Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng na dai tại xã La Hiên - huyện Võ Nhai

pdf 71 trang thiennha21 20/04/2022 2601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng na dai tại xã La Hiên - huyện Võ Nhai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_nang_cao_nang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng na dai tại xã La Hiên - huyện Võ Nhai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LIỄU KHÁNH LY LY Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG NA DAI LA HIÊN – VÕ NHAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LIỄU KHÁNH LY LY Tên đề tài : NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG NA DAI LA HIÊN – VÕ NHAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K47 – TTN01 Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Ths. Vũ Thị Nguyên Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, và tất cả người dân xung quanh khu làm đề tài. Trước tiên em xin chân thành biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn đề tài Th.s Vũ Thị Nguyên người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng từ những bước nghiên cứu ban đầu và trong quá trình thực hiện viết báo cáo tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn tập thể thầy cô giáo Khoa Nông học , Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em hoàn thành báo cáo. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Liễu Khánh Ly Ly
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 2. Mục đích , yêu cầu của đề tài 2 2.1. Mục đích nghiên cứu chính: 2 2.2. Yêu cầu 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2 3.1. Ý nghĩa khoa học 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây na 4 1.3. Phân loại và các giống na hiện nay đang trồng 5 1.4. Tình hình sản xuất na trên thế giới và tại Việt Nam 7 1.4.1. Tình hình sản xuất na trên thế giới 7 1.4.2. Tình hình sản xuất na tại Việt Nam 8 1.5. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 9 1.5.1. Đặc tính thực vật học 9 1.5.2. Yêu cầu về sinh thái của cây na 10 1.5.2.1. Khí hậu 10 1.5.2.2. Đất trồng 10 1.5.2.3.Điều kiện khí hậu thời tiết huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 11 1.6. Những công trình nghiên cứu về cây na 12
  5. iii 1.6.1. Các nghiên cứu về kỹ thuật đốn tỉa 12 1.6.2. Nghiên cứu về các biện pháp điều khiển sinh trưởng phát triển, ra hoa, đậu quả và tăng năng suất na 13 1.6.2.1. Điều khiển ra hoa trái vụ cho na 13 1.6.2.2. Thu hoạch 15 1.6.3. Kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho na 16 1.6.4. Kỹ thuật bao quả cho na 17 1.7. Kết luận 18 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 19 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 19 2.1.4. Thời gian nghiên cứu 19 2.2. Nội dung nghiên cứu 19 2.3 Phương pháp nghiên cứu 19 2.3.1. Đánh giá yếu tố hạn chế trong sản xuất na tại Võ Nhai. 19 2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong thâm canh, tăng năng suất na tại Võ Nhai 20 2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 22 2.4.1 Xử lý số liệu 23 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 3.1. Nghiên cứu hiện trạng phát triển của một số loại cây ăn quả chính và các yếu tố hạn chế trong sản xuất na tại Thái Nguyên 24 3.1.1. Hiện trạng sản xuất một số loại cây ăn quả chính tại Thái Nguyên năm 2016 - 2018 24
  6. iv 3.1.2. Hiện trạng về kỹ thuật trồng và chăm sóc na, về gieo hạt, cách trồng và thời vụ trồng na 25 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đốn tỉa đến cây na Võ Nhai. 29 3.2.1.Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa tới sinh trưởng phát triển các đợt lộc 30 3.2.2. Ảnh hưởng của cắt tỉa tới tỷ lệ đậu quả và năng suất na 32 3.2.3. Ảnh hưởng của việc cắt tỉa tới đặc điểm quả và chỉ tiêu chất lượng quả . 33 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn để thụ phấn bổ sung đến khả năng đậu quả và năng suất na 35 3.4. Kết quả nghiên cứu bao quả đối với na tại Võ Nhai. 38 3.4.1. Ảnh hưởng của bao quả đến tỷ lệ đậu quả và năng suất quả na 39 3.4.2.Ảnh hưởng của bao quả tới mẫu mã và một số chỉ tiêu chất lượng na 40 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42 1. Kết luận 42 2. Đề nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CAQ : Cây ăn quả CT : Công thức ĐC : Đối chứng ĐHST : Điều hòa sinh trưởng PTNT : Phát triển nông thôn UBND : Uỷ ban nhân dân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Chất lượng na so với hai loại trái xoài và chuối 7 Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả của tỉnh Thái Nguyên Năm 2016 - 2018 24 Bảng 3.2: Biện pháp kỹ thuật đang áp dụng trong trồng na ở các hộ dân thuộc huyện Võ Nhai. 26 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng và phát triển lộc Xuân 30 Bảng 3.4:Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng và phát triển của lộc Hè 31 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến tình hình ra hoa và đậu quả. 32 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất na 33 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến một số chỉ tiêu chất lượng của na 34 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn đến một số yếu tố cấu thành năng suất. 35 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn đến chất lượng na 36 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của bao quả đến số hoa, quả rụng và tỷ lệ đậu quả của na thí nghiệm 39 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của bao quả đến năng suất của na 40 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của bao quả đến tới mẫu mã và một số chỉ tiêu chất lượng na 41
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Thí nghiệm cắt tỉa 35 Hình 2: Cắt tỉa sau đậu quả 30 ngày 35 Hình 3: Cắt tỉa sau thu hoạch 35 Hình 4: Lựa chọn hoa lấy phấn 38 Hình 5: Ống đựng hạt phấn 38 Hình 6: Thao tác thụ phấn 38 Hình 7: Thí nghiệm bao quả 39 Hình 8: Bao quả sau 15 ngày 39 Hình 9: Mẫu mã quả khi thu hoạch 39
  10. 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Na (Annona squamosa) là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và được trồng khá phổ biến ở các vùng khác trong cả nước. Những năm gần đây, cây na đã trở thành một loại cây xoá đói giảm nghèo cho bà con vùng cao, vùng núi đá vôi. Cũng theo hướng đi này, huyện Võ Nhai đã mở rộng diện tích trồng na năng suất, chất lượng cao và coi đây là hướng phát triển cây ăn quả chủ đạo của huyện. Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm ở phía đông bắc của tỉnh Thái Nguyên. Do đặc điểm khí hậu thời tiết, nông hóa, thổ nhưỡng, Võ Nhai có điều kiện thuận lợi cho phát triển một số loại cây trồng nông nghiệp. Hiện nay, huyện Võ Nhai có diện tích trồng na lớn nhất trong tỉnh với 568 ha, chủ yếu được trồng tại xã: La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Mỏ Gà đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân trồng na tại đây. Cây na đã góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm tăng giá trị sử dụng ruộng đất giúp tăng thêm thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân trong huyện, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh. Tuy nhiên sản xuất na theo hướng hàng hóa tập trung đang gặp phải một số vấn đề như: quả na chín tập trung, quả bé vẹo vọ, không đồng đều, người trồng chưa áp dụng quy trình kỹ thuật tốt vào thâm canh na, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vì vậy gần đây cây có biểu hiện bị thoái hóa, chết hàng loạt do mắc nhiều loại sâu bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ trồng na. Để kịp thời góp phần tháo gỡ những khó khăn về kỹ thuật trồng na ở huyện Võ Nhai hiện nay như: ít quả, quả nhỏ, quả không đều, năng suất thấp, phẩm chất quả chưa cao, mẫu mã quả chưa đẹp, thu hoạch khó khăn, thời gian cho thu hoạch thường ngắn và khá tập trung dẫn đến cung vượt quá cầu do vậy dễ bị tư thương ép giá Với các lý do trên và để hoàn thiện kỹ thuật trồng na theo hướng hàng hoá tại địa phương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng na dai tại xã La Hiên - huyện Võ Nhai”
  11. 2 2. Mục đích , yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu chính Xác định được thực trạng sản xuất na cùng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trồng na tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên như : cắt tỉa cành, thụ phấn bổ sung cho na, bọc quả. 2.2. Yêu cầu - Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng na tại Võ Nhai- Thái Nguyên. - Nghiên cứu tác động của thời điểm lấy phấn đến năng suất, chất lượng na dai tại Võ Nhai- Thái Nguyên. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến năng suất và chất lượng quả na tại Võ Nhai- Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là góp phần xây dựng hướng dẫn các biện kỹ thuật thâm canh na hợp lý theo hướng sản xuất hàng hóa. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá khả năng sinh trưởng, ra hoa và khả năng đậu quả của cây na qua các biên pháp kỹ thuật đốn tỉa nhằm rải vụ, khắc phục tình trạng thu hoạch ồ ạt tập trung na. Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần xây dựng hoàn thiện quy trình thâm canh na tại Võ Nhai nói riêng và các vùng trồng na trong cả nước nói chung.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài - Đốn tỉa cành, ngọn cho cây trồng có vai trò rất quan trọng, vì có ảnh hưởng đến năng suất của cây. Mục đích của việc đốn tỉa cành là tạo cho cây có hình dáng đều đặn, chắc chắn, thông thoáng, hưởng được nhiều ánh sáng, loại bỏ được các cành bị sâu bệnh, cành bị khô chết và các cành vô hiệu; đồng thời đốn tỉa ngọn cũng giúp cho quá trình chăm sóc, thu hoạch thuận lợi hơn. Nếu không đốn tỉa ngọn thì cây na sẽ mọc cao, dẫn đến khó khăn trong việc chăm sóc như: phải leo trèo lên cây để thụ phấn bổ sung, vặt bớt quả vẹo, thu hoạch na ; nếu không đốn tỉa cành thì các cành, các tược sẽ mọc dầy, làm cho lòng tán cây bị thiếu ánh sáng, các chồi non không phát triển được, sau vài năm cây na chỉ cho quả ở phía trên và phía ngoài tán nơi có ánh sáng, còn trong lòng tán thì không. Như vậy, việc đốn tỉa các cành, ngọn là rất cần thiết để lòng, tán cây được thông thoáng, có đầy đủ ánh sáng, kích thích các chồi cho trái phát triển nên sẽ cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết đốn tỉa vào thời điểm nào thì phù hợp và phương pháp đốn tỉa như thế nào thì cho năng suất, chất lượng cao nhất. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thời gian đốn tỉa và phương pháp ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng na tại Võ Nhai - Thái Nguyên. - Cây na ra rất nhiều hoa; na thụ phấn chéo vì hoa đực và hoa cái thường nở lệch pha nhau trên cùng một cây. Hoa cái có khả năng nhận hạt phấn 1 - 2 ngày trước khi hoa đực tung phấn nên rất khó tự thụ phấn; nếu có tự thụ phấn được thường là nhờ gió hoặc côn trùng nên tỷ lệ đậu quả thấp, nhiều quả có tỷ lệ múi lép cao do thụ phấn không hoàn toàn. Do vậy, thụ phấn bổ sung bằng tay cho na là rất cần thiết để góp phần nâng cao tỷ lệ đậu quả từ đó nâng cao năng suất na. Tuy nhiên chúng ta chưa biết lấy phấn ở thời điểm nào để thụ phấn bổ sung cho na thì sẽ cho năng suất và chất lượng cao nhất. Vì vậy,
