Khóa luận Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử điện máy Hà Nội

pdf 76 trang thiennha21 5010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử điện máy Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_luu_chuyen_hang_hoa_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử điện máy Hà Nội

  1. đây ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI ĐIỆN TỬ ĐIỆN MÁY HÀ NỘI TRẦN THỊ THU HẰNG Trường Đại học Kinh tế Huế KHÓA HỌC: 2015-2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI ĐIỆN TỬ ĐIỆN MÁY HÀ NỘI Họ và tên: Trần Thị Thu Hằng GVHD MSV: 15K4051029 TS Nguyễn Thị Thanh Huyền TrườngLớp: K49B Kế toán Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 1 năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế, đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Kế toán Kiểm toán đã tận tình truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi, đó là hành trang quý báu mà thầy cô đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập trên giảng đường đại học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã giúp đỡ, lắng nghe và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đợt thực tập cuối khóa. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Phân Phối Điện tử Điện máy Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại công ty. Và xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong bộ phận kế toán đã giúp đỡ tôi những thông tin hữu ích và cần thiết trong quá trình tìm hiểu và học việc để cho bài báo cáo thực tập được chính xác và hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực tập tại công ty, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNHH : trách nhiệm hữu hạn GTGT : giá trị gia tăng HTK : hàng tồn kho BĐSĐT : bất động sản đầu tư TTĐB : tiêu thụ đặc biệt NVL : nguyên vật liệu TSNH : tài sản ngắn hạn TNDN : thu nhập doanh nghiệp TSDH : tài sản dài hạn ĐVT : đơn vị tính Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Kế toán mua hàng 11 Sơ đồ 1.2. Kế toán giá vốn hàng bán 17 Sơ đồ 1.3. Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 19 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản mý tại Công ty 25 Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán tại Công ty 26 Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015-2017 28 Bảng 2.2: Tình kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015-2017 34 Bảng 2.3: Số lượng lao động và cơ cấu lao động 36 Bảng 2.4: Chỉ tiêu phân tích hàng tồn kho 51 Trường Đại học Kinh tế Huế
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tình hình tài sản công ty gian đoạn 2015-2017 30 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn công ty giai đoạn 2015-2017 32 Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1. Lệnh giao hàng 41 Biểu 2.2. Hóa đơn GTGT đầu vào 42 Biểu 2.3. Phiếu nhập kho 44 Biểu 2.4. Chi tiết phát sinh tài khoản 156 45 Biểu 2.5. Sổ chi tiết tài khoản 156 46 Biểu 2.6. Sổ cái tài khoản 156 47 Biểu 2.7. Phiếu xuất kho bán hàng 50 Biểu 2.8. Chi tiết phát sinh tài khoản 511 51 Biểu 2.9. Chi tiết phát sinh tài khoản 632 52 Biểu 2.10. Sổ cái tài khoản 156 53 Biểu 2.11. Hóa đơn GTGT đầu ra 55 Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 4 1.1. Các khái niệm cơ bản, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán lưu chuyển hàng hóa4 1.1.1.Các khái niệm cơ bản 4 1.1.2.Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán lưu chuyển hàng hóa. 6 1.2. Nội dung kế toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại 8 1.2.1.Kế toán quá trình mua hàng 8 1.2.2.Kế toán quá trình bán hàng 13 1.3. Nội dung quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp 20 1.3.1.Một số chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho 20 1.3.2.Cách thức quản lý hàng tồn kho có hiệu quả 20 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI ĐIỆN TỬ ĐIỆN MÁY HÀ NỘI 23 2.1. Tổng quan về Công ty 23 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 24 2.1.3. ĐặTrườngc điểm tổ chức bộ máy Đại quản lý thọcại Công ty Kinh tế Huế 25 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 26 2.1.5. Nguồn lực hoạt động của công ty 27 2.2. Đặc điểm công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa và quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội 38 2.2.1. Đặc điểm hàng hóa tại Công ty 38 2.2.2. Công tác kế toán mua hàng tại Công ty 38
  10. 2.2.3. Công tác kế toán bán hàng tại Công ty 48 2.2.4. Cách thức quản lý hàng tồn kho 56 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI ĐIỆN TỬ ĐIỆN MÁY HÀ NỘI 58 3.1. Đánh giá công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty 58 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lưu chuyển hàng hóa và quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội 60 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 Trường Đại học Kinh tế Huế
  11. Trường Đại học Kinh tế Huế
  12. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu: tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế như WTO,APEC, AFTA, TPP và ký nhiều hiệp định song phương và đa phương. Hệ thống doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và hình thức sở hữu. Hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra sâu và rộng hơn, quy luật sinh tồn và đào thải ngày càng tỏ rõ sức mạnh trong cuộc cạnh tranh dữ dội để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nếu như không sự chuẩn bị và nâng cao năng lực với tầm nhìn dài hạn, sẽ rất nhiều doanh nghiệp Việt sẽ đuối sức khi bơi ra biển lớn, nhất là khi sự bao bọc từ các chính sách hỗ trợ của chính phủ yếu dần và không còn nữa.Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với nhà quản lý là phải thường xuyên tiến hành công tác phân tích tài chính để có thể phân tích, có những đánh giá đúng đắn hoạt động, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp theo hệ thống chỉ tiêu kinh tế tài chính phù hợp. Để thông qua đó chủ doanh nghiệp biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, biết được điểm mạnh, yếu để đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác. Đối với các đối tượng khác quan tâm tới doanh nghiệp như: cổ đông hiện tại, cán bộ công nhân viên, nhà nước, nhà phân tích tài chính.v.v. thông qua các thông tin tài chính sẽ đưa ra các quyết định với mục đích khác nhau. Vì vậy, công tác kế toán ở doanh nghiệp càng được chú trọng hơn, nó là công cụ quản lý của doanh nghiệp, với những thông tin mà kế toán cung cấp thì các nhà doanh nghiệp sTrườngẽ hiểu rõ hơn về tìnhĐại hình c ủhọca doanh nKinhghiệp đồng thtếời tìm Huế ra những phương thức, giải pháp cho từng ưu, nhược điểm của doanh nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp thương mại thì tổ chức kế toán hàng hóa có vai trò rất quan trọng, nó là khâu quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán hàng hóa, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Phân Phối Điện tử Điện máy Hà Nội và kết hợp với những kiến thức đã được học tại trường, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng 1
  13. công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử điện máy Hà Nội” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Thông qua bài khóa luận này, qua những đánh giá cũng như kiến nghị của tôi, tôi mong sẽ góp một phần nào đó trong việc nâng cao quá trình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tổng hợp, hệ thống những lý luận căn bản về kế toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. Tìm hiểu thực trạng công tác lưu chuyển hàng hóa và quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội. Đồng thời, hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức của bản thân. Tìm ra những hạn chế và đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế đó để hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội. 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Địa điểm thực hiện nghiên cứu tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội Về thời gian: Đề tài ngày được thực hiện từ ngày 24/9/2018 đến 30/12/2018. Số liệu nghiên cứu chủ yếu năm 2018 để đánh giá công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội. Ngoài ra còn sử dụng số liệu 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 để nghiên cứu đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanhTrường của công ty TNHH ĐạiPhân phhọcối Điện tKinhử Điện máy Hàtế Nộ i.Huế Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử điện máy Hà Nội. 2
  14. 5. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng một số phương pháp như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài kế toán lưu chuyển hàng hóa ở các giáo trình, chuẩn mực kế toán, thông tư, nhằm hệ thống hóa phần cơ sở lý luận về công tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: tìm hiểu và thu thập những thông tin về công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty thông qua phỏng vấn các nhân viên; trong quá trình thực tập, tiếp xúc và ghi chép lại các chứng từ, dữ liệu có liên quan đến nghiệp vụ mua bán hàng hóa cần thiết. Phương pháp so sánh, phân tích: thu thập, tính toán những chỉ tiêu trên báo cáo tài chính giữa các năm của công ty; từ đó so sánh, phân tích giữa các năm để đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực của công ty, đồng thời thấy được các ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt trong công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa. 6. Kết cấu đề tài Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần 1. Đặt vấn đề Phần 2. Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1. Cơ sở lý luận về kế toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại Chương 2. Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty TNHH PhânTrường phối Điện tử ĐiĐạiện máy Hàhọc Nội Kinh tế Huế Chương 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội Phần III. Kết luận và kiến nghị 3
  15. PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1. Các khái niệm cơ bản, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán lưu chuyển hàng hóa 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Hoạt động kinh doanh thương mại - Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư sản xuất. (Theo khoản 1 Điều 3 Luật thương mại) - Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ: thương mại hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận; thương mại dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. - Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp kinh doanh thương mại và doanh nghiệp sTrườngản xuất là doanh nghi Đạiệp thương học mại không Kinh trực tiếp ttếạo ra Huếsản phẩm, nó đóng vai trò trung gian môi giới cho người sản xuất và người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp thương mại thừa hưởng kết quả của doanh nghiệp sản xuất. Vì thế chi phí doanh nghiệp thương mại bao gồm: giá phải trả cho người bán và các chi phí bỏ ra để quá trình bán hàng diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao. 4
