Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Chợ Lách

pdf 79 trang thiennha21 26/04/2022 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Chợ Lách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_den_hoat_dong_cho.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Chợ Lách

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN TRẦN THỊ THANH THẢO MSSV: 12D340201052 LỚP: ĐHTCNH7A Cần Thơ, 2016
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LÁCH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN TS TRẦN KIỀU NGA TRẦN THỊ THANH THẢO MSSV: 12D340201052 LỚP: ĐHTCNH7A Cần Thơ, 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô, đặc biệt là quý Thầy, Cô khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng trường Đại học Tây Đô đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Trần Kiều Nga - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi đồng kính gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo, các Anh, Chị tại Agribank Chi nhánh Chợ Lách, đặc biệt là các Anh, Chị ở phòng Kế hoạch và Kinh doanh đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại Ngân hàng. Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc đến quý Thầy, Cô trường Đại Học Tây Đô và các Anh, Chị đang công tác tại Agribank Chi nhánh Chợ Lách lời chúc tốt đẹp nhất. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thanh Thảo i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo được thực hiện tại NHNo&PTNT Chi nhánh Chợ Lách, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thanh Thảo ii
  5. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Với sự hội nhập và phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay thì nhu cầu giao dịch với ngân hàng của các KHCN ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng KHCN là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các NHTM. Bởi đó, các NHTM cần có những giải pháp và chiến lược phù hợp để phát triển hơn về mảng cho vay KHCN. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Chợ Lách”. Bài viết này, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. Bằng cách tham khảo ý kiến của những người hiểu biết về lĩnh vực này, có kinh nghiệm công tác lâu năm và nắm rõ về thực tế để có thể đưa ra chính xác hơn những nhân tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. Sau đó, tác giả tiến hành lập bảng câu hỏi phỏng vấn những khách hàng đã và đang vay vốn tại Agribank chi nhánh Chợ Lách. Từ kết quả phỏng vấn, tác giả sẽ tiến hành phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để có thể kiểm định lại những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. Kết quả nghiên cứu thu được 04 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Chợ Lách bao gồm: (1) Chính sách tín dụng, (2) Cán bộ tín dụng, (3) Sản phẩm tín dụng, (4) Nhân tố từ phía khách hàng. Dựa trên cơ sở thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu và kết quả phân tích tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chợ Lách như sau: (1) Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, (2) Đẩy mạnh hoạt động Marketing, (3) Xây dựng bộ phận chuyên trách, (4) Tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn, (5) Đẩy mạnh công tác huy động vốn. Với hy vọng rằng với kết quả nghiên cứu trên sẽ giúp cho ngân hàng Agribank Chợ Lách phát triển hoạt động cho vay KHCN trong giai đoạn sắp tới. iii
  6. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  Chợ Lách, ngày . tháng . năm 2016 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) iv
  7. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Cần Thơ, ngày . tháng . năm 2016 v
  8. MỤC LỤC Trang Chương 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Phương pháp nghiên cứu 2 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2 1.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 2 1.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 3 1.3.2 Xác định mẫu nghiên cứu 3 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu 3 1.3.4 Phương pháp phân tích 3 1.4 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5 1.5 Ý nghĩa đề tài 5 1.6 Bố cục nội dung nghiên cứu 5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 2.1. Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại 6 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 6 2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 6 2.1.1.2. Bản chất và chức năng của tín dụng 6 2.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng 7 2.1.1.4. Các hình thức tín dụng ngân hàng 8 2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 9 2.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân 9
  9. 2.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân 9 2.2.3 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với cho vay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế 9 2.2.4 Các loại hình cho vay khách hàng cá nhân 10 2.2.5 Các quy định về hoạt động cho vay KHCN của NHTM 10 2.3 Rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 11 2.3.1 Khái niệm rủi ro từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 11 2.3.2 Các loại rủi ro cho vay 11 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro 12 2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng cá nhân 12 2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 12 2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM 12 2.4.1 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động 12 2.4.2 Hệ số thu nợ 12 2.4.3 Vòng quay vốn tín dụng 13 2.4.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 13 2.4.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 13 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng hộ và cá nhân 13 2.6 Mô hình hồi quy tuyến tính bội 14 2.7 Các nghiên cứu trước có liên quan 15 Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG HỘ VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LÁCH 17 3.1 Thông tin chung về NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách 17 3.1.1 Lịch sử hình thành - phát triển 17 3.1.2 Ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh 18 3.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự 18
  10. 3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 22 3.1.5 Thuận lợi - khó khăn 23 3.1.5.1 Thuận lợi 23 3.1.5.2 Khó khăn 24 3.1.6 Định hướng phát triển 25 3.1.6.1 Mục tiêu chung 25 3.1.6.2 Mục tiêu cụ thể 25 3.1.7 Quy trình tín dụng 25 3.2 Phân tích tình hình cho vay khách hàng hộ và cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách qua 3 năm 2013 – 2015 26 3.2.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách 26 3.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 28 3.2.2.1 Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân 28 3.2.2.2 Doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân 28 3.2.2.3 Tình hình dư nợ đối với khách hàng cá nhân 29 3.2.2.4 Tình hình nợ xấu đối với khách hàng cá nhân 30 3.2.3 Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 30 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng hộ và cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách 33 3.3.1 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế 33 3.3.1.1 Về nghề nghiệp của khách hàng 33 3.3.1.2 Về mục đích sử dụng vốn vay 34 3.3.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha 35 3.3.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) 37 3.3.4 Phân tích tương quan 40 3.3.5 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 40 3.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng hộ và cá nhân hiện nay tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách 43 3.4.1 Kết quả đạt được 44 3.4.2 Những mặt còn hạn chế 45
  11. Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG HỘ VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LÁCH 47 4.1 Những thuận lợi và khó khăn 47 4.1.1 Thuận lợi và cơ hội 47 4.1.2 Khó khăn và thách thức 47 4.2 Giải pháp 48 4.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng 48 4.2.2 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 48 4.2.3 Xây dựng bộ phận chuyên trách 49 4.2.4 Tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn 49 4.2.5 Đẩy mạnh công tác huy động vốn 49 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1 Kết quả chính của nghiên cứu 51 5.2 Các kiến nghị 51 5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 51 5.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 51 5.2.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Chợ Lách 51 5.3 Các hạn chế và đề xuất nghiên cứu tiếp theo 52
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng hộ và cá nhân 14 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2013 – 2015) 23 Bảng 3.2 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách qua 3 năm (2013- 2015) 27 Bảng 3.3 Doanh số cho vay theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm (2013 – 2015) 28 Bảng 3.4 Doanh số thu nợ theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm (2013 – 2015) 29 Bảng 3.5 Tình hình dư nợ theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm ( 2013 – 2015) 29 Bảng 3.6 Tình hình nợ xấu theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm (2013- 2015) 30 Bảng 3.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách qua 3 năm 2013 – 2015 31 Bảng 3.8 Hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN 35 Bảng 3.9 Hệ số Cronbach alpha của thành phần thang đo hoạt động cho vay KHCN 37 Bảng 3.10 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) các biến độc lập 38 Bảng 3.11 Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm cho các nhân tố 39 Bảng 3.12 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của biến phụ thuộc 40 Bảng 3.13 Hệ số hồi quy trong mô hình 41 Bảng 3.14 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình hồi quy 42 Bảng 3.15 Giá trị bình quân và mức ý nghĩa của các nhân tố 43
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Trang Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách 19 Hình 3.2 Sơ đồ quy trình tín dụng 26 Biểu đồ 3.3 Nghề nghiệp của khách hàng 34 Biểu đồ 3.4 Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng 35
  14. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KHCN Khách hàng cá nhân NHTM Ngân hàng thương mại KHDN Khách hành doanh nghiệp NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh
  15. Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế thương mại thế giới như WTO; gia nhập các hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) với mục tiêu giảm thuế quan nhập khẩu; được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC); tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) Những sự kiện trên có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để Việt Nam vươn lên trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 để có thể sánh vai với các cường quốc trong khu vực và trên toàn thế giới. Để làm được điều này đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành từ Trung ương đến địa phương cùng chung tay xây dựng đất nước phồn vinh và giàu đẹp. Trong đó, hoạt động của ngành ngân hàng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của đất nước, các tổ chức kinh tế xã hội nói chung và cá nhân nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao của đất nước. Thông qua hoạt động ngân hàng mà mọi nguồn vốn được tích tụ, tập trung và phân phối lại cho các đối tượng có nhu cầu vốn, từ đó thúc đẩy kinh tế ngày một phát triển. Các hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) không ngừng được mở rộng và phát triển cả về chất và lượng. Trong các hoạt động đó có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng bậc nhất của các NHTM. Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm khách hàng cá nhân (KHCN) thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với khách hành doanh nghiệp (KHDN), tuy nhiên xét về số lượng giao dịch thì khách hàng cá nhân (KHCN) chiếm tỷ trọng khá cao. Với sự hội nhập và phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay thì nhu cầu giao dịch với ngân hàng của các KHCN ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng KHCN là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các NHTM. Hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất và đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất cho các NHTM và dĩ nhiên đối với NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách cũng thế. Để có thể quản trị tốt hơn nghiệp vụ ngân hàng đối với KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách thì cần có những 1
