Khóa luận Nghiên cứu tỉ lệ khối lượng các hợp chất DDT thành phần tách chiết từ đất ô nhiễm bằng hệ dung môi QH2

pdf 44 trang thiennha21 15/04/2022 7330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu tỉ lệ khối lượng các hợp chất DDT thành phần tách chiết từ đất ô nhiễm bằng hệ dung môi QH2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_ti_le_khoi_luong_cac_hop_chat_ddt_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu tỉ lệ khối lượng các hợp chất DDT thành phần tách chiết từ đất ô nhiễm bằng hệ dung môi QH2

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ___ NGUYỄN NGỌC MAI NGHIÊN CỨU TỈ LỆ KHỐI LƯỢNG CÁC HỢP CHẤT DDT THÀNH PHẦN TÁCH CHIẾT TỪ ĐẤT Ô NHIỄM BẰNG HỆ DUNG MÔI QH2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ HÀ NỘI - 2018
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ___ NGUYỄN NGỌC MAI NGHIÊN CỨU TỈ LỆ KHỐI LƯỢNG CÁC HỢP CHẤT DDT THÀNH PHẦN TÁCH CHIẾT TỪ ĐẤT Ô NHIỄM BẰNG HỆ DUNG MÔI QH2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Hợp HÀ NỘI - 2018
  3. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt khóa luận này, với sự biết ơn và lòng kính trọng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo TS. Nguyễn Quang Hợp đã hướng dẫn tận tình dìu dắt, giúp đỡ, luôn tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo khoa Hóa Học đã dành tâm huyết để truyền đạt cho em vốn kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành tốt quá trình học tập và hoàn thành được khóa luận này. Em xin cảm ơn bạn bè và người thân luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ và khích lệ để e hoàn thành tốt việc học tập của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2018. Sinh viên Nguyễn Ngọc Mai Nguyễn Ngọc Mai K40C - Khoa Hóa Học
  4. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật DDD Dichlorodiphenyldichloroethane DDD tongTổng lượng hóa chất có liên quan đến DDD DDE Dichlorodiphenyldichloroethylene DDE tong Tổng lượng hóa chất có liên quan đến DDE DDT Dichlorodiphenyltrichloroethane DDT tong Tổng lượng hóa chất có liên quan đến DDT GC Gas Chromatography GC/MS Gas Chromatography Mass Spectometry HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật LD50 (chuột) Liều lượng chất độc gây chết cho một nửa (50%) số chuột dùng trong nghiên cứu MS Mass Spectometry POP Persistent organic pollutants UV Tia cực tím Nguyễn Ngọc Mai K40C - Khoa Hóa Học
  5. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Hình 1.1. Cấu trúc phân tử của DDT 4 Hình 1.2. Quy trình tiêu hủy HCBVTV 14 Hình 3.1. Lượng các chất trong lần chiết 1 bằng dung môi QH2 21 Hình 3.2. Lượng các chất trong lần chiết 2 bằng dung môi QH2 22 Hình 3.3. Lượng các chất trong lần chiết 3 bằng dung môi QH2 23 Hình 3.4. Tổng lượng các chất tách chiết bằng dung môi QH2 24 Hình 3.5. Lượng chất DDE trong các lần chiết bằng dung môi QH2 25 Hình 3.6. Lượng chất DDD trong các lần chiết bằng dung môi QH2 25 Hình 3.7. Lượng chất DDT trong các lần chiết bằng dung môi QH2 26 Hình 3.8. Lượng POP các lần chiết bằng dung môi QH2 26 Hình 3.9. Hiệu suất chiết tách POP bằng dung môi QH2 27 Hình 3.10. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 1 bằng QH2 28 Hình 3.11. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 2 bằng QH2 29 Hình 3.12. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 3 bằng QH2 30 Hình 3.13. Tỉ lệ tổng các hợp chất nhóm DDT chiết được bằng QH2 31 Bảng 1. Phân loại độc tính của tổ chức y tế thế giới WHO 5 Nguyễn Ngọc Mai K40C - Khoa Hóa Học
  6. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 . CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3 1.1. Một vài nét khái quát về hóa chất BVTV 3 1.1.2. Giới thiệu chung về DDT 4 1.2. Hiện trạng ô nhiễm hóa chất BVTV ở Việt Nam 7 1.3. Các phương pháp xử lý hóa chất BVTV 9 1.3.1. Phương pháp thủy phân 9 1.3.2. Phương pháp điện hoá 10 1.3.3. Phương pháp hấp phụ 10 1.3.4. Phương pháp chôn lấp 10 1.3.5. Phương pháp dùng thiêu đốt trong lò ở nhiệt độ cao 11 1.3.6. Phân huỷ bằng tia cực tím (UV) hoặc bằng ánh sáng mặt trời 11 1.3.7. Phá huỷ bằng vi sóng Plasma 12 1.3.8. Biện pháp ozon hoá/UV 12 1.3.9. Biện pháp oxy hoá bằng không khí ướt 13 1.3.10. Biện pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao 13 1.3.11. Biện pháp xử lý bằng phân huỷ sinh học 14 . CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 15 2.1. Phương pháp nghiên cứu 15 2.1.1. Phương pháp chiết rửa đất ô nhiễm 15 2.1.2. Sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS (Gas Chromatography Mass Spectometry) 15 2.1.3. Phần mềm ứng dụng xử lý số liệu 16 2.2. Thực nghiệm 17 2.2.1. Hóa chất và dụng cụ 17 Nguyễn Ngọc Mai K40C - Khoa Hóa Học
  7. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2. An toàn thí nghiệm 17 2.2.3. Tiến hành thí nghiệm 18 2.2.3.1. Tiến hành với dung môi QH2 [9] 18 2.2.3.2. Tách chiết bằng hệ dung môi QH2 18 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21 3.1. Hàm lượng các hợp chất DDT tách chiết được qua các lần chiết 21 3.1.1. Chiết lần 1 21 3.1.2. Chiết lần 2 21 3.1.3. Chiết lần 3 22 3.1.4. Tổng lượng chất tách được sau 3 lần chiết 23 3.2. Hàm lượng các DDT thành phần tách được qua các lần chiết 24 3.2.1. Hàm lượng DDE 24 3.2.2. Lượng chất DDD 25 3.2.3. Lượng chất DDT 25 3.2.4. Tổng hàm lượng DDT tách chiết được 26 3.3. Hiệu suất tách chiết 27 3.4. Tỉ lệ của khối lượng các hợp chất DDT thành phần tách chiết 28 3.4.1. Tỉ lệ các hợp chất của lần chiết 1 28 3.4.2. Tỉ lệ các hợp chất của lần chiết 2 29 3.4.3. Tỉ lệ các hợp chất của lần chiết 3 30 3.4.4. Tỉ lệ tổng các hợp chất chiết tách được 31 KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 Nguyễn Ngọc Mai K40C - Khoa Hóa Học
  8. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một trong những nước phát triển chủ yếu về nông nghiệp. Đây là một ngành kinh tế quan trọng đem lại sự tăng trưởng GDP và đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó là sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất hóa chất. Để bảo vệ cây trồng, đem lại hiệu quả và năng suất cao hóa chất BVTV đã được sử dụng rộng rãi và ngày càng nhiều. Do đó khi sử dụng một lượng lớn hóa chất BVTV sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Các loại chất này sẽ tồn lưu một phần trong môi trường đất, nước và không khí. Nhưng việc xử lý các loại chất này lại gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Các chất này chủ yếu đều là hợp chất hữu cơ khó phân hủy và độc hại được gọi là các chất POP đặc biệt là DDT, DDD, DDE, Với tình hình thực tiễn như vậy, nhiều biện pháp xử lý đã được nghiên cứu để làm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam đã áp dụng một số biện pháp đơn giản chủ yếu là chôn lấp hoặc thiêu đốt. Còn trên thế giới có các biện pháp tiên tiến hơn. Đã có nhiều vật liệu hấp phụ được chế tạo từ phụ phẩm nông nghiệp như bã mía, xơ dừa, lõi ngô, Ngoài ra còn có các vật liệu đã được nghiên cứu như polypyrole, polystyrene [14, 15]. Tuy nhiên đây là loại polymer khó tổng hợp và giá thành lại cao. Vì vậy, một loại vật liệu dễ tổng hợp, giá thành thấp hơn nhưng có khả năng dẫn điện tốt và thân thiện với môi trường được các nhà khoa học lựa chọn đó là polyaniline. Để xử lý làm sạch đất tồn lưu một lượng hóa chất BVTV góp phần vào việc xử lý ô nhiễm môi trường đất, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tỉ lệ khối lượng các hợp chất DDT thành phần tách chiết từ đất ô nhiễm bằng hệ dung môi QH2”. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tách chiết các hợp chất DDE, DDD, DDT ra khỏi đất bị ô nhiễm bằng hệ dung môi QH2. Nguyễn Ngọc Mai 1 K40C - Khoa Hóa Học
