Khóa luận Thực trạng hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế

pdf 81 trang thiennha21 25/04/2022 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_hoat_dong_cho_vay_hoi_phu_nu_tai_ngan_h.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘI PHỤ NỮ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thu Thảo Th.S Nguyễn Hồ Phương Thảo Lớp: K50 Tài Chính Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tài Chính-Ngân hàng, trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời sâu sắc nhất đến với Giáo viên hướng dẫn là Th.S Nguyễn Hồ Phương Thảo đã quan tâm, nhiệt tình hướng dẫn, định hướng chuyên môn và góp ý kiến thức về mọi mặt giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Bên cạnh đó, em xin chân thành cám ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế, cùng các anh chị ở Phòng phát triển kinh doanh, đặc biệt là anh Lê Ngọc Lâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, chỉ dẫn nhiệt tình, hỗ trợ và cung cấp số liệu cũng như những kiến thức quý báu để em hoàn thành bài khóa luận này. Và em cũng xin được gửi lời cám ơn tới gia đình cùng toàn thể bạn bè đã động viên, khích lệ em trong quá trình học tập nghiên cứu giúp em có thêm động lực thực hiện bài khóa luận được tốt hơn. Trong quá trình thực tập cũng như làm bài khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ của các thầy cô, Ban lãnh đạo và các anh chị trong Ngân hàng để em có thêm kinh nghiệm và bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chúc quý thầy, cô giáo Khoa Tài Chính- Ngân hàng, Ban lãnh đạo và các anh chị ở Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế cùng các anh chị Phòng Phát triển kinh doanh dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc. Em xin chân thành cám ơn! Trường Đại học KinhSinh viên th ựtếc hiện Huế Trần Thị Thu Thảo
  3. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nội dung của khóa luận được hoàn thiện thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức, quan sát thực tế về tình hình phát triển cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á – Chi nhánh Huế. Dựa trên những số liệu được cung cấp bởi chi nhánh kết hợp với cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu, tiến hành phân tích, đánh giá chất lượng cho vay Hội phụ nữ tại chi nhánh thông qua các chỉ tiêu định lượng về: tình hình tài sản và nguồn vốn, tổng nguồn vốn huy động, tình hình cho vay, kết quả hoạt đông cho vay, tình hình doanh số cho vay, tình hình thu nợ cho vay, tình hình dư nợ cho vay, tình hình nợ quá hạn, chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu cho vay, hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung vốn cho vay. Từ đó, tổng hợp kết quả đạt được và đưa ra các nhận xét về hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2016-2018. Nhìn chung chất lượng của hoạt động này có những chuyển biến tích cực hơn, đáp ứng khá tốt nhu cầu của khách hàng và đang được chi nhánh mở rộng phạm vi quy mô, tốc độ tăng trưởng dư nợ trong cho vay Hội phụ nữ cũng tăng trưởng mạnh qua mỗi năm. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số tồn đọng cần phải khắc phục để nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh. Dựa trên kết quả phân tích kết hợp với quá trình cọ xát thực tế trong thời gian thực tập, đã tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cho vay Hội phụ nữ tại chi nhánh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay Hội phụ nữ như: kích thích tăng trưởng dư nợ cho vay Hội phụ nữ thông qua quá trình đẩy mạnh hoạt động marketing, tăng cường nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay Hội phụ nữ để hạn chế rủi ro các khoản vay, nâng cao hiệu quả công tác xử lý, hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu, thực hiện linh hoạt quy trình cho vay Hội viên Hội phụ nữ để thu hút khách hàng, phát huy nguồn lực con người, đầu tư cơ sở vật chất. Những biện pháp này hy vọng sẽ phần nào giúp chi Trườngnhánh có thể khắc ph ụcĐại được những hhọcạn chế còn tồKinhn tại trong khoản thtếời gian Huế tới.
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBNV : Cán bộ nhân viên CVTD : Cho vay tín dụng DAB : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á DNCV : Dư nợ cho vay DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ ĐVKD : Đơn vị kinh doanh HĐLK : Hợp đồng liên kết HLHPN : Hội Liên hiệp phụ nữ HPN : Hội phụ nữ KH : Khách hàng KHCN : Khách hàng cá nhân NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương Mại TMCP : Thương Mại Cổ Phần Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHTM Cổ phần Đông Á - CN Huế 25 Biểu đồ 2.1 Nguồn vốn huy động tại chi nhánh giai đoạn 2016-2018 31 Biểu đồ 2.2 Nguồn vốn huy động theo loại tiền tại chi nhánh giai đoạn 2016-2018 32 Biểu đồ 2.3 Tình hình cho vay của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 33 Biểu đồ 2.4 Tình hình dư nợ cho vay của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 34 Biểu đồ 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 36 Biểu đồ 2.6 Tốc độ tăng trưởng cho vay Hội viên Hội phụ nữ tại DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 44 Biểu đồ 2.7 Doanh số thu nợ cho vay Hội viên Hội phụ nữ tại DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 46 Biểu đồ 2.8 Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ cho vay Hội viên Hội phụ nữ giai đoạn 2016-2018 tại DongA Bank CN Huế 48 Biểu đồ 2.9 Tốc độ nợ quá hạn đối với Hội phụ nữ tại DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 51 Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2016-2018 28 Bảng 2.2 Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2016-2018 30 Bảng 2.3 Tình hình cho vay của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế33 giai đoạn 2016-2018 33 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank – Chi nhánh Huế qua 3 năm 2016-2018 35 Bảng 2.5 Doanh số cho vay HLHPN so với tổng doanh số cho vay tiêu dùng của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 42 Bảng 2.6 Tình hình thu nợ cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016-2018 45 Bảng 2.7 Tình hình dư nợ cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016-2018 47 Bảng 2.8 Tình hình nợ quá hạn cho vay Hội phụ nữ tại DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 49 Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay Hội phụ nữ tại DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 50 Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu của cho vay HPN tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016-2018 52 Bảng 2.11 Cơ cấu nợ xấu của Chi nhánh trong giai đoạn 2016-2018 53 Bảng 2.12 Hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng đối với sản phẩm cho vay Hội viên Hội phụ nữ tại DongA – CN Huế giai đoạn 2016-2018 54 Bảng 2.13 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung vốn cho vay Hội viên Hội phụ nữ tại DongA Bank – CN Huế 55 Trường Đại học Kinh tế Huế
  7. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu đề tài 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘI PHỤ NỮ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 4 1.1.1 Khái niệm 4 1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại 5 1.1.2.1 Hoạt động huy động tiền gửi 5 1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 5 1.1.2.3 Hoạt động đầu tư cung cấp các dịch vụ 5 1.2 Hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại ngân hàng thương mại 6 1.2.1 Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 6 1.2.1.1 Cho vay 6 1.2.1.2 Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại 6 1.2.1.3 Phân loại các loại hình cho vay 7 1.2.1.4 Điều kiện cho vay 8 1.2.2 Các khái niệm liên quan đến cho vay của Hội phụ nữ 9 1.2.2.1 Hội phụ nữ 9 1.2.2.2 Cho vay Hội phụ nữ 9 1.2.2.3 Điều kiện cho vay khách hàng cá nhân thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ 10 1.2.3 Đặc điểm cho vay hội phụ nữ 10 1.2.4 Sản phẩm cho vay hội phụ nữ 11 Trường1.2.5 Vai trò hoạt động Đạicho vay Hộ i phhọcụ nữ. Kinh tế Huế12 1.2.6 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển hoạt động cho vay Hội phụ nữ của Ngân hàng Thương mại. 13 1.2.6.1.Doanh số cho vay 13 1.2.6.2. Doanh số thu nợ 14
  8. 1.2.6.3. Dư nợ cho vay 14 1.2.6.4. Tốc độ tăng trưởng dư nợ 14 1.2.6.5. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay 15 1.2.6.6 Nợ quá hạn 15 1.2.6.7. Nợ xấu 16 1.2.6.8. Vòng quay vốn 16 1.2.6.9. Hệ số thu nợ 16 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cho vay hội phụ nữ tại Ngân hàng thương mại 17 1.3.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng 17 1.3.1.1 Chính sách tín dụng 17 1.3.1.2 Thông tin tín dụng 18 1.3.1.3 Năng lực điều hành của ban lãnh đạo 19 1.3.1.4 Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị 19 1.3.1.5 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng 20 1.3.1.6 Đối thủ cạnh tranh 20 1.3.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘI PHỤ NỮ 22 TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2016-2018 22 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế 22 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 22 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động. 23 2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ 23 2.1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động 24 2.1.2.3 Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh chủ yếu. 24 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh 25 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 27 Trường2.1.4.1 Tình hình tài sảĐạin và nguồn vhọcốn và nguồ n Kinhvốn của Ngân hàng tế Đông Huế Á – Chi nhánh Huế 27 2.1.4.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. 30 2.1.4.3 Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. 33 2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. 35
  9. 2.2 Thực trạng hoạt động phát triển cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016-2018 37 2.2.1 Các quy định về cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế 37 2.2.1.1 Giới thiệu chung. 37 2.2.1.2 Điều kiện vay vốn 38 2.2.1.2.1 Đối với đối tác liên kết 38 2.2.1.2.2 Đối với người thu tiền góp 39 2.2.1.2.3 Đối với tổ vay vốn 39 2.2.1.2.4 Đối với khách hàng 39 2.2.1.3 Quy trình cho vay hội phụ nữ tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế 40 2.2.2 Phân tích thực trạng phát triển cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế 41 2.2.2.2 Phân tích Doanh số thu nợ Hội phụ nữ 45 2.2.2.3 Phân tích Dư nợ cho vay Hội phụ nữ 47 2.2.2.4 Phân tích nợ quá hạn cho vay Hội phụ nữ 49 2.2.2.5 Phân tích Nợ xấu cho vay Hội phụ nữ 52 2.2.2.6 Phân tích vòng quay vốn và hệ số thu nợ 54 2.2.2.7 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung vốn cho vay Hội phụ nữ 55 2.3 Đánh giá tình hình phát triển cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016-2018 56 2.3.1 Kết quả đạt được của hoạt động cho vay Hội phụ nữ 56 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại của hoạt động cho vay Hội phụ nữ 56 2.3.3 Nguyên nhân 57 2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng 57 2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 58 2.3.3.3 Nguyên nhân từ phía nền kinh tế 60 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘI PHỤ NỮ TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2016-2018 62 3.1 Định hướng phát triển trong thời gian tới của ngân hàng 62 Trường3.1.1 Định hướng chung Đại học Kinh tế Huế62 3.1.2 Định hướng cho vay Hội phụ nữ trong thời gian tới 63 3.2 Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế 64 3.2.1 Kích thích tăng trưởng dư nợ cho vay Hội phụ nữ thông qua quá trình đẩy mạnh hoạt động marketing 64
