Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 151 trang thiennha21 25/04/2022 3691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_kiem_soat_rui_ro_tin_dung_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế PHAN THỊ THU HOÀI Huế, tháng 01 năm 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Họ và tên sinh viên: Giáo viên hướng dẫn: PhanTrường Thị Thu Hoài Đại học KinhPGS.TS. Tr tếịnh Văn Huế Sơn Lớp: K49C Kiểm toán MSSV: 15K4131045 Huế, tháng 01 năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi đến quý thầy cô của Trường Đại học Kinh Tế Huế đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Kế toán- Kiểm toán lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Trịnh Văn Sơn người luôn đồng hành cùng em suốt quá trình làm bài, người đưa ra những góp ý, sửa chữa để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh, các chị, các phòng ban, bộ phận ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế và tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian hạn chế nên khóa luận khó tránh khỏi những sai xót nhất định, kính mong quý thầy cô giáo, quý công ty và tất cả các bạn đóng góp ý kiến bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 01 năm 2019. Sinh viên thực hiện Trường Đại học Kinh tế Huế Phan Thị Thu Hoài
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng DPRR Dự phòng rủi ro DVKH Dịch vụ khách hàng GĐ Giám đốc HĐQT Hội đồng quản trị KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp KSNB Kiểm soát nội bộ L/C Letter of Credit: Thư tín dụng MSB Huế Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế MSB Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam NH Ngân hàng NHBL Ngân hàng bán lẻ NHNN Ngân hàng nhà nước NQH Nợ quá hạn PGĐ Phó giám đốc RM Chuyên viên quan hệ khách hàng RRTD Rủi ro tín dụng TMCP TrườngThương mĐạiại cổ phần học Kinh tế Huế TSĐB Tài sản đảm bảo TT Tỷ trọng TTH Thừa Thiên Huế VNĐ Việt Nam Đồng
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế .37 Bảng 2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế 41 Bảng 2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Maritime Bank chi nhánh Huế 46 Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng theo nhóm khách hàng của Chi nhánh Ngân hàng 50 Hàng Hải, Thừa Thiên Huế 50 Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng theo mục đích vay vốn của Chi nhánh Maritime Bank Thừa Thiên Huế 51 Bảng 2.6. Bảng dư nợ tín dụng theo nhóm nợ 54 Bảng 2.7. Biến động tỷ trọng hồ sơ chấp nhận cho vay và từ chối cho vay trong giai đoạn từ năm 2015-2017. 73 Bảng 2.8. Phân loại xếp hạng chấm điểm tín dụng nội bộ. 75 Bảng 2.9. Rủi ro tín dụng trong cho vay phân theo hình thức đảm bảo 78 Bảng 2.10. Biến động tỷ lệ trích lập dự phòng chung, dự phòng cụ thể của Maritime Bank chi nhánh Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 79 Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015-2017 49 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dư nợ theo nhóm khách hàng của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015-2017 50 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay vốn của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015-2017 53 Biểu đồ 2.4. Tình hình biến động giữa nợ quá hạn và nợ quá hạn khó đòi tại Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015-2017 55 Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng hồ sơ tín dụng được chấp nhận và từ chối năm 2017 74 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức chức của chi nhánh ngân hàng Hàng Hải Thừa Thiên Huế 32 Trường Đại học Kinh tế Huế
  7. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Những đóng góp của đề tài 4 6. Kết cấu đề tài 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại 6 1.1.1. Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng 6 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng trong ngân hàng 7 1.2. Tổng quan về kiểm soát 7 1.2.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ 7 1.2.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ 7 1.2.1.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 2013 8 1.2.2. Tổng quan về kiểm soát trong ngân hàng thương mại 14 1.2.2.1. Khái niệm về kiểm soát 14 1.2.2.2. Các hoạt động kiểm soát 14 1.3. Rủi ro tíndụng trong NHTM 16 1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 16 1.3.2.Trường Cấp độ rủi ro tín dụngĐại học Kinh tế Huế 17 1.3.3. Phân loại rủi ro tín dụng 18 1.3.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 19 1.3.4.1. Nguyên nhân khách quan 19 1.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan 21 1.3.5. Ảnh hưởng của RRTD 22 1.3.6. Một số chỉ tiêu phản ánh RRTD 24 1.3.6.1. Nợ quá hạn (NQH) 24
  8. 1.3.6.2. Nợ xấu 25 CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG 30 TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI 30 CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 30 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Hàng Hải, Chi nhánh ngân hàng Hàng Hải Thừa Thiên Huế 30 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và Thừa Thiên Huế 30 2.1.1.1. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 30 2.1.1.2. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế 31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý 31 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 31 2.1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban 32 2.1.3. Nhiệm vụ và sản phẩm của Maritime Huế 35 2.1.3.1. Nhiệm vụ 35 2.1.3.2. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Maritime Bank Huế 35 2.1.4. Tình hình nguồn lực và kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng 37 2.1.4.1 Tình hình lao động của trong Chi nhánh Ngân hàng 37 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2015-2017 39 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Hàng Hải Chi nhánh Thừa Thiên Huế 43 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế 50 2.2.1. Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Hàng Hải ThừaTrường Thiên Huế Đại học Kinh tế Huế 50 2.2.1.1. Tình hình dư nợ theo nhóm khách hàng 50 2.2.1.2. Tình hình dư nợ theo mục đích vay 51 2.2.1.3. Phân loại nợ 53 2.2.1.4. Kiểm soát rủi ro qua chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ quá hạn khó đòi 54 2.2.2. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế 55
  9. 2.2.2.1. Đánh giá qui trình cấp tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế 55 2.2.2.2. Các bước và nội dung thực hiện kiểm soát rủi ro tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế. 60 2.2.2.3. Kiểm soát các yếu tố về môi trường kiểm soát 64 2.2.2.4. Lưu ý khi thực hiện công tác kiểm soát 68 2.2.2.5. Giải pháp kiểm soát RRTD tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế 72 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI 82 CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 82 3.1. Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Hàng Hải Thừa Thiên Huế 82 3.1.1. Những kết quả đạt được 82 3.1.2. Những tồn tại, hạn chế 85 3.1.3. Nguyên nhân 85 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế 89 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện 89 3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ 93 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế
  10. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng CN 4.0, đây là cuộc cách mạng công nghệ được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Cuộc cách mạng này là một xu thế lớn có tác động đến sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và toàn cầu trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng nói chung cũng như lĩnh vực tín dụng nói riêng tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức không hề nhỏ. Trước những cơ hội và thách thức đó, để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh khá gay gắt như hiện nay, các NHTM trong nước muốn nâng cao khả năng canh tranh với các NHTM nước ngoài thì buộc phải không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng. Mặt khác, do hoạt động chính của NHTM là tín dụng nên cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động thì rủi ro tín dụng cũng gia tăng theo. Chính vì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ chốt, đem lại nguồn thu chính cho các ngân hàng và cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy, các ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát và ngăn ngừa tối đa những RRTD mà ngân hàng có thể gặp phải. Bên cạnh những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng thông thường thì cá nhân ngân hàng phải thiết kế riêng cho mình các hoạt động kiểm soát hiệu quả để ngăn ngừa những rủi ro xảy ra, đồng thời tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp và khoa học hơn. Trong những năm vừa qua, chi nhánh ngân hàng Hàng Hải Thừa Thiên Huế cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thu nhập từ cho vay hàng năm đã tăng lên rõ rệt, trở thành mộtTrường trong những khoản Đại mục mang học lại lợi nhuậnKinh lớn của tếchi nhánh Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn và những tồn tại, hạn chế sớm cần được nghiên cứu để tìm giải pháp như tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đang có xu hướng gia tăng Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát RRTD có ảnh hưởng quan SVTH: Phan Thị Thu Hoài 1 K49C Kiểm Toán
  11. Khóa luận tốt nghiệp trọng trong sự phát triển bền vững và lâu dài của mình,chi nhánh NHTM Hàng Hải Thừa Thiên Huế đã luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng kiểm soát tín dụng nhằm hạn chế rủi ro. Mặc dù, mới gia nhập trên thị trường tài chính không lâu nhưng chi nhánh ngân hàng đã xây dựng cho mình hoạt động kiểm soát khá hiệu quả đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển lâu dài của mình, ngân hàng luôn tiên phong trong việc cải cách toàn diện bộ máy quản lý, đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực Tuy nhiên, qua những nghiên cứu sơ bộ tôi nhận thấy ngân hàng còn tồn tại nhiều yếu điểm và cần có những giải pháp mới để khắc phục những lỗ hổng trong hoạt động kiểm soát trong chu trình cho vay đối với khách hàng cá nhân. Xuất phát từ những thực trạng nói trên, nhận thức được sự cần thiết và vai trò của hoạt động kiểm soát đối với quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân, cùng với những kiến thức được trau dồi và học hỏi trong quá trình học tập tại trường, tôi đã lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Từ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD, Khóa luận nhằm đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống một số nội dung cơ bản lý luận về tín dụng, RRTD và kiểm soát RRTD trong NHTM.Trường Đại học Kinh tế Huế - Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát RRTD tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 2 K49C Kiểm Toán
