Khóa luận Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Thừa Thiên Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_tai_ngan_han.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Thừa Thiên Huế
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 1.1. Tổng quan về NHTM 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của NHTM 4 1.1.2. Chức năng của NHTM 6 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM 7 1.2. Tổng quan về CVTD 8 1.2.1. Khái niệm CVTD 8 1.2.2. Đặc điểm CVTD 9 1.2.3. Phân loại CVTD 9 1.2.4. Vai trò của CVTD 11 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến CVTD 11 1.3. Các quy định CVTD 13 1.3.1. Nguyên tắc vay vốn 13 1.3.2. Điều kiện vay vốn 13 1.3.3. Thời hạn và lãi suất vay vốn 14 1.3.4.Trường Quy trình cho Đại vay học Kinh tế Huế 14 1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động CVTD 16
- 1.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô CVTD 16 1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tính chất CVTD 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CN THỪA THIÊN HUẾ 20 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương – CN Thừa Thiên Huế 20 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 20 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 21 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 21 2.1.4. Các sản phẩm CVTD của Ngân hàng 23 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của CN giai đoạn 2013-2015 25 2.2. Thực trạng CVTD tại CN giai đoạn 2013 - 2015 33 2.2.1. Tình hình về doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ CVTD 33 2.2.2. Nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ CVTD 40 2.2.3. Vòng quay vốn, hệ số thu nợ CVTD 41 2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn CVTD 41 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động CVTD 42 2.3.1. Kết quả đạt được 42 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 43 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 47 3.1. Định hướng phát triển chung 47 3.2. Định hướng mở rộng hoạt động CVTD 47 3.3. Giải pháp mở rộng CVTD tại Ngân hàng VietinBank CN Thừa Thiên Huế 48 3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 48 3.3.2. Tăng cường hoạt động marketing 50 3.3.3.Trường Nâng cao ch ấtĐại lượng sả nhọc phẩm Kinh tế Huế 53 PHẦN III: KẾT LUẬN 55 ii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCNV Cán bộ công nhân viên CN Chi nhánh CVTD Cho vay tiêu dùng DS Doanh số NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng trung ương NQH Nợ quá hạn PGD Phòng giao dịch SXKD Sản xuất kinh doanh TT Tỷ trọng XDSC Xây dựng sửa chữa Trường Đại học Kinh tế Huế iii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn, cho vay và lợi nhuận 26 Bảng 2.2: Tình hình thu nợ CVTD 29 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay KHCN 30 Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu 32 Bảng 2.5: Tỷ lệ doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ CVTD trên cho vay KHCN 34 Bảng 2.6: Tình hình doanh số CVTD 35 Bảng 2.7: Tình hình doanh số thu nợ CVTD 37 Bảng 2.8: Tình hình dư nợ CVTD 38 Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ CVTD 40 Bảng 2.10: Tình hình vòng quay vốn và hệ số thu nợ CVTD 41 Bảng 2.11: Tình hình lợi nhuận CVTD và cho vay KHCN 42 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay 14 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức VietinBank CN Thừa Thiên Huế 22 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 2010, Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình với tộc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người khá ổn định. Cụ thể, GDP bình quân đầu người vào năm 2012 đạt 36.947 triệu đồng (khoảng 1,748 USD) năm 2015 là 45.7 triệu đồng (khoảng 2,109 USD)1. Vì vậy, đời sống của người dân cũng được cải thiện, thu nhập càng ngày càng tăng. Do đó, người ta không còn chỉ cần thỏa mãn những nhu cầu cơ bản như ăn uống, giáo dục, y tế thay vào đó là những yêu cầu cao hơn như nhà ở, ô tô hay du học Nắm bắt được nhu cầu đó, cho vay tiêu dùng (CVTD) ngày càng được các ngân hàng chú trọng đầu tư, phát triểnvà đã trở thành một lĩnh vực đóng góp một khoản doanh thu cũng như lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng. Thêm vào đó, Việt Nam là một quốc gia đông dân (gần 92 triệu dân vào năm 20152) hứa hẹn sẽ là một sân chơi bán lẻ hấp dẫn cho các ngân hàng thương mại (NHTM). Bên cạnh đó, Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015 hứa hẹn sẽ thúc đẩy thương mại nội khối, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các thành viên và giữa AEC với các khối kinh tế khác. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực như đẩy mạnh xuất khẩu (do thuế suất về mức 0% đối với hầu hết các mặt hàng trao đổi trong nội bộ khối), nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng cần phải phát triển, hoàn thiện các các sản phẩm – dịch vụ của mình, đồng thời nghiên cứu, tung ra các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của những khách hàng – những người đang ngày một trở nên “khó tính” nhằm tránh nguy cơ bị thu hẹp thị phần hay phá sản do sự cạnh tranh khốc liệt từ chính các thành viên trong khối AEC. Trong những năm qua, mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Thừa Thiên Huế cũng theo nhịp phát triển chung của cả nước; mặc dù, mức sống của người dân còn khá thấp. Năm 2015, con số này là khoảng 2,000 USD3, thấp hơn mức bìnhTrường quân chung củ a Đạicả nước (khohọcảng 2,109Kinh USD). Bêntế cHuếạnh đó, theo Tổng 1 Theo Tổng cục thống kê, Thống kê nước ngoài. 2 Theo Tổng cục thống kê, Dân số và lao động. 3 Theo Báo Nhân dân (2015). 1
- cục thống kê, Thừa Thiên Huế là một tỉnh có dân số không đông với 1,140.7 nghìn người so với cả nước là 91,713.3 nghìn người vào năm 2015. Vì vậy, “chiếc bánh thị phần CVTD” tại Thừa Thiên Huế là khá nhỏ bé đối với số lượng ngân hàng hoạt động tại địa bàn (vào năm 2016 là 24 ngân hàng4), điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra gay gắt. Ngân hàng Công thương (VietinBank) nói chung và ngân hàng VietinBank Chi nhánh Thừa Thiên Huế (CN Thừa Thiên Huế) nói riêng được mệnh danh là “Ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam” trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động CVTD nhưng cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác. Vậy để nâng cao hiệu quả và tăng thị phần trong lĩnh vực CVTD, Ngân hàng cần có những hành động, chiến lược cụ thể như thế nào để khẳng định vị thế của mình? Từ những yêu cầu thực tiễn trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thừa Thiên Huế” cho bài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình CVTD tại Ngân hàng VietinBank – CN Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CVTD. - Phân tích tình hình hoạt động CVTD tại Ngân hàng VietinBank – CN Thừa Thiên Huế dựa trên một số chỉ tiêu đánh giá về quy mô và chất lượng. - Chỉ ra những hạn chế đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường, nâng cao hoạt động CVTD tại Ngân hàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động CVTD của Ngân hàng thương mại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: CN Ngân hàng VietinBank tại Thừa Thiên Huế. - ThTrườngời gian: từ năm 2013 Đại – 2015. học Kinh tế Huế 4 Theo Hoàng Văn Khoa, Phòng Bán lẻ NHCT CN Thừa Thiên Huế. 2
- 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phân tích đề tài chủ yếu là ba phương pháp dưới đây: - Phương pháp thu thập số liệu Đọc, phân tích, tổng hợp thông tin từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VietinBank – CN Thừa Thiên Huế từ năm 2014 – 2016 cũng như các bài báo, tạp chí chuyên ngành của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực CVTD. - Phương pháp phân tích số liệu Xử lý số liệu bằng các công cụ như Excel để phân tích, so sánh giá trị mức độ tuyệt đối và tương đối qua các thời kỳ. - Phương pháp so sánh So sánh kết quả hoạt động CVTD của Ngân hàng VietinBank – CN Thừa Thiên Huế qua từng năm. Trong đó, lấy năm gốc là năm 2013 để so sánh và chủ yếu sử dụng phương pháp số tương đối động thái (t) và lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ( ) để xem xét sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) nói chung và CVTD nói riêng của Ngân hàng. 5. Kết cấu đề tài Đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thừa Thiên Huế” có bố cục như sau: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về CVTD Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế ChươngTrường 3: Giải pháp Đại nâng cao họchoạt độ ngKinh cho vay tiêutế dùng Huế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Phần III: Kết luận 3
- PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1. Tổng quan về NHTM 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của NHTM 1.1.1.1. Khái niệm NHTM Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khái niệm về NHTM: - NHTM là một tổ chức tài chính cung cấp đa dạng những dịch vụ tài chính mà chủ yếu là nhận tiền gởi và cho vay5. - Tại Ấn Độ, Ngân hàng là một tổ chức mà huy động tiền từ những người có khoản tiền nhàn rỗi hay tiết kiệm từ thu nhập của họ; và tiến hành cho vay đối với những người có nhu cầu6. - Theo Frederic S. Mishkin trong cuốn The Economics of Money, Banking and Financial Markets được xuất bản vào năm 1992, các NHTM là các trung gian tài chính thu vốn trước hết bằng cách phát hành tiền gửi có thể phát séc được, các khoản tiền gởi tiết kiệm, các khoản tiền gởi có kỳ hạn. Sau đó, họ dùng các vốn này để thực hiện cho vay như cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp và để mua các chứng khoán chính phủ, các chứng khoán của chính quyền địa phương7. - Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng Số 47/2010/QH12: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Nhìn chung, NHTM là một trung gian tài chính hoạt động vì lợi nhuận, cung cấp các dịch vụ tài chính, tiện ích như nhận tiền gửi và cho vay, thanh toán, các sản phẩm đầu tư cơ bản, chuyển tiền, phát hành thẻ Trường Đại học Kinh tế Huế 5 Theo Investopedia. Trong Commercial Bank 6 Theo Rakesh Kumar. (2013). Commercial banks in India. 7 Người dịch: Nguyễn Quang Cư, Nguyễn Đức Duy (2001) 4
- 1.1.1.2. Đặc điểm NHTM Theo Lê Phúc Minh Chuyên, NHTM có bốn đặc điểm chính như sau: - Hoạt động, kinh doanh trên một loại hàng hóa – dịch vụ đặc biệt là tiền tệ. Nói cách khác, các ngân hàng sử dụng tiền để kiếm nhiều tiền hơn bằng nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, điển hình là nhận các khoản tiền gửi của khách hàng sau đó lại tiến hành cho các tổ chức, cá nhân khác vay với lãi suất cao hơn lãi suất nhận tiền gửi. - Là doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ số nợ rất cao, cấu trúc tài sản đặc thù. Năm 2015, tổng tài sản của ngân hàng thấp nhất là hơn 16 nghìn tỷ đồng (SaigonBank), cao nhất là gần 800 nghìn tỷ đồng (Agribank)8. Bên cạnh đó, cấu trúc tài sản của các NHTM rất khác biệt so với các doanh nghiệp hoạt động trong các kĩnh vực khác. Bởi vì tỷ trọng tài sản hữu hình rất thấp so với tài sản vô hình cụ thể là các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, hợp đồng tín dụng và các giấy tờ có giá khác. Ngoài ra, nguồn vốn của các NHTM sử dụng cho hoạt động kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động từ bên ngoài trong khi vốn chủ sở hữu rất thấp (thường chiếm không quá 10% tổng nguồn vốn). Chính vì vậy, tỷ lệ nợ phải trả/ tổng nguồn vốn rất cao. Hiện nay, để đảm bảo sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng cũng như lợi ích của người tiêu dùng, NHTW đã nâng mức vốn điều lệ của các NHTM lên 10 nghìn tỷ đồng vào năm 2015. - Hoạt động của các NHTM luôn chứa đựng nhiều rủi ro và chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của của NHTW. Tỷ lệ nợ xấu cao là một trong những bài toán nan giải của các NHTM hiện nay. Tháng 3/2015, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 3.81%9 trong khi mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là đưa con số này về 3% vào cuối năm. Điều này làm giảm đi uy tín cũng như lợi ích của chính bản thân các ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn tham gia vào những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản. Ngoài ra, rủi ro lãi suất cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có nhiều rủi ro tiềm ẩn, điển hình là chTrườngạy đua lãi suất gi ữĐạia các ngân học hàng. DoKinh đó, nguy cơtế các Huếngân hàng phá sản 8 Theo Kim Tiền (2015) trích dẫn từ Trí thức trẻ 9 Theo NHNN, Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng. 5
