Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

pdf 121 trang thiennha21 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Trường ĐạiSinh họcviên thự Kinhc hiện: tế Huế Nguyễn Hương Ly Lớp: K48A - Kế toán Niên khóa: 2014 – 2018 Huế, tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: NguyTrườngễn Hương Ly Đại học Ths.KinhPhạm Thtếị HHuếồng Quyên Lớp: K48A - Kế toán Niên khóa: 2014 – 2018 Huế, tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  3. Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Kinh Tế Huế, Quý thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện giúp em có được các kiến thức trong ngành nghề của mình. Là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, quá trình thực tập tại công ty không phải là dài tuy nhiên nó đã cho em những kinh nghiệm bổ ích. Sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Bê Tông và Xây Dựng Thừa Thiên Huế đã giúp em rất nhiều trong việc tiếp cận với thực tế, có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt em xin cảm ơn tới cô Ths. Phạm Thị Hồng Quyên đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình em thực tập và thực hiện chuyên đề. Cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Bê Tông và Xây Dựng Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại đây. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng do giới hạn về mặt thời gian cũng như kiến như vốn kiến thức còn hạn chế, bước đầu chưa quen với công tác tiếp cận thực tế tại công ty nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. EmTrườngxin chân thành Đạicảm ơn! học Kinh tế Huế Huế, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Hương Ly Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  4. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 4 6. Kết cấu của khóa luận 4 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5 1.1. Một số vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 5 1.1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính 5 1.1.2. Mục đích, vai trò của việc phân tích tình hình tài chính 6 1.1.2.1. Mục đích của phân tích tài chính 6 1.1.2.2.Trường Vai trò của phân Đại tích tài họcchính Kinh tế Huế 6 1.1.3. Nguồn số liệu phục vụ phân tích tài chính 8 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán 8 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 10 1.1.4. Phương pháp phân tích 11 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  5. Khóa luận tốt nghiệp 1.2. Nội dung phân tích 13 1.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính 13 1.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản 13 1.2.1.2. Cơ cấu và biến động nguồn vốn 15 1.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh 16 1.2.3. Phân tích mức độ độc lập tài chính 16 1.2.3.1. Hệ số tài trợ 17 1.2.3.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn 17 1.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 18 1.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ 18 1.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán 20 1.2.5. Phân tích khả năng sinh lời 23 1.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 23 1.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản 24 1.2.5.3. Tỷ suất sinh lợi của tài sản 24 1.2.5.4. Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu 25 1.2.6. Phân tích luồng tiền 25 1.2.6.1. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền 25 1.2.6.2.Trường Hệ số dòng ti ềĐạin trên doanh học thu Kinh tế Huế 26 1.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên tài sản 26 1.3. Cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính doanh nghiệp 27 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  6. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 30 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 30 2.1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển 30 2.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh 31 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ 32 2.1.3.1. Chức năng 32 2.1.3.2. Nhiệm vụ 32 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty 33 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 33 2.1.4.2. Tổ chức bộ phận kế toán 36 2.1.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 37 2.1.5. Biến động tình hình nhân lực qua 3 năm 2014, 2015, 2016 41 2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty 44 2.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty 44 2.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản 44 2.2.1.2. Cơ cấu và biến động nguồn vốn 50 2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 55 2.2.2.1.Trường Phân tích tình Đạihình doanh học thu và thu Kinh nhập khác tế Huế 55 2.2.2.2. Phân tích tình hình chi phí 57 2.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận 58 2.2.3. Phân tích mức độ độc lập tài chính 63 2.2.3.1. Hệ số tài trợ 63 2.2.3.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn 64 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  7. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 67 2.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ 67 2.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán 71 2.2.5. Phân tích khả năng sinh lời của công ty 82 2.2.5.1. Lợi nhuận ròng biên (ROS) 82 2.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản (TAT) 83 2.2.5.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 84 2.2.5.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 85 2.2.6. Phân tích luồng tiền 88 2.2.6.1. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 88 2.2.6.2. Hệ số đảm nhận dòng tiền 94 2.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên doanh thu 95 2.2.6.4. Hệ số dòng tiền trên tài sản 96 CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 98 3.1. Đánh giá chung về việc tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 98 3.1.1. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế 98 3.1.1.1.Trường Ưu điểm Đại học Kinh tế Huế 98 3.1.1.2. Nhược điểm 98 3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán tại công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 98 3.1.2.1. Ưu điểm 98 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  8. Khóa luận tốt nghiệp 3.1.2.2. Nhược điểm 99 3.2. Đánh giá về thực trạng tài chính của công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng TT – Huế 100 3.2.1. Đánh giá về cấu trúc tài chính 100 3.2.2. Đánh giá về kết quả kinh doanh 101 3.2.3. Đánh giá về mức độ độc lập tài chính 102 3.2.4. Đánh giá về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty 102 3.2.5. Đánh giá về khả năng sinh lời của công ty 103 3.2.6. Đánh giá về luồng tiền của công ty 103 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của công ty 104 PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 1.1. Kết luận 106 1.1.1. Về cơ sở lý luận 106 1.1.2. Về tìm hiểu tổng quan công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế 106 1.1.3. Về phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế 106 1.1.4. Hạn chế của đề tài 107 1.2. Kiến nghị 108 Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  9. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2017 41 Bảng 2.2 – Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản của CTCP Bê tông và Xây dựng TT-Huế giai đoạn 2014 – 2017 49 Bảng 2.3 – Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của CTCP Bê tông & Xây dựng TT- Huế giai đoạn 2014 – 2017 54 Bảng 2.4 – Bảng phân tích kết quả kinh doanh của CTCP Bê tông & XD TT – huế giai đoạn 2014 – 2017 62 Bảng 2.5 – Bảng phân tích mức độ độc lập tài chính của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 66 Bảng 2.6 – Bảng phân tích tình hình thanh toán của CTCP Bê tông & Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 68 Bảng 2.7 – Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 75 Bảng 2.8 – Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 81 Bảng 2.9 – Bảng phân tích khả năng sinh lời của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2015 – 2017 87 Bảng 2.10Trường– Bảng phân tích Đại Báo cáo học lưu chuy Kinhển tiền tệ củ atế CTCP Huế Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 93 Bảng 2.11 – Bảng phân tích luồng tiền của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 94 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  10. Khóa luận tốt nghiệp Biểu Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng TT – Huế năm 2014 – 2017 44 Biểu đồ 2.2 – Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Bê tông & Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 50 Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  11. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 36 Sơ đồ 2.2 – tổ chức bộ máy kế toán công ty CP Bê tông & Xây dựng TT – Huế 40 Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ của Công ty 42 Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  12. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TSNH Tài sản ngắn hạn CTCP Công ty cổ phần TSDH Tài sản dài hạn BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly
  13. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của chúng ta có thêm nhiều cơ hội phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của mình. Tuy nhiên, bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với một ngành chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế như xây dựng. Cụ thể, ngành xây dựng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á năm 20151 và vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2016. Bên cạnh đó, ngành xây dựng là ngành có mức tăng trưởng bền vững hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu tăng trưởng GDP của cả nước. Trong năm 2016, ngành xây dựng có mức tăng trưởng khá với mức tăng 10.1% và đóng góp 0.6 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng kinh tế của cả nước2. Là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đang ngày càng cố gắng hoàn thiện hơn để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức khỏe kinh doanh của doanh nghiệp đó, quyết định sự thu hút vốn đầu tư hay tạo niềm tin nơi khách hàng cũng như nhà cung cấp. Việc phân tích tài chính giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn hơn về đầu tư và phân phối lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc làm này còn là căn cứ để kiểm soát hoạt động kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp, cung cấp những cơ sở cho dự đoán tài chính trong tương lai, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Các chỉ tiêu phân tích tài chính là phương tiện thể hiện rõ ràng và hiệu quả nhất thực trạng của một thực thể kinh tế. Vì vậy, Trườngcông tác phân tích tìnhĐại hình tàihọc chính thông Kinh qua hệ th tếống báoHuế cáo tài chính có một ý nghĩa quan trọng, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đây là công việc mang tính chiến lược lâu dài giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn định. 1 Theo thống kê của ngành Xây dựng Việt Nam, báo cáo thống kê ngành Xây dựng năm 2015. 