Khóa luận Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

pdf 79 trang thiennha21 23/04/2022 34012
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_cho_vay_khach_hang_ca_nhan_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ Niên Khóa: 2013-2017 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S Bùi Thành Công Trần Thị Thanh Nhàn Lớp: K47 TCDN Niên Khóa: 2013-2017 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 05 năm 2017
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Với vai trò là trung gian tài chính, các Ngân hàng Thương Mại có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế của nước ta thì ngành Ngân hàng đã có những bước phát triển mới, ngày càng có nhiều Ngân hàng được thành lập kể cả Ngân hàng trong nước và Ngân hàng ngoài nước. Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh trong thị trường khốc liệt thì các Ngân hàng phải phát triển không ngừng tiềm kiếm lợi nhuận bằng cách: tăng cường huy động vốn và nâng cao hoạt động tín dụng của mình. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu lớn nhất cho Ngân hàng. Trong giai đoạn gần đây, lĩnh vực cho vay khách hàng cá nhân là một thị trường tiềm năng và đang được khai thác mạnh mẽ của tất cả các Ngân hàng. Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế” là một quá trình nghiên cứu, kết hợp từ những kiến thức về Ngân hàng đã được trang bị tại nhà trường, sách báo và thực tiễn thực tập tại Chi nhánh. Nội dung của khóa luận này gồm có một số cơ sở lý thuyết chung về hoạt động cho vay và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Tìm hiểu tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý và các hoạt động chính tại Chi nhánh. Phân tích tổng quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ đó phân tích rõ về thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2016. Khóa luận đi sâu vào đánh giá tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu, lợi nhuận của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra các hạn chế còn tồn tại từ đó đề xuất xuất một vài biện pháp chủ yếu, góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Bên cạnh phân tích thực trạng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, khóa luận cũng xin gửi một số kiến nghị đến ban lãnh đạo của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích để ban lãnh đạo bằng quyền và nghĩa vụ của mình đề ra những chính sách phù hợp, giúp cho các hoạt động cTrườngủa Chi nhánh ngày Đại càng đư ợhọcc nâng cao Kinh và bền vữ ngtế. Huế
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Bùi Thành Công và Anh Ngô Quang Hải là người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài “ Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam – Chi nhánh Huế”. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường. Vốn kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ tạo nền tảng cơ bản cho quá trình nghiên cứu, báo cáo mà còn là hành trang thiết yếu cho công việc của em sau khi ra trường. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại chi nhánh. Quảng thời gian này em không những được trải nghiệm thực tế mà còn bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân mình. Mặc dù bản thân đã nỗ lực cố gắng hết sức để hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này, song do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong quý Thầy, Cô có thể chỉnh sửa và góp ý để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trên con đường nhà giáo cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương – Chi nhánh Huế sức khỏe dồi dào và đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Trần Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBTD Cán bộ tín dụng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp TMCP Thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TSĐB Tài sản đảm bảo NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM Ngân hàng thương mại Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 1.Lý do chọn đề tài. 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung. 2 2.2 Mục tiêu cụ thể. 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2 4.Phương pháp nghiên cứu 2 5.Kết cấu đề tài. 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1 Tổng quan về các hoạt động của Ngân hàng thương mại 4 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 4 1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 4 1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn. 4 1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 5 1.1.2.3 Hoạt động thanh toán và ngân quỹ 5 1.1.2.4 Các hoạt động khác 6 1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại. 6 1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương Mại7 1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 7 1.2.2 Nguyên tắc tín dụng đối với khách hàng cá nhân. 7 1.2.3 Đặc điểm của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 7 1.2.4 Phân loại hoạt động cho vay nhóm khách hàng cá nhân 8 1.2.4.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay 8 1.2.4.2 Căn cứ vào hình thức hoàn trả 8 1.2.4.3 CănTrường cứ vào đảm bảo tàiĐại sản học Kinh tế Huế 9 1.2.5 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 9
  7. 1.2.5.1. Vai trò đối với các khách hàng 9 1.2.5.2. Vai trò đối với Ngân hàng 10 1.2.5.3. Vai trò đối với nền kinh tế 10 1.2.6 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân. 11 1.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 12 1.3.1 Doanh số cho vay và tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân. 12 1.3.2 Dư nợ cho vay và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. 13 1.3.3 Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân 13 1.3.4 Vòng quay vốn cho vay khách hàng cá nhân. 13 1.3.5 Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân 14 1.3.6 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 14 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 15 1.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng. 15 1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng 16 1.4.3 Nhóm nhân tố thuộc về nền kinh tế 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ. 19 2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế 19 2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại thương - Chi nhánh Huế. 19 2.1.2 Các hoạt động chính của Vietcombank chi nhánh Huế 20 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank chi nhánh Huế. 21 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy 21 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 22 2.1.4 Các kết quả đạt được qua các năm của Vietcombank chi nhánh Huế 23 2.1.4.1 TìnhTrường hình nhân sự qua Đại các năm chọcủa chi nhánh. Kinh tế Huế 23 2.1.4.2 Kết quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh. 25
  8. 2.1.4.3 Kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh 27 2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 29 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank chi nhánh Huế. 31 2.2.1 Phân tích quy trình cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế 31 2.2.2 Phân tích các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank chi nhánh Huế 34 2.2.3 Phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank chi nhánh Huế 37 2.2.3.1 Quy mô của doanh số cho vay khách hàng cá nhân 37 2.2.3.2 Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân 40 2.2.3.3 Quy mô và tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân 44 2.2.3.4 Vòng quay vốn cho vay khách hàng cá nhân Error! Bookmark not defined. 2.2.3.5 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 45 2.2.3.6 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân 48 2.3 Kết quả đạt được của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank chi nhánh Huế 49 2.4 Những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank chi nhánh Huế. 51 2.4.1 Hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng. 51 2.4.2 Nguyên Nhân dẫn đến những hạn chế cho vay khách hàng cá nhân. 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ 54 3.1 Kế hoạch phát triển kinh doanh năm 2017 của Vietcombank Huế 54 3.2 Định hướng nâng cao chất lượng cho vay của Vietcombank Huế 56 3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VietcombankTrường Huế Đại học Kinh tế Huế 57 3.3.1 Hoàn thiện chính sách cho vay khách hàng cá nhân. 57
  9. 3.3.2 Đa dạng và phong phú hóa các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân. 60 3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư 60 3.3.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi vay. 61 3.3.5 Tăng cường công tác quản lý nợ và xử lý nợ quá hạn 62 3.3.6. Hợp lý hóa cơ cấu và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng 63 3.3.7 Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và Marketing. 63 3.3.8 Nâng cao trang thiết bị công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật 64 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 1.Kết luận 64 1.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 65 1.2 Hạn chế của đề tài 65 1.3 Hướng phát triển đề tài 65 2. Kiến nghị. 65 2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 65 2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 66 Trường Đại học Kinh tế Huế
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Biểu đồ doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn 38 Hình 2.2 Biểu đồ doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo đối tượng cho vay giai đoạn 2014 -2016 39 Hình 2.3 Biểu đồ doanh số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 – 2016 41 Hình 2.4 Biểu đồ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016. Error! Bookmark not defined. Hình 2.5 Biểu đồ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân phân theo đảm bảo tiền vay giai đoạn 2014 – 2016. Error! Bookmark not defined. Hình 2.6 Biểu đồ tình hình nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 - 2016 46 Hình 2.7 Biểu đồ tình hình nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 - 2016. 48 Hình 2.8 Biểu đồ tình hình lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 – 2016 49 Trường Đại học Kinh tế Huế
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016 24 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2014-2016 26 Bảng 2.3: Tình hình cho vay của chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2016 27 Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016 29 Bảng 2.5: Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn 37 Bảng 2.6: Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo đối tượng cho vay 39 Bảng 2.7 Tình hình doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 – 2016. 40 Bảng 2.8 Tình hình vòng quay vốn cho vay khách hàng 44 cá nhân giai đoạn 2014 - 2016 44 Bảng 2.9 Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 - 2016. . Error! Bookmark not defined. Bảng 2.10 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân phân theo đảm bảo tiền vay giai đoạn 2014 – 2016. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.11 Tình hình nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016. 46 Bảng 2.12 Tình hình nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 - 2016 47 Bảng 2.13 Lợi nhuận của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 48 giai đoạn 2014 -2016. 48 Trường Đại học Kinh tế Huế
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Vietcombank - Huế. 21 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân Vietcombank – Huế 31 Trường Đại học Kinh tế Huế
