Khóa luận Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện IaPa - Gia Lai

pdf 145 trang thiennha21 25/04/2022 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện IaPa - Gia Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_ket_qua_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện IaPa - Gia Lai

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN IA PA TỈNH GIA LAI NGUYỄN THỊ THẢO Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN IA PA TỈNH GIA LAI Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thảo ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Lớp: K50C – Kế toán Niên khóa: 2016 - 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  3. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, trong quá trình thực hiện tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các quý thầy, cô giảng viên trong khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế. Đặc biệt là ThS. Phạm Thị Hồng Quyên, người đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và tạo động lực giúp tôi có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các anh/chị cán bộ nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Ia Pa tỉnh Gia Lai đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được trải nghiệm trong thời gian vừa qua và cung cấp cho tôi những tài liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu. Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Huế, tháng 12 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thảo Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thảo i
  4. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam CBCNVC Cán bộ, công nhân, viên chức CBTD Cán bộ tín dụng CMND Chứng minh nhân dân CN Chi nhánh CVTD Cho vay tiêu dùng IPCAS Interbank Payment and Customer Accounting System KHKD Kế hoạch - kinh doanh S ài h ành ph KT3 ổ tạm trú d ạn ở một tỉnh, th ố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương Mại TCTC Tổ chức tín dụng VNĐ Việt Nam đồng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thảo ii
  5. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại chi nhánh giai đoạn 2016 - 2018 33 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 34 Bảng 2.3: Dư nợ cho vay và dư nợ CVTD tại chi nhánh Agribank huyện Ia Pa 42 Bảng 2.4: Dư nợ CVTD theo hình thức đảm bảo tiền vay 45 Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo thời hạn cho vay 48 Bảng 2.6: Doanh số cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 50 Bảng 2.7: Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 51 Bảng 2.8: Nợ quá hạn tại chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 54 Bảng 2.9: Nợ xấu tại chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 55 Bảng 2.10 Hiệu quả sử dụng vốn thông qua hệ số sử dụng vốn và vòng quay vốn tín dụng 57 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thảo iii
  6. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank - CN huyện Ia Pa 35 giai đoạn 2016 - 2018 35 Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay và dư nợ CVTD tại CN giai đoạn 2016 – 2018 43 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo hình thức đảm bảo giai đoạn 46 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo thời hạn cho vay 49 Biểu đồ 2.5: Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ CVTD giai đoạn 2016 – 2018 52 Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn CVTD giai đoạn 2016 - 2018 54 Biểu đồ 2.7: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu CVTD giai đoạn 2016 – 2018 56 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thảo iv
  7. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức tại Agribank chi nhánh Ia Pa – Gia Lai 31 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại Agribank – CN huyện Ia Pa 39 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thảo v
  8. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv DANH MỤC SƠ ĐỒ v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3 5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 4 6. Kết cấu của khóa luận 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TrườngTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG Đại M ẠIhọc Kinh tế Huế 5 1.1. Tổng quan về NHTM 5 1.1.1. Khái niệm về NHTM .5 SVTH: Nguyễn Thị Thảo vi
  9. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM 5 1.1.2.1. Nhận tiền gửi 6 1.1.2.2. Cấp tín dụng 6 1.1.2.3. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản 6 1.1.3. Chức năng của NHTM 6 1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay trong NHTM 7 1.2.1. Khái niệm cho vay 7 1.2.2. Phân loại cho vay 8 1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng trong NHTM 10 1.3.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 10 1.3.2. Phân loại cho vay tiêu dùng 11 1.3.2.1. Phân loại theo thời hạn cho vay 11 1.3.2.2. Phân loại theo mục đích của khoản vay 11 1.3.2.3. Phân loại dựa vào nguồn gốc của khoản vay 11 1.3.2.4. Phân loại dựa theo hình thức đảm bảo tiền vay 12 1.3.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 12 1.3.3.1. Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn 12 1.3.3.2. Chi phí cao 13 1.3.3.3. Độ rủi ro cao 13 1.3.3.4. Lãi suất cao 13 Trường1.3.4. Lợi ích của cho vayĐại tiêu dùng học Kinh tế Huế14 1.3.4.1. Đối với khách hàng 14 1.3.4.2. Đối với ngân hàng 15 SVTH: Nguyễn Thị Thảo vii
  10. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.3.4.3. Đối với nền kinh tế - xã hội 15 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng 16 1.4.1. Chỉ tiêu dư nợ cho vay tiêu dùng 16 1.4.2. Doanh số cho vay tiêu dùng 17 1.4.3. Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ tiêu dùng 17 1.4.3.1. Doanh số thu nợ tiêu dùng 17 1.4.3.2. Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng 18 1.4.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 18 1.4.5. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu cho vay tiêu dùng 19 1.4.6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 22 1.4.6.1. Hệ số sử dụng vốn 22 1.4.6.2. Vòng quay vốn CVTD 22 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM 22 1.5.1. Nhân tố ngân hàng 22 1.5.2. Nhân tố ngoài ngân hàng 23 1.6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước 24 1.7. Kinh nghiệm quốc về phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng và bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai 26 1.7.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 26 1.7.1.1. Kinh nghiệm từ Thái Lan về quảng bá sản phẩm cho vay tiêu dùng 26 Trường1.7.1.2. Kinh nghi Đạiệm từ Ngân hànghọc Hồng Kông Kinh và Thượng H ảitế (HSBC) Huế 26 1.7.1.3. Kinh nghiệm từ Tập đoàn Home Credit 27 1.7.2. Bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai 28 SVTH: Nguyễn Thị Thảo viii
  11. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH IA PA – GIA LAI 29 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – CN huyện Ia Pa – Gia Lai 29 2.1.1. Lịch sử hình thành Agribank - CN huyện Ia Pa Gia Lai 29 2.1.1.1. Sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 29 2.1.1.2. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam - CN huyện Ia Pa Gia Lai 30 2.1.2. Sơ đồ tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 30 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức 30 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 31 2.1.3. Hoạt động chính của chi nhánh 32 2.1.4. Tình hình nhân sự tại chi nhánh 33 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – CN huyện Ia Pa Gia Lai giai đoạn 2016 – 2018 34 2.1.6. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 36 2.2. Quy chế về cho vay tiêu dùng tại Agribank – CN huyện Ia Pa – Gia Lai 36 2.2.1. Điều kiện cho vay 37 2.2.2. Những đối tượng và nhu cầu vốn không được cho vay 37 2.2.2.1. Những đối tượng không được cho vay 37 2.2.2.2. Nhu cầu vốn không được cho vay 38 Trường2.3. Quy trình cho vay tĐạiại Agribank –họcCN huyện IaKinh Pa – Gia Lai tế Huế38 2.4. Tình hình cho vay tiêu dùng tại Agribank – CN huyện Ia Pa – Gia Lai 42 2.4.1. Dư nợ cho vay tiêu dùng 42 SVTH: Nguyễn Thị Thảo ix
  12. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.4.1.1. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng 42 2.4.1.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay 44 2.4.1.3. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay 48 2.4.2. Doanh số cho vay tiêu dùng 50 2.4.3. Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng 51 2.4.4. Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay tiêu dùng 53 2.4.4.1. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 53 2.4.4.2. Nợ xấu cho vay tiêu dùng 55 2.4.5. Hiệu quả sử dụng vốn 57 2.5. Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN huyện Ia Pa – Gia Lai 58 2.5.1. Kết quả đạt được 58 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 60 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH HUYỆN IA PA – GIA LAI 63 3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 63 3.2. Giải pháp phát triển, mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank – chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai 64 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 3.1. Kết luận 69 Trường3.2. Đại học Kinh tế Huế Kiến nghị .65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 01 74 SVTH: Nguyễn Thị Thảo x
  13. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên PHỤ LỤC 02 75 PHỤ LỤC 03 76 PHỤ LỤC 04 83 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thảo xi
  14. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thị trường tín dụng tiêu dùng thời gian gần đây đã và đang diễn ra sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng ở nước ta. Nếu như trước đây, hoạt động ngân hàng truyền thống chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ và điều kiện để được vay là phải có dự án khả thi, thể hiện rõ đối tượng đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh cái gì, sản phẩm và khả năng tiêu thụ ra sao, kèm theo tài sản đảm bảo tiền vay hoặc tín chấp thì mới có thể vay được vốn thì ngày nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hay các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh mạnh mẽ với nhau để phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, thu hút các khách hàng cá nhân. Đó là cho khách hàng vay tiền chứ không phải đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, Đây là sản phẩm xuất hiện từ lâu trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhất là các quốc gia có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động, nhưng mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam. Thống kê của NHNN cho thấy, trong những năm qua, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng trưởng trung bình gần 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 5,6%; tỷ lệ cho vay tiêu dùng/tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người. Với mục tiêu phát triển cho vay tiêu dùng để góp phần đẩy lùi tín dụng đen NHNN đã đưa ra một số giải pháp trọng tâm: Xây dựng dự thảo sửa đổi thông tư số 43/2016/TT- NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính để phù hợp hơn với thực tế; khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân [10]. TrườngThực hiện chỉ đ ạoĐại của NHNN, họcAgribank đ ã Kinhtích cực triển khai tế Chương Huế trình tín dụng tiêu dùng quy mô khoảng 5.000 tỷ đồng. Khách hàng có thể vay tiêu dùng tối đa 30 triệu đồng, thủ tục xét duyệt, giải ngân trong ngày. Cùng với ngành ngân hàng nỗ lực mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đẩy lùi tín dụng đen, Ngân hàng Nông SVTH: Nguyễn Thị Thảo 1
