Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương - Huế

pdf 94 trang thiennha21 25/04/2022 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương - Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_quyet_dinh_mu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương - Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM BẢO AN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG – HUẾ Trường ĐạiHOÀNG học THỊ THÚYKinh HẰ NGtế Huế Huế, tháng 01, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG * KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM BẢO AN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG – HUẾ Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thúy Hằng Giảng viên hướng dẫn Lớp:Trường K49A Tài chính Đại học KinhThS. tếTrầ n HuếThị Khánh Trâm Niên khóa: 2015 -2019 Huế, tháng 01, năm 2019
  3. L i c m ờ ả Sau những ngày tháng miệt mài tích lũy các kiến thức chuyên môn cần thiết trên ghế nhà trường thì thực tập cuốơni khóa là bước đường cuối cùng mà mỗi sinh viên cần trải qua để có thể bắt đầu thực hiện ước mơ của riêng mình. Để có thể hoàn thành tốt kì thực tập này, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, những người đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tôi có thể đi đến ngày hôm nay. Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Tài chính – Ngân hàng, đặc biệt là Cô Trần Thị Khánh Trâm là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập cuối khóa. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, cô chú cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nam Sông Hương Huế đã tạo nhiều điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Trong bài báo cáo này, mặc dù tôi đã cố gắng đạt được các mục tiêu và yêu cầu, tuy nhiên do bản thân còn nhiều giới hạn về mặt kiến thức, kĩ năng và cả mặt thời gian nên không thể tránh được các thiếu sót. Tôi rất mong quý thầy cô có thể chỉnh sửa, góp ý để bài báo cáo có thể hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 1 năm 2019 Trường Đại học Kinh tếSinh Huế viên thực hiện Hoàng Thị Thúy Hằng iii
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ix DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ xi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 12 1. Lý do chọn đề tài 12 2. Mục tiêu nghiên cứu 13 2.1. Mục tiêu chung 13 2.2. Mục tiêu cụ thể 13 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13 3.1. Đối tượng nghiên cứu 13 3.2. Phạm vi nghiên cứu 13 4. Phương pháp nghiên cứu 13 4.1. Quy trình nghiên cứu 13 4.2. Phương pháp thu thập thông tin 15 4.3. Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu 15 4.4.TrườngPhương pháp xửĐạilý và phân học tích d ữKinhliệu tế Huế 15 5. Kết cấu khóa luận 17 Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM KHOẢN VAY 18 1.1. Tổng quan về kênh liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng 18 1.2. Tổng quan về bảo hiểm tiền vay 18 iv
  5. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng 19 1.4. Các mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng 20 1.5. Lịch sử nghiên cứu 22 1.6. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng 23 1.6.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu 23 1.6.2. Hình thành thang đo 24 CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM BẢO AN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG – HUẾ 27 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam sông Hương – Huế 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 28 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động chính 29 2.1.4. Tình hình lao động 30 2.1.5. Tình hình tài sản, nguồn vốn 31 2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 35 2.2.TrườngTổng quan về bĐạiảo hiểm Bhọcảo an tín Kinhdụng tế Huế 38 2.2.1. Cơ sở lý luận 38 2.2.2. Đặc điểm bảo hiểm Bảo an tín dụng 39 2.2.3. Phương thức tính phí bảo hiểm 40 2.2.4. Giám định và bồi thường 42 2.2.5. Hợp đồng bảo hiểm 42 v
  6. 2.3. Thực trạng triển khai bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế. 43 2.3.1. Quy trình cấp bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương Huế 43 2.3.2. Thực trạng triển khai bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 46 2.3.2.1. Tình hình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 46 2.3.2.2. Thực trạng triển khai bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 51 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế. 56 2.4.1. Điều tra chính thức 56 2.4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 57 2.4.3. Phân tích kết quả nghiên cứu 58 2.4.3.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo 59 2.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá đối với các nhân tố độc lập 61 2.4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá đối với nhân tố “Quyết định mua” 64 2.4.3.4. Phân tích mô hình hồi quy nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yTrườngếu tố đến quyết định Đại mua bảo họchiểm Bảo Kinhan tín dụng tế Huế 65 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM BẢO AN TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG – HUẾ 71 3.1. Định hướng kinh doanh 71 3.2. Giải pháp phát triển 72 vi
  7. PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 75 1. Kết luận 75 2. Kiến nghị 75 2.1. Kiến nghị đối với Công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng Nông Nghiệp 75 2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 76 3. Hạn chế của đề tài 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC 79 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Giải thích Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ABIC Công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng Nông Nghiệp NHTM Ngân hàng Thương mại DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm NĐBH Người được bảo hiểm KH Khách hàng BHNT Bảo hiểm nhân thọ NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam HĐ Hợp đồng HĐBH Hợp đồng bảo hiểm BH Bảo hiểm BATD Bảo an tín dụng NQH Nợ quá hạn CB - CNV Cán bộ - công nhân viên DTT & NQ Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ TN Thu nhập HĐTD Hợp đồng tín dụng TrườngNQH ĐạiNợ quá hạnhọc Kinh tế Huế CĐ Cao đẳng ĐH Đại học GĐ Giám đốc PGĐ Phó giám đốc viii
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm của khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 24 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng lao động tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 30 Bảng 2.3. Tình hình tài sản – nguồn vốn Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 31 Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 35 Bảng 2.5. Phí bảo hiểm Bảo an tín dụng theo độ tuổi 40 Bảng 2.6. Phí bảo hiểm ngắn hạn Bảo an tín dụng 41 Bảng 2.7. Phí bảo hiểm dài hạn Bảo an tín dụng theo độ tuổi 41 Bảng 2.8. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015– 2017 48 Bảng 2.9. Cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015 – 2017 51 Bảng 2.10. Nợ quá hạn, nợ xấu và nợ nhóm 5 tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 52 Bảng 2.11. Doanh số bảo hiểm BATD tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 54 BảngTrường 2.12. Doanh số bảo Đại hiểm BATD học tại Agribank Kinh chi nhánh tế NamHuế sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 54 Bảng 2.13. Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu 57 Bảng 2.14. Cronbach’s Alpha của các biến độc lập 60 Bảng 2.15 Cronbach’s Alpha của các biến phụ thuộc 61 Bảng 2.16. Kiểm định KMO và Barlett’s 61 Bảng 2.17. Kết quả phân tích EFA 62 ix
  10. Bảng 2.18. Kiểm định KMO và Barlett’s đối với “Quyết định mua” 64 Bảng 2.19. Kiểm định KMO và Barlett’s đối với “Danh tiếng công ty” 65 Bảng 2.20. Kiểm định hệ số tương quan 65 Bảng 2.21. Hệ số phân tích hồi quy 67 Bảng 2.22. Đánh giá độ phù hợp của mô hình 68 Bảng 2.23. Kiểm định ANOVA 69 Bảng 2.24. Kiểm định Kiểm định One-way ANOVA 69 Trường Đại học Kinh tế Huế x
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý 20 Sơ đồ 2.2. Mô hình hành vi hoạch định 21 Sơ đồ 2.3. Nhu cầu mua bảo hiểm phi nhân thọ ở Đài Loan 22 Sơ đồ 2.4. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm BATD 23 Sơ đồ 2.5. Tổ chức bộ máy quản lý Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế .28 Sơ đồ 2.6. Quy trình cấp Bảo hiểm Bảo an tín dụng tại NH Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế 44 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ khách hàng kí hợp đồng và lợi nhuận bảo hiểm BATD tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015 – 2017 55 Biểu đồ 2.2. Nguồn thông tin biết đến bảo hiểm Bảo an tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 59 Trường Đại học Kinh tế Huế xi
  12. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, nhu cầu đảm bảo an toàn, sức khỏe tăng lên đã làm cho thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ với cả hai loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các sản phẩm được đa dạng hơn, các dịch vụ liên quan cũng được mở rộng thêm, đặc biệt là hình thức phân phối bảo hiểm qua kênh liên kết ngân hàng – bảo hiểm (Bancassurance). Nhắc đến ngân hàng mọi người đều nghĩ ngay đến chức năng trung gian tín dụng của NHTM với hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế các NHTM đang tìm kiếm giải pháp nâng cao lợi nhuận từ các hoạt động phi tín dụng nhằm ổn định nguồn thu, hạn chế rủi ro. Một trong những hoạt động phi tín dụng đem lại nguồn thu đáng kể cho các ngân hàng là trở thành đại lý phân phối bảo hiểm qua kênh Bancassurance. Với vai trò là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, là người bạn đồng hành của hàng triệu hộ nông dân Agribank luôn nỗ lực cố gắng vì lợi ích của khách hàng và lợi ích lâu dài của đất nước. Mong muốn có thể tạo sự an tâm cho khách hàng trong quá trình vay vốn, sử dụng và trả nợ vốn vay, Agribank đã phối hợp với công ty cổ phần bảo hiểm NH Nông nghiệp (ABIC) để triển khai sản phẩm bảo hiểm Bảo an tín dụng vào năm 2009. Với chức năng đảm bảo tài sản, giảm thiểu gánh nặng nợ cho bản thân và gia đình trong trường hợp không may rủi ro xảy ra, BH BATD là một sản phẩm tốt, mang lại nhiều giá trị về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà mức độ tham gia loại bảo hiểm này ở khuTrường vực miền Trung c ònĐại khá hạn học chế trong Kinhđiều kiện cả nhutế cầu Huế vay vốn và rủi ro đều tăng cao. Nhằm giúp mọi người hiểu hơn về sản phẩm này, những lợi ích mà nó mang lại cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế” để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. 12
  13. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH BATD tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về BH BATD và kênh Bancassurance. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng, mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua BH BATD tại ngân hàng Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế. - Đề xuất định hướng phát triển và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kênh Bancassurance. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm BATD của khách hàng. - Đối tượng điều tra: Khách hàng của chi nhánh NH Agribank nam sông Hương bao gồm những khách hàng đã sử dụng và đang sử dụng BH BATD. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp: 2015 – 2017 Số liệu sơ cấp: Tháng 10/2018 – 15/12/2018. 4. TrườngPhương pháp nghiên Đại cứu học Kinh tế Huế 4.1. Quy trình nghiên cứu 13
  14. Xác định vấn Cơ sở lý thuyết và thực đề nghiên cứu tiễn Xây dựng mô hình nghiên cứu Phỏng vấn Phỏng vấn chuyên thử gia và khách hàng Xây dựng bảng hỏi lần 1 Xây dựng bảng hỏi chính thức Trường Đại học KinhPhỏng v ấntế chính Huế thức Xử lý, phân tích Hoàn thiện báo cáo 14 Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiên cứu