2 Theo Tổng cục thống kê năm 2016, báo cáo thống kê ngành Xây dựng năm 2016. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp Được thành lập từ năm 1997 và chuyển đổi mô hình cổ phần hóa năm 2006, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã gặp phải không ít khó khăn từ khi mới thành lập, nhưng với sự nỗ lực không ngừng của mình, công ty cũng đã dần đổi mới, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động và áp dụng được công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất. Đến nay, công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo được niềm tin nơi khách hàng cũng như nhà cung cấp với chất lượng sản phẩm cao và phong cách làm việc chuyên nghiệp, góp phần đáng kể xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập và phát triển, công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức từ các đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại bền vững trên thị trường đòi hỏi công ty phải hiểu rõ tình hình tài chính của mình, đồng thời đưa ra các biện pháp cải thiện cũng như những chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Điều đáng tiếc là hiện tại công ty chưa tiến hành công tác phân tích tài chính, điều này sẽ gây khó khăn cho Ban quản trị trong việc đánh giá toàn diện tình hình tài chính, cũng như đưa ra các quyết định cải thiện các vấn đề còn non kém hay phát huy những mặt tích cực cho sự phát triển bền vững của công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty, kết hợp với kiến thức có được cùng các số liệu được cung cấp, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Phân tích tình tình tài chính của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên HuTrườngế giai đoạn 2014 –Đại2017. học Kinh tế Huế Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp. - Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời, tình hình công nợ, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh, mức độ độc lập tài chính và phân tích luồng tiền. - Đánh giá những điểm mạnh cũng như những mặt còn hạn chế về tài chính của công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu Tình hình tài chính của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đọc, tổng hợp, ghi chép các thông tin liên quan đến phân tích tài chính từ giáo trình, internet, thông tư, chuẩn mực, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hệ thống hóa lại cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính tại công ty. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Quan sát, ghi chép, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo về tình hình lao động, chứng từ, sổ sách qua 4 năm, Đồng thời phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán để hiểu rõ về nguyên nhân biến động tình hình tài chính và lao động qua 4 năm đó và phục vụ cho việc đưa ra các phương án hoàn thiện tình hình tài chính cho công ty. - Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Chọn lọc các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính và tính toán trên phần mềm Excel. Sau đó, tổng hợp lại các chỉ tiêu liên quan vào cùng một bảng tính để thấy rõ tình hìnhTrườngcông nợ, khả năng Đạithanh toán, học khả năng Kinh sinh lời, hi ệtếu qu ảHuếhoạt động, mức độ độc lập tài chính, Sau khi có được số liệu đã xử lý, tiến hành so sánh thực tiễn hoạt động tại đơn vị với lý luận phân tích tài chính và so sánh sự biến động tài chính qua từng năm. Giải thích nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu tài chính và biến động của lao động. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp phân tích chỉ số tài chính Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc được sử dụng để phân tích cơ cấu tài sản- nguồn vốn, tỷ trọng các chỉ tiêu bộ phận so với tổng thể là bao nhiêu, quy mô năm nay so với năm trước thay đổi ra sao. Phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ sử dụng khi phân tích sâu vào các chỉ tiêu tài chính như biến động các chỉ tiêu qua từng năm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ số đó đến tình hình tài chính của công ty như thế nào. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Phòng kế toán- tài chính của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính thông qua báo cáo tài chính của công ty qua 4 năm từ năm 2014 – 2017. - Phạm vi về nội dung: Việc nghiên cứu tình hình tài chính gồm rất nhiều khía cạnh phân tích khác nhau. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian nên đề tài này chỉ tập trung đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu như khả năng sinh lời, tình hình công nợ, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán, mức độ độc lập tài chính và phân tích luồng tiền. 6. Kết cấu của khóa luận Phần I – Đặt vấn đề Phần II – Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1 – Cơ sở khoa học về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiTrườngệp. Đại học Kinh tế Huế Chương 2 – Thực trạng tình hình tài chính trong công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Chương 3 – Một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính cho công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Phần III – Kết luận và kiến nghị Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1.Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp “Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.”3 “Tài chính doanh nghiệp một cách tổng quát là quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế.”4 1.1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính “Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các chủ thể quản lý có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Qua đó, để ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.”5 “Phân tích tình hình tài chính của DN là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quTrườngản lý DN nhằm đánh Đại giá tình học hình tài Kinhchính, khả năng tế và Huế tiềm lực của DN, 3 TS. Nguyễn Minh Kiều, “Tài chính doanh nghiệp căn bản”, 2010. 4 Trích dẩn giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp PGS TS Lưu Thị Hương-PGS TS Vũ Duy Hào NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân 2006. 5 Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, “Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp”, tái bản lần thứ 3, năm 2015. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.”6 1.1.2. Mục đích, vai trò của việc phân tích tình hình tài chính 1.1.2.1. Mục đích của phân tích tài chính Phân tích tình hình tài chính cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2.2. VaiTrường trò của phân tích tàiĐại chính học Kinh tế Huế Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính, là yếu tố cốt lõi quyết định sự sống còn cho doanh nghiệp. Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà 6 PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Phân Tích Báo Cáo Tài Chính, năm 2010, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp cung cấp, khách hàng kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Đối với người quản lý doanh nghiệp Là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, nắm bắt toàn bộ thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau: - Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn đã qua, thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp - Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư, phân phối lợi nhuận phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp - Cung cấp các căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phân tích tài chính còn tạo tiền đề để các nhà quản lý dự đoán tình hình tài chính trong tương lai và đề ra những chính sách phù hợp. Đối với các nhà đầu tư Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro. Rủi ro này liên quan tới việc giảm giá cổ phiếu trTrườngên thị trường, dẫn đếnĐại nguy cơhọc phá sản củaKinh doanh nghiệp tế. ChínhHuế vì vậy, quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận đạt được. Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới. Đối với người lao động trong doanh nghiệp Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp. 1.1.3. Nguồn số liệu phục vụ phân tích tài chính 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Trườngở một thời điểm nào Đại đó. Th ờhọci điểm báo Kinh cáo thường tếđượ c Huếchọn là thời điểm cuối quý hoặc cuối năm. Do đó, đặc điểm chung của bảng cân đối kế toán là cung cấp dữ liệu thời điểm về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Thực chất Bảng cân đối kế toán chính là bảng cân đối tổng quát thể hiện trên phương trình kế toán cơ bản: cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn của một doanh nghiệp. Về phía tài sản, các khoản mục tài sản được sắp xếp theo mức độ thanh khoản giảm dần, có nghĩa là những tài sản nào có mức thanh khoản cao nhất sẽ sắp xếp trước. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 8
  21. Khóa luận tốt nghiệp Như vậy, phải sắp xếp tài sản ngắn hạn trước rồi đến tài sản dài hạn sau. Trong tài sản ngắn hạn, khoản mục đầu tiên sẽ là tiền mặt, rồi đến tiền gửi ngân hàng Về phương diện kinh tế, số liệu bên phần tài sản của Bảng cân đối kế toán thể hiện qui mô và kết cấu các loại tài sản của doanh nghiệp hiện có vào thời điểm lập báo cáo. Nó thể hiện tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp. Về phía nguồn vốn, các khoản mục nguồn vốn sẽ được sắp xếp theo thứ tự mức độ trách nhiệm phải thanh toán của doanh nghiệp giảm dần hay thứ tự ưu tiên thanh toán. Như vậy, các khoản nợ phải trả xếp trước, sau đó mới đến vốn chủ sở hữu. Trong các khoản nợ phải trả, các khoản vay, nợ ngắn hạn xếp trước, vay, nợ dài hạn xếp sau Về phương diện kinh tế, số liệu bên phần nguồn vốn cho biết tình hình nguồn tài trợ của doanh nghiệp, cơ cấu tài trợ cũng như mức độ phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp vào nguồn vốn bên ngoài. Nói cách khác, phía nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán thể hiện tình hình huy động vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào và mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp ra sao. Nói tóm lại, số liệu bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán cho chúng ta thông tin về tình hình huy động vốn của doanh nghiệp và số liệu bên tài sản cho chúng ta thông tin về sử dụng vốn như thế nào trong doanh nghiệp. 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó. Thời kỳ báo cáo thường được chọn là năm, quý, hoặc tháng. Do đó, đặc điểm chung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiTrườngệp. Đại học Kinh tế Huế Thực chất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong báo cáo này thiết kế các chỉ tiêu phù hợp để trình bày về kết quả lãi lỗ của toàn bộ doanh nghiệp và kết quả trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 9