  16. Một doanh nghiệp được xem là một doanh nghiệp thương mại thì hoạt động kinh doanh thương mại có những đặc điểm sau: + Về hoạt động: hoạt động kinh tế cơ bản là lưu chuển hàng hóa bao gồm mua, bán và lưu trữ hàng hóa. + Về hàng hóa: hàng hóa trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư 1.1.1.2. Hàng hóa và lưu chuyển hàng hóa a. Hàng hóa Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hàng hóa là sản phẩm của lao động mà nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Hàng hóa được sản xuất không phải phục vụ cho nhu cầu của người sản xuất mà để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Hàng hóa là đối tượng của kinh doanh thương mại và mục đích của kinh doanh thương mại là lợi nhuận. Do đó, yêu cầu đặt ra của mỗi doanh nghiệp là phải quản lý tốt được hàng hóa. Muốn vậy phải chú ý tới những điều sau: + Chỉ tiêu số lượng hàng hóa lưu chuyển được đo bằng các đơn vị đo quy mô hàng hóa lưu chuyển. Căn cứ vào số lượng, nhà quản lý có thể xác định lượng nhập, xuất, tồn kho hàng hóa để lên kế hoạch thu mua, dữ trự hàng hóa. + Chất lượng thể hiện phẩm chất của hàng hóa. Một doanh nghiệp kinh doanh tốt luôn chú trọng đến yếu tố chất lượng của hàng hóa để tạo ra sức cạnh tranh và vị trí tốt trên thương trường. Do vậy, khi khai thác và quản lý nguồn hàng doanh nghiệp cần đảm bảo khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa. + Doanh nghiệp luôn phải cập nhật, nắm bắt giá cả hàng hóa trên thị trường để tính toán các chỉ tiêu gắn với quá trình lưu chuyển, từ đó có thể lên kế hoạch mua, bán hay dự trTrườngữ hàng hóa. Đại học Kinh tế Huế b. Lưu chuyển hàng hóa Lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại là tổng hợp các hoạt động mua bán dự trữ hàng hóa. Hay nói cách khác, lưu chuyển hàng hóa là quá trình đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua quan hệ trao đổi hàng-tiền. 5
  17. Lưu chuyển hàng hóa là hoạt động trung gian đem hàng hóa từ nơi sản xuất, nhập khẩu đến nơi tiêu dùng. Về cơ bản, hoạt động lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại đều được thực hiện theo công thức: Tiền-Hàng-Tiền, cho thấy lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại bao gồm hai giai đoạn chính: mua hàng và bán hàng không qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của hàng hóa đó. Nội dung của lưu chuyển hàng hóa: Hàng hóa mua vào: là khâu rất quan trọng trong doanh nghiệp thương mại, nó là khâu đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa. Hàng hóa bán ra: nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp được hoạt động bình thường và liên tục. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một khối lượng hàng hóa hợp lý, nếu không hàng hóa dự trữ bị ứ đọng gây hư hỏng mất mát và tốn kém trong bảo quản. Hàng hóa bán ra: là khâu cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hóa. Đây cũng là khâu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng. Vì vậy nó là khâu quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. 1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán lưu chuyển hàng hóa. 1.1.2.1. Yêu cầu về quản lý của kế toán lưu chuyển hàng hóa Quản lý nghiệp vụ lưu chuyển hàng hóa tại các công ty kinh doanh thương mại là quá trình quản lý, kiểm soát về mặt số lượng, chất lượng, giá trị, giá cả hàng hóa và việc thanh toán với nhà cung cấp, khách hàng trong suốt quá trình thực hiện nghiệp vụ mua bán hàng hóa từ giai đoạn mua hàng của nhà cung cấp cho đến giai đoạn bán hàng cho khách hàng. Để thực hiện được công việc quản lý này, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường Trườngxuyên theo dõi, cậ pĐại nhật thông học tin về sKinhự biến động tìnhtế hình Huế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, cung cấp thông tin hữu ích, có chất lượng cho nhà quản lý để có những quyết định kinh doanh, tài chính phù hợp, chính xác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý về số lượng, chất lượng và giá trị của hàng hóa mua vào, bán ra bao gồm việc phân công trách nhiệm cho từng cá nhân công việc cụ thể của từng khâu mua 6
  18. hàng vào và bán hàng ra. Hàng hóa mua vào phải đúng chủng loại, quy cách, phẩm chất. Hàng hóa phải được bảo quản , lưu trữ trong kho ở mức độ hợp lý, trong điều kiện kho bãi thích hợp để đảm bảo chất lượng cũng như giá trị hàng hóa . Nhà quản lý phải nắm được nhu cầu, thị hiếu của thị trường cũng như khả năng cung cấp thực tế của doanh nghiệp để lên kế hoạch mua, bán và dự trữ hàng hóa phù hợp. Quản lý về mặt giá cả hàng hóa bao gồm việc xác định, theo dõi sự biến động giá cả của từng loại hàng hóa sao cho giá cả hàng hóa doanh nghiệp nắm giữ luôn phù hợp với giá cả hàng hóa trên thị trường. Giá cả vừa mang tính cạnh tranh cao nhưng đồng thời vẫn đảm bảo mức lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp. Quản lý tình hình thanh toán tiền hàng với nhà cung cấp, với khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi tình hình phải thu, phải trả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đó những biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ của khách hàng, quá trình thanh toán với nhà cung cấp, có biện pháp lập các khoản dự phòng và xử lý các khoản phải thu khó đòi. Làm tốt công việc này sẽ giúp doanh nghiệp thanh toán nhanh hơn các khoản phải thu, phải trả và giảm mức độ rủi ro, thất thoát vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Quản lý, kiểm soát các loại chi phí và doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Quản lý việc tổ chức hoạt động kinh doanh là việc lựa chọn phương thức, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với địa bàn hoạt động, trình độ tổ chức và quản lý của đơn vị. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán lưu chuyển hàng hóa -TTrườngổ chức lập và luân Đạichuyển ch họcứng từ k ếKinhtoán liên quan tế đ ếnHuế lưu chuyển hàng hóa, đảm bảo cho việc ghi sổ kế toán, tính toán các chỉ tiêu mua vào, dự trữ và bán ra. -Tổ chức xây dựng các danh mục hàng hóa theo yêu cầu quản lý đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận kế toán, kinh doanh, kế hoạch, kho hàng, -Tổ chức thiết kế các mẫu sổ kế toán chi tiết để ghi chép nghiệp vụ mua bán và dự trữ hàng hóa. 7
  19. -Theo dõi và thanh toán kịp thời công nợ với nhà cung cấp và khách hàng có liên quan đến nghiệp vụ giao dịch. Từ đó có những biện pháp nhằm đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hạn chế tình trạng bị chiếm dụng nguồn vốn kinh doanh. -Tổ chức lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. -Tổ chức việc lập và phân tích báo cáo về nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản trị doanh nghiệp. 1.2. Nội dung kế toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại 1.2.1. Kế toán quá trình mua hàng 1.2.1.1. Các phương thức mua hàng hóa và chứng từ sử dụng a. Các phương thức mua hàng hóa Đối với các doanh nghiệp thương mại, việc mua hàng có thể được thực hiện theo hai phương thức: phương thức mua hàng trực tiếp và phương thức chuyển hàng. -Mua hàng theo phương thức trực tiếp: căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, doanh nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ mang ủy nhiệm nhận hàng đến đơn vị bán hay một địa điểm theo quy định trong hợp đồng với bên bán để nhận hàng. Sau khi hoàn thành thủ tục chứng từ và giao nhận hàng, nhân viên thu mua vận chuyển hàng về bằng các phương tiện vận tải của doanh nghiệp hoặc thuê ngoài kèm theo các chứng từ mua hàng và vận đơn. Nhân viên thu mua có trách nhiệm quản lý số hàng mua trong quá trình vận chuyển và gửi chứng từ về phòng nghiệp vụ để kiểm tra đối chiếu với các điều khoản trong hợp đồng. Theo phương thức này, thời gian xác định hàng mua là khi đã hoànTrường thành thủ tục chứ ngĐại từ giao họcnhận hàng, Kinh doanh nghi ệtếp đã thanhHuế toán tiền hay chấp nhận thanh toán cho người bán. -Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, chuyển hàng tới cho bên mua, giao hàng tại kho của của bên mua hay tại địa điểm do bên mua quy định trước. Khi chuyển hàng, bên bán phải gửi kèm các chứng từ có liên quan tới hàng bán. Bên mua sau khi nhận được chứng từ sẽ chuyển cho phòng nghiệp vụ để kiểm tra đối chiếu với các điều khoản đã thỏa thuận 8
  20. trong hợp đồng và tiến hành thủ tục nhập kho hàng hóa. Trong trường hợp này, hàng hóa được xác định là hàng mua khi bên mua đã nhận được hàng hóa do bên bán chuyển đến, đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán với người bán. b. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn giá trị gia tăng (do bên bán lập): trường hợp doanh nghiệp mua hàng của những doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. - Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (do bên bán lập): trường hợp doanh nghiệp mua hàng của những doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. - Phiếu nhập kho: phản ánh số lượng và trị giá hàng hóa thực tế nhập kho. - Bảng kê mua hàng hóa - Biên bản kiểm nhận hàng hóa - Phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán tạm ứng, Các chứng từ kế toán bắt buộc phải lập kịp thời, đúng mẫu quy định và đầy đủ các yếu tố nhằm đảm bảo tính pháp lý khi ghi sổ kế toán.Việc luân chuyển chứng từ cần phải có kế hoạch cụ thể, đảm bảo ghi chép kịp thời đầy đủ. 1.2.1.2. Tài khoản sử dụng Hiện nay Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên nên phạm vi nghiên cứu chỉ liên quan đến phương pháp này. a. TrườngTK 156 “Hàng hóa Đại”: Tài kho họcản này dùng Kinh để phản ánhtế tr ị giáHuế hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: - Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuế không được hoàn lại); 9
  21. - Chi phí thu mua hàng hóa; - Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công (gồm giá mua vào và chi phí gia công); - Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại; - Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê; - Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ); - Trị giá hàng hoá bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản đầu tư. Bên Có: - Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho doanh nghiệp phụ thuộc; thuê ngoài gia công, hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh; - Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ; - Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng; - Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng; - Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán; - Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê; - Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ); Số dư bên Nợ: - Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho; Trường- Chi phíĐại thu mua học của hàng hóaKinh tồn kho. tế Huế b. Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư (nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại quan hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho 10
  22. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường. Bên Có: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng. Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa về nhập kho doanh nghiệp) Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán ở giai đoạn mua hàng kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như: TK 111, TK 112, TK 131, TK 331, 1.2.1.3. Phương pháp hạch toán Nghiệp vụ mua hàng chủ yếu được khái quát bằng sơ đồ sau: TK 156 TK 111, 112, 331 TK 111, 112, 331 (1) (3) TK 133 TK 133 TK 3333, 3332, 33312 TK 515 Trường Đại(2) học Kinh tế(4) Huế TK 3381 TK 1381 (5) (6) Sơ đồ 1.1- Kế toán nghiệp vụ mua hàng 11
