Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế

pdf 119 trang thiennha21 25/04/2022 5281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_xa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN THỊ HUYỀN Khóa học: 2017 - 2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Huyền Th.S: Nguyễn Ngọc Thủy Ngành: Kiểm toán TrườngLớp: K51C – Ki Đạiểm toán học Kinh tế Huế Huế, tháng 01, năm 2021
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế” được thực hiện nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận liên quan đến phân tích báo cáo tài chính, phân tích các chỉ tiêu cụ thể phản ánh tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế. Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận xét về những ưu điểm, những hạn chế đang còn tồn tại trong công ty. Sau đó, đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và cải thiện tình hình tài chính của công ty trong tương lai. Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Nội dung chương này là hệ thống hóa cơ sở lí luận phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm hai nội dung chính. Một là, tổng quan về báo cáo tài chính và phân tích BCTC. Nội dung này giải thích về các khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tài liệu sử dụng và phương pháp phân tích BCTC. Hai là, nội dung của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích Báo cáo tài chính và phân tích nhóm các chỉ số tài chính. Chương 2: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế. Nội dung của chương này gồm ba phần chính. Phần đầu của chương tập trung vào giới thiệu tổng quan về đơn vị: lịch sử hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động, chức năng và nhiệm vụ, bộ máy quản lý, công tác kế toán tại công ty và tình hình lao động của công ty. Phần tiếp theo của chương là đi sâu phân tích báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn 2017 – 2019 bao gồm: phân tích bảng cân đối kế toán,Trường phân tích báo cáo k ếĐạit quả kinh họcdoanh và phânKinh tích báo cáotế lưu Huế chuyển tiền tệ). Phần cuối của chương tập trung phân tích nhóm chỉ số tài chính của công ty trong giai đoạn 2017 – 2019 bao gồm: phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán của nợ ngắn hạn, phân tích khả năng thanh toán của nợ dài hạn, chỉ số hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản, chỉ số về khả năng sinh lời và chỉ số thị trường.
  4. Chương 3: Giải pháp cải thiện tình trạng tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế Đưa ra những đánh giá về những điểm mạnh và điểm yếu tình hình tài chính của công ty. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết những hạn chế, khó khăn mà công ty đang đối mặt cũng như cải thiện và nâng cao tình hình tài chính của công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế trong những năm tới. Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Ngọc Thủy, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. – Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Kế toán Tài chính, Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình thực tập nghề nghiệp mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại công ty. – Em xin cảm ơn, kế toán công ty và các anh, chị trong phòng Kế toán Tài vụ tại công ty đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập, cũng như đóng góp kiến bổ ích cho em hoàn thành đợt thực tập của mình với kết quả như mong đợi. Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công trong công việc đến toàn thể quý Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Hu– ế và Toàn thể công, nhân viên TrườngCông ty Cổ phần Xây Đạidựng giao học thông Th ừKinha Thiên Hu ếtế. Huế Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!!!
  6. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii DANH MỤC SƠ ĐỒ v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu cả đề tài 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4 1.1. Tổng quan về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 4 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 4 1.1.1.1. Báo cáo tài chính 4 1.1.1.2. Phân tích báo cáo tài chính 4 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tài chính 4 1.1.2.1. Mục đích của việc phân tích tài chính 5 1.1.2.2. Ý nghĩa 5 1.1.3. Tài liệu sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 7 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán 7 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 8 1.1.3.Trường3. Báo cáo lưu chuy Đạiển tiền thọcệ Kinh tế Huế 8 1.1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 9 1.1.4. Các phương pháp phân tích Báo cáo tài chính 9 1.1.4.1. Phương pháp so sánh 9 1.1.4.2. Phương pháp loại trừ 10 1.1.4.3. Phương pháp phân tích 11 1.2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 11
  7. 1.2.1. Phân tích Báo cáo tài chính 11 1.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 11 1.2.1.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 14 1.2.1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 14 1.2.2. Phân tích nhóm các chỉ số tài chính 16 1.2.2.1. Phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán của nợ ngắn hạn 16 1.2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán của nợ dài hạn 18 1.2.2.3. Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 21 1.2.2.4. Chỉ số về khả năng sinh lời 25 1.2.2.5. Chỉ số về thị trường 27 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN – HUẾ 29 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế. .29 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 29 2.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 30 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 30 2.1.3.1. Chức năng 30 2.1.3.2. Nhiệm vụ 31 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lí 31 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí 32 2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty 33 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 34 2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy kế toán 34 2.1.5.2. Chức năng của từng bộ phận 35 2.1.5.3. Chế độ chính sách kế toán áp dụng tại công ty 36 2.1.6.Trường Tình hình lao động Đại của công tyhọc trong 3 nămKinh 2017-2019 tế Huế .37 2.2. Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế 40 2.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán 40 2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động các khoản mục Tài sản 40 2.2.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty 51 2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 61 2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 65
  8. 2.3. Phân tích nhóm chỉ số tài chính 72 2.3.1. Phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán của nợ ngắn hạn 72 2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của nợ dài hạn 77 2.3.3. Phân tích các chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 81 2.3.4. Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời 87 2.3.5. Phân tích các chỉ số thị trường 93 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ 97 3.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty 97 3.1.1. Những điểm mạnh về tình hình tài chính của công ty 97 3.1.1.1. Về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty 97 3.1.1.2. Về kết quả hoạt động kinh doanh 97 3.1.1.3. Về tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 98 3.1.2. Những điểm yếu về tình hình tài chính của công ty 98 3.1.2.1. Về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty 98 3.1.2.2. Về kết quả hoạt động kinh doanh 99 3.1.2.3 Về tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 99 3.1.2.4. Về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 99 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế 100 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103 1. Kết luận 103 2. Kiến nghị 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BĐS : Bất động sản BH : Bán hàng CCDV : Cung cấp dịch vụ CP : Cổ phiếu CPBH : Chi phí bán hàng CPTC : Chi phí tài chính EBIT : Lợi nhuận trước thuế và lãi vay GTGT : Giá trị gia tăng HĐTC : Hoạt động tài chính HĐKD : Hoạt động kinh doanh HĐQT : Hội đồng quản trị HTK : Hàng tồn kho LNST : Lợi nhuận sau thuế SXKD : Sản xuất kinh doanh TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản dài hạn VCSH : Vốn chủ sở hữu Trường Đại học Kinh tế Huế i
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 38 Bảng 2.2. Bảng cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 41 Bảng 2.3. Bảng biến động tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 45 Bảng 2.4. Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 52 Bảng 2.5. Bảng biến động nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 56 Bảng 2.7. Bảng lưu chuyển tiền tệ của Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 66 Bảng 2.8. Bảng tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 73 Bảng 2.9. Bảng chỉ số về khả năng thanh toán của nợ dài hạn của công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 78 Bảng 2.10. Bảng hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 82 Bảng 2.11. Bảng về chỉ số khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 88 Bảng 2.12. Bảng chỉ số thị trường của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 94 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ về tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 42 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu và biến động tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 47 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ tỷ trọng về nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 53 Biểu đồ 2.4. Biểu đồ cơ cấu và biến động tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 58 Biểu đồ 2.5. Biểu đồ biến động khả năng thanh toán tổng quát của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 74 Biểu đồ 2.6. Biểu đồ biến động số vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 84 Biểu đồ 2.7. Biểu đồ biến động số vòng quay các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 85 Biểu đồ 2.8 . Biểu đồ biến động tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 91 Năm 2017, tỷ suất sinh lời của tài sản của công ty là 0,44%. Điều này có nghĩa là công ty bỏ ra bình quân 100 đồng tài sản để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh 91 Biểu đồ 2.9. Biểu đồ biến động tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) của Công ty Cổ phTrườngần Xây dựng Giao thông Đại Thừa Thiênhọc Huế giai Kinh đoạn 2017 –tế2019 Huế 92 iii
  12. Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  13. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 32 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 34 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy 36 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  14. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận nhằm gia tăng giá trị của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh đơn lẻ một mình mà có quan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng, Các nhà đầu tư hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức độ rủi ro khi đầu tư vốn. Trong khi đó, các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Các cơ quan quản lý Nhà nước lại quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho các doanh nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhìn chung, các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên có liên quan đến doanh nghiệp đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán Để có câu trả lời cho các vấn đề nêu trên họ phải thực hiện việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thực tế công tác quản trị tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế nên em chọn đề tài “Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế” cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài - Khái quát một số lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trường- Phân tích báo cáo Đại tài chính chọcủa Công tyKinh Cổ phần Xây tế dựng GiaoHuế thông Thừa Thiên Huế, từ đó rút ra những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong tình hình tài chính ở Công ty. - Đề xuất được những giải pháp để góp phần hoàn thiện hoạt động tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế. 1