  22. Khóa luận tốt nghiệp Mặc dù thời điểm lập Báo cáo kết quả kinh doanh là vào cuối kỳ kế toán, nhưng các chỉ tiêu trình bày trong báo cáo này thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt cả kỳ. Quan hệ cân đối khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ = Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế TTĐB, thuế XK Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – CPBH – Chi phí QLDN 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền mặt đầu kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và số dư tiền mặt cuối kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập chưa phản ánh hết được. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá được các vấn đề sau:  Đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền.  Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng trả cổ tức.  ĐánhTrường giá khả năng đầuĐại tư của doanhhọc nghiệp. Kinh tế Huế  Đánh giá về nhu cầu huy động vốn bên ngoài.  Đối chiếu sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lưu chuyển tiền mặt Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các luồng tiền được chia theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 10
  23. Khóa luận tốt nghiệp Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính. Hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. 1.1.4. Phương pháp phân tích Phân tích theo chiều ngang Số tiền chênh lệch = Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc Số tiền chênh lệch Tỷ lệ chênh lệch = *100 Chỉ tiêu kỳ gốc Phân tích theo chiều ngang được sử dụng bằng cách tính số tiền chênh lệch năm này so với năm trước. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số trước đó. Phân tích theo chiều dọc Chỉ tiêu bộ phận Tỷ lệ (tỷ trọng) = *100 Chỉ tiêu tổng thể Trường Đại học Kinh tế Huế Phương pháp phân tích theo chiều dọc được sử dụng để tính ra tỷ lệ phần trăm để thấy được cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, tầm quan trọng của một chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 11
  24. Khóa luận tốt nghiệp Phân tích các chỉ số tài chính Phân tích chỉ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính bằng cách sử dụng 2 chỉ tiêu bất kỳ trên báo cáo tài chính chia cho nhau. Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích và số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi và mức độ thay đổi trong tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, đánh giá tốc độ tăng hoặc giảm của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch, từ đó xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp. So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, từ đó đánh giá tình hình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xấu hay tốt, khả quan hay không. So sánh số tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc Số tiền chênh lệch So sánh số tương đối = *100 Chỉ tiêu kỳ gốc Phương pháp loại trừ Là phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng cách khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kia. Trong phương pháp loại trừ, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng cTrườngủa từng nhân tố b ằngĐại cách thay học thế lầ n Kinhlượt và liên titếếp các Huế nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Đặc điểm và điều kiện áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn như sau: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 12
  25. Khóa luận tốt nghiệp - Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; - Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số; - Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thứ tự nhân tố số lượng được xác định trước rồi mới đến nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc nhiều nhân tố chất lượng thì xác định nhân tố nguyên nhân trước, nhân tố kết quả sau; - Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu một cách lần lượt. Cần lưu ý là có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng, nhân tố nào chưa thay thế vẫn giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc; - Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so với số biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc để kiểm tra quá trình tính toán. 1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính 1.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản Phân tích cơ cấu tài sản Đánh giá quy mô của các loại tài sản so với tổng tài sản thông qua việc tính tỷ trọng giTrườngữa các chỉ tiêu đó b ằĐạing phương học pháp phân Kinh tích theo chi tếều d ọHuếc. Phân tích sự biến động của tài sản Phương pháp phân tích theo chiều ngang được sử dụng để đánh giá sự biến động của tài sản bằng cách so sánh giá trị năm sau so với giá trị của năm trước. Nếu số năm sau > số năm trước: Phản ánh tài sản của doanh nghiệp tăng lên và có điều kiện để mở rộng sản xuất. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 13
  26. Khóa luận tốt nghiệp Nếu số năm sau < số năm trước: Phản ánh tài sản của doanh nghiệp bị thu hẹp, do đó quy mô sản xuất kinh doanh có thể bị giảm sút nếu không sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.7 a) Tiền và tương đương tiền Căn cứ vào nhu cầu thực tế về tiền của DN trong từng giai đoạn để nhận xét. Không thể dựa vào số tiền hiện có tại doanh nghiệp nhiều hay ít mà nhận xét là doanh nghiệp đó đang ứ đọng hay thiếu tiền. Trường hợp tiền và tương đương tiền tăng lên có thể do doanh nghiệp đang có ý định dự trữ tiền để mua sắm tài sản cố định, vật tư. Hay khi tiền và tương đương tiền giảm có thể do DN vừa đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh. b) Các khoản phải thu ngắn hạn Các khoản phải thu của DN có nhiều loại nhưng chiếm phần lớn là khoản mục phải thu khách hàng. Đây là tài sản của DN bị người mua chiếm dụng. Khoản phải thu này tăng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên khi xem xét khoản phải thu này cần liên hệ với phương thức tiêu thụ, chính sách tín dụng bán hàng, chính sách thanh toán tiền hàng, khả năng quản lí nợ cũng như năng lực tài chính của khách hàng để nhận xét. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương thức bán lẻ là chủ yếu thì số nợ phải thu sẽ thấp do bán hàng ra thu được tiền ngay, ngược lại DN áp dụng phương thức bán buôn là chủ yếu thì tỷ trọng nợ phải thu sẽ cao do đặc trưng của phương thức tiêu thụ này là thanh toán chậm. Trường hợp do khả năng quản lí khách hàng kém, khoản nợ phải thu sẽ tăng do phát sinh các khoản “nợ xấu” trong kỳ. c) Hàng tồn kho ĐểTrườngđảm bảo cho quá trìnhĐại SXKD học diễn ra liênKinh tục thì DN tế cần phHuếải xác định được lượng HTK dự trữ hợp lý. Lượng HTK dự trữ hợp lý là lượng dự trữ vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh liên tục, vừa không gây ra chi phí tồn kho, gây ứ đọng vốn. Lượng dự trữ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản xuất, tiêu thụ, vào hệ thống cung cấp, vào tình hình tài chính của DN. Khi xem xét tỷ trọng HTK chiếm trong tổng tài sản, cần liên hệ với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của DN, với chính sách dự trữ, tính 7 Lê Nhật Khánh (2017) “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 14
  27. Khóa luận tốt nghiệp thời vụ của kinh doanh với chu kỳ sống của sản phẩm. Trong các DN kinh doanh, thương mại tỷ trọng HTK thường lớn do đối tượng kinh doanh là các hàng hóa này, ngược lại các DN kinh doanh dịch vụ thì tỷ trọng HTK lại thấp. d) Tài sản cố định Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng tài sản trước hết phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Hơn nữa, tỷ trọng này còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư, vào chu kỳ kinh doanh, vào phương pháp khấu hao mà DN áp dụng. Chính vì vậy khi xem xét tỷ trọng tài sản cố định cần phải liên hệ các yếu tố trên.8 1.2.1.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của DN, khi phân tích kết cấu nguồn vốn ta đánh giá tỷ trọng của từng khoản mục so với tổng nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn, DN có khả năng đủ đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của DN đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn, khả năng bảo đảm về mặt tài chính của DN sẽ thấp, an ninh tài chính thiếu bền vững. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn Sự biến động của nguồn vốn: tương tự như tài sản, ta cần phải phân tích biến động nguồn vốn của DN nhằm đánh giá việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình SXKD thông qua việc so sánh tổng nguồn vốn giữa các kỳ phân tích. Việc phân tích tình hình biến động nguồn vốn là cơ sở để đánh giá khả năng độc lập về tài chính của DN, từ đóTrường đưa ra những gi ảiĐại pháp định học hướng kinh Kinh doanh phù tếhợp. Huế Nếu số năm sau > số năm trước: Tổng nguồn vốn tăng, tài sản DN được mở rộng. Nếu số năm sau < số năm trước: Tổng nguồn vốn giảm, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của DN giảm. 8 Lê Nhật Khánh (2017) “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 15
  28. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh BCKQKD thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận và nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng phần cụ thể. Các chỉ tiêu được phản ánh theo “Số năm trước”, “Số năm nay”. BCKQKD được kết cấu dưới dạng tổng hợp số phát sinh trên các tài khoản kế toán, được sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. BCKQKD được chia làm 3 phần, bao gồm : – Doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ: Doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng hoá dịch vụ, doanh thu tài chính, các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ Chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí bán hàng trong kỳ – Thu nhập và chi phí của những hoạt động khác: bao gồm những khoản thu và chi phí không phục vụ hoạt động kinh doanh trong kỳ – Lợi nhuận và nghĩa vụ thuế TNDN: Lợi nhuận bao gồm : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động khác, lợi nhuận sau thuế là lãi cổ tức (nếu có) Nghĩa vụ thuế TNDN bao gồm : Thuế TNDN phải nộp trong kỳ và thuế TNDN chưa phải nộp trong kỳ. 1.2.3. Phân tích mức độ độc lập tài chính Mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp phản ánh quyền của doanh nghiệp trongTrường việc đưa ra các Đại quyết đ ịnhhọc về chính Kinhsách và ho ạtết động Huế của doanh nghiệp cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó. Mức độ độc lập tài chính thường được biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau và được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như: mức độ tài trợ tài sản bằng vốn chủ sở hữu, mức độ tự tài trợ tài sản dài hạn bằng vốn chủ sơ hữu, hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, tuy nhiên chỉ tiêu hệ số tài trợ vẫn là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính, chỉ tiêu thông dụng và phản ánh rõ nhất. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 16
