Khóa luận Nghiên cứu phương pháp nhuộm răng đen của người dân tộc Tày

pdf 54 trang thiennha21 18/04/2022 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu phương pháp nhuộm răng đen của người dân tộc Tày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_phuong_phap_nhuom_rang_den_cua_nguoi_da.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu phương pháp nhuộm răng đen của người dân tộc Tày

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC  TRẦN TIỂU ANH KHẢO SÁT THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP NHUỘM RĂNG ĐEN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC TÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC  TRẦN TIỂU ANH KHẢO SÁT THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP NHUỘM RĂNG ĐEN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC TÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH.2014.Y Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải Người hướng dẫn 2: Ths. Nguyễn Văn Khanh Hà Nội – 2019 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải - Chủ nhiệm bộ môn Bào Chế, khoa Y- Dược, ĐHQGHN, người đã đưa ra ý tưởng, tận tình tạo điều kiện thuận lợi, đưa ra góp ý, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Văn Khanh - giảng viên bộ môn Bào Chế đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng viên trong Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội luôn dạy dỗ, trang bị kiến thức tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt 5 năm qua. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2019 Sinh viên Trần Tiểu Anh @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU STT Chữ viết tắt, tên đầy đủ Tên đầy đủ World Health Organization (Tổ chức Y 1 WHO tế thế giới) Food and Drug Administration (Cục 2 FDA quản lý thực phẩm và dược phẩm) 3 GIC Xi măng Glassionomer 4 Ounce Đơn vị đo khối lượng @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1. Cấu tạo của răng 2 2 Hình 1.2. Phương pháp tẩy trắng răng 7 3 Hình 1.3. Phương pháp dán trắng răng 8 4 Hình 1.4. Phương pháp bọc răng sứ 8 5 Hình 1.5. Dán sứ Verneers 9 6 Hình 1.6. Cây Khau-Cát 10 7 Hình 1.7. Cây sim 15 8 Hình 1.8. Hình ảnh nhuộm răng đen 18 9 Hình 1.9. Cấu tạo hóa học acid Citric 20 10 Hình 1.10. Acid Citric có trong quả chanh 22 Hình 3.1. Nhuộm răng đen truyên thống bằng cây 11 36 Khau Cát Hình 3.2. Nhuộm răng đen bằng dịch loc cô cây Khau 12 37 Cát 13 Hình 3.3. kết quả làm bóng răng nhuộm đen 38 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang 1 Bảng 1.1. Một số dược liệu dùng để nhuộm răng 15 Bảng 3.1. Khảo gian thời gian làm sạch bằng nước cốt 2 chanh 30 Bảng 3.2. Khảo sát thời gian làm sach răng bằng quả cau 3 tươi 31 Bảng 3.3. Khảo sát thời gian nhuộm đen bằng phương 4 pháp truyền thống từ cây Khau Cát 32 Bảng 3.4. Khảo sát thời gian nhuộm đen bằng dịch lọc cô 5 từ cây Khau Cát 33 Bảng 3.5. Khảo sát độ cắn màu trên răng phương pháp 6 nhuộm đen truyền thống bằng cây Khau Cát 34 Bảng 3.6. Khảo sát độ cắn màu trên răng Phương pháp 7 nhuộm đen bằng dịch lọc cô cây Khau Cát 35 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2 1.1. Vài nét về răng người 2 1.1.1. Khái niệm 2 1.1.2. Hình thể và cấu tạo 2 1.2. Các phương pháp chăm sóc và làm đẹp răng 7 1.2.1. Phương pháp làm trắng răng 7 1.2.2. Phương pháp nhuộm răng đen 10 1.2.3. Phương pháp lấy cao răng 12 1.3. Phương pháp nhuộm răng đen 13 1.3.1. Khái niệm 13 1.3.2. Mục đích 13 1.3.3. Một số dược liệu dùng để nhuộm răng 15 1.3.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp nhuộm răng đen 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị và đối tượng nghiên cứu 24 2.1.1. Nguyên vật liệu 24 2.1.2. Thiết bị, dụng cụ 24 2.2. Phương pháp nhuộm răng đen 24 2.3. Phương pháp đánh giá 27 2.3.1 Đánh giá thời gian làm sạch răng bằng nước cốt chanh 27 2.3.2 Đánh giá màu sắc của răng khi ủ trong môi trường acid citric bằng cảm quan 27 2.3.3. Tương tự đánh giá màu sắc của răng nhuộm đen bằng cảm quan .@ School of .Medicine .and 27 Pharmacy, VNU
  8. 2.3.4. Đánh giá độ cắn màu trên răng khi ủ trực tiếp trong hỗn dịch cây Khau Cát dã nhuyễn và ủ trong dịch cô của cây Khau Cát 27 2.3.5. Đánh giá răng làm bóng bằng cảm quan 27 2.3.6. Đánh giá khả năng giữu màu trên răng trong môi trường nước 28 2.3.7. Đánh giá khả năng giữ màu trên răng trong môi trường acid 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 29 3.1. Khảo sát môi trường làm sạch răng 29 3.2. Khảo sát thời gian làm sạch răng 29 3.3. Khảo sát thời gian ủ răng 31 3.3.1. Khảo sát thời gian nhuộm đen bằng phương pháp truyền thống bằng cây Khau Cát 31 3.3.2. Khảo sát thời gian nhuộm đen bằng dịch lọc cô từ cây Khau Cát 33 3.4. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đối với phương pháp nhuộm đen răng 33 3.5.Khảo sát độ cắn màu trên răng 34 3.6. Khảo sát khả năng lưu giữ màu trên răng 37 3.7. Ứng dụng nguyên liệu phương pháp nhuộm răng đen vào nhuộm một số bộ phận khác của con người 37 3.7.1. Nhuộm tóc 37 3.7.2. Nhuộm móng 38 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 40 4.1. Về nguyên liệu của phương pháp nhuộm răng đen 40 4.2. Về phương pháp nhuộm răng đen 40 4.3. Về phương pháp làm bóng và bền màu răng 41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xưa, người Việt ta luôn tự hào với nguồn dược liệu đa dạng và phong phú. Đây không những là các bài thuốc dân gian giúp chữa bệnh mà còn có thể làm đẹp tạo nên những nét văn hóa truyền thống. Với việc khoa học xã hội ngày càng phát triển thì việc sử dụng cây dược liệu để làm đẹp cũng dần bị mai một, nhưng thay vào đó ở một khía cạnh khác thì người ta nhận thấy các tác dụng tốt của cây dược liệu đối với sức khỏe con người. Sau một thời gian tìm hiểu về phương pháp nhuộm răng đen từ kinh nghiệm dân gian của người cao tuổi truyền lại, tôi đã nhận thấy những ứng dụng quan trọng của phương pháp này đối với sức khỏe răng miệng con người. Đây không chỉ là giá trị về mặt sức khỏe mà còn là giá trị tiềm năng kinh tế và giá trị sáng tạo. Hiện nay, tài liệu về phương pháp nhuộm răng đen còn rất hạn chế, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu về phương pháp nhuộm răng đen và phân tích các ứng dụng của phương pháp này với tên đề tài: “Nghiên cứu phương pháp nhuộm răng đen của người dân tộc Tày” với mục tiêu: 1. Thực hiện được phương pháp nhuộm răng đen thành công từ kinh nghiệm dân gian. 2. Tìm hiểu ứng dụng của thành phần nhuộm răng đen đối với sức khỏe con người. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 1
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vài nét về răng người 1.1.1. Khái niệm Răng là những cơ quan tiêu hóa phụ góp phần vào việc tiêu hóa cơ học ở miệng[2]. 1.1.2. Hình thể và cấu tạo Hình 1.1. Cấu tạo của răng Mỗi răng bao gồm một thân răng (vành răng), một chân răng (rễ răng) và một cổ răng là chỗ nối giữa thân răng và chân răng. Chân răng được gắn với huyệt răng bằng mô quanh răng hay dây chằng quanh răng, dày khoảng 0,2 mm. Thân răng được bao bọc bằng lớp men răng cứng, trong mờ, dày khoảng 1,5 mm, còn chân răng được bọc bằng chất xi măng mỏng hơi vàng. Một mặt cắt dọc qua răng cho thấy rằ @ng b Schoolên dưới m eofn ră Medicineng và chất xi m andăng l àPharmacy, VNU 2
