Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty TNHH TM - SX Hồng Minh Châu giai đoạn 2011 - 2014

pdf 86 trang thiennha21 3810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty TNHH TM - SX Hồng Minh Châu giai đoạn 2011 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_den_loi_nhuan_cua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty TNHH TM - SX Hồng Minh Châu giai đoạn 2011 - 2014

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH TM – SX HỒNG MINH CHÂU Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: PGS TS. Phan Đình Nguyên Sinh viên thực hiện: Lê Mai Hồng MSSV: 1211190414 Lớp: 12DTDN03 TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đồ án do chính tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Các số liệu sử dụng phân tích trong bài có nguồn gốc rõ ràng, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Các kết quả nghiên cứu trong bài do chính tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực khách quan và phù hợp. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm (Sinh viên ký và ghi rõ họ tên) iii
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn thầy PGS TS. Phan Đình Nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và luôn động viên tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên của khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng đã không ngại khó khăn, vất vả truyền cho đạt cho tôi nhiều bài học quý báu để tôi có đủ kiến thức thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cám ơn tất cả cán bộ, công nhân viên của Công ty TNHH TM - SX Hồng Minh Châu đã cung cấp tài liệu và luôn đồng hành cùng tôi trong thời gian thực hiện bài báo cáo này. Tôi xin chân thành cám ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm (Sinh viên ký và ghi rõ họ tên) iv
  4. MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Lý do chọn đề tài: 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2 1.2.1 Mục tiêu chung: 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu: 3 1.5 Kết cấu đề tài: 5 chương 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 4 2.1 Khái niệm về lợi nhuận: 4 2.1.1 Khái niệm: 4 2.1.2 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận: 4 2.1.3 Mô hình nghiên cứu: 5 2.1.4 Một số chỉ tiêu về lợi nhuận: 6 2.1.4.1 Tổng mức lợi nhuận: 7 2.1.4.2 Tỉ suất lợi nhuận: 7 2.1.4.3 Các chỉ tiêu khác: 8 2.1.5. Ý nghĩa và nhiệm vụ của việc phân tích lợi nhuận: 8 2.1.5.1 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận: 8 2.1.5.2 Nhiệm vụ của việc phân tích lợi nhuận: 8 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: 9 2.2.1 Phân tích các yếu tố dựa trên các công thức tuyệt đối: 10 2.2.1.1 Nhân tố khối lượng: 11 2.2.1.2 Nhân tố kết cấu các mặt hàng: 11 2.2.1.3 Nhân tố giá vốn hàng bán: 12 2.2.1.4 Nhân tố chi phí bán hàng: 13 2.2.1.5 Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 13 2.2.1.6 Nhân tố giá bán hàng hóa: 13 2.2.1.7 Nhân tố thuế: 14 2.2.2 Phân tích dựa vào các chỉ tiêu tương đối: 14 v
  5. 2.2.2.1 Nhân tố khối lượng tiêu thụ: 14 2.2.2.2 Nhân tố giá cả hàng hóa tiêu thụ: 15 2.2.2.3 Nhân tố chi phí giá vốn: 15 2.2.2.4 Nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 16 2.2.3 Các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: 14 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1 Phương pháp nghiên cứu: 29 3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu: 29 3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu: 29 3.1.2.1 Phương pháp so sánh: 29 3.1.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn: 31 3.1.2.3 Phương pháp phân tích số chênh lệch: 32 3.2 Dữ liệu nghiên cứu: 32 3.2.1 Nguồn dữ liệu: 32 3.2.2 Cách lấy dữ liệu: 33 3.2.3 Mẫu nghiên cứu: 33 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 4.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty: 34 4.1.1 Tình hình biến động doanh thu: 34 4.1.2 Tình hình biến động chi phí: 38 4.1.3 Tình hình biến động lợi nhuận: 42 4.1.4 Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận: 46 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: 49 4.2.1 Khối lượng hàng hoá tiêu thụ: 49 4.2.1.1 Tình hình tiêu thụ các sản phẩm: 49 4.2.1.2 Tình hình doanh thu theo các mặt hàng: 53 4.2.1.3 Tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng nội địa: 56 4.2.2 Nhân tố giá vốn hàng bán: 59 4.2.3 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 59 4.3 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận: 61 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 66 vi
  6. 5.1 Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu: 66 5.1.1 Nhân tố chủ quan: 66 5.1.2 Nhân tố khách quan: 68 5.2 Giải pháp để nâng cao lợi nhuận cho công ty: 71 5.2.1 Ổn định doanh thu: 71 5.2.2 Tăng doanh số bán: 72 5.2.3 Quản lý tốt chi phí: 73 5.2.4 Các giải pháp khác: 74 5.3 Kiến nghị: 75 5.3.1 Đối với Nhà nước: 75 5.3.2 Đối với công ty: 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC vii
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn TM - SX Thương mại – Sản xuất TNDN Thu nhập doanh nghiệp LN Lợi nhuận CP Chi phí DT Doanh thu CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp viii
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Tình hình doanh thu của công ty 35 Bảng 4.2 Tình hình chi phí của công ty 39 Bảng 4.3 Tình hình biến động lợi nhuận của công ty 43 Bảng 4.4 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận 47 Bảng 4.5 Tình hình tiêu thụ từng mặt hàng của công ty 50 Bảng 4.6 Tình hình doanh thu từng mặt hàng của công ty 54 Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng nội địa của công ty 57 Bảng 4.8 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp công ty 60 Bảng 4.9 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty. 62 ix
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1 Mô hình mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận 5 Biểu đồ 4.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (2011 – 2014) 36 Biểu đồ 4.2 Doanh thu hoạt động tài chính (2011 – 2014) 37 Biểu đồ 4.3 Giá vốn hàng bán của công ty (2011 – 2014) 40 Biểu đồ 4.4 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN của công ty (2011 – 2014) 41 Biểu đồ 4.5 Tình hình biến động lợi nhuận của công ty (2011 – 2014) 44 Biểu đồ 4.6 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận (2011 – 2014) 48 Biểu đồ 4.7 Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ của công ty năm 2011 51 Biểu đồ 4.8 Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ của công ty năm 2012 51 Biểu đồ 4.9 Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ của công ty năm 2013 51 Biểu đồ 4.10 Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ của công ty năm 2014 52 Biểu đồ 4.11 Tình hình doanh thu từng mặt hàng của công ty (2011 – 2014) 55 Biểu đồ 4.12 Tình hình doanh thu theo phương thức bán hàng (2011 – 2014) 58 x
  10. Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong điều kiện ngày nay, khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Nền kinh tế thế giới đang phát triển chậm và không ổn định, dù đã xuất hiện một số tín hiệu lạc quan. Có thể thấy, sau hơn 7 năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng trước đó. Chính vì điều đó mà Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Do vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đề làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện công tác phân tích kinh tế doanh nghiệp, đặc biệt phân tích lợi nhuận từ đó đưa ra các giải pháp kinh doanh có hiệu quả hơn. Lợi nhuận có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Lợi nhuận luôn luôn là vấn dề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. Chỉ khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp đó mới có cơ hội phát triển trên thị trường. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi mặt của doanh nghiệp như đảm bảo tình hình tài chính vững chắc, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tăng tích lũy đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo các nghiên cứu trước đây, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận được chia thành các nhóm bao gồm nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm, nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí. Ngoài ra, có nghiên cứu lại chia các yếu tố ảnh hưởng làm hai phần bao gồm các nhân tố khách quan (nhân tố môi trường quốc tế và khu vực; nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân; nhân tố môi trường ngành ) và các nhân tố chủ quan (bộ máy quản trị doanh nghiệp; lao động tiền lương, tình hình tài chính của doanh nghiệp; đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm; cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; môi trường làm việc trong doanh nghiệp; ). Từ các nhân tố ảnh hưởng đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những giải pháp nhằm tăng lợi nhuận trong những chủ trương và chính sách của mình. 1
  11. Qua nhiều năm hoạt động, Công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu đã đạt được nhiều hiệu quả và được biểu hiện qua lợi nhuận của doanh nghiệp hằng năm. Vì đối với doanh nghiệp mục tiêu lợi nhuận luôn quan trọng, mức lợi nhuận cao là cần thiết cho việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo đời sống cho người lao động cũng như khuyến khích họ tận tụy với công việc. Qua đó doanh nghiệp cũng tạo được uy tín và lấy được lòng tin nơi khách hàng. Nhưng trong nền kinh tế của nước ta hiện nay, bên cạnh những cơ hội và thuận lợi được mở ra thì cũng tồn tại song song đó là những khó khăn và thách thức phải đối diện. Xuất phát từ cơ sở đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu giai đoạn 2011 – 2014” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Nhằm phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm gia tăng lợi nhuận và khẳng định uy tín của doanh nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích về chi phí, doanh thu và lợi nhuận của công ty qua 4 năm (2011 – 2014). - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu. - Đưa ra các giải pháp cụ thể, đặt ra những mục tiêu và hướng đi sắp tới nhằm nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp qua hệ thống báo cáo tài chính của Công ty TNHH TNHH TM – SX Hồng Minh Châu và các kiến thức bên ngoài thị trường. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nắm bắt các nhân tố tác động đến lợi nhuận qua việc đi sâu phân tích báo cáo tài chính và các nhân tố khách quan tại công ty. 2
