Khóa luận Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Việt

pdf 95 trang thiennha21 23/04/2022 6511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_kiem_toan_khoan_muc_no_phai_thu_khach_hang_trong_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG ___ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN. Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trịnh Xuân Hưng Sinh viên thực hiện: Phan Hữu Vinh MSSV: 1311180281 Lớp: 13DKKT04 TP.Hồ Chí Minh, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG ___ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN. Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trịnh Xuân Hưng Sinh viên thực hiện: Phan Hữu Vinh MSSV: 1311180281 Lớp: 13DKKT04 TP.Hồ Chí Minh, 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Việt, không sao chép bất cứ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS.Trinh Xuân Hưng, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo cáo tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình làm khóa luận tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc tự tin. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Việt đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi giàu sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Việt. ,ngày tháng năm (SV ký và ghi rõ họ tên) ii
  5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Tên đơn vị thực tập: Địa chỉ Điện thoại liên lạc Email NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN: Họ và tên sinh viên : MSSV : Lớp : Thời gian thực tập tại đơn vị : Từ đến Tại bộ phận thực tập Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện : 1. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật : Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Số buổi thực tập thực tế tại đơn vị : >3 buổi/tuần 1-2 buổi/tuần ít đến đơn vị 3. Đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động của đơn vị : Tốt Khá Trung bình Không đạt 4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng ) : Tốt Khá Trung bình Không đạt TP. HCM, Ngày tháng .năm 201 Đơn vị thực tập (ký tên và đóng dấu) iii
  6. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Tên đơn vị thực tập: Địa chỉ Điện thoại liên lạc Email NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN: Họ và tên sinh viên : MSSV : Lớp : Thời gian thực tập tại đơn vị : Từ đến Tại bộ phận thực tập Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện : 1. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật : Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Số buổi thực tập thực tế tại đơn vị : >3 buổi/tuần 1-2 buổi/tuần ít đến đơn vị 3. Đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động của đơn vị : Tốt Khá Trung bình Không đạt 4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng ) : Tốt Khá Trung bình Không đạt TP. HCM, Ngày tháng .năm 201 Giảng viên hướng dẫn (ký tên và đóng dấu) iv
  7. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu 2 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu 2 1.5 Kết cấu đề tài: 5 chương 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 2.1 Cơ sở lý thuyết 4 2.1.1 Khái quát về kiểm toán và quy trình kiểm toán 4 2.1.1.1 Khái quát về kiểm toán và quy trình kiểm toán 4 2.1.1.2 Phân loại kiểm toán 4 2.1.1.3 Quy trình kiểm toán 5 2.1.2 Nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng 6 2.1.2.1 Nội dung khoản mục nợ phải thu khách hàng 6 2.1.2.2 Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng 6 2.1.2.3 Các sai phạm thường xảy ra đối với khoản mục nợ phải thu 7 2.1.2.4 Nguyên tắc ghi nhận nợ phải thu khách hàng 7 2.1.2.5 Nguyên tắc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 8 2.1.3 Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 10 2.1.3.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu KH trong kiểm toán BCTC 10 2.1.3.2 Kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu khách hàng 11 2.1.3.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 11 2.1.3.4 Xác lập mức trọng yếu 12 2.1.3.5 Thử nghiệm cơ bản 14 v
  8. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN RỒNG VIỆT 16 3.1 Giới thiệu sơ bộ về công ty 16 3.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 16 3.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 17 3.3.1 Dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có bảo đảm liên quan 17 3.3.2 Dịch vụ kế toán 18 3.3.3 Dịch vụ thuế 18 3.3.4 Các dịch vụ tư vấn khác 18 3.3.5 Dịch vụ đào tạo 18 3.3.6 Dịch vụ liên quan đến phần mềm kế toán 19 3.4 Tổ chức bộ máy và quản lý của công ty 19 3.4.1 Sơ đồ tổ chức 19 3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 20 3.5 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh 20 3.6 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty 22 3.7 Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu áp dụng tại khách hàng 23 3.7.1 Chuẩn bị kiểm toán 23 3.7.2 Thực hiện kiểm toán 25 3.7.3 Hoàn thành kiểm toán 26 CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH ABC 27 4.1 Chuẩn bị kiểm toán 27 4.1.1 Tiếp nhận hợp đồng 27 4.1.2 Giới thiệu sơ bộ về Công ty TNHH ABC 28 4.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán 28 4.1.4 Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 29 4.1.4.1 Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 29 4.1.4.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 32 4.1.4.3 Xác lập mức trọng yếu 33 vi
  9. 4.2 Thực hiện kiểm toán 34 4.2.1 Thủ tục chung 34 4.2.2 Kiểm tra phân tích 36 4.2.3 Kiểm tra chi tiết 39 4.3 Hoàn thành kiểm toán 50 4.4 So sánh quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt với quy trình kiểm toán mẫu VACPA 52 CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN RỒNG VIỆT 53 5.1 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt 53 5.1.1 Ưu điểm 53 5.1.2 Khuyết điểm 54 5.1.3 Nguyên nhân tồn tại 55 5.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại Công ty TNHH Tư vấn Rồng Việt 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 PHỤ LỤC 1: THƯ XÁC NHẬN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH ABC PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH ABC PHỤ LỤC 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ABC PHỤ LỤC 4: BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CÔNG TY TNHH ABC TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
  10. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BCĐPS Bảng cân đối phát sinh KH Khách hàng KTV Kiểm toán viên BCKT Báo cáo kiểm toán TNHH Trách nhiệm hữu hạn HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TNKS Thử nghiệm kiểm soát TTKT Thủ tục kiểm toán Cty Công ty BCĐKT Bảng cân đối kế toán RRTT Rủi ro tiềm tàng RRKS Rủi ro kiểm soát DN Doanh nghiệp VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam viii
  11. DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Trang Bảng 2.1: Hướng dẫn của VACPA đối với những việc tính toán mức trọng yếu 13 Bảng 3.1 Phân tích KQHĐKD của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt giai đoạn 2014 – 2016 20 Bảng 3.2: Chương trình kiểm toán mẫu 25 Bảng 4.1: Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB của công ty TNHH ABC 30 Bảng 4.2: Xác lập mức trọng yếu của Công ty ABC 33 Bảng 4.3: Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trước và sau niên độ kế toán 48 Bảng 4.4: Đánh giá lại tỷ giá tại thời điểm 31/12/2016 49 Bảng 4.5: Kiểm tra nghiệp vụ cấn trừ công nợ 50 Bảng 4.6 Tổng hợp các phát hiện của phần hành 51 ix
  12. DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Trang Hình 2.1 Quy trình kiểm toán cơ bản 6 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức Công Ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt 19 x
  13. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, Việt Nam đã và đang trở thành điểm lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh các ngành dịch vụ phát triển nhanh chóng hiện nay như: Ngân hàng, tài chính, chứng khoán thì ngành kiểm toán là một trong những ngành còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, thời gian gần đây hoạt động kiểm toán tại Việt Nam không ngừng lớn mạnh và ngày càng phổ biến hơn trong trong đời sống kinh tế. Đây cũng là một xu hướng tất yếu trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cũng như trước làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự ra đời của các công ty cổ phần. Vì vậy, không thể phủ nhận sự đóng góp tích cực của ngành kiểm toán, nhằm đảm bảo độ tin cậy của BCTC ở các doanh nghiệp trong những năm gần đây. Kiểm toán BCTC là một bộ phận của hoạt động kiểm toán độc lập. Trong BCTC, KTV sẽ đưa ra những ý kiến về sự trình bày trung thực và hợp lý BCTC của một doanh nghiệp. Trong các khoản mục trên BCTC thì khoản mục nợ phải thu KH là một khoản lớn. Vì thế nên em đã chọn đề tài: “Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Việt”. 1.2 Mục đích nghiên cứu: • Mục tiêu chung Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng áp dụng thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng và nâng cao chất lượng kiểm toán. • Mục tiêu cụ thể: - So sánh quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu KH được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Việt và Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. - Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu của Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt thông qua quá trình kiểm toán thực tế tại các KH. Từ đó, đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu KH tại Công ty kiểm toán. 1
  14. 1.3 Phạm vi nghiên cứu • Không gian - Đề tài được thực hiện Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt - Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, phường An Phú, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh • Thời gian - Thời gian số liệu: Số liệu thực hiện trong đề tài được thu thập tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt và trong quá trình kiểm toán thực tế tại hai công ty ABC và XYZ trong năm 2015 và 2016 - Thời gian thực hiện đề tài : Đề tài được thực hiện từ ngày 27/03/2017 đến ngày 02/07/2017 • Đối tượng nghiên cứu - Do giới hạn về mặt không gian, thời gian cũng như về mặt số liệu nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu quy trình chung kiểm toán khoản mục nợ phải thu KH - Do đặc thù nghề kiểm toán nên một số vấn đề liên quan đến KH như: tên công ty, mã số thuế địa chỉ đã được điều chỉnh sao cho phù hợp và trình bày đảm bảo tính bảo mật thông tin cho công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt và hai công ty khách hàng 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp thực hiện trong đề tài được thu thập từ BCTC, sổ sách, chứng từ, tài liệu kế toán năm 2016 và hồ sơ kiểm toán năm 2015 của công ty KH trong quá trình kiểm toán. - Thông qua quan sát, trao đổi trực tiếp đối với công ty KH trong quá trình kiểm toán cũng như phỏng vấn KTV và các nhân viên Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt. - Từ các nguồn sách liên quan khác: văn bản pháp luật, chuẩn mực kế toán kiểm toán, sách báo, internet 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phỏng vấn, quan sát, trao đổi trực tiếp với KTV và các trợ lý kiểm toán trong công ty về quy trình kiểm toán, những vấn đề liên quan đến khoản mục nợ phải thu. 2
  15. - Sử dụng các TNKS và TNCB vào số liệu cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán cho khoản mục nợ phải thu. Dùng các chỉ số tài chính để phân tích sự biến động của nợ phải thu của năm nay so với năm trước. - Sử dụng thủ tục phân tích, so sánh, đối chiếu để nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của quy trình kiểm toán nợ phải thu tại công ty. - Sử dụng số liệu, đánh giá, phân tích và đưa ra ý kiến kiểm toán cho quy trình kiểm toán nợ phải thu. - Dựa trên số liệu trong năm 2015 và 2016 của công ty KH đã thu thập được, tiến hành lập bảng tổng hợp số liệu theo năm sau đó sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích (chủ yếu là phân tích xu hướng và phân tích tỷ số) để đánh giá các biến động, chênh lệch kết hợp với việc điều tra, phỏng vấn để tìm hiểu nguyên nhân. - Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu giữa các thông tin trên BCTC, chứng từ, sổ kế toán để kiểm tra việc ghi chép chính xác. - Sử dụng phương pháp kiểm tra, đối chiếu, so sánh, tính toán số học trong suốt giai đoạn thực hiện kiểm toán mà cụ thể là việc thực hiện các TNCB. - Thực hiện so sánh quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu của Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt với thực tiễn kiểm toán tại công ty KH và với chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Vận dụng các chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực kế toán và kinh nghiệm của người viết tiến hành đánh giá ưu và nhược điểm của quy trình kiểm toán nợ phải thu tại Công ty Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt từ đó đề ra giải pháp để hoàn thiện quy trình này. 1.5 Kết cấu đề tài: 5 chương • Chương 1: Giới thiệu • Chương 2: Cơ sở lý thuyết • Chương 3: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt • Chương 4: Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng • Chương 5: Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tại Công TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng VIệt 3