  16. giải pháp thiết thực và hiệu quả để hạn chế rủi ro và phát huy những lợi ích to lớn tiềm ẩn từ phía KHCN. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Chợ Lách” để làm đề tài nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. - Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 1.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập thông tin từ phòng Kế hoạch và Kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. - Tham khảo các ý kiến của lãnh đạo ngân hàng, các anh chị tại phòng Kế hoạch và Kinh doanh về vấn đề có liên quan. - Thu thập số liệu từ sách, tạp chí, internet, các đề tài nghiên cứu, luận văn. - Bảng tổng kết tình hình hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng qua 3 năm 2013 – 2015. - Phương hướng phát triển hoạt động cho vay KHCN của NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách năm 2016 và những năm tiếp theo. 2
  17. 1.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Xây dựng bảng câu hỏi những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Khảo sát các khách hàng là cá nhân đã và đang tham gia hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 1.3.2 Xác định mẫu nghiên cứu Theo Bollen (1989), để có thể phân tich́ nhân tố khám phá cần thu thâp̣ dữ liêụ với kích thước mẫu ít nhất bằng 5 lần các biến quan sát, theo Hair và ctg (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100-150. Như vây,̣ với mô hinh̀ nghiên cứ u có 23 biến quan sát thì kích thướ c mẫu cần thiết là n=23*5=115. Để có thể đaṭ đươc̣ kích thước mẫu đề ra, số mẫu dư ̣ kiến tiến hành điều tra là 130. 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. 1.3.4 Phương pháp phân tích Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0 Trong đó: Y0 : là chỉ tiêu năm gốc. Y1 : là chỉ tiêu năm phân tích. Y : là phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Y1 - Y0 Y = x 100 Y0 Trong đó: Y0 : là chỉ tiêu năm gốc. Y1 : là chỉ tiêu năm phân tích. Y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế. 3
  18. Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích số liệu. - Lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như nghề nghiệp, mục đích vay vốn của khách hàng - Cronbach alpha: phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). - Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Khi phân tích nhân tố khám phá cần chú ý một số điều kiện sau:  Trị số 0,5 1 được giữ lại mô hình (Gerbing & Anderson, 1988). Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố.  Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích (% Cumulative variance) > 0,5 (Gerbing & Anderson, 1988).  Các biến quan sát có trọng số factor loading < 0,5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 2006). - Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội: Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến thông qua kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF). Điều kiện để không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hồi quy thì các hệ số VIF phải nhỏ hơn 10. Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng. 1.4 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu 4
  19. 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng cho vay khách hàng là cá nhân. - Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân đã và đang vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm 2013, 2014, 2015. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 15/02/2016 đến 15/3/2016. Thời gian thực hiện đề tài: từ 04/01/2016 đến 09/4/2016. - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 1.5 Ý nghĩa đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách, đồng thời xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Trên cơ sở đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN và xem xét mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 1.6 Bố cục nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Mở đầu. Chương 2: Cơ sở lý luận. Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. 5
  20. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong chương này giúp chúng ta tìm hiểu các khái niệm, chức năng, vai trò về hoạt động cho vay của ngân hàng. Thông qua đó tác giả tìm hiểu hoạt động cho vay KHCN: các quy định về hoạt động cho vay KHCN, những nhân tố tác động tới hoạt động cho vay KHCN của NHTM. 2.1. Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng là một quan hệ vay mượn tài sản (tiền tệ hoặc hàng hóa) trong một khoảng thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là các ngân hàng thương mại với bên kia là các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. 2.1.1.2. Bản chất và chức năng của tín dụng a. Bản chất của tín dụng Được thể hiện trong quá trình hoạt động tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình phát triển xã hội, được thể hiện qua 3 giai đoạn: Giai đoạn phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay: vốn tiền tệ hoặc vật tư, hàng hoá được chuyển nhượng từ người cho vay đến người đi vay thông qua hợp đồng được ký kết. Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh: vốn vay có thể được sử dụng trực tiếp hoặc để mua vật tư hàng hoá thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người đi vay. Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng, đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thành một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh để trở về trạng thái tiền tệ vốn tín dụng ban đầu của nó mà người đi vay hoàn trả cho người cho vay. Hơn nữa sự hoàn trả tín dụng là quá trình trở về với tư cách là lượng giá trị vốn tín dụng được vận động. Do đó sự hoàn trả phải bảo toàn về mặt giá trị có phần tăng thêm dưới hình thức lãi suất. b. Chức năng của tín dụng  Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế: 6
  21. Là sự vận động của vốn từ chủ thể kinh tế này sang chủ thể kinh tế khác, hay cụ thể hơn là sự vận động vốn từ chủ thể có vốn tạm thời thừa sang chủ thể đang tạm thời thiếu vốn. Đây là chức năng cơ bản nhất, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hoà từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển.  Chức năng tạo công cụ lưu thông tín dụng, tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Tín dụng ngân hàng đã tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng như: thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu đặc biệt là việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng với các hình thức chuyển khoản, bù trừ. Các công cụ này có thể thay thế một khối lượng lớn tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Ngoài ra tín dụng còn kích thích các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động để sử dụng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, từ đó giúp vòng luân chuyển vốn tăng tốc trong toàn xã hội. 2.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng  Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội: Tín dụng ngân hàng giúp điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ đó góp phần duy trì, thúc đẩy quá trình mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục với một chi phí hợp lý. Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư phát triển cho xã hội.  Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô: Ngày nay, Nhà nước thường sử dụng tín dụng của hệ thống Ngân hàng để điều tiết quá trình kinh tế thông qua chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Chính sách tín dụng của Nhà nước cho phép hệ thống Ngân hàng thắt chặt hay mở rộng tín dụng để đạt được một tốc độ phát triển kinh tế như ý muốn. Với chính sách tín dụng, Nhà nước có thể hình thành cơ cấu nền kinh tế theo sự hoạch định trước. Ngày nay, việc thực hiện các chính sách xã hội bằng ngân sách luôn được giảm thiểu, mà thay vào đó là các công cụ tín dụng như tín dụng đối với người nghèo, tín dụng đối với sinh viên các chính sách phát triển kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, phát triển các thành phần kinh tế v.v đều được thực hiện thông qua chính sách tín dụng. 7
  22.  Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước: Thông qua việc nới lỏng các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cũng như ưu đãi về mặt lãi suất, thời hạn tín dụng cho các đối tượng cần hưởng chính sách xã hội, Nhà nước có thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách của mình.  Tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại: Thông qua việc cung cấp tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút nguồn vốn tín dụng nước ngoài tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy việc mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 2.1.1.4. Các hình thức tín dụng ngân hàng a. Căn cứ vào thời hạn Cho vay ngắn hạn: có thời hạn từ 1 đến 12 tháng. Cho vay trung hạn: có thời hạn từ trên 12 đến 60 tháng. Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 60 tháng. b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Cho vay sản xuất – kinh doanh. Cho vay tiêu dùng và các nhu cầu cá nhân. c. Căn cứ vào hình thức đảm bảo Cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. d. Căn cứ vào đối tượng trả nợ Tín dụng trực tiếp. Tín dụng gián tiếp. e. Căn cứ vào phương thức cho vay Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theo dự án đầu tư 8
  23. Cho vay theo hạn mức thấu chi Cho vay trả góp, 2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 2.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng cá nhân sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân Số lượng tài khoản và số hồ sơ giao dịch lớn nhưng doanh số giao dịch lại thấp. Số lượng khách hàng đông nhưng lại phân tán rộng khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện. Để giải quyết trở ngại này ngân hàng phải mở nhiều chi nhánh hoặc đầu tư giao dịch online rất tốn kém. Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân hầu như ít co giãn với lãi suất. Thông thường, người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu. Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của từng người. 2.2.3 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với cho vay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế thường có nhu cầu vay các món lớn, thời hạn vay linh hoạt ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, có tính ổn định cao. Đối với nhóm khách hàng cá nhân thì các khoản vay của nhóm thường là các khoản vay nhỏ lẻ, các khoản vay mang tính không thường xuyên và không ổn định. Các khoản này thường hình thành từ nhu cầu tức thời, vì vậy việc đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay này là mục tiêu mà các NHTM phải hướng tới. Cho vay đối với nhóm khách hàng này giúp các NHTM phân tán được rủi ro thông qua việc cho vay được nhiều món vay đối với nhiều khách hàng. Các đối tượng thường được các NHTM xếp 9