  15. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và chi nhánh Agribank huyện Ia Pa nói riêng trong những năm vừa qua đã và đang cố gắng hoàn thiện và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng phù hợp với từng đối tượng vay vốn và đạt được kết quả khả quan. Theo báo cáo của phòng Kế hoạch kinh doanh trong năm 2017 và 2018, tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm hơn 30% trong tổng dư nợ cho vay (theo báo cáo của phòng KHKD Agribank – CN huyện Ia Pa – Gia Lai). Đặc biệt, việc triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên trên cơ sở bảng lương đã phủ kín nhu cầu vay tiêu dùng đến tất cả các trường học, cơ quan đơn vị trên địa bàn tuy nhiên đa số các khoản vay tiêu tiêu dùng đều không có tài sản đảm bảo và khó kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay, nên rủi ro đối với cho vay tiêu dùng thường lớn hơn cho vay sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, căn cứ vào Điều 25 Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng kèm theo Quyết định số 1627 của Thống đốc NHNN, khi giao dịch vay vốn được xác lập, ngân hàng có quyền và nghĩa vụ kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Song trên thực tế, cán bộ tín dụng khó có thể kiểm soát được một cách trọn vẹn từ khâu cho vay đến thu hồi nợ bởi vì số lượng khách hàng và giao dịch lớn hơn nhiều so với số lượng cán bộ và mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách nhiều khách hàng mà một khách hàng không chỉ có một giao dịch. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Xuất phát từ những phân tích, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện IaPa – Gia Lai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát TrườngĐánh giá tình hình Đạicho vay tiêu học dùng tại Agribank Kinh chi nhánh huytếện IaHuế Pa – Gia Lai và đề xuất một số giải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 2
  16. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở khoa học về NHTM và hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM. Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh huyện Ia Pa giai đoạn 2016 – 2018. Đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân trong công tác cho vay tiêu dùng của Agribank chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại phòng Kế hoạch – Kinh doanh, phòng Kế toán – Ngân quỹ của Agribank chi nhánh Ia Pa – Gia Lai. Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là dữ liệu về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai giai đoạn 2016 – 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, thu thập, tổng hợp thông tin liên quan đến đề tài từ các giáo trình, thông tư, nghị định, quy chế, tạp chí, Internet, nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM. Cụ thể như quy chế cho vay của các TCTD ban hành kèm quyết định số 1627 của NHNN, tạp chí ngân hàng số 4 tháng 2 năm 2009, Đồng thời thu thập các báo Trườngcáo của chi nhánh Agribank Đại huyện Ihọca Pa từ phòng Kinh Kế hoạch – Kinh tế doanh Huế bao gồm báo cáo sử dụng vốn, báo cáo kết quả kinh doanh, nhằm chọn lọc các số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 3
  17. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Phương pháp quan sát, trao đổi thông tin: tiến hành quan sát quy trình làm việc của nhân viên phòng Kế toán – Ngân quỹ, hỏi và trao đổi về những thông tin không được thể hiện trên tài liệu thu thập được. 5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp so sánh: Bao gồm cả phương pháp so sánh tương đối và phương pháp so sánh tuyệt đối, dùng để phân tích biến động của doanh thu, chi phí, doanh số cho vay, trong giai đoạn 2016 – 2018. Phương pháp thống kê và phân tích: từ những số liệu thu thập ban đầu, tiến hành tổng hợp theo trình tự để có những nhận xét, đưa ra nhận định riêng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. 6. Kết cấu của khóa luận Khóa luận thiết kế gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở khoa học về Ngân hàng Thương Mại và hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương Mại. Chương 2: Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank – chi nhánh huyện Ia Pa tỉnh Gia Lai. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank - chi nhánh huyện Ia Pa tỉnh Gia Lai. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thảo 4
  18. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về NHTM 1.1.1. Khái niệm về NHTM Theo Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung bởi luật số 17/2017/QH2014 ngày 20 tháng 11 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 1 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định [16] “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Theo Lê Thị Mận:“Ngân hàng thương mại cũng là ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ nội bảng chủ yếu đó là: nghiệp vụ tài sản nợ và nghiệp vụ tài sản có” [8] Phạm Thị Cúc (2008) cho rằng: “Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức tín dụng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn tín dụng và cho vay phát triển kinh tế, tiêu dùng cho xã hội.” [3] 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM TrườngTheo luật các T ổĐạichức tín d ụnghọc năm 2010, Kinh hoạt động ngân hàngtế là Huế việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 5
  19. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.1.2.1. Nhận tiền gửi Là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Có thể coi hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động huy động vốn của ngân hàng và đây là hoạt động quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn tối thiểu là 60% trong tổng tài sản của ngân hàng (Phụ lục 01). 1.1.2.2. Cấp tín dụng Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Khi nói tới hoạt động tín dụng của các NHTM, người ta thường nghĩ tới cho vay và đôi khi cho rằng hai thuật ngữ này là giống nhau. Thật ra, cho vay là một hình thức của tín dụng, hẹp hơn tín dụng. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn khoảng hơn 60% trong tổng tài sản tại các NHTM (Phụ lục 02). Vì vậy thuật ngữ tín dụng và cho vay thường được dùng thay thế cho nhau. 1.1.2.3. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. 1.1.3. Chức năng của NHTM TrườngTheo Nguyễn Đăng Đại Dờn (2009), học NHTM có baKinh chức năng chính tế đó là: [4Huế] - Chức năng trung gian tín dụng: là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM, nó không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ SVTH: Nguyễn Thị Thảo 6
  20. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên chính yếu của NHTM. Trong chức năng này, NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế, ) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. - Chức năng trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán: NHTM làm trung gian thanh toán trên cơ sở những hoạt động đi vay để cho vay. Khi làm trung gian thanh toán, NHTM mở tài khoản tiền gửi, nhận vốn tiền gửi vào tài khoản và thanh toán theo yêu cầu khách hàng. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản chi trên tài sản của khách hàng là tiền đề để NH thực hiện chức năng này. NH trích tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và nhập vào tài khoản tiền gửi, tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo yêu cầu khách hàng. - Chức năng tạo tiền: Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo ra tiền gửi thanh toán. Thông qua chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số tiền vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay lại được khách hàng sử dụng để thanh toán chuyển khoản cho khách hàng ở ngân hàng khác và chỉ thực hiện hiện nghiệp vụ cho vay ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền. Vậy là từ một tài khoản tiền gửi ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM, số tiền gửi đã tăng lên gấp bội so với lượng tiền ban đầu. 1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay trong NHTM 1.2.1. Khái niệm cho vay Nguyễn Thị Mùi (2005) cho rằng “Cho vay là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội Trườngbao gồm doanh nghiệ p,Đại cá nhân, tổ chhọcức xã hội và Kinhcơ quan nhà nướ c.tế” [9] Huế Luật các tổ chức tín dụng (2010) định nghĩa cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử SVTH: Nguyễn Thị Thảo 7
  21. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. [16] Theo đó, hoạt động cho vay là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả và có các đặc điểm sau: - Tài sản giao dịch trong quan hệ cho vay là bằng tiền. - Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy khi chuyển giao tài sản cho bên vay phải có cơ sở để tin rằng bên vay sẽ hoàn trả đúng hạn. - Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay bởi vì bên vay ngoài phần gốc còn trả thêm phần lãi. 1.2.2. Phân loại cho vay Hiện nay, các NHTM luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức cho vay khác nhau để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, gia tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Chính vì vậy mà có nhiều tiêu thức để NHTM phân loại cho vay: Căn cứ vào thời hạn cho vay: gồm có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. - Cho vay ngắn hạn: là hình thức vay có thời hạn dưới 12 tháng. Cho vay ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn. - Cho vay trung hạn và dài hạn: là hình thức vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên. Cho vay trung và dài hạn nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian lâu dài và có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả. Căn cứ vào phương thức cho vay (Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) [11]: Trườnggồm có: Đại học Kinh tế Huế - Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 8
  22. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên - Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn. - Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp. - Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này. - Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm. - Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm. - Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng. Trường- Cho vay tuần hoàn:Đại Tổ ch ứchọc tín dụng và kháchKinh hàng thỏa thutếận áp Huếdụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện: SVTH: Nguyễn Thị Thảo 9
  23. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên + Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay; + Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh; + Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng; + Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận 1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng trong NHTM 1.3.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Theo Nguyễn Minh Kiều (2009) “Cho vay tiêu dùng là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cư. Khách hàng vay là những người có thu nhập không phải cao nhưng ổn định, chủ yếu là công nhân viên chức hưởng lương có việc làm ổn định và số lượng khách hàng thì rất đông” [6]. Khuất Duy Tuấn (2005) “Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để hưởng thụ [18]. Như vậy, có thể hiểu cho vay tiêu dùng là một sản phẩm cho vay nhằm hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm và các nhu cầu tất yếu trong cuộc sống hằng Trườngngày của người tiêu dùngĐại trên nguyên học tắc hoàn trKinhả gốc và lãi trong tếkhoảng Huế thời gian nhất định. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 10
