Khóa luận Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập doanh nghiệp tại công ty Cổ phần Dệt may Huế

pdf 145 trang thiennha21 26/04/2022 5732
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập doanh nghiệp tại công ty Cổ phần Dệt may Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_thue_gia_tri_gia_tang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập doanh nghiệp tại công ty Cổ phần Dệt may Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế CAO THỊ BÍCH NGỌC Niên khóa: 2014 - 2018
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Cao Thị Bích Ngọc ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: K48B KTDN Niên khóa: 2014 – 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, 05/2018 SVTH: Cao Thị Bích Ngọc
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Trải qua thời gian Lhọờc tậip Cámtại TrườngƠ Đạni Học Kinh Tế Huế, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô giáo. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, với tất cả sự trân trọng, cho phép tác giả được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến: Các thầy cô giáo Trư– ờng Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kế Toán Kiểm Toán đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo Phạm Thị Bích Ngọc, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú, các anh chị ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu cần thiết cho tác giả trong quá trình thực tập tại Công ty. Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã cổ vũ, động viên tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức vàTrường năng lực bản Đại thân còn học hạn ch Kinhế, kinh nghi tếệm Huế thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2018 CaoSinh Th ịviênBích th Ngựcọ chiện SVTH: Cao Thị Bích Ngọc
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu: 2 6. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.4 1.1 Tổng quan về Thuế 4 1.1.1 Khái niệm 4 1.1.2 Đặc điểm 5 1.1.3 Chức năng của thuế 5 1.2 Thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập doanh nghiệp 7 1.2.1 Thuế Giá trị gia tăng 7 1.2.2 Thuế Thu nhập doanh nghiệp 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG,Trường THUẾ THU NH ẬĐạiP DOANH học NGHI ỆKinhP TẠI CÔNG tế TY Huế CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 37 2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 37 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 37 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh 38 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 39 SVTH: Cao Thị Bích Ngọc
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế 39 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán Công ty Cổ phần Dệt May Huế 43 2.1.6. Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế qua 3 năm (2015-2017) 47 2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Cố Phần Dệt May Huế 56 2.2.1 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT 56 2.2.2 Thuế Thu nhập doanh nghiệp 99 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN DỆT MAY HUẾ 120 3.1 Đánh giá về tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty 120 3.1.1 Đánh giá chung về công tác tổ chức kế toán tại công ty 120 3.1.2 Đánh giá về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty 122 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 127 1. Kết luận 127 2. Kiến nghị 128 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 47 giai đoạn 2015-2017 47 Bảng 2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2015-2017 51 Bảng 2.3 . Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2015-2017 54 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC BIỂU Biểu số 2.1 Hóa đơn GTGT số 0004904, ngày 15/12/2017 61 Biểu số 2.2 Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào tháng 12/2017 63 Biểu 2.3 Sổ cái TK 1331 tháng 12 năm 2017 nghiệp vụ 1 64 Biểu số 2.4 Sổ chi tiết TK 1331 tháng 12 năm 2017 nghiệp vụ 1 65 Biểu số 2.5 Hợp đồng kinh tế số 25 67 Biểu số 2.6 INVOICE #21755497 68 Biểu số 2.7 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) 69 Biểu số 2.8 Sổ cái TK 33312 Thuế GTGT hàng Nhập khẩu nghiệp vụ 2 71 Biểu số 2.9 Sổ chi tiết TK 33312 nghiệp vụ 2 72 Biểu 2.10 Giấy nộp tiền vào Kho bạc nhà nước 73 Biểu số 2.11 : Hóa đơn tiền điện tháng 12/2017 75 Biểu số 2.12 Sổ cái TK 1331 khi nhập nghiệp vụ 3 77 Biểu số 2.13 Sổ chi tiết TK 1331 sau khi nhập nghiệp vụ 3 78 Biểu số 2.14 Hóa đơn GTGT bán ra trong nước số 0000788 Nghiệp vụ 1 81 Biểu số 2.15 Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra tháng 12/2017 82 Biểu số 2.16 Sổ cái TK 3331 khi nhập nghiệp vụ bán hàng 1 84 Biểu số 2.17 Sổ chi tiết TK 3331 khi nhập nghiệp vụ bán hàng 1 85 Biểu số 2.18 Commercial Invoice nghiệp vụ bán hàng 2 87 Biểu số 2.19 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan) 88 Biểu 2.20 Tờ khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT) 93 Biểu số 2.21 Giấy đề nghị hoàn trả thu ngân sách nhà nước 97 Biểu số Trường2.22 Quyết định về Đạiviệc hoàn họcthuế GTGT Kinh tế Huế 98 Biểu số 2.23 Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 103 Biểu số 2.24 Tờ khai quyết toán thuế TNDN 109 Biểu số 2.25 Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước 114 Biểu số 2.26 Giấy đề nghị chi tiền nộp thuế TNDN 2017 116 Biểu số 2.27 Sổ cái TK 3334 118 Biểu số 2.28 Sổ chi tiết TK 3334 119 SVTH: Cao Thị Bích Ngọc
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Kế toán thuế GTGT đầu vào Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế GTGT đầu ra Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 36 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế 42 Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế năm 2018 44 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính 45 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Giao diện khởi động phần mềm kế toán Bravo 7.0 62 Hình 2.2 Giao diện phần mềm kế toán Bravo 7.0 62 Hình 2.3 Màn hình nhập liệu nghiệp vụ 2 trên phần mềm Kế toán Bravo 7.0 70 Hình 2.4 Màn hình nhập liệu Nghiệp vụ 2: Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu 74 Hình 2.5 Màn hình nhập nghiệp vụ 3 vào phần mềm kế toán Bravo 7.0 76 Hình 2.6 Màn hình nghiệp vụ bán hàng 1 vào phần mềm kế toán Bravo 7.0 83 Hình 2.7 Màn hình nhập liệu nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu 89 Hình 2.8 Giao diện phần mềm HTKK 3.8.2 91 Hình 2.9 : Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào 92 Hình 2.10 : Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào 93 Hình 2.11 Báo có Ngân hàng về việc Hoàn thuế GTGT T12/2017 99 Hình 2.12 Giao diện phần mềm HTKK 3.8.2 104 Hình 2.13 Tờ khai quyết toán thuế TNDN trên phần mềm HTKK 3.8.2 105 Hình 2.14 Giấy báo nợ ngân hàng Nộp thuế TNDN 2017 117 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp TC –KT Tài chính – kế toán HĐKD Hoạt động kinh doanh HHDV Hàng hóa dịch vụ HTKK Hỗ trợ kê khai NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TNCT Thu nhập chịu thuế TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNTT Thu nhập tính thuế TSCĐ Tài sản cố định Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự ra đời của thuế là một điều mang tính tất yếu, bởi nó gắn liền với sự phát triển và tồn tại của Nhà nước. Đối với các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Còn đối với những quốc gia như Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Thuế thì thuế chiếm tỷ trọng lớn tầm 90% Ngân sách nhà nước, đặc biệt là thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp. Trong đó thuế GTGT được xem là loại thuế tiến bộ nhất trong tất cả các loại thuế và nó có vai trò to lớn trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Trong tiến trình hội nhập, thì thuế lại có vị trí to lớn trong chiến lược toàn cầu hóa, vì thế công tác quản lý thuế không chỉ trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia mà nó còn là vấn đề quan trọng thiết yếu của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, luật thuế luôn có nhiều thay đổi mới để phù hợp với nền kinh tế hiện nay cũng như tạo ra sự tiến bộ tích cực của nó đối với nền kinh tế. Công ty cố phần Dệt may Huế từ khi thành lập đến nay luôn đi đầu trong hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất khu vực Thừa Thiên Huế. Những sản phẩm công ty bán ra không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước và cả quốc tế. Trong quá trình thực tập tại công ty, dưới sự giúp đỡ tận tình của chị kế toán thuế tôi đã có cơ hội tìm hiểu quá trình làm việc thực tế của một kế toán viên, từ đó giúp tôi hiểu hơn về thực tiễn công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là kế toán thuế GTGT và thuế TNDN. Qua đó tôi thấy được những lý thuyết mình học được vận dụng vào trong thực tế như thế nào. Đồng thời cũng nhận ra được những mặt hạn chế trong công tác kế toán thuế tại đơn vị. Nhận thức đưTrườngợc vấn đề và mong Đạimuốn đư ợhọcc nâng cao Kinh hơn nữa ki ếtến th ứHuếc và kĩ năng trong công việc, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Thực trạng công tác Kế toán Thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập doanh nghiệp tại công ty Cổ phần Dệt may Huế” 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục tiêu chung hệ thống hóa lại kiến thức về thuế và công tác Kế toán thuế Giá trị gia tăng, và Thu nhập doanh nghiệp để làm khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu chung, để làm rõ nó cần phải đạt các mục tiêu cơ sở sau đây: SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Tìm hiểu công tác kê khai, hạch toán về thuế GTGT và TNDN tại công ty CP Dệt may Huế Nhận xét về những ưu điểm cũng như những hạn chế để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Kế toán thuế GTGT và TNDN tại công ty CP Dệt may Huế 3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng Kế toán thuế GTGT và TNDN tại công ty CP Dệt may Huế 4. Phạm vi nghiên cứu +Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại công ty CP Dệt may Huế, được giới hạn trong các thông số, tài liệu của công ty và các phòng ban liên quan + Phạm vi thời gian : Nghiên cứu tình hình tổng quan của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây (2015 – 2016 – 2017). Nghiên cứu thực trạng công tác Kế toán thuế GTGT quý IV/2017 và TNDN năm 2017. + Phạm vi nội dung: Công tác kế toán Thuế GTGT và TNDN tại công ty CP Dệt may Huế 5. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu và các tài liệu liên quan: phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các chứng từ, sổ sách liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, gắn với việc thực hiện công tác kế toán thuế, gồm có các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này đƣợc sử dụng để nghiên cứu các tài liTrườngệu có liên quan đ ếnĐại đề tài: tham học khảo tKinhại thư viện tr ưtếờng , Huếtìm hiểu thông qua các văn bản Luật, Thông tư Từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế và kế toán thuế, đồng thời làm cơ sở cho việc thu thập các tài liệu cần thiết phục vụ làm đề tài. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về tình hình doanh nghiệp, về công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN cũng như làm rõ những thắc mắc trong quá trình thu thập thông qua việc trao đổi trực tiếp SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc với kế toán trưởng và kế toán phần hành khác. Phương pháp này được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình lao động, tài sản - nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở tính toán số liệu trong khoảng thời gian từ quá khứ đến nay, cụ thể là từ năm 2015 - 2017. Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để xử lý và phân tích số liệu: So sánh, phân tích tình hình lao động, tài sản - nguồn vốn, kết quả kinh doanh. Tiến hành xử lý, tổng hợp số liệu đối chiếu lý thuyết với thực tế để đưa ra nhận xét về công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty. Phương pháp kế toán: Thu thập các chứng từ kế toán để chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra tại doanh nghiệp; ghi nhận, hạch toán theo các tài khoản đối ứng vào sổ kế toán có liên quan từ đó đối chiếu khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ cũng như phân tích, xử lý số liệu sử dụng trong phần thực trạng kế toán thuế GTGT và thực trạng thuế TNDN 6. Kết cấu đề tài Ngoài mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu ChươngTrường I: Cơ sở lý lu ậĐạin về công học tác Kế toán Kinh Thuế GTGT tế và TNDNHuế Chương II: Thực trạng công tác Kế toán Thuế GTGT và TNDN tại công ty CP Dệt may Huế Chương III: Một số đánh giá và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Kế toán Thuế GTGT và TNDN tại công ty CP Dệt may Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về Thuế 1.1.1 Khái niệm Thuế ra đời cùng với sự ra đời và tồn tại của nhà nước, thuế đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, do đó khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện. Theo Các Mác thì: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước” (Các Mác, Ăng-ghen Tuyển tập, Tập 2, Nxb. Sự thật, HN, 1961). Trên góc độ phân phối thu nhập: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (NSNN), để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Trên góc độ người nộp thuế: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại”. Trên góc độ kinh tế học: “Thuế là biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thTrườngực hiện các chức năng Đại kinh t ế-họcxã hội củ aKinh Nhà nước”. tế Huế Qua phân tích, tìm hiểu những cách nhìn nhận về thuế của các học giả cũng như theo các góc độ khác nhau thì theo quan niệm của cá nhân có thể nhận thức chung về thuế như sau: “Thuế là một khoản thu của NSNN mà các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải nộp theo Luật định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chi tiêu công cộng”. (Giáo trình Thuế 1, Đồng chủ biên TS. Lê Quang Cường & TS Nguyễn Kim Quyến, 2016). SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.1.2 Đặc điểm Thuế có những thuộc tính tương đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và biểu hiện thành những đặc trưng riêng của nó, qua đó giúp ta phân biệt thuế với các công cụ khác. Những đặc điểm đó là: (Giáo trình Thuế 1, Đồng chủ biên TS. Lê Quang Cường & TS Nguyễn Kim Quyến, 2016).  Tính bắt buộc Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt thuế với các hình thức động viên tài chính khác của nhà nước. Đặc điểm này cho thấy rõ những nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt – việc động viên mang tính bắt buộc của nhà nước. Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế là một phương thức phân phối của nhà nước, theo đó một bộ phận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế, mà hành động đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ của người dân.  Tính không hoàn trả trực tiếp Tính không hoàn trả trực tiếp của thuế được biểu hiện ở chỗ: thuế đươc hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng của nhà nước. Sự không hoàn trả trực tiếp đươc thể hiện cả trước và sau thu thuế. Trước khi nộp thuế, nhà nước không cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế.  Tính pháp lý cao ThuTrườngế là một công cụ tàiĐại chính có học tính pháp Kinh lý cao, được quytếế t Huếđịnh bởi quyền lưc chính trị của nhà nước và quyền lực ấy đươc thể hiện bằng pháp luật. 1.1.3 Chức năng của thuế Theo Giáo trình Thuế 1, Đồng chủ biên TS. Lê Quang Cường & TS Nguyễn Kim Quyến, 2016: SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc  Chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước Ngay từ lúc phát sinh, thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện đông viên nguồn lực cho ngân sách nhà nước. Nhờ chức năng này mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được hình thành, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất chó sự tồn tai và hoạt động của nhà nước. Chức năng tạo ra những tiền đề để nhà nước tiến hành phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm của xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hôi. Thuế là một nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất cho ngân sách nhà nước.  Chức năng điều tiết kinh tế Chức năng điều tiết kinh tế của thuế được thực hiên thông qua viêc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế, sử dụng linh hoạt các ưu đãi và miễn giảm thuế. Trên cơ sở đó, nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, phù hợp lợi ích xã hội. Như vậy, bằng cách điều tiết và kích thích, chức năng điều tiết kinh tế của thuế đã được thực hiện. Giữa các chức năng huy động nguồn lực tài chính và điều tiết kinh tế có mối liên hệ với nhau. Chức năng huy động tài chính quy định sự tác động và phát triển cho chức năng điều tiết kinh tế và ngược lại. Chức năng huy động tài chính tăng lên đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước giúp nhà nước tác động một cách sâu rộng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Điều này tạo tiền đề tăng thêm thu nhập cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Cùng với sự thống nhất đó, giữa hai chức năng này của thuế cũng không loại trừ những mâuTrường thuẫn. Sự tăng cưĐạiờng ch ứchọc năng huy Kinh động tài chính tế làm Huế cho mức thu nhập của nhà nước tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với việc mở rộng khả năng của nhà nước trong việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế. Mặt khác, việc tăng cường chức năng huy động nguồn lực quá mức sẽ tạo gánh nặng thuế và hậu quả của nó là giảm động lực phát triển kinh tế và gây xói mòn vai trò điều tiết kinh tế. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.2 Thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập doanh nghiệp 1.2.1 Thuế Giá trị gia tăng 1.2.1.1 Căn cứ pháp lý Căn cứ luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008; Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn chi tiết thi hành luật thuế GTGT và Nghị định 209/2013/ NĐ-CP; Thông tư 219/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 219/2013/TT-BTC và thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính; Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính. 1.2.1.2 Khái niệm Theo quy định điều 02, Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 03/06/2008: “ Thuế Giá trị gia tăng là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng” Như vậy có thể hiểu, thuế GTGT tính trên phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm thì tổ chức, doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT. Thuế GTGT là một loại thuế tiên tiến của nước ta, đã khắc phục được hiện tượng thuế chồng lên thuế của thuế doạnh thu. 1.2.1.3 Đặc điểm ThuTrườngế gián thu: Đối tư Đạiợng nộp thuhọcế là tổ chKinhức, cá nhân tế sản xuHuếất kinh doanh và người chịu thuế là người tiêu dùng. Thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn: Thuế đánh vào tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, nó chỉ đánh vào giá trị tăng thêm. Tính trung lập: Thuế không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà đơn thuần là một khoản cộng thêm vào giá bán cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Lũy thoái so với thu nhập: Dù người có thu nhập cao hay thấp thì đều chịu một mức thuế giống nhau nếu mua cùng một loại hàng hóa dịch vụ. 1.2.1.4 Vai trò  Thuế GTGT không gây ra hiện tượng thuế trùng thuế giúp cho giá cả hàng hóa dịch vụ được xác định hợp lý và chính xác hơn. Góp phần ổn định giá cả, khuyến khích và mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hóa.  Thuế GTGT góp phần hình thành khoản thu ổn định cho ngân sách nhà nước.  Thuế GTGT áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và được khấu trừ hoặc hoàn lại số thuế GTGT của các yếu tố đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá bán đẩy mạnh xuất khẩu.  