Khóa luận Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế

pdf 102 trang thiennha21 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_quan_ly_thu_thue_xuat_nhap_kha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN THỦY AN, CỤC HẢI QUAN THỪA THIÊN HUẾ PHẠM THỊ QUỲNH TRANG Trường ĐạiNiên khóa: học 2013 Kinh- 2017 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN THỦY AN, CỤC HẢI QUAN THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Phạm Thị Quỳnh Trang Th.S Lê Hoàng Anh Lớp : K47 TCDN Niên khóa: 2013 - 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 05 năm 2017
  3. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong những năm trở lại đây, thu thuế xuất nhập khẩu hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn khiến cho nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm mạnh, ảnh hưởng tới số thu ngân sách nhà nước. Việc cải cách hành chính trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu sao cho khắc phục được những hạn để đảm bảo nguồn thu ngân sách là yêu cầu vô cùng quan trọng hiện nay của ngành Hải quan Việt Nam nói chung và các cục Hải quan các tỉnh nói riêng. Trên cơ sở đó, tôi quyết định nghiên cứu về công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan địa phương với đề tài “Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế”. Mục tiêu của đề tài là dựa trên cơ sở khoa học về thuế xuất nhập khẩu và công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu, thực hiện đánh giá về thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2016, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An trong thời gian tới. Nội dung đề tài gồm 3 chương. Chương 1 trình bày về cơ sở khoa học về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu, gồm cơ sở lí luận về thuế xuất nhập khẩu, công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu và các nội dung liên quan; và kinh nghiệm trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại một số địa phương Trên cơ sở đó, chương 2 đi vào phản ánh thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An, gồm các khâu quản lý khai tính thuế; quản lý thu nộp thuế; quản lý miễn giảm hoàn thuế; kiểm tra sau thông quan và xử lý vi phạm; tuyên tuyền hỗ trợ người nộp thuế. Từ đó chỉ ra những điểm đạt được và các mặt hạn chế cùng lí do của hạn chế trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại đơn vị. Chương 3 trình bày định hướng và quan điểm đổi mới trong công tác quản lý, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhậTrườngp khẩu tại Chi cục ĐạiHải quan họcThủy An Kinhtrong thời gian tế tớ i.Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệpLờiv ớiCảm đề tài “ThƠnực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An, cục Hải quan Thừa Thiên Huế” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô trong khoa Tài chính-Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Huế cùng với các cán bộ công chức tại cơ quan thực tập. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo Ths. Lê Hoàng Anh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho đề tài này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế và các công chức Đội Tổng hợp tại đơn vị đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt thời gian thực tập cuối khóa cũng như đề tài tốt nghiệp Xin chân thành cảm ơn. Tác Giả Phạm Thị Quỳnh Trang Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Error! Bookmark not defined. 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 5 1.1.1 Thuế xuất nhập khẩu 5 1.1.1.1 Khái niệm thuế xuất nhập khẩu 5 1.1.1.2 Đặc điểm chung của thuế xuất nhập khẩu 5 1.1.1.3 Vai trò của thuế xuất nhập khẩu 7 1.1.1.4 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu 9 1.1.1.5 Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu 11 1.1.1.6 Trị giá tính thuế xuất nhập khẩu 14 1.1.2 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 16 1.1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 16 1.1.2.2 Mục tiêu cơ bản của quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 18 1.1.2.3 Nội dung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 19 1.1.2.3.1 Quản lý khai thuế, tính thuế 19 1.1.2.3.2 Quản lý thu nộp thuế 24 1.1.2.3.3 Quản lý hoàn, miễn giảm thuế 26 1.1.2.3.4 Kiểm tra, thanh tra thuế 29 1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 30 1.1.2.5 Hệ thống VNACCS/VCIS 31 1.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại một số đơn vị Hải quan 34 1.2.1 Cục Hải quan Đồng Nai 34 1.2.2 Chi cục Hải quan Nam Định 35 1.2.3 Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam 36 1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục Hải quan Thủy An 37 Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN THỦY AN, CỤC HẢI QUAN THỪA THIÊN HUẾ 39 2.1 Giới thiệu tổng quan về Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế 39 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 39 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 40 2.1.3: Tổ chức bộ máy quản lý 42 2.1.4 Tình hình thu thuế tại đơn vị giai đoạn 2013-2016 43 2.2 Thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2016 48 2.2.1 Quản lý khai, tính thuế 48 2.2.2 Quản lý thu nộp thuế 56 2.2.3 Quản lý miễn, giảm hoàn thuế 59 2.2.3.1 Quản lí miễn thuế 59 2.2.3.2 Quản lí hoàn thuế 61 2.2.4 Kiểm tra sau thông quan và xử lý vi phạm 66 2.2.5 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 67 2.3 Đánh giá công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2016 68 2.3.1 Kết quả đạt được 68 2.3.1.1 Kết quả về mặt tổ chức quản lý 68 2.3.1.2 Kết quả thu thuế 71 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 71 2.4.2.1 Hạn chế 71 2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế 72 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHITrườngCỤC HẢI QUAN ĐạiTHỦ Yhọc AN TRONG Kinh THỜI GIANtế Huế TỚI 75
  7. 3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An trong thời gian tới 75 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An trong thời gian tới 76 3.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế 76 3.2.2 Tăng cường công tác quản lý phân loại hàng hóa, giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa 77 3.2.3 Theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản nợ, tổ chức cưỡng chế những khoản nợ đọng dây dưa kéo dài theo đúng quy định của pháp Luật 78 3.2.4 Nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở 79 3.2.5 Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế 80 3.3 Một số kiến nghị 81 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 87 Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. BVMT : Bảo vệ môi trường 2. CNTT : Công nghệ thông tin 3. CP : Cổ phần 4. DN : Doanh nghiệp 5. FTA : Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do) 6. GTGT : Giá trị gia tăng 7.NK : Nhập khẩu 8. TPP : Trans-Pacific Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) 9. TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt 10. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 11. UNC : Ủy nhiệm Chi 12. VAT : Value Added Tax (Thuế giá trị gia tăng) 13. VNACCS : Vietnam Automated Cargo Clearance System (Hệ thống thông quan tự động) 14.XK : Xuất khẩu 15.XNK : Xuất nhập khẩu Trường Đại học Kinh tế Huế i
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1 Nội dung quản lý thu thuế tại cơ quan thuế (trang 19) Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Chi cục Hải quan Thủy An (trang 43) Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lí khai, tính thuế tại Chi cục Hải quan Thủy An (trang 48) Biểu đồ 2.3: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tại Chi cục Hải quan Thủy An thống kê theo kim ngạch nhập khẩu (trang 53) Sơ đồ 2.4: Quy trình quản lý thu nộp thuế tại Chi cục Hải quan Thủy An (trang 56) Sơ đồ 2.5: Quy trình quản lý miễn thuế tại Chi cục Hải quan Thủy An (trang 59 Sơ Đồ 2.6: Quy trình quản lý hoàn thuế đối với tiền thuế nộp thừa (trang 62) Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  10. Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Chi tiết số thu nộp ngân sách nhà nước tại Chi cục Hải quan Thủy An từ năm 2013-2016 (trang 44) Bảng 2.2 : Số thuế nợ đọng tại Chi cục Hải quan Thủy An từ năm 2013-2016 (trang 47) Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp tại Chi cục Hải quan Thủy An từ năm 2013 – 2016. (trang 551) Bảng 2.4: Danh sách một số doanh nghiệp thường đăng kí thủ tục tại Chi cục Hải quan Thủy An (trang 52) Bảng 2.5: Tình hình miễn thuế tại Chi cục Hải quan Thủy An giai đoạn 2013-2016 (trang 60) Bảng 2.6: Tình hình hoàn thuế tại Chi cục Hải quan Thủy An giai đoạn 2013-2016 (trang 64) Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  12. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do nghiên cứu: Trong bối cảnh đất nước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế như hiện nay, các hoạt động thương mại quốc tế dần trở thành lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống kinh tế. Xuất nhập khẩu (XNK) vì vậy ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn thu từ thuế XNK trở thành nguồn thu vô cùng quan trọng, ngày càng Chiếm tỉ lệ cao trong ngân sách nhà nước. Công tác thu thuế XNK để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách do đó trở thành vấn đề vô cùng cấp bách và thiết yếu. Trong những năm trở lại đây, thu thuế XNK hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do tác động từ nhiều yếu tố: biến động giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như dầu thô, than đá, ô tô, các chính sách XNK của nhà nước, ảnh hưởng từ các hiệp đinh thương mại tự do FTA, các thị trường là bạn hàng lớn của Việt Nam cả về XNK có dấu hiệu tăng trưởng chậm khiến cho nguồn thu từ thuế XNK giảm mạnh. Bên canh đó, hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thuế chưa đồng bộ, nạn buôn lậu và gian lận trốn thuế còn phổ biến, tình trạng Chiếm dụng tiền thuế, nợ thuế kéo dài và chưa được xử lý triệt để, việc kiểm tra chấp hành chính sách thuế XNK chưa được chú trọng đúng mức gây thất thu thuế nghiêm trọng, làm tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước. Do đó, xây dựng công tác quản lý thu thuế XNK sao cho khắc phục được những hạn chế chủ quan và giảm thiểu những hạn chế khách quan là yêu cầu vô cùng quan trọng hiện nay của ngành Hải quan Việt Nam nói chung và các cục Hải quan các tỉnh nói riêng. Năm 2016 qua, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả nổi bật về vượt thu dự toán trong năm: tính đến thời điểm 5/9, Hải quan Thừa Thiên Huế thu ngân sách đạt 295 tỷ đồng, đạt 107% dự toán năm 2016, đạt hơn 93% chỉ tiêu phấn đấu. Trong đó, Chi cục Hải quan Thủy An từ khi triển khai thủ tục Hải quan điện tử đã đạt được kết quả ấn tượng, là đơn vị chủ lực Chiếm tới 70% ngân sách của Cục Hải quan Thừa Thiên Huế, trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực của Chi cục. Còn tồn tại nhTrườngững hạn chế và thi Đạiếu sót trong học các khâu Kinh quản lý ả nhtế hư ởHuếng đến kết quả thu 1
  13. thuế của Chi cục. Để đảm bảo nguồn thu bền vững cho năm 2017 và những năm tiếp theo, đơn vị pHải tiếp tục nỗ lực rất nhiều trong cải cách hành chính. Nhằm mục đích tìm hiểu về thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế tại Chi cục, tôi xin thực hiên đề tài “Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế” 2. Mục tiêu nghiên cứu: *Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở khoa học về thuế XNK và công tác quản lý thu thuế XNK, đề tài đã thực hiện đánh giá về thực trạng quản lý thu thuế XNK tại Chi cục trong thời gian từ 2013-2016, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Thủy An thuộc Cục Hải quan Thừa Thiên Huế. *Mục tiêu cụ thể: -Giới thiệu tổng quan về Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Việt Nam. -Khái quát các nội dung liên quan đến công tác quản lý thu thuế XNK tại cơ quan Hải quan. -Thu thập số liệu nhằm phản ánh thực trạng công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Thủy An. -Đánh giá những điểm đạt được và hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Thủy An trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Thủy An. 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: * Nhiệm vụ nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Huế 2
