Khóa luận Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol)

pdf 96 trang thiennha21 3730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_giam.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol)

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH CÀ PHÊ VÀ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU. (CAFECONTROL) Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : Ths.Diệp Thị Phương Thảo. Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Thu Thảo. MSSV: 1054010669 Lớp: 10DQD01. TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo được thực hiện tại Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol) là không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Tác giả
  3. iii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol), ban giám hiệu trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, khoa quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Kết hợp giữa những kiến thức lý thuyết, ví dụ mà các thầy cô trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã tận tình truyền đạt, với những kinh nghiệm thực tế mà anh, chị tại Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu đã tận tình chỉ bảo, em cũng đã tích góp được cho mình một hành trang hết sức quý giá và vững tin hơn để bước tiếp. Em xin chân thành cảm ơn cô Ths. Diệp Thị Phương Thảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn!
  4. iv CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên sinh viên: MSSV: Khóa: 1. Thời gian thực tập. 2. Bộ phận thực tập. 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật. 4. Kết quả thực tập theo đề tài. 5. Nhận xét chung. . ., Ngày .tháng năm Đơn vị thực tập
  5. v NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.  TP.HCM, Ngày tháng năm . Giảng viên hướng dẫn.
  6. vi MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU. 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 2 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP. 5 1.1 Bản chất của tài chính và ý nghĩa của phân tích tài chính trong doanh nghiệp. 5 1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp. 5 1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính trong doanh nghiệp. 5 1.2 Mục đích, vai trò của phân tích tài chính. 6 1.2.1 Mục đích của phân tích tài chính. 6 1.2.2 Vai trò của phân tích tài chính. 6 1.3 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích tài chính. 7 1.3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. 7 1.3.2 Phân tích khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn. 8 1.3.3 Phân tích các tỷ số tài chính. 13 1.3.3.1 Tỷ số thanh khoản. 14 1.3.3.1.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời (CR): 14 1.3.3.1.2 Tỷ số thanh khoản nhanh (QR): 14 1.3.3.2 Tỷ số quản lý nợ. 14 1.3.3.2.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản. 15 1.3.3.2.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu. 15 1.3.3.2.3 Khả năng thanh toán lãi vay 15
  7. vii 1.3.3.3 Tỷ số khả năng sinh lợi. 16 1.3.3.3.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. 16 1.3.3.3.2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản. 16 1.3.3.3.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA). 16 1.3.3.3.4 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu(ROE). 17 1.4 Phân tích Du Pont. 17 Tóm tắt chương 1 18 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH CÀ PHÊ VÀ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CAFECONTROL) 19 2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol). 19 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol). 19 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 20 2.1.3 Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề sản xuất kinh doanh. 22 2.1.4 Hệ thống tổ chức công ty. 24 2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty. 24 2.1.4.2 Chức năng của từng bộ phận. 24 2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất khẩu (Cafecontrol). 27 2.2.1 Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn. 27 2.2.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản. 30 2.2.1.1.1 Tình hình biến động tài sản ngắn hạn. 30 2.2.1.1.2 Tình hình biến động tài sản dài hạn. 35 2.2.1.1.3 Hiệu suất sử dụng tài sản. 37 2.2.1.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn. 38 2.2.1.2.1 Nợ phải trả 39 2.2.1.2.2 Vốn chỉ sỡ hữu. 40
  8. vii i 2.2.1.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn. 41 2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. 44 2.2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. 44 2.2.2.1.1 Doanh thu. 45 2.2.2.1.2 Chi phí 46 2.2.2.1.3 Lợi nhuận. 47 2.2.2.2 Phân tích kết cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận. 48 2.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính 51 2.2.3.1 Phân tích chỉ số thanh khoản. 51 2.2.3.1.1 Chỉ số thanh toán hiện thời (CR) 51 2.2.3.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh (QR) 52 2.2.3.2 Tỷ số quản lý nợ. 52 2.2.3.2.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) 52 2.2.3.2.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu (D/E) 53 2.2.3.2.3 Khả năng thanh toán lãi vay 53 2.2.3.3 Tỷ số khả năng sinh lợi. 54 2.2.3.3.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 54 2.2.3.3.2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản. 55 2.2.3.3.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) 55 2.2.3.3.4 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) 56 2.2.4 Phân tích Dupont. 56 Tóm tắt chương 2 58 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO, CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH CÀ PHÊ VÀ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CAFECONTROL. 60 3.1 Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu Cafecontrol. 60 3.2 Giải pháp. 64 3.3 Kiến nghị 67 Tóm tắt chương 3 68
  9. ix KẾT LUẬN CHUNG 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC 71
  10. x DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu, từ viết tắt Viết đầy đủ 1 TSLĐ & ĐTNH Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 2 TSCĐ & ĐTDH Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 3 CSH Chủ sỡ hữu 4 TCDH Tài chính dài hạn 5 HTK Hàng tồn kho 6 ĐTTC Đầu tư tài chính 7 DT Doanh thu 8 CP Chi phí 9 LN Lợi nhuận 10 BC KQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 11 BCTC Báo cáo tài chính
  11. xi DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG STT Bảng Trang 1 Bảng 2.1 : Tình hình tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 28 2 Bảng 2.2: Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn giai đoạn 28 2011 -2013 3 Bảng 2.3: Phân tích tình hình biến động tài sản ngắn hạn giai 31 đoạn 2011-2013 4 Bảng 2.4 : Phân tích vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền 33 bình quân giai đoạn 2011-2013. 5 Bảng 2.5: Phân tích vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013 34 6 Bảng 2.6 : Tình hình biến động TSDH giai đoạn 2011-2013 36 7 Bảng 2.7: Vòng quay tài sản giai đoạn 2011-2013. 37 8 Bảng 2.8: Phân tích tình hình biến động nợ phải trả giai đoạn 39 2011-2013 9 Bảng 2.9: Phân tích tình hình biến động của vốn chủ sỡ hữu giai 40 đoạn 2011-2013. 10 Bảng 2.10: Phân tích tỷ suất tự tài trợ giai đoạn 2011-2013. 41 11 Bảng 2.11: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 42 2011-2013. 12 Bảng 2.12: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 43 2011-2013. 13 Bảng 2.13: Phân tích tình hình doanh thu giai đoạn 2011-2013. 45 14 Bảng 2.14: Phân tích tình hình chi phí giai đoạn 2011-2013. 46 15 Bảng 2.15: Phân tích tình hình lợi nhuận giai đoạn 2011-2013. 47 16 Bảng 2.16: Phân tích kết cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai 48 đoạn 2011-2013 17 Bảng 2.17: Phân tích tỷ số thanh toán hiện thời 51 18 Bảng 2.18: Phân tích tỷ số thanh toán nhanh 52 19 Bảng 2.19: Phân tích tỷ số D/A giai đoạn 2011-2013 52
  12. xii STT Bảng Trang 20 Bảng 2.20: Phân tích tỷ số D/E giai đoạn 2011-2013 53 21 Bảng 2.21: Phân tích tỷ số thanh toán lãi vay giai đoạn 2011- 53 2013 22 Bảng 2.22: Phân tích ROS giai đoạn 2011-2013 54 23 Bảng 2.23: Phân tích tỷ số sức sinh lợi căn bản giai đoạn 2011- 55 2013. 24 Bảng 2.24: Phân tích ROA giai đoạn 2011-2013 55 25 Bảng 2.25: Phân tích ROE giai đoạn 2011-2013 56 26 Bảng 3.1: Bảng số liệu tóm tắt 60
  13. xii i DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ. STT Sơ đồ, hình vẽ Trang 1 Hình 1.1: Bản chất của tài chính doanh nghiệp 5 2 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty 24 4 Biểu đồ 2.1: Tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011-2013 30 5 Biểu đồ 2.2: Tài sản dài hạn giai đoạn 2011-2013. 35 6 Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn giai đoạn 2011-2013. 38 7 Biểu đồ 2.4: Phân tích DT, CP, LN ròng giai đoạn 201-2013 44 8 Biểu đồ 2.5: ROS, ROA, ROE giai đoạn 2011-2013. 54 9 Hình 2.1: sơ đồ Dupont 57
  14. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 1 LỜI MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, làm thế nào để tồn tại và phát triển là một vấn đề nóng bỏng đối với tất cả các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường, muốn trụ vững trong điều kiện cạnh tranh khắc nhiệt thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần tạo ra lãi, bảo tồn,thu hút vốn. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải dành được lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình, mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính trong doanh nghiệp vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ, việc sử dụng nguồn vốn và tài sản cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản suất kinh doanh cũng như những rủi ro hay triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol) ” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Phân tích tài chính là cơ sở quan trọng giúp cho nhà quản trị xác định được tình hình tài chính, phát hiện những khả năng còn tiềm ẩn cũng như những hạn chế tiềm tàng của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các chiến lược thích hợp hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp, để kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời nó còn giúp SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  15. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 2 cho các đối tượng khác thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Đề tài này làm rõ các vấn đề sau: - Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty để thấy được hiệu quả sử dụng vốn cũng như quyết định tài trợ của doanh nghiệp. - Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty để đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phân tích khả năng thanh toán, tình hình công nợ, tỷ suất lợi nhuận, các tỷ số tài chính khác của công ty qua 3 năm. Từ đó có thể nhận diện tổng quát được tình hình tài chính của doanh nghiệp và có thể thấy được những mặt hạn chế yếu kém mà đưa ra những biện pháp hiệu quả để từng bước đẩy mạnh tình hình tài chính, sử dụng và khai thác những tiềm năng để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu: tình hính tài chính của Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol)về hình thành nguồn vốn; sự hiệu quả trong việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn và tài sản cũng như sự biến động về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; sự dịch chuyển của các dòng tiền và các tỷ số tài chính thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. b. Phạm vi nghiên cứu: phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol)trong 3 năm 2011,2012 và 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu.  Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, được áp dụng từ đầu đến cuối quá trình phân tích. So sánh với tài liệu, số liệu của kỳ trước nhằm SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  16. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 3 đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu, các mục tiêu đã dự kiến nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Điều kiện so sánh được: - Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau. - Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán. - Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường. Kỹ thuật so sánh:  So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô tăng giảm của các hiện tượng kinh tế.  So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh được biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.  So sánh bằng số bình quân: số bình quân là biểu hiện đặc trưng chung về mặt số lượng, san bằng mọi chênh lệch giữa các chỉ số của đơn vị để phản ánh đặc điểm tình hình của bộ phận hay tổng thể có cùng tính chất, qua so sánh số bình quân đánh giá tình hình biến động chung về mặt số lượng, chất lượng, phương hướng phát triển và vị trí giữa các doanh nghiệp. Khi sử dụng so sánh bằng số bình quân phải chú ý đến tính chất chặt chẽ của số bình quân.  So sánh theo chiều dọc: là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể ở mỗi bảng báo cáo.  So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp.  Phương pháp liên hệ. Liên hệ cân đối: là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình sản xuất kinh doanh giữa nguồn vốn và tài sản; giữa nguồn thu, vốn huy động và tình hình sử dụng các quỹ; giữa nhu cầu vốn và khả năng thanh toán Mối liên hệ cân đối dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động và về lượng giữa các mặt của các yếu tố SXKD. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  17. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 4 Liên hệ trực tiếp: là các mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu, chi phí. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần: - Phần 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính. - Phần 2: Thực trạng tình hình tài chính Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol). - Phần 3: Một số giải pháp nhằm năng cao, cải thiện tình hình tài chính tại công ty Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol). SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  18. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1 Bản chất của tài chính và ý nghĩa của phân tích tài chính trong doanh nghiệp. 1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp. Trả nợ Huy động vốn. Đầu tư. Sinh lời. Chia lợi nhuận Hình 1.1: Bản chất của tài chính doanh nghiệp. Về bản chất tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu cầu chung của xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng cũng như lợi nhuận doanh nghiệp. Hay, tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. 1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ. Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  19. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 6 là cơ sở cho ra các quyết định đứng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn 1.2 Mục đích, vai trò của phân tích tài chính. 1.2.1 Mục đích của phân tích tài chính. Phân tích tài chính nhằm để “hiểu được các con số” hoặc để “nắm chắc các con số”, tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính trong tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. Phân tích tài chính nhằm đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở các quyết định kinh doanh của daonh nghiệp. Phân tích tài chính nhằm biết được các tiềm năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Qua phân tích có thể nhận biết được những tồn tại về tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập nhu cầu vốn cần thiết cho năm kế hoạch. 1.2.2 Vai trò của phân tích tài chính. - Đối với nhà quản lý: việc đánh giá tình hình tài chính giúp cho các nhà quản lý thấy được tình hình sử dụng vốn, tìm ra sự cân đối giữa vốn tự có và nguồn vốn của doanh nghiệp, xác định được vốn huy động từ đâu, từ đó nhà quản lý có định hướng khai thác hợp lý và đi đến quyết định thực hiện phương án kinh doanh trước mắt và lâu dài một cách hiệu quả. Mặt khác phân tích tình hình tài chính giúp doanh nghiệp SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  20. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 7 biết được các chỉ tiêu về vốn tự có và nguồn vốn của công ty, chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận để từ đó lập kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh hoạt động kinh doanh làm sao cho có lợi nhất. - Đối với chủ sở hữu: thông qua việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp họ thấy được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị sẽ giúp họ tránh được những rủi ro. - Đối với nhà cho vay và đầu tư: khi cho vay hoặc đầu tư vào một đơn vị nào đó, người cho vay và nhà đầu tư điều chú trọng đến tình hình thanh toán của đơn vị đó cũng như quan tâm đến vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của đơn vị đó trước khi ra quyết định cho vay hay đầu tư. - Đối với các cơ quan chức năng: thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính sẽ giúp họ xác định được các khoản nghĩa vụ của đơn vị đó phải thực hiện đối với Nhà nước. 1.3 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích tài chính. 1.3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Một đơn vị kinh doanh có 2 loại hoạt động, trong đó: Hoạt động chức năng (hoạt động kinh doanh chính) bao gồm: hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ở đơn vị sản xuất, hoạt động mua bán hàng hóa ở đơn vị thương mại và hoạt động tài chính. Kết quả của hoạt động này được xác định như sau: Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính – Chi phí Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - các khoản giảm trừ Các khoản Chiết khấu Giảm giá Hàng bán = + + + Thuế giảm trừ thương mại hàng bán bị trả lại SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  21. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 8 Giá vốn Chi phí tài Chi phí Chi phí = + + + Chi phí hàng bán chính bán hàng quản lý DN Hoạt động khác liên quan đến các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của đơn vị. Kết quả hoạt động này được xác định như sau: Lợi nhuận hoạt = Thu nhập - Chi phí động khác khác khác  Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với sự vận động của các yếu tố tiền tệ, vì thế các quan hệ kinh tế thường có mối liên hệ chặt chẽ với các quan hệ tài chính. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan tâm cũng là mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp khi kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất của quá trình sản xuất: nguyên vật liệu, nhân công, trang thiết bị một cách đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Lợi nhuận cũng chính là hiệu số giữa doanh thu thu được và chi phí bỏ ra. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. 1.3.2 Phân tích khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn. 1.3.2.1 Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn: Tình hình tài chính của công ty là một chỉ tiêu liên quan mật thiết đến công ty. Nó thể hiện được hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua các số liệu tài chính này. Để phân tích khái quát về tình hình tài chính, ta xem xét trước hết ở sự thay đổi của bảng cân đối kế toán, tức là sự tăng giảm về mặt tổng số của tài sản và nguồn vốn. Sự thay đổi này nói lên sự thay đổi về mặt quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự tăng giảm đó chỉ đơn thuần là sự thay đổi về số lượng, chưa thể giải thích gì về hiệu quả tài chính cả. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  22. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 9 Tiếp đến, dùng phương pháp liên hệ cân đối, lần lượt phân tích những nguyên nhân đã ảnh hưởng đến tình hình thay đổi trên cả hai mặt: tài sản và nguồn vốn. Bằng cách đó, chỉ ra được mức độ tác động khác nhau của từng khoản mục đến sự thay đổi của bảng cân đối kế toán. 1.3.2.1.1 Phần tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau: A – Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. B – Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Các khoản phải thu: Các khoản phải thu ở đây chính chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng do chính sách bán chịu hàng hóa của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác. DN có khoản phải thu, điều đó có nghĩa là DN bán được hàng nhưng chưa thu được tiền. Vòng quay khoản DT thuần = phải thu Khoản phải thu bình quân Vòng quay khoản phải thu cho biết các khoản phải thu quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo để đạt được doanh thu trong kỳ. Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi khoản phải thu thành tiền mặt. Kỳ thu tiền Số ngày trong kỳ bình quân = Vòng quay khoản phải thu Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng. Cho thấy khi tiêu thụ thì bao lâu doanh nghiệp thu được tiền. Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh toán. Tuy nhiên các khoản phải thu trong nhiều trường hợp cao hay thấp chưa thể có một kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu của SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  23. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 10 các chính sách doanh nghiệp như: doanh nghiệp tăng doanh thu bán chịu để mở rộng thị trường. Hàng tồn kho: chiếm phần lớn trong tỷ lệ TS của DN bởi vì HTK là một trong những tài sản đã sẵn sàng để bán hoặc sẽ bán. Tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối nguy hại cho DN do tính tồn lâu, chôn vốn, tốn CP dự trữ, CP thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên nếu lượng hàng tồn kho không đủ cũng là một rủi ro vì DN có thể đánh mất những khoản DT bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi DN không còn hàng để bán. Như vậy, DN phải duy trì HTK ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hóa của mình, nhằm bảo đảm nguyên vậy liệu cho sản xuất và đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. Số vòng quay Doanh thu thuần = hàng tồn kho Giá trị HTK bình quân Vòng quay HTK thể hiện khả năng quản trị HTK, là số lần mà HTK bình quân luân chuyển trong kỳ. Tỷ số thường được so sánh qua các kỳ để đánh giá được năng lực quản trị HTK là tốt hay xấu. Số ngày trong kỳ Số ngày tồn kho = Số vòng quay HTK Số ngày tồn kho đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Số ngày tồn kho chính là số ngày của một vòng HTK. Số gày tồn kho quá lớn là một dấu hiệu cho thấy DN đầu tư quá nhiều cho HTK. Hiệu suất sử dụng tài sản. Vòng quay tổng tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp, nghĩa là trong một năm tài sản của doanh nghiệp quay được bao nhiêu lần. Nhân tố tổng tài sản được xác định bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  24. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 11 Doanh thu thuần Vòng quay tổng = tài sản Tổng tài sản bình quân Vòng quay TSLĐ. Doanh thu thuần Vòng quay TSLĐ = TSLĐ bình quân Vòng quay TSLĐ dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN qua việc sử dụng TSLĐ. Tỷ số này cho biết mỗi đồng TSLĐ được sử dụng trong SXKD đem lại bao nhiêu đồng DT. Vòng quay TSCĐ Doanh thu thuần Vòng quay TSCĐ = TSCĐ bình quân Vòng quay TSCĐ đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của DN. Chỉ số này cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình SXKD sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DT. Tỷ số càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của DN càng cao và ngược lại. 1.3.2.1.2 Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành 2 phần: A – Nợ phải trả. B – Nguồn vốn chủ sở hữu Khoản phải trả: Được gọi là khoản nợ của DN phải trả trong một thời hạn nhất định để tránh việc vỡ nợ. Khoản phải trả đề cập đến các khoản nợ ngắn hạn của DN đối với nhà cung cấp, lao động và nhà nước. Vòng quay khoản DT thuần = phải trả Khoản phải trả bình quân SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  25. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 12 Vòng quay khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của DN đối với nhà cung cấp, người lao động, thuế và phí Nhà Nước Nếu chỉ số này quá thấp có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của DN. Tỷ số vòng quay khoản phải trả giảm đi chứng tỏ DN chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn kỳ trước và ngược lại. Kỳ trả tiền bình Số ngày trong kỳ quân = Vòng quay khoản phải trả Kỳ trả tiền bình quân cho biết DN có bình quân bao nhiêu ngày để trả các khoản nợ ngắn hạn của mình. Vốn chủ sỡ hữu Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ cho biết mức độ tự chủ của DN về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sỡ hữu so với tổng vốn. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu: LN ròng Suất sinh lợi vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân LN ròng Suất sinh lợi vốn cố định = Vốn cố định bình quân Suất sinh lợi của vốn cho biết 1 đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. DT thuần Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  26. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 13 Vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại. Số ngày trong kỳ Thời gian luân chuyển vốn lưu động = Vòng quay vốn lưu động Thời gian luân chuyển vốn lưu động thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được 1 vòng. Tỷ số này càng nhỏ cho thấy tốc độ luân chuyển vốn càng lớn. DT thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết 1 đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng DT trong kỳ. Nguyên giá TSCĐ bình quân Suất hao phí TSCĐ = DT thuần Suất hao phí TSCĐ cho biết có 1 đồng DT thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân TSCĐ. 1.3.3 Phân tích các tỷ số tài chính. Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính đê đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của công ty. Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau có thể chia thành 3 loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối tài sản, tỷ số tài chính xác định từ báo cáo thu nhập và các tỷ số tài chính xác định từ cả 2 báo cáo vừa nêu. Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: các tỷ số thanh khoản, các tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số tăng trưởng. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  27. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 14 1.3.3.1 Tỷ số thanh khoản. 1.3.3.1.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời (CR): Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Thông thường, chỉ số thanh toánh hiện hành được kỳ vọng cao hơn 1. Giá trị tài sản lưu động Tỷ số thanh toán = hiện thời Nợ ngắn hạn 1.3.3.1.2 Tỷ số thanh khoản nhanh (QR): Chỉ số thanh toán nhanh đo lường khả năng của một công ty trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản nhất. Chỉ số này thích hợp cho việc đo lường khả năng thanh toán của những công ty có vòng quay hàng tồn kho thấp. Tỷ số thanh toán Tài sản lưu động - Tồn kho = nhanh Nợ ngắn hạn Một cách lý tưởng, chỉ số nhanh ít nhất bằng 1 đối với những công ty có vòng quay hàng tồn kho thấp và có thể thấp hơn 1 đối với công ty với vòng quay hàng tồn kho nhanh với điều kiện công ty này không gặp khó khăn về dòng tiền. Vấn đề quan trọng là cần phải xem xét xu hướng của các tỷ số này để thấy được tính thanh khoản của công ty đang được cải thiện hay đang giảm sút. 1.3.3.2 Tỷ số quản lý nợ. Trong tài chính công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính 2 mặt. Một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. Các tỷ số quản lý nợ bao gồm: SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  28. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 15 1.3.3.2.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản. Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản. Tổng nợ Tỷ số nợ = Tổng tài sản Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Tỷ số nợ càng thấp thì công ty có khả năng trả nợ cao. Các cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính, gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. 1.3.3.2.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu. Tỷ số này (thường tính bằng %) cho biết mối quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sỡ hữu. Tỷ số này chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, chịu rủi ro thấp. Tuy nhiên nó chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích. Tổng nợ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = vốn chủ sở hữu 1.3.3.2.3 Khả năng thanh toán lãi vay. Tỷ số này đo lường khả năng trả lãi của công ty. Khả năng trả lãi của công ty cao hay thấp nới chung phụ thuộc vào khả năng sinh lời và mức độ sử dụng nợ. Nếu khả năng sinh nợ của công ty chỉ có giới hạn trong khi công ty sử dụng quá nhiều nợ thì tỷ số khả năng trả lãi sẽ giảm. Lợi tức trước thuế + Lãi vay Tỷ số khả năng = thanh toán lãi vay Lãi vay SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  29. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 16 1.3.3.3 Tỷ số khả năng sinh lợi. 1.3.3.3.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho cổ đông. Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản. 1.3.3.3.2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. EBIT Tỷ số sức sinh lợi căn bản = Tổng tài sản 1.3.3.3.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA). ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản. Lợi nhuận ròng ROA = Tổng tài sản bình quân Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  30. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 17 bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. 1.3.3.3.4 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu(ROE). Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân 1.4 Phân tích Du Pont. Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont. Sơ đồ Dupont được thiết lập từ ROE: tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu. Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu ROE = (Lợi nhuận ròng / Tổng TS) x ( Tổng TS / Vốn CSH) SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  31. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 18 = ROA x ( Tổng TS / Vốn CSH) = ROA x 1/( Vốn CSH / Tổng TS) ROE = ROA x 1 / (1 – Tỷ số nợ) ROA = ( Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần) x ( Doanh thu thuần / Tổng TS) = ROS x Vòng quay TS → ROE = ROS x Vòng quay TS x 1/ (1- Tỷ số nợ) Như vậy, qua khai triển chỉ tiêu ROE có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính. Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu - Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai là, vòng quay toàn bộ vốn (vòng quay tài sản) - Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thứ ba là, hệ số vốn/vốn chủ sở hữu (hệ số nợ) - Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày về khái niệm, bản chất, ý nghĩa, mục đích, vai trò và các chỉ tiêu dùng trong phân tích tình hình tài chính. Để tiến hành việc phân tích trước hết cần phải phân tích những yếu tố nào, mối quan hệ giữa các yếu tố, các chỉ số đó có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp. Chương 1 là cơ sở để nêu lên những vấn đề cần giải quyết trong chương 2. Chương 2 nói về thực trạng tình hình tài chính của công ty Cổ phần Giám định Cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (CAFECONTROL). SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  32. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 19 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH CÀ PHÊ VÀ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CAFECONTROL) 2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol). 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol). Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa XNK (gọi tắt là “công ty”) được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 2956/QĐ-BNN- DMDN ngày 29 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lần đầu số 0301240291 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06/06/2008, cấp lại thay đổi lần 2 ngày 31/10/2013. Theo đó: Tên giao dịch: Công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu. Tên tiếng anh: THE SUPERINTENDENCE AND INSPECTION OF COFFEE AND PRODUCTS FOR EXPORT AND IMPORT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: CAFECONTROL. Logo: Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu: 17. 000.000.000 đồng.  Trụ sở hoạt động: Địa chỉ: 228A Pasteur, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: 84.8.38207552 Fax: 08 38207554 Email: cafecontrol@hcm.fpt.vn. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  33. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 20  Danh sách và địa chỉ các đơn vị trực thuộc: 1. CN Công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu tại Đăk Lắk. Số 75/38 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Mê Thuộc, Tỉnh Đăk Lắk. Mã chi nhánh: 0301240291-004. 2. CN Công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hà Nội. Số 44 Ngõ 120 Trường Chinh, Quận Đống Đa, Hà Nội. 3. CN Công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu tại Lâm Đồng. Số 247 Trần Phú, Lộc Sơn, Bảo Lộc, Lâm Đồng. 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Tiền thân là trung tâm kiểm nghiệm cà phê, thành lập năm 1989 theo quyết định số 492/NN – TCCN/QD ngày 22/12/1989 do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp. Năm 1999 chuyển thành Công ty giám định cà phê và hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu theo quyết định số 5297/ QD / BNN-TCCB ngày 17/12/1999 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm 2005 chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên giám định cà phê và hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu theo quyết định số 798 / QD / BNN-TCCB ngày 11/4/2005 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm 2007 chuyển thành Công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu theo quyết định số 5394 / QD/ BNN-TCCB ngày 14/11/2007 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (CAFECONTROL) là một đơn vị giám định chuyên ngành cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu. Công ty có đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào tạo chính quy tại các trường đại học trong và ngoài nước, có trình độ chuyên môn vững vàng, có tay nghề cao trong công tác giám định chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. CAFECONTROL có hệ thống phòng thí nghiệm với trang thiết bị chuyên dùng hiện đại do UNDP và FAO tài trợ, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu kiểm tra các SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  34. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 21 chỉ tiêu ngoại quan, hóa lý, độc tố, vi sinh vật và thử nếm, đánh giá chất lượng hàng hóa, đặc biệt là cà phê, điều, hồ tiêu, gạo, sắn lát và các loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Công ty có khả năng thực hiện các dịch vụ theo quy trình và phương pháp thử của tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn các nước trên thế giới. Các mặt hàng đã được công ty giám định và khử trùng: cà phê, gạo, tiêu, điều, sắn lát, trà, dược liệu, phân bón, quế, hồi, cao su, . Là đơn vị kiểm tra chất lượng cà phê hàng đầu của Việt Nam. Hàng năm cung cấp dịch vụ thường xuyên cho hơn 1000 khách hàng XNK nông sản. Dịch vụ bảo quản thế chấp là sự phối hợp giữa CAFECONTROL – DN XNK – Ngân hàng. Trong những năm qua, công ty đã hợp tác với các ngân hàng như: Techcombank, ngân hàng quân đội, Vietcombank, Phương Nam bank, Habubank, Natixis, Hàng hải, Vietinbank. CAFECONTROL là thành viên của Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam, Hiệp hội Điều, Hiệp hội Tiêu, Hiệp hội chè Việt Nam, Hiệp hội các phòng thí nghiệm và ban xây dựng tiêu chuẩn chất lượng – trung tâm TC-ĐL-CL thuộc Tổng cục TC-ĐL-CL Việt Nam. Công ty luôn sẵn sàng tư vấn, hợp tác, giám định hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu của tất cả khách hàng trong và ngoài nước, với tiêu chí hành động: TRUNG THỰC, CHÍNH XÁC, KỊP THỜI ! Trong cơ chế thị trường, công ty luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu bảo đảm thực hiện chính xác, kịp thời nhu cầu mọi khách hàng không kể chủ nhật hay ngày lễ. Để tổ chức thực hiện, công ty có hệ thống các phòng ban chức năng, trong đó Ban dịch vụ khử trùng hàng hóa có các chuyên gia đảm nhận dịch vụ với năng lực sau: - Công ty đã được Cục bảo vệ thực vật cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng. - Đội ngũ nhân viên khử trùng với trình độ đại học chuyên ngành đã được Cục bảo vệ thực vật trực tiếp đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ hành nghề. Công ty vẫn thường xuyên đào tạo và nâng cao tay nghề bằng nhiều đợt tập huấn của các tổ chức trong nước và quốc tế. (AFAS, Mebrom, Quephos, Bảo quản sau thu hoạch, ) SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  35. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 22 - Để triển khai hoạt động dịch vụ khử trùng, công ty đã đầu tư trang thiết bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại đáp ứng được tất cả các hạng mục khử trùng: khử trùng tàu, container, nhà xưởng, kho hàng, vệ sinh môi tường, Với những ưu điểm trên, trong những năm qua công ty đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm và sử dụng dịch vụ của công ty. Hiện tại CAFECONTROL đã đạt các chứng nhận: ISO 9001, ISO 22003, ISO 65. 2.1.3 Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề sản xuất kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh của công ty được quy định theo giấy đăng ký lại số 4104000123 ngày 14/07/2005 đăng ký lần sau ngày 29/03/2007 tại Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh. Dịch vụ giám định chất lượng, trọng lượng, số lượng và cấp các loại chứng thư giám định và khử trùng cà phê hàng hóa xuất nhập khẩu. Dịch vụ giới thiệu sản phẩm cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu. Dịch vụ hàng hải: giám định hầm hàng và các đìều kiện để vận chuyển hàng hóa trên tàu thủy. Xác định trọng lượng hàng hóa bằng phương pháp đo mớm nước. Xác định tổn thất hàng hóa. Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa xuất nhập khẩu. Dịch vụ kho hàng phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ( kiểm tra nhập kho, xuất kho về chất lượng, chế biến, bảo quản, giao nhận, thủ tục chứng từ, ) Dịch vụ xông hơi khử trùng bảo quản, khử trùng xuất khẩu cà phê và hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu. Dịch vụ phân tích thí nghiệm Cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm bao gồm: . Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. . Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường. . Chứng nhận sản phẩm. . Chứng nhận hệ thống phân tích các mối nguy hại và kiểm soát các điểm tới hạn. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  36. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 23 Tư vấn, đánh giá dự án đầu tư. Kinh doanh vật tư hóa chất, máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  37. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 24 2.1.4 Hệ thống tổ chức công ty. 2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty. (Nguồn dữ liệu từ công ty) Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty. 2.1.4.2 Chức năng của từng bộ phận. 2.1.4.2.1 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất, Công ty hoạt động thông qua các cuộc họp đại hội đồng cổ đông. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  38. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 25 2.1.4.2.2 Hội đồng quản trị. Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch. Bổ nhiệm, bãi miễn, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. 2.1.4.2.3 Ban kiểm soát. Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  39. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 26 Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm Soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban Kiểm Soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu. Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại Hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. 2.1.4.2.4 Ban giám đốc. Thực hiện các chiến lược kinh doanh mà Hội đồng quản trị đã đặt ra. Điều hành công ty đạt được các mục tiêu cuối cùng. Giải quyết công việc hàng ngày của công ty. Quan hệ đối nội, đối ngoại và điều hành mọi lĩnh vực của công ty theo chế độ một thủ trưởng. Phân chia quyền lợi và trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Sắp xếp và ổn định tổ chức bộ máy làm việc của công ty. 2.1.4.2.5 Phòng kế toán. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của công ty. Hoạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán công nợ, tài sản, nguồn vốn của công ty. Lập báo cáo tài chính của công ty và hợp nhất báo cáo tài chính của toàn công ty. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  40. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 27 2.1.4.2.6 Phòng tổ chức hành chính. Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty. Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ quy, quy chế công ty. Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty. Soạn thảo văn bản, trình giám đốc ký các văn bản đối nội, đối ngoại và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về giá trị pháp lý của văn bản đó. Phát hành, lưu trữ, bảo mật con dấu cũng như các tài liệu đảm bảo chính xác, kịp thời, an toàn. 2.1.5 Tổng quan về tình hình nhân sự của công ty. Khi mới thành lập năm 1989 công ty có 9 cán bộ công nhân viên nhưng do dịch vụ kinh doanh giám định của công ty ngày càng phát triển nên tổ chức các phòng ban cho phù hợp. Công ty đã tuyển dụng nhiều nhân sự có trình độ đại học và trên đại học. Đến nay tổng số CB-CNV lên tới 212 người. 2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất khẩu (Cafecontrol). Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty sẽ cung cấp tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ta cần phân tích những nội dung sau: 2.2.1 Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  41. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 28 Bảng 2.1 : Biến động tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính : đồng. 2012/2011 2013/2012 Tốc Tốc độ độ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Mức tăng tăng Mức tăng/giảm tăng/giảm /giảm /giảm (%) (%) TSLĐ & ĐTNH 28.909.345.046 38.428.021.360 33.822.382.985 9.518.676.314 132,93 -4.605.638.375 88,01 TSCĐ & ĐTDH 7.180.370.114 7.224.458.760 7.249.022.261 44.088.646 100,61 24.563.501 100,34 Tổng TS 36.089.715.160 45.652.480.120 41.071.405.246 9.562.764.960 126,50 -4.581.074.874 89,97 Nợ phải trả 10.400.641.494 16.932.404.121 13.227.376.446 6.531.762.627 162,80 -3.705.027.675 78,12 Vốn CSH 25.689.073.666 28.720.075.999 27.844.028.800 3.031.002.333 111,80 -876.047.199 96,95 Tổng vốn 36.089.715.160 45.652.480.120 41.071.405.246 9.562.764.960 126,50 -4.581.074.874 89,97 (Nguồn: số liệu từ bảng cân đối kế toán công ty Cafecontrol ) Bảng 2.2: Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2011 -2013. Chênh Chênh Tỷ Tỷ Tỷ lệch lệch trọng trọng trọng Chỉ tiêu tỷ trọng tỷ trọng 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (%) (%) (%) (%) (%) TÀI SẢN 100 100 100 0 0 Tài sản ngắn hạn 80,10 84,18 82,35 4,07 -1,82 Tiền và các khoản tương đương tiền 48,31 62,96 56,41 14,65 -6,55 Các khoản đầu tư TC NH 0,76 0,57 0,00 -0,19 -0,57 Các khoản phải thu NH 24,44 16,70 21,43 -7,75 4,73 Hàng tồn kho 2,26 0,88 1,63 -1,38 0,75 Tài sản ngắn hạn khác 4,33 3,07 2,88 -1,26 -0,19 Tài sản dài hạn 19,90 15,82 17,65 -4,07 1,82 Các khoản phải thu DH Tài sản cố định 19,37 15,25 16,10 -4,12 0,85 Các khoản đầu tư TC DH 0,00 0,00 0,66 0,00 0,66 SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  42. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 29 Tài sản dài hạn khác 0,52 0,58 0,89 0,05 0,31 NGUỒN VỐN 100 100 100 0 0 Nợ phải trả 28,82 37,09 32,21 8,27 -4,88 I Nợ ngắn hạn 28,42 37,09 32,21 8,67 -4,88 II Nợ dài hạn 0,40 0 0 -0,40 0 Vốn chủ sỡ hữu 71,18 62,91 67,79 -8,27 4,88 (Nguồn: số liệu từ bảng cân đối kế toán công ty Cafecontrol Qua bảng phân tích trên ta thấy : o Giai đoạn 2011 -2012 : - Tài sản của công ty năm 2011 -2012 có xu hướng tăng lên từ 36.089.715.160 đồng lên 45.652.480.120 đồng tức là tăng lên 9.562.764.960 đồng tương ứng tăng 126,5%. Trong đó TSLĐ và TSCĐ đều tăng, cụ thể là: TSLĐ tăng lên 9.518.676.314 đồng tương ứng tăng 132,93% và TSCĐ tăng nhẹ từ 7.180.370.114 đồng lên 7.224.458.760 đồng tức là tăng 44.088.646 đồng tương ứng tăng 100,61%. Điều này cho thấy công ty đã tập trung vào các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền mặt giúp cho khả năng thanh toán cao hơn ngoài ra công ty cũng đã đầu tư vào các trang thiết bị,máy móc. - Nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên từ 36.089.715.160 đồng lên 45.652.480.120 đồng tức là tăng lên 9.562.764.960 đồng tương ứng tăng 126,5%. Trong đó Nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu đều tăng. Cụ thể : Nợ phải trả tăng từ 10.400.641.494 đồng lên 16.932.404.121 đồng tức là tăng 6.531.762.627 đồng tương ứng tăng 162,8% và Vốn chủ sỡ hữu cũng tăng từ 25.689.073.666 đồng lên 28.720.075.999 đồng tương ứng tăng 3.031.002.333 đồng tức là tăng 111,8%. Điều này cho thấy công ty đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. o Giai đoạn 2012-2013 : - Tài sản : ở giai đoạn này thì Tài sản của công ty có xu hướng giảm từ 45.652.480.120 đồng xuống còn 41.071.405.246 tức là giảm đi 4.581.074.874 đồng tương ứng giảm 89,97%. Trong đó : TSLĐ giảm mạnh từ 38.428.021.360 đồng xuống còn 33.822.382.985 đồng tức là giảm đi 4.605.638.375 đồng tương ứng giảm SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  43. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 30 88,01%. Tuy nhiên TSCĐ lại tăng nhẹ từ 7.224.458.760 đồng lên 7.249.022.261 đồng tức là tăng 24.563.501 đồng tương ứng tăng 100,34%. Điều này cho thấy công ty vẫn đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc nhưng lại giảm đi các khoản mục thanh toán nhanh như các khoản tiền và tương đương tiền điều này sẽ gây khó khăn cho công ty trong các việc thanh toán nhanh. - Nguồn vốn : giai đoạn này nguồn vốn có xu hướng giảm từ 45.652.480.120 đồng xuống còn 41.071.405.246 tức là giảm đi 4.581.074.874 đồng tương ứng giảm 89,97%. Trong đó Nợ phải trả và vốn CSH đều giảm. Cụ thể : Nợ phải trả giảm mạnh từ 16.932.404.121 đồng xuống còn 13.227.376.446 đồng tức là giảm 3.705.027.675 đồng tương ứng giảm 78,12% ; Vốn CSH cũng giảm đi 876.047.199 đồng tương ứng giảm 96,95%. Điều này cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh do tác động của lạm phát. 2.2.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản. 2.2.1.1.1 Tình hình biến động tài sản ngắn hạn. Đơn vị tính: đồng 35.000.000.000 30.000.000.000 25.000.000.000 20.000.000.000 15.000.000.000 10.000.000.000 5.000.000.000 00 2011 2012 2013 Tiền và các khoản tương 17.434.891.441 28.742.244.096 23.168.606.662 đương tiền. Các khoản ĐTTC 274.441.200 260.629.200 0 Khoản phải thu 8.821.453.000 7.622.283.055 8.800.360.281 HTK 814.074.575 400.115.335 668.973.369 TSNH khác 1.564.484.830 1.402.749.674 1.184.442.673 (Nguồn: số liệu từ bảng cân đối kế toán công ty Cafecontrol ) Biểu đồ 2.1: Tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011-2013. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  44. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 31 Bảng 2.3: Phân tích tình hình biến động tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính : đồng 2012/2011 2013/2012 Tốc Tốc độ Chỉ tiêu độ 2011 2012 2013 Mức tăng Mức tăng tăng/giảm /giảm tăng/giảm /giảm (%) (%) A. TSNH 28.909.345.046 38.428.021.360 33.822.382.985 9.518.676.314 132,93 -4.605.638.375 88,01 I.Tiền và các khoản tương 17.434.891.441 28.742.244.096 23.168.606.662 11.307.352.655 164,85 -5.573.637.434 80,61 đương tiền Tiền mặt 302.639.676 815.901.013 380.503.615 513.261.337 269,59 -435.397.398 46,64 Tiền gửi ngân 17.132.251.765 27.926.343.083 22.788.103.047 10.794.091.318 163,00 -5.138.240.036 81,60 hàng II.Các khoản 274.441.200 260.629.200 - -13.812.000 94,97 -260.629.200 - ĐT TCNH 1. Đầu tư ngắn 521.870.000 537.160.000 - 15.290.000 102,93 -537.160.000 - hạn 2. Dự phòng giảm giá chứng -247.428.800 -276.530.800 - -29.102.000 111,76 276.530.800 - khoán ĐT NH III phải thu 8.821.453.000 7.622.283.055 8.800.360.281 -1.199.169.945 86,41 1.178.077.226 115,46 ngắn hạn 1.Phải thu 8.752.382.000 9.549.301.285 11.575.623.011 796.919.285 109,11 2.026.321.726 121,22 khách hàng 2.Trả trước cho 69.071.000 245.757.770 198.817.770 176.686.770 355,80 -46.940.000 80,90 người bán 3.Các khoản - - - - - - - phải thu khác 6.Dự phòng các khoản phải - -2.172.776.000 -2.974.080.500 - - -801.304.500 136,88 thu ngắn hạn khó đòi (*) IV Hàng tồn 814.074.575 400.115.335 668.973.369 -413.959.240 49,15 268.858.034 167,20 kho 1 Hàng tồn kho 814.074.575 400.115.335 668.973.369 -413.959.240 49,15 268.858.034 167,20 Nguyên vật 814.074.575 258.277.378 668.973.369 -555.797.197 31,73 410.695.991 259,01 liệu Công cụ, dụng - 141.837.957 - 141.837.957 - -141.837.957 - cụ V Tài sản ngắn hạn 1.564.484.830 1.402.749.674 1.184.442.673 -161.735.156 89,66 -218.307.001 84,44 khác 5 Tài sản ngắn 1.564.484.830 1.402.749.674 1.184.442.673 -161.735.156 89,66 -218.307.001 84,44 hạn khác (Nguồn: số liệu từ bảng cân đối kế toán công ty Cafecontrol) TSNH năm 2012 tăng 9.518.676.314 đồng tương ứng tăng 132,93% so với năm 2011, năm 2013 giảm 4.605.638.375 đồng tương ứng giảm 88,01% so với năm 2012. Mặt khác tỷ trọng của TSNH năm 2011 là 80,1%, năm 2012 tăng lên chiếm 84,14%, năm 2013 lại giảm đi chiếm 82,35% tổng tài sản. Điều này cho thấy năm 2013 công ty đã hạn chế đầu tư vào TSNH. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  45. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 32 Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 tăng mạnh từ 17.434.891.441 đồng lên 28.742.244.096 đồng tức là tăng 11.307.352.655 đồng tương ứng tăng 164,85%. Trong đó cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều tăng. Cụ thể tiền gửi ngân hàng tăng mạnh 10.794.091.318 đồng tương ứng tăng 163%. Nhưng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 lại giảm đi từ 28.742.244.096 đồng xuống còn 23.168.606.662 đồng tức là giảm đi 5.573.637.434 đồng tương ứng giảm 80,61%. Trong đó tiền gửi ngân hàng giảm nhiều hơn tiền mặt, tiền gửi ngân hàng giảm 5.138.240.036 đồng tức là giảm 81,60%. Tiền và các khoản tương đương tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao, dể dàng thỏa mãn mọi nhu cầu trong SXKD nên việc tăng lên của tiền thể hiện tính chủ động trong kinh doanh và khả năng thanh toán cho công ty. Tuy nhiên nếu chiếm tỷ trọng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến vòng quay tiền và hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2011 tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 48,31%, năm 2012 tăng lên chiếm 62,96%, năm 2013 thì giảm xuống còn 56,41% trong tổng tài sản, như vậy tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 giảm xuống là đầu tư hợp lý vào TSCĐ nâng cao cơ sỏ vật chất. Khoản phải thu: năm 2012 giảm từ 8.821.453.000 đồng xuống còn 7.622.283.055 đồng tức là giảm đi 1.199.169.945 đồng tương ứng với giảm 86,41%, năm 2013 tăng lên 1.178.077.226 đồng tương ứng tăng 115,46%. Trong đó phải thu khách hàng năm 2012 tăng lên 109,11%, năm 2013 cũng tăng lên 121,22% nguyên nhân là do nền kinh tế còn khó khăn nên ngày càng có nhiều khách hàng mua trả chậm. Bên cạnh đó trả trước cho người bán cũng tăng lên, năm 2012 tăng mạnh tăng 355,8%, tuy nhiên công ty đã có điều chỉnh với khoản mục này vào năm 2013 trả trước người bán giảm đi 80,9%. Các khoản phải thu đang được điều chỉnh, công ty cần thúc đẩy việc thu hồi nợ, cũng như hạn chế các khoản nợ khó đòi. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  46. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 33 Bảng 2.4 : Phân tích vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân giai đoạn 2011-2013. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 DT thuần (đồng) 46.707.004.779 62.364.668.656 52.981.481.419 Các khoản phải thu bình quân 8.148.173.075 8.221.868.028 8.211.321.668 (đồng) Vòng quay khoản phải thu 5,73 7,59 6,45 (vòng/năm) Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 62,8 47,5 55,8 (Nguồn: tự tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty Cafecontrol) Qua bảng số liệu trên, ta thấy : o Giai đoạn 2011-2012 : Vòng quay khoản phải thu tăng từ 5.73 vòng/năm lên 7,59 vòng/năm. Kéo theo đó số ngày thu tiền giảm đi từ 62,8 ngày còn 47,5 ngày tức là đã giảm đi 15,3 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng mạnh từ 46.707.044.779 đồng lên 62.364.668.656 đồng tức là tăng lên 15.657.663.877 đồng tương ứng tăng 133,52%, đồng thời các khoản phải thu cũng giảm đi 86,41%. Điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty là khá tốt, cần phát huy cho các năm kế tiếp. o Tuy nhiên đến năm 2013 thì vòng quay các khoản phải thu giảm đi từ 7,59 vòng/năm còn lại 6,45 vòng/năm. Kéo theo đó kỳ thu tiền bình quân cũng tăng lên từ 47,5 ngày lên 55,8 ngày tức là tăng lên 8,3 ngày. Nguyên nhân là do các khoản phải thu tăng lên từ 7.622.283.055 đồng lên 8.800.360.281 đồng tức là tăng 1.178.077.226 đồng tương đương tăng 115,46%, ngược lại doanh thu năm 2013 lại giảm đi 9.383.187.237 đồng tương ứng giảm 84,95%. Các khoản phải thu khách hàng tăng 2.026.321.726 đồng tương ứng tăng 121,22% nguyên nhân nhiều khách hàng lớn đổ dồn yêu cầu xuất hóa đơn tại thời điểm 31/12/2013. + Bên cạnh đó, dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi tăng 801.304.500. Vì trong năm 2013 là năm đầy khó khăn do chính sách thuế Giá trị gia SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  47. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 34 tăng trong ngành nông sản cụ thể là mặt hàng cà phê dẫn đến một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hay mất khả năng chi trả như Công ty Trường Ngân, Công ty Anh Linh, .một số khách hàng tư nhân phải đóng cửa như Công ty Vân An, Công ty Nhân Quý, Công ty Phạm Gia, . Kết hợp phân tích kết cấu khoản phải thu năm 2012 chiếm 16,70% trên tổng nguồn vốn, năm 2013 chiếm 21,43% trên tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy các khoản phải thu đã tăng lên so với tổng vốn trong 2 năm 2012 – 2013.Điều này cho thấy công ty đang gặp phải tình trạng khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ. Hàng tồn kho: Năm 2012 giảm đi từ 814.074.575 đồng xuống còn 400.115.335 đồng tức là giảm đi 413.959.240 đồng tương ứng giảm 49,15%, năm 2013 tăng lên 668.973.369 đồng tức là tăng 268.858.034 đồng tương ứng tăng 167,2%. Bảng 2.5: Phân tích vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá vốn hàng bán (đồng) 2.433.218.911 3.517.575.174 2.200.380.628 HTK bình quân (đồng) 1.019.586.609 607.094.955 534.544.352 Số vòng quay HTK (vòng/năm) 2,39 5,79 4,12 Số ngày tồn kho (Ngày) 150,85 62,13 87,46 (Nguồn: tự tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty Cafecontrol) Qua bảng phân tích trên ta thấy: o Năm 2012 vòng quay HTK tăng từ 2,39 vòng/năm lên 5,79 vòng/năm tương đương tăng 3,4 vòng/năm. Kéo theo đó số ngày tồn kho giảm từ 150,85 ngày xuống còn 62,13 ngày. Nguyên nhân là do HTK năm 2012 giảm đi 413.959.240 đồng tương ứng giảm 49,15%, trong đó: Nguyên vật liệu giảm 555.797.197 đồng tương đương giảm 31,73% , thay vào đó là tồn công cụ dụng cụ 141.837.957 đồng. Điều này cho thấy công ty đang giảm đi lượng tồn kho để giảm bớt các chi phí như : chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, đồng thời cho thấy công ty đang thực hiện tốt việc quản trị HTK, tăng hiệu quả việc sử dụng vốn. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  48. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 35 o Năm 2013 thì vòng quay HTK giảm đi từ 5,79 vòng/năm xuống còn 4,12 vòng/năm tức là giảm 1,67 vòng/năm, kéo theo số ngày tồn kho tăng lên từ 62,13 ngày lên 87,46 ngày. Nguyên nhân là do tồn nguyên vật liệu tăng mạnh từ 258.277.378 đồng lên 668.973.369 đồng tức là tăng 410.695.991 đồng tương ứng tăng 259,01%. Đồng thời tỷ trọng HTK cũng tăng lên năm 2012 chiếm 0.88%, 2013 chiếm 1,63% so với tổng tài sản. Điều này cho thấy công ty đang tồn một lượng khá lớn nguyên vật liệu, điều này làm tồn đọng một lượng lớn nguồn vốn, làm tăng chi phí bảo quản, lưu kho Lượng HTK cần được điều chỉnh sao cho đảm bảo mức độ kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tài sản ngắn hạn khác: năm 2012 giảm đi 161.735.156 đồng tương ứng giảm 89,66% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục giảm từ 1.402.749.674 đồng xuống còn 1.184.442.673 đồng tức là giảm 218.307.001 đồng tương ứng giảm 84,44% so với năm 2012. 2.2.1.1.2 Tình hình biến động tài sản dài hạn. Đơn vị tính: đồng 8.000.000.000 7.000.000.000 6.000.000.000 5.000.000.000 4.000.000.000 3.000.000.000 2.000.000.000 1.000.000.000 00 2011 2012 2013 TSCĐ 6.991.314.538 6.961.183.436 6.611.970.301 ĐTDH 00 0 271.528.800 Tài sản DH khác 189.055.576 263.275.324 365.523.160 (Nguồn: số liệu từ bảng cân đối kế toán công ty Cafecontrol ) Biểu đồ 2.2: Tài sản dài hạn giai đoạn 2011-2013. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  49. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 36 Bảng 2.6 : Tình hình biến động TSDH giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính :đồng 2012/2011 2013/2012 Tốc độ Tốc độ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Mức tăng Mức tăng tăng/giảm /giảm tăng/giảm /giảm (%) (%) B. TÀI SẢN DÀI 7.180.370.114 7.224.458.760 7.249.022.261 44.088.646 100,61 24.563.501 100,34 HẠN I Các khoản phải - - - - - - - thu dài hạn II Tài sản cố định 6.991.314.538 6.961.183.436 6.611.970.301 -30.131.102 99,57 -349.213.135 94,98 1 Tài sản cố định 1.824.670.538 1.794.539.436 1.445.326.301 -30.131.102 98,35 -349.213.135 80,54 hữu hình - Nguyên giá 4.100.636.542 4.250.364.724 3.576.607.597 149.728.182 103,65 -673.757.127 84,15 - Giá trị hoa mòn - - - -2.275.966.004 107,90 324.543.992 86,78 lũy kế (*) 2.455.825.288 2.131.281.296 179.859.284 3 Tài sản cố định vô 5.166.644.000 5.166.644.000 5.166.644.000 - - - - hình - Nguyên giá 5.166.644.000 5.166.644.000 5.166.644.000 - - - - III Bất động sản - - - - - - - đầu tư IV Các khoản đầu - - 271.528.800 - - 271.528.800 - tư TCDH Đầu tư dài hạn khác - - 537.160.000 - - 537.160.000 - Dự phòng giảm giá chứng khoán ĐT - - -265.631.200 - - -265.631.200 - TCDH (*) V Tài sản dài hạn 189.055.576 263.275.324 365.523.160 74.219.748 139,26 102.247.836 138,84 khác 1 Chi phí trả trước 189.055.576 263.275.324 365.523.160 74.219.748 139,26 102.247.836 138,84 dài hạn (Nguồn: số liệu từ bảng cân đối kế toán của công ty Cafecontrol) Tài sản dài hạn năm 2012 tăng từ 7.180.370.114 đồng lên 7.224.458.760 đồng tức là tăng 44.088.646 đồng tương ứng với tăng 100,61% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng từ 7.224.458.760 đồng lên 7.249.022.261đồng tức là tăng 24.563.501 đồng tương ứng với tăng 100,34% so với năm 2012. Tỷ trọng của TSDH năm 2012 giảm đi 4,07% so với năm 2011,chiếm 15,82% tổng TS, tuy nhiên đến năm 2013 lại tăng lên 1,82% chiếm 17,65% tổng TS. Điều này cho thấy công ty có đầu tư thêm vào các tài sản dài hạn. Tài sản cố định năm 2012 giảm đi 30.131.102 đồng tương ứng với giảm 99,57% đến năm 2013 tiếp tuc giảm từ 6.961.183.463 đồng xuống còn 6.611.970.301 đồng tức là giảm đi 349.213.135 đồng tương ứng với giảm 94,98%. Nguyên nhân là do tài sản cố định hữu hình giảm qua các năm, năm 2012 giảm SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  50. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 37 98,35% so với năm 2011, năm 2013 giảm 80,54% so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty đang ít đầu tư vào tài sản cố định. Đầu tư tài chính dài hạn: năm 2013 công ty đã đầu tư vào tài chính dài hạn bằng cách mua cổ phiếu PIT 389.160.000 đồng và cổ phiếu PET 148.000.000 đồng. Tài sản khác: tăng dần qua các năm, năm 2012 tăng lên 74.219.748 đồng tương ứng tăng 139,26% so với 2011, năm 2013 tăng 102.247.836 đồng tương ứng tăng 138,84% so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty có đầu tư cho các tìa sản dài hạn khác. 2.2.1.1.3 Hiệu suất sử dụng tài sản. Bảng 2.7: Vòng quay tài sản giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 DT thuần (đồng) 46.707.004.779 62.364.668.656 52.981.481.419 Tổng TS bình quân (đồng) 32.901.485.517 40.871.097.640 43.361.942.683 TSNH bình quân (đồng) 25.667.209.322 33.668.683.203 36.125.202.173 TSDH bình quân (đồng) 7.234.276.195 7.202.414.437 7.236.740.511 Vòng quay tổng TS (vòng/năm) 1,42 1,53 1,22 Vòng quay TSNH (vòng/năm) 1,82 1,85 1,47 Vòng quay TSDH (vòng/năm) 6,46 8,66 7,32 (Nguồn: tự tổng hợp từ BCTC công ty cafecontrol) Vòng quay tổng TS cho biết 1 đồng giá trị tổng TS tạo ra được bao nhiêu đồng DT. Năm 2011 1 đồng Tổng TS tạo ra được 1,42 đồng DT, năm 2012 thì tăng lên tạo ra được 1,53 đồng TD nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống chỉ tạo ra được 1,22 SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  51. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 38 đồng DT. Tỷ số này đang giảm xuống cho thấy công ty đang quản lý tài sản yếu kém, làm cho khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản đang kém dần. Vòng quay TSNH cho biết 1 đồng TSNH tạo ra được bao nhiêu đồng DT. Năm 2011 1 đồng TSNH tạo ra được 1,82 đồng DT, năm 2012 tăng lên tạo ra được 1,85 đồng DT nhưng năm 2013 lại giảm xuống chỉ còn 1,47 đồng DT. Như vậy khả năng tạo nên DT của TSNH đang giảm đi, công ty cần có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH. Tuy nhiên, vòng quay TSNH cần được nâng cao và duy trì ở mức nhất định vì khi tỷ số này quá cao sẽ đưa công ty vào tình trạng thâm hụt vốn. Vòng quay TSDH cho biết 1 đồng giá trị TSDH tạo ra được bao nhiêu đồng DT. Năm 2011 1 đồng TSDH tạo ra được 6,46 đồng DT, năm 2012 tăng lên tạo ra được 8,66 đồng DT nhưng đến năm 2013 lại giảm đi chỉ tạo ra được 7,32 đồng DT. Như vậy hiệu quả của việc sử dụng TSDH cũng đang giảm sút đi, công ty cần có những biện pháp cải thiện hiệu suất sử dụng TSDH. 2.2.1.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn. Đơn vị tính : đồng 35.000.000.000 30.000.000.000 25.000.000.000 20.000.000.000 15.000.000.000 10.000.000.000 5.000.000.000 00 2011 2012 2013 Nợ ngắn hạn 10.257.335.552 16.932.404.121 13.227.376.446 Nợ dài hạn 143.305.942 0 0 Vốn CSH 25.689.073.666 28.720.075.999 27.844.028.800 (Nguồn: số liệu từ bảng cân đối kế toán công ty Cafecontrol ) Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn giai đoạn 2011-2013. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  52. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 39 Qua biểu đồ ta thấy: Nợ ngắn hạn của công ty tăng lên ở năm 2012 và bắt đầu giảm xuống vào năm 2013, năm 2013 giảm đi 3.705.027.675 đồng còn 13.227.376.446 đồng. Nợ dài hạn thì chỉ có ở năm 2011 còn năm 2012 và năm 2013 thì công ty không còn khoảng nợ dài hạn nữa. Vốn VSH năm 2012 tăng nhẹ từ 25.689.073.666 đồng lên 28.720.075.999 đồng tức là tăng lên 3.031.002.333 đồng so với năm 2011, nhưng năm 2013 lại giảm xuống còn 27.844.028.800 đồng tương ứng giảm 96,95% so với năm 2012. 2.2.1.2.1 Nợ phải trả. Bảng 2.8: Phân tích tình hình biến động nợ phải trả giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính : đồng 2012/2011 2013/2012 Tốc độ Tốc độ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Mức tăng Mức tăng tăng/giảm /giảm tăng/giảm /giảm (%) (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 10.400.641.494 16.932.404.121 13.227.376.446 6.531.762.627 162,80 -3.705.027.675 78,12 I Nợ ngắn hạn 10.257.335.552 16.932.404.121 13.227.376.446 6.675.068.569 165,08 -3.705.027.675 78,12 1 Vay và nợ ngắn - - - 00 - 00 - hạn 2 Phải trả người 500.000 500.000 440.587.610 00 100,00 440.087.610 88.117 bán 3 Người mua trả 180.290.350 481.863.944 497.764.690 301.573.594 267,27 15.900.746 103,30 tiền trước 4 Thuế và các khoản phải nộp 2.199.521.457 3.277.856.150 2.534.635.739 1.078.334.693 149,03 -743.220.411 77,33 nhà nước 5 Phải trả người 12.215.505.89 6.711.405.282 7.641.836.610 5.504.100.614 182,01 -4.573.669.286 62,56 lao động 6 9 Các khoản phải 1.223.084.789 966.592.704 1.600.861.929 -256.492.085 79,03 634.269.225 165,62 trả phải nộp khác 11 Quỹ khen -57.466.326 -9.914.573 511.689.868 47.551.753 17,25 521.604.441 -5.160,9 thưởng phúclợi II Nợ dài hạn 143.305.942 - - -143.305.942 00,00 00 - 1. Vay và nợ dài - - - 00 - 00 - hạn. 2. Dự phòng trợ 143.305.942 - - -143.305.942 00,00 00 - cấp mất việc làm (Nguồn: số liệu từ bảng cân đối kế toán của công ty Cafecontrol) Nợ phải trả năm 2012 tăng từ 10.400.641.494 đồng lên 16.392.404.121 đồng tức là tăng 6.531.762.627 đồng tức là tăng 162,8% so với năm 2011, năm 2013 lại SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  53. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 40 giảm đi từ 16.392.404.121 đồng xuống còn 13.227.376.446 đồng tức là giảm 3.705.027.675 đồng tương ứng giảm 78,12% so với năm 2012. Trong đó : Nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 6.675.068.569 đồng tương ứng với tăng 165,08%, năm 2013 lại giảm đi 3.705.027.675 đồng tương ứng giảm 78,12%. Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn nên có tầm ảnh hưởng lớn. Các khoản người mua trả tiền trước, các khoản phải nộp khác tăng lên bên cạnh đó phải trả người bán, phải trả người lao động, các khoản phải nộp khác giảm đi. Điều này cho công ty đang dần thanh toán được các khoản nợ. Nợ dài hạn của công ty chủ yếu là dự phòng trợ cấp mất việc, năm 2011 dự phòng 143.305.942 đồng nhưng đến 2012 và 2013 thì công ty không hề dự phòng trợ cấp mất việc cho công nhân viên đây là điều khá nguy hiểm và chưa phù hợp vì những khoản chi này công ty không thể chắc chắn là không chi. 2.2.1.2.2 Vốn chỉ sỡ hữu. Bảng 2.9: Phân tích tình hình biến động của vốn chủ sỡ hữu giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính : đồng 2012/2011 2013/2012 Tốc Tốc độ độ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Mức tăng Mức tăng tăng/giảm /giảm tăng/giảm /giảm (%) (%) B Vốn chủ sỡ hữu 25.689.073.666 28.720.075.999 27.844.028.800 3.031.002.333 111,80 -876.047.199 96,95 I Vốn chủ sỡ hữu 25.689.073.666 28.720.075.999 27.844.028.800 3.031.002.333 111,80 -876.047.199 96,95 1 Vốn đầu tư của chủ 17.000.000.000 17.000.000.000 17.000.000.000 00 100 00 100 sỡ hữu 6 Chênh lệch tỷ giá hối 61.263.000 - - -61.263.000 - 00 - đoái 7 Quỹ đầu tư phát triển 750.468.383 1.037.594.967 1.456.246.759 287.126.584 138,26 418.651.792 140,35 8 Quỹ dự phòng tài 750.468.383 1.037.594.967 1.456.246.759 287.126.584 138,26 418.651.792 140,35 chính 10 Lợi nhuận sau thuế 2.518.012.16 7.126.873.900 9.644.886.065 7.931.535.282 135,33 -1.713.350.783 82,24 chưa phân phối 5 II Nguồn kinh phí, - - - 00 - 00 - quỹ khác Tổng cộng nguồn vốn 36.089.715.160 45.652.480.120 41.071.405.246 9.562.764.960 126,50 -4.581.074.874 89,97 (Nguồn: số liệu từ bảng cân đối kế toán công ty Cafecontrol ) SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  54. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 41 Vốn VSH năm 2012 tăng nhẹ từ 25.689.073.666 đồng lên 28.720.075.999 đồng tức là tăng lên 3.031.002.333 đồng tương ứng tăng 111,8% so với năm 2011,nhưng đến 2013 lại giảm xuống còn 27.844.028.800 đồng tương ứng giảm 96,95% so với năm 2012. Trong đó: vốn đầu tư của chủ sỡ hữu vẫn không thay đổi là 17.000.000.000 đồng ; quỹ đầu tư phát triển tăng qua các năm, năm 2012 tăng lên 138,26% so với 2011, năm 2013 tăng 140,35% so với năm 2012 ; quỹ dự phòng tài chính có tốc độ tăng 138,26% năm 2012 và tăng 140,35% vào năm 2013; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có biến động trái chiều tăng vào năm 2012 với tốc độ là 135,33% nhưng lại giảm vào năm 2013 với tốc độ giảm là 82,24%. Công ty đang tập trung vốn vào các quỹ dự phòng và lợi nhuận sau thuế giữ lại cũng đang giảm. Bảng 2.10: Phân tích tỷ suất tự tài trợ giai đoạn 2011-2013. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Vốn chủ sỡ hữu (đồng) 25.689.073.666 28.720.075.999 27.844.028.800 Tổng vốn (đồng) 36.089.715.160 45.652.480.120 41.071.405.246 Tỷ suất tự tài trợ (%) 71,18 62,91 67,79 (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Tỷ suất tự tài trợ của công ty giảm đi từ 71,18% xuống còn 62,91% vào năm 2012, sau đó bắt đầu tăng lên lại vào năm 2013 tăng lên 67,79% tức là tăng lên 4,88%. Tuy cả vốn chủ sỡ hữu và tổng vốn đều giảm vào năm 2013 nhưng mức giảm của vốn chủ sỡ hữu thấp hơn nhiều so với mức giảm của tổng vốn, cụ thể là vốn chủ sỡ hữu giảm đi 876.047.199 đồng còn tổng vốn giảm đi 4.581.074.874 đồng. Điều này cho thấy mặc dù vốn chủ sỡ hữu đang giảm đi nhưng công ty vẫn đang đảm bảo được mặt tài chính và chủ động trong kinh doanh. 2.2.1.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn.  Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Khi phân tích vốn lưu động cần xem xét sự biến động và đánh giá hợp lý về tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn để có được phương pháp kinh doanh hợp lý, nhằm tiết kiệm, tránh gây lãng phí. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  55. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 42 Bảng 2.11: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2011-2013. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 DT thuần (đồng) 46.707.004.779 62.364.668.656 52.981.481.419 Lợi nhuận ròng (đồng) 5.742.531.681 8.373.035.833 6.174.527.401 Vốn lưu động bình quân 25.667.209.322 33.668.683.203 36.125.202.173 (đồng) Suất sinh lời vốn lưu động 0,22 0,25 0,17 (lần) Vòng quay vốn lưu động 1,82 1,85 1,47 (vòng/năm) Thời gian luân chuyển vốn 197,83 194,35 245,46 lưu động (ngày) (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Suất sinh lời của vốn lưu động phản ánh 1 đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, năm 2011 tạo ra được 0,22 đồng, năm 2012 tăng lên tạo ra được 0,25 đồng nhưng đến năm 2013 lại tụt giảm còn 0,17 đồng. Trong quá trình SXKD vốn lưu động vận động không ngừng, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2012 vòng quay vốn lưu động tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng nhưng đến năm 2013 vòng quay vốn lưu động giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng giảm. Thời gian luân chuyển của vốn lưu động cho biết thời gian có thể tái đầu tư vốn lưu động, năm 2011 là 198 ngày, giảm xuống cần 194 ngày vào năm 2012 và đến năm 2013 thì tăng lên cần 246 ngày. Thời gian luân chuyển vốn lưu động càng nhỏ càng tốt. Nhưng năm 2013 công ty đã không sử dụng tốt nguồn vốn lưu động, hiệu quả của vốn lưu động đang giảm sút. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  56. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 43  Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bảng 2.12: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2011-2013. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 DT thuần (đồng) 46.707.004.779 62.364.668.656 52.981.481.419 Vốn cố định bình quân 7.234.276.195 7.202.414.437 7.236.740.511 (đồng) Lợi nhuận ròng (đồng) 5.742.531.681 8.373.035.833 6.174.527.401 Nguyên giá TSCĐ bình 9.145.323.299 9.342.144.633 9.080.130.161 quân (đồng) Hiệu suất sử dụng vốn 6,46 8,66 7,32 cố định (lần) Suất sinh lợi của vốn cố 0,79 1,16 0,85 định (lần) Suất hao phí TSCĐ (lần) 0,20 0,15 0,17 (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Vốn cố định có thể do công ty tự bổ sung hoặc đi vay mượn. Bên cạnh việc xem xét tình hình huy động và sự biến đổi của vốn cố định, cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định vì nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Thông qua đó có thể đánh giá được tình hình trang bị cơ sở vật chất, đồng thời phản ánh được chất lượng tổ chức kinh doanh của công ty. Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết 1 đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2011 tạo ra được 6,46 đồng DT, năm 2012 tăng lên tạo ra được 8,66 đồng DT nhưng năm 2013 giảm xuống chỉ tạo ra được 7,32 đồng DT. Suất sinh lợi vốn cố định cho biết 1 đồng vốn cố định đem lại bao niêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011 đem lại 0,79 đồng LN ròng, tang lên 1,16 đồng LN ròng vào năm 2013 nhưng lại giảm xuống còn 0,85 đồng LN ròng vào năm 2013. Suất hao phí TSCĐ cho biết 1 đồng doanh thu thuần được tạo ra cần bao nhiêu đồng TSCĐ. Năm 2011 cần 0,2 đồng TSCĐ, giảm xuống cần 0,15 đồng TSCĐ vào năm 2012 nhưng 2013 lại tăng lên cần 0,17 đồng TSCĐ. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  57. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 44 Các chỉ tiêu vào năm 2013 đều có dấu hiệu xấu đi cho thấy việc sử dụng Vốn cố định chưa hiệu quả. Việc sử dụng TSCĐ cũng không tốt, cần trang bị thêm TSCĐ mới cũng như thanh lý TSCĐ đã hết hạn sử dụng. Công ty cần có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. 2.2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đơn vị tính: đồng 70.000.000.000 9.000.000.000 60.000.000.000 8.000.000.000 7.000.000.000 50.000.000.000 6.000.000.000 40.000.000.000 5.000.000.000 30.000.000.000 4.000.000.000 3.000.000.000 20.000.000.000 2.000.000.000 10.000.000.000 1.000.000.000 00 00 2011 2012 2013 Tổng DT 47.824.160.838 63.895.015.801 55.179.043.849 Tổng chi phí 42.081.629.157 55.521.999.968 49.004.516.448 Lợi nhuận ròng 5.742.531.681 8.373.035.833 6.174.527.401 (Nguồn:số liệu từ BC KQHĐKD công ty Cafecontrol) Biểu đồ 2.4: Phân tích DT, CP, LN ròng giai đoạn 201-2013. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  58. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 45 2.2.2.1.1 Doanh thu. Bảng 2.13: Phân tích tình hình doanh thu giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính: đồng 2012/2011 2013/2012 Tốc độ Tốc độ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Mức tăng Mức tăng tăng/giảm /giảm tăng/giảm /giảm (%) (%) Doanh thu thuần về bán hàng và 46.707.004.779 62.364.668.656 52.981.481.419 15.657.663.877 133,52 -9.383.187.237 84,95 cung cấp dịch vụ. Doanh thu hoạt 1.115.656.059 1.420.356.603 1.303.922.430 304.700.544 127,31 -116.434.173 91,80 động tài chính Thu nhập khác 1.500.000 109.990.542 893.640.000 108.490.542 7332,70 783.649.458 812,47 Tổng doanh thu 47.824.160.838 63.895.015.801 55.179.043.849 16.070.854.963 133,60 -8.715.971.952 86,36 (Nguồn:số liệu từ BC KQHĐKD công ty Cafecontrol) Giai đoạn 2011- 2012: tổng doanh thu của công ty có xu hướng tăng từ 47.824.160.838 đồng lên 63.895.015.801 đồng tức là tăng 16.070.854.963 đồng tương ứng tăng 133,60%. Nguyên nhân của sự biến động này là do doanh thu thuần tăng mạnh, tăng 15.657.663.877 đồng tương ứng tăng 133,52%, bên cạnh đó các doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng 127,31%, doanh thu khác tăng lên 108.490.542 đồng. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động tốt. Tuy nhiên giai đoạn 2012-2013: tổng doanh thu công ty giảm sút từ 63.895.015.801 đồng xuống còn 55.179.043.849 đồng tức là giảm 8.715.971.952 đồng tương ứng giảm 86,36%. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần giảm mạnh từ 62.364.668.656 đồng còn 52.981.481.419 đồng tức là giảm 9.383.187.237 đồng tương ứng giảm 84,95%. Công ty cần có những chiến lược mới nhằm nâng cao doanh thu. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  59. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 46 2.2.2.1.2 Chi phí. Bảng 2.14: Phân tích tình hình chi phí giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính: đồng 2012/2011 2013/2012 Tốc Tốc độ độ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Mức tăng Mức tăng tăng/giảm /giảm tăng/giảm /giảm (%) (%) 1.Giá vốn bán hàng 2.433.218.911 3.517.575.174 2.200.380.628 1.084.356.263 144,56 -1.317.194.546 62,55 2.Chi phí tài chính 555.187.542 32.504.778 -10.899.600 -522.682.764 5,85 -43.404.378 -33,53 3.Chi phí bán hàng 1.753.670.000 1.668.030.000 1.326.871.585 -85.640.000 95,12 -341.158.415 79,55 4.Chi phí quản lý 33.335.215.130 47.533.731.738 43.496.450.953 14.198.516.608 142,59 -4.037.280.785 91,51 doanh nghiệp 5. Chi phí khác 2.097.460.347 - 4.596.833 -2.097.460.347 - 4.596.833 - 6. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.906.877.227 2.770.158.278 1.987.116.049 863.281.051 145,27 -783.042.229 71,73 hiện hành Tổng chi phí 42.081.629.157 55.521.999.968 49.004.516.448 13.440.370.811 131,94 -6.517.483.520 88,26 (Nguồn:số liệu từ BC KQHĐKD công ty Cafecontrol) Giai đoạn 2011-2012 tổng chi phí của công ty tăng lên khá nhiều từ 42.081.629.157 đồng lên 55.521.999.968 đồng tức tăng lên 13.440.370.811 đồng tương đương tăng 131,94%. Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế doanh nghiệp đều tăng. Trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh nhất tăng 14.198.516.608 đồng tương đương tăng 142,59%. Chi phí tăng cao nên công ty áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm bớt chi phí. Vì thế năm 2013 tổng chi phí đã giảm 6.517.483.520 đồng tương ứng giảm 88,26%. Nhờ vào việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm từ 47.533.731.738 đồng xuống còn 43.496.450.953 đồng tức là giảm 4.037.280.785 đồng tương ứng giảm 91,51%. Đa số các chi phí năm 2013 đều giảm so với năm 2012 điều này cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả các biện pháp kiềm chế các chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  60. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 47 2.2.2.1.3 Lợi nhuận. Bảng 2.15: Phân tích tình hình lợi nhuận giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính: đồng 2012/2011 2013/2012 Tốc Tốc độ độ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Mức Mức tăng tăng tăng/giảm tăng/giảm /giảm /giảm (%) (%) 1. Lợi nhuận thuần từ 9.745.368.255 11.033.203.569 7.272.600.283 1.287.835.314 113,21 -3.760.603.286 65,92 hoạt động kinh doanh 2. Lợi nhuận khác -2.095.960.347 109.990.542 889.043.167 2.205.950.889 -5,25 779.052.625 808,29 3. Tổng lợi nhuận kết 7.649.408.908 11.143.194.111 8.161.643.450 3.493.785.203 145,67 -2.981.550.661 73,24 toán trước thuế 4. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 5.742.531.681 8.373.035.833 6.174.527.401 2.630.504.152 145,81 -2.198.508.432 73,74 nghiệp (Nguồn:số liệu từ BC KQHĐKD công ty Cafecontrol) Lợi nhuận là chỉ tiêu quan tâm cũng là mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất: nguyên vật liệu, công nhân, trang thiết bị một cách đầy đủ cả số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể: Giai đoạn 2011-2012 do tốc độ tăng của doanh thu là 133,6% cao hơn tốc độ tăng của chi phí là 131,94% nên lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 2.630.504.152 đồng tương ứng tăng 145,81%. Mặt dù chi phí năm 2013 giảm nhưng do mức giảm của tổng chi phí là 6.517.483.520 đồng vẫn nhỏ hơn mức giảm của doanh thu là 8.715.971.952 đồng nên lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đi 2.198.508.432 đồng. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  61. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 48 2.2.2.2 Phân tích kết cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Bảng 2.16: Phân tích kết cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính : đồng Chênh lệch 2011 2012 2013 tỷ trọng(%) Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ 2012/ 2013/ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng 2011 2012 (%) (%) (%) 1.Doanh thu bán hàng 46.707.004.779 - 62.364.668.656 - 52.981.481.419 - - - và cung cấp dịch vụ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 46.707.004.779 100 62.364.668.656 100 52.981.481.419 100 0 0 dịch vụ. 4.Giá vốn bán hàng 2.433.218.911 5,21 3.517.575.174 5,64 2.200.380.628 4,15 0,43 -1,49 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch 44.273.785.868 94,79 58.847.113.482 94,36 50.781.100.791 95,85 -0,43 1,49 vụ 6. Doanh thu hoạt động 1.115.656.059 2,39 1.420.356.603 2,28 1.303.922.430 2,46 -0,11 0,18 tài chính 7. Chi phí tài chính 555.187.542 1,19 32.504.778 0,05 -10.899.600 -0,02 -1,14 -0,07 Trong đó: chi phí lãi vay 487.758.742 1,04 - 0 - 0 -1,04 0 8. Chi phí bán hàng 1.753.670.000 3,75 1.668.030.000 2,67 1.326.871.585 2,50 -1,08 -0,17 9.Chi phí quản lý doanh 33.335.215.130 71,37 47.533.731.738 76,22 43.496.450.953 82,10 4,85 5,88 nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ 9.745.368.255 20,86 11.033.203.569 17,69 7.272.600.283 13,73 -3,17 -3,96 hoạt động kinh doanh 11 Thu nhập khác 1.500.000 0,0032 109.990.542 0,18 893.640.000 1,69 0,17 1,51 12. Chi phí khác 2.097.460.347 4,49 0,00 4.596.833 0,01 -4,49 0,01 13. Lợi nhuận khác -2.095.960.347 -4,49 109.990.542 0,18 889.043.167 1,68 4,66 1,50 14. Tổng lợi nhuận kết 7.649.408.908 16,38 11.143.194.111 17,87 8.161.643.450 15,40 1,49 -2,46 toán trước thuế 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện 1.906.877.227 4,08 2.770.158.278 4,44 1.987.116.049 3,75 0,36 -0,69 hành 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn - 0 - 0 - 0 0 0 lại 17. Lợi nhuận sau thuế 5.742.531.681 12,29 8.373.035.833 13,43 6.174.527.401 11,65 1,13 -1,77 thu nhập doanh nghiệp (Nguồn:số liệu từ BC KQHĐKD công ty Cafecontrol) SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  62. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 49 Qua bảng trên ta thấy:  Giai đoạn 2011-2012: Lợi nhuận trước thuế của năm 2011 là 7.649.408.908 đồng chiếm tỷ trọng 16,38% trên tổng doanh thu. Năm 2012 là 11.143.194.111 đồng chiếm tỷ trọng 17,87% trên tổng doanh thu, tăng thêm 1,49% tỷ trọng trên doanh thu. Để thấy rõ được sự biến động của lợi nhuận trước thuế ta đi phân tích các khoản mục sau: o Giá vốn hàng bán, năm 2011 là 2.433.218.911 đồng chiếm tỷ trọng 5,21% tổng doanh thu. Năm 2012 là 3.517.575.174 đồng chiếm tỷ trọng 5,64% trên tổng doanh thu, tăng thêm 4,15% so với tỷ trọng năm 2011. o Doanh thu hoạt động tài chính, năm 2011 là 1.115.656.059 đồng chiếm tỷ trọng 2,39% trên tổng doanh thu. Năm 2012 là 1.420.356.603 đồng chiếm tỷ trọng 2,28% trên tổng doanh thu, giảm đi 0,11% so với tỷ trọng năm 2011. o Chi phí tài chính, năm 2011 là 555.187.542 đồng chiếm tỷ trọng 1,19% trên tổng doanh thu. Năm 2012 là 32.504.778 đồng chiếm tỷ trọng 0,05% trên tổng doanh thu, giảm đi 0,02% so với tỷ trọng năm 2011. o Chi phí bán hàng, năm 2011 là 1.753.670.000 đồng chiếm tỷ trọng 3,75% trên tổng doanh thu. Năm 2012 là 1.668.030.000 đồng chiếm tỷ trọng 2,67% trên tổng doanh thu, giảm đi 1,08% so với tỷ trọng năm 2011. o Chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2011 là 33.335.215.130 đồng chiếm tỷ trọng 71,37% trên tổng doanh thu. Năm 2012 là 47.533.731.738 đồng chiếm tỷ trọng 76,22% trên tổng doanh thu, tăng lên 4,85% so với tỷ trọng năm 2011. o Thu nhập khác, năm 2011 là 1.500.000 đồng chiếm tỷ trọng 0,0032% trên tổng doanh thu. Năm 2012 là 109.990.542 đồng chiếm tỷ trọng 0,18% trên tổng doanh thu, tăng lên 0,17% so với tỷ trọng năm 2011. o Chi phí khác, năm 2011 là 2.097.460.347 đồng chiếm tỷ trọng 4,49% trên tổng doanh thu. Nhưng đến năm 2012 thì khoản chi phí này hầu như không có. Nhìn chung, chi phí quản lý doanh nghiệp đang tăng và chiếm tỷ trọng khá cao trên doanh thu thuần, tuy nhiên do doanh thu thuần tăng cao hơn các khoản chi phí nên lợi nhuận trước thuế vẫn tăng so với năm trước. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  63. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 50  Giai đoạn 2012-2013: Lợi nhuận trước thuế của năm 2012 là 11.143.194.111 đồng chiếm tỷ trọng 17,87% trên tổng doanh thu. Năm 2013 là 8.161.643.450 đồng chiếm tỷ trọng 15,40% trên tổng doanh thu, giảm đi 2,46% so với tỷ trọng 2012. Để thấy rõ được sự biến động của lợi nhuận trước thuế ta đi phân tích các khoản mục sau: o Giá vốn hàng bán, năm 2012 là 3.517.575.174 đồng chiếm tỷ trọng 5,64% tổng doanh thu. Năm 2013 là 2.200.380.628 đồng chiếm tỷ trọng 4,15% trên tổng doanh thu, giảm đi 1,49% so với tỷ trọng năm 2012. o Doanh thu hoạt động tài chính, năm 2012 là 1.420.356.603 đồng chiếm tỷ trọng 2,28% trên tổng doanh thu. Năm 2013 là 1.303.922.430 đồng chiếm tỷ trọng 2,46% trên tổng doanh thu, tăng thêm 0,18% so với tỷ trọng năm 2012. o Chi phí tài chính, năm 2012 là 32.504.778 đồng chiếm tỷ trọng 0,05% trên tổng doanh thu. Năm 2013 là -10.899.600 đồng chiếm tỷ trọng -0,02% trên tổng doanh thu, giảm đi 0.07% so với tỷ trọng năm 2012. o Chi phí bán hàng, năm 2012 là 1.668.030.000 đồng chiếm tỷ trọng 2,67% trên tổng doanh thu. Năm 2013 là 1.326.871.585 đồng chiếm tỷ trọng 2,5% trên tổng doanh thu, giảm đi 0,17% so với tỷ trọng năm 2012. o Chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2012 là 47.533.731.738 đồng chiếm tỷ trọng 76,22% trên tổng doanh thu. Năm 2013 là 43.496.450.953 đồng chiếm tỷ trọng 82,10% trên tổng doanh thu, tăng lên 5,88% so với tỷ trọng năm 2012. o Thu nhập khác, năm 2012 là 109.990.542 đồng chiếm tỷ trọng 0,18% trên tổng doanh thu. Năm 2013 là 893.640.000 đồng chiếm tỷ trọng 1,69% trên tổng doanh thu, tăng lên 1,51% so với tỷ trọng năm 2012. o Chi phí khác,Năm 2013 là 4.596.833 đồng chiếm tỷ trọng 0,01% trên tổng doanh thu, tăng lên 0,01% so với năm 2012. Nhìn chung, chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm đi nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn trên doanh thu thuần, doanh thu năm 2013 cũng giảm so với năm 2012, làm cho lợi nhuận của công ty giảm sút. Công ty cần có những biện pháp tích SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  64. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 51 cực nhằm nâng cao doanh thu, cắt giảm chi phí nhất là chi phí quản ý doanh nghiệp để tăng lợi nhuận cho công ty. 2.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính. 2.2.3.1 Phân tích chỉ số thanh khoản. 2.2.3.1.1 Chỉ số thanh toán hiện thời (CR) Bảng 2.17: Phân tích tỷ số thanh toán hiện thời. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tài sản ngắn hạn (đồng) 28.909.345.046 38.428.021.360 33.822.382.985 Nợ ngắn hạn (đồng) 10.257.335.552 16.932.404.121 13.227.376.446 CR (lần) 2,8184 2,2695 2,5570 (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Qua bảng số liệu trên cho thấy: Giai đoạn 2011 -2012: tỷ số thanh toán hiện thời (CR) của công ty giảm từ 2,8184 xuống 2,2695 tức là giảm 0,5489 và tỷ số này lớn hơn 1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn của công ty tăng lên từ 10.257.335.552 đồng lên 16.932.404.121 đồng tức là tăng 6.675.068.569 đồng tương đương tăng lên 165,08% bên cạnh đó tài sản ngắn hạn cũng tăng lên 132,93%, do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao hơn so với tài sản ngắn hạn nên tỷ số thanh toán hiện thời giảm. Công ty cần nâng cao và đưa CR ở mức an toàn để đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ của công ty. Giai đoạn 2012-2013: tỷ số thanh toán hiện thời tăng lên lại ở mức 2,5570 tăng hơn so với năm 2012 là 0,2875. Điều này cho thấy công ty đã nâng cao được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình, đây là 1 điều tốt công ty cần phát huy. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  65. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 52 2.2.3.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh (QR) Bảng 2.18: Phân tích tỷ số thanh toán nhanh Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tài sản ngắn hạn (đồng) 28.909.345.046 38.428.021.360 33.822.382.985 Hàng tồn kho (đồng) 814.074.575 400.115.335 668.973.369 Nợ ngắn hạn (đồng) 10.257.335.552 16.932.404.121 13.227.376.446 QR (lần) 2,7390 2,2459 2,5064 (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ số thanh toán nhanh của công ty vào năm 2011 là 2,7390; năm 2012 là 2,2459; năm 2013 là 2,5064. Tỷ số thanh toán nhanh của công ty đang tăng lên sau khi giảm mạnh ở giai đoạn 2011-2012, năm 2013 tăng lên 0,2605. Tỷ số này tăng lên do nợ ngắn hạn của công ty đang giảm đi 3.705.027.675 đồng so với năm 2012 mặt dù hàng tồn kho năm 2013 vẫn tăng so với năm 2012 là 268.858.034 đồng. Tỷ số này đang tăng lên cho thấy công ty đã khắc phục được khả năng chuyển đổi từ tài sản ngắn hạn sang tiền mặt tuy nhiên vẫn cần khắc phục lượng hàng tồn kho. 2.2.3.2 Tỷ số quản lý nợ. 2.2.3.2.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) Bảng 2.19: Phân tích tỷ số D/A giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng nợ (đồng) 10.400.641.494 16.932.404.121 13.227.376.446 Tổng tài sản (đồng) 36.089.715.160 45.652.480.120 41.071.405.246 Tỷ số D/A (%) 28,82 37,09 32,21 (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Qua bảng số liệu cho thấy: Tỷ số D/A của công ty năm 2011 là 28,82% tức là có 28,82% tài sản được đầu tư từ nợ vay. Tỷ số này tăng lên vào năm 2012, năm 2012 có 37,09% tài sản được đầu tư nợ vay nhưng đến năm 2013 thì tỷ số D/A giảm xuống chỉ còn 32,21% tức là có 32,21% tài sản được đầu tư từ nợ vay. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  66. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 53 Tỷ số D/A đang giảm cho thấy công ty đang hạn chế việc vay nợ để đầu tư vào tài sản. 2.2.3.2.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu (D/E) Bảng 2.20: Phân tích tỷ số D/E giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng nợ (đồng) 10.400.641.494 16.932.404.121 13.227.376.446 Vốn chủ sỡ hữu (đồng) 25.689.073.666 28.720.075.999 27.844.028.800 Tỷ số D/E (%) 40,49 58,96 47,51 (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Tỷ số D/E càng nhỏ nghĩa là nợ phải trả càng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn và công ty tự chủ hơn trong tài chính, ngược lại D/E càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ càng lớn. Tỷ số D/E của công ty năm 2011 là 40,49% đến năm 2012 tăng lên 58,96% nhưng đến năm 2013 công ty đã làm giảm tỷ số D/E xuống còn 47,51%. Nguyên nhân là do tổng nợ của công ty đã giảm xuống trong năm 2013, giảm đi 3.705.027.675 đồng tương ứng giảm 78,12% và vốn chủ sỡ hữu cũng giảm nhưng mức giảm rất nhẹ so với mức giảm của tổng nợ. Tỷ số D/E đang giảm dần cho thấy công ty đang điều chỉnh giữa nợ vay và vốn tự có nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, hạn chế phụ thuộc vào nguồn vốn do vay nợ. 2.2.3.2.3 Khả năng thanh toán lãi vay. Bảng 2.21: Phân tích tỷ số thanh toán lãi vay giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận trước thuế (đồng) 7.649.408.908 11.143.194.111 8.161.643.450 Lãi vay (đồng) 487.758.742 - - Tỷ số khả năng thanh toán 15,6828 - - lãi vay (lần) (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  67. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 54 Tỷ số thanh toán lãi vay năm 2011 khá cao là 15,6828 lần cho thấy công ty kinh doanh hiệu quả lợi nhuận thu được có thể thanh toán lãi vay. Nhưng đến năm 2012 và năm 2013 thì công ty không có khoản lãi vay do vay nợ. Điều này cho thấy công ty đã hạn chế các khoản vay nợ làm cho chi phí về lãi vay hầu như không có. 2.2.3.3 Tỷ số khả năng sinh lợi. Đơn vị tính: đồng 70.000.000.000 35,00% 29,15% 60.000.000.000 30,00% Lợi nhuận ròng 50.000.000.000 22,35% 22,18% 25,00% Doanh thu thuần 18,34% 40.000.000.000 20,00% Tổng TS 15,91% 15,03% 30.000.000.000 15,00% Vốn CSH 20.000.000.000 13,43% 10,00% ROS 12,29% 11,65% ROA 10.000.000.000 5,00% ROE 00 0,00% 2011 2012 2013 (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Biểu đồ 2.5: ROS, ROA, ROE giai đoạn 2011-2013. 2.2.3.3.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Bảng 2.22: Phân tích ROS giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận ròng (đồng) 5.742.531.681 8.373.035.833 6.174.527.401 Doanh thu thuần (đồng) 46.707.004.779 62.364.668.656 52.981.481.419 ROS (%) 12,29 13,43 11,65 (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ số ROS năm 2011 là 12,29% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 12,29 đồng lợi nhuận ròng. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  68. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 55 Tỷ số này năm 2012 là 13,43% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 13,43 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2013 giảm xuống còn 11,65% nghĩa là chỉ tạo ra 11,65 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này năm 2013 đang giảm xuống do doanh thu thuần giảm 84,95% và lợi nhuận ròng giảm với tốc độ là 73,74% làm cho ROS cũng giảm 1,78%. Điều này cho thấy lợi nhuận công ty ngày càng sụt giảm, công ty cần khắc phục. 2.2.3.3.2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản. Bảng 2.23: Phân tích tỷ số sức sinh lợi căn bản giai đoạn 2011-2013. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận trước thuế (đồng) 7.649.408.908 11.143.194.111 8.161.643.450 Lãi vay (đồng) 487.758.742 Tổng tài sản (đồng) 36.089.715.160 45.652.480.120 41.071.405.246 Tỷ suất sinh lợi căn bản 22,55 24,41 19,87 (%) (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Qua bảng số liệu trên, ta thấy: tỷ số suất sinh lợi căn bản năm 2012 tăng nhẹ 1,86% so với năm 2011 nhưng năm 2013 lại giảm xuống 4,54% còn 19,87%. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty và chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Tỷ số này đang giảm xuống cho thấy công ty kinh doanh. 2.2.3.3.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) Bảng 2.24: Phân tích ROA giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận ròng (đồng) 5.742.531.681 8.373.035.833 6.174.527.401 Tổng tài sản 32.901.485.517 40.871.097.640 43.361.942.683 bình quân(đồng) ROA (%) 17,45 20,49 14,24 (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Tỷ số ROA cho biết cứ 100 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo
  69. Khóa luận tốt nghiệp Hutech 2014 56 Qua bảng phân tích trên, ta thấy: năm 2011 tạo ra được 17,45 đồng lợi nhuận ròng, năm 2012 tăng lên 3,04% tạo ra được 20,49 đồng lợi nhuận ròng nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống 6,25% tạo ra được 14,24 đồng lợi nhuận ròng. Nhìn chung thì tỷ số này tương đối tốt nhưng lại giảm trong năm 2013. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng tài sản không hiệu quả. 2.2.3.3.4 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) Bảng 2.25: Phân tích ROE giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận ròng (đồng) 5.742.531.681 8.373.035.833 6.174.527.401 Vốn chủ sỡ hữu 25.189.620.964 27.204.574.833 28.282.052.400 bình quân (đồng) ROE (%) 22,80 30,78 21,83 (Nguồn: tự tổng hợp số liệu từ BCTC công ty Cafecontrol) Đây là chỉ tiêu mà chủ sở hữu công ty quan tâm nhất, phản ánh hiệu quả sinh lời của vốn CSH, đánh giá khả năng thu được lợi nhuận bao nhiêu so với số tiền vốn mà họ đã bỏ ra đầu tư. Năm 2011 từ 100 đồng vốn CSH mang về 22,8 đồng lợi nhuận ròng, năm 2012 tăng lên 7,96% đem về 30,78 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2013 lại giảm đi 8,95% chỉ còn 21,83 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do năm 2012 cả vốn CSH và lợi nhuận ròng đều tăng còn năm 2013 thì cả vốn CSH và lợi nhuận ròng đều giảm, làm cho ROE thu hẹp dần. Điều này chứng tỏ rằng khả năng tạo ra lợi nhuận ròng từ vốn CSH giảm, việc sử dụng nguồn vốn CSH hiện không hiệu quả, công ty cần có những biện pháp khắc phục. 2.2.4 Phân tích Dupont. SVTH: Đặng Thị Thu Thảo GVHD:Ths.Diệp Thị Phương Thảo