Khóa luận Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của Ve Giáp tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu thuộc xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của Ve Giáp tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu thuộc xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_da_dang_sinh_hoc_va_phan_bo_cua_ve_giap.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của Ve Giáp tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu thuộc xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ===o0o=== NGUYỄN NHƢ HUYỀN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA VE GIÁP TẠI ĐẤT TRỒNG BẦU SAO THUỘC XÃ TIỀN PHONG, HUYỆN MÊ LINH,THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học HÀ NỘI, 2019
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ===o0o=== NGUYỄN NHƢ HUYỀN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA VE GIÁP TẠI ĐẤT TRỒNG BẦU SAO THUỘC XÃ TIỀN PHONG, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Duy Trinh HÀ NỘI, 2019
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài bản thân ra tôi còn nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, anh chị, bạn bè trong nhóm nghiên cứu. Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào Duy Trinh hiện đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận này. Đồng thời qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng các thầy, cô trong khoa Sinh-KTNN, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình bác Nguyễn Mạnh Hùng thường trú tại thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông tin cho tôi trong quá trình thu mẫu và nghiên cứu tại vườn của gia đình. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Như Huyền
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa được dùng để bảo vệ bất kì khóa luận nào khác hay mục đích nào khác. Tất cả các thông tin, số liệu, tài liệu trích dẫn trong khóa luận đều được xác thực và chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Như Huyền
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT STT Kí hiệu Viết tắt 1 -1 Tầng đất 0 - 10cm 2 -2 Tầng đất 10 - 20cm 3 MĐTB Mật độ trung bình 4 H’ Chỉ số đa dạng loài 5 J’ Chỉ số đồng đều 6 S Số lượng loài theo tầng phân bố 7 S1 Tống số lượng loài 8 TS Tiến sĩ 9 Lần 1 Lần thu mẫu thứ 1 10 Lần 2 Lần thu mẫu thứ 2 11 sp. Loài chưa xác định tên 12 pH Độ chua của đất 13 t Nhiệt độ 14 cs. Cộng sự
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 NỘI DUNG 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Lịch sử nghiên cứu Ve giáp trên thế giới 4 1.2. Lịch sử nghiên cứu Ve giáp ở Việt Nam 5 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 2.1. Đối tượng nghiên cứu 7 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 7 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 7 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 7 2.2.3. Điều kiện tự nhiên 7 2.2.4. Điều kiện kinh tế- xã hội 8 2.3. Phương pháp nghiên cứu 9 2.3.1. Nghiên cứu tài liệu 9
- 2.3.2. Phương pháp lấy mẫu 9 2.3.3. Đo chỉ số các nhân tố sinh thái trong đất 10 2.3.4. Định loại Oribatida 10 2.3.5. Thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida 13 2.3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến quần xã Oribatida 13 2.3.7. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu 14 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16 3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng cây bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 16 3.1.1. Thành phần loài Oribatida ở đất trồng bầu tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 16 3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp ở đất trồng bầu tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 22 3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất bầu tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 23 3.2.1. Phân bố của Ve giáp theo tầng thẳng đứng 23 3.2.2. Biến đổi của cấu trúc quần xã Oribatida theo hai lần thu mẫu 26 3.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Oribatida ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 31 3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Oribatida ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 31 3.3.2. Ảnh hưởng của độ pH đối với cấu trúc quần xã Oribatida ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài các tầng đất phân bố ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 18 Bảng 3.2. Thành phần phân loại học các loài Oribatida ở các tầng phân bố tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 22 Bảng 3.3. Một số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida ở các tầng phân bố 23 Bảng 3.4. Các loài Oribatida ưu thế ở sinh cảnh đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 25 Bảng 3.5. Một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida theo 2 lần thu mẫu tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 26 Bảng 3.6. Các loài Oribatida ưu thế ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong theo hai lần thu mẫu 28 Bảng 3.7. Nhiệt độ đối với một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 31 Bảng 3.8. Nhiệt độ đối với các loài Oribatida ưu thế ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 33 Bảng 3.9. pH đối với một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 35 Bảng 3.10. Độ pH đối với các loài Oribatida ưu thế ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 38
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida 11 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo cơ quan của Oribatida bậc cao 12 Hình 3.1. Biểu đồ đa dạng số lượng loài 24 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện độ đa dạng loài H’ và đồng đều J’ ở hai tầng đất 25 Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện loài ưu thế tại đất trồng bầu tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 26 Hình 3.4. Các loài ưu thế qua hai lần thu mẫu 30
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Với những đặc điểm về địa lý và khí hậu, Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu có về đa dạng sinh học và cũng được coi là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới. Do sự khác biệt về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới vùng cận nhiệt đới cộng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Độ đa dạng thể hiện cả ở thực vật, động vật và vi sinh vật [15]. Theo định nghĩa của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới - WWF(1989):” đa dạng sinh học được định nghĩa là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Đa dạng sinh học gồm: đa dạng di truyền (đa dạng trong một loài), đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Với một diện tích đất trồng trọt rất lớn vì vậy ở Việt Nam động vật đất rất đa dạng và phong phú. Nhưng để đảm bảo cho cây trồng được sinh trưởng và phát triển tốt thì việc sử dụng các biện pháp hóa học là không thể tránh khỏi. Thế nhưng việc lạm dụng qua nhiều các loại thuốc hóa học với liều lượng cao đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hệ sinh thái môi trường đất, gây ảnh hưởng trực tiếp tới các sinh vật đất. Sinh vật đất không chỉ giữ vai trò quan trọng trong hệ động vật mà nhiều nhóm còn có vai trò trong việc chỉ thị điều kiện sinh thái của môi trường, góp phần làm sạch môi trường, tiêu diệt hay mang truyền một số nhóm ký sinh vật hay mầm bệnh. Đại diện chính của nhóm này là ve giáp (Acari: Oribatida). Ve giáp (Acari:Oribatida) là những động vật có kích thước nhỏ mật độ quần thể lớn, đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố rộng, dễ thu lượm, dễ nhận dạng, lại rất nhạy cảm với những biến đ i của môi trường sống [1]. 1
- Bầu là một loại quả rất quen thuộc với chúng ta. Đó không chỉ là một món ăn thông thường hằng ngày mà bầu còn có công dụng chữa được một số bệnh như: chữa đái dắt, chứng phù nề, hay rễ bầu sắc lên uống nước có thể chữa chứng vàng da, Hạt bầu dùng chữa lợi răng sưng đau, tụt lợi, chân răng lộ ra [16]. Bầu có thể trồng quanh năm nhưng vòng đời lại tương đối ngắn. Sau khi trồng từ 75-90 ngày là bầu đã bắt đầu ra quả, trái bầu phát triển từ 10-12 ngày có thể thu hoạch. Bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-30 oC và cường độ ánh sáng mạnh nên vào tầm tháng 4-5 bầu cho năng suất cao nhất. Bầu còn là loại cây ưa nước nên cần b xung nước thường xuyên (thường giữa những luống bầu có những rãnh nước) [17]. Hiện nay, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh có diện tích đất trồng nông nghiệp rất lớn. Cũng như ở những nơi khác để đạt được năng suất và tránh sâu bệnh nên các loại phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng cho cây trồng. Vì vậy các quần xã động vật đất bị ảnh hưởng một phần nào đó mà cụ thể là quần xã ve giáp. Với tất cả những lí do trên, tôi đã nghiên cứu chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của Ve Giáp tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu thuộc xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất trồng bầu sao xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Xác định thành phần loài, phân tích đa dạng loài và đặc điểm phân bố của Oribatida ở đất trồng bầu tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Phân tích các chỉ số (Số loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng H’, chỉ 2
- số đồng đều J’, chỉ số tương đồng, độ ưu thế) để xác định cấu trúc quần xã Oribatida theo chiều thẳng đứng. Đánh giá sự tác động của các nhân tố sinh thái (Nhiệt độ, độ pH) ở các sinh cảnh khác nhau tới việc phân tích cấu trúc quần xã Ve giáp và sự thích nghi của Ve giáp đối với mỗi nhân tố. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý ngĩa khoa học Đề tài b sung thêm những dẫn liệu và bằng chứng về đa dạng sinh học và cấu trúc quần xá Oribatida tại vườn trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yền Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài b sung các tư liệu về thành phần loài Oribatida, góp phần b sung tài nguyên đa dạng động vật đất Việt Nam. Góp phần đánh giá được vai trò của các yếu tố sinh thái đối với sự thay đ i cấu trúc quần xã Ve giáp ở các loại đất trồng khác nhau. 3
- NỘI DUNG Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử nghiên cứu Ve giáp trên thế giới Năm 2004, Karasawa đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở đất treo và các nhân tố vô sinh, hữu sinh gây nên sự đa dạng của chúng. Theo ông Oribatida là một trong những nhóm chân khớp chiếm ưu thế về số lượng trong đất treo. Từ sinh cảnh này thu được không ít hơn 50 loài (Karasawa, 2004)[9]. Chuyên gia Oribatida người Thụy Sĩ đã t ng hợp và công bố bản danh mục các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ, gồm 543 loài Oribatida thuộc 87 họ, khu vực Trung Mỹ như: Cu Ba (225 loài), Antiles (387 loài), Lasser Antilles (172 loài), Jamaica (28 loài), Dominica (21 loài) (Schatz H, 2002) [13]. Berlese là một trong số những người quan tâm đến ve giáp sớm nhất Châu Âu. Từ năm 1881 đến năm 1923 ông đứng tên một mình hoặc đồng tác giả 73 công trình nghiên cứu. Ông đã mô tả được khoảng 120 loài Oribatida. Sau đó các loài Berlese mô tả đã được Hammen (2009) tu chỉnh và sắp xếp lại dựa trên hệ thống phân loại của Grandjean (1954) và công bố công trình “ Berlese’s primitive Oribatida mites” (Hammen L. Van Der, 2009) (ZipcodeZoo.com)[7]. Minor và Norton (2004) đã điều tra ảnh hưởng của một số loài vật liệu b sung vào đất nhằm làm tăng sinh khối ảnh hưởng đến độ phong phú, độ đa dạng và cấu trúc quần xã ve giáp sống trong đất ở vùng New York. Các vật liệu b sung bao gồm: cặn bùn đã được làm n định bằng chất vôi, phân gà ủ khoai mục, phân đạm, lớp đất phù dẻo màu đen để lên trên bộ rễ. Kết quả cho thấy: nhóm Ve ăn thịt (Messositigmata) phản ứng với các chất b sung khác với nhóm ăn bùn bã và nấm (Oribatida). Phân đạm không ảnh hưởng lâu dài 4
- đến nhóm ve giáp. Lớp đất phù dẻo màu đen để phía trên không ảnh hưởng đến nhóm Ve ăn thịt nhưng gây thiệt hại cho Oribatida. Các vật liệu b sung đất có lợi cho Messositigmata lại gây bất lwoij cho Oribatida. Khi vừa b sung vật liệu rắn (phân gà, phân đạm, cạn bùn, ) kết hợp phủ đất dẻo màu đen lên bộ rễ thì ảnh hưởng của các vật liệu b sung được tăng cường mạnh hơn. Phân gà mục làm tăng cường độ đa dạng và phong phú của 2 nhóm Oribatida và Messostigmata.(Minorr etal.,2004)[11]. 1.2. Lịch sử nghiên cứu Ve giáp ở Việt Nam Năm 1967, lần đầu tiên công trình “New Oribatida from Viet Nam” do hai tác giả Balogh J và Mahunka S. Đã giới thiệu về danh pháp và đặc điểm phân bố của 33 loài Ve giáp, trong đó 29 loài đã được mô tả, cung cấp thêm 4 loài mới(BaloghJ. And MahunkaS.,1967” [8]. Năm 2014, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, Trần Bích Thủy đã nghiên cứu về Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thông vùng ven vườn quốc gia Cúc Phương. Đã xác định được ở vùng nghiên cứu có 52 loài, thuộc 29 giống, 15 họ. B sung thêm 33 loài cho khu hệ ve giáp Cúc Phương (Đào Duy Trinh và cs, 2014)[3]. Năm 2017, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Lệ đã nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng súp lơ xanh tại làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã ghi nhận 9 họ, 13 giống, 19 loài. Trong đó chỉ số đa dạng loài H’ đạt giá trị cao nhất ở đợt thu mẫu thứ 3, tầng đất -1 (tương ứng H’= 1,89), và thấp nhất ở đợt thu mẫu thứ 2 tầng đất -1 và lần lấy mẫu số 3 tầng A2 (H’= 1,04). Chỉ số đồng đều J’ dao động từ 0,5 đến 0,98. (Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Lệ, 2017) [4]. Năm 2017, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thị Thu Anh, Dương Thị Thanh đã nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại sinh cảnh rừng tự nhiên, rừng trồng và vùng phụ cận vườn Quốc 5
- gia Ba Vì đã ghi nhận được 37 loài, tương đối cao so với các tầng sinh cảnh còn lại (rừng trồng, Khoang Xanh, Suối Tiên). Số loài ghi nhận ở mỗi tầng đất có sự giao động nhất định: số loài ở tầng -1 luôn cao hơn tầng -2. Số loài ở sinh cảnh rừng có xu hướng cao hơn các vùng phụ cận Vườn quốc gia- chứng tỏ rằng những nơi chịu ít tác động của con người thì số loài cao hơn (Đào Duy Trinh và cs, 2017)[5]. Năm 2018, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng nhân tác tại vườn Quốc gia Tam Đảo đã ghi nhận ảnh hưởng của nhân tố pH đến quần xã Ve giáp tại khu vực nghiên cứu: tỷ lệ nghịch với các chỉ số S, H’, J’ (Đào Duy Trinh và cs, 2018)[6]. 6
- Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các loài thuộc bộ Ve giáp (Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari), lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata), ngành Chân khớp (Arthropoda), của Giới Động vật (Animalia) ở khu vực đất trồng bầu sao tại khu vực đất của ông Nguyễn Mạnh Hùng , khu Giọc Dầu, thôn Tiền Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Khu vực trồng bầu tại khu Giọc Dầu, xóm Đông, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Tôi tiến hành khảo sát và điều tra cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) từ tháng 5 năm 2018. Tôi tiến hành lấy mẫu theo hai đợt: Đợt 1 vào 6/05/2018 với số lượng 10 mẫu. Đợt 2 vào 01/07/2018 với số lượng 10 mẫu. T ng số mẫu định tính đất thu được thể hiện trong bảng sau: Tầng đất Đất 0-10 cm Đất 10-20 cm Tổng số mẫu Thời gian 6/5 1/7 6/5 1/7 Số lƣợng 5 5 5 5 20 2.2.3. Điều kiện tự nhiên 2.2.3.1. Vị trí địa lý Huyện Mê Linh ở tọa độ 21010’ độ Bắc, 10605’ kinh đông. Mê linh tiếp giáp với huyện Bình Xuyên và huyện Yên Lạc ở phía Tây, tiếp giáp với 7
- huyện Đông Anh, Sóc Sơn ở phía Đông, tiếp giáp với Thái Nguyên và Hà Nội ở phía Nam, có ranh giới tự nhiên ở phía Nam là Sông Hồng[14]. 2.2.3.2. Địa hình Địa hình ở huyện Mê Linh tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hướng ra sông Hồng. T ng diện tích tự nhiên 23.648,87ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 11.703,8ha. Địa hình dốc, bậc thang, thoải dần về phía Nam hình thành 3 tiểu vùng tự nhiên: tiểu vùng đồng bằng, tiểu vùng ven sông, tiểu vùng trũng[15]. 2.2.3.3.Khí hậu Nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu Mê Linh cũng có những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Lượng mưa bình quân trong năm 1250mm tập trung vào tháng 7, 8. Độ ẩm trung bình 82%-85%[15]. 2.2.3.4.Tài nguyên Tài nguyên động thực vật khá đa dạng và phong phú, trong đó nguồn thực vật đa dạng và phong phú hơn cả. Mê Linh hiện nay trồng rất nhiều loại cây hoa màu và các cây ăn quả. Về động vật thì được phân bố chủ yếu trong đất, nước, không khí và các loại vật nuôi góp phần tăng trưởng kinh tế, đa dạng sinh học và cải tạo đất[16]. 2.2.4. Điều kiện kinh tế- xã hội Mê Linh đã hình thành 3 vùng sản xuất nông nghiệp: Vùng gò đồi phát triểm lâm nghiệp, kinh tế trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm; vùng màu sản xuất các loại rau, hoa, cây công nghiệp, thực phẩm và vùng nội, ngoại đê sống Hồng chuyên sản xuất cây lương thực, chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Ở Mê Linh còn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa n i tiếng mang đậm bản sắc dân tộc, có giá trị về kiến trúc nghệ thuật và lịch sử như: Thành c Mê Linh, đình Hạ Lôi, Đền Hai Bà Trưng, [15]. 8
- 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu tài liệu Kế thừa các kết quả, thông tin, số liệu, tư liệu và các kết quả liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu đã báo cáo công khai trên các phương tiện truyền thông chính thức 2.3.2. Phương pháp lấy mẫu 2.3.2.1. Vật liệu nghiên cứ - Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: + Hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ nhật cỡ:5 + Cân tiểu li + Túi nilong + Bút dạ + S nhật ký thực địa + Thiết bị đo chuyên dụng - Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm + Dụng cụ tách Oribatida ra khỏi đất: bóng điện 100W, phễu lọc, ống nghiệm 10cm, băng dính, + Dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu: đĩa petri, ống hút, kim tách mẫu, giấy thấm, kính hiển vi, + Hóa chất: Glixerol, Fomandehit, cồn 900 , 2.3.2.2. Thu mẫu Để có những số liệu tin cậy cho đề tài cần thu mẫu tại thực địa theo phương pháp sau: Tầng -1 và -2: Mẫu đất được lấy ở 2 tầng có độ sâu từ 0 - 10cm (tính từ mặt đất) kí hiệu là tầng -1 và ở độ sâu tiếp theo 10 - 20cm kí hiệu là tầng - 2. Kích thước của mỗi mẫu thu là (5x5x10) cm3. Mỗi tầng lấy 5 mẫu (t ng số 10 mẫu). 9
- Cách thu mẫu: Thu mẫu tại ruộng trồng cây bầu sao, lấy mẫu ở 5 vị trí của ruộng (4 mẫu ở 4 góc ruộng và 1 mẫu ở trung tâm của ruộng). Cả 2 lần lấy mẫu đều thu lặp lại tại cùng 1 điểm nghiên cứu. Tất cả các mẫu sau khi thu đều cho vào túi ni lông riêng, đem cân khối lượng mẫu, bên ngoài túi dùng bút ghi các thông số cần thiết như: ngày, tháng, sinh cảnh, loại mẫu, tầng đất . Tất cả các mẫu trong cùng một sinh cảnh để vào một túi ni lông to, tránh nhầm lẫn và đều được ghi vào s nhật ký thực địa. Mẫu được đem về phòng thí nghiệm để phân tích trước 5 - 7 ngày sau khi thu mẫu. 2.3.3. Đo chỉ số các nhân tố sinh thái trong đất - Nhiệt độ: máy đo nhiệt độ - pH: Mẫu đất sau khi thu về được đưa về phòng thí nghiệm động vật của trường để phân tích. (pH theo TCVN 5979: 2007 ISO 10390: 2005). 2.3.4. Định loại Oribatida Mẫu Ve giáp, trước khi định loại cần được tẩy màu, làm trong vỏ kitin cứng. Quan sát dưới kính lúp: dựa vào đặc điểm hình dạng ngoài, dùng kim tách sơ bộ chúng thành nhóm có hình thù giống nhau, quan sát ở các tư thế khác nhau theo hướng lưng và bụng rồi ngược lại. Khi mẫu ở đúng tư thế quan sát, ta chuyển sang ở kính hiển vi (Vũ quang Mạnh, 2007; Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2006; Vũ quang Mạnh, 2005)[1],[2],[10]. Sau khi hoàn tất quá trình định loại Oribatida, các loài được chụp ảnh và tất cả các cá thể cùng một loài để chung vào một ống nghiệm, dùng dung dịch định hình bằng formol 4%. Dùng giấy can ghi các thông số tên loài cần thiết bằng bút chì rồi nút bằng bông không thấm nước; tất cả các ống nghiệm được đặt chung vào lọ thuỷ tinh lớn chứa formol 4% để bảo quản lâu dài. Ghi tất cả các tên loài đã được định loại vào nhật ký phòng thí nghiệm[1],[2],[10]. Danh sách các loài Oribatida được sắp xếp theo hệ thống cây chủng loại phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Balogh J. và Balogh P., 1992. Các 10
- loài trong một giống được sắp xếp theo vần a, b, c. Định loại tên loài theo các tài liệu phân loại, các khóa định loại của các tác giả:Vũ Quang Mạnh, 2007; Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, (2006); Vũ Quang Mạnh, 2005 [1],[2],[10]. Tất cả các mẫu Oribatida sau khi đã phân tích, xử lý và định loại đã được TS. Đào Duy Trinh kiểm tra và phân loại. Đặc điểm hình thái phân loại của Oribatida Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida (Vũ Quang Mạnh, 2007) ˑ Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả bốn đôi chân I, II, II, IV. ˑ Proterosoma là phần trước đầu ngực chỉ bao gồm hai chân trước. ˑ Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN), giáp sinh dục (G) và 2 đôi chân sau. ˑ Prodursum là tấm giáp đầu ngực. ˑ Notogaster là tấm giáp lưng. ˑ Gnathosoma là phần hàm miệng. ˑ Propodosoma là phần thân trước mang đôi chân I, II. ˑ Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III, IV. ˑ Podosoma là phần ngực bao gồm 4 đôi chân. 11
- Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo cơ quan của Oribatida bậc cao (Vũ Quang Mạnh, 2007) a. Mặt lƣng, b. Mặc bụng, c. Mặt bên ˑ Ro: Chóp đỉnh rostrum: ro, lm: Lông rostrum; tấm lamella. ˑ Le, in, ss: Lông mọc trên lamella, lông interlamela, lông sensilus. ˑ Bothridium: Gốc của lông sensilus. ˑ Exa và Exp: Lông trước gốc botrridium và lông sau gốc bothridium. ˑ Tutorium: Tấm kitin chìa ra nằm dưới và chạy song song với lamella. ˑ Cuspis: phần đỉnh của tấm lamella chìa lên trên bề mặt cơ thể. ˑ Prolamela: Phần tấm kéo dài ở trước lamella, không chìa lên trên bề mặt cơ thể. ˑ c1, c2, c3, cp,, d1, d2, e1, e2, f1, f2, h1, h2, h3, ps1, ps2, ps3: Các lông notogater ở ve giáp bậc thấp; gla: Tuyến dầu nhờn; h: Lông dưới miệng; 1a, 12
- 1b, 1c và 2a, 3a, 3b, 3c và 4a, 4b, 4c, 4d: Các lông của epimeres 1,2,3 và 4; ap1, ap2, ap3, ap4, ap5, ap sej., ap.st.: Các mấu lồi trong apodemes; ep1, ep2, ep3, ep4: Các gân cơ epimeres của gốc chân; pd1, pd2, pd3, pd4: Các tấm pedotecta phủ mặt trên của gốc các chân; ia, ih, im, ip, iad, ian: Các khe cắt lyryfissures. ˑ G, AG: Giáp sinh dục và giáp quanh sinh dục; g và ag: Các lông sinh dục và lông quanh sinh dục. 2.3.5. Thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida 2.3.5.1 Thành phần loài Oribatida Dùng phương pháp thu mẫu tại khu vực đất trồng cây bầu sao và định loại mẫu để đưa đưa ra danh sách thành phần loài Oribatida. 2.3.5.2 Cấu trúc quần xã Oribatida Nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở khu vực đất trồng tại Tiền Phong, tôi đã tiến hành phân tích 4 chỉ số định lượng cơ bản của Oribatida bao gồm: Số lượng loài, mật độ (cá thể/m3 đất) chỉ số đa dạng loài H’ (chỉ số Shannon- Waever) và chỉ số đồng đều J’(chỉ số Pielou). Đồng thời phân tích sự thay đ i các giá trị của 4 chỉ số định lượng này theo sinh cảnh và theo độ sâu đất. 2.3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến quần xã Oribatida * Phương pháp xác định các yếu tố sinh thái - Xác định nhiệt độ: sử dụng máy đo nhiệt độ cầm tay - Xác định pH: sử dụng máy đo pH * Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Oribatida được xác đinh thông qua sự thay đ i của các trị số cấu tríc cơ bản của quần xã Oribatida gồm: số loài, MĐTB (cá thể/m3 đất), chỉ số đa dạng loài H’, chỉ số 13
- đồng đều J’, loài Oribatida ưu thế có sự thay đ i về các yếu tố sinh thái (nhiệt độ, pH) ở hai thời điểm thu mẫu khác nhau. 2.3.7. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu Sử dụng phương pháp thống kê trong tính toán và xử lý số liệu, trên nền phần mềm Primer - E, 2001; phần mềm Excel 2003.[12] * Số lƣợng loài: Số lượng loài được tính bằng t ng số loài có mặt trong điểm nghiên cứu ở tất cả các lần thu mẫu. * Mật độ trung bình: Mật độ trung bình được tính số lượng cá thể trung bình có ở tất cả các lần thu mẫu của điểm nghiên cứu (với mẫu đất là: cá thể/m3). * Phân tích độ ƣu thế (D) tính theo công thức: Trong đó: na - số lượng cá thể của loài a. N - t ng số cá thể của toàn bộ mẫu theo sinh cảnh hay theo địa điểm. Độ ưu thế được phân ra làm 4 mức sau (tính theo giá trị %) Rất ưu thế: > 10,00% t ng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu. Ưu thế: 5 - 9,99% t ng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu. Ưu thế tiềm tàng: 2 - 4,99.00% t ng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu. Không ưu thế: < 2.00% t ng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu. Cấu trúc ưu thế của một quần xã là t hợp các loài ưu thế của chúng sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp. Loài ưu thế được xác định là những loài có độ ưu thế đạt giá trị chỉ số ưu thế bằng hoặc lớn hơn mức 5%. * Phân tích chỉ số đa dạng loài (H’): Chỉ số (H’) Shannon- Weaner: Được sử dụng để tính sự đa dạng loài hay số lượng loài trong quần xã và tính đồng đều về sự phong phú cá thể của các loài trong quần xã. n 14 D a 100 N
- s nnii Hn 1 NN i 1 Trong đó: s - số lượng loài thu được. ni - số lượng cá thể của loài thứ i. N - t ng số cá thể trong sinh cảnh nghiên cứu. Giá trị H’ dao động trong khoảng 0 đến +∞. Chỉ số đa dạng của quần xã phụ thuộc vào hai yếu tố là số lượng loài và tính đồng đều về sự phong phú của các loài trong quần xã. Một khu vực có số lượng loài hoặc số cá thể nhiều chưa hẳn nơi đó có tính đa dạng cao. Chỉ số đa dạng ở khía cạnh nào đó cho biết tính đa dạng của quần xã và là một chỉ tiêu có thể đánh giá được tính đa dạng về khu hệ động, thực vật của một khu vực. * Phân tích chỉ số đồng đều (J’) - Chỉ số Pielou H ' J' ln S Trong đó: H’ - chỉ số đa dạng loài. S - số loài có trong sinh cảnh. Giá trị J’ dao động trong khoảng từ 0 đến 1 Nếu J’=1, quần xã sẽ có độ đồng đều cao nhất, khi đó tất cả các loài có số lượng bằng nhau. 15
- Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng cây bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 3.1.1. Thành phần loài Oribatida ở đất trồng bầu tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Kết quả nghiên cứu đã xác định được 27 loài thuộc 17 giống, 13 họ (bảng 3.1), trong đó có 23 loài đã xác định được tên và 4 loài ở dạng sp Các loài chưa định tên gồm Nothrus sp.; Papillacarus sp.; Dolicheremaeus sp Trong 27 loài, có 5 loài xuất hiện ở cả 2 lần thu mẫu. Có thể xem đây là loài Oribatida ph biến trong sinh cảnh đất trồng bầu sao tại xã Mê Linh. Tuy nhiên các loài này không phân bố đều ở các tầng (tầng -1 có 23 loài, tầng -2 có 11 loài). Trong đó có 7 loài xuất hiện ở cả 2 tầng phân bố, gồm: Papillacarus benenensis Vu, Ermilov et Dao, 2010; Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964; Nothrus gracilis (Hammer, 1961); Dolicheremaeus ornata (Balogh et Mahunka, 1967); Dolicheremaeus inaequalis Balogh et Mahunka, 1967; Unguizetes clavatus Aoki, 1967; Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987. Đặc biệt có 1 loài đều xuất hiện ở cả 2 tầng phân bố trong cả 2 lần thu mẫu, đó là: Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964. Những loài còn lại chỉ xuất hiện ở 1 tầng phân bố hoặc 1 lần thu mẫu (bảng 3.1). Trong 27 loài được ghi nhận, có loài chỉ xuất hiện ở lần thu mẫu 1 là: Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961); Dolicheremaeus aoki (Balogh et Mahunka, 1967); Dolicheremaeus bartkei Rajski et Szudrowice, 1974; Dolicheremaeus ornata (Balogh et Mahunka, 1967); Dolicheremaeus inaequalis Balogh et Mahunka, 1967; Dolicheremaeus sp.; Arcoppia longisetosa Balogh, 1982; Suctobelbella multituberculata (Balogh et Mahunka, 1967); Rostrozetes punctulifer Balogh et Mahunka, 1979; 16
- Paralamellobates schoutedeni (Balogh, 1959). Những loài chỉ xuất hiện ở lần thu mẫu 2 là: Papillacarus sp.; Nothrus sp.; Nanhermannia thainensis Aoki, 1965; Sphodrocepheus tuberculatus Mahunka, 1988; Lasiobelba remota Aoki, 1959; Unguizetes clavatus Aoki, 1967; Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967; Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987); Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925; Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987; Punctoribates hexagonus Berlese, 1908. 17
- Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài các tầng đất phân bố ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong STT Lần thu mẫu 1 Lần thu mẫu 2 Chung hai lần Tên Họ/Giống/Loài Họ Giống Loài -1 -2 -1 -2 -1 -2 I LOHMANNIIDAE BERLESE, 1916 I-1 Papillacarus Kunst, 1959 1 Papillacarus benenensis Vu, Ermilov et Dao, 2010 x X X X x 2 Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961) x X 3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 x x X X X x 4 Papillacarus sp. x X X 5 Papillacarus sp. X X II NOTHRIDAE BERLESE, 1896 II-1 Nothrus C. L. Koch, 1836 6 Nothrus gracilis (Hammer, 1961) x X X X x 7 Nothrus sp. X x III NANHERMANNIIDAE SELLNICK, 1928 18
- III-1 Nanhermannia Berlese, 1913 8 Nanhermannia thainensis Aoki, 1965 X X IV CEPHEIDAE BERLESE, 1896 IV-1 Sphodrocepheus Woolley et Higgins, 1963 9 Sphodrocepheus tuberculatus Mahunka, 1988 X X V Otocepheidae Balogh, 1961 V-1 Dolicheremaeus Jacot, 1938 10 Dolicheremaeus aoki (Balogh et Mahunka, 1967) x X 11 Dolicheremaeus bartkei Rajski et Szudrowice, 1974 x x 12 Dolicheremaeus ornata (Balogh et Mahunka, 1967) x x X x Dolicheremaeus inaequalis Balogh et Mahunka, 13 1967 x x X x 14 Dolicheremaeus sp. x X VI Oppiidae Grandjean, 1954 VI-1 Lasiobelba Aoki, 1959 15 Lasiobelba remota Aoki, 1959 X X VI-2 Arcoppia Hammer, 1977 19
- 86s 16 Arcoppia longisetosa Balogh, 1982 x X X VI-3 Arcoppia Hammer, 1977 17 Arcoppia longisetosa Balogh, 1982 x X VII Suctobelbidae Jcot, 1938 VII-1 Suctobelbella Jacot, 1937 Suctobelbella multituberculata (Balogh et Mahunka, 18 1967) x x VIII Mochlozetidae Grandjean, 1960 19 Unguizetes clavatus Aoki, 1967 X X X x IX Xylobatidae J. Balogh et P. Balogh, 1984 IX-1 Setoxylobates Balogh et Mahunka, 1967 20 Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967 X x IX-2 Perxylobates Hammer, 1972 21 Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987) X x X Haplozetidae Grandjean, 1936 X-1 Rostrozetes Sellnick, 1925 22 Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925 X x 20
- 23 Rostrozetes punctulifer Balogh et Mahunka, 1979 x x XI Austrachipteriidae luxton, 1985 XI-1 Lamellobates Hammer, 1958 24 Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987 X X x x XI-2 Paralamellobates Bhaduri et Raychaudhuri, 1968 25 Paralamellobates schoutedeni (Balogh, 1959) x x XII Mycobatidae Grandjean, 1954 XII-1 Punctoribates Berlese, 1908 26 Punctoribates hexagonus Berlese, 1908 X x XIII Galumnoidea Jacot, 1925 XIII-1 Allogalumna Grandjean, 1936 27 Allogalumna multesima Grandjean, 1957 X x Tổng số loài theo tầng phân bố 11 7 15 7 23 11 Tổng số loài theo lần thu mẫu 15 17 Tổng số loài theo mùa 15 17 Tổng chung cho hai lần thu mẫu 27 21
- 3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp ở đất trồng bầu tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Kết quả phân tích thành phần phân loại học các loài Oribatida tại đất trồng bầu sao tại xã Tiền Phong được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Thành phần phân loại học các loài Oribatida ở các tầng phân bố tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Giống Loài STT HỌ Số Số % % lƣợng lƣợng 1 Lohamannidae Berlese, 1916 1 5,88 5 18,52 2 Nothridae Berlese, 1896 1 5,88 2 7,41 3 Nanhermanniidae sellnick, 192 1 5,88 1 3,70 4 Cepheidae Berlese, 1896 1 5,88 1 3,70 5 Otocepheidae Balogh, 1961 1 5,88 5 18,52 6 Oppiidae Grandjean, 1954 3 17,65 3 11,11 7 Suctobelbidae Jcot, 1938 1 5,88 1 3,70 8 Mochlozetidae Grandjean, 1960 1 5,88 1 3,70 9 Xylobatidae J. Balogh et P. Balogh, 1984 2 11,76 2 7,41 10 Haplozetidae Grandjean, 1936 1 5,88 2 7,41 11 Austrachipteriidae luxton, 1985 2 11,76 2 7,41 12 Mycobatidae Grandjean, 1954 1 5,88 1 3,70 13 Galumnoidea Jacot, 1925 1 5,88 1 3,70 Tổng số 17 100 27 100 Từ bảng 3.2 cho thấy, trong 13 họ ghi nhận được, họ Lohamannidae Berlese, 1916 và họ Otocepheidae Balogh, 1961 có số lượng loài tương đối lớn (5 loài), chiếm tỷ lệ cao nhất trong t ng số loài thu được trong khu vực nghiên cứu (chiếm 18,52% t ng số loài) 22
- 3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất bầu tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Để đánh giá đặc điểm cấu trúc quần xã Oribatida tại đất trồng bầu sao tại xã mê Linh, tôi đã tiên hành phân tích 4 chỉ số lượng cơ bản của Oribatida gồm: số lượng loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng loài H’, chỉ số đồng đầu J’. Đồng thời tiến hành phân tích sự thay đ i của 4 trị số này theo các tầng phân bố và theo 2 lần thu mẫu. 3.2.1. Phân bố của Ve giáp theo tầng thẳng đứng Kết quả phân tích 4 chỉ số định lượng chủ yếu của quần xã Oribatida tại khu vực đất trồng bầu sao xã Tiền Phong được trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Một số định lƣợng cấu trúc quần xã Oribatida ở các tầng phân bố Các tầng phân bố Các chỉ số Tầng đất 0-10cm Tầng đất từ 10-20cm S 22 17 S1 27 MĐTB 19000 9200 H' 2,471 2,083 J' 0,7992 0,8381 Ghi chú: S: Số lượng loài theo tầng MĐTB: Mật độ trung bình phân bố H’: Chỉ số đa dạng loài S1: T ng số lượng loài J’: Chỉ số đồng đều 23
- 3.2.1.1. Đa dạng thành phần loài Từ bảng 3.3 cho thấy: tầng đất 0-10cm và tầng đất 10-20cm số lượng loài Oribatida có sự chênh lệch nhưng không lớn (-1 là 22 loài, -2 là 17 loài). Đa dạng số lƣợng loài 25 20 15 10 5 0 -1 -2 Hình 3.1. Biểu đồ đa dạng số lượng loài 3.2.1.2. Mật độ trung bình Từ bảng 3.3 cho thấy: MĐTB cỉa Oribatida ở hai tầng chênh lệch khá lớn: Tầng đất 0-10cm là 19000, tầng đất 10-20cm là 9200. Có thể thấy trong cùng một môi trường đất, MĐTB của Oribatida ở tầng -1 cao hơn so với tầng -2. 3.2.1.3. Độ đa dạng loài H’ và độ đồng đều J’ * Độ đa dạng loài H’ Từ bảng 3.3 cho thấy độ đa dạng loài H’ ở tầng đất 0-10cm (có giá trị 2,471) có giá trị cao hơn so với tầng đất 10-20cm (có giá trị là 2,083) * Độ đồng đều J’ Độ đồng đều J’ ở tầng đất 0-10cm là (0,7992) thấp tầng đất 10-20cm (0,8381) 24
- Độ đa dạng loài và độ đồng đều 2,5 -1 -2 2 1,5 1 0,5 0 H' J' Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện độ đa dạng loài H’ và đồng đều J’ ở hai tầng đất 3.2.1.4. Các loài Ve giáp ưu thế và phổ biến trong các tầng thẳng đứng Các loài Oribatida ưu thế là những loài có độ ưu thế chiểm trên 5% t ng số cá thể chung của quần xã trở lên. Trên cơ sở tính toán số lượng cá thể của từng loại trên t ng số cá thể của quần xã Oribatida thu mẫu theo tầng phân bố tôi ghi nhận được 7 loài ưu thế. Tên và độ ưu thế được thể hiện ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Các loài Oribatida ƣu thế ở sinh cảnh đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Tầng phân bố Tầng đất Tầng đất 0-10cm 10-20cm STT Loài ƣu thế Độ ƣu Độ ƣu Số Số thế D thế D lƣợng lƣợng (%) (%) 1 Papillacarus benenensis Vu, Ermilov et Dao, 2010 9 9 3 7 2 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 34 36 6 13 3 Nothrus gracilis (Hammer, 1961) 20 43 4 Nanhermannia thainensis Aoki, 1965 5 5 5 Unguizetes clavatus Aoki, 1967 4 9 6 Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987) 5 11 7 Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987 5 5 25
- Độ ƣu thế Độ ƣu thế 40 50 % 45 % 35 40 30 35 25 30 20 25 15 20 10 15 10 5 5 0 0 1 2 4 7 1 2 3 5 6 Tầng đất 0-10cm Tầng đất 10-20cm Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện loài ưu thế tại đất trồng bầu tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Chú thích: Các số từ 1-7 tương ứng với tên loài theo thứ tự ở bảng 3.4. 3.2.2. Biến đổi của cấu trúc quần xã Oribatida theo hai lần thu mẫu Kết quả phân tích sự biến đ i của cấu trúc quần xã Oribatida theo hai lần thu mẫu được thể hiện ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Một số chỉ số định lƣợng cấu trúc quần xã Oribatida theo 2 lần thu mẫu tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Các tầng phân bố Chỉ số Tầng 0-10cm Tầng 10-20cm Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 S 11 15 7 13 S1 27 MĐTB 19200 56800 12000 24800 H' 2,188 2,141 1,709 1,475 J' 0,9127 0,7905 0,8785 0,758 Ghi chú: S: Số lượng loài theo tầng phân bố 26
- S1: T ng số lượng loài H’: Chỉ số đa dạng loài MĐTB: Mật độ trung bình Lần 1: thu mẫu lần thứ 1 J’: Chỉ số đồng đều Lần 2: thu mẫu lần thứ 2 3.2.2.1. Đa dạng thành phần loài Từ bảng 3.5 cho thấy: lần thu mẫu 1 ở tầng đất 0-10cm có 11 loài, tầng đất 10-20cm có 7 loài. Lần thu mẫu 2 tầng đất 0-10cm có 15 loài, tầng đất 10- 20cm có 13 loài. Số lượng loài Oribatida ở hai lần thu mẫu có sự chênh lệnh nhau khá hiều, thần thu mẫu số 2 cao hơn lần thu mẫu số 1. 3.2.2.2. Mật độ trung bình Từ bảng 3.5 cho thấy: MĐTB ở cả hai tầng phân bố đều có sự biến động và có sự chênh lệch khá lớn ở hai tầng thu mẫu. ở lần thu mẫu số 1 có MĐTB (tầng -1 là 19200 cá thể/m3, tầng -2 là 12000 cá thể/m3) thấp hơn so với lần thu mẫu số 2 (tầng -1 là 56800 cá thể/m3, tầng -2 là 24800 cá thể/m3). 3.2.2.3. Độ đa dạng loài H’ và độ đồng đều J’ 3.2.2.3.1. Độ đa dạng loài H’ Từ bảng 3.5 có thể thấy: độ đa dạng loài H’ ở các tầng phân bố có sự chênh lệnh không đồng đều. Ở lần thu mẫu 1, H’ ở tầng đất 0-10cm có giá trị là 2,188; tầng đất 10-20cm là 1,709. Ở lần thu mẫu 2, H’ ở tầng đất 0-10cm có giá trị là 2,141; ở tầng đất 10-20cm là 1,475. 3.2.2.3.2. Độ đồng đều J’ Từ bảng 3.5 cho thấy: độ đồng đều J’ ở hai tầng phân bố có sự chênh lệnh không nhiều. Ở lần thu mẫu 1, tầng đất 0-10cm có J’ là 0,9127; tầng đất 10-20cm là 0,8785. Ở lần thu mẫu 2, J’ có giá trị thấp hơn, cụ thể là tầng đất 0-10cm là 0,7905; tầng đất 10-20cm là 0,758. 3.2.2.4. Các loài Oribatida ưu thế và ph biến trong 2 lần thu mẫu Kết quả phân tích độ ưu thế của các loài Oribatida theo 2 lần thu mẫu được thể hiện trong bảng 3.6 27
- Bảng 3.6. Các loài Oribatida ƣu thế ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong theo hai lần thu mẫu Các tầng phân bố Lần 1 Lần 2 STT Loài ƣu thế -1 -2 -1 -2 Độ ƣu thế D (%) 1 Papillacarus benenensis Vu, Ermilov et Dao, 2010 7 13 6 2 Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961) 8 3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 25 33 39 4 Nothrus gracilis (Hammer, 1961) 27 52 5 Nanhermannia thainensis Aoki, 1965 7 6 Sphodrocepheus tuberculatus Mahunka, 1988 6 7 Dolicheremaeus bartkei Rajski et Szudrowice, 1974 7 8 Dolicheremaeus ornata (Balogh et Mahunka, 1967) 7 28
- 9 Dolicheremaeus inaequalis Balogh et Mahunka, 1967 7 10 Arcoppia longisetosa Balogh, 1982 8 11 Arcoppia longisetosa Balogh, 1982 17 12 Suctobelbella multituberculata (Balogh et Mahunka, 1967) 13 13 Unguizetes clavatus Aoki, 1967 13 14 Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987) 16 Ghi chú: Lần 1: Lần thu mẫu 1 -1: tầng đất 0-10cm Lần 2: Lần thu mẫu 2 -2: tầng đất 10-20cm 29
- Từ bảng 3.6 cho thấy: có 14 loài Oribatida ưu thế ở hai lần thu mẫu. Trong đó ở lần thu mẫu 1: tầng đất 0-10cm: có 4 loài, tầng đất 10-20cm có 7 loài; ở lần thu mẫu 2: tầng đất 0-10cm có 4 loài, tầng đất 10-20cm có 4 loài. Có 3 loài ưu thế xuất hiện ở cả 2 lần thu mẫu. Qua hai lần thu mẫu có thể thấy, các loài ưu thế trong mỗi lần thu mẫu có độ ưu thế khác nhau và giao động trong phạm vi tương đối lớn. Cụ thể ở lần thu mẫu 1 có 10 loài ưu thế với độ giao động từ 7% đến 33%. Ở lần thu mẫu 2 có 7 loài ưu thế với độ ưu thế giao động từ 6% đến 52%. Đặc biệt, có loài Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 xuất hiện ở cả hai tầng phân bố và trong cả hai lần thu mẫu với độ ưu thế cao nhất. Các loài ƣu thế thu mẫu lần 1 60 50 40 30 20 10 0 1 3 4 5 6 13 14 Các loài ƣu thế lần thu mẫu 2 60 50% 40 30 20 10 0 1 3 4 5 6 13 14 Hình 3.4. Các loài ưu thế qua hai lần thu mẫu Chú thích: Các số từ 1-7 tương ứng với các loài ưu thế trong bảng 3.6. 30
- 3.3. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Oribatida ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong 3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Oribatida ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Để phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ tới cấu trúc quần xã Oribatida tại đất trồng bầu sao tại xã Tiền Phong tôi tiến hành đánh giá sự biến động về các chỉ số định lượng chủ yếu của quần xã Oribatida (số lượng loài, độ đa dạng loài H’, độ đồng đều J’) khi có sự thay đ i về nhiệt độ qua hai lần thu mẫu. Kết quả phân tích đều được thể hiện ở bảng 3.7. Bảng 3.7. Nhiệt độ đối với một số chỉ số định lƣợng cấu trúc quần xã Oribatida tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Các tầng phân bố Chỉ số Tầng 0-10cm Tầng 10-20cm Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 t (˚C) 26,32 31,52 26,36 30,8 S 11 15 7 13 MĐTB 19200 56800 12000 24800 H' 2,188 2,141 1,709 1,475 J' 0,9127 0,7905 0,8785 0,758 Ghi chú: Lần 1: lần thu mẫu 1 Lần 2: lần thu mẫu 2 MĐTB: mật độ trung bình t: nhiệt độ H’: chỉ số đa dạng loài S: số lượng loài theo tầng J’: chỉ số đồng đều phân bố 31
- 3.3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến số loài và mật độ trung bình Từ bảng 3.7 có thể thấy: Ở tầng đất 0-10cm nhiệt độ tăng từ 26,32oC đến 31,52 oC thì số loài Oribatida tăng từ 11 loài đến 15 loài và MĐTB tăng từ 19200 cá thể/m3 đến 56800 cá thể/m3. Ở tầng đất 10-20cm nhiệt độ tăng từ 26,36 oC đến 30,8 oC thì số lượng loài tăng từ 7 đến 13 và MĐTB tăng từ 12000 cá thể/m3 đến 24800 cá thể/3. Ở nhiệt độ 26,36 oC tầng đất 10-20cm có số lượng cá thể ít nhất (7 cá thể) và MĐTB ít nhất (12000 cá thể/m3). Khi nhiệt độ tăng lên thì số lượng loài và MĐTB cũng tăng lên. 3.3.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các chỉ số sinh học (H’,J’) Từ bảng 3.7 có thể thấy: khi nhiệt độ tăng lên đồng thời tỷ lệ nghịch vs chiều hướng tăng lên của chỉ số đa dạng loài H’. Cụ thể: ở tầng đất 0-10cm (H’ có giá trị lần lượt là 2,188- 2,141), ở tầng đất 10-20cm (H’ có gia trị 1,709- 1,475). Ở nhiệt độ 26,32 oC H’ đạt gia trị cao nhất (2,188) và thấp nhất ở nhiệt độ 30,8 oC (1,475). Khi nhiệt độ tăng, đồng thời chỉ số đồng đều J’ giảm đi. Cụ thể: ở tầng đất 0-10cm chỉ số J’ giảm từ 0,912 xuống 0,7905; ở tầng đất 10-20cm J’ giảm từ 0,8785 xuống 0,758. Chỉ số J’ đạt giá trị cao nhất (0,9127) ở nhiệt độ 26,32oC và giá trị thấp nhất (0,758) khi nhiệt độ là 30,8 oC. 3.3.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các loài Oribatida ưu thế Ở mỗi tầng phân bố qua hai lần thu mẫu, nhiệt độ đo được là không giống nhau, số lượng các loài Oribatida ưu thế và độ ưu thế của chúng có sự thay đ i. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.8. 32
- Bảng 3.8. Nhiệt độ đối với các loài Oribatida ƣu thế ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Tầng 0-10cm Tầng 10-20cm Loài ƣu thế Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 STT Nhiệt độ (t˚C) 26,32 31,52 26,36 30,8 Loài ƣu thế Độ ƣu thế D (%) 1 Papillacarus benenensis Vu, Ermilov et Dao, 2010 13 7 6 2 Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961) 8 3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 25 39 33 4 Nothrus gracilis (Hammer, 1961) 27 52 5 Nanhermannia thainensis Aoki, 1965 7 6 Sphodrocepheus tuberculatus Mahunka, 1988 6 7 Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987) 7 8 Haplozetidae Grandjean, 1936 7 9 Rostrozetes Sellnick, 1925 7 10 Arcoppia longisetosa Balogh, 1982 8 33
- 11 Arcoppia longisetosa Balogh, 1982 17 12 Suctobelbella multituberculata (Balogh et Mahunka, 1967) 13 13 Unguizetes clavatus Aoki, 1967 13 14 Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987) 16 Chú thích Lần 1: lần thu mẫu thứ 1 Lần 2: lần thu mẫu thứ 2 34
- Từ bảng 8.8 cho thấy:khi nhiệt độ tăng thì số loài ưu thế có sự biến động nhưng không quá lớn. Ở tầng đất 0-10cm số lượng loài ưu thế không thay đ i, còn ở tầng đất 10-20cm số lượng loài ưu thế giảm từ 7 loài xuống 4 loài. Ở nhiệt độ 20,36 oC ở tầng đất 10-20cm thì nhiều loài ưu thế nhất (7 loài). Có thể thấy sự thay đ i về nhiệt độ qua hai lần thu mẫu ít ảnh hưởng tới số loài ưu thế và độ ưu thế của quần xã Oribatida tại khu vực nghiên cứu. 3.3.2. Ảnh hưởng của độ pH đối với cấu trúc quần xã Oribatida ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Độ pH đất trồng không chỉ tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển mà còn là 1 yếu tố tác động không nhỏ đến khả năng phát sinh, phát triển các dịch bệnh trên cây trồng và ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật đất. Độ pH còn là chỉ số đánh giá về độ chua và độ kiềm của đất. Mỗi loài động vật thích hợp với một môi trường có độ pH khác nhau. Khi độ pH thay đ i cũng làm ảnh hưởng tới các quần xã sinh vật sống trong môi trường đó. Để đánh giá ảnh hưởng của độ pH tới quần xã Oribatida tôi tiến hành đánh giá sự biến động của các chỉ số định lượng chủ yếu của quần xã (số lượng loài, MĐTB, độ đa dạng H’, độ đồng đều J’) khi có sự thay đ i về độ pH qua hai lần thu mẫu. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.9. Bảng 3.9. pH đối với một số chỉ số định lƣợng cấu trúc quần xã Oribatida tại đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Các tầng phân bố Chỉ số Tầng 0-10cm Tầng 10-20cm Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 pH 7,89 6,93 7,9 7,67 S 11 15 7 13 MĐTB 19200 56800 12000 24800 H' 2,188 2,141 1,709 1,475 J' 0,9127 0,7905 0,8785 0,758 35
- Ghi chú: pH: độ pH MĐTB: mật độ trung bình S: số lượng loài theo tầng phân H’: chỉ số đa dạng loài bố J’: chỉ số đồng đều 3.3.2.1. Ảnh hưởng của độ pH tới số loài và mật độ trung bình Từ bảng 3.9 có thể thấy: ở tầng đất 0-10cm độ pH giảm từ 7,89 xuống 6,93 thì số loài Oribatida tăng từ 11 loài lên 15 loài và MĐTB tăng từ 19200 lên 56800 cá thể/m3. Ở tầng đất 10-20cm pH giảm từ 7,9 xuống 7,67 thì số loài Oribatida tăng từ 7 loài lên 13 loài và MĐTB cũng tăng từ 12000 lên 24800 cá thể/m3. Ở độ pH= 6,93 MĐTB là cao nhất (56800) và số loài cũng cao nhất (15 loài). Còn ở độ pH= 7,9 số lượng loài đạt giá trị thấp nhất (7 loài) và MĐTB cũng có giá trị thấp nhất (12000). Có thể thấy rằng: qua hai lần thu mẫu thì sự thay đ i của độ pH có ảnh hưởng tới số lượng loài và MĐTB của quần xã Oribatida nhưng ảnh hưởng đó là không nhiều. 3.3.2.2. Ảnh hưởng của độ pH tới các chỉ số sinh học (H’, J’) Từ bảng 3.9 cho thấy: ở tầng đất 0-10cm, độ pH giảm từ 7,67 xuống 6,93 thì chỉ số đa dạng loài H’ cũng (2,188 xuống 2,141); ở tầng đất 10-20cm cũng tương tự, pH giảm từ 7,9 xuống 7,67 thì độ đa dạng loài H’ giảm từ 1,709 xuống 1,475. Chỉ số H’ đạt giá trị cao nhất (2,188) tại tầng -1 có độ pH= 7,89; H’ có giá trị thấp nhất (1,475) tại tầng -2 ở độ pH= 7,67. Khi pH thay đ i thì J’ cũng có chiều hướng thay đ i thuận theo chiều thay đ i pH. Cụ thể: ở tầng đất 0-10cm, khi pH thay đ i từ 7,89 xuống 6,93 thì chỉ số đồng đều cũng giảm từ 0,9127 xuống 0,7905; tương tự ở tầng đất 10-20cm khi pH giảm thì chỉ số đồng đều J’ cũng giảm từ 0,8785 xuống 0,758. Ở độ pH= 7,89 J’ đạt giá trị cao nhất (0,9127); J’ có giá trị thấp nhất (0,758) khi pH= 7,67. 36
- Có thể thấy rằng: qua hai lần thu mẫu, sự thay đ i của độ pH ít ảnh hưởng đến độ đa dạng loài H’ và độ đồng đều J’ của quần xã Oribatida. 3.3.2.3. Ảnh hưởng của độ pH đối với loài Oribatida ưu thế Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của độ pH qua hai lần thu mẫu đối với loài Oribatida ưu thế được thể hiện trong bảng 3.10. Từ bảng 3.10 cho thấy: khi độ pH giảm từ 7,89 xuống 6,93 thì số lượng loài ưu thế ở tầng -1 không đ i. Ở tầng -2 thì khi pH giảm từ 7,9 xuống 7,67 số lượng loài ưu thế giảm từ 7 loài xuống 4 loài. Như vậy độ pH không ảnh hưởng nhiều tới số loài ưu thế ở quần xã Oribatida. 37
- Bảng 3.10. Độ pH đối với các loài Oribatida ƣu thế ở đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong Tầng 0-10cm Tầng 10-20cm Loài ƣu thế Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 STT pH 7,89 6,93 7,9 7,67 Loài ƣu thế Độ ƣu thế D (%) 1 Papillacarus benenensis Vu, Ermilov et Dao, 2010 13 7 6 2 Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961) 8 3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 25 39 33 4 Nothrus gracilis (Hammer, 1961) 27 52 5 Nanhermannia thainensis Aoki, 1965 7 6 Sphodrocepheus tuberculatus Mahunka, 1988 6 7 Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987) 7 8 Haplozetidae Grandjean, 1936 7 9 Rostrozetes Sellnick, 1925 7 10 Arcoppia longisetosa Balogh, 1982 8 38
- 11 Arcoppia longisetosa Balogh, 1982 17 12 Suctobelbella multituberculata (Balogh et Mahunka, 1967) 13 13 Unguizetes clavatus Aoki, 1967 13 14 Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987) 16 Ghi chú: Lần 1: Lần thu mẫu 1 Lần 2: Lần thu mẫu 2 pH: độ pH 39
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Thành phần loài Oribatida Tại hệ sinh thái đất trồng bầu sao tại khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện mê Linh xác định được 27 loài thuộc 17 giống và 13 họ. Trong đó có 23 loài xác định được tên và 4 loài ở dạng sp 2. Cấu trúc quần xã Oribatida Số giống trong họ và số loài trong giống không cao. Trong đó họ Lohamannidae Berlese, 1916 và Otocepheidae Balogh, 1961 có số loài nhiều nhất; họ Oppiidae Grandjean, 1954 có số loài cao nhất. Từ đó xá định 3 họ đó là đa dạng về thành phần loài nhất. 3. Phân bố Mật độ trung bình: tầng đất 0-10cm có 19000 các thể/m3; tầng đất 10- 20cm có 9200 cá thể/m3. Độ đa dạng loài H’: ở tầng đất 0-10cm có giá trị là 2,498; tầng đất 10- 20cm là 1,865. Độ đồng đều J’: ở tầng đất 0-10cm có giá trị là 0,7966; tầng đất 10-20cm là 0,7778. Ghi nhận được 10 loài ưu thế. Trong đó Scheloribates fimbriatus có độ ưu thế cao nhất (30,47%) 4. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Oribatida Yếu tố nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng tỉ lệ thuận với chiều hướng tăng lên của loài, MĐTB, và tủ lệ nghịch với chiều hướng của chỉ số đa dạng loài, chỉ số đồng đều. Tại nhiệt độ 31,52oC, tầng đất 0-10cm số loài và MĐTB cao nhất (15 loài và 56800 cá thể/m3). Tại nhiệt độ 26,32oC có chỉ số H’ và J’ cao nhất(2,188 và 0,9127) 40
- Tại tầng đất 10-20cm, nhiệt độ 26,36oC có số loài và MĐTB thấp nhất (7 loài và 12000 cá thể/m3), tại nhiệt độ 30,8oC có chỉ số H’ và J’ thấp nhất (1,475 và 0,758). Yếu tố pH: pH ít gây ảnh hưởng tới các chỉ số sinh thái của Oribatida tại khu vực nghiên cứu. Tại tầng đất 0-10cm: ở độ pH= 6,93 thì đa dạng loài và MĐTB là cao nhất (15 và 56800); ở độ pH= 7,89 có chỉ số H’’ và J’ là cao nhất (2,188 và 0,9127) Tại tầng đất 10-20cm: ở pH= 7,9 có số loài và MĐTB thấp nhất (7 và 12000); ở pH= 7,67 có chỉ số J’ và H’ thấp nhât (0,758 và 1,475). KIẾN NGHỊ Kết quả ghi nhận về đa dạng sinh học và phân bố của Ve giáp tại đất trồng bầu sao thuộc khu Giọc Dầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh mới chỉ đạt được tới mức độ tương đối do điều kiện nghiên cứu có hạn. Vì vậy cần phải có thêm điều kiện nghiên cứu để có thể đánh giá chính xác hơn về đa dạng sinh học và cấu trúc quần xã Ve giáp, từ đó đưa ra được các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu. 41
- TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Vũ Quang Mạnh (2007), Động vật chí Việt Nam, Bộ Ve giáp Oribatida, Nxb KH và KT, 21, tr.15-346. 2. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh (2006), “Ve giáp họ Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, II, Phân họ Oppiinae Grandjean, 1951 và Multioppiinae Balogh, 1983”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, T, XXII, 4, tr. 66 - 75. 3. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, Trần Bích Thủy (2014), “ Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thông vùng ven vườn quốc gia Cúc Phương. 4. Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Lệ (2017), “Biến động thành phần loài Ve giáp thuộc bộ Oribatida (Acari: Oribatida) ở đất trồng súp lơ xanh tại xã Trung Hậu- Tiền Phong- Mê Linh- Hà Nội”. Hội nghị côn trùng học Quốc gia lần thứ 9, NXB Nông nghiệp. 5. Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Thị Thắm, Dương Thị Thanh (2017), “Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại sinh cảnh rừng tự nhiên, rừng trồng và vùng phụ cận vườn Quốc gia Ba Vì”, Hội nghị khoa học toàn Quốc lần thứ VII 20/10/2017, NXB khoa học tự nhiên và công nghệ. 6. Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2017), “Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng nhân tác tại vườn Quốc gia Tam Đảo”, tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 16/2018. TIẾNG NƢỚC NGOÀI 7. Behan - Pelletier V. and Walter D.E. (2000), “Biodiversity of Oribatid Mites (Acari: Oribatida) in tree Canopies and Litter”, In: Coleman D.C. and Hendrix P.E. 2000, Invertebrates as webmasters in Ecosystems. New York, CABI Publishing. 42
- 8. Balogh J. And Mahunka S. (1967), “New oribatids (Aracri: Oribatida) from Vietnam”- Act. Zool. Hung. 9. Karasawa S., 2004, “Effects of microhabitat diversity and geographical isolation on Oribatida mite (Acari: Oribatida) communites in mangrove forests”, Pedobiologia 48(3), pp. 1-10. 10. Vu Quang Manh (2015),”The Oribatida mite fauna (Acri: Oribatida) of Vietnam- Systematics., zoogeography and formation”. 11. Minor M.A. and Norton R.A. (2004), “Effects of soil amendments on assemblages of soil mites (Acari: Oribatida, Mesostigamata) in short- rotation willow plantings in central New York”. Cen. J. For Res. 34,pp.1417-1425. 12. Primer-E Ltd. (2001), Primer 5 for Windows, Version 5.2.4, 2001. 13. Schatz H. (2002), “Die Oribatidenliteratur und die bechriebenenOribatidenarten (1758-2001)- Eine Analyse.” Abh. Ber. Naturkundemus. Gonlitz 72, pp. 37-45. INTERNET 14. hoi-huyen-me-linh-vinh-phuc-xay-dung-cong-thuc-luan-canh-cho- vung.htm 15. noi-lanh-dao-phat-trien-kinh-te-tu-nam-2008-den-nam-2013-147099.html 16. 17. dai-vua-to-nang-triu-gian-c169a360028.html 43
- PHỤ LỤC PHỤ LỤC SỐ 1 SỐ LƢỢNG CÁC LOÀI, ĐỘ ƢU THẾ, MĐTB CỦA ORIBATIDA Ở ĐẤT TRỒNG BẦU SAO TẠI KHU GIỌC DẦU, THÔN YÊN NHÂN, XÃ TIỀN PHONG TẦNG ĐẤT TỪ 0-10cm STT Chung hai Lần lấy mẫu 1 Lần lấy mẫu 2 mùa Tên Họ/Giống/Loài Họ Giống Loài Số Số Tổng %UT Tổng %UT Tổng %UT lƣợng lƣợng I LOHMANNIIDAE BERLESE, 1916 I-1 Papillacarus Kunst, 1959 1 Papillacarus benenensis Vu, Ermilov et Dao, 2010 0 0 0% 9 9 13% 9 9% 2 Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961) 2 2 8% 0 0 0% 2 2% 3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 6 6 25% 28 28 39% 34 36% 4 Papillacarus sp. 1 1 4% 3 3 4% 4 4% 5 Papillacarus sp. 0 0 0% 1 1 1% 1 1%
- II NOTHRIDAE BERLESE, 1896 II-1 Nothrus C. L. Koch, 1836 6 Nothrus gracilis (Hammer, 1961) 0 0 0% 1 1 1% 1 1% III NANHERMANNIIDAE SELLNICK, 1928 III-1 Nanhermannia Berlese, 1913 8 Nanhermannia thainensis Aoki, 1965 0 0 0% 5 5 7% 5 5% IV CEPHEIDAE BERLESE, 1896 IV-1 Sphodrocepheus Woolley et Higgins, 1963 9 Sphodrocepheus tuberculatus Mahunka, 1988 0 0 0% 4 4 6% 4 4% V Otocepheidae Balogh, 1961 V-1 Dolicheremaeus Jacot, 1938 10 Dolicheremaeus aoki (Balogh et Mahunka, 1967) 1/2 3 13% 0 0 0% 3 3% 12 Dolicheremaeus ornata (Balogh et Mahunka, 1967) 1 1 4% 0 0 0% 1 1% Dolicheremaeus inaequalis Balogh et Mahunka, 13 1967 2 2 8% 0 0 0% 2 2% 14 Dolicheremaeus sp. 1 1 4% 0 0 0% 1 1% VI Oppiidae Grandjean, 1954
- VI-1 Lasiobelba Aoki, 1959 15 Lasiobelba remota Aoki, 1959 0 0 0% 1 1 1% 1 1% VI-2 Arcoppia Hammer, 1977 16 Arcoppia longisetosa Balogh, 1982 2 2 8% 2 2 3% 4 4% VI -3 Arcoppia Hammer, 1977 17 Arcoppia longisetosa Balogh, 1982 4 4 17% 0 0 0% 4 4% VIII Mochlozetidae Grandjean, 1960 19 Unguizetes clavatus Aoki, 1967 0 0 0% 3/1 4 6% 4 4% IX Xylobatidae J. Balogh et P. Balogh, 1984 IX-1 Setoxylobates Balogh et Mahunka, 1967 20 Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967 0 0 0% 4 4 6% 4 4% X Haplozetidae Grandjean, 1936 X-1 Rostrozetes Sellnick, 1925 22 Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925 0 0 0% 1 1 1% 1 1% 23 Rostrozetes punctulifer Balogh et Mahunka, 1979 1 1 4% 0 0 0% 1 1% XI Austrachipteriidae luxton, 1985 XI-1 Lamellobates Hammer, 1958
- 24 Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987 0 0 0% 5 5 7% 5 5% XI-2 Paralamellobates Bhaduri et Raychaudhuri, 1968 25 Paralamellobates schoutedeni (Balogh, 1959) 1 1 4% 0 0 0% 1 1% XII Mycobatidae Grandjean, 1954 XII-1 Punctoribates Berlese, 1908 26 Punctoribates hexagonus Berlese, 1908 0 0 0% 1/2 3 4% 3 3% XIII Galumnoidea Jacot, 1925 XII-1 Allogalumna Grandjean, 1936 27 Allogalumna multesima Grandjean, 1957 0 0 0% 1 1 1% 1 1% Tổng số cá thể 24 71 95 Tổng số MĐTB 19200 56800 19000
- TẦNG ĐẤT 10-20CM STT Chung hai Lần lấy mẫu 1 Lần lấy mẫu 2 mùa Tên Họ/Giống/Loài Họ Giống Loài Số Số Tổng %UT Tổng %UT Tổng %UT lƣợng lƣợng I LOHMANNIIDAE BERLESE, 1916 I-1 Papillacarus Kunst, 1959 1 Papillacarus benenensis Vu, Ermilov et Dao, 2010 1 1 7% 2 2 6% 3 7% 3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 2/3 5 33% 1 1 3% 6 13% II NOTHRIDAE BERLESE, 1896 II-1 Nothrus C. L. Koch, 1836 6 Nothrus gracilis (Hammer, 1961) 2/2 4 27% 16 16 52% 20 43% 7 Nothrus.sp 0 0 0% 2 2 6% 2 4% V Otocepheidae Balogh, 1961 V-1 Dolicheremaeus Jacot, 1938 11 Dolicheremaeus bartkei Rajski et Szudrowice, 1974 1 1 7% 0 0 0% 1 2% 12 Dolicheremaeus ornata (Balogh et Mahunka, 1967) 1 1 7% 0 0 0% 1 2%
- Dolicheremaeus inaequalis Balogh et Mahunka, 13 1967 1 1 7% 0 0 0% 1 2% VII Suctobelbidae Jcot, 1938 VII-1 Suctobelbella Jacot, 1937 Suctobelbella multituberculata (Balogh et Mahunka, 18 1967) 1/1 2 13% 0 0 0% 2 4% VIII Mochlozetidae Grandjean, 1960 19 Unguizetes clavatus Aoki, 1967 0 0 0% 3/1 4 13% 4 9% IX Xylobatidae J. Balogh et P. Balogh, 1984 IX-2 Perxylobates Hammer, 1972 21 Perxylobates vietnamensis (Jeleva et Vu, 1987) 0 0 0% 1/3/1 5 16% 5 11% XI Austrachipteriidae luxton, 1985 XI-1 Lamellobates Hammer, 1958 24 Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987 0 0 0% 1 1 3% 1 2% Tổng số cá thể 15 31 46 Tổng số MĐTB 12000 24800 9200
- PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM PRIMER PRIMER 12/04/2019 DIVERSE LẦN THU MẪU 1 Sample S J' H'(loge) -1 9 0,876 1,925 -2 7 0,8785 1,709 Tong 13 0,865 2,219 LẦN THU MẪU 2 Sample S J' H'(loge) -1 14 0,7938 2,095 -2 7 0,758 1,475 Tong 16 0,8269 2,293 TỔNG HAI LẦN Sample S J' H'(loge) -1 22 0,7992 2,471 -2 12 0,8381 2,083 Tong 27 0,8165 2,691
- PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU Ảnh 1: Đo nhiệt độ và pH ở tầng 10-20cm Ảnh 2: Khu vực lấy mẫu thời gian lần 1 và 2
- Ảnh 3: Lấy mẫu tại thực địa