  24. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.3.2. Phân loại cho vay tiêu dùng 1.3.2.1. Phân loại theo thời hạn cho vay Căn cứ vào thời hạn cho vay thì cho vay tiêu dùng được chia thành: - Cho vay ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn: là khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng. 1.3.2.2. Phân loại theo mục đích của khoản vay Căn cứ vào mục đích vay, có thể chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại: - Cho vay tiêu dùng cư trú: là khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. - Cho vay tiêu dùng không cư trú: là các khoản vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành hoặc giải trí 1.3.2.3. Phân loại dựa vào nguồn gốc của khoản vay Căn cứ vào nguồn gốc của khoản vay cho vay tiêu dùng được chia thành 2 loại: - Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức mà ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng, theo đó ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Doanh nghiệp bán hàng sẽ giao hàng hóa cho khách hàng và bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng, ngân hàng dựa trên bộ chứng từ đó sẽ thanh toán tiền cho doanh nghiệp và người mua hàng tại doanh nghiệp bán hàng sẽ thanh toán trả góp cho ngân hàng. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ, tùy vào hợp đồng ký kết giữa ngân hàng và doanh Trườngnghiệp bán hàng mà ngânĐại hàng có quyhọcền truy đ òiKinh hoặc không truy tếđòi doanh Huế nghiệp bán hàng. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 11
  25. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên - Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là hình thức khách hàng và ngân hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ thông qua các hình thức như thấu chi, trả góp, thẻ tín dụng 1.3.2.4. Phân loại dựa theo hình thức đảm bảo tiền vay Cho vay tiêu dùng được chia theo hình thức đảm bảo tiền vay được chia thành 3 loại: - Cho vay tín chấp: Không cần tài sản đảm bảo, dựa vào uy tín cá nhân và đơn vị đang công tác để phục vụ cho các mục đích cá nhân. Hình thức cho vay này chủ yếu cho đối tượng khách hàng có thu nhập thường xuyên và tương đối ổn định. - Cho vay cầm cố: Đây là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng phải chuyển giao tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết. Các tài sản cầm cố là các tài sản mà ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản, đồng thời việc nắm giữ không ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của khách hàng như: các loại giấy tờ có giá, kim loại quý, ngoại tệ, - Cho vay thế chấp: Là hình thức mà khách hàng vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng trong thời hạn cam kết. 1.3.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 1.3.3.1. Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn Các khoản vay tiêu dùng là nhằm vào mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng chứ không xuất phát từ mục đích kinh doanh. Do đó các khoản vay hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và tính cách của từng đối tượng khách hàng và chu kì kinh tế của khách hàng. Các khách hàng khi tìm đến ngân hàng với mục đích vay tiêu dùng thường có nhu cầu vốn không cao vì nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại hàng hóa xa xỉ là không cao hoặc do có tích lũy từ trước đối với những tài sản có giá trị lớn. Mặt Trườngkhác, do cho vay tiêu dùngĐại có độ rủi họcro cao hơn nên Kinh ngân hàng cũng tếthường thậnHuế trọng hơn trong việc quyết định số tiền cho vay căn cứ vào khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của khách hàng. Song nếu xét về quy mô thì nhu cầu vay tiêu dùng là khá lớn do đối tượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội, từ những người có SVTH: Nguyễn Thị Thảo 12
  26. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên thu nhập cao đến những người có thu nhập trung bình và thấp với nhiều nhu cầu phong phú và đa dạng. Khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống. 1.3.3.2. Chi phí cao Do số lượng món vay tiêu dùng nhiều, khách hàng đông và đa dạng nhưng số lượng mỗi khoản vay lại nhỏ, ngân hàng phải huy động nhiều nhân lực cho hoạt động cho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định cho vay, giải ngân cũng như kiểm soát và thu nợ đối với khách hàng sau khi cho vay. Mặt khác, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong việc thu thập thông tin khách hàng nên các chi phí liên quan đến thẩm định, đòi nợ, quản lý khoản vay, là cao hơn so với chi phí trong cho vay thương mại. 1.3.3.3. Độ rủi ro cao Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Vì đối tượng của cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình nên hoạt động này không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan của người tiêu dùng mà còn chịu tác động từ các yếu tố khách quan từ bên ngoài, cụ thể: - Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường khó đầy đủ và rõ ràng như thông tin về doanh nghiệp (công khai thông qua báo cáo tài chính), dẫn đến rủi ro về thông tin không đúng sự thật. Các cá nhân có thể tìm cách trốn tránh không trả các khoản vay cho dù có khả năng thanh toán. - Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập ổn định tại thời điểm hiện tại của người vay. Nếu người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thu hồi nợ. Đây là rủi ro khó lường trước, khác với món vay kinh doanh ta có thể hạn chế được thông Trườngqua nâng cao chất lượng Đại thẩm định dựhọc án. Kinh tế Huế 1.3.3.4. Lãi suất cao Với những đặc điểm về quy mô, chi phí và rủi ro đã nêu ở trên, lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn so với các hình thức cho vay khác vì nó còn bao hàm cả phần bù rủi SVTH: Nguyễn Thị Thảo 13
  27. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên ro và bù đắp chi phí huy động vốn. Chính vì thế cho nên lãi suất của cho vay tiêu dùng cao hơn các loại hình cho vay khác. 1.3.4. Lợi ích của cho vay tiêu dùng 1.3.4.1. Đối với khách hàng Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng do đó giúp khách hàng đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận được với vốn rẻ thay vì vay ngoài lãi cao. Do vậy, khách hàng của cho vay tiêu dùng cũng chính là người tiêu dùng, nhờ những khoản cho vay tiêu dùng mà những khó khăn tài chính trước mắt sẽ được giải quyết góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi xuất hiện cho vay tiêu dùng, sức mua sắm của người dân sẽ tăng nhanh, do đó mang lại sức mua rất lớn cho thị trường, tuy nhiên sự lựa chọn hàng hoá sẽ trở nên khắt khe hơn, cầu kỳ hơn, kỹ lưỡng hơn, do đó cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn dẫn đến nhà sản xuất sẽ phải chú trọng vào chất lượng và luôn sản xuất ra những sản phẩm tốt hơn nữa để tung ra thị trường, vì vậy người tiêu dùng sẽ được hưởng những dịch vụ tốt nhất tương ứng với đồng tiền mà mình bỏ ra. Mặt khác, việc thỏa mãn trước nhu cầu sẽ thúc đẩy người tiêu dùng phấn đấu để chi trả cho nhu cầu đó càng sớm càng tốt vì thông thường khi vay ngân hàng để mua sắm thì chính tài sản đó hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản sẽ trở thành vật đảm bảo đối với ngân hàng, mà tâm lý chung của nhiều người là không muốn nắm giữ tài sản mà không phải của mình. Điều này gián tiếp đưa đến việc tăng thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng. Chính vì những lý do trên mà ngày càng nhiều các cá nhân, hộ gia đình tìm đến ngân hàng với mong muốn ngân hàng sẽ giúp đỡ họ trong việc mua sắm hàng hóa thiết yếu, những hàng hóa có giá trị cao nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và nâng cao cuộc Trườngsống của các cá nhân vàĐại hộ gia đình. họcNhư vậy, việc Kinh ngân hàng thực hiệntế nghiệp Huếvụ cho vay tiêu dùng sẽ mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích tốt nhất. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 14
  28. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.3.4.2. Đối với ngân hàng Trước hết, cho vay tiêu dùng giúp hình ảnh của ngân hàng được lan tỏa rộng rãi đến khách hàng và đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng bởi đặc điểm có số lượng vay lớn. Tiềm năng sinh lời từ các khách hàng cá nhân là vô hạn vì nhu cầu tiêu dùng của con người luôn luôn tồn tại và ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng giúp ngân hàng thu hút thêm khách hàng sử dụng các hình thức dịch vụ khác, bởi vì thông thường khi cho vay tiêu dùng, ngân hàng thường có ràng buộc khách hàng phải chuyển tiền hoặc sử dụng trả lương qua tài khoản tại ngân hàng Đây cũng là điều kiện giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, tăng khả năng huy động các loại tiền gửi từ dân cư, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập với xu thế quốc tế. Ngoài ra, cho vay tiêu dùng góp phần phân tán rủi ro, tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Bởi vì nếu chỉ tập trung cho khách hàng doanh nghiệp vay với số vốn cao khi có rủi ro nào đó xuất hiện từ phía khách hàng, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Còn với khách hàng vay tiêu dùng với số lượng lớn và số tiền vay ít, khi một số khách hàng không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. 1.3.4.3. Đối với nền kinh tế - xã hội Cho vay tiêu dùng đóng vai trò như là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế bởi nền kinh tế luôn có một số người thừa vốn và một số khác thiếu vốn và có nhu cầu vay. Song những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người có nhu cầu vay vay. TrườngThông qua hoạt độngĐại cho vay tihọcêu dùng, các Kinhngân hàng cho vay tế đã góp Huế phần hạn chế cho vay nặng lãi, đẩy lùi tín dụng đen, kích cầu trong nền kinh tế, tạo yếu tố kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng cạnh tranh của SVTH: Nguyễn Thị Thảo 15
  29. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên hàng hóa trong nước, từ đó hỗ trợ Nhà nước trong việc đạt được các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao mức sống cho người dân. Ngoài ra cho vay tiêu dùng còn kích thích tiêu dùng trong xã hội qua đó làm tăng sản lượng và tạo thêm cơ hội việc là, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia. 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng 1.4.1. Chỉ tiêu dư nợ cho vay tiêu dùng Dư nợ cho vay tiêu dùng là số tiền mà khách hàng vay đang còn nợ chưa trả tại 1 thời điểm, hay nói cách khác, dư nợ cho vay là số tiền đã phát cho khách hàng vay nhưng chưa thu hồi. Dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng và cơ bản nhất để đánh giá mức độ phát triển trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Chỉ tiêu này bao gồm: dư nợ cho vay tiêu dùng, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng. a. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng ư ợ Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng = ổ ư ợ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ CVTD chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ. Tỷ trọng càng cao chứng tỏ hoạt động CVTD đang được chú trọng phát triển tại ngân hàng, thể hiện uy tín của ngân hàng và là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu tỷ trọng thấp, chứng tỏ quy mô tín dụng tiêu dùng còn hạn chế. b. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ ư ợ ă ư ợ ă ( ) = % TrườngCVTD Đại họcư ợKinh ă ( ) tế Huế Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng dư nợ CVTD qua các năm. Chỉ tiêu này tăng cho thấy hoạt động CVTD đang được mở rộng và ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm thì hoạt động cho vay tiêu dùng đang bị thu hẹp. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 16