  13. 4 chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thời điểm lấy phấn để thụ phấn bổ sung cho na ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng na tại tại huyện Võ Nhai. - Lợi thế của bao quả là: hạn chế và ngăn ngừa quả không bị nhiễm bệnh; ngăn ngừa quả không bị thiệt hại do chim và côn trùng (như ruồi đục quả); không bị nhiễm các chất gây hại trong không khí và mưa axit; không bị tác động tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời làm rám bề mặt quả; không bị cọ sát. Sản xuất quả hữu cơ bằng cách giảm số lần, liều lượng phun hoá chất và giảm tồn dư hoá chất trên quả bằng cách tránh quả tiếp xúc với hoá chất; cải thiện màu sắc và bề ngoài của quả bằng cách cải thiện môi trường sinh trưởng của chúng. Với những tác dụng trên của bao quả, thụ phấn và cắt tỉa chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này với mục đích hoàn thiện quy trình thâm canh sản xuất na theo hướng hàng hóa. Tăng chất lượng, năng suất cũng như tuổi thọ cây na dai tại Võ Nhai- Thái Nguyên. 1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây na Cây na được coi là có nguồn gốc phát sinh từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Từ thế kỷ 16, các cây họ Na đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới khác và do tính thích nghi rộng hiện nay na được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa rõ do hiện nay nó được trồng khắp nơi nhưng các nhà thực vật học cho rằng nó là cây bản địa của các nước thuộc Trung và Nam Mĩ. Song trồng với quy mô lớn tập trung ở châu Á và chỉ phổ biến ở các nước nằm trong vĩ độ 20o Bắc - 30o Nam có khí hậu tương đối ẩm và khô nóng như: Thái Lan, Campuchia, Malaysia và rất ít ở Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, na dai được trồng rộng rãi cả ngoài Bắc và trong Nam, còn na xiêm chỉ trồng trong Nam, ở miền Bắc chỉ mới trồng thí nghiệm. Ở nước ta nay có một số vùng trồng na khá tập trung có tiếng trong nước như: na La Hiên ở Võ Nhai, na dai Huyền Sơn ở Bắc Giang Cả trên
  14. 5 thế giới và trong nước chỉ trồng vài cây trong vườn, ăn quả không phải là mục đích chính; còn bình bát là cây mọc bán hoang dại[7]. 1.3. Phân loại và các giống na hiện nay đang trồng Cây na thuộc chi Na (Annona), họ na (Annonaceae). Chi na có nhiều loài, ở Việt Nam có bốn loài là Na dai (Annona Squamosa), Na xiêm (Annona Muricata), Nê (Annona reticulata), Bình bát (Annona glabra). Trong đó chỉ có na dai, na xiêm được trồng tập trung với mục đích kinh doanh, còn nê thì trồng lẻ tẻ vài cây trong vườn, vì quả ăn được nhưng chất lượng kém. Bình bát cũng ăn được quả nhưng chất lượng còn kém hơn nữa, chủ yếu là cây mọc dại[7]. Phân loại theo yêu cầu sinh thái: - A. squamosa (na, mãng cầu ta): Khá chịu lạnh, cần khô và được trồng khá phổ biến ở các nước nhiệt đới ở độ cao 300 – 500 m so với mặt nước biển. - A. muricata (mãng cầu xiêm): Ưa nhiệt, ẩm nên chỉ trồng được ở các vùng nhiệt đới có nhiệt độ, độ ẩm cao. - A. glabra (bình bát): Chịu mặn, ánh sáng nên được trồng ở vùng duyên hải nhiệt đới để làm cây chắn sóng, giữ đất hoặc làm gốc ghép, chọn tạo giống. - A. reticulata (nê): Được trồng ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ không cao nhưng ẩm. được trồng để làm vật liệu tạo giống. Nhiều vùng còn gọi nê là na núi vì nó trồng ở vùng nhiệt đới cao. Tên gọi Mãng cầu hay Annona ở nước ta có sự khác nhau. Ở miền Bắc gọi Annona Squamosa là na, gồm 2 loại là na dai và na bở, gọi Annona Muricata là mãng cầu, Annona glabra là bình bát, Annona reticulata là nê. Ở miền Nam chỉ khác là gọi Annona Squamosa là mãng cầu dai và gọi Annona Muricata là mãng cầu xiêm [1]. Vị trí của cây na trong hệ thống phân loại thực vật: Giới: Plantae Ngành: Magnoliophyta Lớp: Magnoliopsida Bộ: Magnoliales
  15. 6 Họ: Anonaceae Chi: Anona Loài: A. Squamosa Tên khoa học: Anona squamosa [6], [7]. Hiện nay có khoảng 900 loài ở Trung và Nam Mỹ, 450 loài ở châu Phi, và các loài khác ở châu Á [6]. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu thật đầy đủ về giống na ở Việt Nam. Việc phân định các giống na thường dựa vào màu vỏ và độ chắc của cùi quả. Với mãng cầu xiêm (A. muricata) ở miền Nam thường phân ra các giống sau: + Mãng cầu xanh: loại mãng cầu màu xanh, lá và quả đều màu xanh, khi quả chín vỏ quả có màu xanh nhạt. + Mãng cầu nâu: loại mãng cầu màu nâu, lá xanh đậm quả màu nâu. + Mãng cầu vàng: là loại mãng cầu mà lá và quả có màu vàng nhạt. Ở các tỉnh miền Bắc người ta phân biệt na (A. squamosa) thành hai loại: Na dai và na bở dựa vào độ bở của cùi quả. + Na dai: dễ tách bóc khỏi thịt quả, ít hạt nhiều thịt, thịt chắc, ngọt đậm và thơm ngon. Hạt nhỏ và hạt dễ tách khỏi thịt quả. Xu hướng hiện nay của người làm vườn là thích trồng loại na dai vì bán được giá cao, quả sau hái cất giữ được lâu hơn so với na bở. + Na bở: thịt bở, khó bóc vỏ hơn so với na dai, quả thường hay nứt, ăn ngọt song thịt quả không chắc. + Thành phần dinh dưỡng trong quả na: Na là cây nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng cao, riêng na châu Mỹ là loại na thích hợp ở vùng cao và hiện không được trồng nhiều, chủ yếu dùng làm vật liệu nghiên cứu trong chọn tạo giống. Nó là cây được đánh giá cao nhất về mặt chất lượng - ngang tầm với cây dứa. Tuy là cây nhỏ nhất nhưng na dai lại là cây quan trọng và trồng nhiều nhất trong các loại na và được đánh giá cao về
  16. 7 mặt chất lượng chỉ sau mãng cầu xiêm, có hương thơm, vị đậm được nhiều người ưa thích vì độ ngọt cao, lại có hương thơm. Giàu sinh tố, giàu chất khoáng [4]. Bảng 1.1. Chất lượng na so với hai loại trái xoài và chuối (Hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100g phần ăn được, không tính vỏ, hạt, lõi) Hàm lượng chất dinh dưỡng Na dai Na xiêm Xoài Chuối sứ Giá trị Calo 78 59 62 100 Hàm lượng nước 77,5 83,2 82,6 71,6 Đạm protein (g/100g) 1,4 1,0 0,6 1,2 Chất béo (g/100g) 0,2 0,2 0,3 0,3 Gluxit (cả xenlulô) (g/100g) 20,0 15,1 15,9 26,1 Xenlulô (g/100g) 1,6 0,6 0,5 0,6 Tro (g/100g) 0,9 0,5 0,6 0,8 Canxi (mg/100 g) 30,0 14,0 10,0 12,0 Lân: P (mg/100g) 36,0 21,0 15,0 32,0 Sắt: Fe (mg/100g) 0,6 0,5 0,3 0,8 Natri: Na (mg/100g) 5,0 8,0 3,0 4,0 Kali: K (mg/100g) 299,0 293,0 214,0 401,0 Caroten (Vitamin A) (µg/100g) 5 vết 1.880,0 225,0 Thiamin (B1) (mg/100g) 0,11 0,08 0,06 0,03 Riboflavin (B2) (mg/100g) 0,10 0,10 0,05 0,04 Niaxin (P) (mg/100g) 0,8 1,3 0,6 0,6 Axit ascorbic (C) (mg/100g) 36,0 24,0 36,0 14,0 1.4. Tình hình sản xuất na trên thế giới và tại Việt Nam 1.4.1. Tình hình sản xuất na trên thế giới Na là cây nhiệt đới, thích nghi rộng nên chúng được trồng trên toàn thế giới nhưng chỉ trồng lẻ tẻ trong các vườn, ít trồng tập trung để sản xuất hàng hoá. Trước đây, na được coi là loại quả thứ yếu, chưa trở thành một loại quả chính trên thị trường hoa quả thế giới. Hiện nay, nhu cầu thị trường ngày càng cao nên cây na đã được quan tâm và chú trọng hơn. Tuy nhiên trên thế giới
  17. 8 hiện nay vẫn không có số liệu thống kê cụ thể về na. Những nước đánh giá na dai rất cao là Ấn Độ, CuBa, Brazil. Năm 1986 - 1987, chỉ riêng ở Thái Lan đã trồng được 51,500 ha, sản lượng 188,900 tấn. Ở Ấn Độ diện tích trồng na cũng đạt tới 44,613 ha [1], [6]. Na xiêm trồng ít hơn do khẩu vị con người và do chúng yêu cầu khí hậu nóng hơn na dai, không trồng được ở các vĩ tuyến hơi cao một chút. 1.4.2. Tình hình sản xuất na tại Việt Nam Những năm gần đây na được coi là CAQ đặc sản có giá trị kinh tế cao. Vùng phân bố của cây na ở nước ta khá rộng, trừ những nơi có mùa đông lạnh hay sương muối là không trồng được còn hầu hết các tỉnh đều có thể trồng na. Ở nước ta na được trồng từ lâu nhưng mới được chú trọng, phát triển mạnh từ năm 1990 trở lại đây. Na có tính thích nghi rộng, sớm cho quả, năng suất cao, ít sâu bệnh, trồng trong vườn nhà cho năng suất cao. Hiện nay na dai được coi là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, rất được ưa chuộng trên thị trường, nhiều hộ gia đình đã giàu có nhờ trồng na. Ở Tây Ninh 1 ha na cho thu hoạch 7 - 8 tấn quả trong 1 năm, cá biệt có hộ thu được 12 tấn/năm nhờ làm thêm vụ quả trái vụ. Với 7 - 8 tấn quả/năm/ha có giá bán xô 10.000 - 12.000 đồng/kg thì 1 ha na cho thu nhập khoảng 70 - 100 triệu đồng/năm. Chi phí đầu tư trung bình 20 triệu/ha, lợi nhuận trung bình từ 50 - 80 triệu đồng/ha. Ở vùng đồi gò Hà Tây, 1ha na giá trị sản phẩm đạt được 33 triệu đồng/1năm, thu nhập thuần đạt 23 triệu. Vùng núi đá vôi ở La Hiên (tỉnh Thái Nguyên) nói riêng và các vùng trồng na khác nói chung, nhiều gia đình làm giàu nhờ trồng na. Các vùng trồng na tập trung ở miền Bắc: Chi Lăng – Lạng Sơn, xã Thái Đào, Lạng Giang, Bắc Giang; xã Cương Sơn, Trường Sơn, Lục Sơn, Bắc Giang; thị trấn Đồng Mỏ,Võ Nhai, Miền Nam: huyện Tân Thành, Châu Đức thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tỉnh Tây Ninh, ngoài ra còn ở Ninh Thuận và Đồng Nai.
  18. 9 1.5. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 1.5.1. Một số đặc điểm sinh học Na thuộc nhóm CAQ rụng lá một phần trong mùa đông, thân gỗ hoặc thân bụi cao từ 3 – 5 m, có nhiều cành. Cành na nhỏ, mềm kiểu cành la. Lá mỏng hình thuẫn dài hoặc hình trứng, mặt lá màu xanh lục, lá non có lông thưa, lá già thì nhẵn, khi vò lá có mùi thơm. Cuống lá ngắn có lông ngắn, chiều dài từ 1,5 - 1,8 cm, lá rụng xong trơ cuống và lúc đó mới mọc mầm mới. Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chùm từ 1 - 4 hoa trên nách lá hoặc ở đỉnh của các cành năm trước, hoặc mọc trên đoạn cành dưới của các cành già. Chiều dài hoa từ 2 – 4 cm màu xanh vàng mọc chúc ngược, cuống hoa ngắn 1,4 - 2,0 cm. Cánh hoa xếp hai vòng, mỗi vòng có 3 cánh, đài hoa bé màu xanh. Nhị đực bé nhưng tạo thành một lớp bọc ở ngoài vòng của các nhị cái. Nhị cái rất nhiều xếp thành hình chóp tròn và nhọn. Quả thuộc quả kép, do kết hợp nhiều quả nhỏ lại với nhau mà thành. Quả hình tim có cuống hơi lõm, có đường kính từ 80 - 90 mm, chiều cao từ 60 – 75 mm, trọng lượng quả từ 100 – 350 g, vỏ quả xù xì (mắt na), thịt quả mềm màu trắng sữa, khi chín ăn rất ngọt, có mùi thơm đặc biệt, bên trong có nhiều hạt cứng màu đen hoặc màu nâu đen. Na thụ phấn chéo bởi hoa cái có khả năng tiếp nhận hạt phấn trước 1 - 2 ngày lúc hoa đực nở (tung phấn). Thời gian thụ phấn ngắn, cây thụ phấn tốt nhất vào khoảng 9 - 12 giờ hoặc 14 giờ 30 - 17 giờ 30 trong ngày.[4] Kinh nghiệm trồng na của nhân dân cho biết nếu hoa nở gặp khô hạn, gió mùa đông bắc hay gặp mưa thì việc thụ phấn sẽ gặp khó khăn, đậu quả ít. Nếu gặp ngày nắng, không mưa, gió đông nam thì việc thụ phấn, thụ tinh thuận lợi, đậu quả sẽ tốt. Từ lúc có nụ đến lúc hoa nở khoảng 31 - 45 ngày phụ thuộc vào trạng thái sinh trưởng của cây và độ ẩm không khí, nếu có độ ẩm phù hợp thì hoa cái sẽ nở sớm. Đặc điểm ra hoa sinh trưởng và phát triển, thời điểm ra chồi, lá, hoa , quả chín.
