Khóa luận Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) Chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 87 trang thiennha21 25/04/2022 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) Chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_he_thong_xep_hang_tin_dung_noi_bo_doi_v.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) Chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn Lê Nguyễn Quỳnh Anh Th.S Nguyễn Hồ Phương Thảo Lớp: K50 Tài chính Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  2. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Xếp hạng tín dụng (XHTD) là một trong những công cụ quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM. Kết quả XHTD bên cạnh là căn cứ để ra quyết định cho vay còn là cơ sở để đánh giá chất lượng các khoản nợ và hỗ trợ công tác trích lập dự phòng rủi ro. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của hệ thống XHTD nội bộ cũng chính là góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. SACOMBANK là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ tiệm cận theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau hơn 10 năm thực hiện, hệ thống XHTD nội bộ của SACOMBANK đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc quản lý chất lượng tín dụng. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống XHTD nội bộ của SACOMBANK vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định xuất phát từ những nguyên nhân khách quan cũng như từ chính bản thân ngân hàng khiến cho hệ thống XHTD nội bộ vẫn chưa phát huy được kết quả tốt nhất. Đề tài đã thực hiện một số nghiên cứu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp; thu thập cơ sở dữ liệu về XHTD của 51 khách hàng doanh nghiệp ngẫu nhiên thuộc 2 ngành Thương mại và Xây dựng tại SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế; sau đó chạy thống kê mô tả tìm ra các nhân tố ảnh hưởng lớn đến kết quả xếp hạng khách hàng nhằm giúp cho các cấp quản trị và phòng ban chức năng có công cụ hữu hiệu để kiểm soát, điều chỉnh kết quả xếp hạng một cách độc lập và khách quan. Sau cùng, đề tài đưa ra một số kiến nghị với mong muốn góp phần hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ của SACOMBANK. Phần nội dung chính của khóa luận bao gồm 3 phần. Chi tiết nội dung của mỗi Trườngphần sẽ được trình bàyĐại lần lượt. học Kinh tế Huế i
  3. Môi trường thực tế là nơi để mỗi sinh viên như chúng em được trải nghiệm, học tập và chuẩn bị hành trang choL ờnghiề Cnghiảệmp tươngƠ nlai của mình. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua dù trực tiếp hay gián tiếp em đã đón nhận được rất nhiều sự quan tâm của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo ngân hàng, gia đình và cả bạn bè. Với lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, lời cảm ơn trước tiên em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, quý Thầy Cô trong Khoa Tài chính Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích, quý báu trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, em xin cảm ơn Th.s Nguyễn Hồ Phương Thảo - người Cô kính mến đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế đã tạo mọi điều kiện, luôn quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, bên cạnh đó còn chia sẻ những kiến thức, những kinh nghiệm bổ ích để giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập. Trong bài báo cáo này, tuy em đã cố gắng hết sức để thực hiện bài báo cáo được hoàn chỉnh và đạt được những yêu cầu ban đầu, song không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trường Đại học LêKinh Nguyễn Quỳnh tếAnh Huế DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
  4. SACOMBANK Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín SACOMBANK Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi Chi nhánh TT Huế nhánh Thừa Thiên Huế CBTD Cán bộ tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PTC Phi tài chính TC Tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần XHTD Xếp hạng tín dụng Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  5. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3 5. Kết cấu đề tài 4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp 5 1.1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng 5 1.1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng 6 1.2. Vai trò của xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp 6 1.2.1.Đối với ngân hàng thương mại 6 1.2.2. Đối với nhà đầu tư và thị trường chứng khoán 7 1.2.3. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng 7 1.3. Các nguyên tắc và quy trình xếp hạng tín dụng 8 Trường1.3.1. Nguyên tắc x ếĐạip hạng tín d ụnghọc Kinh tế Huế 8 1.3.2. Quy trình xếp hạng tín dụng 9 1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 9 iv
  6. 1.4.1. Chất lượng nguồn thông tin 9 1.4.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin 10 1.4.3. Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng 10 1.4.4. Những thay đổi trong cơ chế, quy định và chính sách của Nhà Nước 10 1.5. Các chỉ tiêu thường dùng để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 11 1.5.1. Các chỉ tiêu tài chính 11 1.5.1.1. Các tỷ số thanh khoản để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp 11 1.5.1.2.Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp 12 1.5.1.3. Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp 13 1.5.1.4. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp 14 1.5.2. Chỉ tiêu phi tài chính 14 1.5.2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 15 1.5.2.2.Uy tín trong quan hệ với các tổ chức tín dụng 15 1.5.2.3. Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 15 1.5.2.4.Trình độ quản lý của ban lãnh đạo 15 1.6. Một số phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được áp dụng trên thế giới 15 1.6.1. Mô hình toán học chấm điểm tín dụng Z-score 15 1.6.2. Phương pháp chuyên gia 17 1.6.2.1. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Fitch 17 1.6.2.2. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của S&P 19 1.6.2.3. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Moody’s 20 Trường1.6.3. Mạng nơ ron thĐạiần kinh học Kinh tế Huế20 1.7. Một số hệ thống xếp hạng tín dụng ở Việt Nam 21 1.7.1. Hệ thống xếp hạng của trung tâm tín dụng CIC 21 v
  7. 1.7.2. Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV) 22 1.7.3. Công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R) 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 23 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 23 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương Tín 23 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SACOMBANK-TT Huế 24 2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Thừa Thiên Huế 25 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh 25 2.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế trong giai đoạn 2016-2018. 26 2.2.Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế 29 2.2.1. Khái quát về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp . 29 2.2.2. Hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng Doanh nghiệp của SACOMBANK-Chi nhánh TT Huế 31 2.2.2.1. Đối tượng KHDN được XHTD tại SACOMBANK-Chi nhánh TT Huế 31 2.2.2.2. Nguyên tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng KHDN tại SACOMBANK Chi nhánh TT Huế 32 2.3. Nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu trong mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của SACOMBANK - Chi nhánhTT Huế 39 2.3.1. Mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu XHTD KHDN tại SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế. 43 2.3.1.1. Thu thập số liệu 43 2.3.1.2. Thực hiện mô tả thống kê 44 Trường2.3.2. Đánh giá hệ th ốngĐại chấm điểm XHTDhọc của SACOMBANK Kinh- Chi nhánhtế TTHuế Huế 57 vi
  8. CHƯƠNG 3: CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP SACOMBANK - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 59 3.1. Định hướng của SACOMBANK về Tín dụng trong thời gian tới. 59 3.2. Các giải pháp để hoàn thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại SACOMBANK – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 60 3.3. Kiến nghị 62 3.3.1. Về phía ngân hàng SACOMBANK - Hội sở chính: 62 3.3.2. Về phía ngân hàng Nhà nước: 63 PHẦN 3: KẾT LUẬN 65 1. Kết luận 65 2. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC 68 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình kết quả kinh doanh của SACOMBANK-Chi nhánh TT Huế giai đoạn 2016-2018 27 Bảng 2.2: Hệ thống kí hiệu XHTD doanh nghiệp 33 Bảng 2.3: Thang điểm XHTD và phân loại nhóm nợ đối với khách hàng doanh nghiệp 39 Bảng 2.4: Bảng ký hiệu quy ước các chỉ tiêu tài chính trong XHTD tại SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế 40 Bảng 2.5: Bảng ký hiệu quy ước các chỉ tiêu phi tài chính trong XHTD tại SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế 41 Bảng 2.5: Bảng thống kê mô tả theo Scoring 44 Bảng 2.6: Bảng thống kê mô tả theo hạng 45 Bảng 2.7: Bảng thống kê mô tả theo Ngành kinh doanh 45 Bảng 2.8: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính 46 Bảng 2.9: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính 47 Bảng 2.10: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính 48 Bảng 2.11: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Phi tài chính 49 Bảng 2.12: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính 50 Bảng 2.13: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính 51 Bảng 2.14: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính 52 Bảng 2.16: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính 54 Bảng 2.17: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính 55 Bảng 2.18: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính 55 Bảng 2.19: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính 56 Bảng 2.20: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính 56 TrườngBảng 2.21: Bảng phân Đại bố theo m ứhọcc rủi ro Kinh tế Huế57 viii
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.2: Quy trình XHTD nội bộ khách hàng doanh nghiệp 34 Trường Đại học Kinh tế Huế ix
  11. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong đó rủi ro mà các ngân hàng quan tâm hàng đầu chính là rủi ro tín dụng. Đây là điều dễ hiểu vì rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, với đặc thù chung của các NHTM Việt Nam, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản, mang lai nguồn thu lớn nhất, chiếm từ 50-70% lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng cũng dẫn đến nợ xấu là một vấn đề nhức nhối của hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới “sức khỏe” của nền kinh tế. Điều này bắt buộc các NHTM muốn phát triển bền vững thì phải làm tốt hơn nữa công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Có rất nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng, trong đó xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ khoa học, hiệu quả và phổ biến nhất đang được các NHTM triển khai áp dụng. Xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu, đồng thời hỗ trợ công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, giúp ngân hàng có những bước tiến chắc chắn, đảm bảo cho sự vận hành ổn định của toàn hệ thống. Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều mô hình xếp hạng tín dụng từ đơn giản đến phức tạp, có mô hình thiên về định tính, có mô hình nặng về các chỉ tiêu định lượng, song mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm nhất định. Tùy vào đặc điểm hoạt động, năng lực tài chính mà mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp. Ở Việt Nam, mô hình chấm điểm tín dụng là một mô hình khá phổ biến được các NHTM triển khai áp dụng. Mô hình này khá phù hợp với các NHTM nước ta vì những ưu điểm của nó như việc phân tích dựa trên công nghệ đơn giản, hệ thống thông tin có sẵn, có được sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của các tổ chức tín dụng Trườngquốc tế uy tín đã có Đạimặt trên thị trưhọcờng như Moody’s, Kinh Fitch Ratings, tế S&P, Huế Song, mô hình chấm điểm tín dụng vẫn có những mặt hạn chế nhất định, bộ chỉ tiêu chấm điểm bao gồm các biến định tính và định lượng nên việc chấm điểm tốn khá nhiều 1