  30. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.4.2. Doanh số cho vay tiêu dùng Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó (thường xác định theo tháng, quý, năm), không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa. Cũng giống như dư nợ cho vay tiêu dùng, chỉ tiêu này bao gồm: doanh số cho vay tiêu dùng, tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng. a. Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng ố = Tỷ trọng doanh số CVTD ổ ố Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số CVTD chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay. Tỷ trọng càng cao cho thấy ngân hàng đang tăng trưởng về doanh số CVTD. b. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng Tỷ lệ tăng trưởng ố ă – ố ă ( − ) = % doanh số CVTD ố ă ( − ) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số CVTD năm t so với năm (t-1). Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, nếu ngược lại cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và cho thấy kế hoạch tín dụng chưa được hiệu quả. 1.4.3. Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ tiêu dùng 1.4.3.1. Doanh số thu nợ tiêu dùng Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Việc thu nợ được xem là hoạt động quan trọng trong tín dụng góp phần tái đầu tư. Trườnga. Tỷ trọng doanh Đại số thu nợ tiêu học dùng Kinh tế Huế ố ợ ê ù = Tỷ trọng doanh số thu nợ tiêu dùng ổ ố ợ SVTH: Nguyễn Thị Thảo 17
  31. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số thu nợ. Tỷ trọng doanh số thu nợ tiêu dùng cao chứng tỏ số tiền mà ngân hàng thu hồi chủ yếu đến từ các khoản cho vay tiêu dùng và ngược lại. b. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số thu nợ (DSTN) tiêu dùng Tỷ lệ tăng trưởng doanh số thu nợ ă ă ( ) = % CVTD ă ( ) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng doanh số thu nợ qua các năm để đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. 1.4.3.2. Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng ố ợ Hệ số thu nợ CVTD = ố Ý nghĩa: Hệ số thu nợ phản ánh công tác quản lý và thu hồi nợ tại ngân hàng, nó cho biết trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về bao nhiêu đồng vốn. 1.4.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn cho vay tiêu dùng Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định: “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.” [12] Những khoản nợ trước khi chuyển nợ quá hạn thường được ngân hàng trao đổi, bàn bạc với khách hàng về nguồn trả nợ. Trường hợp khách hàng có khả năng trả được nợ nhưng tạm thời chưa có nguồn thu trả nợ ngân hàng, ngân hàng luôn chấp nhận gia hạn nợ đối với khách hàng đến thời hạn khách hàng có nguồn thu. Nếu khách hàng không còn có khả năng tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng, tình hình sản xuất kinh doanh Trườngđã rất khó khăn, mất khĐạiả năng thanh học toán, ngân hàngKinh buộc phải chuy tếển sang Huế nợ khó đòi và khi đó sẽ làm rủi ro tín dụng càng tăng mạnh hơn. ợ á ạ Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD = % ổ ư ợ SVTH: Nguyễn Thị Thảo 18
  32. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Ý nghĩa: Tỷ lệ nợ quá hạn được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện việc kinh doanh của ngân hàng chưa được hiệu quả, chất lượng tín dụng chưa được tốt và ngược lại. 1.4.5. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu cho vay tiêu dùng Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, phân loại nợ thành 05 nhóm như sau [12], [13]: a. Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; (ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; (iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này. b. Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; (iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. c. Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ Trườngtheo hợp đồng tínĐại dụng; học Kinh tế Huế (iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: SVTH: Nguyễn Thị Thảo 19
  33. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên - Khoản nợ vi phạm quy định các các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng; - Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng; - Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng; (v) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra (vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. (vii) Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này. d. Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; (iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Trường(vii) Nợ phải phân Đạiloại vào nhóm học 4 theo quy Kinhđịnh tại khoản 11 tếĐiều 9 HuếThông tư này. đ. Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: SVTH: Nguyễn Thị Thảo 20
  34. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; (v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản; (viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này. (ix) Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này. Theo đó, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu CVTD được xác định theo công thức: ợ ấ Tỷ lệ nợ xấu CVTD = x100% ổ ư ợ Ý nghĩa: Cùng với tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cũng được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu cao thể hiện sự giảm sút thu nhập ở hiện tại do các khoản dư nợ này không còn mang lại lợi nhuận hoặc lợi nhuận mang lại Trườngkhông đáng kể. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thảo 21
  35. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 1.4.6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 1.4.6.1. Hệ số sử dụng vốn ư ợ Hệ số sử dụng vốn = ổ ố độ Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ CVTD. Chỉ tiêu này còn cho biết vốn huy động có đủ đảm bảo cho hoạt động cho vay tiêu của ngân hàng không. Nếu hệ số sử dụng vốn 1: Vốn huy động ít, không đủ cho vay, ngân hàng phải bổ sung bằng nguồn vốn khác. Nếu hệ số sử dụng vốn =1: Vốn huy động được đủ cung ứng cho hoạt động cho vay. 1.4.6.2. Vòng quay vốn CVTD ố ợ Vòng quay vốn CVTD = ư ợ ì â Trong đó dư nợ bình quân CVTD được tính bằng công thức: ư ợ đầ ỳ ư ợ ố ỳ Dư nợ bình quân CVTD = Ý nghĩa: Vòng quay vốn CVTD phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mất lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chính sách tín dụng của ngân hàng thiên về cho vay ngắn hạn và ngược lại, vòng quay vốn CVTD thấp thì ngân hàng thiên về cho vay trung và dài hạn. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM Trường1.5.1. Nhân tố ngân hàng Đại học Kinh tế Huế Thứ nhất, chính sách tín dụng, bao gồm các quy định trong cho vay như đối tượng khách hàng vay, đối tượng và nhu cầu vốn không được cho vay, các nguyên tắc và điều kiện vay, ngoài ra còn đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người vay và người SVTH: Nguyễn Thị Thảo 22
  36. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên cho vay và các chính sách khác. Người đi vay sẽ xem xét lãi suất có phù hợp hay không, phương thức giải ngân và thanh toán có nhanh chóng không, thủ tục vay vốn phức tạp không, để quyết định vay. Thứ hai, chất lượng thông tin tín dụng. Thông tin đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong ngân hàng. Trong hoạt động cho vay đặc biệt là trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng chủ yếu cho vay dựa vào sự tin tưởng đối với khách hàng thông qua thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tuy nhiên, để hoạt động cho vay tiêu dùng đạt hiệu quả và có khả năng thu hồi thì nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp phải đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thứ ba, chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất. Trong đó con người là yếu tố tạo nên sức mạnh của các ngân hàng vì nhân viên ngân hàng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và thực hiện các chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Trong quá trình giao dịch với khách hàng, đặc biệt là trong khâu thẩm định khoản vay, nhân viên ngân hàng thể hiện trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ bởi nếu nhân viên không có năng lực và đạo đức thì nguy cơ đem lại rủi ro cho ngân hàng rất cao. Ngoài ra năng lực còn thể hiện qua sự nhiệt tình và phong cách phục vụ khách hàng làm cho khách hàng quan tâm và bị thu hút đến với ngân hàng. Cuối cùng, đó là mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng có hệ thống rộng khắp sẽ có điều kiện được tiếp xúc với nhiều khách hàng, tạo cơ hội cho tất cả mọi người có nhu cầu giao dịch với khách hàng. 1.5.2. Nhân tố ngoài ngân hàng Đầu tiên phải đề cập đến môi trường pháp lý, bao gồm hệ thống văn bản của nhà nước liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Các quy định pháp lý của nhà nước có thể khuyến khích hay hạn chế các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. TrườngVí dụ ở Thông tư số 01/2009/TTĐại-NHNN học hướng dẫKinhn về lãi suất thỏ a tếthuận củHuếa tổ chức tín dụng nhưng chỉ áp dụng cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng chứ không phải áp dụng cho vay với mọi SVTH: Nguyễn Thị Thảo 23
  37. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên nhu cầu hợp pháp [14]. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng chưa mạnh dạn mở rộng cho vay tiêu dùng. Thứ hai đó là đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động. Là thành thị hay nông thôn, phần lớn dân cư làm nông hay là công nhân viên chức, trình độ học vấn, Đây là yếu tố giúp ngân hàng xác định được chiến lược kinh doanh, giúp ngân hàng linh hoạt và chủ động hơn trong việc tiếp xúc với khách hàng. Cho vay tiêu dùng còn phụ thuộc vào môi trường kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thì thu nhập mà mức sống của người dân được nâng cao. Khi đó nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân cũng sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, xảy ra tình trạng lạm phát, tình trạng thất nghiệp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của người tiêu dùng, họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu do đó cho vay tiêu dùng cũng khó mà phát triển. 1.6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu, các luận văn tốt nghiệp, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ làm về đề tài cho vay tiêu dùng. Mỗi công trình nghiên cứu xem xét ở nhiều hướng khác nhau và đã có đóng góp tích cực trong việc tìm ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, phát triển và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng ở Việt Nam. Khuất Duy Tuấn (2005) viết về “Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng – xu hướng tất yếu của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường”[18]. Bài viết đã tóm tắt lý thuyết về cho vay tiêu dùng đồng thời cũng chỉ ra các khiếm khuyết trong cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và đưa ra các kiến nghị để phát triển. Bài viết của tác giả Nguyễn Phương Linh (2009) với đề tài “Để ngành ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế”[7]. Theo đó để mở Trườngrộng hoạt động cho vay Đại tiêu dùng, táchọc giả đã nêu Kinh ra các vấn đề đ ặttế ra trong Huế cho vay tiêu dùng. Về đối tượng và sản phẩm cho vay, tác giả đã chỉ ra rằng sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng không chỉ được xây dựng trên cơ sở tham khảo các quy chuẩn SVTH: Nguyễn Thị Thảo 24