  15. 4.2. Phương pháp thu thập thông tin ­ Dữ liệu thứ cấp: Thu thập một số thông tin từ các sách báo, giáo trình, tài liệu từ Internet cũng như các đề tài nghiên cứu có liên quan. Các thông tin từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam sông Hương – Huế như cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự, doanh số kinh doanh, tình hình nguồn vốn và tài sản ngân hàng từ năm 2015 – 2017. - Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua việc phát phiếu điều tra bảng hỏi cho khách hàng đã từng sử dụng BH BATD. 4.3. Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu ­ Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Từ danh sách khách hàng đã và đang sử dụng bảo hiểm BATD, dùng hàm Random để lọc ra danh sách 200 khách hàng sau đó lên lịch hẹn phỏng vấn. Đối với khách hàng đang sử dụng, thực hiện phỏng vấn khi họ đến trả lãi tiền vay hoặc đóng phí bảo hiểm. ­ Xác định kích thước mẫu: Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA vì vậy dựa theo công thức tính kích thước mẫu của Hair & các cộng sự (1998): Kích thước mẫu tối thiểu để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể theo nguyên tắc cỡ mẫu được chọn gấp 5 lần số biến độc lập. Mô hình đo lường dự kiến có 23 biến quan sát như vậy theo Hair & các cộng sự (1998), kích thước mẫu cần thiết là 23 x 5=115. 4.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ­ Các bảng hỏi sau khi thu thập xong được tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu vào máy và làm sạch dữ liệu và sử dụng phương pháp thống kê mô tả,Trường phương pháp kiểm Đại định giả họcthuyết thông Kinh kê, thông tếqua Huế công cụ phân tích là phần mềm thống kê SPSS, Excel. ­ Thống kê mô tả: nhằm mô tả, hiểu rõ được đặc điểm của đối tượng được điều tra, lấy đó làm cơ sở để đề xuất ra các biện pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng. ­ Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo: tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha là những biến có hệ số tương quan biến tổng 15
  16. (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: Hệ số tương quan cao. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: Chấp nhận được. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: Chấp nhận được ­ Phân tích nhân tố khám phá EFA: Được sử dụng để rút gọn nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998). Trị số KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) trong phân tích nhân tố khám phá được dùng để xem xét sự thích hợp của các nhân tố. KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 và giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Số lượng nhân tố: được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố trích ra có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Ma trận nhân tố (Compoment matrix): Ma trận nhân tố có chứa các hệ số biểu diễn các tiêu chuẩn hoá bằng các nhân tố. Trong hệ số tải nhân tố (Factor loading) các biến và các nhân tố được biểu diễn sự tương quan, cho biết chúng có liên quan chặt chẽ với nhau. ­ Phương pháp hồi quy: Kiểm định các giả thuyết của mô hình đồng thời xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua của khách hàng bằng phương pháp hồi quy đa biến để giải thíchTrường mối liên hệ giữa Đại các biến họcđộc lập với Kinh biến phụ thuộc. tế Huế Mô hình có dạng: Yi= ß0+ ß1X1i+ ß2X2i+ +ßpXpi+e1 ­ Xem xét ma trận hệ số tương quan: Khi bắt đầu tiến hành phân tích hồi quy đa biến cần xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến thông qua hệ số tương quan Pearson, các biến có Sig. < 0.05 sẽ được giữ lại để hồi quy. 16
  17. ­ Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Chứng minh sự phù hợp của mô hình là một trong những điểm quan trọng cần được thực hiện. Tính phù hợp của mô hình tuyến tính thường được thể hiện qua hệ số R2 , R2 càng lớn cho thấy độ phù hợp của mô hình càng cao. ­ Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Kiểm định F được dùng để kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập và sử dụng trong bảng phân tích phương sai ANOVA là một phép kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể ­ Xem xét hiện tượng đa cộng tuyến: Mô hình hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi các biến quan sát có giá trị hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) lớn hơn hay bằng 10. ­ Xem xét hiện tượng tự tương quan: Đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) có thể sử dụng để kiểm định hiện tượng tưong quan chuỗi bậc nhất. Giả thuyết tiến hành kiểm định là: H0: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0 H1: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư khác 0 5. Kết cấu khóa luận Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm tiền vay. Chương 2: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam sông Hương – Huế. TrườngChương 3: Định hưĐạiớng, giả ihọc pháp phát Kinh triển bảo hi ểtếm B ảHuếo an tín dụng cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam sông Hương – Huế. Phần III: Kết luận. 17
  18. Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM KHOẢN VAY 1.1. Tổng quan về kênh liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng ­ Kênh liên kết Bảo hiểm – Ngân hàng còn được gọi là có nghĩa là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng thông qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của mình. Mức độ tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo hình thức Bancassurance mà NH lựa chọn.  Sự cần thiết của Bancassurance: ­ Tạo ra sự an tâm cho khách hàng khi sinh hoạt và làm việc. Giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận được sản phẩm với các chương trình ưu đãi riêng. ­ Thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm của khách hàng. Làm phong phú thêm các sản phẩm dịch vụ của NH, tăng lợi thế cạnh tranh. ­ Sử dụng hệ thống dịch vụ của ngân hàng giúp Công ty BH tiết kiệm được chi phí hoạt động, chi phí đào tạo, khai thác – tìm kiếm khách hàng qua đó tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận. ­ Giúp các công ty bảo hiểm thâm nhập vào các thị trường chưa được khai thác, nhất là các thị trường chỉ có thể khai thác qua ngân hàng.  Ý nghĩa của Bancassurance: ­ Đối với công ty bảo hiểm: Tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng mới, cơ hội cho các sản phẩm mới và tiết kiệm chi phí nhờ quy NH mô lớn. Giảm thiểu chi phí phân phối sản phẩm. ­ Đối với ngân hàng: Tăng số lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, qua đó tăng khả năngTrường cạnh tranh của ĐạiNH, tăng học khả năng Kinh duy trì khách tế hàng Huế và thu hút thêm khách hàng mới. Ngoài ra ngân hàng có thể tăng nguồn thu hoạt động thông qua việc bán BH cho khách hàng. ­ Đối với khách hàng: Khách hàng có thể quản lý rủi ro tốt hơn và hoạch định tài sản hiệu quả hơn. Khi mua bảo hiểm tại ngân hàng khách có thể có thêm niềm tin vào “bảo lãnh uy tín” của bảo hiểm. 1.2. Tổng quan về bảo hiểm tiền vay 18
  19. ­ Bảo hiểm tiền vay là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay của mình tại tổ chức tín dụng. ­ Bảo hiểm tiền vay là sản phẩm tự nguyện, không bắt buộc mua theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. ­ Thông thường mức phí đóng cho loại bảo hiểm này dao động từ 5,5 – 6,5%/năm/ số tiền gốc vay nợ của khách hàng. Khoản phí này được xác định dựa vào giá trị khoản vay, thời hạn vay vốn của KH tại NH và phương thức đóng tùy thuộc từng ngân hàng. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng ­ Cha đẻ của Marketing hiện đại Philip Kotler (2002) cho rằng: “Hành vi người tiêu dùng là những hành động của con người trong việc mua sắm và sử dụng sản phẩm bao gồm các quá trình tâm lý và xã hội trước, trong và sau khi mua. Có bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, bao gồm văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý.  Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa ­ Văn hóa chung, văn hóa đặc thù và tầng lớp xã hội đều gây ra ảnh hưởng đối với hành vi người tiêu dùng. Thông thường hững người tiêu dùng trong cùng một nhóm văn hóa và tầng lớp xã hội có thể có hành vi ứng xử tương đối giống nhau, dẫn đến hành vi tiêu dùng tương tự nhau.  Ảnh hưởng của yếu tố xã hội ­ Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thông qua các nhóm tham khảo, gia đình và địa vị xã hội. ­ TrườngCác yếu tố xã hội Đại thường ảnhhọc hưởng Kinhmột cách trực tế tiếp hoặcHuế gián tiếp, tuy nhiên đây là nhóm tác động có ảnh hưởng khá mạnh đến hành vi người tiêu dùng. Thông qua các nhóm tham khảo và gia đình, quyết định tiêu dùng của một cá nhân có thể thay đổi so với ban đầu nhằm thể hiện rõ địa vị xã hội của mình.  Ảnh hưởng của yếu tố cá nhân 19
  20. ­ Quyết định của người mua còn phụ thuộc rất lớn vào những đặc điểm cá nhân, đặc biệt là tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, cá tính và quan niệm riêng của người đó. ­ Tuổi tác, chu kỳ sống, nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế là các nhân tố quan trọng cần xét đến khi nghiên cứu phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu. Những yếu tố này có tác động khá rõ ràng đến quyết định tiêu dùng của một cá nhân do ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của họ. ­ Phong cách sống, tính cách là hai nhân tố quan trọng giúp các nhà nghiên cứu thực hiện phân đoạn thị trường dễ dàng hơn và có các phương thức phù hợp trong truyền thông, quảng bá sản phẩm nhằm tăng tối đa khả năng tiếp cận KH tiềm năng.  Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý ­ Ngày nay, tâm lý học khá được xem trọng khi nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng. Các yếu tố tâm lý được quan tâm thường được thể hiện thông qua động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và thái độ của một người. ­ Xác định rõ động cơ, nhận thức, kiến thức của phân khúc khách hàng tiềm năng sẽ giúp nắm giữ niềm tin, lòng trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm. Niềm tin, lòng trung thành, thái độ của một người tương đối khó thay đổi khi phần nào họ thỏa mãn được các nhu cầu của mình, tuy nhiên thay vì cố thay đổi sản phẩm của mình phù hợp với thái độ của từng người thì nên thay đổi theo thái độ chung. 1.4. Các mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng  Mô hình học thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action Models - TRA). TrườngThái độ: niềm tinĐại và đo lư ờhọcng niềm tinKinh tế Huế đối với thuộc tính sản phẩm Quyết định mua Chuẩn chủ quan: niềm tin và sự thúc đẩy làm theo ý muốn nhóm tham khảo Sơ đồ 2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý (Nguồn: Schiffman và Kanuk, 1987) 20
  21. ­ Được xây dựng từ năm 1967, sau đó được hiệu chỉnh và mở rộng từ đầu những năm 1970 bởi Ajzen và Fishbein (1973). Mô hình này mô tả sự sắp đặt toàn diện các thành phần thái độ được hợp nhất vào một cấu trúc để dẫn đến việc dự đoán và giải thích tốt hơn về hành vi. Lý thuyết này hợp nhất các thành phần nhận thức, sự ưa thích và xu hướng mua.  Mô hình hành vi hoạch định (Theory of Planned Behaviour- TPB) ­ Mô hình hành vi hoạch định: Ajzen (1985) đã khắc phục được nhược điểm của TRA bằng cách bổ sung một biến nữa là “hành vi kiểm soát cảm nhận”. Biến này đại diện cho các nguồn lực cần thiết của một người để thực hiện một công việc bất kỳ. TPB được xem là tối ưu hơn TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. Thái độ Chuẩn chủ quan (nhóm tham khảo) Quyết định mua Hành vi kiểm soát cảm nhận Sơ đồ 2.2. Mô hình hành vi hoạch định (Nguồn: Ajzen, 1991)  Lý thuyết về hành vi mua bảo hiểm ­ The Demand for Non-Life Insurance in Taiwan” của Min-Sun Horng và Yung-Wang Chang (2007), đã chỉ ra hai yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm phi nhân thọ của một cá nhân là nhận thức sự rủi ro và mức thu nhập. ­ Kết quả nghiên cứu cho thấy khi thu nhập của một cá nhân tăng cao lên, nhu cầu vềTrường mua bảo hiểm phi Đại nhân thọ củahọc họ cũng Kinh tăng lên. tế Huế Nhận thức sự rủi ro Quyết định mua Mức thu nhập Sơ đồ 2.3. Nhu cầu mua bảo hiểm phi nhân thọ ở Đài Loan (Nguồn: Horng và Chang, 2007) 21