  12. thời gian, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng phân tích tốt, bên cạnh đó các yếu tố chủ quan như hệ thống lưu trữ và chất lượng thông tin chưa cao cũng ảnh hưởng khá nhiều tới kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Do đó, việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống xếp hạng tín dụng là cần thiết và cần được quan tâm đầu tư hơn tại các NHTM. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) là một trong những ngân hàng đầu tiên tiên phong triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ năm 2005 nhưng tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay khách hàng Doanh nghiệp còn khá cao. Vì vậy SACOMBANK cần phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đủ mạnh nhằm thực hiện phân loại các khoản nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng trong các hoạt động tín dụng và sàng lọc khách hàng Doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định cho vay. Cho đến nay hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của SACOMBANK đã được cải tiến, nâng cấp nhiều lần nhưng với môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì việc nghiên cứu, đánh giá nhằm ngày một hoàn thiện hơn hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn luôn là vấn đề cần thiết. Đó là lý em chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Dựa trên cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn về xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp, cũng như sử dụng một số kiến thức về hồi quy tuyến tính để kiểm định mối tương quan của các chỉ tiêu trong hệ thống đối với kết quả xếp hạng, từ đó tìm ra một số điểm trọng yếu của hệ thống xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp, giúp nâng cao chất lượng công tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TrườngChi nhánh Thừa Thiên Đại Huế. học Kinh tế Huế 2
  13. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại; - Phân tích thực trạng công tác xếp hạng tín dụng và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế; - Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: tập trung nghiên cứu hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016-2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các tạp chí khoa học và các khóa luận có liên quan đến xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại để làm cơ sở tham khảo về măt lý thuyết cho đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng - Phương pháp thu thập số liệu: nguồn số liệu được thu thập từ báo cáo tổng kết kinh doanh thường niên, hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh Trườngnghiệp; thu thập cơĐại sở dữ liệu vềhọc XHTD của Kinh 51 quan sát (Khách tế hàng Huế Doanh nghiệp) ngẫu nhiên thuộc 2 ngành Thương mại và Xây dựng tại SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế giai đoạn 2016-2018. 3
  14. - Phương pháp xử lí số liệu: + Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng phần mềm SPSS để tính toán các chỉ tiêu trong hệ thống đối với kết quả xếp hạng do SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế cung cấp. + Phương pháp so sánh: so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thông qua từng năm để đánh giá sự biến động của tình hình kinh doanh của ngân hàng+ Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại thông tin đã thu thập được sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu và rút ra được kết luận cần thiết. 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 phần: - Phần 1: Đặt vấn đề - Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu + Chương 1: Tổng quan về xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại. + Chương 2: Thực trạng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - SACOMBANK - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. + Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Sài gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Phần 3: Kết luận Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  15. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng Thuật ngữ “credit ratings”- Xếp hạng tín dụng (XHTD) lần đầu được dùng cách đây hơn 100 năm (từ năm 1909) khi công ty Moody’s phát hành định kỳ các chỉ số thông tin tín nhiệm các doanh nghiệp trong ngành đường sắt Mỹ. Tiếp theo đó, các công ty XHTD lần lượt ra đời như công ty Standard and Poor’s (1922), công ty Fitch Investor Service (1924), công ty xếp hạng trái phiếu Canada – Canadian Bond Rating service (1972). Hiện nay, dịch vụ XHTD đã mở rộng và phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới, trong đó 3 công ty Moody’s Investors Sevice (MCO), Standard &Poor (S&P) và Fitch Ratings là những tổ chức uy tín và quen thuộc trong ngành XHTD doanh nghiệp. Theo công ty Moody’s, XHTD là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C Theo công ty Standards & Poor, XHTD là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn. Theo Fitch thì XHTD là đánh giá mức độ khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ như lãi suất, cổ tức ưu đãi, các khoản bảo hiểm hay các khoản phải trả khác của một tổ chức. Từ những khái niệm được đưa ra bởi những tổ chức quốc tế uy tín trong cùng lĩnh vực, có thể hiểu về cơ bản XHTD là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng Trườngvà chất lượng tín d ụĐạing, thể hiện khhọcả năng và thiKinhện chí trả nợ (g ốc,tế lãi ho Huếặc cả hai) của đối tượng được cấp tín dụng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống phân loại xếp hạng theo kí hiệu. 5
  16. Ở các NHTM Việt Nam, việc XHTD thực hiện đối với cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân nhưng trong phạm vi của khóa luận, tác giả xin phép chỉ đề cập đến XHTD doanh nghiệp. Hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp là một chương trình được ngân hàng xây dựng, thiết lập với những chỉ tiêu chấm điểm được xác định trước, để phục vụ việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. 1.1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng Đối tượng của XHTD gồm những dữ liệu, thông tin của khách hàng tham gia vay vốn tại NHTM như: thông tin tài chính từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp , các thông tin phi tài chính (khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý và môi trường kiểm soát nội bộ, quan hệ với ngân hàng, ). Đối với các NHTM, việc XHTD không nhằm thể hiện giá trị của người vay mà kết quả XHTD chỉ là cơ sở để đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng và hạn mức cho vay phù hợp. Một khách hàng đi vay được XHTD cao không có nghĩa là chắc chắn ngân hàng cho vay sẽ thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay mà chỉ là cơ sở để đưa ra quyết định tín dụng phù hợp, đúng đắn đã được điều chỉnh theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng có liên quan đến khách hàng là người đi vay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó. 1.2. Vai trò của xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp 1.2.1. Đối với ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng và hậu quả của nó luôn là mối đe dọa lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi NHTM và toàn hệ thống. Vì vậy các ngân hàng luôn mong muốn đo lường và kiểm soát được rủi ro tín dụng ở mức mục tiêu. Công tác XHTD có vai trò quan trọng trong việc phân tích, đánh giá khách hàng cả trước và sau khi cấp tín dụng từ đó giúp ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, hỗ trợ công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Khi khách hàng có đề nghị Trườngvay vốn, kết quả XHTD Đại có được dựahọc trên các thôngKinh tin thu thập vàtế phân tíchHuế số liệu sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí và thời gian ra quyết định cho vay. Đồng thời, dựa vào mức xếp hạng để áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp. Sau khi cấp tín 6
  17. dụng, công tác xếp hạng giúp ngân hàng quản lý tốt hơn danh mục cho vay, việc giám sát và đánh giá các khoản tín dụng cho biết khoản vay có chất lượng tốt hay đang có xu hướng xấu đi từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời. Ngân hàng cũng thực hiện XHTD khách hàng không trả nợ đúng hạn nhằm phân tích rủi ro tín dụng và đưa ra các biện pháp giảm tổn thất cho ngân hàng. 1.2.2. Đối với nhà đầu tư và thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán của Việt Nam mới được chính thức hình thành từ những năm 2000 và trở thành thị trường tài chính thu hút vốn quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán gặp một số khó khăn do thông tin kém minh bạch nên chưa tạo được sự lành mạnh cho thị trường. Vì vậy sự ra đời của XHTD có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tư nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. - Kết quả XHTD là một nguồn cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà đầu tư về tình trạng của nhà phát hành để lựa chọn khi đầu tư vào một chứng khoán thích hợp từ đó thu hẹp được sự chênh lệch thông tin giữa người cho vay và người đi vay, giúp cho thị trương chứng khoán minh bạch hơn. - XHTD tạo điều kiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực hiện được dễ dàng, thuận lợi hơn, đồng thời giảm được chi phí huy động vốn. Các tổ chức cần huy động vốn, nhà phát hành chứng khoán sử dụng kết quả XHTD để tạo niềm tin với nhà đầu tư, từ đó vừa huy động được lượng vốn như mong muốn vừa giảm được chi phí huy động. 1.2.3. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng - XHTD giúp các doanh nghiệp biết được sự đánh giá khách quan của cơ quan bên ngoài về khả năng tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. - Với việc được đánh giá độc lập và khách quan của bên thứ ba, doanh nghiệp khẳng định được vị thế và uy tín của mình đối với các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho Trườngdoanh nghiệp trong viĐạiệc tiếp cận cáchọc nguồn vố nKinhđầu tư trong và ngoài tế nư ớHuếc. - XHTD cũng giúp duy trì sự ổn định nguồn tài trợ cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp được xếp hạng cao có thể duy trì được thị trường vốn hầu như trong 7
  18. mọi hoàn cảnh, ngay cả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi. XHTD càng cao thì chi phí huy động vốn càng giảm, các nhà đầu tư sẵn sàng nhận một mức lãi suất thấp hơn cho một chứng khoán an toàn hơn. 1.3. Các nguyên tắc và quy trình xếp hạng tín dụng 1.3.1. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng  Nguyên tắc 1: Phân tích các yêu tố định tính và định lượng (1) Các dữ liệu định lượng: Là những quan sát được đo lường bằng số, các dữ liệu được lấy trên các báo cáo tài chính. Ví dụ như các tỷ số khả năng thanh toán, chi phí trả lãi vay, vốn lưu động, (2) Các dữ liệu định tính: Đó là những quan sát không đo lường được bằng số. Trong tập dữ liệu định tính mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu loại nào đó. Ví dụ tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, trình độ quản lý của ban lãnh đạo,  Nguyên tắc 2: Phân tích từ các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp đến các yếu tố của bản thân doanh nghiệp theo trình tự: (1) Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hướng của quốc gia, ngành như tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, sự ổn định về chính trị, chính sách tài chính, sự mở cửa thị trường ; (2) Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các quy định; (3) Phân tích rủi ro tài chính bao gồm hàng loạt chỉ tiêu phụ thuộc vào từng ngành nghề, kết hợp so sánh giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, xem xét độ linh hoạt tài chính cũng như chính sách tài chính; (4) Phân tích hướng phát triển của công ty như chất lượng ban quản lý và chiến lược kinh doanh; (5) Phân tích tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Trường Nguyên t ắcĐại 3: Xây dự nghọc thang điể m Kinhcác chỉ tiêu đơn tếgiản, dễHuếhiểu, dễ so sánh. Các chỉ tiêu được cho điểm, sau đó tổng hợp lại và phản ánh qua ký hiệu xếp hạng. 8