  14. Làm rõ các nội dung của đề tài bằng nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế, phân tích đánh giá nội dung công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục, từ đó đề xuất các biện pháp khả thi để hoàn thiện công tác này. *Phạm vi nghiên cứu Địa bàn thu thuế XNK do Chi cục Hải quan Thủy An quản lý, trong thời gian từ 03/01/2017 đến 29/04/2017, sử dụng số liệu thu thập từ 2013-2016 5. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp tổng hợp thông tin: tham khảo tài liệu trên internet, Luật thuế XNK, Luật Hải quan và các Thông tư, Nghị định liên quan để đưa ra cơ sở lý luận cơ bản về thuế XNK. -Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn công chức Đội Tổng hợp để nắm được quy trình quản lý thu thuế XNK. -Phương pháp quan sát: quan sát quá trình làm việc, ghi chép lưu trữ chứng từ của các công chức. -Phương pháp xử lý số liệu: thống kê, so sánh phân tích số liệu qua các năm từ 2013-2016, tổng hợp để đưa ra kết luận. -Phương pháp tham khảo: tham khảo có chọn lọc các đề tài nghiên cứu có liên quan. 6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu: Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu (gồm 3 chương). Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý thu thuế XNK. Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  15. Chương 3: Phương hướng, một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Thủy An trong thời gian tới. Phần III: Kết luận. Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  16. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ XNK 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế XNK 1.1.1 Thuế XNK 1.1.1.1 Khái niệm thuế XNK Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một khái niệm đồng nhất về thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK). Thuế XK, thuế NK thường có tên gọi chung là thuế quan (Custom duty). Đây là loại thuế mà các nước dùng để đánh vào hàng hóa XNK tại cửa khẩu, là một biện pháp tài chính nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động ngoại thương, buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia theo những mục đích nhất định. Giáo trình thuế của Học viện Tài chính định nghĩa: Thuế XK, thuế NK là sắc thuế đánh vào hàng hoá XK, NK theo quy định của pháp Luật Việt Nam [1, tr.104] Theo Đỗ Đức Minh (2010), Giáo trình Lý Thuyết Thuế, NXB Tài Chính, Hà Nội định nghĩa: Thuế NK là sắc thuế đánh vào hàng hóa NK theo quy định của pháp Luật Việt Nam [2, tr.104] Theo từ điển Kinh tế học (Anh - Việt giải thích): “Thuế NK (Impoprt duty) là khoản thuế mà Chính phủ đánh vào sản phẩm NK. Thuế NK được sử dụng để tăng nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài” [3, tr.439] Trên cơ sở nghiên cứu sự ra đời của thuế XNK cùng như các quan niệm về thuế XNK ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, có thể hiểu khái niệm chung về thuế XNK như sau: Thuế XNK là một phần thu nhập được tạo ra từ các hoạt động XNK hàng hoá mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ pHải đóng góp cho Nhà nước theo quy định của pháp Luật thuế XK, NK nhằm đáp ứng nhu cầu Chi tiêu của Nhà nước 1.1.Trường1.2 Đặc điểm chung Đại của thuhọcế XNK Kinh tế Huế 5
  17. - Thứ nhất, thuế XNK là một loại thuế gián thu. Thường người XNK hàng hóa là các đơn vị sản xuất kinh doanh. Họ không trực tiếp tiêu dùng sản phẩm mà sẽ bán lại sản phẩm đó. Nhà sản xuất, nhà XK, NK là người nộp thuế nhưng không pHải là người chịu thuế. Họ chỉ là đơn vị trung gian nộp dùm thuế cho người tiêu dùng, sau đó các trung gian này lại chuyển thuế này vào Chi phí tính vào hàng hóa và dịch vụ. Do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Một số trường hợp khi hàng hóa được NK về để sử dụng, tiêu dùng thì khi ấy người tiêu dùng là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Khi đó thuế NK có tính chất là thuế trực thu - Thứ hai, đối tượng chịu thuế XNK là hàng hóa được phép XNK qua biên giới của một nước. Chỉ có những hàng hóa được vận chuyển hợp pháp qua biên giới một nước mới là đối tượng chịu thuế XNK. Có hai quan điểm về vấn đề này: quan điểm thứ nhất cho rằng thuế XNK nên đánh vào tất cả các loại hàng hóa ra vào lãnh thổ quốc gia không kể là hợp pháp hay bất hợp pháp vì nhà nước pHải bỏ ra Chi phí để kiểm tra, hơn nữa việc đánh thuế và tịch thu hàng hóa XNK trái phép sẽ là chế tài mạnh hơn đối với hành vi này; quan điểm thứ hai cho rằng nếu đánh thuế lên hàng hóa không được phép XNK sẽ phần nào hợp thức hóa việc XNK này, các cá nhân tổ chức sẽ XNK ổ ạt dẫn đến công tác quản lý thuế phức tạp, dễ nảy sinh tiêu cực -Thứ ba, thuế XNK là loại thuế ít ổn định. Thu ngân sách từ loại thuế này phụ thuộc nhiều vào cung cầu hàng hóa trên thị trường, vào các yếu tố quốc tế như sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế, khả năng kiểm soát nạn buôn lậu và nhất là phụ thuộc vào sự giao lưu liên minh, liên kết và hội nhập kinh tế thế giới của mỗi quốc gia. Sự biến động kinh tế thế giới và xu hướng thương mại quốc tế trong từng thời kì tác động trực tiếp đến hoạt động XNK, nhất là trong giai đoạn tự do hóa thương mại, mở cửa và hội nhập quốc tế như hiện nay -Thứ tư, thuế XNK gắn chặt với hoạt động XNK, do đó cũng là bộ phận không thTrườngể tách rời đối với hoĐạiạt động họcngoại thương. Kinh Hoạt đ ộtếng ngo Huếại thương giữ vai 6
  18. trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Thuế XNK là công cụ quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai, tính thuế đối với hàng hóa XNK. Việc đánh thuế XNK thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hóa cũng như chính sách thương mại, quan hệ đối ngoại của các quốc gia theo từng thời kì. 1.1.1.3 Vai trò của thuế XNK -Một là, đóng góp phần lớn vào nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế XNK Chiếm một phần không nhỏ trong thu ngân sách nước ta. Thông qua thuế XNK nhà nước huy động một phần thu nhập được tạo ra từ hoạt động XNK hàng hoá để tập trung vào ngân sách. Tùy thuộc vào từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau, sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng mà thuế XNK có vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đối với các nước phát triển, số thu từ thuế XNK Chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nước. Còn ở các nước đang phát triển, thuế XNK luôn Chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách. Ở Việt Nam trong những năm qua, thuế XNK Chiếm khoảng 25 - 30% trong tổng thu về thuế. Thực tế cho thấy, thực hiện các cam kết trong ASEAN, WTO và các FTA khác, số thu ngân sách liên quan đến thuế XNK đang có xu hướng giảm trong các năm gần đây, đặc biệt khi Việt Nam tham gia TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), theo đó các nước tham gia hiệp định cam kết cắt giảm thậm chí xóa bỏ hàng rào thuế quan trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên tỷ trọng thu từ hoạt động XNK có thể giảm tiếp, nhưng số thu tuyệt đối sẽ vẫn tăng. Nguyên nhân là bởi mỗi hiệp định đều có tác động đa Chiều làm dịch chuyển thị trường XNK, do đó nguồn thu ngân sách có thể giảm ở thị trường này nhưng lại tăng ở thị trường khác. Mặt khác, tuy thuế XNK giảm, nhưng các khoản thu khác từ hàng hóa XNK như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn được duy trì nên sẽ bù đắp phần nào.Như vậy, quy mô thu ngân sách nhà nước từ XNK vẫn ổn định trong ngắn hạn. Trường Đại học Kinh tế Huế 7
  19. -Hai là, kiểm soát và điều tiết hoạt động XNK hàng hóa, đinh hướng người tiêu dùng. Các loại thuế bổ sung hoặc thuế quan đối với hàng NK khiến cho việc các DN nước ngoài cố gắng bán sản phẩm ở một nước khác không được khuyến khích. Các thứ thuế này khiến cho việc NK vào nước ngoài hoặc là quá đắt hoặc là gần như không thể cạnh tranh nếu hàng rào thuế quan không tồn tại. Điều này có thể dẫn đến việc số lượng hàng hoá để lựa chọn ít hơn và chất lượng thấp hơn cho người tiêu dùng. Thuế NK cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm giá hàng hoá tăng, do đó có tác dụng điều tiết hoạt động NK và hướng dẫn tiêu dùng; bởi vì lượng hàng hoá NK phụ thuộc vào sức tiêu thụ của hàng hoá đó, yếu tố này phụ thuộc vào giá cả. Khi người tiêu dùng mua một hàng NK với giá cao hơn vì mức thuế áp vào nó, người tiêu dùng sẽ có ít tiền hơn để Chi tiêu vào những thứ khác. Điều này buộc người tiêu dùng hoặc mua ít hàng NK hoặc ít hơn một số hàng hoá khác, cuối cùng giảm sức mua của người tiêu dùng. Giá cả cao hay thấp sẽ quyết định giảm hay tăng sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường. Như vậy, thông qua thuế NK, nhà nước điều tiết việc NK hàng hoá, đồng thời hạn chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hoá không được khuyến khích sử dụng như: thuốc lá, rượu, bia. -Ba là, góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước. Bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước tránh khỏi sự cạnh tranh khốc kiệt từ bên ngoài được coi là hết sức cần thiết đối với các nước. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua thuế XNK. Để kích thích sản xuất trong nước phát triển, kích thích sản xuất hàng hoá XK, nhà nước đánh thuế rất thấp hoặc không đánh thuế vào hàng XK. Khuyến khích XK hàng hoá đã qua chế biến, hạn chế XK nguyên liệu thô. Đánh thuế NK thấp đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được và đánh thuế NK cao đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong nước đã sản xuất được hoặc hàng hoá tiêu dùng xa xỉ. Để chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hoá trong nước và hàng hoá ngoại nhập. Hàng hoá NK do bị đánh thuTrườngế NK nên về lý thuy Đạiết giá chọcả hàng hoá Kinh này trên th tếị trư ờHuếng NK sẽ tăng lên, 8
  20. trong khi đó, các hàng hoá được sản xuất trong nước do không pHải chịu thuế NK (hoặc chỉ chịu thuế NK do phần nguyên liệu hoặc máy móc NK) nên giá cả của chúng có xu hướng rẻ hơn và do đó, sức cạnh tranh lớn hơn hàng hoá ngoại nhập. Điều này cho thấy, việc đánh thuế NK thực chất là một biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, khi chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía hàng hoá được sản xuất từ phía các DN trong nước. Mặt khác, thuế NK giúp các DN sản xuất kinh doanh các ngành còn non trẻ trong nước có thời gian trường thành và sinh lời, từ đó có thể cạnh tranh với hàng hoá NK -Bốn là, khẳng định chủ quyền quốc gia và chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của đất nước Bất kể một loại hàng hóa nào khi NK vào Việt Nam đều pHải khai báo, xuất trình để kiểm tra và nộp thuế (nếu có). Mọi hành động phân biệt đối xử đối với hàng hóa Việt Nam nếu làm tổn hại đến sản xuất trong nước sẽ chịu các biện pháp trả đũa bằng việc áp dụng thuế XNK bổ sung. Các quốc gia cũng có thể ấn định mức thuế như là một kỹ thuật trả đũa nếu họ cho rằng một đối tác thương mại đã không chơi theo Luật.Việc trả đũa cũng có thể được thực hiện nếu một đối tác thương mại đi ngược lại các mục tiêu chính sách đối ngoại của chính phủ. Thuế NK có thể đánh cao đối với các mặt hàng của các nước có chính sách phân biệt quốc gia đối với nước mình hay cho một số nước đã kí hiệp định thương mại thuế quan. Nhà nước phân biệt khu vực thuế cho từng nước đã có hiệp định thương mại với nước mình đối với từng mặt hàng cụ thể. 1.1.1.4 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế XNK Theo điều 2, điều 3 chương I Luật thuế XK, thuế NK 107/2016/QH13 a)Đối tượng chịu thuế: 1. Hàng hóa XK, NK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 2. Hàng hóa XK từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa NK từ khuTrường phi thuế quan v àoĐại thị trư ờnghọc trong nKinhước. tế Huế 9