  24. vào đối tượng khách hàng cá nhân không căn cứ vào giá trị của khoản vay là lớn hay nhỏ mà căn cứ vào tư cách của đối tượng xin vay trước pháp luật. 2.2.4 Các loại hình cho vay khách hàng cá nhân: a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay có thời hạn từ 1 đến 12 tháng. Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay có thời hạn từ trên 12 đến 60 tháng. Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn trên 60 tháng. b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Cho vay theo mục đích sử dụng vào kinh doanh: là loại vốn vay được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Đối tượng khách hàng vay kinh doanh có thể là cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh, trong đó chủ yếu là các đơn vị kinh doanh nhưng do một cá thể đứng ra vay. Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích tiêu dùng là chủ yếu như: mua xe, đám cưới, xây nhà 2.2.5 Các quy định về hoạt động cho vay KHCN của NHTM a. Nguyên tắc cho vay Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. b. Điều kiện cho vay Có năng lực pháp lý. Mục đích vay vốn hợp pháp. Có năng lực tài chính. Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc phương án/ dự án phục vụ đời sống khả thi. Thực hiện đảm bảo nợ vay theo đúng quy định. c. Đối tượng không được vay và hạn chế cho vay  Những trường hợp không được vay 10
  25. Các thành viên chủ chốt của ngân hàng (HĐQT, Ban kiểm soát, TGĐ, Phó TGĐ, Giám đốc, Phó GĐ Chi nhánh). Cán bộ nhân viên của chính ngân hàng đó đang thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) của ngân hàng.  Hạn chế cho vay Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây: Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay. Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng. d. Giới hạn cho vay Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. 2.3 Rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 2.3.1 Khái niệm rủi ro từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng vay vốn không còn khả năng chi trả. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là loại tổn thất tài chính xuất phát do người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng tín dụng hoặc người đi vay mất khả năng thanh toán. 2.3.2 Các loại rủi ro cho vay Rủi ro lãi suất Là loại rủi ro do sự biến động của yếu tố tiền tệ Do cơ cấu tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng không hợp lý. Ngân hàng sử dụng tài sản nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có dài hạn. Nếu lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí ngân hàng tăng lên, trong khi thu nhập ở tài sản có dài hạn vẫn giữ nguyên, như vậy thu nhập của ngân hàng không đủ bù đắp chi phí kinh doanh. 11
  26. 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro 2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng cá nhân Do tình trạng sức khoẻ, bệnh tật. Người vay bị thất nghiệp tạm thời, hoặc lâu dài ảnh hưởng đến thu nhập. Do người đi vay hoạch định ngân sách không chính xác, hoặc có thể do người đi vay dùng tiền vay sai mục đích, hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh dẫn đến trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. 2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng Khâu phân tích thẩm định còn yếu đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra rủi ro tín dụng. Do cán bộ tín dụng năng lực thấp, chưa được đào tạo đầy đủ, ít kinh nghiệm trong ngành nghề mà mình tài trợ, ngoài ra cũng do vấn đề đạo đức không tốt của cán bộ thẩm định như không trung thực, thiếu trách nhiệm, cấu kết với người đi vay để chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Do ngân hàng không thực hiện không đầy đủ khâu bảm đảm tín dụng, không thực hiện tốt công tác giám sát tín dụng. 2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM 2.4.1 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Tổng dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = x 100 Vốn huy động Tỷ lệ thể hiện tính hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng cao, nó cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng chưa phát huy hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng thấp, nó thể hiện tính hiệu quả của hoạt động tín dụng. 2.4.2 Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100 Doanh số cho vay 12
  27. Hệ số thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn ngân hàng cho vay ra. Nếu hệ số thu nợ này cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Nếu hệ số này thấp cho thấy việc đầu tư tín dụng có khả năng gặp rủi ro. 2.4.3 Vòng quay vốn tín dụng: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng đối với các khoản vay của khách hàng. Tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng càng cao và nguồn vốn vay của ngân hàng ít bị rủi ro hơn. Ngược lại, tốc độ luân chuyển vốn càng chậm thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng càng thấp và nguồn vốn vay của ngân hàng có thể gặp rủi ro cao hơn. 2.4.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = x 100 Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay, nó thể hiện tính hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao thì hiệu quả tín dụng kém, khả năng rủi ro tín dụng cao. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thấp thì hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng rất cao, ngân hàng ít bị rủi ro. Nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm 2, nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5. 2.4.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ = x 100 Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay, nó thể hiện tính hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Nếu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cao nói lên nhóm nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5) của ngân hàng lớn, ngân hàng đứng trước rủi ro cao. 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 13
  28. Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN Các nhân tố Dấu kỳ vọng Diễn giải Chính sách tín dụng tốt thì Chính sách tín dụng (H1) + hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Cán bộ tín dụng có năng lực Cán bộ tín dụng (H2) và kinh nghiệm thì hoạt động + cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Cơ sở vật chất của ngân hàng càng hiện đại thoải mái thì Cơ sở vật chất (H3) + hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Sản phẩm tín dụng có chất lượng và đa dạng thì hoạt Sản phẩm tín dụng (H4) + động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại Khách hàng càng tốt thì hoạt Nhân tố từ phía khách hàng (H5) + động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại (Nguồn: nghiên cứu của tác giả) 2.6 Mô hình hồi quy tuyến tính bội Định nghĩa: Hồi quy tuyến tính bội là mô hình với một biến phụ thuộc với hai hoặc nhiều biến độc lập. Mô hình hồi quy tuyến tính bội cho tổng thể Yi = β0 + β1 X1i + β2 X2i + β3 X3i + β4 X4i + + βk Xki + εi Với: Yi : là biến phụ thuộc β1 ,β2 ,β3 ,β4 , βk : các hệ số hồi quy Xki: giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i 14
  29. εi: sai số của hồi quy  Các vấn đề chính liên quan đến mô hình hồi quy tuyến tính bội: * Ý nghĩa của hệ số hồi quy trong mô hình βk đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữa các biến độc lập còn lại không thay đổi. * Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội Hệ số xác định R2 điều chỉnh (Adjusted R square) được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. R2 điều chỉnh là hệ số thể hiện % sự biến thiên của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi biến độc lập (Xk). * Kiểm định độ phù hợp của mô hình Sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình, đặt giả thuyết 2 H0: β0 = β1 = β2 = β3 = = βk (hay R = 0) Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, kết luận kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của Y, điều này cũng có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng phù hợp với tập dữ liệu. 2.7 Các nghiên cứu trước có liên quan Bùi Văn Thụy, Báo cáo nghiên cứu khoa học (năm 2011), “Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Vĩnh Cửu”. Mục tiêu nghiên cứu là kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Vĩnh Cửu thông qua xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy. Bài nghiên cứu đã tiến hàng khảo sát thực tế từ hai phía là ngân hàng và khách hàng để tìm ra các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng huyện Vĩnh Cửu. Tác giả sử dụng nhiều phương pháp để tiến hàng bài nghiên cứu trên như: phương pháp thống kê phân tích số liệu, sử dụng phần mềm tin học Eviews để phân tích số liệu thu thập từ ngân hàng và phiếu khảo sát, chạy mô hình, chạy kiểm định Hồ Thanh Minh, Báo cáo nghiên cứu khoa học, “ Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Định trong hội nhập kinh tế quốc tế”. 15
  30. Nguyễn Ngọc Bảo Trinh, Khóa luận tốt nghiệp (2015), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM- Chi nhánh Trảng Bom và giải pháp thực hiện”. Trong đề tài này, tác giả đi sâu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom, xây dựng mô hình phân tích kinh tế để phân tích các nhân tố ảnh hưởng và từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực từ vận dụng mô hình nghiên cứu để tháo gỡ những tồn tại và khó khăn của công tác tín dụng cá nhân trong bối cảnh và tình hình hoạt động mới của ngân hàng. Tác giả vận dụng các mô hình phân tích kinh tế như mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình phân tích hồi quy đa biến MRA để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Văn Thị Ánh Nguộc, Khóa luận tốt nghiệp (2010), “Phân tích và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh 3 TP.HCM”. Phạm vi nghiên cứu của các đề tài trên chỉ phân tích định tính đối với chất lượng tín dụng ngân hàng chứ chưa định lượng được tác động của từng yếu tố chất lượng đến hiệu quả tín dụng cá nhân của ngân hàng. 16
  31. Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LÁCH Trong chương này, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách, đồng thời tìm ra và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 3.1 Thông tin chung về NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 3.1.1 Lịch sử hình thành - phát triển Bến Tre được biết đến như là xứ sở của dừa, là một tỉnh nhỏ của Đồng bằng sông Cửu Long, mọi hoạt động của ngân hàng từ trước đều do hệ thống ngân hàng Nhà nước Bến Tre từ tỉnh đến 7 huyện, thị xã thực hiện. Nhưng đến ngày 26/03/1988 theo Quyết định số 39/NH-TCCB của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bến Tre được thành lập. Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như đúng tên gọi của nó. Từ lúc thành lập, ngoài một Hội sở ở tỉnh, ngân hàng còn có 7 Chi nhánh huyện trong đó có 1 Chi nhánh ở huyện Chợ Lách, là chi nhánh ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Chợ Lách. Đến ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay cho Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Sáu năm sau, ngày 15/11/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng chính phủ ủy quyền, ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đương nhiên, chi nhánh ngân hàng ở Chợ Lách sẽ đổi lại là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Lách. Từ những ngày đầu thành lập, NHNo&PTNT huyện Chợ Lách đã gặp không ít khó khăn vì thiếu vốn kinh doanh, chi phí cao, dư nợ thấp, nợ quá hạn lại nhiều và cơ sở hạ tầng lạc hậu. Nhưng sau hơn 27 năm hoạt động và phát triển Chi nhánh ngân hàng đã không ngừng đổi mới và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong quá trình phát triển huyện nhà. Với phương châm thị trường nông thôn là thị trường truyền thống và chủ lực của chi nhánh. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Lách đã mạnh dạn đầu tư theo Quyết định 67/TTg của Thủ tướng Chính phủ và chương trinh quy hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế vật nuôi, cây trồng ở huyện và đã mang lại hiệu quả bước đầu. Từ đó, chi nhánh mở rộng các hình thức cung ứng vốn đưa ra nhiều 17