  19. 1.3.2. Quy trình xếp hạng tín dụng Tùy vào chính sách tín dụng và các quy định có liên quan mà mỗi ngân hàng sẽ có một quy trình XHTD khác nhau nhưng tựu chung một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản sau: (1) Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, được thiết lập trong hệ thống XHTD nội bộ của ngân hàng như xác định ngành và quy mô doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, . Trong quá trình thu thập thông tin, ngoài những thông tin do chính khách hàng cung cấp, CBTD phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin từ các tổ chức xếp hạng uy tín, thông tin từ trung tâm tín dụng ngân hàng CIC, (2) Phân tích và chấm điểm các chỉ tiêu bằng mô hình để đưa ra kết quả xếp hạng. Mô hình chấm điểm sử dụng đồng thời chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhằm đánh giá tổng quát nhất khả năng trả nợ của khách hàng. Các chỉ tiêu tài chính thiên về định lượng được chấm điểm dựa trên các thông tin, số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phi tài chính thiên về định tính nên đòi hỏi phải được sử dụng khách quan, linh hoạt và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Hệ thống chấm điểm sẽ tự động đưa ra kết quả về tổng số điểm đạt được, mức xếp hạng và tình trạng phân loại nợ tương ứng. Kết quả xếp hạng tín dụng tại các TCTD chỉ mang tính nội bộ và thường không được công bố rộng rãi. (3) Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng, các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng. 1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Trường1.4.1. Chất l ượngĐại nguồn thông học tin Kinh tế Huế Chất lượng nguồn thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chấm điểm. Những thông tin này chính là yếu tố đầu vào của công tác XHTD, thông tin 9
  20. có đầy đủ và độ tin cậy cao thì kết quả XHTD mới phản ánh càng chân thực hơn đối tượng xếp hạng. Trong thực tế hiện nay thì việc thu thập thông tin còn gặp nhiều khó khăn, tính trung thực của các thông tin do doanh nghiệp cung cấp còn chưa cao khiến các NHTM khó tiếp cận nguồn thông tin về hồ sơ xác thực khi đưa dữ liệu vào phân tích. 1.4.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin Để có được kết quả xếp hạng, các NHTM phải triển khai phần mềm XHTD nội bộ, được thiết kế riêng phù hợp với dữ liệu thông tin nội bộ và khả năng kết nội phần mềm quản trị ngân hàng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại sẽ đảm bảo phục vụ tốt cho toàn bộ quá trình từ thu thập, khai thác, quản lý dữ liệu cho đến phân tích đánh giá các chỉ tiêu. Công nghệ thông tin tài chính ngân hàng chính là hạ tầng để các NHTM đổi mới, nâng cấp và hoàn thiện hơn hệ thống XHTD nội bộ của mình. 1.4.3. Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng Công nghệ dù có hiện đại, tiên tiến thì vẫn không thể thiếu yếu tố con người. Một hệ thống chỉ tiêu đánh giá dù có tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được những nội dung cơ bản cho phần lớn các trường hợp XHTD. Trong quá trình thao tác thực tế, cán bộ thực hiện công tác xếp hạng phải hiểu được bản chất của vấn đề phân tích và nắm bắt được tình huống trong từng điều kiện cụ thể. Yếu tố con người, chuyên môn cùng với những kinh nghiệm nhạy bén đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kết quả XHTD. 1.4.4. Những thay đổi trong cơ chế, quy định và chính sách của Nhà Nước Mọi hoạt động của các TCTD nói chung và NHTM nói riêng đều không nằm ngoài khuôn khổ các quy định, cơ chế cũng như chính sách của NHNN và Chính Phủ. NHNN với vai trò quản lý thường xuyên ban hành các quy định, quy chế nhằm quản trị rủi ro tín dụng, duy trì tính thanh khoản và phòng ngừa những tổn Trườngthất không đáng cóĐại cho các NHTM. học Tình đ ếnKinh thời điểm hiện nay,tế khung Huế pháp lý liên quan đến hoạt động XHTD có các quy định 57/2002/QĐ-NHNN, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN xuất phát từ hiệp định Basel II thông qua năm 2004, Nghị 10
  21. định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Các kênh thông tin chung quan trong mà các NHTM có thể truy cập là CIC, cơ quan thuế, ủy ban giám sát tài chính quốc gia Hoạt động của các cơ quan này cùng với những quy định, chính sách phải có sự thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. 1.5. Các chỉ tiêu thường dùng để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 1.5.1. Các chỉ tiêu tài chính Đây là các chỉ tiêu định lượng được lấy trực tiếp hoặc kết quả tính toán đựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Các chỉ tiêu tài chính mà các cán bộ tín dụng thường được sử dụng để đánh giá khách hàng vay vốn của mình bao gồm: 1.5.1.1. Các tỷ số thanh khoản để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp + Khả năng thanh toán hiện hành: Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Công thức tính: Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn + Khả năng thanh toán nhanh: chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh Trườngkhoản cao hơn. Ch ỉ nhữngĐại tài sản cóhọc tính thanh khoảnKinh cao mới đư ợctếđưa vàoHuế để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. 11
  22. Công thức tính: Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn + Khả năng thanh toán tức thời: Thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN. Chỉ số thanh toán tức thời = Tiền và các khoản đương tiền / Nợ ngắn hạn + Khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vây phải trả hay không. Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Lãi vay phải trả 1.5.1.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp + Vòng quay vốn lưu động: Chỉ số này đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp dựa trên cơ sở một đồng vốn lưu động đã tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Ví dụ chỉ số này bằng 3 thì với mỗi đồng vốn lưu động của doanh nghiệp có khả năng tạo ra 3 đồng doanh thu cho doanh nghiệp này. Số vòng quay càng lớn, doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả. Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu / Vốn lưu động bình quân + Vòng quay hàng tồn kho: Đối với một doanh nghiệp, việc lưu trữ hàng tồn kho nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Việc lưu trữ hàng tồn kho nhiều sẽ là lợi thế trong một số ngành, tuy nhiên lại không có lợi ở một số ngành khác. Chính vì vậy để đánh giá tình hình tiêu thụ hàng Trườnghóa của doanh nghi ệĐạip một cách chínhhọc xác hơn, taKinh cần tính tần su ấttế mà hàng Huế tồn kho được luân chuyển trong kỳ. Đó cũng chính là vòng quay hàng tồn kho. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho càng tốt. 12
  23. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Bình quân hàng tồn kho + Vòng quay khoản phải thu: Chỉ số cho biết khả năng thu được các khoản doanh thu của doanh nghiệp, được dùng để đánh giá mức độ rủi ro thực tế về các khoản phải thu cũng như chính sách tín dụng mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với người mua hàng. Chỉ số số càng thấp, rủi ro càng cao. Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu / Bình quân khoản phải thu + Vòng quay khoản phải trả: Chỉ số phản ánh khả năng doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Chỉ số cao có thể chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh. Chỉ số càng thấp, doanh nghiệp nắm giữ khoản vốn đó càng lâu, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán. Tuy nhiên việc chiếm dụng nguồn vốn cũng có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Vòng quay khoản phải trả = Mua hàng / Bình quân khoản phải trả + Vòng quay tổng tài sản: Đây là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tài sản vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Nếu chỉ số này bằng 2 tức là với 1 đồng tài sản, doanh nghiệp đã tạo ra được 2 đồng doanh thu. Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu / Tài sản bình quân 1.5.1.3. Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp + Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, cho ta biết về tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất. Hệ số nợ/Vốn CSH = Tổng nợ / Vốn CSH + Hệ số nợ so với tổng tài sản: Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức Trườngđộ sử dụng nợ vay cĐạiủa doanh nghi họcệp để tài tr ợ Kinhcho tổng tài sản. Đitếều này Huế có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay. 13
  24. Hệ số nợ/Tổng tài sản = Tổng nợ / Tổng tài sản + Hệ số khả năng hoàn trả lãi vay: Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp. Hệ số chi trả lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay + Hệ số khả năng trả nợ: hệ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được. Hệ số khả năng trả nợ = (Giá vốn hàng bán + Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao)/(Nợ gốc + Chi phí lãi vay) 1.5.1.4. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp + Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS): Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS có ý nghĩa là một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng cao thì càng tốt. ROS = Tổng lợi nhuận sau thuế / Tổng doanh thu thuần * 100% +Tỷ suất lợi nhuận của tài sản (ROA): Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp ROA = Lợi nhuận ròng / Bình quân tổng tài sản * 100% + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. ROE = Lợi nhuận ròng / Bình quân vốn phổ thông * 100% 1.5.2. Chỉ tiêu phi tài chính Đây là các chỉ tiêu định tính, nguồn của các chỉ tiêu này được lấy không phải chỉ dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Để xác định các chỉ Trườngtiêu này một cách chínhĐại xác đòi hhọcỏi người x ếpKinh hạng phải có trình tếđộ, amHuế hiểu về lĩnh vực nhất định. 14
  25. 1.5.2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Lĩnh vực hoạt động kinh doanh phản ánh triển vọng phát triển của ngành, của sản phẩm mà doanh nghiệp đang hoạt động. Những lĩnh vực đang phát triển có sự tăng trưởng cao thì mức độ tín nhiệm sẽ cao hơn so với những lĩnh vực, những ngành đang suy thoái. 1.5.2.2. Uy tín trong quan hệ với các tổ chức tín dụng Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong quan hệ với các tổ chức tín dụng có trả nợ đúng hạn, thực hiện đầy đủ các cam kết hay không. Khi doanh nghiệp luôn trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho thấy doanh nghiệp có tín nhiệm với các tổ chức tín dụng, sử dụng vốn có hiệu quả. 1.5.2.3. Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ Chỉ tiêu này cho biết khả năng trả nợ gốc trung dài hạn trong tương lai. Tính toán chỉ tiêu này dựa vào nguồn thu nhập dự kiến từ phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ sẽ lớn. 1.5.2.4. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo Trình độ quản lý thể hiện ở kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn, khả năng lãnh đạo điều hành, tính năng động, nhậy bén trong hoạt động kinh doanh đây là yếu tố rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có ban lãnh đạo có năng lực, có chuyên môn cao sẽ tạo được niềm tin trong quan hệ với ngân hàng. 1.6. Một số phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được áp dụng trên thế giới 1.6.1. Mô hình toán học chấm điểm tín dụng Z-score Mô hình Altman Z-score được công bố năm 1968 bởi Giáo sư Edward I. Altman, đại học New York. Mô hình Z-score là một trong những mô hình tính toán Trườngkhả năng vỡ nợ tài chínhĐại của doanh học nghiệp v ớiKinh lợi thế dễ tính toán tế do sửHuếdụng các dữ liệu từ báo cáo tài chính. Z-score sử dụng mô hình tuyến tính bậc nhất giữa các 15