  21. 3. Hàng hóa XK, NK tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DN thực hiện quyền XK, quyền NK, quyền phân phối. 4. Đối tượng chịu thuế XK, thuế NK không áp dụng đối với các trường hợp sau: - Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; - Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại; -Hàng hóa XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; -Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi XK. 5. Chính phủ quy định Chi tiết Điều này b) Người nộp thuế: 1. Chủ hàng hóa XK, NK. 2. Tổ chức nhận ủy thác XK, NK. 3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa XK, NK, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm: -Đại lý làm thủ tục Hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế XK, thuế NK; - DN cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế; -Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế; - Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;Trường Đại học Kinh tế Huế 10
  22. - Chi nhánh của DN được ủy quyền nộp thuế thay cho DN; - Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp Luật. 5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa XK, NK ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật. 6. Người có hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật. 7. Trường hợp khác theo quy định của pháp Luật. 1.1.1.5 Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế XNK *Căn cứ tính thuế: Điều 5, điều 6 chương II Luật thuế XK, thuế NK 107/2016/QH13 quy định Đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm: 1. Số tiền thuế XK, thuế NK được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế. 2. Thuế suất đối với hàng hóa XK được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế XK. Trường hợp hàng hóa XK sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế XK trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này. 3. Thuế suất đối với hàng hóa NK gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau: a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa NK có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với ViệtTrường Nam; hàng hóa từĐại khu phi họcthuế quan KinhNK vào th tếị trư ờngHuế trong nước đáp 11
  23. ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa NK có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế NK trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan NK vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế NK trong quan hệ thương mại với Việt Nam; c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa NK không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường Đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp: 1. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa XK, NK được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế XK, NK và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế. 2. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa XK, NK được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Luật này. *Phương pháp tính thuế: Căn cứ vào điều 37, 38, 39 Thông tư của bộ tài chính số 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá XK, NK. Phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm Công thức tính: Số tiền thuế Số lượng đơn vị từng Trị giá tính Thuế = x x XK, thuTrườngế NK mặt Đạihàng thực học tế XK, Kinhthuế tínhtế trHuếên suất của 12
  24. pHải nộp NK ghi trong tờ khai một đơn vị từng Hải quan hàng hóa mặt hàng Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế XK pHải nộp được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí; Các mặt hàng khác dầu thô, dầu khí thiên nhiên thì áp dụng công thức trên. Trường hợp số lượng hàng hóa XK, NK thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế XK, thuế NK pHải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa XK, NK và thuế suất từng mặt hàng Phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp a) Việc xác định số tiền thuế XK, thuế NK pHải nộp theo mức thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau: Số lượng đơn vị từng Số tiền thuế XK, Mức thuế tuyệt Tỷ mặt hàng thực tế XK, thuế NK pHải đối quy định giá = NK ghi trong tờ khai x x nộp theo mức trên một đơn vị tính Hải quan áp dụng thuế thuế tuyệt đối hàng hoá thuế tuyệt đối b) Việc xác định số tiền thuế XK, thuế NK pHải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp thực hiện theo công thức sau: Số tiền thuế XK, thuế Số tiền thuế tính Số tiền thuế tuyệt đối = + NK pHTrườngải nộp đối với Đạitheo học quy định Kinh tại tếphải Huế nộp tính theo quy 13
  25. hàng hóa áp dụng thuế khoản 2 Điều 37 định tại điểm a khoản 2 hỗn hợp Thông tư này Điều này Phương pháp tính thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp Phương pháp tính thuế: Số lượng đơn vị từng Số tiền thuế tự mặt hàng thực tế NK Thuế suất thuế vệ, thuế chống Giá ghi trong tờ khai Hải tự vệ, thuế bán phá giá tính = quan áp dụng thuế tự x x chống bán phá hoặc thuế thuế vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp NK giá hoặc thuế chống trợ chống trợ cấp pHải nộp cấp Tổng số tiền thuế NK Số tiền thuế phải nộp Số tiền thuế tự pHải nộp cho hàng hóa tính theo quy định tại vệ, thuế chống áp dụng thuế tự vệ, thuế = khoản 2 Điều 37 hoặc + bán phá giá hoặc chống bán phá giá hoặc khoản 2 Điều 38 Thông thuế chống trợ thuế chống trợ cấp tư này cấp pHải nộp 1.1.1.6 Trị giá tính thuế XNK Trị giá tính thuế XK, thuế NK là trị giá Hải quan theo quy định của Luật Hải quan Nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá Hải quan được quy định tại mục 1, chương II Thông tư số 39/2015 TT-BTC Quy định về trị giá Hải quan đối với hàng hóa XK, NK *Đối với hàng hóa XK: Trường Đại học Kinh tế Huế 14
  26. 1. Nguyên tắc: Trị giá Hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định theo các phương pháp dưới đây 2. Phương pháp xác định: a) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với hàng hóa thực XK; b) Trường hợp không xác định được trị giá Hải quan theo quy định tại điểm a, trị giá Hải quan là trị giá của hàng hóa XK giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai XK của hàng hóa đang xác định trị giá, sau khi quy đổi về giá bán tính đến cửa khẩu xuất. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai trị giá của hàng hóa XK giống hệt, tương tự trở lên thì trị giá Hải quan là trị giá của hàng hóa XK giống hệt, tương tự thấp nhất. *Đối với hàng hóa NK: 1. Nguyên tắc: Trị giá Hải quan là giá thực tế pHải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp dưới đây 2. Phương pháp xác định: Giá thực tế pHải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá Hải quan và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá Hải quan. Các phương pháp xác định trị giá Hải quan bao gồm: a) Phương pháp trị giá giao dịch; b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK giống hệt; c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK tương tự; d) Phương pháp trị giá khấu trừ; đ)Trường Phương pháp trị giáĐại tính toán; học Kinh tế Huế 15
  27. e) Phương pháp suy luận. Phương pháp trị giá giao dịch: 1. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ pHải thanh toán cho hàng hóa NK sau khi đã được điều chỉnh theo quy định. 2. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ pHải thanh toán cho hàng hóa NK là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ pHải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa NK. Bao gồm các khoản sau đây: a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại; b) Các khoản điều chỉnh theo quy định c) Các khoản tiền người mua pHải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm: c.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa; c.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán (ví dụ như: khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ) Nếu không xác định được trị giá Hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch thì trị giá Hải quan của hàng hóa NK được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 5 phương pháp còn lại 1.1.2 Quản lý thu thuế XNK 1.1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế XNK Quản lý thuế được biết đến như một lĩnh vực quản lý hành chính công của nhà nước, trong đó quản lý thu thuế là một nội dung quan trọng. Quản lý thu thuế được một số tác giả khái niệm hóa như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 16
  28. “Quản lý thu thuế là quản lý việc thực thi và đảm bảo thực thi các chính sách thuế hay là việc thực hiện quyền hành pháp và tư pháp của nhà nước trong lĩnh vực thuế.” [11, tr.18] Hay theo tác giả Vương Hoàng Long, “Quản lý thu thuế là quá trình tổ chức thực thi các Luật thuế và việc định ra một hệ thống có tổ chức, phân công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ hiện hữu trong việc thực thi Luật thuế nhằm đạt mục tiêu đã đề ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.” [12, tr.11] Quản lý thu thuế liên quan đến cách thức mà các Luật thuế được thực thi, liên quan đến sự tác động qua lại giữa cơ quan quản lý thu thuế và DN, là cách thức mà ở đó sự tuân thủ được thúc đẩy và cưỡng chế bởi cơ quan thuế. [13] Theo Luật quản lý thuế ở Việt Nam, “Quản lý thu thuế là quá trình thực thi các chức năng quản lý từ quản lý đăng kí thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; quản lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộpthuế; kiểm tra, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp Luật thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế.” [14, tr.10] Từ các khái niệm trên có thể định nghĩa quản lý thu thuế là một quá trình tổ chức thực thi chính sách thuế, thông qua quá trình tác động của các cơ quan thuế lên các tổ chức và công dân nhằm đảm bảo và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian trong điều kiện môi trường quản lý thu thuế luôn biến động. Vậy suy rộng ra, quản lý thu thuế XNK có thể được hiểu là quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế XNK, là việc nhà nước tác động có tổ chức và bằng pháp quyền đối với các đối tượng nộp thuế nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghĩa vụ thuế thông qua công cụ thuế quan. Còn xét trong phạm vi nghiên cứu của bài, khái niệm quản lý thu thu XNK c hi u theo ngh h p là vi H i quan s d ng quy n ếTrườngđượ ể Đại ĩahọcẹ Kinhệc cơ quan tếả Huếử ụ ề 17