  23. Giải thích sơ đồ: (1) Nhập kho hàng hóa mua ngoài (giá mua + chi phí mua hàng) và thuế GTGT (nếu có). (2) Thuế nhập khẩu , thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp NSNN (3) Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại. (4) Chiết khấu thanh toán hàng mua: trong trường hợp doanh nghiệp thanh toán tiền trước thời hạn cho khách. (5) (6) Kế toán trường hợp hàng thiếu, hoặc thừa trong quá trình mua. Kế toán một số trường hợp khác: Trường hợp 1: Hàng về trước, chứng từ về sau Doanh nghiệp làm thủ tục nhập kho, kế toán ghi sổ hàng tồn kho theo giá tạm tính Nợ TK 156 Có TK 111/112/331 Khi nhận được chứng từ xác nhận được giá chính thức, phản ánh thuế GTGT theo hóa đơn: Nợ TK 133 Có TK 111/112/331 Xử lý chênh lệch tăng: Nợ TK 156 TrườngCó TK 111/112/331 Đại học Kinh tế Huế Hoặc chênh lệch giảm: Nợ TK 111/112/331 Có TK 156 Trường hợp 2: Chứng từ về trước, hàng về sau Nợ TK 151 Nợ TK 131 12
  24. Có TK 111/112/331 Khi hàng về nhập kho : Nợ TK 156 Có TK 151 Khi nhận được chứng từ nhưng chưa có hàng thì kế toán chỉ lưu chứng từ vào hồ sơ hàng đang đi đường. Hàng về thì kế toán xử lý như hàng và chứng từ về cùng lúc, nếu cuối tháng hàng chưa về thì kế toán mới phản ánh vào TK 151. 1.2.2. Kế toán quá trình bán hàng 1.2.2.1. Các phương thức bán hàng và chứng từ sử dụng a. Các phương thức bán hàng Việc bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại nội địa có thể thực hiện theo ba phương thức: bán buôn, bán lẻ và bán hàng đại lý. Phương thức bán buôn: là phương thức bán hàng cho các đơn vị sản xuất, đơn vị thương mại, để thực hiện bán ra hoặc đưa vào sản xuất, gia công, chế biến tạo ra sản phẩm để bán ra. Đặc điểm của phương thức bán hàng này là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông chứ chưa được đưa vào trạng thái tiêu dùng, do vậy, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện. Hàng hóa bán ra thường với số lượng lớn và có nhiều hình thức thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức: - Bán buôn qua kho: là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. - Bán buôn vận chuyển thẳng: theo phương thức, doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức bán lẻ: là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chTrườngức kinh tế mua v ềĐạimang tính học chất tiêu Kinh dùng nội b ộtế. Bán Huếhàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vưc lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Bán lẻ có các hình thức sau: - Bán lẻ thu tiền tập trung - Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp - Hình thức bán lẻ tự phục vụ 13
  25. - Hình thức bán trả góp - Bán hàng tự động Phương thức bán hàng đại lý hay ký gửi hàng hóa: là phương thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này sẽ trực tiếp bán hàng. Bên nhận đại lý sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý bán. Số hàng gửi đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp thương mại. Số hàng này được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được thông báo chấp nhận thanh toán. b. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT hay hóa đơn bán hàng - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý - Báo cáo bán hàng; Bảng kê bán lẻ hàng hóa; Bảng thanh toán hàng đại lý (ký gửi) - Chứng từ khác có liên quan 1.2.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán a. Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá của hàng xuất kho của các sản phẩm (bao gồm chi phí mua hàng đã phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại) hoặc giá thành thực tế dịch vụ hoàn thành đã được xác định đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả bán hàng trong kỳ. b. PhươngTrường pháp xác đ ịnhĐại giá vốn họchàng bán Kinh tế Huế Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: - Phương pháp kê khai thường xuyên: phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. 14
  26. Trị giá Trị giá Trị giá HTK Trị giá HTK = HTK + nhập trong - HTK xuất cuối kỳ đầu kỳ kỳ trong kỳ Cuối kỳ kiểm kê, xác định hàng tồn kho, sau đó kết chuyển trị giá hàng xuất trong kỳ. Phương pháp tính giá hàng tồn kho: khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp sau: - Phương pháp tính theo giá đích danh: phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hóa mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Ưu điểm phương pháp này là độ chính xác cao, công tác tính giá thành phẩm thực hiện kịp thời, tuy nhiên lại tốn nhiều công sức do phải quản lý riêng từng lô thành phẩm. - Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. - Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất khoTrường được tính theo giá Đại của lô hàng họcnhập khoKinhở thời đi ểmtế cu ốHuếi kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này có nhược điểm là chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành, thích hợp với điều kiện giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, với loại hàng cần tiêu thụ nhanh. Mỗi phương pháp giá trị HTK đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, 15
  27. năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tùy thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp. Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xuất kho phù hợp. Khi sử dụng phương pháp nào thì phải áp dụng thống nhất trong kỳ kế toán và đăng ký ngay từ đầu niên độ kế toán. Khi thay đổi phương pháp phải đợi chấm dứt kỳ báo cáo kế toán và ghi rõ trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính. c. Chứng từ sử dụng - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho - Bảng tổng hợp xuất, nhập tồn - Bảng phân bổ giá vốn - Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý d. Tài khoản sử dụng Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán trong kỳ. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ; - Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra; Trường- Số trích lậ p Đạidự phòng học giảm giá Kinhhàng tồn kho tế (chênh Huế lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết). Bên Có: - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” - Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐSĐT phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh; 16
  28. - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước); -Trị giá hàng bán bị trả lại; - Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh); - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ; - Số điều chỉnh tăng nguyên giá BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy BĐSĐT có dấu hiệu tăng giá trở lại; - Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại. Tài khoản không có số dư. e. Hạch toán TK 911 TK 156 (1) TK 632 (5) TK 157 TK 1381 (2) (4) Trường Đại học Kinh tế Huế (3) Sơ đồ 1.2 – Kế toán giá vốn hàng bán 17
  29. Giải thích sơ đồ: (1) Hàng hóa tiêu thụ tại kho doanh nghiệp, hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng (2) Hàng hóa gửi bán tại các đại lý (3) Hoàn nhập dự phòng (4) Hàng hóa bị trả lại (5) Kết chuyển giá vốn để xác định kết quả kinh doanh 1.2.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng a. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyển trả lại sản phẩm, hàng hóa (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác). - Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. b. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng - Phiếu xuất kho - ChTrườngứng từ thanh toán: Đại Phiếu thu,Gi họcấy báo KinhCó tế Huế c. Tài khoản sử dụng TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau: - Bán hàng hóa: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư. 18
  30. - Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng. - Doanh thu khác TK 511 có 4 tài khoản cấp 2: TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5118 – Doanh thu khác Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: - Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT); - Các khoản giảm trừ doanh thu; - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản không có số dư cuối kỳ. (Theo Điều 47 của Thông tư 133/2016/TT-BTC) d. Phương pháp hạch toán TK 511 TK 911 TK 111, 112, 131 (1) (3) Trường Đại họcTK 3331 Kinh tế Huế TK 3387 (2) Sơ đồ 1.3- Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 19
  31. Giải thích sơ đồ: (1) Doanh thu bán hàng thu tiền ngay và chưa thu tiền (2) Doanh thi bán hàng theo hình thức trả góp (3) Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh 1.3. Nội dung quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho Trị giá vốn của hàng xuất bán Số vòng quay HTK = Trị giá hàng tồn kho bình quân Trị giá HTK bình Trị giá HTK đầu kỳ + Trị giá HTK quân = cuối kỳ 2 - Ý nghĩa: Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Số ngày dự trữ HTK 360 = Số vòng quay HTK quay - Ý nghĩa: Số ngày dự trữ hàng tồn kho chính là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp. Số ngày hàng tồn kho lớn là một dấu hiệu của việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho. 1.3.2. CáchTrường thức quản lý hàng Đại tồn kho học có hiệu quKinhả tế Huế Quản lý hàng tồn kho cần phải quản lý cả về số lượng và giá trị hàng hóa, thứ nhất để biết được hàng hóa nào còn hay hết, số lượng tồn là bao nhiêu, từ đó chủ động trong việc bán hàng và nhập hàng. Tránh trường hợp không có hàng để bán cho khách hoặc lại nhập về quá nhiều dẫn đến tốn kém chi phí, quay vòng vốn chậm. Quản lý hàng tồn kho theo số lượng và giá trị giúp cửa hàng có thể tối ưu lượng tồn kho ở mức thấp nhất, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh hiệu quả. 20
  32. 1.3.2.1. Quản lý hàng tồn kho bằng mã vạch Bước đầu tiên trong quy trình quản lý hàng tồn kho là phân loại và sắp xếp hàng hóa, việc này không những giúp quá trình bán hàng nhanh chóng mà quy trình kiểm đếm cũng thuận tiện, tiết kiệm thời gian hơn. Sử dụng hệ thống mã vạch là giải pháp hiệu quả để quản lý hàng hóa. Trước tiên, cửa hàng cần phân loại hàng hóa theo các nhóm, sau đó sử dụng mã vạch để đặt tên sao cho dễ nhận biết và quản lý. Ví dụ: vaydai01, vaydai02, Khi bán hoặc nhập hàng, nhân viên chỉ cần thực hiện thao tác quét mã vạch trên phần mềm, hoặc kiểm tra số lượng hàng tồn kho tại thời điểm hiện tại. Sau khi phân loại và đặt tên hàng hóa bằng mã vạch, hàng hóa cần được sắp xếp khoa học theo các nhóm đã phân loại, việc này không những tạo sự thuận lợi khi kiểm hoặc lấy hàng mà còn tiết kiệm diện tích, chi phí lưu kho. 1.3.2.2. Thường xuyên kiểm kho Kiểm kho là việc các chủ cửa hàng cần thực hiện mỗi ngày, để kiểm tra xem số lượng tồn kho thực tế của hàng hóa là bao nhiêu, có khớp với số liệu ghi chép hay không. Trường hợp có sự chênh lệch thì do nguyên nhân nào, do nhầm lẫn về số liệu, hay do thất thoát, gian lận từ đó có những biện pháp kiểm tra và kiểm soát kịp thời. Theo thống kê, có hơn 90% các cửa hàng bán lẻ như shop thời trang, mỹ phẩm bị lệch kho trong quá trình bán hàng. Kiểm kho định kỳ còn giúp chủ cửa hàng phát hiện các hàng hóa hư hỏng, lỗi mốt, cần thanh lý sớm, từ đó triển khai các chương trình bán giảm giá, khuyến mãi để thu hồi vốn.Trường Đại học Kinh tế Huế Tính năng quản lý hàng tồn kho trên phần mềm quản lý bán hàng, với các số liệu tồn kho được cập nhật chính xác vào thời điểm giao dịch phát sinh, giúp chủ cửa hàng thuận tiện trong việc đối chiếu và cân chỉnh số liệu hàng hóa thực tế so với phần mềm, đồng thời dễ dàng tra cứu lại các giao dịch xuất – nhập – tồn để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai lệch. 1.3.2.3. Quản lý hàng hóa xuất – nhập – tồn 21
