 130.18 129.99 129.70 128.07 127.91 77.26 77.00 76.75 34.08 31.92 31.90 31.52 29.76 29.67 29.63 29.58 29.52 29.42 29.34 29.31 29.23 29.13 29.06 29.02 27.20 27.17 27.15 25.63 24.65 180.33 EXPNO 2 PROCNO 1 F2 - Acquisition Parameters Date_ 20191106 Time 8.35 INSTRUM spect PROBHD 5 mm PABBO BB/ PULPROG zgpg30 TD 65536 SOLVENT CDCl3 NS 256 DS 4 SWH 31250.000 Hz FIDRES 0.476837 Hz AQ 1.0485760 sec RG 198.57 DW 16.000 usec DE 6.50 usec TE 304.5 K D1 2.00000000 sec D11 0.03000000 sec TD0 1 === CHANNEL f1 === SFO1 125.7864591 MHz NUC1 13C P1 10.00 usec PLW1 88.00000000 W === CHANNEL f2 === SFO2 500.1910008 MHz NUC2 1H CPDPRG[2 waltz16 PCPD2 80.00 usec PLW2 22.00000000 W PLW12 0.35764000 W PLW13 0.17989001 W F2 - Processing parameters SI 32768 SF 125.7726241 MHz WDW EM SSB 0 LB 1.00 Hz GB 0 PC 1.40 220 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 ppm
  74. S5-CDCl3-C13CPD 130.18 129.99 129.70 128.07 127.91 131.5 131.0 130.5 130.0 129.5 129.0 128.5 128.0 127.5 ppm
  75. 35 34 34.08 33 32 31.92 31.90 31.52 31 29.76 29.67 29.63 30 29.58 29.52 29.42 S5-CDCl3-C13CPD 29 29.34 29.31 29.23 28 29.13 29.06 29.02 27.20 27 27.17 27.15 26 25.63 25 24.65 24 23 22.67 22.56 22 21 20 19 18 17 16 15 14.06 ppm 14.02
  76. 32.0 31.92 31.90 31.5 31.52 31.0 S5-CDCl3-C13CPD 30.5 30.0 29.76 29.67 29.63 29.5 29.58 29.52 29.42 29.34 29.31 29.23 29.0 29.13 29.06 29.02 28.5 28.0 27.5 27.20 27.17 27.0 27.15 ppm
  77. S5-CDCl3-C13CPD &DEPT DEPT90 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm C13CPD 210 200 190 180 170 160 150 140 130 120 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ppm
  78. S5-CDCl3-C13CPD &DEPT DEPT90 132.5 132.0 131.5 131.0 130.5 130.0 129.5 129.0 128.5 128.0 127.5 127.0 126.5 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 132.5 132.0 131.5 131.0 130.5 130.0 129.5 129.0 128.5 128.0 127.5 127.0 126.5 ppm C13CPD 132.5 132.0 131.5 131.0 130.5 130.0 129.5 129.0 128.5 128.0 127.5 127.0 126.5 ppm
  79. S5-CDCl3-C13CPD &DEPT DEPT90 34 33 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 12 ppm DEPT135 CH&CH3 CH2 34 33 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 ppm C13CPD 34 33 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 ppm