  9. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp - Đánh giá, so sánh tỉ lệ khối lượng các chất DDT, DDD, DDE tách chiết được từ đất ô nhiễm với tỉ lệ của chúng có trong đất ô nhiễm ban đầu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình ô nhiễm đất hiện nay. - Nghiên cứu chiết tách thuốc BVTV khó phân hủy trong đất bằng hệ dung môi QH2. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Đọc và tìm hiểu tài liệu có liên quan tới phụ gia gốc ancol và hóa chất BVTV. - Sử dụng phương pháp phân tích hàm lượng các hợp chất DDT trong đất và nước bằng GC/MS. - Đánh giá, phân tích và xử lí số liệu thu được bằng các phần mềm chuyên dụng. 5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn Kết quả của việc nghiên cứu là cơ sở khoa học để xử lý lượng hóa chất thuốc BVTV tồn dư trong đất với phương pháp sử dụng dung môi thích hợp giá thành hợp lý, thân thiện với môi trường. Nếu đề tài được nghiên cứu sâu và kỹ lưỡng hơn thì có thể áp dụng vào thực tiễn để xử lý có hiệu quả nhất với chi phí thấp. Nguyễn Ngọc Mai 2 K40C - Khoa Hóa Học
  10. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Một vài nét khái quát về hóa chất BVTV 1.1.1. Khái niệm Hóa chất BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng, ), những chất được làm từ thực vật, động vật được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của các sinh vật gây hại như: côn trùng, nấm, nhện, chim, chuột, vi khuẩn, cỏ dại, [11]. Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lí thuốc BVTV, ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại, còn có các chế phẩm giúp sinh vật tăng trưởng, làm rụng lá hoặc khô cây, xua đuổi hoặc thu hút các sinh vật gây hại để tiêu diệt giúp cho việc thu hoạch bằng các máy móc, cơ giới được thuận tiện hơn [11]. Các chất khác nhau sẽ có con đường nhiễm độc khác nhau. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến hóa chất BVTV là kết quả của quá trình tiếp xúc, chủ yếu thông qua các con đường: - Qua hệ tiêu hóa - Qua da - Qua hệ hô hấp [10]. Ở Việt Nam, lượng HCBVTV đã sử dụng là gần 200 các loại hóa chất trừ sâu, 52 loại hóa chất diệt cỏ, 83 loại hóa chất thuốc trừ bệnh dịch, 8 loại hóa chất diệt chuột và 9 loại hóa chất để kích thích sinh trưởng. Bên cạnh đó các loại HCBVTV khác đã được nhập trái phép vào nước ta với số lượng không nhỏ. Trong đó có cả DDT, một loại hóa chất đã bị cấm sử dụng trong nông nghiệp [1]. Nguyễn Ngọc Mai 3 K40C - Khoa Hóa Học
  11. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2. Giới thiệu chung về DDT - Cấu trúc của DDT Năm 1874 người ta đã phát hiện ra một loại hóa chất tỏng hợp đó là DDT. Tuy nhiên thuộc tính của nó thì cho đến năm 1939 mới được tìm ra. DDT gồm 14 hợp chất hữu cơ có các dạng tương đồng về tính chất như: 77,1% là p,p’-DDT; 14,9% là o,p’- DDT; 0,3% p,p’-DDD; 0,1% là o,p’-DDD; 4% là p,p’-DDE; 0,1% là o,p’-DDE; sản phẩm khác là 3,5% [16,17]. DDT cũng có thể chứa DDE (1,1-dichloro-2,2-bis(p- chlorophenyl)ethylene) và DDD (1,1-dichloro-2,2-bis(p- chlorophenyl)ethane) đây là những chất nhiễm bẩn và gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Để diệt trừ sâu hại người ta cũng có thể sử dụng DDD, tuy nhiên hiệu quả lại kém hơn nhiều so với DDT. Cả 2 chất này đều là những sản phẩm không mong muốn trong quá trình sản xuất DDT. - Công thức hóa học của DDT: C H Cl 14 9 5 - Tên khoa học (IUPAC): diclor diphenyl triclorethan - Cấu trúc phân tử của DDT: [20] Hình 1.1. Cấu trúc phân tử của DDT - Tính chất của DDT Khối lượng phân tử: 354,49 Trạng thái: chất bột vô định hình màu trắng Nhiệt độ nóng chảy: khoảng 108,5 - 109ºC -5 -7 Áp suất bay hơi: 2,53 x10 Pa (1,9.10 mmHg) ở 20ºC [20] Độ tan: DDT tan ít trong nước, khoảng 0,31.10-2 - 0,34.10-2 mg/L (tại 25ºC) nhưng lại có thể giữ nước và tan tốt trong các dung môi hữu cơ, hydrocarbon thơm, ketone, este, acid carboxylic, dẫn xuất halogen Nguyễn Ngọc Mai 4 K40C - Khoa Hóa Học
  12. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên lại tan kém trong các dung môi hydrocarbon mạch thẳng và mạch vòng no [2]. Khả năng hoà tan của DDT trong nước: thấp (hệ số hấp phụ cao) nên DDT thường bị hấp phụ trong đất đá, trầm tích hay cặn bùn. Trong phân hủy sinh học DDT thì đây là điều đóng một vai trò quan trọng [2]. Tính chất: DDT có thể cháy trong không khí sinh ra khí độc hại và gây cay mắt. Tác dụng được với các chất có tính oxi hóa mạnh hoặc các chất kiềm. Đặc biệt có thể khử mạnh khi tác dụng với Fe. Dư lượng DDT trong đất ở mức tối đa là 0,01 mg/kg [2]. - Độc tính Độc tính của một chất phụ thuộc vào các yếu tố như: Con đường xâm nhập vào cơ thể (tiêu hóa, hô hấp, ) Đặc điểm của đối tượng (tuổi, giới, tình trạng sức khỏe, ) Trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, khí) Tính chất hóa học, vật lý của chất. Theo tổ chức Y tế thế giới, độc tính của một chất được phân loại thông qua giá trị liều lượng cần thiết để làm chết 50% số lượng vật thí nghiệm (LD50) được chỉ ra ở Bảng 1 [3]. Bảng 1. Phân loại độc tính của tổ chức y tế thế giới WHO (LD50 mg/kg.ngày, chuột nhà) [3] Phân Qua miệng Qua da nhóm độc Thể Thể Thể Thể rắn lỏng rắn lỏng Ia. 5 20 10 40 Độc mạnh Ib. 5 - 20 - 10 - 40 - Độc 50 200 100 400 II. Độc 50 - 200 - 100 - 400 trung 500 2000 1000 – 4000 Bình Nguyễn Ngọc Mai 5 K40C - Khoa Hóa Học
  13. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp III. 500 2000 1000 4000 Độc ít - 2000 - 3000 IV. > > Không độc 2000 3000 - Ảnh hưởng đến con người DDT gây bệnh cho con người qua con đường phơi nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp. Phơi nhiễm trực tiếp có thể qua da hoặc quá trình hít thở rồi vào phổi. Phơi nhiễm gián tiếp thông qua quá trình ăn uống các loại thực phẩm đã bị nhiễm DDT, cũng như các loài sinh vật sống trong vùng bị ô nhiễm, theo đường tiêu hóa DDT sẽ đi vào cơ thể sau đó tích tụ theo thời gian ở gan và các mô mỡ của con người. DDT gây ảnh hưởng cấp tính và mãn tính: Ảnh hưởng cấp tính: Trong thời gian ngắn DDT đi vào cơ thể con người có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh gây ra các triệu chứng run rẩy, nôn mửa, đổ mồ hôi, nhức đầu chóng mặt thậm chí gây co giật dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu và chữa trị kịp thời. Nếu bị nhiễm với nồng độ DDT thấp thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, bị tê các đầu ngón tay ngón chân, dẫn đến không muốn hoạt động. Nếu nhiễm nồng độ DDT cao thì người bị nhiễm có thể mất trí nhớ, các cơ và ngực bị co thắt gây khó thở có thể bị động kinh [10]. Ảnh hưởng mãn tính: Nếu chất độc trong cơ thể một thời gian dài sẽ gây sơ gan, ảnh hưởng đến việc sinh sản và các tuyến nội tiết như tuyến giáp trạng, nang thượng thận, Nếu không kịp phát hiện và thời gian tích tụ chất độc lâu hơn nữa sẽ dẫn đến các bệnh ung thư. Đối với người đang mang thai có thể gây xảy thai hoặc sinh non, thai nhi sẽ bị dị tật bẩm sinh và chậm phát triển. Khi trẻ con bú sữa mẹ hay sữa tươi bị nhiễm DDT thì cũng sẽ bị nhiễm thông qua con đường trực tiếp hoặc gián tiếp. Rất nhiều người dân sống trong vùng bị ô nhiễm DDT đã bị các bệnh ung thư hay Nguyễn Ngọc Mai 6 K40C - Khoa Hóa Học