  12. Khóa luận tốt nghiệp 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượngnghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, nhằm tiến tới các kết quả nghiên cứu đạt yêu cầu, khóa luận tiến hành nghiên cứu các đối tượng bổ trợ khác như tín dụng, rủi ro tín dụng trong ngân hàng. 3.2 . Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở thông tin số liệu tại Chi nhánh ngân hàng trong thời gian từ 2015-2017. - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Chi nhánh ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế. - Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung đánh giá công tác kiểm soát RRTD để hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay tín dụng tại chi nhánh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: thu thập số liệu từ phòng tín dụng: báo cáo tài chính của chi nhánh từ năm 2015-2017, quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân, báo cáo tình hình dư nợ, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Maritime Bank, 4.2. Phương pháp nghiên cứu số liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng khi bắt đầu nghiên cứu tiếp cận đề tài. Tài liệu là các tạp chí, sách báo, các công trình nghiên cứu của những năm gần đây, lý thuyết chọnTrường lọc về hệ thống KSNB,Đại lý thuyếthọc về hoạtKinh động kiểm tế soát ,Huế 4.3. Phương pháp quan sát và tham vấn chuyên gia Quan sát thực tế quá trình hoạt động của bộ phận tín dụng, các bộ phận và nhân viên liên quan trong quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân. Tham vấn các cán bộ lãnh đạo và các cán bộ phụ trách bộ phận và các nhân viên có trực tiếp liên quan để có cơ sở SVTH: Phan Thị Thu Hoài 3 K49C Kiểm Toán
  13. Khóa luận tốt nghiệp đưa ra các kết luận đánh giá về thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế. 4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý Tổng hợp, chọn lọc và tiến hành phân loại số liệu đã thu được, sau đó sử dụng các công cụ hỗ trợ như Excel để xử lý. 4.5. Phương pháp phân tích thống kê Phân tích sự biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo tình hình dư nợ, để đánh giá được hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế. 4.6. Phương pháp so sánh Dựa vào những số liệu để tiến hành so sánh (tuyệt đối lẫn tương đối) đối chiếu giữa các kì, các năm nhằm mục đích tìm ra sự tăng giảm giá trị hỗ trợ cho quá trình phân tích kinh doanh cũng như các quá trình khác. 5. Những đóng góp của đề tài - Về mặt khoa học: Đề tài đã vận dụng được những nguyên lý cơ bản về hoạt động kiểm soát trong việc hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại một ngân hàng cụ thể, những lý luận về RRTD và hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHTM trong nghiên cứu này có thể là nguồn tư liệu hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng. - VềTrường mặt thực tiễn: K hiĐại nghiên c ứuhọc đề tài nàyKinh đã giúp em tế có thêm Huế những kiến thức sâu hơn về những hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng và có cơ hội để tìm hiểu nhiều hơn về những kiến thức mới về ngành tài chính. Qua đó, bản thân em đã học hỏi thêm được nhiều điều hơn về ngành học của mình cũng như giúp cho em có cơ hội trải nghiệm thử sức với công việc mà mình sẽ làm trong tương lai. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 4 K49C Kiểm Toán
  14. Khóa luận tốt nghiệp Đồng thời, đề tài nghiên cứu có thể là một nguồn tư liệu khá hữu ích cho các nhà quản lý, quản trị ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế tại thời điểm này để có thể hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro trong tín dụng, từ đó giúp cho việc ra quyết định cho vay của ngân hàng hoạt động được thông suốt và chặt chẽ hơn đảm bảo cho việc hoàn thành các mục tiêu đặt ra nhưng vẫn giảm thiểu được những rủi ro không mong muốn. 6. Kết cấu đề tài Tên đề tài: “Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế” gồm 3 phần: Phần I: Phần mở đầu. Đặt vấn đề: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài. 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Bố cục đề tài. Phần II: Nội dung. Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Hàng Hải Chi nhánh Thừa Thiên Huế. ChươngTrường 3: Một số giải Đại pháp góphọc phần hoKinhàn thiện công tế tác Huếkiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị. 1. Kết luận. 2. Kiến nghị. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 5 K49C Kiểm Toán
  15. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán. Tín dụng theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại là trên cơ sở lòng tin, nghĩa là người cho vay tin tưởng vào người đi vay sẽ sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi. Mặc dù có những khái niệm về tín dụng theo cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể nêu lên một cách tổng quát: “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu” [1, tr. 26]. Tín dụng có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Dựa vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng, tín dụng dược chia thành: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước. Trong đó, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữaTrường ngân hàng với khách Đại hàng (doanh học nghi ệp,Kinh tổ chức, cá tế nhân Huế) được thể hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra thực hiện cấp tín dụng cho các đối tượng nói trên. Theo Nguyễn Văn Tiến đã đưa ra khái niệm: “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) SVTH: Phan Thị Thu Hoài 6 K49C Kiểm Toán
  16. Khóa luận tốt nghiệp với nguyên tắc có hoàn trả bẳng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”[6]. 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng trong ngân hàng - Cơ sở quyết định một khoản tín dụng là lòng tin của ngân hàng về sử dụng vốn vay đúng mục đích của khách hàng và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn. Còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. - Tín dụng là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. Tín dụng cấp cho khách hàng là từ nguồn vốn huy động của ngân hàng mà chủ yếu là tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Do đó, khách hàng nhận được khoản vay chỉ nắm giữ mang tính chất “tạm thời” và sử dụng vào mục đích đã cam kết với ngân hàng. - Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải hoàn trả vô điều kiện. Ngân hàng thực hiện chức năng “đi vay để cho vay”, do đó mọi khoản tín dụng đều phải có thời hạn để đảm bảo cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động khi khách hàng gửi tiền cần rút hoặc ngân hàng lại sử dụng nguồn vốn đó cho khách hàng khác vay. - Giá trị tín dụng không những được bảo toàn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, bởi khách hàng phải trả giá cho quyền sử dụng vốn vay. Khoản lợi tức này luôn dương để bù đắp chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. - Đặc trưng bản chất của tín dụng là tiềm ẩn rủi ro cao. Cho dù khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng nếu gặp môi trường kinh doanh bất lợi, biến động các chỉ số kinh tế, sự cố bất khả kháng thì cũng dễ gây ra khó khăn trong việc trả nợ và tất yếu ngân hàng gặpTrườngRRTD. Đại học Kinh tế Huế 1.2. Tổng quan về kiểm soát 1.2.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ 1.2.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa cơ bản về hệ thống KSNB như sau: SVTH: Phan Thị Thu Hoài 7 K49C Kiểm Toán
  17. Khóa luận tốt nghiệp Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị): “KSNB là quy trình do ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan.” Báo cáo COSO 2013 (Committee of Sponsoring Organizations of Treadway Commission): “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi HĐQT, người quản lý và các nhân viên của đơn vị nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ” [2, tr. 12]. Trong báo cáo của ủy ban BASEL, KSNB được định nghĩa như sau: “KSNB là một quá trình bị chi phối bới HĐQT, các nhà quản lý cấp cao và nhân viên. Nó không chỉ là một thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một thời điểm cụ thể mà là một hoạt động liên tục ở mọi cấp trong ngân hàng. HĐQT và các nhà quản lý cao cấp có trách nhiệm thiết lập một nền văn hóa thích hợp để trợ giúp cho quá trình kiểm soát nội bộ cũng như liên tục giám sát sự hữu hiệu của nó, tuy nhiên mỗi cá nhân trong đơn vị phải tham gia quá trình này [2, tr.26]. Từ những quan điểm trên ta thấy rằng, hệ thống KSNBbao gồm nhiều hoạt động, những nội quy, chính sách, được nhà quản lý thiết lập để điều hành, giám sát việc thực hiện của các nhân viên trong đơn vị, góp phần đạt được những mục tiêu đã đề ra. 1.2.1.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 2013 ÁpTrường dụng đối với hoạt Đạiđộng tín dụng,học hệ thốngKinhKSNB trongtế ngânHuế hàng có một số đặc điểm như sau:  Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, sự vận hành và tính hữu hiệu của KSNB của đơn vị, trong đó nhân tố chủ yếu là SVTH: Phan Thị Thu Hoài 8 K49C Kiểm Toán
  18. Khóa luận tốt nghiệp nhận thức và hành động của nhà quản lý. Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát gồm: - Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý Đối với hoạt động tài chính tín dụng, lãnh đạo các phòng quan hệ KHCN, phòng quản lý tín dụng và quản trị rủi ro là những người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các cán bộ cấp dưới thực hiện công việc của mình. Vì thế, quan điểm đường lối quản trị, cũng như tư cách của họ là vấn đề trung tâm trong môi trường kiểm soát. Nếu nhà lãnh đạo tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, luôn thận trọng trong công việc, thì sẽ tạo ra một môi trường kiểm soát lành mạnh buộc mọi nhân viên phải thực hiện theo. - Cơ cấu tổ chức Việc kiểm soát hoạt động tín dụng được phân chia trách nhiệm cho các phòng ban với chức năng và quyền hạn cụ thể. Cơ cấu hợp lý giúp cho quá trình thực hiện sự phân công phân nhiệm, sự ủy quyền, quá tình xử lý nghiệp vụ và ghi chép sổ sách được kiểm soát nhằm ngăn ngừa một số vi phạm. Để có thể thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp và có hiệu quả phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của đơn vị, không bỏ sót nghiệp bất kỳ một lĩnh vực nào đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận với nhau. + Phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa 3 chức năng: xử lý các nghiệp vụ, ghi chép tài liệu sổ sách và bảo quản tài sản. + Bảo đảm sự độc lập tương đối giữa các bộ phận. TómTrường lại, khi đơn vị xây Đại dựng m ộthọc cơ cấu tKinhổ chức hợp lý tế giúp Huếkiểm soát được việc phân công phân nhiệm, sự ủy quyền, các quá trình xử lý nghiệp vụ và ghi chép sổ sách trong đơn vị. - Nhân sự Nhân sự là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của mọi tổ chức. Ngân hàng nào có được một đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực cao, phẩm chất tốt thì quá trình SVTH: Phan Thị Thu Hoài 9 K49C Kiểm Toán
  19. Khóa luận tốt nghiệp kiểm soát sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Ngược lại, nếu lực lượng này của ngân hàng yếu kém về năng lực, tinh thần làm việc và đạo đức thì dù cho đơn vị có thiết kế và duy trì một hệ thống KSNB hữu hiệu và chặt chẽ thì cũng sẽ không phát huy được tối đa hiệu quả của nó. Đối với hoạt động tín dụng nói chung, yêu cầu đặt ra với các nhân viên là phải nắm vững các quy trình làm việc, tuân thủ một cách tuyệt đối đối với các văn bản quy định trong nội bộ ngân hàng và có tư cách đạo đức nghề nghiệp. Nhân viên chịu sự chi phối của các chính sách nhân sự trong công ty như chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo, chính sách khen thưởng, kỉ luật, nên nếu chính sách nhân sự được thực hiện tốt sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng có một môi trường kiểm soát thuận lợi. - Công tác kế hoạch Khi thực hiện bất kỳ công việc nào cũng cần có một kế hoach cụ thể nhất định. Kế hoạch vừa định hướng cho mọi hoạt động thực hiện, vừa là công cụ để kiểm soát quá trình thực hiện đó. Vì thế, các nhà quản lý cần phải xây dựng một hệ thống các kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể với hoạt động tín dụng, các nhà lãnh đạo sẽ lên kế hoạch về các chỉ tiêu như tỷ lệ cho vay tín chấp tiêu dùng/ tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, tỷ lệ nợ xấu, để làm căn cứ đánh giá tình hình cho vay và có những chỉ đạo kịp thời khi các chỉ tiêu kế hoạch bị vượt mức. - Ủy ban kiểm toán Trực thuộc HĐQT nhưng không tham gia vào việc điều hành hoạt động của tổ chức. Ủy ban có nhiệm vụ và quyền hạn như: giám sát sự chấp hành pháp luật, kiểm tra giám sát Trườngcông việc của các kiểmĐại toán vihọcên nội bộ, Kinh giám sát tiến tế trình Huếlập BCTC, sự độc lập và hữu hiệu trong hoạt động của ủy ban kiểm toán là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát. Thông thường thì chỉ hội sở chính mới có ủy ban kiểm toán, còn tại các chi nhánh ngân hàng, chức năng này thuộc về phòng kiểm toán nội bộ (phòng Quản lý rủi ro) và lãnh đạo của chi nhánh đó. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 10 K49C Kiểm Toán
