Khóa luận Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa- Thừa Thiên Huế

pdf 120 trang thiennha21 4161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa- Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_cong_no_va_phan_tich_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa- Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MINH HÒA – THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN THỊ TÝ Trường Đại học Kinh tế Huế KHÓA HỌC: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MINH HÒA – THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tý ThS. Trần Thị Thanh Nhàn Lớp: K50C – Kế toán TrườngNiên khóa: 2016Đại- 2020 học Kinh tế Huế Huế, tháng 01 năm 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các quý thầy cô, đặc biệt là các quý thầy cô Khoa Kế toán – Kiểm toán đã nhiệt huyết truyền tải những kiến thức vô cùng bổ ích không chỉ là những kiến thức lý thuyết suôn mà kèm theo đó là những kiến thức thực tiễn vô cùng quý giá. Những kiến thức có được trong suốt quá trình học tập tại trường không chỉ là nền tảng về chuyên ngành cho quá trình nghiên cứu làm bài khóa luận mà còn là hành trang bổ ích để tôi bước vào đời với cái ngành mình đã chọn. Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các quý thầy cô tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô trong suốt thời gian qua đã đồng hành, tận tình, dìu dắt chúng tôi. Đồng thời cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đặc biệt đến Thạc sĩ Trần Thị Thanh Nhàn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành bài khóa luận này. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Công ty TNHH Minh Hòa đã tạo điều kiện cho tôi được trải nghiệm thực tập tại Công ty trong suốt ba tháng. Đặc biệt là chú dì, anh chị phòng Kế toán, Kinh doanh đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để tôi tiếp cận thực tiễn, nghiên cứu, áp dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế và dạy cho tôi những kiến thức thực tế khác mà ở trường chưa được học; đồng thời biết được những nhược điểm để khắc phục, sửa đổi và hoàn thành tốt bài khóa luận này. Tuy vậy, do thời gian hạn hẹp cũng như kiến thức chưa đủ chuyên sâu nên khó tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dạy, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, chỉnh sửa và cung cấp thêm kiến thức phục vụ cho công việc sau này. Cuối cùng, tôi chúc các quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung, quý thầy cô Khoa Kế toán- Kiểm toán nói riêng dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiêp. Đồng kính chúc Ban lãnh đạo Công ty cùng các chú dì,anh chị dồi dào sức khỏe, thành công và chúc Công ty ngày càng phát triển. Trường Đại học KinhHuế, thángtế 01 Huếnăm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Tý
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BĐSĐT Bất động sản đầu tư GTGT Giá trị gia tăng NLĐ Người lao động SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn XDCB Xây dựng cơ bản Trường Đại học Kinh tế Huế i
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng 15 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán phải trả người bán 19 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán phải trả người lao động 21 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 33 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 35 Sơ đồ 2.3: Tổ chức chứng từ kế toán 38 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy tính 39 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Hệ thống tài khoản sử dụng của Công ty TNHH Minh Hòa 37 Bảng 2.2: Tình hình lao động của Công ty qua 03 năm 2016-2018 40 Bảng 2.3: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty từ năm 2016 – 2018 43 Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2016-2018 45 Bảng 2.5: Thực trạng tình hình hình công nợ của Công ty TNHH Minh Hòa qua 03 năm 2016-2018 85 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của công ty qua 88 03 năm 2016-2018 88 Bảng 2.7: Phân tích khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm 2016-2018 91 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  7. DANH MỤC BIỂU MẪU Biểu mẫu 2.1: Hóa đơn GTGT bán hàng 50 Biểu mâu 2.2: Sổ chi tiết tài khoản 131 53 Biểu mâu 2.3: Sổ chi tiết tài khoản 51111 54 Biểu mẫu 2.4: Hóa đơn GTGT bán hàng 55 Biểu mẫu 2.5: Phiếu thu 56 Biểu mẫu 2.6: Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt 1111 57 Biểu mấu 2.7: Lệnh thanh toán- Lệnh Có 60 Biểu mấu 2.8: Sổ tiền gửi ngân hàng 61 Biểu mẫu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 131 62 Biểu mẫu 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 632 63 Biểu mẫu 2.11: Sổ cái tài khoản 131 64 Biểu mấu 2.12: Hóa đơn GTGT mua hàng 66 Biểu mẫu 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 331 69 Biểu mẫu 2.14: Hóa đơn dịch vụ viễn thông (GTGT) 71 Biểu mẫu 2.15: Phiếu chi 72 Biểu mẫu 2.16: Giấy Ủy nhiệm chi 73 Biểu mẫu 2.17: Sổ tiền gửi ngân hàng 75 Biểu mẫu 2.18: Số chi tiết tài khoản 331 76 Biểu mẫu 2.19: Số cái tài khoản 331 77 Biểu mẫu 2.20: Bảng thanh toán tiền lương 80 Biểu mẫu 2.21: Phiếu chi 82 Biểu mẫu 2.22: Sổ cái tài khoản 334 83 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  8. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC SƠ ĐỒ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU iii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 I.2/ Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2 I.3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 I.3.1/ Đối tượng nghiên cứu 3 I.3.2/ Phạm vi nghiên cứu 3 I.4/ Phương pháp nghiên cứu 4 I.5/ Kết cấu của khóa luận 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 7 1.1/ Một số lý luận chung về kế toán công nợ 7 1.1.1/ Một số khái niệm về công nợ 7 1.1.2/ Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ 9 1.1.3/ Vai trò và nhiệm vụ của kế toán công nợ 10 1.1.4/ Mô tả công việc chung của kế toán công nợ 11 1.2/ Nội dung kế toán công nợ phải thu, phải trả trong doanh nghiệp 11 1.2.1/ Kế toán nợ phải thu của khách hàng 11 1.2.2/ Kế toán khoản phải trả cho người bán 16 1.2.3/ Kế toán phải trả người lao động 20 1.3/ Cơ sở lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 22 1.3.1/ Khái niệm phân tích tình hình công nợ 22 Trường1.3.2/ Một số chỉ tiêu Đại phân tích tình học hình công nợKinh tế Huế22 v
  9. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MINH HÒA 30 2.1/ Tổng quan về Công ty TNHH Minh Hòa 30 2.1.1/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Minh Hòa 30 2.1.2/ Chức năng, nhiệm vụ , lĩnh vực hoạt động của công ty 31 2.1.3/ Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 32 2.1.4/ Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 34 2.1.4.1/ Tổ chức bộ máy kế toán 34 2.1.4.2/ Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 36 2.1.5/ Tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 03 năm 2016-2018 40 2.1.5.1/ Tình hình lao động của Công ty qua 03 năm 2016-2018 40 2.1.5.2/ Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty 41 2.1.5.3/ Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2016-2018: 44 2.2/ Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa 47 2.2.1/ Thực trạng công tác kế toán khoản phải thu của khách hàng 47 2.2.2/ Thực trạng công tác kế toán khoản phải trả cho người bán 65 2.2.3/ Thực trạng công tác kế toán phải trả cho người lao động 78 2.3/ Phân tích tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2016-2018 84 2.3.1/ Thực trạng tình hình công nợ của Công ty TNHH Minh Hòa qua 03 năm 2016-2018 84 2.3.2/ Phân tích tình hình công nợ của Công ty 87 2.3.3/ Phân tích tình hình thanh toán của Công ty 91 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101 III.1/ Kết luận 101 TrườngIII.2/ Kiến nghị Đại học Kinh tế Huế101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 vi
  10. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, nắm bắt xu hướng và dần dần từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế thị trường trong khu vực và thế giới. Chính vì thế, một thành phần đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) đó là doanh nghiệp. Không những thế doanh nghiệp còn góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát triển nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo Để đạt được điều đó thì mỗi doanh nghiệp đều phải tự thân vận động, tự mình phấn đấu không ngừng trên tất cả mọi hoạt động để tồn tại và phát triển. Trong đó, công tác kế toán đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác kế toán thì sẽ phát huy đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ kế toán và giảm được chi phí đạt mức thấp nhất. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì doanh nghiệp cần có một số vốn nhất định và điều quan trọng là việc quản lý số vốn đó sao cho hợp lý để đạt hiệu quả cao. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng tồn tại khoản vốn từ những khoản nợ của khách hàng và đối tác, nhà cung cấp, có công nợ đơn giản, có công nợ phức tạp và cần có kế toán công nợ. Sự tăng hay giảm các khoản phải thu, các khoản phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn sao cho đảm bảo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường cũng như tác động đến hiệu quả kinh doanh. Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy được sức mạnh tiềm năng tài chính của doanh nghiệp. Khi tỷ lệ nợ cao thì có nghĩa là mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động bởi các nguồn lực từ bên ngoài, phụ thuộc vào các Trườngchủ nợ. Đối với các kho Đạiản phải thu caohọc thì vốn c ủaKinh doanh nghiệp b ị tếcác đố i Huếtác chiếm dụng lớn sẽ gây khó khăn cho việc chi trả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn đối với các khoản phải trả cao thì doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn với các đối tác cao, sử dụng số vốn đó để đầu tư, chi các hoạt động khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến 1
  11. khả năng thanh toán các khoản nợ cũng như uy tín của doanh nghiệp. Việc nắm rõ tình hình công nợ phải thu, phải trả thì sẽ biết được tình hình hoạt động của doanh nghiệp về khả năng thanh toán, khả năng huy động vốn, tình hình chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn. Để từ đó các nhà quản trị sẽ có những chính sách, chiến lược, kế hoạch điều chỉnh tài chính hợp lý và đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để thu hồi công nợ, hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao. Hoạt động kinh doanh thương mại, sản xuất nói chung và nói riêng trên địa bàn Thừa Thiên Huế của các doanh nghiệp không ngừng phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ. Chính vì thế, Công ty TNHH Minh Hòa phải chịu sự cạnh tranh cao trên thị trường, đặc biệt là về vấn đề hàng nội thất, đòi hỏi doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác kế toán công nợ. Việc phân tích tình hình công nợ có vai trò quan trọng đối với các nhà quản lý và chủ sở hữu. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán công nợ đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp nên tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa- Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp. I.2/ Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Đề tài thực hiện nhằm đạt được 02 mục tiêu chính sau đây: - Nắm rõ thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa. - Nắm được tình hình công nợ của Công ty TNHH Minh Hòa. Để đạt được 02 mục tiêu chính đó thì cần phải lần lượt làm rõ 03 mục tiêu cụ thể sau:  Một là, tổng hợp các vấn đề, cơ sở lý luận liên quan đến kế toán công nợ phải trả, phải thu và phân tích tình hình công nợ của công ty. Trường Hai là, tìm hi ểuĐại thực trạng cônghọc tác kế toán Kinh công nợ tại công tếty: Huế - Đầu tiên là phải nắm rõ tổng quan về công ty như: quá trình hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động; tổ chức bộ máy quản lý; đặc điểm công tác kế toán; tình hình hoạt động của công ty. 2