  19. 10 1.5.2. Yêu cầu về sinh thái của cây na 1.5.2.1. Khí hậu Na có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu ấm áp và khô. Tuy vậy cây vẫn sinh trưởng được trong điều kiện nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho na sinh trưởng phát triển là 17 - 250C. Na rất sợ rét, chịu rét kém hơn vải, nhãn và chanh. Cây trưởng thành có thể chịu được nhiệt độ 0oC trong thời gian ngắn, xong rụng hết lá. Ở 40C cây đã bị thiệt hại do nhiệt độ thấp, vì vậy thấy ít na mọc ở các điểm vùng cao các tỉnh phía Bắc, nơi hàng năm có sương muối. Nhưng nếu ở các vùng có nhiệt độ mùa hè quá cao >40oC, lại bị hạn hoặc khô nóng cũng không thích hợp cho việc thụ phấn, thụ tinh của na và sự phát triển của quả. Dễ gây nên hiện tượng thụ quả sau khi thụ tinh xong hoặc nếu quả phát triển được cũng rất kém về năng suất và phẩm chất. Loài Mãng cầu Xiêm có thể trồng ở độ cao tới 1.200 m so với mực nước biển theo Pinto and Silva,(1996)[11]. Mãng cầu ta thường được trồng ở vùng đất thấp, nhưng ở Cuba chúng được trồng ở độ cao tới 900m so với mực nước biển theo Pinto and Silva, (1996)[11] và được trồng ở giữa vĩ độ 22,50 Bắc - Nam. Ở những vùng ẩm Mãng cầu ta cho năng suất cao hơn ở những vùng bán khô hạn. 1.5.2.2. Đất trồng Na không kén đất, chịu hạn tốt, không thích đất úng. Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất có vỏ sò, hến, đất đá vôi đều trồng được na. Nhưng tốt nhất là đất có tầng canh tác dầy, đất rừng mới khai phá, đất đồi ven sông suối, đất chân núi đá vôi thoát nước nhiều mùn giàu dinh dưỡng là thích hợp hơn cả. Độ pH: 5,5 - 7,4. Tính chất của đất cực kỳ quan trọng đối với trồng na, quan trọng nhất là yếu tố thoát nước, không có loài na nào sinh trưởng tốt trong điều kiện kém thoát nước, lượng nước cao trong đất là nguyên nhân dẫn tới bệnh thối rễ theo
  20. 11 Nakasone and Paull, 1998[10], nhìn chung na cũng không đòi hỏi về loại đất trồng, nhưng đất tốt cho trồng na là những đất giàu dinh dưỡng, thoát khí, thoát nước tốt, tầng đất dày và giàu chất hữu theo Agustin and Alviter (1996).[8] Độ pH tốt nhất đối với sinh trưởng của mãng cầu xiêm là xung quanh pH = 6,0-6,5.Ở Mêxicô đất trồng mãng cầu xiêm có pH = 6,5. Mãng cầu xiêm trồng trên đất nghèo lân và canxi hoặc quá giàu nhôm sẽ cho năng suất thấp. Na ưa trồng trên đất có tầng canh tác dày, thoát khí và có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Pinto and Silva,(1996)[11] cho rằng pH thích hợp với soursop từ 6,0-6,5. Na có thể trồng trên nhiều loại đất từ đất cát đến các loại đất thịt nặng, điều này có liên quan đến bộ rễ ăn nông và khả năng mức độ chịu mặn của giống. Điển hình là những dải đất đá dọc bờ sông hoặc những đất hoang hóa dọc bờ biển cũng như trên đất đồi dốc. 1.5.2.3.Điều kiện khí hậu thời tiết huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Đặc điểm khí hậu của huyện có bốn mùa rõ rệt và có gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 của năm trước đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 thì mỗi điểm nghiên cứu chịu tác động của tiểu vùng khí hậu. Võ Nhai nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài tới tháng 3 năm sau. Theo niên giám thống kê của UBND huyện, nhiệt độ trung bình năm là 22,7 – 23,5C. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, 7, nhiệt độ trung bình trên 28C; Nhiệt độ trung bình vào mùa Đông là 16C, nhiệt độ thấp nhất vào giữa tháng 12 đến khoảng cuối tháng 1, nhiệt độ trung bình 11 - 13C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 83%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.430 – 1.700 mm, số ngày mưa ở mức 132 ngày/năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7, lượng mưa trung bình khoảng 270 – 350 mm. Điều kiện khí hậu, thời tiết trên đã tạo điều kiện thuận
  21. 12 lợi cho phát triển nông nghiệp, song ảnh hưởng của gió, bão, lụt đặc biệt là các điều kiện bất thường của thời tiết như sương muối, mưa đá dễ gây thiệt hại cho sản xuất. 1.6. Những công trình nghiên cứu về cây na 1.6.1. Các nghiên cứu về kỹ thuật đốn tỉa Đốn tỉa: Đốn tạo hình được tiến hành từ năm thứ nhất đồng thời với việc huấn luyện cây, phụ thuộc vào từng loài và tiếp tục tới năm thứ 5 (Agustin and Alviter 1996) [8]. Điều này rất cần thiết đối với mãng cầu xiêm ngay từ khi còn trong vườn ươm (Nakasone and Paull, 1998) [10]. Tuy nhiên đối với mãng cầu xiêm và na chúng chỉ có những cành sát mặt đất và có một thân chính thì không cần thiết phải tiến hành sớm như vậy (Pinto and Silva 1996)[11]. Mục đích của đốn tỉa để: tạo ra một khung tán cho năng suất tốt nhất; tiếp nhận không khí và ánh sáng tốt; tạo điều kiện dễ dàng cho chăm sóc như: thụ phấn, phun thuốc và thu hoạch; loại bỏ những cành quá thấp, đặc biệt là những cành chạm đất và những cành chen lấn cọ xát với các cành khác Pinto and Silva, (1996) [11]; Nakasone and Paull, (1998) [10]. Anderson and Richardson (1992)[9] mô tả kỹ thuật đốn tỉa trong 4 năm đầu bao gồm: cắt ngọn chỉ để thân chính cao 80 cm để kích thích các cành cấp 1 phát triển. Đến mùa xuân năm thứ 2, cắt những cành cấp 1 chỉ để lại độ dài 40 cm để kích thích cành cấp 2 phát triển. Tương tự năm thứ 3 và thứ 4 cũng cắt tỉa như vậy, nhưng cành cấp 2 để lại 30 cm, cành cấp 3 để lại 20 cm [9]. Agustin and Alviter (1996)[8] mô tả phương pháp cắt tỉa đối với na châu Mỹ có khác một chút là giữ lại 2 hoặc 3 cành chính ngay từ tháng thứ 4 hoặc thứ 5 sau trồng. Hai cành chính được chọn để lại phải là 2 cành khỏe, các cành khác đều phải loại bỏ để 2 cành phát triển theo hình chữ V [8]. Nếu tạo bộ khung 3 cành như phương pháp của Nakasone and Paull (1998) thì thân chính cao 90 cm cắt bỏ ngọn để kích thích cành bên mọc tạo thành tam giác giữa các cành với nhau một góc bằng 1200, cành nọ cách cành kia 15 - 25 cm ở phía
  22. 13 trên để tạo bộ khung chắc sau 5 năm trồng [10]. Đốn tỉa giai đoạn cây đã cho quả là việc làm bình thường đối với Na châu mỹ và na Agustin and Alviter, (1996) [8] song đối với mãng cầu lại không được đề cập Torres and Sanchez, (1992 )[12]; Pinto and Silva, (1996)[11]. Lý do giải thích là do vị trí của mầm sinh trưởng của mãng cầu là ở nách lá còn của na châu Mỹ và na lặn ở chân cuống lá Nakasone and Paull, (1998) [10]. Đốn tỉa giai đoạn cây cho quả đối với na là cắt tất cả các cành 1 năm tuổi, mỗi cây chỉ để lại 120 -150 cành với chiều dài 10 cm (Nakasone and Paull, 1998). Hoa sẽ ra ngay ở cuối cành mới bật. Ở Trung Quốc, Đài Loan tỉa quả thông thường vào tháng giêng hoặc tháng hai, thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9. Tuy nhiên nếu đốn tỉa quả vào mùa hè (tháng 6 - 10) thì thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 3. Sự ra quả mùa đông cao nhất khi những mầm hè được cắt tỉa so với những cành quả không cắt tỉa hoặc cắt tỉa cuối tháng 5 [10]. 1.6.2. Nghiên cứu về các biện pháp điều khiển sinh trưởng phát triển, ra hoa, đậu quả và tăng năng suất na 1.6.2.1. Điều khiển ra hoa trái vụ cho na Đây là một yêu cầu của thị trường làm sao để có thể kéo dài thời gian thu hoạch na hàng năm. Điều khiển ra hoa trái vụ cũng là một khâu trong quy trình kỹ thuật thâm canh na. Đặc điểm của Na là sau khi rụng lá, cành sẽ nảy chồi lá mới, trên đó có mang theo hoa. Tùy từng vùng mà có cách xử lý ra hoa rải vụ như sau: Ở những vùng khô hạn cục bộ trong năm có thể thông qua việc điều tiết nước kết hợp với việc bón phân như kiểu "xiết nước" với vườn quýt ở Đồng bằng sông Cửu Long, làm cho cây ra hoa chậm lại. Để tự nhiên na rụng lá vào tháng 12 - 1, ra hoa, quả vào tháng 5 - 6, chín vào tháng 9. Muốn na ra hoa sớm, kết quả vào tháng 4, thu hoạch vào 5 - 15/8 thì cần thực hiên đồng thời một số biện pháp kỹ thuật sau:
  23. 14 Sau thu hoạch tỉa bỏ cành la, cành vóng, cành sâu bệnh để tán thông thoáng. Vào tháng 11 vặt hết lá xanh trên tán cây. Cũng có thể dùng thuốc dấm hoa quả Trung Quốc (Ethlen 45%), pha 1 lọ 5 ml với 1 lít nước, phun ướt tán. Sau 10 - 15 ngày thì na sẽ rụng hết lá. Vào đầu tháng 2, cần tưới ẩm, bón thúc phân sớm. Bón mỗi cây 20 - 30 kg phân chuồng hoai mục và 3 – 10 kg NPK (5:10:3) đồng thời giữ ẩm liên tục, cây sẽ ra hoa và kết quả vào tháng 4 như ý muốn. Kinh nghiệm trồng na ở Thái Lan, người ta còn kết hợp việc cắt tỉa với tuốt lá để làm cho hoa ra muộn hơn. Thường cắt tỉa vào tháng 5 chọn cắt những cành non, chỉ để lại đoạn cành bánh tẻ có màu xanh nâu. Sau đó tuốt hết lá, cành này sẽ mọc chồi mới có hoa và quả thu hoạch vào tháng 10 - 11. Các biện pháp làm cho na ra quả trái vụ đều có kết hợp với việc bón phân và tưới nước [9]. Theo kinh nghiệm thì phương pháp cụ thể có thể làm như sau: 1. Sau thu hoạch - Bón 5 kg phân hữu cơ + 1-2 kg NPK 16.16.8 + 0,4 kg vôi/cây. Cuốc xới đất để vùi lấp phân khi bón. - Muốn Na ra hoa rải vụ thì áp dụng kỹ thuật tuốt lá: pha 800 g Urê với 8 lít nước, phun ướt đẫm cây làm rụng lá già, số lá còn lại thì tuốt bỏ luôn. - Sau khi lá rụng, cắt bỏ toàn bộ những cành nhỏ mọc trong tán, chừa lại những cành to bằng ngón tay út trở lên và trên những cành ấy, cắt bỏ tất cả ngọn. Vết cắt ở nơi tiếp giáp giữa đoạn cành bánh tẻ và cành non. Sau khi cắt, ta có 1 bộ cành trụi lá toàn cành hữu hiệu, sẵn sàng ra cành mới và hoa đồng thời, tưới nước đẫm lại cho Na. 2. Xử lý ra hoa - Sau cắt 10 ngày, ở mỗi cành mọc ra 1 chùm chồi, nên tỉa bớt chừa lại khoảng 4 - 6 chồi khoẻ nhất/cành. - Pha 35 ml RA HOA C.A.T + 15 g F.Bo/8 lít phun sương đều các cành mới này 2 lần (5 ngày/lần) để kích ra hoa. 20 - 30 ngày sau khi cắt tỉa, trên
  24. 15 đỉnh và nách lá của những tược vừa mới ra sẽ xuất hiện hoa. - Bón phân: 1 kg NPK 16.16.8/cây khi nhú lá mới. 3. Nuôi trái - Khi trái to bằng hột sen bón 1 kg NPK 16.16.8 + 1 kg vôi cho 1 cây. - Khi trái to bằng quả trứng cút, phun định kỳ dưỡng trái (35 ml/8 lít) + F.Bo (15 g/8 lít) 10 ngày/lần giúp trái to, múi lớn, cơm dày, ngon ngọt. - Trước thu hoạch 15 ngày pha 15 ml NUTRIMIX/8 lít phun 1 lần giúp trái bóng đẹp và bảo quản tốt. 4. Tỉa và bao trái Mục đích là làm cho trái to, sáng đẹp đều, không bị tỳ vết đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và còn hạn chế sâu bệnh, rệp phá trái nên bán được giá cao. Cách làm: Khi trái to bằng trứng cút, tỉa bỏ trái nhỏ, cành lá vướng trái xong phun thuốc để diệt trứng, sâu hay nấm có sẵn trên trái. Sau đó 1 ngày dùng túi bao loại 16 x 20 cm bao trái lại, nhớ xiết chặt miệng bao. Các vùng trồng na ở nước ta thuộc các vùng sinh thái khác nhau, có điều kiện khí hậu trong năm khác nhau. Do vậy cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên từng vùng mà áp dụng các biện pháp dải vụ thích hợp. 1.6.2.2. Thu hoạch Na dai khi đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh là quả đã già, cần thu hoạch ngay, mùa thu hoạch bắt đầu vào tháng 6 cho đến tháng 9 – 10 dương lịch. Từ khi bắt đầu nở hoa tới khi thu hoạch là 110 - 120 ngày. Quả cho thu hoạch sớm hay muộn phụ thuộc nhiệt độ, điều kiện cung cấp nước tưới ở nơi trồng. Nhiệt độ cao, nước đầy đủ thì quả to và sớm thu hoạch hơn. Quả hái lúc đã già: Na mở mắt, khe hở giữa các mắt nông và hạt có màu nâu hoặc nâu đen. Dùng kéo cắt sao cho quả mang theo một đoạn cuống. Quả na già hái về, bảo quản ở nhiệt độ 25 - 30oC sau 2 - 3 ngày là chín. Với na xiêm: thu hoạch khi vỏ quả từ màu xanh tối, bóng chuyển sang vàng và kém bóng đi một chút, rõ hơn nữa là các gai trên lưng mỗi múi tách
