Khóa luận Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành

pdf 138 trang thiennha21 23/04/2022 6670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_tien_luong_cac_khoan_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG THÀNH NGUYỄN THÙY DƯƠNG Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2014 – 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  NHẬT KÝ THỰC TẬP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG THÀNH Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THÙY DƯƠNG PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN Lớp: K48B Kế toán NiênTrường khóa: 2014 – 2018 Đại học Kinh tế Huế Huế, 04/2018
  3. Lời Cám Ơn Trải qua thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Trường Đại học Kinh tế Huế, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kế toán – Kiểm toán đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành, tôi đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế ở công ty, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại công ty. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Từ những kết quả đạt được này, tôi xin chân thành cám ơn: Quý thầy cô Trường Trường Đại học Kinh tế Huế, đã truyền đạt cho tôiTrườngnhững kiến thĐạiức bổ íchhọc trong Kinh thời gian tếhọc Huế vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Văn Sơn đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 3
  4. Ban Giám đốc công ty Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Hoàng Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập. Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, lỗi trình bày. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp đạt được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thùy Dương Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thùy Dương 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC SƠ ĐỒ vii DANH MỤC HÌNH ẢNH vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3 5.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích 3 6. Cấu trúc đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG DOANH NGHIỆP 4 1.1. Những vấn đề lý luận chung về tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN trong doanh nghiệp 4 1.1.1. TiTrườngền lương Đại học Kinh tế Huế 4 1.1.1.1 Khái niệm tiền lương 4 1.1.1.2. Bản chất của tiền lương 4 1.1.1.3. Chức năng của tiền lương 4 1.1.1.4. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp 6 1.1.1.5. Quỹ tiền lương 12 SVTH: Nguyễn Thùy Dương i
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 1.1.1.6. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 13 1.1.2 Các khoản trích theo lương 14 1.1.2.1. Quỹ Bảo hiểm xã hội 14 1.1.2.2. Quỹ Bảo hiểm y tế 20 1.1.2.3. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp 20 1.1.2.4. Kinh phí công đoàn 22 1.1.2.5. Một số quy định về tỷ lệ đóng, mức tiền lương đóng, đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 23 1.1.3. Thuế Thu nhập cá nhân 26 1.1.3.1 Thu nhập chịu thuế 26 1.1.3.2. Thu nhập được miễn thuế 26 1.1.3.3. Kỳ tính thuế 28 1.1.3.4. Mức thuế suất 28 1.1.3.5. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công 29 1.1.3.6. Các khoản giảm trừ 29 1.1.3.7. Khai thuế, quyết toán thuế 30 1.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành và thuế TNCN 30 1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 30 1.2.2. Kế toán chi tiết tiền lương 31 1.2.2.1. Hạch toán số lượng lao động 31 1.2.2.2. Hạch toán thời gian lao động 31 1.2.2.3. Hạch toán kết quả lao động 32 1.2.2.4. TrườngHạch toán tiền lương Đại cho ngư ờhọci lao động Kinh tế Huế 33 1.2.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 34 1.2.3.1. Chứng từ sử dụng 34 1.2.3.2. Tài khoản sử dụng 35 1.2.3.3. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 39 SVTH: Nguyễn Thùy Dương ii
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG THÀNH 43 2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Hoàng Thành 43 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 43 2.1.2. Ngành, nghề kinh doanh 44 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 44 2.1.3.1. Chức năng 44 2.1.3.2. Nhiệm vụ 44 2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty 45 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán Công ty 47 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 47 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 48 2.1.6. Tình hình tài chính của Công ty 49 2.1.6.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn 49 2.1.6.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 52 2.2. Thực trạng thực hiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty 53 2.2.1. Đặc điểm chung về lao động, công tác quản lý lao động và đặc điểm công tác chi trả lương tại Công ty 53 2.2.1.1. Đặc điểm và cơ cấu lao động 53 2.2.1.2. Công tác quản lý lao động 54 2.2.1.3. Công tác chi trả lương 56 2.2.1.4. TrườngXây dựng quỹ tiền lươngĐạiở công học ty Kinh tế Huế 56 2.2.2. Cách tính lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Hoàng Thành 56 2.2.3. Tính trợ cấp BHXH 79 2.2.4. Tính thuế Thu nhập cá nhân 85 2.2.5. Trình tự hạch toán chi tiết tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN ở Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Hoàng Thành 86 SVTH: Nguyễn Thùy Dương iii
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.2.5.1. Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương 86 2.2.5.2. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 89 2.2.5.3. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 91 2.2.6. Thực trạng công tác kế toán thuế thu nhập cá nhân 101 2.2.6.1. Chứng từ sử dụng 101 2.2.6.2. Tài khoản sử dụng 102 2.2.6.3. Sổ kế toán sử dụng 102 2.2.6.4. Phương pháp hạch toán 102 2.2.6.5. Kê khai, khấu trừ và hoàn thuế TNCN 103 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG THÀNH.106 3.1. Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty Cổ phần ĐTTM Hoàng Thành 106 3.2. Nhận xét chung về thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần ĐTTM Hoàng Thành 107 3.2.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty 107 3.2.2. Nhận xét về công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại công ty 108 3.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty CPĐTTM Hoàng Thành 109 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112 1. Kết luận 112 2. Kiến Trườngnghị Đại học Kinh tế Huế 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 SVTH: Nguyễn Thùy Dương iv
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP : Cổ phần ĐTTM : Đầu tư thương mại DN : Doanh nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn BHTNLĐ : Bảo hiển tai nạn lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp TNCN : Thu nhập cá nhân NLĐ : Người lao động CNSX : Công nhân sản xuất HĐLĐ : Hợp đồng lao động Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thùy Dương v
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng xác định số năm cuối T 19 Bảng 1.2. Tỷ lệ các khoản trích theo lương 23 Bảng 1.3. Mức lương tối thiểu vùng 24 Bảng 1.4. Biểu thuế lũy tiến từng phần 29 Bảng 2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty qua hai năm 2016 – 2017 51 Bảng 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 52 Bảng 2.3. Tình hình lao động Công ty qua hai năm 2016 – 2017 54 Bảng 2.4. Bảng chấm công của bộ phận văn phòng của công ty tháng 02/2018 59 Bảng 2.5. Bảng thanh toán tiền lương bộ phận văn phòng của công ty tháng 02/201860 Bảng 2.6. Bảng chấm công bộ phận tổ vé của công ty tháng 02/2018 63 Bảng 2.7. Bảng thanh toán tiền lương bộ phận tổ vé của công ty tháng 02/2018 65 Bảng 2.8. Bảng chấm công bộ phận lái xe của công ty tháng 02/2018 68 Bảng 2.9. Bảng thanh toán tiền lương bộ phận lái xe của công ty tháng 02/2018 70 Bảng 2.10. Bảng chấm công của bộ phận tổ kỹ thuật của công ty tháng 02/2018 73 Bảng 2.11. Bảng thanh toán tiền lương bộ phận tổ kỹ thuật của công ty tháng 02/2018 75 Bảng 2.12. Bảng tổng hợp các khoản trích theo lương tại công ty tháng 02/2018 83 Bảng 2.13. Bảng tổng hợp tiền lương của công ty tháng 02/2018 89 Bảng 2.14. Sổ chi tiết TK 334 92 Bảng 2.15. Chứng từ ghi sổ 09 93 Bảng 2.16. Chứng từ ghi sổ 10 95 Bảng 2.17. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 96 Bảng 2.18. Sổ cái TK 334 98 Bảng 2.19.Trường Chứng từ ghi s ổĐại13 học Kinh tế Huế 100 Bảng 2.20. Sổ cái TK 338 101 Bảng 2.21. Sổ chi tiết TK 333.5 102 SVTH: Nguyễn Thùy Dương vi
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Đầu tư thương mại Hoàng Thành 46 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 47 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán 48 Sơ đồ 2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương 88 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Mẫu giấy đề nghị tạm ứng cho nhân viên tháng 02 năm 2018 77 Hình 2.2. Mẫu phiếu chi tạm ứng lương cho nhân viên tháng 02 năm 2018 78 Hình 2.3. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH của nhân viên công ty 79 Hình 2.4. Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH cho nhân viên 80 Hình 2.5. Mẫu tờ khai khấu trừ thuế TNCN quý I năm 2018 105 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thùy Dương vii