  22. 1.5. Lịch sử nghiên cứu ­ Trong sách Hành vi khách hàng của Jagdish N.Sheth, Banwari Mittal và Bruce I.Newman (2001), các tác giả đã đưa ra mô hình hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng, gồm: Đặc điểm cá nhân: đặc điểm tâm lí, các sự kiện cuộc sống, đặc điểm nhân khẩu, động cơ mua bảo hiểm nhân thọ và rào cản mua bảo hiểm nhân thọ. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: nhận thức về giá trị sản phẩm, danh tiếng công ty, kênh phân phối thích hợp và kinh nghiệm mua bảo hiểm nhân thọ. ­ Thạc sĩ Ngô Thị Phương Chi trong nghiên cứu “Về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng trên thành phố Huế”, đã chỉ ra các nhóm yếu tố như: nhóm tham khảo, danh tiếng công ty, kênh phân phối, đặc điểm tâm lý, rào cản, động cơ mua, sự kiên cuộc sống là các yếu tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ ­ Luận văn thạc sĩ “các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm vật chất xe ô tô của khách hàng tại công ty bảo việt Quảng Trị” của tác giả Trần Nguyễn Trường Sơn với phương pháp phân tích nhân tố khám phá - (EFA) đã cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH BATD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, bao gồm: nhận thức rủi ro, tài chính, thương hiệu và chất lượng dịch vụ của công ty. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng chính là “nhận thức rủi ro”. ­ Trong nghiên cứu “về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng trên thành phố Huế” của thạc sĩ Ngô Thị Phương Chi đã chỉ ra các nhóm yếu tố như: nhóm tham khảo, danh tiếng công ty, kênh phân phối, đặc điểm tâm lý, rào cản, động cơ mua, sự kiện cuộc sống là các yếu tốTrường ảnh hưởng đến quyết Đại định mua học bảo hiểm Kinh nhân thọ của tế một Huế người. ­ Bài báo “các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân thành phố Cần Thơ” trên tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ đã chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân trên địa bàn thành phố bao gồm sức khỏe, trình độ, tuyên truyền, giới tính và số lần khám chữa bệnh. 22
  23. ­ Trong nghiên cứu “Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng ở Trung Quốc”, tác giả Zhang Xumei và các cộng sự (2008) đã chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bảo hiểm nhân thọ bao gồm: mức độ lo ngại về tương lai, điều kiện kinh tế, nhận thức về bảo hiểm nhân thọ, thói quan phân loại rủi ro, tình trạng sức khỏe có tác động lớn đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng. Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố khác có ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm như danh tiếng công ty hay nhóm tham khảo. 1.6. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng 1.6.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ­ Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết của các tác giả trong và ngoài nước đồng thời căn cứ vào các điều kiện thực tế ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2018, khóa luận này đề xuất mô hình nghiên cứu gần như tương tự với mô hình của Jagdish N.Sheth với hai nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định sử dụng BH BATD là “Đặc điểm cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng”, kết hợp tham khảo, bổ sung ý kiến các chuyên gia để cụ thể hóa các nhân tố ảnh hưởng. Theo đó, đặc điểm cá nhân gồm hai nhân tố độc lập là “Động cơ mua BH”, “Rào cản tham gia”, Các nhân tố ảnh hưởng gồm hai nhân tố độc lập là “Danh tiếng công ty” và “Nhóm tham khảo”. Bốn nhân tố này có tác động trực tiếp đến quyết định mua bảo hiểm của KH. Động cơ mua BH Rào cản tham gia Quyết Trường Đại học Kinh tếđịnh Huế mua BH Danh tiếng công ty Nhóm tham khảo Sơ đồ 2.4. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm BATD 23
  24. ­ Động cơ hiểu một cách đơn giản nhất là mục đích chủ quan của con người, thúc đẩy con người hành động đáp ứng nhu cầu đặt ra. Có 3 yếu tố làm cho nhu cầu biến thành động cơ hành động là: sự mong muốn, tính hiện thực của sự mong muốn đó và hoàn cảnh môi trường xung quanh. Do vậy, động cơ mua bảo hiểu có thể hiểu là mục đích của một cá nhân được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn mà bản thân họ đặt ra. ­ Rào cản tham gia có ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng tương đối giống với rào cản tham gia trong thị trường, đều là những nhân tố ngăn cản hoặc kìm hãm các cá nhân tham gia vào một thị trường. ­ Danh tiếng công ty là cảm nhận của các nhóm người về một doanh nghiệp và cảm nhận này thường được hình thành qua việc đánh giá những việc doanh nghiệp đã và sẽ thực hiện, hoặc chỉ là những điều các nhóm nhóm này thu nhận được qua các kênh thông tin khác nhau. ­ Nhóm tham khảo là một tập thể gồm hai hay nhiều người trở lên có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau để hoàn thành những mục tiêu cá nhân hay mục tiêu chung. Mỗi nhóm tham khảo có những quy tắc “luật lệ” riêng mà các thành viên phải tuân theo. 1.6.2. Hình thành thang đo ­ Sau khi xây dựng mô hình nghiên cứu tôi đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia tại địa điểm thực tập một số câu hỏi đóng nhằm mục đích thiết kế bảng hỏi nháp và sử dụng bảng hỏi này phỏng vấn thử 50 khách hàng ngẫu nhiên tại ngân hàng. Kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS và sử dụng làm căn cứ để hình thành bảng hỏi chính thức với 23 biến quan sát. ­ TrườngBảng hỏi chính thức Đại được ho họcàn thiện sauKinh khi xử lý kếttế quả Huế của bảng hỏi nháp bằng phần mềm SPSS được sử dụng để khảo sát trực tiếp đối với các khách hàng đã hoặc đang đăng kí hợp đồng bảo hiểm BATD tại ngân hàng Agribank chi nhánh Nam sông Hương Huế. Bảng 2.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm của khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 24
  25. Biến Nội dung của biến Động cơ mua bảo hiểm BATD ĐC1 Theo tôi, mua BH BATD là để bảo vệ tài chính cho gia đình. ĐC2 Theo tôi, mua BH BATD là để yên tâm khi làm việc, sinh hoạt. ĐC3 BH BATD bảo vệ gia đình tôi trước những khoản nợ gốc và lãi ngân hàng. ĐC4 BH BATD giúp tôi khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra. ĐC5 BH BATD đang là một sản phẩm phổ biến, là xu hướng của xã hội. Rào cản tham gia Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu RC1 không cần”. Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu RC2 quy trình bồi thường quá phức tạp”. Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu RC3 cán bộ, đại lý BH không chuyên nghiệp””. Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu chất RC4 lượng và dịch vụ BH chưa tốt” Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu BH RC5 giải quyết bồi thường chậm ” Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi sẽ không mua BH nếu tôi RC6 Trườngkhông am hiểu về ĐạiBH BATD học” Kinh tế Huế Danh tiếng công ty DT1 Tôi chỉ mua BH BATD từ công ty BH có uy tín, có thương hiệu. Tôi chỉ mua BH BATD từ công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo DT2 hiểm. 25
  26. Tôi chỉ mua BH BATD từ công ty đã được khách hàng đánh giá cao thời gian DT3 qua Tôi chỉ mua BH BATD từ công ty đã được cơ quan truyền thông đánh giá DT4 cao thời gian qua. DT5 Tôi chỉ mua BH BATD từ công ty có quảng cáo nhiều. Nhóm tham khảo TK1 Theo tôi,mua BHBATD là khi thấy được lợi ích bảo hiểm từ người khác TK2 Theo tôi, mua BH BATD là khi có cán bộ, đại lý BH là người thân quen. TK3 Theo tôi, mua BH BATD là khi có tác động từ những người thân. Theo tôi, mua BH BATD là khi có tác động từ các cơ quan liên quan khác TK4 (Ngân hàng). Biến tổng T1 Tôi tin rằng việc mua BH BATD của tôi là đúng đắn. T2 Tôi vẫn sẽ thường xuyên tham gia bảo hiểm BATD trong một thời gian dài. T3 Tôi sẽ giới thiệu, khuyến khích mọi người mua BH BATD. Trường Đại học Kinh tế Huế 26
  27. CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM BẢO AN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG – HUẾ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam sông Hương – Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ­ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) được thành lập ngày 26/3/1988. Tính đến thời điểm hiện tại Agribank là một trong bốn NHTM hàng đầu của Việt Nam; giữ vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hoạt động đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. ­ Là NH đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do NH Thế giới tài trợ Agribank vẫn đang tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hết sức mình để gặt hái nhiều hơn nữa những thành công, đóng góp nhiều thành tựu vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước. Với mạng lưới gồm 2.233 chi nhánh, phòng giao dịch và 2.626 máy ATM trên toàn quốc Agribank đã có mặt ở 63 tỉnh thành trên cả nước. ­ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Nam sông Hương tiền thân là phòng giao dịch trực thuộc Agribank Thừa Thiên Huế, được thành lập theo quyết định số 115/QĐ- TCCB ngày 28/07/1998 của Giám đốc Agribank tỉnh Thừa Thiên Huế. Những ngày đầu thành lập tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhờ nỗ lực cố gắng của toàn bộ thế hệ CB – CNV đồng thời kế thừa Trườngkinh nghiệm của những Đại chi nhánh học đi trư ớcKinh hiện nay Ngân tế hàng Huếđã gặt hái được nhiều thành tựu nhất định trong quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển của mình. Với đội ngũ cán bộ chất lượng cao, thường xuyên được trau dồi về cả đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, Ngân hàng vẫn đang từng bước cố gắng làm hài lòng khách hàng và góp một phần nhỏ công sức vào quá trình xây dựng – phát triển của thành phố. 27
  28. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ­ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế được tổ chức dưới dạng trực tuyến chức năng với một GĐ, hai PGĐ. Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Trưởng phòng chuyên môn Phó phòng chuyên môn Phòng kế Phòng kế Phòng kinh hoạch – toán – ngân doanh nguồn vốn quỹ Sơ đồ 2.5. Tổ chức bộ máy quản lý Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế (Nguồn: Agribank chi nhánh Nam sông Hương - Huế) Ban giám đốc: 1 giám đốc chi nhánh có quyền hạn cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức điều hành các hoạt động và chịu trách nhiệm về mọi mặt của chi nhánh.Trường Dưới giám đốc Đại chi nhánh học là 2 phó Kinh giám đốc phụ tế trách Huế mảng kinh doanh và tài chính, có nhiệm vụ hỗ trỡ giám đốc quản lý, điều hành hoạt động chi nhánh. Dưới phó giám đốc là trưởng và phó phòng chuyên môn, trực tiếp quản lý các phòng chức năng, giúp việc cho phó giám đốc. Phòng kinh doanh có chức năng tổ chức, quản lý, triển khai các hoạt động cho vay đầu tư từ nguồn vốn của NH và các nguồn vốn huy động khác, cụ thể: soạn 28
  29. thảo hợp đồng, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, Quản lý giải ngân các hợp đồng, theo dõi, đốn đốc thu hồi nợ gốc, thu lãi vay đầy đủ và đúng hạn. Kiểm tra định kỳ trước và sau giải ngân nhằm quản lý giải ngân đúng mục đích, đúng đối tượng; Giám sát và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo thu hồi vốn, lãi kịp thời, đúng hạn. Phòng kế toán ngân quỹ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan tiền mặt, giao dịch với khách hàng; kiểm tra, theo dõi số phát sinh, số dư các tài khoản kế toán phát sinh trong NH. Phòng kế hoạch – nguồn vốn chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động thu chi của NH; xây dựng, tham mưu cho ban giám đốc các kế hoạch tài chính phù hợp với từng giai đoạn. 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động chính ­ Nhằm đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng và thuận tiện nhu cầu của khách hàng, Agribank chi nhánh Nam sông Hương luôn cố gắng nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng mạng lưới nhăm thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NHTM hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước. ­ Hiện nay, ngoài mục đích hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp với các chương trình ưu đãi riêng, Ngân hàng còn cung cấp đến khách hàng hơn 100 Sản phẩm dịch vụ, thuộc cả lĩnh vực tín dụng và phi tín dụng: Tài khoản – tiền gửi. Tín dụng. Thanh toán trong nước. TrườngThanh toán quốc tế.Đại học Kinh tế Huế Kinh doanh ngoại tệ. Dịch vụ thẻ. Dịch vụ kiều hối. Ngân hàng điện tử: NH trực tuyến, SMS Banking, Atransfer, Apaybill, Bảo hiểm. 29
  30. 2.1.4. Tình hình lao động Bảng 2.2. Tình hình sử dụng lao động tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: Người Năm Năm Năm So sánh 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số CB - CNV 27 100 28 100 30 100 1 3,7 2 7,14 1. Theo giới tính Nam 15 55,6 15 53,6 18 60 0 0 3 20 Nữ 12 44,4 13 46,4 12 40 1 8,3 (1) (8) 2. Theo trình độ ĐH và sau ĐH 15 55,6 16 57,1 19 63,3 1 6,7 3 18,8 CĐ và trung cấp 12 44,4 12 42,9 11 36,7 0 0 (1) (8) (Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế) ­ Xét theo giới tính: Cơ cấu lao động có sự thay đổi dần qua các năm cụ thể số lao động nam có xu hướng tăng lên trong khi lao động nữ lại ổn định hơn. Cụ thể lao động nam 2015 là 15 người đến năm 2016 vẫn giữ nguyên nhưng đến năm 2017 đã tăng lên 18 người chiếm 60% trong tổng cơ cấu. Trong khi đó, lao động nữ năm 2015 là 12 người đã tăng thêm 1 người vào năm 2016 nhưng lại quay trở về mức 12 người ở năm 2017. Lao động nữ của ngân hàng phần lớn tập trung ở bộ phận giao dịch Trườngviên và kế toán trong Đại khi lao họcđộng nam Kinh lại ở bộ phận tế tín dụngHuế– bộ phận đòi hỏi di chuyển nhiều, áp lực công việc lớn. ­ Xét theo trình độ: Tỉ lệ CB – CNV ở trình độ đại học và sau đại học luôn chiếm trên 50% trong tổng cơ cấu và có xu hướng tăng dần lên qua các năm. Nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho khách hàng, Ngân hàng đã chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho nhân viên đồng thời tuyển dụng bổ sung các nhân viên mới có trình độ cao để có thể nâng cao vị trí của ngân hàng trong tâm trí KH. 30