  33. Tồn kho bằng nhập kho trừ xuất kho. Để nắm được số lượng hàng tồn kho một cách chính xác, chủ cửa hàng cần kiểm soát được quá trình nhập hàng và xuất hàng, khi có sự chênh lệch tồn thực tế thì nguyên nhân sẽ do sai sót ở quá trình nhập hàng, hoặc xuất hàng. Với phần mềm quản lý bán hàng, các giao dịch nhập hàng được lưu lại trên phần mềm, khi bán hàng thì số lượng tồn sẽ được trừ tự động, đảm bảo chính xác theo thời điểm phát sinh giao dịch. Ngoài ra, các chủ cửa hàng cũng có thể định mức tồn tối thiểu và tồn tối đa cho từng loại hàng hóa, và thông qua tính năng cảnh báo hàng tồn để biết được hàng hóa nào đã vượt định mức. Định mức tồn tối thiểu và tối đa, giúp các cửa hàng tối ưu được lượng hàng tồn kho, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Định mức hàng tồn kho cho từng loại hàng hóa cần căn cứ vào đơn đặt hàng, doanh số mặt hàng, khả năng cung ứng của nhà cung cấp. 1.3.2.4. Đảm bảo nhân viên làm việc đúng quy trình Quy trình kiểm kho phức tạp và mất không ít thời gian, nhưng lại vô cùng quan trọng với mọi cửa hàng. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý hàng tồn kho phần nào hạn chế được những bất cập trên, tuy nhiên việc thực hiện lại phụ thuộc yếu tố con người. Trường Đại học Kinh tế Huế 22
  34. CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI ĐIỆN TỬ ĐIỆN MÁY HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về Công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội được thành lập ngày 08 tháng 05 năm 2015, được Chi cục Thuế quận Hà Đông cấp giấy phép kinh doanh, là đơn vị có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán chế độ độc lập, có con dấu riêng và được mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Một số thông tin của Công ty Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nôi: - Tên chính thức: CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI ĐIỆN TỬ ĐIỆN MÁY HÀ NỘI - Tên giao dịch: HA NOI ELECTRONIC CO.,LTD - Ngành nghề kinh doanh: phân phối, bán lẻ đồ dùng, thiết bị điện tử điện máy - Trụ sở: Tổ 16 - Phường Yên Nghĩa - Quận Hà Đông - Hà Nội. - Cửa hàng giao dịch: số 219, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội - Số tài khoản: 1504201030982 – Ngân hàng Agribank – CN Đống Đa – Hà Nội - Mã số thuế: 0106840827 TrongTrường những tháng đ ầĐạiu mới thành học lập, công Kinh ty đã gặp khôngtế Huếít khó khăn từ mặt bằng chật hẹp, trình độ chuyên môn chưa cao, chi phí ít, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của lãnh đạo và cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. Có thể nói công ty đã tạo được bước tiến mạnh mẽ về kinh doanh cũng như uy tín trên thị trường trong và ngoài khu vực. Vì vậy, công ty đã có được một vị thế trên thị trường xây dựng, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. 23
  35. Công ty đã được các hãng điện tử điện máy như Sony, Samsung, LG, Panasonic, Nagakawa, chứng nhận đại lý ủy quyền chính hãng đặt chuẩn. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1. Chức năng Là một công ty thương mại, là tổ chức lưu thông và phân phối hàng điện tử điện máy. Thực hiện các hoạt động kinh doanh các mặt hàng của công ty nhằm đạt được các kế hoạch mà công ty đề ra theo kết quả tốt nhât. Thực hiện công tác quản lý và chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng mong đợi của khách hàng khi mua sản phẩm của công ty. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng nhu cầu hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh. Chấp hành đúng những quy định của pháp luật, phân phối các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đúng chủng loại theo giấy phép đăng kí kinh doanh đã đăng kí. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, phát triển kinh doanh có hiệu quả. Nghiên cứu giá cả, nguồn hàng của các đối thủ cạnh tranh nhằm tìm ra giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của công ty, giúp công ty kinh doanh có hiệu quả. Bảo đảm quyền lợi của người lao động theo luật định. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đồng thời đảm bảo và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hòa dịchTrường vụ theo tiêu chuẩ n Đạiđã đăng kýhọc và công bKinhố. tế Huế Tuân thủ các quy định về quốc phòng an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường. Huy động vốn có hiệu quả, nâng cao năng lực tài chính và tay nghề của người lao động. Xây dựng công ty trở thành doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực kinh doanh đồ điện tử điện lạnh. 24
  36. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Công ty có một bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến. Giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban trong việc suy nghĩ, bàn bạc, xem xét và quyết định giải pháp tối ưu cho từng vấn đề quản lý. Nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Giám đốc công ty. GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG KINH DOANH KẾ TOÁN Sơ đồ 2.1-Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty - Giám đốc: là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo theo dõi công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty theo đúng mục tiêu đề ra. Giám đốc được phép ủy quyền cấp dưới và chịu trách jnhiệm trong phạm vi ủy quyền. - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kTrườngế toán, lập các báo Đại cáo tài chính,học phân Kinh tích các hoạ ttế động Huế kinh tế tham mưu cho giám đốc về quyết định liên quan đến tình hình tài chính của công ty. - Phòng kinh doanh: lập ra các chiến lược, marketing các sản phẩm mà công ty cần bán ra thị trường. Đồng thời trực tiếp bán hàng cho công ty . 25
  37. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP –THỦ QUỸ Sơ đồ 2.2- Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty - Kế toán trưởng: là người trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ, giám sát hoạt động trong phòng kế toán, là người giúp lãnh đạo nắm bắt thông tin tài chính và hạch toán kinh tế của công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về mọi hoạt động của công tác kế toán tài chính. Đồng thời là người kiểm soát thu chi theo quy chế tài chính, lập kế hoạch tài chính hàng quý, năm, phân tích hoạt động tài chính của công ty. Và tại công ty, kế toán trưởng kiêm nhiệm vụ kế toán thuế của công ty. - Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào chứng từ gốc lập nhật ký chung; tổ chức, ghi chép các số liệu phát sinh, hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh , quản lý sổ sách kế toán, lưu trữ chứng từ. Đồng thời kế toán tổng hợp là người kiêm chức năng của kế toán công nợ, kế toán hàng hóa và thủ quỹ 2.1.4.2. TrườngChế độ và chính sách Đại kế toán họcáp dụng tạ i KinhCông ty tế Huế - Công ty áp dụng “Thông tư 133/2016/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ”. -Niên độ kế toán: niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. -Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VND) 26
  38. -Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung kết hợp kế toán trên máy tính (phần mềm MISA 2017) -Kê khai hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ. -Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. -Doanh nghiệp kê khai thuế theo quý. 2.1.5. Nguồn lực hoạt động của công ty 2.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế 27
  39. BẢNG 2.1-TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2015-2017 (ĐVT: Đồng) NĂM SO SÁNH CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. Tài sản 1.485.828.701 5.786.940.071 7.664.120.510 4.301.111.370 289,48 1.877.180.439 32,44 I.Tài sản ngắn hạn 1.485.828.701 100 5.573.963.222 96,32 7.490.083.061 97,73 4.088.134.521 275,14 1.916.119.839 34,38 1. Tiền và các khoản 913.364.414 61,47 65.807.497 1,18 114.211.603 1,52 (847.556.917) (92,80) 48.404.106 73,55 tương đương tiền 2. Các khoản phải thu 82.149.996 5,53 4.046.327.749 72,59 3.644.715.552 48,66 3.964.177.753 4825,54 (401.612.197) (9,93) ngắn hạn 3. Hàng tồn kho 451.485.435 30,39 1.401.887.555 25,15 3.583.704.085 47,85 950.402.120 210,51 2.181.816.530 155,63 4. Tài sản ngắn hạn 38.828.856 2,61 59.940.421 1,08 147.451.821 1,97 21.111.565 54,37 87.511.400 146,00 khác II. Tài sản dài hạn Trường212.976.849 Đại3,68 174.037.449học Kinh2,27 tế212.976.849 Huế (38.939.400) (18,28) 1. Tài sản cố định 212.976.849 100 174.037.449 100 212.976.849 (38.939.400) (18,28) 28
  40. B. Nguồn vốn 1.485.828.701 5.786.940.071 7.664.120.510 4.301.111.370 289,48 1.877.180.439 32,44 I. Nợ phải trả 1.217.433.696 81,94 4.937.959.556 85,33 6.827.796.972 89,09 3.720.525.860 305,60 1.889.837.416 38,27 1. Nợ ngắn hạn 1.217.433.696 100 4.937.959.556 100 6.827.796.972 100 3.720.525.860 305,60 1.889.837.416 38,27 II.Vốn chủ sở hữu 268.395.005 18,06 848.980.515 14,67 836.323.538 10,91 580.585.510 216,32 (12.656.977) (1,49) 1. Vốn chủ sở hữu 300.000.000 111,78 899.000.000 105,89 899.000.000 107,49 599.000.000 199,67 0 2. Lợi nhuận sau thuế (31.604.995) (11,78) (50.019.485) (5,89) (62.676.462) (7,49) (18.414.490) (58,26) (12.656.977) (25,30) chưa phân phối Trường Đại học Kinh tế Huế 29
  41. Dựa vào bảng tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015-2017, ta thấy: Về Tài sản: 0 100% 2.27 99% 3.68 98% 97% 100 97.73 96% 96.32 95% 94% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TSNH TSDH Biểu đồ 2.1-Tình hình tài sản Công ty giai đoạn 2015-2017 Tài sản ngắn hạn Quy mô TSNH có sự biến động. Năm 2016, TSNH tăng 4.301.111.370 đồng, tương ứng mức tăng 289,47 % so với năm 2015 và tiếp tục tăng mạnh lên 7.664.120.510 đồng (tăng 1.877.180.439 đồng tương ứng mức tăng 32,44%) vào năm 2017. Giai đoạn 2015 - 2017, TSNH tăng qua các năm và luôn giữ mức hơn 96%, và đặc biệt vào năm 2015 chiếm 100% tổng tài sản. Điều này có thể lý giải là do sự tăng lên của Trườngcác khoản mục TSNH. Đại Cụ th ể:học Kinh tế Huế Tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động mạnh, cao nhất ở năm 2015: năm 2015 chiếm 61,47% trong TSNH, 2 năm còn lại giảm cực mạnh, năm 2016 giảm xuống chỉ còn 1,18% và năm 2017 giảm còn 1,52%. Năm 2016 giảm 847.556.917 đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 92,8%; và năm 2017 có tăng nhẹ 48.404.106 đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 73,55%. Khoản mục này bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền. Khoản mục này có sự biến động 30