  11. lớp ngà răng vây quanh ổ tủy, hay ổ răng ở trung tâm. Ổ tủy bành rộng ở đầu thân răng của nó thành ổ tủy chân răng và thu hẹp ở chân răng thành ống chân răng. Ống chân răng mở ra ngoài tại lỗ đỉnh chân răng. Ống chân răng mở ra ngoài tại lỗ đỉnh chân răng. Ổ tỷ răng chứa tủy răng, bao gồm tủy thân răng và tủy chân răng [2]. a. Răng sữa và răng vĩnh viễn Bộ răng được gắn vào các hàm răng ở cung răng hàm trên và cung răng hàm dưới. Người có hai bộ răng: răng sữa và răng vĩnh viễn. - Bộ răng sữa có 20 chiếc, theo trình tự từ mặt phẳng sữa tiếng sang hai bên và ra sau, răng sữa ở mỗi nửa cung được gọi tên như sau: răng cửa trung tâm, răng cửa bên, răng nanh, răng cối thứ nhất, răng cối thứ hai. Trong hệ thống kí hiệu Palmer, các răng sữa được chỉ ra bằng trình tự các chữ cái A, B, C, D và E bắt đầu từ răng cửa trung tâm. Răng cửa có thân hình thang với mặt trước lồi và mặt sau lõm, mặt nhai chỉ là một bờ gọi là bờ cắt; răng nanh có một mấu nhọn; hai loại răng này thích ứng với nhiệm vụ cắt và xé thức ăn và chỉ có một chân răng. Các răng cối có bốn mấu răng. Răng cối hàm trên có ba chân rang, răng cối hàm dưới có hai chân răng. Các răng cối nghiền và nhai thức ăn. Bộ răng sữa mọc trong khoảng từ 6 đến 30 tháng tuổi bắt đầu từ răng cửa trung tâm. Cả bộ răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn trong thời gian từ 6 đến 12 tuổi. Thứ tự mọc răng sữa thường là A, B, D, C và E. - Bộ răng vĩnh viễn có 32 răng, mỗi nửa bao gồm 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng tiền cối (hàm bé), 3 răng cối (hàm lớn). Chúng mọc trong khoảng thời gian từ 6 tuổi cho tới tuổi trưởng thành. Các răng cửa và răng nanh của của bộ răng vĩnh viễn giống với bộ răng sữa mà chúng thay thế, nhưng các răng cối của bộ răng sữa được thay thế bằng bộ răng tiền cối (hay hàm bé) thứ nhất và thứ hai; răng tiề n@cố iSchoolvĩnh viễn lofà n hMedicineững răng có h aandi mấ uPharmacy, VNU 3
  12. và một chân răng (riêng răng tiền cối thứ nhất của hàm trên có hai chân răng). Có ba răng cối (hay là răng hàm lớn) vĩnh viễn nằm sau răng tiền cối thứ hai, chúng không thay thế cho bất kì răng sữa nào. Răng cối thứ nhất mọc lúc 6 tuổi, răng cối thứ hai mọc lúc 12 tuổi, răng cối thứ ba (răng khôn) mọc sau 17 tuổi. Răng khôn có thể không mọc mà bị vùi sau huyệt răng nếu phần cung răng ở sau răng cối thứ hai không đủ chỗ cho nó mọc. Kích thước các răng cối giảm dần từ răng cối thứ nhất tới răng cối thứ ba. Chúng thường có 4 mấu ở mặt nhai, riêng răng cối thứ nhất hàm dưới có 5 mấu. Theo hệ thống Palmer: răng vĩnh viễn của mỗi nửa hàm được đánh số từ 1 tới 8 tính từ răng cửa trung tâm tới răng cối thứ 3. thứ tự mọc của răng vĩnh viễn là 6, 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 [9]. b. Men răng Men rang cùng với ngà răng, cementum, và tủy răng là một trong bốn mô lớn tạo nên răng ở động vật có xương sống. Nó là phần cứng nhất và chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể con người. Men răng cũng được tìm thấy trong vảy da cá mập. Chín mươi sáu phần trăm của men bao gồm các loại muối khoáng, phần còn lại là nước và vật liệu hữu cơ. Ở người, độ dày men răng tỏ ra không đồng đều: dày nhất ở đỉnh (lên đến 2,5 mm) và mỏng nhất ở vùng biên. Men răng là phần cứng nhất, cấu tạo từ những tinh thể calci phosphat dài mảnh, nằm sát cạnh nhau theo 1 trình tự chính xác để bảo vệ răng. Có những tế bào đặc biệt gọi là nguyên bào men, sản sinh ra men răng, những tế bào này sẽ chết đi khi thân răng nhô hết ra ngoài. Men răng bị tổn thương thì không thể thay thế được. Men răng rất bền vững, không bị vỡ, không bị xây xát, nhưng lại bị ăn mòn bởi các acid trong miệng: các thức ăn có đường sẽ kích thích những vi khuẩn trong miệng sản sinh ra acid gây sâu răng. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 4
  13. Màu sắc bình thường của các men khác nhau từ vàng nhạt đến xám trắng. Ở các cạnh của răng, nơi không có ngà răng nằm dưới men, màu sắc đôi khi có hơi xanh. Do men răng là nửa trong suốt, màu ngà răng và vật liệu bất kỳ bên dưới men răng mạnh mẽ ảnh hưởng đến bề ngoài răng [9]. Chất khoáng chính của men răng là hydroxyapatite, một loại canxi phosphat kết tinh. Các số lượng lớn chất khoáng trong thành phần men không chỉ làm tăng độ cứng mà còn làm tăng độ giòn của nó. Men răng được xếp vào hạng 5 trên thang đo độ cứng Mohs và có suất đàn hồi Young là 83 GPa. Men răng không có chứa collagen, như được tìm thấy trong các mô cứng như ngà răng và xương, nhưng nó có hai thành phần độc đáo là các protein-amelogenins và enamelins. Trong khi vai trò của các protein này không hoàn toàn hiểu rõ. Người ta tin rằng họ hỗ trợ trong sự phát triển của men bằng cách phục vụ như là một khuôn khổ cho các khoáng chất để tạo thành, trong số các chức năng khác. Sau khi trưởng thành, men răng là gần như hoàn toàn vắng mặt các vật chất hữu cơ nhẹ hơn. Men răng không có mạch và không có nguồn cung cấp dây thần kinh bên trong nó và không được làm mới, tuy nhiên, nó không phải là một mô tĩnh vì nó có thể trải qua những thay đổi khoáng chất. Các yếu tố ảnh hưởng đến men răng: - Acid trong thức ăn: vi khuẩn tác động lên phần đường bột có trong thức ăn tạo ra các acid. Acid sẽ làm mòn, phá hủy men răng. - Thuốc Tetracyclin: răng đổi màu nâu từ nhẹ đến nặng. - Qúa nhiều Flour: nước nhiễm Flour hoặc sử dụng thuốc Flour nhiều sẽ làm đục men răng. Nếu sử dụng trong giai đoạn đang hình thành men sẽ làm xuất hiện đốm đen hoặc đen. - Kim loại trám vào răng bị oxy hóa làm răng có màu xanh xám. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 5
  14. - Tẩy trắng răng không đúng kỹ thuật: bị đổi màu. - Thiểu sản men răng di truyền. - Qua thời gian, cà phê, trà, rượu, thuốc lá và các hợp chất khác có thể “nhuộm ” màu men răng, làm cho nó bị xỉn, vàng hay xám [9] c. Nguyên nhân gây nhiễm đổi màu răng Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây nhiễm màu răng: Nhiễm màu trên bề mặt răng: - Sử dụng thực phẩm, đồ uống có màu: sô-cô-la, trà, cà phê, nước ngọt, rượu vang, cari, sốt cà chua làm xói mòn men răng, ảnh hưởng vẻ đẹp tự nhiên của cả hàm răng. - Thuốc lá: nhựa thuốc lá kết hợp với lớp màng mỏng trên răng làm răng bị xỉn màu. Vì vậy, người hút thuốc lá lâu năm phải sống chung với tình trạng răng ố vàng mất thẩm mỹ. - Vệ sinh răng miệng kém: đánh răng và dùng chỉ nha khoa không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho thức ăn thừa và vi khuẩn bám vào men răng, khiến răng sậm màu hơn. - Nước súc miệng: các nước súc miệng chứa Chloherxidine, Hexetidine có thể làm răng nhiễm màu nếu sử dụng trong thời gian dài. Nhiễm màu sâu bên trong cấu trúc răng: - Do tuổi tác: theo thời gian, lớp ngoài men răng bị mòn dần, tiếp xúc với càng nhiều loại thực phẩm – đồ uống có sắc tố gây nhiễm màu khiến tình trạng răng bị nhiễm màu trở nên trầm trọng hơn. - Do di truyền: màu răng có thể di truyền trong cấu tạo men răng dày hoặc mỏng. Nếu lớp men này càng mỏng, càng thấy rõ ngà răng vàng bên trong. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 6