  16. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái quát về kiểm toán và quy trình kiểm toán 2.1.1.1 Khái niệm kiểm toán - Hiện nay có rất nhiều khái niệm kiểm toán nhưng khái niệm được chấp nhận rộng rãi và phổ biến nhất là: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”. 2.1.1.2 Phân loại kiểm toán Theo sách kiểm toán, Trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM, hoạt động kiểm toán được phân loại theo mục đích gồm: - Kiểm toán hoạt động: là việc kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và hiệu quả đối với hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để đề xuất những giải pháp cải tiến. - Kiểm toán tuân thủ: là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó, ví dụ như các văn bản pháp luật, những điều khoản của một hợp đồng hay một quy định của đơn vị - Kiểm toán BCTC: là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực của BCTC của một đơn vị. Phân loại theo chủ thể kiểm toán thì hoạt động kiểm toán gồm: - Kiểm toán nội bộ: Do nhân viên của đơn vị thực hiện, họ có thể thực hiện cả ba loại hoạt động kiểm toán nói trên, với thế mạnh là kiểm toán hoạt động. Để có thể hoạt động hữu hiệu, bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với bộ phận kiểm toán. Tuy nhiên. Do KTV nội bộ là nhân viên của đơn vị nên thường không đạt được sự tin cậy của những người bên ngoài. - Kiểm toán nhà nước: là hoạt động do các công chức Nhà nước tiến hành và chủ yếu là thực hiện kiểm toán tuân thủ, chẳng hạn như xem xét chấp hành luật pháp ở các đơn vị. - Kiểm toán độc lập: là loại kiểm toán được tiến hành bởi các KTV thuộc những tổ chức kiếm toán độc lập. Ngoài kiểm toán BCTC, tùy theo yêu cầu của khách hàng, những tổ chức kiểm toán độc lập còn cung cấp các dịch vụ khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính 4
  17. 2.1.1.3 Quy trình kiểm toán Hình 2.1 Quy trình kiểm toán cơ bản (Nguồn: VACPA – Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam) 5
  18. 2.1.2 Nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng 2.1.2.1 Nội dung khoản mục nợ phải thu khách hàng - Khái niệm: Khoản mục phải thu khách hàng phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ. Khoản mục này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành. - Trên bảng cân đối kế toán, nợ phải thu KH được trình bày tại phần A “Tài sản ngắn hạn”, gồm các khoản mục phải thu khách hàng ghi theo số phải thu gộp và khoản mục dự phòng phải thu khó đòi sẽ phản ánh số nợ phải thu thuần, tức giá trị thuần có thể thực hiện được. Riêng khoản phải thu dài hạn của khách hàng được trình bày trong phần B “Tài sản dài hạn”. - Phân loại: Tùy thuộc theo các tiêu chí khác nhau mà người ta chia khoản phải thu thành các loại khác nhau. Cụ thể: + Nợ phải thu ngắn hạn bao gồm: Phải thu ngắn hạn KH; Trả trước cho người bán ngắn hạn; Phải thu nội bộ ngắn hạn; Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; Phải thu về cho vay ngắn hạn; Phải thu ngắn hạn khác; Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi; Tài sản thiếu chờ xử lý. + Nợ phải thu dài hạn bao gồm: Phải thu dài hạn của KH; Trả trước cho người bán dài hạn; Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc; Phải thu nội bộ dài hạn; Phải thu về cho vay dài hạn, Phải thu dài hạn khác; Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi. 2.1.2.2 Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng - Nợ phải thu KH là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận như bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô. - Nợ phải thu KH là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh, do đó là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị. - Nợ phải thu KH được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính của các nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra. 6
  19. 2.1.2.3 Các sai phạm thường xảy ra đối với khoản mục nợ phải thu - Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng. - Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ - Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu. - Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau. - Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán - Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý. - Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131. - Kế toán sử dụng thuật ngữ lapping. - Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. - Không phân loại tuổi nợ, không có chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả. - Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỷ lệ cho phép. - Ngoài ra, nợ phải thu KH còn khả năng không thu hồi được, có thể do: khi doanh nghiệp bán chịu cho doanh nghiệp khác, khi KH này bị phá sản hoặc không chịu thanh toán khoản nợ này trở thành khoản mục nợ phải thu khó đòi. 2.1.2.4 Nguyên tắc ghi nhận nợ phải thu khách hàng - Quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp với KH phát sinh chủ yếu trong quá trình bán sản phẩm, vật tư, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ, bàn giao thanh toán khối lượng thi công mà khách hàng đã nhận của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán tiền. Khi hạch toán các khoản phải thu của KH cần tôn trọng các quy định sau đây: - Phải mở sổ chi tiết theo từng đối tượng phải thu và theo từng khoản nợ và từng lần thanh toán. - Trường hợp bán hàng thu tiền ngay thì không phản ánh vào tài khoản này. - Những KH có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư Nợ lớn định kỳ cần phải tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ, nếu cần có thể yêu cầu KH xác nhận bằng văn bản. 7
  20. - Phải tiến hành phân loại nợ: loại nợ có thể trả đúng hạn, quá hạn, nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. - Trong quan hệ bán sản phẩm xây lắp, thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ lao vụ sản phẩm theo sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp xây lắp và KH nếu không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu các doanh nghiệp xâp lắp giảm giá hoặc trả lại số hàng đã giao. - Khoản thu về phí chờ quyết toán của từng công trình phải được theo dõi chi tiết theo từng công trình xây dựng, khoản phí này là căn cứ để tính số trích trước về chi phí bảo hành công trình xây dựng vào chi phí bán hàng. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 131 – Phải thu KH Bên Nợ: - Số tiền phải thu của KH về sản phẩm đã giao, dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành được xác định là tiêu thụ (kể cả chi phí bảo hành bên A giữ lại). - Số tiền thừa trả lại KH. Bên Có: - Số tiền KH đã trả nợ. - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của KH. - Khoản giảm giá hàng bán sau khi đã giao hàng KH có khiếu nại, nợ phải thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại. - Số thực thu về phí bảo hành công trình, xử lý phí bảo hành công trình không thu được. Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của KH - Tài khoản này có thể có số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của KH theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. 2.1.2.5 Nguyên tắc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi a. Khái niệm nợ phải thu khó đòi Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ mà người mắc nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn trong năm kế hoạch. Theo thông tư 228/2009/TT-BTC các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau: 8
  21. - Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác. Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất. - Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi: + Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác. + Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Quán triệt nguyên tắc thận trọng đòi hỏi phải lập dự phòng khi có những bằng chứng về các khoản phải thu khó đòi (mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, thiên tai ) Lập dự phòng phải thu khó đòi là việc doanh nghiệp tính trước vào chi phí của doanh nghiệp một khoản chi để khi có các khoản nợ khó đòi, không đòi được thì tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng. Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập các báo cáo kế toán tài chính như các khoản dự phòng khác. Mức lập dự phòng đối với nợ phải thu khó đòi và việc xử lý xóa nợ khó đòi phải theo quy định của chế độ tài chính quy định doanh nghiệp. b. Tài khoản kế toán Tài khoản 229 – Dự phòng phải thu khó đòi Bên Nợ: - Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết. - Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số lập dự phòng đã lập để bù đắp sổ tổn thất xảy ra. - Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ. 9
  22. Bên Có: - Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. c. Nguyên tắc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó theo thông tư 228/2009/TT- BTC. - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên. - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. - Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.1.3 Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 2.1.3.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu KH trong kiểm toán BCTC - Hiện hữu: Các khoản nợ phải thu KH đã ghi chép đều có thực tại thời điểm lập báo cáo. - Đầy đủ: Tất cả các khoản nợ phải thu KH có thực đều phải được ghi nhận đầy đủ. - Quyền: Các khoản nợ phải thu KH vào ngày lập báo cáo thuộc về đơn vị. - Ghi chép chính xác: Những khoản nợ phải thu KH phải được ghi chép đúng số tiền gộp trên BCTC và phù hợp giữa chi tiết của nợ phải thu KH với sổ cái. - Đánh giá: Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được tính toán hợp lý để giá trị thuần của nợ phải thu KH gần đúng với giá trị thuần có thể thực hiện được. 10
  23. - Trình bày và công bố: Sự đúng đắn trong trình bày và công bố khoản nợ phải thu KH, bao gồm việc trình bày đúng đắn các khoản nợ phải thu KH, cũng như công bố đầy đủ những vấn đề có liên quan như các khoản cầm cố, thế chấp. 2.1.3.2 Kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu khách hàng Kiểm toán viên cần khảo sát HTKSNB đối với toàn bộ chu trình bán hàng để đánh giá rủi ro kiểm soát của nợ phải thu KH. Chu trình bán hàng được chia thành các chức năng sau: + Lập lệnh bán hàng (phiếu xuất kho). + Xét duyệt bán chịu. + Xuất kho. + Gửi hàng đi . + Lập và kiểm tra hóa đơn. + Theo dõi thanh toán. + Xét duyệt hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán. + Cho phép xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được. 2.1.3.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Kiểm toán viên thực hiện các TNKS cho những TTKT mà KTV dự định là sẽ giảm các TNCB. Một số TNKS thường được sử dụng: - Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ bán hàng: KTV chọn mẫu các hóa đơn phát sinh trong kỳ + Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, số lượng, giá cả, chữ ký nhằm chứng minh rằng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra. + Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tục xét duyệt bán chịu hay không. Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hóa đơn, so sánh giá trên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm, nhằm chứng minh rằng hóa đơn với bảng giá tính chính xác và trước khi gửi đi chúng được thực hiện một cách hữu hiệu. KTV sẽ lần theo các hóa đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán. Thủ tục này nhằm chứng minh về sự hữu hiệu của các TTKS có liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ kế toán. 11