  42. nhiều như vậy vì do công ty đã tăng khoản phải thu ngắn hạn dẫn đến khoản mục tiền giảm. Việc giảm của khoản mục này qua các năm nghĩa là công ty không giữ nhiều tiền hơn, làm mất đi khả năng tự chủ, khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng ở năm 2016 nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2017. Cụ thể năm 2016 tăng mạnh 3.964.177.753 đồng tương ứng 4825,54%, đây là dấu hiệu không tốt vì công ty sẽ tăng các chi phí liên quan đến phải thu khách hàng, nhưng năm 2017 lại giảm nhẹ 401.612.197 đồng, tương ứng tăng 9,93% so với năm 2016. Hàng tồn kho tăng qua các năm. Năm 2016 tăng 950.402.120 đồng, tương ứng với 210,51% so với năm 2015. Năm 2017 tăng mạnh lên đến 3.583.704.085 đồng, tăng 2.181.816.530 đồng tương ứng 155,63% so với năm 2016. Khoản mục này tăng vì qua các năm công ty dần dần có được uy tín, tín nhiệm ở khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng. Tuy nhiên, khoản mục này tăng liên tục cũng sẽ dẫn đến tăng chi phí lưu trữ kho bãi. Tài sản ngắn hạn khác luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công tyNăm 2016 tăng 54,37% so với năm 2015 và đến năm 2017 tăng 146%. Tài sản dài hạn Tài sản cố định của công ty chỉ bao gồm phương tiện vận tải, truyền dẫn. Khoản mục này chiếm khoảng 3% trong tổng tài sản của công ty. Nhìn chung tổng tài sản của công ty qua 3 năm có sự tăng dần nhưng tỷ trọng tài sản dài hạn trong 2 năm cuối chứng tỏ chiến lược kinh doanh của công ty chưa hướng tới sự ổn định lâu dài. Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  43. Về nguồn vốn 10.91 100% 18.06 14.67 90% 80% 70% 60% 89.09 50% 81.94 85.33 40% 30% 20% 10% 0% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Biểu 2.2. Cơ cấu nguốn vốn giai đoạn 2017-2018 Nợ phải trả Khoản mục nợ phải trả tại công ty luôn chiếm tỷ trọng hơn 80 % tổng nguồn vốn. Giá trị khoản mục tăng đều qua các năm. Năm 2016, nợ phải trả của công ty là 4.937.959.556 đồng, tăng 3.720.525.860 đồng tương ứng mức tăng 305,6% so với năm 2015. Năm 2017, nợ phải trả tăng 1.889.837.416 đồng tương ứng mức tăng 38,27% so với năm 2016. Nợ ngắn hạn luôn chiếm 100% số nợ phải trả của công ty. Cụ thể khoản mục này tăng là do năm 2016 công ty vay ngắn hạn 2.700.000 tỷ và do các năm này tình hình kinh doanh kinh doanh của công ty khá tốt, nhu cầu về hàng hóa cao để kịp cung cấp cho khách hàng nên khoản phải trả tăng qua các năm, cao nhất là năm 2017 đạt đếnTrường4.712.954.972 đồng. ĐạiKhoản họcmục này Kinhtăng mạnh nàytế ch ứngHuế tỏ công ty có những chính sách mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng việc chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác, giảm nhu cầu vốn lưu động và không gây tình trạng mất khả năng thanh toán. 32
  44. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, khoảng 15%. Năm 2015, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 18,06%, năm 2016 giảm xuống còn 14,67% và năm 2017 chỉ còn 10,91%. Vốn góp của chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn chủ sở hữu. Năm 2016 vốn góp của chủ sở hữu là 899.000.000 đồng tăng 599.000.000 đồng so với năm 2015, tương ứng mức tăng 199,67%. Năm 2017 khoản mục này không đổi so với năm 2016. Lợi nhuận chưa phân phối của 3 năm đều bị lỗ và giảm qua các năm. Năm 2016 là (50.019.485) giảm 18.414.490 so với năm 2015, năm 2017 giảm 12.656.977 đồng. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty chưa hiệu quả tích cực, cũng một phần do công ty vừa mới thành lập 3 năm nên vẫn chưa đạt được hiệu quả ổn định. Trường Đại học Kinh tế Huế 33
  45. 2.1.5.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty BẢNG 2.2- TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2015-2017 ĐVT: Đồng NĂM SO SÁNH CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung 3.697.181.807 8.757.153.680 11.382.571.725 5.059.971.873 136,86 2.625.418.045 29,98 cấp dịch vụ 2. Giá vốn hàng bán 3.571.994.160 8.376.358.406 10.722.821.610 4.804.364.246 134,50 2.346.463.204 28,01 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và 125.187.647 380.795.274 659.750.115 255.607.627 204,18 278.954.841 73,26 cung cấp dịch vụ 4. Doanh thu hoạt động tài chính 83.100 300.600 109.313.200 217.500 261,73 109.012.600 36.265,00 5. Chi phí quản lý kinh doanh 156.875.742 399.510.364 780.143.933 242.634.622 154,67 380.633.569 95,28 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động (31.604.995) (18.414.490) (11.080.618) 13.190.505 41,74 7.333.872 39,83 kinh doanh 7. Lợi nhuận kế toán trước thuế (31.604.995) (18.414.490) (12.656.977) 13.190.505 41,74 5.757.513 31,27 8. Lợi nhuận sau thuế TNDN (31.604.995Trường) (18.414.490 Đại) học(12.656.977 Kinh) 13.190.505 tế Huế 41,74 5.757.513 31,27 34
  46. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu của công ty có từ hoạt động bán hàng hóa. Trong năm 2016, doanh thu bán hàng tăng mạnh 5.059.971.873 đồng tương ứng với 136.86% so với năm 2015. Đến năm 2017, doanh thu bán hàng tiếp tục tăng 2.625.418.045 đồng, tương ứng với mức tăng 29,98% so với năm 2016. Khoản mục này tăng liên tục là do công ty bắt đầu thu hút được nhiều khách hàng, tạo được uy tín, tiếng tăm. Giá vốn hàng bán: giá vốn của công ty biến động gần giống với doanh thu bán hàng. Năm 2016 giá vốn hàng bán tăng 4.804.364.246 đồng tương ứng 134,5% so với năm 2015. Năm 2017 tiếp tục tăng 2.346.463.204 đồng tương ứng tăng 28,01%. Vì doanh thu bán hàng và giá vốn bán hàng đều tăng nhưng doanh thu bán hàng tăng nhiều hơn nên lợi nhuận gộp về bán hàng tăng qua các năm. Năm 2016, lợi nhuận gộp về bán hàng tăng 255.607.627 đồng tương ứng tăng 204,18% so với năm 2015. Năm 2017, khoản mục này ra tăng 278.954.841 đồng tương ứng 73,26% so với năm 2016. Doanh thu hoạt động tài chính tăng qua các năm, trong năm 2016 tăng 217.500 đồng, tương ứng tăng tới 261,73% so với năm 2015. Năm 2017, doanh thu hoạt động tài chính tiếp tục tăng mạnh 109.012.600 đồng tương ứng 36265% so với năm 2016. Chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng qua các năm. Năm 2016 tăng 242.634.622 đồng tương ứng mức tăng 154,67% so với năm 2015. Năm 2017 tăng 380.633.569 đồng tương ứng mức tăng 95,28% so với năm 2016. Trường Đại học Kinh tế Huế 35
  47. 2.1.5.3. Tình hình về lao động BẢNG 2.3- SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 11 100 14 100 18 100 3 27,27 4 28,57 1. Theo giới tính -Nam 8 72,73 10 71,43 13 72,22 2 25 3 30 -Nữ 3 27,27 4 28,57 5 27,78 1 33,33 1 25 2. Theo trình độ văn hóa -Đại học và trên đại học 3 27,27 4 28,57 4 22,22 1 33,33 0 0 -Cao đẳng, trung cấp 1 9,09 1 7,14 2 11,11 0 1 100 -Trung học phổ thông 7 63,64 9 64,29 12 66,67 2 28,57 3 33,33 3. Theo tính chất công việc -Lao động trực tiếp 8 72,73 10 71,43 13 72,22 2 25 3 30 -Lao động gián tiếp 3 27,27 4 28,57 5 27,78 1 33,33 1 25 Trường Đại học Kinh tế Huế 36
  48. Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lượng lao động tại Công ty qua 3 năm không ngừng tăng lên, cụ thể: Năm 2016 số lượng lao động tăng lên 27,27% so với năm 2015, tức là tăng 3 lao động. Năm 2017 tiếp tục tăng 28,57% , nâng tổng số lao động lên 18 người. Nhận thấy được số lượng lao động của công ty luôn phù hợp và đủ số lượng mà công ty cần, chứng tỏ công tác tuyển dụng công ty đảm bảo hiệu quả. Theo giới tính: tỷ trọng lao động nam trong tổng số lao động qua các năm đều chiếm trên 70% và số lượng lao động nam tăng liên tục qua các năm vì công việc đòi hỏi lao động nam nhiều hơn lao động nữ, công việc chủ yếu là vận chuyển, lắp ráp, sửa chữa, nên đòi hỏi người lao động có thể lực tốt số, nhanh nhẹn, tháo vát; lượng nữ tăng thêm 2 lao động qua các năm là do Công ty tuyển thêm kế toán, nhân viên kinh doanh phục vụ cho hoạt động của Công ty. Theo trình độ văn hóa: qua bảng phân tích ta thấy, số lao động năng lực ở mức trung học phổ thông chiếm đa số (trên 60%) và có xu hướng tăng qua các năm. Số lao động đại học năm 2016 tăng 1 người so với năm 2015 tương ứng với tốc độ tăng là 33,33%, sau đó không đổi vào năm tiếp theo. Năm 2017, số lao động tăng 1 người so với năm 2016 tương ứng tốc độ tăng 100%. Cho thấy trình độ văn hóa ở Công ty không được cao,tuy nhiên đối với hình thức kinh doanh của công ty là doanh nghiệp thương mại nên không cần yêu cầu đòi hỏi lao động phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học 100%. Theo tính chất công việc: do đặc thù kinh doanh nên chủ yếu lao động của công ty là lao động trực tiếp. Về lao động trực tiếp, năm 2016 tăng 25% so với năm 2015 nâng tổng số lao động trực tiếp lên 10 người. Năm 2017 tiếp tục tăng thêm 3 lao động tương ứTrườngng với mức tăng 30% Đại so vớ i họcnăm 2016. Kinh Đối với độ itế ngũ laoHuế động gián tiếp, chủ yếu bao gồm các đội nhóm kỹ thuật nhỏ có nhiệm vụ lắp đặt điều hòa cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu lắp đặt. Qua mỗi năm, số lượng lao động gián tiếp đều tăng thêm 1 lao động. Với những phân tích trên, cho thấy tình hình và cơ cấu lao động của công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội là khá hợp lý, phù hợp với quy mô còn 37
  49. nhỏ của công ty.Trong công tác quản lý, công ty đã áp dụng quản lý bằng nội quy, điều lệ để theo dõi chất lượng làm việc, giờ giấc lao động. 2.2. Đặc điểm công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa và quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội 2.2.1. Đặc điểm hàng hóa tại Công ty Công ty TNHH Phân phối điện tử điện máy Hà Nội chủ yếu kinh doanh các mặt hàng như tivi, tủ lạnh, điều hóa, máy giặt, lò vi sóng, hút mùi, của nhiều hãng khác nhau như: SONY, SAMSUNG, LG, DAIKIN, PANASONIC, NAGAKAWA, SHARP, HITACHI, ELECTROLUX, Các mặt hàng của công ty được nhập từ nhiều công ty khác nhau như: Công ty TNHH Electrolux Việt Nam, Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam, Công ty TNHH Việt Hải, Công ty TNHH Bảo Hưng, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Phân phối Bestbuys, 2.2.2. Công tác kế toán mua hàng tại Công ty 2.2.2.1. Phương thức mua hàng a. Phương thức mua hàng Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội thường mua hàng với hai hình thức đó là mua hàng trực tiếp và mua hàng theo phương thức chuyển hàng. - Đối với mua hàng trực tiếp: khi có nhu cầu cần nhập thêm hàng hóa hoặc có đơn đặt hàng phát sinh do phòng kinh doanh chuyển sang, kế toán trưởng sẽ liên hệ với các nhà cung cấp và chọn nhà cung cấp có giá cả phù hợp nhất rồi trình lên cho giám đốTrườngc duyệt. Sau đó, k ếĐạitoán sẽ liên học hệ với nhàKinh cung cấp vàtế cử Huếnhân viên trực tiếp đến làm đơn đặt hàng, mua hàng tại nhà cung cấp. Chi phí vận chuyển do công ty chịu. - Đối với mua hàng theo phương thức chuyển hàng: kế toán chọn nhà cung cấp phù hợp và đưa cho giám đốc ký duyệt. Kế toán đặt hàng với nhà cung cấp, nhà cung cấp xem xét, xác nhận thông tin đơn hàng, cách thức thanh toán và chuyển hàng đến công ty. 38