  15. Nếu hầu hết thành viên trong gia đình có hàm răng xỉn màu, nguy cơ bạn cũng bị vàng răng rất cao. - Nhiễm kháng sinh Tetracycline: các hoạt chất trong kháng sinh tetracycline khuyếch tán vào mô canxi hóa mới hình thành, khiến các muối của nguyên tố màu thấm vào ngà khiến răng bị nhiễm màu. Nếu người mẹ uống thuốc này khi đang mang thai hoặc trẻ em uống trước 7–8 tuổi, răng có thể bị đổi màu trên toàn bộ hàm hoặc chỉ ở một vùng nào đó. Nhiễm màu tetracycline có thể chia 4 mức độ: vàng, nâu, xám, tím. - Florua dư thừa: sử dụng nguồn nước có nồng độ fluor cao, dùng quá liều kem đánh răng fluouride hoặc bổ sung florua bằng đường uống có thể làm đổi màu trong cấu trúc răng.[4] 1.2. Các phương pháp chăm sóc và làm đẹp răng 1.2.1. Phương pháp làm trắng răng Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng hiện đại các phương pháp làm trắng răng ngày càng phong phú và đa dạng. - Tẩy trắng răng: bệnh nhân đến trung tâm nha khoa, các bác sĩ sẽ thoa thuốc tẩy trắng và chiếu đèn Plasma. Dưới tác động của đèn chiếu các phân tử trong thuốc tẩy trắng sẽ được kích hoạt, len lỏi khắp các bề mặt răng và “xâm nhập” vào cả lớp men bên trong nên hiệu quả trắng răng sẽ triệt để hơn. Với phương pháp tẩy trắng răng này, ưu điểm lớn là không cần tốn quá nhiều thời gian (khoảng 1-2 tiếng) răng sẽ trắng ngay sau khi làm xong.[4] @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 7
  16. Hình 1.2. Phương pháp tẩy trắng răng - Miếng dán trắng răng: bác sĩ sẽ lấy dấu răng và làm máng tẩy vừa vặn, đúng với kích thước răng của mỗi người. Loại máng này được làm bằng nhựa plastic trong suốt, an toàn, không gây tổn thương đến nướu. Nó có tác dụng giữ thuốc tẩy, ngăn không cho nước bọt tràn vào ảnh hưởng quá trình tẩy trắng răng. Bác sĩ sẽ cung cấp thuốc có nồng độ tẩy trắng từ 10–15% và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máng tẩy và xử lý những tình huống có thể xảy ra[4]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 8
  17. Hình 1.3. Phương pháp dán trắng răng - Bọc răng sứ: bọc răng sứ là phương pháp sử dụng lớp vỏ sứ bao bọc quanh cùi răng thật. Lớp vỏ bọc này có hình thể được thiết kế và chế tác sao cho giống như hình thể của răng thật tại vị trí cần bọc. Ví dụ, răng cần bọc là răng cửa thì lớp sứ bọc phải có hình dáng của chiếc răng cửa. Nếu răng cần bọc là răng hàm thì lớp vỏ sứ bọc phải có hình dáng của chiếc răng hàm. Hình 1.4. Phương pháp bọc răng sứ Thông thường, phương pháp bọc răng sứ được bác sĩ chỉ định áp dụng cho các trường hợp như: - Răng thưa xấu, hô móm, sứt m@ẻ. School of Medicine and Pharmacy, VNU 9
  18. - Răng sâu bị vỡ lớn, răng hỏng tủy. - Răng xỉn màu vì nhiễm kháng sinh,mòn men nặng. - Bệnh nhân muốn răng được thẩm mỹ hơn. - Dán sứ: những trường hợp răng đen sỉn màu, răng thưa, răng lệch nhẹ hay răng ngắn có thể áp dụng phương pháp dán răng sứ Veneers này. Khác với bọc răng sứ, dán răng sứ không cần phải mài nhiều răng thật, không lấy tủy, răng đươc bảo tồn hoàn toàn. Đây là xu thế mới hiện nay, trên thế giới áp dụng rất nhiều. Hình 1.5. Dán sứ Verneers Các phương pháp làm trắng răng trên đều đem lại những hàm răng trắng sáng và tính thẩm mỹ cao phục vụ thị hiếu và nhu cầu con người, nhưng bên cạnh đó việc làm mòn men răng, tác động vào cấu trúc răng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người[4]. 1.2.2. Phương pháp nhuộm răng đen Theo phong tục người Việt, người ta chỉ bắt đầu nhuộm răng khi đã thay xong lượt răng sữa, đã có một số răng hàm. Không chỉ nữ giới nhuộm răng mà nam giới cũng nhuộm răng. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 10
  19. Hình 1.6. Nhuộm răng đen ở phụ nữ và đàn ông Nhuộm răng thường được chia làm 4 công đoạn: Đầu tiên là phải làm sạch răng, thường kéo dài 3-5 ngày. Sau mỗi bữa ăn, người nhuộm răng phải đánh sạch răng bằng vỏ cau khô, có nơi còn dùng bột than củi. Sau đó xúc miệng kỹ bằng nước có tính axit mạnh như chanh hay dấm. Người Huế thì ngậm nước nấu từ lá cây sôn (một loại lá có vị chua). Trước khi đi ngủ có thể ngậm thêm vài lát chanh mỏng. Các biện pháp này đều có tác dụng làm sạch răng, axit sẽ làm mỏng bề mặt ngoài của men răng, giúp thuốc nhuộm dễ kết bám hơn [1]. Tiếp theo là công đoạn nhuộm đỏ răng. Người ta dùng bột nhựa cánh kiến tán nhỏ, vắt chanh vào rồi để kín trong 7 ngày cho chất chua của chanh thấm vào bột cánh kiến. Có thể thay chanh bằng giấm gạo hoặc rượu gạo. Dùng hỗn hợp này quết vào mảnh lá dừa hoặc lá cau, đợi lúc đi ngủ áp vào hai hàm răng. Làm nhiều lần như vậy cho đến khi màu cánh kiến ăn dần vào răng, màu răng chuyển dần sang đỏ thẫm là được. Sau khi răng lên màu đỏ như ý muốn, người ta bắt đầu công đoạn nhuộm đen. Lúc này vẫn dùng bột cánh kiến, nhưng hòa với phèn đen, rồi cũng quết hỗn hợp này lên lá dừa hoặc lá cau, đợi khi đi ngủ thì áp vào răng. Lần nhuộm đen chỉ cần độ 2 đêm là được. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 11
  20. Cuối cùng là công đoạn chiết răng. Công đoạn này có tác dụng giữ màu đen cho răng. Người ta lấy gáo dừa già đã phơi khô để lên con dao rồi đốt cho gáo dừa chảy ra thứ nhựa đen sền sệt, rồi lấy nhựa đó phết vào răng, răng sẽ có màu đen bóng và lâu phai.[1] 1.2.3. Phương pháp lấy cao răng Lấy cao răng và xử chí bề mặt gốc thân răng là một công việc điều trị bệnh nha chu không cần phẫu thuật. Bằng việc sử dụng những khí cụ hiện đại đặc biệt, dùng phá vỡ mảng bám và sự viêm nhiễm chung quanh thân răng. Quy trình lấy cao răng được ghi nhận như là một việc làm sạch triệt để cho vùng răng dưới nướu. Trước tiên bề mặt răng bị chà sạch để loại bỏ mảng bám và vôi đã bám cứng trên răng.Sau đó sẽ tới phần thân răng nằm sâu dưới nướu cũng được làm sạch và nhẵn bóng. Điều đó luôn loại bỏ được bất kể những mãng bám nào cho là cứng nhất một cách dễ dàng. Toàn bộ răng được làm sạch bởi chiếc máy cạo vôi răng công nghệ siêu âm Ultrasonic-Scaler. Nguyên tắc là ở những đầu insert chuyên dụng làm hạn chế tối đa cảm giác ê buốt khi lấy cao răng. Một chiếc răng được rửa sạch và nhẵn, đảm bảo cho răng, nướu chắc, khoẻ sẽ là cách hay nhất giúp hạn chế tối đa việc chảy máu chân răng, sưng nướu, tụt nướu,tiêu xương giảm bớt sự khó chịu do chứng viêm nướu, ngăn ngừa việc mất răng và tiêu xương.Tạo ra một nụ cười tự tin và đẹp hơn. Bước cuối cùng là dùng một chổi đánh bóng và chất đánh bóng được sử dụng để làm bóng nhẵn mặt trong cũng như mặt ngoài của răng.Tiêu chí của việc đánh bóng bề mặt răng sẽ làm cho bề mặt này mịn màng và giúp ngăn trở, giảm thiểu sự tích tụ mãng bám trên mặt răng dễ gây nên các bệnh về răng miệng. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 12
  21. Việc chữa trị bằng phương thức này giúp cho răng sạch sẽ hơn nhiều so với việc đánh răng thông thường. Ngoài ra nguyên lý làm sạch răng đó sẽ không có xảy ra bất kỳ sự tiếp xúc nào lên bề mặt răng ngoài trừ việc đánh bóng răng nên không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới cấu trúc răng hay men răng. Những mảng bám sẽ được loại bỏ, làm cho răng miệng có một cảm giác êm ái, dễ chịu, Tuy vậy phương pháp này đơn giản chỉ loại trừ các vết bám trên răng mà không thể làm răng trắng lên như là cách tẩy trắng [3]. 1.3. Phương pháp nhuộm răng đen 1.3.1. Khái niệm Nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Đây vốn là phong tục cổ truyền không chỉ của cư dân người Việt mà còn tồn tại ở cộng đồng các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Lự, Si La, Trong cộng đồng người Việt, tục nhuộm răng đen chủ yếu chỉ phổ biến ở khu vực miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam không thấy dấu vết của phong tục này. 1.3.2. Mục đích Theo quan niệm thẩm mỹ xưa thì hàm răng đen được coi là chuẩn mực của cái đẹp không chỉ riêng đối với phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng vậy, tuy ở nam giới ít hơn. Do đó, vẻ đẹp của hàm răng đen đã dần được đưa vào ca dao, thi ca như một chuẩn mực về nét đẹp của phụ nữ Việt Nam: Răng đen ai nhuộm cho mình, Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say?. Được xếp thứ 4 trong 10 chuẩn mực đo nét duyên của người con gái: Một thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn n ó@i m ặSchooln mà có d uofyê nMedicine, and Pharmacy, VNU 13