  24. + Khi thử nghiệm KTV cũng cần chú ý về các TTKS đối với hàng ký gửi và tìm hiểu về chính sách bán hàng của khách hàng kiểm toán. - Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với các hóa đơn liên quan. Cần chọn mẫu các chứng từ chuyển hàng đã lập trong năm và đối chiếu với hóa đơn có liên quan, đặc biệt lưu ý đến tính liên tục của các chứng từ là đơn đặt hàng, chứng từ chuyển hàng và hóa đơn bán hàng. - Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng KTV có thể chọn mẫu chứng từ liên quan đến các hàng hóa bị trả lại hay hư hỏng để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu quy trình thực tế với quy định của đơn vị. Bên cạnh đó, KTV cũng cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật ký, chuyển vào sổ cái, sổ chi tiết hàng bị trả lại và tài khoản phải thu KH có liên quan. 2.1.3.4 Xác lập mức trọng yếu a. Xác lập mức trọng yếu Việc xác lập mức trọng yếu tùy thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Sự xét đoán về mức trọng yếu cần được xem xét trong hoàn cảnh cụ thể, trên cơ sở KTV hiểu rõ những vấn đề mà người sử dụng BCTC quan tâm, quy mô hoặc bản chất của sai sót đó hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Để có thể đưa ra một mức trọng yếu có thể chấp nhận được, KTV cần xem xét ở cả hai phương diện tổng thể BCTC và từng khoản mục: - Ở mức độ tổng thể (PM): việc xác định mức trọng yếu cho tổng thể BCTC tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, tình hình tài chính, mục đích của người sử dụng thông tin. KTV cần phải dựa trên xét đoán nghề nghiệp của mình để đưa ra một mức giá trị tối đa có thể chấp nhận được để đảm bảo rằng với những sai lệch (gian lận hoặc sai sót) nhỏ hơn hoặc bằng mức này thì không được coi là trọng yếu và có thể bỏ qua. Có hai phương pháp xác lập PM bao gồm: + Phương pháp 1: Mức trọng yếu được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm so với chỉ tiêu được lựa chọn. + Phương pháp 2: Mức trọng yếu được lụa chọn từ nhiều giá trị. Theo VACPA (Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam), việc hạch toán mức trọng yếu được hướng dẫn như sau: 12
  25. Bảng 2.1: Hướng dẫn của VACPA đối với những việc tính toán mức trọng yếu Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng Lợi nhuận trước thuế 5% - 10% Doanh thu 0.5% - 3% Tổng tài sản 1% - 2% Vốn chủ sở hữu 1% - 5% - Ở mức độ khoản mục (TE): là mức sai lệch tối đa có thể chấp nhận được cho khoản mục đó. Việc tính toán TE sẽ được KTV dựa trên PM, thường được tính bằng cách nhân PM với một hệ số (thường là 1.5 – 2) trước khi phân bổ hoặc bằng một tỷ lệ phần trăm của PM (khoảng 50% - 75%). Tuy nhiên, tùy trường hợp cụ thể KTV sẽ dựa vào khả năng chuyên môn và xét đoán nghề nghiệp của mình để xác lập mức trọng yếu. b. Rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán (AR): là một thuật ngữ dùng để chỉ rủi ro KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (là rủi ro khi BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi kiểm toán, bao gồm RRTT, RRKS) và rủi ro phát hiện. + Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng lẻ hoặc tính gộp mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. + Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và HTKSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. + Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro do xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hay tính gộp mà trong quá trình kiểm toán KTV và công ty kiểm toán đã không phát hiện được. Mối quan hệ giữa các rủi ro được biểu diễn thông qua hai mô hình định lượng và định tính sau đây: + Mô hình RRKT được biểu thị bởi công thức sau: AR = IR x CR x DR hoặc DR = AR / (IR x CR) 13
  26. + Ở phương diện định lượng: KTV sẽ dựa trên mức RRTT và RRKS để xác định mức rủi ro phát hiện theo ma trận sau: Bảng 2.2 Ma trận đánh giá rủi ro phát hiện Rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về RRKS Cao Trung bình Thấp Đánh giá Cao Tối thiểu Thấp Trung bình của KTV Trung bình Thấp Trung bình Cao về RRTT Thấp Trung bình Cao Tối đa Dựa vào hai mô hình trên, ta có thể nhận thấy dù được biểu diễn ở khía cạnh nào thì rủi ro phát hiện luôn tỷ lệ nghịch với RRTT và RRKS. 2.1.3.5 Thử nghiệm cơ bản Gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết Thủ tục phân tích: là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm những xu hướng, biến động và tìm ra những mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến gồm: + So sánh số dư năm nay với năm trước: nhằm đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng. + Tính tỉ lệ lãi gộp trên doanh thu: KTV thường tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ lệ của ngành hoặc so với năm trước nhằm nhận định sự thay đổi và tìm ra nguyên nhân. Thử nghiệm chi tiết: là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ gồm: + Kiểm tra bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ: kiểm tra bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu theo từng KH và đối chiếu tổng số phải thu với BCĐKT, Sổ cái 131 và so sánh số dư cuối kỳ năm trước. + Lập và gửi thư xác nhận số dư tài khoản nợ phải thu KH: là việc gửi thư xác nhận số dư tài khoản để gửi đến các KH để đối chiếu với số dư trên sổ chi tiết. + Xem xét Bảng phân tích tuổi nợ: dựa vào số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ chọn ra một số KH để đối chiếu với sổ chi tiết của đơn vị, tính toán lại số dự phòng phải thu khó đòi và đối chiếu với đơn vị. 14
  27. + Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ: chọn các nghiệp vụ bán hàng trước và sau niên độ đối chiếu với chứng từ nghiệp vụ đã chọn. + Kiểm tra, xử lý chênh lệch tỷ giá các khoản phải thu: nhằm kiểm tra việc tính toán số học các khoản phải thu có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm. + Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu KH và dự phòng trên BCTC: kiểm tra việc phân loại, trình bày các khoản phải thu và dự phòng có đúng hay không. 15
  28. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN RỒNG VIỆT 3.1 Giới thiệu sơ bộ về công ty - Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt Tên tiếng Anh: Viet Dragon Auditing & Consulting Company Limited (VDAC). Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, Phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. - Mã số thuế: 0310102227 - Điện thoại: (+84 8) 62 871 141 – (+84 8) 62 871 151 - Fax: (+84 8) 62 871 152 Email: vdac@vdac.com.vn – info@vdac.com.vn Website: - Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng 3.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty - VDAC là tên giao dịch của công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt, một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về kiểm toán, kế toán, thuế và tư vấn. - VDAC được thành lập bởi đội ngũ Kiểm toán viên, thẩm định viên, chuyên gia tài chính và tư vấn giàu kinh nghiệm và đang hoạt động trong ngành Kiểm toán và Tư vấn ngay từ những ngày đầu khi những dịch vụ này mới được hình thành tại Việt Nam. - Hiện nay, VDAC đã xây dựng được đội ngũ hơn 30 chuyên viên chuyên nghiệp được đào tạo trong nước và ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó: 30% đã được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên, Chứng chỉ Thẩm định viên về giá,10% có bằng cấp quốc tế về kế toán và sau đại học trong và nước ngoài, 100% có bằng cử nhân kinh tế, cử nhân luật và cử nhân ngoại ngữ thuộc các chuyên ngành khác nhau. Trong quá trình hoạt động, đội ngũ chuyên viên chúng tôi liên tục được đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng các kiến thức hỗ trợ về Pháp luật, Kinh tế, Kỹ thuật, Thị trường để có khả năng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng. - Từ những kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức đã đúc kết được qua quá trình làm việc, VDAC đã xây dựng và đưa vào áp dụng qui trình và phương pháp kiểm toán, tư vấn phù hợp với các chuẩn mực, tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như quốc tế. - Với việc hiểu biết sâu sắc về pháp luật kinh doanh tại Việt Nam chúng tôi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nắm 16
  29. bắt kip thời các quy định pháp luật kinh doanh của nhà nước Việt Nam trong quản lý doanh nghiệp. Chúng tôi cũng góp phần tổ chức tốt hệ thống Kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của doanh nghiệp, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. - Logo của công ty 3.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3.3.1 Dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có bảo đảm liên quan VDAC cung cấp cho các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Nhà quản lý, các Bên đầu tư và các bên có liên quan khác sự đảm bảo về tính trung thực, hợp lý và tin cậy của những thông tin về tài chính và phi tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các thông tin phục vụ cho các quyết định chiến lược thông qua các dịch vụ kiểm toán độc lập và các dịch vụ có bảo đảm khác. - Các dịch vụ kiểm toán và dịch vụ có bảo đảm bao gồm: - Kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định. - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án. - Kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán tuân thủ. - Kiểm toán tỷ lệ nội địa hóa. - Kiểm toán báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản - Soát xét HTKSNB, soát xét thông tin tài chính. - Kiểm toán báo cáo quyết toán XDCB. 17
  30. 3.3.2 Dịch vụ kế toán Các Dịch vụ kế toán mà VDAC đang cung cấp rất đa dạng, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà các dịch vụ kế toán VDAC cung cấp có thể bao gồm như sau: - Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp. - Rà soát, phân tích, cải tổ bộ máy kế toán – tài chính đã có sẵn. - Rà soát, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. - Hướng dẫn lập chứng từ kế toán 3.3.3 Dịch vụ thuế Với sự am hiểu sâu sắc các quy định về thuế, thực tiễn lâu năm trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến thuế, giải trình với các cơ quan thuế cũng như cam kết cung cấp các Dịch vụ thuế mang lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp, VDAC hiện đang cung cấp những Dịch vụ thuế, bao gồm: - Tư vấn các ưu đãi và miễn giảm về thuế áp dụng cho doanh nghiệp. - Tư vấn một cấu trúc về tài chính hợp lý để có lợi về thuế. - Tư vấn hệ thống tiền lương tối ưu để tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp và có lợi cho người lao động 3.3.4 Các dịch vụ tư vấn khác - Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp - Quản trị rủi ro - Tư vấn thành lập doanh nghiệp 3.3.5 Dịch vụ đào tạo Hoạt động đào tạo của VDAC bao gồm: - Đào tạo, hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế. - Tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật các luật thuế tại Việt Nam, đặc biệt là các luật thuế mới. - Đào tạo, hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp đối với mọi loại hình doanh nghiệp 18
  31. 3.3.6 Dịch vụ liên quan đến phần mềm kế toán - Tư vấn giải pháp sử dụng phần mềm kế toán. - Cung cấp phần mềm kế toán. - Đào tạo sử dụng phần mềm kế toán 3.4 Tổ chức bộ máy và quản lý của công ty 3.4.1 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức Công Ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt Nguồn : Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt 19
  32. 3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận - Hội đồng thành viên: Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. - Ban giám đốc: thực hiện các chiến lược kinh doanh mà hội đồng thành viên đề ra, điều hành công ty đạt được các mục tiêu cuối cùng, giải quyết công việc hằng ngày của công ty. - Phòng hành chính: tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, gửi thư cho khách hàng, làm thủ quỹ cho công ty, in ấn báo cáo cho công ty. - Phòng kế toán: tập hợp dữ liệu hàng ngày xuất hóa đơn, làm sổ sách cho công ty. - Phòng kiểm toán: tiếp nhận hợp đồng kiểm toán từ phòng kinh doanh và tiến hành đi kiểm toán tại doanh nghiệp, và thực hiện các dịch vụ khác. - Phòng kinh doanh: tìm kiếm khách hàng cho công ty, tư vấn cho khách hàng về giá cả dịch vụ và chăm sóc khách hàng. 3.5 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 3.1 Phân tích KQHĐKD của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt giaI đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Biến động Năm Chỉ tiêu 2015/2014 2016/2015 2014 2015 2016 Giá trị % Giá trị % Doanh thu 4.783,38 5.314,87 5.999,96 531,49 11,11 685,09 12,89 Chi phí 4.070,28 4.404,04 4.804,81 333,76 8,20 400,77 9,10 Lợi nhuận 713,10 910,83 1.195,15 197,73 27,73 284,32 31,22 Nguồn: Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh VDAC 2014 – 2016 Nhận xét: Qua kết quả kinh doanh của VDAC trong giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện trong bảng 3.1 ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của đơn vị trong giai đoạn 2014 – 2016 là tương đối khả quan với những mức biến động tăng của cả doanh thu và lợi nhuận Tuy giá trị biến động không cao nhưng trong giai đoạn này, doanh thu của đơn vị tăng ổn định qua các năm. Cụ thể so với năm 2014, doanh thu thực hiện của đơn vị trong năm 2015 tăng 531,49 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 11,11%. Đến năm 2016, doanh thu của đơn vị lại tăng thêm 685,09 triệu đồng với tỷ tăng 12,89% so với năm 2015. Việc doanh 20