  38. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên của các ngân hàng nước ngoài mà còn phải phù hợp với điều kiện, văn hóa và tập quán của người Việt Nam. Vì vậy ngân hàng cần có đầu tư đúng mức về nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu dùng và tập quán của nhóm đối tượng muốn hướng tới. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến các vấn đề về công tác tuyên truyền quảng cáo sản phảm dịch vụ và thái độ của nhân viên ngân hàng; về nhận thức của cán bộ ngân hàng đối với dịch vụ cho vay tiêu dùng và cũng chỉ ra các quy định chưa rõ ràng và phù hợp về mục đích cho vay tiêu dùng và lãi suất vay từ đó giúp ngân hàng xác định hướng đi góp phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. TS. Vũ Văn Thực (2014) với đề tài “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” Tạp chí Phát triển và hội nhập số 19, 2014 [17]. Bài viết tập trung vào việc đánh giá khái quát thực trạng cho vay tiêu dùng tại Agribank trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013, nêu ra những nguyên nhân và hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này như: xây dựng chiến lược cho vay tiêu dùng, mở rộng thị trường vay, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Có thể kể đến công trình nghiên cứu của Quách Tuân Phát (2018) với đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu”[15]. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp như thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS, thống kê mô tả để phân tích các dữ liệu. Trên cơ sở nền tảng lý luận và thực tiễn, tác giả đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng tiêu dùng của NHTM, ngoài ra đề tài còn đề xuất một số giải pháp giúp cho các cán bộ quản lý của ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Bạc Liêu nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng từ đó giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận. TrườngBên cạnh đề tài trên,Đại luận văn thhọcạc sĩ của Hoàng Kinh Thị Thu Hiề ntế (2018) Huếvới đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Quảng Bình” [5]. Tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam và kinh nghiệm SVTH: Nguyễn Thị Thảo 25
  39. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên từ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Tác giả còn đi sâu vào phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh để thấy được những hạn chế và đề xuất các giải pháp khắc phục. 1.7. Kinh nghiệm quốc về phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng và bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai 1.7.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 1.7.1.1. Kinh nghiệm từ Thái Lan về quảng bá sản phẩm cho vay tiêu dùng Theo khảo sát của Di-Marketing (2016) về việc sử dụng các khoản vay tiêu dùng của Thái Lan, Krungthai, Siam Commercials và Krungsri là ba ngân hàng nổi tiếng nhất về cho vay tiêu dùng ở Thái Lan. 95% khách hàng Thái Lan thực hiện khảo sát cho biết họ lựa chọn hình thức vay tiêu dùng trả góp với giá trị khoản vay tiêu dùng nhỏ, chỉ dưới 250 đô la cho mỗi khoản vay, thời hạn trả góp thường ngắn, từ 6 đến 12 tháng. Khách hàng thực hiện khảo sát cho biết quảng cáo trên TV, Facebook và web là các kênh chính khiến họ biết đến dịch vụ cho vay tiêu dùng. Lý do chính khiến khách hàng lựa chọn dịch vụ dựa trên độ tin cậy của ngân hàng và việc đăng ký vay vốn đơn giản trong khi lãi suất cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tồi và thủ tục đăng ký phức tạp là lí do khiến khách hàng Thái Lan không hài lòng. Bên cạnh việc thực hiện quảng cáo, một lý do khác thu hút các khách hàng vay tiêu dùng là việc thường xuyên có các chương trình khuyến mại đi kèm khoản vay để thu hút khách hàng như: tặng quà, phiếu giảm giá (vouchers), chiết khấu khi mua sản phẩm khác [20] 1.7.1.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) Là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới, phục vụ hơn 40 triệu khách hàng từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu âu, châu Á, Trung Đông, châu Phi, Bắc Mỹ và Mỹ La-tinh. TrườngNgày 1 tháng M ộĐạit năm 2009, họcHSBC trở thành Kinh ngân hàng nước tế ngoài Huế đầu tiên thành lập ngân hàng con tại Việt Nam. Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC Việt Nam là một ngân hàng con thuộc sở hữu 100% của ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải. HSBC Việt Nam cũng là ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên SVTH: Nguyễn Thị Thảo 26
  40. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên đồng thời đưa chi nhánh và phòng giao dịch đi vào hoạt động tại Việt Nam. Hiện tại, HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, HSBC đã đạt được nhiều giảnh thưởng như: Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2016, 2017 và 2019 do tạp chí Asian Banking và Finance bình chọn; Ngân hàng tư vấn cho vay tốt nhất tại Việt Nam 2018 do Asset Triple A bình chọn; Danh Hiệu “Tập Thể Lao Động Xuất Sắc năm 2018 do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tặng cho Ngân Hàng TNHH Một Thành Viên HSBC (Việt Nam) vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2017; Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam từ 2006 đến 2012, 2014 đến 2019, do tạp chí FinanceAsia bình chọn Một trong những yếu tố làm nên thành công của HSBC là xác định mảng hoạt động chính là dịch vụ tài chính bán lẻ và tài chính doanh nghiệp. Với dịch vụ tài chính bán lẻ, HSBC tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tập trung vào khối khách hàng cá nhân cao cấp và khối khách hàng có thu nhập khá và ổn định. Tăng cường trao đổi với khách hàng để biết được kế hoạch và nhu cầu đầu tư trong những năm tới của họ với thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu để có thể đưa ra những kế hoạch và giải pháp tài chính hỗ trợ kịp thời. Tại HSBC Việt Nam, khách hàng không cần tài sản thế chấp hoặc giấy bảo lãnh mà vẫn có thể dễ dàng được vay lên tới 500 triệu đồng và giải ngân trong 48 giờ. 1.7.1.3. Kinh nghiệm từ Tập đoàn Home Credit Được thành lập vào năm 1997 tại Cộng hòa Czech, tập đoàn Home Credit hiện đang dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng với tổng tài sản 14,7 tỷ Euro. Hiện tại Home Credit đã có mặt tại 10 quốc gia như Nga, Cộng hòa Séc, Slovakia, Kazakhstan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ . . TrườngHome Credit Vi ệtĐại Nam hoạt đ ộhọcng từ 2008, làKinh một trong những tếcông tyHuế hàng đầu trong lĩnh vực vay tiêu dùng trả góp với ưu điểm vượt trội: nhanh chóng, tiện lợi và thân thiện. Home Credit hiện có hội sở chính ở Hồ Chí Minh, chi nhánh ở Hà Nội và 8 văn phòng đại diện tại các tỉnh/thành phố lớn cả nước. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 27
  41. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Thành công trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng quan trọng nhất là chất lượng phục vụ, thủ tục đơn giản và giải ngân nhanh gọn. Tại Home Credit, công ty này đưa ra nhiều giải pháp như: cho vay tại điểm bán đồng thời liên kết với nhiều đối tác bán lẻ; sản phẩm đưa ra đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; thủ tục đơn giản, giải quyết nhanh gọn, Chỉ hơn 1% khách hàng của Home Credit lựa chọn sản phẩm có thủ tục vay phức tạp. Bởi vì nó khá phức tạp, nhiều thủ tục thì khách hàng có thể đến ngân hàng để vay, thay vì tìm đến công ty tài chính để được hỗ trợ vốn. Đa số khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng mong muốn thủ tục đơn giản và nhanh chóng, cho dù lãi suất có cao hơn. Điều đó chứng minh rằng, sản phẩm cho vay tiêu dùng thủ tục đơn giải, giải ngân nhanh chóng đã bị thiếu vắng trên thị trường Việt Nam lâu nay. 1.7.2. Bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai Từ những kinh nghiệm của các nước phát triển và các tổ chức như HSBC Việt Nam hay công ty tài chính Home Credit, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về hoạt động cho vay tiêu dùng ở Agribank – CN huyện Ia Pa như sau: Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu thị trường, xu hướng phát triển để từ đó xây dựng chiến lược, xác định mục tiêu và đưa ra kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn. Ngân hàng cần kiên trì với chiến lược đã đặt ra và không thay đổi nhiều hoặc phản ứng thái quá trước chiến lược riêng của đối thủ và cũng không nên bắt chước đối phương về các sản phẩm, dịch vụ, Thứ hai, xác định đối tượng khách hàng muốn hướng tới để từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp. Ví dụ đối tượng muốn hướng tới là các khách hàng làm việc tại đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, hay là nhóm khách hàng có thu nhập khá. Tùy vào nhóm đối tượng khác nhau mà ngân hàng sẽ xây dựng các sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra cần liên kết với các hệ thống bán hàng để gia tăng thêm tiện ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. TrườngThứ ba, cần đơn giĐạiản hóa hồ sơ,học thủ tục vay, Kinhgiải ngân nhanh chóng,tế tạHuếo sự thoải mái cho khách hàng và cần có biên bản xác nhận trước khi ký kết hợp đồng. Biên bản này giúp ngân hàng biết là khách hàng đã thật sự hiểu những gì đã cam kết trong hợp đồng vay vốn để tránh trường hợp khách hàng không được thông tin đầy đủ cũng như không nắm rõ về sản phẩm cho vay dẫn đến kết quả không như kỳ vọng. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 28
  42. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Thứ tư, xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu hết tính năng, công dụng của từng sản phẩm để có thể tư vấn và bán cho khách hàng những thứ mà họ cần. CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH IA PA – GIA LAI 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – CN huyện Ia Pa – Gia Lai 2.1.1. Lịch sử hình thành Agribank - CN huyện Ia Pa Gia Lai 2.1.1.1. Sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development (viết tắt là AGRIBANK) là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, là doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, có thời hạn hoạt động là 99 năm. Được thành lập theo Quyết định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi Ngân hàng Phát triển nông thôn Việt Nam. Sau đó Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 400/CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15 tháng 11 năm 1996 của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng đã được đổi tên một lần nữa thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam như hiện nay. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về tài sản, nguồn vốn, gần 40.000 cán bộ viên chức, mạng lưới hoạt động với 2.232 chi nhánh, phòng giao dịch và số lượng khách hàng. Khẳng định vai trò chủ lực, tiên phong của Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, bên cạnh chủ động tham gia đầu tư các chương trình lớn của Chính Trườngphủ, các dự án trọng đi ểĐạim quốc gia vhọcới số vốn cho Kinhvay lên tới hàng chtếục ngàn Huế tỷ đồng, Agribank tập trung cung ứng nguồn vốn và dịch vụ tài chính vào lĩnh vực “Tam nông” và lĩnh vực ưu tiên của Đảng, Chính phủ. Qua đó góp sức cùng ngành Ngân hàng thực SVTH: Nguyễn Thị Thảo 29
