Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Lùng (Bambusa sp.) tại thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

pdf 42 trang thiennha21 18/04/2022 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Lùng (Bambusa sp.) tại thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_lam_hoc_cua_loai_lung_bambusa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Lùng (Bambusa sp.) tại thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI LÙNG (Bambusa SP.) TẠI THỊ TRẤN SƠN LƢ, HUYỆN QUAN SƠN, TỈNH THANH HÓA NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYỄN RỪNG MÃ SỐ: 7620211 Giáo viên hướng dẫn: NGƯT.PGS.TS Trần Ngọc Hải Họ và tên sinh viên : Phạm Văn Quân Mã sinh viên :1653020722 Lớp : 61A - QLTNR Hà Nội, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đƣờng đại học đến nay, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng- Trƣờng Đại Học Lâm nghiệp bằng tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Để hoàn thành khóa luận cuối khóa theo chƣơng trình học của trƣờng. Tôi đã tiến hành nghiên cứu của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn của NGƢT.PGS.TS Trần Ngọc Hải. Qua đây tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới thầy Trần Ngọc Hải đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong thời gian làm nghiên cứu. Do kiến thức của tôi còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học Nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn. Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trong khoa thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Hà Nội, ngày tháng năm 20 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Phạm Văn Quân i
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG BIỂU v DANH MỤC HÌNH ẢNH v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1 Trên thế giới 3 1.2 Ở Việt Nam 5 PHẦN II MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 2.1 Mục tiêu 8 2.1.1 Mục tiêu chung 8 2.1.2 Mục tiêu cụ thể 8 2.2 Nội dung 8 2.3 Đối tƣợng nghiên cứu. 8 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. 8 2.4.1 Phƣơng pháp ngoại nghiệp 8 2.4.2. Phương pháp nội nghiệp. 11 PHẦN III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC 13 3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 13 3.2 Đặc điểm dân cƣ 13 3.3. Đặc điểm kinh tế 14 3.3.1. Nông, lâm, thủy sản. 15 3.3.2. Tiểu thủ Công nghiệp - xây dựng 15 3.3.3. Công tác quản lý ngân sách 16 3.4. Về văn hoá - xã hội 16 3.4.1. Công tác giáo dục và đào tạo 16 3.4.2. Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao 17 3.5 Những hạn chế tại địa phƣơng. 17 ii
  4. 3.5.1 Về kinh tế - xã hội 17 3.5.2 Về công tác giảm nghèo, văn hóa, giáo dục. 17 PHẦN IV 19 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 4.1 Đặc điểm hình thái vật hậu của loài Lùng 19 4.1.1. Thân cây 19 4.1.2 Lá cây 21 4.2 Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Lùng phân bố. 22 4.2.1 Kết quả điều tra tuyến. 22 4.2.2 Đặc điểm sinh cảnh lùng xen cây gỗ 23 4.2.3 Kết quả điều tra tại rừng trồng lùng thuần loài. 26 4.2.4 So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của loài Lùng tại hai sinh cảnh rừng. 27 4.3 Đặc điểm cấu trúc và mật độ, độ tuổi của loài Lùng 27 4.3.1 Đặc điểm cấu trúc của Lùng trong sinh cảnh Lùng xen cây gỗ 28 4.3.2. Đặc điểm cấu trúc của rừng lùng thuần loài. 28 4.3.3 So sánh đặc điểm cấu trúc quần thể loài Lùng tại hai sinh cảnh. 29 4.4 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài. 29 PHẦN V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ. 32 1. Kết luận. 32 2. Tồn tại. 33 3. Kiến nghị 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO iii
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LSNG Lâm sản ngoài gỗ OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản Doo tb Đƣờng kính thân tại vị trí gốc sát đất trung bình H vn tb Chiều cao vút ngọn trung bình Hdc tb Chiều cao dƣới cành trung bình iv
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Tổng hợp chỉ tiêu sinh trƣởng cây lùng trong rừng tự nhiên. 23 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng của loài Lùng 26 Bảng 4.3: Cấu trúc mật độ và cấp tuổi rừng Lùng xen cây gỗ 28 Bảng 4.4: Cấu trúc mật độ và cấp tuổi rừng Lùng thuần loài 28 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1: Đặc điểm thân khí sinh của loài Lùng 19 Hình 4.2: Đặc điểm phân cành của loài 20 Hình 4.3: Cây Lùng mọc thành cụm 20 Hình 4.4: Thân ngầm của loài 20 Hình 4.5: Mo của loài Lùng 21 Hình 4.6: Hình thái lá quang hợp 22 Hình 4.7. Sơ đồ tuyến điều tra 22 Hình 4.8: Hoạt động điều tra tại rừng lùng xen cây gỗ. 24 Hình 4.9: Tầng cây bụi thảm tƣơi và cây tái sinh dƣới tán rừng lùng xen cây gỗ 25 Hình 4.10: Điều tra tầng cây bụi thảm tƣơi tại rừng Lùng thuần loài. 27 Hình 4.11: Măng của loài Lùng 30 Hình 4.12: Sản phẩm thô sau khai thác 31 v
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nhiều nƣớc trên thế giới có xu hƣớng thay thế các sản phẩm từ gỗ bằng các sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Là một lĩnh vực nhiều tiềm năng với sản phẩm đa dạng, các sản phẩm LSNG đang ngày càng khẳng định giá trị trên nhiều mặt ( kinh tế, sinh học, môi trƣờng , ). Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam cũng đang phát triển lĩnh vực LSNG trong nƣớc và quốc tế. Là nƣớc Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nống ẩm, thích hợp cho nhiều loài thực vật phát triển trong số đó là nhiều loài thuộc nhóm tre, trúc. Tre đƣợc phân bố rộng rãi trên diện rộng, từ đồi núi đến đồng bằng. Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích tre nứa với 914 loài và 26 chi. Ở nƣớc ta tre nƣa đƣợc dùng trong nhiều lĩnh vực: làm đồ thu công mỹ nghệ, làm nguyên liệu công nghiệp giấy và chế biến gỗ, làm vật liệu xây dựng, Với mỗi mục đích lại có nhiều loài tre nứa khác nhau nhƣ: Bƣơng lớn, Giang, Tre gai, Lồ Ô, Trong số nhƣng loài đƣợc trồng phổ biến tại Việt Nam không thể không nhắc tới loài Lùng (Bambusa sp.). Lùng là một loài đem lại nhiều giá trị kinh tế và môi trƣờng cho nhiều địa phƣơng. Các loài đƣợc phát triển phổ biên trên nhiều tỉnh và địa phƣơng trong đó có tỉnh Thanh Hóa. Tại tỉnh Thanh Hóa, cây Lùng đƣợc trồng rộng rãi và phổ biến, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho địa phƣơng. Rừng Lùng có hệ thống rễ liên kết với nhau có tác dụng chống bão lụt, xói mòn, rửa trôi, đem lại nhiều giá trị môi trƣờng. Với xu hƣớng phát triển hiện tại đang dần thay thế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ lâm sản ngoài gỗ. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mở rộng ra thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc, giá trị các sản phẩm ngày càng đƣợc nâng cao. Trƣớc nhu cầu của thị trƣờng ngày càng lớn, nhu cầu nguyên vật liệu cũng tăng nên hoạt động trồng và phát triển loài là cần thiết. 1
