Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi

pdf 69 trang thiennha21 25/04/2022 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_cua_cong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU QUẢNG NGÃI LÊ THANH HUYỀN Khóa học: 2015 – 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU QUẢNG NGÃI Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Huyền Giảng viên hướng dẫn: Lớp: K49A – Tài chính TS. Trần Thị Bích Ngọc Huế, 5/2019
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đối với tất cả các doanh nghiệp, lợi nhuận không chỉ là mục tiêu cuối cùng mà còn là chỉ tiêu có chất lượng tổng quát cho việc đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó không phải là mục tiêu duy nhất mà mỗi doanh nghiệp hướng tới. Nói cách khác, doanh thu và lợi nhuận là những nhân tố chính yếu trong mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp, đó chính là hiệu quả kinh doanh. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi, em nhận thấy doanh thu của Công ty không được ổn định qua các năm, mức chênh lệch còn khá lớn, nhưng lợi nhuận lại có xu hướng tăng theo từng năm. Mặc dù vậy, chỉ riêng chỉ tiêu lợi nhuận thì không thể phản ánh được mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, em đã lựa chọn đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận liên quan đến hiệu quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp, từ đó so sánh với doanh nghiệp cùng ngành để làm rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty và đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
  4. Lời Cảm Ơn Sau gần bốn năm học tập và rèn luyện tại Đại học Huế - Trường Đại học Kinh tế, đây là lần thứ hai em có thể hiểu một cách rõ ràng và chân thật hơn về chuyên môn công việc của mình qua kỳ thực tập. Nhờ có sự giới thiệu của nhà trường cùng với sự hỗ trợ to lớn của Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi, em đã trải qua ba tháng thực tập đầy bổ ích và được mở mang tầm mắt. Bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hỗ trợ to lớn không chỉ về kiến thức mà còn về mặt tinh thần. Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn và gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Tài chính – Ngân hàng đã tận tâm truyền đạt cho sinh viên chúng em những kiến thức chuyên ngành bổ ích và những kỹ năng bổ trợ cho công việc tương lai. Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Bích Ngọc – giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng đã tận tình giải đáp, tư vấn cho những thắc mắc của em trong quá trình định hướng chủ đề và giúp đỡ em khắc phục những sai sót trong bài báo cáo này. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi cùng toàn thể các cô chú, anh chị hiện đang làm việc tại đây đã ân cần giúp đỡ, cung cấp cho em nhiều nguồn số liệu, tài liệu tham khảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập. Tuy đây là lần thứ hai được tiếp xúc gần hơn với công việc trong tương lai, bản thân em vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm và kiến thức bản thân vẫn còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của Quý thầy, cô để em có thể học thêm được nhiều kinh nghiệm và vận dụng tốt các kiến thức được tích lũy vào công việc thực tế sau này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1 Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3 4.2 Phương pháp xử lý số liệu 3 4.3 Phương pháp phân tích số liệu 3 5. Kết cấu của đề tài 3 Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 5 1.2 Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 5 1.2.1 Khái niệm 5 1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh 8 1.2.3 Đối tượng phân tích 8 1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 9 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 10 1.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 11 1.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản 12 1.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 15
  6. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU QUẢNG NGÃI 18 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi 18 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 18 2.1.2 Nội dung hoạt động 19 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 20 2.2 Khái quát tình hình hoạt động của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi. 22 2.2.1 Thuận lợi 30 2.2.2 Khó khăn 30 2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi trong giai đoạn 2015 – 2017. 31 2.3.1 Về khả năng sinh lời 31 2.3.2 Về hiệu suất sử dụng tài sản 36 2.3.3 Về hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp 45 2.4 Đánh giá chung hiệu quả hoạt động của Công ty 48 2.4.1 Kết quả đạt được 48 2.4.2 Hạn chế 49 CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU QUẢNG NGÃI 50 3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi trong thời gian tới 50 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi 52 3.2.1 Nâng cao doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 52 3.2.2 Tối thiểu hóa các chi phí một cách hợp lý 53 3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 53 3.2.4 Đẩy mạnh các chính sách giúp duy trì thị phần 54
  7. 3.2.5 Tăng cường quản lý hàng tồn kho 55 3.2.6 Nâng cao công tác dự báo tài chính 55 Phần 3: KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
  8. DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROA Tỷ suất lợi nhuận của tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu VCSH Vốn chủ sở hữu TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn HTK Hàng tồn kho TNDN Thu nhập doanh nghiệp i
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi 21 ii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình doanh thu trong 3 năm 2015 – 2017 23 Bảng 2.2 Sản lượng kinh doanh trong 3 năm 2015 – 2017 24 Bảng 2.3 Tình hình chi phí trong 3 năm 2015 – 2017 27 Bảng 2.4 Tình hình lợi nhuận trong 3 năm 2015 – 2017 29 Bảng 2.5 Tỷ suất khả năng sinh lợi trong 3 năm 2015 – 2017 32 Bảng 2.6 So sánh các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời giữa Petrolimex Quảng Ngãi và Petrolimex Sài Gòn 35 Bảng 2.7 Hiệu suất sử dụng tài sản trong 3 năm 2015 – 2017 37 Bảng 2.8 So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản giữa Petrolimex Quảng Ngãi và Petrolimex Sài Gòn 40 Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng lao động trong 3 năm 2015 – 2017 45 Bảng 2.10 So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động giữa Petrolimex Quảng Ngãi và Petrolimex Sài Gòn 47 iii
  11. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Xã hội ngày càng hiện đại, con người ngày càng phát triển, kéo theo đó là những nhu cầu cho đời sống hàng ngày càng tăng cao. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh ngày nay, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng. Chính vì vậy, vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi, đó vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thử thách cho các nhà quản trị. Để tồn tại và phát triển trong môi trường náo nhiệt nhưng cũng không kém phần khó khăn này, các doanh nghiệp phải vạch ra cho mình một đường hướng, chiến lược kinh doanh hợp lí, gọn nhẹ và hiệu quả. Với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, quy luật cạnh tranh được xem là động lực để phát triển và hiệu quả kinh doanh chính là thước đo cho thấy doanh nghiệp đã đi đúng đường hay chưa. Do vậy, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Việc theo dõi và đánh giá đúng những diễn biến trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh để phát huy và khắc phục những điểm yếu, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Đồng thời, đó cũng là những căn cứ hết sức quan trọng trong dự báo, tiên đoán xu hướng, xu thế phát triển của nền kinh tế, giúp cho các nhà quản trị có thể vạch ra một chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề nên tôi đã quyết định chọn đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi làm nội dung nghiên cứu. Mặc dù đây là công ty có vốn nhà nước và Petrolimex đang chiếm gần 50% thị phần xăng dầu Việt Nam, nhưng Petrolimex vẫn phải cạnh tranh với hai công ty kinh doanh xăng dầu có vốn nhà nước khác và 69 đơn vị kinh doanh xăng dầu nhỏ lẻ khác, hơn nữa, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có kế hoạch tấn công vào thị trường xăng dầu Việt Nam khi nước ta chính thức mở cửa hoàn toàn thị trường này. Đây rõ ràng là một thách thức lớn đối với 1
  12. Petrolimex nói chung và các công ty chi nhánh của Petrolimex nói riêng trong việc duy trì thị phần của mình trước các đối thủ đáng gờm, trong đó có Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi. Với việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi sẽ có cái nhìn tốt hơn cho hiện tại và cả tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi thông qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính trong giai đoạn 2015 – 2017. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về mặt không gian: Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi. - Phạm vi về mặt thời gian: số liệu nghiên cứu được lấy từ các số liệu đã công bố như năm 2015, 2016, 2017. 2
  13. - Phạm vi về mặt nội dung: tập trung nghiên cứu các kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của vốn để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty; đồng thời, đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của công ty, cụ thể là bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính và bảng Cân đối kế toán của phòng Kế toán. - Các thông tin về công ty được thu thập từ phòng Hành chính. - Cơ sở lý luận được thu thập từ các tài liệu tài chính, kinh tế có liên quan. - Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu sơ cấp thông qua việc trao đổi, tham khảo ý kiến từ những người có trình độ, kinh nghiệm tại công ty. 4.2 Phương pháp xử lý số liệu Từ những số liệu đã có, dùng phần mềm Microsoft Excel để thống kê, tính toán số liệu; mô tả bằng các bảng biểu, biểu đồ nhằm rõ vấn đề nghiên cứu. 4.3 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê, so sánh dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu cần phân tích. - Phương pháp phân tích dùng trong phân tích các số liệu một cách khách quan để đánh giá và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 5. Kết cấu của đề tài Phần nội dung của đề tài gồm có 03 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3
  14. Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi. Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi. 4
  15. Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. [Nguyễn Thị Phương Linh (2017), Bài giảng Quản trị kinh doanh 1, Đại học Kinh tế Quốc dân]. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh khả năng kết hợp các nguồn lực đầu vào, cho phép tối thiểu hóa các chi phí trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu sinh lợi của doanh nghiệp. [Trần Thị Bích Nhung (2018), Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương Hà Nội]. 1.2 Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.2.1 Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình đánh giá vị thế, tình trạng, và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách sử dụng thông tin từ tình hình kinh doanh đã xảy ra, thông qua số liệu các báo cáo tài chính và các nguồn khác. [Lê Xuân Thủy (2013), Bài giảng Phân tích hiệu quả kinh doanh, Cao đẳng Công nghệ thông tin TP. HCM]. Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. [Trịnh Văn Sơn (2005), Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế, trang 4]. 5