  20. Khóa luận tốt nghiệp - Bộ phận kiểm toán nội bộ Thông qua kiểm toán hoạt động bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá thường xuyên về hoạt động của ngân hàng nói chung, hoạt động cho vay nói riêng, qua đó phát hiện những sai phạm làm thất thoát tài sản. Kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ đánh giá tính hiệu lực và hiệu năng của hệ thống KSNB trong ngân hàng: đánh giá một cách trung thực, khách quan về tính tuân thủ, tính chính xác đối với BCTC và sự thực hiện các chính sách, chiến lược mà nhà quản lý đã ban hành. Qua đó, kiểm toán nội bộ đề xuất những biện pháp nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB.  Hệ thống kế toán Thông qua việc ghi nhận, tính toán, phân loại, kết chuyển vào sổ cái, tổng hợp và lập báo cáo, hệ thống kế toán không chỉ cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình quản lý, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các mặt hoạt động của ngân hàng, nên nó là một bộ phận quan trọng trong KSNB. Hệ thống kế toán bao gồm: - Hệ thống chứng từ ban đầu: Đây là giai đọan đầu tiên trong việc thu thập số liệu và chính là khâu chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, quá trình lập và luân chuyển chứng từ có vai trò quan trọng trong công tác KSNB. Đối với hoạt động tín dụng thì các chứng từ liên quan như phiếu thu, phiếu chi, phiếu chuyển tiền, là các chứng từ mà hệ thống kế toán quan tâm. - Hệ thống sổ sách kế toán: Hệ thống sổ sách kế toán dùng để lưu lại các số liệu nhằm đối chiếu, kiểm tra sự đầy đủ, chínhTrường xác trong việc ghiĐại chép đốihọc với các tKinhài khoản liên tếquan. Huế Hiện nay, tại các ngân hàng hoạt động kế toán được thực hiện chủ yếu trên hệ thống máy tính nên điều cần quan tâm là quá trình nhập liệu và sự vận hành của hệ thống kế toán máy có đáng tin cậy hay không. Bên cạnh việc sử dụng các phần mềm kế toán chuyên dụng thì nhân viên kế toán nên thường xuyên đối chiếu với các chứng từ gốc, SVTH: Phan Thị Thu Hoài 11 K49C Kiểm Toán
  21. Khóa luận tốt nghiệp kiểm tra đột xuất, tránh phụ thuộc nhiều vào máy tính, bởi đôi khi nó sẽ mang lại những rủi ro lớn không chỉ cho ngân hàng mà cho toàn hệ thống. - Báo cáo tài chính: BCTC là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý, nhằm tổng hợp các số liệu trên sổ sách thành các chỉ tiêu trên báo cáo. Các thông tin được thể hiện trên BCTC không đơn thuần là sự mang sang từ sổ sách kế toán, mà nó phải phản ánh những thông tin một cách chính xác và trung thực.  Các thủ tục kiểm soát Thủ tục kiểm soát do nhà quản lý quy định để thực hiện các mục tiêu kiểm soát. Thủ tục kiểm soát trong hệ thống KSNB được thiết lập dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản. Đó là: nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Để cụ thể hóa, ta có thể phân thủ tục kiểm soát thành năm quy tắc sau: - Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng phải phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tham gia. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng nhằm tránh tình trạng một cá nhân hay bộ phận nào có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động. Phân chia trách nhiệm sẽ giúp giảm bớt rủi ro xảy ra các sai sót nhầm lẫn cũng như các hành vi gian lận đồng thời tạo cho nhân viên không có cơ hội làm sai quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Không được bố trí kiêm nhiệm giữa các nhiệm vụ phê chuẩn thực hiện nghiệp vụ kế toán bảo quản tài sản (đối với cho vay tiêu dùng thì không cần bảo quản tài sản). Vì khi kiêm nhiệm sẽ dẫn đến hành vi lạm dụng quyền hạn. Chẳng hạn không thể có sự kiêm nhiệmTrường chức năng thực Đạihiện và ch họcức năng kiểmKinh soát bởi tếvì ng ưHuếời thực hiện không thể lại tự kiểm soát những việc mình làm, giữa chức năng thẩm định và chức năng cho vay không được kiêm nhiệm, ngân hàng thực hiện đúng nguyên tắc này thì hệ thống KSNB sẽ chặt chẽ và hiệu quả hơn. - Phải ủy nhiệm cho người có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ một cách thích hợp. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 12 K49C Kiểm Toán
  22. Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng là một tổ chức tài chính lớn, ban lãnh đạo không thể trực tiếp giải quyết mọi vấn đề. Do đó, sự phân quyền cho các cấp và xác định thẩm quyền phê chuẩn của từng người là một điều hoàn toàn cần thiết. Nó giúp cho mỗi cá nhân biết tự chịu trách nhiệm với những quyết định trong công việc của mình, giúp cho các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiến triển tốt đẹp, mà nhà lãnh đạo vẫn có thể kiểm soát và hạn chế được sự tùy tiện khi giải quyết công việc của nhân viên cấp dưới. - Chứng từ và sổ sách phải đầy đủ. Chứng từ là một trong những công cụ quan trọng giúp chuyển giao thông tin trong và ngoài ngân hàng. Nếu chứng từ được lập nghiêm túc, phản ánh trung thực và đầy đủ nghiệp vụ kinh tế thì sẽ giúp cho hoạt động kiểm soát dễ dàng hơn. Đối với hoạt động tín dụng, bên cạnh các chứng từ kế toán yêu cầu, hồ sơ vay vốn của khách hàng phải có đầy đủ thông tin, giấy tờ hợp lệ, chữ kí của các bên liên quan theo quy định của ngân hàng. - Kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách. Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ tài sản, tài liệu kế toán và các thông tin khác là áp dụng những thể thức kiểm soát vật chất. Cần có sự hạn chế tiếp cận trực tiếp với tài sản, sổ sách của ngân hàng khi không được phép của cấp có thẩm quyền. - Kiểm soát độc lập việc thực hiện. Là kiểm tra thường xuyên và liên tục của những kiểm soát viên độc lập với đối tượng bị kiểm tra, nhằm xem xét về việc thực hiện bốn loại thủ tục kiểm soát nêu trên. Sự kiểm soát này xuất phát từ những hạn chế của kiểm soát nội bộ. NóiTrường tóm lại, kiểm soá tĐại nội bộ hoạt học động cho Kinh vay phải đ ảmtế bảo Huếcác yêu cầu sau: + Quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện đầy đủ các bước, kịp thời và có hiệu quả. + RRTD được quản lý chặt chẽ theo các quy định của ngân hàng nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 13 K49C Kiểm Toán
  23. Khóa luận tốt nghiệp + Hồ sơ vay vốn và các chứng từ liên quan được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ giúp cho việc kiểm soát và ra quyết định. + Đảm bảo an toàn trong việc lưu giữ hồ sơ liên quan đến hoạt động tín dụng. 1.2.2. Tổng quan về kiểm soát trong ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Khái niệm về kiểm soát - Theo tác giả Schoderbek, Cosier và Aplin, kiểm soát là hoạt động đánh giá và chỉnh sửa những lệch lạc từ tiêu chuẩn. Kiểm soát do đó bao gồm các hoạt động: thiết lập tiêu chuẩn, đánh giá thực tế bằng cách so sánh thực tế với tiêu chuẩn và chỉnh sửa những lệch lạc từ thực tế so với tiêu chuẩn đã xác lập. Cách thức này được áp dụng cho mọi hệ thống kiểm soát, có thể là hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát hành vi, kiểm soát lịch trình, kiểm soát sản phẩm hỏng, kiểm soát nhân sự, kiểm soát tốc độ, kiểm soát sản xuất, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát giao thông, kiểm soát nguyên vật liệu, kiểm soát khí hậu, Về bản chất, kiểm soát là sự đo lường thực tế hoạt động so với tiêu chuẩn đã xác lập nhằm mục tiêu điều chỉnh nếu cần [13]. - Kiểm soát là một tiến trình gồm các hoạt động giám sát nhằm đảm bảo rằng các hoạt động đó được thực hiện theo đúng như kế hoạch và điều chỉnh những sai sót quan trọng. - Các tác giả Jones và George (2003), cho rằng kiểm soát là quá trình nhà quản lý giám sát và điều tiết tính hiệu quả và hiệu lực của một tổ chức và các thành viên trong việc thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, kiểm soát không có nghĩa là chỉ phản ứng lại những sự kiện sau khi đã xảy ra. Kiểm soát cũng có nghĩa là giữ cho tổ chức theo đúng định hướng và dự kiến các sự kiện có thể xảy ra [13]. TTrườngừ đó, ta có định nghĩa Đại chung vềhọc kiểm soát Kinh đó là quá trìnhtế đoHuế lường, đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả. 1.2.2.2. Các hoạt động kiểm soát Kiểm soát RRTD bao gồm 3 hoạt động: SVTH: Phan Thị Thu Hoài 14 K49C Kiểm Toán
  24. Khóa luận tốt nghiệp a. Kiểm soát trước khi cho vay: Là bước tiền đề để đưa ra quyết định cho vay đúng đắn, giảm thiểu rủi ro ngay từ đầu. Cụ thể là: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay, kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của CBTD, ý kiến của người phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết. Trong giai đoạn này thường xảy ra các rủi ro sau: thông tin về hồ sơ khách hàng không chính xác, không đầy đủ; CBTD đưa ra nhận định sai về khách hàng, tính khả thi của phương án kinh doanh, giá trị thực của TSĐB; việc thẩm định không thực hiện đúng quy trình, mức tín dụng cấp vượt hạn mức cho phép; cơ cấu khoản vay, thời hạn khoản vay không hợp lý. b. Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống TSĐB, CBTD thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay. Tại khâu này sẽ xảy ra các rủi ro tiềm ẩn như không kiểm tra cẩn thận việc thẩm đinh, thẩm quyền quyết định cho vay bị lạm dụng, lập hợp đồng không đầy đủ, nhầm lẫn; tài liệu giải ngân không đầy đủ, khế ước nhận nợ không được phê duyệt bởi người có thẩm quyền. KSNB ở giai đoạn này chú trọng đến việc kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, hợp phápTrường của các tài liệu giải Đại ngân, việc học thực hiện Kinh phạm vi ph ê tếduyệt Huếtín dụng. c. Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những năm tới. Tại khâu này thường xảy ra những rủi ro do CBTD thực hiện việc kiểm tra tình hình vốn vay của khách hàng chỉ mang tính hình thức, không thực hiện việc đôn đốc thu SVTH: Phan Thị Thu Hoài 15 K49C Kiểm Toán
  25. Khóa luận tốt nghiệp hồi nợ, ở giai đoạn này hệ thống KSNB phải kiểm tra, đối chiếu tình hình thu hồi nợ giữa bộ phận kế toán với bộ phận tín dụng. Vấn đề phân loại nợ, trích lập dự phòng có đúng với quy định hiện hành của nhà nước đề ra hay không. 1.3. Rủi ro tíndụng trong NHTM 1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Có rất nhiều quan điểm khác nhau về RRTD, đối với NHTM thì rủi ro là một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Theo Anthony Sauders (2007) định nghĩa: “RRTD là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể thực hiện cả về số lượng và thời hạn”. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì RRTD được định nghĩa là “Khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Hoàng Gia Canada (RBC) thì “RRTD là rủi ro mất vốn do bên đối tác không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nó cũng nói tới sự mất đi giá trị thị trường do sự suy yếu vị thế tài chính của đối tác. Đối tác có thể là nhà phát hành giấy tờ có giá, con nợ, người đi vay, người đươc bảo hiểm, bên tái báo hiểm hoặc người được bảo lãnh”. Theo khoản 1 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: “RRTD là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mìnhTrường theo cam kết.” Đại học Kinh tế Huế Như vậy, có thể hiểu RRTD là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng. Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng dẫn đến tổn thất tài chính SVTH: Phan Thị Thu Hoài 16 K49C Kiểm Toán