  25. 16 nhau ra và trương nước. Khác na dai, na xiêm hầu như chín quanh năm. Thường dùng nhiệt độ thấp bảo quản. để đảm bảo được cảm quan và chất lượng quả tốt nhất là bảo quản trong nhiệt độ 15 - 20oC, độ ẩm không khí 85 - 90%. Trước khi bảo quản cần dùng 0,5 - 1,0 g/lít Benlate xử lí quả trong 5 giây hay 500mg/lít Carbendazin ngâm trong 1 phút để chống nấm bệnh làm thối quả [3]. 1.6.3. Kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho na Hoa na là hoa lưỡng tính, thông thường hoa cái nở sớm hơn hoa đực hai ngày do đó khi nhị đực tung phấn thì khả năng tiếp nhận của đầu nhuỵ đã kém hơn rất nhiều nên việc thụ phấn và thụ tinh sẽ khó khăn. Việc thụ phấn cho na nhờ vào một loài bọ cánh cứng rất nhỏ thuộc chi Carpaphilus thực hiện. Xong nếu để hoa thụ phấn tự nhiên thì tỷ lệ đậu quả rất thấp. Hiện nay người ta dùng phương pháp thụ phấn nhân tạo đã làm tăng tỷ lệ đậu quả lên rất nhiều. Theo Trần Thế Tục, chọn hoa để thụ phấn là những hoa to mọc ở thân chính, cành chính để lấy phấn. Không lấy phấn ở những hoa nhỏ, cuống hoa nhỏ, hoa phát triển không cân đối, hoa ở chóp cành hoặc những cành nhỏ. Theo Vũ Công Hậu thì: hoa để lại, thụ phấn cho kết thành quả là những hoa to ở trên cành to, phía gần thân. Hoa ở gần ngọn các cành hoặc trên cành nhỏ thường không đậu được quả nên ngắt dùng làm hoa cho phấn. Hiện trong thực tế bà con đang áp dụng cách chọn hoa này. Thường thì người ta lấy những hoa sắp nở vào chiều tối cho vào hộp pêtri, giữ trong phòng ở nhiệt độ bình thường để nở hoa, tung phấn. Sáng hôm sau dùng chổi lông chấm nhẹ hạt phấn lên đầu nhụy để thụ phấn cho hoa cái. Thao tác thụ như sau: dùng bàn tay trái ngửa lên trời, ngón trỏ và ngón giữa kẹp lấy cuống hoa định thụ phấn, ngón cái uốn cong 1 trong 3 cánh hoa, động tác phải nhẹ nhàng tránh làm gãy cuống hoa hoặc cánh hoa bị uốn cong. Tay phải dùng một cái bút lông chấm vào trong bình đựng phấn để cho phấn dính vào đầu bút, khe khẽ lùa vào khe giữa các cánh hoa đã được tách ra, xoay tròn đầu bút
  26. 17 lông cho phấn quệt vào đầu nhuỵ và dính vào đó [7]. Kinh nghiệm và kết quả thụ phấn nhân tạo cho thấy lấy hạt phấn khi hoa vừa tung phấn để thụ phấn cho hoa cái hiệu quả sẽ tốt hơn. Tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn đạt 53,1%, tỷ lệ đậu quả đạt đến 90%; nếu lấy phấn từ hôm trước thì tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 8,8%, tỷ lệ đậu quả chỉ đạt 64,5% [7]. Thời gian thụ phấn: Có thể chia thời kì nở hoa của na thành 3 giai đoạn như sau: + Giai đoạn 1: Hoa mới nở, cánh hoa bắt đầu tách. + Giai đoạn 2: Hoa nở, 3 cánh hoa đã rời nhau, núm nhuỵ đã chuyển sang màu trắng, đầu núm nhuỵ có nhiều chất nhầy, dính. + Giai đoạn 3: Hoa nở rõ, 3 cánh hoa đã xoè hết cỡ. Ở giai đoạn 1 hoa vừa mới tách thao tác thụ khó khăn nên thụ phấn cho na ở giai đoạn 2 thao tác sẽ dễ dàng hơn, tỷ lệ đậu quả đạt 87,9%. Ở giai đoạn 3 tỷ lệ đậu chỉ đạt 5,3%, còn đối chứng không thụ phấn chỉ đạt 4,4% [7]. Ngoài thụ phấn nhân tạo cho na để tăng tỷ lệ đậu, nhiều nơi đã sử dụng các chất kích thích sinh trưởng để phun. 1.6.4. Kỹ thuật bao quả cho na Mục đích của biện pháp bao quả là để ngăn ngừa sâu bệnh hại và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bệnh. Thời điểm bao quả có ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của quả cũng như tỷ lệ đậu quả nếu như bao quả quá sớm hoặc quá muộn. Sử dụng túi bao quả giảm được những thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên quả và tránh được hiện tượng nứt quả khi độ ẩm không khí thay đổi đột ngột, đặc biệt là những loại quả tăng trưởng sinh khối trong mùa hè. Ngoài ra sử dụng túi bao quả còn hạn chế được việc sử dụng thuốc trừ dịch hại góp phần tạo ra các sản phẩm quả sạch (Trần Thế Tục, 1998)[7]. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu về bao quả trên giống mãng cầu đã được Viện Nghiên cứu Rau quả triển khai. Kết quả chỉ ra rằng: bao quả cho mãng cầu vào giai đoạn sau tắt hoa từ 25 -35 ngày bằng túi bao
  27. 18 mầu trắng sản xuất tại Nhật có tác dụng tốt trong việc cải thiện mẫu mã quả, giảm chi phí cho phòng trừ sâu bệnh hại. Ưu thế của loại túi trên có nhiều lỗ thoát khí nhỏ, vỏ túi mầu trắng nên trong quá trình sinh trưởng và chín của quả có thể quan sát dễ dàng, thuận lợi cho quá trình thu hoạch. Từ những tổng quan trên cho thấy: bao quả là cần thiết, mỗi một giống cây trồng đòi hỏi một công thức bao riêng biệt. Cần có những nhiên cứu để xác định loại vật liệu và thời điểm bao thích hợp. 1.7. Kết luận Na là cây ăn quả được nhiều tác giả nghiên cứu tập trung về các biện pháp kỹ thuật canh tác, các nghiên cứu về dinh dưỡng, xử lý chín và biện pháp Bảo vệ thực vật cho vườn na. Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật canh tác cụ thể cho cây na ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy qua phần nghiên cứu tổng quan sẽ là cơ sở tốt cho việc xây dựng các nội dung nghiên cứu của đề tài trong quá trình triển khai tại vùng nghiên cứu.
  28. 19 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Thí nghiệm được tiến hành trên giống na dai (Annona squamosa), quả na ít hạt, nhiều thịt, thịt chắc, ngọt đậm và thơm ngon. Hạt nhỏ và hạt dễ tách khỏi thịt quả. - Cây tham gia thí nghiệm là cây đạt 8 đến 10 năm tuổi. 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu - Túi bao quả (túi nilong trắng có lỗ thoáng khí kích thước (18 x 25) màu trắng chuyên dụng của Nhật Bản). 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm tại vườn hộ nông dân Nguyễn Thị Hạnh Xóm Hiên Bình - xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 2.1.4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sản xuất và các yếu tố hạn chế trong sản xuất na tại Võ Nhai - Một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây na tại huyện Võ Nhai: + Cắt tỉa + Thụ phấn + Bao quả 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Đánh giá yếu tố hạn chế trong sản xuất na tại Võ Nhai - Theo phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp từ các cơ quan chức năng của huyện Võ Nhai: UBND huyện, Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông
  29. 20 - Điều tra hộ nông dân bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân trồng na và bằng phiếu điều tra để xác định yếu tố hạn chế đối với sản xuất cây na (50 phiếu). Các chỉ tiêu : +Về nguồn gốc +Kỹ thuật bón phân + Kỹ thuật cắt tỉa + Kỹ thuật bao quả 2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong thâm canh, tăng năng suất na tại Võ Nhai 2.3.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến khả năng sinh trưởng cành, ra hoa, đậu quả và năng suất na. Thí nghiệm gồm 3 công thức: cả 3 công thức cắt tỉa vào thời gian từ 10/2/2018- 15/2/2018. CT1: Cắt tỉa để lại cành cấp 2 vào đầu tháng 1 CT2: Cắt tỉa theo lối truyền thống (sau thu hoạch cắt tỉa những cành tăm, cành già cỗi, cành sâu bệnh và cành tược; cắt tỉa cành Hè nếu quá dày) CT3: Không cắt tỉa, để tự nhiên Thí nghiệm được bố trí trên vườn na 10 tuổi của nông dân theo phương pháp thông dụng trên cây ăn quả, chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn. Mỗi công thức 1 cây, 3 lần nhắc lại, tổng số cây trong thí nghiệm 9 cây; bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCBD). Các công thức được tiến hành trên nền phân bón cho 1 cây trong 1 năm là 20 kg phân gà + 1kg phân đạm Ure + 1,5 kg Supe lân + 0,5 kg kali clorua và được tưới nước, xới xáo, phòng trừ sâu bệnh, thụ phấn bổ sung theo quy trình chăm sóc na tại địa phương. 2.3.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn đến chất lượng na dai tại Võ Nhai Thái Nguyên.
  30. 21 Thí nghiệm gồm 5 công thức, mỗi công thức 1 cây, 3 lần nhắc lại, bố trí trên vườn trồng sẵn của nông dân theo phương pháp chọn cây đồng đều để bố trí các công thức. Thời gian thực hiện thụ phấn từ 21/3/2018 – 7/6/2018): CT1(ĐC): Thụ phấn tự do. CT2: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa còn mầu trắng xanh chưa nở. CT3: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng nhưng chưa nở. CT4: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng đã hé nở. CT5: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng và đã nở hoàn toàn. - Thời điểm lấy phấn : chiều hôm trước - Thời điểm thụ phấn: lúc trời râm mát Các công thức được tiến hành trên nền phân bón cho 1 cây trong 1 năm là 20 kg phân gà + 1kg phân đạm Ure + 1,5 kg Supe lân + 0,5 kg kali clorua và được tưới nước, xới xáo, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình chăm sóc na tại địa phương. Cách tiến hành thụ phấn cho na: dùng tay trái cầm cuống hoa để tránh làm rụng hoa, còn tay phải cầm ống phấn đút khe khẽ vào giữa các cánh hoa đã được tách ra, chấm thẳng để phấn hoa dính đều ở nhụy. Sau khi đã thụ xong lấy tay cấu một mẩu ở cánh hoa để đánh dấu tránh tình trạng nhầm với những bông hoa chưa thụ phấn. 2.3.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến năng suất và chất lượng quả tại Võ Nhai – Thái Nguyên Thời gian thực hiện bao quả từ 7/5/2018 -14/6/2018: CT1: bao quả sau đậu quả 20 ngày (khi quả có ĐK= 1,0cm) CT2: bao quả sau đậu quả 40 ngày (khi quả có ĐK= 2,0 -2,5cm) CT3: bao quả sau đậu quả 60 ngày (khi quả có ĐK= 3,0 -3,4cm) CT4: không bao quả (để tự nhiên) Bao quả bằng túi nilong trắng chuyên dụng có lỗ nhỏ li ti để thoát hơi nước trong túi bao quả. Thí nghiệm được bố trí trên vườn na 8 tuổi của nông dân theo phương pháp chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn. Mỗi công thức
  31. 22 1 cây, 3 lần nhắc lại, tổng số cây trong thí nghiệm 9 cây; bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCBD) số quả bọc trên cây là 100 quả. Các công thức trên đều được thực hiện ở cây có quá trình thụ phấn. 2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - Thời gian ra lộc (rộ, kết thúc): Lúc lộc ra được 1 cm, mỗi cây đánh dấu 4 cành ở 4 phía và tiến hành theo dõi thời gian ra lộc và động thái ra lộc. - Chiều dài cành lộc(cm): Đo từ điểm đầu đến điểm cuối mút cành. - Số cành cấp 3(cành): đếm toàn bộ số cành cấp 3 trên cây. - Đường kính tán(cm) - Đường kính cành lộc(cm): Đo ở điểm giữa cành lộc khi lộc đã già. - Số lá/ lộc: Đếm từ đầu cành đến cuối mút cành. - Tỷ lệ đậu quả(kg): Theo dõi toàn bộ số hoa trên cây. - Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất. + Năng suất thực thu (kg/cây): tổng số quả thu hoạch. + Số quả trên cây: Đếm toàn bộ số quả có trên cây theo dõi. + Khối lượng trung bình quả(kg): Cân toàn bộ số quả thương phẩm, tính trung bình. + Kích thước quả(cm): Chiều dài và đường kính quả được đo bằng kẹp palme với độ chính xác 0,1 mm. Mỗi chỉ tiêu đo từ 30-50 quả. - Đánh giá chất lượng quả: Mỗi công thức cân 5 quả: + Đếm số mắt/quả. + Vết sâu bệnh trên vỏ quả: 푃 ℎầ푛 ă푛 đượ Tỷ lệ phần ăn được = × 100 푃 푞 ả + Độ Brix (%): đo bằng máy Brix kế. + Đo hàm lượng chất khô: cân từ 5 đế 10g mẫu chính xã đến 1 mg đã được chuẩn bị, cho vào hộp cân đã biết khối lượng. Sau đó đặt hộp chứa mẫu vào tủ sấy, mở nắp và sấy trong 5 giờ với điều kiện áp suất là 1,3 kP và nhiệt độ 70oC trong tủ sấy chân không. Đậy nắp hộp trước khi lấy ra khỏi tủ sấy, làm
  32. 23 nguội trong bình hút ẩm 30 phút và cân với độ chính xác 1 mg. 2.4.1 Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel 2010 và phần mềm SAS 9.1.