  16. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cải thiện các hoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các quy luật khách quan, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. [Nguyễn Năng Phúc (2003), Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân]. Như vậy, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ cho ta biết việc kinh doanh của doanh nghiệp đang ở trình độ nào mà nó còn là cơ sở để các nhà quản trị xem xét, đánh giá và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ có các biện pháp thích hợp nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí, giúp doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao. 1.2.2 Phương pháp phân tích 1.2.2.1 Phương pháp so sánh So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây: - Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh. - Điều kiện so sánh. - Kỹ thuật so sánh. 1.2.2.2. Phương pháp loại trừ Trong phân tích kinh doanh, để có cơ sở đánh giá, nhận xét đúng thì vấn đề quan trọng và rất được quan tâm nghiên cứu là các nguyên nhân và nhân tố ảnh 6
  17. hưởng và lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh. Phương pháp thường được sử dụng để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là phương pháp loại trừ. Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm có thể quy về sự ảnh hưởng của hai nhân tố: - Lượng hàng hoá bán ra được tính bằng đơn vị tự nhiên (cái, chiếc ) hoặc đơn vị trọng lượng (tấn, tạ, kg ). - Giá bán ra của một đơn vị sản phẩm hàng hoá tiêu thụ được tính bằng đơn vị tiền. Cả hai nhân tố trên cùng đồng thời ảnh hưởng đến tổng doanh thu, nhưng để xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố này phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Muốn vậy có thể thực hiện bằng hai cách sau đây: - Cách thứ nhất: có thể dựa vào phép thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố và được gọi là phương pháp “Thay thế liên hoàn”. - Cách thứ hai: có thể đưa trực tiếp vào mức biến động của từng nhân tố và được gọi là phương pháp “Số chênh lệch”. 1.2.2.3 Phương pháp liên hệ Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ với nhau, giữa các mặt, các bộ phận Ðể lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu, trong phân tích kinh doanh còn sử dụng phổ biến các phương pháp liên hệ như: liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính và phi tuyến tính 1.2.2.4 Phương pháp chi tiết - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. - Chi tiết theo thời gian. - Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh. 7
  18. 1.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân , nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Phân tích kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay đối với doanh nghiệp nữa hay không? [Trịnh Văn Sơn, Đào Nguyên Phi (2006), Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế]. 1.2.4 Đối tượng phân tích Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. [Phạm Văn Dược, 8
  19. Huỳnh Đức Lộng, Lê Thị Minh Tuyết (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, tr. 4]. Tuỳ mục đích, nội dung và đối tượng phân tích để có thể sử dụng các chỉ tiêu hiện vật, giá trị, hay chỉ tiêu thời gian. Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một cách chung nhất, nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, quá trình và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ở một mức độ và xu hướng xác định đến các kết quả biểu hiện các chỉ tiêu. 1.2.5 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới vừa mở ra các cơ hội lớn cho doanh nghiệp, lại vừa là thách thức nếu các doanh nghiệp không chịu vận động thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế mở cửa. Thương trường là chiến trường, các doanh nghiệp phải ra sức đổi mới, tận dụng những cơ hội, vượt qua khó khăn và quan trọng là phải luôn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Theo Nguyễn Năng Phúc (2003), Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân, thì bởi nâng cao hiệu quả kinh doanh: - Là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả càng cao thì vị trí trên thị trường càng vững. Khi kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận để tiếp tục đầu tư cho kế hoạch tiếp theo và đáp ứng nhu cầu tồn tại của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều là một phần của xã hội, doanh nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, mang lại nhiều cơ hội cho con người và hơn nữa là giúp giảm thiểu các vấn đề xã hội. - Tạo ra lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường. Khi phân tích hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị sẽ nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình. Từ đó, các doanh nghiệp có thể chuyên 9
  20. môn hóa vào những điểm mạnh để tự tạo lợi thế cạnh tranh cho bản thân. Điểm mạnh ấy có thể là nguồn nhân lực, có thể là giá bán, cũng có thể là chất lượng sản phẩm Xác định được lợi thế cạnh tranh của mình sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị trường hơn, hiểu được thị trường nào sẽ phù hợp với thế mạnh của doanh nghiệp để tập trung hoạt động, giúp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Đảm bảo đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp. Đối với mỗi người lao động, tiền lương là mục tiêu để họ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao, lợi nhuận thu lại nhiều, tiền lương cho người lao động sẽ được đảm bảo và mức thưởng cũng có thể cao hơn. Điều đó sẽ giúp cho người lao động có tinh thần tích cực để làm việc tốt, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Có thể nói, lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất và là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có tác động trực tiếp đến các kế hoạch, phương án tạo ra lợi nhuận. Chính vì thế, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ là vấn đề trọng tâm mà còn là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp trong thương trường ngày nay. 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Các nhóm chỉ tiêu được sử dụng bao gồm: nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Sở dĩ lựa chọn các chỉ tiêu này bởi: - Các chỉ tiêu này là thước đo được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới và đang dần được áp dụng rộng rãi trên các doanh nghiệp Việt Nam. - Các chỉ tiêu này cho phép kiểm soát và kết nối giữa hiệu quả kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp, có thể linh hoạt sử dụng ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. - Các chỉ tiêu có nội dung rõ ràng, thông tin dễ thu thập, đảm bảo được tính khả thi, phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam. 10
  21. - Các chỉ tiêu có tính ổn định cao, được sử dụng trong thời gian dài và cũng phải có tính linh hoạt. 1.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời là một việc rất quan trọng. Thông qua việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời, ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư. Các chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp bao gồm: khả năng sinh lời của doanh thu thuần, khả năng sinh lời của tài sản và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. - Tý suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tý suất lợi nhuận trên doanh thu được tính theo công thức: Lợi nhuận sau thuế = Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanhDoanh thu thu thu thuầnần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Đây là hai yếu tố có quan hệ rất mật thiết với nhau: doanh thu chỉ ra vai trò, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, còn lợi nhuận chỉ ra chất lượng và hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu càng lớn thì doanh nghiệp lại càng có vai trò và vị thế cao trên thị trường. - Tỷ suất lợi nhuận của tài sản (ROA): Tỷ suất lợi nhuận của tài sản được tính theo công thức: Lợi nhuận sau thuế = Tổng tài sản bình quân 11
  22. Trong đó: Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ ổ à ả ì ℎ â = Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản bình quân2 sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu quả và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu được tính theo công thức: Lợi nhuận sau thuế = Trong đó: Tổng vốn chủ sở hữu bình quân VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ ổ ố ℎủ ở ℎữ ì ℎ â = Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình2 quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả của chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu hợp lý và hiệu quả. Chỉ tiêu có kết quả càng cao nghĩa là hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. 1.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản - Số vòng quay của tài sản: Số vòng quay của tài sản được tính theo công thức: Doanh thu thuần ố ò ủ à ả = Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tíchTổ ngcác tài tài s ảsảnn bình quay quân được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, tiết kiệm được vốn đầu tư vào tài sản, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm, có thể là 12
  23. hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp. - Sức sản xuất của tài sản cố định: Sức sản xuất của tài sản cố định được tính theo công thức: Doanh thu thuần ứ ả ấ ủ à ả ố đị ℎ= Trong đó: Tài sản cố định bình quân TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ cuối kỳ à ả ố đị ℎ ì ℎ â = Chỉ tiêu này phản ánh với một đơn vị tài sản cố đ2ịnh bình quân sử dụng vào hoạt động kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Kết quả của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. - Số vòng quay của tài sản ngắn hạn: Số vòng quay của tài sản ngắn hạn được tính theo công thức: Doanh thu thuần ố ò ủ à ả ắ ℎạ = Tài sản ngắn hạn bình quân Trong đó: TSNH đầu kỳ + TSNH cuối kỳ à ả ắ ℎạ ì ℎ â = Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích tài sản 2 ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tốt. Chỉ tiêu này còn cho biết một đồng tài sản ngắn hạn bình quân đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện 13
  24. sự vận động của tài sản ngắn hạn trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh, hiệu năng hoạt động của tài sản ngắn hạn cao và ngược lại. - Thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn: Thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn được tính theo công thức: ℎờ ộ ò ủ Thời gian kỳ phân tích = Chỉ tiêu này cho biết một vòngSố quayvòng c quayủa tài c sủảan tàing ắsnả nh ạngn ắhnết hbaoạn nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ các tài sản ngắn hạn vận động nhanh và ngược lại. Thời gian của kỳ phân tích thường được tính tròn theo ngày: kỳ phân tích là tháng tính tròn 30 ngày, kỳ phân tích là quý tính tròn 90 ngày, kỳ phân tích là năm tính tròn 360 ngày. - Số vòng quay của hàng tồn kho: Số vòng quay của hàng tồn kho được tính theo công thức: Doanh thu thuần ố ò ủ ℎà ồ ℎ = Trong đó: Hàng tồn kho bình quân HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ à ồ ℎ ì ℎ â = Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay hàng tồn kho2 đạt được trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh, thời gian lưu kho ngắn, cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã quản lý tốt hàng tồn kho, tiết kiệm được số vốn đầu tư vào hàng tồn kho, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn - Tỷ suất sinh lời của vốn vay: 14