  33. thu của đơn vị không ngừng tăng phần nào là do trong giai đoạn này, khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trên đà ổn định, phát triển và hội nhập, nhu cầu đầu tư trong và ngoài nước ngày càng cao, để thu hút vốn đầu tư các doanh nghiệp cần phải có một BCTC thể hiện trung thực tình hình tài chính của mình, điều này dẫn đến nhu cầu kiểm toán BCTC được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này hệ thống các văn bản pháp luật đang ngày càng được hoàn thiện mà đặc biệt là việc ban hành Thông tư 200 của Bộ Tài chính (ngày 22/12/2014) thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC dẫn đến nhu cầu tư vấn về kế toán và luật ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho công ty. Nhờ các yếu tố chủ quan trên, với sự hiệu quả trong hoạt động nên trong giai đoạn này VDAC đã tìm kiếm được rất nhiều KH với hơn 100 hợp đồng kiểm toán và tư vấn mỗi năm chủ yếu là vào mùa kiểm toán. Với nguyên tắc hoạt động tin cậy, hiệu quả, độc lập, khách quan, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng chính vì thế công ty không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình, điều này đã giúp cho VDAC tạo được lòng tin nơi KH góp phần giữ được những KH cũ và thu hút ngày càng nhiều KH mới ký hợp đồng với công ty với những hợp đồng có giá trị lớn. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho doanh thu của đơn vị trong năm 2016 tăng cao hơn so với năm 2015. Sự gia tăng của doanh thu dẫn đến chi phí hoạt động của đơn vị cũng tăng theo. Từ năm 2014 – 2015, chi phí của đơn vị tăng thêm 333,76 triệu đồng tương đương tỷ lệ 8,20%. Con số này lại tiếp tục tăng trong năm 2016 với mức tăng 400,77 triệu đồng với tỷ lệ tăng 9,10% so với năm 2015. Tuy chi phí của đơn vị có xu hướng tăng nhưng điều này cũng là hợp lý khi các dịch vụ mà công ty cung cấp ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. Sự hiệu quả trong công tác quản lý đã khiến chi phí của công ty tuy tăng nhưng biến động là không đáng kể và tương đối ổn định. Chi phí phát sinh của công ty chủ yếu là chi phí văn phòng phẩm, chi phí tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, tăng ca, chi phí từ tiền xăng dầu cho xe, tiền taxi phục vụ cho nhóm kiểm toán đi công tác. Đối với những hợp đồng ngoại tỉnh chi phí còn bao gồm thêm công tác phí Công tác quản lý tốt về chi phí cùng với sự hiệu quả trong việc kinh doanh đã khiến cho công ty thu về được nhiều lợi nhuận. Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2015, lợi nhuận của VDAC tăng 197,73 triệu đồng tương đương tăng 27%. Và lại tiếp tục tăng thêm 284,32 triệu đồng trong năm 2016 với mức tăng 31,22% so với năm 2015. 21
  34. 3.6 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty • Thuận lợi - Hệ thống các văn bản pháp luật, chuẩn mực ngày càng được hoàn thiện. Môi trường làm việc thuận lợi, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. - Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, năng nổ nhiệt tình trong công việc. - Nhu cầu của thị trường cũng như sự quan tâm của xã hội đối với lĩnh vực kiểm toán ngày càng cao đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập như hiện nay. - Công tác quản lý hiệu quả, số lượng và chất lượng dịch vụ ngày càng đa dạng và nâng cao tạo được lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng. - Có mối quan hệ sâu rộng với các tổ chức kinh tế, tài chính. • Khó khăn - Sự phát triển của ngành kiểm toán dẫn đến việc ra đời của nhiều công ty kiểm toán độc lập, đặc biệt là các công ty kiểm toán có quy mô lớn, công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài (Big Four) đã gây ra sức ép rất lớn từ môi trường cạnh tranh. - Hệ thống văn bản pháp luật vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. - Khi bước vào mùa kiểm toán khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm thì khó khăn chính đối với công ty là thỏa thuận, sắp xếp về thời gian, lịch trình làm việc và thời hạn hoàn tất để phát hành BCKT khá gấp rút. Vì vậy, công việc tiến hành phải giản lược một số thủ tục để có thể hoàn thành đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời giảm bớt một phần chi phí kiểm toán. - Số lượng nhân viên còn ít chưa đáp ứng kịp nhu cầu của KH. - Cơ cấu nhân sự thay đổi liên tục qua các năm dẫn đến khó khăn trong việc đào tạo nhân sự mới. • Định hướng phát triển - Tầm nhìn dài hạn của VDAC là trở thành một trong những công ty cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. - Sứ mạng của VDAC là cung cấp cho KH những dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng và giá trị gia tăng cao nhất với chi phí hợp lý. 22
  35. 3.7 Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu áp dụng tại khách hàng 3.7.1 Chuẩn bị kiểm toán • Tìm hiểu sơ bộ khách hàng Đối với KH mới: Việc tìm hiểu HTKSNB được KTV chú trọng hơn đặc biệt là trong thực hiện các TNKS. Có thể trong giai đoạn này KTV sẽ thực hiện nhiều hơn các TNKS để đảm bảo rằng HTKSNB của KH hoạt động có hiệu quả. Đối với KH cũ (VDAC đã thực hiện kiểm toán ít nhất một năm): Với phương châm thu hút KH mới và duy trì mối quan hệ tốt đẹp vơi KH cũ, sẽ để cho các KTV kiểm niên độ trước tiếp tục kiểm niên độ sau, VDAC luôn tôn trọng và đặt đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên môn lên hàng đầu. Gửi thư báo giá đối với KH, VDAC sẽ dựa vào doanh thu, quy mô hoạt động của KH mà đưa báo giá phù hợp. Khi KH đồng ý với mức giá đã đưa VDAC sẽ soạn thảo hợp đồng kiểm toán phù hợp với lợi ích của KH, các đối tượng sử dụng BCTC và công ty kiểm toán; thư hẹn kiểm toán và danh mục các tài liệu cần cung cấp; phân công nhóm kiểm toán đảm bảo các yếu tố ảnh hưởng được soát xét một cách cẩn thận; thu thập và trao đổi với Ban giám đốc về các vấn đề quan trọng. Khi hợp đồng được ký kết, Công ty sẽ phân công cụ thể từng nhóm KTV đối với từng hợp đồng, thường từ 3 đến 5 thành viên, trường hợp công ty KH lớn và phức tạp sẽ có thêm sự phân công. Sau đó, KTV chính (nhóm trưởng nhóm kiểm toán) có trách nhiệm phân công công việc cho từng trợ lý kiểm toán và tổ chức thực hiện kiểm toán. Mọi vấn đề quan trọng phải trình báo cho Ban giám đốc để được theo dõi và chỉ đạo kịp thời. • Lập kế hoạch kiểm toán - KTV chính có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán theo mẫu công ty và được soát xét bởi thành viên Ban giám đốc. Đối với KH quan trọng, phải bổ sung thêm các thông tin vào công việc và chương trình mẫu để phù hợp với tình hình cụ thể từng KH. - Lập kế hoạch chiến lược: thường chỉ lập khi phục vụ kiểm toán cho các công ty KH có quy mô lớn, tính chất công việc phức tạp, địa bàn rộng và BCTC nhiều năm. - Lập kế hoạch tổng thể: được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách tiến hành công việc kiểm toán. Việc lập kế hoạch tổng thể bao gồm nhiều 23
  36. công việc khác nhau, những vấn đề chủ yếu KTV cần xem xét và trình bày trong kế hoạch tổng thể tại công ty gồm: hiểu biết về tình hình hoạt động của KH, tìm hiểu về chính sách kế toán, chu trình kinh doanh quan trọng, phân tích sơ bộ BCTC, đánh giá chung về HTKSNB và trao đổi vấn đề gian lận với Ban giám đốc, xác định mức trọng yếu kế hoạch và đánh giá rủi ro kiểm toán. Bên cạnh đó, KTV yêu cầu KH cung cấp những thông tin sau: - Giấy phép thành lập công ty. - BCTC năm kiểm toán. - Các quyết toán thuế hằng năm, đặc biệt là các quyết toán trước năm kiểm toán. - Các loại sổ kế toán có theo đúng quy định. Việc lưu trữ chứng từ, cập nhật văn bản có đầy đủ và hệ thống. • Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán - Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạc kiểm toán, Công ty sẽ tìm hiểu HTKSNB bằng bảng câu hỏi, từ đó KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát chung cho toàn bộ BCTC. - Đánh giá sơ bộ BCTC của công ty, từ đó KTV đưa ra ý kiến về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên các khoản mục đã phân tích. Dựa vào những thông tin đã thu thập và kinh nghiệm kiểm toán, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ ban đầu về rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu. • Xác lập mức trọng yếu - Công ty đang áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA cập nhật năm 2013 và áp dụng từ 01/01/2014. Đồng thời dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV để lựa chọn những chỉ tiêu và đưa ra mức trọng yếu phù hợp. - Mức trọng yếu được xác định là mức nhỏ nhất của các lựa chọn sau, hoặc bình quân của các mức lựa chọn: [5% - 10%] x Lợi nhuận trước thuế [0.5% - 3%] x Doanh thu [1% - 5%] x Vốn chủ sở hữu [1% - 2%] x Tổng tài sản - Việc lựa chọn tỉ lệ dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Dựa vào đặc thù loại hình DN, KTV sẽ xác lập mức trọng yếu khác nhau dựa vào đánh giá ban đầu về RRTT. 24
  37. 3.7.2 Thực hiện kiểm toán - Trước khi kiểm toán thực tế, KTV sẽ trao đổi với bộ phận kế toán yêu cầu cung cấp các tài liệu kế toán, sổ sách và chứng từ có liên quan đến khoản mục Nợ phải thu KH. - Chương trình kiểm toán được trình bày ở bảng 3.2 Bảng 3.2: Chương trình kiểm toán mẫu STT Thủ tục Người Tham thực chiếu hiện I. Các thủ tục chung 1 Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước Vinh D342 và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng. 2 Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Vinh D310 Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết, và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). II. Kiểm tra phân tích 1 So sánh số dư phải thu KH năm nay với năm trước kết hợp với Vinh D343 phân tích biến động doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm. 2 So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu Vinh D343 tiền bình quân năm nay với năm trước, với chính sách tín dụng bán hàng trong kỳ để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có) III. Kiểm tra chi tiết 1 Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu KH và KH Vinh D344 trả tiền trước theo từng đối tượng KH, dối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết theo đối tượng, BCĐPS, BCTC). Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến 25
  38. động, các khoản nợ không phải là KH, ). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần). 2 Gửi thư xác nhận Vinh D347 3 Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự phòng Vinh D349 4 Thủ tục kiểm tra việc ghi nhận nợ phải thu vào thời điểm trước Vinh và sau ngày khóa sổ lập BCTC (Thủ tục cut off). 5 Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác định và hạch toán Vinh chênh lệch tỷ giá đã thực hiện /chưa thực hiện đối với các giao dịch và số dư có gốc ngoại tệ. 6 Kiểm tra các nghiệp vụ cấn trừ công nợ Vinh 7 Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu khách hàng và dự Vinh phòng (nếu có) trên BCTC. Nguồn: Chương trình kiểm toán mẫu VDAC 3.7.3 Hoàn thành kiểm toán • Phát hành báo cáo kiểm toán - Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán và thu thập đầy đủ các bằng chứng phục vụ cho cuộc kiểm toán thì KTV sẽ trao đổi với nhà quản lý đơn vị về các sai sót phát hiện được để phát hành bản dự thảo BCKT. Khi khách hàng đồng ý với bản thảo thì KTV sẽ phát hành BCKT chính thức. • Lữu trữ hồ sơ Sau khi phát hành báo cáo các KTV sẽ tiến hành tập hợp và lưu trữ các phần hành vào một hồ sơ có đánh số tham chiếu đầy đủ. Phần hành D: gồm D100 đến D800 (các tài khoản loại 1, 2) Phần hành E: gồm E100 đến E600 (các tài khoản loại 3) Phần hành F: gồm F100 đến F300 (các tài khoản loại 4) Phần hành G: gồm G100 đến G600 (các tài khoản loại 5, 6, 7, 8 26