  12. - Thứ hai là tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán công nợ của công ty qua các khoản phải thu, phải trả như: tài khoản sử dụng, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ; cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Thứ ba là phân tích tình hình công nợ của công ty qua việc làm rõ tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty.  Ba là, trên cơ sở đó thì so sánh, tổng hợp, đối chiếu để thấy được những ưu điểm, nhược điểm về phần hành kế toán cũng như tình hình công nợ của công ty. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa. I.3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu I.3.1/ Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:  Đi sâu tìm hiểu và đánh giá nội dung, phương pháp, đặc điểm quy trình kế toán công nợ các khoản phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Minh Hòa.  Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu để thấy được tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa. I.3.2/ Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về không gian: Số liệu thu thập từ phòng kế toán của Công ty TNHH Minh Hòa.  Phạm vi về thời gian: Khái quát tình hình tài chính của Công ty qua 03 năm 2016-2018, đặc biệt chú trọng nghiên cứu phần kế toán công nợ vào năm 2018 và phân tích tình hình công nợ qua 03 năm.  Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu đánh giá công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa qua các khoản mục: kế toán Trườngkhoản phải thu của khách Đại hàng, kế toánhọc khoản ph ảiKinh trả cho người bán tếvà kế toánHuế khoản phải trả người lao động. 3
  13. I.4/ Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài khóa luận tôi đã sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu chính sau:  Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập, tìm hiểu các thông tin liên quan đến đề tài như: Thông tư 133/2016/TT-BTC; giáo trình “Kế toán tài chính của PGS.TS Võ Văn Nhị (2010), Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội”; giáo trình “Kế toán tài chính của Nguyễn Tấn Bình (2011), Nhà xuất bản Tài chính Tổng hợp TP.HCM”; giáo trình “Phân tích báo cáo tài chính của GS.TS Nguyễn Văn Công (2010), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội”; internet về trang thông tin công ty nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty. Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi đã phỏng vấn để biết được tình hình nhân sự của công ty, quan sát quy trình làm việc, tổ chức công tác kế toán; các hóa đơn, chứng từ, sổ sách; cách thức thu thập và lập hóa đơn chứng từ, cách xử lý khi hóa đơn sai, cách hạch toán các nghiệp vụ phát sinh vào phần mềm và lưu giữ chứng từ. Ngoài ra, trực tiếp hỏi các cán bộ phòng kế toán là dì Nguyễn Thị Huê, chị Đặng Thị Quý và phòng kinh doanh là chú Lê Xuân Hải về những vấn đề còn thắc mắc liên quan đế kế toán công nợ cũng như tình hình công nợ tại công ty. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sau khi thu thập được tài liệu thì nghiên cứu nhằm hệ thống hóa lại các cơ sở lý luận về công tác kế toán công nợ, từ đó để thấy sự khác biệt giữa cơ sở lý thuyết với thực tế tại công ty.  Phương pháp phân tích xử lý số liệu: Phương pháp so sánh: Để đánh giá sự biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu trong giai đoạn 03 năm 2016- 2018 như biến động tài sản, nguồn vốn, biến động về các khoản phải thu, phải trả. Trường Phương pháp tổĐạing hợp, xử lýhọc số liệu: Dự a Kinhvào bảng Báo cáo tế tài chính Huế công ty qua 03 năm 2016- 2018, tôi đã tổng hợp và xử lý số liệu để lập thành bảng tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình công nợ và khả năng thanh toán. Từ đó, phân tích số liệu để 4
  14. thấy rõ tình hình hoạt động của công ty thông qua bảng tình hình hình tài sản, nguồn vốn, đặc biệt là tình hình cộng nợ, khả năng thanh toán và rút ra nhận xét, kết luận. Phương pháp thống kê, mô tả: Thống kê, sắp xếp những chứng từ, số liệu theo một trình tự hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để tiện hiểu rõ, so sánh và phân tích. I.5/ Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm có 03 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa Phần III: Kết luận và kiến nghị I.6/ Các đề tài nghiên cứu trước: Đề tài “Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ” là một đề tài không phải quá xa lạ, được nhiều sinh viên, các anh chị khóa trước lựa chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Một số đề tài khóa luận trong trường Đại học Kinh tế Huế gần đây như: Khóa luận “Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Trần Minh Thư (năm 2018). Trong quá trình tìm hiểu thì đề tài này đã nêu đầy đủ, chi tiết các cơ sở lý luận cơ bản, sự cần thiết của công tác kế toán công nợ cũng như tình hình công nợ tại doanh nghiệp, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác công nợ và Trườngtình hình hình công n ợ.Đại Tuy nhiên theohọc nghiên c ứuKinh của đề tài này thìtế công tyHuế áp dụng chế độ chính sách kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, còn đối với công ty hiện tại của tôi thực tập thì lại áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính. 5
  15. Do đó, việc nghiên cứu công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa được xem là có sự khác biệt về chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với bài khóa luận của tác giả Nguyễn Trần Minh Thư thì thực trạng công tác kế toán công nợ chưa nêu rõ quy trình hạch toán nghiệp vụ trên phần mềm máy tính diễn ra như thế nào, trong khi đề tài tôi nghiên cứu sau đây thì lại đề cập đến vấn đề đó. Khóa luận “Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế” của tác giả Trương Thị Thanh Thảo (năm 2018). Đề tài này cũng nêu ra được các cơ sở lý luận, sự cần thiết, quy trình hạch toán của kế toác công nợ cũng như tình hình công nợ. Đề tài này cũng áp dụng chế độ chính sách kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, trình bày được quy trình hạch toán trên phần mềm máy tính Misa. Tuy nhiên, ở đề tài này tác giả đã nêu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc trả tiền sau để ghi nhận vào tài khoản công nợ. Còn đối với đề tài tôi thực hiện thì có trình bày thêm quy trình hạch toán nghiệp vụ kinh tế mua hàng, bán hàng theo hình thức trả tiền ngay. Tuy thực chất hình thức thanh toán ngay này sẽ không ghi nhận vào công nợ nhưng tôi muốn đưa vào để hiểu rõ hơn về phần mua hàng, bán hàng sẽ có những hình thức thanh toán nào, hình thức nào sẽ ghi nhận công nợ, hình thức nào sẽ không ghi nhận công nợ. Đây cũng có thể được xem là tính mới của đề tài. Hai khóa luận mà tôi dẫn chứng trên cho thấy đề tài này rất nhiều người đã lựa chọn. Tuy vậy tính mới của đề tài không chỉ đề cập đến số lượng nhiều hay ít người lựa chọn mà thể hiện ở mức độ quan trọng đối với doanh nghiệp, sự cần thiết ở thời điểm và sự khác biệt về đề tài nghiên cứu trong doanh nghiệp. Việc đề cập tôi nói ở đây là đề tài thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ đã cũ, tuy nhiên tại công ty mà tôi thực tập – Công ty TNHH Minh Hòa đã từng có người thực tập ở vị trí kế toán nhưng chưa ai đi sâu tìm hiểu về đề tài công nợ này. Cho nên việc nghiên cứu đề tài này vừa là tính mới trong doanh nghiệp, vừa giúp tôi hiểu biết Trườngthêm nhiều kiến thức cũngĐại như các kỹhọcnăng xử lý chKinhứng từ. tế Huế 6
  16. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1/ Một số lý luận chung về kế toán công nợ 1.1.1/ Một số khái niệm về công nợ Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn phát sinh nhiều mối quan hệ khác nhau từ quá trình mua sắm các loại vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ, TSCĐ đến quá trình thực hiện các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ Đặc biệt là các mối quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán, thanh toán với cơ quan quản quản lý Nhà nước, thanh toán với công nhân viên, . Căn cứ vào nội dung kinh tế, các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp được chia thành 02 loại: các khoản phải thu và các khoản phải trả. Kế toán các khoản phải thu và các khoản phải trả gọi chung là kế toán công nợ. Như vậy, “Công nợ là một thuật ngữ kinh tế thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các khoản vốn đang chiếm dụng và bị chiếm dụng bởi các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.” (PGS.TS Võ Văn Nhị, 2010). Kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình, 2011). a/ Kế toán các khoản phải thu Trong quá trình SXKD, khi doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng mà khách hàng chưa thanh toán thì sẽ phát sinh khoản phải thu. Các khoản phải Trườngthu trong doanh nghi ệpĐại xác định quy họcền lợi của doanh Kinh nghiệp về m ộttế khoả n Huếtiền, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai. Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất kỳ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho 7
  17. công ty. Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán (Ngô Thế Chi, Trường Thị Thủy, 2010). Theo điều 17 Thông tư 133/2016/TT – BTC về “Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu” thì các khoản phải thu được hạch toán chi tiết theo đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi. Việc phân loại các khoản phải thu thì chia phân loại theo 02 cách sau: - Phân loại theo thời hạn thanh toán, khoản phải thu chia làm 02 loại: khoản phải thu ngắn hạn (khoản thu dưới một năm) và khoản phải thu dài hạn (khoản thu trên một năm). - Phân loại theo nội dung, khoản phải thu bao gồm: phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác. Trong đó, khoản phải thu của khách hàng thường phát sinh nhiều nhất và chịu nhiều rủi ro nhất. b/ Kế toán các khoản phải trả Theo VAS 01- Chuẩn mực chung (2002), nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình . Khoản phải trả được định nghĩa là trách nhiệm hiện tại của doanh nghiệp đối các đơn vị khác và trách nhiệm đó là kết quả của những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá khứ của doanh nghiệp. Nghĩa vụ của doanh nghiệp là sẽ dùng tài sản của mình đơn vị mình để hoàn thành trách nhiệm đối với tổ chức khác. Các doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng, các nhà cung cấp vì nhu cầu huy động vốn cũng như khi Trườnggặp khó khăn về tài chính.Đại Trên B ảhọcng cân đối kKinhế toán, khoản ph ảtếi trả đưHuếợc gọi là khoản nợ của doanh nghiệp. Dựa vào thời hạn thanh toán mà phân loại nợ phải trả thành 02 loại : nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. 8
  18.  Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày lập BCTC như: nợ vay, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước,  Nợ dài hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán trên một năm, bao gồm các khoản: vay dài hạn, phát hành trái phiếu, nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, c/ Quan hệ thanh toán Theo PGS.TS Võ Văn Nhị, 2010, quan hệ thanh toán là mối quan hệ kinh doanh mà khi doanh nghiệp thực hiện các mối quan hệ mua bán và có sự trao đổi về một số khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh. Và trong mọi mối quan hệ thanh toán này luôn tồn tại những cam kết vay nợ giữa chủ nợ và con nợ về một số khoản tiền theo thỏa thuận giữa hai bên và có hiệu lực trong một khoảng thời gian vay nợ nhất định. Quan hệ thanh toán có rất nhiều loại khác nhau nhưng chung quy lại thì có 2 hình thức thanh toán chính, đó là: thanh toán trực tiếp và thanh toán trung gian.  Thanh toán trực tiếp: Khi phát sinh các hoạt động mua bán thì người mua và người bán thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trực tiếp đối với các khoản nợ phát sinh đó.  Thanh toán trung gian: Là việc thanh toán giữa người mua và người bán không diễn ra trực tiếp với nhau mà phải thông qua một bên thứ ba ( ngân hàng hay tổ chức tài chính khác) đứng ra để thanh toán các khoản nợ phát sinh đó thông qua ủy nhiệm thu, ủy thu chi, séc, thư tín dụng, 1.1.2/ Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ Kế toán công nợ gồm kế toán các khoản phải thu và khoản phải trả được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán các khoản phải thu, khoản phải trả kịp thời. TrườngPhải kiểm tra, đ ốiĐại chiếu theo địhọcnh kỳ hoặc cu Kinhối mỗi niên độ từ ngtế kho ảnHuế phải thu, phải trả phát sinh; số đã thu, đã trả; số còn phải thu, số còn phải trả. Đặc biệt là đối với các đối tượng có quan hệ mua bán thường xuyên, đối tượng tiềm năng thì có số dư phải thu, phải trả lớn. Còn đối với các đối tượng khác thì cần chú ý theo dõi thường 9