- là một kết quả tất yếu nếu như họ không quản trị tốt danh mục đầu tư của mình, điều này dẫn đến sự bất ổn định cho nền kinh tế - chính trị - xã hội. Chính vì lẽ đó, hoạt động kinh doanh của các NHTM phải được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước, mà cụ thể là chính sách tiền tệ của NHTW. - Tính liên kết và ổn định của hệ thống Ngân hàng. Trong các lĩnh vực kinh doanh, Ngân hàng có tính phụ thuộc lẫn nhau lớn nhất với độ lan tỏa rủi ro mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sở hữu chéo tồn tại giữa các ngân hàng cũng khiến cho chỉ cần một ngân hàng (cho dù quy mô lớn hay bé) gặp trục trặc, đặc biệt trong vấn đề thanh khoản hay phá sản có thể dẫn đến nguy cơ làm lung lay toàn bộ hệ thống bởi sự rút tiền hàng loạt của người dân. Điển hình là vào năm 2005, sau thông tin Ngân hàng Phương Nam có tên trong một số hồ sơ CVTD có dấu hiệu lừa đảo ở Sóc Sơn (Hà Nội) được phát trong chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam, khách hàng của Ngân hàng này đã đến rút tiền đồng loạt cho dù chưa đến hạn. Bên cạnh đó, một số người dân có tiền gởi tiết kiệm hay kì hạn tại một số ngân hàng khác cũng đồng loạt đi rút tiền. Sự việc trên chỉ lắng xuống sau khi đại diện NHNN xuống làm việc tại Ngân hàng Phương Nam chi nhánh Hà Nội để giải thích và trấn an người dân10. 1.1.2. Chức năng của NHTM 1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng Đây là chức năng chính của các NHTM, đóng vai trò là “cầu nối” giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Các ngân hàng huy động tiền nhàn rỗi trong cư dân rồi tiến hành cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn nhờ đó, thúc đẩy nền kinh tế. Qua đó, NHTM đóng vai trò là người đi vay lẫn người cho vay và hưởng lợi nhuận từ khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. 1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán NHTM thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa – dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiTrườngền gửi của khách hàngĐại tiền họcthu bán hàngKinh và các khotếản Huếthu khác theo lệnh 10 Theo Việt Báo (2005), Người dân ồ ạt rút tiền ở Ngân hàng Phương Nam. 6
- của họ. Với chức năng này, ngân hàng đóng vai trò là “thủ quỹ” và nhận các khoản phí và lệ phí từ khách hàng. 1.1.2.3. Chức năng tạo tiền Chức năng này dựa trên cơ sở của hai chức năng trên (chức năng tín dụng và thanh toán). Ngân hàng sử dụng số vốn huy động để cho vay, số tiền cho vay lại được khách hàng mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ cho đối tác của mình và người này lại gởi tiền tại ngân hàng rồi lại thanh toán tiền hàng cho đối tác. Quá trình này tiếp tục diễn ra làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Chức năng này bị hạn chế bởi một công cụ tiền tệ của NHTW đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng tạo tiền của NHTM càng thấp và ngược lại. 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM 1.1.3.1. Nghiệp vụ tài sản có - Nghiệp vụ ngân quỹ là nghiệp vụ nhằm duy trì khả năng thanh khoản của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thường xuyên của khách hàng bằng cách duy trì một lượng tiền mặt hợp lý. - Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng cho khách hàng có nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng mà thỏa mãn điều kiện vay vốn của ngân hàng. - Nghiệp vụ đầu tư là nghiệp vụ mà các ngân hàng đầu tư vào chứng khoán chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu để thu lợi tức. 1.1.3.2. Nghiệp vụ tài sản nợ - Nghiệp vụ tiền gửi là nghiệp vụ phản ánh các khoản tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân vào ngân hàng mà ngân hàng có thể sử dụng để kinh doanh. - Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: ngân hàng phát hành trái phiếu nợ như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu nhằm huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. - NghiTrườngệp vụ đi vay: khiĐại có nhu họccầu về ti ềKinhn mà ngân hàngtế đãHuế sử dụng hết vốn thì ngân hàng sẽ tiến hành đi vay NHTW hoặc các tổ chức tín dụng khác. 7
- - Nghiệp vụ vốn tự có: vốn tự có của các NHTM bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và các quỹ khác. Khi muốn tăng quy mô hay vốn pháp định đối với lĩnh vực này tăng lên, các NHTM phải bổ sung thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Các quỹ dự trữ và các quỹ khác được bổ sung hàng năm từ lợi nhuận ròng của ngân hàng. 1.1.3.3. Nghiệp vụ ngoài Bảng tổng kết tài sản Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các NHTM không chỉ tập trung vào quản lý tài sản có mà còn tài sản nợ nữa. Thay vào đó, họ đang ráo riết tạo ra lợi nhuận từ những hoạt động ngoài bảng quyết toán tài sản. - Nghệp vụ bảo lãnh là nghiệp vụ mà ngân hàng (bên bảo lãnh) cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết. - Nghiệp vụ phái sinh là nghiệp vụ phát hành các công cụ phái sinh trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm phân tán rủi ro hay đầu cơ. - Nghiệp vụ cho thuê tài sản là hình thức tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu gần đủ hoặc đủ giá trị tài sản và lãi trong khoảng 80% - 90% đời sống kinh tế của tài sản; khách hàng có thể mua lại tài hạn đó khi hết hạn thuê. - Nghiệp vụ ngoại bảng khác như chuyển nhượng các khoản cho vay, dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ tư vấn 1.2. Tổng quan về CVTD 1.2.1. Khái niệm CVTD Cho vay tiêu dùng (consumer loans) là một khoản vay có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo trong một thời hạn xác định được phát hành bởi một ngân hàng hoặc một công ty tài chính và có thể được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào nhưng điển hình là gắn liền với việc mua một tài sản cụ thể. Những món vay không đảm bảo được phát hành dựa trên mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với người đi vay, trong khi những món vay có tài sản đảm bảo được thế chấp bởi tài sản cá nhânTrường của người đi vay.Đại11 học Kinh tế Huế 11 Theo InvestorWords (2017) được trích dẫn từ WebFinance, Inc (2017) 8
- 1.2.2. Đặc điểm CVTD - Khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình. - Mục đích vay vốn của khách hàng là để tiêu dùng chứ không phải kinh doanh. - Quy mô hợp đồng khá nhỏ, thường thấp hơn so với cho vay kinh doanh. Tuy nhiên, số lượng các món vay tiêu dùng là rất lớn và chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay của ngân hàng. - Thời hạn cho vay thường ngắn và trung hạn: đối với những hàng hóa tiêu dùng thông thường thì thời hạn cho vay thường ngắn, còn đối với những hàng hóa, tài sản lớn hơn như bất động sản thường là trung hạn. - Nguồn trả nợ chủ yếu là từ lương của người vay vốn. - Lãi suất thường cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh vì rủi ro cao hơn do người vay không dùng tiền vay để phục vụ mục đích đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận mà cho mục đích tiêu dùng. 1.2.3. Phân loại CVTD 1.2.3.1. Theo mục đích cho vay Phân theo mục đích cho vay, CVTD gồm có hai loại: - Cho vay tiêu dùng cư trú là loại cho vay nhằm mục đích tài trợ cho khách hàng có nhu cầu mua sắm, sửa chữa nhà ở. - Cho vay tiêu dùng phi cư trú là cho khách hàng vay vốn để phục vụ mua sắm xe cộ, du học, du lịch 1.2.3.2. Theo hình thức cấp tín dụng Phân theo hình thức cấp tín dụng, CVTD gồm có hai loại: - Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa – dịch vụ cho khách hàng của ngân hàng. - Cho vay tiêu dùng trực tiếp là hình thức mà ngân hàng trực tiếp giải ngân cho khách hàng. 1.2.3.3. TrườngTheo cách thứ c Đạihoàn trả học Kinh tế Huế Theo cách thức hoàn trả, CVTD được phân thành ba loại: 9
- - Cho vay tiêu dùng trả góp là hình thức cho vay trong đó người đi vay trả cả tiền gốc và lãi cho ngân hàng nhiều lần theo những kì hạn nhất định ghi trong hợp đồng vay vốn. Thường được áp dụng cho những món vay lớn, khó có khả năng trả hết một lần. - Cho vay tiêu dùng phi trả góp là hình thức cho vay trong đó khách hàng thanh toán toàn bộ tiền gốc và lãi khi đến hạn. Áp dụng cho những khoản vay có giá trị nhỏ và thời hạn không dài. - Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc được thấu chi. Trong thời hạn tín dụng thỏa thuận theo hợp đồng vay vốn, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập của khách hàng từng thời kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện vay và trả nợ nhiều kỳ theo một hạn mức tín dụng. 1.2.3.4. Theo hình thức đảm bảo Dựa vào hình thức đảm bảo, CVTD gồm có ba loại: - Cho vay tín chấp là hình thức cho vay không cần có tài sản đảm bảo, ngân hàng dựa trên thu nhập của khách hàng để cho vay. Do đó, khách hàng cần phải có thu nhập ổn định và đủ khả năng trả nợ mới có thể tiếp cận với hình thức cho vay này. - Cho vay cầm cố, thế chấp là hình thức cho vay cần có tài sản đảm bảo. Thời hạn cho vay phụ thuộc vào loại, tính chất, điều kiện bảo quản của tài sản và thường tương đối ngắn. Mức cho vay căn cứ vào giá trị, tính thanh khoản của tài sản nhưng không quá 80% giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm cầm cố12. Nếu tài sản cầm cố là các loại giấy tờ có giá thì thời hạn cầm cố phải ngắn hơn thời gian lưu hành còn lại của giấy tờ có giá một thời gian nhất định. Mức cho vay của ngân hàng được tính dựa trên giá trị đáo hạn của giấy tờ có giá. - Cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay là hình thức cho vay áp dụng với tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Mức cho vay phụ thuộc vào tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 70%13 giá trị tài sản mua sắm. Trường Đại học Kinh tế Huế 12 Theo Phòng Bán lẻ, Ngân hàng VietinBank – CN Thừa Thiên Huế 13 Theo Phòng Bán lẻ, Ngân hàng VietinBank – CN Thừa Thiên Huế 10
- 1.2.4. Vai trò của CVTD 1.2.4.1. Đối với khách hàng Người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm ngay lập tức mà không cần phải đợi đến lúc tích lũy đủ tiền để mua hàng hóa – dịch vụ (nếu loại hàng hóa – dịch vụ đó không có chính sách bán hàng trả góp trả góp hoặc lãi suất trả góp cao hơn của ngân hàng). Bên cạnh đó, CVTD cũng giúp người tiêu dùng có thể phân bổ hợp lý dòng tiền cho những khoản chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư khác. 1.2.4.2. Đối với ngân hàng CVTD giúp ngân hàng đa dạng các sản phẩm – dịch vụ của mình nhờ đó tăng tính cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác cũng như mở rộng thị phần. Đồng thời, bản thân ngân hàng cũng có thể sử dụng khoản tiền huy động được để tìm kiếm thêm lợi nhuận. Phân tán rủi ro cũng là một trong những điểm cộng đối với CVTD vì ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. 1.2.4.3. Đối với nền kinh tế CVTD thúc đẩy sự chi tiêu của người dân đồng nghĩa với việc kích thích tổng cầu. Do đó, góp phần giúp cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển, tăng thu nhập cho người lao động, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Mặt khác, nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư mà rủi ro được phân tán qua đó góp phần làm lành mạnh hệ thống ngân hàng, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ đó, các thước đo về sức khỏe của nền kinh tế được cải thiện; đây là một tín hiệu tích cực giúp chúng ta thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến CVTD 1.2.5.1. Yếu tố khách quan Các 4 nhân tố khách quan chính ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng, cụ thể là môi trường pháp lý, các chính sách tiền tệ của NHTW, môi trường kinh tế và tâm lý, thói quen tiêu dùng của khách hàng. - Môi trường pháp lý Đây Trườnglà nhân tố quan tr ọĐạing nhất ảhọcnh hưởng Kinh đến ngân hàng tế l ẫHuến người tiêu dùng. Những văn bản pháp luật được ban hành, áp dụng cho các tổ chức tín dụng không những ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói chung mà còn với hoạt động 11
- CVTD nói riêng. Do đó, việc hoàn thiện bộ khung pháp lý sẽ mang tính sống còn cho cho lĩnh vực kinh doanh này. Bởi có những vụ kiện không thể đi đến hồi kết vì thiếu các cơ sở pháp lý mà pháp luật không quy định rõ ràng, cụ thể. Do đó, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và còn gây tổn thất về kinh tế cũng như tinh thần cho cả ngân hàng lẫn người tiêu dùng. - Các chính sách tiền tệ của NHTW Không một MHTM nào có thể hoạt động mà không chịu sự tác động của NHTW. Mỗi một chính sách tiền tệ nào của NHTW cũng tác động đến chính sách, chiến lược kinh doanh của các NHTM. Điển hình như khi NHTW thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khi đó các NHTM phải giảm doanh số cho vay xuống (kể cả doanh số CVTD). - Môi trường kinh tế Rõ ràng trạng thái của nền kinh tế sẽ có những tác động tích cực hay tiêu cực đối với hoạt động của ngân hàng, cụ thể, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, doanh số cho vay của ngân hàng cũng giảm đi vì lúc này rủi ro phá sản của các doanh nghiệp rất cao ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của ngân hàng. Vào thời kỳ này, tỷ lệ thất nghiệp cao, nguy cơ khách hàng bị mất việc cũng khá lớn có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho nên CVTD cũng bị hạn chế. Ngược lại, vào thời kỳ bùng nổ, rủi ro phá sản của doanh nghiệp thấp hơn, ngân hàng cũng sẽ tiến hành tìm cách tăng doanh số cho vay. - Tâm lý, thói quen tiêu dùng của khách hàng Nhân tố này cũng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động CVTD của ngân hàng. Đối với một xã hội có nhiều người e ngại với việc đi vay (đặc biệt là cho việc tiêu dùng) vì sợ mất khả năng trả nợ, không có thói quen vay nợ để chi tiêu, sợ lộ thông tin cá nhân hay thủ tục rườm rà thì việc mở rộng hoạt động CVTD sẽ khó khăn hơn và ngược lại. 1.2.5.2. Yếu tố chủ quan Có 3Trường nhân tố chủ quan Đạichủ yếu làhọc chính sách Kinh tín dụng, tếmạng Huế lưới hoạt động và chất lượng nhân sự của Ngân hàng. - Chính sách tín dụng 12