  13. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các Ngân hàng với hệ thống các định chế tài chính trung gian và tài chính trực tiếp diễn ra với cường độ ngày càng lớn, xu hướng tăng tỷ trọng dư nợ của các hoạt động tín dụng bán lẻ đang là một xu hướng chung của các Ngân hàng thương mại trên khắp thế giới. Trong bối cảnh đó, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Thật vậy, hiện nay các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các sản phẩm tín dụng đang được các Ngân hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú và trở thành những công cụ cạnh tranh chủ yếu. Không chỉ những Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam mà các Ngân hàng nước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ, SCB hay các công ty tài chính mới ra đời cũng nhảy vào giành giật khách hàng trong thị trường bán lẻ. Điều này làm cho mức độ cạnh tranh về tín dụng bán lẻ này trở nên gay gắt và quyết liệt hơn bao giờ hết. Hiện nay, trên địa bàn Huế có các Ngân hàng hoạt động mạnh trên lĩnh vực bán lẻ như Viettinbank, ACB, BIDV, Agribank, Vietcombank với các sản phẩm dịch vụ bán lẻ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh cho các cá nhân và hộ kinh doanh. Thành phố Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, đang trong thời kỳ tăng trưởng tạo môi trường kinh doanh năng động và rộng mở. Dù vậy, so với các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội thì môi trường kinh tế cũng như là mức sống của người dân tại địa bàn còn thấp gây ra khó khăn chung cho các Ngân hàng trong hoạt động tiềm kiếm khách hàng, tìm kiếm nhu cầu vốn, mở rộng cho vay mảng thị trường bán lẻ. Ngân hàng Vietcombank Huế cũng không phải là ngoại lệ, theo báo cáo hoạt động thường niên của Ngân hàng năm 2016 thị phần bán lẻ của chi nhánh Vietcombank Huế so với hệ thống Ngân hàng Vietcombank chiếm 2% trong tổng số và theo báo cáo hoạt động bán lẻ của các Ngân hàng tại Huế tính đến cuối năm 2016 chiếm 12% thị phần trong thị trường bán lẻ so với các Ngân hàng khác trên địa bàn Huế. Nhìn chung, các sản phẩm bán lẻ tại Ngân hàng chưa Trườngđược phong phú, đaĐại dạng b ằhọcng các Ngân Kinh hàng khác tế trên Huế địa bàn. Việc mở 1
  14. rộng và phát triển thị trường bán lẻ của các Ngân hàng trong khu vực gây ra áp lực lớn cho Ngân hàng Vietcombank Huế. Là một trong những chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Vietcombank Huế cũng đang từng bước đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để góp phần và sự phát triển kinh tế của Thành phố Huế đồng thời nâng cao vị thế của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương trong việc xây dựng hình ảnh thành một tập đoàn tài chính số một Việt Nam. Với lý do trên em xin chọn đề tài: “ Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế ” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1 Mục tiêu chung. Dựa vào phân tích hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay để phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế. 2.2 Mục tiêu cụ thể. - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân một cách khoa học. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Vietcombank Huế. - Phát hiện nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế. - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế. Thời gian: Giai đoạn 2014 - 2016. 4. PhươngTrường pháp nghiên Đại cứu. học Kinh tế Huế 2
  15. - Để hoàn thành tốt nội dung khóa luận tốt nghiệp, ngoài những kiến thức tiếp thu được từ thực tế, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp sau để xử lý số liệu: Phương pháp nghiên cứu số liệu: tham khảo sách báo, tạp chí chuyên nghành kinh tế, internet, các đề tài của các khóa trước và một số tài liệu hướng dẫn hoạt động tín dụng ngân hàng Vietcombank Huế. Phương pháp thu thập số liệu từ bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, bảng cáo bạch và một số báo cáo thường niên của ngân hàng. Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá sau đó xử lý số liệu tiến hành so sánh chênh lệch tăng giảm. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cho vay thông qua sự trợ giúp của phần mềm excel. 5. Kết cấu đề tài. Nội dung đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần lớn: Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương I : Cơ sở lý luận về cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương Mại. Chương II: Thực trạng cho vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  16. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1 Tổng quan về các hoạt động của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính". Ở Việt Nam, Định nghĩa Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán1. Thông qua những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại Ngày 12 tháng 12 năm 1997 tại kỳ họp Quốc hội khóa X lần thứ 2 đã thông qua bộ Luật các tổ chức tín dụng thì NHTM có những hoạt động chủ yếu sau: Huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán ngân quỹ và các hoạt động khác. 1 Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, trangTrường 3 Đại học Kinh tế Huế 4
  17. 1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Đối với mỗi NHTM thì huy động vốn là hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất. Với nguồn vốn tự có trong Ngân hàng thì không thể đáp ứng tất cả các hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng phải huy động và tập hợp các nguồn vốn nhàn rỗi bên ngoài để mở rộng nguồn vốn kinh doanh của mình nhằm thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng. NHTM huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được cho phép. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của NHNN. - Một số hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. 1.1.2.2 Hoạt động tín dụng Tín dụng là hoạt động tạo ra nguồn lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng, tuy nhiên cũng là hoạt động chứa đựng rủi ro cao nhất cho Ngân hàng. Là hoạt động tài trợ thương mại vận hành dựa trên cơ sở tín nhiệm của Ngân hàng đối với khách hàng. Tín dụng NHTM được cấp cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức sau: cho vay, chiết khấu thương phiếu, cho thuê tài sản( cho thuê hoạt động), cho thuê tài chính, bảo lãnh hoặc tái bão lãnh. 1.1.2.3 Hoạt động thanh toán và ngân quỹ Hoạt động thanh toán và ngân quỹ tại NHTM có những nội dung chính sau: - Cung cấp công cụ thanh toán cho các hoạt động diễn ra tại ngân hàng. - Thực hiện thanh toán các giao dịch trong nước cho khách hàng và các dịch vụ thanh toán Trườngkhác theo quy định Đại của NHNN học. Kinh tế Huế - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. 5
  18. - Thực hiện các dịch vụ chi hộ và thu hộ cho khách hàng. - Thực hiện và phát triển dịch vụ thu và chi cho khách hàng. - Phát triển hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng. - Khi được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước thì tham gia vào hệ thống thanh toán quốc tế. 1.1.2.4 Các hoạt động khác NHTM ngoài thực hiện các hoạt động chính đã nêu trên NHTM còn thực hiện một số hoạt động khác như: ủy thác và nhận ủy thác, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, kinh doanh ngoại hối, góp vốn mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ và bảo quản vật có giá trị. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong tương lai, các NHTM cũng hứa hẹn phát triển theo xu thế kinh doanh đa năng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của khách hàng, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. 1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại Ngân hàng phải đảm nhận nhiều vai trò để tồn tại, phát triển tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng các nhu cầu xã hội hiện nay. Một số vai trò cơ bản của các NHTM hiện nay: - Vai trò trung gian: NHTM thực hiện huy động vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế chủ yếu là từ các hộ gia đình sau đó dùng số vốn này để đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế để SXKD. Nói cách khác là thực hiện chuyển tiết kiệm thành đầu tư để thu lợi nhuận. - Vai trò thanh toán: thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy và tiền đúc. - Vai trò người bảo lãnh: cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán chẳng hạn phát hành thư tín dụng. - Vai trò đại lý: thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát hành hoặc chuộcTrường lại chứng khoán, thưĐạiờng đư họcợc tiến hành Kinhtại phòng tếuỷ thác. Huế 6
  19. - Vai trò thực hiện chính sách tiền tệ: thực hiện các chính sách kinh tế của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội, đồng thời cũng góp phần lớn trong việc đẩy lùi lạm phát, cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và SXKD. 1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương Mại 1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Theo thông tư số 13/2010/ TT–NHNN và Quyết định số 457/2005/QĐ–NHNN: Cho vay KHCN là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho KHCN một khoản tiền để sử dụng vào mục đích tiêu dùng hay SXKD trong một khoảng thời gian nhất định với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn cho Ngân hàng. 1.2.2 Nguyên tắc tín dụng đối với khách hàng cá nhân - Sử dụng vốn có mục đích: Khách hàng phải cam kết với Ngân hàng sử dụng đúng mục đích đã khai trong hồ sơ vay vốn, không được trái với quy định của pháp luật, các quy định khác của Ngân hàng cấp trên và quy định riêng của mỗi Ngân hàng. - Quan hệ tín dụng thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa 2 bên: Hợp đồng tín dụng được ký kết dựa trên tinh thần tự nguyện và quyết định lựa chọn của cả hai bên. Đồng thời cũng phải phù hợp với những khuôn khổ nhất định của pháp luật. - Nguyên tắc có kỳ hạn, hoàn trả vốn gốc và lãi: Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi với một thời gian xác định. Nguồn vốn Ngân hàng dùng cho vay là từ hoạt động huy động vốn, các khoản tiền này cũng có thời gian hoàn trả xác định. Cho nên, nguyên tắc này là để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. - Nguyên tắc có hiệu quả kinh tế xã hội cao: Nguyên tắc này cũng có ý nghĩa như nguyên tắc sử dụng vốn có mục đích. Nếu các dự án cho vay mang lại lợi ích cho khách hàng, có nghĩa là cũng đem lại hiệu quả xã hội. Cũng chứng minh rằng khách hàng sử dụng khoản vay đúng mục đích, tuân theo quy định của pháp luật. Từ đó, có khả năng hoàn trả vốn và lãi đúng hạn cho Ngân hàng. 1.2.3 Đặc điểm của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân - Tín Trườngdụng đối với KHCN Đạicó độ rủhọci ro cao :Kinhcho vay đố itế với KHCNHuếcó thời gian vay ngắn thì sẽ dễ quản lý rủi ro hơn so với vay trung hạn hay dài hạn tuy nhiên khoản 7
  20. vay thường được đảm bảo bởi chính mức thu nhập của khách hàng, việc khách hàng gặp bất trắc như đau ốm, bệnh tật, tử vong thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập đó, có thể giảm sút hoặc mất hoàn toàn. NHTM phải đối mặt với những sự việc không lường trước được, mà công tác thẩm định và quản lý KHCN lại không thể kiểm soát hết được. - Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHCN lớn: KHCN thường vay vốn cho các mục đích tiêu dùng hay SXKD nhỏ lẻ nên món vay thường có giá trị nhỏ hơn so với các món vay của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối tượng KHCN lại rất đông, số lượng nhu cầu tiêu dùng và SXKD phát sinh lại thường xuyên. Vì thế mà số lượng các khoản vay nhiều làm tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN. - Chi phí thẩm định cho vay đối với KHCN lớn: Để tránh những rủi ro gây tổn thất cho Ngân hàng thì mất khá nhiều thời gian và tiền bạc vào hoạt động thẩm định và giám sát khoản vay. Chính vì vậy mà lãi suất cho các món vay KHCN thường có lãi suất cao hơn để bù đắp các chi phí về thời gian, nhân lực, thẩm định, quản lý 1.2.4 Phân loại hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 1.2.4.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay + Vay tiêu dùng: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình như: mua sắm nội thất, mua sắm vật dụng gia đình, mua phương tiện đi lại, sửa chữa hay xây dựng nhà ở, đi du học, chi phí chữa bệnh, cưới hỏi + Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ cho việc tìm nguồn vốn SXKD, đầu tư vào các dự án kinh doanh, đầu tư cho hộ gia đình như gia tăng vốn lưu động, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động SXKD, mua sắm thêm thiết bị dụng cụ mới, đầu tư kinh doanh chứng khoán, vàng. Đối với cả hai hình thức cho vay trên, thời gian cho vay có thể là ngắn hạn ( dưới 1 năm), trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm) và dài hạn (trên 5 năm). 1.2.4.2 Căn cứ vào hình thức hoàn trả + Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà chủ thể vay vốn và Ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng cho mỗi lần vay. Đối tượng áp dụng thườngTrường là khách hàng không Đại có quanhọc hệ thư Kinhờng xuyên vtếới ngân Huế hàng, nguồn thu nhập không ổn định và mỗi lần vay là mỗi nhu cầu khác nhau. 8