  14. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp ảnh hưởng về đường tiêu hóa, thần kinh. Điều này chứng tỏ hậu quả nghiêm trọng của việc ô nhiễm DDT gây ra [10]. DDT xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa là chủ yếu, cao hơn rất nhiều lần so với liều lượng cho phép của OMS (0,05ppm), của Liên Xô (0,14ppm) và của Hungari (0,13ppm) [18]. DDT gây ra các bệnh ung thư Khả năng gây ưng thư cho người của DDT được phân thành 2 nhóm: Nhóm 1: Gồm các chất gây ung thư cho con người. Nhóm 2: Gồm các chất có khả năng gây ung thư cho con người. Nhiều thí nghiệm nghiên cứu đã cho thấy DDT gây ung thư ở các động vật thí nghiệm. Chính vì vậy, cơ quan Quốc tế Nghiên cứu ung thư (International Agency for Reseach on Cancer, IARC) đã làm thí nghiệm và phân loại DDT là chất có khả năng gây ung thư vào năm 1991. DDT được xếp vào nhóm 2B theo Cục bảo vệ Môi trường Mỹ [10]. DDT gây các ảnh hưởng khác: DDT gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ nội tiết của con người. Khi bị nhiễm độc ở liều cao sẽ gây đau đầu, buồn nôn, dị ứng và gây co giật. Có các triệu chứng của ngộ độc như chán ăn, giảm cân, mất ngủ, đổ nhiều mồ hôi và ảnh hưởng về da và tóc [10]. 1.2. Hiện trạng ô nhiễm hóa chất BVTV ở Việt Nam Trước đây, đối với nhiều quốc gia trên thế giới, DDT đóng một vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp và được sử dụng với một lượng rất lớn. Mỹ là một nước phát triển nông nghiệp với lượng hóa chất BVTV được sử dụng nhiều nhất chiếm 1/3 tổng số hoá chất BVTV trên toàn thế giới. Hóa chất chủ yếu là thuốc diệt cỏ. Ngoài ra còn một số nước cũng sử dụng nhiều hóa chất BVTV như Châu Âu (30%), và nước còn lại là 20% (Pak J. Weed Sci. Res., 2007) [4, 5]. Nguyễn Ngọc Mai 7 K40C - Khoa Hóa Học
  15. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Ở Việt Nam, từ những năm 40 của thế kỷ XX hóa chất BVTV đã được sử dụng để bảo vệ cây trồng. Theo thống kê vào năm 1957, miền Bắc của nước ta đã sử dụng khoảng 100 tấn. Nhưng đến năm 1985 thì khối lượng hóa chất BVTV tăng lên khoảng 6.500 - 9.000 tấn hàng năm. Vào 3 năm gần đây, 70.000 - 100.000 tấn hóa chất BVTV đã được nhập khẩu và sử dụng, tăng gấp hơn 10 lần so với các năm trước. Tuy nhiên các loại thuốc BVTV đang được sử dụng lại có độ độc hại cao và lạc hậu. Trong các lĩnh vực khác, hóa chất DDT được sử dụng để phòng trừ muỗi gây bệnh sốt rét trong những năm 1957 – 1994. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghiệp sản xuất hóa chất tỉ lệ HCBVTV đã được thay đổi như: hóa chất trừ sâu: 33%; hóa chất trừ nấm: 29%; hóa chất trừ cỏ: 50%, vào năm 1998. Đến năm 2013, nước ta có 1.643 hoạt chất nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc chỉ sử dụng 630 loại, còn Thái Lan, Malaysia sử dụng khoảng 400-600 loại [4, 5]. Hầu hết các loại hóa chất BVTV ở nước ta đều có nguồn gốc nhập khẩu, xuất sứ rõ ràng. Tuy nhiên vẫn có tình trạng nhập lậu một số loại hóa chất BVTV. Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV, trong đó thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2% và một số loại thuốc BVTV khác như thuốc xông hơi, khử trùng, bảo quản lâm sản, điều hòa sinh trưởng cây trồng chiếm 12% [4, 5]. Nước ta có tổng diện tích khoảng 331.212 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 10.000 km2. 70% sử dụng để trồng lúa và 30% để trồng các loại nông sản khác như ngô, khoai, sắn, rau màu, hoa quả, [4, 19]. Chính vì vậy, hóa chất BVTV đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu đối với nông nghiệp. Trong thời kỳ chiến tranh 1960 – 1990, hóa chất BVTV chỉ được phân phát và sử dụng nhỏ lẻ cho một số đơn vị tổ hay hợp tác xã nông nghiệp, lâm trường để sử dụng. Do điều kiện còn khó khăn nên việc sử dụng và lưu kho các hóa chất BVTV còn sơ sài cộng thêm việc chưa nhận thức rõ được tác hại do hóa chất BVTV Nguyễn Ngọc Mai 8 K40C - Khoa Hóa Học
  16. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp gây ra. Vì vậy đến khi một số loại hóa chất BVTV độc hại, khó phân hủy bị cấm sử dụng chỉ được xử lý một cách qua loa như chôn xuống đất hoặc đem đốt. Chính vì thế một lượng lớn hóa chất BVTV đã tồn lưu trong đất ở một số khu vực như Nghệ An, Hà Tĩnh, [4, 6]. So với năm 2009, số địa phương có đất bị ô nhiễm DDT đã giảm thiểu do có nhận thức tốt hơn về vấn đề này và báo cáo kịp thời khi phát hiện bị ô nhiễm. Hiện nay còn khoảng 200 điểm có nguy cơ ô nhiễm hóa chất BVTV ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới môi trường và con người [7]. 1.3. Các phương pháp xử lý hóa chất BVTV Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp, công nghệ tiên tiến đã được nghiên cứu để xử lý, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật như : Phá hủy bằng tia cực tím (hoặc bằng ánh sáng mặt trời), Phá huỷ bằng hồ quang Plasma, Phá hủy bằng ozon UV, Phương pháp thủy phân, Phương pháp oxy hoá ở nhiệt độ thấp, Oxy hoá bằng không khí ướt, Oxy hoá nhiệt độ cao. Hay một số phương pháp đơn giản, dễ tiến hành như: thiêu đốt, nung cháy hoặc lò nóng chảy, Phương pháp điện hoá, Phương pháp chiết, Phương pháp hấp phụ, Phương pháp chôn lấp, Phương pháp hay được sử dụng với điều kiện ở Việt Nam là: 1.3.1. Phương pháp thủy phân Phương pháp thủy phân có 2 loại: Thủy phân trong môi trường axit và thủy phân trong môi trường kiềm. Mục đích: tạo điều kiện cho sự phá vỡ một số mối liên kết nhất định, làm giảm độc tính của các chất xuống mức thấp hơn hoặc thành không độc. Lựa chọn phương pháp và chất xúc tác phù hợp tùy thuộc vào thuộc tính của hóa chất BVTV. Ưu điểm : - Thiết bị sử dụng đơn giản, dễ chế tạo. - Vật liệu, hoá chất dễ tìm kiếm Nguyễn Ngọc Mai 9 K40C - Khoa Hóa Học