- Đây là nhân tố chủ quan chính chi phối hoạt động tín dụng của Ngân hàng.Tùy vào từng thời kỳ, từng chiến lược mà Ngân hàng sẽ đưa ra những quyết định, chủ trương cụ thể với chính sách tín dụng hợp lý. Chính sách tín dụng của các nhà quản trị giúp cho việc phân bổ hạn mức cho vay trên từng nhân viên thuận tiện hơn; tăng hiệu quả, đáp ứng đủ nhu cầu đi vay của khách hàng và cho vay của Ngân hàng. - Mạng lưới hoạt động Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng càng lớn thì quy mô của doanh số cho vay càng lớn vì sự tiện lợi của nó. Đơn giản vì khách hàng sẽ thường ưa thích giao dịch với những ngân hàng gần nhà hay chỗ làm vì họ được bớt đi một khoản chi phí không cần thiết (bao gồm cả thời gian). Bên cạnh đó, quy mô của Ngân hàng càng lớn thì thường càng tạo dựng uy tín trong lòng khách hàng. Vì vậy, họ sẽ càng muốn giao dịch với ngân hàng khi có nhu cầu. - Chất lượng nhân sự Trình độ của nhân viên cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi lẽ, một hồ sơ vay vốn tốt nhưng không được Ngân hàng cho vay vốn không chỉ ảnh hưởng đến doanh số cho vay mà còn làm mất đi hình ảnh và uy tín của Ngân hàng. Thêm vào đó, khách hàng đó thậm chí có thể vận động người thân, bạn bè của mình tẩy chay, nói xấu Ngân hàng. Trong khi những bộ hồ sơ xin vay vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro lại được xét duyệt cho vay làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên. 1.3. Các quy định CVTD 1.3.1. Nguyên tắc vay vốn Theo Điều 6, Nguyên tắc vay vốn trong Quyết định của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ-NHNN, khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo: - Thứ nhất, người đi vay phải hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi theo như thời hạn đã ký trong hợp đồng tín dụng. - Thứ hai, người đi vay phải dùng số tiền được ngân hàng cho vay đúng mục đích như đã ký trong hợp đồng tín dụng. 1.3.2. ĐiTrườngều kiện vay vốn Đại học Kinh tế Huế Điều kiện đối với CVTD khá đơn giản: 13
- - Là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, có năng lực pháp luật hành vi dân sự. - Đã có việc làm và thu nhập ổn định. - Có hộ khẩu thường trú hoặc làm việc tại đơn vị đặt trụ sở trên địa bàn ngân hàng hoạt động. - Một số quy định khác tùy theo từng ngân hàng. 1.3.3. Thời hạn và lãi suất vay vốn Thời hạn CVTD thường là ngắn hạn hoặc trung hạn dựa trên tính chất khoản vay, nguồn vốn của ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng. - Đối với cho vay ngắn hạn, thời gian là từ dưới 1 năm, áp dụng theo lãi suất cho vay ngắn hạn nhưng không được vượt quá trần lãi suất cho vay theo quy định của NHNN. - Đối với cho vay trung hạn, thời gian là trên 1 năm và dưới 5 năm, áp dụng theo lãi suất cho vay trung hạn nhưng không được vượt quá trần lãi suất cho vay theo quy định của NHNN. 1.3.4. Quy trình cho vay Nhìn chung, có 3 giai đoạn cơ bản trong quá trình cho vay là trước khi ký hợp đồng, ký hợp đồng và sau khi ký hợp đồng. Trong 3 giai đoạn này lại được chia nhỏ thành 7 bước với trình tự như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 14
- Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định Phê duyệt (1) (2) (3) Ký hợp đồng (4) Giải ngân Giám sát, thu nợ Thanh lýhợp đồng (7) (5) và lãi vay (6) (Nguồn: Ngân hàng VietinBank CN Thừa Thiên Huế) - Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ Đầu tiên, cán bộ tín dụng cần phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra những lựa chọn phù hợp với mong muốn của khách hàng. Sau đó, cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng đưa ra những giấy tờ cần thiết như chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, bảng lương Nếu đảm bảo được yêu cầu trên thì cán bộ tín dụng đưa hồ sơ vay vốn cho khách hàng điền rồi thu hồ sơ lại. - Bước 2: Thẩm định hồ sơ tín dụng Bao gồm thẩm định khách hàng và thẩm định tài sản thế chấp: + Thẩm định khách hàng là bước quan trọng nhất trong khâu thẩm định. Ở bước này, cán bộ thẩm định cần phải kiểm tra năng lực hành vi dân sự của người đi vay, tiếp theo là người đi vay có khả năng trả nợ được hay không. + Thẩm định tài sản thế chấp (đối với trường hợp ngân hàng cho vay có tài sản đảm bảo): cán bộ thẩm định xem xét quyền sở hữu tài sản thế chấp của khách hàng, các giấy tờ liên quan là thật hay giả? Có tranh chấp trong tài sản thế chấp đó hay không? SauTrường đó, nhân viên thĐạiẩm định họclập tờ trình Kinh thẩm định tếtài sả n.Huế - Bước 3: Phê duyệt 15
- Căn cứ vào thông tin thẩm định khách hàng và tài sản thế chấp (nếu có), cán bộ tín dụng sẽ ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Nếu duyệt cho vay thì cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng biết số tiền, thời hạn, lãi suất cho vay và các thông tin liên quan khác (như công chứng các giấy tờ cần thiết). - Bước 4: Ký hợp đồng Sau khi thỏa thuận, cán bộ tín dụng lập hồ sơ tín dụng và khách hàng ký tên vào hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan khác. - Bước 5: Giải ngân Bộ phận kế toán nhận hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác (nếu có) và các chứng từ có liên quan làm cơ sở để giải ngân.Nếu giấy tờ phù hợp thì tiến hành giải ngân cho khách hàng. - Bước 6: Giám sát sau khi cho vay và thu nợ, lãi vay Trong thời gian vay vốn, ngân hàng có quyền kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của người đi vay. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi nợ và các quyền khác được ghi trong hợp đồng tín dụng. Kiểm tra hiện trạng của tài sản thế chấp (nếu có), xem giá trị của tài sản đó có bị giảm hay không? Đồng thời, trong thời gian này, cán bộ tín dụng phải tiến hành đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi vay theo đúng kỳ hạn. - Bước 7: Thanh lý hợp đồng Sau khi khách hàng đã thanh toán đủ vốn và lãi vay, cán bộ tín dụng sẽ lập thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, hoàn trả các giấy tờ đã nhận từ khách hàng. 1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động CVTD 1.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô CVTD 1.4.1.1. Doanh số CVTD và tỷ lệ tăng trưởng doanh số CVTD (%) Doanh số CVTD là số vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay món CVTD theo một thời kì nhất định, thường được tính toán theo tháng, quý, năm; mang tínhTrường chất thời điểm. Đại học Kinh tế Huế 16
- Doanh số CVTD phụ thuộc vào quy mô, nguồn vốn huy động được và chính sách tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ tăng trưởng DS CVTD kỳ nghiên cứu – DS CVTD kỳ so sánh = 100% DS CVTD DS CVTD kỳ so sánh Nhìn chung, trong điều kiện bình thường, chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt, chứng tỏNgân hàng đang ưu tiên đầu tư vào hoạt động CVTD, quy mô của Ngân hàng lớn và ngược lại. 1.4.1.2. Doanh số thu nợ và tỷ lệ tăng trưởng doanh số thu nợ CVTD Doanh số thu nợ CVTD (DSTN CVTD) là số tiền mà khách hàng vay món CVTD đã hoàn trả cho ngân hàng theo một thời kỳ nhất định. DSTN CVTD kỳ nghiên cứu – DSTN CVTD kỳ so sánh Tỷ lệ tăng trưởng = 100% DSTN CVTD kỳ so sánh DSTN CVTD Bởi vì nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng là thu hồi đủ vốn nên chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt. Nó phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng và năng lực thẩm định của Ngân hàng. 1.4.1.3. Dư nợ và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTD Dư nợ CVTD là số vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng mà khách hàng chưa hoàn trả trong một thời kì nhất định, thường tính theo tháng, quý, năm; phản ánh thực trạng hoạt động CVTD của ngân hàng nhưng mang tính chất thời điểm. Tỷ lệ tăng trưởng Dư nợ CVTD kỳ nghiên cứu – Dư nợ CVTD kỳ so sánh = 100% Dư nợ CVTD kỳ so sánh dư nợ CVTD Thông thường, chỉ số này càng cao chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng trong lĩnh vực này đang rất tốt, quy mô CVTD đang mở rộng, khả năng thu hút khách hàng tốt. Ngược lại, quy mô CVTD đang bị thu hẹp, hoạt động của Ngân hàng không được tốt có thể do gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Tuy Trườngnhiên, tùy vào từ ngĐại thời k ỳ,học mà chính Kinh sách tín d ụtếng c ủHuếa Ngân hàng cũng thay đổi, do đó các chỉ tiêu trên chỉ phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách tương đối. Ví dụ: đối với thời kỳ kinh tế đang suy thoái, việc phát 17
- triển lĩnh vực tín dụng dường như không khả thi vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vốn khi Ngân hàng tiến hành cho vay. Do đó, trong thời kì này, đặc biệt đối với chỉ tiêu dư nợ CVTD thường được duy trì ở mức thấp vì số lượng khách hàng được tín nhiệm sẽ thấp hơn và Ngân hàng tăng cường khả năng thu nợ từ khách hàng. 1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tính chất CVTD 1.4.2.1. Hệ số thu nợ CVTD Hệ số thu nợ là tỷ trọng doanh số thu nợ CVTD trên doanh số CVTD. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả khả năng thu hồi các khoản tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ CVTD Hệ số thu nợ CVTD = Doanh số CVTD Thu nợ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu công tác này không thực hiện tốt thì ngân hàng rất dễ bị thất thoát vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như giá trị doanh nghiệp. Do vậy, hệ số này càng cao thì công tác thẩm định hồ sơ vay vốn, công tác quản lý các khoản nợ càng tốt. Ngược lại, nếu hệ số này thấp thì công tác thu nợ và thẩm định hồ sơ khách hàng của ngân hàng là rất đáng báo động. 1.4.2.2. Vòng quay vốn CVTD Vòng quay vốn CVTD phản ánh tốc độ luân chuyển vốn trong hoạt động CVTD. Doanh số thu nợ CVTD Vòng quay vốn CVTD = Dư nợ CVTD bình quân Số vòng quay vốn CVTD càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao, khả năng quản lý dòng tiền tốt và ngân hàng đang thu hút được nhiều khách hàng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá thấp thì hoạt động quản lý dòng tiền của ngân hàng không hiệu quả, làm giảm lợi nhuận cũng như không đáp ứng được tối đa nhu cầu vay tiền của khách hàng hoặc công tác marketing của ngân hàng không được tốt nên không thu hút được nhiều khách hàng. 1.4.2.3. Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD Tỷ lệTrường nợ xấu CVTD làĐại tỷ lệ ph họcần trăm giKinhữa tổng n ợtế xấu Huế CVTD trên dư nợ CVTD. 18
- Nợ xấu CVTD Tỷ lệ nợ xấu CVTD = 100% Dư nợ CVTD bình quân Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với các loại Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), Nợ cần chú ý (Nhóm 2), Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3), Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) và Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5). Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3-5 được xem là nợ xấu. Tỷ lệ này càng cao thì hoạt động của ngân hàng càng kém hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận cũng như uy tín của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng càng có hiệu quả. 1.4.2.4. Tỷ suất sinh lời trong CVTD Tỷ suất sinh lời CVTD phản ánh một đồng vốn bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng lãi trong CVTD, hay nói cách khác, đó là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTD và dư nợ CVTD. Lợi nhuận CVTD Tỷ suất sinh lời CVTD = 100% Dư nợ CVTD bình quân Rõ ràng, chỉ tiêu này càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng tốt vì lợi nhuận kiếm được càng nhiều càng tốt. Trường Đại học Kinh tế Huế 19
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CN THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương – CN Thừa Thiên Huế14 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tháng 7/1989, do sự phân chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 03 tỉnh gồm có Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nên NHCT Thừa Thiên Huế được tách ra từ NHCT Bình Trị Thiên theo Quyết định số 217/42 của Hội đồng Bộ trưởng. Năm 2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức được phê duyệt cổ phần hóa và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần, đổi tên thành Ngân hàng Thương Mại Cổ phần (NHTM CP) Công Thương Việt Nam. Theo đó, CN Ngân hàng Công thương Thừa Thiên Huế đổi tên thành Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương Việt Nam CN Thừa Thiên Huế. Hiện tại, trụ sở NHTM CP Công thương CN Thừa Thiên Huế đặt tại số 20 đường Hà Nội, phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế với 12 PGD trực thuộc gồm PGD Bà Triệu, PGD Lý Thường Kiệt, PGD Duy Tân, PGD Nguyễn Huệ, PGD Nguyễn Hoàng, PGD Gia Hội, PGD Thuận Thành, PGD Tây Lộc, PGD Đống Đa, PGD Hương Trà, PGD Thuận An, PGD Cầu Hai. Ngày 15/01/2016, NHTM CP Công thương CN Thừa Thiên Huế đã tổ chức khởi công trụ sở mới tại số 2 đường Lê Quý Đôn, phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng mức đầu tư 172 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2017. NHTM CP Công thương CN Thừa Thiên Huế luôn hướng đến việc cung cấp sản phẩm – dịch vụ với nhiều tiện ích có chất lượng tốt nhằm thỏa mãn những yêu cầu Trường Đại học Kinh tế Huế 14Theo NHTM CP Công thương CN Thừa Thiên Huế 20