  29. lực nhà nước để tổ chức thực hiện các quy định về thu thuế XNK đối với hàng hoá XNK. 1.1.2.2 Mục tiêu cơ bản của quản lý thu thuế XNK -Thứ nhất, huy động kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở phát triển nguồn thu bền vững Số thu từ thuế XNK hiện nay Chiếm tỉ trọng lớn trong tống số thu thuế cũng như thu ngân sách của Việt Nam. Năm 2016, Quốc hội giao dự toán thu ngân sách nhà nước cho ngành Hải quan là 270.000 tỷ đồng. Mặc dù năm vừa qua là một năm hết sức khó khăn trong công tác thu nộp ngân sách nhà nước của ngành với rất nhiều nguyên nhân, như việc triển khai thực hiện Luật Thuế XK, thuế NK và các văn bản hướng dẫn thi hành với nhiều quy định về ưu đãi, giảm hoặc không thu nhiều khoản thuế dẫn đến giảm nguồn thu; biến động giá xăng dầu làm giảm thu từ dầu thô XK khoảng 1.800 tỷ đồng; ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết FTA nhưng với nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ trong toàn ngành, Hải quan Việt Nam đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao với số thu ngân sách năm 2016 đạt đạt 272.239 tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán Quốc hội giao, tăng 3,8% so với năm 2015. Thực tế trong thời gian qua, thu ngân sách từ hoạt động XNK tính về số tuyệt đối vẫn tăng, chỉ có tỷ trọng số thu từ hoạt động XNK trong tổng thu ngân sách là giảm từ khoảng 21% giai đoạn 2001 - 2005 xuống còn hơn 18% giai đoạn 2011 - 2015. Có thể thấy mặc dù đứng trước nhiều tác động gây ảnh hưởng làm giảm nguồn thu nhưng thuế XNK vẫn đảm bảo số thu cho ngân sách nhà nước nhờ những nỗ lực trong công tác quản lý chỉ đạo -Thứ hai, phát huy tốt nhất vai trò của thuế XNK trong nền kinh tế Thông qua việc quản lý thu thuế XNK, cơ quan nhà nước sẽ quản lý được số lượng, loại hình hàng hóa thực XK, NK từ đó kiểm soát được tất cả hàng hóa XK ra Việt Nam và hàng hóa NK vào thị trường Việt Nam. Công tác quản lý bao gồm cả việc hướng dẫn các DN thực hiện các văn bản chính sách mới nhất sao cho đúng Luật, nângTrường cao ý thức ch ấĐạip hành ngh họcĩa vụ n ộKinhp thuế của htếọ. Đ Huếồng thời việc triển 18
  30. khai áp dụng chế độ kế toán mới ứng dụng các phần mềm tin học tiến bộ giúp nâng cao chất lượng công tác thu thuế, hạn chế nhiều nhầm lẫn sai sót trong việc theo dõi nợ thuế, cưỡng chế thuế, -Thứ ba, tăng cường ý thức chấp hành pháp Luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư Ý thức chấp hành Luật pháp của các tổ chức y tế và dân cư ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện những tác động của nhà nước tới nền kinh tế. Để giảm thiểu và hạn chế tối đa những trường hợp trốn thuế, tránh thuế, nợ thuế hay nhiều trương hợp vi phạm pháp Luật khác trong hoạt động XNK, việc xây dựng một bộ máy quản lý thống nhất, đồng bộ trong công tác thu thuế XNK là tất yếu. Công tác tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc chấp hành Luật thuế sẽ giúp nâng cao ý thức của người dân, từ đó tạo thành thói quen chấp hành pháp Luật trong tầng lớp dân cư. 1.1.2.3 Nội dung quản lý thu thuế XNK Quản lý Quản Quản lý Kiểm tra, khai lý nộp hoàn, thanh tra thuế, thuế miễn thuế tính thuế giảm thuế Sơ đồ 1.1 Nội dung quản lý thu thuế tại cơ quan thuế Căn cứ trên Luật quản lý thuế 78/2006/QH11 của Quốc hội 1.1.2.3.1 Quản lý khai thuế, tính thuế *Nguyên tắc khai thuế và tính thuế: 1. Người nộp thuế pHải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quyTrường định trong hồ sơĐại khai thu họcế với cơ quanKinh quản lý thuế.tế Huế 19
  31. 2. Người nộp thuế tự tính số thuế pHải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ *Hồ sơ khai thuế 1. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng bao gồm: a) Tờ khai thuế tháng; b) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra; c) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào; d) Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế pHải nộp. 2. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm: a) Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế pHải nộp; b) Hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý gồm tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính; c) Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế. 3. Hồ sơ khai thuế đối với đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm: a) Tờ khai thuế; b) Hoá đơn, hợp đồng và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp Luật. 4. Đối với hàng hoá XK, NK thì hồ sơ Hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế. 5. Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu DN, tổ chức lại DN bao gồm: a)Trường Tờ khai quyết toán Đại thuế; học Kinh tế Huế 20
  32. b) Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu DN hoặc tổ chức lại DN; c) Tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế. 6. Chính phủ quy định loại thuế khai theo tháng, khai theo năm, khai tạm tính theo quý, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toán thuế và hồ sơ khai thuế đối với từng trường hợp cụ thể. *Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế 1. Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng. 2. Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm: a) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm; b) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý; c) Chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm. 3. Chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế. 4. Đối với hàng hoá XK, NK thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là thời hạn nộp tờ khai Hải quan: a) Đối với hàng hoá NK thì hồ sơ khai thuế được nộp trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu. Tờ khai Hải quan có giá trị làm thủ tục về thuế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký; Trường Đại học Kinh tế Huế 21
  33. b) Đối với hàng hoá XK thì hồ sơ khai thuế được nộp chậm nhất là tám giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Tờ khai Hải quan có giá trị làm thủ tục về thuế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký; c) Đối với hành lý mang theo của người nhập cảnh, xuất cảnh, thuộc diện chịu thuế XK, NK, tờ khai Hải quan được nộp ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập hoặc trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hành khách lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi của người nhập cảnh được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này. 5. Chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu DN hoặc tổ chức lại DN. 6. Chính phủ quy định cụ thể địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với từng trường hợp cụ thể. *Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế 1. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. 2. Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế năm, khai thuế tạm tính, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; sáu mươi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế, kể từ ngày hết thời hạn pHải nộp hồ sơ khai thuế. 3. Người nộp thuế pHải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế pHải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việcTrường chấp nhận hay Đạikhông chấp học nhận việcKinh gia hạn nộp tế hồ Huếsơ khai thuế. 22
  34. *Khai bổ sung hồ sơ khai thuế 1. Trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế pHải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. 2. Đối với hàng hoá XK, NK, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Trước thời điểm cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, người khai Hải quan phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót; b) Người nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế pHải nộp trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế *Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế 1. Trường hợp hồ sơ khai thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ khai thuế đối với hàng hoá XK, NK được nộp trực tiếp tại cơ quan Hải quan, công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đăng ký hồ sơ khai thuế; nếu không chấp nhận đăng ký hồ sơ, công chức Hải quan thông báo ngay lý do cho người nộp thuế. 2. Trường hợp hồ sơ khai thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế. 3. Trường hợp hồ sơ khai thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông quaTrường hệ thống xử lý dữĐại liệu điện học tử. Kinh tế Huế 23
  35. 4. Trường hợp hồ sơ khai thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế pHải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ 1.1.2.3.2 Quản lý thu nộp thuế -Thời hạn nộp thuế: 1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. 2. Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan quản lý thuế. 3. Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá XK, NK được quy định như sau: a) Đối với hàng hoá XK là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan; b) Đối với hàng hoá NK là hàng tiêu dùng pHải nộp xong thuế trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế pHải nộp thì thời hạn nộp thuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan; c) Đối với hàng hóa NK là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa XK là hai trăm bảy lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn hai trăm bảy lăm ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của DN theo quy định của Chính phủ. d) Đối với hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập là mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập; đ) Đối với hàng hoá khác là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan; Trường Đại học Kinh tế Huế 24
  36. e) Trường hợp hàng hoá XK, NK bị tạm giữ để chờ xử lý của cơ quan Hải quan hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời hạn nộp thuế quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này được tính từ ngày ra quyết định xử lý. 4. Để được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều này, người nộp thuế pHải đáp ứng một trong hai điều kiện sau đây: a) Có hoạt động XK, NK trong thời gian ít nhất là ba trăm sáu lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai Hải quan mà không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, không nợ tiền thuế quá hạn, tiền phạt, chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp Luật; b) Được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Trường hợp không đáp ứng một trong hai điều kiện trên thì người nộp thuế pHải nộp thuế trước khi nhận hàng. 5. Trong trường hợp được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế pHải nộp thì thời hạn nộp thuế được thực hiện theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá thời hạn nộp thuế quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Hết thời hạn bảo lãnh hoặc thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thay cho người nộp thuế *Địa điểm và hình thức nộp thuế 1. Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước: a) Tại Kho bạc Nhà nước; b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm thu thuế; d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quyTrường định của pháp LuĐạiật. học Kinh tế Huế 25
  37. 2. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, công chức thu tiền thuế bảo đảm thuận lợi cho người nộp thuế nộp tiền thuế kịp thời vào ngân sách nhà nước. 3. Cơ quan, tổ chức khi nhận tiền thuế hoặc khấu trừ tiền thuế pHải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế. 4. Trong thời hạn tám giờ làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức nhận tiền thuế pHải chuyển tiền vào ngân sách nhà nước. Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, Hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thuế vào ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính quy định 1.1.2.3.3 Quản lý hoàn, miễn giảm thuế *Hoàn thuế: -Trường hợp được hoàn thuế là tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế XK, thuế NK theo quy định của Luật thuế XK, thuế NK -Hồ sơ hoàn thuế bao gồm văn bản yêu cầu hoàn thuế, chứng từ nộp thuế, các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu hoàn thuế và được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan Hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. - Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơhoàn thuế: 1. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ. 2. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan quản lý thuế. 3. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ hoàn thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua h Trườngệ thống xử lý dữĐại liệu điện học tử. Kinh tế Huế 26