  29. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.3.1. Hệ số tài trợ Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Khi hệ số tài trợ càng lớn thì chứng tỏ khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức sau: Vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ = Tổng số nguồn vốn Nếu số năm sau > số năm trước: chứng tỏ trong tổng nguồn vốn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên so với năm trước, khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp tăng lên. Nếu số năm sau =1: VCSH của doanh nghiệp có đủ và thừa để trang trải TSDH. Trường hợp này, mặc dù mức độ độc lập tài chính không cao, nhưng doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 17
  30. Khóa luận tốt nghiệp trong thanh toán các khoản nợ và do vậy an ninh tài chính vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp tiền hành hoạt động bình thường để phát triển và vượt qua khó khăn. – Hệ số này lớn hơn 1 rất nhiều: VCSH của doanh nghiệp có thừa khả năng tài trợ TSDH. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tự đảm bảo về mặt tài chính, góp phần bảo đảm an ninh tài chính để vượt qua khó khăn trước mắt. – Hệ số này 1 : số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng. Hệ số này <1 : số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn doanh nghiệp đi chiếmTrường dụng, tình hình tàiĐại chính chọcủa doanh Kinh nghiệp gặp khótế khăn,Huế doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụng vốn, thậm chí nợ nần kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh. Thực tế cho thấy, số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 18
  31. Khóa luận tốt nghiệp b. Tình hình trả nợ đối với nhà cung cấp Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Giá vốn hàng bán + tăng( giảm) HTK Số vòng luân chuyển = các khoản phải trả Số dư bình quân các khoản phải trả Số vòng luân chuyển các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của DN đối với nhà cung cấp. Số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Ngược lại, số vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước. Chỉ số này quá thấp có thể tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản, ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Thời gian quay vòng của các khoản phải trả Thời gian của kỳ phân tích Thời gian quay vòng = của các khoản phải trả Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà doanh nghiệp cần để trả tiền nhà cung cấp. Thời gian quay vòng của các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, khả năng tài chính của DN dồi dào. Nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn tới DN đi chiếm dụng vốn nhiều, công nợ sẽ dây dưa kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng tài chính và uy tín của DN. Ngược lại, chỉ tiêu này càng thấp thì chứng tỏ DN đi chiếm dụng vốn ít, nhanh chóng thanh toán công nợ, đảm bảo uy tín cho DN. c. Tình hình thanh toán với khách hàng Trường Số vòng quay khoĐạiản phả ihọc thu Kinh tế Huế Doanh thu thuần S òng quay ố v = các kho ản phải thu Các khoản phải thu bình quân Vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 19
  32. Khóa luận tốt nghiệp Chỉ số vòng quay phải thu lớn cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các khách hàng là tốt, và cho thấy công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số cao cũng phản ánh chính sách bán hàng quá chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh số. Chỉ số vòng quay phải thu thấp cho thấy khả năng thu hồi tiền từ khách hàng khá kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác của công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Kỳ thu tiền bình quân (DOS) Thời gian của kỳ phân tích K ỳ thu tiền = bình quân Số vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân qua các thời kỳ của một công ty là có hiệu quả nhất. Kỳ thu tiền bình quân này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng nhanh, DN ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, kỳ thu tiền càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng chậm, số vốn DN bị chiếm dụng nhiều. 1.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán a. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn H ệ số khả năng = thanh toán ng ắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này được sử dụng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiTrườngệp (như nợ và cácĐại khoả n học phải trả) Kinh bằng các tài stếản ng Huếắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng TSNH được sử dụng để thanh toán. Hệ số này >1: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn được đảm bảo. Doanh nghiệp có đủ năng lực để trả nợ. Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ của Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 20
  33. Khóa luận tốt nghiệp doanh nghiệp càng lớn. Hệ số này = 1: khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao. DN không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, gây lãng phí vốn. Hệ số này <1: DN sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, DN sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán tức thời Kh Tiền và tương đương tiền ả năng thanh = toán t c th i Trườngứ Đạiờ học NKinhợ ngắn hạn tế Huế Khác với khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời xem xét liệu trong doanh nghiệp số tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp có, có đủ để thanh toán tức thì cho các khoản nợ đã đến hạn. Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành vốn bằng tiền Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 21
  34. Khóa luận tốt nghiệp càng nhanh, góp phần nâng cao khả năng thanh toán của DN. Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp nên nằm trong khoảng 0,1- 0,5. b. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả Tổng nợ dài hạn H ài h ệ số nợ d ạn = so v n ới tổng ợ phải trả Tổng nợ phải trả Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ nhu cầu thanh toán ngay thấp, nhưng DN phải có kế hoạch thanh toán trong những kì tới. Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu N ph i tr N ph i tr ợ ả ả ợ ả ả = Trên VCSH Vốn chủ sở hữu Hệ số tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của DN. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà DN sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình, cứ một đơn vị vốn chủ sở hữu tham gia tài trợ thì tương ứng với mấy đơn vị nợ phải trả phải tham gia. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, chủ sở hữu muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho DN. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát Tổng giá trị tài sản dài hạn H ệ số khả năng thanh toán = n ài h Trườngợ d ạn tổngĐại quát học KinhTổng nợ dtếài hạn Huế Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản dài hạn, vì các khoản nợ dài hạn thường được sử dụng để đầu tư vào tài sản dài hạn như máy móc thiết bị, nhà cửa, đầu tư, do vậy thời gian thu hồi vốn dài. Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán của DN càng tốt sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính của DN. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 22
  35. Khóa luận tốt nghiệp Hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản Nợ phải trả H ệ số nợ phải trả = trên t ài s ổng t ản Tổng tài sản Hệ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản Tổng nợ dài hạn H ài h ệ số nợ d ạn = so v ài s ới tổng t ản Tổng tài sản Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản của DN chủ yếu tài trợ từ vốn vay dài hạn, một phần thể hiện sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, một phần thể hiện trách nhiệm của DN trong việc thanh toán các khoản nợ dài hạn trong tương lai. 1.2.5. Phân tích khả năng sinh lời 1.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( lợi nhuận ròng biên – ROS) Lợi nhuận sau thuế TrườngL Đại học Kinh tế Huế ợi nhuận = * 100 ròng biên Doanh thu thuần Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu nhằm cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 23
  36. Khóa luận tốt nghiệp Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản. 1.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản (TAT) Doanh thu thuần S òng quay ố v = c ài s ủa t ản Tổng tài sản bình quân Số vòng quay của tổng TS hay còn gọi là “Sức sản xuất của TS”. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản, nó cho biết một đồng (hay một đơn vị) tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về mấy đồng (hay mấy đơn vị) doanh thu thuần. Trị số của chỉ tiêu này nếu tính ra càng lớn, khả năng tạo doanh thu thuần càng cao, DN càng có điều kiện để nâng cao khả năng sinh lời. 1.2.5.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản Lợi nhuận sau thuế ROA = *100 Tổng TS bình quân Tỷ số này cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROA cho thấy sự hiệu quả của công ty trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. NếTrườngu tỷ số > 0: doanh nghiĐạiệp làm học ăn có lãi. KinhTỷ số càng cao tế cho Huế thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của DN. Còn nếu tỷ số < 0: doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 24
  37. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.5.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ hữu Lợi nhuận sau thuế T su trên ỷ ất sinh lời = * 100 v ốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROE là tiêu chuẩn lựa chọn mua cổ phiếu trên thị trường của các nhà đầu tư. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. 1.2.6. Phân tích luồng tiền Trong phân tích tài chính thì việc phân tích luồng tiền cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị đánh lừa bởi báo cáo lợi nhuận tốt đẹp mà không hiểu được tính bền vững của các lợi nhuận đó. Vì vậy, thông qua việc phân tích luồng tiền, các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn giá trị thật sự của doanh nghiệp. 1.2.6.1. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền N ph i tr bình quân H s m nh n n ợ ả ả ệ ố đả ậ ợ = của dòng tiền Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Trị số của hệTrường số càng nhỏ thì khĐạiả năng thanhhọc toán nợKinh phải trả của tế doanh Huế nghiệp càng cao và ngược lại. Nếu hệ số này >1: chứng tỏ lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD không thể đảm bảo chi trả các khoản nợ. Nếu hệ số này <1: khả năng thanh toán nợ của công ty bằng nguồn lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD được đảm bảo. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 25