  8. Đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Lùng (Bambusa sp.)tại thị trấn Sơn Lƣ, huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa” sẽ là căn cứu để nghiên cứu trồng mở rộng loài trong Thị trấn Sơn Lƣ nói riêng và toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung. 2
  9. PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới Tre nứa là tên gọi chung cho các loài thuộc họ phụ Tre (Bambusoideae), họ Hòa thảo (Poaceae). Tre nứa là cây đa tác dụng, có giá trị kinh tế rất lớn. Trên thế giới, họ phụ Tre có khoảng 70 chi, 1200 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, một số ít loài phân bố ở vùng hàn đới. Có xấp xỉ 80% rừng tre nứa phân bố ở Châu Á. Trung tâm phân bố của tre nứa tập trung vào dải nhiệt đới và á nhiệt đới thuộc Châu Á, trong đó chủ yếu là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Australia, Trung Phi, Nam Mỹ và một phần nhỏ ở Bắc Mỹ. Độ cao phân bố của tre nứa từ sát biển lên tới 4000 m. Hiện nay đã có 20 loài tre nứa đƣợc quốc tế ƣu tiên bảo tồn cao và có 18 loài tre nứa khác đƣợc quốc tế ghi nhận là quan trọng. Tre nứa thƣờng mọc thành rừng thuần loài hay hỗn giao với cây gỗ, tổng diện tích (rừng thuần loài và rừng hỗn giao) ƣớc tính khoảng 20 triệu ha. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nƣớc có diện tích rừng tre nứa lớn nhất và thành phần loài tre nứa ở hai nƣớc này cũng phong phú nhất thế giới. Theo De Zhu Li (1997) ở Viện Thực Vật Côn Minh, số loài tre nứa của Trung Quốc là 42 Chi và trên 500 loài trong đó chi Bambusa có khoảng 61 loài phân bố chủ yếu ở Nam Trung Quốc. Có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh đƣợc vai trò quan trọng của nguồn tài nguyên này đối với cuộc sống con ngƣời. Công trình nghiên cứu đầu tiên phải kể đến công trình “Nghiên cứu về Bambusaceae" của Munro (1868). Trong tác phẩm của Gamble viết về “Các loài tre trúc ở Ấn Độ" đƣợc xuất bản vào năm 1896 đã mô tả khá chi tiết về đặc điểm hình thái của 151 loài tre trúc phân bố ở Án Độ và một số loài tre trúc phân bố ở Pakistan, Srilanca, Myanma, Malaysia và Inđônesia. Theo Gamble (1896) các loài tre trúc là loài thực vật chỉ thị rất tốt về các đặc điểm và độ phì của đất. Loài 3
  10. Bambusa polymorphe phân bố trong tự nhiên đã chỉ thị cho đặc điểm đất đủ ẩm gần nhƣ quanh năm và có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng khoáng tƣơng đối cao: “Đất có độ phì tự nhiên cao hay đất tốt" do đó, nó phân bố trong kiểu rừng tự nhiên thƣờng xanh, ẩm. Loài Dendrocalamus strictus phân bố trong tự nhiên lại chỉ thị cho điều kiện đất đai khô hạn, thuộc kiểu rừng tự nhiên, rụng lá. Khi đề cập tới một số khía cạnh của nhân tố khu vực Châu Á và Thái Bình Dƣơng Trong những tài liệu nghiên cứu sâu và cung cấp nhiều thông tin về tre nứa phải kể đến công trình I JHaig, M.A. Huberman, Uaung.Dis đã đƣợc FAO xuất bản năm 1959. Trong tài liệu này tác giả đã tổng kết và để cập đến các nhu cầu sinh thái, đặc tính sinh vật học nói chung. D.N.Tewari đã công bố số liệu cho biết trên thế giới hiện nay 80% rừng tre trúc phân bố ở Châu Á, tất cả các vùng rừng nhiệt đới và á nhiệt đới của thế giới đều có tre trúc xuất hiện. Độ cao phân bố của chúng từ sát biển lên tới 4000m. Tác giả đã xây dựng đƣợc vùng phân bố chung cho tre trúc và bản đồ phân bố một số chi tre trúc quan trọng của thế giới. Qua bản đồ phân bố này có thể thấy đƣợc trung tâm phân bố tre trúc tập trung vào giải nhiệt đới và á nhiệt đới thuộc Châu Á, trong đó chủ yếu là ở Trung Quốc, Ân Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Australia, Trung Phi, Nam Mỹ và một phần nhỏ ở Bắc Mỹ. Chi Tre hay chi Hóp (danh pháp khoa học: Bambusa) là một chi lớn thuộc họ Poaceae có 32 loài. Chi này chủ yếu là các loài cây lớn, có nhiều nhánh tại một đốt và có một hoặc hai đốt to hơn các đốt còn lại. Chi này phân bố ở các khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới của châu Á, đặc biệt là khu vực nhiệt đới gió mùa và ẩm. Những nghiên cứu cụ thể về loài trên thế giới hiện còn hạn chế và còn chƣa nhiều do cây có khu vực phân bố tự nhiên không rộng nên việc tiến hành nghiên cứu để tạo cơ sở dữ liệu về loài là cần thiết. 4
  11. 1.2 Ở Việt Nam Nếu năm 1923, số chi và loài tre nứa của Việt Nam đƣợc thống kê là 14 chi và 73 loài (E.G. Camus& A. Camus, 1923), thì năm 1999 đã thống kê đƣợc 23 chi và 121 loài (Phạm Hoàng Hộ,1999). Theo đó chi Bambusa tăng từ 22 loài lên 36 loài. Hoàng Xuân Tý trong "Tim hiểu đất dƣới rừng tre trúc thuần loài" (1972) cho biết: trồng tre Diễn và Tre gai thuần loài làm cho tính chất vật lý của đất bị thoái hoá nhanh chóng, giảm hàm lƣợng mùn, đạm, lân và kali, do vậy khuyến cáo không nên trồng rừng tre trúc thuần loại, mà phải trồng xen với cây gỗ để đám bảo độ phi của đất và sản xuất đƣợc nhiều luân kỳ, "Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng Lùng Thanh Hoá và hoàn thiện quy trình thâm canh rừng Lùng ở vùng trung tâm để làm nguyên liệu giấy xi măng" của Lê Quang Liên (1990) đã đƣa ra đƣợc mật độ trồng và phƣơng thức trồng phù hợp cho cây Lùng ở vùng trung tâm. Ngô Quang Đế (1994) trong "Gây trồng tre trúc" đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng tre trúc cho 3 loài: Lùng, Mạy sang và Vầu đắng gồm các khâu hom giống, kỹ thuật trồng, chãm sóc, khai thác và sử dụng. Hứa Vĩnh Tùng (2001) trong "Khai thác đảm bảo tái sinh và sử dụng tre Lồ ô cho nguyên liệu giấy" đã khảo nghiệm 4 công thức cho thấy: cƣờng độ khai thác 25% và 50% số cây trong lâm phân có ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng chiều cao và đƣờng kính cây măng. Trần Ngọc Hải (2006) khi nghiên cứu về các giải pháp phát triển bền vững tài nguyên tre trúc ở khu vực vùng núi cao tỉnh Hòa Binh, đã điều tra và phát hiện các loài tre trúc có phát hiện ở khu vực Mai Châu, trong đó có nhiều loài thuộc chi Dendrocalamus nhƣ: Mai, Bƣơng phấn, Bƣơng lớn, Bƣơng mốc là những loài tre có triển vọng phát triển tốt ở khu vực Hòa Bình và Tây Bắc. Lê Nguyên và các cộng sự (1971) trong "Nhận biết, gây trồng bảo vệ và khai thác tre trúc" tuy mới chỉ nghiên cứu tre trúc ở Miền Bắc nhƣng đã 5
  12. giới thiệu khá đầy đủ về gây trồng phát triển tre trúc mọc cụm và mọc tản cho mục đích kinh tế, bao gồm: điều kiện nhân giống, gây trồng, kỹ thuật trồng, tuy nhiên nội dung còn quá khái quát, hầu nhƣ không đề cập đến biện pháp thâm canh nào. Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải (2006) trong cuốn "Hỏi đáp về tre trúc" đã đề cập tới mùa trồng tre, trúc cũng nhƣ các giai đoạn phát triển và sinh trƣớng của măng tre; đề cập tới một số phƣơng pháp trồng rừng tre trúc bằng gốc cây me, cành chiết và tách chồi; giải pháp để nâng cao sản lƣợng và kéo dài tuổi tho của rừng tre, trúc. Lê Viết Lâm và cộng sự (2005) với đề tài “Điều tra thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam" đã liệt kê thành phần loài tre trúc ở Việt Nam, giới thiệu 40 loài tre trúc thông dụng gồm: phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng để làm cơ sở tham khảo cho nghiên cứu và sản xuất. Đỗ Văn Bản và các cộng sự (2005) trong "Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng" đã tuyển chọn 3 loài tre nhập nội trồng để lấy măng: Điểm trúc (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc (Bambusa oldhamii) và tạp giao với 13,5 ha mô hình thực nghiệm tại Phú Tho và Thanh Hoá. Đề tài đã đƣa ra đƣợc một số biện pháp thâm canh cho mô hình trồng thuần loài: mật độ trồng, bón phân, điều chỉnh cây mẹ, đồng thời đã xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh, kỹ thuật khai thác măng và một số biện pháp sơ chế bảo quản mãng. Kết quả để tài cho thấy: Điền trúc có năng suất măng cao nhất, Lục trúc có năng suất thấp nhất, nên tập trung phát triển Điền trúc vì năng suất và chất lƣợng măng cao. Những nghiên cứu về loài Lùng Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn (2007) trong cuốn "Kỹ thuật tạo rừng tre trúc ở Việt Nam" đã mô tà một số đặc điểm hình thái, sinh thái cây Lùng nhƣ sau: Lùng là loài tre mọc cụm sát nhau, cây khí sinh trong bụi có kích thƣớc lớn hơn Nứa (D 5– 6cm, H 11 – 12 m). Lóng thân dài hơn Nứa và vách thân tƣơng đối dày. Cành không có gai, kích thƣớc lá lớn hơn lá Nứa. Số cây khí sinh trong bụi thƣa hơn Nửa. 6
  13. Lùng phân bố trong tự nhiên tạo thành quần thụ. Theo Lê Viết Lâm, kết quả điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam (năm 2001). Loài Lùng đƣợc ghi nhận là loài mới với tên khoa học Bambusa longissima sp. nov. Trong quá trình giám định các loài tre nứa, đặc biệt với sự phối hợp của giáo sƣ Hà Niệm Hoà (Xia Nianhe), cán bộ Viện Nghiên cứu thực vật Hoa Nam Trung Quốc, định loại tre nứa đã đạt đƣợc một số kết quả trong đó đã Kiểm tra và cập nhập tên khoa học của các loài tre nứa, đặc biệt chú ý đến các loài tre nứa phổ biến và có giá trị kinh tế của Việt Nam. Theo đó loài Lùng có tên trong danh sách với danh pháp khoa học Bambusa sp. (Nguyễn Viết Lâm,2008) Theo Hoàng Nghĩ Thìn (2005), Loài Lùng thanh hoá có danh pháp khoa học là Bambusa sp Thuộc ngành hạt kín (angiospermae), Bộ Hòa Thảo ( Poales), Họ hoà thảo (poaceae) Thân cây trung bình, tròn đều, lóng thƣờng rất dài, 60 – 80 cm, đôi khi trên 100 cm. Vòng mo nhô cao, mỗi đốt mang nhiều cành chính. Mo thân dễ rụng, đầu bọ mo rất rộng, bằng hay hơi nhô lên. Lá mo thƣờng cụp về phía sau. Lá hình ngọn giáo, đầu nhọn, gốc lá hơi nhọn. Phiến lá dài 18 – 20 cm, rộng 2,9 – 3 cm. Cuống dài 0,1 cm. Bẹ lá có lông bạc ở nửa phía trên. Tai lá có 9 – 10 cặp lông nhô ra ngoài, tai lá màu bạc, dài 0,1 cm. Lông ở tai lá dài 1,2 cm. Cọng lá màu tím, gân lá 8 – 9 đôi. Lùng là loài tre mọc cụm có nhiều trong rừng tự nhiên và cũng đƣợc trồng ở Bắc Trung Bộ và Trung Tâm Bắc Bộ, tập trung nhiều ở Thanh Hoá, Nghệ An, loài đƣợc gọi là Lùng Thanh Hoá. Đây là loài đã đƣợc GS. Xia và GS. Li coi là loài mới (sp.nov.) Lùng là loài tre có kích thƣớc trung bình và lóng dài nên đƣợc dùng để đan phên cót, làm mành. Có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép, làm sợi, làm giấy. Măng đƣợc lấy ăn tƣơi nhƣng không đƣợc ngon. 7
  14. PHẦN II MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu 2.1.1 Mục tiêu chung Thông qua hoạt thu thập và xử lý số liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp đƣa ra đƣợc một số đặc điểm của khu vực phân bố, cấu trúc ngang và cấu trúc thẳng đứng của lâm phần có phân bố của loài. Từ đó làm cơ sở để đề xuất mở rộng khu vực phân bố của loài. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Bổ sung cơ sở dữ liệu về đặc điểm phân bố của loài tại khu vực. - Miêu tả đƣợc một số đặc điểm sinh học của loài tại địa phƣơng. - Theo dõi mội số tác động đến phân bố của loài, từ đó đề xuất một số kiến nghị. 2.2 Nội dung - Đặc điểm hình thái vật hậu của loài Lùng -Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Lùng phân bố -Đặc điểm cấu trúc và mật độ, độ tuổi của loài Lùng -Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài. 2.3 Đối tƣợng nghiên cứu. Loài Lùng thanh hóa (Bambusa sp.) tại Thị trấn Sơn Lƣ, huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. 2.4.1 Phƣơng pháp ngoại nghiệp 2.4.1.1 Phương pháp kế thừa số liệu Phƣơng pháp kế thừa số liệu căn cứ trên các nghiên cứu đã có, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của khu vực và các tài liệu có liên quan. Sử dạng số liệu có liên quan các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của vùng 8
  15. Căn cứ vào các tài liệu văn bản quy phạm pháp luật và danh lục quý hiếm nhƣ sách đỏ việt nam 2007, nghị định 06/2019, công ƣớc KITES, danh mục đỏ YUGN 2014, để đƣa ra những đề xuất phù hợp 2.4.1.2 Phương pháp sơ thám. Căn cứ vào bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp của khu vực và tình hình thực tế tại địa phƣơng tiến hành phác thảo sơ lƣợc các tuyến điều tra và vị trí các Ô tiêu chuẩn (OTC) định lập. từ đó hƣớng điều tra đƣợc cụ thể. Dụng cụ chuẩn bị cho quá trình điều tra sơ thám và ngoại nghiệp gồm có: 01 GPS 01 Địa bàn Bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp của khu vực 01 thƣớc dây 1.5m 01 thƣớc dây 40m 01 thƣớc đo cao brunay 2.4.1.3 Phương pháp điều tra tuyến. Tiến hành điều tra 3-5 tuyến. Mỗi tuyến đi qua hầu hết các sinh cảnh rừng có tại khu vực. trên tuyến tiến hành hành điều tra vị trí phân bố của loài, đặc điểm sinh cảnh của loài, tình hình sinh trƣởng của loài (tốt/trung bình/ xấu) và những tác động có ảnh hƣớng tới loài. 2.4.1.4. Điều tra theo Ô tiêu chuẩn Trên các tuyến điều tra đã xác lập tiến hành lập các OTC có sự phân bố của loài. Quá trình điều tra tiến hàng trên 8 OTC. Theo đó, trên mỗi tuyến điều tra tiến hành lập 2 OTC có diện tích 1000 m² (25mx40m). Điều tra quần thể lùng tiến hàng đếm số bụi có trong OTC. Từ đó lựa chọn 30 bụi làm dung lƣợng mẫu điều tra. Trên các bụi đƣợc lựa chọn tiến hành điều tra Hvn , Doo, cấp tuổi, số cây trong bụi. kết quả điểu tra ghi lại theo mẫu biểu 01. 9
  16. Biểu 1: Biểu điều tra cây lùng trong OTC OTC: Ngày điều tra: Ngƣời điều tra: Vị trí OTC: Cấp tuổi TT Số cây Htb Dootb Sinh Ghi chú bụi trong bụi bụi Non TB Già (cm) trƣởng 1 2 3 Trong OTC tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng của loài và các loài khác có trong OTC Trong đó tầng cây cao tiến hành điều tra trong OTC, tầng cây bụi thảm tƣơi và cây tái sinh tiến hành điều tra trong Ô dạng bản (ODB). Tầng cây cao tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng của loài Lùng và thực vật trong ô: chiều cao cây, đƣờng kính 1.3m (D 1.3), đƣờng kính tán (Dt), sinh trƣởng, Biểu 2: Biểu điều tra tầng cây cao OTC: Ngƣời điều tra: Ngày điều tra: Vị trí: Độ dốc: Hƣớng dốc: STT Tên Hvn Hdc D1.3 Dt Sinh Ghi loài trƣởng chú 1 2 Trong OTC tiến hành lập 5 Ô dạng bản (ODB) có diện tích mỗi ô là 9m² (3mx3m). 4 ODB ở 4 góc OTC, 1 ODB ở chính giữa OTC. Trong ODB tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng của tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Kết quả điều tra ghi theo biểu 3,4. 10
  17. Biểu 3: Biểu điều tra tầng cây bụi, thảm tƣơi. OTC: Ngƣời điều tra: Ngày điều tra: Số cây/Số % che STT ODB Tên loài Htb Ghi chú bụi phủ 1 2 Biểu 4: Biểu điều tra tầng cây tái sinh OTC: Ngƣời điều tra: Ngày điều tra: Sinh Chiều cao cây Nguồn gốc Tên trƣởng ODB loài H=50- H 100cm Hạt Chồi 100cm 1 2 2.4.1.5. Phương pháp thu mẫu và tiến hành mô tả. - Thu mẫu lá quang hợp, lá mo của cây. - Tiến hành đào, quan sát và mô tả thân ngầm. -Thu mẫu lóng để quan sát độ dài lóng, độ dày lóng, đặc điểm mấu, -Quan sát và mô tả đặc điểm phân cành của loài 2.4.2. Phương pháp nội nghiệp. Phƣơng pháp xử lý số liệu. Từ số liệu thô thu thập đƣợc trên thực địa tiến hành tính toán đƣợc mất độ, độ tuổi, khoanh vùng phân bố của loài trên bản đồ bằng phần mềm exel và các phần mềm bản đồ. Tính toán và đƣa ra đƣợc công thức tổ thành rừng khu vực loài sinh sống. Căn cú trên dữ liệu GPS, tiến hành xây dựng đƣợc tuyến điều tra và vị trí loài phân bố trên bản đồ. 11
  18. Phƣơng pháp mô tả Tiến hành mô tả đặc điểm của loài thông qua mẫu thu đƣợc tại hiện trƣờng. từ đó tiến hành so sánh với đặc điểm của loài đƣợc công bố trong một số tƣ liệu kế thừa. Mô tả sinh cảnh sống của loài đƣợc đƣa ra từ những số liệu đã thu đƣợc tại hiện trƣờng. Từ đó đƣa ra các giải pháp, đề xuất phù hợp. 12
  19. PHẦN III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC 3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Thị trấn Sơn Lƣ có tổng chiều dài 17 km nằm dọc theo tuyển Quốc lộ 217. Khu vực có vị trí địa lý 20°15 41 độ vĩ Bắc; 104 56 44 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp xã Sơn Điện và huyện Quan Hoa; phía Nam giáp xã Sơn Hà, Tam Lƣ và Tam Thanh; phía Đông giáp xã Trung Thƣợng phía Tây giáp xã Sơn Điện. Thị trấn Sơn Lƣ có địa hình tƣơng đối phức tạp, chiều dài chạy dọc theo đƣờng Quốc lộ 217 từ km 33 đến km 48, có nhiều khe Suối từ các đồi núi cao đổ về Sông Lò. Tổng diện tích tự nhiên: 5.401,56 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp: 4.548,47 ha, phân bố ở 11 bản, khu phố. Địa bàn chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió tây nam (gió Lào), địa hình đồi núi điệp trùng, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 7 năm sau, độ ẩm không khí trung bình trong mùa khô hanh rất thấp, lƣợng mƣa nhỏ nên cấp dự báo cháy rừng luôn ở mức cao và kéo dài nhiều ngày 3.2 Đặc điểm dân cƣ Thị trấn Sơn Lƣ là trung tâm chính trị- hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện Quan Sơn. Thành lập trên cơ sở sát nhập toàn bộ xã Quan Sơn theo Nghị quyết số 786/NO-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy Ban Thƣởng vụ Quốc hội; Có tổng diện tích 54,02 km², dân số 5.366 ngƣời, gồm 11 khu phố: Khu 1,Khu 2,Khu 3,Khu 4,Khu 5, Khu Páng, Khu Bon, Khu Ha Khu Hẹ, Khu Sói, Khu Bin. Hiện có 23 cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn, có 01 trạm y tế, 05 trƣờng học. Thị trấn Sơn Lƣ có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống là Thái, Kinh, Mƣờng và dân tộc Dao, trong đó dân tộc Thái có 680 với 2.766 nhân khẩu, chiếm 51,7%, dân tộc Mƣờng có 178 hộ với 916 khẩu, chiếm 17%, dần 13
  20. tộc Kinh 367 hộ với 1.670 khẩu, chiếm 31%, dân tộc Dao (khác) 7 hộ với 14 khẩu chiếm 0,3%. 3.3. Đặc điểm kinh tế Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,39%, cận nghèo 21,27%, Thu nhập bình quân đầu ngƣời theo giá hiện hành ƣớc đạt 32,5 triệu đồng, tăng 10,17% so với kế hoạch (Kết quả năm 2019) Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 2.858 ngƣời Hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ cá thể có địa điểm cổ định: 401 hộ Hộ cán bộ, công chức, viên chức: 257 hộ Hộ sán xuất Nông, Lâm, Nghiệp: 574 hộ 3. Doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh - Có 12 cơ sở sơ chế đũa, tăm mành; - 03 cơ sở sản xuất gạch không nung; - Có 08 doanh nghiệp chủ yếu khai thác khoáng sán (Đá vật liệu xây dụng và khai thác cát) và kinh doanh dịch vụ; - Có đến 401 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có địa điểm cổ định, Phân nhóm cơ cấu kinh tế phân theo ngƣời -Nông - lâm- nghiệp: 2.906 ngƣời - CB, CC, VC: 1.316 ngƣời Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt khá. Trong đó tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm giai đoạn 2016- 2020 ƣớc đạt 17,8% (mục tiêu Nghị quyết là 14,5 %). (Nông nghiệp tăng 7,5%, lâm nghiệp tăng 6,5%, Thủy sản tăng 3,8%). Đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2020 ƣớc đạt 35,5 triệu đồng tăng 11 triệu đồng so với mục tiêu đại hội (mục tiêu 24,5 triệu đồng). Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nền kinh tế của huyện nói chung còn nhiều khó khăn, đạt đƣợc mức tăng trƣởng nhƣ trên là sự nỗ lực, 14
  21. cố gắng lớn của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và nhân dân trong toàn thị trấn". 3.3.1. Nông, lâm, thủy sản. Giá trị sản xuất Nông lâm thủy sản năm 2020 ƣớc đạt 16 tỷ 978 triệu đồng tăng 3 tỷ so với năm 2015 (trong đó Nông nghiệp đạt 8 tỷ 671 đồng, lâm nghiệp đạt 7 tỷ 307 triệu đồng, thủy sản đạt trên l tỷ đồng). Về trồng trọt nhiều loại giống mới năng suất, chất lƣợng cao đƣợc đƣa và gieo trồng, cơ giới hóa đƣợc đẩy mạnh ở một số khâu. Nên năng suất, sản lƣợng cây trông đều tăng (cây lúa, năng suất 51ltạ/ha, sản lƣợng đạt 800 tấn, cây ngô năng suất 28 tấn/ha, sản lƣợng 224 tấn ) Sản lƣợng lƣơng thực đến năm 2020 ƣớc đạt 1.200 tấn, vƣợt 425 tấn so với chỉ tiêu Đại hội đề ra (chỉ tiêu 775). Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm hằng năm đều tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tổng đàn trâu là: 247 con, Bò: 901 con, Dê là 305 con, đàn lợn 872 con, gia cầm 21.262 con. Về lâm nghiệp: Rừng và đất lâm nghiệp đã đƣợc giao và tách nhóm hộ cho các hộ, hộ gia đình, cá nhân luôn làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác đi đội với bảo vệ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng. Trong 5 năm đã khai thác tiêu thụ ƣớc đạt là: 21.250 tấn nan thanh, Lùng 210.000 cây, tổng thu đƣợc từ rừng ƣớc tính là 22 tỷ 850 triệu đồng, tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 90%, vƣợt mục tiêu Đại hội để ra (Nghị quyết Đại hội là 84%). Nuôi trồng thủy sản cũng đƣợc nhân dân chú trọng phát triển, diện tích nuôi trồng đƣợc mở rộng, chủ yếu ao nuôi cá của các hộ nuôi tại các suối thuộc các bản, khu phố trên địa bàn. 3.3.2. Tiểu thủ Công nghiệp - xây dựng Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, cơ sở sơ chế lâm sản, hộ cá thể đã đầu tƣ vốn, nguồn lực để sản xuất kinh doanh; ngoài các sản phẩm chủ yếu nhƣ khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất đồ mộc đã phát triển thêm các cơ sở sơ chế tăm, từ các sản phẩm nứa, vấu, góp phần giải quyết việc làm, 15
  22. tăng thu nhập cho ngƣời dân và khai thác tiêm năng về sản phẩm lâm nghiệp. Hiện nay trên địa bản thị trấn có 16 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc quan tâm xây dựng. Tổng vốn đầu tu cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong 5 năm đạt trên 45 tỷ đồng, trong đó dã tập trung đầu tƣ xây dựng các chƣơng trình, dự án nhƣ: Xây dựng trạm y té thi trấn, Trƣờng Mầm Non, nƣớc sinh hoạt tập trung tại Bản sỏi, khu 2; kênh mƣơng Bản Hẹ, nhà văn hóa Bản Hẹ, Bản Bìn, khu 2; Nhà hội trƣờng trung tâm văn hóa thị trấn và các công trình kết cấu hạ tầng khác. 1.3. Dịch vụ,thƣơng mại Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng nhƣ dịch vụ đi lại, nghi ngơi, ăn uống. Hàng năm các cơ sở, các hộ kinh doanh cá thể đều tăng từ 295 hộ (năm 2015) tăng lên 401 hộ (năm 2020) chiếm 32,5% đáp ứng tốt nhu cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhân dân trên địa bàn. Tổng mức bán lẻ ƣớc đạt hàng năm đạt trên 92 tỷ đồng. 3.3.3. Công tác quản lý ngân sách Thu ngân sách hàng năm trên địa bàn luôn vƣợt mức dự toán huyện giao. Tông thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn bình quân hàng năm tăng 12%, (Nghị quyết để ra 10%). Chi ngân sách đƣợc quản lý chặt chẽ, đảm bảo chế độ chính sách và dự toán, đáp ứng kịp thời kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực. 3.4. Về văn hoá - xã hội 3.4.1. Công tác giáo dục và đào tạo Cơ sở vật chất tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh; chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đƣợc nâng lên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng (Mầm non đạt 90%, Tiểu học 95%, THCS 95,7%). Công tác xã hội hoá giáo dục và thực hiện công bằng trong giáo dục - đào tạo đƣợc đẩy mạnh; phong trào khuyến học, xây dựng xã hội học tập có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện sự 16
  23. nghiệp giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 9 (khóa XI) của Đảng chất lƣợng giáo dục không ngừng đƣợc nâng lên. 3.4.2. Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao Hoạt động Văn hoá - thông tin, tuyên truyền, thể dục, thể thao đƣợc đẩy mạnh và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, chuyển tải kịp thời thông tin đến các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; tập trung xây dựng khu phố văn hoá, gia đinh văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, đến năm 2020 số gia đình đạt danh hiệu văn hóa đạt 70%. 3.5 Những hạn chế tại địa phƣơng. 3.5.1 Về kinh tế - xã hội Tập quán sản xuất tự cung, tự cấp vẫn còn tồn tại, việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, ý thức sản xuất hàng hoá của ngƣời dân chƣa cao dẫn đến hiệu quả năng suất cây trồng thấp. Cơ cấu kinh tế tuy có chuyển dịch đúng hƣớng nhƣng chƣa tạo đƣợc bƣớc đột phá để phát triển nhanh và bền vững. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, vốn đầu tƣ ít, hiệu quả sản xuất, kinh doanh đạt đƣợc chƣa cao. Hoạt động dịch vụ phát triển tuy nhiên việc giao lƣu trao đổi hàng hoá với các địa phƣơng khác còn hạn chế, tổng giá trị bán lẻ các loại hàng hoá dịch vụ hàng năm trên địa bàn đạt đƣợc còn thấp. Kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, tranh thủ các nguồn lực từ nhà nƣớc hỗ trợ và nhân dân cho đầu tƣ phát triển tuy nhiên chƣa đáp ứng yêu cầu đề ra. 3.5.2 Về công tác giảm nghèo, văn hóa, giáo dục. Trên địa bàn thị trấn hàng năm đều đạt và vƣợt kể hoạch đề ra, song chƣa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn xảy ra, nguyên nhân chính là do một bộ phận nhân dân vẫn có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp. Chất lƣợng giáo dục còn có những hạn chế, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi còn ít. 17
  24. Công tác xã hội hóa giáo dục chƣa tạo thành phong trào và mang lại hiệu quả thiết thực. Cơ sở và chất lƣợng khám chữa bệnh chƣa đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thế dục, thể thao, văn hoá truyền thống chƣa đƣợc khơi dậy và phát huy. Việc xây dựng các khu phố, gia đình văn hóa còn chậm; các thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất khác phục vụ cho lĩnh vực văn hóa còn thiếu và chƣa đồng bộ. 18
  25. PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm hình thái vật hậu của loài Lùng Lùng (Bambusa sp.) tên địa phƣơng còn gọi Lùng thanh hóa, Mạy quân, Vầu ) thuộc họ Hòa thảo (Poaceae). Lùng là loài tre mọc cụm, phân bố tự nhiên ở một số tỉnh nhƣ. Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La. Hoạt động nghiên cứu mô tả đặc điểm của loài tại khu vực nghiên cứu và đối chiếu đặc điểm với cá thể cùng loài sống ở khu vực khác là cơ sở quan trọng cho các hoạt động nhân giống, nhận biết đặc điểm lâm học phù hợp làm môi trƣờng sống của loài. 4.1.1. Thân cây Lùng là loài có 2 loại thân là thân khí sinh và thân ngầm. a. Lóng của thân khí sinh b. Mấu thân cây khí sinh Hình 4.1: Đặc điểm thân khí sinh của loài Lùng Thân khí sinh có sức sống mạnh, mọc cụm. Các thân khí sinh mọc tập trung, sát nhau tạo thành bụi vừa đến lớn. Thân cây trƣởng thành có màu xanh 19
  26. ngả vàng. Lóng dài khoảng 50-90cm . Trên các đốt có các mắt ngủ nhỏ. Đốt thuôn theo lóng. Các cành phân ra trên đốt thƣờng ở vị trí tƣơng đối cao, cách xa mặt đất. Cành phân ra từ đốt có kích thƣớc nhỏ, trên cành phân nhiều khi vẫn tồn tại lá bẹ.Mỗi đốt có thể phân rất nhiều cành. Độ dày thân khí sinh khoảng 0.3-0.5 cm. Hình 4.2: Đặc điểm phân cành Hình 4.3: Cây Lùng mọc của loài thành cụm Hình 4.4: Thân ngầm của loài 20
  27. Thân ngầm của cây nằm dƣới đất, thƣờng cách mặt đất 20-50cm. Thân ngầm là bộ phân sinh sản chủ yếu của loài. Thân khí sinh mọc ra từ thân ngầm. sự phân bố thân ngầm có ảnh hƣởng trực tiếp tới phân bố của thân khí sinh. Thân ngầm đặc, cứng và phân thành nhiều đốt. Đƣờng kính thân ngầm khoảng 2-6 cm. Thân ngầm cũng đƣợc bao bọc bởi các lá mo tuy nhiên kích thƣớc lá mo của thân ngầm nhỏ hơn thân khí sinh. Mối đốt của thân ngầm có một vòng rễ với 10-15 chiếc. 4.1.2 Lá cây Mo nang có kích thƣớc lớn rộng 30-35cm, dài 35-40cm, phía ngoài có phủ lông, khi khô có màu nâu bạc. Mo có tai mo xẻ sợi. Theo Trần Ngọc Hải trong “ Một số đặc điểm sinh vật học của loài Lùng (Bambusa sp.)” Lùng có hiện tƣợng rụng mo ở những đốt giữa thân trƣớc sau đó mới đến các đốt phía ngọn và cuối cùng là những đốt phía gốc. đây là đặc điểm rất khác biệt so với một số chi cùng loài. Hình 4.5: Mo của loài Lùng Phiến lá quang hợp có hình trái xoan. Đầu lá hình mũi mác thuôn dài. Kích thƣớc lá trung bình dài khoảng 15-20cm, rộng 2-3.5cm. Lá mọc cách, cùng cành tạo thành mặt phẳng. lá có màu xanh đậm. mép lá có răng cƣa sắc. lá có 8-11 đôi gân song song, nổi rõ. Bẹ lá dài 8-10cm, hai mép bẹ có tơ mỏng. Bẹ lá ôm sát vào cành 21
  28. . Hình 4.6: Hình thái lá quang hợp 4.2 Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Lùng phân bố. 4.2.1 Kết quả điều tra tuyến. Từ kết quả của hoạt động sơ thám và căn cứ trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại địa phƣơng.Tôi tiến hành xây dựng 4 tuyến điều tra đi qua các sinh cảnh rừng nổi bật có phân bố của loài Lùng. Vị trí các tuyến điều tra đƣợc thể hiện tại sơ đồ 4.7 . Hình 4.7. Sơ đồ tuyến điều tra 22
  29. Qua hoạt động điều tra trên 4 tuyến nhận thấy tại địa phƣơng, Lùng có trên 2 mô hình trong rừng lùng xen cây gỗ và mô hình trồng thuần loài. Là địa phƣơng cung cấp nguyên liệu tuy nhiên vùng phân bố lùng chỉ tập trung tại một số vụ tại địa phƣơng. Tiến hành điều tra trên 2 OTC có sinh cảnh Lùng trong rừng tự nhiên và 6 OTC sinh cảnh rừng trồng Lùng. 4.2.2 Đặc điểm sinh cảnh lùng xen cây gỗ a. Điều tra loài Lùng trong OTC Trong 2 OTC tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng của loài Lùng. Qua quá trình xử lý số liệu thu đƣợc kết quả: Bảng 4.1: Tổng hợp chỉ tiêu sinh trƣởng cây lùng trong rừng tự nhiên. Độ cao phân cành OTC Số bụi D1.3tb (cm) Htb (m) TB (m) 01 22 6.25 17.5 10.33 02 26 6.39 16.77 10.26 Trung bình 24 6.32 17.14 10.3 Đƣờng kính lóng không quá lớn chỉ đạt 6.32 cm. Trong diện tích điều tra nhận thấy loài tham gia tầng tán chính trong sinh cảnh. Chiều cao phân cành cao (10.29 m) do có sự cạnh tranh ánh sáng của các loài khác. Chiều cao bình quân của quần thể đạt 17.14m. 23
  30. Hình 4.8: Hoạt động điều tra tại rừng lùng xen cây gỗ. b. Điều tra các loài khác. Điều tra các đặc điểm tầng cây cao, tầng cây tái sinh, tầng cây bụi thảm tƣơi trên 2 OTC thu đƣợc một số kết quả sau: OTC 01 có mật độ tầng cây tái sinh 190 cây/ ha có công thức tổ thành là: 1.72 Trẩu+ 0.752 chân chim+0.5 Kháo nƣớc+ 2.03 LK OTC 02 có mật độ tầng cây tái sinh 220 cây/ ha có công thức tổ thành là: 1.03 Nái+ 0.83 Mán đỉa+ 0.57 Thau lĩnh+ 0.25 Kháo xanh+ 1.73 LK Rừng tự nhiên có loài Lùng phân bố có cấu trúc tổ thành loài đơn giản. Số lƣợng loài ít, chủ yếu là những cây gỗ nhỏ, ít có trữ lƣợng. chất lƣợng gỗ không cao. Chiều cao trung bình của tầng cây gỗ là 12.32 m. Đƣờng kinh thân ở vị trí 1.3m trung bình khoảng 7.95 cm. Đƣờng kính thân nhỏ. Đƣờng kính tán trung bình là 4.74 m không phải là thành phần chủ yếu tạo thành tàn che. Mật độ cây gỗ trung bình trên 2 OTC là 203 cây/ ha. Mật độ cây gỗ thƣa thớt chiếm thành phần nhỏ. Trên mỗi OTC tiến hành điều tra trong 5 ODB thu đƣợc các kết quả về tầng cây tái sinh và tầng cây bụi thảm tƣơi. 24
  31. + OTC 01 có mật độ tầng cây tái sinh 3000 cây/ ha với công thức tổ thành là: 2.58 Trẩu+ 1.61 Kháo+ 0.65 Nái+ 0.32 Mán đỉa+1.61LK +OTC 02 có mật độ tầng cây tái sinh 2333 cây/ ha có công thức tổ thành là: 2.14 Kháo xanh+ 1.79 Trẩu+ 1.43 Thau lĩnh+ 0.65 Nái+ 2.5LK. Mật độ cây tái sinh trong phạm vi điều tra tƣơng đối cao đạt 2667 cây/ ha. Chiều cao tầng cây tái sinh khoảng 30-50 cm. Tuy nhiên chất lƣợng cây tái sinh không cao. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh đơn giản với các loài ít triển vọng. Tầng cây bụi thảm tƣơi có độ che phủ thấp chỉ khoảng 20%. Thành phần chủ yếu các loài cây bụi thảm tƣơi là các loài rong giềng, cỏ mái chèo, cỏ mần trầu, . Độ che phủ của tầng thảm tƣơi nhỏ, ít có vai trò trong hạn chế sói mòn. Trữ lƣơng chất hữu cơ trả lại cho đất là không nhiều. Hình 4.9: Tầng cây bụi thảm tƣơi và cây tái sinh dƣới tán rừng lùng xen cây gỗ 25
  32. 4.2.3 Kết quả điều tra tại rừng trồng lùng thuần loài. Tại rừng trồng Lùng thuần loài tiến hành điều tra các đặc điểm về cấu trúc tuổi, đặc điểm sinh trƣởng của loài trên 6 OTC. a. Đặc điểm sinh trƣởng. Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng của loài Lùng OTC Doo tb (cm) Hvn tb (m) Hdc tb (m) Ghi chú 03 6.48 16.64 10.21 04 6.71 15.84 9.7 05 6.4 18.20 9.75 06 6.60 18.45 10.21 07 6.77 17.39 0.27 OTC Doo tb (cm) Hvn tb (m) Hd c tb (m) Ghi chú 08 6.47 17.85 10.23 Trung bình 6.57 17.39 10.06 Từ kết quả điều tra trong 6 OTC trồng thuần loài Lùng nhận thấy đƣờng kính thân khí sinh bình quân của loài không lớn chỉ đạt 6.57 cm. Loài Lùng tạo nên tầng tán chính trong khu vực điều tra với chiều cao bình quan của tầng tán là 17.39 m. Loài có đặc điểm phân cành cao bình quân 10.06 m. Dƣới tán tầng cây lùng chủ yếu là các loài cây bụi, thảm tƣơi nhỏ. Tầng cây bụi thảm tƣơi có chiều cao khoảng 20-30cm. Các loài cây bụi chủ yếu là các loài ƣa bóng nhƣ: Lá rong, Sung rừng, Nái, Cỏ mái chèo, Tầng thảm tƣơi che phủ chỉ đạt 20% . 26
  33. Hình 4.10: Điều tra tầng cây bụi thảm tƣơi tại rừng Lùng thuần loài. 4.2.4 So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của loài Lùng tại hai sinh cảnh rừng. Từ kết quả điều tra tại các OTC rừng hỗn loài và rừng thuần loài nhận thấy tại sinh cảnh rừng thuần loài, loài Lùng có có chỉ tiêu sinh trƣởng tốt hơn. Cụ thể ở sinh cảnh rừng thuần loài, đƣờng kinh thân khí sinh đạt 6.57 cm lớn hơn so với rừng xen cây gỗ thì thân thành thục chỉ đạt 6.32 cm. Nhận thấy tại sinh cảnh Lùng xen cây gỗ có chiều cao trung bình (17.14 m) thấp hơn so với chiều cao trung bình của quần thể tại rừng Lùng thuần loài (17.39 m) do ít có sự cạnh tranh khác loài. Độ cao phân cành tại rừng thuần loài ( 10.06 m) thấp hơn so với quần thể ở rừng xen cây gỗ (10.3 m). Tại các OTC tiến hành điều tra, loài Lùng đều nằm ở tầng tán chính của sinh cảnh. Độ tàn che của cả hai sinh cảnh chủ yếu đƣợc tạo bởi loài Lùng. 4.3 Đặc điểm cấu trúc và mật độ, độ tuổi của loài Lùng 27
  34. 4.3.1 Đặc điểm cấu trúc của Lùng trong sinh cảnh Lùng xen cây gỗ Bảng 4.3: Cấu trúc mật độ và cấp tuổi rừng Lùng xen cây gỗ Số lƣợng thân khí sinh trung bình theo cấp tuổi/ bụi Mật độ OTC Số bụi Số bụi/ha Thành (cây/ha) Non Già thục 01 22 8 16 13 220 8180 02 26 6.67 16.21 8.04 260 7420 Trung 24 192 364 319 240 7800 bình Lùng trong rừng tự nhiên có mật độ tƣơng đối cao 7800 thân khí sinh/ha. Mật độ thân trên diện tích tƣơng không quá dày. Chiếm tỉ lệ lớn hơn so với các loài cây gỗ trong cùng OTC. Mật độ bụi trung bình trên 1 ha là không lớn chỉ đạt 240 bụi/ha. Tỉ lệ thân khí sinh đạt tuổi thành thục là 346 cao hơn so với các thân khí sinh có tuổi non ( 192 cây) và già (319 cây). Số lƣợng thân thành thục không chênh lệch nhiều so với số lƣợng thân già. 4.3.2. Đặc điểm cấu trúc của rừng lùng thuần loài. Bảng 4.4: Cấu trúc mật độ và cấp tuổi rừng Lùng thuần loài Tổng số Số bụi Số cây theo cấp tuổi/ bụi thân khí Mật độ OTC trong sinh Thành (cây/ha) OTC Non Già trong thục bụi 03 37 216 539 301 1056 10560 04 40 288 587 603 1478 14780 05 32 193 517 331 1041 10410 06 39 159 492 351 1002 10020 07 35 143 492 396 1031 10310 08 42 164 607 418 1189 11890 Trung 37.5 193.83 539 400 1132.83 11328.3 bình 28
  35. Từ Kết quả điều tra cấu trúc tuổi và mật độ trong quần thể rừng Lùng trồng thuần loài nhận thấy mật độ thân khí sinh trong diện tích điều tra là 10640 cây/ha. Diện tích điều tra có mật độ cao cả về số bụi và số lƣợng thân. Số cây, số bụi giữa các ô có sự chênh lệch không lớn. Tỉ lệ thân cây đạt tuổi thành thục (539 cây) cao hơn so với tỉ lệ thân non (193.83 cây) và thân già (400 cây). 4.3.3 So sánh đặc điểm cấu trúc quần thể loài Lùng tại hai sinh cảnh. Từ kết quả điều tra cấu trúc về mật độ và cấu trúc tuổi của quần thể Lùng tại hai sinh cảnh khác nhau nhận thấy một số kết quả: Tại sinh cảnh rừng thuần loài có mật độ số thân khí sinh (7800 cây/ha) của loài nhỏ hơn so với tại sinh cảnh Lùng xen cây gỗ (240 bụi/ha và 11328.3 cây/ha).Tỉ lệ các cấp tuổi giữa hai sinh cảnh có chênh lệch nhƣng không nhiều. Từ hoạt động điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng và cấu trúc mật độ, độ tuổi của loài trên hai sinh cảnh khác nhau nhân thấy tại sinh cảnh rừng Lùng xen cây gỗ, chiều cao bình quân của loài lớn hơn so với quần thể rừng Lùng thuần loài. Tuy nhiên Tại quần thể rừng Lùng thuần loài lại cho đƣờng bính bình quân thân khí sinh lớn hơn. Có những sự khác biệt đó có vai trò lớn của đặc điểm về mật độ lâm phần. Từ đó căn cứ vào mục đích và yêu cầu của sản phẩm đầu ra để đề xuất các giải pháp tác động vào quần loài. Kết hợp với kết quả phỏng vấn tại địa phƣơng nhận thấy sản phẩm thô từ loài Lùng chủ yếu là thân khí sinh có tuổi từ thành thục đến già nên có ảnh hƣởng tƣơng đối lớn đến tầng tán tại sinh cảnh sống. 4.4 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài. Lùng là loài cây thuộc họ hòa thảo (Poaceae) với kích thƣớc trung bình.Với kích thƣớc lóng dài, độ dày lóng vừa phải, hiện nay Lùng đƣợc nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ chọn làm nguyên liệu trong sản xuất các sản phẩm thủ công sử dụng trong nƣớc và xuất khẩu đi nƣớc ngoài. 29
  36. Ngoài tự nhiên Lùng tái sinh chủ yếu từ thân ngầm. Thân ngầm mọc lan đến đâu, thân khí sinh tồn tại đến đó.Từ các thân ngầm mọc lên măng lùng tạo thành thân khí sinh mới. Khi còn nhỏ, toàn thân măng đƣợc phủ lớp lông màu trắng muốt có tác dụng bảo vệ và che trở cho măng tránh những tác động từ môi trƣờng bên ngoài, sau thời gian sinh trƣởng và phát triển khi bẹ măng đƣợc nứt ra và khi đó ta nhìn thấy đƣợc các lóng trên thân cây non cũng đƣợc phủ lớp lông màu trắng sữa. Hiện nay, chƣa có nghiên cứu chi tiết về sinh trƣởng và phát triển của măng. Mùa măng từ tháng 6 đến tháng 9 trong năm và tập trung vào tháng 7 - 8. Măng thƣờng có kích thƣớc khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh sống và điều kiện sống, hằng năm mỗi cây mẹ sinh ra đƣợc 1 -2 măng/năm. Hình 4.11: Măng của loài Lùng Các măng mới đƣợc sinh ra là tầng thay thế các thân khí sinh già, là nguồn thế hệ kế cận duy trì quần thể. Trong tự nhiên mỗi cây mẹ sinh ra đƣợc khoảng 1-2 măng/ năm là đảm bảo cân bằng cấu trúc quần thể. Tuy nhiên hoạt động khai thác không bền vững của con ngƣời có tác động lớn vào cân bằng cấu trúc của quần thể cả về mật độ, độ tuổi, tầng tán, 30
  37. Trong hoạt động khai thác măng tại địa phƣơng cần chú trọng khai thác dựa trên giá trị kinh tế cần đi đôi với bền vững, đảm bảo cấu trúc của quần thể. Hoạt động khai thác các thân khi sinh đến tuổi thành thục và già đóng vai trò xúc tiến tái sinh, mở rộng không gian kích thích tạo thân khí sinh mới. Khi khai thác cây trƣởng thành cần chú trọng đảm bảo độ tàn che trong mức cho phép. Hình 4.12: Sản phẩm thô sau khai thác 31
  38. PHẦN V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận. - Lùng (Bambusa sp. thuộc họ Hòa thảo (Poaceae). Lùng là loài tre mọc cụm, phân bố tự nhiên ở một số tỉnh nhƣ. Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La. - Thân khí sinh có sức sống mạnh, mọc cụm Độ dày thân khí sinh khoảng 0.3-0.5 cm. - Thân ngầm của cây nằm dƣới đất, là bộ phân sinh sản chủ yếu của loài. Thân khí sinh mọc ra từ thân ngầm. Thân ngầm đặc, cứng và phân thành nhiều đốt. - Mo nang có kích thƣớc lớn rộng 30-35cm, dài 35-40cm, phía ngoài có phủ lông, khi khô có màu nâu bạc. Mo có tai mo xẻ sợi. - Phiến lá quang hợp có hình trái xoan. Đầu lá hình mũi mác thuôn dài. Kích thƣớc lá trung bình dài khoảng 15-20cm, rộng 2-3.5cm. Lá mọc cách, cùng cành tạo thành mặt phẳng. hai mép bẹ có tơ mỏng. Bẹ lá ôm sát vào cành. - Tại địa phƣơng, Lùng có trên 2 mô hình trong rừng lùng xen cây gỗ và mô hình trồng thuần loài. Là địa phƣơng cung cấp nguyên liệu tuy nhiên vùng phân bố lùng chỉ tập trung tại một số vụ tại địa phƣơng. -Tại các OTC tiến hành điều tra, loài Lùng đều nằm ở tầng tán chính của sinh cảnh. Độ tàn che của cả hai sinh cảnh chủ yếu đƣợc tạo bởi loài Lùng. - Chiều cao bình quân của loài lớn hơn so với quần thể rừng Lùng thuần loài. Tuy nhiên Tại quần thể rừng Lùng thuần loài lại cho đƣờng bính bình quân thân khí sinh lớn hơn. Có những sự khác biệt đó có vai trò lớn của đặc điểm về mật độ lâm phần. Từ đó căn cứ vào mục đích và yêu cầu của sản phẩm đầu ra để đề xuất các giải pháp tác động vào quần loài. -Ngoài tự nhiên Lùng tái sinh chủ yếu từ thân ngầm. Thân ngầm mọc lan đến đâu, thân khí sinh tồn tại đến đó. 32
  39. - Trong hoạt động khai thác măng tại địa phƣơng cần chú trọng khai thác dựa trên giá trị kinh tế cầ đi đôi với bèn vững, đảm bảo cấu trúc của quần thể. Hoạt động khai thác các thân khi sinh đến tuổi thành thục và già đóng vái trò xúc tiến tái sinh, mở rộng không gian kích thích tạo thân khí sinh mới. Khi khai thác cây trƣởng thành cần chú trọng đảm bảo độ tàn che trong mức cho phép. 2. Tồn tại. Do nhân lực và thời gian và còn hạn hẹp nên công tác điều tra, nghiên cứu chƣa đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu, chƣa nghiên cứu đƣợc quá trình sinh trƣởng và phát triển của măng. Kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên trong nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Diện tích khu vực điều tra tƣơng đối lớn chỉ có thể tiến hành điều tra trên một số mẫu còn chƣa đại diện hoàn toàn cho đặc điểm tại khu vực. Nghiên cứu chỉ tìm hiểu đƣợc đặc điểm về lâm học mà chƣa tìm hiểu đƣợc đặc điểm thổ nhƣỡng, khí hậu và các tác nhân khác có tác động tới loài. Đặc điểm hoa, quả của loài cũng chƣa đƣợc đề cập tới do thời gian nghiên cứu không trùng với thời gian ra hoa của loài. Trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay còn hạn chế về nghiên cứu về loài. 3. Kiến nghị Cần triển khai, khuyến khích các đề tài để bổ sung những nội dung nghiên cứu còn thiếu sót. Từ đó gây dựng đƣợc cơ sở dự liệu về loài, các phƣơng pháp làm tăng hiệu quả của loài cả về kinh tế và sinh thái. Tiến hành thêm nghiên cứu về quá trình ra hoa, sinh trƣởng và phát triển của loài phụ thuộc vào các yếu tố khác Địa phƣơng cần có chính sách phát triển phù hợp để loài đƣợc sử dụng bền vững tại địa phƣơng. Khai thác kinh tế loài lùng cần đi đôi với giá trị môi trƣờng loài tạo ra. Cần đa dạng hóa sản phẩm. giảm sản phẩm thô, tăng sản phẩm qua chế biến sẽ nâng đƣợc giá trị sản phẩm. 33
  40. Bên cạnh đó cần thực hiện đa ngành, đa nghề, đa dạng hóa cây trồng để đảm bảo đời sống kinh tế và tăng nguồn thu ngân sách tại địa phƣơng. Hoạt động tổ chức các lớp tập huấn, kêu gọi đầu tƣ từ các dự án cũng đóng vai trò phát triển tại địa phƣơng. 34
  41. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Hiện trạng rừng toàn quốc, Hà Nội. 2. Đỗ Văn Bản, Lê Văn Thành, Lƣu Quốc Thành (2005), Nghiên cứu đảnh giá tình hình gây trồng các loài tre nhập nội lấy măng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 3. Nguyễn Ngọc Bình (2001), Đặc điểm đất trồng rừng tre Lùng và ảnh hưởng của các phương thực trồng rừng đến tre Lùng. Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, số 6, Hà Nội. 4. Ngô Quang Đê (1994), Gây trồng tre trúc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Trần Ngọc Hải (2006), Nghiên cứu giải pháp phát triển tài nguyên tre nứa ở khu vực vùng núi cao tinh Hòa Bình, Đề tài nghiên cứu – Dự án Lâm sản ngoài gỗ, giai đoạn 2, Hà Nội. 6. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam tập 3, Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 7. Lê Viết Lâm (2005), Nghiên cứu phân loại họ phụ Tre (Bambusoideae) ở Việt Nam, Tài liệu hội nghị KHCN Lâm nghiên 20 năm đổi mới (1986-2005) - Phần lâm sinh, tr. 312-321, Hà Nội. 8. Lê Quang Liên, Nguyễn Thị Nhung, Định Thị Phần (1990), Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng cây tre Lùng Thanh Hoà va hoàn thiện quy trình thâm canh rừng tre Lùng ở vùng trung tâm để làm nguyên liệu giấy xi măng, Viện KHLN Việt Nam, Hà Nội. 9. Mạng lƣới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải (2006), Hỏi đáp về tre trúc, Bản dịch, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Lê Nguyên (1971), Nhận biết, gây trồng, bảo vệ và khai thác tre trúc, NXB Nông thôn, Hà Nội. 35
  42. 12. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa & GRET (2009), Cây Lùng Thanh Hóa, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 14. Trịnh Đức Trình, Nguyễn Thị Hạnh (1990), Thâm canh rừng Lùng lấy măng xuất khẩu, Trạm nghiên cứu Lâm nghiệp Thanh Hoá, Thanh Hóa. 2. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 1. Groldzmxhi A.M (1981), Sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực vật (Nguyên Ngọc Tâm dịch, 1981), NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 2. China National Bamboo Reaserch Center (2008), Utilization of Bamboo. 1. Fu Maoyi et al (2000), Cultivation and Utilization on Bamboos, China Forestry Publishing House. 2. (ed), Flora reipubl. Pop. Sin. 3. Rao N. and V. Ramanatha Rao (1999), "Bamboo and Rattan Genetic Resources and Use", International Network for Bamboo and Rattan; p.30,51,169. 29. 4. Rungnapar Pattanavibool (1998), Bamboo research and deverlopment in Thailand, Thailand Royal Forest Dipartment. 5. S. Dransfield and E.A.Widjaja (Editors) (1995), PROSEA – Plant Resources of South – East Asia, 7 – Bamboos. Bogor, Indonesia. 6. Tewari D. N. (2001), Amonograph on bamboo, International book distributors, Dehra Dun, India. 7. Victor Cusack (1997), Bamboo rediscovered. Earth garden books, Tre truc Victoria, Australia. 36