Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Thu Thủy

pdf 113 trang thiennha21 25/04/2022 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Thu Thủy

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH 0O0 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế NGUYỄN THỊ THU THỦY NIÊN KHÓA: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN 0O0 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Thủy ThS. Phạm Thị Ái Mỹ LTrườngớp: K50 Kiểm ToánĐại học Kinh tế Huế Niên Khóa: 2016 – 2020 Huế, ngày 22 tháng 4 năm 2020
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Lời Cảm Ơn Em chân thành cảm ơn quý thầy (cô) của khoa Kế Toán -Tài chính Trường Đại Học Kinh Tế- Đại Học Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tháng học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà nó còn là hành trang quý báu để em áp dụng vào thực tế một cách vững chắc và tự tin. Đặc biệt, để hoàn thành được bài khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn Ths. Phạm Thị Ái Mỹ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình viết Báo cáo tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công Ty Cổ Phần Bê Tông Và Xây dựng Thừa Thiên Huế và các anh chị phòng phòng ban kế toán đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em học hỏi và hoàn thành bài thực tập cuối khóa của mình. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nên sẽ có nhiều thiếu sót. Mong quý thầy cô góp ý để bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em kính chúc quý thầy (cô) dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Công Ty Cổ Phần Bê Tông Và Xây Dựng Thừa Thiên Huế luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. EmTrườngxin chân thành Đạicảm ơn! học Kinh tế Huế Huế, ngày 22 tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC Báo cáo tài chính BH Bán hàng CCDV Cung cấp dịch vụ CN Chi nhánh CSH Chủ sở hữu CP Cổ phần CPQL Chi phí quản lý GTGT Giá trị gia tăng HTK Hàng tồn kho NH Ngân hàng NPT Nợ phải trả KPT Khoản phải thu QLDN Quản lý doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp TCDN Tài chính doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMCP Thương mại cổ phần TMDV Thương mại dịch vụ TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn TrườngTTS Đại Thọcổng tài sả nKinh tế Huế VLĐ Vốn lưu động SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 - Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 39 Bảng 2. 2 - Cơ cấu và biến động tài sản của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 41 Bảng 2. 3 - Cơ cấu và biến dộng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 47 Bảng 2. 4 - Giá trị Tài sản và Nguồn Vốn của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 52 Bảng 2. 5 - Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 54 Bảng 2. 6 - Thành phần cấu tạo chi phí quản lý doanh nghiệp 2017 – 2018 58 Bảng 2. 7: Tình hình lưu chuyển tiền tệ tại Công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 64 Bảng 2. 8 - Phân tích khả năng quản lý tài sản Công ty giai đoạn 2017 – 2019 68 Bảng 2. 9 - Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 72 Bảng 2. 10 - Phân tích mức độ độc lập tài chính của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 .75 Bảng 2. 11 - Hệ số khả năng quản lý và thanh toán nợ Công ty giai đoạn 2017–2019 78 Bảng 2. 12 - Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2017 – 2019.82 Bảng 2. 13 - Phân tích chỉ tiêu ROA bằng phương pháp Dupont 84 Bảng 2. 14 - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lên ROA 85 Bảng 2. 15 - Phân tích chỉ tiêu ROE băng phương pháp Dupont 86 Bảng 2. 16 - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lên ROE 87 Bảng 2. 17 - Mức độ sử dụng chi phí của Công ty trong giai đoạn 2017 – 2019 89 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1 - Chiến lược sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 52 Biểu đồ 2. 2 - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 69 Biểu đồ 2. 3 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ 70 Biểu đồ 2. 4 - Hiệu suất sử dụng TSLĐ 71 Biểu đồ 2. 5 - Hệ số thanh toán của Công ty 80 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1 - Quy trình Công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm 30 Sơ đồ 2. 2 - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP bê tông và xây dựng TT Huế 32 Sơ đồ 2. 3 - Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tại Công ty 35 Sơ đồ 2. 4 - Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán máy 38 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4 1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 4 1.1.1. Khái niệm phân tích tình tài chính doanh nghiệp 4 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 5 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.2. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.2.1. Bảng cân đối kế toán 9 1.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 10 1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 10 1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 10 1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 11 1.3.1. Phương pháp so sánh 11 1.3.2. Phương pháp tỉ số 13 1.3.3. PhươngTrường pháp Dupont Đại học Kinh tế Huế 13 1.3.4. Phương pháp loại trừ 13 1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 15 1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 15 1.4.1.1. Phân tích khái quát thông qua bảng cân đối kế toán 15 1.4.1.2. Phân tích khái quát thông qua báo cáo kết quả kinh doanh 16 1.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản 16 SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 1.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản 17 1.4.2.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích mức độ độc lập tài chính 20 1.4.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý và thanh toán nợ 21 1.4.2.5 Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời 23 1.4.2.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng chi phí 24 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp 25 1.5.1. Nhân tố chủ quan 25 1.5.2. Nhân tố khách quan 26 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 27 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 27 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 27 2.1.2. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình Công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty CP Bê tông và xây dựng TT Huế 28 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 31 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 31 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 31 2.1.4.2. Chức năng, nhệm vụ của các phòng ban 32 2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 35 2.1.6. Chế độ và chính sách kế toán đang áp dụng tại Công ty 37 2.2. Phân tích tình hình lao động Công ty giai đoạn 2017 – 2019 38 2.3. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 40 2.3.1. PhânTrường tích tình hình tài Đạichính thông học qua báo cáoKinh tài chính tế Huế 40 2.3.1.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng Cân đối kế toán của Công Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 40 2.3.1.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 52 2.3.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính 68 2.3.2.1 Phân tích khả năng quản lý tài sản 68 SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 2.3.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 71 2.3.2.3 Phân tích mức độc độc lập tài chính 75 2.3.2.4 Phân tích khả năng quản lý và thanh toán nợ 78 2.3.2.5 Phân tích khả năng sinh lời 82 2.3.2.6. Phân tích mức độ sử dụng chi phí 88 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 91 3.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty 91 3.3.1. Ưu điểm 91 3.1.2. Nhược điểm 92 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty 93 3.2.1. Điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý 93 3.2.2. Quản lý các khoản phải thu 93 3.2.3. Quản trị tiền mặt 94 3.2.4. Hạ thấp chi phí kinh doanh 95 3.2.5. Quản trị tài sản cố định 96 3.2.6. Đầu tư, xây dựng hình ảnh Công ty 96 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 3.1. Kết luận 97 3.2. Kiến nghị 98 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được. Nhiệm vụ của hoạt động tài chính là phải huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời phải sử dụng vốn hiệu quả trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách, chế độ quy định về tài chính tín dụng của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, tình hình tài chính doanh nghiệp là một vấn đề rất được nhiều người quan tâm, nhất là những người hoạt động trong ngành tài chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một việc làm vô cùng cần thiết nhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác, tình hình tổ chức, phân phối sử dụng quản lý các loại vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch rõ khả năng tiềm tàng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Thông qua việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn đề xuất các biện pháp cần thiết và có hiệu quả để khai thác tới mức cao nhất những khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thường xuyên phân tích tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp và các cơ quan liên quan thấy rõ thực trạng tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố qua đó có thể xác định được triển vọng cũng như rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó, doanh nghiệp có thể đề ra những biện phápTrường hữu hiệu hay nh ữĐạing quyết đhọcịnh chính Kinh xác nhằm nâng tế cao Huế hiệu quả hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Báo các tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình Công nợ, nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Nhận thức được tầm quan trọng của Công tác phân tích và cung cấp thông tin tài chính đối với hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp kết hợp giữa kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, cũng như với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong Công ty và cô giáo Thạc sĩ Phạm Thị Ái Mỹ trong thời gian thực tập, đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế’’ được chọn làm chủ đề cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận về tài chính và phân tích tài chính. Qua việc nghiên cứu đề tài, em có thể vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiển, xem xét tổng hợp, phân tích số liệu của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng thừa thiên Huế, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm đóng góp vào sự phát triển tài chính doanh nghiệp cũng như sự phát triển của Công ty. Mục tiêu cụ thể - Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý luận của các chỉ tiêu tài chính trong các báo cáo tài chính của Công ty. - Thứ hai, tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. - Thứ ba, đề xuất một số biện pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bê tông và xây dựngTrường Thừa Thiên Hu ế Đạivới các ch họcỉ tiêu trong Kinh Bảng Cân đtếối k ếHuếtoán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và các chỉ tiêu tài chính. Phạm vi nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu đề tài thông qua phạm vi không gian và thời gian - Không gian nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ - Thời gian nghiên cứu: Sử dụng các số liệu liên quan đến BCTC của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019: 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập báo cáo tài chính, chứng từ, sổ sách liên quan đến tình hình tài chính của Công ty. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại đơn vị, tài liệu về cơ cấu tổ chức và các tài liệu khác liên quan. Thông qua các tài liệu như sách, giáo trình, báo, internet, để tìm hiểu tổng hợp về cơ sở lý luận. - Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn các nhân viên trong phòng kế toán để giải thích làm rõ các biến động về tình hình tài chính của Công ty trong những năm qua. - Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi đã thu thập các số liệu thô, phỏng vấn thì sẽ tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh và tổng hợp thông tin từ những số liệu thu thập được ở Công ty để phân tích, đánh giá và tìm ra một số biện pháp góp phần hoàn thiện hơn tình hình tài chính của Công ty. 5. Kết cấu đề tài Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục được chia làm 3 phần chính CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. CHƯƠNG 3: Một số giải pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính tại Công tyTrường Cổ phần Bê tông vĐạià Xây d ựhọcng Thừa ThiênKinh Huế. tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc xem xét đánh giá kết quả của việc quản lý và điều hành tài chính doanh nghiệp thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính. Phân tích những điểm đã làm được và những gì chưa làm được, kết quả đạt được ra sao. Những điểm mạnh của doanh nghiệp cần phát huy và những điểm yếu còn tồn tại để có biện pháp khắc phục kịp thời. (TS. Bùi Hữu Phước, Tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động – Xã hội, 2005). Phân tích tài chính doannh nghiệp là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa ra các dữ liệu và kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một Công ty và để đánh giá năng lực tài chính trong tương lai. (Giáo trình kinh doanh tổng hợp - NXB Thống kê, 2000). Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối Trườngvốn, năng lực hoạt đĐạiộng cũng họcnhư khả năngKinh sinh lãi c ủtếa doanh Huế nghiệp. Trên cơ sở đó các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính – một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc vị trí của nhà phân tích (trong hay ngoài doanh nghiệp). 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính doanh nghiệp tốt hay xấu đều có tác động thúc đẫy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải thường xuyên theo dõi đánh giá kịp thời, kiểm tra tình hình tài chính doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhu cầu thông tin về tình hình TCDN của các đối tượng khác nhau là khác nhau, do vậy với mỗi đối tượng, vai trò của phân tích tình hình tài chính cũng có những đặc trưng riêng biệt, phục vụ các mối quan tâm khác nhau gắn với các lợi ích khác nhau.  Đối với nhà quản lý: Các nhà quản lý là những người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý doanh nghiệp, là những người trực tiếp ra quyết định về chiến lược sản xuất kinh doanh, những chính sách tác động đến kết quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, nhu cầu cầu thông tin của nhà quản trị luôn là lớn nhất, chi tiết nhất có thể. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, doanh nghiệp thậm chí còn tổ chức một hệ thống kế toán riêng, đó là kế toán quản trị với đặt trưng là sự linh hoạt trong thu thập và trình bày báo cáo, tính tức thời của thông tin, mà trong đó bao hàm rất nhiều thông tin nội bộ, bí mật. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản trị đưa ra những chiến lưTrườngợc đầu tư dài hạn choĐại doanh họcnghiệp. T ừKinhviệc phân tích tế tình Huế hình, hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ cân nhắc nên đầu tư vào loại tài sản nào cho phù hợp. Bên cạnh đó, dựa vào việc phân tích diễn biến sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản trị tài chính sẽ nhận định về tình hình cân đối vốn của doanh nghiệp, tử đó quyết định tăng giảm các khoản mục nguồn vốn cũng như cách thức huy động vốn một cách hợp lý nhất. Nhà quản lý doanh nghiệp phải lựa chọn xem SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ doanh nghiệp nên huy động vốn từ nguồn nào và cơ cấu ra sao để chi phí cho mỗi đồng vốn vay là thấp nhất. Phân tích tình hình tài chính giúp dự báo tình hình TCDN trong tương lai. Bất kì một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động, nhà quản lý điều cần đặt ra mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn trong tương lai. Do đó, nhờ những dự báo tài chính có được từ việc phân tích mà nhà quản lý doanh nghiệp có thể điều chỉnh mục tiêu sao cho phù hợp nhất trong khả năng và định hướng phát triển của doanh nghiệp.  Đối với các nhà đầu tư: Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ. Trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự án nếu ít nhất thỏa mãn một điều kiện là giá trị hiện tại ròng của nó dương. Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ doanh nghiệp cũng là một vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng vì nó tác động trực tiếp đến thu nhập của họ. Ngược lại, họ sẽ không chịu góp vốn hay rút vốn nếu TCDN cho họ dự báo về thua lỗ, ảm đạm.  Đối với các chủ nợ: NếTrườngu phân tích tài chính Đại đươc các học nhà đầ u Kinhtư và quản lý tếdoanh Huế nghiệp thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong nội dung phân tích này khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặt biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả. Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tùy thuộc vào khả năng sinh lời này. Đối với các ngân hàng và nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặt biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết đươc khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay ngắn hạn hay dài hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay. Đối với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới.  Đối với người lao động: Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ doanh nghiệp, người hưởng lương doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một số lượng cổ phiếu nhất định. Như vậyTrường họ cũng là chủ doan Đạih nghiệ phọc nên có quyKinhền lợi và trách tế nhi Huếệm gắn với doanh nghiệp. Biết được tình hình tài chính doanh nghiệp giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.  Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Trong các cơ quan Nhà Nước, cơ quan thuế là đơn vị quan tâm nhiều và thường xuyên nhất đến báo cáo TCDN nhằm xác định số thuế của doanh nghiệp phải nộp từng giai đoạn, so sánh với số tiền đã nộp, từ đó đánh giá về tình trạng thực hiện nghĩa vụ SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ thuế của doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng dựa vào tình hình tài chính để kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định hay không, cảnh báo, xử lý ngay những doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận, bất thường trong kinh doanh. Tóm lại, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động TCDN, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính. 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp Với ý nghĩa quan trọng như trên nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính là việc cung cấp những thông tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn. Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán. Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hóa của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biệt pháp có hiệu quả để khắc phục nhTrườngững yếu kém và khai Đại thác tri ệhọct để những Kinh năng lực ti ềmtế tàng Huế của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng các thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bật nhất. Mặt khác, các doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp những thông tin kế SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo kế toán chủ yếu là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. 1.2.1. Bảng cân đối kế toán BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. (Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, 2009). Kết cấu: nội dung Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu này được phân loại mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng cân đối số dư các tài khoản kế toán. Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần gồm:  Phần TÀI SẢN phản ánh tất cả các tài sản hiện có của doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản, theo hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản được chia làm hai tiểu mục: A. Tài sản ngắn hạn: phản ánh giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thường là dưới một năm, hoặc bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh. B. Tài sản dài hạn: phản ánh giá trị thuần của tất cả các tài sản có thời gian thu hồi trên một năm, hoặc trên một kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.  PhTrườngần NGUỒN VỐ NĐại phản ánh học nguồn hình Kinh thành tài stếản c ủHuếa doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Nguồn vốn cũng được chia thành hai tiểu mục: A. Nợ phải trả: phản ánh toàn bộ nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các khoản phải nộp, phải trả, các khoản chiếm dụng khác. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ B. Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số vốn này không phải cam kết thanh toán nên nó không phải là một khoản nợ. C. Ngoài các chỉ tiêu trong phần chính, bảng cân đối kế toán còn có các chỉ tiêu ngoài bảng để bổ sung thêm thông tin chưa có trên BCĐKT. 1.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho một năm kế toán nhất định, bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác. (Nguyễn Năng Phúc, giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, 2008). Kết cấu: nội dung cơ bản của báo cáo được trình bày gồm ba phần chính sau: - Phần I: lãi lỗ - phản ánh chi phí - doanh thu, thu nhập - kết quả hoạt động kinh doanh sau một kỳ, hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. - Phần II: tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước - phản ánh trách nhiệm của doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước gồm các chỉ tiêu liên quan đến từng loại thuế và các khoản phải nộp khác. - Phần III: phản ánh chi tiết tình hình thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoãn lại, thuế GTGT được giảm và thuế GTGT hàng bán nội địa. 1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. (Nguyễn Năng Phúc, giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, 2008). NếTrườngu BCĐKT cho bi ếtĐại những nguhọcồn lực, Kinhcủa cải và ngu tếồn vHuếốn hình thành của những tài sản đó và BCKQKD cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi lỗ trong một chu kỳ kinh doanh thì BCLCTT được lập ra để trả lời các vấn đề liên quan đến các luồng tiền vào, ra trong doanh nghiêp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong thời kỳ. 1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải thích bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chưa được được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên. Thuyết minh báo cáo tài chính được lập giải thích và bổ sung thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh cả doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. - Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. - Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng. - Các chính sách kế toán áp dụng. - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Phương pháp so sánh Trong phân tích cấu trúc tài chính thì phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Bằng cách so sánh chỉ tiêu kinh tế cần phân tích với chỉ tiêu được chọn làm gốc so sánh. Phương pháp này được vận dụng trong phân tích cấu trúc tài chính bao gồm đầy đủ ba vấn đề: tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh và kỹ thuật so sánh.  