Khóa luận Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Phòng giao dịch Quang Trung

pdf 87 trang thiennha21 23/04/2022 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Phòng giao dịch Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_hoat_dong_tin_dung_ca_nhan_tai_ngan_han.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Phòng giao dịch Quang Trung

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG Ngành: Kế toán Chuyêên ngành : Kế toán- Kiểm toán Giảng viên hướng dẫn : T.S PHAN ĐÌNH NGUYÊN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ TRÚC CHI MSSV : 0854030033 Lớp : 08DKT4 TP.Hồ Chí Minh, năm 2012
  2. BM05/QT04/ĐT Khoa: PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN) 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm ): (1) . MSSV: Lớp: (2) . MSSV: Lớp: (3) . MSSV: Lớp: Ngành : Chuyên ngành : 2. Tên đề tài : 3. Các dữ liệu ban đầu : 4. Các yêu cầu chủ yếu : 5. Kết quả tối thiểu phải có: 1) 2) 3) 4) Ngày giao đề tài: ./ / Ngày nộp báo cáo: ./ / TP. HCM, ngày tháng năm . Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn phụ (Ký và ghi rõ họ tên)
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh An Phú, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP.HCM, ngày tháng năm 2012 Kí tên Nguyễn Thị Trúc Chi i
  4. LỜI CẢM ƠN  Em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM đã trao cho chúng em nền tảng kiến thức quý giá là hành trang giúp chúng em vững bước trên con đường phía trước. Với tinh thần nhiệt huyết trong công tác giảng dạy, các Thầy Cô đã dốc sức truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ ích, giúp chúng em trưởng thành hơn về mọi mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm học tập và làm việc. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy T.S Phan Đình Nguyên đã luôn tận tình hướng dẫn em để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Em xin cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại ngân hàng, có cơ hội tiếp xúc với thực tế, nghiên cứu hoạt động của một tổ chức kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng từ đó học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn. ii
  5. MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG Trang Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng cá nhân ngân hàng 3 1.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân ngân hàng 3 1.1.2 Đặc điểm chung về tín dụng cá nhân ngân hàng 3 1.1.3 Chức năng và vai trò của hoạt động tín dụng 4 1.1.3.1 Đối với nền kinh tế 4 1.1.3.2 Đối với khách hàng 5 1.1.3.3 Đối với ngân hàng 6 1.2 Phân loại tín dụng trong ngân hàng thương mại 6 1.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay 6 1.2.2 Căn cứ vào chủ thể vay vốn 6 1.2.3 Căn cứ vào mục đích 7 1.2.4 Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng 7 1.3 Nguyên tắc chung của tín dụng cá nhân 7 1.3.1 Nguyên tắc tín dụng 7 1.3.2 Đối tượng cho vay 8 1.3.3 Điều kiện cho vay 8 1.3.4 Đảm bảo tín dụng cá nhân 9 1.3.5 Mục đích vay vốn 9 iii
  6. 1.4 Các phương thức cho vay 10 1.5 Quy trình tín dụng cá nhân 11 1.5.1 Khái niệm quy trình tín dụng cá nhân 11 1.5.2 Yêu cầu của quy trình tín dụng cá nhân 11 1.5.3 Nội dung cơ bản của quy trình tín dụng cá nhân 11 1.6 Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân 14 1.6.1 Doanh số cho vay 14 1.6.2 Doanh số thu nợ 14 1.6.3 Dư nợ cho vay 14 1.6.4 Nợ quá hạn 14 1.6.5 Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có 14 1.6.6 Hệ số thu nợ 15 1.6.7 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 15 1.6.8 Vòng quay vốn tín dụng 15 1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân NHTM 16 1.7.1 Nhân tố khách quan 16 1.7.2 Nhân tố chủ quan 17 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG 2.1 Khái quát về ngân hàngTMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung 19 2.1.1 Giới thiệu khái quát ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 19 2.1.2 Giới thiệu sơ lược về Phòng giao dịch Quang Trung 20 2.1.3 Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban PDG Quang Trung 20 iv
  7. 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức 20 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban 21 2.2 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân thực tế tại Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung 22 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Quang Trung qua 3 năm 2009 – 2011 29 2.3.1 Hoạt động huy động vốn 31 2.3.2 Hoạt động tín dụng cá nhân 35 2.4 Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân qua 3 năm 2009 - 2011 tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt nam – Phòng giao dịch Quang Trung 38 2.4.1 Phân tích doanh số cho vay cá nhân của PGD Quang Trung 38 2.4.1.1 Theo kỳ hạn 38 2.4.1.2 Theo sản phẩm 42 2.4.2 Phân tích doanh số thu nợ cá nhân của PGD Quang Trung 47 2.4.2.1 Theo kỳ hạn 48 2.4.2.2 Theo sản phẩm 51 2.4.3 Phân tích dư nợ tín dụng cá nhân của PGD Quang Trung 53 2.4.3.1Theo kỳ hạn 53 2.4.3.2Theo sản phẩm 56 2.4.4 Phân tích doanh số nợ cá nhân quá hạn của PGD Quang Trung 58 2.4.5 Tình hình lãi suất trên thị trường từ năm 2009 đến nay 60 2.4.5.1 Diễn biến lãi suất huy động vốn Error! Bookmark not defined. 2.4.5.2 Diễn biến lãi suất cho vay trên thị trường 62 2.5 Đánh giá về hoạt động tín dụng cá nhân tại Phòng giao dịch Quang Trung 64 2.5.1 Thành tựu đạt được 64 2.5.2 Những mặt hạn chế 64 v
  8. Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – PGD QUANG TRUNG 3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD Quang Trung năm 2012 64 3.1.1 Dự báo về tình hình kinh tế trong thời gian tới và những tác động lên ngành ngân hàng 64 3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng của PGD trong thời gian tới. 66 3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD Quang Trung 67 3.2.1 Thực hiện chính sách giá cả linh hoạt 67 3.2.2 Gia tăng hạn mức, thời hạn cho vay 68 3.2.3 Giải pháp cải thiện quy trình cho vay cá nhân 68 3.2.4 Biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn 68 3.2.5 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng 69 3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD Quang Trung 70 3.3.1 Kiến nghị với NHNN Việt nam 70 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 70 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - NHNN: Ngân hàng Nhà nước - NHTM: Ngân hàng Thương mại - TMCP: Thương mại cổ phần - PGD : Phòng giao dịch - HĐTD: Hoạt động tín dụng - DN: Doanh nghiệp - TSCĐ: Tài sản cố định - KHĐ: Kỳ hoạt động - TG TCKT: Tiền gửi của tổ chức kinh tế - TGTK: Tiền gửi tiết kiệm - TSC : Tài sản có - TDN: Tổng dư nợ vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2009 – 2011 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2009 – 2011 Bảng 2.3: Đánh giá chung tình hình hoạt động tín dụng cá nhân PGD Quang Trung Bảng 2.4: Tình hình doanh số cho vay theo kỳ hạn Bảng 2.5: Tình hình doanh số cho vay theo sản phẩm Bảng 2.6: Tình hình doanh số thu nợ theo kỳ hạn Bảng 2.7: Tình hình doanh số thu nợ theo sản phẩm Bảng 2.8: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn Bảng 2.9: Tình hình dư nợ theo sản phẩm Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn theo sản phẩm viii
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2009 – 2011 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn qua 3 năm 2009 – 2011 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ doanh số cho vay theo kỳ hạn Biểu đồ 2.4: Biểu đồ doanh số cho vay theo sản phẩm Biểu đồ 2.5: Biểu đồ doanh số thu nợ theo kỳ hạn Biểu đồ 2.6: Biểu đồ doanh số thu nợ theo sản phẩm Biểu đồ 2.7: Biểu đồ dư nợ theo thời hạn Biểu đồ 2.8: Biểu đồ dư nợ theo sản phẩm Biểu đồ 2.9: Biểu đồ nợ quá hạn theo sản phẩm DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức NH TMCP Quốc Tế Việt Nam - PGD Quang Trung Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại PGD Quang Trung ix
  12. LỜI MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng phát triển một cách đa dạng với sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế, theo đó quan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đối tượng lẫn quy mô làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng càng đa dạng và phức tạp hơn. Hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt, ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để NHTM có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh thị trường gay gắt và phục vụ nền kinh tế ngày càng tốt hơn, đòi hỏi các NHTM phải đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng phạm vi hoạt động, nghiên cứu và đưa nhiều sản phẩm mới vào phục vụ khách hàng và đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng để thích ứng tốt với tình hình mới. Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng trong hoạt động ngân hàng, vì vậy em chọn đề tài “Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung”.  Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quá trình hoạt động tín dụng cá nhân tại Phòng giao dịch Quang Trung.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những sản phẩm, phương thức hoạt động, dịch vụ liên quan đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dich Quang Trung. x
  13. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các tài liệu tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung trong 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011.  Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê. Phương pháp luận, giải: Đưa ra số liệu từ đó nhận xét biến động, đánh giá thực trạng. Nghiên cứu, tìm hiểu hồ sơ, tài liệu tại Phòng gaio dịch Quang Trung.  Kết cấu đề tài Ngoài các phần như: phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày theo 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng cá nhân NHTM. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung. Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung. xi
  14. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên LỜI MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng phát triển một cách đa dạng với sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế, theo đó quan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đối tượng lẫn quy mô làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng càng đa dạng và phức tạp hơn. Hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt, ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để NHTM có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh thị trường gay gắt và phục vụ nền kinh tế ngày càng tốt hơn, đòi hỏi các NHTM phải đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng phạm vi hoạt động, nghiên cứu và đưa nhiều sản phẩm mới vào phục vụ khách hàng và đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng để thích ứng tốt với tình hình mới. Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng trong hoạt động ngân hàng, vì vậy em chọn đề tài “Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung”.  Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quá trình hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Quang Trung.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những sản phẩm, phương thức hoạt động, dịch vụ liên quan đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dich Quang Trung. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 1
  15. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các tài liệu tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung trong 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011.  Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê. Phương pháp luận, giải: Đưa ra số liệu từ đó nhận xét biến động, đánh giá thực trạng. Nghiên cứu, tìm hiểu hồ sơ, tài liệu tại Phòng gaio dịch Quang Trung.  Kết cấu đề tài Ngoài các phần như: phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày theo 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng cá nhân NHTM. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung. Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 2