  22. Ba thương má lúm đồng tiền, Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua. Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm ra đời trong hoàn cảnh nhà thơ nghe tin giặc Pháp tàn phá quê hương, bao hình ảnh thân thương của làng quê đang bị quân giặc giày xéo hiện lên trong trí óc nhà thơ, trong đó có nụ cười của cô gái Kinh Bắc: Những cô hàng xén răng đen, Cười như mùa thu tỏa nắng. Không chỉ là chuẩn mực của cái đẹp, tục nhuộm răng đen trở nên phổ biến đến nỗi được coi là chuẩn mực đạo đức. Trong xã hội bấy giờ, người ta cho rằng người nào răng trắng là người không tử tế: “Song tục quen đã lâu, đàn ông trắng răng thì chẳng sao, chứ đàn bà nhà tử tế bây giờ mà trắng răng thì coi cũng khí ngộ một đôi chút” [2]. Phan Khôi cũng từng dẫn lời của một nhà báo lấy biệt hiệu là Lư Sơn Chơn Tướng về vấn đề này: “Tôi từng đi đủ Trung - Bắc hai kỳ, tôi thấy những nhà thi lễ, tức là bậc thượng lưu trong xứ, thì đàn bà con gái của họ cũng đen răng, cho như thế là trang nghiêm mỹ lệ; còn trái lại, răng trắng thì cho là đồ ăn chơi đĩ thõa. Coi đó thì biết cái tục răng đen của người Nam là từ các đấng tiên dân bày ra và đã lâu đời lắm rồi, chẳng những cho là đẹp mà cũng lấy đó tỏ ra là nề nếp con nhà nữa . Khắp nước Việt Nam, trừ xứ Nam kỳ ra, thì tôi thấy đâu đâu đàn bà con gái cũng đen răng hết, duy có những hạng vợ tây, vú, bồi, bếp gái ở với Tây thì mới hay để răng trắng mà thôi, thế thì cái tục ấy xấu tốt thế nào cũng đủ biết” [2]. Do lẫn lộn tục ta với tục của Tàu, Tú Lan cho rằng tục nhuộm răng của ta là từ Trung Quốc truyền sang, do thời đó người Trung Quốc vì không muốn người Nam lẫn với người Tàu, vì sợ thành ra bình đẳng thì khó bề cai trị đè nén, bởi vậy mà họ bắt buộc người Nam phải nhuộm răng cho phân biệt. Tuy @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 14
  23. nhiên, cũng có người không tán đồng quan điểm trên, trích lời Lư Sơn Chơn Tướng để cải chính lại: “Ở bên Tàu chúng tôi, những người nào chưa hề bước chơn qua đất nầy thì chẳng bao giờ ngờ được rằng người An Nam có răng đen. Hoặc giả có người nghe nói tục đó, rồi khi gặp người Hoa kiều nào ở bên nầy về, đến nỗi đem mà hỏi nhau rằng: “Người An Nam đen răng, có phải là trời sanh ra như vậy không?” Còn như thứ thuốc gì mà nhuộm cho đen răng, thì thật họ tịt mù, chẳng hề ai biết tới. Huống chi người Tàu chúng tôi đã vốn không có tục nhuộm răng, lại cũng không hề biết đến cái tục ấy nữa” [6]. Có nhiều người lại nhập nhằng giữa tục nhuộm răng đen và tục ăn trầu, họ cho rằng do ăn trầu nên răng mới đen chứ không xem răng đen là một phong tục riêng của người Việt: “Người Tàu cho rằng vì ăn trầu mà sinh ra tục nhuộm răng. Phần nhiều người Châu Âu tiếp xúc với người Việt Nam từ TK XIX trở về trước cũng cho rằng vì ăn trầu cho nên răng thành đen” (6). Tuy nhiên, cũng đã khẳng định: “Thực ra tục ăn trầu và tục nhuộm răng không có quan hệ gì với nhau, duy hai tục ấy đều khiến cho răng thành vững chắc” (13). Như vậy, cần phải khẳng định rằng, răng đen không phải là do ăn trầu. Bởi người ăn trầu mà không nhuộm răng thì răng có màu đỏ sẫm chứ không đen nhánh. Do đó, tục nhuộm răng đen là một nét văn hóa thể hiện quan niệm về cái đẹp của người Việt. Để có được hàm răng đen nhánh hạt huyền thì người ta cần phải trải qua nhiều công đoạn nhuộm công phu và cũng không kém phần gian nan chứ không phải do ăn trầu mà có. 1.3.3. Một số dược liệu dùng để nhuộm răng Bảng 1.1. Một số dược liệu dùng để nhuộm răng STT Tên Công dụng Làm ra mồ hôi, hạn nhiệt, giải độc, Sinh tân dịch chỉ 1 Cây Khau Cát khát, Thanh tràng chỉ lỵ, thanh tâm nhiệt, hạ huyết @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 15
  24. áp Cánh kiến đó là một vị thuốc tương đối ít dùng trong nhân dân . Tính vị theo đông y là vị đắng , tính lạnh , có tác dụng thanh nhiệt , lương huyết , giải độc , cẩm mầu , đậu chẳn . Sốt mà không có mồ hôi thì dùng 2 Cánh kiến đỏ phải thận trọng . Cánh kiến đỏ (dạng nhựa vẩy và nhựa hạt) dùng làm thuốc bao viên và dùng trong nha khoa (chống mòn răng và sâu răng). - Cầm máu sát khuẩn, mát huyết, cầm tiêu chảy, 3 Cây sim Dùng cao lá sim bôi vào các vết bỏng. Thuốc bổ. Chữa chảy máu chân răng (dịch quả). Ho, lợi tiểu, chướng bụng (Lá, rễ, vỏ quả sắc uống). Ở 4 Quả chanh Dominica, lá hãm nước uống chữa huyết áp cao, tẩy giun sán. 1.3.3.1. Cây Khau cát (cát căn) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 16
  25. Hình 1.7. Cây Khau cát (Cát căn) Tên khác: Cát căn, Bạch cát, Khau cát (Tày), Bẳn mắm kéo (Thái). Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth. Tên đồng nghĩa: Pueraria lobata (Willd.) Ohwi.; Pueraria trilobata Backer.; Pueraria hirsuta Schneid. Họ: Đậu (Fabaceae) - Phân họ Đậu (Faboideae). Tên nước ngoài: Kudzu bean, Kudzu vine (Anh), Koudzou (Pháp). Phân loại của chi Pueraria DC: Giới: Plantae Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp: Hoa hồng (Rosidae) Bộ: Gai (Urticales) Họ: Đậu (Fabaceae) Phân họ: Đậu (Faboideae) Chi: Pueraria DC Loài: Pueraria thomsoni Benth. (Cây Sắn Dây) Đặc điểm thực vật: rễ cát căn thể hiện hình viên trụ không đều, vỏ ngoài màu tím nâu hoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành, dược liệu thường phiến dầy hay mỏng hình khối vuông, màu xám trắng, hoặc màu vàng trắng có nhiều chất xơ rất dễ tước ra thành dạng sợi, phần nhiều là màu trắng. Dùng sắc màu trắng phấn mịn là thứ tốt.[8] Phân bố, sinh thái: cát căn là cây thuốc nam quý, dạng cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông. Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng. Cây trồng hoặc mọc hoang dại khắp @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 17
  26. nước ta, ra hoa vào tháng 9-10. Củ phình dài ra có khi thành khối nặng tới 20kg ăn được. Tính vị: vị ngọt, cay, tính bình. Cát căn mõ hoang tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, vị. Công năng chủ trị: - Làm ra mồ hôi, hạ nhiệt: Dùng với bệnh ngoại cảm phong nhiệt sốt cao, phiền khát, đau đầu; đặc biệt đau vùng sau đầu, vùng chẩm và vùng gáy, hoặc cứng gáy, cổ gáy đau, khó quay cổ. - Giải độc, làm cho sởi mọc hoàn toàn; dùng bài cát căn thang: cát căn 12g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 8g, thuyền thoái 4g, liên kiều 16g, uất kim 8g, cam thảo 4g, cát cánh 8g. - Sinh tân dịch chỉ khát: dùng khi bị sốt mà bụng cồn cào, miệng háo khát người khô háo, đại tiện bí kết, đau vùng thượng vị. Trường hợp này dùng củ sắn dây tươi thì tốt hơn, lượng 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi 40g, trúc diệp 20g. ngoài ra còn được dùng chữa bệnh tiêu khát (bệnh đái đường, đái tháo), khi dufnng có thể phối hợp với sinh địa, hoài sơn, mạch môn. - Thanh tràng chỉ lỵ: dùng trong các bệnh đi ngoài lỏng lỵ lâu ngày. Đối với lỵ lâu ngày nên dùng cát căn mọc hoang lâu ngày thì tốt, khi dùng sao qua để giảm tính phát hãn của vị thuốc. - Thanh tâm nhiệt: dùng trong các chứng niêm mạc miệng môi lưỡi lở loét, sinh mụn nhọt, các chứng bí tiểu tiện, tiểu dắt, buốt, nước tiểu đục. Trường hợp này dùng bột của sắn dây với với nước cốt rau mashoawjc cỏ nhọ nồi thì tốt - Hạ huyết áp: dùng trong các bệnh cao huyết áp [8]. Liều dùng: 4- 24g. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 18