  12. Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu. Địa chỉ: Số 24 Đường 7B, Khu phố 5, Phường An Lạc A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: Căn cứ vào các dữ liệu trong bảng báo cáo tài chính và các dữ liệu thực tiễn từ năm 2011 đến năm 2014. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu. - Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh. Phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp phân tích số chênh lệch. 1.5 Kết cấu đề tài: 5 chương - Chương 1: Giới thiệu. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu. - Chương 5: Kết luận và giải pháp. 3
  13. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 2.1 Khái niệm về lợi nhuận: 2.1.1 Khái niệm: Trong mỗi thời kỳ khác nhau, người ta có những khái niệm khác nhau, từ đó có những cách tính khác nhau về lợi nhuận. Ngày nay, lợi nhuận được hiểu theo một các đơn giản là khoản tiền dôi ra giữa doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ mọi chi phí cho hoạt động đó. Do đó, lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Lợi nhuận có thể đo lường bằng số tuyệt đối (tiền) và bằng số tương đối (tỷ lệ %). Lợi nhuận gộp bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá vốn hàng bán, dùng để trang trải chi phí cho các hoạt động của doanh nghiệp như chi phí bán hàng, chí phí quản lí doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế: (Lãi chưa phân phối) là lợi nhuận đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế: (Lợi nhuận ròng hay lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước. Lợi nhuận sau thuế được dùng để trích lập các quỹ, đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Lợi nhuận giữ lại: Đối với công ty cổ phần, đó là phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi chia lợi nhuận (trả cổ tức) cho các cổ đông. Lợi nhuận giữ lại được bổ sung cho vốn kinh doanh. 2.1.2 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận: - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: là số dư chênh lệch giữa doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật. - Lợi nhuận hoạt động tài chính: là số thu lớn hơn số chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lợi nhuận tham gia góp vốn liên doanh, - Lợi nhuận hoạt động khác: là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính được trước, hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những 4
  14. khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận này có thể do chủ quan hay khách quan đưa tới. 2.1.3 Mô hình nghiên cứu: Lợi nhuận Doanh thu Chi phí Khối Giá vốn Chi phí Chi phí quản lý Đơn giá lượng hàng bán bán hàng doanh nghiệp Sơ đồ 2.1. Mô hình mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận Dựa vào mô hình trên, ta thấy rõ lợi nhuận phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là doanh thu và chi phí. Theo biểu thức về lợi nhuận thì lợi nhuận tăng giảm cùng chiều với doanh thu, còn đối với chi phí thì ngược lại. Tuy nhiên doanh thu và chi phí lại phụ thuộc vào các yếu tố như sau: - Doanh thu phụ thuộc vào hai yếu tố là khối lượng sản phẩm bán ra và giá bán. Nếu doanh nghiệp có nhiều sản phẩm thì doanh thu còn phụ thuộc và cơ cấu các sản phẩm bán ra. - Chi phí phụ thuộc vào giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Những yếu tố này có mối quan hệ phụ thuộc với nhau, nếu có yếu tố nào thay đổi sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi theo. Lợi nhuận: Biến động của lợi nhuận là hiệu số biến động của doanh thu và biến động của chi phí. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Doanh thu: Biến động về doanh thu là tích số biến động của khối lượng và đơn giá, ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để thấy rõ sự biến động. Doanh thu = Khối lượng x Đơn giá 5
  15. Chi phí: Tổng của các yếu tố giá vốn hàng bán, chi phí bán bàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.1.4 Một số chỉ tiêu về lợi nhuận: Lợi nhuận là một thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một dữ liệu tổng hợp đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh. Do thuế suất qua các năm không ổn định nên việc phân tích dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế: - Tỷ số lợi nhuận/ Doanh thu: (Hệ số lãi ròng - ROS) Chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nếu mức lợi nhuận trên doanh thu thấp có nghĩa là chi phí quá cao hoặc doanh thu quá thấp hoặc là cả hai. Doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp để quản lý tốt chi phí và làm tăng doanh thu. Mức lợi nhuận trên doanh thu phụ thuộc vào chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược cạnh tranh hoặc loại khách hàng mà nó phục vụ. Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) ROS = 100% × Doanh thu - Tỷ số lợi nhuận/ vốn chủ sỡ hữu: (ROE) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE đo lường tính hiệu quả đồng vốn của các chủ sở hữu công ty, xem xét lợi nhuận trên mỗi đồng tiền vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư hay nó đo lường tiền lời mỗi đồng tiền vốn bỏ ra. Nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty cao thì điều này sẽ làm cho các chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các cổ đông hài lòng bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định bỏ vốn vào công ty. LN ròng Tổng tài sản LN ròng ROE = × = Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu 6
  16. - Tỷ số lợi nhuận/ tổng tài sản: (ROA) Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản ở công ty. Mỗi đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bố và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Nếu ROA có giá trị thấp thì đó là hậu quả của khả năng thu nhập cơ bản thấp và tỷ lệ nợ cao. LN ròng ROA = Tổng tài sản 2.1.4.1 Tổng mức lợi nhuận: Đây là mức chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, nói lên quy mô kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. LNtrước thuế = LNthuần + LNtc + LNbt Trong đó: LNthuần: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh LNtc: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính LNbt: Lợi nhuận bất thường LNthuần = DTthuần – GVHB – CPBH – CPQLDN Trong đó: DTthuần: Doanh thu thuần GVHB: Giá vốn hàng bán CPBH: Chi phí bán hàng CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.1.4.2 Tỉ suất lợi nhuận: Tỉ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. ΣLN P = × 100% LN ΣDT PLN : Tỉ suất lợi nhuận 7
  17. 2.1.4.3 Các chỉ tiêu khác: Tỉ suất lãi gộp: LG P = ( ) × 100% LG DT PLG : Tỉ suất lãi gộp Tỉ suất giá vốn hàng bán: GVHB P = ( ) × 100% GVHB DT PGVHB: Tỉ suất giá vốn hàng bán 2.1.5. Ý nghĩa và nhiệm vụ của việc phân tích lợi nhuận: 2.1.5.1 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện toàn bộ kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng cũng như chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định, Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất kinh doanh mở rộng, là đòn bẩy kinh tế có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những nội dung trên cho ta thấy được tình hình lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng và để có thể đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, ta phải tiến hàng phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.1.5.2 Nhiệm vụ của việc phân tích lợi nhuận: Từ những ý nghĩa trên, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm: - Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. - Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận. - Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. 8
  18. 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: Trong quá trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu bao gồm: - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: “Sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ được mới xác định lãi hay lỗ và lãi hay lỗ ở mức độ nào. Sản phẩm phải được tiêu thụ ở một số lượng nào đó sẽ có lợi nhuận, khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn”. (PGS.TS Phan Minh Kiều, 2012, “Tài chính doanh nghiệp căn bản”) - Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: “Mỗi loại sản phẩm của doanh nghiệp có một chi phí sản xuất riêng, do đó mức độ lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn, thuế, rất khác nhau. Do đó, khi doanh nghiệp có cơ cấu hàng hóa kinh doanh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp”. (PGS.TS Phan Minh Kiều, 2012, “Tài chính doanh nghiệp căn bản”) - Giá vốn hàng bán: “Giá thành sản xuất có vai trò to lớn trong chiến lược cạnh tranh về giá. Giá thành sản xuất thấp cho phép doanh nghiệp áp dụng giá bán thấp hơn đối thủ nhưng thu được lợi nhuận cao hơn. Giá thành sản xuất có tác động ngược chiều với lợi nhuận, nếu giá thành thấp lợi nhuận sẽ cao hơn và ngược lại”. (ThS. Võ Tường Oanh, 2013, “Phân tích báo cáo tài chính”) - Chi phí bán hàng: “Là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bao gồm chi phí bảo hành, sửa chữa như chi phí vận chuyển, đóng gói, bảo quản, ” (TS. Phan Đình Nguyên, 2013, “Tài chính doanh nghiệp căn bản”) - Chi phí quản lý doanh nghiệp: “Là các chi phí dùng trong bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. (TS. Phan Đình Nguyên, 2013, “Tài chính doanh nghiệp căn bản”) - Giá bán sản phẩm: “Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và phải có lợi nhuận thỏa đáng để tái đầu tư. Trong chính sách giá của doanh nghiệp, giữa giá bán và khối lượng 9