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm chú ý bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (SXKD), tiền lương là một phần không nhỏ của chi phí sản xuất. Nếu doanh nghiệp vận dụng chế độ tiền lương hợp lý sẽ tạo động lực tăng năng suất lao động. Tiền lương có vai trò là đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản xuất của doanh nghiệp (DN), vì thế DN cần phải tăng cường công tác quản lý lao động, tăng cường hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, đảm bảo quyền lợi của người lao động, tạo điều kiện tăng cường năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Đối với người lao động, tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Do đó, tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động nếu họ được trả đúng theo sức lao động họ đóng góp, nhưng cũng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lương được trả thấp hơn sức lao động của người lao động bỏ ra. Chính vì vậy, giải quyết tốt chế độ, quyền lợi và nhu cầu của người lao động tương ứng với sức lao động mà họ bỏ ra là biện pháp tốt nhất để cổ vũ, động viên, khuyến khích, là nguồn tạo ra động lực cho người lao động. BênTrường cạnh vấn đề tiền lươngĐại và cáchọc khoản tríchKinh theo lương tế th ì chúngHuế ta không thể không đề cập đến thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều coi thuế TNCN là một sắc thuế có tầm quan trọng trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội. Là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế TNCN vừa mang các vai trò chủ yếu của thuế nói chung, vừa có các vai trò riêng mà các loại thuế khác không có được. Đối với nền kinh tế - xã hội, thuế TNCN tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước; góp SVTH: Nguyễn Thùy Dương 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn phần thực hiện công bằng xã hội; điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm; góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp. Đối với hệ thống thuế, thuế TNCN góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác; góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhận thức được ý nghĩa và mục đích quan trọng của kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN với mong muốn vận dụng những kiến thức ở nhà trường vào thực tế, cũng như tìm hiểu rõ hơn công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp nên tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Từ nghiên cứu thực trạng, Khóa luận nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Thành. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu cơ sở lý luận về tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN trong doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN ở Công ty CP ĐTTM Hoàng Thành. - Nêu ra nhận xét chung và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu ĐốTrườngi tượng tập trung nghiên Đại cứu c ủhọca đề tài là Kinh“Công tác kế toántế tiềHuến lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Thành”. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành. - Về thời gian: Nghiên cứu số liệu liên quan đến tình hình của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Hoàng Thành trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2017 và số liệu tiền lương cũng như các khoản trích theo lương, thuế TNCN đầu năm 2018. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu + Phương pháp quan sát: Quan sát hành vi, thái độ và ghi chép lại những công việc mà nhân viên kế toán của công ty thực hiện để hiểu rõ hơn tình hình công tác kế toán tại công ty. + Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn nhân viên kế toán lương cũng như các phần hành liên quan như kế toán tổng hợp, thủ quỹ và những người có liên quan. + Phương pháp thu thập và nghiên cứu dữ liệu: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN từ tài liệu công ty, các trang web, giáo trình, các bài luận văn cùng đề tài có trong thư viện 5.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích + Phương pháp phân tổ thống kê: Thống kê, sắp xếp những thông tin, dữ liệu thu thập được để phục vụ cho việc so sánh, phân tích. + Phương pháp so sánh: Dựa vào những số liệu có được để tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm ra sự tăng giảm, chênh lệch giá trị giúp cho quá trình phân tích kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh để xác định mức biến động tuyệt đối, tương đối, so sánh theo thời gian, không gian và chuỗi thời gian + Phương pháp trong hạch toán kế toán. 6. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu ChươngTrường 1: Cơ sở lý luĐạiận về k ếhọctoán tiền Kinhlương, các kho tếản tríchHuế theo lương và thuế TNCN trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Thành. Phần III: Kết luận và kiến nghị. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề lý luận chung về tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN trong doanh nghiệp 1.1.1. Tiền lương 1.1.1.1 Khái niệm tiền lương Theo quan niệm của Mác: “Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sức lao động.” Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: “Tiền lương là giá cả của lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động.” Theo Khoản 1, Điều 90, Bộ Luật Lao động (2012): “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.” Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được nhìn nhận như là một thứ hàng hóa đặc biệt, nó có thể tạo ra giá trị từ quá trình lao động sản xuất. Do đó, tiền lương chính là giá cả sức lao động, khoản tiền mà người sử dụng lao động thỏa thuận trả cho người lao động theo cơ chế thị trường, chịu sự chi phối của pháp luật. 1.1.1.2. Bản chất của tiền lương Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đưTrườngợc sử dụng để bù đ ắĐạip hao phí họclao động cKinhủa mình trong tế quá trìnhHuế sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Bản chất của tiền lương chính là giá cả sức lao động, được xác định dựa trên cơ sở giá trị của sức lao động đã hao phí để sản xuất ra của cải vật chất, được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau. 1.1.1.3. Chức năng của tiền lương SVTH: Nguyễn Thùy Dương 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Chức năng tái sản xuất sức lao động Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vât chất, sức lao động cũng cần phải được tái tạo. Trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau việc tái sản xuất sức lao động có sự khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện bởi quan hệ sản xuất thống trị. Song nhìn chung quá trình tái sản xuất sức lao động diễn ra trong lịch sử thể hiện rõ sự tiến bộ của xã hội. Sự tiến bộ này gắn liền với sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của những thành tựu khoa học - kỹ thuật mà nhân loại sáng tạo ra. Chính nó đã làm cho sức lao động được tái sản xuất ngày càng tăng cả về số lượng và cả về chất lượng. Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua tiền lương. Sức lao động là sản phẩm chủ yếu của xã hội, nó luôn luôn được hoàn thiện và phát triển nhờ thường xuyên được duy trì và khôi phục. Như vậy bản chất của tái sản xuất sức lao động nghĩa là đảm bảo cho người lao động có một số lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể: + Duy trì và phát triển sức lao động của chính mình. + Sản xuất ra sức lao động mới. + Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao động, tăng cường chất lượng lao động. Chức năng là đòn bẩy kinh tế: Các Mác đã viết: "Một tư tưởng tách rời lợi ích kinh tế thì nhất định sẽ làm nhục nó". Thực tế cho thấy rằng khi được trả công xứng đáng thì người lao động sẽ làm việc tích cực, sẽ không ngừng hoàn thiện mình hơn nữa và ngược lại, nếu người lao động không được trả lương xứng đáng với công sức của họ bỏ ra thì sẽ có những biểu hiện tiêu cực không thuận lợi cho lợi ích của doanh nghiệp. Thậm chí nó sẽ có những cuộc đình côngTrường xảy ra, bạo loạn gâyĐại nên xáo học trộn về chínhKinh trị, mất ổtến đị nhHuế xã hội. Ở một mức độ nhất định thì tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị và uy tín của người lao động trong gia đình, tại doanh nghiệp cũng như ngoài xã hội. Do đó cần thực hiện đánh giá đúng năng lực và công lao động của người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp, để tiền lương trở thành công cụ quản lý khuyến khích vật chất và là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Chức năng điều tiết lao động: Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển cân đối giữa các ngành, nghề ở các vùng trên toàn quốc, nhà nước thường thông qua hệ thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngành nghề, từng vùng để làm công cụ điều tiết lao động. Nhờ đó tiền lương đã góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội: Khi tiền lương được trả cho người lao động ngang với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc thì xã hội có thể xác định chính xác hao phí lao động của toàn thể cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thể người lao động. Điều này có nghĩa trong công tác thống kê, giúp nhà nước hoạch định các chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo hợp lý thực tế luôn phù hợp với chính sách của Nhà nước. Chức năng công cụ quản lý nhà nước: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh người sử dụng lao động đứng trước hai sức ép là chi phí sản xuất và kết quả sản xuất. Họ thường tìm mọi cách có thể để làm giảm thiểu chi phí trong đó có tiền lương trả cho người lao động. Bộ luật lao động ra đời, trong đó có chế độ tiền lương, bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động đồng thời bảo vệ quyền lợi người lao động và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, tăng hiệu quả sử dụng và quản lý lao động. 1.1.Trường1.4. Các hình thức tiĐạiền lương tronghọc doanh nghiKinhệp tế Huế Theo Điều 94, Bộ Luật Lao động (2012): “Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.” Hình thức trả lương theo thời gian Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc lương và thang lương (hệ số lương). Hình thức này chủ yếu áp dụng cho lao động gián tiếp, công việc ổn định hoặc cả lao động trực tiếp mà không định mức được sản phẩm. Hình thức trả lương này thường được áp dụng cho các lao động làm công tác văn phòng như: Hành chính, quản trị, tổ chức lao động, thống kê, kế toán và các nhân viên thuộc các ngành không có tính chất sản xuất.  