- nhày càng đa dạng của khách hàng và coi đó là nền tảng cho sự cạnh tranh và phát triển. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Theo Pháp lệnh Ngân hàng và điều lệ hoạt động của NHTMCP Công Thương Việt Nam CN Huế tỉnh Thừa Thiên Huế có những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: - Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu - Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế. - Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cá nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc du lịch - Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT - Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu, cho vay cầm cố các chứng từ có giá. - Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nước. - Thực hiện các dịch vụ khác. “Theo Hoàng Văn Khoa. Phòng Bán lẻ, Ngân hàng Công thương CN Thừa Thiên Huế” 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Vietinbank - CN Thừa Thiên Huế được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, vừa đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa tiết kiệm được thời gian trong quản lý và điều hành hoạt động. Cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám đốc và 16 phòng,Trường tổ; 1 Trụ sở chính Đại và 9 phòng học giao dKinhịch. tế Huế 21
- Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và 2 Phó Giám đốc. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất và phụ trách chung về các hoạt động của CN đồng thời phụ trách Phòng tổng hợp, tổ chức hành chính, kế toán, kho quỹ và một số khách hàng lớn của Phòng Khách hàng doanh nghiệp. 01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch Gia Hội, Phòng Giao dịch Hương Trà, Phòng giao dịch Tây Lộc. 01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Bán lẻ và 6 Phòng giao dịch. Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức VietinBank CN Thừa Thiên Huế GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM ĐỐC ĐỐC Phòng Tổ Phòng Phòng PGD PGD PGD Phòng PGD PGD PGD PGD Kế điện Tổng Khách Gia Hương Tây Bán lẻ Đống Duy Thuận Thuận toán toán hợp hàng Hội Trà Lộc Đa Tân Thành An doanh nghiệp PGD PGD Phòng Phòng Nguyễn Nguyễn Tiền Tổ Hoàng Huệ tệ kho chức quỹ hành chính (Nguồn: NHTM CP Công thương CN Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 22
- 2.1.4. Các sản phẩm CVTD của Ngân hàng Hiện nay, có 8 loại sản phẩm CVTD với một số đặc điểm, điều kiện sử dụng như sau: 2.1.4.1. Cho vay XDSC nhà ở - Đặc điểm sản phẩm: + Mục đích vay vốn là mua, XDSC nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở + Số tiền cho vay tối đa là 70% nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn phụ thuộc vào giá trị tào sản đảm bảo. + Thời hạn cho vay tối đa: 5 năm. - Điều kiện: + Có hộ khẩu trên địa phương mà Ngân hàng hoạt động. + Là công dân Việt Nam, không quá 60 tuổi nếu là khách nam và không quá 55 tuổi đối với khách nữ có thu nhập, tài chính ổn định đảm bảo khả năng trả nợ. + Tài sản thế sản thế chấp có thể là chính ngôi nhà được sửa chữa, bất động sản hoặc tài sản có tính thanh khoản cao. 2.1.4.2. Cho vay mua nhà dự án (bao gồm Gói bảo hiểm kết hợp nhà dự án) - Đặc điểm sản phẩm: + Loại tiền cho vay: VNĐ + Mức cho vay tối đa: 80% tổng nhu cầu vốn. + Thời gian cho vay tối đa: 20 năm. + Tài sản đảm bảo: Bất động sản hình thành từ vốn vay và/ hoặc tài sản khác (ô tô, bất động sản khác ). + Lãi suất cho vay, phí: theo quy định từng thời kì. - Điều kiện: Khách hàng có mục đích sử dụng hợp pháp, nguồn trả nợ khả thi và các điều kiện khác theo quy định của Ngân hàng. 2.1.4.3. Cho vay mua ô tô (bao gồm cả Gói bảo hiểm kết hợp ô tô) - Đặc điểm sản phẩm: + Loại tiền cho vay: VNĐ. + Mức cho vay tối đa: 80% giá trị chiếc xe. + ThTrườngời gian cho vay tốĐạii đa: 5 năm. học Kinh tế Huế + Tài sản đảm bảo: xe ô tô hình thành từ vốn vay, bất động sản. + Lãi suất cho vay, phí: theo quy định từng thời kì. 23
- - Điều kiện: Khách hàng có mục đích sử dụng hợp pháp, nguồn trả nợ khả thi và các điều kiện khác theo quy định của Ngân hàng. 2.1.4.4. Cho vay du học - Đặc điểm sản phẩm: + Đối tượng vay vốn: thân nhân của du học sinh hoặc du học sinh. + Tài sản đảm bảo: thuộc sở hữu của thân nhân du học sinh, du học sinh hoặc bên thứ 3. + Gói sản phẩm bao gồm: sản phẩm cốt lõi (sản phẩm cho vay du học) và các sản phẩm hỗ trợ khác (bảo hiểm, thanh toán, đổi ngoại tệ ). + Gói cơ bản bao gồm sản phẩm cốt lõi và 2 – 4 sản phẩm hỗ trợ cùng với một số ưu đãi như sau: ✓ Miễn phí 1 lần Phí phát hành thẻ tín dụng, phí phát hành thẻ ghi nợ quốc tế và 12 tháng phí quản lý tài khoản. ✓ Ưu đãi giảm 50% phí xác nhận số dư và nhiều các loại ưu đãi khác. + Gói nâng cao bao gồm sản phẩm cốt lõi và tối thiểu 5 sản phẩm hỗ trợ cùng với ưu đãi như gói cơ bản và ưu đãi giảm 50% phí chuyển tiền ra nước ngoài. - Điều kiện: + Đáp ứng đủ điều kiện vay vốn tiêu dùng dành choc ho KHCN. + Có vốn tự có tối thiểu 20% nhu cầu vốn thanh toán chi phí du học. + Khách hàng có nguồn thu nhập đủ đảm bảo thanh toán gốc lãi vay. + Có bảođảm đầy đủ bằng tài sản theo quy định hiện hành. 2.1.4.5. Cho vay tín chấp CBCNV - Đặc điểm sản phẩm: + Mức cho vay tối đa: 300 triệu đồng, không quá 12 lần thu nhập. + Thời hạn cho vay: tối đa 60 tháng. + Phương thức trả nợ: trả gốc, lãi hàng tháng. + Lãi suất cho vay: áp dụng theo lãi suất cho vay không có tài sản đảm bảo của Ngân hàng. - Điều kiện: Khách hàng có mục đích sử dụng hợp pháp, nguồn trả nợ khả thi và các điTrườngều kiện khác theo Đạiquy định chọcủa Ngân Kinhhàng. tế Huế 2.1.4.6. Cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân - Đặc điểm sản phẩm: 24
- + Thẻ tín dụng sử dụng trong phạm vi nội địa. + Hạn mức tối đa: 10 lần thu nhập hoặc 200 triệu đồng. + Thời hạn duy trì thẻ: 12 tháng. + Phí rút tiền mặt thấp, lãi suất cạnh tranh. - Điều kiện: Khách hàng có mục đích sử dụng hợp pháp, nguồn trả nợ khả thi và các điều kiện khác theo quy định của Ngân hàng. 2.1.4.7. Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá - Đặc điểm sản phẩm: + Mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị tài sản bảo đảm. + Hồ sơ, thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết cho vay nhanh chóng. + Phương thức cho vay: từng lần hoặc hạn mức. + Thời gian cho vay tối đa bằng thời hạn thanh toán còn lại của sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá. + Lãi suất, phí cạnh tranh. - Điều kiện: khách hàng có tài sản đảm bảo là số dư tiền gửi, sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá do Ngân hàng Công thương hoặc một số tổ chức tín dụng được Ngân hàng Công thương chấp nhận phát hành. Ngoài 7 sản phẩm trên, Ngân hàng còn có sản phẩm Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán dành cho các nhà đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, Ngân hàng đang nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu đang ngày càng một đa dạng của khách hàng. 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của CN giai đoạn 2013-2015 2.1.5.1. Tình hình huy động vốn và cho vay đối với KHCN Trường Đại học Kinh tế Huế 25
- Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn, cho vay và lợi nhuận Đơn vị: Triệu đồng 2014/2013 2015/2013 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 +/- % +/- % Nguồn vốn 2,894,000 3,069,000 3,465,000 175,000 106 571,000 120 Phân theo loại tiền - VNĐ 2,605,000 2,902,000 3,305,000 297,000 111 700,000 127 - Ngoại tệ quy VNĐ 289,000 167,000 160,000 -122,000 58 -129,000 55 Phân theo kì hạn - Ngắn hạn 1,881,100 1,902,780 2,182,950 21,680 101 301,850 116 - Trung - dài hạn 1,012,900 1,166,220 1,282,050 153,320 115 269,150 127 Cho vay 1,181,000 2,230,700 5,550,800 1,049,700 189 4,369,800 470 Phân theo loại tiền - VNĐ 841,000 1,840,700 5,182,800 999,700 219 4,341,800 616 - Ngoại tệ 340,000 390,000 368,000 50,000 115 28,000 108 Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn 708,600 1,383,034 3,608,020 674,434 195 2,899,420 509 - Trung - dài hạn 472,400 847,666 1,942,780 375,266 179 1,470,380 411 Phân theo sản phẩm - SXKD 425,160 941,587 2,497,860 516,427 221 2,072,700 588 - Tiêu dùng CBCNV 37,792 124,919 388,556 87,127 331 350,764 1,028 - Cho vay XDSC nhà ở 108,652 267,684 1,110,160 159,032 246 1,001,508 1,022 - Khác 609,396 923,510 1,554,225 314,114 152 944,829 255 Lợi nhuậnTrường 34,145 Đại 43,830 học 48,665 Kinh 9,685 tế 128 Huế 14,520 143 (Nguồn: VietinBank – CN Thừa Thiên Huế) 26
- Nhìn chung, so với năm 2013, nguồn vốn huy động của Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng đáng kể, cụ thể là 6% tương ứng với 175 tỷ đồng vào năm 2014 và 20% tương ứng với 562 tỷ đồng vào năm 2015. Trong đó, xét về loại tiền huy động, VNĐ chiếm tỷ trọng cao và có mức tăng trưởng tốt (lần lượt là 111% và 127% vào năm 2014 và 2015) trong khi huy động bằng ngoại tệ ở năm 2014 và 2015 có sự giảm sút mạnh, chỉ bằng trên 55% quy mô so với năm 2013. Nguyên nhân chính là do chính sách tiền tệ của NHNN trong việc áp trần lãi suất huy động đối với USD như Thông tư số 14/2013/TT-NHNN đối với tổ chức là 0.25%/năm và đối với cá nhân là 1.25%. Vì vậy, Ngân hàng đã có những chính sách ưu đãi, khuyến mại nhằm tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, sau đó, thông tư số 06/2014/TT-NHNN được ban hành và thay thế cho Thông tư số 14/2013/TT- NHNN nhằm siết chặt các hình thức khuyến mãi trong hoạt động huy động ngoại tệ. Đến tháng 9/2015, NHNN lại tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động đồng USD, Quyết định số 1938/QĐ-NHNN được ban hành quy định lãi suất tiền gửi bằng USD áp dụng đối với tổ chức (trừ các tổ chức tín dụng) là 0%/năm và đối với cá nhân là 0.25%/năm. Do đó, khả năng huy động ngoại tệ của Ngân hàng vào thời kì này rất khó khăn. Còn xét về kì hạn huy động, so với năm 2013, tiền gửi trong kỳ hạn ngắn có mức tăng trưởng khá thấp, chỉ tăng 1% vào năm 2014 và 16% vào năm 2015 tương ứng với tăng 153 tỷ và 269 tỷ đồng. Tuy nhiên, nó lại chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng trên 60% - 65% trong giai đoạn này. Về kì hạn trung – dài hạn, số tiền huy động được vào năm 2013 là 1,012 tỷ và tăng lên 1,282 tỷ vào năm 2015. Nhìn chung, huy động cả trong kì hạn ngắn và dài hạn đều không có nhiều biến động mạnh. Về cho vay, có thể thấy được rằng khách hàng chủ yếu vay với kì hạn ngắn hơn là trung và dài hạn. Điều này rất phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng (chủ yếu là kì hạn ngắn với tỷ trọng khoảng trên 60%). Do đó, Ngân hàng nên thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN. Về phân loại cho vay, quy mô cho vay lĩnh vực SXKD có mức tăng khá cao. Năm 2013, doanh số cho vay lĩnh vực này là 425 tỷ và tăng lên hơn 941 tỷ và 2,497 tỷ đồng vào hai năm tiếp theo. Nguyên nhân là do sự tăng trưởTrườngng ổn định của nềĐạin kinh tếhọc khiến cho Kinh các cá nhân, tế h ộ Huếgia đình và doanh nghiệp siêu vi mô có nhu cầu vay vốn, mở rộng việc kinh doanh. Trong khi đó, mặc dù cho vay tiêu dùng CBCNV và XDSC nhà ở còn chiếm tỷ trọng thấp trong cho 27
- vay KHCN nhưng tốc độ tăng trưởng của hai nhóm này lại rất cao. So với năm 2013, tốc độ phát triển của tiêu dùng CBCNV là 331% và 1,028% vào năm 2014 và 2015 tương ứng với 267 tỷ và 1,110 tỷ. Kết quả này là do Ngân hàng đã có những chính sách tín dụng, ưu đãi và thủ tục đơn giản đối với nhóm khách hàng này như chương trình “Ưu đãi lãi vay” vào năm 2015, đối với cho vay tiêu dùng, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất chỉ từ 7%/năm và cho vay SXKD thì lãi suất chỉ từ 6.5%/năm. Nhìn chung, hoạt động cho vay của Ngân hàng có mức tăng trưởng cao, lần lượt là 89% và 370% mỗi năm (tương ứng với gần 1,050 tỷ và 4,370 tỷ đồng). Năm 2013, tình hình kinh tế trong nước khá bất ổn định do nguy cơ tái lạm phát nên tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, lợi nhuận của CN trong năm này chỉ trên 31 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong hai năm tiếp theo, nền kinh tế vĩ mô lại khả quan hơn với sự ổn định trong chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tăng trưởng kinh tế được phục hồi, thị trường tài chính có những chuyển biến tích cực. Chính vì thế, doanh số huy động, doanh số cho vay có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận. Cụ thể, so với năm 2013, chỉ tiêu này vào năm 2014 tăng 28% và năm 2015 tăng lên đến 43% (tương ứng với gần 10 tỷ và 15 tỷ đồng). Tuy nhiên, khi so sánh với tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay KHCN, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận KHCN là chậm hơn nhiều vì chi phí để tiến hành cho vay các món vay này khá cao đặc biệt là CVTD. 2.1.5.2. Tình hình thu nợ đối với KHCN Trường Đại học Kinh tế Huế 28