  27. Kiêng kỵ: những người thượng tiêu thịnh, hạ tiêu hư, âm hư, hỏa vượng không nên dùng. Chú ý: hoa cát căn vị ngọt, tính bình, dùng để giải độc rượu. Lá có tác dụng chữa rắn cắn. Tác dụng dược lý: các isoflavonoid chiết từ cát căn daidzein, daidzin có tác dụng làm giãn sự co thắt các động mạch đáy mắt. Flavonoid toàn phần của nó làm tăng lưu lượng máu ở mạch máu não. Điều đó chứng minh tác dụng giảm đau đầu của cát căn. Đối với động mạch vành, flavonoid có tác dụng tăng lưu lương máu, giảm trở lực huyết quản. Trên lâm sàng ứng dụng kết quả này của dược lý để chữa các bệnh đau thắt mạch vành tim cho kết quả. Hạ nhiệt đối với thỏ đã gây sốt thực nghiệm. Ngoài ra daidzein có tác dụng giải các cơn co quắp do acetylcolin gây ra. Ngoài ra cát căn còn có tác dụng lợi tiểu, an thần [8]. Thành phần hóa học: Rễ chứa các hợp chất isoflavon (puerarin, daidzein,daidzin), puerosid A, puerosid B, hợp chất glucosid nhóm olean triterpen. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 19
  28. 1.3.3.3. Cây Sim Hình 1.9. Cây sim Tên khác: hồng sim, đào kim nương, cương nhẫn, dương lê, co nim (Thái), mác nim (Tày), piểu ním (Dao), trợ quân lương. Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa. Tên đồng nghĩa: Rhodomyrtus parviflora Alston. Tên nước ngoài: Rose myrtle, hill guava, downy rose myrtle, hill-gooseberry (Anh); myrte tomenteux (Pháp). Họ: Sim (Mytarceae) Phân loại của chi Ryhodomyrtus: Giới: Plantae Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp: Hoa hồng (Rosidae) Bộ: Sim (Myrtales) Họ: Sim (Mytarceae) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 20
  29. Chi: Ryhodomyrtus Loài: Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.(Cây Sim) [5]. Đặc điểm thực vật: sim là một cây nhỏ cao 1-2m có khi tới 3m, cành 4 cạnh, vỏ thân róc thành từng mảng. Lá mọc đối , hình thuôn, hơi hẹp ở phía cuống, phía đầu tù, hơi rộng, dài 4-7 cm, rộng 2-4cm, khi già thì nhẵn ở mặt trên, có lông mịn ở mặt dưới, phiến lá dày, mép hơi cong xuống, có 3 gân chính, cuống có lông mịn, dài 4-7mm. Hoa màu hồng tím, mọc đơn độc hoặc từng 3 cái một ở kẽ lá. Qủa mọng màu tím sẫm, mẫm. Hạt nhiều hình móng ngựa [8]. Phân bố, sinh học và sinh thái: cây mọc tự nhiên và phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, bao gồm Indonesia, Philipin, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và một số tỉnh phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, sim là loài cây quen thuộc ở khắp các tỉnh vùng trung du và núi thấp. Cây đặc biệt ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt, thường mọc rải rác hay tập trung trên các đồi cây bụi hay đồng cỏ [7,8]. Tính vị: vị chát, hơi đắng, tính bình [8]. Quy kinh: vào kinh đại tràng [8]. Công năng chủ trị: Cầm ỉa chảy giảm đau bụng, có thể dùng nụ tươi nhai nuốt với rượu hoặc với nước ấm; hoặc nụ khô sao qua, tán bột cùng với nước sắc tô mộc làm thuốc hoàn. Cầm máu sát khuẩn: lá sim có tác dụng cầm máu vết thương, tiêu ung nhọt, trừ mủ, lên da non, lá sắc rửa vết thương. Dùng cao lá sim bôi vào các vết bỏng. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 21
  30. Rễ sim mát huyết: dùng trong bệnh đau tim. Quả sim (chín) có thể dùng riêng hoặc kết hợp với tô mộc để chữa lỵ.[7,8] Liều dùng: 4- 12g. Chú ý: Tác dụng kháng khuẩn: thuốc có tác dụng ức chế Staphylocous aureus D.pneumoniae, B.mycoides, Streptococcus, Sal.para B [8] Thành phần hóa học: Quả chứa các flavon–glucosid, malvidin–3 glucosid, các hợp chất phenol, các acid amin, đường và acid hữu cơ. 1.3.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp nhuộm răng đen - Năm 2010, Phan Hải Linh có báo cáo khoa học “Góp phần nghiên cứu tục nhuộm răng đen ở Việt Nam (Khảo sát trường hợp làng cổ Đường Lâm)”. Bài viết tập trung khảo sát hiện trạng của tujc nhuộm răng đen và tục ăn trầu ở làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), kết hợp đối chiếu với các kết quả điều tra ở làng Bách Cốc, xã Thành Lợi, tỉnh Hà Nam năm 1996, xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 và ghi chép của các học giả nước ngoài về tục nhuộm răng đen của Việt Nam để phân tích những đặc điểm chung và riêng của phong tục nhuộm răng đen. Báo cáo được tác giả thực hiện bằng cách phỏng vấn 40 người ở làng cổ Đường Lâm. Trong đó có 20 cụ trên 70 tuổi, 16 cụ bà và 4 cụ ông. Báo cáo đã làm rõ phong tục nhuộm răng đen của người Việt Nam [1] - Ngoài ra còn có những bài viết của tác giả nước ngoài bài viết “Black teeth: beauty or caries prevention? Practice and beliefs of the Kammu people” của tác giả Gisela Ladda Tayanin and Douglas Bratthall năm 2006 cũng đã tìm hiểu và phân tích chỉ ra cách nhuộm răng đen của các tộc người ở khu Vực Đông Nam Á, kết quả nghiên cứu cho thấy hỗn hợp sulfat sắt (III) và nhựa cây ức chê ssuwj phát triển của streptococci nước bọt trong thí nghiệm in vitro[17,19,20,21, 22, 23, 24, 25, 26, 32] @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 22
  31. - Bài viết “‘Teeth as black as a bumble bee’s wings’: The ethnobotany of teeth blackening in Southeast Asia” của tác giả Thomas J. Zumbroich năm 2009 đã phân tích khá cụ thể về tập tục văn hóa nhuộm răng đen ở các khu vực Đông Nam Á. Bài viết chỉ ra sự khác nhau của văn hóa nhuộm răng đen và ăn trầu của người dân bản địa khu vực Đông Nam Á[18,33]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 23
  32. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị và đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Nguyên vật liệu - Mẫu răng người mua ở nha khoa Minh Châu số 40 Trần Bình, Cầu Giấy, HN. Mẫu được rửa sạch để khô trước khi nhuộm. - Mẫu răng lợn mua ở chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, HN. Đánh sạch bảo quản ngăn mát tủ lạnh trước khi nhuộm. - Cây Khau Cát (Pueraria thomsoni Benth) tươi và Cây sim (Rhodomyrtus tomentosa) lấy ở vùng rừng huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Rửa sạch cắt đoạn 3-5cm. - Chanh tươi mua ở siêu thị Vinmart Nguyễn Cơ Thạch. - Qủa cau mua ở chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, HN. 2.1.2. Thiết bị, dụng cụ - Con dao sắt, chày, cối, lửa, khăn sô 2.2. Phương pháp nhuộm răng đen Tiến hành nhuộm răng đen theo kinh nghiệm dân gian truyền lạị, gồm có 3 bước: Bước 1: làm sạch Làm sạch răng với nước cốt chanh: - Tiến hành: Ngâm mẫu răng người trong nước cốt chanh theo các mốc thời gian lần lượt: 12 tiếng, 24 tiếng, 48 tiếng ở môi trường nhiệt độ phòng 25ºC- 30ºC @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 24