Trả lương theo thời gian giản đơn: - Tiền lương tháng: Tiền lương tháng được tính và trả cố định cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động Công thức tính: Mức lương Mức lương Hệ số phụ cấp được = X ( Hệ số lương + ) tháng tối thiểu hưởng Tiền lương phải trả trong tháng: Mức lương tháng X Số ngày làm việc thực tế trong Tiền lương tháng = tháng Số ngày làm việc theo quy định Với số ngày làm việc trong một tháng theo quy định của luật lao động là 26 ngày. - TiềnTrường lương tuần: Là ti ềnĐại lương tr ảhọccho một tuKinhần làm việc tế Huế Công thức tính: Mức lương tháng X 12 (tháng) Tiền lương tuần = 52 (tuần) - Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc Công thức tính: SVTH: Nguyễn Thùy Dương 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Tiền lương tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng - Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc Công thức tính: Tiền lương một ngày Tiền lương giờ = Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ (8 giờ)  Trả lương theo thời gian có thưởng: Trả lương theo thời gian có thưởng là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất kinh doanh như: thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động, thưởng do tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng phát minh, sáng kiến nhằm kích thích người lao động hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Công thức tính: Trả lương theo thời Trả lương theo thời gian = + Các khoản tiền thưởng gian có thưởng giản đơn Hình thức trả lương theo sản phẩm Tiền lương sản phẩm là hình thức tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm. Hình thức trả lương theo sản phẩm được thực hiện nhiều cách khác nhau tùy theo đặc điểm, điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. - Tiền lương sản phẩm trực tiếp: Theo hình thức này tiền lương của công nhân đưTrườngợc xác định theo s ốĐạilượng sả n họcphẩm sả n Kinhxuất ra và đơn tế giá lươngHuế sản phẩm. Công thức tính: Tiền lương được Số lượng sản phẩm hợp Đơn giá tiền lương một = X lĩnh trong tháng quy cách sản phẩm SVTH: Nguyễn Thùy Dương 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Đơn giá tiền lương một sản phẩm là tiền lương phải trả cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Ngoài ra, trong đơn giá còn tính thêm tỷ lệ khuyến khích trả lương sản phẩm hoặc phụ cấp khu vực nếu có. - Tiền lương sản phẩm gián tiếp: Lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng đối với công nhân phụ, phục vụ và hỗ trợ cho sản xuất chính như công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị mà kết quả công tác của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công tác của những người công nhân sản xuất chính nhằm khuyến khích họ nâng cao chất lượng phục vụ. Công thức tính: Tiền lương được Sản lượng sản phẩm của Đơn giá lương sản = X lĩnh trong tháng công nhân chính phẩm gián tiếp - Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng: Tiền lương tính theo sản phảm có thưởng là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng chất lượng sản phẩm, thưởng tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, người lao động còn được hưởng một khoản tiền theo quy định của đơn vị. Cách tính lương này có tác dụng kích thích người lao động không phải chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm làm ra mà còn quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm. - Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến: Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp người ta còn căn cứ vào mức độ vượt mức quy định để tính thêm tiền lương theo tỷ lệ lũy tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng nhiều thì tiền lương tính thêm càng cao. Trường Đại học Kinh tế Huế Hình thức trả lương khoán theo sản phẩm Trả lương khoán theo sản phẩm là hình thức đặc biệt của tiền lương theo sản phẩm, trong đó tổng số tiền lương trả cho công nhân hoặc một nhóm công nhân được quy định trước cho một khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm nhất định phải được hoàn thành trong thời gian quy định. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Khoán công việc: Doanh nghiệp xác định mức tiền lương trả theo từng công việc mà người lao động phải hoàn thành. Hình thức này áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất - Khoán quỹ lương: Căn cứ vào khối lượng từng công việc, sản phẩm và thời gian cần thiết để hoàn thành mà doanh nghiệp khoán quỹ lương. Người lao động biết trước tiền lương mà họ sẽ nhận sau khi hoàn thành công việc trong thời gian được quy định sẵn. Hình thức trả lương theo doanh thu Trả lương theo doanh thu là hình thức trả lương mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương, thưởng doanh số của công ty. Hình thức này thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng hưởng lương theo doanh thu. Công thức tính: Doanh số Tiền lương Phụ cấp Tỷ lệ trích = Lương cơ bản + + trong X trong tháng (nếu có) tính lương tháng Các hình thức tiền lương làm thêm giờ  Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian Người lao động hưởng lương thời gian, làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được trả lương làm thêm giờ như sau: Tiền lương giờ thực Mức ít nhất Tiền lương Số giờ làm = trả của ngày làm việc X 150% hoặc 200% X làm thêmTrường giờ Đại học Kinh tế Huếthêm bình thường hoặc 300% Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở SVTH: Nguyễn Thùy Dương 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm). Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoăc 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định: - Mức ít nhất bằng 150% áp dụng đối với làm thêm giờ trong ngày làm việc. - Mức ít nhất bằng 200% áp dụng đối với làm thêm giờ vào các ngày nghỉ hàng tuần. - Mức ít nhất bằng 300% áp dụng đối với làm thêm giờ vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định. Tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau: Tiền Tiền lương giờ Tiền lương giờ Số giờ lương làm thực trả của thực trả của Mức ít làm việc = + X X việc vào ngày làm việc ngày làm việc nhất 30% vào ban ban đêm bình thường bình thường đêm Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định, còn được trả thêm 20% tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương. Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22h đến 6h sang ngày hôm sau.  Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm Người lao động hưởng lương sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi người lao độngTrường và người sử dụng Đạilao động thhọcỏa thuận Kinhlàm việc ngoài tế thờ i Huếgian làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động đã thỏa thuận và được tính như sau: Đơn giá tiền lương Tiền lương Mức ít nhất 150% Số sản phẩm = sản phẩm của ngày X X làm thêm hoặc 200% hoặc làm thêm làm việc bình SVTH: Nguyễn Thùy Dương 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn giờ thường 300% Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoăc 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường được xác định: - Mức ít nhất bằng 150% áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường. - Mức ít nhất bằng 200% áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần. - Mức ít nhất bằng 300% áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định. Tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau: Đơn giá tiền Đơn giá tiền Tiền Số sản lương sản lương sản lương làm Mức ít phẩm = phẩm của ngày + phẩm của X X việc vào nhất 30% làm vào làm việc bình ngày làm việc ban đêm ban đêm thường bình thường Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định, còn được trả thêm 20% đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương. Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22h đến 6h sang ngày hôm sau. 1.1.1.5. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương. ThànhTrường phần quỹ tiền lươngĐại của doanhhọc nghi Kinhệp bao gồm cáctế kho Huếản: - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế. (Tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán). - Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học. - Tiền ăn trưa, ăn ca. - Các loại phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên ). - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Để phục vụ cho công tác hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ. + Tiền lương chính là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên + Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất được hưởng theo chế độ. 1.1.1.6. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Đối với công nhân viên nghỉ phép hàng năm, theo chế độ quy định thì công nhân trong thời gian nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầy đủ như thời gian đi làm việc. Nếu doanh nghiệp bố trí cho CN nghỉ phép đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất, còn nếu có tháng nếu CN tập trung nghỉ nhiều, có tháng nghỉ ít hoặc không nghỉ thì để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến, tiền lương nghỉ phép của CN được tính vào chi phí SX thông qua phương pháp trích trước. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch phù hợp với số thực Trườngtế tiền lương nghỉ phépĐại để ph họcản ánh đúng Kinh số thực tế tếchi phí Huế tiền lương và chi phí sản xuất. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ thực hiện với công nhân trực tiếp sản xuất. Công thức trích được tính như sau: SVTH: Nguyễn Thùy Dương 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Số trích trước theo kế Số tiền lương Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ chính phải trả = hoạch tiền lương nghỉ phép phép của CNSX trong cho CNSX trong X của CNSX tháng tháng Trong đó: Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX theo Tỷ lệ trích trước theo kế kế hoạch trong năm hoạch tiền lương nghỉ phép = Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNSX theo kế của CNSX hoạch trong năm 1.1.2 Các khoản trích theo lương 1.1.2.1. Quỹ Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kì. Từ năm 2015 đến trước 01/06/2017, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 26% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó: người sử dụng lao động đóng 18% tiền lương đóng BHXH, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 1% vào quỹ tai nạn lao động); người lao động đóng 8% tiền lương đóng BHXH trừ vào lương tháng của người lao động (đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất). KểTrườngtừ 01/06/2017 đ ếnĐại nay, hàng học tháng doanhKinh nghiệp tế tiến hànhHuế trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 25.5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó: người sử dụng lao động đóng 17.5% tiền lương đóng BHXH, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0.5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động); người lao động đóng 8% tiền lương đóng BHXH trừ vào lương tháng của người lao động (đóng vào SVTH: Nguyễn Thùy Dương 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn quỹ hưu trí và tử tuất). Nhà nước hỗ trợ thêm để đảm bảo và thực hiện các chế độ BHXH với người lao động.  