  26. chỉ tiêu tài chính được lượng hóa bằng các hệ số. Mô hình sử dụng phương pháp hồi quy dựa trên cơ sở dữ liệu trong quá khứ và từ đó đưa ra dự báo cho tương lai. Mặc dù được phát minh và công bố ở Mỹ nhưng hiện nay mô hình z-score đã được nhiều nước công nhận và sử dụng rộng rãi. Ban đầu giáo sư Altman sử dụng 22 chỉ tiêu tài chính khác nhau để tính toán chỉ số z-score, sau này ông phát triển thêm và rút gọn lại chỉ còn sử dụng 5 chỉ tiêu cụ thể được kí hiệu từ X1, X2, X3, X4, X5: X1 = Tỷ số “Vốn Lưu Động/Tổng Tài Sản” (Working Capitals/Total Assets) X2 = Tỷ số “Lợi Nhuận Giữ Lại/Tổng Tài Sản” (Retain Earnings/Total Assets) X3 = Tỷ Số “Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế/Tổng Tài sản” (EBIT/Total Assets) X4 = Tỷ Số “Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu/Giá trị sổ sách của Tổng Nợ” (Market Value of Total Equity/Book values of total Liabilities) X5 = Tỷ số “Doanh Thu/Tổng Tài Sản” (Sales/Total Assets) Từ mô hình điểm số Z Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:  Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 1.00X5 Z>2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 1.8 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 1.23<Z<2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Z’<1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.  Mô hình 3: Đối với các doanh nghiệp khác TrườngChỉ số Z’’ dư ớĐạii đây có th ể đưhọcợc dùng choKinh hầu hết các ngành, tế các Huế loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau: 16
  27. Z’’ = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4 Z’’>2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 1.2<Z’’<2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Z’’<1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Chỉ số Z (hoặc Z’ và Z’’) càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại. Điều này là một căn cứ khách quan để qua đó xếp hạng các khách hàng theo mức độ nguy cơ vỡ nợ. Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác xuất vỡ nợ của khách hàng. 1.6.2. Phương pháp chuyên gia Một cách tổng quát, các tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ phân công một nhà phân tích đứng đầu, kết hợp với một đội ngũ chuyên gia để đánh giá khả năng thanh toán nợ của đối tượng cần xếp hạng. Các nhà phân tích sẽ tìm kiếm thông tin trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thông tin thị trường và cả thông tin từ phỏng vấn hay thảo luận với ban quản trị doanh nghiệp. Họ sử dụng những thông tin đó để đánh giá tình trạng tài chính, hoạt động kinh doanh, chính sách và các chiến lược quản trị rủi ro của toàn doanh nghiệp, từ đó đưa ra hạng mức tín nhiệm cho doanh nghiệp. 1.6.2.1. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Fitch Fitch xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phân thích định tính và phân tích đinh lượng. Phương pháp phân tích của Fitch bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt động kinh doanh của DN trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm. Mục tiêu chủ yếu trong cách tiếp cần của Fitch là phân tích so sánh mà Fitch sử dụng để đánh giá sức mạnh của mỗi doanh nghiệp và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong cũng một nhóm các doanh nghiệp tương đồng. Thêm vào đó, phân tích độ nhạy cũng được thực hiện thông qua một vài kịch bản để đánh giá khả năng của doanh nghiệp khi đương đầu với những thay đổi trong môi trường kinh Trườngdoanh. Một nhân t ố Đạixếp hạng then học chốt theo Fitch Kinh là tính linh ho ạtết tài chính Huế mà nó dựa phần lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền tự do từ hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp. 17
  28. - Phân tích định tính: Phần tích định tính gồm có phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trong ngành, năng lực của ban quản trị, phân tích kế toán. - Rủi ro ngành: Fitch xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp trong bối cảnh chung của ngành mà nú hoạt động. Những ngành tăng trưởng thấp, cạnh tranh ở mức cao, đòi hỏi vốn lớn, có tính chu kỳ hay không ổn định thì rủi ro vốn có sẽ lớn hơn các ngành ổn định với ít đối thủ cạnh tranh, rào cản gia nhập ngành cao, nhu cầu có thể dự báo dễ dàng - Môi trường kinh doanh: Fitch khảo sát tỉ mỉ những rủi ro và cơ hội có thể tác động đến ngành từ sự thay đổi tập quán tiêu dùng, dân số, khoa học kỹ thuật Ví dụ, kết cấu dân số ngày càng già đi cho thấy một sự sụt giảm trong triển vọng ngành bán lẻ và một sự gia tăng triển vọng của ngành dịch vụ tài chính. - Vị thế công ty: một vài nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sự xuất hiện các sản phẩm thay thế, khả năng mặc cả với người mua và người bán. Để duy trì vị thế của mình các công ty phải dựa vào sự đa dạng húa sản phẩm, bán hàng trải đều khắp các khu vực, đa dạng hóa khách hàng và người cung ứng, quản lý tốt chi phí sản xuất - Về năng lực của ban quản trị: các đánh giá về chất lượng quản trị thường mang tính chủ quan do đây là một yếu tố định tính. Nên người ta thường thông qua các chỉ tiêu tài chính để làm thước đo năng lực ban quản trị, điều này sẽ khách quan và dễ so sánh hơn. Fitch cũng đánh giá thành tích của ban quản trị thông qua khả năng tạo ra sự hài hòa về mọi mặt trong doanh nghiệp, duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh và củng cố vị thế công ty trên thị trường. - Về kế toán: mục tiêu của phân tích kế toán là nghiên cứu chính sách kế toán như nguyên lý kế toán, phương pháp định giá hàng tồn kho, phương pháp khấu hao, nhận diện thu nhập, cách xử lý tài sản vô hình và kế toán ngoài bảng. Sau đó điều Trườngchỉnh và trình bày lạiĐại báo cáo tài chínhhọc của doanh Kinh nghiệp để có thểtế so sánh Huế với các công ty khác, tránh xảy ra tình trạng khác biệt về chính sách kế toán. 18
  29. Nhìn chung phân tích định tính hay các vấn đề phân tích trong rủi ro kinh doanh của Fitch, S&P và Moody’s phần lớn là giống nhau nên sẽ không đề cập lại trong phần phương pháp XHTD của S&P và Moody’s. - Phân tích định lượng: Trong phân tích định lượng, Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẻ nào. Fitch cũng nhấn mạnh vai trò của EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) – một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu nhập chưa tính đến đòn bẩy tài chính và được sự dụng phổ biến trong quá trình đánh giá. Những thước đo dòng tiền Fitch dùng để phân tích rủi ro tín dụng: - Dòng tiền trước thay đổi vốn lưu động FFO - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh CFO - Dòng tiền tự do FCF - EBITDA và EBITDAR (EBITDA + chi phí thuê ngoài) 1.6.2.2. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của S&P Cũng như Fitch, phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S&P cũng tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ. Về phân tích khả năng sinh lợi, theo tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp 2006, là một phần trong bước phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp nhưng theo tiêu chuẩn XHTD doanh nghiệp 2008, S&P nhấn mạnh khả năng sinh lợi như một phần của bước đánh giá rủi ro kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Trong quy trình xếp hạng, S&P không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh, vị thế doanh Trườngnghiệp trong ngành, Đại lợi thế kinh học tế, khả năng Kinh sinh lợi trong sựtếso sánh Huế với các doanh nghiệp khác trong nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nhiệp. 19
  30. Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thông tin kế toán, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn. 1.6.2.3. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Moody’s Phương pháp XHTD của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Moody’s thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, các tỷ số này được Moody’s ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và cả ở các báo cáo XHTD doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể, Moody’s có thể xem xét bớt hoặc thêm vào các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành riêng biệt. Theo nghiên cứu của Moody’s với 50% các công ty phi tài chính ở Mỹ, trong số 11 tỷ số có 5 tỷ số có mối quan hệ mạnh mẽ với các hạng tín nhiệm ngành từ Aaa đến C, đó là: - (FFO + lãi vay)/ Lãi vay - FFO/ Tổng nợ - EBITA/ Lãi vay - Tổng nợ/ EBITDA - Tổng nợ/ Tổng vốn hóa 1.6.3. Mạng nơ ron thần kinh Là một kỹ thuật phân tích khác để xây dựng mô hình dự báo. Mạng nơ ron thần kinh có thể bắt chước và nhận thức được các trạng thái thực đối với dữ liệu đầu vào không đầy đủ hoặc dữ liệu với một số lượng biến rất lớn. Kỹ thuật này đặc biệt phù hợp với mô hình dự báo mà không có công thức toán học nào được biết để miêu tả mối quan hệ giữa các biến đầu vào và đầu ra. Hơn nữa nó hữu dụng khi mục tiêu dự báo là quan trọng hơn giải thích. Kỹ thuật này đòi hỏi dữ liệu đầu vào lớn, các phương pháp này cũng rất phức tạp và Trườngchưa phổ biến ở nư ớĐạic ta. học Kinh tế Huế 20
  31. 1.7. Một số hệ thống xếp hạng tín dụng ở Việt Nam 1.7.1. Hệ thống xếp hạng của trung tâm tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) là tổ chức XHTD đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm 1993 với mục đích thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam nhằm tiến tới tiêu chuẩn hóa đánh giá các chỉ tiêu tài chính có thể áp dụng cho các NHTM trong nước. CIC có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của NHNN; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và Chính Phủ. Kho dữ liệu của CIC hiện nay đã thu thập thông tin từ 100% các TCTD hoạt động theo Luật các TCTD, một số tổ chức khác có hoạt động ngân hàng như quỹ đầu tư và phát triển đô thị TP HCM, Đà Nẵng, quỹ bảo vệ môi trường, với tổng dư nợ được cập nhật trên 95% tổng dư nợ nền kinh tế. Phương pháp của CIC thiên về lịch sử vay vốn, quan hệ với các TCTD của doanh nghiệp hơn là phân tích chuyên sâu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Thông tin mà CIC cung cấp cho đối tượng có nhu cầu tập trung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, về Ban lãnh đạo, các chi nhánh, văn phòng đại diện, thông tin về quan hệ tín dụng (danh sách TCTD quan hệ, diễn biến dư nợ trong kỳ, tình hình vay nợ và nợ không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp), tình hình tài chính qua các năm, bảng so sánh chỉ tiêu tài chính qua các năm, bảng tính điểm tình hình hoạt động doanh nghiệp qua các năm, các chỉ tiêu phi tài chính, nhận xét chung về tình hình hoạt động và vay nợ của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được đưa vào phân tích, xếp hạng bao gồm chỉ tiêu tài chính như bảng tổng kết tài sản và bảng tổng kết hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm 31/12 hằng năm của doanh nghiệp; chỉ tiêu về quan hệ tín dụng ngân hàng và chi phí trả vay, gồm tổng dư nợ tại các ngân hàng, danh sách TCTD quan hệ, diễn biến dư nợ trong kỳ, khả năng trả lãi, dư nợ Trườngtrên nguồn vốn sở hĐạiữu, sự cố trong học thanh toán Kinhtiền vay ngân hàng tế (lịch sHuếử vay nợ ngân hàng của doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm liên tục trở về trước tính từ năm được xếp hạng); các chỉ tiêu phi tài chính như thời gian hoạt động của doanh nghiệp, loại hàng kinh doanh xuất, nhập khẩu, thị trường tiêu thụ, 21