  21. + Cho vay trả góp: là phương thức cho vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. + Cho vay hạn mức thấu chi : Là phương thức cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này còn được gọi là hạn mức thấu chi. 1.2.4.3 Căn cứ vào đảm bảo tài sản + Cho vay có tài sản đảm bảo: Đối với những khách hàng mới lần đầu, chưa từng giao dịch với Ngân hàng thì thường được yêu cầu phải có tài sản đảm bảo. + Cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp): hầu như là những khách hàng thân thuộc với Ngân hàng, có lịch sử giao dịch tốt, nguồn tài chính vững mạnh hạn mức tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm của Ngân hàng đối với khách hàng. 1.2.5 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng ngày càng đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển của tổng thể nền kinh tế và Ngân hàng của đất nước. Góp phần thúc đẩy, kích thích sự chuyển dịch, định hướng cơ cấu nền kinh tế của nước nhà. Dạo gần đây, khi nền kinh tế nước ta ngày một ổn định và phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện dẫn đến nhu cầu về tiêu dùng và kinh doanh tăng lên, tỷ lệ cá nhân muốn tiếp xúc với nguồn vốn ngày càng cao. Vì vậy, hiện nay hoạt động cho vay KHCN ngày càng trở nên quan trọng. 1.2.5.1. Vai trò đối với khách hàng - Khoản vay cấp cho các KHCN sẽ giúp cho các khách hàng có khả năng trang trải các khoản chi phí phát sinh trong cuộc sống như chi phí sinh hoạt, chi phí học tập, chi phí chữa bệnh tạo điều kiện cho khách hàng có vốn SXKD, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, giúp các cá nhân có đủ khả năng về nguồn vốn kịp thời, nắm bắt cơ hội kinh doanh, đem lại thành công cho bản thân. - Người dân ở các vùng sâu vùng xa: nông thôn, hải đảo, miền núi hầu hết cuộc sống cTrườngủa họ còn gặp nhi Đạiều khó khăn. học Ước mơKinh về một cutếộc s ốHuếng sung túc và ấm no hơn khiến họ có động lực vươn lên làm giàu, cải tiến đổi mới cách làm ăn hay thực 9
  22. hiện một ý tưởng kinh doanh mới khác. Muốn thực hiện được điều đó họ cần nguồn vốn có uy tín và ổn định. Chính vì vậy, thông qua cho vay KHCN tại NHTM, Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ đáp ứng một phần nào đó cho nhu cầu của người dân, góp phần khuyến khích và tạo cơ hội phát triển cho các cá nhân. 1.2.5.2. Vai trò đối với Ngân hàng - Bất cứ một Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển tốt thì phải luôn nổ lực tìm kiếm nguồn vốn trong xã hội, tập trung nguồn vốn sau đó đẩy mạnh hoạt động cho vay để kiếm lợi nhuận. Có như vậy mới tăng cường được sức mạnh cạnh tranh đối với các tổ chức kinh tế khác trong xã hội. Ngân hàng có vững mạnh hay không phụ thuộc vào việc Ngân hàng có sử dụng vốn hiệu quả hay không. - Việc cho vay KHDN luôn có giá trị lớn hơn so với cho vay KHCN cho nên cũng đem lại nguồn thu lớn hơn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay thì nhu cầu chi tiêu và kinh doanh của các cá nhân ngày càng nhiều, số lượng cá nhân có trong xã hội là đông nhất. Có thể nhận thấy rằng dù các khoản vay của các cá nhân là nhỏ nhưng về quy mô người đi vay thì lại rất đông. Vì vậy, nếu có thể khai thác hợp lý về hoạt động cho vay KHCN thì sẽ đem lại một nguồn lợi lớn và thường xuyên cho Ngân hàng. 1.2.5.3. Vai trò đối với nền kinh tế - Cho vay KHCN nâng cao chất lượng sống của người dân, phát triển nền kinh tế nước nhà: Cho vay KHCN có vai trò quan trọng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần vào việc chu chuyển, lưu thông tiền tệ trong xã hội và SXKD, nâng cao mức sống người dân, phát triển nền kinh tế của nước nhà. - Cho vay KHCN giúp rút ngăn sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, góp phần ổn định an ninh kinh tế, chính trị của đất nước: Dù là một nước đang phát triển tuy nhiên việc phát triển của đất nước chỉ đang tập trung chủ yếu ở các trung tâm thành phố, vùng đô thị lớn còn những nơi vùng sâu vùng xa như miền núi, biển đảo thì vẫn còn rất nhiều bất cập. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách kinh tế hổ trợ cho các khu vực này, nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của người dân ở đây cũng được nâng lên phần nào. Tuy nhiên, các điểm dân cư cần giúp đỡ thì rất nhiều nên việc thi hành các chính sách Trường để đáp ứng nhu cĐạiầu của mhọcọi ngườ i Kinh thì nguồn vốtến nhà Huế nước không cho phép. Để có thể vươn lên làm giàu thì người dân cần những nguồn vốn dồi dào và ổn 10
  23. định hơn. Vì Vậy, nguồn vốn từ Ngân hàng là nơi tin cậy để người dân thỏa mãn nhu cầu vốn của mình. - Cho vay KHCN của Ngân hàng giúp cá nhân có thể tự ổn định thu nhập : bằng cách mở SXKD, đầu tư dự án. Đây chính là yếu tố quan trọng trong các chính sách vĩ mô của nhà nước : đẩy lùi nạn thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, hội nhập hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2.6 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân Cho vay KHCN của NHTM nếu được mở rộng thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả phía bên Ngân hàng, khách hàng và cả với nền kinh tế. Cụ thể như sau: Nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay KHCN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng. - Khi chất lượng hoạt động cho vay KHCN của NHTM được nâng cao thì sẽ giảm được các phí phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí phát sinh do sự chậm trể. Từ đó, tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao thế mạnh cạnh tranh trên thị trường. - Ngoài ra, chất lượng cho vay cá nhân được nâng cao, hoạt động cho vay cá nhân cũng được mở rộng hơn, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, có nhiều nguồn thu hơn nên sẽ phân tán được rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng hơn. Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay KHCN của NHTM cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng. Cuộc sống người dân ngày càng được tăng cao thì nhu cầu về vốn cửa người dân ngày càng tăng cao. Vì vậy hoạt động cho vay KHCN cũng ngày một phát triển để cung cấp các phương tiện giao dịch đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Cho nên chất lượng của hoạt động cho vay KHCN ngày càng được quan tâm. Nâng cao chất lượng cho vay KHCN có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. - Khi KHCN sử dụng khoản vay của mình để tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinhTrường tế, tạo nhiều công Đại ăn việc làmhọc cho ngư Kinhời lao động tế trong Huế xã hội. 11
  24. - Chất lượng cho vay được nâng cao có nghĩa là vòng quay vốn cho vay tăng, Ngân hàng thực hiện cho vay nhiều lần hơn, củng cố sức mua của đồng tiền và tiết kiệm lượng tiền trong lưu thông. Như vậy, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay KHCN sẽ tạo khả năng giảm bớt tiền thừa trong lưu thông, ổn định tiền tệ, hạn chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia Từ những lợi ích trên, việc phân tích và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng cho vay KHCN là điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bền vững, lâu dài của NHTM cũng như đảm bảo lợi ích cho cá nhân khách hàng và cả nền kinh tế. 1.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Phân tích hoạt động cho vay KHCN chính là phân tích các chỉ tiêu cụ thể để biết được tình hình nguồn vốn tài trợ có ổn định và thường xuyên, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, có tạo ra lợi nhuận, hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng đúng thời hạn cam kết. Để đánh giá tình hình cho vay trung và dài hạn dưới góc độ của ngân hàng thì ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: 1.3.1 Doanh số cho vay và tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân Chỉ tiêu doanh số cho vay KHCN phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay KHCN trong một khoảng thời gian nhất định, bất kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. DSCV năm nay – DSCV năm trước Tỷ lệ tăng trưởng DSCV(%) = x 100% DSCV năm trước Chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay dùng để so sánh sự tăng trưởng cho vay KHCN qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tiềm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cho vay KHCN của Ngân hàng. Tương tự như chỉ tiêu dư nợ cho vay nhưng bao gồm toàn dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ trong năm đã thu hồi. Trường Đại học Kinh tế Huế 12
  25. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại là Ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. 1.3.2 Dư nợ cho vay và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân Chỉ tiêu dư nợ cho vay KHCN phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã cho vay tại một thời điểm nhất định. Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay (%) = x 100% Dư nợ năm trước Chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm để đánh giá khả năng cho vay KHCN, tiềm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cho vay của Ngân hàng. Trong điều kiện đáp ứng yêu cầu về giới hạn nguồn vốn và mức độ an toàn do NHNN quy định trong từng thời kỳ thì tỷ lệ tăng trưởng này càng lớn càng tốt và ngược lại. 1.3.3 Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân Doanh số thu nợ là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. Doanh số thu nợ cho vay KHCN Hệ số doanh số thu nợ cho vay KHCN= Doanh số cho vay KHCN Hệ số thu hồi nợ đánh giá hiệu quả cho vay trong việc thu nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kì nhất định, với doanh số nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng lớn thì càng tốt và ngược lại. 1.3.4 Vòng quay vốn cho vay khách hàng cá nhân Doanh số thu nợ cho vay KHCN Vòng quay vốn cho vay KHCN = Dư nợ bình quân Trường Đại học Kinh tế Huế 13
  26. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. 1.3.5 Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ đã đến hạn hoàn trả nhưng khách hàng không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá chất lượng cho vay. Nợ quá hạn cho vay KHCN Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN (%) = x 100% Dư nợ cho vay KHCN Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng cho vay. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng cho vay của mình cao và ngược lại. Đây là một thông số quan trọng, phản ánh đúng hơn chất lượng của hoạt động tín dụng của NHTM. Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 5%. Nợ xấu cho vay KHCN Tỷ lệ nợ xấu KHCN(%) = x 100% Dư nợ cho vay KHCN Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng cho vay tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn. Chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng cho vay tại Ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý cho vay của Ngân hàng trong khâu vay, hối thúc thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng cho vay của ngân hàng càng kém và ngược lại. 1.3.6 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN Tỷ lTrườngệ sinh lợi(%) = Đại học Kinh tế Huếx 100% Tổng lợi nhuận 14
  27. Chỉ tiêu này cho ta thấy rõ vị trí của hoạt động cho vay KHCN trong hoạt động của ngân hàng, Có bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN trong tổng lợi nhuận của mọi hoạt động Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì thu nhập mang lại từ hoạt động cho vay KHCN càng lớn có thể hiểu là thu nhập từ những khoản cho vay có chất lượng tốt sẽ đóng góp một phần rất lớn thu nhập cho Ngân hàng. Ngược lại, nếu các khoản cho vay chất lượng kém, không những không thu được gốc và lãi mà còn làm phát sinh các chi phí khác, điều này kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận của Ngân hàng. 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 1.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng Thiện chí từ phía khách hàng Một hợp đồng cho vay luôn có sự ký kết của cả hai bên: người cho vay và người đi vay. Ngân hàng tìm kiếm cho mình những khách hàng uy tín chất lượng là chuyện đương nhiên. Có nhiều cách thức để Ngân hàng xác minh được khách hàng của mình: có thể dựa vào thông tin khách hàng cung cấp từ lần đầu, từ nhiều nguồn thông tin khác, thông tin đã được xác minh bởi Ngân hàng, hoặc mối quan hệ giao dịch của khách hàng trong quá khứ để đánh giá mức độ uy tính của khách hàng. Sự thiếu trung thực của cá nhân vay vốn có thể nhận thấy thông qua quá trình cung cấp thông tin cá nhân với cán bộ nhân viên tín dụng. Cung cấp không đầy đủ thông tin, thông tin sai lệch hoặc cố tình khai gian đưa ra lý do sử dụng khác với nhu cầu thực, tìm cách lừa đảo chiếm dụng vốn sai mục đích, kinh doanh trái pháp luật, gây ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Những lý do này dẫn tới những khó khăn và rủi ro trong việc thu hồi nợ cho Ngân hàng. Tình hình sử dụng khoản vay. Ứng với mỗi khoản tiền Ngân hàng cho vay, họ luôn mong muốn khoản vay sẽ được sử dụng hợp lý và sinh lợi nhuận cho khách hàng của mình nhờ đó khách hàng có khả năng để hoàn nợ cho Ngân hàng. Việc làm ăn có hiệu quả hay không hiệu quả phụ thuộc vàoTrường khách hàng cá nhânĐại có quhọcản lý và sKinhử dụng vốn vaytế t ốHuết hay không. 15