  26. Khóa luận tốt nghiệp như giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Đối với ngân hàng, RRTD vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Sự khách quan trong RRTD làm chúng trở nên không thể loại trừ. Mặt khác, bởi lợi nhuận phần nào cũng là một phần thưởng của rủi ro nên người ta chỉ tìm cách hạn chế rủi ro tới mức có thể chấp nhận được mà thôi. Do đó cần phải có biện pháp giải quyết và phương án dự phòng hữu hiệu, như: xây dựng các chính sách tín dụng, xây dựng quy trình phân tích và thu thập thông tin tín dụng, hệ thống phân loại xếp hạng khách hàng, đào tạo và luân chuyển cán bộ tín dụng, gọi chung là xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng hiệu quả. 1.3.2. Cấp độ Rủi ro tín dụng Dựa theo phương thức quản lý tín dụng như hiện nay thì người ta có thể chia RRTD thành 4 cấp độ cơ bản sau: - Cấp độ 1: Không thu được lãi đúng hạn. Đây là cấp độ thấp nhất khi người đi vay không trả được lãi đúng hạn cho ngân hàng như đã thỏa thuận. Do vậy, ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh. - Cấp độ 2: Không thu được vốn đúng hạn. Khi không thu được vốn đúng hạn ngân hàng sẽ chuyển số nợ đó sang mục nợ quá hạn phát sinh. Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp đồng tín dụng hoặc kỳ trả gốc của khoản vay. - Cấp độ 3: Không thu được đủ lãi. Ngân hàng phải chuyển khoản lãi này vào khoản mục lãi treo đóng băng và thậm chí có thể phải thực hiện miễn giảm lãi cho khách hàng. - Cấp độ 4: Không thu được đủ vốn cho vay. Ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vào mục nợ khôngTrường có khả năng thuĐại hồi hoặc học phải xóa Kinh nợ, coi như tếkhép lHuếại một hợp đồng tín dụng không có hiệu quả. RRTD là một loại rủi ro rất phức tạp và khó giải quyết. Vì vậy, việc quản lý và phòng ngừa RRTD là vô cùng khó khăn, nếu không kiểm soát và khắc phục kịp thời thì có thế sẽ phát sinh thêm nhiều rủi ro khác. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 17 K49C Kiểm Toán
  27. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.3. Phân loại rủi ro tín dụng 1.3.3.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro  Rủi ro giao dịch: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận: - Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. - Rủi ro đảm bảo phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. - Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.  Rủi ro danh mục: là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. - Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ các đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng vay. - Rủi ro tập trung khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.  RủiTrường ro tác nghiệp: L àĐại nguy cơ họctổn thất trựcKinh tiếp hoặc tếgián tiếpHuế do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng. 1.3.3.2. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng SVTH: Phan Thị Thu Hoài 18 K49C Kiểm Toán
  28. Khóa luận tốt nghiệp Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay. Rủi ro do mất khả năng chi trả là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả ngăn trả nợ, ngân hàng phải thanh lý TSCĐ của doanh nghiệp để thu nợ. RRTD không giới hạn ở hoạt động cho vay: bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bão lãnh, cam kết, chấp nhận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngành, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ, 1.3.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 1.3.4.1. Nguyên nhân khách quan  Do các yếu tố về môi trường kinh tế: - Chu kỳ phát triển kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển thì hoạt động tín dụng cũng sẽ tăng trưởng và phát triển theo từ đó làm rủi ro xảy ra ít hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thu hẹp hoặc đình trệ, dẫn tới thua lỗ và bị phá sản không có đủ khả năng để trả nợ. Nếu ngân hàng vẫn tiếp tục mạo hiểm tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro không thu được nợ sẽ càng tăng lên. - Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập kinh tế: Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới, có thể làm nợ xấu ngày càng tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt khiến những khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường. TrườngDo các yếu tố về môiĐại trường học pháp lý: Kinh tế Huế - Môi trường chưa được hoàn thiện và đồng bộ hoặc có sự thay đổi nhưng lại thay đổi theo hướng bất lợi cho khách hàng vay vốn. Điều này làm cho các khoản cho vay của ngân hàng gặp khó khăn. - Nhiều khe hở trong áp dụng thi hành luật pháp. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 19 K49C Kiểm Toán
  29. Khóa luận tốt nghiệp Luật và các văn bản có liên quan của nước ta không đồng bộ, còn nhiều khe hở, điển hình là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSBĐ nợ vay khi khách hàng không trả được nợ. Nhưng trên thực tế, các NHTM không được làm điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước nên không có chức năng cưỡng chế, do đó phải đưa ra Tòa án xử lý qua con đường tố tụng, điều này làm cho thời gian thu hồi được nợ khá lâu, phức tạp và tốn không ít chi phí cũng như nhân lực. - Việc thanh tra, kiểm tra và giám sát của NHNN mang nặng tính hình thức. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết khả năng, hoạt động thanh tra giám sát thường chỉ tiến hành tại chỗ là chủ yếu, còn thụ động theo kiểu xử lý “khi sự đã rồi”, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Vì thế, có những sai phạm của NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo sớm, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mưới can thiệp thì quá muộn.  Do các yếu tố từ môi trường tự nhiên: Rủi ro xảy ra từ môi trường tự nhiên như: động đất, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tới những phương án, kế hoạch đầu tư của khách hàng làm cho họ mất đi khả năng trả nợ cho ngân hàng.  Nguyên nhân từ phía khách hàng vay  Với khách hàng là cá nhân: - Khách hàng không có thu nhập ổn định và không đảm bảo được khả năng trả nợ. - Khách hàng cố ý lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. - Khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích so với những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - NhTrườngững khó khăn đột ngộtĐại trong họccuộc sống Kinh gây ra khó khăntế choHuế khách hàng như: đau ốm, bệnh tật, tai nạn,  Với khách hàng là tổ chức kinh tế: - Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ. Đối với các doanh nghiệp, khi hồ sơ vay vốn trình lên các CBTD thì đều có mục đích rõ ràng, phương án kinh doanh cụ thể và khả thi, còn các cá nhân thì kê khai mục SVTH: Phan Thị Thu Hoài 20 K49C Kiểm Toán
  30. Khóa luận tốt nghiệp đích và khả năng tài chính có thể trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên không ít khách hàng sau khi vay sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ sẽ làm các ngân hàng bị tổn thất và rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ. - Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém. Nếu chiến lược kinh doanh không được quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ. Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lược kinh doanh vì đấy là nguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định ấy yếu kém, sẽ làm cho phương án kinh doanh gặp nhiều vấn đề có thể bị phá sản, ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi cả gốc lẫn lãi của ngân hàng. - Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch. Hiện nay các BCTC của doanh nghiệp cung cấp vẫn chưa phải là nguồn thông tin xác thực, bởi chúng được phù phép sao cho đẹp đẽ để dễ tiếp cận vốn vay. Mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhưng bên trong lại tiềm ẩn, chứa đựng nhiều vấn đề rủi ro. - Doanh nghiệp cố ý lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. - Do tính khả thi của các dự án kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp, khó tiếp cận với thị trường và khả năng cạnh tranh với các đối thủ kém. - Bên đứng ra bảo lãnh và ủy quyền không thực hiện đúng việc trả nợ. Tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của NHTM để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng cho vay chính. Khi đơn vị vay vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay. Trường1.3.4.2. Nguyên nhânĐại chủ quanhọc Kinh tế Huế  Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Chính sách tín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng không rõ ràng làm cho hoạt động tín dụng trở nên lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng sai lầm, tạo ra những kẽ hở cho người sử dụng vốn lách luật và cuối cùng thì ngân hàng lại là người hứng chịu những hậu quả đó. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 21 K49C Kiểm Toán
  31. Khóa luận tốt nghiệp Do áp lực kinh doanh và cạnh tranh gay gắt nên các ngân hàng vừa và nhỏ sẽ nới lỏng điều kiện cho vay, việc làm này sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu trong tương lai tăng lên. - Những yếu kếm và thiếu xót của CBTD Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trước, trong và sau khi cho vay, làm cho ngân hàng không phát hiện kịp thời trong khi khách hàng đã sử dụng vốn vay sai mục đích ban đầu. Các CBTD không nắm vững nghiệp vụ có thể tính toán không chính xác hoặc bỏ lỡ các dự án đầu tư hiệu quả. Hoặc các CBTD do bị áp doanh số cho vay, cần hoàn thành chỉ tiêu nên đã bất chấp mà cấp vốn cho các dự án không hiệu quả, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng. Vì vậy nếu trình độ CBTD không cao, thẩm định không tốt, có thể chấp nhận cho vay những khoản vay không khả thi hoặc bị khách hàng lừa gạt. - Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay Việc theo dõi giám sát cho vay là nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng đối với CBTD. CBTD phải di chuyển nhiều để nắm bắt thông tin khách hàng một cách kịp thời để có thể quản lý và kiểm soát những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải sau khi giải ngân theo đó từ phía ngân hàng sẽ có những biện pháp để xử lý nhằm hạn chế RRTD. 1.3.5. Ảnh hưởng của RRTD  Đối với ngân hàng: Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể là: - Khi RRTD phát sinh, NHTM không thực hiện được kế hoạch đầu tư cũng như kế hoạch thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn. RRTD lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy độngTrường vốn và phát triển cácĐại sản phẩm học dịch vụ, Kinh khó mở rộng tế quan Huếhệ với các bạn hàng và các Ngân hàng khác, buộc Ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của Ngân hàng giảm sút, dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 22 K49C Kiểm Toán