- Bảng 2.2: Tình hình thu nợ KHCN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2013 DS TT DS TT DS TT +/- % +/- % (%) (%) (%) Theo kì hạn - Ngắn hạn 687,140 61.4 1,323,014 63.5 3,523,500 65.9 635,874 192.5 2,836,360 513 - Trung - dài hạn 431,860 38.6 759,686 36.5 1,822,300 34.1 327,826 175.9 1,390,440 422 Theo sản phấm - SXKD 414,030 37 842,977 40.5 2,392,090 44.8 428,947 203.6 1,978,060 578 - Tiêu dùng 27,975 2.5 108,069 5.2 361,756 6.8 80,094 386.3 333,781 1,293 CBCNV - Cho vay XDSC 91,758 8.2 236,034 11.3 1,052,460 19.6 144,276 257.2 960,702 1,147 nhà ở - Khác 585,237 52.3 895,620 43 1,539,494 28.8 310,383 153 954,257 263 Tổng 1,119,000 100 2,082,700 100 5,345,800 100 963,700 186.1 4,226,800 478 (Nguồn: VietinBank – CN Thừa Thiên Huế) Nhìn chung, từ năm 2013 – 2015, tốc độ phát triển của doanh số thu nợ KHCN khá tương đồng với doanh số cho vay KHCN. Năm 2013, doanh số thu nợ đạt trên 1,100 tỷ đồng sau đó tăng lên gần 2,100 tỷ và hơn 4,200 tỷ ở hai năm tiếp theo (tương ứng với 186.1% và 478%). Kết quả này là do quy mô các khoản nợ đến hạn lớn và các khoản cho vay KHCN chủ yếu là ngắn hạn (chiếm khoảng 2/3 quy mô), đồng thời, công tác thu nợ của Ngân hàng là khá tốt. Các cán bộ Ngân hàng thường gọi điện nhắc nhở khách hàng trả lãi và vốn gốc khi đến hạn; vì vậy, đa số khách hàng không quên việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ theo sản phẩm ở nhóm Tiêu dùng CBCNV và Cho vay XDSC nhà ở có tốc độ phát triển vượt bật so với các nhóm còn lại (lần lượt là khoảng 1,300% và 1,100% vào năm 2015 tương ứng với khoảng 330 và 960 tỷ đồng). Xét về tương quan giữa doanh số thu nợ và cho vay của hai nhóm này, ta thấy đượTrườngc khả năng thu h ồĐạii vốn tố t họccủa chúng, Kinh hứa hẹn làtế mộ t Huếtrong những mảng kinh doanh tốt, đầy tiềm năng của Ngân hàng khi mà chúng chỉ chiếm tỷ trọng khá 29
- thấp. Đối với Tiêu dùng CBCNV, con số này là 3.2% vào năm 2013 và tăng lên 7% vào năm 2015. Trong khi đó, Cho vay XDSC nhà ở chiếm tỷ trọng cao hơn, trên 9% vào năm 2013 và 20% vào năm 2015. Rõ ràng, khi mà nền kinh tế đang hồi phục, thị trường bất động sản đang ấm lên, lương của CBCNV cũng đang dần được cải thiện thì nhu cầu vay vốn đối với hai hình thức trên là không nhỏ. 2.1.5.3. Tình hình dư nợ cho vay đối với KHCN Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay KHCN Đơn vị: Triệu đồng 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2013 Chỉ tiêu TT TT TT DS DS DS +/- % +/- % (%) (%) (%) Theo kì hạn - Ngắn hạn 63,460 38 123,480 39 208,000 40 60,020 194.6 144,540 327.8 - Trung – dài hạn 103,540 62 191,520 61 312,000 60 87,980 185 208,460 301.3 Theo sản phẩm - SXKD 70,140 42 141,750 45 247,520 48 71,610 202.1 177,380 352.9 - Tiêu dùng CBCNV 8,350 5 25,200 8 52,000 10 16,850 301.8 43,650 622.8 - Cho vay XDSC nhà ở 25,050 15 56,700 18 114,400 22 31,650 226.3 89,350 456.7 - Khác 63,460 38 91,350 29 106,080 20 27,890 143.9 42,620 167.2 Tổng 167,000 100 315,000 100 520,000 100 148,000 189 353,000 311 (Nguồn: VietinBank – CN Thừa Thiên Huế) Về dư nợ cho vay KHCN, so với năm 2013, chỉ tiêu này đã tăng lên 148 tỷ đồng tương ứng với 89% vào năm 2014 và 353 tỷ tương ứng với 211% ở năm tiếp theo. Để làm rõ chỉ tiêu này, cần xem xét dư nợ cho vay KHCN theo hai nhóm là kỳ hạn và sản phẩm. Xét về dư nợ cho vay theo kì hạn, khác với doanh số cho vay và doanh số thu nợ, tỷ trTrườngọng của dư nợ c ủĐạia các kho họcản nợ ng Kinhắn hạn trong tế dư nHuếợ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng thấp hơn trung – dài hạn (nằm trong khoảng 40% trong khi ở doanh 30
- số thu nợ hay cho vay trong ngắn hạn là nằm trong khoảng 60%) trong suốt thời kỳ này. Nguyên nhân là do Ngân hàng cho nhiều khách hàng vay vốn để SXKD hay XDSC nhà ở với quy mô lớn. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng cho vay KHCN, mà những món vay này đòi hỏi một khoảng thời gian dài để hoàn trả. Xét về dư nợ cho vay theo sản phẩm, tỷ trọng dư nợ cho vay SXKD vẫn ở mức khá cao, từ 42% tương ứng với hơn 70 nghìn tỷ đồng vào năm 2013 lên 47.6% tương ứng với khoảng 247.5 tỷ đồng vào năm 2015. Bên cạnh đó, mặc dù tỷ trọng dư nợ tiêu dùng CBCNV và cho vay XDSC nhà ở ở mức khá thấp (5% và 15% vào năm 2013) nhưng đã tăng lên đáng kể ở 2 năm tiếp theo (lần lượt là 10% và 22% vào năm 2015). Tốc độ phát triển của hai nhóm này cũng rất cao, nổi bật hơn hẳn các nhóm còn lại (hơn 600% và 450% vào năm 2015 tương ứng với hơn 43 và 89 tỷ đồng). Kết quả này là nhờ vào nỗ lực tăng thị phần của Ngân hàng bằng các chương trình khuyến mại, ưu đãi như “Xuân phát tài” với lãi suất 9%/ năm đối với khoản vay ngắn hạn và 11%/ năm đối với khoản vay trung – dài hạn vào đầu năm 2013 hay “Ưu đãi khách hàng mới” và “Tiếp vốn nhanh – Vay ưu đãi” với lãi suất 7%/ năm trong thời hạn tối đa 12 tháng vào cuối năm 2014 và “Lãi hè giảm nhiệt” vào năm 2015 với lãi suất 4.99%/ năm trong thời gian ưu đãi. Bên cạnh đó, không thể phụ nhận sự đóng góp của sự ổn định kinh tế vĩ mô và lạm phát được duy trì ở mức thấp (4.09% vào năm 2014 và 0.63% vào năm 201515) làm cơ sở cho việc giảm lãi suất cho vay nhờ đó doanh số dư nợ SXKD và các nhóm khác đã tăng lên đáng kể. Khác với tốc độ phát triển của doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ cho vay KHCN có bước tăng chậm hơn. Nguyên nhân chính là các khoản cho vay của Ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn (chiếm khoảng 2/3 doanh số cho vay KHCN) do đó Ngân hàng có thể tiến hành thu nợ trong thời hạn ngắn. Đây là tiền đề để Ngân hàng có thể tiếp tục tiến hành cho vay nhiều khách hàng nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn và góp phần tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. 2.1.5.4. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu Trường Đại học Kinh tế Huế 15Theo Phương Linh (2015), Lạm phát năm 2015 thấp nhất trong 15 năm. 31
- Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu Đơn vị: Triệu đồng 2014/2013 2015/2013 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 +/- % +/- % Nợ quá hạn 4,200 4,500 5,100 300 107 900 121 KHCN 1,800 1,400 700 -400 77.8 -1,100 38.9 KHDN 2,400 3,100 4,400 700 129.2 2,000 183.3 Tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ (%) 0.46 0.33 0.25 -0.13 71.7 -0.21 54.3 Tỷ lệ NQH KHCN/ Dư nợ KHCN (%) 1.08 0.44 0.13 -0.64 40.7 -0.95 12 Nợ xấu 3,000 3,100 7,117 100 103 4,117 237 KHCN 1,300 800 1,590 -500 61.5 290 122.3 KHDN 1,700 2,300 3,200 600 135.3 1,500 188.2 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 0.33 0.23 0.17 -0.1 69.7 -0.16 51.5 Tỷ lệ nợ xấu KHCN (%) 0.78 0.25 0.06 -0.53 32.1 -0.72 7.7 Tỷ lệ nợ xấu/ NQH (%) 71.43 68.89 68.63 -2.54 96.4 -2.8 96.1 Tỷ lệ nợ xấu KHCN/ NQH KHCN (%) 72.22 57.14 42.86 -15.1 79.1 -29.4 59.3 (Nguồn: VietinBank – CN Thừa Thiên Huế) Cùng với sự khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, quy mô và các chỉ tiêu đo lường nợ xấu và nợ quá hạn vào năm 2013 của CN là khá cao. Tuy nhiên, hai năm sau đó, mặc dù quy mô nợ xấu và nợ quá hạn đều tăng nhưng các chỉ tiêu đo lường của chúng như tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ đều giảm do tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay cao hơn nợ xấu và nợ quá hạn. Trong đó, nợ quá hạn và nợ xấu của nhóm KHCN thấp hơn nhiều so với nhóm KHDN. Nhìn chung, có được kết quả này là nhờ sự phTrườngục hồi của nền kinh Đại tế cùng học với các chínhKinh sách qu tếản lý Huếnợ xấu của NHNN yêu cầu các NHTM phải khai báo đầy đủ và chặt chẽ các khoản nợ xấu, đồng thời phải trích lập dự phòng với các mức quy định cụ thể tại Thông tư số 02/2013/TT- 32
- NHNN. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã kiểm tra, thẩm định chặt chẽ các hồ sơ xin vay vốn và kiểm soát các khoản cho vay đã giải ngân. Ngân hàng đã thường xuyên cho cán bộ Ngân hàng xuống thực địa kiểm tra tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng. Nhờ đó, có thể siết nợ haythu hồi vốn khi có dấu hiệu mất vốn hay sai phạm trong sử dụng vốn của khách hàng. Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đối với mảng KHCN trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015 đã gặt hái nhiều thành quả đáng khích lệ từ doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ cho đến lợi nhuận. Các chỉ tiêu này đề có mức tăng trưởng cao và ổn định. Bên cạnh đó, mặc dù quy mô nợ quá hạn và nợ xấu đều tăng nhưng xét về chỉ tiêu Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ và Nợ xấu/ Tổng dư nợ đề có xu hướng giảm rõ rệt. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng khá thấp, chỉ 0.17% vào năm 2015; đây là một con số đáng mơ ước khi so sánh với 3.81% toàn hệ thống ngân hàng về tỷ lệ nợ xấu (tháng 3/2015). 2.2. Thực trạng CVTD tại CN giai đoạn 2013 - 2015 2.2.1. Tình hình về doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ CVTD Trường Đại học Kinh tế Huế 33
- Bảng 2.5: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ CVTD và cho vay KHCN Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Doanh số cho vay 755,840 1,316,113 3,052,941 CVTD Doanh số thu nợ 704,970 1,239,723 2,953,710 Dư nợ 96,860 173,250 272,480 Doanh số cho vay 1,181,000 2,230,700 5,550,800 KHCN Doanh số thu nợ 1,119,000 2,082,700 5,345,800 Dư nợ 167,000 315,000 520,000 Tỷ lệ Doanh số CVTD/ cho vay KHCN 64% 59% 55% Tỷ lệ Doanh số thu nợ CVTD/ thu nợ cho vay KHCN 63% 60% 55% Tỷ lệ Doanh số dư nợ CVTD/ dư nợ cho vay KHCN 58% 55% 52% (Nguồn: VietinBank – CN Thừa Thiên Huế) Vào khoảng những năm trước, sức cầu trong nước còn thấp, do đó nhu cầu vay vốn của khối khách hàng doanh nghiệp vẫn còn yếu. Vì vậy, Ngân hàng đã đẩy mạnh CVTD cá nhân để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng và giữ vững thị phần. Từ năm 2013, sự phục hồi của nền kinh tế giúp quy mô CVTD nói riêng và KHCN nói chung đều có mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, tỷ trọng lĩnh vực CVTD ở cả ba chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ so với KHCN đều giảm do sự tăng trưởng mạnh của lĩnh vực SXKD. Mặc dù vậy, CVTD vẫn chiếm tỷ trọng chính trong hoạt động cho vay KHCN với hơn 50% trong cả ba chỉ tiêu (doanh số cho vay, doanh số dư nợ và dư nợ cho vay). Trường Đại học Kinh tế Huế 34
- Bảng 2.6: Tình hình doanh số CVTD Đơn vị: Triệu đồng 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2013 Chỉ tiêu TT TT TT DS DS DS +/- % +/- % (%) (%) (%) Tiêu dùng CBCNV 37,792 5 124,919 9.5 388,556 13 87,127 331 350,764 1,028.1 Cho vay XDSC nhà ở 108,652 14 267,684 20 1,110,160 36 159,032 246 1,001,508 1,021.8 Khác 609,396 81 923,510 70 1,554,225 51 314,114 152 944,829 255.0 Tổng 755,840 100 1,316,113 100 3,052,941 100 560,273 174 22,970,101 403.9 (Nguồn: VietinBank – CN Thừa Thiên Huế) Từ năm 2013 đến năm 2015, quy mô của hoạt động cho vay KHCN cũng như CVTD không ngừng tăng lên. Doanh số CVTD năm 2013 là hơn 750 tỷ đồng trong khi năm 2015 đạt hơn 3,000 tỷ đồng. Kết quả này là do sự tăng trưởng nhanh chóng của sản phẩm Cho vay XDSC nhà ở và Tiêu dùng CBCNV với mức tăng hơn 900%, tương ứng với hơn 1,000 tỷ và 350 tỷ đồng vào năm 2015. Trong đó, tỷ trọng cả hai khu vực này đều không ngừng tăng lên (lần lượt là 12.7% và 36.4% vào năm 2015). Để có được kết quả này, nguyên nhân chính là do nền kinh tế trong những năm này có tốc độ tăng trưởng tốt, tình trạng thất nghiệp được cải thiện cùng vớisự tăng lên trong tiền lương của người lao động cũng như các chính sách của NHNN như gói 30,000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội được quy định ở Thông tư 11/2013/TT-NHNN. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã đưa ra các chính sách cho vay hấp dẫn với nhiều gói tín dụng ưu đãi như cho vay CBCNV với tỷ lệ cho vay 100% giá trị tài sản đảm bảo trong thời hạn 15 năm mà không cần chứng minh thu nhập đối với khách hàng uy tín, mức lãi suất là 8.5%/năm tính theo dư nợ ban đầu vào năm 2013 hay gói Cho vay CBCNV với mức vay tối đa 300 triệu đồng trong thời gian tối đa 36 tháng vào năm 2014 hay đối với các chương trình ưu đãi trong các hoạt động cho vay du học với “Chắp cánh ước mơ” trong năm 2013. Cùng năm này VietinBank đã có những chương trình khuyến mại nhằm tri ân khách hàng như “Xuân PhúTrường Quý” hay “Gắ nĐại kết lâu – họcƯu đãi l ớKinhn” vào năm 2015.tế HuếNgân hàng còn mở rộng quy mô CVTD trong nhóm Cho vay mua nhà kết hợp bảo hiểm với nhiều ưu đãi vào năm 2015 Bên cạnh đó, thủ tục cho vay vốn cũng nhanh chóng hơn. Đối 35