  19. bán có mối quan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng hóa bán tăng thì giá bán có thể giảm và ngược lại”. (ThS. Võ Tường Oanh, 2013, “Phân tích báo cáo tài chính”) - Thuế suất: Thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong trong chính sách thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời sự thay đổi này để có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế tổn thất. 2.2.1 Phân tích các yếu tố dựa trên các công thức tuyệt đối: Ta có công thức: P = Σ(qj gj − qjgjtj) − (Σqj zj + zBH + zQLDN) Hay: LN = DT – GVHB – CPBH – CPQLDN LN = Lãi gộp – (CPBH + CPQLDN) Trong đó: qj; gj; tj; zj lần lượt là khối lượng; giá bán; thuế suất; giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ. P = LN: Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh DT: Doanh thu GVHB: Giá vốn hàng bán CPBH: Chi phí bán hàng CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp Dựa vào công thức trên ta thấy lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: - Doanh thu bán hàng (trong đó có khối lượng và giá bán hàng hóa, dịch vụ) - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Phân tích các mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như: kết cấu các mặt hàng, khối lượng hàng hóa tiêu thụ, giá thành sản xuất, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận kỳ này: P1 = Σ (q1j g1j − q1j g1jt1j) − (Σq1j z1j + z1BH + z1QLDN) Lợi nhuận kỳ trước: 10
  20. P0 = Σ (q0j g0j − q0j g0j t0j) − (Σq0j z0j + z0BH + z0QLDN) 2.2.1.1 Nhân tố khối lượng: Là toàn bộ khối lượng hàng hóa đã được bán ra tiêu thụ theo các phương thức khác nhau. Đây là nhân tố nói lên quy mô sản xuất kinh doanh. Khi giá cả hàng hóa ổn định khối lượng hàng hóa trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, lợi nhuận tăng giảm tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Thay đổi khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong điều kiện giả định kết cấu mặt hàng và các yếu tố khác không đổi. Lợi nhuận trong trường hợp này tăng giảm tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ này so với kỳ trước. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ đến lợi nhuận. q′1 Σq1 g1 j × 100% = j j × 100% = K q0j Σq0j g0j K (hằng số): tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ q′1j = q0j Lợi nhuận trong trường hợp này kí hiệu P01 P01 = Σ (q′1j g0j − q′1j g0jt0j) − (Σq′1j z0j + zBH0 + zQLDN0) P01 = Σ ( q0jg0j − q0j g0jt0j) − (Σ q0j z0j + zBH0 + zQLDN0) P01 = Σ [(q0j g0j − q0j g0jt0j) − q0j z0j] − (zBH0 + zQLDN0) Mức độ ảnh hưởng của khối lượng hàng hóa tiêu thụ đến lợi nhuận Pq: Pq = P01 – P0 2.2.1.2 Nhân tố kết cấu các mặt hàng: Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú. Mỗi doanh nghiệp đều có thể tiến hành sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nhiều mặt hàng với kết cấu khác nhau. kết cấu mặt hàng là tỷ trọng về giá trị của mặt hàng đó so với tổng giá trị các mặt hàng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trong thực tế, nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có mức sinh lời cao, giảm tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức sinh lời thấp dù mức lợi nhuận cá biệt của từng mặt hàng không thay đổi thì tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại, tăng tỷ trọng mặt hàng có mức sinh lời thấp, giảm tỷ trọng những mặt hàng có mức sinh lời cao sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm đi. Như vậy, thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ sẽ 11
  21. làm cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt việc giữ “chữ tín” với khách hàng là đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp có thể thay đổi kết cấu mặt hàng để tăng doanh thu nhưng phải luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ những đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng, hạn chế chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Đây là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lãi gộp của doanh nghiệp. Mỗi loại hàng hóa có mức lãi gộp khác nhau nên khi thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ thì tỷ suất lãi gộp nói chung cũng thay đổi theo. Nhóm hàng có tỷ suất lợi nhuận cao thì đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại. Nếu trong quá trình tiêu thụ, tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ có tỷ suất lợi nhuận cao, giảm khối lượng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận thấp thì tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ tăng. Vì vậy, trong kết cấu hàng hóa tiêu thụ tăng khối lượng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận cao thì tổng lợi nhuận sẽ tăng. Gọi q′1j là khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ này với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi (nghĩa là q′1j = qj). Lợi nhuận trong trường hợp này là P02. P02 = Σ (q1j g0j − q1j g0jt0j) − (Σq1j z0j + zBH0 + zQLDN0) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu các mặt hàng đến lợi nhuận PC: Pc = P02 – P01 2.2.1.3 Nhân tố giá vốn hàng bán: Trong doanh nghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất bao gồm ba loại chi phí: chí phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong doanh nghiệp thương mại giá vốn hàng bán thực chất là giá mua hàng, bao gồm: giá mua hàng, chi phí trong quá trình mua hàng. Thay đổi giá vốn hàng bán kỳ trước bằng giá vốn hàng bán kỳ này. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này là P03. P03 = Σ (q1j g0j − q1j g0jt0j) − (Σq1j z1j + zBH0 + zQLDN0) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận PV: Pv = P03 – P02 =−(Σq1j z1j − Σq1j z0j) 12
  22. Như vậy, nếu giá vốn hàng bán kỳ này lớn hơn thì lợi nhuận giảm và ngược lại. 2.2.1.4 Nhân tố chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí cần thiết để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dở, bao bì, lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan đến dự trữ, bảo quản hàng hóa. Lợi nhuận kỳ này là P04. P04 = Σ (q1j g0j − q1j g0jt0j) − (Σq1j z1j + zBH1 + zQLDN0) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng đến lợi nhuận PBH: PBH = P04 – P03 = −(zBH1 − zBH0) Như vậy, nếu chi phí bán hàng kỳ này lớn thì lợi nhuận giảm và ngược lại. 2.2.1.5 Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm: chi phí hành chính, kiểm toán, quản lý chung, Thay chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ trước bằng chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này là P05. P05 = Σ (q1j g0j − q1j g0jt0j) − (Σq1j z1j + zBH1 + zQLDN1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận PQLDN: PQLDN = P05 – P04 = −(zQLDN1 − zQLDN0) Như vậy, nếu chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này lớn thì lợi nhuận giảm và ngược lại. 2.2.1.6 Nhân tố giá bán hàng hóa: Thay giá bán hàng hóa kỳ trước bằng giá bán hàng hóa kỳ này. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán hàng hóa đến lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này là P06. P06 = Σ (q1j g1j − q1j g1jt0j) − (Σq1j z1j + zBH1 + zQLDN1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán hàng hóa đến lợi nhuận PG: PG = P06 – P05 = Σ (q1j g1j − q1j g0j) − Σq1j (g1j − g0j )t0j Như vậy, nếu giá bán hàng hóa kỳ này lớn thì lợi nhuận giảm và ngược lại. 13
  23. 2.2.1.7 Nhân tố thuế: Thay tỷ suất kỳ này bằng tỷ suất kỳ trước. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố thuế đến lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này là P07. P07 = Σ(q1 g1 − q1 g1 (t1 − t0 ) − (Σq1 z1 + zBH + zQLDN ) j j j j j j j j 1 1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thuế đến lợi nhuận PT: PT = P07 – P06 = −Σq1 g1 (t1 − t0 ) j j j j Nhân tố này phụ thuộc vào chính sách thuế trong từng thời kỳ của Nhà nước. Như vậy, nếu thuế suất kỳ này lớn thì lợi nhuận giảm và ngược lại. 2.2.2 Phân tích dựa vào các chỉ tiêu tương đối: Phân tích các yếu tố dựa trên công thức tuyệt đối giúp xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận nhưng để đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng phải dựa vào các công thức tương đối tức là các tỷ suất lợi nhuận, chi phí, lãi gộp Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận dựa vào các công thức tương đối giúp ta tìm ra được những yếu tố thực sự ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.2.2.1 Nhân tố khối lượng tiêu thụ: ∆LN = ∆qj × G0bj × P0LNj Trong đó: ∆qj : khối lượng hàng hóa tiêu thụ năm nay – khối lượng tiêu thụ hàng hóa năm trước G0bj : giá bán hàng hóa j năm trước P0LNj: tỷ suất lợi nhuận hàng hóa j của năm trước Khối lượng sản phẩm sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì có khả năng tiêu thụ càng lớn, khả năng tiêu thụ lớn thì doanh thu tiêu thụ càng cao. Song nếu sản phẩm sản xuất ra mà vượt nhu cầu thị trường thì dẫn tới cung vượt cầu, sản phẩm không tiêu thụ hết, hàmg hoá bị ứ đọng, gây hậu quả xấu cho sản xuất kinh doanh điều này ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì doanh thu sẽ giảm và gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định khối lượng sản xuất cho phù hợp. Đây được coi là nhân tố mang tính chủ quan 14
  24. thuộc về doanh nghiệp, nó phản ánh những cố gắng của doanh nghiệp trong công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2.2 Nhân tố giá cả hàng hóa tiêu thụ: ∆LN = ∆G0bj × q1bj × P0LNj Trong đó: ∆G0bj : giá bán hàng hóa j năm nay – giá bán hàng hóa j năm trước q1bj : khối lượng hàng hóa j của năm nay P0LNj: tỷ suất lợi nhuận hàng hóa j của năm trước Giá cả là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, giá bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ tăng lên thì doanh thu bán hàng sẽ tăng lên và ngược lại, giá giảm sẽ làm doanh thu giảm đi. Tuy nhiên, thông thường khi tăng giá bán sản phẩm thì khối lượng tiêu thụ lại có xu hướng giảm xuống và ngược lại, khi giảm giá thì khối lượng tiêu thụ lại có xu hướng tăng lên. Vì vậy, trong nhiều trường hợp tăng giá không phải là biện pháp thích hợp để tăng doanh thu, nếu việc tăng giá bán không hợp lý sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, gây nên tình trạng ứ đọng hàng hoá và sẽ làm cho doanh thu giảm xuống. Như vậy, giá bán tăng hay giảm một phần quan trọng là do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Do vậy, để đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải có một chính sách giá bán hợp lý. 2.2.2.3 Nhân tố chi phí giá vốn: ∆LN = −∆PCPVj × G1bj × q1bj Trong đó: ∆PCPVj : tỷ suất chi phí vốn j năm nay – tỷ suất chi phí vốn j năm trước G1bj : giá bán hàng hóa j năm nay q1bj : khối lượng hàng hóa j của năm nay Nhân tố chi phí giá vốn hàng bán bao gồm các nhân tố sau: - Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí liên quan tới việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn 15