  25. Tỷ suất sinh lời của vốn vay được tính theo công thức: Lợi nhuận sau thuế ỷ ấ sinh ờ ủ ố = Chỉ tiêu này cho biết trong thời kỳ phân tích, T doanhổng v ố nghin vayệp sử dụng một đồng tiền vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thu hút vốn đầu tư hơn. - Sức sản xuất của vốn vay: Sức sản xuất của vốn vay được tính theo công thức: Doanh thu thuần ứ ả ấ ủ ố = Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn vay sẽ tạoT raổng bao vố nhiêun vay đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn vay càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp càng sử dụng tiền vay hợp lý, nâng cao năng suất lao động, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. - Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu: Sức sản xuất vốn chủ sở hữu được tính theo công thức: Doanh thu thuần ứ ả ấ ố ℎủ ở ℎữ = Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hTữổung có vthốnể chtạoủ ra sở bao hữ unhiêu đồng doanh thu thuần.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao, nói cách khác, vốn chủ sở hữu được sử dụng, khai thác có hiệu quả, làm cho doanh thu tăng và lợi nhuận thay đổi theo hướng tích cực, giúp doanh nghiệp đánh giá được các quyết định đầu tư và đưa ra phương án phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động - Lợi nhuận ròng bình quân một lao động: Lợi nhuận ròng bình quân một lao động được tính theo công thức: 15
  26. ợ ℎậ ò ì ℎ â ộ độ Lợi nhuận ròng trong kỳ = Chỉ tiêu này cho biết mức độ Sđóngố lao góp động củ bìnha mỗ quâni lao đtrongộng đ kốỳi với lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. - Doanh thu bình quân một lao động: Doanh thu bình quân một lao động được tính theo công thức: Doanh thu ℎ ℎ ì ℎ â ộ độ = Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinhSố lao doanh động c ủbìnha mộ quânt lao trongđộng. kNóiỳ cách khác, chỉ tiêu này cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một kỳ phân tích. Nếu doanh thu tăng và số lao động trong kỳ tăng ít hơn thì doanh thu bình quân một lao động sẽ tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã sắp xếp, bố trí và sử dụng lao động càng hợp lý và hiệu quả. 1.4 Tình hình nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh không phải là một đề tài mới, có rất nhiều các tài liệu đã viết về vấn đề này. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp là một màu sắc khác nhau, hướng đi khác nhau mang lại những kết quả khác nhau. Sau đây là một số tài liệu có thể tham khảo: Nguyễn Thị Điệp (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty giày Cần Thơ: tác giả đã phân tích tình hình thực hiện chi phí, lợi nhuân và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nguyễn Thị Hà Cẩm Phương (2005), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Pataya: tác giả đã phân 16
  27. tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận của công ty từ năm 2003 – 2005 và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. Mã Thị Thiên Hương (2008), Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu Cà Mau: tác giả đã khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm, phân tích chỉ tiêu lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trần Ngọc Hạnh (2006), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kiên Giang: tác giả đã phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận; đánh giá hiệu quả thông qua một số chỉ tiêu tài chính và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phạm Bích Hương (2013), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kĩ thuật thông qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính: tác giả đã phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, vốn và chi phí; nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và cuối cùng là các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. Hoàng Thị Thùy (2016), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế: tác giả đã phân tích kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm phân tích doanh thu, chi phí; phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm phân tích hiệu quả sử dụng vốn, lao động và một số hiệu quả kinh doanh khác; đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. 17
  28. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU QUẢNG NGÃI 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Chặng đường xây dựng và phát triển của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi luôn gắn liền với các sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước với sự lớn mạnh không ngừng về kinh tế, bền vững về an ninh chính trị của tỉnh Quảng Ngãi góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Hiện tại đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty đã có hơn 240 người, trong đó có gần 100 lao động có trình độ Đại học và trên Đại học, hàng trăm công nhân có tay nghề bậc cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng khang trang, hiện đại, với hệ thống 30 cửa hàng bán lẻ xăng dầu cùng trên 60 điểm bán thuộc hệ thống các Đại lý và Tổng Đại lý trực thuộc trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được đầu tư khang trang, hiện đại. Giai đoạn từ 24/3/1975 - 30/6/1998: tiếp quản từ chế độ cũ và xây dựng mới các cửa hàng trực thuộc Xí nghiệp Xăng dầu Nghĩa Bình. Giai đoạn: Từ 01/7/1998 - 30/9/1991: đơn vị hoạt động với tên gọi Trạm xăng dầu tỉnh Quảng Ngãi trực thuộc Công ty Xăng dầu Khu vực V do Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam ban hành Quyết định số 155/XD-QĐ ngày 6/6/1990 thành lập với thời gian hoạt động của Trạm từ ngày 01/7/1989. Giai đoạn từ 01/10/1991 - 30/6/2001: đơn vị hoạt động với tên gọi Chi nhánh Xăng dầu Quảng Ngãi trực thuộc Công ty Xăng dầu Khu vực 5. Chi nhánh được hình thành theo Quyết định số 24/TMDL-QĐ ngày 05/09/1991 của Bộ Thương mại và du lịch, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định 154/XD- QĐ ngày 16/9/1994 của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. 18
  29. Giai đoạn từ 1/7/2001 đến 30/6/2010: đơn vị hoạt động với tên gọi Công ty Xăng dầu Quảng Ngãi trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Công ty được thành lập theo Quyết định số 0549/2001/QĐ-BTM ngày 25/5/2001 của Bộ Thương mại. Giai đoạn từ 1/7/2010 đến nay: đơn vị chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) theo Quyết định số 0394/XD-QĐ- HĐQT ngày 28/6/2010 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. 2.1.2 Nội dung hoạt động Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi là đầu mối duy nhất có hệ thống phân phối kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu trên tất cả các kênh từ bán buôn, bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, Mạng lưới phân phối của Công ty bao phủ rộng khắp thị trường khu vực. Các mặt hàng xăng dầu kinh doanh chính của Công ty gồm: - Nhiên liệu xăng: Xăng RON 95, RON 92 và xăng sinh học E5 RON 92; - Nhiên liệu Điêzen: DO 0,05S và DO 0,25S; - Nhiên liệu đốt lò: FO 3,5S; - Nhiên liệu thắp sáng: Dầu hỏa. Trong đó, Công ty có chức năng chính là chuyên kinh doanh mặt hàng xăng dầu các loại và các sản phẩm hóa dầu, sản phẩm khác thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam như: - Các loại xăng dầu (E5 RON 92, RON 95, RON 92) - Các loại dầu: dầu Điêzen, dầu Mazút, dầu hỏa - Dầu nhờn Petrolimex, Bảo hiểm PJICO, sơn Petrolimex, nước giặt Jana, . . Tổ chức và hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh để phân phối các mặt hàng trong phạm vi kinh doanh của Công ty. Các nhiệm vụ chính của Công ty bao gồm: 19
  30. - Cung cấp xăng dầu đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và những nhu cầu sử dụng trong phạm vi toàn tỉnh và một số cơ quan kinh tế ngoài tỉnh. - Chủ động xây dựng chiến lược, đề ra kế hoạch và mục tiêu kinh doanh cho những mặt hàng của Công ty để đảm bảo thực hiện có hiệu quả. - Tổ chức kinh doanh và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tổng công ty đề ra cho Công ty. - Công ty được quyền chủ động quyết định phương thức kinh doanh, chính sách bán hàng, giá cả, đảm bảo chi phí và phát triển nguồn vốn, kinh doanh có lãi theo quy định của Tổng công ty và Nhà nước. - Có nhiệm vụ quản lý và sử dụng có hiệu quả về lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động. - Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển doanh nghiệp. - Chấp hành các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Các phòng ban nghiệp vụ, trung tâm, cửa hàng: - Phòng Tổ chức Hành chính - Phòng Kinh doanh - Phòng Kinh doanh Tổng hợp - Phòng Kế toán Tài Chính - Phòng Quản lý Kỹ thuật - Trung tâm Kinh doanh Tổng hợp - Trung tâm giao nhận và điều độ bán hàng Dung Quất - Các cửa hàng trực thuộc Công ty 20
  31. Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG TỔ TÀI KINH KINH QUẢN CHỨC CHÍNH DOANH DOANH LÝ KỸ HÀNH KẾ TỔNG THUẬT CHÍNH TOÁN HỢP TRUNG TRUNG TÂM TÂM GIAO KINH NHẬN DOANH VÀ ĐIỀU ĐỘ BÁN HÀNG CỬA HÀNG CỬA HÀNG CỬA HÀNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU XĂNG DẦU XĂNG DẦU KINH DOANH TỔNG HỢP Mối quan hệ lãnh đạo Mối QH nghiệp vụ, phối hợp: - (Nguồn: Phòng Hành chính – Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi) 21
  32. 2.2 Khái quát tình hình hoạt động của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi. Trong suốt thời gian hoạt động của mình, Công ty đã giữ vững thị thường và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá tốt, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, phục vụ tích cực nhiệm vụ chính trị và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; tổ chức kinh doanh với nhiều phương thức đa dạng, phát triển và nâng cấp các cửa hàng bán lẻ hiệu quả, mở rộng mạng lưới đại lý kinh doanh xăng dầu đều khắp trên địa bàn tỉnh. Với sự vượt trội của thương hiệu Petrolimex đã được khẳng định trên thương trường, cùng với phong cách và chất lượng phục vụ khách hàng luôn được quan tâm hàng đầu, hoạt động kinh doanh của Petrolimex Quảng Ngãi luôn đạt hiệu quả cao. Một dẫn chứng cụ thể đó là: kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2015: tổng sản lượng xuất bán đạt 47.000 m3 xăng dầu, đạt 42% kế hoạch năm và bằng 120% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó ấn tượng nhất là sản lượng xăng dầu bán lẻ trực tiếp đạt 25.300 m3, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2014; các sản phẩm kinh doanh ngoài xăng dầu đều hoàn thành kế hoạch và có sự tăng trưởng tốt. Tổng quan về tình hình kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi trong giai đoạn 2015 – 2017: 22
  33. Bảng 2.1 Tình hình doanh thu trong 3 năm 2015 – 2017 Đvt: 1000đ 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Doanh thu thuần về bán hàng 1,973,027,368 1,335,533,007 1,892,734,530 -637,494,361 -32.31 557,201,523 41.721 và cung cấp dịch vụ 2. Doanh thu hoạt động tài chính 178,290 1,693,278 971,719 1,514,988 849.732 -721,559 -42.613 3. Thu nhập khác 54,373 687,590 1,627,946 633,217 1164.58 940,356 136.76 TỔNG DOANH THU 1,973,260,331 1,337,913,875 1,895,334,195 -635,346,456 -32.198 557,420,320 41.663 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016 và 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi) 23
  34. Kết quả kinh doanh cho thấy tổng doanh thu năm 2015 đạt 1,973 tỷ đồng. Năm 2016 đạt 1,337 tỷ nghìn đồng, giảm hơn 635 tỷ đồng, tương ứng giảm 32.2% so với năm 2015. Qua năm 2017, tổng doanh thu của Công ty đạt 1,895 tỷ đồng, tăng hơn 557 tỷ đồng, tương ứng tăng 41.66% so với năm 2016. Sở dĩ, tổng doanh thu có sự chênh lệch này là do tác động của ba yếu tố, đó là doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 đạt 1,973 tỷ đồng, năm 2016 đạt 1,335 tỷ đồng, tức giảm 637 tỷ đồng, tương ứng giảm 32.31% so với năm 2015. Sang năm 2017, doanh thu ở mức 1,892 tỷ đồng, tức tăng 557 tỷ đồng, tương ứng tăng 41.72% so với năm 2016. Đây là nguồn thu chính của Petrolimex Quảng Ngãi, dựa trên việc bán các sản phẩm thiết yếu như: xăng, dầu Bảng 2.2 Sản lượng kinh doanh trong 3 năm 2015 – 2017 STT Diễn giải Đvt 2015 2016 2017 A B 1 2 3 4 TỔNG SỐ L15 123,236,655 131,600,989 135,410,947 DO 0,25S L15 17,032,381 DO 0,05S-II L15 51,304,926 73,345,067 85,238,556 FO 3,5 S KG 406,262 318,463 961,088 Xăng RON 92-II L15 40,134,915 24,139,485 1,346,428 Xăng RON 95-II L15 5,366,820 12,833,333 18,431,492 Xăng E5 RON 92-II L15 7,940,733 19,920,833 28,056,624 Dầu hỏa L15 1,050,618 1,043,808 1,376,759 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015, 2016 và 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi). 24