Thuế GTGT góp phần tăng cường công tác hạch toán kế toán, thúc đẩy việc mua bán có đầy đủ hóa đơn chứng từ. 1.2.1.5 Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, nộp thuế GTGT  Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT. (Trích từ Điều 3 của luật 13/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008 )  Đối tượng không chịu thuế Gồm có 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định theo Điều 5 luật 13/2008/QH12 hiệu lực từ ngày 01/01/2009 như sau: - Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm trồng rừng), chăn nuôi, thủy sản, đánh bắTrườngt chưa qua chế bi ếĐạin thành cáchọc sản ph Kinhẩm khác ho ặtếc ch ỉ Huếqua sơ chế thông thường. - Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, - Tưới tiêu, cày bừa, nạo vét kênh, mương phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối I ốt (thành phần chính NaCl). - Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. - Chuyển quyền sử dụng đất. - Bảo hiểm: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm người học và các dịch vụ bảo hiểm liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; tái bảo hiểm. - Hoạt động tài chính bao gồm dịch vụ cấp tín dụng, hoạt động cho vay riêng lẻ, kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn, bán nợ, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ tài chính phát sinh, - Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi. - Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ. - Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên cây xanh, đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. - Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội. - DTrườngạy học, dạy nghề theoĐại quy đ ịnhhọc của pháp Kinh luật. tế Huế - Phát sóng truyền thanh truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước - Xuất bản, nhập khẩu và phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số, tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, in tiền. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ. - Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hoá nghệ thuật, công trình văn hoá nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng, nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân và vốn viện trợ nhân đạo. - Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong nội thành, nội thị. - Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra Nhà nước do Nhân sách Nhà nước cấp phát kinh phí. - Tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sạch do các tổ chức, cá nhân tự khai thác để phục vụ sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. - Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. - Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ, đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, hàng mang theo người theo tiêu chuẩn hành lý miễn thuế. Hàng hoá bán cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho người Việt Nam. - Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu, tái xuất Trườngkhẩu và hàng tạm xuĐạiất khẩu, táihọc nhập kh Kinhẩu. tế Huế - Vận tải quốc tế, hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài. - Chuyển giao công nghệ, phần mềm máy tính. - Dịch vụ bưu chính viễn thông và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác. - Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa chế biến thành những sản phẩm khác, quy định cụ thể dưới đây như dầu thô, đá phiến, cát, đất hiếm, đá quý, quặng Mangan, quặng thiếc, quặng sắt, quặng Crôm - mít, quặng Êmêtít, quặng Apatít, - Sản phẩm là bộ phận nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận của người bệnh như nạng xe, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật. - Hàng hoá, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.  Đối tượng nộp thuế Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế Giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế Giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu). (Trích từ Điều 4 của luật 13/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008 ) 1.2.1.6 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT  Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất Thuế GTGT = Giá tính thuế * Thuế suất TrongTrường đó: Đại học Kinh tế Huế Giá tính thuế GTGT được xác định tùy theo hàng hóa dịch vụ, cụ thể một số loại hàng hóa dịch vụ phổ biến như sau ( Căn cứ điều 7, chương II, Thông tư 219/2013 TT- BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT): - Đối với hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước bán ra: giá tính thuế là giá chưa có thuế ghi trên hóa đơn SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Giá tính thuế là giá đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT - Đối với hàng hóa chịu thuê bảo vệ môi trường : Giá tính thuế là giá đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT - Đối với hàng hóa vừa chịu thuế bảo vệ môi trường vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Giá tính thuế là giá đã có thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hóa dịch vụ có hóa đơn đặc thù như vé xe, vé tàu, tem bưu chính, vé xổ số kiến thiết, Giá tính thuế là giá đã có thuế / (1 + thuế suất) - Đối với hàng hóa nhập khẩu: Giá tính thuế là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt. Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. - Đối với hàng hóa dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, trả thay lương cho người lao động: Giá tính thuế là giá của hàng hóa dịch vụ tương đương tại thời điểm phát sinh. - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm : Giá tính thuế là giá bán trả ngay, giá trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm lãi trả góp, trả chậm. - Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng: Giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ hoạt động này chưa bao gồm thuế GTGT. Thuế suất gồm 3 mức 0%, 5%, 10% được quy định các trường hợp cụ thể áp dụng cácTrường mức thuế suất tạĐạii Điều 9, học 10, 11 chương Kinh II Thông tế tư Huế 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT - Thuế suất 0%: Áp dụng đối với HH, DV xuất khẩu; hoạt động xây lắp, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan, vận tải quốc tế; HH thuộc diện không chịu thuế GTGT khi Xuất khẩu (trừ các trường hợp không áp dụng thuế suất 0%). - Thuế suất 5%: Áp dụng cho HH, DV thiết yếu cho đời sống và sản xuất. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Thuế suất 10%: Áp dụng cho HH, DV chịu thuế GTGT không nằm trong mức 0% và 5%.  Thời điểm xác định thuế GTGT - Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyên giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. - Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. - Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền - Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền - Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng kí tờ khai hải quan. Và một số trường hợp khác theo điều 8, chương II, thông tư 219/2013/TT-BTC  Phương pháp tính thuế GTGT (1) Phương pháp tính thuế đối với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong nước. Gồm hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Nhưng tại đơn vị thực tập chỉ áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT nên đề tài chỉ trình bày cơ sở lý luận về phương pháp này. Đối tượng áp dụng phương pháp thuế là cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán,Trường hóa đơn, chứng Đạitừ theo quy học định cu ảKinhpháp luật v ềtếkế toán, Huế hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. (Khoản 2, Điều 11, Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12) Bao gồm: Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên và đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp). SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hàng hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay. Thuế phải nộp được xác định như sau: TrongThuế đó:GTGT phải nộp= Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng; Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12. (2) Phương pháp tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu Thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu được kê khai, tính thuế theo từng lần NK. Thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai Hải quan. Thuế GTGT phải nộp = Số lượng NK * Giá tính thuế GTGT * Thuế suất Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế NK + Thuế NK (nếu có) + Thuế TTĐB (nếu có) + Thuế BVMT (nếu có) 1.2.1.7 KhTrườngấu trừ thuế Đại học Kinh tế Huế Theo Khoản 1, Điều 12, Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12; cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau: Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ; SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ; Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ; Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót. Theo Khoản 2, Điều 12, Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau: Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu; Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên; Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b Khoản 2, Điều 12, Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bánTrường hàng hoá, dịch v ụ,Đại chứng t ừhọcthanh toán Kinh qua ngân hàng, tế tờHuếkhai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu. Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.1.8 Kê khai, nộp thuế và hoàn thuế  Kê khai thuế  Doanh nghiệp phải xác định được mình kê khai theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp, kê khai theo quý hay theo tháng. Kể từ ngày 15/11/2014, theo Điều 15, thông tư 151/2014/TT-BTC quy định: Kê khai thuế GTGT theo quý áp dụng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hóa dịch vụ của năm trước liền kề 50 tỷ  Hồ sơ khai thuế GTGT gồm Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ gồm : Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ( chỉ cần nộp tờ khai, không cần nộp các phụ lục kèm theo ( Theo điều 5, luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực 01/01/2015)  Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT Kê khai thuế GTGT theo quý: Chậm nhất ngày 30 của quý tiếp theo Kê khai thuế GTGT theo tháng: Chậm nhất ngày 20 của tháng tiếp theo  Nộp thuế Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuTrườngế, thời hạn nộp thu ếĐạilà thời h ạhọcn ghi trên thôngKinh báo củ atế cơ quan Huế thuế.  