  17. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nhược điểm : - Tuy rằng sản phẩm sau khi thủy phân cóđộc tính thấp hơn nhưng mạch cacbon của phân tử hữu cơ thường không bị cắt đứt nên vẫn phải tiếp tục xử lý trước khi thải ra môi trường [8]. 1.3.2. Phương pháp điện hoá Đây là phương pháp dựa vào khả năng oxy hoá trực tiếp hoặc gián tiếp dưới các tác nhân oxy hoá mới sinh bởi tác dụng của dòng điện để phân hủy các chất BVTV về dạng không độc hoặc ít độc hơn. Ưu điểm : - Hóa chất BVTV bị phá hủy để về dạng không độc hoặc ít độc nhất. - Chi phí của quá trình xử lý rẻ. Nhược điểm : - Quá trình chế tạo thiết bị phức tạp [8]. 1.3.3. Phương pháp hấp phụ Đây là phương pháp sử dụng để thu gom hoặc xử lý ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý trên. Các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên, dễ tìm kiếm như: than hoạt tính, bentonit hoặc các chất hấp phụ tổng hợp khác nhau. Sau khi các vật liệu hấp phụ hóa chất BVTV sẽ được xử lý bằng các phương pháp khác như: đốt, phương pháp chiết, phương pháp phân hủy bằng vi sinh vật [8]. 1.3.4. Phương pháp chôn lấp Để hạn chế ảnh hưởng tới môi trường, hóa chất BVTV sẽ bị cô lập. Đây chính là công đoạn cuối cùng đối với các loại chất thải rắn độc hại không thể không khí hóa. Ưu điểm: - Đơn giản, không đòi hỏi công nghệ thiết bị cao, chi phí thấp - Áp dụng cho các loại thuốc BVTV Nhược điểm: Nguyễn Ngọc Mai 10 K40C - Khoa Hóa Học
  18. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp - Yêu cầu về vị trí chôn lấp khắt khe: địa hình phải ổn định và không có lớp đá vôi, phải tránh xa khu dân cư và nơi trú ngụ của các sinh vật quý, khu di tích lịch sử . - Không kiểm soát được các quá trình hoá lý diễn ra trong chất thải. - Có thể gây ô nhiễm nước ngầm vàđất là mối đe dọa của môi trường [8]. 1.3.5. Phương pháp dùng thiêu đốt trong lò ở nhiệt độ cao Thực chất phương pháp này là oxy hoá thuốc BVTV bằng oxy không khí ở nhiệt độ cao. Đây là quá trình cuối cùng cho các chất thải nguy hiểm như thuốc BVTV khi không thể phân hủy, tái chế, tái sử dụng hay không thể chôn lấp. Sản phẩm của phản ứng phân hủy nhiệt khi đốt cũng tuỳ thuộc vào tính chất của loại thuốc BVTV. Ưu điểm: - Các dạng của thuốc BVTV đều có thể bị phá hủy - Có thể dùng chúng làm nhiên liệu đốt đối với các loại hóa chất BVTV hòa tan bằng dung môi hữu cơ. - Chi phí của quá trình xử lý không lớn - Các chất thải sau khi xử lý không còn độc và với một lượng không đáng kể - Có thể xử lý dễ dàng khí thải sinh ra không gây ảnh hưởng tới môi trường Nhược điểm : - Thiết bị đầu tư cho quá trình ban đầu tương đối lớn . - Không thể xử lý đối với các hợp chất kim loại độc, dễ bay hơi như Hg, As hay các chất dễ nổ và chất phóng xạ [8]. Trên thế giới có nhiều phương pháp xử lý tiên tiến hơn như: 1.3.6. Phân huỷ bằng tia cực tím (UV) hoặc bằng ánh sáng mặt trời Mạch vòng và các mối liên kết giữa Clo và Cacbon bị phá hủy bởi phản ứng phân hủy bằng tia UV hoặc ánh sáng mặt trời. Các nguyên tố Nguyễn Ngọc Mai 11 K40C - Khoa Hóa Học
  19. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp trong cấu trúc phân tử của chất hữu cơ sau đó thay thế nhóm Cl bằng nhóm Phenyl hoặc nhóm Hydroxyl và giảm độ độc của hoạt chất. Ưu điểm: - Hiệu suất xử lý cao - Chi phí cho xử lý thấp, rác thải an toàn ngoài môi trường. Nhược điểm: - Đối với các chất thải rửa hoặc chay tràn có nồng độ cao thì không thể xử lý - Khó xử lý và ít được áp dụng đối với lớp đất dày hơn 5mm [25]. 1.3.7. Phá huỷ bằng vi sóng Plasma Để tiến hành phương pháp này sẽ có thiết bị có cấu tạo đặc biệt. Cs một chất hữu cơ là Detector Plasma được dẫn qua ống sinh ra sóng phát xạ electron cực ngắn (vi sóng). Sóng này sẽ tác dụng vào các phân tử hữu cơ tạo 2- ra nhóm gốc tự do và dẫn tới các phản ứng tạo ra SO2, CO2, HPO3 , Cl , Br , những sản phẩm này phụ thuộc vào bản chất của hóa chất 2 2 BVTV. Ưu điểm: - Hiệu suất xử lý cao - Thiết bị gọn nhẹ. - Khí thải trong quá trình xử lý an toàn cho môi trường. Nhược điểm: - Chỉ sử dụng có hiệu quảđối với pha lỏng và pha khí - Chi phí để xử lý cao và phải đầu tư lớn [25]. 1.3.8. Biện pháp ozon hoá/UV Đây là biện pháp phân huỷ các chất thải hữu cơ trong dung dịch hoặc trong dung môi dựa vào việc kết hợp ozon hóa và chiếu tia cực tím. Phương pháp này thường được sử dụng để xử lý ô nhiễm thuốc trừ sâu tại Mỹ. Phản ứng hoá học phân huỷ hợp chất là: Thuốc trừ sâu, diệt cỏ + O3 → CO2 + H2O + các nguyên tố khác Nguyễn Ngọc Mai 12 K40C - Khoa Hóa Học
  20. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Ưu điểm: - Thiết bị nhỏ gọn - Chi phí vận hành thấp - Sau khi đã xử lý chất thải ra môi trường là loại ít độc - Thời gian phân huỷ rất ngắn. Nhược điểm: - Chỉ đạt hiệu quả cao đối với các pha lỏng, pha khí - Chi phí để xử lý là rất lớn [25]. 1.3.9. Biện pháp oxy hoá bằng không khí ướt Dựa vào cơ chế oxy hoá bằng hỗn hợp không khí và hơi nước ở nhiệt độ cao > 350C và áp suất 150 atm, phương pháp này đạt hiệu quả 95% [25]. 1.3.10. Biện pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao Biện pháp này có 2 công đoạn: - Công đoạn 1: Tách chất ô nhiễm trong hỗn hợp đất bằng phương pháp hoá hơi chất ô nhiễm. - Công đoạn 2: Phá huỷ chất ô nhiễm bằng nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ cao khi có oxi dư các chất ô nhiễm bị oxy hóa thành CO2, H2O, NO , P O . x 2 5 Ưu điểm: - Vừa tách được chất ô nhiễm ra khỏi đất, vừa làm sạch triệt để chất ô nhiễm - Khi có hệ thống lọc, khí thải sau khi sinh ra an toàn cho môi trường - Hiệu suất xử lý tính độc cao > 95% Nhược điểm: - Chi phí cho xử lý cao - Đối với các kim loại nặng sau khi xử lý khí thải phải tiếp tục xử lý trước khi đưa ra môi trường [25]. Nguyễn Ngọc Mai 13 K40C - Khoa Hóa Học
  21. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 1.3.11. Biện pháp xử lý bằng phân huỷ sinh học Đối với nông nghiệp, việc loại bỏ tồn dư hóa chất BVTV gặp rất nhiều khó khăn. Do các vi sinh vật có khả năng phân hủy vì vậy nó được sử dụng như một hóa chất BVTV. Vì vậy, các vi sinh vật được sử dụng để phân huỷ lượng tồn dư HCBVTV một cách an toàn. Phương pháp này loại bỏ tồn dư HCBVTV trong môi trường đất và nước, loại bỏ nguồn gây ô nhiễm môi trường [8, 25]. Hình 1.2. Quy trình tiêu hủy HCBVTV Nguyễn Ngọc Mai 14 K40C - Khoa Hóa Học
  22. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 THỰC NGHIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp chiết rửa đất ô nhiễm Chiết rửa là phương pháp sử dụng dung môi để tách chiết các chất ra khỏi vật mẫu. Cách thức chiết rửa đất là phân tách vật lý, phân tách hóa học hoặc kết hợp cả 2. Phân tách vật lý là cô đặc các hóa chất ô nhiễm vào lượng dung môi nhỏ hơn bằng cách khai thác sự khác biệt về đặc tính vật lý, giữa các hạt mang chất ô nhiễm và hạt đất, tính bề mặt kị nước giữa các chất ô nhiễm với dung môi hữu cơ được sử dụng [21, 22]. Phân tách hoá học liên quan đến kỹ thuật hòa tan các hóa chất ô nhiễm từ đất với dung dịch nước chiết xuất có chứa chất phản ứng hoá học như axit hoặc chất càng hóa [21, 22]. 2.1.2. Sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS (Gas Chromatography Mass Spectometry) Đây là một phương pháp kết hợp giữa GC (phần sắc ký khí) và MS (phần khối phổ) hiện đại nhất hiện nay cho phép phân tích các hợp chất phức tạp hoặc tách mẫu cần phân tích một cách chính xác nhất và đạt hiệu quả cao. Nếu trong mẫu có xuất hiện một chất lạ máy sẽ phát hiện và nhận dạng cấu trúc độc nhất của nó. Phương pháp này được ứng dụng để nghiên cứu, chiết xuất và xác định thành phần các chất hóa học, độc chất, kháng sinh, đánh giá độ tồn lưu của hóa chất BVTV trong các vật liệu [26]. * Phần sắc ký khí GC Khi mẫu bơm vào pha động, hỗn hợp hóa chất bị phân tách thành các phần riêng lẻ và có giá trị riêng biệt. pha động là một khí trơ, pha tĩnh sử dụng các hóa chất. Pha động sẽ dẫn mẫu đi qua pha tĩnh khi đó các hóa chất trong pha tĩnh sẽ hấp thụ thành phần trong hỗ hợp mẫu. Nguyễn Ngọc Mai 15 K40C - Khoa Hóa Học
  23. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Thành phần hỗn hợp trong hai pha này sẽ tương tác với nhau theo tỷ lệ khác nhau. Đối với các hợp chất tương tác nhanh sẽ thoát ra khỏi cột của GS (cột được làm bằng thủy tinh, inox hoặc thép không rỉ, nhỏ như một ống mao dẫn) trước còn tương tác chậm sẽ thoát ra khỏi cột sau. Chất được phân tách sau khi ra khỏi cột sẽ đi vào đầu dò. Đầu dò sẽ phát ra tín hiệu khi phát hiện thấy chất cần phải phân tích [26]. * Khối phổ MS Khối phổ được sử dụng để xác định một chất hóa học dựa trên cấu trúc của nó. Các hợp chất khi giải hấp thụ từ cột sắc ký, chúng sẽ đi vào đầu dò có dòng điện ion hóa (mass spectrometry). Lúc này, chúng bị bỡ thành những mảnh vụn lớn hoặc nhỏ mang điện còn gọi là ion và tấn công vào các luồng. Các hạt cần ở trạng thái tích điện thì mới đi qua được bộ lọc. Các mảnh vỡ được chia bởi các vật mang gọi là tỉ lệ vật mang khối (M/Z). Các mảnh vụn này sẽ có điện tích là +1, M/Z miêu tả các phân tử nặng của mảnh vụn. Gồm có 4 nam châm điện gọi là tứ cực (quadrapole) [26], tiêu điểm của các mảnh vụn đi xuyên qua các khe hở rồi đi vào đầu dò detector, tứ cực được thiết lập bởi phần mềm chương trình hướng cho các mảnh vụn đi vào khe của khối phổ [26]. 2.1.3. Phần mềm ứng dụng xử lý số liệu * Phần mềm Origin Là phần mềm hỗ trợ phân tích số liệu bằng các biểu thị dưới dạng đồ thị. Ưu điểm: - Dễ sử dụng với giao diện đồ họa và kiểu cửa sổ - Trao đổi dữ liệu một cách dễ dàng với các phần mềm khác - Biểu diễn dưới dạng đồ thị một cách đa dạng - Tự động cập nhật giá trị - Hỗ trợ lập trình ngôn ngữ chuẩn và truyền thông thông qua cổng COM. Nguyễn Ngọc Mai 16 K40C - Khoa Hóa Học
  24. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đây là phần mềm được hơn 500 công ty trên thế giới sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. * Phần mềm excel Là chương trình để xử lý bảng tính hoặc xử lý thông tin dưới dạng bảng. Phần mềm có thể thực hiện được các phép tính toán và xây dựng số liệu thống kê trực quan có trong bảng từ excel. Công cụ này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành ngề khác nhau. Phù hợp với những đối tượng cần tính toán các con số, phân tích dữ liệu, giúp cho việc tính toán dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. 2.2. Thực nghiệm 2.2.1. Hóa chất và dụng cụ * Hóa chất: - Đất nhiễm DDT - Nước cất, đá bọt, bông thủy tinh, giấy lọc, giấy dán nhãn - Phụ gia hoạt động bề mặt, chè mạn. * Dụng cụ: Bình tam giác 100ml và 250ml, cốc thủy tinh 1000ml, phễu, pipet 5ml và 10ml, ống đong 100ml và 500ml, giấy lọc, đá bọt, bông, đũa thủy tinh, lọ đựng dung dịch sau khi chiết, cột sắc kí, giá sắt, kéo, gang tay, khẩu trang y tế. 2.2.2. An toàn thí nghiệm - Khi lắp ống nghiệm vào giá phải kiểm tra xem chắc chắn chưa. - Trang bị đầy đủ: khẩu trang, găng tay, áo. - Khi lấy hóa chất: tránh rơi vãi ra ngoài. - Khi tách chiết đổi bình hứng tránh để nước rơi vãi ra ngoài vì có chứa thuốc BVTV. Nguyễn Ngọc Mai 17 K40C - Khoa Hóa Học
  25. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3. Tiến hành thí nghiệm 2.2.3.1. Tiến hành với dung môi QH2 [9] Lấy ba mẫu đất giống nhau mỗi mẫu cân 100g để riêng, sau đó trộn đều sao cho không bị vón cục, bết, hạt nhỏ mịn đều khô rời, đưa vào cột sắc kí chiều dài cột là 600mm và đường kính cột 32mm với thứ tự sau: Lớp lót mịn 1 → Lớp lót xốp → Lớp lót mịn 2 → → Mẫu đất xử lý → Lớp phủ mịn → Lớp phủ định vị 2.2.3.2. Tách chiết bằng hệ dung môi QH2 * Pha chế 300ml dung môi nước trong đó có 0% thể tích QH2. Chia ra làm 3 phần bằng nhau. + Lần 1: Rót từ từ 100ml dung dịch QH2-0 vào cột, mở khóa cho đến khi có giọt đầu tiên nhỏ ra thì khóa cột lại, ngâm trong 2 giờ để cho dung môi ngấm vào đất. Sau đó mở khóa cột và chiết với tốc độ 10 giọt/ phút.Thu được mẫu chiết QH2-0-1. + Lần 2: Lấy 100ml dung dịch QH2-0 vào cột, chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-0-2. + Lần 3: Lấy 100ml dung dịch QH2-0 vào cột, chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-0-3. * Pha chế 300ml dung môi nước trong đó có 10% thể tích QH2. Chia ra làm 3 phần bằng nhau. + Lần 1: Lấy 100ml dung dịch QH2-10 chiết rót từ từ vào cột cho đến khi có giọt đầu tiên nhỏ ra ở miệng khóa thì đóng khóa cột lại, ngâm trong 2 giờ để cho dung môi ngấm hoàn toàn vào đất. Sau đó mở khóa cột và chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-10-1. + Lần 2: Lấy 100ml dung dịch QH2-10 chiết vào cột, chiết với tốc độ10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-10-2. + Lần 3: Lấy 100ml dung dịch QH2-10 chiết vào cột, chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-10-3. * Pha chế 300ml dung môi nước trong đó có 20% thể tích QH2. Chia ra làm 3 phần bằng nhau. Nguyễn Ngọc Mai 18 K40C - Khoa Hóa Học
  26. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp + Lần 1: Rót từ từ 100ml dung dịch QH2-20 vào cột, mở khóa cho đến khi có giọt đầu tiên nhỏ ra thì khóa cột lại, ngâm trong 2 giờ để cho dung môi ngấm vào đất. Sau đó mở khóa cột và chiết với tốc độ 1ml/ phút. Thu được mẫu chiết QH2-20-1. + Lần 2: Lấy 100ml dung dịch QH2-20 vào cột, chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-20-2. + Lần 3: Lấy 100ml dung dịch QH2-20 vào cột, chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-20-3. * Pha chế 300ml dung môi nước trong đó có 30% thể tích QH2. Chia ra làm 3 phần bằng nhau. + Lần 1: Lấy 100ml dung dịch QH2 chiết rót từ từ vào cột cho đến khi có giọt đầu tiên nhỏ ra ở miệng khóa thì đóng khóa cột lại, ngâm trong 2 giờ để cho dung môi ngấm hoàn toàn vào đất. Sau đó mở khóa cột và chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-30-1. + Lần 2: Lấy 100ml dung dịch QH2 chiết vào cột, chiết với tốc độ10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-30-2. + Lần 3: Lấy 100ml dung dịch QH2 chiết vào cột, chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-30-3. * Pha chế 300ml dung môi nước trong đó có 40% thể tích QH2. Chia ra làm 3 phần bằng nhau. + Lần 1: Lấy 100ml dung dịch QH2 chiết rót từ từ vào cột cho đến khi có giọt đầu tiên nhỏ ra ở miệng khóa thì đóng khóa cột lại, ngâm trong 2 giờ để cho dung môi ngấm hoàn toàn vào đất. Sau đó mở khóa cột và chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-40-1. + Lần 2: Lấy 100ml dung dịch QH2 chiết vào cột, chiết với tốc độ10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH2-40-2. + Lần 3: Lấy 100ml dung dịch QH2 chiết vào cột, chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH3-40-3. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 15 mẫu dung dịch chiết tách từ đất bằng các hệ dung môi QH2 ở các lần chiết khác nhau. Các mẫu dung dịch này được mang đi phân tích hàm lượng các hợp chất DDE, Nguyễn Ngọc Mai 19 K40C - Khoa Hóa Học
  27. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DDD, DDT bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GCMS tại Viện Công nghệ Môi trường – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Nguyễn Ngọc Mai 20 K40C - Khoa Hóa Học
  28. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hàm lượng các hợp chất DDT tách chiết đƣợc qua các lần chiết 3.1.1. Chiết lần 1 Với 100 ml dung môi đầu tiên với nồng độ phần trăm khác nhau, kết quả chiết lần 1 được thể hiện ở hình 3.1. 40 DDT DDD 30 DDE POP tong 20 10 0 0 10 20 30 40 V (%) Hình 3.1. Lượng các chất trong lần chiết 1 bằng dung môi QH2 Khi nồng độ dung môi tăng càng cao thì hàm lượng chất tách được ở lần chiết 1 càng lớn. Khoảng nồng độ từ 0 – 10% hàm lượng chất tách được không đáng kể. Khi tăng nồng độ lên 20% thì lượng thuốc BVTV chiết được tăng đột biến nhất là với hàm lượng DDT thu được (đường cong DDT trong trong hình 3.1). Lượng chất DDE tách được có sự thay đổi ít nhất. Trong lần chiết 1 hàm lượng DDT tách chiết được nhiều nhất là 39,79063 (mg), DDE tách chiết được ít nhất là 3,03441 (mg). Hàm lượng DDD tách được cao gần gấp đôi so với hàm lượng của DDE trong lần chiết 1. Hàm lượng DDT và DDD thu được hơn kém nhau không đáng kể. 3.1.2. Chiết lần 2 Với 100 ml dung môi tiếp theo với nồng độ phần trăm khác nhau, kết quả chiết lần 2 được thể hiện ở hình 3.2 Nguyễn Ngọc Mai 21 K40C - Khoa Hóa Học
  29. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 75 POP tong 60 DDT DDD 45 DDE 30 15 0 0 10 20 30 40 V (%) Hình 3.2. Lượng các chất trong lần chiết 2 bằng dung môi QH2 Hàm lượng các chất BVTV tách được ở lần chiết 2 càng nhiều khi tăng nồng độ dung môi lên càng cao. Khi nồng độ dung môi thấp, lượng chất BVTV tách được không đáng kể nhưng khi nồng độ tăng thì lượng chất tách được cũng tăng đột biến. Đặc biệt ở khoảng nồng độ từ 10 – 20%. Trong đó hàm lượng DDT tăng rõ rệt nhất (đường DDT trong hình 3.2) còn hàm lượng DDE tăng không nhiều. Hàm lượng DDD tách được cao hơn rất nhiều so với hàm lượng DDE tách được trong lần chiết 2. Hàm lượng của DDD và DDT thu được hơn kém nhau không đáng kể. Hàm lượng chất tách được cao nhất ở lần chiết 2 là DDT 85,94874 (mg), hàm lượng DDE tách được ít nhất là 5,67939 (mg). 3.1.3. Chiết lần 3 Với 100 ml dung môi tiếp theo với nồng độ phần trăm khác nhau, kết quả chiết lần 3 được thể hiện ở hình 3.3 Nguyễn Ngọc Mai 22 K40C - Khoa Hóa Học
  30. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 80 POP tong DDT DDD 60 DDE 40 20 0 0 10 20 30 40 V (%) Hình 3.3. Lượng các chất trong lần chiết 3 bằng dung môi QH2 Hàm lượng các chất BVTV trong lần chiết 3 đã có sự thay đổi khi tăng nồng độ dung môi. Ở khoảng dung môi từ 0 – 10% hàm lượng các chất BVTV tách được đều tăng nhưng không đáng kể. Nhưng khi tăng nồng độ lên 20% hàm lượng DDT và DDD tách được tăng gần gấp 40 lần. Tuy nhiên khi tăng nồng độ dung môi lên 30% thì hàm lượng DDT và DDD lại giảm. Điều này hoàn toàn ngược lại so với kết quả lần chiết 1 và lần chiết 2. Do ở lần chiết 1 và lần chiết 2 hàm lượng 2 chất này đều có xu hướng tăng. Vì vậy ở lần chiết 3 sẽ giảm để đảm bảo tổng hàm lượng DDD, DDT, DDE tách chiết được không vượt quá hàm lượng DDD, DDT, DDE ban đầu có trong mẫu. Khi nồng độ dung môi lên 40% hàm lượng chất tách được lại có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Hàm lượng DDD tách được cao hơn rất nhiều so với hàm lượng DDE tách được trong lần chiết 3. Hàm lượng DDD và DDT tách được hơn kém nhau không đáng kể. Hàm lượng chất tách được nhiều nhất là DDT 110,77767 (mg), hàm lượng DDE tách được ít nhất là 7,62952 (mg). 3.1.4. Tổng lượng chất tách được sau 3 lần chiết Tổng hàm lượng thuốc BVTV thu được sau 3 lần chiết tách với nồng độ phần trăm của dung môi khác nhau được thể hiện trong hình 3.4 Nguyễn Ngọc Mai 23 K40C - Khoa Hóa Học
  31. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 150 POP tong DDT tong 120 DDD tong DDE tong 90 60 30 0 0 10 20 30 40 V (%) Hình 3.4. Tổng lượng các chất tách chiết bằng dung môi QH2 Tổng hàm lượng thuốc BVTV thu được sau 3 lần chiết là cao nhất và hàm lượng DDE thu được là thấp nhất. Tổng hàm lượng các chất thu được sau 3 lần chiết càng nhiều khi nồng độ dung môi tăng càng cao. Tăng nhiều nhất là ở khoảng nồng độ từ 10 – 20%. Tổng hàm lượng DDD thu được sau 3 lần chiết cao hơn rất nhiều so với tổng hàm lượng DDE thu được sau 3 lần chiết. Tổng hàm lượng DDT thu được sau 3 lần chiết cao hơn không đáng kể so với tổng hàm lượng DDD thu được sau 3 lần chiết. Như vậy, qua hình 3.4 ta thấy được nồng độ phần trăm của dung môi càng cao thì lượng chất BVTV tách ra khỏi đất càng nhiều. 3.2. Hàm lượng các DDT thành phần tách được qua các lần chiết 3.2.1. Hàm lượng DDE Hàm lượng DDE thu được sau các lần chiết với nồng độ dung môi khác nhau được thể hiện ở hình 3.5. Nguyễn Ngọc Mai 24 K40C - Khoa Hóa Học
  32. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 6 DDE tong Lan 3 Lan 2 Lan 1 4 2 0 0 10 20 30 40 V (%) Hình 3.5. Lượng chất DDE trong các lần chiết bằng dung môi QH2 3.2.2. Lượng chất DDD Hàm lượng DDD thu được sau các lần chiết với nồng độ dung môi khác nhau được thể hiện ở hình 3.6. 80 DDD tong Lan 3 60 Lan 2 Lan 1 40 20 0 0 10 20 30 40 V (%) Hình 3.6. Lượng chất DDD trong các lần chiết bằng dung môi QH2 3.2.3. Lượng chất DDT Hàm lượng DDT thu được sau các lần chiết với nồng độ dung môi khác nhau được thể hiện ở hình 3.7 Nguyễn Ngọc Mai 25 K40C - Khoa Hóa Học
  33. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DDT tong 80 Lan 3 Lan 2 60 Lan1 40 20 0 0 10 20 30 40 V (%) Hình 3.7. Lượng chất DDT trong các lần chiết bằng dung môi QH2 3.2.4. Tổng hàm lượng DDT tách chiết được Tổng hàm lượng chất BVTV thu được sau các lần chiết với nồng độ dung môi khác nhau được thể hiện ở hình 3.8 POP tong 150 Lan 3 120 Lan 2 Lan 1 90 60 30 0 0 10 20 30 40 V (%) Hình 3.8. Lượng POP các lần chiết bằng dung môi QH2 Dựa vào các hình ta thấy sự biến đổi của đồ thị có sự tương đồng, khác nhau không đáng kể. Khi tăng nồng độ của dung môi thì các hàm lượng DDT thành phần tách được ở các lần chiết đều tăng. Ở lần chiết 1 hàm lượng chất tách được thấp nhất. Hàm lượng các DDT thành phần tách được ở lần chiết 2 tăng mạnh hơn so với lần chiết 1. Ở lần chiết 3, khi nồng độ dung môi ở khoảng 10 – 20% hàm lượng DDT, DDD và DDE tách được ở các lần chiết được tăng mạnh nhất. Tuy nhiên khi tăng nồng độ dung môi lên 30% thì hàm lượng các chất tách được ở các lần chiết lại giảm và có xu hướng tăng lại khi nồng Nguyễn Ngọc Mai 26 K40C - Khoa Hóa Học
  34. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp độ dung môi tăng lên 40%. Điều này cho thấy tổng hàm lượng các DDT thành phần tách được ở 3 lần chiết không bao giờ vượt quá lượng DDT ban đầu có trong mẫu. Vì vậy ở lần chiết 1 và lần chiết 2, hàm lượng chất tách được luôn có xu hướng tăng nhưng đến lần chiết 3 sẽ giảm để đảm bảo hàm lượng tách chiết được ở các lần chiết không vượt quá lượng ban đầu có trong mẫu. Điều này là hợp lý. Như vậy ở cả 3 lần chiết hàm lượng DDT, DDD, DDE thu được tăng nhiều nhất khi nồng độ dung môi ở khoảng 10 – 20%. 3.3. Hiệu suất tách chiết Hiệu suất chiết tách hóa chất thuốc BVTV thu được sau các lần chiết với nồng độ dung môi khác nhau được thể hiện ở hình 3.9. 100 POP tong Lan 3 80 Lan 2 Lan 1 60 % H 40 20 0 0 10 20 30 40 V (%) Hình 3.9. Hiệu suất chiết tách POP bằng dung môi QH2 Hiệu suất chiết tách hóa chất thuốc BVTV ở lần chiết 1 và lần chiết 2 đều tăng khi nồng độ dung môi càng cao. Hiệu suất chiết tách ở lần chiết 2 cao hơn so với lần chiết 1. Ở khoảng nồng độ dung môi từ 10 - 20% hiệu suất tách chiết tăng đột biến đặc biệt là lần chiết 3 tăng rõ rệt nhất. Nhưng khi nồng độ dung môi tăng lên 30% thì hiệu suất chiết tách lần 3 lại giảm sau đó tăng không đáng kể. Từ hình 3.9 ta thấy, hiệu suất của quá trình chiết tách khá cao đạt (96,26% khi nồng độ dung môi là Nguyễn Ngọc Mai 27 K40C - Khoa Hóa Học
  35. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 40%). Dựa vào đó sẽ thấy việc lựa chọn nồng độ dung môi khoảng 20 – 30% thì sẽ đạt được hiệu suất cao mà lại giảm chi phí chiết tách. 3.4. Tỉ lệ của khối lượng các hợp chất DDT thành phần tách chiết 3.4.1. Tỉ lệ các hợp chất của lần chiết 1 Tỉ lệ của khối lượng hợp chất DDE, DDD, DDT tách chiết được ở các lần chiết 1 so với khối lượng tổng của ba hợp chất (DDE + DDD + DDT) ở lần chiết đó được thể hiện trong các hình từ 3.10. 60 45 DDE - 1 DDE - 0 DDD - 1 30 DDD - 0 DDT -1 15 DDT - 0 0 0 15 30 45 60 V (%) Hình 3.10. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 1 bằng QH2 Số liệu ở hình 3.10 được xử lí bằng cách lấy hàm lượng của các DDT thành phần tách được ở lần chiết 1 chia cho tổng hàm lượng (DDT + DDD + DDE) tách được ở lần chiết 1 rồi đem so sánh với hàm lượng ban đầu có trong mẫu. Dựa vào hình 3.10 ta thấy, hàm lượng DDT thành phần của lần chiết 1 luôn thấp hơn so với hàm lượng của DDT ban đầu. Ở khoảng nồng độ dung môi từ 0 – 10% hàm lượng DDT thành phần của lần chiết 1 là cao nhất. Tuy nhiên hàm lượng này lại giảm trong khoảng nồng độ dung môi từ 10 – 30% và lại có xu hướng tăng khi tăng nồng độ dung môi lên 40%. Hàm lượng của DDT thành phần tách được ở lần chiết 1 cao nhất khi nồng độ dung môi là 0% và thấp nhất khi nồng độ dung môi là 30%. Nguyễn Ngọc Mai 28 K40C - Khoa Hóa Học
  36. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Hàm lượng DDD thành phần của lần chiết 1 luôn cao hơn so với hàm lượng DDD ban đầu. Hàm lượng DDD tách được tăng dần khi tăng nồng độ của dung môi từ 0 – 30% sau đó lại giảm khi nồng độ của dung môi là 40%. Hàm lượng thành phần của DDD tách được ở lần chiết 1 cao nhất khi nồng độ của dung môi là 30% và thấp nhất khi nồng độ dung môi là 0%. Hàm lượng DDE thành phần của lần chiết 1 xấp xỉ bằng với hàm lượng DDD ban đầu. Khi thay đổi nồng độ dung môi hàm lượng DDE thành phần tách được cũng thay đổi nhưng không đáng kể. Ở nồng độ 10% hàm lượng DDE thành phần ở lần chiết 1 là thấp nhấp. 3.4.2. Tỉ lệ các hợp chất của lần chiết 2 Tỉ lệ của khối lượng hợp chất DDE, DDD, DDT tách chiết được ở các lần chiết 2 so với khối lượng tổng của ba hợp chất (DDE + DDD + DDT) ở lần chiết đó được thể hiện trong các hình từ 3.11. 60 45 DDE-2 DDE-0 DDD-2 m 30 DDD-0 % DDT-2 15 DDT-0 0 0 15 30 45 60 V (%) Hình 3.11. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 2 bằng QH2 Số liệu ở hình 3.11 được xử lí bằng cách lấy hàm lượng của các DDT thành phần tách được ở lần chiết 2 chia cho tổng hàm lượng (DDT + DDD + DDE) tách được ở lần chiết 2 rồi đem so sánh với hàm lượng ban đầu có trong mẫu. Dựa vào hình 3.11 ta thấy hàm lượng DDT thành phần tách được hầu như thấp hơn so với hàm lượng DDT ban đầu. Khi nồng độ dung môi Nguyễn Ngọc Mai 29 K40C - Khoa Hóa Học
  37. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp ở khoảng 0 – 10% hàm lượng DDT thành phần thu được tăng đột biến và tăng cao hơn so với hàm lượng DDT ban đầu khi nồng độ của dung môi là 10%. Sau đó lại giảm mạnh khi tăng nồng độ dung môi lên 20%. Hàm lượng DDT thành phần thay đổi không đáng kể khi nồng độ dung môi trong khoảng 20 – 40%. Hàm lượng DDD thành phần thu được ở lần chiết 2 luôn cao hơn so với hàm lượng DDD ban đầu. Khi tăng nồng độ từ 0% lên 10% hàm lượng DDD thành phần thu được giảm nhưng sau đó lại tăng đột biến khi tăng nồng độ dung môi lên 20%. Hàm lượng DDD thành phần tách được lúc này là cao nhất sau đó thay đổi không đáng kể khi tăng nồng độ dung môi. Hàm lượng DDE thành phần tách được ở lần chiết 2 không có sự chênh lệch nhiều so với hàm lượng DDE ban đầu. 3.4.3. Tỉ lệ các hợp chất của lần chiết 3 Tỉ lệ của khối lượng hợp chất DDE, DDD, DDT tách chiết được ở các lần chiết 2 so với khối lượng tổng của ba hợp chất (DDE + DDD + DDT) ở lần chiết đó được thể hiện trong các hình từ 3.12. 60 DDT-0 45 DDT-3 DDD-0 30 DDD-3 DDE-0 DDE-3 15 0 0 15 30 45 60 V (%) Hình 3.12. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 3 bằng QH2 Số liệu ở hình 3.12 được xử lí bằng cách lấy hàm lượng của các DDT thành phần tách được ở lần chiết 3 chia cho tổng hàm lượng (DDT + Nguyễn Ngọc Mai 30 K40C - Khoa Hóa Học
  38. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DDD + DDE) tách được ở lần chiết 3 rồi đem so sánh với hàm lượng ban đầu có trong mẫu. Dựa vào hình 3.12 ta thấy hàm lượng các chất thành phần tách được ở lần chiết 3 không có sự biến đổi nhiều như lần chiết 2 và lần chiết 1. Hàm lượng DDT thành phần tách được ở lần chiết 3 luôn thấp hơn so với hàm lượng DDT ban đầu. Hàm lượng này thay đổi không đáng kể khi tăng nồng độ dung môi hữu cơ. Hàm lượng DDD thành phần thu được ở lần chiết 3 luôn cao hơn so với hàm lượng DDD ban đầu. Ở khoảng nồng độ dung môi từ 0 – 10% hàm lượng chất tách được tăng sau đó thay đổi không đáng kể khi tiếp tục tăng nồng độ của dung môi. Hàm lượng DDE thành phần tách được ở lần chiết 3 luôn xấp xỉ bằng hàm lượng DDE ban đầu. Khi nồng độ dung môi là 0% lượng chất tách được cao hơn so với hàm lượng ban đầu nhưng sau đó lại giảm xuống thấp hơn so với hàm lượng ban đầu khi tăng nồng độ dung môi lên 10%. Sau đó thay đổi không đáng kể khi tăng nồng độ dung môi. 3.4.4. Tỉ lệ tổng các hợp chất chiết tách được Tỉ lệ tổng khối lượng các hợp chất DDE, DDD, DDT tách chiết được so với khối lượng tổng của ba hợp chất (DDE + DDD + DDT) ban đầu được thể hiện trong các hình từ 3.13. 60 45 DDT-0 DDT- tong DDD-0 30 DDD- tong DDE-0 15 DDE- tong 0 0 15 30 45 60 V (%) Hình 3.13. Tỉ lệ tổng các hợp chất nhóm DDT chiết được bằng QH2 Nguyễn Ngọc Mai 31 K40C - Khoa Hóa Học