Phương pháp tính mức hưởng BHXH khi bị ốm đau, thai sản, chế độ hưu trí:  Đối với trợ cấp ốm đau: Người lao động chỉ được hưởng lương trợ cấp BHXH khi nghỉ việc do ốm đau, tai nạn có xác nhận của cơ quan y tế. - Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau: Mức Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã Số ngày nghỉ hưởng hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc được = X 75% X chế độ việc hưởng chế độ ốm đau 26 (ngày) ốm đau Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. - Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau: Mức hưởng Tiền lương đóng bảo chế độ ốm hiểm xã hội của tháng Số ngày Tỷ lệ hưởng đau đối với liền kề trước khi nghỉ việc nghỉ việc = X chế độ ốm X bệnh cần hưởng chế đau (%) chữa trị dài 26 (ngày) độ ốm đau ngàyTrường Đại học Kinh tế Huế Trong đó: Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau: - Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; SVTH: Nguyễn Thùy Dương 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; - Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.  Đối với trợ cấp thai sản: Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn. Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trợ cấp khi Tiền lương làm căn cứ đóng Số tháng nghỉ việc = X sinh con BHXH hàng tháng sinh con Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và từ các phiếu nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập bảng thanh toán BHXH trích được trong kỳ sau khi đã trừ đi các khoản trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp, phần còn lại phải nộp vào quỹ BHXH tập trung. Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho nhân viên bị Trườngốm đau, thai sản trênĐại cơ s ởhọccác chứng Kinh từ hợp lệ. Cutếối tháng, Huế doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.  Đối với chế độ hưu trí: Người lao động đóng BHXH từ 20 năm trở lên thuộc một trong các nhóm đối tượng sau: – Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn – Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở khu vực có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. – Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm mỏ. – Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Mức lương hưu hàng tháng được tính như sau: Mức lương hưu Mức bình quân tiền lương tháng Tỷ lệ hưởng lương = x hàng tháng đóng BHXH hưu Trong đó: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau: - Về hưu trước ngày 01/01/2018: Nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2% Nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 3% - Về hưu từ ngày 01/01/2018: Nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2% Nam: + Về hưu từ 01/01/2018: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 16 năm) x 2%. + Về hưu từ 01/01/2019: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 17 năm) x 2%. + Về hưu từ 01/01/2020: Tỷ lệ lươngTrường hưu = 45% + (Th Đạiời gian thamhọc gia BHXH Kinh– 18 năm) tế x 2%.Huế + Về hưu từ 01/01/2021: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 19 năm) x 2%. + Về hưu từ 01/01/2022: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 20 năm) x 2%. Lưu ý: Tỷ lệ không vượt quá 75% SVTH: Nguyễn Thùy Dương 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Cách tính Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH - Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Mức bình Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của T năm cuối trước khi nghỉ quân tiền = T x 12 (tháng) lương Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thùy Dương 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Cách xác định T: Bảng 1.1. Bảng xác định số năm cuối T Thời gian bắt đầu tham gia Số năm cuối để tính bình quân tiền BHXH lương đóng BHXH (T) Trước ngày 01/01/1995 5 năm Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 6 năm Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 8 năm Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 10 năm Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 15 năm Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 20 năm Từ 01/01/2025 Toàn bộ thời gian đóng BHXH - Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Mức bình quân Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH = tiền lương Tổng số tháng đóng BHXH - Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Mức TrườngTổng tiền lươngĐại tháng học đóng KinhTổng titếền lương Huế tháng đóng bình BHXH theo chế độ tiền lương + BHXH theo chế độ tiền lương do quân = do NN quy định người sử dụng LĐ quyết định tiền Tổng số tháng đóng BHXH lương SVTH: Nguyễn Thùy Dương 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. 1.1.2.2. Quỹ Bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này. Quỹ BHYT là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm. Theo chế độ hiện hành, mức trích đóng BHYT là 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động và 1,5% trừ vào lương của người lao động. 1.1.2.3. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm. Nguồn hình thành quỹ BHTN như sau: - Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN. - Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN. - Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóngTrường BHTN của nhữ ngĐại người thamhọc gia BHTN Kinh và mỗi nămtế chuy Huếển một lần. Phương pháp tính mức hưởng BHTN: Để được hưởng BHTN thì NLĐ phải đủ các điều kiện sau: Điều kiện thứ nhất: Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; SVTH: Nguyễn Thùy Dương 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn + Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Điều kiện thứ hai: Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (đối với các hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn). Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (đối với các hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng). Điều kiện thứ ba: Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định Điều kiện thứ tư: Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: + Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; + Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; + Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; + Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; + Chết. Mức hưởng BHTN được tính như sau: Mức hưởng trợ cấp Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề thất nghiệp hằng = có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi X 60% tháng thất nghiệp Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng không quá: 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Trường Đại học Kinh tế Huế Hoặc 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.  Quỹ trợ cấp thôi việc: (Theo Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính) Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Phương pháp tính trợ cấp thôi việc: (Theo Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền trợ cấp Tổng thời gian làm việc tại doanh Tiền lương làm căn cứ = X X 1/2 thôi việc nghiệp tính trợ cấp thôi việc tính trợ cấp thôi việc Trong đó: - Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc: Theo điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012 quy định, “thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc” - Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc: Khoản 3 Điều 48 Luật lao động 2012 quy định: “Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng laoTrường động của 06 tháng Đại liền kề tr ưhọcớc khi ng ưKinhời lao động thôitế việc Huế 1.1.2.4. Kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong SVTH: Nguyễn Thùy Dương 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn tháng và tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn được trích một phần để nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp phục vụ chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp nhằm chăm lo cho lao động. 1.1.2.5. Một số quy định về tỷ lệ đóng, mức tiền lương đóng, đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ a. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, KPCĐ Kể từ ngày 01/06/2017, theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định, tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, KPCĐ cụ thể như sau: Bảng 1.2. Tỷ lệ các khoản trích theo lương Các khoản trích Đối với DN (tính Đối với người lao động Tổng cộng theo lương vào chi phí) % (trừ vào lương) % Bảo hiểm xã hội 17,5 8 25,5 Bảo hiểm y tế 3 1,5 4,5 Bảo hiểm thất nghiệp 1 1 2 Tổng cộng 21,5 10,5 32 Kinh phí công đoàn 2 2 Khoản BHXH: 17,5% trích vào Doanh nghiệp (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất) và 8% trích vào lương Người lao động (đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất) Như vậy: – TổTrườngng cộng hàng tháng Đại Doanh nghihọcệp ph ảKinhi đóng cho Cơtế quan Huế BHXH là 32% (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN). (Trong đó trích từ tiền lương của NLĐ là 10,5%) – Phải đóng cho Liên đoàn lao động Quận, huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là 2% trên quỹ tiền lương hàng tháng của những người tham gia BHXH. b. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN SVTH: Nguyễn Thùy Dương 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, NHTNLĐ, BNN bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương. - Từ ngày 01/01/2018 trở đi: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH. - Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHXH, BHYT là mức lương tối thiểu vùng (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng) và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở. - Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng. - Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%. Mức lương tối thiểu vùng: Bảng 1.3. Mức lương tối thiểu vùng Mức lương tối thiểu vùng Mức lương tối thiểu vùng Vùng (từ ngày 01/01/2017) (từ ngày 25/01/2018) Vùng I 3.750.000 đồng/tháng 3.980.000 đồng/tháng Vùng II 3.320.000 đồng/tháng 3.530.000 đồng/tháng Vùng III 2.900.000 đồng/tháng 3.090.000 đồng/tháng Vùng IV 2.580.000 đồng/tháng 2.760.000 đồng/tháng Mức Trườnglương cơ sở: Đại học Kinh tế Huế - Từ ngày 01/07/2017: Mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng - Từ ngày 01/07/2018: Mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng c. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc - Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến SVTH: Nguyễn Thùy Dương 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. - Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN; không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHTN; - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức; - Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bào giao cho BHXH tỉnh; - Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; - Những người có HĐLĐ từ 2 nơi trở lên với nhiều DN khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất. d. Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN  Đóng hằng tháng: - Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.  Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: - ĐơnTrường vị là doanh nghi Đạiệp, hợp táchọc xã, hộ kinhKinh doanh cá thtếể, t ổHuếhợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.  Đóng theo địa bàn: SVTH: Nguyễn Thùy Dương 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. - Chi nhánh của DN hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó. 1.1.3. Thuế Thu nhập cá nhân 1.1.3.1 Thu nhập chịu thuế Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. - Thu nhập từ đầu tư vốn. - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn. - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. - Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật. - Thu nhập từ bản quyền. - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại. - Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. - Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 1.1.3.2. Thu nhập được miễn thuế Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số Trường65/2013/NĐ-CP, các Đại khoản thu học nhập đư ợKinhc miễn thuế baotế g ồHuếm: - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. - Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. - Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau. - Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. - Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. - Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. - Thu nhập từ kiều hối. - Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. - Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làmTrường việc tại Việt Nam Đại được mi ễhọcn thuế đố i Kinhvới tiền lương tế hưu doHuế nước ngoài trả. - Thu nhập từ học bổng. - Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 1.1.3.3. Kỳ tính thuế  Đối với cá nhân cư trú: - Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; - Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng; - Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế.  Đối với cá nhân không cư trú: Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế. 1.1.3.4. Mức thuế suất Thuế suất thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương tiền công đưTrườngợc áp dụng theo BiĐạiểu thuế lhọcũy tiến t ừKinhng phần hoặ ctế bảng Huế quy đổi thu nhập không bao gồm thuế ra thu nhập tính thuế được quy định theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Bảng 1.4. Biểu thuế lũy tiến từng phần Bậc Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính Thuế suất thuế thuế/năm (triệu đồng) thuế/tháng (triệu đồng) (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 1.1.3.5. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế. 1.1.3.6. Các khoản giảm trừ Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền công của người thu nhập là cá nhân cư trú. – Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế: + Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại mTrườngột thời điểm (tính Đạiđủ theo tháng) học ngư ờKinhi nộp thuế l ựtếa chọ nHuế tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi. + Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn + Trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định. – Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc + Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. + Người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. + Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. - Mức giảm trừ gia cảnh: Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm. Đối với mỗi người phụ thuộc là 3.6 triệu đồng/tháng. 1.1.3.7. Khai thuế, quyết toán thuế Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể sau: Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập các nhân. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì khôngTrường cần khai thuế. Đại học Kinh tế Huế 1.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành và thuế TNCN 1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động. Tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau. - Tính và phân bổ chính xác đối tượng, tính giá thành. - Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, đề xuất biện pháp tiếp kiệm quỹ lương, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý khác. - Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT, KPCĐ đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. - Đấu tranh chống những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động. 1.2.2. Kế toán chi tiết tiền lương 1.2.2.1. Hạch toán số lượng lao động Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng "Sổ sách theo dõi lao động của doanh nghiệp" thường do phòng nhân sự theo dõi. Sổ này hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật) của công nhân viên. Phòng nhân sự có thể lập sổ chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận để nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. 1.2.2.2. Hạch toán thời gian lao động Hạch toán thời gian lao động là công việc đảm bảo ghi chép kịp thời chính xác số ngày công,Trường giờ công làm vi Đạiệc thực t ế,học các ngày Kinhnghỉ việc, ng tếừng viHuếệc của từng người lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp. Trên cơ sở này để tính lương phải trả cho từng người. Bảng chấm công là chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong các DN. Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làm việc trong tháng thực tế và vắng mặt của cán bộ công nhân viên trong tổ, đội, phòng ban. Bảng chấm công phải lập riêng cho từng tổ sản xuất, từng phòng ban và dùng trong một tháng. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Danh sách người lao động ghi trong sổ sách lao động của từng bộ phận được ghi trong bảng chấm công, số liệu của chúng phải khớp nhau. Tổ trưởng tổ sản xuất hoặc trưởng các phòng ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công căn cứ vào số lao động có mặt, vắng mặt đầu ngày làm việc ở đơn vị mình. Trong bảng chấm công những ngày nghỉ theo quy định như ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật đều phải được ghi rõ ràng. Bảng chấm công phải để lại một địa điểm công khai để người lao động giám sát thời gian lao động của mình. Cuối tháng tổ trưởng, trưởng phòng tập hợp tình hình sử dụng lao động cung cấp cho kế toán phụ trách. Nhân viên kế toán kiểm tra và xác nhận hàng ngày trên bảng chấm công. Sau đó tiến hành tập hợp số liệu báo cáo tổng hợp lên phòng lao động tiền lương. Cuối tháng, các bảng chấm công được chuyển cho phòng kế toán tiền lương để tiến hành tính lương. Đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động thì phải có phiếu nghỉ ốm do bệnh viện, cơ sở y tế cấp và xác nhận. Còn đối với các trường hợp ngừng việc xảy ra trong ngày do bất cứ nguyên nhân gì đều phải được phản ánh vào biên bản ngừng việc, trong đó nêu rõ nguyên nhân ngừng việc và người chịu trách nhiệm, để làm căn cứ tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra. Những chứng từ này được chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ tính trợ cấp, BHXH sau khi đã được tổ trưởng căn cứ vào chứng từ đó ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu quy định. 1.2.2.3. Hạch toán kết quả lao động Hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất. Công việc tiến hành là ghi chép chính xác kịp thời số lượng hoặc chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng cá nhân, tập thể làm căn cứ tính lương và trả lương chính xác. TuTrườngỳ thuộc vào loại hình Đại và đặc đihọcểm sản xu Kinhất của từng doanhtế nghiHuếệp, người ta sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao động. Các chứng từ ban đầu được sử dụng phổ biến để hạch toán kết quả lao động và phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành là chứng từ xác nhận số sản phẩm (công việc) hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động. Phiếu xác nhận SVTH: Nguyễn Thùy Dương 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn sản phẩm hoàn thành được dùng trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng theo hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương khoán theo khối lượng công việc. Phiếu này do người giao việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt. Phiếu được chuyển cho kế toán tiền lương để tính lương áp dụng trong hình thức trả lương theo sản phẩm. Hợp đồng giao khoán công việc là chứng từ giao khoán ban đầu đối với trường hợp giao khoán công việc. Đó là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán với khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. Trường hợp khi nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng thì cán bộ kiểm tra chất lượng cùng với người phụ trách bộ phận lập phiếu báo hỏng để làm căn cứ lập biên bản xử lý. Số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu được ghi vào chứng từ hạch toán kết quả lao động mà doanh nghiệp sử dụng, và sau khi đã ký duyệt nó được chuyển về phòng kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương và trả lương cho công nhân thực hiện. 1.2.2.4. Hạch toán tiền lương cho người lao động Hạch toán thanh toán lương với người lao động dựa trên cơ sở các chứng từ hạch toán thời gian lao động (bảng chấm công), kết quả lao động (bảng kê khối lượng công việc hoàn thành, biên bản nghiệm thu ) và kế toán tiền lương tiến hành tính lương sau khi đã kiểm tra các chứng từ trên. Công việc tính lương, tính thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương đang áp dụng tại doanh nghiệp, kế toán lao động tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương (gồm lương chính sách, lươngTrường sản phẩm, các khoĐạiản ph ụhọccấp, trợ cấKinhp, bảo hiểm chotế t ừHuếng lao động), bảng thanh toán tiền thưởng. Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động theo hình thức trả lương đang áp dụng tại doanh nghiệp, kế toán lao động tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương (gồm lương chính sách, lương sản phẩm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm cho từng lao động), bảng thanh toán tiền thưởng. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Bảng thanh toán tiền lương được thanh toán cho từng bộ phận (phòng, ban ) tương ứng với bảng chấm công. Trong bảng thanh toán tiền lương, mỗi công nhân viên được ghi một dòng căn cứ vào bậc, mức lương, thời gian làm việc để tính lương cho từng người. Sau đó kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương tổng hợp cho toàn doanh nghiệp, tổ đội, phòng ban mỗi tháng một tờ. Bảng thanh toán tiền lương cho toàn doanh nghiệp sẽ chuyển sang cho kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Trên cơ sở đó, kế toán thu chi viết phiếu chi và thanh toán lương cho từng bộ phận. Việc thanh toán lương cho người lao động thường được trả một lần vào cuối tháng: Thanh toán lương được thực hiện sau khi đã trừ đi khoản tạm ứng, vi phạm, các khoản phải khấu trừ vào lương của người lao động theo chế độ quy định. Để tạo điều kiện cho nhân viên thì trong tháng nhân viên sẽ được tạm ứng lương. Tiền lương được trả tận tay người lao động hoặc tập thể lĩnh lương đại diện cho thủ quỹ phát, Khi nhận các khoản thu nhập, người lao động phải ký vào bảng thanh toán tiền lương. Đối với lao động nghỉ phép vẫn được hưởng lương thì phần lương này cũng được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Việc nghỉ phép thường đột xuất, không đều đặn giữa các tháng trong năm do đó cần tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân vào chi phí của từng kỳ hạch toán. Như vậy, sẽ không làm cho giá thành sản phẩm bị biến đổi đột ngột. 1.2.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 1.2.3.1. Chứng từ sử dụng Ở Trườngcác doanh nghiệp, tĐạiổ chức h ạhọcch toán v ềKinhlao động thư tếờng doHuế bộ phận tổ chức lao động, nhân sự của doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, các chứng từ ban đầu về lao động là cơ sở để tính trả lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động vận dụng ở doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải vận dụng lập các chứng từ ban đầu về lao động phù hợp với các yêu cầu quản lý lao động, phản ánh rõ ràng, đầy đủ số lượng, chất lượng lao động. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn  Đối với hình thức trả lương theo thời gian - Bảng chấm công (01a-LĐTL) - Bảng chấm công làm thêm giờ (01b-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền lương (02-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (06-LĐTL) - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10-LĐTL)  Đối với hình thức theo sản phẩm Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (05-LĐTL) là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động, làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động. Ngoài ra, còn có các chứng từ như: Bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, Tương tự như hình thức trả lương theo thời gian ở trên.  Đối với hình thức khoán - Hợp đồng giao khoán (08-LĐTL). - Biên bản thanh lý, nghiệm thu hợp đồng giao khoán (09-LĐTL). - Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (07-LĐTL) là chứng từ, được dùng để thanh toán cho NLĐ thuê ngoài và ghi sổ kế toán.  Đối với khoản thưởng cho công nhân viên (CNV) Bảng thanh toán tiền thưởng (03-LĐTL)  Đối với khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (11-LĐTL) - Bảng thanh toán lương, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, tương tự như hình thứTrườngc trả lương theo th ờĐạii gian ở trên. học Kinh tế Huế  Đối với kê khai thuế TNCN: - Doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng hay theo quý đều sử dụng tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu 05/KK-TNCN. 1.2.3.2. Tài khoản sử dụng Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các loại tài khoản sau: SVTH: Nguyễn Thùy Dương 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn  Tài khoản 334 – Phải trả người lao động Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Kết cấu tài khoản 334: Bên nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Bên có: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động. Dư có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Dư nợ: (nếu có, rất cá biệt) Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.  Tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản khác phải trả, phải nộp cho các tổ chức xã hội về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản trích theo lương và khấu trừ vào lương của toàn doanh nghiệp và phản ánh giá trị thừa chủa rõ nguyên nhân chờ xử lý. Kết cấu tài khoản 338: Bên nợ: – KếtTrường chuyển giá trị tài sảĐạin thừa vào học các tài kho Kinhản khác có liêntế quan. Huế - BHXH phải trả công nhân viên. - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. - Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý. - Trả lại tiền đã nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn. - Các khoản đã trả, đã nộp khác. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Bên có: - Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân). - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương nhân viên. - BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù. - Các khoản phải trả, phải nộp khác. Dư có: – BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết; – Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết; – Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán; – Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác; – Số tiền nhận ký cược, ký quỹ chưa trả. Dư nợ: (nếu có) Phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù. Tài khoản 338 có 8 tài khoản cấp 2 – Tài khoản 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết. – Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn. – Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội. – Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế. – Tài khoản 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp (Theo Thông tư 113/2016/TT-BTC). - Phải trả về cổ phần hóa (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC). – TàiTrường khoản 3386 - Nhậ nĐại ký quỹ, kýhọc cược (Theo Kinh Thông tư 113/2016/TTtế Huế-BTC). - Bảo hiểm thất nghiệp (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC). – Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện. – Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn TK 138, 141, 333, 338 TK 334 TK 241, 622, 623, 627, 641, 642 Các khoản khấu trừ vào lương Lương và các khoản phụ cấp phải trả và thu nhập của NLĐ cho NLĐ TK 111, 112 TK 335 Ứng và thanh toán tiền lương, Phải trả tiền lương nghỉ phép của các khoản khác cho NLĐ CNSX (Nếu DN trích trước) TK 511 Khi chi trả lương, thưởng và các TK 353 khoản khác cho NLĐ bằng SP, HH Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phúc lợi TK 3331 Thuế GTGT đầu ra (nếu có) TK 3383 BHXH phải trả CNV TK 3335 Tính thuế TNCN phải nộp Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán các khoản phải trả TK 334 TK 338 TK 622, 623, 627, 641, 642 Phản ánh phần BHXH, BHYT, KCPĐ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, cấp cho người lao động BHTN TK 111,112 TK 334 Nộp BHXH, BHYT, cho cấp Trừ vào lương trên TK 111,112 Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị Nhận tiền KPCĐ cấp bù chi vượt mức Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương SVTH: Nguyễn Thùy Dương 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn TK 111,112 TK 3335 TK 334 Nộp thuế TNCN vào NSNN Thuế TNCN phải nộp của CNV và người lao động khác TK 623, 627, 641, 642,635 Tổng số thù lao phải thanh toán cho cá nhân bên ngoài DN TK 111,112 Số tiền thực trả TK 331 Tổng số thù lao phải thanh toán cho cá nhân bên ngoài có thu nhập cao TK 111,112 Số tiền thực trả Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán thuế TNCN 1.2.3.3. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hàng tháng tính tiền lương phải trả cho công nhân viên và phân bổ cho các đối tương sử dụng. Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641- Chi phí bán hàng TrườngNợ TK 642- Chi phí Đại quản lý doanhhọc nghi Kinhệp tế Huế Có TK 334- Phải trả người lao động + Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng, phúc lợi Nợ TK 353- Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334- Phải trả người lao động + Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ (23,5%) Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp SVTH: Nguyễn Thùy Dương 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 388- Phải trả, phải nộp khác + Khoản trích BHXH, BHYT trừ vào thu nhập của người lao động (10,5%) Nợ TK 334- Phải trả người lao động Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác + Trường hợp chế độ chính quy toàn bộ số trích BHXH phải nộp lên cấp trên. Việc chi tiêu trợ cấp BHXH cho công nhân viên tại doanh nghiệp được quyết toán sau chi phí thưc tế. Nợ TK 138- Phải thu khác Có TK 334- Phải trả người lao động + Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên. Nợ TK 334- Phải trả người lao động Có TK 141- Khấu trừ tiền tạm ứng Có TK 138- Bồi thường thiệt hại mất tài sản + Khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khấu trừ tại nguồn tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 3335- Thuế TNCN + Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập. TrườngNợ TK 623- Chi phí Đạisử dụng máyhọc thi công Kinh tế Huế Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Nợ TK 642- Chi phí quản lý chung Nợ TK 635- Chi phí tài chính Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp Nợ TK 353- Quỹ khen thưởng, phúc lợi SVTH: Nguyễn Thùy Dương 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Có TK 3335- Thuế TNCN Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng + Khi nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384)- Phải trả, phải nộp khác Có TK 111- Nếu bằng tiền mặt Có TK 112- Nếu bằng tiền gửi ngân hàng + Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập. Nợ TK 3335- Thuế TNCN Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng + Tính trợ cấp thôi việc phải trả cho công nhân viên Nợ TK 3524- Dự phòng phải trả khác Có TK 3388- Phải trả, phải nộp khác + Cuối cùng kết chuyển tiền lương cho công nhân viên vắng chưa lĩnh. Nợ TK 334- Phải trả người lao động Có TK 3388- Phải trả, phải nộp khác + Trường hợp số đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH, kể cả số vượt chi lớn hơn số phải trả, phải nộp, khi được cấp bù: Nợ TK 111, 112: Số tiền được cấp bù đã nhận Có TK 388(3382, 3383): Số được cấp bù + Nếu trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. TrườngNợ TK 622- Chi phí Đại nhân công học trực tiế pKinh tế Huế Có TK 335- Chi phí phải trả + Tiền lương thực tế nghỉ phép phát sinh. Nợ TK 335- Chi phí phải trả Có TK 334- Phải trả người lao động SVTH: Nguyễn Thùy Dương 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn + Đối với doanh nghiệp không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp thì tính vào tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thực tế phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334- Phải trả người lao động Tùy theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được ghi trên sổ kế toán phù hợp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thùy Dương 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG THÀNH 2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Hoàng Thành 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Hoàng Thành là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải bằng xe điện đầu tiên tại thành phố Huế. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động. Công ty đã vượt qua khó khăn và tạo được uy tín, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Hoàng Thành Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HOANG THANH TRADING INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt : HTC Địa chỉ: 19/14 Trần Văn Kỷ, Phường Tây Lộc, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 3301463399 Đăng ký lần đầu: ngày 29 tháng 05 năm 2012 Đăng ký thay đổi lần thứ nhất: ngày 15 tháng 08 năm 2012 Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng)  Quá trình phát triển: - Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3301463399 do Phòng đăng ký kinhTrường doanh của Sở Kế Đạihoạch và họcđầu tư T ỉnhKinh Thừa Thiên tế Hu ếHuếcấp lần đầu ngày 29/05/2012, ngày 01/06/2012 Công ty đi vào hoạt động. - Căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư số 31111000241 do Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp lần đầu ngày 09/10/2012 để thực hiện dự án đầu tư: “Đầu tư xe điện đưa đón khách du lịch tham quan Khu di sản văn hóa Huế”, cuối năm 2012 dự án được đưa vào hoạt động. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Theo đó, với tổng vốn đầu tư 14 tỷ đồng, Công ty sẽ mua sắm 30 chiếc ô tô điện, loại xe 8 chỗ ngồi để phục vụ đưa đón khách du lịch tham quan khu vực Đại Nội, quanh khu vực Hoàng thành và các điểm tham quan khu di sản văn hóa Huế. - Ngày 22/08/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cấp quyết định số 4933/UBND- GT về việc cho phép mở rộng hoạt động xe điện vận chuyển khách du lịch ở khu vực bờ Nam sông Hương. Theo đó, Công ty sẽ có thêm 10 xe điện hoạt động tại 27 tuyến ở khu vực bờ Nam sông Hương do Công ty CP Đầu tư Thương mại Hoàng Thành khai thác phục vụ khách du lịch đến các điểm như lăng Tự Đức, đàn Nam Giao, chùa Từ Hiếu, chùa Thiên Mụ, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đường Mai Thúc Loan, chợ Đông Ba và một số điểm du lịch sinh thải, nghỉ dưỡng ở vùng ven TP Huế Đưa thêm vào hoạt động 10 chiếc xe điện là một phần trong Đề án quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 2.1.2. Ngành, nghề kinh doanh - Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ VT bằng xe buýt) - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ - Buôn bán đồ uống - Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh Chi tiết: Mua bán hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ - Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động - Đại lý du lịch - Điều hành tua du lịch - DTrườngịch vụ lưu trú ngắ nĐại ngày học Kinh tế Huế 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2.1.3.1. Chức năng Phục vụ đưa đón khách du lịch tham quan khu vực Đại Nội, quanh khu vực Hoàng thành và các điểm tham quan Khu di sản văn hóa Huế. 2.1.3.2. Nhiệm vụ - Thực hiện các nghĩa vụ, chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Kinh doanh những mặt hàng, ngành nghề đã đăng ký; phục vụ tốt nhu cầu khách hàng và tạo lãi. - Bảo toàn và phát triển vốn, mở rộng mạng lưới kinh doanh. - Thực hiện đúng chế độ kế toán, ghi chép sổ sách, ghi hóa đơn, chứng từ và lập Báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời gian quy định. - Đào tạo, nâng cao nhân viên, đáp ứng nhu cầu thị trường. - Chấp hành tốt công tác an toàn lao động, chăm lo đời sống của nhân viên. - Thực hiện đầy đủ các chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm đúng quy định. - Thực hiện đầy đủ các thủ tục bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty Công ty CP ĐTTM Hoàng Thành được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, trong đó Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất. Tổng Giám đốc chỉ đạo trực tiếp hoạt động kinh doanh và được sự tham mưu giúp đỡ của các trưởng phòng ban. - Tổng Giám đốc: là người đứng đầu, chỉ huy cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Giám đốc điều hành: là người chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra các hoạt động của điều hành lái xe và vé, điều hành kỹ thuật theo đúng kế hoạch hoạt động của công ty. - Điều hành nhân sự: là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ nhân viên lái xe và nhân viên bán vé, thực hiện đúng quy định của công ty, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng; chịu trách nhiệm, tuyển dụng nhân sự trong công ty; cung cấp thông tin về tình hình nhân sự trong công ty cho giám đốc. - ĐiTrườngều hành kỹ thu ậĐạit: quản lý họccác tổ k ỹKinhthuật, giám sáttế và Huếkiểm tra tình trạng hoạt động toàn bộ các thiết bị theo định kỳ; trực tiếp xử lý các lỗi đơn giản, các lỗi yêu cầu cần trình độ kỹ sư chuyên ngành. - Phòng kế toán: Chịu sự quản lý của kế toán trưởng, hạch toán đúng chế độ kế toán, thực hiện chức năng cung cấp thông tin và là công cụ đắc lực cho quản lý, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Giám đốc điều hành Kế toán trưởng Điều Điều hành hành Phòng K toán Nhân sự Kỹ ế thuật Tổ Tổ Tổ lái lái lái T k xe xe xe Tổ ổ ỹ 1 vé thuật Trường2 3 Đại học Kinh tế Huế Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Đầu tư thương mại Hoàng Thành SVTH: Nguyễn Thùy Dương 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán Công ty 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng K toán Kế toán ế Kế toán Thủ quỹ tổng hợp bán hàng lương Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty  Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị, là người có trách nhiệm kiểm soát giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị đồng thời là người tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên.  Kế toán tổng hợp: - Hạch toán, báo cáo định kỳ số liệu kế toán, tổng hợp lên sổ cái, sổ tổng hợp, lập báo cáo tháng, quý, năm. - Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ, tính khấu hao, phân bổ đúng vào đối tượng chịu chi phí và hạch toán. - Lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán.  KếTrường toán bán hàng: Đại học Kinh tế Huế Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ các loại hàng hóa. Theo dõi quá trình bán hàng của Công ty và có trách nhiệm viết hoá đơn GTGT sau khi khách đã thanh toán hoặc đã xác nhận nợ.  Kế toán lương: - Theo dõi các khoản tạm ứng, chi tạm ứng cho nhân viên trong công ty. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Căn cứ vào bảng chấm công của các bộ phận sản xuất để lập bảng tính lương và các khoản trích theo lương, sau đó tiến hành phân bổ các khoản chi phí lương, chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng chế độ kế toán hiện hành. - Xác định, trích lập khoản thuế TNCN của nhân viên trong công ty nếu có. 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty  Chế độ kế toán: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017, Công ty đã áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC thay cho Chế độ Kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 138/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.  