  28. Nếu như khách hàng sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng sai mục đích hay đầu tư không đúng thời điểm, không được hợp lý thì sẽ không đem lại kết quả tốt, không thu được lợi nhuận, thậm chí vốn đầu tư cũng không thu hồi được. Dẫn đến khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu hồi nợ. 1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng Chính sách cho vay của Ngân hàng Mọi ngân hàng đều xây dựng chính sách cho vay riêng cho mình với mong muốn thu hút được nhiều khách hàng và đảm bảo khả năng sinh lợi của các hoạt động cho vay. Đồng thời chính sách cho vay cũng phải xây dựng và thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ, kết hợp hài hòa lợi ích của khách hàng, Ngân hàng và xã hội. Chính sách cho vay của Ngân hàng còn bao gồm các vấn đề như tiêu chuẩn tín dụng, quy trình cho vay, chuẩn mực cho vay khách hàng, lãi suất cho vay, phương thức bảo đảm tiền vay những điều này tác động gián tiếp hay trực tiếp đến hoạt động cho vay KHCN. Khả năng nguồn vốn đáp ứng cho khách hàng Nguồn vốn đáp ứng hoạt động cho vay KHCN là cơ sở đầu tiên quyết định đến hoạt động cho vay KHCN, phải có vốn thì Ngân hàng mới có thể cho vay. Và điều quan trọng hơn hết là nguồn vốn cung cấp cho hoạt động cho vay KHCN cần được đảm bảo yêu cầu thanh toán thường xuyên. Quy mô nguồn vốn tài trợ cho hoạt động cho vay KHCN ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô cho vay. Để có những điều chỉnh kịp thời và hợp lý, đáp ứng tốt cho nhu cầu vốn, đảm bảo về uy tín của Ngân hàng cũng duy trì an toàn cho hệ thống tài chính thì Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra và chú ý đến cơ cấu nguồn vốn của mình. Quy trình cho vay Việc Ngân hàng lập ra một quy trình cho vay đảm bảo tính khoa học, logic, chặt chẽ, đúng pháp lý và việc thực hiện đúng các bước cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay KHCN. Một quy trình cho vay hợp lý, nhanh gọn và tính chính xác cao thì khoản vay sẽ đến với nhuTrường cầu khách hàng Đại một cách học thuận ti ệKinhn và nhanh chóng.tế Huế Từ đó, Ngân hàng 16
  29. có thể quản lý khoản vay chặt chẽ hơn, hạn chế các rủi ro xảy ra, nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng. Chất lượng nhân viên tín dụng ngân hàng Một Ngân hàng có đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao và khả năng nắm bắt thông tin tốt, có trách nhiệm cao với công việc nhất là đối với hoạt động cho vay sẽ giúp nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho vay. Trình độ nghiệp vụ hay thái độ làm việc của các nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vay vốn, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng từ hoạt động cho vay KHCN. Hoạt động cho vay Ngân hàng là hoạt động rất phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong xã hội vì vậy vai trò của người CBTD là rất quan trọng. Sự nhạy bén và kinh nghiệm dày dặn của các CBTD thì không một máy móc, công nghệ hiện đại nào thay thế được. Các thiết bị khoa học, công nghệ , thiết bị kỹ thuật Cuộc sống hiện nay luôn gắn liền với khoa học, công nghệ. Trong ngành Ngân hàng thì không thể thiếu khoa học, công nghệ , nó chính là công cụ đắc lực để Ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ và hoạt động từ đó nâng cao chất lượng cho vay. Các thiết bị kĩ thuật là công cụ thiết yếu để hỗ trợ trong công tác quản lý, tổ chức, kiểm tra quá trình sử dụng vốn, kiểm soát nội bộ Ngân hàng, tiến hành các giao dịch với khách hàng. Thông tin Việc xác nhận thông tin giúp cho Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không một cách chính xác. Nếu quyết định cho vay thì Ngân hàng lại tiếp tục giám sát hoạt động khoản vay của khách hàng có phù hợp với mục đích kinh doanh không, đảm bảo an toàn và hiệu quả khoản vay. Thông tin thì có thể lấy từ nhiều nơi, thông tin càng nhiều, càng đầy đủ, toàn diện, nhanh chóng, kịp thời thì cơ hội ngăn chặn rủi ro càng cao, chất lượng cho vay càng lớn. 1.4.3 Nhóm nhân tố thuộc về nền kinh tế Môi trường kinh tế Mọi sự biến đổi của nền kinh tế đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD tồn tại trongTrường nền kinh tế đó. C Đạiụ thể: học Kinh tế Huế 17
  30. Môi trường kinh tế mà biến động theo hướng xấu đi: SXKD bị rút bớt đầu tư, thu hẹp đầu cơ, tiêu dùng giảm sút, nhu cầu tín dụng giảm, lạm phát tăng cao, nguồn vốn cho vay cũng khó đầu tư thu lãi gây khó khăn trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng. Dẫn tới giảm sút về cả mặt quy mô lẫn chất lượng của hoạt động cho vay KHCN nói riêng và cho vay nói chung. Môi trường kinh tế phát triển ổn định, bền vững, không khủng hoảng, lạm phát trong mức cho phép, SXKD phát triển đem lại nguồn lợi cho các chủ thể kinh tế, các khoản nợ của khách hàng được thanh toán đúng hạn, uy tín của Ngân hàng ngày càng nâng cao, mối quan hệ giữa cách thành phần trong nền kinh tế ngày càng thân thiết. Dẫn tới một kết quả rõ ràng: các khoản vay sẽ có chất lượng tốt hơn và đẩy mạnh phát triển cao dần trong tương lai. Môi trường pháp lý Hoạt động cho vay Ngân hàng được quy định chặt chẽ bới các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành. Ứng với các chiến lược mở rộng hoạt động cho vay,các đối tượng khách hàng của Ngân hàng cần phải được thừa nhận về mặt pháp lý. Môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện xét duyệt cho vay theo đúng quy chuẩn. Đồng thời đảm bảo phía khách hàng nghiêm chỉnh chấp hành một cách triệt để, nâng cao tính pháp lý và chất lượng các khoản vay. Mặt khác, khi môi trường pháp lý không đồng bộ, đầy đủ và chặt chẽ, tồn tại nhiều khe hở và bất cập, tạo cơ hội cho kẻ gian làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau, trục lợi ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 18
  31. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ. 2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế 2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại thương - Chi nhánh Huế Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Tên giao dịch là Vietcombank, thành lập bằng cách cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nhờ việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 02/06/2008. Đến 30/06/2009 đã chính thức có mã chứng khoán VCB niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc NHNN Việt Nam). Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp to lớn cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước. Vừa phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Nhận thấy tiềm năng phát triển của khu vực miền trung Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam quyết định mở chi nhánh tại Huế. Vào ngày 10/08/1993 dựa theo quyết định 68 – QĐNH của tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương thành lập chi nhánh Huế và đưa vào hoạt động ngày 02/11/1993. Tên gọi: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. Tên giao dịch quốc tế: Vietcombank Hue Trụ sở chính: 78 Hùng Vương, Thành phố Huế. Điện thoại: (054)3811900 Fax: (054)3824631 Lúc đTrườngầu mới thành lập chiĐại nhánh họcVietcombank KinhHuế cũng tế đã gHuếặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn khách hàng tuy nhiên với uy tín mà ngân hàng Vietcombank đã 19
  32. gây dựng bấy lâu đã tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng tìm tới giao dịch. Từ đó hình thành nên nguồn khách hàng thân quen đồng thời thời thu hút một lượng lớn khách hàng tìm năng cho ngân hàng. Hiện nay có 5 phòng giao dịch khắp trên địa bàn thành phố: - Phòng giao dịch số 1 tại 155 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế. - Phòng giao dịch số 2, 2A Hùng Vương, thành phố Huế. - Phòng giao dịch Mai Thúc Loan, 67 Mai Thúc Loan, thành phố Huế. - Phòng giao dịch Bến Ngự, 48F Nguyễn Huệ, thành phố Huế. - Phòng giao dịch Hương Thủy, 1034 Nguyễn Tất Thành, thành phố Huế. Trải qua 23 năm hoạt động( từ năm 1993- 2016), với sự đồng tâm hiệp lực làm việc hết mình của các cán bộ công nhân viên, Vietcombank Huế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Hiện thực hóa nhiều giải pháp kinh doanh phù hợp như đa dạng hóa hình thức huy động vốn, thực hiện các chính sách khách hàng hợp lý, phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ. Mở rộng mạng lưới giao dịch với hơn 1856 Ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia trên thế giới. Với thái độ tận tâm và phong cách làm việc hiện đại, Vietcombank Huế ngày càng uy tín trong mắt khách hàng, từng bước khẳng định mình là một trong những Ngân hàng mạnh của Thành phố. 2.1.2 Các hoạt động chính của Vietcombank chi nhánh Huế. Cũng như những NHTM khác Ngân hàng Vietcombank Huế cũng có các hoạt động trên lĩnh vực tín dụng, lĩnh vực thanh toán, chuyển đổi tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng khác. Phục vụ cho tất cả các thành phần kinh tế, đáp ứng chủ yếu các nhu cầu về kinh doanh sản xuất, công lâm ngư nghiệp, xây dựng, bưu điện, giao thông vận tải, dịch vụ, tiêu dùng, du lịch, du học góp phần ổn định, lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế của khu vực. Ngân hàng Vietcombank Huế thực hiện hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính và có các nghiệp vụ chủ yếu sau: Nghiệp vụ huy động vốn: Ngân hàng nhận tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ từ cá nhân hay tổ chức kinh tế, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tráiTrường phiếu và các gi ấĐạiy tờ có giá học khác đ ểKinhhuy động v ốtến. Ngân Huế hàng có thể vay 20
  33. vốn từ NHNN hoặc các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để gia tăng nguồn vốn. Cùng nhiều hình thức huy động vốn khác. Nghiệp vụ cho vay: cung cấp vốn cho các khách hàng có nhu cầu, vốn vay có thể ngắn, trung và dài hạn nội tệ hoặc ngoại tệ,chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bão lãnh và tái bảo lãnh, cho thuê tài sản, cho thuê tài chính, cho vay bất động sản, cho vay thấu chi và nhiều hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng. Nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản, cung cấp các phương tiện thanh cho hoạt động xuất nhập khẩu, Chuyển tiền trong nước và ngoài nước, thực hiện thanh toán quốc tế, dịch vụ tài khoản thanh toán, dịch vụ bao thanh toán thực hiện việc thu hộ chi hộ, thu phát phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng, thu đổi ngoại tệ, đổi séc du lịch, thực hiện dịch vụ hối đoái, dịch vụ E-banking, Home Banking, VCB - SMS Banking, VCB – iBanking, VCB- Mobile Banking, VCB Money. Nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng: phát hành loại thẻ nội địa ATM - Connect 24. Các loại thẻ quốc tế Vietcombank – Visa Card, Vietcombank - American Express, Vietcombank – Master Card, (sử dụng trong và ngoài nước, rút tiền mặt trên máy VCB-ATM). Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, JBC, Master, American Express, Diners Club. Dựa trên những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng sẵn có và cam kết sẽ phát triển các dịch vụ mới trong tương lai, Ngân hàng hứa hẹn sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn, mang lại sự tiện dụng cho một cuộc sống hiện đại. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank chi nhánh Huế. 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy. Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Vietcombank - Huế. Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ phối hợp Trường Đại học Kinh tế Huế 21