Tiêu chuẩn so sánh (số gốc): Được chọn làm căn cứ so sánh trong phân tích. Trong phân tích tài chính nhà phân tích thườTrườngng sử dụng các số gĐạiốc sau: học Kinh tế Huế - Số quá khứ: sử dụng số liệu nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính. Số quá khứ trong tiêu chuẩn so sánh sẽ cho thấy mức tăng trưởng hoặc tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. Thông thường số liệu phân tích được tổ chức ở 3 - 5 năm liền kề. - Số kế hoạch: để đánh giá doanh nghiệp có đạt được mục tiêu tài chính trong năm nay hay không? Khi các nhà quản trị muốn xây dựng các chiến lược hoạt động SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ cho doanh nghiệp thì các nhà phân tích sẽ sử dụng số gốc là số kế hoạch này để phân tích. - Số trung bình ngành: để đánh giá sự tiến bộ về hoạt dộng tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình ngành. Như vậy sử dụng số liệu trung bình ngành để phân tích sẽ cho thấy vị thế của doanh nghiệp trong phạm vi tài chính. Trường hợp không có số liệu trung bình ngành các nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của một doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân tích.  Điều kiện so sánh: - Điều kiện so sánh theo thời gian: khi so sánh số liệu các nhà phân tích cần phải chú ý tới các điều kiện cần thiết sau đây: + Cùng một nội dung kinh tế. + Cùng phương pháp tính. + Cùng một đơn vị đo lường tính toán. - Điều kiện so sánh theo không gian: ngoài điều kiện so sánh theo thời gian khi so sánh giữa các doanh nghiệp còn phải đảm bảo điều kiện là các doanh nghiệp phải cùng một loại hình kinh doanh và quy mô tương tự nhau. Như vậy việc so sánh mới có ý nghĩa.  Kỹ thuật so sánh: Có các loại so sánh: so sánh ngang và so sánh dọc: + So sánh ngang: là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối của từng chỉ tiêu phân tích qua nhiều kỳ liên tiếp, từ đó có thể xác định mức biến động của các chỉ tiêu. + So sánh dọc: chọn một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính làm quy mô chung và tính tỷ lệ % Trườngcủa các chỉ tiêu có liênĐại quan sohọc với các chKinhỉ tiêu có quy tế mô chungHuế đó. Từ đó có thể đánh giá cấu trúc của từng loại chỉ tiêu chung đó. Trong các dạng so sánh trên thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: + So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu kinh tế. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ + So sánh bằng số tương đối: là thương giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu thị mối quan hệ, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu phân tích. 1.3.2. Phương pháp tỉ số Phương pháp phân tích tỉ số là việc thiết lập một biểu thức toán học có tử số và mẫu số thể hiện của mục này với mục khác trên BCTC, các chỉ số này có thể được trình bày phân số hoặc thập phân (%), từ đó cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục của BCTC. 1.3.3. Phương pháp Dupont Mô hình phân tích tài chính Dupont được giải thích bởi F .Donalson Brow và được sử dụng đầu tiên tại Công ty khóa học khủng lồ Dupont. Vì vậy, nó được gọi là phương pháp Dupont. Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên Vốn CSH (ROE) thành các tích số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Chính sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính này, chúng ta có thể phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, lượng hóa sự tác động của nhân tố đến tỷ số tài chính từ đó đề ra biện pháp, chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. TómTrường lại, phân tích tình Đại hình tài họcchính bằ ngKinh mô hình Dupont tế Huếcó ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chổ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp. 1.3.4. Phương pháp loại trừ Để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích, các nhà phân SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ tích sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp loại trừ được sử dụng khá phổ biến. Phương pháp này loại trừ các ảnh hưởng của nhân tố còn lại. Trong thực tế phương pháp loại từ này được biểu hiện dưới hai dạng khác nhau: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch. Về cơ bản điều kiện vận dụng, quy trình thực hiện của cả hai phương pháp này là giống nhau. Cụ thể quy trình thực hiện như sau: + Bước 1: Xác định đối tượng phân tích. + Bước 2: Xác định nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ, sắp xếp các nhân tố theo trình tự. + Bước 3: Thế (với phương pháp số chênh lệch không tiến hành bước thế). + Bước 4: Trình tự ảnh hưởng của các nhân tố. + Bước 5: Kiểm tra kết quả và nhận xét. Có thể khái quát hai phương pháp qua mô hình sau: Giả sử Q là chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c. Các nhân tố này có quan hệ dưới dạng tích số với Q và sắp xếp theo thứ tự từ số lượng sang chất lượng thể hiện qua phương trình kinh tế: A = a x b x c Kỳ gốc: A0 = a0 x b0 x c0 Kỳ phân tích: A1 = a1 x b1 x c1 Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Trong đó: ∆ ∆ ∆ ∆ Theo phương pháp số chênh lệch: mức ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động củTrườnga Q như sau: Đại học Kinh tế Huế + Ảnh hưởng của nhân tố a: = (a1 – a0) x b0 x c0 + Ảnh hưởng của nhân tố b: ∆ = a1 x (b1 – b0) x c0 + Ảnh hưởng của nhân tố c: ∆ = a1 x b1 x (c1 – c0) liên hoàn: m c ng c a các nhân t n s Theo phương pháp thay th∆ế ứ ảnh hưở ủ ố đế ự biến động của Q như sau: + Ảnh hưởng của nhân tố a: = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0 SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy ∆ 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ + Ảnh hưởng của nhân tố b: = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0 + Ảnh hưởng của nhân tố c: ∆ = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0 1.4. N i dung phân tích tình hình tài chính doanh nghi p ộ ∆ ệ 1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 1.4.1.1. Phân tích khái quát thông qua bảng cân đối kế toán - Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn Phân tích biến động về quy mô tài sản và nguồn vốn nhằm mục đích đánh giá kết quả và thực trạng tài chính của doanh nghiệp: sự tăng trưởng hay suy thoái, từ đó dự đoán trước được xu hướng và rủi ro trong tương lai. Để phân tích được sự biến động, ta lập biểu so sánh số tổng cộng giữa cuối năm với đầu năm hoặc của nhiều năm trước, kể cả số tuyệt đối và tương đối để nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Qua kết quả tính toán và phân tích có thể rút ra những kết luận cần thiết về sự biến động quy mô tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, cũng như việc đưa ra các quyết định cần thiết trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích chiến lược quản lý vốn của doanh nghiệp Nhìn chung không có một mô hình quản lý vốn cụ thể, vĩnh cữu cho một doanh nghiệp trong việc lựa chọn nguồn vốn và quản lý vốn. Chiến lược quản lý vốn của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường vốn, sự ổn định của nền kinh tế, uy tín của doanh nghiệp và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp trong các tình huống cụ thể. Thông thường dù doanh nghiệp sử dụng chiến lược quản lý vốn nào cũng đều phải tuânTrường thủ nguyên tắc phùĐại hợp trong học quản lýKinh tài chính. Nghtếĩa Huếlà đầu tư vốn vào những tài sản có đời sống phù hợp với thời gian đáo hạn của vốn. Trong thực tiển, có ba chiến lược cơ bản mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong quản lý vốn kinh doanh đó là chiến lược mạo hiểm, chiến lược thận trọng và chiến lược dung hòa. Thứ nhất, chiến lược quản lý mạo hiểm tức là dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Khi doanh nghiệp sử dụng chính sách quản lý vốn SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ này sẽ giảm thiểu được chi phí sử dụng, nâng cao khả năng sinh lời cho CSH tuy nhiên rủi ro tài chính cao, người quản lý luôn phải chịu áp lực nặng nề về việc tìm nguồn để thanh toán cho các chủ nợ. Thứ hai, chiến lược quản lý thận trọng là dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, với chiến lược này doanh nghiệp luôn bảo đảm khả năng thanh toán ở mức độ cao, nhất là trong những trường hợp mà tài sản ngắn hạn không thường xuyên ở mức độ thấp nhất. Tiền thừa tạm thời có thể dùng để đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn thấp do mức sinh lời trong ngắn hạn thấp hơn lãi tiền vay dài hạn. Thứ ba, chiến lược quản lý dung hòa là dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn và dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn. Đây là chính sách dung hòa với hai chính sách thận trọng và mạo hiểm vì vậy chúng khắc phục nhược điểm của cả hai chính sách trên. 1.4.1.2. Phân tích khái quát thông qua báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh được các nhà quản lý hết sức quan tâm vì báo cáo này cung cấp các số liệu về hoạt động SXKD mà doanh nghiệp đã thực hiện được. Khi sử dụng số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động SXKD để phân tích tình hình tài chính cần lưu ý giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận có mối quan hệ ràng buộc nhau. Điều này thể hiện ở chổ khi tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí dẫn đến lợi nhuận tăng. Khi tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí dẫn đến lợi nhuận giảm. Để xem sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận ta lập bảng phân tích kết quả TrườngSXKD qua các năm, Đại sau đó so học sánh các chKinhỉ tiêu phản ánhtế hi Huếệu quả kinh doanh. Từ sự biến động của các khoản mục chi phí, người phân tích cần chú ý đến những biến đổi bất thường, có biên độ cao. Sau đó liên hệ với các sự kiện kinh tế đã xảy ra của đơn vị để giải thích cho sự biến đổi. Những nguyên nhân này có thể là chủ quan hoặc khách quan nhưng doanh nghiệp cũng cần nhận diện để có sự phòng trách thích hợp hay rút ra bài học kinh nghiệm. 1.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Các chỉ tiêu tài chính được phân tích thành các nhóm chỉ tiêu có liên hệ với nhau biểu hiện một khía cạnh của tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm khả năng quản lý tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản, mức độ độc lập tài chính, khả năng quản lý và thanh toán nợ, khả năng sinh lời và khả năng quản lý chi phí. 1.