  32. Phương pháp phân tích của CIC dựa vào phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh và phương pháp chuyên gia. 1.7.2. Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV) Công ty CRV thành lập ngày 05/12/2016, là một tổ chức độc lập cung cấp thông tin tín nhiệm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thông tin tín nhiệm của các ngành kinh tế nói chung. Ngoài ra công ty còn mở rộng cung cấp thông tin tín dụng cho hầu hết các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, các doanh nghiệp đang giao dịch trên thị trường OTC và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Phương pháp xếp hạng của CRV dựa trên một quy trình đánh giá bao gồm hơn 100 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, đã có tham khảo công nghệ của các tổ chức đánh giá tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới. Mô hình CRV sử dụng là mô hình phân tích DA (Discriminent Analise). Mục tiêu chung của DA trong XHTD là phân biệt doanh nghiệp có nguy cơ phá sản và doanh nghiệp không có nguy cơ phá sản một cách khách quan và chính xác nhất, bằng việc sử dụng hàm phân biệt, trong đó biến số là các chỉ tiêu tài chính. Mục tiêu chính là tìm một hệ các tổ hợp tuyến tính của các biến nhằm phân biệt tốt nhất các nhóm, các cá thể trong mỗi nhóm gần nhau nhất và các nhóm được phân biệt tốt nhất (xa nhau nhất). Từ năm 2012, CRV mỗi năm đưa ra một báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam, cung cấp thông tin tín nhiệm của các doanh nghiệp đồng thời đánh giá rủi ro của các ngành kinh tế. 1.7.3. Công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R) Công ty C&R thành lập năm 1996, là một trong những công ty hoạt động chuyên về thông tin tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam. VietnamCredit (C&R) là thành viên chính thức duy nhất tại Việt Nam của Cổng thông tin tín nhiệm châu Á- Asiagate (Asia Credit Information Gateway). Công ty sử dụng các chuyên gia để viết báo cáo tín nhiệm về công ty, về ngành kinh tế và báo cáo rủi ro khác. Song Trườngthông tin mà công tyĐại C&R đưa ra họckhá giống v ớKinhi thông tin mà CIC tế đưa raHuế trước đó, đó là đưa ra các thông tin về hồ sơ công ty (tên, địa chỉ ngành nghề kinh doanh, lịch sử hoạt động, ) và xếp hạng của riêng họ. 22
  33. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương Tín Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam. Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng. Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát triển về vốn và các chi nhánh. Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách Trườnghàng; Kinh doanh vàngĐại bạc, ngoại học tệ, thanh toánKinh quốc tế; Huy đtếộng v ốnHuế từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. 23
  34. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế (SACOMBANK-TT Huế) Quá trình hình thành và phát triển của SACOMBANK-TT Huế Với việc nền kinh tế ngày càng phát triển, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau để tìm kiếm thị phần và khách hàng thì việc mở rộng thêm các phòng giao dịch và chi nhánh là một điều tất yếu. Do đó khi đất nước đang trên đà phát triển, nhận thấy Thừa Thiên Huế là một vùng đất có tiềm năng phát triển lớn, ngân hàng SACOMBANK đã quyết định thành lập ngân hàng cổ phần sài gòn thương tín SACOMBANK-Chi nhánh TT Huế vào ngày 10/10/2003. Ban đầu trụ sở chính được đặt tại số 49 Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, thành phố Huế,đến ngày 17/11/2006, SACOMBANK-Chi nhánh TT Huế chính thức chuyển trụ sở về 126 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phố Huế. Trụ sở mới được xây dựng từ tháng 05/2006 với tổng kinh phí lên đến 19,4 tỷ đồng, diện tích sử dụng khoảng 1.500m2 gồm một tầng trệt và 3 tầng lầu.Cùng với sự phát triển của xã hội cùng với những chiến lược đúng đắng của toàn ngân hàng SACOMBANK thì SACOMBANK Huế đã không ngừng phát triển và luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu đặt ra qua các năm.Qua 1 thời gian hoạt động, ngân hàng SACOMBANK Huế không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình bao gồm 1 chi nhánh và 7 phòng giao dịch trực thuộc: PGD An cựu, Phú Bài, Tây Lộc, Phú Xuân, Hương Trà, Phú Hội, Mai Thúc Loan.Cụ thể : Năm 2004: thành lập Phòng giao dịch an cựu tại 144 Hùng vương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế. Năm 2005: thành lập phòng giao dịch tại Phú Bài tại 372 Nguyễn Tất Thành, thị trấn Phú Bài, Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 2006: thành lập phòng giao dịch Phú Xuân tại 49 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế. Năm 2008: Khai trương thêm phòng giao dịch Sacombank Hương Trà tại Trườngđường Độc Lập thị trĐạiấn Tứ Hạ, Hương học Trà. Kinh tế Huế Năm 2009: Thành lập phòng giao dịch Phú Hội tại số 02 Bến Nghé, phường Phú Hội, thành phố Huế. 24
  35. Năm 2010: Thành lập thêm phòng giao dịch Mai Thúc Loan tại 43 Mai Thúc Loan, phường Thuận Thành, Thành Phố Huế. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Thừa Thiên Huế Chi nhánh Thừa Thiên Huế thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng, gồm: Nhận tiền gửi tiền đồng và ngoại tệ; Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn các doanh nghiệp và cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh các loại; Thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế; Mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ thẻ, chi trả kiều hối Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh PHÒNG DOANH NGHIỆP GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH BỘ PHẬN TIẾP THỊ DOANH NGHIỆP PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH DOANH NGHIỆP PHÒNG CÁ NHÂN PHÒNG GIAO DỊCH BỘ PHẬN TIẾP THỊ CÁ NHÂN BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH CÁ NHÂN PHÒNG HỖ TRỢ KINH DOANH BỘ PHẬN QUẢN LÝ TÍN DỤNG BỘ PHẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ BỘ PHẬN XỬ LÝ GIAO DỊCH PHÒNG KẾ TOÁN- Trường Đại họcQUỸ Kinh tế Huế BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH 25
  36. Kết quả hoạt động kinh doanh của SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế trong giai đoạn 2016-2018. Trong giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển một cách tương đối ổn định song vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể các cán bộ nhân viên kết quả kinh doanh của SACOMBANK- Chi nhánh TT Huế có sự tăng trưởng qua các năm, giúp SACOMBANK giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng lớn trên địa bàn Tỉnh. Trường Đại học Kinh tế Huế 26
  37. Bảng 2.1: Tình hình kết quả kinh doanh của SACOMBANK-Chi nhánh TT Huế giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Tỷ đồng SO SÁNH 2017/2016 SO SÁNH 2018/2017 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 % % TỔNG THU NHẬP 354,9998 443,374 521,509 88,374 24,89 78,135 17,62 Thu nhập từ lãi 161,094 209,803 274,696 48,708 30,24 64,893 30,93 Thu kinh doanh ngoại tệ 242,55 643,65 1016,4 401,1 16,37 372,75 57,91 Thu từ phí dịch vụ 12,1412 18,565 22,903 6,424 52,91 4,338 23,36 Thu hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng 9,471 3,183 2,339 -6,288 -66,4 -844 -26,49 Thu nhập nội bộ trong hệ thống 171,834 210,856 220,352 39,022 22,71 9,496 4,5 Thu khác 218,4 324,45 202,65 106,05 48,56 -121,8 -37,54 TỔNG CHI PHÍ 315,65 380,181 434,485 64,531 20,44 54,304 14,28 Chi trả lãi tiền gửi, tiền vay 127,244 145,641 135,174 18,397 14,46 -10,467 -7,19 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ 3,15 5,25 18,9 2,1 66,67 13,65 260 Chi phí hoạt động dịch vụ 1,1319 2,01495 2,781 883 78,01 766 38,04 Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi 3,704 10,858 10,228 7,164 193,11 -630 -5,8 Chi phí nội bộ trong hệ thống 146,531 171,862 237,016 25,331 17,29 65,154 37,91 Chi phí khác 37,0356 49,799 49,266 12,764 34,46 -533 -1,07 TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 39,35 63,1932 87,024 23,843 60,59 23,831 37,71 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh thường niên các năm 2016,2017,2018 của SACOMBANK- Chi nhánh TT Huế Trường Đại học27 Kinh tế Huế
  38. Xét về thu nhập Trong giai đoạn 2016 - 2018, nhìn chung tổng thu nhập của SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2016, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 354,9998 tỉ đồng thì đến năm 2017 tổng thu nhập tăng thêm 88,374 tỷ đồng, tương ứng tăng 24,89% so với năm 2016. Bước sang năm 2018, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 443,374 tỉ đồng, tăng 78,135 tỷ đổng tương ứng với mức tăng 17,62% so với năm 2017. Nếu nhìn chung cả giai đoạn thì tổng thu nhập của SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế luôn tăng nhưng với tốc độ không đều. Thu nhập của SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế đến từ nhiều hoạt động khác nhau nhưng chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng là thu nhập từ lãi và thu nhập nội bộ trong hệ thống. Trong giai đoạn 2016-2018, thu nhập từ lãi và thu nhập nội bộ trong hệ thống luôn tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không giống nhau. Trong 2 năm 2016 và 2018, thu nhập nội bộ trong hệ thống luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng với giá trị lần lượt là 171,834 tỷ đồng và 210,856 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thu từ lãi có tốc độ tăng lớn hơn nên đến năm 2018 nó đã trở thành nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng với 274,696 tỷ đồng. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2018, thu nhập nội bộ trong hệ thống tăng thêm lần lượt là 37,164 tỷ đồng (năm 2017 so với năm 2016), 9,044 tỷ đồng (năm 2018 so với năm 2017) tương ứng với 22,71% và 4,5%. Trong khi đó, thu nhập từ lãi tăng nhanh với mức tăng thêm lần lượt là 48,708 tỷ đồng (năm 2017 so với năm 2016) và 64,893 tỷ đồng (năm 2018 so với năm 2017), tương ứng với 30,24% và 30,93%. Xét về chi phí Nhìn vào bảng 2.1, có thể thấy tổng chi phí có sự biến động cùng chiều với tổng thu nhập của ngân hàng nhưng với tốc độ tăng chậm hơn. Năm 2017 tổng chi phí của ngân hàng tăng thêm 64,531 tỷ đồng, tương đương tăng 20,44% so với năm Trường2016. Năm 2018, m ứĐạic tăng thêm chọcủa tổng chi phíKinh là 54,304 tỷ đ ồngtế tương Huếứng tăng 14,28% so với năm 2017. 28
  39. Trong tổng chi phí của ngân hàng thì chi trả lãi tiền gửi, tiền vay và chi phí nội bộ trong hệ thống là hai nguồn chi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2018, chi phí nội bộ trong hệ thống có xu hướng tăng nhanh qua mỗi năm với mức tăng thêm lần lượt là 25,331 tỷ đồng (năm 2017 so với năm 2016) và 65,154 tỷ đồng (năm 2018 so với năm 2017), tương đương tăng 17,29% và 37,91%. Trong khi đó, chi trả lãi tiền gửi, tiền vay lại có sự biến động tăng giảm trong giai đoạn 2016- 2018. Năm 2017, chi trả lãi tiền gửi, tiền vay tăng thêm 18,397 tỷ đồng tương đương tăng 14,46% so với năm 2016. Tuy nhiên, đến năm 2018 chi trả lãi tiền vay, tiền vay giảm đi 10,467 tỷ đồng, tương đương với 7,19% so với năm 2017. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động trong giai đoạn 2017-2018 với mức lãi suất huy động khiến cho người dân không còn quá “mặn mà” với kênh gửi tiền so với các kênh đầu tư khác. Xét về lợi nhuận trước thuế Nhìn chung qua ba năm, lợi nhuận trước thuế của SACOMBANK Chi nhánh TT Huế tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 39,35 tỷ đồng và đã có sự tăng mạnh vào năm 2017, với mức tăng thêm 23,843 tỉ đồng (tương đương tăng 60,59%) đã đưa tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng lên mức 63,932 tỉ đồng. Trong năm 2018, tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 87,024 tỷ đồng, tăng thêm 23,931 tỷ đồng (tương đương tăng 37,71%) so với năm 2017. Như vậy, trong giai đoạn 2016-2018, mặc dù kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nhưng tổng lợi nhuận trước thuế của SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế luôn tăng qua mỗi năm, điều này thể hiện sự hoạt động có hiệu quả của ngân hàng. 2.1. Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế 2.1.1. Khái quát về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng Trườngdoanh nghiệp Đại học Kinh tế Huế Bắt đầu từ 2005, công tác XHTD được chính thức áp dụng thực hiện trên toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - SACOMBANK, tuy nhiên mới 29