  34. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÓ GIÁM ĐỐC 3 PGD SỐ PGD SỐ PGD MAI PGD PGD BẾN 1 2 THÚC HƯƠNG NGỰ LOAN THỦY PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG KHÁCH KẾ KHÁCH DỊCH HÀNH NGÂN QUẢN HÀNG TOÁN HÀNG VỤ CHÍNH QUỶ LÝ NỢ BÁN LẺ DOANH KHÁCH NHÂN NGHIỆP HÀNG SỰ (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. Giám đốc: Có nhiệm vụ điều hành, lãnh đạo, đưa ra quyết định và chịu mọi trách nhiệm về tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Phó giám đốc: Chịu sự ủy quyền của Giám đốc, có quyền đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm trong phạm vi nhất định, trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động của bộ phận Ngân hàng. Phòng Hành chính nhân sự: Tham mưu cho ban Giám đốc các đề suất thay đổi mô hình tổ chức bộ máy Ngân hàng, chức năng nhiệm vụ của cán bộ, chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực, chính sách tiền lương và lao động của cán bộ phù hợp với định hướng phát triển và hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Phòng Kế toán: Thực hiện công tác kế toán nội bộ và kế toán tổng hợp, kiểm tra, kiểm soát tàiTrường chính, báo cáo tàiĐại chính, báohọc cáo quy Kinhết toán cho Ngântế Huếhàng. 22
  35. Phòng Ngân quỹ: Thực hiện công tác quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao nhận và thu chi tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý và ấn chỉ quan trọng tại Ngân hàng. Phòng Quản lý nợ: Thực hiện nghiệp vụ trên hệ thống liên quan đến thông tin hồ sơ cho vay và các sản phẩm bán kèm cho vay, các nghiệp vụ khác theo quy trình trong từng thời kì của Ngân hàng để nhắc nhở và thu nợ. Phòng Khách hàng bán lẻ: Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh doanh với các KHCN, hộ kinh doanh và nhóm khách hàng SMEs theo đúng quy định của pháp luật, NHNN và Ngân hàng. Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh cho nhóm KHDN. Tham mưu và trình cấp thẩm quyền về chính sách lãi suất, tỷ giá, phí KHDN. Phòng Dịch vụ khách hàng: Hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và sử dụng dịch vụ kế toán, thanh toán cho khách hàng. Quản lý hồ sơ khách hàng CIF, hồ sơ tài khoản thanh toán và dịch vụ gia tăng theo đúng quy định của Ngân hàng. Phòng giao dịch số 1, số 2 và PGD Hương Thủy, Mai Thúc loan, Bến Ngự: thực hiện 2 chức năng chính bán hàng và hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp, xử lý các dịch vụ ngân hàng phù hợp cho mọi đối tượng khách hàng với hạn mức và các sản phảm dịch vụ phù với quy định của Pháp luật. 2.1.4 Các kết quả đạt được qua các năm của Vietcombank chi nhánh Huế. 2.1.4.1 Tình hình nhân sự qua các năm của chi nhánh. Nguồn nhân sự là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Nền kinh tế với xu hướng ngày càng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển khoa học, công nghệ hướng đến cuộc sống hiện đại. Nhận thức được vấn đề đó Ngân hàng cũng không ngừng phát triển và bồi dưỡng đội ngũ nhân viên của mình. Và trong giai đoạn 2014 – 2016 Ngân hàng cũng đạt được một số hiệu quả trong lao động như sau. Trường Đại học Kinh tế Huế 23
  36. Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Người Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 CHỈ TIÊU SL % SL % SL % 1.Phân theo giới tính Nam 65 35.3 66 35.1 64 34.4 Nữ 119 64.7 122 64.9 122 65.6 2.Phân theo trình độ Trên đại học 17 9.3 26 13.8 32 17.2 Đại học 159 86.4 155 82.5 147 79.0 Cao đẳng, trung cấp 3 1.6 2 1.1 2 1.1 Lao động phổ thông 5 2.7 5 2.6 5 2.7 TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 184 100 188 100 186 100 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) Qua bảng ta thấy tổng số lao động năm 2014- 2116 có tăng, có giảm tuy nhiên không đáng kể. Nhìn chung thì số lượng nhân viên đủ để đảm bảo thực hiện tốt hoạt động của Ngân hàng và cung cấp các các sản phẩm dịch vụ đầy đủ, tiện lợi nhất đến khách hàng. Nhìn vào chỉ tiêu phân theo giới tính ta thấy: Cơ cấu lao động theo giới tính đã có sự chuyển dịch qua từng năm. Trong đó, lao động nữ tăng từ 119 người đến 122 người tương ứng chiếm từ 64.7% đến 65.6% trong tổng số lao động, lao động nam thì giảm từ 35.3% xuống 34.4% trong tổng cơ cấu lao động qua các năm. Chứng tỏ, Ngân hàng đang dần phát triển các dịch vụ và sản phẩm theo hướng tích cực được khách hàng tin tưởng và ủng hộ tìm đến để giao dịch. Chính vì vậy Ngân hàng phát triển đội ngũ giao dịch viên nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nếu dựa vào chỉ tiêu phân theo trình độ ta dễ dàng thấy rằng:Ngân hàng đang dần chuyển dịch cơ cấu qua các năm theo hướng có trình độ và kiến thức thức cao hơn. Cụ thểTrường: lao động có trình Đạiđộ đại hhọcọc ngày càngKinh tăng từ 9.3%tế Huếđến 17.2% , và các lao động có trình độ trung cấp cao đẳng giảm từ 1.6% xuống 1.1% trong tổng số lao 24
  37. động có tại Ngân hàng. Đối với nền kinh tế đang ngày càng phát triển thì việc nâng cao chất lượng lao động là việc cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Chính vì vậy, trong tương lai cơ cấu lao động của Ngân hàng sẽ vẫn sẽ chuyển dịch theo xu hướng này. Trình độ lao động của các cán bộ có tác động lớn đến hoạt động cho vay Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Qua các năm, tình hình lao động của Ngân hàng chuyển biến theo xu hướng tích cực gia tăng về mặt số lượng và chất lượng. Khi cán bộ Ngân hàng có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tốt hơn thì có khả năng giải quyết các công việc khó và các tình huống bất ngờ xảy đến. Từ đó, giảm thiểu rủi ro cho vay, nâng cao hiệu quả cho vay , tăng sức cạnh cho Ngân hàng với các tổ chức tài chính khác. Do đó, trình độ lao động của các cán bộ là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cho vay KHCN. 2.1.4.2 Kết quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Trong giai đoạn 2014 – 2016, nền kinh tế Việt nam nói chung và với Thành phố Huế nói riêng vẫn còn nhiều biến động nên công tác huy động vốn tại Vietcombank Huế ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nhìn chung nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng vẫn đạt được những phát triển sau. Qua bảng kết quả huy động vốn của Ngân hàng trong giai đoạn 2014 – 2016 cho thấy nguồn vốn của chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Huy động vốn năm 2014 đạt 3356 tỷ đồng và tăng tương đối cao trong hai năm kế tiếp. Năm 2015 vốn huy động tăng mạnh, tăng 614 tỷ đồng tương ứng tăng 18,3% so với năm 2014. Tiếp đến năm 2016, vốn huy động đạt đến 4350 tỷ đồng tăng 380 tỷ đồng tương ứng tăng 9,7% so với năm 2015. Nguyên nhân dẫn đến xu hướng biến động trên xuất phát từ hai nguyên nhân từ nền kinh tế và từ Ngân hàng. Trong thời gian này, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, giá vàng không ổn định nên chưa thu hút được vốn đầu tư của người dân. Còn thị trường chứng khoán yêu cầu người tham gia phải có kỹ năng tốt, nhiều người không có kiến thức chuyên môn thì không thể tham gia. Thêm vào đó Vietcombank là một Ngân hàng đã xây dựng được thương hiệu cho mình, nâng cao uy tín trong mắt khách hàngTrường do đó khách hàng Đạithấy an toànhọc khi đ ầKinhu tư tiền vào tếNgân Huế hàng. 25
  38. Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng SO SÁNH SO SÁNH BÌNH 2014 2015 2016 CHỈ 2015/2014 2016/2015 QUÂN STT TIÊU Giá Giá % % Giá trị % +/- % +/- % % trị trị NV HUY 3.356 100 3.970 100 4.350 100 614 18,30 380 9,57 13,935 ĐỘNG 1 Theo loại tiền VNĐ 2.973 88.59 3.474 87.51 4.050,64 93,12 501 16,85 576,64 16,60 16,725 Ngoại tệ 382 11.38 496 12,49 299,36 6,88 114 29,84 -196,64 -39,65 -4,905 2 Theo tính chất tiền gửi Tổ chức 1.020 30,39 1.107 27,88 1.258 28,92 87 8,53 151 13,64 11,085 KT Dân cư 2.336 69,61 2.863 72,12 3.092 71,08 527 22,56 229 8,00 15,28 3 Theo kỳ hạn KKH 670 19,96 825 20,78 1.127 25,91 155 23,13 302 36,61 29,87 Dưới 12 2.678 79,80 2.753 69,35 2.938 67,54 75 2,80 185 6,72 4,76 tháng Trên 12 8 0,24 392 9,87 285 6,55 384 4.800 -107 -27,30 2.386,35 tháng (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) Xét đến tính chất tiền gửi thì nguồn vốn huy động được chủ yếu là từ dân cư, vào năm 2014 tỷ trọng tiền gửi từ dân cư chiếm đến 69,61% trong tổng số vốn huy động. Và số tiền huy động được từ dân cư cũng tăng mạnh qua các năm, năm 2016 đạt đến 3.092 tỷ đồng chiếm 71,08% trong cơ cấu vốn. Nguyên nhân chủ quan do thu nhập dân cư có xu hướng tăng qua các năm, tiền nắm giữ trong tay thì không an toàn, đầu tư vào Ngân hàng và hưởng lãi suất là lựa chọn an toàn của dân cư. Xét về kỳ hạn tiền gửi thì khoản gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm phần lớn trong tổng số tiền gửi, mạnh hơn hẳn so với gửi trên 12 tháng và không kỳ hạn. Chiếm đến trên 67% tổng vốn huy động, đặc biệt là năm 2014 chiếm đến 79,8%. Nhưng lại có xu hướng giảm qua 2 năm còn lại, năm 2015 giảm xuống 69,35%, năm 2016 giảm xuống 67,54%. NguyênTrường nhân chủ quan Đại dẫn đ ếhọcn xu hướ ngKinh trên là do chínhtế Huếsách huy động của Ngân hàng có sự thay đổi, lãi suất huy động giảm qua các năm, và giảm mạnh vào 26
  39. những khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng. Năm 2014 lãi suất huy động là 5,8%/1tháng, năm 2015 4,5%/1 tháng và năm 2016 là 4%/1 tháng. Trong khi đó, lãi suất huy động trên 12 tháng dù giảm nhưng vẫn trên 6,2%/24 tháng. Để đảm bảo lợi ích của mình, dân cư dần chuyển dịch gửi tiết kiệm ngắn hạn(dưới 12 tháng) sang gửi tiết kiệm dài hạn (trên 12 tháng) để hưởng mức lãi cao hơn. Xét về phân loại tiền gửi: trong giai đoạn 2014 - 2016 tỷ trọng tiền gửi VND luôn chiếm tỷ trọng lớn ( trên 87% ) trong tổng vốn huy động. Và tỷ trọng này tăng mạnh qua từng năm, đặc biệt là năm 2016 nguồn vốn huy động VND đạt 4050,64 tỷ đồng tăng 576,64 tỷ đồng tương ứng tăng 16,6% so với năm 2015, chiếm 93,12% trong cơ cấu vốn. Do chính sách lãi suất nhằm hạn chế tiền gửi ngoại tệ, hạn chế rủi ro khi tỷ giá xảy ra khi thị trường biến động, nên lãi suất tiết kiệm bằng nội tệ cao hơn so với đồng ngoại tệ, mức sinh lời đồng nội tệ cao hơn nên dân cư tập trung gửi bằng đồng nội tệ. 2.1.4.3 Kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh. Cho vay là một hoạt động quan trọng đem lại lợi nhuận đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho Ngân hàng. Ngày nay, Việc mở rộng danh mục đầu tư , đa dạng hóa danh mục sản phẩm, củng cố các giải phải rủi ro trong tín dụng là điều mà các Ngân hàng đang nổ lực thực hiện. Đối với chi nhánh, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay nên trong giai đoạn 2014- 2016 cũng tích cực mở rộng quy mô cho vay và đạt được những thành quả sau. Nhìn một cách tổng quát dư nợ cho vay của Ngân hàng không ngừng tăng mạnh qua từng năm. Năm 2014 đạt mốc 2.018 tỷ đồng tăng lên 2.414 tỷ đồng vào năm 2015 , đặc biệt đạt đến 2.850 tỷ đồng vào 2016. Năm 2015 tăng 396 tỷ đồng tương ứng tăng 19,62% so với năm 2014. Năm 2016 tăng 436 tỷ đồng tương ứng tăng 18,06% so với năm 2015. Tốc độ tăng tổng dư nợ cho vay của năm 2016 so với năm 2015 có giảm đi so với tốc độ tăng tổng dư nợ của năm 2015 so với năm 2014. Theo tổng cục thống kê Việt Nam, GDP tăng trưởng mạnh vào năm 2015 đạt 6,68% nhưng giảm vào năm 2016 còn 6,21%. Thêm vào đó, chỉ số lạm phát bình ổn giảm mạnh từ năm 2014 đến năm 2015,Trường từ 1,8% xuố ngĐại 0,6% nhưng học tăng Kinhlên vào năm tế 2016 Huế là 1,3%. Chính vì những biến động bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô trong những năm qua làm cho 27
  40. hoạt động kinh doanh của dân cư không đều, mở rộng đầu tư gặp nhiều rủi ro, thu nhập không ổn định dẫn đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng bị hạn chế phần nào. Bảng 2.3: Tình hình cho vay của chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2016. Đơn vị tính: Tỷ đồng 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 STT CHỈ TIÊU Giá Giá Giá Giá Giá % % % % % trị trị trị trị trị TỔNG 2.018 100 2.414 100 2.850 100 396 19,62 436 18,06 CHO VAY 1 Theo loại tiền VNĐ 1.320 65,41 1.761 72,95 2.252 79,02 441 33,41 491 27,88 Ngoại tệ 698 34,59 653 27,05 598 20,98 -45 -6,45 -55 -8,42 2 Theo thời gian Ngắn hạn 790 39,15 937 38,82 1.251 43,89 147 18,61 314 33,51 Trung dài 1.228 60,85 1.477 61,18 1.599 56,11 249 20,28 122 8,26 hạn (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) Nhìn vào cho vay theo phân loại tiền dễ dàng nhận thấy rằng trong giai đoạn 2014 – 2016 khách hàng đến Ngân hàng vay tiền chủ yếu là đồng VND. Luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng (trên 65%) và tăng lên qua các năm, đặc biệt năm 2016 chiếm đến 79,02% trong tổng dư nợ. Cho vay VND có xu hướng biến động tăng lên từ năm 2014 đến 2016, đỉnh điểm là năm 2016 tăng lên 491 tỷ đồng tương ứng tăng 27,88% so với năm 2015. Trong khi đó cho vay vốn ngoại tệ giảm qua các năm, năm 2016 giảm 55 tỷ đồng tương ứng giảm 8,42% so với 2015. Đồng thời tỷ trọng trong cơ cấu cho vay cũng giảm xuống còn 20,98% vào năm 2016. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng, vì nguồn vốn huy động tại Ngân hàng tập trung chủ yếu vào VND để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dân cư một cách hợp lý, nên Ngân hàng ban hành các chính sách lãi suất cho vay VND thấp hơn cho vay ngoại tệ vì Ngân hàng đang dần hạn chế cho vay đồng ngoại tệ để gi m thi u r i ro t giá gây ra b t l i cho Ngân hàng. Nguyên nhân khách quan là do ả ể Trườngủ ỷ Đạiấ ợ học Kinh tế Huế 28