  33. Răng lợn đã được xử lý ủ trong miếng chanh theo mốc thời gian lần lượt: 24 tiếng, 48 tiếng. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 5ºC - Khảo sát: thời gian ngâm và nhiệt độ. - Đánh giá: sau khi tẩy răng theo mốc thời gian 12 tiếng, 24 tiếng và 48 tiếng rửa sạch bằng nước đánh giá bằng hình thức cảm quan. Làm sạch răng với quả cau: - Tiến hành: Dùng mặt trong của miếng cau chà sát trực tiếp lên bề mặt răng 3-4 phút, chú ý chà thật kỹ và đều tay. Thực hiện với 3 mẫu răng người trong môi trường nhiệt độ phòng 25ºC- 30ºC Mẫu 1: chà 1 lần Mẫu 2: chà 2 lần trong 2 ngày Mẫu 3 chà 3 lần trong 3 ngày - Khảo sát: Thời gian và nhiệt độ. - Đánh giá: tẩy sạch răng sau 1 lần, 2 lần, 3 lần đánh giá bằng hình thức cảm quan các mẫu răng: độ sach, độ trắng,độ trơn bề mặt răng Bước 2: nhuộm răng đen a. Phương pháp nhuộm răng đen truyền thống bằng cây Khau Cát Dã nhuyễn vỏ cây Khau Cát thành hỗn hợp có dịch màu đen. Ủ mẫu răng trong hỗn hợp này bằng khăn xô lần lượt theo mốc thời gian: 24 tiếng, 48 tiếng, 72 tiếng ở môi trường nhiệt độ phòng 25ºC- 30ºC Sau các mốc thời gian rửa sạch răng với nước, để khô. Khảo sát yếu tố ảnh hưởng: nhiệt độ, thời gian, môi trường. Đánh giá bằng hình thức cảm q@uan :Schoolđộ bền m àofu. Medicine and Pharmacy, VNU 25
  34. b. Phương pháp nhuộm răng đen bằng dịch lọc cô từ cây Khau Cát Cân khoảng 0,5kg cây Khau Cát, dã nhuyễn cho đến ra dịch đen. Thêm 500ml nước cất, dùng lực để khuyến tán, để 15 phút, lọc bằng khăn xô lấy dịch hỗn hợp. Tiến hành đun hỗn hợp dịch vừa lọc được ở 60ºC- 70ºC( khuấy để tránh sự lắng cặn gây cháy hỗn hợp dịch). Đun đến khi dịch đặc dần, sẫm màu. Để nguội đến nhiệt độ phòng học ngâm trong nước đá để tiết kiệm thời gian. Lấy răng đã làm sạch ở bước 1 ủ trong dịch vừa cô được ở mốc thời gian: 24 tiếng, 48 tiếng, 72 tiếng. Sau các mốc thời gian 24 tiếng, 48 tiếng, 72 tiếng làm sạch răng bằng nước. - Đánh giá các yếu tố: màu sắc, độ bám màu c. Phương pháp nhuộm đen răng động vật Cây Khau Cát đã làm sạch dã nhuyễn thành hỗn hợp có dịch màu đen. Ủ trực tiếp hỗn hợp dịch lên cả hàm răng lợn bằng khăn xô, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Ủ theo các mốc thời gian: 12 tiếng, 48 tiếng. Sau các mốc thời gian làm sạch răng lượn bằng nước, đánh giác bằng cảm quan: màu sắc, độ bám màu Bước 3: Làm bóng và bền màu răng Phương pháp làm bóng và bền màu bằng hỗn hợp Sulfat Sắt (III) và nhựa sim Đốt cây sim trên con dao sắt đen, đến khi nhựa sim cháy thành dịch sệt sệt màu đen. Dùng bông tăm lấy dịch sệt sệt này chà lên bề mặt răng, chà 2-3 lần cho đến khi răng đen bóng. Chọn mẫu răng bắt màu đen đậm, đủ yêu cầu cảm quan để làm bóng. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 26
  35. Đánh giá bằng cảm quan: độ bóng, độ trơn của bề mặt răng, độ bền màu 2.3. Phương pháp đánh giá 2.3.1 Đánh giá thời gian làm sạch răng bằng nước cốt chanh Quan sát bề mặt răng sau khi ủ trong nước cốt chanh ở các mốc thời gian: 12 tiếng, 24 tiếng, 48 tiếng, sờ tay cảm nhận bề mặt răng. So sánh với cách làm sạch răng bằng quả cau và cách làm sạch răng lợn bằng acid ở môi trường 5ºC. 2.3.2 Đánh giá màu sắc của răng khi ủ trong môi trường acid citric bằng cảm quan Quan sát màu sắc của răng khi làm sạch bằng acid xitric trong nước cốt chanh và quả cau ở các mốc thời gian để lựa chọn mẫu cho bước nhuộm đen tiếp theo, dùng tay cảm nhận độ nhẵn bề mặt răng đã đạt yêu cầu hay chưa. 2.3.3. Tương tự đánh giá màu sắc của răng nhuộm đen bằng cảm quan Quan sát màu đen đã đạt yêu cầu về độ đen hay chưa để lựa chọn mẫu răng cho bước cuối cùng. 2.3.4. Đánh giá độ cắn màu trên răng khi ủ trực tiếp trong hỗn dịch cây Khau Cát dã nhuyễn và ủ trong dịch cô của cây Khau Cát Bằng cách so sách các mẫu răng qua các khoảng thời gian ủ khác nhau: 24 tiếng, 48 tiếng, 72 tiếng ở môi trường nhiệt độ phòng. 2.3.5. Đánh giá răng làm bóng bằng cảm quan Quan sát bề mặt răng bóng hay sần sùi, dùng tay sờ cảm nhận bề mặt răng đã trợn mịn chưa. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 27
  36. 2.3.6. Đánh giá khả năng giữu màu trên răng trong môi trường nước Bằng cách dùng mẫu răng nhuộm đen rửa nhiều lần trong nước sau đó quan sát đánh giá màu sắc. 2.3.7. Đánh giá khả năng giữ màu trên răng trong môi trường acid Bằng cách dùng mẫu răng nhuộm đen ngâm trong acid 1 tiếng, 2 tiếng và 5 tiếng. San đó đánh giá màu sắc răng bằng cảm quan, quan sát màu sắc của răng, độ bóng và độ mịn. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 28
  37. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 3.1. Khảo sát môi trường làm sạch răng Tiến hành làm sach như mô tả trong mục 2.2 với môi trường nước cốt chanh (acid citric) và vỏ quả cau tươi (acid tamin). Đánh giá chỉ tiêu cảm thời gian và màu sắc như mô tả trong mục 2.3.1 và 2.3.2. Kết quả thu được thể hiện như trong bảng 3.1 và bảng 3.2. Nhận xét: - Môi trường nước cốt chanh (acid citric): + Mẫu răng người: kết quả thực nghiệm cho thấy lớp màng này có thể dùng tay lau đi, hoặc khi rửa với nước sẽ trôi đi. + Mẫu răng động vật: hàm răng lợn sau khi ủ với miếng chanh trong ngăn mát tủ lạnh bề mặt răng sạch và trắng hơn so với ban đầu chưa ủ với chanh, bề mặt răng sần sùi. Không có lớp màng trắng mỏng xuất hiện như mẫu răng người. - Môi trường tiếp xúc với vỏ quả cau tươi (acid tamin): Đối với mẫu răng người, kết quả thực nghiệm cho thấy sau khi trà bằng cau bề mặt răng có bóng và trơn mịn hơn. 3.2. Khảo sát thời gian làm sạch răng - Làm sạch răng trong môi trường nước cốt chanh: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 29
  38. Bảng 3.1. Khảo sát thời gian làm sạch răng bằng nước cốt chanh Mẫu 12 tiếng 24 tiếng 48 tiếng Răng xuất hiện Lớp màng trắng Không xuất hiện lớp trắng mỏng, dày hơn, dùng tay lớp màng trắng, dùng tay lau được lau được hoặc rửa bề mặt răng sần Răng người hoặc rửa với với nước sẽ trôi sùi, dùng tay trà nước sẽ trôi đi, bề đi, bề mặt răng mạnh thấy có các mặt răng màu hơi ố, sần sùi, sờ phân tử sạn sạn ở trắng ngà, hơi sần rát tay tay Răng trắng, các mảng bám bẩn Răng màu trắng Răng động vật x trôi ra khi rửa với ngà, bề mặt thô ( lợn) nước, sờ tay thấy ráp sần sùi - Lớp màng màu trắng chính là men răng, sau khi ngâm trong nước cốt chanh, thành phần là acid citric có khả năng tẩy rửa mạnh và đóng vai trò là chất oxy hóa. Như ở phần tổng quan đã nhắc, men răng rất bền vững, không bị vỡ, không bị xây xát, nhưng lại bị ăn mòn bởi các acid, vì vậy khi ủ răng trong acid thời gian lâu lớp men răng bị tẩy hết dẫn đến bề mặt xuất hiện màng trắng và bề mặt răng sần sùi. - Răng động vật (lợn) có cấu trúc tương tự răng người, nhưng do quá trình sinh hoạt và nguồn thức ăn khác nhau nên thời gian làm sạch sẽ lâu hơn răng người. - Làm sạch răng trong môi trường vỏ quả cau: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 30
  39. Bảng 3.2. Khảo sát thời gian làm sạch răng bằng quả cau tươi Mẫu Chà 1 lần Chà 2 lần Chà 3 lần Tần xuất (ngày 1) (ngày 2) (ngày 3) Mẫu 1 Bề mặt răng sờ X X rít tay, không có sự sáng màu. Mẫu 2 Bề mặt răng sờ Bề mặt răng sờ X rít tay, không rít, không có sự có sự sáng màu. sáng màu. Mẫu 3 Bề mặt răng sờ Bề mặt răng sờ Bề mặt răng, rít tay, không rít, không có sự nhận thấy các có sự sáng màu. sáng màu. mảng ố màu có cải thiện tuy nhiên không đáng kể Trong quả cau có chứa thành phần như tannin, axit gallic, lignin, tinh dầu và rất nhiều hoạt chất khác có lợi cho răng, góp phần loại bỏ cao răng, mảng bám – tác nhân chính gây nên các bệnh về răng, khiến răng ố vàng và kém chắc khỏe. Tuy nhiên phương pháp làm sạch răng bằng quả cau phải thực hiện trong một thời gian nhất định mới đem lại hiệu quả. Trong quá trình thực nghiệm thời gian không đủ để tẩy sạch răng. 3.3. Khảo sát thời gian ủ răng 3.3.1. Khảo sát thời gian nhuộm đen bằng phương pháp truyền thống bằng cây Khau Cát @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 31