  32. sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế. Bên cạnh đầu tư vào đối tượng truyền thống là sản xuất cây trồng, hoa kiểng, cải tạo vườn. Như vậy, với nguồn vốn ổn định, NHNo&PTNT huyện Chợ Lách đã giúp người dân có nguồn vốn làm ăn, kinh doanh, cải thiện kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa đất nước nói chung và huyện Chợ Lách nói riêng ngày càng phát triển. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Lách gồm: - Hội sở chính đặt tại 195/18B, Khu phố 2, Thị trấn Chợ Lách. ĐT: 0753.871293 – 0753.872069 - Phòng giao dịch Vĩnh Thành đặt tại ấp Vĩnh Hưng 1, xã Vĩnh Thành. ĐT: 0753.875125 – 0753.898178 - Phòng giao dịch Phú Phụng đặt tại 272/1, ấp Chợ, xã Phú Phụng. ĐT: 0753.871263 3.1.2 Ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Lách là một trong những chi nhánh của NHNo&PTNT tỉnh Bến Tre thực hiện nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam bao gồm: - Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VNĐ, ngoại tệ của mọi cá nhân, tổ chức kinh tế; - Cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn bằng VNĐ đối với các thành phần kinh tế; - Nhận làm dịch vụ thanh toán, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh cho mọi cá nhân, tổ chức có yêu cầu; - Nhận tiền mặt ngân phiếu thanh toán của khách hàng; - Nhận phục vụ việc mở tài khoản cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước; - Cho vay chương trình chỉ định của chính phủ: cho vay hổ trợ ngành nông nghiệp; - Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng; - Thu phí bảo hiểm, làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Minh, ABIC. 3.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự 18
  33. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Lách thực hiện theo cơ chế phân quyền, mỗi phòng ban có một chức năng riêng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng. Hiện tại, cơ cấu tổ chức của ngân hàng gồm có 3 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch, 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc được thể hiện theo sơ đồ sau: Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG KẾ GIAO HÀNH GIAO KẾ TOÁN- DỊCH CHÍNH DỊCH HOẠCH NGÂN PHÚ NHÂN SỰ VĨNH VÀ KINH QUỸ PHỤNG THÀNH DOANH Giá m đố c: là người chiụ trách nhiêṃ trước hôị đồng thành viên về viêc̣ thưc̣ hiêṇ quyền và nghiã vu ̣ của minh,̀ giữ vai trò chỉ đaọ trong ngân hàng, là người đaị diêṇ cho ngân hàng theo pháp luât.̣ Phó giá m đốc: là người giúp viêc̣ trưc̣ tiếp cho giám đốc, do giám đốc bổ nhiêm,̣ chiụ trách nhiêṃ trước giám đốc về các hoaṭ đông̣ kinh doanh, đươc̣ ủ y quyền của giám đốc về ký các hơp̣ đồng ủ y thác với các đối tác của ngân hàng. Phòng kế hoacḥ và kinh doanh Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn bảo đảm các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn. 19
  34. Làm đầu mối, tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre. Làm đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý, lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. Làm đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín : sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Thực hiên các nghiệp vụ tín dụng : Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre theo phân cấp ủy quyền, tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng. Quản lý ( hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác, ) hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích, quản lý ( thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công. Thực hiện xử lý rủi ro, nợ tồn đọng theo phân cấp. Theo dõi, quản lý, báo cáo các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, nợ tồn đọng, nợ cho vay theo chỉ định. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. Phòng kế toá n và ngân quy:̃ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước Agribank. 20
  35. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương trình Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre phê duyệt. Quản lý, sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Agribank trên địa bàn. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu để huy động vốn và thực hiện các hình thức huy động vốn khác do Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre giao. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. Thực hiện các nghiệp thanh toán trong và ngoài nước theo quy định Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ( mua, bán, chuyển đổi), hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Thực hiện chi trả kiều hối, mua, bán ngoại tệ mặt theo quy định. Chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Agribank. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tư vấn, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ. Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre. Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Agribank, quản lý ,giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối tại Chi nhánh. Chấp nhận chế độ báo cáo chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. Phòng hành chính nhân sư ̣ : Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt. 21
  36. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ của chi nhánh. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan. Làm đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Agrbank. Làm đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Làm đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ cán bộ, nhân viên. Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, công đoàn. Tham gia, đề xuất mở rộng mạng lưới. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động theo dõi thực hiện nội qui lao động, thỏa ước lao động tập thể. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cứ cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập theo quy định. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Agribank trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật cán bộ nhân viên đơn vị trong phạm vi phân cấp ủy quyền. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. 3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 22
  37. Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2013 – 2015) ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2014-2013 2015-2014 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng doanh thu 69.861 71.929 73.147 2.068 2,96% 1.218 1,69% Tổng chi phí 46.897 41.980 40.189 (4.917) (10,48%) (1.791) (4,27%) Lợi nhuận 22.964 29.949 32.958 6.985 30,42% 3.009 10,05% (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT Chợ Lách) Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Chợ Lách trong 3 năm gần đây khá khả quan, các con số thể hiện trong bảng cho thấy sự phát triển qua từng năm. Trong năm 2013 doanh thu đạt 69.861 triệu đồng đến năm 2014 đạt 71.929 triệu đồng và năm 2015 đạt 73.147 triệu đồng. Doanh thu qua 3 năm tăng trưởng đều và khá ổn định. Trong khi đó, chi phí lại giảm liên tục qua các năm, năm 2013 là 46.897 triệu đồng, đến năm 2014 đã giảm xuống còn 41.980 triệu đồng tương ứng giảm 10,48%, tiếp tục trong năm 2015 chỉ còn 40.189 triệu đồng giảm 4,27% so với năm 2014. Qua kết quả trên cho thấy công tác quản lý đã được thực hiện rất tốt, góp phần tối thiểu hóa mức chi phí và nâng cao lợi nhuận. Điều đó được thể hiện qua lợi nhuận trong 3 năm đều tăng. Năm 2013 lợi nhuận đạt 22.964 triệu đồng, năm 2014 đạt 29.949 tăng 30,42% và đến năm 2015 đã tăng lên 32.958 triệu đồng tương ứng tăng 10,05% so với năm 2014. Đây là một kết quả đáng khích lệ, Tuy vậy, Ngân hàng cũng cần có những biện pháp tích cực hơn nhằm nâng cao thu nhập và tối thiểu hóa mức chi phí, phát huy hơn nữa những điểm mạnh của mình để đứng vững trên thị trường. 3.1.5 Thuận lợi - khó khăn 3.1.5.1 Thuận lợi Thứ nhất, NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Chợ Lách nằm tại trung tâm của huyện, đây là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác huy động vốn, thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong khu vực đông đúc dân cư. 23
  38. Thứ hai, ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm với nhiều năm công tác cùng với đó là đội ngũ nhân viên trẻ, năng động được đào tạo với trình độ chuyên môn nhất định, góp phần giúp công tác cho vay tại ngân hàng được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả. Thứ ba, ngân hàng luôn được sự quan tâm, chỉ đạo hỗ trợ của NHNo&PTNT tỉnh Bến Tre, chỉ đạo của các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương và sự đồng tình hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể tạo điều kiện để hoạt động tín dụng của ngân hàng được mở rộng an toàn và hiệu quả. Thứ tư, ngân hàng với thời gian hoạt động khá lâu, đã tạo được sự tín nhiệm với khách hàng địa phương, về uy tín, chất lượng, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển. Cuối cùng, huyện Chợ Lách là vùng đất màu mỡ với phần lớn là diện tích đất nông nghiệp, hàng năm được phù sa bồi đắp và người dân đa số sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu vốn dồi dào và cần thiết. Vì vậy, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Chợ Lách hoạt động. 3.1.5.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi có được, ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn hiện tại: Trình độ dân trí của người dân còn thấp. Nhiều hộ vay phải nhờ người viết thay hồ sơ do không biết chữ hoặc không hiểu. Vì ý thức trách nhiệm của họ về khoản vay chưa cao; hộ quên ngày đóng lãi hay ngày phân kỳ trả nợ; nên không tránh khỏi nợ quá hạn. Cũng chính vì thế, người dân còn xa lạ và không tiếp cận được với các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng. Theo truyền thống người dân thướng có xu hướng mua vàng cất giữ hơn gửi ngân hàng. Bên cạnh đó, một vài xã chưa có thiện chí, phối hợp chặt chẽ với ngân hàng nên công tác thu hồi nợ quá hạn còn hạn chế. Còn trong những trường hợp khi khách hàng không có khả năng trả được nợ, việc xử lý tài sản thế chấp gặp rất nhiều khó khăn, khó thực hiện. Cùng với khó khăn trên, những biến động về thời tiết, thiên tai dịch bệnh, giá cả thị trường, cũng là những yếu tố gây bất lợi cho người dân, ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của họ, làm họ không có khả năng thanh toán nợ với ngân hàng đúng thời hạn. 24
  39. 3.1.6 Định hướng phát triển 3.1.6.1 Mục tiêu chung Tập trung và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng trên địa bàn, đảm bảo cân đối an toàn và hiệu quả; nâng cao chất lượng tín dụng; thực hành tiết kiệm trong chi tiêu, phấn đấu tạo quỹ thu nhập đủ chi lương cho cán bộ công nhân viên đơn vị. 3.1.6.2 Mục tiêu cụ thể Về dư nợ cho vay khách hàng cá nhân: + Dư nợ đến cuối năm 2016 phấn đấu đạt 640 tỷ. Trong đó dư nợ trung dài hạn ≤50%. + Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cố gắng tiếp tục khống chế đạt dưới 1%. + Chênh lệch lãi suất đầu vào – ra: tối thiểu 0,4%. 3.1.7 Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. 25
  40. Hình 3.2 Sơ đồ quy trình tín dụng Hướng dẫn khách hàng, tiếp nhận hồ sơ 1 2 Thẩm định tín dụng 3 Ra quyết định cho vay Ký hợp đồng và các thủ tục khác 4 Giải ngân 5 Thu nợ, thanh lý hợp đồng, tất toán và xử lý 6 nợ vay trễ hạn. (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT Chợ Lách) 3.2 Tình hình hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách qua 3 năm 2013 - 2015. 3.2.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của tất cả các ngân hàng. Quy mô vốn huy động càng lớn thì khả năng hoạt động càng lớn. Chính vì vậy, đối với NHNo&PTNT Chợ Lách công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng quy mô hoạt động của Chi nhánh. Bằng uy tín và vị thế của mình, Chi nhánh đã biết tận dụng và khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng việc áp dụng mức lãi suất hấp dẫn, ưu đãi, đa dạng phương thức trả lãi, như: trả lãi định kì hàng tháng, hàng quý, hàng năm, lãi gộp. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nâng cao chất lượng phục vụ, rút gọn quy trình, đổi mới phong cách giao dịch tại địa bàn huy động vốn như thu tiền gửi tại nhà chú trọng trong phong cách giao tiếp, văn minh lịch sự, thao tác nhanh nhẹn, đảm bảo tính chính 26