  38. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.6.2. Hệ số dòng tiền trên doanh thu Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD H s dòng ti n ệ ố ề = trên doanh thu Doanh thu Hệ số dòng tiền trên doanh thu phản ánh khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số này còn cho thấy chất lượng doanh thu qua số tiền thực thu được mà không tính đến số tiền nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động thanh toán tốt và ngược lại. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ lượng vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng lớn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao chứng tỏ chính sách bán chịu của doanh nghiệp đang được siết chặt, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. 1.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên tài sản Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD H s dòng ti n ệ ố ề = trên tài sản Tổng tài sản bình quân Hệ số dòng tiền trên tài sản phản ánh khả năng tạo tiền ở mức độ tổng quát từ việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu càng lớn, khả năng tạo tiền từ tài sản càng cao và càng tạo điều kiện tốt cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp và ngược lại. Hệ số này >1: chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả, khả năng tạo tiền lớn, đảm bảo cho khả năng thanh toán các khoản nợ.Hệ số này <1: doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều. Vì vậy doanh nghiệp nên chú ý đến công tác thu hồi nợ để đảm Trườngbảo tiền cho hoạt đ ộĐạing kinh doanh học của mình.Kinh9 tế Huế 9 Nguyễn Thị Quyên,“ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, (2012),” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 26
  39. Khóa luận tốt nghiệp 1.3. Cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính doanh nghiệp Quản lý tình hình tài chính là một nhiệm vụ hết sức quan trọng quyết định đến sự tồn tại bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai nên đã được nhiều đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu tài chính là các con số biết nói, biết biểu cảm về thực trạng tài chính của công ty đó, mỗi đối tượng quan tâm, từ nhà đầu tư đến người lao động đều tìm thấy cái mình cần trong hệ thống chỉ tiêu này. Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc về lý luận phân tích tình hình tài chính và các giải pháp cải thiện trong thực tiễn. Trong nước, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: - Trương Bá Thanh (2001) với tác phẩm “Phân tích hoạt động kinh doanh – Phần II” đã nghiên cứu về các lý luận cơ bản của phân tích tài chính. Tác phẩm đã trình bày các nội dung chính như nguồn thông tin sử dụng trong việc phân tích, những phương pháp phân tích (phương pháp so sánh, phương pháp Dupont, Phương pháp loại trừ, ), hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo tác giả, nội dung cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích cấu trúc tài chính, phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích rủi ro và xác định giá trị doanh nghiệp. Đồng thời cũng chỉ rõ các chỉ tiêu cụ thể để phân tích các nội dung nêu trên. Tuy nhiên, phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm vô vàn khía cạnh và tác phẩm trên vẫn chưa đề cập đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp - một nội dung vô cùng quan đối với sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào10. - Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2008) trong tác phẩm “Phân tích tài chính doanh nghiệp” đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lý luận của phân tích tài chính doanhTrường nghiệp, tác phẩm Đại đã trình học bày khá Kinhrõ các vấn đề tếcơ b ảnHuế của phân tích tài chính như phương pháp phân tích, các báo cáo tài chính sử dụng cho phân tích tài chính, trọng tâm của tác phẩm này đi vào nghiên cứu nội dung và hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo các tác giả này, nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích tình hình sử dụng vốn, phân tích tiềm 10 Trương Bá Thanh (2001) “Phân tích hoạt động kinh doanh – Phần II” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 27
  40. Khóa luận tốt nghiệp lực tài chính, phân tích và dự báo rủi ro, phân tích khả năng sinh lời, phân tích tăng trưởng và định giá doanh nghiệp. Có thể thấy, tác phẩm này tập trung nhiều hơn vào dự báo tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp11. - Nguyễn Thị Quyên (2012) trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã hệ thống hóa lý luận phân tích tài chính một cách khoa học các chỉ tiêu dùng để phân tích tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như nhóm các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn, nhóm chỉ tiêu khái quát mức độ độc lập tài chính, nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lợi, đánh giá thực trạng của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công khai trong công ty cổ phần niêm yết kèm theo các biện pháp hoàn thiện. Có thể nói, tác phẩm này đã hệ thống hóa lý luận để có thể đánh giá tổng quát nhất tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hệ số trong các chỉ tiêu này được nghiên cứu chỉ sử dụng cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán12. - Lê Nhật Khánh (2017) với đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật” đã đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính của một loại hình doanh nghiệp cụ thể, đó là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh, Dupont, và loại trừ để tiến hành phân tích các chỉ tiêu như phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình thanh toán, phân tích khả năng thanh toán, phân tích kết quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh và dự báo nguy cơ phá sản, đồng thời đánh giá tình hình tài chính kèm theo các giải pháp cải thiện cho công ty13. Ở Trườngnước ngoài cũng có Đại đã có rấ t họcnhiều các Kinhcông trình nghiên tế cHuếứu về tình hình tài chính, có thể kể đến như: - Josette Peyrard (2005) trong tác phẩm “Phân tích tài chính doanh nghiệp” đã đề cập đến phương pháp phân tích, dữ liệu sử dụng trong phân tích, Nội dung chính 11 Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ ( 2008) “Phân tích tài chính doanh nghiệp” 12 Nguyễn Thị Quyên (2012) “ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” 13 Lê Nhật Khánh (2017) “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 28
  41. Khóa luận tốt nghiệp của tác phẩm này đề cập đến nội dung phân tích và các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo tác giả này thì nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích khả năng sinh lời, phân tích rủi ro và phân tích tăng trưởng, do vậy tác giả đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích cho từng nội dung phân tích trên14. - Nhóm tác giả K.R. Subramanyam, John J.Wild (2009) trong tác phẩm “Phân tích báo cáo tài chính” đã nghiên cứu nhiều nội dung liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp, trong đó phần lớn tác phẩm đề cập đến các nội dung phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo quan điểm của nhóm tác giả này thì nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích hoạt động tài chính, phân tích hoạt động đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích dòng tiền, phân tích vòng quay của vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ứng với mỗi nội dung phân tích thì nhóm tác giả cũng đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích phù hợp15. Như đã đề cập ở trên, việc nghiên cứu tình hình tài chính của một doanh nghiệp bao hàm rất nhiều yếu tố và sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và công sức. Đa số đề tài nêu trên đã đi vào hoàn thiện hệ thống lý luận của phân tích tài chính cho các loại hình doanh nghiệp, một số khác đã đi sâu phân tích thực trạng của doanh nghiệp cụ thể, tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến một khía cạnh quan trọng trong phân tích tài chính đó là luồng tiền. Do đó, đề tài nghiên cứu này sẽ kế thừa những lý luận phân tích tài chính của các đề tài nêu trên vào phân tích thực trạng tài chính của một công ty Cổ phần, đồng thời sẽ đề cập sâu hơn vào phân tích luồng tiền bằng 3 chỉ tiêu: hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền, hệ số dòng tiền trên doanh thu và hệ số dòng tiền trên tài sản cũng nhTrườngư đưa ra một số gi ảĐạii pháp hoàn học thiện nh Kinhững lỗ hổng tếtrong Huếtình hình tài chính của công ty. 14 Josette Peyrard (2005) “corporate financial analysis” 15 K.R. Subramanyam, John J.Wild (2009) “Fianancial statement analysic” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 29
  42. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển Tên công ty: Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Concrete and Construction Joint Stock Company. Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: (84) 0234.3812945 Fax: (84) 0234.3820217 Email: betonghue@gmail.com Website: www.betonghue.com.vn Mã số thuế: 3300384426 Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 28/12/2005. Số tài khoản: 0161000426879 tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng Tiền thân của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế là Xí nghiệp sTrườngản xuất bê tông trự cĐại thuộc công học ty xây lắKinhp Thừa Thiên tế Huế .Huế Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng ngày càng hoàn thiện tương ứng với sự phát triển của xã hội, các công trình kiến trúc không chỉ đòi hỏi đẹp về mặt kiến trúc mà phải đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên với phương thức sản xuất thủ công theo truyền thống cho ra những công trình có chất lượng thấp, không đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội. Đứng trước tình hình đó, công ty Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 30
  43. Khóa luận tốt nghiệp Xây lắp Thừa Thiên Huế đã trình Sở Xây dựng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tờ trình số 35/TC – Công ty ngày 31/03/1997 xin thành lập Xí nghiệp chuyên trách về bê tông và xây dựng. Năm 2006, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước cũng như mong muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp sản xuất bê tông thuộc công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã tách riêng thành công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế hoạt động độc lập với công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế. Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế chính thức hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 theo quyết định số: 4204/QĐ – UBND ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 ngày 28/12/2015 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã có 4 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 03/07/2015. 2.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bê tông thương phẩm và Ống cống li tâm các loại. Ngành nghề kinh doanh: - STrườngản xuất, cung ứng BêĐạitông thương học phẩ m,Kinh bê tông đúc tế sẵn vàHuếống cống ly tâm các loại. - Xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình hạ tầng. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 31