  43. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên thi hiệu quả chính sách tiền tệ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. [19] 2.1.1.2. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam - CN huyện Ia Pa Gia Lai Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai được thành lập vào ngày 03 tháng 09 năm 2013, là chi nhánh trực thuộc Agribank tỉnh Gia Lai có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ đối với các thành phần kinh tế. Thành lập nhằm mục đích tập trung cung ứng nguồn vốn và dịch vụ tài chính vào lĩnh vực truyền thống, sở trường đó là “Tam nông” và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua đó, Agribank chi nhánh Ia Pa góp sức cùng Agribank tỉnh Gia Lai thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Từ khi bắt đầu hoạt động, chi nhánh đã gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh vì nằm ở khu vực nông thôn, chưa có nhiều phát triển nhưng tập thể cán bộ, công nhân viên của chi nhánh đã nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của mình trên địa bàn vì vậy nên hoạt động kinh doanh cũng đạt được kết quả đáng khích lệ, vinh dự được đón nhận Huân chương lao động hạng ba và nhiều giải thưởng cao quý khác. 2.1.2. Sơ đồ tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức Giám đốc Trường ĐạiPhó GĐ 1 học KinhPhó GĐ tế 2 Huế Phòng kế toán - Bộ phận hành Phòng kế hoạch - ngân quỹ chính kinh doanh (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh tại Agribank chi nhánh Ia Pa) SVTH: Nguyễn Thị Thảo 30
  44. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức tại Agribank chi nhánh Ia Pa – Gia Lai 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. - Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được uỷ quyền. Công việc cụ thể bao gồm: + Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; + Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập; + Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng. - Phó Giám đốc: Có 2 người + Phó Giám đốc phụ trách mảng Kế hoạch – Kinh doanh: Có nhiệm vụ tổ chức hoạt động tín dụng của chi nhánh. + Phó Giám đốc phụ trách mảng Kế Toán – Ngân Quỹ: Giúp Giám đốc trong công tác kế toán – kho quỹ và công việc hành chính, đảm bảo an toàn tài sản không để thất thoát. Ngoài ra, Phó Giám đốc được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị. Giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. TrườngPhòng kế hoạch Đại- kinh doanh học: Gồm có 06Kinh người, bao gồ mtế 01 ngư Huếời trưởng phòng, 01 người phó phòng và 04 cán bộ tín dụng. Có chức năng: SVTH: Nguyễn Thị Thảo 31
  45. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên + Đầu mối tổng hợp, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo quy định của Agribank. Trực tiếp tham mưu xây dựng chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn. + Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng của Agribank. + Thực hiện chức năng cho vay đối với các thành phần kinh tế theo kế hoạch nguồn vốn cân đối được, đồng thời phối hợp với các phòng ban khác thẩm định các hồ sơ vay vốn của khách hàng để quyết định khi cho vay. Phòng kế toán - Ngân quỹ: Có 07 người, bao gồm 01 người trưởng phòng; 01 người phó phòng; 01 cán bộ phụ trách sắp xếp, cất giữ chứng từ, sổ sách; 03 cán bộ là giao dịch viên và 01 người thủ quỹ. Có nhiệm vụ: + Trực tiếp thực hiện việc đăng ký, quản lý hồ sơ, thay đổi thông tin khách hàng, mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng trên hệ thống IPCAS, phát hành thẻ cho khách hàng. + Thực hiện chi trả kiều hối, mua bán vàng và ngoại tệ theo quy định. + Nhận các loại tiền gửi và phát hành chứng chỉ tiền gửi. + Tổng hợp, thống kê hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết tại chi nhánh, tổ chức tập hợp và lưu trữ chứng từ hạch toán kế toán hàng ngày sau khi chứng từ được kiểm soát và hậu kiểm theo quy định. + Kiểm tra kiểm soát hoạt động tiền tệ kho quỹ, giám sát việc chấp hành quy định về an toàn kho quỹ định mức tồn quỹ tại chi nhánh, máy ATM theo quy định. + Quản lý hồ sơ, tài liệu và các văn bản quản lý nội bộ có liên quan theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Bộ phận hành chính: Có 03 người bao gồm 01 tạp vụ, 01 bảo vệ và 01 tài xế. Trường2.1.3. Hoạt động chính Đạicủa chi nhánh học Kinh tế Huế - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi bằng Việt Nam đồng. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 32
  46. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế bằng đồng Việt Nam. - Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước và ngoài nước. - Phát hành các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán. - Thu đổi ngoại tệ, séc du lịch, chi trả kiều hối. - Nhận và trả lương tự động, thanh toán hóa đơn tự động. - Thực hiện các hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh. - Dịch vụ Ebanking, SMS banking. 2.1.4. Tình hình nhân sự tại chi nhánh Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại chi nhánh giai đoạn 2016 - 2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tiêu thức phân chia Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng lao động 19 100 19 100 19 100 I. Phân theo giới tính 1. Nam 12 63,16 12 63,16 12 63,16 2. Nữ 7 36,84 7 36,84 7 36,84 II. Phân theo trình độ 1. Trên đại học 2 10,53 2 10,53 2 10,53 2. Đại học 14 73,68 14 73,68 14 73,68 Trường3. Cao đẳng và trung cấpĐại 0học0,00 Kinh0 0,00 tế0 Huế0,00 4. Lao động phổ thông 3 15,79 3 15,79 3 15,79 SVTH: Nguyễn Thị Thảo 33
  47. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên (Nguồn: Phòng KHKD chi nhánh Agribank huyện Ia Pa – Gia Lai) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy trong ba năm từ năm 2016 đến năm 2018, số lượng nhân sự không có sự thay đổi với 19 cán bộ nhân viên duy trì đều qua các năm và phần lớn nguồn nhân sự có trình độ đại học và trên đại học. Trong đó, nhân sự có trình độ đại học chiếm tới 73,68%, điều này cho thấy chất lượng nhân sự của chi nhánh là cao có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – CN huyện Ia Pa Gia Lai giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: triệu đồng. Năm 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 +/- % +/- % Doanh thu 22.789 23.539 26.377 750 3,29 2.838 12,06 Chi phí 15.883 15.890 17.052 7 0,04 1.162 7,31 Lợi nhuận 6.906 7.649 9.325 743 10,76 1.676 21,91 (Nguồn: Phòng KHKD chi nhánh Agribank huyện Ia Pa – Gia Lai) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thảo 34
  48. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank - CN huyện Ia Pa giai đoạn 2016 - 2018 Nhìn vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.1, có thể thấy lợi nhuận ngày càng tăng qua các năm phản ánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả của chi nhánh. Tình hình cụ thể như sau: Về doanh thu: Qua bảng 2.2 có thể thấy doanh thu tăng đầu qua các năm. Năm 2016 doanh thu đạt 22.789 triệu đồng. Năm 2017 đạt 23.539 triệu đồng (tăng 750 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với mức tăng trưởng 3,29%). Đến năm 2018, doanh thu đạt 26.377 triệu đồng (tăng 2.838 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng với mức tăng trưởng là 12,06%). Nguyên nhân có sự gia tăng như vậy là do Chính phủ có thay đổi về lãi suất cho vay trong năm 2017 theo Quyết định số 227/QĐ-NHNN và Quyết định số 1425/QĐ-NHNN. Theo đó lãi suất cho vay ngắn hạn giảm từ 7%/năm trong năm 2016 xuống còn 6,5%/năm trong năm 2017. Trong năm 2018, Agribank chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ tối đa Trường6,5%/năm xuống còn Đại tối đa 6%/năm học và giảm lãiKinh suất cho vay trung,tế dàiHuế hạn từ 8%/năm xuống còn từ 7,5%/năm đối với các khách hàng là đối tượng được ưu tiên theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Thị trường ổn định, lãi suất giảm đồng thời có nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nên nhiều doanh nghiệp mở rộng sản SVTH: Nguyễn Thị Thảo 35
  49. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay tiêu dùng đối với CBCNVC cũng tăng trưởng với tốc độ ổn định. Về chi phí: Năm 2016 chi phí ở mức 15.883 triệu đồng. Năm 2017 là 15.890 triệu đồng, so với năm 2016 thì chi phí trong năm 2017 tăng không đáng kể, cụ thể mức tăng tuyệt đối là 7 triệu đồng tương ứng với mức tăng trưởng tương đối là 0,07%. Năm 2018, chi phí tăng đến 17.052 triệu đồng (tăng 1.162 triệu đồng so với năm 2017). Nguyên nhân tăng là do các khoản chi phí lãi tiền gửi, chi phí phát hành giấy tờ có giá, chi phí bưu điện viên thông đều tăng qua các năm. Về lợi nhuận: Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt được kết quả tích cực, cả doanh thu và chi phí đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn so với mức tăng của chi phí làm cho lợi nhuận cũng tăng dần qua các năm. Năm 2016, lợi nhuận đạt 6.906 triệu đồng. Năm 2017, với mức tăng tuyệt đối là 743 triệu đồng tương ứng tăng 10,76% ở mức tương đối và đạt 7.649 triệu đồng. Năm 2018 lợi nhuận đạt 9.325 triệu đồng tăng 1.676 triệu đồng so với năm 2017. Giai đoạn 2016 - 2018, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế trên địa bàn huyện nói riêng còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như thiên tai diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân trong khu vực. Để đạt được kết quả trên, ban lãnh đạo đã chủ động, linh hoạt và thận trọng góp phần hoàn thành mục tiêu và nhờ vào nỗ lực của cán bộ nhân viên trong ngân hàng. 2.1.6. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Được mô tả tại phụ lục 03. 2.2. Quy chế về cho vay tiêu dùng tại Agribank – CN huyện Ia Pa – Gia Lai TrườngĐược quy định trongĐại quy chế chohọc vay đối vớKinhi khách hàng trong tế hệ thHuếống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. (Phụ lục 04) SVTH: Nguyễn Thị Thảo 36
  50. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.2.1. Điều kiện cho vay Agribank xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, không thuộc đối tượng không được cho vay theo quy định của pháp luật, NHNN và Agribank. - Có phương án sử dụng vốn khả thi thông qua các nội dung sau: - Có khả năng tài chính để trả nợ, thể hiện qua các tiêu chí cơ bản sau: - Trường hợp khách hàng vay vốn của Agribank theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế này, thì khách hàng phải được Agribank đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. 2.2.2. Những đối tượng và nhu cầu vốn không được cho vay 2.2.2.1. Những đối tượng không được cho vay Agribank không được cho vay đối tượng sau đây: - Thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc. - Cha, mẹ, vợ, chồng, cổn của thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tống giám đốc. - Khách hàng được bảo đảm bởi thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc. - Agribank không được bảo đảm để TCTD khác cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. - Cho vay có bảo đảm bằng cổ phiếu công ty cổn của Agribank. - Cho vay để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng Trườngcổ phiếu của chính TCTD Đại nhận vốn góp.học Kinh tế Huế - Cho vay đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán do Agribank nắm quyền kiểm soát. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 37
  51. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2.2.2.2. Nhu cầu vốn không được cho vay Agribank không được cho vay đối với các nhu cầu vốn: - Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm. - Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để mua vàng miếng. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính Agribank (bao gồm cả trả nợ cho các Chi nhánh khác của Agribank) trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại các TCTD khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay Để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: + Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; + Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; + Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ; + Các nhu cầu vốn khác do NHNN, HĐTV quy định. 2.3. Quy trình cho vay tại Agribank – CN huyện Ia Pa – Gia Lai Căn cứ vào Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Agribank ban hành kèm theo Quyết định số 839/NHNo ngày 15/5/2017 của Tổng Trườnggiám đốc, quy trình cho Đại vay được tác học giả tóm tắt trongKinh sơ đồ sau [2 ]: tế Huế CBTD tiếp nhận và KH tự giới thiệu và Th nh và l p hướng dẫn khách ẩm đị ậ nêu yêu c u tín d ng báo cáo th nh ầ ụ hàng lập hồ sơ vay ẩm đị vốn SVTH: Nguyễn Thị Thảo 38 Phê duyệt cho vay CBTD kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định
  52. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Công chứng và ký kết hợp đồng cho vay (Nguồn: Quy trình cho vay trong hệ thống Agribank) Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại Agribank – CN huyện Ia Pa Diễn giải sơ đồ: Bước 1 và bước 2: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ trực tiếp liên hệ tại phòng tín dụng. Tại đây giao dịch viên tín dụng sẽ trực tiếp hướng dẫn khách hàng cung cấp giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu, các thông tin cần thiết và thiết lập hồ sơ vay vốn. Sau đó giao dịch viên tín dụng sẽ giới thiệu danh mục sản phẩm, dịch vụ của Agribank, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ (nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng). Cuối cùng giao dịch viên tín dụng thực hiện đăng ký thông tin trên hệ thống IPCAS và cấp mã khách hàng theo quy định hiện hành của Agribank (nếu Trườngkhách hàng chưa đượ c cĐạiấp mã) và h ẹhọcn ngày nhân viênKinh xuống thẩm địtếnh. Huế Bước 3: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định SVTH: Nguyễn Thị Thảo 39
  53. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Giao dịch viên tín dụng hoặc cán bộ được phân công đi thẩm định, thu thập thông tin cần thiết của khách hàng, khoản vay và tiến hành rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn; đồng thời tổng hợp thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN, từ đó chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank. Thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng nhằm đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người đứng tên vay và người thực hiện (người tham gia) dự án, phương án vay vốn. Cuối cùng lập báo cáo thẩm định, đề xuất cho vay hoặc không cho vay (phải nêu rõ lý do) và trình lên người kiểm soát khoản vay. Bước 4: Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định Bước này nhằm mục đích là kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng và kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định, ký nháy từng trang rồi đề xuất cho vay hoặc không cho vay. - Trường hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do để trình người phê duyệt khoản vay. - Trường hợp đồng ý cho vay nếu khoản vay trình người phê duyệt khoản vay. Bước 5: Phê duyệt khoản vay Quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền quyết định cấp tín dụng. - Nếu từ chối cho vay: thông báo từ chối cho vay bằng văn bản gửi khách hàng trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay. - Nếu đồng ý cho vay: người phê duyệt khoản vay ghi ý kiến đồng ý, ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định và giao phòng KHKD hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Bước 6: Tiến hành thủ tục công chứng và ký kết hợp đồng cho vay TrườngSau khi được duy Đạiệt cho vay, ngânhọc hàng sẽ Kinhyêu cầu khách hàng tế hoàn Huế tất hồ sơ vay, bổ sung các điều kiện nếu có. Khách hàng tới phòng công chứng nhà nước để công chứng các hợp đồng có liên quan. Tài sản thế chấp, cầm cố, và đăng kí giao dịch đảm bảo. Sau khi hợp đồng đã ký xong, nhân viên nhận bản chính giấy tờ tài sản đảm SVTH: Nguyễn Thị Thảo 40
  54. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên bảo từ khách hàng, kiểm tra, niêm phong. Và hồ sơ được trình lên trưởng phòng KHKD xem lại và ký tên sau đó trình lên ban lãnh đạo ký hợp đồng tín dụng. Bước 7: Giải ngân khoản vay Sau khi ban lãnh đạo ký hợp đồng tín dụng, nhân viên tín dụng chuyển cho phòng kế toán – ngân quỹ 2 bản (1 bản giao khách hàng, 1 bản kế toán lưu hồ sơ). Và bộ phận ngân quỹ căn cứ hợp đồng tín dụng đã ký kết, tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng. Trường hợp món vay giải ngân nhiều lần, mỗi lần giải ngân sau phải được sự chấp thuận của trưởng phòng KHKD và Ban lãnh đạo trên mỗi giấy nhận nợ. Bước 8: Kiểm tra sau khi giải ngân Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra việc khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích hay không, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, công nợ của khách hàng. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, nếu có dấu hiệu bất ổn phải nhanh chóng đề xuất ý kiến xử lý. Ngoài ra giao dịch viên tín dụng còn phải thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm. Theo dõi và giải quyết các trường hợp như: điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, phạt trả chậm, chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn Bước 9 và 10: Theo dõi việc thu nợ và trả lãi Hàng tháng theo đúng ngày đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng, khách hàng phải đến ngân hàng trả nợ vay ( gốc + lãi). Trước khi đến hạn trả nợ 7 ngày, cán bộ tín dụng liên lạc với khách hàng qua điện thoại hay thư báo nhắc nhở về việc trả nợ hàng tháng (hiện nay đã có dịch vụ nhắc nợ tự động SMS banking qua điện thoại di động). Cuối tháng, cán bộ tín dụng rà soát trên hệ thống IPCAS. Nếu khách hàng trả nợ góp hàng tháng trễ 2 kỳ trở lên, giao dịch viên tín dụng có Trườngnhiệm vụ gửi thư báo hoĐạiặc trực tiế p họcxuống nhà kháchKinh hàng để nhắ ctế nhở h ọHuếđến ngân hàng trả nợ. Khi đó khách hàng phải chịu một khoản tiền phạt trễ hạn được tính theo số dư nợ, số ngày trễ hạn và lãi suất phạt. Bước 11: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu giữ hồ sơ SVTH: Nguyễn Thị Thảo 41
  55. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Khi khách hàng trả hết nợ vay gồm cả vốn, lãi và phí (nếu có), giao dịch viên tín dụng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng cho khách hàng đồng thời lập tờ trình đề nghị giải chấp cho tài sản đã thế chấp trước đó, chuyển cho bộ phận ngân quỹ trả lại hồ sơ tài sản cho khách hàng theo đúng quy định. Nhận xét: Trên cơ sở lý thuyết và qua thực tế tìm hiểu tại Agribank – CN huyện Ia Pa – Gia Lai, tác giả đã có cái nhìn cụ thể hơn về nghiệp vụ cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Về cơ bản, tác giả nhận thấy quy trình cho vay áp dụng thực tế tại chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một quy trình tín dụng, tuy nhiên lại có một số điểm khác biệt về trình tự, thủ tục: Tùy đối tượng khách hàng mà trình tự thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cũng có sự khác biệt, cán bộ quan hệ khách hàng linh hoạt áp dụng từng bước trong quy trình mà không cần phải tuân theo thứ tự sao cho vẫn đảm bảo tính đầy đủ, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hoạt động. Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại ngân hàng, trình tự thực hiện các bước sẽ nhanh chóng hơn, vì thông tin khách hàng đã có từ trước và cán bộ chỉ cần kiểm tra lại hồ sơ hiện có tại ngân hàng mà không yêu cầu khách hàng cung cấp lại hồ sơ nếu hồ sơ còn hiệu lực. Ngoài ra, căn cứ vào từng sản phẩm và mục đích vay vốn, ngân hàng cũng sẽ quy định cụ thể giấy tờ cho mỗi loại vay. Thường thì chi nhánh sẽ sử dụng các mẫu biểu được thiết kế sẵn cho từng sản phẩm và đối tượng khách hàng, trừ những trường hợp đặc biệt cần phải thiết kế lại bộ hồ sơ sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Sử dụng mẫu biểu được thiết kế sẵn nhằm tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng lẫn cán bộ ngân hàng. 2.4. Tình hình cho vay tiêu dùng tại Agribank – CN huyện Ia Pa – Gia Lai 2.4.1. Dư nợ cho vay tiêu dùng 2.4.1.1. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng TrườngBảng 2.3: Dư nợ cho Đại vay và dư nợhọcCVTD tại chiKinh nhánh Agribank tế huy ệHuến Ia Pa. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 SVTH: Nguyễn Thị Thảo 42
  56. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng dư nợ 131.993 180.914 201.001 48.921 37,06 20.087 11,10 cho vay Dư nợ CVTD 36.779 54.794 65.887 18.015 48,98 11.093 20,24 Tỷ trọng dư 27,86% 30,29% 32,78% nợ CVTD (Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Chi nhánh Huyện Ia Pa - Gia Lai) Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay và dư nợ CVTD tại CN giai đoạn 2016 – 2018 Qua bảng 2.3 có thể thấy dư nợ CVTD của chi nhánh đang trên đà tăng trưởng. Năm 2016 đạt 36.779 triệu đồng. Năm 2017 tăng ở mức tương đối là 48,98% và tuyệt đối là 18.015 triệu đồng so với năm 2016 và đạt mức 54.794 triệu đồng. Đến năm 2018, mức dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 65.887 triệu đồng tăng 20,24% so với năm 2017. Dư nợ cho vay của chi nhánh cũng tăng trong giai đoạn 2016 – 2018 và tăng mạnh nhất vào năm 2017. Cụ thể, trong năm 2016 dư nợ cho vay đạt 131.993 triệu đồng, sang năm 2017 dư nợ cho vay đạt tới 180.914 triệu đồng tương ứng tăng ở mức Trườngtuyệt đối là 48.921 tri ệĐạiu đồng và ở mhọcức tương đ ốKinhi là 37,06%. Năm tế 2018, dưHuế nợ cho vay đạt 201.001 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 11,10% so với năm 2017. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 43
  57. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Năm 2016 dư nợ CVTD là 36.779 triệu đồng, chiếm 27,86% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Đến năm 2017, dư nợ CVTD tăng lên 54.794 triệu đồng, chiếm 30,29% trong tổng dư nợ, tăng 2,42% so với tỷ trọng của năm 2016. Tiếp tục đà tăng trưởng, dư nợ CVTD đạt 65.887 triệu đồng vào năm 2018, chiếm tỷ trọng 32,78% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Biểu đồ 2.2 cho ta thấy cụ thể hơn về tình trạng CVTD, dư nợ CVTD tăng cùng với tốc độ tăng trưởng đều qua các năm cho thấy ngân hàng đang mở rộng CVTD, tỷ trọng của dư nợ CVTD trên tổng dư nợ cũng chiếm tỷ trọng lớn. Tóm lại, qua bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cả mức dư nợ cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng đề tăng qua các năm. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do việc giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà Nước từ 14% về mức 9.5% giữa năm 2018, cùng với chính sách kìm hãm lãi suất khiến cho lãi suất cấp vốn của chi nhánh giảm theo, điều này khiến cho nhiều khách hàng có nhu cầu trước đây nhưng vì lãi suất cấp vốn chưa thực sự hấp dẫn nên chưa mạnh dạn vay vốn, nay đã mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn phục vụ các mục đích tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, kết hợp với việc chi nhánh ban hành những gói sản phẩm cho vay ưu đãi hỗ trợ lãi suất đối với vay tiêu dùng mua/chuyển nhượng bất động sản cũng đã thu hút người dân có nhu cầu mua/chuyển nhượng bất động sản. 2.4.1.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thảo 44
  58. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Bảng 2.4: Dư nợ CVTD theo hình thức đảm bảo tiền vay Đơn vị: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền +/- % +/- % (%) (%) (%) Dư nợ CVTD 36.779 100 54.794 100 65.887 100% 18.015 48,98 11.093 20,24 CVTD không có bảo đảm bằng tài 28.501 77,49 39.155 71,46 44.260 67,18% 10.654 37,38 5.105 13,04 sản - CBCNVC 22.759 61,88 26.113 47,66 29.142 44,23% 3.354 14,74 3.029 11,60 - Hội nông dân 5.742 15,61 13.042 23,80 15.118 22,95% 7.300 127,13 2.076 15,92 CVTD có bảo đảm 8.278 22,51 15.639 28,54 21.627 32,82% 7.361 88,92 5.998 38,29 bằng tài sản (Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Chi nhánh Huyện Ia Pa - Gia Lai) SVTH: Nguyễn ThịTrườngThảo Đại học Kinh45 tế Huế
  59. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên 67.18% 32.82% Năm 2018 71.46% 28.54% Năm 2017 77.49% 22.51% Năm 2016 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% CVTD Không có bảo đảm bằng tài sản CVTD Có bảo đảm bằng tài sản Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo hình thức đảm bảo giai đoạn 2016 – 2018 Về hình thức CVTD không có tài sản đảm bảo, qua bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.3 có thể thấy rằng hình thức cho vay này tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho vay tiêu dùng. Cụ thể, trong năm 2016, dư nợ CVTD không có bảo đảm bằng tài sản là 28.501 triệu đồng chiếm 77,49% trong tổng dư nợ CVTD. Năm 2017, CVTD không có đảm bảo bằng tài sản tăng lên 39.155 triệu đồng tương ứng tăng thêm 44.260 triệu đồng so với năm 2016 và chiếm 71,46% trong tổng dư nợ CVTD. Bước sang năm 2018 đạt giá trị là 44.260 triệu đồng và so với năm 2017 chỉ tăng thêm 5.105 triệu đồng tương ứng tăng 13,04%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tăng số lượng khách hàng là CBCNVC có mức thu nhập ổn định và tăng dần qua các năm và nhu cầu tiêu dùng của họ cũng tăng lên. Ngoài ra, ngân hàng chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như hội nông dân, Trườnghội phụ nữ, hội cựu chi Đạiến binh, mhọcở rộng hình thKinhức cho vay qua tổtếnhóm đHuếể chuyển tải nguồn vốn tới người dân. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 46
  60. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo có hai nhóm: Cho vay tiêu dùng CBCNVC là do đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay này thường là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn. Mà những khách hàng này lại là những người có thu nhập ổn định, ít bị tác động bởi những biến động của nền kinh tế. Đây cũng là những khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Agribank Chi nhánh huyện Ia Pa - Gia Lai, do đó khi chuyển lương qua tài khoản giao dịch, kế toán sẽ tự động trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ nên hạn chế được rủi ro cho chi nhánh. Mặt khác, so với hình thức cho vay có bảo đảm thì loại hình cho vay này có các điều kiện, thủ tục đơn giản hơn và cũng phù hợp với điều kiện người tiêu dùng nên khách hàng ngày càng ưa chuộng hình thức này. Vì vậy mà dư nợ CVTD của đối tượng này đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2016 đạt mức 22.759 triệu đồng sang năm 2017 đạt 26.113 triệu đồng, so với năm 2016 tăng thêm 14,74%. Sang đến năm 2018, tiếp tục tăng so với năm 2017 là 3.029 triệu đồng tương ứng tăng 11,60% đạt mức 29.142 triệu đồng. - Hội nông dân: hình thức tín chấp này là nông dân đa số không có tài sản để thế chấp và vay chủ yếu qua tổ vay vốn nên mức vay chỉ đến 50 triệu đồng, nông dân có thu nhập thấp nên nhu cầu tiêu dùng là nhu cầu cấp thiết như: xây dựng, sửa chữa nhà ở và mua sắm những vật dụng thiết yếu. Do đó dư nợ của đối tượng này cũng tăng qua các năm tuy nhiên vẫn chậm hơn so với đối tượng CBCNVC. Cụ thể, năm 2017 dư nợ CVTD đạt 13.042 triệu đồng tăng tới 7.300 triệu đồng tương ứng tăng 127,13%. Năm 2018 CVTD đạt mức 15.118 triệu đồng tăng 15,92% so với năm 2017. Về hình thức CVTD có bảo đảm bằng tài sản: Đang có xu hướng tăng dần, trong Trườngnăm 2016 số tiền cho vayĐại theo hình thhọcức này là 8.278Kinh triệu đồng, sang tế năm Huế2017 tăng lên 15.639 triệu đồng tương ứng tăng tuyệt đối ở mức 7.361 triệu đồng và tăng tương đối 88,92% so với năm 2016. Năm 2018, CVTD không có đảm bảo bằng tài sản đạt giá trị 21.627 triệu đồng tăng thêm 38,29% so với năm 2017. Bởi vì cho vay tiêu dùng SVTH: Nguyễn Thị Thảo 47
  61. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên có tài sản đảm bảo thường là những món vay có số tiền lớn từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, phần vay là phần sẽ tích lũy được hoặc chuẩn bị có nguồn thu nhập lớn để trả nợ và đa phần là mua sắm những vật dụng cao cấp hơn như: mua ôtô con, mua nhà khác có vị trí thuận lợi hơn cho nên số lượng khách hàng vay ở hình thức này còn nhỏ nhưng với số tiền vay lớn và nhu cầu vay ngày càng một nhiều nên hình thức này có xu hướng tăng. Có thể nói, vì khách hàng vay tiêu dùng của Agribank chi nhánh huyện Ia Pa - Gia Lai qua 3 năm 2016 – 2018 đa phần là thuộc nhóm không có bảo đảm bằng tài sản, tỷ lệ này cao hơn so với hình thức có bảo đảm bằng tài sản. Điều này đã thể hiện được mục tiêu mà Agribank chi nhánh huyện Ia Pa - Gia Lai đang muốn hướng tới. Đó là hướng đến việc phát triển thị phần cho vay tiêu dùng đối với các cán bộ công nhân viên chức, nhân viên của các trường học và cơ quan, tổ chức kinh tế bằng cách ký kết hợp đồng thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng doanh số cho vay tiêu dùng sẽ được nâng cao và hoạt động vay tiêu dùng được mở rộng và phát triển hơn nữa. 2.4.1.3. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo thời hạn cho vay Đơn vị: triệu đồng. Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) Dư nợ CVTD 36.779 100 54.794 100 65.887 100 Ngắn hạn CVTD 19.072 51,86 21.876 39,92 24.627 37,38 TrườngTrung hạn và dài Đại học Kinh tế Huế 17.707 48,14 32.918 60,08 41.260 62,62 hạn CVTD SVTH: Nguyễn Thị Thảo 48
  62. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên (Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Chi nhánh Huyện Ia Pa - Gia Lai) Năm 2018 37.38% 62.62% Năm 2017 39.92% 60.08% Năm 2016 51.86% 48.14% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Ngắn hạn CVTD Trung hạn và dài hạn CVTD Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo thời hạn cho vay Trong cơ cấu cho vay của ngân hàng ta thấy qua bảng 2.5, dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn tại chi nhánh tăng dần từ năm 2016 đến năm 2018. Cụ thể, năm 2016 dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn là 19.072 triệu đồng, trong khi đó con số này đạt 21.876 vào năm 2017 và tiếp tục tăng đến 24.627 triệu đồng vào năm 2018. Xu hướng của cho vay tiêu dùng trung và dài hạn cũng tăng trong giai đoạn này. Năm 2016 cho vay tiêu dùng trung và dài hạn đạt mức 17.707 triệu đồng và tăng đến mức 32.918 triệu đồng vào năm 2018. Năm 2019 cho vay tiêu dùng trung và dài hạn tiếp tục đạt 41.260 triệu đồng. Biểu đồ 2.4 cũng cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu trung và dài hạn chiếm phần lớn dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2016, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm 48,14% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng thì sang năm 2017 và 2018, trung và dài hạn luôn chiếm trên 60% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do nhu Trườngcầu vay vốn của khách Đại hàng phần lớhọcn là các kho ảKinhn vay trung hạn dùngtế đ ểHuếxây dựng nhà ở, nhu cầu tiêu dùng. Cùng với đó là do thu nhập của người dân còn thấp nên có xu hướng vay vốn dài hạn để có thể chia ra nhiều kỳ trả nợ. Tuy tỷ trọng cho vay ngắn SVTH: Nguyễn Thị Thảo 49
  63. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên hạn thấp hơn nhưng chi nhánh vẫn chú trọng phát triển cho vay ngắn hạn nhằm thu hồi sớm vốn vay, hạn chế nợ quá hạn và rủi ro cho ngân hàng. 2.4.2. Doanh số cho vay tiêu dùng Doanh số cho vay tiêu dùng là tổng số tiền mà ngân hàng dã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tín dụng. Trong giai đoạn 2016 – 2018, hoạt động cho vay tiêu dùng đã có những chuyển biến tích cực và được thể hiện qua bảng số liệu bên dưới: Bảng 2.6: Doanh số cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: triệu đồng 2017/2016 2018/2017 Năm Tỷ trọng Năm Tỷ trọng Năm Tỷ trọng Chỉ tiêu 2016 (%) 2017 (%) 2018 (%) +/- % +/- % Tổng DSCV 200.526 100 221.212 100 203.758 100 20.686 10,32 -17.454 -7,89 Doanh số CVTD 45.943 22,91 71.315 41,87 85.315 41,87 25.372 55,22 14.000 19,63 (Nguồn: Phòng KHKD Agribank Chi nhánh Huyện Ia Pa - Gia Lai) Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay tiêu dùng tăng đều và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Năm 2016, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 45.943 triệu đồng thì bước qua năm 2017, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 71.315 triệu đồng tương ứng với mức tăng trưởng tương đối là 55,22% và mức tuyệt đối là 25.372 triệu đồng. Năm 2018, doanh số cho vay tiêu dùng tiếp tục tăng và tăng thêm 14.000 triệu đồng tương ứng tăng 19,63% và đạt mức 85.315 triệu đồng. Mặc dù doanh số cho vay tiêu dùng đều tăng qua các năm song tổng doanh số cho vay lại tăng ở năm 2017 Trườngvà giảm trong năm 2018. Đại Cụ thể, nămhọc 2016 tổng Kinh doanh số cho vay tế là 200.526 Huế triệu đồng sang năm 2017 tăng thêm 20.686 triệu đồng và đạt mức 221.212 triệu đồng. Năm 2018, doanh số cho vay giảm còn 203.758 triệu đồng tương ứng giảm so với năm 2017 ở mức tương đối là 7,89% và mức tuyệt đối là 17.454 triệu đồng. SVTH: Nguyễn Thị Thảo 50
  64. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Có thể thấy trong giai đoạn 2016 – 2018, doanh số cho vay tiêu dùng tại chi nhánh biến động theo chiều hướng tăng lên mặc dù tổng doanh số cho vay lại có dấu hiệu giảm xuống. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trên địa bàn có nhiều biến động, giá của cây nông nghiệp có xu hướng giảm cùng với ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, nông sản thu hoạch được mùa mất giá khiến cho người dân ngại vay vốn tiêu dùng vì lo sợ không có nguồn để trả nợ, điều này khiến doanh số cho vay giảm xuống. Tuy nhiên doanh số cho vay tiêu dùng vẫn tăng qua các năm vì chủ yếu khách hàng của cho vay tiêu dùng là người có thu nhập ổn định, không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, điều này cũng cho thấy chất lượng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu thực tế và thu hút khách hàng. 2.4.3. Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng Bảng 2.7: Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: triệu đồng Năm 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Năm Năm 2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng doanh số 173.333 thu nợ 172.292 183.671 -1.041 -0,6 11.379 6,6 Doanh số thu nợ 33.033 tiêu dùng 53.300 74.222 20.267 61,35 20.922 39,25 Tỷ trọng DSTN tiêu dùng/ tổng 19,06% 30,94% 40,41% DSTN Doanh số cho vay 45.943 tiêu dùng 71.315 85.315 25.372 55,22 14.000 19,63 TrườngHệ số thu nợ 0,72Đại học Kinh tế Huế CVTD (lần) 0,75 0,87 (Nguồn: Phòng KHKD Agribank Chi nhánh Huyện Ia Pa - Gia Lai) SVTH: Nguyễn Thị Thảo 51