  32. Khóa luận tốt nghiệp - Khi RRTD xảy ra sẽ làm cho ngân hàng giảm đi thu nhập, giảm lợi nhuận thêm vào đó chi phí lại tăng lên: Bản chất của hoạt động ngân hàng là đi vay để cho vay. Khi RRTD xảy ra sẽ làm phát sinh các khoản nợ khó đòi, ngân hàng sẽ không thu được vốn đã cho khách hàng vay đồng thời lại phát sinh thêm chi phí quản lý và chi phí giám sát thu nợ. Các khoản chi phí này thực tế còn cao hơn các khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì đây là khoản thu nhập ngân hàng khó có khả năng thu hồi, đồng thời vẫn trích lập dự phòng cho những rủi ro, làm gia tăng chi phí và dẫn đến việc giảm sút lợi nhuận của NHTM. - Giảm khả năng thanh khoản: Các NHTM thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra và dòng tiền vào, các món vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến mất cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các món vay lại không hoàn trả đúng hạn, do đó nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán. Nếu món vay của Ngân hàng bị thất thoát, khách hàng sẽ thiếu lòng tin và tìm cách rút tiền khỏi Ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại. - RRTD làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng: Khi tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hoặc những thông tin về RRTD, nợ xấu của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng thì uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Đây là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh giành giật thị trường và khách hàng. Một khi đã mất uy tín thì ngân hàng rất khó có thể gây dựng lại hình ảnh tốt đẹp như trong quá khứ được.  ĐốiTrường với nền kinh tế: Đại học Kinh tế Huế - RRTD mở đầu cho chu kỳ lạm phát mới, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp và các doanh nghiệp sẽ ngần ngại vay vốn để mở rộng sản xuất. RRTD còn gây tâm lý hoang mang cho quần chúng, khiến họ giảm lòng tin vào sự lành mạnh và vững chắc của hệ thống tài chính quốc gia, vào chính sách tiền tệ của nhà nước, dẫn đến quyết định tiêu dùng và tích lũy cho đầu tư không hiệu quả, gây ra những rối loạn về an ninh, SVTH: Phan Thị Thu Hoài 23 K49C Kiểm Toán
  33. Khóa luận tốt nghiệp chính trị, xã hội, kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như thất nghiệp, tệ nạn xã hội nảy sinh, - Đồng thời, hoạt động của NHTM thường mạng tính xã hội hóa rất cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đổ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại.  Đối với khách hàng: Những khoản nợ do không trả gốc và lãi đúng hạn bị chuyển xuống nhóm nợ khác sẽ càng tăng thêm áp lực và gánh nặng cho người đi vay nếu họ đang gặp tình trạng khó khăn hoặc sự cố bất lợi trong khi sử dụng vốn vay. Khách hàng có thể sẽ phải chịu chi phí phạt và sự giám sát ngặt nghèo của ngân hàng. Nếu RRTD xảy ra nhiều, ngân hàng sẽ thắt chặt quy trình tín dụng hơn, khiến cho nhiều thủ tục cấp vốn ngày một thêm phức tạp, tốn thời gian và khách hàng khó tiếp cận vốn vay hơn. 1.3.6. Một số chỉ tiêu phản ánh RRTD 1.3.6.1. Nợ quá hạn (NQH) Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn”. Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD; nó còn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, thể hiện sự yếu kém về tài chính của khách hàng, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng với người nhận tín dụng. Tỷ lệ NQH = Trườngố ư ợ Đạiá ạ học Kinh tế Huế Tỷ lệ nợ quá hạnổ ngầm ư chỉợ ra rủi100% ro đối với các khoản vay, cho biết tỷ lệ dư nợ có nguy cơ mất vốn một phần hoặc toàn bộ trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này thấp biểu hiện độ an toàn tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại, tỷ lệ cao tức ngân hàng đang có rủi ro và có thể gây mất vốn. Điều này ảnh hưởng tới tình hình chung của ngân hàng, ảnh hưởng tới chất lượng cho vay. Bất kỳ ngân hàng nào cũng có tỷ lệ này và ở các ngân hàng khác SVTH: Phan Thị Thu Hoài 24 K49C Kiểm Toán
  34. Khóa luận tốt nghiệp nhau là khác nhau. Các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu tối đa nợ quá hạn của ngân hàng mình. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay càng thấp. 1.3.6.2. Nợ xấu Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể là 5 nhóm:  Nhóm 1 (Nợ tiêu chuẩn) - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều này.  Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 3 điều này.  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - CácTrường khoản nợ cơ cấu Đạilại thời hạn học trả nợ lầnKinh đầu, trừ các tế khoản Huế nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại điểm b khoản nay. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 điều này.  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) SVTH: Phan Thị Thu Hoài 25 K49C Kiểm Toán
  35. Khóa luận tốt nghiệp - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều này.  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Các khoản nợ khoanh nợ chừ xử lý. - Các khoản nợ được phân lọai vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 điều này.  Cũng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu = ợ ấ  Tỷ lệ trích lập dự phổ òng ư đợối với100% 5 nhóm nợ: Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% NhómTrường 4: 50% Đại học Kinh tế Huế Nhóm 5: 100% 1.3.7. Giải pháp nhằm kiểm soát RRTD 1.3.7.1. Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay SVTH: Phan Thị Thu Hoài 26 K49C Kiểm Toán
  36. Khóa luận tốt nghiệp Để công tác né tránh RRTD được hiệu quả, NHTM thường sử dụng các biện pháp sau: - Từ chối cho vay Thông qua công tác thu thập thông tin, xếp loại, sàn lọc khách hàng CBTD sẽ chấp nhận hoặc từ chối cho vay đối với những khách hàng không đảm bảo tiêu chuẩn vay vốn. - Giới hạn tỷ lệ dư nợ những lĩnh vực, ngành có RRTD cao trên tổng dư nợ Giới hạn cấp tín dụng trên một khách hàng là số dư tín dụng tối đa ngân hàng cấp cho khách hàng trong một thời kỳ - Cho vay đồng tài trợ Cho vay đồng tài trợ hay còn gọi là cho vay hợp vốn là hình thức cấp tín dụng thông qua việc tham gia tài trợ vốn của từ hai tổ chức tín dụng trở lên, trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối. 1.3.7.2. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay - Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các NHTM trong hoạt động tín dụng đầu tư. Một trong những đặc trưng của hoạt động đầu tư là diễn ra một thời gian dài nên có thể gặp nhiều bất lơi, rủi ro, muốn cho vay một cách an toàn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi đầu tư thì quyết định cho vay của ngân hàng là dựa trên cơ sở thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư sẽ rút ra được những kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro ngân hàng có thể gặp phải khi quyết định cho vay. - ThưTrườngờng xuyên kiểm Đại tra, giám họcsát khoản Kinh vay tế Huế Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. - Tài sản đảm bảo tiền vay SVTH: Phan Thị Thu Hoài 27 K49C Kiểm Toán
  37. Khóa luận tốt nghiệp Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của ngân hàng dùng các loại tài sản của mình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng. Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp thì sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng.tất nhiên tài sản cầm cố, thế chấp cũng phải đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của ngân hàng. Đây không phải là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay hay không mà nó được xem là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn. 1.3.7.3. Giảm thiểu tốn thất trong vay vốn - Đa dạng hóa danh mục cho vay NTTM cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều đối tượng khách hàng, không tập trung cho vay vào một loại sản phẩm, một nhóm đối tượng khách hàng hay tập trung vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, hình thức cấp vốn để phân tán và trung hòa rủi ro. - Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Đây là giải pháp rất chủ động của các NHTM trong việc xử lý nợ xấu nên tất cả các ngân hàng đều áp dụng và sử dụng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những ngân hàng có quy mô nhỏ, vốn ít, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh thì việc lập quỹ DPRR là rất hạn chế, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Cơ cấu lại nợ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vayTrường đối với các khoản Đại nợ vay của học khách h àngKinh theo 2 phương tế thHuếức: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp nhận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 28 K49C Kiểm Toán
  38. Khóa luận tốt nghiệp Gia hạn nợ vay là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/ hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong HĐTD. 1.3.7.4. Chuyển giao rủi ro tín dụng - Mua bảo hiểm Là một biện pháp góp phần chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm. Các NHTM thường yêu cầu hoặc khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay hoặc TSĐB vốn vay. - Bán nợ Trong quá trình giám sát khoản vay, NHTM thấy món vay đã giải ngân có dấu hiệu RRTD và được đánh giá có khả năng xảy ra tổn thất hoặc khoản vay đó làm cho danh mục cho vay của ngân hàng rủi ro hơn thì NHTM sẽ tiến hành việc bán nợ. Ngân hàng sẽ chuyển nhượng quyền đòi nợ cho một tổ chức kinh tế, cá nhân có chức năng theo quy định để có thể sớm thu hồi vốn của mình. - Bảo lãnh của bên thứ ba Trong hoạt động cho vay, để tạo ra thêm cá nhân, tổ chức gánh chịu trách nhiệm trả nợ vay ngoài khách hàng vay vốn, NHTM thường có yêu cầu khách hàng vay vốn phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba. - Chứng khoán hóa Chứng khoán hóa là một quá trình tập hợp lại và tái cấu trúc tài sản mà thiếu tính thanh khoản nhưng có thu nhập bằng tiền lớn trong tương lại gồm các khoản phải thu, khoản nợ rồi sau đó chuyển đổi chúng thành trái phiếu, sau đó đưa ra giao dịch trên thị trường tàiTrường chính. Còn chứng Đạikhoán hóa học các khoản Kinh nợ là chuyển tế đổi mộtHuế tập hợp một cách có chọn lọc các khoản vay có thể thể chấp được của ngân hàng mà trước đó không hề có thị trường thứ cấp để giao dịch thành các chứng khoán khả mại, có thể giao dịch trên thị trường thứ cấp. Ngân hàng có thể sử dụng biện pháp này để xử lý các khoản nợ xấu của mình song cần có sự hỗ trợ phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cùng các giao dịch mua bán nợ. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 29 K49C Kiểm Toán
  39. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Hàng Hải, Chi nhánh ngân hàng Hàng Hải Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và Thừa Thiên Huế 2.1.1.1 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng thương mại, hợp tá xã tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực. Khi dó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sang lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục hàng không dân dụng Việt Nam Ban đầu, Maritime bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tình thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ĐếnTrường nay, Maritime BankĐạiđã tr ởhọc thành m ộtKinh ngân hàng tế thương Huế mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã tăng lên gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 30 K49C Kiểm Toán