  38. 4. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế pHải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ -Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế: 1. Việc phân loại hồ sơ hoàn thuế được quy định như sau: a) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế có quá trình chấp hành tốt pháp Luật về thuế và các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng khác. Chính phủ quy định cụ thể việc phân loại hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau; b) Hồ sơ không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này thì thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau. 2. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế pHải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế. 3. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế pHải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo lý do không hoàn thuế. 4. Quá thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế pHải hoàn, cơ quan quản lý thuế còn pHải trả tiền lãi theo quy định của Chính phủ. *Miễn, giảm thuế: -Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp Luật về thuế. -HTrườngồ sơ miễn thuế, gi Đạiảm thuế : học Kinh tế Huế 27
  39. 1. Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế, hồ sơ gồm có: a) Tờ khai thuế; b) Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm. 2. Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế thì hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gồm có: a) Văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế trong đó nêu rõ loại thuế đề nghị miễn, giảm; lý do miễn thuế, giảm thuế; số tiền thuế được miễn, giảm; b) Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm. 3. Chính phủ quy định trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế; trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế. -Nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế: 1. Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm thì việc nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được thực hiện đồng thời với việc khai, nộp và tiếp nhận hồ sơ khai thuế quy định tại Chương III của Luật này. 2. Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp Luật về thuế thì việc nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được quy định như sau: a) Đối với thuế XK, thuế NK và các loại thuế khác liên quan đến hàng hoá XK, NK thì hồ sơ được nộp tại cơ quan Hải quan có thẩm quyền giải quyết; b) Đối với các loại thuế khác thì hồ sơ được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 3. Việc tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được quy định như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 28
  40. a) Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ; b) Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp bằng đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan quản lý thuế; c) Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp bằng giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử; d) Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế pHải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ - Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm: 1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế ra quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế. 2. Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn ra quyết định miễn thuế, giảm thuế là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ 1.1.2.3.4 Kiểm tra, thanh tra thuế -Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế: Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp Luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp Luật về thuế. 2. Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộpTrường thuế. Đại học Kinh tế Huế 29
  41. 3. Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp Luật có liên quan -Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế: 1. Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. 2. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp Luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp Luật. 1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế XNK *Nhân tố chủ quan: -Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Hải quan: nếu cán bộ Hải quan được đào tạo tốt, nắm chắc pháp Luật, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và vận dụng thành thạo thì công tác quản lý thu thuế sẽ đạt hiệu quả. Ngược lại nếu cán bộ công chức thiếu hiểu biết về pháp Luật, chuyên môn nghiệp vụ không nắm vững thì tất nhiên sẽ gây ra nhiều trở ngại và hạn chế, thậm chí gây sai lầm trong công tác quản lý. -Ý thức, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Hải quan: thu nhập của cán bộ Hải quan còn thấp, đời sống khó khăn, khó tránh khỏi trường hợp xảy ra là bị các đối tượng kinh doanh mua chuộc, dung túng bỏ qua các hành vi vi phạm pháp Luậtcủa các đối tượng kinh doanh dẫn đến thất thu thuế, XNK hàng hóa trái phép, *Nhân tố khách quan: -Pháp Luật thuế XK, NK chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, kẽ hở: Luật thuế NK hiện nay chỉ mang tính chất Luật khung, quy định những điểm cơ bản và tổng quátTrườngnhất về hoạt động Đạithu, nộp họcthuế NK Kinhcòn những v ấntếđề Huếquan trọng và nhạy 30
  42. cảm nhất như thuế suất giá tính thuế lại được quy định cụ thể, Chi tiết ở những văn bản dưới Luật với giá trị pháp lý thấp,tính ổn định không cao. Điều này ảnh hưởng tới tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp Luật và từ đó không đáp ứng được đòi hỏi vể tính minh bạch, công khai và dễ dự đoán trước của pháp Luật thuế NK. -Thủ tục Hải quan còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế cũng như gây khó khăn cho các đơn vị NK: Hàng rào thuế quan còn chưa đầy đủ và chưa thực sự phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.Thuế xuất còn thay đổi liên tục, hệ thống thuế còn thiếu đồng bộ và quản lý thuế còn kém hiệu quả. Vấn đề xác định trị giá Hải quan trong NK hàng hóa theo thông lệ quốc tế vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp. Quy trình thủ tục Hải quan Việt Nam vẫn là quy trình thủ công mặc dù có ứng dụng công nghệ thông tin ở một số công đoạn nhưng còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu. 1.1.2.5 Hệ thống VNACCS/VCIS a)Hệ thống VNACCS/VCIS là gì? Hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia do Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam, chính thức vận hành vào tháng 4/2014. Mục tiêu chung của dự án là xây dựng và chuyển giao cho Hải quan Việt Nam hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) trên nền tảng áp dụng công nghệ và kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin đang được cơ quan Hải quan và các cơ quan Chính phủ của Nhật Bản áp dụng để thông quan hàng hóa/phương tiện. Qua đó VNACCS/VCIS sẽ trở thành công cụ hữu hiệu hỗ trợ Hải quan Việt Nam và các Bộ, Ngành có liên quan triển khai thành công cơ chế "Hải quan một cửa quốc gia" theo cam kết của Chính phủ Việt Nam trong khu vực, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư tại Việt Nam, cũng như tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý nhà nước về Hải quan nóiTrường riêng. Đại học Kinh tế Huế 31
  43. VNACCS là viết tắt của Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System (Hệ thống thông quan hàng hóa tự động). VCIS là viết tắt của Vietnam Customs Intelligence Information System (Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt nam) là 1 hệ thống thông tin tình báo Hải quan phục vụ cho công tác quản lý rủi ro và giám sát nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam. Việc ứng dụng Hệ thống thông quan hiện đại này sẽ làm thay đổi căn bản phương thức quản lý của Hải quan ViệtNam từ thủ công sang việc dựa trên ứng dụng các phần mềm điện tử để nâng cao hiệu quả quản lý và tạo thuận lợi cho người dân, DN. Theo Tổng cục Hải quan, VNACCS/VCIS sẽ được triển khai tại cơ quan Tổng cục Hải quan và các cục Hải quan địa phương (có quy mô áp dụng trên toàn quốc). VNACCS được sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa XNK. Hệ thống được xây dựng trên nguyên tắc áp dụng tối đa các chuẩn mực, tư duy quản lý của Hải quan Nhật Bản và có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế Việt Nam. Hệ thống VCIS xây dựng nhằm phục vụ công tác quản lý của cơ quan Hải quan (công tác quản lý rủi ro) và thông quan hàng hóa XNK. Dự án VNACCS/VCIS gồm 3 cấu phần chủ yếu. Cấu phần 1 - xây dựng hệ thống phần mềm VNACCS/VCIS; cấu phần 2 - trang bị phần cứng cho Trung tâm dữ liệu Hải quan để vận hành VNACCS/VCIS; cấu phần 3 - tư vấn, hỗ trợ quản lý Hải quan. Với mục tiêu phục vụ công tác quản lý và thông quan hàng hóa tự động nên VNACCS/VCIS được thiết kế nhiều phần mềm để đáp ứng yêu cầu công tác nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam. Hệ thống VNACCS/VCIS gồm các phần mềm chủ yếu sau: -Khai báo điện tử (e-Declaration) -Hóa đơn điện tử (e-Invoice) -Thanh toán điện tử (e-Payment) -C/O điện tử (e-C/O) -ManifestTrường điện tử (e -ĐạiManifest) học Kinh tế Huế 32
  44. -Phân luồng (selectivity) -Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro -Quản lý DN XNK -Thông quan và giải phóng hàng -Giám sát và kiểm soát Khi triển khai Hệ thống VNACCS sẽ bao phủ 133 quy trình nghiệp vụ Hải quan bằng hình thức trực tuyến và 6 quy trình nghiệp vụ Batch (thực hiện theo gói tin). Tuy nhiên, việc ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ trong VNACCS không có nghĩa là triệt tiêu các hệ thống IT (công nghệ thông tin) hiện có của Hải quan Việt Nam, mà sẽ có cơ chế để kết nối, trao đổi, Chia sẻ thông tin giữa VNACCS và các hệ thống này. Ví dụ như cơ chế kết nối giữa VNACCS với phần mềm thống kê Hải quan; hệ thống thanh toán thuế KTT559; trao đổi thông tin hóa đơn tự in trực tuyến; hệ thống thông tin tình báo Đặc biệt, với mục tiêu thực hiện Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia nên VNACCS sẽ cho phép kết nối với các đơn vị bên ngoài ngành Hải quan như DN XNK; đại lý thủ tục Hải quan; công ty về logictics; các bộ, ngành liên quan; các hãng vận tải; hệ thống ngân hàng. Về VCIS, mục đích nhằm phục vụ thông quan hàng hóa, quản lý rủi ro Hải quan. VCIS gồm 15 quy trình nghiệp vụ trực tuyến và 9 quy trình nghiệp vụ Batch. VCIS cũng có cơ chế kết nối với các hệ thống công nghệ thông tin hiện có của Hải quan Việt Nam. Tuy nhiên, VCIS sẽ không thực hiện kết nối với các cơ quan ngoài ngành Hải quan. b)Ưu nhược điểm của hệ thống VNACCS/VCIS: *Ưu điểm: Với người khai Hải quan, hệ thống mới này nếu triển khai đúng sẽ có một số ưu điểm nổi bật như sau: -Tốc độ thông quan nhanh (sử dụng chữ ký số): với luồng Xanh chỉ mất 1-3 giây. Với luồng Vàng hay Đỏ, thời gian xử lý phụ thuộc vào mức độ chuẩn chỉnh của bộ hồTrường sơ và hàng hóa. Đại học Kinh tế Huế 33
  45. -Hạn chế hồ sơ giấy: nhờ liên kết giữa các bộ ngànhqua phần mềm, nên chứng từ sẽ gửi trực tiếp đến Hải quan. Ngoài ra, với luồng xanh bạn sẽ không cần tới Chi cục Hải quan mà có thể tới trực tiếp cảng lấy hàng -Khôngcần pHải khai riêng tờ khai trị giá như hiện nay đối với phương pháp trị giá giao dịch, do một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch vào tờ khai NK. -Giảm bớt số loại hình XNK: dự kiến hệ thống VNACCS/VCIS sẽ chuẩn hóa chỉ còn khoảng trên 40 mã loại hình XK, NK (thay vì hơn 200 như hiện nay). Như vậy việc tra cứu cũng dễ hơn cho người khai Hải quan -Không phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch: Nghĩa là hai loại này chỉ khác nhau về hồ sơ chứng từ, thủ tục thông quan giống nhau. Hiện tại, hàng phi mậu dịch thủ tục lằng nhằng và phức tap hơn khá nhiều so với hàng kinh doanh. *Nhược điểm: Nhược điểm rõ nhất là nó phức tạp hơn với số lượng tiêu chí pHải khai nhiều hơn. Nếu người khai Hải quan không được đào tạo và thực hành thường xuyên thì việc khai báo thông tin sẽ rất dễ bị nhầm, thiếu, sai. 1.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế XNK tại một số đơn vị Hải quan 1.2.1 Cục Hải quan Đồng Nai Hải quan Đồng Nai là một Cục Hải quan lớn của Việt Nam, với địa bàn hoạt động rộng, có 19 đơn vị trực thuộc, làm thủ tục cho các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận với lượng hàng hóa có giá trị kim ngạch XNK Chiếm gần 10% tổng kim ngạch của cả nước, số thu thuế XNK luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Trong thời gian qua, dù gặp pHải không ít khó khăn nhưng tập thể cán bộ công chức Cục Hải quan Đồng Nai đã nỗ lực đoàn kết, phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể để vững bước đi lên. Với quyết tâm không ngừng đổi mới để phát triển, từ một đơn vị “sinh sau đẻ muộn” của ngành Hải quan, Cục Hải quan Đồng Nai đã từngTrường bước khẳng định Đại mình vàhọcđã ghi Kinhđược những tếdấu ấnHuế quan trọng trong 34