Hình thức kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ. Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là phần mềm kế toán bằng Excel. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng kê chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng Chứng từ ghi sổ ký chứng t ghi s ừ ổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng CĐTK Trường ĐạiBáo học cáo kế toánKinh tế Huế Ghi hằng ngày Ghi vào cuối tháng, cuối quý Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó SVTH: Nguyễn Thùy Dương 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.  Các chính sách kế toán áp dụng Niên độ kế toán: từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ). Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: giá gốc Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng. Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. 2.1.6. Tình hình tài chính của Công ty 2.1.6.1.Trường Tình hình tài s ảnĐại và nguồn họcvốn Kinh tế Huế  Về tình hình tài sản: Tổng tài sản có xu hướng tăng lên qua 2 năm. Cụ thể năm 2017 so với năm 2016, tổng tài sản của công ty tăng 2.989.162.523 đồng, từ 6.536.675.974 đồng tăng lên thành 9.525.838.497 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 45,73%. Trong đó khoản mục tiền và tương đương tiền năm 2017 so với năm 2016 tăng 100.387.763 đồng, từ 194.192.381 đồng lên thành 294.580.144, tương ứng tăng SVTH: Nguyễn Thùy Dương 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 51,7%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty ngày càng được đảm bảo, công tác kinh doanh ngày càng thuận lợi nhờ việc tăng lên của số lượng khách hàng. TUy nhiêm, công ty cũng cần xem xét về việc sử dụng tiền mặt hợp lý để đảm bảo tối ưu hóa lợi ích kinh tế. Trong vòng 2 năm, tài sản cố định có xu hướng tăng lên, từ 3.318.028.053 đồng năm 2016 tăng lên thành 4.061.596.325 đồng, tăng 743.568.272 đồng, tương ứng tăng 22.41%. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng trong việc đầu tư vào máy móc, thiết bị để mở rộng quy mô, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy đà phát triển của công ty đang lên. Khoản mục tài sản khác tăng từ 2.123.332.537 đồng tăng lên thành 4.268.539.025 đồng, tăng 2.145.206.488 đồng, tương ứng tăng 101.03%.  Về tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty cũng có xu hướng tăng qua 2 năm 2016 đến 2017. Ở năm 2016 là 6.536.675.974 đồng tăng lên thành 9.525.838.497 đồng ở năm 2017, tăng 2.989.162.523 đồng, tương ứng tăng 45,73% Năm 2017 so với năm 2016, nợ phải trả tăng 2.163.087.771 đồng, từ 1.932.638.778 đồng tăng lên thành 4.095.726.549 đồng, tương ứng tăng 111,92%. Điều này cho thấy để mở rộng quy mô thì công ty đã đẩy mạnh việc đi vay nợ. Việc này thể hiện năng lực tự chủ về tài chính của công ty là thấp. Vốn chủ sở hữu tăng từ 4.604.037.196 đồng lên thành 5.430.111.948 đồng, tăng 826.074.752 đồng, tương ứng 17,94%. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thùy Dương 50
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Bảng 2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty qua hai năm 2016 – 2017 (Đơn vị tính: VNĐ) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2017/2016 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % ± % I. Tiền và các khoản tương đương tiền 194.192.381 2,97 294.580.144 3,09 100.387.763 51,70 II. Đầu tư tài chính 901.123.003 13,79 901.123.003 9,46 0 - III. Các khoản phải thu - - - - - - IV. Hàng tồn kho - - - - - - V. Tài sản cố định 3.318.028.053 50,76 4.061.596.325 42,64 743.568.272 22,41 VI. Bất động sản đầu tư - - - - - - VII. XDCB dở dang - - - - - - VIII. Tài sản khác 2.123.332.537 32,48 4.268.539.025 44,81 2.145.206.488 101,03 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 6.536.675.974 100,00 9.525.838.497 100,00 2.989.162.523 45,73 I. Nợ phải trả 1.932.638.778 29,57 4.095.726.549 43,00 2.163.087.771 11,92 II. Vốn chủ sở hữu 4.604.413.706 70,43 5.430.111.948 57,00 826.074.752 17,94 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 6.536.675.974 100,00 9.525.838.497 100,00 2.989.162.523 45,73 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2017 của Công ty CP ĐTTM Hoàng Thành) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thùy Dương 51
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2.1.6.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm gần như tuyệt đối trong tổng doanh thu, là nguồn thu chủ yếu của công ty. Vì vậy đây là chỉ tiêu quyết định đến tổng doanh thu, sự tăng hay giảm của chỉ tiêu này điều sẽ gây tăng hay giảm đến tổng doanh thu. Năm 2016 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 15.386.808.182 đồng sang năm 2017 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 25.586.622.933 đồng, tăng 11.199.814.751 đồng, tương ứng tăng 172,79%. Bảng 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (Đơn vị tính: VNĐ) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2017/2016 CHỈ TIÊU Giá trị Giá trị ± % 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 15.386.808.182 26.586.622.933 11.199.814.751 172,79 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - 3. Doanh thu thuần 15.386.808.182 26.586.622.933 11.199.814.751 172,79 4. Gía vốn hàng bán 11.400.917.027 19.063.396.647 7.662.479.620 167,21 5. Lợi nhuận gộp 3.985.891.155 7.523.226.286 3.537.335.131 188,75 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.960.169 3.214.545 254.376 108,59 7. Chi phí tài chính - - - - 8. Chi phí bán hàng - - - - 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.333.648.695 6.493.847.391 3.160.198.696 194,80 10. Lợi nhuận thuần 655.202.629 1.032.593.440 377.390.811 157,60 11. Thu nhập khác - - - - 12. Chi phí khác - - - - 13. Lợi nhuận khác - - - - 14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 655.202.629 1.032.593.440 377.390.811 157,60 15. Chi Trườngphí thuế TNDN Đại 131.440.526học Kinh206.518.688 tế Huế75.078.162 157,12 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 523.762.103 826.074.752 302.312.649 157,72 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2017 của Công ty CP ĐTTM Hoàng Thành) Đối với chi phí quản lý kinh doanh, năm 2017 so với năm 2016 có sự biến động lớn về chi phí quản lý kinh doanh, từ 3.333.648.695 đồng ở năm 2016 tăng lên thành 6.493.847.391 đồng ở năm 2017, việc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh là do công ty mở rộng quy mô, lương lao động trong công ty tăng lên. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 52
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Qua việc phân tích khái quát về BCKQKD của công ty, lợi nhuận sau thuế luôn dương có thể thấy được công ty đang kinh doanh có hiệu quả, năm 2017 với sự mở rộng quy mô, công ty kinh doanh hiệu quả hơn năm 2016, tuy nhiên với mục tiêu dài hạn của công ty thì ta có thể thấy được công ty đang có bước phát triển mạnh trong hoạt động kinh doanh của mình. 2.2. Thực trạng thực hiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty 2.2.1. Đặc điểm chung về lao động, công tác quản lý lao động và đặc điểm công tác chi trả lương tại Công ty 2.2.1.1. Đặc điểm và cơ cấu lao động Với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nên lao động là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh. Nhận thức được sự quan trọng của lao động trong việc cung cấp dịch vụ, Công ty rất chú trọng trong việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề lái xe giỏi, đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường. Dưới đây là bảng phân tích tình hình lao động của Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Thành từ năm 2015 đến năm 2017. Qua bảng số liệu ta có thể thấy được công ty đang mở rộng quy mô của mình, năm 2017 số lượng nhân viên tăng lên, số lượng lao động năm 2017 đã tăng 24 người so với năm 2016, từ 41 người tăng lên thành 66 người, tương ứng tăng 60,98%. Lao động trực tiếp chiếm đến tỷ lệ khá cao, chiếm trên 70% tổng số lao động, cụ thể năm 2016 số lao động trực tiếp là 30 người, chiếm 73,17% tổng số lao động, con số này được tăng lên thành 51 người năm 2017 và chiếm 77,27% tổng số lao động. Điều này cho thấy công ty đang có một lực lượng lao động hùng hậu đáp ứng nhu cầu hoạt độngTrường của công ty. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thùy Dương 53
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Bảng 2.3. Tình hình lao động Công ty qua hai năm 2016 – 2017 Đơn vị tính: Người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2017/2016 Chỉ tiêu Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số +/- (%) lượng (%) lượng (%) lượng Tổng số lao động 41 100 66 100 25 60,98 1. Theo tính chất lao động - Lao động trực tiếp 30 73,17 51 77,27 21 70,00 - Lao động gián tiếp 11 26.83 15 22,73 4 33,36 2. Theo giới tính - Nữ 26 63.41 42 63,64 16 61,54 - Nam 15 36.59 24 36,36 9 60,00 Lao động nữ chiếm hơn 60% trong tổng số lao động công ty. Cụ thể năm 2016 số lao động nữ là 26 người ứng với 63,41% trong tổng số lao động, năm 2017 số lao động nữ là 42 người ứng với 63,64%, tăng 16 người, tương ứng tăng 61,54%, cho thấy để đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, công ty chủ yếu tuyển dụng lao động nữ, trong khi đó lao động nam tăng 9 người, tương ứng với tốc độ tăng là 60,00%, từ 15 người ở năm 2016 lên thành 24 người ở năm 2017, nguyên nhân của sự tăng này là do công ty đã mở rộng thêm quy mô, cần thêm lao động nam nên tuyển nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu công việc. 2.2.1.2. Công tác quản lý lao động Công ty quản lý lao động thông qua việc theo dõi, ghi chép số lượng, thời gian và kết quả kinh doanh của nhân viên, cụ thể:  HoTrườngạch toán số lượng laoĐại động: học Kinh tế Huế Tuyển dụng: theo nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty tiến hành tuyển dụng lao động để đáp ứng yêu cầu. Thử việc: – Đối với nhân viên lái xe: yêu cầu có bằng lái xe B2 trở lên và có tay nghề, kinh nghiệm xử lý các tình huống trong khi di chuyển, có thể tuyển dụng ngay hoặc thử việc 1 tuần. SVTH: Nguyễn Thùy Dương 54