  15. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế là hệ thống chỉ tiêu tài chính phản ánh trên các báo cáo tài chính cùng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo tài chính với nhau. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế. Phạm vi thời gian: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế trong 3 năm 2017, 2018, 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu, bao gồm những tài liệu trong nước và ngoài nước nhằm xây dựng cơ sở lí luận chắc chắn, chính xác và phát triển hướng nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu, được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu từ các bảng Báo cáo tài chính của Công ty, các dữ liệu trên các trang thông tin điện tử, báo chí, tạp chí, Phương pháp so sánh số liệu: cần phân tích giữa các năm, thực hiện phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang. Trong đó, phân tích theo chiều ngang là so sánh cả về số tương đối và số tương đối trên cùng một hàng trên Báo cáo tài chính để thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu phân tích theo chiều dọc là xem xét tỉ tọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung để thấy được mức độ quanTrường trọng của từng ch ỉ Đạitiêu trong thọcổng thể. Kinh tế Huế 5. Kết cấu cả đề tài Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu 2
  16. Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp cải thiện tình trạng tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  17. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là các những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Thông qua báo cáo tài chính, những người sử dụng thông tin có thể đánh giá, phân tích và chuẩn đoán được thực trạng và an ninh tài chính, nắm bắt được kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh, dự báo được nhu cầu tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính mang tính bắt buộc, do Nhà nước quy định với mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm ngoài doanh nghiệp.1 1.1.1.2. Phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là quá trình phân chia, phân loại hệ thống chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo tài chính theo nhiều hướng khác nhau rồi sử dụng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu, tổng hợp nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho quản lý. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thông tin có thTrườngể đánh giá doanh nghi Đạiệp, tiềm nănghọc và hi ệuKinh quả kinh doanh tế c ũngHuế như dự đoán được nhu cầu tài chính cùng những rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu.2 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tài chính 1 Nguyễn Năng Phúc, “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính”, 2013. 2 Nguyễn Văn Công, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, 2010. 4
  18. 1.1.2.1. Mục đích của việc phân tích tài chính Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp Mỗi đối tượng sẽ quan tâm trên những góc độ khác nhau. Bởi vậy phân tích tài chính doanh nghiệp phải đạt được các mục đích sau: - Cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. - Cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. - Cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Tóm lại, phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp còn là căn cứ quan trọng để phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Ý nghĩa Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Trườnga. Đối với các chủ Đạidoanh nghi họcệp và các nhàKinh quản trị doanh tế nghi Huếệp Là người trực tiếp quản lí, điều hành doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như: tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp, Tuy nhiên, một doanh nghiệp chủ có thể thực hiện được các mục tiêu 5
  19. này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục tiêu cơ bản: kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục, rút cuộc sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động và đóng cửa. Như vậy, hơn ai hết, các nhà quản trị doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng. b. Đối với các nhà đầu tư Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn Vì vậy, họ cần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lí. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư. c. Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp Đối với ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh. Từ đó, so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Ngoài ra, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu, bỏi vì số VCSH này là khả năng bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu thông tin choTrường thấy người vay không Đại đảm bả ohọc chắc chắ n Kinhrằng khoản vaytế đó cóHuế thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn. Người cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay dài hạn. Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hóa và dịch vụ, họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay 6
  20. không. Cũng như các ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, nhóm người này cũng cần phải biết được khả năng thanh toán hiện tại và sắp tới của doanh nghiệp. d. Đối với nhân viên, người lao động trong công ty Người lao động có nhu cầu biết được thông tin cơ bản về tình hình công ty bởi vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm, đến công việc hiện tại và tương lai của họ. e. Các đối tượng khác Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ ngân hàng còn có nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đó là các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, các nhà phân tích tài chính, Những người này có nhu cầu thông tin cơ bản giống như các đối tượng nêu trên bởi vì nó liên quan đên quyền lợi, trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ. 1.1.3. Tài liệu sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính cần sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính. Hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các công ty, thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội bao đồm 4 biểu mẫu báo cáo sau đây: - Bảng cân đối kế toán – Mẫu số B01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu số B02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DN - Thuyết minh báo cáo tài chính – Mẫu số B09-DN Trường1.1.3.1. Bảng cân đĐạiối kế toán học Kinh tế Huế Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm theo giá trị ghi sổ của tài sản và nguồn hình thành tài sản. Nội dung của Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu 7
  21. được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như xử lí trên máy tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm3. Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lí. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần (có thể kết cấu theo kiểu hai bên hoặc một bên) là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”. Phần “Tài sản” phản ánh giá trị ghi sổ của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối năm kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế cúa các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất. Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối năm hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp – vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng ). Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một năm kế toán nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác4. Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần: Lãi lỗ, Tình hình thực hiện nghĩa vụ đốTrườngi với Nhà nước và thu Đạiế GTGT đư họcợc khấu tr ừKinh, miễn giảm. tế Huế 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3 Nguyễn Năng Phúc, “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính”, 2013. 4 Nguyễn Năng Phúc, “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính”, 2013. 8
  22. Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền phản ánh trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển, các khoản tiền gửi không kì hạn và các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền (kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi ) Doanh nghiệp được trình bày các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp5. 1.1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo tài chính được chính xác. 1.1.4. Các phương pháp phân tích Báo cáo tài chính 1.1.4.1. Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong Phân tích BCTC,Trường phương pháp so Đại sánh thư ờhọcng được s ửKinhdụng bằng cáchtế so Huếsánh ngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là phân tích dọc). So sánh ngang BCTC là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động về cả số tương tương đối và số tuyệt đối trên từng chỉ tiêu của từng BCTC; còn so sánh dọc là việc sử dụng các tỷ 5 Nguyễn Năng Phúc, “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính”, 2013. 9
  23. suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC và giữa các báo cáo để rút ra kết luận. Để áp dụng phương pháp so sánh, cần chú ý các vấn đề sau: - Điều kiện được so sánh của chỉ tiêu: Các chỉ tiêu sử dụng để so sánh phải thống nhất về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường. - Gốc so sánh: Thông thường, gốc so sánh được so sánh theo thời gian (thời kỳ, thời điểm) hoặc không gian hoặc cả thời gian và không gian tùy thuộc vào điều kiện và mục đích phân tích cụ thể. Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới dạng: - So sánh bằng số tuyệt đối: Số tuyệt đối dùng để phản ánh quy mô của các hiện tượng, sự vật, hoạt động Bởi vậy, khi so sánh bằng số tuyệt đối các nhà phân tích sẽ biết được quy mô biến động của chỉ tiêu phân tích. Nói cách khác, so sánh bằng số tuyệt đối sẽ cung cấp thông tin về mức độ biến động (tăng hay giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. - So sánh bằng số tương đối: So sánh tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu. Do vậy, so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được mức độ phổ biến, tốc độ tăng trưởng, xu hướng và nhịp điệu biến động của các chỉ tiêu. 1.1.4.2. Phương pháp loại trừ Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, nhà phân tích phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Đặc trưng nổi bật của phươngTrường pháp loại trừ là Đạiluôn đặt đốhọci tượng nghiên Kinh cứu vào cáctế trư ờHuếng hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu. Trong thực tế, phương pháp loại trừ được biểu hiện dưới hai dạng khác nhau là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch. - Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó 10