  33. 24 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu hiện trạng phát triển của một số loại cây ăn quả chính tại Thái Nguyên 3.1.1. Hiện trạng sản xuất một số loại cây ăn quả chính tại Thái Nguyên năm 2016 - 2018 Thái Nguyên có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả. Hiện trạng về diện tích, sản lượng một số cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 3.1: Bảng 3.1. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả của tỉnh Thái Nguyên năm 2016 - 2018 Năm Diện tích (ha) Sản lượng(tấn) Cây 2016 2017 2018 2016 2017 2018 Nhãn 1,528 1,624 1,835 4,913 5,113 6,474 Vãi 3,142 2,950 2,193 7,776 11,936 9,000 Na 786,0 768,0 817,0 6,280 6,094 6,580 Chuối 1,810 1,866 1,868 17,325 27,870 25,087 Cây có múi 1,462 2,000 2,323 6,624 8,623 8,922 ( Báo cáo thống kế của Sở nông nghiệp& PTNT Thái Nguyên năm 2016 - 2018)[2] Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy: Diện tích cây ăn quả lâu năm như chuối, cây có múi, nhãn tăng dần qua các năm. Trong đó cây có múi có diện tích tăng mạnh nhất từ 1462 ha năm 2016 tăng lên 861 ha đạt 2.323 ha (năm 2018). Sản lượng cây có múi tăng từ 1.999 – 2.298 tấn/năm. Như vậy có thể thấy diện tích, sản lượng cây có múi bao gồm (bưởi, bòng, cam chanh ) tăng mạnh từ năm 2017 – 2018. Người dân ồ ạt trồng, thiếu kiểm soát cả về thị trường tiêu thụ lẫn quy hoạch vùng do vậy có thể sẽ dẫn đến bão hòa về diện tích và giá bán xuống quá thấp khi được mùa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của cơ cấu phát triển cây ăn quả trong tỉnh. Chuối là một trong những cây ăn quả được trồng phổ biến tại Thái
  34. 25 Nguyên, diện tích trồng từ năm 2016 – 2018 tương đối đồng đều, dao động từ 1,810 ha - 1,868 ha. Tuy nhiên sản lượng của năm 2016 giảm mạnh so với năm 2017 và 2018 chỉ đạt 17,325 tấn. Do thời tiết năm 2016 không thuận lợi, phát sinh sâu bệnh phá hại nặng trên phần lớn diện tích trồng chuối dẫn đến năng suất chuối chỉ đạt 95,7 tạ/ha so với năm 2017 đạt 149,5 tạ/ha. Diện tích na, nhãn tăng dần qua các năm do giá cả tương đối cao, tiêu thụ khá thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây ăn quả khác. Diện tích cây na trên toàn tỉnh năm 2018 đạt 817,0 ha. Sản lượng đạt 6,580 tấn/ha. Trong đó cây na được trồng chủ yếu tại huyện Võ Nhai (> 500 ha), nơi có điều kiện thổ nhưỡng đất, khí hậu phù hợp. Qua điều tra sơ bộ cho thấy chế độ canh tác trên cây na của người dân nơi đây đạt khá cao và na có năng suất ổn định. Năm 2014 nhằm hỗ trợ xây dựng đăng ký nhãn hiệu tập thể na dai Võ Nhai và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể; thành lập Hợp tác xã sản xuất na La Hiên. 3.1.2. Hiện trạng về kỹ thuật trồng và chăm sóc, về gieo hạt, cách trồng và thời vụ trồng na + Gieo giống: hiện nay trên địa bàn huyện Võ Nhai các hộ dân đều nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Trước khi vào mùa gieo hạt các hộ lựa chọn quả na ở những cây na sai quả nhiều năm, quả to, ăn ngon, chọn quả ngoài tán, quả chính vụ đem ăn lấy hạt làm giống. Hạt sau khi lấy được rửa sạch hong khô rồi cất giữ vào nơi thoáng mát. Người dân chủ yếu tiến hành gieo hạt vào tháng 10 (tháng 9 âm lịch). Hạt trước khi gieo được đập nhẹ cho nứt vỏ, tiến hành gieo trên luống đã được lên sẵn, khi cây con đạt chiều cao 15- 20 cm thì tiến hành đánh vào bầu hoặc để trên luống khi cây đạt từ 4 tháng tuổi trở lên thì đánh đem đi trồng. Kích thước bầu ươm cây na phụ thuộc vào thời gian để trong bầu ngắn hay dài có thể dùng bầu 7 cm x 20-25 cm, thậm chí có hộ nông dân còn dùng vỏ bao xi măng để làm bầu. + Kỹ thuật trồng: trước khi trồng một tháng đa số người dân tiến hành cuốc hố trồng na với kích thước 30 cm x 30 cm x 30 cm, bón lót phân chuồng
  35. 26 sau đó mới đem cây ra trồng; một số hộ không cuốc hố mà đặt bầu cây na giống lên mặt đất sau đó vun đất, phân bón vào xung quanh bầu. + Thời vụ trồng na: phổ biến từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, vườn trồng được bố trí theo hàng, một số hộ bố trí theo kiểu nanh sấu. Mật độ trồng dày từ 1.000 - 1.200 cây/ha với khoảng cách không xác định phụ thuộc vào địa hình cụ thể, thường trồng với khoảng cách hàng cách hàng là 3 m x 3 m, cây cách cây là 2 m x 2 m. Một số hộ nông dân trồng na với mật độ rất dày, sau vài năm khi cây na khép tán thì người ta tiến hành tỉa thưa bớt đi một số cây cho đỡ bị vóng do thiếu ánh sáng. - Hiện trạng về chăm sóc bón phân cho na hàng năm, khi vườn na thu hoạch xong việc chăm sóc cho cây bao gồm các khâu: đốn tỉa, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh. Kết quả điều tra và phỏng vấn người dân về việc áp dụng các kỹ thuật trong thâm canh cây na được thể hiện qua nội dung tổng hợp sau: Bảng 3.2. Biện pháp kỹ thuật đang áp dụng trong trồng na ở các hộ dân thuộc huyện Võ Nhai Hạng mục thực hiện Tỷ lệ hộ thực hiện 1. Cắt tỉa cành sau thu hoạch - Có thực hiện 75,2% - Không thực hiện 24,8% 2. Đốn cây (để chiều cao từ 1,5 - 1,8m), cây phát triển nhiều cành mới, nhiều lộc và hoa hơn - Có thực hiện 83,5% - Không thực hiện 16,5% 3. Thụ phấn bằng tay - Có thực hiện 60,7% - Không thực hiện 39,3% 4. Dùng sản phẩm kích thích sinh trưởng - Có thực hiện 15,2%
  36. 27 Hạng mục thực hiện Tỷ lệ hộ thực hiện - Không thực hiện 84,8% 5. Dùng sản phẩm tăng đậu quả - Có thực hiện 77,5% - Không thực hiện 22,5% 6. Dùng phân bón lá - Có thực hiện 45,3% - Không thực hiện 54,7% 7. Tưới nước - Có thực hiện 0% - Không thực hiện 100% 8. Tủ gốc - Có thực hiện 30,5% - Không thực hiện 69,5% 9. Bón phân - Có thực hiện 87,6% - Không thực hiện 12,4% 10. Dùng thuốc bvtv - Có thực hiện 89,4% - Không thực hiện 10,6% 11. Bao quả - Có thực hiện 0% - Không thực hiện 100% Kết quả điều tra các biện pháp kỹ thuật được hộ nông dân áp dụng trong sản xuất na ở Võ Nhai được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy: + Bón lót: rất ít hộ sử dụng phân bón lót cho cây. Các hộ bón lót khi trồng chủ yếu sử dụng phân chuồng, một số hộ sử dụng phân lân, NPK, liều lượng
  37. 28 dùng phụ thuộc vào khả năng đầu tư của các gia đình. + Che tủ đất: hầu hết các hộ không áp dụng biện pháp này sau khi trồng. - Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc sau trồng + Bón phân, làm cỏ: do cây na đem lại nguồn thu nhập khá cao cho các hộ gia đình, và là nguồn thu nhập chính, do vậy các hộ đều có bón phân, kết hợp với làm cỏ 2-3 lần/năm, phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của từng hộ. Loại phân và thời kỳ bón: chủ yếu bón NPK Lâm Thao, phân Đầu Trâu. Bón chủ yếu vào 2 đợt: tháng 2-3 thời kỳ chuẩn bị ra lộc, ra hoa, tháng 4 - 5 cây đang nuôi quả nhỏ. Một số bón thêm đạm Ure lần 3 vào tháng 6 - 7 giai đoạn quả lớn. Liều lượng không theo quy định mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ. + Cắt tỉa cành: phương pháp này được áp dụng rộng trong những năm gần đây. Chủ yếu cắt tỉa sau khi thu hoạch, cắt hạ thấp ngọn với mục đích dễ thu hái quả và dễ thu phấn nhân tạo cho na. + Thụ phấn: trong những năm gần đây người dân áp dụng phương pháp thụ phấn cho cây na rất là phổ biến, do nhiều năm thời tiết thay đổi làm mất mùa, hiệu quả kinh tế cua cây na không cao, cho nên người dân áp dụng phương pháp thụ phấn cho quả na mang lại hiệu quả cho cây na, và nguồn thu nhập cao cho người nông dân trồng na. + Tỉa quả: khoảng 70,2 % số hộ áp dụng phương pháp tỉa quả, do số lượng quả nhiều nên người dân tỉa bớt quả đi để cho quả na to hơn. + Bao quả: chưa áp dụng + Tưới nước: 100% hộ dân không tưới nước, chỉ phụ thuộc nước trời mưa. + Sử dụng phân bón lá: khoảng 45,3 % hộ có sử dụng phân bón lá giai đoạn quả nhỏ nhưng không biết tên. Khoảng 20 % dùng các phân như đạm qua lá, phân bón Thiên nông. + Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST): có 15,2 % số hộ dùng
  38. 29 ĐHST nhưng không biết tên hóa chất. Thời điểm dùng sau khi đậu quả non và sau 20 ngày phun lại. Kết quả sử dụng không được như mong muốn. Phun chất ĐHST chất lượng quả suy giảm, ăn sượng, không chín, mã quả xanh, không chuyển màu trắng hồng, mắt na như mắt gỗ không mở, người dân còn gọi những quả na đó là “khoai sống”. Qua kết quả điều tra có thể kết luận: việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đối với na ở Võ Nhai còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do điều canh tác còn nhiều khó khăn, các hộ gia đình không đủ điều kiện về vồn đầu tư và thiếu sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý và chỉ đạo kỹ thuật ở địa phương. - Phòng trừ sâu, bệnh: + Các sâu, bệnh hại chủ yếu trên na ở Võ Nhai là: bọ xít, rệp sáp, sâu đục thân, ruồi vàng và bệnh thán thư, chết vàng lá và thối rễ. + Về phòng trừ: hầu hết các hộ chưa nhận biết được các đối tượng sâu, bệnh và tìm được bộ thuốc đặc trị cho từng loại sâu, bệnh hại. Các loại thuốc thường được dùng cho nhiều đối tượng sâu, bệnh là Bassa, Actara, Dipterex, Dalidacin, không rõ nguồn gốc.Việc phòng trừ sâu, bệnh với na cũng còn gặp phải khó khăn nữa đó là na trồng ở độ dốc lớn, đôi khi cheo leo, do vậy rất khó khăn cho việc phun thuốc, kể cả vận chuyển nước cho pha thuốc. - Kỹ thuật thu hái, bảo quản, vận chuyển: người dân chủ yếu dùng kéo sắc cắt quả na từ trên cây để cho cành na đỡ bị dập vỡ, hạn chế sâu bệnh hại xâm nhập vào cây. Bảo quản quả na sau khi hái khỏi cành ở nơi thoáng mát. Vận chuyển na sau khi hái mang đi bán cho thương lái bằng xe máy. - Biện pháp đốn tỉa, thụ phấn cho na đã áp dụng nhưng chưa đồng đều, có chủ vườn thực hiện tốt nhưng cũng còn nhiều chủ vườn ít quan tâm đầu tư, chưa biết áp dụng kỹ thuật đốn tỉa, tuốt lá và thụ phấn bổ sung cho na nên hiệu quả kinh tế vườn na chưa cao. 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đốn tỉa đến cây na Võ Nhai Cây na là cây rụng lá một phần vào mùa Đông, khi mùa Xuân đến, nhiệt
  39. 30 độ ấm dần lên, đủ độ ẩm thì cây bắt đầu ra lộc đồng thời ra hoa. Cây na ra lộc sớm thì điều đó cũng có nghĩa na ra hoa sớm và cho thu hoạch quả sớm. Ngày nay người ta sử dụng biện pháp cắt tỉa kết hợp với một số biện pháp chăm sóc để điều khiển na ra hoa trái vụ. Cắt tỉa là biện pháp kỹ thuật để góp phần khắc phục hiện tượng làm tăng tuổi thọ của cây, làm cho cây trẻ hóa, khoẻ, hạn chế sâu bệnh hại, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng, dinh dưỡng, giúp cho sai quả, quả to, đẹp mã và phẩm chất quả thơm ngon. Ngoài ra còn giúp cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và việc thu hái được dễ dàng hơn. Thí nghiệm đối với na Võ Nhai chúng tôi áp dụng biện pháp kỹ thuật cắt tỉa vào đầu tháng 1 với 3 công thức: cắt tỉa tới cành cấp 2; cắt tỉa theo lối truyền thống (chỉ cắt bỏ những cành cỗi, cành vượt và cành sâu bệnh) và không cắt tỉa để tự nhiên (theo kinh nghiệm của các hộ trồng na ở Võ Nhai, nếu không thụ phấn bổ sung được thì không cắt tỉa). Tới trung tuần tháng 2 tỉa bớt những lộc Xuân mới nhú quá dày, hoặc những cành khô do chết rét. 3.2.1.Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa tới sinh trưởng phát triển các đợt lộc Bảng 3.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng và phát triển lộc Xuân Số lộc Đường Số lượng Đường Chiều dài Số lá / Công thức TB/cây kính lộc cành cấp kính tán lộc (cm) lộc (lá) (lộc) (cm) 3 (cành) (cm) CT1:cắt tỉa tới cành cấp 49,20 53,14 0,65 23,13 11,52 298,46 2 CT2: cắt tỉa theo lối 53,47 56,19 0,65 23,27 7,80 314,32 truyền thống CT3: không cắt tỉa(đ/c) 53,20 55,78 0,61 24,33 8,27 300,35 P P>0,05 P>0,05 P>0,05 P>0,05 P 0,05 CV(%) 7,00 8,20 11,64 11,90 9,50 8,30 Kết quả theo dõi sinh trưởng, phát triển của lộc Xuân ở các công thức thí nghiệm được trình bày qua bảng 3. 3 cho thấy: Đối với lộc Xuân, số lộc TB/cây, chiều dài lộc, đường kính lộc, đường kính tán
  40. 31 ở các công thức thí nghiệm không có sự sai khác nhau ở mức tin cậy 95%. Đối với số cành cấp 3: Công thức 1 (cắt tới cành cấp 2) có số lượng cành cấp 3 (11,52) cao hơn công thức 2 (cắt tỉa theo lối truyền thống) (7,80 cành cấp 3) và không cắt tỉa (công thức 3) là 8,27 ở mức độ tin cậy 95%. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng và phát triển của lộc Hè Số lộc Chiều Đường Số lá / Số lượng Đường Công thức TB/cây dài lộc kính lộc lộc cành cấp kính tán ( lộc) (cm) (cm) (lá) 3 (cành) (cm) CT1:cắt tỉa tới cành cấp 149,47 28,40 0,53 25,07 17,67 276,71 2 CT2: cắt tỉa theo lối 108,7 3 24,53 0,50 19,53 19,80 245,93 truyền thống CT3: không cắt tỉa(đ/c) 107,6 7 25,47 0,55 19,93 19,93 243,56 Kết quả theo dõi sinh trưởng, phát triển của lộc hè ở các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy: Các chỉ tiêu của công thức 1 cao hơn so với công thức 2 và công thức 3. Số lộc là 149,47, chiều dài lộc là 28,40, đường kính lộc 0,53, số lượng lá trên lộc là 25,07 và số lượng cành cấp 3 là 17,67, đường kính tán là 276,71. Trong khi đo công thức 2 và 3 đều thấp hơn so với công thức 1. Như vậy có thể thấy rằng công thức 1 cắt tỉa tới cành cấp 2 trong đầu tháng 1 có tác dụng làm cho cành Xuân (cành ra hoa, mang quả chủ yếu) bật nhiều, mập khỏe hơn các công thức cắt tỉa theo lối truyền thống và không cắt tỉa. Điều này cũng rất phù hợp với xu hướng cắt tỉa đối với na loài na bở, na dai và na châu Mỹ ở các nước trồng na trên thế giới.