  16. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN NGÂN HÀNG 1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng cá nhân ngân hàng 1.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân ngân hàng Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản ( bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của NHTM. Cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM bao gồm các hình thức cho vay mà ngân hàng cung cấp cho các cá nhân hay hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh. 1.1.2 Đặc điểm chung về tín dụng cá nhân ngân hàng Thứ nhất, đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sử dụng cho các mục đích sinh hoạt tiêu dung hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay hộ gia đình, khác với các tổ chức kinh tế hay khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng nhưng thông thường nhu cầu vay vốn của mỗi khách hàng cá nhân là không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. Thứ hai, tín dụng cá nhân ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 3
  17. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn. Còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Thứ ba, tín dụng cá nhân là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn. Ngân hàng là trung gian tài chính đi vay để cho vay, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động. Thứ tư, tín dụng cá nhân phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Nếu không có sự hoàn trả thì không được coi là tín dụng. Giá trị tín dụng hoàn trả phải lớn hơn lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay. Thứ năm, tín dụng cá nhân là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai Khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. Thứ sáu, tín dụng cá nhân phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo đảm tiền vay, bảo lãnh trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn. 1.1.3 Chức năng và vai trò của hoạt động tín dụng 1.1.3.1 Đối với nền kinh tế Thứ nhất, vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng ngân hàng là luân chuyển vốn từ những người có nguồn vốn thặng dư đến những người thiếu hụt vốn. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 4
  18. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Thứ hai, tín dụng ngân hàng giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Thứ ba, thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành, nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành ,nghề đó, hình thành nền cơ cấu hiện đại, hợp lý và hiệu quả. Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm soát giá trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng, giao lưu kinh tế giữa các nước. Thứ năm, tín dụng ngân hàng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập và lãi từ ủy thác đầu tư vốn chính phủ. Thứ sáu, tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị. 1.1.3.2 Đối với khách hàng Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng. Với các ưu điểm như an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn, tín dụng ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thứ hai, tín dụng ngân hàng giúp nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất, các cá nhân có đủ khả năng tài chính để trang trải cho các khoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống. Thứ ba, tín dụng ngân hàng ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa thuận. Do đó buộc khách hàng phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 5
  19. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên 1.1.3.3 Đối với ngân hàng Thứ nhất, tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (từ 70 đến 90%). Thứ hai, thông qua hoạt động tín dụng mà ngân hàng đa dạng hóa được danh mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro. Thứ ba, thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn 1.2 Phân loại tín dụng trong ngân hàng thương mại Có nhiều căn cứ để phân loại tín dụng trong trong ngân hàng thương mại, sau đây giới thiệu một vài cách phân loại tín dụng phổ biến. 1.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay Căn cứ vào thời gian cho vay, ta phân ra 3 loại tín dụng như sau: Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm năm và sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình vừa và nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn như: xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 1.2.2 Căn cứ vào chủ thể vay vốn Căn cứ vào chủ thể vay vốn, ta phân ra 3 loại tín dụng như sau: SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 6
  20. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Tín dụng doanh nghiệp: Còn gọi là tín dụng bán buôn vì những doanh nghiệp thường vay với những khoản vay có giá trị lớn. Tín dụng cá nhân, hộ gia đình: Còn gọi là tín dụng bán lẻ vì những cá nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng. Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. Những khoản đi vay này trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay, nên chúng có thể dùng đề trả nợ hay cho vay lại. 1.2.3 Căn cứ vào mục đích Dựa vào tiêu thức này có thể phân thành các loại: cho vay phục vụ kinh doanh công thương nghiệp, cho vay bất động sản, cho vay nông nghiệp, cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng cá nhân 1.2.4 Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng Căn cứ vào hình thái giá trị củ tín dụng, ta phân ra 3 loại tín dụng như sau: Tín dụng bằng tiền: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền. Tín dụng bằng tiền gọi là cho vay. Tín dụng bằng tài sản: Là tín dụng mà hình thái của nó là bằng tài sản. Hình thức tín dụng này chính là cho thuê tài chính. Tín dụng bằng uy tín: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín. Hình thức này chính là bảo lãnh ngân hàng. 1.3 Nguyên tắc chung của tín dụng cá nhân 1.3.1 Nguyên tắc tín dụng Vốn vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 7
  21. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 1.3.2 Đối tượng cho vay Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: - Giá trị vật tư, hàng hóa máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống và đầu tư và phát triển. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị TSCĐ đó. Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau: - Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu) - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác - Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn 1.3.3 Điều kiện cho vay Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 8
  22. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 1.3.4 Đảm bảo tín dụng cá nhân  Đảm bảo đối nhân Là hình thức đảm bảo được thực hiện thông qua một hợp đồng, trong đó người bảo lãnh cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng vay vốn mất khả năng thanh toán. Nội dung xét duyệt bảo lãnh: + Bản thân người bảo lãnh phải có năng lực pháp lý + Có năng lực tài chính đủ mạnh để trả nợ thay + Cá nhân phải có hộ khẩu, trên 18 tuổi là người bình thường. Khi hết hạn cam kết nếu bên vay không trả được nợ thì bên bảo lãnh đứng ra trả nợ cho bên vay.  Đảm bảo đối vật Là hình thức đảm bảo trong đó người cho vay đồng thời đóng vai trò là chủ nợ, được thừa hưởng một số quyền lợi nhất định đối với tài sản của khách hàng, nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường hợp con nợ không có khả năng trả nợ hoặc không trả nợ. Có hai loại đảm bảo đối vật: thế chấp tài sản và tài sản cầm cố. 1.3.5 Mục đích vay vốn Việc xác định mục đích thực của các khoản vay là một yếu tố hết sức quan trọng giúp Ngân hàng đánh giá được: tính hợp pháp, mức độ rủi ro, tính khả thi và hiệu quả của khoản vay cùng khả năng trả nợ của khách hàng. Mục đích của khoản vay được xem xét đánh giá dựa vào phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Ngân hàng sẽ từ chối cho vay nếu khách hàng không cung cấp đủ thông tin liên quan đến mục đích của khoản vay. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 9
  23. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên 1.4 Các phương thức cho vay Một số phương thức cho vay các tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng : - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và TCTD phải thực hiện các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: TCTD và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, TCTD và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. TCTD và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức trả - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TCTD chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc hco vay mà TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 10
  24. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên 1.5 Quy trình tín dụng cá nhân 1.5.1 Khái niệm quy trình tín dụng cá nhân Quy trình tín dụng cá nhân là quá trình tổ chức thực hiện cấp tín dụng một cách khoa học, thống nhất và hợp lý phù hợp với năng lực, trình độ và khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hồi nợ và lãi đúng hạn. Hay nói cách khác quy trình tín dụng cá nhân là tổng hợp toàn bộ quá trình tác nghiệp thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật. 1.5.2 Yêu cầu của quy trình tín dụng cá nhân Quy trình tín dụng được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định về tín dụng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng, phân quyền trong xét duyệt cấp tín dụng. Xây dựng quy trình xét duyệt cấp tín dụng thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữa thẩm định và quyết định cho vay. Quy trình tín dụng phải đáp ứng với yêu cầu của từng loại sản phẩm tín dụng, từng nhóm khách hàng. Quy trình tín dụng cần tổ chức một cách khoa học, bố trí nhân sự hợp lý với trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nhằn ngăn chặn và hạn chế tình trạng làm sai lệch thông tin tín dụng, nhân viên ngân hàng thông đồng với khách hàng gây nên hiện tượng tiêu cực có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. 1.5.3 Nội dung cơ bản của quy trình tín dụng cá nhân Thông thường mỗi ngân hàng xây dựng quy trình tín dụng phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh của mình. Về cơ bản đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng bao gồm các bước chủ yếu sau: SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 11
  25. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ tín dụng Khi khách hàng có nhu cầu vốn tín dụng, nhân viên ngân hàng tiếp xúc khách hàng, phỏng vấn sơ bộ. Nếu khách hàng hội đủ điếu kiện cấp tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng. Trên cơ sở hồ sơ tín dụng của khách hàng, ngân hàng cần nghiên cứu tính hợp pháp, tình chính xác và sự hoàn chỉnh đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc thẩm định. Nếu cần thiết phải thông báo cho khách hàng bổ sung cho đầy đủ. Bước 2: Thẩm định tín dụng Thẩm định tín dụng là khâu quan trọng để quyết định đến kết quả cấp tín dụng. Do vậy, nhân viên thẩm định cần tiếp xúc với khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, cần phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện và quy định tín dụng. Bước 3: Đưa ra quyết định cấp tín dụng Căn cứ vào nhu cầu vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo, nguồn vốn của ngân hàng và giới hạn cấp tín dụng mà ngân hàng tiến hành đánh giá, xét duyệt cấp dư nợ tín dụng cho từng hồ sơ. Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Ngân hàng tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng theo đúng quy định pháp luật. Các hợp đồng phải đảm bảo bao gồm những nội dung tối thiểu sau: điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, phương thức giải ngân Ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng tín dụng, thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, thực hiện các thủ tục giao và nhập kho giấy tờ, tài sản bảo đảm, gửi các giấy tờ liên quanđến cơ quan bảo hiểm (nếu có mua bao hiểm cho tài sản bảo đảm) SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 12