  24. đến chỉ tiêu nghiên cứu. Các nhân tốc chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ gốc. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số trước khi thay thế nhân tố. Mức chênh lệch về trị số nghiên cứu trước và sau khi thay thế nhân tố chính là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động của chỉ tiêu. - Phương pháp số chênh lệch: Để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố để xác định. 1.1.4.3. Phương pháp phân tích Phân tích theo chiều ngang Mức chênh lệch = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc Tỷ lệ chênh lệch = ứ ê ệ ỉ ê ỳ ố Phân tích theo chiều ngang được sử dụng bằng cách tính ×số100tiền chênh lệch năm này so với năm trước. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô số trước đó. Phân tích theo chiều dọc Tỷ lệ = ỉ ê ộ ậ ỉ ê ổ ể Phương pháp phân tích theo chiều dọc được sử dụ ng× 100để tính ra tỷ lệ phần trăm cho thấy được cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, tầm quan trọng của một chỉ tiêu bộ phận so với cởi tiêu tổng thể và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọTrườngng trong kết cấu của mĐạiột năm so học với năm ti ếKinhp theo. tế Huế 1.2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Phân tích Báo cáo tài chính 1.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán a. Phân tích cơ cấu và sự biến động của các khoản mục tài sản 11
  25. Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau, tuy nhiên xét theo tính chất và thời gian luân chuyển, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp theo công thức: Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản Giá trị của từng bộ phận tài sản = × 100% Tổng số tài sản Tiếp theo, căn cứ vào tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản, các nhà phân tích sẽ đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản cũng như xu hướng biến động của cơ cấu tài sản. Việc đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách so sánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản vừa tính ra với tỷ trọng bình quân của từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh cũng như so sánh biến động tỷ trọng của từng bộ phận tài sản để biết được nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động về cơ cấu tài sản. Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích với kỳ gốc mặc dù cho phép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình sử dụng (phân bổ) vốn nhưng không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biTrườngến động giữa kỳ phân Đại tích với khọcỳ gốc (cả vKinhề số tương đốtếi và sHuếố tuyệt đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản. Đồng thời, xem xét xu hướng biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Mức chênh lệch giá trị của khoản mục = Giá trị khoản mục kỳ phân tích – Giá trị 12
  26. khoản mục kỳ gốc Sự biến động của khoản mục Mức chênh lệch giá trị của khoản mục = × 100% Giá trị khoản mục kỳ gốc b. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn hay nguồn hình thành vốn, nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn khác nhau, trong đó có thể quy về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn theo công thức: Tỷ trọng của từng bộ phận ngu n v n chi m trong t ng ồ ố ế ổ Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn = × 100% số nguồn vốn Tổng số nguồn vốn Tiếp theo, căn cứ vào tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn để đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn. Để thấy được tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn huy động cũng như an ninh tài chính của doanh nghiệp trong việc huy động nguồn vốn, các nhà phân tích tiến hành so sánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn vừa tính ra với tỷ trọng bình quân của từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh cũng như so sánh sự biến động tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn theo thời gian. Đồng thời với việc so sánh về tỷ trọng, các nhà phân tích cònTrường xem xét cả tình hình Đại biến độ nghọc cả về số tươngKinh đối và stếố tuy ệtHuế đối của từng bộ phận nguồn vốn để biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn. Mức chênh lệch giá trị = Giá trị khoản mục kỳ phân tích – Giá trị khoản mục kỳ của khoản mục gốc 13
  27. Sự biến động của khoản mục Mức chênh lệch giá trị của khoản mục = × 100% 1.2.1.2. Phân tích báo cáo kết quGiáả kinh trị khodoanhản mục kỳ gốc Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những phần quan trọng trong việc phân tích báo cáo tài chính. Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, người phân tích có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong cồn việc kinh doanh và tìm hiểu những vấn đề có thể đang tồn tại trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả từ việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có tác động lớn tới các quyết định của những đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong tương lai. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi đó cho biết sự tác động của các chỉ tiêu và nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận tích về mặt định hướng. Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chủ yếu sự dụng phương pháp so sánh: So sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ gốc ở tất cả các chỉ tiêu chỉ yếu của báo cáo kết quả kinh doanh. Từ đó, có thể đánh giá được xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu. Mức tăng giảm của chỉ tiêu = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc Tỷ lệ tăng giảm c a ch tiêu ủ ỉ Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc = × 100% Chỉ tiêu kỳ gốc 1.2.1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ TrườngLưu chuyển tiền tệĐạilà quá trình học mà dòng Kinh tiền và tương tế đương Huế tiền của doanh nghiệp được tạo ra (dòng tiền vào) và được sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp (doanh nghiệp ra). Thông qua lưu chuyển tiền tệ, các nhà quản lý có thể đánh giá được các thay đổi trong tài sản thuần, trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng như khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng tạo ra các luồng tiền từ hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành. Cũng thông qua 14
  28. quá trình lưu chuyển tiền tệ, các nhà quản lý có thể xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy các luồng tiền tương lai: thẩm định lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả trong quá trình hoạt động kinh doanh. Phân tích lưu chuyển tiền tệ thông qua các nghiệp vụ thu, chi khi tiến hành hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Để phân tích lưu chuyển tiền tệ, tiếp tục sử dụng phương pháp so sánh: So sánh theo chiều ngang: Đây là phương pháp so sánh bằng cách tính toán mức biến động và tỉ lệ biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của kỳ phân tích so với kỳ gốc. So sánh theo chiều dọc: Đây là phương pháp tính toán tỷ lệ phần trăm của các chỉ tiêu bộ phận so với tổng thể để phản ánh mối quan hệ của chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng. Khi phân tích lưu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động, trước tiên người phân tích tiến hành việc so sánh lượng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động cả về số tương đối và số tuyệt đối để xác định sự biến động lượng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động. Lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động = Tổng số tiền thu vào của từng hoạt động – Tổng số tiền chi ra của từng hoạt động Tỷ trọng dòng tiền ra của từng hoạt động ò ề ủ ừ ạ độ Tỷ trọng dòng tiền vào của = ổ ò ề t ng ho ng ừ ạt độ Dòng tiền vào của từng hoạt động Trường Đại học = Kinh tế Huế Sau đó, xác định mức độ ảnh hưởng của dòng Ttiổềnng thu dòng vào ti vàền dòng vào tiền chi ra đối với lưu chuyển tiền thuần trong kỳ hoạt động theo công thức: Lưu chuyển tiền tệ trong kỳ = Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tài chính 15
  29. Nếu như lưu chuyển thuần trong kỳ có giá trị dương chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu như lưu chuyển thuần trong kỳ có giá trị âm thì doanh nghiệp không thể huy động được các nguồn tiền bên ngoài hoặc huy động không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp. 1.2.2. Phân tích nhóm các chỉ số tài chính 1.2.2.1. Phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán của nợ ngắn hạn a. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” (hay “Hệ số khả năng thanh toán chung”) là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Về mặt lý thuyết, nếu trị số chỉ tiêu này của doanh nghiệp luôn ≥1, doanh nghiệp được đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này 1, doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát ổ ố à ả b. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = ổ ố ợ ả ả “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn” là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vốn 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh. Về mắt lý thuyết, nếu trị số của chỉ tiêu này ≥1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toánTrường các khoản nợ ngắ nĐạihạn và tình học hình tài chínhKinh là bình tếthường Huế hoặc khả quan. Ngược lại, nếu “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn” 1, doanh nghiệp không đảm bảo đáo ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. 16
  30. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn à ả ắ ạ c. Hệ số khả năng thanh toán nhanh= ổ ố ợ ắ ạ “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”: Chỉ tiêu này cho biết: với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không? Chỉ tiêu này được tính như sau: Hệ số khả năng thanh toán nhanh à ả ắ ạ á ị à ồ = ổ ố ợ ắ ạ Về mặt lý thuyết, khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” ≥1, doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu 1, doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. d. Hệ số khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chỉ cho biết mức độ thanh toán nhanh hơn mức độ bình thường mà chưa đủ cơ sở để khả năng doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn hay không. Vì thế, các nhà phân tích lại tiếp tục xem xét chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” (hay “Hệ số khả năng thanh toán tức ngay”), hệ số này cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: Hệ số khả năng thanh toán tức thời ề à ươ đươ ề Trườnge. Hệ số khả năng thanhĐại toán họccủa tài= sả n Kinhngổ ắn hốạ nợ ắtế ạ Huế “Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn” (còn gọi là “Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn”) là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Do tài sản ngắn hạn được sử dụng để thanh toán nợ ngắn hạn nói chung nên khả năng chuyển 17
  31. đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn càng cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao. Hệ số khả năng thanh toán của TSNH ề à ươ đươ ề f. Chất lượng của tài sản ngắn hạn = à ả ắ ạ Chất lượng của tài sản ngắn hạn cho biết cứ trong 1 đồng TSNH, có bao nhiêu đồng là hàng tồn kho. Chất lượng của tài sản ngắn hạn à ồ = à ả ắ ạ Chỉ số này càng thấp cho thấy lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp càng thấp và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên duy trì hệ số này ở mức quá thấp mà nên ở mức vừa phải để đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp. g. Số lần hoàn trả lãi vay ngắn hạn Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, đem lại một khoản lợi nhuận bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không và mức độ sẵn sàng trả lãi vay của công ty ra sao. Chỉ số này ≥ 1 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay. Ngược lại, nếu chỉ số này 1 thì cho thấy doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng chi trả lãi vay của mình, hoặc doanh nghiệp làm ăn kém, lợi nhuận tạo ra không đủ để trả lãi vay. Hệ số này càng cao thì càng thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay của đơn vị càng tốt. Tuy nhiên, hệ số này quá cao so với 1 cũng không tốt, bởi điều này có thể do lợi nhuận trước thuế quá lớn hoặc chi phíTrường lãi vay của doanh nghi Đạiệp quá nhhọcỏ. Kinh tế Huế Số lần hoàn trả lãi vay ngắn hạn = í ã 1.2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán của nợ dài hạn a. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu 18