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản Chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản - thường được gọi là vòng quay - là các chỉ tiêu đo lường hiệu suất sử dụng, sức sản xuất của các loại tài sản chủ yếu trong doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh vòng quay tài sản bao gồm:  Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tíchT ổ cácng tài s sản quay được bao nhiêu vòng. Giá trị của nó càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động càng nhanh, góp phần làm tăng doanh thu, điều kiện tiên quyết gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc trưng của mỗi doanh nghiệp.  Vòng quay TSCĐ Doanh thu thuần Vòng quay TSCĐ Hệ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạTàio ra s baoản c nhiêuố định đồng doanh thu. Hay nói cách khác là TSCĐ được sử dụng lặp lại bao nhiêu lần để tạo ra doanh thu trong năm tài chính. Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao, tức doanh nghiTrườngệp quản lý TSCĐ Đại càng tố t.học Kinh tế Huế  Vòng quay TSLĐ Doanh thu thuần Ch tiêu này ph n ánh Vòngdoanh quay thu TSLĐc t o ra t tài s ng là bao nhiêu. Ch ỉ ả đượ ạ Tàiừ sảnả lưun lưu đ ộđngộ ỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp càng tốt. 1.4.2.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Hiệu quả sử dụng tài sản là nhóm chỉ tiêu đi kèm với khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp. Nếu như khả năng quản lý tài sản được tính toán trên các chỉ tiêu tổng quát, thì hiệu quả sử dụng tài sản sử dụng ba khoản mục chủ yếu là hàng tồn kho, phải thu khách hàng và phải trả người bán. Ba chỉ tiêu có tác động rất lớn đến tình hình kinh doanh của Công ty. Nếu cả ba chỉ tiêu điều duy trì ở mức tốt thì hiệu quả sử dụng cũng như hiệu quả quản lý tài sản rất cao.  Vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần S vòng quayVòng hàng quay t n hàng kho là t ồ chn khotiêu ph n ánh t quay vòng hàng hóa ố ồ ỉ ảHTK bìnhốc quân độ nhanh hay chậm. Ngoài ra, dựa vào chỉ tiêu này ta cũng biết được thời gian hàng nằm trong kho trước khi bán ra. Thời gian này càng ngắn thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho càng nhanh. Tuy nhiên, nếu số vòng quay HTK quá cao thì có thể dẩn tới nguy cơ doanh nghiệp không có đủ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, dẫn tới mức khách hàng. Nếu thời gian quay vòng hàng tồn kho quá dài chứng tỏ tồn kho quá mức hàng hóa dẫn tới làm tăng chi phí, gây ứ đọng vốn. Từ việc xác định số vòng quay hàng tồn kho ta có thể tính được số ngày một vòng quay HTK, phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. 365 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho  Vòng quay phải thu khách hàng Doanh thu thuần TrườngVòng quay phải thu Đại khách hàng học Kinh tế Huế Chỉ tiêu vòng quay phải thu khách hàngPh choải thubiết khách trong hàngkỳ phân bình tích, quân các khoản phải thu khách hàng quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng cao (tức số ngày thu tiền càng ngắn), chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Đồng thời phản ánh tình hình quản lý, thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc, ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, nếu số vòng quay quá cao lại thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc, gần như bán hàng thu bằng tiền mặt, SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ khó cạnh tranh và mở rộng thị trường. Do vậy người phân tích phải tùy vào tình hình cụ thể và sách lược kinh doanh để vận dụng chỉ tiêu này cho phù hợp. 365 Kỳ thu tiền bình quân Trong phân tích tích tình hình tài chính chVòngỉ tiêu quay kỳ thuphả tii ềthun bình khách quân hàngđược sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền càng thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, kỳ thu tiền bình quân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tính chất của doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu: Một số doanh nghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và có chính sách kéo dài thời hạn thanh toán hơn các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường. Tình trạng của nền kinh tế: Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại. Nếu chấp nhận tăng thời gian bán chịu cho khách hàng mà lại không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệu xấu về tình hình kinh doanh. Doanh nghệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ để giữ khách hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu: Khi lãi suất tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướng giảm thời gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về chi phí tài chính. Ngoài ra, độ lớn của các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trả trước của doanhTrường nghiệp. Đại học Kinh tế Huế  Vòng quay phải trả người bán Doanh thu thuần Vòng quay phải trả người bán Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay các khoPhảảin tr phả ảngưi trảờiph bánản bìnhánh kh quânả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số này càng cao, tức là doanh nghiệp đang tiến hành thanh toán nhanh các đơn hàng, ít chiếm dụng vốn của nhà cung SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ cấp. Trong khi đó, chỉ số vòng quay khoản phải trả người bán quá thấp sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Kỳ trả tiền bình quân 365 Kỳ trả tiền bình quân Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần Vòngthiết đ quayể trả phnợảnhài tr ảcung ngư ờciấ pbán bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. Dựa vào kỳ trả tiền bình quân có thể nhận ra chính sách mua hàng trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi Công nợ và thanh toán của doanh nghiệp. Kỳ trả tiền bình quân càng ngắn tương ứng với vòng quay các khoản phải trả càng cao, tức là doanh nghiệp ít sử dụng tín dụng thương mại để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. 1.4.2.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích mức độ độc lập tài chính Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp phản ánh quyền của doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó. Mức độ độc lập tài chính thể hiện trong mối quan hệ giữa Vốn CSH với các chỉ têu tài sản đễ làm nỗi bật lên vai trò của vốn CSH. “Hệ số tự tài trợ” là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn vốn huy động được, nguồn Vốn do CSH đóng góp chiếm bao nhiêu phần trăm. Thực chất, tỷ số này là tỷ trọng vốn CSH trong tổng nguồn vốn của doah nghiệp. Hệ số tài trợ xác định theo công thức: Trường Đại học Kinh tế Huế Tổng giá trị vốn CSH Tr s c a ch tiêu Hcàngệ số ltựn, tài ch trngợ t kh m b o v m t tài chính càng ị ố ủ ỉ ớ ứ ỏ Tổảngnăng giá t ựtrđị ảnguồản vốền ặ cao, mức độ độc lập tài chính càng lớn. Trường hợp trị số của chỉ tiêu “hệ số tự tài trợ” ở mức thấp dưới mức trung bình ngành, các nhà phân tích có thể xem xét bổ sung các chỉ tiêu khác nhau như Hệ số tự tài trợ dài hạn hay Hệ số tự tài trợ TSCĐ. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Tổng giá trị vốn CSH Tài s n dài h Hệ số tự tài trợm TSDH là th i gian luân chuy n dài, th i gian thu h i v n ả ạn có có đặc điể ờ Tài sản dàiể hạn ờ ồ ố lâu, phải lớn hơn 1 năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh. Nếu nguồn vốn CSH đủ tài trợ, doanh nghiệp không phải sử dụng các nguồn vốn khác, giảm bớt được những khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này giúp doanh nghiệp tự đảm bảo về an ninh tài chính để vượt qua những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng giá trị vốn CSH Tài s n c nhHệ là s ốb tựph tàin tr tàiợ TSCĐs n dài h n ch y u, ph v t ch t trang ả ố đị ộ ậ ả ạ Tàiủ sếản cố ảđnị nhánh cơ sở ậ ấ thiết bị phục vụ hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp do đó không thể dễ dàng nhượng bán thanh lý toàn bộ TSCĐ. Do vậy, nguồn vốn CSH phải luôn đảm bảo tài trợ hết cho giá trị TSCĐ, cụ thể Hệ số tự tài trợ TSCĐ phải lớn hơn hoặc bằng 1 nếu muốn đảm bảo tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh. Một khi hệ số này nhỏ hơn một, ban lãnh đạo nên dùng ngay hoặc xem xét kĩ lại các quyết định về đầu tư hay mua bán để tránh sa lầy vào nợ nần, phá sản. Tương tự như cách đánh giá hệ số tự tài trợ, giá trị của hệ số tự tài trợ TSDH và TSCĐ càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp càng tự chủ về tài chính, các rủi ro về thanh khoản được giảm thiểu, đặc biệt cần hiết trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, nếu duy trì ở mức quá cao trong thời gian dài có thể làm giảm tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. 1.4.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý và thanh toán nợ KhTrườngả năng quản lý và thanhĐại toán họcnợ là chỉ tiêuKinh được quan tế tâm Huếlớn bởi các chủ nợ của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các tỷ số cho biết các tỷ trọng của các khoản nợ hiện tại, tương quan giữa các khoản nợ phải trả so với các tài sản đảm bảo và tính thanh khoản của doanh nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp cần đảm bảo quản lý nợ hiệu quả và duy trì khả năng thanh toán nợ ở mức hợp lý để vừa tạo đà cho phát triển từ nguồn vốn nợ, vừa xây dựng lòng tin từ các chủ nợ.  Phân tích khả năng quản lý nợ SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Tổng giá trị nợ T sTỷ nàysố n choợ trên bi tvốquann ch ủh sởgi hữa uv ng b 100%n CSH. T s ỷ ố ế ệ ữ ốn huyGiá đ trộị vốnằ ngch ủđi s ởvay hữ vàu vố ỷ ố này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Tổng giá trị nợ T s này Tchoỷ s ốbi ntợ có trên bao tổ nhiêung tài ph sản n c a doanh nghi x 100%p là t ỷ ố ế ần trămT tàiổng s ảgiá trủ ị tài sản ệ ừ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghệp có khả năng tự chủ tài chính cao, song nó cũng có thể hàm ý doanh nghiệp chưa biết cách khai thác đòn bẫy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này nếu cao quá tức là doanh nghệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, đi kèm với mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.  Phân tích khả năng thanh toán nợ Tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán Ncácợ ng khoắnả nh ạnnợ ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Qua đó có thể thấy được khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghTrườngĩa là doanh nghiệ pĐại không đ ủhọctài sản có Kinhthể sử dụng ngaytế đHuếể thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh Trong các khoản mục TSNH hàng tồn kho được coiNợ làng loắnạ ih tàiạn sản có khả năng chuyển đổi thành tiền kém nhất. Do vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh loại bỏ giá trị hàng tồn kho để tăng tính thanh khoản. Tương tự như thanh toán ngắn hạn, hệ số có SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ giá trị cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp ở mức tốt. Tuy nhiên, hệ số này nếu quá cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, dẫn đến khả năng sinh lời thấp nhưng nếu thấp quá và kéo dài, thì đây là dấu hiệu của rủi ro tài chính và nguy cơ phá sản. Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời có giá trị quáNợ caongắ nhay hạ quán thấp đều không có lợi cho doanh nghiệp. Nếu quá cao doanh nghiệp tích trữ tiền quá nhều khả năng quay vòng vốn giảm, tỷ suất lợi nhuận thấp. Nếu quá thấp và kéo dài, uy tín doanh nghiệp bị ảnh hưởng, có thể dẫn tới phá sản hay giải thể. 1.4.2.5. Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tính trên một đơn vị càng cao thì khả năng sinh lời càng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Vì thế có thể nói khả năng sinh lời của doanh nghiệp là biểu hiện cao nhất và tập trung nhất cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, quá trình phân tích thường sử dụng các tỷ số liên hệ giữa lợi nhuận thuần và doanh thu thuần, tổng vốn sử dụng (tổng tài sản hiện có) và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến bao gồm:  Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu – ROS Chỉ tiêu này cho biết 100 đơn vị doanh thu thuần thu được từ kinh doanh đem lại bao nhiêuTrường đồng lợi nhuận sauĐại thuế. Trhọcị số của chKinhỉ tiêu này càngtế l ớHuến, sức sinh lợi của doanh thu thuần kinh doanh càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Lợi nhuận sau thuế ROS x 100% Tỷ số này mang giá trị dươngDoanh nghĩa thulà Công thuầtyn kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn, lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là Công ty kinh doanh thua lỗ. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ  Tỷ suất sinh lời của tài sản - ROA Chỉ tiêu này cho biết cứ một 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế ROA x 100% Nếu tỷ số này lớn hơn 0 có nghTĩaổ nglà doanhtài sả nnghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.  Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE Chỉ tiêu này cho biết, mỗi 100 đơn vị vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp. Lợi nhuận sau thuế ROE x 100% Có thể nói biểu hiện rõ nét vàV caoốn chđộủnh sởấ th khữuả năng sinh lời của doanh nghiệp là khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Bởi vì, mọi hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành suyTrường cho cùng cũng nh ằĐạim mục đích học nâng cao Kinh hiệu quả v ốntế đầu Huếtư của chủ sở hữu. 1.4.2.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng chi phí  Tỷ suất giá vốn hàng hóa trên doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Tỷ suất giá vốn hàng bán x 100% Doanh thu thuần SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhêu đồng giá vốn. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng hóa càng tốt và ngược lại.  Tỷ suất chi phí bán hàng Chí phí bán hàng Tỷ suất chi phí bán hàng x 100% Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đDoanhồng doanh thu t thuhuầ thun ần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí bán hàng, kinh doanh ngày càng hiệu quả và ngược lại.  Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu Chí phí quản lý doanh nghiệp Tỷ suất chi phí quản lý x 100% Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanhDoanh thu thu thu thuầnầ ndoanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí quản lý, kinh doanh ngày càng hiệu quả và ngược lại 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp Mục tiêu cuối cùng của công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là đưa ra những kết quả phân tích toàn diện, đánh giá một cách chính xác nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả phân tích phụ thuộc vào những điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 1.5.1. NhânTrường tố chủ quan Đại học Kinh tế Huế - Trình độ cán bộ phân tích: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác, trình độ hiểu biết của những cán bộ này ảnh hưởng lớn đến kết quả của công tác phân tích tình hình tài chính về tính xác thực, toàn diện đến việc tổ chức phân tích có khoa học, hợp lý hay không. Doanh nghiệp cần quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích tình hình tài chính, thường xuyên cập nhật kiến thức và chế độ, SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ chính sách tài chính kế toán, tận dụng phương pháp và công cụ phân tích hiện đại thì mới có thể đảm bảo hiệu quả thực sự của công tác phân tích tình hình tài chính. - Chất lượng thông tin sử dụng: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi một khi thông tin không chính xác, không phù hợp thì kết quả phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, có thể nói rằng thông tin sử dụng trong phân tích là nền tảng của phân tích. Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. - Kỹ thuật, Công nghệ: Khi ứng dụng tốt kỹ thuật, cộng nghệ vào quá trình phân tích tài chính sẽ đem lại kết quả chính xác, khoa học, tiết kiệm được thời gian và công sức. Công tác kế toán, kiểm toán, thống kê mang lại số liệu thông tin thiết yếu phục vụ cho quá trình phân tích. 1.5.2. Nhân tố khách quan - Các chính sách của nhà nước: Các chính sách về thuế, kế toán, thống kê ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính doanh nghiệp. Các chính sách này được các nhà phân tích vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, sát thực tế của công tác phân tích với pháp luật của nhà nước. Ngoài ra, các chính sách đó còn có tính định lượng là động lượng cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. - Hệ thống thông tin của nền kinh tế và của ngành: Việc phân tích tình hình tài chính trở nên hoàn thiện hơn nếu có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở thamTrường chiếu quan trọng đĐạiể tiến hành học phân tích Kinh. Chúng ta có tế thể khHuếẳng định các tỉ lệ tài chính của một doanh nghiệp cao hay thấp khi đem chúng đi so sánh với các tỉ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản suất kinh doanh tương tự mà đặc biệt là các chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với các chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý biết được vị thế của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngành kinh tế, nên điều hiển nhiên là trước khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghệp, nhà phân tích phải xem bối cảnh thị trường, của ngành kinh doanh, các chính sách liên quan đến ngành kinh doanh để tránh được những đánh giá chủ quan. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ BÊ TÔNG XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Tên Công ty: Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế TrườngTên giao dịch quốc Đạitế: Thua Thienhọc Hue KinhConcrete and tếConstruction Huế Joint Stock Company Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Tây, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Điện thoại: (84) 0234.3812945 Fax: (84) 0234.3820217 Mã số thuế: 3300384426 SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 28/12/2005. Số tài khoản: 0161000426879 tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. Vốn điều lệ: 18.000.000.000 đồng Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng ngày càng hoàn thiện tương ứng với sự phát triển của xã hội, các công trình kiến trúc không chỉ đòi hỏi đẹp về mặt kiến trúc mà phải đảm bảo về mặt chất lượng. Tuy nhiên, với phương thức sản xuất thủ công theo truyền thống cho ra những công trình có chất lượng thấp, không đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội. Đứng trước tình hình đó, Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế đã trình Sở xây dựng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tờ trình số 35/TC – Công ty ngày 31/03/1997 xin thành lập xí nghiệp chuyên trách về bê tông và xây dựng. Năm 2006, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước cũng như mong muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động, Xí nghiệp sản xuất bê tông thuộc Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế đã tách riêng thành Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế hoạt động độc lập với Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 theo quyết định số 4204/QĐ – UBND ngày 12 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. 2.1.2. ĐTrườngặc điểm về sản phẩm Đại và quy học trình Công Kinhnghệ sản xuấttế sảnHuế phẩm tại Công ty CP Bê tông và xây dựng TT Huế Đặc điểm về sản phẩm bê tông Bê tông là loại “vật liệu” được dùng rất phổ biến trong xây dựng. Với những tính chất riêng của mình, bê tông giúp các Công trình được bền đẹp hơn. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ - Tính phổ biến: Dù hiện nay đã có thêm một số loại vật liệu khác như kính, tôn, nhựa, nhưng bê tông thương phẩm vẫn được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng, từ các Công trình nhà dân đến các tòa nhà hàng chục, hàng trăm tầng. Bê tông cũng có một tuổi đời dài, bằng chứng là có rất nhiều các Công trình có tuổi đời đến hàng trăm năm nhưng vẫn bền đẹp. - Tính tiện dụng: Để tạo nên bê tông cần vài nguyên liệu phổ thông như đá, xi măng, cát, nhưng ứng dụng của bê tông rất rộng, từ các bức tường, nền nhà mái nhà đến các Công trình cầu cống, đập nước và cả đường bê tông nữa. - Bền đẹp, ít phải bảo dưỡng: Tính trơ của bê tông khiến chúng an toàn với các tác động bên ngoài và ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết không được tốt. Công trình sẽ luôn bền đẹp và chúng ta ít phải sửa chữa, bảo dưỡng. - Tính không bắt lửa: Bê tông không bắt lửa như gỗ, vì thế nếu Công trình có lỡ xảy ra hỏa hoạn thì tốc độ cháy sẽ không nhanh như nhà gỗ. Nếu đám cháy không quá lớn thì Công trình vẫn được bảo vệ. - Tính giữ nhiệt: Bê tông là loại vật liệu giữ nhiệt, nếu sử dụng điều hòa làm mát hay quạt sưởi thì nhiệt độ trong phòng được giữ ổn định chứ không bị truyền qua môi trường bên ngoài nên sẽ tiết kiệm được năng lượng. Quy trình Công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty Kho đá Kho cát TrườngPhều đá 1 Đại Phhọcều đá 2 KinhPh tếều đá 3Huế Phụ Cân cốt liệu gia Xi măng Cân phụ gia SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy Cân xi măng 29 Nước