  10. 3.2.2 Tăng cường nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay Hội phụ nữ để hạn chế rủi ro của các khoản vay 64 3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác xử lý và hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu 65 3.2.4 Thực hiện linh hoạt quy trình cho vay Hội viên Hội phụ nữ để thu hút khách hàng 65 3.2.5 Phát huy nguồn lực con người 66 3.2.6 Đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới 67 PHẦN 3: KẾT LUẬN 68 1.3.2 Kiến nghị 68 1.3.2.1 Đối với NHNN 68 1.3.2.2 Đối với DAB – Hội sở chính 69 1.3.2.3 Đối với Hội Liên hiệp phụ nữ Thừa Thiên Huế 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Kinh tế Huế
  11. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng mở cửa của Việt Nam hiện nay đặt ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh. Một trong số đó là hệ thống các ngân hàng thương mại với vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Ngân hàng chính là nơi tích tụ, tập trung và khơi dậy động viên các nguồn lực phát triển kinh tế và là nơi cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á là một trong những ngân hàng tiên phong và đi đầu trong lĩnh vực công nghệ thẻ, thu hút hơn 5 triệu khách hàng sử dụng. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên nghiên cứu và chế tạo ATM nhả vàng, đưa vào hoạt động các dòng ATM lưu động, các buồng Auto Banking thế hệ mới có chức năng nhận tiền mặt trực tiếp lớn nhất Việt Nam. Đối mặt với những thay đổi và sức ép cạnh tranh từ thị trường, ngân hàng Đông Á đã cố gắng khai thác và mở rộng mảng tín dụng bán lẻ với những sản phẩm hướng tới và phục vụ lợi ích của một nhóm khách hàng đặc biệt nhất định như cho vay các đối tượng thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc tổ chức xã hội, Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế (DAB) là một trong những chi nhánh lớn của Ngân hàng TMCP Đông Á. Trong những năm gần đây, DAB – Chi nhánh Huế đã nổ lực chứng minh năng lực và sức mạnh của mình bằng những sản phẩm mang tính chất như trên. Và không thể không kể đến sản phẩm “Cho vay trả góp đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ”. Đây đã là một sản phẩm mang thương hiệu của DAB – Chi nhánh Huế trên thị trường ngân hàng. Cho vay trả góp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Đặc biệt đối tượng mà DAB - Huế hiện nay hướng tới là Hội viên Hội phụ nữ, tuy rằng quy mô vay không lớn, chi phí cao nhưng việc phát triển loại hình tín dụng dành cho khách hàng là phụ nữ giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa loại hình dịch vụ. Chính điều đó đã tạo ra Trườngnhững cơ hội cho DAB Đại– Huế phát trihọcển các dịch vKinhụ và tự khẳng đị nhtế mình. VìHuế vậy, để có thể tồn tại và giữ vững vị thế của mình trên thị trường, DAB – Huế phải không ngừng nổ lực và tìm kiếm những chiến lược kinh doanh mới, những cải tiến mới về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. 1
  12. Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế nhiều năm nay đã không ngừng đẩy mạnh và phát huy thế mạnh của mình để dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, đồng thời thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh của mình. Tuy nhiên, dịch vụ cho vay Hội phụ nữ của ngân hàng TMCP Đông Á hiện nay cũng gặp không ít khó khăn khi chịu nhiều sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác trên địa bàn. Chính vì vậy muốn đứng vững trên thị trường cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ thì điều quan trọng Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế cần phải nghiên cứu thị trường hiện tại và trong tương lai, phân tích nhu cầu và mong muốn của khách hàng để từ đó hiểu rõ hơn mức độ hài lòng cũng như xu hướng sử dụng dịch vụ của khách hàng, nhận biết rõ hơn điểm mạnh, điểm yếu phát huy và khắc phục từ đó mở rộng, phát triển dịch vụ nhằm có được chất lượng dịch vụ tốt nhất. Xuất phát từ những lý do trên, từ những kiến thức được học trên giảng đường và kinh nghiệm khi được thực tập tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế, em lựa chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận giải quyết ba mục tiêu sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động cho vay Hội phụ nữ của Ngân hàng Thương mại. - Phân tích tình hình phát triển hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. - Phát hiện nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động cho vay Hội phụ nữ của Ngân hàng Thương mại 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đông Á – TrườngChi nhánh Huế Đại học Kinh tế Huế - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về hoạt động cho vay hội phụ nữ giai đoạn 2016-2018 - Phạm vi về nội dung: Thực trạng hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016-2018 2
  13. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê: Thu thập thông tin, số liệu về hoạt động cho vay đối với HPN tại Ngân hàng TMCP Đông Á, chi nhánh Huế. - Phương pháp so sánh: Sử dụng các số liệu về tình hình phát triển hoạt động cho vay HPN, chất lượng hoạt động cho vay HPN để so sánh với nhau nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Từ đó rút ra các nhận xét về tình hình phát triển hoạt động cho vay HPN và chất lượng của hoạt động cho vay HPN tại Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Huế. Xem xét sự thay đổi của số liệu qua các năm cho thấy biến động tăng giảm của chúng để thấy được tình hình phát triển hoạt động cho vay HPN tại đơn vị. - Phương pháp tổng hợp phân tích: là phương pháp đánh giá các thông tin và các số liệu trên cơ sở tổng hợp, từ đó thấy được ý nghĩa, nguyên nhân của sự biến động các con số để có sự hiểu biết cụ thể vấn đề, rút ra nhận xét và đưa ra biện pháp nhằm khắc phục, nên mở rộng quy mô hay không và nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay HPN tại Ngân hàng Đông Á, chi nhánh Huế. 6. Kết cấu đề tài Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu - Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay Hội phụ nữ của Ngân hàng Thương mại - Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016-2018 - Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. TrườngPhần 3: Kết luận .Đại học Kinh tế Huế 3
  14. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘI PHỤ NỮ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng thì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lãi suất mà thu được lợi nhuận cho ngân hàng. Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính". Ở Việt Nam, Định nghĩa Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo luật các tổ chức tín dụng: ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có Trườngliên quan vì mục tiêu lĐạiợi nhuận theo học quy định c ủaKinh Luật Các tổ ch ứtếc tín d ụHuếng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM) Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là 4
  15. nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại - Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng trung gian, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp thương mại, đều hướng đến mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Ngân hàng thương mại mở rộng đa dạng và phong phú các nghiệp vụ kinh doanh không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế. Ngân hàng thương mại có ba nhóm hoạt động cơ bản: hoạt động huy động tiền gửi, hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư cung cấp các dịch vụ. 1.1.2.1 Hoạt động huy động tiền gửi Đây là một hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhận được các khoản tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân, của tổ chức và các doanh nghiệp. Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng khi đến hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng đến rút tiền ở ngân hàng. 1.1.2.2 Hoạt động tín dụng Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liên quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh toán bình thường), sẽ được sử dụng để cho vay. Hoạt động cho vay là hoạt động đặc trưng nhất của Ngân hàng thương mại. Nó tạo ra hình thức tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong hoạt động huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, đây là hoạt động quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu. 1.1.2.3 Hoạt động đầu tư cung cấp các dịch vụ Ngân hàng tham gia vào đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng Trườngkhoán nhằm mục đích tĐạiìm kiếm lợi nhuhọcận lợi tức chKinhứng khoán và t ừ tếchênh lệHuếch thị giá chứng khoán mua bán trên thị trường. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện hùng vốn, liên doanh qua đó trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp để thành lập công ty, xí nghiệp mới. 5
  16. Các ngân hàng có thể tham gia mua bán ngoại tệ, huy động vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của đầu tư cho vay cũng như kiếm lời. Việc kinh doanh ngoại tệ còn góp phần thúc đẩy trong công tác thanh toán quốc tế, tài trợ cho xuất nhập khẩu Bên cạnh đó ngân hàng cung cấp các hoạt động dịch vụ khác như dịch vụ chuyển tiền, thu hộ tiền hàng, nghiệp vụ nhận ủy thác, hay mua bán hộ theo sự ủy nhiệm của khách hàng. 1.2 Hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1.2.1.1 Cho vay Theo Thông Tư 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016 được quy định như sau: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay), sau một thời gian nhất định lượng giá trị đó quay lại người sở hữu với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. 1.2.1.2 Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại -Nguyên tắc thứ nhất Nguyên tắc quản lý mục đích tiền vay: Theo nguyên tắc này mặc dù người đi vay phải thế chấp tài sản để được vay tiền, nhưng người cho vay ( ngân hàng thương mại ) có quyền kiểm tra việc sử dụng vốn vay đối với người vay. Người vay phải xây dựng dự án, phương án xin vay vốn và phải có trách nhiệm thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký với ngân hàng. Mục đích của việc đề ra nguyên tắc này là đảm bảo tính hoàn trả của đồng vốn đồng thời quản lý vốn đầu tư theo đúng định hướng và cơ cấu đầu tư. Quản lý vốn đầu tư đúng định hướng từ đó đảm bảo tính cân đối trong nền kinh tế. -Nguyên tắc thứ hai TrườngNguyên tắc hoàn trĐạiả: Vốn vay phhọcải được hoàn Kinh trả cả gốc và lãi chotế ngân Huế hàng sau thời gian vay vốn. Thời gian vay vốn là khoảng thời gian kể từ khi người vay lĩnh tiền vay lần đầu tiên đến khi trả hết nợ gốc và tiền lãi. Nguyên tắc hoàn trả thể hiện ở hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là số lượng hoàn trả Số lượng hoàn trả sẽ bằng tổng số tiền gốc của khoản vay và số lãi phát sinh trong quá trình vay vốn. Khía cạnh thứ hai 6
  17. là thời gian hoàn trả. Thời gian hoàn trả phải thực hiện theo thoả thuận giữ hai bên được ghi trong hợp đồng vay tiền. 1.2.1.3 Phân loại các loại hình cho vay Theo Điều 10 và Điều 27, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định: Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các loại cho vay như sau: - Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm. - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm. - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm. Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay như sau: a) Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay. b) Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn. c) Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp. d) Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này. Trườnge) Cho vay theo hĐạiạn mức cho vayhọc dự phòng: Kinh Tổ chức tín dụng tếcam k ếHuết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm. 7