  41. 32 3.2.2. Ảnh hưởng của cắt tỉa tới tỷ lệ đậu quả và năng suất na Bảng 3.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến tình hình ra hoa và đậu quả Số hoa Số quả Tỷ lệ Số hoa/cây Công thức quả rụng thu hoạch đậu quả (hoa) /cây(quả) (quả) (%) CT1: cắt tỉa tới cành cấp 2 265,73 120,00 145,73 54,84 CT2: cắt tỉa theo lối truyền 274,73 139,29 135,44 49,29 thống CT3 : không cắt tỉa(đ/c) 303,25 195,54 107,71 35,51 P <0,05 <0,05 <0,05 - LSD0,05 15,48 15,16 13,53 - CV% 8,40 10,08 11,19 - Số liệu bảng 3.5 cho thấy: các kỹ thuật cắt tỉa khác nhau ảnh hưởng đến tổng số hoa/cây, số hoa quả rụng/cây, số quả thu hoạch và tỷ lệ đậu quả khác nhau một cách rõ rệt ở mức tin cậy 95%. Tổng số hoa/cây thay đổi khi áp dụng các biện pháp cắt tỉa khác nhau. Công thức 3 (không cắt tỉa) cho số lượng hoa/cây cao nhất là 303,25 hoa/cây, nhưng sai khác không có ý nghĩa so với công thức 2 (cắt tỉa theo lối truyền thống) là 274,73 hoa/cây. Công thức 1 có số hoa/cây thấp nhất là 265,73 hoa/cây. Tuy có số lượng hoa/cây không cao nhưng công thức 1 lại có số hoa, quả đậu rụng thấp nhất (120,00), tiếp đến là công thức 2 (139,29), cao nhất là công thức 3 (195,54). Như vậy có thể thấy nếu không cắt tỉa, mặc dù có số hoa nhiều song khả năng giữ quả của cây thấp. Hoa và quả nhỏ rụng nhiều hơn so với các công thức được cắt tỉa. Công thức 1 và công thức 2 có số quả thu hoạch cao nhất, cao hơn công thức 3 từ 27,73 – 38,02 quả. Khi so sánh giữa công thức 1 (cắt tỉa đến cành cấp 2) và công thức 3 (không cắt tỉa) cho thấy sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ đậu quả ở mức tin cậy 95%. Công thức 1 cho tỷ lệ đậu quả lên đến 54,84%, công thức 3 chỉ cho tỷ lệ đậu quả là 35,51%. Tiếp đến là công thức 2 với 49,29%
  42. 33 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất na Số quả thu Khối lượng Năng suất lý Năng suất Công thức hoạch/cây trung bình thuyết thực thu (quả) quả(gam) (kg/cây) kg/cây CT1: cắt tỉa 145,73 304,44 44,36 40,10 tới cành cấp 2 CT2: cắt tỉa theo lối 135,44 300,34 40,68 38,04 truyền thống CT3: không 107,71 276,61 29,73 25,16 cắt tỉa(đ/c) P >0,05 >0,05 - >0,05 LSD0,05 13,53 12,79 - 4,31 CV% 11,19 9,82 - 9,10 Số liệu bảng 3.6 cho thấy: Các công thức cắt tỉa có số quả trung bình trên cây và năng suất thực thu cao hơn hẳn, công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 1 (cắt tỉa để lại cành cấp 2) tuy có năng suất cao nhất song không sai khác với năng suất của công thức 2 (cắt tỉa theo lối truyền thống) ở độ tin cậy 95%. 3.2.3. Ảnh hưởng của việc cắt tỉa tới đặc điểm quả và chỉ tiêu chất lượng quả Ảnh hưởng của việc cắt tỉa tới hình dạng, cấu trúc và sinh hóa quả được trình bày ở bảng 3.7 cho thấy: các công thức cắt tỉa có ảnh hưởng không nhiều đến hình dạng, màu sắc, số lượng hạt. Vì những lý do khách quan không cho phép, chúng tôi chỉ xác định được hàm lượng chất khô bằng phương pháp sấy ở 105 độ cho đến khi cân có trọng lượng không đổi và xác định độ Brix bằng thiết bị DIGITAL REFRACTOMETTER, kết quả cho thấy biện pháp cắt tỉa đã làm tăng được hàm lượng chất khô và hàm lượng chất hòa tan trong na quả.
  43. 34 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến một số chỉ tiêu chất lượng của na Tỷ lệ phần Chất Số hạt/quả Công thức ăn được khô Độ brix (hạt) (%) (%) CT1: cắt tỉa tới cành cấp 2 67,40 65,58 27,75 14,6 CT2: cắt tỉa theo lối truyền 66,44 63,15 25,86 13,6 thống CT3:không cắt tỉa 65,20 62,28 24,22 11,1 Bảng 3.7 cho thấy: số lượng hạt/quả, tỷ lệ phần ăn được, chất khô và độ Brix thay đổi khi áp dụng các biện pháp cắt tỉa khác nhau. Công thức cắt tỉa 1 (cắt tỉa tới cành cấp 2) có các chỉ tiêu về số hạt/quả, tỷ lệ phần ăn được, chất khô và độ Brix cao nhất, tiếp theo là công thức 2 (cắt tỉa theo truyền thống), thấp nhất là công thức 1 (không cắt tỉa). Khi so sánh các công thức cắt tỉa với nhau ta thấy: ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng của lộc Xuân không rõ ràng, công thức cắt tỉa (cắt tỉa cành cấp 2, cắt tỉa theo lối truyền thống) và công thức không cắt tỉa đều cho các chỉ tiêu về số lộc/ cây, chiều dài lộc, đường kính lộc, số lượng cành cấp 3, đường kính tán không sai khác nhau. Thậm chí ở công thức không cắt tỉa số lượng lá/ lộc ở lộc Xuân còn cao hơn hai công thức cắt tỉa. Vậy: đối với lộc Hè, ảnh hưởng của các công thức cắt tỉa đã thể hiện rõ ràng hơn. Công thức 1 (cắt tỉa đến cành cấp 2) cho giá trị các chỉ tiêu về số số lộc/ cây, chiều dài lộc, đường kính lộc, số lá/ lộc, đường kính tán đều cao hơn 2 công thức còn lại. 2 công thức cắt tỉa theo lối truyền thống và công thức không cắt tỉa ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lộc Hè không khác biệt nhau nhiều. Các yếu tố liên quan đến năng suất như: số lượng hoa, quả rụng, số quả thu hoạch, tỷ lệ đậu quả, số quả trung bình, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu, chịu sự ảnh hưởng rõ rệt của các kỹ thuật cắt tỉa.
  44. 35 Trong đó cao nhất ở công thức cắt tỉa 1 ( cắt tỉa đến cành cấp 2). Tương tự, các công thức cắt tỉa cho chất lượng quả cao hơn công thức không cắt tỉa, các chỉ tiêu về chất lượng quả, đường kính quả, số hạt, tỷ lệ ăn được, chất khô và độ Brix đạt cao nhất ở công thức 1, tiếp đến là công thức 2 và thấp nhất ở công thức 3. Hình 1: Thí nghiệm Hình 2 : Cắt tỉa sau đậu Hình 3: Cắt tỉa sau cắt tỉa quả 30 ngày thu hoạch 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn để thụ phấn bổ sung đến khả năng đậu quả và năng suất na Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn đến một số yếu tố cấu thành năng suất Năng suất Tỷ lệ đậu Số quả/cây Khối lượng thực thu Công thức quả (%) (quả) quả (g) (Kg/cây) CT1(đ/c) 14,0 30,4 180,0 5,47 CT2 37,2 112.6 195,3 21,99 CT3 40,7 111,2 230,9 25,67 CT4 75,5 146,4 260,5 38,13 CT5 45,5 132,7 210,0 27,86 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05 11,65 9,16 10,75 12,64 CV% 9,53 11,38 8,76 10,37
  45. 36 * Ghi chú: CT1(ĐC): Thụ phấn tự do. CT2: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa còn mầu trắng xanh chưa nở. CT3: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng nhưng chưa nở. CT4: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng đã hé nở. CT5: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng và đã nở hoàn toàn. Thụ phấn là quá trình hạt phấn được mang tới vòi nhụy, sau đó chúng nảy mầm tạo nên ống phấn, ống phấn sinh trưởng chui vào vòi nhụy kéo dài tới noãn để thực hiện quá trình thụ tinh. Quá trình thụ phấn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm ), điều kiện chủ quan (sự bất dục của hạt phấn, khả năng nhận phấn của vòi nhụy ), do khác loài. Quả bảng 3.8 chúng tôi thấy thời điểm lấy phấn để thụ phấn bổ sung ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ đậu quả, số quả trên cây, khối lượng quả và năng suất ở mức tin cậy 95% (P<0,05). Tỷ lệ đậu quả giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mức tin cậy 95% (P<0,05). Tỷ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm dao động 14,0% (công thức 1) đến 75,5% (công thức 4). Tỷ lệ đậu quả đạt cao nhất là 75,5% (công thức 4), cao hơn đối chứng 61,5%, công thức 2 có tỷ lệ đậu quả 37,2% cao hơn công thức đối chứng, các công thức còn lại đều có tỷ lệ đậu quả cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Số quả trên cây của các công thức thí nghiệm có sự dao động lớn giữa các công thức từ 30,4 quả/cây (công thức 1 ) đến 146,4 quả/cây (công thức 4). Số quả/cây giữa các công thức có sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mức tin cậy 95% (P<0,05). Công thức 4 có số quả/cây cao nhất 146,4 quả, cao hơn đối chứng 116 quả/cây, các công thức còn lại đều có số quả/cây cao hơn đối chứng. Khối lượng quả (g) của các công trong thí nghiệm dao động từ 180,0 đến 260,5 g/quả. Khối lượng quả giữa các công thức có sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mức tin cậy 95% (P<0,05). Công thức 4 có khối lượng quả cao nhất 260,5 g, cao hơn đối chứng 80,5 g, công thức 2 có khối lượng quả là
  46. 37 195,3 g cao hơn đối chứng, các công thức còn lại đều có khối lượng quả cao hơn đối chứng. Năng suất na ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt ở mức tin cậy 95%. Công thức đạt năng suất cao nhất là công thức 4 (38,13 kg/cây) cao hơn đối chứng 32,66 kg/cây, ở mức tin cậy 95%. Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn đến chất lượng na Số hạt/quả Số mắt/quả Tỷ lệ phần Độ Brix Công thức (hạt) (mắt) ăn được (%) (%) CT1(đ/c) 55,3 96,1 61,2 13,3 CT2 55,7 91,2 62,7 14,2 CT3 66,4 96,9 72,5 13,1 CT4 72,9 103,2 73,9 14,4 CT5 60,3 96,8 63,1 13,8 P 0,05 LSD0,05 8,18 10,13 - 11,21 CV% 10,7 8,1 - 9,5 CT1 :(ĐC): Thụ phấn tự do. CT2: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa còn mầu trắng xanh chưa nở. CT3: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng nhưng chưa nở. CT4: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng đã hé nở. CT5: Thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng và đã nở hoàn toàn. Số hạt/quả phụ thuộc vào thời điểm lấy phấn để thụ phấn bổ sung với độ tin cậy 95% (P<0,05). Số hạt na/quả của các công thức dao động từ 55,3 hạt/quả (công thức 1) đến 72,9 hạt/quả (công thức 4). Số mắt/quả của các công trong thí nghiệm dao động từ 91,2 (công thức 2) đến 103,2 (công thức 4). Số mắt/quả giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mức tin cậy 95% (P<0,05). Công thức 4 có số mắt/quả cao nhất 103,2 mắt, cao hơn đối chứng 7,1 mắt. Tỷ lệ phần ăn được của các công thức thí nghiệm có sự dao động giữa các công thức từ 61,2% (công thức 1) đến 73,9% (công thức 4). Công thức 4 có tỷ lệ phần ăn được cao nhất 73,9%, cao hơn đối chứng 12,7%, công thức 2 có tỷ lệ phần ăn được là 6,7% cao hơn đối chứng, các công thức còn lại đều có tỷ lệ phần ăn được cao hơn đối chứng. Độ Brix không có sự sai
  47. 38 khác giữa các công thức thí nghiệm (P>0,05). Như vậy trong điều kiện thí nghiệm, thời điểm lấy phấn để thụ phấn bổ sung không ảnh hưởng nhiều đến độ Brix. Hình 4 : Lựa chọn hoa lấy phấn Hình 5 : Ống đựng hạt phấn Hình 6 : Thao tác thụ phấn 3.4. Kết quả nghiên cứu bao quả đối với na tại Võ Nhai Mục đích của biện pháp bao quả là để ngăn ngừa sâu bệnh hại và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bệnh. Thời điểm bao quả có ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của quả cũng như tỷ lệ đậu quả nếu như bao quả quá sớm hoặc quá muộn, bởi vậy trong thí nghiệm đối với na ở Võ Nhai, thời gian bao quả được thực hiện vào 3 thời điểm: bao quả sau đậu quả 20 ngày (khi quả có ĐK= 1,0cm), bao quả sau đậu quả 40 ngày (khi quả có ĐK= 2,0-2,5cm), bao quả sau đậu quả 60 ngày (khi quả có ĐK= 3,0-3,4cm) và đối chứng không bao quả(để tự nhiên).