  40. Khóa luận tốt nghiệp Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng. Đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một ngân hàng có sắc diện mới mẻ, phương hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam. 2.1.1.2. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải TT Huế được thành lập vào ngày 18/03/2011 theo quy mô chi nhánh cấp I tại 40 Lê Lợi. Chi nhánh ngân hàng là một trong những ngân hàng TMCP có vốn điều lệ và quy mô hoạt động tương đối lớn với các ngân hàng chi nhánh trải khắp cả nước. Mặc dù, thời gian thành lập còn khá sớm và trên địa bàn thành phố Huế đã xuất hiện những ngân hàng quốc doanh như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và một số ngân hàng thương mại cổ phần như ngân hàng Đông Á, ngân hàng Saccombank, ngân hàng Techcombank Tuy nhiên đây vẫn được xem là thời điểm được đánh giá là rất thuận lợi và kịp thời để cho Maritime Bank nói chung và Maritime Bank chi nhánh Huế nói riêng khẳng định được uy tín, tính chuyên nghiệp, khả năng cạnh tranh và có thể gặt hái được nhiều thành công trên con đường chiến lược của mình. Sau gần 1 năm hoạt động, Maritime Bank Huế đã phát triển ổn định và hiệu quả được đánh giá là ngân hàng uy tín của người dân địa phương. Tính đến cuối tháng 11/2011, Maritime Bank Huế đã phục vụ gần 2000 khách hàng doanh nghiệp, cá nhân sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tổng huy động vốn ước tính đạt gần 500 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ sự tín nhiệm của khách hàng trên địa bàn và các khu vực lân cận dành choTrường chi nhánh ngày càng Đại cao. học Kinh tế Huế 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý Tổ chức bộ máy quản lý luôn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Thừa Thiên Huế được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện các nghiệp vụ theo nguyên tắc tập SVTH: Phan Thị Thu Hoài 31 K49C Kiểm Toán
  41. Khóa luận tốt nghiệp trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Với cơ cấu tổ chức quản lý này phù hợp với yêu cầu quản lý chung và nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng, thuận lợi trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo thông tin phản hồi từ cấp dưới. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của MSB chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau: GĐ chi nhánh PGĐ chi nhánh PGĐ chi nhánh Trưởng bộ phận Trưởng bộ phận Trưởng bộ phận KHDN hỗ trợ KHCN RM Bộ phận Bộ Bộ RM cá doanh hành chính- phận phận nhân nghiệp nhân sự kế toán DVKH CHI NHÁNH LOẠI 1 Chú thích Quan hệ trực tuyến Trường QuanĐại hệ chức học năng Kinh tế Huế Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức chức của chi nhánh ngân hàng Hàng Hải Thừa Thiên Huế 2.1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban  Ban giám đốc (BGĐ): gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc SVTH: Phan Thị Thu Hoài 32 K49C Kiểm Toán
  42. Khóa luận tốt nghiệp Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền. Được phép ủy quyền cho nhân viên thay mình ký kết, điều hành hoạt động của ngân hàng, thường là ủy quyền cho Phó giám đốc, các trưởng bộ phận + Là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của hội sở gia. + Quyết định những vấn đề có liên quan đến tổ chức bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật của cán bộ, nhân viên trong ngân hàng. + Đại diện chi nhánh ký kết những hợp đồng lớn với khách hàng. + Nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh. + Xử lý hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của chi nhánh. Phó giám đốc: Là người trực tiếp điều hành, giám sát các hoạt động của phòng RM trong Ngân hàng. Trưởng bộ phận KHCN: Có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn nhân viên tín dụng làm hồ sơ vay vốn cho khách hàng cá nhân, thẩm định trước khi quyết định cho vay, đôn đốc việc thu hồi nợ khi đến hạn. + RM (Relationship Manager) cá nhân: Tìm kiếm, tiếp xúc, bán các sản phẩm dịch vụ, phát triển khách hàng tiềm năng và khách hàng mới là cá nhân. Quản lý, chăm sóc, xử lý phản ánh và giữ mối quan hệ thường xuyên đối với khách hàng.Phân tích đánh giá năng Trườnglực của khách hàng Đại(đi thực tế, học kiểm chứng Kinh khách hàn gtế) Huế Trưởng bộ phận KHDN: Có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn nhân viên tín dụng làm hồ sơ vay vốn cho khách hàng là doanh nghiệp, thẩm định trước khi quyết định cho vay, đôn đốc việc thu hồi nợ khi đến hạn, có chức năng tiếp thị và thẩm định doanh nghiệp, quản lý và chăm sóc KHDN. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 33 K49C Kiểm Toán
  43. Khóa luận tốt nghiệp + RM (Relationship Manager) doanh nghiệp: Tìm kiếm, tiếp xúc, bán các sản phẩm dịch vụ, phát triển khách hàng tiềm năng và khách hàng mới là doanh nghiệp. Quản lý, chăm sóc, xử lý phản ánh và giữ mối quan hệ thường xuyên đối với khách hàng. Phân tích đánh giá năng lực của khách hàng (đi thực tế, kiểm chứng khách hàng)  Trưởng bộ phận hỗ trợ: Điều hành, giám sát hoạt động của các bộ phận gồm: Bộ phận hành chính, bộ phận kế toán, bộ phận dịch vụ khách hàng. Bộ phận hành chính- nhân sự: + Nhận và phân phối, phát hành lưu trưc văn thư. Thực hiện mua sắm, quản lý, phân phối công cụ lao động, văn phòng phẩm theo quy định. Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh, theo dõi tình hình nhân sự. Xây dựng kế hoạch hành chính và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. + Thực hiện chức năng quản lý công tác nhân sự, thực hiện các chế độ lương thưởng, phụ cấp chăm lo đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng Bộ phận kế toán: bao gồm + Phòng kế toán: chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau, phát hành các loại HC và làm dịch vụ thanh toán khác. Hằng ngày phòng còn thực hiện kết toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng. Là nơi tiếp cận lưu trữ chứng từ làm cơ sở cho hoạt động của ngân hàng. + Phòng ngân quỹ: là nơi thực hiện việc thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh,Trườngđảm bảo thực hiện Đại chính xác học kịp thời đúngKinh chế độ khotế quỹ. Huế Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông, là nơi bảo quản tiền mặt, các giấy tờ, chứng từ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, bộ phận kế toán của Maritime Bank Huế đang có xu hướng hạch toán tập trung nên dần dần chuyển về ở hội sở để quản lý. Bộ phận dịch vụ khách hàng: SVTH: Phan Thị Thu Hoài 34 K49C Kiểm Toán
  44. Khóa luận tốt nghiệp Tiếp thị (quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng và một số chức năng khác); thẩm định (thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng và một số chức năng khác). Bộ phận này còn có nhiệm vụ hỗ trợ xử lý giao dịch, quản lý tín dụng (hỗ trợ công tín dụng, kiêm soát tín dụng, quản lý nợ ).  Phòng giao dịch trực thuộc: hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi từ bên ngoài, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng như rút tiền gửi, chuyển đổi ngoại tệ, chuyển khoản, trong thẩm quyền của phòng giao dịch. 2.1.3. Nhiệm vụ và sản phẩm của Maritime Huế 2.1.3.1. Nhiệm vụ Maritime Bank Huế luôn kiên trì thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ mà ngân hàng đã cam kết: Với khách hàng: - Cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, linh hoạt và nhanh chóng. - Không ngừng đa dạng hóa nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất với các đối tượng khách hàng. - Đảm bảo tuyệt đối an toàn và bảo mật. Với nhân viên: Thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. - Phát triển văn hóa hiệu quả tương xứng với quyền lợi. - Tạo cơ hội cho sự phát triển của mọi thành viên. VớiTrường toàn xã hội: Đại học Kinh tế Huế Maritime Bank Huế luôn cam kết đóng góp các giá trị văn hóa, kinh tế cho cộng đồng và sự phát triển chung của toàn xã hội. 2.1.3.2. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Maritime Bank Huế SVTH: Phan Thị Thu Hoài 35 K49C Kiểm Toán
  45. Khóa luận tốt nghiệp Maritime Bank Huế là một ngân hàng thương mại cổ phần đa năng với các lĩnh vực kinh doanh gồm: Hoạt động huy động vốn của MSB Huế tập trung huy động vốn từ hai thị trường bao gồm: Tổ chức kinh tế và dân cư, các tổ chức tín dụng và định chế tài chính. Huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn thông qua việc nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng trong và ngoài nước dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác như tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng. Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay; chiết khấu, tái chiết công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; các hình thức khác theo quy định của NHNN. Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống; cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự á đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Bão lãnh và tài trợ thương mại. Thanh toán và ngân quỹ: cấp tài khoản, thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo L/C xuất khẩu. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (VISA, Master Card), thẻ ATM, Internet Banking, SMS Banking, Khai thác và tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ. Các sản phẩm dịch vụ cụ thể: - Khách hàng cá nhân: + Gói sản phẩm M – family Account; Trường+ Bộ sản phẩm M1Đại Account học; Kinh tế Huế + Tài khoản thanh toán Mmoney; + Tiền gửi tiết kiệm; + Sản phẩm bảo hiểm (Bancassurance); + Sản phẩm thẻ; + Dịch vụ chuyển tiền; SVTH: Phan Thị Thu Hoài 36 K49C Kiểm Toán
  46. Khóa luận tốt nghiệp + Sản phẩm và dịch vụ khác. - Khách hàng doanh nghiệp + Bộ sản phẩm tài khoản M – Business; + Dịch vụ tài khoản; + Dịch vụ thấu chi; + Thanh toán quốc tế; + Bảo lãnh ngân hàng; +Sản phẩm cho vay; + Sản phẩm và dịch vụ khác. 2.1.4. Tình hình nguồn lực và kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng 2.1.4.1 Tình hình lao động của trong Chi nhánh Ngân hàng Bảng 2.1. Tình hình lao động của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: Người CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 SO SÁNH Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Phân theo giới tính Nam 15 44.12 14 38.89 16 41.03 -1 -6.67 2 14.29 Nữ 19 55.88 22 61.11 23 58.97 3 15.79 1 4.55 2. Phân theo trình độ Đại học, trên đại học 25 73.53 23 63.89 26 66.67 -2 -8.00 3 13.04 Cao đẳng, trung cấp 9 26.47 11 30.56 9 23.08 2 22.22 -2 -18.18 Lao động phổ thông 3 8.82 2 5.56 4 10.26 -1 -33.33 2 100.00 3. Phân theo độ tuổi ≤ 22 tuổi 3 8.82 4 11.11 4 10.26 1 33.33 0 0.00 23-27 tuổi 16 47.06 15 41.67 17 43.59 -1 -6.25 2 13.33 28-32 tuổi Trường10 29.41 Đại12 học33.33 Kinh13 33.33 tế Huế2 20.00 1 8.33 ≥ 38 tuổi 5 14.71 5 13.89 5 12.82 0 0.00 0 0.00 TỔNG LAO ĐỘNG 34 100.00 36 100.00 39 100.00 2 5.88 3 8.33 (Nguồn: Phòng hành chính- nhân sự ngân hàng Maritime Bank Huế) Nhân sự được xem là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của tổ chức kinh tế đặc biệt là ngành ngân hàng. Riêng đối với ngân hàng SVTH: Phan Thị Thu Hoài 37 K49C Kiểm Toán