  18. f) Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm. g) Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng. h) Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện: - Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay. - Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh - Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. - Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận. n) Các phương thức cho vay khác được kết hợp các phương thức cho vay quy định tại khoản a,b,c,d,e,f,g và khoản h Điều này, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khoản vay. 1.2.1.4 Điều kiện cho vay Theo Điều 7, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định: Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Trườngtheo quy định của pháp Đại luật hoặc từ đhọcủ 15 tuổi đ ếnKinh chưa đủ 18 tuổi khôngtế bịHuếmất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi. - Có khả năng tài chính để trả nợ. 8
  19. - Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. 1.2.2 Các khái niệm liên quan đến cho vay của Hội phụ nữ. 1.2.2.1 Hội phụ nữ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội LHPN Việt Nam là một trong 5 tổ chức chính trị - xã hội (5 tổ chức chính trị - xã hội hiện nay của nước ta gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam), là bộ phận của hệ thống chính trị. Hội LHPN Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. *Điều 9 Hiến pháp 2013 quy định về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam như sau: - Là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Khoản 2). - Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Khoản 1). - Hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Khoản 3). - Được Nhà nước tạo điều kiện hoạt động (Khoản 3). - Trung ương Hội LHPN Việt Nam có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Khoản 1 Điều 84). 1.2.2.2 Cho vay Hội phụ nữ. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cho vay HPN của NHTM, có định nghĩa Trườngcho rằng “Cho vay HPN Đại là quan h ệ họckinh tế giữa mKinhột bên là ngân hàngtế và mHuếột bên là HPN trong đó NH chuyển giao tiền cho KH với nguyên tắc KH sẽ hoàn trả gốc và lãi vào một thời điểm xác định trong tương lai”. Nhưng nhìn chung chúng ta có thể hiểu cho vay HPN là hình thức cấp tín dụng trong đó NH thỏa thuận để KH là các cá nhân (là thành viên của HPN) được sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng, kinh 9
  20. doanh, dưới sự hỗ trợ của bên trung gian là HPN đứng ra thỏa thuận với ngân hàng theo nguyên tắc sau một thời gian nhất định sẽ hoàn trả cả gốc và lãi. Các khoản cho vay này là nguồn tài trợ chính giúp cá nhân vay vốn có thể trang trải những nhu cầu của cuộc sống như nhà cửa, phương tiện đi lại, đồ dùng gia đình, y tế, giáo dục, du lịch trước khi họ có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ 1.2.2.3 Điều kiện cho vay khách hàng cá nhân thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Cho vay khách hàng cá nhân thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ bao gồm các điều kiện sau đây: - Người bảo lãnh: cha, mẹ ruột; chồng, con ruột; anh, chị, em ruột đủ từ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ tư cách pháp nhân. Người thân bảo lãnh không được vay vốn trong sản phẩm này và chỉ được đứng ra bảo lãnh cho một khách hàng vay. Ưu tiên xét người bảo lãnh có thu nhập ổn định - Tổ vay vốn: khách hàng là một hội viên nằm trong một tổ của HPN cùng tham gia vay vốn tại ngân hàng. Hoạt động tín dụng dành cho đối tượng là Hội viên HPN. Từ 18 - 60 tuổi, có nhân thân tốt, có hộ khẩu thường trú, nếu KT3 phải có xác nhận của địa phương. Có tay nghề nhưng thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Được chi, tổ Hội phụ nữ, ban điều hành khu phố giới thiệu và được ban chấp hành Hội LHPN phường, xã thông qua, có xác nhận của chính quyền địa phương. - Phải tham gia sinh hoạt nhóm “Tín dụng tiết kiệm”. Đây là mô hình nhóm cộng đồng (gồm năm-mười chị), cùng tự nguyện tham gia vào nhóm, cùng cam kết thực hiện quy chế của nhóm và hỗ trợ giúp đỡ nhau nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng quyền lực cho phụ nữ thông qua hoạt động tăng thu nhập. - Số tiền vay tối đa là 10 triệu đồng/thành viên. 1.2.3 Đặc điểm cho vay hội phụ nữ - Các khoản vay chủ yếu là khoản vay nhỏ và được phân theo từng tổ. Một tổ có Trườngnhiều hội viên và có các Đại tổ trưởng qu họcản lý và bổ sungKinh hồ sơ. tế Huế - Thời hạn trả nợ cố định và trả theo kỳ hạn tháng. Thời hạn thường 12 tháng đến 24 tháng. Khách hàng được lựa chọn kỳ hạn trả. - Tiền lãi được thu thông qua tổ trưởng và tổ trưởng có trách nhiệm một phần rủi ro. Lãi suất cố định và được áp dụng khi ký hợp đồng cho vay. 10
  21. - Hình thức cho vay chủ yếu là vay theo tổ. 1.2.4 Sản phẩm cho vay hội phụ nữ  Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay - Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Để thực hiện được nguyên tắc hoàn trả khi cho vay các ngân hàng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Đảm bảo tiền vay là việc bằng cơ sở pháp lý tạo thêm cho ngân hàng một nguồn thu, thứ hai độc lập với nguồn thu từ tài sản cho vay. Các biện pháp đảm bảo tiền vay thông thường là thế chấp, bảo lãnh, cầm cố, Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là loại cho vay mà hình thức bảo đảm là tài sản. Khi cho vay bảo đảm bằng tài sản song song với hợp đồng vay tiền ngân hàng và khách hàng ký thêm hợp đồng bảo đảm bằng tài sản. Nội dung cốt lõi của hợp đồng bảo đảm bằng tài sản là nếu khách hàng không trả nợ, ngân hàng sẽ phát mại tài sản của khách hàng hoặc của người thứ ba để lấy tiền trả nợ cho ngân hàng. Phổ biến các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay là cho vay đảm bảo bằng tài sản. Tài sản đảm bảo có thể là tài snar của người vay (thế chấp) cũng có khi của người thứ 3 (thế chấp bằng tài sản của người thứ ba). - Cho vay không có tài sản đảm bảo: Cho vay không có tài sản đảm bảo bằng tài sản là loại cho vay mà biện pháp bảo đảm không tài sản. Khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, biện pháp đảm bảo có thể là bảo lãnh của ngân hàng khác, cho vay tín chấp, Loại cho vay không có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại. Phổ biến nhất của loại cho vay không đảm bảo bằng tài sản là cho vay tín chấp. Các ngân hàng thương mại thường lựa chọn những khách hàng có tín nhiệm, những khách hàng là người có thu nhập cao, có địa vị xã hội để cho vay tín chấp. Cho vay tín chấp thường là cho vay tiêu dùng. Nhiều ngân hàng cho vay tín chấp là các mục tiêu xã hội, những dự án cho vay như vậy thường là những dự án cho vay theo chỉ định của chính phủ.  Căn cứ vào phương thức hoàn trả: Trường- Cho vay trả góp: Đại Cho vay trả góphọc là loại cho Kinh vay mà quá trình tếtrả nợ diHuếễn ra đều đặn. Chu kỳ trả nợ bằng nhau, số tiền trả nợ gốc các kỳ bằng nhau. Là phương thức được nhiều người tìm đến nhất khi có nhu cầu tiêu dùng. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của người tiêu dùng với các phương pháp vay tiền trả góp thủ tục đơn giản, dễ dàng. 11
  22. Cho vay trả góp cũng phân thành hai phương thức cho vay trả góp, hai phương thức cho vay trả góp khác nhau ở cách tính và thu lãi tiền vay. Phương thức thứ nhất là: để có số tiền trả nợ bằng nhau ngân hàng đã tính sẵn tiền lãi trên số tiền vay ban đầu sau đó sau đó chia đều cho những kì hạn nợ. Lãi suất danh nghĩa của phương thức cho vay trả góp này là lãi suất được tính trên số tiền vay ban đầu. Vì vậy mà lãi suất cho vay trả góp theo phương thức này thường thấp hơn lãi suất cho vay các phương thức cho vay khác. Sỡ dĩ cho vay trả góp theo phương thức này có lãi suất thấp bởi vì nó được tính trên dư nợ ban đầu khi khách hàng nhận nợ, thực tế số dư nợ giảm dần theo thời gian. Phương thức cho vay trả góp thứ hai là tính lãi trên số dư nợ thực tế. Khi cho vay khách hàng và ngân hàng thỏa thuận số tiền gốc được chia đều cho các kỳ trả nợ, số tiền lãi được tính trên số tiền gốc của kỳ trước. Như vậy số tiền trả nợ không bằng nhau giữa các kỳ trả nợ do số tiền lãi nhỏ dần theo dư nợ thực tế. Phương thức cho vay trả góp thường áp dụng đối với cho vay trung, dài hạn. Phương thức cho vay trả góp mà tiền lãi được tính trên dư nợ ban đầu sau đó chia đều cho các kỳ trả nợ hiện rất phổ biến khi cho vay tiêu dùng. Ưu điểm của phương thức này là khách hàng rất dễ nhớ và dễ tính toán bởi tính đều đặn của nó. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay mà khách hàng và ngân hàng thỏa thuận với nhau một mức dư nợ tối đa mà khách hàng được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong phạm vi hạn mức tín dụng về dư nợ khách hàng có thể rút vốn và trả nợ làm nhiều lần nhưng không được vượt quá hạn mức dư nợ đã thỏa thuận với ngân hàng. Hồ sơ cho vay theo hạn mức tín dụng được lập một lần trong suốt thời gian của hạn mức tín dụng. Mỗi lần rút vốn khách hàng chỉ cần lập giấy nhận nợ mà thôi. Thời gian duy trì hạn mức tín dụng thông thường là một năm. Hết thời hạn, hạn mức tín dụng ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá lại quá trình vay vốn, nếu thấy vốn vay an toàn hiệu quả ngân hàng có thể gia hạn hạn mức tín dụng. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thường áp dụng đối với các khách Trườnghàng cho nhu cầu vay vĐạiốn thường xuyên học và vay v ốKinhn HPN. tế Huế 1.2.5 Vai trò hoạt động cho vay Hội phụ nữ. * Đối với khách hàng Hoạt động cho vay của ngân hàng có đối tượng cụ thể đó là Hội viên HPN. Ngày nay phụ nữ chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội. Họ không chỉ là người 12
  23. nội trợ trong gia đình mà còn là những người giỏi về chính trị, giao tiếp và là những người phát triển kinh tế gia đình. Như vậy hoạt động cho vay Hội viên HPN giúp hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất. Hoạt động tín dụng HPN không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng thương mại mà nó còn đóng góp tích cực vào việc cung cấp vốn cho sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân. * Đối với ngân hàng Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lí, khách hàng là phụ nữ có khả năng trả nợ và trả nợ đúng hạn lớn hơn nam giới. Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của phụ nữ cũng được chú trọng hơn và có thể làm chủ và đưa ra các quyết định quan trọng. Vì vậy, ngân hàng đã chú trọng đến đối tượng là phụ nữ, đưa ra các sản phẩm dành cho phụ nữ. Cho vay Hội viên HPN có vai trò quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng thu lợi nhuận dựa trên lãi suất của từng khoản vay. Có thể nói lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng từ hoạt động cho vay vì chức năng chính của ngân hàng là chức năng trung gian chính. Cho vay Hội viên HPN là một phần trong tín dụng. Như vậy, đối tượng tín dụng là Hội viên HPN. Mục đích tài trợ là để tiêu dùng hoặc hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện tín dụng cho Hội viên HPN ngân hàng cần chú ý quản trị vấn đề rủi ro và chi phí quản lý tín dụng cho khách hàng. * Đối với nền kinh tế Có thể thấy rằng cho vay Hội viên HPN đã giúp người phụ nữ có thêm nhiều cơ hội để kinh doanh, sản xuất phát triển kinh tế gia đình khi chưa có khả năng về nguồn tài trợ chính vị trí của người phụ nữ đã được chú trọng hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống, thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Điều này thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển xã hội và tạo sự năng động cho nền kinh tế. 1.2.6 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay Hội phụ nữ của Ngân hàng Thương mại. Trường1.2.6.1.Doanh s ố Đạicho vay học Kinh tế Huế Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản vay trong năm tài chính, không kể món cho vay đó đã thu hồi hay chưa, doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, năm, quý. Trong đó doanh số cho vay trong kỳ được tính: DSCV trong kỳ = Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳ + DSTN trong kỳ 13