  35. Qua bảng số liệu, có thể thấy, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ phân nửa đến từ sản phẩm DO 0,05S-II. Đây là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu lửa và xăng, sử dụng chủ yếu cho động cơ Diesel và một phần được sử dụng cho các tuabin khí. Động cơ Diesel được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như dùng làm động cơ cho ô tô vận tải, đầu máy xe lửa, tàu thủy, máy nông nghiệp Trong năm 2015, Công ty đã bán được 51,304,926 lít nhiên liệu này, sang năm 2016 tiếp tục tăng lên 73,345,067 lít và đến năm 2017 đã tăng lên 85,238,556 lít. Lượng DO 0,05S-II bán ra qua ba năm liên tục tăng do ngành vận tải của Quảng Ngãi phát triển mạnh, nhu cầu về nhiên liệu làm động cơ cho xe ô tô tăng lên đáng kể. Cụ thể, lượng DO 0,05S-II bán được trong năm 2015 chiếm hơn 41.63% tổng các sản phẩm; năm 2016 chiếm 55.73% và năm 2017 chiếm tận 62.95%. Có thể nói rằng, các ngành liên quan phát triển cũng đã giúp cho doanh thu của Petrolimex trở nên khởi sắc. Sau DO 0,05S-II, các sản phẩm Xăng RON 92-II, Xăng RON 95-II và Xăng E5 RON 92-II cũng có mức tiêu thụ khá tốt, trong đó, sự yêu thích của khách hàng đối với sản phẩm Xăng RON 95-II và Xăng E5 RON 92-II ngày càng tăng đáng kể, do đó sản lượng tiêu thụ của hai sản phẩm này cũng tăng vượt bậc trong ba năm 2015 – 2017. Cụ thể, lượng bán ra của Xăng RON 95-II trong năm 2016 nhiều hơn gấp đôi năm 2015, và năm 2017 cũng tiếp tục tăng. Đối với Xăng E5 RON 92-II, chênh lệch sản lượng giữa các năm còn ấn tượng hơn, năm 2016 tăng hơn 2,5 lần so với năm 2015 và năm 2017 tiếp tục bán được hơn 10 triệu lít so với năm 2016. Trong khi đó, lượng bán của Xăng RON 92-II lại giảm rất nhiều qua các năm, điều này có thể là do chất lượng của Xăng RON 92-II không được người tiêu dùng yêu thích bằng Xăng RON 95-II và Xăng E5 RON 92-II. Mặc dù sản lượng bán ra của Xăng RON 92-II giảm nhưng bù lại, Xăng RON 95-II và Xăng E5 RON 92-II lại tăng vượt bậc, do đó doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng không bị ảnh hưởng đáng kể. Các sản phẩm còn lại tuy sản lượng tiêu thụ chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng sản lượng, nhưng cũng góp phần làm cho doanh thu của Petrolimex Quảng Ngãi tăng lên do tình hình kinh doanh khá ổn định. 25
  36. Ngoài ra, công ty còn có doanh thu từ hoạt động tài chính, đến từ việc gửi tiết kiệm các khoản tiền nhàn rỗi hoặc đầu tư vào một số dự án ngắn hạn. Tuy số doanh thu này không đáng kể so với doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhưng nó cũng thể hiện Công ty đã đầu tư tốt hay không. Rõ ràng, doanh thu hoạt động tài chính của Công ty trong năm 2016 đã tăng vượt bậc so với năm 2015, từ 178,290 nghìn đồng trong năm 2015 thì sang 2016 đã tăng lên đến 1,693,278 nghìn đồng, tức tăng 1,514,988 nghìn đồng, làm cho mức tăng doanh thu hoạt động tài chính lên đến 849.73%. Điều này cho thấy, Công ty đã đầu tư có hiệu quả. Sang năm 2017, doanh thu hoạt động tài chính chỉ còn 971,719 nghìn đồng, tức giảm 721,559 nghìn đồng, tương ứng giảm 42.61% so với năm 2016. Trong khi đó, tổng chi phí của Công ty trong năm 2015 là 1,958,196,645 nghìn đồng, năm 2016 còn 1,314,428,170 nghìn đồng, tức giảm 643,768,475 nghìn đồng, tương ứng giảm 32.87%. Sang năm 2017, tổng chi phí ở mức 1,864,438,934 nghìn đồng, tăng 550,010,764 nghìn đồng, tương ứng tăng 41.84% so với năm 2016. Sự chênh lệch này là hợp lý, bởi doanh thu càng cao thì chi phí bỏ ra càng nhiều, tương ứng với doanh thu của từng năm 2015, 2016, 2017. Tổng chi phí của Công ty được tác động bởi nhiều chi phí khác nhau, mà quan trọng nhất là giá vốn hàng bán. 26
  37. Bảng 2.3 Tình hình chi phí trong 3 năm 2015 – 2017 Đvt: 1000đ 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Giá vốn hàng bán 1,913,641,079 1,234,971,426 1,778,401,478 -678,669,653 -35.465 543,430,052 44.003 2. Chi phí tài chính 875,048 0 0 -875,048 -100 0 - 3. Chi phí bán hàng 43,679,182 78,769,849 85,471,883 35,090,667 80.3373 6,702,034 8.5083 4. Chi phí khác 1,336 686,895 565,573 685,559 51314.3 -121,322 -17.662 TỔNG CHI PHÍ 1,958,196,645 1,314,428,170 1,864,438,934 -643,768,475 -32.876 550,010,764 41.844 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016 và 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi) 27
  38. Giá vốn hàng bán năm 2015 đạt 1,913 tỷ đồng. Qua năm 2016, con số này ở mức 1,234 tỷ đồng, tức giảm hơn 678 tỷ đồng, tương ứng giảm 35.46%. Năm 2017, giá vốn hàng bán đạt 1,778 tỷ đồng, tăng hơn 543 tỷ đồng, tương ứng tăng 44% so với năm 2016. Do việc khai thác và nhập khẩu xăng dầu khá khó khăn, lượng xăng dầu khai thác được lại không ổn định, giá xăng dầu theo đó cũng thất thường dẫn đến giá vốn hàng bán có sự biến động khá lớn. Chi phí tài chính của Petrolimex Quảng Ngãi không có chi phí lãi vay mà chủ yếu đến từ các hoạt động đầu tư, góp vốn. Năm 2015, Công ty đã đầu tư tài chính hơn 875 triệu đồng, thông qua hình thức gửi tiết kiệm các khoản tiền nhàn rỗi. Năm 2016 và 2017 không có hoạt động đầu tư thêm, mà chỉ giữ mức đầu tư ở năm 2015 và thu lãi. Nhìn chung, chênh lệch giữa tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi phí của Công ty không quá nhiều. Hơn nữa, tốc độ tăng chi phí bán hàng còn thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ rất nhiều, do đó, Công ty đã ghi nhận được một kết quả lợi nhuận tốt, tăng nhanh qua từng năm. 28
  39. Bảng 2.4 Tình hình lợi nhuận trong 3 năm 2015 – 2017 Đvt: 1000đ 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 15,010,348 23,485,010 29,832,948 8,474,662 56.4588 6,347,938 27.02974 doanh a. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 59,386,288 100,561,581 114,333,112 41,175,293 69.3347 13,771,531 13.69462 cấp dịch vụ b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -696,758 1,693,278 971,719 2,390,036 343.92 -721,559 -42.6131 2. Lợi nhuận khác 53,037 695 1,062,372 -52,342 -98.69 1,061,677 152759.3 I. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15,063,385 23,485,705 30,895,320 8,422,320 55.9125 7,409,615 31.54947 II. Lợi nhuận sau thuế TNDN 11,749,440 18,788,564 24,716,256 7,039,124 59.9103 5,927,692 31.54947 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016 và 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi) 29
  40. Năm 2015, lợi nhuận thuần của Công ty là hơn 15 tỷ đồng. Sang năm 2016, lợi nhuận thuần của Công ty đạt hơn 23 tỷ đồng, tức tăng 8 tỷ đồng, tương ứng tăng 56.45%. Năm 2017, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hơn 29 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng, tương ứng tăng 27.03% so với năm 2016. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đều tăng qua từng năm và mức tăng cũng rất đáng kể, năm 2016 tăng hơn 50% so với năm 2015 và 2017 tăng hơn 30% so với năm 2016. 2.2.1 Lợi thế Nhờ sự đoàn kết và thống nhất trong nội bộ Công ty rất cao và sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo, Công ty đã phát triển rất tốt và tạo được uy tín cả trong lẫn ngoài. Đội ngũ nhân viên sáng tạo, nhiệt huyết, giải quyết vấn đề nhanh gọn và hiệu quả, am hiểu thị trường và có kiến thức sâu rộng về chuyên môn. Cơ sở vật chất tiện nghi, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cho việc nhập và bảo quản các sản phẩm như xăng, dầu 2.2.2 Khó khăn Giá xăng dầu thế giới thường có nhiều biến động khó lường, gây tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngành xăng dầu nói chung và Công ty Xăng dầu Quảng Ngãi nói riêng; đồng thời Công ty lại nằm ngay tại địa bàn đầu nguồn - Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất nên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt và phức tạp, tuyến quốc lộ 1A đi qua địa phận Quảng Ngãi vẫn đang được cải tạo, nâng cấp nên khó khăn cho việc cung ứng nhiên liệu cho các phương tiện vận tải Thêm vào đó, hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO trong khi kinh doanh xăng dầu, chúng ta không cam kết về việc mở cửa thị trường kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không mở cửa cho các hãng xăng dầu nước ngoài vào thị trường kinh doanh ở khâu hạ nguồn, mà vấn đề chỉ còn là thời gian cụ thể. Điều này sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh của 30
  41. Petrolimex Việt Nam nói chung và Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi nói riêng. 2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi trong giai đoạn 2015 – 2017. Trong hoạt động kinh doanh, tất cả các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu hiệu quả chứ không đơn thuần chỉ là kết quả. Kết quả kinh doanh chỉ phản ánh doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận hay không, còn hiệu quả kinh doanh mới là công cụ dùng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp. Việc theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách điều hành của các nhà quản trị cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Bằng cách phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: chỉ tiêu khả năng sinh lời, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động mỗi doanh nghiệp có thể nắm bắt chuẩn xác tình hình hiện tại của đơn vị, hiệu quả sử dụng các nguồn lực như thế nào, so với các đơn vị khác có tốt không, từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để duy trì các mặt tích cực và dần khắc phục những hạn chế cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho đơn vị. Chính vì vậy, để đánh giá một cách chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi, tôi đã sử dụng ba chỉ tiêu khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng lao động. 2.3.1 Về khả năng sinh lời Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, được tính bằng hiệu số của toàn bộ doanh thu đạt được trong kỳ trừ đi tất cả chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu đó. Khi một đơn vị hoạt động có hiệu quả thì chắc chắn lợi nhuận của nó sẽ càng nhiều. Mặc dù vậy, chúng ta không thể đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị là tốt hay xấu nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của lợi nhuận, mà phải đặt lợi nhuận vào mối quan hệ 31
  42. so sánh với phần giá trị đã tạo ra, với tài sản, với vốn chủ sở hữu thì mới có thể đánh giá chính xác rằng đơn vị hoạt động có hiệu quả như thế nào, cũng như cho thấy rõ từng điểm mạnh, yếu của từng hoạt động kinh doanh. Bảng 2.5 Tỷ suất khả năng sinh lợi trong 3 năm 2015 – 2017 Chỉ tiêu Đvt 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Lợi nhuận sau nghìn 11,749,440 18,788,564 24,716,256 7,039,124 5,927,692 thuế đồng Doanh thu nghìn 1,973,027,368 1,335,533,007 1,892,734,530 -637,494,361 557,201,523 thuần đồng Tổng tài sản nghìn 66,369,051 67,213,190 67,874,902 844,139 661,712 bình quân đồng Tổng vốn chủ nghìn sở hữu bình 29,500,183 22,157,082 17,830,165 -7,343,101 -4,326,917 đồng quân Tỷ suất lợi nhuận trên % 0.595 1.406 1.305 0.811 -0.101 doanh thu Tỷ suất lợi nhuận của tài % 17.703 27.953 36.414 10.25 8.461 sản Tý suất lợi nhuận của % 39.828 84.797 138.62 44.969 53.823 vốn chủ sở hữu (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi). 32
  43. Thứ nhất, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Năm 2015, trong 100 đồng doanh thu có 0.595 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2016, trong 100 đồng doanh thu thì có 1.406 đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 136.24% so với năm 2015). Năm 2017, cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 1.305 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 7.17% so với năm 2016). Có thể nói đây là một kết quả khá khả quan, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2016 tăng rất mạnh so với năm 2015, năm 2017 tuy giảm sút so với 2016 nhưng tốc độ giảm cũng không quá lớn. Nguyên nhân là do năm 2015 có doanh thu cao nhưng lại chịu mức giá vốn hàng bán cao và chi phí tài chính cho hoạt động đầu tư nên lợi nhuận trước thuế bị giảm khá nhiều, kéo theo đó là lợi nhuận sau thuế cũng bị ảnh hưởng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2015 cho thấy trong năm này, hiệu quả kinh doanh của Công ty là chưa cao, hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty chưa được tốt, khoản doanh thu thuần mang lại không được như kỳ vọng so với mức chi phí đã bỏ ra. Năm 2017 tuy doanh thu cao hơn năm 2016, nhưng tốc độ tăng chi phí năm 2017 so với 2016 lại nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, đồng nghĩa với việc tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2017 giảm so với năm 2016. Mặc dù mức chênh lệch tỷ suất này là không cao, nhưng Công ty cũng nên chú trọng giảm các khoản chi phí để đạt được kết quả tốt hơn. Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận của tài sản: Dựa trên bảng phân tích, ta thấy trong năm 2015, cứ 100 đồng tài sản sẽ có 17.703 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2016, cứ 100 đồng tài sản thì thu được 27.953 đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 57.9% so với năm 2015). Sang năm 2017, trong 100 đồng tài sản thì có 36.414 đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 30.27% so với năm 2016). Đó là do lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân giai đoạn 2015 – 2017 đều tăng dần, nhưng mức tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn hẳn mức tăng của tài sản. Trong giai đoạn này, tổng tài sản của Công ty tăng dần qua từng năm, do đó tổng tài sản bình quân cũng tăng theo. Năm 2015, tổng tài sản là 66,695,577 nghìn 33
  44. đồng. Năm 2016, tổng tài sản là 67,730,803 nghìn đồng, tăng 1,035,226 nghìn đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 1.55%. Tổng tài sản trong năm 2017 là 68,019,001 nghìn đồng, tức tăng 288,198 nghìn đồng, tương ứng tăng 0.42% so với năm 2016. Tuy tốc độ tăng tài sản là khá nhỏ nhưng lại đem về một kết quả tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân tăng rất nhanh. Việc gia tăng tài sản đã đem lại một kết quả tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân khá tốt, chứng tỏ việc Công ty mở rộng quy mô kinh doanh là đúng đắn và hiệu quả sử dụng tài sản trong kinh doanh cũng rất cao. Thứ ba, tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu: Theo bảng phân tích, có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua các năm đều tăng rất mạnh. Năm 2015, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 39.828 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2016, chỉ số này đã nhảy vọt lên rất nhiều so với năm trước, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thu được tận 84.797 đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 112.9% so với năm 2015). Năm 2017, chỉ số này tiếp tục tăng khi cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì đem về 138.62 đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 63.47% so với năm 2016). Đây rõ ràng là một kết quả khả quan, một biểu hiện tốt trong hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn 2015 – 2017, vốn chủ sở hữu của Công ty liên tục giảm do số vốn góp giảm đi đáng kể, tuy nhiên Công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu một cách thông minh và hợp lý, tạo ra lợi nhuận ngày càng cao, giúp cho tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu tăng rất mạnh. Điều này chứng tỏ Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, giúp Công ty dễ thu hút vốn hơn trong thời gian tới. Đồng thời, nó cũng chứng minh Công ty có thể hoàn toàn có thể tự chủ về mặt tài chính, giảm thiểu rủi ro vì không sử dụng nguồn vốn khác để kinh doanh. Về mặt lý thuyết, tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu tăng sẽ giúp uy tín của Công ty tăng, góp phần khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới cho đơn vị. 34
  45. Để thấy rõ hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi, ta sẽ so sánh các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty với một chi nhánh khác thuộc tập đoàn Petrolimex Việt Nam, đó là Petrolimex Sài Gòn. Bảng 2.6 So sánh các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời giữa Petrolimex Quảng Ngãi và Petrolimex Sài Gòn Đvt: % Petrolimex Quảng Chỉ tiêu Petrolimex Sài Gòn Ngãi 1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2015 0.595 2.95 2016 1.406 3.4 2017 1.305 3.4 2. Tý suất lợi nhuận của tài sản 2015 17.703 5.69 2016 27.953 5.73 2017 36.414 5.79 3. Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu 2015 39.828 10.5 2016 84.797 11.4 2017 138.62 12 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi và Báo cáo thường niên năm 2015, 2016, 2017 của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn) Theo báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn thì doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đều thấp hơn doanh thu thuần của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi, dao động từ 35
  46. hơn 417 tỷ đến 438 tỷ trong giai đoạn 2015 – 2017. Tuy nhiên, doanh nghiệp nào có doanh thu thuần cao hơn không có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp đó sẽ cao hơn. Dựa vào bảng phân tích 2.6, có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Petrolimex Quảng Ngãi thấp hơn so với Petrolimex Sài Gòn, đó là bởi doanh thu thuần của Petrolimex Quảng Ngãi cao hơn nhiều so với Petrolimex Sài Gòn nhưng lợi nhuận sau thuế của hai đơn vị này lại tương đương với nhau. Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận của tài sản và tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu của Petrolimex Quảng Ngãi cao hơn tỷ suất của Petrolimex Sài Gòn. Đó là bởi với mức lợi nhuận sau thuế tương đương nhưng tổng tài sản bình quân của Petrolimex Sài Gòn (dao động từ 212 tỷ đến 247 tỷ) và tổng vốn chủ sở hữu bình quân (dao động từ 117 tỷ đến 432 tỷ) đều cao hơn nhiều so với Petrolimex Quảng Ngãi. Như vậy, tuy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Petrolimex Quảng Ngãi thấp hơn so với Petrolimex Sài Gòn với mức chênh lệch không quá nhiều nhưng tỷ suất lợi nhuận của tài sản và tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu của Công ty đều cao hơn hẳn. Có thể nói, Petrolimex Quảng Ngãi đã thực hiện tốt việc sử dụng các nguồn lực của mình để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.3.2 Về hiệu suất sử dụng tài sản Trong suốt thời gian hoạt động, Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi luôn quan tâm đến vấn đề sử dụng tài sản và cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Việc phân tích và đánh giá chính xác thực trạng sử dụng tài sản của Công ty sẽ cho thấy Công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả hay không, thành tựu đạt được cũng như những hạn chế cần phải khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế này. Dựa trên những gì phân tích được, ta sẽ có những giải pháp hợp lý cho các vấn đề cần được quan tâm. 36
  47. Bảng 2.7 Hiệu suất sử dụng tài sản trong 3 năm 2015 – 2017 Chỉ tiêu Đvt 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Doanh thu nghìn 1,973,027,368 1,335,533,007 1,892,734,530 -637,494,361 557,201,523 thuần đồng Tổng tài sản nghìn 66,369,051 67,213,190 67,874,902 844,139 661,712 bình quân đồng Tài sản cố định nghìn 33,993,646 40,799,666 48,966,891 6,806,020 8,167,225 bình quân đồng Tài sản ngắn nghìn 12,805,036 12,816,833 12,829,573 11,797 12,740 hạn bình quân đồng Hàng tồn kho nghìn 3,403,271 3,912,879 4,498,927 509,608 586,048 bình quân đồng Số vòng quay vòng 29.73 19.87 27.89 -9.858 8.016 của tài sản Sức sản xuất của tài sản cố đồng 58.04 32.73 38.65 -25.307 5.919 định Số vòng quay của tài sản vòng 154.08 104.20 147.53 -49.881 43.328 ngắn hạn Thời gian một vòng quay của ngày 2.34 3.45 2.44 1.118 -1.015 tài sản ngắn hạn Số vòng quay của hàng tồn vòng 579.74 341.32 420.71 -238.427 79.391 kho (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi) 37
  48. Thứ nhất, số vòng quay của tài sản: Vòng quay của tài sản trong năm 2015 là 29.73 vòng. Năm 2016, vòng quay của tài sản giảm mạnh còn 19.87 vòng, tức giảm 9.8 vòng. Sang năm 2017, vòng quay của tài sản tăng lên thành 27.89, tức tăng 8.01 vòng. Điều này có nghĩa là trong năm 2015, một đồng tài sản tạo ra 29.73 đồng doanh thu thuần. Tương tự, năm 2016, một đồng tài sản chỉ tạo ra 19.87 đồng doanh thu thuần. Sở dĩ có sự giảm sút này là do doanh thu thuần của năm 2016 giảm mạnh so với năm 2015 (giảm 635,346,456 nghìn đồng), trong khi tổng tài sản bình quân lại tăng 844,139 nghìn đồng. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm là bởi vì một đối tác bán buôn của Công ty đã dừng hoạt động và hợp đồng không còn hiệu lực, dẫn đến giảm một lượng sản phẩm tiêu thụ, trong khi đó giá bán không có chênh lệch nhiều so với năm trước nên doanh thuần đương nhiên sẽ giảm. Mặc dù vậy, kết quả 19.87 đồng doanh thu thuần được tạo ra từ một đồng tài sản cũng là một thành tựu tốt của bất cứ công ty kinh doanh nào. Năm 2017, số hợp đồng bán lẻ tăng lên đáng kể, do đó Công ty đã thu về mức doanh thu thuần tăng vọt so với năm 2016 (tăng 557,201,523 nghìn đồng), đồng nghĩa với việc số vòng quay của tài sản tăng mạnh, do đó Công ty có thể đẩy nhanh thời gian quay vòng tài sản để phục vụ cho kinh doanh. Thứ hai, sức sản xuất của tài sản cố định: Qua bảng 2.7, có thể thấy năm 2015, sức sản xuất của tài sản cố định là 58.04, có nghĩa một đồng tài sản cố định dùng vào kinh doanh mang lại 58.04 đồng doanh thu thuần. Tương tự, năm 2016, một đồng tài sản cố định tạo ra 32.73 đồng doanh thu thuần, tức giảm 43.6% so với năm 2015. Nguyên nhân là do doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 giảm mạnh như đã lý giải trước đó, trong khi tài sản cố định lại tăng nên chỉ số này cũng giảm mạnh. Năm 2017, một đồng tài sản cố định tạo ra 27.89 đồng doanh thu thuần. Tài sản cố định năm 2017 tăng nhưng đồng thời doanh thu thuần cũng tăng với tốc độ nhanh hơn nên sức sản xuất của tài sản cố định trong năm 2017 tăng khá mạnh so với năm 2016. 38