  41. nền kinh tế đang biến động, các nhà đầu tư cũng không mạo hiểm để tích trữ ngoại tệ nên nhu cầu ngoại tệ của khách hàng giảm. Qua phân loại tín dụng theo thời gian vay ta thấy: cơ cấu cho vay theo thời gian thay đổi không đều trong giai đoạn 2014 – 2016. Các khoản cho vay trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn ( trên 56 %) trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2015 giảm xuống 38,82% so với năm 2014 nhưng tăng lên 43,89% vào năm 2016. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn thì ngược lại tăng lên 61,18% và năm 2015 và giảm xuống 56,11% vào năm 2016. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng,vào cuối năm 2015, Ngân hàng áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay ngắn hạn vào năm lĩnh vực ưu tiên và các doanh nghiệp khởi nghiệp với mức lãi suất chỉ còn 6%/ 1 năm. So với mặt bằng lãi suất thị trường chung thì thấp hơn 1%. Chính vì vậy, vào năm 2016 các khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên so với cho vay trung, dài hạn. 2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giai đoạn 2014 – 2016 dù nền kinh tế có nhiều biến động gây ảnh hưởng đến các hoạt động của Ngân hàng nhưng Ngân hàng vẫn đạt được một số kết quả như sau: Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016 ta thấy năm tổng doanh thu 2015 giảm 13.011,95 triệu đồng so với 2014 tương ứng giảm 3%. Trong khi đó tổng chi phí lại tăng lên 10.572,42 triệu đồng tương ứng tăng 3.14% so với năm 2014. Lợi nhuận giảm mạnh, giảm xuống 23.584,87 triệu đồng tương ứng giảm 24,36% so với năm 2014. Tổng doanh thu giảm mạnh nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu từ lãi và doanh thu ngoài lãi đều giảm, trong khoảng thời gian này Ngân hàng vừa áp dụng chính sách giảm lãi suất tiền gửi tại Ngân hàng, do có những chuyển biến mạnh về cơ cấu huy động nên ảnh hưởng đến thu lãi tiền gửi và thu khác về hoạt động tín dụng, nhất là các khoản thu nhập bất thường làm giảm mạnh so với 2014. Tổng chi phí tăng cao vì có những khoản chi ngoài lãi tăng cao, do những biến động trong chính sách của nhà nước làm chi phí thuế tăng, các khoản phí và lệ phí cũng tăng, số lượng nhân viên tăng lên dẫn tới chi phí cho nhân viên tăng lên, Ngân hàng đổi mới và Trườngcải tiến máy móc kĐạiỹ thuật dhọcẫn đến chi Kinh phí quản lý tếtài s ảHuến, chi phí khấu hao tài sản và các chi phí khác về tài sản tăng cao, đồng thời các khoản trích lập dự phòng 29
  42. cũng tăng. Vì tổng doanh thu giảm mạnh, tổng chi phí lại tăng cao làm cho lợi nhuận Ngân hàng giảm xuống. Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng S SO SÁNH T CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 T +/- % +/- % 1 Tổng 433.602,75 420.590,80 471.831,8 -13.011,95 -3,00 51241 12,18 doanh thu Thu từ lãi 401.399,51 394.920,56 442.311,02 -6.678,95 -1,61 47.390,46 12 Thu ngoài 32.203,24 25.670,24 29.520,78 -6.533 -20,29 3.850,54 15 lãi 2 Tổng chi 336.785,4 347.357,82 397.424,3 10.572,42 3,14 50066,48 14,41 phí Chi trả lãi 247.779,85 242.563,58 271.671,21 -5.216,27 -2,11 29.107,63 12 Chi ngoài 89.055,55 104.794,24 125.753,09 15.738,69 17,67 20.958,85 20 lãi 3 LN 96.817,35 73.232,98 74.407,50 -23.584,37 -24,36 1.174,52 1,60 trước thuế (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) Năm 2016 so với 2015, Ngân hàng đã có những tiến triển tích cực hơn. Tổng doanh thu năm tăng mạnh, tăng 51.241 triệu đồng tương ứng tăng 12,18% so với năm 2015. Tổng chi phí tăng lên 50066,48 triệu đồng tương ứng tăng 14,41% so với 2016. Lợi nhuận trước thuế tăng lên 1174,52 triệu đồng tương ứng tăng 1,6% so với năm 2016. Tổng doanh thu tăng lên do trong thời gian này Ngân hàng áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay ngắn hạn, mở rộng hoạt động cho vay tại chi nhánh làm tăng mạnh doanh thu từ lãi cho vay và thu khác về hoạt động tín dụng, cải tiến dây chuyền và nâng cao chất lượng dịch vụ, đem đến sự tiện nghi cho khách hàng làm tăng thu lãi tiền gửi. Về tổng chi phí, tăng lên bởi lẽ Ngân hàng đang trong giai đoạn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng nên hầu hết các chi phí đều tăng, chi trả lãi tiền vay, chi trả lãi tiền gửi, chiTrường trả phí nhân công, Đại chi phí vhọcề hoạt đ ộKinhng huy động tế vốn, Huếchi phí thuế Mặc 30
  43. dù tổng chi phí tăng nhưng mức độ tăng về doanh thu lớn hơn nên lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng so với năm 2015. 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank chi nhánh Huế. 2.2.1 Phân tích quy trình cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế. Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân Vietcombank – Huế. Trưởng phòng xét duyệt Quyết định của giám đốc Ký hợp đồng tín dụng Cán bộ tín dụng: Kiểm tra tính pháp lý của khách hàng Giải ngân Tiếp Xác định mục đích vay vốn nhận Xác nh n tình hình tài ậ Cán bộ tín dụng tiến hành hồ sơ chính c a khách hàng và ủ kiểm tra sau cho vay khách tính khả thi của dự án sản hàng xuất kinh doanh, dịch vụ Xác định phương thức cho Thu nợ và xử lý nợ vay Kiểm tra tài sản đảm bảo Thanh lý tín dụng Thông báo lý do và trả hồ sơ lại cho khách hàng Từ chối cho vay (Nguồn: Phòng khách hàng bán lẻ NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  44. Bước 1: Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ khách hàng Khách hàng sẽ được CBTD hướng dẫn làm hồ sơ và các thủ tục cần thiết, nộp các giấy tờ và tài liệu liên quan. Các thông tin khách hàng cung cấp phải đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và thống nhất( tuân thủ theo đạo luật FATCA). Bước 2: CBTD tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn. Các cán bộ tín dụng: Thu thập và xác nhận lại về thông tin khách hàng. Thẩm định khách hàng vay vốn. Lập “ Tờ trình tín dụng cá nhân” theo mẫu của Ngân hàng Vietcombank. Trong vòng hai đến ba ngày, chuyển toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng tín dụng. Lãnh đạo phòng tín dụng Kiểm tra lại “Tờ trình Tín dụng cá nhân”. Đề xuất ý kiến cho vay hoặc không cho vay, điều kiện bổ sung để trình Giám đốc Ngân hàng Vietcombank Huế. Phải nêu rõ căn cứ khi đề suất không cho vay. Giám đốc Xem xét đề nghị từ phòng tín dụng cùng tờ thẩm định từ phòng thẩm định để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Bước 3: Hoàn tất thủ tục cho vay. CBTD hoàn tất các thủ tục cho vay theo quy định của Ngân hàng Vietcombank Huế. Cán bộ hỗ trợ và kiểm soát cho vay KHCN tiếp nhận, kiểm tra bản gốc, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bảo đảm tiền vay, soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay ký với khách hàng, công chứng hợp đồng theo quy định. Bước 4: Lập hợp đồng tín dụng Sau khi kí kết hợp đồng đảm bảo tiền vay thì khách hàng sẽ kí hợp đồng tín dụng. Bước 5: Giải ngân. Dựa vào cơ sở hạn mức tín dụng đã được ký kết trong hợp đồng, phòng kế toán sẽ tiến hành giải ngân và thu các phí liên quan đến khoản vay với khách hàng. Bước 6: Kiểm tra và giám sát khoản vay CBTDTrường có trách nhiệm: ĐạiKiểm tra học tình hình Kinh sử dụng vố ntế của Huếkhách hàng so với các nội dung ghi trong hợp đồng tín dụng. Giám sát tình hình phát triển kinh doanh 32
  45. của KHCN: tình hình thu nhập, nguồn thu và khả năng trả nợ, tình hình TSĐB tiền vay và các vấn đề khác (nếu có). Bước 7: Thu nợ và đối chiếu nợ. Khách hàng có thể trả nợ gốc và lãi theo định kỳ, theo kỳ hạn hoặc trả một lần khi đáo hạn. Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng. Tất toán khoản vay: khi khách hàng trả hết nợ CBTD cùng với phòng kế toán đối chiếu lại số tiền trả nợ gốc, tiền lãi và các phí để tất khoản vay Thanh lý hợp đồng tín dụng: Căn cứ vào thời hạn đã ký kết trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay. Khi khách hàng trả hết khoản vay thì các bên cần lập biên bản để thanh lý hợp đồng. Bước 9: Giải chấp tài sản đảm bảo. CBTD soạn thảo văn bản đề nghị giải chấp tài sản đảm bảo và hồ sơ khoản vay trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc để ký duyệt.  Ưu nhược điểm của quy trình cho vay khách hàng cá nhân: Ưu điểm: +Quy trình cho vay KHCN chặt chẽ, đảm bảo hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Thủ tục đơn giản và dễ dàng cho cả khách hàng và Ngân hàng. + Sử dụng phần mềm chấm điểm tín dụng cá nhân SYMBOLS giúp Ngân hàng đánh giá khách hàng nhanh chóng và chính xác hơn. Nhược điểm: + Ngân hàng chưa có bộ phận quan hệ khách hàng riêng, nên tất cả các khâu từ thu thập thông tin khách hàng, lập hồ sơ cho vay, thẩm định cho vay đều do CBTD làm. Số lượng cán bộ tại Ngân hàng có hạn mà số lượng công việc làm quá lớn. Khiến quá trình giám sát cho vay còn gặp nhiều khó khăn. + Dù cắt giảm phần công việc cho các cán bộ bằng việc sử dụng phần mềm tự động, nhưng công việc phân tích khách hàng thực sự rất rộng và đòi hỏi chi tiết nên chiếm nhiều thời gian. +KhâuTrường thu thập thông tinĐại về khách học hàng c ủKinha các CBTD tế còn chHuếưa chuẩn xác, có một số trường hợp khách hàng không trung thực và đưa ra một số thông tin thiếu chính 33
  46. xác. Việc xác thực lại thông tin khách hàng còn qua loa dẫn đến nguồn thông tin bị sai lệch. +CBTD làm theo đúng thủ tục và trình tự, đem đến các phòng ban có thẩm quyền duyệt hồ sơ, đem lên giám đốc để ký quyết định cho vay, giải ngân tại phòng kế toán. Nhiều khi, không đồng nhất tốc độ làm việc giữa các phòng ban làm quá trình này kéo dài mất tận 4 đến 5 ngày. 2.2.2 Phân tích các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank chi nhánh Huế. Hiện nay tại Ngân hàng Vietcombank Huế có rất nhiều sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của KHCN. Có các sản phẩm nổi bật như sau: Cho vay bất động sản. Đây là một dịch vụ cho vay mạnh tại Vietcombank Huế giúp khách hàng giải quyết vấn đề xoay quanh về vốn khi có nhu cầu về đất và nhà ở. Các sản phẩm đặc trưng như: cho vay xây sửa nhà, ngôi nhà mơ ước, gia đình thịnh vượng, cho vay mua nhà dự án, cho vay hỗ trợ mua nhà ở xã hội/ thương mại. Đối tượng đều dành cho KHCN và có một số tính năng chung nhất sau: Đặc tính sản phẩm: Có thể vay đến 70% giá trị tài sản bảo đảm. Thời hạn cho vay: khoản vay có thể hoàn trả lên đến 10, 15, 20 năm. Phương thức trả nợ: trả góp Lãi suất: theo lãi suất cạnh tranh. Tiện ích: sử dụng dịch vụ VCB - Ibanking, VCB - SMSBanking để kiểm soát hoạt động rút và trả nợ vay. Cho vay cá nhân. Sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và SXKD của các cá nhân. Đặc điểm sản phẩm: phù hợp với từng nhu cầu của cá nhân. Lãi suất : lãi suất cạnh tranh. Tiện ích: nhanh chóng thuận tiện và nhiều ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ kèm theo. Cho vayTrường cán bộ công nhân Đại viên. học Kinh tế Huế 34
  47. Cung cấp cho những cán bộ công nhân viên có nhu cầu về vốn mà không có tài sản bảo đảm, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và thận tiện nhất. Đặc tính sản phẩm: hạn mức cho vay lên tới 200 triệu đồng. Hình thức cho vay: thấu chi, phát hành thẻ tín dụng, vay tiêu dùng. Hình thức trả nợ: trả góp. Lãi suất: lãi suất cạnh tranh. Cho vay mua ô tô. Phục vụ nhu cầu vay vốn để mua ô tô của khách hàng. Đặc tính sản phẩm: Khoản vay lên đến 70% giá trị của chiếc xe. Thời gian cho vay : 5 năm Lãi suất: lãi suất cạnh tranh. Phương thức trả nợ: linh hoạt phù hợp với mỗi cá nhân. Cho vay cán bộ quản lý điều hành. Cung cấp cho các cán bộ quản lý cấp phòng trở lên, đang có nhu cầu chi tiêu mà không cần có TSĐB. Đặc tính sản phẩm: khoản vay có hạn mức lên đến 300 triệu đồng. Hình thức cho vay: cho vay tiêu dùng, thấu chi, phát hành thẻ tín dụng. Hình thức trả nợ: trả góp. Lãi suất: lãi suất cạnh tranh. Thấu chi tài khoản cá nhân Đáp ứng kịp thời khi khách hàng có nhu cầu tiêu dùng mà không còn tiền trong tài khoản thanh toán tại Ngân hàng. Đặc tính sản phẩm: hạn mức thấu chi lên tới 30 triệu đồng. Thời gian thấu chi: 12 tháng Trả lãi: đúng số tiền và ngày thấu chi thực tế. Kinh Trườngdoanh tài lộc. Đại học Kinh tế Huế 35