  26. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Ngân hàng nhận và chịu trách nhiệm bảo quản chứng từ sở hữu gốc hợp pháp liên quan đến tài sản bảo đảm Bước 5: Giải ngân Căn cứ vào hợp đồng tín dụng, hạn mức tín dụng, nhu cầu chi phí phát sinh, khách hàng đến ngân hàng xin giải ngân. Ngân hàng phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điều kiện giải ngân, mục đích, đối tượng để căn cứ giải ngân, số tiền, hạn mức giải ngân, tiến độ giải ngân đã đươc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng phải phù hợp với tình hình sử dụng vốn của phương thức hoặc dự án đầu tư. Bước 6: Giám sát và theo dõi sử dụng vốn tín dụng Định kỳ hoặc trong trường hợp cần thiết, ngân hàng kiểm tra tình hính tài chính, tình hình sử dụng vốn tín dụng và tài sản thế chấp, cầm cố. Nếu phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc sử dụng vốn tín dụng sai mục đích hoặc có hánh vi gian lận đối với tài sản đảm bảo tùy theo mức độ vi phạm, có thể ngưng cấp tín dụng hoặc thu hồi vốn tín dụng. Bước 7: Thu nợ và lãi Căn cứ vào khế ước nhân nợ và hợp đồng tín dụng, ngân hàng tiến hành theo dõi việc thu nợ từng khoản tín dụng đến hạn trả bao gồm nợ gốc, nợ lãi và phí (nếu có), thông báo khi đến hạn thanh toán cho khách hàng và thực hiện thu nợ. Bước 8: Giải chấp tài sản bảo đảm/chuyển nợ quá hạn Nếu khách hàng đã hoàn trả đủ nợ và lãi thì hợp đồng tín dụng coi như được thanh lý. Ngân hàng tiến hành xóa đăng ký giao dịch bảo đảm và giải chấp tài sản bảo đảm nợ vay và hoàn trả cho khách hàng. Nếu đã đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng trả được toàn bộ hoặc chỉ trả một phần nợ gốc và lãi thì ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn, đồng thời tiến hành quản lý nợ quá hạn. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 13
  27. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Bước 9: Lưu hồ sơ Sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng, hoàn tất các thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm, ngân hàng tiến hành lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định. 1.6 Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân 1.6.1 Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho khách hàng vay, không xét đến việc khoản tín dụng đó đ ã được thu về hay chưa, thường được xác định theo tháng, quí hay năm. 1.6.2 Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nợ gốc mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của Ngân hàng kể cả các khoản vay của năm nay và những năm trước đó, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần. 1.6.3 Dư nợ cho vay Là toàn bộ số tiền Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi nợ, dư nợ được tính tại một thời điểm xác định. 1.6.4 Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh những khoản nợ vay (bao gồm vốn gốc và lãi) không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ số dư nợ vay của hợp đồng tín dụng đó được coi là nợ quá hạn. 1.6.5 Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có Tổng dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có % x 100 Tổng tài sản có SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 14
  28. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Đánh giá sơ bộ tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn cao, doanh số cho vay cao nhưng tỷ lệ dư nợ thấp chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, thu nợ tăng, người vay vốn hoàn tất việc trả nợ. 1.6.6 Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ % x 100 Doanh số cho vay Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của Ngân hàng, biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. 1.6.7 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ % x 100 Tổng dư nợ Chỉ số này càng thấp phản ánh chất lượng tín dụng càng cao, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng cao cho thấy công tác xử lý nợ quá hạn là hàng đầu, chất lượng tín dụng tốt, ngược lại chỉ số này càng cao nó phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, công tác thu hồi nợ thấp ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Ngân hàng. 1.6.8 Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng Dư nợ bình quân Trong đó: Dư nợ đầu kỳ Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân 2 Chỉ tiêu này cho biết số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong một năm, nếu vòng quay vốn tín dụng cao thì Ngân hàng đạt hiệu quả cao trong việc cho vay và thu hồi nợ. Nếu vòng quay vốn tín dụng thấp thì Ngân hàng sẽ gặp trở ngại trong cho vay và thu hồi nợ. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 15
  29. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên 1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân NHTM 1.7.1 Nhân tố khách quan  Hành lang pháp lý Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Họat động của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như: bộ luật dân sự, luật Ngân hảng Trung Ương, các quy định của chính phủ Do đó hoạt động tín dụng cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết hợp đồng tín dụng. Khi Nhà nước có chủ trương thay đổi chính sách kinh tế cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.  Yếu tố kinh tế Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như: tốc độ thay đổi kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động cho vay của ngân hàng. Nền kinh tế ổn định tạo điều kiện thuân lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngược lại, nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái, lạm phát tăng cao, đầu tư tiêu dùng giảm sút, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp nên nhu cầu tín dụng cũng giảm sút, theo đó hoạt động tín dụng ngân hàng cũng giảm sút theo về quy mô lẫn chất lượng.  Môi trường cạnh tranh Đây là một yếu tố hết sức quan trọng trong các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, làm sao để có được khách hàng là điều không dễ dàng. Muốn có được khách hàng đòi hỏi các ngân hàng phải luôn cạnh tranh với nhau, thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm để làm hài lòng khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 16
  30. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên 1.7.2 Nhân tố chủ quan  Chính sách lãi suất tín dụng Chính sách lãi suất tín dụng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt đông tín dụng ngân hàng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng, nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng. Chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của cả ngân hàng và thị trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.  Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là các bước, các giai đoạn thực hiện cho vay khách hàng. Để đảm bảo việc cho vay đạt hiệu quả cao cần có một quy trình tín dụng rõ ràng, logic và khoa học. Thực hiện tốt các bước trong quy trình góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng, do đó cần phải tuân thủ đúng quy trình, phối hợp chặt chẽ giữa các bước, để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất và nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.  Đội ngũ nhân sự Phương diện quản lý: Nếu ngân hàng có trình độ quản lý tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng, đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Ngoài ra, quản lý tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trình độ nghiệp vụ: Trình độ của nhân viên ngân hàng ảnh hưởng lớn đến chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ. Trình độ chuyên môn của nhân viên cao là điều kiện cần thiết để họ giải quyết công việc nhanh chóng, khoa học, làm hài lòng khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 17
  31. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên  Khả năng thu thập và xử lý thông tin Thông tin về doanh nghiệp hay cá nhân vay vốn là yếu tố hết sức cần thiết mà ngân hàng cần phải tìm hiểu rõ và nắm bắt kịp thời để xem xét, đưa ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, theo dõi và quản lý khoản cho vay nhằm đảm bảo an toàn khoản đã cho vay. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời và toàn diện thì khả năng ngăn ngừa rủi ro tín dụng càng cao, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. CHƯƠNG 2 SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 18
  32. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG 2.1 Khái quát về ngân hàngTMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quang Trung 2.1.1 Giới thiệu khái quát ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt nam, tên viết tắt là ngân hàng Quốc Tế (VIB – Vietnam International Commercial Joint Stock Bank), được thành lập ngày 18 tháng 09 năm 1996, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Đến cuối năm 2011, sau gần 16 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có 4.300 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu. Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB, ngày 20/10/2011 CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên 20% nhằm tăng cường cơ sở vốn , hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho VIB tăng cường năng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 19
  33. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên ro để triển khai thành công tác kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh của VIB và đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng hướng theo chuẩn mực quốc tế. 2.1.2 Giới thiệu sơ lược về Phòng giao dịch Quang Trung Phòng giao dịch Quang Trung được thành lập ngày 30 tháng 06 năm 2006, là đơn vị trực thuộc chi nhánh VIB Gò Vấp. Hiện nay trụ sở phòng giao dịch đặt tại 37 Quang Trung, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM do ông Nguyễn Ngô Ngọc Bình làm trưởng phòng. Mặc dù m ới được thành lập nhưng với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, tăng chất lượng hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ, phòng giao dịch đang dần khẳng định vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng VIB nói riêng và các ngân hàng khác trên địa bàn Gò Vấp nói chung. 2.1.3 Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban PDG Quang Trung 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức NH TMCP Quốc Tế Việt Nam - PGD Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 20
  34. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Trưởng phòng Phòng quản lý quan Phòng dịch vụ hệ khách hàng khách hàng Quản lý khách Trợ quản lý Giao dịch viên Ngân quỹ hàng khách hàng 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban  Trưởng phòng Chịu trách nhiệm trước TGĐ toàn bộ hoạt động kinh doanh hằng ngày của PGD theo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng. Thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng theo thẩm quyền đến mức 500 triệu đồng.  Phòng quản lý quan hệ khách hàng Quản lý khách hàng: Tìm kiếm khách hàng,tư vấn khách hàng những tiện ích của sản phẩm, phát triển các dịch vụ mới cho khách hàng.Thực hiện thẩm định, lập hồ sơ vay với khách hàng, theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ vay đúng hạn. Trợ lý quản lý khách hàng: Tính gốc lãi, theo dõi thu nợ khách hàng  Phòng dịch vụ khách hàng Giao dịch viên: SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 21