  48. 39 3.4.1. Ảnh hưởng của bao quả đến tỷ lệ đậu quả và năng suất quả na Bảng 3.10. Ảnh hưởng của bao quả đến số hoa, quả rụng và tỷ lệ đậu quả của na thí nghiệm Tỷ lệ đậu quả Số hoa Số quả đậu ban Số quả thu Công thức khi thu /cây(hoa) đầu(quả) hoạch(quả) hoạch(%) CT1: Bao quả sau 306,02 189,00 115,02 50,85 đậu quả 20 ngày CT2: Bao quả đậu 316,45 195,11 120,31 51,66 quả sau 40 ngày CT3: Bao quả sau 303,67 204,60 99,63 38,69 đậu quả 60 ngày CT4: Không bao 311,87 225,12 83,76 18,51 quả((ĐC)) Số liệu bảng 3.10 cho thấy: các công thức bao quả ở các thời điểm khác nhau có tác dụng giữ quả tốt hơn so với công thức không bao quả, nhưng giữa các công thức bao quả ở các thời điểm khác nhau thì không có sự sai khác rõ. Tỷ lệ đậu quả của các công thức bao quả đạt từ 25,51 – 61,66%. Trong khi đó đối chứng không bao quả chỉ đạt 25,51%. Hình 7: Thí nghiệm Hình 8: Bao quả sau Hình 9: Mẫu mã quả khi bao quả 15 ngày thu hoạch
  49. 40 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của bao quả đến năng suất của na Số quả thu Khối lượng Năng suất lý Năng suất Công thức hoạch TB quả thuyết thực /cây(quả) (gam) (kg/cây) thu(kg/cây) CT1: Bao quả sau 115,02 318,42 35,03 33,40 đậu quả 20 ngày CT2: Bao quả đậu quả sau 40 120,31 326,83 41,58 38,56 ngày CT3: Bao quả sau 99,63 305,29 29,88 27,40 đậu quả 60 ngày CT4: Không bao 83,76 296,00 24,77 21,59 quả(đ/c) Bảng 3.11.Cho thấy việc sử dụng túi bao quả sau đậu quả ở các công thức thí nghiệm đã làm tăng được số quả khi thu hoạch, khối lượng quả và năng suất na; trong đó các CT1 và CT2 (bảo quả sau đậu quả 20 ngày và 40 ngày cho năng suất cao nhất đạt 33,40 – 38,56 kg/cây, cho năng suất cao hơn đối chứng từ 11,81 đến 16,97 kg quả/cây. 3.4.2. Ảnh hưởng của bao quả tới mẫu mã và một số chỉ tiêu chất lượng na Qua kết quả theo dõi bảng 3.12: Về một số đặc điểm và các chỉ tiêu chất lượng quả ta thấy khối lượng quả của công thức 2 là 321,12(gam) là cao nhất, sau đó đến công thức 1 là 310,12(gam) và công thức 3 là 302,44(gam),thấp nhất là công thức đối chứng 278,04(gam). Chiều cao và đường kính quả của công thức 1, 2, 3 đều cao hơn công thức đối chứng.Những vết sâu bệnh trên vỏ quả của công thức 1, 2, 3 đều ít hơn công thức đối chứng, và màu sắc vỏ quả có màu vàng xanh.
  50. 41 Bảng 3.12.Ảnh hưởng của bao quả đến tới mẫu mã và một số chỉ tiêu chất lượng na Vết Đường Khối Chiều sâu kính Màu sắc Công thức lượng TB cao quả bệnh quả vỏ quả quả (gam) (cm) trên (cm) vỏ quả CT1: Bao quả sau đậu 310,12 7,17 6,89 Vàng xanh quả 20 ngày - CT2: Bao quả sau đậu 321,12 6,67 7,95 Vàng xanh quả 40 ngày - CT3: Bao quả sau đậu 302,44 6,33 6,66 Vàng xanh quả 60 ngày - CT4: Đ/c 278,04 6,02 5,93 Xanh sáng + Ưu điểm lớn nhất của việc bao quả là tránh cho quả không bị sâu bệnh phá hoại, góp phần tăng năng suất cũng như việc cải thiện chất lượng na. Tuy nhiên biện pháp này vẫn chưa được áp dụng phổ biến và việc áp dụng thời gian bao quả vào thời điểm nào là thích hợp nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển vẫn là một vấn đề cần được nghiên cứu thêm. Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi mới chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bao quả đến các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng quả ở 3 thời điểm là 20 ngày, 40 ngày, 60 ngày sau đậu quả đem so sánh với đối chứng là không bao quả. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, về năng suất thì công thức bao quả sau 20 ngày và công thức bao quả sau 40 ngày đậu quả có năng suất thực thu tương đương nhau, tiếp theo là công thức bao quả sau 60 ngày và thấp nhất là công thức đối chứng (không bao quả). Các chỉ tiêu về chất lượng quả đạt cao nhất ở công thức 1 (20 ngày sau đậu), sau đó là công thức 2 (40 ngày sau đậu), tiếp theo là công thức 3 ( 60 ngày sau đậu) và cuối cùng là công thức đối chứng ( không bao quả).
  51. 42 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận - Thái Nguyên hiện nay có diện tích trồng na là 817 ha (năm 2018). Trong đó chủ yếu diện tích được trồng tại Võ Nhai (568 ha). Người trồng na ở Võ Nhai kỹ thuật canh tác còn chưa đồng đều, vẫn còn nhiều chủ vườn canh tác theo kinh nghiệm nên nhiều sâu bệnh, dẫn đến năng suất, sản lượng và hiệu quả trồng na chưa đồng bộ. - Biện pháp cắt để lại cành cấp 2 vào đầu tháng 1 (công thức 1) làm tăng được số lượng lộc hè, giảm được số hoa và quả rụng trên cây, cho năng suất đạt cao nhất là 40,10 kg quả/cây. - Biện pháp thụ phấn bổ sung giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng khối lượg quả so với công thức đối chứng (5,47 kg/cây), công thức 4 (thụ phấn bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng đã hé nở) có năng suất thực thu đạt cao nhất là 38,13kg/cây. - Sử dụng túi nilong trắng có lỗ thoáng khí chuyên dụng của Nhật Bản để bao quả ở các thời điểm sau đậu quả 20, 40, 60 ngày cho năng suất thực thu đạt từ 21,59 - 38,56 kg/cây và công thức bao quả sau 40 ngày cho năng suất thực thu đạt cao nhất là 38,56 kg/cây 2. Đề nghị - Cần tiếp tục nghiên cứu tổng hợp các biện pháp kỹ thuật về thời gian đốn tỉa, cách đốn tỉa, sử dụng phân bón cho na để khuyến cáo người trồng na áp dụng. - Cần mở thêm các lớp tập huấn kỹ thuật về thời gian đốn tỉa, cách đốn tỉa, sử dụng phân bón, chất kích thích sinh trưởng cho na để người trồng na nắm rõ để áp dụng.
  52. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Bộ nông Nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Sổ tay trồng và chăm sóc một số loại cây ăn quả, Nhà xuất bản nông Nghiệp, Hà Nội. 2. Chi cục thống kê của Sở nông nghiệp & PTNT Thái Nguyên 2016- 2018. 3. Phạm Văn Côn, Phạm Thị Hương (2004), Thiết kế VAC cho mọi vùng, Nhà xuất bản nông Nghiệp, Hà Nội. 4. Đường Hồng Dật (2000), Nghề làm vườn cây ăn quả ba miền, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc. 5. Bùi Thanh Hà (2001), Phương pháp nhân giống cây ăn quả, nhà xuất bản Thanh hóa. 6. Trần Thế Tục, Cao Anh Long; Phạm Văn Côn; Hoàng Ngọc Thuận; Đoàn Thế Lư (1998), Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Trần Thế Tục (2008), Kỹ thuật trồng và chăm sóc Na - Thanh long, Nhà xuất bản nông Nghiệp - Hà Nội. II. Tài liệu nước ngoài 8. Agustin J. A and Alviter A. R (1996), Cherimoya cultivar (Annona cherimola Mill) in Estado Michoacan [Spanish], University of Chapingo, Mexico: 61 pp. 9. Anderson P. and Richardson A. (1992), Cherimoya Pruning Essential for High quality Fruit, The Orchardist of New Zealand: 32-34. 10. Nakasone H. Y. And Paull R. E (1998), “Annonas” In: Tropical Fruits. CAB International, Lodon, UK; pp 45-75. 11. Pinto A.C.de Q and Silva E. M (1996), Graviola para Exportacao Aspector Tecnicos da producao, Brasilia, Brasil. 12. Torres W.E. and Sanchez L.A (1992), Fruitcultura Colombiana, Guanabano [Spanish] Instituto Colombiano Agropecuario. ICA, Manual
  53. 44 de Asistencia Tecnica 57, Bogota, III. Tài liệu mạng 13. 14. www.Agroviet.com.vn. 15. www.rauhoaquavietnam,vn.