  46. quá trình phát triển, được xem là một trong các đơn vị tiên phong của ngành Hải quan trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Để hoàn thành công tác thu thuế XNK của mình, Cục Hải quan Đồng Nai đã chủ động, sáng tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK trên địa bàn. Trong thời gian qua, Cục Hải quan Đồng Nai đã xây dựng thành công trang Website phục vụ cộng đồng DN, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ công chức của Cục có nguồn tra cứu văn bản, biểu thuế phục vụ công tác nghiệp vụ. Trang Web này luôn được cập nhật văn bản và có hệ thống, các văn bản được lưu trữ một cách khoa học, logic, dễ tra cứu. Trên trang Web còn có diễn đàn trao đổi vướng mắc khi thực hiện thủ tục Hải quan giữa DN và Cục Hải quan Đồng Nai. Nhờ đó mà Cục Hải quan Đồng Nai đã nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các DN, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho DN để quản lý tốt hơn, được cộng đồng DN ca ngợi là điểm sáng trong cải các thủ tục hành chính. Cũng qua trang Web này, cán bộ công chức của Cục Hải quan Đồng Nai luôn nắm vững chế độ chính sách của Nhà nước về thuế XK, thuế NK, nhờ đó mà triển khai các nghiệp vụ một cách tự tin, các trường hợp thu nhầm hoặc bỏ sót thuế rất ít xảy ra. 1.2.2 Chi cục Hải quan Nam Định Chi cục Hải quan Nam Định là một đơn vị Hải quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực hiện công việc Chiếm tới 40% khối lượng công việc, số thu ngân sách đạt gần 20% số thu từ hoạt động XNK trong Cục Hải quan Thanh Hóa. Bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan Nam Định được chưa thành hai Đội, Đội Tổng hợp và Đội nghiệp vụ, gồm 31 người. Hiện nay, Chi cục Hải quan Nam Định đang cố gắng phấn đấu thực hiện được Chiến lược của Đảng là hiện đại hoá Hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng nguồn thu cũng như hiệu quả trong khâu kiểm soát cửa khẩu với phương châm hành động của Ngành là: “chuyên nghiệp – minh bạch – hiệu quả”. Trong dài hạn, Chi cục đangTrường cố gắng thực hi ệnĐại theo phương học hướ ng,Kinh tầm nhìn, tếChi ếHuến lược, tuyên ngôn 35
  47. mà toàn ngành đã đề ra: quản lý Hải quan hướng tới tạo điều kiện cho hoạt động XNK, đầu tư và dịch vụ; thực hiện Hải quan điện tử, cơ quan Hải quan hoạt động có tính chuyên nghiệp, minh bạch và liêm chính; quản lý có hiệu quả các hoạt động XNK và giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại và sản xuất phát triển; bảo vệ và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế thế giới; đảm bảo nguồn thu cho ngân sách; chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; góp phần bảo vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia, an toàn xã hội; phục vụ quản lý kinh tế xã hội. Về mục tiêu trong ngắn hạn của Hải quan Nam Định là từng bước hiện đại hoá các thủ tục Hải quan, đào tạo một lớp đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực thông qua các chương trình dự án như: thủ tục Hải quan “một cửa”, khai Hải quan từ xa thông qua mạng Internet nhằm thu hút các DN mở tờ khai, cũng như xuất nhập hàng hoá qua cửa khẩu hoàn thành tốt chỉ tiêu mà nhà nước đã đặt ra. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, Chi cục Hải quan Nam định luôn chủ động, sáng tạo trong tổ chức công việc nghiệp vụ, động viên, khích lệ, tạo niềm tin cho cán bộ công chức trong toàn Chi cục. Đoàn viên thanh niên của Chi cục ngoài việc tạo thuận lợi đối với các DN đang làm thủ tục tại Chi cục, còn được giao nhiệm vụ khảo sát các DN có hoạt động XNK trên địa bàn đang làm thủ tục Hải quan tại các cửa khẩu, các tỉnh khác để động viên về làm thủ tục tại Chi cục nhằm làm tăng nguồn thu nộp ngân sách trên địa bàn quản lý. Đồng thời đoàn viên thanh niên của Chi cục còn được giao nhiệm vụ tìm kiếm giá các mặt hàng mới trên Internet để quy đổi ra giá CIF Việt Nam nhằm bổ sung vào danh mục hàng NK trọng điểm cấp Cục. Ngoài ra trong các năm qua, Chi cục Hải quan Nam Định luôn có số thuế truy thu qua tham vấn giá là rất lớn. Bằng cách này Hải quan Nam Định đã chủ động được nguồn thu thuế và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu thuế của mình. 1.2.3 Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam Chi cục Hải quan Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam là một đơn vị Hải quan trực thuộc Cục Hải quan Thanh Hoá, thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềTrườngHải quan trên đị aĐại bàn tỉnh họcHà Nam. KinhMặc dù mớ itế đượ cHuế thành lập từ năm 36
  48. 2007 đến nay, nhưng Chi cục đã được cộng đồng DN có hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Hà Nam đồng tình ủng hộ nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, Chiếm 61% tổng số DN làm thủ tục tại Chi cục. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, ngay từ đầu năm Chi cục đã đề ra các biện pháp như: công khai, minh bạch các chế độ chính sách về quy trình thủ tục Hải quan, về thuế XK, thuế NK, các chính sách khác có liên quan đến hoạt động XNK thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như niêm yết tại trụ sở Chi cục. Để các DN nắm được chế độ chính sách về hoạt động XNK hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai báo được kịp thời và chính xác, cũng như tránh được những vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình khai báo làm thủ tục Hải quan và nộp thuế của mình. Đồng thời, Chi cục thường xuyên tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan, hiện đại hóa thủ tục Hải quan bằng việc áp dụng khai báo thủ tục Hải quan thông qua phần mềm khai báo từ xa, cũng như quản lý các hoạt động XNK hàng hóa gia công, sản xuất XK bằng các phần mềm quản lý của Ngành, phần mềm số liệu XNK, xử lý vi phạm . Chi cục tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra để tránh các sai sót trong quá trình làm thủ tục Hải quan có thể xảy ra, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước; thường xuyên làm việc với các cơ quan có liên quan như Ban quản lý các Khu công nghiệp, Sở Công thương, Sở Kế hoach và Đầu tư để nắm bắt các DN mới được cấp phép cũng như đang làm thủ tục XNK hàng hóa ở các cửa khẩu khác về làm thủ tục tại Chi cục 1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục Hải quan Thủy An: Một là: Tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với hoạt động XNK, nhưng không được buông lỏng quản lý, pHải đảm bảo khả năng kiểm tra, kiểm soát và chống gian lận thương mại, trốn thuế và tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế. Đồng thời thành lập Website và thông báo rộng rãi địa chỉ trang Web trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua diễn đàn trên trang Web cơ quan Hải quan sẽ kịp thời giải đáp các thắc mắc của các DN. Trang Web cần được cập nhật và lưu trữ các văn Trườngbản có hệ thống, dĐạiễ tra cứu, họcdễ sử dụ ng.Kinh Cục Hải quantế ĐHuếồng Nai khai thác 37
  49. hiệu quả các tính năng ưu việt của Website vào khâu thu thuế là một minh chứng cho cách làm hiệu quả này. Hai là: Minh bạch hoá và công khai các chế độ chính sách về thuế XK, thuế NK cho cộng đồng DN trên địa bàn để họ có cơ sở tính toán trước lượng thuế pHải nộp, chủ động trong việc lập phương án kinh doanh, tạo sự phối hợp tốt hơn giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan, giảm thiểu các xung đột, tranh chấp không đáng có, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của cơ quan Hải quan thông qua phần mềm khai báo từ xa, góp phần giảm thiểu tối đa thời gian thông quan cho một lô hàng XNK. Hệ thống này hạn chế sự tiếp xúc giữa cơ quan Hải quan với DN, vừa giảm thiểu được tiêu cực, vừa giảm Chi phí đi lại không cần thiết, đồng thời giảm được biên chế cũng như Chi phí quản lý cho DN. Đây là kinh nghiệm rất đáng học hỏi của Chi cục Hải quan Hà Nam. Nhờ những giải pháp này, Chi cục Hải quan Hà Nam có thể kiểm soát chặt chẽ lưu lượng hàng hoá XNK, đồng thời vẫn đảm bảo sự thông thoáng trong thông quan hàng hoá. Ba là: Phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong việc thu thuế XNK. Kinh nghiệm tham gia của tổ chức Đoàn thanh niên ở Chi cục Hải quan Nam Định cũng là một cách nâng cao hiệu quả công tác thu thuế, góp phần làm tăng số thuế năm sau cao hơn năm trước. Đoàn thanh niên là tổ chức sôi nổi, nhiệt huyết, hơn nữa đây là một tập hợp những người trẻ có kiến thức về tin học, Internet nên khi giao công việc tra cứu giá các mặt hàng trên Internet để bổ sung vào dữ liệu giá tính thuế là rất phù hợp và bước đầu đã tỏ ra có hiệu quả, đảm bảo chủ động hơn trong khâu xác định trị giá tính thuế, tránh thất thu thuế cho ngân sách nhà nước và khảo sát các DN trên địa bàn để động viên họ về làm thủ tục là rất hiệu quả, đảm bảo chủ động được nguồn thu thuế. Trường Đại học Kinh tế Huế 38
  50. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XNK TẠI CHI CỤC HẢI QUAN THỦY AN, CỤC HẢI QUAN THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Giới thiệu tổng quan về Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 27/4/1999, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký Quyết định số 242/TCHQ – TCCB thành lập Chi cục Hải quan Thủy An trực thuộc Cục Hải quan Thừa Thiên Huế. Sau khi được thành lập, Chi cục Hải quan Thủy An đã tạo ra sự phát triển mạnh về công tác Hải quan trên địa bàn, đặc biệt góp phần giải quyết các thủ tục cho hàng hóa XNK thuận lợi, giảm thời gian thông quan, tiết kiệm Chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh cho DN và thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại của địa phương. Tuy là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, nhưng khối lượng công việc và kim ngạch XNK tại Chi cục Hải quan Thủy An rất lớn, Chi cục Hải quan Thủy An là đơn vị chủ lực trong công tác thu nộp ngân sách của toàn Cục. Vị trí của Chi cục Hải quan Thủy An hiện nay cách thành phố Huế chừng 20 cây số, trụ sở Chi cục Hải quan Thủy An đặt giữa trung tâm Khu Công nghiệp Phú Bài (Thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) là điều kiện thuận lợi cho sân bay quốc tế Phú Bài, các DN hoạt động tại khu công nghiệp Phú Bài và các cụm công nghiệp khác trên địa bàn, thu hút đầu tư và phát triển toàn diện. Chi cục Hải quan Thủy An là đơn vị đầu tiên trong toàn cục áp dụng mô hình Chi cục quản lý đa lĩnh vực từ hàng không, điểm thông quan nội địa cho đến kho ngoại quan với rất nhiều loại hình, hàng hóa XNK khác nhau như kinh doanh, đầu tư, gia công,Trường sản xuất XK Đại Đến nay, học đã có 48 KinhDN với 100% tế tờ Huế khai thực hiện thủ 39
  51. tục Hải quan điện tử tại đơn vị. Khối lượng thủ tục Hải quan XNK do đơn vị giải quyết Chiếm tỷ trọng gần 70% so với toàn Cục. Năm 2011, kho ngoại quan Phú Bài được thành lập và giao Chi cục Hải quan Thủy An quản lý với bãi chứa container rộng hơn 3.500m2, kho chứa có diện tích 1.000m2 nằm tại khu công nghiệp Phú Bài tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thông quan hàng hóa. Cuối năm 2012, Chi cục Hải quan Thủy An là đơn vị đầu tiên của toàn cục áp dụng thủ tục Hải quan điện tử thay thế cho thủ tục Hải quan truyền thống. Không ngừng đổi mới, hiện đại hóa, ngày 15/11/2013, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành, Chi cục Hải quan Thủy An tập trung triển khai hoạt động chạy thử nghiệm hệ thống thông quan tự động VNACCS và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tình báo VCIS. Hệ thống này giúp cho quá trình thông quan điện tử nhanh chóng và đơn giản hơn, mở rộng các thủ tục Hải quan, phân luồng tự động, tăng cường việc kết nối với các bộ, ngành khác bằng cách áp dụng cơ chế một cửa quốc gia. Đồng thời, làm thay đổi căn bản cách quản lý của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa và phương tiện xuất nhập cảnh, nhằm hạn chế Chi phí cho DN trong quá trình làm thủ tục Hải quan; việc xử lý thông tin được thực hiện tự động từ khâu tiếp nhận khai báo đến khâu thông quan. Song song với sự phát triển về quy mô, khối lượng công việc và công tác thu nộp ngân sách của Chi cục cũng không ngừng gia tăng. Qua 15 năm, tổng kim ngạch XNK tại Chi cục đạt trên 3,6 tỷ USD, tổng thu ngân sách đạt gần 1.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm Chi cục giải quyết thủ tục cho gần 8.000 tờ khai XNK, thu nộp ngân sách 70 tỷ đồng. Khối lượng công việc do đơn vị đảm nhận Chiếm tỷ trọng gần 70% so với toàn Cục. Có thể tự hào rằng Chi cục Hải quan Thủy An đã lớn mạnh về mọi mặt, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ a. TrườngChức năng: Đại học Kinh tế Huế 40
  52. Chi cục Hải quan Thủy An là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Thừa Thiên Huế, có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, tổ chức thực hiện pháp Luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá XK, NK; phòng chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. b. Nhiệm vụ: - Tiến hành thủ tục Hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hoá XK, NK, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp Luật. - Tiến hành kiểm soát Hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan. - Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngoài địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan. - Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp Luật đối với hàng hoá XK, NK; thực hiện theo dõi đôn đốc thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế và phúc tập hồ sơ Hải quan; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước. - Thực hiện thống kê nhà nước về Hải quan đối với hàng hoá XK, NK, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan. - Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ hàng hoá, tang vật phương tiện vi phạmn hành chính về Hải quan và xử lý vi phạm hành chính về Hải quan; giải quyết khiếu nại hành chính và giải quyết tố cáo theo thẩm quyền Chi cục Hải quanTrườngđược pháp Luật quyĐại định. học Kinh tế Huế 41
  53. - Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chính sách quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động XK, NK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá XK, NK, các quy định, quy trình thủ tục Hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Hải quan. - Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan trên địa bàn hoạt động Hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp Luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. - Thực hiện hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Tổng cục Hải quan. - Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản, các trang bị của Chi cục Hải quan theo phân cấp. - Thực hiện các chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục Hải quan theo quy định của cục Hải quan tỉnh, Tổng cục Hải quan và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp trên giao. 2.1.3: Tổ chức bộ máy quản lý - Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước cục trưởng cục Hải quan tỉnh và trước pháp Luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. - Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp Luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách. - Cơ cấu tổ chức của Chi cục gồm hai bộ phận chính là Đội Nghiệp vụ và Đội Tổng hợp. Đội Nghiệp vụ có nhiệm vụ quản lý khâu kê khai thuế XNK; Đội Trường Đại học Kinh tế Huế 42
  54. Tổng hợp có nhiệm vụ quản lý khâu thực thi chế độ miễn, giảm, hoàn thuế XNK và khâu theo dõi quá trình nộp tiền thuế XNK. -Hàng tuần, Chi cục giao ban toàn đơn vị vào sáng thứ hai để triển khai các nhiệm vụ, phổ biến, quán triệt các văn bản và giải quyết các vướng mắc trong công tác chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức họp đột xuất trong trường hợp cần triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên hoặc đôn đốc thực hiện các kế hoạch. -Trong trường hợp cần thiết, Chi cục trưởng trưng dụng một số công chức có kiến thức và am hiểu sâu về các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ để tư vấn giải quyết các vưỡng mắc về mã số HS, giá, CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG ĐỘI NGHIỆP VỤ ĐỘI TỔNG HỢP Đăng Rủi Trị ký tờ ro khai giá Văn Thuế Thanh Phúc CN VP Thư khoản tập TT HC Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Chi cục Hải quan Thủy An Nguồn: Đội Tổng hợp Chi cục Hải quan Thủy An 2.1.4 Tình hình thu thuế tại Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2016 Trường Đại học Kinh tế Huế 43
  55. *Thu nộp ngân sách: Bảng 2.1 Chi tiết số thu nộp ngân sách nhà nước tại Chi cục Hải quan Thủy An từ năm 2013-2016 ĐVT: đồng Năm 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Tỉ Tỉ Tỉ Tỉ Chỉ tiêu Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng +/- % +/- % +/- % (%) (%) (%) (%) Thuế XK 5,708,360,173 4.67 4,959,115,608 1.81 2,891,285,591 1.47 2,282,708,362 0.66 (749,244,565) 87 (2,067,830,017) 58 (608,577,229) 79 Thuế NK 15,261,739,108 12.5 36,807,584,894 13.4 34,211,967,810 17.4 39,218,455,064 11.4 21,545,845,786 241 (2,595,617,084) 93 5,006,487,254 106 Thuế TTĐB - - 7,361,640 0.004 21,485,200 0.006 - - - - 14,123,560 291 Thuế GTGT 101,154,095,282 82.7 230,898,216,714 84.3 158,802,891,249 0.7 301,954,920,549 87.7 129,744,121,432 228 (72,095,325,465) 68.7 71,056,703,835 130 Phạt chậm 187,282,379 0.2 308,999,021 0.1 121,626,073 0.06 56,845,653 0.02 121,716,642 165 (187,372,948) 39.3 (64,780,420) 46.7 nộp thuế Phạt vi phạm hành 0.04 297,849,000 0.1 175,424,426 0.09 58,165,757 0.02 252,837,468 661 (122,424,574) 58.8 (117,258,669) 33.2 45,011,532 chính Thuế - - 529,602,805 0.3 651,571,050 0.2 - - - - 121,968,245 123 BVMT Tổng số thu 122,356,488,474 273,779,816,906 196,740,159,594 344,244,151,635 Nguồn: Đội Tổng Hợp Chi cục Hải quan Thủy An 44 Trường Đại học Kinh tế Huế
  56. Trong những năm qua, mặc dù các chính sách cắt giảm thuế quan đang dần có hiệu lực khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do khiến cho thu từ thuế XNK giảm, nhưng nhờ chủ động nghiên cứu và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút các DN đến làm thủ tục tại đơn vị, tăng thu ngân sách như: khuyến khích DN chuyển từ loại hình nhập sản xuất XK sang nhập kinh doanh, trực tiếp gặp Lãnh đạo DN để đề nghị làm thủ tục NK hàng đầu tư có thuế tại đơn vị, cam kết và thực hiên đúng cam kết về ưu tiên, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong quá trình làm thủ tục XNK tại đơn vị nên số thu nộp ngân sách tại Chi cục Hải quan Thủy An chỉ tăng giảm nhẹ qua các năm. Có thể thấy trong cơ cấu số thu nộp ngân sách nhà nước tại Chi cục Thủy An thì số thu từ thuế GTGT Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số thu. Mặc dù tỉ trọng này tăng giảm không đều qua các năm (82% vào năm 2013, 84% vào năm 2014, giảm xuống còn 80% năm 2015 và tăng lên 87% ở năm 2016) nhưng thuế GTGT luôn Chiếm hơn 80% trong tổng số thu. Nguyên nhân bởi vì loại hình kinh doanh XNK chủ yếu đăng kí tại Chi cục là gia công cho nước ngoài và nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK mà hai loại hình này không đánh thuế nên tăng giảm của tổng thu ngân sách phụ thuộc nhiều vào hoạt động đầu tư tao tài sản cố định, là loại hình có đánh thuế VAT. Năm 2014, Chi cục Hải quan Thủy An thu ngân sách đạt hơn 273,789 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kì năm 2013 (hơn 122,356 tỉ). Đây cũng là năm nhiều DN NK số lượng lớn nguyên vật liệu tạo tài sản cố định. Năm 2015, được đánh giá là năm khó khăn đối với nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng. Cũng trong năm đó, thủ tục Hải quan có sự đổi mới nhiều với việc Luật Hải quan 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BCT và Quyết định 1966/QĐ-TCHQ bắt đầu có hiệu lực dẫn đến thông thoáng hơn, giảm bớt quy trình, hồ sơ thủ tục đối với DN trên địa bàn. Trong năm 2015, vì tài sản cố định đã đầu tư hết năm 2014 nên thu nộp ngân sách tai Chi cục trong năm nay giảm xuống còn 196,74 tỷ đồng, giảm 28,2% hay giảm khoảng 77 tỉ đồng so với cùng kì năm 2014.TrườngNăm 2016 lai tiĐạiếp tục đầ uhọc tư tài sả nKinhcố định cộ ngtế vớ iHuế có thêm nhiều DN 45
  57. làm thủ tục tại đây khiến số thu ngân sách tăng vọt lên tới 75%, tức tăng hơn 147,503 tỉ đồng so với cùng kì năm 2015. Các loại thuế TTĐB và thuế BVMT mới chỉ xuất hiện trong cơ cấu thu ngân sách trong 2 năm gần đây do trong thời gian này mới xuất hiện một số các mặt hàng NK như xăng dầu, túi ny lông, ô tô dưới 24 chỗ, điều hòa nhiệt độ, là các mặt hàng chịu thuế TTĐB và thuế BVMT. Nhưng số thu từ 2 loại thuế này không đáng kể, chỉ Chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng thu ngân sách. Tương tự thu từ phạt chậm nộp và phạt vi phạm hành chính cũng chỉ Chiếm dưới 1% trong tổng thu. Phạt vi phạm hành chính chủ yếu là phạt nộp báo cáo quyết toán không đúng thời hạn. Trong tổng thu ngân sách, thuế XK chỉ Chiếm tỉ lệ nhỏ, khoảng dưới 5% vào năm 2013 và giảm dần từ 2014 đến 2016 trong khoảng 1,8%-0,6%. Thuế NK Chiếm tỉ lệ lớn hơn, tăng giảm trong khoảng từ 12%-17% trong tổng thu ngân sách của Chi cục. Giai đoạn 2013-2016, thuế XK cuả Chi cục Hải quan Thủy An giảm dần qua các năm. Năm 2014, số thu thuế XK đạt hơn 4,959 tỉ, giảm khoảng 13,2% tương đương với hơn 749 triệu đồng so với cùng kì năm 2013. Tới năm 2015, số thu thuế XK giảm xuống còn hơn 2,891 tỉ, giảm tới 41,7% tương đương hơn 2,607 tỉ so với cùng kì năm 2014. Năm 2016, số thu chỉ còn hơn 2,282 tỉ, giảm 21% hay giảm hơn 608 triệu đồng so vớicùng kì 2015. Về thuế NK, giai đoạn 2013-2016 tại Chi cục Thủy An, thuế NK có xu hướng tăng giảm nhẹ. Năm 2014, số thu từ thuế NK của Chi cục Thủy An đạt hơn 36,807 tỉ đồng, tăng gấp 2,4 lần tức tăng hơn 21 tỉ so với cùng kì năm 2013. Năm 2015, số thu giảm xuống còn hơn 34,211 tỉ, giảm khoảng 8% tương đương hơn 2,595 tỉ đồng so với cùng kì 2014. Năm 2016 số thu từ thuế NK đạt hơn 39,218 tỉ, tăng 14,63 % hay tăng hơn 5 tỉ đồng so với cùng kì năm 2015. Nguyên nhân là do chính sách cắt giảm thuế quan trong thời gian qua khi Việt Nam gia nhập các hiêp định thương mại tự do, cùng với việc triển khai Luật Thuế XK, thuế NK như việc quy định kéo dài thời gian nộp thuế của DN ưu tiên, việc tạo Trườngđiều kiện cho hàng Đại sản xu ấhọct XK chuy Kinhển từ đối tư tếợng nHuếộp thuế sang miễn 46