  35. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên - Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản. - Thực hiện các giao dịch tiết kiệm, thanh toán thẻ Mastercard, thẻ Value, các giao dịch chuyển tiền, kiều hối. Quản lý hoạch toán và theo dõi các tài khoản của khách hàng. Ngân quỹ : - Quản lý, lưu thông, cung ứng tiền mặt cho hoạt động của Phòng giao dịch. - Cất giữ, bảo quản các tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng. - Phát hiện xử lý các loại tiền giả, séc giả theo đúng quy định. - Chịu trách nhiệm bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố của khàch hàng vay, lưu giữ một phần hồ sơ tín dụng của khách hàng. 2.2 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân thực tế tại Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại PGD Quang Trung SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 22
  36. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Bước 1: Thu hút Bước 2: Hoàn Bước 3: Bước 4: khách Hoàn Thanh lý hàng thiện và ra quyết định thiện các HĐTD và Bước 6: HĐBĐ Lưu hồ • Tiếp hồ sơ, phê thủ tục Bước 5: nhận tiền vay sơ tín duyệt TD đảm bảo Giải HSKH tiền vay dụng và • Đồng ý • Thanh chấp tài •Thẩm hồ sơ cho vay •Giải lý đúng sản bảo bảo định thực ngân hạn đảm tế •Từ chối đảm cho vay • Theo • Thanh tiền vay • Định giá dõi sau lý trước tài sản cho vay hạn đảm bảo  Trình tự thực hiện  Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ tư vấn cho khách hàng chính sách cho vay mà PGD Quang Trung đang áp dụng, tham vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho vay phù hợp. Nhân viên PGD hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thủ tục, điều kiện và giấy tờ cần thiết về việc vay vốn. Nhân viên tín dụng sử dụng mẫu “ Phiếu tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh”, đánh dấu những khoản mục khách hàng cần nộp, ghi ngày giao dịch, ký tên và giao cho khách hàng Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ: - Nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ. - Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, tiếp tục các bước tiếp theo trong quy trình cho vay, nếu hồ sơ khách hàng chưa đầy đủ, nhân viên tín dụng yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ.  Các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ xin vay vốn: SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 23
  37. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên - Các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của khách hàng - Các loại giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Các loại giấy tờ phản ánh phương án vay vốn - Các loại giấy tờ phản ánh tài sản đảm bảo tiền vay Thẩm định cho vay và định giá tài sản đảm bảo: Thứ nhất: Thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên tín dụng kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua kênh thông tin. Đồng thời kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trong các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng. Gửi hồ sơ, tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Thứ hai: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng có thể thực hiện qua các nguồn sau: Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng tại ngân hàng Thông qua trung tâm tín dụng (CIC) Thông qua các đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Các ngân hàng mà khách hàng từng thực hiện vay vốn trước đó Thứ ba: Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn Đủ năng lực pháp luật/ Năng lực hành vi dân sự SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 24
  38. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Tính trung thực, đạo đức nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm cao, uy tín tốt Đảm bảo tính chính xác của số lượng và chất lượng thông tin Thứ tư: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng thông qua xem xét tổng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh khoản, phân tích các khoản công nợ, đánh giá tài sản cố định của khách hàng. Thứ năm: Phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng Nhân viên tín dụng phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các TCTD bao gồm quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi ở hiện tại và cả trong quá khứ. Thứ sáu: Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay Thứ bảy: Xác định phương thức cho vay Thứ tám: Lập tờ trình thẩm định cho vay Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên , nhân viên tín dụng phải lập tờ trình thẩm định, trong đó nêu cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh gái phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng.  Bước 2: Hoàn thiện và ra quyết định hồ sơ, duyệt hồ sơ a. Quyết định cho vay Sau khi lập tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên quản lý và phát triển khách hàng có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 25
  39. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Sau khi tờ trình thẩm định khách hàng đã được thông qua, hồ sơ sẽ được gửi đến trưởng phòng. Nhân viên quản lý và phát triển khách hàng sẽ trình bày về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đề nghị. Trưởng phòng trực tiếp phỏng vấn các vấn đề liên quan đến khách hàng đối với nhân viên quản lý và phát triển khách hàng. Sau khi trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay , thư ký lập biên bản họp ghi nhận các ý kiến thống nhất của các thành viên. Biên bản có đủ chữ ký của các thành viên . Thư ký lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên quản lý và phát triển khách hàng. b. Từ chối cho vay Trưởng phòng chỉ được ký phê duyệt khoản vay khi khoản vay thuộc quyền phán quyết và khi khách hàng hội đủ điều kiện cho vay. Nội dung duyệt khoản cho vay cần ghi rõ phương thức chi vay, số tiền của món vay hoặc hạn mức được phê duyệt thời hạn, lãi suất. Nếu từ chối khoản vay thì ghi rõ quyết định và lý do từ chối của mình vào tờ trình thẩm định. Tối đa là 2 ngày kể từ ngày có quyết định tín dụng cho vay hay không cho vay thì kết quả phải được thông báo đến cho khách hàng bởi nhân viên quản lý và phát triển khách hàng. Trường hợp đồng ý cho vay hay không đồng ý cho vay phải thông báo bằng văn bản, sau đó đề nghị khách hàng ký xác nhận và gửi lại cho PGD Quang Trung. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 26
  40. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên  Bước 3: Hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo tiền vay a. Giải ngân Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay, nhân viên quản lý và phát triển khách hàng chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên dịch vụ tín dụng để chuẩn bị giải ngân. Nhân viên dịch vụ tín dụng chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm theo phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản cho vay cho nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản. Nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay. Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo. Hợp đồng tín dụng được lập thành 3 bản, PGD giữ 2 bản, khách hàng giữ 1 bản Căn cứ vào hợp đồng tín dụng nhân viên dịch vụ tín dụng chịu trách nhiện thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp. Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ các thông tin và nối kết tài sản bảo đảm, nhân viên dịch vụ tín dụng phối hợp nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa tài khoản vay. Sau đó nhân viên giao dịch thực hiện giải ngân. b. Kiểm tra, theo dõi khoản vay, thu nợ gốc và lãi vay: Theo dõi quá trình trả lãi, vốn và đôn đốc thu hồi nợ (gốc và lãi) Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng Kiểm tra , đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh  Bước 4: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay a. Thanh lý đúng hạn SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 27
  41. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Khi khách hàng có đề nghị giải chấp tài sản, nhân viên dịch vụ tín dụng tiếp nhận và kiểm tra các dư nợ của khách hàng, làm các thủ tục giải chấp tài sản thế chấp và làm giấy giải chấp tài sản theo mẫu và trình cho cấp có thẩm quyền ký duyệt. Giao dịch viên thu hồi vốn, lãi, phí lần cuối trên tài khoản vay khách hàng. b. Thanh lý trước hạn Nhân viên dịch vụ khách hàng tiếp nhận đơn yêu cầu thanh lý trước hạn của khách hàng, trình lên cấp có thẩm quyền ký duyệt và tính toán, điều chỉnh và nhập lãi, phí, lãi phạt tùy theo tài sản co vay nếu có vào tài khoản cho vay khách hàng. Giao dịch viên thực hiện thanh lý tài khoản vay.  Bước 5: Giải chấp tài sản bảo đảm Xuất kho giấy tờ và tài sản bảo đảm nhân viên dịch vụ tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ giấy tờ và tài sản bảo đảm, phối hợp với cán bộ có liên quan thực hiện đúng quy định về quản lý tài sản bảo đảm. Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm  Bước 6: Lưu hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay Nhân viên tín dụng lưu toàn bộ hồ sơ tín dụng, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các tài liệu liên quan đến khoản vay đó (nếu có). Hồ sơ bảo đảm tiền vay ( hợp đồng và bản gốc giấy tờ sở hữu tài sản bảo đảm) được lưu giữ tại kho theo quy định lưu giữ chứng từ có giá. Thời hãn và tổ chức lưu giữ hồ sơ tín dụng , hồ sơ bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 28
  42. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Quang Trung qua 3 năm 2009 – 2011 Để đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 tại PGD Quang Trung, ta xem xét qua bảng số liệu tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh tại PGD Quang Trung qua 3 năm vừa qua như sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tốc độ Tốc độ ST ST tăng (%) tăng (%) Tổng doanh thu 20.579 23.649 25.315 3.070 14,9 1.666 7,0 Tổng chi phi 17.905 20.102 21.391 2.197 12,3 1.289 6,4 Lợi nhuận 2.670 3.547 3.924 873 32,7 377 10,6 trước thuế (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung) Số liệu ở bảng 2.1 được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2009 – 2011 SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 29
  43. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Triệu đồng 30,000 25,315 25,000 23,649 21,391 20,579 20,102 20,000 17,905 Tổng doanh thu 15,000 Tổng chi phi 10,000 Lợi nhuận 3,547 3,924 5,000 2,670 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Qua bảng số liệu và biểu đồ biểu diễn số liệu ở bảng 1, nhìn chung ta thấy doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế tăng qua các năm nhưng tăng với tốc độ không đều nhau, năm 2011 tăng hơn năm 2010 cả về doanh thu, chi phí lẫn lợi nhuận trước thuế, nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009. Cụ thể, doanh thu năm 2010 đạt 23.649 triệu đồng, tăng 3.070 triệu đồng so với năm 2009 tốc độ tăng là 14,9%. Năm 2011, doanh thu đạt mức 25.315 triệu đồng, tăng 1.666 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng chỉ đạt 7% so với năm 2010. Chi phí năm 2010 PGD bỏ ra là 20.102 triệu đồng, tăng 2.197 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 12,3% trong khi chi phí ở năm 2011 là 21.391 triệu đồng, tốc độ tăng 6,4% so với năm 2010 tương ứng với số tiền tăng thêm là 1.289 triệu đồng. Với mức tăng của doanh thu và chi phí như đã nêu ở trên cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế tại PGD. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 3.547 triệu đồng, tăng 873 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tốc độ tăng là 32,7% , lợi nhuận trước thuế sang năm 2011 đạt 3.924 triệu đồng, tăng 377 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 10,6% so với năm 2010. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 30
  44. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Phòng giao dịch Quang Trung chỉ mới thành lập vào nửa cuối năm 2006 nên nhìn chung mức lợi nhuận hoạt động của những năm gần đây vẫn chưa cao, tuy nhiên mức lợi nhuận của PGD vẫn tăng qua các năm là dấu hiệu cho thấy tình hình hoạt động của PGD đang mạnh dần lên và có tiến triển tốt. Năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao hơn năm 2010, tất cả các khối ngành phải đối mặt với nhiều thử thách, các ngân hàng luôn phải cạnh tranh gay gắt với nhau trong mọi hoạt động như huy động vốn, tín dụng Nhưng lợi nhuận năm 2011 của PGD có tăng lên là kết quả khả quan. Để có được kết quả khả quan như vậy là do công sức của cả một tập thể nhân viên PGD phấn đấu vì lợi ích chung. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới PGD cần phải cố gắng hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận luôn có sự gia tăng không ngừng. 2.3.1 Hoạt động huy động vốn Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì nó là nguồn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nến kinh tế. Do vậy hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Có thể nói hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết đầu vào của ngân hàng thương mại, vì thế bất kỳ ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn. Với vị trí và uy tín đã tạo dựng trong những năm hoạt động vừa qua, PGD Quang Trung đã luôn hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo như kế hoạch đã đề ra, đáp ứng tốt nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của PGD, đóng góp vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống ngân hàng Quốc Tế Việt Nam. Các kết quả mà PGD đã đạt được trong công tác huy động vốn 3 năm vừa qua được thể hiện trong bảng số liệu sau: SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 31
  45. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tốc độ Tốc độ ST ST tăng (%) tăng (%) TG TCKT 1.425 1.681 1.225 256 18 -456 -27,1 TGTK 95.237 138.465 97.743 43.228 45,4 -40.713 -29,4 Tổng NV 96.662 140.146 98.968 43.484 45 -41.169 -29,4 (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung) Số liệu ở bảng .22 được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn qua 3 năm 2009 – 2011 138,465 140,000 120,000 95,237 97,743 100,000 80,000 TG TCKT 60,000 TGTK 40,000 20,000 1,425 1,681 1,225 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011  Nhìn tổng quát SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 32
  46. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Nhìn chung, qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn tại PGD Quang Trung 3 năm vừa qua có nhiều sự biến động. Cụ thể, huy động vốn năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 43.484 triệu đồng với tốc độ tăng là 45%, nhưng tình hình huy động vốn bước sang năm 2011 có sự thay đổi lớn, giảm so với năm 2010 là 41.178 triệu đồng với tốc độ giảm cụ thể là 29,4% so với năm 2010. Năm 2011, huy động vốn giảm so với năm 2010 cũng là điều dễ hiểu khi nền kinh tế Việt Nam năm 2011 đầy biến động và gặp nhiều khó khăn, nhất là tình hình lãi suất huy động của ngân hàng liên tục thay đổi, tăng dần trong năm, cao hơn 3% so với cuối năm 2010, lạm phát năm 2011 tăng cao, tiền đồng mất giá, khiến tâm lý người dân lo ngại, họ chuyển dần việc gửi tiền vào ngân hàng sang kênh đầu tư khác như mua vàng hoặc ngoại tệ khiến cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp không ít khó khăn, các ngân hàng luôn phải cạnh tranh trong công tác huy động vốn nhưng tình hình huy động vốn trong năm 2011 gặp nhiều khó khăn hơn năm 2010 vì bị ngân hàng nhà nước khống chế lãi trần huy động. Mặt khác trong năm 2010, các ngân hàng thương mại còn có những hình thức như khuyến mãi, tặng quà nhằm gia tăng phần nào lãi suất huy động nhằm thu hút hút lượng tiền gửi của khách hàng, còn trong năm 2011 các hình thức khuyến mại nhằm gia tăng lãi suất huy động vốn bị NHNN nghiêm cấm làm cho tình hình huy động vốn của các NHTM nói chung và PGD Quang Trung nói riêng gặp nhiều khó khăn hơn trong năm 2011. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiểm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn huy động vốn tại PGD, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của người dân. Nguồn tiền gửi tiết kiệm của người dân mang tính chất ổn định hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế nên PGD tập trung nhiều trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân hơn là từ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Tiền gửi tiết kiệm được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ PGD như khuyến mãi, quà tặng trực tiếp, tích lũy SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 33
  47. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên điểm nhận quà nên hấp dẫn hơn đối với hình thức tiền gửi này. Ta đi vào phân tích cụ thể hai hình thức tiền gửi tại PGD như sau.  Tiền gửi các tổ chức kinh tế Tiền gửi các tổ chức kinh tế là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp nhằm mục đích thanh toán, chi trả phục vụ mục đích kinh doanh hơn là mục đích sinh lời. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động vốn của PGD, năm 2009 đạt 1.425 triệu đồng, năm 2010 đạt 1.681 triệu đồng, tăng hơn 256 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng là 18%. Nguyên nhân tăng của loại tiền gửi này trong năm 2010 là do PGD mở rộng dịch vụ thanh toán, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo nhiều thuận tiện trong việc chi trả tiền hàng cho khách hàng, việc thanh toán không dùng tiền mặt thu hút nhiều doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của PGD mở tài khoản thanh toán tại PGD. Sang năm 2011, tiền gửi này chỉ đạt 1.225 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 27,1% so với năm 2010. Kinh tế năm 2011 khó khăn hơn năm 2010 gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.  Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Người gửi tiền tự do lựa chọn phương thức trả lãi phù hợp với hình thức huy động vốn của PGD trong từng thời kỳ. Nhìn chung loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động của PGD. Ba năm qua số lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại PGD biến động khác nhau qua từng năm. Năm 2010 tăng 43.228 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 giảm 40.713 triệu đồng so với năm 2010. Lý do của sự biến động giảm trong năm 2011 là do năm 2011 lạm phát tăng cao, tiền đồng bị mất giá khiến tâm lý người SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 34
  48. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên dân lo ngại nên thay vì gửi tiền vào ngân hàng họ chuyển sang kênh đầu tư khác như mua USD hay mua vàng. 2.3.2 Hoạt động tín dụng cá nhân  Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân Với vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng là hai hoạt động đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Hoạt động cho vay tạo nguồn thu nhập chính yếu cho ngân hàng, nên tại PGD Quang Trung hoạt động cho vay luôn được chú trọng, diễn ra thường xuyên, liên tục. Ngoài ra, PGD luôn có những chính sách tín dụng thay đổi linh hoạt tuỳ theo sự biến động của nền kinh tế nhằm đáp ứng đúng nhu cầu và thu hút khách hàng. Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại PGD được rõ ràng và tốt hơn, ta tham khảo bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Đánh giá chung tình hình hoạt động tín dụng cá nhân PGD Quang Trung Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 1. Doanh số cho vay Triệu đồng 69.595 75.280 68.142 2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 44.175 48.952 55.434 3. Tổng dư nợ Triệu đồng 42.389 49.775 47.170 4. Nợ quá hạn Triệu đồng 534 625 956 5. Dư nợ bình quân Triệu đồng - 46.082 48.472 6. Tổng tài sản có Triệu đồng 97.210 145.138 99.256 7. Tỷ lệ TDN trên tổng TSC % 43,6 34,3 47,5 8. Hệ số thu nợ % 63,5 65 81,3 9. Tỷ lệ nợ quá hạn trên TDN % 1,26 1,25 2 10.Vòng quay vốn tín dụng Vòng - 1,06 1,14 SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 35
  49. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Qua những chỉ tiêu được thể hiện trong bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay năm 2010 tăng hơn so với năm 2009, năm 2011 giảm so với năm 2010. Doanh số thu nợ và nợ quá hạn tăng qua các năm. Chỉ tiêu tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản có, chỉ tiêu này càng cao thể hiện dư nợ tín dụng càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu tài sản có của ngân hàng. Năm 2009 tỷ lệ này tại PGD là 43,6%, năm 2010 là 34,3%, năm 2011 là 47,5%. Ta thấy trong năm 2010, tổng dư nợ tăng khoản 17,4% so với năm 2009 nhưng tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản có lại giảm khoản 9,3% so với năm 2009 là do tổng tài sản có của năm 2010 tăng khoản 49,3% so với năm 2009. Năm 2011 có sự biến động ngược chiều, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản có tăng 13,2% so với năm 2010 là do tổng dư nợ và tổng tài sản có đều giảm nhưng tốc độ giảm không đều, tổng tài sản có giảm với tốc độ nhanh hơn tổng dư nợ làm cho tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản có tăng. Chỉ tiêu hệ số thu nợ biểu hiện khả năng thu nợ tại ngân hàng. Hệ số càng cao càng thể hiện đồng vốn cho vay càng an toàn và công tác thu nợ được thực hiện tốt. Hệ số thu nợ tại PGD có xu hướng tăng qua từng năm, cụ thể năm 2009 hệ số thu nợ là 63,5%, sang năm 2010 hệ số này tăng lên đến 65% và đến năm 2011 hệ số thu nợ là 81,3%, tăng hơn 1,28 lần so với năm 2009 và 1,26 lần so với năm 2010. Nhưng nhìn chung hệ số này khá cao trong năm 2011, một phần là do công tác thu nợ tại ngân hàng luôn được thực hiện tốt, một phần là do có một số khoản nợ được khách hàng tất toán trước hạn. Mặt khác trong năm 2011, doanh số thu nợ tăng trong khi doanh số cho vay giảm làm cho tỷ lệ thu nợ tăng lên. Xét chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 36
  50. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Hệ số vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Hệ số này càng lớn thì hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao. Vòng quay vốn tín dụng của PGD Quang Trung năm 2010 là 1,06 vòng, năm 2011 là 1,14 vòng đang có dấu hiệu tăng, là tín hiệu tốt trong hoạt động tín dụng tại PGD. Những kết quả đạt được trong 3 năm qua là những cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên tại PGD. Nhìn chung thì những kết quả đó cũng khá khả quan mặc dù trong năm 2011 có sự sụt giảm trong doanh số cho vay do những biến động khó lường của nền kinh tế, đó cũng là xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng trong cả nước. Tóm lại, hoạt động cho vay cá nhân của PGD cũng đang phát triển theo chiều hướng tốt và hy vọng trong những năm tới, hoạt động của PGD sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả tốt hơn và giữ vị trí là Ngân hàng Thương mại Cổ phần hoạt động hiệu quả nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam. Để tìm hiểu sâu hơn, ta đi vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân Tại PGD Quang Trung qua 3 năm qua. 2.4 Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân qua 3 năm 2009 - 2011 tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt nam – Phòng giao dịch Quang Trung 2.4.1 Phân tích doanh số cho vay cá nhân của PGD Quang Trung Trong hoạt động kinh doanh của PGD, hoạt động tín dụng đóng vai trò chủ yếu, bởi thu nhập từ hoạt động tín dụng đóng góp đáng kể vào lợi nhuận chung của PGD, góp phần tăng thu dịch vụ và đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới. Để đánh giá được thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của PGD, ta tham khảo số liệu thể hiện doanh số cho vay cá nhân qua 3 năm 2009, 2010 và 2011. 2.4.1.1 Theo kỳ hạn SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 37