  25. trong tổng chi phí. Do vậy, nếu tiết kiệm được khoản chi phí này sẽ góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận. - Nhân tố chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí để trả lương và các khoản trích theo lương cho công nhân sản xuất trực tiếp. Các doanh nghiệp việt nam hiện nay do cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, còn sử dụng nhiều lao động trực tiếp vào sản xuất. Do đó chi phí nhân công trực tiếp còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm biện pháp để giảm chi phí tiền lương công nhân trực tiếp trên một vị sản phẩm. Tuy nhiên, việc hạ thấp chi phí tiền lương phải hợp lý bởi vì tiền lương là một hình thức trả thù lao cho người lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội đời sống ngày càng được cải thiện đòi hỏi tiền lương cũng phải được tăng cao. Do đó doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tăng năng suất lao động, có một chính sách sử dụng lao động hợp lý, có nhiều biện pháp khuyến khích như tạo điều kiện để người lao động học tập nâng cao trình độ, quan tâm đến đời sống và điều kiện làm việc của công nhân, khuyến khích bằng vật chất và tinh thần cho người lao động thì sẽ kích thích được người lao động làm việc nhiệt tình, sáng tạo, cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp. - Nhân tố chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí cho hoạt động của phân xưởng trực tiếp tạo ra hàng hoá dịch vụ, bao gồm các chi phí: chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng . các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ quản lý sản xuất liên quan đến nhiều khâu như nâng cao trang thiết bị máy móc, trình độ kỹ thuật công nhân viên, tăng hiệu suất làm việc điều đó sẽ góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp. 2.2.2.4 Nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: ∆LN = −∆PCP(BH & QLDN) × G1bj × q1bj ∆PCP(BH & QLDN) : tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp hàng hóa j của năm nay - tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp hàng hóa j của năm trước 16
  26. G1bj : giá bán hàng hóa j năm nay q1bj : khối lượng hàng hóa j của năm nay - Nhân tố chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là những khoản chi phí bỏ ra để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện. Đó là những khoản chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói vận chuyển bảo quản, khấu hao tài sản cố định . chi phí bán hàng phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, tình hình thị trường tiêu thụ nếu biết tiết kiệm chi phí tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần làm hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên phải phấn đấu giảm chi phí một cách hợp lý để không làm giảm uy tín của doanh nghiệp. - Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, lãi vay vốn kinh doanh, dự phòng phải thu khó đòi, chi phí tiếp tân, Các khoản chi phí này là nhỏ nhất trong tổng giá thành nhưng càng tiết kiệm thì càng giảm giá thành và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.2.3. Các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: Paul A.Samuelson (1915 – 2009) là một nhà kinh tế học Hoa Kỳ. Ông là người sáng lập ra khoa kinh tế học của trường Đại học Massachusetts. Ông cho rằng: “Lợi nhuận chịu sự chi phối của thị trường. Trong hệ thống thị trường, mỗi loại hàng hóa, mỗi loại dịch vụ đều có giá cả của nó. Giá cả mang lại thu nhập cho hàng hoá mang đi bán. Nếu mỗi loại hàng hoá nào đó mà có đông người mua thì người bán sẽ tăng giá lên do đó sẽ thúc đẩy người sản xuất làm ra nhiều hàng hoá để thu được nhiều lợi nhuận. Khi có nhiều hàng hoá người bán muốn bán nhanh để giải quyết hàng hóa của mình nên giá lại hạ xuống người sản xuất có xu hướng sản xuất ít hàng hoá hơn và giá lại được đẩy lên. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh. Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến các khu vực sản xuất hàng hoá mà người tiêu dùng cần nhiều hơn, bỏ qua khu vực ít người tiêu dùng. Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến việc sử dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Hệ thống thị trường luôn phải dùng lỗ lãi để quyết định ba vấn đề: Cái gì, như thế nào và cho ai. Nói 17
  27. tới thị trường và cơ chế thị trường là phải nói đến cạnh tranh vì nó vừa là môi trường vừa mang tính quy luật của nền sản xuất hàng hoá”.  Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: - Quy mô sản xuất hàng hoá dịch vụ: Một doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả thì phải giải quyết tốt 3 vấn đề: Sản xuất ra cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Ba yếu tố này có quan hệ biện chứng và đan quện vào nhau và được giải quyết trong mọi xã hội. Sản xuất ra cái gì cho biết thị trường đang cần loại hàng hoá dịch vụ. Sản xuất như thế nào cho biết các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất bằng cách nào để đạt lợi nhuận tối đa vì chi phí sản xuất thấp nhất. Sản xuất cho ai là người đang cần hàng hoá dịch vụ mình đang tiến hành sản xuất, ai là đối tượng để cho mình tiến hành sản xuất. - Tổ chức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ: Đây cũng là một khâu quan trọng của quá trình sản xuất nó ảnh hưởng rất lớn đến việc thu lợi nhuận. Cung cầu trên thị trường luôn biến đổi đòi hỏi người sản xuất phải xử lý kịp thời và điều chỉnh đúng đắn. Nếu cung bé hơn cầu thì trước khi bán giá cao thì phải xem đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp Nếu cung lớn hơn cầu thì nên ngưng ngay sản xuất và di chuyển tư bản sang ngành khác. - Tổ chức quản lý hoạt động kinh tế vĩ mô: Đây là tài lãnh đạo và phán đoán của lãnh đạo doanh nghiệp sẽ định hướng cho các kế hoạch, phương án sản xuất thu được lợi nhuận. Vấn đề này còn tuỳ thuộc và năng lực của từng người lãnh đạo nhưng vai trò của họ cực kỳ quan trọng trong việc một doanh nghiệp lựa chọn sản xuất cái gì để thu được lợi nhuận cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp. - Cơ chế thị trường: tạo ra sự cân đối giữa giá cả và sản xuất, giá cả trên thị trường là mệnh lệnh của người sản xuất, của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nắm bắt đúng thị trường thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ được bảo đảm và doanh nghiệp tiếp tục tồn tại trên thị trường giá cả luôn luôn biến động nên đòi hỏi phải cần có một hệ thống thông tin nhạy cảm để nắm bắt chính xác và từ đó phản ứng kịp thời. Cơ chế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp di chuyển sang ngành có lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến biến đổi lợi nhuận của ngành mình đang sản xuất mà cần phải nghiên cứu cả ở những ngành khác và tiếng gọi của lợi nhuận sẽ quyết định họ sản xuât cái gì. Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho họ di chuyển tư bản của mình sang ngành có lợi nhuận cao. Chính cơ chế thị trường đòi hỏi 18
  28. các doanh nghiệp phải vươn lên không ngừng và tìm đến nơi mà có lợi nhuận cao và quyết định chuyển đổi sản xuất. Cơ chế thị trường làm cho các doanh nghiệp lợi nhuận cạnh tranh: Cạnh tranh là hình thức đấu tranh quyết liệt giữa những người sản xuất hàng hoá, để chiếm lĩnh thị trường nhằm thu lợi nhuận cao. Cạnh tranh làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn, số lượng nhiều hơn và chi phí ít hơn và kỹ thuật ngày càng tiên tiến hơn. Cơ chế thị trường chọn lọc các doanh nghiệp: Lợi nhuận thu được hay không sẽ quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận trong sản xuất thì nó sẽ tiếp tục tồn tại và nếu không thu được lợi nhuận thì các doanh nghiệp đó sẽ bị xa thải ra khỏi vũ đài kinh tế. Điều đó có nghĩa là cơ chế thị trường sẽ chọn lọc của các doanh nghiệp lợi nhuận các nhà kinh tế làm ăn có hiệu quả và gạt bỏ các nhà kinh tế làm ăn không hiệu quả.  Các nhân tố quyết định đến lợi nhuận: Cái gì quyết định đến lợi nhuận điều đó được nhà kinh tế học Samelson đưa ra trong quyển kinh tế học Đối với các nhà kinh tế học thì lợi nhuận là một mớ hở lớn yếu tố khác nhau và rõ ràng một phần lợi nhuận được báo cáo chỉ là thu nhập của các chủ doanh nghiệp về lao động của chính họ hoặc vốn đầu tư của họ nghĩa là các nhân tố sản xuất mà học cung cấp. Như vậy một số cái bình thường được gọi là lợi nhuận thực ra chỉ là tiền cho thuê, tiền thuê và tiền công dưới những cái tên khác. Tiền cho thuê hàm ẩn và tiền công hàm ẩm là những cái tên gọi mà các nhà kinh tế đặt cho tiền thu nhập từ những nhân tố của bản thân công ty. - Lợi nhuận là tiền thưởng cho việc chịu mạo hiểm: Nếu như trong tương lai hoàn toàn chắc chắn thì sẽ không có cơ hội cho một người trẻ tuổi thông minh đưa ra mộtđổi mới cách mạng. Kinh tế học hiện đại đưa ra ba loại nguy hiểm mang lại lợi nhuận, là vỡ nợ, chịu nguy cơ đổi mới. Vỡ nợ là một nguy cơ luôn ở hai bên đường đi lên của doanh nghiệp, nó có thể xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào, thậm chí cả những công ty khổng lồ. Còn khoản chi phí chịu cho sự nguy cơ là những người đầu tư yêu cầu có tiền thưởng cộng với thu nhập để bù lại việc họ không thích nguy cơ. Đổi mới là loại nguy hiểm thứ ba góp phần vào lợi nhuận là tiền thưởng cho đổi mới và dám làm. - Lợi nhuận là thu nhập độc quyền: 19
  29. Lợi nhuận do sáng tạo đổi mới dẫn chuyển sang phạm trù cuối cùng của chúng ta. Lợi nhuận - nhiều người chỉ thích không coi nó là tiền cho thuê hàm ẩn hoặc khoản thu vì dám chịu nguy hiểm trên thị trường cạnh tranh. Hình ảnh trong đầu óc họ về người thích kiểu tiền lời có nhiều khả năng hơn là hình ảnh một người có thiên hướng tính toán ranh ma bóc lột bằng một cách nào đó những người khác trong cộng đồng. Có thể cái mà những người chỉ thích nghĩ đến là một loại thứ ba hoàn toàn khác về ý nghĩa của lợi nhuận: Lợi nhuận là thu nhập độc quyền. Một doanh nghiệp có thể có sức mạnh kinh tế lớn trên thị trường và bạn là người chỉ huy duy nhất của một bằng sáng chế quan trọng thì doanh nghiệp sẽ trả tiền bạn để đặt ra một cái gì đó nhằm hạn chế việc sử dụng nó. Nếu khán giả mê hơn về tiếng hát của bạn thì bạn hãy nhớ rằng bạn càng hát nhiều thì cái gía mà khách hàng trả cho tiếng hát của bạn càng thấp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu gần đây cũng đã phần nào nêu ra được các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, bao gồm 2 nhân tố chủ yếu là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan:  Các nhân tố khách quan: - Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực: Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ví dụ như tình hình mất ổn định của các nước Đông Nam Á trong mấy năm vừa qua đã làm cho hiệu quả sản xuất của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực nói riêng bị giảm rất nhiều. Xu hướng tự do hoá mậu dịch của các nước ASEAN và của thế giới đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nước trong khu vực. - Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân: Môi trường chính trị, luật pháp 20