  49. Thứ ba, số vòng quay của tài sản ngắn hạn: Năm 2015, vòng quay của tài sản ngắn hạn là 154.08 vòng. Năm 2016, số vòng quay của tài sản ngắn hạn là 104.2, tức giảm 49.88 vòng so với năm 2015, đồng nghĩa với việc tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn giảm. Năm 2017, số vòng quay của tài sản ngắn hạn là 147.53, tức tăng 43.32 vòng so với năm 2016, tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn đã tăng lên. Vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết một đồng tài sản ngắn hạn dùng vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trong giai đoạn 2015 – 2017, chỉ số này cao nhất vào năm 2015, chứng tỏ đây là năm có hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao nhất, tạo ra được nhiều doanh thu nhất. Tuy năm 2016 và 2017 giảm so với 2015, nhưng đó cũng là một kết quả tốt đối với một công ty kinh doanh. Nhìn chung, đây là một kết quả khá ấn tượng và có thể nói rằng Petrolimex Quảng Ngãi đã sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn của mình. Thứ tư, thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn: Dựa vào kết quả tính được ở bảng 2.7, ta thấy thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn trong năm 2015 là 2.34 ngày. Tương tự, năm 2016 là 3.45 ngày (tăng 1.11 ngày so với 2015) và năm 2017 là 2.44 ngày (giảm 1.01 ngày so với năm 2016). Độ tăng giảm thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn trong ba năm này nghịch chiều với số vòng quay tài sản ngắn hạn, số vòng quay càng lớn thì thời gian một vòng quay càng nhỏ, thể hiện các tài sản ngắn hạn vận động nhanh và ngược lại. Năm 2015 là năm có số vòng quay tài sản ngắn hạn cao nhất, tương ứng cũng là năm có thời gian một vòng quay tài sản ngắn hạn nhanh nhất. Thứ năm, số vòng quay của hàng tồn kho: Số vòng quay của hàng tồn kho năm 2015 là 579.74 vòng. Năm 2016, số vòng quay của hàng tồn kho là 341.32, tức giảm 248.72 vòng so với năm 2015. Sang năm 2017, số vòng quay hàng tồn kho đã tăng lên thành 420.71 vòng, tức tăng 79.39 vòng so với năm 2016. Trong giai đoạn 2015 – 2017, số vòng quay hàng tồn kho năm 2015 là cao nhất, nghĩa là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2015 nhanh, thời gian lưu kho ngắn. chứng tỏ Công ty đã quản lý tốt hàng tồn kho. Mặt hàng xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, chính vì vậy mà hàng tồn kho của Công ty 39
  50. thường ở mức thấp. Năm 2016, hàng tồn kho tăng cùng với doanh thu thuần giảm do một đối tác bán buôn dừng hoạt động đã khiến chỉ số này sụt giảm nhiều. Nhìn chung, Petrolimex Quảng Ngãi đã quản lý rất tốt hàng tồn kho của mình, tiết kiệm được một khoản vốn đầu tư vào hàng tồn kho. Theo các số liệu thu thập được từ Báo cáo thường niên của Petrolimex Sài Gòn, ta có bảng phân tích sau: Bảng 2.8 So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản giữa Petrolimex Quảng Ngãi và Petrolimex Sài Gòn Petrolimex Petrolimex Sài Chỉ tiêu Đvt Quảng Ngãi Gòn 1. Số vòng quay của tài sản vòng 2015 29.73 1.96 2016 19.87 1.77 2017 27.89 1.77 2. Sức sản xuất của tài sản cố định đồng 2015 58.04 4.26 2016 32.73 3.39 2017 38.65 3.25 3. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn vòng 2015 154.08 12.19 2016 104.2 11.96 2017 147.53 11.82 4. Thời gian một vòng quay của tài sản ngắn ngày hạn 2015 2.34 29.53 2016 3.45 30.1 2017 2.44 30.45 5. Số vòng quay của hàng tồn kho vòng 2015 579.74 178.24 2016 341.32 63.39 2017 420.71 56.94 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi và Báo cáo thường niên năm 2015, 2016, 2017 của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn) 40
  51. Để đánh giá một doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không còn phải dựa vào hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp đó. Trong giai đoạn 2015 – 2017, tất cả các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của Petrolimex Quảng Ngãi đều tốt hơn so với Petrolimex Sài Gòn. Số vòng quay của tài sản, sức sản xuất của tài sản cố định, số vòng quay của tài sản ngắn hạn, số vòng quay của hàng tồn kho của Petrolimex Quảng Ngãi đều cao hơn rất nhiều so với Petrolimex Sài Gòn, chứng tỏ Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi đã sử dụng tài sản hiệu quả hơn, cả tài sản cố định lẫn tài sản ngắn hạn, hiệu suất sử dụng các tài sản cao, tốc độ luân chuyển tài sản và hàng tồn kho nhanh, nhờ đó tiết kiệm được khá nhiều vốn đầu tư. Thêm vào đó, thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn của Petrolimex Quảng Ngãi thấp hơn rất nhiều so với Petrolimex Sài Gòn, chứng tỏ các tài sản ngắn hạn được vận động nhanh và hiệu quả. Về hiệu suất sử dụng tài sản, có thể nói Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi đã làm rất tốt, đạt được những thành tựu ấn tượng và thậm chí là bỏ xa một số chi nhánh khác thuộc tập đoàn, điển hình là Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn. 2.3.3 Về hiệu quả sử dụng nguồn vốn Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp cần phải mở rộng và phát triển để nâng cao vị thế của mình. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình. Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn chứng minh doanh nghiệp biết tận dụng các cơ hội kinh doanh, dễ dàng thu hút vốn đầu tư và đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một bước cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH MTV Quảng Ngãi nói riêng. Trong giai đoạn 2015 – 2017, Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi đã sử dụng khá nhiều vốn vay trong hoạt động kinh doanh của mình. Số vốn vay này xuất phát từ Công ty mẹ - Tập đoàn Petrolimex Việt Nam, ngoài ra không sử dụng bất cứ nguồn vốn vay nào khác. Do đó, Công ty không phải chịu lãi vay. Có thể nói, đây là một lợi thế rất lớn, bởi Công ty có thể giảm được áp lực kinh doanh và cũng có được nguồn vốn linh hoạt hơn. 41
  52. Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong 3 năm 2015 – 2017 Chỉ tiêu Đvt 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Lợi nhuận sau thuế nghìn đồng 11,749,440 18,788,564 24,716,256 7,039,124 5,927,692 Doanh thu thuần nghìn đồng 1,973,027,368 1,335,533,007 1,892,734,530 -637,494,361 557,201,523 Tổng vốn vay nghìn đồng 39,455,314 50,656,902 49,457,231 11,201,588 -1,199,671 Tổng VCSH nghìn đồng 29,500,183 22,157,082 17,830,165 -7,343,101 -4,326,917 Tỷ suất sinh lời % 29.77 37.08 49.97 7.31 12.89 của vốn vay Sức sản xuất của đồng 50 26.36 38.27 -23.64 11.91 vốn vay Sức sản xuất của đồng 66.88 60.27 106.15 -6.61 45.88 VCSH (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016 và 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi). Thứ nhất, tỷ suất sinh lời của vốn vay: Bảng 2.9 cho thấy, trong giai đoạn 2015 – 2017, tỷ suất sinh lời của vốn vay liên tục tăng và mức tăng cũng rất đáng kể. Cụ thể, trong năm 2015, cứ 100 đồng vốn vay bỏ ra thu được 29.77 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2016, cứ 100 đồng vốn vay dùng trong sản xuất kinh doanh thu được 37.08 đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 24.55% so với năm 2015). Tương tự, năm 2017, cứ 100 đồng vốn vay thu được 49.97 đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 34.06% so với năm 2016). Có thể nói năm 2017 là năm mà Công ty sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất trong giai đoạn này. Mặc dù số vốn vay ít hơn năm 2016 nhưng mức độ giảm là không đáng kể (chỉ giảm hơn 1 tỷ đồng trong tổng hơn 50 tỷ so với năm ngoái – đây là một con số không lớn đối với một doanh nghiệp có quy mô kinh doanh tầm trung trở lên), trong khi đó, lợi nhuận sau thuế lại tăng vọt hơn 5 tỷ đồng so với năm 2016, nên tỷ suất sinh lời của vốn vay trong năm này tăng mạnh hơn so với các năm trước. Điều đó chứng tỏ Công ty đã sử dụng vốn vay một cách thông minh và vô cùng hợp lý, giúp 42
  53. cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho đơn vị. Thứ hai, sức sản xuất của vốn vay: Trong giai đoạn 2015 – 2017, sức sản xuất của vốn vay của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi không được ổn định. Năm 2015, một đồng vốn vay tạo ra 50 đồng doanh thu thuần. Năm 2016, cứ một đồng vốn vay tạo ra 26.36 đồng doanh thu thuần, giảm 23.64 đồng, tương ứng giảm đến 47.28% so với năm 2015. Tương tự, năm 2017, sức sản xuất của vốn vay là 38.27 đồng, tăng 11.91 đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 45.18%. Sở dĩ năm chỉ số trong năm 2016 giảm mạnh như vậy là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh so với năm 2015 (đã lý giải trước đó), trong khi đó Công ty lại tăng vốn vay năm 2016 lên gần gấp đôi so với năm ngoái. Điều này chứng tỏ trong năm 2016, Công ty đã sử dụng vốn vay không hiệu quả như kỳ vọng. Tuy nhiên, sang năm 2017, tình hình đã khởi sắc khi doanh thu thuần và cả lợi nhuận mang về đều rất cao và tăng khá mạnh so với các năm trước. Thứ ba, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu: Tương tự như sức sản xuất của vốn vay, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2015 – 2017 cũng có nhiều biến động. Năm 2015, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu là 66.88 đồng, nghĩa là cứ một đồng doanh thu thuần dùng vào sản xuất kinh doanh tạo ra 66.88 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2016, chỉ số này bị giảm 6.61 đồng do tốc độ giảm của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu. Năm 2017, con số này đã tăng lên một cách ấn tượng (tăng tận 76.12% so với năm 2016). Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm này tăng rất mạnh, trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm. Với số vốn chủ sở hữu ít hơn, nhưng Công ty đã sử dụng hiệu quả hơn các năm trước, tạo ra 106.15 đồng doanh thu trên một đồng vốn chủ sở hữu, rõ ràng đây là một thành công lớn của Petrolimex Quảng Ngãi. Để thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn của Petrolimex Quảng Ngãi, ta so sánh các chỉ tiêu này với Petrolimex Sài Gòn. 43
  54. Bảng 2.10 So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn giữa Petrolimex Quảng Ngãi và Petrolimex Sài Gòn Petrolimex Petrolimex Chỉ tiêu Đvt Quảng Ngãi Sài Gòn Tỷ suất sinh lời của vốn vay % 2015 29.77 12.43 2016 37.08 11.55 2017 49.97 11.17 Sức sản xuất của vốn vay đồng 2015 50 4.2 2016 26.36 3.39 2017 38.27 3.28 Sức sản xuất của VCSH đồng 2015 66.88 3.62 2016 60.27 3.39 2017 106.15 3.55 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi và Báo cáo thường niên năm 2015, 2016, 2017 của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn) Nhìn chung, trong giai đoạn 2015 – 2017, tất cả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Petrolimex Quảng Ngãi đều tốt hơn Petrolimex Sài Gòn với mức chênh lệch rất lớn, đặc biệt là sức sản xuất của vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của Petrolimex Sài Gòn trong ba năm đều thấp hơn Petrolimex Quảng Ngãi, trong khi đó vốn chủ sở hữu lại cao hơn. Điều này chứng tỏ Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn đã sử dụng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh không hiệu quả bằng Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi, Như đã phân tích trước đó, tuy Petrolimex Quảng Ngãi sử dụng vốn 44
  55. chưa được ổn định, các chỉ tiêu vẫn còn biến động nhiều, nhưng không thể phủ nhận rằng Công ty đã tận dụng rất tốt nguồn vốn của mình trong hoạt động kinh doanh, kể cả vốn vay hay vốn chủ sở hữu, do đó các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đều rất ấn tượng và vô cùng vượt trội khi đem so sánh với doanh nghiệp cùng ngành. Đây rõ ràng là một thành công lớn của Petrolimex Quảng Ngãi, góp phần không nhỏ trong việc giữ vững vị thế của Công ty và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho đơn vị. 2.3.3 Về hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn thành công thì phải dựa vào rất nhiều yếu tố: khả năng lãnh đạo của các nhà quản trị, khả năng tài chính, yếu tố máy móc, kĩ thuật, thời cơ, thị trường và người lao động. Người lao động chiếm một vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của doanh nghiệp. Những lao động có trách nhiệm, có nhiệt huyết, có kiến thức chuyên sâu không chỉ giúp doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu đề ra mà còn giúp doanh nghiệp đạt được những thành tựu ngoài mong đợi. Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng lao động cũng là một yếu tố giúp cho việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được chính xác hơn. Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng lao động trong 3 năm 2015 – 2017 Chỉ tiêu Đvt 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Lợi nhuận nghìn đồng 11,749,440 18,788,564 24,716,256 7,039,124 5,927,692 ròng trong kỳ Doanh thu nghìn đồng 1,973,206,994 1,337,913,875 1,895,334,195 -635,293,119 557,420,320 Số lao động bình quân người 250 280 300 30 20 trong kỳ Lợi nhuận nghìn ròng bình đồng/ 46,997.76 67,102.01 82,387.52 20,104 15,286 quân một lao người động Doanh thu nghìn 7,892,837.98 4,778,263.84 6,317,780.65 -3,114,574 1,539,517 bình quân đồng/ 45