  51. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Bảng 2.4. Tình hình doanh số cho vay theo kỳ hạn ĐVT: Triệu đồng So sánh So sánh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 ST % ST % ST % ST % ST % Ngắn hạn 18.614 26,7 20.882 27,7 24.257 35,6 2.268 12,2 3.375 16,2 Trung dài hạn 50.981 73,3 54.398 72,3 43.885 64,4 3.417 6,7 -10.513 -19,3 Tổng cộng 69.595 100 75.280 100 68.142 100 5,685 8,2 -7.138-9,5 (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung) Các số liệu ở bảng 2.4 được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.3: Biểu đồ doanh số cho vay theo kỳ hạn Triệu đồng 60,000 54,398 50,981 50,000 43,885 40,000 Ngắn hạn 30,000 24,257 Trung dài hạn 20,882 18,614 20,000 10,000 0 Năm 2009Năm 2010 Năm 2011 SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 38
  52. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên  Nhìn tổng quát Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện doanh số cho vay cá nhân qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011, ta thấy có sự chênh lệch rõ ràng giữa cho vay ngắn hạn với cho vay trung dài hạn. Cho vay trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn (trung bình hơn 60%) cho vay ngắn hạn trong tổng số cho vay cá nhân qua 3 năm. Cụ thể, ở năm 2009 mức chênh lệnh này là 32.368 triệu đồng, năm 2010 mức chênh lệch này lên 33.507 triệu đồng, năm 2011 chênh lệch còn 19.628 triệu đồng. Có sự chênh lệch rõ ràng như vậy giữa hai loại kỳ hạn cho vay là vì PGD chú trọng hơn vào loại hình cho vay trung dài hạn, các sản phẩm cho vay của PGD mang tính chất lâu dài, thời hạn dài. Qua bảng số liệu và biểu đồ doanh số cho vay ở trên ta thấy có nhiều sự biến động về tình hình doanh số cho vay trong 3 năm vừa qua. Doanh số cho vay năm 2010 tăng 5.685 triệu đồng so với doanh số cho vay ở năm 2009 cả ngắn hạn và trung dài hạn, nhưng giảm lại ở năm 2011, giảm 7.138 triệu đồng so với năm 2010 trong đó chủ yếu là giảm cho vay trung dài hạn, cho vay ngắn hạn tăng lên so với năm 2010. Doanh số cho vay năm 2011 giảm so với năm 2010, điều đó là do tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay năm 2011 tăng cao, biến động bất thường so với năm 2010 khiến tình hình cho vay tại PGD nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung gặp không ít những khó khăn. Tổng doanh số cho vay năm 2011 giảm hơn năm 2010 là 9,5% trong khi năm 2010 tăng hơn 8,2% so với năm 2009. Để hiểu rõ lý do sự biến động đó, ta đi vào phân tích cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn, trung dài hạn và những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên.  Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn Nhìn một cách tổng quát, doanh số cho vay ngắn hạn đều tăng qua các năm. Mức tăng không biến động nhiều, năm 2010 tăng 12,2% so với năm 2009 tương ứng mức tăng là 2.268 triệu đồng, năm 2011 tăng 16,2% so với năm 2010, tương ứng mức tăng 3.375 triệu đổng. Năm 2009, doanh số cho vay cá nhân là 18.614 SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 39
  53. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên triệu đồng, chiếm 26,7% tổng doanh số cho vay cá nhân, năm 2010 con số này đạt được 20.882 triệu đồng chiếm 27,7% trong tổng doanh số cho vay cá nhân. Năm 2011, cho vay ngắn hạn đạt 24.257 triệu đồng chiếm 35,6% trong tổng doanh số cho vay cá nhân. Năm 2008, kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng đã gây ra nhiều khó khăn lên nền kinh tế nước ta. Tình hình lạm phát tăng cao, khủng hoảng tiền tệ xảy ra, gây khó khăn đến mọi ngành kinh tế trong nước, trong đó có cả ngành ngân hàng. Năm 2009, nhờ vào chính sách quản lý kinh tế của Chính phủ đã đưa nền kinh tế nước ta dần khôi phục trở lại, mọi khó khăn chỉ dần bắt đầu được khắc phục, mọi hoạt động của các khối ngành kinh tế dần ấm lại. Năm 2010 nền kinh tế trong nước được khôi phục mạnh dần, vực dậy phần nào các khối ngành kinh tế, ngân hàng mở rộng đầu tư hoạt động, bên cạnh đó đời sống kinh tế người dân cũng được cải thiện đáng kể, nhu cầu về cuộc sống tăng cao, do vậy mà hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD Quang Trung năm 2010 tăng hơn so với năm 2009. Mặt khác, khác với những năm trước, năm 2010 các ngân hàng có điều kiện thuận lợi và cũng chịu sức ép đẩy mạnh tín dụng cá nhân. Chính phủ chủ trương hạ lãi suất doanh nghiệp nhằm phục vụ sản xuất, xuất khẩu trong khi lãi suất đầu vào vẫn ở mức cao, do đó mà các ngân hàng trông phải trông chờ nhiều vào tín dụng cá nhân để bù đắp khó khăn ở mảng doanh nghiệp. Chính vì lý do này mà Ngân hàng Quốc Tế nói chung và PGD Quang Trung nói riêng, bên cạnh việc cải tiến nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân, đã tung ra các gói sản phẩm tín dụng cá nhân mới như cho vay tín chấp tiêu dùng, cho vay cầm cố kinh doanh chứng khoán, vay cá nhân kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại của người dân, đáp ứng đúng nhu cầu của người dân nhằm gia tăng tín dụng cá nhân và PGD đã đạt được những kết quả khả quan ở năm 2010. Cuối năm 2010, tình hình lãi suất có nhiều thay đổi, biến động bất thường so với những tháng đầu năm. Tình hình đó kéo dài qua năm 2011, lãi suất huy động lẫn lãi SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 40
  54. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên suất cho vay tăng khá cao. Do sự khan hiếm tiền tệ trên thị trường, ngân hàng khó huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, các ngân hàng thay nhau tăng lãi suất huy động nhằm thu hút khách hàng, làm chi phí huy động vốn tăng cao kéo theo lãi cho vay cũng tăng cao, gây khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng để cho vay, người dân cũng không muốn đi vay với mức lãi suất cao như vậy. Tình hình lãi suất cho vay của các ngân hàng TMCP theo công bố của Ngân hàng Nhà Nước đến giữa năm 2011 là 19,7%/năm trong khi ở năm 2010 mức lãi suất cho vay ở tầm 14 – 16%/năm, tăng từ 3,7 – 5,7%/năm. Với khoản vay cá nhân ngắn hạn trị giá 500 triệu đồng, khách hàng chỉ phải trả tiền lãi cho ngân hàng khoản 6,25 trđ/tháng ở năm 2010 nay phải trả tăng thêm khoản gần 2 trđ/tháng ở năm 2011. Lạm phát tăng cao, đời sống kinh tế người dân gặp nhiều khó khăn, với mức trả lãi tăng lên như vậy khiến người dân dè chừng trong việc đi vay ngân hàng, do vậy mà doanh số cho vay năm 2011 giảm hơn năm 2010 là điều mà ta có thể hiểu.  Phân tích doanh số cho vay trung dài hạn Doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay ngắn hạn. Năm 2009, doanh số cho vay trung dài hạn đạt 50.918 triệu đồng, chiếm 73,3% tổng doanh số cho vay cá nhân. Năm 2010, doanh số cho vay trung dài hạn tăng lên 54.398 triệu đồng chiếm 72,3% tổng doanh số cho vay cá nhân, tăng 3.417 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 6,7%. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng trong doanh số tín dụng cá nhân trung dài hạn ở năm 2010 là do trong năm 2010 theo xu hướng chung của toàn hệ thống Ngân hàng Quốc Tế, PGD Quang Trung chú trọng triển khai nhiều chương trình về tín dụng cá nhân hỗ trợ các cá nhân trong việc vay mua nhà dự án, ngôi nhà tích luỹ, vay mua ô tô, vay xây dựng sửa chữa nhà, vay mua bất động sản thế chấp bằng chính bất động sản định mua đã thu hút được khách hàng có nhu cầu vay vốn tại PGD làm cho doanh số cho vay kỳ hạn trung dài hạn tăng lên trong năm 2010. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 41
  55. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Doanh số cho vay trung dài hạn năm 2011 giảm hơn so với năm 2010. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 43.885 triệu đồng, chiếm 64,4% trong tổng doanh số cho vay cá nhân, giảm 19,3% so với năm 2010 tương ứng với mức giảm 10.513 triệu đồng. Doanh số tín dụng không chỉ chững lại ở mảng tín dụng cá nhân mà ngay cả mảng tín dụng doanh nghiệp cũng bị sụt giảm. Lý do trong năm 2011, tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng trở lại, lên đến 22% ( tính đến cuối tháng 7 năm 2011) và cả năm 2011 là 18,58%, trong khi lạm phát năm 2010 giữ ở mức 11,5%. Tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất và lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu về tín dụng theo đó hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD cũng không đạt như mục tiêu, sụt giảm so với năm 2010. 2.4.1.2 Theo sản phẩm Hiện PGD Quang Trung đang tiến hành cho vay theo nhiều loại hình tùy theo mục đích sử dụng vốn khác nhau của khách hàng, bao gồm: Cho vay sản xuất kinh doanh Cho vay tiêu dùng, bất động sản Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà Cho vay cầm cố sổ tiền gửi Cho vay cán bộ công nhân viên (CBCNV trong và ngoài hệ thống VIB) Cho vay tiểu thương chợ Cho vay đi du học, mua ô tô Việc đưa ra nhiều loại hình cho vay có thể giúp PGD đáp ứng được nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng vay vốn, thu hút được sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên ở đây chỉ xét một số loại hình mà PGD đang chú trọng đẩy mạnh và thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng doanh số cho vay và chia ra 2 nhóm chủ yếu sau: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng và cán bộ công nhân viên. Trong nhóm cho vay sản xuất kinh doanh bao gồm cho vay kinh doanh hộ gia SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 42
  56. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên đình, cho cá nhân vay sản xuất kinh doanh. Nhóm cho vay tiêu dùng và cán bộ công nhân viên bao gồm cho vay mua sắm, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, căn hộ chung cư, cho vay tiểu thương chợ, cho vay cán bộ công nhân viên, các hình thức vay còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay được liệt vào nhóm khác. Để nhìn rõ hơn tình hình cho vay theo sản phẩm tại PGD Quang Trung ta đi vào phân tích cụ thể các số liệu được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.5. Tình hình doanh số cho vay theo sản phẩm ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 ST % ST % ST % ST % ST % SXKD 29.267 42,2 31.65334,2 25.312 37,1 2.386 8,2 -6.332 -21,6 TD và CBCNV 36.868 52,9 43.627 58 37.989 55,8 6.759 18,3 -5.638 -12,9 Khác 3.460 4,9 5.891 7,8 4.841 7,1 2.431 70,3 -1.050 -17,8 Tổng cộng 69.595 100 75.280100 68.142 100 5.685 8,2 -7.138 -9,5 (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung) Các số liệu ở bảng 2.5 được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.4: Biểu đồ doanh số cho vay theo sản phẩm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 43
  57. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Triệu đồng 43,627 45,000 40,000 36,868 37,989 35,000 31,653 29,267 30,000 25,312 SXKD 25,000 TD và CBCNV 20,000 Khác 15,000 10,000 5,891 4,841 3,,460 5,000 0 Năm 20009 Năm 2010 Năm 2011 Như đã trình bày trong phần phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn ở trên, tổng doanh số cho vay có nhiều sự biến động trong 3 năm qua, năm 2010 tăng so với năm 2009, năm 2011 giảm so với năm 2010. Theo như bảng số liệu thể hiện doanh số cho vay theo sản phẩm, doanh số cho vay ở các gói sản phẩm SXKD, TD và CBCNV và các sản phẩm khác đều tăng trong năm 2010, đều giảm trong năm 2011. Ở khoản mục cho vay phục vụ SXKD, ngân hàng cho vay đối với các hộ kinh doanh, cho vay các ngành nghề với mục đích bổ sung vốn lưu động do thiếu hụt tạm thời trong kinh doanh của khách hàng và có khả năng thu hồi vốn nhanh. Doanh số loại hình này trong năm 2010 tăng 2.386 triệu đồng so với năm 2009 đạt tốc độ tăng trưởng 8,2%. Năm 2011 giảm 21,6% tương ứng với số tiền giảm là 6.332 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2010 doanh số cho vay SXKD tăng lên là do PGD đẩy mạnh cải tiến các sản phẩm cho vay phục vụ SXKD, quảng bá với nhiều hình thức như quảng cáo, tiếp thị, các chính sách ưu đãi thu hút được sự quan tâm của khách hàng có nhu cầu đến giao dịch. Bên cạnh đó, kinh tế năm 2010 ấm hơn so với năm 2009, các hộ gia đình kinh doanh hiệu quả hơn nên nhu cầu về SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 44