  44. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.3.1. Chức năng Sản xuất cung ứng Ống bi các loại và Bê tông thương phẩm cho các công trình, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông thủy lợi * Những công trình công ty đã thi công: Trong những năm qua công ty cổ phần bê tông và xây dựng TT-Huế đã cung ứng bê tông cho các công trình trên địa bàn TTHuế - Quảng Trị - Quảng Bình - Đà Nẵng + Các loại hình bê tông: - Cọc nhồi: công trình Văn Phòng Tố Hữu, Biệt Thự Phú Mỹ An, - Cầu đường lớn: Cầu Bến Đá, Cầu Mỹ Chánh, cầu Dài, đường tỉnh lộ 4 (đường bộ 1); - Công trình có khối lượng bê tông lớn và cao tầng như:Vin com, nhà ở xã hôi, chung cư Xuân Phú, Đại Học Sư Phạm, Ngân Hàng Công Thương, Đô Thị Phú Mỹ Thương, Điện Lực, cảnh sát giao thông, Đại Học Y, May Hanet Phú Bài, nhà máy nước, . - Công trình công nghiệp có khối lượng bê tông trên 10.000m3 như: Vin com, nhà máy Xi Măng Đồng Lâm, Hàng năm Công ty cung ứng 36.000 mét dài đến 44.000 mét dài ống cống ly tâm các loại cho các công trình đô thị ở thành phố Huế, Đồng Hới - Quảng Bình,Công Ty CP Cơ Khí Xây Dựng cấp Thoát nước VIWASEEN 2, Công Ty CP Xây Dựng Đầu Tư Phát triểnTrường Bạch Đằng 15, XíĐại Nghiệp học cơ khí Xây Kinh lắp - Công tế Ty CPHuế Môi Trường và Công Trình Đô Thị Huế, Công Ty TNHH MTV Đầu tư Xây Dựng Đồng Tiến. 2.1.3.2. Nhiệm vụ  Thực hiện các nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông đề ra.  Sử dụng và bảo vệ tài sản của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 32
  45. Khóa luận tốt nghiệp  Không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên.  Xây dựng, ban hành các quy định, chính sách hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm, trật tự, kỷ cương trong Công ty.  Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các Cán bộ Công nhân viên. 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế) Sơ đồTrường2.1 – Tổ chức bộ máy Đại quản lý họccủa công tyKinhCP Bê tông tế và Xây Huế dựng TT – Huế Chức năng các bộ phận Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề như báo cáo tài chính hằng năm, số lượng thành viên hội đồng quản trị, Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 33
  46. Khóa luận tốt nghiệp bầu, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát bằng hình thức bỏ phiếu kín, mức cổ tức chia cho các loại cổ phần, và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty, nhân danh công ty để giải quyết các vấn đề về quyền lợi của công ty hay xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cổ đông, trừ những vấn đề được Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh cũng như kiểm soát nội bộ và rủi ro cho công ty. Thành viên hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Họ và tên Chức vụ Ông Nguyễn Chí Thành Chủ tịch Ông Phan Trung Kiên Thành viên Ông Lê Văn Sơn Thành viên Ban kiểm soát Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của công ty như thẩm định tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra các vấn đề ghi chép sổ sách kế toán và các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính khi thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của Đại hội đồng cổ đông. Thành viên Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế: TrườngHọ và tênĐại học Kinh tếCh ứcHuế vụ Bà Lê Thị Khánh Vân Trưởng ban kiểm soát Ông Đoàn Văn Công Thành viên ban kiểm soát Giám đốc Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm, thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 34
  47. Khóa luận tốt nghiệp cho công ty như phụ trách tổ chức nhân sự, tài chính của công ty, quản lý sản xuất, Phó giám đốc Phó giám đốc được hội đồng quản trị bổ nhiệm để giúp giám đốc điều hành công việc trong công ty theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phòng tổ chức hành chính Tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác tổ chức, nội quy công ty, đảm nhiệm công tác hành chính – tổng hợp, văn thư – lưu trữ, chỉ đạo theo dõi tổng kết công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, tổ chức thi nâng bậc thợ, kế hoạch đào tạo. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ sổ sách và con dấu của công ty. Đề xuất quy chế nội bộ trong lĩnh vực phòng quản lý. Phòng tài chính – kế toán Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý tài chính sao cho việc sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, có phù hợp giữa thu và chi hay không. Quản lý, kiểm tra, thực hiện chế độ kế toán theo Pháp lệnh của Nhà nước và điều lệ của công ty, đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Công ty. Tổ chức hạch toán, thống kê kế toán, phản ánh chính xác, đầy đủ các số liệu, tình hình luân chuyển các loại vốn trong sản xuất kinh doanh. Theo dõi và ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày kèm theo việc lưu giữ các chứng từ có liên quan, đồng thời phản ánh vào các sổ sách kế toán. Cung cấp báo cáo tài chính, quyết toán thuế, kiểm kê, đánh giá tài sản trong công ty, kiến nghị thanh lý tài sản vật tư tồn đọng kém chất lượng, không có nhu cầu sử dụng. PhTrườngòng kỹ thuật, kế hoạchĐại tiếp thịhọc Kinh tế Huế - Bộ phận kế hoạch – tiếp thị: Lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từng tháng, quý, năm và báo cáo thống kê, tổng hợp, phân tích kế hoạch. Quan hệ với chủ đầu tư các ngành, khách hàng để tìm kiếm công việc, tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất. Thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề xuất đầu tư phù hợp. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 35
  48. Khóa luận tốt nghiệp - Bộ phận quản lý thi công xây lắp và sản phẩm của công ty: Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra quá trình thi công xây lắp và sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng. Tiếp nhận hồ sơ tài liệu từ bộ phận kế hoạch nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu bàn giao, hoàn thành hồ sơ nghiệm thu chuyển phòng tài vụ. Chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ký thuật thi công ở xưởng, trạm trộn, công trình đảm bảo chất lượng kỹ, mỹ thuật, kiểm tra và đánh giá chất lượng trước khi bàn giao công trình sản phẩm cho đơn vị sử dụng. - Bộ phận quản lý thiết bị và sản xuất sản phẩm: Kiểm tra việc thực hiện từng nội dung công việc theo từng loại hợp đồng với khách hàng để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất đúng tiến độ giao hàng, quản lý xe máy, thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa và bảo hành hằng năm. Tổ chức tốt công tác thống kê ở xưởng sản xuất theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất làm cơ sở xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức lao động tiền lương cho công nhân. 2.1.4.2. Tổ chức bộ phận kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp (Phó phòng kế toán) Kế toán bán Kế toán tiền Kế toán vật Kế toán hàng, công lương tư, giá TGNH, tiền nợ, thanh thành, HTK mặt toán Trường Đại học Kinh tế Huế Ghi chú: : quan hệ trực tuyến : quan hệ chức năng ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế) Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 36
  49. Khóa luận tốt nghiệp Chức năng của các bộ phận - Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo bộ máy kế toán tại Công ty theo đúng chức năng và nhiệm vụ do Nhà nước và Công ty quy định. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác tài chính kế toán và kết quả nhiệm vụ được phân công. - Kế toán tổng hợp: Tham mưu cho kế toán trưởng trong quá trình thực hiện, lập kế hoạch công tác, chủ động phối hợp với các nhân viên trong phòng kế toán và các phòng ban nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Kế toán vật tư, HTK, giá thành: Là người theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vật tư, quản lý công tác nhập xuất vật tư tại Công ty. Sau đó tiến hành tập hợp các chi phí để tính giá thành sản phẩm. - Kế toán bán hàng, công nợ, thanh toán: Theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tình hình công nợ của Công ty, tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng của CBCNV. Lập các phiếu thu, phiếu chi theo yêu cầu công việc, bảo quản, lưu trữ các kỳ phiếu này khi kết thúc quy trình lưu chuyển. - Kế toán tiền lương: là người hàng tháng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. - Kế toán TGNH, tiền mặt: theo dõi thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. 2.1.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán a. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 và các thông tư hướngTrường dẫn thực hiện chu ẩĐạin mực k ếhọctoán của BKinhộ Tài chính trongtế viHuếệc lập Báo cáo tài chính. b. Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng Thông tư số 200/2014/ TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế quyết định số 15/2006/ QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Thông tư số 244/2009/ TT- BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 37
  50. Khóa luận tốt nghiệp c. Hình thức kế toán và sổ kế toán Chứng từ ghi sổ và các bảng phân bổ Bảng kê Chứng từ ghi sổ Thẻ, sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Kiểm tra đối chiếu ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế) Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ của Công ty d. Chính sách kế toán áp dụng  Kỳ kế toán năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.  Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày trong Báo Cáo Tài Chính là Việt Nam Đồng  PhươngTrường pháp kế toán Đại hàng t ồnhọc kho Kinh tế Huế Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành hàng tồn kho và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 38
  51. Khóa luận tốt nghiệp Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền trong kỳ và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.  Phương pháp khấu hao TSCĐ Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế Nguyên giá bao gồm giá mua và toàn bộ chi phí mà công ty bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản cố định đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Khấu hao TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao được xác định căn cứ vào nguyên giá và thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Thời gian khấu hao phù hợp với thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính. Cụ thể: Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 6 – 10 Máy móc, thiết bị 6 – 8 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6 – 8 Thiết bị dụng cụ quản lý 3 – 5 TrườngPhương pháp kê Đạikhai và n ộhọcp thuế GTGT Kinh: Phương tếpháp khHuếấu trừ  Các khoản nợ phải thu bao gồm phải thu khách hàng và phải thu khác Phải thu khách hàng là các khoản phải thu mang tính chất thương mại, phát sinh từ các giao dịch có tính chất mua bán giữa công ty và người mua là đơn vị độc lập với công ty. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 39