  39. CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG 4.1 Chuẩn bị kiểm toán 4.1.1 Tiếp nhận hợp đồng Công ty VDAC áp dụng biểu mẫu số A100 và A200. - KH của VDAC bao gồm những công ty mới và cũ với quy mô hoạt động từ nhỏ tới lớn. Nên việc tìm hiểu sơ bộ về khách hàng được Ban Giám đốc VDAC thực hiện rất kỹ lưỡng. Thông qua trao đổi trực tiếp với đại diện KH, các thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, chế độ kế toán, các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán năm trước đều được Ban Giám đốc công ty VDAC nắm bắt. - Sau khi tìm hiểu sơ bộ về KH và thống nhất về mức phí kiểm toán. Hai bên đi đến ký hợp đồng kiểm toán cho niên độ kết thúc ngày 31/12/2016. - Nội dung của hợp đồng quy định trách nhiệm của hai bên trong cuộc kiểm toán bao gồm trách nhiệm kiểm toán BCTC của KH cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2016 làm cơ sở để đánh giá độ trung thực, hợp lý của toàn bộ BCTC thể hiện qua Báo cáo kiểm toán của KTV VDAC. Nhận xét giai đoạn tiếp nhận khách hàng của VDAC: Việc tìm hiểu và đi đến tiếp nhận khách hàng được Ban lãnh đạo VDAC thực hiện rất thận trọng. Đặc biệt, do đây là những khách hàng có quy mô hoạt động lớn nên các thông tin sơ bộ về công ty đều được Ban Giám đốc VDAC tìm hiểu kỹ lưỡng. Đây là bước quan trọng giúp Ban lãnh đạo có cái nhìn tổng quát về khách hàng làm cơ sở để đánh giá rủi ro của bản hợp đồng từ đó đưa ra quyết định có nên ký hợp đồng hay không. Đây cũng là giai đoạn giúp KTV đánh giá năng lực chuyên môn và khả năng của nhóm kiểm toán trong việc thực hiện cuộc kiểm toán, định hướng quy trình làm việc cũng như lập kế hoạch cụ thể cho cuộc kiểm toán. Thời gian và phí kiểm toán cũng được hình thành trong giai đoạn này phụ thuộc vào độ phức tạp, mức độ rủi ro, chi phí đi lại, ăn ở ước tính cho đoàn kiểm toán. 27
  40. 4.1.2 Giới thiệu sơ bộ về KH: Công ty VDAC áp dụng biểu mẫu A300 và A400. - Tên công ty. - Loại hình doanh nghiệp: Trách nhiệm hữu hạn, Cổ phẩn, Một thành viên - Hình thức vốn đầu tư: vốn đầu tư trong nước, nước ngoài - Lĩnh vực hoạt động: Thương mại – Dịch vụ, Sản xuất - Các hoạt động chính. - Trụ sở công ty . - Loại hình giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký DN - Vốn điều lệ. - Vốn đầu tư. - Niên độ kế toán: Bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm - Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng (VND): - Chế độ kế toán áp dụng: KH áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 và Thông tư 74/2015/TT-BTC ngày 18 tháng 05 năm 2015, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước xuất trước - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên 4.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán - Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt khi thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu cần chú ý đến việc trích lập và hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, các hóa đơn, chứng từ ghi nhận nợ phải thu, hay các tài liệu có liên quan đến nợ phải thu, KTV lập kế hoạch kiểm toán, phân công nhóm kiểm toán một các thận trọng. Nhóm kiểm toán gồm có: - Trưởng nhóm KTV Nguyễn Thị Phương - Phó trưởng nhóm KTV: Vũ Thành Long - Trợ lý KTV: Phan Hữu Vinh - Trợ lý kiểm toán: Nguyễn Thị Kim Hiền - Trợ lý kiểm toán: Ngô Thị Ngọc Trầm 28
  41. Khi KTV lên lịch kiểm toán, sẽ yêu KH chuẩn bị các tài liệu hồ sơ như: - Giấy phép kinh doanh. - Biên bản kiểm tra về quyết toán thuế của cơ quan thuế. - BCĐSPS. - BCTC. - BCKT năm trước. - Sổ cái, sổ chi tiết và các tài liệu liên quan đến các khoản mục trên BCĐKT. Đối vối khoản mục phải thu khách hàng các tài liệu mà KTV yêu cầu KH chuẩn bị là: - Bảng tổng hợp công nợ, bảng chi tiết công nợ từng khách hàng - Thư xác nhận nợ phải thu vào thời điểm 31/12/2016. - Hợp đồng, giấy báo giá các chứng từ có liên quan đến khoản mục phải thu khách hàng. - Bảng tổng hợp các khoản phải thu khó đòi vào thời điểm 31/12/2106 và các chứng từ có liênn quan đến việc lập dự phòng (nếu có). 4.1.4 Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Công ty VDAC áp dụng biểu mẫu C100 – C500. 4.1.4.1 Tìm hiểu HTKSNB - Việc tìm hiểu HTKSNB của khách hàng được KTV thực hiện rất thận trọng. Ngoài việc trao đổi, phỏng vấn kế toán trưởng của KH, KTV lựa chọn Bảng câu hỏi làm công cụ chính để đánh giá HTKSNB mà công ty áp dụng cho khoản mục nợ phải thu. 29
  42. Bảng 4.1: Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB của công ty TNHH ABC Câu hỏi Trả lời Có Không Không áp Yếu kém Ghi dụng Quan Thứ chú trọng yếu 1. Đơn đặt hàng có đầy đủ ✓ chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền hay không? 2. Có kiểm tra hàng tồn kho ✓ trước khi chấp nhận đơn đặt hàng hay không? 3. Có báo cáo về các đơn đặt ✓ hàng tồn động? 4. Việc quyết định bán chịu ✓ có dựa trên sự tìm hiểu khả năng tài chính của KH hay không? 5. Việc xuất kho có được ✓ thực hiện dựa trên lệnh bán hàng hợp lệ? 6. Xuất kho có đúng theo yêu ✓ cầu của khách hàng? 7. Phiếu xuất kho có được ✓ đánh số liên tục? 8. Gửi hàng đi bán có lập ✓ chứng từ gửi hàng và được đánh số liên tục không? 9. Bộ phận gửi hàng có độc ✓ lập với kho hàng không? 10. Mọi hàng hoá gửi đi có ✓ được lập hoá đơn do một 30
  43. người độc lập và đánh số liên tục? 11. Việc lập hoá đơn có dựa ✓ trên bảng giá hiện hành và kiểm tra lại trước khi gửi cho KH không? 12. Công ty có những quy ✓ định về chính sách chiết khấu hay không? 13. Công ty có mở sổ chi tiết ✓ để theo dõi từng KH hay không? 14. Công ty có lập tổng số nợ ✓ phải thu và đối chiếu với sổ cái hằng ngày hay không? 15. Công ty có tính khoản dự ✓ phòng nợ phải thu theo đúng quy định của Bộ tài chính hay không? 16. Các khoản xóa sổ nợ phải ✓ thu khó đòi có được xét duyệt hay không? 17. Doanh số theo kế toán và ✓ doanh số theo báo cáo bán hàng của bộ phận bán hàng có phù hợp? 18. Công ty có mẫu chứng từ ✓ riêng để phản ánh sự xét duyệt đối với hàng bán bị trả lại hay giảm giá không? 31
  44. 19. Công ty có lập báo cáo ✓ ✓ công nợ hằng kỳ hay không? 20. Phiếu thu có được đánh ✓ số thứ tự trước không? 21. Hóa đơn có được kiểm tra ✓ trước khi giao cho KH hay không? 22. Hàng tháng có gửi một ✓ bảng sao kê công nợ cho KH hay không? 23. Cuối tháng công ty có ✓ thực hiện việc đối chiếu giữa bộ phận bán hàng và bộ phận lập hóa đơn, đối chiếu giữa phiếu xuất kho và lệnh bán hàng hay không? 24. Có bảng giá được duyệt ✓ để làm cơ sở tính tiền trên hóa đơn hay không? 25. Hóa đơn được lập có căn ✓ cứ vào các chứng từ có liên quan (lệnh bán hàng, phiếu giao hàng) hay không? Nguồn: Theo chương trình kiểm toán mẫu của VDAC 4.1.4.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Dựa vào việc tìm hiểu về HTKSNB của đơn vị thông qua phỏng vấn mà đặc biệt là Bảng câu hỏi được KTV xây dựng, với tổng cộng 25 câu hỏi với 3 phương án trả lời “Có”, “Không” hoặc “Không áp dụng” kết quả thu được bao gồm 23 câu trả lời “Có” chiếm tỷ lệ khá cao 92%; 2 câu trả lời “Không”, KTV đánh giá về HTKSNB của đơn vị thiết kế cho khoản mục nợ phải thu như sau: 32
  45. - Rủi ro tiềm tàng (IR): là khoản mục có liên quan đến nhiều khoản mục khác trên BCĐKT, đặc biệt nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp vì thế KTV đánh giá mức rủi ro xảy ra sai phạm cho khoản mục là ở mức cao là 80%. - Rủi ro kiểm soát (CR): dựa trên kết quả thu được từ bảng câu hỏi cũng như thông qua việc quan sát và phỏng vấn kế toán trưởng của Công ty ABC, KTV nhận thấy HTKSNB của đơn vị vận hành khá hiệu quả vì thế KTV quyết định mức CR là 25%. - Rủi ro kiểm toán (AR): dựa trên kinh nghiệm làm nhiều năm trong ngành kiểm toán, KTV nhận thấy khả năng mà mình đưa ra Báo cáo kiểm toán không phù hợp khi BCTC còn chứa đựng sai sót trọng yếu là khá thấp và KTV chấp nhận mức rủi ro kiểm toán ở mức 5%. - Rủi ro phát hiện (DR): dựa trên đánh giá sơ bộ về các mức rủi ro trên, KTV tính toán mức rủi ro phát hiện như sau: DR = AR / (CR x IR) = 5% / (80% x 25%) = 25% 4.1.4.3 Xác lập mức trọng yếu Bảng 4.2: Xác lập mức trọng yếu của Công ty ABC: Nội dung Kết quả Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức Doanh thu thuần trọng yếu [0,5% - 3%] Doanh thu 1% Giá trị tiêu chí được lựa chọn 23.007.179.411 Lý do lựa chọn tiêu chí này Được xác định đáng tin cậy Mức trọng yếu tổng thể 230.071.794 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu 75% thực hiện [50% - 75%] Mức trọng yếu thực hiện 172.553.846 Tỷ lệ sử dụng để ước tính ngưỡng sai sót 4% không đáng kể [0% - 4%] Ngưỡng sai sót không đáng kể 6.902.154 Nguồn: Số liệu thu thập từ quá trình kiểm toán tại Công ty ABC 33
  46. 4.2 Thực hiện kiểm toán 4.2.1 Thủ tục chung • Thủ tục 1: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng. Công việc : - Đơn vị sử dụng TK 131 để theo dõi các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu khách hàng về doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã nhất quán với năm trước. - Chứng từ gốc làm cơ sở để ghi nhận các khoản phải thu khách hàng có nhất quán với năm trước. - Nguyên tắc hạch toán đối với các khoản thanh toán công nợ có gốc ngoại tệ. - Kiểm tra số liệu trên lên CĐKT của khoản mục nợ phải thu, đối chiếu số dư đầu kỳ trên CĐKT năm 2016 của đơn vị với BCKT 2015 của kiểm toán. Kết luận: Đơn vị thực hiện đúng nguyên tắc kế toán và số dư đầu kỳ là phù hợp. • Thủ tục 2: Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết, và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). Công việc: Lập bảng số liệu tổng hợp Phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn. 34
  47. D310 VDAC Tên Ngày Tên khách hàng:Công ty TNHH ABC Người thực hiện Phan Hữu Vinh 19-03-16 Ngày khóa sổ: 31/12/2016 Người soát xét 1 Nội dung: TK 131 – Bảng số liệu tổng hợp Người soát xét 2 Phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn TK Diễn giải Giấy tờ SDCK trước KT Điều chĩnh thuần SDCK sau KT SDĐK sau KT chi tiết 131N Phải thu KH BCĐPS 4.085.131.496 4.085.131.496 3.216.178.746 131C KH trả tiền trước BCĐPS 330.553.500 330.553.500 2293 Dự phòng phải thu khó đòi BCĐPS Tổng cộng 4.415.684.996 4.415.684.996 3.216.178.746 TB,GL vvv xxx PX TB,GL: Khớp với số liệu trên bảng CĐPS và Sổ Cái Vvv: Tham chiếu đến bảng tổng hợp điều chỉnh kiểm toán Xxx: Tham chiếu đến số liệu trên BCTC đã được kiểm toán PX: Đối chiếu số dư sau kiểm toán cuối kỳ trước với BCĐPS: Khớp Nguồn: Theo phần hành D310 của Công ty VDAC và dữ liệu thu thập từ Công ty TNHH ABC 35
  48. Kết luận: Từ bảng số liệu 4.3, KTV nhận thấy không có chênh lệch xảy ra giữa SDCK trong BCKT năm 2015, SDĐK năm 2016 của BCĐPS và SDĐK nằm 2016 của BCTC 4.2.2 Kiểm tra phân tích • Thủ tục 1: So sánh số dư phải thu KH năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm. Công việc: Lập bảng so sánh số dư phải thu KH gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm trước • Thủ tục 2: So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước, với chính sách tín dụng bán hàng trong kỳ của đơn vị để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có). Mục tiêu: Đạt được sự giải trình hợp lý về các chỉ tiêu phân tích các khoản phải thu khách hàng Nguồn gốc dữ liệu: Sổ chi tiết tài khoản 131, 511, 229 và bảng lập dự phòng Công việc: Lập bảng so sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước 36
  49. D343 VDAC Tên Ngày Tên khách hàng:Công ty TNHH ABC Người thực hiện Phan Hữu Vinh 19-03-16 Ngày khóa sổ: 31/12/2016 Người soát xét 1 Nội dung: Kiểm tra phân tích đối với Người soát xét 2 Khoản phải thu khách hàng 1. So sánh số dư phải thu KH gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm trước Nội dung Giá trị Biến động REF Số dư cuối kì này Số dư cuối kỳ trước Giá trị Tỷ lệ - TK 131N - Phải thu khách hàng 4.085.131.496 3.216.178.746 868.952.750 27.02% - TK 131C - Người mua trả tiền trước 330.553.500 - TK 229 - Dự phòng phải thu Năm nay Năm trước - Doanh thu 23.007.179.411 22.724.794.472 282.384.939 1,24% Nhận xét: - Số dư khoản phải thu khách hàng năm nay tăng nhiều so với năm trước 858.952.175 tương đương với 27.02% là do năm nay Công ty có nhiều đơn đặt hàng cũng như các hợp đồng dịch vụ tăng, Đồng thời doanh thu năm nay tăng so với năm ngoái 282.384.939 tương đương 1.24% do đó tỷ lệ tăng này là hợp ly. - Số dư người mua trả tiền trước năm 2016 tăng 330.553.500 so với năm 2015 là do Công ty có chính sách bán hàng mới nên khách hàng phải ứng trước tiền. 37
