Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp xây dựng Hải Long

pdf 95 trang thiennha21 5540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp xây dựng Hải Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_cua_xi_nghiep_xay_du.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp xây dựng Hải Long

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG HẢI LONG HỒ THỊ KIM LIÊN Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 05 năm 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG HẢI LONG Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn Hồ Thị Kim Liên TS. Nguyễn Đình Chiến Lớp: LTKT K50 NiênTrường khóa: 2016 – 2020Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 05 năm 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế đã tận tụy giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu trong thời gian em học tập tại trường. em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo: T.s Nguyễn Đình Chiến đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Không những thế, trong thời gian qua Thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lí thuyết cũng như các kĩ năng trong công việc, trong các mối quan hệ, cách giải quyết vấn đề, Thầy luôn là người truyền động lực cho em, giúp em hoàn thành tốt giai đoạn thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị làm việc ở xí nghiệp xây dựng Hải Long đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại xí nghiệp để em có thể tìm hiểu, tiếp xúc học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm thực tế và thực hiện tốt khóa luận này. Chân thành cảm ơn đến các bạn trong nhóm thực tập đã hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Với kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thày cô cùng các cô chú, anh chị trong xí nghiệp để đề tài trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học KinhHuế, ngày tế 25 thángHuế 04 năm 2018 Sinh viên Hồ Thị Kim Liên
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Kí hiệu Nội dung 1 TCDN Tài chính doanh nghiệp 2 NXB Nhà xuất bản 3 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 4 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh 5 HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh 6 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7 TSNH Tài sản ngắn hạn 8 TSDH Tài sản dài hạn 9 SXKD Sản xuất kinh doanh 10 HTK Hàng tồn kho 11 TSCĐ Tài sản cố định 12 NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu 13 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 14 GVHB Giá vốn hàng bán 15 VNĐ Việt Nam đồng 16 GTGT Giá trị gia tăng 17 NN Nhà nước 18 LC Luân chuyển 19 LNTT Lợi nhuận trước thuế 20 CPLV Chi phí lãi vay 21 TrườngKPT Đại Khohọcản ph ảiKinh trả tế Huế 22 LCP Lãi cổ phần 23 BEF Khả năng sinh lời cơ bản 24 FLM Đòn bẫy tài chính 25 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 26 DN Doanh nghiệp
  5. 27 TSLĐ Tài sản lưu động 28 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 29 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 30 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 31 VCSH Vốn chủ sở hữu 32 LNST Lợi nhuận sau thuế 33 DFL Mức độ tác động của đồn bẫy tài chính 34 PD Cổ phiếu ưu đãi 35 I Chi phí lãi vay 36 ĐVT Đơn vị tính 37 BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ 38 KD Kinh doanh 39 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 40 TAT Số vòng quay của tài sản 41 DTT Doanh thu thuần 42 K Kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn 43 DOS Kỳ thu tiền bình quân 44 Khả năng thanh toán hiện hành 45 Khả năng thanh toán nhanh Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu 3 1.5.1. Phương pháp chung 3 1.5.2.Phương pháp đặc thù: 3 1.6. Kết cấu chuyên đề 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP 5 1.1. Tổng quan về phân tích tài chính của doanh nghiệp 5 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 5 1.1.2. Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp 6 1.1.2.1. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 6 1.1.2.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 6 1.1.3. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 7 1.1.4. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.1.5. Mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 9 1.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 9 1.2.1. Phương pháp so sánh 10 1.2.2. PhươngTrường pháp tỷ lệ Đại học Kinh tế Huế 10 1.2.3. Phương pháp Dupont 11 1.3. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 11 1.3.1. Thông tin sử dụng phân tích tài chính doanh nghiệp 11 1.3.1.1. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp 11 1.3.1.2. Thông tin bên trong doanh nghiệp 12 1.3.2. Các bước thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp 14 SVTH: Hồ Thị Kim Liên i
  7. 1.4. Nội dung phân tích tài chính tài chính doanh nghiệp 15 1.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 15 1.4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 17 1.4.2.1. Tình hình doanh thu 17 1.4.2.2. Tình hình chi phí 18 1.4.2.3. Tình hình lợi nhuận 18 1.4.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính 19 1.4.3.1. Các chỉ số về khả năng thanh toán 19 1.4.3.2. Các chỉ số về cơ cấu tài chính 21 1.4.3.3. Các chỉ số về hoạt động 22 1.4.3.4. Các chỉ số về khả năng sinh lời 27 1.4.4. Phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại doanh nghiệp 30 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 31 1.5.1. Nhân tố chủ quan 31 1.5.1.1. Chất lượng thông tin sử dụng 31 1.5.1.2. Trình độ cán bộ phân tích 32 1.5.1.3. Kĩ thuật, công nghệ 32 1.5.2. Nhân tố khách quan 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG HẢI LONG 34 2.1. Khái quát chung về xí nghiệp xây dựng Hải Long 34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp 34 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 35 2.1.2.1.Trường Chức năng Đại học Kinh tế Huế 35 2.1.2.2. Nhiệm vụ 37 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 37 2.1.4. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 39 2.1.4.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán 39 2.1.4.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản 39 2.1.4.3. Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán 39 SVTH: Hồ Thị Kim Liên ii
  8. 2.1.4.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 39 2.1.5. Tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán 40 2.1.5.1. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: 40 2.1.5.2. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng 40 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty 46 2.2.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản 46 2.2.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn 51 2.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh 54 2.2.4. Phân tích các Chỉ số tài chính 57 2.2.4.1. Chỉ số về tính thanh khoản của và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 57 2.2.4.2. Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 62 2.2.4.3. Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn: 64 2.2.4.4. Chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn 71 2.2.5. Chỉ số về khả năng sinh lời 76 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 80 3.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của xí nghiệp 80 3.1.1. Những mặt đã đạt được 80 3.1.2.Những mặt hạn chế của xí nghiệp 81 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của xí nghiệp 81 3.2.1. Thúc đẩy thị trường 81 3.2.2. Định hướng chiến lược sản xuất - kinh doanh trong thời hạn 5 năm 81 3.2.3. Về công tác quản lý 82 PHẦN TrườngIII: KẾT LUẬN VÀ Đại KIẾN NGH họcỊ Kinh tế Huế 83 3.1. Kết luận 83 3.2. Kiến nghị 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 SVTH: Hồ Thị Kim Liên iii
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình biến động tài sản của xí nghiệp qua 3 năm 47 Bảng 2.2: Tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm 52 Bảng 2.3: Tình hình biến động các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm (2015-2017) 55 Bảng 2.4: Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 58 Bảng 2.5: Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản chung 62 Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn 64 Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn (tiếp theo) 66 Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản dài hạn 71 Bảng 2.9: Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn 74 Bảng 2.10: Các chỉ số về khả năng sinh lời 76 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Liên iv
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp 38 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Liên v
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế, để đứng vững trên thị trường và khẳng định vị thế của mình thì một yêu cầu cho các doanh nghiệp là cần nâng cao năng lực cạnh tranh. Tất yếu, họ cần phải có uy tín với nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng Đó sẽ là những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên mục đích quan tâm khác nhau với từng đối tượng: đối với chủ doanh nghiệp thì mục đích quan tâm đến tình hình tài chính để biết chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh, đối với chủ đầu tư có thể là đưa ra các quyết định đầu tư, đối với đối tác là có nên hợp tác hay không. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có sự thay đổi sâu sắc. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã tạo ra một bước ngoặt mới trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Nó mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức và khó khăn. Hoạt động trong nền kinh tế đó, các Doanh nghiệp phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị. Do đó, để có thể đứng vững, tồn tại thì doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả xác thực tức là hoạt động phải mang lại lợi nhuận. Lợi nhuận chính là tiền đề cho Doanh nghiệp tồn tại, chiếm lĩnh thị trường và phát triển, không chỉ mục tiêu mang lại lợi nhuận mà tiến xa hơn là mang lại giá trị cho Doanh nghiệp. Trong điều kiện đó, các Doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, tức là lấy thu nhập bù chi phí có lợi nhuận để tăng tích lũy, từ đó tái sản xuất kinh doanh, không ngừng mở rộng quy mô Trườngcủa Doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Huế Khi lựa chọn đề tài này, em không chỉ tính toán các con số đơn thuần mà còn đi sâu vào phân tích một báo cáo tài chính, đồng thời phát hiện ra những thành tựu đạt được, những hạn chế, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân, đề ra những giải pháp để giúp doanh nghiệp hoàn thiện và tiến tới mục tiêu hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí đồng thời nâng cao giá trị doanh nghiệp. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Với sự hướng dẫn nhiệt tình của T.s Nguyễn Đình Chiến, đồng thời xuất phát từ thực tế, bằng những kiến thức phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được tích lũy trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường và thời gian tìm hiểu công ty, chúng em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp xây dựng Hải Long” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài Cung cấp các thông tin để giúp các nhà đầu tư, chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống có thể làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát tại công ty để đề xuất những đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời để áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, để mình có thể tự phân tích báo cáo tài chính tại công ty, tìm hiểu nguyên nhân cũng như đề xuất giải pháp giúp công ty hoàn thiện hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của xí nghiệp xây dựng Hải Long - BTrườngảng cân đối kế toán Đại học Kinh tế Huế - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ngoài ra còn có thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo của ban Tổng giám đốc. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tình hình tài chính của xí nghiệp xây dựng Hải Long - Về thời gian: Sử dụng số liệu trên các báo tài chính của xí nghiệp xây dựng Hải Long qua 3 năm từ năm 2015 đến 2017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp chung - Phân tích theo chiều ngang: bằng cách tính số tiền chênh lệch năm nay so với năm trước.đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Qua đó, xác định mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của từng chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. - Phân tích theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỉ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất việc phân tích theo chiều dọc trên báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay quan hệ tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Phân tích xu hướng: các chỉ tiêu riêng biệt hay chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kì để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế – tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích các chỉ số tài chính: phân tích chỉ số là một phương pháp quan trọng để thấy đượcTrường các mối quan hệ cóĐại ý nghĩa họcgiữa 2 thành Kinh phần cả một tế báo Huếcáo tài chính. 1.5.2.Phương pháp đặc thù: - Phương pháp so sánh: là một trong những phương pháp rất quan trọng. Nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ mọt hoạt động phân tích nào của doanh nghiệp. Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp,nó được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích và số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi, tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, đánh giá tốc độ tăng hoặc giảm các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kì kế hoạch, từ đó xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phấn đấu của doanh nghiệp. So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, từ đó đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xấu hay tốt ,khả quan hay không. - Phương pháp loại trừ: là một phương pháp nhằm xác điịnh mức ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được thực hiện bằng cách : khi xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả của các hoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có thể thực hiện bằng 2 phương pháp: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch. - Phương pháp liên hệ cân đối: cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng là tổng số và hiệu số. - Phương pháp Dupont: trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính.Chính nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo trình tự logic chặt chẽ. 1.6. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, danhTrường mục đồ thị bảng bi Đạiểu, danh mhọcục sơ đồ , kKinhết cấu bài gtếồm cóHuế 3 phần: Phần I. Đặt vấn đề Phần II. Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1. Cơ sở lí luận và tổng quan tài liệu về tình hình tài chính tại xí nghiệp Chương 2. Phân tích tình hình tài chính tại của xí nghiệp xây dựng Hải Long Chương 3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại xí nghiệp Phần III. Kết luận và kiến nghị SVTH: Hồ Thị Kim Liên 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP 1.1. Tổng quan về phân tích tài chính của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước và với các chủ thể kinh tế - xã hội ở trong nước và ngoài nước, còn xét về hình thức là quan hệ tài chính – tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ cho hoạt động của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đứng vững trong môi trường kinh tế liên tục biến động thì phải luôn tính toán tới sự vận động của đồng tiền trong quá trình kinh doanh, thông qua hàng loạt mối quan hệ kinh tế và tài chính giữa doanh nghiệp với các đối tác khác như nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, người lao động trong doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nhà nước. Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: là mối quan hệ được phát sinh khi doanh nghiệp được nhà nước cấp vốn hoạt động (đối với doanh nghiệp nhà nước) và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước như: nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách nhà nước. QuanTrường hệ giữa doanh nghi Đạiệp với cáchọc chủ th ểKinhkhác: là quan tế hệ Huếvề mặt thanh toán trong việc cho vay vốn, đầu tư vốn, mua bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ Quan hệ giữa nội bộ doanh nghiệp: thể hiện qua việc doanh nghiệp thanh toán tiền lương, tiền thưởng do công nhân viên, quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến 1.1.2. Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Chức năng của tài chính doanh nghiệp Quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn nảy sinh các nhu cầu về vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển. Vì vậy chức năng này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho từng thời kì. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho nhà quản lí nắm bắt được tình hình tài chính để tổ chức nguồn vốn, nhằm đầu tư đúng hướng và kịp thời nhu cầu vốn khi cần thiết. Qua đó cho thấy chức năng tổ chức và luân chuyển vốn là chức năng quan trọng của tài chính doanh nghiệp bởi nó có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân phối thu nhập bằng tiền: Phân phối là một chức năng quan trọng của tài chính doanh nghiệp. Sau mỗi chu kì kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, cần thiết phải phân phối số thu nhập này, phân phối tích lũy tiền tệ đạt được thông qua sự vận động và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp. Ba chức năng quản lý vốn, phân phối và kiểm tra không thể tách rời nhau. Quá trình kiểm tra tiến hành tốt thì quá trình tổ chức phân phối vốn mới được thực hiện tốt. Ngược lại việc tổ chức vốn và phân phối tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng kiểm tra. 1.1.2.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có vai trò rất trong trọng trong nền kinh tế nói chung và mỗi doanhTrường nghiệp nói riêng. Đại Tài chính học doanh nghi Kinhệp có 3 vai tròtế chính Huế sau: - Đảm bảo về vốn: Tài chính doanh nghiệp đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu về vốn ngắn hạn và dài hạn để đầu tư. Khi đó vai trò trước tiên của tài chính doanh nghiệp là phải xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, tiếp đó là SVTH: Hồ Thị Kim Liên 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp để huy động vốn từ bên trong và bên ngoài, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn. - Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Việc tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận biết và huy động kịp thời các nguồn vốn sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro, và nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Huy động tối đa nguồn vốn hiện có sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời làm giảm nhu cầu vốn vay và lãi suất. - Kiểm soát: Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm soát chỉ đạo hoạt động kinh doanh. Thông qua tình hình thu chi tiền hàng ngày, nắm bắt được các tình hình tài chính và các chỉ tiêu tài chính, doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình sản xuất kinh doanh, phát hiện kịp thời những tồn tại, từ đó đưa ra các quyết định thích hợp. 1.1.3. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp “Phân tích TCDN là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánh giá tình hình TCDN thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó đưa ra quyết định và các giải pháp quản lí phù hợp” (Nguồn: trang 4 sách Phân tích tài chính doanh nghiệp – ThS. Ngô Kim Phượng, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra, phân tích tình hình TCDN là việc xem xét, đánh giá kết quả của việc quản lý Trườngvà điều hành tài chính Đại của doanh học nghiệ pKinh thông qua các tế số liHuếệu trên báo cáo tài chính. Phân tích những gì đã làm được, chưa làm được và dự đoán những gì đã xảy ra, đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh, từ đó đưa ra các biện pháp để tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa ra các dự báo và kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh, sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một công ty, đánh giá năng lực tài chính trong tương lai 1.1.4. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì thế công tác phân tích tình hình tài chính giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: + Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: phân tích tài chính cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, qua đó sẽ giúp nhà quản trị đưa ra các dự báo tài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận. + Đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến lợi tức nhận được hàng năm và giá trị thị trường của cổ phiếu. Qua phân tích tài chính, họ sẽ biết được khả năng sinh lời, mức độ rủi ro, khả năng hoàn trả và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư. + Đối với các tổ chức tín dụng: họ sẽ dựa vào phân tích tài chính để đưa ra các quyết định cho vay, tài trợ vốn một cách phù hợp. + Đối vTrườngới cơ quan Nhà nư ớĐạic: phân tích học tài chính Kinh giúp nhà nư ớtếc nắ mHuế được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đề ra các chính sách vĩ mô đúng đắn nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. + Đối với công ty kiểm toán: phân tích tài chính giúp cho các công ty kiểm toán kiểm tra được tính trung thực của các số liệu, phát hiện ra sai sót và gian lận của doanh nghiệp về mặt tài chính Phân tích tài chính giúp người sử dụng có thể xem xét từ nhiều SVTH: Hồ Thị Kim Liên 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến góc độ khác nhau, đánh giá, tổng hợp, xem xét một cách chi tiết hoạt động TCDN để từ đó nhận biết, phán đoán và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp nhất, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động kinh doanh của mình 1.1.5. Mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính được sử dụng như là công cụ khảo sát cơ bản trong lựa chọn quyết định đầu tư, đự đoán các điều kiện và kết quả tài chính trong tương lai. Hoạt động TCDN liên quan đến nhiều đối tượng nên mục tiêu phân tích của mỗi đối tượng sẽ khác nhau. Phân tích TCDN cần đạt những mục tiêu cơ bản sau: Đánh giá, dự tính các rủi ro cũng như tiềm năng, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai nhằm phục vụ cho việc ra quyết định một cách thích hợp. Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin kinh tế tài chính cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, và các đối tượng có liên quan để họ có những quyết định đúng trong kinh doanh. Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, và các tác động kinh tế, qua đó chủ doanh nghiệp sẽ dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai, thể hiện rằng những quyết định đưa ra là có căn cứ chứ không phải quyết định theo cảm tính. Là công cụ để kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu đạt được, giúp doanh nghiệp có được những quyết định, giải pháp đúng đắn, đảm bảo việc kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mục tiêu này đặc biệt quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp. Tóm lại, mục tiêu phânTrường tích TCDN phụ thuĐạiộc vào họcquyền lợ i Kinhcủa cá nhân, tếtổ c ứcHuế có liên quan đến doanh nghiệp. Vì thế việc phân tích TCDN ảnh hưởng đến nhiều nội dung khác nhau và bao trùm phạm vi rất rộng với các nhà quản trị doanh nghiệp. 1.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính gồm một hệ thống các công cụ, biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, SVTH: Hồ Thị Kim Liên 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình TCDN. Về lí thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp tỉ lệ, và phương pháp dupont. 1.2.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính. Để có thể áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện: phải có sự thống nhất về thời gian, không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Các chỉ tiêu phải được tính trên cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế, phải cùng một phương pháp tính toán, cùng đơn vị đo lường và các chỉ tiêu cần phải quy đổi về cùng một quy mô, điều kiện kinh doanh tương đương nhau. Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu của một kì được lựa chọn làm gốc so sánh. Gốc so sánh được xác định tùy vào mục đích phân tích. Gốc so sánh có thể là về mặt thời gian, không gian, lựa chọn chu kì báo cáo hoặc kì hoạch Khi tiến hành so sánh cần có 2 đại lượng trở lên và các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được. 1.2.2. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp tỷ lệ hay còn gọi là phương pháp tỷ số, là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính. Phương pháp này giúp cho việcTrường khai thác, sử dụng Đại số liệu đưhọcợc hiệu quKinhả hơn thông tế qua viHuếệc phân tích một cách có hệ thống các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Phương pháp tỷ lệ dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ SVTH: Hồ Thị Kim Liên 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. 1.2.3. Phương pháp Dupont Là phương pháp nghiên cứu tác động liên hoàn các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là một công cụ đơn giản những vô cùng hiệu quả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Khi áp dụng phương pháp Dupont vào phân tích, các nhà phân tích nên tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số nay qua các năm bắt nguồn từ đâu, rồi đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm. Phân tích tài chính doanh nghiệp bằng phương pháp Dupont có ý nghĩa lớn với quản trị doanh nghiệp, bởi nó có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó doanh tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp. 1.3. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Thông tin sử dụng phân tích tài chính doanh nghiệp Thông tin sử dụng phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm thông tin bên ngoài doanh nghiệp và thông tin bên trong doanh nghiệp. 1.3.1.1. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp Sử dTrườngụng để phân tích cácĐại nguyên họcnhân, các Kinhyếu tố ảnh hư tếởng củHuếa môi trường kinh doanh cũng như các chính sách của doanh nghiệp tác động đến tình hình TCDN như thế nào. Các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khóa, các thông tin về ngành kinh tế của doanh nghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh tế SVTH: Hồ Thị Kim Liên 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Những thông tin về tình hình kinh tế chính trị, môi trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông tin về các cuộc thăm dò thị trường, triển vọng phát triển trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từng thời kì 1.3.1.2. Thông tin bên trong doanh nghiệp Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng các thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Mặt khác, các doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tác bên trong và ngoài doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo kế toán chủ yếu là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. a. Bảng cân đối kế toán: BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Kết cấuTrường của BCĐKT gồm 2Đại phần: Ph họcần tài sản vàKinh phần nguồ ntế vốn :Huế Phần tài sản: bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định Về mặt pháp lý: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh số tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm lập báo SVTH: Hồ Thị Kim Liên 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến . Về mặt kinh tế: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh số tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm lập báo cáo Phần nguồn vốn: bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý: các chỉ tiêu phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các đối tượng đầu tư vốn (nhà nước, ngân hàng, cổ đông) cũng như với khách hàng thông qua nợ phải trả. Về mặt kinh tế: các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thành nên các tài sản của doanh nghiệp. Khi nhìn vào bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp, thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp, cũng như cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp. b. Báo cáo kết quả kinh doanh BCKQKD là báo cáo tài chính phản ảnh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện với nhà nước. BCKQKD cho biết tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Dựa vào số liệu trên BCKQKD, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả HĐSXKD của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với các Trườngkỳ trước và với các Đại doanh nghihọcệp khác Kinh trong cùng ngànhtế Huế để nhận biết khái quát về tình hình công ty cũng như xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết định quản lý, quyết định đầu tư phù hợp. c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. BCLCTT là báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Nếu BCĐKT cho biết những nguồn lực, của cải và nguồn vốn hình thành của những tài sản đó, và BCKQKD cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi lỗ trong một chu kỳ kinh doanh thì BCLCTT được lập ra để trả lời các vấn đề liên quan đến các luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong thời kỳ. 1.3.2. Các bước thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp Để có được những thông tin đầy đủ và chính xác cho người sử dụng thì phân tích tài chính cần phải tổ chức thực hiện theo một quy trình hoàn thiện với nguồn thông tin đầy đủ, phương pháp và nội dung phân tích khoa học. Quy trình phân tích tài chính có thể thực hiện theo 3 bước sau: Bước 1: Thu thập thông tin Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin về kế toán và thông tin quản lý khác. Trong đó các thông tin kế toán là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng, phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp,. Phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Bước 2: Xử lí thông tin Xử lý thông tin là quá trình xắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt đượcTrường phục vụ cho quá trìnhĐại dự đoán học và ra quy Kinhết định. tế Huế Bước 3: Dự đoán và quyết định Mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Đối với người cho vay và đầu tư, đó là các quyết định về tài trợ và đầu tư. Đối với cấp trên của doanh nghiệp là các quyết định quản lý doanh nghiệp 1.4. Nội dung phân tích tài chính tài chính doanh nghiệp 1.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Phân tích qua bảng cân đối kế toán là việc rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kì kinh doanh. Phân tích BCĐKT sẽ thấy được quy mô tài sản, trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như cơ cấu nguồn vốn. Để phân tích BCĐKT cần xem xét, xác định và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: Phần tài sản: Tài sản hiện có của doanh nghiệp gồm TSNH và TSDH, do vậy khi phân tích cơ cấu tài sản phải xác định cơ cấu của từng loại tài sản trong tổng tài sản, kết hợp với quy mô sản xuất, sự biến động của tổng tài sản, từ đó xác định nguyên nhân tăng, giảm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Phân tích cụ thể từng khoản, mục, xem xét mức tăng, giảm tỷ trọng tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp. TSNH đảm bảo cho hoạt động SXKD được thực hiện thường xuyên và liên tục. Sự biến động của TSNH phù hợp với sự gia tăng của TSDH thể hiện trình độ tổ chức tốt, dự trữ vật tư hợp lý. Để đánh giá tính hợp lý của TSNH cần kết hợp so sánh tỷ trọng TSNH trong sự phân bổ hợp Trườnglý giữa TSNH và TSDH, Đại kết hhọcợp với phân Kinh tích các bộtếphậ nHuế cấu thành TSNH, tốc độ luân chuyển vốn lưu động. + Tiền và các khoản tương đương tiền: tỷ trọng tăng lên cho thấy doanh nghiệp chủ động trong hoạt động SXKD bởi khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu hoạt động SXKD, đồng thời có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến + Hàng tồn kho: Đối với doanh nghiệp sản xuất, HTK phải đảm bảo đầy đủ cho quá trình sản xuất được liên tục. Còn đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thì HTK phải chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số HTK. Nếu HTK tăng, sẽ đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, nhưng tốc độ HTK tăng nhanh hơn tốc độ phát triển sản xuất thì lại ảnh hưởng đến tình hình vốn lưu động của doanh nghiệp. + Các khoản phải thu: là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng. Các khoản phải thu giảm thì doanh nghiệp sẽ tránh được ứ đọng vốn, qua đó sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu các khoản phải thu tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp trong kỳ SXKD hoặc không thu hồi được nợ hoặc thu hồi ít nhưng vốn bị chiếm dụng nhiều hơn. + Tài sản ngắn hạn khác: gồm số tiền tạm ứng cho nhân viên, các khoản kí cược, kí quỹ ngắn hạn, tài sản thiếu chờ xử lí. + Tài sản dài hạn: bao gồm các khoản phải thu dài hạn, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, và tài sản dài hạn khác. Đối với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thì TSCĐ thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Còn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì TSCĐ thường chiếm tỉ trọng lớn, bởi vì chúng là tài sản được dùng để tạo ra doanh thu nhất định. Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỉ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn, cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu NVCSH chiếm tỉ trọng cao thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính, ngược lại, nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chínhTrường của doanh nghiệp sĐạiẽ thấp. học Kinh tế Huế Phần nguồn vốn: Nguồn vốn được chia làm 2 phần: + Nguồn vốn chủ sở hữu: đây là nguồn vốn cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Khi NVCSH tăng, doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập đối với chủ nợ. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về tài chính doanh nghiệp thấp + Nợ phải trả: xu hướng nợ phải trả giảm về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp tăng, trường hợp này được đánh giá là tốt do nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên nợ phải trả giảm do nguồn vốn, quy mô và nhiệm vụ sản xuất thu hẹp thì đánh giá là không tốt. Khi phân tích tài sản và nguồn vốn qua BCĐKT, ngoài việc phân tích sự biến động trên tổng số tài sản và nguồn vốn, người phân tích còn tính và so sánh tỉ trọng của từng loại tài sản, nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động, mức độ hợp lí của việc phân bổ, và tính tự chủ của doanh nghiệp. 1.4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. Khi phân tích doanh thu cần trả lời được doanh thu của công ty được hình thành từ hoạt động nào nhiều nhất trong 2 hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, tình hình đang tăng hay giảm và mức độ tăng giảm mạnh hay nhẹ. Phân tích chi phí và lợi nhuận cũng tương tự. Từ đó đưa ra những nhận xét về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tìm ra phương pháp nâng cao khả năng sinh lời. 1.4.2.1. TrườngTình hình doanh thu Đại học Kinh tế Huế Đây là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản xuất kinh doanh. + Doanh thu thuần là phần doanh thu còn lại sau khi loại bỏ các khoản giảm trừ doanh thu. Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với tình hình của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóa thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Thường thì chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng lớn và nó phản ánh toàn bộ quá trình tái sản xuất và trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Doanh thu phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố nên muốn tăng doanh thu thì cần thực hiện phân tích thường xuyên BCKQHĐKD. Phân tích tình hình doanh thu giúp nhà quản trị thấy được ưu, nhược điểm trong quá trình tạo ra doanh thu, để biết yếu tố nào làm tăng và giảm doanh thu. Từ đó hạn chế và loại bỏ các yếu tố tiêu cực, đẩy mạnh yếu tố tích cực, phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp nhằm nâng cao lợi nhuận. 1.4.2.2. Tình hình chi phí Tất cả các khoản chi phí đều là dòng tiền ra của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán (GVHB) thường là khoản chi phí lớn nhất đối với mỗi doanh nghiệp thương mại, nó phản ánh tổng giá trị mua hàng hóa, giá thành sản phẩm và dịch vụ. Nó có ý nghĩa đối với doanh nghiệp vì doanh nghiệp tìm được nhà cung cấp tốt là khi thương lượng được mức giá vốn thấp nhất có thể để bán ra với mức giá cạnh tranh hoặc đưa ra các chương trình xúc tiến thương mại, tức là GVHB làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng hiệu quả SXKD. Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng rất cần chú trọng phân tích vì nó phản ánh tình hình nợ của công ty. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu thì chứng tỏ doanhTrường nghiệp sử dụng các Đại nguồn l ựhọcc chưa hi ệKinhu quả. tế Huế 1.4.2.3. Tình hình lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả của quá trình SXKD, tuy nhiên để thấy rõ hơn hiệu quả thực sự của hoạt động SXKD, nhà quản lý phải phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Mục đích lớn nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn là đạt được mức lợi nhuận cao nhất có thể, mang lại nhiều giá trị cho chủ sở hữu, lợi nhuận càng cao cho thấy doanh nghiệp càng có khả năng sinh lời, ít rủi ro và ngược lại. 1.4.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính 1.4.3.1. Các chỉ số về khả năng thanh toán Năng lực thanh toán của doanh nghiệp là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loại tiền nợ của doanh nghiệp, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá và phân tích về mặt này có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lại, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp biểu hiện ở số tiền và tài sản mà doanh nghiệp hiện có, có thể dùng để trang trải các khoản công nợ của doanh nghiệp. Để đánh giá và phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta cần tính đến các hệ số khả năng thanh toán sau: a. Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời phản án khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp, cho biếtTrường với toàn bộ giá tr ịĐạitài sản hi ệhọcn có, doanh Kinh nghiệp có tếđảm bHuếảo thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp hay không. Vì vậy muốn biết khả năng thanh toán tức thời của công ty tại thời điểm nghiên cứu, ta phải dùng đến chỉ tiêu này để biết khả năng thanh toán ngay tức thì của công ty bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao, không bị chi phối bởi thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và các khoản phải thu. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Hệ số này càng lớn cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, và ngược lại. b. Khả năng thanh toán hiện hành (The current ratio - Rc) Khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Khi giá trị của tỷ số này giảm có nghĩa là khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Ngược lại, khi giá trị của tỷ số này cao hơn, có nghĩa là khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp tăng, là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên, khi giá trị của tỷ số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động. Điều này có thể do sự quản trị tài sản lưu động còn chưa hiệu quả nên còn quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hoặc do quá nhìều nợ phải đòi v.v làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nói chung, tỷ số thanh toán hiện hành trong khoảng 1 – 2 là vừa, nhưng trong thực tế khi phân tích tỷ số này cần kết hợp với đặc điểm ngành nghề khác nhau và các yếu tố khác như: cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp, năng lực biến động thực tế của tài sản lưu động. c. Khả năngTrường thanh toán nhanh Đại (The quick học ratio -KinhRq) tế Huế Trong đó: tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho còn được gọi là tài sản vòng quay nhanh. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Do hàng tồn kho là các tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong tổng tài sản lưu động, mất nhiều thời gian và dễ bị lỗ nhất khi bán nên không được tính vào khả năng thanh toán nhanh. Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho). Do đó, có thể thấy tỷ số thanh toán nhanh phản ánh chính xác hơn, chân thực hơn về khả năng thanh toán ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh thấp hơn năm trước có nghĩa là những thay đổi về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp yếu đi, và ngược lại. Tuy nhiên, tỷ số này cũng cần tuỳ theo sự cần thiết của ngành: các ngành nghề khác nhau thì yêu cầu đối với tỷ số thanh toán nhanh cũng khác nhau. Ngoài ra, vì các khoản nợ của doanh nghiệp không thể tập trung thanh toán vào cùng một thời kỳ, nên khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 không có nghĩa là không an toàn mà chỉ cần lượng tài sản lưu động nhanh lớn hơn những khoản nợ cần phải trả ngay trong kỳ gần nhất là có thể chứng tỏ rằng tính an toàn được đảm bảo. 1.4.3.2. Các chỉ số về cơ cấu tài chính a. Tỷ số nợ Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường ưa thích doanh nghiệp có tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp thì món nợ của họ càng được đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp thua lỗ hoặc phá sản. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thông thường, ở mức 60/40 là chấp nhận được. Có nghĩa hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60). b. Khả năng thanh toán lãi vay EBIT là thu nhập trước thuế và lãi vay, phản ánh số tiền doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay. Hệ số này cho biết một công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến mức nào. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ của mình càng lớn. Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. 1.4.3.3. Các chỉ số về hoạt động Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. Trường Đại học Kinh tế Huế a. Vòng quay hàng tồn kho (hệ số lưu kho): Là tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào SVTH: Hồ Thị Kim Liên 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh giữa các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh, tác động đến dòng tiền, ảnh hưởng đến vòng quay TSNH, TSDH, và ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền , cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp. Thời gian luân chuyển HTK trung bình Trường Đại học Kinh tế Huế Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để tiêu thụ số hàng tồn kho bình quân trong kì của DN. Thời gian của kì phân tích một tháng là 30 ngày, một quý là 90 ngày, một năm là 360 ngày hoặc 365 ngày. Nếu thời gian lưu kho hàng ngắn, hay gọi là tốc độ SVTH: Hồ Thị Kim Liên 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến luân chuyển hàng tồn kho nhanh sẽ đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, do đó làm tăng khả năng thanh toán cho DN. b. Vòng quay các khoản phải thu (Hệ số thu nợ) Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu được tiền về, do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán Dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để doanh nghiệp có thể thu hồi được khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do chiếm dụng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này. Từ chỉ Trườngsố vòng quay các khoĐạiản phả i họcthu ta tính Kinh được hệ số tếngày Huếthu tiền bình quân bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho vòng quay các khoản phải thu. Ngược lại với chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân qua các thời kỳ của một công ty là có hiệu quả nhất. Nếu vòng quay các khoản phải thu tăng từ năm này qua năm khác cho thấy khả năng yếu kém trong việc quản lý công nợ ở một công ty. Mặc dù kỳ thu tiền bình quân quá cao thường không tốt nhưng kỳ thu tiền bình quân quá thấp cũng không phải là tốt. Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện của chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Lúc này, khoản phải thu có thể có chất lượng nhưng doanh số có thể bị giảm mạnh và lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng ra phải được do chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Trong tình huống này, có lẽ công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng. c. Vòng quay các vòng khoản phải trả (Hệ số trả nợ) Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quanTrường hệ thanh toán đố i Đạivới nhà cunghọc cấp vàKinh chất lượng tếsản ph Huếẩm đối với khách hàng. Thời gian trả nợ trung bình SVTH: Hồ Thị Kim Liên 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà công ty cần để trả tiền cho nhà cung cấp. Hệ số này thế hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán. Hệ số này cao nghĩa là công ty có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bán. Ngược lại chỉ tiêu này thấp nghĩa là công ty phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận hàng. Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình = (Thời gian thu nợ trung bình + Thời gian luân chuyển kho trung bình - Thời gian trả nợ trung bình) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý tiền của doanh nghiệp, thời gian càng nhỏ càng tốt. Con số này càng cao, thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư, nếu con số này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý vốn lưu động tốt Quá trình sản xuất càng dài, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thuê thêm để đầu tư càng lớn. Tương tự, thời gian khách hàng thanh toán các hóa đơn càng lâu, thì giá trị của các hóa đơn càng giảm. Hay nói cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làm giảm vốn lưu động của doanh nghiệp. d. Vòng quay tài sản cố định (Hiệu suất sử dụng tài sản cố định) Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, hay nói Trườngcách khác là một đĐạiồng tài s ảnhọc cố định tKinhạo ra được bao tế nhiêu Huế đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định, chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng cao. Ngược lại, nếu vòng quay tài sản cố định không cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng thấp, kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp không mạnh. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại. e. Vòng quay tài sản lưu động (Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động) Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (doanh thu thuần) và số tài sản lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm tài sản lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng, hay một đồng tài sản lưu động bình quân trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ càng cao càng tốt. f. Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản) Dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành. 1.4.3.4. CácTrường chỉ số về khả năng Đại sinh lời học Kinh tế Huế Đối với doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của họ là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp, phản ánh hiệu quả của việc đầu tư, sản xuất, tiêu thụ. Các chỉ số sinh lời được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm vì chúng là cơ sở để đánh giá kết quả HĐKD trong một kỳ nhất định. Bên cạnh đó, các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ROS cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được sinh ra từ một đồng doanh thu. Từ đó, nhà phân tích đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của một công ty. ROS cũng có thể được dùng để so sánh hiệu quả của công ty qua thời gian, hoặc so sánh giữa các công ty trong ngành. ROS tăng cho biết hiệu quả kinh doanh của công ty đang được cải thiện, ngược lại khi ROS giảm, công ty đang làm ăn kém đi. b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Là tỷ suất sinh lợi trên tài sản, nghĩa là đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. Chỉ số này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp. Thông thường để đánh giá, ta thường so sánh với chỉ số này của năm trước đó hoặc với các công ty có cùng quy mô trên thị trường. Chỉ số này phụ thuộc từng ngành cụ thể. c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Trường Đại học Kinh tế Huế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh, ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số SVTH: Hồ Thị Kim Liên 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành. d. Phân tích Dupont đối với ROA và ROE Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Việc sử dụng phương pháp phân tích Dupont không những có thể tìm hiểu được tình trạng chung của TCDN cùng các quan hệ cơ cấu giữa chỉ tiêu tài chính, mà còn làm rõ các nhân tố ảnh hưởng, làm biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Dưới góc độ của nhà đầu tư, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE). Vì VCSH là một phần của tổng nguồn vốn, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont sau: Hay: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính. Mô hình Dupont được triển khai thành: Hay: ROETrường = Lợi nhuận ròng Đại biên x vòng học quay tàiKinh sản x Đòn btếẫy tài Huếchính Như vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên hoặc kết hợp giữa SVTH: Hồ Thị Kim Liên 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến chúng. Doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả. 1.4.4. Phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn khi tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả thấp hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu thì đòn bẩy tài chính sẽ thấp. Những doanh nghiệp mà không mắc nợ thì đòn bẩy tài chính bằng không hay là không có đòn bẩy tài chính. Các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính khi nhu cầu vốn cao nhưng vốn chủ sở hữu thấp không đủ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chỉ nên vay khi chắc chắn được rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Sử dụng đòn bẩy ở các doanh nghiệp tăng trưởng cao và ổn định với chi phí đi vay thấp sẽ mang lại hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, nguy cơ vỡ nợ sẽ rất cao và có thể dẫn đến phá sản nếu doanh nghiệp sử dụng đònTrường bẩy lớn, nhưng l ợĐạii nhuận thu học về lại không Kinh đủ để tr ả tếnợ và Huếlãi vay. Công thức xác định mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính: Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL): SVTH: Hồ Thị Kim Liên 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Trong trường hợp doanh nghiệp không tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi thì PD = 0 Ta có: Trong đó: I là chi phí lãi vay Giá trị DFL cho ta biết khi EBIT thay đổi 1% thì thu nhập trên mỗi cố phần sẽ thay đổi DFL%. Đòn bẩy tài chính có những tác động đến chi phí sử dụng vốn, giá cổ phần, lợi nhuận và rủi ro 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài chính doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Muốn vậy, thông tin sử dụng trong phân tích phải chính xác, có độ tin cậy cao, người phân tích có trình độ chuyên môn giỏi. 1.5.1. Nhân tố chủ quan 1.5.1.1. Chất lượng thông tin sử dụng Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi một khi thông tin không chính xác, không phù hợp thì kết quả phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, Trườngcó thể nói thông tinĐại sử dụng học trong phân Kinh tích là nề ntế tảng Huế của phân tích. Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm này có giá trị khác đồng tiền trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.5.1.2. Trình độ cán bộ phân tích Trình độ của cán bộ phân tích ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tác phân tích tài chính. Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng l thì điều đó không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. 1.5.1.3. Kĩ thuật, công nghệ Khi ứng dụng tốt kỹ thuật, công nghệ vào quá trình phân tích tài chính sẽ đem lại kết quả Trườngchính xác, khoa họ c,Đại tiết kiệm họcđược thờ i Kinhgian và công tếsức. Huế Công tác kế toán, kiểm toán, thống kê: Công tác kế toán, thống kê mang lại những số liệu, thông tin thiết yếu phục vụ cho quá trình phân tích tài chính, công tác kiểm toán đảm bảo tính trung thực và hợp lí của các thông tin trên để việc phân tích tài chính trở nên chính xác, khách quan. Vì thế sự hoàn thiện của công tác kế toán, kiểm toán, thống kê là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phân tích tài chính. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến 1.5.2. Nhân tố khách quan. Đối thủ cạnh tranh Trong nền kinh tế hiện nay, bất kì một ngành nghề nào cũng có rất nhiều doanh nghiệp. Một doanh nghiệp khó có thể phát triển toàn diện nếu như không xác định đối thủ cạnh tranh lớn và mạnh hơn. Công ty cũng xác định cho mình những đối thủ cạnh tranh trong và ngoài huyện để biết vị thế và lợi thế của mình so với đối thủ. Các chính sách của Nhà nước Các chính sách về thuế, kế toán, thống kê ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính doanh nghiệp. Các chính sách này được các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, sát thực tế của công tác phân tích với pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, các chính sách đó còn có tính định hướng và là động lực cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Hệ thống thông tin của nền kinh tế và của ngành Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Liên 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG HẢI LONG 2.1. Khái quát chung về xí nghiệp xây dựng Hải Long 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp Các thông tin cơ bản về xí nghiệp xây dựng Hải Long Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp xây dựng Hải Long Địa chỉ: thôn Quảng Lộc, Xã Sơn Thủy, Huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế Mã số thuế: 3300329859 (01-04-2001) Điện thoại: 0543.878.343 Người đại diện pháp lí: Vương Quốc Bảy Ngày hoạt động: 01-04-2001 Giấy phép kinh doanh: 3101000044 Lĩnh vực: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng - Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp được hình thành từ ngày 01 tháng 04 năm 2001 với tên gọi ban đầu là doanh nghiệp tư nhân Hải Long, nay đổi thành là Xí nghiệp xây dựng Hải Long, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng. Trong quá trình trưởng thành và phát triển, Xí nghiệp đã không ngừng đầu tư thiết bị máy móc, áp dụng các biện pháp công nghệ mới trong thi công xây lắp. Năng lực thi công của Xí nghiệp dần từng bước được nâng cao theo nhu cầu phát triển của lĩnh vực xâyTrường dựng cơ bản, đặc biệtĐại là trong học lĩnh vực thiKinh công công trìnhtế caoHuế tầng. Từ những năm đầu thành lập, Xí nghiệp chỉ nhận thầu xây dựng các công trình thấp tầng. Năm 2005, Xí nghiệp được cấp trên giao thầu thi công công trình liên thôn liên xóm kéo dài 2km ở xã A Ngo, huyện A Lưới. Đây là một trong những công trình đầu tiên trên địa bàn xã. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Năm 2007, Xí nghiệp tiếp tục nhận thầu thi công công trình nhà sinh hoạt cộng đồng của 21 xã thị trấn của Huyện. Năm 2012, Xí nghiệp tiếp tục nhận thầu thi công các công trình bê tông liên thôn liên xóm. Các năm trở lại đây xí nghiệp cũng nhận rất nhiều công trình chủ chốt của huyện. Và nhận sửa các công trình công cộng. Bằng nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công nhân viên trong Xí nghiệp đã tổ chức thi công bằng tất cả năng lực của mình, không ký kết giao thầu với các nhà thầu phụ khác. Đến nay, Xí nghiệp đã trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, đủ đáp ứng cho các công trình đòi hỏi kĩ thuật và trình độ cao. Xí nghiệp đã xây dựng được đội ngũ công nhân, cán bộ - Kỹ thuật lành nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, chuyên nghiệp trong lĩnh vực thi công công trình cao tầng và đã khẳng định được thương hiệu Xí nghiệp về lĩnh vực thi công công trình ở trên địa bàn huyện A Lưới. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2.1.2.1. Chức năng Xây dựng dân dụng là ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Xây dựng dân dụng là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, hiện đại hoá, khôi phục công trình nhà máy, xí nghiệp, đường xá, nhà cửa nhằm phục vụ cho đời sống, sản xuất của xã hội. Chi phí cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng Ngân sách Nhà nước cũng như Ngân sách của doanh nghiệp. Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm: Xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác, trong đó phần xây dựng, lắp đặt do các doanh nghiệp chuyên về thi côngTrường xây lắp đảm nhận thôngĐại qua họchợp đồng Kinhgiao nhận thâ tếù xây Huếlắp. Sản phẩm của các công trình xây lắp là các công trình đã xây dựng, lắp đặt hoàn thành có thể đưa vào sử dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống. So với ngành sản xuất khác, ngành xây dựng dân dụng cơ bản có những nét đặc thù riêng biệt thể hiện ở sản phẩm và quá trình sản xuất. Điều này có ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán của ngành. Cụ thể: SVTH: Hồ Thị Kim Liên 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ, đơn chiếc. Mỗi sản phẩm xây lắp có yêu cầu về mặt thiết kế kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Vì vậy , mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất mới mang lại hiệu quả cao. Do sản phẩm có tính đơn chiếc như vậy nên chi phí sản xuất cho từng công trình sẽ khác nhau. Do vậy, việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp chưa tạo ra sản phẩm xây lắp cũng được tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt. Thông thường sản phẩm xây lắp theo đơn đặt hàng nên ít phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông. Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài. Trong quá trình xây lắp chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực, vốn. Do đó, việc quản lý đòi hỏi phải lập dự toán thiết kế và thi công để theo dõi, kiểm tra quá trình sản xuất, thi công, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm đảm bảo chất lượng công trình. Do thời gian thi công kéo dài nên kỳ tính giá thành thường không xác định hàng tháng như trong sản xuất Công nghiệp mà xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước, tuỳ thuộc vào kết cấu kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp. Doanh nghiệp xây lắp thường có địa bàn rộng, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất. các điều kiện để sản xuất ( xe, máy, nhân công, thiết bị, phương tiện thi công) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý rất phức tạp ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thời tiết. Thông thường các doanh nghiệp xây lắp sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình để giảm bớt chi phíTrường di dời. Đại học Kinh tế Huế Công tác kế toán phải tổ chức tốt khâu hạch toán ban đầu, thường xuyên kiểm kê vật tư tài sản nhằm phát hiện những thiếu hụt, hư hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời. Sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu sự tác động trực tiếp của thiên nhiên, thời tiết nên việc thi công ở mức độ nào đó mang tính thời vụ. Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, thi công SVTH: Hồ Thị Kim Liên 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến nhanh, đúng tiến độ khi điều môi trường, thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng công trình có thể phải đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất. Doanh nghiệp cần có chế độ điều độ cho phù hợp, nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Xây dựng nhà ở, công trình công cộng, kỹ thuật hạ tầng (đường, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng), đường điện cao thế 15 KV-25KV -35KV, các công trình thuỷ lợi, đê kè có kết cấu bằng đất và vật liệu kiên cố, các công trình cảng, cầu, cống các loại; Dọn dẹp, tạo mặt bằng xây dựng (san lắp mặt bằng). - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; sản xuất bê tông dự ứng lực, các kết cấu bê tông đúc sẵn, ống cống bê tông ly tâm, cột điện các loại. - Kinh doanh nhà, bất động sản Cơ cấu tổ chức Xí nghiệp được tổ chức gọn nhẹ, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Dưới sự điều hành và quản lý của lãnh đạo Xí nghiệp, Xí nghiệp Xây dựng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao và đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của xí nghiệp nói riêng và của địa phương nói chung. - Kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ giao thông vận tải - Vận tải đường bộ. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hiện nay xí nghiệp thực hiện theo quy chế đấu thầu. Khi nhận được hợp đồng thông báoTrường mời thầu công tyĐại tiến hành học lập dự toánKinh công trình tếđể dHuếự thầu. Nếu thắng thầu xí nghiệp ký hợp đồng với chủ đầu tư và sau đó tiến hành lập kế hoạch cụ thể về tiến độ thi công, phương án đảm bảo các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Căn cứ vào giá trị dự toán xí nghiệp sẽ tiến hành thi công công trình, sau khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp Giám đốc: Là đại diện pháp nhân trong quan hệ sản xuất kinh doanh. Chịu trách về mọi hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, chịu trách nhiệm chung trên toàn bộ công trường và tuân thủ pháp luật. Làm nhiệm vụ với chủ đầu tư. Phân công cho các bộ phận trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện, thi công đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo đúng quy định trong xây dựng cơ bản. Là người chủ trương phương hướng hoạt động chung toàn xí nghiệp, trên cơ sở bàn bạc và thảo luận với cấp dưới. Thư kí và kế toán: Tham mưu và báo cáo kịp thời cho giám đốc tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Khai thác phân phối vốn cung cấp kịp thời cho sản xuất. Quản lý nguồn vốn của xí nghiệp, thanh toán lương và thực hiện các nhiệm vụ kế toán tài chính theo quy định. Nhân viên trắc địa, kĩ thuật và kế toán: Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy và cán bộ. Sơ tuyển lao động phục vụ tại văn phòng xí nghiệp. Hoạch định tổ chức quản lý nhân sự, đào tạo cán bộ, lập các hợp đồng tuyển dụng nhân viên. Chỉ huy công trình mới: Tất cả các văn bản phục vụ thi công công trình mới, ghi chép cácTrường hạng mục công trình Đại hoàn thành học vào h ồKinhsơ hoàn thành tế công Huế trình và được lưu tại phòng nghiệp vụ ít nhất một bản. Chỉ huy công trình sửa chữa: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc, của các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn. Mỗi đội có một đội trưởng để quản lý và tổ chức sửa chữa. Thủ kho vật liệu xây dựng: Chịu trách nhiệm về toàn bộ số vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, tài sản cố định hàng hoá do mình quản lý. Theo dõi tình hình nhập, SVTH: Hồ Thị Kim Liên 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến xuất kho vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, tài sản cố định, hàng hoá theo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm cùng với bộ phận Kế toán kiểm kê kho định kỳ (theo tháng hoặc theo quý) 2.1.4. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 2.1.4.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các Báo cáo tài chính riêng được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. Năm kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND). 2.1.4.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 do Bộ Tài chính ban hành. 2.1.4.3. Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho công tác hạch toán được thuận lợi công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ trên máy vi tính 2.1.4.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo kế toán là những báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng hợp tình hình của nguồnTrường hình thành tài s ản.Đại Tình hình học kinh doanh Kinh kết quả sảntế xuất Huế kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước trong kỳ hạch toán. Tuân theo pháp lênh hiện hành, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh thực hiện các báo cáo tài chính sau: Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính gồm: SVTH: Hồ Thị Kim Liên 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 - DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN 2.1.5. Tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán 2.1.5.1. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Hàng tồn kho được hoạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. - Phương pháp tính thuế: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành - Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: bình quân gia quyền cả kì dự trữ. - Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình,Trường tài sản cố định vôĐại hình đư ợhọcc ghi nh ậnKinh theo nguyên tế giá, haoHuế mòn lũy kể và giá trị còn lại. Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. 2.1.5.2. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng Sau đây là các chính sách kế toán chủ yếu được công ty áp dụng trong việc lập báo cáo tài chính: * Ước tính kế toán SVTH: Hồ Thị Kim Liên 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Việc lập báo cáo tài chính tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành có liên quan tại Việt Nam yêu cầu Ban Giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm năng tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất cũng như những số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế có thể khác với các ước tính, giả định đặt ra. * Ghi nhận ban đầu  Tài sản tài chính Tại ngày ghi hận ban đầu, tài sản tài chính được ghi nhận theo giá gốc cộng các chi phí giao dịch có liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản tài chính đó. Tài sản Tài chính của Công ty bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác, các khoản cho vay và công cụ tài chính đã được niêm yết.  Công nợ tài chính Tại ngày ghi nhận ban đầu, công nợ tài chính được công nhận theo giá gốc trừ đi các chi phí giao dịch có liên quan trực tiếp đến việc phát hành công nợ tài chính đó. Công nợ tài chính của Công ty bao gồm các khoản phải trả người bán và phải trả khác, chi phí phải trả và các hoản vay. * Đánh giá lại sau lần ghi nhận ban đầu Hiện tại, chưa có quy định về đánh giá lại công cụ tài chính sau ghi nhận ban đầu. * Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và tiền đang chuyển.Trường Đại học Kinh tế Huế Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 03 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó. * Hàng tồn kho SVTH: Hồ Thị Kim Liên 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể hiện được thấp hơn giá góc thì phải tính theo giá trị thuần có thể hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Hàng tồn kho được hoạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số chênh lệch giữa giá góc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. * Tài sản cố định hữu hình và khấu hao Tải sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kể và giá trị còn lại. Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc: 05-10 năm Máy móc, thiết bị: 05-08 năm Phương tiện vận tải: 06-08 năm Thiết bị văn phòng: 03-05 năm Quyền sử dụng đất: 41-50 năm * Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Các tàiTrường sản đang trong quáĐại trình xâyhọc dựng phụcKinh vụ mục đíchtế sảnHuế xuất, cho thuê, quản trị hoặc cho bất kỳ mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí này bao gồm chi phí dịch vụ và chi phí lãi vay có liên quan phù hợp với chính sách kế toán của Công ty. Việc tính khấu hao của các tài sản này được áp dụng giống như các tài sản khác, bắt dầu từ khi tài sản ở vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. * Các khoản đầu tư chứng khoán Các khoản đầu tư chứng khoán tại thời điểm báo cáo, nếu : SVTH: Hồ Thị Kim Liên 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến - Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó được coi là “tương đương tiền”. - Có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong 1 chu năm kinh doanh được phân loại là tài sản dài hạn. Dự phòng giảm giá đầu tư là số chênh lệch giữa giá gốc của các khoản đầu tư được hạch toán trên số kế toán lơn hơn giá trị trường của chúng tại thời điểm lập dư phòng. * Các khoản trả trước dài hạn Các khoản chi phí trả trước dài hạn khác bao gồm công cụ, dụng cụ, linh kiện loại nhỏ đã xuất dùng phát sinh được coi là có khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho Công ty với thời hạn từ một năm trở lên. Các chi phí này được vốn hóa dưới hình thức các khoản trả trước dài hạn và được phân bố vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, sử dụng phương pháp đường thẳng trong vòng hai năm theo các quy định kế toán hiện hành. * Các khoản dự phòng Các khoản dự phòng được ghi nhận khi Công ty có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra, và Công ty có khả năng phải thanh toán nghĩa vụ này. Các khoản dự phòng được xác định trên cơ sở ước tính của Ban Giám Đốc về các khoản chi phí cần thiết để thanh toán nghĩa vụ nợ này tại ngày kết thúc niên độ kế toán. * Chi phí phải trả và chi phí trích trước Các chi phí trả trước chi liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanhTrường trong năm tài chính. Đại học Kinh tế Huế Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiền hành ghi bổ sung hoặc giảm chi phí tương ứng với phần chênh lệch. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến * Ghi nhận doanh thu Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thời thỏa mãn tất cả (5) điều kiện sau: (a) Công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; (b) Công ty không còn nắm quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa; (c) Doanh thu được xác định tương đói chắc chắn; (d) Công ty sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (e) Xác định được chi phí liên quan đén giao dịch bán hàng. Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau: - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Cổ tức, lợi nhuận được chia ghi nhận khi công ty được quyền nhận cổ tức hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn. * Ngoại tệ Công ty áp dụng hướng dẫn theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoại” liên quan đến nghiệp vụ bằng ngoại tệ và đã áp dụng nhất quán trong các năm trước. Các nghiệp vụ phát sinh bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty (VND) được hạch toán theo tỷ giá giao dịch vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Tại ngàyTrường kết thúc kỳ kế toán, Đại các khoản học mục tiền Kinh tệ có gốc ngoại tế tệHuế được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm này. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thưc tế phát sinh trong năm và chênh lệch do đánh giá lại số dư tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh. * Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc mua, đầu tư xây dựng hoặc sản xuất những tài sản cần mọt thời gian tương đối dài để hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc SVTH: Hồ Thị Kim Liên 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến kinh doanh được cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài sản đó được đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh. Các khoản thu nhập phát sinh từ việc đầu tư tạm thời các khoản vay được ghi giảm nguyên giá tài sản có liên quan. Tất cả các chi phí lãi vay khác được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất khi phát sinh. * Thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện tổng giá trị của số thuế phải trả hiện tại và số thuế hoãn lại. Thuế hiện tại phải trả được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong năm. Thu nhập chịu thuế khác với lợi nhuận thuần được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất vì thu nhập chịu thuế không bao gồm các khoản thu nhập hay chi phí tính thuế hoặc được khấu trừ trong các năm khác (bao gồm cả lỗ mang sang, nếu có) và ngoài ra không bao gồm các chỉ tiêu không chịu thuế hoặc không được khấu trừ. Thuế thu nhập hoãn lại được tính trên các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục tài sản hoặc công nợ trên báo cáo tài chính hợp nhất và được ghi nhận theo phương pháp dựa trên bảng cân dối kế toán. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời còn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận khi chắc chắn có dù lợi nhuận tính thuế trong tương lai để khấu trừ các khoản chênh lệch tạm thời. Thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo thuế suất dự tính sẽ xác định cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán. Thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chỉ ghi vào vốn chủ sở hữu khi khoản thuế đó có liên quan đến các khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu. Tài sảnTrường thuế thu nhập h oãnĐại lại và nợhọc thuế thu Kinhnhập hoãn lại tế phải trảHuế được bù trừ khi Công ty có quyền hợp pháp để bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hiện hành với thuế thu nhập hiện hành phải nộp và khi các tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp được quản lý bởi cùng một cơ quan thuế và Công ty có dự định thanh toán thuế thu nhập hiện hành trên cơ sở thuần. SVTH: Hồ Thị Kim Liên 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Việc xác định thuế thu nhập của Công ty căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền. - Thuế giá trị gia tăng Các loại thuế được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam. 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty 2.2.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Liên 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Bảng 2.1: Tình hình biến động tài sản của xí nghiệp qua 3 năm Đvt: Đồng CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 (+/-) % (+/-) % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,729,496,956 2,860,349,731 2,478,282,418 130,852,775 4.79 -382,067,313 -13.36 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2,556,382,168 2,665,249,063 2,236,058,094 108,866,895 4.26 -429,190,969 -16.10 1. Tiền 2,556,382,168 2,665,249,063 2,236,058,094 108,866,895 4.26 -429,190,969 -16.10 2. Các khoản tương đương tiền III. Các khoản phải thu ngắn hạn 138,256,398 156,130,264 61,660,223 17,873,866 12.93 -94,470,041 -60.51 1. Phải thu khách hàng 138,256,398 156,130,264 58,426,175 17,873,866 12.93 -97,704,089 -62.58 2. Trả trước cho người bán 3. Các khoản phải thu khác 3,234,048 3,234,048 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 5.Tài sản thiếu chờ xử lý IV. Hàng tồn kho 22,390,048 25,489,390 160,906,605 3,099,342 13.84 135,417,215 531.27 1. Hàng tồn kho 22,390,048 25,489,390 160,906,605 3,099,342 13.84 135,417,215 531.27 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 12,468,342 13,481,014 19,657,496 1,012,672 8.12 6,176,482 45.82 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 19,189,202 19,189,202 3. Thuế và các khoản khác phải thu NN 4. Tài sản ngắn hạn khác 12,468,342 13,481,014 468,294 1,012,672 8.12 -13,012,720 -96,53 B. TÀI SẢN DÀI HẠN Trường202,311,808 Đại195,778,102 học476,782,985 Kinh -6,533,706tế Huế-3.23 281,004,883 143.53 I. Các khoản phải thu dài hạn SVTH: Hồ Thị Kim Liên 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến II. Tài sản cố định 202,311,808 195,778,102 476,782,985 -6,533,706 -3.23 281,004,883 143.53 1. Tài sản cố định hữu hình 202,311,808 195,778,102 476,782,985 -6,533,706 -3.23 281,004,883 143.53 Nguyên giá 230,419,870 216,636,364 584,636,364 -13,783,506 -5.98 368,000,000 169.87 Gía trị hao mòn lũy kế 28,108,062 -20,858,262 -107,853,379 -48,966,324 -174.21 -86,995,117 417.08 2. Tài sản cố định vô hình Nguyên giá Gía trị hao mòn lũy kế IV.Tài sản dở dang dài hạn 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2,931,808,764 3,056,127,833 2,955,065,403 124,319,069 4.24 -101,062,430 -3.31 Nguồn: Báo cáo tài chính của xí nghiệp năm 2016 và 2017, số liệu do tác giả tính. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Liên 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến Theo bảng số liệu tính toán ở bảng và các biểu đồ trên, nhìn chung ta thấy tổng tài sản của xí nghiệp có biến động qua từng năm, cụ thể như sau: Có thể thấy tổng tài sản năm 2016 tăng 124,319,069 đồng so với năm 2015 tương ứng với tỉ lệ tăng 4.24%. Tổng tài sản tăng là do: Tài sản ngắn hạn tăng 130,852,775 đồng từ năm 2015 đến năm 2016 tương ứng với tỉ lệ tăng 4.79% mặc dù tài sản dài hạn 6,533,706 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 3.23% nhưng do tốc độ giảm của tài sản dài hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nên tổng tài sản vẫn tăng. Tổng tài sản năm 2017 giảm 101,062,430 đồng so với năm 2016 tương ứng với tốc độ giảm 3.31%. Tổng tài sản giảm là do tài sản ngắn hạn giảm 382,067,313 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 13.36%, giảm từ 2,860,349,731 đồng xuống 2,478,282,418 đồng, mặc dù tài sản dài hạn tăng 281,004,883 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 143.53% nhưng do tốc độ tăng của tài sản dài hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nên tổng tài sản vẫn giảm. Ta thấy kết cấu tài sản của xí nghiệp vẫn thiên về tài sản ngắn hạn, từ năm 2015 đến năm 2017 tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản: năm 2016 tỉ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng từ 2,729,496,956 đồng tăng lên 2,860,349,731 đồng. Năm 2017 so với năm 2016 thì tỉ trọng tài sản ngắn hạn đã giảm xuống 13.36% tức là giảm từ 2,860,349,731 đồng xuống 2,478,282,418 đồng. Tài sản dài hạn năm 2016 giảm so với năm 2015, giảm từ 202,311,808 đồng xuống 195,778,102 đồng, tài sản dài hạn năm 2017 tăng từ 195,778,102 đồng lên 476,782,985 đồng, mặc dù tài sản dài hạn năm 2017 tăng lên nhưng tổng tài sản lại giảm xuống. Theo trên ta thấy sự biến động của tổng tài sản phần lớn là do ảnh hưởng của sự biến động của tài sản ngắn hạn. Do đó, tài sản ngắn Trườnghạn chiếm tỉ trọng lớnĐại hơn tài họcsản dài h ạnKinh trong tổng tàitế sản. Huế Sau đây là phân tích cụ thể biến động và cơ cấu của các khoản mục trong tổng tài sản: Về tiền và các khoản tương đương tiền: tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động mạnh từ năm 2015 đến năm 2017, cụ thể tiền và các khoản tương đương tiền năm 2016 so với năm 2015 tăng lên từ 2,556,382,168 đồng lên 2,665,249,063 đồng tương đương với tăng 108,866,895 đồng, tỉ lệ tăng 4.26% và giảm vào năm 2017 giảm còn SVTH: Hồ Thị Kim Liên 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến 2,236,058,094 đồng, giảm 429,190,969 đồng tương đương với tỉ lệ giảm 16.10%. Từ năm 2015 đến năm 2017 khoản tiền và tương đương tiền vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của xí nghiệp và liên tục biến động cho thấy xí nghiệp đã đầu tư nhiều hơn, độ dự trữ tiền của xí nghiệp giảm. Nhìn chung nếu khoản mục này tăng là dấu hiệu tốt cho xí nghiệp, nó sẽ đáp ứng cho nhu cầu chi cho hoạt động thương xuyên của xí nghiệp. Các khoản phải thu ngắn hạn: các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ năm 2015 đến năm 2017. Năm 2016 so với năm 2015 các khoản phải thu ngắn hạn tăng 17,873,866 đồng tương ứng tăng 12.93%, nhưng năm 2017 giảm so với năm 2016 một lượng là 94,470,041 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 60.51% từ 156,130,264 đồng xuống 61,660,223 đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng, giảm là do các nguyên nhân sau: Khoản phải thu khách hàng: khoản phải thu khách hàng từ năm 2015 tới năm 2017 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục phải thu ngắn hạn. Từ năm 2015 đến năm 2016 khoản mục phải thu khách hàng tăng lên 17,873,866 đồng tương ứng với mức tăng 12.93%, khoản phải thu khách hàng năm 2016 tăng cho thấy tiền vốn mà xí nghiệp đối tác (có thể khách hàng hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng tăng, đây là dấu hiệu không tốt cho xí nghiệp. Tuy nhiên, năm 2017 so với năm 2016 khoản mục này đã giảm xuống 97,704,089 đồng, tương ứng giảm 62.58%. Các khoản mục này giảm xuống là do trong công tác quản lý nợ của xí nghiệp và do xí nghiệp áp dụng phương thức buôn bán thì tỷ trọng của khoản phải thu sẽ cao, do đặc trưng của hình thức này là thanh toán nhanh, tuy nhiên để đảm bảo nguyên tắc thận trọng thì xí nghiệp cũng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra, xí nghiệp cần có những biện pháp thích hợp như: ngừng cung cấp hàng hóa cho những khách hàng không uy tín, hoặc nhờ sự can thiệp của Trườngpháp luật, đồng thời Đại để tránh thọcình trạng nợKinh khó đòi tăng tế thêm, Huếxí nghiệp cần tìm hiểu kỹ về năng lực tài chính của khách hàng và khả năng thanh toán của khách hàng trước khi quyết định đặt quan hệ làm ăn. Các khoản phải thu khác: từ năm 2015 đến năm 2016 không có biến động nào cả, đến năm 2017 thì khoản phải thu khác có dao động là 3,234,048 đồng. Khoản phải thu khác chủ yếu là khoản phải thu của công ty liên kết các bên liên quan khác về việc bán hàng SVTH: Hồ Thị Kim Liên 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đình Chiến hóa, nguyên liệu, ngoài ra khoản phải thu khác về thuế thu nhập cá nhân của người lao động, tuy nhiên khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khoản mục phải thu. Trong sản xuất kinh doanh, việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là bình thường song việc xí nghiệp cho các đối tác nợ bao nhiêu (hay bị chiếm dụng bao nhiêu) là hợp lý, và đồng thời kích thích việc bán hàng của xí nghiệp. Hàng tồn kho: Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, đòi hỏi xí nghiệp phải xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. Năm 2016 hàng tồn kho tăng 3,099,342 đồng so với năm 2015 tăng 13.84%, năm 2017 lượng hàng tồn kho tăng lên một cách đáng kể 135,417,215 đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 531.27%. Tuy nhiên hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản. Hàng tồn kho năm 2017 tăng lên so với năm 2015 là do xí nghiệp tăng mua hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; trong đó nguyên liệu, vật liệu tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn. Tài sản ngắn hạn khác: các khoản TSNH khác tăng ở năm 2016 so với năm 2015 và tăng năm 2017 cũng tăng so với năm 2016. Năm 2016 giá trị tài sản ngắn hạn khác tăng 1,012,672 đồng so với năm 2015 từ 12,468,342 đồng lên 13,481,014 đồng tương đương tăng 8.12%, năm 2017 tăng 6,176,482 đồng so với năm 2016, từ 13,481,014 đồng lên 19,657,496 đồng tương ứng tăng 45.82%. Chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản, nhưng tài sản dài hạn cũng có nhiều biến động. Năm 2015 tài sản dài hạn là 202,311,808 đồng và năm 2016 giảm so với năm 2015 là 6,533,706 đồng tương ứng với giảm 3.23%. Năm 2017 tài sản dài hạn tăng so với năm 2016 là 281,004,883 đồng tương ứng với tăng 143.53%. Qua bảTrườngng phân tích ta thấ y,Đạitài sản c ốhọcđịnh chi ếKinhm hết tỷ trọng tế trong Huế tổng tài sản dài. Nhìn vào bảng ta thấy, tài sản cố định tăng là do tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình và là do giá trị hao mòn lũy kế. 2.2.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn SVTH: Hồ Thị Kim Liên 51