  31. 2.1.5. Tình hình tài sản, nguồn vốn Bảng 2.3. Tình hình tài sản – nguồn vốn Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % I. Tài sản 340.708 100 357.920 100 381.867 100 17.212 5,1 23.947 6,7 Tiền mặt tại quỹ 12.777 3,8 15.365 4,3 17.515 4,6 2.588 20,3 2.150 14,0 Tiền gửi NHNH và tổ chức tín dụng 9.806 2,9 12.628 3,5 14.398 3,8 2.822 28,8 1.770 14,0 Cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân 259.930 76,3 275.890 77,1 298.487 78,2 15.960 6,1 18.597 6,6 Tài sản cố định 12.731 3,7 13.913 3,9 15.170 4,0 1.182 9,3 1.257 9,0 Tài sản có khác 45.464 13,3 36.124 11,2 36.297 9,5 (5.340) (11,7) 173 0,5 II.Nguồn vốn 340.708 100 357.920 100,0 381.867 100,0 17.212 5,1 23.947 6,7 Tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân 301.931 88,6 321.148 89,7 345.563 90,5 19.217 6,4 24.415 7,6 Phát hành giấy tờ có giá 7.017 2,1 6.238 1,7 7.358 1,9 (779) (11,1) 1.120 18,0 Vốn và các quỹ 11.528 3,4 12.811 3,6 14.750 3,9 1.283 11,1 1.939 15,1 Tài sản nợ khác 20.232 5,9 17.723 5,0 14.196 3,7 (2.509) (12) (3.527) (19,9) (Nguồn:Trường Phòng kế toán - ngân Đại quỹ Agribank họcchi Kinh nhánh Nam sôngtế HươngHuế– Huế) 31
  32. ­ Trong giai đoạn 2015 – 2017 tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế không có nhiều biến động. Năm 2015 tổng Tài sản – Nguồn vốn đang ở mức 340.708 triệu đồng, năm 2016 đã tăng thêm 5,1% lên 357.920 triệu đồng, qua đến năm 2017 tốc độ tăng trưởng đạt 6,7% so với năm trước đạt mức 381.867 triệu đồng tuy rằng trong cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn có nhiều sự biến động. ­ Tài sản: Trong cơ cấu Tài sản của ngân hàng khoản mục cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất với trên 76%, sự biến động của khoản mục này có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi tổng Tài sản. Trong giai đoạn 2015 – 2017 khoản mục này liên tục tăng lên. Năm 2015, đạt 259.930 triệu đồng, năm 2016 tăng thêm 15.960 triệu đồng đạt 275.890, qua đến năm 2017 đã tăng lên 298.487 tương ứng với mức tăng 8,2% so với năm trước. Sau khoản mục cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, khoản mục chiếm tỷ trọng tương đối lớn là tài sản có khác, dao động từ 9,5% - 13,3% trong tổng cơ cấu Tài sản. Tuy nhiên tỷ trọng của khoản mục này có xu hướng giảm dần qua các năm còn giá trị lại có xu hướng biến động không ổn định. Cụ thể năm 2015, Tài sản có khác đạt 45.464 triệu đồng, qua năm 2016 đã giảm 11,7% xuống còn 40.124 triệu đồng, chỉ chiếm 11,2% trong tổng cơ cấu Tài sản. Năm 2017 tiếp tục giảm về 36.297 triệu đồng, giảm 9,5% so với năm trước và chỉ chiếm 9,5% trong tổng cơ cấu Tài sản. Các khoản mục còn lại gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN và các tổ chức tín dụng , tài sản cố định chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu Tài sản. Cả 3 khoảnTrường mục này đều có xuĐại hướng tănghọc dần quaKinh các năm vềtế cả giáHuế trị lẫn tỷ trọng trong cơ cấu tổng Tài sản. Tiền gửi NHNN và các tổ chức tín dụng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng Tài sản đứng sau khoản mục Tiền mặt tại quỹ nhưng năm 2016 lại tăng thêm 28,8% so với năm trước, tăng mạnh hơn khoản Tiền mặt tại quỹ là 20,3%, Tài sản cố định 9,3% và là khoản mục đạt được tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong cơ cấu Tài sản. 32
  33. Nguồn vốn: Vốn là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh . Đối với Ngân hàng, nguốn vốn có được phần lớn nhờ hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng. Chính vì vậy trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế khoản mục Tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, duy trì trên mức 85% và liên tục tăng lên trong suốt giai đoạn 2015 – 2017. Cụ thể, năm 2015, khoản mục này đạt 301.931 triệu đồng chiếm 88,6% trong cơ cấu nguồn vốn, năm 2016 đã tăng lên 321.148 triệu đồng tăng tương ứng 6,4% nâng tỷ trọng lên mức 89,7%, đến năm 2017 lại tiếp tục tăng thêm 7,6% đạt 345.563 triệu đồng và chiếm đến 90,5% tổng Nguồn vốn. Điều này phần nào chứng tỏ được khả năng huy động vốn của Ngân hàng đang tăng trưởng tốt, bổ sung một phần đáng kể Nguồn vốn cho Ngân hàng, tuy nhiên khoản mục này chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu Nguồn vốn và có xu hướng tiếp tục tăng lên cũng báo động tình trạng lệ thuộc vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ngoài hoạt động huy động tiền gửi, NH còn phát hành giấy tờ có giá để bổ sung nguồn vốn kinh doanh của mình. Trong cơ cấu Nguồn vốn, khoản mục này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong suốt cả giai đoạn và không ổn định, điều này phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn NH cần và tình hình kinh tế năm đó. Năm 2015 nguồn vốn thu được nhờ phát hành giấy tờ có giá chiếm 2,1% với 7.017 triệu đồng nhưng qua năm 2016 đã giảm xuống còn 6.238 triệu đồng, chỉ chiếm 1,7% trong tổng cơ cấu Nguồn vốn. Năm 2017, tỷ trọng khoản mục này đã tăng lên 1,9% với 7.358 triệu đồng, tăng 1.120 triệu đồng so với năm trước. Một trong những chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính quan trọng của Ngân hàng Trườnglà khoản mục Vốn Đạivà các qu ỹ.học Vốn và cácKinh quỹ của NHtế có Huếxu hướng tăng dần qua các năm về cả tỷ trọng và giá trị. Năm 2015 khoản mục này đạt 11.528 triệu đồng với 3,4% trong tổng cơ cấu Nguồn vốn. Năm 2016 đã tăng lên 12.811 triệu đồng và chiếm 3,6%. Qua đến năm 2017 đã tăng thêm 1.120 triệu đồng lên mức 14.750 triệu đồng và tăng tỷ trọng lên 3,9%. So với các ngân hàng khác trên đia bàn, chỉ tiêu này của Agribank chi nhánh Nam sông Hương tương đối tốt khi liên tục duy trì trên mức 3,5% và vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng lên. 33
  34. Tài sản nợ khác (bao gồm thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. lương và các khoản phải trả cán bộ nhân viên, các khoản trả nhà cung cấp) là khoản mục chiếm tỷ trọng khá cao chỉ đứng sau Tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân, sự thay đổi của khoản mục này cũng có ảnh hướng đáng kể tới Nguồn vốn NH. Năm 2015, khoản mục này chiếm tới 5,9% trong cơ cấu Nguồn vốn với 20.232 triệu đồng nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm về cả giá trị lẫn tỷ trọng. Cụ thể, năm 2016 Tài sản nợ khác đã giảm đi 2.509 triệu đồng, giảm về mức 17.723 triệu đồng và chỉ chiếm 5% trong tổng cơ cấu Nguồn vốn. Qua đến năm 2017, chỉ tiêu này lại tiếp tục giảm xuống 3.527 triệu đồng về 14.196 triệu đồng, chiếm 3.7% trong Nguồn vốn NH. Đây được xem là sự thay đổi lớn nhất trong cơ cấu Nguổn vốn với tốc độ tăng trường là -19,9% . Trường Đại học Kinh tế Huế 34
  35. 2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Kết quả hoạt động kinh doanh Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.Thu nhập 57.234 100 61.250 100 65.322 100 4.016 7,0 4.072 5,0 Thu lãi cho vay 51.559 90,1 55.453 90,5 59.854 91,63 3.894 7,6 4.401 7,9 Thu lãi tiền gửi 0 0,00 0 0,00 0 0,00 - 0,0 - 0,0 Thu nhập từ DVTT & NQ 2.435 4,3 1.981 3,2 2.593 4,0 (454) (18,6) 612 30,9 Thu từ hoạt động khác 3.240 5,7 3.816 6,2 2.875 4,4 576 17,8 (941) (24,7) 2.Chi phí 42.949 100 45.575 100 48.132 100 2.626 6,1 2.557 5,6 Chi trả lãi tiền gửi 37.167 86,54 40.015 87,80 43.145 89,64 2.848 7,7 3.130 7,8 Chi lãi phát hành giấy tờ có giá 1.575 3,67 1.501 3,29 1.650 3,43 (74) (-4,7) 149 9,9 Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 248 0,58 316 0,69 367 0,76 68 27,4 51 16,1 Chi hoạt động khác 3.959 9,22 3.653 6,11 2.970 6,17 (216) (5,5) (773) (20,7) 3.Lợi nhuận 14.285 - 15.675 - 17.190 - 1.390 9,7 1.515 9,7 (Nguồn:Trường Phòng kế toán - ngânĐại quỹ Agribank họcchi Kinh nhánh Nam sôngtế HươngHuế– Huế) 35
  36. ­ Thu nhập: Tổng thu nhập của Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015 – 2017 có được sự tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn đạt 6%/năm. Trong đó năm 2016, tổng TN của NH đạt 61.250 triệu đồng tăng 4.016 triệu đồng tương đương với 7% so với năm trước là 57.234 triệu đồng. Đến năm 2017 tốc độ tăng trưởng có phần chững lại khi chỉ còn 5% nhưng tổng Thu nhập của NH vẫn tiếp tục tăng thêm 3.072 triệu đồng lên mức 64.322 triệu đồng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tài sản của NH là khoản mục Cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân chính vì vậy trong cơ cấu Thu nhập khoản thu lãi cho vay chiếm đến trên 90% giá trị và có xu hướng tăng dần qua các năm tương tự tổng Thu nhập. Cụ thể, năm 2015, Thu lãi cho vay đạt 51.559 triệu đồng chiếm tới 90,1% trong cơ cấu thu nhập, đến năm 2016 đã tăng lên 55.453 triệu đồng với tốc độ tăng trường đạt 7,6% nhưng qua đén năm 2017 tuy rằng tiếp tục tăng thêm 4.401 triệu đồng tương đương với 7,9% cao hơn cùng kì năm trước 0,3%. Tuy rằng tỷ trọng Thu lãi cho vay có dấu hiệu biến động nhưng vẫn được duy trì trên 90% trong tổng cơ cấu Thu nhập, điều này tiềm ẩn nhiều bất lợi cho ngân hàng khi thu nhập phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Quy mô chi nhánh còn tương đối nhỏ kết hợp với vị trí thuộc khu vực có thu nhập dân cư còn hạn chế nên thu nhập từ hoạt động thu lãi tiền gửi chưa phát huy được tác dụng. Ngoài ra các khoản thu nhập khác như thu từ DVTT và NQ, thu từ hoạt động khác chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, sự thay đổi của hai chỉ tiêu này gây ảnh hưởng không nhiều đến sự thay đổi của tổng Thu nhập. Cả hai khoản mục này đều có xuTrường hướng biến động khôngĐại ổn địnhhọc trong suốtKinh giai đoạn tế2015 Huế– 2017. Cụ thể, chỉ tiêu Thu nhập từ DVTT và NQ năm 2015 đạt 2.435 triệu đồng và chiếm tới 5,7% trong cơ cấu Thu nhập nhưng đến năm 2016 lại giảm 18,6% về còn 1.981 triệu đồng. Năm 2017 ghi nhận được sự tăng lên đáng kể của chỉ tiêu này khi tăng 30,9% tương đương 612 triệu đồng lên mức 2.593 triệu đồng. Trái ngược với khoản thu từ DVTT và NQ, thu từ hoạt động khác lại tăng lên năm 2016, tăng đến 17,8%, từ 36
  37. 3.240 triệu đồng năm 2015 lên 3.816 triệu đồng năm 2016. Sau đó năm 2017 lại giảm 24,7% về mức 2.875 triệu đồng. ­ Chi phí: Nhìn chung tổng chi của NH giai đoạn này cũng có dấu hiệu tăng lên qua các năm nhưng mức độ biến động không ổn định. Năm 2015, tổng chi ở mức 42.949 triệu đồng, qua năm 2016 đã tăng thêm 2.626 triệu đồng và đạt 45.575 triệu đồng. Năm 2017 tổng chi tiếp tục tăng lên 2.557 triệu đồng – mức tăng xấp xỉ với năm trước nhưng tốc độ tăng trường chỉ đạt 5,6% (thấp hơn năm 2016 là 6,1%) Chiếm tỷ trọng lớn nhất tương ứng với khoản Tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân là chi phí trả lãi tiền gửi. Khoản chi này chiếm trên 85% tổng Chi phí của NH và liên tục tăng lên. Năm 2015, Chi phí trả lãi tiền gửi đạt 37.167 triệu đồng chiếm đến 86,54% trong cơ cấu Chi phí. Năm 2016, tăng thêm 40.015 tương ứng với 7,7% đạt mức 40.015 triệu đồng và tăng thêm 3.130 triệu đồng (tương ứng với 7,8%) so với năm trước và tăng lên 43.145 triệu đồng. Điều nay phần nào chứng tỏ được tình hình huy động vốn của NH trong giai đoạn này tương đối khả quan, cần phát huy nhằm tăng thêm nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu Chi phí là khoản Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ - luôn duy trì dưới 1%, tuy rằng đang có dấu hiệu tăng lên về giá trị nhưng tỷ trọng trong tổng chi vẫn còn hạn chế. Ngoài ra khoản chi lãi phát hành giấy tờ có giá và chi hoạt động khác chiếm một phần đáng kể trong tổng Chi phí. Cả hai chỉ tiêu này đều có chung xu hướng giảm xuống vào năm 2016 và tăng nhẹ lên vào cuối năm 2017. ­ Lợi nhuận: Lợi nhuận của Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế đang trên đàTrường tăng trưởng tương Đại đối ổn địnhhọc trong giaiKinh đoạn 2015 tế– 2017. Huế Lợi nhuận năm 2015 đạt 14.285 triệu đồng, qua năm 2016 đã tăng thêm 1.390 triệu đồng – tăng lên mức 15.675 triệu đồng. Năm 2017 tiếp tục tăng lên 17.190 triệu đồng với mức tăng trưởng giai đoạn này là 9,7%/năm, tuy rằng có một số khoản mục bị giảm về giá trị nhưng không gây ra nhiều ảnh hưởng đến Lợi nhuận NH. Là chi nhánh của một trong những NH hàng đầu trên cả nước, Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế đã gây dựng tốt hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng, đồng thời trở 37