  30. Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường văn hoá xã hội Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp. Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế 21
  31. Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại. Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng Các điều kiện tự nhiên như : các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thơi tiết khí hậu, ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng. Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường, đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhân tố môi trường ngành: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành 22
  32. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi doanh nghiệp. Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra cac hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số lượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Người cung ứng Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Người mua 23
  33. Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không có người hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được. Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp.  Các nhân tố chủ quan ( nhân tố bên trong doanh nghiệp) - Bộ máy quản trị doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau : Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp và xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp hợp lý (phù hợp với môi trường kinh doanh, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp) sẽ là cơ sở là định hướng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp đã xây dựng. Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra. Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên. Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp, ta có thể khẳng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ 24
  34. chồng chéo và không rõ ràng hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao. - Tình hình tài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí băng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. - Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm Đặc tính của sản phẩm Ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm nó thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn. Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Chất lượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường. Những đặc tính mang hình thức bên ngoài của sản phẩm như: Mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu trước đây không được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trở thành những yếu tố cạnh tranh quan trọng không thể thiếu được. Thực tế cho thấy, khách hàng thường lựa chọn các sản phẩm theo trực giác, vì vậy những loại hàng hoá có mẫu mã bao bì nhãn 25
  35. hiệu đẹp và gợi cảm luôn giành được ưu thế hơn so với các hàng hoá khác cùng loại. Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được hay không mới là điều quan trọng nhất. Tốc độ tiêu thụ nó quyết định tốc độ sản xuất và nhịp độ cung ứng nguyên vật liệu. Cho nên nếu doanh nghiệp tổ chức được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị trường và các chính sách tiêu thụ hợp lý khuyến khích người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng và chiếm lĩnh được thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vòng quay của vốn, góp phần giữ vững và đảy nhanh nhịp độ sản xuất cũng như cung ứng các yếu tố đầu vào nên góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp công nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu được tốt, tức là luôn luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyên vật liệu cần thiết theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, không để xảy ra tình trạng thiếu hay là ứ đọng nguyên vật liệu, đồng thời 26
  36. thực hiện việc tối thiểu hoá chi phí kinh doanh sử dụng của nguyên vật liệu thì không đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tàu sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bất nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còn có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, còn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. Môi trường làm việc trong doanh nghiệp Môi trường văn hoá do doanh nghiệp xác lập và tạo thành sắc thái riêng của từng doanh nghiệp. Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiện công việc. Môi trường văn hoá có ý nghĩa đặc biệt và có tác động quyết định đến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp. Trong kinh doanh hiện đại, rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh rất quan tâm chú ý và đề cao môi trường văn hoá của doanh 27
  37. nghiệp, vì ở đó có sự kết hợp giữa văn hoá các dân tộc và các nước khác nhau. Những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh thường là những doanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt khách với các doanh nghiệp khác. Văn hoá doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành các mục tiêu chiến lược và các chính sách trong kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã lựa chọn của doanh nghiệp. Cho nên hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá trong doanh nghiệp. Môi trường thông tin : Hệ thống trao đổi các thông tin bên trong doanh nghiệp ngày càng lớn hơn bao gồm tất cả các thông tin có liên quan đến từng bộ phận, từng phòng ban, từng người lao động trong doanh nghiệp và các thông tin khác. Để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì giữa các bộ phận, các phòng ban cũng như những ngưòi lao động trong doanh nghiệp luôn có mối quan hệ ràng buộc đòi hỏi phải giao tiếp, phải liên lạc và trao đổi với nhau các thông tin cần thiết. Do đó mà hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hệ thống trao đổi thông tin của doanh nghiệp. Việc hình thành qúa trình chuyển thông tin từ người nàu sang người khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác tạo sự phối hợp trong công việc, sự hiểu biết lẫn nhau, bổ sung những kinh nghiệm, những kiến thức và sự am hiểu về mọi mặt cho nhau một cách thuận lợi nhanh chóng và chính xác là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Phương pháp tính toán của doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào, hai đại lượng này trên thực tế đều rất khó xác định được một cách chính xác, nó phụ thuộc vào hệ thống tính toán và phương pháp tính toán trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một phương pháp, một cách tính toán khác nhau do đó mà tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp túnh toán trong doanh nghiệp đó. 28
  38. Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu: 3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp: dựa trên các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, những tài liệu trên website và ý kiến của các anh chị cán bộ từ các phòng ban trong công ty. 3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu: Khi tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận của công ty, ta chủ yếu dựa vào các phương pháp phân tích sau: 3.1.2.1 Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Đối chiếu giữa các chỉ tiêu, nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất. Có ba nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp này, đó là: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là: - Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực tế so với kế hoạch, dự toán, định mức. - Các chỉ tiêu của kỳ này được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được. - Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh. Điều kiện so sánh được Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế, thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm hơn cả là về thời gian và không gian. Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hoạch toán (tháng, quý, năm) phải thống nhất trên ba mặt sau: - Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. - Phải cùng một phương pháp phân tích. 29
  39. - Phải cùng một đơn vị đo lường. Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Tuy nhiên, thực tế ít có các chỉ tiêu đồng nhất được với nhau. Để đảm bảo tính thống nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép. Kỹ thuật so sánh Các kỹ thuật so sánh cơ bản là: - So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô tăng giảm của các hiện tượng kinh tế. - So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. - So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng một tính chất. - So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung. Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức: - So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán – tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo). - So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên báo cáo). - So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ 30
  40. với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. 3.1.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu phân tích. Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn bao gồm các bước sau: - Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. - Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất. - Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. - Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước (lần trước của nhân tố đầu tiên là so với gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích. Mô hình tổng quát: Nếu có chỉ tiêu Q = a.b.c.d thì Q0 = a0.b0.c0.d0 và Q1 = a1.b1.c1.d1 Suy ra đối tượng phân tích: Q = Q1 – Q0 = a1.b1.c1.d1 - a0.b0.c0.d0 - Chỉ tiêu phân tích: Q - Chỉ tiêu hình thành: 4 nhân tố a, b, c, d được sắp xếp từ lượng đến chất - Đối tượng phân tích: Q = Q1 – Q0 - Chỉ tiêu kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1 Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố: ’ ’ Từ Q0 = a0.b0.c0.d0 thay a0 bằng a1 rồi tính Q = a1.b0.c0.d0. Lấy Q – Q0 ta xác định được mức độ ảnh hưởng của biến động nhân tố a đến biến động của chỉ tiêu Q: Qa = a1.b0.c0.d0 - a0.b0.c0.d0 Làm tương tự như vậy cho các nhân tố còn lại, ta có: 31