  56. một lao động người (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi). Thứ nhất, lợi nhuận ròng bình quân một lao động: Dựa vào bảng 2.11, có thể thấy lợi nhuận ròng bình quân một lao động trong giai đoạn này có xu hướng tăng. Năm 2015, lợi nhuận ròng bình quân một lao động là hơn 46 triệu đồng. Tương tự, năm 2016 là hơn 67 triệu đồng (tăng 20 triệu đồng, tức tăng 42.77% so với năm 2015) và năm 2017 là 82 triệu đồng (tăng hơn 15 triệu đồng, tức tăng 22.77% so với năm 2016). Mỗi năm, Công ty tuyển thêm khá nhiều lao động (20 – 30 lao động). Số lượng lao động tăng lên cùng với việc Công ty luôn tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ hàng năm, giúp cho người lao động nắm vững kiến thức ngành, cập nhật liên tục những đổi mới trong máy móc, thiết bị và những biến động của thị trường xăng dầu. Petrolimex Quảng Ngãi đã sử dụng lao động một cách hợp lý, hiệu quả không chỉ nhờ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn chăm sóc đời sống tinh thần cho người lao động bằng cách tổ chức các buổi liên hoan gần gũi và khen thưởng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc. Chính những điều đó đã giúp cho Công ty nhận được kết quả lợi nhuận ròng bình quân một lao động ngày càng tăng qua từng năm. Thứ hai, doanh thu bình quân một lao động: Trong giai đoạn 2015 – 2017, doanh thu bình quân một lao động của Petrolimex Quảng Ngãi có nhiều biến động. Năm 2015, doanh thu bình quân một lao động là hơn 7 tỷ đồng. Tương tự, năm 2016 là hơn 4 tỷ đồng, giảm khoảng 3 tỷ đồng, tức giảm 39.46% so với năm 2015. Năm 2017 đạt được 6 tỷ đồng/lao động, tăng hơn 1 tỷ đồng, tức tăng 32.22% so với năm 2016. Nguyên nhân của sự biến động này là do doanh thu năm 2016 giảm (đã lý giải trước đó) trong khi số lao động tăng lên. Năm 2017, doanh thu bình quân một lao động tăng trở lại do doanh thu năm 2017 tăng lên nhanh hơn so với tốc độ tăng lao động. Vậy hiệu quả sử dụng lao động của Petrolimex Quảng Ngãi so với chi nhánh khác thì như thế nào? 46
  57. Bảng 2.12 So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động giữa Petrolimex Quảng Ngãi và Petrolimex Sài Gòn Đvt: 1000đ/người Petrolimex Petrolimex Sài Chỉ tiêu Quảng Ngãi Gòn 1. Lợi nhuận ròng bình quân một lao động 2015 46,997.76 60,843.07 2016 67,102.01 67,251.04 2017 82,387.52 71,463.29 2. Doanh thu bình quân một lao động 2015 7,892,837.98 2,062,078.81 2016 4,778,263.84 1,978,107.03 2017 6,317,780.65 2,130,662.49 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016 2017 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi và Báo cáo thường niên năm 2015, 2016, 2017 của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn). Dựa vào bảng 2.12, có thể thấy lợi nhuận ròng bình quân một lao động của Petrolimex Quảng Ngãi có nhiều biến động hơn Petrolimex Sài Gòn. Năm 2015, lợi nhuận ròng bình quân một lao động của Petrolimex Sài Gòn cao hơn Petrolimex Quảng Ngãi 29.45%, một mức chênh lệch được cho là khá lớn. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng năm 2015 của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi bị ảnh hưởng bởi mức chi phí quá cao và doanh thu thu được cũng không xứng với mức chi phí bỏ ra. Lợi nhuận ròng của hai đơn vị này là tương đương với nhau, mức chênh lệch không quá nhiều, trong khi đó số lao động của Petrolimex Sài Gòn ở khoảng 203 – 206 lao động, thấp hơn so với Petrolimex Quảng Ngãi với khoảng 250 – 300 lao động nên mới dẫn đến mức chênh lệch rõ ràng như vậy. Theo thời gian, Petrolimex Quảng Ngãi đã cải thiện được chỉ tiêu này với kết quả lợi nhuận ròng bình quân một lao động năm 2016 gần bằng và năm 2017 cao hơn so với Petrolimex Sài Gòn. Bên cạnh đó, bảng phân tích 2.12 còn cho thấy doanh thu bình quân một lao động của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi trong giai đoạn 47
  58. này cao hơn Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn. Việc doanh thu bình quân một lao động của Petrolimex Quảng Ngãi cao hơn nhưng lợi nhuận ròng bình quân một lao động của hai đơn vị lại có phần không quá chênh lệch, thậm chí lợi nhuận ròng bình quân một lao động của Petrolimex Sài Gòn lại ổn định hơn, nên có thể nói Petrolimex Quảng Ngãi sử dụng lao động tuy hiệu quả nhưng lại không hiệu quả bằng chi nhánh Petrolimex Sài Gòn. Đây là điểm mà Công ty cần phải xem xét và cải thiện để phát huy năng lực cũng như tinh thần làm việc của nhân viên Công ty nhiều hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả đơn vị. 2.4 Đánh giá chung hiệu quả hoạt động của Công ty Qua những phân tích ở trên, có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi đang có chiều hướng tốt, hiệu quả kinh doanh tăng qua các năm. Các báo cáo tài chính ghi nhận lợi nhuận sau thuế, mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp, đều đạt kết quả khả quan và có xu hướng tăng qua từng năm. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty đều cho thấy kết quả tốt, nhất là các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản. So với chi nhánh khác thuộc tập đoàn – cụ thể là Petrolimex Sài Gòn thì Petrolimex Quảng Ngãi không hề kém cạnh về hiệu quả kinh doanh mà còn có phần xuất sắc hơn “người bạn”của mình. Có thể nói, trong giai đoạn này, Công ty đã hoạt động rất tốt, hiệu quả hoạt động kinh doanh cao và khá ấn tượng. Song song với sự tăng trưởng về kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, ta cần nắm rõ những thuận lợi và hạn chế của Công ty trong thời điểm này để đề ra giải pháp phù hợp cho hoạt động của Công ty trong tương lai. 2.4.1 Kết quả đạt được Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi là một công ty có quy mô thuộc loại vừa và lớn với số lượng nhân viên khoảng 300 người và số vốn hoạt động hàng 48
  59. chục tỷ đồng. Trong các năm qua, quy mô hoạt động của Công ty không ngừng được mở rộng với 30 cửa hàng bán lẻ và hơn 60 điểm bán thuộc Đại lý, Tổng đại lý. Mặc dù được Nhà nước rót vốn nhưng Petrolimex Quảng Ngãi chỉ kinh doanh bằng vốn tự có và sử dụng vốn của Công ty mẹ (Tập đoàn Petrolimex Việt Nam), tạo thành một tổ chức thống nhất và gần như khép kín tự thân kinh doanh, tạo sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy Công ty mẹ và các Công ty thành viên bao gồm Petrolimex Quảng Ngãi cùng phát triển. Suốt những năm hoạt động, nhờ chất lượng sản phẩm (xăng, dầu, gas ) và tính thiết yếu của nó, Công ty có thị trường tiêu thụ lớn và luôn giữ vững thị trường của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu của Công ty được tin tưởng và là lựa chọn hàng đầu cho người dân Quảng Ngãi. 2.4.2 Hạn chế Chi phí giá vốn hàng bán còn quá lớn, trong khi đó doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ mang lại chưa được như kỳ vọng, dẫn đến gây mất mát một khoản lợi nhuận kỳ vọng. Số lượng nhập khẩu sản phẩm chưa được phù hợp, dẫn đến hàng tồn kho tăng qua từng năm, khiến chi phí quản lý và bảo quản hàng tồn kho tăng, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế Giá cả thị trường xăng dầu luôn trong tình trạng không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào giá xăng dầu thế giới và các chính sách của Chính phủ, khiến Công ty không thể chủ động trong việc điều tiết giá cả để phù hợp với chi phí bỏ ra. Việc nhập khẩu xăng dầu ngày càng khó khăn, lựa chọn đối tác để tin tưởng cũng là một nhân tố chủ chốt cần phải chú ý và cẩn trọng. Hiện nay, theo quan sát, các cửa hàng bán lẻ của Petrolimex Quảng Ngãi vẫn chưa thực sự rải đều trên địa bàn thành phố, dẫn đến mất một lượng khách hàng ở một số khu vực. 49
  60. CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU QUẢNG NGÃI 3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi trong thời gian tới Trước hết là bảo đảm an toàn. Công tác an toàn được đặt lên hàng đầu, cần được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo đơn vị và mỗi người lao động trong hoạt động thường ngày. Không được lơ là mất cảnh giác. An toàn gồm các nội dung: an toàn về người lao động và an toàn về tài sản (cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền trong quá trình tồn quỹ và lưu chuyển, hàng hóa trong quá trình lưu kho và vận chuyển). Dịp Tết nguyên đán và các ngày lễ, tết thường niên - công tác an toàn cần phải được đặc biệt quan tâm, nâng cao; nhất là ở khối cửa hàng xăng dầu, cửa hàng chuyên doanh hàng hóa/dịch vụ do các Tổng công ty, Công ty chuyên ngành Petrolimex sản xuất, cung cấp. Hai là, xúc tiến bán hàng mạnh trên tất cả các kênh. Trong đó, xác định bán lẻ trực tiếp là chủ lực để tập trung mọi nỗ lực trong đầu tư nâng cấp, ứng dụng nhận diện thương hiệu và xây dựng tác phong, quy trình bán hàng văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó, phải sâu sát và phải linh hoạt trong thiết lập, xây dựng hệ thống phân phối xăng dầu (đại lý và nhượng quyền thương mại) tổ chức tốt mối quan hệ cho sự phát triển bền chặt, dài lâu. 50
  61. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện tại có 19 đầu mối tham gia kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam và thực tế cho thấy mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ba là, tiếp tục thực hành tiết kiệm. Tiết kiệm tại tất cả các khâu có thể tiết kiệm, ở cả tiêu chí bắt buộc và tiêu chí định hướng. Bốn là, tăng quyền chủ động để tạo sự linh hoạt ở các đơn vị thành viên. Tổ chức quản lý điều hành trên cơ sở phân định rõ vai trò vị trí của Công ty mẹ - “Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam” với các đơn vị thành viên hướng tới mục tiêu hiệu quả chung của cả hệ thống. Năm là, đẩy mạnh khai thác giá trị gia tăng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu. Trước mắt, tập trung phát triển hàng hóa, dịch vụ do các Tổng công ty, công ty chuyên ngành Petrolimex sản xuất, cung cấp; phát huy lợi thế thương hiệu và hình ảnh Petrolimex. Sáu là, điều hành nguồn theo phương án tối ưu. Bảo đảm đường vận động hàng hóa hợp lý; điều hành tồn kho theo hướng giảm thiểu tối đa chi phí, kiểm soát cơ hội/rủi ro đối với biến động giá dầu thế giới và thuế nhập khẩu xăng dầu. Nghiên cứu lộ trình áp dụng biểu thuế ưu đãi trong các hiệp định để xây dựng kế hoạch tạo nguồn phù hợp. Bảy là, quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất đến năm 2020 với tầm nhìn đến năm 2030. Thực hiện đầu tư các dự án kho xăng dầu tại các địa điểm đã xác định. Tám là, gắn tiền lương của người lao động với năng suất lao động. Người lao động phải được hưởng thành quả từ sự nỗ lực lao động sản xuất của mình. 51