  38. thành người bạn đồng hành của nhiều gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố - đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành cồng trong quá trình hoạt động của chi nhánh. 2.2. Tổng quan về bảo hiểm Bảo an tín dụng 2.2.1. Cơ sở lý luận ­ Bảo hiểm bảo an tín dụng: là sản phẩm bảo hiểm liên kết toàn diện giữa ABIC và Agribank nhằm bảo vệ khách hàng vay vốn và NH hạn chế được những rủi ro xảy ra trong thời hạn vay vốn tại Agribank. ­ Người được bảo hiểm (NĐBH): là người được ABIC chấp nhận bảo hiểm theo quy tắc của bảo hiểm bảo an tín dụng và thỏa mãn các điều kiện quy định trong hợp đồng bảo hiểm: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Được NH chấp nhận cho vay hoặc là người đại diện cho tổ chức được NH chấp thuận cho vay và tự nguyện chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho NH. Có độ tuổi từ đủ 18 – 65 tuổi vào ngày bắt đầu bảo hiểm và không quá 66 tuổi vào ngày kết thúc hợp đồng bảo hiểm. NĐBH có tỉ lệ thương tật không quá 50% tại thời điểm bắt đầu bảo hiểm. ­ Bên bảo hiểm: ABIC – công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng Nông Nghiệp. ­ Ngân hàng: đơn vị được phép cấp tín dụng cho khách hàng theo quy định, là trung gian thực hiện cấp bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại NH. ­ Bên mua bảo hiểm là cá nhân tổ chức phù hợp với các yêu cầu bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm theo cá điều khoản, điều kiện quy định. ­ Người thụ hưởng: Là cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định nhận số tiền chi trả quyềnTrường lợi bảo hiểm. Đại học Kinh tế Huế ­ Tai nạn: là bất kì sự kiện bất ngờ, không lường trước, gây ra bởi một lực bất ngờ có thể nhìn thấy được từ bên ngoài, tác động lên thân thể NĐBH và xảy ra ngoài sự kiểm soát là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất gây ra tử vong hoặc thương tật thân thể cho NĐBH. ­ Phí bảo hiểm: được quy định trong hợp đồng bảo hiểm căn cứ và Biểu phí và số tiền bảo hiểm theo quy định. 38
  39. ­ Số tiền bảo hiểm: được ghi trong HĐBH là giới hạn trách nhiệm tối đa của ABIC cho mỗi sự kiện bảo hiểm. ­ Hợp đồng tái tục: là hợp đồng bảo hiểm được thiết lập lại trên cơ sở các hợp đồng bảo hiểm trước đó nếu thỏa mãn điều kiện: NĐBH không thay đổi, thời gian đã được bảo hiểm trước đó tối thiểu 12 tháng. ­ Thời hạn bảo hiểm: Là thời hạn khách hàng muốn tham gia hoặc tương ứng với thời hạn của hợp đồng tín dụng. ­ Quyền lợi bảo hiểm, bao gồm: Trường hợp NĐBH bị tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, DNBH sẽ chi trả 100% số tiền bảo hiểm. Trường hợp NĐBH bị tử vong, tàn tật toàn bộ vĩnh viễn do bệnh tật, thai sản thuộc phạm vi bảo hiểm, DNBH sẽ chi trả theo tỷ lệ nhân với số tiền bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm bổ sung khác: Tùy thuộc vào DNBH có thể thiết kế thêm các quyền lợi bảo hiểm bổ sung. (Nguồn: Quy tắc bảo hiểm Bảo an tín dụng) 2.2.2. Đặc điểm bảo hiểm Bảo an tín dụng ­ Là loại bảo hiểm sức khỏe được phân phối qua kênh liên kết ngân hàng – bảo hiểm (Bancassurance) dành riêng cho khách hàng vay vốn tại các chi nhánh, phòng giao dịch thuộc NH Agribank trên toàn quốc. ­ Khách hàng khi thực hiện vay vốn tại NH sẽ được tư vấn đăng kí tự nguyện sản phẩm bảo hiểm này để hạn chế rủi ro xảy ra trong thời hạn cho vay với số tiền bảo hiểm tối đã không quá 200 triệu đồng. ­ Phí bảo hiểm được khách hàng đóng một lần, tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo hiểm.Trường Tỷ lệ phí bảo hiểmĐại phụ thuộchọc vào đKinhộ tuổi của Ng tếười đ ưHuếợc bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tham gia. Phí bảo hiểm sẽ được thu một lần bằng cách KH nộp thông qua NH hoặc NH sẽ trừ vào số tiền vay vốn được giải ngân cho KH. ­ Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, khách hàng sẽ nhận được giấy chứng nhận đã tham gia bảo hiểm để theo dõi thực hiện đóng phí và đảm bảo thực hiện quyền lợi khi rủi ro xảy ra. ­ Bảo hiểm Bảo an tín dụng là một loại bảo hiểm sức khỏe – một loại sản phẩm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ. Về cơ bản mang đầy đủ các đặc điểm của bảo 39
  40. hiểm phi nhân thọ, số tiền phí đóng bảo hiểm sẽ không được tích lũy qua từng giai đoạn và không được trả lại sau khi hết hạn hợp đồng như BHNT. ­ Thời hạn hợp đồng tương đối linh hoạt, kéo dài liên tục từ dưới 3 tháng đến trên 48 tháng, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và giá trị khoản vay. 2.2.3. Phương thức tính phí bảo hiểm ­ Phương thức tính phí và biểu phí được quy định trong Quyết định số 3131/2013/QĐ-ABIC-PHH của tổng giám đốc công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp đã được bộ tài chính phê chuẩn.  Quyền lợi bảo hiểm cơ bản ­ Phí bảo hiểm một người/ năm được xác định = Tỷ lệ phí bảo hiểm x Số tiền bảo hiểm. ­ Phí bảo hiểm: Bảng 2.5. Phí bảo hiểm Bảo an tín dụng theo độ tuổi Đơn vị:% Độ tuổi Tỷ lệ phí bảo hiểm % 18 – 45 0,65% 46 – 65 0,90% (Nguồn: Quy tắc bảo hiểm Bảo an tín dụng) ­ Số tiền bảo hiểm: từ 1 triệu đồng đến 200 triệu đồng. ­ Ví dụ: Một khách hàng (40 tuổi) đến xin vay vốn tại chi nhánh NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam sông Hương với số tiền là 1 tỷ đồng. Khi lập hợp đồng tín dụng KH đồng thời lập yêu cầu cấp BH bảo an tín dụng với STBH tối đa là 200 triệu trong vòng 5 tháng. HĐ tín dụng và HĐBH của khách hàng được phê duyệtTrường một lần. Sau khi giảiĐại ngân vàhọc trừ đi số Kinhphí bảo hiểm tế NH sốHuế tiền NH cấp cho khách hàng 999.220 triệu đồng. Số phí bảo hiểm = 200.000.000 x 0,65% x 60% = 780.000 vnđ  Quyền lợi bảo hiểm bổ sung ­ Quyền lợi khách hàng được yêu cầu bổ sung trong điều khoản hợp đồng: Trợ cấp nằm viện do tai nạn. 40
  41. Bảo hiểm lãi tiền vay. Số tiền được chi trả được xác định trên cơ sở Dư nợ gốc còn lại tại ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm (không quá số tiền BH tối đa) x lãi suất cho vay. Trợ cấp mai táng phí. ­ Đối với các quyền lợi này, ABIC không tính thêm phí khi được khách hàng yêu cầu.  Phí bảo hiểm ngắn hạn Bảng 2.6. Phí bảo hiểm ngắn hạn Bảo an tín dụng Đơn vị: % Thời hạn Dưới Từ Từ Từ bảo hiểm 3 tháng 3 – 6 tháng 6 – 9 tháng 9 – 12 tháng Tỷ lệ 40% 60% 90% 100% (Nguồn: Quy tắc bảo hiểm Bảo an tín dụng)  Phí bảo hiểm dài hạn Bảng 2.7. Phí bảo hiểm dài hạn Bảo an tín dụng theo độ tuổi Đơn vị: % Thời hạn bảo hiểm Tỷ lệ Từ 12 – 15 tháng 120% Từ 15 – 18 tháng 145% Từ 18 – 21 tháng 165% Từ 21 – 24 tháng 180% Từ 24 – 27 tháng 210% TrườngTừ 27 – 30 Đại tháng học Kinh 235%tế Huế Từ 30 – 33 tháng 250% Từ 33 – 36 tháng 265% Từ 36 – 42 tháng 290% Từ 42 – 48 tháng 320% Trên 48 tháng Số tháng/12 tháng x 80% (Nguồn: Quy tắc bảo hiểm Bảo an tín dụng) 41
  42. 2.2.4. Giám định và bồi thường ­ Giám định tổn thất là xem xét, kết luận về nguyên nhân và mức độ tổn thất của đối tượng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm để bên bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Kết quả giám định tổn thất được ghi trong biên bản giám định, trong đó xác định rõ tình trạng tổn thất, mức độ thiệt hại, nguyên nhân gây ra tổn thất. Pháp luật các nước thường quy định rõ, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm phải hoặc người đại diện phải để nguyên trạng tài sản, không được làm mất dấu vết, xáo trộn hoặc di chuyển trừ khi có sự chứng kiến tại hiện trường của đại diện cơ quan liên quan tạm lập biên bản để chờ giám định. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu. Bồi thường: Bồi thường thiệt hại là công việc rất quan trọng trong quy trình triển khai một sản phẩm bảo hiểm bởi nó thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng, phản ánh rõ nhất lợi ích của sản phẩm bảo hiểm. 2.2.5. Hợp đồng bảo hiểm ­ Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận bằng văn bản giữa Bên mua bảo hiểm và ABIC trong đó ghi nhận quyền và nghĩa vụ của Bên mua bảo hiểm, Người được bảo hiểm, Người thụ hưởng (hoặc Người đại diện theo pháp luật của Người được bảo hiểm, Người thụ hưởng), Người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm và ABIC. TrườngHợp đồng bao gồm Đại Giấy y êuhọc cầu bảo hiểm,Kinh Thông báotế chấp Huế nhận bảo hiểm, Điều khoản bảo hiểm của Hợp đồng chính và của các Sản phẩm bổ trợ (nếu có), Phụ lục Hợp đồng. Thời hạn bảo hiểm: Thời gian hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực tới khi kết thúc trách nhiệm bảo hiểm được gọi là thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Thời hạn của hợp đồng BH BATD thường được căn cứ theo thời hạn vay 42
  43. vốn, tối đa bằng thời gian vay. ­ Ý nghĩa bảo hiểm bảo an tín dụng Là một sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, BATD mang lại nhiều ý nghĩa to lớn về cả giá trị vật chất lẫn tinh thần cho bản thân người được bảo hiểm, gia đình và xã hội. Đối với cá nhân, gia đình:  Người được bảo hiểm là khách hàng đang tham gia vay vốn tại NH Agribank trên toàn quốc, khi không may sự kiện bảo hiểm xảy ra tùy thuộc vào giá trị hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả số tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký.  Người được bảo hiểm và gia đình sẽ giảm được gánh nặng nợ do mất khả năng chỉ trả khoản vay ngân hàng, quyền lợi bảo hiểm nhận được phụ thuộc vào giá trị bảo hiểm và các điều khoản đã thỏa thuận trong HĐBH. Đây có thể được xem là một chỗ dựa khá an toàn để an tâm sản xuất, hoạt động kinh doanh. Ngoài ra công ty bảo hiểm còn hỗ trợ một phần chi phí nằm viện, mai táng đối với NĐBH. Đối với xã hội:  Ngân hàng sẽ giảm được một phần nợ xấu do rủi ro xảy ra thời hạn hợp đồng vay vốn mà người thân, gia đình người đi vay không có khả năng chi trả khoản vay.  Xã hội được ổn định hơn nhờ hạn chế được các trường hợp nợ mất khả năng chi trả dẫn đến tình trạng bị phong tỏa toàn bộ tài sản, không có việc làm, đồng thời giảm được gánh nặng trợ cấp cho các gia đình neo đơn, không có trụ cột. 2.3. Thực trạng triển khai bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế. 2.3.1.TrườngQuy trình cấ p Đạibảo hiểm học Bảo an tínKinh dụng tại Ngântế hàngHuếNông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương Huế ­ Bảo hiểm Bảo an tín dụng là sản phẩm bảo hiểm được ABIC cung cấp cho khách hàng thực hiện vay vốn tại NH Agribank trên toàn quốc. Khách hàng lập giấy yêu cầu bảo hiểm Bảo an tín dụng trong hai trường hợp: Khách hàng yêu cầu bảo hiểm cùng lúc với hợp đồng vay vốn. Khách hàng yêu cầu bảo hiểm sau khi đã kí hợp đồng vay vốn. 43
  44. ­ Trong cả hai trường hợp NH đều đóng vai trò đại lý bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm tư vấn, lập hồ sơ, chuyển giao hồ sơ về phòng kinh doanh ABIC chi nhánh Huế tại địa chỉ 139 Trần Hưng Đạo và thu phí khi hợp đồng có hiệu lực. Các công việc khác liên quan đến hợp đồng sẽ do phòng kinh doanh ABIC tại huế đảm nhận và có thông báo gửi đến khách hàng thông qua ngân hàng. Lập giấy yêu cầu Chuyển Thẩm định hồ sơ bảo hiểm hồ sơ Thông báo với Trả kết Phê duyệt hợp đồng khách hàng quả Sơ đồ 2.6. Quy trình cấp Bảo hiểm Bảo an tín dụng tại NH Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế ­ Bước 1: Khách hàng lập yêu cầu cấp bảo hiểm tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế sẽ được cán bộ tín dụng hưỡng dẫn lập hồ sơ, lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp. Khi yêu cầu bảo hiểm, bên mua BH, NĐBH phải chấp thuận tham gia bảo hiểm theo các điều khoản, quy tắc bảo hiểm bằng việc kê khai đầy đủ, trung thực và ký xác nhận vào Giấy yêu cầu bảo hiểm Bảo an tín dụng theo mẫu của ABIC có sẵn tại NH. ­ Bước 2: Hồ sơ yêu cầu cấp bảo hiểm Bảo an tín dụng bao gồm giấy yêu cầu bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, giấy khám sức khỏe mới nhất. Sau khi KH hoàn thiện hồ sơ,Trường Agribank chi nhánh Đại Nam sông học Hương Kinh– Huế sẽ chịu tế trách Huế nhiệm gửi hồ sơ về phòng giao dịch ABIC tại Huế. ­ Bước 3: Hồ sơ khách hàng sẽ được thẩm định, kiểm tra và thông báo đến NH trong vòng 7 ngày làm việc. Trong trường hợp sau khi kiểm tra ABIC không chấp nhận cung cấp bảo hiểm, hồ sơ sẽ không được trả lại KH tại NH nhưng trường hợp này chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số hồ sơ yêu cầu. Đối với 99% còn lại, ABIC sẽ kí duyệt hồ 44