  50. 2. So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước: Nội dung Giá trị Biến động REF Năm nay Năm trước Giá trị Tỷ lệ Doanh thu thuần 23.007.179.411 22.724.794.472 282.384.939 1.24% Khoản phải thu bình quân 3.650.655.121 3.228.202.514 422.452.607 13,09% Số ngày thu tiền bình quân 57,92 51,85 6,07 Vòng quay khoản phải thu 6,30 7,04 (0,74) Nhận xét: - Khoản phải thu bình quân năm nay tăng 422.452.607 tương đương với 13.09% là do năm nay khoản mục phải thu khách hàng tăng 27.02% so với năm ngoái. - Chỉ số vòng quay các khoản phải thu năm 2016 giảm so với năm ngoái là (0,74) cho thấy tốc độ thu hồi nợ giảm không đáng kể làm tăng số ngày thu tiền bình quân từ 51,85 lên 57,92, là do Công ty có chính sách bán hàng chậm thanh toán và khách hàng thanh toán tiền chậm. Nguồn: Theo phần hành D343 của Công ty VDAC và dữ liệu thu thập được từ Công ty TNHH ABC 38
  51. 4.2.3 Kiểm tra chi tiết • Thủ tục 1: - Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu KH và KH trả tiền trước theo từng đối tượng KH, đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết theo đối tượng, BCĐPS, BCTC) - Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là KH, ). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần) Mục tiêu: Đạt được giải trình hợp lý các khoản phải thu khách hàng Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết tài khoản 131, và bảng kê chi tiết SDCK khoản phải thu Công việc: - Thu thập bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng CĐKT và so sánh với năm trước. - Xem lướt qua Bảng kê chi tiết để xem có các khoản mục bất thường không? (số dư lớn, các bên liên quan, nợ quá hạn, không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu không phải là phải thu từ KH, ) 39
  52. D344 VDAC Tên Ngày Tên khách hàng:Công ty TNHH ABC Người thực hiện Phan Hữu Vinh 19-03-16 Ngày khóa sổ: 31/12/2016 Người soát xét 1 Nội dung: Kiểm tra chi tiết Người soát xét 2 1. Thu thập bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng CĐKT và so sánh với năm trước. STT Số dư cuối kì Bảng tổng Sổ cái tổng Sổ chi tiết BCTC C/L REF hợp hợp Số dư Nợ TK 131 4.085.131.496 4.085.131.496 4.085.131.496 4.085.131.496 - Số dư Có TK 131 330.553.500 330.553.500 330.553.500 330.553.500 - Cộng 4.415.684.996 4.415.684.996 4.415.684.996 4.415.684.996 - Nhận xét: - Số dư Nợ và Có TK 131 trên Bảng tổng hợp công nợ, Sổ cái tổng hợp, Sổ chi tiết, BCTC đều khớp với nhau. - Số dư Nợ TK 131 và Có TK 131 năm 2016 đều tăng so với 2015. 2. Xem lướt qua Bảng kê chi tiết để xem có các khoản mục bất thường không? (số dư lớn, các bên liên quan, nợ quá hạn, không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu không phải là phải thu từ KH, ) 40
  53. 2.1 Liệt kê các khách hàng có số dư cuối kỳ lớn chiếm trên 5%/Tổng dư nợ phải thu STT Tên khách hàng Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ Ghi Ref chú 1 Công ty CP TM Đầu Tư Công Nghệ Anh Em 188.100.000 202.460.000 5% 2 Công ty CP Đầu Tư TM Và Phát Triển Công Nghệ 546.012.500 249.356.800 6% FSI Cộng 734.112.500 451.816.800 11% 2.2 Liệt kê các khách hàng có phát sinh trong kỳ lớn chiếm từ 10%/tổng phát sinh phải thu STT Tên khách hàng Phát sinh trong kỳ Ghi chú Ref Phát sinh Nợ Phát sinh Có 1 Công ty CP Đầu Tư Thương Mại Và Phát Triển Công Nghệ FSI 3.313.961.600 3.610.617.300 13% 2 Công ty TNHH CNTT Khuê Tú 4.912.185.560 5.000.383.560 19% 3 Công ty Cổ Phần Trung Việt Hưng 3.227.515.080 3.085.145.580 13% Cộng 11.453.662.240 11.696.146.440 45% 41
  54. Nhận xét: - Bảng 2.1 số khách hàng lớn chiến trên 5%/Tổng nợ phải thu chỉ có 2 khách hàng ,số dư cuối kì của khách hàng thì tăng không đáng kể nhưng khách hàng thì giảm đánh kể nợ phải thu cho thấy công ty thu hồi nợ tốt, không để số dư nợ quá nhiều. -Bảng 2.2: Công ty có 3 khách hàng có số phát sinh trong kỳ trên 10% và tổng 3 khách hàng là 45% cho thấy chiếm gần 1/2 tổng nợ phải thu của công ty, nhưng 3 khách hàng này phát sinh Nợ cao nhưng phát sinh Có cũng cao cho thấy được số tiền còn phải thu không cao. Nguồn: Theo phần hành D344 của Công ty VDAC và dữ liệu thu thập được từ Công ty TNHH ABC 42
  55. • Thủ tục 2: Gửi thư xác nhận Mục tiêu: Đảm bảo chính xác đầy đủ và đánh giá số dư cuối kỳ khoản phải thu khách hàng. Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết công nợ từng khách hàng. Công việc: Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có). 43
  56. VDAC Tên Ngày Tên khách hàng:Công ty TNHH ABC Người thực hiện Phan Hữu Vinh 19-03-16 Ngày khóa sổ: 31/12/2016 Người soát xét 1 Nội dung: Bảng tóm tắt kết quả xác nhận các Người soát xét 2 khoản phải thu STT Đối tượng Số dư VND Kết quả trả lời Những thủ tục thay thế thư xác nhận Nợ Có Xác Không Khoản được Khoản được nhận nhận đối chiếu với đề xuất áp đúng được số tiền nhận dụng những khớp số trả lời được sau này thủ tục kiểm dư (Subsequent) toán thay thế khác ( Kiểm tra chứng từ) 1 Viettel Hà Nội - Chi Nhánh Tập Đoàn Viễn 1.515.000.000 ✓ Thông Quân Đội 2 Công Ty Cổ Phần Phát Triển Thương Mại Và 30.500.000 ✓ Dịch Vụ Quang Anh 3 Công Ty TNHH Tin Học Long Gia 7.920.000 ✓ 44
  57. 4 Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Đầu Tư 202.460.000 ✓ Công Nghệ Anh Em 5 Chi Nhánh Công Ty CP Thương Mại Và Đầu 636.212.000 ✓ Tư Công Nghệ Anh Em (Tp. Hà Nội) 6 Chi Nhánh Công Ty TNHH Giải Pháp Số 123.046.000 ✓ Toàn Cầu 7 Công ty CP Đầu Tư Thương Mại Và Phát 249.356.800 ✓ Triển Công Nghệ FSI 8 Công Ty TNHH Bảo Hiểm Hanwha Life Việt 32.728.300 ✓ Nam 9 Công ty TNHH Đầu Tư Và Xúc Tiến Thương 129.745.00 ✓ Mại KAF 0 10 Công ty TNHH CNTT Khuê Tú 627.000.000 ✓ 11 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kiên Long 51.920.000 ✓ 12 Công ty TNHH Manulife Việt Nam 1.062.600 ✓ 13 Công Ty TNHH MM Mega Market (Việt 5.147.296 ✓ Nam) 14 Công ty TNHH Swiss Post Solutions 4.829.000 ✓ 15 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Công Nghệ Thành 192.888.500 ✓ An 16 Công ty Cổ Phần Trung Việt Hưng 605.869.500 ✓ Cộng 4.085.131.496 330.553.50 0 45
  58. Nhận xét: Số dư nợ phải thu là trung thực hợp lý. Các khoản người mua trả tiền trước của Công ty ABC được xxem như khoản phải trả của công ty đối với KH. Các khoản KH trả tiền trước đều là tiền cọc khách hàng trả trước khi ký hợp đồng. Và KTV cũng nhận được đầy đủ thư xác nhận của KH về những khoản tiền trước này. Tỷ lệ nhận thư xác nhận là 100% Nguồn: Theo phần hành D347 của Công ty VDAC và dự liệu thu thập được từ Công ty TNHH ABC và KH bên thứ ba. 46
  59. • Thủ tục 3: Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự phòng Mục tiêu: Đảm bảo các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính toán và ghi nhận hợp lý phù hợp với các quy định hiện hành. Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết công nợ từng khách hàng, bảng phân tích tuổi nợ, bảng tính dự phòng các khoản phải thu khó đòi của đơn vị. Công việc: - Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận. - Xem xét Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi. - Kiểm tra độ tin cậy của Bảng phân tích tuổi nợ bằng cách: Đối chiếu tổng của Bảng phân tích tuổi nợ với Bảng CĐKT; Đối chiếu các mẫu hóa đơn đã chọn về giá trị, ngày hết hạn, ngày hóa đơn được ghi trên bảng phân tích - Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câu trả lời của bên thứ ba (khách hàng, luật sư, ) - Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, có liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu khách hàng. Nhận xét: Trong năm 2016 Công ty TNHH ABC không có công nợ nào quá hạn nên công ty không lập dự phòng. • Thủ tục 4: Thủ tục kiểm tra việc ghi nhận nợ phải thu vào thời điểm trước và sau ngày khóa sổ lập BCTC (Thủ tục cut off). Mục tiêu: Đạt được sự đảm bảo hợp lý về ghi nhận của khoản mục phải thu khách hàng. Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết phải thu khách hàng, sổ chi tiết doanh thu. Công việc: Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ của các khoản phải thu kết hợp với tính đúng kỳ của doanh thu hoặc kiểm tra các khoản thu tiền sau ngày kết thúc năm tài chính. 47
  60. Bảng 4.3: Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trước và sau niên độ kế toán. Ngày Số chứng từ Nội dung Số tiền Ghi chú 29/11/2016 DT160851 Máy quét tài liệu dòng i2620 281.000.000 v hiệu Kodak 29/12/2016 DT160854 Tai nghe dòng SC30 hiệu 93.100.000 v Sennheiser 29/12/2016 DT160855 Máy quét tài liệu dòng i1150 570.000.000 v hiệu Kodak bán 30/12/2016 DT160858 Dịch vụ bảo trì 27.753.000 v 30/12/2016 TH16301 Kodak hỗ trợ marketing 72.448.945 v funds món 3,235.05 USD (t/g: 22,395) 02/01/2017 DT160859 Máy quét tài liệu dòng i2420 22.570.000 v hiệu Kodak 02/01/2017 DT160860 Máy quét tài liệu dòng i2420 152.800.000 v hiệu Kodak 06/01/2017 DT160861 Dịch vụ sữa chữa 68.181.000 v 10/01/2017 DT160862 Máy quét i940 hiệu Kodak 150.000.000 v 10/01/2017 DT160863 Máy quét tài liệu AV-5400 hiệu 68.190.000 Avision Nguồn: Số liệu lấy thực tế tại Công ty TNHH ABC Nhận xét: Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu trước và sau ngày kết thúc niên độ được ghi chép chính xác và hợp lý. • Thủ tục 5: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đã thực hiện /chưa thực hiện đối với các giao dịch và số dư có gốc ngoại tệ. Mục tiêu: Đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc áp dụng tỉ giá chuyển đổi số dư có gốc ngoại tệ. Nguồn gốc số liệu: Sổ cái tổng hợp các tài khoản phải thu, sổ chi tiết tài khoản. Công việc: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá hạch toán đối với các số dư có gốc ngoại tệ tại thời điểm khoá sổ. Kiểm tra cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá. 48
  61. Bảng 4.4: Đánh giá lại tỷ giá tại thời điểm 31/12/2016 Ngân hàng Ngoại tệ Tỷ giá Tỷ giá bình quân liên ngân hàng Sacombank USD 22.650 Argribank USD 22.720 22.697 Đông Á Bank USD 22.720 Argribank EUR 27,862.88 27,862.88 Nhận xét: - Khoản mục nợ phải thu Công ty không có giao dịch bằng ngoại tệ nên không có số ngoại tệ để đánh giá lại. Và chỉ có nợ phải trả có giao dịch nên KTV đánh giá lại tỷ giá tại thời điểm 31/12/2016 - Công ty TNHH ABC áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng và KTV đã kiểm tra lại chính xác. • Thủ tục 6: Kiểm tra nghiệp vụ cấn trừ công nợ Mục tiêu: đảm bảo tính hiện hữu, phát sinh, chính xác Công việc: - Kiểm tra chứng từ các nghiệp vụ cấn trừ công nợ - Kiểm tra chứng từ các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ với các bên liên quan. Đảm bảo tất cả các giao dịch với các bên liên quan hoàn toàn được phê duyệt và tuân thủ với các quy định của đơn vị. 49
  62. Bảng 4.5: Kiểm tra nghiệp vụ cấn trừ công nợ Số Ngày Diễn giải Tài khoản Số tiền Kiểm chứng từ chứng từ đối ứng tra TH160110 25-01-2016 Cấn trừ công nợ phải thu và phải trả 131 121.625.518 ✓ chiết khấu đại lý Khuê Tú. TH160110 25-01-2016 Cấn trừ công nợ phải thu và phải trả 131 115.014.545 ✓ chiết khấu đại lý Anh Em. TH16206 18-10-2016 Cấn trừ công nợ phải thu và phải trả 131 114.770.000 ✓ chiết khấu doanh thu Q3/2016_KhueTu cho Inv. 296 TH16234 31-10-2016 Cấn trừ công nợ với Kodak hỗ trợ 131 110.169.690 ✓ marketing funds món 4,947.00 USD (t/g: 22.290) TH16098 15-07-2016 Cấn trừ công nợ phải thu và phải trả 131 109.210.000 ✓ chiết khấu doanh thu Q2/2016_KhueTu cho Inv.165 và 1 phần Inv. 167 Nguồn: Dữ liệu thu thập được tại Công ty TNHH ABC • Thủ tục 7: Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu khách hàng và dự phòng (nếu có) trên BCTC. Mục tiêu: Đảm bảo các khoản nợ phải thu và dự phòng phải thu khó đòi được trình bày và công bố theo đúng quy định của các chuẩn mực kế toán hiện hành. Công việc: Xem xét việc trình bày và công bố của các khoản mục phải thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi có phù hợp với các quy định trong chuẩn mực kế toán hiện hành. Nhận xét: KTV đã kiểm tra Thuyết minh BCTC Nợ phải thu khách hàng của Công ty TNHH ABC. Đảm bảo khoản mục Nợ phải thu khách hàng của Công ty ABC được trình bày phù hợp với chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành. 4.3 Hoàn thành kiểm toán - Sau khi thực hiện xong các thử nghiệm, các giấy tờ làm việc, tài liệu kiểm toán cùng với những bằng chứng kiểm toán đã thu thập tất cả được trợ lý kiểm toán tập hợp và lưu file hồ sơ kiểm toán đã được chuẩn bị từ trước. - Các vấn đề phát sinh (nếu có) trong quá trình kiểm toán được từng thành viên trong nhóm kiểm toán trình bày với Trưởng nhóm kiểm toán trước khi trao đổi với KH. KTV sẽ tổng hợp những sai sót mang tính trọng yếu mà bản thân cũng như các thành viên trong nhóm kiểm toán đã thu thập được tiến hành trao đổi với Kế toán trưởng của Công ty TNHH ABC. Các khoản dự hạch toán chênh lệch, các bút toán điều chỉnh, chứng từ không hợp lệ, 50