  24. Là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng (NHTM) đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh khá chính xác về hoạt động cho vay trong thời gian dài, thấy được khả năng tín dụng của các năm. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay ngày càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngân hàng giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động của ngân hàng là không tốt. 1.2.6.2. Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trong năm tài chính, kể cả các khoản khách hàng đã thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng. 1.2.6.3. Dư nợ cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó, ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần thu về. Dư nợ cuối năm được tính bằng dư nợ đầu năm cộng cho doanh số cho vay trừ đi doanh số thu nợ trong năm. Trong đó dư nợ cho vay cuối kỳ được tính như sau: DNCV cuối kỳ = DNCV đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ Phản ánh tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định cuối kỳ kinh doanh. Tổng dư nợ cho vay bao gồm tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn. Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tổ và ngược lại tổng nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt đông cho vay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém. Tuy nhiên tổng dư nợ cao chưa hẳn phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, hoặc mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm. 1.2.6.4. Tốc độ tăng trưởng dư nợ. Dư nợ HPN năm nay TrườngTỷ lệ tăng Đại trưởng dư n ợhọc= Kinh tế Huế Dư nợ HPN năm trước Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. 14
  25. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. 1.2.6.5. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. DSCV HPN năm nay – DSCV HPN năm trước Tỷ lệ tăng trưởng DSCV(%) = * 100 DSCV năm trước 1.2.6.6 Nợ quá hạn Nợ quá hạn cho vay HPN Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ cho vay HPN Theo quyết định 22/VBHN-NHNN: Nợ quá hạn là tiền mà người vay mượn không trả đúng thời hạn quy ước phải trả vay mượn cho tổ chức tín dụng bao gồm cả tiền gốc vay lẫn tiền lãi. Khi đã đến hạn thanh toán hợp đồng vay theo như thỏa thuận về thời gian cho vay mà khách hàng không có khả năng thanh toán được tiền lãi và cả gốc thì được xếp vào nhóm nợ quá hạn. Nếu cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, công ty bị vướng vào tình trạng nợ thì chịu ảnh hưởng khá xấu đến uy tín của mình. Vì căn cứ vào lịch sử nợ xấu này thì bản thân sẽ bị xếp vào đối tượng có điểm tín dụng thấp. Cơ hội để bạn có thể vay tiếp là gần như bị cân nhắc nhiều hơn. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng Trườngcũng như rủi ro tín dụ ngĐại tại ngân hàng. học Tỷ lệ nợ quáKinh hạn càng cao thtếể hiện chHuếất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Nợ quá hạn còn được ngân hàng phân chia ra các nhóm nợ để có được phương án xử lý nợ phù hợp. 15
  26. 1.2.6.7. Nợ xấu Tổng nợ xấu HPN Tỷ lệ nợ xấu(%) = * 100 Tổng dư nợ Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Về tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. 1.2.6.8. Vòng quay vốn DSTN cho vay HPN Vòng quay vốn = Bình quân dư nợ cho vay HPN Chỉ tiêu này phản ánh vốn của ngân hàng trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của chi nhánh thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay phản ánh càng lớn thì hiệu quả càng cao. Chỉ tiêu phản ánh chỉ tiêu tỷ lệ giữa DSTN và dư nợ cho vay, đo lường tốc độ vốn tín dụng. Qua đó có thể thấy được khả năng mở rộng cho vay và hiệu quả công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì thể hiện vốn của ngân hàng đưa vào hoạt động càng hiệu quả và công tác thu hồi nợ càng thuận lợi, ngân hàng sẽ mở rộng được quy mô tín dụng và hầu hết các khoản vay đến hạn sẽ được thu hồi đầy đủ. Trường1.2.6.9 Hệ số thu Đại nợ học Kinh tế Huế DSTN cho vay HPN Hệ số thu nợ = DSCV cho vay HPN 16
  27. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nó phản ánh một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cho vay hội phụ nữ tại Ngân hàng thương mại 1.3.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng Chính sách tín dụng, hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, với tầm quan trọng và quy mô lớn hoạt động này được thực hiện theo một số chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua các năm. Chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên một số quy định của ngân hàng nhà nước để đảm bảo hoạt động có hiệu quả và tuân thủ theo những nguyên tắc của nhà nước. Đặc biệt khách hàng là phụ nữ được chú trọng trong chính sách này. Hoạt động cho vay HPN của Ngân hàng ngày càng tăng cường phụ thuộc phần lớn vào các nhân tố tạo nên sức mạnh của Ngân hàng. Ta biết Ngân hàng cho vay HPN bằng nguồn vốn huy động của mình. Mà hoạt động cho vay HPN của Ngân hàng ngày càng được tăng cường, số lượng và chất lượng cho vay càng lớn khi mà nguồn vốn của Ngân hàng phải lớn mạnh. Khi nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì Ngân hàng có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động cho vay HPN của Ngân hàng được tăng cường và mở rộng. Còn nếu lượng vốn ít thì không đủ tiền cho khách hàng vay, Ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ không cao và việc tăng cường hoạt động cho vay HPN sẽ bị hạn chế. Nhưng nếu vốn quá nhiều, Ngân hàng cho vay ít so với lượng vốn huy động (hệ số sử dụng vốn thấp) thì sẽ gây ra hiện tượng tồn đọng vốn. Lượng vốn tồn đọng này không sinh lời và lãi suất phải trả cho nó sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Vì vậy việc nghiên cứu tình hình huy động vốn của Ngân hàng là quan trọng khi muốn tăng cường hoạt động cho vay. Trường1.3.1.1 Chính sách Đại tín dụng học Kinh tế Huế Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân 17
  28. hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của mình. Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thì càng thu hút được khách hàng, thực tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay. Nhưng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay quá thấp, không có lãi suất ưu đãi thì sẽ không thu hút được nhiều khách hàng và như vậy sẽ hạn chế hoạt động cho vay HPN của Ngân hàng. 1.3.1.2 Thông tin tín dụng Khó có thể tưởng tượng nổi một doanh nghiệp trong môi trường luôn biến động và cạnh tranh gay gắt như ngày nay mà không cần đến thông tin. Thông tin trở thành vấn đề thiết yếu, không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp nói chung, Ngân hàng thương mại nói riêng. Trong hoạt động cho vay,Ngân hàng cho vay chủ yếu dựa trên sự tin tưởng đối với khách hàng. Mức độ chính xác của sự tin tưởng này lại phụ thuộc vào chất lượng thông tin mà Ngân hàng có được. Để ngày càng cường hoạt động cho vay đạt hiệu quả, chất lượng cao, Ngân hàng thương mại phải nắm bắt những thông tin cả bên trong và bên ngoài của Ngân hàng (những thông tin bên ngoài gồm có: khách hàng, những biến đổi của môi trường kinh tế, dân số, văn hoá, xã hội, chính trị, luật pháp, tự nhiên công nghệ, đối thủ cạnh trạnh nhu cầu khách hàng, ). Luồng thông tin bên trong cung cấp cho biết rõ những điểm mạnh, yếu của các nguồn lực khác nhau trong Ngân hàng mình. Yêu cầu thông tin: đầy đủ, chính xác, kịp thời. Nếu một Ngân hàng nắm bắt kịp thời những thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường thì Ngân hàng đó sẽ đưa ra những phương hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp. Những thông tin về khách hàng mà đặc Trườngbiệt khách hàng là Hộ i Đạiviên HPN chính học xác thì ho Kinhạt động cho vay ctếủa Ngân Huế hàng đối với từng khách hàng sẽ hợp lí hơn và chủ động hơn. Điều đó sẽ giúp cho Ngân hàng không bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay tốt, đồng thời hạn chế được những rủi ro cho những khoản cho vay của mình. 18
  29. Ngược lại nếu thông tin không kịp thời, chính xác thì Ngân hàng sẽ cho vay không hợp lí. Cho vay qúa thấp sẽ hạn chế khả năng vay của khách hàng mà đặc biệt là Hội viên HPN do lượng vốn đi vay chưa đủ để khách hàng đầu tư sản xuất. Nhưng nếu cho vay quá cao so với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng do thông tin về khách hàng này là tốt trong khi thực tế thì không phải như vậy, cho nên khi khách hàng làm ăn thua lỗ sẽ không có khả năng trả hết nợ. Thực tế ở Việt Nam, tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ là khó khăn. Và khả năng cho vay còn nhiều hạn chế. 1.3.1.3 Năng lực điều hành của ban lãnh đạo Yếu tố này có vai trò khá quan trọng. Thực tế chứng minh, nhiều Ngân hàng thương mại tuy có được những nguồn lực khan hiếm và giá trị mà đối thủ cạnh tranh không có như trụ sở khang trang đặt ở vùng tập trung nhiều khách hàng, vốn tự có lớn, thu nhận được nhiều cán bộ giỏi. Song do cán bộ điều hành lãnh đạo không sắc sảo, nhạy bén, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động Ngân hàng theo kịp các tín hiệu thông tin, không sử dụng nhân viên đúng sở trường, dẫn đến lãng phí các nguồn lực Ngân hàng mình có, giảm hiệu quả chi phí, tất nhiên hạ thấp đi hoạt động cho vay của Ngân hàng . Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó thể ở các mặt sau: -Khả năng chuyên môn: có được khả năng này, người lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý và điều hành, vì kiến thức và kinh nghiện của nhà lãnh đạo luôn tạo được uy tín tuyệt đối không chỉ với cấp dưới mà nhiều khi đối với cả đối thủ cạnh tranh. -Khả năng phân tích và phán đoán: dự đoán chính xác những thay đổi trong môi trường kinh doanh tương lai từ đó hoạch định chính xác các chiến lược, xác định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp. -Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: là khả năng giao tiếp cũng như khả năng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ không chỉ đối với nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng. Nó còn gồm những kĩ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏng đoán, quyết Trườngtoán công việc. Đại học Kinh tế Huế 1.3.1.4 Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên Ngân hàng chính là hình ảnh của Ngân hàng. Cho nên những kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn của 19
  30. mình, nhân viên Ngân hàng có thể làm tăng thêm giá trị dịch vụ. Đa số các ý tưởng cải tiến hoạt động kinh doanh được đề xuất bởi nhân viên Ngân hàng. Nhân viên Ngân hàng là lực lượng chủ yếu truyền thông tin từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng . Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các công việc của ngân hàng sẽ được xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng được thực hiện khó khăn. Điều đó làm cho Ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút được nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động cho vay. Ngược lại việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận được sẽ giúp Ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu tăng cường hoạt động cho vay. 1.3.1.5 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì phải có phương hướng, chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về khách hàng, về đối thủ khách hàng, xác định vị thế của Ngân hàng trên địa bàn hoạt động; Ngân hàng phải xác định nên tăng cường hoạt động cho vay hợp lý, nên chú trọng hơn vào những hướng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng giúp mở rộng hoạt cho vay của Ngân hàng 1.3.1.6 Đối thủ cạnh tranh Các Ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của Ngân hàng nào có lợi cho họ. Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiềm ưu Trườngthế hơn so với Ngân hàngĐại thì sẽ thu học hút nhiều kháchKinh hàng hơn Ngân tế hàng Huế thậm chí khách hàng của Ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng. Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh gồm có: xác định các nguồn thông tin về đối 20