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Cân nước Sơ đồ 2. 1 - Quy trình Công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm Đầu tiên, Ở trạm trộn bê tông các nguyên vật liệu cần đáp ứng về độ sạch không lẫn tạp chất, nguyên vật liệu phải rõ nguồn gốc Các nguyên vật liệu được tập trung và đưa vào máng chứa, trước khi trộn thì ngyên vật liệu được cân theo tỷ lệ mà bộ phận kỹ thuật đã định trước để đảm bảo đúng cấp phối cho từng mác bê tông. Mác bê tông thương phẩm 200, 250, 300 có từng Công thức và cách trộn vật liệu khác nhau. Các mác bê tông tươi càng cao thì vật liệu sẽ tăng lên. Sau khi cân nguyên vật liệu thì hệ thống băng chuyền tự động đưa thành phần nguyên vật liệu vào trong thùng trộn, đồng thời những silo chứa nước, chất phụ gia cũng tự động bơm vào thành phần nguyên liệu và trộn sau khi hoàn thành các bước trên việc xả bê tông tươi lên các thùng của xe chuyên chở bê tông tươi và được di chuyển đến các Công trình như yêu cầu. Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: LĩnhTrường vực kinh doanh Đại của Công họcty là sản Kinh xuất bê tông tếtươi, Huế bê tông đúc sẵn, ống bi, đây là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của Công ty. Mỗi sản phẩm bê tông có sự khác nhau về định mức vật tư. Mỗi loại sản phẩm có những định mức về nguyên liệu và giá thành sản phẩm khác nhau tùy vào hình thức cung cấp sản phẩm cho khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Việc trộn bê tông thực hiện bằng máy, sản phẩm được bán theo đơn đặt hàng do đó không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Sản xuất cung ứng ống bi các loại và bê tông thương phẩm cho các Công trình, liên lạc với các chủ đầu tư cung ứng bê tông tươi và ống bi đến các nhà đầu tư, xây dựng các Công trình Công nghiệp, dân dụng, giao thông thủy lợi , vận chuyển thuê cho các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh. - Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của trình tự xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, an toàn giao thông. - Lo đủ việc làm cho cán bộ - Công nhân lao động, cải thiện đời sống Công nhân, thực hiện đầy đủ chính sách cho người lao động, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ trích nộp ngân sách Nhà nước và quy định của địa phương. - Bảo toàn, phát triển tốt nguồn vốn, có lãi để tạo thêm nguồn vốn tái bổ sung cho sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh để đưa Công ty ngày càng phát triển bền vững. - Thực hiện các nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông đề ra. Trong những năm qua Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng TT-Huế đã cung ứng bê tông cho các Công trình trên địa bàn TT.Huế - Quảng Trị - Quảng Bình - Đà Nẵng như: Công trình có khối lượng bê tông lớn và cao tầng như: Vin com, nhà ở xã hội, chung cư Xuân Phú, Đại học sư phạm, Ngân hàng Công Thương, Đô thị Phú Mỹ An, Điện lực, cảnh sát giao thông, Đại học y, May Hanet Phú Bài, nhà máy nước, 2.1.4. ĐTrườngặc điểm cơ cấu tổ chứcĐại bộ máy họcquản lýKinh của Công ty tế Huế 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 31 PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Sơ đồ 2. 2 - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT Huế (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.1.4.2. Chức năng, nhệm vụ của các phòng ban - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề như báo cáo tài chính hằng năm, số lượng thành viên hội đồng quản trị, bầu, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát bằngTrường hình thức bỏ phiếu Đại kín, mức học cổ tức chiaKinh cho các loại tế cổ Huếphần, và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu vốn của Nhà nước và các cổ đông tại Công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của cổ đông và Công ty (trừ những vấn đề thuộc Đại hội cổ đông giải quyết) SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ - Ban kiểm soát: Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và điều lệ Công ty đã thông qua, về Công tác kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác, trung thực trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo kết quả kiểm tra tài chính và chấp hành điều lệ, các nghị quyết, quyết định của Công ty và Đại hội đồng cổ đông về mọi hoạt động của Công ty. - Giám đốc: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày cho Công ty như phụ trách tổ chức nhân sự, tài chính của Công ty, quản lý sản xuất - Phó giám đốc: Phó giám đốc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm để giúp giám đốc điều hành Công việc trong Công ty theo sự phân Công và ủy quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân Công. - Trạm bê rông Tứ Hạ: Bao gồm 3 bộ phận chính với các chức năng: Bãi chứa cốt liệu: Là một khoảng đất trống để chứa cốt liệu như cát, đá, Hệ thống máy trộn bê tông: Bao gồm hệ thống thùng chứa liên kết với hệ thống định lượng dùng để xác định chính xác tỷ lệ các loại nguyên vật liệu cấu tạo nên bê tông. Băng tải dùng để đưa cốt liệu vào thùng trộn và gồm máy bơm nước, máy bơm phụ gia, xi lô chứa xi măng, vít tải xi măng, thùng trộn bê tông, hệ thống khí nén. Hệ thống cung cấp điện: Cung cấp điện cho các động cơ và thiết bị trong trạm. - Xưởng ống cống ly tâm: Xưởng ống cống ly tâm bao gồm hệ thống thiết bị, máy mócTrường và đội ngũ Công Đạinhân th ựchọc hiện sản Kinh xuất sản phẩm tế ống Huế cống các loại để cung cấp ra thị trường tiêu thụ. - Đội xe máy: Làm nhiệm vụ vận chuyển vật tư, sản phẩm cung cấp cho các đơn vị khách hàng và các đơn vị thi Công một cách nhanh chóng, kíp thời, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ.Quản lý máy móc, thiết bị trong toàn bộ Công ty phục vụ sản xuất và thi Công trên Công trường. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực thực hiện Bộ luật lao động, nội quy lao động của Công ty; Phối hợp với các phòng chức năng nghiệp vụ để kiểm tra đánh giá năng lực thực tế của cán bộ Công nhân viên toàn Công ty; Chỉ đạo theo dõi thực hiện tổng kết Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tổ chức thi nâng bậc thợ, kế hoạch đào tạo; Đề xuất quy chế nội bộ trong lĩnh vực phòng quản lý. - Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc trong Công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn Công ty đạt hiểu quả cao nhất; Thực hiện nguyên tắc hoạt động tài chính kế toán theo luật định; Lập kế hoạch tài chính năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất, kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động tài chính, kế toán các đội, xưởng trực tiếp thao tác nghiệp vụ kế toán cho các bộ phận trong Công ty tạo sự thống nhất trong thanh toán và hạch toán; Tổng hợp và phân tích quyết toán hoạt động kinh tế của Công ty hàng quý và năm; Chịu trách nhiệm quản lý vốn nhà nước, cổ đông tại Công ty và thực hiện đúng chế độ sử dụng vốn, tài sản, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước và các quy chế của Công ty. - Phòng kỹ thuật, kế hoạch tiếp thị: Bộ phận kế hoạch – tiếp thị: Lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từng tháng, quý, năm và báo cáo thống kê. tổng hợp, phân tích kế hoạch; Quan hệ với chủ đầu tư các ngành, khách hàng để tìm kiếm Công việc, tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất; Thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề xuất đầu tư phù hợp. Bộ phận quản lý thi Công xây lắp và sản phẩm của Công ty: Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra quá trình thi Công xây lắp và sản xuất sản phẩm ở Trườngcác phân xưởng; Tiếp Đại nhận hồhọc sơ tài li ệuKinh từ bộ phận tếkế hoạch Huế nghiệm thu kỹ thuật kỹ thuật, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu bàn giao, hoàn thành hồ sơ ngiệm thu chuyển phòng tài vụ; Chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật thi Công ở xưởng, trạm trộn, Công trình đảm bảo chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật, kiểm tra và đánh giá chất lượng trước khi bàn giao Công trình sản phẩm cho đơn vị sử dụng. Bộ phận quản lý thiết bị và sản xuất sản phẩm: Kiểm tra việc thực hiện từng nội dung Công việc theo từng loại hợp đồng với khách hàng để có kế hoạch chỉ đạo sản SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ xuất đúng tiến độ giao hàng, quản lý xe máy, thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa và bảo hành hàng năm; Tổ chức tốt Công tác thống kê ở xưởng sản xuất, theo dõi từng Công đoạn của quá trình sản xuất làm cơ sở xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức lao động tiền lương cho Công nhân. 2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán bán Kế toán vật Kế toán hàng, Công tư, giá Thủ quỹ thanh toán nợ thành, HTK Sơ đồ 2. 3 - Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tại Công ty (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Bộ máy kế toán tại Công ty đóng vai trò quan trọng, đảm nhận việc ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty nhằm phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ lập báo cáo tài chính lên giám đốc và cơ quan quản lý thuế của Nhà nước. Phòng kế toán ở Công ty gồm 6 người, trong đó có 3 người có trình độ đại học và 3 người có trình độ cao đẳng, các nhân viên kế toán đảm nhận phầnTrườngCông việc phù hợpĐại với năng học lực của bảnKinh thân. tế Huế Chức năng của các bộ phận: - Kế toán trưởng: Là trợ thủ cho giám đốc trong kinh doanh và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng kế toán cũng như các hoạt động của Công ty có liên quan đến tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của Công ty; Tổ chức Công tác kế toán thống kê trong Công ty phù hợp với chế độ tài chính của Nhà nước; Thực hiện các chính sách chế độ Công tác tài chính kế toán; Kiểm tra tính pháp lý của SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ các hợp đồng; Tổng hợp vốn kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, giám sát phần nghiệp vụ đối với các kế toán viên. - Kế toán tổng hợp: Giúp kế toán trưởng phụ trách tổng hợp về số liệu nhập, xuất hàng và xác định kết quả kinh doanh; Theo dõi và quản lý tình hình tăng giảm tài sản cố định của toàn doanh nghiệp, bảo quản, lưu trữ các chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán, lập báo cáo nội bộ cho bên ngoài doanh nghiệp theo định kỳ báo cáo hoặc có yêu cầu đột xuất. - Kế toán bán hàng, Công nợ: Tổ chức ghi chép tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thanh toán với người mua, theo dõi các khoản nợ phải thu; Theo dõi các khoản nợ phải trả của người bán và các khoản phải thu của khách hàng, và các khoản dự phòng khó đòi của khách hàng; Theo dõi các khoản thu, chi vốn bằng tiền thực hiện kiểm tra đối chiếu số lượng thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo quản lý giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, phát hiện kịp thời các khoản chi bằng tiền, các khoản nợ khó đòi; Thực hiện việc giám sát và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về thu chi theo đúng quy định và chế độ Nhà nước. - Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản thu, chi vốn bằng tiền; Thực hiện kiểm tra đối chiếu số lượng thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo quản lý giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, phát hiện kịp thời các khoản chi bằng tiền, các khoản nợ khó đòi; Thực hiện việc giám sát và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về thu chi theo đúng quy định và chế độ Nhà nước. - Kế toán vật tư, giá thành, hàng tồn kho: Chịu trách nhiệm mở các sổ sách chi tiết theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự hình thành và hao phí nguyên vật liệu Công ty; Tập hợp tất cả các chi phí liên quan từ đó tính đúng, tính đủ Trườnggiá thành cho từng Đạiđơn vị s ảnhọc phẩm c ủKinha Công ty; Ki tếểm traHuế đối chiếu các số liệu về vật tư; Thực hiện việc tổ chức ghi chép, theo dõi lượng hàng nhập, xuất và theo dõi lượng hàng tồn kho theo từng ngày, tháng, quý, năm. - Thủ quỹ: Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ có đầy đủ các chữ ký của từng người có trách nhiệm, thủ quỹ mới tiến hành việc thu, chi; Đồng thời theo dõi tồn kho quỹ tiền mặt hằng ngày, đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ những sai sót và xử lý kịp thời, đảm bảo tồn quỹ thực tế tiền mặt cũng bằng số dư trên sổ sách. 2.1.6. Chế độ và chính sách kế toán đang áp dụng tại Công ty Chế độ kế toán áp dụng Công ty hiện nay đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT - BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chinh sách kế toán được áp dụng tại Công ty Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch từ 01/01 đến 31/12. Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày trong Báo cáo tài chính: Việt Nam Đồng (VNĐ). Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho của Công ty được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá xuất kho của hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp tính thuế GTGT: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao được xác định căn cứ vào nguyên giá và thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Thời gian khấu hao phù hợp với thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính. Cụ thể: Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 6 - 10 Máy móc,Trường thiết bị Đại học Kinh 6tế- 8 Huế Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6 – 8 Thiết bị dụng cụ quản lý 3 - 5 Phương pháp tính giá thành: Theo phương pháp trực tiếp theo định mức do Công ty quy định dựa trên những tiêu chuẩn của nhà nước. Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng TT- Huế đang áp dụng phần mềm kế toán BRAVO. Phần mềm này đã được doanh nghiệp kinh doanh phần mềm cài đặt và sửa đổi phù hợp với tình hình kế toán tại Công ty. Sổ kế toán: Chứng từ kế toán Sổ tổng hợp, sổ chi PHẦN MỀM tiết KẾ TOÁN Bảng tổng hợp chứng từ kế toán MÁY VI TÍNH Báo cáo tài chính cùng loại Sơ đồ 2. 4 - Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán máy Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ Trườngkế toán với báo cáo Đạitài chính sauhọc khi đã inKinh ra giấy. tế Huế Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.2. Phân tích tình hình lao động Công ty giai đoạn 2017 – 2019 SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Bảng 2. 1 - Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Người Năm So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 98 100 98 100 90 100 0 0,00 (8) (8,16) Phân tích theo tính chất Công việc + Gián tiếp 30 30,61 30 30,61 30 33,33 0 0,00 0 0,00 + Trực tiếp 68 69,39 68 69,39 60 66,67 0 0,00 (8) (11,76) Phân tích theo trình độ lao động + Đại học 18 18,37 18 18,37 18 20,00 0 0,00 0 0,00 + Cao đẳng 5 5,10 5 5,10 3 3,33 0 0,00 (20) (40,00) + Trung cấp 5 5,10 5 5,10 5 5,56 0 0,00 0 0,00 + Công nhân kỹ thuật 70 71,43 70 71,43 64 71,11 0 0,00 (6) (8,57) Phân tích theo giới tính + Nam 92 93,88 92 93,88 84 93,33 0 0,00 (8) (8,70) + Nữ 6 6,12 6 6,12 6 6,67 0 0,00 0 0,00 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)  Nhận xét: Qua bảng 2.1 ta thấy tổng số lao động của Công ty qua 3 năm không có quá nhiều biến động cụ thể năm 2017 và năm 2018 số lượng lao động không thay đổi với tổng số lao động của toàn Công ty là 98 người đến năm 2019 tổng số lao động giảm còn 90 người, giảm 8 người so với năm 2018 với tốc độ giảm 8,16%. Nguyên nhân giảm do một số nhân viên kỹ thuật và lái xe xin nghỉ và chuyển Công tác. - Theo tính chất Công việc: Đặc thù của Công ty chuyên về sản xuất nên số lượng lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với lao động gián tiếp. Cụ thể năm 2017 số lao động trực tiếp là 68 người và lao động gián tiếp là 30 người, năm 2018Trường số lao động trự c Đạitiếp và gián học tiếp không Kinh đổi so vớ itế năm 2017,Huế năm 2019 số lao động trực tiếp có xu hướng giảm chỉ còn 60 người, so với năm 2018 giảm 8 người với tốc độ giảm 11,76%, lao động gián tiếp năm 2019 là 30 người không đổi so với năm 2018. - Theo giới tính: Đặc thù của Công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng chủ yếu là nhân viên kỹ thuật, lái xe và thợ máy nên đội ngũ lao động của Công ty thường là lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ. Cụ thể, năm 2017 lao động nam chiếm SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 92 người và lao động nữ chiếm 6 người, năm 2018 số lượng lao động không đổi, năm 2019 số lượng lao động nam là 84 người giảm 8 người so với năm 2018 với tỷ lệ giảm là 8,7%, lao động nữ năm 2019 so với năm 2018 không đổi. - Theo trình độ chuyên môn: Đây là tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng lao động, năm 2018 nhóm lao động có trình độ đại học 18 người chiếm tỷ lệ 18,37% chủ yếu làm việc tại bộ phận văn phòng của Công ty như: Phòng kế toán, tổ chức hành chính Nhóm lao động có trình độ cao đẳng có 5 người chiếm tỷ lệ 5,1% và trung cấp là 5 người, Công nhân kỹ thuật có 70 người chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng lao dộng của Công ty với tỷ lệ là 71,43%. Năm 2019 nhóm lao động đại học không đổi so với năm 2018, chỉ riêng lao động cao đẳng giảm 2 người với tốc độ giảm 40% so với 2018 và nhóm lao động Công nhân kỹ thuật giảm 6 người với tốc độ giảm 8,57% so với năm 2018. Công ty có sự phân Công lao động hợp lý, lao động đại học chủ yếu làm văn phòng, những bộ phận kỹ thuật, đúc trộn, nhà máy gồm nhân viên kỹ thuật có tay nghề. 2.3. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.3.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo tài chính 2.3.1.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng Cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Bảng 2. 2 - Cơ cấu và biến động tài sản của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Đồng Chênh l Chênh l TÀI SẢN Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 ệch 2018/2017 ệch 2019/2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) (%) (+/-) (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 56.280.174.432 66,60 50.570.712.466 66,88 55.116.944.510 73.44 (5.709.461.966) (10,14) 4.546.232.044 8,99 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 9.748.901.804 11,54 11.990.017.043 15,86 3.783.205.005 5.04 2.241.115.239 22,99 (8.206.812.038) (68,45) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 40.349.468.751 47,75 34.427.619.245 45,53 42.144.309.437 56.16 (5.921.849.506) (14,68) 7.716.690.192 22,41 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 48.686.376.484 57,61 48.325.007.134 63,91 58.904.594.174 78.49 (361.369.350) (0,74) 10.579.587.040 21,89 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 841.252.972 1,00 275.618.500 0,36 44.024.012 0.06 (565.634.472) (67,24) (231.594.488) (84,03) 3. Phải thu ngắn hạn khác 176.234.179 0,21 280.307.163 0,37 367.558.499 0.49 104.072.984 59,05 87.251.336 31,13 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (9.354.394.884) (11,07) (14.652.531.108) (19,38) (17.371.084.804) (23.15) 5.298.136.224 56,64 2.718.553.696 18,55 5. Tài sản thiếu chờ xử lý - 0,00 199.217.556 0,26 199.217.556 0.27 - - - - IV. Hàng tồn kho 5.365.803.652 6,35 3.822.135.532 5,06 8.814.588.022 11.75 (1.543.668.120) (28,77) 4.992.452.490 130,62 V. Tài sản ngắn hạn khác 816.000.225 0,97 330.940.646 0,44 374.842.046 0.50 (485.059.579) (59,44) 43.901.400 13,27 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 493.406.225 0,58 85.821.716 0,11 129.723.116 0.17 (407.584.509) (82,61) 43.901.400 51,15 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 322.594.000 0,38 245.118.930 0,32 245.118.930 0.33 (77.475.070) (24,02) 0 0,00 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 28.228.831.725 33,40 25.039.278.022 33,12 19.930.717.412 26.56 (3.189.553.703) (11,30) (5.108.560.610) (20,40) II. Tài sản cố định 26.057.362.920 30,83 22.088.258.649 29,21 17.169.651.727 22.88 (3.969.104.271) (15,23) (4.918.606.922) (22,27) 1. Tài sản cố định hữu hình 26.057.362.920 30,83 22.088.258.649 29,21 17.048.611.727 22.72 (3.969.104.271) (15,23) (5.039.646.923) (22,82) - Nguyên giá 84.780.382.986 100,32 84.088.810.275 111,21 86.150.498.530 114.79 (691.572.711) (0,82) 2.061.688.255 2,45 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (58.723.020.066) (69,49) (62.000.551.626) (82,00) (69.101.886.803) (92.08) 3.277.531.560 5,58 7.101.335.177 11,45 2. Tài sản cố định vô hình - 0,00 - - 121.040.000 0.16 - - - - - Nguyên giá - 0,00 - - 121.040.000 0.16 - - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - 0,00 - - - - - - - - IV. Đầu tư tài chính dài hạn 2.036.468.805 2,41 2.315.546.541 3,06 2.520.000.000 3.36 279.077.736 13,70 204.453.459 8,83 1. Đầu tư vào Công ty liên kết, liên doanh 2.520.000.000 2,98 2.520.000.000 3,33 2.520.000.000 3.36 0 0,00 0 0,00 2. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) (483.531.195) (0,57) (204.453.459) (0,27) - - (279.077.736) (57,72) - - V. Tài sản dài hạn khác 135.000.000 0,16 635.472.832 0,84 241.065.685 0.32 500.472.832 370,72 (394.407.147) (62,07) 1. Chi phí trả trước dài hạn 135.000.000 0,16 - - 33.553.575 0.04 - - - - 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Trường- 0,00 Đại635.472.832 học0,84 Kinh207.512.110 tế0.28 Huế - - (427.960.722) (67,35) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 84.509.006.157 100 75.609.990.488 100 75.047.661.922 100 (8.899.015.669) (10,53) (562.328.566) (0,74) (Nguồn: Báo báo tài chính của Công ty và tính toán của tác giả) SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Phân tích biến động giá trị tài sản Phân tích biến động giá trị các khoản mục tài sản phục vụ mục đích phân tích sự biến động tổng quát cũng như chi tiết các mục tài sản của Công ty, liên hệ với các sự kiện kinh doanh nổi bật của doanh nghiệp. Từ đó, người đọc báo cáo nhận biết xu hướng biến đổi tài sản và có những biện pháp tận dụng lợi thế, khắc phục khó khăn hiệu quả. Nhận xét tổng quát về tình hình tài sản. Trong giai đoạn phân tích 2017 – 2019, tổng tài sản của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế liên tục giảm qua từng năm, với tốc độ không đồng đều. Năm 2017 tổng tài sản của Công ty là 84.509.006.157 đồng, đến năm 2018 giảm thành 75.609.990.488 đồng, mức giảm tương ứng 8.899.015.669 đồng,với tốc độ giảm tương ứng là 10,53% so với năm 2017. Đến năm 2019, tổng tài sản của Công ty là 75.047.661.922 đồng, giảm 562.328.566 đồng, tốc độ giảm là 0,74% so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu là do TSNH và TSDH của Công ty có xu hướng biến động ngược chiều nhau. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự biến động trên ta cần đi sâu phân tích sự biến động của từng khoản mục tài sản. Tài sản ngắn hạn: Tại Công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế, TSNH là bộ phận chủ yếu chiếm hơn gấp 2 lần trong cơ cấu tổng tài sản, biến động của TSNH tác động mạnh đến biến động của tổng tài sản. Trong giai đoạn phân tích, TSNH có xu hướng tăng giảm không đều qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2017 TSNH của Công ty ghi nhận giá trị là 56.280.174.432Trường đồng. Đại Sang đ ếnhọc năm 2018, Kinh giá trị này tế giả mHuế đi 5.709.461.966 đồng, tương ứng giảm 10,14% thành 50.570.712.466 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm các khoản phải thu ngắn hạn, đặt biệt là do Công ty tăng mức trích lập dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn. Sau đó, trong năm 2019 TSNH lại tăng lên với tốc độ là 8,99% tương ứng mức tăng tuyệt đối 55.116.944.510 đồng. Đây là kết quả đáng mừng vì trong năm Công ty đẩy mạnh tiến độ kinh doanh, thực hiện hoàn thành nhiều dự án và trích trữ vật tư cho các Công trình tiếp theo. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Tiền và các khoản tương đương tiền: Là khoản mục có mức biến động mạnh trong giai đoạn phân tích với chiều hướng tăng giảm không thống nhất. Xuất phát điểm năm 2017 ghi nhận giá trị là 9.748.901.804 đồng, sau đó tăng trong năm 2018 là 22,99% tương ứng tăng 2.241.115.239 đồng lên thành 11.990.017.043 đồng tại thời điểm khóa sổ. Nguyên nhân là do Công ty thu hồi được Công nợ, đồng thời tiền thu về được từ khách hàng sau khi các Công trình được hoàn thành và bàn giao. Nhưng đây chỉ là sự tăng lên nhất thời sau đó giảm mạnh trong năm 2019 với mức giảm lên đến 68,45% tương ứng giảm 8.206.812.038 đồng, xuống còn 3.783.205.005 đồng tại thời điểm khóa sổ. Nguyên nhân là do các công trình đã hoàn thành nhưng chưa thu được tiền trước thời điểm cuối năm 2019, kèm theo việc tăng mua sắm nguyên vật liệu để chuẩn bị cho các công trình sắp tới. Như vậy, giá trị tiền của Công ty biến động lên xuống theo các công trình, giá trị cao tại thời điểm thu được tiền và trích trữ trước dự án, giảm dần khi thực hiện dự án và kết thúc nhưng chưa thu được tiền, giá trị sẽ ở mức thấp. Do đó, có thể kết luận rằng Công ty chưa chủ động về trích trữ tiền, phụ thuộc vào các công trình, không có khoản dự trữ riêng phòng trường hợp cần thanh toán tức thời, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Các khoản phải thu ngắn hạn: Trong các thành phần tài sản của Công ty, các khoản phải thu ngắn hạn luôn là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất và có ảnh hưởng lớn đến biến động tổng tài sản. Giá trị thành phần này năm 2017 là 40.349.468.751 đồng đã giảm đi 5.921.849.506 đồng, tương ứng 14,68% thành 34.427.619.245 đồng tại thời điểm kết thúc năm 2018. Nguyên nhân là do sự sụt giảm tổng hợp của hai khoản mục là phải thu khách hàng (giảm 361.369.350 đồng), Trả trước cho người bán (giảm 565.634.472 đồng) và đi cùng với đó là sự tăng lên khoản trích lập dự phòng phải thuTrường khó đòi (tăng 5.298.136.224 Đại họcđồng), đồng Kinh thời thể hiện tếCông Huếty thực hiện đẩy mạnh thu hồi nợ tốt. Trong đó, phải thu khách hàng là khoản mục có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định xu thế của bộ phận phải thu ngắn hạn. Vai trò này được thể hiện trong năm 2019 trong khi Trả trước cho người bán giảm với tốc độ là 84,03% tương ứng giảm 231.594.488 đồng, nhưng do Phải thu khách hàng tăng 21,89%, tương ứng tăng 10.579.587.040 đồng, thì kéo theo tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn tăng 7.716.690.192, tương ứng tăng 22,41%. Nguyên nhân biến động ở đây được gắn với SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ sự biến động theo chu kì của tiền, tuy nhiên phải thu khách hàng với vai trò là khoản mục tiền cần thu có chu kì vận động đối ngược, tăng mạnh sau khi hoàn thành Công trình và giảm mạnh khi đã thu tiền. Hàng tồn kho: Biến động cùng chiều với khoản phải thu, hàng tồn kho cũng có xu hướng giảm trong năm 2018 và tăng trở lại trong năm 2019. Cụ thể, kết thúc năm 2018, giá trị của hàng tồn kho là 3.822.135.532 đồng, tương ứng giảm 28,77% so với năm 2017. Nguyên nhân là do các công trình phát sinh trong năm đã được hoàn thành và nghiệm thu kịp trước khi kết thúc năm tài chính. Nhưng trái ngược với năm 2018, hàng tồn kho năm 2019 có xu hướng tăng mạnh trở lại, tăng 130,62%, tương ứng 8.814.588.022 đồng so với năm 2019. Đây là kết quả từ việc các Công trình đổ bê tông của Công ty phát sinh nhiều vào cuối năm 2019 nhưng chưa hoàn thành để kịp nghiệm thu bên cạnh đó Công ty cũng tăng dự trữ nguyên vật liệu để chuẩn bị cho kỳ kinh doanh mới. Như vậy, có thể kết luận rằng chiều hướng biến động của hàng tồn kho phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát sinh và nghiệm thu Công trình. Tài sản ngắn hạn khác: TSNH khác của Công ty năm 2018 giảm mạnh với tốc độ là 59,44%, tương ứng 485.059.579 đồng, xuống còn 330.940.646 đồng so với năm 2017. Nguyên nhân ở đây là do chi phí trả trước ngắn hạn có sự giảm sút mạnh so với năm 2017, giảm đi 407.584.509 đồng, tương ứng giảm 82,61%. Tuy nhiên vì nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, cụ thể năm 2018 TSNH khác chỉ chiếm 0,44% trong tổng tài sản nên cũng không đáng lo ngại lắm. Sang đến năm 2019 tăng lên 43.901.400 đồng, tương ứng tăng 13,27% so với năm 2018 tại thời điểm kết thúc năm tài chính, sự gia tăng ở đây cũng do tác động từ sự tăng lên của chi phí trả trước ngắn hạn, cụ Trườngthể hơn là chi phí công Đại cụ, dụng học cụ chờ pKinhhân bổ. tế Huế Tài sản dài hạn: Không đi cùng với chiều hướng biến động của TSNH, TSDH của Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục giảm giá trị trong giai đoạn phân tích 2017 – 2019. Cụ thể, trong năm 2018, TSDH ghi nhận giá trị 25.039.278.022 đồng, tương ứng giảm 3.189.553.703 đồng với tốc độ giảm 11,30% so với năm 2017. Cùng với xu hướng biến động đó, qua năm 2019 TSDH của Công ty là 19.930.717.412 đồng, giảm mạnh với tốc độ là 20,40%, tương ứng giảm SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 5.108.560.610 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân là do TSCĐ chiểm tỷ trọng lớn trong TSDH, nên giá trị của tài sản dài hạn giảm dần qua từng năm do việc trích khấu hao. Tài sản cố định: Trong năm 2018, tài sản cố định là 22.088.258.649 đồng, giảm đi 3.969.104.271 đồng so với năm 2017, tỉ lệ giảm tương ứng là 15,23%. Năm 2019, con số này tiếp tục giảm xuống mức 17.169.651.727 đồng, với tỉ lệ 22,27%. Nguyên nhân là do TSCĐ có giá trị lớn nên tỉ lệ trích khấu hao cao, bên cạnh đó Công ty ít đầu tư thêm TSDH, chính điều này đã làm giảm giá trị của TSCĐ. Đầu tư tài chính dài hạn: Năm 2018 đầu tư tài chính dài hạn của Công ty ghi nhận giá trị là 2.315.546.541 đồng, tăng 13,7% so với năm 2017. Tiếp đến năm 2019 tiếp tục tăng 8,83%, tương ứng tăng 204.453.459 đồng lên thành 2.520.000.000 đồng, giá trị đúng với khoản mà Công ty đầu tư vào Công ty CP Khai thác đá và Xây dựng Hương Bằng. Nguyên nhân của sự biến động này không phải là do giá trị của khoản đầu tư thay đổi, mà là do Công ty trích lập khoản dự phòng đầu tư để đảm bảo. Tài sản dài hạn khác: Vì khoản mục này chiếm tỷ trọng quá nhỏ trên tổng giá trị tài sản nên sự biến động của chúng không đáng lo ngại. Cụ thể, trong giai đoạn phân tích 2017 - 2019 khoản mục này chiếm tỷ trọng chưa đến 1% trên tổng giá trị tài sản. Năm 2018 ghi nhận giá trị là 635.472.832 đồng, tương ứng tăng 370,72% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do trong năm 2018, tài sản thuế TNDN hoãn lại có giá trị là 635.472.832 đồng, trong khi khoản mục này lại có giá trị là 0 đồng ở năm 2017. Qua đến năm 2019 giá trị này giảm còn 241.065.685 đồng so với năm 2018, sự giảm đi này là do tài sản thuế thu nhập hoãn lại ghi nhận giá trị thấp hơn so với năm 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế Qua việc phân tích cơ cấu và biến động tài sản của Công ty, ta nhận thấy rằng giá trị của tài sản qua 3 năm biến động không nhiều, cụ thể là biến động với tốc độ 10,14% ở năm 2018, 8,99% ở năm 2019. Tuy nhiên, xét về mặc tổng thể thì ta thấy tài sản ít biến động, nhưng khi đi phân tích chi tiết từng khoản mục thì lại đi ngược với xu hướng đó, như Tiền và các khoản tương đương tiền có giá trị giảm mạnh ở cuối năm 2019 và cũng là mức thấp nhất trong giai đoạn phân tích điều này cũng gây ảnh hưởng SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ nhiều đến khả năng thanh toán của Công ty. Phải thu khách hàng cũng có xu hướng biến động không ổn định, tăng giảm không thống nhất và quan trọng hơn là hàng năm Công ty phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi ở mức rất cao, điều này cho thấy chính sách thu hồi nợ của Công ty còn nhiều hạn chế. Tiếp đến là khoản mục tài sản dài hạn và cụ thể hơn là tài sản cố định có giá trị giảm dần qua các năm vì Công ty không có kế hoạch mua sắm đồng thời nguyên giá của tài sản dần được khấu hao hết mặc dù công suất hoạt động vẫn còn tốt nhưng về lâu dài mà Công ty vẫn duy trì tình trạng như vậy thì sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như nâng lực cạnh tranh của Công ty. Phân tích biến động giá trị nguồn vốn Bảng 2.3 trình bày các giá trị khoản mục nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự biến động giá trị tuyệt đối và tương đối của từng hạng mục được phân tích và liên hệ với các sự kiện kinh tế của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Bảng 2. 3 - Cơ cấu và biến dộng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Đồng NGUỒN VỐN Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2107 Chênh lệch 2019/2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) (%) (+/-) (%) C. NỢ PHẢI TRẢ 49.098.861.559 58,10 39.884.850.663 52,75 36.322.219.072 48,40 (9.214.010.896) (18,77) (3.562.631.591) (8,93) I. Nợ ngắn hạn 43.828.161.559 51,86 36.425.150.663 48,18 34.444.719.072 45,90 (7.403.010.896) (16,89) (1.980.431.591) (5,44) 1. Phải trả người bán ngắn hạn 19.326.164.531 22,87 26.808.499.064 35,46 15.282.854.185 20,36 7.482.334.533 38,72 (11.525.644.879) (42,99) 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 437.832.001 0,52 944.079.501 1,25 2.068.054.070 2,76 506.247.500 115,63 1.123.974.569 119,06 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.576.989.276 1,87 414.541.931 0,55 627.933.561 0,84 (1.162.447.345) (73,71) 213.391.629 51,48 4. Phải trả người lao động 6.453.913.567 7,64 4.136.711.901 5,47 5.620.256.686 7,49 (2.317.201.666) (35,90) 1.483.544.785 35,86 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 1.457.637.137 1,72 10.570.697 0,01 14.257.362 0,02 (1.447.066.440) (99,27) 3.686.665 34,88 6. Phải trả ngắn hạn khác 319.567.196 0,38 229.298.532 0,30 236.906.671 0,32 (90.268.664) (28,25) 7.608.139 3,32 7. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 13.977.545.869 16,54 3.285.000.000 4,34 10.417.081.500 16,38 (10.692.545.869) (76,50) 7.132.081.500 217.1 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 278.511.982 0,33 596.449.037 0,79 177.375.037 0,24 317.937.055 114,16 (419.074.000) (70,26) II. Nợ dài hạn 5.270.700.000 6,24 3.459.700.000 4,58 1.877.500.000 2,50 (1.811.000.000) (34,36) (1.582.200.000) (45,73) 1.Phải trả người bán dài hạn - - - - - - - - - - 2. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 5.270.700.000 6,24 3.459.700.000 4,58 1.877.500.000 2,50 (1.811.000.000) (34,36) (1.582.200.000) (45,73) D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 35.410.144.598 41,90 35.725.139.825 47,25 38.725.442.850 51,60 314.995.227 0,89 3.000.303.025 8,40 I. Vốn chủ sở hữu 35.410.144.598 41,90 35.725.139.825 47,25 38.725.442.850 51,60 314.995.227 0,89 3.000.303.025 8,40 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12.000.000.000 14,20 18.000.000.000 23,81 18.000.000.000 23,98 6.000.000.000 50,00 0 0,00 - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 12.000.000.000 14,20 18.000.000.000 23,81 18.000.000.000 23,98 6.000.000.000 50,00 0 0,00 2. Quỹ đầu tư phát triển 13.261.162.953 15,69 9.157.479.174 12,11 9.858.507.431 13,14 (4.103.683.779) (30,95) 701.028.257 7,66 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 10.148.981.645 12,01 8.567.660.651 11,33 10.866.935.419 14,48 (1.581.320.994) (15,58) 2.299.274.768 26,84 - LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 667.400.541 0,79 3.894.138.936 5,15 3.366.632.394 4,49 3.226.738.395 483,48 (527.506.542) (13,55) - LNST chưa phân phối kỳ này 9.481.581.104 11,22 4.673.521.715 6,18 7.500.303.025 9,99 (4.808.059.389) (50,71) 2.826.781.310 60,49 100 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 84.509.006.157 100 75.609.990.488 100 75.047.661.922 (8.899.015.669) (10,53) (562.328.566) (0,74) (Nguồn: Báo báo tài chính của Công ty và tính toán của tác giả) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy 47