  45. sơ và chuyển trả đến NH. Hồ sơ hợp lệ được gửi về NH, nhân viên tín dụng đã tư vấn trước đó có trách nhiệm thông báo với khách hàng. Khách hàng đến NH nộp phí bảo hiểm hoặc NH sẽ trừ trực tiếp vào số tiền giải ngân để bắt đầu hợp đồng bảo hiểm, số phí này được thu một lần ngay thời điểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc tại thời điểm phát sinh phí bảo hiểm bổ sung. Sau khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ nộp phí, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, KH sẽ nhận được một chứng nhận tham gia bảo hiểm để theo dõi nghĩa vụ nộp phí đồng thời đảm bảo quyền lợi khách hàng khi rủi ro xảy ra. Số phí bảo hiểm phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm mà KH vay vốn yêu cầu. Kết thúc thời hạn bảo hiểm, KH có thể thực hiện tái tục hợp đồng với số tiền còn lại trên hợp đồng vay vốn. ­ Bước 4: Hợp đồng BH giữa ABIC và KH được kí thành công, NH sẽ nhận được một phần hoa hồng tùy thuộc vào số phí bảo hiểm ABIC thu được, khoản hoa hồng này kế toán của NH sẽ hạch toán vào tài khoản thu nhập khác. ­ Trong thời hạn HĐ, không may sự kiện bảo hiểm xảy ra, gia đình hoặc NĐBH có trách nhiệm thông báo với Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế hoặc bất kì chi nhánh Agribank, ABIC nào trên phạm vi toàn quốc bằng văn bản trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày phát sinh và thời hạn gửi đủ hồ sơ là 1 năm. ­ Hồ sơ yêu cầu chi trả bảo hiểm bao gồm: Thông báo tai nạn và yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu của ABIC. Giấy chứng nhận bảo hiểm/ thẻ bảo hiểm (bản sao có xác nhận sao y bản chính).Trường Đại học Kinh tế Huế Chứng từ y tế hợp lý của bệnh viện, cơ sở y tế điều trị. Xác nhận quyền thừa kế hợp pháp hoặc ủy quyền hợp pháp. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan công an, chính quyền địa phương. Giấy chứng tử và một số giấy tờ liên quan khác. 45
  46. ­ Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong vòng 15 ngày, ABIC sẽ kiểm tra thông tin và tiến hành chi trả tiền bảo hiểm theo các điều khoản đã kí trong hợp đồng bảo hiểm. ­ Trong trường hợp từ chối trả tiền BH, ABIC sẽ thông báo bằng văn bản cho NĐBH hoặc người thân biết được lý do. Các khoản nợ của NĐBH đối với NH cũng sẽ không được chi trả trong trường hợp này. NH có trách nhiệm truy thu số vốn và lãi vay còn lại, trích lập dự phòng nếu nhận thấy có nguy cơ mất vốn. ­ Trong suốt thời hạn hợp đồng vay vốn của KH tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế, khách hàng hoặc ABIC có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm đối với khoản tiền vay đã được mua bảo hiểm từ trước. Khách hàng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: KH phải có văn bản gửi đến Agribank chi nhánh Nam sông Hương hoặc phòng giao dịch ABIC tại Huế trước 30 ngày kể từ ngày dự định chấm dứt. KH sau khi chấm dứt hợp đồng sẽ được nhận lại 70% số phí bảo hiểm của thời gian còn lại. ABIC yêu cầu chấm dứt hợp đồng với khách hàng, KH sẽ nhận được 100% số phí bảo hiểm trong thời gian còn lại của hợp đồng. Ngoài ra hợp đồng bảo hiểm sẽ tự động chấm dứt hiệu lực nếu xuất hiện dấu hiệu vi phạm hợp đồng của KH hoặc NĐBH quá 65 tuổi, trong trường hợp này KH sẽ nhận được thông báo của ABIC tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế về việc chấm dứt hợp đồng BH. 2.3.2. Thực trạng triển khai bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế 2.3.2.1.Tình hình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế ­ TrườngBảo hiểm bảo an tínĐại dụng l àhọc một loại bảoKinh hiểm sức khỏetế thuộcHuế hình thức bảo hiểm phi nhân thọ được phân phối thông qua kênh phân phối Bancassurance, tính đến thời điểm hiện tại chỉ có 6 DNBH thực hiện cung cấp bảo hiểm bảo an tín dụng qua kênh này. Agribank nam sông Hương – Huế tự hào là một trung gian trong quá trình đưa sản phẩm bảo hiểm đến khách hàng nhằm giúp hạn chế được những rủi ro xảy ra trong thời hạn vay vốn tại NH. 46
  47. ­ Là một sản phẩm mới ra mắt vào cuối năm 2009 mang đầy tính nhân văn, nhân đạo, giúp KH có thể hoàn trả tiếp khoản vay đang nợ NH nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm trong thời hạn hợp đồng, hạn chế gánh nặng tài chính để lại cho người thân, gia đình ngoài ra ABIC còn hỗ trợ các chi phí liên quan phù hợp với tình trạng sức khỏe của NĐBH. Tuy với nhiều ưu điểm vượt trội như vậy nhưng tại NH Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế khách hàng đang còn khá ngần ngại khi được giới thiệu về sản phẩm này khi kí kết hợp đồng vay vốn. Theo thống kê, trong vòng hai năm qua tỉ lệ khách hàng đồng ý sử dụng bảo hiểm bảo an tín dụng chỉ xấp xỉ 6% tức là cứ 100 người vay vốn tại NH chỉ có 6 người tham gia bảo hiểm – đây là một tỷ lệ rất thấp so với tỷ lệ trên toàn hệ thống ABIC. Tỷ lệ tái tục hợp đồng bảo hiểm cũng chỉ ở mức 2,3%. Trường Đại học Kinh tế Huế 47
  48. Bảng 2.8. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015–2017 Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu GT % GT % GT % +/- % +/- % 1, Doanh số cho vay 259.930 100 275.890 100,00 298.487 100,00 15.960 6,14 22.597 8,19 Ngắn hạn 160.736 61,84 172.267 62,44 189.425 63,46 11.531 7,17 17.158 9,96 Trung và dài hạn 99.194 38,16 103.623 37,56 109.062 36,54 4.429 4,46 5.439 5,25 2, Doanh số thu nợ 229.342 100,00 247.344 100,00 265.683 100,00 18.002 7,85 18.339 7,41 Ngắn hạn 135.677 59,16 150.786 60,96 166.184 62,55 15.109 11,14 15.398 10,21 Trung và dài hạn 93.665 40,84 96.558 39,04 99.499 37,45 2.893 3,09 2.941 3,05 3, Dư nợ tín dụng 180.373 100,00 208.919 100,00 241.723 100,00 28.546 15,83 32.804 15,70 Ngắn hạn 100.954 55,97 119.063 56,99 139.934 57,89 18.109 17,94 20.871 17,53 Trung và dài hạn 79.419Trường44,03 89.856Đại học43,01 Kinh101.789 42tế,11 Huế10.437 13,14 11.933 13,28 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank chi nhánh Nam sông Hương) 48
  49. ­ Nhìn chung trong suốt giai đoạn 2015 – 2017 doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế đều có sự tăng lên rõ rệt. Ngoài ra các khoản ngắn hạn ở các chỉ tiêu đều chiếm hơn 50% tổng cơ cấu và tăng dần lên. ­ Cuối 2015, Doanh số cho vay dừng lại ở mức 259.930 triệu đồng, đến cuối năm 2016 đã tăng thêm 6,14% đạt 275.890 triệu đồng, năm 2017 tiếp tục tăng lên 298.487 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình chung giai đoạn này đạt 7,16% với mức tăng trung bình là 19.278 triệu đồng/ năm. Có thể thấy doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng trưởng mạnh hơn trung – dài hạn. Cụ thể, năm 2016 tốc độ tăng trưởng đạt 7,17%, tăng từ 160.736 triệu đồng lên 172.267 triệu đồng. Cuối năm 2017 Doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng tăng mạnh lên 9,96%, tăng lên 189.425 triệu đồng. Trong khi đó doanh số cho vay trung – dài hạn năm 2016 chỉ là 4,46% và 2017 là 5,25%. ­ Doanh số thu nợ cũng tăng lên trong giai đoạn này. Năm 2015, Doanh số thu nợ đạt 229.342 triệu đồng, đã tăng thêm 18.002 triệu đồng lên 247.344 triệu đồng (tương đương với 7,85%). Năm 2017 tiếp tục ghi nhận được sự gia tăng của chỉ tiêu này. Tốc độ tăng trưởng năm này đạt 7,41%, nâng mức giá trị lên 265.683 triệu đồng. Tuy có sự biến động về tỷ trọng nhưng nhìn chung có thể nhận thấy Doanh số thu nợ cả ngắn hạn và dài hạn đều đang có xu hướng “chững” lại, một phần nguyên nhân những năm gần đây nền kinh tế nước ta trở nên khá thô sơ so với các nước trong khu vực. ­ Dư nợ tín dụng cũng tăng lên mạnh ở khoản dư nợ ngắn hạn, cụ thể: tổng dư nợ năm 2015 là 180.373 triệu đồng, cuối năm 2016 tăng lên 208.919 triệu đồng và cuối Trườngnăm 2017 là 241.723 Đạitriệu đồng học với tốc Kinh độ tăng trư ởngtếlần Huế lượt à 15,83% và 15,70%. Trong cơ cấu dư nợ tín dụng, dư nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn (>55%) liên tục trong nhiều năm với tốc độ tăng trưởng trung bình là 17,73% trong khi đó dư nợ trung dài hạn lại tăng trưởng chậm hơn, tăng trưởng trung bình đạt 13,21%. Năm 2016 tăng thêm 10.437 triệu đồng, tương ứng với 13,14% và năm 2017 tăng thêm 11.933 triệu đồng, tương ứng với 13,28%. 49
  50. ­ Tuy rằng doanh số cho vay có xu hướng tăng mạnh trong suốt giai đoạn này nhưng tỷ lệ khách hàng sử dụng bảo hiểm bảo an tín dụng không thay đổi đáng kể so với những năm trước với tỷ lệ hoa hồng thu được từ việc tham gia kênh phân phối Bancassurance đối với loại bảo hiểm này chỉ chiếm 1,43% lợi nhuận của Ngân hàng trong năm 2017. ­ Xu hướng sử dụng nguồn vốn vay trong các tầng lớp dân cư đang có sự tăng lên đáng kể để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư tài chính, kinh doanh tuy nhiên với tâm lý e ngại trước chức năng bảo hiểm cũng như mức độ chi trả khi rủi ro xảy ra phần lớn khách hàng đều từ chối sử dụng bảo hiểm bảo an tín dụng. Hơn nữa khi khách hàng đến NH vay tiền họ muốn nhận đủ số tiền mình cần, không muốn bị NH trừ đi các khoản phí đồng thời không muốn nghĩ đến khả năng xảy ra rủi ro trong tương lai xảy ra nên số HĐBH được cung cấp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với số HĐTD được phê duyệt. Trường Đại học Kinh tế Huế 50
  51. 2.3.2.2.Thực trạng triển khai bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế Bảng 2.9. Cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu GT % GT % GT % +/- % +/- % Nợ nhóm 1 177.631 98,48 206.642 98,91 240.079 99,32 29.010 16.33 33.438 16.18 Nợ nhóm 2 1.371 0,76 1.086 0,52 894 0,37 (284) (20.75) (192) (17.67) Nợ nhóm 3 703 0,39 585 0,28 411 0,17 (118) (16.84) (174) (29.75) Nợ nhóm 4 451 0,25 397 0,19 218 0,09 (54) (11.97) (179) (45.19) Nợ nhóm 5 216 0,12 209 0,1 121 0,05 (8) (3.48) (88) (42.15) Tổng dư nợ 180.373 100 208.919 100 241.723 100 28.546 15.83 32.804 15.70 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 51
  52. Bảng 2.10. Nợ quá hạn, nợ xấu và nợ nhóm 5 tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu GT % GT % GT % +/- % +/- % NQH 2.742 1,52 2.277 1,09 1.644 0,68 (464) (16,94) (634) (27,82) Nợ xấu 1.371 0,76 1.191 0,57 749 0,31 (180) (13,13) (441) (37,07) Nợ nhóm 5 216 0,12 209 0,1 121 0,05 (8) (3,48 (88) (42,15) Tổng dư nợ 180.373 100 208.919 100 241.723 100 28.546 15,83 32.804 15,70 (Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Agribank Nam sông Hương – Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  53. ­ Cũng trong giai đoạn này có thể thấy, một tín hiệu đáng mừng ở ngân hàng là trong khi mức dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm thì số nợ quá hạn, nợ xấu hay nợ nhóm 5 có xu hướng giảm dần về cả giá trị lẫn tỷ trọng. Đối với khoản nợ ở nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn, với chính sách thắt chặt, kiểm tra thẩm định, sàng lọc khách hàng của NH, nhóm nợ này đã giảm đi tương đối đáng kể, năm 2015 mức dư nợ này là 216 triệu đồng, chiếm 0,12% trong tổng dư nợ tín dụng, qua năm 2016 giảm nhẹ xuống còn 209 triệu đồng, cuối năm 2017 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 121 triệu đồng và chiếm 0,05% trong tổng dư nợ. Trong ba năm này, NH đã ghi nhận hai trường hợp KH tử vong do tai nạn trong thời hạn thực hiện hợp đồng vay vốn tại NH, trong đó một trường hợp không thu hồi được nợ ở năm 2015 và một trường hợp gia đình xin gia hạn nợ ở năm 2016. Đối với hai trường hợp này khi KH thực hiện vay vốn tại NH đã không đăng kí bảo hiểm bảo an tín dụng, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra NH đã phải chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng, phía gia đình người vay vốn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với NH. ­ Để hạn chế rủi ro cho khách hàng và bản thân NH, những năm gần đây Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế đã nỗ lực triển khai, giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm bảo hiểm của ABIC mà trong đó có bảo hiểm Bảo an tín dụng. Tuy rằng số hợp đồng bảo hiểm được kí kết còn khá hạn chế nhưng đang dần được cải thiện qua các năm về cả số lượng lẫn giá trị. Trường Đại học Kinh tế Huế 53