  41. xác đã thu hút được khách hàng mới ở nhiều nơi và giữ chân khách hàng cũ của Ngân hàng. Bằng nhiều biện pháp đã thực hiện, công tác huy động vốn qua 3 năm (2013- 2015) đã đạt được những kết quả sau: Bảng 3.2 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách qua 3 năm (2013- 2015) ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2014-2013 2015-2014 2013 2014 2015 Số tiền % Số tiền % vốn huy động 806.959 870.220 946.197 63.261 7,84% 75.977 8,73% Vốn điều 57.916 27.826 24.071 (30.090) (51,95%) (3.755) (13,49%) chuyển Tổng nguồn 864.875 898.046 970.268 33.171 3,84% 72.222 8,04% vốn (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT Chợ Lách) Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Ngân hàng (không tính tiền gửi ngoại tệ) tăng liên tục qua các năm. Nguồn vốn mà Ngân hàng tự huy động được chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng, và qua 3 năm càng có xu hướng tăng lên. Năm 2013 vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng là 806.959 triệu đồng, chiếm 93,30% trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2014 đã tăng lên 870.220 triệu đồng, chiếm 96,90% tổng nguồn vốn, và năm 2015 là 946.197 triệu đồng, chiếm 97,52% cơ cấu. Đây có thể được coi là dấu hiệu rất khả quan thể hiện hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng ngày một nâng cao, uy tín tăng lên, thu hút ngày càng nhiều người dân gửi tiền tại chi nhánh. Ngoài nguồn vốn huy động được, chi nhánh còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp trên, vì dù vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng có mức tăng trưởng cao nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của chi nhánh. Tuy vậy, trong 3 năm gần đây tỷ trọng vốn điều chuyển chiếm tỷ lệ rất thấp, trung bình khoảng 5% cơ cấu. Đặc biệt trong năm 2014, vốn điều chuyển đã giảm đi 51,95%. 27
  42. Có thể khẳng định, đây là tín hiệu vui mừng cho Ngân hàng, giảm thiểu được chi phí (chi phí vốn điều chuyển Ngân hàng phải chịu cao hơn so với việc Ngân hàng tự mình huy động vốn). Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang khá tốt, và chiến lược huy động vốn của Ngân hàng rất có hiệu quả, cần được tiếp tục đổi mới và phát huy hơn nữa. 3.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 3.2.2.1 Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân Bảng 3.3 Doanh số cho vay theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm (2013 – 2015) ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2014-2013 2015-2014 2013 2014 2015 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 762.265 727.273 668.705 (34.992) (4,59%) (58.568) (8,05%) Trung và dài hạn 88.551 158.503 289.747 69.952 78,99% 131.244 82,80% Doanh số cho vay 850.816 885.776 958.452 34.960 4,11% 72.676 8,20% (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT Chợ Lách) Qua bảng số liệu trên nhận thấy, doanh số cho vay KHCN ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay trung và dài hạn, song đang có xu hướng giảm xuống. Trong năm 2013 chiếm 89,59%, sang năm 2014 giảm xuống còn 82,11% và chỉ còn chiếm 69,77%. Điều này có nghĩa tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tăng lên. Nguyên nhân là do ngân hàng điều chỉnh lại cơ cấu cho vay. 3.2.2.2 Doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân 28
  43. Bảng 3.4 Doanh số thu nợ theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm (2013 – 2015) ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2014-2013 2015-2014 2013 2014 2015 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 702.744 707.975 718.117 5.231 0,74% 10.142 1,43% Trung và dài hạn 78.581 115.992 192.259 37.411 47,61% 76.267 65,75% Doanh số thu nợ 781.325 833.967 910.376 52.642 6,74% 76.409 9,16% (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT Chợ Lách) Doanh số thu nợ KHCN đều tăng qua các năm, kể cả ngắn hạn và trung, dài hạn. Đặc biệt là doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng cao. Năm 2014 tăng 47,61% so với 2013 và năm 2015 tăng 65,75% so với năm 2014. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ được ngân hàng chú trọng và thực hiện rất hiệu quả. 3.2.2.3 Tình hình dư nợ đối với khách hàng cá nhân Bảng 3.5 Tình hình dư nợ theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm ( 2013 – 2015) ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2014-2013 2015-2014 2013 2014 2015 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 238.818 258.116 208.704 19.298 8,08% (49.412) (19,14%) Trung và dài hạn 257.236 289.747 387.235 32.511 12,64% 97.488 33,65% Tổng dư nợ 496.054 547.863 595.939 51.809 10,44% 48.076 8,78% (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT Chợ Lách) 29
  44. Nhìn chung dư nợ KHCN tăng qua các năm, năm 2014 đạt 547.863 triệu đồng tăng 10,44% so với năm 2013. Năm 2015 đạt 595.939 triệu đồng tăng 8,78% so với năm 2014.Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn tăng trưởng không giống nhau. Dư nợ ngắn hạn năm 2014 đạt 258.116 triệu đồng tăng 8,08%. Nhưng đến năm 2015 dư nợ giảm xuống còn 208.116 triệu đồng tương ứng giảm đi 19,14% so với năm 2014. Song dư nợ trung và dài hạn luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2014 đạt 289.747 triệu đồng tăng 12,64% so với năm 2013. Năm 2015 đạt mức 387.235 triệu đồng tăng 33,65% so với năm 2014. Vậy song song với việc đầu tư ngắn hạn, chi nhánh đã chú trọng đầu tư vào trung dài hạn để tạo nguồn vốn sử dụng ổn định hơn. 3.2.2.4 Tình hình nợ xấu đối với khách hàng cá nhân Bảng 3.6 Tình hình nợ xấu theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm (2013 – 2015) ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2014-2013 2015-2014 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền % Số % tiền Ngắn hạn 783 708 432 (75) (9,58%) (276) (38,98%) Trung và dài hạn 1.173 1.062 648 (111) (9,46%) (414) (38,98%) Tổng nợ xấu 1.956 1.770 1.080 (186) (9,51%) (690) (38,98%) (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT Chợ Lách) Nhìn chung qua 3 năm (2013 - 2015), tình hình nợ xấu của ngân hàng có chuyển biến tốt, có xu hướng giảm qua các năm kể cả ngắn hạn và trung dài hạn. Việc thực hiện tốt thu hồi nợ xấu đã giúp kết quả kinh doanh của ngân hàng tốt hơn. 3.2.3 Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân - Kết quả đạt được trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chợ Lách. 30
  45. Tổng vốn huy động tại Agribank Chợ Lách không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của nhiều khách hàng trên địa bàn huyện Chợ Lách. Với dư nợ năm 2015 đạt 595.939 triệu đồng, đã giúp cho các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện có thêm vốn kinh doanh, tiêu dùng Nhiều KHCN sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất, thu nhập tăng cao, đời sống kinh tế xã hội được cải thiện rõ rệt. - Những hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chợ Lách. Hoạt động cho vay cá nhân ở Agribank Chợ Lách còn mang tính bị động, khách hàng tìm đến ngân hàng chứ ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng. Hoạt động cho vay KHCN chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay KHDN. Tuy nhiên, công tác thẩm định của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay không vẫn là vấn đề nan giải Đây là điểm cần xem xét để khắc phục trong thời gian tới. Trình độ của khách hàng còn nhiều hạn hẹp trong lĩnh vực tín dụng. Do đó, khách hàng có thể không nắm rõ được nội dung của hợp đồng tín dụng, hoặc làm sai những thỏa thuận đã kí kết trên hợp đồng tín dụng. Để nắm rõ hơn về hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chợ Lách thì cần thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng 3.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách qua 3 năm 2013 – 2015. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ đầu kỳ Triệu đồng 426.563 496.054 547.863 Doanh số cho vay Triệu đồng 850.816 885.776 958.452 Doanh số thu nợ Triệu đồng 781.325 833.967 910.376 Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 496.054 547.863 595.939 Dư nợ bình quân Triệu đồng 461.308 521.958 571.901 31
  46. Nợ quá hạn Triệu đồng 12.702 12.367 11.803 Nợ xấu Triệu đồng 1.956 1.770 1.080 Vốn huy động Triệu đồng 556.649 610.200 661.000 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,69 1,60 1,59 Hệ số thu nợ % 91% 94% 95% Tỷ lệ dư nợ/ vốn huy động % 89,11% 89,78% 90,16% Nợ quá hạn/ tổng dư nợ % 2,35% 1,89% 1,71% Nợ xấu/ tổng dư nợ % 0,36% 0,27% 0,16% (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo&PTNT Chợ Lách) Qua các chỉ tiêu trên ta thấy: Vòng quay vốn tín dụng: ta thấy vòng quay vốn tín dụng ở mức tương đối cao do hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao so với tổng doanh số cho vay. Điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của chi nhánh là khá cao, có thể quay nhanh đồng vốn của mình. Song, vòng quay vốn tín dụng có xu hướng giảm qua các năm do ngân hàng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn để có thể cân đối lại tỷ trọng cho vay hợp lý. Do đặc thù cho vay trung dài hạn phân kỳ thu nợ theo từng năm nên vòng quay vốn tín dụng chậm lại là điều hợp lý. Hệ số thu nợ: hệ số thu hồi nợ tăng qua các năm và đạt mức trung bình khoảng 93%. Điều này phản ánh công tác thu nợ của chi nhánh diễn ra tốt, hệ số thu nợ luôn trên 90% chứng tỏ chất lượng tín dụng luôn luôn được chú trọng. Tỷ lệ dư nợ/ vốn huy động: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm và đều trên 85%. Tỷ lệ này tăng cho thấy ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động rất hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ: tỷ lệ này giảm liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2013 là 2,35%, giảm xuống còn 1,89% vào năm 2014 và chỉ còn 1,71% trong năm 2015, cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Tuy nhiên, năm 2015 với tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 1,71%, với tỷ lệ này vẫn chưa thật sự an toàn cho ngân hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, Agribank Chợ Lách cần tích cực hơn nữa trong việc vận động nhắc nhở khách hàng trả nợ. 32
  47. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ: chỉ tiêu này phản ánh nổi bật kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc tỷ lệ này ở mức thấp và giảm qua các năm điều này cho thấy hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng. Trong năm 2013 ở mức 0,36%, giảm xuống còn 0,27% ở năm 2014 và giảm xuống rất thấp ở năm 2015 là 0,16%. Kết quả đạt được như trên là nhờ ngân hàng áp dụng và kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp xử lý nợ xấu như: nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, bán nợ xấu cho công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, chi nhánh đã hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi đối với các khoản nợ của khách hàng có đủ điều kiện, có phương án SXKD khả thi, hiệu quả giúp khách hàng vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay và phục hồi khả năng trả nợ. 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 3.3.1 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế các khách hàng đã và đang tham gia hoạt động cho vay tại ngân hàng nhằm đánh giá chính xác và khách quan hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Phạm vi khảo sát: được tiến hành trên địa bàn huyện Chợ Lách. Đối tượng khảo sát: Khách hàng đã và đang vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Số phiếu phát ra: 130 phiếu Số phiếu thu về: 128 phiếu (đạt tỷ lệ 98,46% trên tổng số phiếu phát ra) Số phiếu hợp lệ: 120 phiếu (đạt tỷ lệ 93,75% trên tổng số phiếu thu về) Thời gian tiến hành khảo sát: từ 15/02/2016 đến 15/3/2016 3.3.1.1 Về nghề nghiệp của khách hàng 33