  63. chứng từ còn thiếu, hoặc các điểm yếu trong khâu quản lý, KSNB của đơn vị thường là những vấn đề mà KTV trao đổi với KH. -Sau khi hai bên trao đổi và đi đến thống nhất chung, KTV sẽ thông báo cho Kế toán đơn vị KH thời gian gửi dự thảo BCKT (thường là 1 tuần sau ngày kiểm toán) nếu KH đồng ý với bản dự thảo này thì KTV sẽ chịu trách nhiệm phát hành BCKT chính thức (ở đây là Báo cáo chấp nhận toàn phần) Bảng 4.6 Tổng hợp các phát hiện của phần hành STT Nội dung Diễn giải 1 Các bút toàn đề nghị điều chỉnh Không 2 Các vấn đề cần nêu thư quản lý Không 3 Các vấn đề cần đề nghị Ban Giám đốc Không có vấn đề đặc biệt cần giải giải trình bằng văn bản trình 4 Các phát hiện của phần hành này Không có phát hiện trọng yếu 5 Các vấn đề chưa giải quyết cần tiếp Không có vấn đề cần theo dõi tục theo dõi 6 Các vấn đề cần xem xét ở cuộc kiểm Trích dự phòng những KH năm nay toán năm sau chưa thanh toán nợ. Nhận xét: Do Công ty TNHH ABC là một KH mới nên việc lưu giữ các bằng chứng kiểm toán lần đầu được thực hiện rất kỹ lưỡng để đảm bảo cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và hỗ trợ cho việc kiểm toán sau này. Kết thúc quá trình kiểm toán, KTV thận trọng trong việc tổng hợp các vấn đề phát sinh từ các trợ lý kiểm toán. Điều này giúp KTV thận trọng trong việc tổng hợp các vấn đề phát sinh mà không bỏ sót vấn đề nào. Việc trao đổi với đại diện Công ty ABC vào cuối ngày kiểm toán là cơ sở để hai bên thống nhất được những sai sót cần điều chỉnh, đây là giai đoạn mà KTV sẽ tư vấn về những khiếm khuyết trong hoạt động của KH để KH có những biển pháp cải thiện hoạt động tốt hơn. Đây chính là sự chuyên nghiệp trong hoạt động của VDAC. 51
  64. 4.4 So sánh quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu của Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt với quy trình kiểm toán mẫu của VACPA - Ở mức độ tổng thể, quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu của VDAC không khác gì so với quy trình kiểm toán mẫu. Tuy nhiên, nếu xét về chi tiết thì quy trình này vẫn có những điểm khác so với VACPA chủ yếu nhằm để tiết kiệm thời gian, chi phí, và mang lại hiệu quả cho cuộc kiểm toán. Các thử nghiệm của VDAC thường được thực hiện song song với nhau nhằm tiết kiệm thời gian của cuộc kiểm toán. Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ thường được VDAC thực hiện lồng ghép chung với việc thực hiện các TNKS thông qua việc trao đổi với KH. Một số TNKS (kiểm tra việc đánh số liên tục đơn đặt hàng, xét duyệt cấp thẩm quyền, lưu trữ chứng từ ) sẽ được thực hiện lồng vào với các thử nghiệm chi tiết. Những điểm khác biệt trong quy trình kiểm toán nợ phải thu mà VDAC áp dụng bao gồm: - Thực hiện các TNKS: Trong thực tế, các thử nghiệm này không thực hiện riêng biệt mà được thực hiện cùng lúc với các TNCB nhằm tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cho cuộc kiểm toán. - Các thủ tục phân tích của VACPA thực hiện đầy đủ các tỷ số tài chính, còn chương trình kiểm toán của VDAC chỉ tiến hành phân tích những chỉ số chính và quan trọng. - Thực hiện các TNCB: Tùy tình hình thực tế mà KTV sẽ lựa chọn những thử nghiệm cần thiết để áp dụng cho cuộc kiểm toán. Các thử nghiệm chủ yếu mà VDAC áp dụng bao gồm việc phân tích biến động, kiểm tra số dư, số phát sinh, chọn mẫu kiểm tra chứng từ. Trong quá trình kiểm toán, những khoản mục có biến động thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ, các khoản mục không trọng yếu thường được KTV bỏ qua hoặc nếu có kiểm tra cũng chỉ ở mức tương đối. Việc thu thập bằng chứng kiểm toán cũng chỉ ở mức đại diện. - Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: Do việc kiểm toán các công ty KH thường được thực hiện sau ngày khóa sổ vì thế việc kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khóa sổ được KTV thực hiện trong các giai đoạn trên. Trong giai đoạn này, các bút toán điều chỉnh sẽ được KTV trao đổi trực tiếp với KH. Nếu KH chấp nhận điều chỉnh, BCKT sẽ là ý kiến chấp nhận toàn phần, không có bút toán điều chỉnh. 52
  65. CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN RỒNG VIỆT 5.1 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt 5.1.1 Ưu điểm - Công ty có tổ chức quản lý chặt chẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng cho các kiểm toán viên và phân công nhóm kiểm toán căn cứ vào nhiều tiêu chí như : quy mô, lĩnh vực kinh doanh, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, cách khai thác khả năng của kiểm toán viên, giúp cuộc kiểm toán diễn ra thuận lợi hơn, giữ uy tín cho công ty, có chuẩn bị trước khi tham gia kiểm toán và tham gia các cuộc kiểm kê hàng cuối năm đầy đủ và chặt chẽ. - VDAC luôn liên hệ trước với khách hàng để thông báo về kế hoạch kiểm toán cũng như xin trước các file mềm cần thiết. Đây là điều kiện để đơn vị được kiểm toán có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc kiểm toán sắp tới. Đồng thời việc xin trước số liệu giúp KTV có thêm thời gian để kiểm tra tổng quát trước khi tiến hành kiểm toán tại công ty KH. - Trước khi bước vào thực hiện các thử nghiệm, KTV luôn hướng dẫn và định hướng những trọng tâm cần kiểm tra cho các thành viên trong nhóm. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, luôn có sự phối hợp giữa KTV và các thành viên trong nhóm kiểm toán. - Kiểm toán viên luôn chú trọng việc thu thập các thông tin chi tiết về khách hàng thông qua việc quan sát, phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc, kế toán trưởng của khách hàng để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu ngay từ đầu và xác định phương pháp tiếp cận phù hợp. - Các chứng từ, sổ sách kế toán phục vụ cho việc kiểm toán được trợ lý kiểm toán ghi nhận thành một văn bản. Điều này giúp cho việc quản lý các bằng chứng kiểm toán đã thu thập hoặc chưa thu thập trở nên dễ dàng hơn. - Cho dù là KH cũ hay KH mới, các TNCB đều được KTV thực hiện như nhau và đầy đủ dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Điều này tạo nên sự khách quan cho việc kiểm toán. 53
  66. - Tất cả file làm việc và bằng chứng kiểm toán sẽ được lưu giữ cẩn thận vào file hồ sơ kiểm toán theo từng KH. Đây là cơ sở chứng minh cho ý kiến của KTV, hơn nữa việc lưu file kiểm toán sẽ giúp hỗ trợ cho KTV trong lần kiểm toán vào năm sau. - Công tác soát xét trước khi phát hành báo cáo được tiến hành kỹ lưỡng qua nhiều cấp, phát hiện các vấn đề và điều chỉnh kịp thời. Nhằm hạn chế những vấn đề có thể phát sinh bất lợi cho VDAC sau khi phát hành BCKT. - Công ty có quy định chặt chẽ việc sắp xếp, trình bày giấy tờ làm việc, hồ sơ một cách hệ thống và lưu trữ khoa học, bảo mật thông tin KH. Việc lưu trữ khoa học giúp thuận tiện cho việc xem xét lại, hay phục vụ cho việc đánh giá khách hàng cho năm kiểm toán tiếp theo. 5.1.2 Khuyết điểm Khuyết điểm Đề xuất giải pháp - Thời gian kiểm toán ngắn nên số lượng thu - Tăng thêm số ngày kiểm toán tại công thập bằng chứng không đủ. KTV không chuẩn ty khách hàng, việc chọn mẫu nên được bị trước cỡ mẫu cần kiểm tra, việc lấy mẫu thực hiện trước khi đến công ty khách được thực hiện khi kiểm toán tại công ty khách hàng. hàng nên không chuẩn bị trước. Khi đó, KH thường đem toàn bộ chứng từ phát sinh trong năm để KTV thu thập. Khi số lượng chứng từ cần kiểm tra quá lớn, khả năng KTV bỏ qua những sai sót nhỏ, tính cẩn trọng giảm xuống để làm những công việc khác cho kịp tiến độ - Việc xác lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro, - Để đánh giá khách quan hơn việc xác và xác định khoảng cách mẫu được thực hiện định mức trọng yếu, KTV nên dựa vào chủ yếu phụ thuộc quá nhiều vào sự xét đoán hướng dẫn của VACPA để hạn chế rủi chủ quan của KTV ro. - Chương trình kiểm toán và bảng câu hỏi được - KTV nên thiết kế bảng câu hỏi và thiết kế chung cho tất cả các loại hình doanh chương trình kiểm toán cho từng loại nghiệp. hình doanh nghiệp. 54
  67. 5.1.3 Nguyên nhân tồn tại Nguyên nhân tồn tại những khuyết điểm trong quy trình kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt là do : - Công ty ký hợp đồng nhiều khách hàng và yêu cầu phát hành báo cáo kiểm toán trong thời gian gấp rút nên KTV chịu áp lực rất lớn từ khối lượng công việc gia tăng, nên việc bố trí thời gian, hoạt động thực hiện công việc kiểm toán đôi khi gặp khó khăn. Công ty còn trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm toán. - Nhằm tiết kiệm thời gian nên KTV lồng ghép các thử nghiệm kiểm soát vào các thử nghiệm cơ bản. - Nhằm hạn chế thời gian và chi phí kiểm toán, nên chương trình kiểm toán và bảng câu hỏi được thiết kế chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. 5.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại Công ty TNHH Tư vấn Rồng Việt - Công ty nên có chính sách chặt chẽ hơn hay bắt buộc về việc KTV thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với khách hàng nhỏ hay lớn. Cụ thể: việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát nên bao gồm tất cả các bước: phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát, tìm hiểu chu trình và thực hiện lại các thủ tục kiểm soát một cách chặt chẽ. Công ty nên thiết kế bảng câu hỏi cho phù hợp với từng khoản mục, từng lĩnh vực, quy mô, ngành nghề của từng khách hàng khác nhau. Có như vậy quá trình tìm hiểu HTKSNB của đơn vị mới hiệu quả. - Khi kiểm toán các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, KTV nên xem xét chính sách tín dụng của đơn vị. Chính sách tín dụng ảnh hưởng lớn đến biến động của các khoản phải thu KH. Nên kết hợp giữa xét đoán của KTV và phương pháp chọn mẫu thống kê khi kiểm tra các khoản nợ phải thu. KTV cần tìm hiểu nguyên nhân có nhiều khoản nợ quá hạn là do đâu, có liên quan đến chính sách tín dụng hay không. Từ đó, cơ sở lập dự phòng phải thu khó đòi được đánh giá hợp lý hơn. KTV cần kết hợp thêm các phương pháp chọn mẫu như chọn mẫu 100%, chọn phần tử đặc biệt hoặc kết hợp các phương pháp chọn mẫu. - Nếu có thể, nên có một bộ phận chuyên nghiên cứu và theo dõi những sự kiện sau khi kết thúc niên độ của KH. Điều này sẽ hỗ trợ rất lớn cho kết quả của cuộc kiểm toán. - Do tiết kiệm thời gian, kiểm toán viên thường bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát hoặc thực hiện song song với các công việc khác. Nhưng kiểm toán viên cũng nên chú ý các thử 55
  68. nghiệm kiểm soát nào nên được thực hiện tại công ty nào hoặc thực hiện song song với các công việc khác nhưng cũng phải chú ý và phải được thực hiện một cách chi tiết và rõ ràng. Mặc dù bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát hay thực hiện song song với các công việc khác thì kiểm toán viên cần được trang bị kiến thức đủ vững vàng để có thể lựa chọn mở rộng hay thu hẹp các thử nghiệm chi tiết hay thực hiện toàn bộ các thử nghiệm chi tiết đề ra trên quy trình kiểm toán mẫu, để tiết kiệm thời gian và công sức của kiểm toán viên mà vẫn đạt được chất lượng kiểm toán cao nhất. - Trước khi thỏa thuận thời gian phát hành BCKT cần phải cân nhắc với số lượng công việc sắp tới, hạn chế tối đa việc trễ hẹn đối với KH. - Cần tổ chức, huấn luyện, hướng dẫn cho các thành viên trong công ty cách thức lên BCKT khi đã có sẵn số liệu để KTV có thể giảm nhẹ gánh nặng lên file. Tuy nhiên, cần thực hiện kiểm tra lại để đảm bảo không có sai sót. 56