  41. Qb = a1.b1.c0.d0 – a1.b0.c0.d0 Qc = a1.b1.c1.d0 – a1.b1.c0.d0 Qd = a1.b1.c1.d1 – a1.b1.c1.d0 Tổng các nhân tố ảnh hưởng: Q = Qa + Qb + Qc + Qd 3.1.2.3 Phương pháp phân tích số chênh lệch: Phương pháp phân tích số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nhằm phân tích các nhân tố thuận, ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp phân tích số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp liên hoàn. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn, chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Như vậy, phương pháp số chênh lệch chỉ áp dụng được trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số và cũng có thể áp dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ chỉ tiêu bằng thương số. Phương pháp tính: (a1 – a0).b0.c0.d0 a1.(b1 – b0).c0.d0 a1.b1.(c1 – c0).d0 a1.b1.c1.(d1 – d0) 3.2 Dữ liệu nghiên cứu: 3.2.1 Nguồn dữ liệu: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Đây là báo cáo tài chính hết sức quan trọng, nó phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản phải nộp khác. Để phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận cần phải dùng đến tất cả các chỉ tiêu có trên báo cáo này của doanh nghiệp. - Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một loại báo cáo tài chính mô tả tình hình tài chính của một doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần: 32
  42. phần tài sản và phần nguồn vốn, phản ánh tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin quan trọng cho những ai quan tâm đến tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, ta sẽ dùng đến một vài chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. - Thuyết minh báo cáo tài chính: Đây là một loại báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính ta có thể nắm bắt được đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp, chi tiết về một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính từ đó giúp cho việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận được chính xác và rõ ràng. 3.2.2 Cách lấy dữ liệu: Số liệu thứ cấp. Phân tích, loại bỏ những yếu tố không cần thiết, sàng lọc lại các yếu tố cần thiết cho đề tài báo cáo như: doanh thu , giá vốn, chi phí, 3.2.3 Mẫu nghiên cứu: Căn cứ vào các dữ liệu trong bảng báo cáo tài chính và các dữ liệu thực tiễn từ năm 2011 đến năm 2014. 33
  43. Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty: 4.1.1 Tình hình biến động doanh thu: Doanh thu là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, có tác động cùng chiều với lợi nhuận. Khi doanh thu tăng hoặc giảm sẽ làm lợi nhuận tăng hoặc giảm theo. Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ hoạt động. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các công ty phải thường xuyên tiến hành phân tích doanh thu. Trên cơ sở đó, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý và tìm ra biện pháp sát thực để hạn chế, khắc phục được mặt yếu, tăng cường và phát huy các mặt mạnh, khai thác triệt để mọi khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 34
  44. Đơn vị tiền: đồng Việt Nam CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % DT bán 3.482.846.000 4.604.837.500 6.372.394.000 6.876.587.000 1.121.991.500 32,21 1.767.556.500 38,38 504.193.000 7,91 hàng DT 1.542.930 1.053.269 971.540 510.039 (489.661) (31,74) (81.729) (7,76) (461.501) (47,5) HĐTC Bảng 4.1. Tình hình doanh thu của công ty (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu) 35
  45. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đồng 8,000,000,000 6,876,587,000 7,000,000,000 6,372,394,000 6,000,000,000 5,000,000,000 4,604,837,500 4,000,000,000 3,482,846,000 Doanh thu bán hàng và 3,000,000,000 cung cấp dịch vụ 2,000,000,000 1,000,000,000 0 Năm 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ 4.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (2011 – 2014) Biểu đồ trên cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua các năm. Cụ thể: - Giai đoạn 2011-2012: Doanh thu năm 2012 tăng 32,21% so với năm 2011, tương ứng với số tiền tăng là 1.121.991.500 đồng. Trong giai đoạn này phần giá trị tăng chủ yếu từ doanh thu bán hàng hóa (các sản phẩm chất thơm và khử mùi không khí, ), năm 2011 công ty chủ yếu nghiêng về mảng cung cấp dịch vụ. Với tính chất thương mại, công ty nhập hàng hóa về và trực tiếp đem đi tiêu thụ, sự thay đổi của doanh thu đến từ nhân tố số lượng, đây được coi là một dấu hiệu tốt cho lợi nhuận đạt được của công ty. - Giai đoạn 2012-2013: Doanh thu năm 2013 đạt được 6.372.394.000 đồng, tăng 38,38% so với năm 2012 (4.604.837.500 đồng), tương ứng với số tiền tăng là 1.767.556.500 đồng. Trên đà tăng trưởng của giai đoạn 2011-2012 thì doanh thu trong giai đoạn này không tăng vọt mà có những bước tăng trưởng ổn định hơn. Sự gia tăng của doanh thu chịu tác động bởi 2 nhân tố: số lượng hàng hóa bán ra và giá bán của hàng hóa. Số tiền công ty chi ra để nhập hàng hóa về năm 2013 là 6.205.214.940 đồng, tăng 38,62% so với năm 2012 (4.476.304.910 đồng), cho thấy số lượng hàng mua vào tăng đáng kể. Với số hàng hóa mua vào đó công ty xuất bán hơn 90%, số lượng tồn kho ở mức chấp nhận được, mặt khác giai đoạn 2012-2013 có nhiều biến động từ nền kinh tế trong và ngoài nước làm cho giá bán không ổn định, do vậy có thể nói doanh thu tăng chủ yếu là do số lượng hàng hóa tăng. Với sự gia tăng đó lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn này có nhiều khởi sắc. 36
  46. - Giai đoạn 2013-2014: Doanh thu năm 2014 tăng 7,91% so với năm 2013, tương ứng với số tiền tăng là 504.193.000 đồng, mức tăng giảm so với 2 giai đoạn trước. Năm 2014, doanh thu tăng chủ yếu từ hoạt động bán hàng (chiếm 99.88% doanh thu), hoạt động cung cấp dịch vụ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (chiếm 0,12% doanh thu). Năm 2013, toàn bộ doanh thu đều đến từ việc bán hàng hóa. Mặc dù doanh thu tăng nhưng công ty vẫn chưa giải quyết được vấn đề hàng tồn kho, đây là một trong những vấn đề thiết yếu công ty nên khắc phục. Trong giai đoạn này lợi nhuận công ty gia tăng rất nhanh,cho thấy việc tăng của doanh thu ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của lợi nhuận. Doanh thu hoạt động tài chính Đồng 1,800,000 1,542,930 1,600,000 1,400,000 1,200,000 1,053,269 1,000,000 971,540 800,000 Doanh thu hoạt động tài chính 600,000 510,039 400,000 200,000 0 Năm 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ 4.2. Doanh thu hoạt động tài chính (2011 – 2014) Hoạt động tài chính không phải là một thế mạnh của công ty, nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu. Nên nhìn chung doanh thu hoạt động tài chính giảm qua các năm. Điều đó cho thấy công ty tập trung chủ yếu vào mảng bán hàng và cung cấp dịch vụ. Dù không tác động nhiều đến doanh thu nhưng hoạt động tài chính cũng góp một phần nào đó vào sức cạnh tranh cuả công ty trên thị trường với sự đa dạng về các hoạt động. Tóm lại, trong giai đoạn bốn năm 2011-2014, công ty hoạt động có doanh thu cao nhưng bên cạnh đó phần chi phí bỏ ra cũng không cao, từ đó lợi nhuận đạt được luôn là con số dương trong nhiều năm liên tiếp. Cho đến năm 2013 công ty đã có được một khoản lợi nhuận tương đối cao, chứng tỏ công ty đã áp dụng những chính sách mới trong việc bán hàng hóa, tạo một bước đệm mới cho việc phát triển cao hơn của công ty trong tương lai. 37
  47. 4.1.2 Tình hình biến động chi phí: Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, nó làm giảm lợi nhuận khi phát sinh tăng và ngược lại. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn giảm thấp chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, việc giảm chi phí phải hợp lý để tránh làm giảm chất lượng, đảm bảo được khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 38
  48. Đơn vị tiền: đồng Việt Nam CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Các khoản 0 0 0 14.849.640 0 0 0 0 14.849.640 - giảm trừ GVHB 2.803.339.823 3.620.024.767 5.196.345.585 5.757.018.730 816.684.944 29,13 1.576.320.818 43,54 560.673.145 10,79 CP tài 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 chính CPBH 165.216.760 230.668.573 302.528.753 335.864.372 65.451.813 39,62 71.860.180 31,15 33.335.619 11,02 CP 502.226.312 594.850.933 653.275.579 731.410.262 92.624.621 18,44 58.424.646 9,82 78.134.683 11,96 QLDN CP khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 CP thuế 3.401.509 28.060.637 53.065.023 7.590.807 24.659.128 724,95 25.004.386 89,11 (45.474.216) (85,7) TNDN Bảng 4.2. Tình hình chi phí của công ty (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu) 39
  49. Giá vốn hàng bán Đồng 7,000,000,000 5,757,018,730 6,000,000,000 5,196,345,585 5,000,000,000 4,000,000,000 3,620,024,767 3,000,000,000 2,803,339,823 Giá vốn hàng bán 2,000,000,000 1,000,000,000 0 Năm 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ 4.3. Giá vốn hàng bán của công ty (2011 – 2014) Trong giai đoạn 2011-2014 doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động mua hàng hoá đầu vào, giá vốn hàng bán tăng chủ yếu là do tác động của giá trên thị trường, cụ thể được diễn tiến qua các năm như sau: Giai đoạn 2011 - 2012: Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 29,13% so với năm 2011, tương ứng với số tiền tăng là 816.684.944 đồng. Những e ngại về mặt thị trường là một trong những nguyên nhân làm cho công ty chỉ chi ra một số vốn tương đối. Bước sang năm 2012 công ty đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào khâu mua và tiêu thụ hàng hoá,tuy nhiên lợi nhuận mà công ty đạt được vẫn chưa cải thiện được nhiều. Giai đoạn 2012 - 2013: Tiếp nối sự gia tăng của giai đoạn trước, giá vốn năm 2013 tăng 43,54% so với năm 2012, tương ứng với số tiền tăng 1.576.320.818 đồng. Việc tăng giá vốn liên tiếp như vậy không đạt được hiệu quả cao khi tốc độ tăng của doanh thu vẫn còn thấp. Giai đoạn 2013 - 2014: Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 10,79% so với năm 2013, tương ứng với số tiền tăng là 560.673.145 đồng. Dưới sự tác động của giá thị trường, giá vốn tăng tương đối ổn định. Mặc dù vậy trong năm 2014 lợi nhuận đạt được tăng so với những năm trước. Đây được xem là một dấu hiệu tốt trong việc quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 40
  50. Đồng 800,000,000 700,000,000 600,000,000 500,000,000 Chi phí bán hàng 400,000,000 300,000,000 Chi phí quản lý doanh nghiệp 200,000,000 100,000,000 0 Năm 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ 4.4. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty (2011 – 2014) Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 – 2014, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đều tăng qua các năm. Cho thấy công ty chưa chủ động quản lý tốt chi phí mua ngoài. Đây cũng chính là nguyên nhân làm tăng tổng chi phí và giảm lợi nhuận của công ty. Chi phí bán hàng của công ty đều tăng từ năm 2011 – 2014, chi phí bán hàng phụ thuộc vào thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc giải phóng hàng tồn kho cũng là một trong những yếu tố làm cho chi phí bán hàng tăng. Năm 2014 chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra tăng 11,02%, tương ứng với số tiền 33.335.619 đồng so với năm 2013. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận của năm 2014 so với những năm trước. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng đều qua bốn năm, năm 2014 doanh nghiệp chi ra số tiền lớn nhất so với ba năm còn lại, giai đoạn 2011 - 2012 chi phí tăng mạnh mẽ nhất với số tiền chênh lệch lên đến 92.624.621 đồng. Phần lớn số tiền doanh nghiệp chi ra là để phục vụ cho nhân công, một phần nhỏ là dành cho các dịch vụ mua ngoài. Giá trị tăng của chi phí được coi là hợp lý do thời giá thay đổi qua từng năm làm cho chi phí cho nhân công cũng tăng theo thời gian. Mặc dù vậy, việc tăng chi phí cũng tác động không ít đến lợi nhuận sau cùng mà công ty đạt được. Minh chứng rõ ràng nhất là vào năm 2014, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm 2013 là 11,96% tương ứng với số tiền 78.134.683, điều đó làm cho lợi nhuận của năm 2014 cũng giảm nhiều so với năm 2013. 41
  51. Chi phí tài chính công ty không phát sinh từ năm 2012-2014, điều đó cho thấy công ty luôn duy trì nguồn vốn tương đối để sử dụng đều đặn cho hoạt động kinh doanh nên không phải vay nợ từ ngân hàng hay tổ chức tài chính. Do đó chi phí tài chính không phát sinh cũng không tác động gì đến lợi nhuận của công ty. 4.1.3 Tình hình biến động lợi nhuận: Nhiệm vụ chính của công ty là nhà phân phối các sản phẩm chất thơm và khử mùi không khí mà công ty nhập khẩu về phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng mới tiêu thụ được nhiều, nhanh và sản phẩm ít bị tồn đọng. Xác định được mục tiêu và phương hướng kinh doanh trên, Hồng Minh Châu đã không ngừng tìm kiếm thông tin hữu ích, cơ hội mới, thị trường mới để qua đó tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp và tổng hợp của tất cả các mặt hàng hoạt động kinh doanh. Căn cứ vào số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta lập bảng phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận. 42
  52. Đơn vị tính: đồng Việt Nam CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % LN gộp 679.506.177 984.812.733 1.176.048.415 1.104.718.630 305.306.556 44,93 191.265.682 19,42 (71.329.785) (6,07) LN 13.606.035 160.346.496 221.215.623 37.954.035 146.740.461 1078,5 60.869.127 37,96 (183.261.588) (82,84) HĐKD LN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 khác LN sau 10.204.526 132.285.859 168.150.600 30.363.228 122.081.333 1196,34 35.864.741 27,11 (137.787.372) (81,94) thuế Bảng 4.3. Tình hình biến động lợi nhuận của công ty (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu) 43
  53. Đồng 1,400,000,000 1,200,000,000 1,000,000,000 LN gộp về bán hàng và 800,000,000 cung cấp dịch vụ LN hoạt động kinh 600,000,000 doanh 400,000,000 LN sau thuế 200,000,000 0 Năm 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ 4.5. Biến động lợi nhuận của công ty (2011 – 2014) Nhìn chung giai đoạn từ 2011 – 2014 công ty đều có lãi, qua bảng 4.3 đã chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Từ năm 2011 – 2013, lợi nhuận của công ty đều tăng nhưng đến năm 2014 giảm so với năm 2013. Giai đoạn 2011 – 2012: Lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá vốn hàng bán, dùng để trang trải chi phí cho các hoạt động của doanh nghiệp như chi phí bán hàng, chí phí quản lí doanh nghiệp. Doanh thu thuần về bán hàng năm 2012 tăng 32,21% tương ứng với mức tăng 1.121.991.500 đồng, giá vốn hàng bán năm 2012 tăng so với 2011 với tỷ lệ tăng 29,13% tương ứng với số tiền tăng 816.684.944 đồng, việc tăng doanh thu và giá bán dẫn đến việc làm tăng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, cụ thể lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch của công ty đang có xu hướng tăng nhanh, cụ thể là năm 2012 đạt 305.306.556 đồng, chênh lệch 44,93%, cho thấy công ty đã quản lí tốt chi phí và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có hiệu quả. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: đây là phần còn lại của lợi nhuận gộp và doanh thu hoạt động tài chính sau khi trừ đi các chi phí hoạt động và chi phí tài chính của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 giảm 31,74% so với năm 2011, tương ứng với số tiền 489.661 đồng, chi phí tài chính phát sinh ở năm 2012 là 0 đồng. Lợi 44
  54. nhuận gộp thuần về hoạt động kinh doanh năm 2012 tăng 44,93% so với năm 2011, tương ứng với số tiền tăng 305.306.556 đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, với tỷ lệ tăng 1196.34%, ứng với số tiền tăng 122.081.333 đồng. Giai đoạn 2012 - 2013: Lợi nhuận gộp của công ty đang có xu hướng tăng nhanh, cụ thể là năm 2013 đạt 1.176.048.415 đồng, chênh lệch 19,42% so với năm 2012. Điều đó cho thấy công ty đã quản lí tốt chi phí và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có hiệu quả. Trong đó doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2013 đạt 971.540, giảm so với năm 2012, chênh lệch 7,76%, đây cũng là một biểu hiện không tốt. Chi phí tài chính năm 2013 là 0 đồng, chênh lệch 349%, công ty không có chi phí lãi vay. Điều này cũng cho thấy được công ty sử dụng tốt các chi phí của mình nhưng lại thu về doanh thu thấp, mặc dù cũng góp phần làm cho lợi nhuận tăng. Công ty nên có hoạch định chính sách rõ ràng hơn và đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng này. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển nhanh, biểu hiện là sự tăng nhanh của lợi nhuận từ việc kinh doanh qua các năm. Năm 2012, công ty đạt 160.346.496 đồng, nhưng tới năm 2013, lợi nhuận mà công ty đem về là 221.215.623 đồng, chênh lệch 37,96%. Với số liệu trên, cho thấy được số lượng tiêu thụ hàng hoá của công ty trên thị trường có xu hướng tăng lên đáng kể, qua đó sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đánh giá cao và tin cậy để sử dụng. Lợi nhuận khác: Trong bốn năm từ 2011 - 2014, công ty không có lợi nhuận khác, điều này làm ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận trước thuế của công ty, vì lợi nhuận trước thuế bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với lợi nhuận khác. Công ty không có các khoản thu từ những hoạt động kinh doanh khác. Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng có xu hướng phát triển tốt, năm 2013 đạt 168.150.600 đồng, chênh lệch 27,11% so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty bằng nhau, ảnh hưởng từ việc công ty không có lợi nhuận khác. Lợi nhuận sau thuế là kết quả cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là tối đa hoá lợi nhuận mà công ty muốn đạt được. Đối với kết quả tăng trưởng đạt được của công ty cũng là một điều đáng 45
  55. mừng, nhưng để đạt được kết quả cao hơn nữa, công ty nên có những hoạt động kinh doanh khác để thu về lợi nhuận tốt hơn. Giai đoạn 2013 - 2014: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 tăng 7,91% so với năm 2013 tương ứng với số tiền tăng là 504.193.000 đồng. Do đó làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng với tỷ lệ và số tiền tương ứng. Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng so với năm 2013 nhưng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 lại giảm so với 2013 dẫn đến việc lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm với tỷ lệ 6,07%, tương ứng với số tiền 71.329.785 đồng. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2014 so với năm 2013 giảm với số tiền 461.501 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 47,5%, hoạt động đầu tư tài chính tăng dẫn đến chi phí tài chính bao gồm cả chi phí lãi vay giảm. Điều này làm cho lợi nhuận về hoạt động kinh doanh năm 2014 giảm 82,84% so với năm 2013 tương ứng với số tiền giảm 183.261.588 đồng. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế có sự chênh lệch cụ thể là năm 2014 giảm 82,84% so với năm 2013, tương ứng với số tiền giảm là 183.261.588 đồng. 4.1.4 Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận: Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói khác lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải có. Các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt động đó. Do vậy mà phân tích lợi nhuận được tiến hành thường xuyên, cụ thể để phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và cả những mục tiêu kinh tế khác. Phân tích lợi nhuận trong mối liên hệ với doanh thu và chi phí không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn là phương pháp phân tích những dữ liệu mang tính dự báo, phục vụ cho các quyết định quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và hoạch định những kế hoạch trong tương lai. 46
  56. Đơn vị tính: đồng Việt Nam CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % 3.484.388.930 4.605.890.769 6.373.365.540 6.877.097.039 1.121.501.839 32,19 1.767.474.771 38,37 503.731.499 7,9 DT CP 3.474.184.404 4.476.304.910 6.205.214.940 6.846.733.811 1.002.120.506 28,84 1.728.910.030 38,62 641.518.871 10,34 LN 10.204.526 129.585.859 168.150.600 30.363.228 119.381.333 1169,89 38.564.741 29,76 (137.787.372) (81,94) Bảng 4.4. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu) 47