  48. Biểu đồ 3.3 Nghề nghiệp của khách hàng 7.50% 2.50% 10.83% Khác: Làm vườn 40% Nội trợ Công, nhân viên Kinh doanh buôn bán 16.67% Công chức, viên chức Học sinh, sinh viên 22.50% (Nguồn: khảo sát của tác giả) Qua kết quả khảo sát ta thấy được nghề nghiệp của khách hàng chủ yếu là làm vườn chiếm tỷ lệ 40%, điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế tại địa bàn Chợ Lách. Chợ Lách được mệnh danh là “vương quốc trái cây” không chỉ nổi tiếng trong tỉnh Bến Tre mà cả nước đều biết đến với số lượng trái cây, hoa kiểng mỗi năm tiêu thụ khắp cả nước một khối lượng rất lớn, bên cạnh đó còn xuất khẩu ra nước ngoài. Hơn nữa, Chợ Lách là nơi có hơn 80% diện tích đất nông nghiệp, được bao bọc bởi 2 con sông Hàm Luông và Cổ Chiên, đất đai rất màu mỡ còn thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi Người dân ở đây chủ yếu là trồng cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng để tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình. Chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là nội trợ với 22,5%; công, nhân viên chiếm 16,67%; chiếm tỷ lệ 10,83% thuộc về ngành nghề kinh doanh buôn bán; công chức, viên chức chiếm 7,5% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là học sinh, sinh viên với 2,5%. 3.3.1.2 Về mục đích sử dụng vốn vay 34
  49. Biểu đồ 3.4 Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng 58.33% 60.00% 50.00% 40.00% Nông nghiệp 30.00% 25.83% Tiêu dùng đời sống Vay kinh doanh 20.00% Khác 10% 10.00% 5.84% 0.00% Nông Tiêu dùng Vay kinh Khác nghiệp đời sống doanh (Nguồn: khảo sát của tác giả) Qua kết quả khảo sát về mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng trong tổng số 120 khách hàng thì nhận thấy có 70 khách hàng sử dụng với mục đích là nông nghiệp chiếm 58,33%; 31 khách hàng sử dụng vốn với mục đích là tiêu dùng đời sống chiếm 25,83%; chiếm tỷ lệ với 10% tương ứng có 12 khách hàng sử dụng vốn để đầu tư vào kinh doanh và sử dụng vào mục đích khác là 7 người với tỷ lệ 5,84%. 3.3.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Bảng 3.8 Hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. Biến quan sát Hệ số tương quan Hệ số Cronbach Hệ số Cronbach biến tổng alpha nếu loại biến alpha Chính sách tín dụng CS1 0,472 0,483 CS2 0,256 0,632 0,615 CS3 0,529 0,440 CS4 0,340 0,592 35
  50. Cán bộ tín dụng CB1 0,550 0,490 CB2 0,537 0,492 0,641 CB3 0,667 0,391 CB4 0,075 0,827 Cơ sở vật chất VC1 0,402 0,784 VC2 0,587 0,689 VC3 0,607 0,676 0,755 VC4 0,672 0,626 Sản phẩn tín dụng SP1 0,500 0,781 SP2 0,673 0,693 SP3 0,568 0,750 0,787 SP4 0,650 0,710 Nhân tố từ phía khách hàng KH1 0,513 0,589 KH2 0,617 0,522 KH3 0,557 0,566 0,684 KH4 0,247 0,776 (Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp năm, 2016) Thang đo thành phần Chính sách tín dụng gồm 4 biến quan sát là CS1, CS2, CS3, CS4 có hệ số Cronbach alpha là 0,615. Hệ số tương quan biến tổng của biến CS2 là 0,256 nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép là 0,3. Khi loại biến CS2 thì hệ số Cronbach alpha tăng từ 0,615 lên 0,632. Vì vậy biến CS2 sẽ bị loại trong phân tích EFA tiếp theo. Thang đo thành phần Cán bộ tín dụng gồm 4 biến quan sát là CB1, CB2, CB3, CB4 có hệ số Cronbach alpha là 0,641. Hệ số tương quan biến tổng của biến CB4 là 36
  51. 0,075 nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép là 0,3. Khi loại biến CB4 thì hệ số Cronbach alpha tăng từ 0,641 lên 0,827. Vì vậy biến CB4 sẽ bị loại trong phân tích EFA tiếp theo. Thang đo thành phần Cơ sở vật chất gồm 4 biến quan sát là VC1, VC2, VC3, VC4 có hệ số Cronbach alpha là 0,755. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao. Nhỏ nhất là 0,402 (VC1). Nên các biến này sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Thang đo thành phần Sản phẩm tín dụng gồm 4 biến quan sát là SP1, SP2, SP3, SP4 có hệ số Cronbach alpha là 0,787. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao. Nhỏ nhất là 0,5 (SP1). Nên các biến này sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Thang đo thành phần Nhân tố từ phía khách hàng gồm 4 biến quan sát là KH1, KH2, KH3, KH4 có hệ số Cronbach alpha là 0,684. Hệ số tương quan biến tổng của biến KH4 là 0,247 nhỏ hơn tiêu chuẩn là 0,3. Khi loại biến KH4 thì hệ số Cronbach alpha tăng từ 0,684 lên 0,776. Vì vậy biến KH4 sẽ bị loại trong phân tích EFA tiếp theo. Bảng 3.9 Hệ số Cronbach alpha của thành phần thang đo hoạt động cho vay KHCN. Biến quan sát Hệ số tương quan Hệ số Cronbach Hệ số biến tổng alpha nếu loại biến Cronbach alpha Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân CV1 0,658 0,756 CV2 0,633 0,782 0,816 CV3 0,712 0,700 (Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp năm, 2016) Thang đo hoạt động cho vay KHCN gồm 3 biến quan sát là CV1, CV2, CV3 có hệ số Cronbach alpha là 0,816. Hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao. Nhỏ nhất là 0,633 (CV2). Nên các biến này sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. 3.3.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA). 37
  52. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN gồm 5 thành phần được đo lường bằng 20 biến quan sát. Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng Cronbach alpha loại 3 biến quan sát là CS2, CB4 và KH4, còn lại 17 biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần. Đặt giả thuyết: H0: Không có mối tương quan giữa các biến quan sát trong phạm vi tổng thể. H1: Có mối tương quan giữa các biến quan sát trong phạm vi tổng thể. Bảng 3.10 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) các biến độc lập Yếu tố cần đánh giá Giá trị chạy bằng So sánh Hệ số KMO 0,746 0,5 50% Giá trị eigenvalue 1,224 1,224 > 1 (Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp năm, 2016) Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy: Mức ý nghĩa = 0,000 1; 17 biến quan sát được nhóm lại thành 5 nhân tố (xem phụ lục 3). Tổng phương sai trích là 67,672% > 50% , điều này chứng tỏ 67,672% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 5 nhân tố được tạo ra. => Như vậy sau khi tiến hành thực hiện phân tích nhân tố, 17 biến quan sát được gom thành 5 nhân tố. Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm cho 5 nhân tố được thể hiện như sau: 38
  53. Bảng 3.11 Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm cho các nhân tố Nhân Biến quan Chỉ tiêu Tên nhóm tố sát CS1 Thủ tục vay vốn đơn giản CS3 Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu của khách X1 hàng Chính sách tín dụng CS4 Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh CB1 CBTD có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao CB2 Phong cách phục vụ của CBTD chuyên nghiệp X2 Cán bộ tín dụng CB3 CBTD có thái độ lịch sự, nhã nhặn với khách hàng VC1 Vị trí ngân hàng và các phòng ban thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng VC2 Hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại X3 VC3 Không gian giao dịch thoải mái, tiện nghi Cơ sở vật chất VC4 Cơ sở vật chất ngân hàng khang trang, hiện đại SP1 Sản phẩm tín dụng phong phú, đa dạng SP2 Sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng Sản phẩn tín dụng SP3 Sản phẩm tín dụng có tính cạnh tranh so với các X4 sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác SP4 Sản phẩm tín dụng ngày càng phát triển KH1 Khách hàng chưa từng gia hạn nợ cho khoản vay tại ngân hàng Nhân tố từ phía X5 KH2 Khách hàng chưa từng có lịch sử nợ quá hạn khách hàng KH3 Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả (Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp năm, 2016) 39
  54. Thang đo hoạt động cho vay KHCN: Thang đo hoạt động cho vay KHCN gồm 3 biến quan sát. Sau khi đạt độ tin cậy khi kiểm tra bằng Cronbach alpha. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định lại mức độ hội tụ của các biến quan sát. Bảng 3.12 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của biến phụ thuộc Yếu tố cần đánh giá Giá trị chạy bằng So sánh Hệ số KMO 0,706 0,5 50% Giá trị eigenvalue 2,193 2,193 > 1 (Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp năm, 2016) Phân tích nhân tố khám phá tiếp theo cho thấy hệ số KMO bằng 0,706 thỏa điều kiện, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế; Kiểm định Bartlett có Sig bằng 0,000; do đó các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện và 73,110% sự thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. 3.3.4 Phân tích tương quan Qua kết quả phân tích tương quan ta nhận thấy biến phụ thuộc Y có tương quan thuận với các biến X1, X2, X3, X4, X5 vì hệ số tương quan đều lớn hơn 0,3, biến tương quan mạnh nhất với biến Y là biến X4 (R = 0,604); biến tương quan yếu nhất là biến X1 (R = 0,349) (xem phụ lục 4). Với giá trị sig bằng 0,000 < 0,05, có thể khẳng định rằng giá trị này đủ điều kiện để tiến hành chạy các bước phân tích hồi quy tiếp theo (xem phụ lục 4). 3.3.5 Kết quả phân tích hồi quy đa biến. Phương trình hồi quy tuyến tính bội có dạng: Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 Với: Y: Hoạt động cho vay KHCN. 40
  55. X1 : Chính sách tín dụng. X2 : Cán bộ tín dụng. X3 : Cơ sở vật chất. X4 : Sản phẩm tín dụng. X5 : Nhân tố từ phía khách hàng. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình: Sau khi chạy hồi quy tuyến tính bội với phương pháp đưa vào một lượt (Enter), ta có hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) = 0,571 điều này có nghĩa là 57,1% sự biến thiên của hoạt động cho vay KHCN là do các nhân tố độc lập trong mô hình tác động vào. (xem phụ lục 5). Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: Qua kết quả phân tích, trị thống kê F được tính từ giá trị R square của mô hình với mức ý nghĩa quan sát rất nhỏ = 0,000 ( < 0,05) cho thấy kiểm định F có ý nghĩa thống kê, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. (xem phụ lục 5). Hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 10, do đó không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (bảng 3.6). Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình: Bảng 3.13 Hệ số hồi quy trong mô hình Biến độc lập Hệ số beta Mức ý nghĩa VIF X1 0,151 0,021 1,158 X2 0,194 0,007 1,409 X3 0,089 0,216 1,435 X4 0,393 0,000 1,412 X5 0,350 0,000 1,044 (Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp năm, 2016) Thông qua các kiểm định trên, theo đó có 4 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chợ Lách là “chính sách tín dụng”, “cán bộ tín dụng”, 41