  40. Bảng 3.3. Khảo sát thời gian nhuộm đen phương pháp truyền thống bằng cây Khau Cát Mẫu 24 (tiếng) 48 (tiếng) 72 (tiêng) Mẫu răng sau khi Răng bắt màu ủ có màu nâu đen Răng bắt màu đen đậm hơn, tuy Răng người nhạt, không đạt đạt yêu cầu cảm nhiên chưa hẳn yêu cầu cảm quan quan. giống màu đen. về màu sắc. Răng màu sẫm Răng màu nâu Răng chỉ ố một hơn, tuy nhiên sẫm, chưa ra hẳn chút, không thấy Răng lợn không phải màu là màu đen, không xuất hiện màu đen, không đạt đạt yêu cầu cảm đen. yêu cầu cảm quan quan, @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 32
  41. 3.3.2. Khảo sát thời gian nhuộm đen bằng dịch lọc cô từ cây Khau Cát Bảng 3.4. Khảo sát thời gian nhuộm đen bằng dịch lọc cô từ cây Khau Cát Mẫu 24 (tiếng) 48 (tiếng) 72 (tiêng) Mẫu răng sau khi Răng bắt màu ủ có màu nâu đen, Răng bắt màu đen đậm hơn, đánh giá Răng người không đạt yêu cầu đạt yêu cầu cảm cảm quan màu sắc cảm quan về màu quan. có thể chấp nhận sắc. Răng lợn X X X 3.4. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đối với phương pháp nhuộm đen răng Nhuộm răng đen bằng phương pháp truyền thống: - Thực nghiệm tiến hành trong môi trường nhiệt độ phòng 25ºC- 30ºC. Cho thấy phản ứng diễn ra trong điều kiện bình thường. Nhuộm răng đen bằng dịch lọc cô cây Khau Cát: - Để nhuộm được răng đen thì cần sử dụng nhiệt để cô dịch lọc từ cây Khau Cát, tạo hỗn hợp đậm đặc hơn, hàm lượng chất nhuộm cao hơn giúp quá trình cắn màu tốt hơn và nhanh hơn Nhuộm răng động vật ( lợn): - Thực nghiệm tiến hành trong điều kiện môi trường nhiệt độ thấp 5ºC. Mẫu răng bắt màu chậm và màu sắc không đạt yêu cầu (không đen). Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đối với bước 3: làm bóng và bền màu răng @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 33
  42. Ở giai đoạn này chỉ chọn răng có màu đen nhuộm đạt yêu cầu để làm bóng. Nhiệt độ cần thiết để tạo hỗn hợp sulfat sắt (III) và nhựa sim. Nhiệt độ là xúc tác tạo hỗn hợp. Hỗn hợp sulfat sắt (III) hoạt động như một chất gắn màu (tác nhân thiết lập) giúp gắn kết các Calci Phosphat bền chặt để giữ màu nhuộm và làm bóng bề mặt răng. Giống như tạo một lớp men răng mới đen và bóng. Nhiệt độ có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến độ bán màu trên răng cũng như độ bóng đẹp sau khi nhuộm. 3.5.Khảo sát độ cắn màu trên răng Phương pháp nhuộm đen truyền thống bằng cây Khau Cát Bảng 3.5. Khảo sát độ cắn màu trên răng với phương pháp nhuộm đen truyền thống bằng cây Khau Cát Mẫu ủ 24 (tiếng) 48 (tiếng) 72 (tiếng) Thời gian ủ 12 (tiếng) Răng có màu nâu X X nhạt, khi rửa với nước thì hơi mờ đi. 24 (tiếng) X Thời gian ủ lâu X hơn răng bắt màu đen đậm hơn mẫu bên trên, và khi rửa bằng nước thì không nhạt màu, @ tSchooluy nhiê nof vMedicineẫn and Pharmacy, VNU 34
  43. chưa đạt yêu cầu cảm quan về độ đen. 48 (tiếng) X X Bề mặt men răng đã được làm sạch kỹ nên khi nhuộm răng cho màu đen đạt yêu cầu cảm quan, độ cắn màu tốt, rửa với nước không trôi. Hình 3.1. Nhuộm răng đen truyền thống bằng cây Khau Cát (mẫu 12 tiếng- trái; mẫu 48 tiếng- phải trên; mẫu 72 tiếng- phải dưới @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 35
  44. Phương pháp nhuộm đen bằng dịch lọc cô cây Khau Cát Bảng 3.6. Khảo sát độ cắn màu trên răng Phương pháp nhuộm đen bằng dịch lọc cô cây Khau Cát Mẫu ủ 24 (tiếng) 48 (tiếng) 72 (tiếng) Thời gian 12 (tiếng) Bắt màu nâu đen, X X chưa đạt yêu cầu cảm quan, khi rửa không trôi. 24 (tiếng) X Bắt màu đen, khi X rửa không trôi. 48 (tiếng) X X bắt màu đen đậm, khi rửa không trôi, đạt yêu cầu cảm quan. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 36
  45. Hình 3.2. Nhuộm răng bằng dịch lọc cô cây Khau Cát (Mẫu 48 tiếng- phải; mẫu 72 tiếng- trái) 3.6. Khảo sát khả năng lưu giữ màu trên răng - Rửa răng nhuộm đen nhiều lần trong dung môi nước, quan sát thấy răng không trôi màu, vẫn giữ màu đen và đọ bóng ban đầu. - Tương tự thay dung môi nước bằng dung môi acid xitric (nước cốt chanh) ngâm 12 giờ, đem rửa lại với nước sạch màu răng không trôi, sử dụng tay kỳ vẫn giữ nguyên màu. Hình 3.3. Kết quả làm bóng răng nhuộm đen 3.7. Ứng dụng nguyên liệu phương pháp nhuộm răng đen vào nhuộm một số bộ phận khác của con người Từ phương pháp nhuộm răng đen bên trên em tiếp tục phát triển theo hướng nhuộm tóc và móng tay. 3.7.1. Nhuộm tóc Nguyên liệu: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 37
  46. - Tóc bạc người già - Cây Khau Cát rửa sạch cắt đoạn 3-5cm - Chày, cối Tiến hành: Tương tự như thí nghiệm nhuộm răng dã nhuyễn vỏ cây Khau Cát cho đến ra dịch màu đen, hoà với nước, để ủ tóc 1 ngày. Kết quả và kết luận: Tóc bạc đổi màu đen xám Hình 3.4. a- Tóc bạc; b- Tóc bạc sau khi nhuộm; c- Tóc bạc nhuộm rửa lại bằng nước @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 38
  47. 3.7.2. Nhuộm móng Nguyên liệu: - Móng tay - Cây Khau Cát rửa sạch cắt đoạn 3-5cm Tiến hành: Móng tay vệ sinh sạch sẽ ủ với cây Khau Cát dã nhuyễn 1 tiếng. Kết quả và kết luận: Sau 1 tiếng tiếp xúc thì móng tay bắt màu, tuy nhiên khi rửa nhiều lần với nước thì màu đen nhạt dần. Từ đây ta thấy rằng nếu không sử dụng hỗn hợp nhựa cây- Sulfat Sắt thì sẽ không giữ màu bền lâu được. Hình 3.5. a- Móng tay người; b- Móng tay sau khi nhuộm; c- móng tay nhuộm rửa lại với nước @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 39
  48. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Về nguyên liệu của phương pháp nhuộm răng đen - Nguyên liệu làm sạch: Tiến hành làm sạch răng người bằng cả 2 nguyên liệu là nước cốt chanh từ quả chanh tươi và quả cau tươi, kết quả khảo sát cho thấy khi làm scahj bằng nước cốt chanh từ quả chanh tươi khả năng làm sạch nhanh và cao hơn so với việc làm sạch răng bằng quả cau tươi. Đôi với mẫu răng lợn lợn trường tập tính loài, thức ăn, vệ sinh khác so với mẫu răng người và để thực hiện được cần bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp nên tôi thực hiện làm sạch mẫu răng lợn bằng nguyên liệu là quả chanh tươi. Hiệu suất của việc làm sạch răng lợn trong môi trường nhiệt độ thấp khá thấp, qua bảng khảo sát 3.1 có thể thấy được kết quả này Đề tài thực hiện việc đánh giá dựa trên cảm quan, mắt nhìn tay sờ để đánh giá. Theo như các tài liệu tham khảo dùng chanh để làm sạch sẽ nhanh hơn rất nhiều so với việc dùng vở quả cau tươi, tuy nhiên đây lại là bước gây đau đơn nhất đối với người nhuộm răng đen, việc tiếp xúc với acid lâu làm răng lợi ê buốt thậm chí có người còn bị sưng lợi và sưng môi, ghê răng khó ăn uống. Làm sạch răng bằng vỏ quả cau tươi cần thực hiện kiên trì hàng ngày và trong một thời gian dài, kết quả không rõ ràng như dùng nước cốt chanh từ quả chanh tươi. Do vậy, lựa chọn sử dụng mẫu răng làm sạch bằng nước cốt chanh từ quả chanh tươi để tiến hành bước nhuộm răng đen tiếp theo. 4.2. Về phương pháp nhuộm răng đen Thực hiện nhuộm răng người bằng nguyên liệu cây Khau Cát với hai cách khác nhau, qua bảng khảo sát 3.3, 3.4, 3.5. 3.6 và mục 3.6 nhận thấy ưu điểm của phương pháp nhuộm răng đen bằng dịch lọc cô cây Khau Cát so với phương pháp nhuộm răng đen bằng c â@y K Schoolhau Cát tru ofyền Medicinethống như sau :and Pharmacy, VNU 40