  32. Chỉ tiêu “Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu” cho biết cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ một đồng tài sản tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng mấy đồng tài trợ bằng nợ phải trả. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu ợ ả ả = ố ủ ở ữ Chỉ số này càng cao thì càng cho thấy công ty dựa vào các khoản nợ để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hơn là dựa vào nguồn vốn doanh nghiệp. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho công ty gặp phải khó khăn trong vấn đề trả nợ, thậm chí dẫn đến phá sản. Ngược lại, nếu chỉ số này nhỏ chứng tỏ công ty độc lập về tài chính, ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ. b. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát” cho biết khả năng với số tài sản dài hạn hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải nợ dài hạn hay không? Trị số của chỉ tiêu càng cao, khả năng đảm bảo thanh toán nợ dài hạn càng cao. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu càng thấp thì khả năng thanh toán nợ dài hạn càng thấp. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát ổ á ị à ả à ạ = ổ ợ à ạ c. Hệ số nợ so với tài sản “Hệ số nợ so với tài sản” là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết: trong 1 đồng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp được tài trợ từ nợ phải trả là bao nhiêu. Trị số của tàiTrườngsản Hệ số nợ so với tàiĐại sản càng học cao càng chKinhứng tỏ mức đtếộ ph ụHuếthuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp. Do vậy, doanh nghiệp càng có ít cơ hội và khả năng để tiếp nhận các khoản vay do các nhà đầu tư tín dụng không mấy mặn mà với các doanh nghiệp có hệ số nợ so với tài sản cao. 19
  33. Hệ số nợ so với tài sản ợ ả ả = ổ à ả Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số nợ so với tài sản” bằng 1 chứng tỏ toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn đi chiếm dụng. Khi trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì tài sản hiện có của doanh nghiệp được tài trợ một phần từ nợ phải trả, phần còn lại tài trợ từ vốn chủ sở hữu. Trường hợp trị số chỉ tiêu này lớn hơn 1, thì số nợ phải trả mà doanh nghiệp đi chiếm dụng một phần tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, phần còn lại dùng để bù lỗ. (Trường hợp này chỉ xảy ra với những doanh nghiệp khi mà số lỗ lũy kế lớn hơn toàn bộ số vốn chủ sở hữu, dẫn đến vốn chủ hữu bị “âm”). d. Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản “Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản” cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Hay nói cách khác, trong tổng tài sản của công ty, có bao nhiêu đồng hình thành từ nợ dài hạn. Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản Tổng nợ dài hạn = Tổng tài sản Nếu hệ số này quá nhỏ, điều này có nghĩa là doanh nghiệp ít đi vay mượn nguồn nợ dài hạn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có khả năng độc lập về tài chính cao, nhưng cũng có thể là hạn chế trong vấn đề huy động vốn bằng hình thức đi vay của doanh nghiệp. Vì thế, tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp được đánh giá cao khi hệ số này ở mức vừa phải, không quá cao hoặc quá thấp. e. Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả Trường“Hệ số nợ dài hạn Đạiso với tổng học nợ phải tr ảKinh” thể hiện tỷ tếtrọng cHuếủa nợ dài hạn so với nợ phải trả trong doanh nghiệp, hay nợ dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ phải trả. Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả ổ ợ à ạ = ổ ợ ả ả 20
  34. Nếu hệ số này càng cao thì càng cho thấy nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ dài hạn và ngược lại. f. Số lần thanh toán lãi vay dài hạn Hệ số này cho biết mức độ LNST và chi trả cổ phần có đủ để đảm bảo khả năng trả lãi trong dài hạn hay không? Số lần thanh toán = lãi vay dài hạn ợ ậ ế í ã ã ổ ầ í ã Nếu số lần thanh toán lãi vay dài hạn thấp, điều này cho thấy khả năng trả lãi trong dài hạn cho các chủ nợ của công ty còn yếu. Trong thực tế, nếu như tình trạng này kéo dài, các chủ nợ có thể gây sức ép lên công ty, thậm chí đẫn tới phá sản công ty. Vì thế, thông thường chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt, chứng tỏ tiền vay mà công ty vay đã được sử dụng một cách có hiệu quả: vừa có thể thanh toán nợ gốc, vừa có thể thanh toán lãi vay cho chủ nợ. 1.2.2.3. Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản a. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu “Số vòng quay tài sản ngắn hạn” thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của DN, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh của DN Số vòng quay của TSNH ầ Chỉ tiêu này càng cao cho th=ấy tốàc đảộ luân ắ chuy ạ ể nì vố n củâa doanh nghiệp càng nhanh. Trườngb. Kỳ luân chuyển củĐạia tài sản nghọcắn hạn Kinh tế Huế “Kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn” cho biết mỗi vòng quay của tài sản ngắn hạn mất bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn c. Số vòng quay hàng tồn kho = ố ò ủ 21
  35. “Số vòng quay hàng tồn kho” là thước đo hiệu quả sử dụng, quản lý hàng tồn kho của đơn vị. Thông thường được tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho bình quân. Khi đơn vị quản lý hoặc sử dụng hiệu quả hàng tồn kho, hàng tồn kho sẽ lưu chuyển nhanh hơn và không bị ứ động (giảm khả năng lỗi thời hoặc mất phẩm chất), cũng như tiết kiệm được chi phí dự trữ (bảo quản, hao hụt, chi phí về vốn ). Số vòng quay hàng tồn kho á ố à á Chỉ số này càng cao cho thấy= mứcà độ luânồ chuy ìển liênâ tục, nhanh chóng của hàng tồn kho trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nếu số vòng quay quá cao lại có thể cho thấy đơn vị sẽ khó khăn trong việc duy trì doanh thu trong kỳ sau do không dự trữ được hàng tồn kho đủ cho sản xuất, kinh doanh. Khi đánh giá tỷ số này trong một đơn vị cần chú ý đến đặc điểm của ngành nghề. d. Số ngày dự trữ hàng tồn kho “Số ngày dự trữ hàng tồn kho” là số ngày hàng tồn kho chuyển đổi thành hàng xuất bán trong kỳ, hay số ngày lưu kho để dự trữ cho sản xuất và tiêu thụ của hàng tồn kho. Chỉ số này được tính bằng cách lấy 360 chia cho vòng quay hàng tồn kho. Số ngày dự trữ hàng tồn kho Chỉ số này tỉ lệ nghịch với số vòng= quayố ò hàng tồn khoà và ồ đư ợc dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng, quản lý hàng tồn kho. Tính hiệu quả được đánh giá là tăng lên khi số ngày dự trữ bình quân giảm xuống. Tuy nhiên, nếu số ngày này quá thấp thì cũng là Trườngdấu hiệu lưu ý về kh ảĐạinăng tiếp tụhọcc duy trì doanhKinh thu cho ktếỳ sau. Huế e. Số vòng quay khoản phải thu Số vòng quay khoản phải thu” là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. 22
  36. Số vòng quay khoản phải thu ầ Nếu chỉ số này càng thấp cho=thấyá công ả ty cóả quy trìnhì thuâ hồi kém, chính sách tín dụng không tốt hay những khách hàng của họ không có khả năng chi trả. Hay nói cách khác, công ty có thể đang đối mặt với tình trạng bị chiếm dụng vốn cao, sự chủ động của công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất thấp. Nếu số vòng quay khoản phải thu cao, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn), gây khó khăn cho khách hàng nên sẽ khó tiêu thụ. Vì vậy, công ty cần xem xét để duy trì chỉ số này ở mức độ nhất định, vừa đảm bảo khả năng tài chính của công ty, vừa có thể thu hút khách hàng đến với công ty của mình. f. Kỳ thu tiền bình quân (DOS) “Kỳ thu tiền bình quân” cho biết số ngày cần thiết để doanh nghiệp thu hồi các khoản phải thu của mình. Hay nói cách khác, để một vòng quay khoản phải thu chuyển thành tiền thì mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này có thể phản ánh được khả năng thu nợ của doanh nghiệp Kỳ thu tiền bình quân Hệ số này càng nhỏ =càng ố ch òứng tỏ công ả ty chuyả ển đổi các khoản này càng nhanh,Trường số ngày thu nợ ít,Đại số ngày cônghọc ty bị chi Kinhếm dụng vố ntế cũng ít.Huế Ngược lại, nếu như hệ số này quá cao có nghĩa số ngày thu hồi nợ cao, công ty có thể rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn. g. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả “Số vòng luân chuyển các khoản phải trả” phản ánh khả năng chiếm dụng vốn 23
  37. của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, hay cụ thể hơn là số vòng quay của các khoản phải trả trong kỳ. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả GVHB + Tăng giảm HTK = Số vòng luân chuyển các khoản phSảối dưtrả bìnhvàng quânthấp càng các khotốt vìản lúc ph ảnàyi tr ảsố dư nợ phải trả sẽ cao, khi đó công ty sẽ chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp, chi phí sử dụng của công ty sẽ thấp, lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên và ngược lại. Tuy nhiên, khi chỉ số này quá thấp cũng không tốt vì dễ đẩy công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. h. Thời gian quay vòng khoản phải trả “Thời gian quay vòng khoản phải trả” chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để các khoản phải trả của doanh nghiệp quay được 1 vòng. Thời gian quay vòng khoản phải trả Thời gian của kỳ phân tích = Thời gian quay vòng khoản phải trSảốcó vòng mố iluân quan chuy hệ tểỉnlệ cácngh khoịchả vnớ phi sốải vòngtrả luân chuyển các khoản phải trả, cho nên thời gian quay vòng khoản phải trả càng ngắn thì khả năng thanh toán và trả nợ của công ty càng nhanh. i. Sức sản xuất của tài sản cố định “Sức sản xuất của tài sản cố định” thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định của một công ty, hay cho biết bình quân cứ một đồng giá trị tài sản cố định đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tạo ra bao nhiêu dòng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản cố định Trường Đại học Kinh tếầ Huế Sức sản xuất của tài sản cố định=càng ổ lớn àch ứảng tốỏ đhiị ệu quì ả sử âdụng tài sản cố định càng cao và tổng doanh thu thuần tạo ra từ TSCĐ càng lớn. Và ngược lại, sức sản xuất của tài sản cố định càng nhỏ, chứng tỏ sức sản xuất từ TSCĐ không cao, doanh thu thuần tạo ra hạn chế. j. Sức sản xuất của tài sản dài hạn 24
  38. “Sức sản xuất của tài sản dài hạn” cho biết trong một kỳ, cứ đầu tư bình quân 1 đồng tài sản dài hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản dài hạn ầ Sức sản xuất của tài sản dài hạn =càng ổcao càngà ả ch ứàng tạỏ hiìệu qu ảâsử dụng tài sản dài hạn và tổng doanh thu thuần tạo ta từ tài sản dài hạn càng lớn 1.2.2.4. Chỉ số về khả năng sinh lời a. Lợi nhuận gộp biên “Lợi nhuận gộp biên” thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong quy trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tỷ lệ này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả của doanh nghiệp trong hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và ngược lại. Lợi nhuận g p biên ộ Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ = × 100% b. Lợi nhuận ròng biên (ROS) Doanh thu thuần “Lợi nhuận ròng biên” cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ lệ này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này mang giá trị dương có nghĩa công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn thì lợi nhuận thu được càng cao. Ngược lại, tỷ số này âm có nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. TrườngLợi nhuận ròng biênĐại học Kinh tế Huế ợ ậ ế c. Khả năng sinh lời cơ= bản (BEF) ầ “Khả năng sinh lời cơ bản” là một tỷ số tài chính dùng để đánh giá sức sinh lợi của doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và chi phí lãi vay. Tỷ số 25