  31. thủ cạnh tranh, phân tích các thông tin đó, dự đoán chiến lược của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay. 1.3.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng Quy mô của khoản vay: nhỏ nhưng số lượng vay lớn. So với việc cho vay sản xuất kinh doanh, giá trị các khoản vay Hội viên HPN không lớn, ngoài ra ngân hàng còn điều chỉnh hạn mức cho vay để tránh rủi ro tín dụng. Mặt khác, đa số các khách hàng vay vốn đã có sự tích lũy từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ thêm hoạt động kinh doanh của mình. Tuy quy mô khoản vay này là nhỏ nhưng tổng quy mô cho vay của ngân hàng lại rất lớn, do số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng theo từng HPN lớn. Các khoản tín dụng cho HPN có mức lãi suất cho vay chưa linh hoạt: Hội viên HPN thường ít nhạy cảm với lãi suất, họ thường chỉ quan tâm đến khoản tiền trả hàng tháng hơn là mức lãi suất được điều chỉnh theo thị trường, lãi suất tín dụng cho các hội viên HPN thường được ấn định tại mức nhất định. Mặt khác, các khoản vay cho vay ngắn hạn hoặc trung dài hạn nên lãi suất ít biến động trong thời hạn vay. Khác với những khoản vay trung và dài hạn cho đối tượng khác, lãi suất cho vay thường được điều chỉnh mỗi năm một lần dựa trên cơ sở lãi suất huy động, cộng với một số biên độ nhất định tùy theo từng ngân hàng KH cũng là một trong những nhân tố góp phần quan trọng ảnh hưởng đến quy mô và mở rộng của việc cho vay nói chung và nhất là đối với hoạt động cho vay HPN. Tùy thuộc vào nhu cầu của KH mà các NHTM mới có thể tăng quy mô cho vay. Các yếu tố về: năng lực tài chính của KH; năng lực lãnh đạo; năng lực quản lý; uy tín và đạo đức kinh doanh của KH sẽ tác động đáng kể đến chất lượng của các khoản vay. Đạo đức khách hàng là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Rủi ro mà ngân hàng gặp phải có thể do khách hàng không trả được nợ và cũng có thể do khách hàng không muốn trả mặc dù có khả năng. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và của Trườngcho vay HPN nói riêng. Đại Các khoản chohọc vay Hội viênKinh HPN của các NHTMtế thưHuếờng có quy mô của mỗi khoản vay nhỏ nhưng bù lại số lượng các khoản vay lại rất lớn. Do vậy, ngân hàng phải thực hiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân đến thu hồi nợ. Hơn nữa, việc cập nhật các thông tin cá nhân KH khó có thể đầy đủ và chính xác. 21
  32. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘI PHỤ NỮ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2016-2018 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) được thành lập vào ngày 01/07/1992, với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, 56 cán bộ nhân viên và 3 phòng ban nghiệp vụ. Qua 27 năm hoạt động, với tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược hướng đến lĩnh vực bán lẻ, DongA Bank đã khẳng định vị trí hàng đầu về việc phát triển ứng dụng công nghệ không ngừng của mình trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Các kênh giao dịch của ngân hàng: - Ngân hàng Đông Á truyền thống (hệ thống 223 điểm giao dịch trên 55 tỉnh thành) - Ngân hàng Đông Á Tự động (hệ thống hơn 1.016 máy ATM với 250 máy ATM Thế hệ mới “Gửi & Rút tiền báo có tức thì”) - Ngân Hàng Đông Á Điện Tử (DongA eBanking với 4 phương thức giao dịch là SMS Banking, Mobile Banking, Phone Banking và Internet Banking) Công ty thành viên - Công ty Kiều hối Đông Á (DongA Money Transfer) - Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities) Trong suốt gần 3 thập niên hoạt động, nhiều thế hệ DongA Bank đã sống, làm việc và cống hiến cả tuổi thanh xuân để ngân hàng có thể phát triển một cách trọn vẹn. Với thế hệ trẻ, DongA Bank là môi trường làm việc lý tưởng để các bạn trẻ phát triển kỹ năng, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Nhận thấy được những tiềm năng vốn có của địa bàn Thừa Thiên Huế với mục đích mở rộng mạng lưới giao dịch trong toàn quốc nhằm tranh thủ chiếm lĩnh thị trường và tiếp cận gần hơn với khách hàng. Ngày 29/7/2009, DongA Bank chính thức Trườngkhánh thành tòa nhà trĐạiụ sở mới và họcnâng cấp Phòng Kinh giao dịch Hu ếtếthành ChiHuế nhánh Thành phố Huế tại số 26 Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế. Tiền thân là Công ty Kiều hối Đông Á – Chi nhánh Huế thành lập ngày 24/06/2002 và năm 2006 chuyển sang thành DongA Bank - Phòng Giao dịch Huế. Trong suốt những năm hình thành và phát triển, DongA Bank Phòng Giao dịch Thành phố Huế đã đạt được 22
  33. những thành quả hết sức ấn tượng. Đánh giá cao tiềm năng phát triển tại khu vực này, Ban lãnh đạo Ngân hàng Đông Á đã quyết định xây dựng tòa nhà trụ sở mới DongA Bank tại Thành phố Huế theo mô hình toà nhà hội sở, khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu giao dịch tài chính không ngừng tăng lên theo sự phát triển của đời sống kinh tế – xã hội của người dân địa phương. Sự ra đời của DongA Bank - Chi nhánh Thành phố Huế là bước ngoặt lớn cho sự đầu tư và kỳ vọng phát triển lâu dài của DongA Bank tại khu vực miền Trung, đặc biệt là tại Huế. DongA Bank – Chi nhánh Thành phố Huế đi vào hoạt động với 1 phòng giao dịch trực thuộc và 1 Trung tâm giao dịch ngay trong trụ sở Chi nhánh, đáp ứng đầy đủ những sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, giải quyết mọi nhu cầu về vốn cho các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh như: huy động tiết kiệm nhiều loại tiền và nhiều kỳ hạn, mở tài khoản tiền gửi và thực hiện các hình thức thanh toán qua ngân hàng, cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh, thu chi hộ và các dich vụ khác qua ngân quỹ, phát hành thẻ Đa năng Đông Á, dịch vụ ATM, Ngân hàng Điện tử; cho vay sản xuất kinh doanh; thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối Tên chi nhánh: Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Huế. Địa chỉ: 26 Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế. Số điện thoại: 054.3935.777 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động. 2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ. Với các hoạt động nhận tiền gửi để sử dụng vào hoạt động cho vay, các hoạt động giao dịch chứng khoán và các dịch vụ khác, ngân hàng TMCP Đông Á đã thể hiện vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Với các chức năng huy động vốn, cho vay, chức năng tạo tiền, tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương, dịch vụ uỷ thác, cơ chế thanh toán, NH TMCP Đông Á giữ vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế: - Thứ nhất, là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. Trường- Thứ hai, là cầu nĐạiối giữa các doanhhọc nghiệp vớKinhi thị trường tế Huế - Thứ ba, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế - Thứ tư, là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 23
  34. 2.1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động. - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tuỳ theo các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ gửi bằng tiền - Kinh doanh ngoại tệ, cho vay tiêu dùng trả góp: thấu chi, mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà, mua ô tô, du học, - Uỷ thác vốn đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác - Cung cấp các dịch vụ thanh toán, chuyển nhượng giữa các khách hàng - Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về đầu tư, về quản lí nợ và khai thác tài sản - Cung cấp các sản phẩm thẻ Đông Á, thẻ thanh toán, dịch vụ ATM, NH điện tử, dịch vụ chuyển tiền, bão lãnh và nhiều dịch vụ khác liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng. 2.1.2.3 Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh chủ yếu. - CVTD trả góp: là loại cho vay HPN hoặc trung hạn được thanh toán thành nhiều lần liên tiếp (thường theo tháng). Những khoản này thường để mua sắm những vật dụng trong hàng ngày. Ở DAB – CN Huế CVTD trả góp được phân theo nhiều đối tượng và nhu cầu sử dụng như: CV trả góp hội phụ nữ, hưu trí, CBNV nhà nước, chợ. Thẻ: Với xu hướng giảm thiểu lượng lưu thông tiền mặt trên thị trường để tránh rủi ro. DongA Bank tự hào giới thiệu Thẻ Đa năng Đông Á với nhiều tiện ích nhất trên thị trường thẻ hiện nay. Thẻ có khả năng thực hiện các giao dịch thiết yếu như: rút tiền, gửi tiền, chuyển khoản trực tiếp, thanh toán tự động, nhận lương điện tử, mua sắm online, cùng bạn hướng đến một cuộc sống hiện đạivà thuận tiện hơn bao giờ hết. Thẻ Đa năng Đông Á còn là chìa khóa giúp bạn tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ với nhiều tín năng ưu việt mà DongA Bank cung cấp. Trường Đại học Kinh tế Huế 24
  35. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ KHU VỰC GĐ CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC TP. PKTD TP. TP. TP. TP. QLTD DVKD NGÂN QTTH PGĐ QUỸ PP. PTKD PP. DVKH QLTD PTKD BP. KHDN BP. DVKH DVKH BP. KHCN BP. THẨM TTKQ BP. KẾ ĐỊNH TOÁN NỘI BỘ Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHTM Cổ phần Đông Á - CN Huế (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank- CN Huế) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, trong đó 1 phó giám đốc Trườngđiều hành ở chi nhánh, Đại1 phó giám đốhọcc điều hành ởKinhphòng giao dịch. tế Huế - Giám đốc: Trực tiếp phụ trách phát triển kinh doanh của phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng doanh nghiệp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 25
  36. - Phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động vận hành tại chi nhánh được thông suốt và đảm bảo theo đúng chuẩn mực chất lượng dịch vụ của DAB. Phó giám đốc quản lý thông qua quản lý trực tiếp các trưởng phòng của các phòng như: phòng quản lý tín dụng, phòng dịch vụ khách hàng, phòng ngân quỹ, phòng quản trị tổng hợp.  Phòng Phát triển kinh doanh - Phó phòng phát triển kinh doanh trực tiếp quản lý hoạt động của phòng Phát triển kinh doanh theo sự giám sát của trưởng phòng. - Phát triển kinh doanh thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. - Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh công tác bán hàng hiệu quả.  Phòng quản lý tín dụng - Kiểm soát các giao dịch giải ngân, giải chấp và tất khoản vay tại chi nhánh. Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng đang lưu hành, đã hoàn tất và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu. - Thông báo nhắc nợ nội bộ cho các phòng ban có liên quan; theo dõi và báo cáo Ban lãnh đạo cùng các bộ phận liên quan về tình hình thu vốn, lãi và diễn biến của từng món vay để xử lý. - Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện, báo cáo tình hình tăng trưởng dư nợ.  Phòng dịch vụ khách hàng Bao gồm bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận kế toán - Bộ phận dịch vụ khách hàng: trực tiếp tiếp nhận, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm dịch vụ theo chuẩn mực chất lượng dịch vụ của DAB. Tiếp nhận và thực hiện các đề nghị thực hiện của khách hàng trong phạm vi công việc được phân công. Phối hợp với các bộ phận khác trong phòng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của phòng. Trường- Bộ phận kế toán: Đại Quản lí các học hoạt động kếKinhtoán tại chi nhánh tế và đơnHuế vị trực thuộc nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, chính xác, kịp thời và hiệu quả.  Phòng ngân quỹ - Trưởng phòng ngân quỹ có nhiệm vụ kiểm soát các giao dịch thực hiện theo đúng thủ tục kiểm soát và các quy trình nghiệp vụ. 26