  58. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên vốn cũng tăng theo, ngoài ra cũng có nhiều khách hàng mới bắt đầu tham gia SXKD nên cần vốn đề sản xuất. chính bởi những điều này làm cho doanh số cho vay SXKD tại PGD tăng lên trong năm 2010. Đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng và CBCNV, đây là loại hình cho vay có mục đích là hỗ trợ cho các hộ gia đình mua nhà cửa, sữa chữa nhà cửa, mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, tiêu dùng cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay theo sản phẩm. CBCNV thường được vay tín chấp với những khoản vay nhỏ lẻ, sản phẩm cho vay mua nhà, mua sắm phương tiện thì tài sản bảo đảm, thế chấp chính là tài sản định mua bằng số tiền mà ngân hàng cho vay. Số tiền cho vay trong lĩnh vực này tăng trong năm 2010, có sự sụt giảm trong năm 2011. Năm 2010 tăng 18,3% so với năm 2009 với số tiền tăng là 6.759 triệu đồng, năm 2011 giảm 5.638 triệu đồng so với năm 2010, với tốc độ giảm là 12,9%. Trong năm 2010, PGD tăng thêm các sản phẩm tín dụng cá nhân trung dài hạn với mục đíchTD và CBCNV như: vay mua nhà dự án, ngôi nhà tích luỹ, vay mua ô tô, vay xây dựng sửa chữa nhà, vay mua bất động sản thế chấp bằng chính bất động sản định mua đặc biệt luôn chú trọng và quan tâm đến sản phẩm tín dụng cho vay mua nhà trả góp. Ngân hàng đã liên kết với một số chủ đầu tư dự án như ThuThiem Star, quận 2, TPHCM hay ThuDuc House với dự án Chung cư 4S2 Riverside Linh Đông tại Kha Vạn Cân, Linh Đông, Thủ Đức, tài trợ vốn cho khách hàng vay mua căn hộ tại các dự án này với hạn mức cấp vốn 70% giá trị căn hộ và tài sản thế chấp chính là căn hộ mà khách hàng dự định mua. Chính việc hợp tác giữa Ngân hàng Quốc Tế nói chung và PGD Quang Trung nói riêng với các chủ dự án nói trên, giúp khách hàng mua nhà, mua căn hộ chung cư mà không cần một khoản tiền mặt lớn đã làm gia tăng doanh số cho vay TD và CBCNV tại PGD trong năm 2010. Trong năm 2011 tình hình kinh tế ít khả quan hơn khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, bị hạn chế về tăng trưởng tín dụng và trong điều kiện nguồn vốn khó khăn hơn, nên để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi cho vay, PGD đã phải điều chỉnh danh mục cho vay SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 45
  59. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên theo hướng tập trung vốn cho các lĩnh vực kinh tế có mức ổn định cao hơn như lĩnh vự sản xuất, cho vay xuất khẩu hạn chế và cắt giảm cho vay vào các lĩnh vực chịu tác động lớn của lạm phát như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng. Nhìn chung tình hình kinh tế trong nước luôn ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của PGD. Kinh tế thuận lợi, ít biến động, phát triển cao thì tình hình hoạt động tại PGD cũng phát triển theo và ngược lại khi nền kinh tế có những dấu hiệu xấu đi thì các hoạt động của PGD cũng chịu ảnh hưởng không ít. 2.4.2 Phân tích doanh số thu nợ cá nhân của PGD Quang Trung Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu thu nợ cũng đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của PGD. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh phần lớn hiệu quả hoạt động kinh doanh của PGD trong những năm qua và thời gian sắp tới. Vấn đề đặt ra là công tác thu nợ của PGD diễn ra như thế nào, khả năng thu nợ càng cao thì khả năng hoạt động tín dụng của PGD càng đạt hiệu quả. Cho vay mà không thu hồi được nợ như dự kiến thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của PGD. Do đó, ban lãnh đạo tại PGD Quang Trung cùng với cán bộ nhân viên tín dụng luôn coi trọng vấn đề thu nợ cho vay khách hàng, trong đó cán bộ tín dụng luôn hoạt động tích cực, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trong việc thu hồi nợ khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa trường hợp nợ quá hạn. Cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn của PGD mới được xoay chuyển nhanh, giúp mang lại lợi nhuận cao cho PGD trong hoạt động tín dụng. Mặt khác, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng khi quyết định nên cho vay hay không, cán bộ tín dụng căn cứ chủ yếu vào 3 yếu tố: giá trị và tính hợp pháp của tài sản đảm bảo, tình hình sản xuất và phương án sản xuất, cuối cùng là thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Và việc tìm hiểu rõ khả năng trả nợ của khách hàng cũng chính là điều kiện để giúp PGD thực hiện việc thu nợ dễ dàng và tốt hơn. Qua đó, sẽ giúp PGD duy trì và bảo tồn được nguồn vốn và nâng cao hiệu SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 46
  60. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên quả tín dụng. Ta theo dõi diễn biến tình hình thu nợ cho vay khách hàng cá nhân trong 3 năm 2009 – 2011 qua các bảng số liệu sau: 2.4.2.1 Theo kỳ hạn Bảng 2.6: Tình hình doanh số thu nợ theo kỳ hạn ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 ST % ST % ST % ST % ST % Ngắn hạn 14.003 31,7 18.406 37,6 23.282 42 4.403 31,4 4.876 26,5 Trung dài hạn 30.172 68,3 30.546 62,4 32.152 58 374 1,2 1.6065,3 Tổng cộng 44.175 100 48.952 100 55.434 100 4.777 10,8 6.482 13,2 (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung) Các số liệu ở bảng 2.6 được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.5: Biểu đồ doanh số thu nợ theo kỳ hạn Triệu đồng 35,000 32,152 30,172 30,546 30,000 25,000 23,282 20,000 18,406 14,003 Ngắn hạn 15,000 Trung dài hạn 10,000 5,000 0 Năm Năm Năm 2009 2010 2011 SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 47
  61. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên  Nhìn tổng quát Qua các số liệu thể hiện trên bảng và biểu đồ về tình hình thu nợ cá nhân theo kỳ hạn ta thấy tình hình thu nợ tại PGD tăng qua các năm cả về thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn. Năm 2010, tình hình thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn tăng xấp xỉ 1,11 lần so với năm 2009, năm 2011 tăng 1,13 lần so với năm 2010 và tăng gần 1,255 lần so với năm 2009.  Phân tích doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn Doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn bình quân 3 năm vừa qua chiếm khoản 37,1% trong tổng doanh số thu nợ cá nhân tại PGD Quang Trung. Tình hình thu nợ ngắn hạn tại PGD có doanh số tăng qua các năm, cụ thể, năm 2009 doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn là 14.003 triệu đồng chiếm 37,1% tổng doanh số thu nợ cá nhân, sang năm 2010 doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn là 18.406 triệu đồng, chiếm 37,6%, tăng 4.403 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 31,4%. Qua đó ta thấy được tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD khá tốt, đạt hiệu quả cao khi doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ đều tăng. Bên cạnh việc nâng cao doanh số cho vay nhằm gia tăng thu nhập thì PGD luôn chú trọng công tác thu nợ, khách hàng luôn được nhân viên tín dụng nhắc nhở, đôn đốc việc trả nợ đúng kỳ hạn định. Sang năm 2011, doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn đạt 23.282 triệu đồng, chiếm 42%, tăng 4.876 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 26,5% so với năm 2010. Năm 2011 nền kinh tế nước ta lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao gây nhiều khó khăn lên tình hình kinh tế người dân. Ngành ngân hàng nói chung và PGD Quang Trung nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Do tỷ lệ lạm phát tăng cao (cuối năm 2011 là 18,58%), tiền đồng mất giá nên người dân có xu hướng chuyển kênh đầu tư, thay vì gửi tiền vào ngân hàng thì họ chuyển sang mua vàng hay ngoại tệ. Các ngân hàng cạnh tranh huy động vốn bằng cách tăng lãi suất huy động, chi phí đầu vào tăng kéo SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 48
  62. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên theo chi phí đầu ra cũng tăng, vì thế mà lãi suất cho vay tăng cao hơn so với năm 2010. Do vậy mà doanh số cho vay năm 2011 giảm hơn so với năm 2010 và doanh số thu nợ cũng có tăng nhưng không bằng tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009, tốc độ tăng của doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn năm 2011 chỉ bằng 26,5% so với năm 2010.  Phân tích doanh số thu nợ cá nhân trung dài hạn Tình hình thu nợ trung dài hạn trong 3 năm qua tại PGD cũng đạt được những kết quả tích cực và khả quan. Doanh số thu nợ cá nhân trung dài hạn bình quân chiếm 62,9% trong tổng doanh số thu nợ cá nhân qua 3 năm vừa rồi. Doanh số thu nợ năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2009 con số này là 30.172 triệu đồng, chiếm 68,3% tổng doanh số thu nợ cá nhân, sang năm 2010 doanh số thu nợ trung dài hạn nhích lên đến 30.546 triệu đồng, chiếm 62,4%, tăng 374 triệu đồng tương đương mức tăng 1,2% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, doanh số thu nợ có tăng so với năm 2010, tuy tốc độ tăng không cao bằng tốc độ tăng của thu nợ ngắn hạn nhưng cao hơn mức tăng của năm 2010 đối với năm 2009. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2011 đạt được 32.152 triệu đồng, chiếm 58%, tăng 1.606 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 5,3%. Như vậy, doanh số thu nợ cá nhân trung dài hạn tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không cao một phần cũng do tình hình kinh tế khó khăn ở năm 2011. Mặt khác, do đặc điểm của loại cho vay này là năm nay cho vay sẽ định nhiều kỳ hạn thu hồi vốn, thu hồi vốn dần qua nhiều năm nên khó để đánh giá tình hình thực tế trong năm. Như vậy có thể thấy trong 3 năm qua, doanh số thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn có tỷ trọng bình quân chênh nhau khoản 25,8%. Tuy cơ cấu cho vay của PGD nghiêng về trung dài hạn hơn nhưng các khoản cho vay ngắn hạn dễ thu hồi hơn. Nhìn chung doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng là điều đáng mừng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nổ, có nhiều kinh nghiệm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 49
  63. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên công tác thu hồi nợ luôn được thực hiện triệt để. 2.4.2.2 Theo sản phẩm Bảng 2.7: Tình hình doanh số thu nợ theo sản phẩm ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 ST % ST % ST % ST % ST % SXKD 15.557 35,2 17.560 35,9 21.183 38,2 2.003 12,9 3.62320,6 TD và CBCNV 26.102 59,1 28.292 57,8 30.313 54,7 2.190 8,4 2.021 7,1 Khác 2.516 5,7 3.100 6,3 3.938 7,1 584 23,2 838 27 Tổng cộng 44.175 100 48.952 100 55.434 100 4.777 10,8 6.482 13,2 (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung) Các số liệu ở bảng 2.7 được thể hiện qua biểu đồ sau: SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 50
  64. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Biểu đồ 2.6: Biểu đồ doanh số thu nợ theo sản phẩm Triệu đồng 35,000 30,313 30,000 28,292 26,102 25,000 21,183 20,000 17,560 15,557 SXKD 15,000 TD và CBCNV Khác 10,000 3,938 5,000 2,516 3,100 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Về loại hình cho vay SXKD, doanh số thu nợ tăng qua các năm, năm 2010 tăng 2.003 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tốc độ tăng là 12,9%, năm 2011 tăng 3.623 triệu đồng so với năm 2010 và tốc độ tăng là 20,6%. Có sự gia tăng qua các năm như vậy là do đối tượng này có thu nhập thường xuyên, họ sử dụng đồng vốn quay vòng với chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn và thường xuyên mang lại lợi nhuận. Mặt khác, họ thường ngại phải tốn thêm chi phí mà lại không sinh lợi như những khoản lãi trung và dài hạn hoặc lãi phạt quá hạn nên khi có lợi nhuận họ đem trả vốn ngay cho ngân hàng và khi nào có nhu cầu thì họ mới tiếp tục đi vay vốn. Đối với cho vay tiêu dùng và CBCNV, tình hình thu nợ cũng có sự gia tăng qua các năm, cao nhất là năm 2011 đạt mức 30.313 triệu đồng. Năm 2010 tăng 2.190 triệu đồng, tăng 8,4% so với năm 2009, năm 2011 tăng 7,1 % so với năm 2010 với số tiền tăng thêm là 2.021 triệu đồng. Doanh số thu nợ của các sản phẩm khác cũng tăng qua từng năm. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 51