  39. mang giá trị dương càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Ngược lại, tỷ số mang giá trị âm chứng tỏ dong nghiệp đanh kinh doanh thua lỗ. Khả năng sinh lời cơ bản d. Tỷ suất sinh lời trên tài s=ản cốổ định à ả ì â × 100% “Tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định” dùng để xác định mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty. Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng TSCĐ bình quân sử dụng trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời trên TSCĐ Lợi nhuận sau thuế = × 100 Tổng tài sản cố định bình quân Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty càng tốt và ngược lại. e. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) “Tỷ suất sinh lời của tài sản” phản ánh hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận. Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tài sản càng cao thì càng được đánh giá tốt vì điều này chứng tỏ công ty kiếm được nhiều lợi nhuận hơn so với lượng đầu tư. Tỷ suất sinh lời của tài sản 100 ợ ậ ế f. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ =sở hữổu (ROE) à ả ì â × Trường“Tỷ suất sinh lời trênĐại vốn ch họcủ sở hữu” Kinhđó lường kh ảtếnăng Huếsinh lợi của mỗi đồng vốn của cổ đông thường, cho nên chỉ số này cho biết bình quân cứ 100 đồng VCSH đầu tư vào HĐKD sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời trên VCSH Lợi nhuận sau thuế = × 100 Vốn chủ sở hữu bình quân 26
  40. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là chỉ số quan trọng dùng để đánh giá tổng quát tình hình tài chính của công ty, là thước đo về năng lực của một công ty trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi đồng vốn đầu tư. Công ty đạt được ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh càng mạnh vì ROE càng cao càng thể hiện được công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông và có khả năng huy động thêm vốn mới trên thị trường tài chính để đầu tư kinh doanh và ngược lại. 1.2.2.5. Chỉ số về thị trường a. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS – Earnings per share) “Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu” còn được gọi bằng các tên khác như “Lãi cơ bản trên cổ phiếu”, “Sức sinh lời của cổ phiếu thường”, là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà 1 cổ phiếu thường có được trong kỳ. Lợi nhuận trên m i c phi u ỗ ổ ế Lợi nhuận sau thuế − Cổ tức chi trả cho cổ phiếu ưu đãi = Chỉ tiêu này đo lường năngS ốlự lưc ợtrngả l ợciổ t phiức cếủua thư doanhờng nghi đangệp lưu cho hành các cổ đông. Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả, khả năng chi trả cổ tức tốt. b. Mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu “Mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu’ là chỉ tiêu phản ánh mức cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu thường. Trị số của chỉ tiêu càng cao, chứng tỏ số tiền mà các cổ đông thu được từ đầu tư cổ phiếu càng lớn và ngược lại. Mức cổ tức trên mỗi = cổ phiếu ổ ố ổ ứ ả ổ đô Trườngc. Mức chi trả cổ tứĐạic so v ớiố l ợhọcưi ợnhu ậnổ Kinhế ườ đ tế ư Huếà “Mức chi trả cổ tức so với lợi nhuận” là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ hay mức cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu thường so với lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu. Trị số chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tỏ cổ tức chi trả càng cao, số lợi nhuận giữ lại hoặc phân phối cho các lĩnh vực khác càng thấp và ngược lại. 27
  41. Mức chi trả cổ tức so với = lợi nhuận ứ ổ ứ ê ỗ ổ ế d. Chỉ số giá thị trường trên thu nhợ ập (P/Eậ –êPrice ỗ toổ earningsế ratio) “Chỉ số giá thị trường trên thu nhập” phản ánh một đơn vị lợi nhuận mà mỗi cổ phiếu thu được tương ứng mấy đơn vị giá trên thị trường. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường càng cao. Chỉ số giá thị trường trên thu nhập á ị ị ườ ủ ỗ ổ ế e. Giá trị sổ sách của mỗi= cổ phiếợu ậ ê ỗ ổ ế “Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu” cho biết giá trị thật của mỗi cổ phiếu là bao nhiêu đơn vị. Thông thường, trị số của chỉ tiêu này cao hơn mệnh giá là tốt, thể hiện tiềm năng tăng giá trên thị trường, đồng thời thu hút nhà đầu tư. Giá trị sổ sách của mỗi = cổ phiếu ố ủ ở ữ ố ổ ầ ư đã f. Hệ số giá trị thị trường so vốớ i ưgiáợ tr ịổs ổ sáchế ườ đ ư à “Hệ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách” là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị giá trị sổ sách của chủ sở hữu tương ứng vơi mấy đơn vị giá thị trường. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ giá trị đồng vốn của chủ sở hữu càng cao và ngược lại. Hệ số giá trị thị trường so v i giá tr s sách ớ ị ổ Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu = Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu Trường Đại học Kinh tế Huế 28
  42. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN – HUẾ 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế. 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty - Tên chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ - Tên tiếng anh: THUA THIEN HUE CONSTRUCTION TRANSPORTATIONJOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: HCTC - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần - Vốn điều lệ: 27.355.000.000 đồng (tính đến ngày 31/12/2019) - MST: 3300101011 - Số tài khoản: 55110000000079 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh TT.Huế - Địa chỉ trụ sở chính: Lô 77 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Điện thoại: 054.3812849 - Fax: 054.3823846 - Website: www.xdgt-tth.com.vn/ - Email: tvxdgth@gmail.com Trường- Người đại diện theo Đại pháp lu ậhọct: Trần Chính Kinh tế Huế - Giấy CNĐKKD số 3103000161 ngày 10/02/2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh TT.Huế, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Công ty đã có 08 lần điều chỉnh Giấy CNĐKKD và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 30/12/2014. - Mã cổ phiếu: GTH 29
  43. 2.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (Công ty Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế) theo quyết định số 139/QĐUBND ngày 16/01/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp số 3103000161 ngày 10/02/2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ ngày thành lập cho đến nay, Công ty đã 10 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 04/09/2018 với mã số doanh nghiệp là 3300101011. Công ty được chấp thuận giao dịch cổ phiếu phổ thông trên thị trường Upcom tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán sô 64/2009/GNCCP-VSD ngày 02/10/2009 của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là GTH. 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.3.1. Chức năng Theo giấy CNĐKKD số 3103000161 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh TT.Huế cấp ngày 10/02/2006 thì Công ty Cổ Phần Xây Dựng – Giao Thông Thừa Thiên Huế có chức năng hoạt động kinh doanh các ngành nghề chủ yếu sau: + Xây dựng, sửa chữa, tư vấn, khảo sát và thiết kế các loại công trình giao thông. + Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi. Trường+ Khai thác, sản xuĐạiất, chế bi ếhọcn và kinh doanhKinh khoáng tếsản phi Huế quặng, vật liệu xây dựng. + Gia công sửa chữa phương tiện vận tải, xe máy thi công. + Thí nghiệm vật liệu xây dựng công trình giao thông. 30
  44. + Kinh doanh xăng dầu, cung ứng phương tiện vật tư, thiết bị, phụ tùng giao thông vận tải. + Kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường bộ, đại lý vận tải. + Thi công lưới điện hạ thế, thi công hệ thống cấp nước sinh hoạt. 2.1.3.2. Nhiệm vụ - Kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, xây dựng thực hiện các kế hoạch có hiệu quả. - Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký với chủ đầu tư, đồng thời chú trọng nâng cao tay nghề công nhân và chất lượng công trình, tạo uy tín cho công ty trong ngành nghề. Đảm bảo an toàn quyền và nghĩa vụ cho người lao động theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách theo đúng chủ trương và chế độ của nhà nước. - Công ty Cổ phần Xây Dựng – Giao Thông Thừa Thiên Huế được tổ chức với hình thức cổ phần hóa, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lí Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  45. 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phòng giám đốc kỹ thuật Phòng giám đốc kế hoạch Phòng Chi Phòng Phòng Phòng nhánh kế toán – tổng hợp kỹ thuật kế hoạch Qu ng tài vụ ả Trị - Các xí nghiệp thi công cơ giới - Các xí nghiệp xây lắp - Các xí nghiệp khai thác chế biến đá và sản xuất vật liệu xây dựng - Các đội xây lắp - Các đội liên kết xây dựng - Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TrườngChú thích: Đại học Kinh tế Huế + Quan hệ trực tuyến: + Quan hệ chức năng: 32
  46. 2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty - Đại hội đồng cô đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty quyết định những vấn đề thuộc Pháp luật và điều lệ công ty quy định. - Hội đồng quản trị: Do hội đồng cổ đông bầu ra để điều chỉnh Công ty, HĐQT đề ra các quy chế, hình thức hoạt động và giao nhiệm vụ cho các giám đốc Công ty thực hiện, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác điều hành sản xuất kinh doanh của HĐQT và Ban Giám đốc của Công ty. - Tổng giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, người đứng ra chịu trách nhiệm và thực hiện các chỉ đạo của HĐQT. Người trực tiếp điều hành nhân sự, có trách nhiệm lãnh đạo các phòng ban cấp dưới thực hiện. - Phó tổng giám đốc: Các Phó tổng giám đốc điều hành DN theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công và ủy quyền. - Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh công trình hằng ngày, hàng quý, hàng năm và tổ chức kiểm tra tiến độ công trình, ký hợp đồng kinh tế, đấu thầu các công trình thi công theo đúng các điều khoản hợp đồng. - Phòng tổng hợp: Theo dõi, thực hiện, kiểm tra, giải quyết các chế độ chính sách liên quan tới quyền, lợi ích của người lao động, việc thực hiện những nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và phương hướng nhiệm vụ trong năm tiếp theo, quản lý và bảo quản tài liệu, hồ sơ nhân sự toàn Công ty. Trường- Phòng kế toán – tàiĐại vụ: học Kinh tế Huế + Cân đối các nguồn vốn để có các kế hoạch vay vốn ngân hàng và chuyển vốn vay cho các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch đã được duyệt từng tháng, quý. + Cùng các đơn vị để đối chiếu thu hồi công nợ, thanh quyết toán công trình. + Lập và tổng hợp kế hoạch báo cáo tài chính năm với cấp trên. 33
  47. - Phòng kỹ thuật: + Tính toán chi phí theo phân cấp hạch toán của các đội đầy đủ. Kiểm tra kế hoạch sản xuất của từng đơn vị trực thuộc. + Phối hợp với các đơn vị thực hiện bảo hành Công trình. + Tham gia khảo sát thiết kế trong phạm vi đăng ký kinh doanh của Công ty. - Các đội trực thuộc: Hiện tại Công ty có 2 Chi nhánh (CN Quảng Điền, CN Quảng Trị), 1 Cửa hàng Xăng dầu, 5 Đội liên kết xây dựng và 11 Xí nghiệp trực thuộc. Tất cả các đơn vị này đều chịu sự quản lý của Công ty về tài chính cũng như công tác hạch toán. Đồng thời các đơn vị này phải lập báo cáo chi tiết về tình hình thu chi của từng đội và thực hiện quyết toán vào cuối mỗi quý. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán Kế toán TGNH, Kế toán Kế toán Kế toán tổng Thủ quỹ Tiền TSCĐ công nợ thuế hợp lương Trường Đại học Kinh tế Huế Kế toán xí Chi nhánh Kế toán các Kế toán các nghiệp khai Quảng Trị đội xây lắp đội cơ giới thác đá Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 34