- với sản phẩm cho vay tiêu dùng CBCNV, nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ được VietinBank giải quyết trong vòng 24 giờ làm việc và không cần tài sản thế chấp và bảo lãnh của bên thứ ba, lãi vay được tính trên dư nợ thực tế. Điều này khiến cho khách hàng hài lòng với chất lượng sản phẩm của Ngân hàng. Rõ ràng, những nỗ lực trong hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng đã giúp Ngân hàng mở rộng quy mô CVTD với tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong khi đó, vào năm 2013, tỷ trọng nhóm Khác chiếm tới hơn 80% doanh số CVTD, khoản mục này bao gồm cho vay mua nhà ở dự án, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm & giấy tờ có giá và cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán. Trong đó, cho vay mua ô tô, phát hành thẻ tài chính cá nhân và mua nhà dự án chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm này. Tuy quy mô nhóm Khác tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng trong hoạt động CVTD lại có sự suy giảm đáng kể từ 81% vào năm 2013 xuống còn 70% và 51% ở hai năm tiếp theo. Nguyên nhân này là do cho vay mua ô tô hay mua nhà ở dự án mặc dù có sự tăng trưởng tốt nhưng do nhu cầu của khách hàng đối với hai nhóm này không cao. Vì thu nhập hàng tháng của khách hàng phải ít nhất là 20 triệu đồng thì mới có đủ khả năng trả nợ trong khi mức sống của người dân tại địa bàn tỉnh còn khá thấp. Ngược lại, cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân lại có khả năng tạo ra bước nhảy vọt hơn cho dù tại thời điểm hiện tại quy mô của nó còn chưa cao. Bởi vì hiện nay, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ người trẻ chiếm tỷ lệ cao, đó là những người có xu hướng cởi mở, thích tìm hiểu cái mới sẽ dễ dàng chấp nhận việc vay nợ để chi tiêu hơn những người lớn tuổi. Trường Đại học Kinh tế Huế 36
- Bảng 2.7: Tình hình doanh số thu nợ CVTD Đơn vị: Triệu đồng 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2013 Chỉ tiêu TT TT TT DS DS DS +/- % +/- % (%) (%) (%) Tiêu dùng CBCNV 27,975 4 108,069 8.7 361,756 12.3 80,094 386 333,781 1,293.1 Cho vay XDSC nhà ở 91,758 13 236,034 19.1 1,052,460 35.6 144,276 257 960,702 1,147.0 Khác 585,237 83 895,620 72.2 1,539,494 52.1 310,383 153 954,257 263.1 Tổng 704,970 100 1,239,723 100 2,953,710 100 543,753 176 2,248,740 419.0 (Nguồn: VietinBank – CN Thừa Thiên Huế) Nhìn chung, doanh số thu nợ trong hoạt động CVTD trong thời kì này khá cao. Đây là một dấu hiệu tốt bởi vì Ngân hàng đã quản trị tốt các khoản CVTD của mình. Xét về tỷ trọng cơ cấu trong hoạt động CVTD, cũng giống như doanh số cho vay, tỷ trọng của tiêu dùng CBCNV và cho vay XDSC nhà ở không ngừng tăng lên và khá mạnh. Tỷ trọng tiêu dùng CBCNV qua các năm lần lượt là 4%, 8.7% và 12.3% tương ứng với gần 28 tỷ, 108 tỷ và 362 tỷ đồng. CBCNV là một trong những đối tượng làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước nên tiền lương của họ khá ổn định và có thể trích lập một phần để trả nợ. Bên cạnh đó, ý thức và đạo đức của đại đa số CBCNV khá cao cho nên thường trả nợ đúng hạn. Do đó, CBCNV là một trong những đối tượng rất thích hợp để Ngân hàng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, đây là một loại cho vay tín chấp nên khá rủi ro đối với Ngân hàng nếu như khách hàng mất khả năng trả nợ do gặp phải những trường hợp bất khả kháng như khách hàng bị tai nạn giao thông hay tai nạn nghề nghiệp và mất khả năng lao động thì Ngân hàng sẽ bị mất vốn. Mặc dù vậy, xác suất xảy ra trường hợp mất khả năng thanh toán của CBCNV là rất nhỏ và khoản cho vay khá thấp (hạn mức là 12 lần thu nhập và không quá 300 triệu đồng). Vì vậy, Ngân hàng có thể yên tâm cho vay đối tượng này khi mà xu hướng vay tiêu dùng đang phổ biến tại Việt Nam cũngTrường như Thừa Thiên Đại Huế. T ronghọc khi đó,Kinh tỷ trọng doanhtế Huếsố thu nợ cho vay XDSC nhà ở lại cao hơn nhiều, từ 13% ở năm 2013 tăng lên 35.6% vào năm 2015. So với cho vay tiêu dùng CBCNV, cho vay XDSC nhà ở an toàn hơn bởi vì phải có 37
- tài sản đảm bảo. Ngoài ra, họ cũng cần phải thuộc đối tượng nằm trong độ tuổi lao động và có thu nhập, tài chính ổn định đảm bảo đủ khả năng trả nợ mới được tiếp cận món cho vay này. Vì vậy, tình hình thu nợ đối với sản phẩm này khá tốt. Đối với nhóm khác, tỷ trọng doanh số thu nợ giảm mạnh trong giai đoạn này là do tỷ trọng doanh số cho vay giảm. Cùng với đó, Ngân hàng đã có những chính sách phù hợp trong việc thu và đòi nợ nhằm quản trị tốt các khoản tiền CVTD phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhưng không làm khách hàng cảm thấy khó chịu. Ví dụ như nhắn tin thông báo khi gần đến hạn thanh toán tiền lãi và vốn gốc, gọi điện nhắc nhở khi quá hạn thanh toán Bên cạnh đó, Ngân hàng đã tư vấn, giới thiệu các chương trình ưu đãi hay các điều kiện vay vốn và hình thức phạt khi trả nợ quá hạn hoặc trả nợ trước hạn cho khách hàng để khách hàng có thêm thông tin nhằm tránh khỏi những hiểu lầm không đáng có đối với Ngân hàng. Qua đó, góp phần nâng cao hình ảnh của Ngân hàng và tăng cường ý thức trả nợ đúng hạn của khách hàng. Bảng 2.8: Tình hình dư nợ CVTD Đơn vị: Triệu đồng 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2013 Chỉ tiêu TT TT TT DS DS DS +/- % +/- % (%) (%) (%) Tiêu dùng CBCNV 8,350 8.6 25,200 14.6 52,000 19.1 16,850 302 43,650 622.8 Cho vay XDSC nhà ở 25,050 25.9 56,700 32.7 114,400 42 31,650 226 89,350 456.7 Khác 63,460 65.5 91,350 52.7 106,080 38.9 27,890 144 42,620 167.2 Tổng 96,860 100 173,250 100 272,480 100 76,390 179 175,620 281.3 (Nguồn: VietinBank – CN Thừa Thiên Huế) Dư nợ CVTD luôn chiếm hơn 50% dư nợ cho vay KHCN. Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD khá đều (tăng hơn 80% qua từng năm tương ứng với gần 100 tỷ đồng) mà không có sự tăng đột biến như doanh số cho vay và doanh số thu nợ vào năm 2015. Trong cơ cấu dư nợ CVTD, tiêu dùng CBCNV tuy ở mức thấp (8.6% tương ứng với Trườnggần 8.5 tỷ đồng vào Đại năm 2013) học nhưng Kinh đã tăng hơn tế gấ pHuế đôi vào năm 2015 tương ứng với hơn 43.5 tỷ đồng, tốc độ phát triển vào năm này cũng rất cao (hơn 38
- 620%). Trong giai đoạn này, để mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng CBCNV, Ngân hàng đã có nhiều chính sách cho vay hấp dẫn như hạn mức cho vay cao (tối đa 300 triệu đồng), xét duyệt hồ sơ vay vốn nhanh chóng, thủ tục đơn giản đã giúp cho Ngân hàng đón nhận nhiều khách hàng hơn. Đồng thời, VietinBank đã cử cán bộ tín dụng trực tiếp đến những cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước hoặc gọi điện thoại mời chào, tiếp thị, tư vấn sản phẩm, từ đó giúp khách hàng so sánh, lựa chọn những gói vay vốn nào phù hợp với mục đích, nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ cho vay XDSC nhà ở đã có bước tăng trưởng vượt bậc, 25.9% vào năm 2013 và sau đó vượt qua nhóm Khác để trở thành nhóm có tỷ trọng dư nợ cao nhất trong CVTD (42% vào năm 2015 tương ứng với gần 115 tỷ đồng). Kết quả này là do nhu cầu XDSC nhà ở của người dân tại Thừa Thiên Huế đang ở mức cao khi mà nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi và mức sống của người dân đang được cải thiện. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu đã khiến cho tình hình mưa bão trở nên khắc nghiệt hơn, người dân cũng cần tu sửa lại nhà cửa để đảm bảo an toàn. Đồng thời, thời gian cho vay đối với gói vay vốn này lên đến 5 năm, rất phù hợp với nhu cầu thực tiễn của khách hàng vì số tiền cho vay vốn khá lớn nên cũng cần nhiều thời gian để trả hoàn trả nợ. Cùng với đó, món vay này có tài sản đảm bảo nên Ngân hàng cũng ít e ngại hơn, sẵn sàng chấp nhận cho vay khi khách hàng có nhu cầu. Từ những lý do trên, tốc độ tăng trưởng của loại sản phẩm tín dụng này đã có mức tăng khá cao trong suốt thời kỳ này. Có thể nói rằng, để đạt được những thành tích như trên, Ngân hàng đã có những chính sách marketing, chính sách phân phối phù hợp, đúng đắn nhằm lôi kéo khách hàng. Ví dụ, ngoài các chương trình khuyến mại hay ưu đãi, Ngân hàng đã tăng cường liên kết với các công ty bán lẻ nhằm giới thiệu sản phẩm như đối với sản phẩm cho vay mua ô tô, để tăng doanh số cho vay trong lĩnh vực này, Ngân hàng đã không ngừng tìm kiếm khách hàng bằng chính sách chi hoa hồng cho các đại lý bán xe ô tô để họ thông báo cho Ngân hàng khi có khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua sắm; sau đó, Ngân hàng sẽ gọi điện tư vấn và cung cấp thông tin về sản phẩm tín dụng của mình; hay liên kết với các công ty tư vấn du học khi có khách hàng làm hồ sơTrường để chuẩn bị đi duĐại học hay học cần chứ ngKinh minh tài chính.tế HuếNhờ những nỗ lực như trên, dư nợ CVTD đã có mức tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn này. 39
- 2.2.2. Nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ CVTD Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ CVTD Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nợ xấu CVTD 65 90 242 Tỷ lệ nợ xấu CVTD (%) 0.067 0.052 0.089 (Nguồn: VietinBank – CN Thừa Thiên Huế) Nhìn chung, nợ xấu trong CVTD tại CN khá thấp, nằm trong khoảng 0.05% - 0.1%. Từ năm 2013 đến 2015, quy mô nợ xấu tăng lên cùng với quy mô dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2013 và năm 2014 khá thấp, chỉ ở mức 0.067% và 0.052% tương ứng với 65 và 90 triệu đồng. Tuy nhiên, vào năm 2015, tỷ lệ này lại tăng đột biến lên đến gần 0.09% tương ứng với 242 triệu đồng. Để có được kết quả này, Ngân hàng đã rà soát, kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng các hồ sơ vay vốn để đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn. Bên cạnh đó, việc trích lập dự phòng rủi ro đã kéo tỷ lệ nợ xấu giảm xuống. Tuy nhiên, Ngân hàng phải đối mặt với hai vấn đề, đó là tỷ lệ nợ xấu thấp thì quy mô sẽ không lớn và giảm thị phần của Ngân hàng. Đây là nguyên nhân mà vào năm 2013 và 2014 tỷ lệ nợ xấu rất thấp (dưới 0.07%) và tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD năm 2014 so với năm 2013 chỉ là 78.9%, trong khi vào năm 2015, tỷ lệ nợ xấu là gần 0.09% nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ là hơn 180% so với năm 2013. Nguyên nhân là do Ngân hàng phải nới lỏng các tiêu chí cho vay xuống để tránh bị suy giảm thị phần khi mà các ngân hàng khác đang không ngừng đẩy mạnh hoạt động cho vay trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ này vẫn khá nhỏ nhưng vẫn cần phải quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng chỗ thay vì chấp nhận rủi ro để cho vay dưới chuẩn dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu cao gây bất ổn định cho hệ thống ngân hàng như cho vay bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007. Đồng thời, vì nguồn trả nợ của khách hàng không ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chất lượng thông tin khách hàng cung cấp không cao dễ dẫn đến “thông tin bất cân xứng” và “rủi ro đạo đức” nên Ngân hàng cần sử dụng thêmTrường nhiều thông tin Đạitừ các ngu họcồn khác , Kinhđiển hình là ttếừ trung Huế tâm thông tin tín dụng Việt Nam (CIC). Các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được chia thành 5 nhóm nợ. Đối với cho vay tín chấp, nếu khách hàng đã bị liệt vào 40
- nhóm thứ hai (Nợ cần chú ý) thì khách hàng không được Ngân hàng xét duyệt cho vay nhưng nếu ở nhóm nợ thứ nhất (Nợ đủ tiêu chuẩn) thì khách hàng có thể được Ngân hàng cho vay vốn nếu đáp ứng được những điều kiện khác của Ngân hàng. Còn đối với điều kiện vay thế chấp, nếu khách hàng có món nợ bị xếp vào nhóm thứ hai thì vẫn có thể được xét duyệt cho vay vốn. Nhờ đó, Ngân hàng đã có thể đánh giá thông tin về khách hàng được chính xác hơn và hạn chế việc cho vay những khách hàng có mức độ rủi ro cao. 2.2.3. Vòng quay vốn, hệ số thu nợ CVTD Bảng 2.10: Tình hình vòng quay vốn và hệ số thu nợ CVTD Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Vòng quay vốn CVTD (lần) 7.28 7.16 8.25 Hệ số thu nợ CVTD 0.93 0.94 0.74 (Nguồn: VietinBank – CN Thừa Thiên Huế) Xét về vòng quay vốn, chỉ tiêu này đang ở mức khá cao (luôn trên 7 lần), kết quả này có được là do đa số các món vay tiêu dùng thường là ngắn hạn và trung hạn nên thời gian hoàn trả nợ nhanh, góp phần làm tăng số vòng quay vốn. Thêm vào đó, Ngân hàng có các chương trình ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh nên khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng cao. Bên cạnh đó, vòng quay vốn ở mức cao như vậy giúp cho Ngân hàng có đủ nguồn vốn để tái đầu tư phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời có khả năng tạo ra thêm lợi nhuận. Trong khi đó, hệ số thu nợ năm 2013 và 2014 nằm ở mức trên 0.9 nhưng vào năm 2015, con số này chỉ còn là 0.74. Điều này không phải là dấu hiệu xấu của việc tăng nợ xấu hay nợ quá hạn mà là do có nhiều món CVTD phát sinh mới trong năm 2015 nhưng chưa đến hạn thanh toán. 2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn CVTD Trường Đại học Kinh tế Huế 41