  52. Khóa luận tốt nghiệp Phải thu khác là các khoản phải thu không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua bán, nội bộ. Các khoản nợ phải thu được ghi nhận theo giá gốc trừ đi dự phòng nợ phải thu khó đòi. Dự phòng phải thu khó đòi căn cứ vào tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra. Việc trích lập dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính. Tăng, giảm số dư nợ phải thu khó đòi cần phải trích lập tại ngày kết thúc năm tài chính được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp.  Các khoản nợ phải trả Các khoản nợ phải trả và chi phí phải trả được ghi nhận cho số tiền phải trả trong tương lai liên quan đến hàng hóa và dịch vụ đã nhận được. Các khoản nợ phải trả bao gồm: phải trả người bán và phải trả khác. Phải trả người bán là các khoản phải trả mang tính chất thương mại, phát sinh từ các giao dịch có tính chất mua bán giữa nhà cung cấp và công ty. Phải trả khác là các khoản phải trả không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua bán, nội bộ. Các khoản nợ phải trả được ghi nhận theo giá gốc, được phân loại thành nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn khi trình bày trên báo cáo tài chính.  Hệ thống báo cáo Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02- DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03- DN); Bản thuyết minh báo cáoTrường tài chính (Mẫu số B09Đại- DN). học Kinh tế Huế Ngoài ra, công ty còn lập các báo cáo chi tiết, báo cáo quản trị để phục vụ cho hoạt động của mình. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 40
  53. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017 2.1.5. Bi ĐVT: Người ế n đ n Năm So sánh ộ Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 nhân l hình ng tình SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 94 100 94 100 98 100 0 0,00 4 4,26 Phân theo tính chất công việc Gián tiếp 31 32,98 31 32,98 30 30,61 0 0,00 -1 -3,23 Trực tiếp 63 67,02 63 67,02 68 69,39 0 0,00 5 7,94 ự Phân theo trình độ giai đo c Đại học 18 19,15 18 19,15 18 18,37 0 0,00 0 0,00 4 4,26 4 4,26 5 5,10 0 0,00 1 25,00 Cao đẳng ạ Trung cấp 6 6,38 6 6,38 5 5,10 0 0,00 -1 -16,67 2015 n Công nhân kỹ thuật 66 70,21 66 70,21 70 71,43 0 0,00 4 6,06 – Phân theo giới tính 2017 Nam 87 92,55 88 93,62 92 93,88 1 1,15 4 4,55 Nữ 7 7,45 6 6,38 6 6,12 -1 -14,29 0 0,00 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 41
  54. Khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh các yếu tố như vốn, cơ sở vật chất, thì lao động cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến năng suất lao động của Công ty, giúp cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Lao động còn giúp cho việc thực hiện công việc hiệu quả hơn, sáng tạo hơn. Do đó, chất lượng nguồn lao động là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua, công ty Cổ phần Bê Tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tay nghề cho CBCNV cũng như quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ lao động. Dựa vào bảng 2.1, ta thấy tổng số lao động của công ty qua 3 năm không biến động nhiều. Cụ thể, năm 2015 là 94 người và không thay đổi trong năm 2016. Năm 2017 tổng số lao động là 98 người tăng 4 người (tương ứng tăng 4,26%) so với năm 2016. Sở dĩ số lượng lao động tăng lên trong năm 2017 là do nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên. Phân theo giới tính: Lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty (trên 90%) và tăng qua 3 năm. Cụ thể: lao động nam năm 2015 là 87 người, chiếm 92,55% trong tổng số lao động, năm 2016 số lao động nam là 88 người, chiếm 93,62% trong tổng lao động và tăng lên 1 lao động, tương ứng tăng 1,15% so với năm 2015, năm 2017 số lao động nam là 92 người, chiếm 93,88% trong tổng lao động và tăng 4 người, tương ứng tăng 4,55% so với năm 2016. Trong khi đó, lao động nữ lại chiếm rất ít trong cơ cấu lao động, cụ thể là năm 2015, số lượng lao động nữ là 7 người, chiếm 7,45% trong tổng số lao động. Năm 2016 và 2017 số lượng lao động nữ giảm 1 người so với năm 2015. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi ngành nghề hoạt động sản xuất của công ty luôn đòi hỏi lao động phải có sức khỏe, chịu được áp lực công việc lớn nên lao động nam chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lao động. Lao động nữTrườngchỉ chiếm tỷ trọng Đạinhỏ và đ ềuhọc là lao đ ộngKinh gián tiếp phùtế hợ pHuế với công tác quản lý ở phòng Tài chính- Kế toán và phòng Tổ chức- Hành chính của công ty. Phân theo tính chất công việc: Như đã phân tích ở trên thì do tính chất nghành nghề công việc nên lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ rất cao. Tỷ lệ lao động trực tiếp cao hơn nhiều so với lao động gián tiếp (chiếm tỷ trọng trên 67%) và tăng lên trong năm 2017. Cụ thể năm 2015 lao động trực tiếp là 63 người, chiếm 67,02% trong tổng số lao Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 42
  55. Khóa luận tốt nghiệp động và không thay đổi trong năm 2016. Năm 2017 lao động trực tiếp là 68 người tăng 5 người, tương ứng tăng 7,94% so với năm 2016 và chiếm 69,39% trong tổng lao động của công ty. Phân theo trình độ: Ta thấy trình độ 1ao động biến động không đều qua 3 năm. Số lượng lao động theo trình độ không thay đổi trong năm 2016 nhưng có xu hướng tăng lên trong năm 2017 chủ yếu là tăng lực lượng công nhân kỹ thuật và cao đẳng, cắt giảm trung cấp. Trong đó công nhân kỹ thuật luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty (trên 70%). Cụ thể: năm 2017, số lượng lao động có trình độ đại học không đổi so với năm 2016 và 2015 là 18 người, chiếm 18,37% trong cơ cấu tổng lao động. Lao động có trình độ cao đẳng tăng 1 người so với năm 2015 và 2016, tương ứng tăng 25%. Trong khi lao động có trình độ trung cấp giảm đi 1 người so với năm 2016 thì lao động kỹ thuật lại tăng lên 4 người so với năm 2016, tương ứng tăng 6,06%. Sự thay đổi này là do công ty mở rộng quy mô sản xuất nên việc bổ sung công nhân kỹ thuật, cao đẳng và cắt giảm trình độ trung cấp càng cho thấy ban lãnh đạo của công ty đã có chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý, tạo điều kiện cho công nhân viên nâng cao trình độ nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Tóm lại, nhìn chung tình hình lao động tại công ty Cổ phần Bê Tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế được bố trí khá hợp lý, đội ngũ lao động với trình độ cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và nắm bắt nhanh với sự thay đổi công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 43
  56. Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty 2.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty 2.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản a. Phân tích cơ cấu tài sản 100% 90% 80% 70% 60% Tài sản dài hạn 50% Tài sản ngắn hạn 40% 30% 20% 10% 0% Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng TT – Huế năm 2014 - 2017 Dựa vào bảng số liệu 2.2 cùng với biểu đồ 2.1 trên ta thấy được tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn gấp đôi tài sản dài hạn trong cơ cấu tổng tài sản qua các năm. Cụ thể: Năm 2014, tổng tài sản của công ty là 72.713.706.997 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 45.157.078.559 đồng, chiếm tới 62,10% trong tổng tài sản và tài sản dài hạn là 27.556.628.438Trường đồng, Đại chiếm 37,90%học trong Kinh tổng tài sả n.tế Huế Năm 2015, giá trị tổng tài sản là 67.562.665.917 đồng, giảm 5.151.041.080 đồng so với năm 2014. Nguyên nhân là do giá trị của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn năm 2015 đều giảm so với năm 2014. Cụ thể: tài sản ngắn hạn năm 2015 là 43.944.440.721 đồng, chiếm 65,04% và tài sản dài hạn là 23.618.225.196 đồng, chiếm 34,96% trong tổng tài sản. Có thể thấy rằng, mặc dù giá trị của cả TSNH và TSDH Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 44
  57. Khóa luận tốt nghiệp năm 2015 đều giảm so với năm 2014 nhưng tốc độ giảm của TSDH lớn hơn tốc độ giảm của TSNH nên tỷ trọng TSNH năm 2015 trong tổng tài sản vẫn tăng lên. Năm 2016, tổng tài sản của công ty là 70.120.484.433 đồng, tăng 2.557.818.516 đồng so với năm 2015. Trong đó, tài sản ngắn hạn năm 2016 là 46.420.407.797 đồng, tăng 2.475.967.076 đồng so với năm 2015, chiếm 66,20% trong tổng tài sản. Tài sản dài hạn năm 2016 là 23.700.076.636 đồng, chiếm 33,80% trong tổng tài sản. Sang năm 2017, cơ cấu tổng tài sản vẫn nghiêng hẳn về tài sản ngắn hạn với tỷ trọng là 66,20%. Trong khi tài sản dài hạn chỉ chiếm 33,4%. Nhìn chung, cơ cấu tổng tài sản của công ty tương đối ổn định qua các năm, tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản là do tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn cao, mà cụ thể là phải thu ngắn hạn khách hàng chiếm đến gần 50% cơ cấu tổng tài sản qua các năm. Vì đặc điểm hoạt động của công ty là xây dựng nên giá trị các công trình thường rất lớn, nên khoản phải thu khách hàng cao là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, công ty nên xây dựng chính sách bán chịu phù hợp để vừa đem lại doanh thu cao mà lại tránh bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Đối với tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm hơn 30% trong cơ cấu tổng tài sản của công ty, mà cụ thể là tài sản cố định hữu hình như nhà cửa vật kiến trúc năm 2017 là 2.133.750.857 đồng, máy móc thiết bị là 9.425.976.287 đồng, phương tiện vận tải là 14.517.635.776 đồng. Với đặc điểm kinh doanh là sản xuất và cung cấp các sản phẩm bê tông và ống cống thì việc công ty tập trung đầu tư vào tài sản cố định như máy trộn bê tông và các xe chuyên chở đến công trình là điều hoàn toàn hợp lý. Về lâu dài, khi nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình thương mại gia tăng thì công ty sẽ dễ dàng đáp ứng được một cách nhanh chóng nhất. b. TrườngPhân tích biến động Đại tài sản học Kinh tế Huế Từ số liệu bảng 2.2 trên ta thấy tổng tài sản của công ty có quy mô khá lớn và biến động không đều qua 4 năm. Cụ thể: Năm 2015 tổng tài sản của công ty là 67.562.665.917 đồng giảm 5.151.041.080 đồng (tương ứng giảm 7,08%) so với năm 2014. Năm 2016 là 70.120.484.433 đồng tăng 2.557.818.516 đồng (tương ứng tăng 3,79%) so với năm 2015. Sang đến năm 2017, tổng tài sản của công ty tăng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 45