  65. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Nhìn chung thì công tác thu nợ tại PGD qua 3 năm đã được thực hiện khá tốt, đạt hiệu quả cao. Để đạt được kết quả như vậy là nhờ sự nhiệt tình, năng nổ của các cán bộ tín dụng tại PGD trong công tác theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn thanh toán. Mặt khác nhờ vào quy trình cho vay tại PGD rõ ràng, hợp lý, có những biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. 2.4.3 Phân tích dư nợ tín dụng cá nhân của PGD Quang Trung Chỉ tiêu dư nợ cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ của PGD sẽ tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, điều đó có nghĩa là công tác thu nợ đạt hiệu quả bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu. Dư nợ thể hiện số tiền đã cho vay mà PGD còn phải thu từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của PGD như thế nào. Ta có thể tham khảo hai bảng số liệu theo kỳ hạn và sản phẩm sau: 2.4.3.1 Theo kỳ hạn Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng So sánh So sánh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 ST % ST % ST % ST % ST % Ngắn hạn 10.809 25,5 13.539 27,2 12.453 26,4 2.730 25,3 -1.086-8,0 Trung dài hạn 31.580 74,5 36.236 72,8 34.717 73,6 4.656 14,7 -1.519 -4,2 Tổng cộng 42.389 100 49.775 100 47.170 100 7.026 16,6 -2,605-5,2 (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung) Các số liệu ở bảng 2.8 được thể hiện qua biểu đồ sau: SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 52
  66. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Biểu đồ 2.7: Biểu đồ dư nợ theo thời hạn Triệu đồng 40,000 36,236 34,717 35,000 31,580 30,000 25,000 20,000 Ngắn hạn 13,539 Trung dài hạn 15,000 12,453 10,809 10,000 5,000 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011  Nhìn tổng quát Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy dư nợ đều tăng qua các năm, đáp ứng tốt nhu cầu vốn của nền kinh tế, trong đó tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm, trong khi tỷ trọng dư nợ trung dài hạn thì lại có xu hướng tăng lên trong năm 2010, nhưng con số tăng giảm là nhỏ, không đáng kể chỉ khoản chừng trên dưới 2% . Tổng dư nợ cá nhân năm 2009 là 42.389 triệu đồng, năm 2010 tăng thêm 7.026 triệu đồng thành 49.775 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng là 16,6%. Con số này sang năm 2011 là 47.170 triệu đồng, giảm 2.605 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ giảm là 5,2%.  Phân tích tình hình dư nợ tín dụng cá nhân ngắn hạn Năm 2009 đạt mức dư nợ ngắn hạn là 10.809 triệu đồng, năm 2010 đạt mức dư nợ ngắn hạn là 13.539 triệu đồng tăng 2.730 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 53
  67. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên tăng 25,3%. Với mức tăng dư nợ này ta có thể đánh giá theo hai khía cạnh. Đó là, mức tăng này là do doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 tăng lên so với năm 2009 hoặc do công tác thu hồi nợ ngắn hạn trong năm 2010 chưa đạt hiệu quả cao. Nhưng qua hai bảng số liệu thể hiện doanh số cho vay và công tác thu hồi nợ ngắn hạn trong năm 2010 thì ta biết được nguyên nhân tăng lên của dư nợ ngắn hạn trong năm 2010 là do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm tăng lên. Năm 2011 dư nợ cá nhân ngắn hạn giảm còn 12.453 triệu đồng, giảm 1.086 triệu đồng so với năm 2010 tốc độ giảm tương ứng là 8,0%. Công tác thu hồi nợ ngắn hạn trong năm 2011 được thực hiện khá tốt, có hiệu quả và được quản lý rất chặt chẽ nên dư nợ vẫn giảm trong khi doanh số cho vay tăng.  Phân tích tình hình dư nợ tín dụng cá nhân trung dài hạn Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ tại PGD qua cả 3 năm vì doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ cao hơn doanh số cho vay ngắn hạn. Cao nhất là năm 2010 đạt 36.236 triệu đồng, tăng 25,3% so với năm 2009, năm 2011 đạt 34.717 triệu đồng, năm 2009 mức dư nợ trung dài hạn là 31.580 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự tăng lên của dư nợ năm 2010 là do doanh số cho vay năm 2010 tăng lên, mặt khác bản chất của món vay là trung dài hạn và tuỳ theo sự thoả thuận ở hợp đồng tín dụng mà mức nợ gốc sẽ được trả vào thời gian nào, mặt khác tỷ lệ dư nợ này cũng do một phần dư nợ của năm trước chuyển sang. Năm 2011, doanh số cho vay trung dài hạn giảm trong khi doanh số thu nợ lại tăng hơn năm 2010 làm cho dư nợ năm 2011 giảm hơn so với năm 2010. 2.4.3.2 Theo sản phẩm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 54
  68. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Bảng 2.9: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân theo sản phẩm ĐVT: Triệu đồng So sánh So sánh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 ST % ST % ST % ST % ST % SXKD 15.218 35,9 18.979 38,2 17.956 38,1 3.761 24,7 -1.023-5,4 TD và CBCNV 25.899 61,1 29.182 58,6 27,763 58,9 3.283 12,7 -1.419-4,9 Khác 1.272 3 1.614 3,2 1.4513,1 342 26,9 -163 -10,1 Tổng cộng 42.389 100 49.775 100 47.170 100 7,386 17,4 -2.605-5,2 (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung) Các số liệu ở bảng 2.9 được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.8: Biểu đồ dư nợ theo sản phẩm Triệu đồng 29,182 30,000 27,763 25,899 25,000 18,979 20,000 17,956 15,218 SXKD 15,000 TD và CBCNV 10,000 Khác 5,000 1,272 1,614 1,451 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nhìn tổng quát qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện các con số trong bảng số liệu về tình hình dư nợ theo sản phẩm, tình hình dư nợ có sự biến động trong 3 năm SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 55
  69. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên qua, năm 2010 tăng so với năm 2009, năm 2011 giảm so với năm 2010 cả về cho vay SXKD, cho vay TD và CBCNV và cả cho vay khác. Về loại hình cho vay SXKD, ta thấy năm 2010 tăng 24,7% với số tiền tăng thêm là 3.761 triệu đồng so với năm 2009, trong năm 2011 dư nợ của loại hình này giảm 5,4% với số tiền giảm là 1.203 triệu đồng so với năm 2010. Về loại hình cho vay TD và CBCNV, tình hình cũng diễn biến tương tự như loại hình cho vay SXKD, năm 2010 tăng 3.283 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng là 12,7%, năm 2011 dư nợ giảm 1,419 triệu đồng với tốc độ giảm là 4,9% so với năm 2010. Như đã trình bày ở phần trên, chỉ tiêu dư nợ có thể đánh giá được phần nào hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Chỉ tiêu dư nợ tỷ lệ thuận với doanh số cho vay và tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ. Doanh số cho vay theo sản phẩm ở năm 2010 tăng đối với tất cả các loại hình sản phẩm và giảm đối với tất cả các loại hình sản phẩm ở năm 2011 vì thế mà ta có thể lý giải được phần nào sự gia tăng trong doanh số dư nợ đối với các loại hình sản phẩm ở năm 2010 so với năm 2009 và giảm ở năm 2011 so với năm 2010. Mặt khác, ta cũng có thể lý giải một cách rõ ràng hơn về điều này khi thấy doanh số thu nợ theo sản phẩm năm 2010 tăng so với năm 2009, năm 2011 tăng nhiều hơn so với năm 2010 ở tất cả các loại hình sản phẩm mà PGD cho vay. 2.4.4 Phân tích doanh số nợ cá nhân quá hạn của PGD Quang Trung Như bao loại hình kinh doanh khác, kinh doanh tín dụng ngân hàng là nghề kinh doanh đặc thù luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nhất. Vì hoạt động tín dụng ngân hàng luôn gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ với mọi loại hình khách hàng. Nếu ngân hàng xem xét thận trọng trong quá trình cho vay, và khách hàng làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ tiền vay đúng thời hạn thì tất nhiên là nợ quá hạn sẽ ít. Vì vậy, việc tìm kiếm khách hàng tin tưởng để cho vay là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải năng động và phải quyết đoán. Nhưng nếu quá thận trọng sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận cao. Nợ quá hạn cũng là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại một ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nhất định, ngân hàng có nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ càng cao thì phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng đó càng kém SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 56
  70. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên và ngược lại. Ta theo dõi diễn biến nợ quá hạn của PGD qua các năm trong bảng số liệu sau đây: Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn theo sản phẩm ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 ST % ST % ST % ST % ST % SXKD 192 36 232 37,1 378 39,5 40 20,8 146 62,9 TD và CBCNV 342 64 393 62,9 578 60,5 51 14,9 185 47,1 Khác 0 0,00 00,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng cộng 534 100 625 100 956 100 91 17 331 53 (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Quốc Tế - PGD Quang Trung) Các số liệu ở bảng 2.10 được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.9: Biểu đồ nợ quá hạn theo sản phẩm Triệu đồng 600 578 500 393 378 400 342 SXKD 300 232 TD và CBCNV 192 200 Khác 100 0 0 0 0 Năm 2009Năm 2010 Năm 2011 SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 57
  71. Thực trạng TDCN tại PGD Quang Trung GVHD: T.S Phan Đình Nguyên Quy trình hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD luôn được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, công tác thẩm định thực tế, đánh giá tài sản đảm bảo đã được thực hiện tốt, quá trình giải ngân và theo dõi sau cho vay luôn được chú trọng và thực hiện sát sao. Cán bộ nhân viên tín dụng luôn đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ vay đúng hạn. Tuy nhiên khó để đảm bảo các khoản vay luôn không có nợ quá hạn vì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng vay vốn cũng như tình hình kinh tế thị trường đang có những diễn biến như thế nào. Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy nợ quá hạn của các khoản vay tăng lên qua các năm, đối với cho vay SXKD, năm 2010 tăng thêm 40 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng thêm 146 triệu đồng so với năm 2010. Đối với cho vay TD và CBCNV, năm 2010 tăng 51 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 185 triệu đồng so với năm 2010, các sản phẩm cho vay khác luôn giữ mức nợ quá hạn bằng không qua cả 3 năm làm cho tổng nợ quá hạn năm 2010 tăng 17% so với năm 2009 với tổng tiền tăng là 91 triệu đồng, năm 2011 tăng 53% so với năm 2010 với tổng tiền tăng là 331 triệu đồng. 2.4.5 Tình hình lãi suất trên thị trường từ năm 2009 đến nay 2.4.5.1 Diễn biến lãi suất huy động vốn Năm 2008, tình hình lãi suất huy động vốn ngân hàng có nhiều biến động và leo thang chưa từng có trong lịch sử thì bước sang năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản, tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2009. Cụ thể, đầu năm, tăng trưởng tín dụng đạt mức 21%, giữa năm lên đến 30%, và cả năm con số này đạt 36%, tăng mạnh so với năm 2008 (21%) và ở mức cao trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009 cũng là một cơ sở để Ngân hàng Nhà nước xem xét bắt đầu có hướng thắt chặt dần chính sách tiền tệ, cụ thể ở tín hiệu nâng lãi suất cơ bản, phòng ngừa lạm phát cao có thể trở lại trong năm 2010. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm, đến tháng 12/2009, lãi suất cơ bản tăng trở lại lên mức 8% một năm. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Chi Trang 58