  69. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Ở Việt Nam, hệ thống ngành kiểm toán còn rất non trẻ, mới được hình thành còn có nhiều khó khăn, song nó cũng kế thừa được những kinh nghiệm của các nước có ngành kiểm toán phát triển. Với một hệ thống chuẩn mực đã được hình thành dựa trên những lý luận chung của kiểm toán quốc tế đó là cơ hội thuận lợi cho ngành kiểm toán Việt Nam tiến tới quá trình hội nhập. Song khi hội nhập đòi hỏi các công ty kiểm toán phải thích ứng với điều kiện mới một môi trường kiểm toán cạnh tranh khốc liệt, với những hãng kiểm toán tên tuổi. Và chỉ có chất lượng tốt thì các công ty kiểm toán Việt Nam mới có thể cạnh tranh thành công. Qua quá trình thực tập kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt, người viết đã nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu KH trong kiểm toán BCTC hiện đang áp dụng tại công ty kết hợp các tài liệu lưu giữ tại Công ty và việc vận dụng quy trình kiểm toán thực tế tại các công ty KH. Nhận thấy được tầm quan trọng của khoản mục nợ phải thu KH, công ty đã xây dựng quy trình kiểm toán khoản mục khá hoàn thiện, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. VDAC cũng rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ và kỹ năng cho nhân viên để tiếp tục hoàn thiện quy trình kiểm toán và ngày một nâng cao chất lượng kiểm toán của công ty. Chính vì thế, công ty đã góp phần đem lại uy tín và niềm tin cậy cho KH cũ và thu hút nhiều KH mới, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực kiểm toán. Đề tài “Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCT tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt” không phải là một đề tài mới. Tuy nhiên người viết đã mô tả chi tiết quy trình kiểm toán tại khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt qua đó tìm ra sự khác biệt giữa quy trình kiểm toán và thực tế kiểm toán viên áp dụng. Qua đó, người viết cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục này tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt. Dù cố gắng hoàn thành tốt quá trình thực tập để làm báo cáo thực tập nhưng trong quá trình thực tập và làm bài báo cáo không thể tránh khỏi sai xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, những lời phê bình của quý thầy cô và anh chị trong Công ty 57
  70. TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Viêt. Đó sẽ là những nhận xét quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức cũng như hỗ trợ cho công việc em theo đuổi khi ra trường. 2. Kiến nghị • Đối với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt - Tuân thủ nguyên tắc kiểm toán độc lập là: độc lập, trung thực, khách quan, bảo mật thông tin, tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. - Bố trí nhân lực thực hiện cuộc kiểm toán, cần tuyển thêm các KTV và trợ lý kiểm toán để đảm bảo công việc hoàn thành tốt phản ánh đúng thực trạng của công ty được kiểm toán để đưa ra ý kiến phù hợp và phát hành báo cáo kiểm toán đúng thời hạn. - Định kỳ đánh giá năng lực KTV, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ngoài khoảng thời gian mùa kiểm toán. - Nâng cao hiệu quả trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên • Về phía đơn vị được kiểm toán - Cần phải thông báo thời gian kiểm toán trước để KTV sắp xếp lịch để tránh bị trùng, cần phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ file cứng và file mềm phục vụ cho kiểm toán tránh trường hợp không chuẩn bị đầy đủ và cuộc kiểm toán bị kéo dài gây mất thời gian cho KTV. - Hỗ trợ KTV thực hiện công việc kiểm kê trước cuộc kiểm toán. - BCTC phản ánh đầy đủ, đúng đắn tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. - Trong quá trình kiểm toán, đơn vị được kiểm toán nên trao đổi trực tiếp với KTV những vấn đề vướng mắc trong công tác kế toán của đơn vị để KTV có thể đưa ra biện pháp cải thiện. Đơn vị KH cũng cần phối hợp với KTV và các trợ lý kiểm toán trong việc giải thích các vấn đề phát sinh theo yêu cầu kiểm toán. - Giải trình đầy đủ, trung thực và cung cấp Thư giải trình/Bản giải trình bằng văn bản theo đề nghị của KTV để làm cơ sỡ cho KTV đưa ra ý kiến kiểm toán - Cho phép KTV tiếp cận với các phòng, ban, bộ phận liên quan để tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến cuộc kiểm toán. • Đối với Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA - Đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam, VACPA cần tiếp tục hoàn thiện nội dung các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, đẩy mạnh công 58
  71. tác đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường hoạt động kiểm soát chất lượng hành nghề của KTV. - Thực hiện việc giao lưu, trao đổi thường xuyên giữa các KTV của các Công ty kiểm toán với VACPA để nắm bắt tình hình kiểm toán của các công ty và kịp thời đề ra những giải pháp khắc phục những yếu kém, tiếp nhận và bổ sung ý kiến tích cực. • Đối với cơ quan Nhà nước - Hiện nay ở nước ta các văn bản pháp luật, pháp lý về ngành kiểm toán nước ta còn nhiều điểm chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn cho các KTV khi hành nghề. Do đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần có những biện pháp hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý về kiểm toán. - Bên cạnh đó, Nhà nước cần thường xuyên mở những cuộc hội thảo, những lớp tập huấn để kiểm toán viên có thể cập nhật kiến thức một cách dễ dàng và thường xuyên nhằm nâng cao năng lực kiểm toán và phát triển kịp thời với sự phát triển của quốc tế. - Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực kiểm toán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công ty kiểm toán. - Nhà nước nên chỉ rõ đối tượng nào cần thiết phải kiểm toán và yêu cầu các bên có liên quan với đơn vị được kiểm toán phải có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc kiểm toán của Công ty kiểm toán. Như trường hợp gửi thư xác nhận thì các đơn vị được yêu cầu xác nhận nợ nên có trách nhiệm phản hồi để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kiểm toán và để KTV đưa ra ý kiến thích hợp hơn 59
  72. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: THƯ XÁC NHẬN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH ABC
  73. Ngày 19 tháng 03 năm 2017 Kính gửi: Viettel Hà Nội – Chi nhánh Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Địa chỉ: Số 1, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội Fax: V/v: Yêu cầu xác nhận số dư Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi kính đề nghị Quý công ty căn cứ số dư trên sổ kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2016, xác nhận số dư và doanh số giao dịch hoặc có ý kiến khác vào mẫu dưới đây. Thư xác nhận gửi trực tiếp hoặc fax cho chúng tôi theo địa chỉ ghi dưới. Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ mục đích kiểm toán. Các khoản nợ và các khoản thanh toán sau ngày nói trên không bao gồm trong số dư xác nhận. Giám đốc hoặc người đại diện (Đơn vị được kiểm toán) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Kính gửi: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC) (Bà: Huỳnh Nguyễn Kim Thư) Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, P. An Phú, Q. 2, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (+84) 62 871 142 – 62 871 151 Fax: (+84 8) 62 871 152 Chúng tôi xác nhận số dư trên sổ sách kế toán tại ngày 31/12/2016 của chúng tôi là: 1/ Doanh số mua hàng của chúng tôi từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016: 1.515.000.000 đồng 2/ Dư nợ phải trả của chúng tôi tại ngày 31/12/2016: 1.515.000.000 đồng 3/ Ý kiến khác: . Giám đốc hoặc người đại diện (Khách nợ) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
  74. Ngày 19 tháng 03 năm 2017 Kính gửi: Công ty Cổ Phần Phát Triển Thương Mại và Dịch Vụ Quang Anh Địa chỉ: Số 62, phố Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Fax: V/v: Yêu cầu xác nhận số dư Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi kính đề nghị Quý công ty căn cứ số dư trên sổ kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2016, xác nhận số dư và doanh số giao dịch hoặc có ý kiến khác vào mẫu dưới đây. Thư xác nhận gửi trực tiếp hoặc fax cho chúng tôi theo địa chỉ ghi dưới. Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ mục đích kiểm toán. Các khoản nợ và các khoản thanh toán sau ngày nói trên không bao gồm trong số dư xác nhận. Giám đốc hoặc người đại diện (Đơn vị được kiểm toán) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Kính gửi: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC) (Bà: Huỳnh Nguyễn Kim Thư) Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, P. An Phú, Q. 2, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (+84) 62 871 142 – 62 871 151 Fax: (+84 8) 62 871 152 Chúng tôi xác nhận số dư trên sổ sách kế toán tại ngày 31/12/2016 của chúng tôi là: 1/ Doanh số mua hàng của chúng tôi từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016: 123.750.000 đồng 2/ Dư nợ phải trả của chúng tôi tại ngày 31/12/2016: 30.500.000 đồng 3/ Ý kiến khác: . Giám đốc hoặc người đại diện (Khách nợ) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
  75. Ngày 19 tháng 03 năm 2017 Kính gửi: Công ty Cổ Phần Thương Mại và Đầu Tư Công Nghệ Anh Em Địa chỉ: Số 20, tổ 10 (cũ: Tổ 13, Thôn Trung), Khu Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Fax: V/v: Yêu cầu xác nhận số dư Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi kính đề nghị Quý công ty căn cứ số dư trên sổ kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2016, xác nhận số dư và doanh số giao dịch hoặc có ý kiến khác vào mẫu dưới đây. Thư xác nhận gửi trực tiếp hoặc fax cho chúng tôi theo địa chỉ ghi dưới. Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ mục đích kiểm toán. Các khoản nợ và các khoản thanh toán sau ngày nói trên không bao gồm trong số dư xác nhận. Giám đốc hoặc người đại diện (Đơn vị được kiểm toán) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Kính gửi: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC) (Bà: Huỳnh Nguyễn Kim Thư) Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, P. An Phú, Q. 2, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (+84) 62 871 142 – 62 871 151 Fax: (+84 8) 62 871 152 Chúng tôi xác nhận số dư trên sổ sách kế toán tại ngày 31/12/2016 của chúng tôi là: 1/ Doanh số mua hàng của chúng tôi từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016: 1.253.357.600 đồng 2/ Dư nợ phải trả của chúng tôi tại ngày 31/12/2016: 202.460.000 đồng 3/ Ý kiến khác: . Giám đốc hoặc người đại diện (Khách nợ) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
  76. Ngày 19 tháng 03 năm 2017 Kính gửi: Chi nhánh Công ty Cổ Phần Thương Mại và Đầu Tư Anh Em Địa chỉ: 393/1A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Fax: V/v: Yêu cầu xác nhận số dư Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi kính đề nghị Quý công ty căn cứ số dư trên sổ kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2016, xác nhận số dư và doanh số giao dịch hoặc có ý kiến khác vào mẫu dưới đây. Thư xác nhận gửi trực tiếp hoặc fax cho chúng tôi theo địa chỉ ghi dưới. Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ mục đích kiểm toán. Các khoản nợ và các khoản thanh toán sau ngày nói trên không bao gồm trong số dư xác nhận. Giám đốc hoặc người đại diện (Đơn vị được kiểm toán) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Kính gửi: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC) (Bà: Huỳnh Nguyễn Kim Thư) Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, P. An Phú, Q. 2, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (+84) 62 871 142 – 62 871 151 Fax: (+84 8) 62 871 152 Chúng tôi xác nhận số dư trên sổ sách kế toán tại ngày 31/12/2016 của chúng tôi là: 1/ Doanh số mua hàng của chúng tôi từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016: 1.691.396.300 đồng 2/ Dư nợ phải trả của chúng tôi tại ngày 31/12/2016: 636.212.000 đồng 3/ Ý kiến khác: . Giám đốc hoặc người đại diện (Khách nợ) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
  77. Ngày 19 tháng 03 năm 2017 Kính gửi: Chi nhánh Công ty TNHH Giải Pháp Số Toàn Cầu Địa chỉ: 23 Lý Thường Kiệt, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ Fax: V/v: Yêu cầu xác nhận số dư Theo yêu cầu kiểm toán, chúng tôi kính đề nghị Quý công ty căn cứ số dư trên sổ kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2016, xác nhận số dư và doanh số giao dịch hoặc có ý kiến khác vào mẫu dưới đây. Thư xác nhận gửi trực tiếp hoặc fax cho chúng tôi theo địa chỉ ghi dưới. Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ mục đích kiểm toán. Các khoản nợ và các khoản thanh toán sau ngày nói trên không bao gồm trong số dư xác nhận. Giám đốc hoặc người đại diện (Đơn vị được kiểm toán) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) Kính gửi: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC) (Bà: Huỳnh Nguyễn Kim Thư) Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, P. An Phú, Q. 2, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (+84) 62 871 142 – 62 871 151 Fax: (+84 8) 62 871 152 Chúng tôi xác nhận số dư trên sổ sách kế toán tại ngày 31/12/2016 của chúng tôi là: 1/ Doanh số mua hàng của chúng tôi từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016: 158.202.000 đồng 2/ Dư nợ phải trả của chúng tôi tại ngày 31/12/2016: 123.046.000 đồng 3/ Ý kiến khác: . Giám đốc hoặc người đại diện (Khách nợ) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu)