Khóa luận Tìm hiểu chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai,tỉnh Sơn La

pdf 66 trang thiennha21 20/04/2022 4241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai,tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_chuoi_gia_tri_lua_nep_tan_tai_xa_chieng_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai,tỉnh Sơn La

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  BẠC CẦM NHÀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: TÌM HIỂU CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA NẾP TAN TẠI XÃ CHIỀNG KHOANG, HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016 – 2020 Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  BẠC CẦM NHÀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: TÌM HIỂU CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA NẾP TAN TẠI XÃ CHIỀNG KHOANG, HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K48 - KTNN Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Ngọc Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi và bổ sung kiến thức chuyên môn, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong của mình. Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT, em đã tiến hành thực tập khóa luận: “Tìm hiểu chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La”. Qua đây em xin cảm ơn tới ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy, cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến thức trong quá trình thực tập tại cơ sở cũng như ngoài xã hội. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S. Trần Thị Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đoàn thể cán bộ UBND xã Chiềng Khoang, những người đã tham gia trả lời phỏng vấn, cảm ơn bố mẹ và người thân đã quan tâm tạo điều kiện để em hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian em thực tập tại xã Chiềng Khoang. Trong quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy được. Em rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Bạc Cầm Nhàn
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Diện tích và số hộ trồng lúa Nếp Tan của xã Chiềng Khoang năm 2019 20 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoang năm 2019 26 Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi của xã Chiềng Khoang trong 3 năm(2017- 2019) 28 Bảng 4.3: Tình hình phát triển cây trồng chính của xã Chiềng Khoang qua 3 năm(2017-2019) 30 Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang qua 3 năm (2017 – 2019) 33 Bảng 4.5: Chi phí lao động tính cho 1 ha lúa năm 2019 39 Bảng 4.6: So sánh chi phí sản xuất giữa sản xuất lúa Nếp Tan và lúa Nếp 87 vụ mùa năm 2019 (Tính cho 1ha) 40 Bảng 4.7: So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa Nếp Tan và Nếp 87 năm 2019 (cho 1 ha lúa vụ mùa) 41 Bảng 4.8: Đặc tính chịu sâu bệnh hại của lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang 43 Bảng 4.9: Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các hộ được điều tra 44 Bảng 4.10: Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất lúa Nếp Tan (Tính cho 1 ha) 45 Bảng 4.11: Tính bền vững của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan 47
  5. iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ACI Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BVTV Bảo vệ thực vật ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long DFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh ĐVT Đơn vị tính EUREGAP Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt của Liên minh Châu Âu FAO Tổ chức Nông Lương Thế giới FC Chi phí cố định GAP Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt GTZ Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức HTX Hợp tác xã NTM Nông thôn mới R&D Nghiên cứu và phát triển SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan TC Tổng chi phí UBND Ủy ban nhân dân VC Chi phí biến đổi VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp VN VNĐ Việt Nam Đồng WTO Tổ chức Thương Mại Thế giới
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1.Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1.Những khái niệm cơ bản 4 2.1.2. Các công cụ phân tích trong chuỗi giá trị 6 2.1.3. Phân tích chi phí - lợi nhuận trong chuỗi giá trị 9 2.2. Cơ sở thực tiễn 12 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 12 2.2.2. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới 17 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19 3.2. Câu hỏi nghiên cứu 19 3.3. Phương pháp nghiên cứu 20 3.3.1.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 20
  7. v 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra 20 3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin 21 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 22 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25 4.1.1. Vị trí địa lý 25 4.1.2. Địa hình 25 4.1.3. Khí hậu và thổ nhưỡng 25 4.1.4. Điều kiện kinh tế - hội của xã Chiềng Khoang 26 4.1.5 . Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lao động của xã Chiềng Khoang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung 31 4.2. Tình hình phát triển lúa Nếp Tan xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 31 4.2.1. Tình hình phát triển diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan trên địa bàn xã Chiềng Khoang qua 3 năm (2017-2019) 31 4.2.2. Hiện trạng chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 33 4.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang 35 4.2.4. Sơ đồ chuỗi giá trị lúa Nếp Tan 36 4.3. Đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang 38 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan 38 4.3.2. Đánh giá hiệu quả môi trường của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan 42 4.4. Đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan 46 4.5. Đánh giá chung về chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang 47 4.5.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 47
  8. vi 4.5.2. Các vấn đề cần giải quyết 49 PHẦN 5. GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA NẾP TAN TẠI XÃ CHIỀNG KHOANG 51 5.1. Giải pháp về thị trường 51 5.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 1. Kết luận 53 2. Kiến nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, là vùng đất trù phú có điều kiện thuận lợi cho nghề trồng lúa nước phát triển. Ở Sơn La, có một số giống lúa Nếp nổi tiếng mà chỉ thích ứng được với điều kiện tự nhiên và trồng nhiều ở một số vùng như Mường Và (Sốp Cộp), Chiềng Khoang (Quỳnh Nhai), Mường Chanh (Mai Sơn), và một số ít địa phương khác. Từ những sản phẩm từ lúa của các vùng trên đã tạo nên thương hiệu Lúa Nếp Sơn La với hương vị được đánh giá là thơm ngon, mềm dẻo, ngọt lành và đậm đà giữ được đặc trưng riêng biệt của lúa nếp, nó thực sự là một sản phẩm mang tính đặc thù quê hương, bất kể ai đi xa cũng nhớ. Xã Chiềng Khoang (Quỳnh Nhai), được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai màu mỡ, có sông Đà chảy qua cộng thêm hệ thống sông ngòi dày đặc và điều kiện khí hậu thời tiết thích hợp cho việc trồng lúa nước. Diện tích trồng lúa được phân bố khắp 11 xã của cả huyện Quỳnh Nhai, nhưng lúa Nếp Tan đặc sản chỉ thích ứng tốt và cho chất lượng tốt nhất ở xã Chiềng Khoang. Giống lúa Nếp Tan là giống lúa Nếp đặc sản của xã Chiềng Khoang, giống lúa này được người dân tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La gieo trồng từ rất lâu đời, được chọn giống, để giống theo phương pháp thủ công, dựa trên kinh nghiệm truyền thống. Chính vì vậy mà theo thời gian giống lúa đặc sản này ngày càng bị thoái hóa, mất dần các phẩm chất tốt tạo nên hương vị đặc trưng thơm ngon của giống lúa Nếp Tan này. Trong thời gian gần đây lúa Nếp Tan không những đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân trong xã mà phần dư thừa của mùa vụ còn được bán ra thị trường địa phương, các xã lân cận, huyện lân cận và ngoại tỉnh qua chính các mối quan hệ của người dân địa phương và lái buôn. Nhờ vậy, lúa Nếp Tan đã góp phần vào phát triển kinh tế của các hộ gia đình trồng lúa xã Chiềng Khoang, đồng thời hình thành chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang.
  10. 2 Tuy nhiên, chuỗi giá trị này vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và tình hình thực tế ở địa phương cho thấy:Tuy đã hình thành chuỗi giá trị nhưng sản xuất lúa Nếp Tan vẫn chưa được quản lý theo chuỗi từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ vàviệc tổ chức quản lý chuỗi chưa theo quy trình chặt chẽ dẫn đến chất lượng lúa Nếp Tan không đồng đều; Chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và việc quảng bá thương hiệu chưa được quan tâm chú trọng ngay từ trong sản xuất cho tới thương mại; Mức độ tham gia chuỗi của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các nhà đầu tư còn thấp, hầu như chưa có; Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản còn rất ít; Nông dân đang còn thiếu kiến thức về thị trường và kỹ thuật chăm sóc. Từ những thực trạng trên cho thấy có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu liên quan đến sản xuất và tiêu thụ chuỗi ngành hànglúa nhằm quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả từ đầu vào đến đầu ra, quản lý chất lượng từ đầu ra trở về đầu vào, quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả và phát triển các chính sách hỗ trợ có liên quan để tăng giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập và sinh kế người trồng lúa Nếp Tan cũng như phát triển bền vững chuỗi ngành hàng lúa lúa của Chiềng Khoang. Xuất phát từ những vấn đề trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai,tỉnh Sơn La”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Tìm hiểu chuỗi giá trị Lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. *Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị lúa Nếp Tan đặc sản tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. - Đánh giá mức độ tham gia của các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan. - Đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. - Phân tích tính bền vững của chuỗi giá trị. - Tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị trong thực tiễn sản xuất.
  11. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Thông qua quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp cho em có cơ hội rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Vận dụng được những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn và bổ sung những kiến thức, kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân. - Đề tài nghiên cứu về một vấn đề mang tính cấp thiết, nên kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tiền đề, là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo và cũng là những yếu tố cơ bản góp phần cho địa phương sử dụng khi nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị cho sản phẩm nông sản khác của địa phương. - Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này. * Những đóng góp mới của đề tài - Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần vào hoàn thiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã và chương trình mục tiêu quốc gia trong xây dựng nông thôn mới. Từ đó giúp cho địa phương có một cái nhìn tổng thể cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi giá trị nông sản. - Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ và đồng thời tìm hiểu kiến thức, tài liệu liên quan và chính sách hỗ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị tại địa phương. Từ đó, xác định được được nhu cầu, mong muốn của các hộ và chia sẻ được những kiến thức về chuỗi giá trị, về thị trường cho nông dân. Qua đó đề xuất giải pháp duy trì và phát triển chuỗi giá trị phù hợp nhất với địa phương. - Phân tích được mọi mặt, mọi vấn đề của chuỗi giá trị Lúa Nếp Tan một cách hiệu quả, khách quan. Từ đó, giúp cho nông dân và thị trường có được sự liên kết, giảm bớt rủi ro trong việc tiêu thụ lúa và đồng thời nâng cao giá trị cho lúa đặc sản của địa phương; góp phần khuyến khích nông dân lao động hăng hái, chăm chỉ, nhiệt huyết và giảm bớt tình trạng bỏ hoang ruộng đất.
  12. 4 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Những khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Chuỗi sản xuất- cung ứng Đây là khái niệm mới sử dụng trong kinh tế thị trường với mục tiêu chính là sản xuất hàng hóa theo ngành hàng. Từ các quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau chúng em cho rằng, một chuỗi sản xuất được hiểu đó là tất cả các bên tham gia vào một hoạt động kinh tế có sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và chuyển giao sản phẩm đó tới người tiêu dùng cuối cùng. Trong một chuỗi sản xuất - cung ứng: Dòng luân chuyển thông tin thường không phải là chủ yếu mà mục tiêu chính hướng đến là chi phí và giá. Chiến lược sản xuất thường tập trung vào các sản phẩm, hàng hoá cơ bản. Định hướng của chuỗi sản xuất - cung ứng chủ yếu là hướng cung Vấn đề trọng tâm của chuỗi sản xuất chính là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và kết cấu tổ chức trong chuỗi là các tác nhân tham gia độc lập. 2.1.1.2.Chuỗi giá trị Chuỗi giá trị hàng hóa - dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi (Kaplinsky và Morris, 2001). Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng: Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu
  13. 5 dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho sản phẩm cuối cùng (Kaplinsky và Morris, 2001). Nếu hiểu Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ (Kaplinsky và Morris, 2001). Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm đã được bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. 2.1.1.3. Ngành hàng Theo Fabre, “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ người tiêu thụ”. Nói cách khác “Ngành hàng là tập hợp những tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công sản phẩm, chế biến và đi đến một thị trường hoàn tất của các sản phẩm nông nghiệp. 2.1.1.4.Sơ đồ chuỗi giá trị nông sản Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ chặt chẽ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cho đến sản xuất và phân phối một sản phẩm nào đó đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong đó, các tác nhân tham gia vận hành chuỗi có những hoạt động cụ thể từ việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, hoạt động sản xuất đến thu gom, sơ chế biến, kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
  14. 6 Cung cấp Thương Tiêu Sản xuất Thu gom Sơ chế đầu vào mại dùng Giống Thu gom Phân bón Làm sạch Làm đất Vận Bán sỉ Thuốc Đóng gói Trongn Hoạt động Gieo trồng chuyển Bán lẻ ước BVTV Chăm sóc Lao động Thu hoạch nghèo Xuất khẩu Tác nhân Các nhà Người Nông dân cung cấp Người thu Nhà sơ bán sỉ Tổ hợp đầu tư đầu gom chế Người tác, HTX vào bán lẻ Chính quy ền địa phương, ngân hàng, các Sở/ ngành liên quan, Dự án, Ghi chú: Các giai đoạn sản xuất/ khâu Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi Người tiêu dùng cuối cùng (Nguồn: Viện Đào tạo Doanh nhân Việt) Sơ đồ 1.1: Chuỗi giá trị nông sản 2.1.2. Các công cụ phân tích trong chuỗi giá trị Nội dung phân tích chuỗi giá trị gồm 8 nội dung hay được gọi là công cụ để phân tích. Trong đó 4 công cụ đầu tiên được coi là “Công cụ cốt yếu” được
  15. 7 thực hiện để đạt được phân tích tối thiểu về chuỗi giá trị. Bộ công cụ tiếp theo là “các công cụ nâng cao” có thể tiến hành để có một bức tranh tổng thể hơn về một số mặt về chuỗi giá trị. Trong quá trình phân tích chuỗi giá trị ngành hàng, tuỳ yêu cầu của ngành hàng, có thể sử dụng các công cụ sau đây để phân tích: - Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích: Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, phải quyết định xem sẽ ưu tiên chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích. Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên phải lập ra phương pháp để lựa chọn một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa chọn có thể được. - Lập sơ đồ chuỗi giá trị: Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, chúng ta có thể dùng các mô hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm được và hình dung được bản chất. Lập sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để làm cho những gì chúng ta nhìn thấy dễ hiểu hơn. - Chi phí và lợi nhuận: Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị, bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một số khía cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên cứu tiếp. Một trong những số đó là chi phí và lợi nhuận, hay nói một cách đơn giản hơn, là số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra (chi phí của ông ta/bà ta) và số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được (lãi của ông ta/bà ta). - Phân tích công nghệ và kiến thức của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị: Phần này xem xét xem những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị đang sử dụng những công nghệ như thế nào? Công nghệ này có phù hợp với họ hay không và liệu có thể thay đổi để cải thiện giá trị của sản phẩm được không? - Phân tích các thu nhập trong chuỗi giá trị: Phân tích tác động của việc tham gia vào các chuỗi giá trị tới việc phân bổ thu nhập trong và giữa các mức khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp bậc của người tham gia đơn lẻ; Phân tích tác động của các hệ thống quản trị chuỗi giá trị khác nhau tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng; Miêu tả sự tác động của sự phân bổ thu nhập tới
  16. 8 người nghèo và những nhóm người yếu thế và tiềm năng đối với sự giảm nghèo từ các chuỗi giá trị khác nhau. - Phân tích việc làm trong chuỗi giá trị: Mục đích của việc phân tích này là: Để phân tích tác động của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa và trong các cấp khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp người tham gia cá nhân; Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗi giá trị và trong số những tầng lớp giàu khác nhau và làm thế nào để người nghèo và nhóm yếu thế có thể tham gia vào chuỗi; Miêu tả sự năng động của việc làm trong và dọc theo chuỗi giá trị và sự bao gồm, tách rời người nghèo và các nhóm yếu thế; Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá trị đến sự phân bổ việc làm; Phân tích sự tác động của các chiến lược nâng cao khác nhau của chuỗi giá trị lên sự phân bổ việc làm. - Quản trị và các dịch vụ: Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm điều tra các quy tắc hoạt động trong chuỗi giá trị và đánh giá sự phân phối quyền lực giữa những người tham gia khác nhau. Quản trị là một khái niệm rộng bao gồm hệ thống điều phối, tổ chức và kiểm soát mà bảo vệ và nâng cao việc tạo ra giá trị dọc theo chuỗi. Quản trị bao hàm sự tác động qua lại giữa những người tham gia trong chuỗi là không ngẫu nhiên, nhưng được tổ chức trong một hệ thống cho phép đáp ứng những đòi hỏi cụ thể về sản phẩm, phương pháp và hậu cần. Ví dụ, việc tham gia thị trường quốc tế thường phụ thuộc vào sự tuân thủ những quy định và chuẩn mực quốc tế; một hệ thống quản trị hiệu quả đảm bảo rằng những chuẩn mực yêu cầu có thể được đáp ứng bởi tất cả các khâu trong chuỗi. Phân tích quản trị và các dịch vụ có thể giúp xác định đòn bẩy can thiệp nhằm tăng tính hiệu quả chung của chuỗi giá trị. Các quy tắc có thể không được lập ra một cách đầy đủ và duy trì yếu, làm giảm các khả năng tạo ra giá trị. Việc phân tích các dịch vụ và quản trị cũng có thể giúp đánh giá lợi thế và bất lợi của các quy tắc đối với các nhóm khác nhau, do vậy khám phá ra các khó khăn hệ thống ảnh hưởng tới những người tham gia yếu hơn. Việc phân tích các dịch vụ và quản trị có thể giúp hiểu những vấn đề quan trọng liên quan đến việc hoà nhập của người nghèo vào chuỗi giá trị. Trước hết rất quan trọng để sử dụng phân tích quản trị để xác định xem liệu người nghèo có tiếp cận được với các nguồn lực hay liệu có
  17. 9 những rào cản cơ cấu đối với tiếp cận chuỗi giá trị. Ví dụ, khi các nguồn lực được kiểm soát bởi một số ít những người tham gia có quyền lực liên quan bởi tình bạn hay quan hệ tin tưởng thì người tham gia mới muốn tham gia vào chuỗi sẽ gặp phải những rào cản về kinh tế và xã hội. Trong một chuỗi giá trị mà bị thống trị bởi một vài người tham gia trung tâm thì người nghèo sẽ có khả năng ở thế bất lợi. - Sự liên kết: Phân tích mối liên kết bao gồm không chỉ việc xác định tổ chức và người tham gia nào liên kết với nhau mà còn xác định nguyên nhân của những liên kết này và những liên kết này có mang lại lợi ích hay không. Việc củng cố các mối liên kết giữa những người tham gia khác nhau trong hệ thống thị trường sẽ tạo nên nền móng cho việc cải tiến thiện trong các cản trở khác; việc lập ra cơ chế hợp đồng, cải thiện sau khi thu hoạch và hệ thống vận chuyển, những cải tiến trong chất lượng và sử dụng hiệu quả thông tin thị trường. Đây là từ quan điểm vì người nghèo. 2.1.3. Phân tích chi phí - lợi nhuận trong chuỗi giá trị 2.1.3.1. Chi phí Hiện nay, theo quan điểm của kinh tế học hiện đại thì chi phí được phân ra làm ba dạng sau đây. - Chi phí cố định (FC): Là những chi phí không thay đổi khi khối lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi (tăng hoặc giảm), nó luôn luôn tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì nó lại thay đổi (khối lượng sản xuất tăng thì chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống và ngược lại). Đó là chi phí khấu hao (trả dần) vốn đầu tư cho sản xuất như: +) Khấu hao tài sản cố định +) Tiền thuê mặt bằng làm để làm địa điểm sản xuất (chuồng trại, xưởng sản xuất ) +) Tiền thuê bảo vệ +) Lãi xuất ngân hàng +) Chi phí và trang thiết bị bán hàng
  18. 10 - Chi phí biến đổi (VC): Là những chi phí thay đổi khi khối lượng sản xuất, sản phẩm thay đổi (tăng hoặc giảm). Tổng chi phí biến đổi tùy theo số lượng đơn vị sản phẩm sản xuất ra, xong khi tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm thì nó thường ổn định. Đó là những chi phí hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh như các nguyên nhiên vật liệu, thức ăn gia súc, phân bón, hay cây con giống nó thường tăng lên tỷ lệ thuận với từng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. - Tổng chi phí (TC) Là tổng cộng hai khoản chi phí trên ở một mức sản xuất cụ thể, các doanh nghiệp bao giờ cũng lập một mức giá tối thiểu để bù đắp được tổng chi phí sản xuất. Ngoài ra, trong kinh tế vi mô và kinh doanh còn có các khái niệm về chi phí cận biên và chi phí trung gian liên quan đến các khái niệm chi phí cố định và chi phí thay đổi. Các khoản chi phí này quyết định mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Trong trường hợp đơn giản, chi phí cố định không có ý nghĩa quyết định đến sản xuất vì chúng không thay đổi, và doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất nếu giá bán ra cao hơn chi phí sản xuất của mỗi sản phẩm tăng thêm (chi phí biên). Ngoài ra còn một số khái niệm về chi phí khác như chi phí giao dịch, chi phí cơ hội. 2.1.3.2. Lợi nhuận Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận bằng không. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm về lợi nhuận: Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn không khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng không khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên - bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo
  19. 11 (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng không.Tuy nhiên, lợi nhuận kinh tế có thể lớn hơn không ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên. Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất. Ý nghĩa của việc phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị: - Xác định các chi phí hoạt động và đầu tư đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế nào để kết luận xem liệu người nghèo có thể tham gia chuỗi được không? Nếu chi phí hoạt động hoặc chi phí đầu tư để khởi nghiệp cao thì người nghèo có thể gặp khó khăn khi tham gia chuỗi giá trị; - Xác định doanh thu và lợi nhuận đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế nào để kết luận xem liệu những người tham gia, đặc biệt là người nghèo, có thể tăng lợi nhuận trong chuỗi giá trị được không. Nói cách khác, liệu có thể nâng cao vị trí của người nghèo trong chuỗi giá trị bằng cách làm cho chuỗi hiệu quả hơn; - Xem chi phí và lợi nhuận trong một chuỗi giá trị thay đổi theo thời gian như thế nào để dự đoán tăng trưởng hoặc suy giảm trong chuỗi giá trị; - So sánh lợi nhuận của một chuỗi giá trị với lợi nhuận của một chuỗi giá trị khác và do vậy, có thể thấy có nên chuyển từ chuỗi giá trị này sang chuỗi giá trị kia hay không; - So sánh thực tế trong chuỗi giá trị của mình với một tiêu chuẩn của ngành hoặc với một thực tiễn tốt nhất để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chuỗi giá trị của mình. Nói cách khác, ta sẽ cố gắng xác định tại sao trong lĩnh vực A một chuỗi giá trị giống như trong lĩnh vực B lại ít lợi nhuận hơn và rút ra bài học từ đó. Chúng ta cũng có thể nghiên cứu các yếu tố thành công của các chuỗi giá trị trong những ngành khác. Quá trình này gọi là so sánh chuẩn.
  20. 12 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam việc áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị đã được các tổ chức (GTZ, SNV, ACI) nghiên cứu trên các đối tượng cây luồng ở Thanh Hoá, cây vải Thanh Hà - Hải Dương, ngành cói của tỉnh Ninh Bình, cá Ba Sa Việt Nam, lúa Việt Nam (Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2005). Phương pháp chuỗi giá trị cũng đã được áp dụng trong việc nghiên cứu việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng sẽ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn Việt Nam là thành viên của WTO. Các tổ chức ACI, DFID, ADB đã tổ chức tuần lễ “Nâng cao hiệu quả thị trường cho Người nghèo” (Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2005) đã tham gia tích cực vào việc nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam. Như: “Chuỗi giá trị ngành lúa gạo Việt Nam: Triển vọng tham gia của người nghèo” với hai mục tiêu chính là: Thứ nhất, tiến hành phân tích chức năng của thị trường và người nghèo có thể nhận được lợi ích gì từ thị trường? Thứ hai, là xây dựng năng lực cho phát triển thị trường vì người nghèo thông qua các hoạt động nghiên cứu, xây dựng hệ thống và tăng cường thảo luận chính sách. Họ đã đưa ra được các chuỗi giá trị khác nhau, các kênh tiêu thụ khác nhau như: Kênh tiêu thụ có liên kết, kênh tiêu thụ dựa vào thị trường, các kênh tiêu thụ khác như hợp tác xã, mức độ giao dịch trong các chuỗi giá trị, so sánh các chuỗi giá trị. Các kết luận về chi phí, lợi nhuận, những kết luận về các trở ngại, những định hướng chiến lược cho chuỗi giá trị như: Tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm Như vậy, những “mối quan hệ” ở đây được nhắc đến như những vấn đề quan trọng cần được giải quyết trong nghiên cứu này, nó đã vượt qua giới hạn của một sản phẩm nhất định và đi vào giải quyết các mối quan hệ trao đổi thông tin, những quan hệ phi giá cả giữa các bên tham gia. Dự án “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đối với cây Thanh Long” (Bod Webster, VCCI) đã nói rất nhiều về chuỗi giá trị cây Thanh Long. Như mục tiêu của dự án, ứng dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, đạt chứng nhận
  21. 13 EUREGAP, tiếp cận thị trường xuất khẩu giá trị cao hơn, xây dựng năng lực - bền vững, chứng minh/duy trì tính bền vững của trái cây và rau. Họ đã xây dựng được chuỗi giá trị cây Thanh Long và đã chứng minh được vai trò của việc nghiên cứu chuỗi giá trị khác nhiều so với kinh tế học thông thường, xây dựng được mối quan hệ tác động giữa các tác nhân trong chuỗi. Với nhiều hoạt động khác nhau để thoả mãn mục đích như: Tăng khả năng nhận thức về lợi ích của GAP, nông dân có được chứng nhận EUREGAP, bán sản phẩm đến thị trường giá trị cao hơn, thiết lập các tiêu chuẩn phân loại toàn quốc. Dự án đã cho thấy giá trị gia tăng của các tác nhân nằm ở chuỗi giá trị nào, nghiên cứu cũng đã vượt qua giới hạn của một sản phẩm cụ thể (Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), 2009). Trong hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008), TS. Trần Thị Ba có nhận định về chuỗi cung ứng rau hiện tại ở ĐB Sông Cửu Long: Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ cung cấp rau cho các tỉnh trong khu vực mà còn xuất đi TP. Hồ Chí Minh (ớt, dưa leo, dưa hấu, bí đỏ, cà phổi, ), Hà Nội (dưa hấu, dưa lê), Campuchia và Trung Quốc (dưa hấu). An Giang là tỉnh cung cấp rau chính cho thị trường Campuchia, chủ yếu là hành lá và bắp cải, ngoài ra còn xuất khổ qua, dưa leo, ớt, gừng. Tỉnh Long An và Tiền Giang chủ yếu cung cấp dưa hấu và dưa lê cho Trung Quốc. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son (2011) khi phân tích chuỗi giá trị lúa gạo Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã cho thấy trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu chủ yếu do công ty đảm trách. Kênh thị trường bao gồm: (1) Kênh trực tiếp: Có một xu hướng liên kết dọc giữa công ty và nhà sản xuất mặc dù tỷ lệ này còn thấp (4,2%), đây là hình thức phân phối lúa gạo có kênh thị trường ngắn nhất và hiệu quả cao đối với người sản xuất; (2) Kênh 3 cấp: Lúa gạo được bán qua 3 tác nhân trung gian là nhà máy xay xát, nhà máy lau bóng và công ty; (3) Kênh 4 cấp: Lúa gạo được bán qua 4 tác nhân trung gian đó là thương lái, nhà máy xay xát, nhà máy lau bóng và công ty. Lượng gạo xuất khẩu chiếm 70,3%
  22. 14 tổng lượng gạo hàng hóa của vùng ĐBSCL qua các thị trường chính như Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Trung Đông. Chuỗi giá trị gạo đáp ứng nhu cầu nội địa chiếm 29,7% thông qua các tác nhân như: Chuỗi giá trị gạo xuất khẩu (trừ công ty, lúc này công ty đóng vai người bán sỉ/lẻ để bán gạo ở thị trường nội địa) nhưng thêm nhà bán sỉ/lẻ gạo nội địa được cung cấp bởi thương lái (15%), nhà máy lau bóng (7,2%), công ty (6,2%) và nhà máy xay xát (1,3%). Chuỗi gạo nội địa cũng là thị trường thứ hai trong trường hợp sản phẩm gạo xuất khẩu không đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, khẩu vị, và an toàn thực phẩm (gạo lộn nhiều loại, suy thoái giống, sâu mọt gạo, gạo lẫn tạp chất như thóc, sạn, gạo nhiễm chất hóa học do xịt thuốc chống sâu mọt) (Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2011). Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự (2014) khi nghiên cứu kết quả chuỗi giá trị trên cây lúa tại Sóc Trăng cho thấy: Trong cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận/kg thì nông dân có tỷ trọng cao nhất (70,5% trong kênh tiêu thụ nội địa và 82,7% trong kênh xuất khẩu). Tuy nhiên, do sản lượng gạo tiêu thụ/năm của mỗi nông hộ tương đối thấp (trung bình 11,8 tấn/hộ/năm) nên tỷ trọng lợi nhuận/hộ/năm là rất chỉ chiếm 2,7%. Bàn về nâng cao chuỗi giá trị cho gạo ST5 tác giả Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) đã khẳng định cần phải quan tâm tới năng lực sản xuất lúa giống, quy hoạch vùng sản xuất, tiến hành quảng bá sản phẩm, xây dựng tổ nhóm sản xuất lúa và cần tăng cường năng lưu dự trữ, chế biến cho doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo. Ngày 24-2-2009, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo khoa học về chủ đề: “Chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản và vấn đề tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay”. Trong các bài viết và phát biểu tham luận tại Hội thảo, các nhà khoa học đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến chuỗi giá trị ngành hàng nông sản. Hội thảo đã đưa ra kết luận sau:
  23. 15 Thứ nhất, chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản là một hệ thống các hoạt động nhằm cung cấp giá trị cho khách hàng. Các hoạt động này bao gồm các khâu từ nghiên cứu triển khai, thiết kế, sản xuất, phân phối và marketing. Chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản có sự khác biệt với chuỗi giá trị toàn cầu hàng công nghiệp là ở các điểm: - Khâu thiết kế nằm trong khâu R&D và khâu sản xuất tách thành 2 khâu là trồng trọt/chăn nuôi và chế biến; - Giá trị gia tăng được tạo ra trong khâu chế biến cao hơn so với khâu trồng trọt/chăn nuôi; - Sự phân bố địa điểm trồng trọt/chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và tự nhiên; - Tính không đồng đều giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi và độ lớn của mỗi chuỗi bị hạn chế do các rào cản khi tham gia. Thứ hai, để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hàng nông sản hoặc doanh nghiệp Việt Nam cần phải đáp ứng được các quy định hoặc tiêu chuẩn đặt ra đối với các tác nhân tham gia chuỗi. Đó là cung ứng hàng đúng khối lượng và thời điểm, đảm bảo yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về bảo vệ môi trường, các quy định về bao gói và bảo quản theo từng loại thị trường và khách hàng. Tuỳ theo từng loại hàng nông sản mà lãnh đạo chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản có thể do nhà phân phối bán lẻ, nhà chế biến hoặc nhà đầu cơ đảm nhiệm. Vị thế đàm phán của nhà cung cấp và người mua luôn có sự thay đổi tuỳ theo tình hình cung - cầu trên thị trường cũng như tác động của mùa vụ, thời tiết và tình hình dịch bệnh trong sản xuất. Thứ ba, hàng nông sản của Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất và chủ yếu bằng các hợp đồng xuất khẩu FOB. Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này là: - Sức cạnh tranh thấp; - Chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà phân phối bán lẻ;
  24. 16 - Tính manh mún của sản xuất nông nghiệp; - Bất cập trong công tác quản lý tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp; - Tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, thể chế chưa rõ ràng; - Kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu; - Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ; - Đầu tư cho khoa học trong nông nghiệp còn hạn chế. Thứ tư, trong điều kiện hiện nay, để hàng nông sản Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần quan tâm đến một số nội dung quan trọng sau: - Nhà nước thực thi vai trò mở đường, tạo lập môi trường; các doanh nghiệp chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trên cơ sở lựa chọn đúng chuỗi, các khâu cần ưu tiên nhằm khai thác lợi thế so sánh, phát triển nhanh và bền vững; - Xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị đối với hàng nông sản của Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao ở trong nước làm tiền đề và điều kiện cho việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; - Phát triển các chuỗi giá trị riêng biệt đối với một số ngành hàng theo hướng có thể đi tắt, đón đầu mà không nhất thiết phải đi tuần tự theo các nấc thang của chuỗi giá trị gia tăng; - Điều chỉnh định hướng chiến lược về phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam theo bề rộng và tốc độ cao hiện nay sang phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả; - Đẩy mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết để tăng cường sức mạnh khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhanh chóng khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún và thiếu sự liên kết giữa các tác nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; - Tăng cường năng lực quản trị chuỗi giá trị của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu, khai thác chỉ dẫn địa lý đối với hàng nông sản Cuối cùng, cần làm sáng tỏ nội hàm của thuật ngữ “năng lực tham gia của hàng nông sản”, tránh việc hiểu nhầm, đồng nhất thuật ngữ này với năng lực cạnh
  25. 17 tranh của hàng nông sản/hoặc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản. Có thể nói rằng, việc nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng ở Việt Nam vẫn ở mức độ sơ khai và chủ yếu các nghiên cứu về chuỗi giá trị đều do các tổ chức quốc tế tiến hành tại Việt Nam. Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng, việc áp dụng phương pháp chuỗi giá trị vào việc phân tích ngành hành đem lại những lợi ích đáng kể như: (1) Có một cách nhìn tổng thể về ngành hàng, điều này có thể giúp các nhà quản lý đưa ra được những chính sách toàn diện hơn; (2) Xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị từ đó có thể giúp các tác nhân này cải thiện được những hạn chế của mình để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong giai đoạn hội nhập; (3) Tìm được các giải pháp để tăng cường sự tham gia của người nghèo vào chuỗi giá trị. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới Trên thế giới người ta đã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho các sản phẩm cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các bên tham gia. Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm nhiều đến chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp. Nguyên tắc cơ bản của chuỗi giá trị trong giai đoạn này rất đơn giản và dễ hiểu đó là chuỗi giá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí về mặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng giá trị cho sản phẩm đó (Fearne và Hughes 1998). Fearne và Hughes (1998) cũng đã phân tích được những ưu điểm và nhược điểm của việc áp dụng chuỗi giá trị: * Ưu điểm: - Giảm mức độ phức tạp trong mua và bán - Giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm
  26. 18 - Giảm thời gian tìm kiếm những nhà cung cấp mới - Cùng nhau thực thi kế hoạch và chia sẻ thông tin dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau - Giá cả đầu vào ổn định * Nhược điểm: - Tăng sự phụ thuộc giữa các bên tham gia chuỗi - Giảm sự canh tranh giữa người mua/người bán - Phát sinh những chi phí mới trong chuỗi Trong báo cáo của FAO về chuỗi giá trị ngành khoai tây năm 2008 (Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2005), đã đề cập đến vấn đề làm thế nào để tăng sự bền vững của chuỗi giá trị của ngành hàng. Họ đã chỉ ra được vấn đề đang gặp phải ở các nước đang phát triển như: Khoai tây thường được bán phân tán với những phân đoạn thị trường nhỏ lẻ và ít có sự liên kết, phối hợp và thiếu những thông tin về thị trường, điều này đang gây ra sự chia rẽ các mối quan hệ trong chuỗi. Giá cả đầu vào tăng cao đang gây ra sự “e dè” trong đầu tư sản xuất của các hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Hậu quả là họ đang bị loại dần ra khỏi thị trường và không tham gia được vào chuỗi giá trị.Vấn đề quan trọng đặt ra cho chuỗi giá trị ở các nước này là cần một nền sản xuất bền vững, với chất lượng sản phẩm tốt và sự hỗ trợ về các vật tư đầu vào cùng với sự phối hợp hành động trong chuỗi.
  27. 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Phạm vi nghiên cứu: Các bản, các hộ gia đình có diện tích trồng lúa Nếp Tan trên địa bàn xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 3.1.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu là xã Chiềng Khoang, Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La Nghiên cứu 3/11 bản là: Bản Hán, bản He, bản Ca (Có diện tích trồng lúa Nếp Tan) 3.1.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu Thu thập các số liệu thứ cấp và thông tin cần thiết phục vụ cho khóa luận từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của xã và thu thập số liệu sơ cấp từ đối tượng nghiên cứu. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 15/01/2020 đến ngày 10/05/2020 3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Hiện trạng chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đang như thế nào? - Mức độ tham gia của các tác nhân vào chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La ra sao? - Hiệu quả mà chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La mang lại? - Tính bền vững của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan?
  28. 20 - Những hạn chế, khó khăn và yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La? - Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả và duy trì hoạt động của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La? 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn dựa trên các thông tin sẵn có về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa Nếp Tan trên địa bàn xã có nhiều diện tích trồng lúa Nếp Tan có tiếng của tỉnh Sơn La. Do đó, đề tài lựa chọn xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai làm địa bàn nghiên cứu. Bảng 3.1: Diện tích và số hộ trồng lúa Nếp Tan của xã Chiềng Khoang năm 2019 Diện tích trồng Số hộ trồng STT Tên bản lúa Nếp Tan (ha) lúa Nếp Tan (hộ) 1 Bản Sản 3,47 2/87 2 Bản Ca 20,76 12/178 3 Bản Đông 8,74 4/90 4 Bản Hán 29,13 24/161 5 Bản Hậu 16,24 8/113 6 Bản He 28,45 14/133 7 Bản Hua Lỷ 0 0/12 8 Bản Hua Mường 16,33 6/80 9 Bản Phiêng Lỷ 10,76 9/130 10 Bản Nà Pát 14,59 5/97 11 Bản Cầu Cang 16,26 7/1 Tổng 165 91/1199 (Nguồn: UBND xã Chiềng Khoang năm 2019) 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra Các bước chọn mẫu được tiến hành như sau:
  29. 21 Bước 1: Chọn 3/11 bản đại diện có diện tích trồng lúa Nếp Tan nhiều nhất của xã Chiềng Khoang: Bản Hán (29,13 ha), bản He (28,45 ha), bảnCa (20,76 ha). Bước 2: Chọn các hộ điều tra là hộ có diện tích trồng lúa Nếp Tan của 3 bản đại diện. Bước 3: Chọn mẫu cụ thể đối với các tác nhân trong chuỗi * Đối với tác nhân hộ trồng lúa Nếp Tan: Để có được số liệu điều tra em sẽ tiến hành chọn lọc các hộ có diện tích trồng lúa Nếp Tan tại thời điểm điều tratừ các số liệu thu thập được từ các Trưởng bản của 3/11 bản làm đại diện đó là các bản Hán, bản He, Bản Ca và tiến hành phỏng vấn 50/91 hộ nông dân có diện tích trồng lúa Nếp Tan của xã Chiềng Khoang. Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp đại diện hộ nông dân với phiếu câu hỏi điều tra. * Đối với các tác nhân lái buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng Trong quá trình phỏng vấn hộ trồng lúa Nếp Tan, tiến hành tìm hiểu sâu thêm thông tin về hộ thu mua bán buôn và người bán lẻ từ các hộ được phỏng vấn và các hộ dân địa phương. Từ đó, liệt kê lại và tiếp tục tiến hành liên hệ phỏng vấn. 3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin 3.3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo nghiên cứu có sẵn, các tài liệu, số liệu liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế qua các báo cáo tổng kết hàng năm, các số liệu thống kê của xã Chiềng Khoang, tham khảo các khóa luận tốt nghiệp. Cụ thể bao gồm: - Số liệu tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Chiềng Khoang qua các báo cáo cuối năm năm 2017, 2018, 2019. - Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan của xã thu thập từ các báo cáo và tài liệu của các phòng ban của xã Chiềng Khoang. Đây là những số liệu được công bố, đảm bảo tính chính xác và khách quan của đề tài nghiên cứu. Từ đó có những đánh giá ban đầu về tình hình sản xuất, những thuận lợi – khó khăn trong tại địa phương mà người dân gặp phải.
  30. 22 3.3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp Thông qua điều tra hộ nông dân sản xuất lúa Nếp Tan, người lái buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Thông qua điều tra hộ nông dân tìm hiểu thêm cả những vấn đề về kinh tế, đời sống, xã hội của các hộ sản xuất. Phỏng vấn sâu những đối tượng là hộ sản xuất, trưởng bản, xã, các cơ quan có liên quan đến phát triển sản xuất lúa Nếp Tan theo chuỗi. Tất cả thông tin thu thập được tổng hợp và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu. 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu * Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - Giá trị sản xuất (GO-Gross output): Là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu của hộ. GO = ∑PiQi= IC + VA + MI Trong đó: Pilà đơn giá sản phẩm thứ I; Qilà khối lượng sản phẩm thứ I; IC là chi phí trung gian; VA là giá trị gia tăng; MI là thu nhập hỗn hợp; - Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: Giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất. IC=∑Ci = GO - VA Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ I; GO là giá trị sản xuất; VA là giá trị gia tăng; - Giá trị gia tăng (VA-Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức:
  31. 23 VA = GO – IC Trong đó: GO là giá trị sản xuất; IC là chi phí trung gian; Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó. - Thu nhập hỗn hợp (MI-Mixed Income): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất 1 đơn vị diện tích trong một vụ rau. MI = VA – (A + T) Trong đó : VA là giá trị gia tăng; T là thuế nông nghiệp; A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ; - Lợi nhuận: Pr = GO – TC Trong đó: GO là giá trị sản xuất; TC là tổng chi phí trong sản xuất. - Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: Là tỷ lệ giữa tổng khối lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (ha): GO/ha - Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC - Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ - Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/ha - Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC - Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ * Một số công thức tính hiệu quả kinh tế: - Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất
  32. 24 Hay H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả thu được C là chi phí sản xuất - Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất Hay H = Q - C
  33. 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Vị trí địa lý Chiềng Khoang là xã vùng 2 của huyện Quỳnh Nhai, có tổng diện tích tự nhiên là 3.527 ha. Diện tích đất rừng tự nhiên phòng hộ hiện có 1.778,08 ha; diện tích đất nông nghiệp 2.482,81ha. Có vị trí giáp ranh như sau: - Phía Bắc giáp xã Chiềng Bằng. - Phía Đông giáp xã Nậm Ét và Chiềng Ngàm huyện Thuận Châu. - Phía Nam giáp Chiềng La huyện Thuận Châu. - Phía Tây giáp Chiềng Pha, Phổng Lái huyện Thuận Châu. 4.1.2. Địa hình Xã Chiềng Khoang có địa hình phức tạp, độ cao từ 300m đến 900m so với mực nước biển. Là một xã miền núi có địa hình chia cắt phức tạp, địa bàn rộng nhưng diện tích đất canh tác còn ít, điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xảy ra sạt lở đất, lũ quét, nắng hạn kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã. 4.1.3. Khí hậu và thổ nhưỡng - Về thổ nhưỡng có 03 nhóm đất, gồm: Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát, nhóm đất màu đỏ nâu phát triển trên đá vôi, nhóm đất phù sa sông suối. - Xã Chiềng Khoang nằm trong tiểu vùng khí hậu nóng của huyện với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9. Nhiệt độ cao và khá ổn định trung bình trong năm khoảng 22,40C. Tổng lượng mưa trung bình khoảng 1.7mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9 với lượng mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chiếm 15% tổng lượng mưa. Độ ẩm trung bình là 78%.
  34. 26 - Có nguồn nước đảm bảo phục vụ nhu cầu dân sinh. Dưới đây là tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoang năm 2019: Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoang năm 2019 Diện tích Cơ cấu STT Hạng mục (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3527 100 1 Đất nông nghiệp 2482.81 70.39 - Đất lúa nước 226.09 9.11 - Đất lúa nương 20 0.81 - Đất trồng cây hàng năm 450.88 18.16 - Đất rừng phòng hộ 1778.08 71.62 - Đất nuôi trồng thủy sản 1.56 0.06 - Đất nông nghiệp khác 6.2 0.25 2 Đất phi nông nghiệp 126.86 3.60 - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0.46 0.36 - Đất quốc phòng 1.86 1.47 - Đất sản xuất VLXD, gốm sứ 0.42 0.33 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.74 2.16 - Đất sông, suối 42 33.11 - Đất phát triển hạ tầng 79.38 62.57 3 Đất chưa sử dụng 865.95 24.55 - Đất đồi núi chưa sử dụng 440.35 50.85 - Núi đá không có rừng cây 425.6 49.15 4 Đất khu dân cư nông thôn 51.38 1.46 (Nguồn:UBND xã Chiềng Khoang) 4.1.4. Điều kiện kinh tế - hội của xã Chiềng Khoang 4.1.4.1. Tình hình dân số và lao động - Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã năm 2019 đạt 55.250,9 triệu đồng, bình quân thu nhập trên đầu người đạt 5,6 triệu đồng/người/năm, so với thu nhập
  35. 27 bình quân của huyện 8,5 triệu đồng/người/năm bằng 0,6 lần và so với thu nhập bình quân của tỉnh khu vực nông thôn khoảng 8,42 triệu đồng/người/năm bằng 0,7 lần (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 1,2 lần). - Tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 80%. - Tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 75% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 70%). - Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 90,2%. - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 là 77% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 70%). - Tỷ lệ lao động được đào tạo tập huấn kỹ thuật 12,0% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt > 20%). - Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 19,6%. - Tỷ lệ hộ nghèo còn 54,2% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới dưới 10%). 4.1.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của xã Chiềng Khoang - Tỷ lệ đường xá được bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: 12,424/16,855km, đạt 75,86%. - Tỷ lệ đường trục bản và đường liên bản được cứng hóa bằng bê tông xi măng, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: 7,965/12,528km, đạt 63,6%. - Tỷ lệ đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: Mặt đường sạch không lầy lội vào mùa mưa 9,152/9,152km, đạt 100%, trong đó được cứng hóa bằng vật liệu sẵn có 4,6/9,152km đạt 50,3% - Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm: Đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 6,352/6,352km đạt 100%, trong đó được cứng hóa bằng vật liệu sẵn có 1,2/6,352 km, đạt 19%. 4.1.4.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã Chiềng Khoang *Một số chỉ tiêu về kinh tế - Bình quân thu nhập trên đầu người đạt 5,6 triệu đồng/người/năm, so với thu nhập bình quân của huyện (8,5 triệu đồng/người/năm) bằng 0,6 lần và so với thu
  36. 28 nhập bình quân của tỉnh khu vực nông thôn khoảng (8,42 triệu đồng/người/năm) bằng 0,7 lần (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 1,2 lần). - Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 76,8%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 8,7% và dịch vụ chiếm 14,5%. - Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.698,8 tấn, bình quân lương thực đầu người ước đạt 392 kg/người/năm. -Tổng thu ngân sách ước thực hiện năm 2019 là: 7.591.044.964 đồng tăng 113%, so với dự toán huyện giao. -Hoạt động dịch vụ và thương mại từng bước phát triển ổn định. * Tình hình phát triển chăn nuôi Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi của xã Chiềng Khoang trong 3 năm(2017-2019) Tên Năm Tỷ lệ (%) STT ĐVT Vật nuôi 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 1 Gia súc Con 7130 8604 7500 120,67 87,17 - Trâu Con 722 732 721 101.39 98.50 - Bò Con 2665 2872 2845 107.77 99.06 - Dê Con 1689 1700 1789 100.65 105.24 - Lợn Con 2054 3300 2145 160.66 65.00 2 Gia cầm Đàn 30218 30500 31500 100.93 103.28 3 Thủy sản Lồng 270 237 237 87.78 100.00 (Nguồn UBND xã Chiềng Khoang năm 2017, 2018, 2019) Xã Chiềng Khoang chăn nuôi chủ yếu là các đàn Gia súc, Gia Cầm và nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung tổng đàn gia súc qua 3 năm có sự biến động không đồng đều, số lượng con gia súc năm 2018 tăng đến 20,67% so với năm 2017, nhưng đến năm 2019 thì lại giảm 12,83% so với năm 2018. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do năm 2019 xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, khiến cho số lượng lợn giảm 1.155 con, giảm đến 35% so với năm 2018. Kéo theo đó, giá thịt lợn tăng cao, một phần người tiêu dùng chuyển đổi nhu cầu sang sử dụng thịt trâu, thịt bò, lượng giết
  37. 29 mổ trâu, bò tăng khiến cho số lượng con trâu, bò cũng giảm nhẹ, cụ thể là số lượng con trâu giảm 1,5%, bò giảm 0,94%. Sự giảm mạnh tổng đàn gia súc không những khiến nông dân bị thua lỗ, thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và kinh tế của người tiêu dùng địa phương. Tuy Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục nhưng giá thịt lợn vẫn chưa có dấu hiệu giảm cho đến thời điểm hiện tại, nông dân rất khó khăn để tái đàn. Về đàn gia cầm, nhìn chung qua 3 năm đều tăng nhẹ, cho thấy tình hình chăn nuôi gia cầm của nông dân địa phương khá ổn định. Về nuôi trồng thủy sản, số lượng lồng cá năm 2018 giảm 33 lồng, giảm 12,22 % so với năm 2017, và đến năm 2019 không có dấu hiệu tăng nữa, sản lượng cá xuất bán ra thị trường mỗi năm ước đạt khoảng 275 tấn. Nguyên số lượng lồng cá giảm là do nghề nuôi cá lồng còn mới, nhiều hộ nông dân ồ ạt đầu tư, tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng như không có đủ kiến thức kỹ thuật nuôi cá lồng nên nhiều hộ nông dân không thể bám trụ lại với nghề. * Tình hình phát triển trồng trọt Nhìn chung, tình hình phát triển cây trồng chính của xã Chiềng Khoang qua 3 năm đều tăng. Nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp, cây trồng khác giai đoạn năm 2018 so với năm 2017 có sự tăng mạnh hơn, đến năm 2019 vẫn tăng nhưng tăng nhẹ. Tuy nhiên, năm 2018 nhóm cây lương thực lại giảm 4,57 % so với năm 2017. Điều này cho thấy, tình hình sản xuất đang có sự biến động nhẹ giữa các nhóm cây trồng, người nông nhận thấy được hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cây trồng. Nguyên nhân cụ thể là: Thứ nhất, biến động về lao động, lao động nông thôn đổ dồn về thành thị kiếm việc làm tăng, khiến cho lực lượng lao động nông thôn giảm, một số hộ dân bỏ hoang nương ngô, khiến sản lượng ngô năm 2018 giảm 43,02% so với năm 2017; thứ 2, người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và cây trồng khác.
  38. 30 Bảng 4.3: Tình hình phát triển cây trồng chính của xã Chiềng Khoang qua 3 năm(2017-2019) Năm Tỷ lệ (%) TT Tên cây trồng ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 1 Cây lương thực Tấn 4137.5 3948.6 41.2 95.43 105.89 - Lúa chiêm Tấn 775 780 806 100.65 103.33 - Lúa mùa Tấn 980 1016 1020 103.67 100.39 - Ngô Tấn 702 400 677 56.98 166,75 - Sắn Tấn 1654.0 1725.0 1650.0 104.29 95.65 - Lạc Tấn 26.5 27.6 28.2 104.15 102.17 2 Cây ăn quả Ha 40.6 60 64.5 147.78 107.50 3 Cây công nghiệp Ha 566.3 601.3 614.3 106.18 102.16 - Mía Ha 3.5 1.5 1.5 42.86 100.00 - Cà phê Ha 108 145 158 134.26 108.97 - Cây cao su Ha 454.8 454.8 454.8 100.00 100.00 4 Cây trồng khác Ha 153 220 230 143.79 104.55 - Cỏ voi Ha 128 170 170 132.81 100.00 - Hoa màu Ha 25 50 60 200.00 120.00 (Nguồn: UBND xã Chiềng Khoang năm 2017,2018,2019) * Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Chương trình xây dựng NTM: Đầu năm 2020, xã Chiềng Khoang đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới. Nhìn chung Ban chỉ đạo các cấp triển khai thực hiện chương trình NTM đã được nhân dân nhiệt tình tham gia, ủng hộ, bộ mặt nông thôn có nhữngthay đổi rõ nét, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, đời sống nhân dân dần được cải thiện, an ninh nông thôn, trật tự xã hội được giữ vững. Những tồn tại trong công tác xây dựng NTM: Công tác lập và phê duyệt đề án xây dựng NTM còn chậm; nhận thức của một số cán bộ nhất là vùng sâu, vùng xa về chương trình NTM còn hạn chế, còn trông chờ ỉ lại vào nhà nước, chưa thay đổi về cách thức triển khai chương trình xây dựng NTM.
  39. 31 4.1.5 . Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lao động của xã Chiềng Khoang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung * Thuận lợi - Chiềng Khoang là xã miền núi có địa hình đa dạng thuận lợi cho việc phát triển một cách đa dạng các loại hình kinh tế nông lâm nghiệp, kết hợp các loại hình phát triển kinh tế như VAC, VACR - Xã có lực lượng lao động dồi dào với số người trong độ tuổi lao động là 2208 người, chiếm tỷ lệ 64,11% trong tổng dân số của xã, đây là một nguồn tài nguyên rất quan trọng, cần được xã khai thác có hiệu quả. - Xã với vị trí cách trung tâm huyện 10km với đường giao thông liên huyện khá thuận lợi tạo điều kiện khá tốt cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nơi khác. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. * Khó khăn - Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ mới có kiến thức sản xuất qua kinh nghiêm truyền thống, chưa được đào tạo chuyên sâu. -Thiếu mặt định hướng tổng thể cũng như chuẩn bị cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất dẫn đến tình trạng phát triển sản xuất manh mún. - Sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung và gắn kết giữa các mục đích sử dụng. - Hệ thống hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu dân cư và sản xuất còn yếu kém. 4.2. Tình hình phát triển lúa Nếp Tan xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 4.2.1. Tình hình phát triển diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan trên địa bàn xã Chiềng Khoang qua 3 năm (2017-2019) Lúa Nếp Tan được trồng chủ yếu ở vùng thấp của xã Chiềng Khoang, đây là vùng có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với sinh trưởng và phát triển của lúa Nếp
  40. 32 Tan. Và đặc biệt, lúa Nếp Tan chỉ trồng được ở xã Chiềng Khoang, vùng khác có trồng được cũng không đạt được chất lượng tốt như ở đây. Đặc điểm của loại lúa Nếp Tan này là chỉ trồng được vào vụ mùa, chiều cao cây lúa cao hơn các giống lúa khác, hạt to, tròn mũm mĩm, có mùi thơm, lúa sát ra có màu trắng nõn, khi được làm chín thì rất dẻo, độ dẻo giữ được lâu, khi ăn vào có vị ngọt thanh. Lúa Nếp Tan cho thu hoạch vào cuối tháng 10 dương lịch để làm Cốm; thu hoạch chính vụ vào đầu tháng 11 dương lịch. Theo kinh nghiệm lâu đời của người dân địa phương, phải thu hoạch trước khi lúa chín mới làm được Cốm, chỉ như vậy Cốm làm ra mới có màu xanh và độ dẻo cao, có mùi hương của lúa chín rất đậm đà mà không cần gói lá sen như ở địa phương khác; và khi làm Cốm phải sao thóc non trên bếp lửa ở một nhiệt độ nhất định. Ngoài ra, lúa chín rồi vẫn có thể làm được một loại Cốm nữa, gọi là Cốm già. Để làm được Cốm già mất rất nhiều công đoạn: Đầu tiên là hấp chín hạt thóc; sau đó phơi thật khô, hạt thóc có màu vàng nâu đậm; sát lấy lúa, hạt lúa có màu của vỏ trấu; cuối cùng ngâm lúa với một thời gian nhất định và xôi lên. Thóc chín sau khi thu hoạch về phải phơi 2, 3 nắng, sau đó cho vào bao để bảo quản thì lúa mới có được độ trắng, đẹp, khi sát không bị vỡ hạt lúa. Tuy nhiên, do canh tác trên ruộng bậc thang nên khó áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thu hoạch, nên nông dân ở đây còn nhiều vất vả. Bên cạnh đó, nông dân chỉ áp dụng kỹ thuật canh tác do đời trước truyền lại, giống lúa thuần,để giống theo phương pháp thủ công, dựa trên kinh nghiệm mà chưa được tập huấn qua lớp đào tạo khoa học kỹ thuật nào. Cộng thêm những năm gần đây, thời tiết khí hậu thất thường, sâu bệnh hại phát triển mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của lúa. Hơn nữa, sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các hộ nông dân và các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm lúa Nếp Tan chưa có sự hợp tác liên kết, thương hiệu sản phẩm chưa được đăng ký bảo hộ thương hiệu, quảng bá sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, giá của sản phẩm tuy đã cao hơn giống lúa khác tại địa phương nhưng so với giống lúa nếp đặc sản ở vùng khác thì còn thấp hơn nhiều. Đây là những rào cản để sản phẩm lúa Nếp Tan của địa phương trở thành một sản phẩm hàng hóa lớn, có tiếng trên thị trường.
  41. 33 Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang qua 3 năm (2017 – 2019) Năm Tỷ lệ (%) TT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 1 Diện tích Ha 158 160 165 101.27 103.13 2 Năng suất Tạ/ha 39,72 40,50 41,65 101,96 102,84 3 Sản lượng Tạ 6275,76 6480 6872,25 103,25 106,05 (Nguồn: UBND xã Chiềng Khoang năm 2017, 2018, 2019) Nhìn chung, qua 3 năm cho thấy là cả về diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang đều tăng. Nguyên nhân cụ thể là: Thứ nhất, người nông dân đã nhận thức được chất lượng sản phẩm lúa của mình sản xuất ra là rất tốt và càng ngày càng được nhiều người tìm mua, nhu cầu của thị trường tăng nên ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu lúa của gia đình, nông dân còn gia tăng sản xuất với mục đích gia tăng thu nhập; thứ 2, người nông dân cũng thấy được giá trị kinh tế của lúa Nếp Tan bởi giá thóc, lúa bán ra cao gấp đôi các loại lúa khác trong thị trường; thứ 3, do giống lúa này chỉ trồng được vào vụ mùa nên người nông dân tăng diện tích trồng giống lúa Nếp Tan và chú trọng đầu tư hơn vào khâu chăm sóc để gia tăng năng suất và sản lượng. Việc tăng diện tích, năng suất, sản lượng của giống lúa Nếp Tan đã góp phần vào cải thiện kinh tế của các hộ nông dân trồng lúa nhưng chưa cao bởi diện tích, năng suất, sản lượng qua các năm chỉ tăng nhẹ. 4.2.2. Hiện trạng chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 4.2.2.1. Về cung cấp vật tư đầu vào trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang Các nhà cung cấp vật tư đầu vào trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan này là các cửa hàng đại lý phân bón, thuốc BVTV, công cụ dụng cụ nhỏ trên địa bàn và nguồn lao động vốn có của địa phương. Quan hệ của các tác nhân này với người nông dân tồn tại qua hoạt động mua - bán đơn thuần, chưa có sự liên kết, ký kết hợp đồng chặt chẽ. Ngoài ra, chưa có sự xuất hiện của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia vào cung cấp đầu vào cho người nông dân. Ở khâu này, người nông dân chưa được hưởng lợi, ít khi được ưu đãi về giá các vật tư đầu vào.
  42. 34 4.2.2.2. Về thu hoạch, sơ chế và bảo quản trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang Người dân vẫn áp dụng 100% phương pháp gặt thủ công bằng liềm, và thu hoạch nhanh bằng cách thuê nhân công gặt chứ chưa có sự áp dụng máy móc vào công việc gặt lúa. Tấm gỗ tuốt lúa đã được thay thế dần bằng máy tuốt lúa đạp chân và máy tuốt lúa chạy xăng, tuy nhiên vẫn chưa có áp dụng máy móc tuốt lúa công xuất lớn. Việc làm sạch thóc vẫn làm thủ công bằng quạt tay. Việc bảo quản thóc sau thu hoạch người dân địa phương áp dụng phương pháp tự nhiên là phơi khô thóc bằng ánh nắng trên nền xi măng, sân gạch, trên các tấm vải bạt sau đó đóng bao 50kg xếp gọn ở một nơi khô ráo trong nhà. Phương pháp này ít tốn kém, đầu tư ít, hầu hết người dân đều áp dụng, tuy nhiên lại mất nhiều thời gian, và hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, mức độ rủi ro cao, nếu trời mưa chỉ có thể khắc phục bằng cách rải mỏng thóc và quạt hong khô chờ trời nắng. Như vậy, trong việc thu hoạch, sơ chế và bảo quản người nông dân còn rất vất vả, khó khăn. 4.2.2.3. Về chế biến và đa dạng sản phẩm trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang Hiện nay lúa Nếp Tan được chế biến thành các sản phẩm như: Gạo trắng, thóc khô, cốm non, cốm già, rượu lúa, rượu cần, xôi, cơm lam và một số cách chế biến khác tuy nhiên sản lượng sản phẩm chế biến là rất ít, không đáng kể. Sản phẩm có đa dạng nhưng lại chưa có sản phẩm nào nổi trội được chứng nhận của chính quyền. Cơ sở chế biến thủ công, thô sơ, nhỏ lẻ, sản phẩm sản xuất ra chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường và chủ yếu sản phẩm bán ra thị trường vẫn là thóc khô. Như vậy, trong chuỗi giá trị khâu này đang bị khuyết do chưa có tác nhân cụ thể nào đảm nhận thực hiện và vận hành. 4.2.2.4. Về thị trường tiêu thụ trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang Hiện nay, thị trường tiêu thụ của lúa Nếp Tan còn rất hẹp, gói gọn chủ yếu trong khu vực địa bàn nội địa huyện và một số huyện lân cận như Thành phố Sơn La, huyện Mường La, huyện Thuận Châu, huyện Mai Sơn ngoài ra mới mở rộng tiêu thụ được một lượng ít sang thị trường ngoại tỉnh như: Huyện Tủa Chùa (Điện Biên), tỉnh Lào Cai Ước tính, hàng năm xã Chiềng Khoang cung cấp ra thị trường hơn 150 tấn lúa Nếp Tan sau khi trừ đi lượng dùng để tiêu dùng trong các gia đình
  43. 35 sản xuất, sản phẩm bán ra thị trường chủ yếu là thóc, thông qua các tác nhân như lái buôn, người bán lẻ và một số ít là do nông dân bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Như vậy, thị trường tiêu thụ hàng nông sản nói chung và thị trường tiêu thụ lúa gạo nói riêng ngày càng được mở rộng. Cần định hướng cho người nông dân sản xuất lúa có chất lượng cao, sản lượng tăng ổn định để đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. 4.2.2.5. Người tiêu dùng sản phẩm trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang Người tiêu thụ chủ yếu là người dân trong địa bàn huyện, khách hàng huyện ngoài chỉ tiêu thụ một lượng rất ít. Họ thường mua sản phẩm ở các chợ phiên, ở các cửa hàng tạp hóa, chợ trung tâm huyện và qua mạng xã hội từ người bán lẻ hoặc nhờ người thân, bạn bè tại địa phương mua hộ. 4.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang a) Thuận lợi - Được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu thời tiết phù hợp để gieo trồng giống lúa thơm ngon, đặc biệt không phải nơi nào cũng trồng được. - Lúa Nếp Tan đang là sản phẩm được chọn là sản phẩm OCOP của xã, đang được quan tâm phát triển. - Thương hiệu “Lúa Nếp Tan Chiềng Khoang” đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng, tin dùng, đã có một chỗ đứng riêng trên thị trường lúa của tỉnh. - Giá bán của Lúa Nếp Tan đang cao gấp 2 lần so với các loại lúa khác. b) Khó khăn - Do địa hình là ruộng bậc thang nên sau thu hoạch thường vận chuyển khó, trời mưa lại càng khó hơn vì nông dân phải vác từ ruộng ra đường xe máy đoạn đường khá xa, đường trơn trượt, gồ ghề. - Do thời tiết thất thường nên lượng nước tưới tiêu không ổn định, lúc dư thừa, lúc khan hiếm. - Mấy năm gần đây xuất hiện tình trạng lúa chín không đều trên cùng một thửa ruộng, người nông dân mất nhiều thời gian hơn cho việc thu hoạch. - Đa số nông dân bán thóc chỉ chờ người lái buôn đến hỏi mua mới bán, hay bị ép giá và chưa chủ động tìm kiếm thị trường, chưa thực sự coi nghề trồng lúa là nghề đem lại thu nhập chính.
  44. 36 - Các hộ bán lẻ mới chỉ bán thủ công ở chợ, tại nhà và một số ít bán rải rác qua kênh người thân, bạn bè, mạng xã hội chưa có thị trường tiêu thụ vững chắc, mở rộng. 4.2.4. Sơ đồ chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Việc thiết lập và phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan có vai trò quan trọng trong việc xác định lợi ích các tác nhân trong chuỗi, cũng như xác định vai trò của các nhân tố trong chuỗi cung ứng. Khi chuỗi cung ứng từ các nhân tố đầu vào và đầu ra được tổ chức tốt và hoàn thiện sẽ làm cho chuỗi giá trị nâng cao được giá trị của sản phẩm. Sơ đồ chuỗi giá trị thể hiện các hoạt động sản xuất/ kinh doanh, các tác nhân chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị. Thể hiện qua sơ đồ chuỗi giá trị dưới đây: Cung cấp Thương Sản xuất Thu gom Tiêu dùng đầu vào mại Giống Hoạt động Thu gom Phân bón Làm đất Vận chuyển Trong Thuốc BVTV Gieo trồng Bán lẻ địa bàn Lao động Chăm sóc huyện nghèo Thu hoạch Các đại lý Nông dân Lái buôn Người bán lẻ Huy ện phân bón, Lao động làm Nông dân Nông dân lân cận Tác nhân thuốc BVTV thuê Cửa hàng bán công cụ, dụng Ngo ại cụ tỉnh Nông dân Cán bộ nông nghiệp xã Chính quyền địa phương Ghi chú: Các giai đoạn sản xuất/ khâu Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi Người tiêu dùng cuối cùng Sơ đồ 4.1: Sơ đồ chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại Chiềng Khoang
  45. 37 Qua sơ đồ 4.1 cho thấy, chuỗi giá trị sản phẩm lúa Nếp Tan còn đang khuyết thiếu khâu sơ chế so với sơ đồ chuỗi giá trị nông sản chung, nghĩa là các hoạt động sơ chế, làm sạch, đóng gói chưa có tác nhân cụ thể nào đảm nhận thực hiện. Qua điều tra tìm hiểu từ các tác nhân, số đông hộ nông dân, hộ thu gom đều có máy xay xát công suất nhỏ tại nhà và sản lượng lúa bán ra thị trường lẻ tẻ nên không hình thành nhà máy xay xát lớn. Như vậy, chuỗi giá trị vẫn chưa hoàn thiện, cần được chính quyền địa phương, các doanh nghiệp quan tâm đến bởi đây chính là khâu sẽ góp phần vào gia tăng giá trị cho sản phẩm. Cũng qua sơ đồ chuỗi giá trị lúa Nếp Tan ta thấy được một số vấn đề đó là: Mức độ tham gia của chính quyền địa phương, cũng như các dự án, Sở/ ngành liên quan vào trong chuỗi giá trị này còn rất thấp; các tác nhân như doanh nghiệp, ngân hàng chưa có sự tham gia vào chuỗi giá trị lúa Nếp Tan; thị trường tiêu dùng của chuỗi giá trị mới chỉ dừng lại ở một số vùng lân cận, chưa phát triển rộng khắp cả nước và chưa được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh sơ đồ chuỗi giá trị lúa Nếp Tan bao gồm các tác nhân chính trong chuỗi, thì lúa Nếp Tan đến với người tiêu dùng qua nhiều các kênh khác nhau, tiêu biểu được thể hiện qua sơ đồ 4.2 dưới đây: Thị Bán qua Các đại lý 3,3% trường mạng xã bán lẻ ở địa 18,3% huyện hội 3,7% phương khác ngoài, 7% tỉnh Đầu 15% vào: Người ngoài sản 37,5% -Giống 72% Bán tại Lái buôn xuất (18,3%) -Phân nhà (52,1%) -Thuốc (100 25,5% -LĐ %) 27% 21% 9% 10,9% Người bán lẻ tại 10,1% địaphương 9,9% (62,4%) Bán ở các chợ 62,4% phiên Người tiêu dùng địa 0,2% phương (81,7%) Sơ đồ 4.2: Kênh phân phối sản phẩm lúa Nếp Tan Chiềng Khoang năm 2019
  46. 38 Sơ đồ trên được tạo ra cho 150 tấn thóc bán ra thị trường. Nhìn chung, để sản phẩm đến được với người tiêu dùng phải trải qua nhiều khâu trung gian phức tạp, sản lượng trước khi đến tay người tiêu dùng bị chia nhỏ qua lại giữa các tác nhân trung gian. Lái buôn thu mua nguồn hàng từ người sản xuất nhưng lại phải qua nhiều phương thức và địa điểm khác nhau mới thu được 78,15 tấn chiếm ½ khối lượng thóc và nông dân bán ra thị trường. Điều này cho thấy, mối liên kết giữa lái buôn và người nông dân chưa thực sự chặt chẽ, phương thức mua bán giữa họ chưa có sự thống nhất. Do vậy, cả lái buôn và người nông dân tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí cho hoạt động thu gom và tiêu thụ. Còn những người bán lẻ tại địa phương, họ là tác nhân cung cấp phần lớn sản phẩm đến tay người tiêu dùng (62,4%), nguồn hàng của họ cũng được lấy từ nhiều nguồn khác nhau và họ cũng chính là nguồn tiêu thụ tới 27% khối lượng thóc mà lái buôn thu gom được. Điều này chứng tỏ, người bán lẻ và nông dân đã tiếp cận được với nhau nhưng chưa tiếp cận được sâu và chưa thiết lập được mối quan hệ bền chặt. Khách hàng tiêu thụ chủ yếu là người tiêu dùng tại địa phương và trong địa bàn huyện chiếm 81,7% thị trường, điều này chứng tỏ thị trường tiêu thụ còn đang eo hẹp cho thấy một vấn đề cần được giải quyết là hoàn thiện sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá để tiếp cận hơn nữa với thị trường rộng lớn hơn. 4.3. Đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ nhà sản xuất nào và nó cũng không ngoại lệ với người nông dân. Trên mảnh đất của mình họ phải tính toán kỹ để đưa ra quyết định trồng loại cây gì để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trước đây vào vụ mùa hàng năm, trên những thửa ruộng trồng lúa, người nông dân xã Chiềng Khoang thường trồng những giống lúa như nếp 87, nếp 97, nếp xuân 86
  47. 39 Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa Nếp Tan em đi tính hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa Nếp Tan rồi so sánh với hiệu quả khi sản xuất lúa nếp 87. 4.3.1.1. Chi phí lao động cho 1 ha lúa Nếp Tan Chi phí lao động là một yếu tố quan trọng trong tổng chi phí sản xuất để sản xuất ra một loại sản phẩm phục vụ cho con người. Đối với người nông dân trồng lúa thì công lao động chủ yếu là do gia đình tự bỏ ra, nên các hộ sản xuất lúa rất chủ động trong các khâu từ làm đất đến thu hoạch rồi chế biến. Qua điều tra phỏng vấn 50 hộ trồng lúa tại xã Chiềng Khoang cho thấy, chi phí lao động cho việc trồng lúa, ở các giống lúa khác nhau thì chi phí lao động cũng gần tương đương nhau. Qua phiếu điều tra em tổng hợp chi phí lao động như bảng 4.5 dưới đây: Bảng 4.5: Chi phí lao động tính cho 1 ha lúa năm 2019 Số ngày công Đơn giá Thành tiền STT Công việc cho 1 ha (VNĐ) (VNĐ) (công) 1 Làm đất (ruộng cấy) 41,67 70.000 2.916.900 Gieo mạ (ngâm, ủ giống,làm 2 41,67 70.000 2.916.900 đất, gieo) 3 Cấy 41,67 70.000 2.916.900 4 Làm cỏ 27,78 70.000 1.944.600 5 Phun thuốc 13,89 70.000 972.300 6 Thu hoạch 41,67 70.000 2.916.900 7 Lao động khác 48,62 70.000 3.403.400 8 Sơ chế (phơi, làm sạch) 55,56 70.000 1.944.600 Tổng 284,75 70.000 19.932.500 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)
  48. 40 Qua bảng 4.5 cho thấy: Trồng lúa đòi hỏi yêu cầu đầu tư lao động không cao. Từ công lao động đầu tư cho 1ha lúa sản xuất ta có thể tính ra chi phí lao động cho 1ha lúa Nếp Tan trong một vụ. Cụ thể như sau: Tổng đầu tư lao động cho 1 ha lúa Nếp Tan vào vụ mùa năm 2019 là 284,75 công, nhân với giá nhân công vào cùng thời điểm tại xã là 70.000 đồng/công (lấy theo giá công lao động làm thuê) thì chi phí tương ứng bằng tiền là 19.932.500 đồng. Tuy nhiên công lao động phần lớn là do nông dân tự bỏ ra nên hộ trồng lúa ít phải chi ra khoản tiền mặt để chi phí cho công lao động. 4.3.1.2. Đánh giá chi phí sản xuất cho 1ha lúa Nếp Tan Chi phí sản xuất cho mỗi giống lúa là khác nhau, để tính được hiệu quả kinh tế khi sản xuất lúa Nếp Tan em tính chi phí của việc sản xuất lúa Nếp Tan so sánh với chi phí của việc sản xuất lúa Nếp 87. Chi phí sản xuất được thể hiện ở bảng 4.6 sau: Bảng 4.6: So sánh chi phí sản xuất giữa sản xuất lúa Nếp Tan và lúa Nếp 87 vụ mùa năm 2019 (Tính cho 1ha) Lúa Nếp Tan Lúa Nếp 87 TT Diễn giải ĐVT Số Đơn giá Thành tiền Số Đơn giá Thành tiền Lượng (VNĐ) (VNĐ) Lượng (VNĐ) (VNĐ) 1 Phân chuồng Tấn/ ha 10 300.000 3.000.000 10 300.000 3.000.000 2 Đạm Urê Kg 140 11.000 1.540.000 140 11.000 1.540.000 3 Supe lân Lâm Thao Kg 350 3.200 1.120.000 350 3.200 1.120.000 4 Kali Kg 115 11.800 1.357.000 120 11.800 1.416.000 5 Giống Kg 28 25.000 700.000 28 20.000 560.000 6 Thuốc BVTV Lần phun 3 250.000 750.000 3 250.000 750.000 7 Công lao động Công 284,75 70.000 19.932.500 284,75 70.000 19.932.500 8 Tổng chi 28.399.500 28.318.500 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)
  49. 41 Qua bảng trên ta có thể thấy mức đầu tư để thâm canh lúa Nếp Tan tương đương mức đầu tư cho lúa Nếp 87. Tổng chi phí cho việc sản xuất lúa Nếp Tan là 28.399.500 đồng còn tổng chi cho sản xuất lúa Nếp 87 là 28.318.500 đồng. Chi phí cho sản xuất chủ yếu là chi phí mua vật tư nông nghiệp và chi phí lao động, trong đó chi phí lao động là chiếm khoảng 2/3 tổng chi phí sản xuất. Tuy nhiên chi phí lao động khi sản xuất 2 giống lúa này là tương đương nhau. 4.3.1.3. Hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Xác định hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan đặc sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người sản xuất. Nó cho thấy được chuỗi giá trị lúa Nếp Tan mang lại hiệu quả kinh tế cao như thế nào, chính vì vậy mà diện tích trồng ngày càng mở rộng. Ta có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị này khi theo dõi bảng 4.7: Bảng 4.7: So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa Nếp Tan và Nếp 87 năm 2019 (cho 1 ha lúa vụ mùa) So sánh Lúa Nếp STT Tiêu chí ĐVT Lúa Nếp 87 ± (tăng, Tan % giảm) 1 Tổng sản lượng Tạ 41,65 61,5 -19,85 67,7 2 Giá bình quân (VNĐ/kg) 17.000 9.000 8.000 8,89 3 Chi phí lao động VNĐ 19.932.500 19.932.500 0 100,00 4 Tổng chi phí(TC) VNĐ 28.399.500 28.318.500 81.000 100,29 Tổng giá trị sản 5 VNĐ 70.805.000 55.350.000 15.455.000 127,92 xuất(GO) 6 Giá trị gia tăng (VA) VNĐ 62.338.000 46.964.000 15.374.000 132,74 7 Thu nhập hỗn hợp (MI) VNĐ 62.338.000 46.964.000 15.374.000 132,74 8 Lợi nhuận (Pr) VNĐ 42.405.500 27.031.500 15.374.000 156,87 9 Hiệu quả kinh tế (Q) Lần 2,49 1,95 0.54 127,69 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019) Qua bảng 4.7có thể thấy:
  50. 42 Năng suất lúa Nếp Tan thấp hơn so với lúa Nếp 87 nhưng qua bảng tổng hợp số liệu trên ta có thể thấy việc sản xuất lúa Nếp Tan đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với việc sản xuất lúa Nếp 87. Cụ thể là: Sản lượng lúa Nếp 87 thu được trên 1ha là 61,5 tạ trong khi lúa Nếp Tan thu được chỉ có 41,65 tạ nhưng giá lúa Nếp Tan tại thời điểm năm 2019 là 17.000 đồng/kg trong khi giá lúa Nếp 87 chỉ 9.000 đồng/kg. Chính sự chênh lệch về giá này là nguyên nhân khiến cho hiệu quả kinh tế khi sản xuất lúa Nếp Tan cao hơn. Tổng giá trị thu được trên 1ha lúa Nếp Tan cao hơn lúa Nếp 87 là 15.455.000 đồng cao hơn 27,92% so với khi sản xuất lúa Nếp 87. Thu nhập hỗn hợp khi sản xuất lúa Nếp Tan cao hơn khi sản xuất lúa Nếp 87 là 15.374.000 đồng chiếm 32,74%. Lợi nhuận thu được từ việc sản xuất lúa Nếp Tan cao hơn khi sản xuất lúa Nếp 87 là 56,87% tương đương với số tiền là 15.374.000 đồng. Từ sự chênh lệch rất lớn về lợi nhuận của việc sản xuất hai giống lúa trên ta có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa Nếp Tan. Khi ta bỏ ra 1.000 đồng vốn để đầu tư sản xuất lúa Nếp Tan thì ta sẽ thu được 2.490 đồng tổng giá trị sản xuất, trừ chi phí sản xuất ta còn được lãi 1.490 đồng. Trong khi cùng mất thời gian đó khi bỏ 1.000 đồng để đầu tư sản xuất lúa Nếp 87 thì ta chỉ thu được 1.950 đồng và chỉ được lãi 950 đồng. Vậy qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy việc sản xuất lúa Nếp Tan mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với việc sản xuất lúa Nếp 87. 4.3.2. Đánh giá hiệu quả môi trường của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Hiện nay môi trường đang ngày càng ô nhiễm, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV trong nông nghiệp. Hiện nay việc sử dụng các sản phẩm hóa học như phân bón, thuốc BVTV trong nông nghiệp là rất phổ biến, việc sử dụng các sản phẩm hóa học này nếu không đúng cách, sử dụng một cách khoa học thì không
  51. 43 những ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người do tồn dư chất độc trong các sản phẩm nông nghiệp. Chính vì vậy một yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tạo ra những giống cây trồng kháng sâu bệnh và sử dụng thuốc BVTV một cách khoa học để giảm bớt ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc BVTV. Qua tổng hợp số liệu điều tra thu được kết quả như sau về đặc tính chống chịu sâu bệnh của cây lúa Nếp Tan. Bảng 4.8: Đặc tính chịu sâu bệnh hại của lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang Đúng Không đúng TT Đặc điểm (hộ) (hộ) 1 Lúa Nếp Tan chịu bệnh tốt 37 13 2 Lúa Nếp Tan thường bị sâu cuốn lá phá hại 48 2 3 Lúa Nếp Tan thường bị bệnh đạo ôn phá hại 4 46 4 Lúa Nếp Tan thường bị bệnh vàng lá, cháy lá phá hại 23 27 5 Lúa Nếp Tan thường bị sâu sâu đục thân phá hại 15 35 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019) Qua bảng 4.8 cho thấy: Trong số 50 hộ được phỏng vấn thì có 37 hộ đồng ý rằng lúa Nếp Tan chống chịu bệnh tốt và có 13 ý kiến không đồng ý. Điều này chứng tỏ lúa Nếp Tan chống chịu bệnh khá tốt. Tuy nhiên có lại có 48 ý kiến cho giống lúa này thường bị sâu cuốn lá phá hại, như vậy lúa Nếp Tan thường cảm nhiễm với sâu cuốn lá. Các hộ cũng cho rằng lúa Nếp Tan chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, chống chịu vừa với bệnh vàng lá, cháy lá và sâu đục thân. 4.3.2.1. Ảnh hưởng của việc phun thuốc trừ sâu đến môi trường và chất lượng lúa Nếp Tan Nếp Tan là giống lúa được nông dân đánh giá là có khả năng chịu bệnh khá tốt, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh của giống lúa này cũng khá cao. Một số sâu bệnh là lúa thường mắc phải như: Rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, vàng lá Mức độ nhiễm sâu bệnh của lúa tùy từng thời vụ thì có diễn biến khác nhau,
  52. 44 tuy nhiên để ngăn chặn các loại sâu bệnh hại này biện pháp chủ yếu nhất có thể thực hiện đó là sử dụng thuốc BVTV phun theo liều lượng để có thể trị được các loại sâu bệnh đó. Qua tổng hợp số liệu điều tra về tình hình sử dụng thuốc BVTV trong thực hiện chuỗi giá trị lúa Nếp Tan được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.9: Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các hộ được điều tra Thời gian Tên thuốc Số lần Công dụng Liều lượng cách ly thường sử dụng phun (ngày) Bascide 50EC Đặc trị rầy nâu 100-120ml/ha 1 7 - 10 Đặc trị sâu đục thân, Patox 95SP 30-45gr/ha 1 7 - 10 sâu cuốn lá Kansul 60EC Trị vàng lá, đạo ôn 90 gr/ ha 1 7 - 10 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019) Qua bảng trên cho thấy: Các loại thuốc BVTV mà các hộ nông dân thường sử dụng là Patox 95SP, Bascide 50EC, Kansul 60EC những loại thuốc này được sử dụng để trị một số loại sâu bệnh chính như: Rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, vàng lá liều lượng phun thì đa số người dân làm đúng như trong hướng dẫn ghi trên bao bì. Qua phỏng vấn, hầu như các hộ được điều tra đều cho biết họ phải phun mỗi vụ ít nhất 3- 4 lần, như vậy lượng thuốc BVTV hàng năm đưa ra ngoài môi trường là khá lớn. Chính vì vậy đây là yếu tố gây ảnh hưởng nhất tới môi trường. Phun thuốc BVTV chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, tuy nhiên đối với lúa thì mức độ ảnh hưởng do tồn dư của thuốc BVTV trong thóc hầu như là không có vì lúa có thời gian sinh trưởng khá dài so với thời gian cách ly mà các loại thuốc quy định. Như vậy, nói chung đã trồng lúa thì nhất định phải sử dụng đến thuốc BVTV và sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường sống, nhưng sử dụng đúng cách, phun đúng lúc, đúng liều lượng thì sẽ giảm được chi phí trong sản xuất, giảm ảnh hưởng tới môi trường. 4.3.2.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi trường và chất lượng lúa Nếp Tan
  53. 45 Hiện nay việc sử dụng phân bón không đúng lúc, đúng cách, đúng quy trình kỹ thuật, đúng liều lượng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước. Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học còn gây ảnh hưởng tới độ phì nhiêu của đất dẫn tới tình trạng đất bạc màu ảnh hưởng tới sản xuất ở các vụ sau. Chính vì vậy việc sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh là một giải pháp cho vấn đề này. Qua điều tra 50 hộ trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan thì các hộ đều có sử dụng phân chuồng ủ hoai để bón cho lúa trong các vụ sản xuất, với liều lượng thực tế bình quân từ 7000 – 9000 kg/ha, ngoài ra còn cho thêm các loại phân xanh Như vậy trong quá trình sản xuất người nông dân đã tận dụng các sản phẩm phụ như phân chuồng ủ hoai, phân xanh để bón cho lúa và giảm chi phí cho sản xuất, giảm sự ảnh hưởng tới môi trường. Ngoài bón phân hữu cơ thì các hộ còn sử dụng thêm các loại phân vô cơ khác như: Đạm, lân, kali. Cách sử dụng, cách bón phân được thể hiện trong bảng tổng hợp số liệu điều tra sau: Bảng 4.10: Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất lúa Nếp Tan (Tính cho 1 ha) Cách bón (kg/ha) Loại Thực tế Quy trình phân Bón Bón đón Bón Bón Bón Bón lót Tổng Tổng thúc đòng lót thúc đón đòng Lân 350 - 400 350 - 400 350 350 Đạm 40.5 -43.5 54 - 58 40,5 -43,5 135- 145 42 56 42 140 Kali 55 - 60 55 - 60 110 -120 70 70 140 Phân 7.000 - 9.000 7.000- 9.000 10.000 10.000 chuồng (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019) Lượng phân chuồng ủ hoai mà các hộ sử dụng là 7000 – 9000 kg/ha, trong khi theo quy trình là khoảng 10000 kg/ha. Như vậy lượng phân chuồng mà các hộ được điều tra sử dụng là ít hơn so với quy trình đưa ra. Điều này là do một số
  54. 46 nguyên nhân như diện tích gieo trồng lớn nên không đủ phân chuồng hoặc có những hộ không chăn nuôi hoặc chăn nuôi ít nên không có phân chuồng cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì lượng phân chuồng ít nên người dân thường bổ xung bằng lượng phân vô cơ như lân, đạm vì thế mà lượng lân, đạm mà các hộ bón thường nhiều hơn so với quy trình. Phân đạm mà các hộ sử dụng nhiều hơn so với quy trình khoảng 10 kg/ha, cách bón của các hộ đều sử dụng theo đúng quy trình: Bón lót, bón thúc, bón đón đòng. Phân lân các hộ sử dụng cũng cao hơn so với quy trình khoảng 50 kg/ha, nguyên nhân là do phân chuồng dùng bón lót không đủ nên người dân bổ xung thêm bằng phân lân. Các hộ dân đều bón 100% lượng phân lân khi bón lót. Phân kali thì ngược lại, các hộ được điều tra đều sử dụng ít phân kali khi bón, lượng ít hơn này khoảng 20 – 30kg/ha, nguyên nhân của việc này là do họ cho rằng bón như vậy là đủ và không cần thêm nữa, một nguyên nhân nữa đó là giá phân kali thường cao nên họ muốn giảm chi phí đầu tư. Khi bón thì họ cũng bón theo quy trình đó là bón thúc 50%, còn lại bón đón đòng 50%. Vì thời gian sinh trưởng của cây lúa khá dài nên hầu như không có sự ảnh hưởng của dư lượng các loại phân trong thóc khi thu hoạch. Khi sử dụng phân bón đa số người dân sử dụng theo quy trình, lượng phân bón nhiều hơn hay ít hơn hầu như không đáng kể nên sự ảnh hưởng đến năng suất cũng không lớn. Do người dân thường xuyên bổ xung thêm lương phân hữu cơ vào các vụ sản xuất nên chất lượng độ màu mỡ của đất cũng ít bị ảnh hưởng. Đất vẫn giữ được độ tơi xốp của nó. Vậy việc sử dụng phân bón cho chuỗi giá trị lúa Nếp Tan ảnh hưởng không đáng kể tới môi trường và chất lượng nông sản. 4.4. Đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Như phần trên trình bày, chúng ta đã thấy được hiệu quả của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan đem lại cho người dân đặc biệt là hiệu quả về kinh tế của lúa Nếp Tan. Qua phỏng vấn và tổng hợp số liệu phỏng vấn 50 hộ trong xã em thu được kết quả và được thể hiện ở bảng sau:
  55. 47 Bảng 4.11: Tính bền vững của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Tiêu chí Ý kiến(hộ) Tỷ lệ (%) Không tiếp tục làm 0 0 Tiếp tục làm 50 100 + Tăng diện tích 39 78 + Giữ nguyên diện tích 11 22 + Giảm diện tích 0 0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019) Qua bảng số liệu trên cho thấy: 100% các hộ được phỏng vấn đều cho biết sẽ tiếp tục tham gia sản xuất lúa Nếp Tan đặc sản, vì lý do mà họ đưa ra là giống lúa Nếp Tan là giống lúa nếp có chất lượng cao, năng suất khá ổn định, chống chịu sâu bệnh tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên lý do mà các hộ được phỏng vấn đưa ra nhiều nhất đó là đây là một loại lương thực cần thiết không thể thiếu đối với gia đình họ hàng năm và đây là nghề truyền thống từ rất lâu đời của người dân địa phương. Trong các hộ được phỏng vấn thì chỉ có tới 39 hộ chiếm 78% tổng số hộ được phỏng vấn cho rằng họ sẽ tiếp tục trồng lúa Nếp Tan và sẽ tăng diện tích lên lớn hơn hiện tại, lý do mà họ đưa ra là vì lúa Nếp Tan vụ vừa rồi (vụ mùa năm 2019) họ bán rất được giá, họ hy vọng vụ tới cũng sẽ thuận lợi như vậy. Có 11 hộ chiếm 22% số hộ được phỏng vấn cho rằng họ sẽ giữ nguyên diện tích lúa Nếp Tan như vụ trước, lý do mà các hộ này đưa ra đó là vụ vừa rồi họ trồng khá nhiều, nhiều người cũng trồng như họ, lo lắng rằng vụ tới sẽ khó bán hơn. Như vậy 100% số hộ được phỏng vấn đều đồng ý rằng sẽ tiếp tục trồng ngay cả khi không có sự hỗ trợ nào từ bên ngoài. Điều này chứng tỏ rằng chuỗi giá trị lúa Nếp Tan này sẽ rất bền vững về mặt thời gian. 4.5. Đánh giá chung về chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang 4.5.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 4.5.1.1. Phân tích điểm mạnh
  56. 48 * Sản xuất: - Có truyền thống canh tác lâu năm, Chiềng Khoang có đội ngũ nông dân có kinh nghiệm trồng lúa lâu đời. - Xã Chiềng Khoang có giống lúa tốt, có năng suất và chất lượng cao, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của địa phương. - Có nguồn nhân lực lao động dồi dào. * Sản phẩm và kênh phân phối sản phẩm: Kênh phân phối lúa Nếp Tan rộng khắp từ khu vực nông thôn đến thành thị. Sự vận hành của hệ thống phân phối tạo ra sự linh hoạt trong cung ứng sản phẩm. 4.5.1.2. Phân tích điểm yếu - Lúa Nếp Tan chủ yếu dựa trên nền tảng kinh tế hộ nông dân có quy mô nhỏ; - Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa Nếp Tan còn nhiều hạn chế; - Năng lực đầu tư thâm canh của người sản xuất còn hạn chế, vẫn còn sản xuất theo hướng quảng canh dẫn đến năng suất không ổn định. Chất lượng lúa Nếp Tan chưa đồng đều, dễ bị pha trộn để bán ra thị trường. - Việc liên kết giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông còn hạn chế, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chưa kết nối theo chuỗi sản phẩm. * Về sản phẩm và kênh phân phối sản phẩm: - Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều do đó làm giảm giá trị hàng hóa; - Khâu bảo quản hàng hóa và vận chuyển sau thu hoạch còn hạn chế; - Việc tiêu thụ lúa Nếp Tan còn chịu nhiều áp lực về thị trường, đặc biệt là vào thời điểm chính vụ và dịp Tết; - Kênh phân phối hàng hóa chưa rộng, chủ yếu trong phạm vi địa phương và một số tỉnh lân cận. * Về khoa học - công nghệ: - Hầu hết các hộ trồng lúa Nếp Tan vẫn áp dụng trong sản xuất lúa Nếp Tan theo kinh nghiệm truyền thống, cho chất lượng và năng suất quả thấp;
  57. 49 - Công nghệ bảo quản sau thu hoạch chưa được chú trọng dẫn đến lúa Nếp Tan hay bị mọt; - Một số vấn đề về kỹ thuật phòng ngừa sâu bệnh cho lúa chưa được khắc phục, ảnh hưởng đến mẫu mã sản phẩm, làm giảm giá thành; - Thiếu các doanh nghiệp sơ chế bảo quản sau thu hoạch. 4.5.1.3. Phân tích cơ hội - Điều kiện tự nhiên của xã Chiềng Khoang phù hợp cho cây lúa Nếp Tan, có khả năng tăng diện tích và sản lượng lúa Nếp Tan trong dài hạn; - Cây lúa Nếp Tan có giá trị kinh tế cao, có thể trở thành một trong những cây nông nghiệp chủ lực của xã; - Nông dân địa phương có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thâm canh hóa sản xuất để tăng năng suất và tăng sản lượng; - Cơ hội thị trường trong nước có tiềm năng lớn do thị trường lúa nếp trong nước chưa lớn mạnh, và phạm vi hẹp. Có thể mở rộng thị trường vào các vùng thành thị lớn. - Cơ quan quản lý Nhà nước bắt đầu có những chú trọng đến vai trò của cây lúa Nếp Tan với kinh tế địa phương và có các chính sách hỗ trợ cụ thể. - Lúa Nếp Tan đang được liệt kê vào danh mục sản phẩm OCOP của xã. 4.5.1.4. Phân tích thách thức - Cây lúa Nếp Tan cũng phải cạnh tranh rất nhiều với nhiều vùng trồng lúa nếp khác trong phạm vi tỉnh Sơn La và lúa của các địa phương khác như Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình, - Trong ngắn hạn khó có khả năng phát triển quy mô vì không tăng được diện tích canh tác ở quy mô lớn. - Khi sản lượng tăng vọt sẽ dẫn đến việc tiêu thụ khó khăn hơn, dễ gây tình trạng được mùa mất giá. 4.5.2. Các vấn đề cần giải quyết -Thị trường tiêu thụ còn hẹp, sản phẩm của lúa Nếp Tan chưa được bày bán trong các siêu thị, nhà hàng và các tỉnh xa. Do đó thị trường tiêu thụ của lúa Nếp
  58. 50 Tan cần được mở rộng và chất lượng sản phẩm cũng cần được nâng cao để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường lúa. - So với các loại gạo nếp khác như: Nếp Tú Lệ (59.000đồng/kg), Nếp Tan Mường Và (49.000đồng/kg), Nếp Tan Mường Chanh (40.000đồng/kg), nếp nương Điện Biên (40.000đồng/kg) thì giá bán lúa Nếp Tan Chiềng Khoang (30.000- 35.000đồng/kg) vẫn thấp hơn, nên cần tìm ra giải pháp để gia tăng giá trị sản phẩm lúa Nếp Tan. - Cần có các giải pháp giảm giá thành sản phẩm lúa Nếp Tan cho nông dân, để tăng thêm thu nhập từ lúa Nếp Tan cho người nông dân. - Cần công nghệ hóa khâu sơ chế và bảo quản sau thu hoạch để bảo quản được thóc lâu hơn mà không bị giảm chất lượng. - Cần trú trọng đầu tư vào quảng bá sản phẩm do quảng bá hầu như chưa được quan tâm đến. - Nông dân cần sản xuất theo một quy trình chặt chẽ, được tập huấn các kỹ thuật chuyên sâu sao cho tạo ra được khối lượng sản phẩm có năng suất ổn định và chất lượng cao, đều nhau và đáp ứng được nhu cầu thị trường càng khó tính.
  59. 51 PHẦN 5 GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA NẾP TAN TẠI XÃ CHIỀNG KHOANG 5.1. Giải pháp về thị trường Thị trường là yếu tố quan trọng giúp người dân có thể tiêu thụ được sản phẩm nông nghiệp mà họ sản xuất ra. Giải quyết được vấn đề thị trường cho sản phẩm lúa Nếp Tan là tạo điều kiện cho nông dân có niềm tin và động lực để tiếp tục sản xuất lúa Nếp Tan theo hình thức sản xuất hàng hóa. Để giải quyết vấn đề tìm thị trường cho sản phẩm lúa Nếp Tan thì chính quyền và nhân dân địa phương phải thực hiện một số giải pháp sau: - Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm lúa Nếp Tan để tránh bị làm nhái sản phẩm và khi sản phẩm được đăng kí thương hiệu người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn khi tiêu dùng sản phẩm. - Cần phải từng bước hoàn thiện sản phẩm từ chất lượng, sơ chế, bảo quản trong kho rộng rãi thoáng mát, chế biến, thương hiệu, bao bì, nhãn mác, quy cách đóng gói gạo thành các loại túi nhỏ 0,5kg, 1kg, 2kg, 5kg để gia tăng giá trị cho sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Sản phẩm đang được liệt kê vào danh mục sản phẩm OCOP của xã, đó chính là một hướng đi phù hợp mà chính quyền xã nên quan tâm đến để hoàn thiện sản phẩm của xã mình. - Có các chiến lược quảng bá cho thương hiệu lúa Nếp Tan như: Đưa sản phẩm trưng bày trong các hội chợ nông nghiệp; tổ chức các lễ hội độc đáo, tổ chức các cuộc thi ảnh trên đồng lúa qua mạng xã hội, thi gặt lúa, hội thi người đẹp nông thôn để thu hút khách du lịch ghé thăm ( vì lúa Nếp Tan thu hoạch vào khoảng thời gian gần cuối năm và các xã khác của huyện Quỳnh Nhai thì đang phát triển du lịch nên lượng khách du lịch đi qua xã Chiềng Khoang khá nhiều). - Các cán bộ kinh tế, nông nghiệp nên nghiên cứu thị trường lúa gạo để tìm ra thị trường tiểm năng cho sản phẩm lúa Nếp Tan, từ đó có các chiến lược quảng
  60. 52 bá sản phẩm chi tiết và phù hợp. Ví dụ: Ở các thành phố lớn, thì cần tìm cách đưa sản phẩm vào các siêu thị, đóng gói gạo thành các gói nhỏ từ 1kg đến 5kg. 5.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất * Các hộ nông dân cần liên kết với nhau thành lập các Tổ, Tổ hợp tác, HTX, thậm chí là doanh nghiệp nhỏ để có được những lợi ích sau: - Để dễ dàng ký kết hợp đồng và thỏa thuận với các nhà đầu tư và khách hàng. - Tiếp cận gần hơn với các chính sách hỗ trợ của nhà nước. - Giảm giá thành sản xuất thông qua góp vốn đầu tư mua các vật tư đầu vào như: Máy cày, máy tuốt lúa, bình phun, phân bón, thuốc BVTV - Cùng nhau đóng góp ý kiến cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho lúa Nếp Tan. - Chia sẻ kinh nghiệm cũng như kỹ thuật sản xuất giữa các hộ dân trong chuỗi với nhau. - Rút ngắn được khoảng cách giữa nông dân với người tiêu dùng, nông dân sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, đầu ra cho sản phẩm ổn định hơn. * Liên kết bốn nhà trong sản xuất lúa Nếp Tan: Nhà nước, Nhà Khoa học, Nhà Doanh nghiệp, Nhà nông. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò đưa ra các chính sách, tạo điều kiện cho việc phát triển sản phẩm, đảm bảo lợi ích cho nông dân Doanh nghiệp sẽ là tác nhân bao tiêu sản phẩm cho nông dân và đồng thời vận hành khâu chế biến. Nhà Khoa học đóng vai trò nghiên cứu gìn giữ nhân giống và bảo vệ giống lúa tốt này, đồng thời nghiên cứu ra các công nghệ để ứng dụng vào sản xuất, thu hoạch và bảo quản. Nhà nông đóng vai trò trực tiếp sản xuất sản phẩm lúa Nếp Tan.
  61. 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển về mọi mặt về kinh tế - xã hội của xã thì ngành nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn mang lạithu nhập chính cho nhân dân trong xã. Chuỗi giá trị lúa Nếp Tan đặc sản đã và đang dần khẳng định được chỗ đứng của nó trong cơ cấu giống cây trồng của xã và thị trường lúa lúa của tỉnh Sơn La. Sản xuất lúa Nếp Tan mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Khi sản xuất 1ha lúa Nếp Tan có thể mang lại lợi nhuận cho nông dân là 42.405.500 đồng, trong khi sản xuất 1ha lúa Nếp 87 chỉ thu được lợi nhuận là 27.031.500 đồng. Lợi nhuận từ việc sản xuất lúa Nếp Tan cao hơn sản xuất lúa Nếp 87 là 56,87%. Chuỗi giá trị lúa Nếp Tan giúp nâng cao nhận thức của người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tạo ra thu nhập xứng đáng với công lao động bỏ ra của người nông dân, làm cho nông dân gắn bó hơn với nghề nông nghiệp, giảm tình trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị. Sản xuất lúa Nếp Tan vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các loại vật tư hóa học như thuốc BVTV, phân vô cơ nên gây ảnh hưởng tới môi trường, tuy nhiên do thời gian sinh trưởng của cây lúa dài nên tồn dư các chất độc trong sản phẩm hầu như không có. Do chuỗi giá trị lúa Nếp Tan mang lại hiệu quả cao nên rất được người dân ủng hộ và làm theo. Tính bền vững và khả năng duy trì chuỗi giá trị cao. Tuy nhiên bên cạnh đó khi tham gia vào chuỗi giá trị người dân cũng gặp phải không ít khó khăn như: +) Khả năng tiếp cận, áp dụng quy trình kỹ thuật vào thực tiễn của nhân dân còn kém. +) Tình hình thời tiết gây nhiều bất lợi trong quá trình sản xuất. +) Một số hộ nông dân thiếu vốn phục vụ cho sản xuất. +) Không có đơn vị bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
  62. 54 Để chuỗi giá trị thu được kết quả tốt thì cần phải thực hiện các giải pháp về đảm bảo quy trình kỹ thuật, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, hỗ trợ vốn cho nông dân, tổ chức và giải pháp về tổ chức sản xuất, bên cạnh đó cũng cần chú ý tới khâu tiêu thụ của sản phẩm lúa Nếp Tan. 2. Kiến nghị Qua các phân tích về hiệu quả của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan đặc sản tại xã Chiềng Khoang, em đưa ra một số kiến nghị sau: - Có chính sách ưu đãi về vốn cho hộ nông dân. - Nâng cao hiệu quả của mối liên kết 4 nhà. - Tổ chức nhiều cuộc thăm quan, hội thảo đầu bờ, mô hình kinh tế giỏi, mô hình mới điển hình, hỗ trợ kinh phí, tài liệu cho các lớp tập huấn cho nông dân, hỗ trợ kỹ thuật khi các hộ nông dân thực hiện sản xuất. - Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quỳnh Nhai liên kết với các công ty, doanh nghiệp nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm. - Tạo ra hệ thống cung cấp vật tư nông nghiệp giá ưu đãi cho nông dân (ưu đãi cả về giá, cả về phương thức thanh toán). - Nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu tưới tiêu nước ngày càng tăng của nông dân. - Lời khuyên các hộ nông dân: + Nên tích cực tìm tòi học hỏi, chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. + Nên sử dụng có hiệu quả nguồn lực của gia đình. + Các hộ nông dân cần liên kết với nhau nhằm trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm để cùng phát triển.
  63. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Báo cáo số 117, 156, 170 /BC – UBND về Kết quả phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An ninh cuối năm và phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển KT –XH cho năm tới của UBND xã Chiềng Khoang, Văn phòng UBND 2017, 2018, 2019 2. Báo cáo kết quả thống kê đất đai xã Chiềng Khoang năm 2019 3. Đồ án Xây dựng NTM xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La giai đoạn 2012-2020, được phê duyệt tại quyết định số 2445/QĐ- UBND, 27/9/2020 của UBND huyện Quỳnh Nhai. 4. Trần Văn Đức, Lương Xuân Chính (2006) Giáo trình kinh tế vi mô, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 5. Vũ Đình Thắng, 2006, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Đh KTQD, NXB lao động. 6. Bob Webster (2005), Dự án Thực hành sản xuất Nông nghiệp Tốt (GAP) đối với cây Thăng Long, Ngân hàng phát triển Châu Á. 7. Nguyễn Thị Châu (2009), Bài giảng môn Marketing, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. IDE (2005), Tạo điều kiện cho người vùng cao hội nhập và chuỗi giá trị cây Luồng: Cải thiện chiến lược cho các nhóm sản xuất địa phương, Ngân hàng phát Triển Châu Á. 9. Đào Thế Anh, Hoàng Thanh Tùng, Thái Văn Tình, 2014. Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL và thương hiệu gạo Việt Nam. Hội thảo: Phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn – nông dân tại Đồng Tháp. 10. Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2011. Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, sô19a: 96-108 11. Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2011. Phân tích tác động các chính sách và chiến lược nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 19b: 110-121.