  47. Khóa luận tốt nghiệp Maritime Bank Huế trong suốt thời gian hoạt động kể từ khi thành lập đến nay, mỗi sự thành công đều có sự đóng góp không nhỏ từ đội ngũ cán bộ nhân viên, lao động trong chi nhánh. Họ là những người tâm huyết, dành sức trẻ để không ngừng cống hiến giúp Maritime Bank ngày càng phát triển. Chính vì thế Maritime Bank luôn có sự quan tâm đặc biệt đến chính sách nhân sự, đãi ngộ đối với nhân viên nhằm thu hút và giữ chân những người có năng lực nhằm mở rộng hoàn thiện mạng lưới hoạt động của mình. Bảng 2.1 thể hiện quy mô lao động của MSB chi nhánh Huế trong 3 năm từ 2015- 2017. Nhìn vào bảng tình hình lao động của chi nhánh, ta có thể thấy số lượng lao động của MSB chi nhánh Huế thay đổi không đáng kể từ năm 2015 đến 2017. Trong đó, số lao động tăng theo từng năm, năm 2016 tăng thêm 2 người chiếm 5,88% trong tổng số lao động của toàn chi nhánh, năm 2017 tăng thêm 3 người chiếm 8,33% trong tổng số lao động của toàn chi nhánh. Maritime Bank đang nỗ lực để mở rộng quy mô và thị phần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vì vậy tuyển thêm nhân sự là một điều tất yếu. Đồng thời, kết hợp với kế hoạch đào tạo và bổ sung nghiệp vụ thường xuyên cho nhân viên. Như vậy, mới có sự cân đối về cả số lượng lẫn chất lượng để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh. Theo tiêu chí trình độ: Trình độ đại học và trên đại học chiếm phần lớn luôn dao động trên mức 60%. Điều này hoàn toàn hợp lý ở với bất kỳ hệ thống ngân hàng nào vì các hoạt động trong ngân hàng điều cần những lao động có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên nghiệp và nhạy bén đối với bất kỳ hay đổi nào của nền kinh tế. Đây là một thành quả đáng ghi nhận của chi nhánh trong thời gian qua, với công tác tuyển dụng tốt, đào tạo và đào tạo lại cán bộ của ngân hàng đã làm tăng chất lượng lao động Trườngđáp ứng yêu cầu làm Đại việc và chọcạnh tranh Kinhvới các đối thủ. tế Nhu Huế cầu về lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông là không cao qua các năm, chủ yếu lao động phụ trách các công việc như bán bảo hiểm, bảo vệ, Hiện nay để đảm bảo cho hoạt động của mình thì chính sách tuyển dụng của MSB Huế ngày càng trở nên khắt khe, đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao hơn. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 38 K49C Kiểm Toán
  48. Khóa luận tốt nghiệp Theo tiêu chí độ tuổi: Ta có thể nhận thấy, nhân sự trong chi nhánh chủ yếu nằm ở 2 nhóm tuổi: 23-27 tuổi, 28-32 tuổi. Tỷ lệ nhóm 23-27 tuổi năm 2015 là 47,06 %, năm 2016 là 41,67% giảm hơn so với năm 2015 là 5,39%, đến năm 2017 tăng 43,59%. Nhóm tuổi 28-32 chiếm 29,41% vào năm 2015, năm 2016 và 2017 tăng lên chiếm 33,33%. Còn độ tuổi từ 38 tuổi trở lên thì vẫn chưa có sự thay đổi qua 3 năm. Như vậy, ta có thể thấy được nhân sự trong ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Huế đa số thuộc độ tuổi trẻ. Giải thích cho điều này, ngân hàng sử dụng đội ngũ nhân sự trẻ vì những người này giàu nhiệt huyết và khát khao cống hiến khẳng định mình, do đó rất phù hợp với mục tiêu mà ngân hàng đặt ra. 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2015-2017 Tổng tài sản và nguồn vốn của chi nhánh NH tăng trưởng khá ổn định từ năm 2015 đến năm 2017. Trong năm 2015, tổng tài sản là 326,459 triệu đồng đến năm 2016 chỉ tiêu này đạt mức 340,278 triệu đồng tăng 13,819 triệu đồng tương ứng tăng 4.233% so với năm 2015. Đến năm 2017 thì chỉ tiêu này tăng thêm 86,231 triệu đồng và đạt mức 426,509 triệu đồng. Để thấy rõ hơn về sự biến động về tài sản và nguồn vốn của MSB Huế ta sẽ phân tích sự biến động của một vài chỉ tiêu sau đây: Tổng tài sản: - Tiền mặt, vàng bạc, đá quý: Năm 2015, tổng tiền mặt, vàng bạc, đá quý của ngân hàng là 8,008 triệu đồng chiếm 2.453% trong tồng số tài sản của đơn vị. Đến năm 2016, tiền mặt tăng 1,732 triệu đồng (tăng 21.633%) so với năm trước. Sang năm 2017, tổng tiền mặt, vàng bạc, đá quý tại MSB Huế có xu hướng giảm đi 3,047 triệu đồng tương ứngTrường chiếm 31.282% so Đại với năm 2016.học Kinh tế Huế - Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước: Có sự biến động khá lớn. MSB Huế đang có xu hướng giảm dần tiền gửi tại NHNN. Cụ thể là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2016 tăng mức tiền gửi từ 1,770 triệu đồng lên 2,605 triệu đồng, tăng 834 triệu đồng (chiếm 47.127%). Tuy nhiên, đến năm 2017, MSB Huế hầu như hoàn toàn rút hết tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, giảm 2,565 triệu đồng (chiếm 98.457%) so với năm 2016. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 39 K49C Kiểm Toán
  49. Khóa luận tốt nghiệp - Tiền gửi và cho vay các TCTD khác: Có xu hướng giảm dần qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017 giảm từ 12 triệu đồng xuống 9 triệu đồng tương ứng giảm 3 triệu đồng. Điều này, ta có thể thấy được rằng tiền gửi và tiền cho vay các TCTD khác chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ trong tổng tài sản của MSB Huế. - Cho vay khách hàng: Doanh số cấp tín dụng với khách hàng có xu hướng tăng qua ba năm. Có thể nói đây là kết quả làm việc của cả đội ngũ nhân viên có trình độ và nhiệt huyết hết mình vì công việc, nhất là các cán bộ công tác tại các phòng tín dụng. Cụ thể là: năm 2015, MSB Huế đã cho vay được 69,097 triệu đồng chiếm 21.166% trong tổng tài sản. Năm 2016, chỉ tiêu này tăng thêm 738 triệu đồng hay tăng 12.646% so với năm 2015. Khoản mục này đang có xu hướng tăng dần qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, với nhiều sản phẩm có chất lượng cao đi kèm với công tác tiếp thị tốt nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. Trong đó, đặc biệt là giai đoạn 2017 chỉ tiêu này có sự thay đổi đáng kể tăng gần như gấp đôi năm trước tăng 70,348 triệu đồng (hay 90.381%). - Tài sản cố định: Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy tỷ trọng của tài sản cố định đang có xu hướng giảm dần từ năm 2015 đến năm 2017 giảm từ 1,243 triệu đồng xuống còn 731 triệu đồng, giảm đi 512 triệu đồng. - Tài sản có khác: Các tài sản có khác trong đơn vị tăng dần qua các năm. Năm 2015, chỉ tiêu này đạt 246,329 triệu đồng chiếm 75.455% trong tổng tài sản. Năm 2016, tài sản này tăng lên 2,771 triệu đồng đến năm 2017 thì tiếp tục tăng thêm 8,732 triệu đồng so với năm trước. Qua đó, ta có thể thấy được trong tổng tài sản của MSB Huế thì tỷ trọng của tài sản có chiếm phần lớn trong tổng tài sản của đơn vị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Thu Hoài 40 K49C Kiểm Toán
  50. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 SO SÁNH Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) A TÀI SẢN 1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 8,008 2.453 9,741 2.863 6,694 1.569 1,732 21.633 -3,047 -31.282 2 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 1,770 0.542 2,605 0.765 40 0.009 834 47.127 -2,565 -98.457 3 Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 12 0.004 10 0.003 9 0.002 -2 -15.610 -1 -12.956 4 Cho vay khách hàng 69,097 21.166 77,835 22.874 148,183 34.743 8,738 12.646 70,348 90.381 5 Tài sản cố định 1,243 0.381 987 0.290 731 0.171 -256 -20.581 -256 -25.914 6 Tài sản Có khác 246,329 75.455 249,100 73.205 270,852 63.504 2,771 1.125 21,752 8.732 TỔNG TÀI SẢN 326,459 100.000 340,278 100.000 426,509 100.000 13,819 4.233 86,231 25.341 B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU B1 NỢ PHẢI TRẢ 1 Tiền gửi của khách hàng 312,257 95.650 322,668 94.825 396,135 92.879 10,411 3.334 73,467 22.769 2 Phát hành giấy tờ có giá 3,550 1.087 4,095 1.203 9,550 2.239 545 15.352 5,455 133.211 3 Các khoản nợ khác 4,251 1.302 5,327 1.565 16,115 3.778 1,076 25.298 10,788 202.530 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 320,058 98.039 332,090 97.594 421,800 98.896 12,031 3.759 89,711 27.014 B2 VỐN CHỦ SỞ HỮU 6,401 1.961 8,188 2.406 4,708 1.104 1,787 27.922 -3,480 -42.499 TỔNG NGUỒN VỐN 326,459 100.000 340,278 100.000 426,509 100.000 13,819 4.233 86,231 25.341 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Bảng cân đối kế toán tại chi nhánh từ năm 2015 đến năm 2017) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Thu Hoài 41 K49C Kiểm Toán
  51. Khóa luận tốt nghiệp Nguồn vốn: Chủ yếu vẫn tập trung vào 2 nguồn chính là vốn huy động và các khoản vay. - Tiền gửi của khách hàng: Đây là chỉ tiêu có giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn của MSB Huế. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm. Điều này thể hiện MSB Huế luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp với những chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng góp phần tăng quy mô huy động vốn của ngân hàng. Năm 2015, nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng là 312,257 triệu đồng chiếm 95.650% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2016, chỉ tiêu này tăng thêm 10,411 triệu đồng (tương ứng tăng thêm 3.334%) và đạt mức 322,668 triệu đồng. Còn năm 2017 thì tiền gửi của khách hàng chiếm 92.879% trong tổng nguồn vốn, tăng nhanh và dừng lại ở 396,135 triệu đồng, tăng 22.769% so với năm trước. Nguồn vốn huy động của ngân hàng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, cho thấy được vốn huy động được của ngân hàng ngày càng nhiều thêm, khả năng cho vay ngày càng cao, từ đó có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh. Điều này chứng minh Chi nhánh NH đã thực hiện công tác đi vay thông qua huy động trong nhân dân. Đây là nguồn vốn rất ổn định để Chi nhánh NH chủ động được trong việc đầu tư. - Phát hành giấy tờ có giá: Nhằm phục vụ cho hoạt động của mình, Chi nhánh NH đã phát hành giấy tờ có giá tăng đều qua các năm. Năm 2015, phát hành 3,550 triệu đồng giấy tờ có giá chiếm 1.087% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2016, ngân hàng tiếp tục huy động nguồn vốn từ việc phát hành 4,095 triệu đồng giấy tờ có giá tăng 15.352% so với năm 2015. Còn năm 2017, phát hành 9,550 triệu đồng giấy tờ có giá tăng 5,455 triệu đồng so với năm trước nhằm gia tăng nguồn vốn của mình. - TrườngCác khoản nợ khácĐại: Là chhọcỉ tiêu dùng Kinhđể chỉ các nghĩatế vụHuế nợ của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta có thể thấy các khoản nợ tăng dần qua các năm. Năm 2015, chỉ tiêu này là 4,251 triệu đồng chiếm 1.302% trong tổng nguồn vốn. Năm 2016, tăng 1,076 triệu đồng so với năm 2015. Đến năm 2017, chỉ tiêu này tăng lên một cách nhanh chóng chiếm 3,778% trong tổng nguồn vốn, cụ thể là 16,115 triệu đồng tăng 10,788 triệu đồng so với năm trước. SVTH: Phan Thị Thu Hoài 42 K49C Kiểm Toán
  52. Khóa luận tốt nghiệp Nhìn chung, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng có sự tăng lên rõ rệt qua các năm. Đó được xem là một dấu hiệu tốt của ngân hàng. Do đó, Chi nhánh NH cần đẩy mạnh những ưu điểm của mình để giúp cho ngân hàng gặt hái nhiều thành quả khả quan hơn nữa trong tương lai và tăng khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ trên địa bàn tỉnh. 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Hàng Hải Chi nhánh Thừa Thiên Huế Dựa vào bảng 2.3 ta có thể thấy được rằng các chỉ tiêu về thu nhập, chi phí và lợi nhuận biến động liên tục qua các năm. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng với nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động cấp tín dụng, một phần từ các dịch vụ khác. Đa phần chi phí biến động cùng chiều với thu nhập, thu nhập tăng thì chi phí tăng và ngược lại. Cụ thể:  Tổng thu nhập: Tổng thu nhập của Chi nhánh NH qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017 đều có xu hướng giảm. Cụ thể là năm 2015 tổng thu nhập là 56,590 triệu đồng sang năm 2016 giảm còn 44,700 triệu đồng (tương ứng giảm 21.011%). Đến năm 2017, chỉ tiêu này giảm đi 8,810 triệu đồng còn lại 35,890 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do những chỉ tiêu thay đổi: - Do thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự liên tục giảm qua các năm. Từ năm 2015 là 55,743 triệu đồng (chiếm đến 98,5% trong tổng nguồn thu nhập), nhưng đến năm 2016 chỉ tiêu này giảm đi 11,894 triệu đồng (tương ứng giảm đi 21,34% so với năm 2015) nên chỉ còn lại 43,850 triệu đồng. Chỉ tiêu này vẫn tiếp tục giảm đến năm 2017Trường thì dừng lại ở 34,847 Đại triệu họcđồng tương Kinhứng giảm đitế 9,003 Huế triệu đồng so với năm trước. Qua bảng số liệu cùng với những biến động ta nhận thấy được thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự chiếm tỷ trọng vô cùng lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh NH Huế, gần như chiếm đa số so với các khoản thu nhập khác trong ngân hàng. Nguyên SVTH: Phan Thị Thu Hoài 43 K49C Kiểm Toán