- Bảng 2.11: Tình hình lợi nhuận CVTD và cho vay KHCN Đơn vị: Triệu đồng 2014/2013 2015/2013 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 +/- % +/- % Lợi nhuận CVTD 13,760 19,066 24,186 5,306 138.56 10,426 175.8 Lợi nhuận cho vay KHCN 34,145 43,830 48,665 9,685 128.36 14,520 142.5 Tỷ suất sinh lợi CVTD (%) 14.21 11.00 8.88 -3.20 77.47 -5.33 62.48 (Nguồn: VietinBank – CN Thừa Thiên Huế) Từ năm 2013 đến năm 2015, lợi nhuận CVTD và lợi nhuận cho vay KHCN của Ngân hàng đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của lợi nhuận CVTD lại cao hơn (hơn 138% và 175% vào năm 2014 và 2015 tương ứng với hơn 10 tỷ đồng và 5 tỷ đồng) nhưng tỷ suất sinh lợi CVTD lại giảm từ 14.21% vào năm 2013 xuống còn 8.88% vào năm 2015 do tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng dư nợ. Trong những năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng không ngừng diễn ra. Do đó, để giữ vững hay tăng thị phần của mình, Ngân hàng phải có các chính sách marketing, chính sách chăm sóc khách hàng nổi bật hơn đối thủ. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải tăng các khoản chi hoa hồng cho các kênh phân phối, các bên liên kết để giữ vững doanh số do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Đồng thời, các chính sách cho vay ưu đãi của NHNN cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận trong hoạt động CVTD giảm sút vì lãi suất cho vay thấp (thậm chí thấp hơn lãi suất huy động) trong khi chi phí cho vay cũng như rủi ro cao. Chính vì vậy, chi phí CVTD tăng lên không ngừng nhưng bù lại, quy mô của lĩnh vực này có mức tăng trưởng rất ấn tượng. 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động CVTD 2.3.1. Kết quả đạt được Trong những năm qua, CVTD nói riêng và cho vay KHCN nói chung đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cụ thể là: - ThTrườngứ nhất, giúp Ngân Đại hàng đa họcdạng hóa Kinhcác loại sản phtếẩm Huế- dịch vụ trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, tuy nhiên thị trường vẫn tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn. Đồng thời, khi mà nhu cầu vay 42
- vốn của khối khách hàng doanh nghiệp vẫn còn yếu, Ngân hàng cần phải chuyển hướng sang cho vay đối với nhóm KHCN mà cụ thể là CVTD để Ngân hàng có thể duy trì thị phần và lợi nhuận. Thêm vào đó, sự phổ biến trong việc vay vốn để chi tiêu không còn xa lạ với nhiều người nữa cũng góp phần cải thiện doanh số, góp phần tăng thị phần của Ngân hàng. - Thứ hai, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Vì các khoản cho vay này thường nhỏ, kỳ hạn thường là ngắn và trung hạn mà ngân hàng chủ yếu huy động vốn trong ngắn hạn. Do đó, CVTD giúp Ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản tốt hơn cho vay SXKD hay cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp. - Thứ ba, Ngân hàng đã có những chính sách marketing thích hợp như liên kết với các đại lý xe ô tô, các công ty tư vấn du học Nhờ đó, các sản phẩm của Ngân hàng được nhiều người biết đến hơn, khả năng Ngân hàng tiếp cận với những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn cao hơn. Đồng thời, tung ra các chương trình tri ân khách hàng, khuyến mại, ưu đãi để tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng cao về quy mô CVTD và giữ chân khách hàng trong những năm qua. - Thứ tư, quy mô CVTD đã có mức tăng trưởng rất nhanh giúp Ngân hàng tăng thị phần của mình. Điều này được thể hiện qua mức tăng trưởng doanh số cho vay, dư nợ; đặc biệt là năm 2015, cả doanh số cho vay và dư nợ đều có mức tăng cao (lần lượt là hơn 400% và 280% so với năm 2013 tương ứng với hơn 1,300 tỷ và 173 tỷ đồng). - Thứ năm, trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu hiện đang khá cao tại các NHTM đặc biệt là NHTM Nhà nước mà nguyên nhân chủ yếu là do việc cho vay các doanh nghiệp tư nhân lẫn doanh nghiệp Nhà nước, thì tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động CVTD khá thấp (không quá 0.1%), chứng tỏ Ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định năng lực trả nợ của khách hàng và CVTD nên được mở rộng, phát triển. - Thứ sáu, vòng quay vốn trong lĩnh vực này khá cao, khoảng 7 vòng/năm giúp cho Ngân hàng có khả năng xoay vốn để cho vay thêm nhiều đối tượng khác hàng khác.Trường Nhờ đó, không Đạinhững m ởhọc rộng thêm Kinh quy mô mà tế còn Huếtăng lợi nhuận cho Ngân hàng. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 43
- Trong những năm qua, mặc dù CVTD đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và cho thấy tiềm năng trong tương lai, nó vẫn không khỏi bộc lộ một số hạn chế nhất định. 2.3.2.1. Về mặt khách quan - Thứ nhất, phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Thu nhập của người dân ổn định thì họ mới nghĩ đến những nhu cầu tiêu dùng cao hơn. Đồng thời, để trả tiền nợ vay thì họ cần có một nguồn thu nhập ổn định để trang trải chi phí hàng ngày và trả nợ. Nếu nền kinh tế đang rơi vào suy thoái hay trì trệ thì rủi ro mất việc cao hoặc bị giảm tiền lương. Vào những thời điểm này, không có nhiều người muốn đi vay để tiêu dùng; đồng thời, các ngân hàng cũng cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra quyết định cho vay. Do đó, doanh số cho vay vào những thời điểm này thường không cao hơn vào giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng hay bùng nổ. - Thứ hai, các chính sách của Nhà nước cũng tác động không nhỏ đến hoạt động CVTD, hoạt động của ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN. Không một NHTM nào không bị chịu sự kiểm soát của NHNN như các quy định về trần lãi suất huy động, sàn lãi suất cho vay. Một chính sách của NHNN có thể thúc đẩy hoặc kiềm chế sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Chính sách cho vay nhà ở xã hội là một ví dụ điển hình cho luận điểm này. Từ năm 2013, chính sách cho vay nhà ở xã hội với mức lãi suất ưu đãi 5%, mức lãi suất này thậm chí còn thấp hơn mức lãi suất huy động, đã thúc đẩy người dân đi vay khiến cho mức tăng trưởng CVTD tăng đột biến. Tuy nhiên, điều này cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng khi rủi ro tương đối cao trong khi mức lãi suất cho vay khá thấp không bù đắp đủ chi phí cho vay. - Thứ ba, lãi suất CVTD khá cao do đặc tính rủi ro và chi phí của các khoản vay tiêu dùng. Phần lớn, các khoản vay tiêu dùng được cung cấp bởi hình thức cho vay trả góp, không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay nên rủi ro của các khoản vay này thường cao; đồng thời, các món CVTD thường nhỏ nên chi phí CVTD cao. Những yếu tố trên làm cho lãi suất CVTD cao hơn lãi suất cho vay thươngTrường mại khiến ngư Đạiời dân e dèhọc khi có ýKinh định vay ngân tế hàng. Huế 44
- 2.3.2.2. Về mặt chủ quan - Về phía ngân hàng: + Sản phẩm CVTD còn thiếu tính đa dạng (mới chỉ có 8 loại) trong khi nhu cầu của khách hàng hiện nay là cao hơn nhiều. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng chỉ nhắm vào phân khúc thị trường có mức vay cao, còn hạn chế cho vay đối với những khoản vay quá nhỏ (khoảng dưới 20 triệu đồng) vì chi phí cho vay lớn nên việc thu được lợi nhuận là khó khả thi. Do đó, các sản phẩm của Ngân hàng còn bó hẹp, chưa hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. + Bên cạnh đó, vấn đề tiếp thị sản phẩm của Ngân hàng còn khá mờ nhạt. Thông tin về các sản phẩm – dịch vụ, khuyến mãi của Ngân hàng vẫn chưa phổ biến được đến với người dân. Mặc dù Ngân hàng có trang web riêng nhưng nó chỉ phù hợp đối với những người có kiến thức, người trẻ; trong khi quảng cáo trên ti vi lại là kênh thông tin đại chúng phù hợp với người dân Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng hiện nay. Tuy nhiên, việc quảng cáo trên truyền hình khá tốn kém nhưng đôi khi lại không mang lại hiệu quả cao như mong đợi. Một hình thức quảng bá khá phổ biến nữa đó là phát tờ rơi, dán quảng cáo trên đường phố của cộng tác viên, cách tiếp thị này vừa không hiệu quả (do không nhắm đúng vào khách hàng mục tiêu) vừa làm mất mỹ quan đường phố qua đó làm mất hình ảnh của Ngân hàng. + Thủ tục cho vay khá phức tạp, tốn nhiều thời gian để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng nhằm hạn chế nợ xấu hay công tác định giá tài sản đảm bảo (đối với cho vay có tài sản đảm bảo). Do vậy, nhiều khách hàng lựa chọn vay ở thị trường “chợ đen” hoặc các công ty tài chính (mặc dù lãi suất cao) thay vì Ngân hàng khi họ đang rất cần tiền để tiêu dùng. + Ngoài ra, cán bộ ngân hàng cũng cần được bồi dưỡng thêm kĩ năng thuyết phục khách hàng; đồng thời, cần trau dồi thêm kiến thức xã hội và chuyên môn để dễ dàng trong việc tư vấn thêm nhưng thông tin liên quan khác (ngoài thông tin về sản phẩm – dịch vụ của Ngân hàng) cho khách hàng. Qua đó, khách hàng mới cảm nhận được thái độ phục vụ nhiệt tình, tận tâm của cán bộ ngân hàng và hình ảnh của Ngân hàngTrường mới được nâng Đạicao. học Kinh tế Huế - Về phía khách hàng, tâm lý, thói quen mua sắm, tiêu dùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động CVTD của Ngân hàng. Đại đa số người Việt Nam thường 45
- có thói quen tích lũy đủ tiền hoặc nếu nguồn tài chính không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thì vay nợ từ người thân, bạn bè chứ không có thói quen hay không thích vay nợ từ ngân hàng (nhất là phải cầm cố tài sản). Vì vậy, Ngân hàng rất khó tiếp cận, cho vay với nhóm khách hàng này. Trường Đại học Kinh tế Huế 46
- CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng phát triển chung Trong thời gian tới, VietinBank CN Thừa Thiên Huế trong hoạt động tín dụng thực hiện chủ trương của Tổng Giám đốc Ngân hàng VietinBank Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu là tăng thị phần trong hoạt động bán lẻ và giữ vững danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam”. Mặt khác, vào năm 2016, theo thống kê của Ngân hàng, quy mô huy động vốn và cho vay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là khoảng 36 nghìn tỷ, trong khi thị phần của VietinBank trong huy động vốn chỉ chiếm 11% và 9% đối với cho vay. Kết quả này thực sự chưa tương xứng với vị thế của Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng sẽ tích cực đẩy mạnh, tăng cường quảng bá, nâng cao hình ảnh của VietinBank CN Thừa Thiên Huế đến với người dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tăng thị phần của Ngân hàng trên cả hai hoạt động này. Thêm vào đó, Ngân hàng đang tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ và hướng đến mục tiêu không thanh toán bằng tiền mặt tại các siêu thị, cửa hàng lớn và bệnh viện thông qua việc tăng số lượng máy POS trên địa bàn tỉnh. Đây là một lĩnh vực đầu tư khá an toàn và hiệu quả, giúp Ngân hàng thu được lợi nhuận từ các khoản phí giao dịch của khách hàng trong khi hoạt động cho vay lại chịu nhiều rủi ro hơn. 3.2. Định hướng mở rộng hoạt động CVTD Mở rộng hoạt động CVTD là một hướng đi đúng đắn của ngân hàng VietinBank CN Thừa Thiên Huế phù hợp với xu thế phát triển của Việt Nam và thế giới. VietinBank CN Thừa Thiên Huế trong thời gian tới sẽ chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng và sản phẩm CVTD. Đầu tiên là thu thập, khai thác thông tin của các khách hàng tiềm năng trên địa bàn Thành phố Huế và các vùng lân cận để nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của họ. Sau đó, nghiên cứu, xây dựng và phát triển những sản phẩmTrường cốt lõi và sản ph ẩĐạim hỗ tr ợ họcđang có nhuKinh cầu cao, đtếồng thHuếời đào tạo cán bộ về mặt nghiệp vụ. Và cuối cùng, tiếp cận khách hàng với các sản phẩm phù hợp qua 47
- nhiều kênh marketing khác nhau, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng và đặc tính của từng sản phẩm. 3.3. Giải pháp mở rộng CVTD tại Ngân hàng VietinBank CN Thừa Thiên Huế Từ cơ sở lý luận, thực tiễn và những nguyên nhân khách quan, chủ quan đã nêu trên, có 3 giải pháp chính được đề xuất để mở rộng hoạt động CVTD tại CN. 3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định Thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong quy trình cho vay của mỗi ngân hàng. Nó quyết định đến việc có cho vay một khách hàng hay không, qua đó ảnh hưởng đến quy mô cho vay và mức độ nợ xấu của ngân hàng. Công tác thẩm định tốt giúp Ngân hàng hạn chế được việc cho vay những khách hàng xấu và không cho vay những khách hàng tốt. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, có hai giải pháp được đưa ra. - Thứ nhất, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ thẩm định. Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên đóng vai trò rất quan trọng, là nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng thẩm định tín dụng. Mỗi bộ phận cán bộ thẩm định nên phụ trách chuyên sâu về một hoặc một số ngành nghề nhất định. Có như vậy, những cán bộ thẩm định của Ngân hàng mới có khả năng tìm hiểu thông tin (về thị trường, pháp luật) một cách chuyên sâu về lĩnh vực mà mình cần phải quan tâm, từ đó đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cũng như giá cả thị trường của tài sản đảm bảo và đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn. Thêm vào đó, Ngân hàng cần tổ chức định kỳ các đợt thi về nghiệp vụ nhằm khuyến khích, tăng cường, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng và thăng chức cho những người thực sự có năng lực. Bên cạnh đó, đạo đức của người cán bộ cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác thẩm định. Cán bộ tín dụng phải làm việc một cách khách quan, độc lập, đánh giá vấn đề dựa trên tình hình, số liệu thực tế mới có thể đưa ra những kết luận chính xác. Do vậy, Ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra ý thức đạo đức, tinh thần trách nhiệm cTrườngủa những cán bộ thĐạiẩm định học tín dụng Kinh nhằm ngăn tế ngừ aHuế và xử lý kịp thời những dấu hiệu tiêu cực trong nội bộ Ngân hàng. 48