  37. - Xây dựng mục tiêu chung của phòng trên cơ sở mục tiêu kinh doanh của chi nhánh, hiệu quả và an toàn vận hành. - Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ giao dịch và điều phối công việc của nhân viên trong phòng.  Phòng quản trị tổng hợp - Thực hiện quản lý hạ tầng cơ sở vật chất, tài sản cố định và công cụ lao động tại chi nhánh, thực hiện công tác đối nội, đối ngoại khi cần thiết. - Tổ chức và quản lý công tác hành chính liên quan đến nhân sự và phối hợp với các phòng và Hội sở để góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh với chất lượng dịch vụ tốt nhất đồng thời quản lý, ngăn ngừa, xử lý rủi ro phát sinh. - Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo cấp trên; thực hiện các chương trình Đảng, Đoàn thể tại đơn vị. 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 2.1.4.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn và nguồn vốn của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 27
  38. Bảng 2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % I. Tài sản 590.708 100 767.920 100 751.867 100 177.212 30 -16.053 -2,09 1. Tiền mặt tại quỹ 10.574 1,79 16.125 2,10 14.715 1,96 5.551 52,5 -1.410 -8,74 2. Tiền gửi NHNN và tổ chức tín dụng 8.506 1,44 14.898 1,94 14.898 1,98 6.392 75,15 0 0 3. Cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân. 459.630 77,81 605.889 78,9 620.127 82,48 146.259 31,82 14.238 2,35 4. Tài sản cố định 14.531 2,46 13.823 1.80 12.950 1,72 -708 -4,87 -873 -6,32 5. Tài sản khác 97.467 16,5 117.185 15,26 89.177 11,86 19.718 20,23 -28.008 -0,24 II.Nguồn vốn 590.708 100 767.920 100 751.867 100 177.212 30 -16.053 -2,09 1. Tiền gửi tố chức kinh tế, cá nhân 525.931 89,03 679.118 90,78 683.163 90,86 171.187 32,55 -13.955 -2,00 2. Phát hành giấy tờ có giá 15.217 2,59 15.358 1,99 15.358 2,04 141 0,927 0 0 3. Vốn và các quỹ 14.118 2,39 20.811 2,72 19.750 2,63 6.693 47,41 -1.061 5,10 4. Tài sản nợ khác 35.442 5,99 34.633 4,51 33.596 4,47 -809 -2,28 -1.037 2,99 (Nguồn: Phòng Phát triển kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Trường Đại học28 Kinh tế Huế
  39. Tình hình tài sản: Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tình hình tài sản của ngân hàng có sự biến động nhẹ qua các năm. Cụ thể năm 2016 tổng tài sản là 590.708 triệu đồng, đến năm 2017 tài sản tăng lên 767.920 triệu đồng tăng thêm 177.212 triệu đồng (tương đương tăng đến 30%). Nhưng sang năm 2018 tài sản còn 751.867 triệu đồng giảm 16.053 triệu đồng (tương đương giảm 2,09%). Trong đó khoản mục cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2016 số tiền cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân là 459.630 triệu đồng, đến năm 2017 số tiền này là 605.889 triệu đồng tăng 146.259 triệu đồng (tương đương tăng 31,82%) và năm 2018 số tiền cho vay tiếp tục tăng 620.127 triệu đồng tăng thêm 14.23 triệu đồng so với năm 2017 (tương đương tăng 2,35). Sỡ dĩ chỉ tiêu này tăng đều qua các năm là bởi vì lợi nhuận chính của ngân hàng là từ hoạt động cho vay. Vì vậy, ngân hàng luôn tập trung đầu tư và đưa ra các chính sách phù hợp để phát triển hoạt động này để tối đa lợi nhuận. Trong khoản mục tài sản còn có một số khoản mục tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng và tiền mặt tại quỹ đều chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản. Nguyên nhân là vì ngân hàng luôn sử dụng tối đa nguồn vốn của mình để kinh doanh mang lại lợi nhuân, tránh tình trạng tiền nhàn rỗi không sinh lời. Ngoài ra còn có các khoản mục tài sản cố định bao gồm nhà xưởng và máy móc thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tình hình nguồn vốn: Nhìn chung, cũng tương tự như tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn có những chuyển biến khá tốt. Ta thấy được tốc độ tăng năm 2017/2016 là 30% tốc độ tăng khá cao. Đến năm 2018 có sự giảm nhẹ về nguồn vốn, giảm 2,09% (tương đương giảm 16.053 triệu đồng), qua đây ta thấy ngân hàng đã thể hiện được năng lực cạnh tranh của mình với những ngân hàng khác trong địa bàn. Mặc dù đây là giai đoạn đầy biến động và khó khăn của DongA Bank, khi NHNN có quyết định đặt ngân hàng này vào trình trạng kiểm soát đặc biệt. Trong bảng nguồn vốn ta có thể thấy tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân chiếm Trườngtỷ trọng lớn trong ngu ồĐạin vốn, cụ th ểhọcnăm 2016 chiKinhếm 89,03% (tương tế đương Huế 525.931 triệu đồng), năm 2017 chiếm 90,87% (tương đương 697.118 triệu đồng) và năm 2018 chiếm 90,86% (tương đương 638.163 triệu đồng). Qua bảng trên cho thấy khả năng huy động khá tốt khi tỷ lệ tăng đều qua các năm. Mặc dù giai đoạn này là giai đoạn đày biến động đối với ngân hàng Đông Á và cả thị trường kinh doanh ngân hàng nói 29
  40. chung nhưng chi nhánh đã áp dụng khá linh hoạt các công cụ điều chỉnh lãi suất giữa các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau thu hút vốn huy động, nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại, thu hút khách hàng mới để thích ứng kịp thời, xoay chuyển tình thế. 2.1.4.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. Bảng 2.2 Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % +/- % +/- % Tổng nguồn 525.931 100 697.118 100 683.163 100 171.187 32,55 -13.955 -2,00 VHĐ Phân theo thời gian Không kỳ 55.840 10,62 74.870 10,74 73.875 10,81 19.030 34,08 -995 -1.33 hạn Có kỳ hạn 470.091 89,38 622.248 89,26 609.288 89,19 152.157 32,37 -12.960 -2,08 Phân theo loại tiền Nội tệ 523.777 99,59 695.133 99,72 679.583 99,48 171.356 32,72 -15.550 -2.27 Ngoại tệ 2.154 0,41 1.985 0,28 3.580 0,52 -169 -7,85 1.595 80,35 ( Nguồn: Phòng Phát triển Kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Với chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng thương mại làm “cầu nối” giữa người thừa vốn và người thiếu vốn và nó đã không chỉ đem lại lợi ích cho những người dư thừa vốn và những người thiếu vốn mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân nó và nền kinh tế. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên cấu trúc vốn cũng khác so với các doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn huy động vốn chủ yếu là tiết kiệm (là hoạt Trườngđộng đặc trưng của ngân Đại hàng). học Kinh tế Huế Qua số liệu bảng 2.2, có thể thấy rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế là khá lớn và quy mô huy động vốn có gia tăng trong giai đoạn từ 2016-2017 và có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2017-2018. Năm 2016 tổng nguồn vốn huy động đạt 525.931 triệu đồng đến năm 2017 tổng nguồn vốn tăng 171.187 triệu 30
  41. đồng (tương đương tăng 32.55%) so với năm 2016 tương đương với giá trị 679.118 triệu đồng. Đạt được sự tăng trưởng khá cao là nhờ hoạt động mở rộng bằng hình thức mở tài khoản thanh toán cá nhân và đưa ra các dịch vụ đa dạng với chất lượng tốt giúp cho DAB có gia tăng lợi thế hơn các ngân hàng khác. Với nhiều hình thức huy động chi nhánh đã khai thác các nguồn vốn khác nhau từ các khoản nhỏ tiêu dùng của dân đến các khoản thanh toán lớn của các công ty. Đến năm 2018 nguồn huy động vốn có xu hướng giảm 13.955 triệu đồng so với năm tương đương giảm 2% nhưng giảm cũng không đáng kể. Nhìn chung ta thấy ngân hàng đã và đang hoạt động có hiệu quả qua các năm và tình hình khá ổn định. Ngân hàng đã chứng tỏ được năng lực cạnh tranh của mình với những ngân hàng khác trong địa bàn và đây là một dấu hiệu tốt. ĐVT: Triệu đồng 700000 622248 609288 600000 470091 500000 400000 Không kì hạn 300000 Có kì hạn 200000 74870 73875 100000 55840 0 2016 2017 2018 ( Nguồn: Phòng Phát triển Kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.1 Nguồn vốn huy động tại chi nhánh giai đoạn 2016-2018 Phân theo thời gian, nguồn vốn huy động phân thành không kì hạn và có kì hạn. TrườngTheo số liệu thu đư ợcĐại nguồn vốn cóhọc kì hạn chi Kinhếm tỷ trọng cao tế trung bìnhHuế chiếm khoảng gần 90% tổng nguồn vốn, còn không kì hạn chiểm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn. Theo thời gian nguồn vốn có kì hạn, năm 2016 đạt 470.091 triệu đồng đến năm 2017 tăng mạnh đạt 622.248 triệu đồng tăng 152.157 triệu đồng so với năm 2016 ( tương đương tăng 32,37%). Nhưng đến năm 2018 có dấu hiệu giảm nhẹ từ 622.248 triệu đồng năm 2017 xuống còn 609.288 triệu đồng năm 2018 giảm 2,08%. Nhìn 31
  42. chung tốc độ nguồn vốn có kì hạn có sự tăng trưởng khá lớn và luôn chiếm tỷ trọng cao và chiếm gần hết nguồn vốn huy động của ngân hàng. Do tâm lý e ngại rủi ro có thể thay đổi khả năng sinh lời khi các ngân hàng khác có lãi suất cao nên chủ yếu các khách hàng có xu hướng gửi tiền có kì hạn hơn nhưng điều này tạo ra lại tạo bất lợi cho ngân hàng. Khi ngân hàng sử dụng nguồn vốn để cho vay hoạt đầu tư thì không thể sử dụng nguồn có kì hạn để đầu tư cho nguồn vốn không kì hạn. Về nguồn vốn không kì hạn cũng có sự tăng nhanh từ năm 2016-2017 từ 55.840 triệu đồng lên 74.870 triệu đồng tăng 34,08% và năm 2018 có xu hướng giảm nhẹ từ 74.870 triệu đồng còn 73.875 triệu đồng tức giảm 0,995 triệu đồng (tương đương 1,33%). Trong giai đoạn này ngân hàng có những chính sách ưu đãi đặc biệt là lãi suất để thu hút nguồn vốn không kì hạn đáp ứng những nhu cầu tín dụng với nhiều sản phẩm đa dạng. ĐVT: triệu đồng 695133 679583 700000 600000 523777 500000 400000 300000 200000 100000 2154 1985 3580 0 2016 2017 2018 Nội tệ Ngoại tệ ( Nguồn: Phòng Phát triển Kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.2 Nguồn vốn huy động theo loại tiền tại chi nhánh giai đoạn 2016-2018 Phân theo loại tiền, nhìn chung huy động nội tệ chiếm tỷ trọng rất lớn và chiếm khoảng 99,6% gần như là toàn bộ nguồn vốn huy động và tỷ lệ ngoại tệ chiểm rất ít. Với Trườngchính sách tiền tệ của NHNNĐại nhằm đảhọcm bảo giá tr ị Kinhcủa đồng nội tệ và tếổn định Huếtỷ gía nên giai đoạn 2016-2018 gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ có lãi suất 0% , vì vậy mà tỷ lệ ngoại tệ rất thấp. Nội tệ khá lớn giúp cho ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ ngoại tệ 32
  43. thấp hơn giảm khả năng phát triển kinh doanh, thu hẹp đối tượng, hoạt động là có liên quan đến đồng ngoại tệ như du học, du lịch và nguồn tiền từ kiều hối. 2.1.4.3 Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. Bảng 2.3 Tình hình cho vay của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016-2018 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Doanh số cho vay 157.046 192.110 211.862 Ngắn hạn 51.974 58.927 56.351 Trung và dài hạn 105.073 133.183 155.511 Dư nợ cho vay 170.580 241.418 276.081 Ngắn hạn 75.087 83.261 75.509 Trung và dài hạn 95.493 158.157 200.572 (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank – CN Huế) ĐVT: triệu đồng 250000 211862 192110 200000 157046 155511 150000 133183 Doanh số cho vay 105073 Ngắn hạn 100000 Trung và dài hạn 51974 58927 56351 50000 0 2016 2017 2018 ( Nguồn: Phòng Phát triển Kinh doanh DongA Bank – CN Huế) TrườngBiểu đồ 2.3 Tình hình Đại cho vay c ủahọc DongA Bank Kinh– CN Huế giai đotếạn 2016 Huế-2018 Nhìn vào biểu đồ ta thấy, doanh số cho vay của DongA Bank – CN Huế biến động ổn định và tăng dần qua các năm. Tổng doanh số cho vay trong thời gian nghiên cứu liên tục tăng. Từ năm 2016 tổng doanh số cho vay đạt 157.046 triệu đồng đến năm 2017 doanh số cho vay đạt 192.110 triệu đồng tăng 35.064 triệu đồng tương đương tăng 33
  44. 22,33% so với năm 2016. Đến năm 2018 Doanh số cho vay đạt 211.862 triệu đồng tăng 19.752 triệu đồng so với năm 2017 tương đương tăng 10,28%. Qua đó cũng thấy rằng tình hình DSCV đối với trung và dài hạn có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với ngắn hạn, năm 2016 cho vay trung và dài hạn đạt 105.073 triệu đồng đến năm 2017 đạt 133.183 triệu đồng tăng 28.110 triệu đồng (tương đương tăng 26,75%) so với năm 2016. Năm 2018 đạt 155.511 triệu đồng, tăng 22. 238 triệu đồng tương đương 16,76% so với năm 2018. ĐVT: triệu đồng 300000 276081 241418 250000 200572 200000 170580 158157 Dư nợ cho vay 150000 Ngắn hạn 95493 Trung và dài hạn 100000 75087 83261 75509 50000 0 2016 2017 2018 ( Nguồn: Phòng Phát triển Kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.4 Tình hình dư nợ cho vay của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, dư nợ cho vay của DongA Bank – CN Huế tăng đều qua các năm. Từ năm 2016 tổng DNCV đạt 170.580 triệu đồng đến năm 2017 DNCV đạt 241.418 triệu đồng tăng 69.838 triệu đồng tương đương tăng 41,53% so với năm 2016, đến năm 2018 DNCV đạt 276.081 triệu đồng tăng 34.663 triệu đồng tương đương tăng 14,36%. Cũng giống như DSCV thì DNCV có tỷ lệ trung và dài hạn tăng Trườngtrưởng cao hơn so vớ i Đạingắn hạn và conhọc số này tăng Kinh đều qua các năm. tế Năm Huế 2016 đạt 95.493 triệu đồng, năm 2017 đạt 158.157 tăng 62,664 triệu đồng (tương đương 65,62%) so với năm 2016. Đến năm 2018 đạt 200.572 triệu đồng tăng 26,82% tương đương tăng 42.415 triệu đồng so với năm 2017. 34
  45. 2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank – Chi nhánh Huế qua 3 năm 2016-2018 ĐVT: triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % GT % GT % I.THU NHẬP 67.234 100 70.250 100 67.889 100 3.061 4,49 -2.361 3,36 1.Thu lãi cho vay 65.359 97,21 68.110 96,95 65.754 96,86 2.751 4,21 -2.356 3,46 2.Thu lãi tiền gửi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3.Thu nhập từ DVTT và NQ 1.869 2,78 2.125 3,03 2.125 3,13 256 13,70 0 0 4.Thu từ hoạt động khác 6 0,01 15 0,02 10 0,01 9 150 -5 33,33 II.CHI PHÍ 41.849 100 48.309 100 48.832 100 6.460 15,44 523 1,08 1.Chi trả lãi tiền gửi 25.155 60,11 27.255 56,42 27.245 55,79 2.100 8,35 -10 -0,04 2.Chi lãi phát hành GTCG 1.393 3,33 1.495 3,09 1.655 3,39 102 7,32 160 10,70 3.Chi DVTT và NQ 297 0,71 336 0,70 345 0,71 39 13,13 9 2,68 4.Chi hoạt động khác 15.004 35,85 19.223 39,79 19.587 40,11 4.219 28,12 364 1,90 III.LỢI NHUẬN 25.385 100 21.941 100 19.057 100 -3.444 -13,57 -2.884 -13,14 (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Trường Đại học35 Kinh tế Huế
  46. ĐVT: triệu đồng 67234 70250 67889 80000 70000 48309 60000 41849 48832 50000 Lợi nhuận 40000 25385 Chi phí 30000 21941 Thu nhập 20000 19057 10000 0 2016 2017 2018 ( Nguồn: Phòng Phát triển Kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 Số liệu thu thập được qua bảng cho thấy cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm 2016-2018. Thu thập thông tin là tất cả các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh mà ngân hàng thu thập được. Chi phí là các khoản tiền mà ngân hàng bỏ ra. Lợi nhuận là mục tiêu chính mà ngân hàng hoạt động kinh doanh. Qua bảng 2.4 sẽ nhận xét rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Về thu nhập, ta thấy tổng thu nhập của ngân hàng Đông Á – CN Huế có sự tăng giảm qua các năm, tốc độ tăng bị giảm do ảnh hưởng của sự kiện kiểm soát đặc biệt vào năm 2016 của ngân hàng nhà nước. Năm 2016 tổng thu nhập đạt 67.234 triệu đồng, năm 2017 tổng thu nhập đạt 70.250 triệu đồng tăng 3.016 triệu đồng tương đương 4.49% so với năm 2016. Có được kết quả tăng thu nhập như vậy vì chi nhánh đã triển khai thêm một số sản phẩm và mở rộng địa bàn hoạt động đến các phường, xã, Trườnghuyện trên địa bàn tỉ nh.Đại Năm 2018 họctổng thu nh ậpKinh đạt 67.889 triệ u tếđồng giHuếảm 2.361 triệu đồng tương đương giảm 3,36% so với năm 2017, sỡ dĩ có sự giảm như vậy là do thu lãi tiền vay của ngân hàng giảm nhẹ, việc thu lãi chưa thực sự tốt trong năm 2018. Tổng thu nhập chủ yếu của ngân hàng đến từ hoạt động thu lãi cho vay, chiếm trên 96% tổng thu nhập của ngân hàng, tiếp theo đó là thu nhập từ DVTT và NQ, thu nhập 36
  47. từ các hoạt động khác và thu lãi tiền gửi chiếm 0,01% tổng thu nhập, cơ cấu đóng góp qua các năm là không thay đổi. Về chi phí, tổng chi phí tăng dần qua các năm và có sự thay đổi tương đối. Năm 2016, tổng chi phí là 41.849 triệu đồng. Năm 2017 tổng chi phí là 48.309 triệu đồng tăng 6.460 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 15,44% so với năm 2016. Tốc độ tăng chi phí hơn gấp hai lần tốc độ tăng thu nhập. Năm 2018, tổng chi phí là 48.832 triệu đồng tăng 523 triệu đồng tương đương tăng 1,08% so với năm 2016. Tăng về tổng chi phí trong giai đoạn này chi nhánh phải mở rộng địa bàn hoạt động ra các phường, huyện gần Huế và đẩy mạnh công tác marketing. Trong tổng chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi trả lãi tiền gửi chiếm từ 55% - 60%, là khoản chi chủ yếu của hoạt động ngân hàng. Các khoản còn lại chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Về lợi nhuận, trong giai đoạn nghiên cứu lợi nhuận có xu hướng giảm. Năm 2016 tổng lợi nhuận đạt 25.385 triệu đồng. Năm 2017 lợi nhuận đạt 21.941 triệu đồng giảm 3.444 triệu đồng tương đương giảm 13,57%. Năm 2018 lợi nhuận đạt 19.057 triệu đồng giảm 2.884 triệu đồng tương đương giảm 13,14% so với năm 2017. Lợi nhuận tỷ lệ nghịch với thu nhập và chi phí, trong giai đoạn nghiên cứu này ngân hàng đang có sự kiểm soát đặc biệt từ ngân hàng Nhà nước và đang triển khai thêm một số sản phẩm, mở rộng địa bàn hoạt động đến các phường, xã, huyện ven thành phố vì vậy chi phí tăng mà lợi nhuận lại giảm một phần đáng kể năm 2017 giảm 13,57% so với năm 2016 và năm 2018 giảm 13,14% so với năm 2017. 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016-2018. 2.2.1 Các quy định về cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. 2.2.1.1 Giới thiệu chung. Khi đất nước hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò Trườngquan trọng, là động lự cĐại thúc đẩy sự pháthọc triển chung Kinh của xã hội. Vai tròtế này đangHuế được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động và ngày khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát 37
  48. triển, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội hơn, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Nhờ Đảng có sự lựa chọn đường lối đúng đắn cho sự phát triển của đát nước mà vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt Nam không ngừng được nâng cao. Đó cũng chính là lý do mà ngân hàng Đông Á đưa ra các sản phẩm tín dụng dành cho phụ nữ. Tên sản phẩm “Cho vay trả góp đối với Hội viên Hội liên hiệp phụ nữ (có đối tác liên kết) Tên thương mại: “Cùng phụ nữ vượt khó” Mục đích vay: Cho vay sản xuất, kinh doanh cá thể và hộ gia đình Đối tượng cho vay: Hội viện thuộc HLHPN có ký kết HĐLK với DongA Bank và có nhu cầu vay vốn theo sản phẩm nay. Thời hạn cho vay: tối đa 24 tháng Hạn mức cho vay: tối đa 30 triệu đồng Lãi suất cho vay : Theo quy định của DongA Bank tại từng thời điểm Tài sản đảm bảo: Không có tài sản đảm bảo ( tín chấp) Thời gian duyệt vay: Thời gian duyệt vay tối đa 5 năm làm việc kể từ lúc nhận đầy đủ hồ sơ vay Phương thức tính lãi vay: Lãi tính trên dư nợ ban đầu (lãi gộp) Phương thức trả nợ: Thanh toán vốn và lãi: trả góp định kỳ hàng tháng Phương thức giải ngân: Giải ngân một lần bằng tiền hoặc chuyển khoản vào tài khoản Thẻ Đa Năng hoặc tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân mở tại DongA Bank Đối tác liên kết được xác định là Hội Liên hiệp Phụ nữ và UBND từ cấp xã trở lên, hoặc chỉ có HLHPN có ký HĐLK với DongA Bank. Tổ vay vốn là một nhóm hội viên trong một tổ của HLHPN cùng tham gia vay vốn tại DongA Bank. 2.2.1.2 Điều kiện vay vốn Trường2.2.1.2.1 Đối vớ i đĐạiối tác liên kếhọct Kinh tế Huế - HLHPN có uy tín trên địa bàn - HLHPN phải chấp nhận ký HĐLK với đơn vị triển khai sản phẩm - HLHPN phải cùng điạ bàn với đơn vị triển khai sản phẩm - HLHPN có thái độ hợp tác tốt và có khả năng triển khai sản phẩm 38
  49. - HLHPN có trách nhiệm hỗ trợ DAB trong việc ký xác nhận hồ sơ vay và thu hồi nợ/ lãi định kỳ - Ban lãnh đạo HLHPN có mối quan hệ nhân thân tốt, phải là những người có uy tín tại địa phương và được tín nhiệm, tin cậy của các hội viên - Các thành viên trong Banh lãnh đạo Hội chưa tham gia vào các quan hệ tín dụng với các hội viên (hoặc các thành phần khác tại địa phương) có khả năng ảnh hưởng xấu đến quá trình hợp tác triển khai sản phẩm sau này 2.2.1.2.2 Đối với người thu tiền góp - Phải là Hội viên HLHPN, phải có nhà cửa ổn định, sinh sống lâu năm tại địa phương. Ưu tiên là thành viên ban chấp hành Hội, các Chi hội trưởng, Tổ trưởng - Phải có sự phân công của Chủ tịch HLHPN bằng văn bản - Một người thu tiền trả góp có thể được phân công để thu tiền trả góp của nhiều tổ trả góp khác nhau và đảm bảo số tiền thu góp 1 tháng không vượt quá 180 triệu đồng hoặc quản lý thu góp không quá 100 hội viên 2.2.1.2.3 Đối với tổ vay vốn - Có biên bản thành lập tổ vay vốn - Thành viên vay vốn trong tổ là người được các thành viên còn lại xác nhận là có khả năng thanh toán tiền vay cho DAB - Các thành viên trong tổ chịu trách nhiệm liên đới về tài chính trong trường hợp có thành viên vay vốn trong tổ không thánh toán được nợ vay cho DAB 2.2.1.2.4 Đối với khách hàng - Có độ tuổi từ đủ 18 đến 65 tuổi trong suốt thời gian vay vốn. Cụ thể, ngày đáo hạn của khế ước vay vốn không vượt quá số tuổi 65. - Sổ hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với ĐVKD triển khai sản phẩm - Có nhu cầu sản xuất kinh doanh cá thể và hộ gia đình - Là chủ thẻ ghi nợ nội địa do DongA Bank phát hành, có đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử. Trường hợp khách hàng sinh sống ở địa bàn không thuận tiện giao dich TrườngATM, không áp dụng điĐạiều kiện này học Kinh tế Huế - Không có dư nợ quá hạn tại DongA Bank và các tổ chức tài chính tín dụng khác tại thời điểm xét duyệt cho vay - Trường hợp khách hàng đã có sử dụng bất kỳ sản phẩm tín dụng tín chấp nào của DongA Bank tại thời điểm đăng ký vay sản phẩm này thì cần xét lại tổng hạn mức 39
  50. tín chấp dành cho khách hàng này theo quy định hiện hành của DongA Bank - Trong hộ khẩu chỉ tối đa 2 khách hàng được vay vốn - Phải có người thân bảo lãnh 2.2.1.3 Quy trình cho vay hội phụ nữ tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế Quy trình nghiệp vụ cho vay Hội viên HPN bao gồm 6 bước sau đây: Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay Hồ sơ đối với đối tác liên kết (bao gồm hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn) Kiểm tra hồ sơ đối với KH - Hồ sơ pháp lý bao gồm: Bản sao có giấy chứng thực giấy tờ tùy thân của KH và người bảo lãnh, bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu thường trú của KH, giấy tờ thể hiện mối quan hệ nhân thân của người vay và người bảo lãnh (giấy khai sinh, sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận của các cấp chính quyền địa phương), các điều chỉnh thay đổi mới nhất của cấp chính quyền. - Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, giấy thẩm định, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao thẻ hội viên hoặc xác nhận của Hội phụ nữ. Bước 2: Thẩm định Nhân viên phát triển kinh doanh tiến hành thẩm định kỹ lưỡng những nội dung sau: - Thẩm định tình hình kinh doanh của KH: Bao gồm địa điểm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, mức độ quy mô kinh doanh, tình hình hoạt động kinh doanh. - Thẩm định nhu cầu vay của KH: Mục đích vay vốn của KH (sử dụng để mua bán cụ thể sản phẩm dịch vụ nào?), nguồn thu nhập để trả nợ (từ những nguồn nào, mức độ ổn định) và các thông tin liên quan đến nhu cầu vốn của KH . - Thẩm định thông tin dư nợ của KH: sử dụng nhiều kênh thông tin để xác định nợ của KH tại DongA Bank, tại tổ chức tín dụng khác và nắm rõ lịch sử trả nợ của khách hàng thông qua CIC. - Thẩm định tình trạng hộ gia đình của KH: Kiểm tra tình trạng hôn nhân của KH, số lượng thành viên trong gia đình, số người phụ thuộc. Đánh giá chung mức Trườngsống và tình trạng sỡ hữĐạiu tài sản hi ệnhọc có: Loại nhà Kinhở, diện tích, trang tế thiết bịHuế. Xem xét mức thu nhập của thành viên trong gia đình. - Nhân viên tín dụng thẩm định phải trực tiếp xúc với KH ít nhất một lần trước khi giải ngân. Bước 3: Trình và xét duyệt hồ sơ 40