  56. “sản phẩm tín dụng”, “nhân tố từ phía khách hàng” được thể hiện theo phương trình hồi quy tuyến tính sau: Y = -0,932 + 0,151 X1 + 0,194 X2 + 0,393 X4 + 0,350 X5 Khi yếu tố “chính sách tín dụng” tăng lên một đơn vị, các yếu tố còn lại không thay đổi thì hoạt động cho vay KHCN sẽ tăng lên 0,151 đơn vị. Khi yếu tố “cán bộ tín dụng” tăng lên một đơn vị, các yếu tố còn lại không thay đổi thì hoạt động cho vay KHCN sẽ tăng lên 0,194 đơn vị. Khi yếu tố “sản phẩm tín dụng” tăng lên một đơn vị, các yếu tố còn lại không thay đổi thì hoạt động cho vay KHCN sẽ tăng lên 0,393 đơn vị. Khi yếu tố “nhân tố từ phía khách hàng” tăng lên một đơn vị, các yếu tố còn lại không thay đổi thì hoạt động cho vay KHCN sẽ tăng lên 0,350 đơn vị. Qua kết quả giá trị hồi quy chuẩn hoá (Standardized Coefficients Beta) cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập với biến phụ thuộc. Giá trị beta cho biết mức độ ảnh hưởng giữa 4 biến độc lập và biến phụ thuộc. Cụ thể được thể hiện như sau: Bảng 3.14 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình hồi quy Nhân tố Giá trị tuyệt đối Chiếm tỷ lệ (%) Chính sách tín dụng 0,151 13,88% Cán bộ tín dụng 0,194 17,83% Sản phẩm tín dụng 0,393 36,12% Nhân tố từ phía khách hàng 0,350 32,17% Tổng số 1,088 100% (Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp năm, 2016) Nhìn vào bảng 3.7, hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ nhân tố “sản phẩm tín dụng” với hệ số beta là 0,393; thứ hai là nhân tố “nhân tố từ phía khách hàng” với hệ số beta là 0,350; thứ 3 là nhân tố “cán bộ tín dụng” với hệ số beta là 0,194 và chịu ảnh hưởng thấp nhất là nhân tố “chính sách tín dụng” với hệ số beta là 0,151. 42
  57. 3.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN hiện nay tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Trên cơ sở kết quả phân tích nhân tố trên, chúng ta tính giá trị bình quân cho các biến và đánh giá chúng theo mức ý nghĩa sau: 1,00 – 1,80: Hoàn toàn không đồng ý 1,81 – 2,60: Không đồng ý 2,61 – 3,40: Được 3,41 – 4,20: Đồng ý 4,20 – 5,00: Hoàn toàn đồng ý Bảng 3.15 Giá trị bình quân và mức ý nghĩa của các nhân tố Ý nghĩa về việc ảnh Nhân tố Điểm trung hưởng đến hoạt động bình cho vay KHCN Chính sách tín dụng 3,46 Đồng ý CS1 Thủ tục vay vốn đơn giản 3,44 Đồng ý Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu của CS3 3,46 Đồng ý khách hàng CS4 Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh 3,47 Đồng ý Cán bộ tín dụng 3,77 Đồng ý CBTD có trình độ nghiệp vụ chuyên CB1 3,81 Đồng ý môn cao Phong cách phục vụ của CBTD chuyên CB2 3,64 Đồng ý nghiệp CBTD có thái độ lịch sự, nhã nhặn với CB3 3,86 Đồng ý khách hàng Sản phẩm tín dụng 3,35 Được SP1 Sản phẩm tín dụng phong phú, đa dạng 3,39 Được 43
  58. Sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu SP2 3,40 Được của khách hàng Sản phẩm tín dụng có tính cạnh tranh so SP3 với các sản phẩm cùng loại của các ngân 3,23 Được hàng khác SP4 Sản phẩm tín dụng ngày càng phát triển 3,37 Được Nhân tố từ phía khách hàng 3,69 Đồng ý Khách hàng chưa từng gia hạn nợ cho KH1 3,44 Đồng ý khoản vay tại ngân hàng Khách hàng chưa từng có lịch sử nợ quá KH2 3,63 Đồng ý hạn KH3 Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả 4,01 Đồng ý (Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp năm, 2016) 3.4.1 Kết quả đạt được. Qua kết quả tính toán được ở bảng 3.8, ta có thể nhận thấy trong 4 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Chợ Lách thì có đến 3 nhân tố được khách hàng đánh giá ở mức “đồng ý”. Đó chính là “chính sách tín dụng”, “cán bộ tín dụng” và “nhân tố từ phía khách hàng”. Đối với nhân tố “chính sách tín dụng” thì bao gồm liên quan đến thủ tục vay vốn đơn giản (3,44), hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu của khách hàng (3,46), thời gian xét duyệt khoản vay nhanh (3,47) . Với số điểm trung bình đều ở mức “đồng ý” cho thấy ngân hàng đã thực hiện rất tốt đối với những yếu tố liên quan đến nhân tố “chính sách tín dụng”. Tuy nhân tố “chính sách tín dụng” có mức độ ảnh hưởng đối với hoạt động cho vay KHCN là thấp nhất với 13,88%, song nếu không thực hiện tốt cũng sẽ ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động cho vay KHCN. Ví dụ như, nếu hạn mức cho vay không đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay thời gian xét duyệt quá lâu sẽ làm cho khách hàng không được hài lòng và họ sẽ chuyển sang giao dịch với các ngân hàng khác vì các ngân hàng đó sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ. Đối với nhân tố “cán bộ tín dụng” với số điểm trung bình là 3,77 điều này cho thấy khách hàng cũng rất hài lòng về cán bộ tín dụng của ngân hàng. Với một đội ngũ 44
  59. cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, phong cách phục vụ chuyên nghiệp và đặc biệt là thái độ phục vụ lịch sự, nhã nhặn đã tạo được thiện cảm nơi khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh khá khốc liệt giữa các ngân hàng như hiện nay thì ngân hàng cần phải có đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi và thân thiện vì đây chính là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng trong quá trình vay vốn, sự sẵn sàng giúp đỡ và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng sẽ mang lại cho khách hàng cảm giác nhiệt tình, thân thiện với ngân hàng. Cuối cùng là “nhân tố từ phía khách hàng” cũng với số điểm trung bình khá cao 3,69 đạt mức độ là “đồng ý”. Trong hoạt động tín dụng không chỉ đòi hỏi một phía từ ngân hàng mà cũng cần sự hợp tác của khách hàng vay vốn. Có 2 loại sai lầm trong hoạt động tín dụng đó là cho vay một dự án tồi và từ chối một dự án tốt. Trong 2 loại sai lầm đó thì sai lầm cho vay một dự án tồi có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với từ chối một dự án tốt. Bởi vì, nếu từ chối một dự án tốt cũng không ảnh hưởng nhiều đến ngân hàng. Nhưng khi đã cho vay một dự án tồi sẽ làm tăng nợ quá hạn hoặc nợ xấu của ngân hàng lên, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Về mặt này, thì ngân hàng Agribank Chi nhánh Chợ Lách đã thực hiện rất tốt, khâu thẩm định khách hàng vay vốn rất cẩn thận cả trước, trong và sau khi cho vay. Nhờ vậy, ngân hàng Agribank Chi nhánh Chợ Lách đã hạn chế được phần nào sai lầm là cho vay một dự án tồi. Bên cạnh đó, cũng phải nói đến việc khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả, sự hợp tác và ý thức trả nợ của khách hàng rất tốt. Điều này có thể thấy được qua số điểm trung bình là 4,01 một số điểm rất cao với yếu tố khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả. 3.4.2 Những mặt còn hạn chế. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngân hàng Agribank Chi nhánh Chợ Lách cũng còn tồn tại mặt hạn chế đó về sản phẩm tín dụng. Trong 4 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN thì nhân tố “sản phẩm tín dụng” chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,12%. Song với số điểm trung bình là 3,35 chỉ đạt mức ý nghĩa “được” theo ý kiến đánh giá của khách hàng thì Agribank Chi nhánh Chợ Lách cần phải nổ lực, phát triển sản phẩm hơn nữa mới có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. Căn cứ vào mô hình, ta thấy yếu tố SP1 là “Sản phẩm tín dụng phong phú, đa dạng”, SP2 là “Sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng”, SP3 là “Sản phẩm tín dụng có tính cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác” và cuối cùng là SP4 “Sản phẩm tín dụng ngày càng phát triển” chỉ đạt số điểm trung bình lần lượt là 3,39; 3,40; 3,23; 3,37 với mức ý nghĩa “được”. Do đó, Agribank Chi nhánh Chợ Lách cần tập 45
  60. trung xây dựng chiến lược kinh doanh cho các sản phẩm cho vay cá nhân vì đây được coi là một trong những sản phẩm chủ lực của ngân hàng. Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp cho Agribank Chi nhánh Chợ Lách có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác để trở thành ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp sản phẩm này. 46
  61. Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LÁCH 4.1 Những thuận lợi và khó khăn 4.1.1 Thuận lợi và cơ hội Qua 3 năm (2013 -2015), chi nhánh đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu đề ra và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng, biểu hiện cụ thể: - Tổng vốn huy động tại Agribank Chợ Lách không ngừng tăng trưởng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn. - Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm. - Công tác quản lý và kiểm soát tình hình nợ xấu ngày càng được chú trọng cụ thể tình hình nợ xấu giảm qua các năm. - Đảm bảo kênh cung cấp vốn kịp thời và hiệu quả cho các cá nhân, hộ gia đình trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. - Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao cả về trình độ chuyên môn lẫn phong cách, thái độ phục vụ. 4.1.2 Khó khăn và thách thức Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: - Các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN còn hạn chế, qua kết quả khảo sát “sản phẩm tín dụng” chỉ đạt mức “được”, chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. - Bên cạnh đó, phải nói đến công tác quảng bá sản phẩm đến với khách hàng vẫn chưa thật sự nổi bật và rộng rãi. Do khách hàng thiếu thông tin và chưa nắm bắt đầy đủ, kịp thời những dòng sản phẩm của ngân hàng nên việc khách hàng tìm đến ngân hàng để vay vốn vẫn còn hạn chế. Song song đó là hoạt động cho vay KHCN còn mang tính bị động, ngân hàng chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng. 47
  62. - Trình độ người dân còn thấp, kiến thức còn hạn hẹp trong lĩnh vực tín dụng, việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn còn ít nhiều băn khoăn chưa biết. - Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ tuy có dấu hiệu khả quan là giảm liên tục qua các năm và đạt 1,71% trong năm 2015. Song với tỷ lệ này vẫn chưa an toàn cho ngân hàng. 4.2 Giải pháp 4.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng Ngoài ba sản phẩm chủ lực là cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay SXKD và cho vay tiêu dùng, Agribank Chợ Lách có thể xây dựng chiến lược và đẩy mạnh khai thác một số sản phẩm tiềm năng khác. Trong điều kiện hội nhập như hiện nay và mức sống người dân càng tăng cao, thì nhu cầu về học vấn, sức khỏe cũng như tinh thần cũng cao hơn. Ngân hàng có thể cho vay theo hình thức: - Cho vay hỗ trợ du học: ngày nay với sự phát triển của xã hội, khoa học kỹ thuật, thì bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có nguồn nhân lực tốt, giàu kinh nghiệm, nên việc trau dồi dồi thêm kiến thức là điều tất yếu. Và tâm lý của những bậc cha mẹ cũng vậy, mong muốn con em mình có điều kiện được học hành tốt nhất. Vì thế, du học là một lựa chọn ưu tiên. Nên việc cho vay đối với hình thức này là một hướng đi khả quan và có tiềm năng. Gói sản phẩm này sẽ cung cấp nguồn tài chính để du học sinh, học viên có nhu cầu tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngoài hoặc chương trình đào tạo tại Việt Nam có liên kết với nước ngoài. - Dịch vụ hỗ trợ tài chính: với hình thức này, ngân hàng sẽ cấp vốn cho khách hàng để hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ xét cấp visa để đi du lịch, du học, khám chữa bệnh ở nước ngoài cho chính người vay hoặc người thân. - Cho vay hỗ trợ tiểu thương: với điều kiện địa lý thuận lợi, Agribank Chợ Lách nằm tại trung tâm Thị Trấn Chợ Lách nên hoạt động cho vay này sẽ rất thuận lợi, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh cho các tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ trên địa bàn. 4.2.2 Đẩy mạnh hoạt động Marketing Chi nhánh nên dành ra nguồn lực để tiến hành nghiên cứu thị trường và tâm lý khách hàng, thường xuyên quảng bá thương hiệu của ngân hàng thông qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, internet, báo chí ,thường xuyên quảng bá các sản 48