  54. Bảng 2.11. Doanh số bảo hiểm BATD tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu GT % GT % GT % +/- % +/- % 1, Doanh số cho vay 259.930 100 275.890 100,00 298.487 100,00 15.960 6,14 22.597 8,19 2, Doanh số cho vay có 5.563 2,14 7.366 2,67 9.790 3,28 1.804 32,43 2.424 32,91 bảo hiểm 3, Doanh số cho vay 3.587 1,38 3.366 1,22 3.821 1,28 (221) (6,17) 455 13,51 thực hiện tái tục HĐBH (Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Agribank Nam sông Hương - Huế) Bảng 2.12. Doanh số bảo hiểm BATD tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu GT % GT % GT % +/- % +/- % 1. Lợi nhuận 14.285 100 15.675 100 17.190 100 1.390 9,7 1.515 9,7 2. Lợi nhuận BH BATD 184,28 1,29 211,61 1,35 245,82 1,43 27,336 14,83% 34,205 16,16% (NguTrườngồn: Phòng kinh doanhĐạichi nhánhhọc Agribank Kinh Nam sông tế Hương Huế- Huế) 54
  55. Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ khách hàng kí hợp đồng và lợi nhuận bảo hiểm BATD tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế giai đoạn 2015 – 2017 (Nguồn: Xử lí số liệu) ­ Doanh số cho vay có kí hợp đồng bảo hiểm lần 1 tương đối ổn định và vẫn đang tiếp tục tăng lên theo doanh số cho vay nhưng tỉ lệ khách hàng kí hợp đồng tái tục bảo hiểm vẫn còn khá thấp và không ổn định. Cụ thể, năm 2015 doanh số cho vay được kí hợp đồng BH 1 lần đạt 5.563 triệu đồng, chiếm 2,14% tổng doanh số cho vay. Năm 2016 tỷ lệ này đã tăng lên 2,67% tương đương 7.366 triệu đồng cho vay được bảo hiểm lần 1. Năm 2017, doanh số cho vay được bảo hiểm lần 1 đã là 9.790 triệu đồng, chiếm 3.28% tổng doanh số. Trong khi đó tỉ lệ tái tục hợp đồng năm 2015 là 1,38%, năm 2016 giảm xuống còn 1,22% đến năm 2017 lại tăng nhẹ lên mức 1,28% trong tổng doanh số cho vay. ­ TrườngTỷ lệ kí hợp đồng Đại lần 1 và họctái kí hợp Kinhđồng tuy có sựtế biến Huế động nhưng nhìn chung trong cả giai đoạn này vẫn có sự tăng lên đáng kể, đặc biệt là khách hàng mới. Tỷ lệ kí hợp đồng tăng tương đối mạnh nhưng lợi nhuận đạt được khi cung cấp dịch vụ tăng trưởng còn khá hạn chế, chưa tương xứng với mức tăng trưởng của tỷ lệ hợp đồng. Nguyên nhân của điều này là tuy rằng số hợp đồng bảo hiểm tăng trưởng tương đối tốt nhưng doanh thu bảo hiểm tăng trưởng chậm do tổng giá trị hợp đồng BH, thời hạn bảo hiểm không thay đổi nhiều. 55
  56. 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế. 2.4.1. Điều tra chính thức ­ Quy mô mẫu: Theo phương thức chọn quy mô ở trên, với 23 biến quan sát trong thang đo, cỡ mẫu cần khảo sát 23*5 = 115 mẫu. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi chọn cỡ mẫu là 200. Kết quả phiếu phỏng vấn thu về sau khảo sát là 200, trong đó có 80 phiếu bị loại do thông tin trả lời không đầy đủ. Số phiếu được sử dụng để phân tích là 120 phiếu, tương ứng với 120 khách hàng được phỏng vấn. ­ Phương pháp chọn mẫu được sử dụng để chọn ra 200 khách hàng đã hoặc đang sử dụng bảo hiểm Bảo an tín dụng để phỏng vấn. Những khách hàng này được lấy từ danh sách khách hàng của NH Agribank chi nhánh Nam sông Hương trong giai đoạn 2015 – 2017. Từ đó tôi sử dụng hàm Random trong phần mềm Microsoft Excel 2013 rồi chọn ngẫu nhiên 200 người trong danh sách để tiến hành điều tra. Việc sử dụng hàm Random trong Excel giúp đảm bảo tính ngẫu nhiên trong việc chọn mẫu. ­ Phỏng vấn khách hàng: Trong khóa luận này tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để có thể thu thập thông tin một cách chính xác, đồng thời quan sát đối tượng điều tra nhằm mục đích đối chiếu thông tin. Tuy nhiên phương pháp có một điều hạn chế lớn là mất khá nhiều thời gian. Vì hạn chế trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài nên tôi chỉ phỏng vấn trực tiếp với 150 khách hàng thông qua phiếu phỏng vấn, 50 khách hàng còn lại được phát phiếu trực tiếp và thu thập, xử lí khi đTrườngã hoàn thành. Đại học Kinh tế Huế ­ Phân tích kết quả: Dữ liệu thu thập được sau quá trình điều tra, phỏng vấn được xử lí bằng phần mềm SPSS phiên bản 22. Khóa luận này sử dụng bảng hỏi điều tra khách hàng (Phụ lục 1) theo thang đo 5 điểm Likert gồm 23 biến đánh giá các nhân tố ảnh có thể gây ảnh hưởng tới quyết định mua BH BATD của khách hàng tại Agribank chi nhánh Nam sông Hương – Huế. Tiến hành điều tra với 200 khách hàng được chọn ngẫu nhiên sau đó loại bỏ 80 phiếu do thiếu thông tin và câu 56
  57. hỏi đánh cùng một lựa chọn, 120 phiếu còn lại tương đối hợp lý và đạt yêu cầu tối thiểu về số lượng. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng trong khóa luận này để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH BATD. Sau khi kiểm định các nhân tố thành công, tiến hành phân tích hồi quy và ANOVA để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua bảo hiểm của khách hàng. 2.4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 2.13. Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu Đơn vị: Người Chỉ tiêu Tần số % Nam 55 45,83 Giới tính Nữ 65 54,17 Dưới 30 tuổi 14 11,67 Tuổi Từ 30 - 45 tuổi 71 59,17 Từ 46 - 65 tuổi 35 29,17 Lao động phổ thông 21 17,50 Nhân viên văn phòng 43 35,83 Nghề nghiệp Kinh doanh buôn bán 32 26,67 Công chức Nhà nước 24 20,00 Trường ĐạiDư họcới 5 triệu đồngKinh tế 10Huế8,33 Thu nhập Từ 5 - 10 triệu đồng 51 42,50 Trên 10 triệu đồng 59 49,17 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) ­ Giới tính: Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 120 khách hàng thì nữ giới chiếm 54,17% lớn hơn tỷ trọng của nam giới là 45,83%. Số liệu này tương đối phù 57
  58. hợp với thực tế vì nữ giới có tính tỉ mỉ, chi tiết hơn nam giới nên phần lớn các hợp đồng vay vốn hiện nay do người phụ nữ đứng tên, đồng thời NĐBH là khách hàng trực tiếp đứng tên trong hợp đồng vay vốn. ­ Độ tuổi: Phần lớn những người được phỏng vấn nằm trong độ tuổi từ 30 – 45 tuổi, do đây là độ tuổi lao động chính ở nước ta, phần lớn đã có sự nghiệp, đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và biết tính toán cho tương lai nhiều hơn hai nhóm còn lại. Một phần đông mẫu điều tra cũng nằm ở nhóm từ 46 – 65 tuổi, nhóm tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu về sức khỏe nên nhu cầu về bảo hiểm ở nhóm này cũng tương đối cao. ­ Nghề nghiệp: Nghề nghiệp cũng có một phần ảnh hưởng đến quyết định mua BH của khách hàng. Chỉ 17% khách hàng được hỏi là lao động phổ thông, trong khi 35,83% là nhân viên văn phòng, 26,67% đang kinh doanh, buôn bán. ­ Thu nhập: Mức thu nhập chiếm tỷ trọng lớn nhất là trên10 triệu đồng/tháng – 49,17% , kế đến là từ 5 – 10 triệu đồng/tháng với 42,5%, dưới 5 triệu đồng chỉ chiếm 8,33% trong tổng khách hàng được hỏi. Đối với những người có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng, nhu cầu chủ yếu là sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống – sinh hoạt trong khi những người có mức thu nhập từ 5 triệu trở lên sau khi đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì họ có điều kiện để nghĩ đến rủi ro và nhu cầu an toàn. Những người có mức thu nhập trên 5 triệu đồng trở đi có nhiều mục đích khác hơn khi vay vốn ngân hàng như phục vụ sản xuất kinh doanh quy mô lớn, xây dựng nhà cửa, Vì vậy khi có nhiều mục tiêu cần thực hiện, số tiền họ cần vay cũng lớn hơn, nhu cầu an toàn của họ cũng cao hơn. 2.4.3. Phân tích kết quả nghiên cứu ­ TrườngBảo hiểm Bảo an Đạitín dụng khônghọc phải Kinh là mới, cũng tếkhông Huế hẳn quá xa lạ với chúng ta tuy nhiên hơn 200 khách hàng được lựa chọn ngẫu nhiên để thực hiện khảo sát tuy rằng đã hoặc đang sử dụng loại bảo hiểm này nhưng mức độ hiểu biết về nó còn khá hạn chế. Một phần lớn khách hàng sử dụng bảo hiểm BATD thông qua bạn bè, người thân; một phần khác được các nhân viên tín dụng tư vấn thêm khi làm hợp đồng vay vốn, chỉ có 5,4% biết qua Internet, 6,2% tìm hiểu qua truyền hình, báo chí, 58
  59. 50 45.6 45 40 37.7 35 30 25 20 15 8.4 10 6.2 5 2.1 0 Truyền hình, báo Internet Bạn bè, người Nhân viên NH Khác chí thân Nguồn thông tin về bảo hiểm Biểu đồ 2.2. Nguồn thông tin biết đến bảo hiểm Bảo an tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương – Huế (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) 2.4.3.1.Đánh giá độ tin cậy thang đo ­ Thông qua tư vấn chủ yếu của Nhân viên Ngân hàng, phần đông khách hàng khi kí hợp đồng bảo hiểm đều chỉ cho rằng bảo hiểm giúp hạn chế tổn thất khi không may rủi ro xảy ra mà không hiểu được hết chức năng, vai trò của nó. ­ Nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng của khách hàng, tất cả các biến đầu vào đều được đo lường bởi thang đó Likert. Sau khi hoàn thành thu thập mẫu, các nhân tố được kiểm tra độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha để xem xét mức độ nhất quán và làm cơ sở nhằm loại các biến khôngTrường đạt yêu cầu. Đại học Kinh tế Huế ­ Kết quả kiểm định độ tin cậy: Cronbach’s Alpha đối với các thành phần nghiên cứu cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả hầu hết các khái niệm nghiên cứu đều lớn hơn 0,7, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 nên không có biến quan sát nào bị loại bỏ ra khỏi mô hình. 59
  60. Bảng 2.14. Cronbach’s Alpha của các biến độc lập Hệ số Cronbach’s Biến Hệ số tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến 1. Động cơ mua bảo hiểm: Cronbach’s Alpha = 0,827 ĐC1 0,670 0,780 ĐC2 0,790 0,740 ĐC3 0,499 0,826 ĐC4 0,402 0,850 ĐC5 0,777 0,744 2. Rào cản tham gia: Cronbach’s Alpha = 0,860 RC1 0,558 0,852 RC2 0,668 0,835 RC3 0,796 0,807 RC4 0,465 0,869 RC5 0,692 0,831 RC6 0,759 0,815 3. Danh tiếng công ty: Cronbach’s Alpha = 0,830 DT1 0,632 0,796 DT2 0,641 0,794 DT3 0,624 0,800 DT4 0,614 0,800 DT5 0,643 0,792 4. Nhóm tham khảo: Cronbach’s Alpha = 0,836 TK1 0,504 0,858 TrườngTK2 Đại học0,804 Kinh tế Huế0,726 TK3 0,599 0,837 TK4 0,820 0,719 (Nguồn: Kết quả điều tra xử lý năm 2018) ­ Do đó, thang đo được sử dụng là đạt yêu cầu và các biến quan sát trên sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá - EFA. 60
  61. Bảng 2.15 Cronbach’s Alpha của các biến phụ thuộc 1. Biến tổng: Cronbach’s Alpha = 0,809 BIENTONG1 0,645 0,858 BIENTONG2 0,694 0,726 BIENTONG3 0,667 0,837 ­ Kết quả đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Quyết định mua” cho hệ số Cronbach’s Alpha = 0,809. Hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Do đó, thang đo “Quyết định mua” cũng đảm bảo độ tin cậy để thực hiện các kiểm định tiếp theo. 2.4.3.2.Phân tích nhân tố khám phá đối với các nhân tố độc lập Kiểm định KMO ­ Phương pháp trích được sử dụng là “Principle component” với phép quay Varimax. Tiêu chuẩn của phương pháp này là trị số KMO phải nằm trong đoạn từ 0,5 đến 1 (0,5≤ KMO ≤1) và kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa sig ≤ 0,05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích EFA hoàn toàn thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau. Ngoài ra, giá trị Eigenvalues phải lớn hơn 1, tổng phương sai trích lớn hơn 50% và hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0,4. Các trường hợp không thỏa mãn các điều kiện trên sẽ bị loại bỏ. ­ Kết quả phân tích các nhân tố thỏa mãn ở trên trong khóa luận này cho thấy hệ số KMO = 0,780 > 0,5 và kiểm định Bartlett’s là 1.765,335 có mức ý nghĩa sig. = 0,000. Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố khám phá hoàn toàn thích hợp và giữa các biến này có tương quan với nhau. Bảng 2.16. Kiểm định KMO và Barlett’s TrườngKaiser-Meyer -ĐạiOlkin Meas họcure of Sampling Kinh Adequacy tế Huế0,780 Bartlett's Test of Sphericity Approx.Chi-Square 1.765,335 Df 190 Sig. 0,000 (Nguồn: Kết quả điều tra xử lý năm 2018) 61
  62. Phân tích nhân tố khám phá Bảng 2.17. Kết quả phân tích EFA Nhân tố Biến quan sát 1 2 3 4 5 DT5 0,774 DT4 0,755 DT1 0,685 DT3 0,672 DT2 0,596 ĐC2 0,855 ĐC5 0,823 ĐC3 0,600 ĐC1 0,599 ĐC4 0,526 TK4 0,894 TK2 0,892 TK3 0,640 TK1 0,567 RC6 0,878 RC3 0,846 TrườngRC4 Đại học Kinh tế Huế0,594 RC1 0,565 RC5 0,863 RC2 0,834 Eigenvalues 7,675 2,183 1,518 1,341 1,127 % phương sai tích lũy 38,283 10,913 7,589 6,704 5,634 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) 62
  63. ­ Kết quả cho thấy có 5 nhân tố được rút ra với tổng phương sai tích lũy bằng 69,122%, nghĩa là 5 nhân tố giải thích được 69,122% biến thiên của các biến quan sát thuộc thang đo đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định mua bảo hiểm BATD của khách hàng. Nhân tố thứ nhất có giá trị Eigenvalues 7,675 nó có thể giải thích được 38,283% sự biến thiên của dữ liệu. Nhân tố này có sự tương quan khá chặt chẽ với các yếu tố: “Tôi chỉ mua BH BATD từ công ty có quảng cáo nhiều”, “Tôi chỉ mua BH BATD từ công ty đã được cơ quan truyền thông đánh giá cao thời gian qua”. “Tôi chỉ mua BH BATD từ công ty BH có uy tín, có thương hiệu”, “Tôi chỉ mua BH BATD từ công ty đã được khách hàng đánh giá cao thời gian qua”, “Tôi chỉ mua BH BATD từ công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực BH”. Với sự tương quan đó, nhóm nhân tố này được gọi “Danh tiếng công ty”. Nhân tố thứ hai có giá trị Eigenvalues 2,183 nó có thể giải thích được 10,913% sự biến thiên của dữ liệu. Nhân tố này có sự tương quan khá chặt chẽ với các yếu tố: “Theo tôi, mua BH BATD là để bảo vệ tài chính cho gia đình”, “Theo tôi, BH BATD giúp tôi khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra”, “Theo tôi, tôi mua BH BATD là để yên tâm khi làm việc, sinh hoạt”, “Theo tôi, BH BATD bảo vệ gia đình tôi trước những khoản nợ gốc và lãi ngân hàng”, “Theo tôi, BH BATD đang là một sản phẩm phổ biến, là xu hướng của xã hội”. Với sự tương quan đó, tôi đặt tên nhân tố này là “Động cơ mua bảo hiểm”. Nhân tố thứ ba có giá trị Eigenvalues 1,518 nó có thể giải thích được 7,589% sự biến thiên của dữ liệu. Nhân tố này có sự tương quan khá chặt chẽ với các yếu tố: Theo tôi, mua BH BATD là khi thấy được lợi ích của bảo hiểm từ người khác.”, “TheoTrường tôi, mua BH BATD Đại là khi cóhọc cán bộ, Kinhđại lý BH là ngưtếời Huếthân quen”, “Theo tôi, mua BH BATD là khi có tác động từ những người thân”, “Theo tôi, mua BH BATD là khi có tác động từ các cơ quan liên quan khác (Ngân hàng)”. Nhóm nhân tố này được gọi là “Nhóm tham khảo”. Nhân tố thứ tư có giá trị Eigenvalues 1,341 nó có thể giải thích được 6,704% sự biến thiên của dữ liệu. Nhân tố này có sự tương quan chặt chẽ với các yếu tố: “Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “tôi không cần bảo hiểm””, “Theo 63
  64. tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “cán bộ, đại lý BH không chuyên nghiệp””, “Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “chất lượng và dịch vụ BH chưa tốt””, “Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “Tôi không am hiểu về BH BATD””. Nhóm nhân tố được gọi là “Rào cản cảm nhận”. Nhân tố thứ năm có giá trị Eigenvalues 1,127 nó có thể giải thích được 5,634% sự biến thiên của dữ liệu. Nhân tố này có sự tương quan chặt chẽ với các yếu tố: “Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “quy trình bồi thường quá phức tạp””, “Theo tôi, rào cản trong việc mua BH BATD là “BH giải quyết bồi thường chậm trễ””. Nhóm nhân tố cuối này được gọi là “Rào cản bồi thường”. 2.4.3.3.Phân tích nhân tố khám phá đối với nhân tố “Quyết định mua” ­ Kiểm định KMO Bảng 2.18. Kiểm định KMO và Barlett’s đối với “Quyết định mua” Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,714 Bartlett's Test of Sphericity Approx.Chi-Square 121,591 Df 3 Sig. 0,000 (Nguồn: Kết quả điều tra xử lý năm 2018) Kết quả phân tích cho thấy giá trị KMO bằng 0,714 nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và giá trị Sig. của kiểm định Bartlett bằng 0,000 bé hơn 0,05 nên 4 biến này có mối tương quan với nhau và hoàn toàn phụ hợp để phân tích nhân tố. ­ Phân tích nhân tố khám phá Phương pháp phân tích nhân tố của biến quyết định mua BH BATD là phân tích nhânTrường tố chính (Principal Đại Component học Analysis) Kinh với giá tế trị trích Huế Eigenvalue nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là chỉ những nhân tố được trích ra có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ trong mô hình phân tích. Phương pháp được chọn ở đây là phương pháp xoay nhân tố Varimax proceduce. Sau khi xoay ta cũng sẽ loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 ra khỏi mô hình. Chỉ những biến có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 mới được sử dụng 64
  65. để giải thích một nhân tố nào đó. Bảng 2.19. Kiểm định KMO và Barlett’s đối với “Danh tiếng công ty” Ma trận xoay nhân tố Nhân tố 1 Theo tôi, mua BH BATD là khi có cán bộ, đại lý BH là người thân 0,871 quen. Theo tôi, mua BH BATD là khi có tác động từ những người thân. 0,853 Theo tôi, mua BH BATD là khi thấy được lợi ích của bảo hiểm từ 0,841 người khác. Eigenvalues 2,193 % phương sai tích lũy 73,088 (Nguồn: Kết quả điều tra xử lý năm 2018) Theo kết quả phân tích thống kê, ta thấy rằng các hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0,5 và hệ số Eigenvalues = 2,193 lớn hơn 1 nên yếu tố ý định sử dụng dịch vụ Internet giải thích được 73,088% biến thiên của dữ liệu. Như vậy, có thể kết luận rằng cả 3 yếu tố này đều tác động đến quyết định mua bảo hiểm BATD của khách hàng. 2.4.3.4.Phân tích mô hình hồi quy nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua bảo hiểm Bảo an tín dụng Xem xét ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ Trườngthuộc Đại học Kinh tế Huế ­ Kiểm định cặp giả thuyết: H0: Các biến độc lập và biến phụ thuộc không có mối tương quan với nhau H1: Các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối tương quan với nhau Bảng 2.20. Kiểm định hệ số tương quan DANHTIENG THAMKHAO DONGCO RAOCANCAMNHAN RAOCANBOITHUONG 65
  66. Tương Quyết quan 0,488 0,610 0,677 0,508 0,533 định Pearson mua Sig. (2- phía) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 (Nguồn: Kết quả điều tra xử lý năm 2018) ­ Dựa vào kết quả phân tích ta thấy: Giá trị Sig bé hơn mức ý nghĩa α = 0,05, bác bỏ giả thiết H0 tức là có sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Hệ số tương quan Pearson cũng khá cao (đa số trên 0,5) nên ta có thể kết luận sơ bộ rằng các biến độc lập đưa vào mô hình có thể giải thích cho biến phụ thuộc “Quyết định mua”. Xây dựng mô hình ­ Sau khi tiến hành phân tích nhân tố để khám phá ra các nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến Quyết định mua của khách hàng thành phố Huế đối với BH Bảo an tín dụng tại NH Agribank chi nhánh Nam sông Hương. Đề tài tiến hành hồi quy mô hình tuyến tính để xác định được chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đó lên quyết định mua. Mô hình hồi quy gồm biến phụ thuộc là Quyết định mua (Y) và các biến độc lập được rút trích từ phân tích nhân tố khám phá gồm: Danh tiếng (X1), Ý kiến nhóm tham khảo (X2), Động cơ mua BH (X3), Rào cản cảm nhận (X4), Rào cản bồi thường (X5). Ta có mô hình hồi quy như sau: Y = β0 + β1 X1+ β2 X2 + β3X3+ β4X4+ β5X5 ­ Trong phân tích hồi quy, đề tài chọn phương pháp hồi quy chọn từng bước (Stepwise selection) tức là: sau khi biến thứ nhất được chọn nếu không thỏa điều kiện Trườngthì thủ tục sẽ chấm Đạidứt và không học có bi ếnKinh độc lập nào tế trong Huế phương trình, còn nếu nó thỏa tiêu chuẩn thì biến thứ hai sẽ được chọn căn cứ vào tương quan riêng cao nhất. Nếu biến thứ hai được chọn thì nó cũng được đưa vào mô hình. Sau khi tiến hành phân tích hồi quy trên phần mềm SPSS, ta xác định được 3 biến độc lập lần lượt được đưa vào mô hình là: nhóm tham khảo, động cơ mua BH, rào cản bồi thường, là những biến có giá trị Sig <0.05 66
  67. Bảng 2.21. Hệ số phân tích hồi quy Hệ số Hệ số chưa chuẩn chuẩn hóa Mô hình hóa t Sig. Độ lệch B β chuẩn Hằng số 0,293 0,315 0,928 0,355 Danh tiếng 0,019 0,085 0,017 0,221 0,825 Nhóm tham khảo 0,304 0,067 0,325 4,541 0,000 Động cơ 0,392 0,079 0,383 4,945 0,000 Rào cản cảm nhận 0,077 0,077 0,077 0,998 0,320 Rào cản bồi thường 0,196 0,073 0,197 2,688 0,008 (Nguồn: Kết quả điều tra xử lý năm 2018) Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố “Danh tiếng công ty” có Sig. là 0,825 > 0,05 và nhân tố “Rào cản cảm nhận” có Sig. là 0,320 > 0,05, hằng số cũng bị loại khỏi phương trình vì có Sig. 0,355 > 0,05. Theo nguyên tắc ba nhân tố này sẽ bị loại khỏi phương trình hồi quy tuy nhiên để thuận tiện trong việc quan sát nên chúng sẽ được đưa vào phương trình nhưng không mang ý nghĩa thống kê. Đối với hai nhân tố rào cản, bản thân nó có xu hướng ảnh hưởng nghịch hướng đối với biến phụ thuộc nhưng do hạn chế trong quá trình phỏng vấn sử dụng chung thang đo Likert nên kết quả thu được vẫn mang giá trị dương. Các phân tích tiếp theo của đề tài ngầm hiểu hệ số Beta của nhân tố mang dấu âm (-) để tiến hành phân Trườngtích xu hướng, mức Đại độ ảnh h ưhọcởng. Kinh tế Huế Phương trình hồi quy: Quyết định mua = 0,293+ 0,019 * Danh tiếng + 0,304 * Nhóm tham khảo + 0,392 * Động cơ mua BH + 0,077 * Rào cản cảm nhận + 0,196 * Ràn cản bồi thường. Nhìn vào phương trình hồi quy, ta có thể xác định: chỉ có 3 yếu tố “tham 67
  68. khảo”, “động cơ”, “rào cản bồi thường” là những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua BH của khách hàng. Hệ số β0 = 0,293 có nghĩa là nếu các yếu tố khác bằng 0 thì khách hàng vẫn có quyết định mua BH BATD. Hệ số β1 = 0,325 cho biết nếu “nhóm tham khảo” tăng hay giảm 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì “Quyết định mua” sẽ biến thiên cùng chiều một lượng là 0,325 đơn vị. Trong khi đó, nếu “Động cơ mua bảo hiểm” tăng lên 1 đơn vị cùng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì “Quyết định mua” sẽ tăng thêm 0,383 đơn vị. Tương tự khi trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, “Rào càn bồi thường” tăng hay giảm một đơn vị thì “Quyết định mua” cũng biến thiên cùng chiều 1 lượng bằng 0,197 đơn vị. Dựa vào phương trình hồi quy, ta có thể xác định được mức ảnh hưởng của ba yếu tố trên đến quyết định mua BH BATD của khách hàng. Yếu tố “Động cơ mua BH” có ảnh hưởng lớn nhất đến “Quyết định mua” tiếp đến là các nhân tố, “Nhóm tham khảo”, “Rào cản bồi thường”. Kết quả phân tích tương đối phù hợp trong xã hội hiện nay. Nhân tố “Động cơ mua BH” là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua BH của khách hàng, đây chính là nhu cầu An toàn của mỗi cá nhân cần đạt được cần xác định trước khi tiếp nhận thông tin từ “Nhóm tham khảo” sau đó họ mới xem xét thêm yếu tố “Rào cản bồi thường” để đưa ra quyết định lựa chọn BH BATD của ABIC. Bảng 2.22. Đánh giá độ phù hợp của mô hình Sai số chuẩn ước Durbin- Model R R2 R2 điều chỉnh ượng Watson 1Trường0,781 0,6 10Đại0,59 học2 Kinh0,34455 tế Huế1,746 (Nguồn: Kết quả điều tra xử lý năm 2018) Dựa vào bảng phân tích cho thấy, mô hình 3 biến độc lập có R2=0,610 tức là: độ phù hợp của mô hình là 61,0%. Hay nói cách khác, 61,0% sự biến thiên của biến phụ thuộc “Quyết định mua” được giải thích bởi 3 yếu tố được đưa vào mô hình. Kiểm định ANOVA 68
  69. ­ Bước tiếp theo cần được thực hiện là kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, kiểm tra biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ biến độc lập không. ­ Kiểm định cặp giả thuyết: H0: Mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp (β1 = β2 = β3 = 0) H1: Mô hình hồi quy tuyến tính không phù hợp (tồn tại ít nhất 1 β khác 0) Bảng 2.23. Kiểm định ANOVA Tổng bình Trung bình Mức ý nghĩa Model df F phương bình phương Sig. Regression 20,993 3 6,998 59,382 0,000 Residual 13,670 116 0,118 Total1 34,663 119 (Nguồn: Kết quả điều tra xử lý năm 2018) ­ Kết quả phân tích ANOVA cho thấy giá trị Sig. rất nhỏ cho phép bác bỏ giả thiết H0 điều này có nghĩa là mô hình hồi quy phù hợp. Như vậy mô hình hồi quy thu được rất tốt, vì tổng cộng bình phương sai số ước lượng rất nhỏ so với tổng cộng độ biến động của số liệu. Sự kết hợp các biến độc lập giải thích được tốt các thay đổi của biến phụ thuộc là “Quyết định mua”. Kiểm định ANOVA về sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng ­ Giả thuyết: H0: mức độ đồng ý giữa các nhóm đối tượng đối với các nhân tố giống nhau. TrườngH1: mức độ đồng Đạiý giữa các học nhóm đối Kinh tượng đối vớitếcác Huế nhân tố là không giống nhau. Bảng 2.24. Kiểm định One-way ANOVA Giới tính Độ tuổi Nghề nghiệp Thu nhập Ý kiến tham khảo 0,251 0,334 0,992 0,899 69
  70. Động cơ mua Giá trị 0,105 0,839 0,445 0,623 Sig. Rào cản bồi thường 0,619 0,267 0,144 0,951 Biến tổng 0,873 0,642 0,282 0,396 (Nguồn: Kết quả điều tra xử lý năm 2018) Từ kết quả phân tích One-way ANOVA ở trên, ta thấy rằng với độ tin cậy 95% và giá trị Sig. của các yếu tố đều lớn hơn 0,05 (xem phụ lục) nên ta không đủ cơ sở để bác bỏ H0, tức là không có sự khác biệt về mức độ đồng ý giữa các nhóm đối tượng đối với các nhân tố trong mô hình hồi quy tương quan. Như vậy, kết hợp với những đánh giá của khách hàng đã thu thập được từ bảng hỏi điều tra, đề tài hoàn toàn có thể sử dụng những đánh giá này để làm cơ sở tổng hợp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH BATD tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam sông Hương Huế. Từ đó, đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực để hoạt động kinh doanh BH BATD tại ngân hàng ngày một hiệu quả hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế 70