  62. Chín là, tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối các Tổng công ty/ Công ty cổ phần. Tập trung vào lĩnh vực cốt lõi với cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ (ít tầng nấc), rút ngắn khoảng cách vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, sử dụng vốn hiệu quả. Mười là, tiếp tục tái cấu trúc để phát triển theo lộ trình đã xác định. Tập trung nhân lực và thời gian để hiện thực hóa các nội dung đã thỏa thuận với các đối tác đã ký. 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi Sau quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi, có thể thấy tình hình kinh doanh của Công ty rất ổn định và có những bước phát triển khá tốt, đạt hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, trong đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thì cần phải có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời và phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị. 3.2.1 Nâng cao doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong giai đoạn 2015 – 2017, có thể thấy doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Petrolimex Quảng Ngãi không được ổn định. Mặc dù mức doanh thu đạt được tăng giảm tương ứng với mức chi phí bỏ ra, tuy nhiên, trong năm 2015, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thu về không thỏa đáng với mức chi phí bỏ ra quá cao, khiến cho lợi nhuận của năm này thấp hơn các năm khác (mặc cho doanh thu là cao nhất so với các năm), do đó tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2015 cũng thấp hơn các năm 2016 và 2017. Hơn nữa, trong năm 2016, tổng tài sản tăng lên so với năm 2015, nhưng hiệu quả sử dụng tài sản lại không bằng năm trước, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản năm 2016 đều không tốt bằng năm 2015. Điều này chứng tỏ mức doanh thu thuần năm 2016 là chưa “đáp ứng” đươc với số tài sản đã sử dụng. Chính vì vậy, Công ty cần đẩy 52
  63. mạnh hoạt động kinh doanh một cách thông minh và hợp lý hơn nữa để nâng cao doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, cũng là góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 3.2.2 Tối thiểu hóa các chi phí một cách hợp lý Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào, việc tối thiểu hóa chi phí là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tối thiểu hóa chi phí phải được thực hiện một cách thông minh và phù hợp để không làm giảm chất lượng của sản phẩm, dẫn đến giảm doanh thu, lợi nhuận và xa hơn là uy tín của Công ty. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Petrolimex Quảng Ngãi phải sử dụng chi phí một cách tiết kiệm, không lãng phí để giảm giá vốn hàng bán về mức thấp nhất mà không gây ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Năm 2015, mức chi phí giá vốn hàng bán quá cao đã khiến cho doanh nghiệp bị mất đi một khoản lợi nhuận đáng kể, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngày càng có nhiều đối tác có thể lựa chọn cho việc nhập khẩu xăng dầu, điều quan trọng là phải chắt lọc, lựa chọn được đối tác uy tín và tối thiểu hóa các khâu thừa thãi để giảm giá vốn hàng bán, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty. 3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên Hiện nay, Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi đang có một đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, chăm chỉ và chuyên môn cao. Tuy nhiên, không vì vậy mà Công ty bỏ qua việc đào tạo nghiệp vụ thường niên và tạo điều kiện cho nhân viên Công ty tiếp xúc với những quy trình làm việc mới nhất. Mỗi năm, Petrolimex Quảng Ngãi đều tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ, chỉ ra những sai sót, những cái cũ và gợi ý những cái mới tốt hơn cho nhân viên của mình. Chính vì vậy mà chuyên môn của nhân viên Công ty ngày càng được nâng cao. Các nhân viên của Petrolimex Quảng Ngãi đã làm việc chăm chỉ và đem lại hiệu quả tốt, tuy nhiên, khi so sánh với Petrolimex Sài Gòn thì các chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động và doanh thu bình quân một lao động không được ổn định bằng Petrolimex Sài Gòn, khoảng cách giữa các năm là khá lớn. Hơn nữa, Petrolimex Quảng Ngãi còn có số 53
  64. lao động cao hơn hẳn Petrolimex Sài Gòn nhưng doanh thu thuần đem về lại không quá chênh lệch, chứng tỏ Công ty chưa phát huy hết khả năng của các lao động. Vì thế, việc duy trì và đẩy mạnh những hoạt động bồi dưỡng không chỉ giúp nhân viên cải thiện năng lực mà còn tạo cơ hội cho tất cả cán bộ, nhân viên trong Công ty được giãi bày, hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn và có tính trách nhiệm hơn. Do đó, Công ty cần tổ chức nhiều hơn những khóa học bổ ích như vậy để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên và cũng là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 3.2.4 Đẩy mạnh các chính sách giúp duy trì thị phần Thực tế cho thấy, ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp tấn công vào thị trường xăng dầu, bởi đây được xem là thị trường béo bở. Tuy Petrolimex Quảng Ngãi chiếm hơn 90% thị phần xăng dầu trên địa bàn tỉnh, nhưng cũng không thể phủ nhận sự xuất hiện của các công ty kinh doanh xăng dầu khác như Công ty TNHH Xăng dầu An Bình đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Petrolimex. Do đó, Petrolimex Quảng Ngãi cần mở rộng quy mô, tăng số lượng các trạm xăng dầu trên toàn tỉnh để chiếm thị phần tiêu thụ. Đồng thời, Công ty cũng cần đẩy mạnh các chính sách giúp duy trì thị phần như làm hài lòng khách hàng không chỉ ở chất lượng xăng dầu mà còn ở thái độ phục vụ, chủ động tìm kiếm hợp đồng với các công ty vận tải, các hãng xe khách, các công ty có nhu cầu di chuyển nhiều để cung cấp xăng dầu độc quyền, nhanh chóng và tiện lợi cho đặc thù công việc của họ, tiến hành chương trình tặng quà hàng năm vào mỗi dịp Tết cho các khách hàng doanh nghiệp của Công ty và một lời chúc nhỏ đầu xuân với mỗi khách hàng bán lẻ Chính những hành động nhỏ tạo nên sự gắn kết lớn, không chỉ nâng cao hình ảnh cho Petrolimex mà còn có thể giúp Công ty trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng. Với việc mở rộng địa bàn và nâng cao hình ảnh, uy tín của đơn vị, chắc hẳn Công ty sẽ duy trì được thị phần của mình và bước những bước xa hơn trong hiệu quả hoạt động kinh doanh. 54
  65. 3.2.5 Tăng cường quản lý hàng tồn kho Lượng hàng tồn kho của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi trong giai đoạn 2015 – 2017 đang tăng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản. Do đó, việc giải quyết nhanh hàng tồn kho là biện pháp cần thiết giúp Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Dựa vào lượng tiêu thụ từng tháng, từng quý, từng năm trước, Công ty có thể ước lượng khả năng tiêu thụ trong năm nay để nhập lượng xăng dầu cho phù hợp, nếu số lượng nhập về không đủ cho hoạt động kinh doanh, lúc đó, Công ty có thể lấy từ Công ty mẹ - Tập đoàn Petrolimex Việt Nam để phục vụ cho việc kinh doanh tiếp theo của mình, tránh tình trạng dư thừa, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Hơn nữa, mặt hàng xăng dầu lag mặt hàng dễ cháy, dễ rò rỉ và bay hơi nên công tác quản lý hàng tồn kho rất phức tạp và tốn kém. Việc nhập khẩu một lượng xăng dầu vừa đủ và chủ động liên hệ với Công ty mẹ nếu lượng tiêu thụ vượt ngoài dự đoán sẽ giúp cho Công ty giảm bớt lượng hàng tồn kho, cũng là giảm bớt chi phí quản lý, góp phần tăng doanh thu cho đơn vị. 3.2.6 Nâng cao công tác dự báo tài chính Trong kinh doanh, để giảm thiểu rủi ro và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất thì phải trải qua rất nhiều “công đoạn”, công tác dự báo tài chính là một trong những “công đoạn” đó. Bên cạnh việc đẩy mạnh tiến trình kinh doanh sao cho hiệu quả, mỗi doanh nghiệp cần phải dự đoán được những chuyển động của nền kinh tế trong tương lai. Thị trường xăng dầu cũng không ngoại lệ. Mỗi năm, Petrolimex Quảng Ngãi đều phải dự đoán những thay đổi của thị trường, từ khâu nhập khẩu đến các chính sách của Nhà nước, cung cầu và các vấn đề liên quan khác. Ví dụ, giá xăng dầu phụ thuộc rất nhiều vào thị trường xăng dầu thế giới và các chính sách điều tiết giá xăng dầu của Nhà nước, do đó các công ty kinh doanh xăng dầu chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những nhân tố này. Nếu có thể dự báo được những thay đổi trên thị trường trong thời gian tới, Công ty sẽ có thể tiến hành kế hoạch kinh doanh phù hợp, sử dụng chi phí hợp lý hơn, giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải và kịp thời chuẩn bị những giải pháp chính xác để khắc phục những mặt tiêu cực. Hơn 55
  66. nữa, công tác dự báo tài chính còn giúp Công ty nắm bắt được khả năng kinh doanh trong thời gian tới của mình, có thể chi bao nhiêu và có khả năng thu về bao nhiêu, điều đó là rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nói cách khác, nâng cao công tác dự báo tài chính là góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi. 56
  67. Phần 3: KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh ngày nay, để các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao chắc hẳn là một điều không mấy dễ dàng. Một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp đó càng sử dụng tốt các yếu tố đầu vào của mình, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn định. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải tận dụng tốt các yếu tố vĩ mô và đồng thời, phát huy tốt các năng lực vốn có của mình để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Đề tài Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi đã phần nào thể hiện được điều đó. ● Kết quả đạt được của đề tài Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, khóa luận của em đã đề cập đến những vấn đề cơ bản, những cơ sở lý luận quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, khóa luận này còn phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được rõ ràng hơn, đồng thời so sánh với doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực để chỉ rõ mức độ hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp đang được phân tích. Cuối cùng, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp nói chung và một số giải pháp phù hợp với tình hình của doanh nghiệp được phân tích nói riêng. ● Hạn chế của đề tài Để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cần có rất nhiều số liệu liên quan trong nhiều năm liên tiếp và gần nhất với thời điểm phân tích của đề tài. Tuy nhiên, một số cơ quan, doanh nghiệp không công khai báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, trong đó có Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi, nên việc thu thập số liệu còn hạn chế. Đề tài chỉ thu thập được số liệu liên quan cho việc phân tích trong giai đoạn 2015 – 2017, ngoài ra không được cung cấp thêm bất cứ số liệu nào và cũng không được phép photo hay mang số liệu ra khỏi phạm vi của Công ty. Điều này đã khiến cho đề tài 57
  68. không có cơ hội phân tích các chỉ tiêu tài chính nhiều hơn, cũng không thể làm rõ hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian dài hơn. ● Hướng phát triển của đề tài Với những hạn chế nêu trên, đề tài sẽ được thực hiện tốt hơn nếu giải quyết được những hạn chế đó. Giai đoạn được phân tích sẽ dài hơn và gần hơn với hiện tại, tìm được các số liệu so sánh với các doanh nghiệp khác nhiều hơn. Vì thế mà giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp cũng cụ thể và thiết thực hơn nữa. 58
  69. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Khoa Cương (2014), Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1, Đại học Kinh tế Huế. 2. Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, Lê Thị Minh Tuyết (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Nguyễn Thị Phương Linh (2017), Bài giảng Quản trị kinh doanh 1, Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. Trần Thị Bích Nhung (2018), Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương Hà Nội. 5. Nguyễn Năng Phúc (2003), Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Trịnh Văn Sơn, Đào Nguyên Phi (2006), Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế. 7. Trịnh Văn Sơn (2005), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế. 8. Lê Xuân Thủy (2013), Bài giảng Phân tích hiệu quả kinh doanh, Cao đẳng Công nghệ thông tin TP. HCM. 9. Các báo cáo tài chính của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi. 10. Các khóa luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 59