  39. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Số liệu ở hình 3.10 được xử lí bằng cách lấy tổng hàm lượng của các DDT thành phần tách được ở các lần chiết chia cho tổng hàm lượng (DDT + DDD + DDE) tách được rồi đem so sánh với hàm lượng ban đầu có trong mẫu. Dựa vào hình 3.13 ta thấy, tỉ lệ khối lượng DDT tách chiết được luôn thấp hơn so với hàm lượng DDT ban đầu. Khi nồng độ dung môi ở khoảng 0 - 10% hàm lượng DDT tách chiết được có xu hướng tăng nhưng khi tăng nồng độ dung môi lên 20% thì hàm lượng DDT tách được lại giảm sau đó thay đổi không đáng kể. Tỉ lệ khối lượng DDD tách chiết được luôn cao hơn so với hàm lượng DDD ban đầu. Khi tăng nồng độ dung môi lên càng cao thì hàm lượng DDD tách chiết được càng nhiều. Tỉ lệ khối lượng DDE tách chiết được hơn kém không đáng kể so với hàm lượng DDE ban đầu. Tổng hàm lượng DDE và DDD tách chiết được luôn có xu hướng tăng chỉ có hàm lượng DDT sẽ giảm ở khoảng nồng độ 10 – 20%. Do tổng hàm lượng DDT, DDD và DDE tách chiết được không bao giờ cao hơn tổng hàm lượng DDT, DDD và DDE ban đầu có trong mẫu. DDT là một chất ít tan trong nước. Vì vậy, để hòa tan DDT người ta sẽ sử dụng các chất hoạt động bề mặt. Trên thực tế, trong thành phần của hóa chất thuốc BVTV cũng có các chất hoạt động bề mặt. Chính vì thế, đất bị ô nhiễm hóa chất thuốc BVTV sẽ được xử lí bằng dung môi có chứa các chất phụ gia hoạt động bề mặt gốc ancol QH2. Từ kết quả thực nghiệm cho thấy, hàm lượng DDT tách chiết được luôn thấp hơn so với hàm lượng DDT ban đầu. Hàm lượng DDD tách chiết được ngược lại luôn cao hơn so với hàm lượng DDD ban đầu và hàm lượng DDE tách chiết được thì xấp xỉ bằng hàm lượng DDE ban đầu. Điều này chứng tỏ DDT bị chuyển hóa một phần thành DDD và DDE. Nhất là trong môi trường đất, dưới điều kiện ánh sáng mặt trời và sự có mặt của các vi sinh vật thì việc phân hủy DDT thành DDD và DDE càng dễ dàng hơn. Nguyễn Ngọc Mai 32 K40C - Khoa Hóa Học
  40. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp KẾT LUẬN Đã tiến hành tách chiết đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân huỷ (POP) bằng dung môi có chứa các chất phụ gia hoạt động bề mặt có các nồng độ 0%; 10%; 20%; 30%; 40%. Kết quả phân tích cho thấy, thành phần thu được trong dung dịch chiết là DDT, DDD, DDE. Từ hiệu suất tách chiết các DDT ta thấy, sử dụng dung môi có nồng độ khoảng 20 – 30% sẽ đạt hiệu suất khá cao (80 – 90%). Mặc dù khi tăng nồng độ dung môi 40% thì hiệu suất vẫn tăng nhưng rất ít. Vì vậy ta sẽ chọn nồng độ dung môi khoảng 20 – 30% để quá trình tách chiết đạt hiệu suất cao mà lại giảm được chi phí. Hàm lượng DDD tách được luôn cao hơn hàm lượng DDD ban đầu, hàm lượng DDT tách được luôn thấp hơn hàm lượng DDT ban đầu, hàm lượng DDE hơn kém không đáng kể so với hàm lượng DDE ban đầu. Điều này chứng tỏ, DDT bị chuyển hóa một phần thành DDD và DDE. Kiến nghị: Cần có các nghiên cứu sâu thêm khả năng tách chiết các hợp chất DDT từ đất ô nhiễm và quá trình biến đổi hợp chất DDT thành DDD khi sử dụng hệ dung môi QH2 để làm rõ về cơ chế chuyển hóa trên. Nguyễn Ngọc Mai 33 K40C - Khoa Hóa Học
  41. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt 1. Lê Văn Thiện (2009), “Đánh giá sự tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường đất vùng thâm canh hoa xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Đất, số 31, tr.98. 2. Tổng cục môi trường và vụ pháp chế (2008), QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất, Hà Nội. 3. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Linh (2005), Quản lý chất thải nguy hại. NXB ĐH QG Hà Nội, Hà Nội. 4. Tổng cục Môi trường (2015), "Hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam", Hà Nội, tr.24 – 26. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), " Báo cáo Thực trạng và giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật". 6. Tổng cục Môi trường (2015), "Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát 100-150 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam", Ban Quản lý dự án POP Pesticides. 7. Hội nông dân Việt Nam, Môi trường nông thôn (2015), “Thực trạng ô nhiễm do hóa chất thuốc BVTV tại Việt Nam”. 8. Văn Hữu Tập (26-10-2015), “Chất thải rắn và nguy hại, công nghệ môi trường, phương pháp ĐTM, đánh giá tác động môi trường”. 9. Nguyễn Quang Hợp, Trần Quang Thiện, Dương Quang Huấn, Nguyễn Văn Bằng, Lê Xuân Quế, “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các chất phụ gia đến hiệu quả chiết rửa đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy”, Tạp chí Hóa học, T. 53(5E3), 103-106 (2015). 10. Quỹ Công lý Môi trường (EJF) “What’s Your Poison? Health Threats Posed by Pesticides in Developing Countries”, 2003. 11. Chi cục bảo vệ thực vật Phú Thọ (2009) “Hiểu biết thuốc bảo vệ thực vật”. 2. Tài liệu Tiếng Anh Nguyễn Ngọc Mai 34 K40C - Khoa Hóa Học
  42. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 12. Osvaldo Karnitz Jr, L.V.A. Gurgel, J.C.P. de Melo, V.R. Botaro, T.M.S. Melo, R.P.de Freitas Gil and L.F. Gil (2007), Adsorption of heavy metal ion from aqueous single metal solution by chemically modified sugarcane bagasse, Bioresource Technology, 98, 1291-1297. 13. Trivette Vanghan., Chung W.Seo., Wayne E.Marshall (2001), “Removal of selected metal ions from aqueous solution using modified corncobs”, Bioresource Technology, pp.133 14. R. Ansari, J.Feizy, Ali F.Delavar (Iran), Removal of arsenic ions from Aqueous solutions using conducting polymer, Vol.5, No.4, pp 853-863, October 2008. 15. R.K.Gupta, R.A.Singh, S.S. Dubey (India), Removal of mercury ions from aqueous solutions by composite of polyaniline with polystyrene, Separation and Purification Technology, Volume 38, Issue 3, September 2004, pp 225-232. 16. Julie Louise Gerberding (2002), "Toxicological Profile for DDT, DDE and DDD", Agency for Toxic Substances & Disease Registry, USA. 17. C. C. Rimayi (2011), "Influence of matrix effect on selected organochlorine pesticide residues in water form the jukskei river catchment: Gauteng, South Africa ", Vaal University of Technology. 18. Howard P.H. (1991), Handbook of Environmental Fate and Exposure Data for Organic Chemicals. Vol.III. Pesticide. CRC/Lewis Pusblishers, Boca Raton. 19. Le Thi Bich Thuy (1999), "Persistent Organic Pollutants in Vietnam", UNEP Proceedings of the Regional Workshop on the Management of Persistent Organic Pollutants, tr. 377-379. 20. Toxicological Profile: for DDT, DDE, and DDE. Agency for Toxic Substances and Disease Registry, September 2002. 21. Hubler and Ken Metz, "Soil Washing", The International Information Center for Geotechnical Engineers. Nguyễn Ngọc Mai 35 K40C - Khoa Hóa Học
  43. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 22. Yasuhiro SHIMIZU, Mitsuo MOURI, Shinichi OZAKI, Masashi TANAKA, Akihiko OHASHI, (2015), "Công nghệ xử lý đất nhiễm dioxin Shimizu", Tạp chí Môi trường. số 12/2015, tr. 29-32. 23. Luis Eglinton Rios (2010), "Removal of DDT from Soil using Combinations of Surfactants", Master thesis, University of Waterloo - Canada. 24. Griffiths, Richard A., (1995), "Soil-washing technology and practice", Journal of Hazardous Materials. 40 (2), pp. 175-189. 3. Tài liệu internet 25. Climate Gis, Climate change and Gis database at-o-nhiem-hoa-chat_2599.html 26. ắc-ký-khí-ghép-khối- phổ-và-một-số-ứng-dụng Nguyễn Ngọc Mai 36 K40C - Khoa Hóa Học
  44. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Ngọc Mai 37 K40C - Khoa Hóa Học