  58. thuế nguyên liệu, cộng với công ty chuyên XK khoáng sản đã chuyển làm thủ tục sang Chi cục Hải quan Thuận An nên ảnh hưởng tới số thu thuế XK. Bên cạnh đó, lượng hàng hóa nguyên liệu NK ổn định nên thu từ thuế NK chỉ tăng giảm nhẹ qua các năm. *Nợ thuế: Bảng 2.2 : Số thuế nợ đọng tại Chi cục Hải quan Thủy An từ năm 2013-2016 Đơn vị tính: đồng Năm 2013 2014 2015 2016 Thuế NK Quá hạn 88.263.807 7.545.147 284.423 13.116.353 Cưỡng chế 162.325.501 16.043.112 1.154.000 1.154.000 Thuế GTGT Quá hạn Cưỡng chế 134.347.925 134.347.925 120.426.670 120.426.670 Tổng Quá hạn 88.263.807 7.545.147 284.423 13.116.353 Cưỡng chế 296.673.426 150.391.037 121.580.670 121.580.670 Tổng nợ 384,937,233 157.936.184 121,865,093 134,697,023 Nguồn: Đội Tổng Hợp Chi cục Hải quan Thủy An Số thuế nợ đọng tại Chi cục Hải quan Thủy An đến từ hai nguồn là thuế NK và thuế GTGT. Trong đó nợ thuế GTGT Chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ. Năm 2013, số thuế nợ là hơn 384,937 tỉ đồng. Từ năm 2014 trở đi, nhờ có sự đổi mới trong cách quản lý và đốc thúc DN nên số nợ thuế giảm dần. Năm 2014 số nợ thuế còn hơn 157,936, chỉ bằng khoảng 40% so với năm 2013 và đến năm 2015 thì con số này là hơn 121,865 tỉ đồng, bằng khoảng 31% so với năm 2013. Năm 2016 do thuế GTGT tăng mạnh nên nợ thuế cũng tăng nhưng không đáng kể, chỉ bằng khoảng 34% so với năm 2013. Đây là một bước tiến vượt bậc trong quy trình quản lý nợ thuế tại đơn vị. Trường Đại học Kinh tế Huế 47
  59. 2.2 Thực trạng quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Thủy An, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2016 Bộ phận thu thuế tại Chi cục Hải quan Thủy An khá đơn giản, bao gồm: bộ phận đăng ký tiếp nhận tờ khai; bộ phận kiểm hoá; bộ phận thuế. Ngoài ra, Chi cục Hải quan Thủy An còn bao gồm: bộ phận tổng hợp hoàn thiện hồ sơ, bộ phận phúc tập, bộ phận lưu trữ, bộ phận công nghệ thông tin và hiện đại hoá Hải quan, tạp vụ, nhà ăn . Trong những năm gần đây áp dụng cơ chế tự khai, tự tính và tự nộp thuế, gánh nặng lên vai các bộ phận này giảm đi nhiều. Bộ phận đăng ký tiếp nhận tờ khai có nhiệm vụ như là một bộ phận tư vấn cho các DN tự kê khai tính thuế, bộ phận kiểm hoá có trách nhiệm là kiểm tra thực tế hàng hoá theo khai báo của DN, bộ phận thuế có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác các thông tin tính thuế. 2.2.1 Quản lý khai, tính thuế Chấp nhận (4) thông quan (XANH) B2: Kiểm tra hồ sơ Hải quan Nộp, xuất trình chứng từ B5: (3) Ki m giấy (VÀNG) ể Quản tra B4: lý Khai báo chứng Nộp, xuất trình Quản hàng (4) từ giấy NK chứng từ giấy lý hóa qua và hàng hóa để hoàn XK kiểm tra (ĐỎ) chỉnh khu (1) hồ sơ vực giám sát Hệ thống B1: Tiếp (2) B3: Hải x lý d nhận kiểm ử ữ Kiểm tra quan tra, đăng kí liệu điện th c t phân luồng ự ế tử Hải hàng hóa quan tờ khai Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lí khai, tính thuế tại Chi cục Hải quan Thủy An Trường Đại Nguhọcồn: Đ ộKinhi Tổng Hợp Chitếc ụcHuếHải quan Thủy An 48
  60. Các tổ chức, đơn vị kinh doanh thường xuyên có hoạt động XNK hàng hóa sẽ đăng kí phần mềm kê khai Hải quan điện tử được cung cấp bởi một số công ty như Softech hay Thái Sơn, là các công ty đã kí hợp đồng với tổng cục Hải quan. Đối với cá nhân có hoạt động XNK hàng hóa không thường xuyên sẽ kê khai thông qua đơn vị khai thuê. Phần mềm khai điện tử này sẽ liên kết với hệ thống VNACSS của Chi cục. Để được mở tờ khai qua hệ thống VNACSS, DN cần đăng kí tham gia hệ thống VNACSS với tổng cục Hải quan và đăng kí tài khoản VNACSS, chữ kí số khai báo. Thông thường thời gian để được cấp tài khoản và kích hoạt chữ kí số là 1 tuần kể từ khi đăng kí. Sau khi đăng nhập vào phần mềm và thiết lập được các thông số khai báo, DN cơ thể bắt đầu mở một tờ khai Hải quan điện tử. DN thực hiện khai tờ khai Hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi vào hệ thống của Chi cục. Hệ thống sẽ căn cứ vào các tiêu chí rủi ro để phân luồng tờ khai. DN nhận thông tin phản hồi từ Chi cục về số tờ khai Hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung: -Nếu kết quả trả về là luồng Xanh thì hàng hóa xuất, NK được chấp nhận thông quan. DN được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và kiểm tra thực tế hàng hóa, có thể in tờ khai trên hệ thống và đi lấy hàng ngay -Nếu kết quả trả về là luồng Vàng thì hàng hóa pHải kiểm tra hồ sơ giấy nhưng miễn kiểm tra Chi tiết hàng hóa Hồ sơ Hải quan đối với hàng hóa XK, NK được quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 16 Thông tư 38/2015 của Bộ tài chính. Hồ sơ Hải quan đối với hàng hóa XK gồm: -Tờ khai hàng hóa XK -Giấy phép XK đối với hàng hóa pHải có giấy phép XK -Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểmTrường tra chuyên ngành Đại theo quy học định của Kinh pháp Luật tế Huế 49
  61. Hồ sơ Hải quan đối với hàng hóa NK bao gồm: -Tờ khai hàng hóa NK -Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua pHải thanh toán cho người bán. -Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác -Giấy phép NK đối với hàng hóa pHải có giấy phép NK -Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành -Tờ khai trị giá ( Nếu có) -Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Nếu có ) Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ Hải quan thì DN thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để Chi cục kiểm tra ngay tại cơ quan. Nhiệm vụ này do bộ phận đăng kí xử lý. Sau khi kiểm tra, nếu không phát hiện thêm bất kì vi phạm nào thì được chấp nhận thông quan. DN in tờ khai trên hệ thống của mình và đi lấy hàng Trường hợp kết quả trả về là luồng Đỏ, Chi cục tiến hành kiểm tra hồ sơ giấy đồng thời bộ phận kiểm hóa tiến hành kiểm tra Chi tiết hàng hóa. Có ba mức độ kiểm tra thực tế: kiểm tra toàn bộ lô hàng; kiểm tra thực tế 10% lô hàng, kiểm tra thực tế 5% lô hàng. Một số trường hợp sau khi máy tính xác định được hình thức, mức độ kiểm tra nhưng cán bộ nhân của Chi cục xét thấy kết quả máy tính đưa ra là chưa chính xác (do thông tin về các quy định, chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục chưa được cập nhật đầy đủ) thì cán bộ công chứcsẽ đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (có ghi rõ lý do điều chỉnh) sau đó chuyển cho lãnh đạo Chi cục xem xét và quyết định. Khi tờ khai của DN được đưa vào hệ thống, hệ thống đồng thời tính luôn trị giá tính thuế và thuế suất và trả về số thuế cần nộp cho DN. DN chỉ cần nộp đúng số thuế đượcTrường thông báo về. Đại học Kinh tế Huế 50
  62. Chi cục Hải quan Thủy An đặt tại Khu công nghiệp Phú Bài – nơi tập trung khá đông DN XNK (với hơn 50 DN), trong đó trung bình hàng năm có hơn 30 DN có hoạt động XNK thường xuyên tại đơn vị. Trung bình mỗi tháng đơn vị thực hiện thông quan cho trên 1.000 tờ khai XNK. Là điểm thông quan ngoài cửa khẩu, Chi cục Hải quan Thủy An không chỉ là địa chỉ tin cậy của hơn 30 DN ở khu công nghiệp này mà còn có thêm 40 DN ngoài địa bàn đến làm thủ tục. Hàng hóa XNK chủ yếu là nguyên phụ liệu và sản phẩm may mặc như sợi, xơ; thủy sản; nguyên phụ liệu sản xuất bia, rượu; bàn ghế; khoáng sản titan; phu tùng ô tô, máy móc thiết bị NK tạo tài sản cố định trên địa bàn. Bảng 2.3: Số lượng DN tại Chi cục Hải quan Thủy An từ năm 2013 – 2016. Năm 2013 2014 2015 2016 Tổng số DN 50 61 64 80 DN thường làm thủ tục 20 30 35 50 Nguồn: Đội Tổng Hợp Chi cục Hải quan Thủy An Từ năm 2013 đến năm 2016, số lượng DN làm thủ tục tại Chi cục tăng lên hàng năm, từ 50 DN năm 2013 đến 61 DN năm 2014 (tăng 22%) và đến năm 2015 là 61 DN (tăng 5% so với năm 2014). Năm 2016 có 80 DN đăng kí làm thủ tục tại Chi cục, tăng 25% so với năm 2015. Bên canh đó, số lượng DN thường xuyên làm thủ tục cũng tăng lên hàng năm. Điều này cho thấy Chi cục Hải quan Thủy An đã và đang làm tốt nhiệm vụ của mình, góp phần vào nhiệm vụ thu nộp ngân sách nhà nước toàn Cục. Trường Đại học Kinh tế Huế 51
  63. Bảng 2.4: Danh sách một số DN thường đăng kí thủ tục tại Chi cục Hải quan Thủy An STT DN 1 Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam 2 Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) 3 Công ty CP cơ khí ôtô Thống Nhất TT-Huế 4 Công ty CP Frit Huế 5 Công ty Cổ Phần Sợi Phú Bài 6 Công ty CP Dệt-May Huế 7 Công ty CP Sợi Phú Thạnh 8 Công ty TNHH Vitto Phú Lộc 9 Công ty cổ phần sợi Phú Gia 10 Công ty SCAVI Huế 11 Công ty Cổ Phần Sợi Phú Việt Nguồn: Đội Tổng Hợp Chi cục Hải quan Thủy An Một số DN có số nộp ngân sách lớn đăng kí tại đây như công ty bia Carlsberg Việt Nam, Baosteel can making, ô tô Thống Nhất chuyên NK linh kiện máy móc, các công ty dệt may, sợi như Phú Gia, Phú Bài, Phú Nam, Phú Thạnh, Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  64. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu Nguyên liệu sản xuất bia Nguyên liệu sản xuất men Frit Xơ Bông Phụ tùng ô tô Nguyên liệu sản xuất lon Các mặt hàng khác Biểu đồ 2.3: Các mặt hàng NK chủ yếu tại Chi cục Hải quan Thủy An thống kê theo kim ngạch NK Nguồn: Đội Tổng Hợp Chi cục Hải quan Thủy An Các mặt hàng NK chủ yếu đăng kí thủ tục tại Chi cục Thủy An có nguyên phụ liệu dệt may của các công ty dệt may, khoáng sản từ công ty CP Frit Huế và nguyên liệu sản xuất lon của công ty TNHH Baosteel Can Making Huế là chủ yếu. Các công ty này đều nằm rải rác trong khu công nghiệp Phú Bài hoặc gần địa bàn thị xã Hương Thủy nên địa điểm của Chi cục Hải quan Thủy An rất thuận lợi cho các các công ty tới làm thủ tục đăng kí cũng như giải đáp các thắc mắc. Hiện tại ở Chi cục chỉ có mặt hàng XK duy nhất là khoáng sản của công ty CP Frit Huế. Những năm trước đây, các DN có hàng hóa XNK pHải cử nhân viên tự đi làm thủ tục. Người làm thủ tục Hải quan nộp bộ hồ sơ kê khai Hải quan, cán bộ Hải quan của Chi cục kiểm tra hồ sơ giấy về tính hợp lệ của chứng từ, cách kê khai, mặt hàng, mã số thuế, nếu hồ sơ, việc kê khai chưa đúng cán bộ Hải quan sẽ hướng dẫn DNTrườngkê khai lại. Nhưng Đại hiện nay, họckhi áp Kinhdụng thủ tục tếHải Huếquan điện tử, thực 53
  65. hiện hệ thống VNACCS, việc kê khai do DN tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. Việc nhầm lẫn, sai sót trong khai báo đã được phản hồi từ chương trình, thông báo trực tiếp đến DN. Do vậy, DN đã biết trước và khắc phục được thiếu sót về hồ sơ, giúp DN tiết kiệm Chi phí đi lại qua việc khai báo ngay tại trụ sở và truyền dữ liệu đến cho cơ quan Hải quan, hạn chế các Chi phí phát sinh khác và đặc biệt tiết kiệm thời gian. Nhờ đó, các DN cũng chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Hơn nữa, khai Hải quan điện tử cũng giúp DN thuận tiện hơn trong việc lưu trữ hồ sơ. Cùng thời điểm khai báo, DN có thể nhận được đầy đủ mọi thông tin từ cơ quan Hải quan khi có yêu cầu gửi đến đối với mỗi tờ khai luồng xanh, đỏ, vàng. Quá trình này phần nào rút ngắn thời gian thông quan. nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Còn đối với Chi cục, thủ tục khai Hải quan điện tử giúp giảm bớt gánh nặng và khối lượng công việc cho cán bộ công chức, tiết kiệm nhân sự và thời gian trong khâu hướng dẫn DN đăng kí làm thủ tục so với khai Hải quan thủ công như trước kia, đồng thời giúp cho cán bộ công chức nâng cao trình độ hiểu biết về nghiệp vụ Hải quan. Có thể thấy rõ hơn cả ở chính sách mặt hàng có sự thay đổi khi thời gian xử lý đối với một lô hàng thuộc luồng xanh chỉ mất 3 phút. Vì vậy, nếu cán bộ công chức không cập nhật các văn bản mới thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, căn cứ trên hệ thống thông quan điện tử, công tác thống kê Hải quan cũng được rút ngắn thời gian, đạt độ chính xác cao. Không những thế còn giúp cho việc phân cấp ở từng vị trí công việc từ khâu tiếp nhận tờ khai đến khâu thông quan. Nhờ đó, lãnh đạo đơn vị có thể kiểm soát được quá trình xử lý của mỗi công chức, hạn chế được những sai sót. Vả lại khi gặp vướng mắc trên dây chuyền thủ tục, công chức cũng có thể tự đề xuất, xin ý kiến lãnh đạo Chi cục để có hướng xử lý. Điển hình là những lô hàng có nghi vấn, cần kiểm tra Chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, khai Hải quan điện tử có thể xử lý thông tin một cách chính xác về lô hàng như dừng thông quan đột xuất hay tăng mức độ kiểm hóa thực tế hàng hóa.Trường Đại học Kinh tế Huế 54