Hoàn thuế Điều kiện hoàn thuế GTGT:  Là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ  Đã được cấp giấy phép đăng kí doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc  Có con dấu theo quy định pháp luật  Lập và lưu giữ theo sổ kế toán, chứng từ kế toán theo đúng quy định của pháp luật về kế toán  Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ quan kinh doanh Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế GTGT đầu vào đã đề nghi hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp theo ( Theo Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC)  Các trường hợp được hoàn thuế GTGT Theo điều 13, Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhấTrườngt, chia, tách, giải th Đạiể, phá sả n,học chấm d ứKinht hoạt động cótế số thuHuếế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.1.9 Kế toán thuế Giá trị gia tăng  Kế toán thuế GTGT đầu vào  Chứng từ sử dụng  Hóa đơn GTGT số 01/GTKT 3LL  Hóa đơn chứng từ đặt thù  Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (Mẫu 01-2/ GTGT)  Bảng phân bổ thuế GTGT khấu trừ tháng (Mẫu 01-4A/GTGT)  Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu  Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài  Tài khoản sử dụng Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ  Sổ sách sử dụng  Sổ theo dõi thuế GTGT  Sổ cái TK 133  Sổ chi tiết TK 1331, 1332  Kết cấu TK 133 Nợ Có - SDĐK: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, hoàn lại cuối kỳ - Số thuế GTGT đầu vào phát sinh - Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. Trường Đại họcThuế GTGTKinh đầu vào tế của hHuếàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá SDCK: Thuế GTGT còn được khấu trừ, hoàn lại cuối kỳ. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế. - Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.  Nguyên tắc hạch toán TK 133 được sử dụng cho đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai, khấu trừ với thuế GTGT đầu ra của tháng đó, nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra phải nộp thì khấu trừ theo số nhỏ hơn, số còn lại được khấu trừ tiếp ở kỳ sau. Nếu sau 3 kỳ liên tiếp không khấu trừ hết thì Ngân sách sẽ hoàn thuế  Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.1 Quy trình hạch toán kế toán thuế GTGT đầu vào SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc  Kế toán thuế GTGT đầu ra  Chứng từ sử dụng  Hóa đơn GTGT (Mẫu 01-2/GTKT 3LL)  Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu 01-1/GTGT)  Phiếu xuất kho  Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ  Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý  Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của kinh doanh xây dựng lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh ( Mẫu 01-5/GTGT)  Tài khoản sử dụng Để theo dõi thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng tài khoản 3331.  Sổ sách sử dụng  Sổ cái tài khoản 333  Sổ chi tiết tài khoản 33311, 33312  Sổ theo dõi thuế GTGT  Kết cấu tài khoản 331 Nợ Có SDĐK: Số thuế GTGT đã nộp thừa đầu Số thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ kỳ Khấu trừ thuế GTGT Nộp thuế GTGT vào NSNN Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ Được miễn giảm thuế Thuế TrườngGTGT bán hàng b ị trảĐại lại học Kinh tế Huế SDCK: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào Số thuế GTGT còn phải nộp vào cuối kỳ NSNN TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc  Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.2 Quy trình hạch toán kế toán thuế GTGT đầu ra 1.2.2 Thuế Thu nhập doanh nghiệp Căn cứ Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008; Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính Trường Đại học Kinh tế Huế 1.2.2.1 Khái niệm Thuế TNDN là loại thuế trực thu, còn gọi là thuế thu nhập công ty ở nhiều quốc gia. Đối tượng của thuế TNDN là thu nhập của tổ chức kinh doanh được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc hình thành doanh thu đó (Giáo trình Thuế 1, Đồng chủ biên TS. Lê Quang Cường & TS Nguyễn Kim Quyến, 2016) SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Theo VAS 17, “Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành”. Chi phí thuế TNDN (hoặc thu nhập thuế TNDN) là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. Theo VAS 17, chi phí thuế TNDN hoãn lại là thuế TNDN sẽ phải nộp/thu trong tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Chi phí thuế TNDN hoãn lại được tính bằng tài sản thuế thu nhập hoãn lại nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả. 1.2.2.2 Đặc điểm  Thuế TNDN là thuế trực thu, là hình thức thu thuế có địa chỉ, người nộp thuế được quy định rõ ràng.  Thuế TNDN thu vào thu nhập chịu thuế cuả người nộp thuế, nên mức động viên vào ngân sách nhà nước chịu sự tác động trực tiếp từ kết quả kinh doanh của người nộp thuế.  Thuế TNDN điều tiết trực tiếp thu nhập, do đó tác động đến lợp ích kinh tế của người nộp thuế, tác động đến khả năng tái đầu tư.  Thuế TNDN có tính ổn định nhằm tạo một môi trường ổn định cho đầu tư. 1.2.2.3 Vai trò  Là nguồn thu quan trọng của Ngân sách nhà nước Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng đưTrườngợc mở rộng, hiệu quĐạiả kinh doanhhọc ngày Kinhcàng cao sẽ ttếạo ra Huếnguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN  Thuế TNDN là công cụ quan trọng điều tiết nền kinh tế vĩ mô Nhà nước ban hành pháp luật về thuế TNDN áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng không phải nộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của nhà nước đối với sự phát triển của một lĩnh vực ở một vùng nào đó Nhà nước đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích của nhà nước.  Thuế TNDN bao quát và điều tiết hầu hết các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của doanh nghiệp  Thuế TNDN là công cụ của nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội. Thuế TNDN áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không những đảm bảo công bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về chiều dọc Hệ thống thuế TNDN được coi là công bằng theo chiều ngang: Nếu các doanh nghiệp trong cùng một ngành, một lĩnh vực như nhau thì chịu một mức thuế suất như nhau Hệ thống thuế TNDN được coi là công bằng theo chiều dọc: Nếu cùng một ngành đó nhưng doanh nghiệp muốn đạt lợi nhuận nhiều hơn thì phải nộp thuế TNDN nhiều hơn và ngược lại 1.2.2.4 Đối tượng chịu thuế, nộp thuế TNDN Thuế TNDN là thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế TNDN số14/2008/QH10Trường (sau đây gĐạiọi là doanh học nghiệp), Kinhbao gồm: tế Huế  Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;  Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;  Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;  Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc  Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế TNDN số14/2008/QH10 phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:  Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;  Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;  Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;  Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:  Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;  Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; TrườngCơ sở cung cấp dị chĐại vụ, bao ghọcồm cả d ịchKinh vụ tư vấn thôngtế quaHuế người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác;  Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;  Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.2.5 Căn cứ và phương pháp tính thuế Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất thuế TNDN Trong đó, thuế suất thuế TNDN bao gồm:  Thuế suất phổ thông 20%: áp dụng cho các thành phần kinh tế  Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với các dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư  Thuế suất đặc biệt ( từ 35%-50%): áp dụng cho các doanh nghiệp khai thác, tìm kiếm dầu khí, tài nguyên quý hiếm Phương pháp tính thuế Nguyên tắc chung Kì tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Trường hợp doanh nghiệp đã áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kì tính thuế được áp dụng theo năm dương lịch Kì tính thuế đầu tiên ( DN mới thành lập) và kì tính thuế năm cuối cùng (DN chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) có thời hạn ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kì tính thuế năm tiếp theo (Đối với DN mới thành lập) hoặc kì tính thuế năm trước đó (DN chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) Tạm nộp thuế theo quý, một năm 04 lần và 01 lần quyết toán cho cả năm. TrườngPhương pháp tính thuĐạiế học Kinh tế Huế Thuế TNDN trong kì phải nộp = Thu nhập tính thuế trong kì tính thuế * Thuế suất thuế TNDN Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học công nghệ thì thuế TNDN phải được xác định như sau: SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Quỹ KHCN) * Thuế suất thuế TNDN Quỹ KHCN = 10% Thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế = thu nhập chịu thuế - thu nhập được miễn thuế - các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - các khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh + thu nhập khác (kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kì Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền và được xác định cụ thể như sau: - Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT - Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước trong nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. - Doanh thu được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp có doanh thu ngoại tệ thì phải quy đổi đồng ngoại tệ thành đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp có mở tài khoản. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được xác định: - Đối với hàng hóa bán theo phương pháp trả góp thì được xác định theo giá bán hàng hóaTrường trả tiền một lần, khôngĐại bao ghọcồm tiền lãi Kinh trả chậm. tế Huế - Đối vối hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra dùng để trao đổi; biếu tặng; tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của hàng hóa dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu tặng, tiêu dùng nội bộ. - Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, vật liệu phụ, và chi phí khác phục vụ cho việc gia công. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Đối với cơ sở kinh doanh nhận làm đại lý, ký gửi hàng bán theo đúng giá quy định của cơ sở kinh doanh giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng. - Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về thuê tài chính phát sinh trong kì tính thuế. - Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kì tính thuế. - Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là số tiền ghi trên hóa đơn GTGT. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày xác nhận chỉ số công tơ điện và được ghi nhận trên hóa đơn tính tiền điện, nước sạch. Thời điểm xác nhận doanh thu - Đối với hoạt động bán hàng là thời điểm chuyển giao quyển sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua - Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ - Trường hợp lập hóa đơn trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hóa đơn. - Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua. Chi phí hợp lý được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu áp dụng đủ các điều kiện sau: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh - Khoản chi có đủ hóa đơn chứng từ, hợp pháp theo quy định doanh nghiệp - KhoTrườngản chi nếu có hóa Đại đơn GTGT học từng l ầKinhn có giá trị t ừtế20 tri Huếệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán hoặc chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: - Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định khoản chi được trừ, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và hỏa hoạn không được bồi thường. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Các khoản chi phí khấu hao sau: + Khấu hao đối với TSCĐ không sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hóa + Khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ minh chứng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (Trừ TSCĐ thuê tài chính) + Chi khấu hao đối với TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán, trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý TSCĐ và hạch toán kế toán hiện hành + Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của BTC về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ + Phần trích khấu hao tương đương với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở từ 9 chỗ ngồi trở xuống mua từ ngày 01/01/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch, khách sạn); phần trích khấu hao đối với TSCĐ là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch. - Phần chi vượt mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng đối với một số hàng hóa đã được nhà nước ban hành định mức - Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH một thành viên; thù lao cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh. - Phần chi trang phục cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi bằng tiền cho người lao động vượt quá 5 triệu/ người/ năm - Chi sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chiTrường thưởng sáng kiến, cĐạiải tiến, không học có hộ iKinh đồng nghiệm tế thu sángHuế kiến, cải tiến. - Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ lao động. Khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo quy định pháp luật hiện hành. - Phần chi đóng góp vào các quỹ của hiệp hội (các hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt mức quy định của hiệp hội SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Phần chi phí thuế TSCĐ vượt mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước - Phần chi phí trả lãi vay tiền vốn SXKD của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm vay. - Các khoản chi không đúng đối tượng: Chi tài trợ cho giáo dục, chi tài trợ cho y học, làm nhà tình nghĩa, - Và các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được quy định cụ thể tại mục 2, Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC Thu nhập khác Thu nhập khác là khoản thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế mà khoản thu này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có trong đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại chương IV, thông tư 78/2014/TT-BTC - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo hướng dẫn tại chương V, thông tư 78/2014/TT-BTC - Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. - Lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kì của hoạt động SXKD, không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ - VàTrường các khoản thu Đại nhập khác học được trình Kinh bày cụ thtếể tạ i Huế điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC và điều 5, Thông tư 96/2015/TT-BTC Thu nhập được miễn thuế bao gồm - Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã - Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kì sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam Và các thu nhập miễn thuế khác được quy định tai Điều 8 thông tư 78/2014/TT- BTC và Điều 6, Thông tư 96/2015/TT-BTC Chuyển lỗ Lỗ phát sinh trong kì tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang Doanh nghiệp được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục vào thu nhập không quá 5 năm tiếp sau năm phát sinh lỗ Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong một năm thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo Số lỗ do doanh nghiệp xác định theo quy định của luật thuế (không theo luật kế toán) 1.2.2.6 Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN (1) Kê khai thuế Theo thông tư 151/2014/TT-BTC nên từ ngày 15/11/2014 kế toán không phải nộp tờ khai tạm tính từng quý nữa mà từ quý 4 năm 2014 trở đi thì kế toán chỉ cần tạm tính và nộp thuế TNDN mà không cần phải nộp tờ khai tạm tính DoanhTrường nghiệp có trách Đại nhiệm n ộhọcp hồ sơ khai Kinh thuế cho cơ tế quan Huế trực tiếp quản lý. Các loại khai thuế TNDN: Khai theo từng lừng phát sinh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Khai quyết toán năm hoặc thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chuyển đổi loại hình sở hữu doanh nghiệp và các trường hợp khác. (2) Nộp thuế (Theo điều 12, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12) SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Địa điểm nộp Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp Trường hợp đơn vị tự khai, tự nộp thì thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất là: - Thời hạn tạm nộp thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế - Thời hạn nộp thuế theo quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. Theo điều 17, Thông tư 151/2014/TT-BTC Nếu tổng số thuế tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền phạt chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên. Số tiền nộp chậm được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thờiTrường hạn nộp thuế quý IVĐại học Kinh tế Huế Nếu tổng số thuế tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp nộp chậm so với quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm) thì tính tiền nộp chậm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với quyết toán. (3) Quyết toán thuế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Doanh nghiệp khai quyết toán thuế TNDN tại nơi có trụ sở chính. Số thuế TNDN còn phải nộp được xác định bằng số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã tạm nộp tại nơi có trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. Số thuế TNDN còn phải nộp hoặc hoàn khi quyết toán cũng được phân bổ theo đúng tỷ lệ tại nơi có trụ sở chính và tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. 1.2.2.7 Kế toán thuế TNDN  Kế toán thuế TNDN hiện hành (1) Chứng từ kế toán - Bảng kê 01-1/GTGT, 01-2/GTGT, 01-3/GTGT, 01-4A/GTGT, 01-4B/GTGT, 01-5/GTGT, Tờ khai 06/GTGT. - Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Mẫu 03/TNDN) - Thông báo thuế và biên lai nộp thuế. (2) Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 3334 - Sổ theo dõi chi tiết thuế TNDN (3) Tài khoản sử dụng Để theo dõi thuế chi phí thuế TNDN hiện hành, kế toán sử dụng TK 3334 và TK 8211 - TKTrường 3334 – Thuế TNDN Đại học Kinh tế Huế - TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành Kết cấu tài khoản SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc TK 3334 SDDK: Số thuế TNDN còn phải nộp đầu kì - Thuế TNDN đã nộp - Thuế TNDN tạm phải nộp trong kỳ Số thuế TNDN phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp được xác định khi kết thúc năm tài chính SDCK: Số thuế TNDN nộp thừa Số thuế TNDN còn phải nộp. TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện - Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành hành phát sinh thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số trong năm; thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm - Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế của các năm trước phải nộp bổ sung do thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi phát hiện sai sót không trọng yếu của các nhận trong năm; năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhập doanh nghiệp hiện hành của năm được ghi giảm do phát hiện sai sót không hiện tại;Trường Đại họctrọng Kinh yếu của cáctế năm Huế trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại; - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinn doanh”. (4) Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.3 Quy trình hạch toán kế toán thuế TNDN hiện hành  Kế toán thuế TNDN hoãn lại (1)TrườngChứng từ kế toán Đại học Kinh tế Huế - Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế - Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả. (2) Sổ sách kế toán - Sổ theo dõi chi tiết thuế TNDN SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc (3) Tài khoản kế toán Để theo dõi chi phí thuế TNDN hoãn lại, kế toán sử dụng TK 347 và TK 8212. TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại. Kết cấu TK 347 SDĐK: Số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đầu kỳ. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi (hoàn nhập) trong kỳ. nhận trong kỳ. TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số sản thuế thu nhập hoãn lại (số chênh chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại được hoàn trong năm);Trường Đại học nhKinhập trong năm); tế Huế - Ghi nhận chi phí thuế thu nhập - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu được hoàn nhập trong năm lớn hơn nhập hoãn lại phát sinh trong năm); thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh trong năm); sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu - Kết chuyển số chênh lệch giữa nh ãn l ập doanh nghiệp ho ại” lớn hơn số số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn phát sinh bên N - ợ TK 8212 “Chi phí thuế số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi thu nh ãn l ập doanh nghiệp ho ại” phát sinh phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn trong k ào bên Có tài kho 911 - ỳ v ản “Xác lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài định kết quả kinh doanh” khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. (4) Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Huế Công ty Cổ phần Dệt May Huế tiền thân là Công ty Dệt May Huế và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ngày 29/03/1988, dây chuyền kéo sợi đầu tiên khánh thành và đưa vào hoạt động, đây là dấu mốc lịch sử của nhà máy Sợi Huế và ngày này cũng trở thành ngày truyền thống của Công ty cổ phần Dệt May Huế. Tháng 02/1994, chuyển đổi tổ chức của nhà máy Sợi Huế thành Công ty Dệt Huế theo quyết định số 140/QĐ-TCLĐ, do Nhà máy Sợi Huế tiếp nhận thêm Nhà máy Dệt Thừ Thiên Huế. Tháng 05/2000, do yêu cầu hoạt động sản xuất, công ty Dệt Huế được đổi tên thành Công ty Dệt May Huế theo quyết định số 29/QĐ-HĐQT ngày 18/08/2000 của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Tháng 04/2002, công ty Dệt May Huế tiếp nhận và xác nhập công ty May xuất khẩu Thừa Thiên Huế, chuyển giao thành lập thêm một đơn vị thành viên là Nhà máy May II. Ngày 17/11/2005: Công ty Dệt May Huế chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần do nhu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp, chuyển tên Công ty Dệt May Huế thành Công ty cổ phần Dệt May Huế theo Quyết định số 169/2004/QĐ- BCN. Trường Đại học Kinh tế Huế Từ năm 2009 đến nay, Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, tiếp nhận lại toàn bộ mặt bằng nhà xưởng, thiết bị, lao động của Quinmax, góp vốn xây dựng Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát, Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Một số thông tin về công ty: - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ - Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: HUEGATEX - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3300100628 - Mã số thuế: 3300100628 - Vốn điều lệ: 100,000,000,000 (Một trăm tỷ đồng ). - Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước – P.Thủy Dương – TX.Hương Thủy – TT Huế - Điện thoại: 0234.3864337 - 0234.3864957 Fax: 0234.864338 - Website: - Mã cổ phiếu: HDM - Đại diện: Ông Nguyễn Bá Quang – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc - Logo: 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần Dệt May Huế là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm: - STrườngản phẩm sợi TC, s ợĐạii PE và s ợihọc Cotton Kinh tế Huế - Sản phẩm Diệt- Nhuộm. - Sản phẩm may: Quần áo nam nữ, quần áo trẻ em và các loại sản phẩm may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.3.1. Chức năng Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng sợi, vải, các sản phẩm may mặc các loại; nguyên phụ liệu, các thiết bị ngành dệt may Công ty được phép huy động vốn và sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh tế, kể cả công nhân viên chức để phát triển sản xuất kinh doanh dưới các hình thức:  Liên doanh hợp tác đầu tư cổ phần theo đúng pháp luật  Mở cửa hàng, đại lý giới thiệu và bán sản phẩm  Đặt chi nhánh văn phòng đại diện ở các địa phương trong và ngoài nước. 2.1.3.2. Nhiệm vụ Là đơn vị sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty bảo toàn và phát triển nguồn vốn được huy động từ các cổ đông và các tổ chức kinh tế phát triển. Thực hiện các nghĩa vụ, chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế Công ty Cổ phần Dệt May Huế được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, trong đó chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất. Tổng giámTrường đốc chỉ đạo trực Đại tiếp sản họcxuất và đư Kinhợc sự tham mtếưu gi Huếúp đỡ của các phó tổng giám đốc và trưởng các phòng ban. - Tổng giám đốc: là người đứng đầu, chỉ huy cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; trực tiếp phụ trách phòng Tài chính - Kế toán. - Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm điều hành các khối sản xuất, kỹ thuật và nội chính hoạt động theo đúng kế hoạch hoạt động của công ty. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Phó tổng giám đốc: là người giải quyết những công việc được Tổng giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về những việc mình giải quyết. Phó tổng giám đốc phụ trách chỉ đạo các phòng ban và các đơn vị sản xuất trong công ty. - Phòng kinh doanh : tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa. Tổ chức sản xuất, khai thác hàng may mặc phát triển thị trường nội địa theo đúng định hướng. - Phòng Kỹ thuật – Đầu tư : Có chức năng xây dựng triển khai chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa thiết bị phụ tùng, lắp đặt thiết bị. - Phòng quản lý chất lượng: tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về các giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Xây dựng mục tiêu chiến lược chất lượng chung trong toàn Công ty. - Phòng kế hoạch XNK : khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng; tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược hoạt động trong tương lai, xác định mục tiêu hoạt động SXKD để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm trên cơ sở năng lực hiện có. Tổ chức tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất. - Phòng Tài chính - Kế toán: tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô nhiệm vụ SXKD của công ty; tổ chức ghi chép, tính toán,phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản - nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - PhòngTrường nhân sự: Tham Đại mưu vhọcề công tác Kinh quản lý lao tếđộng, Huế an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. - Trạm Y tế : Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành, có chức năng chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong Công ty. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Ban đời sống : Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành, phụ trách về công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp cho CBCNV. - Ban bảo vệ : Giám sát nội quy ra vào Công ty, tổ chức đón tiếp khách hàng đến giao dịch tại công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hóa, vật tư ra vào Công ty. Bảo vệ tài sản Công ty, kiểm tra giám sát công tác phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu xảy ra. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ GĐĐH P.TGĐ Dệt Nhuộm Khối May Nội chính Kỹ thuật Đầu Phụ trách Sợi tư Giám Trưởng Trưởng Giámđốc Giámđốc Giámđốc Trưởng Cửa hàng Trưởng Trưởng Trưởng Trưởng Giám Trưởng Trưởng Giám đốc đốc phòng Kế phòng Nhà máy Nhà Nhà máy phòng KD giới phòng Tài phòng Trạm Y Ban Đời Trưởng đốcXí phòngKỹ phòng Nhà máy u hành Kinh Nhà hoạch Điề May máyMay May Quản thiệu SP ChínhKế Nhân sự tế sống Ban Bảo nghiệp Cơ thuật Đầu Sợi máy XNK May May 1 2 3 lý toán tư doanh vệ Điện Dệt chất lượng Nhuộm (Nguồn: Phòng nhân sự) Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng TrườngSơ đồ 2.1. Tổ chức Đại bộ máy học quản lý KinhCông ty Cổ phầntế DệtHuế May Huế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị, là người có trách nhiệm kiểm soát giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị đồng thời là người tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên. Trưởng phòng có nhiệm vụ phụ trách chung phòng Tài chính - Kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về mọi hoạt động kinh tế, có trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác kế toán của phòng, hướng dẫn chỉ đạo các kể toán viên thực hiện theo yêu cầu quản lý cũng như những quy định, chuẩn mực kế toán ban hành. Phó phòng có nhiệm vụ phụ trách kiểm tra, giám sát và đôn đốc kế toán ngân hàng, kế toán công nợ và kế toán doanh thu tính chính xác và kịp thời. Nhiệm vụ của các chuyên viên còn lại sẽ thực hiện các công việc: – Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay – Kế toán tiền mặt – Kế toán công nợ tạm ứng – Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản – Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ đang dùng – Kế toán công nợ phải trả người bán – Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ – Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm – TrườngKế toán thành phẩ m,Đại hàng hóa học Kinh tế Huế – Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng – Kế toán công nợ phải thu, phải trả khác – Kế toán thuế – Thủ quỹ – Kế toán tổng hợp – Kế toán lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc KẾ TOÁN TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế Kế toán Thủ quỹ Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Tiền mặt công nợ Đầu tư Tài sản Giá thành Tiền gửi Nguyên Thành toán Ph i thu, T ng h p Công n Doanh Lương, Xây cố định, ả ổ ợ Ngân ợ Tạm ứng BHXH vật phẩm Phải trả thu, công dựng cơ CCDC Thu hàng, tiền ph i tr ế khác ả ả nợ phải li u bản vay i ệ ngườ thu người bán mua Quan hệ trực tuyến: Nguồn: (Phòng Nhân sự) Quan hệ gián tiếp: Sơ đTrườngồ 2.2 Tổ chức bộ máyĐại kế toán học của Công Kinh ty Cổ phần tế Dệt MayHuế Huế năm 2018 SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty  Chế độ kế toán: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, Công ty đã áp dụng Thông tư 200 thay cho Chế độ Kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính.  Hình thức kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ dựa trên máy tính. Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là phần mềm Bravo 7.0: CHỨNG TỪ KẾ SỔ KẾ TOÁN TOÁN PHẦN MỀM Sổ tổng hợp KẾ TOÁN Sổ chi tiết BRAVO 7.0 BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG - Báo cáo tài chính TỪ - Báo cáo kế toán KẾ TOÁN quản trị CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối kỳ (tháng, quý, năm) Trường ĐạiĐ họcối chiếu, kiểmKinh tra tế Huế Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.  Các chính sách kế toán áp dụng Niên độ kế toán: từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ). Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp định mức. Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.1.6. Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế qua 3 năm (2015-2017) 2.1.6.1 Tỉnh hình lao động trong 3 năm 2015 - 2017 Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2015-2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số Số Số Số Số trọng trọng trọng +/- (%) +/- (%) lượng lượng lượng lượng lượng (%) (%) (%) Tổng số 3,872 100 3,971 100 4,115 100 99 2.56 144 3.62 lao động 1. Phân theo tính chất sản xuất - Lao động 3,358 86.73 3,461 87.16 3,621 87.99 103 3.07 160 4.62 trực tiếp - Lao động 514 13.27 510 12.84 494 12.01 -4 -0.78 -16 -3.13 gián tiếp 2. Phân theo trình độ - Đại học 220 5.68 238 5.99 255 6.19 18 8.18 17 7.14 -Cao đẳng, 294 7.59 272 6.85 239 5.82 -22 -7.48 -33 -12.13 trung cấp - Lao động 3,358 86.73 3,461 87.16 3,621 87.99 103 3.07 160 4.62 phổ thông 3. Phân theoTrường giới tính Đại học Kinh tế Huế - Nữ 2,636 68.08 2,687 67.67 2,712 65.91 51 1.93 25 0.93 - Nam 1,236 31.92 1,284 32.33 1,403 34.09 48 3.88 119 9.27 ( Nguồn : Phòng nhân sự) SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy công ty đang mở rộng quy mô sản xuất của mình, biểu hiện rõ nhất là qua 03 năm từ 2015 – 2017 số lượng công nhân tăng lên, số lượng lao động năm 2016 tăng 99 người so với năm 2015 tương ứng với tăng 2.56%. Đến năm 2017, con số ấy tiếp tục tăng thêm 144 người tức tăng 3.62%. Trong việc tổ chức lao động phù hợp với tính chất sản xuất, quy mô và yêu cầu của nhà máy nhằm nâng cao năng suất lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực mà công ty có những sự phân bố, tuyển dụng như sau: - Theo tính chất sản xuất, số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp có sự biến động nhẹ qua 03 năm. Do tính chất là ngành sản xuất nên quy mô nhà máy, nhà xưởng và máy móc tương đối lớn nên số lượng lao động tham gia trực tiếp liên quan đến những bộ phận này là chủ yếu. Lao động gián tiếp thông qua các công việc điều hành, quản lý và văn phòng chiếm số ít hơn. Cụ thể năm 2015, số lượng lao động trực tiếp là 3,358 người nhưng đến năm 2016, con số này tăng lên 3,461 tương ứng tăng 87,16%. Đến năm 2017, tiếp tục tăng thêm 160 công nhân, nâng tỷ lệ tăng thêm 4.62%. Điều này một phần phản ánh được sự tăng lên trong quy mô sản xuất tại các phân xưởng. Bên cạnh đó, lao động gián tiếp lại có xu hướng giảm đi. Vào năm 2016, số lượng lao động gián tiếp giảm 0.78% so với năm 2015. Đến năm 2017, số lượng lao động trực tiếp là 494 người, tức giảm 3.13% so với năm 2016. Điều này là do sự biến động nội bộ trong tổ chức, người lao động đến tuổi về hưu và do sự tiến bộ của những máy móc, kỹ thuật và phần mềm nên khổi lượng công việc văn phòng được giảm đi đáng kể. - Theo trình độ, vì đặc điểm sản xuất nên số lượng công nhân lao động phổ thông chiTrườngếm tỷ lệ cao trong Đại tổng số laohọc động, luôn Kinh trên 80%. tếQua bHuếảng số liệu trên ta thấy, số lượng công nhân năm 2015 là 3,358 người nhưng đến năm 2016 đã tăng thành 3,461 người, tương ứng tăng 3.07%. Và đến năm 2017, con số này đã tăng thành 4,62%. Lực lượng lao động có bằng Đại học cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể qua 03 năm, lao động ở bậc này là 238 người năm 2016 tăng 8.18% so với năm 2015. Và đến năm 2017 là 255 người, tăng 7.14%. Trình độ Trung cấp, Cao đẳng có sự giảm nhẹ. Năm 2016, lao động có bằng hạng này chỉ còn 272 người, giảm 7.48% và đến năm SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2017 lại giảm 12.13% so với năm trước. Điều này chứng tỏ, song song với việc mở rộng lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thì công ty cũng không ngừng nâng cao trình độ cho lực lượng cán bộ công nhân viên, tuyển dụng nhiều lao động có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của trình độ sản xuất lẫn trình độ điều hành, quản lý. - Xét theo giới tính, số lao động nam và nữ của công ty chênh nhau không nhiều vào năm 2015 và 2016. Cụ thể như sau: Năm 2016, số lượng lao động nam là 1,284 người, tăng 3,88% so với năm 2015. Số lượng lao động nữ cũng tăng 1.93% so với năm 2015. Đến năm 2017, số lượng lao động nữ tăng 0.93% nhưng số lượng lao động nam lại tăng đến 9.27% so với năm trước. Tuy nhiên nhìn chung, tốc độ tăng của lao động nam cao hơn tốc độ tăng của lao động nữ. Có thể là do tính chất công việc ngày càng đòi hỏi cao sức nặng lẫn khả năng chịu được áp lực cao trong công việc nên công ty đang có xu hướng tăng lên về số lao động nam. Ngoài ra, công ty kinh doanh sản xuất Dệt và May nên lao động nữ có trình độ tay nghề khéo léo vẫn đang được tiếp tục tuyển dụng để đáp ứng hơn nữa ngày càng cao tính chất của công việc. Như vậy, qua bảng số liệu 03 năm từ 2015 – 2017, có thể thấy quy mô và số lượng lao động của công ty ngày càng được cải thiện và có chiều hướng đi lên. Điều này hứa hẹn trong tương lại sẽ mở rộng hơn nữa lao động lành nghề có chất lượng cao để phát triển đội ngũ ngày một lớn mạnh. 2.1.6.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm từ 2015 – 2017 * Về tình hình Tài sản: NhìnTrường chung, tổng tài sĐạiản của công học ty có s ựKinhbiến động qua tế 3 nămHuế với tốc độ khác nhau. Năm 2016, tổng tài sản tăng 72.969.498.033 đồng so với năm 2015, tương ứng với tốc độ tăng là 12,04%. Nhưng đến năm 2017, chỉ tiêu này giảm -30,948,666,790 đồng, tức giảm 4.56%. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Tài sản ngắn hạn của công ty từ 2015-2017 đều giảm. Cụ thể là năm 2016, tài sản ngắn của công ty giảm 896,912,432 đồng, tương ứng giảm 0.23% so với năm 2015. Nhưng đến năm 2017, chỉ tiêu này tiếp tục giảm -101,662,029 đồng, tương ứng giảm 0.03%. Sự tụt giảm liên tục này là do Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh trong 3 năm qua. Từ 54,068,852,240 đồng vào năm 2015 nhưng đến năm 2017 chỉ còn 22,968,689,599 đồng, tức giảm 45.56%. Trong khi các chỉ tiêu khác có sự tăng khá đồng đều. Tài sản dài hạn tại Công ty CP Dệt – May Huế trong 3 năm qua cũng có sự tăng giảm khác nhau. Năm 2016, tài sản dài hạn ở công ty tăng 35.35% so với năm 2015. Điều này là do Tài sản cố định năm 2016 tăng 87,458,244,342 đồng, tương ứng tăng 47.29%. Nhưng đến năm 2017, Tài sản cố định chỉ còn 216,492,214,527 đồng, tức giảm 55,922,963,951 đồng, tương ứng giảm 20.53%. Đây cũng là lý do giải thích cho sự giảm đi đáng kể của Tổng tài sản. *Về tình hình Nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty cũng tăng vào năm 2016 nhưng giảm đi vào 2017. Năm 2016, tổng nguồn vốn của công ty tăng 72,969,498,033 đồng, tương ứng tăng 12.04% so với năm 2015. Nhưng đến năm 2017, Tổng Nguồn vốn của công ty giảm 30,948,666,790 đồng, tức giảm 4.56%. Việc giảm đi của Tổng nguồn vốn là do cả Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn đều giảm đi đáng đi đáng kể. Chỉ tiêu Nợ phải trả năm 2017 chỉ còn 430,266,539,828 đồng, giảm 43,050,567,813 đồng, tương ứng giảm 9.10% so với 2016. Điều này giúp công ty giảm bớt gánh nặng về nợ, tăng lên mức tự chủ trong kinh doanh. Nhìn chung, nợ phải trả của công ty chủ yếu là Nợ ngắn hạn, chiểm hơn 40% vàoTrường năm 2017 trong cơĐại cấu N ợhọcphải trả . Kinh Khi Nợ ngắ ntế hạn Huế của công ty có xu hướng giảm cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty khá tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều từ 2015-2017. Năm 2016, Vốn chủ sở hữu của công ty tăng 66,650,388,837 đồng, tức tăng 7.34% so với năm 2015. Và đến năm 2017, con số này tiếp tục tăng thêm 12,101,901,023 đồng, tức tăng 5.88%. Sự tăng lên này là do năm qua, công ty phát hành thêm cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho việc mở rộng quy mô sản xuất. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2015-2017 (Đơn vị tính: VNĐ) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 CHỈ TIÊU Gía trị % Gía trị % Gía trị % ± % ± % A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 397,284,893,906 65.54 396,387,981,474 58.36 396,286,319,445 61.13 -896,912,432 -0.23 -101,662,029 -0.03 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 54,068,852,240 8.92 42,191,543,149 6.21 22,968,689,599 3.54 -11,877,309,091 -21.97 -19,222,853,550 -45.56 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 43,222,993,245 6.67 43,222,993,245 III.Khoản phải thu ngắn hạn 171,289,834,875 28.26 181,126,261,481 26.67 159,045,107,463 24.54 9,836,426,606 5.74 -22,081,154,018 -12.19 IV.Hàng tồn kho 162,627,216,951 26.83 163,081,311,931 24.01 164,729,567,021 25.41 454,094,980 0.28 1,648,255,090 1.01 V.Tài sản ngắn hạn khác 9,298,989,840 1.53 9,988,864,913 1.47 6,319,962,117 0.97 689,875,073 7.42 -3,668,902,796 -36.73 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 208,930,750,224 34.46 282,797,160,689 41.64 251,950,155,928 38.87 73,866,410,465 35.35 -30,847,004,761 -10.91 I.Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định 184,956,934,136 30.51 272,415,178,478 40.11 216,492,214,527 33.41 87,458,244,342 47.29 -55,922,963,951 -20.53 IV.Tài sản dơ dang dài hạn 3,373,623,373Trường0.56 195,511,818 Đại học0.03 26,014,576,935Kinh tế4.01 Huế-3,178,111,555 -94.20 25,819,065,117 13205.88 SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 51
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc V.Đầu tư TC dài hạn 11,763,136,069 1.94 4,451,612,438 0.66 5,100,805,318 0.78 -7,311,523,631 -62.16 649,192,880 14.58 VI.Tài sản dài hạn khác 8,837,056,646 1.46 5,734,857,955 0.84 4,342,559,148 0.67 -3,102,198,691 -35.10 -1,392,298,807 -24.28 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 606,215,644,130 100.00 679,185,142,163 100.00 648,236,475,373 100.00 72,969,498,033 12.04 -30,948,666,790 -4.56 C.NỢ PHẢI TRẢ 466,997,998,445 77.03 473,317,107,641 69.69 430,266,539,828 66.37 6,319,109,196 1.35 -43,050,567,813 -9.10 I.Nợ ngắn hạn 373,490,824,457 61.61 312,632,884,235 46.03 286,117,087,217 44.14 -60,857,940,222 -16.29 -26,515,797,018 -8.48 II.Nợ dài hạn 93,507,173,988 15.42 160,684,223,406 23.66 144,149,452,611 22.23 67,177,049,418 71.84 -16,534,770,795 -10.29 D.VỐN CHỦ SỞ HỮU 139,217,645,685 22.97 205,868,034,522 30.31 217,969,935,545 33.63 66,650,388,837 7.34 12,101,901,023 5.88 I.Nguồn vốn chủ sở hữu 139,217,645,685 22.97 205,868,034,522 30.31 217,969,935,545 33.63 66,650,388,837 7.34 12,101,901,023 5.88 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 606,215,644,130 100.00 679,185,142,163 100.00 648,236,475,373 100.00 72,969,498,033 12.04 -30,948,666,790 -4.56 (Nguồn: Phòng TC-KT) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 52