  19. xuyên các khoản phải thu, phải trả để có kế hoạch thu và thanh toán kịp thời, tránh trường hợp trở thành nợ khó đòi. Phải phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán. Phải chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ bằng vàng, bạc, đá quý. Cuối kỳ, phải đối chiếu số dư theo giá thực tế. Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần theo dõi cả nguyên tệ và quy đổi theo đồng tiền Việt Nam. Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoái thực tế. Phải căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ (hoặc bên Có) các tài khoản phải thu, phải trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau. Cuối kỳ, đối chiếu lập bảng thanh toán bù trừ. Nếu có chênh lệch phải tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh ngay. 1.1.3/ Vai trò và nhiệm vụ của kế toán công nợ  Vai trò của kế toán công nợ Trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp thì kế toán công nợ là một phần hành kế toán khá quan trọng liên quan đến các khoản nợ phải thu và phải trả, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý công nợ tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc tổ chức tốt các công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu các khoản nợ phải thu và nợ phải trả được theo dõi một cách chặt chẽ, hợp lý nó sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng, chiếm dụng vốn và đồng thời tranh thủ chiếm dụng tối đa vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức khác nhưng vẫn đảm bảo một khả năng thanh toán hợp lý, góp phần quan trọng trong việc giữ uy tín trong sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp Trường Nhiệm vụ củ a Đạikế toán công họcnợ Kinh tế Huế Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu với nhà quản trị để nhà quản trị có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể: 10
  20.  Phản ánh và ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau.  Đối với những khách hàng nợ có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên hoặc có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán, kế toán cần tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ. Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản.  Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán 1.1.4/ Mô tả công việc chung của kế toán công nợ  Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thu và thanh toán một cách kịp thời. Phải kiểm tra đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối tháng từng khoản nợ phát sinh, số phải thu, phải trả và số còn phải thu, số còn phải trả.  Phải chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ phải thu bằng vàng, bạc, đá quý. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế.  Phải phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng.  Phải căn cứ vào số dư chi tiết bên nợ của một số tài khoản thanh toán như 131, 331 để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.  Báo cáo tình hình công nợ theo định kỳ và chủ động nhắc nhở thanh toán công nợ  Đề xuất mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng, nhà cung cấp, cũng như đề xuất các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc. Trường1.2/ Nội dung kế toán Đại công nợ ph họcải thu, ph ảiKinh trả trong doanh tế nghi ệpHuế 1.2.1/ Kế toán nợ phải thu của khách hàng a/ Khái niệm: Nợ phải thu khách hàng là khoản tiền mà khách hàng đã mua nợ doanh nghiệp do 11
  21. đã được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền. Đây là khoản nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh trong doanh nghiệp (PGS.TS Võ Văn Nhị, 2010). b/ Nguyên tắc hạch toán: Theo Điều 17, Thông tư số 133/2016/TT – BTC về tài khoản 131- Phải thu của khách hàng như sau:  Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐSĐT, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay.  Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính.  Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường.  Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện Trườngpháp xử lý đối với kho Đạiản nợ phải thu học không đòi đưKinhợc. Khoản thiệ t htếại về nợHuếphải thu khó đòi sau khi trừ dự phòng đã trích lập được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Khoản nợ khó đòi đã xử lý khi đòi được, hạch toán vào thu nhập khác. 12
  22.  Trong quan hệ bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm hàng hóa, BĐSĐT đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao. c/ Chứng từ kế toán sử dụng - Hợp đồng kinh tế ( Hợp đồng bán háng) - Biên bản giao nhận hàng/ Biên bản nghiệm thu – thanh lý hợp đồng - Biên bản thừa thiếu hàng, Biên bản giảm giá hàng bán, Biên bản hàng bán trả lại - Hóa đơn GTGT - Phiếu xuất kho - Phiếu thu/ Giấy báo Có của ngân hàng - Biên bản bù trừ công nợ/ Biên bản xóa nợ d/ Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán sử dụng TK 131 “ Phải thu khách hàng” để theo dõi nợ phải thu khách hàng. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu hoặc số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán có thể sử dụng thêm các tài khoản liên quan khác như: TK 511, TK 711, TK 111, TK 112, TK 3331, để hỗ trợ tốt hơn cho việc theo dõi trên TK 131 Bên Nợ Tài khoản 131 “ Phải thu khách hàng” Bên Có - Số tiền phải thu của khách hàng phát - Số tiền khách hàng đã trả nợ; sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hoá, - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của BĐSĐT, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu khách hàng; ; tư tài chính - Khoản giảm giá hàng bán cho khách Trường- Số tiền thừa trả lại cho Đại khách hàng; họchàng trKinhừ vào nợ phải thu tế của khách Huế hàng. - Đánh giá lại các khoản phải thu của - Doanh thu của số hàng đã bán bị người khách hàng là khoản mục tiền tệ có gốc mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có 13
  23. ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC (trường thuế GTGT); hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi - Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết sổ kế toán). khấu thương mại cho người mua; - Đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán). Số dư Nợ: Số dư Có: - Số tiền còn phải thu của khách hàng. - Số tiền nhận trước của khách hàng. - Số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Tùy vào số dư Nợ hay số dư Có mà phản ánh vào phần Tài sản hay Nguồn vốn của Bảng cân đối Kế toán. e/ Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng - Sổ Cái TK 131 - Sổ chi tiết bán hàng - Sổ chi tiết các tài khoản 131 - Sổ chi tiết thanh toán người mua f/ Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế 14
  24. TK 131 – Phải thu của khách hàng 511, 515 635 Doanh thu Tổng giá Chiết khấu thanh toán chưa thu tiền phải thanh toán 33311 511 Chiết khấu thương mại, giảm giá Thuế GTGT hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có) 711 33311 Thu nhập do Tổng số tiền khách Thuế GTGT thanh lý, hàng phải thanh toán (nếu có) nhượng bán 111, 112 TSCĐ chưa thu tiền Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền 111, 112 331 Bù trừ nợ với người bán ( cùng Các khoản chi hộ khách hàng một đối tượng khách hàng) 2293 337 Nợ khó đòi xử lý xóa sổ Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐKD Phần chưa lập 642 dự phòng 3331 Thuế GTGT 413 152, 153, 156, 611 Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá Khách hàng thanh toán nợ các khoản phải thu của khách hàng bằng hàng tồn kho bằng ngoại tệ cuối kỳ 133 TrườngChênh lệch tỷ giá giảm khiĐại đáng giá các học khoản KinhThuế GTGT tế Huế phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ cuối kỳ (nếu có) Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng 15
  25. g/ Trình bày trên BCTC Chỉ tiêu Phải thu khách hàng nằm ở mục Phải thu ngắn hạn của khách hàng (Mã số 131) trên Bảng cân đối kế toán và được lấy số liệu từ: - Số dư Nợ trên Sổ Cái TK 131 - Hoặc Số dư Nợ cuối kỳ TK 131 trên Bảng cân đối phát sinh - Hoặc Số phải thu của khách hàng trên Sổ theo dõi công nợ phải thu 1.2.2/ Kế toán khoản phải trả cho người bán a/ Khái niệm Theo Điều 40 Thông tư 133/2016/TT- BTC thì khoản phải trả cho người bán phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. b/ Nguyên tắc hạch toán  Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.  Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả người bán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoản phải trả người bán thông thường.  Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. Trường Khi hạch toán Đại chi tiết các khohọcản này, kếKinhtoán phải hạch toántế rõ ràng,Huế rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng. c/ Chứng từ kế toán sử dụng 16
  26. - Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng mua hàng) - Hóa đơn mua hàng - Phiếu nhập kho - Phiếu chi/Ủy nhiệm chi - Giấy báo Nợ - Biên bản xác nhận công nợ d/ Tài khoản kế toán sử dụng Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, kế toán sử dụng TK 331 “Phải trả người bán”. Tài khoản này cũng được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng. Bên Nợ Tài khoản 331 “ Phải trả người bán” Bên Có - Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, - Số tiền phải trả cho người bán người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp; vật tư, hàng hoá, người cung cấp - Số tiền ứng trước cho người bán, người cung dịch vụ và người nhận thầu xây cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận lắp; được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản - Điều chỉnh số chênh lệch giữa phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao; giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế - Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng; nhận, khi có hoá đơn hoặc thông - Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại báo giá chính thức; được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp - Đánh giá lại các khoản phải trả giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán; cho người bán bằng ngoại tệ - Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so khi kiểm nhận và trả lại người bán; với tỷ giá ghi sổ kế toán). - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính lớn hơn giá thực tế của sổ vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính Trườngthức; Đại học Kinh tế Huế - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp tỷ 17
  27. giá ngoại tệ giảm so với tủ giá ghi sổ kế toán). Số dư Nợ (Nếu có) Số dư Có: - Phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán Số tiền còn phải trả cho người hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi thầu xây lắp. lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”. e/ Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng  Sổ chi tiết TK 331  Sổ cái TK 331 f/ Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế 18