  63. phẩm tín dụng cá nhân bằng nhiều hình thức như phát hành các tờ bướm quảng cáo, đăng trên các trang báo, tạp chí Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nên thường xuyên tham gia tài trợ cho các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động từ thiện ; phối hợp với các địa phương, khu dân cư để quảng bá các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng. Mục đích của các hoạt động này giúp cho khách hàng tiếp cận dễ dàng với hình ảnh của ngân hàng và quan trọng hơn là các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng. 4.2.3 Xây dựng bộ phận chuyên trách Đa số người dân ở đây đều là nông dân nên trình độ dân trí còn thấp, kiến thức còn hạn hẹp trong lĩnh vực tín dụng vì thế để hỗ trợ cho khách hàng, ngân hàng cần lập hẳn một bộ phận tư vấn nắm vững các nghiệp vụ chuyên môn giúp giải đáp các thắc mắc của khách hàng về những thủ tục, quy trình cũng như những tình huống còn vướng mắc, từ đó giúp cho cán bộ tín dụng cũng như giao dịch viên và kế toán có thể giảm bớt được khối lượng công việc, cũng như quy trình vay vốn, giải ngân, được rút ngắn. 4.2.4 Tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn Cán bộ tín dụng cần chủ động đôn đốc khách hàng trả nợ, gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng, gia hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh nhằm giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn tài chính, điều chỉnh kịp thời và linh hoạt lãi suất cho vay để các cá nhân có thể tiếp cận nguồn vốn hợp lý của ngân hàng. 4.2.5 Đẩy mạnh công tác huy động vốn Muốn hoạt động tín dụng được diễn ra thuận lợi đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có một lượng vốn đảm bảo để cung ứng cho khách hàng. Chính vì vậy, Agribank Chợ Lách cần phải có chính sách huy động vốn hợp lý, vừa có tính cạnh tranh, vừa mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, đồng thời cũng giúp ngân hàng có được nguồn vốn đủ mạnh để giải quyết vấn đề “đầu ra” trong việc giải ngân tín dụng cho khách hàng vay vốn. Trong 3 năm gần đây, công tác huy động vốn của chi nhánh đã được thực hiện rất tốt, nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm, từ đó giúp ngân hàng đảm bảo được “đầu ra” trong việc giải ngân, giúp ngân hàng giảm chi phí từ việc nguồn vốn điều chuyển giảm xuống. Vì thế, ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát triển công tác huy động vốn. Một số biện pháp giúp ngân hàng thu hút được nguồn vốn hiệu quả như: 49
  64. - Tiếp tục tăng cường và mở rộng nguồn vốn huy động trung và dài hạn để đảm bảo nguồn vốn linh động hỗ trợ cho dịch vụ tín dụng. Tăng cường tiếp cận, chiêu thị trực tiếp đối tượng có thu nhập cao; liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn huyện để hỗ trợ cung cấp sản phẩm cho các cán bộ, công nhân viên. - Có các chương trình tri ân, tặng quà đối với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, có quan hệ thường xuyên với ngân hàng trong những dịp lễ tết; đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng như tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng, rút thăm may mắn, bổ sung thêm các tiện ích phụ cho sản phẩm, cùng các hình thức huy động vốn đa dạng: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm học đường, tài khoản ngắn hạn, tiết kiệm dài hạn. 50
  65. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết quả chính của nghiên cứu Kết quả chính của bài nghiên cứu này là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. Kết quả là có tất cả 4 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. Bao gồm “sản phẩm tín dụng” “cán bộ tín dụng” “chính sách tín dụng” và “Nhân tố từ phía khách hàng”. Kết hợp với phân tích các chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình cho vay KHCN tại chi nhánh. Qua đó, thấy được tình hình cho vay KHCN rất tốt, thông qua chỉ tiêu doanh số cho vay cũng như doanh số dư nợ đều tăng qua các năm. Đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ ở mức thấp và có xu hướng giảm. Điểm nổi bật ở ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ chỉ ở mức dưới 1% và giảm qua 3 năm (2013 – 2015). Từ kết quả nghiên cứu tác giả sẽ tìm ra những mặt mạnh và mặt còn hạn chế của ngân hàng từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục những mặt còn tồn tại. 5.2 Các kiến nghị Nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong các năm qua đạt kết quả khả quan, tình trạng cho vay và thu hồi nợ có những bước tiến triển đáng kể. Tuy nhiên, đơn vị vẫn còn một số khó khăn, vướn mắt ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Đề tài xin có một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay đối với KHCN như sau. 5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo kiểm tra về việc thực hiện lãi suất đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn yêu cầu thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. 5.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Thủ tục vay vốn đối với khoản vay trên 50 triệu đồng còn phức tạp vì nhìn chung đa số người dân ở đây nghề nghiệp chính là làm nông, chăn nuôi, sản xuất cây con giống, trình độ dân trí trong huyện còn thấp, có thể xem xét để đơn giản hóa các giấy tờ trong hồ sơ vay vốn nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lệ nhằm tạo sự thỏa mãn nhu cầu của người vay. 5.2.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Chợ Lách 51
  66. Hiện nay tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng cần phải được xem xét. Một số cán bộ phải phụ trách xã gồm một địa bàn rộng lớn với rất nhiều hộ nên gây khó khăn cho việc kiểm tra và tìm hiểu khách hàng làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị phát triển chưa cao. Do đó cần tăng cường cán bộ tín dụng để việc quản lý món vay có chất lượng hơn. Giữ vững khách hàng truyền thống và không ngừng mở rộng khách hàng mới, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, phát triển kinh doanh dịch vụ để thực hiện mục tiêu kinh doanh và có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, đưa hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển. 5.3 Các hạn chế và đề xuất nghiên cứu tiếp theo Mặc dù có nhiều cố gắng, Song vì hạn chế về thời gian cũng như năng lực thực hiện nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung ở chi nhánh chính chứ chưa đánh giá được chất lượng tín dụng của các phòng giao dịch trực thuộc của Agribank Chợ Lách. Phạm vi ứng dụng và mức độ ảnh hưởng của đề tài sẽ cao hơn nếu được nghiên cứu tại nhiều địa điểm khác nhau. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và những người quan tâm đến để đề tài được hoàn thiện hơn. 52
  67. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Minh Kiều. 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống kê. 2. Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam, 3. Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Lách qua ba năm (2013-2015). 4. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015. 5. Nguyễn Ngọc Bảo Trinh. 2015. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – chi nhánh Trảng Bom và giải pháp thực hiện. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh. Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Chung Mạnh Tường Vi. 2012. Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay hộ nông dân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Lách. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Tài chính Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.
  68. PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LÁCH Xin chào anh/chị, tôi là Trần Thị Thanh Thảo, sinh viên khoa Kế toán- Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Tây Đô. Hiện tại tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ để phục vụ cho đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Chợ Lách”, rất mong anh/chị giúp đỡ tôi hoàn thành các câu hỏi dưới đây. Việc điều tra của tôi không nhằm mục đích thương mại và mọi thông tin của các anh/chị sẽ được giữ kín. Xin chân thành cảm ơn! Phần 1: Phần sàng lọc Q1: Anh/chị đã từng sử dụng dịch vụ nào tại Agribank Chợ Lách chưa? Có 1 Tiếp tục phỏng vấn Không 2 Ngưng phỏng vấn Q2: Anh/chị đã từng sử dụng sản phẩm dịch vụ nào dưới đây của Agribank Chợ Lách chưa? Sản phẩm tín dụng 1 Tiếp tục phỏng vấn Sản phẩm tiền gửi 2 Sản phẩm thẻ 3 Ngưng phỏng vấn Sản phẩm khác 4 Q3: Sản phẩm tín dụng của anh/chị thuộc nhóm khách hàng nào dưới đây? Khách hàng cá nhân 1 Tiếp tục phỏng vấn Khách hàng doanh nghiệp 2 Ngưng phỏng vấn
  69. Phần 2: Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chợ Lách Xin anh/chị cho biết mức độ đánh giá của mình về các phát biểu sau đây liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chợ Lách theo quy ước sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Được (4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý Anh/ chị vui lòng khoanh tròn vào ô số tương ứng bên dưới: 1 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG (CS) CS1 Thủ tục vay vốn đơn giản 1 2 3 4 5 Lãi suất cho vay thấp hơn so với các CS2 1 2 3 4 5 ngân hàng khác Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu của CS3 1 2 3 4 5 khách hàng CS4 Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh 1 2 3 4 5 2 CÁN BỘ TÍN DỤNG (CB) CBTD có trình độ nghiệp vụ chuyên CB1 1 2 3 4 5 môn cao Phong cách phục vụ của CBTD chuyên CB2 1 2 3 4 5 nghiệp CBTD có thái độ lịch sự, nhã nhặn với CB3 1 2 3 4 5 khách hàng CBTD thường xuyên theo dõi và đôn CB4 đốc khách hàng trả nợ vay 1 2 3 4 5 3 CƠ SỞ VẬT CHẤT (VC) Vị trí ngân hàng và các phòng ban thuận VC1 1 2 3 4 5 tiện cho việc giao dịch của khách hàng
  70. VC2 Hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại 1 2 3 4 5 Không gian giao dịch thoải mái, tiện VC3 1 2 3 4 5 nghi Cơ sở vật chất ngân hàng khang trang, VC4 1 2 3 4 5 hiện đại 4 SẢN PHẨM TÍN DỤNG (SP) SP1 Sản phẩm tín dụng phong phú, đa dạng 1 2 3 4 5 Sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu SP2 1 2 3 4 5 của khách hàng Sản phẩm tín dụng có tính cạnh tranh so SP3 với các sản phẩm cùng loại của các 1 2 3 4 5 ngân hàng khác Sản phẩm tín dụng ngày càng phát triển SP4 1 2 3 4 5 5 NHÂN TỐ TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG (KH) Khách hàng chưa từng gia hạn nợ KH1 1 2 3 4 5 cho khoản vay tại ngân hàng Khách hàng chưa từng có lịch sử nợ KH2 1 2 3 4 5 quá hạn Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu KH3 1 2 3 4 5 quả Khách hàng đã có quan hệ tín dụng KH4 1 2 3 4 5 với ngân hàng lâu năm 6 HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (CV) Khách hàng vẫn sẽ tiếp tục giao dịch CV1 1 2 3 4 5 lâu dài với ngân hàng Khách hàng hài lòng về hoạt động CV2 1 2 3 4 5 cho vay cá nhân của ngân hàng Khách hàng sẽ giới thiệu cho những CV3 người khác đến giao dịch tại ngân 1 2 3 4 5 hàng
  71. Phần 3: Thông tin cá nhân 1. Họ và tên của Anh (Chị): 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Tuổi: . 4. Nghề nghiệp của Anh (Chị) là gì? Công, nhân viên Nội trợ Công chức, viên chức Kinh doanh, buôn bán Học sinh, sinh viên Khác: 5. Vui lòng cho biết anh/chị vay theo mục đích sử dụng gì? Tiêu dùng đời sống Nông nghiệp Vay kinh doanh Khác 6. Ngày phỏng vấn: Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý Anh (Chị) Kính chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống!
  72. PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH ALPHA 1. Nhân tố “CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG” Lần 1 Reliability Statistics Cronbach's N of Items Alpha .615 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted CS1 10.25 1.735 .472 .483 CS2 10.37 2.285 .256 .632 CS3 10.23 1.710 .529 .440 CS4 10.23 1.857 .340 .592 Lần 2 Reliability Statistics Cronbach's N of Items Alpha .632 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted CS1 6.93 1.179 .470 .494 CS3 6.91 1.210 .483 .480 CS4 6.90 1.217 .378 .627
  73. 2. Nhân tố “CÁN BỘ TÍN DỤNG” Lần 1 Reliability Statistics Cronbach's N of Items Alpha .641 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted CB1 11.08 2.490 .550 .490 CB2 11.23 2.416 .537 .492 CB3 11.02 2.185 .667 .391 CB4 11.30 3.136 .075 .827 Lần 2 Reliability Statistics Cronbach's N of Items Alpha .827 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item Correlation Deleted CB1 7.50 1.664 .616 .826 CB2 7.66 1.454 .714 .731 CB3 7.44 1.425 .727 .717 3. Nhân tố “CƠ SỞ VẬT CHẤT” Reliability Statistics Cronbach's N of Items Alpha .755 4