  54. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU TẠI THÁI NGUYÊN Tháng Th 1 Th 2 Th 3 Th 4 Th 5 Th 6 Th 7 Th 8 Th 9 Th 10 Th 11 Th 12 Ttb (độ C) 17.5 17.1 22.2 23.8 28.6 29.3 29.2 28.3 28.1 24.8 22.7 18.9 Tx (độ C) 26.8 25.6 30 31 36.1 36.7 38.8 36.5 36.2 32.1 30.3 29.6 Tm (độ C) 9.1 9.5 13.7 13.9 22.9 22 24.8 24.6 23 19.5 15.5 8.2 U (%) 81 71 80 81 80 80 81 85 81 80 81 80 SS (giờ) 27 23 80 52 190 150 163 128 159 142 134 83 Nguồn: Trug tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, 2018 Ttb: nhiệt độ trung bình tháng Tx: nhiệt độ cao nhất tháng Tm: nhiệt độ thấp nhất tháng U: độ ẩm trung bình tháng SS: tổng số giờ nắng R: tổng lượng mưa tháng PHỤ LỤC 2 CÁC CHỈ TIÊU ĐIỀU TRA NA * Thông tin hộ: ▪ Họ tên chủ hộ: ▪ Tuổi chủ hộ: Dân tộc: ▪ Thôn (Bản): Xã: Huyện: * Thông tin chung về cây na: 1. Hộ trồng cây na với mục đích gì? Trồng từ bao giờ? 2. Nguồn gốc giống lấy từ đâu? 3. Tình hình gieo trồng: - Diện tích trồng m2 số cây/ vườn: + Số lượng cây na dai : + Số lượng cây na bở:
  55. 4. Hộ có sử dụng các loại phân bón hóa học cho na không? - Nếu có, hộ sử dụng loại phân nào? + Số lần bón/năm: . + Bón phân vào thời gian nào? . 5. Hộ có sử dụng phân hữu cơ cho na không? . 6. Cây na có bị sâu bệnh gì không? - Nếu có, chủ yếu là sâu bệnh gì? - Hộ phòng trị bằng thuốc gì? - Trung bình phun bao nhiêu lần/vụ? 7. Hộ có cắt tỉa cho na không? -Nếu có, Cắt tỉa mấy lần/vụ ? - Cắt tỉa vào thời gian nào? 8. Hộ có sử dụng biện pháp bao quả cho na không? - Nếu có, bao quả vào thời nào? - Hiệu quả của sử dụng biện pháp bao quả như thế nào? 9. Hộ có sử dụng chất điều hòa sinh trưởng để tăng khả năng ra hoa, đậu quả cho na không? . - Nếu có, thường mua sản phẩm nào trên thị trường? 10. Hộ có sử dụng biện pháp thụ phấn bổ sung cho na không? 11. Hộ có tưới nước cho na không? 12. Thời gian dự kiến thu hoạch? 13. Giá bán trên thị trường? *Thông tin về cây na dai: 14. Tên giống theo địa phương ? 15. Nguồn gốc? 16. Tọa độ GPS (cây ưu tú?) 17. Đất trồng: 18.Tuổi cây: năm; Số năm cho quả: năm 19. Phương thức nhân giống: Gieo hạt  Chiết  Ghép  20. Chiều cao cây .m; Đường kính tán m; đường kính gốc cm 21. Tán lá: Hình elíp  Bán cầu  Hình tháp 22. Hình dạng lá? 23. Đặc tính ra hoa, khả năng tự đậu quả? 24. Hình dạng hoa? 25.Năng suất 2017 kg; 2018 kg; Dự kiến: 2019 kg 26. Sinh trưởng cây: Rất tốt  Khá  TB  27. Tình hình sâu bệnh: Không có  Nhiều  TB  Ít  * Thông tin về quả: 28. Khối lượng quả cả vỏ, cả hạt:
  56. 29. Khối lượng hạt: 30. Khối lượng vỏ 31. Hình dạng quả: khối cầu  lê  trái tim  32. Màu sắc quả: xanh lục  xanh vàng  Xanh thẫm  33. Bề mặt vỏ quả: mắt dày  Mắt thưa  Trung Bình  34. Bề dày vỏ quả: rất dày  Mỏng  Trung Bình  35. Kích thước quả: chiều cao cm. Đường kính cm. 36. Màu sắc thịt quả: trắng  Trắng đục  Trắng xanh  37. Độ chắc của quả: 38. Màu hạt: đen nhánh  Trắng nâu  nâu sậm  39. Độ lớn của hạt: to, mập  Gầy, mảnh  40. Độ tách thịt quả và hạt: Dễ tách Khó tách Trung bình 41. Độ dai của thịt quả: Dai, mềm  Nhũn, nhiều nước  Khô, ít nước  42. Độ Brix: 43. Số hạt/quả: Hạt lép , Hạt chắc , Tổng số: 44. Ngọt đậm, hơi chua  Ngọt vừa, hơi chua  Ngọt nhạt  Ngọt đậm  45. Hương vị: Thơm Ít thơm Thơm TB  46. Đánh giá cảm quan: Rất ngon  Ngon  TB 
  57. PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ SỬ LÝ THỐNG KÊ SỐ LIỆU ‘Dependent Variable: SỐ LỘC TB / CÂY Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 33.95091111 8.48772778 5.90 0.066 Error 4 5.75111111 1.43777778 Corrected Total 8 39.70202222 R-Square Coeff Var Root MSE Y Mean 0.855143 7.004434 1.199074 51.14556 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F K 2 3.24222222 1.62111111 1.13 0.4089 T 2 30.70868889 15.35434444 10.68 0.0849 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F K 2 3.24222222 1.62111111 1.13 0.4089 T 2 30.70868889 15.35434444 10.68 0.0849 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 4 Error Mean Square 1.437778 Critical Value of t 2.00645 Least Significant Difference 3.7182 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 53.4700 3 2 A A 53.2033 3 3 A 49.2033 3 1 Dependent Variable: Chiều dài lộc Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 20.41966667 5.10491667 108.77 0.070 Error 4 0.18773333 0.04693333 Corrected Total 8 20.60740000 R-Square Coeff Var Root MSE Y Mean 0.990890 8.207288 0.216641 54.53000 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F K 2 1.21520000 0.60760000 12.95 0.0179
  58. T 2 19.20446667 9.60223333 204.59 0.0600 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F K 2 1.21520000 0.60760000 12.95 0.0179 T 2 19.20446667 9.60223333 204.59 F Model 4 0.01473333 0.00368333 13.81 0.063 Error 4 0.00106667 0.00026667 Corrected Total 8 0.01580000 R-Square Coeff Var Root MSE Y Mean 0.932489 11.641780 0.016330 0.576667 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F K 2 0.00646667 0.00323333 12.12 0.0200 T 2 0.00826667 0.00413333 15.50 0.6131 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F K 2 0.00646667 0.00323333 12.12 0.0200 T 2 0.00826667 0.00413333 15.50 0.0131 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 4 Error Mean Square 0.000267 Critical Value of t 1.645 Least Significant Difference 4.4100 .037
  59. Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 0.65000 3 1 A A 0.61333 3 3 A 0.65667 3 2 Dependent Variable: SỐ LÁ / LỘC Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 3.76233333 0.94058333 23.42 0.3049 Error 4 0.16066667 0.04016667 Corrected Total 8 3.92300000 R-Square Coeff Var Root MSE Y Mean 0.959045 11.901018 0.200416 23.27667 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F K 2 0.41306667 0.20653333 5.14 0.0784 T 2 3.34926667 1.67463333 41.69 0.0721 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F K 2 0.41306667 0.20653333 5.14 0.0784 T 2 3.34926667 1.67463333 41.69 0.0721 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 4 Error Mean Square 0.040167 Critical Value of t 3.90645 Least Significant Difference 5.4543 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 24.3333 3 3 A 23.1367 3 1 A A 23.2700 3 2 Dependent Variable: Số Lượng cành cấp 3 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 25.37831111 6.34457778 133.96 0.0002 Error 4 0.18944444 0.04736111 Corrected Total 8 25.56775556
  60. R-Square Coeff Var Root MSE Y Mean 0.992590 9.509669 0.217626 8.847778 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F K 2 0.62942222 0.31471111 6.64 0.0535 T 2 24.74888889 12.37444444 261.28 F K 2 0.62942222 0.31471111 6.64 0.0535 T 2 24.74888889 12.37444444 261.28 F Model 4 428.0248444 107.0062111 1089.92 0.3001 Error 4 0.3927111 0.0981778 Corrected Total 8 428.4175556 R-Square Coeff Var Root MSE Y Mean 0.999083 8.303175 0.313333 303.6922 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F K 2 2.6846889 1.3423444 13.67 0.0163 T 2 425.3401556 212.6700778 2166.17 0.6601 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F K 2 2.6846889 1.3423444 13.67 0.0163 T 2 425.3401556 212.6700778 2166.17 0.6601 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate.
  61. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 4 Error Mean Square 0.098178 Critical Value of t 2.77645 Least Significant Difference 4.7103 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 314.3267 3 2 A 300.3533 3 3 A 298.4667 3 1 Bảng 3.5. Dependent Variable: số hoa quả rụng /cây Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > Model 4 1963.556111 490.889028 1593.57 F K 2 0.453422 0.226711 0.74 0.5344 T 2 1963.102689 981.551344 3186.40 F K 2 0.453422 0.226711 0.74 0.5344 T 2 1963.102689 981.551344 3186.40 <.0001
  62. The GLM Procedure t Tests (LSD) for Y NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 4 Error Mean Square 0.308044 Critical Value of t 10.08645 Least Significant Difference 15.1682 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 120.0067 3 1 B 139.2933 3 2 C 195.5467 3 3 Dependent Variable: SỐ QUẢ THU HOẠCH Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 9419.945244 2354.986311 0.0001 Error 4 0.744311 0.186078 Corrected Total 8 9420.689556 R-Square Coeff Var Root MSE Y Mean 0.999921 11.197057 0.431367 150.2722 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F K 2 0.172956 0.086478 0.46 0.6584 T 2 9419.772289 4709.886144 25311.4 F K 2 0.172956 0.086478 0.46 0.6584 T 2 9419.772289 4709.886144 25311.4 <.0001 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 4 Error Mean Square 0.186078 Critical Value of t 2.19645 Least Significant Difference 13.5379 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 107.7167 3 3
  63. B 135.4400 3 2 C 145.7300 3 1 Dependent Variable: SỐ HOA/ CâY Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 7419.945244 2654.986311 0.0001 Error 4 0.754311 0.156078 Corrected Total 8 9420.689556 R-Square Coeff Var Root MSE Y Mean 0.999921 8.407057 0.431367 150.3722 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F K 2 0.172956 0.086478 0.46 0.6584 T 2 9419.772289 4709.886144 25311.4 F K 2 0.172956 0.086478 0.46 0.6584 T 2 9419.772289 4709.886144 25311.4 <.0001 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 4 Error Mean Square 0.186078 Critical Value of t 2.19645 Least Significant Difference 15.4879 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 303.2567 3 3 B 274.7300 3 2 C 265.7300 3 1
  64. BANG 3.6: Dependent Variable: KHỐI LƯỢNG TB QUẢ Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 3684.935333 921.233833 0.83 0.0794 Error 4 4439.044267 1109.761067 Corrected Total 8 8123.979600 R-Square Coeff Var Root MSE Y Mean 0.453587 12.79143 33.31308 282.2800 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F K 2 2212.908067 1106.454033 1.00 0.4453 T 2 1472.027267 736.013633 0.66 0.7640 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F K 2 2212.908067 1106.454033 1.00 0.4453 T 2 1472.027267 736.013633 0.66 0.7640 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 4 Error Mean Square 1109.761 Critical Value of t 2.82645 Least Significant Difference 12.799 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 300.34 3 2 A A 276.61 3 3 A A 304.44 3 1 Dependent Variable: NĂNG SUẤT THỰC THU Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 191.5332444 47.8833111 711.55 F K 2 0.8689556 0.4344778 6.46 0.0559 T 2 190.6642889 95.3321444 1416.64 0.9300
  65. Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F K 2 0.8689556 0.4344778 6.46 0.0559 T 2 190.6642889 95.3321444 1416.64 0.9300 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 4 Error Mean Square 0.067294 Critical Value of t 2.77645 Least Significant Difference 4.3181 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 40.1000 3 1 A 38.0467 3 2 A 25.1667 3 3 Dependent Variable: SỐ QUẢ THU HOẠCH/ CÂY Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 1978.919578 494.729894 2596.40 F K 2 0.595289 0.297644 1.56 0.3152 T 2 1978.324289 989.162144 5191.24 0.1267 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F K 2 0.595289 0.297644 1.56 0.3152 T 2 1978.324289 989.162144 5191.24 0.1267 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 4 Error Mean Square 0.190544 Critical Value of t 2.77645 Least Significant Difference 13.5396 Means with the same letter are not significantly different.
  66. t Grouping Mean N T A 145.7300 3 1 A 135.4467 3 2 A 107.7100 3 3 Bảng 3.8 Dependent Variable: Tỷ lệ đậu quả Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 6 4601.933240 766.988873 20.85 0.0002 Error 8 294.261853 36.782732 Corrected Total 14 4896.195093 R-Square Coeff Var Root MSE Y Mean 0.939900 9.53349 6.064877 43.52733 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F K 2 62.379613 31.189807 0.85 0.4635 T 4 4539.553627 1134.888407 30.85 F K 2 62.379613 31.189807 0.85 0.4635 T 4 4539.553627 1134.888407 30.85 <.0001 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 8 Error Mean Square 36.78273 Critical Value of t 2.30600 Least Significant Difference 11.659 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 75.563 3 4 B 45.573 3 5 B B 40.733 3 3 B B 37.200 3 2 C 14.067 3 1
  67. Dependent Variable: số quả trên cây Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 6 24067.47467 4011.24578 14893.2 F K 2 1.94533 0.97267 3.61 0.0763 T 4 24065.52933 6016.38233 22338.1 F K 2 1.94533 0.97267 3.61 0.0763 T 4 24065.52933 6016.38233 22338.1 F Model 6 11867.29333 1977.88222 16436.7 <.0001 Error 8 0.96267 0.12033 Corrected Total 14 11868.25600 R-Square Coeff Var Root MSE Y Mean 0.999919 8.761315 0.346891 215.0400
  68. Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F K 2 1.20400 0.60200 5.00 0.0390 T 4 11866.08933 2966.52233 24652.5 F K 2 1.20400 0.60200 5.00 0.0390 T 4 11866.08933 2966.52233 24652.5 F Model 6 1622.727000 270.454500 970.98 F K 2 2.736373 1.368187 4.91 0.0406 T 4 1619.990627 404.997657 1454.02 F K 2 2.736373 1.368187 4.91 0.0406 T 4 1619.990627 404.997657 1454.02 <.0001
  69. NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 8 Error Mean Square 0.278537 Critical Value of t 2.30600 Least Significant Difference 12.6437 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 38.1367 3 4 B 27.8667 3 5 C 25.6733 3 3 D 21.9967 3 2 E 5.4700 3 1 BẢNG 3.9 Dependent Variable: SỐ HẠT / QUẢ Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 641.1533333 160.2883333 722.02 F K 4 641.1533334 161.2853333 2.08 0.0404 T 6 2.737373 1.368187 1454.02 F K 4 641.1533334 160.2853333 2.08 0.0404 T 6 2.737373 1.368187 1454.02 <.0001 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 0.222 Critical Value of t 1.18814 Least Significant Difference 8.1872
  70. Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 72.9000 3 4 B 66.4667 3 3 C 60.3333 3 5 D 55.7333 3 2 D D 55.3000 3 1 Dependent Variable: SỐ MẮT / QUẢ Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 243.4893333 60.8723333 25.36 F K 4 243.4893333 60.8723333 25.36 F K 4 243.4893333 60.8723333 25.36 <.0001 T 2 30.76868889 15.35434444 12.56 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 2.4 Critical Value of t 3.13814 Least Significant Difference 8.1884 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 103.233 3 4 B 96.867 3 5 B B 96.100 3 1 B B 96.967 3 3 C 91.200 3 2
  71. Dependent Variable: ĐỘ BRIX Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 243.4893333 60.8723333 25.36 F K 4 223.4893333 60.8523333 25.36 0.0801 T 2 30.66868889 15.35454444 12.56 0.2375 Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F K 4 223.4893333 60.8523333 25.36 0.0801 T 2 30.66868889 15.35454444 12.56 0.2375 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 10 Error Mean Square 2.4 Critical Value of t 2.13814 Least Significant Difference 11.2184 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N T A 14.433 3 4 A 13.867 3 5 A A 13.300 3 1 A A 13.167 3 3 A 14.200 3 2