  49. - Thời gian cắn màu nhanh hơn. - Màu lưu trên răng cũng tốt hơn. Tuy nhiên trong thực tế thì ngày xưa người ta chỉ dùng phương pháp nhuộm răng đen bằng dịch từ hỗn hợp cây Khau Cát dã nhuyễn vì đơn giản hơn, dễ làm hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài ở bước nhuộm răng còn gặp một số khó khăn: Nguồn nguyên liệu tươi cần nhờ người bản địa đi rừng khá khó lấy, và việc bảo quản cho nguyên liệu tươi để thực hiện nhiều thí nghiệm trong một thời gian cũng là một vấn đề. 4.3. Về phương pháp làm bóng và bền màu răng Đề tài thực hiện làm bóng và bền màu răng bằng nguyên liệu chính là nhựa cây sim đốt cháy trên con dao sắt. Thực ra đây là một phản ứng hóa học của sulfat sắt (III) với nhựa sim ( có hoạt chất flavon–glucosid và một số phenol như đã nêu ở mục 1.3.3.3), tuy nhiên đề tài thực hiện tổng quan về các bước nhuộm răng đen nên không đi sâu vào phản ứng hóa học này) Sản phẩm của phản ứng hóa học giúp bề mặt răng được bóng mịn và bền màu. Bên cạnh những cảm quan trên thì còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe răng miệng như: chống nhiễm khuẩn, chống nhiệt lợi @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 41
  50. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Sau quá trình thực nghiệm bám sát theo mục tiêu, tôi đã đạt được một số kết quả: 1. Nhuộm đen răng thành công theo kinh nghiệm dân gian: + Dược liệu chính: cây Khau Cát + Trong thời gian: 13 ngày + Quy trình thực hiện: Làm sạch Nhuộm đen Làm bóng và bền màu Độ bền màu đạt yêu cầu: ngâm nước rửa trong nước nhiều lần không bị trôi màu. 2. Ứng dụng được phương pháp nhuộm răng đen trong việc nhuộm một số bộ phận khác: + Tóc + Móng Trong quá trình thực hiện đề tài còn gặp khó khăn do nguồn tài liệu khá ít, việc sử dụng răng người đã nhổ là răng chết so với thực tế con người nhuộm răng số cũng có những yếu tố và điều kiện khác nhau nên những nhận xét đánh giá còn khách quan. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 42
  51. Kiến nghị Từ kinh nghiệm dân gian để lại tôi đã thực hiện được phương pháp nhuộm răng của người dân tộc Tày khu vực Đông Bắc. Nhuộm răng đen không chỉ là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ngày xưa, mà từ đây ta có thể thấy được ông cha ta đã nhìn ra được những ưu điểm của phương pháp nhuộm răng. Nhuộm răng có thể làm giảm nguy cơ các bệnh răng miệng, thanh nhiệt miệng. Có ứng dụng cao trong đời sống sức khỏe con người. Nếu tiếp tục nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn rất tốt. Những người nhuộm răng thường có hàm răng chắc khỏe, tránh được các bệnh về răng miệng: sâu răng, viêm lợi, răng chắc hơn. Ngoài ra còn có tính mát, giảm thiểu được nhiệt miệng. Từ lâu đã có những báo cáo nghiên cứu ở các khu vực có người nhuộm răng đen đã chỉ ra rằng nhuộm răng đen làm cho nướu có sức đề kháng mạnh hơn, thuốc nhuộm đen bảo vệ răng như một chất chống sâu răng.[3] Qua đề tài này tôi nhận thấy nhuộm răng không chỉ là nét văn hóa mà còn là một cách để bảo vệ răng lợi, tôi đề xuất cần có thêm những nghiên cứu cụ thể hơn về:  Thành phần của dược liệu cây Khau Cát (Cát căn) ứng dựng vào việc tạo ra các sản phẩm vệ sinh răng miệng từ dược liệu an toàn và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là đối tượng trẻ em và người già.  Ngoài ra có thể tiếp tục nghiêm cứu theo hướng phát triển các sản phẩm thuốc nhuộm tóc từ dược liệu, an toàn cho da đầu cũng như sức khỏe con người. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 43
  52. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Báo cáo “Góp phần nghiên cứu tực nhuộm răng đen ở Việt Nam( khảo sát trường hợp làng cổ Đường Lâm)”(2010)- Phạm Hải Linh 2. “Tục nhuộm răng đen của người việt” báo văn hóa nghệ thuật 3. Bài viết “Các cách làm trắng răng tại nha khoa Việt Pháp” 4. Bài viết “Qui trình lấy cao răng tại nha khoa Việt Đức” 5. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, 2008, tr.48, 89. 6. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thời đại, 2010, tr.194. 7. Đỗ Tất Lợi “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, tr.434,766 8. Dược học cổ truyền- nhà xuất bản y học, tr.137,306 9. Giải phẫu người - Đại học Y Hà Nội, tr.222. 10. Lan Thanh, Bản sắc răng đen bị xóa bỏ trong phim lịch sử Việt, dantri.com, 2013. 11. Phan Hải Linh, Tục nhuộm răng đen - so sánh Việt Nam và Nhật Bản, Tạp chí dân tộc học, số 2 (102), 1999. 12. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, 2011, tr.447. 13. Phan Khôi, Tạp chí Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 66, 1930. 14. Toan Ánh, Phong tục Việt Nam, Nxb Đồng Tháp, 1998, tr.106. 15. Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.129. 16. Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, 2006, tr. 53, 55, 97. Tài liệu tiếng Anh @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  53. 17. “Black teeth: beaty or caries prevention? Practice and beliefs of the Kammu people” of Community Dentistry and Oral Empidemi Ology 2006 18. “Teeth as black as a bumble bee’s wings’: The athnobotany of teeth blackening in Southeast Asia 2009 19. Balfour RS. Teeth of old Japan. J Am Dent Assoc 1977;95:1064. 20. Flynn M. Black teeth: a primitive method of caries prevention in Southeast Asia. J Am Dent Assoc 1977:96–7. 21. Gardner S, Sidisunthorn P, Anusarnsunthorn V. A field guide to forest trees of northern Thailand. Chiang Mai: Herbarium Biology Department Science Faculty, Chiang Mai University; 2000. p. 48, 154, 309. 22. Global Nation. sec_fea/2004/mar/05–01.htm (March 2005). 23. Khan MR, Omoloso AD. Antibacterial and antifungal activities of Dracontomelon dao. Fitoterapia 2002;73: 327–30. 24. Koo H, Rosalen PL, Cury JA, Park YK, Bowen WH. Effects of compounds found in propolis on Strepto-coccus mutans growth and on glucosyltransferase activity. Antimicrob Agents Chemother 2002;46: 1302–9. 25. Nakahara S, Shindo Y, Homma K. Manners and customs of dentistry in Ukiyoe. Tokyo: Ishiyaku Publishers Inc.; 1980. 26. Nguyen VC. [The habit of black lacquering of teeth and dental caries]. Czas Stomatol 1990;43:600–3. 27. Online medical dictionary,2007. 28. Park KM, You JS, Lee HY, Baek NI, Hwang JK. Kuwanon G: an antibacterial agent from the root bark of Morus alba against oral pathogens. J Ethno-pharmacol 2003;84:181–5. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  54. 29. Pindborg JJ. [Painting of teeth black in Asia]. Tandlaegebladet 1982;86:235–6. 30. Proschan F. A Survey of Khmuic and Palaungic Languages in Laos and Vietnam. Pan-Asiatic Linguistics 1996;3:895–919 ( org/www1/pater/ethno/Thai.html) (April 2005). 31. Salvador AIV. When Black Teeth are beautiful: Traditional tooth staining and identities in thecordillera, North Luzon, Philippines. In: Paper abstracts. 7th International Conference on Philippine Studies. Leiden, 16–19 June 2004. The International Institute for Asian Studies: agenda/icophil/papers.pdf (March 2005). 32. Sasaki H, Matsumoto M, Tanaka T, Maeda M, Nakai M, Hamada S, Ooshima T. Antibacterial activity of polyphenol components in oolong tea extract against Streptococcus mutans. Caries Res 2004;38:2–8. 33. The Columbia Encyclopedia, Sixth Edition. 2007 ( -and-maps/ferric-sulfate) 34. Yatsuda R, Rosalen PL, Cury JA, Murata RM, Rehder VL, Melo LV, Koo H. Effects of Mikania genus plants on growth and cell adherence of mutans streptococci. J Ethnopharmacol 2005;97:183–9. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU