Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin

pdf 134 trang thiennha21 25/04/2022 3370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cong_tac_ke_toan_quan_tri_chi_phi_tai_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN NGUYỄN THẢO TIÊN Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thảo Tiên ThS. Đào Nguyên Phi Lớp: K50D Kế toán Niên khoá: 2016-2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 01 năm 2020
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Lời Cảm Ơn Trong quá trình học tập rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Huế cũng như quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô; quý cô, chú, anh, chị tại đơn vị thực tập cũng như gia đình, bạn bè. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kế toán – Kiểm toán đã hết lòng giảng dạy, tận tình truyền đạt những kiến thức vô cùng cần thiết và bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường những năm qua. Đó chính là nền tảng giúp tôi hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp mang tên: “Nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin” cũng như công việc của bản thân tôi sau này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Đào Nguyên Phi, người thầy đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn tỉ mỉ và theo sát tôi để tôi có những bước đi đúng đắn trong suốt quá trình thực tập. Sự giúp đỡ của thầy là bước đệm vững chắc để tôi có thể thực hiện tốt khoá luận tốt nghiệp của mình. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Khách sạn Saigon Morin Huế, đặc biệt là quý cô, chú, anh, chị phòng Kế toán đã cho tôi sự hỗ trợ nhiệt tình với những góp ý, hướng dẫn cụ thể cùng những thông tin quý giá, tạo điều kiện để tôi có thể tiếp cận được nguồn thông tin một cách dễ dàng nhất, giúp cho những nghiên cứu của tôi trở nên hiệu quả và chính xác hơn. Cuối cùng, không thể không kể đến những người thân yêu là gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua. Dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế nên chắc chắn trong khoá luận sẽ không tránh khỏi được một số thiếu sót, tôi rất mong sẽ nhận được những góp ý chân thành từ quý thầy cô cùng các bạn sinh viên để tôi có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình một cách tốt nhất, bổ sung thêm những kinh nghiệm là hành trang quý báu cho tôi trên con đường sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 01 năm 2020 Trường Đại học KinhSinh viên th ựctế hiện Huế Nguyễn Thảo Tiên SVTH: Nguyễn Thảo Tiên i i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BC KQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CP Chi phí CP NC Chi phí nhân công CP NVL Chi phí nguyên vật liệu CP SXC Chi phí sản xuất chung CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ FOC Free of charge ĐVT Đơn vị tính KH Kế hoạch KPCĐ Kinh phí công đoàn KTTC Kế toán tài chính KS Khách sạn NDH Nợ dài hạn NNH Nợ ngắn hạn NPT Nợ phải trả NV Nguồn vốn SL Số lượng SP Sản phẩm SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TK Tài khoản TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TrườngTSNH ĐạiTài họcsản ngắn hạn Kinh tế Huế TSDH Tài sản dài hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VNĐ Việt Nam Đồng SVTH: Nguyễn Thảo Tiên ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động tại khách sạn Sài Gòn Morin năm 2016-2018 37 Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của khách sạn Sài Gòn Morin qua 3 năm 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019 50 Bảng 2.3: Biến động tài sản của khách sạn Sài Gòn Morin qua 3 năm 2016-2018 53 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của khách sạn Sài Gòn Morin qua 3 năm 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019 56 Bảng 2.5: Biến động nguồn vốn của khách sạn Sài Gòn Morin qua 3 năm 2016-2018 58 Bảng 2.6: Bảng tình hình biến động KQKD của khách sạn Sài Gòn Morin qua 3 năm 2016-2018 61 Bảng 2.7: Dự toán chi phí cho năm 2019 của khách sạn Sài Gòn Morin 68 Bảng 2.8: Một số tài khoản theo dõi chi phí của khách sạn Sài Gòn Morin 71 Bảng 2.9: Bảng mã hoá các bộ phận trong khách sạn 72 Bảng 2.10: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí năm 2018 khách sạn Sài Gòn Morin 76 Bảng 2.11: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ăn uống năm 2018 78 Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phòng ngủ năm 2018 79 Bảng 3.1: Bảng phân công công việc bổ sung của bộ phận kế toán khách sạn 89 Bảng 3.2: Bảng phân loại chi phí của khách sạn Sài Gòn Morin Huế 91 Bảng 3.3: Bảng theo dõi mức đóng góp lợi nhuận của các món ăn 94 Bảng 3.4: Bảng dự toán chi phí theo mùa của khách sạn Sài Gòn Morin hằng năm 101 Bảng 3.5: bảng dự toán theo hoạt động của bộ phận ẩm thực khách sạn Sài Gòn Morin 103 Bảng 3.6: Bảng hệ số quy đổi các loại phòng của khách sạn Sài Gòn Morin 105 Bảng 3.7: Bảng quy đổi ngày-phòng có khách của khách sạn Sài gòn Morin tháng 3 năm 2019 106 Bảng 3.8: Bảng tính giá thành từng hạng phòng ngủ khách sạn Sài Gòn Morin tháng 3 năm 2019 107 Bảng 3.9: So sánh chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh và chi phí dự toán của Trườnghàng ăn, uống năm 2018 Đại học Kinh tế Huế109 Bảng 3.10: So sánh doanh thu thực tế phát sinh và doanh thu dự toán của hàng ăn, uống năm 2018 109 SVTH: Nguyễn Thảo Tiên iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Vai trò của kế toán quản trị với chức năng quản lý trong DN 8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm dịch vụ khách sạn 24 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống 26 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổng quan về phân tích biến động chi phí 27 Sơ đồ 1.5: Mô hình tổng quát để tính biến động chi phí 27 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Sài Gòn Morin 44 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của khách sạn Sài Gòn Morin 45 Sơ đồ 2.3: Quy trình xây dựng dự toán tại khách sạn Sài Gòn Morin 67 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng lao động của khách sạn qua 3 năm 2016-2018 38 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính của khách sạn năm 2016-2018 38 Biểu đồ 2.3: Biến động lao động theo độ tuổi của khách sạn năm 2016-2018 39 Biểu đồ 2.4: Biến động lao động theo trình độ của khách sạn năm 2016-2018 40 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu TS của khách sạn qua 3 năm 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019 51 Biều đồ 2.6: Biến động của khoản mục TSNH và TSDN qua 3 năm 2016-2018 52 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của khách sạn qua 3 năm 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019 55 Biều đồ 2.8: Biến động của NPT và VCSH qua 3 năm 2016-2018 59 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi MỤC LỤC Lời cảm ơn i Danh mục chữ viết tắt II Danh mục bảng III Danh mục sơ đồ IV Danh mục biểu đồ IV Mục lục V PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Cấu trúc khoá luận 5 6. Kết quả dự kiến 5 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN 6 1.1. Lý luận chung về kế toán quản trị chi phí 6 1.1.1. Tổng quan về kế toán quản trị 6 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của kế toán quản trị 6 1.1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị 7 1.1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị 7 1.1.2. Tổng quan về chi phí 8 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của chi phí 8 1.1.2.2. Bản chất của chi phí 9 1.1.3. Tổng quan về kế toán quản trị chi phí 9 1.1.3.1. Khái niệm về kế toán quản trị chi phí 9 1.1.3.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí 10 Trường1.1.3.3. Mối quan Đại hệ giữa kế học toán quản trị Kinhchi phí với chức năngtế quản Huếtrị 11 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn 12 1.2.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn 12 1.2.2. Nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn 12 SVTH: Nguyễn Thảo Tiên v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.2.3 Đặc điểm riêng của hoạt động kinh doanh khách sạn và những ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị 13 1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 14 1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị 14 1.3.2. Nội dung công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 15 1.3.2.1. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 15 1.3.2.2. Xác định chi phí chuẩn và lập dự toán chi phí 18 1.3.2.3. Xác định chi phí cho từng đối tượng chi phí và tính giá thành 22 1.3.2.4. Phân tích biến động để kiểm soát chi phí 26 1.3.2.5. Báo cáo chi phí theo từng trung tâm trách nhiệm 29 1.3.2.6. Phân tích thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN 32 2.1. Tổng quan về khách sạn Sài gòn Morin 32 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 32 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 36 2.1.2.1. Chức năng 36 2.1.2.2. Nhiệm vụ 36 2.1.3. Tình hình lao động của khách sạn Sài Gòn Morin năm 2016-2018 36 2.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý, tổ chức kế toán khách sạn Sài Gòn Morin 41 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý 41 2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán 45 2.1.5. Khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn qua 3 năm 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019 49 2.1.5.1. Tình hình tài sản 49 2.1.5.2. Tình hình nguồn vốn 55 2.1.6. Khái quát tình hình kết quả kinh doanh của khách sạn qua 3 năm 2016- Trường2018 và 6 tháng đĐạiầu năm 2019 học Kinh tế Huế60 2.2. Thực trạng công tác kế toán quản trị phi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin 64 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán quản trị của khách sạn Sài Gòn Morin 64 2.2.2. Thực trạng tổ chức nội dung kế toán quản trị tại khách sạn Sài Gòn Morin 64 SVTH: Nguyễn Thảo Tiên vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.2.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí tại khách sạn 64 2.2.2.2. Thực trạng công tác xác định chi phí chuẩn và lập dự toán chi phí tại khách sạn 64 2.2.2.3. Thực trạng công tác xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí (quy nạp chi phí) và tính giá thành 70 2.2.2.4. Thực trạng công tác phân tích biến động để kiểm soát chi phí 75 2.2.2.5. Thực trạng công tác báo cáo chi phí của từng trung tâm trách nhiệm 77 2.2.2.6. Thực trạng công tác xác định thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn 80 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN 83 3.1. Đánh giá chung công tác kế toán khách sạn và công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin 83 3.1.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại khách sạn 83 3.1.1.1. Những ưu điểm 83 3.1.1.2. Những hạn chế 85 3.1.2. Đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn 85 3.1.2.1. Những ưu điểm 85 3.1.2.2. Những điểm hạn chế 85 3.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí 87 3.3. Một số gợi ý về mặt chính sách nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin 88 3.3.1. Về tổ chức bộ máy kế toán quản trị tại khách sạn 88 3.3.2. Về nội dung công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn 89 3.2.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí 90 3.3.2.2. Xây dựng chi phí chuẩn (định mức chi phí) và lập dự toán chi phí 92 3.3.2.3. Hoàn thiện công tác tính giá thành 104 3.3.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí 108 TrườngPHẦN III - KẾT LUẬN Đại VÀ KIẾN họcNGHỊ Kinh tế Huế111 1. Kết luận 111 2. Kiến nghị 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC 116 SVTH: Nguyễn Thảo Tiên vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hội nhập và phát triển cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày càng có những bước đột phá mạnh mẽ, các DN thuộc mọi loại hình có nhiều hơn những cơ hội và thách thức để tìm kiếm lợi nhuận và khẳng định vị trí trên thị trường. Trong nhiều yếu tố tác động đến sự thành công của một DN, yếu tố quản trị chi phí là vô cùng quan trọng và được nhà quản lý quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những chi phí đã chi ra. Muốn quản trị chi phí hiệu quả, người quản lý phải biết nhận diện, phân tích, đánh giá và kiểm soát những hoạt động, đối tượng phát sinh ra chi phí; từ đó có thể đưa ra những quyết định hợp lý trong quá trình kinh doanh của DN. Trong thực tế, những quyết định được đưa ra thường được thiết lập dựa trên nguồn thông tin kế toán, nhất là kế toán quản trị. Với chức năng lập dự toán, kiểm soát thực hiện, phân tích và hỗ trợ cho việc ra quyết định, kế toán quản trị đã cung cấp thông tin một cách nhanh chóng giúp nhà quản trị nắm bắt cũng như kiểm soát kết quả kinh doanh của đơn vị một cách kịp thời từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn. Đối với các DN hiện nay thì thuật ngữ kế toán quản trị đã dần quen thuộc từ những năm gần đây (kế toán quản trị bắt nguồn từ kế toán chi phí, xuất hiện từ khoảng năm 1850 trong ngành dệt và ngành đường sắt ở Mỹ và từ năm 1995 – năm ta tiến hành công tác cải cách kế toán thì thuật ngữ kế toán quản trị bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam). Về mặt pháp lý thuật ngữ kế toán quản trị được ghi nhận chính thức trong Luật kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/6/2003 và nội dung tổ chức kế toán quản trị tại các DN Việt Nam do Bộ tài chính ban hành ngày 12/6/2006 theo Thông tư 53/2006/TT-BTC bước đầu đã đề cập, hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong DN. Tuy nhiên, cho đến nay kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng vẫn đang còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với các DN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là với các DN kinh doanh khách Trườngsạn. Thêm vào đó, hiện Đạinay cũng ch ưahọc có nhiều các Kinh giáo trình tiếng việttế hướng Huế dẫn một cách cụ thể về kế toán quản trị trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Chính vì vậy mà đa số các khách sạn ở Huế vẫn chưa áp dụng và sử dụng kế toán quản trị cũng như kế toán quản trị chi phí như một công cụ quản lý hữu hiệu. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Khách sạn Sài Gòn Morin là một trong những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch lâu năm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong bối cảnh tiềm năng du lịch ngày càng lớn (Cụ thể ngày 25/12/2019 vừa qua, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế vừa công bố tình hình kinh doanh du lịch năm 2019 với tổng lượng khách đến Huế ước đạt 4,81 triệu lượt, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch năm 2019 ước đạt 4.945 tỷ đồng, tăng 10,54%), sự cạnh tranh giữa các DN kinh doanh khách sạn ngày càng gay gắt. Nhà quản trị của khách sạn luôn nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán quản trị nhưng hiện nay tại đơn vị vẫn chưa tổ chức công việc kế toán quản trị một cách rõ ràng, đầy đủ, việc xây dựng dự toán ngân sách đôi khi còn dựa nhiều vào ý chí chủ quan của nhà quản lý, việc tập hợp cũng như kiểm soát chi phí còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn, tôi nhận thấy đến nay vẫn chưa có nhiều những đề tài nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí cho mảng hoạt động dịch vụ mà các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu cho các DN sản xuất và đặc biệt là chưa có một đề tài nào nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhận thấy được sự cấp thiết của đề tài, với mong muốn nâng cao hiệu quả công tác kế toán quản trị nói chung và quản trị chi phí của khách sạn nói riêng, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Nhằm hệ thống hóa các phương pháp kế toán quản trị chi phí nói chung và vận dụng cụ thể vào công tác kế toán quản trị chi phí của khách sạn Sài Gòn Morin Huế, khoá luận nghiên cứu một số phương pháp kế toán quản trị chi phí đồng thời thông qua quá trình nghiên cứu thực tiễn tại khách sạn Sài Gòn Morin để xem xét việc vận dụng kế toán quản trị chi phí ở mức độ nào, trên cơ sở đó hoàn thiện một số nội dung công tác kế toán quản trị chi phí cụ thể nhằm phản ánh, cung cấp thông tin về công tác Trườngkế toán quản trị chi phí Đạimột cách chínhhọc xác hơn, Kinhgóp phần thiết thực tế trong Huế công tác quản trị của đơn vị.  Mục tiêu cụ thể - Tổng hợp và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong DN, cụ thể cho DN kinh doanh khách sạn. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Tìm hiểu tổng quan về khách sạn Sài Gòn Morin cũng như hoạt động kinh doanh tại đơn vị qua đó có được cách nhìn nhận về tình hoạt động kinh doanh của DN kinh doanh khách sạn. - Tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin. - Đưa ra những ưu điểm và những vấn đề còn hạn chế trong công tác kế toán quản trị chi phí của đơn vị. - Căn cứ vào những điểm hạn chế nói trên, tôi kỳ vọng đề xuất gợi ý cho một số chính sách nhằm góp phần giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại đơn vị mình. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin.  Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán quản trị chi phí, chủ yếu tập trung vào hai hoạt động chủ đạo của khách sạn là kinh doanh dịch vụ khách sạn và dịch vụ ăn uống. + Không gian nghiên cứu: Khách sạn Sài Gòn Morin. Địa chỉ: số 30 Lê Lợi, phường Phú Nhuận, thành phố Huế. + Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu thực tập: từ ngày 16/09/2019 đến ngày 22/12/2019. Thời gian thu thập số liệu Số liệu dùng để phân tích và đánh giá tình hình nguồn lực và kết quả hoạt động là nguồn số liệu tổng hợp của 3 năm 2016, 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019. Số liệu thu thập để minh hoạ công tác kế toán tại DN: năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu TrườngĐể đạt được nhữngĐại mục ti êuhọc đã đề ra, tôiKinhđã sử dụng những tế ph ươngHuế pháp nghiên cứu như sau:  Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được tôi sử dụng để thu thập thông tin thứ cấp như: nội dung của chuẩn mực, thông tư hướng dẫn của Bộ tài SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi chính; các chuyên đề, khoá luận có liên quan tại thư viện trường và trên internet; các tài liệu thu thập tại công ty và một số văn bản pháp luật về DN , để hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác kế toán quản trị chi phí, đồng thời kế thừa tiếp tục cải thiện những hướng nghiên cứu mới. - Phương pháp phân loại và tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được tôi sử dụng để phân loại các sổ sách, chứng từ, báo cáo và các thông tin liên quan theo mục đích sử dụng cho vấn đề nghiên cứu. Từ đó, thu thập, tổng hợp các thông tin từ nhiều nguồn của phòng kế toán và các phòng ban khác tại công ty có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực tập tại khách sạn, tôi đã quan sát và ghi chép lại những công việc của kế toán trưởng, nhân viên phòng Kế toán và các phòng ban khác để thấy được công việc cụ thể và quy trình hoạt động của mỗi bộ phận, mỗi nhân viên. - Phương pháp phỏng vấn: Ngoài việc quan sát, trong một số trường hợp, tôi đã phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với những người có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: giám đốc, kế toán trưởng, để hiểu được bản chất một số công việc cũng như thu thập những thông tin cần thiết, đồng thời đánh giá khả năng hệ thống kế toán hiện tại đã và đang đáp ứng yêu cầu quản lý ở mức độ nào. Không những vậy, tôi còn phỏng vấn thêm kế toán trưởng và trưởng các bộ phận để tổng hợp và nhận diện quy trình xử lý thông tin cũng như cách thức tham mưu thông tin kế toán quản trị lên giám đốc. Bên cạnh việc quan sát và phỏng vấn, để thu thập thêm các thông tin tôi còn xin phép kế toán trưởng được chụp ảnh các bảng giá niêm yết tại các bộ phận dịch vụ, phòng ngủ; chụp lại màn hình máy tính của khách sạn làm tư liệu để phục vụ cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài.  Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Dựa trên những dữ liệu thu thập được, dùng các phương pháp như: so sánh, thống kê, phân tích, để làm rõ nội dung cần nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét cũng như đề xuất các giải pháp giúp cải Trườngthiện tình hình vận hành Đại của công ty: học Kinh tế Huế - Phương pháp so sánh: bao gồm cả phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối, dùng để phân tích tình hình biến động của quy mô tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2016, 2017, 2018. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Phương pháp thống kê và phân tích: Tổng hợp các dữ liệu cùng nội dung liên quan để phân tích, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. * Với công cụ xử lý số liệu: xử lý trên chương trình Excel. Từ đó, tổng hợp các kết quả so sánh và phân tích trên để đưa ra nhận xét chung, tìm những mặt ưu điểm để phát huy và những mặt hạn chế để đưa ra những giải pháp khắc phục.  Phương pháp mô tả Là phương pháp dùng để mô tả quá trình luân chuyển chứng từ, quy trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. 5. Cấu trúc khoá luận Khoá luận gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong DN kinh doanh khách sạn. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin. Chương 3: Một số gợi ý nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin. Phần III: Kết luận và kiến nghị 6. Kết quả dự kiến Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, thực tập và tìm hiểu về công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin, tôi dự kiến sẽ có những kết quả đạt được như sau: Thứ nhất, việc hệ thống hoá cơ sở lý luận sẽ giúp có được một cái nhìn tổng quan về kế toán quản trị chi phí trong DN kinh doanh khách sạn. Thứ hai, tôi kỳ vọng từ những thông tin tổng quan về khách sạn đã thu thập được sẽ cung cấp một cách khái quát về tình hình thực tế hoạt động kinh doanh trong DN kinh doanh khách sạn. TrườngThứ ba, nhìn nh Đạiận một cách họccụ thể công tácKinh kế toán quản trịtế chi phíHuế được tổ chức như thế nào trong DN kinh doanh khách sạn nói chung và cho khách sạn Sài Gòn Morin nói riêng. Thứ tư, đưa ra được những so sánh, đánh giá và đề xuất được một số gợi ý về mặt chính sách nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN 1.1. Lý luận chung về kế toán quản trị chi phí 1.1.1. Tổng quan về kế toán quản trị 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của kế toán quản trị Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển như hiện nay, các DN thuộc nhiều loại hình được thành lập và cạnh tranh mạnh mẽ nhằm tìm chỗ đứng trên thị trường. Để có sức cạnh tranh cao, DN cần được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác để tự điều chỉnh, thích ứng với những biến động trên thị trường cũng như nắm bắt các cơ hội và đưa ra các quyết định đúng đắn. Do đó, kế toán quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi DN. Đến nay, có nhiều khái niệm khác nhau về kế toán quản trị: Theo các Giáo sư Đại học South Florida là Jack L. Smith, Robert M. Keith và William L. Stephens trong “Accounting Principles”, p.962: “Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát.” Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán viên Hoa Kỳ năm 1982: “Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường tổng hợp, phân tích, lập báo cáo, giải trình và truyền đạt thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị DN để hoạch định, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi nội bộ DN nhằm sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản đó.” Thông tin tài chính và phi tài chính cung cấp trong phạm vi nội bộ DN bao gồm: Thông tin về chi phí sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp của DN; Quá trình lập các dự toán cung cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hướng đến các mục tiêu trên thị trường của DN; Thiết kế để lập báo cáo và phân tích những báo cáo Trườngcung cấp các thông tin đĐạiặc thù để giúp học các nhà qu ảnKinh trị ra quyết định tếkinh doanh. Huế Theo khoản 10 – điều 3 – Luật kế toán Việt Nam năm 2015, kế toán quản trị “là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Mỗi khái niệm trên đây đều có các cách diễn đạt khác nhau, song nhìn chung đều có sự thống nhất một cách tương đối, đó là kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung, đồng thời là một công cụ không thể thiếu được đối với công tác quản lý nội bộ DN. Thông qua kế toán quản trị, các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của DN được trình bày một cách cụ thể, tỉ mỉ, đáp ứng yêu cầu quản lý theo từng chỉ tiêu chi tiết và quản lý từng bộ phận DN. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, kế toán quản trị là loại hình kế toán cung cấp thông tin cho những người làm công tác quản lý để ra quyết định, là phương tiện để thực hiện kiểm soát quản lý trong DN. 1.1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị Bản chất của kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ ở từng tổ chức. Kế toán quản trị không chỉ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phản ánh quá khứ mà còn cả thông tin hướng về tương lai mà các nhà kế toán tài chính không đảm trách được. Đó là những thông tin được xử lý dựa vào những thành tựu của công cụ quản lý, phương tiện tính toán hiện đại nhằm tăng cường tính linh hoạt, kịp thời, hữu hiệu nhưng đơn giản và khả thi của quy trình quản lý. Bên cạnh đó, kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính làm cho hệ thống công việc kế toán hoàn thiện và phong phú hơn. Kế toán quản trị nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của nhà quản trị các cấp trong việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm soát và đưa ra quyết định ngắn hạn hay dài hạn về hoạt động SXKD của đơn vị dựa trên hệ thống thông tin phù hợp được cung cấp. 1.1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị Trong cuốn “Advanced Management Accounting” xuất bản lần thứ ba của tác giả Robert S. Kaplan và Anthony A. Atkinson, kế toán quản trị “đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong một tổ chức để họ lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của mình”. Cụ thể hơn, vai trò của kế toán quản trị Trườngđược thể hiện thông qua Đại sơ đồ dưới đâyhọc: Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Chính thức hoá thành các Xác định mục tiêu chỉ tiêu kinh tế Triển khai bản dự toán chung và các Lập kế hoạch bản dự toán chi tiết Tổ chức thực hiện Thu thập kết quả thực hiện Kiểm tra đánh giá Soạn thảo báo cáo thực hiện Sơ đồ 1.1. Vai trò của kế toán quản trị với chức năng quản lý trong DN Như vậy, qua sơ đồ ta có thể rút ra kế toán quản trị có các vai trò sau: - Kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ việc xác định mục tiêu của từng công việc, bộ phận hay toàn DN, từ đó xây dựng nên các chỉ tiêu kinh tế cần phải thực hiện. - Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu đặt ra, làm cơ sở lập nên và triển khai các bản dự toán hướng dẫn từ khái quát đến cụ thể các công việc cần thực hiện. - Kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ quá trình tổ chức thực hiện các công việc để đáp ứng kế hoạch, tạo ra kết quả được thu thập, đo lường và phân tích. - Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, dựa vào đó soạn thảo các báo cáo phục vụ cho nhà quản lý để đưa ra những quyết định tiếp theo. Quy trình này tiếp tục lặp đi lặp lại tương ứng với từng công việc, từng bộ phận, từng phần hành cụ thể trong DN. 1.1.2. Tổng quan về chi phí Trường1.1.2.1. Khái niệm, đặc Đại điểm của chi họcphí Kinh tế Huế Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, chi phí là “tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.”. Các nhân viên kế toán thường định nghĩa “chi phí như là một nguồn lực hy sinh hoặc mất đi để đạt được một mục đích cụ thể” (Horngren et al, 1999). Hầu hết mọi người đều xem chi phí là hao phí nguồn lực tính bằng tiền để đổi lấy hàng hoá và dịch vụ. Những nhận thức về chi phí có thể khác nhau về quan điểm hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung là: chi phí là phí tổn về tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích SXKD. Đây chính là đặc điểm cơ bản của chi phí trong hoạt động SKKD. 1.1.2.2. Bản chất của chi phí Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng, hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ được phục vụ, Đối với các nhà quản lý thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu, vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí bỏ ra ít hay nhiều. Do đó, vấn đề đặt ra và luôn được ưu tiên hàng đầu là phải kiểm soát được các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động sinh ra chi phí là mấu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. 1.1.3. Tổng quan về kế toán quản trị chi phí 1.1.3.1. Khái niệm về kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi phí quan tâm đến việc lập dự báo của thông tin và trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp nhằm gắn trách nhiệm của họ với chi phí phát sinh qua hệ thống trung tâm chi phí được cung cấp bởi các trung tâm chi phí trong DN. Kế toán quản trị chi phí sẽ trả lời chi phí là bao nhiêu, biến động như thế nào khi có sự thay đổi của một số nhân tố nào đó, trách nhiệm giải thích những nhân tố bất lợi của chi phí thuộc về ai và các giải pháp đưa ra để điều chỉnh sự thay đổi chi phí đó một cách kịp thời. (Huỳnh lợi, 2012) Đây là công việc được tiến hành nội bộ trong DN mà trong đó, hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò chủ đạo. Thông tin kế toán sẽ cung cấp thông tin đã được xử lý Trườngliên quan đến kinh tế tàiĐại chính; từ đó, học các nhà qu ảnKinh trị có thể nhìn nh tếận được Huế vấn đề gì đang xảy ra, những khả năng tiềm tàng, những cơ hội sẵn có để có kế hoạch kinh doanh đúng đắn, xem xét đề ra các quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện cũng như điều hành các hoạt động SXKD theo mục tiêu chung. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Nói tóm lại, kế toán quản trị chi phí có thể hiểu đơn giản là một hệ thống trong đó sử dụng thông tin kế toán để nhận diện, xử lý, phân tích và quản lý, kiểm soát chi phí. Nó là một phần hành đặc biệt quan trọng, tồn tại trong nhiều loại hình DN và rất cần được nghiên cứu, phát triển để có thể áp dụng trong thực tế, giúp hoàn thiện công tác quản lý tại các đơn vị. 1.1.3.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí Xuất phát điểm của kế toán quản trị chi phí là kế toán chi phí, kế toán chi phí bao gồm việc tập hợp, phân loại, tính giá theo trình tự nhất định, là cơ sở xác định chi phí tính lãi (lỗ) từng kỳ của đơn vị. Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý và cung cấp các thông tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý. Kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của các nhà quản trị từ cấp cơ sở đến cấp cao. Chi phí bao nhiêu, thay đổi như thế nào khi các nhân tố nội tại thay đổi, kế toán quản trị chi phí phải nắm bắt những thông tin đó kịp thời để nhà quản trị đưa ra các giải pháp điều chỉnh hợp lý tại các thời điểm khác nhau. Như vậy, kế toán quản trị chi phí mang nặng tính bản chất của kế toán quản trị nhiều hơn là kế toán chi phí thuần túy, có thể rút ra bản chất của kế toán quản trị chi phí như sau: - Kế toán quản trị chi phí thu thập và cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập dự toán, làm căn cứ trong việc lựa chọn các quyết định ngắn hạn và dài hạn hay các quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh hợp lý. - Kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế trong DN và ngoài DN có liên quan. Những thông tin có ý nghĩa với bộ phận, điều hành, quản lý DN. - Kế toán quản trị chi phí quan tâm đến các chi phí thực tế phát sinh theo loại chi phí, tổng mức chi phí và chi tiết theo từng mặt hàng. Trường- Khi có sự biến Đại động chi phí, học trách nhiệm Kinhgiải thích về những tế thay đổiHuế bất lợi thuộc bộ phận nào kế toán quản trị chi phí phải theo dõi và báo cáo rõ ràng phục vụ cho quá trình kiểm soát, điều chỉnh của nhà quản lý. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị chi phí với chức năng quản trị Trên cơ sở chức năng của kế toán quản trị, ta có thể thấy chức năng của kế toán quản trị chi phí là tiến hành lập dự toán chi phí để trợ giúp các nhà quản trị DN thực hiện chức năng lập kế hoạch; phản ánh thông tin thực hiện để trợ giúp các nhà quản trị DN thực hiện chức năng tổ chức, thực hiện kế hoạch và xử lý thông tin thực hiện để từ đó các nhà quản trị DN thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Như vậy, kế toán kế toán quản trị đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho quản lý cả trước, trong và sau quá trình kinh doanh. Kế toán quản trị chi phí tiến hành cụ thể hoá các kế hoạch hoạt động của DN thành các dự toán SXKD. Chức năng lập kế hoạch và dự toán của quản lý được thực hiện tốt, có tính hiệu lực, hiệu quả và khả thi cao nếu nó được xây dựng trên cơ sở các thông tin phù hợp. Kế toán quản trị tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá, cung cấp thông tin để nhà quản trị có thể lựa chọn được phương án tối ưu cho việc lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin về chi phí ước tính cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc các đối tượng khác theo yêu cầu của nhà quản lý nhằm giúp họ ra các quyết định quan trọng về đặc điểm của sản phẩm, cơ cấu sản phẩm sản xuất và phân bổ hợp lý các nguồn lực có hạn cho các hoạt động của DN. Bên cạnh cung cấp thông tin về dự toán chi phí cho việc lập kế hoạch và ra quyết định của các nhà quản lý, kế toán quản trị chi phí cũng cung cấp các thông tin để nhà quản lý kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch thông qua các báo cáo đánh giá, đặc biệt là giúp ích cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả của quá trình hoạt động. Phương pháp thực hiện là phân tích các sai biệt trên cơ sở so sánh giữa kết quả thực hiện với số liệu dự toán, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết hoặc các cơ hội cần khai thác. Kế toán quản trị chi phí còn cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản lý nhằm xây dựng các chiến lược cạnh tranh bằng cách thiết lập các báo cáo định kỳ Trườngvà báo cáo đặc biệt. Việc Đại nhận diện họcthông tin thích Kinh hợp sẽ tập trung tếsự chú Huếý của nhà quản trị vào vấn đề chính cần giải quyết, giảm thời gian ra quyết định, đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị trong tình hình cạnh tranh của cơ chế thị trường. Vậy, theo từng chức năng cơ bản của nhà quản lý, kế toán quản trị chi phí cung SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi cấp thông tin hữu ích cụ thể phù hợp với từng chức năng. Tổ chức kế toán quản trị chi phí hợp lý sẽ giúp cho đơn vị có được hệ thống kế toán hoạt động hiệu quả, bảo đảm cung cấp thông tin chi phí hữu ích và đầy đủ nhất. Với những thông tin đó, các nhà quản trị có thể nhìn nhận được vấn đề đang xảy ra, những khả năng tiềm tàng, những cơ hội sẵn có để có kế hoạch và ra quyết định kinh doanh đúng đắn. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn 1.2.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn Theo từng thời kỳ khác nhau mà khái niệm về kinh doanh khách sạn cũng khác nhau, trước đây người ta thường sử dụng 2 khái niệm về kinh doanh khách sạn như sau: - Theo nghĩa hẹp: Kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo cho việc phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách. - Theo nghĩa rộng: Kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách. Ngày nay nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn ngày càng được mở rộng và phong phú đa dạng về thể loại. Trên phương diện chung nhất có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn theo định nghĩa của TS. Nguyễn Văn Mạnh và Ths. Hoàng Thị Lan Hương ở trang 15,16 trong “Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn” (2008) như sau: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. 1.2.2. Nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn Ngày nay, kinh doanh khách sạn không đơn thuần là kinh doanh dịch vụ lưu trú mà có một dịch vụ không thể thiếu và gần như mang tính bắt buộc đó là dịch vụ ăn uống. Ngoài hai hoạt động chính đó còn nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhiều nhu cầu hơn và ở mức cao hơn của khách du lịch. Nhu cầu tổ chức các cuộc hội họp, nhu Trườngcầu tăng cường các mối Đại quan hệ, vui học chơi, giải trí, Kinh ngày càng tăng tế nhanh. Huế Theo đó, kinh doanh khách sạn được bổ sung thêm các dịch vụ giải trí, thể thao, y tế, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giặt là, massage, số lượng của các dịch vụ tăng lên cùng với thứ hạng và quy mô của mỗi khách sạn. Các dịch vụ bổ sung ngày càng nhiều về SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi số lượng, đa dạng về hình thức và thường phù hợp với vị trí, thứ hạng, loại kiểu, quy mô và thị trường khách hàng mục tiêu của cơ sở kinh doanh. Nhằm phục vụ tốt hơn cho du khách, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn còn tổ chức các tuyến du lịch, các dịch vụ vận chuyển đưa khách đi tham quan cũng như đón khách ở sân bay, nhà ga về khách sạn từ đó tạo ra một gói sản phẩm hoàn chỉnh. 1.2.3 Đặc điểm riêng của hoạt động kinh doanh khách sạn và những ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị  Đòi hỏi lượng vốn lớn Các DN kinh doanh khách sạn chính là kinh doanh dịch vụ lưu trú, vì vậy khách sạn phải có một địa điểm đủ rộng và đòi hỏi vốn đầu tư phải lớn để xây dựng cơ sở lưu trú. Đồng thời do yêu cầu về chất lượng sản phẩm của khách sạn phải cao nên đòi hỏi cơ sở vật chất của khách sạn cũng phải có chất lượng cao, do đó đẩy chi phí đầu tư các trang thiết bị khách sạn lên cao. Bên cạnh đó còn phải thường xuyên bảo dưỡng và mua mới các trang thiết bị nhằm đảm bảo tiêu chuẩn đặt ra. Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc trong việc lựa chọn nguồn vốn cần huy động và việc có được số liệu về tổng vốn cần đầu tư cũng như tình hình sử dụng, khấu hao trang thiết bị để có kế hoạch mua sắm kịp thời là hết sức quan trọng.  Đòi hỏi lượng lao động trực tiếp tương đối lớn Sản phẩm khách sạn mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này được thực hiện bởi các nhân viên phục vụ trong khách sạn mà không thể thay thế bởi một loại máy móc nào. Chính vì vậy mà đây là ngành đòi hỏi tính chuyên môn hoá cao và số lượng lao động phải lớn. Với một lực lượng lao động trực tiếp lớn như vậy thì chi phí nhân công chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí của khách sạn, và việc kiểm soát chúng là rất cần thiết. Nhà quản trị luôn phải đối mặt với việc cắt giảm chi phí nhân công để tối đa hoá lợi nhuận mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của khách sạn.  Mang tính thời vụ Yếu tố tự nhiên có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. TrườngNhững biến động lặp đi Đạilặp lại của thời học tiết, khí hậu trongKinh năm luôn làm tế cho giá Huế trị và sức hấp dẫn của tài nguyên thay đổi theo những quy luật nhất định từ đó gây ra biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du lịch. Chính vì lượng cầu du lịch thay đổi theo mùa làm cho hoạt động kinh doanh khách sạn cũng thay đổi theo mùa và nó cũng gây SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi những tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Vấn đề đặt ra là các khách sạn cần nghiên cứu kĩ các quy luật và sự tác động của chúng đến khách sạn. Từ đó, chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để khắc phục những tác động bất lợi và phát huy những tác động có lợi của chúng nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao. Cụ thể, nhà quản trị phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp cho từng mùa, từ đó yêu cầu phải có số liệu kế hoạch để có thể có kế hoạch phục vụ cũng như kiểm tra việc thực hiện so với kế hoạch. Đó là cơ sở để đưa ra những điều chỉnh hợp lý trong việc bố trí nhân lực và vật lực nhằm tiết kiệm tối đa chi phí mà chất lượng dịch vụ cũng đảm bảo.  Tính đa dạng về sản phẩm Cùng với sự phát triển của xã hội thì hoạt động kinh doanh khách sạn cũng ngày càng phát triển và sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú. Hai dịch vụ chính của kinh doanh khách sạn đó là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống. Và tuỳ vào từng hạng khách sạn mà có các dịch vụ tăng thêm như: quầy bar, bể bơi, karaoke, sàn nhảy, phòng hội nghị, dịch vụ massage, sauna, dịch vụ cưới hỏi, dịch vụ lữ hành, vận chuyển, Các dịch vụ này bổ sung và hỗ trợ cho nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Và với một gói sản phẩm hoàn chỉnh sẽ giúp cho các khách sạn phục vụ khách hàng của mình tốt hơn và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với khách sạn hơn. Các sản phẩm, dịch vụ là rất đa dạng, chính vì vậy đòi hỏi nhà quản trị phải lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đối tượng khách của khách sạn cũng như kiểm soát doanh thu, chi phí của từng sản phẩm, dịch vụ để có một cơ cấu sản phẩm hợp lý, mang lại lợi nhuận cao. 1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị TrườngTheo quan điểm Đại của TS. Nguyễn học Hoản v à KinhTS. Hoàng Đình Dtếương trongHuế giáo trình “Giáo trình kế toán quản trị”, trong thực tiễn DN thường tổ chức kế toán quản trị theo một trong ba mô hình sau: - Mô hình hết hợp: Theo mô hình này kế toán trong doanh nghiệp đồng thời đảm nhiệm hai nhiệm vụ của kế toán tài chính và kế toán quản trị. Công việc bao gồm SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể phục vụ cho cả đối tượng bên ngoài lẫn bên trong DN. Mô hình này thường được vận dụng ở các DN vừa và nhỏ, có ưu điểm là kết hợp chặt chẽ thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị, tiết kiệm chi phí, thu nhận thông tin nhanh. Song có hạn chế là chưa chuyên môn hoá hai loại kế toán theo công nghệ hiện đại. - Mô hình tách biệt: Theo mô hình này các nhân viên kế toán quản trị sẽ độc lập với nhân viên kế toán tài chính với vai trò, chức năng và nhiệm vụ tách biệt nhau. Mô hình này thường được áp dụng trong các DN có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh với tần suất nhiều, kinh doanh đa ngành nghề. Có ưu điểm là tách biệt thông tin kế toán tài chính độc lập với kế toán quản trị, phân tích số liệu và cung cấp thông tin nhanh chóng hơn. Song có hạn chế là chưa tận dụng được những đặc điểm chung của hai bộ phận và tốn kém chi phí. - Mô hình hỗn hợp: Là mô hình kết hợp giữa hai mô hình nói trên. Đối với các phần hành có tính tương đồng giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị thì sẽ được áp dụng theo mô hình kết hợp, còn đối với các phần hành có sự khác biệt căn bản và có ý nghĩa cung cấp thông tin đặc biệt quan trọng đối với DN thì sẽ được tổ chức theo mô hình tách rời. Mô hình này có ưu điểm là linh hoạt, tận dụng được những điểm tương đồng giữa hai loại hình kế toán, cung cấp thông tin nhanh chóng và đầy đủ. Song có hạn chế là tốn kém chi phí, cần có sự đầu tư cao về tài chính cũng như chất xám để tổ chức được một mô hình linh hoạt và hoạt động hiệu quả. 1.3.2. Nội dung công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 1.3.2.1. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Trong các DN kinh doanh khách sạn thường phân loại chi phí theo các cách sau: a. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp (Phân loại theo phương pháp phân phối chi phí cho các đối tượng chịu chi phí) - Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng sản phẩm, dịch vụ chịu chi phí. Do đó chi phí trực tiếp được các nhà quản lý bộ phận liên Trườngquan chú ý để kiểm soát. Đại Ví dụ như chihọc phí hàng đặtKinh phòng dịch vụ phtếòng khách Huế sạn. - Chi phí gián tiếp: là một chi phí không thể xác định cho một bộ phận cụ thể và vì thế không thể tính cho bất kỳ bộ phận nào. Ví dụ, chi phí bảo trì toà nhà rất khó để tính cho các bộ phận khác nhau như bộ phận buồng phòng, bộ phận nhà hàng, bộ phận SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi bếp, Ngay cả khi có thể tính cho bộ phận này thì nó vẫn phải được ghi nhận là chi phí gián tiếp và không thể được coi là trách nhiệm của các nhà quản lý của các bộ phận đó. b. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán của DN bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ các chi phí nguyên liệu, vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất mà cấu tạo thành thực thể của sản phẩm. Hay nói một cách khác chi phí nguyên vật liệu là giá trị các loại nguyên vật liệu tạo thành thực thể của sản phẩm, chi phí này có thể tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là các chi phí phải trả cho lao động trực tiếp (là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao động của họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm, sức lao động của họ hao phí trực tiếp cho sản phẩm được sản xuất). Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào từng loại sản phẩm được sản xuất ra, nó có thể được xác định rõ ràng và cụ thể cho từng loại sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: Các chi phí sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, được phân loại là chi phí sản xuất chung; chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí lao động gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí tiện ích như điện, nước, và các chi phí sản xuất khác. Đặc điểm của chi phí sản xuất chung là không thể tính trực tiếp vào sản phẩm, chúng sẽ được tính vào chi phí sản phẩm thông qua việc phân bổ chi phí. Chi phí sản xuất chung còn được gọi tên là chi phí chung của phân xưởng hoặc chi phí sản xuất gián tiếp. - Chi phí bán hàng: là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện và đẩy mạnh quá trình lưu thông, phân phối hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Chi phí Trườngbán hàng bao gồm các Đạikhoản chi phí học như chi phí quKinhảng cáo, khuy ếntế mãi, chiHuế phí tiền lương cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố dịnh, chi phí vật liệu, bao bì dùng cho việc bán hàng, hoa hồng bán hàng. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tổ chức, quản lý hành chính và các chi phí liên quan đến các hoạt động văn phòng làm việc của DN mà không thể xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng. Chi phí quản lý bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định (văn phòng và thiết bị làm việc trong văn phòng), chi phí văn phòng phẩm, các chi phí dịch vụ mua ngoài, Tất cả mọi tổ chức (tổ chức kinh doanh hay không kinh doanh) đều có chi phí quản lý. - Chi phí khác: Ngoài những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của DN , trong chi phí của doanh nghiệp còn tồn tại những chi phí khác. Về cơ bản, chi phí khác thường bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thường. Tuy nhiên chi phí này thường chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong một DN có quy mô nhỏ, chi phí này có thể bằng không. c. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí - Chi phí biến đổi (Biến phí): là chi phí thay đổi trên tổng số theo sự thay đổi của mức độ hoạt động của tổ chức như doanh thu, số lượng khách, số lượng phòng, . Tuy nhiên, chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩm là không thay đổi khi mức hoạt động thay đổi. Trong DN, biến phí tồn tại khá phổ biến như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng Những chi phí này khi mức độ hoạt động của đơn vị gia tăng thì chứng cũng gia tăng tỷ lệ thuận và ngược lại Chẳng hạn, chi phí bán hàng thực phẩm và đồ uống: càng nhiều thực phẩm và thức uống được bán thì càng nhiều chi phí phí phát sinh và nếu doanh thu bán là không thì không có chi phí thực phẩm và đồ uống phát sinh. - Chi phí cố định (Định phí): là những khoản mục chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động của đơn vị ví dụ như lương quản lý, chi phí bảo hiểm cháy nổ, trả tiền thuê theo diện tích, chi phí cam kết của một chiến dịch quảng cáo. Trong dài hạn định phí có thể thay đổi nhưng trong ngắn hạn chúng thường không thay đổi, nếu định phí thay đổi trong ngắn hạn thì sự thay đổi này thường chỉ là kết quả của một quyết Trườngđịnh đặc biệt của ban quảnĐại trị cấp ca o.học Kinh tế Huế - Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định. Ở một mức độ hoạt đông nào đó chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí, ở một mức độ hoạt động khác chúng có thể thể hiện đặc điểm SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi của biến phí. Vì vậy, để quản lý chi phí hỗn hợp, phải kết hợp hai phạm vi ứng xử tương ứng. Để xác định các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp theo từng phạm vi hoạt động, có thể dùng các mô hình toán học để kiểm định, phân tích và đánh giá. Có các phương pháp thường dùng như sau: phương pháp điểm cao - điểm thấp (Phương pháp cực đại – cực tiểu), phương pháp tài khoản, phương pháp đồ thị phân tán, phương pháp hồi quy. d. Phân loại chi phí thích hợp và chi phí không thích hợp - Chi phí thích hợp: là chi phí chỉ xảy ra trong tương lai và khác nhau giữa các phương án, chi phí này có ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị. Ví dụ, một nhà hàng đang xem xét thay sổ sách bán hàng ghi bằng tay bằng việc ghi sổ trên một máy điện tử; chi phí thích hợp sẽ là chi phí của máy điện tử, chi phí để huấn luyện nhân viên sử dụng máy mới và bất kỳ sự thay đổi nào về chi phí bảo trì và chi phí vật liệu của máy mới. - Chi phí không thích hợp: là những chi phí không khác nhau giữa các phương án, do đó không ảnh hưởng đển quyết định của nhà quản trị. Với ví dụ trang bị máy điện tử mới như trên thì nếu không cần thiết phải tăng thêm lao động so với hiện tại để sử dụng máy đó thì chi phí lao động của nhà hàng không phải là chi phí liên quan, nó không có sự khác biệt giữa 2 phương án nên không ảnh hưởng đến quyết định có nên trang bị máy mới hay không. 1.3.2.2. Xác định chi phí chuẩn và lập dự toán chi phí a. Xác định chi phí chuẩn (Định mức chi phí) Chi phí định mức là chi phí dự tính cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Đây là thước đo trong hệ thống dự toán của DN, là cơ sở cho việc lập dự toán chi phí của DN và cũng giúp cho quá trình thực hiện kế toán trách nhiệm vì chi phí định mức là một trong các thước đo để đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm, nhất là trung tâm chi phí. Để xây dựng định mức chi phí thì kế toán quản trị cần xây dựng riêng định mức Trườngvề lượng và định mức vềĐại giá. Và định mứchọc chi phí sẽ đKinhược tính như sau: tế Huế Định mức chi phí = Định mức về lượng x Định mức về giá SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Định mức về lượng: - Đối với CP NVL trực tiếp: Định mức về lượng vật liệu bao gồm lượng vật liệu trực tiếp để sản xuất cho một sản phẩm dịch vụ trong điều kiện lý tưởng cộng với lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng. - Đối với CP NC trực tiếp: Định mức về lượng bao gồm lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm dịch vụ, thời gian nghỉ ngơi, thời gian dành cho nhu cầu cá nhân và thời gian lau chùi máy, ngừng việc. Định mức về giá: - Đối với CP NVL trực tiếp: Định mức về giá vật liệu bao gồm giá mua vật liệu cộng với chi phí thu mua. - Đối với CP NC trực tiếp: Định mức về giá giờ công bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Đối với định mức biến phí SXC: tùy thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ biến phí SXC. + Nếu biến phí sản xuất chung được phân bổ dựa trên thời gian thì định mức biến phí SXC được xây dựng gồm tỷ lệ biến phí SXC và thời gian. + Nếu biến phí SXC được xác định trên cơ sở từng nội dung chi phí thì cũng tương tự như xây dựng định mức CP NVL trực tiếp, CP NC trực tiếp. Từ đó, ta có các công thức cụ thể xác định định mức CP NVL trực tiếp, CP NC trực tiếp và CP SXC như sau: Định mức CP NVL Định mức lượng NVL Định mức giá = x cho 1 ĐVSP cho 1 ĐVSP NVL Định mức chi CP Định mức thời gian Định mức giá NC trực tiếp để SX = cần thiết để SX 1 x một đơn vị thời Trường1 ĐVSP Đại họcĐVSP Kinh tếgian Huế Định mức CP SXC để SX 1 Định mức biến phí Định mức định = + ĐVSP SXC phí SXC Tuy nhiên trong điều kiện môi trường được gọi là “biến động không ngừng” như hiện nay, việc điều chỉnh định mức sẽ diễn ra liên tục. Thực tế này dẫn đến sự SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi xem xét lại thường xuyên định mức chi phí đặc biệt là về định mức giá. b. Lập dự toán chi phí Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức (Horgren et al, 1999). Nó là một kế hoạch chi tiết nêu ra những khoản thu chi của DN trong một thời kỳ nào đó. Nó phản ánh kế hoạch cho tương lai, được biểu hiện dưới dạng số lượng và giá trị (Hilton, 1991). Mục đích lập dự toán chi phí là cung cấp thông tin về toàn bộ kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của DN, làm căn cứ xác định mục tiêu và đánh giá việc thực hiện. Quy trình lập dự toán chi phí dựa trên các số liệu, thông tin trong quá khứ kết hợp với thông tin hiện hành, thông thường các DN xây dựng dự toán dựa trên định mức chi phí. Với ý nghĩa của công tác lập dự toán, kế toán tiến hành lập dự toán chi phí cho từng hoạt động nhằm cung cấp thông tin cho chức năng hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm soát chi phí. Đối với các đơn vị kinh doanh khách sạn dự toán chi phí thường được xác định theo các cách khác nhau theo từng loại hoạt động kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên để phục vụ cho đề tài này tôi xin trình bày phần nội dung lập dự toán chi phí cho 2 dịch vụ chính của khách sạn là: dịch vụ khách sạn (dịch vụ lưu trú) và dịch vụ ăn uống. - Đối với dịch vụ khách sạn (dịch vụ lưu trú): Căn cứ vào mức độ tiện nghi và các dịch vụ cung cấp cho từng phòng để lập dự toán chi phí cho số phòng có khả năng tiêu thụ. Thông thường các chi phí được xác định dựa trên định mức chi phí được xây dựng cho một phòng chuẩn một ngày đêm, số lượng buồng dự kiến tiêu thụ và số lượng khách lưu trú. Dự toán chi phí trong hoạt động này được tính theo lượt ngày/khách, theo từng đoàn hay theo tháng. - Đối với dịch vụ ăn uống (nhà hàng): Dự toán được lập căn cứ vào số lượng suất ăn dự kiến tiêu thụ và chi phí để sản xuất một suất ăn chuẩn. Suất ăn chuẩn có thể được tính theo suất ăn/khách, suất ăn/bàn và đơn đặt hàng Định mức chi phí do chuyên gia xác định căn cứ vào kết cấu thực đơn của nhà hàng gồm định mức lượng Trườngvà định mức giá. Đại học Kinh tế Huế  Các loại dự toán chi phí - Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Là dự kiến số lượng và giá trị NVL trực tiếp cần thiết sử dụng trong kỳ. Căn cứ SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi lập dự toán là sản lượng NVL dự kiến, định mức NVL tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm, đơn giá NVL. Ta có: Lượng Lượng NVL Lượng Lượng NVL trực tiếp NVL trực trực tiếp cần = NVL cần + tồn cuối kỳ - tiếp tồn đầu mua cho HĐKD dự kiến kỳ dự kiến Từ đó: Dự toán chi Lượng NVL phí mua NVL Đơn giá NVL trực tiếp = trực tiếp cần x trực tiếp dự dự kiến mua kiến - Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Dự toán CP NC trực tiếp phản ảnh toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản trích theo lương, của công nhân trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm dịch vụ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong các quyết định sử dụng lao động, đảm bảo môi trường làm việc văn minh, khuyến khích tăng năng suất lao động. Dự toán này có tác dụng giúp DN chủ động trong việc sử dụng, tuyển dụng, đào tạo lao động một cách hợp lý, không quá dư thừa và thiếu, góp phần làm giảm chi phí, đồng thời xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa người lao động và DN. Dự toán CP Lượng SP DV Định mức Đơn giá = x x NC trực tiếp cung ứng nhân công lao động - Dự toán chi phí sản xuất chung Dự toán Dự toán CP Dự toán CP = + CP SXC SXC cố định SXC biến đổi Trường+ Dự toán CP SXC Đạibiến đổi: học Kinh tế Huế Dự toán Đơn giá SXC Thời gian lao động CP SXC = x biến đổi trực tiếp Biến đổi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.3.2.3. Xác định chi phí cho từng đối tượng chi phí và tính giá thành Các dịch vụ trong khách sạn bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống (nhà hàng), dịch vụ vận chuyển du lịch, dịch vụ lữ hành, Tuy nhiên để phục vụ cho đề tài này tôi xin trình bày công tác xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí và tính giá thành cho 2 dịch vụ chính của khách sạn là: dịch vụ khách sạn (dịch vụ lưu trú) và dịch vụ ăn uống. a. Đối với dịch vụ khách sạn  Kết cấu chi phí trong giá thành dịch vụ khách sạn Giá thành dịch vụ khách sạn gồm có 3 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CP NVL trực tiếp bao gồm giá trị NVLsử dụng trực tiếp để thực hiện dịch vụ như trà, cà phê, xà phòng, bàn chải đánh răng, - Chi phí nhân công trực tiếp: CP NC trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho nhân viên phục vụ phòng, massage, karaoke, quầy bar, và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN , KPCĐ. - Chi phí sản xuất chung: CP SXC bao gồm chi phí vật dụng (bàn, ghế, khăn, drap, ), điện, nước, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa, tiền lương phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên điều hành bộ phận phục vụ  Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành - Đối tượng tập hợp chi phí là từng loại dịch vụ, như dịch vụ phòng, bar, karaoke, massage, - Đối tượng tính giá thành: thường là sản phẩm của từng loại dịch vụ với đơn vị tính giá thành là phòng/ngày hay 1 giờ dịch vụ - Kỳ tính giá thành thường là tháng, quý, năm.  Phương pháp tính giá thành - Đối với dịch vụ phòng Dịch vụ phòng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn và toàn bộ chi Trườngphí tập hợp được trong Đại kỳ sẽ liên quanhọc đến nhiều Kinh hạng phòng khác tế nhau nhHuếư phòng Deluxe, phòng Suite, hoặc liên quan đến nhiều loại phòng như phòng đơn, phòng đôi. Thông thường kế toán sẽ tính giá thành cho từng lượt phòng/ngày theo phương pháp hệ số. Theo phương pháp này thì cần căn cứ vào các định mức tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của từng loại phòng để xác định hệ số tính giá thành cho từng loại phòng. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Dựa vào các hệ số này để quy đổi các loại phòng khác nhau về loại phòng tiêu chuẩn đã chọn như sau: n ∑SLc= (SLi x Hi) i=1 Trong đó: ∑SLc: Tổng số lượt phòng/ngày được quy đổi theo loại phòng chuẩn SLi: Số lượng phòng/ngày thực tế của loại phòng i Hi: Hệ số quy đổi của loại phòng i (Quy đổi theo giá bán hoặc diện tích, tuỳ vào các định mức tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của từng loại phòng) Do đặc thù của kinh doanh khách sạn, trường hợp đến cuối tháng, nếu khách hàng chưa làm thủ tục trả phòng thì các khoản chi phí phục vụ phát sinh trong kỳ được xem là chi phí dở dang cuối kỳ. Chi phí dở dang cuối kỳ của dịch vụ khách sạn thường tính theo giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch.  Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế các kỳ trước và định mức, và các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.  Giá thành định mức: cũng được xác định trước khi bước vào kinh doanh song nó lại được xác định trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi cả kỳ kế hoạch. Tiếp theo, người ta sẽ tính giá thành của từng loại phòng theo công thức n Dđ+Cps-Dc Zi = x SLi x Hi SLc i=1 Trong đó: ∑Zi: Tổng giá thành thực tế của loại phòng i Cps: Chi phí phát sinh trong kỳ TrườngDđ: Chi phí dở dang Đại đầu kỳ học Kinh tế Huế Dc: Chi phí dở dang cuối kỳ SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Giá thành đơn vị của từng loại phòng: n i=1 Zi Zđv= SLi ∑ - Đối với các dịch vụ khác: dịch vụ quầy bar, massage, karaoke, có đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng kế toán chi phí nên kế toán thường sử dụng phương pháp trực tiếp (giản đơn) để tính giá thành cho các dịch vụ này. Do các dịch vụ này không có sản phẩm dở dang nên tổng giá thành thực tế của từng loại hình dịch vụ chính là tổng chi phí phát sinh đã tập hợp trong kỳ tương ứng với loại dịch vụ đó. Khi đó: Tổng giá thành Giá thành đơn vị DV hoàn thành = Khối lượng (Số ca, giờ, ) Trong đó: Chi phí SX phát sinh Tổng giá Chi phí Chi phí trong kỳ thành = dở dang + - dở dang ( CPNVLTT+ SP DV đầu kỳ cuối kỳ CPNCTT+ CPSXC)  Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ khách sạn: Để tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ khách sạn, kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, và nó được mở chi tiết cho từng loại dịch vụ: dịch vụ phòng, bar, karaoke, massage, Ta có thể theo dõi theo sơ đồ dưới đây: TK 152 TK 621 TK 154 TK 632 (1) (4) (5) TK 334, 338 TK 622 Trường(2) Đại học Kinh tế Huế TK 111, 334, 152, 214, TK 627 (3) Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm dịch vụ khách sạn SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Chú thích sơ đồ: (1) Tập hợp CP NVL trực tiếp (2) Tập hợp CP NC trực tiếp (3) Tập hợp CP SXC (4) Tổng hợp CP NVL trực tiếp, CP NC trực tiếp, CP SXC để tính giá thành dịch vụ khách sạn (5) Kết chuyển giá vốn dịch vụ đã cung cấp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ b. Đối với dịch vụ ăn uống (nhà hàng)  Kết cấu chi phí trong giá thành dịch vụ ăn uống Giá thành dịch vụ ăn uống cũng gồm có 3 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CP NVL trực tiếp bao gồm giá trị NVL sử dụng trực tiếp để chế biến thức ăn như lương thực, thực phẩm, - Chi phí nhân công trực tiếp: CP NC trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho nhân viên trực tiếp chế biến, nhân viên phục vụ và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN , KPCĐ. - Chi phí sản xuất chung: CP SXC bao gồm chi phí than, gas, vật dụng làm bếp, điện nước, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa, tiền lương phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên điều hành bộ phận nhà hàng  Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành - Quá trình chế biến tạo ra nhiều loại thức ăn , thức uống, số lượng nhiều ít khác nhau nên việc tập hợp, phân bổ chi phí cho từng loại rất phức tạp. Do đó đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành thường là toàn bộ sản phẩm chế biến trong một kỳ kinh doanh. - Kỳ tính giá thành thường là tháng, quý, năm  Phương pháp tính giá thành - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường không đáng kể nên thường không xác định. Trường- Tính giá thành Đạithường sử dụng học phương phápKinh giản đơn (trực tếtiếp) nh Huếư phương pháp tính giá thành đã trình bày của các dịch vụ khác trong dịch vụ khách sạn. Như vậy: SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Tổng giá thành Giá thành đơn vị DV hoàn thành = Khối lượng (Số ca, suất, )  Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ ăn uống Ta có thể hình dung qua sơ đồ kế toán dưới đây: TK 611 TK 621 TK 631 TK 632 (1) (4) (5) TK 334, 338 TK 622 (2) TK 111, 153, 214, TK 627 (3) Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống Chú thích sơ đồ: (1) Tập hợp CP NVL trực tiếp (2) Tập hợp CP NC trực tiếp (3) Tập hợp CP SXC (4) Tổng hợp CP NVL trực tiếp, CP NC trực tiếp, CP SXC để tính giá thành DV ăn uống (5) Kết chuyển giá vốn dịch vụ đã cung cấp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ 1.3.2.4. Phân tích biến động để kiểm soát chi phí Biến động chi phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và định mức chi phí được tính tại mức hoạt động thực tế. Phân tích biến động chi phí là quá trình xác định biến động chi phí, xác định nguyên nhân dẫn đến các biến động và đề xuất biện pháp thích hợp để điều chỉnh. Mục đích của phân tích biến động là để kiểm soát các chi Trườngphí tương lai. Đại học Kinh tế Huế Biến động chi phí được tách thành hai phần là biến động về giá và biến động về lượng nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí. Ta có thể theo dõi tổng quan về phân tích biến động chi phí qua các sơ đồ dưới đây: SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Tổng biến động chi phí Biến động giá Biến động lượng Sự khác biệt giữa mức giá thực Sự khác biệt giữa lượng thực tế tế và mức giá định mức và lượng định mức Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổng quan về phân tích biến động chi phí Lượng thực tế Lượng thực tế Lượng định mức x x x Giá thực tế Giá định mức Giá định mức Biến động giá Biến động lượng Lượng thực tế (Giá thực tế - Giá Giá định mức (Lượng thực tế - lượng định mức) định mức) Sơ đồ 1.5: Mô hình tổng quát để tính biến động chi phí Kết quả có được về sự biến động được đánh giá như sau: - Nếu biến động dương nghĩa là thực tế > định mức: đó là một biến động bất lợi Trườngvì chi phí thực tế cao hĐạiơn so với chi họcphí định mức. Kinh Tuy nhiên để đi tếđến kết Huếluận cuối cùng thì phải phân tích nguyên nhân, xác định biến động tăng là do nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Nếu biến động âm nghĩa là thực tế < định mức: đây là một biến động có lợi nếu chất lượng của sản phẩm vẫn được đảm bảo hoặc tăng lên. - Nếu biến động bằng 0 nghĩa là thực tế = định mức: thể hiện việc doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đúng định mức. Các nhà quản lý không có nhiều thời gian để kiểm tra và xác định nguyên nhân của tất cả các biến động. Phương pháp quản lý theo ngoại lệ sẽ giúp nhà quản lý tập trung thời gian và nỗ lực vào việc kiểm soát các biến động có ý nghĩa, khi nào là một biến động cần kiểm soát, khi nào thì có thể bỏ qua? Ta có thể dựa vào các yếu tố sau: - Độ lớn của biến động: Nhà quản lý thường quan tâm đến những biến động có giá trị lớn cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Số tương đối của biến động cũng cấp thông tin tốt hơn cho nhà quản lý trong việc kiểm soát. - Tần suất xuất hiện của biến động: Những biến động lặp đi lặp lại liên tục cần được kiểm soát chặt chẽ hơn những biến động thỉnh thoảng mới phát sinh. - Xu hướng của biến động: Những biến động có xu hướng tăng dần theo thời gian là những biến động cần xác định nguyên nhân và kiểm soát. - Khả năng kiểm soát được biến động: Các biến động mà những người bên trong tổ chức có khả năng kiểm soát được thì cần tiến hành kiểm soát hơn những biến động mà tổ chức không có khả năng kiểm soát. Ví dụ, khi mức giá nguyên vật liệu tăng do sự biến động giá của thị trường thì nó nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà quản lý. - Các biến động thuận lợi: Những biến động thuận lợi cũng cần được xem xét để phát huy và cải tiến. - Lợi ích và chi phí của việc kiểm soát: Quyết định nên kiểm soát một biến động hay không cần phải xem xét đánh đổi giữa lợi ích và chi phí để thực hiện việc kiểm soát. Như vậy: Các biến động chi phí sẽ được xác định và phân tích nguyên nhân biến động Trườngbằng phương pháp qu ảnĐại lý ngoại lệ, tứchọc là chỉ tập trungKinh xác định nguy tếên nhân Huế các biến động có ý nghĩa. Các nhà quản lý xác định mức ý nghĩa của các biến động dựa vào kinh nghiệm của mình và sự phán đoán chủ quan. Biến động có giá trị lớn (về cả số tương đối và tương đối), biến động lặp đi lặp lại thường xuyên, biến động có xu hướng SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi tăng dần, và biến động mà tổ chức có khả năng kiểm soát là những biến động cần phân tích xác định nguyên nhân để kiểm soát. Các biến động chi phí khác nhau trong một tổ chức do nhiều người quản lý khác nhau chịu trách nhiệm xác định nguyên nhân biến động và kiểm soát. Việc kiểm soát biến động có thể thực hiện được bằng nỗ lực và sự phối hợp của các nhà quản lý trong tổ chức. Việc xác định nhà quản lý nào ở vào vị trí tốt nhất để kiểm soát một loại biến động chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát biến động chi phí. 1.3.2.5. Báo cáo chi phí theo từng trung tâm trách nhiệm Theo TS. Nguyễn Hoản, TS. Hoàng Đình Dương trong sách “Giáo trình kế toán quản trị”, Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận (đơn vị) trong tổ chức hoạt động mà nhà quản trị của bộ phận (đơn vị) phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận mình đối với nhà quản trị cấp cao. Thường có bốn loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí (chịu trách nhiệm về chi phí của bộ phận), trung tâm doanh thu (chịu trách nhiệm về doanh thu của bộ phận), trung tâm lợi nhuận (chịu trách nhiệm về lợi nhuận của bộ phận), trung tâm đầu tư (chịu trách nhiệm về lợi nhuận và vốn đầu tư của bộ phận). Tuy nhiên để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, sau đây tôi chỉ trình bày về trung tâm chi phí và báo cáo kết quả (báo cáo chi phí) của trung tâm chi phí. Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát với chi phí phát sinh ở trung tâm, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn. Được xếp vào loại trung tâm chi phí là các phân xưởng sản xuất, phòng ban chức năng. Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí. Báo cáo kết quả của trung tâm chi phí phản ánh những kết quả tài chính chủ yếu của trung tâm trong tổ chức dựa trên thẩm quyền ra quyết định và trách nhiệm của nhà quản lý về chi phí của trung tâm chi phí. Báo cáo kết quả của trung tâm chi phí được thiết lập định kỳ để trợ giúp cho Trườnghoạt động quản lý, trong Đại đó trình bày học các kết quả Kinhdự toán, các kết quảtế thực Huếtế và biến động của các chỉ tiêu chi phí. Báo cáo kết quả của trung tâm chi phí là báo cáo tình hình thực hiện chi phí. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.3.2.6. Phân tích thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn a. Phân tích thông tin thích hợp để ra các quyết định kinh doanh Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định phải đạt hai yêu cầu sau: - Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn. - Thông tin đó phải liên quan đến tương lai. Những thông tin không đạt một trong hai yêu cầu trên hoặc không đạt cả hai yêu cầu trên được gọi là những thông tin không thích hợp cho quá trình ra quyết định (ví dụ: các chi phí chìm, các chi phí và thu nhập không chênh lệch giữa các phương án, ) Ta có trình tự phân tích thông tin thích hợp như sau: Để lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định, kế toán quản trị cần thực hiện 4 bước sau: Bước 1: Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu nhập và chi phí có liên quan với các phương án được xem xét. Bước 2: Loại bỏ khoản chi phí chìm. Chi phí chìm là những khoản chi phí đã chi ra trong quá khứ, nó có mặt ở tất cả các phương án đang được xem xét. Do đó cần thiết phải loại bỏ. Bước 3: Loại bỏ các khoản thu nhập và chi phí giống nhau ở các phương án đang xem xét. Đây là những thông tin thừa, không thích hợp cho quá trình phân tích. Bước 4: Những thông tin còn lại sau khi thực hiện bước 2 và bước 3 là những thông tin thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu. Có thể những thông tin thích hợp trong việc quyết định tình huống này không nhất thiết sẽ thích hợp trong tình huống khác. Vì có những quan điểm, những mục đích nghiên cứu khác nhau cần có những thông tin khác nhau. b. Phân tích thông tin cho một số quyết định ngắn hạn Trong ngành kinh doanh khách sạn, việc phân tích thông tin phục vụ cho các quyết định ngắn hạn như: + Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận Trường+ Quyết định duy Đại trì hay đóng học cửa trong m ùaKinh thấp điểm (mùa vtếắng khách) Huế + Quyết định nên làm hay nên mua sản phẩm phục vụ cho dịch vụ của khách sạn. + Quyết định có bán dịch vụ phòng dưới mức chi phí SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Tóm tắt nội dung chương 1 Ngày nay, khi hệ thống thông tin kế toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nội bộ quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị mà đặc biệt là kế toán quản trị chi phí đã dần trở thành một công tác không thể thiếu trong các doanh nghiệp và là một bộ môn không thể tách rời của ngành kế toán. Kế toán quản trị chi phí là bộ phận của hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về chi phí để mỗi đơn vị thực hiện chức năng quản trị yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý. Trong chương này, tôi đã phân tích cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, bao gồm khái niệm, bản chất, vai trò, chức năng của kế toán quản trị cũng như tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Ngoài ra chương này còn nêu ra khái niệm về chi phí cũng như các cách thức phân loại chúng trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng và cụ thể hơn là kế toán quản trị chi phí, cụ thể là kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch (trọng tâm của để tài) cũng được làm rõ về khái niệm, đặc điểm, bản chất, cũng như những nội dung cơ bản của nó, bao gồm: phân loại chi phí, xác định chi phí chuẩn và lập dự toán chi phí, xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí và tính giá thành, phân tích biến động để kiểm soát chi phí, báo cáo chi phí cho từng trung tâm trách nhiệm, thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn. Với nền tảng cơ sở lý luận khá đầy đủ sẽ là những cơ sở để phân tích, đánh giá một cách trung thực, chính xác thực trạng công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin - Huế từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN 2.1. Tổng quan về khách sạn Sài gòn Morin 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển  Giới thiệu chung - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN MORIN - HUẾ - Tên giao dịch quốc tế: SAIGON MORIN HUE CO.,LTD - Mã số thuế: 3300100000 - Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh TT-Huế - Địa chỉ: Số 30 Lê Lợi, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Tỉnh TT-Huế - Điện thoại: (0234) 3823526 - Fax: (84-0234) 3825155 - Đại diện pháp luật: Trần Văn Lâm - Ngày cấp giấy phép: 29/09/1998 - Ngày bắt đầu hoạt động: 01/01/1998 - Email : info@morinhotels.com.vn Trường- Website: www.morinhotel.com.vn Đại học Kinh tế Huế Công ty TNHH Sài Gòn Morin là công ty liên doanh được xây dựng căn cứ vào hợp đồng liên doanh giữa 2 công ty là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH Một thành viên (Saigontouris) và Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang. Hội đồng thành viên của công ty TNHH Sài Gòn Morin bao gồm: Chủ tich Hội SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi đồng thành viên là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang, Phó chủ tịch Hội đồng thành viên là Tổng giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontouris. Ban quản lý khách sạn Sài Gòn Morin gồm Giám đốc khách sạn là người được chọn đại diện từ Tổng công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontouris, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của khách sạn là người được chọn đại diện từ Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang (nhằm đảo bảo tính cân bằng trong tổ chức quản lý).  Ngành nghề kinh doanh - Kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày (Dịch vụ khách sạn) - Kinh doanh dịch vụ nhà hàng và các dịch vụ ăn uống - Điều hành tua du lịch - Vận tải hành khách đường bộ khác (chủ yếu dùng để vận chuyển đưa đón khách đến khách sạn và phục vụ cho tua du lịch của khách sạn).  Quá trình hình thành và phát triển Ra đời từ năm 1901, khách sạn Morin từng là trung tâm hoạt động thương mại, văn hóa và du lịch của Huế thời vua Nguyễn. Cũng cần nói rằng vị trí đặc quyền của khách sạn là nhân tố quan trọng để thành công. Khách sạn tọa lạc ở vị trí trung tâm và nổi bật của Huế, trên “Quan Lộ” bên bờ Sông Hương, ngay trước đầu cầu Trường Tiền và ở gần các tòa nhà công và các trung tâm giải trí của người phương Tây: mặt Tây hướng thẳng đến Tòa Khâm sứ (Résidence Supérieure) và khu vườn. Hội Dân sự, Câu lạc bộ thể thao, Ngân hàng Đông Dương, Ban Công Chính và Công viên thành phố chỉ cách đó vài bước chân. TrườngTòa nhà này tr ởĐại thành "siêu thhọcị" đầu tiên, cóKinh khả năng đáp ứngtế tất cảHuế các yêu cầu của khách hàng. Khách sạn Morin cũng đã từng là một địa điểm văn hóa. Rạp chiếu phim thơ mộng Cinéma Morin đầu tiên của thành phố nằm bên trong tòa nhà chính, ở vị trí của SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi phòng Hội thảo hiện nay. Thư viện ở đây cũng luôn thu hút đông đảo độc giả. Từ ngày 20/12/1946 đến 5/2/1947, khách sạn Morin là một trong những doanh trại được bảo vệ nghiêm ngặt hoặc nơi tập trung các công dân và quân nhân Pháp bị quân cách mạng Việt Nam vây hãm. Sau sự kiện này, khách sạn đã bị phá hủy và bị đốt cháy một phần. Tháng 7/1951, nhà Morin ký kết văn bản bán cơ sở cho một doanh nhân Việt Nam, chấm dứt 44 năm quản lý của gia đình. Từ 1951 đến 1995, tòa nhà đã trải qua nhiều nỗi gian truân và tiếp tục chịu đựng những sự hủy hoại do khí hậu, thiếu sự bảo dưỡng và nhất là do chiến tranh. Năm 1957, tòa nhà này được sử dụng làm trụ sở của Đại Học Huế. Năm 1989, sau khi chuyển giao cho các văn phòng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế, tòa nhà lại một lần nữa là khách sạn hạng xoàng, đón tiếp các khách tây ba lô và khách du lịch tự do. Năm 1994, Tổng công ty du lịch Sài gòn (Saigontourist) đã dành được quyền tái thiết khách sạn. Năm 1995, cháu nội của bà Amélie Morin đã được ông Ngọc Ánh, giám đốc khách sạn, đón tiếp ngay bên trong khách sạn đang dược trùng tu. Cuộc đối thoại kéo dài 3 ngày giữa hai người đã quyết định phục hồi các mối liên hệ giữa ban giám đốc cũ và mới của khách sạn, giữa lịch sử của quá khứ và hiện tại của khách sạn. Những cán bộ phụ trách công trình trùng tu đã chú trọng đến các ý kiến liên quan đến bảo tồn cấu trúc cũ. Mặt khác, họ cũng chấp nhận lấy tên người sáng lập đặt cho khách sạn. Với 25.000 lượt khách hàng năm, khách sạn trở thành Bảo tàng được viếng thăm nhiều nhất ở Huế. Khách sạn đã không hối tiếc về sự hòa hợp lịch sử này vì hàng nghìn khách nói Trườngtiếng Pháp và những ngĐạiười từng làm họcviệc ở Đông DKinhương đã chọn khách tế sạn đểHuế lưu trú. Về phần lưu trú, sự thành công trong thương mại đã cho phép khách sạn xây thêm một tầng, nâng tổng số phòng lên 184 như hiện tại. SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Một số thành tựu, giải thưởng tiêu biểu Gần đây nhất, vào ngày 25/9/2019, khách sạn Sài Gòn Morin tiếp tục vinh dự được Chủ tịch UBND Tỉnh TT-Huế vinh danh là đơn vị lưu trú 4 sao hàng đầu của Tỉnh TT-Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế (Ông Trần Văn Lâm – Giám đốc khách sạn Sài Gòn Morin nhận bằng khen) (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổ chức khách sạn Sài Gòn Morin) SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1. Chức năng Chức năng kinh doanh của khách sạn gồm: lữ hành, thiết kế tour du lịch, vận chuyển (chủ yếu vận chuyển đưa đón khách đến khách sạn và vận chuyên khách sử dụng tour du lịch), khách sạn, ăn uống, tổ chức sự kiện tiệc cưới, hội nghị, Khách sạn được xây dựng và tổ chức có hiệu quả, luôn giữ vững uy tín về chất lượng, quy mô, không ngừng hoàn thiện để ngày càng phát triển. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Hoạt động đúng ngành nghề đăng ký, chịu trách nhiệm trước tập đoàn về kết quả sản xuất kinh doanh. Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh về du lịch, dịch vụ du lịch và thương mại phù hợp với nhiệm vụ của UBND Tỉnh TT-Huế và các cơ sở có chức năng cao, có nhu cầu thị trường. Không ngừng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cũng như chất lượng phục vụ để luôn mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty, phát huy quyền làm chủ của người lao động trong doanh nghiệp và thực hiện các quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ theo quy định của tập đoàn. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước khác. Thực hiện các quy định của Nhà nước về tài nguyên, môi trường kể cả các điểm du lịch, quốc phòng và an ninh quốc gia. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể phát huy tốt nhiệm vụ, vai trò của mỗi tổ chức hoạt động trong DN. 2.1.3. Tình hình lao động của khách sạn Sài Gòn Morin năm 2016-2018 Lao động và một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp để Trườngtiến hành hoạt động sản Đại xuất kinh doanh,họcmột c ơ Kinhcấu lao động hợp tếlý và trìnhHuếđộ lao động cao là yếu tố thúc đẩy cho hoạt động của DN được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao. Tình hình lao động tại khách sạn Sài Gòn Morin năm 2016-2018 được thể hiện dưới bảng sau: SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.1. Tình hình lao động tại khách sạn Sài Gòn Morin năm 2016-2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 STT N ội dung SL % SL % SL % +/- % +/- % TỔNG LAO ĐỘNG 209 100,00 191 100,00 180 100,00 -18 -8,61 -11 -5,76 I Phân theo giới tính Nữ 111 53,11 107 56,02 102 56,67 -4 -3,60 -5 -4,67 Nam 98 46,89 84 43,98 78 43,33 -14 -14,29 -6 -7,14 II Phân theo độ tuổi Trên 50 51 24,40 46 24,08 41 22,78 -5 -9,80 -5 -10,87 40 đến dưới 50 67 32,06 61 31,94 56 31,11 -6 -8,96 -5 -8,20 Dưới 40 91 43,54 84 43,98 83 46,11 -7 -7,69 -1 -1,19 III Phân theo trình độ Trên đại học 0 0,00 0 0,00 1 0,56 0 0,00 1 0,00 Đại học, cao đẳng 67 32,06 62 32,46 58 32,22 -5 -7,46 -4 -6,45 Trung cấp 41 19,62 36 18,85 33 18,33 -5 -12,20 -3 -8,33 Thấp hơn 101 48,33 93 48,69 89 49,44 -8 -7,92 -4 -4,30 IV Phân theo chức năng 1 Ban giám đốc 2 0,96 2 1,05 2 1,11 0 0,00 0 0,00 2 Phòng Tổ chức (gồm bảo vệ) 22 10,53 21 10,99 19 10,56 -1 -4,55 -2 -9,52 3 Phòng Kế toán 19 9,09 17 8,90 17 9,44 -2 -10,53 0 0,00 4 Phòng Kinh doanh (gồm massage) 23 11,00 18 9,42 15 8,33 -5 -21,74 -3 -16,67 5 Bộ phận Tiền sảnh 29 13,88 27 14,14 25 13,89 -2 -6,90 -2 -7,41 6 Bộ phận Buồng 43 20,57 40 20,94 39 21,67 -3 -6,98 -1 -2,50 7 Bộ phận Nhà hàng 24 11,48 22 11,52 21 11,67 -2 -8,33 -1 -4,55 8 Bộ phận Bếp 30 14,35 27 14,14 26 14,44 -3 -10,00 -1 -3,70 9 Bộ phận Kỹ thuật 17 8,13 17 8,90 16 8,89 0 0,00 -1 -5,88 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổ chức khách sạn Sài Gòn Morin) SVTH: Nguyễn Thảo TiênTrường Đại học Kinh tế Huế 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi TỔNG LAO ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN Tổng lao động 209 191 180 NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 Biểu đồ 2.1: Tổng lao động của khách sạn qua 3 năm 2016-2018 Trên đây là bảng phân loại và biểu đồ tình hình lao động của khách sạn Sài Gòn Morin Huế qua 3 năm 2016-2108. Quan sát bảng và biểu đồ ta thấy rằng biến động của lao động trong 3 năm qua có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2017, tổng số lao động là 191 người, giảm 18 người tương ứng giảm 8,61% so với năm 2016; năm 2018, tổng lao động là 180 người, giảm 11 người, tương ứng giảm 5,76% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do nghỉ hưu, nghỉ chế độ; phần còn lại là chuyển công tác. Để tìm hiểu kĩ hơn, ta đi vào phân tích tình lao động của công ty theo các chỉ tiêu phân loại.  Phân theo giới tính 98 84 78 111 107 102 TrườngNĂM 2016 ĐạiNĂM 2017họcNĂM Kinh 2018 tế Huế Nhân viên nữ Nhân viên nam Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính của khách sạn năm 2016-2018 SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Nhìn chung, dù nhân viên nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nam trong cơ cấu lao động theo giới tính tuy nhiên lại không quá đáng kể, cũng có thể nói là phân bổ khá đồng đều. Do tính chất của ngành dịch vụ du lịch, phụ thuộc vào các hoạt động dịch vụ mà cần chọn lựa lao động là nam hay nữ sao cho hợp lý. Các hoạt động như Buồng, Bàn, Bar, Massage, Lễ tân, thì lao động nữ thường phù hợp hơn, còn các hoạt động như Quản lý, Bảo vệ, Bếp, thì thường ưu tiên cho nam. Nhìn vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.2 ta thấy năm 2016, lao động nam là 98 người (chiếm 46,89%), lao động nữ là 111 người (chiếm 53,11%); năm 2017, lao động nam là 84 người (chiếm 43,98%), lao động nữ là 107 người (chiếm 56,02%), giảm lần lượt là 14 người, tương ứng giảm 14,29% và 4 người tương ứng giảm 3,60% so với năm 2016; năm 2018, lao động nam là 78 người ( chiếm 43,33%), lao động nữ là 102 người (chiếm 56,67%), giảm lần lượt là 6 người tương ứng giảm 7,14% và 5 người tương ứng giảm 4,67% so với năm 2017. Dù tốc độ giảm của lao động nam lớn hơn tốc độ giảm của lao động nữ nhưng số lượng lao động nam giảm ngày càng ít đi (năm 2017 giảm 14 người, năm 2018 giảm 6 người) trong khi đó lượng lao động nữ giảm đi ngày càng tăng (năm 2017 giảm 4 người, năm 2018 giảm 5 người). Bởi càng ngày, yêu cầu về chất lượng dịch vụ càng cao, khối lượng công việc cũng càng lớn do đó việc tăng cường số lượng lao động là nam trong khách sạn cũng là một trong những mục tiêu của công ty trong thời gian tới.  Phân theo độ tuổi 91 84 83 67 61 56 51 46 41 TrườngTRÊN 50 Đại40 ĐẾN DƯỚI học 50 DƯỚIKinh 40 tế Huế Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Biểu đồ 2.3: Biến động lao động theo độ tuổi của khách sạn năm 2016-2018 SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy độ tuổi người lao động ở khách sạn Sài Gòn Morin tập trung chủ yếu ở độ tuổi dưới 40 tuổi. Đây là độ tuổi lao động thể hiện nguồn nhân lực đã lành nghề, tương đối nhiều kinh nghiệm mà vẫn còn sự trẻ trung năng động. Bởi ngành dịch vụ là một ngành đặc thù không chỉ yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ mà còn đặc biệt yêu cầu đến ngoại hình cùng với sự năng động, nhiệt huyết, mới mẻ, sáng tạo, năng nổ trong việc. Ở độ tuổi dưới 40 này chiếm phần lớn là những lao động trong bộ phận nhà hàng, lễ tân, sale marketing, buồng, kỹ thuật, còn độ tuổi 40 trở lên phần lớn là lãnh đạo, trưởng các bộ phận, nhân viên ở các bộ phận tổ chức hành chính, tuy nhiên một phần không nhỏ trong độ tuổi này vẫn chia đều làm ở tất cả các bộ phận ở khách sạn. Công ty luôn tuân thủ chế độ nghỉ hưu của nhà nước, lao động nam sẽ nghỉ hưu ở độ tuổi 60 và nữ là 55 tuổi, 5 trên tổng 18 lao động giảm trong năm 2017 và 5 trên tổng 11 lao động giảm năm 2018 được ghi nhận là nghỉ hưu làm một phần nguồn nhân lực của công ty giảm.  Phân theo trình độ 101 93 89 67 62 58 41 36 33 0 0 1 TRÊN ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRUNG CẤP THẤP HƠN Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TrườngBiểu đồ 2.4: Biến độngĐại lao động họctheo trình độKinh của khách sạn nămtế 2016 Huế-2018 Do tính chất đặc thù của công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nên lao động ở một số bộ phận không yêu cầu sự phức tạp cao và bằng cấp nhiều lượng lao động mà công ty sử dụng nhiều là lao động phổ thông. Nhưng ta có thể thấy dù lượng lao động ở các mức đều giảm qua các năm những lao động ở mức phổ thông có tốc độ giảm SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi nhanh hơn so với các mức trên đại học, đại học cao đẳng và trung cấp, chứng tỏ khách sạn có mong muốn nâng cao trình độ của người lao động. Cụ thể năm 2016, lao động phổ thông của công ty là 101 người, năm 2017 giảm 8 người còn 93 người, chiếm gần phân nửa tổng sổ lao động giảm trong năm 2017 của cả công ty. Đến năm 2018, lao động phổ thông tiếp tục giảm với mức giảm là 4 người còn 89 người, chiếm gần 40% trong tổng lượng lao động giảm của cả công ty. Dù vây, ta có thể thấy, xét về cơ cấu, lượng lao động đại học, cao đẳng và trung cấp so với lao động phổ thông chiếm tỷ trọng không quá tách biệt. Lao động đại học, cao đẳng và trung cấp trong khách sạn phần lớn là nhà quản lý, trưởng bộ phận và nhân viên của các bộ phận hành chính. Còn lao động phổ thông chiếm phần lớn là phục vụ nhà hàng, bếp, bảo vệ, tổ hành lý, lễ tân. Tuy nhiên dù là lao động phổ thông hay là đại học, cao đẳng, trung cấp thì công ty luôn động viên, tạo điều kiện cũng như yêu cầu phải nâng cao khả năng tiếng anh giao tiếp đặc biệt là nhân viên phục vụ nhà hàng, tổ hành lý, bảo vệ vì công việc thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài (lượng khách nước ngoài của khách sạn tương đối cao).  Phân theo chức năng Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn lực lao động phân theo chức năng của công ty được sắp xếp phân bổ hợp lý, khoa học. Tại năm 2016, lượng lao động được phân công nhiều nhất là ở bộ phận buồng với 43 người, bởi hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh chính của khách sạn và khách sạn có số lượng phòng lớn (183 phòng ở thời điểm hiện tại). Tiếp sau đó là bộ phận bếp, tiền sảnh, nhà hàng cũng chiếm số lượng lớn với số lao động lần lượt là 30, 29 và 24 người. Còn lại phân bổ tương đối đều cho các phòng ban. Các năm tiếp theo ngoại trừ phòng giám đốc thì số lao động tại các phòng ban, bộ phận đều có giảm đi tuy nhiên không đáng kể, chủ yếu là do nghỉ hưu. Có thể thấy được, tình hình nguồn lao động phân bổ theo chức năng của công ty khá ổn định. Đây là cơ sở cho hạt động của công ty được tiến Trườnghành thuận lợi. Đại học Kinh tế Huế 2.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý, tổ chức kế toán khách sạn Sài Gòn Morin 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của khách sạn gồm: Giám đốc, Phó giám đốc và 7 phòng ban. Trong đó: SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Giám đốc: là người do Hội đồng thành viên của công ty bổ nhiệm (là người được chọn đại diện từ Tổng công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontouris) , có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật và các quy định của ngành. Là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về hoạt động của đơn vị, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các chính sách, chế độ do Nhà nước quy định. - Phó giám đốc: là người do Hội đồng thành viên bổ nhiệm (là người được chọn đại diện từ từ Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang), giúp các công việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành những hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. Phó giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền của giám đốc và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với giám đốc. - Bộ phận ẩm thực: Là bộ phận mang lại doanh thu khá cao cho khách sạn chỉ sau bộ phận buồng phòng. Bộ phận này chuyên phụ trách những công việc liên quan đến ăn uống tại khách sạn, được chia thành 2 bộ phận: bếp và nhà hàng. Chức năng của bộ phận này là cung cấp thức ăn, đồ uống cho khách hàng, hoạch toán chi phí của khách hàng. - Bộ phận buồng phòng: Là bộ phận cung cấp sản phẩm dịch vụ chính tại khách sạn, mang lại nguồn doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu của khách sạn, chịu trách nhiệm về hoạt động nghỉ ngơi lưu trú của khách hàng tại khách sạn, phối hợp chặt chẽ, nhất quán với bộ phận lễ tân trong hoạt động bán và cung cấp dịch vụ buồng. Nhiệm vụ của bộ phận này là chuẩn bị phòng, đảm bảo luôn ở chế độ sẵn sàng đón khách, vệ sinh buồng phòng hàng ngày, các khu vực tiền sảnh và khu vực công cộng, kiểm tra tình trạng phòng, các thiết bị, vật dụng, sản phẩm khác trong phòng khi làm vệ sinh, nhận và giao các dịch vụ phục vụ khách, báo cho bộ phận lễ tân biết khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra. - Bộ phận kỹ thuật: Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kỹ thuật là quản lý, Trườnggiám sát các hệ thống kỹĐại thuật và thi ếthọc bị trong khách Kinh sạn đảm bảo vậntế hành tHuếốt, không gặp sự cố, trục trặc trong quá trình hoạt động; theo dõi, bảo trì thường xuyên các thiết bị trong khách sạn; sửa chữa các công cụ, thiết bị khi có yêu cầu của các bộ phận khác; thực hiện công việc trang trí sân khấu, chuẩn bị âm thanh cho hội trường khi khách sạn SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi có hội nghị, hội thảo hoặc khi có yêu cầu. - Bộ phận tiền sảnh: Đây là bộ phận được ví như bộ mặt của khách sạn vì du khách đặt chân vào khách sạn sẽ tiếp xúc với lễ tân đầu tiên. Chức năng của bộ phận này là giao tiếp, tạo mối quan hệ với khách hàng, đối tác và nhà cung cấp. Bộ phận này còn là cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ của khách sạn, giữa các bộ phận với nhau. Là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc tư vấn, góp ý về tình hình của khách sạn, nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng, xu hướng trong tương lai, giúp ban giám đốc nắm vững tình hình lưu trú, thông tin của khách hàng, nguồn khách từ đó chủ khách sạn đưa ra những chiến lược, thay đổi và kế hoạch nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho khách sạn. - Phòng kế toán: Bộ phận này đảm nhận tất cả chức năng, các quyết định chiến lược về tài chính, tìm vốn, nguồn vốn cho khách sạn, theo dõi, quản lý và báo cáo sổ sách thu, chi, công nợ, lập chứng từ trong việc hình thành và sử dụng vốn, lập chứng từ xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận và của tất cả khách sạn, lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm; quản lý và giám sát hoạt động thu chi. - Phòng kế hoạch tổ chức: Bộ phận này không chỉ mang trọng trách tham mưu cho lãnh đạo về công tác nhân sự mà còn có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ lưu trữ, văn thư hành chính và bảo vệ quản lý tài sản cho đơn vị. - Phòng kinh doanh: Là sự kết hợp giữa bộ phận marketing và kinh doanh, chức năng chính là tìm kiếm khách hàng cho khách sạn; mở rộng thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng cho khách sạn; giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh; thống kê, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn; khảo sát khách hàng để góp ý với cấp trên trong việc đổi mới, nâng cấp dịch vụ hiệu quả. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi GIÁM ĐỐC Trần Văn Lâm PHÓ GIÁM ĐỐC Nguyễn Thị Kim Hoa Bộ phận Phòng Phòng Bộ phận Phòng Kế Bộ phận Bộ phận ẩm thực Kế toán Kinh doanh Tiền sảnh hoạch Tổ chức Kỹ thuật Buồng Tiếp thị Nhân sự Nhà hàng Bếp KT Tổng hợp Tổng đài Điện lạnh Vệ sinh phòng LĐ Tiền Minibar Jules Ferry Kho KT Doanh thu Đặt phòng Điện lương C.Nghiệp Văn thư Vệ sinh Le Rendez- KT Kho Tiếp tân Vệ sinh bếp Điện tử công cộng vous KT Thanh toán Thu ngân Đào tạo Le Panorama Bếp Á toán Nước Nhà hàng KT Công nợ Hành lý Thư ký Le Cinema Bếp Âu Mộc – Nề Thủ quỹ Lái xe Cung ứng Le Royal Bếp Bánh Cây cảnh KT TSCĐ- Tour Desk Thống kê Lobby Bar CCDC Trang trí Thu ngân Tiếp phẩm Thủ kho Bảo vệ Vi tính Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Sài Gòn Morin. (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổ chức khách sạn Sài Gòn Morin) SVTH: Nguyễn ThảoTrường Tiên Đại học Kinh tế Huế 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán a. Sơ đồ bộ máy kế toán Hiện nay, bộ phận kế toán của khách sạn gồm 18 nhân viên, được thể hiện cụ thể dưới sơ đồ sau: KẾ TOÁN TRƯỞNG (1) Võ Thị Minh Phương Kế toán tổng hợp kiêm Thu ngân (6) IT Kế toán ngân hàng (1) Phần Thủ kho (1) mềm(2) Kế toán Kế toán TSCĐ thanh Kế toán Kế toán kiêm Kế toán toán doanh Thủ Kho hàng Kế toán NVL kiêm thu quỹ (1) bếp (1) hoá (1) NVL Kế toán (1) phụ (1) bếp công nợ (1) (1) Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của khách sạn Sài Gòn Morin. (Nguồn: Phòng Kế toán khách sạn Sài Gòn Morin) Trường*Ghi chú: ( ): SốĐại lượng ngườ ihọc Kinh tế Huế b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Căn cứ vào tình hình thực tế, khách sạn Sài Gòn Morin đã tổ chức bộ máy kế toán tại công ty phù hợp với tình hình của đơn vị và theo đúng yêu cầu của Bộ tài SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi chính. Đây là nơi thực hiện toàn bộ công tác kế toán, từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị. Phòng Kế toán của khách sạn có 18 người bao gồm: 1 kế toán trưởng, 8 kế toán viên, 6 thu ngân và 3 nhân viên IT. - Kế toán trưởng: Là người được chọn đại diện từ từ Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng. Tại đơn vị thì kế toán trưởng kiêm CFO-Giám đốc tài chính. Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán, thống kê, lập kế hoạch, dự toán cũng như phân tích, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của khách sạn. Kế toán trưởng hiện nay còn là một cố vấn chiến lược, quản lí tài chính, xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với khách sạn thông qua phân tích tài chính và đưa ra các dự báo đáng tin cậy cho tương lai. - Kế toán tổng hợp kiêm kế toán ngân hàng: Tại khách sạn, kế toán tổng hợp sẽ kiêm cả nhiệm vụ của người kế toán ngân hàng, chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng, kế toán tổng hợp là bộ phận tổng hợp, xử lý, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty hàng tháng, quý, năm; kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán. Đồng thời thực hiện bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán và cung cấp tài liệu cho các bộ phận liên quan. Vì kế toán kiêm nhiệm thêm kế toán ngân hàng và công nợ phải trả nên còn có chức năng nhiệm vụ theo dõi và xử lý những công việc thanh toán qua ngân hàng, thanh toán công nợ phải trả. Kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của nội dung ghi trên các chứng từ liên quan, kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho lãnh đạo để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền Và giải đáp các khúc mắc của phía ngân hàng khi có vấn đề phát sinh. - Thu ngân: Chịu trách nhiệm thu, nhận tiền của khách hàng khi mua hàng hóa Trườngvà sử dụng dịch vụ. Đại học Kinh tế Huế - IT: Nhân viên IT chịu trách nhiệm giám sát hoạt động phòng công nghệ thông tin, kiểm tra hoạt động hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của nhà hàng, khách sạn như: Hệ thống mạng LAN, hệ thống mạng Wifi – Internet, hệ thống khóa từ và cả các SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 46
  56. GIÁM ĐỐC Trần Văn Lâm PHÓ GIÁM ĐỐC Nguyễn Thị Kim Hoa Bộ phận Phòng Phòng Bộ phận Phòng Kế hoạch Bộ phận Bộ phận ẩm thực Kế toán Kinh doanh Tiền sảnh Tổ chức Kỹ thuật Buồng Tiếp thị Nhân sự Nhà hàng Bếp KT Tổng hợp Tổng đài Điện lạnh Vệ sinh phòng LĐ Tiền lương Minibar Jules Ferry Kho KT Doanh thu Đặt phòng Điện C.Nghiệp Văn thư Vệ sinh Le Rendez-vous KT Kho Tiếp tân Vệ sinh bếp Điện tử công cộng KT Thanh toán Thu ngân Đào tạo Le Panorama Bếp Á Nước Nhà hàng KT Công nợ Hành lý Thư ký Le Cinema Bếp Âu Mộc – Nề Thủ quỹ Lái xe Cung ứng Le Royal Bếp Bánh Cây cảnh KT TSCĐ-CCDC Tour Desk Thống kê Lobby Bar Trang trí Thu ngân Tiếp phẩm Thủ kho Bảo vệ Vi tính Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi thiết bị khác như tivi, máy chủ ứng dụng, tổng đài Xử lý nhanh chóng những sự cố bất ngờ nhằm đảm bảo hệ thống luôn hoạt động liên tục và hiệu quả, giảm tối đa việc gián đoạn cũng như ảnh hướng đến hoạt động của các bộ phận khác. Đồng thời điều phối và hỗ trợ khách hàng để tiến hành xử lý các vấn đề về công nghệ thông tin khi khách cần. - Kế toán hàng hoá: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển của hàng hoá về mặt giá trị và hiện vật; phản ánh đúng đắn giá vốn hàng nhập kho, xuất kho và giá vốn hàng hoá tiêu thụ. Đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình nhập xuất hàng hoá, xác định đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách nhập, xuất kho, bán hàng hoá và tính thuế. - Kế toán TSCĐ kiêm Kế toán NVL bếp: Kế toán TSCĐ có nhiệm vụ giám sát, phản ánh việc mua sắm, trang bị, bảo quản, sử dụng, thanh lý và tính khấu hao TSCĐ. Vì kế toán kiêm nhiệm thêm vai trò của Kế toán NVL bếp nên còn có những nhiệm vụ chức năng sau: Ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình thu mua, dự trữ nhập xuất nguyên vật liệu. Mặt khác thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu còn biết được chất lượng, chủng loại có đảm bảo hay không. Số lượng thừa hay thiếu để từ đó người quản lý đề ra các biện pháp thiết thực nhằm kiểm soát giá cả, chất lượng nguyên vật liệu. Từ đó cung cấp thông tin chính xác kịp thời về tình hình nguyên vật liệu, giúp lãnh đạo nắm bắt tình hình quản lý và có các biện pháp đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất một cách có hiệu quả nhất. - Kế toán doanh thu: Có nhiệm vụ thực hiện các báo cáo bán hàng, doanh thu hay lập các phiếu doanh thu; làm các báo cáo về các khoản giảm trừ doanh thu; kiểm tra, đối chiếu doanh thu (doanh thu bán hàng, doanh thu nhà hàng, doanh thu giặt là ) và cập nhật cho kế toán trưởng hoặc bộ phận kế toán trong ngày; lưu trữ các hóa đơn bán hàng và so sánh với hóa đơn sử dụng trước đó; điều chỉnh các khoản giảm trừ, đảm bảo mọi vấn đề liên quan đến giảm trừ doanh thu được phê duyệt của cấp trên và làm các báo cáo tổng hợp tình hình doanh thu, chi phí để gửi kế toán Trườngtrưởng xem xét và duy ệt.Đại học Kinh tế Huế - Kế toán thanh toán kiêm kế toán công nợ (phải thu): Kế toán thanh toán có nhiệm vụ kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp pháp của chứng từ gốc thu chi tiền mặt của khách sạn; chịu trách nhiệm thiết lập các phiếu thu chi tiền mặt theo đúng chứng SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 47