  53. Khóa luận tốt nghiệp nhân của sự giảm sút này là do ngân hàng đang cố gắng thắt chặt quy trình cho vay để đảm bảo lựa chọn ra được những khách hàng tốt, đảm bảo những yêu cầu mà ngân hàng đưa ra nhằm giảm bớt đi tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, đây được xem là một dấu hiệu không tốt đối với hệ thống ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh cần có những biện pháp khả thi để khắc phục điều này. - Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng nguồn thu nhập của ngân hàng. Năm 2016, chỉ tiêu này đạt 799 triệu đồng tăng lên 119 triệu đồng so với năm 2015. Đến năm 2017, thu nhập từ hoạt động dịch vụ này đạt 840 triệu đồng chiếm 2.34% trong tổng thu nhập và tăng 5.1% so với năm trước. - Thu nhập từ hoạt động khác có sự biến động liên tục qua các năm. Nếu năm 2015, thu nhập này đạt 158 triệu đồng thì đến năm 2016 chỉ tiêu này sụt giảm một cách nghiêm trọng chỉ còn lại 43 triệu đồng giảm đi 115 triệu đồng (tương ứng giảm đi 72.78%) so với năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2017, chỉ tiêu này tăng lên nhanh chóng đạt 202 triệu đồng (chiếm 0.562% trong tổng nguồn thu nhập) và tăng 159 triệu đồng so với năm trước. - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2016, thu nhập từ hoạt động kinh doanh nầy về cơ bản không có sự thay đổi. Tuy vậy, tới năm 2017 hoạt động kinh doanh ngoại hối đem về nguồn thu ít hơn so với những năm trước chỉ đạt 1 triệu đồng tương ứng giảm đi 7 triệu đồng.  Chi phí - Chi phí qua ba năm đều có xu hướng giảm đi, trong đó chi phí mà Chi nhánh ngân hàng dùng để chi trả tiền gửi, tiền đi vay, phát hành giấy tờ có giá, trả lãi trong hệTrường thống luôn chiếm tỷĐại trọng cao.học Năm 2015,Kinh chỉ tiêu tếnày đạtHuế43,186 triệu đồng chiếm hơn 86% trong tổng chi phí; năm 2016 đến năm 2017, các chi phí này mới giảm đi đáng kể. - Các chi phí dành cho các hoạt động khác cũng có sự biến động qua hàng năm như: chi phí dùng cho hoạt động dịch vụ tăng đều qua các năm, chi phí khác thì có SVTH: Phan Thị Thu Hoài 44 K49C Kiểm Toán
  54. Khóa luận tốt nghiệp sự biến động, cụ thể giảm nhẹ vào giai đoạn 2015-2016 giảm đi 2.1% nhưng lại tăng nhanh vào năm 2017 tăng 125 triệu đồng đạt 247 triệu đồng  Lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Bởi vì sự tăng trưởng của chỉ tiêu này phù hợp với mức độ tăng trưởng của quy mô tín dụng đảm bảo cho bộ máy hoạt động bình thường. Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận mà MSB Huế tăng trưởng không đều và chưa thật sự ổn định qua các năm. Điều này, cho thấy được hoạt động kinh doanh cũng như những chính sách của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Bằng chứng là lợi nhuận ngân hàng vào năm 2015 là 6,401 triệu đồng, đến năm 2016, lợi nhuận tăng lên 28% đạt 8,189 triệu đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận của năm 2017 lại giảm đi 3,840 triệu đồng còn 4,708 triệu đồng so với năm 2016. Nguyên nhân là ngân hàng đã cố gắng cắt giảm chi phí để làm tăng doanh thu nhưng thu nhập lại chưa tăng trưởng. Lợi nhuận giảm đó là một dấu hiệu xấu đối với ngân hàng vì vậy các cán bộ quản lý và các nhà lãnh đạo trong ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và đưa ra các phương án giải quyết để giúp cho lợi nhuận tăng trưởng ổn định hơn. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế được thể hiện trong bảng 2.3 dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Thu Hoài 45 K49C Kiểm Toán
  55. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Maritime Bank chi nhánh Huế Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 SO SÁNH Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) I THU NHẬP 56,590 100.000 44,700 100.000 35,890 100.000 -11,890 -21.011 -8,810 -19.709 1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 55,743 98.504 43,850 98.098 34,847 97.095 -11,894 -21.336 -9,003 -20.531 2 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 680 1.202 799 1.788 840 2.340 119 17.440 41 5.101 3 Thu nhập từ hoạt động khác 158 0.279 43 0.096 202 0.562 -115 -72.781 159 369.835 4 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 8 0.014 8 0.018 1 0.003 0 0.000 -7 -87.500 II CHI PHÍ 50,188 100.000 36,511 100.000 31,182 100.000 -13,677 -27.251 -5,330 -14.597 1 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 43,186 86.049 28,156 77.115 23,763 76.208 -15,031 -34.804 -4,393 -15.603 2 Chi phí hoạt động dich vụ 333 0.664 337 0.923 345 1.106 3 1.022 8 2.349 3 Chi phí hoạt động khác 125 0.250 123 0.336 247 0.793 -3 -2.101 125 101.574 4 Chi phí từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Chi phí hoạt động 4,431 8.829 6,891 18.873 5,593 17.936 2,460 55.515 -1,298 -18.839 6 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2,112 4.208 1,005 2.753 1,234 3.957 -1,107 -52.415 229 22.786 III LỢI NHUÂN 6,401 8,189 4,708 1,787 27.917 -3,480 -42.503 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thừa Thiên Huế (2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánhTrường từ năm 2015 đếnĐại năm 2017) học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Thu Hoài 46 K49C Kiểm Toán
  56. Khóa luận tốt nghiệp Tóm lại, trong giai đoạn từ 2015-2017 mặc dù trong bối cảnh của nền kinh tế còn nhiều biến động, nhiều đối thủ trong và ngoài nước cạnh tranh vô cùng gay gắt trên thị trường tài chính song tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh có những bước tăng trưởng mặc dù chưa thật sự ổn định, MSB Huế vẫn có lãi qua các năm. Maritime Bank Huế vẫn rất có gắng nhiều trong việc giảm đi chi phí để nâng cao lợi nhuận hàng năm. Tuy nhiên, vì nguồn thu nhập của ngân hàng có sự biến động liên tục và có xu hướng giảm nên lợi nhuận đem lại chưa thực sự như mong muốn. Để minh họa rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của MSB Huế trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 có thể quan sát biểu đồ dưới đây: Đơn vị tính: Triệu đồng 60,000 56,590 50,188 50,000 44,700 40,000 36,511 35,890 31,182 30,000 20,000 8,189 10,000 6,401 4,708 0 2015 2016 2017 Trường ĐạiTHU NHẬP họcCHI PHÍ LỢIKinh NHUÂN tế Huế Biểu đồ 2. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015-2017 SVTH: Phan Thị Thu Hoài 49 K49C Kiểm Toán
  57. Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thừa Thiên Huế 2.2.1. Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Hàng Hải Thừa Thiên Huế 2.2.1.1. Tình hình dư nợ theo nhóm khách hàng Bảng 2.1. Dư nợ tín dụng theo nhóm khách hàng của Chi nhánh Ngân hàng Hàng Hải, Thừa Thiên Huế. Đơn vị tính: Triệu đồng NHÓM KHÁCH HÀNG NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 SỐ TIỀN (%) SỐ TIỀN (%) SỐ TIỀN (%) Cán bộ hưởng ngân sách nhà nước 4,105 18.8 8,509 36.7 14,961 25.3 Cán bộ nhân viên ngoài chuyên doanh 13,928 63.7 11,632 50.2 35,705 60.3 Cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh 3,834 17.5 3,044 13.1 8,502 14.4 TỔNG CỘNG 21,867 100.0 23,185 100.0 59,169 100.0 (Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2015, 2016, 2017 của Chi nhánh Ngân hàng) Tình hình dư nợ tín dụng theo nhóm khách hàng của chi nhánh ngân hàng Hàng Hải, Thừa Thiên Huế đươc minh hoạt rõ hơn thông qua biểu đồ dưới đây: Đơn vị tính: Triệu đồng 100,000 50,000 0 TrườngNăm 2015 Đại họcNăm 2016Kinh tếNăm Huế 2017 Cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh Cán bộ nhân viên ngoài chuyên doanh Cán bộ hưởng ngân sách nhà nước Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dư nợ theo nhóm khách hàng của Maritime Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015-2017 SVTH: Phan Thị Thu Hoài 50 K49C Kiểm Toán
  58. Khóa luận tốt nghiệp Chi nhánh Ngân hàng Hàng Hải Thừa Thiên Huế được xem là ngân hàng tài trợ vốn khá lớn cho các cán bộ công chức nhà nước và cán bộ nhân viên ngoài chuyên doanh. Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta có thể thấy được nhóm khách hàng có dư nợ cho vay cao chủ yếu là các cán bộ, nhân viên ngoài chuyên doanh luôn chiếm hơn 50% trong tổng cơ cấu tín dụng. Đặc biệt chỉ tiêu này tăng mạnh vào năm 2017 đạt 35,705 triệu đồng. Theo đó, thì số dư nợ của nhóm cán bộ hưởng ngân sách nhà nước cũng chiếm tỷ trọng khá lớn từ 18%-36%. Tóm lại, qua bảng cơ cấu tín dụng theo nhóm khách hàng thì ta có thể thấy được nhóm khách hàng mà Maritime Bank luôn hướng đến là những cán bộ, viên chức, những cá nhân hộ gia đình có nguồn thu nhập ổn định và khả năng trả nợ gốc và lãi lớn điều này làm giảm thiểu những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. 2.2.1.2. Tình hình dư nợ theo mục đích vay Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng theo mục đích vay vốn của Chi nhánh Maritime Bank Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: Triệu đồng MỤC ĐÍCH VAY NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 SO SÁNH 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Kinh doanh 11,008 50.3 9,285 40.0 28,712 48.5 -1,724 -15.7 19,427 209.2 Tiêu dùng cá nhân và gia đình 79 0.4 373 1.6 2,062 3.5 294 369.4 1,689 452.7 Chi học tập 268 1.2 298 1.3 895 1.5 29 10.9 597 200.6 Du lịch 115 0.5 171 0.7 358 0.6 55 48.0 187 109.7 Sửa chữa, xây dựng nhà ở 8,551 39.1 10,130 43.7 20,341 34.4 1,579 18.5 10,211 100.8 Phục vụ cưới hỏi 357 1.6 219 0.9 598 1.0 -137 -38.5 379 172.8 Mua xe Trường1,471 Đại6.7 2,656 học11.5 Kinh5,927 10.0 tế1,185 Huế80.5 3,270 123.1 Tiêu dùng khác 16 0.1 53 0.2 276 0.5 37 227.2 224 423.1 TỔNG CỘNG 21,867 100.0 23,185 100.0 59,169 100.0 1,318 6.0 35,984 155.2 (Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2015, 2016, 2017 của Chi nhánh Ngân hàng Maritme Thừa Thiên Huế) SVTH: Phan Thị Thu Hoài 51 K49C Kiểm Toán
  59. Khóa luận tốt nghiệp Dựa vào bảng 2.5 ta có thể thấy được cơ cấu mục đích vay của khách hàng khá đa dạng và dựa theo những mục đích vay cụ thể đó, MSB Huế đã tổng hợp và phân loại theo từng mục đích mà khách hàng thường vay vốn từ đó dễ dàng theo dõi và quản lý các khoản vay một cách hợp lý nhất. Có 3 mục đích vay vốn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh là: kinh doanh, sửa chữa, xây dựng nhà ở và mua xe. Đứng đầu trong tổng dư nợ của KHCN là vay nhằm mục đích kinh doanh, chỉ tiêu luôn chiếm một tỷ trọng khá cao khoảng từ 40%-50% trong tổng dư nợ. Chi nhánh Ngân hàng luôn ưu tiên đối với những cá nhân vay vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tuy nhiên cá nhân đó phải chứng minh được năng lực tài chính của mình và những phương án kinh doanh hiệu quả. Từ năm 2015-2016, các chỉ tiêu có sự biến động nhẹ. Đến giai đoạn từ năm 2016-2017, nhờ những chính sách tín dụng phù hợp chi nhánh đã thu hút khách hàng đến vay vốn, làm cho mức tăng trưởng của các khoản vay biến động tăng lên. Nhìn chung, mức tăng trưởng của các khoản vay của các mục đích vay cá nhân qua các năm của chi nhánh khá khả quan. Đây là một biến động tốt, điều này cho thấy, ngân hàng luôn kiểm soát được lượng cho vay đối với các mục đích để đảm bảo được khả năng trả nợ đồng đều. Tuy nhiên, chi nhánh cần có những biện pháp cụ thể để nhanh chóng pháp hiện, xử lý và khắc phục những khoản vay không đúng mục đích để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Ta có thể quan sát biểu đồ sau để hình dung rõ hơn về sự thay đổi của các khoản mục qua các năm: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Thu Hoài 52 K49C Kiểm Toán