  48. Giúp giải quyết các vấn đề cho khách hàng khi có nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh. Đặc tính sản phẩm: Hạn mức vay tới 70% giá trị tài sản bảo đảm. Hình thức vay: theo hạn mức tín dụng. Lãi suất: lãi suất cạnh tranh. Phương thức trả nợ: linh hoạt phù hợp với hộ kinh doanh. Cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết. Sản phẩm là giải pháp dành cho những khách hàng đã đầu tư vào chứng khoáng nhưng lại thiếu vốn để tiếp tục đầu tư. Đặc tính sản phẩm: hạn mức lên đến 3 tỷ đồng, tỉ lệ cho vay trên giá trị 1 mã chứng khoán cầm cố tối đa 40%. Hình thức cho vay: từng lần Hình thức trả nợ: trả gốc và lãi 1 lần khi đến hạn. Lãi suất: lãi suất cạnh tranh, cố định trong suốt khoản thời gian vay. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá (GTCG). Đây là giải pháp cho các khách hàng đang giữ các giấy tờ có giá và muốn được đáp ứng nhanh nhu cầu về vốn mà không phải rút tiền trước hạn. Sản phẩm sẽ giúp khách hàng bổ sung vốn một cách nhanh chóng, hiệu quả và tránh thiệt hại do phá vỡ kỳ hạn của GTCG. Đặc tính sản phẩm: lên tới 100% giá trị GTCG Thời hạn: tối đa không quá thời hạn còn lại của GTCG Lãi suất và phương thức trả nợ: Linh hoạt. Thấu chi giấy tờ có giá (GTCG). Khách hàng có GTCG và có nhu cầu vay vốn đột xuất mà không muốn phá vỡ kỳ hạn của GTCG. Đặc điểm sản phẩm: hạn mức tối thiểu 5 triệu, tối đa 100% giá trị GTCG. Thời hạn thấu chi: lên tới 12 tháng. Lãi suất cho vay thấu chi: bằng lãi suất cho vay cầm cố GTCG.  ƯuTrường điểm của các sả nĐại phẩm cho học vay KHCN Kinh tế Huế 36
  49. +Các sản phẩm đa dạng về thấu chi tài khoản, thấu chi giấy tờ có giá, sản phẩm mục đích tiêu dùng, mua xe ô tô, nhà ở + Đa dạng hình thức trả nợ và lãi suất linh hoạt + Thời gian hoàn trả khoản vay phù hợp cho khách hàng  Nhược điểm của các sản phẩm cho vay KHCN +Các sản phẩm vay có TSĐB, hạn mức tín dụng tối đa thường là 70% giá trị TSĐB. + Hạn mức cho vay của các khoản vay chưa được linh hoạt cho mỗi khách hàng. + Chưa đa dạng các sản phẩm cho vay phục vụ cho mục đích giáo dục như chứng minh tài chính, hỗ trợ cho vay du học. 2.2.3 Phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank chi nhánh Huế. 2.2.3.1 Quy mô của doanh số cho vay khách hàng cá nhân. Biểu hiện rõ nhất của việc chất lượng cho vay KHCN trong giai đoạn 2014 - 2016 có được nâng cao hay không chính là doanh số và tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay KHCN có tăng hay không. Sau đây là tình hình phát triển doanh số cho vay qua các năm. Bảng 2.5: Tình hình doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 THỜI HẠN Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng doanh số 2.482,14 100 3.138,20 100 3812,15 100 Ngắn hạn 888,11 35,78 1.024,62 32,65 1.126,98 29,56 Trung dài hạn 1.594,03 64,22 2.113,58 67,35 2.685,17 70,44 (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 37
  50. 4,000.00 3,500.00 3,000.00 2,500.00 2,685.17 2,113.58 Trung dài hạn 2,000.00 1,594.03 Ngắn hạn 1,500.00 1,000.00 1,024.62 1,126.98 500.00 888.11 - Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Hình 2.1 Biểu đồ doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn giai đoạn 2014 – 2016. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy cho vay KHCN tại Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay trung dài hạn và xu hướng ngày càng tăng. Năm 2014, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 888,11 tỷ đồng chiếm 35,78% trong khi đó doanh số cho vay trung dài hạn chiếm đến 1.594,03 tỷ đồng chiếm 64,22% trong cơ cấu. Đến năm 2015, doanh số cho vay trung dài hạn tăng lên 2.113,58 tỷ đồng chiếm đến 67,35 % trong cơ cấu. Năm 2016, tiếp tục tăng đến 2.685,17 tỷ đồng chiếm 70,44% trong tổng doanh số cho vay KHCN. Nguyên nhân dẫn đến có sự chênh lệch về cơ cấu doanh số trên xuất phát từ nhu cầu vay vốn của khách hàng đang có sự thay đổi. Gần đây KHCN thường tập trung vay vốn với mục đích SXKD và mở rộng đầu tư phát triển, sửa sang nhà cửa mua sắm thiết bị, kinh doanh tài lộc. Quy mô hoạt động của các cá nhân không lớn, khả năng thu hồi vốn là chậm, nên các cá nhân tập trung vay trung dài hạn. Mặc khác Ngân hàng đa dạng các sản phẩm vay nhà ở, mua ô tô, các khoản vay bất động sản lên đến 5 năm, 10 năm, thấu chi tài khoản lên đến 2 năm. Chính vì vậy các khoản vay của KHCN có xu hướng tăng các khoản vay trung, dài hạn. Trường Đại học Kinh tế Huế 38
  51. Bảng 2.6: Tình hình doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo đối tượng cho vay giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng. ĐỐI TƯỢNG Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 VAY Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng doanh số 2.482,14 100 3.138,20 100 3812,15 100 Cá nhân 1.298,16 52,3 1.908,03 60,8 2.481,71 65,1 HKD cá thể 690,03 27,8 943,02 30,05 1.182,91 31,03 DN tư nhân 493,95 19,9 287,15 9,15 147,53 3,87 (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) 4000.000 147.53000 3500.000 1182.91000 3000.000 287.15000 2500.000 493.95000 943.02000 DN tư nhân 2000.000 HKD cá thể 690.03000 Cá nhân 1500.000 2481.71000 1000.000 1908.03000 1298.16000 500.000 - Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Hình 2.2 Biểu đồ doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo đối tượng cho vay giai đoạn 2014 -2016 Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy chi nhánh chủ yếu tập trung cho đối tượng cá nhân và hộ kinh doanh cá thể vay vốn, doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ cấu. Trong đó tỷ trọng đối tượng cá nhân là lớn nhất, chiếm trên 50% cơ cấu tổng doanh số cho vay KHCN và có xu hướng tăng giống nhau qua từng năm. Đặc biệt năm 2016 đTrườngối tượng cá nhân đĐạiạt 2.481,71 học tỷ đồ ngKinh chiếm đế n tế65,1% Huế trong tổng doanh 39
  52. số. Trong khi đó tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân đang có xu hướng giảm qua các năm, năm 2014 chiếm 19,9%, năm 2015 chiếm 9,15%, năm 2016 chiếm 3,87%. Theo thống kê của thành phố Huế về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thì các doanh nghiệp tư nhân đang có xu hướng chuyển đổi sang hình thức cổ phần hóa và công ty trách nhiệm hữu hạn. Số lượng doanh nghiệp tư nhân giảm dẫn đến các khoản vay của doanh nghiệp giảm qua từng năm. Nắm bắt được biến động chuyển đổi doanh nghiệp, đồng thời hiểu rõ nhu cầu của khách hàng Ngân hàng phát triển chính sách sản phẩm cho vay KHCN theo hướng cung cấp lợi ích tối đa tập trung vào cá nhân và hộ kinh doanh cá thể. Chính vì vậy, doanh số cho vay của cá nhân đối tượng cá nhân và kinh doanh cá thể tăng qua từng năm. 2.2.3.2 Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân. Bảng 2.7 Tình hình doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 – 2016. Đơn vị: Tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 +/- % +/- % Doanh số 2.482,14 3.138,2 3812,15 656,06 26,43 673,95 21,48 CV KHCN Doanh số 2147,05 3072,3 3636,79 925,15 43,09 564,49 18,37 thu nợ KHCN Hệ số thu 0,865 0,979 0,954 nợ KHCN (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) Nhìn vào bảng ta thấy hệ số thu nợ cho vay KHCN biến động không đều giữa các năm. Hệ số thu nợ cho ta biết số tiền thu về của Ngân hàng so với số tiền Ngân hàng bỏ ra trong kỳ. Hệ số thu nợ cho vay KHCN đạt mức cao nhất là vào năm 2015 là 0,979 tăng mạnh so với năm 2014 là 0,865. Nhưng vào năm 2016 lại giảm còn 0,954. Hệ số thu nTrườngợ tăng trong năm 2015Đại vì môi học trường kinhKinh tế năm 2015tế cóHuế điều kiện tốt cho cá thể kinh doanh, hoạt động xây dựng, đầu tư dự án gia tăng lợi nhuận, mặc khác, 40
  53. Ngân hàng tích cực trong công tác kiểm tra rủi ro tín dụng, thẩm định phương án cho vay chặt chẽ. Tuy nhiên , năm 2016 hệ số thu nợ giảm nguyên nhân khách quan vì môi trường kinh tế thay đổi làm cho công tác phòng ngừa rủi ro, biện pháp thu nợ của Ngân hàng gặp vấn đề, thêm vào đó trong giai đoạn này Ngân hàng tích cực mở rộng cho vay KHCN bằng cách tăng hình thức cho vay tín chấp. Khi khách hàng làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ thì việc cho vay không có TSĐB dẫn đến nhiều rủi ro cho Ngân hàng. 4000.000 3812.15 3636.79 3500.000 3138.2000 3072.3 3000.000 2482.14000 2500.000 2147.05 Doanh số CV KHCN 2000.000 Doanh số thu nợ KHCN 1500.000 1000.000 500.000 .000 2014 2015 2016 Hình 2.3 Biểu đồ doanh số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 – 2016. Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh số thu nợ cho vay KHCN trong giai đoạn 2014 - 2016 có xu hướng tăng. Đặc biệt vào năm 2015 tăng 925,15 tỷ đồng tương ứng tăng 43,09% so với năm 2014. Vào năm 2016, tiếp tục tăng 564,09 tỷ đồng tương ứng tăng 18,37%. So với tỷ lệ tăng trưởng của năm 2015 thì năm 2016 thấp hơn (18,37%<43,09%). Nguyên nhân dẫn đến có sự chênh lệch này chính vào năm 2016, nước ta gặp nhiều vấn đề kìm hãm đà tăng trưởng do sự sụt giảm của công nghiệp khai khoáng, nông nghiệp chịu ảnh hưởng của thiên tai, ngư nghiệp chịu thiệt hại từ sự cố môi trường. Cụ thể: thảm họa môi trường do Formosa xả thải gây ra hiện tượng cá biển chết hàng loạt. Việt Nam đối diện với thảm họa môi trường ảnh hưởng cuộc sống của hàng triTrườngệu người. 39.000 Đạingư dân học4 tỉnh H à KinhTĩnh, Quảng tế Bình, Huế Quảng Trị, Thừa Thiên Huế mất việc, tàu thuyền nằm bờ suốt 8 tháng. Ngành khai thác thủy sản giảm 41
  54. 20% sản lượng, khiến GDP cả nước tăng dưới 6% sau 9 tháng. Ngư dân lâm vào tình cảnh không nghề, không có thu nhập gây ra hàng loạt những ảnh hưởng khác đến nhiều thành phần khác trong nền kinh tế. Hoạt động làm ăn của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng ảnh hưởng dẫn đến hoạt động thu nợ của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo. 2.2.3.3 Quy mô và tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Bảng 2.8 Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014-2016. Đơn vị tính: Tỷ đồng. 2015/2014 2016/2015 CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 +/- % +/- % Tổng dư nợ CV 2.018 2.414 2.850 396 19,62 436 18,06 Dư nợ KHCN 424,617 668,067 1.126,889 243,45 57,33 458,822 68,68 Dư nợ DN 1593,383 1745,933 1.723,111 152,55 9,57 -22,822 -1,31 Tỷ lệ dư nợ 21,04 27,68 39,54 KHCN (%) (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) 2850.0 3000.0 2414.0 2500.0 2018.0 2000.0 Tổng dư nợ CV 1500.0 1126.88900 Dư nợ KHCN 1000.0 668.067 424.617 500.0 .0 2014 2015 2016 Hình 2.4 Biểu đồ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ KHCN chiếm một tỷ lệ không lớn trong cơ cấu dư nợ choTrường vay của Ngân hàng.Đại Tuy họcnhiên tỷ lKinhệ này đang cótế xu hưHuếớng tăng đều qua từng năm, năm 2015 đạt 27,68% trong tổng dư nợ. Đặc biệt năm 2016 chiếm 39,54% 42
  55. trong cơ cấu. Đồng thời, dư nợ KHCN tăng mạnh qua từng năm, năm 2015 tăng 243,45 tỷ đồng tương ứng tăng 57,33% so với năm 2014. Năm 2016 tăng 458,822 tỷ đồng tương ứng tăng 68,68% so với năm 2015. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đặt ra mục tiêu vào năm 2020 trở thành ngân hàng số một về bán lẻ tại Việt Nam. Đứng trước mục tiêu đặt ra, Vietcombank Huế đã thực thi chính sách giảm lãi suất cho vay, mở rộng hoạt động cho vay KHCN, phát triển các sản phẩm cho vay KHCN, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm đến dân cư. Chính vì vậy, dư nợ cho vay KHCN có xu hướng tăng mạnh qua từng năm. Bảng 2.9 Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân phân theo đảm bảo tiền vay giai đoạn 2014 – 2016. Đơn vị tính: Tỷ đồng. Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % Giá trị % Dư nợ KHCN 424,617 100 668,067 100 1.126,889 100 Có tài sản đảm bảo 320,756 75,54 480,273 71,89 705,771 62,63 Không có TSĐB 103,861 24,46 187,794 28,11 421,118 37,37 (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) 1200 1000 421.118 800 Không có TSĐB 600 187.794 Có tài sản đảm bảo 400 103.861 705.771 480.273 200 320.756 0 2014 2015 2016 Hình 2.5 Biểu đồ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân phân theo đảm bảo tiền vay Trường Đạigiai đo ạhọcn 2014 –Kinh2016. tế Huế 43
  56. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong giai đoạn 2014 – 2016 tỷ trọng dư nợ cho vay có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay KHCN( trên 60%). Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2014 chiếm 75,54%, năm 2015 chiếm 71,89%, năm 2016 chiếm 62,63%. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ không có TSĐB lại có xu hướng tăng qua từng năm, năm 2014 chiếm 24,46%, năm 2015 chiếm 28,11%, năm 2016 chiếm 37,37%. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc tăng tỷ trọng dư nợ không có TSĐB là do nhu cầu tiêu dùng cán bộ nhân viên và nhu cầu tiêu dùng của các cá thể tăng cao, nắm bắt tình hình này Ngân hàng đa dạng các sản phẩm cho vay tín chấp với hạn mức tín dụng lên đến 24 tháng lương, 36 tháng lương dẫn tới hình thức cho vay thấu chi tài khoản và tín chấp tăng lên. Ngoài ra cũng vì mục đích mở rộng hoạt động cho vay KHCN nên Ngân hàng ngày càng cho vay dựa trên uy tín của khách hàng nhằm mở rộng đối tượng cho vay để tăng dư nợ cho vay. 2.2.3.4 Vòng quay vốn cho vay khách hàng cá nhân. Bảng 2.10 Tình hình vòng quay vốn cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 -2016 Đơn vị: Tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 +/- % +/- % Doanh số thu nợ 2.482,14 3.138,2 3.812,15 656,06 26,43 673,95 21,48 KHCN Dư nợ bình quân 424,62 668,07 1.126,89 243,45 57,33 458,82 68,68 Vòng quay vốn 5,9 4,7 3,3 -1,2 -20,34 -1,4 -29,88 KHCN (vòng) Bình quân ngành 6,1 5,2 4,0 -0,9 -14,75 -1,2 -23,08 vòng quay vốn (vòng) Trường(Nguồn: Đại Phòng k ếhọctoán NHTMCP Kinh Ngoạ itế Thương Huế chi nhánh Huế) 44
  57. Qua bảng ta thấy vòng quay vốn cho vay KHCN trong gia đoạn 2014 – 2016 có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2014 gần 6 vòng, năm 2015 gần 5 vòng, năm 2016 hơn 3 vòng. Theo lý thuyết, chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay KHCN phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay. Số vòng chu chuyển càng lớn thì lợi nhuận tạo ra càng lớn. Có nghĩa chỉ tiêu càng lớn càng tốt. Việc số vòng quay vốn vay KHCN tại chi nhánh trong giai đoạn này giảm dần chứng tỏ Ngân hàng đang có vấn đề. Nếu so với bình quân ngành vòng quay vốn KHCN thì vòng quay vòng KHCN của Ngân hàng trong những năm qua không xấu, vì sự thay đối này tương tự với xu hướng của các Ngân hàng khác, bình quân ngành vòng quay vốn KHCN cũng giảm qua từng năm. Nguyên nhân chủ quan là do các NHTM khác trong khu vực đang chuyển dịch sang cho vay KHCN chủ yếu thời hạn trung, dài hạn. Nguyên nhân khách quan là do sự thay đổi của môi trường kinh tế tại Huế trong những năm vừa qua, kích thích khách hàng chuyển hướng đầu tư và SXKD trung dài hạn. Khiến thời gian vay vốn kéo dài, thời gian thu vốn lâu, nên vòng quay vốn giảm. Tuy nhiên, nhìn chung thì vòng quay vốn tại Ngân hàng trong giai đoạn này luôn thấp hơn so với bình quân ngành. Năm 2014 (5,9<6,1), năm 2015 (4,7<5,2), năm 2016 (3,3 <4,0). Nguyên nhân dẫn đến xu hướng thay đổi như trên là do chủ trương đề ra của Ngân hàng. Với mục đích mở rộng cho vay KHCN theo xu hướng phục vụ nhu cầu thiết thực của khách hàng. Ngân hàng chủ động thực thi chính sách tăng các sản phẩm cho vay trung, dài hạn làm tỷ lệ vay trung dài hạn của khách hàng tăng qua từng năm( năm 2014: 64,22%, năm 2015: 67,35%, năm 2016: 70,44%) dẫn đến vòng quay vốn vay giảm qua từng năm. Đồng thời, vì nguyên nhân khách quan mà một số Ngân hàng trong khu vực không thực hiện chính sách tập trung cho vay KHCN thời hạn trung, dài hạn dẫn tới vòng quay vốn bình quân ngành luôn lớn hơn so với vòng quay vốn KHCN của Ngân hàng trong giai đoạn này. 2.2.3.5 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Điều Trườngquan trọng của ho Đạiạt động chohọc vay c ủKinha Ngân hàng tế chính Huế là thu lợi nhuận. Mở rộng hoạt động cho vay KHCN đem lại nguồn lợi lớn cho Ngân hàng thì việc đa 45
  58. dạng hóa danh mục sản phẩm, mở rộng các loại hình cho vay phải đảm bảo quy tắc giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Chất lượng cho vay có tốt hay không thì còn phải dựa vào mức độ dư nợ quá hạn và tình hình nợ xấu có đạt chuẩn hay không. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2014- 2016 Ngân hàng đã tích cực trong công tác giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu để nâng cao hiệu quả cho vay KHCN và đạt được những kết quả sau: Bảng 2.11 Tình hình nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016. Đơn vị tính: Triệu đồng. 2015/2014 2016/2105 CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 +/- % +/- % Dư nợ 424.617 668.067 1.126.889 243.450 57,33 458.822 68,68 Nợ quá hạn 32.508 29.590 28.510 -2.918 -8,98 -1.080 -3,65 Tỷ lệ nợ quá 7,66 4,43 2,53 hạn (%) (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) 1126889.0 1200000.0 1000000.0 800000.0 668067.0 Dư nợ 600000.0 424617.0 Nợ quá hạn 400000.0 200000.0 32508.0 29590.0 28510.0 .0 2014 2015 2016 Hình 2.6 Biểu đồ tình hình nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 - 2016. Từ biểu đồ trên, trong giai đoạn 2014 -2016 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN củaTrường chi nhánh giảm qua Đại từng năm học. Tỷ lệ Kinhnợ quá hạn nămtế 2 0Huế14 là 7,66%, năm 46
  59. 2015 là 4,43%, năm 2016 là 2,53%. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giai đoạn này luôn thấp hơn so với quy định chung của NHNN cũng như là mặt bằng chung của ngành Ngân hàng. Nợ quá hạn cho vay KHCN của chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2016 cũng có xu hướng biến động giảm qua các năm. Năm 2015 giảm 2.918 triệu đồng tương ứng giảm 8,98% so với năm 2014 đồng thời. Năm 2016 tiếp tục giảm 1.080 triệu đồng tương ứng giảm 3,65% so với năm 2015. Nguyên nhân khách quan dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm là nền kinh tế nước ta trong giai đoạn phát triển, chỉ số GDP trên 6%, chỉ số lạm phát giữ dưới mức1,8%. Nên các cá thể trong nền kinh tế hoạt động kinh doanh thuận lợi, có thu nhập ổn định từ đó trả nợ vay đúng hạn. Nguyên nhân chủ qua là do giai đoạn này Ngân hàng Vietcombank Huế luôn áp dụng chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, tăng cường dự phòng rủi ro cho các khoản vay KHCN, lấy chất lượng làm tiêu chí cho vay chứ không phải là lấy số lượng. Với mục đích tăng trưởng dư nợ cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho khoản vay, giảm rủi ro cho Ngân hàng. Nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy tỷ lệ giảm nợ quá hạn năm 2016 với 2015 giảm ít hơn so với năm 2015 với năm 2014( 3,65%< 8,98%). Nguyên nhân khách quan, so với năm 2016 thì năm 2015 thì nền kinh tế có nhiều lợi thế hơn. Năm 2015 mức lạm phát thấp nhất từ trước đến nay đạt mức 0,6% nhỏ hơn nhiều so với năm 2016 là 1,3%. Năm 2016 cũng là năm chịu ảnh hưởng từ những biến động từ nền kinh tế toàn cầu. Dẫn đến tổng GDP giảm từ 6,68% xuống 6,21% so với năm 2015. Bảng 2.12 Tình hình nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng 2015/2014 2016/2015 CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 +/- % +/- % Dư nợ 424.617 668.067 1.126.889 243.450 57,33 458.822 68,68 Nợ xấu 2.326 926 1.690,334 -1.400 -60,19 764,334 82,54 Tỉ lệ nợ xấu 0,55 0,14 0,15 ( %) Trường(Nguồn: Đại Phòng k ếhọctoán NHTMCP Kinh Ngoạ itế Thương Huế chi nhánh Huế) 47
  60. 1126889.0 1200000.0 1000000.0 800000.0 668067.0 Dư nợ 600000.0 424617.0 Nợ xấu 400000.0 200000.0 2326.0 926 1690.33400 .0 2014 2015 2016 Hình 2.7 Biểu đồ tình hình nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 - 2016. Biểu đồ cho ta thấy, trong giai đoạn 2014 – 2016 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng không ổn định, cụ thể: tỷ lệ nợ xấu năm 2014 là 0,55% , năm 2015 là 0,14%, năm 2016 là 0,15%. Quy định của NHNN tỷ lệ nợ xấu 3% thì chấp nhận được. Như vậy so với quy định thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thấp hơn nhiều. Có thể nói rằng, nợ xấu cho vay KHCN của Ngân hàng luôn đạt mức cho phép của quy định Ngân hàng. Nợ xấu từ năm 2014 đến 2015 giảm nhưng tăng lại từ năm 2015 đến 2016. Năm 2015 giảm 1.400 triệu đồng tương ứng giảm 60,19% so với năm 2014. Năm 2016 tăng 764,334 triệu đồng tương ứng tăng 82,54% so với năm 2015. Mặc dù áp dụng chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ cá nhân nhanh chóng nên khó tránh khỏi nợ xấu tăng lên. Nguyên nhân chủ quan là từ phía khách hàng, một số khách hàng do nhiều nguyên nhân như đối tác của khách hàng không trả nợ, do chính năng lực của khách hàng, không đủ trình độ, năng lực quản lý dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không trả nợ vay cho Ngân hàng được. 2.2.3.6 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Bảng 2.13 Tình hình lợi nhuận của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 -2016. Đơn vị tính: Triệu đồng Trường Đại học Kinh tế Huế 48
  61. CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Tổng Lợi 96.817,35 73.232,98 74.407,5 - - 1174,52 1,60 nhuận 23.584,37 24,36 Lợi nhuận 20.453,78 21471,91 25387,84 1.018,13 4,98 3.915,93 18,24 KHCN Tỷ lệ lợi 21,13 29,32 34,12 nhuận KHCN(%) (Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế) Hình 2.8 Biểu đồ tình hình lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2014 – 2016 Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong giai đoạn 2014 – 2016 lợi nhuận đạt được của cho vay KHCN có xu hướng tăng qua từng năm. Năm 2015 lợi nhuận tăng lên 1.018,13 triệu đồng tương ứng tăng 4,98% so với năm 2014 , năm 2016 tiếp tục tăng 3.915,93 triệu đồng tương ứng tăng 18,24% so với năm 2015. Tỷ lệ lợi nhuận của KHCN so với tổng lợi nhuận đạt được của Ngân hàng trong giai đoạn 2014 – 2016 có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng lớn. Cụ thể tỷ lệ lợi nhuận của KHCN năm 2014 chiếm 21,13%, năm 2015 chiếm 29,32%, năm 2016 chiếm 34,12%. Lợi nhuận đạt được từ hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng tăng qua từng năm là một dấu hiệu tốt. Chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động cho vay KHCN trongTrường việc đem lại thu Đại nhập cho học Ngân hàng. Kinh Nguyên nhântế chHuếủ yếu là trong giai đoạn này chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay KHCN cao, hay nói 49
  62. cách khác biên lợi nhuận KHCN tăng. Ngân hàng thu hút được nhiều nhu cầu vay vốn từ dân chúng thông qua hoạt động Marketing, làm hài lòng khách hàng thông qua sự phục vụ nhiệt tình của cán bộ nhân viên, giảm thiểu chi phí trong công tác thẩm định thông qua thiết bị công nghệ từ đó tăng thu cho Ngân hàng thông qua hoạt động cho vay KHCN. 2.3 Kết quả đạt được của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank chi nhánh Huế. Trong giai đoạn 2014 – 2016 tình hình cho vay đối với KHCN của chi nhánh đạt được những thành quả nhất định, việc hoàn thành chỉ tiêu cho vay KHCN đã đặt ra góp phần vào sự thành công của hoạt động kinh doanh của cả chi nhánh. Điều này thể hiện ở doanh số cho vay và dư nợ cho vay có xu hướng tăng trưởng mạnh. Thêm vào đó tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng giảm qua từng năm. Chứng tỏ Chi nhánh đã đạt được kết quả tích cực trong hoạt động cho vay của mình, thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã bàn giao. Trong giai đoạn 2014 – 2016 hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng có diễn biến khá tích cực như sau: Trong giai đoạn này doanh số cho vay KHCN luôn có xu hướng tăng mạnh và đều qua từng năm, giống với doanh số huy động vốn của Chi nhánh. Việc tăng doanh số cho vay chứng tỏ Chi nhánh đạt được những thành quả tích cực trong việc mở rộng cho vay KHCN và Chi nhánh đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động trong công tác hoạt động cho vay của mình. Chi nhánh có tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN rất khả quan trong giai đoạn này, đặc biệt tỷ lệ tăng trưởng trên 57,33% vào năm 2015. Đồng thời, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh luôn tăng, năm 2014 đạt 2.018 tỷ đồng, 2015 đạt 2.414 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2.850 tỷ đồng. Dư nợ cho vay KHCN cũng tăng lên qua từng năm, năm 2014 đạt 424,617 tỷ đồng, năm 2015 đạt 668,067 tỷ đồng, năm 2016 đạt 945,486 tỷ đồng. Việc tăng lên của dư nợ cho vay là dấu hiệu tốt cho Chi nhánh. Chi nhánh thực hiện được chính sách phát triển hoạt động cho vay cả số lượng và chất lượng Trườngtương đối tốt. Tăng Đại trưởng dưhọc nợ dự aKinh trên cơ sở antế toàn Huế và hiệu quả, củng 50