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.1.6.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gần như chiếm tuyệt đối trong tổng doanh thu, là nguồn thu chủ yếu của công ty. Vì vậy đây là chỉ tiêu quyết định đến tổng doanh thu, sự tăng giảm chỉ tiêu này quyết định đến sự tăng giảm của tổng doanh thu. Năm 2015, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1,480,821,947,310 đồng, giảm 2,215,809,058 đồng, tương ứng giảm 0.15%. Nhưng đến năm 2017, chỉ tiêu này tăng 175,257,147,555 đồng, tức tăng 11.85%. Về chi phí thì Chi phí tài chính là giảm đi đáng kể, giảm 5.08% năm 2016 so với năm 2015 và hơn 25% vào năm 2017 so với 2016. Nhưng Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên. Cụ thể năm 2016 chi phí Bán hàng tăng 653,741,212 đồng tương đương tăng 1.27% so với 2015. Và năm 2017, chỉ tiêu này đạt 55,373,787,240 đồng, tăng 3,175,418,567 đồng, tức tăng 6.08% so với năm 2016. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có sự tăng lên đáng chú ý khi mà con số này năm 2017 tăng 12,972,125,123 đồng, tương đương tăng 48.31%. Và các khoản chi phí khác cũng tăng hơn 50%. Chi phí bán hàng tăng phù hợp với sự tưng lên của Doanh thu bán hàng. Nhưng chi phí Quản lý doanh nghiệp tăng lên đã một phần nào phản ánh công tác kiểm soát chi phí của doanh nghiệp năm 2017 so với những năm trước chưa thực sự hiệu quả, chưa tiết kiệm được chi phí trong công tác quản lý cũng như điều hành doanh nghiệp. Qua việc phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, Lợi nhuận sau thuế của công ty luôn đạt ở mức cao tuy còn có nhiều sự biến động nhưng có thể thấy được công ty đang kinh doanh đạt hiệu quả. Năm 2016, Lợi nhuận sau thuế của công ty giảmTrường1,285,882,793 đồ ng,Đại tương ứhọcng giảm 2.92%.Kinh Và đế ntếnăm Huế2017, chỉ tiêu này tiếp tục giảm 2,175,864,314 đồng, tức giảm 5.09%. Đây là dấu hiệu cho thấy trong năm qua, sự biến động về doanh thu và chi phí đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng xét theo những mục tiêu dài hạn thì nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty vẫn đáng có dấu hiệu tốt. SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 53
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.3 . Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2015-2017 (Đơn vị tính: VNĐ) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 CHỈ TIÊU Gía trị Gía trị Giá trị ± % ± % 1.Doanh thu bán hàng và CCDV 1,480,821,947,310 1,478,606,138,252 1,653,863,285,807 -2,215,809,058 -0.15 175,257,147,555 11.85 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 292,905,059 292,905,059 100.00 -292,905,059 -100.00 3.Doanh thu thuần 1,480,821,947,310 1,478,313,233,193 1,653,863,285,807 -2,508,714,117 -0.17 175,550,052,614 11.88 4.Gía vốn hàng bán 1,309,806,567,507 1,341,164,869,410 1,508,275,712,384 31,358,301,903 2.39 167,110,842,974 12.46 5.Lợi nhuận gộp 171,015,379,803 137,148,363,783 145,587,573,423 -33,867,016,020 -19.80 8,439,209,640 6.15 6.Doanh thu hoạt động tài chính 10,101,340,067 10,405,316,289 10,275,431,993 303,976,222 3.01 -129,884,296 -1.25 7.Chi phí tài chính 20,052,056,831 19,032,991,745 14,173,521,574 -1,019,065,086 -5.08 -4,859,470,171 -25.53 8.Chi phí bán hàng 51,544,627,461 52,198,368,673 55,373,787,240 653,741,212 1.27 3,175,418,567 6.08 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 53,208,868,522Trường26,850,777,811 Đại học39, 822,Kinh902,934 tế-26,358,090,711 Huế -49.54 12,972,125,123 48.31 SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 54
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 10.Lợi nhuận thuần 56,311,167,056 49,471,541,843 46,492,793,668 -6,839,625,213 -12.15 -2,978,748,175 -6.02 11.Thu nhập khác 3,142,579,159 5,381,432,357 7,268,588,499 2,238,853,198 71.24 1,887,156,142 35.07 12.Chi phí khác 2,745,037,876 2,226,688,507 3,374,441,487 -518,349,369 -18.88 1,147,752,980 51.55 13.Lợi nhuận khác 397,541,283 3,154,743,850 3,894,147,012 2,757,202,567 693.56 739,403,162 23.44 14.Lợi nhuận kế toán trước thuế 56,708,708,339 52,626,285,693 50,386,940,680 -4,082,422,646 -7.20 -2,239,345,013 -4.26 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 12,645,060,209 9,848,520,356 9,785,039,657 -2,796,539,853 -22.12 -63,480,699 -0.64 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 44,063,648,130 42,777,765,337 40,601,901,023 -1,285,882,793 -2.92 -2,175,864,314 -5.09 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 8,714 8,157 4,060 -557 -6.39 -4,097 -50.23 (Nguồn: Phòng TC-KT) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 55
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Cố Phần Dệt May Huế 2.2.1 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT 2.2.1.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán thuế GTGT Công ty Cổ Phần Dệt may Huế là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kê khai và nộp thuế theo tháng. Công ty sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT nên thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh đều được khấu trừ toàn bộ. *Cơ quan quản lý thuế CTCP dệt may Huế chịu sự quản lý của Cục thuế tỉnhThừa Thiên Huế. * Kê khai và lập tờ khai thuế GTGT Hiện nay, công ty đang sử dụng Phần mềm ứng dụng “Hỗ trợ kê khai thuế” do tổng cục thuế ban hành để kê khai, lập tờ khai thuế GTGT. Phần mềm cung cấp cho Công ty các chức năng sau: - Lập tờ khai thuế và điền thông tin trên các tờ khai thuế và các phụ lục kê khai theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật thuế. - Các nội dung hướng dẫn việc tính thuế, khai thuế đối với từng sắc thuế nhằm tạo điều kiện cho DN kê khai thuế một cách chính xác và nhanh chóng. Sau khi kê khai, cơ sở kinh doanh cần phải in tờ khai có mã vạch 2 chiều, ký tên, đóng dấu và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định hiện hành (in thành 3 bộ, cơ quan thuTrườngế sư lưu giữ 2 bộ, bĐạiộ còn lạ i họcsẽ lưu giữ Kinhtại Công ty đểtếphụ cHuế vụ công tác thanh kiểm tra sau này). Hiện tại tháng 12/2017, công ty sử dụng phần mềm HTKK 3.8.2 SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 56
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc  Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế GTGT hằng tháng Công ty phải nộp tờ khai thuế GTGT hằng tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo. Ngay sau khi nộp tờ khai, nhân viên phụ trách công tác kế toán thuế sẽ thông báo với ngân hàng để chuyển khoản vào Ngân sách nhà nước.  Các mức thuế suất áp dụng tại công ty Thuế suất GTGT đầu vào : 5%, 10% Thuế suất GTGT đầu ra: 0% (Xuất khẩu), 5%, 10%  Đối tượng chịu thuế đầu vào, đầu ra của công ty  Hàng hóa dịch vụ mua vào Nguyên vật liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh: bông, xơ, văn phòng phẩm, Hàng hóa, TSCĐ, công cụ dụng cụ, Một số dịch vụ mua ngoài như: phí đường bộ, phí thanh toán ngân hàng,  Hàng hóa dịch vụ bán ra Sợi, vải, áo quần bán ra trong nước và quốc tế. 2.2.1.2 Tài khoản sử dụng TK 133: thuế GTGT được khấu trừ. TK 3331: Thuế GTGT phải nộp, theo dõi trên 2 TK cấp 3: TK 33311: Thuế GTGT hàng nội địa. TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 57
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc  Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế GTGT bao gồm giá tính thuế và thuế suất Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất  Giá tính thuế Nhìn chung giá tính thuế GTGT là giá chưa có thuế GTGT. Giá chưa có thuế NK, thuế GTGT hàng nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu 2.2.1.3 Hóa đơn chứng từ – Hoá đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3LL). – Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra(Mẫu số 01-1/GTGT). – Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào (Mẫu số 01-2/GTGT). – Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. – Sỗ theo dõi thuế GTGT. – Biên lai thuế NK, thuế GTGT hàng NK, tờ khai hải quan. 2.2.1.4 Sổ kế toán sử dụng – Sổ nhật kí – chứng từ – Sổ cái TK 133, 333 và các TK liên quan – Sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT đầu vào – TrườngSổ chi tiết theo dõi Đạithuế GTGT học đầu ra Kinh tế Huế 2.2.1.5 Kế toán Thuế GTGT a. Thuế GTGT đầu vào Khi có nhu cầu, bộ phận sản xuất lập phiếu dự trù vật tư, đưa lên trưởng bộ phận, giám đốc xem xét và ký duyệt. Sau đó sẽ gửi đến phòng kinh doanh, nhân viên kinh doanh lựa chọn nhà cung cấp từ file lưu trữ trong máy tính, lập đơn đặt hàng gồm có 2 SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 58
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc liên rồi trình lên giám đốc để ký duyệt trên cả 2 liên. Sau đó, liên 1 được lưu tại phòng kế toán, liên 2 gửi tới nhà cung cấp. Sau khi mua hàng về, thủ kho, nhân viên phòng Kế hoạch – đầu tư và nhân viên kế toán nguyên vật liệu thực hiện kiểm kê hàng hoá để đánh giá về số lượng cũng như chất lượng hàng hoá mua vào đó có đúng và đủ như trong đơn đặt hàng hay không. Nếu đúng thì thủ kho tiến hành nhập kho, lập biên bản nghiệm thu và lập biên bản giao nhận, chuyển tiền đến kế toán vật tư làm cơ sở lập phiếu nhập kho. Nếu nhà cung cấp xuất hoá đơn GTGT ngay khi bán hàng thì kế toán thuế căn cứ vào đó để đối chiếu tính hợp pháp, hợp lý. Sau đó, sử dụng hoá đơn, chứng từ đã kiểm tra để nhập vào phần mềm kế toán. Nếu nhà cung cấp chưa xuất hoá đơn khi giao hàng thì kế toán phải lưu lại các chứng từ liên quan. Sau khi nhận được hoá đơn GTGT từ nhà cung cấp, kế toán thuế mới hạch toán ghi sổ và xem xét để thanh toán cho nhà cung cấp. Đối với những lô hàng có giá trị nhỏ, hình thức thanh toán bằng tiền mặt thì kế toán tiền lập phiếu chi để thanh toán cho nhà cung cấp. Còn đối với những lô hàng có giá trị lớn, có ký hợp đồng mua hàng thì kế toán lập uỷ nhiệm chi để thanh toán cho nhà cung cấp theo điều khoản trong hợp đồng. Trích một số nghiệp vụ trong tháng 12/2017 Nghiệp vụ 1: Ngày 15/12/2017: Mua Thước cuộn, Mực dùng cho máy, ổ máy may, Giấy thử nhiệt của công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Thiên Hồng Phúc theo Hóa đơn số 0004904 Ngày 15/12/2017: đã vay của Ngân hàng Vietcombank Huế trả cho người bán (Ủy nhiệTrườngm chi số vay) Đại học Kinh tế Huế Tổng tiền hàng: 97.431.000 VNĐ Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT đầu vào: 97.431.000 x 10% = 9.743.100 VNĐ SVTH: Cao Thị Bích Ngọc 59