- - Thứ hai, nâng cao chất lượng thông tin nhằm giảm thiểu “thông tin bất cân xứng” dẫn đến “rủi ro đạo đức”. Trong những cuộc phỏng vấn, cán bộ thẩm định tín dụng cần tạo không khí thoải mái, cởi mở để khách hàng thấy được sự thân thiện của nhân viên Ngân hàng mà vẫn khai thác được thông tin của khách hàng về khả năng trả nợ, tình hình tài chính Từ những thông tin và cách trả lời của khách hàng, cán bộ thẩm định tín dụng có thể đánh giá mức độ tin cậy của thông tin mà khách hàng cung cấp. Đồng thời, Ngân hàng cần thu thập, cập nhật thông tin khách hàng cũ và mới để có đủ dữ liệu cho việc đánh giá đạo đức của khách hàng thông qua lịch sử trả nợ tại Ngân hàng. Tuy nhiên, chất lượng thông tin mà khách hàng cung cấp thường không cao (một phần vì họ e ngại việc cung cấp quá nhiều thông tin sẽ ảnh hưởng đến quyền riêng tư của họ) và không có dữ liệu đối với khách hàng mới. Vì vậy, khả năng Ngân hàng tiến hành cho vay đối với những đối tượng khách hàng này thường không cao; điều này làm cho quy mô cho vay của Ngân hàng không đạt được mức tăng trưởng tốt đáng lẽ có. Do đó, Ngân hàng cần thêm những nguồn thông tin khác như từ các doanh nghiệp bán lẻ mà khách hàng từng giao dịch hay lịch sử tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng khác. Hiện nay, VietinBank đã kiểm tra CIC để đánh giá đạo đức khách hàng và mức độ rủi ro nếu cho vay, nhờ vậy mà Ngân hàng đã giảm được tình trạng “thông tin bất cân xứng”. Mặc dù vậy, hoạt động của trung tâm này còn khá bất cập như khi từ chối cho vay mà căn cứ vào thông tin từ CIC thì không được thông báo lý do này cho người xin vay. Điều này làm khách hàng cảm thấy khó chịu vì không biết nguyên nhân vì sao mình lại bị từ chối và có ấn tượng xấu về Ngân hàng. Bên cạnh đó, một bất cập khác là không có cơ chế ràng buộc các tổ chức phải cập nhật thông tin một các kịp thời và chất lượng cho CIC. Do các ngân hàng thường cơ cấu lại nợ cho khách hàng nên đáng lẽ, họ thuộc vào những đối tượng không được cho vay nhưng vẫn được tiếp cận với tín dụng của ngân hàng khác. Việc này làm giảm đi độ tin cậy từ những thông tin mà CIC cung cấp. Nguyên nhân của việc gia hạn, cơ cấu lại nợ là do các ngân hàng muốn tạo sự linh động, thái độ chuyênTrường nghiệp để giữ chânĐại khách học hàng và Kinh cạnh tranh tếvới cácHuế ngân hàng khác cũng như không muốn tỷ lệ nợ xấu cao và rơi vào diện bị kiểm soát đặc biệt của NHNN. Vì vậy, thông tin mà các ngân hàng cung cấp còn chưa được cao trong khi 49
- lại rất hữu hiệu, đặc trị trong việc phòng chống “thông tin bất cân xứng” và “rủi ro đạo đức”. Do vậy, thiết nghĩ đã đến lúc các ngân hàng phải cùng nhau tạo lập cơ sở dữ liệu chính xác về những khách hàng nằm trong nhóm nợ quá hạn và nợ xấu. Qua đó, đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. 3.3.2. Tăng cường hoạt động marketing Như đã đề cập trước đó, tại địa bàn tỉnh có đến 24 ngân hàng hoạt động trong khi dân số không đông và thu nhập của người dân lại thấp. Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đã gay gắt lại còn khắc nghiệt hơn. Vì vậy, khi mà số lượng và lãi suất cho vay gần như là tương tự nhau thì marketing đã trở thành một công cụ hữu ích giúp các ngân hàng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để giành lấy “miếng bánh thị phần” lớn nhất. Có 3 mục tiêu cần hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing như sau: - Thứ nhất, xác định, tiềm kiếm khách hàng tiềm năng. Rõ ràng, sự thay đổi và phát triển không ngừng của cuộc sống hiện đại đã phát sinh ra những yêu cầu, nhu cầu mới mà trước đó tưởng chừng là điều “viển vong”, đặc biệt là do sự phát triển của khoa học – công nghệ. Việc xác định xu hướng, đối tượng khách hàng mới trong từng thời kỳ, giai đoạn mang tính chất cần thiết, cấp bách đối với hoạt động CVTD nói riêng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung. Khi nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển, khách hàng thường có trình độ cao hơn và có thể tiếp cận được nhiều thông tin hơn thì họ dễ dàng so sánh được ngân hàng nào có chất lượng sản phẩm – dịch vụ tốt mà lãi suất lại cạnh tranh hơn và ngược lại. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã có nhiều bước chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội khi mà nước ta đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế như WTO, APEC, AEC và kí kết nhiều hợp định về tự do mậu dịch. Điều này khiến dòng vốn FDI, ODA tràn ngày càng nhiều vào Việt Nam, giúp phát triển nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiển đời sống của người dân. Bên cạnh đó, sự tăng mạnh nguồn cung ứng hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam cũng khiến hành vi mua sắm và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Tại tTrườngỉnh Thừa Thiên Hu Đạiế, trước họcđây, vì đ ờKinhi sống của ngưtếờ i Huếdân còn thấp cũng như người dân thường tích lũy đủ tiền rồi mới mua ô tô hoặc không có nhu cầu mua ô tô mặc dù có khả năng về mặt tài chính trong khi những người có nhu cầu mua ô 50
- tô ngay thì không có đủ tiền cho nên số lượng ô tô được mua không nhiều. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển ổn định của nền kinh tế cộng thêm lối sống của người dân ngày càng trở nên cởi mở hơn, ít dè dặt hơn, nhiều người bắt đầu có xu hướng vay ngân hàng để mua ô tô hoặc vay tiêu dùng nhiều hơn. Điều này khiến cho thị trường cho vay tiêu dùng, đặc biệt là cho vay mua ô tô bùng nổ. Những ngân hàng tiên phong trong hoạt động này vì thế mà tăng thị phần, thu nhiều lợi nhuận nhiều hơn trước khi các ngân hàng khác nhảy vào kinh doanh lĩnh vực này. Vì vậy, xác định nhu cầu, xu hướng tiêu dùng, tìm kiếm khách hàng mới là một trong những công việc quan trọng của Ngân hàng, giúp Ngân hàng đứng vững trên một nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay. - Thứ hai, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới Mục tiêu tiếp theo sau việc xác định xu hướng tiêu dùng và khách hàng tiềm năng là để nghiên cứu, phát triển và tung ra những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Trong một xã hội luôn luôn ở trạng thái “động” thì Ngân hàng phải luôn tự đổi mới mình để thích nghi với hoàn cảnh, điều kiện mới nhằm trành bị đào thải theo quy luật tự nhiên. Việc phát triển, đưa vào kinh doanh những sản phẩm mới là yếu tố cốt lõi, quyết định đến sự tồn tại, phát triển cũng như là cơ sở để Ngân hàng chiếm lĩnh thị trường, tăng niềm tin và sự yêu thích của khách hàng, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng. Rõ ràng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh là rất gay gắt do quy mô, thị phần CVTD ở đây khá bé. Để tạo sự ấn tượng, khác biệt trong mắt khách hàng, Ngân hàng phải xây dựng, phát triển thêm những danh mục sản phẩm với sự đa dạng mà vẫn phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, để đảm bảo lợi nhuận và tăng sự cạnh tranh của Ngân hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng là một trong những công cụ hữu hiệu giúp Ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, danh mục các sản phẩm CVTD tại Ngân hàng còn khá ít ỏi (8 sản phẩm). Mặc dù, số lượng sản phẩm là gần như nhau khi so sánh với các ngân hàng khác nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế của người dân. Ngoài những sản phẩm Ngân hàng đã cung cấp, khách hàng đang còn có nhiều nhu cầu vay Trường vốn để tiêu dùng Đại khác như học mua sắ mKinh nội thất, muatế xe Huế mô tô Do vậy, Ngân hàng có thể mở rộng thị phần của mình bằng việc cung cấp những sản phẩm trên. 51
- - Thứ ba, mở rộng các kênh tiếp thị sản phẩm. Đây cũng là một trong những bước đi chiến lược của Ngân hàng, bởi vì dù Ngân hàng có những sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu của thị trường mà không có các kênh tiếp thị sản phẩm đến đúng khách hàng mục tiêu thì hoạt động marketing của Ngân hàng vừa không hiệu quả vừa làm tăng thêm chi phí. Do đó, làm tốt công tác tiếp thị sẽ giúp Ngân hàng giành được sự quan tâm của khách hàng. Hiện tại, Ngân hàng có 2 kênh tiếp thị chính là kênh cá nhân và kênh phi cá nhân. + Kênh cá nhân: bao gồm những cá nhân chuyển tải thông điệp về Ngân hàng như nhân viên tại quầy giao dịch, thậm chí là người dân, bạn bè của họ hay là những khách hàng hài lòng với dịch vụ của Ngân hàng cũng góp phần truyền tải thông điệp, thông tin sản phẩm của Ngân hàng đến với những khách hàng khác. Lợi ích mà kênh này mang lại là chi phí thấp, hiệu quả cao nhờ sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng ngay từ đầu. Kênh này khá phổ biến đối với hầu hết các ngân hàng, vì vậy Ngân hàng cần thêm những kênh khác để tạo sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh. + Kênh phi cá nhân: là kênh được thực hiện bởi các tổ chức như báo chí, truyền thông, quảng cáo Mặc dù thông điệp mà Ngân hàng có thể tiếp cận với một lượng lớn đối tượng nhưng chi phí lại rất lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần cung cấp thông tin sản phẩm, chính sách và điều khoản rõ ràng để khách hàng có thể tra cứu thông tin trên website của Ngân hàng. Vì hiện nay, Internet đang rất phổ biến tại khắp các tỉnh thành của Việt Nam trong khi tỷ lệ người trẻ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số. Đây là những đối tượng thích tra cứu trên mạng trước khi đưa ra quyết định. Do đó, Ngân hàng nên chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm của mình trên Trang chủ của Ngân hàng và các quảng cáo online. Bên cạnh đó, các ngân hàng thường marketing trực tiếp bằng cách gởi tin nhắn hoặc gọi điện thoại mời chào khách hàng nhưng việc làm này đôi khi lại phản tác dụng vì thực sự họ chưa có nhu cầu cho dù họ có khả năng tài chính phù hợp với yêu cầu cho vay của Ngân hàng. Cho nên họ dễ dàng từ chối và thậm chí mất thiện cảm với TrườngNgân hàng vì bị làmĐại phiền. họcVì vậy, đKinhể cải thiện tình tế tr ạHuếng này, Ngân hàng cần kiểm duyệt kỹ càng trước khi gọi điện hay gởi tin nhắn mời chào để sàng lọc đúng đối tượng đang thực sự có nhu cầu, vừa tránh việc chi phí tăng lên. 52
- Hiện nay, những danh mục sản phẩm có kênh tiếp thị rất đúng với đối tượng mục tiêu. Như đối với cho vay mua ô tô, du học, nhà ở dự án bằng cách liên kết với các đại lý xe ô tô, công ty tư vấn du học, các công ty bất động sản. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã tiếp cận với các trường học, các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước để marketing cho sản phẩm cho vay tín chấp của Ngân hàng. Còn cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân và cầm cố sổ tiết kiệm thì Ngân hàng lại dựa trên lịch sử giao dịch, tín dụng của khách hàng của Ngân hàng và nhu cầu vay vốn phát sinh bất ngờ của khách hàng mà đang có sổ tiết kiệm tại Ngân hàng. Đối cho vay mua, XDSC nhà ở và cho vay ứng tiền bán chứng khoán, kênh tiếp thị còn khá hạn chế vì khó nhắm trúng khách hàng mục tiêu nhất là cho vay ứng tiền bán chứng khoán. Mặc dù đối với cho vay mua, XDSC nhà ở, Ngân hàng có thể liên kết với các đại lý bán vật liệu xây dựng để tiếp thị loại sản phẩm này của Ngân hàng cho khách hàng nhưng thông thườnghọ đã đủ vốn để thực hiện dự án. Tuy nhiên, đôi khi có nhiều khách hàng không đủ vốn nên đã “vay nặng lãi” để thực hiện dự án sẽ có xu hướng đồng ý vay vốn từ ngân hàng khi được gợi ý. 3.3.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm Đây là một trong những mục tiêu, chiến lược mà các ngân hàng đang hướng tới, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay. Có hai biện pháp chính và thường được sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao chất lượng sản phẩm. - Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm từ chính sản phẩm đó. Để khách hàng sử dụng sản phẩm của Ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh như hiện tại, các sản phẩm của Ngân hàng ngoài sản phẩm cốt lõi, cần có các sản phẩm hỗ trợ với nhiều tiện ích. Ngân hàng cũng cần xây dựng hệ thống thủ tục pháp lý, hợp đồng với các điều khoản rõ ràng để khách hàng có thể tin tưởng giao dịch. Vì tâm lý của khách hàng thường e ngại những thủ tục rườm rà và những điều khoản mập mờ trong hợp đồng tín dụng. - Thứ hai, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, tư vấn khách hàng, hậu mãi. Cùng với các hoạt động marketing, chăm sóc, tư khách khách hàng trước và sau khi vay Trườngđều đóng vai trò quanĐại trọng. học Khi đế nKinh ngân hàng, tếkhông Huế phải khách hàng nào cũng có những kiến thức nhất định về các sản phẩm, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng. Vì vậy, nhiều khách hàng cần có sự tư vấn của cán bộ ngân hàng để tìm 53