  28. TK 331 – Phải trả cho người bán 151,152, 111, 112, 341 153,156,611, Ứng trước tiền cho người bán Mua vật tư, hàng hóa nhập kho Thanh toán các khoản phải trả 133 Thuế GTGT 515 211 Chiết khấu thanh toán Mua TSCĐ 152,153, 152,153, 157, 211 156, 211, 611 Giá trị của hàng nhập khẩu Giảm giá, hàng mua trả lại, chiết khấu thương mại đươc hưởng 333 Thuế NK 133 133 Thuế GTGT Thuế GTGT (nếu có) 154, 241, 242 642, 635, 811 711 Nhận dịch vụ cung cấp Trường hợp khoản nợ phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ 511 Hoa hồng đại lý được hưởng 3331 151, 152, 156, 211 Thuế GTGT Phí ủy thác nhập khẩu phải trả (nếu có) đơn vị nhận ủy thác 111, 112 133 Trả trước tiền ủy thác mua hàng cho Thuế GTGT (nếu có) đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu 632 Trả tiền hàng nhập khẩu và các chi Nhà thầu chính xác định phí liên quan đến hàng nhập khẩu giá trị khối lượng xây lắp cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phải trả cho nhà thầu phụ 413 413 TrườngChênh lệch tỷ giáĐại giảm khi cu ốihọcChênh Kinh lệch tỷ giá tăng khi tế cuối k ỳHuế kỳ đánh giá các khoản phải trả kỳ đánh giá các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ người bán bằng ngoại tệ Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán phải trả người bán 19
  29. g/ Trình bày trên BCTC Chỉ tiêu khoản phải trả cho người bán nằm ở mục Phải trả người bán ngắn hạn (Mã số 311) trên Bảng cân đối kế toán và được lấy số liệu từ :  Số dư Có trên Sổ cái TK 331 Sổ chi tiết TK 331 cho từng đối tượng người bán 1.2.3/ Kế toán phải trả người lao động a/ Khái niệm Theo Điều 42 Thông tư 133/2016/ TT- BTC thì phải trả người lao động phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. b/ Nguyên tắc hạch toán  Phải theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp, chi tiết cho tùng người lao động, từng phòng ban.  Phải hạch toán chi tiết theo 02 nội dung: thanh toán lương và thanh toán các khoản khác theo lương c/ Chứng từ kế toán sử dụng  Bảng chấm công  Bảng thanh toán tiền lương  Phiếu chi d/ Tài khoản kế toán sử dụng Tài khoản sử dụng để hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tình hình Trườngthanh toán với người laoĐại động là TK học 334 “Phải trảKinhngười lao động”. tếTK 334 Huế có 2 TK cấp 2, đó là: TK 3341 “Phải trả công nhân viên” và TK 3348 “Phải trả người lao động khác”. 20
  30. Bên Nợ Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động” Bên Có - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền - Các khoản tiền lương, tiền công, thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và tiền thưởng có tính chất lương, các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước BHXH và các khoản khác phải trả, cho người lao động; phải chi cho người lao động; - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Số dư Nợ (Nếu có) Số dư Có: - Nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số - Các khoản tiền lương, tiền công, phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng tiền thưởng có tính chất lương và và các khoản khác cho người lao động. các khoản khác còn phải trả cho người lao động. e/ Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng  Số Cái TK 334  Sổ chi tiết TK 334 f/ Phương pháp hạch toán TK 334 – Phải trả người lao động 138, 141, 154 (631), 333, 338 241, 642 Các khoản phải khấu trừ vào Lương và các khoản lương và thu nhập của NLĐ phụ cấp pải trả cho NLĐ 111, 112 335 Ứng và thanh toán tiền lương Phải trả tiền lương nghỉ phép và khoản khác cho NLĐ của CNSX ( nếu DN trích trước) 511 353 Khi chi trả lương, thưởng và các khoản Tiền thưởng phải trả khác cho NLĐ bằng SP, HH NLĐ từ Quỹ KT-PL 33311 338( 3383) TrườngThuế GTGT đầu raĐại(nếu có) học BHXHKinh phải trả CNV tế Huế Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán phải trả người lao động 21
  31. g/ Trình bày trên BCTC Chỉ tiêu Phải trả người lao động nằm ở mục Phải trả người lao động (Mã số 314) trên Bảng cân đối kế toán và được lấy số liệu từ :  Số dư Có trên Sổ cái TK 334  Sổ chi tiết TK 334 1.3/ Cơ sở lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 1.3.1/ Khái niệm phân tích tình hình công nợ Phân tích tình hình công nợ tại doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý trong việc đánh giá được tình hình tài chính, sức mạnh tài chính và an ninh tài chính hiện tại của Doanh nghiệp cũng như nắm được việc chấp hành và tôn trọng kỳ hạn thanh toán (PGS. TS. Nguyễn Văn Công, 2010). Phân tích công nợ được hiểu là phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu và khoản phải trả, nếu các khoản phải thu lớn hơn khoản phải trả thì có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn và ngược lại thì doanh nhiệp đang đi chiếm dụng vốn người khác. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích tình hình công nợ để biết khoản nào hợp lý và khoản nào không hợp lý, từ đó đưa ra được những biện pháp thích hợp đem lại hiệu quả tốt cho việc quản lý công nợ của doanh nghiệp. Đồng thời hoàn thiện cơ chế tài chính, cơ chế thu chi, nội bộ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. 1.3.2/ Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng mà các nhà quản trị quan tâm. Thông qua tình hình công nợ, các nhà quản trị sẽ nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp nhằm Trườngcải thiện tình hình doanh Đại nghiệp cũng học như giúp doanh Kinh nghiệp ngày càngtế phát Huế triển. Để phân tích tình hình công nợ, nhà phân tích thường dùng các chỉ tiêu cơ bản sau:  Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (ĐVT: % hoặc lần) 22
  32. ỷ ệ á ℎả ℎả ℎ ổ á ℎả ℎả ℎ = ổ á ℎả ℎả ả ớ á ℎả ℎả ả (Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công, 2010) Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, được tính trên cơ sở so sánh tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả tại thời điểm báo cáo. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả lớn hơn 1 phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, không mấy khả quan, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được. Đây là một dấu hiệu không được tốt. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp tương đối ổn định, số vốn của doanh nghiệp chiếm dụng lớn hơn số vốn công ty bị chiếm dụng. Điều này được xem là một dấu hiếu tốt. Trên thực tế, tỷ lệ này cao hay thấp còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp; số đi chiếm dụng lớn hay nhỏ đều thể hiện tình hình tài chính thiếu lành mạnh, dễ ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Hệ số vòng quay các khoản phải thu ( ĐVT: vòng) ℎ ℎ ℎầ ệ ố ò á ℎả ℎả ℎ = (Nguáồn: ℎPGS.TS.ả ℎ Nguyả ℎễn Vănì ℎ Công â, 2010) Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Tức là xem trong thời kỳ kinh doanh các khoản phải thu quay được mấy vòng và được xác định bằng mối quan hệ tỷ số giữa doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quân. Trong đó, số dư các khoản phải thu bình quân thường được tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ rồi chia cho 2. Chỉ Trườngtiêu này cho biết mức đĐạiộ hợp lý củ a họcsố dư các kho Kinhản phải thu và hi ệtếu quả cHuếủa việc đi thu hồi nợ. 23
  33. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền của doanh nghiệp cao, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao sẽ làm cho kì hạn thanh toán ngắn và do đó ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ.  Kỳ thu tiền bình quân (ĐVT: ngày) ố à ă (360 à ) ỳ ℎ ề ì ℎ â = ố ò (Ngu ồn: PGS.TS.á ℎả Nguy ℎễản Vănℎ Công, 2010) Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng cho đến khi thu tiền. Chỉ tiêu này có ý nghĩa nhiều hơn nếu biết kỳ hạn bán chịu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong nguồn vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng càng chậm, thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng dài.  Hệ số vòng quay các khoản phải trả (ĐVT: vòng) ệ ố ò á á ố ℎà á + ă ả à ồ ℎ = á ℎả ℎả ả ì ℎ â ℎả ℎả ả (Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công, 2010) Hệ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của Trườngdoanh nghiệp đối vớ i nhàĐại cung cấ p.học Các khoản phKinhải trả bình quân tếthường Huếđược tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi chia cho 2. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, uy tín doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ 24
  34. tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.  Thời gian quay vòng các khoản phải trả (ĐVT: ngày) ℎờ ò ố à ă (360 à ) = ố ò á ℎả ℎả ả á ℎả ℎả ả (Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công, 2010) Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của các đối tác. Ngược lại, thời gian quay vòng các khoản phải trả càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu trên thương trường  Hệ số nợ (ĐVT: lần) ợ ℎả ả ệ ố ợ = ổ (Ngu àồ n:ả PGS.TS. Nguyễn Văn Công, 2010) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ, cho nên chỉ tiêu này được dùng để đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ. Trong đó nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn và nợ khác. Hệ số này cho biết trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ.  Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn và khả năng huy động tiếp nhận các khoản nợ vay càng khó khi doanh nghiệp Trườngkhông có khả năng thanh Đại toán kịp thhọcời các khoả n Kinhnợ và hiệu quả ho tếạt động Huếkém. Đối với các chủ nợ thì tỷ suất này càng cao thì khả năng họ thu hồi vốn cho vay càng kém. Do vậy các chủ nự thường thích những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. 25
  35.  Hệ số nợ mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay  Hệ số tự tài trợ (ĐVT: lần) ồ ố ℎủ ở ℎữ ệ ố ự à ợ = (Nguổ ồn: à PGS.TS. ả Nguyễn Văn Công, 2010) Cùng với chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp với đơn vị tính là lần. Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính, ít bị sức ép của các chủ nợ và có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài.  Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (ĐVT: lần) à ả ắ ℎạ ệ ố ℎả ă ℎ ℎ á ℎệ ℎà ℎ = (Nguồn: PGS.TS.ợ Nguyắ ễℎnạ Văn Công, 2010) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết khả năng của công ty trong việc dùng tài sản ngắn hạn như: tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Số liệu dùng để phân tích chỉ tiêu trên lấy từ Bảng cân đối kế toán, tổng tài sản và nợ phải trả lấy bên nguồn vốn ở khoản mục nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Hệ số này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản và nợ phải trả. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản. Hệ số ngày càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty đang trong tình trạng tài chính tiêu cực, gánh nặng cho việc thanh toán các khoản nợ Trườngđến hạn, có khả năng khôngĐại trả đư ợhọcc các khoản nKinhợ khi đáo hạn. Tuy tế nhiên, Huế điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu hệ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không phải là dấu hiệu tốt bởi vì cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả 26
  36. Ta có các mức của hệ số thanh toán hiện hành như sau: Hhh > 2: Tốt; Hhh = 1.5 – 2: bình thường chấp nhận; Hhh = 1 – 1.5: Khó khăn; Hhh < 1: Rất khó khăn  Hệ số khả năng thanh toán nhanh (ĐVT: lần) à ả ắ ℎạ − à ồ ℎ ệ ố ℎả ă ℎ ℎ á ℎ ℎ = (Nguồn: PGS.TS.ợ Nguyắ ℎạễn Văn Công, 2010) Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền (TS nhanh). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong khoảng thời gian ngắn.  Nếu Hnhanh = 0.5 – 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên để kết luận hệ số này là tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó.  Nếu Hnhanh < 0.5: Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và để trả nợ thì doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ. Nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn các TSNH khác.  Hệ số khả năng thanh toán tức thời (ĐVT: lần) ề à ươ đươ ề Trườngệ ố ℎả ă Đại ℎ ℎ á học ứ ℎờ = Kinh tế Huế (Nguồn: PGS.TS.ợ Nguyắ ℎễạn Văn Công, 2010) Hệ số khả năng thanh toán ngay là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ 27
  37. ngắn hạn của doanh nghiệp này. Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại.  Nếu Htt ≥ 1, cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao. Doanh nghiệp không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.  Nếu Htt< 1, doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Phân tích sâu hơn, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời rất nhiều cho thấy, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Trong trường hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp. Tất nhiên, với tỷ lệ nhỏ hơn 1, doanh nghiệp có thể không đạt được tình hình tài chính tốt nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bị phá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốn cho việc trả nợ. Ở một khía cạnh khác, nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao. Trường Đại học Kinh tế Huế 28
  38. TÓM TẮT CHƯƠNG 1: Trong chương này, tôi đã đưa ra được các vấn đề mang tính chất cơ sở lí luận về công tác kế toán công nợ như: khái niệm, nguyên tắc hạch toán, vai trò và nhiệm vụ của kế toán công nợ, đặc biệt làm rõ cơ sở lý luận các khoản phải thu, phải trả. Ngoài ra còn phân tích tình hình công nợ thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính. Đây là nền tảng để tôi tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh với thực tế trong quá trình thực tập. Từ đó tôi có thể biết được thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ của công ty để đưa ra những đánh giá, nhận xét và một số biện pháp nâng cao công tác kế toán cũng như tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa Trường Đại học Kinh tế Huế 29
  39. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MINH HÒA 2.1/ Tổng quan về Công ty TNHH Minh Hòa 2.1.1/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Minh Hòa * Tên giao dịch: Công ty TNHH Minh Hòa * Logo: * Địa chỉ: 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế * Tên viết tắt: MINH HOA CO., Ltd * Người đại diện: Ông PHAN VĂN DŨNG * Mã số thuế: 3300350579 * Vốn điều lệ: 7.900.000.000 đồng. Đến đầu năm 2019 thì vốn điều lệ thay đổi lên tới 15.000.000.000 đồng * Địa chỉ: Trường- CS1: 18 Hà Nộ i,Đại Phường Phú họcNhuận, Thành Kinh Phố Huế, tỉnh TT tế Huế Huế - CS2: 27 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành Phố Huế, tỉnh TT Huế - CS3: 89 Phạm Văn Đồng, Phường Vỹ Dạ, TP Huế, TT Huế 30
  40. * Ngành nghề kinh doanh: mua bán hàng nội thất, hàng mỹ nghệ * Điện thoại: 0234.3823989 ( 18 Hà Nội)- 0234.3866866 ( 27 Hà Nội) 0234. 3813789 (Phạm Văn Đồng) * Website: Công ty TNHH Minh Hòa là tiền thân của cửa hàng nội thất Minh Hòa được thành lập vào năm 2002 tại Thành phố Huế, theo giấy phép đăng ký kinh doanh cấp lần đầu số 3102000138 ngày 12/11/2002 và được đăng ký thay đổi theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 3300350579 cấp ngày 24/2/2009 do Sở kế hoạch và đầu tư Thừa Thiên Huế cấp. Công ty TNHH Minh Hòa được thành lập năm 2002 tại Thành Phố Huế. Công ty TNHH Minh Hòa đến nay đã trải qua 17 năm hoạt động đầy khó khăn và thách thức về cở sở vật chất cũng như thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhưng cán bộ, nhân viên công ty vẫn không ngừng phấn đấu vươn lên. Khi mới thành lập, công ty TNHH Minh Hòa là một đơn vị non trẻ, lực lượng quản lý thiếu năng lực, sản xuất kinh doanh còn yếu, các mặt hàng kinh doanh của công ty chưa được biết đến nhiều cũng như chưa có uy tín trên thị trường. Đến nay, công ty có thể khẳng định với người tiêu dùng trên thành phố Huế nói chung và khách hàng các Tỉnh Thừa Thiên Huế về vị thế và sản phẩm của mình. Để khẳng định được mình công ty TNHH Minh Hòa đã không ngừng phát triển nhân lực từ 4-5 người nay đã hơn 25 người; từ 1 cở sở bán hàng đã phát triển thành 3 cơ sở rộng rãi, đầy đủ cở sở vật chất. 2.1.2/ Chức năng, nhiệm vụ , lĩnh vực hoạt động của công ty Công ty muốn hoạt động và không ngừng phát triển thì trước tiên cần phải xác định chức năng, nhiệm vụ và nắm rõ về lĩnh vực hoạt động của công ty. Trườnga/ Chức năng: Đại học Kinh tế Huế Công ty TNHH Minh Hòa hoạt động theo luật của doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, chức năng chủ yếu của công ty là kinh doanh nội thất văn phòng và gia đình. 31
  41. Cung cấp cho người tiêu dùng sự tiện nghi và thoải mái khi sử dụng hàng của công ty. b/ Nhiệm vụ: Công ty TNHH Minh Hòa kinh doanh theo đúng mặt hàng ngành nghề đã đăng ký, phù hợp với mục đích thành lập của công ty. Thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng đổi mới, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước, kê khai nộp thuế đầy đủ, đúng hạn. Tổ chức các cuộc nghiên cứu thị trường để tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả. Công ty phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hàng hóa và dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký. Quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng pháp luật, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên. Bảo đảm quyền lợi của người lao động theo luật định và thực hiện chế độ BHXH, BHYT Tuân thủ các quy định về quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường văn hóa, danh lam thắng cảnh. Ngoài ra, công ty có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thành viên khác trên nguyên tắc đảm bảo quy trình luân chuyển sản phẩm thông suốt, kịp thời, hiệu quả cao. Tổ chức thị trường hoạt động kinh doanh theo cơ chế quản lý, điều hành thống nhất tạo nên sức mạnh của hệ thống hướng tới lợi ích và mục tiêu chung. c/ Lĩnh vực hoạt động: - Sản xuất, mua và bán hàng trang trí nội thất gỗ dân dụng, hàng mộc mỹ nghệ, bàn ghế văn phòng, nệm, giường, tủ, - Dịch vụ vận tải hàng hóa - Gia công sửa chữa hàng trang trí nội thất 2.1.3/ Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Một công ty khi đã bắt đầu vào hoạt động thì cần có bộ máy quản lý hợp lý, chặt Trườngchẽ. Đây là yếu tố vô cùngĐại quan trọ nghọc mà công ty Kinhnào đều phải có. Cơtế cấu tHuếổ chức bộ máy quản lý của công ty; chức năng, quyền hạn của mỗi bộ phận được thể hiện như sau: 32
  42. a/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG BỘ PHẬN KẾ TOÁN KINH BÁN HÀNG KỸ THUẬT DOANH Trong đó: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty b/ Chức năng, quyền hạn của từng bộ phận:  Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước công ty và nhà nước về mọi hoạt động của công ty, điều hành mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty. Giám đốc có quyền quyết định mục tiêu, phương hướng của công ty.  Phó giám đốc: Do giám đốc công ty đề cử hoặc do công ty bổ nhiệm, phụ trách việc giúp giám đốc trong việc quản lý và chịu trách nhiệm về công việc của mình. Phó giám đốc có thể tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực liên quan đến hoạt động công ty, có quyền chỉ đạo các phòng ban chức năng. Trường Phòng kế toán Đại: Cung cấp shọcố liệu, thông Kinhtin kinh tế về m ọtếi hoạ t đHuếộng kinh doanh; phản ánh, giám sát việc sử dụng tài khoản của đơn vị phục vụ cho hoạt động kinh doanh hiệu quả; tính toán phản ánh thu nhập chi phí, xác định kết quả kinh doanh. 33
  43. Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách kịp thời và đúng đắn. Theo dõi chặt chẽ và kịp thời điều chỉnh nhanh chóng những phát sinh bất hợp lý trong kinh doanh.  Phòng kinh doanh: Hoạch định kế hoạch kinh doanh của công ty, thực hiện việc bán buôn bán lẻ, nhập khẩu hàng hóa, thống kê báo cáo lượng hàng dự trữ tồn kho để đảm bảo nguồn hàng, phân tích nắm bắt nhu cầu thị trường, xây dựng định hướng phát triển kinh doanh, kế hoạch tìm nguồn hàng, cung cấp và phản ánh kịp thời các thông tin cho phó giám đốc trong việc tham mưu cho phó giám đốc.  Phòng kỹ thuật: Là bộ phận giám định các sản phẩm của công ty giúp khách hàng an tâm hơn về sản phẩm của công ty, tạo uy tín cho công ty  Bộ phận bán hàng: Chịu trách nhiệm trước công ty về chất lượng giá cả hàng hóa tồn vốn, hàng hóa đẩy mạnh tiêu thụ và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Sơ đồ tổ chức quản lý của Minh Hòa được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty. Việc phân chia các bộ phận chức năng có ưu điểm là chuyên môn hóa công việc, sử dụng con người một cách có hiệu quả phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi cán bộ công nhân viên. Đồng thời, tạo sức mạnh cho từng bộ phận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra. Trong cơ cấu tổ chức mỗi bộ phận có chức năng riêng biệt nhưng hỗ trợ nhau, giúp đỡ và cùng tham mưu cho giám đốc ra những quyết định đúng đắn nhầm thúc đẩy hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho công ty. 2.1.4/ Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.4.1/ Tổ chức bộ máy kế toán a/ Tổ chức bộ máy kế toán TrườngCó thể thấy, bộ máyĐại kế toán đónghọc vai trò quanKinh trọng với ch ứtếc năng Huếkiểm tra, giám sát, quản lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị. Xuất phát từ tình hình thực tế, công ty đã xây dựng một bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động kinh doanh của công ty cũng như trình độ kế toán tại đơn vị. 34
  44. Công ty TNHH Minh Hòa là một công ty có ba cơ sở đều hoạt động trên địa bàn Thừa Thiên Huế nên tổ chức bộ máy kế toán của công ty không quá phức tạp, khá gọn nhẹ phù hợp với số lượng nhân viên. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu tập trung, được biểu diễn qua sơ đồ sau: KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN KẾ TOÁN THỦ QUỸ BÁN HÀNG CÔNG NỢ THAN TOÁN Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty b/ Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận: Phòng Kế toán có chức năng quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động kế toán tài chính của Công ty. Để phù hợp với nhu cầu quản lý, giám sát thì bộ máy kế toán của Công ty cũng như từng bộ phận riêng biệt trong bộ máy đều sẽ đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ riêng; vừa hoạt động và chịu trách nhiệm độc lập,vừa phối hợp hài hòa liên kết với nhau để tạo thành mắc xích bền vững.  Kế toán trưởng: Phụ trách chung phòng tài chính, kế toán tham mưu cho TrườngGiám đốc về việc tài chính,Đại kiểm tra, học kiểm soát thuKinh chi theo quy ch ếtếtài chính, Huế lập kế hoạch tài chính hàng quý, năm, phân tích hoạt động tài chính của Công ty.  Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu được cập nhật từ các chứng từ gốc hoặc các chứng từ liên quan. Dựa vào các số liệu tổng hợp có được 35
  45. từ các kế toán để hạch toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh, tiến hành lên bảng cân đối. Nói chung vai trò của kế toán tổng hợp vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong bộ máy kế toán.  Kế toán bán hàng: Theo dõi và phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình bán hàng trong kỳ. Tính toán, phản ánh chính xác giá mua thực tế, giá trị thanh toán của hàng hóa. Theo dõi chi tiết từng lô hàng, số lượng bán,  Kế toán công nợ thanh toán: Theo dõi tình hình thu chi với các đối tác làm ăn, có nhiệm vụ thu chi các khoản nợ và thanh toán cho khách hàng, công nợ cá nhân của công ty. Đồng thời, theo dõi chi tiết từng khách hàng, thường xuyên đôn đốc thu nợ và theo dõi tình hình thanh toán các khoản chi và tạm ứng. Định kỳ đối chiếu công nợ và lập báo cáo kế toán.  Thủ quỹ: Là người có trách nhiệm quản lý tiền mặt, các sổ quỹ hàng ngày, phối hợp và đối chiếu trên sổ sách với tồn quỹ thực tế, phụ trách việc thu chi, bảo quản tiền mặt, các loại chứng từ có giá trị khác khi đã đầy đủ các yếu tố cần thiết khác. 2.1.4.2/ Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại Công ty a/ Chế độ kế toán Công ty TNHH Minh Hòa áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính cùng với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty bao gồm đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty đề phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán được lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt. Số tiền bằng chữ phải khớp và đúng với số tiền bằng số. TrườngHệ thống tài kho ảĐạin sử dụng tạ i Cônghọc ty TNHH Kinh Minh Hòa tế Huế 36
  46. Bảng 2.1: Hệ thống tài khoản sử dụng của Công ty TNHH Minh Hòa Số hiệu Số hiệu tài Tên tài khoản tài Tên tài khoản khoản khoản 111 Tiền mặt 338 Phải trả, phải nộp khác 1111 Tiền Việt Nam 3382 Kinh phí công đoàn 112 Tiền gửi ngân hàng 3383 Bảo hiểm xã hội 1121 Tiền Việt Nam 3384 Bảo hiểm y tế 131 Phải thu của khách hàng 3385 Bảo hiểm thất nghiệp 133 Thuế GTGT được khấu trừ 3386 Nhận ký quỹ, ký cược Thuế GTGT được khấu trừ 1331 của hàng hóa, dịch vụ 341 Vay và nợ thuê tài chính Thuế GTGT được khấu trừ 1332 của TSCĐ 3411 Các khoản đi vay 152 Nguyên liệu, vật liệu 353 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 153 Công cụ, dụng cụ 3532 Quỹ phúc lợi Chi phí sản xuất, kinh doanh 154 dở dang 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 156 Hàng hóa 4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế chưa 211 Tài sản cố định 421 phân phối Lợi nhuận chưa phân phối năm 2111 TSCĐ hữu hình 4212 nay Doanh thu bán hàng và cung 214 Hao mòn TSCĐ 511 cấp dịch vụ 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 5111 Doanh thu bán hàng hóa 241 Xây dựng cơ bản dở dang 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ 2412 Xây dựng cơ bản 515 Doanh thu hoạt động tài chính 242 Chi phí trả trước 632 Giá vốn hàng bán 331 Phải trả cho người bán 635 Chi phí tài chính Thuế và các khoản phải nộp 333 Nhà nước 642 Chi phí quản lý kinh doanh 3331 Thuế GTGT phải nộp 6421 Chi phí bán hàng 33311 Thuế GTGT đầu ra 6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp Trường3334 Thuế thu nhập Đại doanh nghiệp học711 KinhThu nhập khác tế Huế Phí, lệ phí và các khoản phải Chi phí thuế thu nhập doanh 3339 nộp khác 821 nghiệp 334 Phải trả người lao động 911 Xác định kết quả kinh doanh (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của Công ty TNHH Minh Hòa) 37
  47. Hệ thống sổ kế toán: hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, được thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ, thẻ kế chứng từ kế toán chi toán cùng loại tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng Sổ Cái hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3: Tổ chức chứng từ kế toán b/ Chính sách kế toán - Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hằng năm Trường- Đơn vị tiền tệ sửĐạidụng trong ghihọc chép kế toán: Kinh VND tế Huế - Tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán - Nguyên tắc chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam - Nguyên tác ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền 38
  48. - Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính - Nguyên tắc kế toán nợ phải thu - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nhập trước xuất trước - Nguyên tắc ghi nhận và các phương pháp khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư: Khấu hao đường thẳng - Nguyên tắc kế toán nợ phải trả - Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay - Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu - Nguyên tắc kế toán chi phí Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động, Công ty đã lựa chọn hình thức công tác kế toán đơn vị theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy tính. Phần mềm kế toán này được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Công ty lựa chọn áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính bằng phần mềm kế toán MISA. SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết PHẦN MỀM KẾ TOÁN BẢNG TỔNG - Báo cáo tài HỢP CHỨNG TỪ chính KẾ TOÁN CÙNG - Báo cáo kế toán LOẠI MÁY TÍNH quản trị Ghi chú: TrườngNhập số liệu hàng Đại ngày học Kinh tế Huế In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy tính 39
  49. 2.1.5/ Tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 03 năm 2016-2018 2.1.5.1/ Tình hình lao động của Công ty qua 03 năm 2016-2018 Mỗi công ty sẽ đều có một lượng lao động nhất định để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua quá trình tìm hiểu thì tình hình lao động của Công ty TNHH Minh Hòa qua 03 năm 2016-2018 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.2: Tình hình lao động của Công ty qua 03 năm 2016-2018 ĐVT: người Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng lao động 25 21 21 (4) (16,0) 0 0 1/ Phân theo giới tính Nam 8 9 9 1 12,5 0 0 Nữ 17 12 12 (5) (29,4) 0 0 2/ Phân theo thâm niên 5 năm 10 10 11 0 0 1 10,0 > 10 năm 5 5 5 0 0 0 0 > 15 năm 2 2 2 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty TNHH Minh Hòa) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động của công ty khá ít, tổng số lao động của công ty qua các năm có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2016 thì tống số lao động là 25 người, đến năm 2017 và năm 2018 thì tổng số lao động giảm xuống còn 04 người. Điều này cũng có thể hiểu là trong mỗi năm có thể số lượng lao động tăng lên nhưng lượng lao động này chỉ làm được vài tháng rồi nghỉ nên khi tổng kết cuối năm Trườngthì số lường lao động chínhĐại không có học sự thay đổi mKinhấy. tế Huế * Xét theo giới tính thì lao động nữ chiếm tỷ lệ đông so với tổng số lượng lao động của công ty. Đều này cho thấy lao động nữ chủ yếu là làm văn phòng và nhân 40
  50. viên bán hàng, những công việc này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận và ngoại hình đối với nhân viên bán hàng. Còn lao động nam thường là nhân viên giao hàng và nhân viên kinh doanh. * Xét về thâm niên: số lượng lao động gắn kết với công ty lâu dài nhất là trên 15 năm thì vẫn tiếp tục duy trì là 02 người và làm việc trên 10 năm thì không có sự thay đổi. Chủ yếu là sự thay đổi lao động dưới 5 năm, cụ thể: năm 2016 là 08 người nhưng sang năm 2017 thì giảm đi 04 người, đến năm 2018 thì giảm 01 người. Qua đó cho thấy, cùng với quá trình phát triển và môi trường làm việc của công ty thì lao động lâu năm sẽ thích nghi và làm việc hiệu quả, lâu dài hơn và sẽ tiếp tục đồng hành cùng công ty. Còn việc tuyển thêm lao động mới là điều không thể tránh khỏi nhưng công ty sẽ có sự chọn lọc kỹ càng để chọn được những người phù hợp cho vị trí đó. 2.1.5.2/ Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty Qua từng năm Công ty không ngừng phấn đấu và phát triển, tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2016-2018 có sự thay đổi rõ rệt được thể hiện qua bảng sau: Dựa vào bảng số liệu đã được thống kê ở bảng 2.3 thì ta thấy: * Về tài sản của công ty qua 03 năm 2016-2018 tăng dần, cụ thể: vào năm 2016 tài sản của công ty là 18,151 tỷ đồng đến năm 2017 thì giá trị này tăng lên 0,987 tỷ đồng tương ứng tăng 5,44% so với năm 2016. Đến năm 2018 thì giá trị này lại càng tăng lên 9% so với năm 2017 để đạt giá trị là 20,861 tỷ đồng. Chỉ tiêu này tăng lên là do tài sản ngắn hạn tăng lên qua từng năm trong khi tài sản dài hạn thì ngày càng giảm. Trong tài sản ngắn hạn thì chủ yếu là tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn nhiều hơn sự giảm của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền. Hàng tồn kho tăng nhiều nhất vào năm 2017, tăng với tốc độ 64,06% so với năm 2016. Còn đối với các khoản phải thu ngắn hạn thì vào năm 2017 tốc độ tăng cao đạt 213,50% so với năm 2016. Hai chỉ tiêu tăng cao này đã làm cho tài sản ngắn hạn không ngừng tăng lên qua các năm. Trường* Về nguồn vố n Đạicủa công ty thìhọc chỉ tiêu này Kinh cũng tăng dần quatế các nămHuế giống như chỉ tiêu tài sản. Nhưng chỉ tiêu nguồn vốn thì chịu sự tác động của 02 yếu tố là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trên 50% so với tổng nguồn vốn. 41
  51. Vào năm 2016, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty lần lượt đạt giá trị là 9,719 tỷ đồng và 8,431 tỷ đồng. Sang năm 2017, hai chỉ tiêu này tăng lên lần lượt là 10,633 tỷ đồng và 8,506 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 9,4% và 0,88%. Trong đó tốc độ tăng của nợ phải trả cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Điều này làm cho nguồn vốn năm 2017 tăng lên 5,44% so với năm 2016. Đến năm 2018, nợ phải trả tăng nhanh 15,37% so với năm 2017 và vốn chủ sở hữu cũng tăng theo là 1,04% so với năm 2017. Điều này cho thấy công ty đang chấp nhận vay mượn cũng như đi chiếm dụng vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh thay vì dựa vào nguồn tài chính tự chủ của công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế 42
  52. Bảng 2.3: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty từ năm 2016 – 2018 ĐVT: triệu đồng So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. TÀI SẢN 18.151,46 100 19.139,29 100 20.861,70 100 987,83 5,44 1.722,41 9,00 I. Tổng TSNH 5.623,99 30,98 6.676,57 34,88 8.881,29 42,57 1.052,58 18,72 2.204,72 33,02 1. Ti à các kho ền v ản tương 2.020,18 35,92 353,42 5,29 338,39 1,62 (1.666,76) (82,51) (15,03) (4,25) đương tiền 2. Các kho ản phải thu ngắn 428,24 7.61 1.342,55 20,11 1.359,91 15,31 914,31 213,5 17,36 1,29 hạn 3. Hàng tồn kho 2.957,21 52,58 4.851,51 72,66 6.881,16 77,48 1.894,30 64,06 2.029,65 41,84 4. Tài sản ngắn hạn khác 218,36 3,88 129,09 1,93 301,83 3,34 (89,27) (40,88) 172,74 133,81 II. Tổng TSDH 12.527,46 69,02 12.462,72 66,69 11.980,41 57,43 (64,74) (0,52) (482,31) (3,87) 1. TSCĐ 12.527,46 100 12.462,72 100 11.549,69 96,4 (64,74) (0,52) (913,03) (7,33) B. NGUỒN VỐN 18.151,46 100 19.139,29 100 20.861,70 100 987,83 5,44 1.722,41 9,00 I. NỢ PHẢI TRẢ 9.719,62 53,55 10.633,06 55,56 12.267,43 58,8 913,44 9,4 1.634,37 15,37 II. VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.431,83 46,45 8.506,22 44,44 8.594,27 41,2 74,39 0,88 88,05 1,04 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Minh Hòa năm 2016-2018) Trường Đại học Kinh tế Huế 43
  53. 2.1.5.3/ Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2016-2018: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì các đối tượng quan tâm có thể đánh giá về kết quả hoạt động sau mỗi thời kì, trên cơ sở đó dự báo về tương lai của doanh nghiệp. Đặc biệt, lợi nhuận là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bức tranh tài chính tổng thể và là một nguồn chủ yếu để tạo tiền cho doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Minh Hòa được thể hiện qua bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 44
  54. Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2016-2018 ĐVT: triệu đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.608,348 11.260,089 10.950,503 (2.348,259) (17,26) (309,586) (2,75) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 - 0 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.608,348 11.260,089 10.950,503 (2.348,259) (17,26) (309,586) (2,75) 4. Giá vốn hàng bán 10.576,686 8.556,274 8.225,077 (2.020,412) (19,1) (331,197) (3.87) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.031,661 2.703,815 2.725,425 (327,846) (10,81) 21,61 0,8 6. Doanh thu hoạt động tài chính 81,323 66,957 91,466 (14,336) (17,67) 24,509 36,6 7. Chi phí tài chính 506,940 65,930 105,149 (441,01) (87,00) 39,219 59,48 Trong đó: Chi phí lãi vay 506,940 65,930 105,149 (441,01) (87,00) 39,219 59,48 8. Chi phí quản lý kinh doanh 2.776,116 2.992,105 3.076,020 215,989 7,78 83,915 2,8 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (170,071) (287,262) (364,279) (117,191) 68,9 (77,017) 26,81 10. Thu nhập khác 360,083 390,548 474,344 30,465 8,46 83,796 21,46 11. Chi phí khác 16,404 0 0 (16,404) (100,00) 0 - 12. Lợi nhuận khác 343,679 390,548 474,344 46,869 13,64 83,796 21,46 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 173,608 103,285 110,064 (70,323) (40,5) 6,779 6,56 14. Chi phí thuế TNDN 34,721 20,657 22,012 (14,064) (40,5) 1,355 6,56 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 138,886 82,628 88,051 (56,258) (40,5) 5,423 6,56 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Minh Hòa năm 2016-2018) Trường Đại học Kinh tế Huế 45
  55. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của cá hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Dựa vào bảng 2.3, ta thấy lợi nhuận sau thuế TNDN qua ba năm có sự tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, năm 2017 lợi nhuận sau thuế đạt giá trị là 82,628 triệu đồng giảm 56,258 triệu đồng tương ứng giảm 40,5% so với năm 2016. Đến năm 2018 thì lợi nhuận sau thuế tăng thêm 5,423 triệu đồng tương ứng tăng 6,56% so với năm 2017. Khoản mục lợi nhuận sau thuế có sự thay đổi như thế này là do doanh thu thì có xu hướng giảm trong khi chi phí thì lại tăng lên, điều này được thể hiện như sau: * Về chỉ tiêu doanh thu thì chủ yếu là sự ảnh hưởng của chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác thì chiếm tỷ lệ thấp hơn. Vào năm 2016 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 13,608 tỷ đồng, sang năm 2017 giảm xuống còn 11,260 tỷ đồng tương ứng giảm 17,26% so với năm 2016. Đến năm 2018 thì chỉ tiêu giảm đi 2,75% so với năm 2017. * Về chỉ tiêu chi phí thì ngày càng tăng qua từng năm, chủ yếu là chỉ tiêu chi phí quản lý kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn hơn so với chi phí tài chính và chi phí khác. Vào năm 2016, chi phí quản lý kinh doanh là 2,776 tỷ đồng, sang năm 2017 chỉ tiêu này tăng lên 2,992 tỷ đồng tương ứng tăng 7,78% so với năm 2016. Đến năm 2018 thì chi phí quản lý kinh doanh đạt 3,076 tỷ đồng tương ứng tăng 2,8% so với năm 2017, tốc độ tăng của năm 2018 có giảm so với tốc độ tăng vào năm 2017. Sự gia tăng này có thể hiểu là công ty không ngừng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, cần có nhiều nhân lực có trình độ chuyên môn và năng lực cao nên làm cho quỹ lương của công ty ngày càng tăng, cơ sở vật chất được nâng cao để thuận tiện cho việc kinh doanh tốt Trườnghơn. Đây là yếu tố làm Đại cho chi phí quhọcản lý kinh doanhKinh của công ty khôngtế ngHuếừng tăng lên qua từng năm. 46
  56. Tóm lại, trong thời gian ba năm từ năm 2016-2018, công ty đã gặp nhiều khó khăn thử thách do các yếu tố bên ngoài cũng như các yêu tố bên trong tác động nhưng mặc khác công ty cũng đã đạt được khá nhiều thành tựu trong việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tạo thế đứng bền vững trên tỉnh cũng như ở các tỉnh khác trong nước. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm nhưng cũng không khẳng định tình hình hoạt động của công ty là xấu mà do công ty đã không ngừng mở rộng quy mô quy mô hoạt động, thị trường để thu hút thêm nhiều khách hàng biết tới dẫn đến chi phí tăng lên, đặc biệt là chi phí quản lý kinh doanh tăng lên đáng kể làm cho lợi nhuận sau thuế giảm đến như vậy. 2.2/ Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa Công tác kế toán công nợ tại công ty thể hiện qua các khoản phải thu và các khoản phải trả. Các khoản phải thu được thể hiện rõ nhất ở khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải trả gồm phải trả người bán, phải trả người lao động. 2.2.1/ Thực trạng công tác kế toán khoản phải thu của khách hàng Khoản phải thu của khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu hiện tại của công ty và ngày có xu hướng giảm qua 03 năm. Làm sao để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty và các chính sách quản lý công nợ đúng đắn trong việc giảm khoản phải thu của khách hàng là một trong các tiêu chí hàng đầu của công ty. Với tình hình khoản phải thu của khách hàng qua 03 năm của công ty ngày càng giảm thì công ty đã cố gắng đạt được tiêu chí, thực hiện tốt các chính sách quản lý công nợ đúng đắn. a/ Tài khoản sử dụng Tài khoản 131 – “Phải thu của khách hàng” được Công ty TNHH Minh Hòa sử Trườngdụng để theo dõi tình hìnhĐại các kho ảnhọc phải thu củ aKinh khách hàng. Khách tế hàng Huế của công ty là tổ chức và cá nhân, số lượng khá đông nên công tác kế toán công nợ được theo dõi một cách chặt chẽ, hợp lý. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng 47
  57. khách hàng. Mỗi đối tượng khách hàng sẽ được chi tiết cho từng mã khác nhau để dễ dàng cho việc quản lý, theo dõi tình hình công nợ cho các đối tượng đó. Ngoài ra, còn có các tài khoản liên quan khác như: TK 511, TK 111, TK 112, TK 3331, b/ Chứng từ kế toán sử dụng - Hợp đồng kinh tế ( Hợp đồng bán hàng) - Hóa đơn GTGT - Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng - Giấy báo Có/ Phiếu thu - Phiếu xuất kho - Biên bản bù trù công n c/ Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản131 - Sổ cái tài khoản 131 d/ Trình tự hạch toán  Trường hợp kế toán ghi tăng khoản phải thu của khách hàng Quy trình luân chuyển chứng từ về bán hàng của Công ty TNHH Minh Hòa được thể hiện như sau: Khi khách hàng đến trực tiếp công ty hay gọi điện đặt hàng thì nhân viên bán hàng sẽ lập bảng báo giá gửi cho khách hàng. Khách hàng đồng ý với giá của hàng hóa mua thì nhân viên bán hàng sẽ gửi bảng báo giá cho nhân viên kinh doanh để Hợp đồng kinh tế thành 03 bản, 02 bản bên khách hàng giữ, 01 bản bên công ty giữ. Sau khi hai bên ký kết hợp đồng xong thì bên kế toán bán hàng sẽ kiểm tra xem số lượng hàng tồn có đủ giao không. Nếu đủ thì báo cho nhân viên bán hàng lập phiếu giao Trườnghàng đưa nhân viên giao Đại hàng đi giao. học Đồng thờ i Kinhnhân viên kinh doanhtếl ậpHuế biên bản bàn giao đưa vào sử dụng thành 02 bản đưa bên khách hàng ký nhận, mỗi bên giữ 01 bản. Tiếp đến thì nhân viên kinh doanh sẽ lập thêm biên nghiệm thu và thanh lý hợp đồng thành 03 bản, khách hàng giữ 02 bản, công ty giữ 01 bản, đồng thời báo kế toán 48
  58. bán hàng lập hóa đơn GTGT thành 3 liên, liên 1 lưu, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 chuyển kế toán công nợ thanh toán. Kế toán công nợ thanh toán nhận Hóa đơn GTGT liên 3 sẽ cập nhập thông tin, số liệu nghiệp vụ vào phần mềm. Sau khi nhập liệu, hạch toán vào phần mềm thì các số liệu về khoản phải thu khách hàng sẽ được cập nhật vào các sổ liên quan. Khách hàng mua hàng có 02 hình thức thanh toán: thanh toán ngay và chưa thanh toán (thanh toán sau). Để hiểu rõ hơn 02 hình thức thanh toán này được hạch toán như thế nào thì sẽ đi vào tìm hiểu các ví dụ liên quan. Ví dụ 1: Hình thức chưa thanh toán (thanh toán sau): Ngày 01/12/2018, Công ty TNHH Minh Hòa bán cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Quảng Điền ghế phòng chờ. Tổng cộng số tiền bên mua phải thanh toán là 10.600.000 đồng, thuế suất GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán tiền. Quy trình được thực hiện như sau: * Đầu tiên, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Quảng Điền có nhu cầu mua ghế phòng chờ thì tại phòng kinh doanh sẽ lập bảng báo giá ( xem Phụ lục 01) gửi cho khách hàng. Sau khi khách hàng chấp nhận với giá của ghế phòng chờ đó thì bên Công ty TNHH Minh Hòa sẽ lập Hợp đồng kinh tế số 277/2018/HĐKT ngày 27/11/2018 (xem Phụ lục 02) gửi cho khách hàng ký nhận. Hai bên ký kết xong hợp đồng thì công ty lựa chọn ngày giao và lập biên bản bàn giao đưa vào sử dụng ( xem Phụ lục 03). Đến ngày 01/12/2018 thì công ty lập biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng ( xem Phụ lục 04) đồng thời kế toán bán hàng sẽ ghi hóa đơn GTGT theo số 0002082 thành 03 liên, liên 1 lưu, liên 2 gửi cho khách hàng, liên 3 chuyển cho kế toán công nợ thanh toán. Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  59. Biểu mẫu 2.1: Hóa đơn GTGT bán hàng HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3/006 Liên 3: Nội bộ Ký hiệu: MH/17P Ngày 01 tháng 12 năm 2018 Số: 0002082 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MINH HÒA Mã số thuế: 3300350579 Địa chỉ: 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Số tài khoản: 4000211001199 tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT- CN TT.Huế 115000131829 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN TT. Huế Điện thoại: 0234.3823989* Fax: 0234.3839899 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Quảng Điền Địa chỉ: 02 Trần Đạo Tiềm - Thị trấn Sịa- Huyện Quảng Điền- Tỉnh Thừa Thiên Huế Tài khoản: Hình thức thanh toán: TM/CK MST: 0100686174-288 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 = 5*4 1 Ghế chờ dãy 2 4.818.182 9.636.364 Cộng tiền hàng: 9.636.364 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 963.636 Tổng cộng tiền thanh toán: 10.600.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười triệu sáu trăm ngàn đồng TrườngNgười mua hàng ĐạiNgườ i họcbán hàng KinhThủ trư ởtếng đơn vHuếị ( Ký, ghi rõ họ, tên) ( Ký, ghi rõ họ, tên) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) 50
  60. * Kế toán công nợ sẽ căn cứ vào các chứng từ trên để tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 131(NHNo&PTNT - H.Quảng Điền) 10.600.000đ Có TK 51111 9.636.364đ Có TK 33311 963.636đ * Sau khi hạch toán, kế toán sẽ nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa 2017 như sau: Vào phân hệ Bán hàng/ tab Bán hàng, chọn chức năng Thêm. Tại mục Chứng từ bán hàng, kế toán sẽ điền các thông liên quan đến nghiệp vụ: + Tích chọn bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, kiêm phiếu xuất kho ( xem Phụ lục 05), lập kèm hóa đơn + Phần thông tin chung điền đầy đủ thông tin về khách hàng, ngày hạch toán là ngày ghi sổ nghiệp vụ 01/12/2018 (thường trùng với ngày chứng từ), số chứng từ là số hóa đơn GTGT 0002082. Diễn giải: Bán hàng Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Quảng Điền theo hóa đơn 0002082. + Ở tab “Hàng tiền” tiến hành nhập thông tin: Trường Đại học Kinh tế Huế 51
  61. + Ở tab “Thuế”, số thuế sẽ cập nhật theo mức thuế suất 10% là 963.636 đồng + Nhấn “Cất” để lưu nghiệp vụ Sau khi lưu nghiệp vụ, dữ liệu sẽ tự động cập nhật lên Sổ chi tiết các tài khoản 131, Sổ chi tiết công nợ phải thu và bảng Tổng hợp công nợ phải đối tượng khách hàng là Ngân Hàng NN&PTNT VN- Chi Nhánh Huyện Quảng Điền. Đồng thời, số liệu sẽ được nhập thẳng vào Sổ chi tiết các tài khoản 51111 và Sổ chi tiết các tài khoản 33311. Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  62. Biểu mâu 2.2: Sổ chi tiết tài khoản 131 Công ty TNHH Minh Hòa 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Loại tiền: VND; Tài khoản : 131 ; Tháng 12 năm 2018 TK Ngày Ngày Số chứng Tài Phát sinh Phát sinh Diễn giải đối Dư Nợ Dư Có hạch toán chứng từ từ khoản Nợ Có ứng Số dư đầu kỳ 131 430.359.970 Bán hàng Ngân hàng NN&PTNN Vi - CN 1/12/2018 1/12/2018 2082 ệt Nam 131 51111 9.636.364 439.996.334 Huyện Quảng Điền theo hóa đơn 0002082 Bán hàng Ngân hàng NN&PTNN Vi - CN 1/12/2018 1/12/2018 2082 ệt Nam 131 33311 963.636 440.959.970 Huyện Quảng Điền theo hóa đơn 0002082 Bán hàng Ngân hàng NN&PTNN Vi - CN 3/12/2018 3/12/2018 2090 ệt Nam 131 51111 12.599.994 469.549.964 Huyện Quảng Điền theo hóa đơn 0002090 Bán hàng Ngân hàng NN&PTNN Vi - CN 3/12/2018 3/12/2018 2090 ệt Nam 131 33311 1.260.006 470.809.970 Huyện Quảng Điền theo hóa đơn 0002090 Bù tr 31/12/2018 21/12/2018 NVK03/12 ừ công nợ phải thu, phải trả với CTCP Nội 131 331 1.773.800 562.836.000 Thất Hòa Phát- CNĐN Cộng 131 983.025.800 850.549.770 Số dư cuối kỳ 131 562.836.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập báo cáo Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế 53
  63. Biểu mâu 2.3: Sổ chi tiết tài khoản 51111 Công ty TNHH Minh Hòa 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Loại tiền: VND; Tài khoản : 51111; Tháng 12 năm 2018 Ngày TK Phát Ngày Số chứng Tài Phát sinh hạch Diễn giải đối sinh Dư Nợ Dư Có chứng từ từ khoản Có toán ứng Nợ Bán hàng Ngân hàng NN&PTNN Vi Nam- 1/12/2018 1/12/2018 2082 ệt 51111 131 CN Huyện Quảng Điền theo hóa đơn 0002082 9.636.364 9.636.364 Thu ti án hàng 1/12/2018 1/12/2018 2083 ền b CTCP Khai Thác Đá Thừa 51111 1111 Thiên Huế theo hóa đơn 0002083 7.818.182 17.454.546 Bán hàng Ngân hàng NN&PTNN Vi - 3/12/2018 3/12/2018 2090 ệt Nam 51111 131 12.599.994 48.954.541 CN Huyện Quảng Điền theo hóa đơn 0002090 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập báo cáo Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế 54
  64. Ví dụ 2: Hình thức thanh toán ngay Ngày 01/12/2018, CTCP Khai Thác Đá Thừa Thiên Huế gọi điện đến công ty đặt mua một két sắt. Công ty tiến hành ghi hóa đơn GTGT số 0002083 với tổng giá trị là 8.600.000 đồng, thuế suất GTGT 10%, khách hàng trả bằng tiền mặt. * Kế toán sẽ dựa vào hóa đơn GTGT số 0002083 liên 3 đã được lập để lập phiếu thu. Hạch toán: Nợ TK 1111 7.818.182đ Có TK 51111 781.818đ Có TK 33311 8.600.000đ Hóa đơn GTGT số 0002083 và phiếu thu 2083 có biểu mẫu sau: Biểu mẫu 2.4: Hóa đơn GTGT bán hàng HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3/006 Liên 3: Nội bộ Ký hiệu: MH/17P Ngày 01 tháng 12 năm 2018 Số: 0002083 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MINH HÒA Mã số thuế: 3300350579 Địa chỉ: 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Số tài khoản: 4000211001199 tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT- CN TT.Huế 115000131829 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN TT. Huế Điện thoại: 0234.3823989* Fax: 0234.3839899 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: CTCP Khai Thác Đá Thừa Thiên Huế Địa chỉ: 323 Bùi Thị Xuân- Phường Phường Đúc- TP Huế- Tỉnh Thừa Thiên Huế Tài khoản: Hình thức thanh toán: TM MST: 3300101170 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 = 5*4 1 Két sắt Cái 1 7.818.182 7.818.182 Cộng tiền hàng: 7.818.182 TrườngThuế suất GTGT: 10% Đại học TiKinhền thuế GTGT: tế781.818 Huế Tổng cộng tiền thanh toán: 8.600.000 Số tiền viết bằng chữ: Tám triệu sáu trăm ngàn đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, ghi rõ họ, tên) ( Ký, ghi rõ họ, tên) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) 55
  65. Biểu mẫu 2.5: Phiếu thu Công ty TNHH Minh Hòa Mẫu số 01 - TT 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa ( Ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC Thiên Huế, Việt Nam Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính) PHIẾU THU Quyển sổ: S : 2083 Ngày 01 tháng 12 năm 2018 ố Nợ: 1111 Có: 51111, 33311 Họ tên người nộp tiền: CTCP Khai Thác Đá Thừa Thiên Huế Địa chỉ: 323 Bùi Thị Xuân- Phường Phường Đúc- TP Huế Lý do nộp: Thu tiền bán hàng CTCP Khai Thác Đá Thừa Thiên Huế theo hóa đơn 0002083 Số tiền: 8.600.000 VND Viết bằng chữ: Tám triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn Kèm theo: 01 chứng từ gốc Ngày 01 tháng 12 năm 2018 Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) * Sau khi hạch toán, kế toán sẽ nhập liệu vào phần mềm Misa 2017. Vào phân hệ Bán hàng/ tab Bán hàng, chọn chức năng Thêm, tích chọn Thu tiền ngay và điền đầy đủ thông tin tương ứng trên Hóa đơn GTGT số 0002083. * Nhấn “Cất” để lưu thì số liệu sẽ được cập nhật vào Sổ chi tiết các tài khoản 5111, Số chi tiết các tài khoản 33311, Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt 1111. Trường Đại học Kinh tế Huế 56
  66. Biểu mẫu 2.6: Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt 1111 Công ty TNHH Minh Hòa Mẫu số: S04b- DNN 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam (Ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính) SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT QUÝ TIỀN MẶT Loại tiền: VND; Tài khoản : 1111; Tháng 12 năm 2018 Ngày Ngày Số TK Số phát sinh Người Số phiếu Tài hạch chứng phiếu Diễn giải đối Số tồn nhận/ chi khoản toán từ thu ứng Nợ Có Người nộp Số tồn đầu kỳ 1111 1.782.401.403 Thu tiền bán hàng CTCP Khai 1/12/2018 1/12/2018 2083 Thác Đá Thừa Thiên Huế theo 1111 51111 7.818.182 1.790.219.585 hóa đơn 0002083 Thu tiền bán hàng CTCP Khai 1/12/2018 1/12/2018 2083 Thác Đá Thừa Thiên Huế theo 1111 33311 781.818 1.791.001.403 hóa đơn 0002083 Thanh Lam tr - 1/12/2018 1/12/2018 2794610 ả cước internet 1111 6422 168.182 1.790.833.221 HĐ2794610 Thanh Lam tr - 1/12/2018 1/12/2018 2794610 ả cước internet 1111 1331 16.818 1.790.816.403 HĐ2794610 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập báo cáo Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế 57
  67. Trường hợp kế toán ghi giảm khoản phải thu khách hàng Kế toán sẽ thường xuyên theo dõi, kiểm tra để nắm rõ tình hình, thời hạn phải thu tiền khách hàng còn nợ. Khi khách hàng thanh toán tiền, kế toán truy cập vào công nợ của khách hàng đó để kiểm tra sự phù hợp và hợp lý về khoản tiền còn nợ, kế toán sẽ căn cứ vào Giấy báo Có hoặc Phiếu thu để ghi nhận giảm nợ phải thu của khách hàng đó. Các chứng từ sau khi được nhập liệu thì sẽ lưu theo thứ tự. Sau đó, dữ liệu sẽ được chuyển vào Sổ chi tiết tài khoản 131 theo đối tượng khách hàng, Sổ chi tiết tài khoản 131, bảng Tổng hợp công nợ phải thu theo nhóm khách hàng. Ví dụ: Ngày 19/12/2018, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Quảng Điền chuyển khoản trả tiền hàng theo hóa đơn GTGT 0002082 vào tài khoản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với số tiền là 10.600.000 đồng. * Chứng từ mà kế toán công ty sử dụng làm căn cứ để ghi sổ: + Hóa đơn GTGT Liên 3: lưu nội bộ số 0002082 + Lệnh thanh toán - Lệnh Có - Kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ trên để hạch toán: Nợ TK 1121(NHNo&PTNT VN) 10.600.000đ Có TK 131 10.600.000đ * Sau khi hạch toán, kế toán sẽ tiến hành nhập liệu trên phần mềm kế toán Misa 2017 như sau: Vào phân hệ Ngân hàng/ tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm. Xuất hiện bảng “Thu tiền gửi”. Điền đầy đủ các thông tin, ngày hạch toán là 19/12/2018. Trường Đại học Kinh tế Huế 58
  68. Nhấn “Cất” để lưu. * Sau khi Cất nghiệp vụ, dữ liệu sẽ được phần mềm chuyển vào Sổ chi tiết các tài khoản 131, Sổ chi tiết tài khoản 131và bảng Tổng hợp công nợ phải thu của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Quảng Điền và Sổ tiền gửi ngân hàng thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Huế 59
  69. Biểu mấu 2.7: Lệnh thanh toán- Lệnh Có NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ LỆNH THANH TOÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Số tham chiếu đi: 4003OTT81011515 AGRIBANK LỆNH CÓ Số tham chiếu đến: 40001TL181042332 Lệnh: IKO4003 – CN H.Quảng Điền Loại chuyển tiền: KO Lệnh: IKO4000- NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày lập lệnh: 19/12/2018 Phát lệnh: NHNo&PTNH Huyện Quảng Điền Chứng minh thư: Mã số thuế Tài khoản: Tại: IKO4003- CN H.Quảng Điền- TT Huế Người nhận lệnh: Cty TNHH Minh Hòa Chứng minh thư: 18 Hà Nội, Huế Mã số thuế: 3300350579 Tài khoản: 4000211001199 Tại: IKO4000- NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế Số tiền( bằng số): 10.600.000 VND Số tiền( bằng chữ): Mười triệu sáu trăm nghìn VND Chủng, loại, khoản, mục: Nội dung: NHNo Quảng Điền chuyển tiền thanh toán mua 02 dãy ghế chờ của khách hàng theo Hóa đơn số 0002082 ngày 01/12/2018 và Hợp đồng Kinh tế số 277/2018/HDKT ngày 27/11/2018. Giao dịch viên Kiểm soát (Mã GDV: 4000KO) (Mã KS: ) Trường Đại học Kinh tế Huế 60
  70. Biểu mấu 2.8: Sổ tiền gửi ngân hàng Công ty TNHH Minh Hòa Mẫu sổ: S05- DNN 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa (Ban hành theo Thông tư 133/2016/TT- Thiên Huế, Việt Nam BTC Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính) SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Tài khoản: 1121; Loại tiền: VND; TK Ngân hàng: 4000211001199- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Tháng 12 năm 2018 TK Ngày hạch Ngày Số chứng từ Diễn giải đối Thu Chi Tồn toán chứng từ ứng Tài khoản ngân hàng: 4000211001199- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Số dư đầu kỳ 1.258.166 Ngân Hàng NN&PTNT Việt Nam- CN Huyện Quảng Điền 05/12/2018 05/12/2018 NTNN01/12 chuyển trả 131 13.860.000 15.118.166 Ngân Hàng NN&PTNT Việt Nam- CN Huyện Quảng Điền 19/12/2018 19/12/2018 NTNN14/12 chuyển trả 131 10.600.000 81.130.666 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập báo cáo Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) * Đến cuối kỳ thì kế toán sẽ vào phân hệ Kho để tính giá xuất kho. Giá xuất kho Trườngnày sẽ được cập nhật vàoĐại phiếu xuấ t họckho ( xem Ph ụKinhlục 05) và Sổ chi tế tiết các Huế tài khoản 632. Đồng thời, số liệu cuối kỳ trên sổ chi tiết các tài khoản 131 sẽ được cập nhật lên sổ cái 131. 61
  71. Biểu mẫu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 131 Công ty TNHH Minh Hòa 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Loại tiền: VND; Tài khoản: 131; Tháng 12 năm 2018 Số Ngày hạch Ngày Tài TK đối Phát sinh Phát sinh chứng Diễn giải Dư Nợ Dư Có toán chứng từ khoản ứng Nợ Có từ Số dư đầu kỳ 131 430.359.970 Ngân Hàng NN&PTNT Vi NTNN ệt 05/12/2018 05/12/2018 Nam- CN Huy 131 1121NN 13.860.000 564.145.000 01/12 ện Quảng Điền chuyển trả Ngân Hàng NN&PTNT Vi NTNN ệt 19/12/2008 19/12/2018 Nam- CN Huy 131 1121NN 10.600.000 630.393.800 14/12 ện Quảng Điền chuyển trả Cộng 131 983.025.800 850.549.770 Số dư cuối kỳ 131 562.836.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập báo cáo Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế 62
  72. Biểu mẫu 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 632 Công ty TNHH Minh Hòa 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Loại tiền: VND; Tài khoản: 632; Tháng 12 năm 2018 Số Ngày hạch Ngày Tài TK đối Phát sinh Phát sinh chứng Diễn giải Dư Nợ Dư Có toán chứng từ khoản ứng Nợ Có từ Xuất kho bán hàng Ngân hàng NN&PTNT Vi - CN 01/12/2018 01/12/2018 2082 ệt Nam 632 1561.1 7.181.818 7.181.818 Huyện Quảng Điền theo hóa đơn 0002082 Xuất kho bán hàng Ngân hàng NN&PTNT Vi - CN 03/12/2018 03/12/2018 2090 ệt Nam 8.628.908 34.653.299 Huyện Quảng Điền theo hóa đơn 0002090 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập báo cáo Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế 63
  73. Biểu mẫu 2.11: Sổ cái tài khoản 131 CÔNG TY TNHH MINH HÒA Mẫu số: 02 – LĐTL 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, TP Huế, Tỉnh TTH, VN (Ban hành theo Thông tư 133/2016/TT- BTC Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính) SỔ CÁI (Dành cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ) Tháng 12 năm 2018 Tài khoản: 131- Phải thu của khách hàng Ghi Ngày, Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu TK chú tháng ghi Diễn giải Ngày, đối ứng sổ Số hiệu Nợ Có tháng Số dư đầu kỳ 430.359.970 Số phát sinh trong kỳ Bán hàng chưa 31/12/2018 CTGS01/12 31/12/2018 thanh toán 33311 89.366.021 Bán hàng chưa 31/12/2018 CTGS01/12 31/12/2018 thanh toán 51111 892.568.870 Bán hàng chưa 31/12/2018 CTGS01/12 31/12/2018 thanh toán 5113 1.090.909 Chứng từ 31/12/2018 CTGS02/12 31/12/2018 nghiệp vụ khác 331 1.773.800 31/12/2018 CTGS03/12 31/12/2018 Giấy Báo Có 1121AB 4.300.000 31/12/2018 CTGS03/12 31/12/2018 Giấy Báo Có 1121CNH 491.224.970 31/12/2018 CTGS03/12 31/12/2018 Giấy Báo Có 1121CNNSH 27.321.000 31/12/2018 CTGS03/12 31/12/2018 Giấy Báo Có 1121CT 47.340.000 31/12/2018 CTGS03/12 31/12/2018 Giấy Báo Có 1121NN 278.590.000 Cộng số phát sinh 983.025.800 850.549.770 Số dư cuối kỳ 562.836.000 Cộng lũy kế từ đầu năm 6.839.379.914 7.511.298.914 - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang 01 - Ngày mở sổ: . Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người lập phiếu Kế toán trưởng Giám đốc Trường(Ký, họ tên) Đại ( Ký,học họ tên) Kinh( Ký, htếọ tên, đóng Huế dấu) 64