  50. Khi hàng hóa về đến công ty, công ty cử nhân viên tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng, đối chiếu với đơn hàng. Nếu đủ và đúng với đơn đặt hàng đã đặt, kế toán kí vào biên bản giao nhận hàng xác nhận đã nhận hàng. Đối với các đơn hàng phải thanh toán ngay, kế toán lập phiếu chi 2 liên và chi tiền thanh toán tiền hàng. Liên 1 đưa cho nhân viên giao hàng của nhà cung cấp kí nhận, liên 2 lưu giữ nội bộ. Đối với các đơn hàng chưa thanh toán, kế toán tổng hợp ghi nhận công nợ. Đến cuối tuần, kế toán tổng hợp lập báo cáo tổng hợp công nợ, trình lên cho kế toán trưởng ký nháy. Kế toán trưởng trình lên cho giám đốc xét duyệt. Sau đó lập ủy nhiệm chi thanh toán công nợ cho từng nhà cung cấp. Căn cứ vào thông tin hàng hóa, kế toán tổng hợp sẽ hạch toán phần mềm MISA, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Các chứng từ , hóa đơn GTGT, các chứng từ khác có liên quan đến việc mua hàng sẽ được lưu tại phòng kế toán. b. Chứng từ sử dụng Nghiệp vụ mua hàng thường sử dụng những chứng từ sau: -Đơn đặt hàng -Hóa đơn GTGT -Phiếu nhập kho -Biên bản giao nhận hàng hóa -Ủy nhiệm chi, phiếu chi -Báo cáo tổng hợp công nợ 2.2.2.2. Kế toán nghiệp vụ mua hàng a.Trường Tài khoản sử dụng Đại học Kinh tế Huế Hệ thống tài khoản được Bộ tài chính ban hành ngày 26/8/2016 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên sử dụng các tài khoản sau: - TK 156-Hàng hóa -TK 331-Phải trả cho người bán 39
  51. -TK 1111- Tiền mặt-Tiền Việt Nam -TK 1121-Tiền gửi ngân hàng-Tiền Việt Nam -TK 1331-Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ b. Phương pháp hạch toán Công ty hạch toán nghiệp vụ mua hàng tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội sẽ được làm rõ qua nghiệp vụ cụ thể sau: Nghiệp vụ 1: Ngày 19/11/2018, Công ty nhập kho: 3 chiếc máy giặt Electrolux EWF12853S với giá chưa thuế là 9.300.390 đồng/chiếc 5 chiếc máy giặt Electrolux EWF12938 với giá chưa thuế là 9.502.676 đồng/chiếc 5 chiếc máy giặt Electrolux EWF12938S với giá chưa thuế là 10.363.783 đồng/chiếc 5 chiếc máy giặt Electrolux EWF12935S với giá chưa thuế là 11.150.479 đồng/chiếc 5 chiếc máy giặt Electrolux EWW14113 với giá chưa thuế là 17.205.833 đồng/chiếc 5 chiếc máy sấy Electrolux EDV6552 với giá chưa thuế là 4.973.144 đồng/chiếc 13 chiếc máy sấy Electrolux EDV7552S với giá chưa thuế là 6.336.772 đồng/chiếc TrườngCủa Công ty TNHH Đại Electrolux học Việt Nam Kinh theo Hóa đơntế s ốHuế0042317, ký hiệu EN/18P. Công ty đã thanh toán chuyển kho 40
  52. Bước 1: Sau khi được giám đốc xét duyệt đề nghị mua hàng, kế toán liên hệ với Công ty TNHH Electrolux Việt Nam để đặt hàng. Sau khi làm đơn đặt hàng với Công ty TNHH Electrolux Việt Nam, kế toán lập ủy nhiệm chi thanh toán tiền hàng trước.Khi hàng được chuyển về kho, nhân viên vận chuyển nhận được Lệnh giao hàng của Công ty TNHH Electrolux Việt Nam và hóa đơn GTGT của Công ty TNHH Electrolux Việt Nam. Nhân viên đó có trách nhiệm đối chiếu, kiểm đếm hàng hóa đầy đủ, đúng số lượng, quy cách, mẫu mã với chứng từ. Biểu 2.1-Lệnh giao hàng ELECTROLUX LỆNH GIAO HÀNG Số: VPX29784 Ngày: 19/11/2018 Liên 3: (Giao cho khách hàng) Người nhận: Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội Lý do xuất: Xuất bán buôn cho điện máy STT M-HH Tên vật tư hàng hóa Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền lượng 1 EWF12853S Máy giặt EWF12853S Chiếc 3 EWF12938 Máy giặt EWF12938 Chiếc 5 EWF12938S Máy giặt EWF12938S Chiếc 5 EWF12935S Máy giặt EWF12935S Chiếc 5 EWW14113 Máy giặt EWW14113 Chiếc 5 EDV6552 Máy sấy EDV6552 Chiếc 5 EDV6552STrườngMáy Đại sấy EDV6552 học KinhChiếc 13tế Huế Cộng tiền hàng Người bán hàng Thủ kho Bộ phận giao hàng Đại diện mua hàng (ký, ghi rõ họ và (ký, ghi rõ họ và tên) (ký, ghi rõ họ và tên) (ký, ghi rõ họ và tên) tên) 41
  53. Biểu 2.2-Hóa đơn GTGT đầu vào HÓA ĐƠN Mẫu số: GIÁ TRỊ GIA TĂNG 01GTKL3/001 Liên 2: Giao khách hàng Ký hiệu: EN/18P Ngày 19 tháng 11 năm 2018 Số hiệu: 0042317 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH ELECTROLUX VIỆT NAM Mã số thuế: 0100831110 Địa chỉ: Tầng 01 & 15 tòa nhà Geleximco, số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Số điện thoại: 024.3857.4882 Fax: 024.3857.4883 Tài khoản: 12110002443666 Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Hai Bà Trưng - Hà Nội Người muaTổ 16hàng: - Phường Yên Nghĩa - Quận Hà Đông - Hà Nội HìnhTên đơn thứ cv thanhị: Công toán: ty TNHH TM/CK S Phân phối Điện tử Điốệtàin máykhoả Hàn: Nội MãĐịa schố ỉthu: ế: 0106840827 STT MáyTên hànggiặt EWF12853 hóa dịch Svụ Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền lượng Máy giặt EWF12938 1. Chiếc 3 9.300.390 27.901.170 Máy giặt EWF12938S 2 Chiếc 5 9.502.676 47.513.380 Máy giặt EWF12935S 3 Chiếc 5 10.363.783 51.818.915 Máy giặt EWW14113 4 Chiếc 5 11.150.479 55.752.395 Máy sấy EDV6552 5 Chiếc 5 17.205.833 85.029.165 Máy sấy EDV6552 6 Chiếc 5 4.973.144 24.865.720 7 Chiếc 13 6.336.772 82.378.036 Cộng tiền hàng: 376.258.781 Thuế suTrườngất GTGT: 10% Đại học Tiề nKinh thuế GTGT: tế Huế 37.625.878 Tổng cộng tiền thanh toán: 413.884.659 Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm mười ba triệu tám trăm tám mươi tư ngàn sáu trăm năm chín đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ kho KT/Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn v 42
  54. Bước 2: Nhân viên vận chuyển chuyển tất cả các chứng từ cho kế toán tổng hợp. Kế toán nhận được Lệnh giao hàng và hóa đơn GTGT, tiến hành nhập liệu hàng tồn kho vào mục Mua hàng ở phần mềm kế toán MISA với định khoản nghiệp vụ tương ứng như sau: Nợ TK 156 : Nợ TK 133: 37.625.878376.258.781 Có 112: 413.884.659 Sau khi nhập liệu, phần mềm tự động cập nhật dữ liệu vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái. Trường Đại học Kinh tế Huế 43
  55. Biểu 2.3 – Phiếu nhập kho Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội Tổ 16, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Tp Hà Nội Tel: 024.66746846 – 0987568689 Website: PHIẾU NHẬP KHO Ngày 19 tháng 11 năm 2018 Số: NK02113 Nợ:156 Có :1121 Tên nhà cung cấp: Công ty TNHH Electrolux Việt Nam. Mã số thuế: 0100831110 STT Mã hàng Tên vật tư hàng hóa Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền lượng 1 EWF12853S Máy giặt EWF12853S 2 EWF12938 Máy giặt EWF12938 Chiếc 3 9.300.390 27.901.170 3 EWF12938S Máy giặt EWF12938S Chiếc 5 9.502.676 47.513.380 4 EWF12935S Máy giặt EWF12935S Chiếc 5 10.363.783 51.818.915 5 EWW14113 Máy giặt EWW14113 Chiếc 5 11.150.479 55.752.395 6 EDV6552 Máy sấy EDV6552 Chiếc 5 17.205.833 85.029.165 7 EDV6552 Máy sấy EDV6552 Chiếc 5 4.973.144 24.865.720 Cộng tiền hàng Chiếc 13 6.336.772 376.258.78182.378.036 Số tiền viết bằng chữ: ba trăm bảy mươi sáu triệu hai trăm năm mươi tám ngàn bảy trăm tám mươi mốt đồng Số chứngTrường từ gốc kèm theo: HĐĐại 0042317 học Kinh tế Huế Ngày 19 tháng11 năm 2018 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng 44
  56. Biểu 2.4- Sổ chi tiết phát sinh tài khoản 156 Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội Tổ 16, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Tp Hà Nội Tel: 024.66746846 – 0987568689 Website: CHI TIẾT PHÁT SINH TÀI KHOẢN Tài khoản: 156 Ngày 19/11/2018 Ngày hạch Ngày Số chứng Diễn giải Tài TK Phát sinh Phát toán chứng từ từ khoản đối Nợ sinh ứng Có 19/11/2018 19/11/2018 NK02113 Máy giặt 156 1121 27.901.170 EWF12853S 19/11/2018 19/11/2018 NK02113 Máy giặt 156 1121 47.513.380 EWF12938 19/11/2018 19/11/2018 NK02113 Máy giặt 156 1121 51.818.915 EWF12938S 19/11/2018 19/11/2018 NK02113 Máy giặt 156 1121 55.752.395 EWF12935S 19/11/2018 19/11/2018 NK02113 Máy giặt 156 1121 86.029.165 EWW14113 19/11/2018 19/11/2018 NK02113 Máy sấy 156 1121 24.865.720 EDV6552 19/11/2018 19/11/2018 NK02113 Máy sấy 156 1121 82.378.036 EDV6552S Tổng cộng 376.258.781 Ngày 19 tháng 11 năm 2018 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Trường Đại học Kinh tế Huế 45
  57. Biểu 2.5- Sổ chi tiết tài khoản 156 Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội Tổ 16, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Tp Hà Nội Tel: 024.66746846 – 0987568689 Website: SỔ CHI TIẾT Tháng 11 năm 2018 Tài khoản: 156 –Hàng hóa Ngày, tháng Chứng từ Diễn giải TK đối Số phát sinh Số dư ghi sổ ứng Số hiệu Ngày, Nợ Có (Bên tháng Nợ) -Số dư đầu kỳ -Số phát sinh trong kỳ 29/11/2018 29/11/2018 NK02113 Mua hàng của Công 1121 376.258.781 ty TNHH Electrolux VN -Cộng số phát sinh - Số dư cuối kỳ -Cộng lũy kế từ đầu năm Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  58. Biểu 2.6- Sổ cái tài khoản 156 Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội Tổ 16, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Tp Hà Nội Tel: 024.66746846 – 0987568689 Website: SỔ CÁI Tháng 11 năm 2018 Tài khoản: 156- Hàng hóa Ngày, Chứng từ Diễn giải TK Sốtiền tháng ghi đối Số hiệu Ngày, Nợ Có sổ ứng tháng -Số dư đầu kỳ 7.853.365.213 -Số phát sinh trong kỳ 1/11/2018 1/11/2018 NK02056 Mua hàng của 331 85.323.564 Công ty TNHH Bảo Hưng 19/11/2018 19/11/2018 NK0211 Mua hàng của 1121 376.258.781 3 Công ty TNHH Electrolux VN 25/11/2018 25/11/2018 NK02139 Mua hàng của 1121 16.800.000 Công ty TNHH Việt Hải -Cộng số phát 863.238.228 Trường Đại họcsinh Kinh tế Huế - Số dư cuối kỳ 8.716.603.441 Tháng 11 năm 2018 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 47
  59. 2.2.3. Công tác kế toán bán hàng tại Công ty 2.2.3.1. Phương thức bán hàng a. Phương thức bán hàng Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội theo phương thức thủ tục bán hàng sau: Khi nhận được đơn đặt hàng, nhân viên kinh doanh sẽ xem xét khả năng thanh toán cũng như khả năng cung cấp hàng hóa của công ty, xác nhận đơn hàng rồi liên hệ với kế toán. Nhân viên kinh doanh lập đơn đặt hàng đối với bán lẻ và hợp đồng kinh tế với bán buôn, sau đó kế toán dựa trên đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế đó, lập phiếu xuất kho kèm biên bản giao nhận hàng in ra 2 liên, 1 liên gửi cho khách hàng, liên còn lại chuyển sang cho kế toán, kế toán xác nhận và chuyển sang cho bộ phận giao hàng. Đồng thời, căn cứ vào chứng từ trên, kế toán lập Hóa đơn GTGT gồm 3 liên: Liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 đi kèm với hàng hóa gửi cho khách hàng, liên 3 để lưu nội bộ. Đối với trường hợp bán lẻ, công ty quy định sau khi giao hàng sẽ thu tiền hoặc chuyển khoản ngay. Sau khi giao hàng cho khách hàng đầy đủ, kế toán tổng hợp nhận tiền từ nhân viên giao hàng, kiểm tra số tiền có đúng như trên phiếu giao hàng. Đối với trường hợp khách hàng thanh toán chuyển khoản, nhân viên giao hàng có nhiệm vụ cung cấp số tài khoản công ty cho khách hàng và phải đợi cho đến khi kế toán xác nhận số dư tài khoản. Sau đó kế toán lập phiếu thu tiền mặt hoặc chuyển khoản đối với đơn hàng trên. Đối với trường hợp bán buôn, cả hai bên mua và bên bán sẽ thỏa thuận với nhau và ký kết với nhau hợp đồng kinh tế, trong đó quy định đầy đủ về đặc điểm mặt hàng, điều kiệTrườngn thanh toán, và phương Đại thứ chọc giao nhậ nKinh hàng hóa và tếquyề nHuế lợi hai bên. Công ty quy định sau khi giao hàng, bên mua có thể trả chậm 14 ngày kể từ ngày bán. b. Chứng từ sử dụng: -Hợp đồng kinh tế -Đơn đặt hàng -Hóa đơn GTGT 48
  60. -Phiếu thu -Phiếu xuất kho kèm biên bản giao nhận hàng 2.2.3.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng a. Tài khoản sử dụng - TK 156 – Hàng hóa -TK 131 – Phải thu khách hàng - TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - TK 1111 – Tiền mặt- Tiền Việt Nam - TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng – Tiền Việt Nam - TK 632 – Giá vốn hàng bán - TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra b. Phương pháp hạch toán Để hiểu hơn về phương pháp hạch toán kế toán bán hàng tại công ty, ta có ví dụ sau: Nghiệp vụ 2: Ngày 26/11/2018, khách hàng mua lẻ 1 chiếc Smart tivi SONY 55X7500F đơn giá 19.050.000 đồng/chiếc với hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001, ký hiệu PP/18P, số hóa đơn 0000658. -Bước 1: Sau khi nhận được đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh, kế toán lập phiếu xuất kho tương ứng với biên bản giao nhận hóa đơn. Phiếu này gồm 2 liên Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  61. Biểu 2.7- Phiếu xuất kho bán hàng (biên bản giao nhận hàng) Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội Tổ 16, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Tp Hà Nội Tel: 024.66746846 – 0987568689 Website: PHIẾU XUẤT KHO BÁN HÀNG Ngày: 26/11/2018 Tên khách hàng: 0908913986 Số: PT11652 SĐT: 0908913986 Nợ: 1111 Có: 5111 Địa chỉ: tầng 21 tòa K1the Kpark Văn Phú Hà Đông Loại tiền: VND Diễn giải: ĐÃ THANH TOÁN STT Mã hàng Tên vật tư hàng hóa Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền lượng 1 55X7500F Smart tivi SONY Chiếc 1 19.050.000 19.050.000 65UK6340 Cộng tiền hàng 19.050.000 Số tiền viết bằng chữ: mười chín triệu không trăm năm mươi nghìn đồng Ghi chú: - Hàng nguyên đai nguyên kiện Trường- Được đổi trả trong Đại 3 ngày đhọcầu nếu có Kinhlỗi của nhà s ảtến xu ấHuết Khách hàng Nhân viên bán hàng Nhân Viên giao hàng Kế toán 50
  62. Khi kế toán nhập liệu vào phần mềm MISA với định khoản nghiệp vụ tương ứng như sau: - Ghi nhận doanh thu bán hàng: Nợ TK 1111: 19.050.000 đồng Có TK 3331: 1.731.819 đồng Có TK 511: 17.318.181 đồng Biểu 2.8-Chi tiết phát sinh tài khoản 5111 Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội Tổ 16, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Tp Hà Nội Tel: 024.66746846 – 0987568689 Website: CHI TIẾT PHÁT SINH TÀI KHOẢN Tài khoản: 5111 Ngày 26/11/2018 Ngày hạch Ngày chứng Số chứng Diễn giải Tài TK Phát Phát sinh Có toán từ từ khoản đối sinh ứng Nợ 26/11/2018 26/11/2018 PT11652 Smart tivi 5111 1111 17.318.182 SONY 55X7500F Tổng cộTrườngng Đại học Kinh tế Huế 17.318.182 Ngày 26 tháng 11 năm 2018 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 51
  63. - Ghi nhận giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: 16.800.000 Có TK 1561: 16.800.000 Biểu 2.9-Chi tiết phát sinh tài khoản 632 Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội Tổ 16, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Tp Hà Nội Tel: 024.66746846 – 0987568689 Website: CHI TIẾT PHÁT SINH TÀI KHOẢN Tài khoản: 632 Ngày 26/11/2018 Ngày hạch Ngày Số chứng Diễn giải Tài TK Phát sinh Phát toán chứng từ từ khoản đối Nợ sinh ứng Có 25/11/2018 25/11/2018 NK02139 Smart tivi 632 1561 16.800.000 SONY 55X7500F Tổng cộng 16.800.000 Trường Đại học KinhNgày tế 26 thángHuế 11 năm 2018 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 52
  64. Biểu 2.10- Sổ cái tài khoản 156 Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội Tổ 16, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Tp Hà Nội Tel: 024.66746846 – 0987568689 Website: SỔ CÁI Tháng 11 năm 2018 Tài khoản: 156- Hàng hóa Ngày, Chứng từ Diễn giải TK Sốtiền tháng ghi đối Số hiệu Ngày, Nợ Có sổ ứng tháng -Số dư đầu kỳ 7.853.365.213 -Số phát sinh trong kỳ 1/11/2018 1/11/2018 NK02056 Mua hàng của 331 85.323.564 Công ty TNHH Bảo Hưng 19/11/2018 19/11/2018 NK02113 Mua hàng của 1121 376.258.781 Công ty TNHH Electrolux VN 25/11/2018 25/11/2018 NK0213 Mua hàng của 1121 16.800.000 9 Công ty TNHH Việt Hải -Cộng số phát 863.238.228 Trường Đại họcsinh Kinh tế Huế - Số dư cuối kỳ 8.716.603.441 Tháng 11 năm 2018 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 53
  65. Bước 2: Kế toán viết hóa đơn GTGT dựa trên phiếu xuất kho và thông tin khách hàng do phòng kinh doanh cung cấp. Để phòng tránh viết sai tên khách hàng, trước khi viết, kế toán kiểm tra lại thông tin khách hàng bằng cách tra cứu thông tin khách hàng trên trang Tra cứu thông tin người nộp thuế của Tổng cục thuế - Bộ tài chính: Trường Đại học Kinh tế Huế 54
  66. Biểu 2.11 – Hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI ĐIỆN TỬ ĐIỆN MÁY HÀ NỘI Mã số thuế: 0106840827 Địa chỉ: Tổ 16, phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Số điện thoại: 024.22.611.777/024.22.622.777 HÓA ĐƠN Tài khoản: 1504201030982 Ngân hàng NN&PTNT – chi nhánh Đống Đa GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao khách hàng Mẫu số: Ngày 1 tháng 12 năm 2018 01GTKL3/001 Ký hiệu: PP/18P Số hiệu: 0000658 Người mua hàng: Số 218 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh Tên đơn vị: Công ty cổ phần EMIN Việt Nam – Chi nhánh miền Nam Hình thức thanh toán: TM/CK Số tài khoản: Địa chỉ: Mã số thuế: 0105309275-001 STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền lượng 1 Smart Tivi SONY 55X7500 Chiếc 1 17.318.181 17.318.181 Cộng tiền hàng: 17.318.181 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.731.819 Trường Đại họcTổng c ộKinhng tiền thanh tế toán: Huế19.050.000 Số tiền viết bằng chữ: mười chín triệu không trăm năm mươi nghìn đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị 55
  67. 2.2.4. Cách thức quản lý hàng tồn kho Nhằm để thấy rõ hơn hiệu quả trong công tác lưu chuyển hàng hóa tại công ty TNHH Điện tử Điện máy Hà Nội, phân tích cách thức quản lý hàng tồn kho sẽ giúp được chút ít trong quá trình đánh giá công tác kế toán trên. Công tác quản lý hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác quản lý hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu lượng hàng tồn kho quá ít, doanh nghiệp sẽ không thể cung cấp đủ sản phẩm cho khách hàng dẫn đến giảm doanh thu hoặc không đủ nguyên liệu để sản xuất, xây dựng. Lượng hàng tồn kho quá nhiều sẽ gây ra hỏng hóc, hao hụt chất lượng hàng, tăng chi phí thuê kho bãi, bảo hiểm, nhân lực giám sát cũng như ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Vậy đâu là cách để quản lý, quản trị hàng tồn kho hiệu quả 2.2.4.1. Phân tích các chỉ tiêu hàng tồn kho Để hiểu rõ hơn về tình hình HTK của công ty, ta nên phân tích bảng chỉ tiêu sau: Bảng 2.4.Bảng chỉ tiêu phân tích hàng tồn kho Đơn vị 2017/2016 Chỉ tiêu 2016 2017 tính +/- % Doanh thu đồng 8.757.153.680 11.382.571.725 2.625.418.045 29,98 Giá vốn hàng bán đồng 8.376.358.406 10.722.821.610 2.346.463.204 28,01 Hàng tồn kho đồng 1.401.887.555 3.583.704.085 2.181.816.530 155,63 Trị giá HTK bình đồng 926.686.495 2.492.795.820 1.566.109.325 169,00 quân Số ngày trong năm ngày 360 360 Số vòng quay HTK vòng 9,04 4,3 -5 Số ngày dự trữ HTK ngày 39,83 83,69 44 DTrườngựa vào bảng phân tích,Đại ta thấ yhọc : Kinh tế Huế Số vòng quay của HTK: Số vòng quay hàng tồn kho đánh giá được một doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả hàng tồn kho hay không. Năm 2016, số vòng quay là 9,04vòng, năm 2017 giảm xuống còn 4,3 vòng. Do giá vốn hàng bán của năm 2017 công ty tăng 28,01% trong khi trị giá HTK bình quân 269%. Hệ số này của công ty 56
  68. cũng nhỏ cho thấy tốc độ quay vòng cả hàng hóa trong kho là chậm, chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng chậm và có tình trạng ứ đọng hàng hóa. Số ngày dự trữ HTK: là thời gian trung bình hàng hóa được lưu trong kho trước khi được bán ra. Số vòng quay hàng tồn kho càng thấp thì thời gian quay vòng hàng tồn kho lại càng cáo. Năm 2016,số ngày dự trữ hàng tồn kho là 39,83 ngày. Năm 2017, thời gian tăng lên thành 83,69 ngày, điều này chứng tỏ công ty kinh doanh không hiệu quả, tiêu thụ chậm hàng hóa và mất thêm khoản chi phí quản lý và lưu trữ kho. Nói tóm lại dựa vào bảng phân tích trên ta có thể thấy tình hình kinh doanh của Công ty diễn ra chưa đạt hiệu quả, còn phát sinh thêm nhiều chi phí quản lý, lưu trữ kho bãi. 2.2.4.2. Hệ thống kiểm soát hàng tồn kho Hiện tại, công ty sử dụng phần mềm MISA 2017 nên mọi hoạt động xuất nhập trong ngày đều được cập nhật. Hằng ngày, khi mua hàng sau khi nhận được chứng từ, hóa đơn, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ nhập liệu vào phần mềm. Khi xuất bán, chính kế toán là người lập phiếu xuất kho hàng bán. Phần mềm tự động cập nhật tình hình nhập xuất tồn. Chính vì vậy, tồn kho của từng mặt hàng luôn được theo dõi liên tục và chính xác. Kế toán đỡ vất vả trong việc tính toán, kiểm kê hàng hóa. Định kỳ, nửa năm, công ty sẽ kiểm kê hàng hóa để phát hiện và xử lý chênh lệch kịp thời giữa số liệu thực tế và số liệu sổ sách. ViTrườngệc tiến hành cũng Đạikhá đơn gihọcản, vì mô Kinh hình công ty tế còn nhHuếỏ, đặc điểm từng mặt hàng dễ dàng trong việc kiểm tra Nếu có sai sót, kế toán trình lên Giám đốc xét duyệt rồi chỉnh sử lại phần chênh lệch đó. Nhìn chung, về phần công tác kiểm kê, kiểm soát của Công ty thực hiện khá tốt. 57
  69. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI ĐIỆN TỬ ĐIỆN MÁY HÀ NỘI 3.1. Đánh giá công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội mới được thành lập không lâu và trong thời buổi cạnh tranh gay gắt ngày nay thì cũng phần nào khẳng định được vị trí của mình trên thị trường , đặc biệt trong ngành điện tử điện máy trong nước. Công ty đã từng bước tạo được sự tin cậy, từ đó có được chỗ đứng trong lĩnh vực thương mại nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt. Cùng với sự năng động, tươi trẻ của công ty cũng như đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng với những cố gắng, nổ lực không ngừng của họ đáng được ghi nhận trong việc đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày nay,trong đó có một phần không nhỏ của bộ phận kế toán . Nhờ vậy, công ty mới có được những thành tựu đáng có, đáng tự hào như ngày hôm nay. Là một doanh nghiệp thương mại chuyên về hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, nên công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty giữ vai trò hết sức quan trọng. Đây là quá trình được đánh giá như là nền tảng cho sự thành công của công ty. Sau khi nghiên cứu về kế toán lưu chuyển hàng hóa và quản lý hàng tồn kho tại công ty em đã thấy được những ưu điểm và hạn chế của công tác kế toán của quá trình này. 3.1.1. Ưu điểm Thứ nhất, về bộ máy kế toán nói chung, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, giúp công ty thuận lợi trong phân công công việc, góp phần đạt hiệu quả trong kinh donh và có chỗ đững vững hơn trong thời kỳ cạnh tranhTrường gay gắt. Đại học Kinh tế Huế Thứ hai, Công ty dùng phần mềm kế toán MISA để sử dụng hạch toán. Có thể quản lí tình hình tài chính, hàng hóa dễ dàng hơn. Việc công ty áp dụng phần mềm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế nhanh chóng, chính xác, mọi thông tin được kiểm tra cung cấp kịp thời và điều quan trọng nhất phần mềm này tăng hiệu quả cho công việc. 58
  70. Thứ ba,Công ty sử dụng và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính. Hệ thống sổ sách, chứng từ của công ty được tổ chức phù hợp với đặc điểm và quy mô kinh doanh của công ty. Các hóa đơn, chứng từ, sổ sách đềy được lưu trữ, bảo quản ngay ngắn giúp cho việc tìm kiếm thông tin tài liệu khi cần thiết trở nên dễ dàng hơn. Quy mô công ty còn nhỏ nên việc lưu chuyển hàng hóa tại Công ty được tiến hành nhanh chóng và chính xác. Các mặt hàng kinh doanh đều được theo dõi và hạch toán đầy đủ ,chính xác. Hơn nữa công ty rất linh hoạt trong việc hạch toán công nợ. Khi phát sinh quan hệ mua bán với nhà cung cấp, khách hàng dù là thanh toán thẳng hay trả góp kế toán đều thông qua phần mềm kế toán. Thứ tư, Nhân viên kế toán đều là những người có năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, sử dụng thành thạo phần mềm kế toán. Việc các nhân viên này mỗi người đảm nhận một phần kế toán độc lập đã tạo nên tinh thần chủ động trong công việc, phát huy được tinh thần trách nhiệm của mỗi người và họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc đã được giao trong phạm vi của mình. Thứ năm, định kỳ có sự kiểm tra, kiểm kê hàng hóa để phát hiện chênh lệch sau đó xử lý kịp thời, việc nhập liệu của kế toán tổng hợp được giám sát bởi kế toán trưởng để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ. 3.1.2. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm trên, tổ chức kế toán công ty còn tồn tại một số hạn chế sau và cần phải khắc phục sau: Thứ nhất, kế toán tổng hợp đảm đương nhiều chức vụ một lúc, vừa là kế toán vừa là thủ kho, thủ quỹ. Cho nên có rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra và theo dõi, từ đó, dễ gây nên tình trạng sai sót trong quá trình ghi chép số liệu và đối chiếu chứng từ sổ sách.Trường Mặc dù công ty Đạichỉ là quy họcmô nhỏ nhưngKinh cũng không tế tránh Huế được việc gian lận khi mà công việc của kế toán dồn dập như vậy và cuối cùng sẽ dễ dẫn đến tình trạng sai sót. Thứ hai, bộ máy kế toán không có các kế toán riêng chuyên về từng phần hành cụ thể như kế toán thuế, kế toán hàng hóa, làm cho kế toán tổng hợp, kế toán trưởng đảm nhận nhiều việc cùng một lúc. 59
  71. Thứ ba,mặc dù công ty có tiến hành công việc kiểm kê và kiếm tra hàng hóa , nhưng công việc đó được tiến hành không thường xuyên, nửa năm công ty mới tiến hành kiểm kê một lần nên không thể phát hiện kịp trường các trường hợp thiếu hụt hàng hóa tồn kho để có biện pháp xử lý kịp thời. Thứ tư, công ty cũng chỉ mới thành lập nên cơ sở vật chất còn hạn chế, việc bảo quản và lưu trữ hàng tồn kho còn phức tạp, làm phát sinh thêm một khoản chi phí tồn trữ. Thứ năm, công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vì công ty tự đánh giá quy mô công ty còn nhỏ nên công ty không nhập dư đọng nhiều hàng hóa, chủ yếu chỉ nhập khi có phát sinh. Thứ sáu, theo quy định, việc hạch toán và lập hóa đơn, ghi sổ kế toán phải được diễn ra tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong thực tế tại công ty có một số nghiệp vụ chứng từ đã đầy đủ nhưng kế toán để cuối tháng mới lập hóa đơn. Thứ bảy, Công ty chỉ mới áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC bắt đầu từ năm 2017, nên vẫn chưa cập nhật đầy đủ toàn bộ nội dung thông tư, dẫn đến việc sử dụng tài khoản có một số chỗ vẫn chưa thống nhất. Thứ tám, trong nghiệp vụ bán hàng, phiếu xuất kho đồng thời là biên bản giao nhận hàng hóa nên việc tính giá vốn phức tạp, dễ nhầm lẫn, sai sót. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lưu chuyển hàng hóa và quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội. Đối với một doanh nghiệp thương mại thì hoạt động lưu chuyển hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng. Qua đó với những ưu điểm, hạn chế đã nêu trên, ta thấy rõ sự cần thiếTrườngt phải hoàn thiện công Đại tác kế toánhọc này, nóKinh sẽ giúp cho tếcông Huếty quản lý chặt chẽ hàng hóa hơn, phân phối hàng hóa nhịp nhàng, phản ánh đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng. Để công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả tố thì công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa phải được thực hiện tốt, ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn. Bởi vì mục tiêu của công ty luôn là hoạt động kinh doanh sao cho có lợi nhuận tốt và càng ngày càng phát triển, cạnh tranh được với các đổi thủ trên thị trường kinh tế khó khăn như hiện nay. 60
  72. Với những ưu và nhược điểm nêu trên, ta có thể thấy rõ sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa. Công ty muốn hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục hiệu quả thì công tác kế toán lưu chuyền hang hóa phải ngày càng được cải thiện và nâng cao. Chính vì vậy, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp công ty hoàn thiện công tác lưu chuyển hàng hóa tại công ty: Thứ nhất: Về công tác kiểm kê hàng hóa Công ty nên tiến hành kiểm kê hàng hóa theo quý thay vì nửa năm kiểm kê một lần. Cách này có thể giúp công ty đưa ra được các biện pháp xử lý kịp thời khi thiếu hụt hay dư thừa hàng hóa. Thứ hai: Công ty nên lập ra quy định thưởng phạt cụ thể cho từng nhân viên Việc này giúp nhân viên có động lực làm việc hơn, ý thức tự giác được nâng cao , mọi người sẽ tích cực phấn đấu trong công việc như vậy việc phân phối hàng hóa, điều chuyển chứng từ trong công ty diễn ra nhanh hơn. Thứ ba: Công ty nên tách biệt việc đảm nhiệm kế toán tổng hợp, thủ quỹ, thủ kho cho từng người khác nhau. Công ty nên có từng kế toán đảm nhiệm từng phân hành cụ thể riêng. Như vậy sẽ giúp cho công ty tránh được các gian lận không cần thiết và công việc diễn ra nhanh hơn. Thứ tư: Công ty nên lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho Mặc dù hàng hóa của công ty không dự trữ nhiều nhưng đề phòng những trường hợp không may thì công ty vẫn nên trích lập khoản này. Thứ năm: Kế toán nên cập nhật đầy đủ nội dung Thông tư 133/2016/TT-BTC để tránh saiTrường sót trong công việ cĐạikế toán củhọca mình. Kinh tế Huế Thứ sáu, nên tách phiếu xuất kho và biên bản giao nhận hàng thành hai phiếu riêng vì chức năng, ý nghĩa của hai phiếu trên là khác nhau hoàn toàn. 61
  73. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Trải qua một thời gian được thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội, đã đem lại ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp tương lai của tôi sau này khi mà tôi đã hoàn thành đợt thực tập lần này. Qua đó, tôi đã có cơ hội tiếp cận với thực tế, quan sát, học hỏi, trao đổi với các anh chị cán bộ nhân viên của công ty, và củng cố thêm vốn kiến thức được tích lũy từ giảng đường nhà trường. Từ đó có thêm nhiều bài học kinh nghiệm và đây cũng là hành trang chuẩn bị cho công việc sau này. Qua đợt thực tập lần này tôi đã rút ra được cho bản thân nhiều bài học quý giá: Thứ nhất, về nghiệp vụ nghề nghiệp, trong quá trình thực tập, tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi sai lầm cũng như bỡ ngỡ khi bước đầu làm việc thực tế nhưng nhờ sự nổ lực hết mình của các anh chị trong công ty tôi đã dần quen với những công việc cơ bản, tôi đã được biết đến các công việc hằng ngày của một kế toán hàng hóa, ví dụ như lập phiếu chi, ủy nhiệm chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. Bên cạnh đó em còn được thực hành một số nghiệp vụ cơ bản và đơn giản. Đặc biệt được làm quen kĩ hơn quy trình mua hàng và bán hàng. Tổng hợp, hệ thống những lý luận căn bản về kế toán lưu chuyển hang hóa trong doanh nghiệp thương mại Tìm hiểu thực trạng công tác lưu chuyển hang hóa và quản lý hang tồn kho tại công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội. Đồng thời, hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức của bản thân. Tìm ra những hạn chế và đưa ra các biện pháp khắc phục những hạn chế đó để hoàn thiện công tác kế toán Trườnglưu chuyển hang hóa Đại tại Công họcty. Kinh tế Huế Thứ hai, về đạo đức, tác phong tôi đã chủ động tìm hiểu công việc tại cơ sở thực tập, xin hướng dẫn và đề nghị được thực hành các công việc giúp bản thân học hỏi được nhiều hơn từ thực tế. Bên cạnh đó là bài học về thái độ khi đi làm, tôi đã chấp hành kỉ luật, tác phong làm việc trong suốt thời gian thực tập. Tôi cũng đã học được cách làm việc cẩn thận, trung thực và nhạy bén của một kế toán. Biết cách ứng xử với 62
  74. cấp trên cũng như các anh chị hướng dẫn cho mình. Tôi phải luôn tôn trọng những nguyên tắc trong công ty và phải thực hiện đầy đủ những nguyên tắc đó.Nhờ sự dẫn dắt, giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán tôi đã bắt đầu làm quen với vị trí thực tập của mình và hoàn thành một số nghiệp vụ cơ bản được giao. Cần phải chủ động và linh hoạt hơn tiếp cận với công việc để tìm kiếm được cho mình công việc phù hợp. Chủ động liên hệ với anh chị phụ trách và không nên thụ động, chờ tới khi được giao nhiệm vụ. Vì như vậy sẽ làm lãng phí thời gian thực tập mà không thu được kinh nghiệm hay kiến thức nào cho bản thân và hơn nữa sẽ để lại cái nhìn không tốt từ cơ quan thực tập. Thứ ba, về đề tài tìm hiểu, tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa. Đây là một phần hành khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp.Việc quản lý hàng hóa tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Những gì được tiếp xúc trong quá trình thực tập giúp tôi có thể định hình rõ nét hơn về công việc kế toán nói chung và kế toán hàng hóa nói riêng. Bên cạnh đó học hỏi thêm nhiều điều bổ ích cho bản thân, trang bị những kỹ năng cần thiết của một người kế toán như tính cẩn thận, kiên nhẫn, khả năng tổng hợp và chọn lọc thông tin cần thiết, phân tích số liệu 4.2. Kiến nghị Vì trình độ lý luận, kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài này của tôi vẫn còn sai sót, những điểm vẫn chưa đạt được yêu cầu như: đối với kế toán nghiệp vụ bán hàng, vẫn chưa làm rõ khoản giảm trừ doanh thu trong kế toán doanh thu bán hàng. Tôi xin đề xuất hướng nghiên cứu để hoàn thiện đề tài, đó là: -TrườngNghiên cứu thêm vĐạiề kế toán họcdoanh thu Kinh bán hàng, c ụtếthể làHuế làm rõ cách hạch toán khoản giảm trừ doanh thu đối với tài khoản 511. - Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá của từng công tác mua hàng, bán hàng cụ thể hơn, để từ đó đánh giá đúng hơn về công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty và đưa ra các đề xuất thực tiễn hơn góp phần hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty. 63
  75. - Nghiên cứu thêm các công tác kế toán khác như: kế toán thanh toán công nợ, hàng tồn kho, Cuối cùng, tôi rất vui mừng vì đã hoàn thành đợt thực tập lần này, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và học hỏi được thêm nhiều điều bổ ích cho bản thân. Và cũng không quên sự giới thiệu, hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, cùng với sự chỉ đạo nhiệt tình của ban giám đốc và toàn thể nhân viên công ty TNHH Phân phối Điện tử Điện máy Hà Nội. Trường Đại học Kinh tế Huế 64
  76. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Thị Thùy Anh (2013) . Khóa luận “Đánh giá công tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty cổ phần An Phú-Thừa Thiên Huế” 2. PGS.TS Nguyễn Xuân Hưng (2015). Giáo trình kế toán tài chính (quyển 1). TP.Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế 3. PGS.TS Nghiêm Văn Lợi (2007). Giáo trình kế toán tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính 4. Bùi Thị Như Ý (2015). Khóa luận “Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa và quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH MTV sách và thiết bị giáo dục Phước Lộc” 5. Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 6. 7. Trường Đại học Kinh tế Huế 65