  58. Khóa luận tốt nghiệp 14.388.521.724 đồng, tương ứng tăng đến 20,52%. Nguyên nhân tổng tài sản biến động không đều qua 4 năm là do sự biến động của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Chi tiết vào từng yếu tố biến động ta thấy tài sản ngắn hạn tăng giảm không đều là do các khoản phải thu ngắn hạn (chủ yếu là Phải thu khách hàng), tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho có sự tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể: Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2015 là 35.608.902.856 đồng giảm 2.122.709.238 đồng (tương ứng giảm 5,63%) so với năm 2014. Nguyên nhân là do khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn, phải thu ngắn hạn khác giảm. Chi tiết vào từng khoản mục: Phải thu khách hàng năm 2015 giảm 595.237.814 đồng, tương ứng giảm 1,49% so với năm 2014. Theo như ta thấy, mặc dù khoản phải thu khách hàng giảm nhẹ nhưng vì khoản mục này chiếm tỷ trọng rất lớn (>50%) trong cơ cấu tài sản nên đã ảnh hưởng đáng kể đến tổng tài sản. Khoản phải thu ngắn hạn khách hàng năm 2015 giảm là do các bên thực hiện thanh toán nợ như công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế và các XN Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế giảm từ 2.754.553.330 đồng xuống còn 1.369.112.500 đồng. Trả trước cho người bán giảm mạnh 1.224.033.000 đồng, tương ứng giảm 61,21% so với năm 2014. Các khoản trả trước giảm do các nhà cung ứng nguyên vật liệu như XN Khai thác đá của CTCP XD Giao thông TT Huế và một số đối tượng khác đã hoàn thành được một phần nghĩa vụ cung cấp sản phẩm cho công ty trong năm 2015. NămTrường 2016, các kho Đạiản phả i học thu ngắ nKinh hạn là 36.078.995.472 tế Huế đồng tăng 470.092.626 đồng (tương ứng tăng 1,32%) so với năm 2015. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng, giảm chủ yếu là do phải thu khách hàng. Năm 2016, Công ty có phát sinh thêm khoản phải thu của Công ty CP Kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế và của Công ty CP XD số 1 Hà Nội – CN số 7 lần lượt là 1.247.656.000. đồng và 2.845.326.000 đồng, thêm vào đó là khoản phải thu của công ty TNHH MTV XD Quốc Anh tăng từ 451.810.000 đồng năm 2015 lên 1.217.678.000 đồng trong năm 2016. Do ngành nghề Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 46
  59. Khóa luận tốt nghiệp của Công ty là chuyên cung ứng ống bi, bê tông và xây dựng các công trình có giá trị lớn nên khoản phải thu từ khách hàng cao là điều dễ hiểu. Sang đến năm 2017, các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 4.270.473.279 đồng, tương ứng tăng 11,84% so với năm 2016. Nguyên nhân là do trong năm 2017 có phát sinh thêm khoản phải thu của công ty CP Xây dựng Công nghiệp Đông Anh là 1.291.387.000 đồng, bên cạnh đó là các khoản phải thu của đối tượng cũ trong năm 2016 tăng lên, chứng tỏ chính sách bán chịu mà công ty đang áp dụng đã tiếp tục lôi kéo được các khách hàng cũ hợp tác làm ăn với công ty, điều này sẽ đảm bảo đem về doanh thu ổn định qua các năm tiếp theo. Tuy nhiên, khoản mục này chiếm tỷ trọng quá lớn trong cơ cấu tổng tài sản đang chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty và sẽ dễ xuất hiện các khoản nợ xấu khó đòi, bên cạnh đó lượng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh không nhiều sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc chi trả các khoản nợ đến hạn. Do vậy công ty phải xem xét đến chính sách thu hồi công nợ theo thời hạn nợ hơn để không bị khách hàng chiếm dụng vốn làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Hàng tồn kho của công ty năm 2015 là 3.619.138.831 đồng giảm 226.774.765 đồng (tương ứng giảm 5,90%) so với năm 2014 chủ yếu là bê tông và ống bi giảm là do nhu cầu xây dựng của khách hàng tại công ty trong năm này có giảm đi nên việc dự trữ hàng tồn kho giảm. Năm 2016 hàng tồn kho là 3.472.730.342 đồng giảm 146.408.489 đồng (tương ứng giảm 4,05%) so với năm 2015. Đây cũng là một điều hợp lý vì giúp công ty tránh tình trạng ứ đọng vốn lớn trong kinh doanh. Do vậy việc dự trữ hàng tồn kho của công ty là khá hợp lý, không có rơi vào tình trạng cháy kho mà vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Sang đến năm 2017, hàng tồTrườngn kho của công ty Đại tại ngày 31/12học tăng Kinh 1.893.073.310 tế đồ ng,Huế tương ứng tăng 54,51% so với năm 2016. Lượng tồn này không có hàng tồn kho ứ đọng, kém chất lượng không có khả năng tiêu thụ, điều này chứng tỏ công ty đang duy trì lượng tồn kho cao hơn so với các năm trước để đảm bảo cung ứng tốt hơn cho các công trình trong đầu năm 2018. Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm 2015 là 4.328.063.749 đồng, tăng 1.316.318.139 đồng ( tương ứng tăng 43,71%) so với năm 2014. Mặc dù Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 47
  60. Khóa luận tốt nghiệp tiền của công ty biến động tăng mạnh so với năm 2014 nhưng nhìn chung trong cơ cấu tổng tài sản thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chiếm 4,14% năm 2014 và 6,41% năm 2015 trong cơ cấu tổng tài sản) nên việc giảm nhẹ của các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng đã làm cho tài sản ngắn hạn giảm đi so với năm 2014. Năm 2016, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 6.546.087.983 đồng, tăng 2.218.024.234 đồng (tương ứng tăng 51,25% ) so với năm 2015. Mức tăng này chủ yếu do mức tăng của tiền gửi ngân hàng từ 4.217.734.882 đồng lên 6.493.087.807 đồng. Sang đến năm 2017, tiền của công ty tăng lên 3.202.813.821 đồng, tương ứng tăng 48,93% so với năm 2016. Mọi giao dịch của công ty đều được thực hiện qua ngân hàng nên tiền gửi ngân hàng tăng lên đáng kể, trong khi tiền mặt lại giảm xuống còn hơn 21 triệu đồng tại đơn vị. Có thể thấy công ty duy trì mức tiền như trên là tương đối ít, điều này có thể tránh được tình trạng lãng phí vốn, tuy nhiên sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán ngay nợ đến hạn. Vì vậy, công ty nên có chính sách tăng mức dự trữ tiền để đảm bảo an toàn trong việc thanh toán nợ. Tài sản dài hạn biến động chủ yếu là do sự tăng giảm không đều của tài sản cố định. Năm 2015, tài sản cố định là 20.381.302.291 đồng giảm 4.655.326.147 đồng (tương ứng giảm 18,59%) so với năm 2014. Tài sản cố định giảm là do công ty giảm đầu tư vào phương tiện vận tải (xe xúc lật, xe chở Bê tông ). Năm 2016 tài sản cố định là 21.119.188.566 đồng tăng 737.886.275 đồng (tương ứng tăng 3,62%) so với năm 2015 do công ty đã đầu tư mua sắm thêm phương tiện vận tải để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sang năm 2017, tài sản cố định của công ty tiếp tục tăng 4.938.174.354 đồng, tương ứng tăng 23,38% so với năm 2016. Đây là tín hiệu khả quan đối với công ty, điều này vừa giúp cho cơ cấu TSNH và TSDH cân bằng hơn, vừa phảTrườngn ánh chính sách đ ầĐạiu tư cho tươnghọc lai ngày Kinh càng mở rộtếng hơn Huế đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng cao cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho TSCĐ sẽ góp phần gia tăng qui mô của công ty, giúp cho việc huy động vốn hiệu quả hơn vì lượng TSCĐ lớn sẽ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ tốt hơn, khả năng tạo ra tiền từ việc sử dụng TSCĐ gia tăng, từ đó mức độ tin cậy của các nhà cung cấp cũng tăng lên. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 48
  61. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.2 – Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản của CTCP Bê tông và Xây dựng TT-Huế giai đoạn 2014 – 2017 ĐVT: đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2014 % Năm 2015 % 2016 % 2017 % 2015/2014 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % +/- % A. Tài sản ngắn hạn 45.157.078.559 62,10 43.944.440.721 65,04 46.420.407.797 66,20 56.280.174.432 66,60 -1.212.637.838 -2,69 2.475.967.076 5,63 9.859.766.635 21,24 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.011.745.610 4,14 4.328.063.749 6,41 6.546.087.983 9,34 9.748.901.804 11,54 1.316.318.139 43,71 2.218.024.234 51,25 3.202.813.821 48,93 1. Tiền 3.011.745.610 4,14 4.328.063.749 6,41 6.546.087.983 9,34 9.748.901.804 11,54 1.316.318.139 43,71 2.218.024.234 51,25 3.202.813.821 48,93 2. Các khoản tương đương tiền 0,00 0,00 0,00 0,00 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 37.731.612.094 51,89 35.608.902.856 52,70 36.078.995.472 51,45 40.349.468.751 47,75 -2.122.709.238 -5,63 470.092.616 1,32 4.270.473.279 11,84 1. Phải thu ngắn hạn khách hàng 39.844.830.981 54,80 39.249.593.167 58,09 41.848.277.163 59,68 48.686.376.484 57,61 -595.237.814 -1,49 2.598.683.996 6,62 6.838.099.321 16,34 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 1.999.636.550 2,75 775.603.550 1,15 2.583.073.092 3,68 841.252.972 1,00 -1.224.033.000 -61,21 1.807.469.542 233 (1.741.820.120) -67,43 3. Phải thu ngắn hạn khác 218.700.216 0,30 200.159.450 0,30 218.794.238 0,31 176.234.179 0,21 -18.540.766 -8,48 18.634.788 9,31 (42.560.059) -19,45 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (4.331.555.653) -5,96 (4.616.453.311) -6,83 (8.571.149.021) -12,22 (9.354.394.884) -11,07 -284.897.658 6,58 -3.954.695.710 85,67 (783.245.863) 9,14 IV. Hàng tồn kho 3.845.913.596 5,29 3.619.138.831 5,36 3.472.730.342 4,95 5.365.803.652 6,35 -226.774.765 -5,90 -146.408.489 -4,05 1.893.073.310 54,51 1. Hàng tồn kho 3.845.913.596 5,29 3.619.138.831 5,36 3.472.730.342 4,95 5.365.803.652 6,35 -226.774.765 -5,90 -146.408.489 -4,05 1.893.073.310 54,51 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0,00 0,00 0,00 0,00 0 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 567.807.259 0,78 388.335.285 0,57 322.594.000 0,46 816.000.225 0,97 -179.471.974 -31,61 -65.741.285 -16,9 493.406.225 152,95 1. chi phí trả trước ngắn hạn 245.213.259 0,34 65.741.285 0,10 0,00 493.406.225 0,58 -179.471.974 -73,19 -65.741.285 -100 493.406.225 2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 322.594.000 0,44 322.594.000 0,48 322.594.000 0,46 322.594.000 0,38 0 0,00 0 0 0,00 Tài sản ngắn hạn khác 0,00 0,00 0,00 0,00 0 0 B. Tài sản dài hạn 27.556.628.438 37,90 23.618.225.196 34,96 23.700.076.636 33,80 28.228.831.725 33,40 -3.938.403.242 -14,29 81.851.440 0,35 4.528.755.089 19,11 I. Các khoản phải thu dài hạn 0,00 0,00 0,00 0,00 0 0 II. Tài sản cố định 25.036.628.438 34,43 20.381.302.291 30,17 21.119.188.566 30,12 26.057.362.920 30,83 -4.655.326.147 -18,59 737.886.275 3,62 4.938.174.354 23,38 1. Tài sản cố định hữu hình 25.036.628.438 34,43 20.381.302.291 30,17 21.119.188.566 30,12 26.057.362.920 30,83 -4.655.326.147 -18,59 737.886.275 3,62 4.938.174.354 23,38 Nguyên giá 70.173.859.275 96,51 70.382.950.184 104,17 76.215.713.820 108,69 84.780.382.986 100,32 209.090.909 0,30 5.832.763.636 8,29 8.564.669.166 11,24 Giá trị hao mòn lũy kế (45.137.230.837) -62,08 (50.001.647.893) -74,01 (55.096.525.254) -78,57 (58.723.020.066) -69,49 -4.864.417.056 10,78 -5.094.877.361 10,19 (3.626.494.812) 6,58 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.520.000.000 3,47 2.520.000.000 3,73 1.935.060.401 2,76 2.036.468.805 2,41 0 0,00 -584.939.599 -23,2 101.408.404 5,24 1. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 2.520.000.000 3,47 2.520.000.000 3,73 2.520.000.000 3,59 2.520.000.000 2,98 0 0,00 0 0 0,00 2. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 0,00 0,00 (584.939.599) -0,83 (483.531.195) -0,57 0 -584.939.599 101.408.404 -17,34 V. Tài sản dài hạn khác 0,00 716.922.905 1,06 645.827.669 0,92 135.000.000 0,16 716.922.905 -71.095.236 -9,92 (510.827.669) -79,10 1. Chi phí trả trước dài hạn 0,00 716.922.905 1,06 645.827.669 0,92 135.000.000 0,16 716.922.905 -71.095.236 -9,92 (510.827.669) -79,10 Tổng Tài Sản 72.713.706.997 100 67.562.665.917 100 70.120.484.433 100 84.509.006.157 100 -5.151.041.080 -7,08 2.557.818.516 3,79 14.388.521.724 20,52 ( NguTrườngồn: Phòng tài chính Đại kế toán –họcCông ty CPKinh Bê tông và tế Xây dHuếựng TT – Huế) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 49