  40. chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp vay vốn (chưa áp dụng với TCTD và cá nhân). Công tác XHTD nội bộ được thực hiện dựa trên phương pháp chấm điểm các chỉ tiêu chia thành 2 nhóm bao gồm: 10 chỉ tiêu tài chính và 10 chỉ tiêu phi tài chính. Khách hàng được chia thành 4 nhóm ngành kinh tế lớn phù hợp với quyết định 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của NHNN gồm: Ngành công nghiệp, ngành xây dựng, ngành thương mại dịch vụ và ngành nông, lâm, ngư, nghiệp. Sau khi thực hiện chấm điểm, khách hàng được xếp thành 07 loại: A*, A, B, C, D, E, F. Tương ứng với mỗi loại khách hàng, SACOMBANK có chính sách khách hàng riêng nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. Định kì hàng năm, SACOMBANK tiến hành rà soát lại kết quả chấm điểm và các chỉ tiêu chấm điểm để chỉnh sửa hệ thống chấm điểm cho phù hợp. Tuy nhiên qua 2 năm triển khai (2005-2006), công tác XHTD khách hàng đã bộc lộ nhiều bất cập như: đối tượng được XHTD mới chỉ là doanh nghiệp vay vốn, bỏ qua các khách hàng là cá nhân; hệ thống chỉ tiêu chấm điểm còn đơn giản và thiên nhiều về chỉ tiêu định lượng nên chưa đánh giá được xu hướng thay đổi mức độ rủi ro của từng khách hàng. Năm 2006 là năm đánh dấu bước thay đổi lớn trong công tác XHTD tại SACOMBANK. Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong vòng tối đa 03 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực thì các TCTD, trong đó có SACOMBANK phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD, các hoạt động của ngân hàng phải tuân theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nắm rõ yêu cầu này, SACOMBANK đã quyết tâm thực hiện và trở thành ngân hàng thương mại tiên phong triển khai xây dựng hệ thống XHTD nội bộ tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Với sự phối hợp của Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới E&Y, SACOMBANK đã xây dựng hệ thống XHTD nội bộ trên cơ sở loại bỏ những nhược điểm của Điều Trường6 – Quyết định 493 vàĐại tuân theo thônghọc lệ, chu ẩnKinh mực quốc tế. H ệtếthống XHTDHuế nội bộ của SACOMBANK được xây dựng theo 35 ngành kinh tế và phân thành 3 mô hình cho ba loại khách hàng chính là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, khách khách hàng cá nhân. Hệ thống sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài 30
  41. chính, phi tài chính của từng khách hàng, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Mỗi khách hàng được đánh giá trên 54 chỉ tiêu (14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính) và được xếp vào các hạng AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Hiện nay, SACOMBANK đang thực hiện song song 2 phần mềm XHTD nội bộ (phiên bản 1.0.1 và 1.1.0), so với phiên bản 1.0.1, phiên bản 1.1.0 có 15 hạng xếp loại khách hàng: AAA, AA+, AA, AA-, A+, A, A-, BBB, BB+, BB, BB-, B, D1, D2, D3 nhưng do phần mềm 1.1.0 mới được khiển khai từ quý IV năm 2017 nên để đảm bảo số liệu cho đề tài sẽ lấy dữ liệu từ hệ thống XHTD phiên bản 1.0.1. Nhìn chung công tác XHTD theo hệ thống XHTD mới này đã khắc phục được phần lớn hạn chế của hệ thống cũ, là cơ sở giúp ngân hàng trong việc đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét khoản vay, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng. Đây cũng là tiền đề để SACOMBANK hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. 2.1.2. Hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng Doanh nghiệp của SACOMBANK-Chi nhánh TT Huế. 2.1.2.1. Đối tượng KHDN được XHTD tại SACOMBANK-Chi nhánh TT Huế Công tác XHTD khách hàng Doanh nghiệp tại SACOMBANK hiện nay áp dụng đối với 2 loại khách hàng Doanh nghiệp: - Khách hàng doanh nghiệp thông thường: là khách hàng doanh nghiệp đủ báo cáo tài chính (BCTC) 2 năm liền kề có phát sinh doanh thu được 2 năm. - Khách hàng Doanh nghiệp không đủ BCTC: + Khách hàng doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động chưa đủ năm,và/hoặc chưa đủ BCTC 2 năm liên tiếp. + Khách hàng vay vốn tại SACOMBANK để thực hiện một hay nhiều dự án Trườngđầu tư, các dự án nàyĐại đều đang tronghọc giai đo ạnKinh triển khai đầu tưtế chưa điHuế vào hoạt động; đồng thời khách hàng không có doanh thu hoạt động theo BCTC năm gần nhất. 31
  42. Các khách hàng doanh nghiệp để là đối tượng của hệ thống chấm điểm tín dụng là khách hàng không thuộc một trong các loại sau: - Khách hàng có dư nợ khoanh chờ xử lý theo chỉ đạo của chính phủ. - Các khách hàng chỉ có vay bảo lãnh, ký quỹ 100%. - Các khách hàng chỉ có các khoản vay bằng nguồn vốn tài trợ ủy thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra. - Các khách hàng là các đơn vị sự nghiệp có thu, không có báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.2. Nguyên tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng KHDN tại SACOMBANK Chi nhánh TT Huế Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín-SACOMBANK là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để chấm điểm khách hàng. Hệ thống XHTD của SACOMBANK được thực hiện dựa trên nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng chủ quan của các chỉ tiêu tài chính bằng cách thiết kế các chỉ tiêu phi tài chính và cung cấp hướng dẫn chi tiết cho việc tính toán và đánh giá chấm điểm các chỉ tiêu. Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức điểm kể trên, tùy thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã được xác định. Tùy theo tầm quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Do đó, điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số, đồng thời có tính đến các nhân tố ảnh hưởng là loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm toán hay không. TrườngCăn cứ vào t ổngĐại số điểm đạhọct được, khách Kinh hàng sẽ được xtếếp thành Huế 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo từng nhóm 32
  43. Bảng 2.2: Hệ thống kí hiệu XHTD doanh nghiệp Nhóm Mức khách xếp Ý nghĩa hàng hạng Là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả 1 AAA khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt. Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so 2 AA với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt. Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các 3 A khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt. Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, khách 4 BBB hàng có thể bị suy giảm khả năng trả nợ bởi các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài. Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải 5 BB đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này dễ dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ lớn hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách 6 B hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế sẽ có ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng. Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận CCC lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả được nợ. Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả CC năng trả nợ Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục 7 C xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì. Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, TrườngD các Đại tổn thất đã thhọcực sự xảy ra; Kinh không xếp hạng Dtế cho cácHuế khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến. (Nguồn: SACOMBANK Chi nhánh TT Huế về XHTD nội bộ) 33
  44. 2.1.2.3. Quy trình xếp hạng tín dụng Ngành kinh doanh Chấm Chấm Tổng hợp Quy mô điểm chỉ điểm chỉ điểm và tiêu tài tiêu phi tài xếp hạng chính Loại hình doanh chính nghiệp Sơ đồ 2.2: Quy trình XHTD nội bộ khách hàng doanh nghiệp (Nguồn: SACOMBANK-Chi nhánh TT Huế về XHTD nội bộ dưới sự biên tập của tác giả) Quy trình của hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại SACOMBANK gồm nhiều công đoạn nhưng có thể khái quát qua 4 bước cơ bản sau: Bước 1: Xác định ngành kinh doanh, quy mô và loại hình doanh nghiệp Khách hàng là doanh nghiệp trước khi thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phải được phân loại chi tiết theo từng ngành, quy mô và loại hình doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính sẽ thay đổi theo ngành, quy mô và loại hình doanh nghiệp. - Xác định ngành kinh doanh của khách hàng. Việc xác định ngành kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu của khách hàng. Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào chiếm trên 50% tổng doanh thu thì chi nhánh được quyền lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm và xếp hạng. Ngành nghề kinh doanh của khách hàng được khai báo dựa trên quy định Trườngngành kinh tế Việ t Đại Nam, được hưhọcớng dẫn theo Kinh Quyết định 10 /2007/QĐtế Huế-Ttg của Thủ tướng Chính Phủ, và Quyết định 337/2007/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch đầu tư. - Xác định quy mô doanh nghiệp. 34
  45. Quy mô của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành kinh doanh mà khách hàng hiện đang hoạt động. Trong hệ thống chấm điểm này, tương ứng với 35 ngành kinh tế sẽ có 35 bộ chỉ tiêu để xác định quy mô. Quy mô của khách hàng được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau: + Vốn chủ sở hữu + Số lượng lao động + Doanh thu thuần + Tổng tài sản Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là thang điểm từ 1-8 điểm. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được dùng để xác định quy mô của khách hàng theo nguyên tắc: khách hàng có điểm tổng hợp càng lớn thì quy mô của khách hàng càng lớn. Trong hệ thống này, quy mô của khách hàng được chia làm 3 loại: + Khách hàng quy mô lớn: có tổng số điểm đạt được từ 22-32 điểm + Khách hàng quy mô vừa: có tổng số điểm đạt được từ 12-21 điểm + Khách hàng quy mô nhỏ: có tổng số điểm đạt được dưới 12 điểm - Xác định loại hình doanh nghiệp Căn cứ vào đổi tượng sở hữu, doanh nghiệp được chia thành các loại khác nhau: + Khách hàng là doanh nghiệp nhà nước + Khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + Khách hàng là doanh nghiệp khác Bước 2: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Các chỉ tiêu tài chính gồm có 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ và chỉ tiêu thu nhập cụ thể như sau: i) Nhóm chỉ tiêu thanh khoản - Khả năng thanh toán hiện hành - Khả năng thanh toán nhanh Trường- Khả năng thanh Đại thanh toán họctức thời Kinh tế Huế ii) Nhóm chỉ tiêu hoạt động - Vòng quay vốn lưu động 35
  46. - Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay khoản phải thu - Hiệu suất sử dụng TSCĐ iii) Nhóm chỉ tiêu cân nợ - Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản - Nợ dài hạn/ Nguồn vốn CSH iv) Nhóm chỉ tiêu thu nhập - Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần - Lợi nhuận sau thuế/ Vốn CSH - Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân - (Lợi nhuận trước thuế+ Chi phí lãi vay)/ Chi phí lãi vay Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Thông thường, bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 40 chỉ tiêu được chia thành 5 nhóm: khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài, các đặc điểm hoạt động khác. i) Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ - Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn - Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD ii)Trình độ quản lý và môi trường nội bộ của DN - Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp/kế toán trưởng - Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp - Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp - Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD Trường- Quan hệ của BanĐại lãnh đạo vhọcới các cơ quan Kinh hữu quan tế Huế - Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo doanh nghiệp với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD. 36
  47. - Môi trường kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD - Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp - Tầm nhìn, chiến lược kin doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới iii) Quan hệ với ngân hàng - Lịch sử trả nợ của doanh nghiệp trong 12 tháng qua. - Số lần cơ cấu lại trong 12 tháng qua. - Tỉ trọng cơ cấu lại trên tổng dư nợ - Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại. - Lịch sử quan hệ các cam kết ngoại bảng - Tình hình cung cấp thông tin của doanh nghiệp theo yêu cầu của ngân hàng trong 12 tháng qua - Tỷ trọng doanh thu chuyển qua SACOMBANK trong tổng DT (trong 12 tháng qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của SACOMBANK trong tổng số vốn được tài trợ của doanh nghiệp - Mức độ sử dụng các dịch vụ của SACOMBANK - Thời gian quan hệ tín dụng với SACOMBANK - Tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua - Định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng theo quan điểm của CBTD iv) Các nhân tố bên ngoài - Triển vọng ngành - Khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới theo đánh giá của CBTD - Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các “sản phẩm thay thế” - Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào (khối lượng và giá cả) Trường- Các chính sách Đại bảo hộ/ưu đhọcãi của Nhà nư Kinhớc tế Huế - Ảnh hưởng của các chính sách của các nước-thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp 37
  48. - Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào các điều kiện tự nhiên v) Các đặc điểm hoạt động khác - Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp (các nguyên liệu đầu vào) - Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng (sản phẩm đầu ra) - Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh thu của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây - Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của lợi nhuận (sau thuế) của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây - Số năm hoạt động trong ngành - Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (tiêu thụ sản phẩm) - Uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng - Mức độ bảo hiểm tài sản - Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây - Khả năng tiếp cận các nguồn vốn - Triển vọng phát triển của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD Tuy nhiên do đặc thù riêng có của mỗi ngành nên số lượng, giá trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu của các ngành/nhóm ngành khác nhau là khác nhau. Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng Tổng hợp điểm: Điểm của Khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính* Trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính* Trọng số phần phi tài chính Xếp hạng tín dụng khách hàng: Dựa trên điểm đạt được, khach hàng được xếp Trườngvào một trong 10 nhóm Đại theo thang học điểm như sau: Kinh tế Huế 38
  49. Bảng 2.3: Thang điểm XHTD và phân loại nhóm nợ đối với khách hàng doanh nghiệp Điểm Xếp hạng Nhóm nợ 92-100 AAA 86-92 AA Nhóm 1 77-85 A 70-76 BBB Nhóm 2 62-69 BB 55-61 B 60-64 CCC Nhóm 3 55-59 CC 35-54 C Nhóm 4 < 35 D Nhóm 5 (Nguồn: SACOMBANK Chi nhánh TT Huế về XHTD nội bộ) 2.2. Nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu trong mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của SACOMBANK - Chi nhánhTT Huế Trong hệ thống XHTD, bộ chỉ tiêu tài chính được áp dụng chung cho các ngành nghề khác nhau, bộ chỉ tiêu phi tài chính có sự khác biệt tuỳ thuộc từng ngành hoạt động. Do tính tương tự trong phương pháp nghiên cứu với các bộ chỉ tiêu khác nhau, do vậy, em sẽ chỉ tập trung nghiên cứu bộ chỉ tiêu liên quan đến 2 ngành hoạt động chiếm tỷ trọng đa số trong tổng dư nợ của ngân hàng là ngành Thương mại và Xây dựng. Để việc thống kê được thuận tiện, em đã quy ước tên gọi của các chỉ tiêu tài chính là “TC_số thứ tự của chỉ tiêu” ở bảng 2.4: Trường Đại học Kinh tế Huế 39
  50. Bảng 2.4: Bảng ký hiệu quy ước các chỉ tiêu tài chính trong XHTD tại SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế Ký hiệu STT Diễn giải quy ước Chỉ tiêu thanh khoản 1 Khả năng thanh toán hiện hành TT1 2 Khả năng thanh toán nhanh TT2 3 Khả năng thanh toán tức thời TT3 Chỉ tiêu hoạt động 4 Vòng quay vốn lưu động TC4 5 Vòng quay hàng tồn kho TC5 6 Vòng quay khoản phải thu TC6 7 Hiệu suất sử dụng TSCĐ TC7 Chỉ tiêu cân nợ 8 Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản TC8 9 Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu TC9 Chỉ tiêu thu nhập 10 Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần TC10 11 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần TC11 12 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân TC12 13 Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân TC13 14 EBIT/Chi phí lãi vay TC14 (Nguồn: Tài liệu tập huấn về XHTD nội bộ của SACOMBANK – Chi nhánhTT Huế Trường Đạidưới học sự biên tập củaKinh tác giả) tế Huế 40
  51. Em quy ước tên gọi của các chỉ tiêu phi tài chính là “PTC_số thứ tự của chỉ tiêu trong bảng 2.5. Bảng 2.5: Bảng ký hiệu quy ước các chỉ tiêu phi tài chính trong XHTD tại SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế Ký hiệu STT Diễn giải quy ước 1 Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn PTC1 2 Nguồn trả nợ của KH theo đánh giá của CBTD PTC2 Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp/kế toán 3 PTC3 trưởng Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý doanh 4 PTC4 nghiệp 5 Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp PTC5 Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp 6 PTC6 theo đánh giá của CBTD 7 Quan hệ của Ban lãnh đạo với các cơ quan hữu quan PTC7 Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo doanh 8 nghiệp với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD PTC8 Môi trường kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá 9 PTC9 của CBTD 10 Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp PTC10 Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong giai 11 PTC11 đoạn từ 2 đến 5 năm tới Lịch sử trả nợ của KH (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng 12 PTC12 qua Số lần cơ cấu lại (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng vừa 13 PTC13 qua Tỷ trọng nợ (nợ gốc) cơ cấu lại trên tổng dư nợ tại thời điểm 14 PTC14 Trườngđánh giá Đại học Kinh tế Huế 15 Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại PTC15 16 Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng (thư tín dụng, PTC16 41
  52. bảo lãnh, các cam kết thanh toán khác ) Tình hình cung cấp thông tin của KH theo yêu cầu của 17 PTC17 SACOMBANK trong 12 tháng qua Tỷ trọng dthu chuyển qua SACOMBANK trong tổng doanh 18 thu (trong 12 tháng) so với tỷ trọng tài trợ vốn của PTC18 SACOMBANK trong tổng số vốn được tài trợ của DN Mức độ sử dụng dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác) của 19 PTC19 SACOMBANK 20 Thời gian quan hệ tín dụng với SACOMBANK PTC20 21 Tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua PTC21 Định hướng quan hệ tín dụng với KH theo quan điểm của 22 PTC22 CBTD 23 Triển vọng ngành PTC23 Khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới theo 24 PTC24 đánh giá của CBTD Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các “sản 25 PTC25 phẩm thay thế” Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào (khối lượng và 26 PTC26 giá cả) 27 Các chính sách bảo hộ/ưu đãi của nhà nước PTC27 Ảnh hưởng của các chính sách của nước-thị trường xuất khẩu 28 PTC28 chính của doanh nghiệp Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 29 PTC29 vào các điều kiện tự nhiên Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp (nguồn nguyên liệu 30 PTC30 đầu vào) 31 Sự phụ thuộc vào số ít nhà tiêu dùng (sản phẩm đầu ra) PTC31 Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh thu của doanh 32 PTC32 Trườngnghiệp trong Đại3 năm gần đây học Kinh tế Huế Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của lợi nhuận (sau thuê) 33 của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây PTC33 42
  53. 34 Số năm hoạt động trong ngành PTC34 35 Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (tiêu thụ sản phẩm) PTC35 36 Uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng PTC36 37 Mức độ bảo hiểm tài sản PTC37 Ảnh hưởng của sự biến dộng nhân sự đến hoạt dộng kinh 38 PTC38 doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây 39 Khả năng tiếp cận các nguồn vốn PTC39 40 Triển vọng phát triển của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD PTC40 (Nguồn: Tài liệu tập huấn về XHTD nội bộ của SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế dưới sự biên tập của tác giả) 2.2.1. Mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu XHTD KHDN tại SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế. 2.2.1.1. Thu thập số liệu Em đã thu thập dữ liệu xếp hạng của 51 khách hàng doanh nghiệp ngẫu nhiên thuộc 2 ngành Thương mại và Xây dựng, dữ liệu bao gồm kết quả chấm điểm và xếp hạng của các khách hàng (Scoring và Rating), điểm số của từng chỉ tiêu (chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính). Dữ liệu thu thập về các khách hàng tại thời điểm 31/12/2015. Một số quy ước thống nhất trong bảng dữ liệu: o Thang điểm được sử dụng cho mỗi chỉ tiêu là 20, 40, 60, 80, 100. o Để việc thống kê được thuận tiện, quy ước ngành Thương mại là TM, ngành Xây dựng là XD. Các chỉ tiêu có trong ngành Thương mại nhưng không xuất hiện trong ngành Xây dựng thì được coi là chấm điểm 0 trong xếp hạng của ngành Xây dựng và ngược lại. o Scoring là tổng điểm xếp hạng của khách hàng được tính toán bằng tổng tích số của trọng số mỗi chỉ tiêu nhân với mức điểm đánh giá cho mỗi chỉ tiêu đó. Trườngo Rating là b ậcĐại xếp hạng củahọc các khách Kinh hàng đã được đưa tế ra từ tổngHuếđiểm Scoring tương ứng của khách hàng. Chi tiết bảng dữ liệu được ghi trong Phụ lục 43
  54. 2.2.1.2. Thực hiện mô tả thống kê Bảng 2.5: Bảng thống kê mô tả theo Scoring Tổng điểm Phần trăm Phần trăm Tần số Phần trăm hợp lệ tích lũy Hợp lệ 4 1,5 1,5 1,5 64 5 1,9 1,9 3,4 71 5 1,9 1,9 5,3 74 5 1,9 1,9 7,2 75 5 1,9 1,9 9,1 77 10 3,8 3,8 12,9 78 25 9,5 9,5 22,3 79 50 18,9 18,9 41,3 80 35 13,3 13,3 54,5 81 15 5,7 5,7 60,2 82 15 5,7 5,7 65,9 83 5 1,9 1,9 67,8 85 10 3,8 3,8 71,6 86 20 7,6 7,6 79,2 87 25 9,5 9,5 88,6 88 5 1,9 1,9 90,5 89 5 1,9 1,9 92,4 92 5 1,9 1,9 94,3 93 5 1,9 1,9 96,2 94 5 1,9 1,9 98,1 Tổng điểm 5 1,9 1,9 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Xét theo Tổng điểm có thể thấy được mức điểm 79 có tới 50 chỉ tiêu và chiếm 18,9% cao nhất; tiếp theo ở mức điểm 80 có 35 chỉ tiêu và chiếm 13,3%. Hai mức điểm này chiếm % cao nhất còn các mức điểm còn lại các chỉ tiêu không cao lắm và đều dưới 10%. Cho thấy hệ thống XHTD Khách hàng Doanh nghiệp của TrườngSacombank – Chi nhánh Đại TT Huế kháhọc mạnh mẽ vàKinhổn định. tế Huế 44
  55. Bảng 2.6: Bảng thống kê mô tả theo hạng Xếp hạng Phần trăm Phần trăm Tần số Phần trăm hợp lệ tích lũy Hợp lệ 4 1,5 1,5 1,5 A 160 60,6 60,6 62,1 AA 60 22,7 22,7 84,8 AAA 15 5,7 5,7 90,5 BB 5 1,9 1,9 92,4 BBB 15 5,7 5,7 98,1 Xếp hạng 5 1,9 1,9 100,0 Total 264 100,0 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 54 chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính của 51 Khách hàng Doanh nghiệp (264 chỉ tiêu) chỉ có 15 chỉ tiêu xếp hạng AAA chiếm 5,7%; 60 chỉ tiêu xếp hạng AA; nhưng có tới 160 chỉ tiêu xếp hạng A. A là mức xếp hạng khá tốt cho thấy đa số Doanh nghiệp đến vay vốn tại Sacombank đều có khả năng trả nợ khá tốt. Bảng 2.7: Bảng thống kê mô tả theo Ngành kinh doanh Ngành Tần số Phần trăm Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 4 1,5 1,5 1,5 Ngành 5 1,9 1,9 3,4 TM 170 64,4 64,4 67,8 XD 85 32,2 32,2 100,0 Total 264 100,0 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Xét theo ngành kinh doanh có thể thấy rằng có 170 chỉ tiêu Thương Mại (TM), 85 chỉ tiêu Xây Dựng (XD). Điều này chứng tỏ Khash hàng Doanh Trườngnghiệp chủ yếu tại SacombankĐại thu họcộc ngành Thương Kinh Mại. Ngân hàngtế nên Huếchú trọng công tác XHTD kĩ càng đối với đối tượng khách hàng này. 45
  56. Bảng 2.8: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính Phần trăm Phần trăm tích Tần số Phần trăm hợp lệ lũy Hợp lệ 4 1,5 1,5 1,5 0. 1 0,4 0,4 1,9 100. 197 74,6 74,6 76,5 20. 5 1,9 1,9 78,4 40. 13 4,9 4,9 83,3 60. 11 4,2 4,2 87,5 80. 28 10,6 10,6 98,1 PTC1 1 0,4 0,4 98,5 PTC11 1 0,4 0,4 98,9 PTC21 1 0,4 0,4 99,2 PTC31 1 0,4 0,4 99,6 TC1 1 0,4 0,4 100,0 Total 264 100,0 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 197 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 74,6%, 28 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 10,6%; 11 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 4,2%; 13 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 4,9% và 5 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 1,9%. Điều này khá tốt cho thấy công tác XHTD của Ngân hàng khá chặt chẽ, phân loại Khách hàng tốt. Đây là cơ sở vững chắc để Ngân hàng đưa ra quyết Trườngđịnh cho vay. Đại học Kinh tế Huế 46
  57. Bảng 2.9: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính Phần trăm Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 4 1,5 1,5 1,5 0. 2 0,8 0,8 2,3 100. 166 62,9 62,9 65,2 20. 4 1,5 1,5 66,7 40. 22 8,3 8,3 75,0 60. 31 11,7 11,7 86,7 80. 30 11,4 11,4 98,1 PTC12 1 0,4 0,4 98,5 PTC2 1 0,4 0,4 98,9 PTC22 1 0,4 0,4 99,2 PTC32 1 0,4 0,4 99,6 TC2 1 0,4 0,4 100,0 Total 264 100,0 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 166 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 62,9%; 30 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 11,4%; 31 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 11,7%; 22 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 8,3% và 4 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 1,5%. Trường Đại học Kinh tế Huế 47
  58. Bảng 2.10: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính Tần số Phần trăm Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 4 1,5 1,5 1,5 0. 1 0,4 0,4 1,9 100. 157 59,5 59,5 61,4 20. 5 1,9 1,9 63,3 40. 15 5,7 5,7 68,9 60. 30 11,4 11,4 80,3 80. 47 17,8 17,8 98,1 PTC13 1 0,4 0,4 98,5 PTC23 1 0,4 0,4 98,9 PTC3 1 0,4 0,4 99,2 PTC33 1 0,4 0,4 99,6 TC3 1 0,4 0,4 100,0 Total 264 100,0 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 157 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 59,5%; 47 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 17.8%; 30 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 11,4%; 15 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 5,7% và 5 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 1,9%. Trường Đại học Kinh tế Huế 48
  59. Bảng 2.11: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Phi tài chính Các chỉ tiêu Phi tài chính Tần số Phần trăm Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 4 1,5 1.5 1,5 0. 18 6,8 6.8 8,3 100. 118 44,7 44.7 53,0 20. 19 7,2 7.2 60,2 40. 27 10,2 10.2 70,5 60. 59 22,3 22.3 92,8 80. 14 5,3 5.3 98,1 PTC15 1 0,4 0,4 98,5 PTC25 1 0,4 0,4 98,9 PTC35 1 0,4 0,4 99,2 PTC5 1 0,4 0,4 99,6 TC5 1 0,4 0,4 100,0 Total 264 100,0 100,0 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 118 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 44,7%; 14 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 5,3%; 59 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 22,3%; 27 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 10,2% và 19 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 7,2%. Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  60. Bảng 2.12: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính Phần trăm Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 4 1,5 1.5 1,5 0. 1 0,4 .4 1,9 100. 139 52,7 52.7 54,5 40. 1 0,4 .4 54,9 60. 47 17,8 17.8 72,7 80. 67 25,4 25.4 98,1 PTC16 1 0,4 0,4 98,5 PTC26 1 0,4 0,4 98,9 PTC36 1 0,4 0,4 99,2 PTC6 1 0,4 0,4 99,6 TC6 1 0,4 0,4 100,0 Total 264 100.0 100.0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 139 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 52,7%; 67 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 25,4%; 47 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 17,8%; 1 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 0,4% và 0 có chỉ tiêu ở mức điểm 20. Trường Đại học Kinh tế Huế 50
  61. Bảng 2.13: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính Phần trăm Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 4 1,5 1.5 1,5 0. 25 9,5 9.5 11,0 100. 166 62,9 62.9 73,9 20. 3 1,1 1.1 75,0 40. 1 0,4 .4 75,4 60. 37 14,0 14.0 89,4 80. 23 8,7 8.7 98,1 PTC17 1 0,4 0,4 98,5 PTC27 1 0,4 0,4 98,9 PTC37 1 0,4 0,4 99,2 PTC7 1 0,4 0,4 99,6 TC7 1 0,4 0,4 100,0 Total 264 100.0 100.0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 166 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 62,9%; 23 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 8,7%; 37 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 14%; 1 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 0,4% và 3 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 1,1%. Trường Đại học Kinh tế Huế 51
  62. Bảng 2.14: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính Tần số Phần trăm Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 4 1,5 1.5 1,5 0. 18 6,8 6.8 8,3 100. 162 61,4 61.4 69,7 20. 2 0,8 .8 70,5 40. 2 0,8 .8 71,2 60. 49 18,6 18.6 89,8 80. 22 8,3 8.3 98,1 PTC18 1 0,4 0,4 98,5 PTC28 1 0,4 0,4 98,9 PTC38 1 0,4 0,4 99,2 PTC8 1 0,4 0,4 99,6 TC8 1 0,4 0,4 100,0 Total 264 100.0 100.0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 162 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 61,4%; 22 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 8,3%; 49 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 0,8%; 2 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 0,8% và 2 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 0,8%; 18 chỉ tiêu ở mức 0 điểm chiếm 6,8% Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  63. Bảng 2.15: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính Phần trăm Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 4 1,5 1,5 1,5 0. 1 0,4 0,4 1,9 100. 184 69,7 69,7 71,6 20. 1 0,4 0,4 72,0 60. 3 1,1 1,1 73,1 80. 66 25,0 25,0 98,1 PTC19 1 0,4 0,4 98,5 PTC29 1 0,4 0,4 98,9 PTC39 1 0,4 0,4 99,2 PTC9 1 0,4 0,4 99,6 TC9 1 0,4 0,4 100,0 Total 264 100.0 100.0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 184 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 69,7%; 66 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 25%; 3 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 1,1%; 0 chỉ tiêu ở mức điểm 40; 1 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 0,4% và 1 chỉ tiêu ở mức 0 điểm chiếm 0,4%. Trường Đại học Kinh tế Huế 53
  64. Bảng 2.16: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính Phần trăm Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 4 1,5 1,5 1,5 0. 1 0,4 0,4 1,9 100. 165 62,5 62,5 64,4 20. 2 0,8 0,8 65,2 40. 12 4,5 4,5 69,7 60. 36 13,6 13,6 83,3 80. 39 14,8 14,8 98,1 PTC10 1 0,4 0,4 98,5 PTC20 1 0,4 0,4 98,9 PTC30 1 0,4 0,4 99,2 PTC40 1 0,4 0,4 99,6 TC10 1 0,4 0,4 100,0 Total 264 100,0 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 165 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 62,5%; 39 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 14,8%; 36 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 13,6%; 12 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 4,5% và 2 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 0,8%. Trường Đại học Kinh tế Huế 54
  65. Bảng 2.17: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính Các chỉ tiêu Tài chính Tần số Phần trăm Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 212 80,3 80,3 80,3 100. 5 1,9 1,9 82,2 20. 7 2,7 2,7 84,8 40. 10 3,8 3,8 88,6 60. 19 7,2 7,2 95,8 80. 10 3,8 3,8 99,6 TC11 1 0,4 0,4 100,0 Total 264 100,0 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 5 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 1,9%; 10 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 3,8%; 19 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 7,2%; 10 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 3,8% và 7 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 2,7%. Bảng 2.18: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính Các chỉ tiêu Tài chính Tần số Phần trăm Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 212 80,3 80,3 80,3 100. 5 1,9 1,9 82,2 20. 7 2,7 2,7 84,8 40. 17 6,4 6,4 91,3 60. 9 3,4 3,4 94,7 80. 13 4,9 4,9 99,6 TrườngTC12 Đại1 học0,4 Kinh0,4 tế100,0 Huế Total 264 100,0 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) 55
  66. Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 5 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 1,9%; 13 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 4,9%; 9 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 3,4%; 17 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 6,4% và 7 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 2,7%. Bảng 2.19: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính Các chỉ tiêu Tài chính Phần trăm Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy hợp lệ Hợp lệ 212 80,3 80,3 80,3 100. 7 2,7 2,7 83,0 20. 11 4,2 4,2 87,1 40. 13 4,9 4,9 92,0 60. 14 5,3 5,3 97,3 80. 6 2,3 2,3 99,6 TC13 1 0,4 0,4 100,0 Total 264 100,0 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 7 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 2,7%; 6 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 2,3%; 14 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 5,3%; 13 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 4,8% và 11 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 4,2%. Bảng 2.20: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính Các chỉ tiêu Tài chính Phần trăm Phần trăm tích Tần số Phần trăm hợp lệ lũy Hợp lệ 212 80,3 80,3 80,3 100. 4 1,5 1,5 81,8 20. 24 9,1 9,1 90,9 40. 17 6,4 6,4 97,3 60. 4 1,5 1,5 98,9 Trường80. Đại học2 0,8Kinh0,8 tế Huế99,6 TC14 1 0,4 0,4 100,0 Tổng cộng 264 100.0 100.0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS) 56
  67. Nhận xét: Trong 264 chỉ tiêu có 4 chỉ tiêu được xếp ở mức 100 điểm chiếm 1,5%; 2 chỉ tiêu được xếp ở mức 80 điểm chiếm 0,8%; 4 chỉ tiêu ở mức điểm 60 chiếm 1,5%; 17 chỉ tiêu ở mức điểm 40 chiếm 6,4% và 24 chỉ tiêu ở mức điểm 20 chiếm 9,1%. Bảng 2.21: Bảng phân bố theo mức rủi ro Số Nhóm Xếp doanh Xác suất Rủi ro nợ hạng nghiệp trả nợ AAA 3 91-100 Thấp Nhóm 1 AA 14 81-90 Thấp A 31 71-80 Thấp Nhóm 2 BBB 2 61-70 Trung bình BB 1 51-60 Trung bình B 0 41-50 Cao Nhóm 3 CCC 0 31-40 Cao CC 0 21-30 Cao Nhóm 4 C 0 Thg11-20 Cao Nhóm 5 D 0 <10 Cao 2.2.2. Đánh giá hệ thống chấm điểm XHTD của SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế Với số lượng khách hàng vay vốn ngày càng lớn, nếu không có một hệ thống tổng hợp và xử lý thông tin sẵn có thì ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng. Sau hơn 10 năm triển khai, hệ thống XHTD nội bộ đã dần trở thành một khâu quan trọng không thể thiếu trong quy trình thẩm định tín dụng tại SACOMBANK. * Ưu điểm của hệ thống chấm điểm XHTD - Hệ thống chấm điểm tín dụng là một phầm mềm tự động, sau khi CBTD điền các thông tin cần thiết thì phần mềm sẽ tự động tính điểm và đưa ra kết quả giúp Trườngcho CBTD tiết kiệ mĐại thời gian, công học sức, cũng nhKinhư hạn chế các saitế sót khiHuế tính các chỉ tiêu một cách thủ công. 57
  68. - Hệ thống chấm điểm tín dụng đưa ra bộ chỉ tiêu rõ ràng và thống nhất, đồng thời điểm của mỗi chỉ tiêu được xác định thông qua các trọng số nên tạo điều kiện dễ dàng cho các CBTD trong việc đưa ra các đánh giá tổng hợp về mức độ rủi ro của từng khách hàng. - Hệ thống được áp dụng chung cho tất cả các khách hàng nên giúp ngân hàng có thể so sánh mức độ rủi ro giữa các khách hàng doanh nghiệp khác nhau, từ đó hỗ trợ rất nhiều cho ngân hàng trong việc lựa chọn, cân nhắc đối tượng khách hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng. *Hạn chế của hệ thống chấm điểm XHTD - Cũng giống như các NHTM khác, một trong những hạn chế lớn của hệ thống XHTD nội bộ của SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế nằm ở nguồn thông tin đầu vào còn hạn chế và thiếu chính xác. Khi XHTD khách hàng, phần lớn thông tin dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi đến ngân hàng. Với đặc thù phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các báo cáo tài chính hầu hết là chưa được kiểm toán dẫn đến tính trung thực của các báo cáo này chưa cao. - Phần chấm điểm phi tài chính chỉ mang tính ước lượng, không có công thức tính cụ thể, do đó vẫn phải dựa vào đánh giá chủ quan, theo cảm tính của CBTD. Chẳng hạn như tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm của ban quản lý, triển vọng ngành nghề - Trong các chỉ tiêu tài chính, việc đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu năm hiện tại của doanh nghiệp mà chưa có những tiêu chí so sánh giữa năm hiện tại của doanh nghiệp so với năm trước đó để đánh giá chiều hướng hoạt động tốt lên hay xấu đi của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế 58