  51. Hồ sơ sau khi được thẩm định, nhân viên phát triển kinh doanh trình lên Giám đốc hoặc người có quyền tương đương để được xét duyệt hồ sơ vay. Bước 4: Nhập thông tin hồ sơ vay KH vào hệ thống Các thông tin của khách hàng và khoản vay được đưa vào lên hệ thống tín dụng và nhân viên tín dụng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ vay. Bước 5: Giải ngân Khách hàng đến ngân hàng để ký nhận nợ. Tiền vay được nhận với hai hình thức là nhận tiền mặt và nhận tiền qua thẻ ATM. Đối với KH vay lần đầu sẽ được làm tài khoản thẻ tạ NH. Bước 6: Quản lý hồ sơ, theo dõi thu nợ, thu lãi Theo kỳ trả nợ: Hàng tháng tổ trưởng sẽ thu tiền của từng KH sau đó nộp tiền cho đơn vị triển khai sản phẩm. Tiền gốc và tiền lãi định kỳ sẽ được tổ trưởng thu và nộp trực tiếp tại quầy giao dich của ngân hàng. Tổ trưởng nộp sổ theo dõi trả góp cho đơn vị triển khai sản phẩm, đơn vị triển khai sản phẩm sẽ ký nhận vào Sổ theo dõi trả góp. Cuối ngày của kỳ thu nợ, nhân viên báo cáo tổng số tiền đã thu và tình trạng thu đủ hay thiếu cho lãnh đạo chi nhánh. 2.2.2 Phân tích thực trạng phát triển cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  52. 2.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay Hội phụ nữ Bảng 2.5 Doanh số cho vay HLHPN so với tổng doanh số cho vay tiêu dùng của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 ĐVT: triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % GT % GT % TỔNG DOANH SỐ CHO VAY 93.672 100 112.752 100 114.720 100 19.080 20,37 1.968 1,75 TIÊU DÙNG CBNV Nhà nước 57.826 61,73 52.095 46,20 32.555 28,38 -5.731 -9,91 -19.540 -37,51 Hội Phụ Nữ 13.455 14,36 43.000 38,14 57.223 49,88 29.545 219,60 14.223 33,08 Hưu trí 8.556 9,14 950 0,84 3.680 3,21 -7.606 -88,90 2.730 287,37 Giáo dục 6.135 6,55 8.254 7,32 14.333 12,49 2.119 34,54 6.079 73,65 Công an, quân đội 3.136 3,35 1.998 1,77 2.667 2,32 -1.138 -36,29 669 33,48 Khác 4.564 4,87 6.455 5,73 4.262 3,72 1.891 41,43 -2.193 33,97 (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Trường Đại học42 Kinh tế Huế
  53. Doanh số cho vay là con số mang ý nghĩa khái quát nhất về hoạt động cho vay. Nhìn vào bảng 2.5 trên ta có thể thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại DAB- CN Huế nói chung tăng lên trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2017 tăng 19.080 triệu đồng tương đương tăng 20,37% so với năm 2016, năm 2018 mức tăng trưởng thấp hơn tăng 1.968 triệu đồng tương đương tăng 1,75%. Trong giai đoạn này DongA Bank – CN Huế gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Do đó, có thể hiểu lý do quy mô của cho vay tiêu dùng cũng như hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng. Tỷ trọng cho vay cán bộ nhân viên nhà nước chiếm phần khá lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm tại mức 61,73% vào năm 2016, 46,20% vào năm 2017 và 28,38% vào năm 2018 và tốc độ suy giảm trên tổng doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Điều này cho thấy, ngân hàng Đông Á đặc biệt có uy tín với các đối tượng thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp. Bằng cách triển khai các gói sản phẩm hấp dẫn, lãi suất linh hoạt như “Cho vay thấu chi tài khoản thẻ”, “Vay mua nhà”, và phát hành các loại thẻ cho một số khách hàng có nghề nghiệp nhất định như: “Thẻ Bác sĩ”, “Thẻ Nhà giáo”, đã giúp DongA Bank – CN Huế cho vay được một lượng vốn vay lớn. Năm 2016, tỷ lệ cho vay khách hàng là Hội viên HPN tại DongA Bank – CN Huế chiếm 14,36% trên tổng số cho vay tiêu dùng, năm 2017 con số này tăng lên 29.545 triệu đồng tương đương tăng 219,60% so với năm 2016 và tính đến năm 2018 cho vay Hội viên HPN đạt 57.233 triệu đồng tăng 14.223 triệu đồng tương đương tăng 33,08% so với năm 2017. Để rõ hơn ta có thể quan sát biểu đồ dưới đây để thấy được sức tăng trưởng mạnh của hoạt động này tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 43
  54. ĐVT: triệu đồng Doanh số cho vay HLHPN 70000 60000 57223 50000 40000 43000 30000 Doanh số cho vay HLHPN 20000 10000 13455 0 2016 2017 2018 ( Nguồn: Phòng Phát triển Kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.6 Tốc độ tăng trưởng cho vay Hội viên Hội phụ nữ tại DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 Qua quan sát biểu đồ trên, ta có thể thấy một cách rõ ràng là quy mô cho vay của DAB – CN Huế dành cho Hội viên HPN tăng trưởng một cách vượt bậc trong giai đoạn 2016-2018. Đây là khoảng thời gian ngân hàng bắt đầu giới thiệu và mang sản phẩm cho vay trả góp đến từng tổ, Hội phụ nữ trên địa bàn. Từ 13.455 triệu đồng năm 2016 tăng lên 43.000 triệu đồng năm 2017 và đến năm 2018 ngân hàng đạt mức cho vay 57.233 triệu đồng. Đây là những con số biết nói, cho ta biết tốc độ tăng trưởng vượt bậc của DAB – CN Huế trong mảng tín dụng. Theo tính toán, so với năm 2016, năm 2017 tốc độ cho vay Hội viên HPN tăng xấp xỉ 219%, năm 2018 là 33%. Lý giải cho sự tăng trưởng vượt bậc này, phụ nữ nói chung và các tổ chức phụ nữ nói riêng, những đối tượng được xác định có thu nhập ổn định, nhu cầu mở rộng kinh doanh. TrườngĐây là một phân khúc Đạithị phần kinh học doanh khá tiKinhềm năng mà lúc nàytế chưa Huế có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng. Do đó, ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế đã nắm được lợi thế khi là ngân hàng đi tiên phong trong hoạt động cho vay này. Với mức lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản và thời gian giải ngân nhanh chóng. Sản phẩm đã nhanh chóng thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng, phụ nữ trên 44
  55. toàn tỉnh. Tuy nhiên, doanh số cho vay tăng trưởng mạnh không đủ để kết luận về chất lượng cho vay. Vì vậy, ta cần nghiên cứu thêm các nhân tố sau đây. 2.2.2.2 Phân tích Doanh số thu nợ Hội phụ nữ Bảng 2.6 Tình hình thu nợ cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016-2018 ĐVT: triệu đồng Năm Tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % TỔNG DOANH SỐ THU NỢ 65.508 100 92.306 100 117.055 100 40,91 26,81 TIÊU DÙNG CBNV Nhà nước 45.951 70,14 49.108 53,20 53.137 45,40 6,87 8,20 Hội Phụ nữ 6.880 10,50 30.050 32,56 49.777 42,52 336,77 65,65 Hưu trí 0 0 220 0,24 2.747 2,35 220,00 1148,64 Giáo dục 4.151 6,34 5.993 6,49 5.533 4,73 44,37 -7,68 Công an, quân đội 4.112 6,28 830 0,90 1.627 1,38 -79,82 96,02 Khác 4.414 6,74 6.105 6,61 4.233 3,62 38,31 -30,66 (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Doanh số thu nợ vay, một trong những rủi ro tín dụng lo ngại nhất cho các ngân hàng thương mại chính là những khoản nợ khó hoặc không có khả năng thu hồi. Rủi ro này nếu xảy ra sẽ chứng minh chất lượng cho vay của ngân hàng không hiệu quả. Như vậy, với doanh số cho vay và dư nợ cho vay tăng đều qua từng năm, DAB phải làm tốt công tác thu hồi nợ để đạt hiệu quả vay. Quan sát số liệu được cung cấp ở bảng 2.6, doanh số thu hồi nợ cho vay tiêu Trườngdùng tại DAB – CN HuĐạiế tăng qua 3học năm, cụ th ể Kinhnăm 2017 tăng 40,91%tế soHuế với năm 2016 và năm 2018 tăng 26,81% so với năm 2017. Như vậy, chi nhánh khá tập trung trong công tác quản lý cũng như thu hồi nợ vay. Trong giai đoạn này chính phủ đã đưa ra các gói kích cầu khiến lãi suất cho vay giảm, tạo điều kiện để thu hồi nợ cho ngân hàng và trả nợ của khách hàng. Doanh số thu hồi nợ đối với các cán bộ công nhân viên 45
  56. chức chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng số nợ vay thu hồi. Tuy hoạt động cho vay Hội viên Hội phụ nữ có tốc độ tăng qua từng năm nhưng so sánh với dư nợ thu hồi của toàn chi nhánh có thể thấy con số này vẫn còn thấp. ĐVT: triệu đồng Doanh số thu nợ 60000 49777 50000 40000 30050 30000 Doanh số thu nợ 20000 10000 6880 0 2016 2017 2018 ( Nguồn: Phòng Phát triển Kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.7 Doanh số thu nợ cho vay Hội viên Hội phụ nữ tại DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2016-2018 Cùng với sự tăng trưởng doanh số cho vay và dư nợ cho vay, hoạt động thu hồi đối với Hội viên Hội phụ nữ cũng có mức tăng trưởng qua hàng năm. Cụ thể năm 2017 chi nhánh thu hồi được 30.050 triệu đồng nợ vay trong khi năm 2016 chi nhánh chỉ dừng ở mức 6.880 triệu đồng. Như vậy, năm 2017 tăng đến 336,77% so với năm 2016. Mức thu hồi nợ năm 2018 đạt 49.777 triệu đồng, tăng 65,65% so với năm 2017. Tăng trưởng chậm lại ở doanh số thu nợ được lý giải bởi lý do khách quan từ sự suy thoái của nền kinh tế, tình trạng phá giá trị đồng tiền xảy ra gây sức ép cho hoạt động kinh Trườngdoanh của khách hàng. Đại Và từ những họcnguyên nhân Kinhchủ quan xuất phát tế từ chính Huế thái độ trả nợ không nghiêm túc của khách hàng. Nhưng bên cạnh đó, nhờ sự nhiệt tình của các cá bộ tín dụng – sàng lọc khi vay tốt nên thu nợ HPN cũng được cải thiện hơn nhiều và các khoản nợ xấu cũng có bước cải thiện so với trước. Có thể nói, hoạt động thu hồi nợ đối với hoạt động này chưa thật sự hiệu quả, khi mà so sánh với tổng doanh 46
  57. số thu hồi nợ thì doanh số nợ vay thu được từ hoạt động cho vay Hội viên Hội phụ nữ còn rất thấp. Ngân hàng cần chú ý các biện pháp bảo đảm an toàn khoản vay như chú ý công tác kiểm tra hồ sơ vay, tìm kiếm thông tin, lịch sử tín dụng của khách hàng. Cũng như tiến hành thanh lý các khoản nợ xấu để có vốn cho vòng quay tín dụng 2.2.2.3 Phân tích Dư nợ cho vay Hội phụ nữ Bảng 2.7 Tình hình dư nợ cho vay Hội phụ nữ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016-2018 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng(%) 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % TỔNG DƯ NỢ 60.469 100 80.915 100 105.552 100 33,81 30,45 TIÊU DÙNG CBNV Nhà nước 24.600 40,68 27.587 34,10 16.200 15,35 12,14 -41,28 Hội phụ nữ 8.300 13,73 21.250 26,26 35.779 33,90 156,02 68,57 Hưu trí 17.106 28,29 17.836 22,04 24.715 23,41 4,27 38,57 Giáo dục 6.103 10,09 8.364 10,34 19.952 18,90 37,05 1,39 Công an, quân đội 3.010 4,98 4.178 5,16 6.611 6,26 38,80 58,23 Khác 1.350 2,23 1.700 2,10 2.296 2,18 25,93 0,35 (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank – CN Huế) Về tình hình dư nợ: Nhìn vào bảng 2.7 ta có thể thấy mức dư nợ từ hoạt động cho vay Hội phụ nữ tại ngân hàng tăng đều qua 3 năm. Năm 2016 dư nợ tại DAB – CN Huế là 60.469 triệu đồng, năm 2017 tăng gần 33,81% và đạt 80.915 triệu đồng, năm 2018 tăng 30,45% và đạt 105.552 triệu đồng. Có thể nói, dư nợ tín dụng của một ngân hàng sẽ cho thấy quy mô hoạt động của ngân hàng đó. Đối với những ngân hàng cùng Trườngđịa bàn, DAB có quy môĐại thuộc tầm họctrung bình soKinh với nhiều ngân hàngtế lớ n Huếkhác, tuy nhiên sự tăng lên dư nợ hàng năm chứng tỏ ngân hàng đã ngày càng chú trọng vào hoạt động cho vay tiêu dùng. Và một trong những sản phẩm đóng góp chính là hoạt động cho vay Hội Phụ nữ. Trong đó, mức dư nợ của hoạt động cho vay HPN đã góp một phần không nhỏ trong tổng doanh thu của ngân hàng. Mức dư nợ có xu hướng 47