  48. Chú thích: + Quan hệ trực tuyến: + Quan hệ chức năng: 2.1.5.2. Chức năng của từng bộ phận - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ công việc kế toán của công ty trước giám đốc. Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các công việc tài chính, thống kê của công ty. Tổ chức điều hành công tác kế toán tài chính, giám sát, kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động SXKD của đơn vị, tổng hợp các thông tin tài chính của công ty thành các báo cáo, giúp cho việc xử lý và ra quyết định của Giám đốc. - Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các thông tin kế toán để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và lập cáo báo cáo tài chính, báo cáo thống kê. - Kế toán TGNH, tiền lương: Theo dõi chi tiết tiền gửi ngân hàng, xây dựng đơn giá tiền lương, tính lương và trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản. - Kế toán vật tư, giá thành: Mở sổ theo dõi chi tiết vật tư, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư. Sau đó, chuyển giao đối chiếu các bảng kê đã lập với kế toán thanh toán và kế toán tổng hợp. Thực hiện việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán công nợ: Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình công nợ của công ty, tổ chức việc ghi chép đầy đủ các tài khoản tương ứng, định kỳ tiến hành đối chiếu các khoản công nợ với các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp có liên quan. Kiểm tra công nợ, lập báo cáo công nợ, lập thông báo thanh toán công nợ. - Kế toán TSCĐ: Mở sổ theo dõi chi tiết TSCĐ, phân loại, tổng hợp các nghiTrườngệp vụ kinh tế phát sinhĐại có liên họcquan đến TSCĐ.Kinh Theo dõitế biế nHuế động tăng, giảm TSCĐ, lên thẻ tài sản. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất theo mức độ hao mòn của TSCĐ theo chế độ quy định. - Kế toán thuế: Có nhiệm vụ tính đúng, tính đủ, nộp thuế kịp thời và phải hạch 35
  49. - toán vào các tài khoản có liên quan theo chế độ quản lý tài chính, thuế vụ. Thường xuyên theo dõi các sắc lệnh, nghị định, nghị quyết, các thông báo mới về thuế để thực hiện đúng. - Thủ quỹ: Chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng và kế toán phần hành có liên quan. Quản lý lượng tiền thu chi hiện có tại công ty, thực hiện thu chi đúng chế độ, lập báo cáo quỹ. - Kế toán các đội trực thuộc: Kế toán chính tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán tại đơn vị như ghi chép ban đầu, lập chứng từ, mở sổ sách theo dõi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chính sách, chế đọ và phân cấp hạch toán của công ty. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu kế toán, báo cáo thống tê, báo cáo quyết toán định kì theo quy định của công ty. 2.1.5.3. Chế độ chính sách kế toán áp dụng tại công ty Công ty áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính. Tại công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế kế toán trên máy vi tính, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán UNESCO dựa trên hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ. S k toán, s t ng Chứng từ kế toán PHẦN MỀM KẾ ổ ế ổ ổ TOÁN UNESCO hợp, sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ Báo cáo tài chính kế toán cùng loại Trường Đại học Kinh tếBáo cáoHuế kế toán quản trị Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy Chú thích: Nhập số liệu hằng ngày: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm: 36
  50. Đối chiếu, kiểm tra: Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Nhật ký – Chứng từ nên bộ sổ kế toán tại công ty theo hình thức này bao gồm: Nhật ký chứng từ từ số 1 đến số 11 theo mẫu S04a-DN. Các bảng kê từ số 1 đến số 11 theo mẫu S04a-DN. Sổ tiền gửi ngân hàng. Sổ chi tiết theo dõi các tài khoản. Sổ cái TK. Các chính sách kế toán Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N. Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam Phương pháo kế toán hàng tồn kho: HTK được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ theo giá gốc và phương phấp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ. 2.1.6. Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2017-2019 Lao động là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy việc sử dụng lao động mTrườngột cách lý, phù hợp v ớĐạii trình độ ngưhọcời lao đ ộKinhng là rất quan tếtrọng. Huế 37
  51. Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019. ĐVT: Người Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số lao động 244 100 215 100 190 100 -29 -11,88 -25 -11,63 Theo tính chất công việc LĐ trực tiếp 177 72,54 150 69,77 135 71,05 -27 -15,25 -15 -10,00 LĐ gián tiếp 67 27,46 65 30,23 55 28,95 -2 -2,98 -10 -15,38 Theo giới tính Nam 191 78,28 164 76,28 140 73,68 -27 -14,14 -24 -14,63 Nữ 53 21,72 51 23,72 50 26,32 -3 -5,66 -1 -1,96 Theo trình độ Đại học, Cao đẳng 67 27,46 65 30,23 55 28,95 -2 -2,98 -10 -15,38 Trung cấp 38 15,57 35 16,28 20 10,53 -3 -10,88 -15 -42,86 Lao động phổ thông 139 56,96 115 53,49 115 60,52 -24 -17,27 0 0 (Nguồn: Phòng Tổng hợp Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế) Thông qua số liệu ở bảng 2.1, có thể thấy tổng số lao động của công ty có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 -2019. Năm 2017, tổng số lao động của công ty là 244 lao động. Năm 2018, tổng số lao động giảm xuống còn 215 lao động, tức giảm 29 lao động, tương ứng tốc độ giảm là 11,88% so với năm 2017 và tiếp tục giảm xuống còn 190 lao động trong năm 2019, tức giảm 25 lao động, tương ứng tốc độ giTrườngảm là 11,63% so với nămĐại 2018. học Kinh tế Huế Nguyên nhân của sự biến động này là do sự biến động của các nhóm chỉ tiêu trong lao động. Trong đó: - Theo tính chất công việc: + Số lao động trực tiếp: chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lao động của công ty và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 - 2019. Cụ thể, năm 2017 số lao động 38
  52. trực tiếp là 177 lao động (chiếm 72,54%) và giảm còn 150 lao động (chiếm 69,77%) trong 2018 và tiếp tục giảm còn 135 lao động (chiếm 71,05%) trong năm 2019, tức giảm 41 lao động, tương ứng tốc độ giảm là 23,72% so với năm 2017. Tỷ trọng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong công ty được giải thích bởi đặc thù lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là ngành xây dựng, cho nên việc cần nhiều lao động trực tiếp để tiến hành các hoạt động thi công, xây lắp, xây dựng, cần có sức khỏe tốt và thườn xuyên phải làm việc nơi công trường là điều đương nhiên. + Số lao động gián tiếp: chiếm phần tỷ trọng thấp hơn (xấp xỉ 30%) trong tổng số lao động của công ty. Năm 2017, số lao động gián tiếp tiếp là 67 lao động (chiếm 27,46%). Năm 2018, số lao động giảm còn 65 lao động (chiếm 30,23%), tức giảm đi 2 lao động, tương ứng tốc độ giảm 2,98% so với năm 2017. Năm 2019, số lao động gián tiếp tiếp tục giảm còn 55 lao động (chiếm 28,95%), tức giảm đi 10 lao động, tương ứng tốc độ giảm 15,38% so với năm 2018. - Theo giới tính: Tỷ trọng giữa lao động nữ là lao động nam có sự chênh lệch lớn. + Lao động nam: luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (hơn 70%) trong tổng số lao động của công ty và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 – 2019. Cụ thể, năm 2017 số lao động nam là 191 lao động (chiếm 78,28%). Năm 2018, số lao động nam giảm còn 164 lao động (chiếm 76,28%), tức giảm 27 lao động, tương ứng tốc độ giảm 14,14% so với năm 2017 và tiếp tục giảm còn 140 lao động (chiếm 73,68%), tức giảm 24 lao động, tương ứng tốc độ giảm 14,63% trong năm 2019. + Lao động nữ: chủ yếu liên quan đến các công việc trong văn phòng. Năm 2017, số lao động nữ là 53 lao động (chiếm 21,72%) và giảm còn 51 lao động (chiTrườngếm 23,72%) trong nămĐại 2018. Nămhọc 2019, Kinhsố lao động ntếữ là 50 Huế lao động(chiếm 26,32%), tức giảm đi 1 lao động, tương ứng tốc độ giảm 1,96 % so cới năm 2018. Nhìn chung, tỷ trọng nam và lao động nữ trong công ty giai đoạn 2017 – 2019 đều có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng lao động nam vẫn chiếm phần chủ yếu. Điều này được giải thích bởi đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty là ngành xây dựng cũng như tình trạng công ty đang dần chuyên môn hóa ngành nghề sản xuất. 39
  53. - Theo trình độ: Thông qua số liệu trên bảng 2.1 có thể thấy số lượng lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động công ty (lớn hơn 50%), trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 29% và trình độ trung cấp chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 14% trong tổng số lao động của công ty giai đoạn 2017 – 2019. Các cấp bậc đều có xu hướng giảm qua các năm. Trong đó: + Trình độ Đại học, Cao đẳng: Năm 2017, lao động Đại học, cao đẳng là 67 lao động, chiếm 26,45% và giảm đi 2 lao động, tương ứng tốc độ giảm 2,98% trong năm 2018. Năm 2019, tiếp tục giảm đi 10 lao động, tương ứng tốc độ giảm 15,38%. + Trình độ Trung cấp: Năm 2017, có 38 lao động (chiếm 15,57%) và giảm đi 3 lao động, tương ứng tốc độ giảm 10,88% trong năm 2018. Năm 2019, tiếp tục giảm đi 15 lao động, tương ứng tốc độ giảm 42,86%. + Lao động phổ thông: Năm 2017, có 139 lao động (chiếm 56,96%). Năm 2018, giảm còn 115 lao động, tức giảm đi 15 lao động, tương ứng tốc độ giảm 17,27% so với năm 2017 và không thay đổi trong năm 2019. Nhìn chung, trong giai đoạn 2017 – 2019, tổng số lao động của công ty có xu hướng giảm nhưng chất lượng lao động vẫn được đảm bảo. Việc thực hiện cắt giảm số lượng lao động không thực sự cần thiết giúp công ty tiết kiệm được chi phí và điều tiết lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, giúp công ty tập trung nâng cao chất lượng lao động, phân công lao động hợp lý phù hợp với năng lực, chuyên môn của từng người để phát huy khả năng làm việc của từng bộ phận nhằm tăng hiệu quả hoạt động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.2. Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông ThTrườngừa Thiên Huế Đại học Kinh tế Huế 2.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán 2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động các khoản mục Tài sản 40
  54. Bảng 2.2. Bảng cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Đồng 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 185.731.382.974 84,74 200.796.153.352 86,84 200.274.714.630 87,72 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 12.666.063.862 5,78 15.019.876.093 6,50 14.074.112.453 6,16 1.Tiền 12.666.063.862 5,78 15.019.876.093 6,50 14.074.112.453 6,16 II.Các khoản phải thu ngắn hạn 91.182.789.706 41,60 108.039.599.160 46,73 100.753.152.254 44,13 1.Phải thu của khách hàng 61.097.756.823 27,87 75.293.534.460 32,56 65.032.163.882 28,48 2.Trả trước cho người bán 19.223.022.204 8,77 22.613.338.181 9,78 20.175.047.140 8,84 3. Các khoản phải thu khác 16.744.382.062 7,64 16.663.361.122 7,21 22.805.443.674 9,99 4. Dự phòng phải thu khó đòi - (6.530.634.603) -2,82 (7.259.502.442) -3,18 III.Hàng tồn kho 81.466.330.052 37,17 77.515.316.737 33,53 83.671.989.253 36,65 1. Hàng tồn kho 89.836.631.883 40,99 85.608.001.568 37,03 92.109.934.775 40,34 2.Dự phòng giảm giá HTK (8.370.301.831) -3,82 (8.092.684.831) -3,50 (8.437.945.522) -3,70 V. Tài sản ngắn hạn khác 416.199.354 0,19 221.361.362 0,10 1.775.460.669 0,78 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 416.199.354 0,19 221.361.362 0,10 336.668.981 0,15 2. Thuế GTGT được khấu trừ - - - - 1.422.383.178 0,62 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước - - - - 16.408.510 0,01 B. Tài sản dài hạn 33.459.352.355 15,26 30.416.164.002 13,16 28.043.380.546 12,28 I.Các khoản phải thu dài hạn 185.623.500 0,08 315.560.828 0,136 322.497.107 0,141 2. Phải thu dài hạn khác 185.623.500 0,08 315.560.828 0,136 322.497.107 0,141 II. Tài sản cố định 31.009.377.259 14,15 27.155.627.067 11,74 23.884.106.555 10,46 1. Tài sản cố định hữu hình 31.009.377.259 14,15 27.155.627.067 11,74 23.884.106.555 10,46 Nguyên giá 104.407.721.634 47,63 104.066.649.188 45,01 104.575.835.577 45,80 Giá trị hao mòn lũy kế (73.398.344.375) -33,49 (76.911.022.121) -33,26 (80.691.729.022) -35,34 IV. Tài sản dở dang dài hạn - - 61.599.640 0,03 44.951.406 0,02 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - 61.599.640 0,03 44.951.406 0,02 V. Các khoản đầu tư dài hạn - - 440.000.000 0,19 440.000.000 0,19 VI. Tài sản dài hạn khác 2.264.351.596 1,03 2.443.376.467 1,06 3.351.825.478 1,47 1. Chi phí trả trước dài hạn 2.264.351.596 1,03 2.443.376.467 1,06 3.351.825.478 1,47 Tổng tài sản Trường219.190.735.529 Đại học100 Kinh231.212.317.354 tế Huế100 228.318.095.175 100 (Nguồn: Số liệu tổng hợp và tính toán từ BCTC của Công ty giai đoạn 2017 – 2019) 41
  55. Biểu đồ 2.1. Biểu đồ về tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 Thông qua bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.1 như trên, ta thấy trong giai đoạn 2017-2019 thì tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng giảm. Tuy nhiên, nhìn chung thì tổng tài sản năm 2018 và năm 2019 đều có xu hướng tăng lên so với năm 2017 và tỷ trọng của các khoản mục trong cơ cấu tài sản của công ty cũng có sự thay đổi. Trong cơ cấu tài sản, khoản mục Tài sản ngắn hạn luôn chi m t tr ng cao v i m c t tr ng luôn trên 80%, kho n m c tài s n dài h n chi m t tr ng th u. ế ỷ ọ ớ Trườngứ ỷ ọ Đại ảhọcụ ảKinhạ ếtếỷ Huếọ ấp hơn nhiề 42
  56. - Khoản mục Tài sản ngắn hạn: Trong giai đoạn 2017 – 2019, khoản mục tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản và có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2017, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 84,74% trong cơ cấu tài sản, sang năm 2018 tăng lên 86,84% và tiếp tục tăng lên chiếm 87,72% trong năm 2019. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do khoản mục tài sản ngắn hạn của công ty được cấu thành từ nhiều khoản mục nhỏ, bao gồm tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Trong đó, khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, năm 2017 hai khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho lần lượt chiếm tỷ trọng là 41,6% và 37,17%. Trong khi đó, hai khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ lần lượt là 5,78% và 0,19%. Năm 2018, khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng và vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 46,73%. Còn đối với khoản mục hàng tồn kho, tỷ trọng có xu hướng giảm với giá trị là 33,53%, đây là một điều tốt nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Tỷ trọng của hai khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và tài sản ngắn hạn khác có biến động nhỏ giá trị lần lượt là 6,5% (tăng 0,72%) và 0,1% (giảm 0,09%). Tiếp theo, năm 2019, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với giá trị là 44,13%, hàng tồn kho có xu hướng tăng so với năm 2018 chiếm tỷ trọng 36,65%. - Khoản mục Tài sản dài hạn: Trong giai đoạn 2017 – 2019, tỷ trọng của tài sản dài hạn trong cơ cấu tài sản luôn thấpTrường hơn nhiều so với tài Đạisản ngắn hhọcạn và có xu Kinh hướng giảm . tếCụ th ểHuế, năm 2017 chiếm 15,26%, sang năm 2018, giảm xuống còn 13,16% và đến năm 2019, tiếp tục giảm xuống còn 12,28%. 43
  57. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do khoản mục tài sản dài hạn của công ty được cấu thành từ các khoản mục bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, tài sản dở dang dài hạn, các khoản đầu tư dài hạn và tài sản dài hạn khác. Trong đó, tài sản cố định có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số tài sản dài hạn với các giá trị cụ thể trong 3 năm lần lượt là 14,15%, 11,76% và 10,46%. Các khoản mục còn lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ và có xu hướng tăng trong trong giai đoạn phân tích. Cụ thể, các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng lần lượt là 0,08%, 0,136% và 0,141%. Khoản mục tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng lần lượt là 1,03%, 1,06% và 1,47%. Trường Đại học Kinh tế Huế 44
  58. Bảng 2.3. Bảng biến động tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Đồng 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị % Giá trị % A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 185.731.382.974 200.796.153.352 200.274.714.630 15.064.770.378 8,11 (521.438.722) -0,26 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 12.666.063.862 15.019.876.093 14.074.112.453 2.353.812.231 18,58 (945.763.640) -6,30 1.Tiền 12.666.063.862 15.019.876.093 14.074.112.453 2.353.812.231 18,58 (945.763.640) -6,30 II.Các kho n ph i thu ng n h n ả ả ắ ạ 91.182.789.706 108.039.599.160 100.753.152.254 16.856.809.454 18,49 (7.286.446.906) -6,74 1.Phải thu của khách hàng 61.097.756.823 75.293.534.460 65.032.163.882 14.195.777.637 23,23 (10.261.370.578) -13,63 3.390.315.977 2.Trả trước cho người bán 19.223.022.204 22.613.338.181 20.175.047.140 17,64 (2.438.291.041) -10,78 3. Các khoản phải thu khác 16.744.382.062 16.663.361.122 22.805.443.674 (81.020.940) -0,48 6.142.082.552 36,86 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn (6.530.634.603) (7.259.502.442) (6.530.634.603) - (728.867.839) 11,16 khó đòi III.Hàng tồn kho 81.466.330.052 77.515.316.737 83.671.989.253 (3.951.013.315) -4,85 6.156.672.516 7,94 1. Hàng tồn kho 89.836.631.883 85.608.001.568 92.109.934.775 (4.228.630.315) -4,71 6.156.672.516 7,60 277.617.000 2.Dự phòng giảm giá HTK (8.370.301.831) (8.092.684.831) (8.437.945.522) -3,32 (345.260.691) 4,27 V. Tài sản ngắn hạn khác 416.199.354 221.361.362 1.775.460.669 (194.837.992) -46,81 1.554.099.307 702,06 52,09 1. Chi phí trả trước ngắn hạn Trường416.199.354 Đại221.361.362 học 336.668.981Kinh (194.837.992)tế Huế-46,81 115.307.619 45
  59. 2. Thuế GTGT được khấu trừ - - 1.422.383.178 - - 1.422.383.178 - 3. Thuế và các khoản phải thu 16.408.510 16.408.510 - - - - - Nhà nước B. TÀI SẢN DÀI HẠN 33.459.352.355 30.416.164.002 28.043.380.546 (3.043.188.353) -9,10 (2.372.783.456) -7,80 I.Các khoản phải thu dài hạn 185.623.500 315.560.828 322.497.107 129.937.328 70,00 6.936.279 2,20 2. Phải thu dài hạn khác 185.623.500 315.560.828 322.497.107 129.937.328 70,00 6.936.279 2,20 II. Tài sản cố định 31.009.377.259 27.155.627.067 23.884.106.555 (3.853.750.192) -12,43 (3.271.520.512) -12,05 (3.853.750.192) 1. Tài sản cố định hữu hình 31.009.377.259 27.155.627.067 23.884.106.555 -12,43 (3.271.520.512) -12,05 Nguyên giá 104.407.721.634 104.066.649.188 104.575.835.577 (341.072.446) -0,33 509.186.389 0,49 (3.512.677.746) Giá trị hao mòn lũy kế (73.398.344.375) (76.911.022.121) (80.691.729.022) 4,79 (3.780.706.901) 4,92 61.599.640 IV. Tài sản dở dang dài hạn - 61.599.640 44.951.406 - (16.648.234) -27,03 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở - 61.599.640 44.951.406 61.599.640 - (16.648.234) -27,03 dang V. Các khoản đầu tư dài hạn - 440.000.000 440.000.000 440.000.000 - - 0,00 VI. Tài sản dài hạn khác 2.264.351.596 2.443.376.467 3.351.825.478 179.024.871 7,91 908.449.011 37,18 1. Chi phí trả trước dài hạn 2.264.351.596 2.443.376.467 3.351.825.478 179.024.871 7,91 908.449.011 37,18 Tổng tài sản 219.190.735.529 231.212.317.354 228.318.095.175 12.021.581.825 5,48 (2.894.222.179) -1,25 (Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC của Công ty giai đoạn 2017 – 2019) Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  60. Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu và biến động tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 Thông qua số liệu tính toán ở bảng 2.3 và biểu đồ 2.2 như trên, có thể thấy cơ cấu tài sản có sự biến động nhất định. Cụ thể, năm 2017, tổng tài sản của công ty là 219.190.735.529. Năm 2018, tăng thêm 12.021.581.825 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 5,48%. Năm 2019, tổng tài sản công ty giảm 2.894.222.179, tương ứng với tốc độ giảm 1,25%. Nhìn chung, so với năm 2017 thì tổng tài sản công ty vẫn có xu hướng tăng . Tổng tài sản tăng trong giai đoạn phân tích cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng. Sự biến động của cơ cấu tài sản trong giai đoạn 2017 – 2019 chịu ảnh hưởng do sự thay đổi của các khoản mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Cụ thể như sau: TÀI SẢN NGẮN HẠN: Chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng dần qua các nămTrường. Năm 2017, tài sản ngĐạiắn hạn chọcủa công ty Kinhlà 185.731.382.974 tế Huếđồng. Năm 2018, tăng lên thành 200.796.153.352 đồng (tức tăng 15.064.770.378, tương ứng tốc độ tăng 8,11% so với năm 2017). Năm 2019, giá trị TSNH lại giảm xuống 200.274.714.630 đồng (tức giảm 521.438.722 đồng, tương ứng tốc độ giảm 0,26%). 47
  61. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm chủ yếu trong cơ cấu tài sản của công ty và có xu hướng tăng dần qua các năm. Sự biến động của khoản mục tài sản ngắn hạn bị tác động bởi các khoản mục nhỏ. Cụ thể:  Tiền và các khoản tương đương tiền: có những biến động tăng giảm nhất định. Năm 2017, khoản mục này có giá trị là 12.666.063.862 đồng. Năm 2018, tăng thêm 2.353.812.231 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 8,11% so với năm 2017. Năm 2019, tiền và tương đương tiền giảm xuống còn 14.074.112.453 đồng (tức giảm 945.763.640 đồng, tương ứng tốc độ giảm 6,3%). Khoản mục tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu tài sản: Năm 2017 chiếm 5,78%, năm 2018 chiếm 6,5%, năm 2019 chiếm 6,16%.  Các khoản phải thu ngắn hạn: có xu hướng tăng so với năm 2017. Năm 2017, các khoản phải thu có giá trị là 91.182.789.706 đồng. Năm 2018, các khoản phải thu ngắn hạn tăng thêm16.856.809.454 đồng, tương ứng tốc độ tăng 18,49%, cho thấy trong năm này giá trị tài sản của công ty bị đơn vị khác chiếm dụng tăng lên. Năm 2019, các khoản phải ngắn hạn của công ty giảm xuống còn 100.753.152.254 đồng (tức giảm 7.286.446.906 đồng, tương ứng tốc độ giảm 6,74%). Điều này cho thấy, trong năm 2019 giá trị tài sản của công ty bị đơn vị khác chiếm dụng có xu hướng giảm xuống. Sự biến động của các khoản phải thu ngắn hạn là do sự biến động của các khoản mục nhỏ sau đây: + Phải thu của khách hàng: Khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng so với năm 2017. Năm 2017, khoản mục này có giá trị 61.097.756.823 đồng. Năm 2018, khoTrườngản phải thu của khách Đạihàng tăng họcthêm 14.195.777.637 Kinhđồ ng,tế tương Huếứng tốc độ tăng 23,23%. Năm 2019, khoản phải thu khách hàng giảm xuống còn 65.032.163.882 đồng (tức giảm 10.261.370.578 đồng, tương ứng tốc độ giảm 13,63%). Khoản mục này 48
  62. chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khoản mục nhỏ còn lại trong khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn nên sự biến động của khoản Phải thu của khách hàng sẽ ảnh hưởng lớn nhất tới khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn. + Trả trước cho người bán: Khoản Trả trước cho người bán có xu hướng tăng so với năm 2017. Năm 2017, giá trị khoản trả trước cho người bán là 19.223.022.204 đồng. Năm 2018, tăng thêm đồng 3.390.315.977, tương ứng tốc độ tăng 17,64%. Năm 2019, giá trị khoản trả trước cho người bán giảm xuống còn 20.175.047.140 đồng (tức giảm 2.438.291.041 đồng, tương ứng tốc độ giảm 10,78%). + Các khoản phải thu khác: khoản Các khoản phải thu khác có sự biến động mạnh. Năm 2017, giá trị Các khoản phải thu khác là 16.744.382.062 đồng. Năm 2018, giảm đi 81.020.940 đồng, tương ứng tốc độ giảm 0,48%. Năm 2019, giá trị Các khoản phải thu khác tăng mạnh lên 22.805.443.674 đồng (tức tăng 6.142.082.552 đồng, tương ứng tốc độ tăng 36,86%).  Hàng tồn kho: Khoản mục hàng tồn kho có sự biến động tăng giảm khác nhau qua các năm. Năm 2017, giá trị hàng tồn kho là 81.466.330.052 đồng. Năm 2018, hàng tồn kho giảm đi 3.951.013.315 đồng, tương ứng tốc độ giảm 4,85%. Năm 2019, giá trị hàng tồn kho tăng trở lại là 83.671.989.253 đồng (tức tăng 6.156.672.516 đồng, tương ứng tốc độ tăng 7,94%). Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty.  Tài sản ngắn hạn khác: Trong giai đoạn phân tích, tài sản ngắn hạn khác có sự biến động lớn. Năm 2017, giá trị tài sản ngắn hạn khác là 416.199.354 đồng. Năm 2018, tài sản ngắn hạn khác giảm đi 194.837.992 đồng, tương ứng tốc độ giảm 46,81%. NămTrường 2019, giá trị tài sản Đạingắn hạn kháchọc tăng m Kinhạnh lên thành tế1.775.460.669 Huếđồng (tức tăng 1.554.099.307 đồng, tương ứng tốc độ tăng 702,06%). Sự biến động của Tài sản ngắn hạn khác là do sự biến động của các khoản mục nhỏ hơn, bao gồm: chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản 49
  63. phải trả Nhà nước. Đối với khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn: năm 2017,giá trị chi phí trả trước ngắn hạn là 416.199.354 đồng. Năm 2018, giảm đi 194.837.992 đồng, tương ứng tốc độ giảm 46,81%. Năm 2019, giá trị chi phí trả trước ngắn hạn tăng trở lại là 336.668.981 đồng (tức tăng 115.307.619 đồng, tương ứng tốc độ tăng 52,09 %). Trong năm 2019, hai khoản mục thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản phải trả Nhà nước từ 0 đồng đều tăng lên với giá trị lần lượt là 1.422.383.178 đồng và 16.408.510 đồng. Đây là nguyên nhân của sự tăng mạnh khoản mục tài sản ngắn hạn khác trong năm 2019. TÀI SẢN DÀI HẠN: Chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tài sản và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2017 giá trị TSDH là 33.459.352.355 đồng. Năm 2018, giá trị TSDH giảm đi 3.043.188.353 đồng, tương ứng tốc độ giảm 9,1%. Năm 2019, giá trị TSDH tiếp tục giảm đi 2.372.783.456 đồng, tương ứng tốc độ giảm 7,8%. Sự biến động của TSDH là do sự biến động của các khoản mục nhỏ bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, tài sản dở dang dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.  Các khoản phải thu dài hạn: có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn phân tích. Năm 2017, giá trị các khoản phải thu dài hạn là 185.623.500 đồng. Năm 2018, giá trị các khoản phải thu dài hạn tăng thêm 129.937.328 đồng, tương ứng tốc độ tăng 70%. Năm 2019, giá trị các khoản phải thu dài hạn tiếp tục tăng thêm 6.936.279 đồng, tương ứng tốc độ tăng 2,2%.  Tài sản cố định: có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn phân tích. Năm 2017, giá trị TSCĐ là 31.009.377.259 đồng. Năm 2018, giá trị TSCĐ giảm đi 3.853.750.192Trườngđồng, tương Đạiứng tốc đhọcộ giảm 12,43 Kinh%. Năm 2019, tế giá Huế trị TSCĐ tiếp tục giảm đi 3.271.520.512 đồng, tương ứng tốc độ giảm 12,05%. 50
  64.  Tài sản dở dang dài hạn: Từ 0 đồng vào năm 2017, sang năm 2018 tăng lên với giá trị là 61.599.640 đồng. Năm 2019, giá trị tài sản dở dang dài hạn lại giảm đi 16.648.234 đồng, tương ứng tốc độ giảm 27,03%  Các khoản đầu tư dài hạn: từ 0 đồng vào năm 2017, sang năm 2018 tăng lên với giá trị là 440.000.000 đồng và không thay đổi vào năm 2019.  Tài sản dài hạn khác: có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn phân tích. Năm 2017, giá trị của TSDH khác là 2.264.351.596 đồng. Năm 2018, giá trị của TSDH khác tăng thêm 179.024.871 đồng, tương ứng tốc độ tăng 7,91%. Năm 2019, giá trị của TSDH tiếp tục tăng thêm 908.449.011 đồng, tương ứng tốc độ tăng 37,18%. 2.2.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Trường Đại học Kinh tế Huế 51
  65. Bảng 2.4. Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT:Đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị % Giá trị % Giá trị % C. Nợ phải trả 185.788.082.834 84,76 198.319.846.388 85,77 195.008.274.27 85,41 I. N ng n h n 176.816.350.459 80,67 189.409.053.974 81,9 190.574.013.928 ợ ắ ạ 83,47 1. Phải trả người bán ngắn hạn 53.675.528.429 24,49 59.596.133.048 25,78 69.503.761.963 30,44 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 22.171.894.863 10,12 21.336.122.747 9,23 21.694.497.789 9,50 3.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 12.021.584.631 5,48 11.916.729.646 5,15 9.460.635.710 4,14 4. Phải trả người lao động 999.673.831 0,46 1.254.201.129 0,54 4.616.741.425 2,02 5. Chi phí phải trả ngắn hạn - - 450.213.487 0,19 706.279.000 0,31 7. Phải trả ngắn hạn khác 11.670.367.764 5,32 14.242.421.409 6,16 11.429.284.998 5,01 8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 75.953.998.646 34,65 80.198.394.491 34,69 72.826.186.011 31,90 10. Quỹ khen thưởng phúc lợi 323.302.265 0,15 414.838.017 0,18 336.627.032 0,15 II. Nợ dài hạn 8.971.732.375 4,09 8.910.762.414 3,854 4.434.260.319 1,942 1. Phải trả người bán dài hạn 8.963.439.772 4,089 8.896.024.953 3,848 4.419.518.000 1,936 2. Phải trả dài hạn khác 8.292.603 0,004 14.767.461 0,01 14.742.319 0,01 D. Vốn chủ sở hữu 33.402.652.495 15,24 32.892.470.966 14,23 33.309.820.928 14,59 I. Vốn chủ sở hữu 33.402.652.495 15,24 32.892.470.966 14,23 33.309.820.928 14,59 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 27.355.000.000 12,48 27.355.000.000 11,83 27.355.000.000 11,98 Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 27.355.000.000 12,48 27.355.000.000 11,83 27.355.000.000 11,98 2. Thặng dư vốn cổ phần (126.000.000) -0,06 (126.000.000) -0,05 (126.000.000) -0,06 8. Quỹ đầu tư phát triển 4.247.125.283 1,94 4.247.125.283 1,84 4.247.125.283 1,86 10. Qũy khác thuộc vốn chủ sở hữu 945.955.533 0,43 945.955.533 0,41 945.955.533 0,41 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 980.571.679 0,45 470.390.150 0,203 887.740.112 0,39 LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 41.257.547 0,02 12.835.927 0,01 13.026.135 0,01 LNST chưa phân phối kỳ này 939.314.132 0,429 457.554.223 0,198 874.713.977 0,38 Tổng nguồn vốn Trường219.190.735.329 Đại học100 Kinh231.212.317.354 tế Huế100 228.318.095.175 100 (Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC của Công ty giai đoạn 2017 – 2019) 52
  66. Biểu đồ 2.3. Biểu đồ tỷ trọng về nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế 53
  67. Thông qua bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.3 như trên, cho thấy tổng nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn là nợ phải trả và VCSH. Trong đó, nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu (luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 80%), còn VCSH chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều trong cơ cấu nguồn vốn công ty trong giai đoạn phân tích. Cụ thể, năm 2017 tỷ trọng nợ phải trả chiếm 84,76%, trong khi đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 15,24%. Năm 2018, tỷ trọng nợ phải trả tăng lên chiếm tỷ trọng 85,77%, trong khi đó vốn chủ sở hữu lại giảm xuống chiếm 14,23%. Năm 2019, tỷ trọng nợ phải giảm xuống chiếm 85,41%, trong khi đó vốn chủ sở hữu lại tăng lên chiếm 14,29%. Với tỷ trọng nợ phải trả chiếm phần chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn cho thấy sự hạn chế về mặt tự chủ tài chính của công ty, công ty dần phụ thuộc vào bên ngoài. Đây là một dấu hiệu không tốt. - Khoản mục Nợ phải trả: Khoản mục nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu và có xu hướng tăng trong giai đoạn phân tích. Cụ thể, năm 2017, tỷ trọng nợ phải trả chiếm 84,76%. Năm 2018, tỷ trọng nợ phải chiếm 85,77% (tương ứng tốc độ tăng 1,01%). Năm 2019, tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống chiếm 85,41% (tương ứng giảm 0,36%). Trong khoản mục nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng trong giai đoạn phân tích. Cụ thể, năm 2017, tỷ trọng nợ ngắn hạn của công ty là 80,67%. Năm 2017, tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng lên là 81,9%. Năm 2019, tỷ trọng nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt giá trị là 83,47%. Khoản mục Nợ ngắn hạn của công ty được cấu thành từ khoản mục nhỏ bao gồm: Phải trả người bán ngắn hạn, Người mua trả tiền trước ngắn hạn, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, Phải trả người lao động, Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, Quỹ khen thưởng phúc lợi. Trong đó, khoản mục phải trả người bán ngắn hạn và vay và nợ thuê tài chínhTrường ngắn hạn chiếm tỷ trĐạiọng chủ yhọcếu. Cụ thể , Kinhnăm 2017, t ỷtếtrọng Huếphải trả người bán ngắn hạn chiếm 24,49%. Năm 2018, tỷ trọng phải trả người bán ngắn hạn có xu hướng tăng và đạt giá trị 25,78%. Năm 2019, tỷ trọng phải trả người bán ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt giá trị 30,44%. Đối với khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, năm 2017 chiếm tỷ trọng 34,65%. Năm 2018, tỷ trọng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng lên 54
  68. chiếm 34,69%. Năm 2019, tỷ trọng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm xuống còn 31,9% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ ngắn hạn. Khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao thứ ba trong cơ cấu nợ ngắn hạn: năm 2017, tỷ trọng người mua trả tiền trước ngắn hạn chiếm 10,12%. Năm 2018, tỷ trọng người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm xuống còn 9,23%. Năm 2019 tỷ trọng người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng trở lại với giá trị là 9,5%. Điều này cho thấy khách hàng, đối tác có sự tin tưởng đối với công ty trong thực hiện giao dịch trả tiền trước. Các khoản mục còn lại chiếm tỷ trọng thấp dưới 10%. Tỷ trọng thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm dần qua các năm. Năm 2017 chiếm tỷ trọng 5,48%, sang năm 2018 giảm còn 5,15% và đến năm 2019 tiếp tục giảm còn 4,14%. Quỹ khen thưởng phúc lợi chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 0,15 vào năm 2017, năm 2018 tăng lên là 0,18% và đến năm 2019 giảm còn 0,15%. Điều này cho thấy công ty chưa thực sự chú trọng vào quỹ ken thưởng phúc lợi đối với nhân viên trong công ty. Khoản mục Nợ dài hạn của công ty được cấu thành từ phải trả người bán dài hạn và phải trả dài hạn khác. Trong đó, tỷ trọng phải trả người bán dài hạn chiếm phần chủ yếu và có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2017, tỷ trọng phải trả người bán dài hạn đạt giá trị 4,089%. Năm 2018, tỷ trọng phải trả người bán dài hạn giảm còn 3,848%. Năm 2019, tỷ trọng phải trả người bán dài hạn tiếp tục giảm chỉ còn 1,942%. Ngược lại, tỷ trọng phải trả người bán dài hạn có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2017, tỷ trọng phải trả người bán dài hạn là 0,04% và tăng lên đạt giá trị là 0,1% trong năm 2018 và 2019. - Khoản mục Vốn chủ sở hữu: Khoản mục Vốn chủ sở hữu của công ty được cấu thành từ Vốn đầu tư của chủ sở hữu, Thặng dư vốn cổ phần, Qũy khác thuộc vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận sau thuế chưa phânTrường phối. Trong đó, tỷ trĐạiọng vốn đầhọcu tư của chKinhủ sở hữu chi ếtếm ph ầHuến chủ yếu. Cụ thể, năm 2017 tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm là 12,48%. Năm 2018, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm xuống còn 11,93%. Năm 2019, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên đạt giá trị 11,98%. 55