  57. Đồng 8,000,000,000 7,000,000,000 6,000,000,000 5,000,000,000 Doanh thu 4,000,000,000 Chi phí 3,000,000,000 Lợi nhuận 2,000,000,000 1,000,000,000 0 Năm 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ 4.6. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty (2011 – 2014) Qua bảng 4.4, ta thấy mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận rất chặt chẽ. Từ đó thấy rõ được sự thay đổi của doanh thu và chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận của công ty. Tổng doanh thu năm 2012 tăng 1.121.501.838, tương ứng với tỷ lệ tăng 32,91% so với năm 2011. Nguyên nhân làm tăng doanh thu là do số lượng sản phẩm bán ra tăng, giá thành ổn định. Tuy nhiên, chi phí tăng 28,84% so với năm 2011, tương ứng với 1.002.120.506 đồng. Chi phí tăng chủ yếu do tăng chi phí mua ngoài như tiền vận chuyển nguyên liệu, chi phí giao hàng hóa từ công ty đến các đại lý. Mặc dù chi phí tăng nhưng không vượt doanh thu nên công ty vẫn thu khoảng lợi nhuận trước thuế cao hơn năm 2011 là 146.740.461 đồng. Điều này chứng tỏ năm 2012 công ty kinh doanh đạt hiệu quả với lợi nhuận đem về cao. Tổng doanh thu năm 2013 tăng 1.767.474.771, tương ứng tỷ lệ tăng 38,37% so với năm 2012. Năm 2013 nối tiếp thành công của năm 2012, công ty tiếp tục kinh doanh đạt hiệu quả với mức doanh thu tăng 38,37%, tương ứng với số tiền 1.767.474.771 và chi phí tăng 38,62%, tương ứng với số tiền 1.728.910.030 so với năm 2012. Chi phí tăng nhưng không vượt quá doanh thu nên công ty vẫn thu về lợi nhuận. Tổng doanh thu năm 2014 giảm mạnh đến 81,94%, tương ứng với số tiền 137.787.372 so với năm 2013. Điều này cho thấy năm 2014 doanh thu thu về là 503.731.499 chỉ tăng 7,9% so với năm 2013 nhưng chi phí lại tăng đến 10,34%, tương ứng với số tiền 641.518.871. Năm 2014, công ty kinh doanh không đạt hiệu quả điều đó 48
  58. cho thấy ở mặt chi phí công ty bỏ ra lại vượt doanh thu, mà chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều đó làm ảnh hưởng đến rất nhiều đến lợi nhuận của công ty. Do đó, công ty cần phải có các chính sách trong việc điều chỉnh chi phí mua ngoài, chi phí quản lý doanh nghiệp để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty vào những năm sau. 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: 4.2.1 Khối lượng hàng hoá tiêu thụ: 4.2.1.1 Tình hình tiêu thụ các sản phẩm: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ là lượng hàng được tiêu thụ, bán ra trong kỳ. Số lượng bán ra càng nhiều lợi nhuận càng cao và ngược lại. Sản phẩm của Công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu là nhà phân phối các sản phẩm chất thơm và khử mùi không khí dùng trong nhà, trong văn phòng và phụ tùng trang trí xe hơi. Các sản phẩm của công ty gồm có: Cây thông thơm, nước hoa, sáp thơm, nhang thơm, ghim thơm. Trong đó 3 sản phẩm bán chạy nhất của công ty gồm cây thông thơm, ghim thơm và sáp thơm. Để thấy rõ sự biến động của những nhân tố này ta so sánh chi tiết các mặt hàng qua các năm. 49
  59. 2011 2012 2013 2014 CHÊNH CHÊNH CHÊNH CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ LỆCH LỆCH LỆCH Số Số Số Tỷ trọng Số trọng trọng trọng 2012/2011 2013/2012 2014/2013 lượng lượng lượng (%) lượng (%) (%) (%) Cây thông thơm 385.736 99,31 483.746 99,62 643.707 99,74 658.181 92,93 98.010 159.961 14.474 Ghim thơm 2.298 0,59 1.508 0,31 1.337 0,21 50.033 7,06 (790) (171) 48.696 Sáp thơm 380 0,1 322 0,07 300 0,05 40 0,01 (58) (22) (260) Tổng sản phẩm 388.414 100 485.576 100 645.344 100 708.254 100 97.162 159.768 62.910 Bảng 4.5. Tình hình tiêu thụ từng mặt hàng của công ty năm 2011 - 2014 (Nguồn: Phòng Kế toán của công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu) 50
  60. NĂM 2011 0,59% 0,1% Cây thông thơm Ghim thơm Sáp thơm 99,31% Biểu đồ 4.7. Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ năm 2011 NĂM 2012 0,31% 0,07% Cây thông thơm Ghim thơm Sáp thơm 99,62% Biểu đồ 4.8. Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ năm 2012 NĂM 2013 0,21% 0,05% Cây thông thơm Ghim thơm Sáp thơm 99,74% Biểu đồ 4.9. Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ năm 2013 51
  61. NĂM 2014 7,06% 0,01% Cây thông thơm Ghim thơm Sáp thơm 92,93% Biểu đồ 4.10. Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ năm 2014 Qua bảng 4.5, ta thấy được khối lượng sản phẩm được tiêu thụ có nhưng biến chuyển qua các năm. Nhưng mặt hàng cây thông thơm luôn nắm giữ vị trí tiêu thụ dẫn đầu và tăng lên qua các năm từ năm 2011 – 2014. Sản phẩm cây thông thơm là mặt hàng chủ lực của công ty được thể hiện ở việc tỷ trọng sản phẩm đều tăng qua các năm và tỷ trọng đều trên 99% từ năm 2011 – 2013. Tuy nhiên đến năm 2014, tỷ trọng mặt hàng cây thông thơm giảm xuống 92,93% vì sự tăng trưởng của sản phẩm ghim thơm. Nhưng việc đó cũng không ảnh hưởng gì đến lợi nhuận của công ty khi sản phẩm cây thông thơm luôn được người tiêu dùng tin dùng, ưa thích vì tỷ trọng luôn chiếm trên 90% trong tổng sản phẩm của công ty. Sản phẩm ghim thơm cũng có sự tăng trưởng đáng kể nhờ phương thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, nhất là các công ty văn phòng. Việc đó thể hiện ở sự tăng tỷ trọng từ 0.21% (năm 2013) lên đến 7,06% (năm 2014), tương ứng tăng 48.696 sản phẩm ghim thơm được tiêu thụ so với năm 2013. Đây là một bước phát triển giúp công ty giới thiệu, quảng bá thêm nhiều mặt hàng sản phẩm đến cho nhiều đối tượng khách hàng, không chỉ gói gọn trong một sản phẩm như lúc trước. Điều đó sẽ giúp các mặt hàng, sản phẩm của công ty được tiêu thụ đồng đều và ngày càng mở rộng được thương hiệu của công ty. Sản phẩm sáp thơm tuy có sự tăng trưởng không cao, chiếm tỷ trọng khá thấp trong tỷ trọng tổng sản phẩm. Nhưng đó là một sản phẩm đang được khách hàng dùng thử và sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân dùng thử. Một phần do sản phẩm sáp thơm phải gặp nhiều đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, không giống như sản phẩm 52
  62. cây thông thơm, sản phẩm ghim thơm có kiểu dạng độc đáo, lạ và ít đối thủ cạnh tranh hơn. Do đó công ty cần phải có biện pháp, kế hoạch để giúp cho sản phẩm sáp thơm thêm phần độc đáo, lạ mắt để có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm hơn. Nhìn chung, mặt hàng tiêu thụ chủ lực của công ty đến từ sản phẩm cây thông thơm. Vì sản phẩm hợp túi tiền, kiểu dáng độc đáo và có nhiều mùi hương nên thu hút được nhiều đối tượng khách hàng sử dụng. Do đó, lợi nhuận thu được của công ty đến từ sản phẩm này là tương đối cao. Ngoài ra, công ty cần phải có những biện pháp quảng cáo, giới thiệu nhằm đầy mạnh các mặt hàng sản phẩm khác. Qua đó tiêu thụ được đồng đều tất cả các mặt hàng sản phẩm mà công ty hiện có, đồng thời nâng cao lợi nhuận của công ty, khẳng định vị trí của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. 4.2.1.2 Tình hình doanh thu theo các mặt hàng: Dựa theo số lượng tiêu thụ càng mặt hàng hóa trong bảng số liệu 4.5, ta có thể nhận ra mặt hàng cây thông thơm tiêu thụ nhanh nhất, do đó sản phẩm này cũng đem lại được nhiều lợi nhuận cho công ty nhất. Điều đó thể hiện rõ trong bảng số liệu dưới đây. 53
  63. Đơn vị tính: đồng Việt Nam CHÊNH CHÊNH CHÊNH CHỈ 2011 2012 2013 2014 LỆCH LỆCH LỆCH TIÊU 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền Số tiền Số tiền Cây thông 2.730.509.536 97,47 3.568.099.674 98,65 5.579.840.758 99,24 5.337.002.541 92,75 837.590.138 2.011.741.084 (242.838.217) thơm Ghim 61.917.713 2,21 40.113.886 1,11 34.201.749 0,61 415.924.327 7,23 (21.803827) (5.912.137) 381.722.578 thơm Sáp 8.942.026 0,32 8.524.383 0,24 8.385.920 0,15 1.117.801 0,02 (417.643) (138.463) (7.268.119) thơm Tổng doanh 2.801.369.275 100 3.616.737.943 100 5.622.428.427 100 5.754.044.669 100 815.368.668 2.005.690.484 131.616.242 thu Bảng 4.6. Tình hình doanh thu từng mặt hàng của công ty năm 2011 - 2014 (Nguồn: Phòng Kế toán của công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu) 54
  64. Đồng 7,000,000,000 6,000,000,000 5,000,000,000 Cây thông thơm 4,000,000,000 Ghim thơm 3,000,000,000 Sáp thơm Tổng doanh thu 2,000,000,000 1,000,000,000 0 Năm 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ 4.11. Tình hình doanh thu từng mặt hàng của công ty (2011 – 2014) Qua biểu đồ 4.9, ta có thể thấy rằng mặt hàng cây thông thơm đem lại nhiều lợi nhuận công ty nhất, kế đến là mặt hàng ghim thơm. Doanh thu thu về được nhiều nhất là sản phẩm cây thông thơm ghi đường biểu diễn của sản phẩm gần như trùng lên đường biểu diễn của tổng sản phẩm. Cụ thể chỉ riêng mặt hàng cây thông thơm đã đem về lợi nhuận cho công ty luôn trên 90% từ năm 2011 – 2014. Chứng tỏ sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ chất lượng đến kiểu dáng. Công ty nên duy trì và cải tiến thêm về sản phẩm này, chẳng hạn phát triển thêm về kiểu dáng và mùi hương. Ghim thơm là sản phẩm có mức doanh thu đứng thứ 2 sau cây thông thơm. Từ năm 2011 – 2013 do sản phẩm còn khá mới mẻ với người tiêu dùng nên số lượng tiêu thụ còn khá khiêm tốn (chỉ chiếm từ 0.5 – 2% trong tổng doanh thu sản phẩm). Nhưng đến năm 2014, nhờ các biện pháp quảng cáo, giới thiệu rộng rãi với người tiêu dùng nên sản phẩm ghim thơm đã tiêu thụ được một lượng sản phẩm khá nhiều so với 3 năm trước đây. Cụ thể là tăng từ 0,61% (năm 2013) lên đến 7,23% (năm 2014). Với tình hình này chứng tỏ sản phẩm ghim thơm đã được sự quan tâm từ các đối tượng khách hàng. Do đó, công ty nên duy trì các biện pháp giới thiệu, quảng cáo, khuyến mãi để nâng cao số lượng sản phẩm ghim thơm nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty. Sản phẩm sáp thơm là sản phẩm có mức doanh thu và số lượng tiêu thụ khá ít so với hai sản phẩm trên. Điều đó thể hiện ở việc doanh thu từ đem lại sản phẩm không cao do số lượng tiêu thụ ít, chỉ đạt được 0,15% - 0,32% trong tổng doanh 55
  65. thu từ các sản phẩm. Vì sản phẩm sáp thơm là một sản phẩm được khá nhiều các công ty sản xuất và tiêu thụ. Do đó sản phẩm gặp phải sự cạnh tranh khá quyết liệt với các đối thủ trên thị trường. Vì thế, công ty nên có những giải pháp nhằm khắc phục được việc cạnh tranh nói trên. Công ty có thể thay đổi kiểu dáng hoặc tạo thêm nhiều đặc tính, mùi hương khác nhau nhằm làm nổi bật được sản phẩm sáp thơm so với các công ty khác. Từ đó thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng nhằm nâng cao số lượng bán sản phẩm và nâng cao được doanh thu, thu về được lợi nhuận cho công ty. 4.2.1.3 Tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng nội địa: Công ty có 2 phương thức bán hàng chủ yếu là phân phối tại các đại lý của công ty và phân phối tại hệ thống siêu thị BigC. Việc tiêu thụ đó được thể hiện tại bảng số liệu dưới đây. 56